url
stringlengths
58
146
url_md5
stringlengths
32
32
title
stringlengths
19
111
title_md5
stringlengths
32
32
category
stringclasses
49 values
sub_category
stringclasses
1 value
description
stringlengths
41
475
description_md5
stringlengths
32
32
content
stringlengths
488
25.5k
content_md5
stringlengths
32
32
date
stringclasses
163 values
date_md5
stringclasses
163 values
time
stringlengths
5
5
time_md5
stringlengths
32
32
date_created
stringclasses
8 values
https://vietnamfinance.vn/bao-hiem-generali-doanh-thu-loi-nhuan-dong-loat-giam-d114991.html
5060705cfbd0bb3af20e664ec1572e90
Bảo hiểm Generali: Doanh thu, lợi nhuận đồng loạt giảm
15dfe9f3353ad6d2cda6d89d255b9b99
tai-chinh-tieu-dung
BHNT Generali Việt Nam ghi nhận lợi nhuận giảm 74%, cùng với đó đoàn thanh tra chỉ ra hàng loạt tồn tại trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm qua kênh banca.
0e0ef50868bcd9d183908f3f4a02778e
Lợinhuận giảm mạnh 74%, doanh thu giảm, huỷ bỏ HĐBH tăng Theo báo cáo tài chính bán niên năm 2024, BHNT Generali Việt Nam ghi nhận doanh thu thuần luỹ kế 6 tháng đầu năm 2024 đạt 1.472 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2023. Mặc dù vậy, chi phí trả tiền huỷ bỏ hợp đồng đạt 163,4 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2023. Chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng 10% đạt 1.163 tỷ đồng; chi phí hoạt động tăng 29 % đạt 15 tỷ đồng. Theo đó, Lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2024 chỉ đạt 116,7 tỷ đồng, giảm 74 % so với cùng kỳ năm 2023. Tuy vậy, Bảo hiểm Nhân thọ Generali vẫn chưa thể khắc phục các khoản lỗ luỹ kế từ những năm trước đó. Tại 30/6/2024, BHNT Generali ghi nhận khoản lỗ luỹ kế là 3.035 tỷ đồng, nợ phải trả lên đến 13.324 tỷ đồng, gấp 3 lần vốn chủ sở hữu. Tổng chi phí bồi thường và trả tiền bảo hiểm đạt 618,5 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm gốc đạt 619,3 tỷ đồng, tăng 29,6%. Tại 30/6/2024, Generali có tổng tài sản đạt 17.572 tỷ đồng, trong đó, 8.653 tỷ tài sản dài hạn và 8.919 tỷ đồng tài sản ngắn hạn. Chiếm phần lớn danh mục tài sản là tài sản đầu tư dài hạn là 7.653 tỷ đồng, đầu tư tài chính ngắn hạn là 5.628 tỷ đồng, tiền và các khoản tương đương tiền là 1.982 tỷ đồng. Được biết, tại ngày 30/6/2024, chi phí lương và chi phí liên quan quản lý doanh nghiệp đạt 125 tỷ đồng, chi phí lương bán hàng đạt 143,4 tỷ đồng, tương đương bình lương lương là 84 triệu đồng/ tháng. Đáng chú ý, hàng kỳ, Generali đều phải chi trả liên quan đến chi phí bản quyền thương hiệu khoảng 300 tỷ đồng/6 tháng đầu năm. Thanh tra nêu ra loạt tồn tại liên quan kinh doanh bảo hiểm Đáng chú ý, mới đây Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm đề nghị Bảo hiểm nhân thọ GENERALI giảm chi phí năm 2022 số tiền 235 tỷ; thực hiện rà soát, hoàn thiện thực hiện các quy trình, quy chế theo quy định. Cụ thể, hạch toán giảm doanh thu không đúng quy định, hàng loạt các chi phí được hạch toán, chi trả không đúng quy định pháp luật hiện hành. Theo đó, Đoàn thanh tra kiến nghị, hạch toán tăng doanh thu 540 triệu đồng, hạch toán giảm chi phí năm 2022 là 235 tỷ đồng. Trong đó, giảm chi phí hỗ trợ trả trước 34 tỷ, giảm chi phí hỗ trợ tiếp thị chi trả 19,8 tỷ đồng, giảm khoản hỗ trợ bán hành, đào tạo sản phẩm 721 triệu đồng, giảm chi phí hỗ trợ bán hàng 65,4 tỷ đồng, hạch toán giảm chi phí phụ cấp nhân viên thuộc đại lý 103,8 tỷ đồng. Cùng với đó, quy trình, quy chế của BHNT Generali Việt Nam chưa có quy định về giám sát, kiểm soát đại lý tổ chức trong việc tuân thủ đúng quy tắc đại lý, các nội dung được ủy quyền tại hợp đồng đại lý. Thêm nữa, Generali Việt Nam chưa có quy định xử lý và trách nhiệm của các bộ phận có liên quan trong việc bàn giao Hợp đồng bảo hiểm; chưa có sự tham gia, kiểm soát của Generali Việt Nam khi đại lý tổ chức xử lý kỷ luật đối với nhân viên ngân hàng vi phạm hoạt động đại lý bảo hiểm. Được biết, BHNT Generali được cấp phép thành lập từ năm 2011 với 100% vốn nước ngoài, hiện nay vốn điều lệ đạt 7.202 tỷ đồng, tuy nhiên bị lỗ luỹ kế hơn 3.000 tỷ. Vậy vốn chủ sở hữu chỉ còn…
10e8f7ef0f45e08f7eccffa5f834a89f
21/08/2024
0cd5b05e067b4ca85257f7f8de5fa896
08:00
5188aa9e6815c731a69a0c302c772797
20240904
https://vietnamfinance.vn/luat-dat-dai-co-hieu-luc-den-bu-cao-gpmb-nhanh-tphcm-tang-toc-dau-tu-cong-d114974.html
b351ecaf0bbc9512df45eb0399f7eb75
Luật Đất đai có hiệu lực: Đền bù cao GPMB nhanh, TP.HCM tăng tốc đầu tư công
b819c7616da1353ca027e90d8106b6da
xu-huong-dau-tu
Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có báo cáo UBND TP. HCM về kết quả giải ngân vốn đầu tư công 7 tháng đầu năm và giải pháp thực hiện giải ngân những tháng còn lại của năm 2024.
aeb94e75c132e0d8a7017d9cfa490f98
Theo báo cáo, tính đến hết ngày 2/8/2024, tổng số vốn đầu tư công đã giải ngân của thành phố là 12.064 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 15,2% trên tổng vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ giao năm 2024 là 79.263 tỷ đồng. Năm nay, TP.HCM bố trí 32.674 tỷ đồng cho giải phóng mặt bằng, song đến hết tháng 7 mới giải ngân được 2.440 tỷ đồng. Còn lại 30.234 tỷ đồng chưa giải ngân được do hiệu lực thi hành của Luật Đất đai thay đổi và có hiệu lực sớm hơn. Từ ngày 1/8, các cơ cơ quan quản lý Nhà nước phải bổ sung quy định bồi thường theo Luật Đất đai mới để bổ sung một số chính sách mới có lợi hơn cho người dân nhằm tạo thuận lợi trong quá trình giải phóng mặt bằng. Chính vì vậy, việc làm thủ tục bồi thường giải phóng mặt bằng bị chậm, kéo theo giải ngân vốn đầu tư công cũng chậm. Nhiều dự án trước đây đã được duyệt tổng mức đầu tư, khi đang triển khai và áp dụng quy định của Luật Đất đai mới từ ngày 1/8 thì tổng mức đầu tư tăng lên do vốn bồi thường giải phóng mặt bằng tăng. Điển hình là dự án nạo vét cải tạo môi trường xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm (từ kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè đến sông Vàm Thuật), khi áp dụng quy định Luật Đất đai mới dự kiến tổng chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng lên đến 12.978 tỷ đồng (tăng thêm 7.600 tỷ đồng so với chi phí đã được duyệt trước đây). Dự án tiếp theo tăng vốn giải phóng mặt bằng là dự án nạo vét, xây dựng hạ tầng, cải tạo môi trường bờ Bắc kênh Đôi (quận 8) vốn giải phóng mặt bằng lên đến 5.100 tỷ đồng (tăng thêm 2.400 tỷ đồng so với chi phí đã được duyệt trước đây). Ngoài ra, TP. HCM có một số dự án vốn giải phóng mặt bằng rất lớn như: dự án đường Vành đai 2 (đoạn từ cầu Phú Hữu đến đường Võ Nguyên Giáp) là 6.600 tỷ đồng; đoạn từ đường Võ Nguyên Giáp đến đường Phạm Văn Đồng là 1.800 tỷ đồng. Để giải ngân số vốn hơn 30.000 tỷ đồng còn lại, Sở Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị UBND TP. HCM giao các Sở chuyên ngành phối hợp với các chủ đầu tư và các địa phương lập hồ sơ đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư để UBND trình Hội đồng Nhân dân thành phố tại kỳ họp chuyên đề vào tháng 9/2024.
38caef9406e41fb387fbe7a87ee25733
21/08/2024
0cd5b05e067b4ca85257f7f8de5fa896
07:15
e285afe9b33fa917c60c19bb4cc67ddf
20240904
https://vietnamfinance.vn/xay-dung-he-sinh-thai-tan-dung-cac-fta-de-day-manh-xuat-khau-nong-san-d115028.html
25bd3be3ad07445025b9470d7d2289af
Xây dựng hệ sinh thái tận dụng các FTA để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản
d5daa9c90cb96a081dcecf18163a35dd
chuyen-dong
Với việc Việt Nam đã thực thi 16 FTA, trong đó có 3 FTA thế hệ mới, là cơ hội rất lớn để đưa quế và các mặt hàng từ quế tiếp cận tới đối tác thương mại mới.
902695bbc63d37628833faf4f6d4d8f1
Trong khuôn khổ triển khai Hệ sinh thái tận dụng các Hiệp định Thương mại tự do (FTA), vào ngày 19/8, tại tỉnh Yên Bái, Bộ Công Thương đã phối hợp với Sở Công thương tỉnh Yên Bái tổ chức “Tọa đàm trao đổi trực tiếp với lãnh đạo các doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố về hệ sinh thái tận dụng các FTA, trong đó có Hiệp định UKVFTA, trong lĩnh vực quế”. Việt Nam hiện nay là một trong những quốc gia có chỗ đứng tương đối vững chắc trong sản xuất và xuất khẩu quế trên thế giới. Trong khi đó, quế là cây trồng có từ lâu đời gắn liền với truyền thống, tập quán, văn hóa của đồng bào các dân tộc tại tỉnh Yên Bái. Do đó, quế là mặt hàng có nhiều tiềm năng để doanh nghiệp Yên Bái đẩy mạnh xuất khẩu, không chỉ sang các thị trường truyền thống, mà còn có thể khai thác sang các thị trường mới với nhiều tiêu chuẩn cao hơn. Với việc Việt Nam đã thực thi 16 FTA đến thời điểm hiện tại, trong đó có 3 FTA thế hệ mới là Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA và Hiệp định UKVFTA. Đây là cơ hội rất lớn để đưa quế và các mặt hàng từ quế tiếp cận tới các đối tác thương mại mới do tác động từ cam kết ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu và nhu cầu từ các thị trường mới này, từ đó giúp doanh nghiệp quế tại Yên Bái nói riêng và Việt Nam nói chung có thể nâng cao giá trị, tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất khu vực và toàn cầu. Tại tọa đàm, các đại biểu đã giới thiệu về Đề án Hệ sinh thái tận dụng các FTA, bao gồm: mục tiêu, cách thức kết nối, vai trò, lợi ích của các bên tham gia, cách thức hoạt động để hỗ trợ các doanh nghiệp tận dụng các FTA, tiêu chí tham gia, những khó khăn khi xây dựng Hệ sinh thái, lộ trình và các bước thực hiện xây dựng hệ sinh thái trong thời gian tới; chia sẻ về tình hình xuất nhập khẩu các mặt hàng quế trong 6 tháng đầu năm 2024; thực trạng tình hình trồng, sản xuất, chế biến và xuất khẩu quế trên địa bàn cụm tỉnh với các đối tác trong các FTA thế hệ mới. Ngoài ra, trên cơ sở những ý kiến thiết thực từ các doanh nghiệp và hợp tác xã, các đại biểu đã thảo luận nhằm đưa ra định hướng chiến lược thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mặt hàng quế sang các thị trường FTA thế hệ mới, tăng cường xây dựng kết nối chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý trung ương, địa phương, các doanh nghiệp, hiệp hội, hợp tác xã và người dân, từ đó xây dựng Hệ sinh thái tận dụng FTA cho ngành quế của Yên Bái cũng như các địa phương vốn có thế mạnh đối với mặt hàng này.
66eee8af7084d5f93706797d798002c4
21/08/2024
0cd5b05e067b4ca85257f7f8de5fa896
17:36
d7b5c686184589aa191a6651783269c1
20240904
https://vietnamfinance.vn/trung-quoc-siet-xuat-khau-kim-loai-hiem-va-nhung-tac-dong-tiem-an-d115026.html
4a540ce7ae1ef8de27c583657a0f1cdc
Trung Quốc siết xuất khẩu kim loại hiếm và những ‘tác động tiềm ẩn’
f3a099efc792ab1d91f526eefacb03b7
binh-luan
Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu kim loại hiếm mới nhất của Trung Quốc dấy lên lo ngại rằng Bắc Kinh sẽ tận dụng vị thế thống lĩnh chuỗi cung ứng toàn cầu của mình theo những cách chưa từng có.
982bbae9aff9db87bd15350a0bcdc340
Bộ Thương mại Trung Quốc tuần trước thông báo rằng lệnh kiểm soát xuất khẩu antimon sẽ có hiệu lực vào ngày 15/9. Ứng dụng lớn nhất của kim loại màu xám sáng bóng này là chất chống cháy (50%), khoảng 20% ​​được sử dụng để sản xuất kính quang điện nhằm cải thiện hiệu suất của pin mặt trời, phần còn lại được sử dụng trong pin axit chì. Antimon cũng được sử dụng trong các thiết bị quân sự như tên lửa hồng ngoại, vũ khí hạt nhân và kính nhìn ban đêm, và làm chất làm cứng cho đạn và xe tăng. “Ba tháng trước, không ai có thể nghĩ rằng họ sẽ làm điều này, đây là một cuộc đối đầu khá căng thẳng”, ông Lewis Black, CEO của công ty khai thác Almonty Industries có trụ sở tại Canada, cho biết. Công ty này cho hay họ sẽ chi ít nhất 125 triệu USD để mở lại một mỏ vonfram ở Hàn Quốc vào cuối năm nay. Cả vonfram và antimon đều nằm trong danh sách khoáng sản quan trọng của Mỹ và cách nhau chưa đến 10 nguyên tố trong bảng tuần hoàn. Vonfram có độ cứng gần bằng kim cương và có mật độ năng lượng cao. Điều đó khiến vonfram trở thành vật liệu quan trọng trong sản xuất vũ khí, ô tô, pin xe điện, chất bán dẫn và máy cắt công nghiệp. Các nhà sản xuất chip như Taiwan Semiconductor Manufacturing Company (TSMC) và Nvidia đều cần sử dụng kim loại này. Ông Black cho hay những công ty trong ngành khai khoáng cho rằng những quyết định mới của Trung Quốc tương tự với những gì đã diễn ra với ngành than chì. Ông ám chỉ đến các biện pháp kiểm soát xuất khẩu trước đây của Trung Quốc. Năm ngoái, Bắc Kinh, nhà sản xuất than chì lớn nhất thế giới, cho biết họ sẽ yêu cầu doanh nghiệp phải xin giấy phép đặc biệt để xuất khẩu 3 loại than chì có độ nhạy cao, bao gồm than chì tổng hợp có độ tinh khiết, độ cứng, mật độ cao và vảy than chì tự nhiên. “Tôi không thể giải thích động thái này và tôi nghĩ đó là điều khiến nhiều người trong ngành này và các khách hàng của tôi lo lắng vì họ không có kế hoạch B, điều mà Trung Quốc hiểu rất rõ. Đã không có kế hoạch B nào trong 30 năm qua”, ông nói thêm. Theo báo cáo thường niên mới nhất của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, Trung Quốc chiếm 48% sản lượng khai thác antimon toàn cầu vào năm 2023, trong khi Mỹ đã không khai thác vonfram thương mại kể từ năm 2015 và Trung Quốc thống trị nguồn cung vonfram toàn cầu. “Tôi nghĩ đây là khởi đầu của một số hạn chế xuất khẩu đối với một số loại đất hiếm, khoáng sản”, ông Tony Adcock, chủ tịch điều hành của Tungsten Metals Group, cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với CNBC. Ông cho rằng thật khó tin nếu Trung Quốc chỉ hạn chế antimon, những lệnh cấm có thể áp dụng với vonfram, kim loại có tầm quan trọng kinh tế cao nhất. Mỹ đã tìm cách hạn chế quyền tiếp cận của Trung Quốc đối với các chất bán dẫn cao cấp, sau đó Bắc Kinh đã công bố kiểm soát xuất khẩu germani và gali, hai kim loại được sử dụng trong sản xuất chip. Trong khi vonfram cũng được dùng để sản xuất chất bán dẫn, kim loại này, giống như antimon, được dùng trong sản xuất quốc phòng. Ông Christopher Ecclestone, giám đốc và chiến lược gia khai thác tại Hallgarten & Company, cho biết: “Sản lượng vonfram của Trung Quốc đang suy giảm, nhưng vonfram lại cực kỳ quan trọng, quan trọng hơn nhiều so với antimon trong các ứng dụng quân sự”. Ông dự đoán rằng ​​Trung Quốc sẽ áp dụng biện pháp kiểm soát xuất khẩu vonfram vào cuối năm nay, nếu không muốn nói là trong một hoặc hai tháng tới. Mỹ hiện đang nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào vonfram của Trung Quốc. Bắt đầu từ năm 2026, Đạo luật REEShore của Mỹ cấm sử dụng vonfram Trung Quốc trong thiết bị quân sự . Ông Christopher Ecclestone, chiến lược gia khai khoáng chính tại Hallgarten & Company, cho biết: “Người ta nghi ngờ rằng Lầu Năm Góc đã bổ sung dự trữ một số kim loại nhất định, đáng chú ý nhất là antimon vì họ cần antimon để sản xuất đạn dược”. Ông Markus Herrmann Chen, đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành của China Macro Group, chỉ ra rằng cuộc họp toàn thể lần thứ ba của các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc vào tháng 7 đã “đưa ra một mục tiêu chính sách hoàn toàn mới là phối hợp tốt hơn toàn bộ chuỗi giá trị khoáng sản, có thể phản ánh tầm quan trọng ngày càng cao về nguồn cung của ‘tài nguyên khoáng sản chiến lược’ đối với cả lợi ích kinh doanh và địa kinh tế”.
e21fab985aedf886e9ec8fd2d52b8e8c
21/08/2024
0cd5b05e067b4ca85257f7f8de5fa896
16:49
970cf078cb719542f53cbac8a995d90e
20240904
https://vietnamfinance.vn/vinh-phuc-du-an-thuy-loi-gan-5000-ty-chua-ban-giao-da-hu-hong-d114995.html
6e00f835b162638cf3d903f3802d30a2
Vĩnh Phúc: Dự án thuỷ lợi gần 5.000 tỷ chưa bàn giao đã hư hỏng
535ab603d0568a7fe795b76d452f9d4f
thuong-vu
Dự án Quản lý nguồn nước và ngập lụt Vĩnh Phúc với tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ đồng (220 triệu USD) dù mới hoàn thành và đang vận hành thử nghiệm, tuy nhiên nhiều vị trí đã xuất hiện vết nứt vỡ, bong tróc, trơ khung sắt
89902f931ba30a3089e18222983bbf27
Dự án do Ban QLDA sử dụng vốn vay nước ngoài (ODA) tỉnh Vĩnh Phúc (VPMO) làm chủ đầu tư, được thực hiện trên địa bàn 7 huyện, thành phố của Vĩnh Phúc gồm các huyện Tam Đảo, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên, TP Phúc Yên, và TP Vĩnh Yên. Được biết, tổng số vốn khoảng 220 triệu USD của dự án bao gồm vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB) 150 triệu USD và nguồn đối ứng của tỉnh Vĩnh Phúc 70 triệu USD. Dự án sau khi hoàn thành được kỳ vọng sẽ góp phần tăng cường khả năng chống lũ, chống ngập, giảm thiểu tác động của thiên tai; kiểm soát nguy cơ lũ lụt, cắt giảm điều tiết lũ cho lưu vực sông Phan, sông Cà Lồ. Đồng thời cải tạo môi trường sinh thái và hình thành các hồ điều hòa cho tỉnh Vĩnh Phúc. Theo ghi nhận của VietnamFinance vào ngày 20/8, sau đợt vận hành thử nghiệm nhiều vị trí thuộc dự án có dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng… ảnh hưởng đến chất lượng của “siêu dự án”. Tình trạng xuống cấp xuất hiện tại các trạm bơm Nguyệt Đức (huyện Yên Lạc), Kim Xá (huyện Tam Dương) và một số vị trí khác. Một lãnh đạo Ban Quản lý ODA tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, nguyên nhân là do mưa lớn trong thời gian vừa qua. Hiện nay, dự án đang trong quá trình chạy thử nghiệm và chưa bàn giao, nghiệm thu. Được biết, dự án được khởi công năm 2018, tuy nhiên, quá trình thực hiện dự án liên tục chậm tiến độ, mặc dù thời gian Hiệp định vay vốn Ngân hàng Thế giới đối với dự án đã kết thúc từ năm 2021 nhưng “siêu dự án” ODA ở Vĩnh Phúc vẫn chưa thể hoàn thành và bàn giao. Theo dữ liệu của VietnamFinance, dự án được thực hiện bởi nhiều nhà thầu, liên danh nhà thầu lớn như: Công ty Cổ phần Xây dựng Minh Anh - Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bảo Quân, Công ty Cổ phần Xây dựng Minh Dũng, Liên danh PECOM (Công ty CP Bơm Châu Âu) - LILAMA (Tổng công ty Lắp máy Việt Nam), Liên danh SEEN - UDC, Liên danh Tổng công ty Xây dựng nông nghiệp Việt Nam - Công ty CP Xây dựng và Phát triển nông thôn 10 - Công ty TNHH Hòa Hiệp…
787d980a270cb9b44d64946d8749f98d
21/08/2024
0cd5b05e067b4ca85257f7f8de5fa896
15:00
50f488a55ba3243f3437d477f8990403
20240904
https://vietnamfinance.vn/khoi-ngoai-ban-rong-manh-chu-yeu-do-yeu-to-ben-ngoai-d114962.html
5fe514d6781686d413a87387960615af
'Khối ngoại bán ròng mạnh chủ yếu do yếu tố bên ngoài'
8f9e6fa08cac16d3a10eda5dbdec7cc0
chung-khoan
Theo quan điểm của SSI, việc khối ngoại bán ròng kỷ lục thời gian qua phần lớn bị chi phối bởi các tác nhân bên ngoài. Những yếu tố nội tại chưa đủ để gây ra những lo ngại lớn đến mức dẫn tới hành vi bán ròng mạnh.
b30c80dcc6c926429043c73b2de3d4f6
Từ đầu năm tới nay, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam chứng kiến làn sóng bán ròng kỷ lục từ các nhà đầu tư nước ngoài, gây ra nhiều quan ngại về triển vọng thị trường. Để làm rõ hơn vấn đề này, Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Anh Đức, Giám đốc Khối Phát triển Khách hàng Tổ chức thuộc Công ty Chứng khoán SSI. TTCK Việt Nam vừa chứng kiến đà rút ròng rất mạnh từ các nhà đầu tư nước ngoài. Theo ông, đâu là những yếu tố khiến nhà đầu tư nước ngoài rời khỏi TTCK Việt Nam theo cách dứt khoát như vậy? Ông Nguyễn Anh Đức:Có thể nói chưa bao giờ nhà đầu tư nước ngoài lại bán ròng mạnh mẽ và quyết liệt như vậy. Cho tới hết tháng 7/2024, khối ngoại đã bán ròng tổng cộng hơn 60,4 nghìn tỷ đồng từ đầu năm, tương đương con số bán ròng kỷ lục 60,68 nghìn tỷ đồng của khối ngoại trong cả năm 2021. Chúng tôi đánh giá nguyên nhân bán ròng của khối ngoại xuất phát từ cả yếu tố bên ngoài và yếu tố nội tại của Việt Nam: Về yếu tố bên ngoài, đầu tiên phải kể đến việc lãi suất của USD liên tục được duy trì ở mức cao. Điều này khiến cho dòng tiền toàn cầu có xu hướng rút ra khỏi các thị trường rủi ro (mới nổi và cận biên, trong đó có Việt Nam) và chảy về đầu tư tại Mỹ. Song song, chỉ số DXY khá mạnh trong 6 tháng đầu năm làm cho hầu hết các đồng tiền khác trên thế giới, bao gồm VND, mất giá tương đối. Chính vì thế, hiệu suất đầu tư của khối ngoại có xu hướng giảm hơn nữa so với việc đầu tư vào Mỹ. Ngoài ra còn có các yếu tố bất ổn về địa chính trị, giá vàng, giá hàng hóa… trên thế giới khiến cho dòng tiền ít tập trung hơn vào thị trường chứng khoán nhỏ như Việt Nam. Về yếu tố bên trong, TTCK Việt Nam duy trì được tỷ lệ sinh lời khá tốt trong 6 tháng đầu năm (chỉ số VN-Index tăng 10,04% tính theo VND) so với các thị trường mới nổi và các thị trường khác trong khu vực, do đó tỷ lệ chốt lời của khối ngoại cũng cao hơn. Cộng hưởng thêm các vấn đề gây quan ngại khác, trong đó có vụ việc Vạn Thịnh Phát - SCB và khó khăn của ngành bất động sản, khiến nhà đầu tư nước ngoài “chùn chân”. Tuy nhiên, theo quan điểm của SSI, mức độ bán ròng lớn như năm nay phần lớn bị chi phối bởi các tác nhân bên ngoài, chủ yếu là do sự dịch chuyển của đồng vốn toàn cầu về các thị trường phát triển, đặc biệt là Mỹ. Những yếu tố nội tại ở trên chưa đủ để gây ra những lo ngại lớn đến mức dẫn tới hành vi bán ròng mạnh mẽ như chúng ta đã thấy trong một vài tháng qua. Câu chuyện của Việt Nam về dài hạn vẫn tương đối tích cực so với khá nhiều các thị trường khác theo đánh giá của nhiều quỹ đầu tư mà chúng tôi cùng làm việc trong thời gian gần đây. Ông có cho rằng động thái rút ròng liên tục của nhà đầu tư nước ngoài thời gian qua là đáng lo ngại hay không? Về mặt dòng tiền thì đây là yếu tố đáng ngại. Hành vi bán ròng là khá mạnh mẽ và ảnh hưởng tới cả tâm lý của nhà đầu tư trong nước và tới giá cổ phiếu. Các cổ phiếu khối ngoại bán thường tập trung vào nhóm có vốn hóa lớn và có thể gây ảnh hưởng nhiều tới chỉ số VN-Index. Ngoài ra, nhà đầu tư trong nước cũng thận trọng hơn rất nhiều vì họ không biết khối ngoại sẽ duy trì bán ròng mạnh cho tới khi nào. Theo ông, liệu trong tương lai gần, dòng vốn nước ngoài có đảo chiều vào ròng TTCK Việt Nam hay không? Đâu là những yếu tố sẽ thúc đẩy sự trở lại của nhà đầu tư nước ngoài? Việc dòng vốn toàn cầu dịch chuyển về các thị trường phát triển như đã nói ở trên chủ yếu là do lãi suất USD đang khá cao khiến thị trường Mỹ trở nên hấp dẫn hơn tương đối với nhà đầu tư toàn cầu. Do đó, chúng tôi đánh giá đà bán ròng sẽ chậm lại khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) quyết định cắt giảm lãi suất trong thời gian tới. Ngoài ra, về mặt tương đối, thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng rất mạnh trong thời gian qua. Khi lãi suất được cắt giảm, nhà đầu tư nước ngoài sẽ có xu hướng đa dạng hóa việc tìm kiếm cơ hội tại các thị trường khác chưa tăng nhiều, đặc biệt là các thị trường đang có sự cải thiện về môi trường vĩ mô và lợi nhuận doanh nghiệp như Việt Nam. Ông đánh giá như thế nào về khả năng nâng hạng của TTCK Việt Nam, trước mắt là theo tiêu chí của FTSE Russell? Liệu đây có phải chất xúc tác lớn nhất đưa dòng vốn ngoại trở lại TTCK Việt Nam? Vấn đề nâng hạng đã được nhắc tới khá nhiều trong thời gian qua. Cũng giống như các nhà đầu tư trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài cũng khá quan tâm tới việc Việt Nam có khả năng được nâng hạng vào năm 2025 như dự kiến hay không. Nếu điều này xảy ra, đây sẽ là một yếu tố tác động lớn vào quyết định phân bổ vốn vào Việt Nam của khá nhiều quỹ đầu tư có quy mô lớn. Ngoài ra, Việt Nam sẽ nhận được dòng vốn mới từ các quỹ chuyên đầu tư vào thị trường mới nổi (EM funds) và cả dòng vốn ETF khá lớn. Do đó, đây sẽ là một trong các sự kiện lớn tác động tích cực mạnh mẽ tới vốn ngoại vào TTCK Việt Nam. Theo quan điểm của ông, Việt Nam cần phải làm gì để cải thiện môi trường đầu tư và thu hút lại nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài? Nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm tới các yếu tố như: (1) Quản trị doanh nghiệp; (2) Cơ chế hoạt động của thị trường theo hướng bình đẳng với nhà đầu tư nước ngoài; (3) Vai trò của cơ quan quản lý trong việc hạn chế các hành vi thao túng thị trường; (4) Cơ chế giao dịch tốt hơn (ví dụ như loại bỏ yêu cầu giao dịch ký quỹ); (5) Tăng room khối ngoại để nhà đầu tư nước ngoài có thể mua được cổ phiếu của các công ty chất lượng cao mà hết room; (6) Tăng thêm lượng hàng hóa chất lượng trên thị trường thông qua hoạt động IPO. Theo tôi, Việt Nam nên chú trọng cải thiện các yếu tố trên để thu hút dòng vốn gián tiếp nước ngoài vào TTCK Việt Nam. Ông có lời khuyên nào về chiến lược đầu tư đối với nhà đầu tư trong nước, trong bối cảnh nhà đầu tư nước ngoài rút ròng mạnh? Chúng tôi nghĩ nhà đầu tư trong nước có thể chú ý tới khá nhiều các cổ phiếu đang gặp áp lực bán ròng của khối ngoại trong thời gian qua. Việc bán ròng này mang tính kỹ thuật, xuất phát từ áp lực giảm tỷ trọng đầu tư vào Việt Nam hơn là vì TTCK Việt Nam kém hấp dẫn hơn hay các cổ phiếu bị bán vì các yếu tố cơ bản yếu đi. Có khá nhiều cổ phiếu chứng kiến sự hồi phục về lợi nhuận tương đối khả quan trong năm nay, tuy nhiên giá cổ phiếu lại diễn biến không tốt vì các áp lực bán kỹ thuật trên, ví dụ các cổ phiếu ngân hàng. Đây sẽ là cơ hội đối với nhà đầu tư trong nước khi khối ngoại ngừng bán ròng trong thời gian tới.
578ffc444b85eb5db12a310226119c9c
21/08/2024
0cd5b05e067b4ca85257f7f8de5fa896
09:15
e2e8f44eef590aa2fb31ef95a3c21aeb
20240904
https://vietnamfinance.vn/da-tang-chua-dut-co-phieu-vua-dua-vn-index-len-1184-diem-d115021.html
fe27e64a87be700e1d4d122e174f543a
Đà tăng chưa dứt, ‘cổ phiếu vua’ đưa VN-Index lên 1.184 điểm
ba6f7d5aea8d8b02da85e67172fa441c
chung-khoan
(VNF) – Các nhóm ngành đang “xoay tua” dẫn dắt chỉ số VN-Index. Cổ phiếu bất động sản đã hạ nhiệt, nhường sân cho cổ phiếu ngân hàng – vốn được mệnh danh là “cổ phiếu vua”.
aeb0a8633abe1c2b5bf7ab27683e14a2
Chỉ số VN-Index vừa ghi nhận phiên tăng thứ 4 liên tiếp khi có thêm 11,5 điểm, tương đương 0,9%, lên 1.284,05 điểm. Điểm đáng chú ý là biên độ tăng cả 4 phiên đều rất tốt và tổng cộng đã có thêm 60 điểm. Các nhóm ngành đang “xoay tua” dẫn dắt chỉ số. Cổ phiếu bất động sản hạ nhiệt, nhường sân cho cổ phiếu ngân hàng. Ngay từ phiên sáng, cổ phiếu của các ngân hàng quốc doanh đã là trụ đỡ giúp VN-Index duy trì quanh giá tham chiếu dù số mã giảm nhiều hơn đáng kể số mã tăng. Sang đến phiên chiều, sự mạnh mẽ của các cổ phiếu ngân hàng quốc doanh đã lan toả tích cực ra toàn ngành ngân hàng và từ đó lan ra cả thị trường. Kết phiên, VCB tăng 2,2%, BID tăng 2,95% và CTG tăng 3,01% trở thành 3 cổ phiếu tác động tích cực nhất đến chỉ số VN-Index. Bên cạnh đó, cổ phiếu “lai” giữa ngân hàng quốc doanh và ngân hàng tư nhân là MBB cũng tăng mạnh 2,06%. Các cổ phiếu ngân hàng tư nhân còn lại đa phần cũng đều ghi nhận sắc xanh, trong đó không ít mã tăng trên 1% như ACB, LPB, HDB, STB, TPB, MSB; NAB thậm chí còn tăng 3,96%. Cổ phiếu bất động sản mặc dù hạ nhiệt nhưng cũng không hẳn là giao dịch tiêu cực; sắc xanh và sắc đỏ đan xen, đa số biến động trong biên độ hẹp dưới 1%. Phân hoá cũng là tình trạng xảy ra ở nhóm ngành chứng khoán khi các cổ phiếu vốn hoá top trên tăng khá tốt trong khi nhiều cổ phiếu vốn hoá top dưới lại ghi nhận sắc đỏ. Cổ phiếu thép, năng lượng và bán lẻ giao dịch khả quan. Cụ thể, HPG tăng 1,36%, HSG tăng 0,96%, NKG tăng 1,63%; GAS tăng 0,59%, POW tăng 1,85%, PGV tăng 1,86%, NT2 tăng 3,02%; MWG tăng 0,43%, PNJ tăng 0,37% và đặc biệt là FRT tăng tới 6,82%. Thanh khoản khớp lệnh trên sàn HoSE duy trì ở mức khá, đạt 17.866 tỷ đồng. Quan sát diễn biến chỉ số VN-Index trong nhịp tăng điểm gần đây, có thể thấy mức độ tăng điểm từ đáy còn mạnh mẽ hơn cả đáy trước. VN-Index chỉ còn cách đỉnh đầu tiên của năm nay (thiết lập hồi tháng 3) vài điểm và chỉ còn cách đỉnh thứ hai (thiết lập hồi tháng 6) chưa đầy 20 điểm. Có khả năng trong sóng tăng lần này, VN-Index sẽ thiết lập một đỉnh mới, qua đó tạo thành mô hình “đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn đáy trước”.
b0fa59391368886a049456d239c78477
21/08/2024
0cd5b05e067b4ca85257f7f8de5fa896
15:45
b65d08eed5de40d8156ab0af147ef047
20240904
https://vietnamfinance.vn/dau-gia-dat-manh-thoi-gia-cao-lam-moi-nhu-ga-lung-loan-thi-truong-thu-loi-lon-d114998.html
4c11873b303905de0b8ac4ad909f6826
Đấu giá đất: Mánh thổi giá cao làm 'mồi nhử gà', lũng loạn thị trường thu lợi lớn
f381885f30b5d5861299aa57a558d61a
thi-truong-bds
Trả giá cao trong các phiên đấu giá để “thổi” giá bất động sản hoạt động diễn ra khá nhiều trong thời gian vừa qua. Không ít trường hợp những người tham gia đấu giá (thường là nhóm các nhà đầu cơ) trả giá cao để tạo ra mặt bằng giá mới rồi sau đó “lướt cọc” hoặc “bỏ cọc”, thoát hàng ra để chốt lời.
b837df0ffb3f16e5e7ab19d196d9017c
Đất đấu giá cao bất thường có thể là mánh của "đội lái" Mới đây, phiên đấu giá 68 thửa đất tại Thanh Oai diễn ra vào ngày 10/8 đã ghi nhận giá cao nhất là hơn 100 triệu đồng/m2, chênh với giá khởi điểm là 88 triệu đồng/m2. Giá trúng thấp nhất là 51,6 triệu đồng/m2. Nếu so với mặt bằng giá rao bán phổ biến ở Thanh Oai là 27 triệu đồng/m2 thì phiên đấu giá như vậy là cao "đột biến", hơn gấp 2,3 đến 3,7 lần so với giá thực tế. Không chỉ Thanh Oai, ngày hôm qua (19/8) một phiên đấu giá "xuyên đêm" tại khu Lòng Khúc, xã Tiền Yên, Hoài Đức tiếp tục gây sốt nóng trên thị trường bất động sản. Chỉ có 19 lô đất được đem ra đấu giá nhưng có đến hơn 1.500 hồ sơ đăng ký với hơn 500 người tham gia. Cho đến 4h30 sáng ngày 20/8, phiên đấu giá mới kết thúc. Trong đó, lô cao nhất vực với giá 133,3 triệu đồng/m2. Còn có 11 lô khác cũng được thiết lập mức giá trên 100 triệu đồng/m2. Các mức giá này vẫn cao gấp 12,5 lần giá khởi điểm. Theo đánh giá của giới bất động sản, hai cuộc đấu giá đất ở Thanh Oai và Hoài Đức có giá cao bất thường. Bởi trong phiên đấu giá đất trên, lực lượng môi giới bất động sản cũng tập trung khá đông để theo dõi tình hình và có tình trạng rao bán chênh ngay khi vừa trúng. Nhiều người lo ngại đây cũng là một trong những cách làm giá để tạo sốt ảo thu lợi bất chính từ đấu giá đất. Anh Nguyễn Ngọc, một nhà đầu tư kỳ cựu chuyên đi đấu giá đất cho biết giá cao bất thường trong các phiên đấu giá có thể là do mánh của đội lái chuyên nghiệp. "Có những trường hợp, có một đội lái cố tình đấu giá 1 số lô đất lên mức cao ngất ngưởng để làm nền giá bán chênh ngay những giá thấp vừa trúng. Họ trục lợi ngay lập tức sau các phiên đấu giá và sẵn sàng mất bỏ cọc những lô cao. Hoặc có trường hợpnhà đầu tư đang ôm sẵn đất nền xung quanh khu đấu giá, họ cố tình đấu cao tạo nền giá ảo để thoát hàng và sau đó bỏ cọc những lô đã đấu. Bản chất là thao túng thị trường bất động sản ở phạm vi hẹp". Theo quy định pháp luật trước đây, tiền đặt cọc không quá 20% giá khởi điểm của tài sản đấu giá. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản thì tiền đặt trước do tổ chức hành nghề đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá thỏa thuận, nhưng tối thiểu là 5% và tối đa là 20% giá khởi điểm của tài sản đấu giá. Đối với đấu giá quyền sử dụng đất, tiền đặt trước tối thiểu là 10% và tối đa là 20% giá khởi điểm. Quy định mới nhằm hạn chế việc trả giá cao rồi bỏ cọc. Tuy nhiên số tiền đặt cọc lại tính trên giá khởi điểm với cách tính thấp. Bởi vậy đối tượng đầu cơ đẩy giá cao lên thì sẵn sàng bỏ cọc, sau khi thu được khoản lợi bất chính từ “thổi” giá. Giới chuyên gia cảnh báo bài học từ quá khứ, nhiều phiên đấu giá trả giá cao kỷ lục nhưng người trúng nhanh chóng bỏ cọc. Bởi người tham gia chủ yếu là nhóm nhà đầu tư chuyên nghiệp, người địa phương chiếm thiểu số. Hệ lụy tác động đến mọi phân khúc bất động sản, gia tăng hiện tượng đầu cơ đất đai, gây lũng đoạn thị trường, rủi ro thuộc về người mua cuối sau quá trình chuyền tay. Trục lợi từ đấu giá đất ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội Đánh giá về các cuộc đấu giá đất gần đây, PSG.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng cơ sở hạ tầng, đường xá tại khu vực đấu giá 68 thửa đất (xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai) không có gì đặc biệt nổi trội, xung quanh là "đồng không mông quạnh" nhưng giá đất lên tới trăm triệu đồng/m2, thì ở những khu vực đô thị hoặc cận đô thị sẽ bị đẩy giá cao hơn nữa. "Nhìn qua phiên đấu giá này, một số nhà đầu cơ đã có sự thổi giá, đẩy giá để làm cho mặt bằng giá của khu vực Thanh Oai lên cao. Mà khi mức giá mặt bằng chung đã lên thì những người đầu cơ đang nắm giữ 5-7 miếng hoặc hàng chục miếng đất ở những khu vực đẹp hơn, có hạ tầng đầy đủ hơn tất nhiên sẽ được lợi", vị chuyên gia nhận định. PSG.TS Đinh Trọng Thịnh bày tỏ sự e ngại trước vấn đề vềđầu cơ thổi giá và cho rằng điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực, làm chậm lại quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.Mà nếu đô thị hóa bị chậm lại, thì việc thu hút đầu tư cả nước ngoài lẫn trong nước, địa phương cũng sẽ giảm đi. Hệ lụy kinh tế địa phương về lâu dài như vậy là rất lớn. Thêm nữa, khi giá cả đất đai tăng cao thì người có nhu cầu ở thực, nhất là đối với những cặp vợ chồng trẻ cũng khó sở hữu bất động sản. Do đó, vị chuyên gia kiến nghị cần phải có những biện pháp thiết thực để ngăn chặn tình trạng đầu cơ thổi giá, giúp cho hoạt động kinh tế địa phương phát triển tốt hơn. Cùng quan điểm với ông Thịnh, các chuyên gia cũng cho rằng những gì đã và đang diễn ra tại Thanh Oai, Hoài Đức cũng ít nhiều nét tương đồng với phiên đấu giá đất trả giá cao, tạo sốt ảo đã từng diễn ra tại nhiều địa phương. Chẳng hạn, tại Bắc Giang, vào tháng 10/2023, địa phương này ghi nhận tới 90 trường hợp trúng đấu giá đất rồi bỏ cọc. Tại Hà Nội, vào năm 2021 cũng xảy ra trường hợp 4 thửa đất tại phường Mai Dịch có mức trúng đấu giá 400 triệu đồng/m2, nhưng sau đó người tham gia cũng bỏ cọc. Còn nhớ ngay sau cuộc đấu giá đất ở Thủ Thiêm tại TPHCM cách đây 2 năm cũng đã xuất hiện các hành vi lợi dụng giá trúng đấu giá ảo để “té nước theo mưa” thổi giá, đẩy giá đất, giá nhà tại khu lực lân cận. Thậm chí, những doanh nghiệp niêm yết khác có quỹ đất quanh đó cũng được hưởng ké khi giá trị trái phiếu, cổ phiếu được nâng lên với mức tăng tính bằng lần. Tình trạng đẩy giá đất vọt lên rất cao trong các phiên đấu giá tại các huyện ngoại thành Hà Nội thời gian gần đây khiến nhiều chuyên gia lo ngại về hệ lụy gây ra đối với người dân và nền kinh tế một khi "hội chứng" giá cao này dần lan sang các địa bàn khác trên địa bàn Thủ đô. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng các đối tượng thổi giá đất qua các phiên đấu giá nhằm lũng đoạn thị trường, gây hoang mang cho những người tham gia đấu giá. Điều này gây ảnh hưởng, thiệt hại rất lớn đến uy tín, kinh tế cho cơ quan quản lý Nhà nước, thất thu ngân sách. Và đặc biệt gây mất trật tự an ninh xã hội, tạo ra những hệ lụy khôn lường. "Khi đấu giá đất tăng cao, thiết lập mặt bằng giá mới, việc Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất cho người dân sau này sẽ gặp nhiều rào cản, khiến quá trình giải phóng mặt bằng, triển khai dự án gặp khó khăn. Nhà nước cần đưa ra chính sách, quan điểm rõ ràng về trường hợp này", ông Đính khẳng định. Cũng theo ông Đính, hiện nay, mức xử phạt hành chính áp dụng theo quy định tại Điều 23 Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì mức xử phạt hành chính đối vớihành vi không ký kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá chỉ từ 7 đến 10 triệu đồng. Đây là mức xử phạt quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Cần tăng chế tài đối với những trường hợp đấu giá đất rồi bỏ cọc.
4bf76c9a61526697496026179b81d43c
21/08/2024
0cd5b05e067b4ca85257f7f8de5fa896
10:15
9323478db63b76d1bd2e3eeb01d96881
20240904
https://vietnamfinance.vn/gia-cho-thue-ha-tang-du-tru-xang-dau-chi-bang-20-thi-truong-dn-cang-lam-cang-lo-d115019.html
b5bb4ed9349d0dda957f28bbcae38ac9
'Giá cho thuê hạ tầng dự trữ xăng dầu chỉ bằng 20% thị trường, DN càng làm càng lỗ'
48907bcf28e316e0395cf251b8000c59
chuyen-dong
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết một điểm quan trọng cần sửa đổi trong việc đầu tư hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu và khí đốt quốc gia là biểu giá cho thuê và thuê hạ tầng.
ba5cc1fced0d2968ebf0f12963976a03
Trả lời chất vấn trong Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến vấn đề dự trữ xăng dầu của các thương nhân đầu mối và của quốc gia, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết Chính phủ đã chính thức phê duyệt đề án nâng mức dự trữ xăng dầu, theo đó, dự trữ xăng dầu thành phẩm sẽ tăng từ 440.000m3 khối lên 800.000 - 900.000m3, tăng gấp đôi khả năng dự trữ từ 7 ngày lên khoảng 15 ngày. Bên cạnh đó, quyết định mới của Chính phủ không chỉ tập trung vào dự trữ xăng dầu thành phẩm mà còn dự trữ cả dầu thô - nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy lọc dầu trong nước, đảm bảo công suất dầu thô cho 15-20 ngày nhập dòng. "Đây là hai điểm mới trong quyết định của Chính phủ", ông Diên cho biết. Về đầu tư vào hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu và khí đốt quốc gia trong đó có vấn đề dự trữ xăng dầu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết Chính phủ đã phê chuẩn Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 và kế hoạch này cũng đã được triển khai đến các địa phương. Theo đó, sẽ có những cơ chế, chính sách vừa đầu tư từ phía nhà nước nhưng đồng thời từ các doanh nghiệp và người dân. "Việc đầu tư sẽ kết hợp giữa nguồn vốn từ Nhà nước và từ các doanh nghiệp, người dân. Điều này yêu cầu đưa ra các quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Tài chính và Bộ Công Thương phối hợp đề xuất, để xác định mức và loại hàng cụ thể cần dự trữ", ông Diên nói. Mặt khác, quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền sẽ định hướng đầu tư Nhà nước vào hệ thống dự trữ xăng dầu, đồng thời ban hành cơ chế thu hút đầu tư xã hội. Bộ trưởng cũng cho rằng một điểm quan trọng là cần sửa đổi biểu giá cho thuê và thuê hạ tầng. "Hiện tại mức giá thuê quá thấp, chỉ đạt khoảng 15 - 20% so với mức mặt bằng giá của thị trường hiện nay thì không đủ khuyến khích cho bất kể một đối tượng nào đầu tư, kể cả là doanh nghiệp nhà nước được giao nhiệm vụ này thì càng làm càng lỗ", ông nêu vấn đề. Được biết, theo Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, để phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu khí đốt đến năm 2030, theo Quy hoạch, cần nguồn vốn khoảng 270.000 tỷ đồng, huy động chủ yếu từ nguồn vốn ngoài ngân sách, vốn của doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác. Nguồn vốn ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng dự trữ dành riêng cho hạ tầng dự trữ quốc gia. Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch là phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia bao gồm dự trữ chiến lược (dự trữ quốc gia); dự trữ sản xuất, dự trữ thương mại, vận tải, lưu thông phân phối, đáp ứng các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, môi trường, đảm bảo dự trữ, cung ứng đầy đủ, an toàn, liên tục cho phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng.
0fe90d839d27b5fa39000299d88db07e
21/08/2024
0cd5b05e067b4ca85257f7f8de5fa896
17:52
06369e2fbaf0e3d5a3b3e69a0e629410
20240904
https://vietnamfinance.vn/dau-gia-dat-ven-ha-noi-hon-130-trieu-m2-so-tn--mt-vao-cuoc-kiem-tra-d115015.html
db2a6f69e5729871ba2ffa2cd84466b9
Đấu giá đất ven Hà Nội hơn 130 triệu/m2, Sở TN - MT vào cuộc kiểm tra
334ca5e2321c60610a78740eaf211000
thi-truong-bds
Trong thời gian qua, các cuộc đấu giá đất trên địa bàn Hà Nội đã thu hút sự chú ý lớn và gây ra tình trạng "sốt" đất. Nhiều phiên đấu giá đã chứng kiến mức giá cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm.
0df1e1e8a55dc47d53b1c40e376066fa
Một lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết Sở đang thực hiện kiểm tra để đánh giá toàn diện các cuộc đấu giá đất trên địa bàn thành phố trong thời gian vừa qua. Sở TN-MT Hà Nội cũng ghi nhận tình trạng một số lô đất được trả giá cao gấp nhiều lần trong các phiên đấu giá đất. Giá trúng đấu giá đất các huyện vùng ven Hà Nội liên tục đội lên, phiên sau cao hơn trước. Về thông tin Sở TN-MT phối hợp với công an xác minh nhóm đối tượng kích sóng đất nền thông qua các phiên đấu giá, vị này cũng cho biết là chưa chính xác. Bên cạnh đó, Sở đang thực hiện việc kiểm tra, hiện chưa có đánh giá hay kết luận chính thức. Trong thời gian qua, các cuộc đấu giá đất trên địa bàn Hà Nội đã thu hút sự chú ý lớn và gây ra tình trạng "sốt" đất. Nhiều phiên đấu giá đã chứng kiến mức giá cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm, tạo ra những cơn sốt bất động sản, đặc biệt là ở các khu vực ngoại thành như Thanh Oai, Hoài Đức. Trong đó, phiên đấu giá 68 lô đất khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao tại huyện Thanh Oai vào ngày 10/8 khoảng 1.600 người tham gia với khoảng 7.000 bộ hồ sơ. Kết quả, lô trúng giá đấu cao nhất lên tới 100 triệu đồng/m2 (cao gấp 8 lần so với mức giá khởi điểm). Lô thấp nhất cũng lên tới 63 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, so với mức giá thực tế trên địa bàn trong thời gian qua chỉ loanh quanh khoảng 30 triệu/m2 đã khiến không ít người cho là đang bị "ngáo giá". Hay tại Hoài Đức ngày 19/8, phiên đấu giá xuyên đêm 19 lô đất tại xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức cũng gây sốc khi có hơn 400 người tham gia đấu giá. Kết quả, lô đất được trả giá cao nhất lên tới hơn 133 triệu đồng/m2, cao gấp hơn 18 lần giá khởi điểm. Trong khi lô trúng có giá đấu giá thấp nhất cũng lên đến 91,3 triệu đồng/m2, song mức giá này vẫn cao gấp 12,5 lần giá khởi điểm. Như vậy, người trúng đấu giá sẽ phải bỏ ra số tiền dao động từ 11,6 - 15 tỷ đồng/lô. Tình trạng "sốt đất" thường do nhu cầu đầu tư bất động sản tăng cao, kỳ vọng về sự tăng giá trị đất khi hạ tầng được cải thiện, cùng với sự hạn chế về nguồn cung đất ở các khu vực trung tâm. Ngoài ra, tâm lý đám đông và sự tham gia của các nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng góp phần đẩy giá đất lên cao trong các cuộc đấu giá. Tuy nhiên, tình trạng này cũng mang đến nhiều rủi ro, như giá đất bị đẩy lên quá cao, không phản ánh đúng giá trị thực. Các chuyên gia đã cảnh báo rằng việc đầu tư vào đất đai trong giai đoạn "sốt" cần phải thận trọng, đặc biệt là khi mua với mục đích đầu cơ. Chính quyền cũng đã có các biện pháp nhằm kiểm soát tình hình, đảm bảo thị trường bất động sản phát triển lành mạnh và bền vững.
364bfc34832123ec647dd350033addba
21/08/2024
0cd5b05e067b4ca85257f7f8de5fa896
15:30
2008e8bd1549d9e39d2e22ee2d8d4f8b
20240904
https://vietnamfinance.vn/canh-bao-24-thu-doan-lua-dao-giao-dich-the-thanh-toan-noi-dia-d115031.html
17b32c79bae04670ca6b8ae9ea48de59
Cảnh báo 24 thủ đoạn lừa đảo giao dịch thẻ, thanh toán nội địa
88b1b3b33fdeb4b91c5ef2ab75841633
ngan-hang
Có 24 hình thức lừa đảo tinh vi trong giao dịch thẻ, thanh toán nội địa. Khách hàng cần phải nâng cao cảnh giác, thận trọng trước những cuộc điện thoại, đường link lạ.
1a9a4be4d04927edda21e1d80e6dc5a0
Thống kê của Chi Hội thẻ Ngân hàng (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) cho thấy, có tới 24 hình thức lừa đảo tinh vi, gồm: cuộc gọi Video Deepface, Deepvoice; combo du lịch giá rẻ; giả mạo biên lai chuyển tiền; giả danh nhân viên y tế báo người thân đang cấp cứu; tuyển người mẫu nhí; thông báo khóa SIM vì chưa chuẩn hóa thuê bao; giả danh công ty tài chính; cài cắm ứng dụng, link quảng cáo cờ bạc, cá độ; giả mạo website; lừa đảo đầu tư chứng khoán, tiền ảo; lừa đảo tuyển dụng cộng tác viên; đánh cắp tài khoản mạng xã hội, nhắn tin lừa đảo; giả danh cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án; rao bán hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử; chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng; đánh cắp thông tin CCCD đi vay nợ; cung cấp dịch vụ lấy lại tiền khi đã bị lừa; tung tin giả về cuộc gọi mất tiền FlashAI; cung cấp dịch vụ lấy lại tài khoản Facebook; seeding quảng cáo bẩn trên mạng xã hội; cho số đánh đề; bẫy tình cảm; gửi bưu kiện, trúng thưởng. Trong đó, có hai hình thức lừa đảo phổ biến trong thời gian qua. Hình thức đầu tiên là giả mạo ứng dụng để chiếm quyền kiểm soát thiết bị. Theo đó, các đối tượng sẽ tìm cách tiếp cận nạn nhân thông qua các hình thức giả mạo cơ quan nhà nước, liên hệ với nạn nhân yêu cầu cài đặt các ứng dụng giả mạo cơ quan nhà nước như Tổng cục Thuế, Bộ Công an, Chính phủ, dịch vụ công… Sau đó, các đối tượng này chiếm quyền kiểm soát điện thoại bằng việc hướng dẫn khách hàng xác thực thông tin cá nhân và kích hoạt online rồi chiếm quyền trợ năng (Accessibility) trên điện thoại sử dụng hệ điều hành Android để chiếm đoạt quyền sử dụng App ngân hàng trên điện thoại... Các đối tượng lừa đảo sẽ đánh cắp thông tin cá nhân và chiếm đoạt tiền của khách hàng trong thẻ thể hiện trên app, hoặc yêu cầu nhận diện khuôn mặt trên phần mềm ứng dụng giả mạo, từ đó sử dụng thông tin khuôn mặt để thực hiện giao dịch trên app ngân hàng. Hình thức lừa đảo thứ 2 là khách hàng bị kẻ gian giả mạo hướng dẫn mở thẻ phi vật lý trên app ngân hàng, lừa cung cấp số thẻ, mã OTP để thực hiện giao dịch. Khi đó, các tội phạm lừa đảo sẽ giả danh cán bộ ngân hàng liên hệ qua điện thoại, mạng xã hội mời chào mở thẻ tín dụng online; hướng dẫn đăng nhập thực hiện eKYC (nếu chưa có tài khoản ngân hàng) và mở thẻ phi vật lý online. Sau đó, khách hàng thực hiện theo hướng dẫn, đăng ký mở thẻ online trên app. Thực chất là thẻ ghi nợ phi vật lý và báo cho kẻ gian. Kẻ gian yêu cầu chụp màn hình có thông tin thẻ để gửi cho đối tượng (có thể yêu cầu chuyển thêm tiền vào tài khoản để chứng minh khả năng tài chính…). Khi đó khách hàng đã gửi thông tin, kẻ gian sử dụng thông tin thẻ để thực hiện chuyển tiền vào các tài khoản điện tử, thanh toán tại các đơn vị công nghệ thông tin dưới tài khoản điện tử. Yêu cầu cung cấp OTP đã gửi về điện thoại của khách hàng, khi đó, khách hàng đã bị kẻ gian lừa mất số tiền. Riêng đối với thẻ quốc tế, kẻ gian khai thác lỗ hổng bảo mật, lấy thông tin khách hàng trên phạm vi lớn hoặc chủ đích đoán định thông tin khách hàng để tích lũy lượng lớn thông tin khách hàng, thẻ. Ngoài ra, còn có một số trường hợp, khách hàng cố tình trục lợi, gian lận thông qua đặc điểm chính sách bán hàng, hoàn tiền khi phát sinh khiếu nại của Facebook, Google, Apple… Hiện nay, thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán trực tuyến đã và đang phát triển nhanh chóng, chuyển đổi số ngành ngân hàng cũng từng bước phát triển. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ đi kèm với một số vấn đề về an ninh, an toàn bảo mật thanh toán, các chiêu trò lừa đảo khách hàng. Ông Nguyễn Ngọc Quý, Trưởng Tiểu ban Quản lý rủi ro Chi Hội thẻ (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) cho biết, diễn biến rủi ro giao dịch thẻ/thanh toán nội địa và cả thanh toán thẻ quốc tế diễn ra phức tạp và khó lường với rất nhiều thủ đoạn tinh vi. Các đối tượng tội phạm luân chuyển dòng tiền với tốc độ nhanh chóng, phạm vi liên ngân hàng và ra khỏi hệ thống ngân hàng nhanh. Giới chuyên gia cảnh báo, các cá nhân, tổ chức cần phải nâng cao cảnh giác, thận trọng trước những cuộc điện thoại, đường link lạ.
1a5a532de1181b662bd036c1ecaac6e0
21/08/2024
0cd5b05e067b4ca85257f7f8de5fa896
17:37
98eb6309232dcd168d838736ec6eceb3
20240904
https://vietnamfinance.vn/tai-san-doi-du-sau-sap-xep-don-vi-hanh-chinh-con-rat-lon-d115029.html
71ed9c10f0d46e451223ec807853ed61
'Tài sản dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính còn rất lớn'
566e31ef73eb837320ba70c4e89b33e8
vi-mo
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thanh Trà cho biết việc xử lý tài sản, trụ sở làm việc của các cơ quan, tổ chức tại các đơn vị hành chính ở cấp huyện, cấp xã đến thời điểm hiện nay mới giải quyết được 349 trụ sở, tương đương 40,39%
bbf0d438909641b0bad02b9ab8b4c7ba
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ và gửi câu hỏi tới Bộ trưởng Bộ Tài chính, đại biểu Triệu Quang Huy - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn đã đề nghị Bộ trưởng cho biết các giải pháp căn cơ để giúp các Bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ việc xử lý tài sản, trụ sở làm việc của các cơ quan, tổ chức tại các đơn vị hành chính ở cấp huyện, cấp xã. Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, trong giai đoạn 2019-2021, khi thực hiện sắp xếp 21 đơn vị hành chính cấp huyện, 1.056 đơn vị hành chính cấp xã để giảm 8 đơn vị hành chính cấp huyện và 651 đơn vị hành chính cấp xã thì có dôi dư 864 trụ sở. "Đến thời điểm hiện nay mới giải quyết được 349 trụ sở, tương đương 40,39%. Có thể nói, tỷ lệ giải quyết tài sản dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính còn rất lớn", Bộ trưởng nêu. Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân lớn nhất là việc xác định giá đất, giá tài sản gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là phương pháp định giá và thuê doanh nghiệp thẩm định giá để xác định giá trị tài sản. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng cho rằng đến thời điểm hiện nay cũng đã có sự tháo gỡ. "Hiện nay, Bộ Tài chính cũng đã hoàn thiện việc sửa đổi Nghị định số 67, qua đó sẽ tháo gỡ được những vấn đề căn cốt nhất cho các địa phương trong việc thực hiện sắp xếp tài sản dôi dư", bà cho hay. Để thực hiện tốt việc sắp xếp tài sản dôi dư, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã đề nghị các địa phương tập trung rà soát, hoàn thiện các cơ sở, điều kiện, nhất là cơ sở pháp lý. Trả lời về nội dung liên quan đến tiến độ xây dựng quy hoạch đơn vị hành chính các cấp, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Bộ đã chủ động tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 139 năm 2024 để khẩn trương triển khai các nhiệm vụ liên quan đến quy hoạch đơn vị hành chính các cấp và đã phân công rất cụ thể đối với từng bộ, ngành, từng địa phương. Bộ trưởng Bộ Nội vụ mong muốn có sự phối hợp chặt chẽ của các địa phương để làm căn cứ pháp lý cơ bản để thực hiện ổn định việc hoàn thiện đơn vị hành chính các cấp trong giai đoạn tới.
20f8c4eb5b8178f7d9eeaa7d8e951ee8
21/08/2024
0cd5b05e067b4ca85257f7f8de5fa896
17:45
dbc9b81c13e59bf3fadb505ce5f19aea
20240904
https://vietnamfinance.vn/ong-mai-van-chinh-lam-truong-ban-dan-van-trung-uong-d115027.html
ca7566d8a966f06683d8e2f6d24f3347
Ông Mai Văn Chính làm Trưởng ban Dân vận Trung ương
9ec184a2ce1f9172924d0f58e364962a
nhan-vat
Ông Mai Văn Chính, Phó trưởng Ban thường trực Ban Tổ chức Trung ương, được Bộ Chính trị phân công làm Trưởng ban Dân vận Trung ương.
a38947835cfdff45db9ec7529656ada8
Ngày 21/8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì công bố các quyết định của Bộ Chính trị về điều động, phân công cán bộ. Theo quyết định điều động, phân công của Bộ Chính trị, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương Mai Văn Chính được phân công giữ chức trưởng Ban Dân vận Trung ương. Ông Mai Văn Chính 63 tuổi, quê tỉnh Long An, có trình độ thạc sỹ Quản trị kinh doanh, kỹ sư Kinh tế nông nghiệp; Ủy viên Trung ương Đảng khóa 10 (dự khuyết), 11, 12, 13. Ông Chính từng giữ nhiều chức vụ ở Long An như chuyên viên Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bí thư Huyện ủy Thủ Thừa, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy. Từ tháng 10/2010, ông giữ cương vị Bí thư Tỉnh ủy Long An. Từ tháng 1/2015 đến nay, ông Chính làm Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương. Trước đó ngày 17/7,bà Bùi Thị Minh Hoài, Trưởng ban Dân vận Trung ương đã được Bộ Chính trị điều động, phân công tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Thành ủy, giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025. Ban Dân vận Trung ương là cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương chính sách và giải pháp lớn về công tác dân vận. Hiện Ban có 5 phó trưởng ban, gồm các ông Phạm Tất Thắng, Đỗ Văn Phới, Nguyễn Lam, Bùi Tuấn Quang và Triệu Tài Vinh.
4bbd6ed5d490c3cfad698873d9926fc7
21/08/2024
0cd5b05e067b4ca85257f7f8de5fa896
16:38
4dcfc4630f090d667ef00822ff04e0e7
20240904
https://vietnamfinance.vn/goi-von-toan-cau-va-kiem-loi-nhuan-tu-tin-chi-carbon-thay-vi-ton-kem-dau-tu-d114993.html
517d2412e3d6e93e8b6973aab61adf23
Gọi vốn toàn cầu và kiếm lợi nhuận từ tín chỉ carbon thay vì tốn kém đầu tư
1c8fd5b97c4075f788d66e802da46303
kinh-te-xanh
Theo PGS. TS Nguyễn Đình Thọ, nếu doanh nghiệp hiểu được lợi ích của tín chỉ carbon sẽ tìm được cách huy động nguồn tài chính toàn cầu, biến các khoản đầu tư về chuyển đổi xanh, đầu tư giảm phát thải thành lợi nhuận thay vì chi phí của doanh nghiệp.
9b79dfbd8617b5a318dabb253de2c2c4
Đối mặt với 3 cuộc khủng hoảng toàn cầu về biến đổi khí hậu từ năm 1992 đến nay, 3 trụ cột phát triển bền vững trên thế giới hiện nay đều hướng tới mục tiêu chống biến đổi khí hậu, chống ô nhiễm môi trường và chống suy giảm đa dạng sinh học. Những hiệp định quốc tế như Nghị định thư Kyoto (1997) và Hiệp định Paris (2015) đã yêu cầu các quốc gia, bao gồm cả những nước phát triển và đang phát triển, phải tham gia vào nỗ lực này. Trong đó, các nước phát triển đã hoàn thành thực hiện đô thị hoá, công nghiệp hoá cần phải giảm phát thải. Các nước đang phát triển, đi sau, đang trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá cần được các nước phát triển hỗ trợ để giảm phát thải khí nhà kính. Trong quá trình thực hiện, kể từ khi thực hiện Nghị định thư Kyoto cho đến trước khi Hiệp định Paris ra đời, các nước phát thải nhiều nhất là Mỹ, Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc là nước đang phát triển, được nhận hỗ trợ để tiếp tục thực hiện công nghiệp hoá, đô thị hoá và giảm phát thải thì Mỹ là nước đã công nghiệp hoá, đô thị hoá, phải thực hiện giảm phát thải và bồi hoàn, hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiện giảm phát thải. Hiệp định Paris ra đời vào năm 2015 đã yêu cầu tất cả các nước, kể cả phát triển và đang phát triển thực hiện nội dung về giảm phát thải khí nhà kính theo quy định chung, tuy nhiên, các nước đang phát triển sẽ chỉ cam kết giảm phát thải nhiều hơn, nếu có sự hỗ trợ quốc tế. Ở Việt Nam là nước tự quyết định đóng góp do quốc gia cam kết về ứng phó với khí hậu (NDC), trong cam kết đầu tiên của mình, Chính phủ Việt Nam cam kết việc thực hiện cam kết tới năm 2030 giảm 9% phát thải khí nhà kính khi không có hỗ trợ quốc tế, và 27% nếu có hỗ trợ. Tại Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP26), Thủ tướng Chính phủ cũng đưa ra cam kết mạnh mẽ Việt Nam đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Sau COP26, Việt Nam cam kết, trong đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) cập nhật năm 2022, đến năm 2030 sẽ tự nguyện giảm 15,8% phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường (BAU) và giảm 43,5% nếu có sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế; đồng thời cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Tuy nhiên, áp lực này cũng đồng thời đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường toàn cầu ngày càng khắt khe với các quy định về khí nhà kính. Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa quan trọng trong việc thực hiện các cam kết quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính, đặc biệt sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 13/2024/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính, yêu cầu 2.166 doanh nghiệp lớn phải thực hiện kiểm kê và báo cáo phát thải khí nhà kính. Quy định này là một phần trong lộ trình thực hiện cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, một cam kết mà Việt Nam đã đưa ra tại COP26 vào năm 2021. Theo PGS. TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Tài nguyên Môi trường, mặc dù đã có thời gian chuẩn bị từ năm 2020, nhiều doanh nghiệp vẫn đang bối rối trong việc triển khai công tác kiểm kê phát thải, cho thấy một sự chuẩn bị chưa đủ kỹ lưỡng cho nhiệm vụ quan trọng này. PGS. TS Nguyễn Đình Thọ cũng nhấn mạnh rằng việc kiểm kê phát thải không chỉ là một nghĩa vụ, mà còn là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi chi phí tuân thủ thành lợi nhuận thông qua thị trường carbon. Châu Âu đã đi tiên phong trong việc phát triển thị trường carbon từ năm 2005, khu vực này hiện nay đã bước vào giai đoạn phát triển thứ tư, với các quy định ngày càng chặt chẽ hơn. Điều này tạo ra mộtthị trường tín chỉ carbon, nơi các doanh nghiệp có thể mua bán tín chỉ để bù đắp phát thải của mình. “Tín chỉ carbon được tạo ra để tận dụng nguồn tài chính khí hậu, tài chính xanh, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp, kinh tế tuần hoàn. Nếu doanh nghiệp hiểu được lợi ích này sẽ tìm được cách huy động nguồn tài chính toàn cầu, biến các khoản đầu tư về chuyển đổi xanh, đầu tư giảm phát thải thành lợi nhuận thay vì chi phí của doanh nghiệp”, ông Nguyễn Đình Thọ cho biết. Ông lấy một ví dụ, ở Mỹ, hãng xe điện Tesla đã kiếm được 1,7 tỷ USD mỗi năm từ việc bán tín chỉ carbon, biến các nỗ lực giảm phát thải thành lợi nhuận thực sự. Đây là một mô hình mà các doanh nghiệp Việt Nam, như VinFast, có thể học hỏi và áp dụng trong quá trình chuyển đổi xanh và chuyển đổi số của mình. Ở trường hợp ngược lại, hãng xe Chrysler mỗi năm phải bỏ ra khoảng 2 tỷ USD cho các công ty xe điện để bù đắp cho việc sản xuất xe xăng. Bên cạnh cơ hội, doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức khi phải tuân thủ các quy định mới từ các thị trường quốc tế. Từ tháng 10/2023, các doanh nghiệp xuất khẩu thuộc năm lĩnh vực chính như xi măng, sắt thép, nhôm, hóa chất đã phải thực hiện báo cáo phát thải để tiếp tục xuất khẩu sang châu Âu. Điều này đồng nghĩa với việc nếu không đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe, hàng hóa Việt Nam có thể mất khả năng cạnh tranh hoặc phải gánh chịu chi phí mua tín chỉ carbon rất cao từ thị trường châu Âu, với mức giá dao động từ 80 đến 100 EURO cho mỗi tín chỉ. Không chỉ dừng lại ở đó, từ năm 2025, tất cả các mặt hàng nông sản xuất khẩu sang châu Âu sẽ phải chứng minh rằng không có nguồn gốc từ phá rừng kể từ sau ngày 31/12/2020. Đây là một thách thức lớn đối với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là trong ngành dệt may, khi việc nhập khẩu bông từ các khu vực như Tân Cương cần phải chứng minh không liên quan đến hoạt động phá rừng. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến thị trường châu Âu, mà còn có thể lan rộng ra các thị trường lớn khác như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, và Australia, khi các quy định về phát thải và bảo vệ môi trường ngày càng được thắt chặt. PGS. TS Nguyễn Đình Thọ cũng đề cập đến vai trò của báo cáo ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) trong việc giúp doanh nghiệp tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế. Mặc dù báo cáo ESG chủ yếu được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, nhưng từ năm 2025, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải bắt đầu tuân thủ bắt buộc các quy định về phát thải khí nhà kính theo Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07/1/2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn. Các quốc gia ở châu Âu đã đi trước trong việc áp dụng các quy định này từ năm 2005, và họ đang yêu cầu các nước khác trên thế giới, bao gồm Việt Nam, tuân thủ các tiêu chuẩn của họ nhằm chống rò rỉ carbon – tình trạng các doanh nghiệp châu Âu chuyển hoạt động sản xuất sang các nước có tiêu chuẩn môi trường thấp hơn để tránh các quy định khắt khe tại quê nhà. Trong bối cảnh này, doanh nghiệp Việt Nam không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải tuân thủ các tiêu chuẩn toàn cầu, để duy trì vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nếu không đáp ứng được các yêu cầu này, các doanh nghiệp sẽ đối mặt với rủi ro mất thị trường, chịu các chi phí cao khi phải mua tín chỉ carbon, và thậm chí là nguy cơ bị loại khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu. Do đó, việc nâng cao nhận thức, đầu tư vào công nghệ giảm phát thải, và tích cực tham gia vào thị trường carbon sẽ là yếu tố then chốt để doanh nghiệp Việt Nam không chỉ tồn tại mà còn phát triển bền vững trong tương lai.
