url
stringlengths
58
146
url_md5
stringlengths
32
32
title
stringlengths
19
111
title_md5
stringlengths
32
32
category
stringclasses
49 values
sub_category
stringclasses
1 value
description
stringlengths
41
475
description_md5
stringlengths
32
32
content
stringlengths
488
25.5k
content_md5
stringlengths
32
32
date
stringclasses
163 values
date_md5
stringclasses
163 values
time
stringlengths
5
5
time_md5
stringlengths
32
32
date_created
stringclasses
8 values
https://vietnamfinance.vn/than-viet-von-dieu-le-chi-4-ty-bi-de-nghi-truy-thu-43-ty-tien-thue-d115135.html
b3e040761cfce3d6d8a834c848c9707b
Than Việt: Vốn điều lệ chỉ 4 tỷ, bị đề nghị truy thu 4,3 tỷ tiền thuế
74260317a3958dc68867e7140e3100fa
doanh-nghiep
Cục Thuế thành phố Hà Nội mới ban hành kết luận thanh tra kiến nghị truy thu thuế TNDN, thuế GTGT, phạt vi phạm hành chính, tiền chậm nộp 4,3 tỷ đồng
abda824bacf0b25edcb96b25b8be00e5
Đoàn thanh tra Cục thuế Hà Nội mới ban hành Kết luận thanh tra thuế đối với Công ty TNHH sản xuất Than Việt có địa chỉ tại phố Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Qua thanh tra, Cục thuế thành phố Hà Nội chỉ ra nhiều tồn tại liên quan đến kê khai, hạch toán thuế GTGT. Cụ thể, Than Việt kê khai thuế GTGT đầu vào được khấu trừ với các hoá đơn không hợp lý, hợp lệ; Kê khai thuế doanh thu hàng hoá dịch vụ bán ra chịu thuế 10%; Hạch toán một số khoản chi phí chưa hợp lý, hợp lệ theo quy định; Kê khai thiếu thuế TNCN phải nộp. Tổng số tiền thuế truy thu, tiền phạt, tiền chậm nộp qua kỳ thanh tra là 4,3 tỷ đồng. Trong đó, tổng số tiền thuế TNDN phải nộp qua thanh tra trong năm 2022, 2023 đạt là gần 3 tỷ đồng; Tăng thuế GTGT còn phải nộp trong kỳ số tiền 262 triệu đồng; Giảm số Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau số tiền gần 1,5 tỷ đồng; Tăng số thuế TNCN phải nộp là 5 triệu đồng. Đoàn Thanh tra kiến nghị Cục trưởng Cục thuế phạt vi phạm hành chính về thuế, phạt vi phạm hành chính về hoá đơn với tổng số tiền là 877 triệu đồng. Cùng với đó, tiền chậm nộp là 211 triệu đồng. Than Việt thành lập từ năm 2013, hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, sản xuất và lắp đặt các thiết bị sử dụng năng lượng tái tạo, trong đó có bình lọc nước bằng gốm Ecozen. Được biết, khi thanh tra Công ty Than Việt có vốn điều lệ chỉ 4 tỷ đồng. Tháng 7/2024, Công ty đã tăng vốn điều lệ lên 20 tỷ đồng, thành viên góp vốn là ông Đặng Hoàng Hiếu (góp 94%) và Trương Mạnh Cường (góp 6%). Hiện nay, đại diện pháp luật công ty là ông Trương Mạnh Cường (Sn 1968).
aa9db1f82d1b0e2ce7d7f8b0fce6cb18
24/08/2024
88f54e4773c5b491dff0a406a43815d0
07:45
1ae0c6f6e8df7b265a9a43548f03edec
20240904
https://vietnamfinance.vn/co-phieu-bat-dong-san-dong-khoi-chuan-bi-don-song-moi-do-ve-d115151.html
879611aa56d2b750099cb5f68c7d9db4
Cổ phiếu bất động sản 'đồng khởi': Chuẩn bị đón sóng mới đổ về
d868fc0e3c0463dc48ca2449d8878d03
tai-chinh
Tuần giao dịch 19/8 - 23/8 khép lại với sự bùng nổ của nhóm cổ phiếu bất động sản, đặc biệt là SGR khi xác lập đỉnh mới trên sàn HoSE.
dbd56312916f57846d90a9a104b08009
Kết thúc tuần giao dịch 19/8 - 23/8, thị trường chứng khoán tiếp tục bứt phá với sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, đặc biệt là nhóm bất động sản. Cụ thể, chỉ số VN-Index đã tăng gần 30 điểm, từ mốc 1.257 lên 1.287. Trước nhịp hồi phục mạnh mẽ của thị trường, nhiều cổ phiếu đã bứt phá mạnh mẽ. Trên sàn HoSE, với nhiều phiên tím trần liên tiếp, SGR là cổ phiếu nổi bật nhất nhóm khi tiếp tục “phi mã” gần 30% trong tuần qua. Với việc đóng cửa phiên giao dịch 23/8 tại ngưỡng 37.200 đồng/cp, vốn hóa của Tổng Công ty CP Địa ốc Sài Gòn đã vượt 2.200 tỷ đồng. Với 5 phiên liên tục tăng giá trong tuần qua, cổ phiếu này đã đem về cho 2 cổ đông lớn nhất của công ty là Chủ tịch Phạm Thu và Công ty TNHH Bất động sản REE hàng trăm tỷ đồng. Nếu dòng tiền đổ về cổ phiếu tiếp tục gia tăng trong tuần tới, SGR hoàn toàn sáng cửa vượt đỉnh lịch sử, tương ứng mưc giá 40.500 đồng/cp. Xếp ngay sau SGR, BTT là cổ phiếu tăng mạnh thứ hai với biên độ 23,5%, qua đó trở lại mức 42.000 đồng/cp. Với chỉ 13,5 triệu cổ phiếu lưu hành, vốn hóa của Công ty CP Thương mại - Dịch vụ Bến Thành đã hồi phục về mốc 567 tỷ đồng. Tuy nhiên, do lượng lớn cổ phiếu đều nằm trong tay cổ đông lớn, khối lượng giao dịch trung bình của ADP chỉ ở mức “nhỏ giọt”, rơi vào khoảng vài trăm tới vài nghìn đơn vị trên một phiên. Trước khi giảm về mức giá ngang cốc trà đá, cổ phiếu đã từng tạo "sóng" lớn khi tăng gần 5 lần và đạt đỉnh quanh mức 20.000 đồng/cp vào năm 2022. Gần đây, VNE đã đưa ra lộ trình khắc phục khi bị đưa vào diện cảnh báo. Đây được cho là một trong những thông tin tích cực hỗ trợ cho đà tăng của cổ phiếu trong tuần qua. Xếp thứ 4 trong top 10 là cổ phiếu PDR của Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt. Chốt tuần vừa qua, PDR tăng gần 15% và là một trong những cổ phiếu tích cực nhất nhóm bất động sản. Với sự gia tăng ồ ạt của dòng tiền, cổ phiếu “bật” trở lại mạnh mẽ, qua đó đưa vốn hóa của Phát Đạt tăng lên 18.900 tỷ đồng. Đồng thời, tài sản của chủ tịch Nguyễn Văn Đạt cũng tăng hơn 800 tỷ đồng. Sau nhóm cổ phiếu bất động sản, cổ phiếu DTT của Công ty CP Kỹ nghệ Đô Thành ghi nhận đà gần 14%, qua đó xếp vị trí thứ 5. Với vỏn vẹn 8,1 triệu cổ phiếu lưu hành, vốn hóa của Kỹ nghệ Đô Thành đã tăng lên 173,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, thanh khoản của cổ phiếu này chỉ ở mức nhỏ giọt, vì vài trăm đơn vị/ngày. Các vị trí còn lại trong nhóm 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn HoSE trong tuần qua lần lượt thuộc về các cổ phiếu MDG (+13,7%), DXG (12,8%), PNJ (+11%), AAT (+10,9%), TVS (+10,7%). Trong số này, PNJ để lại dấu ấn khi tạo đỉnh quanh mức 110.000 đồng, đưa vốn hóa của Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận vượt ngưỡng 36.400 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, các mã giảm mạnh nhất sàn HoSE bao gồm: LEC (-13%), RDP (-12,9%), APH (-11,2%), NHH (-9,6%), LM8 (-6,9%), CLW (-6,7%), HU1 (-6,5%), HVX (-6,4%), HRC (-6,2%), TPC (-5,8%). Chốt lại tuần vừa qua, cổ phiếu CTP đóng cửa trong trạng thái trần cứng, qua đó tăng lên mốc 17.700 đồng/cp. Với đà tăng như “diều gặp gió”, cổ phiếu vốn hóa của Công ty CP Minh khang Capital Trading Public đã tăng lên mức 214 tỷ đồng. Sau CTP, 2 mã penny khác là BXH và DL1 cũng để lại dấu ấn với mức tăng 31,6% và 24,6%. Tương ứng, vốn hóa của Công ty CP VICEM Bao bì Hải Phòng và Công ty CP Tập đoàn Alpha Seven lần lượt đạt 157,3 và 754 tỷ đồng. Ở vị trí thứ 4 và thứ 5 là cổ phiếu HGM của Công ty CP Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang và cổ phiếu VE3 của Công ty CP Xây dựng Điện VNECO 3 với mức tăng 24,4% và 23,9%. Mặc dù tăng mạnh nhưng giao dịch của hai mã này đều ở mức nhỏ giọt do lượng lớn cổ phiếu nằm trong tay cổ đông lớn. Các vị trí còn lại của top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn HNX lần lược thuộc về các cổ phiếu HTC (+20,1%), NFC (+20,1%), KSD (+17,1%), IDJ (+16,4%), API (15,8%). Ở chiều ngược lại, cổ phiếu PTD là cổ phiếu giảm mạnh nhất sàn HNX khi mất tới 19,1% giá trị. Các cổ phiếu giảm mạnh còn lại bao gồm DC2 (-13,3%), MCO (-11,3%), SFN (-11,3%), HMR (-10,9%), TXM (-10,2%), SDC (-9,8%), INC (-9,8%), PDB (-8,9%), VMS (-8,2%). Trên sàn UPCoM, PTX của Công ty CP Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Nghệ Tĩnh ghi nhận biến động mạnh nhất tuần với đà tăng hơn 98%, tương ứng 5 phiên tăng trần liên tiếp. Đáng nói, trong 2 phiên gần nhất là 22/4 và 23/4, dù ghi nhận thanh khoản đột biến song khối lượng giao dịch của mã này chỉ ở mức vài chục nghìn đơn vị. Với 6,3 triệu cổ phiếu được lưu hành, chiếu theo mức giá 21.400 đồng/cp, vốn hóa của Petrolimex Nghệ Tĩnh chỉ đạt khoảng 137,8 tỷ đồng. Xếp sau PTX là cổ phiếu MA1 với mức tăng 88,6%, lên 67.700 đồng/cp. Tương ứng, vốn hóa của Công ty CP Thiết bị lên mức 358,1 tỷ đồng. Mặc dù thị giá vẫn neo cao song cổ phiếu này đã rơi vào trạng thái "tắt thanh khoản" trong nhiều năm trở lại đây. Với đà tăng gần 50%, cổ phiếu CCA của Công ty CP Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Cần Thơ xếp thứ 3 trong top 10 cổ phiếu tăng mạnh. Tương tự MA1, thanh khoản cổ phiếu CCA cũng khá "ì ạch". Vị trí còn lại của top 10 cổ phiếu tăng mạnh thuộc về các cổ phiếu: PTG (+40%), TRT (+38,3%), DPC (+36,7%), PND (+29,8%), PTT (+27,3%), CCT (+27,1%), BBM (+26,4%). Chiều ngược lại, với biên độ từ 20% - 50%, top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất UPCoM lần lượt là TNB, NQB, PLO, E29, MPT, PVH, VTL, CID, BVN, IDB.
2cc1a35bf62da72beea55a86b04b821e
24/08/2024
88f54e4773c5b491dff0a406a43815d0
14:15
7f1d95820663e3167ca8b4f1eb2f3ac0
20240904
https://vietnamfinance.vn/trung-quoc-loay-hoay-doi-pho-khung-hoang-thua-thep-d115141.html
9ea814c6ec663793f3a61a95b96a4c63
Trung Quốc loay hoay đối phó khủng hoảng thừa thép
a97ea8c1aa0fa2509a2fc5c4e9d91e59
binh-luan
Trung Quốc đã đột ngột đình chỉ việc phê duyệt các nhà máy thép mới khi nhu cầu sụt giảm nghiêm trọng làm giảm lợi nhuận của ngành và thúc đẩy xuất khẩu tăng vọt.
2f33df14eafc92b3d3fb4be6fd5bb991
Bắc Kinh trong nhiều năm đã yêu cầu loại bỏ công suất hiện có như một điều kiện để xây dựng các nhà máy mới. Những quy tắc đó sẽ không còn áp dụng từ ngày 23/8 và chính phủ sẽ xây dựng một chương trình thay thế, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc thông báo ngày 23/8. Bắc Kinh lần đầu tiên giới thiệu cái gọi là "hoán đổi công suất" cho các ngành công nghiệp nặng bao gồm thép vào giữa thập kỷ trước, khi chính phủ bắt đầu giải quyết tình trạng mở rộng không kiểm soát. “Hoán đổi công suất” là chương trình nhằm loại bỏ các nhà máy sản xuất thép cũ hoặc không hiệu quả (loại bỏ công xuất hiện có), sau đó xây dựng các cơ sở mới có công suất tương đương. Ông He Jianhui, một nhà phân tích tại SDIC Essence Futures Co., cho biết: “Chương trình hoán đổi công suất thực sự đã dẫn đến tăng trưởng, vì các nhà máy thường lựa chọn phá bỏ các nhà máy lỗi thời để xây dựng những nhà máy lớn hơn. Hiện nay, khi nhu cầu của toàn ngành đang giảm rõ rệt, tình trạng dư thừa công suất đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn và văn bản này từ bộ đang gửi đi tín hiệu kiểm soát”. Trong những tháng gần đây, các nhà chức trách Trung Quốc liên tục kêu gọi hành động khi giá thép lao dốc trong bối cảnh tình trạng dư thừa ngày càng trầm trọng. Nhu cầu đã giảm hơn 10% kể từ năm 2020 và nhiều nhà phân tích cho rằng ngành công nghiệp này sẽ cần phải thu hẹp để phù hợp với nền kinh tế đang ngày càng ít phụ thuộc vào ngành xây dựng sử dụng nhiều thép. Xuất khẩu thép của Trung Quốc đã tăng vọt trong năm nay lên mức cao nhất kể từ năm 2016, một dấu hiệu cho thấy các nhà máy đang phải vật lộn để tìm kiếm thị trường trong nước cho sản lượng khoảng 1 tỷ tấn mỗi năm. “Quan điểm của chúng tôi là động thái này sẽ không đủ để loại bỏ dần công suất dư thừa một cách hiệu quả. Chúng tôi tin rằng nhu cầu yếu đi trên thực tế đòi hỏi các biện pháp quyết liệt hơn cùng với việc thực thi mạnh mẽ của chính phủ”, các nhà phân tích của Citigroup cho biết trong một lưu ý. Tuần trước, người đứng đầu Tập đoàn thép Baowu Trung Quốc, nhà sản xuất lớn nhất thế giới, đã cảnh báo rằng ngành công nghiệp này đang phải đối mặt với tình hình tồi tệ hơn các cuộc khủng hoảng mà họ phải chịu đựng vào năm 2008 và 2015. Các công ty cùng ngành trên toàn cầu, bao gồm ArcelorMittal SA, cũng đã phàn nàn về tác động của việc xuất khẩu của Trung Quốc tăng cao. Phản ứng của thị trường đối với thông báo mới nhất khá im ắng, với giá thép tương lai tăng nhẹ ở Thượng Hải. Một vấn đề quan trọng là nhiều nhà máy mới đã được chấp thuận và có thể tham gia thị trường trong hai năm tới. Citigroup ước tính hơn 80 triệu tấn công suất được chấp thuận vẫn chưa được đưa vào hoạt động. “Mối quan hệ cung cầu trong ngành thép đang phải đối mặt với những thách thức mới. Vẫn còn những vấn đề như việc thực hiện chính sách không đầy đủ, cơ chế giám sát và thực hiện không hoàn hảo, không tương thích với tình hình phát triển và nhu cầu của ngành”, đại diện Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc cho hay. Giá quặng sắt đã giảm khi tình hình tồi tệ mà các nhà sản xuất thép Trung Quốc phải đối mặt trở nên rõ ràng hơn trong những tuần gần đây. Họ đã mất khoảng 10% doanh thu trong quý này và chạm mức thấp nhất kể từ năm 2022 vào tuần trước.
9441808f6e1ec185a3f83bbf028e13cb
24/08/2024
88f54e4773c5b491dff0a406a43815d0
09:15
e2e8f44eef590aa2fb31ef95a3c21aeb
20240904
https://vietnamfinance.vn/chao-ban-chung-khoan-sai-quy-dinh-khong-de-huy-bo-d115128.html
c71691245b6ce794aa774341df0e3b05
Chào bán chứng khoán sai quy định: Sai mà không thể huỷ bỏ
c6f31e4eea6c91d2054ab223ad6709e8
tai-chinh
Đối với trường hợp chứng khoán chào bán là cổ phiếu, việc huỷ bỏ đợt chào bán chỉ khả thi khi các cổ phiếu này chưa được đưa vào giao dịch. Sau khi đưa vào giao dịch, việc huỷ bỏ đợt chào bán không thể thực hiện được.
d622f9656b294a19e9d071e4d82a619c
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án Luậtsửa đổi, bổ sung một số điều của một số luật, trong đó có Luật Chứng khoán. Quan điểm của Bộ Tài chính là tiếp tục hoàn thiện các quy định để tăng cường công tác giám sát và xử lý nghiêm các hành vi gian lận, lừa đảo trong hoạt động phát hành, chào bán chứng khoán, nâng cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan, bảo đảm hiệu quả phòng ngừa, xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán (TTCK). Bộ Tài chính cho biết Luật Chứng khoán (Điều 28) đã có quy định về các trường hợp huỷ bỏ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng, tuy nhiên mới chỉ quy định việc huỷ đợt chào bán khi đợt chào bán chưa hoàn thành và chỉ áp dụng đối với trường hợp chào bán ra công chúng, không bao gồm các đợt chào bán chứng khoán riêng lẻ. Điều này gây khó khăn, lúng túng cho các cơ quan quản lý khi các gian lận, sai sót hoặc các hành vi lừa đảo được phát hiện sau khi đợt chào bán đã hoàn thành. Theo Bộ Tài chính, về cơ bản, việc huỷ các đợt chào bán trái phiếu (bao gồm ra công chúng và riêng lẻ) sau khi đợt chào bán đã hoàn thành là khả thi nếu Luật Chứng khoán có quy định về vấn đề này. Tuy nhiên, đối với trường hợp chứng khoán chào bán là cổ phiếu, việc huỷ bỏ đợt chào bán chỉ khả thi khi các cổ phiếu này chưa được đưa vào giao dịch. Sau khi đưa vào giao dịch, việc huỷ bỏ đợt chào bán không thể thực hiện được do không phù hợp với nguyên tắc đăng ký, lưu ký tập trung và nguyên tắc giao dịch tập trung, đa phương trên thị trường chứng khoán. Về mặt kỹ thuật, việc huỷ bỏ các đợt chào bán có yếu tố gian lận, lừa đảo hay sai sót nghiêm trọng cũng là bất khả thi do không thể bóc tách các cổ phiếu và người sở hữu các cổ phiếu được chào bán trên cơ sở các hành vi gian lận, lừa đảo hay sai sót nghiêm trọng. Ngoài ra, Bộ Tài chính cho hay hành vi góp vốn ảo, vốn khống là hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 16 Luật Doanh nghiệp. Trong trường hợp phát hiện ra hành vi tăng vốn ảo, vốn khống, theo các quy định của Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ huỷ bỏ đăng ký thay đổi vốn điều lệ và cấp giấy chứng nhận mới. Cũng theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì “vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán” (Điều 112). Như vậy, khi nội dung về vốn điều lệ trong giấy đăng ký kinh doanh thay đổi, số lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường cũng phải được điều chỉnh. Tuy nhiên, trong trường hợp các cổ phiếu này đã được đưa vào niêm yết hoặc giao dịch tập trung, việc bóc tách các cổ phiếu và người nắm giữ cổ phiếu phát hành trên cơ sở các hành vi lừa đảo, gian lận là không thể thực hiện được. “Vấn đề này cũng gây khó khăn cho cả chính các cơ quan tiến hành tố tụng khi khởi tố các vụ án lừa đảo liên quan đến chứng khoán. Việc không thể bóc tách các cổ phiếu tăng trên cơ sở các hành vi gian lận, lừa đảo gây nhiều khó khăn trong việc xác định người bị hại. Mức độ thiệt hại cũng khó có thể xác định do giá mua, giá bán cổ phiếu trên thị trường biến đổi liên tục; việc thua lỗ của nhà đầu tư, người bị hại bị ảnh hưởng bởi cả yếu tố gian lận lẫn yếu tố thị trường và cũng không có căn cứ để xác định được ảnh hưởng của từng yếu tố lên giá mua, giá bán hay xác định mức độ thiệt hại của nhà đầu tư có nguyên nhân từ hành vi gian lận”, Bộ Tài chính nhận định. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều 28 Luật Chứng khoán theo hướng bổ sung quy định về một số trường hợp hủy bỏ đợt chào bán như phát hiện đợt chào bán trái phiếu, chứng quyền có bảo đảm ra công chúng đã được niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 27 Luật Chứng khoán; cùng với đó, bổ sung quy định không hủy bỏ đợt chào bán... Về mặt kỹ thuật, việc huỷ bỏ các đợt chào bán có yếu tố gian lận, lừa đảo hay sai sót nghiêm trọng là bất khả thi do không thể bóc tách các cổ phiếu và người sở hữu các cổ phiếu được chào bán trên cơ sở các hành vi gian lận, lừa đảo hay sai sót nghiêm trọng. Bên cạnh vấn đề huỷ bỏ đợt chào bán chứng khoán, Bộ Tài chính cũng cho biết Luật Chứng khoán hiện chưa quy định trách nhiệm đầy đủ các chủ thể là cá nhân, tổ chức tham gia vào quá trình lập hồ sơ chào bán như tổ chức thẩm định giá độc lập, các thẩm định viên tham gia thẩm định giá… dẫn đến nhiều tổ chức, cá nhân chưa ý thức được trách nhiệm của mình, làm ảnh hưởng đến chất lượng của thông tin cung cấp cho nhà đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước mất nhiều thời gian xem xét, xử lý hồ sơ chào bán, ảnh hưởng đến tiến độ phục vụ người dân và doanh nghiệp; Quy định hiện hành chỉ có quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng mà chưa có quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình chào bán chứng khoán riêng lẻ; Quy định hiện hành cũng không có quy định trách nhiệm của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên của các tổ chức phát hành trong việc thu thập các căn cứ, bằng chứng, cơ sở tính toán, các hồ sơ, tài liệu tham chiếu kèm theo trước khi trình Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành, phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán, dẫn đến không thể hiện được tính hợp lý, công bằng, công khai, minh bạch, có thể ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Đồng thời, Luật hiện hành chưa quy định cụ thể, đầy đủ trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến hồ sơ niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán, ảnh hưởng đến thông tin cung cấp cho nhà đầu tư. Do đó, Bộ Tài chính đề xuất bổ sung Điều 9a vào sau Điều 9 của Luật Chứng khoán theo hướng quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến hồ sơ, tài liệu báo cáo trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán, bao gồm: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ hoặc tham gia vào quá trình lập hồ sơ, tài liệu báo cáo; cơ quan, tổ chức tiếp nhận hồ sơ, tài liệu báo cáo; tổ chức tư vấn hồ sơ; tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên được chấp thuận ký báo cáo kiểm toán; doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá; tổ chức bảo lãnh phat hành, các tổ chức, cá nhân ký xác nhận các tài liệu trong hồ sơ. Mô tả chi tiết các hành vi được coi là thao túng TTCK được quy định tại khoản 1 Điều 211 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017, theo đó các hành vi được coi là thao túng TTCK được mô tả tương tự như quy định về các hành vi thao túng TTCK quy định tại khoản 2 Điều 70 Nghị định 58/2012/NĐ-CP trước đây. Do ban hành trước thời điểm Luật Chứng khoán 2019 nên hành vi thao túng TTCK quy định tại Điều 211 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017 không bao gồm mô tả hành vi “kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng” như được nêu tại Luật Chứng khoán 2019. Để mô tả chi tiết các hành vi thao túng TTCK trong xử phạt hành chính tương ứng với Luật Chứng khoán 2019, Khoản 2 Điều 3 Nghị định 156/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK đã quy định chi tiết các hành vi được coi là thao túng TTCK tương tự như Điều 211 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017, có bổ sung thêm nội dung “kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng”. Bộ Tài chính cho biết thời gian qua, việc xử phạt hành chính các hành vi thao túng TTCK chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự vẫn đảm bảo phù hợp, xử lý răn đe vi phạm. Tuy nhiên, cần thiết bổ sung thêm quy định chi tiết các hành vi thao túng TTCK tại Luật Chứng khoán để đảm bảo quy định thống nhất giữa Luật Chứng khoán 2019 và Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi năm 2017 trong mô tả hành vi được coi là thao túng TTCK, đảm bảo hiệu lực pháp lý cao hơn (quy định tại Luật thay vì tại Nghị định) trong xử lý hành vi thao túng. Đồng thời, qua công tác giám sát, kiểm tra giao dịch trên TTCK Việt Nam thời gian qua, có những nhà đầu tư/nhóm nhà đầu tư chỉ giao dịch 01 hoặc một số ngày (có thể không liên tục) nhưng đó là hành vi cố ý tác động đến giá đóng cửa hoặc mở cửa cho loại chứng khoán đó, vì vậy, khi luật hóa quy định về hành vi thao túng tại Nghị định số 156/2020/NĐ-CP, Bộ Tài chính đề xuất bỏ cụm từ “liên tục” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 3 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP(“c.Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường”) cho phù hợp với các hành vi thực tế diễn ra trên TTCK Việt Nam hiện nay. Cụ thể, tại khoản 3 Điều 12 (các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và TTCK), Bộ Tài chính kiến nghị luật hóa quy định về hành vi thao túng TTCK từ Nghị định 156/2020/NĐ-CP bao gồm cụ thể các hành vi như: Mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường; đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua, bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự…
d4ac3cbf98316d3b39ac0811abc71f01
24/08/2024
88f54e4773c5b491dff0a406a43815d0
09:00
d8cdf71171862eb00e39c6d33a5e694a
20240904
https://vietnamfinance.vn/gia-lai-bo-sot-558000m2-dat-khi-co-phan-hoa-1-dnnn-d115112.html
32f8acb5bc95b136e42249f9e5640b6f
Gia Lai: 'Bỏ sót' 558.000m2 đất khi cổ phần hóa 1 DNNN
9df53d32a1ce11ccf6a95cfdacb2154b
doanh-nghiep
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ được công bố mới đây, quá trình cổ phần hoá Công ty cổ phần Công trình đô thị Gia Lai đã xảy ra nhiều sai phạm.
8062f8e3f15da800878a4ec0313b7803
Cụ thể, khi lập phương áncổ phần hóadoanh nghiệp, Công ty cổ phần Công trình đô thịGia Laikê khai diện tích đất được giao quản lý là 463.107m2 nhưng thực tế diện tích giao quản lý là 1.021.013m2, chênh lệch giảm 557.906m2 đất. Qua đó, Thanh tra Chính phủ cho rằng, việc kê khai không đúng, không đầy đủ diện tích các lô đất đang quản lý là hành vi bị nghiêm cấm. Bên cạnh đó, trong 10 lô đất công ty quản lý sử dụng có 6 lô đất có mục đích công cộng, công ích nhưng TP Pleiku, công ty được giao quản lý hộ mà không giao UBND xã, phường là vi phạm Luật Đất đai. Đáng chú ý, trong số này có bãi đậu xe nội thành Nguyễn Thiện Thuật, bãi đậu xe đường Nguyễn Văn Linh, lô đất công viên Diên Hồng. Nội dung kết luận cho thấy, đối với khu đất bãi đậu xe nội thành đường Nguyễn Thiện Thuật, tại biên bản bàn giao đất cho UBND TP. Pleiku quản lý năm 2019, diện tích bàn giao là 5.229m2 nhưng theo hồ sơ thửa đất năm 1996 có diện tích 5.781m2. Qua đó, Thanh tra Chính phủ xác định quá trình quản lý sử dụng lô đất này đã mất diện tích 552m2 nhưng cơ quan chức năng không biết. Xung quanh khu đất hiện nay, người dân đã xây dựng nhà cửa kiên cố, không có ranh giới rõ ràng phân chia diện tích bãi đậu xe và nhà dân. Từ khi Nhà nước thoái vốn cổ phần tới khi công ty bàn giao đất, doanh nghiệp vẫn khai thác bãi đậu xe với doanh thu 1,5 tỷ đồng, trừ các chi phí, công ty đã thu lợi số tiền 470 triệu đồng. Còn tại khu đất công viên Diên Hồng, năm 2000, UBND TP. Pleiku ra quyết định giao khu đất cho công ty quản lý. Qua đó, Thanh tra Chính phủ đã các định việc giao đất trái thẩm quyền, sai đối tượng. Sau khi giao đất, UBND tỉnh Gia Lai và TP Pleiku cho phép công ty liên doanh, liên kết, hợp tác cho thuê mặt bằng để đầu tư các hạng mục trong công viên. Chưa dừng ở đó, Công ty này còn ký hợp đồng với Công ty Dịch vụ du lịch Gia Lai để xây dựng các công trình phục vụ mục đích kinh doanh tại công viên Diên Hồng. Theo Thanh tra Chính phủ, việc này cũng sai quy định, vi phạm Luật Đất đai. Sau khi hết thời hạn liên kết và Công ty Công trình đô thị cổ phần hóa, tài sản trong công viên Diên Hồng vẫn do Công ty cổ phần Công trình đô thị và Công ty cổ phần Dịch vụ du lịch Gia Lai quản lý sử dụng, khai thác. Tuy nhiên, UBND TP. Pleiku không ban hành quyết định cho thuê, không có hợp đồng thuê đất, thuê tài sản là sai quy định. Cuối cùng, đối với việc cho thuê đất vào mục đích kinh doanh tại công viên Diên Hồng cũng có dấu hiệu sai phạm. Trong đó, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra rằng giai đoạn 2016 - 2021 đơn giá thuê đất đối với các vị trí này liên tục giảm. Do đó, giá thuê đất giảm dần trong khi hạ tầng kỹ thuật ngày càng đồng bộ, dịch vụ thương mại ngày càng phát triển là bất thường. Công ty cổ phần Công trình Đô thị Gia Lai được chuyển đổi cổ phần hóa theo quyết định của UBND tỉnh Gia Lai từ Công ty TNHH Một thành viên Công trình Đô thị Gia Lai.Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 5900182739 ngày 18/11/1996 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai cấp, Luật doanh nghiệp, Điều lệ Công ty và các quy định pháp lý có liên quan. Từ ngày thành lập đến nay, Công ty đã 15 lần điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và lần điều chỉnh gần nhất vào ngày 19/01/2017.
88fc7c892b9d89bce4c52651a7b029c2
24/08/2024
88f54e4773c5b491dff0a406a43815d0
09:45
961ca60212b8611d7df33e72a6634709
20240904
https://vietnamfinance.vn/nha-dau-tu-duy-nhat-muon-bo-von-xay-1200-can-noxh-tai-thua-thien-hue-d115101.html
38371b2673b9d2a73ea79b6f1f7922e2
Nhà đầu tư duy nhất muốn bỏ vốn xây 1.200 căn NƠXH tại Thừa Thiên Huế
5cf2fa2bcf3a377f8eb120ff16736ebd
du-an
Liên danh Công ty cổ phần đầu tư nhà An Bình và Công ty TNHH Đầu tư phát triển đô thị Đắck Lắck là nhà đầu tư duy nhất đăng ký thực hiện dự án Nhà ở xã hội tại Khu đất XH1 thuộc Khu B - Đô thị mới An Vân Dương, phường Thủy Vân, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
ad34223affb06cf9ca8cc7e8aadd79b3
Dự án Nhà ở xã hội tại Khu đất XH1 thuộc Khu B - Đô thị mới An Vân Dương có tổng mức đầu tư khoảng 1.189,73 tỷ đồng. Trong đó, sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án 1.187,65 tỷ đồng; sơ bộ chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 2 tỷ đồng. Dự án có diện tích sử dụng đất khoảng 18.551 m2, chiều cao công trình từ 2 - 8 tầng, quy mô dân số khoảng 3.600 người. Tổng số căn hộ dự kiến khoảng 1.200 căn. Sản phẩm, dịch vụ cung cấp là nhà ở xã hội dạng chung cư. Trong đó, diện tích căn hộ nhà ở xã hội tối thiểu 45 m2 và tối đa 70 m2 và người mua nhà ở sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với thời gian ổn định lâu dài. Dự án có tiến độ thực hiện không quá 42 tháng kể từ ngày được giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Trong đó, khởi công xây dựng không quá 9 tháng kể từ ngày được giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Vào đầu tháng 6/2024, dự án chính thức được Sở Kế hoạch và Đầu tư tình Thừa Thiên Huế công bố danh mục dự án mời gọi nhà đầu tư quan tâm đăng ký. Quá trình đóng/mở hồ sơ đăng ký xác định có duy nhất liên danh Công ty cổ phần đầu tư nhà An Bình - Công ty TNHH đầu tư phát triển đô thị Đắck Lắck đăng ký thực hiện. Công ty CP đầu tư nhà An Bình có trụ sở chính đóng tại tầng 1, tòa CT2 Ecolife Riverside, đường Điện Biên Phủ, phường Nhơn Bình, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Doanh nghiệp được thành lập vào tháng 10/2019, hiện do ông Đào Quang Mạnh, sinh năm 1986, thường trú tại phường Dương Nội, quận Hà Đông, TP. Hà Nội làm người đại diện pháp luật kiêm giữ chức Giám đốc. Công ty CP đầu tư nhà An Bình cũng chính là công ty con của Tập đoàn Capital House (trụ sở chính đặt tại Tòa A3, Tháp EcoLife Capitol, số 58 Tố Hữu, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội). Hiện Công ty CP đầu tư nhà An Bình đăng ký vốn điều lệ ở mức 430 tỷ đồng, hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê. Công ty TNHH đầu tư phát triển đô thị Đắck Lắck có trụ sở đóng tại tòa nhà điều hành Dự án Ecocity Premia, km7, đường Nguyễn Chí Thanh, phường Tân An, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk do ông Vũ Bá Sang, sinh năm 1977, trú tại phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội làm người đại diện pháp luật kiêm Tổng giám đốc Công ty. Công ty TNHH đầu tư phát triển đô thị Đắck Lắck được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 7/2018 do các thành viên trong trong Tập đoàn Capital House góp vốn hình thành. Hiện Công ty TNHH đầu tư phát triển đô thị Đắck Lắck, Tập đoàn Capital House góp 50,1 tỷ đồng (chiếm 12,5% cổ phần); Công ty CP đầu tư và Thương mại Thủ Đô góp 329,9 tỷ đồng (chiếm 82,4% cổ phần) và cá nhân ông Vũ Bá Sang góp 20 tỷ đồng (tương đương 5% cổ phần). Công ty TNHH đầu tư phát triển đô thị Đắck Lắck đăng ký lĩnh vực Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê là ngành nghề hoạt động chính.
8d2f8707bbbce5a343b2833dfab4bc2c
24/08/2024
88f54e4773c5b491dff0a406a43815d0
07:15
e285afe9b33fa917c60c19bb4cc67ddf
20240904
https://vietnamfinance.vn/khai-mac-chuong-trinh-nhung-ngay-ha-noi-tai-tp-hcm-d115149.html
fcc3c2314e90e5a052da35a90c9699fb
Khai mạc chương trình 'Những ngày Hà Nội tại TP. HCM'
fc8fcababd2f2aac9af499439c3b8cce
tin-tuc
Tối 23/8, UBND thành phố Hà Nội và UBND TP. HCM đã tổ chức Lễ khai mạc "Những ngày Hà Nội tại TP. HCM" tại không gian phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1, TTP. HCM).
696ba40fadcf053618db6da4b6f45dad
Đây là một hoạt động có ý nghĩa mở đầu chuỗi hoạt động cao điểm kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), đồng thời là hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, hoàn toàn thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Phát biểu tại buổi lễ, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà nhấn mạnh Thủ đô Hà Nội - trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển của vùng đồng bằng Sông Hồng và cả nước - là nơi hội tụ, kết tinh và tỏa sáng của nền văn hóa dân tộc, "Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người", "Thủ đô anh hùng", "Thành phố vì hòa bình", "Thành phố sáng tạo". Với bề dày hơn một nghìn năm lịch sử, Hà Nội sở hữu hàng chục nghìn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, trong đó có nhiều di sản được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại. Thành phố đã tập trung phát huy, khai thác các giá trị di sản văn hóa với những sản phẩm đặc sắc và độc đáo để phát triển ngành công nghiệp văn hoá và du lịch mang đậm dấu ấn, đặc sắc riêng của Thủ đô Hà Nội, từng bước định vị thương hiệu văn hóa Thủ đô và quốc gia trong khu vực và quốc tế. Trong khi đó TP. HCM là trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, văn hoá, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục - đào tạo của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, là cửa ngõ quan trọng kết nối với khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, TP. HCM cũng là địa danh sở hữu kho tàng văn hoá độc đáo, phong phú, đa dạng với nhiều di tích lịch sử, cách mạng; hệ thống bảo tàng, nhà hát, công trình kiến trúc lâu đời, nhiều lễ hội văn hoá, trung tâm mua sắm, du lịch đặc sắc, hấp dẫn... "Chương trình "Những Ngày Hà Nội tại TP. HCM" là dịp để hai thành phố ôn lại lịch sử hào hùng của dân tộc, gặp gỡ, chia sẻ, đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, giới thiệu những nét văn hoá đặc sắc, tiềm năng và con người của mỗi địa phương đến với công chúng và du khách; làm sâu đậm thêm tình cảm gắn bó, bền chặt giữa hai địa phương, khẳng định vai trò vững chắc của hai đầu tàu kinh tế, gắn kết tạo thành sức mạnh tổng hợp để cùng phát triển, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước", bà Vũ Thu Hà khẳng định. Cũng tại buổi lễ, Phó chủ tịch UBND TP. HCM Dương Ngọc Hải nhận định, chuỗi hoạt động “Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh” không chỉ có ý nghĩa quan trọng, mà còn chuyên chở tình cảm sâu sắc của hai thành phố nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Cùng với đó, đây cũng là dịp để hai thành phố tăng cường giới thiệu, quảng bá những giá trị văn hóa, nghệ thuật, di sản, truyền thống lịch sử, sản phẩm du lịch, sản phẩm làng nghề, sản phẩm nông nghiệp đặc sắc, tiêu biểu đến với nhân dân và du khách trong nước, quốc tế. Đồng thời, qua đó thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác bền vững giữa TP. HCM và Thủ đô Hà Nội. "Phát huy hơn nữa truyền thống đoàn kết, tình cảm gắn bó và mối quan hệ hợp tác của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân hai thành phố có vai trò, vị thế đặc biệt của cả nước, hai thành phố đã tổ chức nhiều hội nghị, chương trình làm việc chung để trao đổi, chia sẻ, học tập kinh nghiệm những cách làm hay, sáng tạo, những vấn đề mới, khó, phức tạp, góp phần đẩy mạnh hợp tác, phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Nhiều kết quả, chuyển biến tích cực, mà việc Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) và ban hành Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh là minh chứng điển hình", ông Dương Ngọc Hải nói.
bd75420a5dbdc18f681d40b474ee6a06
24/08/2024
88f54e4773c5b491dff0a406a43815d0
08:24
122e60a25b6c3d64f6cbb5cece9256f5
20240904
https://vietnamfinance.vn/nang-muc-toi-da-cho-vay-mua-nha-o-xa-hoi-den-1-ty-dong-d115134.html
30883f3258a8a29531063c9cbce24279
Nâng mức tối đa cho vay mua nhà ở xã hội đến 1 tỷ đồng
ac8cb984bc57317f5c20c52d0fc4d8a9
ngan-hang
Nghị định mới của Chính phủ nâng mức cho vay tối đa với xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa nhà ở xã hội đến 1 tỷ đồng, lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay hộ nghèo quy định từng thời kỳ.