7520847387fb852f4f8ff87743687d80
21/08/2024
0cd5b05e067b4ca85257f7f8de5fa896
11:30
06eef6eacc6201e589ad33297562f8e4
20240904
https://vietnamfinance.vn/dat-vung-ven-ha-noi-hon-130-trieu-m2-dinh-gia-loi-dau-co-lam-nhieu-d115012.html
ceed9de6e5de499fcc58ad160b5ff578
Đất vùng ven Hà Nội hơn 130 triệu/m2: ‘Định giá lỗi, đầu cơ làm nhiễu’
022db19998187a7be8ebb91b521fefde
chuyen-gia-bds
Ông Lê Xuân Nga, Phó chủ tịch HĐQT BHS Group, nhìn nhận hiện tượng đấu giá đất lên tới 115 triệu/m2 vùng ven Hà Nội được mọi người nhắc tới nhiều, nhưng đó thực sự là giá ảo, chủ yếu lỗi ở khâu định giá khởi điểm và đang bị giới đầu cơ làm nhiễu.
9a7613a08166c804ccd6722831b02903
Liên quan đến các phiên đấu giá đất tại Thanh Oai và Hoài Đức, Phó chủ tịch HĐQT BHS Group dự báo sắp tới, nhà đầu tư sẽ bỏ cọc nhiều, bởi trúng giá cao quá và khách hàng tìm cách lướt sóng là chính. “Hệ quả là dòng tiền chảy sai vào chỗ trũng sẽ tạo nên bong bóng cục bộ mà mọi người liên quan sẽ phải trả giá”, ông nói. Tuy nhiên, theo ông Lê Xuân Nga, cũng có thể chắc chắn một điều trong bất động sản, dòng tiền chảy đến đâu thì tăng trưởng kinh tế và ngành nghề cho dân sẽ “đơm hoa, kết trái”. Do đó, nếu mọi người có thể bắt đoán được thời cơ và lập kế hoạch kinh doanh dựa trên sự dịch chuyển của dòng tiền thì cơ hội sẽ tới! Nói về sự dịch chuyển dòng tiền, ông Lê Xuân Nga cho rằng, không khó để nhận ra ai nắm đúng xu thế dịch chuyển của dòng tiền, người đó sẽ có cơ hội chiến thắng trong đầu tư. Hiện tại, giá chung cư tại Hà Nội đang tăng phi mã 30%/năm trong 3 năm qua, tức là ai đó mua chung cư trước năm 2021 thì nay đã có thể bán lãi gấp đôi. Giá bất động sản thấp tầng quanh Hà Nội còn tăng mạnh hơn như vậy. Lý do chính là dòng tiền đang tập trung quá lớn vào nội đô, chưa đổ ra ngoài. Có thể thấy, thị trường Hà Nội đang khá giống thị trường Sài Gòn 3 năm trước, khi mà chung cư tăng lên tới 200-300 triệu/m2, thấp tầng Quận 9 và các vùng ven Sài Gòn tăng phi mã. Và giờ đang hạ nhiệt. Theo ông Nga, có 1 số dấu hiệu dễ nhận ra, để khẳng định dòng tiền đã ứ quá lâu trong nội thành, đó là giá chung cư, thấp tầng, thổ cư tại Hà Nội tăng vọt, tăng tới mức vô lí, vượt qua cả sự kỳ vọng của các chủ sở hữu bất động sản, và đó là lúc nhận ra, thị trường sẽ không thể tăng thêm nữa. Hầu hết khách mua thời gian qua là những người mua căn nhà thứ 2, thậm chí thứ 3... bởi không có cơ hội mua cho người mua nhà lần đầu, vì giá quá cao, các bạn trẻ muốn có nhà tại Hà Nội ngày càng xa vời. Bởi thị trường Hà Nội đang hoàn toàn thiếu loại sản phẩm cao tầng giá 40 - 45 triệu/m2. Đây là hệ quả của hiện tượng “độc quyền nguồn cung chung cư” nhiều năm qua. Với tình hình mặt pháp lý hiện tại, Phó chủ tịch BHS đánh giá rất khó có một dự án đủ pháp lý, giá cả phù hợp có thể ra hàng. Nếu có thì cũng là của các ông lớn và giá rất lớn - dự án lớn phía Bắc Hà Nội, giá chắc sẽ tầm 350 - 400 triệu/m2 đất; còn dự án phía Đông Hà Nội cũng phải từ 200 triệu/m2 đất trở lên. Chính vì vậy, những dự án do nhà nước đấu giá ở các tỉnh thành trên cả nước, tức là chắc chắn về pháp lý, sẽ được các nhà đầu tư thực sự quan tâm và đổ dòng tiền. Ông Nga đặt câu hỏi: Vậy dòng tiền sẽ tiếp tục đổ vào Hà Nội, các đại dự án ven này, các dự án đấu giá, hay đi đâu khác? Ông cho rằng, cuộc chơi tại Hà Nội sẽ rất khốc liệt với các nhà đầu tư và nó dành cho các nhà đầu tư tay to, có ngân sách đầu tư từ 15 tỷ đồng trở lên. Các nhà đầu tư ngân sách nhỏ hơn, hãy tìm cách dịch chuyển dòng tiền sớm của mình ra các tỉnh thành khác, vùng đất khác vì sớm muộn, dòng tiền sẽ chạy ra ngoài Hà Nội, có thể cuối 2024 hoặc đầu 2025. Đối với các nhà đầu tư, ông nhìn nhận đi sớm chớp cơ hội, hay quẩn quanh ở Hà Nội cho an toàn và phải mua với giá đỉnh cực cao, đó là sự lựa chọn của mỗi nhà đầu tư. Tuy nhiên, đưa dòng tiền ra khỏi Hà Nội, Sài Gòn, theo ông, là trách nhiệm chung của những người trong ngành, kể cả các môi giới, sàn phân phối, vì thực sự các dự án ở khắp nơi trên cả nước thực sự cần dòng tiền đổ về để phát triển, thi công, hoàn thiện, an sinh xã hội và khiến cho các vùng đất mới thêm cơ sở hạ tầng, qua đó giúp kinh tế địa phương phát triển đồng đều. “Phải chăng chiến lược ‘đưa khách ra ngoại đô’ sẽ là một chiến lược thông minh và cũng đầy ý nghĩa mà chúng ta nên đi trước đón đầu? Là điều đáng suy ngẫm”, ông bày tỏ. Dù vậy, có một điều sẽ không thay đổi được Phó chủ tịch BHS Group nhấn mạnh rằng: “Theo chu kỳ bất động sản đã từng xảy ra, dòng tiền chắc chắn sẽ dịch chuyển ra khỏi Hà Nội”.
bc6eb600db3c48433cf3c42426ba81e8
21/08/2024
0cd5b05e067b4ca85257f7f8de5fa896
14:30
999b1ad8231180184caf38ed6b540ed7
20240904
https://vietnamfinance.vn/it-khach-so-vay-tien-nha-nhieu-ngan-hang-suy-giam-loi-nhuan-d115006.html
f8c9eb1013c440332f0474c07374261e
Khách sợ vay tiền mua nhà, nhiều ngân hàng suy giảm lợi nhuận
eff5bb6fc00b1cac057428c4d852bf56
ngan-hang
Sự ảm đạm trong cho vay mua nhà đã góp phần kéo lùi lợi nhuận của nhiều ngân hàng trong quý II/2024. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định, tăng trưởng cho vay mua nhà sẽ khởi sắc hơn trong nửa cuối năm 2024 với nhiều yếu tố hỗ trợ.
63e8ab9e7d8c70ef2caa68c95b01b8d3
Theo báo cáo mới nhất của VCBS, cho vay mua nhà vốn là động lực tăng trưởng chính của tín dụng bán lẻ trong nhiều năm với tốc độ tăng trưởng cao CAGR 5 năm đạt 26%, tuy nhiên đà tăng trưởng chững lại từ năm 2023 (với mức tăng trưởng chỉ 1,1% mỗi năm) do nguồn cung từ các dự án mới thiếu hụt và mặt bằng lãi suất vẫn neo ở mức cao trong năm. Số liệu của VCBS chỉ ra, cho vay mua nhà chưa ghi nhận nhiều tín hiệu khả quan. Theo đó, dư nợ cho vay mua nhà tính đến cuối quý I/2024 khi giảm 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương 12,8% trong tổng dư nợ nền kinh tế. Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, nhiều ngân hàng cũng ghi nhận các khoản vay mua nhà kỳ hạn trung dài hạn liên tục giảm. Thực tế, theo nhiều chuyên gia nhận định, lãi suất cho vay mua nhà tại các ngân hàng hiện nay đang ở mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Mức lãi suất trung cho vay mua nhà trung bình dao động trong khoảng từ 5 – 6%/năm trong năm đầu tiên. Sau đó, mức lãi suất thả nổi được tính bằng lãi suất cơ sở cộng với biên độ lãi suất. Chưa kể, nhiều ngân hàng cũng tung ra gói lãi suất cho vay mua nhà ưu đãi để tiếp cận thêm với nhiều khách hàng. Tuy nhiên, mặc dù lãi suất đã thấp nhưng nhu cầu mua nhà của người dân vẫn chưa cao. Giao dịch bất động sản (nhà riêng, nhà phố và đất nền) khá trầm lắng và chỉ ghi nhận số lượng khiêm tốn trong quý II/2024. Theo khảo sát của batdongsan.com, trong quý II/2024, tỷ lệ giao dịch đất nền và nhà riêng thành công chỉ đạt lần lượt 29% và 18%. Lý giải về điều này, đại diện batdongsan.com.vn cho rằng việc lãi suất ưu đãi trong thời gian ngắn chưa đủ để kích thích nhu cầu của người mua nhà. Người đi vay mua nhà vay trong 10 -15 thậm chí 20 năm vì vậy ưu đãi lãi suất trong 1 -2 năm đầu không chiếm tỷ trọng quá lớn trong tổng thời gian vay. Vẫn có nhiều người mua nhà phải gánh mức lãi suất thả nổi lên tới 15 – 16%/năm, ông nói. Sự ảm đạm trong cho vay mua nhà cũng đã tác động không nhỏ lên hoạt động của các ngân hàng. Theo báo cáo phân tích về ngành ngân hàng 6 tháng đầu năm 2024 của VIS Rating, lợi nhuận của các ngân hàng tập trung vào bán lẻ có dấu hiệu suy yếu do tình hình cho vay mua nhà kém khả quan. Cụ thể, lợi nhuận của các ngân hàng nhỏ và vừa tập trung vào bán lẻ như VIB, OCB đang có dấu hiệu giảm do tăng trưởng vay mua nhà kém khả quan, thu nhập từ đầu tư thấp hơn và chi phí dự phòng cao hơn. Đơn cử như VIB, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2024, ngân hàng này ghi nhận lợi nhuận sau thuế giảm 675 tỷ đồng, tương đương 28,6%, xuống chỉ còn 1.683 tỷ đồng. Đây là mức lãi theo quý thấp nhất kể từ quý 3/2021. Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế của VIB đạt 3.684 tỷ đồng, giảm 830 tỷ đồng, tương đương 18,4% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, các ngân hàng tập trung vào bán lẻ như VIB, VPBank, ABBank ghi nhận nợ quá hạn tăng cao từ cho vay mua nhà. Tuy nhiên, nhìn về nửa cuối năm 2024, tăng trưởng vay mua nhà được cho là sẽ sớm khởi sắc trở lại. Trao đổi bên lề với VietnamFinance, đại diện FiinRatings kỳ vọng dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản sẽ tăng 16 – 18% trong năm 2024. Theo ông, trong thời gian tới, tăng trưởng trong cho vay mua nhà của các ngân hàng có triển vọng hồi phục khi các vướng mắc về pháp lý dần được tháo gỡ và các bộ luật mới cũng được kỳ vọng tạo điều kiện thuận lợi hơn. Đồng quan điểm, các chuyên gia của VCBS cũng kỳ vọng cho vay mua nhà sẽ dẫn dắt tăng trưởng tín dụng bán lẻ trong thời gian tới khi lãi suất ở mức thấp và thị trường bất động sản dần hồi phục từ nửa cuối năm 2024. Cùng với đó, nhu cầu mua nhà để ở thực vẫn ở mức cao và nguồn cung nhà ở có dấu hiệu hồi phục khả quan cũng là những tín hiệu tích cực.
96c8f1169ebcf4a00612957a431395ef
21/08/2024
0cd5b05e067b4ca85257f7f8de5fa896
15:15
9a1b242a82f90910bad7c33b3f172773
20240904
https://vietnamfinance.vn/vua-duoc-tra-giay-phep-kinh-doanh-bach-dat-an-doi-tong-giam-doc-d114976.html
a76825004fe35e1bd0bfd200976bb211
Vừa được trả giấy phép kinh doanh, Bách Đạt An đổi Tổng giám đốc
ccd388491991b94cbcc5594fe8c84716
kinh-doanh
Ông Lê Văn Khánh sinh năm 1962 không còn là người đại diện pháp và Tổng Giám đốc của Công ty cổ phần Bách Đạt An.
56393863ef69e0a1f8081e9eeb9a9417
Công ty cổ phần Bách Đạt Anvừa thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Trong đó, ông Lê Văn Khánh sinh năm 1962 không còn là người đại diện pháp của Công ty cổ phần Bách Đạt An. Theo đó, người đại diện pháp mới của doanh nghiệp này gồm có 2 người là: Nguyễn Công Mẫn sinh năm 1988 (Chủ tịch HĐQT) và Điệp Bảo Long sinh năm 1988 (Tổng Giám đốc). Được biết ngày 4/5/2017, Công ty cổ phần Bách Đạt An được thành lập với các cổ đông sáng lập gồm: Ông Nguyễn Hữu Vinh góp 9 tỷ đồng, tương đương với 45% vốn điều lệ; Bà Hoàng Thị Kim Châu góp 9 tỷ đồng, tương đương với 45% vốn điều lệ; Ông Nguyễn Công Mẫn góp 2 tỷ đồng, tương đương với 10% vốn điều lệ. Bà Hoàng Thị Minh Châu là Tổng giám đốc – Người đại diện theo pháp luật. Ngày 21/11/2017, Công ty thay đổi người đại diện theo pháp luật sang bà Võ Thị Điệp. Cơ cấu vốn điều lệ Công ty thay đổi như sau: Ông Nguyễn Hữu Vinh góp 13 tỷ đồng, tương ứng 65% vốn điều lệ; Ông Nguyễn Công Mẫn góp 2 tỷ đồng, tương ứng với 10% vốn điều lệ; Bà Hoàng Thị Kim Châu góp 5 tỷ đồng, tương ứng với 5% vốn điều lệ. Đến ngày 5/1/2018, Công ty Bách Đạt An tăng vốn điều lệ lên 60 tỷ đồng, trong đó: Ông Nguyễn Hữu Vinh góp 53 tỷ đồng, tương ứng 88,3% vốn điều lệ; Ông Nguyễn Công Mẫn góp 2 tỷ đồng, tương ứng với 3,3% vốn điều lệ; Bà Hoàng Thị Kim Châu góp 5 tỷ đồng, tương ứng với 8,4% vốn điều lệ. Ngày 29/11/2019, Công ty tăng vốn điều lệ lên 125 tỷ, cơ cấu góp vốn như sau: Ông Nguyễn Công Mẫn góp 110 tỷ đồng, tương ứng với 88% vốn điều lệ; ông Lê Văn Khánh góp 10 tỷ đồng, tương ứng với 8% vốn điều lệ; Ông Lê Viết Ninh góp 5 tỷ đồng, tương ứng với 4% vốn điều lệ. Sau đó, Công ty Bách Đạt An đổi người đại diện theo pháp luật sang ông Lê Văn Khánh cho đến nay.. Hồi đầu tháng 8/2024, Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Nam (Sở KH&ĐT) đã hủy bỏ một loạt các quyết định như: Quyết định số QDTH/10137790 ngày 11/8/2023 của Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Quảng Nam về việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Quyết định số QDTH/10151751 ngày 17/5/2024 của Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Quảng Nam về việc hủy bỏ Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;Quyết định số QDTH/10151755 ngày 17/5/2024 của Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Quảng Nam về việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Quyết định số 131/QĐ-ĐKKD ngày 30/5/2024 của Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Quảng Nam về việc hủy bỏ Quyết định số QDTH/10151751 ngày, 17/5/2024, Quyết định số QDTH/10151755 ngày 17/5/2024 và sửa đổi Quyết định số QDTH/10137790 ngày 11/8/2023 của Trưởng Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam.Đây là các quyết định áp dụng cho Công ty cổ phần Bách Đạt An có địa chỉ trụ sở chính tại Lô A7-21,22, Khu Đô Thị Sentosa Riverside, P. Điện Ngọc, TX. Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp này là ông Lê Văn Khánh với chức danh Tổng giám đốc.Với quyết định này, doanh nghiệp sẽ được khôi phục tình trạng pháp lý trước khi bị thu hồi trong Cơ sở dữ liệu Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
a04ea7b7dd81f2dd19f669fbe6d0ba47
21/08/2024
0cd5b05e067b4ca85257f7f8de5fa896
07:45
1ae0c6f6e8df7b265a9a43548f03edec
20240904
https://vietnamfinance.vn/chau-au-la-co-dau-xay-dung-he-thong-tai-chinh-ben-vung-d114702.html
a6ee3a131f57f122d1e4dc122908b127
Châu Âu: Lá cờ đầu xây dựng hệ thống tài chính bền vững
56b56472b0a0856c03f6b2863abdf02c
binh-luan
Với khuôn khổ pháp lý được cải thiện và cam kết về hoạt động ngân hàng có trách nhiệm, châu Âu đang dẫn đầu trong việc xây dựng một hệ thống tài chính có ý thức về môi trường và xã hội, định hình lại tương lai của ngành tài chính, không chỉ ở châu Âu mà còn trên toàn cầu.
07e97f2b590416a54f8c1a631999e0cd
Trong những năm gần đây, ngành tài chính châu Âu, dẫn đầu bởi Liên minh châu Âu (EU), đã tích cực hướng đến một tương lai bền vững. Điều này thể hiện qua việc tích hợp các yếu tố bền vững vào các khoản đầu tư, hoạt động và khuôn khổ pháp lý. Đặc biệt, EU ngày càng chú trọng đến các tiêu chí Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG). EU tin rằng tài chính xanh là chìa khóa để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững, bao gồm giảm thiểu carbon, tiết kiệm tài nguyên và xây dựng nền kinh tế xanh. Việc này được thể hiện rõ nét qua Thỏa thuận Xanh Châu Âu (EGD) và các cam kết quốc tế về phát triển bền vững của EU. Tháng 1/2020, Ủy ban châu Âu (EC) đã thông qua Thỏa thuận Xanh châu Âu (EGD), một kế hoạch hành động đầy tham vọng nhằm đưa châu Âu trở thành khu vực trung hòa khí hậu vào năm 2050. Không chỉ giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách như biến đổi khí hậu, suy thoái đa dạng sinh học và ô nhiễm, Thỏa thuận Xanh còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và công bằng cho mọi người dân và khu vực trên toàn châu Âu. Các quốc gia thành viên của EU đã đồng ý ký EGD và cùng hướng đến mục tiêu đạt được trung hòa carbon vào năm 2050 và cắt giảm 50%-55% lượng khí thải vào năm 2030 (so với mức năm 1990). Để biến Thỏa thuận Xanh châu Âu thành hiện thực, Ủy ban châu Âu (EC) đã cam kết đầu tư 1.000 tỷ euro (tương đương 1.089 tỷ USD) vào quá trình chuyển đổi. Số tiền này chủ yếu đến từ hai nguồn: Khung tài chính đa niên (MFF) 2021-2027 và quỹ Next Generation EU. Quỹ Next Generation EU được thành lập để phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19. Quỹ này sẽ hỗ trợ 41 chương trình quốc gia và khu vực, tập trung vào việc tăng cường hệ thống y tế, tạo việc làm và hỗ trợ các doanh nghiệp. Ngoài ra, quỹ này cũng sẽ giúp giảm thiểu sự chênh lệch trong phục hồi kinh tế giữa các khu vực khác nhau. Tất cả các kế hoạch của EU đều hướng đến một mục tiêu chung: xây dựng một nền kinh tế kỹ thuật số, xanh và phát triển bền vững cho châu Âu. Tập đoàn Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB), tổ chức cho vay dài hạn của EU thuộc sở hữu của các quốc gia thành viên, hiện cũng đang đẩy mạnh việc tài trợ cho các khoản đầu tư góp phần vào các mục tiêu chính sách của EU, bao gồm cả quá trình tiến tới trung hòa carbon trên toàn cầu. Trong năm 2023, EIB đã ký kết các thỏa thuận tài trợ mới trị giá gần 88 tỷ euro cho các dự án có tác động tích cực đến các ưu tiên chính sách của EU, bao gồm các dự án về biến đổi khí hậu, cơ sở hạ tầng bền vững và y tế. EIB đang tiến gần đến mục tiêu huy động 1.000 tỷ euro cho tài chính xanh bền vững vào cuối thập kỷ này. Kể từ năm 2021, EIB đã huy động được 349 tỷ euro cho các dự án xanh. Trong năm 2023, EIB đã đầu tư trực tiếp 49 tỷ euro vào các dự án liên quan đến khí hậu và môi trường bền vững, tăng đáng kể so với con số 38 tỷ euro vào năm 2022. Các ngân hàng châu Âu đang đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ các cơ quan quản lý để quản lý và công bố rủi ro khí hậu hiệu quả hơn. Theo cơ quan xếp hạng tín dụng Morningstar DBRS, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang chuẩn bị xử phạt các ngân hàng không tuân thủ các yêu cầu pháp lý về rủi ro khí hậu và môi trường, bao gồm cả nghĩa vụ báo cáo phát thải. Một nghiên cứu gần đây về 95 ngân hàng lớn ở châu Âu cho thấy hơn 90% các ngân hàng có danh mục đầu tư doanh nghiệp không phù hợp với các cam kết về khí hậu của họ. Ngoài ra, 70% ngân hàng có nguy cơ bị kiện trong tương lai “vì họ đã cam kết thực hiện Thỏa thuận chung Paris, nhưng danh mục tín dụng của họ lại không phù hợp với cam kết đó”. Báo cáo tập trung vào sáu lĩnh vực chính chịu trách nhiệm cho hơn 70% lượng khí thải CO2 toàn cầu, bao gồm điện, ô tô, dầu khí, thép, than và xi măng. ECB đã yêu cầu các ngân hàng công khai thông tin về rủi ro khí hậu và lộ trình khử cacbon của họ vào cuối năm 2024. Nếu các ngân hàng không đáp ứng được tiêu chuẩn này, họ có thể phải đối mặt với yêu cầu tăng vốn bổ sung. Bên cạnh đó, những tác động vật lý của biến đổi khí hậu, như lũ lụt, hạn hán và nắng nóng, đang gây ra thiệt hại tài chính đáng kể ở châu Âu. Ví dụ, lũ lụt ở Slovenia năm ngoái đã gây thiệt hại tương đương 16% GDP của nước này. DBRS kỳ vọng rằng các cơ quan quản lý sẽ tăng cường giám sát và yêu cầu các ngân hàng phải chịu trách nhiệm nhiều hơn đối với rủi ro khí hậu và môi trường. Hoạt động ngân hàng bền vững ở châu Âu đã không còn là xu hướng nhỏ lẻ mà đã trở thành một sự thay đổi căn bản trong ngành tài chính tại châu lục này. Với khuôn khổ pháp lý được cải thiện và cam kết về hoạt động ngân hàng có trách nhiệm, châu Âu đang dẫn đầu trong việc xây dựng một hệ thống tài chính có ý thức về môi trường và xã hội, định hình lại tương lai của ngành tài chính, không chỉ ở châu Âu mà còn trên toàn cầu. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu của Thỏa thuận Xanh châu Âu, cần nghiên cứu thêm các ưu đãi tài chính để thúc đẩy đầu tư xanh. Việc này có thể bao gồm các chính sách ưu đãi thuế cho “đầu tư xanh” hoặc “thương hiệu xanh”, không chỉ cho trái phiếu xanh mà còn cho các sản phẩm tài chính khác như cổ phiếu, khoản vay hoặc chứng khoán được bảo đảm bằng tài sản. EU đã cam kết biến châu Âu thành lục địa đầu tiên trung hòa khí hậu vào năm 2050. Để đạt được mục tiêu này, EU cần thêm 620 tỷ euro đầu tư mỗi năm, gấp đôi so với dự báo hiện tại. Để huy động nguồn tài chính cần thiết, EU cần thu hút đầu tư tư nhân đáng kể vào các dự án bền vững. Đồng thời, chính phủ cần nỗ lực hơn và thông minh hơn trong việc thay đổi hệ thống và thu hút thêm nhiều nguồn tài chính tư nhân. Việc đưa ra các lựa chọn chính sách phù hợp sẽ cần phải cân nhắc đến những thách thức về địa chính trị, kinh tế và xã hội.
bd8911fcb3444cfaa858db67b275eee2
20/08/2024
f4a8d8d35d6c0df94537f99f5793960a
09:54
1e0f590ef766184a65c599bba248354e
20240904
https://vietnamfinance.vn/nha-nuoc-doc-quyen-xay-dung-nha-may-dien-hat-nhan-d114947.html
cd36de701025047d543b0c7b51251f95
Nhà nước độc quyền xây dựng nhà máy điện hạt nhân
b61ddbb1ed9520843ce0c1f308af7a5e
xu-huong-dau-tu
(VNF) -Dự thảo luật Điện lực (sửa đổi) đang lấy ý kiến đã đề xuất Nhà nước độc quyền trong đầu tư xây dựng các dự án nhà máy điện hạt nhân bên cạnh độc quyền về đầu tư nhà máy thuỷ điện đa mục tiêu và các dự án nguồn, lưới điện khẩn cấp; điều độ hệ thống điện.
372a891b727428d1a3884e4a449e7a3d
Thứ trưởngBộ Công ThươngTrương Thanh Hoài cho biết Dự thảo luật cũng quy định, Nhà nước độc quyền trong đầu tư xây dựng các dự án nhà máy điện hạt nhân bên cạnh độc quyền về đầu tưnhà máy thuỷ điệnđa mục tiêu và các dự án nguồn, lưới điện khẩn cấp; điều độ hệ thống điện. Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường Lê Quang Huy cho biết, Thường trực Ủy ban cho rằng, Việt Nam có tiềm năng về phát triển điện hạt nhân và trong thời gian qua đã có những chuẩn bị bước đầu cơ bản. Trong bối cảnh thế giới đang quay trở lại đầu tư, phát triển mạnh mẽ điện hạt nhân thì việc phát triển nguồn năng lượng này trở nên rất quan trọng. Mặt khác, điện hạt nhân được xem là một phương án quan trọng để đảm bảo an ninh năng lượng và đạt được mục tiêu net zero vào năm 2050, như cam kết của Chính phủ. Tuy nhiên, việc quy định về điện hạt nhân trong dự thảo luật cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, làm rõ các quy định với điện hạt nhân, cũng như nghiên cứu, quy định nguyên tắc trong luật này dẫn chiếu luậtNăng lượng nguyên tử. "Bên cạnh đó, cần cung cấp căn cứ chính trị, cơ sở khoa học, công nghệ và kỹ thuật để hỗ trợ việc triển khai các dự án điện hạt nhân", ông Huy nói. Ngoài ra, cơ quan thẩm tra đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo cấp có thẩm quyền về mức độ quy định với phát triển điện hạt nhân, đồng thời bổ sung các quy định về hỗ trợ, quản lý rủi ro, quy định về an toàn và bảo vệ môi trường liên quan đến việc phát triển và vận hành các nhà máy điện hạt nhân. Ngoài điện hạt nhân, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ nghiên cứu, bổ sung các cơ chế khuyến khích để phát triển các nguồn điện một cách linh hoạt, nguồn lưu trữ điện để tăng cường tích hợp năng lượng tái tạo vào hệ thống điện với tỷ lệ ngày càng cao phù hợp với phát triển điện lực trong Quy hoạch điện VIII. Được biết dự thảo luật Điện lực (sửa đổi), dự kiến sẽ trình ra Quốc hội lần đầu tại kỳ họp 8 vào tháng 10 tới.
2354e348a43c6cfc3ce89edb092dcf44
20/08/2024
f4a8d8d35d6c0df94537f99f5793960a
07:15
e285afe9b33fa917c60c19bb4cc67ddf
20240904
https://vietnamfinance.vn/thu-duc-hat-nhan-doi-moi-sang-tao-ha-tang-so-cua-tphcm-d114953.html
aff86ca59d631450616df41016649fc4
Thủ Đức: Hạt nhân đổi mới sáng tạo, hạ tầng số của TP.HCM
ab452cd939fb222a28e0d8ef274c62ba
vi-mo
Theo Quy hoạch chung đến năm 2040, TP.Thủ Đức sẽ là hạt nhân trong đổi mới sáng tạo, phát triển hạ tầng số của khu vực TP.Hồ Chí Minh.
dc8193c9abaff29fa337be9cd7029736
Hội đồng thẩm định đã tiến hành xem xét, thông qua Đồ án Quy hoạch chung TP.Thủ Đức đến năm 2040. Đại diện đơn vị tư vấn (Liên danh Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia - VIUP, Công ty Encity Urban Solutions Pte.Ltd của Singapore và Công ty Sasaki Associates, Inc của Hoa Kỳ) cho biết, với tính chất là đô thị loại I trực thuộc TP.HCM, định hướng quy hoạch TP.Thủ Đức cần phát triển phù hợp với cấu trúc, định hướng phát triển không gian chung của địa phương và cả vùng Đông Nam Bộ. Đồng thời, đáp ứng mục tiêu đưa TP.Thủ Đức trở thành một trong những trung tâm kinh tế tri thức, khoa học công nghệ, tài chính quan trọng của TP.HCM và quốc gia. Do đó, cần tạo điều kiện để thực hiện đồng bộ các giải pháp giải quyết các vấn đề trong phát triển đô thị hiện nay như: dân số, nhà ở, hạ tầng, giao thông, môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, trên cơ sở chuyển đổi và phát triển hạ tầng số. Từ đó định hướng phát triển TP.Thủ Đức có chất lượng sống tốt và môi trường làm việc hấp dẫn, có văn hóa đặc trưng trên cơ sở bảo tồn di sản và cảnh quan sông nước, cũng như phát triển hạ tầng đô thị thông minh, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo Đồ án, TP.Thủ Đức sẽ phát triển theo mô hình đô thị sáng tạo phía Đông của TP.HCM. Trở thành trung tâm phía Đông của đô thị này về kinh tế, khoa học kỹ thuật và công nghệ, văn hóa, giáo dục đào tạo. Cũng là trung tâm đổi mới sáng tạo dựa trên nền tảng kinh tế tri thức, khoa học công nghệ và hợp tác phát triển; tập trung vào các lĩnh vực giáo dục đào tạo bậc cao, nghiên cứu và sản xuất công nghệ cao, tài chính và thương mại dịch vụ; Mặt khác, sẽ là đầu mối kết nối khu trung tâm hiện hữu TP.HCM vớiCảng hàng không quốc tế Long Thành, kết nối các khu chức năng trọng điểm như Biên Hòa, Nhơn Trạch, Thuận An, Dĩ An, Phú Mỹ, Vũng Tàu. Đồ án cũng dự báo quy mô dân số TP.Thủ Đức đến năm 2030 đạt khoảng 1.500.000 người, đến năm 2040 đạt khoảng 2.200.000 người và đạt khoảng 3.000.000 người sau năm 2040. Nhận xét về Đồ án, các chuyên gia thành viên Hội đồng thẩm định đánh giá Báo cáo thuyết minh Đồ án được xây dựng công phu, chuyên nghiệp; thông tin, số liệu đa dạng, bao phủ tương đối đầy đủ các lĩnh vực phát triển của TP.Thủ Đức; các đề xuất, định hướng phát triển giai đoạn đến năm 2040 đã cơ bản giải quyết được những tồn tại hiện nay, đồng thời hứa hẹn tạo được động lực mới cho TP.Thủ Đức trong giai đoạn tới. Hội đồng thẩm định nhất trí thông qua Đồ án, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sau khi được hoàn thiện, chỉnh sửa theo ý kiến góp ý của các thành viên Hội đồng.
7e41b5a1f24ee6f7836ecf78b05b4d4b
20/08/2024
f4a8d8d35d6c0df94537f99f5793960a
11:15
64db250047bf431cad17891de6d3d28c
20240904
https://vietnamfinance.vn/nam-phuong-energy-thua-lo-keo-dai-am-von-chu-so-huu-no-trai-phieu-1500-ty-dong-d114970.html
135c7a557d7f4441217d4cd8c0ffe318
Nam Phương Energy: Thua lỗ kéo dài, âm vốn chủ sở hữu, nợ trái phiếu 1.500 tỷ đồng
120592c2e2750460096fe37313257cbb
tai-chinh-doanh-nghiep
Thua lỗ kéo dài khiến vốn chủ sở hữu của Nam Phương Energy tính đến ngày 30/6/2024 ở mức âm hơn 13,5 tỷ đồng.
6d472098d3ea74d32ab26bf2af667c53
Công ty CP Đầu tư Năng lượng Nam Phương (Nam Phương Energy) vừa công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính kỳ báo cáo bán niên 2024. Theo đó, trong nửa đầu năm 2024, doanh nghiệp báo lỗ ròng hơn 93,3 tỷ đồng; vẫn cải thiện đáng kể so với khoản lỗ gần 387,7 tỷ đồng. Thua lỗ kéo dài khiến vốn chủ sở hữu của Nam Phương Energy tính đến ngày 30/6/2024 ở mức âm hơn 13,5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước vẫn còn gần 61,6 tỷ đồng. Nợ phải trả của Nam Phương Energy ở mức 2.403 tỷ đồng, giảm 18 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, dư nợ trái phiếu của doanh nghiệp ở mức hơn 1.570 tỷ đồng. Theo thông tin trên HNX, Nam Phương Energy đã có ba lần huy động trái phiếu. Cụ thể, lần thứ nhất, vào ngày 23/8/2021, Nam Phương Energy đã phát hành thành công 450 tỷ đồng trái phiếu loại hình không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có tài sản bảo đảm dưới sự thu xếp của Công ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt (TVSI) và Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCB) - chi nhánh Hà Nội. Lô trái phiếu này đáo hạn vào ngày 23/8/2026. Nam Phương Energy cho biết, mục đích của việc phát hành trái phiếu nhằm nhận chuyển nhượng cổ phần và mua cổ phần phát hành thêm của Công ty cổ phần Khai thác chế biến khoáng sản Lào Cai (Laocai Mineral) để đầu tư nâng cấp, mở rộng máy móc, thiết bị của dự án khai thác quặng tại Lào Cai; và nhận chuyển nhượng phần vốn góp của Công ty Liên doanh Vinapon. Tài sản đảm bảo gồm: toàn bộ động sản phát sinh từ hoặc liên quan đến Dự án Mỏ Sắt Ba Hòn - Làng Lếch; toàn bộ cổ phần của các cổ đông tại Công ty CP Khai thác Chế biến Khoáng sản Lào Cai khi đủ điều kiện thế chấp; Phần vốn góp của ông Vũ Quang Bảo trị giá 200 tỷ đồng tại Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco. Ông Vũ Quang Bảo là em trai ông Vũ Quang Hội - Chủ tịch Tập đoàn Bitexco. Ông Vũ Quang Bảo đồng thời là nhà sáng lập BB Group - tại Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco (Bitexco). Lần thứ hai, vào ngày 4/1/2022, Nam Phương Energy hoàn tất việc phát hành 900 tỷ đồng trái phiếu loại kỳ hạn 7 năm. Lô trái phiếu này đáo hạn vào 26/11/2028. Lần thứ ba, ngày 21/3/2022, Nam Phương Energy phát hành thành công thêm 300 tỷ đồng trái phiếu, lô trái phiếu này có thời điểm đáo hạn vào ngày 18/3/2029. Toàn bộ thông tin về lô trái phiếu không được Nam Phương đề cập chi tiết. Theo tìm hiểu, Công ty CP Đầu tư Năng lượng Nam Phương được thành lập vào tháng 8/2018, đăng ký ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất, truyền tải và phân phối điện với vốn điều lệ ban đầu ở mức 2 tỷ đồng. Thành phần cổ đông sáng lập bao gồm: ông Nguyễn Tấn Hưng (SN 1967), ông Văn Quý Ngọc Khoa (SN 1976) và ông Đinh Dương Chiến (SN 1966) với tỉ lệ sở hữu lần lượt 39,89%, 13,89% và 46,22% vốn điều lệ. Trong năm 2020, Nam Phương Energy đã thực hiện nâng vốn điều lệ lên mức 250 tỷ đồng vào tháng 9 và tiếp tục tăng lên 394 tỷ đồng vào cuối năm. Bên cạnh đó, công ty cũng thay đổi ngành nghề kinh doanh chính sang "hoạt động tư vấn quản lý". Ở thời điểm hiện tại, vốn điều lệ của Nam Phương Energy là 650 tỷ đồng, vị trí Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật do ông Nguyễn Quang Thịnh (SN 1980) đảm nhiệm.
4638891f23e7884da86bc173fe6e5de7
20/08/2024
f4a8d8d35d6c0df94537f99f5793960a
15:00
50f488a55ba3243f3437d477f8990403
20240904
https://vietnamfinance.vn/dau-gia-dat-ngoai-thanh-ha-noi-gia-trung-cao-nhat-133-trieu-gap-18-lan-khoi-diem-d114957.html
0aa557c29e66794a5827b010319b2c49
Đấu giá đất ngoại thành Hà Nội: Giá trúng cao nhất 133 triệu, gấp 18 lần khởi điểm
3c697fe2bb4328db60bd47a9028e243e
thi-truong-bds
Phiên đấu giá 19 lô đất ngoại thành Hà Nội kéo dài xuyên đêm đến rạng sáng 20/8 mới kết thúc. Sau 9 vòng đấu, giá trúng cao nhất 133,3 triệu đồng/m2, gấp hơn 18 lần giá khởi điểm.
1fa75d4e045329c35123f69a14aa6c40
Đây là phiên đấu giá đặc biệt từ 9h ngày 19/8 đến 4h30 sáng 20/8 mới xong. Trải qua hơn 19 tiếng, phiên đấu giá 19 lô đất tại khu Lòng Khúc, xã Tiền Yên (H.Hoài Đức, Hà Nội) mới kết thúc. Theo thông tin được đấu giá viên công bố, ở vòng đấu giá thứ 9, lô LK03-12 (lô góc 3 mặt tiền) có diện tích hơn 113 m2 được trả giá cao nhất là 133,3 triệu đồng/m2 (tương đương giá trị mảnh đất này là hơn 15 tỷ đồng). So với giá khởi điểm là 7,3 triệu đồng/m2, lô đất này được nhà đầu tư trả gấp hơn 18 lần. 2 lô đất có giá trúng đấu giá cao thứ 2 lần lượt là lô LK03-6 và LK04-6 giá 127,3 triệu đồng/m2. 14 lô còn lại có giá trúng đấu giá từ 97,3-121,3 triệu đồng/m2. 2 lô trúng có giá đấu giá thấp nhất cũng lên đến 91,3 triệu đồng/m2. Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Hoài Đức thông tin, tính đến trước ngày đấu giá đất, đã có hơn 700 bộ hồ sơ và khoảng 400 khách hàng tham gia đấu giá. Để sở hữu lô đất, nhà đầu tư phải trải qua 6 vòng trả giá, với mỗi bước giá tối thiểu 6 triệu đồng/m2. Các lô đất có diện tích từ 74 - 118 m2. Giá khởi điểm thấp nhất từ 7,3 triệu đồng/m2. Như vậy, mức đặt cọc của nhà đầu tư trong khoảng 109 - 173 triệu đồng/lô (tương đương 20% giá khởi điểm). Trước đó, ngay từ sáng 19/8, tại Trung tâm Văn hóa thông tin và thể thao huyện Hoài Đức - nơi diễn ra phiên đấu giá - đã chật kín ô tô của người đến tham dự. Các tuyến phố quanh địa điểm đấu giá có nhiều người tụ tập bàn tán, chờ đợi kết quả buổi đấu giá này. Bên trong hội trường tổ chức đấu giá, chỉ những người đã nộp tiền đặt cọc mới được cấp thẻ để tham dự. Khoảng 9 giờ ngày 19/8, phiên đấu giá được bắt đầu. Đến 20 giờ cùng ngày, tại khu vực sân trong Trung tâm Văn hóa, thông tin và thể thao huyện Hoài Đức vẫn còn hàng trăm nhà đầu tư. Mọi người tranh thủ khoảng thời gian kiểm phiếu để ăn mì hộp, bánh mì lấy sức tiếp tục tham gia đấu giá vòng tiếp theo. Nhưng không phải nhà đầu tư nào cũng bám trụ đến vòng đấu giá cuối cùng. Nhiều người đã bỏ cuộc ra về vì lí do giá đất "quá chát", "quá ảo". Để giành quyền sử dụng những lô đất này, nhà đầu tư phải thực hiện nhiều vòng trả giá bắt buộc, mỗi bước giá tối thiểu là 6 triệu đồng/m2. Ở vòng đấu giá cuối, còn khoảng hơn 20 người ở lại tham gia trả giá. Sau hơn 19 tiếng, phiên đấu giá mới kết thúc. Từ trước phiên đấu giá này, mức giá 80-100 triệu đồng/m2 cho các thửa đất tại xã Tiền Yên đã được giới nhà đầu tư, môi giới dự đoán. Theo một số môi giới, giá đất thổ cư xung quanh khu Lòng Khúc, xã Tiền Yên hiện ở mức 80 triệu đồng/m2 đối với đất mặt đường, còn mặt ngõ là 40-50 triệu đồng/m2. Ngay sau khi kết thúc phiên đấu giá, có môi giới đã báo giá chênh lô trúng cao nhất 133,3 triệu đồng/m2 là 800 triệu đồng. Hôm 10/8, cuộc đấu giá đất Thanh Oai đã xác lập mức trúng đấu giá cao nhất tới hơn 100 triệu đồng/m2. Ngay sau cuộc đấu giá đất ở Thanh Oai kết thúc, các lô đất cũng được rao bán chênh ở mức 250-550 triệu đồng/lô tùy diện tích, vị trí. Sau đó, mức chênh này đã giảm dần chỉ còn 100 - 200 triệu đồng. Vào ngày 26/8 tới đây, huyện Hoài Đức sẽ tiếp tục đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 20 thửa đất (lô LK01 và LK02) thuộc dự án hạ tầng kỹ thuật đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Tiền Yên - Xứ đồng Lòng Khúc. Các thửa đất có diện tích 89-145 m2/thửa với giá khởi điểm 7,3 triệu đồng/m2. Thể lệ đấu giá bằng cách bỏ phiếu trực tiếp qua tối thiểu 6 vòng.
e58f7ff2ab8b4dd8cf1562c01c37582d
20/08/2024
f4a8d8d35d6c0df94537f99f5793960a
09:18
50e11f77e2bd7c3fc651f23d39b24bb1
20240904
https://vietnamfinance.vn/pickleball-tu-tro-choi-trong-vuon-den-nganh-cong-nghiep-ty-usd-d114951.html
6bd0019883b6c755ffa8f67c5278d5cb
Pickleball: Từ trò chơi trong vườn đến ngành công nghiệp tỷ USD
f0acee933e181cc8a99d318291511cc1
binh-luan
Mặc dù đã tồn tại gần 60 năm, nhưng môn thể thao pickleball chỉ thực sự bùng nổ trong thời kỳ đại dịch và làm khuynh đảo thế giới trong vài năm trở lại đây.
3f676fd6ad390237e0bdb5a475c91703
Pickleball được phát minh vào năm 1965 tại Đảo Bainbridge, Washington (Mỹ) bởi 3 ông bố Joel Pritchard, Bill Bell và Barney McCallum. 3 người đàn ông này đã cùng tìm kiếm một trò chơi mà con cái họ có thể chơi cùng nhau. Kết hợp lưới cầu lông, vợt bóng bàn và bóng wiffle, ba ông bố người Mỹ đã tạo ra phiên bản đầu tiên của trò chơi và sau này trở thành pickleball. Sân đấu đầu tiên được xây dựng vào năm 1967 tại sân sau nhà của ông Pritchard. Và giải đấu pickleball đầu tiên diễn ra vào năm 1976 tại Câu lạc bộ thể thao South Center ở Tukwila, Washington. Pickleball, môn thể thao kết hợp giữa tennis, cầu lông và bóng bàn, đã nhanh chóng trở nên phổ biến với khoảng 5 triệu người chơi tại Mỹ, trở thành môn thể thao phát triển nhanh nhất tại nước này. Ban đầu, bộ môn này thường được ưa chuộng bởi những người về hưu vì vừa có thể vận động ngoài trời cùng nhau lại không đòi hỏi cường độ cao. Quả bóng di chuyển chậm hơn so với quần vợt và sân chỉ bằng một nửa kích thước, do đó dễ chơi hơn, luật chơi cũng khá đơn giản. Nhưng giờ đây nó đã thu hút sự quan tâm của những người đam mê thể thao, thanh thiếu niên và trẻ nhỏ. Nhiều cộng đồng và khu nhà ở tại Mỹ cung cấp trò chơi pickleball như một tiện ích cho người dân. Các sân tennis trên khắp nước Mỹ đang được chuyển đổi thành sân pickleball. Các mạng lưới phát sóng lớn như CBS, Fox Sports và Tennis Channel hiện đang phát sóng các trận đấu pickleball. Các nhà bán lẻ như Skechers cũng đang ký hợp đồng với các vận động viên pickleball để đại diện cho thương hiệu của họ. Theo số liệu thống kê do SFIA và USA Pickleball cung cấp, khoảng 60% người tham gia pickleball là nam giới, nhưng các cầu thủ nữ cũng đang ngày càng hào hứng với bộ môn này. Không chỉ riêng Mỹ mà trên toàn cầu, pickleball đã trở nên bủng nổ trong thời gian đại dịch khi mọi người tìm kiếm những bộ môn thể thao ngoài trời nhưng vẫn an toàn trong thời gian giãn cách xã hội. Các chuyên gia cũng cho rằng sự phổ biến nhanh chóng của môn thể thao này là do một số yếu tố khác như dễ chơi, chi phí tham gia thấp và tính xã hội cao. Chỉ qua vài bài học là có thể chơi được pickleball và người chơi có thể tham gia các giải đấu ở nhiều cấp độ cạnh tranh khác nhau. Chi phí tham gia cũng mềm hơn so với các môn thể thao như quần vợt hoặc golf. Không chỉ tại Mỹ, người dân Anh và Trung Quốc nhanh chóng trở nên đam mê bộ môn thể thao này và các câu lạc bộ đang mọc lên nhanh chóng ở hơn 60 quốc gia. Theo công ty nghiên cứu Verified Market Research, quy mô thị trường thiết bị pickleball toàn cầu được định giá ở mức 518,98 triệu USD vào năm 2022 và dự kiến ​​sẽ đạt 1,06 tỷ USD vào năm 2030, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CARG) là 9,52% từ năm 2024 đến năm 2030. Pickleball không chỉ là một môn thể thao mà còn là một phong cách sống, đó chính là lý do các thương hiệu thể thao truyền thống, chẳng hạn như Adidas và Fila, đã cung cấp các loại vợt phong phú cho khách hàng. Đồng thời, một thế hệ thương hiệu mới đang nổi lên từ hiện tượng pickleball. Trong khi đây là môn thể thao phát triển nhanh nhất tại Mỹ, thì hiện nay nó đã tăng tốc tại Trung Quốc, hứa hẹn sẽ là một cú hích với ngành thể thao nước này trong tương lai gần. Các thương hiệu có trụ sở tại Trung Quốc như LiNing và Anna Sui đã phản ứng nhanh nhạy với sự gia tăng của môn thể thao này khi liên tục tung ra các bộ sưu tập mới. Không chỉ các công cụ chơi mà trang phục dành cho môn thể thao này cũng được các nhà sản xuất đặc biệt lưu tâm. Những thiết kế mạnh mẽ hơn về màu sắc và họa tiết, chất vải nhẹ, kiểm soát độ ẩm và chống mùi chiếm ưu thế. Ngoài các thương hiệu thể thao nổi tiếng tung ra các bộ sưu tập thời trang cho pickleball, nhà thiết kế Norma Kamali đến từ Mỹ cũng cho ra mắt những chiếc váy phong cách pickleball “đắt như tôm tươi”. Sau khi thu hút được một lượng lớn người chơi, giống như tất cả các môn thể thao khác, pickleball sẽ kéo theo nhiều giải đấu huyên nghiệp. Năm ngoái, các ngôi sao NBA (bóng rổ) bao gồm Kevin Durant và Draymond Green đều đầu tư vào các đội pickleball. Các ngôi sao NFL (bóng bầu dục) đã nghỉ hưu như Tom Brady và Drew Brees cũng tuyên bố họ đã mua các đội của riêng mình. Khoản đầu tư này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đưa giải đấu pickball chuyên nghiệp lên một tầm cao mới. Các giải pickleball chuyên nghiệp đã mở rộng trên khắp nước Mỹ và thu hút nhiều tên tuổi lớn. Đồng sở hữu Milwaukee Bucks Marc Lasry và doanh nhân Gary Vaynerchuk đều đã đầu tư vào Major League Pickleball. Chủ sở hữu Carolina Hurricanes và nhà đầu tư vốn tư nhân Tom Dundon gần đây đã mua Pro Pickleball Association và Pickleball Central.
15a517587bfe3983397e20d7d9c64e6b
20/08/2024
f4a8d8d35d6c0df94537f99f5793960a
08:00
5188aa9e6815c731a69a0c302c772797
20240904
https://vietnamfinance.vn/fuji-nutri-food-am-von-chu-so-huu-cham-thanh-toan-1100-ty-dong-tpdn-d114950.html
edb43acfa58137eefc811dd4ae5af570
Fuji Nutri Food: Âm vốn chủ sở hữu, chậm thanh toán 1.100 tỷ đồng TPDN
7713533447b9fadca3e276c2474f02f9
tai-chinh-doanh-nghiep
Gốc và lãi lô trái phiếu FNFCH2223001, tổng số tiền là 1.131 tỷ đồng không được Công ty cổ phần Fuji Nutri Food thanh toán đúng hạn.
8a1236b6bb80f3bb29372c66d0ec63fb
Ngày 12/8/2024, Fuji Nutri Food đã đến hạn thanh toán lô trái phiếu có mã FNFCH2223001 số tiền gốc 998 tỷ đồng, lãi hơn 133,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, công ty vẫn chưa thể hoàn thành nghĩa vụ thanh toán đúng hạn. Lý giải về việc chậm thanh toán lãi và gốc của lô trái phiếu, Fuji Nutri Food cho biết, lý do là chưa thể sắp xếp đủ nguồn tiền thanh toán. Dù vậy, doanh nghiệp đưa ra ngày dự kiến thanh toán cả gốc lẫn lãi vào ngày 21/8/2024. Theo ghi nhận của VietnamFinance, đến ngày 19/8/2024, Fuji Nutri Food đã hoàn tất lô trái phiếu trên. Trước đó, tháng 9/2023, Fuji Nutri Food cũng chậm thanh toán lãi đến hạn ngày 18/9/2023 của lô trái phiếu FNFCH2124001, số tiền gần 21 tỷ đồng. Lô trái phiếu FNFCH2223001 này được phát hành vào ngày 12/8/2022 với giá trị 1.000 tỷ đồng, ban đầu có kỳ hạn 12 tháng, nhưng sau đó đã được điều chỉnh kỳ hạn lên 24 tháng, với cam kết thanh toán cả gốc và lãi vào cuối kỳ. Vào ngày 12/9/2023, Fuji Nutri Food đã mua lại 2 tỷ đồng trong lô trái phiếu này, đưa giá trị lưu hành của lô trái phiếu FNFCH2223001 xuống còn 998 tỷ đồng. Về hoạt động kinh doanh, tính đến cuối năm 2023, vốn chủ sở hữu của Fuji Nutri Food đạt hơn 643,6 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cuối năm trước. Đáng chú ý, tại 31/12/2022, công ty đã tăng vốn điều lệ lên đạt 650 tỷ đồng, theo đó, công ty đang âm vốn góp chủ sở hữu 6,4 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế gần 2 tỷ đồng, trong khi năm 2022 lỗ gần 8,3 tỷ đồng. Đáng chú ý, hệ số nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu tăng mạnh đạt 1.846 tỷ đồng. Được biết, Công ty Fuji Nutri Food được thành lập từ năm 2019, hiện nay CT HĐQT là ông Lý Trường An (SN 1988), TV HĐQT bà Nguyễn Thị Nghĩa (SN 1992) và bà Trần Thị Huệ Quỳnh (SN 1994). Ông Lý Trường An hiện cũng là đại diện pháp luật Công ty cổ phần Đầu tư RC12, Công ty TNHH Đầu tư và phát triển BĐS Tân Sơn Bình, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển BĐS QT12, Công ty TNHH BĐS Thế Kỷ Hoàng Kim, Công ty TNHH BĐS Industry, Công ty cổ phần đầu tư RedWood. Bà Quỳnh hiện đang là đại diện pháp luật Công ty TNHH đầu tư và phát triển I.S.M.
8271b328c00284a8d1357d0ab96d2669
20/08/2024
f4a8d8d35d6c0df94537f99f5793960a
09:15
e2e8f44eef590aa2fb31ef95a3c21aeb
20240904
https://vietnamfinance.vn/tphcm-dau-tu-3500-ty-xay-them-5-cay-cau-o-khu-phia-nam-d114972.html
038619b2914a9ee3652c161fbad7a34b
TP.HCM: Đầu tư 3.500 tỷ xây thêm 5 cây cầu ở khu phía Nam
63fc61be804676412d5c97fb1289d22f
xu-huong-dau-tu
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP. HCM mới đây đã đề xuất UBND TP.HCM ưu tiên đầu tư xây 5 cầu mới trị giá 3.500 tỷ đồng từ nay đến năm 2030
ea5a823532047345e6ec2d5f914cef59
Theo đề xuất của Sở GTVT, 5 cầu mới đưa vào kế hoạch ưu tiên thực hiện đầu tư trên địa bàn quận 8 và huyện Nhà Bè đến năm 2030 gồm có: cầu Rạch Cát, cầu Kênh Ngang số 3, cầu Rạch Tôm, cầu Rạch Dơi và cầu Phú Xuân 2B. Cụ thể, trên địa bàn Quận 8,Sở GTVTđề xuất xây cầu Rạch Cát trên đường Lưu Hữu Phước, bắc qua kênh Lò Gốm, kết nối với đường An Dương Vương. Cầu dài 261m, rộng 14m và đường dẫn dài 797m, rộng 20 - 28m. Tổng mức đầu tư khoảng 1.165 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng hơn 750 tỷ đồng, triển khai giai đoạn 2024 - 2028. Cùng trên đường Lưu Hữu Phước, Sở đề xuất xây cầu Kênh Ngang số 3 dài 400m, rộng 10,5m. Tổng vốn đầu tư dự án khoảng 350 tỷ đồng. Thực hiện giải phóng mặt bằng giai đoạn 2024 - 2025 với chi phí khoảng 80 tỷ đồng. Tại huyện Nhà Bè, trên đường Lê Văn Lương sẽ có 2 cầu được xây dựng mới, cầu Rạch Tôm (dài 171m, rộng 15m - đường dẫn dài 512m, rộng 29m) được đề xuất đầu tư với tổng mức đầu tư gần 497 tỷ đồng và cầu Rạch Dơi (dài 452m, rộng 15m - đường dẫn dài 300m, rộng 29m) khoảng 781 tỷ đồng. Trong gian đoạn 2024 – 2025, dự kiến chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 260 tỷ đồng (cầu Rạch Tôm) và 265 tỷ đồng (cầu Rạch Dơi), sau khi hoàn tất sẽ triển khai thi công, thông xe dự kiến cuối năm 2026. Riêng đối với cầu Rạch Dơi, đoạn qua tỉnh Long An dự kiến đầu tư khoảng 85 tỷ đồng (giải phóng mặt bằng gần 40 tỷ đồng) sẽ do địa phương này thực hiện. Cũng trên địa bàn huyện Nhà Bè, Sở GTVT đề xuất xây dựng mới cầu Phú Xuân 2B nối từ đường 15B bắc qua rạch Đĩa sang đường 15B (quận 7). Cầu có chiều dài khoảng 660m, rộng 30m, tổng mức đầu tư khoảng 754 tỷ đồng. Song song với dự án này, Sở cũng đề xuất chi 644 tỷ đồng làm đường 15B dài hơn 3,5km, rộng 40m. Cầu Phú Xuân 2B và đường 15B sẽ triển khai giai đoạn 2024 - 2027, tạo trục đường mới kết nối cầu Cần Giờ trong tương lai.
84ddf932ea726e8253bd4d78443310a1
20/08/2024
f4a8d8d35d6c0df94537f99f5793960a
15:30
2008e8bd1549d9e39d2e22ee2d8d4f8b
20240904
https://vietnamfinance.vn/dong-thai-moi-cua-nhnn-giam-lai-suat-tin-phieu-d114990.html
ea0742feec91a8009d6ab8a1b92d91d6
Động thái mới của NHNN: Giảm lãi suất tín phiếu
c5b0e91e0163453bf60db68b74a663e6
ngan-hang
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa giảm lãi suất tín phiếu. Đây là lần thứ hai nhà điều hành thực hiện giảm lãi suất tín phiếu kể từ đầu tháng 8 trong bối cảnh áp lực tỷ giá giảm dần.
8df63f749bf167fa4feb70da679be246
Phiên giao dịch 20/8 chứng kiến diễn biến đáng chú ý trên thị trường tiền tệ khi nhà điều hành tiến hành giảm lãi suất trúng thầu tín phiếu. Cụ thể, trong phiên này, NHNN đã phát hành tổng cộng gần 5.000 tỷ đồng tín phiếu có kỳ hạn 14 ngày cho 4 thành viên trên thị trường với lãi suất chỉ còn 4,2%/năm từ mức 4,25%/năm trong phiên trước đó. Đáng chú ý, đây là lần thứ hai NHNN thực hiện giảm lãi suất tín phiếu kể từ đầu tháng 8 trong bối cảnh áp lực tỷ giá giảm dần. Trước đó, trong phiên 5/8, NHNN đã đồng loạt giảm lãi suất OMO và lãi suất tín phiếu. Theo đó, ở phiên 5/8, NHNN đã tiến hành giảm lãi suất tín phiếu từ mức 4,5%/năm xuống còn 4,25%/năm. Đồng thời, giảm lãi suất cho vay cầm cố giấy tờ có giá từ 4,5%/năm xuống mức 4,25%/năm. Theo giới phân tích, việc NHNN giảm lãi suất tín phiếu nhằm hỗ trợ thanh khoản hệ thống ngân hàng, qua đó thiết lập một mặt bằng lãi suất liên ngân hàng thấp hơn trong thời gian tới. Động thái giảm lãi suất tín phiếu của NHNN diễn ra trong bối cảnh tỷ giá giảm mạnh trong những ngày gần đây. Trên thị trường liên ngân hàng, tỷ giá chốt phiên 19/8 ở mức 24.974 đồng/USD. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 4/2024, tỷ giá USD trên thị trường liên ngân hàng giao dịch ở dưới mức 25.000 đồng. Tính từ đầu tháng 8 đến nay, tỷ giá USD liên ngân hàng đã giảm hơn 1,3%. Hôm nay (20/8), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm ở mức 24.251 đồng, thấp hơn 10 đồng so với hôm qua. Tại các ngân hàng thương mại, giá USD đồng loạt giảm mạnh, có ngân hàng giảm tới 140 đồng. Từ đầu tháng 8 đến nay, giá USD tại các ngân hàng lên tục được điều chỉnh giảm và giao dịch cách xa mức giá trần theo quy định của NHNN. So với mức đỉnh xác lập cuối tháng 6, tỷ giá trên thị trường ngân hàng hiện thấp hơn khoảng 400 đồng. Trên thị trường tự do, giá bán USD đi ngang, quanh ngưỡng 25.380 - 25.420 đồng. Mức này thấp hơn 600-610 đồng so với cách đây hai tháng. Chênh lệch giữa tỷ giá thị trường tự do và niêm yết tại các ngân hàng thương mại hiện không còn đáng kể. Giá USD mua vào tại thị trường tự do đang cao hơn khoảng 500 đồng so với kênh ngân hàng, giá USD bán ra cao hơn khoảng 300 đồng. Tỷ giá hạ nhiệt nhanh chóng sẽ tạo điều kiện cho NHNN thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng hơn, nhằm hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Việc NHNN giảm các loại lãi suất trên thị trường mở được cho là cần thiết khi tăng trưởng tín dụng đang có tín hiệu bứt tốc và lãi suất huy động liên tục tăng trong những tháng gần đây.
8cbf61d40bae195389e459d5fccb71f8
20/08/2024
f4a8d8d35d6c0df94537f99f5793960a
20:01
9e34fb4883d4b9b42924c5a845d4a40b
20240904
https://vietnamfinance.vn/viber-he-lo-tinh-nang-moi-danh-cho-doanh-nghiep-viet-d114986.html
619eb45eafe2180806ee240eec340711
Viber hé lộ tính năng mới dành cho doanh nghiệp Việt
ff8c3f8e18dc98d3b9ce3e6b5da1b274
cong-nghe
Rakuten Viber đã công bố các giải pháp bảo mật hỗ trợ người dùng và doanh nghiệp Việt, tập trung vào sự sáng tạo và an toàn.
2d321d5ca7587670a709bec54fd3d94f
Xuất hiện tại Việt Nam từ khoảng 10 năm trước, hiện, Viber (ứng dụng nhắn tin) với gần 1,2 tỷ người dùng toàn cầu. Theo thống kê của Datareportal, Viber đang thu hút khoảng 13% người dùng Internet tại Việt Nam sử dụng vào năm 2023. Ông David Tse, Giám đốc Khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Rakuten Viber, cho biết trung bình mỗi tháng người dùng Viber tại Việt Nam gửi 474 triệu tin nhắn, thực hiện 16 triệu cuộc gọi và trao đổi 36 triệu hình ảnh trên ứng dụng này. Những con số trên tiếp tục gia tăng và chủ yếu được thúc đẩy bởi những người năng động, có kỹ năng chuyên môn hiện đang sinh sống tại các thành phố lớn, với 67% trong số này đang ở độ tuổi từ 25 đến 50. Rakuten Viber cũng cung cấp giải pháp mã hóa đầu cuối cho tất cả các cuộc trò chuyện riêng tư, các nhóm hội thoại cũng như các cuộc gọi cá nhân, đồng thời không lưu trữ tin nhắn người dùng trên máy chủ. Đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp, để tăng cường mức độ bảo mật trong tương tác giữa người dùng và thương hiệu, Viber đã giới thiệu những phương thức an toàn mới cho các thương hiệu. Trong đó, phương thức chia sẻ mật khẩu kích hoạt (mã OTP) đang được thử nghiệm với các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, những giải pháp dành cho doanh nghiệp khác của Viber bao gồm: giải pháp Quảng cáo trên Viber, Tin nhắn Doanh nghiệp và Cuộc gọi Doanh nghiệp, cung cấp một 'tổng đài trong ứng dụng' giúp các doanh nghiệp cải thiện trải nghiệm khách hàng. Tại sự kiện, bà Mariia Martyrosian, Giám đốc Sáng tạo Tiếp thị & PR Toàn cầu, mảng B2B, chia sẻ, tại Việt Nam, các ngành công nghiệp chính sử dụng các giải pháp này là du lịch và lữ hành, bán lẻ và thương mại điện tử, tài chính, bất động sản, logistics và vận tải. Còn ông David Hoàng, Quản lý phát triển kinh doanh và bán hàng tại Việt Nam của Rakuten Viber cho biết, Viber hiện đang hợp tác với nhiều đơn vị dịch vụ công của chính phủ và hơn 100 thương hiệu hàng đầu trong các lĩnh vực gồm viễn thông, công nghệ tài chính và hàng không. Cũng theo ông David Tse, mặc dù có số lượng người dùng lớn nhưng nền tảng này không đặt nặng vấn đề doanh thu hay tìm kiếm người dùng tại Việt Nam. Thay vào đó, ưu tiên lớn nhất của Viber là bảo mật thông tin khách hàng. Những giải pháp này được đưa ra nhằm nhanh chóng đáp ứng nhu cầu về bảo mật tại Việt Nam, khi chỉ trong quý 1 năm 2024, có tới 32.265 lượt tấn công mạng được báo cáo, theo số liệu của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia.
f93cb8de06848685b4309c0c6c769f4c
20/08/2024
f4a8d8d35d6c0df94537f99f5793960a
15:30
2008e8bd1549d9e39d2e22ee2d8d4f8b
20240904
https://vietnamfinance.vn/cham-dong-bhxh-loat-doanh-nghiep-o-da-nang-bi-xu-phat-d114948.html
79118395652f0c11b96784e7df9507f3
Chậm đóng BHXH, loạt doanh nghiệp ở Đà Nẵng bị xử phạt
74e225470f683e7c9ca27864528ff7b2
kinh-doanh
UBND TP.Đà Nẵng đã ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, lĩnh vực y tế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
9bb9c0d99d47fe0491aa55f252b91c6d
Theo đó, UBND TP.Đà Nẵng đã xử phạt vi phạm hành chính Công ty TNHH Max Planning Vina (trụ sở tại Đường số 2, Khu công nghiệp Hòa Cầm) với số tiền bị xử phạt là 180 triệu đồng. Trong đó, phạt tiền đối với hành vi chậm đóng BHXH bắt buộc và BHTN là 150 triệu đồng, phạt tiền đối với hành vi chậm đóng BHYT là 30 triệu đồng. Công ty TNHH Max Planning Vina đã chậm đóng BHXH bắt buộc và BHTN số tiền hơn 1,1 tỷ đồng, chậm đóng BHYT cho 137 lao động. Quyết định còn buộc Công ty TNHH Max Planning Vina đóng đủ số tiền BHXH bắt buộc, BHTN chậm đóng cho cơ quan BHXH và nộp khoản tiền lãi bằng 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề, tính trên số tiền, thời gian chậm đóng. UBND TP. Đà Nẵng cũng xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Bệnh viện Quốc tế Y Đức (trụ sở chính tại 209A Phạm Như Xương, phường Hoà Khánh Nam, quận Liên Chiểu) với hành vi như trên. Công ty cổ phần Bệnh viện Quốc tế Y Đức đã chậm đóng, đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN với số tiền hơn 127 triệu đồng. Đồng thời, chậm đóng BHYT cho 17 lao động; đóng không đủ số người bắt buộc tham gia BHYT đối với 15 lao động. UBND TP.Đà Nẵng yêu cầu Công ty Cổ phần Bệnh viện Quốc tế Y Đức đóng đủ số tiền BHXH bắt buộc, BHTN chậm đóng cho cơ quan BHXH; đồng thời nộp khoản tiền lãi bằng 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng. Bên cạnh đó, UBND TP. Đà Nẵng cũng xử phạt vi phạm hành chính Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Tân Tây Lan (trụ sở số 63 Tôn Thất Đạm, phường Xuân Hà, quận Thanh Khê). Công ty này đã chậm đóng BHXH bắt buộc tính đến tháng 5/2024 số tiền hơn 378 triệu đồng, chậm đóng BHYT cho 55 lao động. UBND TP. Đà Nẵng buộc Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Tân Tây Lan đóng đủ số tiền BHXH bắt buộc phải đóng cho cơ quan BHXH; đồng thời nộp khoản tiền lãi bằng 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng. Ngoài ra, UBND TP. Đà Nẵng đã xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực bảo hiểm xã hội, lĩnh vực y tế đối với Công ty TNHH Khả Tâm (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu). UBND TP. Đà Nẵng buộc Công ty TNHH Khả Tâm đóng đủ số tiền BHXH bắt buộc phải đóng cho cơ quan BHXH đối với hành vi chậm đóng là 400 triệu đồng. Đồng thời, buộc Công ty TNHH Khả Tâm nộp khoản tiền lãi bằng 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng…
657fe0b2c8721214f14ca71e6fd29abc
20/08/2024
f4a8d8d35d6c0df94537f99f5793960a
07:45
1ae0c6f6e8df7b265a9a43548f03edec
20240904
https://vietnamfinance.vn/indochina-kajima-cat-noc-khach-san-wink-50-trieu-usd-tai-hai-phong-d114804.html
b0895ccfb3a040a19ec0f3b984342ad7
Indochina Kajima cất nóc khách sạn Wink 50 triệu USD tại Hải Phòng
a45be05c6722feb4bace36106806ba87
du-an
Sau 2 năm khởi công, Công ty TNHH Indochina Kajima Development (Indochina Kajima) - liên doanh giữa Indochina Capital và Tập đoàn Kajima, vừa cất nóc khách sạn Wink Hotel Hải Phòng có tổng mức đầu tư 50 triệu USD.
4ff3f11c18f80816f165d9dafb7f1024
Wink Hotel Hải Phòng là khách sạn thứ 6 trong chuỗi Wink Hotels của Indochina Kajima. Khách sạn này có quy mô 22 tầng nổi, 1 tầng hầm nằm tại số 135 Điện Biên Phủ, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. Với tổng diện tích xây dựng khoảng 16.000m2, khi đi vào hoạt động, khách sạn sẽ cung cấp cho thị trường 225 phòng khách sạn và 77 căn hộ dịch vụ. Dự án dự kiến được bàn giao và khai trương hoạt động vào giữa năm 2025. Hải Phòng là thành phố cảng đặc biệt quan trọng, trung tâm công nghiệp và là một đỉnh trong "tam giác kinh tế" sôi động bậc nhất cả nước gồm: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. 6 tháng năm 2024, tăng trưởng kinh tế của TP. Hải Phòng ở tốp đầu cả nước, với tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 10,32%, đứng thứ 5 cả nước, thứ 2 vùng Đồng bằng sông Hồng và đứng đầu trong 5 thành phố trực thuộc trung ương. Cùng với nền sản xuất công nghiệp đang phát triển, Hải Phòng xác định du lịch là một trong những trụ cột trong chiến lược phát triển giai đoạn 2020 – 2025. Ông Michael Piro, đồng sáng lập và giám đốc điều hành của Wink Hotels, cho biết trong nửa đầu năm 2024, Việt Nam đã đón hơn 8,8 triệu lượt khách quốc tế, tăng 58% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt qua mức 8,5 triệu lượt khách trước dịch. Điều này cho thấy xu hướng phục hồi tích cực trong ngành du lịch lưu trú. Với tầm nhìn dài hạn, sau khi cất nóc khách sạn Wink Hải Phòng, Indochina Kajima sẽ tiếp tục triển khai xây dựng các khách sạn tiếp theo trong chuỗi khách sạn Wink tại Hà Nội, Bình Dương, Vũng Tàu và TP. HCM.
d2a474922ffbb25ac82c58aac31edb52
20/08/2024
f4a8d8d35d6c0df94537f99f5793960a
16:15
b33bf91cdf6ad7f62dbd835f149ef1d3
20240904
https://vietnamfinance.vn/vi-pham-thue-nhieu-lan-xay-dung-va-dau-tu-loc-phat-bi-quang-ngai-phat-nang-d114945.html
c6358b0c1fc4cfae964c6103484cb7cf
Vi phạm thuế nhiều lần, Xây dựng và Đầu tư Lộc Phát bị Quảng Ngãi phạt nặng
ab1be88f5e1b07e44cb3aa636f280e3b
kinh-doanh
Cục thuế tỉnh Quảng Ngãi quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn đối với Công ty cổ phần Xây dựng và Đầu tư Lộc Phát.
df9ece43cbd771ddc4b95b1d6d469d62
Xây dựng và Đầu tư Lộc Phát có địa chỉ trụ sở chính tại Lô C1.3, Khu công nghiệp Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh, tỉnhQuảng Ngãi. Người đại diện theo pháp luật của công ty là ông Lê Minh Tuấn, giữ chức danh Giám đốc. Nguyên nhân xử phạt doanh nghiệp này là do Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế TNDN; Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế GTGT, TNDN, TNCN phải nộp; Khai sai nhưng không dẫn đến thiếu số tiền thuế GTGT, TNCN phải nộp. Đáng chú ý, doanh nghiệp này đã vi phạm hành chính nhiều lần đối với hành vi không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Đồng thời, vi phạm hành chính nhiều lần đối với hành vi khai sai nhưng không dẫn đến thiếu số tiền thuế GTGT phải nộp. Đây là yếu tố màCục Thuế Quảng Ngãixác định là tình tiết tăng nặng. Xác định hành vi vi phạm, Công ty cổ phần Xây dựng và Đầu tư Lộc Phát bị phạt tiền với số tiền 283.353.262 đồng. Cùng với đó, doanh nghiệp này còn bị buộc phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước là 1.732.436.231 đồng. Tiền chậm nộp tiền thuế phải nộp tính theo mức 0,03%/ngày trên số tiền thuế chậm nộp, do đơn vị kê khai thiếu. Số tiền chậm nộp tiền thuế nêu trên được tính đến hết ngày 2/8/2024. Địa phương này yêu cầu Công ty cổ phần Xây dựng và Đầu tư Lộc Phát có trách nhiệm tự tính và nộp số tiền chậm nộp tiền thuế kể từ sau ngày 02/8/2024 đến thời điểm thực nộp số tiền thuế truy thu và phạt (nêu trên) vào Ngân sách nhà nước theo quy định. Ngoài ra, doanh nghiệp này còn bị buộc nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế TNDN năm 2020, 2021, 2022 theo quy định. Giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau (năm 2023) là 10.547.530 đồng
0e07f6ed8229d83acf50ecdad29768a0
20/08/2024
f4a8d8d35d6c0df94537f99f5793960a
08:15
d639748822eb356012cd40879b346bec
20240904
https://vietnamfinance.vn/gia-usd-ngan-hang-giam-nhanh-boc-hoi-hon-100-dong-d114966.html
bdcbaff3c111d5b4ef17a10cadf46fb5
Giá USD ngân hàng giảm nhanh, 'bốc hơi' hơn 100 đồng
b95e6307a56a44b0a998f3a9ec2d5a99
thi-truong-nh
Giá USD tại các ngân hàng giảm nhanh, hạ tới hơn 100 đồng, xuống sát mốc 25.000 đồng/USD.
1de48521233042546825773c4cccebb6
Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm ngày 20/8, ở mức 24.251 đồng, thấp hơn 10 đồng so với hôm qua. Với biên độ 5%, các ngân hàng thương mại được phép giao dịch với tỷ giá trần là 25.463 đồng/USD và tỷ giá sàn là 23.038 đồng/USD. Tỷ giá mua - bán USD tham khảo vẫn được Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước giữ ở mức 23.400-25.450 đồng/USD. Tại các ngân hàng thương mại, giá USD đồng loạt giảm mạnh, có ngân hàng giảm tới 140 đồng. Sáng nay, Vietcombank hạ giá mua - bán USD ngày thứ ba liên tiếp, xuống vùng giá 24.710 - 25.080 đồng (mua - bán). Mức này giảm 130 đồng so với sáng qua (19/8). Tương tự, BIDV hạ giá đồng bạc xanh xuống mức 24.740 - 25.080 đồng, giảm 140 đồng so với sáng qua. VietinBank cũng giảm mạnh 108 đồng ở cả 2 chiều, niêm yết ở mức 24.740-25.080 đồng/USD (mua vào - bán ra) Ở khối ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân, giá USD cũng được điều chỉnh hạ nhanh. Tỷ giá VND/USD tại Techcombank sáng nay là 24.728 - 25.119 đồng/USD (mua - bán), giảm 95 đồng ở chiều mua và hạ 97 đồng ở chiều bán. Sacombank niêm yết giá USD ở mức 24.760-25.100 đồng/USD (mua vào - bán ra), giảm 110 đồng. Từ đầu tháng 8 đến nay, giá USD tại các ngân hàng lên tục được điều chỉnh giảm và giao dịch cách xa mức giá trần theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. So với mức đỉnh xác lập cuối tháng 6, tỷ giá trên thị trường ngân hàng hiện thấp hơn khoảng 400 đồng. Trên thị trường tự do, giá bán USD đi ngang, quanh ngưỡng 25.380 - 25.420 đồng. Mức này thấp hơn 600-610 đồng so với cách đây hai tháng. Chênh lệch giữa tỷ giá thị trường tự do và niêm yết tại các ngân hàng thương mại hiện không còn đáng kể. Giá USD mua vào tại thị trường tự do đang cao hơn khoảng 500 đồng so với kênh ngân hàng, giá USD bán ra cao hơn khoảng 300 đồng. Đồng bạc xanh trong nước đi xuống cùng chiều với thị trường thế giới. Chỉ số Dollar Index - đo lường sức mạnh của USD so với rổ 6 đồng tiền tệ khác - đã giảm về dưới ngưỡng 102 điểm, xuống mức thấp 7 tháng. Chỉ số Dollar Index đã giảm 0,7% trong tuần trước. Chỉ số này đã thấp hơn gần 2% trong hai tuần gần đây. Đồng USD lao dốc trong bối cảnh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) dự kiến bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 9 tới và có thể tiến hành 2 đợt hạ lãi suất trong năm nay.
fb4b01155b73a6d71822a0449f5db424
20/08/2024
f4a8d8d35d6c0df94537f99f5793960a
12:50
a624784f2834e21c94a1c0c9a58bbbaa
20240904
https://vietnamfinance.vn/nhung-truong-hop-lam-so-do-khong-phai-nop-tien-su-dung-dat-theo-luat-dat-dai-moi-d114949.html
7c374a9947e6b22aef1a30fd725b6a34
Những trường hợp làm sổ đỏ không phải nộp tiền sử dụng đất theo Luật Đất đai mới
cbe0e26356a6965dd24836f52842fb8f
chuyen-gia-bds
Luật Đất đai 2024 có hiệu lục từ 1/8 quy định một số trường hợp làm sổ đỏ không phải nộp tiền sử dụng đất.
8816aa8a7a32619eed17ca981fc2bba7
Theokhoản 44 Điều 3 Luật Đất đai 2024, tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất hoặc các trường hợp sử dụng đất mà phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Khoản 1 điều 137 luật Đất đai 2024quy định 13 trường hợp mà hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ được lập trước ngày 15/10/1993 thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ) và không phải nộp tiền sử dụng đất, gồm: + Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. + Một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất gồm: bằng khoán điền thổ; văn tự đoạn mãi bất động sản có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ; văn tự mua bán nhà ở, tặng cho nhà ở, đổi nhà ở, thừa kế nhà ở mà gắn liền với đất ở có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ; bản di chúc hoặc giấy thỏa thuận tương phân di sản về nhà ở được cơ quan thuộc chế độ cũ chứng nhận; giấy phép cho xây cất nhà ở; giấy phép hợp thức hóa kiến trúc của cơ quan thuộc chế độ cũ cấp; bản án của tòa án thuộc chế độ cũ đã có hiệu lực thi hành. + Sổ đỏ tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính. + Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở, nay được UBND cấp xã xác nhận đã sử dụng đất trước ngày 15/10/1993. + Sổ mục kê, sổ kiến điền lập trước ngày 18/12/1980 mà có tên người sử dụng đất. + Một trong các giấy tờ được lập trong quá trình thực hiện đăng ký ruộng đất theo Chỉ thị số 299/TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký ruộng đất trong cả nước do cơ quan nhà nước đang quản lý mà có tên người sử dụng đất bao gồm: Biên bản xét duyệt của Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã xác định người đang sử dụng đất là hợp pháp; bản tổng hợp các trường hợp sử dụng đất hợp pháp do UBND cấp xã hoặc Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã hoặc cơ quan quản lý đất đai cấp huyện, cấp tỉnh lập; đơn xin đăng ký quyền sử dụng ruộng đất; giấy tờ về việc chứng nhận đã đăng ký quyền sử dụng đất của UBND cấp xã, cấp huyện hoặc cấp tỉnh cấp cho người sử dụng đất. + Giấy tờ về việc kê khai, đăng ký nhà cửa được UBND cấp xã, cấp huyện hoặc cấp tỉnh xác nhận mà trong đó có ghi diện tích đất có nhà. + Giấy tờ của đơn vị quốc phòng giao đất cho cán bộ, chiến sĩ làm nhà ở theo Chỉ thị số 282/CT-QP ngày 11/7/1991 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng mà việc giao đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất làm nhà ở của cán bộ, chiến sĩ trong quy hoạch đất quốc phòng đã được phê duyệt tại thời điểm giao đất. + Dự án hoặc danh sách hoặc văn bản về việc di dân đi xây dựng khu kinh tế mới, di dân tái định cư được UBND cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mà có tên người sử dụng đất. + Giấy tờ có nội dung về quyền sở hữu nhà ở, công trình; giấy tờ về việc xây dựng, sửa chữa nhà ở, công trình được UBND cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở, xây dựng chứng nhận hoặc cho phép. + Giấy tờ tạm giao đất của UBND cấp huyện, cấp tỉnh; đơn đề nghị được sử dụng đất được UBND cấp xã, hợp tác xã nông nghiệp phê duyệt, chấp thuận trước ngày 1/7/1980 hoặc được UBND cấp huyện, cấp tỉnh phê duyệt, chấp thuận. + Giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc giao đất cho cơ quan, tổ chức để bố trí đất cho cán bộ, công nhân viên tự làm nhà ở hoặc xây dựng nhà ở để phân hoặc cấp cho cán bộ, công nhân viên bằng vốn không thuộc ngân sách nhà nước hoặc do cán bộ, công nhân viên tự đóng góp xây dựng. + Giấy tờ khác về quyền sử dụng đất có trước ngày 15.10.1993 do UBND cấp tỉnh quy định phù hợp với thực tiễn của địa phương. Cùng với đó,khoản 2 Điều 137 Luật Đất đai 2024quy định hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có giấy tờ của nông, lâm trường quốc doanh về việc giao đất để làm nhà ở hoặc làm nhà ở kết hợp với sản xuất nông, lâm nghiệp trước ngày 01/7/2004 thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất. Bên cạnh đó,khoản 3 Điều 137 Luật Đất đai 2024quy định hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất: + Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết gắn liền với đất; + Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật. Khoản 2 Điều 138 Luật Đất đai 2024cũng nêu rõ: hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất từ ngày 18/12/1980 đến trước ngày 15/10/1993, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất như sau: + Đối với thửa đất có nhà ở, nhà ở và công trình phục vụ đời sống nếu diện tích thửa đất bằng hoặc lớn hơn hạn mức công nhận đất ở quy định tại khoản 5 Điều 141 Luật Đất đai 2024 thì diện tích đất ở được công nhận bằng hạn mức công nhận đất ở và không phải nộp tiền sử dụng đất. + Đối với thửa đất có nhà ở, nhà ở và công trình phục vụ đời sống nếu diện tích thửa đất nhỏ hơn hạn mức công nhận đất ở quy định tại khoản 5 Điều 141 Luật Đất đai 2024 thì diện tích đất ở được xác định là toàn bộ diện tích thửa đất đó và không phải nộp tiền sử dụng đất. Ngoài ra,khoản 5 Điều 138 Luật Đất đai 2024quy định hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng được giao đất nông nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 118 Luật Đất đai 2024 đã sử dụng đất ở, đất phi nông nghiệp trước ngày 01/7/2014 mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 137 Luật Đất đai 2024, có đăng ký thường trú tại địa phương thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
eaa59dceacc1cbd540d96fa4c6f3ff5b
20/08/2024
f4a8d8d35d6c0df94537f99f5793960a
08:45
f87383ea6c1a2857f131118b13dad405
20240904
https://vietnamfinance.vn/an-do-dieu-tra-ban-pha-gia-thep-can-nong-viet-nam-d114959.html
0836b48fae044988fde082f9f9569fb7
Ấn Độ điều tra bán phá giá thép cán nóng Việt Nam
148930c53621f75a806b2dbc2e09850c
chuyen-dong
Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) khởi xướng vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với thép cuộn cán nóng có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Việt Nam.
e539d89491c3faaa39980cd837738a72
Thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, ngày 14/8/2024, Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) đã khởi xướng vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với thép cuộn cán nóng có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Việt Nam. Theo thông báo của Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ, quyết định điều tra được đưa ra dựa trên đề nghị của Hiệp hội Thép Ấn Độ. Sản phẩm bị điều tra là thép cuộn cán nóng hợp kim hoặc không hợp kim; không phủ, không mạ hoặc tráng, có độ dày lên đến 25mm và chiều rộng lên đến 2100 mm thuộc các mã HS: 7208; 7211; 7225; 7226. Sản phẩm bị điều tra không bao gồm thép cuộn không gỉ cán nóng. Thời kỳ điều tra bán phá giá: 01/01/2023 - 31/3/2024 (15 tháng); thời kỳ điều tra thiệt hại: 01/4/2020 - 31/3/2021, 01/4/2021 - 31/3/2022, 01/4/2022 - 31/3/2023 và 01/01/2023 - 31/3/2024. Nguyên đơn là JSW Steel Limited and ArcelorMittal Nippon Steel India Limited đề xuất sử dụng các mã kiểm soát sản phẩm làm cơ sở so sánh giá. DGTR đề nghị các bên liên quan bình luận về phạm vi sản phẩm cũng như các mã kiểm soát sản phẩm được đề xuất trong vòng 15 ngày kể từ ngày khởi xướng. Các nhà sản xuất thép Ấn Độ cáo buộc rằng sản phẩm thép Việt Nam được nhập khẩu với giá bán phá giá và gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước; đồng thời cho rằng không có sự khác biệt đáng kể nào giữa sản phẩm do họ sản xuất và sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam và yêu cầu áp dụng thuế chống bán phá giá đối với thép nhập khẩu từ Việt Nam. Các sản phẩm thép cuộn cán nóng trong diện điều tra của Ấn Độ lần này thường được sử dụng trong công nghiệp ô tô, đường ống dẫn dầu và khí đốt/thăm dò, sản phẩm thép cán nguội, sản xuất ống, kỹ thuật và chế tạo nói chung, thiết bị xử lý xi măng, phân bón, nhà máy lọc dầu, chuyển động trái đất,... Theo Cục Phòng vệ thương mại, hiện nay, do mới nhận được Thông báo khởi xướng điều tra, Cục đang phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đề nghị DGTR cung cấp thêm các thông tin cần thiết khác để chuyển tới các nhà sản xuất, xuất khẩu liên quan. Do đó, nhằm kịp thời ứng phó với vụ việc, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra nghiên cứu kỹ Thông báo khởi xướng điều tra, chủ động đề nghị DGTR cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu cần thiết khác trong giai đoạn này (bao gồm Hồ sơ yêu cầu - bản công khai, Bản câu hỏi điều tra chống bán phá giá). Thực hiện quyền cung cấp ý kiến bình luận về phạm vi sản phẩm, mã kiểm soát sản phẩm và nộp cho DGTR theo đúng thể thức và thời gian hạn định, đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ về bảo mật thông tin và công bố thông tin công khai cho các bên liên quan khác Đồng thời, hợp tác đầy đủ, toàn diện với DGTR trong toàn bộ quá trình vụ việc (bao gồm trả lời các bản câu hỏi điều tra, thẩm tra tại chỗ, tham vấn…). Bên cạnh đó, thường xuyên giữ liên lạc, phối hợp, cung cấp thông tin với Cục Phòng vệ thương mại để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.
6cba0e53897829120d26ce5853d79756
20/08/2024
f4a8d8d35d6c0df94537f99f5793960a
11:08
5112fb0124e3c6fe56028d79ecd0fad2
20240904
https://vietnamfinance.vn/co-dat-chua-het-sot-tien-tiep-tuc-vao-vn-index-bang-bang-huong-ve-dinh-d114981.html
f86b084e52af7f001c9fe460ddba796f
‘Cổ đất’ chưa hết sốt, tiền tiếp tục vào, VN-Index băng băng hướng về đỉnh
21d5f5a3054f259d90408d4c8d482c92
chung-khoan
Trong nhịp đi lên lần này của thị trường chứng khoán, bất động sản đang là nhóm ngành dẫn dắt và cho đến phiên 20/8, “cổ đất” vẫn chưa hết sốt.
392d8880ec6225130d8624ef367eca21
Chỉ số VN-Index vừa ghi nhận phiên tăng thứ ba liên tiếp, qua đó vượt mốc 1.270 điểm. Như vậy, chỉ trong 2 tuần, VN-Index đã tăng tới 84 điểm trong sự ngỡ ngàng của không ít nhà đầu tư và chỉ còn cách mức đỉnh năm nay cỡ 30 điểm. Trong nhịp đi lên này, bất động sản đang là nhóm ngành dẫn dắt và cho đến phiên 20/8, “cổ đất” vẫn chưa hết sốt. Không ít mã tăng kịch trần như PDR, DXG, SGR, HPX. Các mã còn lại đa số tăng tốt, bao gồm cả nhóm Vingroup. Cụ thể, VHM tăng 2,07%, VIC tăng 1,34%, VRE tăng 2,46%, NVL tăng 4,96%, KBC tăng 2,07%, NLG tăng 2,27%, DIG tăng 5,7%, TCH tăng 2,77%... Trong đợt suy giảm trước đó, “cổ đất” từng là nhóm chịu tác động tiêu cực nhất. Bên cạnh “cổ đất”, cổ phiếu của các ngân hàng quốc doanh cũng là trụ đỡ cho thị trường. Theo đó, VCB tăng 2,25%, BID tăng 2,61% và CTG tăng 1,68%, là 3 trong 4 mã tác động tích cực nhất đến chỉ số VN-Index. Trong khi đó, diễn biến giá cổ phiếu của các ngân hàng tư nhân khá ảm đạm, tăng – giảm – đứng giá tham chiếu đan xen nhưng hầu hết biến động chưa tới 1%. Cổ phiếu chứng khoán giao dịch tương đối khả quan, trong đó gây ấn tượng đặc biệt là VND tăng 4,01%. Khá nhiều mã tăng trên 1% như DSE, VIX, CTS, VDS, ORS, AGR. Các nhóm ngành khác đa phần được bao phủ bởi sắc xanh nhưng mức tăng nhìn chung tương đối khiêm tốn. Gây chú ý có PNJ tiếp tục quán tính tăng điểm khi có thêm 2,96% sau phiên tăng kịch trần trước đó, bên cạnh đó còn có HVN tăng mạnh 4,98%. Không chỉ tích cực về điểm số, thanh khoản trên thị trường cũng đang trong trạng thái khả quan. Giá trị giao dịch khớp lệnh trên sàn HoSE đạt gần 18.000 tỷ đồng trong phiên 20/8, cao hơn 24% so với phiên liền trước. Một điểm tích cực khác trong phiên là khối ngoại mua ròng gần 250 tỷ đồng trên sàn HoSE. Sau 3 phiên tăng điểm khá mạnh, tổng cộng gần 49 điểm, thị trường không tránh khỏi áp lực chốt lời. Đây là điều bình thường khi bối cảnh vĩ mô hiện tại vẫn đang ủng hộ đà đi lên của thị trường, nhất là việc nền kinh tế có tín hiệu quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng cao và tỷ giá USD/VND lao dốc.
cf6fbc98df7978daad3ff6802316d745
20/08/2024
f4a8d8d35d6c0df94537f99f5793960a
15:51
75e0a6f0e3459a1c56838572b6ca9adf
20240904
https://vietnamfinance.vn/thoi-quen-tieu-xai-de-dai-day-gioi-tre-vao-noi-lo-huu-tri-d114809.html
b66c10405102ed8d2e71c859637b0681
Thói quen tiêu xài dễ dãi đẩy giới trẻ vào nỗi lo hưu trí
56d15c8b0627759619f8873076e9c6d6
tai-chinh-tieu-dung
Thói quen tiêu dùng nhanh của giới trẻ hiện nay có thể làm lu mờ nhận thức về việc chi tiêu cho các mục đích dài hạn, ảnh hưởng tiêu cực đến kế hoạch hưu trí.
699c59692f258dbfdf9aa93d377a85cb
Trong thời đại công nghệ 4.0, chỉ với vài cú nhấp chuột, vài thao tác trên điện thoại, giới trẻ có thể mua sắm mọi thứ từ quần áo, đồ điện tử đến thực phẩm, sử dụng dịch vụ tài chính... Cùng với đó, sự phổ biến của các phương tiện thanh toán trực tuyến và thẻ tín dụng cũng kích thích giới trẻ chi tiêu nhanh chóng và dễ dàng hơn. Nhìn chung, sự tiến bộ của công nghệ và sự thay đổi trong cách tiếp cận thông tin, hành vi mua sắm đã thúc đẩy thói quen tiêu dùng nhanh ở giới trẻ trong những năm gần đây. Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần FinPeace, cho rằng thói quen tiêu dùng nhanh có thể đem đến cả lợi ích và tác hại đối với đời sống của giới trẻ. “Thói quen tiêu dùng nhanh sẽ thúc đẩy vòng quay tiêu dùng lên rất cao, bản chất là chi tiêu trên ‘vùng tiêu dùng cần thiết’ vì sở thích. Đây là điều tốt cho xã hội, vì làm gia tăng doanh số tiêu dùng”, ông Tuấn Anh cho biết. Tuy nhiên ở chiều ngược lại, thói quen tiêu dùng nhanh cũng đem lại hậu quả, làm lu mờ nhận thức về việc chi tiêu cho các mục đích dài hạn. “Nếu như trước đây, khi gặp những vấn đề khó, chúng ta hay đăng ký một lớp học về kỹ năng để giải quyết vấn đề trong dài hạn, thì hiện tại xu hướng là tìm người hỗ trợ xử lý vấn đề đó. Đây chính là điểm yếu của thói quen tiêu dùng nhanh, làm mất đi ý thức chi tiêu để nhận về những giá trị mang tính chất dài hạn”, Chủ tịch FinPeace cho hay. Thói quen tiêu dùng nhanh khiến giới trẻ dễ dàng nhận thấy kết quả của việc chi tiêu, dẫn đến suy nghĩ sai lầm rằng chi tiêu luôn mang lại hiệu quả nhanh chóng. Trong khi đó, nhiều khía cạnh quan trọng của cuộc sống lại cần thời gian để đem lại kết quả, điển hình là các khoản đầu tư cho tài chính hưu trí. Hơn nữa, khi tốc độ tiêu dùng quá nhanh, giới trẻ có thể mất kiểm soát chi tiêu của mình. Điều này làm giảm khả năng tiết kiệm và tích lũy tài sản. Hậu quả là họ không chỉ gặp khó khăn về tài chính trong hiện tại mà còn ảnh hưởng đến tương lai lâu dài, bao gồm cả việc chuẩn bị tài chính cho thời kỳ nghỉ hưu. Có thể thấy rằng, thói quen tiêu dùng nhanh là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng tiêu cực tới việc hoạch định các kế hoạch tài chính hưu trí và đang là thực trạng đáng lo ngại ở giới trẻ. Bên cạnh nguyên nhân đến từ thói quen tiêu dùng nhanh, một phần nguyên nhân còn lại đến từ việc thiếu kiến thức và giáo dục về tài chính cá nhân, không được trang bị đủ thông tin về cách quản lý tài chính, vai trò của tiết kiệm và đầu tư cho hưu trí. Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, mặc dù giới trẻ Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của tài chính hưu trí, nhưng họ chưa hiểu đầy đủ về trạng thái hưu trí và ít quan tâm đến việc lập kế hoạch tài chính cho tương lai xa. Ở Mỹ, để khuyến khích mọi người tích cực tham gia vào các hoạt động tài chính hưu trí, các khoản tiền mà nhân viên trích từ lương để đóng góp vào quỹ hưu trí hoặc đầu tư chứng khoán sẽ không bị tính vào thu nhập chịu thuế. Điều này đã tạo thói quen đầu tư liên tục cho tài chính hưu trí trong nhiều thế hệ người Mỹ. Trong khi đó, ở Việt Nam, thế hệ trước chỉ có hai lựa chọn đầu tư chính là vàng và tiết kiệm. Gần đây, giới trẻ Việt Nam đã bắt đầu có các hình thức đầu tư và tích lũy khác, tuy nhiên họ thường hướng đến mục tiêu tăng trưởng nhanh hơn là tích lũy cho mục tiêu hưu trí. Chủ tịch của FinPeace nhận định rằng Việt Nam là một môi trường thuận lợi cho giới trẻ đầu tư, nhờ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng so với mức trung bình toàn cầu. Ông chỉ ra rằng giới trẻ có thể đầu tư vào các công ty hàng đầu tại Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán, với mức tăng trưởng trung bình từ 12-18%. Ông cho rằng đây là cơ hội và giải pháp để giới trẻ hiện nay đáp ứng được kỳ vọng tăng trưởng của mình. Tuy nhiên, ông Tuấn Anh cũng lưu ý rằng sau tuổi 45, khi đã có một khoản tiết kiệm nhất định, giới trẻ nên chuyển dần sang các hình thức đầu tư an toàn hơn và mang tính lâu dài hơn như quỹ hưu trí để đảm bảo tài chính cho tương lai. Ông giải thích rằng trong quản lý tài chính cá nhân, ưu tiên hàng đầu là bảo vệ tài chính hiện tại, tiếp theo là chuẩn bị tài chính cho hưu trí, và cuối cùng mới là các mục tiêu tài chính khác như hỗ trợ tài chính cho người thân, chi tiêu cho các dịch vụ mang tính hưởng thụ cao… Để giúp giới trẻ xây dựng kế hoạch tài chính hiệu quả, ông Tuấn Anh khuyên không nên quá phức tạp hoá các kế hoạch với những con số lớn và xa vời. Thay vào đó, nên bắt đầu từ một khoản đầu tư nhỏ và khả thi hàng tháng, để từ đó dần dần hình thành thói quen tiết kiệm. Sau khoảng 6 tháng, mới nên cân nhắc các phương thức đầu tư hiệu quả hơn cho số tiền đã tích lũy. Ông cũng đề cập đến nhiều kênh đầu tư khác nhau như tiết kiệm, vàng, cổ phiếu,... và nhấn mạnh rằng việc tìm hiểu và chọn lựa các kênh đầu tư uy tín là hoàn toàn trong khả năng của giới trẻ ngày nay. Hiện nay, thị trường Việt Nam có nhiều lựa chọn đầu tư cho các mục tiêu dài hạn với mức độ rủi ro thấp. Chẳng hạn, phần lớn các công ty bảo hiểm nhân thọ trên thị trường đều cung cấp các sản phẩm bảo hiểm hưu trí nhằm đem lại thu nhập bổ sung cho người được bảo hiểm khi hết tuổi lao động. Hoặc nhiều công ty quản lý quỹ cũng đang hình thành các quỹ hưu trí với chiến lược đầu tư thận trọng nhằm bảo toàn vốn đầu tư nhưng vẫn đảm bảo khả năng sinh lời.
857134bcef9180ae4c1eea302c42c3af
20/08/2024
f4a8d8d35d6c0df94537f99f5793960a
14:45
daa792a5b2caddb355445abb788388e3
20240904
https://vietnamfinance.vn/vinacapital-chi-500-ty-dong-lam-co-dong-tap-doan-thuc-pham-lon-viet-nam-d114978.html
1c8fb3df00e6cb4f55f6fb6703809e4f
VinaCapital chi 500 tỷ đồng, làm cổ đông tập đoàn thực phẩm lớn Việt Nam
2c0f08d0d657812fb038a5712d3b97a7
ma
Trong bối cảnh cổ phiếu ghi nhận nhiều phiên giảm sâu từ đỉnh thị giá, quỹ ngoại thuộc VinaCapital đã chi ra gần 500 tỷ đồng để nâng sở hữu tại KIDO.
abf6093811c3c5aa2e3671fa91fd31f8
Công bố thông tin trên HoSE, Liva Holdings Limited - quỹ thuộc Công ty cổ phần Quản lý quỹ VinaCapital báo cáo đã mua 8,6 triệu cổ phiếu KDC của Công ty cổ phần Tập đoàn KIDO trong phiên 14/8. Qua đó, quỹ nâng sở hữu từ 8,62 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 2,97%) lên 17,24 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 5,95%), trở thành cổ đông lớn tại KIDO. Sau giao dịch, tổng sở hữu của nhóm quỹ VinaCapital tại KIDO tăng từ 11,67 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 4,02%) lên 20,29 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 7%). Giao dịch được diễn ra trong phiên 14/8 với thị giá của cổ phiếu KDC lúc này ở mức 55.200 đồng/cp, dự kiến khối ngoại trên đã chi ra khoảng 474 tỷ đồng để hoàn tất giao dịch. Giao dịch trên diễn ra trong bối cảnh thị giá cổ phiếu KDC biến động mạnh trong thời gian qua. Cụ thể, cổ phiếu KDC lập đỉnh cao nhất từ đầu năm tới nay vào phiên 7/6 ở mức 65.700 đồng/cổ phiếu. Ngay sau đó, giá cổ phiếu của KIDO liên tục ghi nhận nhiều phiên giảm. Theo mức chốt phiên ngày 20/8, KDC có giá 55.500 đồng/cổ phiếu, giảm 18% so với mức đỉnh được lập vào hồi tháng 6. Giá cổ phiếu diễn biến đi xuống cùng với kết quả kinh doanh kém sắc, khi quý II/2024 KIDO ghi nhận lợi nhuận sau thuế gần 11 tỷ đồng, "bốc hơi" tới gần 99% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân do doanh thu sụt giảm 26% và hụt doanh thu tài chính (đạt 47 tỷ đồng, so với cùng kỳ đạt 1.120 tỷ đồng nhờ có khoản lãi từ thanh lý đầu tư). Luỹ kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của doanh nghiệp đạt hơn 3.531 tỷ đồng. Trong đó, mảng dầu ăn vẫn là chủ lực của KIDO, đem về hơn 2.846 tỷ đồng doanh thu. Thực phẩm và các mảng khác đem về 685 tỷ đồng doanh thu trong nửa đầu năm. Lợi nhuận trước thuế luỹ kế đạt 54,8 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 32,6 tỷ đồng, lần lượt giảm 92,8% và giảm 94% so với 6 tháng đầu năm 2023. Hiện tại, KIDO vẫn đang có thị phần lớn tại ngành kem lạnh (với thương hiệu Merino và Celano), ngành dầu ăn (với các thương hiệu Tường An, Marvela, Olita), ngành bơ thực vật. Tháng 10/2023, KIDO hoàn tất việc nâng tỷ lệ sở hữu tại Công ty cổ phần Thọ Phát Quốc Tế từ 25% lên 68%. Doanh nghiệp này nổi tiếng với thương hiệu bánh bao Thọ Phát vốn nổi tiếng tại các tỉnh thành phía Nam. KIDO đang theo đuổi mục tiêu lấy lại vị trí dẫn đầu trong ngành bánh kẹo tại Việt Nam, sau khi bán lại thương hiệu Kinh Đô cho Tập đoàn Mondelēz International (Hoa Kỳ). Mùa trung thu năm nay, KIDO có thêm nhãn hiệu bánh trung thu mới mang tên Thọ Phát.
b78fdad28613e0036ff9df2d07f5cd1b
20/08/2024
f4a8d8d35d6c0df94537f99f5793960a
17:00
fb9e0c48b8a116a3da9a28c36bdd6840
20240904
https://vietnamfinance.vn/diem-ten-4-doanh-nghiep-duoc-quan-tri-tot-nhat-nam-2024-d114975.html
6d8ba8a5faf862259b0aa2187165492f
Điểm tên 4 doanh nghiệp được quản trị tốt nhất năm 2024
494fdc9e2eab5be1d42be71ad33d2a5f
kinh-doanh
Deloitte Việt Nam vừa công bố danh sách các Doanh nghiệp được Quản trị Tốt nhất 2024 (Vietnam Best Managed Companies 2024). 4 doanh nghiệp được vinh danh năm nay gồm Công ty TNHH Chế biến thực phẩm và Bánh kẹo Phạm Nguyên, Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại phát triển Nhất Tín, Công ty TNHH OnPoint và Công ty Cổ phần Tập đoàn Thực phẩm Hoa Sen - Lotus Group.
1567131107a4de25c718404133d7d88a
Năm nay, Công ty TNHH Chế biến thực phẩm và Bánh kẹo Phạm Nguyên là doanh nghiệp đầu tiên đạt chứng nhận Tiêu chuẩn vàng (Gold Standard) – chứng nhận dành cho doanh nghiệp góp mặt trong danh sách Doanh nghiệp được Quản trị Tốt nhất 4 năm liên tiếp. Đây cũng là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên sẽ gia nhập cộng đồng các Doanh nghiệp được Quản trị Tốt nhất đạt chứng nhận Tiêu chuẩn vàng trong khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, chương trình năm nay vinh danh 3 doanh nghiệp lần đầu tiên được đánh giá là Doanh nghiệp được Quản trị Tốt nhất, gồm Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại phát triển Nhất Tín, Công ty TNHH OnPoint và Công ty Cổ phần Tập đoàn Thực phẩm Hoa Sen - Lotus Group. Để được công nhận là Danh hiệu được Quản trị Tốt nhất, các ứng viên phải trải qua quá trình đánh giá khắt khe, dưới sự dẫn dắt của một hội đồng giám khảo độc lập và đa ngành. Đánh giá của các giám khảo dựa trên 4 tiêu chí của chương trình, gồm Chiến lược kinh doanh, Văn hóa doanh nghiệp và cam kết, Năng lực cạnh tranh và Sự đổi mới, Quản trị công ty và tài chính. Các Doanh nghiệp được Quản trị Tốt nhất được mời đến Jakarta, Indonesia để tham dự sự kiện Hội nghị thượng đỉnh Doanh nhân Đông Nam Á 2024 vào ngày 5/11/2024 để chia sẻ kiến ​​thức, giao lưu và tìm hiểu thị trường. Doanh nghiệp được Quản trị Tốt nhất Việt Nam gia nhập mạng lưới toàn cầu của Doanh nghiệp được Quản trị Tốt nhất bao gồm 1.300 tổ chức đến từ 46 quốc gia thuộc châu Á – Thái Bình Dương, châu Mỹ, châu Âu, Trung Đông và sẽ ra mắt tại châu Phi. Best Managed Companies – Doanh nghiệp được Quản trị Tốt nhất là một chương trình toàn cầu được thực hiện với mục tiêu đánh giá thành công và thành tựu trên phương diện vận hành tổ chức của các công ty tư nhân.Chương trình cung cấp một khung đánh giá riêng biệt cho đội ngũ quản lý thử thách và đánh giá bản thân dựa trên sự so sánh với những doanh nghiệp tư nhân hàng đầu trên thế giới.Chương trình Doanh nghiệp được Quản trị Tốt nhất được khởi động vào năm 1993 tại Canada. Đến nay, chương trình đã mở rộng đến 46 quốc gia tại châu Á – Thái Bình Dương, châu Mỹ, châu Âu, Trung Đông và sẽ ra mắt tại châu Phi. Song song, chương trình đã xây dựng mạng lưới với hơn 1.300 doanh nghiệp xuất sắc như một cộng đồng với các liên minh và chia sẻ hiểu biết chuyên sâu.
7b48a814ca1ec25e0c192af263c76f2d
20/08/2024
f4a8d8d35d6c0df94537f99f5793960a
15:14
7968f31112a1fa8b6d81f54351e821ab
20240904
https://vietnamfinance.vn/nghin-ty-ve-tui-co-dong-ngan-hang-co-tuc-cao-co-phieu-tang-gia-d114952.html
82823b400c2b4e8b5a2bab84f20e8d36
Nghìn tỷ về túi cổ đông ngân hàng: Cổ tức cao, cổ phiếu tăng giá
4d4c5083eb054a5283df6e7bd7f4d159
thi-truong-nh
Các ngân hàng ồ ạt chốt quyền chia cổ tức bằng cả cổ phiếu và tiền mặt ở mức cao. Nhiều ngân hàng sau nhiều năm không chia cổ tức tiền mặt nay cũng đã thay đổi phương thức.
3b2ddf6bb8d71ebd83d7068f82178021
Gần đây, nhiều ngân hàng thông báo ngày chốt quyền chia cổ tức bằng cổ phiếu ở mức cao để tăng vốn điều lệ, nâng cao năng lực tài chính, sức cạnh tranh như kế hoạch đã trình cổ đông thông qua tại đại cổ đông (ĐHCĐ). Cụ thể, Ngân hàng TMCP Phương Đông mới đây thông báo ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông nhằm thực hiện quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu là 30/8. Dự kiến OCB sẽ phát hành gần 411 triệu cổ phiếu theo tỷ lệ 20%. Nguồn phát hành là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối năm 2023. Sau khi phát hành, vốn điều lệ của OCB dự kiến lên gần 24.658 tỷ đồng. Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) cũng có nghị quyết thông qua ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu và nhận cổ phiếu phát hành để tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu năm 2024 là ngày 26/8. Theo đó, SeABank sẽ phát hành 329 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông, tương ứng tỷ lệ phát hành là 13,18%. Đồng thời, nhà băng này phát hành thêm 10,3 triệu cổ phiếu để tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu, tương ứng tỷ lệ 0,4127%. Tổng tỷ lệ phát hành của hai phương án trên là 13,6%. Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) cũng công bố ngày 29/8 là ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền trả cổ tức năm 2023. MSB sẽ tăng vốn theo hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận để lại tính theo báo cáo tài chính kiểm toán tại 31/12/2023 sau khi trích các quỹ theo luật định. Tỷ lệ phát hành là 30% trên tổng số cổ phần đang lưu hành (người sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 30 cổ phiếu), tương đương phát hành thêm 600 triệu cổ phiếu. Với tỷ lệ này, MSB trở thành ngân hàng có mức trả cổ tức cao nhất trong năm nay. Sau khi tăng vốn, tổng số lượng cổ phiếu lưu hành sẽ là 2,6 tỷ cổ phiếu, tương ứng với vốn điều lệ mới đạt 26.000 tỷ đồng. Tương tự, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) cũng thông báo ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông hưởng quyền nhận cổ phiếu thưởng là 23/8. Theo đó, VIB sẽ phát hành thêm gần 431,3 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông từ nguồn vốn chủ sở hữu, tương ứng tỷ lệ 17%. Tổng giá trị phát hành theo mệnh giá là 4.312,6 tỷ đồng, nguồn phát hành là quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại tính đến cuối năm 2023. Sau đợt phát hành trên, vốn điều lệ của VIB dự kiến sẽ tăng thêm gần 4.313 tỷ đồng. Như vậy, sẽ có 4 ngân hàng chốt danh sách cổ đông vào cuối tháng 8 để tiến hành trả cổ tức, cổ phiếu thưởng cho cổ đông. Trước đó, trong tháng 7, nhiều ngân hàng khác cũng đã chốt danh sách cổ đông chia cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu ở mức cao trên dưới 25%. Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) đã chốt danh sách cổ đông trong ngày 12/7 vừa qua thực hiện phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Theo đó, Nam A Bank sẽ phát hành cổ phiếu để chia cổ tức với tỷ lệ 25%, vốn điều lệ sẽ tăng thêm 2.654 tỷ đồng. Nguồn phát hành là lợi nhuận chưa phân phối năm 2023 và lợi nhuận chưa phân phối từ các năm trước. Tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank), sau khi chốt danh sách cổ đông vào ngày 15/7 để trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%, ngân hàng này đang triển khai kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu theo nghị quyết được ĐHCĐ thông qua với tỷ lệ 20%. Sau khi phát hành cổ phiếu trả cổ tức, vốn điều lệ HDBank sẽ tăng thêm tối đa 5.825 tỷ đồng lên hơn 35.900 tỷ đồng, giúp HDBank tiếp tục nằm trong nhóm các ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống, các chỉ tiêu an toàn được đảm bảo và hiệu quả hoạt động cao. Tương tự, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) cũng đang triển khai kế hoạch trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 11%, dự kiến nâng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng. Ngân hàng này đang hoàn thiện hồ sơ trình cơ quan quản lý, thực hiện các thủ tục chuẩn bị triển khai phát hành trả cổ tức 2023 bằng cổ phiếu tỷ lệ 11% trong quý III/2024. Trước đó, SHB đã chốt danh sách cổ đông vào ngày 19/7 để trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%. Với gần 3,7 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, SHB đã chi hơn 1.800 tỷ đồng để trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông. Ngoài các ngân hàng kể trên, ba "ông lớn" VietinBank, Vietcombank và BIDV đều có kế hoạch trả cổ tức bằng cổ phiếu trong thời gian tới. Từ đầu năm tới nay, cả ba ngân hàng này đều chưa chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức bằng cổ phiếu, tăng vốn điều lệ. Cổ tức bằng tiền mặt hay cổ phiếu đều được coi là thu nhập của nhà đầu tư. Theo quy định hiện hành, cổ tức bằng tiền mặt hoặc bằng cổ phiếu đều phải nộp 5% thuế thu nhập cá nhân. Giá cổ phiếu trên thị trường cũng sẽ bị điều chỉnh tương ứng với số cổ tức mà ngân hàng chi trả trên mỗi cổ phiếu. Được nhận cổ tức là tin vui đối với các cổ đông. Bởi nó không chỉ thể hiện hiệu quả kinh doanh của ngân hàng mà còn là chất xúc tác tích cực hỗ trợ diễn biến giá cổ phiếu trên thị trường. Đối với ngân hàng, việc chia cổ tức bằng cổ phiếu sẽ giúp ngân hàng tăng vốn điều lệ, nâng cao năng lực tài chính, gia tăng khả năng cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu phát triển hoạt động kinh doanh cũng như quản trị rủi ro. Lãnh đạo các ngân hàng lý giải việc chia cổ tức bằng cổ phiếu là để nâng cao năng lực tài chính, đáp ứng tốt hơn các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng, đầu tư cơ sở vật chất, số hóa, mở rộng quy mô cho vay và giữ chân nhân tài,.... Đánh giá về xu hướng tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức, các chuyên gia nhận định chia cổ tức bằng cổ phiếu giúp ngân hàng tăng vốn điều lệ, cải thiện năng lực tài chính, nâng cao bộ đệm an toàn vốn, có thêm nguồn lực để chống chọi với những khó khăn, mở rộng hoạt động kinh doanh, đồng thời hỗ trợ nền kinh tế nói chung, các doanh nghiệp nói riêng. Có thể thấy, việc tăng vốn điều lệ sẽ giúp các ngân hàng cải thiện năng lực tài chính, nâng cao bộ đệm an toàn vốn, có thêm nguồn lực để chống chọi với những khó khăn, mở rộng hoạt động kinh doanh, đồng thời hỗ trợ nền kinh tế nói chung, các doanh nghiệp nói riêng. Thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 6/2024, hệ số an toàn vốn (CAR) của nhóm ngân hàng áp dụng theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN đạt 11,96% (nhóm ngân hàng thương mại nhà nước đạt 9,99%, nhóm ngân hàng thương mại cổ phần đạt 11,86%)...
c2a664c161daaffc95359ede897985b9
20/08/2024
f4a8d8d35d6c0df94537f99f5793960a
09:00
d8cdf71171862eb00e39c6d33a5e694a
20240904
https://vietnamfinance.vn/kiem-chua-noi-2-ngay-tu-det-may-garmex-sai-gon-lan-sang-bds-duoc-va-logistics-d114942.html
c26f2f5e5b01a086cbf7fe5c152df146
Kiếm chưa nổi 2 triệu/ngày từ dệt may, Garmex Sài Gòn lấn sang BĐS, dược và logistics
623f1964fcbc52d3b74d7edf93fd6cf1
kinh-doanh
Garmex Sài Gòn - công ty may lớn tại TP. HCM ghi nhận doanh thu chỉ 358 triệu đồng nửa đầu năm, tương đương dưới 2 triệu đồng mỗi ngày.
3e7bde1ff00b5920c8a3da3296511c1d
Công ty cổ phần Garmex Sài Gòn (HOSE: GMC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất bán niên đã soát xét năm 2024, ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 358,5 triệu đồng, giảm mạnh so với cùng kỳ. Tương ứng, trung bình mỗi ngày Garmex Sài Gòn thu về chưa tới 2 triệu đồng. Trong quá khứ, có lúc Garmex Sài Gòn từng thu về doanh thu kỷ lục với hơn 2.000 tỷ đồng một năm, tương đương 5,5 tỷ đồng/ngày. Không có nguồn thu từ sản xuất kinh doanh, Garmex Sài Gòn đang sống nhờ vào việc mua bán tài sản đã qua sử dụng, lãi tiền gửi và thanh lý tài sản. Theo đó, Garmex Sài Gòn lãi hơn 755 triệu đồng sau 6 tháng, cải thiện đáng kể so với khoản lỗ hơn 33 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Dù vậy, so với kế hoạch doanh thu hơn 50 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 40 tỷ đồng, Garmex Sài Gòn còn cách xa chỉ tiêu. Được biết, Garmex Sài Gòn đã tạm ngưng sản xuất hàng dệt may từ tháng 5/2023 đến nay. Doanh nghiệp tập trung chủ yếu công tác bảo quản tài sản, xử lý và thanh lý nguyên phụ liệu tồn kho lâu năm và tiếp tục tiết giảm chi phí, tìm kiếm đối tác để khai thác các mặt bằng hiện có. Tính đến cuối tháng 6, Garmex Sài Gòn đã thanh lý một số máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ với số tiền gần 9,3 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Garmex Sài Gòn còn thúc đẩy đối tác để giao hàng nhưng vẫn còn tồn khó hơn 160.600 sản phẩm tủ vải, trị giá gần 122 tỷ đồng. Ngoài ra, Garmex Sài Gòn cũng thực hiện các thủ tục để triển khai kinh doanh nhà thuốc tại mặt bằng sẵn có trên đường Hồng Bàng (quận 5, TP. HCM), đồng thời thúc đẩy dự án bất động sản nhà ở Phú Mỹ (Bà Rịa - Vùng Tàu) để bán sản phẩm nhằm thu hồi vốn đầu từ. Hiện tại, công ty chỉ còn 33 lao động, giảm 2 người so với cuối năm 2023. Trong năm ngoái, doanh nghiệp này đã cắt giảm 1.947 việc làm, nặng nề hơn cả đợt sa thải 1.828 người của năm 2022. Sau khi cho hàng nghìn người mất việc, Garmex Sài Gòn xác định đảm bảo thu nhập ổn định và thực hiện tốt các chế độ, chính sách với những người lao động còn lại là một trong những chiến lược của công ty. Cắt giảm lao động là một trong những biện pháp chính mà doanh nghiệp này lựa chọn để giảm lỗ. Garmex Sài Gòn cho biết nếu giữ sản xuất tại các nhà máy khiến "công ty lỗ rất nhiều". Trong phiên họp thường niên cuối tháng 6, Garmex Sài Gòn nói tín hiệu hồi phục ngành may chưa rõ ràng nên không giữ lực lượng lao động chờ cơ hội. Doanh nghiệp cũng xác định khi có tiền thu về từ thanh lý tài sản và thu hồi công nợ, sẽ đầu tư mới cho những ngành như dược phẩm, y tế, bất động sản và logistics. Ban lãnh đạo nêu quan điểm "không nhất thiết phải theo ngành may" mà chỉ khôi phục nếu thuận lợi. Theo tìm hiểu, Garmex Sài Gòn hoạt động hơn 20 năm, là một trong những nhà sản xuất hàng may mặc có thị phần lớn, làm việc với nhiều thương hiệu quốc tế. Công ty này có 5 nhà máy tại TP. HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu và Quảng Nam, tổng diện tích hơn 10 ha với 70 dây chuyền sản xuất. Trước dịch, Garmex Sài Gòn từng tạo việc làm cho hơn 4.000 công nhân trong năm 2019. Giai đoạn đó, công ty ghi nhận mức doanh thu hàng nghìn tỷ và lợi nhuận lên đến hơn trăm tỷ đồng một năm. Ngay cả cao điểm dịch 2021, Garmex Sài Gòn vẫn có lãi hơn 43 tỷ đồng. Doanh nghiệp này lỗ lần đầu vào năm 2022 khi đơn hàng xuất khẩu giảm mạnh, doanh số xuất khẩu sụt tới 93% so với năm 2021.
af1de54a751e64c5a391da79da52faf6
19/08/2024
b196ac7ab3876c0caa898fda628e2095
17:09
7dcb6fdf8c51ec026faea54d22780792
20240904
https://vietnamfinance.vn/gap-kho-voi-luat-dat-dai-2024-tphcm-kien-nghi-len-thu-tuong-thao-go-d114930.html
bd0d7a7ffd194e7542cf1fa2e9cb52fc
Gặp khó với Luật Đất đai 2024, TP.HCM kiến nghị Thủ tướng tháo gỡ
7a82e90aaf1f273c53385ebb23f22893
thi-truong-bds
UBND TP.HCM vừa gửi văn bản xin ý kiến Thủ tướng hướng dẫn việc tính nghĩa vụ tài chính đất đai với hồ sơ phát sinh sau ngày 1/8 đến khi có bảng giá đất điều chỉnh.
7db9e1e68062957b65562aa1c0edbad9
Theo đó, UBND TP. HCM gặp vướng mắc trong việc giải quyết các thủ tục hành chính về nghĩa vụ tài chính trong giai đoạn chuyển tiếp từ ngày 1/8/2024 đến thời điểm Bảng giá đất điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024 được ban hành. TP. HCM gặp ách tắc khi giải quyết hồ sơ liên quan nghĩa vụ tài chính đất đai trong giai đoạn chuyển tiếp Cụ thể, từ ngày 1/8, nếu áp dụng bảng giá đất chưa điều chỉnh mà không nhân với hệ số điều chỉnh giá đất thì không sát với giá thực tế tại địa phương. Ngoài ra, bảng giá đất này bị giới hạn bởi quy định về khung giá đất nên nhiều năm gần đây không còn phù hợp. Mặt khác, Luật Đất đai 2024 không có quy định áp dụng hệ số điều chỉnh như trước đây. Việc áp dụng bảng giá đất trước đây mà không nhân hệ số điều chỉnh sẽ không phù hợp. UBND TP. HCM nhận thấy việc sửa đổi, điều chỉnh bảng giá đất cũ là cần thiết. UBND thành phố đã chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị khẩn trương phối hợp thực hiện điều chỉnh bảng giá đất. Hiện nay, dự thảo bảng giá đất điều chỉnh đang được UBND TP. HCM phối hợp Hội đồng Nhân dân thành phố tổ chức buổi thảo luận chuyên đề, đối thoại, lấy ý kiến trực tiếp các đại biểu và hội nghị phản biện xã hội theo quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Nhằm tránh ách tắc trong quá trình giải quyết hồ sơ liên quan nghĩa vụ tài chính về đất đai phát sinh từ ngày 1/8 đến khi bảng giá đất điều chỉnh được ban hành, UBND TP. HCM kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện giải quyết vướng mắc nêu trên. Từ đó TP. HCM cũng thống nhất cách tính nghĩa vụ tài chính về đất đai phát sinh trong giai đoạn từ ngày 1/8 đến khi bảng giá đất điều chỉnh được ban hành.
fc68770416000078911a8e92e6957f7c
19/08/2024
b196ac7ab3876c0caa898fda628e2095
14:45
daa792a5b2caddb355445abb788388e3
20240904
https://vietnamfinance.vn/lai-suat-cuoi-nam-nhip-chung-bat-ngo-khong-can-noi-da-di-len-d114917.html
3809aa50a01fca0465f7e865078fe5df
Lãi suất cuối năm: Nhịp chững bất ngờ không cản nổi đà đi lên
f3b51c6ef54b8d9530f41ef3445b9547
thi-truong-nh
Đà tăng của lãi suất huy động chững lại, nhiều ngân hàng điều chỉnh giảm trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng hạ nhiệt và thanh khoản hệ thống dồi dào hơn. Song lãi suất tiết kiệm vẫn chịu áp lực tăng trong những tháng cuối năm.
21d5e51def832a76f5832422ed73a455
Trong khi hầu hết ngân hàng lựa chọn tăng lãi suất để thu hút tiền gửi thì một số nhà băng lại đi theo hướng ngược lại khi công bố biểu lãi suất mới với mức giảm tại một số kỳ hạn. Khoảng hơn hai tuần lại đây, liên tiếp xuất hiện các ngân hàng giảm lãi suất huy động. Điểm chung của các nhà băng này là từng niêm yết lãi suất huy động trên 6%/năm với những kỳ hạn dài. Đến thời điểm này, có ít nhất 4 ngân hàng đã công bố giảm lãi suất huy động ở một số kỳ hạn, trong làn sóng tăng lãi suất đầu vào suốt nhiều tháng qua. "Châm ngòi" cho xu hướng này là Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) khi điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi online tại nhiều kỳ hạn kể từ ngày 31/7. Cụ thể, kỳ hạn 3 tháng giảm 0,1 điểm%, xuống mức 4,0%/năm; lãi suất kỳ hạn 6 tháng giảm 0,3 điểm %, xuống mức 5,0%/năm; lãi suất kỳ hạn 9 tháng giảm 0,2 điểm %, xuống mức 5,5%/năm; lãi suất kỳ hạn 12 tháng giảm 0,2 điểm %, từ mức cao nhất thị trường 6,2%/năm xuống 6%/năm. Tiếp đến, ngày 7/8, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) cũng bất ngờ giảm lãi suất 0,25%/năm đối với tất cả kỳ hạn huy động. Việc điều chỉnh này khiến SeABank đánh mất ngôi vị quán quân về lãi suất huy động cao nhất thị trường. Theo biểu lãi suất tiết kiệm tại quầy dành cho khách hàng cá nhân gửi từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng của SeABank, lãi suất huy động kỳ hạn 1-2 tháng giảm còn 2,95%/năm, kỳ hạn 3-5 tháng giảm còn 3,45%/năm, kỳ hạn 6 tháng còn 4,15%/năm, kỳ hạn 9 tháng 4,29%/năm, kỳ hạn 12 tháng 5,2%/năm và lãi suất huy động các kỳ hạn 15-36 tháng là 5,75%/năm. Mức lãi suất 6,2%/năm được SeABank trả cho khách hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn 15-36 tháng với số tiền từ 10 tỷ đồng trở lên nay giảm xuống còn 5,95%/năm. Đến ngày 15/8, Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank) cũng giảm từ 0,1-0,2%/năm lãi suất tiền gửi các kỳ hạn từ 1-36 tháng. Trong đó, lãi suất huy động kỳ hạn 18-36 tháng áp dụng cho tài khoản tiền gửi từ 1 tỷ đồng trở lên giảm từ 6,05%/năm xuống còn 5,95%/năm. Gần đây nhất, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa giảm lãi suất huy động các kỳ hạn 24-36 tháng, với mức giảm 0,2%/năm, kể từ ngày 16/8. Cụ thể, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 24 tháng giảm 0,2 điểm%, xuống còn 5,6%/năm; lãi suất kỳ hạn 36 tháng cũng giảm 0,2 điểm%, còn 5,8%/năm. Đối với các kỳ hạn còn lại, OCB duy trì mức lãi suất như đã niêm yết trong hai tháng qua. Đáng chú ý, điểm chung của cả 4 ngân hàng trên là đều đã từng niêm yết lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dài ở mức dẫn đầu thị trường, từ 6-6,2%/năm. Sau khi được điều chỉnh giảm, lãi suất huy động cao nhất tại OCB, Bac A Bank và SeABank về dưới ngưỡng 6%/năm, còn lãi suất cao nhất tại ABBank là 6%/năm. Ngoài ABBank, trên thị trường, một số ngân hàng đang duy trì lãi suất ngân hàng từ 6-6,1%/năm. Chẳng hạn, Saigonbank đang niêm yết lãi suất 6%/năm cho tiền gửi kỳ hạn 13-24 tháng và 6,1%/năm cho tiền gửi kỳ hạn 36 tháng. BaoViet Bank và BVBank hiện niêm yết lãi suất 6%/năm cho tiền gửi kỳ hạn 18-36 tháng. Mức lãi suất huy động cao nhất thị trường hiện nay là 6,1%/năm. Mức lãi suất này đang được áp dụng tại 5 ngân hàng, gồm: Saigonbank và SHB (kỳ hạn gửi tiền từ 36 tháng), NCB và OceanBank (kỳ hạn tiền gửi từ 18-36 tháng); HDBank (kỳ hạn 18 tháng). Đà tăng của lãi suất huy động có dấu hiệu chậm lại trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng hạ nhiệt sau khi bứt phá mạnh mẽ vào cuối quý II. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng so với cuối năm 2023 đã giảm còn 5,3% vào ngày 17/7, sau khi tăng tốc và đạt mức 6% vào cuối tháng 6. Trong bối cảnh đó, từ phiên 5/8, Ngân hàng Nhà nước đã đồng loạt giảm 0,25 điểm % lãi suất OMO và lãi suất tín phiếu khi áp lực tỷ giá có dấu hiệu hạ nhiệt. Động thái này được đánh giá sẽ giúp hỗ trợ thanh khoản hệ thống ngân hàng. Trước đó, trong bối cảnh tiền gửi của người dân và doanh nghiệp tăng trưởng thấp, đi cùng tăng trưởng tín dụng hồi phục khiến nhiều nhà băng phải tăng lãi suất huy động để đảm bảo cân đối nguồn vốn. Cùng với đó, hoạt động can thiệp của Ngân hàng Nhà nước thông qua các công cụ tín phiếu và bán ngoại tệ cũng ảnh hưởng tới thanh khoản tiền Đồng của các ngân hàng. Dù đã có dấu hiệu chậm lại song lãi suất huy động được dự báo vẫn chịu áp lực tăng trong những tháng cuối năm 2024. Công ty Chứng khoán MB (MBS) trong báo cáo mới công bố cho biết, trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng đang tăng nhanh gấp 3 lần so với tốc độ tăng của huy động vốn, các ngân hàng ráo riết tăng lãi suất huy động nhằm nâng cao tính cạnh tranh của kênh tiết kiệm so với các kênh đầu tư khác trên thị trường. MBS dự báo lãi suất đầu vào sẽ tiếp tục tăng trong nửa sau năm 2024 do cầu tín dụng sẽ tiếp tục xu hướng tăng lên mạnh hơn từ giữa năm 2024 khi sản xuất và đầu tư tăng tốc mạnh hơn trong những tháng cuối năm. Theo đó, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại lớn sẽ có thể nhích thêm 0,5 điểm %, quay về mức 5,2-5,5%/năm vào cuối năm 2024. Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng cho rằng lãi suất huy động tăng trở lại là một kịch bản phù hợp dựa trên biến động của kỳ vọng tỷ giá và chính sách lãi suất. Song mức tăng của lãi suất huy động sẽ không đột biến như năm 2022 do bối cảnh vĩ mô là khác nhau. Lãi suất huy động ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí vốn của ngân hàng, dẫn đến lợi nhuận bị ảnh hưởng nếu lãi suất huy động tăng cao. Với tình hình lãi suất huy động như hiện nay, lãnh đạo một số ngân hàng cho hay vẫn phải chuẩn bị kịch bản chi phí vốn có sự tăng nhẹ trong quý III.
c335a85682f8143db591e45cfaa308ae
19/08/2024
b196ac7ab3876c0caa898fda628e2095
09:00
d8cdf71171862eb00e39c6d33a5e694a
20240904
https://vietnamfinance.vn/xay-lap-dien-4-trung-thau-nghin-ty-loi-nhuan-di-xuong-no-tang-len-d114900.html
4aa5be10d505964a674066040abc3f7a
Xây lắp điện 4: Trúng thầu nghìn tỷ, lợi nhuận đi xuống, nợ tăng lên
1cde7b7f40295b35713d483f03c5a848
chuyen-lam-an
Nhiều gói thầu ngành điện có trị giá hàng chục tỷ, thậm chí hàng trăm tỷ đồng do Ban QLDA các công trình điện Miền Trung (CPMB) và Ban QLDA các công trình điện Miền Bắc (NPMB) làm bên mời thầu.
83d6d3dd296c9a468f79ff9178a2c53e
Đôi nét về PCC4: "Ông lớn" của ngành xây lắp điện Theo giới thiệu, Công ty TNHH MTV Xây lắp điện 4 (PCC4) là doanh nghiệp nhà nước được thành lập ngày 28/12/1987 trên cơ sở sáp nhập công ty Xây lắp điện 1 và Công ty Xây lắp đường dây và Trạm 4. Đến năm 1988 theo QĐ số 63/1988/QĐ-BCN của Bộ Công Nghiệp, công ty trở thành 1 trong 4 công ty xây lắp điện chuyên ngành của Quốc gia trực thuộc Tổng công ty xây dựng Công nghiệp Việt Nam. Năm 2005, thực hiện tiến trình đổi mới doanh nghiệp, Công ty xây lắp điện 4 chuyển thành Công ty TNHH MTV xây lắp điện 4 (PCC4). Người đại diện theo pháp luật của PCC4 là Bùi Quang Cảnh, chức vụ Giám đốc. Địa chỉ trụ sở tại tổ 5, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Hà Nội. Công ty hoạt động trong các lĩnh vực: xây lắp các công trình đường dây và trạm điện, các công trình nguồn điện; xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng; sản xuất cột điện bê tông và kết cấu bê tông, sản xuất cột điện thép, kết cấu kim loại mạ kẽm, sản xuất vật liệu xây dựng, lắp ráp sứ cách điện; tư vấn quản lý dự án cho các loại công trình về điện và công nghiệp;... Trong quá trình xây dựng và phát triển, PCC4 ghi dấu ấn bằng nhiều công trình điện lớn trên toàn quốc, điển hình như gần 800km đường dây 500 kV, trong đó có đường dây 500 kV Bắc- Nam, Ô Môn- Nhà Bè, Cai Lậy- Long An, Thường Tín- Quảng Ninh...., các trạm biến áp 500kV Ialy, Nho Quan, Quảng Ninh...và gần 1.000 công trình đường dây và trạm biến áp từ 35kV-220kV tại Việt Nam và nước bạn Lào. Theo dữ liệu của VietnamFinance, PCC4 đã tham gia đấu và trúng tới 83 gói thầu với tổng giá trị trúng thầu hơn 5.292.04 tỷ đồng. Trong đó, tổng giá trị trúng thầu với vai trò độc lập hơn 3.195,09 tỷ đồng và tổng giá trị trúng thầu với vai trò liên danh hơn 2.096,94 tỷ đồng. Tỷ lệ trung bình giá trúng thầu so với giá dự toán là 94,46%. Các tỉnh thành đã tham gia thầu: Hà Nội (69), Nghệ An (25), Nam Định (22), Thanh Hoá (20), Hà Tĩnh (20), Quảng Bình (20), Thái Bình (14), Hải Dương (14), Hưng Yên (13), TP. Hồ Chí Minh (9), Đà Nẵng (9), Đồng Nai (8), Ninh Bình (8),… Trúng loạt gói thầu trăm tỷ Theo dữ liệu của VietnamFinance, trong các gói thầu PCC4 trúng thầu với tỷ lệ tiết kiệm “nhỏ giọt” cho ngành điện chủ yếu trúng thầu tại Ban QLDA các công trình điện Miền Trung (CPMB), Ban QLDA các công trình điện Miền Bắc (NPMB),… Tại Ban QLDA các công trình điện Miền Trung, trong cùng một ngày (ngày 29/1/2024), Giám đốc Ban QLDA các công trình điện Miền Trung, Tổng công ty truyền tải điện Quốc gia Vũ Trần Nguyễn ký liên tiếp 3 quyết định lựa chọn nhà thầu là PCC4 trúng thầu tại các gói thầu do CPMB làm bên mời thầu. Cụ thể, với vai trò độc lập, PCC4 trúng Gói thầu số 31 Xây lắp đường dây từ VT261 đến VT282 thuộc dự án đường dây 500kV Quảng Trạch – Quỳnh Lưu, với giá trúng thầu 109.001.501.950 đồng; giá dự toán 109.615.284.000 đồng. Tiếp đó, trúng Gói thầu số 12 Xây lắp đường dây từ VT27 đến VT32 của dự án đường dây 500kV Quảng Trạch – Quỳnh Lưu, với giá trúng thầu 98.901.332.129 đồng; giá dự toán 98.959.891.000 đồng. Trúng Gói thầu số 11 Xây lắp đường dây từ VT20 đến VT27 của dự án đường dây 500kV Quảng Trạch – Quỳnh Lưu, với giá trúng thầu 88.682.800.569 đồng; giá dự toán 88.717.269.000 đồng. Cách đó 2 ngày (ngày 27/1/2024), PCC4 cũng được bên mời thầu là Ban QLDA các công trình điện Miền Trung, Tổng công ty truyền tải điện Quốc gia “chọn mặt gửi vàng” tại Gói thầu số 8 Xây lắp mở rộng ngăn lộ tại TBA 500kV Quảng Trạch (bao gồm trạm lặp quang) thuộc dự án đường dây 500kV Quảng Trạch – Quỳnh Lưu, với giá 55.114.433.128 đồng; giá dự toán 55.171.410.000 đồng. Trước đó, ngày 23/1/2024, ông Vũ Trần Nguyễn cũng ký quyết định lựa chọn nhà thầu trúng Gói thầu số 09 Xây lắp đường dây từ SPP đến VT11 của dự án đường dây 500kV Quảng Trạch – Quỳnh Lưu. Theo đó, PCC4 trúng thầu với giá 102.789.040.560 đồng; giá dự toán 103.045.088.000 đồng. Tại Ban QLDA các công trình điện Miền Bắc, trong vai trò liên danh, Liên danh PCC4 – Công ty TNHH đầu tư thương mại Đức Khải – Công ty TNHH MTV thiết kế và chế tạo thiết bị điện-EEMC trúng Gói thầu số 33 Cung cấp và vận chuyển cách điện và phụ kiện đoạn tuyến từ VT96 đến ĐC (dự án đường dây 500kV NMNĐ Nam Định I – Thanh Hoá), trúng thầu với giá 70.239.906.248 đồng, giá dự toán 70.443.393.155 đồng. Trước đó, Liên danh PCC4 – CTCP Sông Đà 11 trúng Gói thầu số 8 Cung cấp vận chuyển VTTB và xây lắp đường dây (gói thầu hỗn hợp PC), dự án đường dây 220kV Bát Xát – Bảo Thắng/TBA 500kV Lào Cai, có giá trúng thầu 294.268.568.568 đồng; giá dự toán gói thầu 294.324.218.000 đồng. Ở vai trò độc lập, PCC4 trúng Gói thầu số 36 Xây lắp đường dây đoạn tuyến từ VT17 đến VT33 (bao gồm VT33) do NPMB làm bên mời thầu, với giá trúng thầu 83.856.047.145 đồng, giá dự toán 83.950.503.560 đồng. Ngoài ra, PCC4 “một mình một chợ” trúng Gói thầu NC.G05 Xây lắp đường dây 110kV dự án xuất tuyến 110kV sau TBA 220kV Nam Cấn, tỉnh Nghệ An với giá trúng thầu 71.735.559.530 đồng, giá dự toán 71.941.045.452 đồng. PCC4 kinh doanh thế nào? Việc liên tục được các chủ đầu tư “chọn mặt gửi vàng” tại nhiều gói thầu ngành điện dù ở vai trò độc lập hay liên danh mang lại cho PCC4 doanh thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Theo dữ liệu của VietnamFinance, năm 2022 công ty ghi nhận doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ hơn 274,59 tỷ đồng. Trong năm 2023, doanh thu ghi nhận đạt hơn 545,39 tỷ đồng, gấp gần 2 lần so với năm trước đó. Tuy nhiên, tỷ lệ nghịch với doanh thu là lợi nhuận gộp lại sụt giảm qua từng năm. Cụ thể, năm 2022 công ty đạt hơn 20,96 tỷ đồng; sang năm 2023 sụt giảm hơn 2,48 tỷ đồng (tương đương giảm 12%) về mức hơn 18,47 tỷ đồng. Trong khi đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của PCC4 trong hai năm 2022 – 2023 có nhiều biến động. Cụ thể, năm 2022 công ty có lợi nhuận thuần dương 2,56 tỷ đồng; bước sang năm 2023 âm 5,61 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của PCC4 năm 2022 là hơn 1,89 tỷ đồng; năm 2023 đạt hơn 2,45 tỷ đồng, tăng trưởng gần 30% so với năm trước đó. Tính đến ngày 31/12/2023, tổng cộng tài sản của PCC4 là 417,94 tỷ đồng. Nợ phải trả ghi nhận hơn 325,49 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu hơn 92,45 tỷ đồng. Hiện hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của PCC4 là gấp 3,5 lần. Điều này cho thấy PCC4 sử dụng nhiều vốn vay để tài trợ cho hoạt động kinh doanh. Trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của PCC4 âm 48,71 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ dương 32,90 tỷ đồng. Trong đó, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm 32,17 tỷ đồng (cùng kỳ dương 13,47 tỷ đồng); lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính âm 16,57 tỷ đồng (cùng kỳ dương 19,29 tỷ đồng).
ce1dbe86bbf504b94b4c195a2d2f52ef
19/08/2024
b196ac7ab3876c0caa898fda628e2095
09:30
181c7e51fbea0547844849ff25a71ae0
20240904
https://vietnamfinance.vn/dien-gio-o-gia-lai-du-an-chua-xong-thu-tuc-dat-dai-da-chuyen-nhuong-co-phan-d114840.html
d20b259cd6b93e623645342b5e50c38d
Điện gió ở Gia Lai: Dự án chưa xong thủ tục đất đai đã chuyển nhượng cổ phần
c36bf0575e4cb4f8aea31aef911458a3
chuyen-dong
Theo Thanh tra chính phủ đã yêu cầu UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo kiểm tra, rà soát việc dự án chuyển nhượng cổ phần khi chưa hoàn thành thủ tục đất đai.