7a4998b68d3f294551c7315191571830
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 100/2024 quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội (NƠXH). Đáng chú ý, nghị định này nâng hạn mức cho vay tối đa với trường hợp xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa nhà ở. Cụ thể, Điều 48 Nghị định 100/2024 quy định: Trường hợp mua, thuê NƠXH thì mức vốn cho vay tối đa bằng 80% giá trị hợp đồng mua, thuê nhà. Trường hợp xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở thì mức vốn cho vay tối đa bằng 70% giá trị dự toán hoặc phương án sử dụng vốn, tối đa không quá 1 tỷ đồng (trước đây tối đa là 500 triệu đồng), có căn cứ suất vốn đầu tư xây dựng, đơn giá xây dựng nhà ở của cấp có thẩm quyền và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay. Lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định trong từng thời kỳ; lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay. Trong khi đó, theo công bố của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, các khoản vay đã ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng để mua, thuê mua NƠXH, xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở từ ngày 1/8/2024 là 6,6%/năm, có thời hạn vay tối đa là 25 năm. Liên quan đến gói vay mua NƠXH 120.000 tỷ đồng, hiện gói vay này có lãi suất 7,5%/năm. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước, và Bộ Xây dựng đang đề xuất tiếp tục giảm mức lãi suất này để hỗ trợ người dân. Các bộ, ngành đã và đang đưa ra nhiều nhiều giải pháp nhằm khơi thông NƠXH. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu, xây dựng gói 30.000 tỷ đồng cho NƠXH, trong đó 15.000 tỷ từ nguồn phát hành trái phiếu Chính phủ và 15.000 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách địa phương và giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện. NHNN cũng mới có tờ trình đề nghị Chính phủ cho phép mở rộng quy mô lên thành 140.000 tỷ đồng với việc có thêm 4 ngân hàng thương mại đăng ký tham gia. Đáng chú ý, theo lãi suất cho vay gói này, thay vì giảm 2 điểm % so với lãi suất bình quân của 4 ngân hàng thương mại nhà nước 6 tháng xác định/lần, nay sẽ nâng mức giảm lên 3 điểm % và 3 tháng xác định/lần để hỗ trợ người mua nhà. Việc có thêm 4 ngân hàng tham gia gói tín dụng 120.000 tỷ đồng và kiến nghị giảm lãi suất với gói tín dụng này được đánh giá sẽ thúc đẩy phát triển NƠXH. Đối tượng được vay vốn ưu đãi mua NƠXHTheo Điều 48 Nghị định 100/2024 của Chính phủ, đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều 76 của Luật Nhà ở, để được vay vốn ưu đãi mua, thuê mua NƠXH phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:Có nguồn thu nhập và có khả năng trả nợ theo cam kết với Ngân hàng Chính sách xã hội; Có Giấy đề nghị vay vốn để mua, thuê mua NƠXH; có hợp đồng mua, thuê mua NƠXH với chủ đầu tư theo quy định của Nghị định này và của pháp luật về nhà ở; thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay theo quy định của pháp luật. Ngân hàng Chính sách xã hội, chủ đầu tư và người vay vốn phải quy định rõ phương thức quản lý, xử lý tài sản bảo đảm trong Hợp đồng ba bên.
80aa325c87b50fb9fb73d0516b9c14cb
24/08/2024
88f54e4773c5b491dff0a406a43815d0
06:30
f3898cd24888a0f866852d9da4be8c1f
20240904
https://vietnamfinance.vn/bo-tai-chinh-muon-tang-them-doi-tuong-tam-hoan-xuat-canh-do-no-thue-d115142.html
91e16a434ce8f867905e28f991d014b1
Bộ Tài chính muốn tăng thêm đối tượng tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế
c87f3d52eadb9a9b14e7bb129333ff46
tin-tuc
Bộ Tài chính đề xuất bổ sung đối tượng bị tạm hoãn xuất cảnh do chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và bỏ trả lãi cho người bị chậm hoàn thuế.
10aed1a3d4700b67c977a183eff05bd3
Mới đây, Bộ Tài chính đã gửi Chính phủ tờ trình đề nghị xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Dự trữ quốc gia. Theo dự thảo đề cương, với việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, một trong những điểm đáng chú ý là sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 66 theo định hướng: đưa đối tượng cá nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tại khoản 7 Điều 124 luật Quản lý thuế vào khoản 1 Điều 66 luật Quản lý thuế cho thống nhất. Khoản 1 Điều 66 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định về hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh như sau: "Người nộp thuế thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế; trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh". Trong khi đó, khoản 7 Điều 124 Luật Quản lý thuế quy định: "Cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế trước khi xuất cảnh và có thể bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh". Đồng thời, bổ sung thêm đối tượng bị tạm hoãn xuất cảnh gồm: cá nhân là đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, cá nhân là chủ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Theo Bộ Tài chính, việc bổ sung các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác cưỡng chế nợ thuế, tăng tính linh hoạt trong việc áp dụng đồng thời các biện pháp cưỡng chế phù hợp với thực tế tại cơ quan thuế, bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào ngân sách nhà nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Luật Quản lý thuế hiện hành có quy định: người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế; nếu chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh. Trong phần báo cáo đánh giá tác động của chính sách, Bộ Tài chính nêu theo quy định tại khoản 1 Điều 2 luật Quản lý thuế, "người nộp thuế" bao gồm cả tổ chức và cá nhân. Do đó, việc tạm hoãn xuất cảnh đối với chủ thể này như quy định tại khoản 1 Điều 66 là không phù hợp với thực tiễn. Việc áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh cần được thực hiện đối với các chủ thể là cá nhân người nộp thuế và các cá nhân khác là đại diện theo pháp luật của tổ chức nộp thuế (gồm: chủ hộ kinh doanh, cá nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, cá nhân là người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, cá nhân kinh doanh), chứ không chỉ áp dụng riêng đối với cá nhân người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp như quy định tại khoản 7 Điều 124. Một điểm chú ý nữa của dự thảo là đề xuất bãi bỏ khoản 3 Điều 75 Luật Quản lý thuế về quy định mức tiền phải trả lãi cho người nộp thuế khi cơ quan thuế giải quyết hoàn thuế chậm với mức tính lãi là 0,03%/ngày. Lý do Bộ Tài chính đưa ra là bởi chưa có quy định cụ thể về thẩm quyển, trình tự, thủ tục hoàn trả tiền lãi cho người nộp thuế và kinh phí chi trả, nên hiện nay cơ quan thuế chưa có cơ sở để triển khai thực hiện (không có phát sinh nguồn tiền chi trả lãi). Trong khi đó, theo quy định tại Khoản 4 Điều 23 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017, khoản tiền lãi phải trả cho người nộp thuế được tính theo lãi suất phát sinh do chậm trả tiền trong trường hợp không có thỏa thuận theo quy định của Bộ luật Dân sự tại thời điểm thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường. Như vậy, quy định về mức lãi phải trả tại 2 văn bản pháp luật nêu trên không có sự thống nhất. “Việc sửa đổi, bổ sung các quy định về yêu cầu bồi thường của người nộp thuế liên quan đến tiền lãi phải trả của cơ quan thuế thực hiện theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước là biện pháp để bảo vệ quyền lợi của người nộp thuế và đảm bảo tính minh bạch, công bằng trong quản lý thuế, nâng cao tính tuân thủ và sự hài lòng của người nộp thuế”, Bộ Tài chính nêu.
00ee9097638d24e4eb52813b74622eb0
24/08/2024
88f54e4773c5b491dff0a406a43815d0
08:15
d639748822eb356012cd40879b346bec
20240904
https://vietnamfinance.vn/doanh-nhan-tiet-lo-bi-quyet-dem-cua-trong-lo-de-goi-von-trieu-usd-d115138.html
f81d15240ce4f2b10678b376360a73c0
Doanh nhân tiết lộ bí quyết: 'Đếm cua trong lỗ' để gọi vốn triệu USD
fa50e1177ce0768df5071f4673abf337
doanh-nghiep
Ông Nguyễn Quang Thuân (FiinGroup) và ông Trần Vũ Quang (OnPoint chia sẻ khi tiến hành gọi vốn: người lãnh đạo cần không ngừng “đếm cua trong lỗ” để nắm bắt được giá trị hiện tại của DN. Phải biết món hàng của mình giá trị được tạo ra từ gì?
1a11c579170ce601a0712ad38e139890
Tại buổi toạ đàm “Góc nhìn Quản trị - Hành trình tiếp cận vốn và thu hút nhân lực của doanh nghiệp tư nhân”, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phẩn FiinGroup, đã chia sẻ về tầm quan trọng của việc hiểu rõ giá trị thực sự của doanh nghiệp ngay từ giai đoạn đầu. Ông ví von rằng doanh nghiệp giống như một món hàng mà mỗi ngày, người lãnh đạo cần phải không ngừng “đếm cua trong lỗ” để nắm bắt được giá trị hiện tại của nó. "Mình phải biết món hàng của mình giá trị được tạo ra từ gì? Ví dụ tại FiinGroup, tôi không trả cổ tức trong suốt nhiều năm qua vì mong muốn doanh nghiệp tăng trưởng bền vững." Ông Thuân cho rằng, điều đầu tiên mà một nhà sáng lập hoặc lãnh đạo cấp cao cần xác định khi gọi vốn là xác định rõ giá trị doanh nghiệp của mình. Từ đó, điều chỉnh toàn bộ các chỉ tiêu KPI và hiệu suất để đảm bảo rằng mọi hoạt động đều hướng tới việc tối đa hóa giá trị này. Yếu tố thứ hai mà ông Thuân nhấn mạnh là việc quyết định sử dụng vốn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Cuối cùng là tầm quan trọng của việc tìm kiếm và chọn lọc nhà đầu tư phù hợp với ngành nghề và giai đoạn phát triển của công ty. “Trong mỗi ngành nghề đều có nhóm nhà đầu tư phù hợp với đặc thù của ngành đó và giai đoạn phát triển cụ thể. Người lãnh đạo doanh nghiệp phải giao lưu, tiếp cận và sàng lọc để tránh việc phải gặp, tiếp xúc với nhiều nhà đầu tư mà không tìm được cơ hội phù hợp. Doanh nghiệp như món hàng, phải biết được phía cung và cầu.” Đồng quan điểm, ông Trần Vũ Quang, Founder của OnPoint - nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ phát triển thương mại điện tử (E-commerce Enabler) cũng cho rằng, điều quan trọng trong quá trình gọi vốn là phải hiểu rõ và có niềm tin vững chắc vào tương lai doanh nghiệp của mình. Ông nhấn mạnh: "Điều cần lưu ý thứ nhất khi tiếp xúc với các nhà đầu tư, họ sẽ có niềm tin hơn khi mà Founder, CEO hiểu rõ về doanh nghiệp của mình. Trong bất kỳ vòng gọi vốn nào, nhà đầu tư luôn chú trọng đến người sáng lập. Nếu Founder còn, mô hình doanh nghiệp còn”. Thứ hai, bản thân các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng phải hiểu nhà đầu tư, nắm được khẩu vị của nhà đầu tư, cũng như xác định được nhà đầu tư nào sẽ hiểu được mô hình kinh doanh và giá trị của doanh nghiệp. Những kinh nghiệm này được ông Trần Vũ Quang đúc kết sau 2 vòng gọi vốn của OnPoint với tổng số vốn huy động được là gần 50 triệu USD. Ông cho biết, ở vòng gọi vốn thứ 2, OnPoint huy động thành công hơn 40 triệu USD vào cuối năm 2021, thời điểm mà ngành thương mại điện tử đang đối mặt với sự sụt giảm nghiêm trọng của giá cổ phiếu, đặc biệt là cổ phiếu của công ty lớn như SEA (công ty mẹ của Shopee) đã có đà giảm 90%, làm vốn hoá công ty rơi từ 200 tỷ USD xuống 20 tỷ USD. Kết quả, sau khi huy động vốn thành công, OnPoint vẫn phát triển tốt, không chỉ nhờ sự may mắn, mà còn nằm ở việc hiểu và tin vào mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Việc gọi vốn thành công mới chỉ là bước đầu trong hành trình dài phát triển của doanh nghiệp. “Khi chưa gọi vốn, chúng ta trăn trở làm sao để huỷ động được vốn. Khi gọi vốn thành công, chúng ta trăn trở làm sao để sử dụng vốn hiệu quả nhất”, ông Trần Vũ Quang cho biết. Theo ông, sau khi gọi vốn, điều quan trọng nhất là tìm được nhà đầu tư có cùng giá trị dài hạn với công ty. “Chúng tôi rất may mắn, trong quá trình đi tìm nhà đầu tư, chúng tôi tình cờ tìm được các đối tác đồng hành, có cùng giá trị dài hạn,” ông nói.Tại vòng gọi vốn Series B, nhà đầu tư của OnPoint là Seatown Private Capital Master Fund, một công ty con của Temasek với vòng đời quỹ lên đến 10 năm. “Seatown không nghĩ rằng khi bỏ tiền đầu tư thì doanh nghiệp nhận vốn phải tăng trưởng bằng mọi giá, phải chạy theo các chỉ số tăng trưởng ngắn hạn. Họ nghĩ rằng điều gì doanh nghiệp làm và mang lại giá trị cho khách hàng, giúp doanh nghiệp trở nên tốt hơn sẽ mang lại giá trị cho cổ đông về sau,” ông chia sẻ. Ngoài ra, ông Nguyễn Quang Thuân cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng vốn một cách hiệu quả và minh bạch trong quá trình vận hành doanh nghiệp sau khi nhận vốn đầu tư. “Đầu tiên là sử dụng vốn hiệu quả. Đây là nguyên lý nếu không khi chúng ta thất vọng, nhà đầu tư cũng thất vọng,” ông nói. Thứ hai là sử dụng vốn minh bạch để duy trì được niềm tin của nhà đầu tư, đặc biệt trong những tình huống rủi ro. “Khi doanh nghiệp minh bạch các hoạt động với HĐQT, với cổ đông, trong tình huống xấu xảy ra rủi ro, nhà đầu tư vẫn sẽ đồng cảm và doanh nghiệp sẽ có cơ hội để tái thiết. Đây là điều nhiều lãnh đạo doanh nghiệp không nhận thức được,” ông nhấn mạnh. Ông Thuân cũng cảnh báo về rủi ro khi thế hệ lãnh đạo thứ hai tiếp quản doanh nghiệp quá nhanh, dẫn đến sự thất bại trong việc vượt qua các khủng hoảng. “Nếu mọi người nhìn vào các tập đoàn lớn, những thất bại vừa rồi ở doanh nghiệp bất động sản, doanh nghiệp xây dựng đều do chuyển giao thế hệ quá nhanh, thế hệ thứ hai vung tay quá mạnh, dẫn đến việc khi xảy ra khủng hoảng không có gì để chịu đựng, vượt qua được. Đây là điều đáng tiếc,” ông nói. Chủ tịch FiinGroup kết luận rằng, tuỳ theo chiến lược và định hướng phát triển của doanh nghiệp, người lãnh đạo, người Founder phải lèo lái con thuyền 1 cách minh bạch và có trách nhiệm với những đồng vốn của đối tác.
8813ede19865c4f265cf880f900aa095
24/08/2024
88f54e4773c5b491dff0a406a43815d0
10:30
9060da63f57e419732b39ade83a52119
20240904
https://vietnamfinance.vn/bidv-la-ngan-hang-dan-dau-ve-doanh-thu-trong-top-50-cong-ty-niem-yet-tot-nhat-viet-nam-d115171.html
43909a0e2c5b6d8e5bd708c58c758198
BIDV là ngân hàng dẫn đầu về doanh thu trong Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam
b1a7c506a31a3affbe093c999940f657
ngan-hang
Tại sự kiện vinh danh 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2024, BIDV tiếp tục là đại diện có doanh thu lớn nhất ngành ngân hàng lọt vào danh sách.
f250d9b10fac95c729fc797c11d29940
Để thực hiện danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất 2024, các công ty niêm yết trên HSX và HNX được đánh giá qua nhiều bước. Ở vòng sơ loại, các công ty cần đáp ứng các điều kiện: có lãi trong năm 2023, doanh thu và vốn hóa tối thiểu 500 tỷ đồng. Ở vòng kế tiếp, các công ty được chấm điểm định lượng trên năm tiêu chí: tỉ lệ tăng trưởng kép về doanh thu, lợi nhuận, tỉ lệ ROE (Return On equity - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư), ROC (Return on capital - Hệ số về khả năng sinh lời trên vốn dài hạn) và tăng trưởng EPS (Earnings per share - Lãi cơ bản trên cổ phiếu) giai đoạn 2019 - 2023. Tiếp theo, Forbes Việt Nam thực hiện điều tra định tính để đánh giá mức phát triển bền vững của doanh nghiệp: vị thế công ty trong ngành, nguồn gốc lợi nhuận, chất lượng quản trị doanh nghiệp, tỉ lệ nợ/vốn chủ sở hữu, triển vọng ngành… Thành lập năm 1957, BIDV là ngân hàng có lịch sử hoạt động lâu đời tại Việt Nam, có tổng tài sản dẫn đầu hệ thống ngân hàng với quy mô 2,52 triệu tỷ đồng, tương đương hơn100 tỷ đô (quý II/2024). BIDV có mạng lưới rộng khắp gồm hơn 1.100 chi nhánh và phòng giao dịch trong và ngoài nước, thiết lập quan hệ đối tác với 2.300 định chế tài chính trên toàn cầu. BIDV là ngân hàng tiên phong trong chuyển đổi số, sở hữu hệ sinh thái số đa dạng với một số sản phẩm, dịch vụ nổi bật như: BIDV SmartBanking cho khách hàng cá nhân, Ommi BIDV iBank cho khách hàng tổ chức, dẫn đầu xu thế Ngân hàng mở với hệ thống BIDV Open API... Trong giai đoạn sắp tới, BIDV đặt mục tiêu chuyển mình mạnh mẽ để trở thành “Ngân hàng xanh” tiên phong với mục tiêu phát triển bền vững trong dài hạn; điều hành hoạt động kinh doanh theo hướng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, tập trung gia tăng các nguồn thu ngoài lãi, tăng cường các dịch vụ ngân hàng điện tử, tối đa hóa các nguồn thu và kiểm soát chi phí.
f61f013b9f47ab1f0b012d7ef01e452f
24/08/2024
88f54e4773c5b491dff0a406a43815d0
10:00
044f058d53707e520ecab1c8b300635c
20240904
https://vietnamfinance.vn/tim-thay-vien-kim-cuong-2500-carat-lon-nhat-trong-hon-1-the-ky-qua-d115140.html
c5bd01b73ea6639d7d025359890a2aee
Tìm thấy viên kim cương 2.500 carat: Lớn nhất trong hơn 1 thế kỷ qua
899276449f3093d472b1488a089f8302
tin-the-gioi
Một công ty khai thác mỏ cho biết một viên kim cương thô khổng lồ nặng 2.492 carat, được cho là viên kim cương lớn nhất được tìm thấy trong hơn 1 thế kỷ, đã được khai quật tại một mỏ ở Botswana.
90095b60075f233d3671dae3669e3d7a
Mới đây, công ty khai khoáng Lucara Diamond Corp. của Canada thông báo họ đã tìm thấy một viên kim cương thô nặng tới 2.492 carat trong mỏ ở Karowe, Botswana, của công ty. Viên đá khổng lồ này được cho là viênkim cươnglớn nhất được tìm thấy kể từ khi viên kim cương Cullinan nặng 3.106 carat được phát hiện ở Nam Phi vào năm 1905. Điều này đồng nghĩa với việc đây là viên đá quý lớn nhất được tìm thấy trong vòng 119 năm. Công ty Lucaraca ngợi đây là “một trong những viên kim cương thô lớn nhất từng được khai quật”. Được biết, viên kim cương này đã được phát hiện, khai quật và thu hồi nhờ công nghệ truyền tia X (XRT) Mega Diamond Recovery (MDR) của công ty, được thiết kế để "xác định và bảo quản những viên kim cương lớn, có giá trị cao". William Lamb, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Lucara, cho biết trong bản thông cáo: “Chúng tôi vô cùng vui mừng khi tìm thấy viên kim cương 2.492 carat đặc biệt này”. Trước khi khai quật được viên kim cương gần 2.500 carat này, viên kim cương lớn thứ 2 thế giới được cho là Sewelo, được tìm thấy tại mỏ Karowe năm 2019, với trọng lượng 1.758 carat. Nó đã được hãng thời trang Pháp Louis Vuitton mua với số tiền bí mật.Lesedi La Rona, một viên đá quý khác nặng 1.109 carat, cũng được Lucara tìm thấy tại mỏ Karowe vào năm 2015. Viên kim cương này đã được bán cho hãng trang sức xa xỉ Graff với giá 53 triệu USD hai năm sau đó. Người phát ngôn của Lucara cho biết công ty đã tìm thấy sáu trong số 10 viên kim cương hàng đầu từng được phát hiện. Người phát ngôn cho biết thêm rằng viên đá sẽ được đánh giá đúng mức trong những tuần tới. Theo Reuters, viên kim cương đã được trao cho Tổng thống Botswana Mokgweetsi Masisi vào ngày 22/5. Viên kim cương chưa được đặt tên này sau đó đã được giới thiệu với thế giới tại văn phòng của Tổng thống Botswana Mokgweetsi Masisi. Nó nặng khoảng nửa kilogram và ông Masisi là một trong những người đầu tiên được cầm nó. “Thật choáng ngợp. Tôi may mắn khi được chứng kiến ​​điều này trong thời của mình”, Tổng thống Botswana nói. Các viên chức cho biết vẫn còn quá sớm để định giá viên đá hoặc quyết định cách bán. Botswana, một quốc gia có 2,6 triệu người ở miền Nam châu Phi, là nước sản xuất kim cương tự nhiên lớn thứ hai sau Nga và đã khai quật được tất cả những viên đá lớn nhất thế giới trong những năm gần đây.Mỏ Karowe là nơi khai quật bốn viên kim cương khác có trọng lượng trên 1.000 carat trong thập kỷ qua.Tháng trước, Botswana đã đề xuất một đạo luật yêu cầu rằng, sau khi được cấp giấy phép, các công ty khai thác phải bán 24% cổ phần tại các mỏ cho các nhà đầu tư địa phương, trừ khi chính phủ thực hiện quyền mua lại cổ phần này, theo Reuters.
4e13fa550c066413882f76eb4286b024
24/08/2024
88f54e4773c5b491dff0a406a43815d0
13:00
36b0cfda38a15246755b0c7c902f5db6
20240904
https://vietnamfinance.vn/pnj-loi-nhuan-suy-giam-lien-tuc-co-phieu-lap-dinh-lich-su-d115136.html
4e14a673f82d81e0ae37aae968a1df8f
PNJ: Lợi nhuận suy giảm liên tục, cổ phiếu lập đỉnh lịch sử
815025f25e052a6005b39400d92b8e6b
tai-chinh
Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HoSE: PNJ) cho biết 7 tháng đầu năm nay, công ty ghi nhận 24.621 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng gần 31% so với cùng kỳ; lãi sau thuế 1.218 tỷ đồng, tăng 4%.
726c697f3b1f9710ac6da597a058c744
Được biết năm 2024, PNJ lên kế hoạch doanh thu thuần đạt 37.147,6 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế mục tiêu đạt mức kỷ lục hơn 2.089 tỷ đồng. Như vậy, PNJ đã thực hiện được lần lượt 66% và 58% mục tiêu doanh thu và lợi nhuận. Tính riêng tháng 7, doanh thu của PNJ ước đạt 2.508 tỷ đồng. Lãi sau thuế 51 tỷ đồng, là tháng ghi nhận mức lợi nhuận thấp nhất kể từ đầu năm, tiếp tục chứng kiến xu hướng đi xuống liên tục từ tháng 2 đến nay. Trong cơ cấu doanh thu 7 tháng đầu năm, chiếm tỷ trọng lớn nhất là mảng trang sức bán lẻ, tăng gần 15% so với cùng kỳ. Tiếp theo là vàng 24K (chiếm 39%) tăng 66,8% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp trung bình trong 7 tháng đạt 16,4%, giảm so với mức 18,7% cùng kỳ năm 2023 do sự thay đổi cơ cấu doanh thu của từng mảng kinh doanh. Về hoạt động phát triển hệ thống, tính đến cuối tháng 7, PNJ cho biết đã mở 17 cửa hàng mới và đóng 8 cửa hàng, qua đó nâng tổng số lượng trong hệ thống lên 409 cửa hàng. Con số này bao gồm 400 cửa hàng PNJ, 5 điểm bán Style by PNJ, 3 địa điểm kinh doanh CAO Fine Jewellery và 1 trung tâm kinh doanh sỉ. Được biết ngay trước thềm công bố kết quả kinh doanh tháng 7, trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu PNJ đã bất ngờ tăng tốc lên mức đỉnh lịch sử sau thời gian dài tích lũy. Theo đó, cổ phiếu PNJ đã tăng một mạch từ 96.900 đồng/cổ phiếu lên mốc cao mới 109.300 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu PNJ tăng vọt trong bối cảnh giá vàng thế giới vừa thiết lập mức đỉnh cao nhất mọi thời đại. Đóng cửa phiên giao dịch 23/8, PNJ giảm nhẹ 0,37% xuống mức 108.900 đồng/cổ phiếu, tuy nhiên cũng đã tăng hơn 27% so với đầu năm. Trong báo cáo mới đây, Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) cho rằng xu hướng tăng trưởng của PNJ được kỳ vọng sẽ tiếp tục trong nửa cuối năm 2024 nhờ sự hỗ trợ của mùa lễ hội và mua sắm cuối năm và sức mua người tiêu dùng có thể cải thiện trong năm 2025 khi bức tranh kinh tế toàn cảnh khả quan hơn. Bức tranh kinh doanh sáng sủa được kỳ vọng sẽ tạo đà cho cổ phiếu PNJ tăng. Tuy nhiên, các chuyên gia của Chứng khoán ACB cũng lưu ý rằng mức tăng trưởng của nửa cuối 2024 và năm 2025 của PNJ sẽ tiếp tục được thúc đẩy bởi đóng góp chính của mảng bán lẻ với mức tăng trưởng dự phóng 13,7% so với cùng kỳ cho năm 2024. Sự tăng trưởng đột biến đến từ mảng vàng 24K khó có thể xảy ra do một số biện pháp hạ nhiệt thị trường của chính phủ và các quy định về kinh doanh vàng cũng được thắt chặt hơn.
d1717385fa5d361b645003d79325db98
24/08/2024
88f54e4773c5b491dff0a406a43815d0
07:15
e285afe9b33fa917c60c19bb4cc67ddf
20240904
https://vietnamfinance.vn/quy-ngoai-mac-ket-fintech-viet-hep-cua-goi-von-moi-d115069.html
4c0bfc668398096d3941f50bf3cde090
Quỹ ngoại mắc kẹt, Fintech Việt hẹp cửa gọi vốn mới
d849ad1dfa57bfcf263e7bf585c44246
dau-tu
Thông thường, các quỹ đầu tư nước ngoài sẽ đầu tư trong khoảng 3-5 năm và sau đó thoái vốn để thu lợi nhuận. Tuy nhiên, sự thiếu hụt khung pháp lý cho Fintech tại Việt Nam đã tạo ra tâm lý e ngại cho các nhà đầu tư quốc tế, điều này làm chậm dòng chảy vốn ngoại vào các công ty Fintech Việt Nam.
d091fd66f1befecde45c097fc2f0af5d
Theo báo cáo toàn cảnh đầu tư năm 2023 của quỹ Nextrans Việt Nam, lĩnh vựcFintechdẫn đầu về dòng vốn đầu tư với 138 triệu USD, giảm nhẹ so với năm 2022. Xu hướng giảm này đã diễn ra trong hai năm liên tiếp, nhưng mức giảm đã thu hẹp sau khi giảm tới gần 74% vào năm 2022. Nguyên nhân của sự sụt giảm này, theo các chuyên gia và nhà quản lý quỹ, không chỉ do tình hình kinh tế khó khăn, mà còn do việc khó khăn trong việc rút vốn khỏi các Fintech tại Việt Nam. Ông Nguyễn Hoà Chung, Giám đốc Điều hành Quỹ đầu tư tư nhân của Công ty Chứng khoán Thiên Việt (TVS), cho biết rằng cơ hội thoái vốn khỏi Fintech ở Việt Nam là rất hạn chế. Tình trạng này không chỉ xảy ra trong nước mà còn là vấn đề chung của khu vực Đông Nam Á. “Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của các nhà đầu tư. Các quỹ đầu tư phải đối mặt với áp lực lớn từ các nhà đầu tư của họ. Khi không thể thoái vốn, dòng vốn mới vào quỹ để tiếp tục đầu tư sẽ bị hạn chế. Các nhà quản lý quỹ đang gặp khó khăn và không biết quá trình gọi vốn sẽ kéo dài bao lâu,” ông Chung chia sẻ. Đồng quan điểm, TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng khó khăn trong việc thoái vốn là một rào cản lớn đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Fintech Việt Nam. Thông thường, các quỹ đầu tư nước ngoài sẽ đầu tư trong khoảng 3-5 năm và sau đó thoái vốn để thu lợi nhuận. Tuy nhiên, sự thiếu hụt khung pháp lý cho Fintech tại Việt Nam đã tạo ra tâm lý e ngại cho các nhà đầu tư quốc tế. Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLAW, cho biết việc rút vốn của các quỹ ngoại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm điều khoản hợp đồng giữa quỹ và Fintech, cũng như tình hình thị trường. Bên cạnh đó, khả năng thanh khoản của công ty Fintech cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới khả năng thoái vốn của khối ngoại. Thị trường Fintech tại Việt Nam hiện chủ yếu tập trung vào thanh toán kỹ thuật số, trong khi các lĩnh vực khác như blockchain và tiền điện tử chưa phát triển đồng đều, điều này có thể hạn chế cơ hội thoái vốn. Ông nhấn mạnh rằng khả năng rút vốn ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp, làm giảm sự tin tưởng từ khách hàng nước ngoài, từ đó cản trở sự phát triển của ngành Fintech. Nếu không có nguồn lực từ khối ngoại, các Fintech Việt Nam sẽ gặp khó khăn và có thể tụt lại so với các nước khác trong và ngoài khu vực. Một trong những cách để các nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng rút vốn khỏi các công ty Fintech là thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) và niêm yết trên sàn chứng khoán. Khi một công ty được niêm yết, nó sẽ tạo ra một thị trường thứ cấp, cho phép các nhà đầu tư mua bán cổ phiếu dễ dàng hơn. Sau khi công ty niêm yết, nhà đầu tư có thể thoái vốn từng phần hoặc toàn bộ, tùy thuộc vào chiến lược đầu tư của họ và tình hình thị trường. Việc niêm yết cũng giúp xác định giá trị thị trường của công ty một cách công khai, cung cấp thông tin rõ ràng về giá cổ phiếu. Điều này tạo niềm tin cho nhà đầu tư về sự minh bạch và ổn định của công ty, đồng thời giúp công ty tiếp cận được nhiều nhà đầu tư khác nhau. Kết quả là, sự cạnh tranh gia tăng và định giá của công ty cũng được cải thiện. Theo LS Nguyễn Thanh Hà, việc niêm yết trên sàn chứng khoán trong hoặc ngoài nước cần được xem là một lựa chọn mang tính cam kết giữa các công ty Fintech và nhà đầu tư khi tiến hành gọi vốn. Đây là một cách phổ biến để tạo “đường lui” cho nhà đầu tư và đảm bảo rằng họ có thể thoái vốn một cách hiệu quả. Đơn cử như tại Bách hoá Xanh, đơn vị vừa thực hiện chào bán 5% vốn cho CDH Investment - công ty quản lý tài sản có trụ sở tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Ngay sau khi bán vốn thành công, ban lãnh đạo Công ty Đầu tư Thế giới Di động (MWG) đã hé lộ về kế hoạch niêm yết Bách hoá Xanh – một trong những cam kết của doanh nghiệp này với nhà đầu tư chiến lược khi thực hiện bán vốn. Tuy nhiên, khác với Bách hóa Xanh, theo đánh giá của LS Nguyễn Thanh Hà, việc niêm yết các công ty Fintech không phải là điều dễ dàng. Nguyên nhân đến từ các chi phí và quy định, tiêu chuẩn nghiêm ngặt khi lên sàn như minh bạch báo cáo tài chính, quản trị công ty và công bố thông tin,... mà nhiều Fintech tại Việt Nam khó có thể đáp ứng. Theo TS Lê Xuân Nghĩa, trở ngại lớn nhất để Fintech lên sàn là quy định về việc kinh doanh có lãi và không có lỗ luỹ kế. Theo đó, tình hình kinh doanh của các Fintech tại Việt Nam trong những năm vừa qua gần như không có lãi khi phải đầu tư lớn vào tài sản cố định, tài sản lưu động cùng các kế hoạch đốt tiền để giữ chân khách hàng. TS Lê Xuân Nghĩa đề xuất bỏ quy định về lãi - lỗ, đặc biệt đối với công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ để khuyến khích các Fintech lên sàn. Trên thực tế, các Fintech tại Việt Nam đang có xu hướng đăng ký kinh doanh hoặc mở chi nhánh, công ty con tại Singapore để có thể huy động vốn và IPO dễ dàng hơn. Theo TS Lê Xuân Nghĩa, đây là thiệt thòi lớn của Việt Nam khi các Fintech với lượng dữ liệu (database) khổng lồ nhưng lại buộc phải mở công ty ở Singapore, trong khi quốc gia này không phải “thiên thường thuế”. Dù vậy, các chuyên gia đánh giá việc niêm yết trên sàn chứng khoán vẫn phụ thuộc vào điều kiện thị trường, mong muốn, nhu cầu và chiến lược của Fintech do một số doanh nghiệp chưa sẵn sàng trong việc công bố công khai các thông tin về kết quả, kế hoạch kinh doanh, tình hình quản trị,...
8f8f0ef71f680f181e00bb25f604c295
24/08/2024
88f54e4773c5b491dff0a406a43815d0
07:00
fd375dee4843d6afdf6aeae485db529d
20240904
https://vietnamfinance.vn/bat-chu-tich-tap-doan-duoc-bao-chau-d115158.html
e54b7b9da69f4fbe5c17e9d76b5ef3ec
Bắt Chủ tịch Tập đoàn dược Bảo Châu
9846a569424f90f64fde56af5bdbad05
tin-tuc
Bà Nguyễn Lan Hương, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn dược Bảo Châu, bị cáo buộc lập khống hợp đồng kinh tế, phát hành hóa đơn bất hợp pháp với tổng tiền ghi trên 367 tỷ đồng.
cb21a8549aab4aa959fb7f6e1883a0df
Công an tỉnh Hà Giang vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam ba tháng với bà Nguyễn Lan Hương, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn dược Bảo Châu (trụ sở tại huyện Vị Xuyên, Hà Giang), về hành vi In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước, theo Điều 203 Bộ luật Hình sự năm 2015. Bà Hương bị cáo buộc lợi dụng các quy định của Nhà nước về điều kiện đăng ký thành lập doanh nghiệp, cơ chế tự khai tự nộp thuế, tự in, phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn để thành lập nhiều "công ty ma". Bà Hương sử dụng các công ty này vào việc thiết lập hợp đồng kinh tế không có thật, phát hành hóa đơn giá trị gia tăng bất hợp pháp để hợp thức nguyên liệu, hàng hóa đầu vào, đầu ra và hưởng khấu trừ thuế giá trị gia tăng cho Công ty Cổ phần Tập đoàn dược Bảo Châu; tăng giá trị kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích đáp ứng điều kiện tham gia thị trường chứng khoán, phát hành cổ phiếu để huy động vốn của các nhà đầu tư. Cơ quan điều tra cho rằng, trong năm 2022 đến 2023, tập đoàn Bảo Châu đã lập khống các hợp đồng kinh tế, phát hành hóa đơn giá trị gia tăng điện tử bất hợp pháp với tổng số tiền ghi trên 367 tỷ đồng.
25ce6c347d3b928a9b087067f555eb8b
24/08/2024
88f54e4773c5b491dff0a406a43815d0
17:26
15bbcb003f957af2e69f131b9a0a6a9b
20240904
https://vietnamfinance.vn/dau-tu-xd-va-tm-khanh-viet-lien-tuc-trung-thau-tram-ty-tren-san-nha-ha-tinh-d114817.html
1357fa3ff545b3fbcf019f6763efb3d6
Đầu tư XD và TM Khánh Việt: Liên tục trúng thầu trăm tỷ trên 'sân nhà' Hà Tĩnh
21d132ef195a238965083d74c950b491
doanh-nghiep
Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và thương mại Khánh Việt đã trúng nhiều gói thầu trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh với tư cách độc lập hoặc liên danh với tổng giá trị hàng trăm tỷ đồng.