4c486e81b4aed28baf9c030b1b89755c
Ngày 14/8, tại Thông báo Kết luận thanh tra về việc thanh tra trách nhiệm của UBND tỉnh trong quản lý, sử dụng đất đai, đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường; hoạt động khai thác cát, đất, đá, sỏi và quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Thanh tra Chính phủ đã vạch ra nhiều vấn đề liên quan đến việc quản lý, giám sát quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất, quản lý giám sát đầu tư đối với một số dự án vốn ngoài ngân sách tại tỉnh Gia Lai. Theo đó, Thanh tra Chính phủ cho rằng, địa phương này còn buông lỏng quản lý sử dụng đất, quản lý giám sát đầu tư, để xảy ra vi phạm, điển hình như: cấp chủ trương đầu tư trong khi Chủ đầu tư không đảm bảo năng lực tài chính; miễn tiền thuê đất sai quy định; Bên cạnh đó, địa phương có dự án xây dựng trên đất quy hoạch lâm nghiệp chưa được chuyển mục đích sử dụng đất (Nhà máy điện Yang Trung, Nhà máy điện Chơ Long); áp dụng phương pháp xác định giá đất cụ thể không đúng; không thu hồi tiền ký quỹ theo quy định đối với dự án chậm tiến độ; Cấp Giấy chứng nhận QSDĐ khi chủ đầu tư chưa ký hợp đồng thuê đất, chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính; xác định hệ số m3, xác định tiền sử dụng đất chưa đảm bảo theo quy định (Dự án Khu dân cư mới do Công ty CP May - Diêm Sài Gòn làm chủ đầu tư; Dự án Tổ hợp khách sạn và nhà phố thương mại tại số 29 đường Nguyễn Văn Cừ); Ngoài ra, khi phê duyệt hồ sơ mời đấu giá, đưa ra tiêu chí quá cao so với quy mô của dự án đã hạn chế sự tham gia của các nhà đầu tư khác không đảm bảo sự cạnh tranh, công bằng, minh bạch (Dự án Tổ hợp khách sạn và nhà phố thương mại thành phố Pleiku do Công ty FLC làm Chủ đầu tư); để doanh nghiệp nợ tiền thuê đất kéo dài nhiều năm (Công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai) nhưng không kiên quyết xử lý. Qua đó, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị một loạt biện pháp xử lý. Cụ thể đối với dự án hạ tầng cơ sở phục vụ dịch vụ công ích đô thị, UBND tỉnh chỉ đạo xác định lại tiền thuê đất để thu đúng, thu đủ, không làm thất thu ngân sách Nhà nước. Còn dự án khu dân cư mới huyện Đak Đoa do Công ty Cổ phần May - Diêm Sài Gòn làm Chủ đầu tư, UBND tỉnh Gia Lai cần giám sát chặt chẽ việc thực hiện xây dựng nhà ở (không được phân lô bán nền); xác định lại giá trị nộp ngân sách nhà nước tối thiểu (m3) và tiền sử dụng đất để tính đúng, tính đủ tránh thất thu ngân sách nhà nước. Cũng theo kiến nghị này, tại dự án số 29 Nguyễn Văn Cừ, thành phố Pleiku do Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC làm Chủ đầu tư, UBND tỉnh theo thẩm quyền chỉ đạo rà soát, thu hồi các Giấy chứng nhận QSDĐ đã cấp, thực hiện cấp Giấy chứng nhận QSDĐ đảm bảo theo quy định; Bên cạnh đó, địa phương này phải chỉ đạo xác định lại giá đất, số tiền phải nộp để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội (20%) để thu đúng, thu đủ, không làm thất thu ngân sách nhà nước, giám sát chặt chẽ việc thực hiện đầu tư dự án đảm bảo đúng tiến độ, không để xảy ra tình trạng phân lô bán nền. Riêng 5 dự án điện gió, UBND tỉnh chỉ đạo kiểm tra, rà soát việc dự án chuyển nhượng cổ phần khi chưa hoàn thành thủ tục đất đai; việc chủ đầu tư sử dụng lao động nước ngoài nhưng không báo cáo cơ quan chức năng; việc điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án; việc bồi thường, hỗ trợ trước khi cho thuê đất thực hiện dự án, đảm bảo đúng quy định, tránh tình trạng khiếu kiện phức tạp; xác định, thu hồi tiền ký quỹ và xử lý theo thẩm quyền đối với các vi phạm đã được nêu tại Kết luận thanh tra. Quá trình xử lý nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, UBND tỉnh Gia Lai chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng xử lý theo quy định. Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ đã yêu cầu UBND tỉnh Gia Lai chấm dứt đầu tư và thu hồi Dự án trồng cao su trên đất rừng nghèo kiệt do Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai thực hiện tại huyện Chư Pưh.
71d76f9281a4e4479b26647dd7c96e8c
19/08/2024
b196ac7ab3876c0caa898fda628e2095
08:15
d639748822eb356012cd40879b346bec
20240904
https://vietnamfinance.vn/thua-lo-trien-mien-dn-lien-quan-ong-duong-bia-khat-no-tien-lai-trai-phieu-d114918.html
75a7d537804cde260c904a4e1c054dcd
Thua lỗ triền miên, DN liên quan ông Đường 'bia' khất nợ tiền lãi trái phiếu
140cda44ed7e052a4c3b01acf7205415
kinh-doanh
Đường Man chưa thể trả 12,6 tỷ đồng tiền lãi trái phiếu và hẹn sẽ thanh toán vào ngày 30/6/2025. Đáng nói, lô trái phiếu 200 tỷ đồng này sẽ đáo hạn vào tháng 11/2024.
21c4485b19e0d5f53867e1db97cf33da
Công ty cổ phần Đường Man vừa có báo cáo gửi Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) về việc chậm thanh toán gốc lãi trái phiếu trong 6 tháng đầu năm 2024. Theo đó, Đường Man chưa thể thanh toán hai kỳ lãi lô trái phiếu DMBond2017 vào ngày 28/2/2024 và 31/5/2024 với tổng số tiền hơn 12,6 tỷ đồng. Lý do là công ty chưa thu xếp được nguồn tiền thanh toán. Đường Man cho biết sẽ lùi lịch thanh toán hai kỳ lãi trên tới ngày 30/6/2025. Thực tế, Đường Man đã nhiều lần chậm thanh toán tiền lãi mã trái phiếu này. Theo công bố từ HNX, trong năm 2023, Đường Man có 4 lần chưa thanh toán lãi và 1 lần chưa thanh toán gốc trái phiếu. Tổng số tiền lãi cần thanh toán là hơn 25 tỷ đồng và số tiền gốc cần thanh toán là 100 tỷ đồng. Được biết DMBond2017 là lô trái phiếu duy nhất mà Đường Man đang lưu hành, có kỳ hạn 7 năm, đáo hạn ngày 20/11/2024 với tổng giá trị phát hành 200 tỷ đồng, lãi suất 10,75%/năm và và trả lãi ba tháng một lần. Thời điểm phát hành, tài sản thế chấp của lô trái phiếu này là hệ thống dây chuyền mạ vàng của Đường Man với tổng giá trị gần 160 tỷ đồng. Đến tháng 03/2018, tài sản đảm bảo đã được thay đổi sang máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và thiết bị văn phòng. Năm 2023, Đường Man ghi nhận lợi nhuận sau thuế âm 50,7 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) giảm từ âm 26,95% xuống âm 68,71%. Trước đó, giai đoạn 2020-2022, Đường Man cũng liên tục thua lỗ, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) ở mức âm. Cụ thể, năm 2020 lỗ gần 92 tỷ đồng, năm 2021 lỗ 51,5 tỷ đồng và lỗ 33,5 tỷ đồng vào năm 2022. Luỹ kế 4 năm qua, công ty của đại gia Đường "bia" lỗ khoảng 228 tỷ đồng. Tại ngày 31/12/2023, vốn chủ sở hữu của Đường Man đạt hơn 73,8 tỷ đồng, giảm 41% so với kỳ trước. Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu ghi nhận ở mức 15,18 lần, tương ứng với số nợ phải trả là 1.120 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm 2022. Trong đó, tỷ lệ dư nợ trái phiếu trên vốn chủ sở hữu là 2,71 lần, tăng so với mức 1,6 lần năm 2022, tương đương số dư trái phiếu trên 200 tỷ đồng.
ace8b8e85de1292db2ee91f918892e1a
19/08/2024
b196ac7ab3876c0caa898fda628e2095
13:45
385924b833bca68f214110c207a9e5e3
20240904
https://vietnamfinance.vn/mua-cuoi-toi-gan-gia-vang-len-cao-co-phieu-pnj-tang-kich-tran-d114929.html
2fae4eb65cc4c17c6aeb85b364f78dde
Mùa cưới tới gần, giá vàng lên cao, cổ phiếu PNJ tăng kịch trần
ab315ddaa468ca82216f7fd2d0727363
chung-khoan
Cổ phiếu PNJ bất ngờ tăng kịch trần chỉ ít phút sau khi mở cửa trong bối cảnh giá vàng thế giới tăng mạnh và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp tích cực trong nửa đầu năm 2024.
677b1a992df58dafcb1bcb89abf5e975
Trong phiên sáng 19/8, cổ phiếu PNJ bất ngờ tăng kịch trần trong tình trạng “trắng bên bán”, lên 104.900 đồng/cổ phiếu. Vốn hóa của PNJ cũng tăng lên hơn 35.000 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 23% so với đầu năm. Tính đến 11h30, khối lượng khớp lệnh lên tới hơn 4,6 triệu cổ phiếu. Trước đó, lần gần nhất cổ phiếu PNJ vượt mức 100.000 đồng/cp là vào giữa tháng 4/2024, sau đó dao động trong vùng giá 92.000 – 98.000 đồng/cp trong nhiều tháng trước. Tính riêng trong 7 phiên gần nhất, cổ phiếu PNJ đã tăng tới 11%. Cổ phiếu PNJ tăng vọt trong bối cảnh giá vàng thế giới vừa thiết lập mức đỉnh cao nhất mọi thời đại. Trong phiên sáng 19/8, giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 2.498,8 USD/ounce, giảm 8,2 USD/ounce so với phiên cuối cùng của tuần qua. Giá vàng giao tương lai trên sàn Comex New York ở mức 2.535,8 USD/ounce. Sự thăng hoa của cổ phiếu PNJ cũng diễn ra ngay trước thềm công bố kết quả kinh doanh tháng 7 theo định kỳ. Tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2024, PNJ ghi nhận doanh thu 21.113 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.167 tỷ đồng, lần lượt tăng 34% và 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng trưởng doanh thu ấn tượng của PNJ trong 6 tháng đầu năm 2024 đến từ doanh thu vàng 24K tăng vọt cộng với sự phục hồi ở cả mảng bán lẻ và bán sỉ. Doanh thu kinh doanh vàng 24K tăng 80,8% so với cùng kỳ trong 6 tháng 2024 do giá vàng trong nước và nhu cầu tăng cao. Mảng bán sỉ tăng trưởng trở lại sau khi trải qua năm 2023 ảm đạm, tăng 20% so với cùng kỳ và đóng góp 8,2% vào doanh thu chung. Đây là mức lợi nhuận 6 tháng đầu năm cao nhất mà doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc đá quý này ghi nhận kể từ khi hoạt động. Đồng thời, với kết quả kinh doanh tích cực như vậy, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2024, PNJ đã hoàn thành 76% kế hoạch về doanh thu và 79% kế hoạch về lợi nhuận sau thuế của cả năm 2024. Một điểm tích cực khác trong bức tranh tài chính của PNJ là số dư nợ vay đã giảm kỷ lục. Tính đến cuối tháng 6/2024, nợ vay của PNJ chỉ còn dưới 250 tỷ đồng, giảm từ mức 2.100 tỷ đồng của đầu năm. Tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu cũng giảm xuống chỉ còn 2,3%, mức thấp nhất từ khi doanh nghiệp niêm yết trên sàn. PNJ cũng là một trong những doanh nghiệp tỷ USD hiếm hoi trên sàn chứng khoán có số dư nợ vay ít như vậy. Một lực đẩy khác cho cổ phiếu PNJ có thể tới từ việc "mùa cưới" tại Việt Nam đang tới gần, thường diễn ra từ tháng 8 âm lịch đến tháng 2 âm lịch năm sau. Theo Công ty Chứng khoán ACB (ACBS), xu hướng tăng trưởng của PNJ được kỳ vọng sẽ tiếp tục trong nửa cuối năm 2024 nhờ sự hỗ trợ của mùa lễ hội và mua sắm cuối năm và sức mua người tiêu dùng có thể cải thiện trong năm 2025 khi bức tranh kinh tế toàn cảnh khả quan hơn. Bức tranh kinh doanh sáng sủa được kỳ vọng sẽ tạo đà cho cổ phiếu PNJ tăng. Tuy nhiên, các chuyên gia của Chứng khoán ACB cũng lưu ý rằng mức tăng trưởng của nửa cuối 2024 và năm 2025 của PNJ sẽ tiếp tục được thúc đẩy bởi đóng góp chính của mảng bán lẻ với mức tăng trưởng dự phóng 13,7% so với cùng kỳ cho năm 2024. Sự tăng trưởng đột biến đến từ mảng vàng 24K khó có thể xảy ra do một số biện pháp hạ nhiệt thị trường của chính phủ và các quy định về kinh doanh vàng cũng được thắt chặt hơn.
cd1bdb1812bcbafbd97408ed92b2c869
19/08/2024
b196ac7ab3876c0caa898fda628e2095
13:08
f12078e880d1a2b79d3f07e822c9c2ff
20240904
https://vietnamfinance.vn/co-giao-khoi-nghiep-roi-buc-giang-di-ban-xo-muop-sang-my-eu-d114189.html
cd85f974ba8904ff2107bc405c58befd
Cô giáo khởi nghiệp, rời bục giảng đi bán xơ mướp sang Mỹ, EU
e3f4199185e14cf44fe548821e17a267
khoi-nghiep
Mong muốn có thể làm ra sản phẩm thân thiện với môi trường, tạo giá trị lớn chị Võ Thị Ngọc Thư quyết định nghỉ đi dạy để khởi nghiệp với xơ mướp. Sau gần 2 năm khởi nghiệp, các sản phẩm xơ mướp của chị đã được xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Canada, Úc và một số nước châu Âu.
7dab22d348ceefa80776a25c89cdbc32
Rời bục giảng để khởi nghiệp Tốt nghiệp ngành xây dựng Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, chị Võ Thị Ngọc Thư (SN 1984) có nhiều năm công tác, giảng dạy tại Trường cao đẳng giao thông vận tải Đà Nẵng. Trong thời gian đi dạy, chị Thư cũng đã ấp ủ ý tưởng làm ra sản phẩm thân thiện với môi trường, tạo giá trị cho địa phương, giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Trong những lần đi siêu thị, chị Thư thấy có bán các sản phẩm miếng rửa chén, bông tắm từ xơ mướp. Tuy nhiên, khi tìm hiểu kỹ thì các sản phẩm này lại có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc. “Ở mình cũng có xơ mướp sao mình không làm”, chị Thư nghĩ và quyết định nghỉ giảng dạy, rời bục giảng để khởi nghiệp với các sản phẩm từ xơ mướp vào năm 2022. Theo chị Thư, từ xưa, xơ mướp đã được ông bà ta treo gác bếp cho khô rồi dùng để rửa chén bát. Đặc trưng của xơ mướp là dai, nhanh khô, hút dầu mỡ nên rửa rất sạch. Ngoài ra, xơ mướp còn có thể tẩy da chết. Vì vậy, xơ mướp rất phù hợp để làm các vật dụng nhà bếp và nhà tắm. Chị Thư xem đây là tiềm năng để sản xuất, kinh doanh. Ban đầu, chị Thư kết nối với nông dân để tìm nguồn nguyên liệu cho sản phẩm. Chị chọn hợp tác với các nông dân ở huyện Duy Xuyên (tỉnh Quảng Nam) vì ở đây vừa gần với Đà Nẵng mà diện tích vườn trồng của các hộ nông dân cũng lớn hơn ở Đà Nẵng. Để trồng mướp đạt yêu cầu, chị Thư phải đi học hỏi rồi đào tạo cho nông dân. Thời gian đầu, do chưa có kinh nghiệm nên mướp trồng không đạt yêu cầu, chị Thơm lại phải tìm tòi, học hỏi thêm rồi chỉ lại cho nông dân. Chị Thư cho biết, mướp dùng để ăn thì chỉ cần 1 - 1,5 tháng từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch, tuy nhiên, mướp để lấy xơ phải 3,5 tháng mới thu hoạch. Sau khi hoạch, xơ mướp được rửa hoàn toàn bằng nước sạch, phơi khô rồi đưa về xưởng để thực hiện các quy trình cán, cắt dập may định hình, đóng gói... Đến nay, chị Thư đang hợp tác với 10 hộ nông dân trồng mướp, mỗi năm trồng và thu hoạch mướp 2 lần. Đưa xơ mướp xuất ngoại Hiện Công ty TNHH Đầu tư phát triển Vũ Nguyên do chị Võ Thị Ngọc Thư làm giám đốc có các sản phẩm từ xơ mướp gồm: miếng rửa chén bát, cây rửa ly, cây chà lư, bông tắm, đai tắm, túi đa năng, dép… Các sản phẩm được chị Thư phân phối cho các khách sạn, resort trên địa bàn TP. Đà Nẵng và các gian hàng tại các siêu thị. Đối với xuất khẩu, sản phẩm của công ty được bán trên Amazon đến các thị trường Hoa Kỳ, Canada, Úc và một số nước châu Âu… Chia sẻ về kế hoạch sắp tới, đối với thị trường trong nước, chị đang hướng tới bán sản phẩm làm quà tặng tại các điểm du lịch bởi khách Hàn Quốc, châu Âu rất thích các sản phẩm này. Đối với xuất khẩu, chị Thư muốn tiếp tục đẩy mạnh, mở rộng thị trường này, tăng số lượng hàng hóa bằng con đường chính ngạch. "Thời gian đầu khởi nghiệp tôi cũng gặp nhiều khó khăn nhưng được cái thuận lợi là nhận được sự ủng hộ của gia đình và sự hỗ trợ của địa phương, các sở ngành", chị Thư nói. Ông Lê Đức Viên, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP. Đà Nẵng đánh giá tầm quan trọng của việc phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường như xơ mướp và cho biết Sở sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ dự án trong các giai đoạn tiếp. Tháng 6/2024, dự án Xơ mướp Mộc Xơ của chị Võ Thị Ngọc Thư đã đạt giải Nhất cuộc thi “Ý tưởng phụ nữ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2024” do Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Thanh Khê (TP. Đà Nẵng) tổ chức.
e132057642a1366deb94750cf774d6b1
19/08/2024
b196ac7ab3876c0caa898fda628e2095
08:30
c8d4a2c6dfa45c75bee65a8fab367f9a
20240904
https://vietnamfinance.vn/quang-tri-nha-may-dien-gio-2000-ty-cham-dong-tien-ky-quy-bao-dam-d114916.html
30a65c5b6eaca1f93c8fc6ab19ad5d30
Quảng Trị: Nhà máy điện gió 2.000 tỷ chậm đóng tiền ký quỹ bảo đảm
6fdebeb5d262273171386f8716a752fa
kinh-doanh
Được chấp thuận chủ trương từ năm 2020 nhưng Công ty Cổ phần Lig – Hướng Hóa 2 chỉ triển khai dự án Dự án Nhà máy điện gió Lig – Hướng Hóa 2 “cầm chừng”.
69a06979f407d8d26e1916157f4fb397
Công ty Cổ phần Lig – Hướng Hóa 2 được UBND tỉnh Quảng Trị chấp thuận đầu tư Dự án Nhà máy điện gió Lig – Hướng Hóa 2 ngày 27/11/2020, Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư ngày 24/9/2021 và tiếp tục điều chỉnh ngày 07/11/2023. Theo đó, trách nhiệm của nhà đầu tư là thực hiện ký quỹ đảm bảo đầu tư đối với hợp phần chưa ký quỹ theo đúng quy định của Luật Đầu tư. Thời hạn ký quỹ chậm nhất 10 ngày sau khi có Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư của UBND tỉnh. Tuy nhiên, đến nay, nhà đầu tư vẫn chưa thực hiện ký quỹ đảm bảo đầu tư cho hợp phần chưa thực hiện là 5,2 tỷ đồng… Nhằm đốc thúc nhà đầu tư thực hiện dự án, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị đã có công văn số 2206/SKH-DN đề nghị Công ty Cổ phần Lig – Hướng Hóa 2 khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án theo đúng quy định; nghiêm túc thực hiện việc ký quỹ đảm bảo thực hiện dự án giai đoạn 2 theo nội dung quy định; báo cáo tình hình triển khai thực hiện dự án từ sau khi được cấp chủ trương đầu tư đến nay, nêu rõ các khó khăn vướng mắc, kiến nghị đề xuất gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 30/8/2024… Được biết, dự án Nhà máy điện gió LIG - Hướng Hoá 2 có công suất 48 MW, bao gồm 12 tổ máy. Nhà máy có tổng mức đầu tư 2.060 tỷ đồng này được thực hiện tại xã Tân Long, Tân Lập và Hướng Lộc, huyện Hướng Hoá. Dự án dự kiến sử dụng hơn 30,28 ha đất. Thời gian thực hiện dự án từ nay đến 10/2021 đóng điện… Công ty Cổ phần Lig được biết có trụ sở đăng ký đóng tại số 17 Lý Thường Kiệt, phường Đông Lương, Đông Hà, Quảng Trị. Doanh nghiệp này được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 9/6/2020, do ông Nguyễn Quốc Thi, sinh năm 1983, hộ khẩu thường trú tại phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội làm người đại diện pháp luật. Công ty Cổ phần Lig – Hướng Hóa 2 là công ty con của Công ty Cổ phần LICOGI13 (mã CK:LIG), có trụ sở đóng tại Hà Nội. Tại dự án Nhà máy điện gió LIG - Hướng Hoá 2, LICOGI13 góp vốn 1440 tỷ đồng (chiếm 48% cổ phần); cá nhân ông Nguyễn Quốc Thi, trú tại phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội góp vốn 9 tỷ đồng (tương đương 30% cổ phần) và ông Bùi Văn Tuyên, trú tại phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội góp vốn 6,6 tỷ đồng (tương đương 22% cổ phần). Tại thời điểm đăng ký ban đầu, vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Lig – Hướng Hóa 2 đăng ký ở mức 30 tỷ đồng và nay ở mức 313 tỷ đồng. LICOGI 13 tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước, được chuyển đổi thành công ty cổ phần từ năm 2004. Hiện nay, Công ty có vốn điều lệ 950 tỷ đồng, ngành nghề kinh doanh chính là thi công, xây dựng, khai thác. Tại Quảng Trị, ngoài là chủ đầu tư 2 dự án điện gió là Nhà máy điện gió LIG - Hướng Hoá 1, Nhà máy điện gió LIG - Hướng Hoá 2, LICOGI 13 còn đang là doanh nghiệp liên danh cùng Công ty cổ phần Đầu tư nông nghiệp Sài Gòn Thành Đạt đề xuất đầu tư Dự án xây dựng Khu nhà ở đô thị kết hợp nhà ở xã hội KCN Nam Đông Hà, TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Dự án có quy mô sử dụng đất khoảng 24,8ha.
d55f21560ad2856ae1c887658db1ec7a
19/08/2024
b196ac7ab3876c0caa898fda628e2095
09:15
e2e8f44eef590aa2fb31ef95a3c21aeb
20240904
https://vietnamfinance.vn/cong-ty-tnhh-dien-lanh-va-thiet-bi-cong-nghiep-tan-thanh-co-tiem-luc-ra-sao-d114927.html
21b1615e48ddfa45a4002aea356c8167
Liên tục trúng thầu lớn, Điện lạnh và Thiết bị CN Tân Thanh tiềm lực ra sao?
f4cd65618106fd96ee37b27026f2a9b5
chuyen-lam-an
Trong vai trò nhà thầu độc lập và thành viên liên danh, Công ty TNHH Điện lạnh và Thiết bị công nghiệp Tân Thanh đã trúng hàng loạt gói thầu, với tổng giá trị lên tới 3.800 tỷ đồng.
7de415d2aaf4b3a4cb29e4fa617a46db
UBND huyện Đông Anh (TP. Hà Nội) vừa công bố kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu số 02 thi công xây dựng, cung cấp và lắp đặt thiết bị thuộc dự án xây dựng trung tâm hành chínhhuyện Đông Anh. Nhà thầu duy nhất nộp hồ sơ dự thầu và trúng thầu là liên danh Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội - Công ty TNHH Thang máy và Thiết bị Nam Long - Công ty cổ phần VN Hoàng Long - Công ty cổ phần Tư vấn công nghệ và Kỹ thuật điện Đại Dương -Công ty TNHH Điện lạnh và Thiết bị công nghiệp Tân Thanh- Công ty cổ phần Thương mại Đầu tư phát triển công nghệ Việt. Giá trúng thầu gói thầu nêu trên là 533,158 tỷ đồng (giá gói thầu 542,943 tỷ đồng, giảm giá 1,8%); thời gian thực hiện hợp đồng 720 ngày, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh. Trong liên danh nhà thầu nêu trên, Công ty TNHH Điện lạnh và Thiết bị công nghiệp Tân Thanh là một trong những nhà thầu khá nổi danh tại Hà Nội. Thống kê trên hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia, trong vai nhà thầu độc lập và thành viên liên danh, Điện lạnh và Thiết bị công nghiệp Tân Thanh đã tham gia tổng cộng 74 gói thầu, trong đó trúng 56 gói, với tổng giá trị trúng thầu cùng liên danh hơn 3.801 tỷ đồng. Tổng giá trị trúng thầu với vai trò nhà thầu độc lập (trong 19 năm) là 573 tỷ đồng. Các địa phương mà Công ty TNHH Điện lạnh và Thiết bị công nghiệp Tân Thanh đã tham gia thầu gồm: Hà Nội (19), TP. HCM (5), Cần Thơ (2), Thanh Hoá (2), Điện Biên (2), Nam Định (1), Đà Nẵng (1), Bắc Ninh (1), Quảng Bình (1), An Giang (1), Bình Thuận (1)... Ngoài gói thầu đã nêu ở phần đầu, hồi tháng 6 vừa qua trong vai trò nhà thầu độc lập, Điện lạnh và Thiết bị công nghiệp Tân Thanh cũng vừa trúng thầu gói thầu mua sắm, lắp đặt hệ thống điều hòa không khí do Ngân hàng Agribank - chi nhánh Nam Hà Nội mời thầu. Giá trúng thầu là hơn 5,1 tỷ đồng. Cuối tháng 12 năm ngoái, Điện lạnh và Thiết bị công nghiệp Tân Thanh trúng thầu gói thầu XL 01 thi công xây dựng và lắp đặt toàn bộ các thiết bị của công trình tại dự án nâng cấp, mở rộng Bệnh viện 30/4 do Bệnh viện 30/4 mời thầu. Tại gói thầu này, Công ty TNHH Điện lạnh và Thiết bị công nghiệp Tân Thanh liên danh cùng Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội - CTCP (HANCORP). Giá trúng thầu là hơn 229 tỷ đồng. Cũng trong tháng 12/2023, Điện lạnh và Thiết bị công nghiệp Tân Thanh trong vai trò nhà thầu độc lập cũng trúng gói thầu mua sắm, lắp đặt hệ thống điều hoà không khí phòng UPS và phòng máy chủ do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực - Agribank mời thầu. Giá trúng thầu là hơn 24,2 tỷ đồng. Vẫn trong tháng 12/2023 với tư cách nhà thầu độc lập, Điện lạnh và Thiết bị công nghiệp Tân Thanh tiếp tục trúng gói thầu XL04 xây dựng, lắp đặt hệ thống thiết bị công trình do Bệnh viện 198 mời thầu. Giá trúng thầu là hơn 242 tỷ đồng. Hồi tháng 9/2023, Điện lạnh và Thiết bị công nghiệp Tân Thanh trúng gói thầu XL01 thi công xây dựng trung tâm sản xuất thuốc y học cổ truyền tiêu chuẩn GMP-WHO (trừ hệ thống cấp điện ngoài nhà), chỉnh trang hạ tầng và phá dỡ công trình, hệ thống phòng sạch GMP-GL-GPS do Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công An mời thầu. Tại gói thầu này, Công ty TNHH Điện lạnh và Thiết bị công nghiệp Tân Thanh liên danh cùng Tổng công ty 319 Bộ Quốc phòng và Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Thuỷ Minh. Giá trúng thầu là hơn 56,9 tỷ đồng. Hay như hồi tháng 8 năm ngoái, Công ty TNHH điện lạnh và thiết bị công nghiệp Tân Thanh liên danh cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Việt Úc và Công ty cổ phần kỹ thuật công trình Việt Nam cũng đã trúng gói thầu Xây dựng và cung cấp lắp đặt thiết bị do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực - Agribank mời thầu. Giá trị trúng thầu là 60,5 tỷ đồng... Theo tìm hiểu, Công ty TNHH Điện lạnh và Thiết bị công nghiệp Tân Thanh được thành lập vào tháng 7/2005. Ngành nghề kinh doanh chính là kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê. Trụ sở hiện đóng tại số 677 - H8, phố Tân Mai, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội. Tại thời điểm tháng 11/2023, Công ty TNHH Điện lạnh và Thiết bị công nghiệp Tân Thanh điều chỉnh tăng vốn điều lệ từ 20 tỷ đồng lên thành 50 tỷ đồng. Danh sách cổ đông không được tiết lộ. Chủ doanh nghiệp là ông Đỗ Tuấn Thành (sinh năm 1981, địa chỉ thường trú trùng với trụ sở doanh nghiệp). Ông Thành hiện cũng đảm nhiệm vị trí giám đốc và là người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH Điện lạnh và Thiết bị công nghiệp Tân Thanh. Trúng thầu hàng loạt, Công ty TNHH Điện lạnh và Thiết bị công nghiệp Tân Thanh cũng sử dụng chính những hợp đồng đã ký với các đối tác để thực hiện các hoạt động tín dụng. Mới đây nhất vào cuối tháng 7 vừa qua, Điện lạnh và Thiết bị công nghiệp Tân Thanh đem toàn bộ hàng hóa đã, đang và sẽ hình thành theo phương án được MB cấp tín dụng luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh của bên thế chấp (bao gồm cả hàng hóa hình thành từ vốn do MB tài trợ và hàng hóa hình thành từ nguồn vốn khác) là nguyên liệu, vật liệu phục vụ hoạt động lắp đặt điều hòa, thông gió, thiết bị điện, thang máy, phòng cháy chữa cháy, hệ thống xửl ý nước, hệ thống vận chuyển của Bên thế chấp: thiết bị điều hòa không khí... theo các hợp đồng, thỏa thuận về mua bán hàng hóa; quyền đòi nợ/khoản phải thu phát sinh từ Hợp đồng thi công xây dựng công trình số 20/XL03/2024/NC2024 và các phụ lục hợp đồng (nếu có) ký giữa bên thế chấp và Cục Hậu cần/BTTM tại Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) - chi nhánh Đống Đa. Cũng tại Ngân hàng MB - chi nhánh Đống Đa, hồi tháng 3, Điện lạnh và Thiết bị công nghiệp Tân Thanh đã thế chấp toàn bộ hàng hóa đã, đang và sẽ hình thành theo phương án được MB cấp tín dụng luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh của Bên thế chấp(bao gồm cả hàng hóa hình thành từ vốn do MB tài trợ và hàng hóa hình thành từ nguồn vốn khác) là thiết bị điều hòa không khí, thông gió, ... phục vụ hoạt động lắp đặt điều hòa, thông gió, thiết bị điện, thang máy, PCCC, hệ thống xử lý nước, hệ thống vận chuyển theo các hợp đồng, thỏa thuận về mua bán hàng hóa; quyền đòi nợ/khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng thầu phụ số và các phụ lục hợp đồng (nếu có) ký với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội số 52. Cuối tháng 12 năm ngoái, Điện lạnh và Thiết bị công nghiệp Tân Thanh đem quyền đòi nợ/khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng và các phụ lục hợp đồng (nếu có) ký với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực - Agribank để thế chấp tại Ngân hàng MB - chi nhánh Đống Đa. Cũng trong tháng 12/2023, Điện lạnh và Thiết bị công nghiệp Tân Thanh liên tục thế chấp quyền đòi nợ, bao gồm nhưng không giới hạn toàn bộ các khoản nợ, khoản phải thu, khoản được nhận thanh toán, hoàn trả, tiền lãi, tiền phạt, bồi thường thiệt hại, thụ hưởng bảo hiểm, bảo lãnh và các quyền lợi khác (nếu có) phát sinh từ việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình nâng cấp, mở rộng Bệnh viện 30-4, Bộ Công an theo hợp đồng thi công xây dựng công trình đã ký giữa liên danh Tổng công ty Xây dựng Hà Nội – CTCP, Công ty TNHH Điện lạnh và Thiết bị Công nghiệp Tân Thanh và Bệnh viện 30-4; quyền đòi nợ/khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng thi công xây dựng công trình và các phụ lục hợp đồng (nếu có) ký với Bệnh viện 19-8, Bộ Công An... Hay như hồi tháng 8/2023, Điện lạnh và Thiết bị công nghiệp Tân Thanh cũng sử dụng quyền đòi nợ/khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng thi công xây dựng công trình giữa liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Việt Úc – Công ty TNHH Điện lạnh và Thiết bị công nghiệp Tân Thanh – Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công trình Việt Nam và Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực - Agribank để thực hiện giao dịch bảo đảm tại Ngân hàng MB - chi nhánh Đống Đa. Ngoài quyền đòi nợ phát sinh từ các hợp đồng, Điện lạnh và Thiết bị công nghiệp Tân Thanh cũng từng sử dụng 1 xe ô tô nhãn hiệu BMW 750Li và 1 xe ô tô con màu trắng, nhãn hiệu Ford, biển kiểm soát 30F-947.35 làm tài sản bảo đảm tại các tổ chức tín dụng khác.
861a67088c6551ee1146c43dd32eefa0
19/08/2024
b196ac7ab3876c0caa898fda628e2095
14:00
13a07b3afcced5092a06fc3c60ef534b
20240904
https://vietnamfinance.vn/5-nam-nua-ve-viet-nam-cam-5-ty-kho-nghi-chuyen-dau-tu-nha-dat-d114890.html
ce3694d4dd3ff41c2c7d024e3c40bc27
5 năm nữa về Việt Nam, cầm 5 tỷ khó nghĩ chuyện đầu tư nhà đất?
d794e080d54e160e9f2601af02b5a7eb
tai-chinh-ca-nhan
Trước những biến động của các kênh đầu tư tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây, đặc biệt là vàng, bất động sản, chứng khoán… khiến cho nhiều nhà đầu tư, có nguồn tiền tỷ trong tay vẫn loay hoay. Đầu tư vào đâu, lựa chọn kênh nào, tỷ trọng ra sao, cần cân nhắc những yếu tố nào... để an toàn và sinh lãi.
e3bc2a242ea75a534794ecae38ad73a8
Tiền tỷ mà không biết đầu tư vào đâu Mới đây, trên một cộng đồng về Tài chính hơn 500.000 thành viên, một độc giả người Việt có chia sẻ về việc đang làm ở nước ngoài gần chục năm nhưng đang có ý định trở về Việt Nam trong 3-5 năm tới nên muốn đầu tư mua nhà Hà Nội để giữ tiền. Theo bạn độc giả, tiền mặt đang có 5 tỷ gửi ngân hàng, hàng tháng thu nhập 2 vợ chồng dư ra khoảng 100 triệu. Bạn độc giả thắc mắc với tình hành tài chính như vậy thì nên đầu tư vào đâu, vàng cao không dám mua vào, lãi ngân hàng thì thấp, lạm phát đồng tiền mất giá để ngân hàng mấy năm sẽ bị mất giá trị. Đồng thời, bạn độc giả cũng cho biết, đã tìm hiểu qua mạng vài dự án quanh Hà Nội, nhưng vẫn chưa tìm được bài toán cho mình trong 5 năm nữa về lại Việt Nam. Và nhờ cộng đồng mạng chia sẻ kinh nghiệm giữ tiền, đầu tư vào BĐS khu vực tiềm năng, mục tiêu giữ tiền và khi về Việt Nam có một tài sản. Tương tự, anh Bùi Thanh Tâm (40 tuổi), gốc Hà Nội, đang làm việc tại Đài Loan, hiện cũng đang có quỹ tiền gửi và 1 số khoản đầu tư chứng khoán, quỹ ETF khoảng gần 6 tỷ đồng. Anh Tâm có kế hoạch trong khoảng 5 năm tới sẽ về Việt Nam để tiện chăm sóc bố mẹ già. Chính vì vậy, anh cũng đang tìm hiểu một số sản phẩm bất động sản để giữ tiền. Lý do được anh H đưa ra là mặt bằng giá nhà ở Việt Nam vẫn đang còn khá hấp dẫn, và xu hướng tăng giá trong tương lai vẫn còn rất tốt. “Tháng trước tôi có về nước, tham khảo 1 căn nhà trong ngõ, trên phố Văn Cao với giá hơn 8 tỷ đồng cho diện tích gần 50m2. Cũng đang tính vay thêm họ hàng tại Việt Nam để sớm sở hữu bất động sản”, anh Tâm cho biết thêm. Tuy nhiên, anh Tâm cũng đang phân vân xem nên chọn nhà phố nội thành Hà Nội hay tìm mua dự ánnhà liền kề ven đô. Các chuyên gia tài chính cho biết, thực tế hiện nay nhiều người Việt có nguồn lực về tài chính nhưng lại chưa biết làm thế nào để tối ưu được dòng tiền của mình, lựa chọn các kênh đầu tư phù hợp. Hoặc chính bản thân gặp phải những vết thương tài chính trong quá khứ khiến việc đưa ra quyết định đầu tư thận trọng hơn. Đặc biệt, nhiều quyết định “xuống tiền” còn mang tính đơn lẻ, chưa nằm trong một bức tranh tài chính tổng thể và tầm nhìn dài hạn. Đó là lý do dẫn đến các thương vụ đầu tư sai lầm, mất tiền, gây ra hệ luỵ về tài chính như quay cuồng trong nợ nần, phải bán tài sản, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Theo Backbase, một công ty Hà Lan chuyên cung cấp nền tảng chuyển đổi số cho các ngân hàng nhận thấy, khoảng 67% người Việt tham gia khảo sát cảm thấy loay hoay về quản lý tài chính. Tỷ lệ này cao thứ hai trong 10 nước châu Á - Thái Bình Dương, chỉ đứng sau Thái Lan. Trong khi đó, chỉ có 11% người Việt là lạc quan về tình hình tài chính. Cụ thể, thách thức lớn nhất trong quản lý tài chính là tiết kiệm (tỷ lệ 67%), các khó khăn khác bao gồm: "ngập" trong nợ nần (tỷ lệ 62%), dành dụm tiền về hưu (tỷ lệ 48%), cách thức quản lý tiền bạc (tỷ lệ 45%), cách quản lý danh mục đầu tư (tỷ lệ 33%). "Không sở hữu sớm BĐS, giá sẽ còn tăng" Số liệu cho thấy, thị trường bất động sản tại Hà Nội đã ghi nhận sự tăng trưởng đều đặn trong 5 năm qua, với mức tăng trưởng bình quân khoảng 7-10% mỗi năm. Giá bán căn hộ chung cư tại Hà Nội đã tăng từ khoảng 24-27 triệu đồng/m² vào năm 2017, lên tới 33-38 triệu đồng/m² vào năm 2021-2022. Mới đây, Trung tâm Nghiên cứu thị trường và Am hiểu khách hàng OneHousing cho biết, tính đến quý II/2024, mặt bằng giá căn hộ sơ cấp toàn thị trường Hà Nội trung bình đạt khoảng 65 triệu đồng/m2, tăng 25% theo quý và 29,8% theo năm. Trao đổi với VietnamFinance, bà Bùi Thị Trang, Chuyên gia Hoạch định Tài chính cá nhân FIDT cho biết, bất kỳ ai trước khi bắt đầu cho kế hoạch đầu tư, cần trang bị lớp tài sản bảo vệ tài chính gồm quỹ dự phòng vàbảo hiểmcho những khoản chi phí bất ngờ, ngoài dự tính như mất việc, gia đình gặp biến cố… Thông thường, quỹ dự phòng nên có từ 3 đến 6 tháng chi tiêu thiết yếu và để ở tiền gửi kỳ hạn ngắn 1 tháng và 6 tháng. “Vợ chồng bạn độc giả đang ở nước ngoài và có ý định trở về Việt Nam trong 3-5 năm tới, bạn có thể cân nhắc tham gia bảo hiểm cho gia đình với mức phí hàng năm từ 5-8% thu nhập, nếu hiện tại chưa có phương án ”, chuyên gia Trang Bùi khuyến nghị. Sau khi đã có tấm khiên bảo vệ tài chính, chúng ta cùng tìm kiếm các kênh đầu tư. Hiện bạn độc giả đang có 5 tỷ gửi tiết kiệm và dư ra khoảng 100 triệu mỗi tháng. Nếu lựa chọn bất động sản thì cần phải lưu ý 2 yếu tố, đầu tiên BĐS là loại tài sản neo giữ giá trị tốt, miễn là bạn mua ở nền giá hợp lý. Và thứ hai việc định giá và chọn khu vực có tiềm năng tăng trưởng là rất quan trọng. Tuy nhiên, việc bỏ hết trứng vào một rổ khi dùng toàn bộ khoản tiền đang có để mua bất động sản có thể là chưa được hợp lý, sẽ có thể đối mặt với rủi ro thanh khoản khi cần tiền gấp bởi giá trị cao, chi phí giao dịch lớn, kém linh hoạt. Bạn độc giả có thể cân nhắc thêm loại hình BĐS dân sinh tại thành phố lớn, giá trị khoảng 3- 4 tỷ trở về có khả năng thu hút cầu lớn trong tương lai gần. "Tại Hà Nội, bạn có thể cân nhắc đất nền Hoà Lạc, Đông Anh, Hoài Đức, Chương Mỹ, Thạch Thất”, chuyên gia Bùi Thị Trang gợi ý. Số tiền còn lại sẽ cân nhắc phân bổ thêm một số kênh đầu tư để đa dạng hóa danh mục đầu tư như vàng dưới 10% tài sản, gửi tiết kiệm. Có thể mua chứng chỉ quỹ của các quỹ uy tín, hiệu quả đầu tư tốt, hoặc đầu tư tích sản cổ phiếu bằng cách mua đều đặn một vài mã chứng khoán đã chọn lọc. Để ra quyết định đầu tư, có thể tham khảo nhiều nguồn thông tin khác nhau hoặc sử dụng dịch vụ tư vấn chứng khoán uy tín để hạn chế rủi ro thua lỗ. “Một yếu tố không thể thiếu khi đầu tư đó là cần xem xét chu kì kinh tế để chọn lựa thời điểm mua bán phù hợp. Khẩu vị rủi ro và kinh nghiệm đầu tư cũng nên tính đến khi chọn lựa sản phẩm đầu tư”, bà Trang lưu ý thêm. Theo một vị chuyên gia bất động sản, nền giá đất ở các quận trung tâm Hà Nội hiện nay đã khá cao so với các quận ngoại thành, nên nhà phố ở những tuyến đường lớn và vị trí đẹp càng có giá trị. Với mức tài chính như trên, bạn độc giả có thể tham khảo nhà phố ở các quận vùng ven với một mức giá hợp lý, phù hợp với nguồn tài chính khoảng 5-6 tỷ đồng. Mua để cho thuê ở hoặc kinh doanh đều được, có thêm dòng tiền đều hàng tháng. Hoặc với dòng tiền ổn định 100 triệu hàng tháng, bạn độc giả hoàn toàn có thể sử dụng đòn bẩy tài chính để sở hữu BĐS giá trị hơn. “Nếu xác định mua để cho thuê thì chấp nhận phải có giai đoạn lợi nhuận không được như kỳ vọng. Còn nếu trông chờ vào việc tăng giá của nhà phố trong dài hạn từ 5-10 năm thì mua nhà phố cũng là lựa chọn khá chắc chắn”, một vị chuyên gia BĐS nói thêm. Các chuyên gia tài chính cho rằng, việc lựa chọn đầu tư bất kỳ một sản phẩm nào cũng phải phù hợp với bức tranh tài chính hiện tại bao gồm nhân khẩu học tài chính, sự ổn định nguồn thu nhập, bảo vệ tài chính, trách nhiệm tài chính…, mong muốn, nhu cầu trong tương lai ngắn hạn, dài hạn và khẩu vị rủi ro. Đồng thời cân nhắc đến các yếu tố về tỷ trọng tài sản, cũng như tính thanh khoản. “Giá bất động sản thổ cư, chung cư, nhà phố trong tương lai dự kiến có thể tăng theo những thay đổi về mặt pháp lý khi 3 bộ Luật mới có hiệu lực, cụ thể bỏ khung giá đất. Nếu có thể bạn độc giả hãy tham khảo tư vấn củachuyên gia hoạch định tài chínhvà sớm sở hữu tài sản bất động sản phù hợp”, vị chuyên gia tài chính nhấn mạnh.
8f8161daad65a2ec51fba24bd341e37c
19/08/2024
b196ac7ab3876c0caa898fda628e2095
14:30
999b1ad8231180184caf38ed6b540ed7
20240904
https://vietnamfinance.vn/kho-tan-cam-lai-vn-index-quay-ve-vung-diem-1-thang-truoc-d114941.html
7f653111886108c816ce88f2994f2b09
Khổ tận cam lai: VN-Index quay về vùng điểm 1 tháng trước
ed4d6cdb170d3ab1007d96d44f8a87f0
chung-khoan
(VNF) – Chỉ số VN-Index vượt mốc 1.260 điểm và trở lại vùng điểm đã đạt được 1 tháng trước, đi kèm nhiều tín hiệu tích cực.
079fef86b5b254e7d94a2ea1bd62d04e
Những sóng gió trên thị trường chứng khoán Việt Nam với đỉnh điểm là phiên 5/8 khi chỉ số VN-Index giảm hơn 48 điểm, đã khép lại theo cách hết sức nhanh chóng. Sau phiên bùng nổ vào thứ Sáu tuần trước, sang đến phiên giao dịch đầu tuần này (19/8), chỉ số VN-Index tiếp tục quán tính đi lên khi có thêm 9,39 điểm, vượt mốc 1.260 điểm và trở lại vùng điểm đã đạt được 1 tháng trước. Nhiều tín hiệu tích cực được ghi nhận trong phiên này. Thứ nhất, đà tăng lan toả khá rộng ra các nhóm ngành. Ở nhóm ngân hàng, sàn HoSE chỉ ghi nhận 2 cổ phiếu giảm điểm; một số mã tăng tốt có thể kể đến TCB, LPB và EIB (cùng tăng trên 2%) hay như VIB và STB (cùng tăng trên 1%). Nhóm bất động sản tỏ ra rất mạnh mẽ vào đầu phiên nhưng dần hạ nhiệt, tuy nhiên vẫn kết phiên tương đối tích cực, trong đó, VHM tăng 0,52%, NLG tăng 1,26%, PDR tăng 1,86%, SIP tăng 1,77%, DXG tăng 3,55%, NTL tăng 1,05%, QCG tăng kịch trần, dù vẫn có một số cổ phiếu ghi nhận sắc đỏ như KDH, VPI, DIG, TCH. Tích cực nhất phải kể đến nhóm sản xuất. Sắc xanh phủ hầu khắp các ngành từ thép, phân bón, cao su đến tiêu dùng, xi măng. Các mã tăng tiêu biểu có thể kể đến: HPG tăng 0,98%, HSG tăng 1,47%, NKG tăng 2,42%, DCM tăng 1,21%, DPM tăng 2,96%, VNM tăng 2,98%, SAB tăng 2,66%. Riêng với nhóm ô tô, VEA tăng vọt 4,93% còn HAX tăng kịch trần khi Chính phủ thống nhất giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô trong thời gian 3 tháng. Cổ phiếu vận tải cũng “xanh mướt” với GMD tăng 3,76%, VTP tăng 2,65%, VSC tăng 1,86%, HAH tăng 1,08%. Cổ phiếu năng lượng tăng tốt, nhất là “đầu tàu” GAS tăng tới 2,3%. Ở nhóm bán lẻ, PNJ gây bất ngờ khi tăng kịch trần trong bối cảnh mùa cưới sắp tới, trong khi MWG và FRT biến động không đáng kể. Điểm tích cực thứ hai là một số cổ phiếu lớn từng giảm khá sâu đã bật tăng lại, điển hình là HPG và TCB. Một số cổ phiếu bứt phá vượt vùng giá từng tích luỹ trong thời gian khá dài, thậm chí như PNJ còn tăng kịch trần, qua đó vượt đỉnh lịch sử. Thứ ba, thanh khoản khớp lệnh trên sàn HoSE dù đã giảm so với phiên bùng nổ liền trước nhưng cũng đạt khoảng 14.500 tỷ đồng, cao hơn thanh khoản bình quân 1 tháng qua. Nhìn chung, nhiều khả năng xu hướng đi lên của chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục duy trì trong một vài tuần tới, dù rằng không tránh khỏi các phiên điều chỉnh đan xen. Ẩn số hiện nay là nhóm ngành nào sẽ dẫn dắt, bởi các sóng trước đó đều có sự phân hoá cao độ, nếu không chọn đúng nhóm ngành, đúng cổ phiếu thì tỷ suất sinh lời sẽ rất hạn chế.
4956935486258c401bbe4e067ddcddc8
19/08/2024
b196ac7ab3876c0caa898fda628e2095
15:53
d865ec4816c1d4c3ea2a00af3e73f64e
20240904
https://vietnamfinance.vn/ngan-hang-thanh-ly-khoan-no-6000-luong-vang-sjc-gia-re-bat-ngo-d114924.html
83d31824f40ce6b9434ee3553b002948
Ngân hàng thanh lý khoản nợ 6.000 lượng vàng SJC, giá rẻ bất ngờ
b6aadf48b094b0d99a78aaa0d903bb22
thi-truong-nh
Sacombank đang rao bán 2 khoản nợ của Thuỷ hải sản Sài Gòn, trong đó có khoản nợ liên quan gần 6.000 lượng vàng SJC, với giá rẻ bất ngờ.
63c5f69df43d02efb701b7cfcc058218
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đang rao bán khoản nợ hơn 1.768,5 tỷ đồng của Công ty CP Kinh doanh Thuỷ hải sản Sài Gòn (APT). Trong đó, nợ gốc là 530 tỷ đồng, lãi trong hạn là hơn 823 tỷ đồng và lãi quá hạn là 415 tỷ đồng. Khoản nợ này bao gồm 2 hợp đồng tín dụng từ đầu năm 2009. Như vậy, sau 15 năm, tổng lãi phải trả đã hơn gấp đôi vốn vay. Ngân hàng không thông tin chi tiết về các tài sản đảm bảo cho khoản nợ. Đáng chú ý, lần này, Sacombank đưa ra giá khởi điểm của khoản nợ xấu này là hơn 846 tỷ đồng, giảm khoảng 200 tỷ đồng so với đợt rao bán trong tháng 7 vừa qua. Trong báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023, Công ty CP Thủy hải sản Sài Gòn cho biết trong hai khoản vay tại Sacombank thì có một hợp đồng tín dụng với hạn mức 103 tỷ đồng, thời hạn 12 tháng (từ năm 2009 đến 2010) với lãi suất 12%/năm; hợp đồng thứ hai có hạn mức 5.833 lượng vàng SJC, tương đương hơn 249 tỷ đồng theo giá vàng vào cuối năm 2020. Hợp đồng này cũng có thời hạn 12 tháng (từ 2009 đến 2010) với lãi suất 10,8%/năm. Cả hai hợp đồng này quá hạn nhưng công ty chưa có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Trong đó, số dư nợ gốc khoản vay bằng vàng đã tăng lên hơn 435 tỷ đồng. Báo cáo tài chính cũng cho biết toàn bộ dư nợ 836 tỷ đồng tại Sacombank đang nằm trong số nợ quá hạn chưa thanh toán và đã tăng 108 tỷ đồng so với đầu năm 2023. Trong đó, khoản nợ lãi vay vàng chiếm 665 tỷ đồng, còn lại 171 tỷ đồng khoản lãi vay tiền đồng. Nếu ước tính theo giá vàng miếng SJC hiện nay thì chỉ riêng số nợ bằng vàng này đang có giá trị lên đến gần 467 tỷ đồng, gần gấp đôi giá trị so với thời điểm doanh nghiệp này vay của Sacombank. Vào tháng 4 vừa qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) thông báo rao bán cùng lúc hai khoản nợ của cá nhân ông T.A.T và bà V.T.T. Hai khách hàng này cùng có khoản nợ hàng nghìn chỉ vàng tại Agribank Chi nhánh TP.HCM. Cụ thể, ông T.A.T có khoản nợ tại Agribank Chi nhánh TP.HCM phát sinh từ hợp đồng tín dụng ngày 2/5/2008. Tạm tính đến 31/3/2023, nợ gốc là hơn 14,81 tỷ đồng; nợ lãi vàng 977,764 chỉ vàng SJC; nợ lãi VND là hơn 7,76 tỷ đồng. Bên cạnh đó, ông T.A.T còn có khoản nợ phát sinh từ hợp đồng tín dụng tại Agribank Chi nhánh TP.HCM ngày 9/1/2008. Tnh đến ngày 31/3/2023, giá trị ghi sổ khoản của hợp đồng tín dụng này gồm: dư nợ gốc hơn 16,95 tỷ đồng; nợ lãi vàng 1.117,436 chỉ vàng SJC; nợ lãi VND là hơn 8,88 tỷ đồng. Tổng giá trị khoản nợ của ông T.A.T theo hai hợp đồng tín dụng trên là hơn 62,32 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ gốc là gần 31,8 tỷ 000 đồng; nợ lãi vàng quy đổi là hơn 13,92 tỷ đồng; nợ lãi VND là hơn 16,64 tỷ đồng. Khoản nợ thứ hai được Agribank rao bán là khoản nợ của bà V.T.T tại Agribank Chi nhánh TP.HCM, phát sinh từ hợp đồng tín dụng tháng 2/2008. Khoản nợ này có giá trị ghi sổ tạm tính đến ngày 31/3/2023 là gần 26,4 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ gốc gần 9,5 tỷ đồng; nợ lãi vàng quy đổi là hơn 9,2 tỷ đồng, nợ lãi VND là gần 7,7 tỷ đồng. Trước đó, năm 2023, Agribank từng nhiều lần rao bán khoản nợ 2.149,11 chỉ vàng SJC của một nữ khách hàng có tên Doãn Thị Ngân. Sau gần 20 năm, khách hàng chưa trả nợ vay bằng vàng cho ngân hàng, buộc Agribank phải đấu giá khoản nợ để thu hồi nợ. Giá khởi điểm cho khoản nợ trong lần đầu rao bán vào tháng 7/2023 là 14,13 tỷ đồng. Đến cuối tháng 1/2024, giá khởi điểm của khoản nợ này được giảm xuống còn 9,226 tỷ đồng.
bb2aad597192cec17764ad053277599d
19/08/2024
b196ac7ab3876c0caa898fda628e2095
14:15
7f1d95820663e3167ca8b4f1eb2f3ac0
20240904
https://vietnamfinance.vn/tai-khoan-cua-khach-hang-to-chuc-bi-loi-dung-de-lua-dao-d114921.html
8a6b7bfa1d46306bc58ac499f14522d7
Tài khoản của khách hàng tổ chức bị lợi dụng để lừa đảo
c7b3286c097b6e5b23e1d9def21e3679
ngan-hang-so
Theo NHNN, hiện có tình trạng lợi dụng mở, sử dụng tài khoản thanh toán của khách hàng là tổ chức cho mục đích gian lận, lừa đảo.
9af7b25d8ea65b3308f8215f132ed683
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản 6768/NHNN-TT yêu cầu các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khẩn trương, nghiêm túc thực hiện một số nội dung liên quan đến việc mở tài khoản thanh toán cho khách hàng là tổ chức. Mới đây, NHNN cũng đã ban hành Thông tư số 17/2024/TT-NHNN (Thông tư 17) quy định việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán (TKTT) tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trong đó đã sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến việc mở, sử dụng TKTT đối với khách hàng tổ chức. Qua theo dõi, nắm bắt thông tin, NHNN cho biết, hiện có tình trạng lợi dụng mở, sử dụng TKTT của khách hàng là tổ chức cho mục đích gian lận, lừa đảo. Trước tình trạng lợi dụng mở, sử dụng TKTT của khách hàng là tổ chức cho mục đích gian lận, lừa đảo, NHNN đã yêu cầu các tổ chức tín dụng khẩn trương, nghiêm túc rà soát, kiểm tra, cập nhật thông tin hồ sơ mở TKTT của khách hàng là tổ chức, đặc biệt là các TKTT mở từ tháng 6/2024 đến nay. Đồng thời, thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu khớp đúng giấy tờ tùy thân và thông tin sinh trắc học của người đại diện hợp pháp (bao gồm cả trường hợp mở tại quầy và mở bằng phương tiện điện tử) theo quy định tại Thông tư 17. Các tổ chức tín dụng nghiên cứu có giải pháp để sớm triển khai các quy định tại Thông tư 17 liên quan đến việc mở, sử dụng TKTT của khách hàng tổ chức như ban hành quy trình, quy định nội bộ về mở, sử dụng TKTT cho khách hàng là tổ chức theo quy định tại Thông tư 17 và các văn bản chỉ đạo của NHNN. Thêm vào đó, các tổ chức tín dụng cần triển khai áp dụng các biện pháp ngăn chặn các hành vi mạo danh, can thiệp, chỉnh sửa, làm sai lệch việc xác minh thông tin nhận biết khách hàng trong quá trình mở và sử dụng TKTT của khách hàng là tổ chức và các biện pháp đảm bảo việc sử dụng TKTT được thực hiện bởi người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản; triển khai áp dụng quy định chỉ được thực hiện rút tiền, giao dịch thanh toán bằng phương tiện điện tử trên TKTT theo quy định tại Thông tư 17. Ngoài ra, các tổ chức tín dụng cũng cần quán triệt, tổ chức triển khai nghiêm túc đến toàn bộ nhân viên trong toàn hệ thống và chịu trách nhiệm về những rủi ro phát sinh (nếu có) trong trường hợp không tuân thủ các quy định pháp luật, các văn bản chỉ đạo của NHNN.
c249fc624a4a892ed6d8aa5ed8ce968f
19/08/2024
b196ac7ab3876c0caa898fda628e2095
10:03
473d3f8a31b12cc933f4c1c5bffad8c4
20240904
https://vietnamfinance.vn/vay-no-de-an-cu-nguoi-tre-doi-mat-nhieu-rui-ro-d114873.html
ee112fcf5c26cc004f202cc6d44cb043
Vay nợ để 'an cư': Người trẻ đối mặt nhiều rủi ro
60e5e1ab2addef8accd9aed24ae4dea5
tai-chinh-ca-nhan
Trước tình trạng giá nhà tăng nhanh hơn thu nhập, nhiều người trẻ quyết định dùng đòn bẩy tài chính để mua nhà. Tuy nhiên, theo ông Trịnh Công Hòa, cố vấn tài chính cá nhân độc lập, dùng nợ vay để mua nhà giống như một “con dao hai lưỡi” và không phải ai cũng biết sử dụng con dao này đúng cách.
788cc343a9ead81ee81b051ff61d924a
Thời gian gần đây, bài viết của một bạn trẻ sinh năm 2005 về câu chuyện mua nhà của người trẻ hiện nay bất ngờ nổi lên và nhận được sự quan tâm của đông đảo người dùng mạng xã hội. Trong bài đăng của mình, bạn trẻ này cho biết: “Mình sinh năm 2005, là một thế hệ Gen Z chính hiệu. Mình lên Hà Nội được 1 năm, không phải là sinh sống nữa mà là sinh tồn ở Hà Nội. Mình hiện đang làm phó phòng marketing cho một công ty lớn, mức lương cũng gọi là có dư dả nhưng khi tiếp xúc với nhiều người, mình mới nhận ra rằng làm văn phòng bình thường không thể mua được nhà và sẽ có một thế hệ không mua được nhà. Nhiều lúc mình tự hỏi rằng phải làm bao nhiêu nữa thì mới đủ…” Không ít bạn trẻ tỏ ra đồng cảm với trăn trở của chủ nhân bài đăng. Nhiều người bày tỏ sự lo lắng và bế tắc trong việc mua nhà, hiện thực hóa ước mơ “an cư, lạc nghiệp”, nhất là trong bối cảnh chi phí sinh hoạt đắt đỏ, thu nhập bị ảnh hưởng sau đại dịch Covid-19. Theo khảo sát của Tập đoàn công nghệ bất động sản Property Guru, những người trẻ trong độ tuổi từ 26 – 42 là nhóm có nhu cầu tìm mua bất động sản nhiều nhất năm 2023. Những người thuộc thế hệ Gen Z và Gen Y với độ tuổi dưới 35, có mức độ tìm kiếm thông tin bất động sản tăng liên tục trong vòng ba năm trở lại đây. Song, trong bối cảnh giá nhà liên tục tăng, không phải bạn trẻ nào cũng có thể sở hữu một căn nhà cho riêng mình. Anh Phạm Khải (26 tuổi, Nam Định), chuyên viên IT tại một công ty phần mềm có tiếng tại Hà Nội cho biết: “Mỗi lần về quê, tôi chỉ biết cười trừ khi nhận được câu hỏi từ bố mẹ và người thân về việc bao giờ thì mua nhà. Với mức lương 20 triệu đồng/tháng cộng thêm với 3 triệu đồng/tháng tiền làm thêm dự án ngoài, tôi chỉ đủ chi trả cho tiền nhà, ăn uống và các khoản chi tiêu hàng ngày và gửi một ít tiền về quê. Thực sự tôi cũng đã từng nghĩ đến việc mua một căn chung cư ở Hà Nội nhưng mỗi lần nghe nhân viên môi giới báo giá, tôi lại thấy giấc mơ trở nên ngày càng xa vời”. Trong khi đó, chị Thu Trang (28 tuổi, Thái Bình) cho rằng: “Nếu không có hỗ trợ tài chính từ gia đình hoặc làm kinh doanh thì khó có nhân viên văn phòng nào có thể mua được nhà. Cứ tiết kiệm được 1 đồng, thì giá nhà lại tăng đến 3, 4 đồng thì làm đến bao giờ mới đủ tiền mua được một căn hộ”. Chia sẻ với Tạp chí Đầu tư Tài chính, ông Trịnh Công Hòa, cố vấn tài chính cá nhân độc lập, nhà sáng lập Blog tài chính cá nhân và đầu tư tích lũy TienCuaToi.vn, cho rằng nếu chỉ dựa vào tích lũy tiền của bản thân thì người trẻ khó có thể sở hữu căn nhà đầu tiên sớm. Ông dẫn chứng: “Lấy ví dụ một bạn trẻ với mức lương 10 triệu đồng/tháng – mức lương bình quân của nhiều người trẻ hiện nay. Nếu chi tiêu một cách tiết kiệm, mỗi tháng bạn trẻ này cũng đã phải bỏ ra 6,5 triệu đồng, bao gồm 2 triệu đồng tiền nhà, 3,5 triệu đồng tiền ăn, 500.000 đồng tiền điện nước, 500.000 đồng tiền đi lại. Như vậy, số tiền tiết kiệm mỗi tháng là 3,5 triệu đồng, tương đương với 42 triệu đồng/năm. Trong khi đó, giá chung cư ở Hà Nội bây giờ rẻ nhất là khoảng 40 triệu/m2. Để mua căn chung cư diện tích nhỏ tối thiểu khoảng 22 m2, số tiền bạn trẻ phải bỏ ra là khoảng 880 triệu đồng. Nếu cứ tích lũy tiết kiệm đều đặn thì bạn trẻ này sẽ phải mất 21 năm mới kiếm đủ số tiền để mua căn nhà rộng 22 m2. Đáng nói, điều kiện cần là căn nhà chỉ tăng giá bằng lãi tiết kiệm ngân hàng”. Đứng trước tình trạng “giá nhà tăng không đợi lương tăng”, nhiều bạn trẻ đã nghĩ đến việc vay nợ để mua nhà. Theo ông Trịnh Công Hòa, việc những người trẻ vay nợ, hay còn gọi là sử dụng đòn bẩy tài chính để mua nhà không hiếm. Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng lưu ý rằng sử dụng đòn bẩy tài chính là con dao hai lưỡi, nó giúp cho mọi người đạt được mục tiêu sở hữu căn nhà sớm hơn, nhưng nếu không cẩn thận, người trẻ có thể rơi vào những rủi ro khó lường. Ông cho biết: “Rủi ro lớn nhất của việc vay nợ mua nhà chính là lãi suất. Các ngân hàng thường áp dụng trong các hợp đồng vay là lãi suất thả nổi. Nếu lãi suất tiết kiệm tăng thì lãi suất khoản vay cũng sẽ tăng. Việc tăng lãi suất thường xuyên xảy ra trong thời gian của khoản vay 20 - 30 năm do chính sách điều hành tiền tệ của nhà nước. Khi đó, tiền lãi vay mà bạn phải trả sẽ tăng lên. Câu hỏi đặt ra lúc này là bạn có đủ tiền để trả khi lãi tăng lên không?”. Bên cạnh đó, người trẻ còn phải đối mặt với rủi ro về thu nhập trả nợ nếu phụ thuộc hoàn toàn vào tiền lương hàng tháng. “Nếu không may công ty gặp khó khăn, bạn phải nghỉ việc. Khi đó, bạn sẽ mất nguồn trả nợ vay ngân hàng. Khi có nợ xấu, căn nhà này sẽ phải xử lý để trả nợ ngân hàng”, ông Hoà ví dụ. Cũng theo vị chuyên gia này, có nhiều người rơi vào tình trạng “vừa mất nhà, vừa ôm nợ” khi sử dụng đòn bẩy tài chính để mua nhà trong lúc giá nhà đang ở mức đỉnh. “Nếu thị trường bất động sản bị suy giảm, giá trị căn nhà của bạn cũng sẽ giảm. Khi đó, ngân hàng có thể yêu cầu bạn trả nợ sớm hoặc thêm tài sản để đảm bảo đủ tỷ lệ theo quy định. Nếu bạn không thể làm vậy, ngân hàng sẽ bán căn nhà để trả nợ. Tuy nhiên, nếu số tiền từ việc bán nhà không đủ trả hết nợ, bạn sẽ vừa mất nhà, vừa phải gánh thêm khoản nợ còn lại”, ông Hòa nói. Ngoài ra, cũng có những trường hợp chủ đầu tư có các chương trình ưu đãi mua nhà cam kết trả lãi. Nhưng khi chủ đầu tư gặp khó khăn, việc cam kết này trở nên vô nghĩa, nợ vẫn là của khách hàng. Để tránh những rủi ro kể trên, ông Hòa cho rằng, người mua nhà nên lựa chọn các gói vay có thời gian ưu đãi và cố định lãi suất dài nhất. “Hiện các ngân hàng có nhiều gói vay ưu đãi và cố định tới 5 năm. Như vậy, trong 5 năm đó, bạn sẽ được ổn định lãi mà không phải lo lãi suất thả nổi. Sau thời gian này, nếu vẫn muốn có lãi suất ổn định như vậy bạn có thể chuyển đổi ngân hàng khác có gói ưu đãi tốt tương đương. Ngoài ra, lựa chọn gói vay có lãi suất tham chiếu theo lãi suất tiết kiệm của những ngân hàng TMCP nhà nước thì khi có điều chỉnh lãi suất, khoản vay của bạn sẽ bị tăng ít lãi suất hơn”, ông khuyến nghị. Đồng thời, người mua cũng nên cân đối giữa thu nhập – chi tiêu – trả nợ, đảm bảo sao cho tổng số tiền trả nợ/thu nhập dưới 30%, ví dụ như có thu nhập 10 triệu thì chỉ nên dành 3 triệu trả nợ. Tuy nhiên, số tiền còn phụ thuộc vào mức độ ổn định của thu nhập và số thu nhập hàng tháng. Ngoài ra, không nên phụ thuộc vào một nguồn tiền trả nợ mà nên xây dựng cho mình nhiều khoản thu nhập để tránh rủi ro khi mất nguồn thu nhập duy nhất. Một điều tối quan trọng trong sử dụng đòn bẩy tài chính để mua nhà là tạo quỹ dự phòng nợ vay từ 3 – 6 tháng, tránh chậm trả ngân hàng. “Với ngân hàng, bạn không thể chậm trả 1 ngày bởi sẽ phát sinh nhiều các loại phí, lãi kèm theo. Nếu quá hạn lâu ngày sẽ dẫn tới phải trả toàn bộ gốc, lãi, thậm chí, trong trường hợp xấu nhất còn phải xử lý tài sản đảm bảo. Chính vì thế, việc có một quỹ dự phòng sẽ giúp giảm áp lực tài chính khi đối mặt với những tình huống phát sinh bất ngờ”, ông lý giải. Ông Hòa khẳng định, nếu biết sử dụng đòn bẩy tài chính đúng cách, lên kế hoạch một cách chi tiết, đa số các bạn trẻ đều có thể mua được nhà. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng nên mua căn nhà phù hợp với khả năng tài chính của cá nhân, tránh cố quá để rồi tạo áp lực tài chính lên cuộc sống của chính mình. “Đừng để áp lực mua nhà trở thành một cái gông kìm hãm sự phát triển sự nghiệp cũng như khiến cuộc sống của bản thân nặng nề hơn”, ông nói.
c519e5ac4c01cf9de089ad077ed9fe52
19/08/2024
b196ac7ab3876c0caa898fda628e2095
11:30
06eef6eacc6201e589ad33297562f8e4
20240904
https://vietnamfinance.vn/chien-su-cang-khoc-liet-nga-cang-ban-nhieu-dau-sang-trung-quoc-va-an-do-d114937.html
d84cf72b23adb6ef0924dce0c7673075
Chiến sự càng khốc liệt, Nga càng bán nhiều dầu sang Trung Quốc và Ấn Độ
e504d3f29362e2d4dfad6d038913ae88
binh-luan
Khi chiến sự Nga - Ukraine ngày càng khốc liệt, Nga tiếp tục tăng mạnh khối lượng dầu xuất khẩu sang Trung Quốc và Ấn Độ.
e89e7797fb6dab7bcbb3f0f6d9b827af
Vào cuối năm 2022, Mỹ và các đồng minh đã áp dụng mức giá trần khoảng 60 USD/thùng đối với các lô hàng dầu thô của Nga để tiếp cận các dịch vụ phương Tây cần thiết cho việc vận chuyển, bao gồm bảo hiểm và tàu chở dầu. Mụch đích là hạn chế khối lượng dầu thô xuất khẩu của Nga cũng như thu nhập của Moscow từ việc bán dầu trên thị trường toàn cầu. Nhưng theo Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA), các lệnh trừng phạt của phương Tây dường như không có nhiều tác động đến Trung Quốc và Ấn Độ, hai trong số những nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới. Vào tháng 7, Trung Quốc đã mua 47% lượng dầu thô xuất khẩu của Nga theo khối lượng, tiếp theo là Ấn Độ chiếm 37%. Người mua ở Liên minh châu Âu (EU) chiếm 7% và Thổ Nhĩ Kỳ chiếm 6%. Có vẻ như xu hướng này tiếp tục vào năm 2024 giữa Nga và Trung Quốc và đặc biệt là Nga và Ấn Độ. Lượng dầu nhập khẩu của Ấn Độ từ Nga chiếm tới 40% tổng lượng dầu mua trên thị trường toàn cầu. Để hiểu rõ hơn, trước khi chiến sự Ukraine bùng nổ, lượng dầu thô nhập khẩu từ Nga chỉ chiếm chưa đến 1% tổng lượng dầu nhập khẩu của Ấn Độ. Hiện nay, Ấn Độ nhập khoảng 1,85 đến 1,95 triệu thùng dầu Nga mỗi ngày, xấp xỉ khoảng 3 tỷ USD. Theo các nguồn giao dịch thực tế tại Singapore và Mumbai, giá dầu thô Ural của Nga thường thấp hơn giá dầu thô Brent từ 5-10%. Mức chiết khấu này đóng vai trò là động lực cho người mua. Giá bán chưa đạt đến mức trần mà các quốc gia phương Tây dự đoán. Điều đó phần lớn là nhờ vào các đội tàu chở dầu “bóng đêm”, tức là các tàu chở dầu có nguồn gốc sở hữu không rõ ràng được tạo ra thông qua nhiều thực thể khác nhau khiến việc xác định ai thực sự sở hữu hoặc kiểm soát chúng trở nên khó khăn. CREA lưu ý rằng: "81% tổng giá trị dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga được vận chuyển bằng các đội tàu bóng đêm, trong khi tàu chở dầu do các quốc gia áp dụng giá trần sở hữu hoặc được bảo hiểm chiếm 19%”. "Sự phụ thuộc của Nga vào các tàu chở dầu do các nước G7 sở hữu hoặc bảo hiểm đã giảm do sự gia tăng của các tàu chở dầu bóng đêm. Điều này ảnh hưởng đến đòn bẩy của liên minh nhằm hạ giá trần và ảnh hưởng đến doanh thu xuất khẩu dầu của Nga", báo cáo của CREA nêu rõ. Mặc dù đã có những lời kêu gọi hạn chế ảnh hưởng của tàu chở dầu bóng đêm, nhưng điều này đã chứng minh là rất khó khăn trong thực tế. Về phần mình, CREA đề xuất: "Các quốc gia áp dụng lệnh trừng phạt nên cấm bán tàu chở dầu cũ cho chủ sở hữu đã đăng ký tại các quốc gia không thực hiện chính sách giới hạn giá dầu". Nhưng dầu không phải là mặt hàng xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch duy nhất của Nga đang tìm đường đến Trung Quốc và Ấn Độ. Cả hai quốc gia này đều là những nước tiêu thụ than lớn và than của Nga chắc chắn cũng đã đến bờ biển của họ, theo CREA. CREA cho biết: "Từ ngày 5/12/2022 đến cuối tháng 7/2024, Trung Quốc đã mua 45% tổng lượng than xuất khẩu của Nga, tiếp theo là Ấn Độ (18%). Thổ Nhĩ Kỳ (10%), Hàn Quốc (10%) và Đài Loan (5%) nằm trong danh sách năm nước mua hàng đầu”.
b9a8f9d5b7e1f85449d2c0ad90b2266b
19/08/2024
b196ac7ab3876c0caa898fda628e2095
15:38
d3f2f8dc99e52de6050f173d5685d9e6
20240904
https://vietnamfinance.vn/hai-duong-dau-tu-800-ty-xay-trung-tam-the-thao-rong-28ha-d114931.html
9d7d74140bf8277ce505419021fdf0ec
Hải Dương: Đầu tư 800 tỷ xây trung tâm thể thao rộng 28ha
9434d04196e0cfaf4980aacd1fecb48f
thuong-vu
Dự án xây dựng Trung tâm đào tạo, huấn luyện và thi đấu thể thao thuộc Khu liên hợp văn hóa thể thao tỉnh Hải Dương vừa được HĐND tỉnh Hải Dương vừa duyệt chủ trương đầu tư.