74ead1ad283d987d98b0e76828ec2283
Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại Khánh Việt (Đầu tư XD và TM Khánh Việt), địa chỉ đăng ký đóng tại số 07, ngách 38, ngõ 84, đường Lê Hồng Phong, phường Trần Phú, TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh thành lập đi vào hoạt động từ ngày 29/01/2013 với vốn điều lệ đăng ký hoạt động ở mức 3 tỷ đồng. Đầu tư XD và TM Khánh Việt do ông Phan Quốc Khánh, sinh năm 1984, hộ khẩu thường trú tại khối phố Hợp Tiến, phường Thạch Linh, TP. Hà Tĩnh làm người đại diện kiêm giữ chức Giám đốc công ty. Theo tìm hiểu của VietnamFinance được biết, thời gian gần đây, Đầu tư XD và TM Khánh Việt trúng nhiều gói thầu ở tỉnh Hà Tĩnh với tỉ lệ giảm giá chưa đến 1%. Đáng chú ý, công ty này trúng nhiều gói thầu do UBND huyện Hương Khê làm chủ đầu tư. Mới đây, ngày 13/8/2024, ông Đặng Tuấn Anh – Phó chủ tịch UBND huyện Hương Khê ký ban hành Quyết định số 3374/QĐ-UBND về việc phê duyệt cho Đầu tư XD và TM Khánh Việt trúng Gói thầu Xây dựng đường GTNT thôn 5 đi thôn 6,7 xã Hương Thủy (Hương Khê, Hà Tĩnh). Dự án Đường GTNT thôn 5 đi thôn 6, 7 xã Hương Thủy, huyện Hương Khê có tổng mức đầu tư 14,7 tỷ đồng. Trong đó, Gói thầu số 01.XL dự này có giá dự toán 12.460.053.000 đồng, giá trúng thầu là 12.438.610.000 đồng, giảm giá mời thầu 21.443.000 đồng, đạt tỷ lệ tiết kiệm ngân sách Nhà nước 0,17%. Tại gói thầu này có sự tham gia dự thầu của 3 nhà thầu khác hoạt động trong lĩnh vực xây dựng xây dựng lâu năm trên địa bàn Hà Tĩnh là: Công ty CP Xây dựng Phú Tài Đức; Công ty CP Xây dựng Hải Dương; Công ty CP Xây dựng Hồng An cùng nộp hồ sơ tham gia dự thầu. Tuy nhiên, 3 nhà thầu này đều bị đánh giá trượt thầu ở hồ sơ với lý do không đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm... Trước đó, ngày 23/7/2024, ông Trần Quốc Bảo – Phó chủ tịch UBND huyện Hương Khê cũng đã ký ban hành Quyết định số 4201/QĐ-UBND phê duyệt Đầu tư XD và TM Khánh Việt là doanh nghiệp trúng Gói thầu số 01.XL: Xây dựng Nhà học bộ môn 03 tầng Trường THCS Chu Văn An thuộc dự án Nhà học bộ môn 03 tầng Trường THCS Chu Văn An, thị trấn Hương Khê, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Dự án dự án Nhà học bộ môn 03 tầng Trường THCS Chu Văn An có tổng mức đầu tư 14 tỷ đồng, sử dụng nguồn ngân sách huyện và huy động, lồng ghép các nguồn khác. Riêng gói thầu số 01.XL dự án này có giá dự toán 11.898.754.000 đồng, giá trúng thầu là 11.875.437.000 đồng (giảm so với giá mời thầu 23.317.000 đồng, tỉ lệ tiết kiệm 0,20%). Theo biên bản mở thầu, tại gói thầu này cũng có 3 doanh nghiệp cùng nộp hồ sơ tham gia dự thầu là: Công ty TNHH xây dựng Bình Tài; Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại 20/5; Công ty Công trình VIETTEL (có trụ sở đóng tại Hà Tĩnh và Hà Nội). Quá trình chấm thầu, 3 doanh nghiệp này bị trượt thầu do không đáp ứng yêu cầu năng lực và kinh nghiệm. Cũng ngay trong tháng 7/2024, Đầu tư XD và TM Khánh Việt được UBND huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh công nhận là nhà thầu trúng Gói thầu số 01.XL - Xây dựng Đường GTNT kết hợp phát triển kinh tế trang trại xã Hương Long, thuộc dự án Đường GTNT kết hợp phát triển kinh tế trang trại xã Hương Long có tổng mức đầu tư 14,9 tỷ đồng. Trong gói thầu 01.XL dự án này có giá dự toán 12.699.155.000 đồng. Sau khi loại 3 “ông lớn” trong lĩnh vực xây dựng là Công ty TNHH Xây dựng thương mại Biển Đông; Công ty CP đầu tư và XD Nguyên Hà; Công ty TNHH XDTM Hoàng Ngần (có trụ sở đóng tại Hà Tĩnh) do không đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm. Đầu tư XD và TM Khánh Việt trúng thầu với giá 12.667.055.000 (giảm 32.100.000 đồng so với giá dự toán)… Dữ liệu trên hệ thống đấu thầu Quốc gia cho thấy, từ năm 2019 đến nay, Đầu tư XD và TM Khánh Việt đã tham gia dự thầu 20 gói thầu trên địa bàn huyện Hương Khê, Hà Tĩnh đã trúng 19 gói thầu xây dựng trên địa bàn này. Tổng giá trị trúng thầu các dự án tại địa bàn huyện này đạt hơn 160,9 tỷ đồng. Ngoài tham gia dự thầu và trúng các gói thầu trên địa bàn huyện Hương Khê, Đầu tư XD và TM Khánh Việt còn được cho là doanh nghiệp khá "mát tay" trong dự dự thầu, trúng thầu hàng chục gói thầu xây dựng khác tại Hà Tĩnh. Đặc biệt, Đầu tư XD và TM Khánh Việt "quen mặt" tại các dự án do: Công ty TNHH và tư vấn Xây dựng Hoàng Phan (trụ sở đóng tại TP. Hà Tĩnh); Công ty TNHH Xây dựng Xuân Hoa (trụ sở đóng tại thôn Trung Nam, xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà); BQL dự án Đầu tư Xây dựng huyện Thạch Hà) trực tiếp mời thầu, chấm thầu. Cụ thể, Đầu tư XD và TM Khánh Việt tham gia dự thầu 05 gói thầu xây dựng do Công ty TNHH và tư vấn Xây dựng Hoàng Phan mời thầu và trúng thầu cả 05 gói với tổng giá trị trúng thầu hơn 10 tỷ đồng; Công ty TNHH Xây dựng Xuân Hoa mời thầu 05 gói thầu, Đầu tư XD và TM Khánh Việt tham gia dự thầu trúng 05 gói thầu với tổng giá trị trúng thầu hơn 20 tỷ đồng; Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thạch Hà thông báo mời thầu 04 gói thầu, Đầu tư XD và TM Khánh Việt tham gia dự thầu trúng 04 gói thầu với tổng giá trị trúng thầu hơn 27 tỷ đồng. Dữ liệu trên trên hệ thống Đấu thầu Quốc gia cho thấy, từ ngày được phê duyệt trên mạng đấu thầu quốc gia (20/12/2016) đến nay, Công ty CP Đầu tư xây dựng và Thương mại Khánh Việt đã tham gia dự thầu 67 gói thầu (trúng thầu 56 gói, 3 gói thầu chưa có kết quả, 1 gói thầu đã bị huỷ), đạt tổng giá trị trúng thầu hơn 360,4 tỷ đồng. Tỷ lệ trung bình giá trúng thầu so với giá dự toán đạt 99.93% (chỉ tính dựa trên các gói có công bố giá dự toán hoặc giá gói thầu)... Trúng thầu nhiều gói thầu trên 'sân nhà' Hà Tĩnh cũng đã đem lại kết quả kinh doanh cho Đầu tư XD và TM Khánh Việt khả quan trong những năm gần đây. Chứng minh năng lực tài chính trong hồ sơ sơ tham gia dự thầu, Công ty Khánh Việt cho biết, 3 năm gần đây nhất doanh nghiệp đạt doanh thu trung bình ở mức hơn 12,9 tỷ đồng/năm; giá trị lãi ròng đạt hơn 4,7 tỷ đồng/năm... Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Khánh Việt đăng ký vốn điệu lệ ban đầu ở mức 03 tỷ đồng do 3 cổ đông sáng lập gồm: Ông Nguyễn Văn Bảo, trú tại số nhà 01; ngõ 23, đường Trần Phú, phường Trần Phú, TP. Hà Tĩnh góp vốn 1,2 tỷ đồng (tương đương 40% cổ phần); ông Nguyễn Minh Hướng, trú tại số nhà 02a, đường Trần Phú, phường Trần Phú, TP. Hà Tĩnh góp vốn 1,05 tỷ đồng (tương đương 35% cổ phần) và ông Phan Quốc Khánh góp 750 triệu đồng (tương đương 25% cổ phần).Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Khánh Việt lấy mã ngành Xây dựng nhà các loại làm nghành hoạt động chính…
d57f7bff7ce4471bae007eadd562e467
24/08/2024
88f54e4773c5b491dff0a406a43815d0
14:30
999b1ad8231180184caf38ed6b540ed7
20240904
https://vietnamfinance.vn/giau-thu-nhap-va-no-nan-sai-lam-khien-vo-chong-tu-mat-tai-san-bay-hoi-d115089.html
eb398dedea95dce654ce255a7187cb50
“Giấu” thu nhập và nợ nần: Sai lầm khiến vợ chồng từ mặt, tài sản 'bay hơi'
5ab8ae6a7ed53dc45cb26e6dcae5aa63
tai-chinh
Tài chính trong hôn nhân là một chủ đề khá nhạy cảm, tuy nhiên nó lại quyết định tương đối lớn đến hạnh phúc gia đình. Thực tế hiện nay, trước khi kết hôn, nhiều bạn trẻ khá cởi mở và chia sẻ với nhau về vấn đề tiền bạc, ngược lại cũng không ít người “giấu” hoặc cho rằng đây là sự “riêng tư”, hậu quả là để lại những hệ luỵ xấu trong hôn nhân gia đình
e04c5fc36b87fa13ebb47a92c64557bd
“Hệ luỵ” lớn khi không minh bạch tài chính Thanh Thuý (29 tuổi), gốc Lạng Sơn, hiện đang sống ở Long Biên, Hà Nội cho biết, có quen chồng trong một dịp sinh nhật bạn, 2 người đi đến hôn nhân sau khoảng hơn 1 năm tìm hiểu. Trước khi kết hôn, Thuý cũng có nắm được thu nhập của bạn trai, tuy nhiên cũng không tìm hiểu quá kỹ càng, chỉ biết mỗi tháng bạn trai có đưa tiền đều đặn để tích lũy cho gia đình. Tuy nhiên, gần đây nhận thấy chồng có hỏi nhiều về tiền, qua tìm hiểu biết được đang đi xoay tiền bạn bè để trang trải chi phí và trả nợ. Theo Thanh Thuý, trước kết hôn chồng có vay mượn số tiền khoảng hơn 300 triệu đồng hùn vốn làm ăn với bạn, tuy nhiên dự án hiện nay đang gặp khó khăn, không mang lại được thu nhập hàng tháng, trong khi vẫn ngốn rất nhiều chi phí. “Anh ấy ít chia sẻ về việc làm ăn này, chỉ hay nói về công việc cơ quan, nhiều lần có hỏi dò nhưng thường bị lảng tránh, nên mình cũng ít quan tâm sâu”, Thanh Thuý nói thêm. Theo Thuý, số tiền tuy không quá lớn nhưng sau dịch Covid-19, thu nhập của 2 vợ chồng đều giảm sút, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Không có quỹ dự phòng, Thuý đã phải cắt giảm tiền học của con bằng cách chuyển từ trường tư thục sang học trường công, cũng như cắt giảm các khoản khi phí không thiết yếu khác. “Khoảng 2 năm nay, vợ chồng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn trongtài chính gia đìnhvì khoản nợ trước đó và việc không rõ ràng về tiền bạc trước hôn nhân”, Thanh Thuý bộc bạch thêm. Tương tự, chị Minh Huệ (35 tuổi) ở Đống Đa, Hà Nội, cho biết, gia đình chị từng có thời gian khá dài trong tình trạng “tiền anh anh tiêu, tiền tôi tôi tiêu”, không ai liên quan đến ai, chỉ duy trì trách nhiệm với con cái và sinh hoạt chung. Lý do là cả 2 đều bày tỏ quan điểm không muốn chia sẻ với nhau về tài chính trước hôn nhân và cả sau hôn nhân. “Anh ấy làm ở công ty Luật, còn tôi là chủ cửa hàng thực phẩm, tài chính không ai liên quan đến nhau”, chị Huệ nói thêm. Tuy nhiên, theo chị Huệ, việc này mang lại khá nhiều hệ luỵ trong tài chính gia đình. Tranh cãi thường xuyên xảy ra liên quan đến các khoản tiền chung, tiền riêng. Bên cạnh đó, sau 5-6 năm kéo dài tình trạng như vậy, mặc dù kiếm ra khá nhiều tiền nhưng tích luỹ chẳng được bao nhiêu, do 2 vợ chồng không cùng một mục tiêu và kế hoạch tài chính. Ngoài ra, sau hôn nhân, cả 2 đều phải chịu trách nhiệm liên đới đối với các khoản nợ. Trường hợp của chị Nguyễn Thị Anh (33 tuổi), gốc Hoà Bình còn “bi đát” hơn. Theo chị Anh, việc không rõ ràng về tài chính trước khi kết hôn là nguyên nhân khiến hôn nhân gia đình chị đổ vỡ. Chị Anh kết hôn sau chưa đầy 6 tháng tìm hiểu, tuy nhiên sau khi cưới, chị phát hiện ra chồng có vay tiền để chơi trò chơi trực tuyến. “Cứ nghĩ ông chỉ tham gia chơi giải trí, ai ngờ là game ăn tiền”, chị Anh kể. Sau khi hỏi han thông tin, chị Anh mới ngã ngửa rằng trước kết hôn chồng mình đã vay mượn rất nhiều nơi, từ anh em bạn bè trong phân xưởng, đến họ hàng, thậm chí vay cả tín dụng đen mà bản thân chị chủ quan, không hề hay biết. “Lần 1 thì chồng chia sẻ là nợ khoảng 200 triệu đồng, chưa được 1 tháng sau con số lại lên đến hơn 300 triệu đồng, lần cuối cùng họp gia đình 2 bên thì chồng thừa nhận là đang vay mượn đến gần 500 triệu đồng. Hiện các khoản nợ trong tình trạng vay chỗ nọ, đắp chỗ kia”, chị Anh chia sẻ thêm. Không thể chịu đựng được với số tiền nợ quá nhiều so với thu nhập của 2 vợ chồng, và ông xã không có dấu hiệu thay đổi, vẫn ham mê đỏ đen khiến số nợ ngày càng tăng, chị Anh đã quyết định ly hôn sau hơn 1 năm chung sống. Trong những năm qua, tình trạng ly hôn ngày càng gia tăng ở các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh những lý do ly hôn hàng đầu như không hợp tính cách sau một thời gian sống chung hoặc ngoại tình thì những bất đồng về tiền bạc trước và sau hôn nhân đang trở thành một nguyên nhân ly hôn nổi cộm. Các cặp đôi thiếu các kỹ năng giao tiếp cần thiết để giải quyết những vấn đề bất đồng về tài chính. Việc không rõ ràng các nguồn thu nhập, các kênh đầu tư, các khoản nợ, hoặc trách nhiệm tài chính với cha mẹ… khiến 2 vợ chồng không chung một mục tiêu tài chính, khiến tài sản tích lũy không được bao nhiêu, hoặc đầu tư sai lầm đến khi vỡ lở, rất dễ gây tổn thương tài chính, mất lòng tin, khiến cuộc sống hôn nhân căng thẳng, nhiều trường hợp đổ vỡ đáng tiếc. Đừng để tiền bạc là vấn đề tế nhị Theo bà Vũ Thị Hương, chuyên giaHoạch định Tài chính cá nhântại Công ty FIDT, thực tế hiện nay, rất nhiều người Việt bị ảnh hưởng về quan niệm “tiền bạc là vấn đề tế nhị”, có ít cặp đôi chú trọng về việc trao đổi thẳng thắn quan điểm cá nhân về tiền bạc. Chính vì vậy, việc thảo luận và thống nhất về góc nhìn tài chính trước khi kết hôn mang lại những lợi ích quan trọng trong việc xây dựng nền tảng vững chắc cho hôn nhân. Đầu tiên, việc chia sẻ sẽ tạo sự minh bạch và tin tưởng lẫn nhau. Khi cả hai bên đều biết rõ về tình hình tài chính của nhau, từ thu nhập, nợ nần đến các khoản tiết kiệm, họ sẽ dễ dàng hiểu và cảm thông với nhau hơn, từ đó giảm thiểu các mâu thuẫn liên quan đến tiền bạc. Thứ hai, việc chia sẻ tài chính giúp các cặp đôi cùng nhau lập kế hoạch cho tương lai. Bằng cách thảo luận và thiết lập các mục tiêu tài chính chung như mua nhà, sinh con, hoặc tiết kiệm hưu trí, trả nợ vay cả hai sẽ có động lực và sự hỗ trợ lẫn nhau để đạt được những mục tiêu đó. Điều này không chỉ giúp quản lý tài chính hiệu quả hơn mà còn tăng cường sự gắn kết giữa hai người. Thứ ba, chia sẻ tài chính trước khi kết hôn giúp phát hiện và giải quyết các vấn đề tiềm ẩn. Nếu một trong hai bên có nợ nần hoặc thói quen chi tiêu không lành mạnh, việc thảo luận trước sẽ giúp tìm ra các giải pháp và chiến lược quản lý nợ hợp lý. “Điều này đảm bảo rằng cả hai đều có sự chuẩn bị tốt nhất khi bước vào cuộc sống hôn nhân, tránh được những bất ngờ không mong muốn về tài chính”, bà Hương nói thêm. Cũng theo chuyên gia Vũ Thị Hương, để giảm nguy cơ bản thân sẽ rơi vào tình huống éo le, các cặp đôi cần lưu ý một số điều sau trước và trong hôn nhân. Thứ nhất, hãy thẳng thắn thảo luận về tình hình tài chính hiện tại. Việc trao đổi chi tiết về tình hình tài chính của nhau là điều vô cùng quan trọng. Các cặp đôi cần minh bạch về thu nhập hiện tại từ công việc chính cũng như các khoản thu nhập khác, các khoản nợ nần như nợ sinh viên, nợ thẻ tín dụng, hay nợ vay mua tài sản. Bên cạnh đó cần liệt kê các tài sản hiện có như tiết kiệm, bất động sản hay các khoản đầu tư khác. Để rõ ràng chuyện tài chính hôn nhân, hai vợ chồng bắt buộc phải công khai thu nhập. Cả vợ và chồng không được giấu giếm nhau bất cứ một điều gì từ lương thưởng cho tới các khoản nợ hay các khoản đầu tư tài chính khác. Thứ hai, sau khi đã nắm rõ tình hình tài chính của nhau, các cặp đôi cần thiết lập mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn. Việc này sẽ giúp cả hai tiến tới một mục tiêu chung, tạo ra sự đồng lòng, sự hỗ trợ lẫn nhau để đạt được mục tiêu đó. Khi độc thân có thể tiêu như thế nào cũng được nhưng khi có gia đình rồi thì sẽ khác. Khi đã có gia đình, mọi quyết định chi tiêu phải phù hợp với mục tiêu chung của cả hai vợ chồng. Để xây dựng được một mục tiêu tài chính hiệu quả, các cặp đôi có thể áp dụng phương pháp SMART (Specific - Cụ thể, Measurable - Đo lường được, Achievable - Khả thi, Relevant - Liên quan, Time-bound - Có thời hạn). Ví dụ, thay vì nói “chúng ta cần tiết kiệm tiền”, một mục tiêu SMART cụ thể sẽ là: “Chúng ta sẽ tiết kiệm 1,5 tỷ đồng đồng để mua nhà trong vòng 5 năm tới, bằng cách dành ra 25 triệu đồng mỗi tháng từ thu nhập hàng tháng”. Mục tiêu này rõ ràng, có thể đo lường được, khả thi, phù hợp với hoàn cảnh và có thời hạn cụ thể, giúp cả hai dễ dàng theo dõi và đạt được mục tiêu. Thứ ba, từ thu nhập chung, cặp đôi sẽ thực hiện phân bổ một tỷ lệ phù hợp vào tiết kiệm và đầu tư, chi tiêu thiết yếu và chi tiêu thụ hưởng. Mức phân bổ sẽ phụ thuộc vào tình hình thu nhập, điều kiện tài chính, số người phụ thuộc. Một phương pháp phân bổ chi tiêu mà các cặp đôi có thể sử dụng đó là phương pháp 50/30/20. 50% phân bổ cho các khoản chi tiêu thiết yếu như tiền nhà, tiền điện nước, thực phẩm, bảo hiểm. 30% cho các nhu cầu mong muốn như tiền mua sắm, ăn ngoài, du lịch, các sở thích cá nhân. 20% còn lại cho tiết kiệm và đầu tư. Trong phần tiết kiệm, việc trích lập một quỹ dự phòng chung của cả hai để đối phó với những tình huống bất ngờ trong cuộc sống là rất cần thiết. Quỹ dự phòng nên bao gồm từ 3 cho đến 6 tháng chi tiêu cơ bản. Các cặp đôi có thể sử dụng vàng, tiền gửi tiết kiệm ngân hàng để làm quỹ dự phòng khẩn cấp. Thứ tư, quản lý nợ hiệu quả là một yếu tố quan trọng giúp các cặp đôi duy trì sự ổn định tài chính và tránh căng thẳng trong hôn nhân. Trước tiên, các cặp đôi nên lập danh sách tất cả các khoản nợ hiện có, bao gồm nợ thẻ tín dụng, vay mua nhà, và nợ sinh viên. Sau đó, cần xác định thứ tự ưu tiên trả nợ dựa trên lãi suất và số tiền nợ, tập trung trả những khoản nợ có lãi suất cao trước để giảm chi phí lãi suất tổng thể. Một kế hoạch ngân sách cụ thể nên được thiết lập, bao gồm việc dành ra một phần thu nhập hàng tháng để trả nợ. Việc này giúp đảm bảo các khoản nợ được thanh toán đúng hạn và không phát sinh thêm nợ mới. Hơn nữa, các cặp đôi cần duy trì giao tiếp minh bạch và thường xuyên về tình hình nợ nần và tiến độ trả nợ, đồng thời tìm kiếm các giải pháp như tái tài trợ hoặc hợp nhất nợ nếu cần thiết để quản lý nợ một cách hiệu quả hơn. Bằng cách thực hiện các bước này, các cặp đôi có thể kiểm soát nợ nần, giảm bớt áp lực tài chính và tập trung vào các mục tiêu tài chính dài hạn. Các chuyên gia tài chính đều đồng ý rằng, rất nhiều khía cạnh của cuộc sống đều liên quan mật thiết đến vấn đề tài chính. Do vậy, việc chia sẻ tài chính trước khi kết hôn không chỉ giúp xây dựng sự tin tưởng và minh bạch mà còn tạo ra nền tảng vững chắc cho một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc và bền vững. Nếu cảm thấy cần thiết, các cặp đôi nên tìm đến các chuyên giatài chính cá nhânđể được tư vấn và xây dựng một kế hoạch tài chính tổng thể. Việc này không chỉ đảm bảo sự ổn định tài chính mà còn giúp cả hai cùng nhau hướng tới những mục tiêu chung một cách hiệu quả và an toàn.
ba448a09be04fdb73a5d1320d6b80ca7
24/08/2024
88f54e4773c5b491dff0a406a43815d0
09:30
181c7e51fbea0547844849ff25a71ae0
20240904
https://vietnamfinance.vn/fed-cho-biet-da-den-luc-ha-lai-suat-chung-khoan-thang-hoa-d115137.html
4557c0d697f47d3895251ce187c43115
Fed tuyên bố 'đến lúc' hạ lãi suất, chứng khoán lập tức thăng hoa
96e048025c18433bfc6f05c84e4c55e2
tin-the-gioi
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết "đã đến lúc" ngân hàng trung ương phải điều chỉnh chính sách tiền tệ, báo hiệu rằng việc cắt giảm lãi suất có thể sớm giúp giảm chi phí vay cho người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ.
fd8f72ee426cc7eeaf7dc60d8d8b7176
Phát biểu tại cuộc họp thường niên Fed tổ chức ở Jackson Hole, Wyoming,Chủ tịch Jerome Powellcho biết: "Đã đến lúc chính sách phải điều chỉnh", cũng là lời khẳng định mạnh mẽ nhất từ ​​trước đến nay rằng lãi suất sẽ sớm được cắt giảm. “Hướng đi đã rõ ràng, thời điểm và tốc độ cắt giảm lãi suất sẽ phụ thuộc vào dữ liệu đầu vào, triển vọng đang thay đổi và sự cân bằng của các rủi ro”, ông Powell cho biết. Trong bối cảnh thị trường đang chờ đợi định hướng về chính sách tiền tệ, Chủ tịch Fed lại tập trung nhiều hơn vào việc xem xét lại nguyên nhân gây ra lạm phát dẫn đến 13 lần tăng lãi suất mạnh mẽ từ tháng 3/2022 đến tháng 7/2023. Lãi suất quỹ liên bang hiện ở mức từ 5,25-5,5%, mức cao nhất trong vòng 23 năm. Trong khi đó, dữ liệu về chỉ số giá tiêu dùng CPI - thước đo lạm phát yêu thích của Fed, cho thấy tỷ lệ lạm phát ở mức 2,5% vào tháng 7, giảm so với mức 3,2% của một năm trước và thấp hơn nhiều so với mức đỉnh trên 7% vào tháng 6/2022. Do đó, ông Powell cho rằng lạm phát đã có tiến triển đáng kể và vì vậy Fed hiện có thể tập trung vào mục tiêu khác trong nhiệm vụ kép của mình, cụ thể là đảm bảo nền kinh tế duy trì mức độ việc làm đầy đủ. “Lạm phát đã giảm đáng kể. Thị trường lao động không còn quá nóng nữa và các điều kiện hiện nay ít chặt chẽ hơn so với trước đại dịch. Các hạn chế về nguồn cung đã trở lại bình thường. Và sự cân bằng rủi ro đối với hai nhiệm vụ của chúng tôi đã thay đổi”, ông Powell nói. Chủ tịch Fed cũng cam kết rằng “chúng tôi sẽ làm mọi thứ có thể” để đảm bảo thị trường lao động mạnh mẽ và kiểm soát được lạm phát. "Với việc nới lỏng chính sách một cách hợp lý, có lý do chính đáng để tin rằng nền kinh tế sẽ quay trở lại mức lạm phát 2% trong khi vẫn duy trì thị trường lao động mạnh mẽ", theo ông Jerome Powell. Thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 9, mặc dù Chủ tịch Fed không đề cập tới thời điểm cụ thể trong bài phát biểu của mình. Trước đó, biên bản cuộc họp của ủy ban thị trường mở (FOMO) tháng 7, cũng lưu ý rằng “phần lớn” các quan chức tin rằng việc cắt giảm vào tháng 9 sẽ phù hợp miễn là không có bất ngờ về dữ liệu kinh tế. Một câu hỏi khác cũng chưa được giải đáp sau bài phát biểu của Chủ tịch Fed là về quy mô của đợt cắt giảm lãi suất sắp tới. Tuy nhiên, phần lớn thị trường đều tin rằng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ đưa ra mức cắt giảm 0,25%. Nhưng cũng theo các chuyên gia, nếu dữ liệu việc làm của tháng 8 yếu hơn dự kiến, điều đó có thể làm tăng khả năng cắt giảm lớn hơn 0,5%. Báo cáo việc làm tháng 8 dự kiến sẽ được công bố vào ngày 6/9. "Chúng tôi tiếp tục kỳ vọng một đợt cắt giảm lãi suất thận trọng (0,25%), nhưng ông Powell đã nhấn mạnh quan điểm mà chúng tôi đã đưa ra rằng Fed có thể tăng tốc độ cắt giảm lãi suất nếu thị trường lao động xấu đi bất ngờ", bà Kathy Bostjancic, nhà kinh tế trưởng của Nationwide, lưu ý. Bà Kathy nói thêm rằng bà kỳ vọng sẽ có thêm các đợt cắt giảm lãi suất khác trước khi kết thúc năm, đưa tổng mức cắt giảm xuống vào khoảng 0,75% vào cuối năm, đồng thời đưa ra dự đoán sẽ có thêm nhiều đợt cắt giảm khác nếu tăng trưởng việc làm chậm lại đột ngột. Lãi suất thế chấp đã giảm xuống mức thấp nhất trong 15 tháng, trước kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang sẽ cắt giảm lãi suất chuẩn vào tháng tới lần đầu tiên trong 4 năm. Nhưng việc cắt giảm lãi suất từ ​​0,25-0,5% có thể chỉ tạo ra những thay đổi nhỏ trong chi phí vay cho người tiêu dùng, theo ông Ted Rossman, nhà phân tích ngành cấp cao tại Bankrate. Mặc dù vậy, các chuyên gia cũng lưu ý rằng lãi suất thế chấp có thể tiếp tục giảm, đặc biệt là nếu lạm phát tiếp tục giảm và thị trường việc làm cho thấy một số điểm yếu. Ông Ted cho biết: "Theo quan điểm của người tiêu dùng, điều quan trọng cần lưu ý là lãi suất thấp hơn sẽ là một quá trình dần dần. Việc giảm lãi suất có thể chậm hơn nhiều so với loạt đợt tăng lãi suất đã nhanh chóng đẩy lãi suất quỹ liên bang lên cao hơn 5,25% vào năm 2022 và 2023". Ông Ted nói thêm rằng mặc dù lãi suất thế chấp đã giảm nhưng vẫn chưa có thay đổi đáng kể nào về lãi suất thẻ tín dụng hoặc lãi suất cho vay mua ô tô tại Mỹ. Cổ phiếu bắt đầu tăng khi ông Jerome Powell bắt đầu bài phát biểu của mình, trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm mạnh. Theo ghi nhận của CNBC, tại Phố Wall, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 458 điểm, tương đương 1,1%. Chỉ số S&P 500 tăng 1% và Nasdaq Composite tăng 1,3%. Cổ phiếu công nghệ tăng mạnh khi các nhà đầu tư ngày càng hy vọng rằng môi trường lãi suất thấp hơn sẽ có lợi cho nhóm này. Cổ phiếu Tesla và Nvidia đều tăng hơn 3%, trong khi Advanced Micro Devices (AMD) tăng hơn 2%. Các cổ phiếu vốn hóa nhỏ cũng tăng nhờ triển vọng này, với chỉ số Russell 2000 tăng khoảng 3%. Naeem Aslam, giám đốc đầu tư tại Zaye Capital Markets, cho biết: “Bình luận của ông Powell đã mang lại rất nhiều sự phấn khích cho các nhà giao dịch, mặc dù nhiều người mong đợi Fed sẽ nói rằng đã đến lúc phải điều chỉnh". Tại châu Âu, chỉ số Stoxx 600 của khu vực tăng 0,32% vào lúc 3h52 chiều giờ London, kéo dài mức tăng trước đó. Đồng bảng Anh giao dịch cao hơn 0,83% so với USD ở mức 1,319 USD đổi 1 bảng — mức cao nhất trong hơn 2 năm, trong khi đồng EUR tăng 0,5% lên 1,117 USD.
bdef2c99a297cf4ae2d88bf2bbf5a01e
24/08/2024
88f54e4773c5b491dff0a406a43815d0
07:30
8be44451b938c72bccfa783dbb3e81d1
20240904
https://vietnamfinance.vn/pho-tong-giam-doc-flc-xin-tu-nhiem-truoc-ngay-dai-hoi-bat-thuong-d115147.html
4d6c12a03c56d5af367cdb1b0d5de388
Phó Tổng Giám đốc FLC xin từ nhiệm ngay trước ĐHCĐ bất thường
6452308fe939a305c7866b2a7aacbf3c
nhan-vat
Bà Trần Thị Hương - Phó Tổng Giám đốc thường trực, người phụ trách quản trị Tập đoàn FLC - xin thôi giữ các chức vụ tại tập đoàn này. Quyết định của bà Hương đưa ra sau khi FLC triệu tập họp đại hội đồng cổ đông bất thường.
28bc3957524b832836bb764b8448e9d7
Công ty CP Tập đoàn FLC (UPCOM: FLC) vừa công bố nghị quyết của Hội đồng quản trị (HĐQT) về việc thôi giữ các chức vụ của bà Trần Thị Hương - Phó Tổng Giám đốc thường trực, người phụ trách quản trị Tập đoàn FLC - tại tập đoàn này. Cụ thể, HĐQT FLC chấp thuận đề nghị thôi giữ chức vụ phó tổng giám đốc thường trực và người phụ trách quản trị công ty của bà Hương kể từ ngày 22/8/2024. Bên cạnh đó, HĐQT FLC cũng thông qua việc nhận đơn xin thôi giữ chức vụ thành viên HĐQT của bà Trần Thị Hương. Đối với đơn xin từ nhiệm chức vụ thành viên HĐQT, HĐQT FLC sẽ tiến hành các thủ tục trình ĐHĐCĐ kỳ họp gần nhất, miễn nhiệm bà Hương theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty. Ông Lê Tiến Dũng - thành viên HĐQT kiêm tổng giám đốc FLC - được bổ nhiệm giữ chức vụ người phụ trách quản trị công ty thay thế cho bà Hương. Bà Trần Thị Hương sinh năm 1983, là Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Đại học Northumbria (Vương quốc Anh), Cử nhân Kinh doanh Quốc tế tại Đại học Ngoại thương, Hà Nội. Trước khi giữ chức phó tổng giám đốc của FLC từ ngày 22/12/2022, bà Hương từng nắm giữ vị trí quản lý cấp cao tại nhiều doanh nghiệp bất động sản, chứng khoán, giáo dục như tổng giám đốc CTCP Đầu tư Kinh doanh phát triển Bất động sản FLCHomes; giám đốc nhân sự CTCP Phát triển và Đầu tư Đô thị Việt Hưng; trưởng ban nhân sự Tập đoàn FLC… Tại ĐHĐCĐ bất thường tổ chức ngày 4/3/2023, bà Hương được bầu làm thành viên HĐQT, thay cho các thành viên cũ đã từ nhiệm của FLC. Đến ngày 16/5/2023, bà Hương kiêm nhiệm thêm vị trí người phụ trách quản trị công ty, thay thế cho ông Doãn Hữu Đoàn. Ở một diễn biến liên quan, FLC bất ngờ triệu tập họp đại hội đồng cổ đông bất thường. Danh sách cổ đông tham dự họp sẽ được chốt vào ngày 12/9 tới. Thời gian và địa điểm họp chưa được công bố. Tại đại hội lần này, cổ đông FLC sẽ tiến hành miễn nhiệm, bầu bổ sung thành viên HĐQT, ban kiểm soát; sửa đổi quy chế hoạt động của HĐQT, ban kiểm soát... Hiện FLC chưa tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Tại đại hội bất thường diễn ra vào tháng 2 vừa qua, FLC đã bầu bổ sung ông Lê Tiến Dũng và ông Ngô Đặng Hoàng Anh vào HĐQT. Đồng thời, FLC thống nhất chuyển trụ sở chính sang địa chỉ Tầng 5, Tòa nhà FLC Landmark Tower, Hà Nội. Theo báo cáo tại kỳ họp hồi tháng 2, tổng giá trị tài sản của FLC ước tính đạt hơn 21.000 tỷ đồng, giảm khoảng 42% so với mức 36.216 tỷ đồng vào cuối quý II/2022. FLC cũng điều chỉnh giảm 60% nhân sự sau quá trình tái cơ cấu, sáp nhập 50% các phòng ban và thành lập mới ban kinh doanh và chiến lược, phòng công nghệ thông tin. Doanh nghiệp đặt mục tiêu thu về hơn 1.187 tỷ đồng từ mảng kinh doanh bất động sản trong năm 2024. Doanh thu từ mảng du lịch nghỉ dưỡng đạt 1.213 tỷ đồng. Ngày 5/8, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội đã tuyên án phạt 50 bị cáo trong vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; thao túng thị trường chứng khoán; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán” xảy ra tại Tập đoàn FLC. Bị cáo Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC, bị tuyên 18 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, 3 năm tù về tội “Thao túng thị trường chứng khoán”. Tổng hợp hình phạt chung với ông Quyết là 21 năm tù.
bc63231d629e74fbb6c1c6a342bfd822
24/08/2024
88f54e4773c5b491dff0a406a43815d0
10:51
b1288160cb2aaa1d97b4c0672d32b002
20240904
https://vietnamfinance.vn/de-xuat-keo-dai-thoi-gian-thi-diem-cho-nguoi-viet-vao-choi-casino-d115150.html
8a29fe6a886ac9b47e7362a71ed2573b
Đề xuất kéo dài thời gian thí điểm cho người Việt vào chơi casino
305bf176e58490df5dbfe73b68b74606
tai-chinh
Bộ Tài chính đề xuất kéo dài việc thí điểm cho người Việt vào chơi tại điểm kinh doanh casino Phú Quốc đến hết ngày 31/12/2024. Với doanh nghiệp kinh doanh casino khác, thời gian thí điểm là 3 năm.
4553ef1edc42413d17363cb9330996e1
Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ Dự thảo Nghị định sửa đổi khoản 2 Điều 12 của Nghị định số 03/2017/NĐ-CP về kinh doanh casino. Theo Dự thảo Nghị định, doanh nghiệp kinh doanh casino đầu tiên được phép thí điểm cho người Việt vào chơi, thời gian thí điểm đến hết ngày 31/12/2024. Còn với doanh nghiệp kinh doanh casino khác, thời gian thí điểm là 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino. Bên cạnh đó, Dự thảo Nghị định cũng quy định Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố nơi có doanh nghiệp được phép thí điểm cho người Việt vào chơi casino thực hiện tổng kết, đánh giá. Sau đó, cấp có thẩm quyền sẽ xem xét, quyết định chấm dứt hoặc tiếp tục thí điểm. Kết thúc thời gian thí điểm mà Chính phủ chưa ban hành nghị quyết thì doanh nghiệp thực hiện thí điểm tạm dừng cho người Việt vào chơi casino. Theo Bộ Tài chính, việc quy định cụ thể thời gian thí điểm và cách thức đánh giá việc kết thúc thí điểm cho người Việt Nam vào chơi tại điểm kinh doanh casino là cơ sở để các bộ, ngành đánh giá hoạt động thí điểm tại điểm kinh doanh casino, đồng thời giúp doanh nghiệp thực hiện thí điểm chủ động kinh doanh, có phương án kinh doanh phù hợp. Năm 2016, Bộ Chính trị đồng ý cho 2 dự án casino tại Phú Quốc (Kiên Giang) và Vân Đồn (Quảng Ninh) được phép thí điểm cho người Việt vào chơi. Nhưng hiện mới có dự án casino tại Phú Quốc triển khai kinh doanh. Tháng 1/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 03/2017/NĐ-CP về kinh doanh casino, cho phép người Việt Nam vào chơi casino trong vòng 3 năm kể từ ngày doanh nghiệp kinh doanh casino đầu tiên được phép thí điểm. Vào tháng 5 năm 2024, Bộ Chính trị đồng ý kéo dài thời gian thí điểm đến hết năm 2024 đối với dự án casino tại Phú Quốc. Trong khi đó, dự án casino tại Vân Đồn, thời gian thí điểm là 3 năm kể từ ngày dự án bắt đầu kinh doanh. Tháng 6 năm nay, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng và ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 03 về kinh doanh casino (sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12) theo trình tự, thủ tục rút gọn. Đầu tháng 7 vừa qua, lãnh đạo Chính phủ đồng ý với đề xuất trên của Bộ Tài chính. Đến nay, có 9 dự án casino đang hoạt động tại Việt Nam. Trong đó, có 6 casino quy mô nhỏ và 3 casino quy mô lớn. Năm 2023, hoạt động kinh doanh casino nộp ngân sách Nhà nước 2.541 tỷ đồng, tạo ra khoảng 8.500 việc làm.
648c6afb5d8d58f7928f4a2da2243994
24/08/2024
88f54e4773c5b491dff0a406a43815d0
12:16
369b9379e29f64f2c6e428e89da00d2c
20240904
https://vietnamfinance.vn/tphcm-vuot-bay-thu-nhap-trung-binh-vuon-len-trung-tam-kinh-te-tai-chinh-khu-vuc-d115148.html
727a5f269492a24d8deb2193fd721bbd
TP.HCM: Vượt bẫy thu nhập trung bình, vươn lên trung tâm kinh tế tài chính khu vực
4347cb1f4d62112550e489732852b727
vi-mo
Theo các chuyên gia, Việt Nam còn 10 năm nữa để quyết định việc vượt qua bẫy thu nhập trung bình hay vẫn 'luẩn quẩn ở tầng dưới'. Do đó, TP. HCM cần tìm ra những điểm nghẽn, vấn đề then chốt cần thay đổi để vượt qua bẫy thu nhập trung bình giai đoạn này.
de78910c92e7b6d4fffddc7e6625b291
Ngày 24/8, UBND TP. HCM tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến chuyên gia cho định hướng phát triển kinh tế - xã hội TP. HCM giai đoạn 2026-2030. Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi cho biết, cho biết mục tiêu đến năm 2030 là TP.HCM trở thành thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình, năng động sáng tạo, có nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo đó, để TP.HCM đạt được mục tiêu này và đạt được ở mức nào trong yếu tố ‘văn minh – hiện đại’ thì cần có những định lượng về mặt mục tiêu để từ đó xác định nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Hay mục tiêu ‘thành phố dịch vụ – công nghiệp hiện đại, đầu tàu kinh tế số, xã hội số, trung tâm kinh tế tài chính – thương mại – văn hóa – giáo dục – khoa học công nghệ của cả nước’, cần xác định công nghiệp thành phố đến năm 2030 sẽ ra sao, dịch vụ sẽ như thế nào để định lượng và chọn trọng tâm, hướng đi cùng các giải pháp thực hiện… Từ nay cho đến cuối năm sau, TP. HCM phải tập trung hoàn thiện mục tiêu, chỉ tiêu của nhiệm kỳ và cũng là gỡ những điểm nghẽn cơ bản có tính chất đặt những nền tảng cho nhiệm kỳ 2025–2030. Người đứng đầu chính quyền thành phố chia sẻ thêm, Việt Nam còn 10 năm nữa để quyết định việc vượt qua bẫy thu nhập trung bình hay vẫn 'luẩn quẩn ở tầng dưới'. Do đó, TP. HCM cần tìm ra những điểm nghẽn, vấn đề then chốt cần thay đổi để vượt qua bẫy thu nhập trung bình giai đoạn này. Theo TS Trần Du Lịch - Chủ tịch Hội đồng Tư vấn triển khai Nghị quyết 98, nhiệm vụ trọng tâm đối với TP.HCM thời gian tới là tận dụng thời cơ, khai thác nguồn lực để tăng trưởng nhanh, bền vững. Để vượt qua bẫy thu nhập trung bình, tổng sản phẩm (GRDP) bình quân đầu người của địa phương cần đạt 14.500 USD. Về cơ hội để tận dụng giai đoạn 2026-2035, TP.HCM cùng cả nước cần tận dụng nguồn nhân lực trẻ trước khi bước vào giai đoạn già hóa kinh tế. Cơ hội nữa là Việt Nam có tiềm năng để phát triển các ngành công nghệ cao như phần mềm, chip bán dẫn... Các ngành này sẽ góp phần để TP.HCM chiếm vị trí quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu và đi đầu cả nước. Đây mới là những ngành có khả năng tăng năng suất 30-40% mỗi năm. Góp ý về những điều TP.HCM cần tập trung trong 5 năm tới, TS Trần Du Lịch cho rằng, công việc bận rộn nhất của địa phương là hình thành 183km đường sắt đô thị trong 10 năm theo đề án. Đây là nhiệm vụ rất lớn mà TP.HCM cần vượt qua. TP.HCM cũng cần hoàn thiện việc sơ kết, tổng kết Nghị quyết 98 để hoàn chỉnh mô hình chính quyền đô thị, kiến nghị một đạo luật đô thị đặc biệt. Ngoài ra, để đạt mục tiêu trở thành thành phố văn minh, hiện đại, TP. HCM cần chỉnh trang lại các khu nhà trên và ven kênh rạch, nhà ổ chuột, thông các đường hẻm, giải quyết các vấn đề của khu Mả Lạng (quận 1). Việc phát triển đô thị mới cần thực hiện song song với chỉnh trang các khu đô thị cũ. Tại buổi làm việc tuần trước (ngày 17/8) với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đồng chí Tô Lâm, Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi lo lắng cho biết, tăng trưởng kinh tế của TP. HCM giảm dần trong những năm qua do các động lực tăng trưởng đang có vấn đề và cần phải có những cơ chế, giải pháp đột phá để thúc đẩy tăng trưởng. Năm 2024, TP. HCM phấn đấu đạt mức tăng trưởng GRDP ít nhất 7,5% và năm 2025 từ 8%-8,5%. Tỷ trọng kinh tế số năm 2024 phấn đấu đạt 22% và năm 2025 là 25%. TP. HCM phấn đấu để đến cuối năm 2025, Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số cải cách hành chính (Par-Index) đạt trong nhóm 10 địa phương dẫn đầu cả nước. Những điểm nghẽn mà Chủ tịch UBND TP. HCM chỉ ra, đó là hệ thống hạ tầng TP. HCM và kết nối với các vùng lân cận chưa được đầu tư đồng bộ, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của thành phố và khu vực Đông Nam bộ. TP. HCM là đô thị đặc biệt nhưng vẫn gặp nhiều vướng mắc trong việc khai thác tiềm năng và lợi thế, dẫn đến việc không khơi dậy được sự năng động và sáng tạo cần thiết. Nhiều nguồn lực của Nhà nước và tư nhân chưa được đưa vào hoạt động kinh tế... Theo Chủ tịch UBND TPHCM, những điểm nghẽn này nếu được tháo gỡ trong nhiệm kỳ này thì nhiệm kỳ tới, TP. HCM sẽ có cơ sở để lấy lại đà tăng trưởng 2 con số; tiếp tục giữ vị trí đầu tàu kinh tế, là cực tăng trưởng của cả nước. Chủ tịch UBND TP. HCM kiến nghị, cho phép TP. HCM được rà soát, đề xuất các cấp có thẩm quyền những vấn đề tồn đọng để giải quyết những vấn đề này. Trong đó một số vấn đề tồn đọng như ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm, các vụ việc liên quan vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng cổ phần thương mại Sài Gòn (SCB), dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng... Theo Chủ tịch UBND TPHCM, những vấn đề tồn đọng này nếu được tháo gỡ sẽ giải phóng nguồn lực rất lớn cho sự phát triển của TPHCM. Chủ tịch UBND TPHCM cũng kiến nghị Trung ương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn cho các địa phương, đặc biệt là trong việc phối hợp giữa Trung ương và TP. HCM để giải quyết nhanh chóng và hiệu quả các vụ việc.
fd8f22471bee891b75cf9f8a33533da7
24/08/2024
88f54e4773c5b491dff0a406a43815d0
12:15
32b52ab917b4cb7235592e87b2ba2375
20240904
https://vietnamfinance.vn/tranh-cai-nguong-danh-thue-vat-ho-kinh-doanh-200-hay-350-trieu-dong-d115143.html
5366f0b795313e33db53a9c0f6f58972
Tranh cãi ngưỡng đánh thuế VAT hộ kinh doanh: 200 hay 350 triệu đồng?
0c9b37637753a34ec7b6d639a94e9df0
tai-chinh
Bộ Tài chính đề xuất ngưỡng doanh thu chịu thuế của hộ kinh doanh là 200 triệu đồng/năm. Trong khi đó, nhiều địa phương đề nghị tăng mức chịu thuế VAT lên 300-350 triệu đồng/năm.
7461bafae863671e6d71f58120989698
Ngưỡng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của hộ và cá nhân kinh doanh phải nộp thuế giá trị gia tăng (VAT) là 100 triệu đồng/năm đã áp dụng trong 10 năm qua đã trở nên lạc hậu so với tình hình thực tế. Kinh tế, thu nhập và chi tiêu sau 10 năm đã có sự thay đổi rất lớn. Do đó, mức chịu thuế VAT với người kinh doanh nhỏ lẻ cũng cần thay đổi cho phù hợp thực tế. Vấn đề đáng quan tâm là mức chịu thuế VAT với người kinh doanh nhỏ lẻ là bao nhiêu để vừa đảm bảo không thất thu ngân sách vừa phù hợp thực tế cuộc sống và khuyến khích người kinh doanh nhỏ lẻ làm giàu chính đáng. Bộ Tài chính vừa hoàn thiện lần 5 dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi, dự kiến sẽ trình Quốc hội thông qua kỳ họp khai mạc vào cuối tháng 10 tới. Dự thảo đưa ra hai phương án liên quan đến ngưỡng doanh thu của hộ, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế VAT. Với phương án 1, hàng hóa dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh có doanh thu năm từ 200 triệu đồng trở xuống sẽ không chịu thuế VAT, tăng 50 triệu đồng so với nhiều lần đề xuất trước đây. Nếu chỉ số giá tiêu dùng biến động trên 20%, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức doanh thu phù hợp với biến động giá và tình hình thực tế. Với phương án 2, mức doanh thu không tính thuế VAT do Chính phủ quy định. Như vậy, ngưỡng doanh thu tính thuế VAT với hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh được Bộ Tài chính đề xuất là 200 triệu đồng/năm. Mức này tăng gấp đôi so với quy định hiện nay (100 triệu đồng một năm). Nếu nâng doanh thu lên 200 triệu đồng/năm như đề xuất, ngưỡng doanh thu nộp thuế trung bình của hộ, cá nhân kinh doanh rơi vào khoảng 550.000 đồng/ngày. Nếu đề xuất này được thông qua, sẽ là một tin vui đối với hàng triệu hộ kinh doanh trên toàn quốc. Bởi, thực tế, luật thuế hiện hành đang quy định cụ thể mức doanh thu thuế VAT là 100 triệu đồng/năm đã quá lạc hậu. Đó là chưa kể, theo luật hiện hành, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không được trừ chi phí bỏ ra mà tính thuế khoán theo tổng doanh thu nhận được. Theo đó, mỗi tháng hộ, cá nhân kinh doanh đạt doanh thu trên 12,5 triệu đồng, tương đương khoảng 400.000 đồng/ngày là đã phải đóng thuế. Theo các chuyên gia, việc nâng ngưỡng chịu thuế cho hộ kinh doanh là rất cần thiết. Khi nâng ngưỡng doanh thu chịu thuế thì số đông doanh nghiệp và các hộ kinh doanh cá thể không phải chịu thuế VAT sẽ nhiều hơn, đây là cơ hội để khu vực kinh tế này được lớn lên. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hiện cả nước có khoảng 5,5 triệu hộ kinh doanh, mỗi năm đóng góp 30% GDP. Nhiều người mong mỏi doanh thu nộp thuế VAT sớm được nâng cao hơn, không chỉ là 200 triệu đồng/năm như đề xuất mà cao hơn thế. Góp ý cho dự thảo luật, nhiều địa phương đề nghị tăng mức chịu thuế VAT cho doanh thu của hộ, cá nhân kinh doanh. TP Cần Thơ kiến nghị miễn thuế VAT cho doanh thu của hộ, cá nhân kinh doanh từ 350 triệu đồng/năm trở xuống. Với đề xuất trên, doanh thu trên 350 triệu đồng tương ứng với mức bình quân mỗi ngày trên 972.000 đồng thì người buôn bán nhỏ mới phải nộp thuế VAT. Chung quan điểm ngưỡng doanh thu mà người buôn bán nhỏ phải nộp thuế VAT phải đảm bảo công bằng xã hội với người có thu nhập từ tiền lương, tiền công, tỉnh Quảng Ngãi đề nghị luật quy định miễn thuế VAT cho hộ, cá nhân có doanh thu dưới ngưỡng 300 triệu đồng/năm. Tức là doanh thu trên 300 triệu đồng/năm thì người kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ mới phải nộp thuế VAT. Theo tỉnh Quảng Ngãi, doanh thu là bao gồm giá vốn của hàng hóa. Với mức doanh thu và giá cả hàng hóa dịch vụ như hiện nay thì gần như tất cả hộ kinh doanh nhỏ lẻ đều thuộc diện lập bộ khoán thuế. Nếu trừ giá vốn chiếm 80% doanh thu thì không đảm bảo thu nhập sống tối thiểu của hộ kinh doanh. Còn luật sư Trần Xoa, Giám đốc Công ty luật Minh Đăng Quang, cho rằng, với đặc thù hộ kinh doanh ở Việt Nam thường là hộ gia đình cùng làm, có khi 4 - 5 người hoặc hơn, ngưỡng chịu thuế nên ít nhất là 400 triệu đồng/năm mới có thể tính đúng, tính đủ và công bằng với họ vì hộ kinh doanh không được giảm trừ gia cảnh. Tại phiên họp chuyên đề pháp luật do Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa tổ chức ngày 14/8, ông Lê Quang Mạnh, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, cho biết cần quy định cụ thể mức doanh thu hàng năm trong luật, từ 200 hoặc 300 triệu đồng trở xuống thuộc đối tượng không chịu thuế VAT và giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức phù hợp. Nêu ý kiến, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết "mức 200 triệu đồng thì thấp, nhưng 300 triệu đồng lại cao quá". Ông Thanh cho rằng, cơ quan soạn thảo có thể tính toán mức doanh thu dưới 250 triệu đồng một năm thì không tính thuế VAT. "Mức này ảnh hưởng tới số thu ngân sách không nhiều, sát thực tế", ông Thanh nói. Trong khi đó, ông Lê Tấn Cận - Thứ trưởng Tài chính cho biết cơ quan soạn thảo đề xuất giao Chính phủ quy định cụ thể mức doanh thu chịu thuế của hộ kinh doanh để linh hoạt. Chẳng hạn, trường hợp nâng ngưỡng doanh thu lên 200 triệu hoặc 300 triệu đồng một năm thì sẽ loại được bao nhiêu hộ kinh doanh không chịu thuế, ảnh hưởng thế nào tới thu ngân sách. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải yêu cầu Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, thống nhất với cơ quan thẩm tra để hoàn thiện dự thảo luật, trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp dự kiến vào tháng 10. Theo tính toán của Bộ Tài chính, nếu xây dựng mức doanh thu không chịu thuế là 200 triệu đồng/năm thì sẽ có khoảng trên 620.000 hộ kinh doanh sẽ không phải nộp thuế. Còn nếu tính theo mức 300 triệu đồng thì sẽ có hơn 734.000 hộ kinh doanh được thụ hưởng.Bộ Tài chính cũng cho biết với phương án tăng mức doanh thu chịu thuế VAT lên 200 triệu hoặc 300 triệu đồng dự kiến sẽ giảm thu ngân sách khoảng 2.630 tỷ đồng với ngưỡng 200 triệu đồng hoặc 6.383 tỷ đồng với ngưỡng 300 triệu đồng.
cb7e7a801cd1da807a68649ee675dfae
24/08/2024
88f54e4773c5b491dff0a406a43815d0
15:00
50f488a55ba3243f3437d477f8990403
20240904
https://vietnamfinance.vn/lay-4600-ty-ngan-sach-nha-nuoc-cuu-bot-cao-toc-bac-giang--lang-son-d115090.html
1050e3f7fb86f5bbd9cf328dc050c11e
Lấy 4.600 tỷ ngân sách nhà nước 'cứu' BOT cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn?
6c17e823b969ee0755d7963bb60217c1
dau-tu
Theo đề xuất, giải pháp tối ưu nhất để "cứu" Dự án BOT đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn khỏi nguy cơ vỡ phương án tài chính là sửa đổi hợp đồng, bổ sung khoảng 4.600 tỷ đồng vốn Nhà nước.
ba79f0f03679bf8a6fd1c1b334680ede
Dự án BOT đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc Giang - TP. Lạng Sơn đoạn Km45+100-Km108+500, kết hợp tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 đoạn Km1+800 - Km106+500 (hay còn gọi là dự án BOT đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn) đang được Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đưa vào Đề án xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông. Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của dự án, UBND tỉnh Lạng Sơn đề xuất áp dụng giải pháp sửa đổi hợp đồng và bổ sung vốn ngân sách Trung ương. Cụ thể, UBND tỉnh Lạng Sơn kiến nghị Bộ GTVT xem xét báo cáo cấp có thẩm quyền hỗ trợ vốn Ngân sách Trung ương cho dự án với số tiền khoảng 4.600 tỷ đồng như đề nghị của doanh nghiệp dự án nhằm bù đắp dòng tiền thâm hụt trong thời gian thu phí hoàn vốn đảm bảo phương án tài chính (khi đó thời gian hoàn vốn của dự án còn khoảng 28 năm 7 tháng). UBND tỉnh Lạng Sơn cũng đề nghị Bộ GTVT báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương ban hành các cơ chế, chính sách để thực hiện việc cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho dự án. Như vậy, so với phương án đề xuất hồi cuối tháng 3/2024 của UBND tỉnh Lạng Sơn, số tiền hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước đã giảm khoảng 1.000 tỷ đồng. Để đảm bảo “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” giữa các bên, nhà tài trợ vốn thống nhất điều chỉnh giảm lãi suất cho vay trong thời hạn 12 tháng kể từ thời điểm phê duyệt nhưng không quá 31/7/2025, từ 10,5%/năm xuống 9,5%/năm. Đồng thời điều chỉnh lãi suất cơ sở và biên độ tại công thức tính lãi suất cho vay tại hợp đồng tín dụng như sau: lãi suất cơ sở được xác định bằng lãi suất huy động tiết kiệm, trả lãi sau, kỳ hạn 12 tháng được bên cho vay thông báo vào ngày xác định lãi suất; biên độ 3,5%/năm. Phía nhà đầu tư cũng thống nhất sẽ giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu từ 11,5% xuống 11%. Ngoài giải pháp sửa đổi hợp đồng và bổ sung vốn ngân sách trung ương hỗ trợ cho dự án BOT đường cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, UBND tỉnh Lạng Sơn và nhà đầu tư, nhà tài trợ vốn cũng cân nhắc 2 phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khác là tiếp tục thực hiện theo hợp đồng và chấm dứt hợp đồng. Đối với phương án thực hiện theo hợp đồng, UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết đây là phương án được UBND tỉnh Lạng Sơn áp dụng trong gần 5 năm vừa qua. Nếu tiếp tục thực hiện theo phương án này thì không cần bổ sung vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ cho dự án nhưng tồn tại hàng loạt các hạn chế rất khó xử lý. Đối với giải pháp chấm dứt hợp đồng, UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền dự án cần bố trí khoảng 11.267 tỷ đồng để thanh toán các chi phí mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án đã thực hiện sẽ giải quyết được ngay các khó khăn, vướng mắc của dự án. Việc bố trí 11.267 tỷ đồng trong giai đoạn hiện nay sẽ gây áp lực tương đối lớn lên ngân sách nhà nước, mặt khác các nhà đầu tư cũng sẽ có thiệt hại khi đầu tư không có lợi nhuận và phía ngân hàng cung cấp tín dụng cũng sẽ không thu được phần lãi vay chưa trả từ giai đoạn đưa vào vận hành khai thác dự án cho đến nay, dẫn tới mất vốn tại doanh nghiệp có vốn Nhà nước. Như vậy, giải pháp chấm dứt hợp đồng là khó khả thi do sẽ tạo áp lực lớn lên ngân sách nhà nước, đồng thời gây thiệt hại cho cả phía Nhà nước và Nhà đầu tư. Như vậy, trong số 3 phương án được đặt ra thì chỉ có giải pháp sửa đổi hợp đồng và bổ sung vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ mới có thể tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của dự án; đồng thời đảm bảo dự án tiếp tục được thực hiện.
36b1681b9e83d24a572da2c323125273
24/08/2024
88f54e4773c5b491dff0a406a43815d0
08:00
5188aa9e6815c731a69a0c302c772797
20240904
https://vietnamfinance.vn/chien-luoc-gom-tien-re-cuoc-dua-casa-ngay-cang-khoc-liet-d115105.html
3fec51c1d56372cdbe1ec41a18170ce3
Chiến lược gom tiền rẻ: Cuộc đua CASA ngày càng khốc liệt
087a3a8fe23e3dfdfa8656228bd0a166
ngan-hang
Cuộc đua gia tăng tiền gửi không kỳ hạn (CASA) giữa các nhà băng đang ngày càng trở nên gay cấn. Trong 6 tháng đầu năm, tỷ lệ CASA trong hệ thống ngân hàng đã có sự biến động.
79e3b97956e3f97d05cb92922ebd5489
CASA (Current Account Savings Account) được định nghĩa là tiền gửi không kỳ hạn. Đây chính là loại tiền gửi ngân hàng mà khách hàng chủ động gửi, thực hiện thanh toán thường xuyên và hưởng lãi suất không kỳ hạn với lãi suất rất thấp (0,1-0,5%) được tính qua ngày. Tỷ lệ CASA là một trong những chỉ số quan trọng nhất để đánh giá tiềm lực của một ngân hàng. Chỉ số này thể hiện khả năng huy động vốn rẻ của ngân hàng, phản ánh khả năng sinh lời hoặc khả năng tạo ra lợi nhuận của ngân hàng. Hiện các ngân hàng có tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn/tổng tiền gửi khách hàng càng lớn thì càng có nhiều cơ hội cải thiện tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM). Đây cũng là tiền đề giúp ngân hàng có lợi thế lớn trong cuộc cạnh tranh lãi suất cho vay. Nếu như một năm trước, môi trường lãi suất cao là lý do chính khiến CASA toàn thị trường sụt giảm thì 2024 được dự báo là năm mà các ngân hàng sẽ có “thuận lợi kép” để cải thiện chi phí vốn. Kể từ nửa cuối 2023, lãi suất giảm đã thu hẹp chênh lệch mức sinh lời giữa tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn. Cuộc đua gia tăng tỷ lệ CASA đang ngày càng trở nên gay cấn trong hệ thống ngân hàng. Mặt bằng lãi suất tiền gửi có kỳ hạn duy trì ở mức thấp là điều kiện tác động tích cực lên tỷ lệ CASA ở nhiều nhà băng tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm nay. Thống kê từ báo cáo tài chính ngành ngân hàng trong quý II/2024 cho thấy, chỉ số CASA đã có sự biến động đáng kể, khi trong nửa đầu năm 2024 có hơn 10 ngân hàng ghi nhận tỷ lệ CASA giảm sút. Đáng chú ý là MB vươn lên vị trí dẫn đầu với tỷ lệ CASA đạt 37,8%, sau khi tăng 1,8 điểm phần trăm nhờ nền tảng khách hàng lớn và giao dịch qua kênh số. Trong khi đó, Techcombank đã lùi 1 bậc xuống vị trí thứ 2 với tỷ lệ CASA cuối quý II/2024 là 37,4%, giảm 2,5 điểm phần trăm so với cuối năm 2023. Dù vậy, số dư CASA của Techcombank vẫn giữ ở mức cao, hơn 180.000 tỷ đồng. Vietcombank duy trì vị trí thứ 3 với tỷ lệ CASA đạt 34,2%, tăng nhẹ 0,3 điểm phần trăm so với mức 33,9% vào cuối năm ngoái. Tương tự, MSB vẫn giữ vị trí thứ 4, đạt 26,2%, dù giảm 0,1 điểm phần trăm so với cuối năm 2023. Vị trí tiếp theo là VietinBank khi vượt ACB để đứng ở vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng với tỷ lệ CASA đạt 22,5%. Tỷ lệ này tăng 0,1 điểm phần trăm so với cuối năm 2023. Đứng thứ 6 là ACB với tỷ lệ CASA đạt 22,3%, cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với cuối năm ngoái. Xếp vị trí thứ 7 là TPBank khi tỷ lệ CASA giảm 0,6 điểm phần trăm xuống mức 22,1%. Sacombank đứng vị trí thứ 8 khi có tỷ lệ CASA tại thời điểm cuối quý II/2024 đạt 18,6%, tăng 0,2 điểm phần trăm. BIDV đứng vị trí thứ 9 với tỷ lệ CASA đạt 18,5%, giảm 1,3 điểm % so với thời điểm cuối năm trước Vị trí còn lại trong Top 10 thuộc về VPBank với tỷ lệ CASA đạt 17,9%, tăng 0,5 điểm phần trăm. Xét về tốc độ tăng trưởng, SeABank là ngân hàng có sự tăng trưởng mạnh nhất về CASA. Số dư CASA của ngân hàng này ở mức 19.079 tỷ đồng, tăng 20,8% so với cuối năm ngoái. Ngoài top 10 nêu trên, chỉ có 3 ngân hàng có mức tăng trưởng về tỷ lệ CASA trên 1 điểm % tính đến hết quý 2/2024. Đó là VIB tăng 1,5 điểm %, đạt 14,8%; Eximbank tăng 1,1 điểm %, đạt 17,2% và BVBank tăng 1 điểm %, đạt 6,8%. Ở chiều ngược lại, có nhiều ngân hàng ghi nhận tỷ lệ CASA sụt giảm mạnh so với cùng kỳ như như PGBank (giảm 2,8 điểm %); Bac A Bank (giảm 1,8 điểm %); HDBank (giảm 1,3 điểm %)... Nâng cao tỷ lệ CASA là nội dung được cổ đông của nhiều ngân hàng quan tâm tại đại hội cổ đông thường niên năm 2024. Đây cũng là vấn đề được các nhà băng luôn chú trọng. Tuy nhiên, lãnh đạo nhiều nhà băng nhận định “hút” CASA là một bài toán không hề dễ dàng cho bất cứ một ngân hàng nào, nhất là trong bối cảnh lãi suất huy động đang có xu hướng tăng trong thời gian gần đây. Chia sẻ với báo giới mới đây, ông Jens Lottner, CEO Techcombank, cho biết, lý do CASA ngân hàng bị giảm là vì nhóm khách hàng khá giả đang chuyển tiền nhàn rỗi sang đầu tư vào nhiều lớp tài sản khác nhau như bất động sản, trái phiếu. Do tỷ trọng nhóm khách hàng này lớn, CASA của Techcombank có thể biến động nhiều hơn so với các ngân hàng khác. Lãnh đạo Techcombank cũng nhìn nhận đây không phải là yếu tố mà bản thân ngân hàng có thể kiểm soát. CASA có ưu thế là lãi rẻ hơn so với huy động có kỳ hạn, nhưng nhược điểm là khách có thể rút ra bất cứ lúc nào. Vì vậy, để giữ được lượng CASA, các ngân hàng cần chú trọng hơn nữa chất lượng dịch vụ. Theo giới phân tích, trong bối cảnh ngân hàng nào cũng muốn gia tăng CASA, để hút được nguồn lực này, các ngân hàng cần có những cách làm mới, sáng tạo hơn. Chẳng hạn, các ngân hàng phải tạo ra hệ sinh thái giao dịch trực tuyến hoàn thiện, như: phải đầu tư mạnh vào công nghệ để số hóa các dịch vụ từ thanh toán đến cho vay, kết nối với ví điện tử, công ty tài chính, bảo hiểm. Có thể thấy, những ngân hàng đầu tư mạnh cho chuyển đổi số đang có lợi hơn trên đường đua CASA, bởi khi càng có nhiều dịch vụ vừa tiện, vừa rẻ, sẽ càng có nhiều người lựa chọn đó là ngân hàng chính và để tiền giao dịch thường xuyên hơn. Thêm nữa, ngân hàng phải có thêm các ưu đãi phí, hoàn tiền… Cùng với đó, các ngân hàng cần gia tăng sự thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho khách hàng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng. Có như thế mới khuyến khích người dân để tiền trong tài khoản thanh toán, qua đó giúp tăng CASA. Các chuyên gia dự báo, tỷ lệ CASA trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng, khi nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục, thu nhập của người dân tốt hơn, tiền nhàn rỗi trong tài khoản thanh toán sẽ nhiều hơn. Theo PSG-TS. Nguyễn Hữu Huân, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, đánh giá tuy người dân có dấu hiệu chuyển hướng sang kênh đầu tư phù hợp, nhưng chưa rõ ràng hình thành nên xu hướng tiết kiệm hay đầu tư. Dòng tiền vẫn nằm trong ngân hàng chờ cơ hội đầu tư sang những kênh khác và điều này sẽ tiếp tục tạo ra việc tăng tiết kiệm và tăng CASA, giúp ngân hàng tiết kiệm được chi phí, duy trì NIM tăng.
ede447fd6079b99bdd846a9b008b5ad9
24/08/2024
88f54e4773c5b491dff0a406a43815d0
11:30
06eef6eacc6201e589ad33297562f8e4
20240904
https://vietnamfinance.vn/ong-thaksin-dua-ra-chien-luoc-cuu-thai-lan-khoi-bay-no-d115129.html
4d216e850159a88bf98f3ab61ec4b47d
Sát cánh cùng con gái, ông Thaksin muốn 'giải cứu' Thái Lan khỏi bẫy nợ
57d633859b85e8e995767134599e7a73
tin-the-gioi
Theo cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, Thái Lan cần phải khẩn trương giải quyết tình trạng nợ hộ gia đình và nợ công cao, đồng thời tập trung vào các chính sách có thể thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của đất nước ngang bằng với một số nước láng giềng Đông Nam Á.
7b5961616bfc43cbdfb0e087e19424aa
Trong bài phát biểu có tựa đề "Tầm nhìn cho Thái Lan" tại một cuộc họp với hơn 1.400 chủ ngân hàng, giám đốc điều hành doanh nghiệp và chính trị gia tại Bangkok, cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra đã đưa ra loạt nhận định và hướng đi mới để vực dậy nền kinh tế Thái Lan. Sự kiện này đánh dấu kỷ niệm một năm ngày ông Thaksin trở về Thái Lan một cách đầy kịch tính sau 15 năm lưu vong. Cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra cho rằng nước này nên làm nhiều hơn nữa để bảo vệ nền kinh tế khỏi dòng sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc. "Chúng ta không ghét sản phẩm Trung Quốc nhưng chúng ta phải tìm sự bình đẳng trong cạnh tranh", vị cựu thủ tướng khẳng định. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Thái Lan, với kim ngạch thương mại song phương đạt 135 tỷ USD vào năm ngoái. Tuy nhiên, dòng hàng hóa Trung Quốc đổ vào vương quốc này và các quốc gia khác trong khu vực đã dẫn đến những lo ngại về tác động đến thị trường trong nước và thúc đẩy các chính phủ hành động. Các cơ quan thương mại của Thái Lan thời gian gần đây được giao nhiệm vụ làm việc cùng các bộ, ban ngành khác của chính phủ và Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan để lập danh sách các biện pháp trước cuối tháng, với mục đích thúc đẩy khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ trong nước. Trước đó, Bộ trưởng Thương mại Phumtham Wechayachai trong bài đăng trên Facebook ngày 13/8 cho biết Thái Lan phải thích ứng với bối cảnh thay đổi của thương mại toàn cầu và các loại thuế mới đối với thương mại điện tử đang được đưa ra thảo luận để đảm bảo cạnh tranh công bằng và ngăn chặn "thiệt hại cho nền kinh tế trong nước". Ông gọi sự gia nhập của nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc Temu vào Thái Lan là "cơ hội và thách thức" cho các doanh nghiệp tại nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á. Trong bài phát biểu "Tầm nhìn cho Thái Lan", ông Thaksin Shinawatra kêu gọi sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa Bộ tài chính và Ngân hàng Trung ương để điều chỉnh chính sách tài khóa và tiền tệ tốt hơn. Theo ông Thaksin, Thái Lan cần phải khẩn trương giải quyết tình trạng nợ hộ gia đình và nợ công cao, đồng thời tập trung vào các chính sách có thể thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của đất nước ngang bằng với một số nước láng giềng Đông Nam Á. "Chúng ta phải tái cấu trúc nợ hộ gia đình. Bộ trưởng tài chính sẽ phải trao đổi với tất cả các ngân hàng để giải quyết vấn đề này", ông Thaksin nhấn mạnh thêm. Một sáng kiến ​​tái cấu trúc nợ để hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp nên được thực hiện vì "Thái Lan và người dân đang mắc kẹt trong nợ nần", vị cựu thủ tướng hai nhiệm kỳ và là cha của tân Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra cho biết. Trong khi ông Thaksin khó có thể đảm nhiệm bất kỳ vị trí chính thức hoặc chính trị nào trong chính phủ mới, ông được kỳ vọng sẽ có tầm ảnh hưởng đáng kể đến các chính sách của chính quyền của bà Paetongtarn. Là một nhân vật nổi tiếng trong nền chính trị Thái Lan trong hơn hai thập kỷ, những năm cầm quyền của ông đã chứng kiến ​​các chính sách dân túy được gọi là "Thaksinomics" để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ông đã đưa ra lệnh hoãn nợ cho nông dân, trợ cấp nhiên liệu và điện và một chương trình chăm sóc sức khỏe toàn dân giúp thúc đẩy tốc độ tăng trưởng hàng năm lên trên 5%. Nợ hộ gia đình của Thái Lan đã tăng vọt lên 16,4 nghìn tỷ baht, tương đương 90,8% GDP vào cuối tháng 3, một trong những mức cao nhất ở châu Á. Đây được coi là một lý do khiến ngân hàng trung ương miễn cưỡng giảm lãi suất từ ​​mức cao nhất trong thập kỷ là 2,5%. “Vì lãi suất chủ chốt vẫn ở mức cao, nên việc giảm phí cứu trợ do các ngân hàng thương mại trả có thể được xem xét để giảm bớt gánh nặng cho những người đang phải vật lộn với các khoản vay mua ô tô và nhà ở”, ông Thaksin nhấn mạnh thêm. Nhà chính trị gia tỷ phú này cho rằng chính phủ nên tôn trọng sự độc lập của ngân hàng trung ương và đàm phán nhiều hơn với ngân hàng này về việc hạ lãi suất. “Tôi nghĩ nền kinh tế Thái Lan vẫn chưa chạm đáy nhưng không có khả năng trượt dốc thêm nữa. Chính phủ đã làm nhiều việc và điều đó sẽ giúp kiểm soát tình hình. Chính phủ cần phải đi đầu và khu vực tư nhân cũng nên giúp đỡ", ông Thaksin phát biểu. Theo ông Thaksin, Ngân hàng Thái Lan và Hiệp hội Ngân hàng Thái Lan có thể đóng vai trò hỗ trợ nền kinh tế bằng cách thực hiện những điều cần thiết về lãi suất và các khoản vay ưu đãi. Ông Thaksin cho biết Thái Lan cần cải cách ngành nông nghiệp để có sức cạnh tranh hơn và tăng thu nhập cũng như năng lực du lịch, động lực tăng trưởng chính, bao gồm cả việc mở rộng sân bay chính ở Bangkok. Ông đồng thời ủng hộ việc hợp pháp hóa sòng bạc như một phần của khu phức hợp giải trí lớn do chính phủ đề xuất vì nó có thể dẫn đến khoản đầu tư khoảng 100 tỷ baht cho mỗi cơ sở tại Bangkok và khoảng 50 tỷ baht cho mỗi cơ sở được thành lập tại các tỉnh.
68f9e58580a46429c899f1da713cf104
24/08/2024
88f54e4773c5b491dff0a406a43815d0
08:30
c8d4a2c6dfa45c75bee65a8fab367f9a
20240904
https://vietnamfinance.vn/huyet-mach-kinh-te-cua-nga-sang-trung-quoc-giam-manh-d115078.html
424bb7e277477f93fcef233a93d1e9fd
'Dòng chảy chiến lược' sang Trung Quốc suy giảm, tín hiệu đáng lo cho Nga
147aa2eff9c36cd1327b3a1743e026c8
tin-the-gioi
Theo số liệu thống kê từ cơ quan hải quan Trung Quốc, nước này đã giảm mạnh lượng dầu nhập khẩu từ Nga trong những tháng gần đây, sau chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Bắc Kinh vào tháng 5.
a1991d4c48634307f8fa07b040a81760
Lượng dầu thô xuất khẩu của Nga sang Trung Quốc, thông qua cả đường ống và vận chuyển, đã giảm mạnh xuống còn 1,76 triệu thùng mỗi ngày vào tháng trước, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức thấp nhất trong năm nay. Con số này đánh dấu sự suy giảm liên tục. Lượng dầu chảy vào Trung Quốc của Nga trong tháng 7 đã giảm 22% kể từ cuối năm ngoái và giảm 30% kể từ tháng 3, tờ Moscow Times đưa tin. Đây là xu hướng đáng lo ngại đối với kinh tế Nga, tiếp tục diễn ra ngay cả sau cuộc hội đàm cấp cao giữa Tổng thống Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 5. Trong tuyên bố chung được đưa ra sau hội nghị thượng đỉnh vào tháng 5 tại Bắc Kinh, ông Putin và ông Tập đã cam kết tăng cường "hợp tác trong lĩnh vực dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, khí dầu mỏ hóa lỏng, than đá và điện" cũng như đảm bảo "vận chuyển các nguồn năng lượng không bị cản trở". Năm ngoái, Nga đã vượt qua Arab Saudi để trở thành nguồn cung nhiên liệu hóa thạch số 1 của Trung Quốc, chiếm gần 1/5 lượng dầu tiêu thụ của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Ngành công nghiệp năng lượng được coi là huyết mạch quan trọng đối với nền kinh tế của Nga, vốn đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi lệnh trừng phạt của phương Tây. Trung Quốc đã tăng cường mạnh mẽ việc mua dầu của Nga và gia tăng ảnh hưởng của mình với kinh tế Nga. Dòng chảy thương mại của Nga với Trung Quốc đã tăng vọt hơn 26% lên mức cao kỷ lục 240 tỷ USD vào năm ngoái, trong đó dầu mỏ chiếm gần 2/3. Tuy nhiên, Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, đã tăng cường nhập khẩu dầu thô từ các đối thủ cạnh tranh của Nga ở các khu vực khác trong thời gian gần đây. Theo Reuters, lượng dầu Trung Quốc nhập khẩu từ Arab Saudi trong tháng 7 vừa qua đã tăng 13%, tương đương 6,41 triệu tấn, so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng dầu nhập khẩu từ Malaysia, nguồn dầu lớn thứ ba của Trung Quốc, cũng tăng 61%. Một nguồn thu lớn khác cho nền kinh tế chịu nhiều lệnh trừng phạt của Nga là nguồn khí đốt tự nhiên chảy tới đối tác "không giới hạn" là Trung Quốc, nơi được hưởng mức chiết khấu đáng kể. Tuy nhiên, chuyến thăm của ông Putin diễn ra chỉ hai tuần sau khi tập đoàn khí đốt nhà nước Gazprom của Nga báo cáo đã thua lỗ vào năm ngoái, lần đầu tiên sau hơn hai thập kỷ. Điều này đã gây thêm áp lực lên Điện Kremlin trong việc thúc đẩy dự án đường ống Power of Siberia-2, vận chuyển khí đốt tự nhiên từ khu vực Yamal ở miền bắc nước Nga đến Trung Quốc qua Mông Cổ. Bất chấp những nỗ lực của ông Putin, dự án này cho đến nay vẫn chưa đi đến thoả thuận cuối cùng. Ngày 21/8, Tổng thống Nga Putin đã tiếp Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tại Điện Kremlin. Ông ca ngợi mối quan hệ thương mại đang phát triển khi Moscow ngày càng phụ thuộc vào Bắc Kinh về hỗ trợ chính trị và kinh tế. “Quan hệ thương mại của chúng ta đang phát triển và phát triển thành công... Sự quan tâm mà chính phủ hai nước dành cho quan hệ thương mại và kinh tế đang mang lại kết quả”, ông Putin phát biểu. Ông cũng cho biết Nga và Trung Quốc đã phát triển "các kế hoạch quy mô lớn" cho các dự án kinh tế và các dự án khác. “Quan hệ Trung Quốc-Nga đang ở mức cao chưa từng có”, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường khẳng định. Cuộc họp diễn ra khi Nga đang vật lộn để đẩy lùi cuộc xâm nhập của Ukraine vào khu vực Kursk hiện đã bước sang tuần thứ ba. Moscow cũng vừa trải qua một trong những đợt tấn công bằng máy bay không người lái lớn nhất vào thủ đô Nga kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột Ukraine. Trung Quốc đã cố gắng định vị mình là nước trung lập trong cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng nước này cũng có nhiều mâu thuẫn với phương Tây giống như Nga. Kể từ đầu năm tới nay, hoạt động thương mại của Trung Quốc với Nga được cho là không ổn định do các vấn đề thanh toán. Xuất khẩu bằng đồng nhân dân tệ sang Nga đã giảm 3 % sau khi tăng nhẹ vào tháng 5 và tháng 6.