69e6bb7cb83f46d84d67f77475dae7ba
Dự án xây dựng Trung tâm đào tạo, huấn luyện và thi đấu thể thao thuộc Khu liên hợp văn hóa thể thao tỉnh Hải Dương gồm các hạng mục: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung trong phạm vi diện tích khoảng 28,371ha; Nhà thi đấu và tập luyện đa năng với quy mô 3.000 chỗ ngồi, đạt tiêu chuẩn thi đấu quốc tế. Cụ thể, hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung bao gồm các hạng mục: San lấp mặt bằng; đường giao thông; hệ thống cấp thoát nước; hệ thống cấp điện; thông tin liên lạc; phòng cháy chữa cháy; cây xanh... Nhà thi đấu và tập luyện đa năng với các công trình ngoài nhà gồm: các sân tập luyện ngoài trời; đường giao thông nội bộ, cấp thoát nước, điện, phòng cháy chữa cháy, thông tin liên lạc, cảnh quan, cây xanh... Dự án được thực hiện trên địa bàn phường Thạch Khôi và xã Liên Hồng, TP. Hải Dương, thực hiện từ năm 2024-2026, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương làm chủ đầu tư. Tổng mức đầu tư dự án dự kiến là 790 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026-2030. Việc đầu tư xây dựng Trung tâm Đào tạo, Huấn luyện và Thi đấu thể thao thuộc Khu liên hợp văn hóa thể thao tỉnh Hải Dương nhằm đáp ứng nhu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại phục vụ các hoạt động thể dục thể thao phong trào, thể thao thành tích cao và các sinh hoạt cộng đồng, từng bước hình thành khu tập luyện, thi đấu thể thao đồng bộ, hiện đại, góp phần phát triển sự nghiệp thể dục thể thao của tỉnh Hải Dương.
26d0e6b941cf9cd28b935ca5a1eaad28
19/08/2024
b196ac7ab3876c0caa898fda628e2095
13:30
16960d1979648efc4525e6ddd92bf330
20240904
https://vietnamfinance.vn/lan-song-o-to-dien-thay-doi-cuoc-choi-tren-hi-truong-taxi-d114724.html
cd06d030a2b9958186058bcdc99245c4
Làn sóng ô tô điện: Thay đổi cuộc chơi trên thị trường taxi
03a8d7a06ceec3f360c132f763fc76c5
xe
Sự xuất hiện của Xanh SM đã tác động mạnh mẽ tới thị trường taxi tại Việt Nam khi đã hình thành 3 loại hình gồm: taxi truyền thống, taxi công nghệ và taxi điện. Trong đó, các doanh nghiệp kinh doanh taxi truyền thống đang có xu hướng chuyển đổi từ xe chạy xăng, dầu sang sử dụng xe điện.
27aff79921d21302020bc5ddcae20e9c
Uber, Grab thay đổi “cuộc chơi” taxi tại Việt Nam Cách đây 10 năm, sự xuất hiện của hai ứng dụng gọi xe công nghệ là Uber, Grab chính thức “đặt chân” vào Việt Nam và nhanh chóng làm thay đổi thói quen của người dùng trong nước. Đặc biệt, sự có mặt của hai hãng taxi công nghệ này đã đẩy cuộc đua cạnh tranh giành thị phần vận tải taxi trở nên khốc liệt hơn. Lấy công nghệ làm nòng cốt bằng việc áp dụng công nghệ 4.0, Uber và Grab nhanh chóng làm thay đổi cuộc chơi trên thị trường taxi. Khi mới tham gia sân chơi, taxi công nghệ có nhiều lợi thế như: gọi xe nhanh hơn, giá cước rẻ hơn, được sử dụng xe cá nhân kết nối với các công ty công nghệ, không phải lắp đồng hồ tính tiền, không phải niêm yết giá, không phải xin phù hiệu taxi, không phải có bộ phận điều hành, theo dõi về ATGT như các đơn vị taxi truyền thống… nên đã thu hút một lượng lớn khách hàng và các chủ xe cá nhân tham gia chở khách. Đáng chú ý, sau khi Grab hoàn tất việc thâu tóm Uber vào năm 2018, Grab nhanh chóng chiếm lĩnh đến 70% thị phần vận tải trong nước. Các hãng taxi truyền thống như: Vinasun, Mai Linh, Thành Công, Thanh Nga, Vạn Xuân, Thăng Long, Sao Mai, … trầy trật hoạt động cầm cự, nhiều năm báo lỗ, kinh doanh đều tụt dốc. Đỉnh điểm nhất là vào năm 2020, thị trường taxi chịu thiệt hại đáng kể do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 bùng phát với các đợt đóng cửa và hạn chế nhu cầu về taxi. Tại thị trường phía Bắc, hãng taxi lớn là Tập đoàn Mai Linh ghi nhận kết quả kinh doanh thua lỗ triền miên từ nhiều năm trước với số lỗ luỹ kế tính đến 31/12/2021 lên đến 1.419 tỷ đồng. Thống trị thị trường taxi phía Nam là Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (đơn vị vận hành hãng taxi Vinasun) cũng ghi nhận các khoản lỗ trong hai năm 2020, 2021 liên tiếp, với số lỗ tổng cộng hơn 480 tỷ đồng. Cùng với đó, số lượng xe của hãng này cũng liên tục đi xuống. Cuối năm 2019 Vinasun có 4.921 xe kinh doanh taxi, sang tới cuối năm 2022 con số này chỉ còn khoảng 2.621 chiếc. Khi các hãng taxi truyền thống gặp khó, các hãng gọi xe công nghệ lại nhận được sự ủng hộ từ người dùng. Ví dụ như Grab, dù không sở hữu bất kỳ một chiếc xe hay tài xế nào, đã lần đầu tiên lọt top các hãng taxi phổ biến nhất tại Việt Nam bên cạnh các tên tuổi như Mai Linh, Vinasun. Từ đây, các hãng taxi truyền thống mới thực sự nhận ra tác động khủng khiếp của “cơn bão” Uber, Grab. Lúc này, bắt đầu nảy sinh cuộc chiến giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ. Trước sức ép ngày càng lớn, các hãng taxi truyền thống đã phải bắt tay nhau, cùng áp dụng công nghệ để lấy lại khách hàng bằng việc ra mắt ứng dụng gọi xe tương tự Uber, Grab. Điển hình vào ngày 10/12/2018, Liên minh taxi Việt chính thức ra mắt tại Hà Nội và kết hợp vận hành qua ứng dụng EMMDI trên toàn quốc. “Cuộc chơi” giành thị phần taxi trở nên gay cấn hơn khi vào tháng 4/2023, Công ty cổ phần Di chuyển xanh và thông minh GSM (thuộc Tập đoàn Vingroup) chính thức đưa Xanh SM, hãng taxi thuần điện đầu tiên tại Việt Nam đi vào hoạt động. Với sự xuất hiện của Xanh SM, thị trường taxi tại Việt Nam đã có 3 loại hình gồm: taxi truyền thống, taxi công nghệ và taxi điện. Về phương thức hoạt động, taxi điện có nhiều điểm tương đồng với taxi truyền thống đó là doanh nghiệp kinh doanh vận tải thuê hoặc mua xe, có tài xế phục vụ khách hàng thông qua hình thức vẫy xe trực tiếp hoặc liên hệ qua tổng đài. Đồng thời, taxi điện cũng kế thừa cách thức đặt xe, thanh toán qua ứng dụng trên điện thoại thông minh, nhiều voucher giảm giá, tương tự taxi công nghệ. Tuy nhiên, điểm khác biệt của taxi điện so với taxi truyền thống và taxi công nghệ đó là sử dụng các mẫu xe thuần điện của VinFast, bao gồm VF e34, VF 5 Plus, VF 6 (đối với dịch vụ taxi tiêu chuẩn) và VF 8 (đối với dịch vụ taxi cao cấp). Tính đến thời điểm hiện tại, Xanh SM đang trực tiếp triển khai dịch vụ tại 45 tỉnh, thành phố trên cả nước với khoảng 65.000 xe điện (bao gồm ô tô điện và xe máy điện) và 12 đối tác độc quyền mua và thuê xe điện từ GSM. Theo báo cáo của GSM, Xanh SM đã phục vụ hơn 50 triệu lượt khách hàng chỉ sau một năm ra mắt, với hơn 300 triệu km di chuyển, góp phần giảm thiểu đến 52.000 tấn CO2 thải ra môi trường, tương đương 2,6 triệu cây xanh quang hợp trong suốt một năm. Hiện Xanh SM đã vươn lên đứng thứ 2 thị trường dịch vụ gọi xe tại Việt Nam, với 18,17% thị phần vào quý IV/2023, vượt qua nhiều thương hiệu lâu năm. Không chỉ tạo chỗ đứng vững chắc tại Việt Nam, Xanh SM cũng đã nhanh chóng mở rộng ra nước ngoài với thị trường quốc tế đầu tiên là Lào. Theo kế hoạch, đến năm 2025, Xanh SM sẽ chính thức hiện diện tại 9 quốc gia trên toàn cầu và từng bước chuyển mình thành công ty công nghệ cung cấp nền tảng dịch vụ gọi xe thuần điện hàng đầu thế giới. Bước chuyển mình mới: Điện hóa Xu hướng sử dụng phương tiện vận tải thân thiện với môi trường và những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 khiến nhu cầu sử dụng xe ô tô điện trở thành xu thế tất yếu. Trước tình hình đó, nhiều cuộc hội thảo, toạ đàm có sự tham gia của các chuyên gia trong ngành, các lãnh đạo doanh nghiệp taxi đã được diễn ra suốt thời gian qua. Các chuyên gia và lãnh đạo các doanh nghiệp taxi nhận định ô tô điện sẽ là tương lai của nền công nghiệp ô tô thế giới. Phương tiện này không những giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường mà còn tiện dụng hơn rất nhiều so với các dòng xe chạy bằng xăng dầu, như: nạp năng lượng dễ dàng; không cần thay nhớt, nước làm mát; giảm tần suất bảo dưỡng định kỳ; độ an toàn cao; không có tiếng ồn động cơ... Bên cạnh đó, giá xăng dầu tăng nhanh và nguồn cung khó khăn, trong khi giá điện lại tương đối ổn định. Nếu so sánh việc sử dụng xe ô tô điện, các doanh nghiệp vận tải taxi sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí lớn khi vận hành, không chỉ làm lợi cho doanh nghiệp mà cả khách hàng. Để thích ứng với xu hướng của ngành kinh doanh vận tải thế giới và nắm bắt thời cơ, nhiều doanh nghiệp vận tải taxi không chỉ riêng ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM, mà trên cả nước đã chuyển dịch trong việc sử dụng xe điện trong vận tải taxi. Tiên phong sử dụng xe ô tô điện để khai thác dịch vụ từ năm 2022 là Công ty TNHH Đồng Thúy, đơn vị sở hữu thương hiệu Lado Taxi. Đến thời điểm hiện tại, Lado Taxi đang có tổng cộng khoảng 1.200 xe điện và xe xăng. Trong đó, có 300 xe điện và riêng tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng có tới 200 xe điện. Theo chia sẻ của lãnh đạo Lado Taxi, sau hơn hai năm sử dụng ô tô điện VinFast cho dịch vụ taxi, hiệu quả kinh doanh của công ty tăng lên đáng kể nhờ cắt giảm 32-37% chi phí vận hành. So với xe xăng, xe điện giảm 50% chi phí nhiên liệu dẫn đến lợi nhuận từ xe điện tăng cao. Mỗi xe điện chỉ cần có doanh thu 1 triệu đồng/ngày là công ty đạt điểm hòa vốn. Xe chạy 1,3 – 1,4 triệu đồng/ngày là có lợi nhuận tốt. Được biết, trong năm 2024, GSM sẽ cung cấp cho Lado Taxi khoảng 500 xe điện và đến năm 2025, 2026 là 2.000 xe. Dự kiến, Lado Taxi sẽ thay thế 90% xe xăng cũ và có đội xe 3.000 chiếc vào năm 2026. Ngoài Lado Taxi, các doanh nghiệp taxi truyền thống có quy mô vừa và nhỏ như Én Vàng (Hải Phòng), Taxi Xanh Tây Bắc (Sơn La), Sơn Nam (Nghệ An) cũng lựa chọn mua hoặc thuê xe điện VinFast từ GSM. Cụ thể, GSM sẽ cung cấp 300 ô tô điện VinFast trong vòng 2 năm tới (kể từ 2024) cho Taxi Xanh Tây Bắc theo hình thức bán và cho thuê; cung cấp thêm 250 ô tô điện VinFast cho Én Vàng Taxi và hơn 300 xe điện (bao gồm VinFast VF 5 và VF e34) cho Công ty Sơn Nam. Ông Phạm Tuấn Đạt, Phó Giám đốc Taxi Xanh Tây Bắc chia sẻ rằng: “Chúng tôi đã nghiên cứu rất kỹ các dòng xe điện VinFast, đồng thời đứng từ góc nhìn của người tiêu dùng khi quyết định chọn ô tô điện để kinh doanh taxi. Những chiếc xe không mùi xăng dầu, vận hành êm ái của VinFast đã góp phần xây dựng hình ảnh đẹp của thương hiệu và được khách hàng đón nhận. Nhờ đó, kết quả kinh doanh của chúng tôi suốt một năm qua cũng rất khả quan”. Không chuyển đổi hoàn toàn sang sử dụng xe thuần điện như các hãng taxi khác, hai “ông lớn” của thị trường taxi trong nước là Mai Linh và Vinasun lại lựa chọn phương án dùng các mẫu xe xăng lai điện (hybrid). Cụ thể, đối với Mai Linh, hãng cho biết đã hợp tác thành công với Toyota Việt Nam và Công ty Tài chính Toyota trong dự án đầu tư 9.999 xe, kỳ vọng hoàn thành trong vòng 3 năm. Riêng năm 2024, Mai Linh đặt mục tiêu đầu tư 2.224 xe, bao gồm 1.000 xe hybrid cho các thị trường lớn như Hà Nội và TP. HCM. Tương tự, Vinasun dự định chi 630 - 650 tỷ đồng để đầu tư 700 xe hybrid của Toyota trong năm 2024. Trong đó, 50% nguồn vốn đến từ các khoản tài trợ của ngân hàng. Nếu thuận lợi, công ty có thể nâng tổng số lượng xe đầu tư lên 1.000 chiếc. Chia sẻ về lý do lựa chọn xe hybrid thay vì trào lưu xe điện, ông Trần Anh Minh, Phó tổng giám đốc Vinasun, cho rằng xe điện tràn ngập như Xanh SM nhưng chỉ có một nguồn vận hành và nguồn cung cấp. Còn xe hybrid, hãng đã nghiên cứu và vận hành thí điểm phù hợp với mô hình kinh doanh của công ty. Qua tính toán, xe hybrid có thể giảm tới 50% nhiên liệu so với xe xăng. Trong khi xe điện tiêu thụ khoảng 800 đồng tiền nhiên liệu/km, xe hybrid mất khoảng 1.100-1.200 đồng/km mà không mất chi phí cơ hội khi sạc điện. Chưa kể, mỗi ngày Vinasun cần tập trung các xe để kiểm tra trước khi vận hành nhưng hiện nay không có một trạm sạc nào có thể đáp ứng quy mô 40-50 xe của Vinasun để kiểm tra nếu là xe điện. Trong khi đó, lãnh đạo của hãng taxi Mai Linh cho biết sau khi nghiên cứu và phân tích chuyên sâu, công ty nhận thấy xe điện chưa thật sự phù hợp và tối ưu tại thị trường Việt Nam, bởi những bất cập về cơ sở hạ tầng cũng như rủi ro liên quan đến rác thải pin. Khi sử dụng dòng xe hybrid, công ty có thể đáp ứng mục tiêu bảo vệ môi trường, giảm khí thải CO2, thay thế dần các xe sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Trong khi đó, xe hybrid cũng không cần sạc pin và có thể đổ xăng/diesel tại các trạm nhiên liệu bình thường. Tương lai của ngành taxi xanh Theo báo cáo từ công ty nghiên cứu thị trường Mordor Intelligence, thị trường taxi Việt Nam được định giá 441 triệu USD vào năm 2021 và dự kiến đạt 790 triệu USD vào năm 2027, đạt tốc độ CAGR (Compound Annual Growth Rate - tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm) khoảng 10,25% trong giai đoạn dự báo 2022-2027. Cũng theo nghiên cứu do Mordor Intelligence công bố cuối năm 2022, khu vực châu Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽ là thị trường lớn nhất cho taxi chạy bằng xe điện. Do những mối lo ngại ngày càng tăng về ô nhiễm do xe cộ gây ra, chi tiêu của Chính phủ cho cơ sở hạ tầng dành cho xe điện và các sáng kiến thúc đẩy nhu cầu về xe điện đang khuyến khích các chủ sở hữu đội xe chuyển sang sử dụng các loại xe chạy bằng điện hơn là lựa chọn các loại xe thông thường. Theo PGS.TS Đàm Hoàng Phúc, giám đốc Chương trình đào tạo kỹ thuật ô tô tại Đại học Bách khoa Hà Nội, ngay từ đầu thế kỷ XIX, tại London và NewYork, phương tiện taxi tại đây sử dụng 100% là xe điện. Tại thời điểm ô tô còn sơ khai, taxi điện cũng đã phát huy được những lợi ích nổi trội hơn hẳn so với ô tô động cơ đốt trong. Ông Phúc cho rằng lợi thế của xe điện khi sử dụng để kinh doanh vận tải đó là chi phí chăm sóc bảo dưỡng được tối ưu, không cần phải thay dầu mỡ, thay lọc gió, thay lọc dầu. Bên cạnh đó, vì xe điện ít chi tiết cấu thành nên rủi ro của xe cũng ít hơn. Từ đó, tổng chi phí để nuôi một xe taxi chạy điện cũng giảm hơn so với xe xăng truyền thống. Ngoài ra, cũng theo ông Phúc, tại Việt Nam VinFast cam kết bảo hành pin 7 năm, đây là thời gian dài khiến đa số người kinh doanh hài lòng và cân đối được bài toán tài chính để phát huy lợi thế của taxi điện thời kỳ này. Ngoài ra, VinFast còn có chính sách cho thuê pin, như vậy, toàn bộ rủi ro về pin nhà sản xuất đã chịu trách nhiệm, lái xe taxi hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng. Ông Nguyễn Văn Thanh, Tổng giám đốc Công ty GSM, cho rằng đối với ô tô điện, càng chạy nhiều sẽ càng tiết kiệm, do đó, không thể nói giá xe điện cao thì khả năng hoàn vốn lâu hơn. Nói thêm về ưu điểm của xe điện, ông Thanh nhấn mạnh việc xe điện giúp tiết kiệm chi phí bảo dưỡng và chi phí nhiên liệu rất tốt. Nếu ô tô động cơ đốt trong càng chạy xe lâu, xe càng tốn nhiên liệu khi vận hành, nhưng với ô tô điện động cơ và pin tách biệt nên không bị ảnh hưởng bởi vấn đề này. Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính, TS Nguyễn Hữu Đức, chuyên gia giao thông, nhận định thị trường taxi xanh tại Việt Nam trong thời gian tới chắc chắn sẽ phát triển. Trước hết, theo ông Đức, hiện nay đang có sự cạnh tranh rất lớn trong thị trường vận tải hành khách, đặc biệt là giữa taxi truyền thống và xe hợp đồng từ 9 chỗ trở xuống. Sự cạnh tranh này sẽ làm cho việc đầu tư của các doanh nghiệp tham gia vào ngành vận tải taxi ngày càng tốt hơn, nếu làm không tốt họ có thể sẽ bị mất khách, khách hàng quay lưng. Thứ hai, việc Việt Nam cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050 tại Hội nghị Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26) cũng đã nhận được sự hỗ trợ, phối hợp thực hiện từ các tổ chức quốc tế. Cho nên, đây là việc bắt buộc phải thực hiện và đã thực hiện là phải tốn kém. Vì vậy, con đường chuyển đổi từ taxi truyền thống sang taxi xanh là tất yếu, nếu doanh nghiệp nào không chuyển đổi thì sẽ tự đào thải mình ra khỏi cuộc chơi. Trong khi đó, chuyên gia ô tô Lê Trường Giang, cho biết: “Việc quy định trạm dừng nghỉ phải có khu vực lắp đặt trụ sạc điện, thiết bị sạc điện, trạm biến áp, trạm phát điện dự phòng; và Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025, quy định chỗ để xe của nhà chung cư bao gồm khu vực sạc điện cho xe động cơ điện được bố trí theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng; được xem là một nội dung mới tạo tiền đề cho phân khúc xe điện phát triển trong thời gian tới”. “Hiện nay hệ thống trạm sạc của VinFast đã đạt mật độ khoảng 3,5km/trạm ở 80 thành phố trên cả nước. Cùng với đó, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã thành lập Công ty Phát triển Trạm sạc toàn cầu V-GREEN để tiếp tục đầu tư mạnh mẽ hơn vào hệ thống trạm sạc trong và ngoài nước. Chưa kể, một số doanh nghiệp như: Công ty CP EverEV, Công ty cổ phần Trạm sạc xe điện SOLAREV, Quỹ đầu tư GreenYellow Việt Nam,… cũng đã bắt đầu phát triển các giải pháp, nền tảng, trụ sạc của riêng mình. Điều này cho thấy bài toán về giải quyết trạm sạc cho xe điện đã có lời giải và thị trường taxi xanh tại Việt Nam chắc chắn sẽ phát triển”, vị chuyên gia này nói.
450c29e971c5510e9948c11c57e64c6c
19/08/2024
b196ac7ab3876c0caa898fda628e2095
07:00
fd375dee4843d6afdf6aeae485db529d
20240904
https://vietnamfinance.vn/quang-tri-don-seu-dau-dan-khoi-dong-hang-loat-dai-du-an-d114146.html
259055a9f088df84aaabbd0ab008e2e1
Quảng Trị: Đón 'sếu đầu đàn', khởi động hàng loạt đại dự án
103e0054072f41e7119abd928fcae203
xu-huong-dau-tu
Nhiều dự án trọng điểm đang được triển khai trên địa bàn Quảng Trị. Các dự án này không chỉ giải quyết việc làm cho người dân địa phương, đóng góp vào ngân sách mà còn tạo kỳ vọng mới về sự cất cánh của tỉnh Quảng Trị trong tương lai gần.
2417cbe2c260301563bfbde8891a3d2d
Các dự án trọng điểm Nằm ở trung tâm Bắc Trung Bộ và là tỉnh “đầu cầu” của Việt Nam trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây, Quảng Trị đang thu hút hàng loạt nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước. Sự kiện ngày 15/12/2023 có thể xem là một dấu mốc “mới”, “lạ” đối với Quảng Trị khi một dự án có vốn đầu tư nước ngoài – khu công nghiệp Quảng Trị tại thị trấn Diên Sanh, xã Hải Trường và xã Hải Lâm (huyện Hải Lăng) - chính thức được khởi công xây dựng. Đây là dự án do Công ty TNHH Liên doanh Phát triển Quảng Trị (liên doanh Công ty Liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, Công ty Cổ phần Đô thị Amata Biên Hòa của Thái Lan và Tập đoàn Sumitomo của Nhật Bản) làm chủ đầu tư. Tổng vốn đầu tư của dự án là 2.074 tỷ đồng, riêng giai đoạn I (quy mô 97,4ha) là hơn 504 tỷ đồng. Đây là dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp được tỉnh Quảng Trị đặt nhiều kỳ vọng về việc thu hút nhà đầu tư lớn. Cũng trong ngày 15/12/2023, một dự án lớn khác là cảng hàng không Quảng Trị đã được khởi động. Dự án được thực hiện tại các xã Gio Quang, Gio Hải và Gio Mai (huyện Gio Linh), với tổng mức đầu tư 5.839 tỷ đồng, quy mô 265ha. Dự án được đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn cảng hàng không cấp 4C, có khả năng phát triển khai thác tàu bay Code E, đáp ứng nhu cầu khai thác đến 5 triệu lượt khách/năm và 25.500 tấn hàng hóa/năm. Dự án đã được tỉnh Quảng Trị triển khai hạng mục giải phóng mặt bằng và liên doanh nhà đầu tư Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển hạ tầng giao thông T&T - Công ty Cổ phần Tập đoàn Cienco4 lên kế hoạch khởi công vào ngày 6/7/2024. Theo các chuyên gia, với việc dự án cảng hàng không Quảng Trị được triển khai xây dựng (bên cạnh dự án cao tốc Bắc - Nam đã và đang triển khai), trong tương lai không xa, Quảng Trị sẽ có đầy đủ các loại hình giao thông quan trọng nhất (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không), tạo sự kết nối mang tính đột phá với các khu vực khác trên cả nước, từ đó góp phần khai thác, phát huy các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Sau 2 dự án trên, dự án trọng điểm thứ 3 chính thức triển khai thi công sau nhiều năm thực hiện các thủ tục liên quan, đó là khu bến cảng Mỹ Thủy. Dự án này được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 1/2019 với mục tiêu đầu tư xây dựng và kinh doanh khu bến cảng chuyên dùng, phục vụ các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; kết hợp thu hút lượng hàng hóa quá cảnh sang Lào, Đông Bắc Thái Lan trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông - Tây; bảo đảm tiếp nhận tàu có trọng tải đến 100.000 tấn. Dự án do Công ty Cổ phần Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thủy làm chủ đầu tư, được thực hiện tại xã Hải An, huyện Hải Lăng, với tổng quy mô 685ha, gồm 10 bến (riêng giai đoạn I xây dựng 4 bến), tổng vốn đầu tư 14.234 tỷ đồng. Đánh giá về vai trò quan trọng của khu bến cảng Mỹ Thủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, ông Võ Văn Hưng, khẳng định đây là dự án trọng điểm mang tính động lực của tỉnh. Sau khi hoàn thành, dự án có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút đầu tư, phát huy, khai thác tiềm năng, thế mạnh; là động lực thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị. Kỳ vọng mới từ những “sếu đầu đàn” Thời gian gần đây, Quảng Trị nổi lên là địa phương nhận được nhiều quan tâm đầu tư của nhiều doanh nghiệp tên tuổi lớn ở trong và ngoài nước. Thống kê từ UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, riêng từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh cấp quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 7 dự án mới với tổng vốn đăng ký là gần 1.752 tỷ đồng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 21 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký hơn 2,5 tỷ USD. Ước tính vốn thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài quý I/2024 là hơn 3,62 triệu USD, tăng 154,93% so với cùng kỳ năm trước... Vừa qua, “điểm nhấn” lớn nhất của tỉnh Quảng trị là sự kiện công bố quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ông Võ Văn Hưng - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, cho biết quy hoạch không chỉ đóng vai trò trong việc định hướng tổ chức không gian, huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các yếu tố, nguồn lực, mà còn tạo ra khung pháp lý để định hướng và hoạch định chính sách phát triển cho các ngành, lĩnh vực của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo. Theo quy hoạch, mục tiêu tổng quát là xây dựng Quảng Trị đạt trình độ phát triển thuộc nhóm tỉnh khá của cả nước, có cơ cấu kinh tế cơ bản là một tỉnh công nghiệp - dịch vụ; là một trong những trung tâm kinh tế tổng hợp của khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, trung tâm hậu cần và trung chuyển hàng hóa của khu vực Đông Nam Á và các hành lang giao thông trong khu vực ASEAN, Tiểu vùng sông Mekong. Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, để thực hiện các mục tiêu đề ra, Quảng Trị sẽ huy động đa dạng hóa các nguồn lực thực hiện các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ; t ạo môi trường sinh sống và làm việc hấp dẫn nhằm thu hút nhân tài trong và ngoài nước. Đặc biệt, tỉnh sẽ tập trung cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư - kinh doanh để thu hút các nhà đầu tư đến với tỉnh nhằm phát huy, khai thác các tiềm năng, lợi thế. Với việc sở hữu nhiều tiềm năng, lợi thế, Quảng Trị đang là điểm đến của các nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực năng lượng, du lịch nghỉ dưỡng, chế biến chế tạo… như: T&T, QTIP (Công ty Liên doanh Phát triển Quảng Trị), MTIP (Công ty Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thủy), Scavi, Tập đoàn Sơn Hải, Sepon Quảng Trị, Tân Hoàn Cầu, Camel… Cũng tại hội nghị công bố quy hoạch, tỉnh Quảng Trị chính thức công bố danh mục 30 dự án trên nhiều lĩnh vực, mỗi dự án có tổng mức đầu tư từ hàng trăm đến hàng nghìn tỷ đồng nhằm kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đánh giá, cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư là một phần không thể thiếu của tỉnh Quảng Trị và thành công của doanh nghiệp cũng chính là thành công của tỉnh. “Với phương châm ‘doanh nghiệp phát triển, Quảng Trị phát triển’, tỉnh Quảng Trị cam kết luôn sát cánh, đồng hành với nhà đầu tư, làm cầu nối tích cực, tạo mọi điều kiện để nhà đầu tư tiếp cận các nguồn lực, biến ý tưởng thành hiện thực, cùng tỉnh hiện thực hóa các mục tiêu trong quy hoạch tỉnh”, ông Võ Văn Hưng nhấn mạnh.
b84f87b0a0fc806f93ccc2f02a20f67a
19/08/2024
b196ac7ab3876c0caa898fda628e2095
07:15
e285afe9b33fa917c60c19bb4cc67ddf
20240904
https://vietnamfinance.vn/noi-xot-xa-cua-ong-chu-moi-dau-phong-tan-tan-sau-hon-10-nam-mua-co-phan-d114940.html
8a7861cbfad0a76431487f0e40077e88
Nỗi xót xa của ông chủ mới đậu phộng Tân Tân sau hơn 10 năm mua cổ phần
d7da50041f446e8bd128a8cb9e8dbf7b
chuyen-lam-an
Chủ mới của CTCP Tân Tân vẫn rong ruổi đi đòi quyền lợi sau hơn 10 năm mua cổ phần từ ông chủ đậu phộng Tân Tân.
b8a4592503145d96dbebcf486e7cef04
Bỏ tiền tỷ mua cổ phần rồi lận đận kiện tụng Hơn 1 tháng sau khi Viện Kiểm sát TP.Dĩ An (Bình Dương) truy tố ông Trần Quốc Tân, cựu Chủ tịch HĐQT CTCP Tân Tân về tội “trốn thuế” và “không chấp hành bản án”, chủ mới của Tân Tân vẫn rong ruổi đi đòi quyền lợi sau hơn 10 năm mua cổ phần từ ông Tân. Đến ngày 17/8, ban lãnh đạo mới của CTCP Tân Tân vẫn chưa thể vào được trụ sở công ty cũng như nhà máy để tiếp quản hoạt động sản xuất kinh doanh. Đến con dấu và quyền sở hữu công nghiệp với các nhãn hiệu “Tân Tân” ban lãnh đạo mới cũng phải chờ phán quyết. Trả lời PVVietNamNetngày 17/8, ông Lê Hồng Phương, Chủ tịch HĐQT CTCP Tân Tân chia sẻ về lý do mua hơn 3,6 triệu cổ phần cách đây 13 năm. Số cổ phần này được ông Tân chuyển nhượng cho bà Nguyễn Thị Thanh, tương đương 45,8% vốn điều lệ của công ty. Ông Phương rành rọt kể lại: "Lúc ấy, công ty thiếu tiền sản xuất, nợ nần, nên chúng tôi muốn mua cổ phần để cùng sản xuất, vực dậy công ty này. Khi tình hình sản xuất ổn định trở lại, có thể bán một phần cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. Mình cũng muốn sản xuất hàng để bán sang thị trường Úc". Tuy nhiên, đó lại là khởi đầu cho suốt thập kỷ ròng rã đi đòi quyền lợi cổ đông. Ngày 5/7/2011, ông Trần Quốc Tân ký hợp đồng chuyển nhượng hơn 3,6 triệu cổ phần cho bà Nguyễn Thị Thanh. Giá chuyển nhượng là 3.000 đồng/cổ phần; tổng giá trị chuyển nhượng 11 tỷ đồng. Nhưng, 23 ngày trước khi hợp đồng trên được ký, ngày 12/6/2011, ông Tân đã đại diện công ty ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp cho ông Trần Quốc Gia Lộc (con trai ông Tân) đối với 2 nhãn hiệu “Tân Tân và hình vẽ con tôm”, “Tân Tân và hình ông già đậu phộng”. Theo đó, việc chuyển nhượng này không phải trả bất cứ khoản phí nào (miễn phí). Đáng chú ý, trước đó, HĐQT CTCP Tân Tân do ông Tân làm chủ tịch đã họp vào ngày 1/6/2011 để thông qua vấn đề chuyển nhượng toàn bộ quyền sở hữu nhãn hiệu này cho ông Trần Quốc Gia Lộc. Biên bản cuộc họp ghi nhận ý kiến ông Trần Quốc Tân như sau:"Các nhãn hiệu hàng hoá này trước đây là sở hữu của cá nhân ông, vì muốn tạo điều kiện cho Công ty TNHH cổ phần chế biến thực phẩm Tân Tân trước đây và hiện nay đã chuyển đổi thành Công ty cổ phần Tân Tân nên ông đã cho công ty mượn sử dụng dưới hình thức pháp lý chuyển nhượng không có phí chuyển nhượng. Nay do nhu cầu sử dụng nên ông Trần Quốc Tân yêu cầu công ty trả lại với hình thức chuyển nhượng không có phí cho người được thụ hưởng để sử dụng là cá nhân ông Trần Quốc Gia Lộc (con ruột của ông)”. Tiếp đó, ngày 25/10/2012, một người con khác của ông Tân là Trần Quốc Gia Phước cũng thành lập Công ty TNHH MTV TANS (sau này đổi tên thành Công ty TNHH MTV Thương mại - Sản xuất - Trồng trọt Tân Tân). Giám đốc Trần Quốc Gia Phước sinh năm 1992, thời điểm mới 20 tuổi. Một trong những ngành nghề kinh doanh của công ty là sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn. Cụ thể, sản xuất hàng nông sản như đậu phộng, hạt điều, hạt dẻ, hạt hướng dương, đậu nành... Ngày 27/10/2014, Cục Sở hữu trí tuệ mới ban hành Quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp như nêu tại hợp đồng chuyển nhượng ngày 12/6/2011. Ngày 1/7/2015, ông Trần Quốc Tân - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc CTCP Tân Tân khi đó - đứng ra cho công ty của con trai thuê lại nhà xưởng và kho của CTCP Tân Tân từ tháng 7/2015 tới năm 2030 với tổng diện tích 12.266m2. Giá thuê chỉ là 100 triệu đồng/tháng. Sản phẩm đậu phộng Tân Tân xuất hiện trên thị trường suốt cả chục năm qua không phải sản xuất tại CTCP Tân Tân. Đó là sản phẩm do Công ty TNHH MTV Thương mại - Sản xuất - Trồng trọt Tân Tân sản xuất. Giờ đây, ban lãnh đạo mới của CTCP Tân Tân lại bắt đầu hành trình chờ phán quyết về thương hiệu Tân Tân đã được ông Trần Quốc Tân chuyển nhượng cho con trai suốt nhiều năm qua. “Chúng tôi thiệt hại rất nhiều. Nếu số tiền đó năm 2011 chúng tôi bỏ ra mua đất, thì giờ bán lãi gấp hàng chục lần rồi”, ông Phương chua chát. “Rồi chúng tôi phải bỏ công ăn việc làm, không làm gì ra tiền được để đi đòi quyền lợi hợp pháp của mình sau khi mua cổ phần. Chưa kể vợ chồng, gia đình cũng mâu thuẫn vì thế. Nói chung là bao nhiêu năm nay, đi tới đi lui, đi xuôi đi ngược, rất mất thời gian”, ông kể tiếp. Chỉ mong sớm được sản xuất trở lại Hơn 10 năm đeo đuổi vụ việc, những lãnh đạo của CTCP Tân Tân đã thấm mệt. Suốt hành trình đó, đã có lúc ông Phương chỉ muốn lấy lại số tiền đầu tư. Còn giờ đây, mong muốn của ban lãnh đạo mới CTCP Tân Tân là đòi lại quyền lợi của mình, để sản xuất, trả nợ cho các nơi. Ông cũng mong muốn toà án, cơ quan điều tra, viện kiểm sát có thể đẩy nhanh việc xử lý những vấn đề còn tồn tại, để có thể đưa công ty trở lại sản xuất. “Mỗi sáng thức dậy là công ty phải gánh thêm hàng tỷ. Cộng lại các khoản nợ hiện nay cũng lên đến 300 tỷ rồi, lãi suất trung bình 9%/năm thì tính coi là bao nhiêu tiền rồi”, Chủ tịch CTCP Tân Tân giãi bày và dự định nếu sản xuất được trở lại, ông sẽ ưu tiên trả lương cán bộ công nhân viên, bảo hiểm xã hội, tiền thuế. “Ba nơi đó ưu tiên trước, mà ưu tiên nhất là trả lương nhân viên bởi vì người ta khổ sở suốt bao năm nay rồi. Người ta làm lụng cực khổ mà lương bị khất thì đâu có đúng”, ông Phương bộc bạch. Mong muốn lớn nhất của Ban lãnh đạo CTCP Tân Tân là muốn vụ việc được giải quyết sớm. Bởi vì, họ đã đi theo con đường luật pháp để giải quyết các tranh chấp nhưng mười mấy năm chưa xong. “Từ chuyện mua cổ phần của mình, tôi cũng muốn cảnh báo đến mọi người, để công chúng cảnh giác khi mua cổ phần của bất cứ công ty nào”, ông Phương chia sẻ.
9f55627760fd063d61aea0fa4361124d
19/08/2024
b196ac7ab3876c0caa898fda628e2095
15:47
90c31db16a571f5871bb05db5733b0ed
20240904
https://vietnamfinance.vn/ong-vo-tan-duc-lam-chu-tich-ubnd-tinh-dong-nai-d114922.html
aa4378e775f68978d1c99c2fec853e35
Ông Võ Tấn Đức làm Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai
057cd4f9f16db69d69486580a107da10
nhan-vat
Sáng 19/8, HĐND tỉnh Đồng Nai khóa X đã tổ chức kỳ họp không thường kỳ, bầu nhân sự lãnh đạo UBND tỉnh.
e1e91212102219d155d2880ed27ed511
Tại kỳ họp, HĐND tỉnh đã tiến hành bỏ phiếu bầu chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Võ Tấn Đức. Kết quả, ông Võ Tấn Đức đã được HĐND nhất trí bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai. Trước đó, Tỉnh ủy Đồng Nai đã thông qua quyết định của Ban Bí thư về việc chuẩn y ông Võ Tấn Đức, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai, nhiệm kỳ 2020-2025. Ông Võ Tấn Đức sinh năm 1970, quê huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Trình độ thạc sĩ quản lý xây dựng, cử nhân kế hoạch hóa kinh tế quốc dân, cử nhân tài chính kế toán, cao cấp lý luận chính trị. Ông Võ Tấn Đức từng trải qua các chức vụ như Phó Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch; Phó Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện Long Thành và được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai vào cuối năm 2020. Ngày 2/8/2023, Thủ tướng Chính phủ đã giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Võ Tấn Đức.
fc85396811f9eeb0492a36de48f677a6
19/08/2024
b196ac7ab3876c0caa898fda628e2095
10:17
d9867c97cf480e1a7c83ee90ae622646
20240904
https://vietnamfinance.vn/lai-suat-vay-mua-nha-tang-them-goi-tin-dung-30000-ty-cho-noxh-d114893.html
ddfe9734d36d5441a1488774bfd29b63
Lãi suất vay mua nhà tăng, thêm gói tín dụng 30.000 tỷ cho NƠXH
b2742b2770e3adc659f2e99bd75d8b94
thi-truong-nh
Lãi suất cho vay mua nhà bắt đầu tăng; Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu gói tín dụng 30.000 tỷ cho NƠXH; Big 4 nhập cuộc tăng lãi suất huy động;... là những điểm nhấn quan trọng trong tuần qua.
c0bd5b3bc7624cfc765de11c0ba583c4
Sau thời gian được duy trì ở mức thấp, gầy đây, nhiều ngân hàng rục rịch tăng lãi suất cho vay mua nhà từ cố định đến thả nổi. Nhiều ngân hàng bắt đầu tăng lãi suất ưu đãi mua nhà cố định 1-3 năm đầu và lãi suất thả nổi lên 0,5-1%/năm. Gói lãi suất cho vay mua nhà ưu đãi đã bắt đầu tăng nhẹ, từ mức 6-7%/năm cố định cho 3 năm đầu lên khoảng 7-7,5%/năm. Việc này khiến nhiều người nhất là những khách hàng đang có hợp đồng vay mua nhà lo lắng, bất an, không biết xoay xở vào đâu với số tiền tăng thêm. >> Xem thêm:Lãi suất cho vay mua nhà bắt đầu tăng, khách hàng lo lắng cú tăng 'sốc' Ngày 14/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với tín dụng chính sách xã hội. Thủ tướng giao Bộ Xây dựng phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội, nguồn từ phát hành trái phiếu Chính phủ và ngân sách địa phương uỷ thác, giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện. >> Xem thêm:Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu gói tín dụng 30.000 tỷ cho nhà ở xã hội Các bộ, ngành đã và đang đưa ra nhiều nhiều giải pháp nhằm khơi thông nhà ở xã hội (NƠXH). Trong đó, việc có thêm 4 ngân hàng tham gia gói tín dụng 120.000 tỷ đồng và kiến nghị giảm lãi suất với gói tín dụng này được đánh giá sẽ thúc đẩy phát triển NƠXH. Đáng chú ý, theo lãi suất cho vay gói này, thay vì giảm 2 điểm % so với lãi suất bình quân của 4 ngân hàng thương mại nhà nước 6 tháng xác định/lần, nay sẽ nâng mức giảm lên 3 điểm % và 3 tháng xác định/lần để hỗ trợ người mua nhà. >> Xem thêm:Tăng cung NƠXH: Giảm lãi vay, đẩy mạnh tín dụng ưu đãi Sau thời gian dài đứng im nhìn các ngân hàng cổ phần tư nhân đua nhau tăng lãi suất huy động, gần đây, nhóm Big 4 đã nhập cuộc. Sự tham gia của nhóm Big 4 khiến cuộc đua lãi suất sẽ càng nóng hơn. Hiện mức lãi suất cao nhất trên thị trường là 6,1%/năm. Đây là mức lãi suất dành cho khoản tiền gửi thông thường, được CBBank, VRB và OceanBank áp dụng cho kỳ hạn 24 tháng và SaigonBank áp dụng cho 36 tháng. Mức lãi suất từ 5% trở lên gần như phủ kín kỳ hạn 12 tháng ở các ngân hàng. >> Xem thêm:Big 4 nhập cuộc, đường đua lãi suất thêm 'nóng' Số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước (KBNN) tại các "ông lớn" Big4 đã lên tới gần 292.000 tỷ đồng, mức cao nhất kể từ cuối năm 2021. Đây là nguồn vốn tốt mà nhiều ngân hàng mong muốn nhưng không phải nhà băng nào cũng được tiếp cận. Tiền gửi của KBNN tại các ngân hàng quốc doanh tăng mạnh trong bối cảnh tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong nửa đầu năm tăng chậm. Bộ Tài chính cho hay, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 của cả nước đến hết tháng 7 ước đạt 32,22% tổng kế hoạch, đạt 34,68% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và thấp hơn so với cùng kỳ năm trước hơn 3%. >> Xem thêm:Kho bạc Nhà nước gửi gần 292.000 tỷ đồng tại nhóm Big4 Theo thông tin vừa công bố về cổ đông của các ngân hàng, Prudential Việt Nam đang nắm giữ gần 193 triệu cổ phiếu của 3 ngân hàng hàng đầu Việt Nam hiện nay là ACB, MBB, Vietinbank với tổng giá trị cổ phiếu hơn 5.000 tỷ đồng. Là một trong các công ty bảo hiểm nhân thọ nước ngoài gia nhập thị trường Việt Nam sớm nhất, Prudential đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Tính đến năm 2024, thị phần của Prudential chiếm khoảng hơn 15% ngành bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam. >> Xem thêm:'Ông lớn' bảo hiểm sở hữu hơn 5.000 tỷ đồng cổ phiếu 3 ngân hàng Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) ấm dần trở lại với nhiều đợt phát hành thành công từ đầu năm 2024, trong đó ngành ngân hàng đã góp công lớn khi mạnh tay phát hành trái phiếu. Trong 7 tháng đầu năm nay, các ngân hàng phát hành tới 67,5% tổng giá trị TPDN, tương đương gần 123.000 tỷ đồng. Lý giải việc các ngân hàng gia tăng phát hành trái phiếu riêng lẻ, các chuyên gia phân tích cho biết, đây là hoạt động với mục đích tăng tỷ lệ vốn huy động trung và dài hạn nhằm đảm bảo đủ tỷ lệ tối đa vốn huy động ngắn hạn cho vay trung và dài hạn theo quy định. >> Xem thêm:Ngân hàng cấp tập phát hành trái phiếu: Tranh thủ hút vốn dài hạn giá rẻ NHNN vừa công bố một số chỉ tiêu cơ bản của hệ thống tổ chức tín dụng tính đến thời điểm 30/6/2024. Theo đó, về tổng tài sản, tính đến ngày 30/6/2024, tổng tài sản của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đạt 21.070.762 tỷ đồng, tăng 4,97% so với cuối năm 2023. Trong đó, nhóm ngân hàng thương mại nhà nước (gồm: Agribank, VietinBank, Vietcombank, BIDV, VietinBank, CB, GPBank, Oceanbank) có tổng tài sản đạt 8.749.389 tỷ đồng, tăng 5,05% so với cuối năm 2023. >> Xem thêm:Tổng tài sản toàn hệ thống ngân hàng vượt 21 triệu tỷ đồng Trong bối cảnh lãi suất huy động liên tục tăng trở lại, tiền nhàn rỗi tiếp tục chảy mạnh vào ngân hàng và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong phần còn lại của năm 2024. Theo số liệu mới nhất của NHNN, tính đến tháng 6/2024, tiền gửi của người dân và tổ chức kinh tế ước đạt 13,57 triệu tỷ đồng, tăng 1,5% so với cuối năm 2023. Dựa trên báo cáo tài chính quý II/2024, lũy kế nửa đầu năm 2024, nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh hút tiền gửi, trong đó đáng chú ý là nhóm ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước. >> Xem thêm:Tiền vẫn đổ về ngân hàng, lãi suất tiếp tục đà tăng mạnh? NHNN vừa có thông báo lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân đối với dự thảo thông tư quy định việc ngân hàng thương mại có cổ đông, cổ đông và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ quy định để bảo đảm tuân thủ các quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024. Dự thảo thông tư yêu cầu các ngân hàng thương mại phải rà soát danh sách cổ đông sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ đến hết ngày 30/6/2024, đồng thời có lộ trình giảm tỷ lệ, cam kết đi kèm. >> Xem thêm:Yêu cầu ngân hàng rà soát cổ đông sở hữu vượt quy định để xử lý Sau giai đoạn "nổi sóng", tỷ giá VND/USD gần đây đã dần hạ nhiệt. Áp lực tỷ giá vơi dần đã góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, tác động tích cực lên nền kinh tế. Dự báo về diễn biến tỷ giá USD/VND giai đoạn từ nay đến cuối năm, nhiều chuyên gia đồng quan điểm cho rằng, căng thẳng tỷ giá đang giảm dần khi cơ quan quản lý đưa ra hàng loạt biện pháp nhằm bình ổn tỷ giá. Các ngân hàng thương mại cũng đã chủ động nâng lãi suất huy động để kích thích nhu cầu gửi tiền, góp phần ổn định tỷ giá... >> Xem thêm:Áp lực tỷ giá USD: Dõi theo độ nóng từ nước Mỹ
dc259075b473ca0413f4b883137544de
18/08/2024
b486e59061cfe1a5eefec6d8cbdc7ec2
12:30
472642b8e1b9039908d5ec9ed889e48b
20240904
https://vietnamfinance.vn/hang-loat-dai-gia-thep-bi-ngan-hang-siet-no-tram-ty-dong-d114896.html
4d2ad973588bb3f486d5df8b1b9e1039
Hàng loạt 'đại gia' thép bị ngân hàng siết nợ trăm tỷ đồng
1fb7a3b71a7a43586d2e4131021eb4dd
thi-truong-nh
Một loạt doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thép bị ngân hàng xiết nợ. Mới đây, BIDV rao bán tài sản thế chấp của một doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm từ thép trị giá hàng trăm tỷ.
7318588f0a01ae334a80d3b6f5450697
Cụ thể, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ngãi (BIDV Quảng Ngãi) vừa thông báo về việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản và khoản nợ của Công ty TNHH Việt Quang. Đây là doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm từ thép như: lưới B40, dây thép, đinh thép, dây mạ kẽm,... Khoản nợ của Công ty Việt Quang được hình thành từ năm 2010, có tổng dư nợ tính đến 31/7/2024 là 185,227 tỷ đồng. Trong đó, nợ gốc là hơn 127,869 tỷ đồng, nợ lãi là 56,964 tỷ đồng. Tài sản bảo đảm cho khoản nợ này gồm: máy móc, thiết bị sản xuất; trạm biến áp 2.500 kVA; máy móc, thiết bị thuộc dự án đầu tư Nhà máy sản xuất thép mạ kẽm và vật liệu hàn; tài sản gắn liền với đất tại 3 thửa đất thuộc Khu công nghiệp Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Cùng với đó là các quyền sử dụng đất tại tổ 45, phường Hoà Minh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng; quyền sử dụng đất xã Hoà Phong, huyện Hoà Vang, TP Đà Nẵng; quyền sử dụng đất tại lô BS1-13 KDC TS mở rộng, phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng; nhà đất tại tổ 9, phường Thuận Phước, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng; quyền sử dụng đất và nhà ở tại Khu đô thị - Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi. Ngoài ra, tài sản đảm bảo còn bao gồm toàn bộ hàng tồn kho và toàn bộ quyền đòi nợ của doanh nghiệp. Các tài sản đảm bảo trên được thế chấp rải rác trong thời gian từ năm 2010-2018. Trước đó, nhiều doanh nghiệp thép cũng bị các ông lớn ngân hàng rao bán tài sản thế chấp trị giá hàng trăm tỷ đồng. Có những khoản nợ đã được rao bán hàng chục lần trong nhiều năm nhưng vẫn chưa tìm được người mua. Tháng 4 vừa qua, Ngân hàng Agribank thông báo bán đấu giá toàn bộ khoản nợ trị giá xấp xỉ 361 tỷ đồng của Công ty TNHH Thép KDG Việt Nam và CTCP Đầu tư Khang Duy (một doanh nghiệp có cùng hệ sinh thái với Thép KDG). Giá trị sổ sách của hai khoản nợ tính đến 31/3 là 360,904 tỷ đồng. Trong đó, nợ gốc là 250,480 tỷ đồng, nợ lãi 110,424 tỷ đồng. Khoản nợ của Thép KDG có giá trị ghi sổ tạm tính là 182,595 tỷ đồng, khoản nợ của Khang Duy tạm tính đến 31/3 là 178,308 tỷ đồng. Tài sản đảm bảo cho khoản nợ của Thép KDG gồm quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác phát sinh từ hợp đồng thuê đất giữa Thép KDG và chủ đầu tư Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp – TNHH MTV Becamex IDC Corporation. Dự án đầu tư nhà xưởng Công ty TNHH Thép KDG Việt Nam và máy móc thiết bị của nhà xưởng. Tài sản đảm bảo cho khoản nợ của Công ty Khang Duy gồm quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác phát sinh từ Hợp đồng thuê đất ký giữa Công ty TNHH Thép KDG Việt Nam và chủ đầu tư Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp – TNHH MTV Becamex IDC Corporation. Dự án đầu tư Nhà xưởng Công ty TNHH Thép KDG Việt Nam; xe đầu kéo và sơ mi rơ moóc tải, xe ô tô. Agribank đặt giá khởi điểm đấu giá cho hai khoản nợ trên là 360,9 tỷ đồng, bằng đúng giá trị ghi sổ tính đến ngày 31/3. Cùng thời gian trên, Agribank cũng chào bán khoản nợ của một doanh nghiệp trong ngành thép là CTCP Thép Nguyên Phát (Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội). Khoản nợ phát sinh theo hai hợp đồng tín dụng từ năm 2012. Giá trị khoản nợ tính đến tháng 1/2024 là 2,769 tỷ đồng, trong đó nợ gốc 1,607 tỷ đồng. Ngân hàng không tiết lộ thông tin về tài sản đảm bảo của khoản nợ, giá khởi điểm là 1,820 tỷ đồng. Agribank AMC cũng nhiều lần tổ chức đấu giá các tài sản đảm bảo là bất động sản cho khoản vay của Công ty TNHH Thương mại Thép UK. Những khoản vay trên đã liên tục được đem ra đấu giá kể từ cuối năm 2022 đến gần nhất là tháng 3/2024. Đáng chú ý, BIDV đã có trên 20 lần rao bán khoản nợ của CTCP Thép Việt Nhật. Khoản nợ của Thép Việt Nhật lên tới 447 tỷ đồng, trong đó nợ gốc 194 tỷ đồng. Sau nhiều lần hạ giá, mức giá khởi điểm của khoản nợ này chỉ còn hơn 80 tỷ đồng. Tài sản thế chấp cho khoản nợ trên gồm bất động sản, xe ô tô các loại và dây chuyền sản xuất thép. Trước đó, BIDV cũng từng rao bán các khoản nợ của những doanh nghiệp trong ngành thép như CTCP Hoàng Long Steel, CTCP Luyện cán thép Sóc Sơn, CTCP Thép Việt Nga… Vietcombank cũng nhiều lần có thông báo phát mại tài sản đảm bảo là bất động sản của CTCP Thép DANA - UC. Bất động sản này có địa chỉ tại 92 Phan Châu Trinh, phường Phước Ninh, quận Hải Châu, Đà Nẵng. Thửa đất có diện tích 214,4m2, có 8 tầng (thực tế 9 tầng, một tầng tum), diện tích xây dựng 214,4m2 và diện tích sử dụng 1.883,8m2. Tương tự, VietinBank cũng đã nhiều lần rao bán khoản nợ trị giá 183 tỷ đồng (nợ gốc 132 tỷ đồng) của CTCP Thép Úc SSE và khoản nợ 306 tỷ đồng (nợ gốc 267 tỷ đồng) của CTCP Thép Nam Thuận. Cả hai doanh nghiệp này đều do ông Lâm Văn Hùng làm Tổng Giám đốc. Giá khởi điểm của hai khoản nợ chỉ tương đương với dư nợ gốc của từng khoản nợ.
9647afe82cfa4732d7733d9ebbc0e165
18/08/2024
b486e59061cfe1a5eefec6d8cbdc7ec2
11:30
06eef6eacc6201e589ad33297562f8e4
20240904
https://vietnamfinance.vn/gia-vang-tang-ngun-ngut-ca-tuan-the-gioi-vuot-2500-usd-vang-nhan-lap-ky-luc-moi-d114897.html
a69a6d7324427be34c777fa63e53b48d
Giá vàng tăng ngùn ngụt cả tuần: Thế giới vượt 2.500 USD, vàng nhẫn lập kỷ lục mới
25db16d64161306f9ee38c5ed7fa556d
tieu-dung
Trong tuần này, giá vàng trong nước và thế giới tăng vùn vụt, đều xác lập kỷ lục. Giá vàng thế giới lần đầu vượt mốc 2.500 USD/ounce, còn giá vàng nhẫn cũng lập đỉnh mới ở mốc 78,4 triệu đồng/lượng.
d7ebb0674a743f23e0f68b8eae4ad457
Giá vàng thế giới chốt tuần qua (12-17/8) ở mốc 2.507,7 USD/ounce, tăng 2,8% sau một tuần. Trong tuần, có thời điểm, kim loại quý đạt 2.508,9 USD/ounce. Đây là mức đỉnh mới của giá vàng. Chốt phiên giao dịch 16/8, giá vàng thế giới giao ngay tăng 51 USD lên 2.507,7 USD một ounce, ngự ở đỉnh cao mọi thời đại. Theo MarketWatch, giá vàng phiên cuối tuần này đạt mức cao kỷ lục thứ 28 trong năm nay, vượt xa mức cũ 2.483 USD/ounce được xác lập ngày 17/7. Như vậy, giá vàng giao ngay tăng bứt phá và vượt qua ngưỡng 2.500 USD/ounce. Đây là mốc được nhiều tổ chức dự báo từ trước đó. Nhiều tổ chức trong đó có Goldman Sachs hay JP Morgan cho rằng giá vàng sẽ đạt ngưỡng 2.500 USD/ounce trong nửa cuối năm nay. Thêm chí, có dự báo cho rằng vàng có thể lên mức 3.000 USD/ounce (tương đương khoảng 92 triệu đồng/lượng). Giá vàng tăng tốc trong đêm 16/8, ngay khi Bộ Thương mại Mỹ công bố số liệu cho thấy số nhà xây mới giảm 6,8% trong tháng 7 so với năm ngoái. Tốc độ này mạnh hơn dự báo của các nhà kinh tế học. Số nhà xây mới tháng 6 được điều chỉnh giảm so với báo cáo trước đó. Nhà ở hiện vẫn là rào cản lớn với tăng trưởng của Mỹ, do giá cao và lãi suất cho vay tăng vài năm qua khiến nhiều người Mỹ ngày càng khó mua nhà. Trước đó, Mỹ cũng công bố lạm phát hạ nhiệt trong tháng 7, doanh số bán lẻ lạc quan và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu giảm. Những báo cáo này củng cố khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất trong tháng 9. Vàng có xu hướng tăng giá mạnh trong môi trường lãi suất thấp. Thị trường vàng hưởng lợi trong môi trường lãi suất thấp, do kim loại này không trả lãi cố định. Nhu cầu trú ẩn gần đây cũng tăng cao trong bối cảnh xung đột tại Trung Đông leo thang và chiến sự Nga - Ukraine tiếp diễn. Giới chuyên gia cho rằng, nhu cầu trú ẩn an toàn đối với vàng đang gia tăng do các cuộc xung đột địa chính trị đang diễn ra và khả năng leo thang hơn nữa khi Iran có thể tham gia vào căng thẳng Trung Đông. Bất ổn về kinh tế chính trị, lạm phát và lãi suất giảm khiến nhà đầu tư gia tăng nhu cầu trú ẩn an toàn. Giữa bối cảnh nhu cầu trú ẩn an toàn tăng mạnh, theo giới phân tích, trong ngắn hạn, đà tăng của kim loại quý sẽ tiếp diễn và nhanh chóng lên mốc mới. Bên cạnh đó, USD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - cũng liên tục giảm tuần qua. Việc này càng giúp vàng hấp dẫn với người mua ngoài Mỹ. Biến động của giá vàng trên thị trường quốc tế ngay lập tức ảnh hưởng đến giá vàng trong nước. Giá vàng nhẫn phiên cuối tuần này đã lập đỉnh mới ở mức 78,4 triệu đồng (bán ra). Mốc 78,4 triệu đồng/lượng cũng là mức cao nhất của vàng nhẫn từ trước tới nay. Tính từ đầu năm đến nay, vàng nhẫn tăng khoảng 25%, mức tăng vượt vàng miếng. Giá mỗi lượng vàng nhẫn sáng 17/8 đắt thêm 500.000-700.000 đồng chỉ sau một đêm. Ngày 17/8, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng nhẫn ở mức 77 - 78,4 triệu đồng/lượng (mua - bán). Tại các nhà vàng khác, giá vàng cũng tương đương. Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji neo vàng nhẫn 24K quanh 77 - 78,4 triệu đồng/lượng. Tại Bảo Tín Minh Châu, vàng nhẫn và vàng trang sức được mua - bán quanh mức 77,08 - 78,38 triệu đồng mỗi lượng. Giá mỗi lượng vàng nhẫn trước khi kết thúc tuần được điều chỉnh tăng thêm 650.000 đồng, lên 78,4 triệu đồng/lượng ở chiều bán và 77 triệu đồng ở chiều mua. Đây là mức cao nhất kể từ đầu năm của vàng nhẫn. Tính từ đầu năm, giá vàng nhẫn tăng khoảng 25%. Vàng miếng SJC trong tuần qua cũng đi lên nhưng tốc độ tăng không mạnh như vàng nhẫn. Giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp lớn niêm yết phiên cuối tuần này tại vùng 78-80 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 500 nghìn đồng/lượng so với chốt tuần trước. Giá vàng nhẫn đang tiến lên sát giá vàng miếng. Hiện giá vàng nhẫn SJC chỉ thấp hơn giá vàng miếng SJC 1 triệu đồng/lượng ở chiều mua và 1,6 triệu đồng/lượng ở chiều bán. Chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra của vàng nhẫn SJC hiện là 1,4-1,5 triệu đồng/lượng, còn vàng miếng SJC là 2 triệu đồng/lượng. Quy đổi theo tỷ giá VND/USD tại Vietcombank, giá vàng quốc tế tương đương hơn 77 triệu đồng/lượng, đã bao gồm thuế, phí. Theo đó, giá vàng nhẫn trong nước hiện cao hơn khoảng 1,4 triệu đồng so với giá thế giới, còn giá vàng miếng cao hơn 3 triệu đồng.
617bb3f4d593df2c9824ca6be2143f1f
18/08/2024
b486e59061cfe1a5eefec6d8cbdc7ec2
10:30
9060da63f57e419732b39ade83a52119
20240904
https://vietnamfinance.vn/tien-chay-vao-dau-khi-lai-suat-tiet-kiem-tang-cham-d114904.html
424262ec36d877682a21ae5cb35ee235
Tiền 'chảy' vào đâu khi lãi suất tiết kiệm tăng chậm?
1e8f2a9d449ee6dc42fdd835245f71be
thi-truong-nh
Lãi suất huy động dù tăng trở lại nhưng vẫn ở mặt bằng thấp nhưng dòng tiền nhàn rỗi vẫn chảy vào ngân hàng.
450c29034b7f4849f82df0ad4d06b466
Mặt bằng lãi suất tiết kiệm liên tục tăng từ đầu tháng 4 đến nay và chưa có dấu hiệu dừng lại. Hiện lãi suất huy động ở một vài ngân hàng đã vượt mốc 6%/năm cho kỳ hạn 12 tháng trở lên. Với kỳ hạn từ 6-12 tháng dao động từ 4-5%/năm; dưới 6 tháng từ 2-4%/năm. Lãi suất tiết kiệm tăng trở lại giúp lượng tiền gửi vào các ngân hàng tiếp tục ở mức cao. Ngân hàng Nhà nước cho biết, tiền gửi trong ngân hàng hiện đạt khoảng trên 15 triệu tỷ đồng. Trước đó, số liệu Ngân hàng Nhà nước đưa ra cho thấy, hồi tháng 1 tiền gửi dân cư vào hệ thống ngân hàng tăng trưởng âm, song tình trạng này dần được cải thiện theo tốc độ tăng của lãi suất huy động. Nếu như tháng 2 tiền gửi dân cư vào hệ thống ngân hàng tăng trưởng 1,6% thì tháng 5 đã tăng lên mức 2,8%. Mới đây nhất, số liệu đưa ra từ Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi của người dân và tổ chức kinh tế đến tháng 6 ước đạt 13,575 triệu tỷ đồng, tăng 1,5% so với cuối năm 2023. Báo cáo tài chính quý II và lũy kế 6 tháng đầu năm nay của các ngân hàng cũng cho thấy, tiền gửi từ người dân vẫn tiếp tục gia tăng. Xét về giá trị tuyệt đối, 4 ngân hàng quốc doanh vẫn dẫn đầu về việc thu hút tiền gửi tiết kiệm. Agribank đến cuối tháng 6 đang có hơn 1,83 triệu tỷ đồng tiền gửi của khách hàng, tăng thêm khoảng 17.000 tỷ đồng, tương ứng tăng 0,9% so với cuối năm 2023. Đầu tháng 8, Agribank đã nâng lãi suất ở nhiều kỳ hạn. Hiện lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng Agribank 4,7%/năm và lãi suất kỳ hạn 24 tháng là 4,8%/năm. BIDV có tổng lượng tiền gửi đạt gần 1,81 triệu tỷ đồng, tăng 102.300 tỷ đồng, tương ứng tăng 6% so với cuối năm 2023. Tại VietinBank, số dư tiền gửi đến hết tháng 6 đạt gần 1,47 triệu tỷ đồng, tăng 4%, tương ứng tăng 56.000 tỷ đồng so với cuối năm 2023. Duy chỉ có Vietcombank có tổng tiền gửi giảm 1,5% so với cuối năm 2023, đạt 1,37 triệu tỷ đồng. Ở khối ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân, MB ghi nhận nhiều tiền gửi nhất với số dư đạt hơn 618.617 tỷ đồng, tăng 9% so cuối năm ngoái. Vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về Sacombank, ACB, Techcombank... Đáng chú ý, tiền gửi tại LPBank tăng 21,4% trong nửa đầu năm, tương đương tăng thêm 50.700 tỷ đồng so cuối năm 2023. Tổng tiền gửi của MSB ghi nhận mức tăng gần 14,7%, tương ứng thu hút thêm 19.400 tỷ đồng; OCB có mức tăng trưởng tiền gửi 12,4%, tăng 15.600 tỷ đồng. Chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa cho biết, nguyên nhân khiến lãi suất tăng đến từ ba yếu tố: Lạm phát, tỷ giá, giá vàng. Tuy nhiên, nếu nhìn vào thực tế thì mức tăng lãi suất huy động trong thời gian gần đây chỉ ở mức độ vừa phải, tạo cảm giác cho người gửi tiết kiệm đỡ thiệt thòi, không hàm ý đảo chiều chính sách tiền tệ. Bởi việc giữ mặt bằng lãi suất ổn định ở mức thấp để hỗ trợ phục hồi nền kinh tế ở thời điểm hiện tại rất quan trọng. Vì thế, lãi suất cho vay được nhận định sẽ tiếp tục ở mức thấp, kể cả trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm sẽ điều chỉnh tăng nhẹ thời gian tới. Theo các chuyên gia, tiền gửi của người dân và doanh nghiệp tăng trưởng thấp trong những tháng đầu năm đi cùng tăng trưởng tín dụng hồi phục (đến cuối tháng 6 tín dụng toàn nền kinh tế tăng trưởng 6%) khiến nhiều nhà băng phải tăng lãi suất huy động nhằm đảm bảo cân đối nguồn vốn. Bên cạnh đó, hoạt động can thiệp của Ngân hàng Nhà nước thông qua các công cụ tín phiếu, bán ngoại tệ giảm áp lực lên tỷ giá cũng ảnh hưởng tới thanh khoản tiền đồng của các ngân hàng, đẩy lãi suất tăng.
a683c35487cdcc9e5f1aed82fd0f8ed7
18/08/2024
b486e59061cfe1a5eefec6d8cbdc7ec2
16:48
af0c14c092dd99fdd782eb2cab4ba700
20240904
https://vietnamfinance.vn/phat-14-ty-usd-cho-nguoi-dan-thach-thuc-dau-tien-cua-tan-thu-tuong-thai-lan-d114886.html
41836bd90d8b209a1ed22cc3579d7970
Thách thức đầu tiên của nữ Thủ tướng Thái Lan: Toàn dân trông đợi 14 tỷ USD
7a37064024e6637d29fe501e7f3004dc
binh-luan
Ngay sau khi bà Paetongtarn Shinawatra đắc cử vị trí Thủ tướng thứ 31 của Thái Lan, điều nhiều người dân nước này quan tâm là kế hoạch phát 14 tỷ USD cho người dân của đảng Pheu Thai còn được thực hiện hay không.