cfa427e097b8f602c27a8c3145035bee
23/08/2024
0b9efaf214b080228c081e50ee785624
08:00
5188aa9e6815c731a69a0c302c772797
20240904
https://vietnamfinance.vn/mot-dot-om-nang-mat-3-nam-thu-nhap-bien-co-suc-khoe-de-bep-an-toan-tai-chinh-d114818.html
84848a15914c6a74e5dbbc74060a492b
Một đợt ốm nặng mất 3 năm thu nhập: Biến cố sức khỏe 'đè bẹp' an toàn tài chính
de74d1b3925b062ef5338710b6fd2a26
tai-chinh-ca-nhan
Khách hàng thông thái hiện nay đều nhận thức rằng việc tham gia bảo hiểm là cần thiết để bảo vệ bản thân khỏi những rủi ro có thể gây ra tổn thất tài chính. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là mức độ bảo vệ nào là đủ và căn cứ vào đâu để xác định những con số này. Đây chính là bài toán về “khoảng thiếu hụt bảo vệ”mà mỗi gia đình cần phải giải quyết
485c89409c8ddf8cb3693dfd8d8de631
Trước những tình huống rủi ro có thể gây tổn thất tài chính, sự bảo vệ cần thiết là khả năng tài chính để chi trả cho việc điều trị, phục hồi sức khỏe và trang trải cuộc sống. Khái niệm “Khoảng thiếu hụt bảo vệ” (Protection Gap) giúp chúng ta xác định nguồn lực tài chính còn thiếu cho gia đình. Hiện nay, có hai khái niệm phổ biến về khoảng thiếu hụt bảo vệ. Thứ nhất là khoảng thiếu hụt bảo vệ sinh mạng (Mortality Protection Gap), là số tiền cần có để duy trì mức sống của gia đình trong trường hợp người trụ cột qua đời. Thứ hai là khoảng thiếu hụt bảo vệ sức khỏe (Health Protection Gap), là số tiền cần thiết cho chi tiêu y tế và chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là trong các trường hợp nghiêm trọng như bệnh hiểm nghèo hoặc các tình trạng cần chăm sóc lâu dài. Hai khoảng thiếu hụt này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tài chính của cá nhân và gia đình. Nếu không chuẩn bị phương án tài chính để lấp đầy những khoảng trống này, gia đình có thể gặp khó khăn nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và an sinh xã hội. Gặp biến cố sức khỏe, gia đình Việt tiêu tốn 3 năm thu nhập Theo một khảo sát với gần 15.000 khách hàng tại 10 quốc gia trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Swiss Re, kết quả cho thấy có đến hơn 75% hộ gia đình không thể tự trang trải các khoản tài chính để duy trì mức sống nếu nguồn thu nhập chính bị mất đi. Sự thiếu hụt này được ước tính lên đến 8 lần trung bình thu nhập năm của hộ gia đình. Tổng giá trị bảo vệ sinh mạng còn thiếu hụt trong khu vực ước tính là 83 nghìn tỷ USD vào năm 2020 và ước tính tăng trung bình 4% mỗi năm trong giai đoạn 2020-2030. Đối với tình trạng bảo vệ sức khỏe, cũng theo một nghiên cứu khác của Swiss Re, tổng giá trị thiếu hụt tại Châu Á là 1,8 nghìn tỷ USD (ước tính vào 2018). Gánh nặng tài chính cho chi tiêu y tế này có thể thấy khá rõ tại các quốc gia đang phát triển (chiếm 75% giá trị còn thiếu), chủ yếu do dân số đông, mức thu nhập nhàn rỗi còn khiêm tốn và tỷ lệ tham gia bảo hiểm thấp, dẫn đến việc tự chi trả cho các rủi ro sức khỏe còn quá cao. Tại Việt Nam, báo cáo của Swiss Re nhận định có đến 86% nhu cầu bảo vệ sinh mạng chưa được lấp đầy, với giá trị trung bình lên đến hơn 12 lần thu nhập năm của hộ gia đình, và khoảng cách này ngày càng tăng lên với tốc độ ước tính 9% mỗi năm trong giai đoạn 2019-2030. Khi phân tích sự ảnh hưởng của các gánh nặng chi tiêu y tế lên thu nhập năm của hộ gia đình, nghiên cứu của Swiss Re chỉ ra rằng Việt Nam là quốc gia có tỷ trọng thiếu hụt tài chính cao nhất khu vực (22%). Nếu chỉ xem xét 5% các hộ gia đình có khả năng tài chính thấp nhất, thì tỷ trọng trung bình này lên đến 330%; nghĩa là nếu gặp một biến cố lớn về sức khỏe, một gia đình trung bình sẽ phải tiêu tốn một khoản tài chính tương đương hơn 3 năm thu nhập, để trang trải các chi phí y tế. Đáng lưu ý, chi phí y tế từ tiền túi hộ gia đình chiếm khoảng 43% tổng chi phí y tế, gấp đôi so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Đó là chưa kể đến khoản thu nhập chưa được bù đắp và các cơ hội tăng trưởng tích lũy bị mất đi trong suốt thời gian điều trị và phục hồi. Theo Thạc sỹ Đặng Thuỳ Trang, chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại Công ty FIDT, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt bảo vệ này tại Việt nam cũng như các nước châu Á. Đầu tiên, phải kể đến các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng rõ rệt đến tình trạng thiếu hụt bảo vệ sinh mạng, khi tỷ lệ người cao tuổi tại Châu Á ngày càng tăng cao, dẫn đến áp lực lớn lên các hệ thống an sinh xã hội và các gánh nặng tài chính lên vai người trụ cột. Kế đến, tình trạng suy thoái của nền kinh tế toàn cầu khiến giá trị tài sản cá nhân giảm sút, cộng với thực trạng vay nợ phổ biến (đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển) khiến cho nhu cầu bảo vệ ngày càng tăng. Bên cạnh đó, lạm phát chi phí y tế, sự nhận thức của người dân về sức khỏe là một trong những yếu tố chủ đạo ảnh hưởng sâu sắc đến việc nhìn nhận nhu cầu bảo vệ của chính họ. Theo báo cáo của Swiss Re, trong số những người tham gia khảo sát tự cho là mình khỏe mạnh (“healthy”) có đến 61% hút thuốc mỗi ngày và 49% chỉ tập thể dục nhiều lắm là 1 lần (20 phút) mỗi tháng. Không khó để thấy người dân Châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng còn đánh giá thấp các rủi ro về sức khỏe. Xác định khoảng thiếu hụt phù hợp Để giải quyết thực trạng này, bà Đặng Thuỳ Trang cho rằng, trước hết cần phải xác định được khoảng thiếu hụt bảo vệ của mỗi cá nhân, cũng như cả gia đình. Công thức đơn giản là: Khoảng thiếu hụt bảo vệ = Khoản tài chính cần thiết - Nguồn lực tài chính sẵn có. Thứ nhất, đối với việc bảo vệ sinh mạng người trụ cột, nếu nguồn thu nhập chủ đạo không còn nữa, “khoản tài chính cần thiết” sẽ phải đủ để trả các khoản nợ vay và trang trải chi phí sinh hoạt cho gia đình trong một khoảng thời gian nhất định (10-15 năm hoặc đến khi các con trưởng thành). Khi tính toán dòng chi phí này, cần chú ý yếu tố lạm phát và các nhu cầu thiết yếu của người phụ thuộc, như việc chăm sóc y tế cho cha mẹ lớn tuổi, tài chính cho việc học của con. Thứ hai, đối với việc bảo vệ sức khỏe, cần xác định các khoản tài chính cần chuẩn bị không chỉ dành cho việc điều trị các tình trạng bệnh nghiêm trọng, mà còn là các khoản gia đình phải “cắt giảm, bù trừ” từ chi tiêu sinh hoạt, học tập... để duy trì sức khỏe cho người trụ cột. Ngoài ra, cần tính đến phần thu nhập có khả năng bị giảm sút hoặc mất đi trong khoảng thời gian hồi phục. Nguồn lực tài chính sẵn có sẽ bao gồm các khoản tích lũy, tiết kiệm, thu nhập người trụ cột còn lại, hoặc các tài sản, bất động sản (không phải nơi ở chính). Bên cạnh đó, giá trị bảo vệ từ các chương trình bảo hiểm (bảo hiểm xã hội, thương mại, bảo hiểm nhóm), nếu có, sẽ góp phần đáng kể làm tăng nguồn lực tài chính. “Khi xác định được khoảng trống thiếu hụt này sẽ trả lời câu hỏi cho người tham gia bảo hiểm, rằng mức bảo vệ 1 tỷ đồng, 5 tỷ đồng, 10 tỷ đồng hay cao hơn mới là đủ. Đó không phải con số chung chung mà phải là một giải pháp được tùy chỉnh cho từng cá nhân và tình trạng tài chính cụ thể. Không ai giống ai”, bà Thuỳ Trang nhấn mạnh. Làm sao để lấp đầy khoảng trống? Trước thực trạng thiếu hụt bảo vệ, Chính phủ đã ban hành chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2030. Trong đó có mục tiêu đến năm 2025 có 15% dân số tham giabảo hiểm nhân thọ, đến năm 2030 con số này là 18%. Cùng với đó, phí bảo hiểm bình quân đầu người đạt 3 triệu đồng vào năm 2025, 5 triệu đồng vào năm 2030. Các mục tiêu trên chính là để lấp đầy khoảng trống thiếu hụt – Protection Gap, bảo đảm chính sách an sinh xã hội trước nguy cơ già hoá dân số Việt Nam được dự đoán vào năm 2050. Để hiện thực hóa mục tiêu này, ông Bùi Gia Anh, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, cho biết Chính phủ đã và đang tiếp tục khuyến khích doanh nghiệp bảo hiểm phát triển đa dạng các dòng sản phẩm mới, lấy khách hàng làm trọng tâm. Theo các chuyên gia, bảo hiểm là một giải pháp hữu hiệu cải thiện nguồn tài chính dự phòng đáp ứng các nhu cầu bảo vệ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy người dân Việt Nam chưa tận dụng tốt phương án này, với tỷ lệ người dân có tham gia bảo hiểm còn rất hạn chế (12% dân số) và tỷ lệ tổng phí bảo hiểm trên GDP (3% vào năm 2023), vẫn thấp hơn so với các nước trong cùng khu vực (khối ASEAN là 3,35%, châu Á là 5,37%). Ông Sơn Trần, Phó Tổng Giám đốc Công nghệ của Prudential Việt Nam, cho biết thị trường bảo hiểm đang ngày càng mở rộng. Các công ty bảo hiểm đang đầu tư mạnh mẽ vào chiến lược chuyển đổi số, giúp nhiều người Việt Nam tiếp cận các giải pháp bảo vệ một cách dễ dàng và thuận tiện hơn. Khi ngày càng nhiều người được bảo vệ, khoảng thiếu hụt bảo vệ tài chính sẽ giảm, góp phần đạt được mục tiêu bền vững cho an sinh xã hội trong những thập kỷ tới. Thực tế cho thấy, vai trò của các công ty bảo hiểm trong việc thẩm định và duyệt chi trả bồi thường là yếu tố quan trọng quyết định xem người dân có muốn lấp đầy khoảng thiếu hụt bảo vệ của mình bằng bảo hiểm hay không. Đối với các công ty bảo hiểm, một thách thức khác là cần đánh giá chính xác và đầy đủ các nhu cầu, mong muốn của khách hàng, đồng thời chuẩn hóa đội ngũ tư vấn viên để cung cấp những giải pháp bảo vệ phù hợp với khả năng tài chính của khách hàng. Thạc sỹ Đặng Thuỳ Trang cho rằng, có 3 yếu tố quan trọng để lấp đầy khoản thiếu hụt bảo vệ, đó là nâng cao nhận thức của người dân về bảo hiểm, thay đổi để bảo hiểm trở nên dễ tiếp cận hơn với người dân, sản phẩm bảo hiểm đa dạng có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Nhằm thu hút nhiều khách hàng mới hơn nữa, các công ty bảo hiểm cần hướng đến cung cấp một hệ sinh thái toàn diện thông qua ứng dụng kỹ thuật số, các ứng dụng chăm sóc khách hàng... Nhìn chung, không hẹn mà gặp, hầu hết công ty bảo hiểm đều đang nỗ lực để thay đổi, làm mới, cũng như rút ngắn khoảng cách giữa nhà bảo hiểm và khách hàng. Cũng theo bà Trang, sự “trông chờ” vào các tài sản sẵn có để trang trải cuộc sống (nếu rủi ro xảy ra) sẽ khiến người tiêu dùng bỏ lỡ các cơ hội đầu tư hiệu quả, toàn bộ kế hoạch dài hạn của gia đình có thể bị phá vỡ, và ở khía cạnh rộng hơn, đang tạo áp lực lên hệ thống an sinh xã hội. Trên thực tế, một vài quốc gia phát triển trong khu vực đã và đang tích cực phổ cập các khái niệm về bảo vệ trong toàn dân, đồng thời đặt ra mục tiêu cụ thể về việc thu hẹp các khoảng thiếu hụt bảo vệ như một tiêu chí đánh giá sự phát triển của toàn ngành. “Một khi mọi người nhìn nhận được “mảnh ghép bảo vệ” vừa vặn và ý nghĩa như thế nào với bức tranh tài chính cá nhân của họ, là lúc ý nghĩa của bảo hiểm được phát huy nhất”, chuyên gia của FIDT nhấn mạnh.
08faa4cf1634cfe7985e2e29dc486017
23/08/2024
0b9efaf214b080228c081e50ee785624
07:00
fd375dee4843d6afdf6aeae485db529d
20240904
https://vietnamfinance.vn/lien-tuc-doi-moi-cong-nghe-ap-luc-cho-dich-vu-lam-dep-d114989.html
666731c02605a9fc04f315aadcf7ba26
Liên tục đổi mới công nghệ, áp lực cho dịch vụ làm đẹp
8161d7ae765f3d6c7104250ec175c9a1
kinh-doanh
Ngành làm đẹp đang gặp nhiều thách thức về xu hướng làm đẹp mới. Theo đó, các DN phải không ngừng đổi mới, cải tiến công nghệ.
69d1921393b3904ec9848c28a2b6e368
Ngành làm đẹp hiện nay đang chứng kiến sự xuất hiện của nhiều thương hiệu mới, phương pháp mới. Điều này tạo ra một môi trường cạnh tranh khốc liệt, buộc các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới và cải tiến để duy trì và phát triển thị phần. Tốc độ phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp dược liệu, thẩm mỹ thế giới ngày càng cải thiện, "bức tranh" về ngành làm đẹp của Việt Nam càng rõ nét. Nhiều chuyên gia ngành cho rằng, thập kỷ tới sẽ là “thập kỷ vàng” của ngành spa cũng như ngành thẩm mỹ, đây cũng chính là cơ hội cho khởi nghiệp phát triển. Tuy nhiên, song song với những cơ hội là những thách thức, khi các cơ sở thẩm mỹ đầu tư manh mún, chưa có đủ hệ thống trang thiết bị, công nghệ chưa hiện đại, đặc biệt chưa có đủ đội ngũ nhân lực về lĩnh vực làm đẹp có chuyên môn, được đào tạo chính quy, thậm chí dẫn đến những hậu quả không đáng có. Tiến sỹ Đinh Việt Hoà, Chủ tịch Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia, chia sẻ: “Làm đẹp và chăm sóc sức khỏe luôn là nhu cầu tất yếu đồng thời là quyền của tất cả mọi người. Trên toàn cầu, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực làm đẹp và sức khỏe đã đóng góp rất lớn cho đời sống con người, đem tới sự thịnh vượng cho nhiều quốc gia.” Tại Việt Nam, ông Hòa đánh giá ngành làm đẹp và sức khỏe đang mở ra cơ hội rất lớn cho những người có tinh thần khởi nghiệp lựa chọn, để phát triển sự nghiệp. Công nghệ làm đẹp Việt Nam, mặc dù khởi đầu chậm so với các nước nhưng đã phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua. Nếu trước đây chăm sóc sắc đẹp là dịch vụ xa xỉ chỉ dành cho phụ nữ giới thượng lưu, thì nay, khi mức sống con người thay đổi, nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, Doanh nghiệp ngành làm đẹp đang phải đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức. Tuy không thay đổi theo mùa như thời trang, nhưng ngành làm đẹp đòi hỏi chủ các cơ sở phải liên tục cập nhập xu hướng, xu thế làm đẹp mới. Chẳng hạn như hình thức không xâm lấn. Làm đẹp không xâm lấn được hiểu là làm đẹp không sử dụng dao kéo, can thiệp vào các bộ phận cơ thể như da, xương, máu,... như Công nghệ SMas-Lifting giúp da săn chắc thon gọn, V-Swich giúp trẻ hóa da thay thế hoàn toàn cho công nghệ Filler và Botox, RF-Lifting xóa mờ các nếp nhăn; Oxy Jet điện di ngăn ngừa lão hóa và công nghệ nâng cơ RF-Microneedle … Ghi nhận của PV, hiện nay, các tín đồ nhan sắc ưa chuộng đang lựa chọn phương thức làm đẹp không xâm lấn, thay vì can thiệp dao kéo. Các phương pháp làm đẹp không xâm lấn sử dụng công nghệ tiên tiến để cải thiện nhan sắc một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, mang đến vẻ đẹp hài hòa và lâu dài. Thêm nữa, xu hướng cá nhân hoá, phù hợp với sở thích của từng người được chú trọng. Tức là, khách hàng mong muốn các sản phẩm các cơ sơ làm đẹp thiết kế riêng biệt về lịch trình sản phẩm, dịch vụ spa để đem lại kết quả hoàn hảo nhất. Những thương hiệu có tiếng trong “làng thẩm mỹ chăm sóc sắc đẹp” với hệ thống chi nhánh, đầu tư bài bản về cơ sở vật chất như Venesa, Seoul, Thu Cúc, Ngọc Dung,.. Có mặt từ năm 2016, hiện nay, Venesa được biết đến với nhóm dịch vụ làm đẹpkhông xâm lấn như ứng dụng phương thức Công nghệ SMas-Lifting giúp da săn chắc thon gọn, V-Swich giúp trẻ hóa, RF-Lifting xóa mờ các nếp nhăn,... Những dịch vụ này đều được quan tâm vì mang lại hiệu quả vượt trội mà không cần phẫu thuật. Chia sẻ với VietnamFinance, bà Lê Thị Thanh Thúy – Giám đốc Kinh doanh, Trung tâm chăm sóc sắc đẹp Venesa cho biết: Venesa đã thành lập từ những năm 2016, Venesa Beaty Center đã chăm sóc làn da, sắc đẹp cho hàng ngàn phụ nữ. Từ khi thành lập đến nay, trải qua nhiều khó khăn nhưng Venesa vẫn trung thành với các phương pháp, công nghệ làm đẹp không sử dụng dao, kéo. Hiện nay, Venesa đã có những thành tựu trong ngành làm đẹp không xâm lấn và nhận được ghi nhận của nhiều khách hàng. Cùng với sự thay đổi về xu hướng làm đẹp, đòi hỏi các doanh nghiệp thẩm mỹ không ngừng học hỏi, đào tạo, cập nhập tiến bộ công nghệ mới. Điều này sẽ đặt ra bài toán về “đầu tư máy móc thiết bị”, “đào tạo nhân sự”. Kỳ thực, ngành thẩm mỹ đang phải đối mặt với câu chuyện “niềm tin” của khách hàng. Đối với ngành thẩm mỹ, việc thẩm mỹ xâm lấn đòi hỏi niềm tin của khách hàng, niềm tin vào bác sỹ, cơ sở thực hiện,...
e1686efa1c4ea3ee9f9254b55a35ed86
23/08/2024
0b9efaf214b080228c081e50ee785624
16:00
2af1479cbab2651f55315cdaac6ab738
20240904
https://vietnamfinance.vn/lanh-dao-ha-noi-tham-tang-qua-cac-gia-dinh-chinh-sach-nguoi-co-cong-cua-tp-hcm-d115162.html
240bc9cd806dea15c08b8d6bebae82bf
Lãnh đạo Hà Nội thăm, tặng quà các gia đình chính sách, người có công của TP. HCM
cb1f7128ebc88d033fabb046bd099e3e
tin-tuc
Chiều nay (23/8), Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, tặng quà các gia đình chính sách, người có công tiêu biểu của TP. HCM.
c521347d4c401163cbbf7681b253cad7
Phát biểu tại chương trình, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết ngày 10/10/2024, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và thành phố Hà Nội sẽ trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu mốc son lịch sử 70 năm xây dựng và phát triển của Thủ đô Hà Nội ngàn văn văn hiến, anh hùng. Kể từ khi Vua Lý Thái Tổ ban “Chiếu dời đô” năm 1010, Thăng Long - Hà Nội đã trải qua những chặng đường lịch sử vẻ vang. Trong tiến trình đó, ngày 10/10/1954 đánh dấu thắng lợi huy hoàng của Nhân dân Việt Nam trong cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, mở ra thời kỳ phát triển mới của Thủ đô và đất nước. Cách đây 70 năm, đúng 16h ngày 9/10/1954, quân và dân ta hoàn toàn kiểm soát Thủ đô. Niềm tự hào, vinh quang giải phóng Thủ đô thuộc về Nhân dân Việt Nam anh hùng, trong đó Đảng bộ, quân và dân Thủ đô đã bền gan trong đấu tranh, anh dũng chiến đấu và chiến thắng vẻ vang, cùng ca khúc ca khải hoàn trong ngày Giải phóng Thủ đô, tràn đầy niềm tin và hy vọng vào tương lai tươi sáng của Thủ đô và đất nước. Chương trình “Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh” với nhiều hoạt động nhằm tuyên truyền về ý nghĩa trọng đại của Ngày Giải phóng Thủ đô; những thành tựu 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô; tiếp tục quảng bá, giới thiệu các nét đặc trưng về văn hóa, di sản văn hóa tiêu biểu độc đáo của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến; con người Thủ đô thanh lịch, văn minh, Thủ đô Hà Nội - Thành phố vì hòa bình, thành phố sáng tạo; đồng thời, tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong việc phát huy, khai thác tiềm năng, lợi thế của 02 địa phương. Đặc biệt là hoạt động thăm tặng quà tri ân đối với các gia đình chính sách, người có công tiêu biểu hiện đang sinh sống tại TP. HCM, trong đó có nhiều lão thành cách mạng, các bác đã từng là chiến sỹ tham gia trực tiếp vào cuộc chiến đấu giải phóng Thủ đô Hà Nội. “Đảng bộ thành phố Hà Nội vẫn luôn xác định thực hiện tốt các chính sách đối với người có công là trách nhiệm và việc làm thường xuyên của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân Thủ đô”, ông Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh. Phát biểu tại chương trình, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. HCM Nguyễn Thị Lệ cho biết thành phố Hà Nội tổ chức chương trình gặp mặt, thăm và tặng quà cho 70 gia đình chính sách là người có công tiêu biểu và những người tham gia giải phóng Thủ đô đang sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh thể hiện nghĩa cử cao đẹp, đạo lý uống nước nhớ nguồn của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố Hà Nội đối với người có công với cách mạng. Hiện TP. HCM đang quản lý 278.892 hồ sơ, với 35.275 người đang hưởng chế độ hàng tháng với kinh phí 74.775.644.853 đồng. Trong những năm qua, nhiều đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ưu đãi dành cho người có công với cách mạng đã được ban hành, thực hiện đồng bộ, toàn diện và đa dạng. Đối tượng hưởng chính sách ưu đãi được mở rộng, các chế độ ưu đãi từng bước được bổ sung, hoàn thiện, góp phần nâng cao mức sống của người có công, thân nhân của người có công với cách mạng.
59857f82289a227e6abf0e3c9a76024b
23/08/2024
0b9efaf214b080228c081e50ee785624
19:22
b5718656452423607720b50c80a93899
20240904
https://vietnamfinance.vn/nhieu-dn-kinh-doanh-vang-lon-o-ha-noi-bi-kiem-tra-d115132.html
e58bd69824e93a63c0abb5dbcb87cc80
Nhiều DN kinh doanh vàng lớn ở Hà Nội bị kiểm tra
3f7b054fd8e67d13f8f19126d51fff4c
thi-truong
Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra chuyên đề chấp hành pháp luật trong kinh doanh vàng trên địa bàn thành phố năm 2024.
e184fa7ed422278ca3efc9786a06b7e9
Theo đó, cơ quan này sẽ tiến hành kiểm tra 116 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố từ ngày 15/8 đến 15/10. Công tác này nhằm kiểm soát chặt chẽ việc chấp hành các quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng. 116 doanh nghiệp trên bao gồm các doanh nghiệp sản xuất, gia công, kinh doanh, mua bán, sửa chữa vàng trang sức, mỹ nghệ trên địa bàn. Trong đó, có nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc, đá quý lớn như Công ty Vàng bạc đá quý Bảo Minh, Công ty TNHH Vàng bạc Bảo Tín, Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Huy Thành... Nội dung kiểm tra bao gồm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, việc niêm yết giá, chấp hành quy định về sở hữu trí tuệ, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, quy định về đo lường, chất lượng, nhãn hàng hóa và các quy định về thương mại điện tử. Ngoài ra, lực lượng kiểm tra cũng sẽ tiến hành lấy mẫu kiểm định chất lượng nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm, đồng thời kiểm tra các quy định khác có liên quan nếu cần thiết. Liên quan đến tình hình thị trường kinh doanh vàng, trong 6 tháng đầu năm, thị trường kinh doanh vàng tại Việt Nam đang diễn biến phức tạp, với nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá cả và tâm lý nhà đầu tư. Trong nửa cuối năm 2024, giá vàng thế giới đã tăng mạnh, vượt qua mốc 2.500 USD/ounce do tác động từ tình hình địa chính trị và kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ hạ lãi suất vào tháng 9 tới. Điều này đã tạo ra sự tăng giá vàng trong nước, tuy nhiên mức chênh lệch so với giá vàng thế giới đã được Ngân hàng Nhà nước kiểm soát tốt, giữ ổn định thị trường. Ts. Bùi Duy Tùng (Đại học RMIT) cho rằng đã góp phần thu hẹp chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới. Bên cạnh đó, tình trạng “vàng hóa” cũng đã được kiểm soát. Chính sách bán vàng qua các ngân hàng thương mại đã giúp giảm nhu cầu tích trữ vàng của người dân, từ đó giảm tình trạng vàng hóa trên thị trường. Điều này góp phần ổn định thị trường vàng trong thời gian ngắn hạn.
13384876c8cb2fb7e8837bb02826e67d
23/08/2024
0b9efaf214b080228c081e50ee785624
18:14
5dfce30cf1f33d1d31a91275118b97f0
20240904
https://vietnamfinance.vn/ford-transit-hoan-toan-moi-chuan-muc-cho-van-tai-hanh-khach-cao-cap-d115123.html
9e0aa7a4dde5f1d8cf6439c439f78b53
Ford Transit hoàn toàn mới: Chuẩn mực cho vận tải hành khách cao cấp
b77fde0bf61069d836b1f3462d1629b3
thi-truong
Ford Việt Nam chính thức ra mắt dòng xe Ford Transit hoàn toàn mới với 3 phiên bản: Trend 16 chỗ, Premium 16 chỗ và Premium+ 18 chỗ. Giá bán dao động từ 905 triệu đồng đến 1,087 tỷ đồng.
9e6d3b1dd06967b80b63f59a0657e99b
Được lắp ráp tại nhà máy Ford Hải Dương, Ford Transit hoàn toàn mới sở hữu phong cách thiết kế hiện đại, nâng tầm sự thoải mái, tiện nghi, đi kèm bộ giải pháp quản lý kinh doanh toàn diện với tên gọi “Upfleet”. Ford Transit hoàn toàn mới phản ánh cam kết của Ford liên tục cải tiến và hoàn thiện. Mẫu xe không chỉ sở hữu phong cách thiết kế hiện đại, mà còn đặc biệt tiện nghi và thiết thực. Cả ba phiên bản có cùng chiều dài cơ sở 3.750mm và khoảng sáng gầm 150mm. Bản Premium+ 18 chỗ nổi bật với trục bánh kép sau mang lại vẻ ngoài ấn tượng. Thiết kế xe liền mạch với các đường nét vuốt dọc theo thân xe mạnh mẽ, phần đầu xe nổi bật, vát xuống và cụm đèn LED chữ C đặc trưng Ford. Ford Transit hoàn toàn mới sở hữu cabin cao cấp và tiện nghi. Các tính năng nổi bật có thể kể đến là màn hình kép 12.3inch cho bảng đồng hồ và màn hình trung tâm tốt nhất phân khúc ở hai phiên bản Premium và Premium+, tích hợp với Apple CarPlay và Android Auto không dây. Xe bố trí chỗ ngồi linh hoạt gồm chỗ ngồi đơn, kép và ba chỗ ngồi với tùy chọn gấp gọn, cho phép khách hàng tùy chỉnh nội thất. Xe cũng cung cấp các giải pháp để đồ cho lái xe và hành khách với giá hành lý phía trên (các phiên bản Premium và Premium +), không gian phía dưới ghế và hàng ghế cuối có thể gập gọn mở rộng không gian để hành lí. Ở các phiên bản Premium, Transit mới có thêm cửa gió điều hòa cho từng vị trí ngồi, cổng sạc USB cho hàng ghế sau, hộc đựng ly nước, cửa trượt điện mở rộng tối đa. Ford Transit hoàn toàn mới được trang bị loạt tính năng tiện nghi nổi bật trên cả 3 phiên bản như: bậc bước chân điện, hệ thống âm thanh 6 loa, chất liệu ghế nỉ kết hợp Vinyl, ghế lái chỉnh 6 hướng có tựa tay. Đối với hai phiên bản cao cấp, hãng còn bổ sung thêm: hệ thống cửa trượt điện mở rộng tối đa, điều hoà tự động một vùng, màn hình kép 12.3inch cho bảng đồng hồ và màn hình trung tâm tích hợp Apple CarPlay và Android Auto không dây, cổng sạc USB cho hàng ghế sau, hàng ghế sau điều chỉnh ngả có tựa tay và giá hành lý phía trên. Cung cấp sức mạnh cho Ford Transit hoàn toàn mới là động cơ diesel 2.3L mới kết hợp với hộp số sàn 6 cấp, sản sinh ra công suất 171 PS tại 3.200 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 425Nm trong khoảng 1.400 - 2.400 vòng/phút. Động cơ này cho công suất tăng 26% và mô-men xoắn tăng 20% so với thế hệ trước. Tất cả các phiên bản của Ford Transit hoàn toàn mới được trang bị loạt công nghệ hỗ trợ lái xe thông minh và an toàn hàng đầu phân khúc. Tất cả các phiên bản của Transit hoàn toàn mới sở hữu camera lùi và cảm biến hỗ trợ đỗ xe sau giúp việc di chuyển trong không gian chật hẹp trở nên dễ dàng hơn. Cùng với đó là hệ thống cân bằng điện tử ESP, hệ thống kiểm soát hành trình, chống bó cứng phanh & phân phối lực phanh điện tử, hệ thống chống trộm, đèn pha tự động, cảm biến hỗ trợ đỗ xe sau và camera lùi.
55fabf3ec2119632e3dab08b62178a74
23/08/2024
0b9efaf214b080228c081e50ee785624
15:45
b65d08eed5de40d8156ab0af147ef047
20240904
https://vietnamfinance.vn/de-fintech-viet-bot-phu-thuoc-nguon-von-ngoai-d115071.html
8087076e558727937aab98df046a1055
Để Fintech Việt bớt phụ thuộc nguồn vốn ngoại
9884737dcb31e2c9755c5bbb14bf413b
dau-tu
Những năm qua, các quỹ đầu tư mạo hiểm nội địa đã tham gia khá tích cực vào hoạt động cấp vốn cho các công ty fintech. Tuy vậy, vai trò dẫn dắt hiện vẫn thuộc về các quỹ đầu tư nước ngoài.
be6aa8171a178287f81be7fa2144e28d
Do đó, phát huy vai trò của các quỹ đầu tư mạo hiểm nội địa có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam nói chung và đối với công nghệ tài chính nói riêng. Việt Nam được xem là điểm sáng trên bản đồ ngành công nghệ tài chính (fintech) của khu vực Đông Nam Á khi liên tục duy trì mức tăng trưởng cao kể từ năm 2018 đến nay. Theo Statistic, ngành fintech của Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, số lượng công ty mới tăng hơn 180% trong giai đoạn 2018-2022. Tính đến cuối năm 2022, có khoảng 263 công ty Fintech đang hoạt động. Tốc độ tăng trưởng số lượng người dùng fintech cũng đạt cấp số nhân, từ 27 triệu người dùng vào năm 2017 tăng lên 69 triệu người dùng năm 2022. Mặc dù vậy, quy mô của thị trường fintech Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn và có khoảng cách khá xa với một số nước dẫn đầu khu vực như Singapore, Indonesia. Xét về cơ cấu ngành, Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn đầu của làn sóng tăng trưởng. Có đến 1/3 số công ty fintech hoạt động trong lĩnh vực thanh toán và phần lớn số vốn đầu tư cũng tập trung tài trợ cho các công ty này. Trong khi đó, tại Indonesia hay Singapore, phân khúc thị trường của các sản phẩm, dịch vụ tài chính khác (ngoài dịch vụ thanh toán) đã bắt đầu phát triển mạnh tạo nên một hệ sinh thái fintech đa dạng và cân đối hơn. Dư địa phát triển của thị trường fintech tại Việt Nam là rất lớn và đây cũng là cơ hội cho các mô hình kinh doanh đổi mới sáng tạo và các công ty startup.Tuy nhiên, các công ty startup trong lĩnh vực fintech vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư. Trong bối cảnh đó, vốn đầu tư mạo hiểm (venture capital) thông qua các quỹ đầu tư mạo hiểm (QĐTMH) là một trong những giải pháp hiệu quả để giúp các startup vượt qua giai đoạn khó khăn ban đầu và tiến tới những bước phát triển đột phá và bền vững. Các QĐTMH không chỉ cung cấp nguồn vốn mà còn mang lại kiến thức, kinh nghiệm và một hệ sinh thái cần thiết để các startup phát triển và mở rộng quy mô. Theo đó, thị trường đầu tư mạo hiểm vào các lĩnh vực công nghệ và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam ghi nhận những bước tăng trưởng đáng kể và vẫn là một trong những quốc gia có giữ được mức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong lẫn ngoài nước. Theo Báo cáo đổi mới sáng tạo và đầu tư công nghệ Việt Nam 2024 do Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC) và Do Ventures công bố, tính đến cuối năm 2023, Việt Nam vẫn tiếp tục giữ vịtríthứ3khuvựcĐôngNamÁvềgiátrịđầutư và số lượng thương vụ đầu tư công nghệ. Trong giai đoạn từ 2013 đến 2023, số tiền đầu tư cho fintech chiếm tỷ trọng cao nhất so với các lĩnh vực đổi mới sáng tạo khác, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực thanh toán và dịch vụ tài chính với số vốn đầu tư lần lượt là 1,043 tỷ USD và 459 triệu USD. Trong đó, dịch vụ thanh toán là lĩnh vực nhận được nhiều vốn đầu tư nhất trong nhiều năm và trong năm 2022, nhóm dịch vụ tài chính trở thành lĩnh vực thu hút nguồn vốn đầu tư cao nhất với đa dạng các lĩnh vực như phân tích dữ liệu & chấm điểm tín dụng, quản lý tài sản & thị trường vốn, cho vay tiêu dùng, ngân hàng như một dịch vụ (BaaS)... Giai đoạn từ năm 2022 đến nay được xem là “mùa đông gọi vốn” của giới khởi nghiệp toàn cầu khi quy mô các QĐTMH liên tục suy giảm kéo theo dòng vốn này cũng trở nên thận trọng và kén chọn hơn. Điều này thể hiện thông qua sự mức giảm đáng kể đến 65% tổng số giá trị đầu tư vào nửa cuối năm 2022 và 35% vào năm 2023. Trong bối cảnh đó, theo Báo cáo đổi mới sáng tạo và đầu tư công nghệ Việt Nam 2023 và 2024, vốn đầu tư mạo hiểm vào Việt Nam cũng suy giảm 56% vào năm 2022 so với năm 2021. Năm 2023, vốn đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam đạt 529 triệu USD, ghi nhận mức giảm 17% so với năm 2022. Tuy vậy, đi vào chi tiết bối cảnh thị trường tại Việt Nam thì vẫn thấy nhiều điểm sáng nếu so sánh với xu hướng suy giảm của toàn cầu. Đầu tiên, mức độ suy giảm giá trị đầu tư cũng như số thương vụ tại Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều so với mức suy giảm toàn cầu và bắt đầu xuất hiện dấu hiệu phục hồi vào cuối năm 2023. Đặc biệt, số lượng các thương vụ giai đoạn đầu với giá trị từ 0,5 triệu USD đến 3 triệu USD có mức suy giảm ít nhất cho thấy sự lạc quan của các nhà đầu tư mạo hiểm đối với các công ty khởi nghiệp ngay cả trong bối cảnh thế giới nhiều biến độn. Đáng chú ý hơn là sự nổi lên của các QĐTMH nội địa. Đây là các QĐTMH có thị trường đầu tư chính tại Việt Nam, các quyết định đầu tư được thực hiện bởi hội đồng đầu tư ở Việt Nam, có đội ngũ hoạt động chính tại Việt Nam. Trong nhiều năm liền, thị trường đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam chủ yếu là sân chơi của các QĐTMH ngoại với sự đóng góp tích cực của các quỹ đến từ Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ,.. Tuy nhiên, vào năm 2022, giữa “mùa đông gọi vốn”, các QĐTMH Việt Nam đã trở thành nhóm nhà đầu tư tích cực nhất, đóng góp 41% số thương vụ và 45% giá trị tổng số tiền đầu tư với giá trị kỷ lục là 287 triệu USD. Sự tham gia và phát triển của các QĐTMH nội địa có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ cho hệ sinh thái khởi nghiệp nói chung và hệ sinh thái công nghệ tài chính nói riêng, đặc biệt là trong giai đoạn đầu đầy thử thách của các startup với hàng loạt những rào cản về tiếp cận nguồn vốn. Nhắc đến đầu tư mạo hiểm, không chỉ gói gọn trong phạm vi tài chính mà còn những khía cạnh quan trọng không kém, đó là sự đồng hành và các nguồn lực phi tài chính làm trợ lực cho các startup. Nếu các quỹ ngoại có lợi thế về tiềm lực tài chính và trình độ công nghệ hay kinh nghiệm tiếp cận thị trường đa quốc gia thì các quỹ nội địa lại có những lợi thế rất riêng biệt. Các quỹ nội địa với nguồn lực tại chỗ có thể hỗ trợ hiệu quả cho các startup không chỉ về tài chính mà còn bao gồm sự am hiểu về thị trường nội địa, một hệ sinh thái kiến thức, kinh nghiệm thị trường, tệp khách hàng, sự am hiểu về môi trường pháp lý cũng như các mối quan hệ, mạng lưới đối tác. Các quỹ nội địa cũng có thể trở thành chủ thể dẫn dắt, tạo xung lực để kết nối startup với các nguồn vốn ngoại. Vì vậy, mạng lưới các QĐTMH nội địa quy mô lớn và xứng tầm là một mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái khởi nghiệp của quốc gia, trong đó có fintech. Mặc dù bản thân nội tại các QĐTMH nội địa cũng cố gắng chuyển mình để phù hợp với sự thay đổi của thị trường và nền kinh tế nhưng bối cảnh chính sách, khung pháp lý và thị trường hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều trở lực và thiếu những trợ lực cần thiết cho sự phát triển của thị trường đầu tư mạo hiểm nói chung cũng như sự vươn lên dẫn dắt của các QĐTMH nội địa nói riêng. Quá trình vận động của chính sách và khung pháp lý để phục vụ cho các lĩnh vực đổi mới sáng tạo và hoạt động đầu tư cho công nghệ vẫn còn khá chậm, chưa đáp ứng được với nhu cầu thực tế của thị trường. Hàng loạt các vấn đề liên quan đến đầu tư mạo hiểm, QĐTMH vẫn còn chưa được quy định hoặc bất cập như những hạn chế trong quy định về huy động vốn, những rắc rối trong hoạt động hạch toán kế toán và khai báo thuế, thiếu chính sách hỗ trợ tài chính hay ưu đãi thuế phù hợp với tính đặc thù của loại hình đầu tư này. Vừa qua, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được thông qua, trong đó có quy định: Hà Nội được thí điểm thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm sử dụng ngân sách nhà nước để đầu tư vốn vào doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong các lĩnh vực quan trọng về khoa học, công nghệ. Đây là một tín hiệu tích cực trong quá trình vận động của chính sách. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại như một cơ chế thí điểm tại đạo luật dành riêng cho một địa phương thì chiếc áo pháp lý này khá chật so với nhu cầu thực tế của thị trường. Thay vào đó, các cơ quan hữu quan cần sớm bắt tay vào nghiên cứu, xây dựng và ban hành khung chính sách tổng thể về phát triển các hoạt động đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam và ban hành đạo luật điều chỉnh riêng cho hoạt động này
9684fad3e13caa56e6ba33dfad78d701
23/08/2024
0b9efaf214b080228c081e50ee785624
09:00
d8cdf71171862eb00e39c6d33a5e694a
20240904
https://vietnamfinance.vn/tap-doan-hanaka-loi-nhuan-giam-82-no-phai-tra-vuot-4600-ty-dong-d115102.html
c4ae3f689a42b3d39006c077f56150d0
Tập đoàn Hanaka: Lợi nhuận giảm 82%, nợ phải trả vượt 4.600 tỷ đồng
ab8e3ca94c653deb5351eebad1757528
tai-chinh-doanh-nghiep
Theo báo cáo tài chính riêng cho năm tài chính kết thúc tại ngày 31/3/2024, Tập đoàn Hanaka báo lãi sau thuế hơn 12,3 tỷ đồng, giảm tới 82,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến ngày 31/3/2024, nợ phải trả của công ty hơn 4.602 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu gần 2.850 tỷ đồng.
c519855fd1b59760e76bb3bfcd2184c9
Theo báo cáo tài chính riêng cho năm tài chính kết thúc tại ngày 31/3/2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn Hanaka (Tập đoàn Hanaka) vừa công bố, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty trong kỳ đạt hơn 1.138,9 tỷ đồng, giảm 20,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận gộp đạt hơn 183,1 tỷ đồng, giảm 17,5% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, chi phí tài chính của Tập đoàn Hanaka bất ngờ tăng vọt gấp hơn 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2022, từ mức hơn 69,7 tỷ đồng lên 106,7 tỷ đồng. Trong đó, lãi tiền vay lên tới hơn 106,3 tỷ đồng và lỗ chênh lệch tỷ giá hơn 357,2 triệu đồng. Kết thúc kỳ, Tập đoàn Hanaka báo lãi sau thuế hơn 12,3 tỷ đồng, giảm tới 82,3% so với cùng kỳ năm 2023 (báo lãi hơn 69,6 tỷ đồng). Trên bảng cân đối kế toán, tổng cộng tài sản của Tập đoàn Hanaka tại ngày 31/3/2024 là hơn 7.451,9 tỷ đồng; giảm hơn 1.092 tỷ đồng, tương đương mức giảm hơn 12,8% so với hồi đầu năm. Tập đoàn Hanaka hiện có hơn 263,4 triệu đồng tiền mặt và hơn 3 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn. Trong khi đó, các khoản phải thu ngắn hạn của công ty hơn 1.007 tỷ đồng, gồm hơn 554,2 tỷ đồng trả trước cho người bán ngắn hạn; hơn 337,7 tỷ đồng phải thu ngắn hạn khác và hơn 115 tỷ đồng phải thu ngắn hạn của khách hàng. Tại ngày 31/3/2024, hàng tồn kho của Tập đoàn Hanaka hơn 2.687 tỷ đồng, tăng 79,3% so với hồi đầu năm. Chiếm chủ yếu là chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang hơn 2.649,6 tỷ đồng, gồm: hơn 247,4 tỷ đồng Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá; hơn 1.484,9 tỷ đồng Khu công nghiệp Gia Bình; Khu đô thị Hanaka hơn 913,5 tỷ đồng và hạng mục khác hơn 3 tỷ đồng. Ở phần tài sản dài hạn, các khoản phải thu dài hạn của công ty chiếm 21,2% tài sản dài hạn. Trong đó, phải thu dài hạn của khách hàng hơn 607,7 tỷ đồng, chủ yếu gồm: ông Mẫn Ngọc Hồng Kông hơn 368,3 tỷ đồng; bà Nguyễn Thị Minh Phương hơn 108,6 tỷ đồng; ông Mẫn Ngọc Hồng Đức hơn 108,4 tỷ đồng. Theo thuyết minh của công ty thì các khoản của 3 ông, bà nêu trên là khoản phải thu về tiền chuyển nhượng cổ phần của Công ty cổ phần Cáp điện Hana-Korea. Tính đến ngày 31/3/2024, nợ phải trả của Tập đoàn Hanaka là hơn 4.602,7 tỷ đồng; tăng 23,7% so với hồi đầu năm. Trong đó, nợ ngắn hạn hơn 1.565,4 tỷ đồng và nợ dài hạn hơn 3.037,2 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của công ty tại ngày 31/3/2024 là hơn 2.849,2 tỷ đồng. Như vậy, hiện hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của Tập đoàn Hanaka gấp 1,6 lần. Điều này cho thấy Tập đoàn Hanaka sử dụng nhiều vốn vay để tài trợ cho hoạt động kinh doanh. Tổng nợ vay của Tập đoàn Hanaka hiện hơn 3.826 tỷ đồng, chiếm 83,1% nợ phải trả của công ty. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn hơn 1.245,1 tỷ đồng (tăng 41% so với hồi đầu năm); vay và nợ thuê tài chính dài hạn ghi nhận hơn 2.580,9 tỷ đồng (tăng 35% so với hồi đầu năm). Đối với vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn, Tập đoàn Hanaka có khoản vay gần 99,5 tỷ đồng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chi nhánh Bắc Ninh. Đây là khoản vay để bổ sung vốn lưu động thực hiện sản xuất kinh doanh máy biến áp, dây cáp điện năm 2021-2022, với lãi suất 10,5%/năm. Tài sản đảm bảo là nhà điều hành, nhà kho, nhà xưởng, hệ thống cơ sở hạ tầng, đường giao thông nội bộ,… gắn liền với đất thuộc sở hữu của Tập đoàn Hanaka và quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của bên thứ 3. Đến thời điểm phát hành báo cáo, công ty chưa gia hạn hợp đồng cấp tín dụng trên. Tiếp đến là khoản vay hơn 129,8 tỷ đồng Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Sở giao dịch 1. Thời hạn cấp hạn mức đến hết ngày 30/9/2024. Khoản vay được đảm bảo bằng bằng tài sản, hàng hoá, vật tư và quyền đòi nợ/các khoản phải thu hình thành từ nguồn vốn tài trợ của BIDV. Cùng với đó là khoản vay hơn 264,7 tỷ đồng Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Kinh Bắc. Khoản vay được bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lại dự án đô thị để tạo vốn đối ứng thanh toán cho Dự án đầu tư xây dựng đường TL277 từ thị xã Từ Sơn đến thị trấn Chờ, huyện Yên Phong; 120 quyền sử dụng đất thuộc dự án Khu đô thị để tạo vốn đối ứng thanh toán cho dự án đầu tư xây dựng đường ĐT 277 từ thị xã Từ Sơn đi thị trấn Chờ. Ngoài ra, công ty còn có khoản vay bà Hoàng Thị Thanh Huyền hơn 356,7 tỷ đồng (lãi suất áp dụng trong năm là từ 12,5%/năm đến 18,5%/năm). Bên cạnh đó, vay dài hạn đến hạn trả của Tập đoàn Hanaka ghi nhận hơn 393,4 tỷ đồng, gồm hơn 18 tỷ đồng Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Sở giao dịch 1; hơn 142,5 tỷ đồng Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Vạn Phúc; hơn 230,2 tỷ đồng Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Kinh Bắc,… Trong khi đó, vay và nợ thuê tài chính dài hạn của Tập đoàn Hanaka hiện hơn 2.580,9 tỷ đồng. Cụ thể, gồm khoản vay hơn 497,6 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Kinh Bắc. Tài sản đảm bảo cho khoản vay khá đa dạng gồm quyền sử dụng đất, hợp đồng thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở… Bên cạnh đó, khoản vay cũng được đảm bảo bằng dự án KĐT Hanaka để tạo vốn đối ứng cho dự án ĐTXD Đường TL277 theo hợp đồng thế chấp dự án đầu tư (ngày 12/2/2018); quyền tài sản và toàn bộ quyền, lợi ích phát sinh từ dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở 3,6ha và 2,1ha tại xã Văn Môn, huyện Yên Phong,... Tiếp đó là khoản vay hơn 160,8 tỷ đồng tại Công ty cổ phần Bất động sản Hồng Kông. Đây là khoản vay để bổ sung vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, thời hạn vay kể từ ngày 17/1/2023 đến khi thanh toán hết công nợ. Cùng với đó là khoản vay hơn 233,4 tỷ đồng Ngân hàng TMCP Phát triển Việt Nam, với lãi suất tại thời điểm ký hợp đồng là 9,6%/năm; khoản vay được đảm bảo bằng các tài sản hình thành trong tương lai từ nguồn vốn vay trên tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Sở giao dịch 1. Đáng chú ý, Tập đoàn Hanaka có khoản vay lớn lên tới 1.688,8 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Vạn Phúc. Đây là khoản vay có thời hạn vay 78 tháng, lãi suất được quy định trên từng khuế ước nhận nợ. Khoản vay được đảm bảo bằng quyền tài sản phát sinh từ việc triển khai dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Gia Bình II, tỉnh Bắc Ninh và quyền sử dụng đất các lô đất chưa bán của dự án Khu đô thị Hanaka, thuộc quyền sở hữu hợp pháp của Công ty cổ phần Tập đoàn Hanaka.
4d90f662b70651f5db42f61f3c5e2ca7
23/08/2024
0b9efaf214b080228c081e50ee785624
15:30
2008e8bd1549d9e39d2e22ee2d8d4f8b
20240904
https://vietnamfinance.vn/nam-long-lan-thu-9-nam-trong-top-50-cong-ty-niem-yet-tot-nhat-viet-nam-2024-d115117.html
56f7cb82b048b396dd58d0895338a043
Nam Long lần thứ 9 nằm trong ‘Top 50 Công ty Niêm yết Tốt nhất Việt Nam 2024’
67bda563fb034e13d6647e7b32ec9030
thi-truong
Nam Long Group (HoSE: NLG) đã được Forbes Việt Nam vinh danh trong danh sách Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2024. Đây là lần thứ 9 Nam Long được ghi nhận trong danh sách uy tín này, khẳng định vị thế và sự phát triển bền vững của công ty trên thị trường.
6f8cfd8e77c8cfb5f5ae9230ff1ae55f
Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất năm nay của Forbes Việt Nam có 7 doanh nghiệp Bất động sản. Trong đó, Nam Long là một trong hai chủ đầu tư được vinh danh ở mảng Bất động sản dân dụng cùng với Khang Điền; Kinh Bắc, Idico, VRG và Sonadezi Châu Đức (Bất động sản khu công nghiệp) và Vincom Retail (Bất động sản Thương mại). Năm 2024, thị trường nhà ở Việt Nam đang dần ấm trở lại. Theo Bộ Xây dựng, trong nửa đầu năm 2024, lượng giao dịch bất động sản đã tăng 20% so với cùng kỳ năm trước, cho thấy niềm tin của nhà đầu tư và người tiêu dùng đang dần trở lại. Trong bối cảnh này, Nam Long Group đã không ngừng nỗ lực để duy trì và phát triển các dự án chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Kết thúc 6 tháng đầu năm 2024, Nam Long đã ghi nhận doanh số bán hàng (pre-sale) đạt 2.678 tỷ đồng, doanh thu thuần đạt 457 tỷ đồng. Trong nửa cuối năm 2024, bên cạnh việc bàn giao giai đoạn 2 dự án Akari City và các dự án thành phần của Waterpoint theo đúng tiến độ, Nam Long tiếp tục tập trung triển khai phát triển các dự án và dự án thành phần của các khu đô thị tích hợp gồm Mizuki Park 26hecta (Bình Chánh), Waterpoint giai đoạn 1 - 165hecta (Bến Lức, Long An), Nam Long Central Lake 43hecta (Cần Thơ). Ông Lucas Loh, Tổng giám đốc Tập đoàn Nam Long chia sẻ "Nam Long rất vinh dự khi lần thứ 9 được Forbes Việt Nam vinh danh trong Top 50 Công ty niêm yết tốt nhất. Điều này khẳng định chiến lược phù hợp của chúng tôi trong việc phát triển các dự án đáp ứng nhu cầu thật của thị trường, giúp chúng tôi có thể vượt qua thách thức vừa qua và hồi phục sớm hơn cùng nền kinh tế Việt Nam sau Covid-19. Chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng những chiến lược phát triển mang tính bền vững hơn để có thể phát triển và chia sẻ thành quả tốt đẹp của mình cùng các cổ đông, khách hàng và cộng đồng xã hội”.
686c8a7312982fad46010d819a43b4a8
23/08/2024
0b9efaf214b080228c081e50ee785624
15:50
4e2738e68a986b740d0665d4374a62a9
20240904
https://vietnamfinance.vn/kham-pha-dia-chi-chuyen-tien-du-hoc-cho-con-an-toan-d115114.html
6edfa6f31ab32eaaf141ec811e3c2cdc
Khám phá ‘địa chỉ’ chuyển tiền du học cho con an toàn
a3bc58d25fd040091ffda7aa0933f96e
ngan-hang
Theo số liệu của Viện Thống kê UNESCO cập nhật đến ngày 17/2/2024, Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về du học sinh với tổng số 137.022 sinh viên. Điều đó kéo theo nhu cầu chuyển tiền nước ngoài của các bậc phụ huynh cho con. Các ngân hàng luôn là địa chỉ uy tín giúp các phụ huynh thực hiện chuyển tiền an toàn, hiệu quả nhất.
7dd9a7a00361eceabf5201d67e516ae8
Trong một lần chuyển tiền học và sinh hoạt phí cho con gái lớn đang du học tại Canada, chị H.M (45 tuổi) bị mất số tiền gần 50 triệu đồng. Chị M kể, đã liên hệ làm việc với một đơn vị chuyên giao dịch quốc tế được giới thiệu là “uy tín” tại khu vực Bắc Mỹ, thủ tục đơn giản, thời gian chuyển tiền nhanh chóng. Sau ba lần thực hiện thông suốt với mức phí 1-1,5% số tiền chuyển, chị đã phần nào tin tưởng và trong lần thứ tư, chuyển tiền cho công ty mà không có giấy tờ, cam kết. Vài hôm sau, con gái thông báo vẫn chưa nhận được tiền, chị liên lạc công ty thì mọi số máy đều không còn khả dụng, địa chỉ trụ sở trên website cũng không tồn tại. Theo các chuyên gia an ninh kinh tế, những sự vụ như chị H.M không hiếm. Mỗi năm, Việt Nam ước tính khoảng hơn 45.000 người trẻ “xuất ngoại” để tìm kiếm cơ hội học tập và phát triển bản thân. Trong bối cảnh đó, các đối tượng lừa đảo thường tận dụng thời gian cao điểm giao dịch ngoại tệ của người dân phục vụ mùa nhập học (tháng 8 – 10 hàng năm) để sử dụng thủ đoạn thu lợi bất chính. Nhiều phụ huynh sẽ phải đối mặt với nguy cơ lừa đảo, rủi ro từ tín dụng đen hay các công ty chuyển tiền lừa đảo gây khó khăn về quy đổi ngoại tệ, đòi chi phí giao nhận đắt đỏ, thậm chí có nguy cơ chiếm đoạt tài sản với số tiền rất lớn. “Hình thức chuyển tiền qua các kênh không chính thống không yêu cầu đầy đủ quy trình giấy tờ nên chủ yếu dựa vào niềm tin, ẩn chứa nhiều rủi ro. Rất nhiều trường hợp mất oan tiền không thể đòi lại được. Sự mập mờ về tỷ giá và thời gian chuyển tiền, cơ chế bảo mật lỏng lẻo, thủ tục không rõ ràng, cơ sở pháp lý thiếu minh bạch hoặc nguy cơ dính líu đến mạng lưới tội phạm rửa tiền quốc tế nếu phụ huynh không tìm hiểu kỹ sẽ ‘tiền mất tật mang’”, các chuyên gia nhấn mạnh. Các chuyên gia tài chính khuyến nghị, để đảm bảo khoản tiền được chuyển đến đúng người nhận, bậc phụ huynh, người có nhu cầu chuyển tiền ngoại tệ cần lựa chọn các ngân hàng cung cấp dịch vụ chuyển tiền học phí, sinh hoạt phí cho con. Đây là kênh giao dịch chính thống, an toàn, bảo mật, được Ngân hàng Nhà nước bảo trợ, đem lại sự tin cậy tuyệt đối. Các ngân hàng Việt Nam hiện nay đã thiết lập mối quan hệ với các tổ chức tài chính nước ngoài uy tín trên thế giới. Đơn cử, SHB là một trong những địa chỉ uy tín mà khách hàng đặt niềm tin lựa chọn khi có nhu cầu chuyển tiền đi. Không chỉ nổi bật với tiềm lực tài chính vững mạnh trong hệ thống tín dụng trong nước, tỷ lệ điện chuyển tiền SWIFT thành công của SHB luôn ở mức cao và được các định chế tài chính hàng đầu đánh giá uy tín, theo tiêu chuẩn quốc tế. Mạng lưới quan hệ đại lý rộng khắp với hơn 400 ngân hàng trên thế giới và hơn 100 loại ngoại tệ giúp cho việc nhận tiền của khách hàng ở nước ngoài được diễn ra thông suốt và chính xác tuyệt đối. Để tiến hành chuyển tiền, phụ huynh, người có nhu cầu cần cung cấp đầy đủ hồ sơ, giấy tờ chứng minh mục đích chuyển tiền như: thư tiếp nhận học, bản sao hộ chiếu, visa còn hiệu lực của du học sinh; thẻ học sinh; giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân của người chuyển tiền và du học sinh… Tại các điểm giao dịch SHB, cán bộ phụ trách sẽ giải thích chi tiết về chuyển tiền quốc tế một cách minh bạch và hướng dẫn chi tiết trong quá trình thực hiện. Bác K.H (50 tuổi, Hải Phòng) nói mặc dù được giới thiệu nhiều kênh chuyển tiền nhanh nhưng bác vẫn tin tưởng sử dụng dịch vụ ngân hàng bởi đây luôn là kênh an toàn, uy tín số 1, nhất là với những phụ huynh có tuổi và không rành về công nghệ. “Là khách hàng của SHB nhiều năm, tôi rất yên tâm bởi tất cả giấy tờ đều được xác thực. Tôi có thể trực tiếp trao đổi thắc mắc với giao dịch viên, theo dõi, kiểm tra tình trạng chuyển tiền của mình bất cứ lúc nào và đặc biệt là hạn mức chuyển cao. Tốc độ xử lý của ngân hàng luôn đảm bảo, không trễ hẹn đóng học của các cháu bên Úc”, bác K.H nhấn mạnh. Đại diện SHB cho biết thêm không chỉ tiện lợi, bảo mật, khi lựa chọn dịch vụ chuyển tiền quốc tế trong mùa nhập học 2024, khách hàng sẽ được hưởng các đặc quyền hấp dẫn, bao gồm: miễn/giảm phí chuyển tiền, không giới hạn số lần chuyển, không giới hạn ngày ưu đãi, cũng như hỗ trợ thu xếp ngoại tệ cho khách hàng có nhu cầu chính đáng. Ngoài chuyển tiền du học, SHB cũng cung cấp đến khách hàng các sản phẩm khác như: Chuyển tiền khám chữa bệnh, chuyển tiền trợ cấp thân nhân, chuyển tiền định cư, chuyển tiền thừa kế, chuyển trả các loại phí, lệ phí cho nước ngoài... Thời gian tới, ngân hàng sẽ tiếp tục nâng cấp, ứng dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất vào hoạt động thanh toán, chuyển tiền quốc tế mang lại những trải nghiệm tốt nhất, tiện lợi, an toàn bảo mật cho khách hàng.
8beaa0816a3855e376130ea111662052
23/08/2024
0b9efaf214b080228c081e50ee785624
15:48
d1ffa8b478f0ce2e5d0aa43d3354e02d
20240904
https://vietnamfinance.vn/mo-duong-nang-hang-ttck-kien-nghi-cho-vsdc-lap-cong-ty-con-de-trien-khai-ccp-d115093.html
5d5198213ec258263960ae9ae56ab083
Mở đường nâng hạng TTCK: Kiến nghị cho VSDC lập công ty con để triển khai CCP
0dd233745801d38e4f45e98dce1fd996
chung-khoan
(VNF) – Để nâng hạng TTCK, Bộ Tài chính kiến nghị để Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) được lập công ty con triển khai cơ chế đối tác bù trừ trung tâm (CCP).
402e9d0eb51bc5133b7aa52ac9322fc9
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án Luậtsửa đổi, bổ sung một số điều của một số luật, trong đó có Luật Chứng khoán. Một trong những mục tiêu mà lần sửa đổi này hướng đến là tạo điều kiện để nâng hạng thị trường chứng khoán (TTCK). Bộ Tài chính cho biết để được nâng hạng, TTCK Việt Nam cần tháo gỡ một trong các vướng mắc chính là yêu cầu phải có đủ tiền khi đặt lệnh giao dịch (pre-funding) của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN). Theo đó, Bộ Tài chính đang xây dựng Thông tư sửa đổi, bổ sung 04 Thông tư, trong đó có quy định không yêu cầu nhà đầu tư tổ chức nước ngoài phải có đủ tiền khi đặt lệnh mua cổ phiếu. Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, đây cũng chỉ là giải pháp triển khai trước mắt để đáp ứng tiêu chí nâng hạng và chỉ áp dụng cho giao dịch mua cổ phiếu và đối tượng áp dụng là nhà đầu tư tổ chức nước ngoài. Ngoài ra, theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, thành viên thị trường, các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài lớn, để duy trì thứ hạng cũng như được xếp hạng cao hơn thì Việt Nam cần tiếp tục triển khai giải pháp tháo gỡ các rào cản còn lại cũng như cải thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của thị trường, trong đó bao gồm việc triển khai cơ chế đối tác bù trừ trung tâm (CCP) cho TTCK cơ sở phù hợp với thông lệ quốc tế. “Về lâu dài để phát triển TTCK an toàn, hiệu quả, bền vững, phù hợp với thông lệ quốc tế thì cần triển khai các giải pháp mang tính chất dài hạn hơn, một trong các giải pháp đó là hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, đổi mới toàn diện và đồng bộ công nghệ giao dịch, đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán trên TTCK trong đó có triển khai hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán cơ sở theo cơ chế CCP hiện đã được quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 1 Quyết định 1726/QĐ-TTg”, Bộ Tài chính nhấn mạnh. Để duy trì thứ hạng cũng như được xếp hạng cao hơn thì Việt Nam cần tiếp tục triển khai giải pháp tháo gỡ các rào cản còn lại cũng như cải thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của TTCK, trong đó bao gồm việc triển khai cơ chế đối tác bù trừ trung tâm (CCP) cho TTCK cơ sở phù hợp với thông lệ quốc tế. Theo đó, Bộ Tài chính cho rằng để thực hiện được hoạt động bù trừ, thanh toán theo cơ chế CCP thì cần sửa đổi, bổ sung 02 nội dung sau: Thứ nhất, quy định rõ tại điểm a khoản 4 Điều 56 Luật Chứng khoán về việc thành viên bù trừ được bù trừ, thanh toán cho các giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán (bao gồm chứng khoán phái sinh và chứng khoán cơ sở niêm yết/đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán) để thực hiện hoạt động bù trừ, thanh toán theo cơ chế CCP cho thị trường chứng khoán cơ sở, phù hợp với thông lệ quốc tế. Trường hợp thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh, thành viên bù trừ là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch cho chính thành viên bù trừ là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Cụ thể, sửa đổi điểm a khoản 4 Điều 56 thành: “a) Thành viên bù trừ được thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch cho các chứng khoán giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán. Trường hợp thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh, thành viên bù trừ là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch cho chính thành viên bù trừ là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”. Thứ hai, bổ sung cơ sở pháp lý đầy đủ để Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) được thành lập công ty con thực hiện chức năng CCP cho thị trường chứng khoán, đảm bảo kiểm soát rủi ro và tách bạch việc thực hiện chức năng CCP với việc thực hiện các nghiệp vụ khác của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam theo thông lệ quốc tế, tăng cường phân cấp, phân quyền, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của TTCK. Cụ thể, sửa đổi khoản 1 Điều 63: “1. Hoạt động bù trừ, xác định nghĩa vụ thanh toán tiền và chứng khoán được thực hiện thông qua Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam hoặc công ty con của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam”.Đồng thời, bổ sung khoản 4 Điều 55: “4. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc tổ chức, phân công thực hiện một số quyền, nghĩa vụ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo quy định của Luật này cho công ty con của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính”. Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng kiến nghị nới lỏng hạn chế đầu tư của Quỹ đại chúng, tạo điều kiện đa dạng hóa nhà đầu tư tham gia trên thị trường chứng khoán. Theo đó, Điểm b, điểm đ khoản 1 Điều 110 (về hạn chế đối với quỹ đại chúng), kiến nghị mở rộng hạn chế đầu tư của quỹ từ 10% lên 15% đối với đầu tư vào chứng khoán của 01 tổ chức phát hành; từ 30% lên 35% đối với đầu tư vào các công ty trong cùng một nhóm công ty có quan hệ sở hữu với nhau. Liên quan đến đề xuất của Bộ Tài chính về việc sửa đổi điểm a khoản 4 Điều 56 Luật Chứng khoán, đại diện Ngân hàng Nhà nước đề nghị ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ thực hiện bù trừ trên thị trường chứng khoán phái sinh vì nếu tham gia bù trừ trên cả thị trường cơ sở sẽ tạo nhiều rủi ro trong quan hệ giữa các ngân hàng và gây ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng.
9715a46eda2b5605a9478d7c4ea5d2db
23/08/2024
0b9efaf214b080228c081e50ee785624
10:20
a38b560d0ceddf588a57e112efc97042
20240904
https://vietnamfinance.vn/thieu-tuong-nguyen-thanh-nam-tu-chuc-chu-tich-viettel-post-kinh-doanh-ra-sao-d115106.html
3fa219af8db8c49acbd33753bfb77f14
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Nam từ chức Chủ tịch, Viettel Post kinh doanh ra sao?
9ec68dcb666cbecbcdbbddb46da02995
kinh-doanh
Trước khi Chủ tịch Nguyễn Thanh Nam từ nhiệm, Viettel Post luôn ghi nhận sự tăng trưởng về doanh thu với con số lên đến hơn 20 ngàn tỷ
f32bf871b6cb209d2c36540f3ab8665d
Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post - HoSe: VTP) vừa công bố thông tin bất thường về việc tiếp nhận đơntừ nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT/thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2024 – 2029 của Thiếu tướng Nguyễn Thanh Nam. Với việc ông Nguyễn Thanh Nam từ nhiệm, Viettel Post đang đối mặt với những thay đổi quan trọng về nhân sự lãnh đạo trong bối cảnh công ty vẫn đang duy trì vị thế là một trong những đơn vị dẫn đầu thị trường bưu chính và chuyển phát tại Việt Nam. Viettel Post là doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn Viettel, có vốn điều lệ hơn 1.217 tỷ đồng. Đây cũng là một trong những đơn vị có thị phần lớn trên thị trường bưu chính chuyển phát, logistics Việt Nam… Theo bản cáo bạch niêm yết được Viettel Post công bố đầu năm nay, doanh nghiệp đã chiếm thị phần 18,6% trong ngành bưu chính, chuyển phát hàng hóa (tính đến hết quý II-2023, theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông). Nhìn vào dữ liệu kết quả kinh doanh, có thể thấy doanh thu Viettel Post luôn tăng trưởng qua các năm, đỉnh điểm là giai đoạn 2021 - 2022 doanh thu đạt lần lượt là 21.452 tỷ đồng và 21.628 tỷ đồng. Đây được xem là giai đoạn có mức doanh thu cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, tại giai đoạn này lợi nhuận đem về của Viettel Post lại cực kỳ khiêm tốn khi lần lượt là 295,8 tỷ đồng và 256,6 tỷ đồng, thấp hơn so với giai đoạn năm 2019 - 2020. Đến năm 2023, doanh thu của Viettel Post có sự suy giảm nhưng vẫn cao hơn so với giai đoạn năm 2020 trở về trước, lợi nhuận lúc này mang về lại cao hơn so với nhưng năm có doanh thu cao nhất. Nhìn chung, lợi nhuận của Viettel Post mang về qua các năm cực kỳ khiêm tốn so với doanh thu đạt được. Hiện nay, Viettel Post đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong ngành bưu chính, chuyển phát. Mặc dù vẫn giữ vị trí trong top các công ty đầu ngành, nhưng doanh thu và lợi nhuận của Viettel Post trong nửa đầu năm 2024 đã có dấu hiệu giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Trong nửa đầu năm 2024, Viettel Post ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất 9.619 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2023. Lợi nhuận sau thuế của công ty trong giai đoạn này đạt 151,6 tỷ đồng, giảm 12,6% so với cùng kỳ. Nguyên nhân được cho là do sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ, buộc các doanh nghiệp phải liên tục giảm giá, khuyến mại để thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, chi phí hoạt động và giá nguyên vật liệu tăng cũng gây áp lực lên lợi nhuận của Viettel Post. Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VTP của Viettel Post luôn gây ấn tượng mạnh với nhà đầu tư khi có chuỗi này tăng giá mạnh hồi cuối tháng 6/2024. Cổ phiếu VTP liên tục có nhiều phiên tăng mạnh và từng chạm đến vùng giá gần 99.000 đồng/cổ phiếu, mức cao nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, sau đó cổ phiếu đã có sự điều chỉnh giảm. trong phiên giao dịch ngày 23/4, giá cổ phiếu VTP đang ở mức 76.000 đồng/ cổ phiếu, giảm 0,78 % so với phiên giao dịch trước đó.
7dec5196cd8ea2ea955269418bca5d0b
23/08/2024
0b9efaf214b080228c081e50ee785624
13:30
16960d1979648efc4525e6ddd92bf330
20240904
https://vietnamfinance.vn/mexico-phan-doi-no-luc-can-thiep-cua-my-trong-giao-thuong-voi-trung-quoc-d115104.html
adad8b1c1e270a2bbdd561c45a51747c
Mexico phản đối nỗ lực ‘can thiệp’ của Mỹ trong giao thương với Trung Quốc
da80fa09866164024c6fc10b049c79a1
tin-the-gioi
Đại sứ Mexico tại Trung Quốc, ông Jesus Seade Kuri, cho biết dù Mexico xem Mỹ là đối tác kinh doanh hàng đầu nhưng nước này vẫn phản đối nỗ lực của Washington nhằm quyết định các giao dịch với Trung Quốc.
e7aee78023514069266c7b6f82cd0fe0
Quốc gia Mỹ Latinh này ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn cho các công ty Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài trong những năm gần đây, nhờ vào việc tái cấu trúc thương mại Mỹ-Trung và chiến lược chuyển dịch sản xuất của Washington. Theo Hiệp định Mỹ-Mexico-Canada (USMCA), một hiệp định thương mại tự do giữa ba quốc gia có hiệu lực vào năm 2020, các sản phẩm được sản xuất tại Mexico đáp ứng một số quy tắc xuất xứ nhất định có thể được xuất khẩu sang Mỹ mà không phải chịu thuế quan. Điều đó mang lại cho Mexico lợi thế lớn vì các sản phẩm được vận chuyển trực tiếp từ Trung Quốc phải chịu mức thuế quan cao hơn nhiều, trong đó nhiều mức thuế đã được áp dụng kể từ cuộc chiến thương mại do cựu tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng. Năm ngoái, Mexico đã trở thành nguồn nhập khẩu lớn nhất của Mỹ, chấm dứt chuỗi 17 năm giữ vị trí này của Trung Quốc. Thương mại giữa Trung Quốc và Mexico đã tăng vọt trong thời gian gần đây. Theo nền tảng dữ liệu vận chuyển Xeneta, tốc độ tăng trưởng hàng năm của vận chuyển container giữa Trung Quốc và Mexico đã tăng 34,8% vào năm 2023, so với mức tăng chỉ 3,5% vào năm 2022. Trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 7 năm nay, tổng giá trị thương mại giữa hai nước đạt 63,6 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2023, theo dữ liệu từ Hải quan Trung Quốc. Nhưng mọi chuyện bắt đầu trở nên tồi tệ vào tháng 4, khi Mexico áp dụng mức thuế tạm thời từ 5% - 50% đối với việc nhập khẩu 544 sản phẩm, bao gồm thép, hàng dệt may, giày dép và đồ điện tử, từ các quốc gia không có hiệp định thương mại tự do với Mexico. Và Trung Quốc, với khối lượng thương mại lớn hơn với quốc gia này, đã bị ảnh hưởng nhiều nhất. Việc tăng thuế quan được ban hành không phải vì áp lực từ Mỹ, mà là vì sự mất cân bằng thương mại giữa Mexico và Trung Quốc "có vẻ tệ về mặt chính trị", ông Seade cho biết. Trung Quốc vẫn duy trì vị thế là nhà cung cấp chính thứ hai của Mexico, với giá trị sản phẩm nhập khẩu đạt 114 tỷ USD vào năm 2023, trong khi tổng giá trị xuất khẩu của Mexico sang Trung Quốc là 10,1 tỷ USD - tạo ra thâm hụt 104 tỷ USD trong mối quan hệ thương mại song phương, theo dữ liệu từ Ngân hàng Mexico. “Chúng tôi chỉ muốn các công ty Trung Quốc sản xuất tại Mexico, tạo việc làm tại Mexico và mang công nghệ đến, thay vì xuất khẩu hàng hóa theo cách lạnh lùng không mang lại lợi ích nào khác ngoài chính hàng hóa đó”, ông nhấn mạnh thêm. Do đó, theo nhà ngoại giao Mexico, thuế quan có thể được coi là “sự khuyến khích” để các công ty Trung Quốc đầu tư và sản xuất tại Mexico, điều này sẽ giúp khắc phục tình trạng thâm hụt thương mại quá mức. Tuy nhiên, ông cho biết khái niệm về thương mại cân bằng nên được cân nhắc cẩn thận, vì các sản phẩm xuất khẩu từ Mexico thường chứa các bộ phận của Trung Quốc. “Nếu chúng tôi tăng gấp đôi lượng xuất khẩu, chúng tôi có thể sẽ tăng gấp đôi lượng nhập khẩu từ Trung Quốc. Điều đó không liên quan gì đến mất cân bằng thương mại”, ông nói thêm rằng mặc dù có những lý do chính đáng đằng sau sự mất cân bằng đó. Trung Quốc hiện là điểm đến lớn thứ ba đối với hàng xuất khẩu của Mexico, sau Mỹ và Canada, với các sản phẩm chủ yếu bao gồm khoáng sản và nông sản và Mexico đang đàm phán rất tích cực với Trung Quốc hầu như mỗi ngày để tăng cường xuất khẩu hơn nữa. Mặc dù sự quan tâm của các công ty Trung Quốc tăng đột biến, nhưng nhìn chung, đầu tư từ Trung Quốc vào Mexico vẫn chỉ là một phần nhỏ so với những gì đến từ các quốc gia như Mỹ. Năm 2023, Trung Quốc thậm chí còn không lọt vào top 10 nhà đầu tư tại Mexico vì một số công ty Trung Quốc đã sử dụng các công ty con ở nước ngoài để đầu tư vào Mexico nhằm tránh bị chính thức dán nhãn là “đầu tư của Trung Quốc”. Theo ông Sead, trong số tất cả các khoản đầu tư nước ngoài, đầu tư của Trung Quốc vào Mexico đặc biệt được hoan nghênh, vì “Trung Quốc là động lực tăng trưởng trên toàn cầu và là một nhà sản xuất cũng như là nguồn công nghệ tuyệt vời ”. Hiện tại, hầu hết các nhà máy của Trung Quốc tại Mexico đều nằm ở các tiểu bang phía bắc của đất nước, nơi thiếu nước và điện. Do đó, các nhà đầu tư mới được khuyến khích khám phá các tiểu bang khác ở phía nam, ông nói thêm. "Chúng tôi muốn các công ty Trung Quốc không chỉ mang đến sản xuất và công nghệ mà còn thực sự hợp tác với các tổ chức của Mexico để tạo ra công nghệ đó thông qua các hoạt động nghiên cứu và phát triển", ông Seade nói. Ông Seade, nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Mexico cho USMCA, cho biết căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ là "tin xấu" đối với Mexico. “Một số người nghĩ rằng đó hẳn là tin tốt, vì nếu Mỹ tức giận với Trung Quốc, họ sẽ mua hàng từ Mexico. Điều đó thật vô lý. Mỹ là đối tác kinh doanh lớn nhất của chúng tôi… Trung Quốc là đối tác kinh doanh thứ hai của chúng tôi”, ông Seade nói. “Chúng tôi phát triển khi cả hai đối tác của chúng tôi phát triển. Khi hai đối tác của chúng tôi bất đồng quan điểm và đưa ra các biện pháp không giúp ích cho nhau, sự phát triển của cả hai đối tác sẽ bị ảnh hưởng và đó là tin xấu đối với chúng tôi”, ông lý giải thêm. Tuy nhiên, với việc Mỹ ngày càng cảnh giác về sự gắn kết chặt chẽ hơn giữa Trung Quốc và Mexico, nhiều nhà sản xuất Trung Quốc đã thành lập nhà máy tại Mexico cảm thấy như thể họ đang đi trên băng mỏng. Cho đến nay, tiếng nói lớn nhất đến từ ông Donald Trump, ứng cử viên của Đảng Cộng hòa, người đã nhiều lần phàn nàn về các công ty Trung Quốc xây dựng nhà máy ở Mexico và bán sản phẩm cho Mỹ. Cuối năm ngoái, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đến thăm Mexico để tăng cường hợp tác về các vấn đề an ninh và tài chính, trong đó hai bên nhất trí thiết lập một cơ chế giám sát và sàng lọc các khoản đầu tư nước ngoài vào nước này. Ông Seade cho biết cơ chế này nhằm mục đích cấm các công ty lách thuế bằng cách lợi dụng USMCA, vì có cáo buộc các công ty Trung Quốc nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc nhưng lại nói là có nguồn gốc từ Mexico để đủ điều kiện áp dụng quy tắc xuất xứ. “Chúng tôi cũng không thích bỏ qua các quy tắc. Đây chỉ là những câu hỏi về việc áp dụng hiệu quả các quy tắc đã tồn tại trong luật pháp Mexico, bao gồm cả USMCA, một phần của luật pháp Mexico", ông Seade nêu rõ. “Khi đầu tư vào Mexico, bạn cần phải có những tiêu chuẩn minh bạch nhất định”, ông nhấn mạnh và cho hay các công ty Trung Quốc không nên lo lắng, miễn là họ đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, vì cơ chế giám sát có thể mang lại sự chắc chắn về mặt pháp lý hơn cho khoản đầu tư của họ. Theo nhà ngoại giao Mexico, thuế quan do chính phủ Mexico áp đặt nhằm khuyến khích các công ty Trung Quốc đầu tư và sản xuất tại Mexico và các công ty này không cần phải lo lắng về sự cảnh giác ngày càng tăng hoặc thậm chí là các mối đe dọa từ Mỹ, vì các quyền hợp pháp của họ được bảo vệ theo khuôn khổ pháp lý của Mexico. “Mexico cần đa dạng hóa nền chính trị, kinh tế và thương mại của mình, và Trung Quốc là một nhân tố chủ chốt trong việc này và là một người bạn tốt của Mexico”, ông Seade nhấn mạnh. Ông cho biết, trong khi Mexico cần duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Washington, nơi có ảnh hưởng rất lớn về mặt chính trị, kinh tế và văn hóa đối với Mexico, thì việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với phần còn lại của thế giới cũng quan trọng không kém.
a56f34f76eed63afdfd2715880b8168c
23/08/2024
0b9efaf214b080228c081e50ee785624
13:08
f12078e880d1a2b79d3f07e822c9c2ff
20240904
https://vietnamfinance.vn/ung-dung-ai-trong-quan-tri-doanh-nghiep-giup-gia-tang-nang-suat-d115122.html
ac43de88e2b04fa4ec6e1aabef12f165
Ứng dụng AI trong quản trị doanh nghiệp giúp gia tăng năng suất
8f3aa7efcba08f96f07c7ef30b66e689
cong-nghe
Đó là khẳng định của đại diện Công ty Cổ phần MISA (MISA) trong việc nâng cao năng suất, hiệu quả vận hành và thúc đẩy sự phát triển cho doanh nghiệp tại Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam - AI4VN 2024.