9443ec60cef3ca53dc9bb54817665241
Ngày 16/8, bà Paetongtarn Shinawatra đã trở thành Thủ tướng thứ 31 của Thái Lan, đồng thời cũng là nhà lãnh đạo trẻ nhất lịch sử của quốc gia này. Sinh ra trong gia đình nhiều đời làm chính trị, bà Paetongtarn được kỳ vọng sẽ giải quyết bài toán tăng trưởng kinh tế cho xứ sở chùa vàng. Sau khi kết quả bầu cử tại Hạ viện Thái Lan được công bố,bà Paetongtarnnói trong cuộc phỏng vấn với giới truyền thông rằng bà "rất vinh dự và hạnh phúc" khi được bầu làm Thủ tướng Thái Lan. "Tôi thực sự hy vọng rằng tôi có thể khiến mọi người cảm thấy lạc quan. Tôi sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống của mọi người và trao quyền cho tất cả người dân Thái Lan. Tôi hy vọng sẽ làm những gì có thể để đưa đất nước tiến lên", tân Thủ tướng Thái Lan chia sẻ. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Thái Lan Suriya Jungrungreangkit cho rằng kinh nghiệm chính trị mà bà Paetongtarn tích luỹ được có thể mang lại lợi ích cho sự phát triển của đất nước về nhiều mặt, cho dù đó là giải quyết các vấn đề kinh tế hay xã hội. Ông Suriya cũng cho rằng tuổi tác của bà Paetongtarn không phải là vấn đề, "Bây giờ là thời đại của thế hệ mới, thế hệ trẻ sẽ năng động hơn". Bà Paetontarn Shinawatra sinh năm 1986 tại Bangkok. Bà tốt nghiệp Trường Khoa học Chính trị tại Đại học Chulalongkorn ở Thái Lan với bằng cử nhân khoa học chính trị, xã hội học và nhân chủng học, đồng thời nhận bằng thạc sĩ quản lý khách sạn của trường Đại học Surrey ở Vương quốc Anh.Bà Paetongtarn hiện là cổ đông lớn nhất của một công ty bất động sản niêm yết và là CEO của một tập đoàn kinh doanh khách sạn.Theo luật pháp Thái Lan, tân Thủ tướng cần phải từ bỏ vai trò kinh doanh của mình và tuân thủ các quy định về sở hữu cổ phần có liên quan trước khi trở thành Thủ tướng.Năm 2021, bà Paetongtarn bước vào chính trường Thái Lan và trở thành cố vấn chính trị của Đảng Pheu Thai và là người đứng đầu Quỹ Gia đình Pheu Thai. Kể từ thời điểm nắm quyền cho tới khi bị cách chức, chính sách kinh tế có tiếng vang (đồng thời cũng gây tranh cãi nhất) của cựu Thủ tướng Srettha Thavisin là kế hoạch phát gần 14 tỷ USD tiền mặt cho người dân. Đây là là trọng tâm trong nỗ lực của ông Srettha nhằm giúp nền kinh tế tăng trưởng hàng năm ở mức 5% như nhiều nước láng giềng Đông Nam Á khác. Đảng Pheu Thai, đảng lớn nhất trong liên minh cầm quyền ở Thái Lan, lập luận chương trình này không phải hỗ trợ tiền cho người nghèo. Thay vào đó, chương trình nhằm bơm tiền vào nền kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng. Theo kế hoạch được công bố, 50 triệu công dân Thái Lan trưởng thành, mỗi người sẽ nhận 10.000 baht (275 USD) để kích thích nền kinh tế từ quý IV/2024. Tổng vốn của chương trình phát tiền này tương đương 2,9% GDP Thái Lan. Trong đó, 9 tỷ USD sẽ được trích từ ngân sách năm tài khoán 2024 và 2025. 4,73 tỉ USD còn lại sẽ trích từ quỹ của Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác nông thôn. Chính ngân hàng quốc doanh này sẽ trao tiền trực tiếp cho 17 triệu nông dân Thái Lan. Được biết, gần 30 triệu người đã đăng ký nhận khoản tiền mặt này. Tuy nhiên, những bất đồng bao gồm cả với ngân hàng trung ương và một số nhà lập pháp về cách thức tài trợ cho gói kích thích khổng lồ này, cũng như tác động đến lạm phát đã làm chậm trễ việc thực hiện. Theo tờ Nation, dưới sự lãnh đạo của tân Thủ tướng Paetongtarn, kế hoạch phát tiền mặt này khả năng cao sẽ bị huỷ bỏ. Nhiều chuyên gia kinh tế cũng cho rằng đây là điều hoàn toàn có thể xảy ra, vì chính sách này về thực chất không chắc sẽ mang lại hiệu quả kinh tế như kỳ vọng. Truyền thông Thái Lan cho rằng việc vực dậy nền kinh tế sẽ là thách thức đầu tiên mà bà Paetongtarn phải đối mặt sau khi nhậm chức. Tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á đã đạt mức trung bình dưới 2% trong thập kỷ qua, bị cản trở bởi khoản nợ hộ gia đình khổng lồ và lĩnh vực sản xuất đang suy thoái vì bị cản trở bởi hàng nhập khẩu giá rẻ chủ yếu từ Trung Quốc. Ông Amonthep Chawla, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng CIMB Thai Bank, cho biết: "Chính phủ mới cần chuẩn bị sẵn sàng để giải quyết những thách thức tiềm tàng của tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu, điều này có thể ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế Thái Lan". Chuyên gia này dự đoán chính quyền mới có thể hủy bỏ chương trình ví kỹ thuật số và có khả năng đưa ra các biện pháp kích thích mới nhằm hỗ trợ những người có thu nhập thấp và tăng cường thanh khoản cho các bộ phận dân số dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, ông Amonthep cho biết việc thành lập chính phủ mới có thể trì hoãn việc phê duyệt ngân sách tài chính năm 2025, mặc dù điều này dự kiến ​​sẽ không có tác động đáng kể đến nền kinh tế. Ông Vorapol Sokatiyanurak, một nhà kinh tế và cựu tổng thư ký Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch, cho biết bà Paetongtarn phải giải quyết tình trạng sức cạnh tranh đang suy giảm của Thái Lan, vì các ngành công nghiệp địa phương đang tụt hậu trong bối cảnh đất nước thiếu chiến lược phát triển công nghiệp. Ông cho biết việc thiếu hụt nguồn nhân lực có tay nghề cao, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, đang cản trở Thái Lan sản xuất ra những mặt hàng mà thế giới hiện đại đang cần. Cũng theo ông Vorapol, mức nợ hộ gia đình là một nhiệm vụ cấp bách khác mà thủ tướng mới phải giải quyết. Nợ hộ gia đình ở Thái Lan đã vượt quá 16.300 tỷ baht tính đến quý IV năm ngoái, chiếm 91,3% GDP. Ông cho biết Thái Lan cần giảm các hoạt động độc quyền và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, điều này sẽ giúp tăng mức thu nhập. Nhờ đó, các vấn đề nợ có thể được giải quyết thông qua thu nhập cao hơn. Chiang Mai là quê hương của gia đình cựu Thủ tướng Srettha Thavisin nên khi ông bị cách chức, người dân Chiang Mai rất quan tâm tới người kế nhiệm ông. Thông điệp đầu tiên người dân Chiang Mai muốn gửi tới tân Thủ tướng là hãy nhanh chóng giải quyết các vấn đề kinh tế bao gồm chi phí sinh hoạt cao, nợ hộ gia đình tăng cao và tăng trợ cấp cho người già. Theo các trang tin địa phương khác, người dân ở các vùng khác của Thái Lan cũng có mong muốn tương tự. Người trồng cao su ở tỉnh Buriram hy vọng tân Thủ tướng có thể giải quyết tốt hơn vấn đề giá cả nông sản và giữ giá cao su, sắn, gạo và các sản phẩm khác ổn định.
fcf9a956ffe89a84d24add9158beaeee
18/08/2024
b486e59061cfe1a5eefec6d8cbdc7ec2
09:00
d8cdf71171862eb00e39c6d33a5e694a
20240904
https://vietnamfinance.vn/tphcm-sap-xep-lai-dn-hinh-thanh-cac-tap-doan-kinh-te-manh-d114846.html
e7312bf8e17b34cb395f619c90ba4ebf
TP.HCM sắp xếp lại DN, hình thành các tập đoàn kinh tế mạnh
6d17826147a5ec98f554e2024996b789
kinh-doanh
Hiện TP.HCM có 46 Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), trong đó có 22 công ty dịch vụ công ích. TP.HCM đặt mục tiêu sau năm 2025 sẽ nghiên cứu sắp xếp lại toàn bộ DNNN trên địa bàn, hình thành những tập đoàn có đủ tiềm lực, làm trụ cột phát triển.
9274a5c1ba3a8d1a1a08a88abc4cdd91
UBND TP.HCM cho biết, đến nay, các DNNN trên địa bàn TP. HCM đã nộp đề án cơ cấu lại. Dự kiến quý III/2024 sẽ hoàn thành việc này, đúng theo tiến độ Thủ tướng giao. Việc này nằm trong lộ trình thực hiện Quyết định 2916 ban hành kế hoạch phê duyệt Đề án cơ cấu lại DNNN thuộc UBND TP. HCM giai đoạn 2022-2025 được ban hành vào 8/2022. Mục tiêu của cơ cấu lại là nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh, tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của DNNN, tăng nguồn thu cho ngân sách thành phố. Giải quyết dứt điểm tình trạng đầu tư dàn trải, ngoài ngành, lĩnh vực kinh doanh chính thông qua việc thoái vốn. Thí điểm lựa chọn một số doanh nghiệp sau cổ phần hóa có đủ điều kiện, có quy mô hợp lý để đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán khu vực và thế giới; Rà soát, đánh giá làm rõ thực trạng của từng doanh nghiệp, dự án đầu tư thua lỗ, kém hiệu quả để có phương án xử lý kịp thời, giảm thiểu tối đa tổn thất cho nhà nước và xã hội… Hiện TP. HCM có 46 DNNN, trong đó có 22 công ty dịch vụ công ích. Một số ý kiến đóng góp, có thể gom DNNN hiện có thành các nhóm, như nhóm về hạ tầng, về dịch vụ, về công nghệ. Chẳng hạn, nhóm hạ tầng có thể bao gồm Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn, Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn, Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn… Nhóm thương mại dịch vụ có các đơn vị như Tổng Công ty Bến Thành, Saigontourist… Cùng với quá trình cổ phần hóa, thoái vốn, các DNNN TP.HCM nên được sắp xếp lại để đầu tư nguồn lực, chăm chút về cơ chế, con người để tạo nên các đơn vị kinh tế mạnh, là công cụ điều hành ở các lĩnh vực cần có sự hiện diện của nhà nước. Còn lại các lĩnh vực tư nhân có thể làm tốt thì mạnh dạn để tư nhân làm. Theo Quyết định 184 của Thủ tướng về phê duyệt kế hoạch sắp xếp lại DNNN, doanh nghiệp có vốn nhà nước trực thuộc UBND TP. HCM đến hết năm 2025, TP. HCM được duy trì 32 doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; 10 doanh nghiệp cổ phần hóa; sáp nhập 3 doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, UBND TPHCM giao Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp TP. HCM dự thảo kế hoạch sắp xếp theo 3 nội dung gồm: sắp xếp lại DNNN, cổ phần hóa 10 doanh nghiệp và sắp xếp theo dạng hợp nhất. Theo Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi, trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, việc sắp xếp gắn với tái cơ cấu lại một lần nữa tái sinh DNNN TP. HCM với sứ mạng quan trọng hơn. Sau sắp xếp, các DNNN phải mạnh hơn, thể hiện rõ vai trò hơn và tạo ra thời kỳ mới cho DNNN phát triển.
ea6f0e559445f3be28d3db528deceb3f
18/08/2024
b486e59061cfe1a5eefec6d8cbdc7ec2
07:45
1ae0c6f6e8df7b265a9a43548f03edec
20240904
https://vietnamfinance.vn/con-gai-bau-duc-gom-hag-chu-tich-gkm-holdings-bi-tam-hoan-xuat-canh-d114906.html
1e72caa23f8b3a66160a67c0ac704700
Con gái Bầu Đức gom HAG, Chủ tịch GKM Holdings bị tạm hoãn xuất cảnh
dae9471a067908fcc32be9930f142959
nhan-vat
Con gái Bầu Đức đăng ký mua thêm 2 triệu cổ phiếu HAG, Chủ tịch GKM Holdings Đặng Việt Lê bị tạm hoãn xuất cảnh, ông Nguyễn Văn Hương xin từ nhiệm chức Phó Tổng Giám đốc OCB… là những tin tức doanh nhân đáng chú ý tuần qua.
7b1c17b9ddd2b9b81b6919bf426c346d
Con gái Bầu Đức bỏ ra hơn 20 tỷ đồng đăng ký mua thêm 2 triệu cổ phiếu HAG Ngày 15/8, bà Đoàn Hoàng Anh, con gái ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức), Chủ tịch HĐTQ Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL – mã: HAG) đã thông báo về giao dịch cổ phiếu. Theo đó, bà Đoàn Hoàng Anh thông báo việc đăng ký mua thêm 2 triệu cổ phiếu HAG nhằm mục đích tăng tỉ lệ sở hữu cổ phiếu HAG, từ 11 triệu cổ phiếu lên 13 triệu cổ phiếu, với tỉ lệ sở hữu HAG tăng tương ứng từ 1,04% lên 1,23%. Thời gian thực hiện dự kiến mua là từ 20/8 đến 18/9 theo hình thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh. Với giá HAG vào ngày 15/8 là hơn 10.000 đồng/cổ phiếu, nếu giao dịch thành công, bà Đoàn Hoàng Anh sẽ phải bỏ ra hơn 20 tỷ đồng để tăng tỉ lệ sở hữu HAG. So với 3 tháng trước, giá cổ phiếu HAG đã giảm hơn 32%, từ 15.000 đồng xuống còn 10.050 đồng/cổ phiếu. Chủ tịch GKM Holdings Đặng Việt Lê bị tạm hoãn xuất cảnh Cục thuế tỉnh Hà Nam mới ban hành Quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Đặng Việt Lê từ ngày 12/8/2024. Được biết, công ty đang có động thái phát hành lô trái phiếu mới "ba không" để đáo hạn lô trái phiếu cũ. Ngày 12/8, Cục thuế tỉnh Hà Nam đã ban hành Quyết định tạm hoãn xuất cảnh giám đốc Công ty cổ phần GKM Holdings địa chỉ tại KCN Châu Sơn, Phủ Lý, Hà Nam. Thời gian tạm hoãn xuất cảnh là 12/8/2024 đến khi người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước. Trước đó, tháng 7/2024, Cục thuế tỉnh Hà Nam mới ban hành Quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của Công ty cổ phần GKM Holdings tại Ngân hàng MB - Chi nhánh Hà Nam. Theo thông báo của Cục thuế tỉnh Hà Nam, số tiền nợ thuế của Công ty GKM HOLDINGS nợ 5,5 tỷ đồng.Xem chi tiết TTC Group của đại gia Đặng Văn Thành có 4 nhà máy điện bị điều tra Mới đây, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cung cấp thông tin, tài liệu về 32 nhà máy điện gió và điện mặt trời tại các tỉnh, thành phố trên cả nước nhằm phục vụ công tác điều tra. Trong số 32 dự án bị đưa vào diện điều tra, có tới 4 dự án đều nằm trong hệ sinh thái thuộc hệ sinh thái TTC Group do ông Đặng Văn Thành làm Chủ tịch, ông Thành được giới kinh doanh biết đến với danh xưng quen thuộc "Vua mía đường" Cụ thể, Nhà máy điện gió Tân Phú Đông 1 (100 MW) và Nhà máy điện gió Tân Phú Đông 2 (50 MW) do Công ty cổ phần Năng lượng điện gió Tiền Giang làm chủ đầu tư. Hai nhà máy còn lại là Nhà máy điện gió Ia Bang 1 (50 MW) và Nhà máy điện gió VPL Bến Tre (30 MW) do Công ty cổ phần Điện Gia Lai (HoSE: GEG) làm chủ đầu tư.Xem chi tiết Phó tổng giám đốc phụ trách khối bán lẻ OCB xin từ nhiệm Ngân hàng TMCP Phương Đông (HoSE: OCB) vừa thực hiện công bố thông tin về việc đã nhận đơn xin từ nhiệm của ông Nguyễn Văn Hương, Phó tổng giám đốc phụ trách Khối Bán lẻ, theo nguyện vọng cá nhân. Được biết, ông Nguyễn Văn Hương được bổ nhiệm chức vụ phó tổng giám đốc phụ trách khối bán lẻ kể từ ngày 28/12/2022. Ông tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh với hơn 21 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Hiện tại, sau khi đơn đề nghị thôi nhiệm của ông Nguyễn Văn Hương được thông qua, ban điều hành của OCB sẽ còn 9 thành viên. Trong đó, ông Phạm Hồng Hải là Tổng giám đốc. Mới đây, OCB cũng đã công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024, ghi nhận mức 2.113 tỷ đồng lợi nhuận. Tính tại thời điểm ngày 30/6/2024, tổng tài sản ngân hàng xấp xỉ đầu năm ở mức 238.884 tỷ đồng.Xem chi tiết Ông Nguyễn Đình Nam làm Phó Tổng Giám đốc Saigonbank Ông Nguyễn Đình Nam, Kế toán trưởng Saigonbank sẽ giữ chức Phó Tổng Giám đốc kể từ ngày 1/9/2024. Ông Phạm Tấn Tài sẽ đảm nhiệm vị trí Kế toán trưởng thay thế cho ông Nam. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (Saigonbank - Mã: SGB) vừa công bố quyết định miễn nhiệm chức vụ Kế toán trưởng kiêm nhiệm Trưởng phòng Kế toán Tài chính đối với ông Nguyễn Đình Nam kể từ ngày 1/9/2024. Thay vào đó, ông Nam sẽ giữ chức Phó Tổng Giám đốc Saigonbank kể từ thời điểm nêu trên. Thời hạn bổ nhiệm là một năm. Theo báo cáo quản trị nửa đầu năm 2024, ông Nam sinh năm 1968 và có trình độ chuyên môn là cử nhân kinh tế. Thay thế cho vị trí của Kế toán trưởng của ông Nam là ông Phạm Tấn Tài, sinh năm 1983, chức vụ trước đây là Phó trưởng phòng Kế toán Tài chính. Quyết định bổ nhiệm vị trí Kế toán trưởng cũng có hiệu lực kể từ ngày 1/9, với thời hạn kéo dài trong một năm. Sau thay đổi nhân sự trên, ban điều hành của SaigonBank có 5 thành viên, trong đó ông Trần Thanh Giang là Tổng Giám đốc.
a4bb7003659ac835057a234b06a5bdf4
18/08/2024
b486e59061cfe1a5eefec6d8cbdc7ec2
19:49
6cbbdffc65c4b4d6c7f9cc333ea2b23e
20240904
https://vietnamfinance.vn/tang-cung-noxh-giam-lai-vay-day-manh-tin-dung-uu-dai-d114875.html
66b7b2db3cd2f74838d4ddf9e7bc9a4d
Tăng cung NƠXH: Giảm lãi vay, đẩy mạnh tín dụng ưu đãi
42036c9481e997139cd6c18558716883
diem-nong
Các bộ, ngành đã và đang đưa ra nhiều nhiều giải pháp nhằm khơi thông nhà ở xã hội (NƠXH). Trong đó, việc có thêm 4 ngân hàng tham gia gói tín dụng 120.000 tỷ đồng và kiến nghị giảm lãi suất với gói tín dụng này của NHNN được đánh giá sẽ thúc đẩy phát triển NƠXH.
4c0227447dbd3ca757c65878d6379673
Trong khoảng 15 năm gần đây, Nhà nước luôn quan tâm đến công tác phát triển NƠXH cho người thu nhập thấp tại các đô thị và công nhân, người lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất. Tại Quyết định số 2217/2011/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về nhà ở giai đoạn 2011 - 2020, mục tiêu xây dựng khoảng 12,5 triệu mét vuông NƠXH. Tại Quyết định số 338/2023/QĐ-TTg, Chính phủ tiếp tục phê duyệt đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030. Cùng với đó là hàng loạt cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển NƠXH, như: được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với diện tích đất do Nhà nước giao hoặc cho thuê; miễn, giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp; vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức tín dụng... Thực tế, công tác phát triển NƠXH đã và đang gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, dẫn đến việc mục tiêu của Chương trình quốc gia về NƠXH giai đoạn 2011 - 2020 chỉ đạt khoảng 42%. Với đề án Đầu tư ít nhất 1 triệu căn NƠXH, giai đoạn 2021 - 2025 mục tiêu hoàn thành 428.000 căn, nhưng đến thời điểm này mới chỉ hoàn thành hơn 40.000 căn, đạt xấp xỉ 10% kế hoạch. Ngoài vấn đề pháp lý, việc thiếu vốn đầu tư cũng là nguyên nhân chính dẫn đến công tác phát triển NƠXH thời gian qua không đạt mục tiêu đề ra. Để thúc đẩy chương trình NƠXH, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các bộ, ngành đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi về vốn vay phát triển NƠXH. Hiện người mua NƠXH có thể tiếp cận vốn vay ưu đãi theo ba kênh: Thứ nhất, vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội với mức lãi vay ưu đãi bằng lãi vay áp dụng cho người nghèo vay trong từng thời kỳ. Mức lãi vay trước 1/8/2024 là 4,8%/năm, sau 1/8/2024 là 6,6%/năm, NHNN cấp bù chênh lệch lãi vay. Thứ hai, vay từ gói tín dụng 120.000 tỷ đồng với lãi suất thấp hơn lãi thương mại của bốn ngân hàng thương mại nhà nước từ 1,5 - 2%. Thứ ba, các chương trình cho vay về nhà ở cho các đối tượng chính sách. Tính đến hết tháng 4/2024, các chương trình này có dư nợ 4.823 tỷ đồng, cho 219.000 khách hàng vay. Bộ Xây dựng mới đây đã có văn bản hướng dẫn xác định danh mục dự án, đối tượng, điều kiện, tiêu chí vay ưu đãi phát triển NƠXH, nhà ở công nhân và cải tạo, xây dựng lại chung cư. Theo đó, điều kiện được vay vốn của chủ đầu tư được cắt giảm (cắt giảm điều kiện đã được cấp phép xây dựng, chỉ còn điều kiện dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, đã lựa chọn chủ đầu tư và đã được giao đất). Mới đây, Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu, xây dựng gói 30.000 tỷ đồng cho NƠXH, trong đó 15.000 tỷ từ nguồn phát hành trái phiếu Chính phủ và 15.000 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách địa phương và giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện. Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng dành cho NƠXH, được triển khai thực hiện từ tháng 4/2023, theo yêu cầu của NHNN. Các ngân hàng tham gia bố trí gói tín dụng này sẽ cho doanh nghiệp đầu tư vay ưu đãi mức lãi suất khoảng 8%/năm và người mua, thuê mua được vay với lãi suất 7,5%/năm. Mới đây, NHNN đã có Tờ trình đề nghị Chính phủ cho phép mở rộng quy mô lên thành 140.000 tỷ đồng với việc có thêm 4 ngân hàng thương mại đăng ký tham gia. Trong tờ trình, NHNN cho biết đến nay có 8 ngân hàng tham gia gói tín dụng ưu đãi dành cho phát triển NƠXH. Trong đó, bốn ngân hàng thương mại nhà nước là Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV cam kết cho vay 120.000 tỷ đồng. Bốn ngân hàng thương mại cổ phần là VPBank, Techcombank, MBBank, Tienphongbank cũng đăng ký tham gia gói tín dụng ưu đãi, mỗi ngân hàng cam kết dành khoảng 5.000 tỷ đồng để cho vay ưu đãi. Như vậy, quy mô gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng cho phát triển NƠXH đã tăng lên 140.000 tỷ đồng. Đáng chú ý, theo lãi suất cho vay gói này, thay vì giảm 2 điểm % so với lãi suất bình quân của 4 ngân hàng thương mại nhà nước 6 tháng xác định/lần, nay sẽ nâng mức giảm lên 3 điểm % và 3 tháng xác định/lần để hỗ trợ người mua nhà. Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú nhấn mạnh: NHNN sẵn sàng tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại giải ngân tốt nhất, tập trung triển khai nhiều giải pháp đẩy nhanh giải ngân gói 120.000 tỷ đồng. NHNN đề xuất giảm 3%/năm so với mức lãi suất vay thông thường thay vì chỉ giảm 2% như quy định hiện tại. Thời gian điều chỉnh lãi suất cho vay sẽ thay đổi 3 tháng/lần thay vì 6 tháng/lần, thời hạn vay ưu đãi kéo dài từ 3 năm lên thành 5 năm. Mức lãi suất trong 5 năm tiếp theo vẫn tiếp tục được giảm tùy thuộc vào điều kiện của nền kinh tế thời điểm đó nhưng sẽ thấp hơn từ 1-2%/năm so với cho vay thông thường để tạo điều kiện, giúp người mua yên tâm để vay vốn. Người vay mua nhà sẽ không phải lo lắng sau thời gian ưu đãi lãi suất thả nổi. Riêng chính sách cho vay với chủ đầu tư được giữ nguyên mức hỗ trợ 1,5-2%/năm như hiện tại. Theo PGS-TS Trần Hùng Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển công nghệ ngân hàng - ĐHQG TP HCM, giảm lãi suất là một trong nhiều yếu tố tác động đến chính sách phát triển NƠXH. Bởi, phân khúc NƠXH hiện chưa như kỳ vọng một phần do chênh lệch cung cầu. Phía cầu là người có nhu cầu nhưng phải đi liền với khả năng chi trả và tiếp cận tín dụng ngân hàng. Rất nhiều người muốn vay mua nhà nhưng không đủ khả năng trả nợ. Nói về việc giảm thêm lãi vay cho người mua nhà, ông Nguyễn Hồng Lương, Chủ tịch HĐQT Công ty NƠXH TP HCM nhận xét là rất hợp lý nhưng theo ông, NHNN cần cố định lãi vay trong 10 năm vì nếu chỉ cố định trong 5 năm sẽ không an toàn cho người vay. Về vấn đề này, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7/2024 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Xuân Dũng nêu ý kiến: "Đề nghị NHNN chỉ đạo, khuyến khích thêm các ngân hàng thương mại tham gia cho vay nguồn vốn hỗ trợ 120 nghìn tỷ đồng và nới tín dụng, tạo điều kiện cho ngân hàng thực hiện các thủ tục nghiên cứu, xem xét tăng thời hạn nhà ở lãi suất cho vay, nguồn hỗ trợ 120 nghìn tỷ đồng. Thời hạn cho vay là 10-15 năm, lãi suất ưu đãi hơn, thấp hơn 3-5% so với ngân hàng thương mại thông thường, để hỗ trợ đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp”.
5474d08a9fe5dede94573a07e64c380f
18/08/2024
b486e59061cfe1a5eefec6d8cbdc7ec2
07:00
fd375dee4843d6afdf6aeae485db529d
20240906
https://vietnamfinance.vn/fpt-xay-trung-tam-tri-thue-nhan-tao-4300-ty-tai-quy-nhon-d114902.html
9c0d3c1220994f1e74e3096d41a8e694
FPT xây trung tâm trí tuệ nhân tạo 4.300 tỷ tại Quy Nhơn
9832d18a6ccc81b947b716cf130ef7c9
cong-nghe
Ngày 18/8, dự án Trung tâm Trí tuệ nhân tạo - Đô thị phụ trợ quy mô hơn 93ha với tổng vốn đầu tư 4.362 tỷ đồng, tại phường Trần Quang Diệu và phường Bùi Thị Xuân (TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) chính thức được động thổ khởi công.
9a1e90a8e9e9936fdbbeb6cd14b9d361
Dự án do Liên danh FPT Quy Nhơn làm chủ đầu tư, gồm 3 đơn vị: Công ty Cổ phần Đô thị FPT Đà Nẵng (FPT City), Công ty TNHH Đầu tư FPT (FPT Investment) và Công ty TNHH Phần mềm FPT (FPT Software). Dự án gồm 3 phân khu chức năng chính là Trung tâm trí tuệ nhân tạo; Khu giáo dục và đào tạo; Khu đô thị phụ trợ. Trong đó, phân khu Trung tâm trí tuệ nhân tạo là nơi nghiên cứu, đào tạo, sản xuất phần mềm, hỗ trợ chuyển đổi số, cung cấp giải pháp an ninh mạng, an ninh xã hội, trí tuệ nhân tạo phục vụ con người, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị dịch vụ. Phân khu giáo dục là khu vực xây dựng trường liên cấp từ cấp tiểu học, trung học cơ sở đến trung học phổ thông. Khu đô thị phụ trợ đảm bảo cung cấp các tiện ích thiết yếu theo đặc thù khu đô thị trí tuệ nhân tạo góp phần thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về Bình Định, đặc biệt là nhân lực trong các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ mới, trí tuệ nhân tạo. Sau khi hoàn thành, dự án được kỳ vọng sẽ đóng một vai trò quan trọng góp phần đưa Bình Định trở thành trung tâm AI của khu vực. Phát biểu tại sự kiện, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, dự án Trung tâm trí tuệ nhân tạo - Đô thị phụ trợ không chỉ là một dự án có quy mô lớn mà còn đánh dấu một bước tiến mới trong việc ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo, để thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế địa phương. Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT cho biết, công nghệ có thể giúp các công ty, các thành phố, các tỉnh và thậm chí là một quốc gia phát triển vượt trội. Bình Định sẽ nhanh chóng trở thành trung tâm AI, bán dẫn của khu vực và thậm chí là trên thế giới. Vì trên thực tiễn hiện nay, Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng AI tại Bình Định đang triển khai các dự án có quy mô hàng trăm, hàng nghìn, thậm chí hàng triệu USD cho khách hàng Mỹ, Nhật Bản, châu Âu.
81278ec6043e15b11ab47329e6359d01
18/08/2024
b486e59061cfe1a5eefec6d8cbdc7ec2
18:27
ea7679f93b5968c5e2d877e3c49cc955
20240904
https://vietnamfinance.vn/lam-cau-di-bo-1000-ty-vuot-song-sai-gon-noi-quan-1--thu-duc-d114889.html
a5be44287fb6e693a8f0c013e81e4116
Làm cầu đi bộ 1.000 tỷ vượt sông Sài Gòn nối Quận 1 - Thủ Đức
bacb1f22c0bdba7aa27ad9cf4aa4cb2d
thuong-vu
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP.HCM vừa báo cáo UBND TP về tình hình triển khai cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn, nối trung tâm quận 1, TP.HCM và TP.Thủ Đức.
5eda8efade48d3f67161b94586b0de43
Theo báo cáo, dự án cầu đi bộ vượt sông Sài gòn có thiết kế kiến trúc mô phỏng lá dừa nước, bố trí thác nước tuần hoàn và chiếu sáng mỹ thuật vào ban đêm, phù hợp với phương án kiến trúc đã được TP.HCM tuyển chọn và phê duyệt vào tháng 10/2023. Với chiều dài khoảng 261 m, nhịp chính vòm treo dây văng dài khoảng 187 m, dầm bằng thép, mặt cắt ngang dao động từ 7 - 11m, dự án có tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng từnguồn xã hội hóa. Được biết, đây là 1 trong 5 cây cầu được quy hoạch kết nối các khu vực lân cận, khu trung tâm TP.HCM với Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP.Thủ Đức. Sở GTVT TP.HCM là đơn vị chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành hỗ trợ, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp trong quá trình triển khai dự án. Theo kế hoạch, dự án cầu đi bộ dự kiến khởi công vào tháng 4/2025 và hoàn thành năm 2027. Quý III/2024 sẽ lập, thẩm định, đề xuất dự án, chấp thuận chủ trương đầu tư. Quý IV/2024 sẽ lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi; phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở. TP.HCM kỳ vọng sau khi hoàn thành sẽ trở thành một trong những biểu trưng mới của địa phương, phục vụ nhu cầu ngắm cảnh, tận hưởng không gian sông nước – đô thị của người dân thành phố và du khách. Công ty Cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nutifood là đơn vị tài trợ 100% nguồn vốn không kèm điều kiện
c4e66ffb0bacbec3b13e5fca7e85ec6a
18/08/2024
b486e59061cfe1a5eefec6d8cbdc7ec2
07:15
e285afe9b33fa917c60c19bb4cc67ddf
20240904
https://vietnamfinance.vn/canh-kho-tin-o-khu-kinh-te-nhon-hoi-sau-gan-20-nam-thanh-lap-d114895.html
2b52def3ec3c9be53d0d09889eec3e42
Cảnh khó tin ở khu kinh tế Nhơn Hội sau gần 20 năm thành lập
e82373a1fa67adb3608c857067f0e4f2
xu-huong-dau-tu
Khu kinh tế Nhơn Hội rộng hơn 14.000ha được kỳ vọng là cực tăng trưởng kinh tế chung của Bình Định. Tuy nhiên, sau gần 20 năm vẫn là một bãi cát
26c3d15dfa008824355d86cc4aa75990
Khu kinh tế Nhơn Hội tại tỉnh Bình Định được Thủ tướng Chính phủ thành lập năm 2005 với diện tích 12.000ha, bao gồm thành phố Quy Nhơn và một phần của các huyện Tuy Phước, Phù Cát. Năm 2019, Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh tổng thể Khu kinh tế Nhơn Hội đến năm 2040, mở rộng thêm 2.308ha tại xã Canh Vinh, huyện Vân Canh. Sau quy hoạch, Khu kinh tế Nhơn Hội có tổng diện tích 14.308ha với 8 phân khu chức năng, trong đó hoàn thành 6 quy hoạch phân khu chức năng và quy hoạch chi tiết của các dự án thứ cấp, đáp ứng yêu cầu thu hút đầu tư. Theo Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định, hiện Khu kinh tế Nhơn Hội có gần 130 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 132.000 tỷ đồng, vốn đã thực hiện đạt gần 38.000 tỷ đồng. Nhiều dự án đi vào hoạt động đã tạo nguồn thu tích cực cho ngân sách tỉnh. Trong 5 năm thực hiện theo quy hoạch chung của Thủ tướng Chính phủ, Khu kinh tế Nhơn Hội đã tiếp nhận nhiều dự án đầu tư lớn trong các lĩnh vực công nghiệp, đô thị và dịch vụ, du lịch, góp phần tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Bình Định. Khu kinh tế Nhơn Hội được kỳ vọng trở thành cực tăng trưởng đối trọng, liên kết chặt chẽ với sự phát triển chung của thành phố Quy Nhơn và vùng phụ cận, là trung tâm phát triển chính của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tuy nhiên, dịch Covid-19 bùng phát mạnh, suy thoái kinh tế toàn cầu và thị trường bất động sản giảm sút đã khiến Khu kinh tế Nhơn Hội chưa thu hút được nhiều dự án quy mô lớn như kỳ vọng, giá trị sản xuất công nghiệp chưa cao. Nhiều dự án dở dang trong lĩnh vực du lịch, thương mại dịch vụ và xây dựng khu đô thị tạm ngừng triển khai hoặc triển khai cầm chừng. Công tác thu hút đầu tư các dự án thông qua đấu giá, đấu thầu gặp nhiều khó khăn. Ban quản lý Khu kinh tế đã nhiều lần thông báo lựa chọn nhà đầu tư cho hai dự án, nhưng không có nhà đầu tư tham gia. Tại khu hiện hữu 12.000ha, hạ tầng kỹ thuật và các đường trục trong trung tâm khu kinh tế được đầu tư hiện đại. Tuy nhiên, dọc đường trục chính từ thành phố Quy Nhơn về thị trấn Cát Tiến, số lượng nhà máy, xí nghiệp thưa thớt, nhiều đoạn chỉ là bãi cát mênh mông. Tại buổi làm việc với Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh, ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định đánh giá cao Ban quản lý khu kinh tế tỉnh đã tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp, không vòi vĩnh, sách nhiễu. Tuy nhiên, ông Dũng lo ngại việc thu hút đầu tư không đạt kết quả như kỳ vọng. Tỉnh Bình Định cần tính toán lại khát vọng phát triển vươn lên tốp đầu khu vực miền Trung. "Sau gần 20 năm, Khu kinh tế Nhơn Hội vẫn là bãi cát mênh mông. Đi từ đầu này đến đầu kia, chỉ có vài dự án", ông Dũng trăn trở. Ông Dũng yêu cầu Ban quản lý Khu kinh tế cần khắc phục nhanh những tồn tại, hạn chế và tập trung hoàn thành quy hoạch Khu kinh tế Nhơn Hội phù hợp với thực tế.
7bdb63e71a1ff1f6e1867a4d42ebde1f
18/08/2024
b486e59061cfe1a5eefec6d8cbdc7ec2
08:29
5d929008bd20a2f0c4465944af74371b
20240904
https://vietnamfinance.vn/nhiet-dien-pha-lai-bi-nghi-ngo-kha-nang-hoat-dong-co-dong-lon-thao-chay-d114891.html
322a3b0311a217aff46683cb09782ba8
PPC: Vi phạm môi trường, bị nghi ngờ khả năng hoạt động, cổ đông 'tháo chạy'
935db52da9daf2e5379ff3bdbab7ce30
chung-khoan
Công ty TNHH Năng Lượng REE - Công ty con của Công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh (HOSE: REE) vừa báo cáo về việc không bán được cổ phiếu nào trong tổng số đăng ký 2 triệu cổ phiếu PPC của Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lạii (HOSE: PPC).
6da8d7963fdd09d88efba8f6f678a401
Theo đó, lý do được đơn vị này đưa ra không bán cổ phiếu đã đăng ký do điều kiện thị trường không thuận lợi. Với việc không thể thoái vốn, Năng Lượng REE vẫn giữ nguyên tỷ lệ sở hữu là 66,49 triệu cổ phiếu, tương ứng 20,74% vốn điều lệ tại Nhiệt điện Phả Lại. Được biết, từ đầu năm tới nay, Công ty TNHH Năng Lượng REE liên tục bán ra cổ phiếu PPC để giảm sở hữu. Cụ thể, từ ngày 19/1 đến ngày 26/2 đã bán ra 665.300 cổ phiếu PPC; từ ngày 4/3 đến ngày 1/4 tiếp tục bán thêm 1.900 cổ phiếu PPC; từ ngày 12/4 đến ngày 10/5 tiếp tục bán thêm 2 triệu cổ phiếu PPC; từ ngày 21/5 đến ngày 4/6 bán thêm 3 triệu cổ phiếu PPC; và từ ngày 12/6 đến ngày 10/7, tiếp tục bán thêm 3.260.000 cổ phiếu PPC. Như vậy, từ ngày 19/1 đến ngày 14/8, Công ty TNHH Năng Lượng REE đã giảm sở hữu từ 23,5% về 20,74% vốn điều lệ tại Nhiệt điện Phả Lại. Công ty TNHH Kiểm toán Deloitte Việt Nam vừa thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính bán niên năm 2024 của Nhiệt điện Phả Lại với vấn đề cần nhấn mạnh. Đơn vị kiểm toán cho biết trong năm 2023, Nhiệt điện Phả Lại chịu mức nộp phạt hành chính về vi phạm môi trường cùng với hình phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động trong vòng 12 tháng kể từ ngày Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao nhiệm vụ, đấu thầu giao nhiệm vụ, chỉ định đơn vị hoặc lựa chọn được nhà thầu khác cung ứng điện thay thế nguồn điện huy động từ Nhiệt điện Phả Lại. Tại thời điểm Báo cáo tài chính bán niên năm 2024, Nhiệt điện Phả Lại đang thực hiện các biện pháp khắc phục và tiếp tục hoạt động sản xuất theo kế hoạch huy động nguồn điện cho năm 2024, khả năng hoạt động liên tục của Nhiệt điện Phả Lại phụ thuộc vào việc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án khắc phục vi phạm môi trường. “Những điều kiện này cùng với các vấn đề khác trình bày tại thuyết minh số 2 cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Nhiệt điện Phả Lại”, Kiểm toán Deloitte Việt Nam nhấn mạnh. Được biết, trước đó trong năm 2023, Nhiệt điện Phả Lại đã có các hành vi vi phạm như thải bụi, khí thải có chứa các thông số môi trường thông thường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải tại ống khói dây chuyền I. Cụ thể, bụi tổng vượt 3,35 lần, SO2 vượt 2,37 lần, NOx vượt 1,11 lần, với lưu lượng 167.949 m3/giờ, theo quy định tại điểm v, khoản 5 và khoản 6, Điều 20 Nghị định 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đồng thời, Công ty còn thải bụi, khí thải có chứa các thông số môi trường thông thường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải tại ống khói dây chuyền II. Cụ thể, SO2 vượt 2,58 lần, NOx vượt 1,34 lần, với lưu lượng 331.700 m3/giờ, theo quy định tại điểm v, khoản 4 và khoản 6, Điều 20 Nghị định 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Với các hành vi vi phạm trên, C05, Bộ Công an đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại tổng mức tiền phạt hơn 3,92 tỷ đồng, đồng thời đình chỉ hoạt động của Công ty trong thời hạn 12 tháng. Về tình hình kinh doanh, trong nửa đầu năm 2024, Nhiệt điện Phả Lại ghi nhận doanh thu đạt 4.465 tỷ đồng, tăng 65% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp tăng 87% so với cùng kỳ, lên 223,13 tỷ đồng. Trong năm 2024, Nhiệt điện Phả Lại đặt kế hoạch doanh thu 8.755 tỷ đồng, tăng 39,4% so với cùng kỳ, lợi nhuận trước thuế 427,2 tỷ đồng, tăng 11,7% so với thực hiện trong năm 2023. Kết thúc nửa đầu năm 2024 với lãi trước thuế đạt 271,9 tỷ đồng, Nhiệt điện Phả Lại đã hoàn thành 63,6% so với kế hoạch năm.
c1e0c3b7ec089b0171216167b826258d
18/08/2024
b486e59061cfe1a5eefec6d8cbdc7ec2
08:30
c8d4a2c6dfa45c75bee65a8fab367f9a
20240904
https://vietnamfinance.vn/diem-la-trong-ho-so-dau-thau-cua-dau-tu-uong-bi-quang-ninh-d114605.html
3296a6ef21cbd6a0faf7f45c3bb9cead
Điểm 'lạ' trong hồ sơ đấu thầu của Đầu tư Uông Bí Quảng Ninh
4360d322512ae807b07f85de961ed42d
chuyen-lam-an
Thời gian vừa qua, Công ty cổ phần Đầu tư Uông Bí Quảng Ninh đã trúng liên tiếp nhiều gói thầu xây lắp trên địa bàn các xã thuộc thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, tại số liệu kê khai khi tham dự một số gói thầu có sự vênh nhau dẫn gây nghi vấn về tính trung thực và thống nhất trong kê khai khi tham gia hoạt động đấu thầu.
dc3436bb268b6d4ec3adab04fe98eced
Công ty Uông Bí Quảng Ninh được thành lập ngày 20/4/2017, có địa chỉ tại Khu 1, phường Trưng Vương, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Theo tìm hiểu của VietnamFinance, tại hồ sơ một số gói thầu, số liệu doanh thu tài chính được Công ty cổ phần Đầu tư Uông Bí Quảng Ninh (Công ty Uông Bí Quảng Ninh) kê khai có sự chênh lệch, không trùng khớp trong cùng một giai đoạn. Đơn cử, ngày 6/2/2023, ông Đào Tất Thắng, Chủ tịch UBND xã Vũ Oai đã ký quyết định phê duyệt lựa chọn nhà thầu tại Gói thầu số 05: Thi công xây lắp công trình nâng cấp, mở rộng tuyến đường liên thôn (đoạn từ tỉnh lộ 326 đến khu chùa Đồng Chùa), xã Vũ Oai, thành phố Hạ Long. Theo đó, Công ty Uông Bí Quảng Ninh trúng thầu với giá hơn 8,54 tỷ đồng; giá gói thầu hơn 9,12 tỷ đồng. Theo báo có đánh giá hồ sơ dự thầu (E-HSDT), tại gói thầu này Công ty Uông Bí Quảng Ninh đã kê khai doanh thu bình quân 3 năm tài chính gần nhất (2019, 2020 và 2021) là:23.147.011.364đồng. Được biết, tiêu chí năng lực kinh nghiệm trong E-HSDT yêu cầu nhà thầu phải đáp ứng yêu cầu HSMT đó là có doanh thu bình quân hàng năm (không bao gồm thuế VAT) của các năm (2019, 2020, 2021) năm gần nhất so với thời điểm đóng thầu của nhà thầu có giá trị tối thiểu là 12.443.279.000 đồng. Trong khi đó, ngày 17/4/2023, Công ty Uông Bí Quảng Ninh trúng dự án: Sửa chữa, nâng cấp đập Đồng Chùa, thôn Đồng Chùa, xã Vũ Oai do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Hạ Long làm chủ đầu tư với giá trúng thầu hơn 4,21 tỷ đồng; giá dự toán gói thầu hơn 4,26 tỷ đồng. Tại gói thầu này, Công ty Uông Bí Quảng Ninh đã kê khai doanh thu bình quân 3 năm (2019, 2020 và 2021) là:11.358.062.455đồng. Như vậy, tại hai gói thầu nêu trên Công ty Uông Bí Quảng Ninh tham gia dự thầu đã có sự chênh lệch, không trùng khớp. Cũng theo dữ liệu của VietnamFinance, ngày 28/2/2024, ông Nguyễn Hồng Quảng, Chủ tịch UBND phường Trưng Vương, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ký quyết định lựa chọn nhà thầu trúng thầu tại Gói thầu xây lắp công trình: Đường bê tông, rãnh thoát nước tổ 2 khu 1, phường Trưng Vương, thành phố Uông Bí. Nhà thầu trúng thầu là Công ty Uông Bí Quảng Ninh với giá trúng thầu 1,68 tỷ đồng. Theo báo cáo đánh giá kết quả E-HSDT, Công ty Uông Bí Quảng Ninh đã kê khai doanh thu bình quân 3 năm (2020, 2021, 2022) là:11.771.913.634,3333đồng; và giá trị tài sản ròng năm 2022 là: 3.835.445.358 đồng. Thế nhưng, tại gói thầu số 09: Xây lắp thuộc dự án mở rộng, nâng cấp tuyến đường tràn qua suối Vũ Oai, thôn Bãi Cát, xã Vũ Oai do UBND xã Vũ Oai làm chủ đầu tư. Công ty Uông Bí Quảng Ninh đã kê khai doanh thu bình quân 3 năm (2020, 2021, 2022) là:11.941.506.398đồng và giá trị tài sản ròng năm 2022 lại đạt 1.656.536.151 đồng. Tại gói thầu, Liên danh: Công ty Uông Bí Quảng Ninh – CTCP Kỹ thuật công nghệ và xây dựng Techcon trúng thầu với giá 9,53 tỷ đồng. Thắng lớn trên địa bàn thành phố Hạ Long Trong nửa đầu năm 2024, Công ty Uông Bí Quảng Ninh trúng liên tiếp nhiều dự án xây lắp trên địa bàn các xã thuộc thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Đơn cử, ngày 7/3/2024, ông Phạm Quang Hải - Chủ tịch UBND xã Lê Lợi, thành phố Hạ Long, ký quyết định lựa chọn nhà thầu trúng thầu tại Gói thầu số 06: Xây lắp công trình thuộc dự án Kiên cố hoá đường nội đồng xóm Hẹn Thuốc thôn Đè E, xã Lê Lợi. Nhà thầu trúng thầu là Công ty Uông Bí Quảng Ninh trúng thầu với giá hơn 2,11 tỷ đồng; giá gói thầu hơn 2,33 tỷ đồng. Trước đó một ngày, ngày 6/3/2024, ông Phạm Quang Hải cũng ký quyết định phê duyệt nhà thầu là Liên danh: Công ty Uông Bí Quảng Ninh – CTCP Kỹ thuật công nghệ và xây dựng Techcon, trúng gói thầu số 05: Xây lắp công trình thuộc dự án Nâng cấp, sửa chữa mở rộng tuyến đường Hẹn Thuốc thôn Đè E, xã Lê Lợi (giá trúng thầu hơn 10,85 tỷ đồng; giá gói thầu hơn 12,11 tỷ đồng). Ngày 5/4/2024, ông Trần Quốc Hùng, Chủ tịch UBND xã Quảng La, thành phố Hạ Long, ký quyết định lựa chọn nhà thầu trúng thầu tại Gói thầu số 06: Thi công xây dựng thuộc dự án Kiên cố hoá mương tiêu thôn 1, xã Quảng La (đoạn từ cống Cườm Cườm đến cửa bà Bảo). Với vai trò độc lập, Công ty Uông Bí Quảng Ninh trúng thầu với giá hơn 1,81 tỷ đồng; giá gói thầu hơn 1,82 tỷ đồng. Ngày 28/2/2024, ông Nguyễn Hồng Quảng, Chủ tịch UBND phường Trưng Vương, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ký quyết định lựa chọn nhà thầu trúng thầu tại Gói thầu xây lắp công trình: Đường bê tông, rãnh thoát nước tổ 2 khu 1, phường Trưng Vương, thành phố Uông Bí. Nhà thầu trúng thầu là Công ty Uông Bí Quảng Ninh với giá trúng thầu 1,68 tỷ đồng. Liên tục trúng thầu ở xã Vũ Oai Đáng chú ý, giai đoạn 2023 – 2024, Công ty Uông Bí Quảng Ninh là nhà thầu trúng nhiều gói thầu do UBND xã Vũ Oai là bên mời thầu. Đơn cử, ngày 4/3/2024, ông Đào Tất Thắng, Chủ tịch UBND xã Vũ Oai, thành phố Hạ Long, ký quyết định lựa chọn nhà thầu tại Gói thầu số 06: Nâng cấp, mở rộng tuyến đường từ trường tiểu học và THCS Vũ Oai qua trường mầm non Vũ Oai, đấu nối đường liên thôn Lán Dè, xã Vũ Oai. Công ty Uông Bí Quảng Ninh “một mình một chợ” trúng thầu với giá hơn 4,23 tỷ đồng; giá gói thầu hơn 4,51 tỷ đồng. Ngày 16/8/2023, Chủ tịch UBND xã Vũ Oai Đào Tất Thắng ký quyết định cho nhà thầu Công ty Uông Bí Quảng Ninh trúng Gói thầu số 04: Xây lắp công trình thuộc công trình cải tạo, nâng cấp ngầm tràn liên hợp qua suối Vũ Oai thôn Đồng Chùa, xã Vũ Oai, thành phố Hạ Long, với giá trúng thầu hơn 6,7 tỷ đồng; giá gói thầu hơn 8,4 tỷ đồng. Đáng chú ý, trong tháng 2/2023, Công ty Uông Bí Quảng Ninh may mắn trúng liên tiếp cùng lúc 3 gói thầu với tổng giá trị hàng chục tỷ đồng, do Chủ tịch UBND xã Vũ Oai Đào Tất Thắng ký quyết định. Cụ thể, Công ty Uông Bí Quảng Ninh trúng Gói thầu số 04: Thi công xây lắp công trình xây dựng kênh tiêu thoát nước khe Đồng Lân, thôn Đồng Cháy, xã Vũ Oai, thành phố Hạ Long (giá trúng thầu hơn 4,17 tỷ đồng). Tiếp đến là Gói thầu số 03: Thi công xây lắp công trình xây dựng đập dâng và kênh tưới tiêu Khe Lô, thôn Đồng Chùa, xã Vũ Oai, thành phố Hạ Long (giá trúng thầu hơn 2 tỷ đồng); và Gói thầu số 05: Thi công xây lắp công trình Nâng cấp, mở rộng tuyến đường liên thôn (đoạn từ tỉnh lộ 326 đến khu Chùa Đồng Chùa) với giá trúng thầu hơn 8,54 tỷ đồng.
f4bb416a07c9769fdc00317f454c1d17
18/08/2024
b486e59061cfe1a5eefec6d8cbdc7ec2
09:30
181c7e51fbea0547844849ff25a71ae0
20240904
https://vietnamfinance.vn/trung-quoc-siet-xuat-khau-antimon-gay-lo-ngai-toan-cau-d114892.html
eabf94bfb9883a7088458ba7aba862b6
Trung Quốc siết xuất khẩu antimon, gây lo ngại toàn cầu
35da6cc1efaa3b309562ff52a00bff33
binh-luan
Trung Quốc đã công bố những hạn chế đáng kể đối với hoạt động xuất khẩu antimon bắt đầu từ ngày 15/9. Động thái này là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn của Trung Quốc nhằm ưu tiên an ninh quốc gia, tuy nhiên, nó cũng gây ra nhiều lo ngại vì quốc gia này cung cấp gần một nửa lượng antimon của thế giới.
b3b04e49870bd544ec6484340c9582e5
Năm ngoái, Trung Quốc chiếm 48% sản lượng antimon khai thác trên toàn cầu. Ứng dụng lớn nhất của kim loại màu xám sáng bóng này là chất chống cháy (50%), khoảng 20% ​​được sử dụng để sản xuất kính quang điện nhằm cải thiện hiệu suất của pin mặt trời, phần còn lại được sử dụng trong pin axit chì. Antimon cũng được sử dụng trong các thiết bị quân sự như tên lửa hồng ngoại, vũ khí hạt nhân và kính nhìn ban đêm, và làm chất làm cứng cho đạn và xe tăng. Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết các công ty cần phải được chính phủ cấp phép để xuất khẩu các mỏ quặng antimon, oxit và hydrua, antimonua indi và các hợp chất antimon hữu cơ và công nghệ tách antimon vàng. Người phát ngôn của Bộ Công thương Trung Quốccho biết các biện pháp kiểm soát xuất khẩu không nhắm vào bất kỳ quốc gia hoặc khu vực cụ thể nào trong khi các mặt hàng xuất khẩu tuân thủ các quy định có liên quan sẽ được chấp thuận. Ông nói thêm rằng động thái này nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và thực hiện nghĩa vụ không phổ biến vũ khí hạt nhân và các nghĩa vụ quốc tế khác. Ông cho biết chính phủ Trung Quốc phản đối bất kỳ quốc gia hoặc khu vực nào sử dụng các mặt hàng do Trung Quốc kiểm soát để tham gia vào các hoạt động phá hoại chủ quyền quốc gia, an ninh và lợi ích phát triển của Trung Quốc. Tuy nhiên, một chuyên gia công nghệ tại Quảng Đông cho biết trong bài báo đăng cuối tuần qua rằng Trung Quốc muốn sử dụng biện pháp kiểm soát xuất khẩu antimon để trả đũa lệnh cấm chip của Mỹ. Tác giả cho biết Trung Quốc có trữ lượng và năng lực sản xuất antimon lớn nhất thế giới và sẽ có lợi thế trong việc phát triển các công cụ hồng ngoại, thiết bị viễn thông hiệu suất cao, sản phẩm hợp kim và chất bán dẫn thế hệ tiếp theo. Ông nhấn mạnh rằng Qingdao Haohan Quancai Semiconductor Co Ltd và Optics Technology Holding đã bắt đầu sản xuất chip thế hệ tiếp theo bằng cách sử dụng gallium và indium antimonide. Theo Cục Khảo sát Địa chất Mỹ, Trung Quốc có trữ lượng antimon là 640.000 tấn, chiếm 30% tổng trữ lượng của thế giới. Giá antimon tăng vọt lên mức cao kỷ lục trong năm nay, do nguồn cung eo hẹp và nhu cầu ngày càng tăng, đặc biệt là từ lĩnh vực quang điện, nơi kim loại này được sử dụng để cải thiện hiệu suất của pin mặt trời. Điều đó đã giúp đẩy giá cổ phiếu của các nhà sản xuất Trung Quốc bao gồm Hunan Gold, Tibet Huayu Mining và Guangxi Huaxi Non-Ferrous tăng từ 66%-93% kể từ đầu năm đến nay. Một nhà sản xuất antimon ở tỉnh Hồ Nam cho biết họ đang chờ xem kết quả của động thái mới nhất, nhưng nói thêm: "Chúng tôi tin rằng trong ngắn hạn, giá sẽ được hỗ trợ bởi làn sóng tích trữ ồ ạt từ người mua ở nước ngoài". Những biện pháp hạn chế mới nhất của Trung Quốc diễn ra sau làn sóng hạn chế tương tự được đưa ra kể từ năm ngoái. Vào tháng 12/2023, Trung Quốc đã cấm xuất khẩu công nghệ sản xuất nam châm đất hiếm, sau lệnh cấm xuất khẩu công nghệ khai thác và tách các vật liệu quan trọng này. Trước đó, vào tháng 8/2023, Trung Quốc đã áp đặt lệnh hạn chế xuất khẩu đối với gali và germani. Gali được sử dụng trong chất bán dẫn hợp chất, thường được sử dụng để cải thiện tốc độ truyền và hiệu quả trong radar. Germani được sử dụng trong kính nhìn ban đêm và pin mặt trời dùng để cung cấp năng lượng cho nhiều vệ tinh. Theo Hiệp hội công nghiệp châu Âu Critical Raw Materials Alliance (CRMA), Trung Quốc kiểm soát khoảng 80% nguồn cung cấp gali và 60% germani của thế giới. Trong khi Trung Quốc là nhà cung cấp antimon tinh chế lớn nhất, nước này lại là nước nhập khẩu ròng các chất cô đặc và phụ thuộc vào quặng từ các nước như Thái Lan, Myanmar và Nga. Tuy nhiên, lượng nhập khẩu từ Nga đã giảm mạnh trong năm nay. Ông Jack Bedder, đồng sáng lập công ty tư vấn Project Blue, cho biết: "Tình trạng thiếu nguyên liệu đầu vào cô đặc vẫn là đặc điểm chính của thị trường antimon hiện nay". Mỹ và các quốc gia khác đang nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc đối với các nguyên liệu chính, bằng cách đề ra các chính sách và gói hỗ trợ cho các ngành khoáng sản quan trọng của họ, bao gồm cả đất hiếm. Trong một báo cáo nghiên cứu vào tháng 4, các nhà phân tích tại China Securities cho biết nhu cầu về vũ khí và đạn dược ngày càng tăng do chiến sự và căng thẳng địa chính trị có thể khiến việc kiểm soát và dự trữ quặng antimon được thắt chặt. Ông Perpetua Resources, công ty đang xây dựng một dự án antimon và vàng của Mỹ với sự hỗ trợ của Lầu Năm Góc và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ, ban đầu đã có kế hoạch bắt đầu sản xuất vào năm 2028, nếu công ty này có được giấy phép cuối cùng trong năm nay. Nhưng động thái của Trung Quốc có nghĩa là công ty đang nghiên cứu các cách để sản xuất antimon nhanh hơn.
92fe4b1ae575f5fa86817e355ae92533
18/08/2024
b486e59061cfe1a5eefec6d8cbdc7ec2
09:15
e2e8f44eef590aa2fb31ef95a3c21aeb
20240904
https://vietnamfinance.vn/dau-tu-o-to-dien-vinfast-di-truoc-1-buoc-doi-thu-cham-1-nhip-d114723.html
e1827dc7b3117aa87aadfd18b4dd0cae
Đầu tư ô tô điện: VinFast đi trước 1 bước, đối thủ chậm 1 nhịp
37135962d7bb0b024454410baae59f5a
xe
Các hãng ô tô hiện nay nếu đầu tư xe điện tại thị trường Việt Nam đều trong giai đoạn đặt những viên gạch đầu tiên. Do đó, ngoại trừ VinFast, chưa hãng nào dám kỳ vọng đạt doanh số lớn.
2958f538a3c624703783a11fcc299836
Xe điện ngày nay không chỉ là phương tiện di chuyển, mà đã trở thành biểu tượng cho sự phát triển công nghệ và thay đổi lối sống trên toàn cầu. So với xe chạy xăng dầu, xe điện mang đến nhiều lợi ích: Giảm ô nhiễm không khí và tiếng ồn, góp phần bảo vệ môi trường; tiêu thụ năng lượng ít hơn, giảm chi phí nhiên liệu và bảo dưỡng; sự phát triển của pin lithium-ion hiệu suất cao giúp tăng quãng đường di chuyển và giảm thời gian sạc; việc tích hợp AI và phân tích dữ liệu giúp tối ưu hóa hiệu suất xe và tiết kiệm năng lượng. Nhờ những ưu điểm vượt trội này, xe điện ngày càng được ưa chuộng và trở thành lựa chọn hàng đầu cho người tiêu dùng hiện đại. Thị trường xe điện trong nước đang rất “nóng” Vài năm trở lại đây, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam tương đối ổn định và có nhiều dấu hiệu khởi sắc đã đưa Việt Nam trở thành một thị trường tiềm năng để phát triển ô tô nói chung và xe chạy động cơ điện nói riêng. Tỷ lệ sở hữu ô tô đối với người dân Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước trên khu vực. Số liệu thống kê chỉ ra rằng tỷ lệ sở hữu ô tô ở Việt Nam mới chỉ khoảng 50 xe/1.000 người, trong khi các nước như: Trung Quốc, Thái Lan đều đạt khoảng 300 xe/1.000 người; Malaysia đạt khoảng 535 xe/1.000 người. Đây được coi là cơ hội để các hãng xe ô tô đầu tư, phát triển sản xuất tại Việt Nam. Trên thực tế, phân khúc xe ô tô dùng động cơ xăng lai điện và xe thuần điện đang dần phổ biến tại thị trường chỉ trong vài năm trở lại đây. Nếu như ở thời điểm năm 2020, ngoại trừ Toyota Corolla Cross dùng động cơ hybrid thì thị trường không có sản phẩm sở hữu động cơ tương tự hoặc thuần điện. Thế nhưng chỉ sau 3 năm (từ năm 2023), số lượng các sản phẩm ô tô điện hóa không ngừng tăng lên. Mở màn cho cuộc đua xe điện hoá là nhà sản xuất ô tô Việt Nam VinFast với các sản phẩm xe máy điện, xe buýt điện và ô tô điện. Chỉ trong năm 2023, VinFast đã hoàn thiện dải sản phẩm xe điện với loạt series SUV gồm: VinFast VFe34, VF5, VF6, VF7, VF8, VF9 và VF3, trong đó hầu hết các mẫu xe đã mở bán. Năm 2024, hãng tiếp tục trình làng thêm mẫu bán tải thuần điện VF Wild. Bên cạnh thương hiệu xe điện nội địa VinFast, nhiều hãng xe lớn trong nước cũng đã mở bán ra thị trường ít nhất một sản phẩm xe thuần điện như: Hyundai Thành Công với mẫu xe IONIQ 5, Audi có e-tron GT. Không chỉ phân khúc xe phổ thông, phân khúc xe sang cũng sôi động với sự hiện diện của bộ ba EQB 250, EQE 500 4Matic và EQS 500 4Matic của Mercedes-Benz Việt Nam; Porsche cũng góp mặt bằng mẫu xe Taycan; BMW ra mắt bộ ba sản phẩm iX3, i4, i7. Để không tụt lại phía sau, các hãng xe Trung Quốc tại Việt Nam cũng lựa chọn cách tiếp cận người dùng bằng những sản phẩm xe hybrid hoặc xe điện mới nhất của hãng. Không chỉ đơn thuần là nhập khẩu và bán xe, các “ông lớn” sản xuất ô tô Trung Quốc còn sẵn sàng hợp tác đầu tư sản xuất để tìm kiếm chỗ đứng tại thị trường Việt Nam. Điển hình, vào tháng 4 vừa qua, Tập đoàn Geleximco và Công ty TNHH ô tô Omoda & Jaecoo, Tập đoàn Chery (Trung Quốc) đã ký kết hợp đồng liên doanh đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất ô tô tại Khu công nghiệp Hưng Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Hay đầu năm 2023, Công ty cổ phần ô tô TMT đã ký kết hợp tác chiến lược với liên doanh General Motors (GM) - (SAIC - WULING), để sản xuất, lắp ráp và phân phối độc quyền ô tô điện GM và đã ra mắt mẫu xe điện giá rẻ Wuling Mini EV. Tuy nhiên, đây mới chỉ là giai đoạn đầu hợp tác với một sản phẩm xe “thuần” điện (BEV) và nhà máy chủ yếu thực hiện công đoạn lắp ráp, thay vì sản xuất từng bộ phận. Đối với thương hiệu xe Trung Quốc MG, theo chia sẻ của lãnh đạo công ty thì hãng cũng lên kế hoạch nghiên cứu xây dựng nhà máy sản xuất ô tô ngay tại Việt Nam. Chia sẻ với Tạp chí Đầu tư Tài chính, ông Trần Nam Thắng, Phó tổng giám đốc SAIC Motor Việt Nam, cho biết: “Từ nay đến cuối năm 2024, chúng tôi sẽ thành lập một nhóm nghiên cứu để phát triển dự án nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam”. Tiềm năng to lớn để khai phá Theo báo cáo ‘Vietnam At A Glance: Câu chuyện xe điện’ do bộ phận Nghiên cứu toàn cầu HSBC công bố vào tháng 5 vừa qua, ước tính tổng doanh số bán xe máy và ô tô điện hàng năm của Việt Nam có thể tăng từ dưới một triệu trong năm 2024 lên trên 2,5 triệu vào năm 2036. Báo cáo chỉ ra rằng xe máy điện sẽ tiên phong trong công cuộc phát triển xe điện của Việt Nam nhưng đến cuối những năm 2030, doanh số bán xe máy điện sẽ đi ngang khi thị trường xe máy trong nước bão hòa. Trong khi đó, thị trường ô tô điện của Việt Nam sẽ có tiềm năng to lớn để khai phá (xét bối cảnh hơn 60% người dân sở hữu xe máy trong năm 2020, trong khi mới chỉ có 5,7% sở hữu ô tô). Trong khi đó, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam cũng dự đoán đến năm 2040, Việt Nam sẽ có 3,5 triệu ô tô điện lăn bánh trên đường. Theo nhận định của PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, xu hướng xe điện ngày càng định hình rõ trong vài năm gần đây và bằng chứng là hãng xe VinFast đã ra mắt sản phẩm cả ô tô và xe máy. “Việt Nam đang có rất nhiều thuận lợi cho việc phát triển ô tô điện”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho hay. Theo ông Thịnh, người Việt Nam thích nghi rất nhanh với sự đổi mới của công nghệ số, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Hai là thu nhập của người dân Việt Nam đang dần cao lên, sẽ thúc đẩy nhu cầu sử dụng ô tô tăng lên. Ba là việc VinFast mở rộng đầu tư vào nhà máy sản xuất pin tại Hà Tĩnh giúp Việt Nam có thể chủ động được công nghệ pin, khiến giá thành sản phẩm mang tính cạnh tranh và người dùng dễ tiếp cận hơn. Đánh giá về tiềm năng của thị trường xe điện tại Việt Nam, trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính, ông Trần Năm Thắng, Phó tổng giám đốc SAIC Motor Việt Nam, cho rằng: “Tất cả các hãng ô tô hiện nay nếu đầu tư xe điện tại thị trường Việt Nam thì đều có chung điểm xuất phát, đều trong giai đoạn đặt những viên gạch đầu tiên. Do đó, tất cả các hãng đã và sắp gia nhập vào phân khúc này (ngoài VinFast) thì họ cũng chưa kỳ vọng số lượng lớn”. “Tuy nhiên, với một thị trường ô tô tiềm năng như Việt Nam, cùng với việc các công ty sẽ mở trạm sạc tại các điểm dừng nghỉ trên đường cao tốc, các điểm công cộng cùng kết hợp lại với nhau thì đó sẽ là một tương lai sáng của thị trường xe điện Việt Nam”, ông Thắng nói. Cũng theo ông Thắng, ngoài VinFast, ông cho rằng, các hãng xe khác sẽ có lộ trình chậm hơn nhưng các hãng sẽ không từ bỏ phân khúc này, mà sẽ tìm mọi cách để phát triển xe điện bởi nó là xu hướng của thế giới. Trong khi đó, chuyên gia ô tô Lê Trường Giang cho rằng, mặc dù xe điện đang được ưu đãi về thuế và giá xe khá tốt nhưng người dân vẫn còn băn khoăn về hạ tầng trạm sạc, quãng đường di chuyển cũng như thời gian nạp điện đối với loại xe này. Nếu giải quyết được vấn đề về hệ thống trạm sạc, bài toán về chi phí phụ tùng, tăng cường các cơ sở bảo dưỡng rộng khắp,… thì việc người dân chuyển đổi sang sử dụng xe điện là điều tất yếu.
a5dd3c8623e7d5e7431de9d83da6aac1
17/08/2024
d83c9507fc24c89d91fe037a1ed01b73
09:00
d8cdf71171862eb00e39c6d33a5e694a
20240904
https://vietnamfinance.vn/tin-chi-carbon-thi-truong-tram-trieu-usd-thieu-nhan-luc-d114837.html
5d78b5af8ce6c4ef57d4e02105f9672d
Tín chỉ Carbon: Thị trường trăm triệu USD thiếu nhân lực
72a1f42fdb613a4ed4d96518a0a33eca
chuyen-dong
Việt Nam cần khoảng 150.000 lao động chuyên nghiệp, có kiến thức chuyên sâu về cơ chế thẩm định, lập hồ sơ liên quan, kê khai và đánh giá các loại tín chỉ carbon.