d513b6639e9278f80b87faa303418d43
Sự kiện AI4VN 2024 do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) chỉ đạo, Báo điện tử VnExpress tổ chức, với sự phối hợp của Câu lạc bộ Các Khoa - Viện - Trường Công nghệ thông tin - Truyền thông (FISU) nhằm phổ biến việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào cuộc sống. Trong bài tham luận “Ứng dụng AI trong quản trị doanh nghiệp giúp gia tăng năng suất”, ông Lê Hồng Quang – Phó tổng giám đốc thường trực MISA khẳng định AI giúp doanh nghiệp tối ưu hóa thời gian, quy trình làm việc góp phần thúc đẩy sự phát triển của tổ chức. Tại hội thảo, ông Lê Hồng Quang cũng lấy những ví dụ thực tế về việc gia tăng năng suất khi ứng dụng AI trong mọi mặt của quản trị doanh nghiệp. Cụ thể, trong các chiến dịch Marketing, AI viết email giới thiệu sản phẩm nhanh hơn 36 lần và có thể cá nhân hóa theo hành trình của từng đối tượng khách hàng. Trong lĩnh vực thời trang, AI thiết kế bộ ảnh nhanh hơn 24 lần, mang lại hiệu quả rõ rệt cho ngành công nghiệp sáng tạo. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, lập trình viên thi công giao diện Website nhanh hơn 10 lần nhờ khả năng tự động viết mã, kiểm tra lỗi, dự đoán các yêu cầu giao diện của AI. Với những hiệu quả thực tế mà AI mang lại trong việc tối ưu vận hành và gia tăng năng suất trong nội tại doanh nghiệp. MISA khẳng định trách nhiệm của cộng đồng chuyên gia và doanh nghiệp công nghệ Việt Nam phát triển các sản phẩm và dịch vụ tích hợp AI để hỗ trợ gần 1 triệu doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp khó khăn khi tiếp cận AI do thiếu nguồn lực. Theo đó, MISA cho biết đã tích hợp AI vào Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS giúp doanh nghiệp gia tăng năng suất, hiệu quả vận hành và phát triển bền vững. Trợ lý trí tuệ nhân tạo MISA AVA cung cấp dữ liệu điều hành tức thì, cho phép lãnh đạo doanh nghiệp nắm bắt thông tin tài chính, kinh doanh và nhân sự một cách nhanh chóng và chính xác. Ngoài ra, trợ lý AI này tự động hóa các quy trình công việc giúp tiết kiệm 70% thời gian và giảm thiểu sai sót. Đặc biệt, MISA AVA hỗ trợ phân tích và dự báo, giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định chiến lược dựa trên dữ liệu, từ đó nâng cao hiệu quả vận hành và tăng cường khả năng cạnh tranh. Thông qua hiệu quả mà AI mang lại, MISA kỳ vọng cộng đồng doanh nghiệp mạnh dạn ứng dụng công nghệ này để quản trị vận hành hiệu quả dựa trên dữ liệu. Tổng kết bài tham luận, ông Lê Hồng Quang nhấn mạnh: “Việc ứng dụng AI vào sản phẩm để phục vụ gần 1 triệu doanh nghiệp SME vừa là trách nhiệm vừa là cơ hội lớn cho động đồng doanh nghiệp và chuyên gia công nghệ tại Việt Nam”. Điều này cũng góp phần nâng cao năng lực, lợi thế cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp Việt. Đồng thời, khẳng định vị thế của các doanh nghiệp phần mềm trên bản đồ công nghệ thế giới, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế số Việt Nam. Trong kỷ nguyên công nghệ, AI đóng vai trò quan trọng trong quản trị doanh nghiệp giúp gia tăng năng suất, hiệu quả vận hành và thúc đẩy sự phát triển của tổ chức. Với thế mạnh 30 năm trong lĩnh vực công nghệ, MISA kỳ vọng sẽ đồng hành cùng các doanh nghiệp và các chuyên gia công nghệ tại Việt Nam đón đầu xu thế công nghệ, nắm bắt cơ hội, phát triển các sản phẩm, dịch vụ tích hợp AI toàn diện nhằm hỗ trợ tối đa cho cộng đồng SMEs.
fa855abe29442715b15c20750e5ce4f8
23/08/2024
0b9efaf214b080228c081e50ee785624
15:54
65073e2e72294261807ddf97f1dd669b
20240904
https://vietnamfinance.vn/ba-kamala-harris-dan-truoc-ong-trump-dong-usd-suy-yeu-d115085.html
6989f31ab3848087ef11b9084236181a
Bà Kamala Harris vượt lên ông Trump, đồng USD lập tức phản ứng
a42d363bc9a1cdaab84fdd78f46251b1
tin-the-gioi
Theo một lưu ý gần đây từ ngân hàng đầu tư Macquarie, cái gọi là chiến thuật “Trump trade” – chỉ một loạt các khoản đầu tư sẽ sinh lời nếu cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tái đắc cử, đã bắt đầu sụp đổ.
f195e28330107c6f8d97d7e5d8fd14f0
Một trong những giao dịch nổi bật nhất là đặt cược vào đồng USD mạnh hơn. Nhưng tính đến ngày 21/8, chỉ số DX-Y của đồng USD (đo lường đồng USD so với một rổ các loại tiền tệ khác) đang dao động quanh mức thấp nhất năm 2024. Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ số này đã giảm dưới 3% trong tháng 8. Theo Macquarie, với khả năng Phó tổng thống Kamala Harris giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng ngày càng cao, đồng USD có thể sẽ yếu hơn nữa. Ông Thierry Wizman, chiến lược gia về tỷ giá và ngoại hối toàn cầu của Macquarie, nói với tạp chí Fortune rằng: "Chúng tôi tin rằng việc đồng USD yếu đi một phần là do việc từ bỏ 'Trump trade' vốn được xây dựng dựa trên tiền đề lạm phát cao hơn và lãi suất cao hơn ở Mỹ, điều này sẽ hỗ trợ đồng USD". Macquarie cho rằng đồng USD yếu hơn mức cần thiết. Có những chỉ báo thuận lợi cho đồng USD, bao gồm một loạt các đợt sụt giảm trên thị trường chứng khoán châu Á và các ngân hàng trung ương của Anh và khu vực đồng euro đều cắt giảm lãi suất. Nhưng không có chỉ báo nào trong số đó làm tăng giá trị tương đối của đồng USD. “Theo quan điểm của chúng tôi, việc đồng USD suy yếu kể từ đầu tháng 8 có phần kỳ lạ vì diễn ra trong giai đoạn dữ liệu của Mỹ (doanh số bán lẻ, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu, chỉ số ISM về dịch vụ) cho thấy sự phục hồi của kinh tế Mỹ, sau những lo ngại về nguy cơ suy thoái vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8”, ông Wizman nhận định. Wizman và nhóm của ông cho rằng các nhà đầu tư đã quyết định tránh xa các giao dịch “Trump trade” vì họ ngày càng đặt ít niềm tin vào chiến thắng của ông Trump vào tháng 11 tới đây.. Theo kết quả của cuộc thăm dò dự luận do kênh truyền hình ABC News, nhật báo Washington Post và hãng khảo sát Ipsos thực hiện, Phó Tổng thống Kamala Harris, ứng cử viên của đảng Dân chủ, đang dẫn trước đối thủ đến từ đảng Cộng hòa, Cựu Tổng thống Donald Trump, 5 điểm phần trăm trong chiến dịch chạy đua vào Nhà Trắng. Kết quả thăm dò ghi nhận 50% tổng số người tham gia khảo sát sẵn sàng ủng hộ bà Harris trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, trong khi chỉ có 45% ủng hộ ông Trump. Vào đầu tháng 8 khi các cuộc thăm dò đầu tiên cho thấy bà Harris vượt qua ông Trump được công bố, DXY đã giảm. Ông Macquarie cho biết động lực chiến dịch của bà Harris, được Macquarie gọi là "Kamala-mentum", sẽ tiếp tục làm suy yếu đồng USD khi Fed cắt giảm lãi suất. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý rằng chỉ vài tháng nữa là đến cuộc bầu cử, bất kỳ dự đoán nào cũng không phải là kết luận chắc chắn. Đặc biệt là trong một cuộc đua liên tục bị đảo lộn như năm nay. "Tháng 7 là tháng của ông Trump, tháng 8 là tháng của bà Harris và tháng 9 sẽ là một cuộc ẩu đả toàn diện", ông Frank Kelly, chiến lược gia chính trị cấp cao tại công ty đầu tư DWS cho hay. Cho đến nay, các nhà đầu tư vẫn lập luận rằng các ưu tiên của ông Trump về thuế quan toàn diện, hạn chế mạnh mẽ nhập cư và cắt giảm thuế sẽ gây ra lạm phát nói chung và điều đó sẽ buộc Fed phải giữ lãi suất cao hơn, điều này sẽ làm tăng giá trị tương đối của đồng USD trên thị trường tiền tệ quốc tế. Trong suốt những ngày đầu của chiến dịch tranh cử, bà Harris khá mơ hồ về chính sách. Tuy nhiên, bà đã bắt đầu đưa ra nhiều chi tiết hơn trong tuần qua. Cho đến nay, quan điểm kinh tế của bà bao gồm ủng hộ các quy định chống lại việc tăng giá quá mức đối với hàng tiêu dùng; xây dựng thêm nhà ở; và xóa bỏ thuế đối với tiền boa (một ý tưởng đầu tiên được ông Trump đưa ra). Chiến dịch tranh cử của bà Harris đã báo trước rằng sẽ có thêm nhiều chi tiết chính sách hơn nữa trong những tuần tới. Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ đang diễn ra có thể đóng vai trò là điểm khởi đầu cho việc triển khai chính sách rộng hơn. Ông Kelly cho rằng một khi điều đó xảy ra, chiến dịch tranh cử sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Ông cho biết "bây giờ họ sẽ bắt đầu tấn công lẫn nhau bằng các vấn đề chính sách thay vì chỉ là vấn đề cá nhân".
cefe9d52f0987bc8d1478c1715111e1a
23/08/2024
0b9efaf214b080228c081e50ee785624
08:45
f87383ea6c1a2857f131118b13dad405
20240904
https://vietnamfinance.vn/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-chu-tri-hop-bo-chinh-tri-ve-quy-hoach-tphcm-d115116.html
b5a3a2ac03ee5f1d894b9f09c98e0b61
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị về quy hoạch TP.HCM
1d26cfa1ff422b1628ec71b2c0fc18ad
tin-tuc
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu rõ quy hoạch TP. HCM phải thể hiện rõ vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của thành phố, là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ của cả nước.
9c173f176895f360746c46a462b70a0d
Ngày 23/8, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị cho ý kiến về Quy hoạch TP. HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Sau khi nghe đại diện lãnh đạo Thành ủy báo cáo Tờ trình xin ý kiến chỉ đạo về quy hoạch TP. HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, ý kiến các cơ quan đóng góp về Đề án quy hoạch, Bộ Chính trị đã tập trung thảo luận và cơ bản thống nhất về những chủ trương, quan điểm lớn, quan trọng định hướng quy hoạch TP. HCM. Phát biểu kết luận, Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm lưu ý, Quy hoạch phải cụ thể hóa được các chủ trương, đường lối của Đảng, các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành trong thời gian qua, nhất là Nghị quyết số 31 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP. HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đồng thời, phải theo đúng các quy định của pháp luật, nhất là Luật Quy hoạch; phù hợp với quy hoạch chung quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành, không xung đột, mâu thuẫn với nhau, nếu có xung đột, mâu thuẫn phải điều chỉnh bảo đảm thống nhất. Quy hoạch phải thể hiện rõ vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của TP. HCM, là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ của cả nước; hướng đến là trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ, văn hóa, giáo dục-đào tạo, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo của khu vực Đông Nam Á và châu Á, có năng lực cạnh tranh toàn cầu. Bên cạnh đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, cần khai thác hiệu quả không gian mặt đất, mặt nước, không gian ngầm, không gian vùng trời; tổ chức không gian đô thị, dịch vụ, công nghiệp, nông thôn phù hợp; định hướng những phương thức giao thông hiện đại, tương xứng với diện mạo của Thành phố toàn cầu trong tương lai. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng lưu ý, phải cân bằng giữa phát triển kinh tế với văn hóa, lấy người dân là chủ thể trung tâm của phát triển. Bộ Chính trị đề nghị Thành ủy TP. HCM tập trung lãnh đạo khẩn trương hoàn thiện Quy hoạch. Sau khi Quy hoạch được phê duyệt, cần quyết tâm, quyết liệt, có cơ chế, chính sách khơi thông, kích hoạt mọi nguồn lực để triển khai thực hiện có hiệu quả, xây dựng TP. HCM xứng tầm với mong muốn của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và nhân dân cả nước.
37533990f05866580693edf0116822ae
23/08/2024
0b9efaf214b080228c081e50ee785624
14:48
1ec8e8aba0f10854777e5fe7b65aa7aa
20240904
https://vietnamfinance.vn/bao-gio-het-lo-bi-lua-so-mat-tien-oan-khi-den-voi-bao-hiem-d115035.html
16c189ea3c778bb6ead0b2470e75da8b
Bao giờ hết lo 'bị lừa', sợ 'mất tiền oan' khi đến với bảo hiểm?
5f60ad87eb2e2ec7352a5e4593a224b6
tai-chinh-tieu-dung
Cơ quan quản lý nhà nước và toàn ngành bảo hiểm đang nỗ lực để lấy lại niềm tin của khách hàng, thì vẫn có những “con sâu làm rầu nồi canh”. Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh vẫn đang diễn ra, làm xói mòn niềm tin của người dân về bảo hiểm. Đến với bảo hiểm là đến với sự bảo vệ và an toàn tài chính cá nhân mà nhiều người luôn có tâm lo sợ 'bị lừa' và cảnh giác để không 'mất tiền oan'.
fa276d3654b5412318178f6a9dc1a506
Nhiều “chiêu trò” của tư vấn viên Trần Quỳnh Phương (25 tuổi), làm giáo viên ở Hải Phòng cho biết, cách đây gần 2 năm có tham gia hợp đồng bảo hiểm trị giá gần 30 triệu đồng/năm. Sau 1 năm đóng phí đầy đủ, do sơ suất quên chưa đóng phí năm thứ 2, sau khi hết thời gian gia hạn 60 ngày, hợp đồng bảo hiểm bị mất hiệu lực. Không thể liên hệ với tư vấn viên cũ (do đã nghỉ), chị Phương đã chủ động chuyển tiền cho công ty bảo hiểm nhằm mục đích khôi phục hiệu lực hợp đồng. Tuy nhiên, tiềncông ty bảo hiểmđã nhận nhưng hợp đồng chưa được khôi phục do phải làm đơn khôi phục hiệu lực. Qua giới thiệu, chị Phương được một tư vấn viên của chính công ty bảo hiểm đó tư vấn làm đơn rút số tiền treo đó về, tham gia một hợp đồng bảo hiểm mới với lý do: Khôi phục hiệu lực hợp đồng cũ thì mất khoản thưởng duy trì hợp đồng và sản phẩm mới hiện nay có nhiều quyền lợi ưu việt hơn. “Nghe tư vấn phân tích giải pháp này, thoạt đầu cũng thấy khá hợp lý, nhưng bản thân tôi vẫn nghi ngờ vì bạn tư vấn còn chưa biết quyền lợi hợp đồng cũ của tôi có những gì, sức khoẻ của tôi 2 năm qua ra sao và số tiền 1 năm đã đóng phí”, chị Phương quan ngại. Tương tự, chị Trần Hương Giang (30 tuổi) ở Nam Từ Liêm, Hà Nội, mới đây có tìm hiểu để tham gia và nhận được 2 tư vấn của 2 hãngbảo hiểm nhân thọvới mức phí 20 triệu đồng/năm. Sau khi được nghe chi tiết các quyền lợi cũng như những điều khoản loại trừ, đến khi hỏi tới việc kê khai hồ sơ y tế của bản thân (trước đây chị đã từng mắc bệnh và phải nằm viện điều trị nhiều đợt), chị Giang khá bất ngờ khi được một bạn tư vấn viên chia sẻ rằng, chị không cần phải quá lo, chỉ cần chị ký, nếu có hồ sơ y tế, sẽ sắp xếp xử lý để đảm bảo quyền lợi, không bị loại trừ. “Một bạn thì nói rằng mình phải kê khai trung thực, vì đó là quyền và nghĩa vụ của mình, trong khi một bạn thì trấn an là sẽ xử lý được, có thể tôi không phải đi khám”, chị Giang băn khoăn. Trước đó, trong cộng đồng tư vấn bảo hiểm đã lan truyền một video hướng dẫn chi tiết dành cho các đại lý, trong đó một nhà sáng lập vùng cấp cao của một công ty bảo hiểm hướng dẫn họ cách thuyết phục khách hàng chuyển đổi thẻ bảo hiểm từ công ty khác sang công ty của mình. Video này nhấn mạnh việc “đổi thẻ” từ phiên bản cũ sang phiên bản mới của công ty, với lý do hợp đồng cũ không có nhiều ưu đãi. Đại lý được khuyến khích trao đổi với khách hàng rằng nếu họ đã hài lòng với hợp đồng hiện tại thì không cần phải đổi, nhưng nếu không, công ty sẽ hỗ trợ đổi sang thẻ mới với nhiều lợi ích hơn. Đáng chú ý, trong video, Nhà sáng lập vùng không ngần ngại đề cập trực tiếp đến tên và sản phẩm của các công ty bảo hiểm khác, so sánh chúng không tốt bằng sản phẩm của công ty mình đang cung cấp. Ông cũng chia sẻ cách tăng phí và ba “chìa khóa” để đại lý có thể nâng cao tổng số phí bảo hiểm. Theo tìm hiểu của Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance, nếu khách hàng đồng ý với phương án “đổi thẻ” như được mô tả trong video, có thể xảy ra hai tình huống: một là khách hàng ký kết một hợp đồng mới kèm theo thẻ; hai là khách hàng mất quyền lợi từ thẻ chăm sóc sức khỏe của hợp đồng hiện tại nhưng vẫn phải ký kết một hợp đồng mới với thẻ. Do đó, không thể coi đây là “đổi thẻ” mà có thể gây hiểu nhầm, vì dù trường hợp nào khách hàng cũng phải ký kết một hợp đồng bảo hiểm mới. Việc “xúi giục” khách hàng hủy bỏ hợp đồng hiện tại để chuyển sang công ty khác với sản phẩm mới có ưu việt hơn, nhằm nâng cao sản phẩm của công ty mình và làm giảm giá trị công ty khác mà không đầy đủ thông tin về ưu và nhược điểm, hoặc không trung thực trong việc cung cấp thông tin y tế là một vấn đề cạnh tranh không mới trong ngành bảo hiểm trong nhiều năm qua. Điều này vi phạm những chuẩn mực và quy tắc đạo đức nghề nghiệp được quy định rõ ràng trong Luật Kinh doanh Bảo hiểm dành cho đại lý và tư vấn viên. Tuy nhiên, có thể do mục tiêu ngắn hạn như hoa hồng hoặc thu nhập, một số đại lý vẫn sẵn sàng vượt qua các chuẩn mực này, bao gồm việc thúc đẩy khách hàng hủy hợp đồng để tham gia mới, tư vấn “đổi thẻ” từ cũ sang mới với nhiều quyền lợi hơn (theo như tư vấn của đại lý công ty mới), hoặc không trung thực trong việc kê khai để hợp đồng được cấp nhanh chóng và tránh các loại trừ. Các vấn đề này không phải là mới trong thị trường bảo hiểm, mặc dù đã được các cơ quan chức năng và các công ty bảo hiểm chấn chỉnh trong nhiều năm. Chuẩn hóa từ gốc rễ để lấy lại niềm tin Theo số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, nửa đầu năm 2023 đã tiếp nhận và cập nhật vào danh sách đại lý vi phạm 1.875 trường hợp. Trước đó, năm 2022, đã có hơn 3.100 đại lý vào danh sách đại lý vi phạm, với nhiều hành vi như cùng lúc làm đại lý cho nhiều hãng, có nhiều trường hợp đại lý tuyên truyền, quảng cáo sai về sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm… Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính, ông Ngô Hà Minh, Nhà sáng lập cộng đồng Bảo vệ quyền lợi khách hàngBảo hiểm nhân thọ(BHNT) tại Việt Nam, cho biết việc một tư vấn viên có dấu hiệu “xúi giục” khách hàng huỷ hợp đồng cũ, hoặc cắt giảm các sản phẩm bổ trợ để tham gia hợp đồng mới như các trường hợp nêu trên, có thể là do người tư vấn có ý định trục lợi cho bản thân mình, nhưng cũng có thể là hành vi phù hợp với nhu cầu và mong muốn mới của khách hàng khi bối cảnh thay đổi như tăng - giảm thu nhập, thay đổi công việc từ rủi ro cao về tai nạn thành rủi ro cao về bệnh lý... “Không có sản phẩm bảo hiểm tốt nhất, cuối cùng vẫn là tính phù hợp với mong muốn của khách hàng, và tư vấn viên lúc này có vai trò như một kiến trúc sư thiết kế giải pháp đúng và trúng, thậm chí vượt kỳ vọng khách hàng”, ông Minh nhấn mạnh. Tuy nhiên, ông Ngô Hà Minh lưu ý, khi muốn hủy bỏ hợp đồng hiện tại hay quyền lợi cũ để tham gia một hợp đồng mới tốt hơn, khách hàng nên kết hợp với điều kiện đủ là hợp đồng mới và quyền lợi mới không bị loại trừ quá nhiều so với hợp đồng cũ. Trong trường hợp khách hàng gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, tư vấn viên cần phân tích rõ ràng từng phương án để khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn. Ông Ngô Hà Minh cho rằng, người tư vấn chưa làm tốt nếu so sánh hai sản phẩm bảo hiểm mà không rõ ràng và khách quan. Ngược lại, nếu so sánh rõ ràng ưu và nhược điểm của hai sản phẩm, giúp khách hàng hiểu rõ và đưa ra quyết định phù hợp, thì rất đáng khuyến khích. Ông Minh khẳng định, người tư vấn cần đưa ra ít nhất hai giải pháp để khách hàng có thể lựa chọn và tự quyết định, điều này mới khiến khách hàng thực sự tin tưởng. Để khắc phục tình trạng này, ông Ngô Hà Minh nêu giải pháp, cần có sự hợp tác từ ba phía: tư vấn viên/đại lý bảo hiểm, công ty bảo hiểm và khách hàng. Tư vấn viên phải hiểu rõ và tuân thủ quy định của công ty, Luật Kinh doanh bảo hiểm và quy định của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam. Khách hàng cần nâng cao kiến thức, hiểu biết khi tìm hiểu thông tin và cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin y tế và tài khoản VSSID của mình. Ông Minh gợi ý rằng khách hàng thông thái nên hỏi tư vấn viên về các quyền lợi và loại trừ trong hợp đồng, cũng như các trường hợp không được chi trả, sau đó kiểm tra lại các điều khoản này trong hợp đồng của mình. Đồng thời, khách hàng nên yêu cầu tư vấn viên ghi âm lại nội dung buổi tư vấn và thẩm định, gửi thông tin này đến bộ phận thẩm định của công ty bảo hiểm. Điều này giúp bảo đảm khách hàng được tư vấn đầy đủ về quyền lợi và điều khoản. Song song với đó, các công ty bảo hiểm cần đưa ra quy trình chuẩn và yêu cầu tư vấn viên ghi âm lại các buổi tư vấn và thẩm định, gửi về công ty lưu trữ. Đặc biệt, cần phải có nội dung ràng buộc giữa công ty, tư vấn viên, khách hàng trong đơn yêu cầu bảo hiểm, để ràng buộc trách nhiệm của tư vấn viên và đảm bảo sự trung thực. "Nếu thực hiện được các giải pháp này, sẽ giúp tránh được những trường hợp đáng tiếc như giả chữ ký khách hàng, khuyên khách hàng giấu bệnh,... từ đó giúp ngành bảo hiểm phát triển bền vững", ông Minh khẳng định. Ngoài ra, ông Minh cũng đề xuất việc thay đổi cách thức trả hoa hồng cho đội ngũ tư vấn viên. Thay vì trả phần lớn hoa hồng trong năm đầu, nên dàn đều hoa hồng trong các năm. Điều này sẽ giúp tư vấn viên chăm sóc khách hàng một cách nghiêm túc hơn và được hưởng hoa hồng một cách xứng đáng.
8023145b0eca56ddf445b327177b130f
23/08/2024
0b9efaf214b080228c081e50ee785624
12:00
18940d53c58a1ba453fcfbce1ab0609a
20240904
https://vietnamfinance.vn/quoc-hoi-hop-bat-thuong-xem-xet-cong-tac-nhan-su-vao-ngay-26-8-d115126.html
bda4377502f832348b0ea28ce6909e0e
Quốc hội họp bất thường xem xét công tác nhân sự vào ngày 26/8
12912e96631bf1b5464733ead9a80125
tin-tuc
Ngày 26/8, Quốc hội khóa XV, sẽ họp kỳ họp bất thường lần thứ 8 để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
1e953ee644ca05c2d16a83af333bc8a8
Ngày 23/8, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường có văn bản về dự kiến chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 8,Quốc hộikhóa XV. Căn cứ quy định của Hiến pháp và pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập kỳ họp bất thường lần thứ 8, Quốc hội khóa XV để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Kỳ họp bất thường lần thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra trong 1 ngày, bắt đầu từ sáng 26/8 tại nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
ac55bd2a6ba1136e6f1397c7252df9ab
23/08/2024
0b9efaf214b080228c081e50ee785624
16:25
f88c42e95248c1d717cc4fe34ba2a53e
20240904
https://vietnamfinance.vn/bo-nhiem-ong-nguyen-van-tho-lam-tong-cuc-truong-hai-quan-d115139.html
7e328430c37ef00fa734b515b044a1b6
Bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Thọ làm Tổng cục trưởng Hải Quan
31721e368ebcd3ec5b267f677944c1c7
nhan-vat
Chiều ngày 23/8, Bộ Tài chính đã tổ chức lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm tân Tổng Cục trưởng Hải quan và 2 Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
32e9ce95efe818866d3945870c5e49f5
Tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi đã trao quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Thọ - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. Cùng với đó, lãnh đạo Bộ Tài chính trao quyết định bổ nhiệm ông Trần Đức Hùng - Cục trưởng Cục Hải quan Bắc Ninh và ông Âu Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan - giữ chức Phó Tổng cục trưởng Hải quan. Các quyết định nêu trên có hiệu lực từ 1/9/2024. Phát biểu chúc mừng và giao nhiệm vụ cho các lãnh đạo mới được bổ nhiệm, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi đề nghị tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ và các tân Phó Tổng cục trưởng Âu Anh Tuấn, Trần Đức Hùng trên cương vị mới tiếp tục cố gắng, nỗ lực, phát huy năng lực, kinh nghiệm, đoàn kết, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trước những thách thức, đòi hỏi mới của ngành hải quan. Trong đó, ưu tiên tập trung chỉ đạo đơn vị triển khai quyết liệt, đồng bộ mọi giải pháp để hoàn thành kế hoạch năm 2024. Đồng thời, xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật là cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai Hải quan số, Hải quan thông minh và cải cách hành chính trong lĩnh vực Hải quan, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về Hải quan. Thay mặt các lãnh đạo được bổ nhiệm, tân Tổng Cục trưởng Nguyễn Văn Thọ bày tỏ sự cảm ơn đến lãnh đạo Bộ Tài chính và lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành hải quan. Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ cho biết, việc được bổ nhiệm trọng trách mới vừa là vinh dự, vừa là trách nhiệm hết sức nặng nề với cá nhân ông, cũng như các tân phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan. Chia sẻ các nhiệm vụ sắp tới của ngành Hải quan, ông Thọ bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm tạo điều kiện của lãnh đạo Bộ Tài chính, sự phối hợp của các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Tài chính, sự đồng lòng, chung sức của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành hải quan. Cùng ngày, Bộ Tài chính đã công bố các quyết định nghỉ hưu theo chế độ đối với Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn và Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường từ ngày 1/9.
0a83dffec43d2c4f06e9a5ae91efa5d4
23/08/2024
0b9efaf214b080228c081e50ee785624
20:23
26904e1100141d1b0e5d02f284d32187
20240904
https://vietnamfinance.vn/canh-bao-mao-danh-ngan-hang-nha-nuoc-yeu-cau-cap-nhat-sinh-trac-hoc-d115108.html
c65591adf4bdf2bae05caa958db393c2
Cảnh báo mạo danh Ngân hàng Nhà nước yêu cầu cập nhật sinh trắc học
15fe30908c85eb69331fa5fc56811aa6
ngan-hang
Đối tượng lừa đảo mạo danh NHNN gửi thông tin dẫn dụ người dân, khách hàng bấm vào đường link lừa đảo cập nhật thông tin sinh trắc học. NHNN đề nghị người dân hết sức đề cao cảnh giác, không bấm vào các đường link lạ.
3cfc6cedab567b3cf00ca3a5842431d3
Ngày 23/8, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phát thông tin cho biết gần đây có hiện tượng đối tượng lừa đảo mạo danh NHNN, giả mạo giao diện hòm thư điện tử (e-mail) của NHNN để gửi thông tin dẫn dụ người dân, khách hàng bấm vào đường link lừa đảo cập nhật thông tin sinh trắc học cho giao dịch ngân hàng. Theo đó, nhằm tạo sự tin tưởng của khách hàng nhận thư, đối tượng lừa đảo đã trích dẫn một số quy định tại Quyết định số 2345/QĐ-NHNN ngày 18/12/2023 của NHNN về việc triển khai các giải pháp, an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng và yêu cầu người nhận thư cập nhật thông tin sinh trắc học theo đường link lừa đảo có trong email. Cụ thể, hòm thư điện tử giả mạo có địa chỉ “[email protected]” gửi thông tin lừa đảo kèm 2 đường link: cập nhật thông tin sinh trắc học, yêu cầu thực hiện trước ngày 30/08/2024; toàn văn Quyết định số 2345/QĐ-NHNN (đính kèm email giả mạo). NHNN khẳng định đây là hành vi mạo danh NHNN lừa người nhận thư thực hiện theo yêu cầu của kẻ lừa đảo để thu thập thông tin khách hàng. Bằng cách dẫn dụ khách hàng nhận thư bấm vào đường link giả mạo để tải và cài đặt ứng dụng thu thập thông tin sinh trắc học nhưng thực chất là tải về tệp (file) có chứa mã độc, phần mềm gián điệp, khai thác thông tin của khách hàng để chiếm quyền kiểm soát thiết bị cá nhân, tài khoản ngân hàng của khách hàng hoặc đánh cắp thông tin, dữ liệu nạn nhân để thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật. NHNN đề nghị người dân, khách hàng các tổ chức tín dụng hết sức đề cao cảnh giác, không bấm vào các đường link lạ được gửi qua chat, SMS hoặc email; không cung cấp thông tin cá nhân cho các trang web không rõ nguồn gốc; không cung cấp mật khẩu dùng một lần (mã OTP), mật khẩu ngân hàng điện tử/ ứng dụng ngân hàng di động (internet banking/ mobile banking)... cho bất kỳ ai, kể cả nhân viên ngân hàng. Hiện nay, NHNN chỉ cung cấp thông tin đến công chúng chính thức qua Cổng thông tin điện tử NHNN tại địa chỉ (https://www.sbv.gov.vn). NHNN không gửi thư điện tử (email) trực tiếp đến khách hàng của tổ chức tín dụng đề nghị cập nhật thông tin sinh trắc học. Ngoài ra, người dân, khách hàng phải cẩn trọng, cảnh giác khi tiếp nhận, xử lý thông tin, yêu cầu từ các kênh thông tin không chính thức, không rõ nguồn gốc (như thông tin không phải từ các kênh thông tin chính thức của cơ quan nhà nước đã được công bố công khai).
7627e7e7c632a7275c666703f2b42b02
23/08/2024
0b9efaf214b080228c081e50ee785624
13:28
d8db5327a923a426fd8f32b01c115df0
20240904
https://vietnamfinance.vn/truot-thau-6300-ty-o-san-bay-long-thanh-lien-danh-deo-ca-3-lan-kien-nghi-acv-khong-chap-nhan-d115096.html
42ad2c2e3356964f8915cc1424f1495b
Trượt thầu 6.300 tỷ ở Sân bay Long Thành: Liên danh Đèo Cả 3 lần kiến nghị, ACV không chấp nhận
52db04ce64af74e0d1951c2b18034e14
chuyen-lam-an
Liên danh Đèo Cả gồm 8 doanh nghiệp bị loại ở vòng kỹ thuật tại gói thầu số 4.7 thuộc dự án thành phần 3 sân bay Long Thành. Liên danh này đã có 3 văn bản kiến nghị đến ACV, đề nghị tiếp tục được xem xét về kỹ thuật, tuy nhiên phía chủ đầu tư không chấp thuận cho dù giá dự thầu của liên danh này thấp hơn liên danh còn lại khoảng 416 tỷ đồng.
6b87f701ef9f68084ffcaa6eabd7e302
Ông Ngọ Trưởng Nam, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả cho biết, vừa thay mặt cho liên danh Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả - Công ty Cổ phần Xây dựng Đèo Cả - Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả - Công ty Cổ phần Lizen - Tổng công ty Thăng Long - Tổng công ty Đầu tư Xây dựng Hoàng Long - Công ty TNHH Hòa Hiệp - Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải gửi đơn kiến nghị lần 3 tới Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV). Cụ thể, ACV là bên mời thầu gói thầu số 4.7 thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình sân đỗ tàu bay nhà ga hành khách và các công trình khác thuộc dự án thành phần 3, dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1. Dự án có giá chào thầu hơn 6.300 tỷ đồng; phương thức lựa chọn nhà thầu là 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ; hình thức lựa chọn nhà thầu không qua mạng đấu thầu quốc gia. Có 2 liên danh tham gia gói thầu này, trong đó liên danh 1 gồm 8 nhà thầu: Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả; Công ty Cổ phần Xây dựng Đèo Cả; Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả; Công ty Cổ phần Lizen; Tổng công ty Thăng Long; Tổng công ty Đầu tư xây dựng Hoàng Long; Công ty TNHH Hoà Hiệp và Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải. Liên danh còn lại gồm 6 nhà thầu: Tổng công ty Xây dựng công trình hàng không ACC; Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn; Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam; Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư xây dựng Việt Nam; Công ty Cổ phần Tập đoàn Cienco4 và Công ty Cổ phần Xây dựng công trình hàng không Sáu Bốn Bảy. Ngày 13/8/2024, ACV có thông báo danh sách các nhà thầu đáp ứng và không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật. Liên danh Đèo Cả bị loại vì không đáp ứng điều kiện về tư cách hợp lệ của hồ sơ mời thầu gói thầu số 4.7. Liên danh Đèo Cả đã có 2 văn bản kiến nghị đến ACV, tuy nhiên, phía chủ đầu tư không chấp thuận. Tại đơn kiến nghị lần 3, Tập đoàn Đèo Cả yêu cầu bên mời thầu đánh giá tư cách hợp lệ của nhà thầu theo đúng quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 5 Luật Đấu thầu; đồng thời mời các cơ quan chuyên môn thực hiện kiểm tra, rà soát quá trình mời thầu, chấm thầu gói thầu số 4.7. “Việc có thêm nhà thầu có năng lực tại bước đánh giá hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ tài chính sẽ làm tăng tính cạnh tranh trong quá trình lựa chọn nhà thầu gói thầu số 4.7 mà người được hưởng lợi lớn nhất chính là ACV”, ông Ngọ Trường Nam nói. Đại diện liên danh nhà thầu cũng cho biết là họ chưa thoả mãn về quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu và trả lời kiến nghị của bên mời thầu Gói thầu 4.7. Trước đó, vào ngày 15/08/2024, ACV có văn bản trả lời kiến nghị lần 1 của liên danh do Tập đoàn Đèo Cả đứng đấu về việc liên danh này không có tên trong danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu kỹ thuật gói thầu 4.7. Trong văn bản trả lời kiến nghị, ACV cho biết: “Thành viên liên danh Tổng công ty đầu tư xây dựng Hoàng Long - CTCP, số hiệu trên mạng đấu thầu quốc gia là vn2800177056, đã bị tạm ngưng trên hệ thống từ ngày 30/06/2024 đến thời điểm phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu kỹ thuật” và không có bất cứ đánh giá nào khác về việc nhà thầu đáp ứng hay không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Tập đoàn Đèo Cả cho rằng đánh giá nói trên là trái quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 5 Luật Đấu thầu quy định về tư cách hợp lệ của nhà thầu:‘‘d. Có tên trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trước khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư”. Thời điểm ACV phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu kỹ thuật là vẫn đang trong quá trình đánh giá, chưa phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. “Nội dung trả lời của ACV tại Văn bản số 3406/TCTCHKVN-LT không tuân thủ đúng theo Luật Đấu thầu, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhà thầu nên chúng tôi tiếp tục có kiến nghị đối với nội dung này”, ông Ngọ Trường Nam cho biết. Theo ông Ngọ Trường Nam, tại Quyết định số 2419/QĐ-TCTCHKVN ngày 18/06/2024 của ACV có căn cứ Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 ngày 23/6/2023 để lập Hồ sơ mời thầu. Điểm d, Khoản 1, Điều 5 Luật Đấu thầu quy định về tư cách hợp lệ của Nhà thầu như sau: "d. Có tên trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trước khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư". Như vậy, Luật Đấu thầu đã quy định rõ về điều kiện, thời hạn xác định tư cách hợp lệ của nhà thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Trong lĩnh vực đấu thầu, Luật Đấu thầu cũng là văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất trong trường hợp có mâu thuẫn giữa các quy định, xem xét giải quyết kiến nghị và giải quyết tranh chấp tại Tòa án. Đại diện liên danh nhà thầu này cho rằng, Gói thầu 4.7 được đấu thầu rộng rãi trong nước 1 giai đoạn, 2 túi hồ sơ, không qua mạng. Theo điểm c, khoản 3, điều 30 Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT quy định chuyển tiếp đối với gói thầu không áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng: “…Chủ đầu tư chỉnh sửa các Mẫu hồ sơ mời thầu ban hành kèm theo Thông tư này để phù hợp với cách thức tổ chức lựa chọn nhà thầu không qua mạng”. Dẫn chiếu khoản 1, Điều 5 Luật Đấu thầu và điểm a, khoản 4, Điều 35 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP : “Nhà thầu bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 5 của Luật Đấu thầu”, đại diện liên danh nhà thầu cho rằng, việc ACV đưa tiêu chí vào hồ sơ mời thầu điều khoản “không trong trạng thái bị tạm ngừng, chấm dứt tham gia Hệ thống” căn cứ bảo đảm tư cách hợp lệ của nhà thầu tham dự thầu các gói thầu không áp dụng đấu thầu qua mạng là không phù hợp các quy định tại Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT và Luật Đấu thầu. Tại văn bản số 1783/QLĐT-CS ngày 15/08/2024 trả lời kiến nghị của nhà thầu, Cục Quản lý đấu thầu – Bộ KH&ĐT cũng đã khẳng định “Nhà thầu (là tổ chức) đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu thì được coi là đáp ứng yêu cầu về tư cách hợp lệ khi tham dự thầu các gói thầu không áp dụng đấu thầu qua mạng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này”. Việc hồ sơ mời thầu quy định nhà thầu “không trong trạng thái bị tạm ngừng, chấm dứt tham gia Hệ thống” để bảo đảm tư cách hợp lệ như đối với đấu thầu qua mạng là không phù hợp”, cơ quan chức năng phản hồi. Tại thời điểm nhà thầu gửi đơn kiến nghị lần 1 vào ngày 13/8/2024 và lần 2 vào ngày 15/8/2024 (thời điểm này chưa có kết quả lựa chọn nhà thầu) tài khoản trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia của Tổng công ty Đầu tư xây dựng Hoàng Long ở trạng thái hoạt động bình thường. Bên cạnh đó, nhà thầu cũng đáp ứng đầy đủ các quy định khác tại Điều 5 Luật Đấu thầu. Với các căn cứ trên, có thể khẳng định nhà thầu có tư cách hợp lệ và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo đúng Luật Đấu thầu và hồ sơ mời thầu, ông Ngọ Trường Nam cho biết.
b1643d410fba9ba0f3b427a98b76c6b9
23/08/2024
0b9efaf214b080228c081e50ee785624
15:15
9a1b242a82f90910bad7c33b3f172773
20240904
https://vietnamfinance.vn/ceo-kusto-home-tu-hao-voi-nhung-hoat-dong-the-thao-kien-tao-gia-tri-cho-xa-hoi-d115100.html
7e7c7091389c14c83069701642914e86
CEO Kusto Home: ‘Tự hào với những hoạt động thể thao kiến tạo giá trị cho xã hội’
0ec1a33dca35a4f403d4aba2c16eea6e
thi-truong
Theo ông Sergey Nam - CEO Kusto Home, sự bền vững là giá trị mà nhà phát triển bất động sản này luôn hướng đến. Sự bền vững không chỉ xuất phát từ yếu tố sống “xanh” ở các dự án, mà còn từ những điều tích cực mà giải chạy Dare To Run cùng cộng đồng Darrior cống hiến cho xã hội.