693e11342242054bea27cc4d750e6d4b
TS Nguyễn Trung Đông - Hiệu trưởng Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn cho biết, mặc dù tiềm năng phát triển thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam rất lớn nhưng cũng đối mặt với nhiều khó khăn vì mỗi lĩnh vực, mỗi thị trường sẽ có những điểm khác biệt nhất định. Đáng nói, số lượng chuyên gia về tín chỉ carbon còn tương đối khiêm tốn do Việt Nam mới tham gia vào thị trường này nên các nguồn lực, công nghệ liên quan đa số phụ thuộc vào quốc tế. Bên cạnh việc Chính phủ xây dựng khung pháp lý về thị trường tín chỉ carbon thì việc tập huấn, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác này cũng là vấn đề đang được quan tâm. Theo TS Lê Hoàng Thế, Giám đốc Công ty The VOS, Việt Nam có khoảng 5 tỷ tín chỉ carbon vì lợi thế địa hình trải dài qua 16 độ vĩ tuyến, không những có trữ lượng lớn mà còn có thể phát triển organic carbon. Còn riêng TP. HCM có khoảng 60 dự án liên quan đến tín chỉ carbon. Hiện Việt Nam cần khoảng 150.000 lao động chuyên nghiệp, có kiến thức chuyên sâu về cơ chế thẩm định, lập hồ sơ liên quan, kê khai và đánh giá các loại tín chỉ carbon. Trong đó, đào tạo thẩm định viên carbon có chuyên môn và chứng nhận quốc tế là một mắt xích quan trọng giúp vận hành thị trường tín chỉ carbon. Dự kiến năm 2025, Việt Nam sẽ thí điểm hình thành một sàn giao dịch tín chỉ carbon. Do đó, vấn đề cấp thiết là đào tạo một lực lượng môi giới chuyên nghiệp để tham gia thị trường này. Về cơ chế sản xuất giảm phát thải trong chuỗi giá trị lúa gạo, theo đại diện Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn, đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp vùng ĐBSCL gắn liền với tăng trưởng xanh, đáp ứng nhu cầu tái cơ cấu hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt nhằm gia tăng giá trị sản phẩm lúa gạo. Tính đến tháng 7/2024, đã có 7 mô hình thí điểm được triển khai, mỗi mô hình có diện tích trung bình 50 ha tại các tỉnh Kiên Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh và Đồng Tháp. Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn đang hợp tác với Quỹ Tài chính carbon chuyển đổi (TCAF) để định giá tín chỉ carbon với mức giá 20 USD/tín chỉ. Nếu nông dân tuân thủ đầy đủ các quy trình, họ có thể giảm được 30% lượng phát thải, tương đương với việc giảm 2 tín chỉ carbon, mang lại lợi ích kinh tế là 960.000 đồng.
f088beb344d878537ee5299d22b5a27b
17/08/2024
d83c9507fc24c89d91fe037a1ed01b73
07:45
1ae0c6f6e8df7b265a9a43548f03edec
20240904
https://vietnamfinance.vn/dn-bao-hiem-lon-nhat-viet-nam-thay-tong-giam-doc-co-dong-ngoai-ifc-thoai-von-d114878.html
599c0642d00a1f2955820f50611750af
DN bảo hiểm lớn nhất Việt Nam thay Tổng Giám đốc, cổ đông ngoại IFC thoái vốn
822319c7d7de534b0be5fecbde1e9110
tai-chinh-tieu-dung
Ngày 16/08/2024, Công ty Cổ phần PVI (PVI) đã Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024, thông qua một số quyết định quan trọng liên quan tới công tác nhân sự cấp cao
732a497c2372c47588ca29b6d5aaf0ba
Biến động nhân sự cấp cao Cụ thể, ĐHĐCĐ PVI đã phê chuẩn việc Hội đồng quản trị bổ nhiệm Ông Nguyễn Tuấn Tú giữ chức vụ Tổng giám đốc PVI kể từ ngày 16/08/2024. Trước khi được bổ nhiệm vào vị trí Tổng Giám đốc PVI, ông Nguyễn Tuấn Tú là Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL). Ông Tú có hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành Dầu khí, đã đảm nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo quan trọng tại các đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí như PTSC, Petecchim, PVOIL… Cùng với đó, Đại hội đã bầu bổ sung hai vị trí thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) cho thời gian còn lại của nhiệm kỳ 2022 – 2027, trong đó ông Nguyễn Tuấn Tú đã trúng cử vị trí Thành viên HĐQT và bà Christine Nagel đã trúng cử vị trí Thành viên độc lập HĐQT, đảm bảo giữ nguyên số lượng thành viên HĐQT là 08 thành viên. Ông Nguyễn Tuấn Tú, Người đại diện phần vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và bà Christine Nagel với 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo hiểm, được kỳ vọng sẽ hỗ trợ các công ty bảo hiểm / tái bảo hiểm trong hệ thống PVI mở rộng hơn nữa thị trường nước ngoài. Cũng tại đại hội, ĐHĐCĐ PVI đã miễn nhiệm Thành viên HĐQT đối với ông Nguyễn Xuân Hòa và miễn nhiệm Thành viên độc lập HĐQT đối với bà Tatiana Pecastaing Pierre. Doanh thu ấn tượng, cổ đông ngoại IFC thoái vốn Theo báo cáo kinh doanh củabảo hiểm PVI, tổng doanh thu – bao gồm cả doanh thu bảo hiểm, phi bảo hiểm và doanh thu tài chính trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt 11.649 tỷ đồng, tăng 46%. Lợi nhuận trước thuế tăng 13%, từ 693 tỷ lên 787 tỷ đồng. Với kết quả này, PVI đã vượt 35 - 38% so với kế hoạch của 6 tháng đầu năm. Hiện PVI là đơn vị dẫn đầu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam về vốn, thị phần và hiệu quả nghiệp vụ và đã duy trì được vị trí số 1 này nhiều năm liền. Hiện PVI có 3 cổ đông ngoại đó là: HDI Global SE, Công ty TNHH Funderburk Lighthouse, Công ty Tài chính Quốc tế (IFC). Gần đây nhất, HDI Global SE dự kiến mua vào 7 triệu cổ phiếu PVI, tạm tính theo thị giá của PVI trên thị trường chứng khoán, HDI Global SE có thể phải chi gần 400 tỷ đồng để hoàn tất giao dịch nêu trên. Ở chiều ngược lại, mới đây Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) đã đăng ký bán 9 triệu cổ phiếu PVI, sẽ không còn là cổ đông lớn. Cụ thể, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo giao dịch của của Tập đoàn Tài chính Quốc Tế (IFC) cùng 2 quỹ thành viên vừa đăng ký bán tổng cộng 9 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 3,84% của CTCP PVI (mã PVI-HNX) trong thời gian từ ngày 26/6-25/7. Trong đó, IFC và 2 quỹ thành viên gồm IFC Financial Institutions Growth Fund (Quỹ Tăng trưởng hướng tới các định chế tài chính IFC) và IFC Emerging Asia Fund (Quỹ châu Á Mới nổi IFC) cùng đăng ký bán số lượng 3 triệu cổ phiếu PVI, tỷ lệ 1,28%, theo phương thức giao dịch theo khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Nếu giao dịch thành công, nhóm IFC sẽ không còn là cổ đông lớn của PVI với tỷ lệ sở hữu giảm từ 6% (hơn 14 triệu cổ phiếu) xuống còn 2,16% (hơn 5 triệu cổ phiếu). Ngoài PVI, vừa qua IFC cũng đã có động thái thoái vốn hoàn toàn khỏi một tổ chức tài chính tại Việt Nam là Ngân hàng TMCP An Bình (Mã ABB) trong phiên 22/5. Được biết, mới đây IFC cũng đầu tư vào Ngân hàng SeABank thông qua gói tài trợ trị giá 150 triệu USD, bao gồm 25 triệu USD trái phiếu xanh lam, 50 triệu USD trái phiếu xanh lá và khoản vay 75 triệu USD.
8cf9a23b868544dd5892539a8250ce37
17/08/2024
d83c9507fc24c89d91fe037a1ed01b73
10:27
7af46e2dc7f4fbe47208c08e86d73399
20240904
https://vietnamfinance.vn/biet-de-khong-bi-phat-ban-hang-tren-facebook-nop-loai-thue-nao-d114876.html
7c5105ada90f61ac24c87ea5805b10be
Biết để không bị phạt: Bán hàng trên Facebook nộp loại thuế nào?
c1dd1c07ed43db0122164d15755daa18
tieu-dung
Người bán hàng online hoặc có nguồn thu từ các hoạt động trên mạng xã hội 100 triệu đồng/năm trở lên đều phải nộp thuế giá trị gia tăng 0,5% và thuế thu nhập cá nhân 1%.
7bd8f907e8fea203d86be029362e2099
Gần đây, nhiều người bán hàng online, quảng cáo sản phẩm, nhà sáng tạo số… đã có ý thức đăng ký kinh doanh, kê khai và nộp thuế, nếu không sẽ bị xử phạt và truy thu thuế. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không nắm bắt được mức doanh thu nào phải nộp thuế và thuế suất là bao nhiêu để kê khai. Về vấn đề này, Tổng Cục Thuế cho biết, theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC, hộ và cá nhân kinh doanh thương mại điện tử (kinh doanh thông qua sàn, mạng xã hội, các nền tảng thương mại điện tử khác) với doanh thu trên 100 triệu đồng sẽ có trách nhiệm phải đóng thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo quy định. Mức thuế phải nộp sẽ phụ thuộc vào từng ngành nghề dựa trên tổng doanh thu. Cụ thể, hoạt động bán hàng online thuộc phạm vi phân phối và cung cấp hàng hóa nên tỷ lệ thuế TNCN phải nộp là 0,5% tổng doanh thu một năm theo quy định tại Phụ lục 1 Danh mục ngành nghề tính thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân ban hành tại Thông tư 40/2021/TT-BTC. Ngoài ra, các cá nhân và hộ gia đình khi kinh doanh online cũng sẽ phải nộp 1% thuế GTGT (VAT). Như vậy, khi kinh doanh online, người bán có nghĩa vụ phải nộp 1,5% thuế GTGT và thuế TNCN trên tổng doanh thu khi bán hàng có mức doanh thu từ 100 triệu đồng trở lên/năm. Người có phát sinh thu nhập từ quảng cáo trên sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số nộp thuế TNCN 2%, thuế GTGT 5%... Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 số 38/2019/QH14, người bán hàng online cần phải thực hiện quyết toán thuế TNCN và thuế GTGT chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ thời điểm kết thúc năm dương lịch. Trường hợp thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế trùng vào ngày nghỉ thì thời hạn nộp sẽ được tính là ngày làm việc tiếp theo của ngày nghỉ đó. Các cá nhân, tổ chức hoặc hộ kinh doanh online có nghĩa vụ phải khai thuế một cách trung thực, chính xác và đầy đủ và nộp thuế đúng hạn theo quy định của pháp luật. Quy định tại Điều 33 Luật Quản lý thuế số 38 nêu rõ cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký thuế trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh. Những chủ thể này có thể lựa chọn nộp thuế theo phương pháp khoán, kê khai, nộp thuế từng lần phát sinh. Riêng hộ, cá nhân kinh doanh ủy quyền cho sàn thương mại điện tử thì chủ sàn có trách nhiệm kê khai và nộp thuế thay. Còn trường hợp cá nhân ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với tổ chức thì tổ chức đó có trách nhiệm khai thuế GTGT trên toàn bộ doanh thu, đồng thời khai và nộp thuế TNCN thay cho cá nhân hợp tác kinh doanh. Việc rà soát kê khai, nộp thuế của các cá nhân bán hàng online được ngành thuế đưa ra trong bối cảnh gia tăng các hoạt động thương mại điện tử, từ giao dịch trên các sàn tới kinh doanh trực tuyến, livestream. Theo đó, việc truy thu thuế đối với các cá nhân, tổ chức kinh doanh online là đúng quy định pháp luật về thuế. Theo số liệu của Tổng cục Thuế, cả nước có 3,1 triệu hộ, cá nhân kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều người bán online chưa đăng ký, kê khai và nộp thuế. Cơ quan thuế nhiều lần cho biết sẽ xử lý các tổ chức, cá nhân có thu nhập từ thương mại điện tử, nhưng không khai, đăng ký hay nộp thuế. Phạt tiền Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, mức phạt hành chính khi chậm nộp thuế được quy định như sau: - Phạt cảnh cáo: Quá thời hạn từ 01 - 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ. - Phạt từ 02 - 05 triệu đồng: Quá thời hạn từ 01 - 30 ngày, trừ khi thuộc trường hợp cảnh cáo ở trên. - Phạt từ 05 - 08 triệu đồng: Quá thời hạn từ 31 - 60 ngày. - Phạt từ 08 - 15 triệu đồng: - Phạt từ 15 - 25 triệu đồng: Quá hạn hơn 90 ngày, có phát sinh thuế phải nộp nhưng đã nộp đủ trước thời điểm cơ quan thuế quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc bị lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế. Cưỡng chế cấm xuất cảnh Nợ thuế là trường hợp phổ biến dẫn đến bị tạm hoãn xuất cảnh hiện nay. Theo quy định tại khoản 5 Điều 36 Luật xuất cảnh, nhập cảnh 2019 số 49/2019/QH14, các cá nhân, đại diện doanh nghiệp chịu trách nhiệm nộp thuế nhưng lại nộp chậm hoặc cố tình trốn thuế và thuộc diện đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế sẽ bị cấm, tạm hoãn, gia hạn, hủy bỏ việc xuất cảnh. Trường hợp là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người Việt Nam xuất cảnh để sang định cư ở nước ngoài mà chưa thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế thì cũng sẽ bị cấm xuất cảnh. Như vậy nếu người bán hàng online cố tình trốn hoặc chậm nộp thuế thì sẽ bị đưa vào danh sách bị cấm xuất cảnh cho đến khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ. Tại cuộc họp liên quan tới các đề xuất về việc chống thất thu thuế từ thương mại điện tử vào tháng 2/2024 vừa qua, Tổng cục thuế đã đưa ra đề xuất sẽ rà soát để đưa nhiều cá nhân, tổ chức vào diện quản lý, yêu cầu kê khai phù hợp nhằm điều chỉnh doanh thu hoặc xử lý truy thu. Theo đó, cơ quan thuế sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế tạm hoãn việc xuất cảnh đối với những người bán hàng online nhưng chưa hoàn thành nghĩa vụ về thuế.
77ca07a994b5ddcabf2863ee8a25233a
17/08/2024
d83c9507fc24c89d91fe037a1ed01b73
12:00
18940d53c58a1ba453fcfbce1ab0609a
20240904
https://vietnamfinance.vn/bsr-ngoi-sao-sang-upcom-som-chuyen-nha-qua-hose-d114839.html
7fbf279da714027988b7b02b12984f48
BSR: 'Ngôi sao sáng' UPCoM sớm chuyển nhà qua HoSE
0f3791e32c25680b2096ec0e936047fb
chung-khoan
Giới phân tích nhận định việc chuyển sàn có thể đem lại các diễn biến tích cực cho cổ phiếu BSR trên thị trường chứng khoán.
0c86bd28e137ca4413eff92d0975520b
Báo cáo tài chính hợp nhất bán niên kiểm toán của Công ty Cổ phần Lọc hoá Dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR) cho thấy doanh nghiệp đã xoá khoản nợ quá hạn của Công ty Cổ phần Nhiên liệu Sinh học Dầu khí miền Trung (1.127 tỷ đồng). Đồng thời, ý kiến của kiểm toán viên liên quan đến khoản nợ quá hạn này đã được loại bỏ. Theo đó, BSR đã điều chỉnh khoản đầu tư vào BSR-BF từ khoản đầu tư vào công ty con thành góp vốn vào đơn vị khác trong báo cáo tài chính quý II/2024. Việc thay đổi phương pháp kế toán từ hợp nhất sang phương pháp chi phí đối với khoản đầu tư này là do BSR-BF đã nộp đơn để mở thủ tục phá sản vào ngày 22/2/2024 và Tòa án Nhân dân Thành phố Quảng Ngãi mở thủ tục phá sản đối với BSR-BF vào ngày 27/5/2024. Với việc không còn hợp nhất báo cáo tài chính của Công ty Nhiên liệu Sinh học Dầu khí miền Trung, BSR kỳ vọng doanh nghiệp hiện đã đủ điều kiện để niêm yết trên HoSE. Ngày 12/8 vừa qua, BSR đã thông qua việc chốt danh sách cổ đông để lập sổ đăng ký cổ đông với Tổng công ty Lưu ký và bù trừ Chứng khoán Việt Nam, đồng thời chuẩn bị, nộp hồ sơ và thực hiện các thủ tục liên quan để niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) trong năm 2024. Thông thường, HoSE sẽ phản hồi trong vòng 90 ngày sau khi nhận được hồ sơ yêu cầu chuyển niêm yết. Như vậy, nhiều khả năng BSR sẽ được chấp thuận niêm yết HoSE vào quý IV/2024. Được biết, BSR đã chuẩn bị cho việc niêm yết HoSE trong từ khá lâu, thoả mãn 8/9 điều kiện để chuyển sàn là vốn điều lệ từ 30 tỷ đồng trở lên, được ĐHĐCĐ chấp thuận thông qua, thời gian niêm yết trên UPCoM tối thiểu 2 năm, kết quả kinh doanh 2 năm gần nhất có lãi, ROE năm gần nhất trên 5%, cam kết của cổ đông nội bộ về nắm giữ cổ phiếu, không bị xử lý vi phạm trong thời hạn 2 năm tính đến thời điểm đăng ký niêm yết, có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký niêm yết. Trong đó, điều kiện có tối thiểu 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 cổ đông (không phải cổ đông lớn) nắm giữ không áp dụng với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá. Điều kiện cuối cùng là không có nợ quá hạn trên 1 năm cũng đã được doanh nghiệp “giải quyết”. Theo giới phân tích, việc cổ phiếu BSR được niêm yết HoSE sẽ giúp nâng cao tính minh bạch của doanh nghiệp, tăng khả năng tiếp cận các nhà đầu tư lớn (cả trong và ngoài nước). Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng BSR đã đáp ứng các tiêu chí để được vào rổ chỉ số VN30 như điều kiện về tỷ lệ free – float, thanh khoản, khối lượng và giá trị giao dịch. Việc được niêm yết HoSE có thể hiện thực hoá việc này. Trong vòng 3 tháng trở lại đây, khối lượng giao dịch trung bình của BSR đạt hơn 10,3 triệu đơn vị, riêng trong phiên 16/8 đạt hơn 16 triệu đơn vị. Về diễn biến giá, kể từ khi rơi xuống vùng đáy 18.000 đồng/cổ phiếu trong phiên 19/4 vừa qua, BSR đã tăng mạnh mẽ lên mức đỉnh mới trong phiên 20/6, đạt 24.500 đồng/cổ phiếu, tương đương mức tăng trưởng 36% trong vỏn vẹn 2 tháng. Vốn hoá cũng tăng thêm hơn 20.000 tỷ đồng. Dù đã qua 1 số phiên điều chỉnh, BSR vẫn trụ được ở vùng giá trên 24.000 đồng/cổ phiếu. Vốn hoá tương đương hơn 73.400 tỷ đồng. Theo Công ty Chứng khoán Dầu khí (PSI), thực tế cho thấy cổ phiếu của các doanh nghiệp lớn thường có biến động tương đối tích cực trước khi chính thức chuyển sàn giao dịch sang HoSE. Chủ trương chuyển sàn niêm yết thường tạo ra làn sóng giao dịch tương đối tốt và thu hút được dòng tiền đầu tư trên thị trường chứng khoán. Ngoài ra, các cổ phiếu của những doanh nghiệp này cũng thường duy trì trạng thái giao dịch tốt sau khi được niêm yết trên HoSE, điều này tới từ sự kỳ vọng lớn của nhà đầu tư cho việc doanh nghiệp sẽ hoạt động hiệu quả, bền vững hơn, các thông tin về doanh nghiệp cũng trở nên minh bạch hơn dưới các yêu cầu khắt khe để được niêm yết tại HoSE. Một số cổ phiếu có những diễn biến tích cực sau khi chuyển sàn trong quá khứ có thể kể đến như VTP của Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel (HoSE: VTP), CTR của Tổng Công ty cổ phần Công trình Viettel (HoSE: CTR) và POW của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (HoSE: POW). Theo đó, trước khi chuyển sàn, VTP đã ghi nhận mức tăng 70,8%, CTR tăng 16,9% và POW tăng 41,8%. Sau khi chính thức niêm yết HoSE, trong 2 tháng đầu, VTP vẫn tiếp đà tăng trưởng thêm 8,3%, CTR tăng 31,3% còn POW tăng 6,4%. PSI cho rằng với triển vọng tích cực trong trung hạn và dài hạn, bao gồm cả việc tiến trình chuyển sàn đang thuận lợi, cổ phiếu BSR sẽ có biến động tích cực trên thị trường. Một số động lực của BSR có thể kể đến như hoàn thành bảo dưỡng lần 5 nhà máy lọc dầu Dung Quất, doanh thu cuối năm kỳ vọng tăng trưởng mạnh so với 2 quý đầu năm. Cùng với đó, crack spread (chênh lệch giá 1 thùng dầu thô và sản phẩm hoá dầu) cũng có dấu hiệu hồi phục đáng kể từ khi chạm đáy vào tháng 6/2024. Crack spread của xăng máy bay và dầu Diesel đã tăng lần lượt 58,9% và 43,8% tại thời điểm cuối tháng 7 so với đầu tháng 6. PSI kỳ vọng xu hướng này sẽ tiếp diễn cho tới cuối năm, khi nhu cầu tiêu thụ của các sản phẩm này trên thế giới sẽ được cải thiện. Biên lợi nhuận gộp của BSR vì thế nhiều khả năng sẽ được mở rộng.
191ff9dcdcb7fd46b47f26b8adef2fc3
17/08/2024
d83c9507fc24c89d91fe037a1ed01b73
10:00
044f058d53707e520ecab1c8b300635c
20240904
https://vietnamfinance.vn/kho-bac-nha-nuoc-gui-gan-292000-ty-dong-tai-nhom-big4-d114882.html
34a2078922f8064177e48144fd67e32d
Kho bạc Nhà nước gửi gần 292.000 tỷ đồng tại nhóm Big4
7607db218f26a891477e98b2ae7b37d4
thi-truong-nh
Số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước (KBNN) tại các "ông lớn" Big4 đã lên tới gần 292.000 tỷ đồng, mức cao nhất kể từ cuối năm 2021.
16de2575338343a710c4574cdffab8e1
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II năm nay của 4 ngân hàng quốc doanh gồm Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank, số dư tiền gửi của KBNN tại những nhà băng này tăng mạnh. Trong đó, BIDV đang là ngân hàng nhận nhiều tiền gửi nhất từ KBNN. Tính đến cuối quý II, số dư tiền gửi của KBNN tại BIDV đạt 120.265 tỷ đồng, gấp hơn 6 lần so với cuối năm 2023 và gần 3 lần so với số dư tiền gửi vào cuối quý I/2024. Trong 120.265 tỷ đồng, có 118.251 tỷ đồng là loại hình có kỳ hạn và 2.014 tỷ đồng là tiền gửi không kỳ hạn. Đứng thứ 2 là VietinBank. Tính đến cuối quý II, KBNN đang gửi 107.718 tỷ đồng tiền gửi thanh toán tại nhà băng này. Số tiền này gấp hơn 5 lần so với cuối năm 2023 và gấp hơn hai lần so với thời điểm cuối quý I. Vietcombank đứng thứ 3 khi nhận được số tiền gửi của KBNN tính tới cuối quý II đạt 62.534 tỷ đồng, trong đó 60.568 tỷ đồng là tiền gửi có kỳ hạn và 1.966 tỷ đồng là tiền gửi không kỳ hạn bằng cả VND lẫn ngoại tệ. Còn Agribank nhận được ít tiền gửi của KBNN ít nhất trong nhóm Big 4. Tính đến cuối quý II, số dư tiền gửi của KBNN tại Agribank là 1.099 tỷ đồng, tăng 23% so với đầu năm. Như vậy, tổng số tiền gửi của KBNN tại nhóm Big4 đến cuối quý II lên tới 291.616 tỷ đồng. Đây là mức cao nhất kể từ cuối năm 2021. Số dư tiền gửi của KBNN tại nhóm Big 4 hiện cao gấp hơn ba lần so với cuối quý I/2024 và gấp hơn 7 lần so với cuối năm 2023. Tiền gửi của KBNN tại các ngân hàng quốc doanh tăng mạnh trong bối cảnh tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong nửa đầu năm tăng chậm. Bộ Tài chính cho hay, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 của cả nước đến hết tháng 7 ước đạt 32,22% tổng kế hoạch, đạt 34,68% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và thấp hơn so với cùng kỳ năm trước hơn 3%. Trước đây, lượng lớn tiền gửi của KBNN tại các ngân hàng nằm dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn với số dư thường xuyên duy trì ở mức cả trăm nghìn tỷ đồng. Nhưng từ cuối năm 2019, tiền gửi không kỳ hạn của KBNN được kết chuyển về Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước thay vì để qua đêm tại ngân hàng thương mại như trước đây. Các ngân hàng sẽ phải đấu thầu công khai để được nhận tiền gửi có kỳ hạn của KBNN. Quy định này thúc đẩy KBNN cơ cấu lại tiền gửi tại ngân hàng theo hướng giảm tiền gửi không kỳ hạn, tăng tiền gửi có kỳ hạn. Các ngân hàng cũng được nhận các khoản tiền gửi có tính ổn định hơn. Tính tới cuối năm 2023, tức trong gần 7 năm, gần 7,8 triệu tỷ đồng tiền nhàn rỗi của ngân quỹ nhà nước được gửi có kỳ hạn ở ngân hàng thương mại, hưởng lãi 25.100 tỷ đồng. Đây là nguồn vốn tốt mà nhiều ngân hàng mong muốn nhưng không phải nhà băng nào cũng được tiếp cận. Với việc chiếm gần một nửa thị phần trong cơ cấu huy động và cho vay trong hệ thống, dòng tiền lớn của KBNN trú ngụ hỗ trợ đáng kể giúp nhóm Big 4 kiềm chế cuộc đua lãi suất huy động. Lãi suất của các ngân hàng này luôn thấp nhất trên thị trường. Kể từ cuối quý I đến nay, các ngân hàng tư nhân liên tục tăng lãi suất huy động thì nhóm Big4 hầu như chưa có động thái điều chỉnh lãi suất đáng kể. Hiện nay, lãi suất huy động của nhóm Big 4 ở mức thấp nhất trên thị trường, dải lãi suất chỉ còn 1,6-4,7%/năm (tuỳ theo kỳ hạn).
427d1fcd9a65f0f5207f4dc926a7e889
17/08/2024
d83c9507fc24c89d91fe037a1ed01b73
14:07
3bfa9f2f16929ff2c784d64589596250
20240904
https://vietnamfinance.vn/xay-tieu-chuan-xac-dinh-hang-hoa-made-in-vietnam-d114888.html
723d2ceb36fcbf11a6ae3ac08b2cc8d1
Tiếp tục xây tiêu chuẩn xác định hàng hoá 'made in VietNam'
68fc51939ff048d02292280b76b05c6e
chuyen-dong
Bộ Công Thương đang dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định quy định cách xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam và dự kiến tháng 11 năm nay sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định thông qua đề nghị xây dựng Nghị định.
e1827ff92f8efbb60e45ad51614cd5f4
Bộ Công Thươngđang trình Chính phủ dự thảo tờ trình đề nghị xây dựng Nghị định về cách xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam. Theo đó, Nghị định nhằm quy định hàng hóa được coi là hàng hóa sản xuất tại Việt Nam khi đáp ứng một trong các tiêu chí như: hàng hóa có xuất xứ thuần túy Việt Nam, hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam từ toàn bộ nguyên liệu có xuất xứ Việt Nam; hàng hóa trải qua công đoạn gia công, chế biến cuối cùng tại Việt Nam làm thay đổi cơ bản tính chất của hàng hóa... Nghị định quy định công đoạn gia công, chế biến đơn giản sẽ không được coi là hàng hóa sản xuất tại Việt Nam. Theo Bộ Công Thương, trong những năm qua, cùng với xu thế hội nhập kinh tế thế giới, tình hình sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ có diễn biến ngày càng phức tạp, không chỉ gây thiệt hại cho lợi ích quốc gia mà còn gây thiệt hại cho nền kinh tế thế giới. Nhiều nước trên thế giới đã có những giải pháp hữu hiệu nhằm đấu tranh, phòng chống nạn sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà sản xuất và người tiêu dùng. Cho tới nay, Việt Nam đã ban hành nhiều quy định vềxuất xứ hàng hóa, trong đó có việc như thế nào thì một sản phẩm được coi là có xuất xứ Việt Nam. Tuy nhiên, các quy định này mới chỉ áp dụng cho hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu, giúp hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu theo cam kết tại các hiệp định thương mại tự do, hoặc phục vụ các mục tiêu khác của quản lý ngoại thương. Với hàng hóa sản xuất trong nước (cả hàng hóa sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu sau đó lưu thông trong nước) chưa có quy định như thế nào thì được thể hiện là "sản phẩm của Việt Nam" hay "sản xuất tại Việt Nam". Việc này gây nhiều khó khăn cho các tổ chức và cá nhân khi muốn ghi chính xác nước xuất xứ hay nguồn gốc trên nhãn sản phẩm, hàng hóa lưu thông trong nước. Ở chiều ngược lại, một số mặt hàng dù chỉ trải qua các công đoạn gia công, lắp ráp, chế biến đơn giản tại Việt Nam nhưng cũng gắn nhãn "sản xuất tại Việt Nam" khiến người tiêu dùng thắc mắc, thậm chí bức xúc nhưng cơ quan chức năng không có căn cứ để phân xử. Bộ Công Thương cũng chỉ ra một số trường hợp điển hình doanh nghiệp gặp vướng mắc trong việc xác định xuất xứ hàng hóa lưu thông trong nước: Bên cạnh đó, tình trạng hàng hóa nước ngoài chỉ trải qua công đoạn gia công đơn giản, đóng gói tại Việt Nam nhưng cũng dán nhãn Made in Viet Nam rồi xuất khẩu đi nước thứ ba tiềm ẩn nguy cơ vềgian lận xuất xứ. Mặc dù nhãn Made in Viet Nam không có giá trị thay thế cho chứng từ chứng nhận xuất xứ, nhưng việc ghi nhãn như vậy có thể gây hiểu nhầm hoặc nhận biết sai về hàng hóa của Việt Nam, dẫn đến việc nước nhập khẩu áp dụng các biện pháp hạn chế hàng hóa của Việt Nam. Thực tế trên đã đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải có văn bản quy phạm pháp luật quy định bộ tiêu chí để các doanh nghiệp có thể căn cứ vào đó xác định chính xác hàng hóa sản xuất tại Việt Nam, tránh phát sinh tranh cãi, thậm chí thiệt hại không đáng có.
5cea8189f7c7d533a78fdee02faecbac
17/08/2024
d83c9507fc24c89d91fe037a1ed01b73
17:49
42660e76d0b5a2c118fae25d87a67e6d
20240904
https://vietnamfinance.vn/noi-so-zombies-trai-phieu-dn-khong-co-kha-nang-tra-no-nen-cho-pha-san-d114851.html
fee161ea66b4e51da94910156d11b1c9
Nỗi sợ 'zombies trái phiếu': DN không có khả năng trả nợ nên cho phá sản'
0ca0b7bbbfc47aa3f88b037c58f8b8d4
tai-chinh-doanh-nghiep
Thị trường trái phiếu (TPDN) sẽ phải đối mặt với áp lực nợ quá hạn rất lớn trong giai đoạn 2024 - 2025. Theo TS Lê Xuân Nghĩa, hiện thị trường đang có nhiều "zombies trái phiếu", tức các doanh nghiệp không có khả năng trả nợ trái phiếu cho nhà đầu tư.
45df9e15994d35e2b72d86312c7cf994
Theo số liệu của FiinGroup, số dư nợ trái phiếu (cả gốc và lãi) đến hạn trong năm 2024 ở mức 315 nghìn tỷ đồng và năm 2025 đạt đỉnh ở mức 334 nghìn tỷ đồng. Riêng trái phiếu bất động sản, số dư nợ đến hạn năm 2024 hiện ở mức 60 nghìn tỷ đồng và năm 2025 ước tính ở mức 135 nghìn tỷ đồng. Ông Nguyễn Quang Thuân - Tổng Giám đốc FiinRatings cho biết: “Vấn đề mà mọi người đang lo ngại là áp lực đáo hạn còn hay không và Nghị định 08 hết hạn. Theo tôi, việc gia hạn Nghị định 08 có lẽ không phải là vấn đề lớn. Nợ quá hạn mới là vấn đề lớn nhất của thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong giai đoạn 2024 – 2025”. Trong đó, áp lực rất lớn đến từ phía các doanh nghiệp bất động sản. Theo các chuyên gia của FiinGroup, từ nửa cuối năm 2023 tới nay, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã gặp khó khăn về thanh khoản. Do vậy, đã có những trái phiếu doanh nghiệp được giao dịch với mức lợi suất có thể lên tới 20 - 25%. TS Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) cũng cho rằng, thị trường TPDN đang phải đối mặt với gánh nặng từ các lô trái phiếu chậm gốc/lãi được gia hạn thông qua Nghị định 08. Trong năm 2024, giá trị trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn ước tính đạt 234 nghìn tỷ đồng, trong đó ngành bất động sản chiếm hơn 41%, tổ chức tín dụng chiếm 22,2%. “Áp lực thanh toán của doanh nghiệp bất động sản được dự kiến khó được giải tỏa khi thị trường chưa phục hồi hoàn toàn, vướng mắc pháp lý vẫn tiếp diễn vì độ trễ chính sách, các doanh nghiệp cần thời gian để cân đối lại dòng tiền kinh doanh. Rủi ro chậm trả của thị trường cũng sẽ gia tăng do một số điều khoản gia hạn trong Nghị định 08 đã hết hiệu lực lẫn áp lực từ các đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp có cam kết mua lại trong năm 2024”, TS Nguyễn Mại nhận định. Trước thực trạng trên, nhiều ý kiến cho rằng khả năng cao sẽ xảy ra vỡ nợ trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu được phát hành bởi nhóm doanh nghiệp bất động sản. Điều này có thể gây ra những hậu quả khó lường, gây tổn thương cho thị trường TPDN mới chỉ phục hồi trở lại trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, TS Cấn Văn Lực cho rằng: “Hiện tượng vỡ nợ ít khả năng xảy ra vì giai đoạn khó khăn nhất đã qua. Doanh nghiệp bất động sản cũng đã bắt đầu phát hành trở lại nhằm giảm áp lực vốn. Chưa kể, thị trường bất động sản ấm lên cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp bán tài sản để trích ra một phần trả nợ”. Ông dẫn chứng, hiện các doanh nghiệp bất động sản không cần chiết khấu sản phẩm 40 - 50% như thời gian trước, chiết khấu khoảng 10% đã bán được sản phẩm. Tuy nhiên, việc các nhà phát hành thiếu khả năng chi trả khiến nhà đầu tư chịu rủi ro, mất niềm tin vào thị trường vẫn là vấn đề nhức nhối. Theo TS Lê Xuân Nghĩa, chúng ta phải thừa nhận thực tế rằng có những doanh nghiệp hiện nay tồn tại như những zombies và không có khả năng trả nợ trái phiếu và giải pháp tốt nhất là cho phép các doanh nghiệp này phá sản. "Đối với vấn đề xử lý các vụ việc không trả nợ gốc/lãi trái phiếu đúng hạn làm mất niềm tin nhà đầu tư, tôi cho rằng giải pháp khắc phục cơ bản nhất là phá sản. Doanh nghiệp nào không thể trả được nợ, tình trạng quá tệ nên cho phá sản và nhà đầu tư cần học cách chấp nhận rủi ro, thiệt hại", TS Lê Xuân Nghĩa đề xuất. Chia sẻ cùng quan điểm, ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng Thư ký Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam cũng cho rằng, cần nhìn nhận, nếu cứ gia hạn với những doanh nghiệp không thể phục hồi thì tình hình có thể còn tệ hơn nữa. “Mọi sự phát triển dựa trên quy luật đào thải, nếu không sẽ như "cơ thể ăn không tiêu sẽ có rất nhiều bệnh", ông nói. Để làm được điều này, ông Quỳnh kiến nghị cần hoàn thiện và nâng cao hiệu lực Luật Phá sản hiện có. Trong khi đó, ông Nguyễn Quang Thuân - Tổng Giám đốc FiinRatings cho rằng, không chỉ nên tập trung vào giải cứu trái phiếu mà điều quan trọng nhất là tháo gỡ pháp lý bất động sản. “Khi tháo gỡ được vấn đề này thì việc xử lý nợ quá hạn sẽ trở nên rất dễ dàng”, ông Thuân nói. Lý giải về nhận định này, đại diện của FiinRatings cho biết, nguồn tiền lớn nhất của các doanh nghiệp bất động sản không phải vay ngân hàng hay trái phiếu mà là tiền nhận từ khách hàng. Do đó, việc hỗ trợ xung quanh cũng rất quan trọng, không nên chỉ tập trung vào giải cứu trái phiếu, biện pháp xung quanh quan trọng hơn nhiều, đó là "sạch" pháp lý. Thực tế, kể từ 1/8, có nhiều đạo luật quan trọng liên quan đến bất động sản bắt đầu có hiệu lực, bao gồm Luật Kinh doanh BĐS, Luật Nhà ở, Luật Đất đai. Các luật này được kỳ vọng sẽ tác động tích cực đến thị trường BĐS, góp phần tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn của các doanh nghiệp bất động sản, từ đó giảm áp lực cho thị trường TPDN trong thời gian tới.
b44f4aa645df27ed9ba92b26e08e1d42
17/08/2024
d83c9507fc24c89d91fe037a1ed01b73
07:00
fd375dee4843d6afdf6aeae485db529d
20240904
https://vietnamfinance.vn/ap-luc-ty-gia-usd-doi-theo-do-nong-tu-nuoc-my-d114823.html
3a80fa2354a8af7060dc008e95838c4a
Áp lực tỷ giá USD: Dõi theo độ nóng từ nước Mỹ
7f3d65bdbf6107ee7c81b6a8d85232e5
thi-truong-nh
Sau giai đoạn "nổi sóng", tỷ giá VND/USD gần đây đã dần hạ nhiệt. Áp lực tỷ giá vơi dần đã góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, tác động tích cực lên nền kinh tế.
c6ec9e1e7de365fb19db1a2b6bf8f355
Thị trường ngoại tệ những tháng đầu năm nay ghi nhận nhiều đợt tăng nóng. "Sóng" ngoại tệ đã lên vượt dự đoán của giới chuyên gia tài chính. Sau nhịp tăng nóng với đỉnh điểm diễn ra trong tháng 4, trong 2 tháng tiếp theo, diễn biến tỷ giá đã có phần bớt nóng nhưng vẫn neo ở mặt bằng cao. Có lúc, trên thị trường tự do, giá USD đã vượt 26.030 đồng/USD vào ngày 27/6. Còn tại các ngân hàng, giá USD đã vượt xa mốc 25.000 đồng/USD cả chiều mua vào và bán ra. Tỷ giá bán ra tại các ngân hàng thương mại trong giai đoạn này tiến sát ngưỡng 25.500 đồng/USD. Chẳng hạn, vào ngày 28/6, Vietcombank niêm yết giá USD ở mức 25.223-25.473 đồng/USD (mua vào - bán ra). Trước đó, nhiều chuyên gia kinh tế lạc quan dự báo tỷ giá không tăng quá 25.000 đồng/USD. Từ tháng 4 đến cuối tháng 6, các ngân hàng luôn niêm yết giá bán đồng bạc xanh ở mức giá kịch trần. Diễn biến bất lợi của tỷ giá một phần do chỉ số đồng USD (DXY) liên tục tăng trong những tháng đầu năm nay, đạt mức 106,3 điểm trong tháng 4 (tăng 4% so với đầu năm). Trước những biến động đầy bất ngờ của tỷ giá trong những tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên tục có các động thái để giữ ổn định thị trường như tăng cung USD trên thị trường kể từ cuối tháng 4, điều chỉnh tỷ giá trung tâm... Các nguồn thạo tin trên thị trường liên ngân hàng ước lượng ngoại tệ mà NHNN đã bán cho các ngân hàng thương mại đến nay vào khoảng 6,4 tỷ USD. Đồng thời, để hỗ trợ ổn định thị trường ngoại tệ, làm dịu sức ép lên tỷ giá, NHNN cũng đã phát hành tín phiếu với kỳ hạn và khối lượng phù hợp nhằm điều tiết lượng tiền Việt Nam dư thừa, hạn chế các yếu tố gia tăng áp lực lên tỷ giá. Ngoài ra, tỷ giá VND/USD trên thị trường có dấu hiệu hạ nhiệt nhờ xu hướng giảm trở lại của đồng USD. Chỉ số đồng USD đã được điều chỉnh giảm về quanh ngưỡng 102-103 điểm. Nhờ các biện pháp can thiệp của cơ quan quản lý và chỉ số đồng USD giảm đáng kể, tỷ giá đã dần hạ nhiệt. Từ đầu tháng 7 đến nay, diễn biến tỷ giá cho thấy xu hướng dịu đi khá rõ. Đầu tháng 8, tỷ giá VND/USD tại các ngân hàng liên tục được điều chỉnh giảm và giao dịch cách xa mức giá trần theo quy định của NHNN. Ngày 16/8, Vietcombank niêm yết giá USD ở mức 24.840-25.210 đồng/USD (mua - bán). Mức này giảm tới 200-300 đồng so với mức 25.223-25.473 đồng/USD vào cuối tháng 6. Còn so với đầu tháng 8, giá USD tại nhiều ngân hàng đã giảm hơn 200 đồng. Giá bán ra đang xuống sát mốc 25.000 đồng/USD. Tỷ giá trung tâm thời điểm cuối tháng 6/2024 được NHNN công bố ở mức khoảng 24.264 đồng/USD. Nhưng đến ngày 15/8, tỷ giá trung tâm đã giảm về mức 24.254 đồng/USD. Tương tự, giá USD trên thị trường tự do cũng hạ nhiệt. Giá USD bán ra trên thị trường "chợ đen" từ mức đỉnh 26.030 đồng/USD vào ngày 27/6 đã giảm xuống mức 25.575 đồng/USD vào ngày 15/8, tức giảm tới 455 đồng. Dự báo về diễn biến tỷ giá USD/VND giai đoạn từ nay đến cuối năm, nhiều chuyên gia đồng quan điểm cho rằng, căng thẳng tỷ giá đang giảm dần khi cơ quan quản lý đưa ra hàng loạt biện pháp nhằm bình ổn tỷ giá. Các ngân hàng thương mại cũng đã chủ động nâng lãi suất huy động để kích thích nhu cầu gửi tiền, góp phần ổn định tỷ giá... Các biện pháp này đang dần có tác động tích cực. Tỷ giá hạ nhiệt góp phần hỗ trợ nhiều nhóm doanh nghiệp và sẽ giúp giảm áp lực tăng mặt bằng lãi suất, có thể kích cầu tiêu dùng của người dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Theo báo cáo của NHNN, đã có thời điểm VND mất giá gần 5% so với USD, nhưng đến đầu tháng 8 chỉ còn là 3,85%. Đây là kết quả do đồng USD đã yếu đi và hiệu quả từ việc NHNN sử dụng dự trữ ngoại hối. Nhờ đó, các doanh nghiệp cũng giảm bớt gánh nặng tài chính. Tỷ giá giảm, không chỉ doanh nghiệp hưởng lợi mà việc thu hút đầu tư nước ngoài cũng khởi sắc hơn. TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia nhìn nhận: tỷ giá giảm sẽ có lợi cho trả nợ nước ngoài bằng chính đồng USD và có lợi hơn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vì chênh lệch lãi suất ít đi, cộng thêm tỷ giá ổn định tạo ra tâm lý khá yên tâm. Theo thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 7 tháng đầu năm nay đạt khoảng 12,55 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước, cao nhất 5 năm qua. Bên cạnh đó, theo giới phân tích, việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể quyết định hạ lãi suất trong cuộc họp tháng 9 tới tiếp tục góp phần ổn định tỷ giá hối đoái và đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Trong báo cáo vừa công bố, các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng, áp lực lên tỷ giá VND sẽ khó giữ được lâu, vì dư địa cắt lãi suất của Mỹ là rất lớn. Các chuyên gia thuộc Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) dự báo, tỷ giá sẽ hạ nhiệt vào cuối năm khi Fed thực hiện việc hạ lãi suất. Các chuyên gia của KBSV duy trì dự báo về mức tăng của tỷ giá là 3,5% trong năm 2024, tương ứng đạt 25.120 USD/đồng Theo Công ty Chứng khoán Vietcombank, với kỳ vọng Fed sớm cắt giảm lãi suất, đồng thời, trong nước có thể ghi nhận dòng ngoại tệ tích cực, VND có thể thu hẹp mức giảm giá dao động quanh 3-4% so với USD. Đây vẫn được coi là mức mất giá hợp lý so với nhiều nước trong khu vực. Còn các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Vietcombank nhận định, trong điều kiện thuận lợi, vào thời điểm cuối năm, VND có thể ghi nhận mức giảm giá hợp lý khoảng 3% so với USD. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho biết, trong vài tháng tới, diễn biến đồng USD có thể chịu ảnh hưởng bởi diễn biến chính trường Mỹ khi cuộc bầu cử Tổng thống đến gần. Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, tỷ giá không chỉ chịu tác động của thị trường thế giới mà còn phụ thuộc vào cầu trong nước. Theo đó, cầu USD thường tăng vào giai đoạn cuối quý III, đầu quý IV do nhu cầu nhập máy móc, nguyên liệu phục vụ cho đơn hàng xuất khẩu cuối năm. Bởi vậy, kịch bản sức mạnh của đồng USD được duy trì sẽ là thử thách đối với việc điều hành tỷ giá của NHNN trong những tháng cuối năm 2024. Tại họp báo mới đây, lãnh đạo NHNN khẳng định, cơ quan này sẽ tiếp tục điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác để đảm bảo mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, kiên trì thực hiện chuyển dần quan hệ huy động - cho vay sang mua - bán ngoại tệ, chống đô la hóa theo chủ trương của Chính phủ.
1924f047bd0ebe848578e54923760892
17/08/2024
d83c9507fc24c89d91fe037a1ed01b73
11:30
06eef6eacc6201e589ad33297562f8e4
20240904
https://vietnamfinance.vn/vb-home-tham-vong-dau-tu-gan-2900-ty-lam-kcn-200ha-tai-hai-phong-d114806.html
95b0dbae359630a994894ec498e02be1
VB Home tham vọng đầu tư gần 2.900 tỷ làm KCN 200ha tại Hải Phòng
f33c3f4449e4f433ea1bc1cc9193f101
du-an
Công ty cổ phần Phát triển nhà ở VB Home đề xuất đầu tư khu công nghiệp tại xã An Hoà, xã Tân Hưng, xã Hưng Nhân với quy mô 200 ha, tổng vốn đầu tư dự kiến là 2.877 tỷ đồng.
8ee7174698533cf0bd9d2772c80cd4eb
Công ty cổ phần phát triển nhà ở VB Home mới có văn bản về việc đề xuất nghiên cứu khảo sát và lập hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp An Hoà, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Diện tích nghiên cứu, khảo sát đề xuất khoảng 200 ha, thuộc địa giới hành chính xã An Hoà, xã Tân Hưng, xã Hưng Nhân huyện Vĩnh Bảo. Hiện trạng sử dụng đất là đất nông nghiệp và một phần diện tích đất ở, khu mộ nhỏ lẻ và nghĩa trang tập trung. Mục tiêu dự án là đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp. Tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 2.877 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện quy hoạch, nghiên cứu khả thi dự án, thẩm định phê duyệt bản vẽ thi công là từ tháng 9/2024 đến Quý I/2026; thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư từ Quý III/2025 đến quý I/2026. Được biết, Công ty cổ phần Phát triển nhà ở VB Home thành lập từ năm 2016, lĩnh vực kinh doanh chính là xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng. Hiện nay, công ty có vốn điều lệ 20 tỷ đồng, thành viên góp vốn: bà Nguyễn Thị Linh Chi (Quảng Ninh) góp 30%, bà Đỗ Thị Thảo góp 15%, bà Nguyễn Thu Trang (Quảng Ninh) góp 55%. Hiện nay đại diện pháp luật của VB Home là bà Đỗ Thị Thảo, được biết, bà Thảo cũng là đại diện pháp luật công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và thương mại Dịch vụ Thăng Long. Đáng chú ý, Công ty Thăng Long hiện không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký. Được biết, Công ty cổ phần phát triển nhà ở VB Home là nhà thầu phụ của gói thầu số 18 xây dựng đường nối từ đường tỉnh 354 đến cầu Tiên Thanh với giá trúng thầu là 394 tỷ đồng.
e8ed86f0d27558e9c57083584a5471dc
17/08/2024
d83c9507fc24c89d91fe037a1ed01b73
09:15
e2e8f44eef590aa2fb31ef95a3c21aeb
20240904
https://vietnamfinance.vn/hai-dn-bat-dong-san-lon-canh-tranh-du-an-250-ty-o-bac-giang-d114830.html
a7494b52024b9de51c42d90aaad8e727
Hai DN bất động sản lớn cạnh tranh dự án 250 tỷ ở Bắc Giang
fa85d4f3cfbbeb27543084800884ca10
du-an
Công ty cổ phần Xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh (HCMCC) và Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Phát triển Hưng Yên (Hưng Yên Group) cùng đăng ký thực hiện Dự án Khu dân cư phía Tây Nam thị trấn Nếnh
3ed9a769a6d84f064966095e6966fbf4
Dự án Khu dân cư phía Tây Nam thị trấn Nếnh (thuộc quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên), tỉnh Bắc Giang, được triển khai trên khu đất 2,95 ha; sơ bộ tổng chi phí thực hiện 244,382 tỷ đồng; chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư 6 tỷ đồng. Nhà đầu tư sẽ xây thô 108 căn nhà với tổng diện tích là 10.615m2, chiều cao 5 tầng. Theo kết quả đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm thực hiện dự án Khu dân cư phía Tây Nam thị trấn Nếnh, 2 nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký thực hiện đều đạt yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm, gồm: Công ty cổ phần Xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh (HCMCC) và Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Phát triển Hưng Yên (Hưng Yên Group). Trong đó, HCMCCtiền thân là Công trường xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; với tên gọi ban đầu là Công trường xây dựng 75808. Năm 1977, Công ty được đổi tên thành Công ty xây dựng số 3 trực thuộc Bộ Xây dựng Năm 1985, Công ty được Nhà Nước và Bộ Xây dựng giao nhiệm vụ thi công công trình Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh, được đổi tên thành Công ty xây dựng Viện bảo tàng Hồ Chí Minh trực thuộc Tổng Công ty xây dựng Hà Nội. Năm 1993, đổi tên thành Công ty xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh Năm 2005, đổi tên thành Công ty cổ phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh (cho đến nay). Năm 2018, Công ty này đã thoái toàn bộ vốn thuộc sở hữu Nhà nước. Doanh nghiệp có địa chỉ tại 381 Đội Cấn, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, TP. Hà Nội. Theo thông tin đăng ký doanh nghiệp, thay đổi lần thứ 14 vào ngày 13/3/2024 vừa qua, vốn điều lệ của công ty là 109,19 tỷ đồng. Người đại diện theo pháp luật của công ty là ông Phạm Minh Đức (SN 1976), chức danh Chủ tịch HĐQT. Còn Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Phát triển Hưng Yên là thành viên của Tổng công ty phát triển đô thị kinh bắc (KBC) do ông Đặng Thành Tâm làm Chủ tịch HĐQT. Doanh nghiệp thành lập vào tháng 2/2021, có trụ sở đặt tại 537 đường Nguyễn Văn Linh, phường Lê Lợi, TP. Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Vốn điều lệ của công ty là 1.800 tỷ đồng. Trong đó, Kinh Bắc 1.080 tỷ đồng, tương ứng góp 60% vốn, công ty con của Kinh Bắc là CTCP khu công nghiệp Sài Gòn Hải Phòng góp 10% vốn, tương ứng với 180 tỷ đồng. Đến tháng 5/2021, HĐQT KBC đã thông qua việc vay vốn CTCP Tập đoàn Đầu tư và Phát triển Hưng Yên số tiền 1.080 tỷ đồng, được đảm bảo bằng tín chấp. Khoản vay giải ngân nhiều lần tương ứng với từng hợp đồng vay vốn cụ thể. Thời hạn khoản vay tối đa hai năm, có thể được tất toán trước hạn, đúng hạn hoặc gia hạn bằng văn bản. Lãi suất cho vay theo thoả thuận từng hợp đồng vay, tiền lãi thanh toán một lần khi hoàn tất các khoản vay. Kinh Bắc cho biết số tiền vay vốn được sử dụng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Số tiền 1.080 tỷ đồng vay vốn lần này bằng vốn góp của Kinh Bắc tại CTCP Tập đoàn Đầu tư và Phát triển Hưng Yên.
c927c362751e13e2b21efec9c9037f42
17/08/2024
d83c9507fc24c89d91fe037a1ed01b73
07:15
e285afe9b33fa917c60c19bb4cc67ddf
20240904
https://vietnamfinance.vn/mang-vet-lich-su-no-xau-con-co-hoi-vay-von-ngan-hang-khong-d114862.html
a617ff886ab6eeb2ad0bfcfc07284cf2
Mang vết lịch sử nợ xấu, còn cơ hội vay vốn ngân hàng không?
9ae0b739618cf0e07cb0708bdfb78362
thi-truong-nh
Theo CIC, khách hàng có lịch sử nợ xấu vẫn có cơ hội tiếp cận tín dụng căn cứ khẩu vị rủi ro và nguyên tắc đánh giá khách hàng vay của tổ chức tín dụng.
031634da1e755007509835d64bff67c7
Theo quy định tại Thông tư 11/2021/TT-NHNN ngày 30/7/2021 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), nợ tại các tổ chức tín dụng (TCTD) được chia thành 5 nhóm. Trong đó, nợ quá hạn thanh toán từ 90 ngày trở lên được coi là nợ xấu. Nợ xấu bao gồm các nhóm nợ như sau: nhóm 3 dưới tiêu chuẩn (quá hạn từ 91 - 180 ngày), nhóm 4 nghi ngờ (quá hạn từ 181 - 360 ngày) và nhóm 5 có khả năng mất vốn (quá hạn trên 360 ngày). Theo đó, nợ xấu được hiểu là các khoản nợ đã không được thanh toán đúng hạn và đã quá hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Các khoản nợ xấu này sẽ được lưu lại trên Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) và ảnh hưởng trực tiếp đến xếp hạng tín dụng của khách hàng. Ở Việt Nam, hoạt động thông tin tín dụng của NHNN do CIC làm đầu mối. Thông tin tín dụng là các thông tin về khách hàng vay và những thông tin liên quan đến khách hàng vay tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. CIC thực hiện các chức năng: thu nhận, xử lý, lưu trữ và quản lý cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia; cung cấp thông tin tín dụng nhằm mục đích phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng; chấm điểm, xếp hạng tín dụng pháp nhân và thể nhân trên lãnh thổ Việt Nam phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước của NHNN; cung ứng sản phẩm dịch vụ thông tin tín dụng theo quy định của NHNN và pháp luật. Hiện nay, kho dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam do CIC quản lý lưu giữ thông tin của hơn 55 triệu hồ sơ khách hàng, với sự tham gia báo cáo thông tin của 100% các thông tin tín dụng hoạt động tại Việt Nam, các tổ chức tự nguyện. Mục đích của hoạt động thông tin tín dụng của CIC: hỗ trợ NHNN thực hiện chức năng quản lý, hoạch định chính sách, thanh tra giám sát của NHNN; góp phần bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam; hỗ trợ TCTD ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng; hỗ trợ khách hàng vay trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các tổ chức cấp tín dụng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, trên mạng xã hội, có nhiều hội nhóm, cá nhân quảng cáo "che nợ xấu", "xóa nợ xấu" tại CIC. Nhưng CIC khẳng định mọi quảng cáo về dịch vụ xóa nợ xấu đều là hành động lừa đảo. Tất cả các thông tin của khách hàng tại CIC được cập nhật/lưu trữ trung thực, khách quan đúng theo thông tin được các tổ chức tín dụng báo cáo. CIC hay bất kỳ tổ chức/cá nhân nào đều không được phép tự ý điều chỉnh các thông tin này. Theo CIC, thông tin tín dụng chỉ có thể được điều chỉnh nếu ghi nhận các sai sót do lỗi tác nghiệp và phải tuân thủ quy trình xác minh, kiểm tra nghiêm ngặt. Điểm tín dụng là một chỉ số phản ánh mức độ tín nhiệm của khách hàng vay. Điểm số đó cho biết khả năng một khách hàng vay có thể trả nợ và thanh toán các khoản vay đầy đủ và đúng hạn. Điểm tín dụng càng cao tương ứng với rủi ro không thanh toán được các khoản nợ càng thấp và khả năng tiếp cận tín dụng càng cao. Mỗi cơ quan, tổ chức thực hiện chấm điểm tín dụng sẽ có các thang điểm tương ứng với các mức độ rủi ro khác nhau. Tại CIC, điểm tín dụng là kết quả của quá trình tính toán kết hợp các thông tin tín dụng của khách hàng vay bao gồm thông tin định danh, thông tin về dư nợ của khách hàng, lịch sử thanh toán các khoản vay và một số thông tin liên quan khác. Theo quy định tại Thông tư số 03/2013/TT-NHNN ngày 28/01/2013 của NHNN, thông tin tiêu cực về khách hàng vay được CIC sử dụng để tạo lập sản phẩm thông tin tín dụng theo thời gian tối đa 5 năm kể từ ngày kết thúc thông tin tiêu cực đó. Theo CIC, khách hàng có lịch sử nợ xấu vẫn có cơ hội tiếp cận tín dụng căn cứ khẩu vị rủi ro và nguyên tắc đánh giá khách hàng vay của tổ chức tín dụng. Việc đánh giá rủi ro đối với khách hàng dựa trên nhiều yếu tố theo quy định pháp luật và quy định nội bộ của từng tổ chức tín dụng; thông tin do CIC cung cấp là một trong nhiều kênh tham khảo, hỗ trợ, không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến quyết định của tổ chức tín dụng. Nếu phát hiện thông tin tín dụng bị sai sót, khách hàng cần làm theo các bước sau: Bước 1: Đăng ký tài khoản và tự kiểm tra thông tin tín dụng của bản thân tại CIC. Bước 2: Nếu phát hiện thông tin bị sai sót, khách hàng phản ánh với CIC qua Tổng đài 1800585891 hoặc chuyên mục “Khiếu nại/phản hồi” tại website: http://cic.gov.vn (gửi kèm giấy tờ chứng minh). Nếu sai sót trong quá trình xử lý dữ liệu, CIC có trách nhiệm điều chỉnh sai sót và thông báo kết quả đến khách hàng. Trường hợp dữ liệu tại CIC đúng, CIC sẽ yêu cầu tổ chức tín dụng kiểm tra, xác minh thông tin. Tổ chức tín dụng sau khi xác minh thông tin, gửi văn bản trả lời cụ thể cho CIC và đề xuất điều chỉnh dữ liệu (nếu cần). CIC căn cứ vào kết quả phản hồi từ tổ chức tín dụng, xử lý và thông báo kết quả cho khách hàng.
f0508614b2081499edf749168fdfede2
17/08/2024
d83c9507fc24c89d91fe037a1ed01b73
08:00
5188aa9e6815c731a69a0c302c772797
20240904
https://vietnamfinance.vn/bach-hoa-xanh-co-lai-day-mwg-len-dinh-von-hoa-vuot-100000-ty-dong-d114880.html
f4d205b535324c618d11179c041b879b
Bách hoá Xanh có lãi đẩy MWG lên đỉnh, vốn hoá vượt 100.000 tỷ đồng
06c00653fbbb0cbe2c6892ee49bc5d41
chung-khoan
So với mức đáy hồi tháng 11/2023, thị giá MWG đã tăng gấp đôi, đưa mức vốn hoá của doanh nghiệp vượt mốc 100.000 tỷ đồng.
772361b7a5ba1eaa5a872ee0474be1a7
Liên tục có những diễn biến tích cực trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu MWG của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (HoSE: MWG) đã tăng khoảng 64% kể từ đầu năm tới nay, từ mức giá 42.110 đồng/cổ phiếu của phiên đầu năm (giá điều chỉnh) lên mức 69.000 đồng/cổ phiếu của phiên 17/8. Đây cũng là mức đỉnh của MWG trong vòng 2 năm trở lại đây. Để leo lên mức đỉnh này, MWG đã trải qua không ít phiên điều chỉnh, tuy nhiên sức bật sau mỗi phiên điều chỉnh đều mạnh mẽ hơn, giúp MWG duy trì đà tăng kể từ đầu năm. Năm 2023, cổ phiếu MWG được chính ban lãnh đạo doanh nghiệp nhận định rằng không đem lại hiệu quả cho nhà đầu tư. Trong tháng cận cuối năm, MWG rơi xuống vùng đáy chỉ còn 34.820 đồng/cổ phiếu (giá điều chỉnh phiên 1/11/2023). Nếu so với mức giá này, thị giá hiện tại của MWG đã tăng gấp đôi trong khoảng 9 tháng. Đà tăng này đã đưa vốn hoá của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán vượt mốc 100.000 tỷ đồng, xấp xỉ 4 tỷ USD. Dù không phải lần đầu chạm đến những mốc vốn hoá kỷ lục, sự trở lại vùng đỉnh của MWG cũng đem lại nhiều kỳ vọng cho nhà đầu tư, bao gồm cả khối ngoại. Số liệu cho thấy trong vòng 6 phiên trở lại đây, khối ngoại đã liên tục mua ròng cổ phiếu MWG, giá trị mua ròng có lúc lên tới hơn trăm tỷ đồng mỗi phiên. Các chuyên gia cho rằng việc Bách hoá Xanh có lãi trong quý II vừa qua đã trở thành động lực tăng trưởng chính cho MWG trong thời gian và sẽ tiếp tục là động lực trong nửa cuối năm cũng như những năm tới. Theo đó, Công ty Chứng khoán SSI dự báo MWG có thể tăng thêm 15,5% từ vùng giá 65.800 đồng/cổ phiếu lên 76.000 đồng/cổ phiếu. Tích cực hơn, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) dự báo MWG có thể tăng thêm 23% từ vùng giá 66.700 đồng/cổ phiếu lên 82.556 đồng/cổ phiếu. Được biết, ngay từ những tháng đầu năm 2024, MWG đã lên kế hoạch dành 100 tỷ đồng mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp làm cổ phiếu quỹ. Thông thường, việc doanh nghiệp mua lại cổ phiếu của chính mình để nhằm đảm bảo lợi ích cho cổ đông khi giá cổ phiếu có những diễn biến xấu, không phản ánh đúng giá trị của doanh nghiệp. Với những diễn biến tích cực của cổ phiếu MWG, nhiều nhà đầu tư cho rằng kế hoạch mua lại cổ phiếu của MWG có thể bị hoãn lại, thậm chí huỷ bỏ như 1 số doanh nghiệp đã từng. Tuy nhiên, ban lãnh đạo MWG cho biết việc mua lại cổ phiếu đối với doanh nghiệp này không phải công cụ để “đỡ giá” cổ phiếu mà là chiến lược nhằm tăng tỷ lệ sở hữu cho cổ đông hiện hữu, qua đó mang lại giá trị cho cổ đông. “Chúng tôi sẽ dành ra một tỷ lệ lợi nhuận nhất định dùng cho hoạt động này, bất chấp giá cổ phiếu lên cao hay xuống rất thấp. Việc mua cổ phiếu quỹ sẽ vẫn được thực thi”, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch MWG khẳng định. Trong buổi gặp gỡ nhà đầu tư mới đây, ban lãnh đạo cũng cho biết biết đang chờ phê duyệt chương trình mua lại cổ phiếu. Sau khi có lãi trong quý II vừa qua, MWG kỳ vọng Bách hoá Xanh sẽ tiếp tục đem về lợi nhuận dương trong nửa cuối năm 2024. Doanh nghiệp sẽ tiếp tục tập trung vào việc tối ưu hóa các chi phí cửa hàng và logistics để duy trì và tăng khả năng cải thiện biên lợi nhuận. Được biết, tiến trình tối ưu hóa chi phí cửa hàng đã hoàn thành 60 - 70% mục tiêu, trong khi việc tối ưu hóa trung tâm phân phối nhìn chung đã đáp ứng được các mục tiêu của MWG. Nửa cuối năm 2024, Bách hoá Xanh lên kế hoạch mở thêm 50 - 100 cửa hàng mới. MWG cho biết khoảng 50% số cửa hàng mới mở gần đây đã đạt mốc hòa vốn ngay sau khi khai trương, các cửa hàng còn lại đạt mốc này trong vòng 3 tháng. Tại TP. HCM, doanh thu/cửa hàng duy trì ở mức cao hơn so với các khu vực khác. Các cửa hàng ở ngoại thành TP. HCM đạt được mức doanh thu tương đương 80 - 90% mức doanh thu được ghi nhận trong khu vực nội thành. Ngoài ra, ban lãnh đạo MWG cũng tiết lộ về kế hoạch tăng vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho Bách hoá Xanh để mở rộng số lượng cửa hàng trong năm 2025; tuy nhiên kế hoạch chi tiết bao gồm số lượng cửa hàng và khu vực sẽ mở cửa hàng vẫn chưa chốt. Theo dự báo của SSI, trong giai đoạn 2024-2025, doanh thu/cửa hàng mỗi tháng của Bách hoá Xanh sẽ đạt 1,95 – 2,1 tỷ đồng, lợi nhuận ròng lần lượt đạt 228 tỷ đồng và 668 tỷ đồng, khả quan hơn khoản lỗ 1.200 tỷ đồng trong năm 2023. Với chuỗi nhà thuốc An Khang, MWG hiện đang thực hiện tái cơ cấu cho chuỗi dược phẩm này, tập trung vào việc đóng cửa các cửa hàng hoạt động không hiệu quả với mục tiêu đóng cửa 300 cửa hàng vào cuối năm 2024. Doanh số/cửa hàng đạt 500 triệu đồng trong quý II/2024; mục tiêu hòa vốn ở mức 550 triệu đồng/cửa hàng mỗi tháng. Số liệu của SSI cho thấy từ đầu năm đến nay, MWG đã đóng cửa 139 nhà thuốc (tương đương khoảng 25% tổng số nhà thuốc). Chuỗi dược phẩm này có thể phải chịu khoản lỗ lần lượt là 339 tỷ đồng và 243 tỷ đồng trong năm 2024-2025. Theo SSI, việc đóng cửa các nhà thuốc An Khang sẽ không ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng của MWG. Với chuỗi Thế giới Di động và Điện máy Xanh, thị trường ICT và CE trong nửa đầu năm có dấu hiệu chững lại, tuy nhiên lợi nhuận của 2 chuỗi bán lẻ này vẫn được cải thiện thông qua việc đàm phán với các nhà cung cấp tốt hơn và hỗ trợ từ các thương hiệu. Ngoài ra, các nỗ lực tái cơ cấu nhằm tinh giản bộ máy và đóng cửa các cửa hàng có kết quả kinh doanh kém đã góp phần giảm bớt chi phí hoạt động. Nửa cuối năm 2024, MWG cho biết sẽ tập trung cải thiện biên lợi nhuận thông qua tối ưu hóa giá vốn hàng bán, ra mắt các sản phẩm độc quyền, và kiểm soát chi phí hoạt động. Kế hoạch đóng cửa các cửa hàng đã hoàn tất trong tháng 8/2024.
5ffc5847ae7b5550041e22aabf774187
17/08/2024
d83c9507fc24c89d91fe037a1ed01b73
12:30
472642b8e1b9039908d5ec9ed889e48b
20240904
https://vietnamfinance.vn/om-93ha-dat-roi-bo-khong-den-han-thu-hoi-hyundai-ec-vina-xin-dieu-chinh-d114814.html
e32610e4ec86fd53d2395b3451cb3b45
'Ôm' 9,3ha đất rồi bỏ không, đến hạn thu hồi Hyundai E&C Vina xin điều chỉnh
aca1bdc0876aca22d39f6f8bb8d4baf1
du-an
Cty Hyundai E&C Vina sông Giá được cấp đất từ lâu nhưng không triển khai xây dựng. Đến hạn thu hồi, DN lại xin điều chỉnh quy hoạch để giữ lại 9,3 ha đất.
cf45c4f7050d9ea3a9bd69f4f9fdb45a
Nhận đất rồi để không nhiều năm Mới đây, Chủ đầu tư Sân golf sông Giá (nay là Sono Belle Hải Phòng) đề nghị điều chỉnh phần diện tích nghỉ dưỡng (xây dựng các căn hộ và biệt thự nghỉ dưỡng) chưa xây dựng theo quy hoạch trước đây thành đất cây xanh cảnh quan, đất sân bãi cắm trại, đất sân chơi thể thao và một phần đất dịch vụ. Được biết, Công ty TNHH Hyundai E&C Vina sông Giá được cấp Giấy chứng nhận đầu tư số lần đầu ngày 12/3/2007 để thực hiện Dự án đầu tư với tổng diện tích đất dự kiến sử dụng là 636 ha được chia làm hai giai đoạn, gồm: Giai đoạn 1: Tổ hợp Khu Resort Sông Giá rộng 104 ha và giai đoạn 2: Tổ hợp Khu Resort Sông Giá rộng 532 ha. Vốn góp thực hiện dự án khoảng 3.297 tỷ đồng Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, do không có khả năng triển khai Giai đoạn 2, nên năm 2022, UBND thành phố Hải Phòng đã ban hành văn bản chấm dứt Giai đoạn 2 của dự án. Theo đó, Diện tích sử dụng đất hiện tại là 100,2 ha, trong đó, đất nghỉ dưỡng có diện tích 11,8 ha thời hạn sử dụng đến 07/12/2079; đất xây dựng sân Golf và trồng cỏ 88,4 ha thời hạn sử dụng đến 07/12/2059. Đáng chú ý, hơn 9,3 ha để xây dựng các căn hộ, biệt thự nghỉ dưỡng chưa được triển khai xây dựng. Ngày 9/3/2022, Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính một số hạng mục dự án chậm tiến độ triển khai. Đến ngày 8/8/2022, UBND thành phố Hải Phòng ra Quyết định số 2558/QĐ-UBND về việc gia hạn sử dụng đất 24 tháng để thực hiện Dự án đối với phần diện tích 9,3 ha này, thời hạn gia hạn: 24 tháng kể từ ngày Quyết định gia hạn, cụ thể là đến ngày 08/8/2024. Văn bản nêu rõ: ‘hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư không đưa đất vào sử dụng, chưa hoàn thành xây dựng công trình theo đúng dự án được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận thì Nhà nước sẽ thu hồi đất mà không được bồi thường’. Tuy nhiên, gần đây Công ty TNHH Hyundai E&C Vina sông Giá đang đề xuất điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 theo hướng điều chuyển đất xây dựng căn hộ, biệt thự nghỉ dưỡng thành đất cây xanh cảnh quan, đất sân bãi cắm trại, đất sân chơi thể thao và một phần đất dịch vụ để công ty giữ được hơn 9,3 ha đất nghỉ dưỡng chưa xây dựng. Được biết, phần diện tích nghỉ dưỡng (xây dựng các căn hộ và biệt thự nghỉ dưỡng) chưa xây dựng. Thực tế, trong quá trình khai thác, vận hành, kinh doanh sân Golf thì các căn hộ và biệt thự nghỉ dưỡng không bán được, tỷ lệ khách thuê rất thấp, tỷ lệ khai thác chưa đạt 50%. Sân golf tại Resort Sông Giá chưa phù hợp quy hoạch Đáng chú ý, tháng 12/2022, Thanh tra chính phủ đã ban hành Kết luận thanh tra công tác quản lý nhà nước về du lịch tại dự án Khu tổ hợp Resort Sông Giá. Theo đó, dự án được UBND TP Hải Phòng phê duyệt quy hoạch chi tiết vào năm 2007 với tính chất là sân golf và khu nghỉ dưỡng tổng hợp, trong khi hạng mục sân golf của dự án chưa có trong Quy hoạch chung xây dựng đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh vào năm 2001. Dự án cũng không thực hiện việc nghiên cứu điều chỉnh cục bộ kịp thời cho phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế theo quy định. Việc lập quy hoạch, điều chỉnh và phê duyệt quy hoạch đối với dự án vẫn còn chưa tốt, dẫn đến trong quá trình thực hiện quy hoạch (3 năm) đã phải điều chỉnh quy hoạch, đồng thời phải thay đổi giấy chứng nhận đầu tư lần thứ 8. Theo Thanh tra Chính phủ, việc gia hạn, đôn đốc dự án khi chậm tiến độ vẫn chưa được thực hiện, chưa thực hiện thu hồi đất theo thẩm quyền. Nhà đầu tư không thực hiện một số hạng mục của dự án từ năm 2013 đến năm 2018. Gần đây, tại kết luận thanh tra của Sở Du lịch thành phố Hải Phòng đã chỉ ra tồn tại trong hoạt động kinh doanh khách sạn Sono Belle Hải Phòng (nằm trong tổ hợp Sân golf Sông Giá). Đoàn thanh tra chỉ rõ, Công ty chưa thông báo về việc thay đổi người đại diện pháp luật của cơ sở lưu trú du lịch theo quy định. Cùng với đó, 33% nhân viên ở các vị trí phục vụ chưa có bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ theo quy định. Theo đó, thanh tra đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 4 triệu đồng. và yêu cầu, công ty nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú, khắc phục tồn tại về nhân lực, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân viên kịp thời. Thêm nữa, Công ty phải chỉnh trang bổ sung bảng nội quy, bảng giá bằng tiếng việt tại phòng lưu trú du lịch và khu vực masage. Công ty TNHH Hyundai E&C Vina sông Giá được thành lập từ năm 2007 đến nay công ty có vốn điều lệ là 3.764 tỷ đồng. Hiện nay, đại diện pháp luật Công ty là ông Bae Jun Ho (Sn 1975), quốc tịch Hàn Quốc.
01a28644c7bf852c3f7466176993c4a1
16/08/2024
83842f3975af80b6ac13e98f965c60b8
13:30
16960d1979648efc4525e6ddd92bf330
20240904
https://vietnamfinance.vn/mot-tin-chi-carbon-lua-o-viet-nam-co-gia-20-usd-d114855.html
6f6a90ea77a7fcb659dd8a57c9cf43f3
Một tín chỉ carbon lúa ở Việt Nam có giá 20 USD
d31c3357e1f07fa7a9871048ba8a921d
chuyen-dong
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang định giá mỗi tín chỉ carbon lúa ở mức 20 USD, cao hơn nhiều so với mức giá dự tính của Ngân hàng Thế giới.
d5bb4c3557ab2d09e74491610ca7d6ff
GS.TS Võ Xuân Vinh, Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh doanh đánh giá, ngànhnông nghiệpnước ta có lợi thế lớn tham gia vào thị trường carbon trong và ngoài nước. Thời gian qua, ngành nông nghiệp đi đầu trong bán tín chỉ carbon. Ông dẫn chứng, năm 2023 Việt Nam lần đầu tiên “bán” thành công 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng thông quaNgân hàng Thế giớivới giá 5 USD/tấn, thu về 51,5 triệu USD (khoảng 1.250 tỷ đồng). Vì vậy, ông hy vọng Việt Nam sẽ tích cực tham gia vào thị trường toàn cầu, đặt mục tiêu trong năm nay và năm sau bán thêm 5 triệu tín chỉ, nâng tổng số lượng carbon bán ra lên 25 triệu tín chỉ. Theo đó, dịch vụ hấp thu và lưu giữ carbon rừng sẽ là một trong những lợi thế của Việt Nam trong giai đoạn tới. TS Trần Minh Hải - Phó Hiệu trưởng Trường Chính sách công và Phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long cho biết: Bộ Nông nghiệp và – Phát triển Nông thôn cũng đang hợp tác với Quỹ Tài chính carbon chuyển đổi (TCAF) để định giá tín chỉ carbon với mức giá 20 USD/tín chỉ. Nếu nông dân tuân thủ đầy đủ các quy trình, họ có thể giảm được 30% lượng phát thải, tương đương với việc giảm 2 tín chỉ carbon, mang lại lợi ích kinh tế là 960.000 đồng. TS Trần Đại Nghĩa, Trưởng ban Kinh tế tài chính và Tài nguyên môi trường cho biết, để bán được tín chỉ carbon theo hình thức tự nguyện, mỗi quốc gia phải tạo ra lượng carbon dôi dư vượt mức NDC - cam kết tự nguyện của mỗi quốc gia. Song, vấn đề quan trọng trong việc tham gia thị trường tín chỉ carbon là phải định giá được carbon. Quốc tế có 3 hệ thống đánh giá, nhưng tại Việt Nam chỉ có thể sử dụng 2, đó là hệ thống trao đổi hạn ngạch và cơ chế tín chỉ carbon. Việt Nam chủ yếu tham gia thị trường carbon tự nguyện. Dạng này dễ tham gia nhất, nhưng sẽ có thời gian định mức đánh giá. Nếu quá hạn thì hệ thống sẽ tự động đưa tín chỉ carbon về 0. Về thị trường bắt buộc, hiện nay nước ta chưa thể tham gia. Dự kiến năm 2025, Việt Nam sẽ thí điểm hình thành sàn giao dịch tín chỉ carbon. Do đó, TS Lê Hoàng Thế cho rằng, việc cấp thiết hiện nay là đào tạo một lực lượng môi giới chuyên nghiệp để tham gia mua bán carbon. Trên cơ sở đó, ông gợi ý cho các doanh nghiệp muốn tham gia thị trường tín chỉ carbon cần chuẩn bị nguồn nhân lực có hiểu biết để kiểm kê, kê khai và những vấn đề liên quan đến carbon.
1661a5cf197d1c2405d5dc4a6c1aeb3d
16/08/2024
83842f3975af80b6ac13e98f965c60b8
18:08
c8de53d8f9cdef87c3d5b32d8d8261c8
20240904
https://vietnamfinance.vn/cong-ty-tri-viet-bi-ngan-hang-ivb-siet-no-90-can-ho-o-hoi-an-d114842.html
d2ea03db9f7c7fc3535e310e849821f0
Công ty Tri Việt bị Ngân hàng IVB 'siết nợ' 90 căn hộ ở Hội An
b0dc72ed37b6e4e2a56e1c59bb4617c1
chuyen-dong
Ngân hàng IVB chi nhánh Đà Nẵng vừa thông báo về việc tiến hành xử lý tài sản đảm bảo gồm 90 căn hộ chung cư hình thành trong tương lai thuộc Dự án Khu du lịch thể thao sinh thái biển Hội An.
85b1c2f01882ae92eb31538f4214d3e6
Dự án này còn có tên gọi khác là The Pearl Hoian - A Festa Hotel & Resort thuộc phường Cẩm An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Dự án do Công ty cổ phần Tri Việt Hội An làm chủ đầu tư. Các căn hộ trên là tài sản đảm bảo cho khoản vay 200 tỷ đồng từ năm 2018 của Công ty TNHH MTV Phát triển Nhà đất Quảng Nam. Qua đó, IVB Đà Nẵng tiến hành xử lý tài sản đảm bảo thông qua đấu giá để thu hồi nợ. Tổng mức giá khởi điểm của 90 căn hộ này là hơn 289 tỷ đồng. IVB Đà Nẵng có thể bán lẻ từng căn hộ. Các căn hộ có diện tích từ 47,5 - 137,7m2, với mức giá khởi điểm tương ứng từ 2,47 - 5,38 tỷ đồng. Diện tích các căn hộ phổ biến là 63,5 m2, 75,6 m2 và 137,7 m2. Như VietnamFinance thông tin hồi tháng 9/2023, Thanh tra tỉnh Quảng Nam đã ban hành báo cáo kết quả thực hiện kết luận thanh tra về tình hình quản lý, đầu tư, kinh doanh của Dự án Khu Du lịch thể thao sinh thái biển Hội An Theo Thanh tra tỉnh Quảng Nam, Công ty Cổ phần Tri Việt Hội An đến nay vẫn chưa nộp lại bản gốc 16 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Bên cạnh đó, Thanh tra tỉnh dù đã ban hành nhiều văn bản đề nghị Công ty cổ phần Tri Việt Hội An nộp vào tài khoản tạm giữ của Thanh tra tỉnh số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản kê khai thiếu năm 2019 và 2020 là 4.757.609.000 đồng. Tuy nhiên đến nay, Công ty vẫn chưa thực hiện. Chính vì vậy, Thanh tra tỉnh đã có công văn gửi Cục Thuế tỉnh yêu cầu cung cấp thông tin liên quan đến Công ty Cổ phần Tri Việt Hội An, cụ thể: Trụ sở của Công ty hiện nay, tình hình hoạt động của Công ty, các số tài khoản và ngân hàng giao dịch. Đến ngày 21/8/2023, Cục thuế tỉnh đã có công văn cung cấp các thông tin liên quan đến Công ty cổ phần Tri Việt Hội An. Cũng tại báo cáo này, Thanh tra đã kiến nghị Sở Tài nguyên Môi Trường chỉ đạo Văn phòng Đăng ký đất đai có biện pháp kiên quyết thu hồi bản gốc 16 Giấy CNQSD đất. Đồng thời, Sở Xây dựng được kiến nghị tiếp tục đôn đốc Công ty cổ phần Tri Việt Hội An cung cấp hồ sơ điều chỉnh, bổ sung thiết kế xây dựng, để hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Thanh tra tỉnh Quảng Nam kiến nghị Cục Thuế tỉnh Tăng cường đôn đốc Công ty cổ phần Tri Việt Hội An quyết toán hoàn thành vốn đầu tư công trình dự án Khu du lịch thể thao sinh thái biển Hội An để thực hiện thu thuế vãng lai theo quy định. “Các nội dung còn lại của kết luận thanh tra chưa thực hiện dứt điểm, Thanh tra tỉnh trong thời gian đến tiếp tục đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm theo quy định. Nếu Công ty Cổ phần Tri Việt Hội An không chấp hành nộp số tiền sai phạm nêu trên, Thanh tra tỉnh sẽ thực hiện phong tỏa tài khoản giao dịch ngân hàng theo quy định của pháp luật về thanh tra”, Thanh tra tỉnh Quảng Nam thông tin.
689d4be570450c612c40ae6e2be8ac58
16/08/2024
83842f3975af80b6ac13e98f965c60b8
15:15
9a1b242a82f90910bad7c33b3f172773
20240904
https://vietnamfinance.vn/co-phieu-bat-dong-san-cham-ngoi-toan-thi-truong-bung-no-d114845.html
f65f534e18f0a3fe5ebf0b84df15f8e8
Cổ phiếu bất động sản ‘châm ngòi’, toàn thị trường ‘bùng nổ’
9af8a3a04bd04e1b908d5968f679207a
chung-khoan
Cổ phiếu bất động sản đã “châm ngòi” cho sự bùng nổ của thị trường chứng khoán trong phiên 16/8. Ngay từ đầu phiên, nhóm cổ phiếu này đã bật tăng và càng về sau càng tăng mạnh.
41c014e6f54845020baa73979c779e7d
Kịch bản thị trường chứng khoán hồi phục tương tự như hồi tháng 4/2024đang lặp lại. Phiên 16/8, chỉ số VN-Index tăng vọt 28,67 điểm, tương đương 2,34%, lên 1.252,23 điểm. Trước đó, VN-Index đã tạo đáy khá dứt khoát trong phiên 5/8 tại 1.188,07 điểm (tính theo giá kết phiên) và các phiên sau đó phục hồi kèm thanh khoản thấp. Diễn biến này khá giống với cách mà VN-Index tạo đáy hồi tháng 4/2024, khiến cho các nhà đầu tư chần chừ “chờ xác nhận đáy” nhanh chóng lỡ cơ hội bởi giá cổ phiếu bật lên rất nhanh. Đi sâu vào phiên 16/8, cổ phiếu bất động sản đã “châm ngòi” cho sự bùng nổ của thị trường. Ngay từ đầu phiên, nhóm cổ phiếu này đã bật tăng và càng về sau càng tăng mạnh. Kết phiên, hàng loạt cổ phiếu bất động sản tăng kịch trần như NVL, KBC, PDR, DIG, DXG, HDG, DXS, HDC. Các mã còn lại đa số cũng tăng mạnh, chẳng hạn như KDH tăng 4,65%, NLG tăng 6,04%, SIP tăng 4,7%, TCH tăng 6,45%, SZC tăng 5,88%, ITA tăng 6,18%... Bên cạnh cổ phiếu bất động sản, nhóm ngành chứng khoán cũng bứt phá ngay từ đầu phiên. Các mã như FTS, BSI, VIX, CTS, VDS, AGR đều tăng kịch trần, trong khi đó, SSI tăng 5,83%, VCI tăng 5,41%, HCM tăng 6,67%, ORS tăng 4,86%. “Trụ cột” ngân hàng cũng được phủ sắc xanh, dù đầu phiên vẫn còn “ngập ngừng” khi dòng tiền lớn chưa nhập cuộc. Gây ấn tượng nhất là LPB tăng tới 4,93%, kế đó là HDB tăng 3,44%, TPB tăng 2,34%, VPB tăng 2,22%, ACB tăng 2,13%, CTG tăng 2,04%... Cổ phiếu các ngành sản xuất, bán lẻ, vận tải, công nghệ đều diễn biến khả quan, nhất là các cổ phiếu vốn hoá cỡ vừa. Bằng chứng là chỉ số VNMID-Index tăng tới 3,84% trong phiên, gấp 1,6 lần mức tăng của chỉ số VN-Index. Sự bùng nổ của thị trường chứng khoán không chỉ về giá mà còn về cả thanh khoản. Giá trị giao dịch khớp lệnh trên sàn HoSE trong phiên 16/8 lên đến 21.502 tỷ đồng, gấp đôi phiên liền trước đó. Có thể nói, phiên giao dịch hôm nay đã khép lại giai đoạn phục hồi nhanh chóng từ đáy và chuyển sang giai đoạn tăng điểm mới với nhiều thử thách hơn, phụ thuộc nhiều vào bối cảnh kinh tế, trong đó 2 biến số quan trọng hàng đầu là xu hướng tăng trưởng lợi nhuận và xu hướng tăng lãi suất tiền gửi ngân hàng.
c8bfe7280bd984f5f4e2fda8423f5e87
16/08/2024
83842f3975af80b6ac13e98f965c60b8
15:31
0256228edc29f54be49ca43c24434721
20240904
https://vietnamfinance.vn/vuot-len-hai-cuoc-dao-chinh-gia-toc-shinawatra-co-cu-loi-nguoc-dong-ngoan-muc-d114852.html
3ef98647b1f60440c3b0c886678ed527
Gia tộc Shinawatra trỗi dậy: Vượt qua 2 cuộc đảo chính, giành lại quyền lực 'ngoạn mục'
327e2ee3b5f0cf3e634ec484947aa1c8
binh-luan
Gia tộc quyền lực Shinawatra vẫn duy trì sức ảnh hưởng to lớn ở Thái Lan suốt hai thập kỷ qua bất chấp hai cuộc đảo chính năm 2006 và 2014. Và mới đây nhất, việc bà Paetongtarn Shinawatra đắc cử vị trí thủ tướng Thái Lan tiếp tục củng cố quyền lực của gia tộc này.
6692ede87f7b7e6f26a25fcf24be18ba
Bà Paetongtarn Shinawatra là con gái út của cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra. Ông được xem là chính trị gia thành công nhất trong lịch sử bầu cử Thái Lan. Các đảng có liên hệ với ông đều giành được nhiều ghế nhất trong mọi cuộc bầu cử kể từ năm 2001, trừ cuộc tổng tuyển cử mới nhất vào năm 2023 - dù Pheu Thai về nhì song lại là đảng dẫn đầu liên minh cầm quyền hiện nay. Ông trở thành thủ tướng lần đầu tiên vào năm 2001. Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, ông Thaksin đã chi mạnh tay cho các biện pháp cơ sở nhằm kích thích nhu cầu trong nước, chẳng hạn như kế hoạch hoãn nợ cho nông dân, các dự án nhà ở giá rẻ và các khoản vay cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sáng kiến chăm sóc sức khỏe toàn dân hàng đầu của ông vào năm 2002 đã cách mạng hóa khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế cho người nghèo và đã mang lại lợi ích cho hàng triệu người Thái Lan hai thập kỷ sau đó. Tới năm 2005, ông Thaksin tái đắc cử với chiến thắng vang dội nhờ làn sóng ủng hộ lớn từ cử tri vùng nông thôn, nhưng nhiệm kỳ này đã kết thúc đột ngột một năm sau đó trong một cuộc đảo chính quân sự. Những người ủng hộ ông Thaksin đã thành lập phong trào dân chủ “Áo đỏ” vào năm 2007 để phản đối việc phế truất ông, và thường xuyên xung đột với nhóm bảo hoàng “Áo vàng” luôn tìm cách xóa sổ gia tộc Shinawatra khỏi chính trường Thái Lan. Ông Thaksin rời Thái Lan vào năm 2008, sống lưu vong chủ yếu ở Dubai trước khi quyết định hồi hương vào tháng 8 năm ngoái. Em gái ông, bà Yingluck Shinawatra, cũng phải đối mặt với số phận tương tự sau khi Đảng Pheu Thai của bà giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2011 và trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Thái Lan. Bà đã bị lật đổ theo lệnh tư pháp vào năm 2014 và vài tuần sau đó, chính phủ của bà đã bị lật đổ trong một cuộc đảo chính khác. Ông Thaksin tự mô tả mình là một người đàn ông tự lập có xuất thân từ nông thôn, nhưng gia đình ông đã khá giả khi ông còn nhỏ. Nguồn gốc tài sản của họ là một doanh nghiệp tơ lụa mà tổ tiên ông thành lập ở phía bắc đất nước vào đầu thế kỷ 20. Trong suốt 14 năm sự nghiệp trong lực lượng cảnh sát, ông Thaksin bắt đầu dấn thân vào lĩnh vực bán lẻ tơ lụa, rạp chiếu phim, bất động sản và cho thuê máy tính, nhưng không mấy thành công, trước khi trở nên giàu có trong thời kỳ bùng nổ công nghệ của những năm 1980 và 1990. Sự khởi đầu thuận lợi trong lĩnh vực kinh doanh máy tính và các mối quan hệ chính trị đã giúp ông giành được các ưu ái của chính phủ để vận hành các dịch vụ nhắn tin và điện thoại di động, đăng ký truyền hình cáp, mạng dữ liệu, điện thoại thẻ và vệ tinh. Vào thời kỳ đỉnh cao thành công, công ty Shin Corp của ông (hiện được gọi là Intouch Holdings) sở hữu nhà mạng di động Thái Lan Advanced Info Service và công ty vệ tinh Shin Satellite (hiện tại là Thaicom). Shin Corp đã được bán cho công ty đầu tư nhà nước Singapore Temasek vào năm 2006. Ngày nay, các thành viên gia đình Shinawatra bao gồm vợ cũ của ông Thaksin và ba người con - Panthongtae, Pintongta và Paetongtarn - nắm giữ phần lớn hoặc kiểm soát quyền sở hữu trong các công ty trải dài từ bất động sản đến chăm sóc sức khỏe và khách sạn. Một số công ty trong số đó được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thái Lan, bao gồm công ty phát triển bất động sản SC Asset, do con rể của Thaksin, ông Nuttaphong Kunakornwong điều hành. Sức ảnh hưởng về tài chính và chính trị của gia tộc Shinawatra khiến họ trở thành đối thủ đáng gờm của giới tinh hoa truyền thống vốn thống trị các thể chế nhà nước hùng mạnh của Thái Lan kể từ khi chế độ quân chủ chuyên chế kết thúc vào năm 1932. Trong khi nhiều người Thái giàu có, có học thức và sống ở thành thị cáo buộc ông Thaksin về chủ nghĩa bè phái, chủ nghĩa dân túy liều lĩnh và tham nhũng, ông lại nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ những cử tri nghèo và tầng lớp lao động ở miền bắc và đông bắc đất nước, những người chiếm phần lớn cử tri Thái Lan và được hưởng lợi từ các chương trình kinh tế lớn của ông được gọi là "Thaksinomics". Gia tộc Shinawatra đã có ảnh hưởng đáng kể đến nền chính trị và kinh tế của Thái Lan trong nhiều thập kỷ, đôi khi xung đột với tầng lớp có ảnh hưởng và quân đội bảo hoàng. Bà Paetontarn, được biết đến ở Thái Lan với biệt danh Ung Ing, đã giúp điều hành bộ phận khách sạn của đế chế kinh doanh gia đình trước khi tham gia chính trường cách đây ba năm. Mặc dù chưa bao giờ là một nghị sĩ hay bộ trưởng, bà Paetongtarn đã tham gia chính trị từ lâu. Bà đã tháp tùng cha mình trong các chiến dịch và gặp gỡ công chúng trong nhiệm kỳ của ông với tư cách là Thủ tướng Thái Lan thứ 23 vào năm 2001-2006 cho đến cuộc đảo chính Bà đã nâng cao hình ảnh trước công chúng và luôn hiện diện trong suốt chiến dịch tranh cử năm 2023 của đảng Pheu Thai ngay cả khi đang mang thai. Nhiều người ủng hộ bà kỳ vọng bà sẽ tránh được số phận của cha và cô mình, những người có nhiệm kỳ thủ tướng đều kết thúc khi quân đội lên nắm quyền trong cuộc đấu tranh giữa gia tộc và giới tinh hoa ủng hộ hoàng gia, ủng hộ quân đội của Thái Lan kéo dài hơn 20 năm. Những người chỉ trích ông Thaksin trong giới tinh hoa Thái Lan từ lâu đã nghi ngờ ông điều hành đảng Pheu Thai từ xa, và giới quan sát sẽ theo dõi chặt chẽ những dấu hiệu cho thấy ông có ảnh hưởng đến chính quyền của bà Paetongtarn hay không. “Mặc dù bà Paetongtarn mới tham gia chính trường, nhưng bà xuất thân từ một gia đình chính trị và là con gái của cựu thủ tướng. Do đó, với kiến thức về chính trị và nền tảng của mình, cùng với việc là một thế hệ chính trị gia mới, bà có thể là một thủ tướng có năng lực, người có thể lãnh đạo đất nước”, ông Suwat Liptapanlop, chủ tịch của Đảng Chart Thai Pattana, thành viên liên minh, nhận định.
93932c2e11254808196ed37cda8b9948
16/08/2024
83842f3975af80b6ac13e98f965c60b8
16:37
b4fa37581f5eca621623fbfd993c3a1b
20240904
https://vietnamfinance.vn/thu-tuong-thai-lan-paetongtarn-shinawatra-toi-khong-phai-cai-bong-cua-cha-minh-d114834.html
fecc9fa2e5e832d3bb67031356222515
Tân Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn: 'Tôi không phải cái bóng của cha mình'
141af3a52cb882fd6784757d7a816aeb
nhan-vat
Đắc cử ở tuổi 37, bà Paetongtarn Shinawatra trở thành nữ thủ tướng Thái Lan thứ hai trong lịch sử và là người thứ ba trong gia tộc Shinawatra đảm nhận chức vụ này. Bà cũng sẽ là thủ tướng trẻ tuổi nhất trong lịch sử Thái Lan.
c0d33a97a19506d02fd7748ca7e6b819
Bà Paetongtarn Shinawatra sinh ngày 21/8/1986 tại Bangkok, Thái Lan. Là con gái útcựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, bà Paetongtarn được gia đình tạo điều kiện theo học tại nhiều ngôi trường danh giá từ tấm bé. Bà tốt nghiệp trung học cơ sở tại trường St. Joseph Convent và trung học phổ thông tại Mater Dei College. Tiếp đó, bà theo học Khoa học Chính trị, chuyên ngành Xã hội học và Nhân chủng học và thành công lấy bằng cử nhân tại Đại học Chulalongkorn, Bangkok. Bà Paetongtarn còn từng có thời gian học lên Thạc sĩ Quản lý Khách sạn Quốc tế tại Đại học Surrey, Anh. Sau khi tốt nghiệp, bà trở về Bangkok để trợ giúp cho chị gái mình là Pintongta Shinawatra, CEO tại Công ty dịch vụ khách sạn Rende Development do gia đình Shinawatra điều hành. Với tư cách là phó giám đốc điều hành, bà Paetongtarn từng đích thân giám sát việc ra mắt hai khách sạn hạng sang là Rosewood Bangkok và Thames Valley Khao Yai, đồng thời, giúp Rende Development gặt hái nhiều “trái ngọt” trong quá trình kinh doanh. Khác với những gia đình gia giáo khác, tuổi trẻ của bà Paetongtarn được sống và vui chơi theo đúng mong muốn của chính mình mà không bị gia đình quản lý quá chặt chẽ. “Nếu đã học tôi sẽ học cật lực, nhưng khi thoát ra khỏi những trang sách, tôi chẳng bận tâm về chúng”, bà Paetongtarn cho biết mình yêu thích tiệc tùng và dành thời gian bên bạn bè. Đối với bà Paetongtarn, gia đình là điều quan trọng nhất. Bà và cha mình, cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, rất thân thiết kể từ khi bà còn nhỏ. “Tôi rất thân thiết với cha. Tôi luôn là cô con gái bé bỏng của ông. Vì vậy, tôi thường tham khảo ý kiến ​​của ông về hầu hết mọi thứ, kể cả các vấn đề như tình cảm hay học hành khi còn trẻ. Vì vậy, tất nhiên, ở thời điểm này, tôi thỉnh thoảng sẽ nói chuyện với ông về chính trị”, bà Paetongtarn chia sẻ. Mặc dù còn rất trẻ, bà Paetongtarn có đủ điều kiện theo Hiến pháp năm 2017 của Vương quốc Thái Lan để trở thành người giữ chức thủ tướng. Tuy mới chỉ chính thức gia nhập con đường chính trị không lâu, nhưng việc bà Paetongtarn giành được nhiều sự ủng hộ là điều đã được đoán trước. Bà Paetongtarn vốn được chú ý với thân phận con gáiông Thaksin Shinawatra, một ông trùm truyền thông Thái Lan và là người được bầu làm thủ tướng vào năm 2001. Trong gia đình Shinawatra, em gái ông Thaksin cũng từng có giai đoạn nắm giữ vị trí thủ tướng giống anh trai mình. Dù ông Thaksin chỉ có 5 năm nắm quyền do bị lật đổ sau một cuộc đảo chính, và em gái ông, bà Yingluck Shinawatra cũng bị phế truất vào năm 2014 (3 năm sau khi giữ vị trí thủ tướng), song gia đình Shinawatra vẫn là một dấu ấn khó phai trong tiềm thức mỗi người dân Thái Lan. Luôn theo sát ủng hộ cha mình suốt giai đoạn ông tranh cử, đồng thời được nuôi dưỡng trong “cái nôi chính trị” khi cả cha và cô ruột đều từng có thời gian làmthủ tướng Thái Lan, kinh nghiệm và kiến thức của bà Paetongtarn được đánh giá rất cao. “Tôi tiếp xúc với chính trị khi mới 8 tuổi. Lúc đó, cha Thaksin là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Khi tôi 9 tuổi, cha tôi là lãnh đạo Đảng Phalangtham. Năm tôi 12 tuổi, cha tôi thành lập Thai Rak Thai. Cái tên này luôn ở trong trái tim tôi”, bà Paetongtarn kể lại. Sống ở thời truyền thông xã hội lên ngôi, bà Paetongtarn là một chính trị gia mang màu sắc hiện đại. Bà hiện đang sở hữu hơn nửa triệu người theo dõi trên trang cá nhân Instagram, trong khi đảng Pheu Thai do bà đứng đầu chỉ đang có 29.000 người theo dõi. Trong quá trình vận động tranh cử, bà Paetongtarn đã đưa ra những cam kết táo bạo về việc lắp đặt đường sắt cao tốc và cơ sở hạ tầng nhằm bảo vệ nhà nông khỏi các vấn đề lũ lụt và hạn hán thường xuyên. Bên cạnh đó, bà Paetongtarn ủng hộ cải cách hệ thống pháp luật của Thái Lan nhằm giúp cộng đồng LGBTQ+ được chấp nhận hơn. Bà còn tiếng chỉ trích việc hợp pháp hoá cần sa của Thái Lan và khẳng định sẽ hạn chế tối đa việc sử dụng cần sa cho mục đích giải trí. “Thoát ra khỏi cái bóng gia tộc Shinawatra không phải là dễ. Nhưng Paetongtarn đang cố gắng nổi bật và thu hút tiếng nói của nhiều người trẻ tiến bộ, điều mà Pheu Thai chưa bao giờ thực sự có được”, ông Aim Sinpeng, giảng viên cao cấp tại Đại học Sydney đánh giá. Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 15/8, bà Paetongtarn khẳng định rằng: “Tôi không phải là cái bóng của cha tôi. Tôi mãi mãi là con gái của cha tôi, nhưng tôi có quyết định riêng của mình”.
242392f1a6fcd5a156d0accc404d384a
16/08/2024
83842f3975af80b6ac13e98f965c60b8
13:47
15ba76840679dd18c8c297f4f032bf8b
20240904
https://vietnamfinance.vn/quang-tri-goi-dau-tu-175-trieu-usd-xay-khu-dan-cu-o-tpdong-ha-d114791.html
c2a54180ce050948ebc71269b3cea2ed
Quảng Trị: Gọi đầu tư 17,5 triệu USD xây khu dân cư ở TP.Đông Hà
718f227ee043be1ac1a95fb2af4bda79
du-an
Đây là dự án Khu dân cư thương mại có diện tích sử dụng đất khoảng 4,93 ha, tổng mức đầu tư hơn 17 triệu USĐ (tương đương hơn 446 tỷ đồng) thuộc địa giới hành chính phường Đông Lương, TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.
75a500ad1f35748ec15e0f3e87da84af
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng vừa ký quyết định số 1898/QĐ-UBND về việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu dân cư thương mại phía Nam Công viên Cọ Dầu, TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Theo quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, dự án có sơ bộ tổng vốn đầu tư là 17,5 triệu USĐ (tương đương với 446,9 tỷ đồng), chi phí này không bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Dự án có diện tích sử dụng đất 4,93 ha; trong đó, đất ở 24.530 m2 (49,8%). Tổng số lượng nhà ở tại dự là 183 căn. Quy mô dân số toàn dự án 732 người. Dự án sẽ xây dựng 53 căn shophouse thuộc 6 lô đất với tổng diện tích đất xây dựng 6.540 m2. Diện tích bình quân mỗi ô đất khoảng 123 m2, chiều cao 4 tầng. Tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 23.544 m2 sàn. Đất nền xây dựng nhà ở dạng liên kề gồm 102 ô đất với tổng diện tích đất nền xây dựng nhà ở liên kế là 11.140 m2. Diện tích bình quân mỗi ô đất khoảng 110 m2. Khu quỹ đất này chỉ hoàn thiện toàn bộ phần hạ tầng kỹ thuật, không xây thô. Xây dựng 28 nhà ở dạng biệt thự gồm với tổng diện tích đất 6.850 m2. Diện tích bình quân mỗi ô đất khoảng 245 m2, chiều cao 3 tầng. Tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 14.385 m2 sàn. Khu nhà được xây thô toàn bộ công trình và hoàn thiện mặt ngoài. Dự án có địa điểm thực hiện tại phường Đông Lương, TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Về tiến độ, dự án sẽ được thực hiện từ năm 2024-2027, trong đó thời gian thi công xây dựng 24 tháng kể từ ngày nhà đầu tư được quyết định giao đất, cho thuê đất. Cũng theo quyết định, để thực hiện dự án này, vốn chủ sở hữu tối thiểu nhà đầu tư phải thu xếp không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư dự án; vốn nhà đầu tư vay của các tổ chức tín dụng tối đa 80% tổng mức đầu tư dự án. Nhà đầu tư trúng đấu giá lập thủ tục cấp giấy phép môi trường đảm bảo theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường… Được biết, nhằm thực hiện án này, trước đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Trị đã nhận được hồ sơ đề xuất thực hiện của Liên danh nhà đầu tư Công ty Cổ phần T&D Land và Công ty TNHH Phú Nhân Nghĩa (nộp lần 1 vào ngày 21/6/2024; nộp lần 2 vào ngày 25/7/2024). Theo đề xuất của doanh nghiệp, vốn góp thực hiện dự án của liên danh nhà đầu tư là 134,07 tỷ đồng (chiếm 30% tổng mức đầu tư dự án). Trong đó, Công ty Cổ phần T&D Land góp 93,85 tỷ đồng và Công ty TNHH Phú Nhân Nghĩa là 40,2 tỷ đồng. Công ty CP T&D Land có địa chỉ đóng tại tầng 3, số 1/2, đường Trường Chinh, phường Đông Lễ, TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, mới thành lập đi vào hoạt động từ ngày 5/6/2024 với vốn điều lệ đăng ký ở mức 200 tỷ đồng. Về Công ty TNHH Phú Nhân Nghĩa, doanh nghiệp này có vốn điều lệ 30 tỷ đồng tại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh cấp thay đổi lần 7 ngày 28/8/2020. Công ty TNHH Phú Nhân Nghĩa thành lập vào năm 2008, có địa chỉ đăng ký đóng tại tổ dân phố 2, phường Hưng Trí, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
ba026fe8e3af095c8860274932a3b8b2
16/08/2024
83842f3975af80b6ac13e98f965c60b8
07:15
e285afe9b33fa917c60c19bb4cc67ddf
20240904
https://vietnamfinance.vn/cao-toc-van-phong-nha-trang-12000-ty-ve-dich-vuot-tien-do-8-thang-d114826.html
12166b6b883a4ea4a7f7d1f8cc281c15
Cao tốc Vân Phong – Nha Trang 12.000 tỷ về đích vượt tiến độ 8 tháng
66c83f9ac0ec2224c80021914fb628c9
xu-huong-dau-tu
Các nhà thầu đang đẩy nhanh thi công, hoàn thành cao tốc Vân Phong – Nha Trang vào dịp 30/4/2025, về đích vượt tiền độ 8 tháng.
c64cef09395e22aba5d317df8448ce0e
Cao tốc Vân Phong - Nha Trang có chiều dài 83,35km, đi qua địa bàn 4 huyện của tỉnh Khánh Hòa là Vạn Ninh, Ninh Hòa, Diên Khánh và Khánh Vĩnh. Điểm đầu tuyến kết nối phía Nam hầm Cổ Mã (huyện Vạn Ninh), điểm cuối kết nối điểm đầu cao tốc Nha Trang - Cam Lâm (huyện Diên Khánh). Dự án được chia thành 2 gói thầu xây lắp. Gói XL01 (từ Km285 - Km337+500) do Liên danh Công ty CP Lizen, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng giao thông Phương Thành, Công ty CP Hải Đăng và Công ty CP Đầu tư xây dựng và Kỹ thuật VNCN E&C thi công. Gói XL02 (từ Km337+500 - Km368+350) do Liên danh Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải và Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) thi công. Dự án có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng, được khởi công tháng 1/2023 và theo hợp đồng là hoàn thành vào tháng 12/2025. Ban Quản lý dự án 7 - Bộ Giao thông vận tải (chủ đầu tư) cho biết, thời gian qua, các nhà thầu đã nỗ lực triển khai thi công để phấn đấu hoàn thành dự án cao tốc Vân Phong – Nha Trang vào dịp 30/4/2025. Hiện nay, các nhà thầu đã huy động 30 mũi thi công gồm 21 mũi thi công đường, 9 mũi thi công cầu với gần 800 máy móc, thiết bị và gần 1.400 nhân lực. Tiến độ thi công của các nhà thầu cơ bản đáp ứng yêu cầu. Tính đến thời điểm này, dự án cao Vân Phong - Nha Trang đã đạt 66% giá trị hợp đồng, nhanh 0,2% so với kế hoạch đề ra. Về công tác giải phóng mặt bằng của dự án đã cơ bản hoàn thành phần tuyến chính cao tốc. Tuy nhiên, dự án vẫn còn khoảng 2,4 km chưa thi công hoàn thiện được do vướng hạ tầng kỹ thuật và vướng mắc giải phóng mặt bằng một số vị trí cục bộ. Tại buổi kiểm tra dự án cao tốc Vân Phong – Nha Trang mới đây, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Duy Lâm đề nghị chủ đầu tư và đơn vị thi công cần tiếp tục tận dụng lợi thế về mặt bằng hiện có, tranh thủ thời tiết thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ thi công, phấn đấu hoàn thành và đưa dự án đi vào hoạt động đúng dịp lễ 30/4/2025.
d4ee95f45a47fab2c9ed719822382bb7
16/08/2024
83842f3975af80b6ac13e98f965c60b8
13:15
1555f67a3c83e738e9d97cfbcaa57f8c
20240904
https://vietnamfinance.vn/mua-vietlott-cau-may-9x-trung-giai-228-ty-dong-d114828.html
669a2030fee84ec94a1e46abab8fbd3c
Mua Vietlott cầu may, 9x trúng giải 228 tỷ đồng
b6dc7cc98a6dbf93b73e8efc7e62678d
tieu-dung
Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) vừa trao giải Jackpot 1 xổ số tự chọn Power 6/55 cho anh M.T – chủ nhân thuê bao Viettel với giá trị trúng thưởng hơn 228 tỷ đồng.
f36aacabdc73ec64eca6b4e899f568b7
Trước đó, qua kiểm tra trên hệ thống dữ liệu kinh doanh xổ số tự chọn và hồ sơ cá nhân kèm theo, Vietlott xác định anh M.T đã trúng giải Jackpot 1 xổ số tự chọn Power 6/55 kỳ QSMT 01070 ngày 6/8/2024 với tấm vé bao 7 và tổng giá trị trúng thưởng hơn 228,8 tỷ đồng. Anh M.T chia sẻ: “Mình có thói quen mua xổ số tự chọn hàng ngày. Thông thường mình sẽ mua một vài dãy số để giải trí và cầu may. Đợt này thấy Jackpot lên cao nên mình cũng mua để thêm cơ hội trúng thưởng”. Anh M.T cho biết quê anh tại tỉnh Bình Định và hiện nay anh đang sinh sống tại TP. HCM. Với giải Jackpot này, anh đã đóng góp ngân sách tỉnh Bình Định thông qua thuế thu nhập cá nhân với tổng giá trị hơn 22,8 tỷ đồng theo quy định (10% phần giá trị vượt trên 10 triệu đồng) và được khấu trừ ngay khi nhận thưởng. Chia sẻ về số tiền thưởng nhận được, anh M.T cho biết chia một phần cho người thân trong gia đình, số còn lại sẽ để phát triển kinh doanh. Về tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính bán niên của Vietlott cho thấy, doanh thu tăng 33% lên hơn 3.250 tỷ đồng. Con số này đạt kỷ lục về doanh thu nửa đầu năm từ khi thành lập đến nay và cao hơn doanh thu cả năm giai đoạn trước 2020. Giá vốn cũng tăng với tốc độ xấp xỉ doanh thu, lên hơn 2.704 tỷ đồng. Chiếm phần lớn là chi phí trả thưởng, ghi nhận khoảng 2.248,5 tỷ đồng, nhiều hơn cùng kỳ khoảng 559 tỷ. Vietlott có lãi gộp hơn 545 tỷ đồng, tăng 36%. Biên lợi nhuận gộp kỳ này cải thiện lên mức 16,8%. Công ty tiết giảm chi phí quản lý doanh nghiệp nhưng tăng chi phí bán hàng. Trong đó, tiền hoa hồng đại lý ghi nhận gần 329 tỷ đồng, nhiều hơn cùng kỳ khoảng 33%. Tổng lại, 6 tháng, Vietlott lãi sau thuế 169,5 tỷ đồng, tăng 15,7% so với nửa đầu năm 2023. Đây cũng là lợi nhuận bán niên cao nhất trong vòng 6 năm qua. Con số này vượt mức lãi cả năm giai đoạn dịch bệnh (2019-2021).
fb0a29715af4ae4ec73f2e9bbd85931c
16/08/2024
83842f3975af80b6ac13e98f965c60b8
10:10
d317fc9c391bb9ae978a432c8866f064
20240904
https://vietnamfinance.vn/san-bay-74-tuoi-o-tinh-rong-nhat-mien-bac-hoi-sinh-don-2-trieu-khach-nam-d114829.html
0ab6903a942799369a7baa7039d4fac4
Sân bay 74 tuổi ở tỉnh rộng nhất miền Bắc 'hồi sinh, đón 2 triệu khách/năm
0c0a22e2d8fe5017d2692c5171a8177d
thuong-vu
Sân bay xây dựng từ năm 1950 nằm ở tỉnh rộng nhất miền Bắc sẽ được tái quy hoạch trong năm 2025.
5d5dd28ea5e946cd3245e66b6c75ccbb
Bộ GTVT vừa có Văn bản gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La trả lời kiến nghị cử tri gửi tới trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV về đầu tư xây dựng Cảng hàng không Nà Sản. Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị như sau: “Đề nghị quan tâm, sớm trình Bộ Chính trị xem xét, thông qua “Đề án định hướng huy động nguồn vốn xã hội hóa đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không” làm cơ sở để UBND tỉnh Sơn La cập nhật các nội dung liên quan vào “Đề án xã hội hóa đầu tư, khai thác Cảng hàng không Nà Sản”; đồng thời chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ lập Quy hoạch chi tiết Cảng hàng không Nà Sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 làm cơ sở triển khai các thủ tục thu hút đầu tư xây dựng Cảng hàng không Nà Sản theo quy định”. Về nội dung kiến nghị của cử tri nêu trên, Bộ GTVT trả lời như sau: Về Quy hoạch Cảng hàng không Nà Sản: Triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ GTVT đã phê duyệt nhiệm vụ, dự toán lập Quy hoạch Cảng hàng không Nà Sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và giaoCục Hàng không Việt Nam lập quy hoạch để thực hiện theo quy định,dự kiến hoàn thành năm 2025. Về Đề án định hướng huy động nguồn vốn xã hội đầu tư, quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng cảng hàng không: Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Chính phủ, Lãnh đạo Chính phủ, vừa qua Bộ GTVT đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan để rà soát, thống nhất và hoàn thiện Đề án; đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả hoàn thiện Đề án và kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, cho phép Bộ báo cáo Bộ Chính trị trong Quý III/2024. Sau khi Đề án được thông qua, Bộ GTVT sẽ phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố xây dựng, hoàn thiện Đề án xã hội hóa đầu tư, khai thác cảng hàng không tại địa phương, trong đó có Cảng hàng không Nà Sản. Trước đó, Cục Hàng không Việt Nam đã kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc giao tỉnh Sơn La làm cơ quan có thẩm quyền để triển khai dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Nà Sản theo quy hoạch đã được phê duyệt. Đồng thời, đề nghị UBND tỉnh Sơn La làm việc với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành có liên quan để xử lý tài sản quốc phòng trên đất; làm việc với Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để xử lý tài sản của ACV trên đất sân bay. Sân bay Nà Sản được xây dựng từ năm 1950, hoạt động đến những năm 1960 thì ngừng khai thác do lượng khách ít. Đến năm 1994, sân bay Nà Sản được khai thác trở lại. Tuy nhiên, đến năm 2004, sân bay này tiếp tục đóng cửa do đường cất hạ cánh bị xuống cấp, không đảm bảo tiêu chuẩn khai thác. Dựa trên quy hoạch Cảng hàng không Nà Sản và nhiệm vụ được Bộ GTVT giao, năm 2015, Cục Hàng không đã phối hợp với Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) và các đơn vị liên quan lập dự án đầu tư xây dựng khu bay, nhà ga, sân đỗ máy bay tại Cảng hàng không Nà Sản với tổng mức đầu tư hơn 1.984 tỷ đồng. Tuy nhiên, do không thể bố trí được nguồn vốn, dự án chưa thể triển khai các bước tiếp theo. Đến năm 2019, ACV tiếp tục đề xuất dự án xây dựng Cảng hàng không Nà Sản theo quy hoạch bao gồm đầy đủ khu bay, nhà ga, sân đỗ tàu bay, và khu hàng không dân dụng với tổng kinh phí là 2.268 tỷ đồng. Tuy nhiên, do gặp khó khăn về nguồn vốn và không được Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thông qua, dự án cũng lại phải dừng triển khai. Tháng 3/2022, tỉnh Sơn La đã gửi công văn lên Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư xây dựng Cảng hàng không Nà Sản. Địa phương này đã kiến nghị Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư theo hình thức PPP và giao tỉnh Sơn La làm cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện dự án, với tổng mức đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng. Trong quy hoạch hệ thống cảng hàng không toàn quốc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ GTVT đã định hướng đưa Cảng hàng không Nà Sản vào quy hoạch mạng cảng hàng không toàn quốc. Theo đó, giai đoạn đến năm 2030, Nà Sản sẽ khai thác máy bay A320/321 hoặc tương đương, với công suất 1 triệu khách/năm. Định hướng đến năm 2050, sân bay này dự kiến sẽ đạt công suất 2 triệu khách/năm. Cảng hàng không Nà Sản có vị trí tại xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, Sơn La, thuộc khu vực Tây Bắc, cách Cảng hàng không quốc tế Nội Bài 187 km, cách Cảng hàng không Điện Biên 110 km, cách Đà Nẵng 720 km và cách Tân Sơn Nhất 1.190 km. Sơn La là một tỉnh miền núi cao thuộc phía Tây Bắc Việt Nam có nhiều tiềm năng về tự nhiên, với cao nguyên và núi rừng hùng vĩ; về xã hội với nền văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc Tây Bắc và nhiều lợi thế để phát triển du lịch. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong 25 tỉnh thành miền Bắc Việt Nam, Sơn La có diện tích lớn nhất - 14.123,5 km2. Với vị trí quan trọng, tiềm năng, lợi thế và qua thống kê khảo sát cho thấy dự báo nhu cầu vận chuyển hành khách, trọng tâm là khách du lịch bằng đường hàng không trên địa bàn Sơn La và vùng phụ cận sẽ tăng nhanh trong thời gian tới nên việc tái đầu tư sân bay Nà Sản là rất cần thiết.
a22ffc3b9a0c6357918a5ef64a796ea1
16/08/2024
83842f3975af80b6ac13e98f965c60b8
10:49
108f7c7f560c58fb21bd70d54c754bb7
20240904
https://vietnamfinance.vn/dau-tu-shophouse-nghi-duong-bai-hoc-de-doi-tu-thi-truong-phu-quoc-d114720.html
406abe12fd01c552c1d7dab0ec5f0fc9
Đầu tư shophouse nghỉ dưỡng: Bài học để đời từ thị trường Phú Quốc
2adb0e83a1acbbba2726259c7d1185d4
thi-truong-bds
Chủ đầu tư ồ ạt ra hàng mà không chú trọng đến hệ thống hạ tầng du lịch, không quan tâm tới điều tra xã hội học về lượng du khách, nhu cầu và sở thích trong khi rầm rộ quảng cáo là “một vốn bốn lời” đã gây ra hệ lụy lớn cho thị trường sản phẩm shophouse tại Phú Quốc
9d0d40630cacf9bd5f4d2d0d3c7a4145
Nhiều nhà đầu tư cá nhân hẳn vẫn còn nhớ vào tháng 6/2020, một tập đoàn bất động sản hàng đầu đã tổ chức chương trình bán hàng rầm rộ, thu hút đông đảo người mua shophouse tại một dự án ở Phú Quốc. Với mức giá dao động 7 - 14 tỷ đồng/căn shophouse, không ít nhà đầu tư đã cảm thấy đó là một “món hời”. Bởi mức giá này thấp hơn hẳn biệt thự nghỉ dưỡng, trong khi viễn cảnh dòng tiền cho thuê lên tới cả trăm triệu mỗi tháng tương đối sáng sủa. Năm đó, Phú Quốc được mệnh danh “đại công trường” shophouse, khi nhiềuchủ đầu tư định hướng cho người mua đón đầu cơ hội kinh doanh của một tương lai du lịch bùng nổ. Vậy mà giờ đây, sau phát triển “nóng”, sản phẩm shophouse ở Phú Quốc trở thành hoang hóa, gây lãng phí rất lớn nguồn lực đất đai. Nguyễn Quỳnh Hoa, một môi giới tại khu vực phường An Thới cho hay, giá bán shophouse giảm sâu, với mức giảm lên tới 30% so với thời điểm mua vào, mà vẫn khó tìm khách mua. “Dẫu vậy, niềm an ủi là dù sao căn của tôi còn nhúc nhắc cho thuê có dòng tiền chứ nhiều nhà đầu tư mua phải shophouse trong dự án nằm ở phía nam Bãi Trường, bãi biển dài nhất ở phía Tây đảo Phú Quốc thì bỏ hoang mấy năm nay”, bà Yến Vy - một nhà đầu tư tại Phú Quốc, chia sẻ. Tương tự, tại khu vực trung tâm Bãi Trường, nơi dự án của Tập đoàn C.E.O cũng có nhiều khu shophouse đã bỏ hoang, không người mua. Từ một nơi sầm uất, đầy triển vọng, khu vực này đang trở thành một nơi vắng vẻ, hoang tàn. Bà Yến Vy cho hay, tỷ suất lợi nhuận cho thuê ròng đối với sản phẩm shophouse hiện nay tại Phú Quốc rất thấp, hoàn toàn trái với nhận định của các nhà đầu tư cá nhân cách đây vài năm. Lý do ai cũng nhìn thấy rõ là vé máy bay tăng cao, không có sản phẩm du lịch đặc trưng, giao thông ách tắc, khách du lịch sụt giảm trầm trọng. Ông Nguyễn Đức Anh, một nhà đầu tư bất động sản khu vực phía Nam cho rằng, Phú Quốc đã “bội thực” sản phẩm này, kỳ vọng đầu tư đã trở thành thất vọng bởi giá trị đầu tư lớn nên để hoàn vốn và có lợi nhuận, buộc nhà đầu tư phải đẩy giá cho thuê lên cao. Trong khi khách thuê ế ẩm do khó khăn trong kinh doanh. Hiện tại, nhiều nhà đầu tư đang vay vốn ngân hàng trong khi kinh doanh ế ẩm đã rơi vào tình trạng đứt dòng tiền, đóng băng vốn, phá sản. “Thật sai lầm khi đầu tư theo “trend” bởi lẽ nhiều shophouse mọc lên lạc lõng, kết nối với không gian thương mại kém, cộng thêm quy định hạn chế cho dân cư bên ngoài dự án vào để đảm bảo an toàn cũng gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh cho thuê. Việc bố trí nơi đỗ xe cũng chưa hợp lý khiến sản phẩm ế ẩm, bỏ hoang vài năm nay”, anh Hùng Văn, môi giới tại khu vực Bãi Khem nhận xét. Anh Nguyễn Văn Mạnh, một cư dân sinh sống ở đây, cho biết: “Chưa bao giờ shophouse ở khu vực này đóng cửa hàng loạt như hiện nay. Hơn phân nửa số lượng cửa hàng đã ngừng kinh doanh, từ sàn bất động sản, quán cà phê, nhà hàng, spa đến shop quần áo. Hệ lụy là lãng phí nguồn lực của người dân và nhà nước, gây mất niềm tin cho nhà đầu tư, và làm mất cân đối sinh thái thiên nhiên, ảnh hưởng trầm trọng tới hạ tầng cho khu vực”. Theo công bố thông tin tình hình thị trường bất động sản nghỉ dưỡng vào tháng 5/2024 của DKRA, ở thị trường thứ cấp ghi nhận một số sản phẩm nhà phố, shophouse có mức giá giảm đến 30% - 40% nhưng vẫn không bán được hàng. Sức mua giảm mạnh, nguồn cung mới vắng bóng, vướng mắc pháp lý... đã gây ra những trở ngại đáng kể trong những tháng đầu năm 2024 khiến thị trường shophouse gần như rơi vào chu kỳ “ngủ đông” kéo dài. Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho hay, thời gian qua nhiều chủ đầu tư buộc phải chuyển đổi condotel sang căn hộ chung cư mà ở Đà Nẵng là ví dụ, xem như giải pháp tình thế trước sự phát triển ồ ạt của loại hình này. Sản phẩm shophouse khó khăn hơn trong việc chuyển đổi. “Trong phát triển cấu trúc hạ tầng của ngành kinh tế du lịch, condotel hay shophouse là cần thiết, tuy nhiên, tại nhiều địa phương, chủ đầu tư ồ ạt làm những dự án mà không chú trọng đến hệ thống hạ tầng du lịch, trong khi rầm rộ quảng cáo là đầu tư bất động sản sinh lời. Đây là một hệ lụy rất lớn với gây mất niềm tin của nhà đầu tư”, ông Đính nói. Nhận định về thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại phân khúc shophouse và condotel, ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels APAC chia sẻ: “Có thể nói rằng nếu một sản phẩm không được hoạch định kỹ lưỡng, phát triển chỉn chu thì sản phẩm đó cũng không thể hoạt động hiệu quả, dù có được phát triển tại bất kỳ thị trường nào”. Ông Gasparotti cũng nhận xét rằng không chỉ tại Việt Nam mới chứng kiến những sản phẩm condotel hay shophouse nhiều vấn đề, một số dự án tại Bali, HuaHin cũng đối mặt với tình trạng “thảm họa” tương tự chỉ vì không được hoạch định, phát triển cẩn trọng. Một số thị trường khác trong khu vực Đông Nam Á cũng từng chứng kiến giai đoạn phát triển “nóng” của các sản phẩm này chẳng hạn như Bali vào giai đoạn 2008, và hiện nay thị trường này đã bước qua giai đoạn “bùng nổ” dự án mới. Một số chuyên gia cho hay, mỗi một thị trường đều sẽ trải qua một chu kỳ nhất định. Dẫu vậy, so với Thái Lan và Indonesia, thị trường Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức hơn bởi tại Việt Nam ghi nhận một số lượng lớn shophouse, condotel được mở bán, đặc biệt là trong giai đoạn 2016-2019 với ước tính trung bình 12.000 sản phẩm mở bán mỗi năm. Bên cạnh nguồn cung lớn, nhiều sản phẩm mở bán trong giai đoạn này chạy đua cam kết lợi nhuận với thời gian và tỷ lệ “hấp dẫn” mà thiếu sự cân nhắc thấu đáo đến kết quả hoạt động tổng thể. Trong bối cảnh nhiều khách sạn rơi vào cảnh càng làm càng lỗ, nợ nần chồng chất, nhân viên nghỉ việc, chi phí tăng nên buộc phải đóng cửa, việc cấp “sổ hồng” cho shophouse khó khăn tiếp tục là “cú đấm bồi” khiến các chủ đầu tư lẫn nhà đầu tư cá nhân không thể vực dậy, đối diện nguy cơ đổ vỡ hàng loạt. Theo giới phân tích, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng vẫn khó có sự bứt phá trong ngắn hạn, con tim của nhà đầu tư rất khó vui trở lại, ít nhất là cho tới đầu năm 2025. Bên cạnh những giải pháp trước mắt như thu hút khách du lịch, giảm giá bán... để tránh đổ vỡ, cơ quan quản lý cần nhanh chóng tháo gỡ rào cản pháp lý (gồm cả pháp lý cho condotel, officetel, shophouse…) nhằm giải tỏa lượng lớn các dự án tồn đọng, dở dang, tranh chấp, từ đó “phá băng” cho núi hàng tồn kho trị giá hàng chục tỷ đô trên thị trường hiện nay.
2c425f11e6a2e56d009b09a2a1894c17
16/08/2024
83842f3975af80b6ac13e98f965c60b8
07:00
fd375dee4843d6afdf6aeae485db529d
20240904
https://vietnamfinance.vn/dau-gia-dat-o-thanh-oai-tang-gia-khoi-diem-dau-thang-9-mo-ban-d114848.html
5ae3d86ac714e59f6818c540c160e1fd
Đấu giá đất ở Thanh Oai: Tăng giá khởi điểm, đầu tháng 9 mở bán
cf9b241e88d206dae18b10348de61702
thi-truong-bds
57 lô đất tại xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội sẽ được đưa ra đấu giá vào ngày 8/9.
5492d0d3e0064e5437bb2df0e46eed71
Công ty Đấu giá Hợp Danh đấu giá Việt Nam vừa có thông báo đấu giá đợt 1 với 57 lô đất tại khu vực Đầm thôn Mục Xá, xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. Theo đó, phiên đấu giá 57 lô đất này có tổng diện tích 5.117,76m2 sẽ được tổ chức vào ngày 8/9. Giá khởi điểm cho mỗi lô đất là 8,8 triệu đồng/m2, cao hơn gần 800.000 đồng so với thông báo trước đó. Các lô đất này có diện tích từ 74,63m2 đến 134,69m2. Được biết, trước đó 57 lô đất trên do Công ty Đấu giá hợp danh Trường Sơn là đơn vị đứng ra tổ chức đấu giá. Và giá khởi điểm cho các lô đất này là 8,097 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, mới đây Công ty Đấu giá hợp danh Trường Sơn lại có thông báo dừng tổ chức phiên đấu giá trên. Nguyên nhân dừng phiên đấu giá là để UBND huyện Thanh Oai xác định lại mức giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất đối với 114 thửa đất trên địa bàn xã Cao Dương theo quyết định của UBND thành phố Hà Nội. Huyện Thanh Oai là địa bàn gây sự chú ý của dư luận nhiều nhất trong tuần qua với phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao có đến 1.600 người tham gia và khoảng 7.000 bộ hồ sơ đăng ký. Bên cạnh đó, kết quả của phiên đấu giá đã khiến không ít giới đầu tư phải ngỡ ngàng khi lô góc có giá trúng cao nhất hơn 100 triệu đồng/m2, lô thường có giá trúng 63-80 triệu đồng/m2. So với giá khởi điểm, giá lô thường cao gấp 5 - 6.4 lần; lô góc cao gấp 8 lần. Phiên đấu giá này cũng được xem là phiên đấu giá đất kỷ lục tại huyện Thanh Oai. Trong khi đó, giá bất động sản trong 1 - 2 năm gần đây, dựa vào các yếu tố như khu công nghiệp nhỏ, chợ đầu mối và các tuyến đường kết nối như Vành đai 4, giá đất thổ cư tại Thanh Oai mặc dù đã tăng mạnh nhưng cũng chỉ loanh quanh ở mức 30 triệu đồng/m2.
b0fbff041b6fd69780109691d52a74dd
16/08/2024
83842f3975af80b6ac13e98f965c60b8
16:15
b33bf91cdf6ad7f62dbd835f149ef1d3
20240904
https://vietnamfinance.vn/dau-tu-tay-ha-noi-muon-bo-2400-ty-lam-du-an-lon-o-hoa-binh-d114790.html
b3a1d82aafd5869bb44b18dd112c148e
Đầu tư Tây Hà Nội muốn bỏ 2.400 tỷ làm dự án lớn ở Hòa Bình
4fd2eb9a5c01bf3cbbde6667bca824a9
kinh-doanh
Công ty TNHH Đầu tư Tây Hà Nội là nhà đầu tư duy nhất đăng ký thực hiện dự án Khu dân cư nông thôn mới xã Cuối Hạ thuộc xã Cuối Hạ, huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình.
e549fa42155ae86795465a15c3555df3
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình cho biết, chỉ có 1 nhà đầu tư duy nhất đăng ký thực hiện dự án Khu dân cư nông thôn mới xã Cuối Hạ tại xã Cuối Hạ, huyện Kim Bôi là Công ty TNHH Đầu tư Tây Hà Nội. Được biết, Công ty TNHH Đầu tư Tây Hà Nội thành lập tháng 7/2016, có địa chỉ tại số 13 Hai Bà Trưng, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Đầu tư Tây Hà Nội hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Vốn điều lệ ban đầu 100 tỷ đồng, trong đó CTCP Tập đoàn T&T góp 70% và 30% còn lại thuộc về CTCP Nam Quốc Sơn. Đầu tư Tây Hà Nội do ông Vũ Văn Long (sinh năm 1964) làm Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật, ông Long cũng là người đại diện pháp luật của Công ty Nam Quốc Sơn. Đến năm 2018, Công ty giảm vốn điều lệ còn 20 tỷ đồng nhưng tỷ lệ góp vốn của 2 thành viên không đổi. Cuối năm này, ông Trần Khanh và ông Nguyễn Việt Hùng lần lượt "thế chân" cho phần vốn góp của Tập đoàn T&T và Nam Quốc Sơn. Ông Hùng trở thành Tổng Giám đốc kiêm đại diện pháp luật. Được biết, ông Trần Khanh là Ủy viên HĐQT CTCP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Việt Nam (UPCoM: CTX) từ năm 2016; còn ông Hùng là Tổng Giám đốc của Công ty TNHH Sun Air. Tháng 6/2024, vốn điều lệ của Đầu tư Tây Hà Nội đã nâng lên 477 tỷ đồng nhằm đáp ứng năng lực thực hiện khu dân cư. Phần vốn 457 tỷ đồng tăng thêm là từ ông Lê Văn Quý, chiếm 95.8%. Ông Quý cũng giữ vai trò Giám đốc kiêm đại diện pháp luật. Ông Hùng sở hữu gần 4.2% sau khi ông Trần Khanh thoái vốn. Dự án khu dân cư nông thôn mới xã Cuối Hạ thuộc xã Cuối Hạ, huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình có diện tích gần 53,2ha với tổng mức đầu tư là 2.398 tỷ đồng, trong đó, sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án là 2.215 tỷ đồng; chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư là 183 tỷ đồng.Với diện tích và mức đầu tư trên, chủ đầu tư sẽ xây dựng 384 căn nhà ở liền kề cao tối đa 5 tầng; 225 căn biệt thự cao tối đa 2 tầng; 123 căn nhà ở cao tầng với chiều cao không quá 5 tầng; 253 lô đất tái định cư và xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật... đáp ứng quy mô dân số khoảng 4.000 người.Khu dân cư nông thôn mới xã Cuối Hạ có thời hạn hoạt động 50 năm kể từ ngày được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư; dự kiến sẽ thực hiện trong vòng 5 năm, bắt đầu từ quý 2/2024 đến hết quý 2/2029.
0b468694d19babbe1579f957f6b03ecf
16/08/2024
83842f3975af80b6ac13e98f965c60b8
10:15
9323478db63b76d1bd2e3eeb01d96881
20240904
https://vietnamfinance.vn/khong-nen-khuyen-khich-nha-dau-tu-ca-nhan-mua-trai-phieu-rieng-le-d114833.html
cb3290a0c7a103d2d4d2c05d0f6ce3d5
'Không nên khuyến khích nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu riêng lẻ'
eb8594ce2f67370a949f0556ff553602
tai-chinh-doanh-nghiep
Kinh nghiệm các nước trên thế giới và thực tế Việt Nam không nên khuyến khích nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu riêng lẻ. Đây là kênh chúng ta phải nắn, nếu không sẽ để lại hậu quả lớn
f428aa8047538a216a594f8c63fe3eb9
Phát biểu tại Hội thảo “Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp hướng tới chuyên nghiệp, bền vững” do tạp chí Nhà đầu tư tổ chức ngày 16/8, TS Cấn Văn Lực cho biết, mặc dù con đường phát triển tương đối gập ghềnh và trồi sụt nhưng thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang phục hồi khá tích cực trong thời gian gần đây. Ông dẫn chứng, tổng quy mô phát hành TPDN 7 tháng đầu năm 2024 đạt khoảng 183,02 nghìn tỷ đồng, tăng 106% so với cùng kỳ năm 2023. Ngoài ra, xu hướng mua lại TPDN cũng đã giảm dần, với khoảng hơn 38,4 nghìn tỷ đồng TPDN đã được mua lại trước hạn trong nửa đầu năm 2024, giảm 64% so với cùng kỳ. Nhận định về triển vọng thị trường TPDN trong thời gian tới, TS Cấn Văn Lực cho rằng thị trường sẽ phục hồi tích cực hơn nhờ nhiều yếu tố hỗ trợ như tình hình kinh tế vĩ mô được dự báo khả quan, lãi suất thấp giúp giảm chi phí vốn từ phát hành trái phiếu cùng với những quy định, chiến lược hỗ trợ phát triển thị trường TPDN nói chung và thị trường TPX nói riêng. Đồng quan điểm, ông Nguyễn Anh Minh, Phó Trưởng ban Quản lý đăng ký trái phiếu, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam cho biết: “Tính đến ngày 28/06/2024, tổng giá trị TPDN đăng ký tại VSDC đạt khoảng 3,4 triệu tỷ đồng, tương đương 33,8% GDP. Mặc dù con số này còn khá khiêm tốn so với một số nước trong khu vực như Malaysia (56,3% GDP) hay Singapore (38,9% GDP nhưng có thể thấy rằng sau thời gian dài ‘đóng băng’, thị trường TPDN bắt đầu ‘ấm lại’”. Tuy nhiên, ông Minh cũng cho rằng thị trường TPDN vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Cơ cấu nhà đầu tư TPDN tại Việt Nam còn khá mất cân đối. Theo thống kê, các ngân hàng thương mại chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 55% tổng giá trị TPDN lưu hành. Tiếp theo là các công ty chứng khoán và quỹ đầu tư với khoảng 18%, nhà đầu tư cá nhân chiếm 15%, công ty bảo hiểm và quỹ hưu trí chỉ chiếm 9%, trong khi các tổ chức nhà nước sở hữu gần như không đáng kể, đại diện Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam dẫn chứng. Bên cạnh đó, khung pháp lý chưa đồng bộ và toàn diện, thiếu các quy định cụ thể về quản lý rủi ro, bảo vệ nhà đầu tư cũng là yếu tố khiến thị trường TPDN chưa phát triển theo đúng tiềm năng. Chưa kể, chất lượng thông tin công bố của doanh nghiệp phát hành còn hạn chế, thiếu các công cụ đánh giá tín nhiệm độc lập và đáng tin cậy còn nhà đầu tư cá nhân lại thiếu kiến thức và kỹ năng đánh giá rủi ro TPDN. Ông Tô Trần Hoà, Phó Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường chứng khoán, UBCKNN thừa nhận: Thị trường TPDN vẫn còn một số tồn tại hạn chế, cần được giải quyết để đảm bảo sự phát triển bền vững và ổn định. Việc cải thiện tính minh bạch, tăng cường quản lý và giám sát, cũng như nâng cao chất lượng tổ chức phát hành là những giải pháp cần thiết để khắc phục các tồn tại này. Chỉ khi đó, thị trường TPDN mới thực sự trở thành kênh huy động vốn hiệu quả và đáng tin cậy cho các doanh nghiệp Việt Nam, là kênh đầu tư hấp dẫn cho công chúng đầu tư. Đối với các giải pháp phát triển bền vững thị trường TPDN ở Việt Nam, ông Hòa cho rằng cần tập trung thúc đẩy việc chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng gắn với niêm yết; tăng cường vai trò và trách nhiệm của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm. Đồng thời, cần tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý liên quan như các quy định về phát hành trái phiếu riêng lẻ theo hướng khuyến khích doanh nghiệp phát hành TPDN riêng lẻ chỉ cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là tổ chức. Cùng chung quan điểm, ông Nguyễn Quang Thuân, Tổng Giám đốc FiinRatings, cho rằng ngoài minh bạch thông tin, chúng ta cũng cần tập trung thay đổi chính sách, khuyến khích sự tham gia của nhóm nhà đầu tư tổ chức. “Hiện cơ sở nhà đầu tư TPDN của Việt Nam chủ yếu tập trung vào ngân hàng thương mại và nhà đầu tư cá nhân. Còn các định chế tổ chức bao gồm công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư trái, quỹ đầu tư chứng khoán, quỹ hưu trí và các công ty đầu tư tài chính còn tham gia rất hạn chế. Kinh nghiệm các nước trên thế giới và thực tế Việt Nam không nên khuyến khích nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu riêng lẻ. Đây là kênh chúng ta phải nắn nếu không sẽ để lại hậu quả lớn”, ông Thuân nói. Ngoài ra, đại diện FiinRatings cũng gợi mở về việc thành lập một số tổ chức cung cấp dịch vụ bảo lãnh tín dụng, trong đó có bảo lãnh trái phiếu được thực hiện ngoài các tổ chức tín dụng. Các định chế cung cấp dịch vụ bảo lãnh sẽ góp phần tạo chất xúc tác và niềm tin để các nhà đầu tư tham gia thị trường, từ đó kích thích phát triển cơ chế đầu tư và đưa dòng tiền nhàn rỗi của người dân và doanh nghiệp vào kênh đầu tư dài hạn thay vì chỉ tập trung gửi tại ngân hàng như hiện nay.
ae3ec1f9e2d51abd9dcd917f5d57b313
16/08/2024
83842f3975af80b6ac13e98f965c60b8
11:45
3cf8f84b3a12ab4aaddd26ad05ab9930
20240904