0f143733a5584aa7e8388480023f7969
-Từ khikhởi tranh, giải chạy Dare To Run mùa thứ 2 đã gặt hái được những cột mốc ấn tượng nào, thưa ông? Ông Sergey Nam:Giải chạy Dare To Run không chỉ đơn thuần là một sự kiện thể thao mà còn mang trong mình thông điệp sâu sắc về tinh thần kết nối cộng đồng. Đến thời điểm hiện tại, giải chạy đã thu hút hơn 2.800 người tham gia, với tổng quãng đường hoàn thành gần chạm mốc 450.000 km - vượt xa mục tiêu ban đầu là 150.000 km. Mùa giải Dare To Run đầu tiên đã diễn ra thành công tốt đẹp. Tôi vô cùng tự hào khi năm nay Kusto Home có thể tiếp nối thành công ấy và tổ chức mùa thứ 2. Đặc biệt, đội ngũ nhân viên của chúng tôi đã rất háo hức, nhiệt huyết tham gia giải chạy một cách tích cực. - Xin ông hãy chia sẻ về mục tiêu chính của mùa giải Dare To Run năm nay?Những mục tiêu này liên kết thế nào với sứ mệnh cũng như tầm nhìn chiến lược của Kusto Home, thưa ông? Ông Sergey Nam:Vào mùa đầu tiên được tổ chức từ ngày 25/9 - 15/10/2023, Dare To Run đã thu hút hơn 2.200 người đăng ký tham dự, hoàn thành mục tiêu 100.000 km quãng đường, quyên góp 200 triệu đồng gây quỹ xây dựng cây cầu tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Tiếp nối thành công đó, năm nay chúng tôi đặt mục tiêu về quãng đường là 150.000 km. Mỗi km sẽ được quy đổi thành 1.000 đồng ứng với mục tiêu quyên góp 150.000.000 đồng xây cầu phục vụ trẻ em và người dân ấp Tân Lập, xã Tân Quy Tây, TP. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Ngoài ra, một mục tiêu quan trọng nữa là kiến xây cộng đồng Darrior và có thể phát triển cộng đồng này ngày một lớn mạnh sau mỗi mùa giải. Đây là cái tên chúng tôi dùng để gọi những người tham gia Dare To Run, qua đó trực tiếp đóng góp cho mục tiêu thiện nguyện và hoàn thành những mục tiêu rèn luyện của bản thân. Với tôi, sự thành công của một doanh nghiệp, một doanh nhân không chỉ tính bằng vật chất, tiền bạc mà còn bởi giá trị tốt đẹp dành cho cộng đồng. Tại Kusto Home, tầm nhìn của chúng tôi là trở thành một trong những nhà phát triển bất động sản quốc tế hàng đầu tại Việt Nam. Sự bền vững là giá trị chúng tôi luôn hướng đến. Không chỉ bền vững trong yếu tố sống “xanh” ở các dự án, mà còn bền vững ở những điều tích cực mà chúng tôi cũng như cộng đồng Darrior có thể cống hiến cho cộng đồng, cho xã hội Việt Nam. - Theo ông, những yếu tố nào đã góp phần làm nên thành công của mùa giải tính đến thời điểm hiện tại? Ông Sergey Nam:Việc số lượng người tham dự và số tiền quyên góp vượt mục tiêu đề ra ban đầu ở thời điểm rất sớm, chỉ 2 tuần sau khi mùa giải chính thức khởi tranh là dấu hiệu rất tích cực. Tôi rất vui vì thông điệp sống khỏe, luyện tập mỗi ngày để đóng góp lợi ích cho xã hội đã được cộng đồng đón nhận. Mùa giải năm nay, việc có VĐV Nguyễn Văn Long đóng vai trò đại sứ giải chạy và câu lạc bộ 5h30 là đối tác truyền thông đã giúp đưa thông tin về Dare To Run đến với rất nhiều chân chạy trên khắp cả nước, qua đó giúp giải chạy đạt được những con số rất ấn tượng. Vì thế tôi đánh giá rất cao kết quả lẫn các mối quan hệ hợp tác cho khâu tổ chức mùa giải năm nay. -Điều gì đãthôithúc Kusto Home một lần nữachung tay cùngHope Foundationvàchọn loại hình xây cầu làm mục tiêu thiện nguyện cho DareTo Run 2024, thưa ông? Ông Sergey Nam:Kusto Home luôn đánh giá cao các dự án thiện nguyện của Hope Foundation vì chúng thực sự mang lại giá trị lớn lao cho xã hội và rất tương đồng với sứ mệnh của chúng tôi trong việc kiến tạo một tương lai bền vững. Năm 2023, chúng tôi đã thành công gây quỹ để xây dựng cây cầu tại bản Hin Pẻn, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Khi nhìn lại hình ảnh trước và sau khi cây cầu được hoàn thành vào tháng 3 năm 2024, chúng tôi nhận thấy rằng dự án này thực sự đã mang lại rất nhiều lợi ích cho cộng đồng, đặc biệt là các em nhỏ tại địa phương. Chính điều đó đã truyền cảm hứng cho Kusto Home tiếp tục chọn việc xây cầu làm mục tiêu thiện nguyện cho mùa giải năm nay, với mong muốn mang đến những thay đổi tích cực tương tự cho người dân tại ấp Tân Lập, tỉnh Đồng Tháp. - Thời gian qua, Kusto Home có nhiều hoạt động thể thao kết hợp với thiện nguyện. Xin ông hãy cho biết, điều này có ý nghĩa thế nào với định hướng đã và đang được doanh nghiệp theo đuổi? Ông Sergey Nam:Giá trị bền vững tồn tại trong cả triết lý phát triển dự án và văn hóa doanh nghiệp của Kusto Home. Trong việc phát triển các dự án, chúng tôi luôn tập trung nhiều nguồn lực để mang yếu tố thiên nhiên cùng trải nghiệm nghỉ dưỡng vào không gian sống. Từ đó tạo nên tính bền vững, lợi ích sức khỏe, thúc đẩy lối sống lành mạnh và cân bằng cho cư dân. Đó cũng là những thông điệp và giá trị mà Dare To Run hướng đến. Trong văn hóa doanh nghiệp, Kusto Home luôn nỗ lực tạo nên một môi trường làm việc khuyến khích tất cả nhân viên không ngừng phát triển bản thân, trở thành một phiên bản hoàn hảo nhất của chính mình. Các hoạt động thể thao kết hợp thiện nguyện là cơ hội rất tốt để tất cả nhân viên Kusto Home tham gia, rèn luyện sức khỏe, lối sống lành mạnh và kiến tạo lợi ích thiết thực. Cùng với đó, chúng tôi luôn ý thức câu chuyện về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong mục tiêu phát triển cộng đồng ngày càng tốt đẹp hơn. Chúng tôi mong muốn nâng tầm các hoạt động CSR không chỉ là những chương trình thiện nguyện thông thường mà còn tạo nên một mạng lưới những người cùng ý chí, tâm nguyện để chung tay phát triển các chương trình có tác động lâu dài và ý nghĩa chiến lược cho cộng đồng. - Xin chân thành cảm ơn những chia sẻ của ông! Về Dare To RunDARE TO RUN là chuỗi giải chạy trực tuyến kết hợp hoạt động thiện nguyện được tổ chức hằng năm bởi Kusto Home. Chương trình mang sứ mệnh lan tỏa thông điệp xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực thông qua việc rèn luyện thể chất mỗi ngày, chung tay kiến tạo những công trình thiện nguyện, mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội và thế hệ tương lai.Về Kusto HomeKusto Home là thương hiệu phát triển bất động sản thuộc Kusto Group, tập đoàn tư nhân quốc tế đa ngành đến từ Kazakhstan, hiện có trụ sở chính tại Singapore. Kusto Home đã tạo nên dấu ấn trên thị trường bất động sản TP. HCM với những dự án thành công, trong số đó nổi bật là khu căn hộ Urban Green và Đảo Kim Cương tại TP. Thủ Đức vốn đã đạt được nhiều giải thưởng danh giá.
4daaae32572d43974bd21f2e19ad5cec
23/08/2024
0b9efaf214b080228c081e50ee785624
09:00
d8cdf71171862eb00e39c6d33a5e694a
20240904
https://vietnamfinance.vn/ha-noi-xay-them-6-khu-nha-o-xa-hoi-d115103.html
7f7c5068ddad72d8bf39329d033e036f
Hà Nội xây thêm 6 khu nhà ở xã hội
f27281ff58147170f02dba3cec65fc6c
du-an
Thành phố Hà Nội mới đây đã phê duyệt danh mục các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị (đợt 3), trong đó có 6 dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.
be0792e5f75e1b0778387630d4a33f2d
Vừa qua, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định về việc phê duyệt cập nhật Danh mục các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị trong các kế hoạch phát triển nhà ở, nhà ở xã hội của thành phố giai đoạn 2021 - 2025 (đợt 3). Theo đó, đối với đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị, có 36 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư với 10 dự án đang triển khai dự kiến hoàn thành giai đoạn 2021 - 2025 và 26 dự án dự kiến hoàn thành giai đoạn sau 2025. Ngoài ra, có 85 các dự án đang thực hiện thủ tục chuẩn bị đầu tư. Bên cạnh đó, có 6 dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội gồm: dự án Khu nhà ở giãn dân quận Hoàn Kiếm (nhà ở xã hội) tại Khu đô thị Việt Hưng, quận Long Biên; xây dựng nhà ở để bán cho đối tượng thu nhập thấp Công an quận Ba Đình tại Xứ đồng Bảo Vân, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình; nhà ở xã hội để bán cho cán bộ chiến sĩ Bộ Công an tại thôn Thượng, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì; Dự án nhà ở xã hội tại khu dân dụng Bắc Phú Cát tại xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất; dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại ô đất CT thuộc ô quy hoạch CT1 thuộc dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đất để đấu giá quyền sử dụng đất tại phường Long Biên, quận Long Biên; dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại ô quy hoạch C14/NO1 phường Phúc Đồng, quận Long Biên. Ngoài ra, có 3 dự án nhà ở thương mại, khu đô thị đề nghị điều chỉnh tên đề án. Trong đó, dự án Khu đô thị mới Long Biên điều chỉnh thành dự án Đầu tư xây dựng Khu nhà ở mới Sông Hồng; dự án Giải phóng mặt bằng phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất để xây dựng khu đô thị mới, chỉnh trang đô thị tại xã Đình Xuyên, huyện Gia Lâm điều chỉnh thành dự án xây dựng khu nhà ở thấp tầng để bán và xây dựng bãi đỗ xe, công viên cây xanh, hạ tầng kỹ thuật tại khu đất xã Đình Xuyên, huyện Gia Lâm. Và dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật để đấu giá quyền sử dụng đất thôn Từ Vân, xã Lê Lợi điều chỉnh thành dự án Đầu tư xây dựng Khu nhà ở mới liền kề tại thôn Từ Vân, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Phát triển nhà ở xã hội là một trong những chính sách quan trọng nhằm giải quyết nhu cầu về nhà ở cho các nhóm đối tượng có thu nhập thấp, công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp, và các đối tượng chính sách khác. Đồng thời được Thủ tướng nhấn mạnh là một trong 6 định hướng lớn trong thời gian tới. Mới đây, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng gói 30.000 tỷ đồng , trong đó 15.000 tỷ từ nguồn phát hành trái phiếu Chính phủ và 15.000 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách địa phương và giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện. Gói tín dụng mới dành cho các đối tượng vay mua, thuê, thuê mua, xây dựng hoặc cải tạo sữa chữa nhà ở để thực hiện chính sách xã hội. Nguồn vốn của gói 30.000 tỷ đồng sẽ lấy từ ngân sách nhà nước, khác với gói 120.000 tỷ đồng đang triển khai lấy từ các ngân hàng thương mại. Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, sau hơn một năm triển khai, kết quả giải ngân gói 120.000 tỷ đồng vẫn rất thấp. Gói này mới giải ngân được hơn 1%, tức khoảng 1.234 tỷ đồng. Trong số này khoảng 1.202 tỷ cho chủ đầu tư tại 12 dự án, còn lại là người mua nhà. Ngoài 4 ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước, hiện có thêm TPBank và VPBank tham gia gói này, với số tiền 5.000 tỷ đồng mỗi ngân hàng. Việc chậm giải ngân gói 120.000 tỷ đồng được nhiều chuyên gia đánh giá sẽ ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành đề án xây một triệu căn nhà xã hội. Trong giai đoạn 2021-2025, cả nước mới hoàn thành hơn 40.000 căn, đạt gần 10% kế hoạch.
a8de1d3ab1f3549b9a8f39466e48cc70
23/08/2024
0b9efaf214b080228c081e50ee785624
12:36
bb2d07e448ef377ab21caac7e2db3d86
20240904
https://vietnamfinance.vn/ha-noi-4-dn-canh-tranh-lam-khu-do-thi-moi-2800-ty-o-thanh-tri-d115086.html
f87b6fbeb3582ac8e4a692cb1f1aaec1
Hà Nội: 4 DN cạnh tranh làm khu đô thị mới 2.800 tỷ ở Thanh Trì
1fa9f8882e226c4b271fca9d9d690bc1
du-an
Bốn nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án Khu đô thị mới Liên Ninh, xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì tổng mức đầu tư dự án là 2.866 tỷ đồng.
c8fd130d77b5749e6b798ac9f91eba60
Cụ thể, đến ngày 22/8 có 4 nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án gồm: Công ty cổ phần Việt Hưng TTC Hà Nội, Công ty cổ phần tổng công ty TECCO Miền Nam; công ty cổ phần HATECO Thăng Long; Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Phát triển Hưng Yên. Công ty cổ phầnViệtHưng TTC HàNộilà đơn vị khá kín tiếng được thành lập năm 2018 với vốn điều lệ 200 tỷ đồng. Hiện nay, đại diện pháp luật là ông Trần Đăng Dũng (SN 1987). Công ty cổ phần tổng công ty TECCO Miền Namđược thành lập từ năm 2007, hiện nay, đại diện pháp luật là ông Bùi Văn Quyền. Tháng 4 vừa qua, TECCO Miền Nam đã tăng vốn điều lệ lên đạt 470 tỷ đồng. Được biết, Ông Quyền hiện cũng là đại diện pháp luật Công ty TNHH Kinh doanh BĐS và Khách sạn Huyền Điệp; Công ty TNHH Hoàng Anh ở Nghệ An. Nhiều dự án của Tecco Group có thể kể đến như: Tecco Diamond, Tecco Garden, Tecco Skyville (Thanh Trì, Hà Nội); Tecco Town (TP HCM); Tecco Home An Phú, Tecco Felice Homes Thuận An, Tecco Luxury, Bình An Tower (Bình Dương); Tecco Elite City (Thái Nguyên); Tecco Center Point (Thanh Hóa)…Không dừng lại ở bất động sản nhà ở, Tecco Group cũng có mặt ở lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng như: Hồ nước Rạch Cá, khai thác và chế biến mỏ đá Liễu Đô. Tuy nhiên, TECCO cũng vướng nhiều tai tiếng liên quan thi công xây dựng và huy động vốn khi chưa đủ điều kiện theo quy định pháp luật. Công ty cổ phần HATECO Thăng Longlà thành viên Tập đoàn HATECO. Hiện nay, đại diện pháp luật công ty là ông Trần Văn Kỳ (Sn 1964). Công ty Cổ phần Hateco Thăng Long được biết đến với dự án cao cấp HATECO LAROMA tại lô 4A phường Láng Thượng, thành phố Hà Nội. Được biết, HATECO Thăng Long có vốn chủ sở hữu năm 2022 là 604 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 325 tỷ đồng. Côngtycổphần Tậpđoàn Đầutưvà Pháttriển Hưng Yênlà thành viên của Tổng công ty phát triển đô thị kinh bắc (KBC) do ông Đặng Thành Tâm làm Chủ tịch HĐQT. Công ty được biết đến là một đơn vị chuyên đầu tư, xây dựng hạ tầng các KCN, CCN. Hiện nay, Công ty sở hữu cụm công nghiệp Kim Động, Cụm Công nghiệp Chính Nghĩa, Cụm công nghiệp Đặng Lễ. Được biết, dự ánkhu đô thị mới Liên Ninh ở huyện Thanh Trì có tổng mức đầu tư thực hiện dự án khoảng 2.866 tỷ đồng. Tổng diện tích đất nghiên cứu quy hoạch khoảng 30 ha tại xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì. Hiện trạng khu đất: có nguồn gốc chủ yếu là đất nông nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân được giao theo Nghị định 64/CP của Chính phủ, đất mương nội đồng và đất nghĩa trang do UBND xã Liên Ninh, Ngọc Hồi, Ngũ Hiệp quản lý. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm, được tính từ ngày nhà đầu tư được quyết định giao đất, cho thuê đất. Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư thực hiện dự án phải có kinh nghiệm thực hiện Dự án trong lĩnh vực Khu đô thị; Công trình thương mại, dịch vụ; Công trình dân dụng có một hoặc nhiều công năng; Trụ sở, văn phòng làm việc; Nhà ở thương mại mà nhà đầu tư tham gia với vai trò nhà đầu tư góp vốn chủ sở hữu, đã hoàn thành hoặc hoàn thành phần lớn trong vòng 7 năm trở lại đây và có tổng mức đầu tư tối thiểu là 673,6 tỷ đồng. Hoặc là nhà thầu chính xây lắp, đã hoàn thành hoặc hoàn thành phần lớn trong vòng 5 năm trở lại đây và có giá trị tối thiểu là 561 tỷ đồng. Ngày 22/8/2024, Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội cũng mở hồ sơ đăng ký dự án Khu đô thị mới C3-1, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì với tổng mức đầu tư 4.463 tỷ đồng, diện tích 21,7ha.Có 3 nhà đầu tư đăng ký tham gia gồm: Liên danh công ty TNHH MTV VINACONEX Đầu tư - công ty cổ phần VENEREUS; công ty cổ phần đầu tư phát triển Nhà An Đức; Liên danh Công ty cổ phần Đầu tư Mai Linh – Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Linh Sơn.
cd83175372125ac86f3f1c657f3626ab
23/08/2024
0b9efaf214b080228c081e50ee785624
08:15
d639748822eb356012cd40879b346bec
20240904
https://vietnamfinance.vn/hai-cuu-cuc-truong-dang-kiem-viet-nam-lanh-an-25-va-19-nam-tu-d115125.html
ecca9e5fad5c8c697dfcfc8884f12561
Hai cựu Cục trưởng Đăng kiểm Việt Nam lãnh án 25 và 19 năm tù
5bc4b5a55e7d879c17539950b353d8fe
tin-tuc
Chiều 23/8, Tòa án Nhân dân TP. HCM tuyên án đối với 254 bị cáo trong vụ sai phạm tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, các trung tâm đăng kiểm, chi cục đăng kiểm tại TP. HCM và các địa phương khác.
dc18bc00aca39ef480ceb996fd9163b4
Sau hơn 1 tháng xét xử sơ thẩm, chiều ngày 23/8, Tòa án Nhân dân TP. HCM tuyên án đối với 254 bị cáo trong vụ sai phạm xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, các trung tâm đăng kiểm (TTĐK) phương tiện cơ giới, chi cục đăng kiểm phương tiện thủy nội địa tại TP. HCM và một số địa phương trên cả nước. Theo đó, Hội đồng Xét xử tuyên phạt bị cáo Trần Kỳ Hình (cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, từ tháng 1.2014 - 7.2021) 19 năm tù về tội 'nhận hối lộ' hơn 7,1 tỷ đồng; 6 năm tù về tội 'lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ'. Tổng hợp hình phạt chung bị cáo Trần Kỳ Hình phải nhận là 25 năm tù. Ngoài ra, bị cáo Hình còn lợi dụng vị trí công tác thực hiện hành vi trái pháp luật, phê duyệt thông báo năng lực cho 63 hồ sơ cơ sở đóng tàu không đúng quy định. Bị cáo Hình đã nộp lại 2,85 tỷ đồng và 12.000 USD khắc phục hậu quả. Hội đồng Xét xử tuyên phạt bị cáo Đặng Việt Hà (cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, từ tháng 8.2021 - 12.2022) 19 năm tù về tội 'nhận hối lộ'. Theo Hội đồng Xét xử, bị cáo Hà đã thiếu giám sát và chỉ đạo lãnh đạo các phòng ban Cục Đăng kiểm Việt Nam, các TTĐK trên cả nước nhận hối lộ, từ đó để xảy ra tiêu cực có hệ thống trong thời gian dài. Hội đồng Xét xử cũng nhận định bị cáo Đặng Việt Hà vì vụ lợi cá nhân, khi nhận nhiệm vụ cục trưởng, chỉ đạo cấp dưới nâng mức tiền nhận hối lộ của bản thân cao nhất, vì vậy bị cáo Hà phải chịu trách nhiệm chung với số tiền nhận hối lộ của Phòng Kiểm định xe cơ giới - Phòng VAR (Cục Đăng kiểm Việt Nam) 31 tỷ đồng, và một số TTĐK tại TP.HCM, Hà Nội. Tổng số tiền bị cáo Đặng Việt Hà phải chịu trách nhiệm chung là hơn 40 tỷ đồng, hưởng lợi 8,55 tỷ đồng. Bị cáo đã nộp lại toàn bộ tiền hưởng lợi. Hội đồng Xét xử tuyên phạt bị cáo Nguyễn Vũ Hải (cựu Phó cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, phụ trách hoạt động của Phòng Tàu sông) 4 năm tù về tội 'lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ' trong việc cấp thông báo năng lực cho 15 hồ sơ cơ sở đóng tàu không đủ điều kiện. 251 bị cáo còn lại, Hội đồng Xét xử tuyên phạt từ 1 năm tù treo đến 30 năm tù. Theo Hội đồng Xét xử, hành vi của các bị cáo là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, đã trực tiếp xâm phạm đến hoạt động đăng kiểm xe cơ giới và phương tiện thủy nội địa. Vụ án tham nhũng phạm vi rộng trong cả nước, có tính hệ thống từ cục đến phòng, ban đăng kiểm, trung tâm tư nhân, đội ngũ Nhà nước thoái hóa, biến chất, làm mất lòng tin của nhân dân. Hành vi của các bị cáo gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của những người tham gia giao thông. Vì động cơ vụ lợi nhận hối lộ, bỏ qua sai phạm của phương tiện giao thông, đây là nguyên nhân gián tiếp gây ra tai nạn giao thông, gây hậu quả nghiêm trọng. Tòa cũng xác định trong vụ án này các bị cáo là những người được đào tạo về đăng kiểm, có đầy đủ năng lực hành vi nhưng đã phạm tội với lỗi cố ý, thể hiện sự xem thường pháp luật, vì vậy cần xử lý nghiêm.
2694082b99089c519d5d83408cd57af2
23/08/2024
0b9efaf214b080228c081e50ee785624
17:11
da236278c7fd0bad6f49ad8e80428c17
20240904
https://vietnamfinance.vn/yeu-cau-bao-cao-so-luong-du-an-nguon-dien-cham-tien-do-d115127.html
b10dbefbc25a0e1b969e1066b2ffdaa3
Yêu cầu báo cáo số lượng dự án nguồn điện chậm tiến độ
2f31710d0f3915cb391e2d78d50c255f
dau-tu
Đó là yêu cầu được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đưa ra tại phiên họp thứ 3 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng ngày 23/8.
f0ba0e48a520aeeb76fc3a5a1c066c1f
Theo báo cáo của Bộ Công Thương về tiến độ các dự án nguồn điện quan trong. Cụ thể, hai dự án nhà máy nhiệt điện LNG Nhơn Trạch 3 và 4, công tác bàn giao, cho thuê đất và hạ tầng thi công các hạng mục đã cơ bản hoàn thành. Tuy nhiên, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án lưới điện giải tỏa công suất cho nhà máy nhiệt điện LNG Nhơn Trạch 3 và 4 triển khai rất chậm. Trong thời gian tới, EVN, PVN cần sớm thỏa thuận, thống nhất ký hợp đồng mua bán điện (PPA). Đối với các dự án trong Trung tâm điện lực Quảng Trạch, dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1 đã đạt 63% nhưng vẫn còn gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng cho một số hạng mục. Dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 2 đang tiến hành điều chỉnh chủ trương đầu tư để chuyển đổi sang sử dụng LNG. Ban Chỉ đạo đã thảo luận về cơ chế phát triển điện khí, trước mắt là nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc còn lại của hai dự án nhà máy nhiệt điện LNG Nhơn Trạch 3 và 4; Chuỗi dự án Khí - Điện Lô B; Trung tâm điện lực Quảng Trạch.... Bên cạnh đó cần đưa ra giải pháp xử lý các dự án nguồn điện chậm tiến độ, chậm triển khai; hướng giải quyết dứt điểm một số dự án điện năng lượng tái tạo vi phạm các quy định pháp luật trong quá trình đầu tư xây dựng để có thể đưa vào khai thác nhằm hạn chế lãng phí nguồn lực và tăng công suất nguồn cho hệ thống điện. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương, các địa phương phối hợp với Bộ Công an, cơ quan liên quan rà soát các dự án điện mặt trời được nêu trong kết luận của Thanh tra Chính phủ và chuyển sang cơ quan điều tra. Phân loại những dự án không có dấu hiệu vi phạm, sai phạm mang tính hình sự, có thể khắc phục được theo kết luận thanh tra, kiểm tra... và đáp ứng được các tiêu chí về an toàn hệ thống, công nghệ truyền tải, hiệu quả kinh tế để đưa vào khai thác. Đối với các dự án nhiệt điện khí đang gặp vướng mắc về cơ chế để xác định sản lượng điện hợp đồng (QC), giá mua điện,... Phó Thủ tướng đề nghị các tập đoàn, doanh nghiệp chủ động tham gia cùng với Bộ Công Thương để hoàn thiện việc sửa đổi, ban hành các thông tư liên quan; chuẩn bị hồ sơ báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về cơ chế, chính sách cho các dự án điện khí. Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương, Bộ KH&ĐT, Bộ Tư pháp và các địa phương rà soát, báo cáo cụ thể số lượng dự án nguồn điện bị chậm tiến độ, làm rõ "những dự án nào xử lý được, những dự án nào chưa xử lý được", kiến nghị cấp thẩm quyền hướng xử lý theo quy định của pháp luật. Bộ Công Thương khẩn trương nghiên cứu, xây dựng đề án bảo đảm chủ động bù đắp công suất cho các dự án nguồn điện bị chậm tiến độ so với Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII với các giải pháp, cơ chế quyết định đầu tư các dự án nguồn điện mới, huy động thêm các nguồn điện khác: Thủy điện, điện mặt trời, điện mặt trời mái nhà, hệ thống lưu trữ điện từ điện mặt trời,...
d5965e63fdcd301c5802268f4ff897c7
23/08/2024
0b9efaf214b080228c081e50ee785624
17:15
b36c11161f989b37e8f40660226d73e5
20240904
https://vietnamfinance.vn/ven-man-cong-ty-da-cap-lo-hoi-tung-lien-quan-vo-chong-doan-di-bang-d115095.html
c74e81a56cc89a593db764fa466592da
Vén màn Công ty đa cấp Lô Hội từng liên quan vợ chồng Đoàn Di Băng
67f8ace6aa038dc06ecc44e2591dfbd3
chuyen-lam-an
Doanh nhân Nguyễn Quốc Vũ và vợ Đoàn Di Băng từng xuất hiện tại công ty đa cấp Lô Hội vào năm 2016 với vai trò là quản lý cấp cao.
b90b0944d7097ecb2a652b1df9653f27
Gần đây, vợ chồng ca sĩ Đoàn Di Băng vướng lùm xùm liên quan đến việc bị tố hứa xây nhà từ thiện cho người nghèo để làm nội dung trên mạng xã hội và trục lợi cá nhân thông qua hành động này. Ngay sau khi sự việc nhận được sự chú ý từ cộng đồng mạng, nhiều người còn cho biết cặp đôi từng liên quan đến một công ty đa cấp nổi tiếng, chuyên "lùa gà", bán sản phẩm giá cao gấp 100 lần giá gốc. Trong một video đang lan truyền trên mạng xã hội, doanh nhân Nguyễn Quốc Vũ và vợ Đoàn Di Băng từng xuất hiện trong một sự kiện của Công ty TNHH Thương mại Lô Hội - công ty đa cấp với vai trò là senior manager (quản lý cấp cao). Trên website của công ty, ông Vũ cũng được giới thiệu là quản lý cấp cao, gia nhập công ty từ tháng 5/2004 với vai trò là nhà phân phối. Sau 5 tháng, ông đã đạt cấp bậc manager (quản lý). Theo tìm hiểu, Công ty TNHH Thương mại Lô Hội được thành lập vào tháng 9/2001 với vốn điều lệ 5 tỷ đồng, trụ sở chính tại 193/11 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 3, TPHCM) do bà Trương Thị Nhi (SN 1948) - Chủ tịch Hiệp hội Bán hàng đa cấp Việt Nam làm người đại diện pháp luật kiêm Tổng giám đốc. Đến tháng 11/2023, chức vụ trên được chuyển sang cho bà Trương Võ Hoàng Ý. Doanh nghiệp hiện có vốn điều lệ 50 tỷ đồng, trong đó, bà Trương Thị Nhi góp 49,36 tỷ đồng nắm 98,72% vốn, bà Nguyễn Thị Thùy Dương góp 640 triệu đồng, nắm 1,28%. Một số chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp này công bố giai đoạn 2002-2011 cho thấy công ty này tăng trưởng doanh thu từ 9 tỷ đồng lên 351 tỷ đồng chỉ sau vài năm. Tỷ lệ hoa hồng dành cho nhà phân phối cũng ở mức 30-45%. Đáng chú ý, doanh nghiệp đa cấp này từng bị thanh tra và xử phạt vì bán hàng cao hơn 100 lần giá gốc. Viên bổ sung dinh dưỡng Forever Bee Pollen của Mỹ do công ty này nhập khẩu giá vốn chỉ 3.271 đồng, nhưng bán buôn tại thị trường Việt Nam lên đến 244.000 đồng/viên và bán lẻ 348.000 đồng. Hiện, trên website của doanh nghiệp vẫn đăng tải bán sản phẩm trên với giá 568.818 đồng (chưa gồm VAT). Hồi giữa tháng 1, phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM đã có thông báo về việc vi phạm của doanh nghiệp thuộc trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đề nghị người đại diện pháp luật giải trình. Mới đây nhất vào tháng 5, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) đã ban hành quyết định xử phạt 220 triệu đồng đối với Công ty TNHH Thương mại Lô Hội. Công ty này không thực hiện đúng trách nhiệm sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp. Hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương khi chưa được cấp xác nhận đăng ký hoạt động. Bên cạnh đó, công ty thực hiện không đúng nghĩa vụ báo cáo trong hoạt động bán hàng đa cấp tới cơ quan quản lý Nhà nước, không thực hiện đúng quy tắc hoạt động đã đăng ký và không thực hiện đúng quy định xuất hóa đơn theo từng giao dịch bán hàng cho từng người tham gia bán hàng đa cấp hoặc khách hàng mua hàng trực tiếp. Ngoài Lô Hội, bà Trương Thị Nhi còn là đại diện pháp luật của nhiều doanh nghiệp khác như: Công ty cổ phần Liên Hoa Power Net, Công ty TNHH LH Blooms & Greens Việt Nam, Công ty TNHH LH Steel Solution, Công ty TNHH Thương mại dịch vụ du lịch và xây dựng Sen xanh và các chi nhánh của Công ty TNHH Thương mại Lô hội tại một số địa phương. Một điểm đáng chú ý, Công ty cổ phần Liên hoa Power Net (Liên Hoa group) tự giới thiệu là tập đoàn hoạt động trong nhiều lĩnh vực gồm du lịch lữ hành, bất động sản, vàng bạc đá quý. Hệ sinh thái của tập đoàn này gồm Công ty Lô hội, Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp mãi xanh (Resort Forever green), Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Nguyên Kim, Công ty TNHH Vĩnh Thanh Bến Tre, Công ty TNHH TM Lá thông đỏ Sol.nara, Công ty TNHH Liên Hoa Power Net. Tập đoàn này được thành lập năm 2019, vốn điều lệ là 5 tỷ đồng. Người đại diện pháp luật kiêm Giám đốc là bà Nhi.
d6f84201427579e8cd0475a1ade63553
23/08/2024
0b9efaf214b080228c081e50ee785624
11:26
942575ebe021c36d5c2aa6cb6fe6a70c
20240904
https://vietnamfinance.vn/ong-thaksin-ung-ho-ke-hoach-phat-14-ty-usd-cho-dan-cua-thai-lan-d115121.html
b087b4d73f83df98cc86817399817e43
Ông Thaksin ủng hộ kế hoạch phát 14 tỷ USD cho dân của Thái Lan
4edee6423d78e02c55e4c2d9df2d49ce
tin-the-gioi
“Chương trình phát tiền trị giá 500 tỷ baht (14,5 tỷ USD) của đảng cầm quyền Thái Lan là cần thiết để thúc đẩy nền kinh tế trì trệ”, ông Thaksin Shinawatra đưa ra tuyên bố ngày 22/8, vài ngày sau khi con gái ông được quốc hội bầu làm thủ tướng.
57b13d2aedc2f063c735526735a114bb
Mặc dù không có vai trò chính thức nào trong chính phủ, ông Thaksin là một trong những nhân vật được đánh giá là có ảnh hưởng nhất trong nền chính trị Thái Lan, nhất là sau khi người con gái 38 tuổi của ông, bà Paetongtarn Shinawatra, nắm vị trí thủ tướng. "Chúng ta cần kích thích nền kinh tế vì đất nước chúng ta đã tăng trưởng chậm trong một thời gian dài", ông Thaksin phát biểu tại một sự kiện ở thủ đô Bangkok ngày 22/8. Bà Paetongtarn, người vẫn đang trong quá trình hoàn thiện nội các của mình, hiện đang phải đối mặt với thách thức phục hồi nền kinh tế bị kìm hãm bởi khoản nợ hộ gia đình gần đạt kỷ lục, xuất khẩu chậm chạp và chi phí sinh hoạt cao. Trong khi người tiền nhiệm của bà là ông Srettha Thavisin đã thúc đẩy khoản tiền mặt 14,5 tỷ USD để hỗ trợ tăng trưởng từ mức tăng trưởng trung bình dưới 2% trong một thập kỷ, bà đã ra lệnh xem xét lại chính sách này trong bối cảnh lo ngại về những thách thức pháp lý. Khoản tiền mặt hơn 14 tỷ USD này là lời hứa quan trọng trong chiến dịch tranh cử của đảng Pheu Thai và là trọng tâm của nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng hàng năm ở mức 5%. Trước đó, trong thông báo đưa ra vào cuối tháng 7, Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Pichai Chunhavajira cho hay mỗi công dân từ 16 tuổi trở lên của nước này sẽ được nhận 10.000 baht (276 USD) thông qua ví điện tử của ứng dụng Tang Rath vào quý IV năm nay. Theo ông Chunhavajira, chương trình phát tiền này sẽ thúc đẩy sức mua, phục hồi sản xuất và tăng cường niềm tin chung vào kinh tế Thái Lan. Đảng Pheu Thai, đảng lớn nhất trong liên minh cầm quyền ở Thái Lan, lập luận chương trình này không phải hỗ trợ tiền cho người nghèo. Thay vào đó, chương trình nhằm bơm tiền vào nền kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, việc cựu Thủ tướng Srettha bị cách chức đã làm dấy lên một số nghi ngờ về việc liệu kế hoạch này có thể tiếp tục được thực hiện hay không. Phát biểu của ông Thaksin ngày 22/8 cho thấy bà Paetongtarn có thể sẽ tiếp tục kế hoạch này, vốn đang bị các chuyên gia kinh tế và ngân hàng trung ương Thái Lan chỉ trích. Cựu thủ tướng Thaksin, người đã tự lưu vong trong 15 năm trước khi trở về Thái Lan vào năm ngoái, cho biết chính phủ của con gái ông sẽ có thể giải quyết được những thách thức kìm hãm tăng trưởng kinh tế. Ông cho biết chính phủ đang cân nhắc sử dụng 145 tỷ baht từ ngân sách tài khóa năm 2024 để hỗ trợ 14,5 triệu người vào tháng 9, với các khoản giải ngân bổ sung bắt đầu từ tháng 10. "Đây sẽ là động lực thúc đẩy kinh tế ngay lập tức vào tháng 9", ông Thaksin tuyên bố. Chính phủ của bà Paetongtarn có kế hoạch điều chỉnh cái gọi là "chương trình ví điện tử" và tập trung vào việc cung cấp cứu trợ tài chính trước tiên cho các nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội, theo ông Thaksin. Chính quyền mới có thể trao 10.000 baht/người cho khoảng 14,5 triệu người, bao gồm 1 triệu người khuyết tật, vào tháng 9 trước khi đưa ra lời kêu gọi mở rộng quyền lợi cho 30 triệu người khác, ông cho biết. Nền kinh tế Thái Lan đã tăng trưởng 2,3% trong quý II so với cùng kỳ năm trước, vượt xa kỳ vọng trong bối cảnh chính sách bất ổn sau khi chính phủ thay đổi.
672085b4b62a1a653497e7e95b051cd6
23/08/2024
0b9efaf214b080228c081e50ee785624
15:43
31f08e1909216423834e8b0d5030e3d5
20240904
https://vietnamfinance.vn/nong-bong-tay-nghe-dau-gia-ban-chenh-doc-chieu-thoi-gia-dat-d115097.html
efe748e5d8d1804c08f4f29e8eb92207
Nóng bỏng tay nghề 'đấu giá bán chênh', độc chiêu thổi giá đất
6e645914601a76c5afd0a8bb3d1ce54b
thi-truong-bds
Khi đất đấu giá có nguy cơ biến thành một loại hàng hóa mới trên thị trường bất động sản, nghề “đấu giá bán chênh” cũng xuất hiện với đủ chiêu trò.
eb208b6df8c0610ca6ad3a926ee44c61
Lãnh đạo một doanh nghiệp bất động sản ở Hà Nội nói với PV rằng có một số nhóm chuyên đi đấu giá, rồi bán sang tay thu ngay tiền chênh sau mỗi cuộc đấu. “Đây là những gương mặt quen thuộc xuất hiện tại nhiều cuộc đấu giá. Các nhóm này không chỉ tham gia đấu giá ở Hà Nội mà còn đi các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam... Tại các phiên đấu giá, họ sẽ giành mua nhiều lô sau đó bán sang tay ngay. Phiên đấu giá đất ở Thanh Oai vừa qua thu hút hàng nghìn người, ngay sau khi có giá trúng, môi giới rao bán chênh 200-500 triệu đồng/lô. Với việc tiền đặt cọc thấp, từ hơn 100-200 triệu đồng/lô, nếu đấu giá được 2 lô, họ chỉ cần bán 1 lô với giá chênh 200-300 triệu đồng thì kể cả bỏ cọc lô còn lại vẫn có lợi nhuận. Tính ra, chi phí cơ hội tương đối tốt mà chi phí rủi ro cũng chấp nhận được. Bỏ cọc thì không mất nhiều, nhưng nếu trúng lại được rất nhiều”, vị này phân tích. Ông Phạm Đức Toản, CEO CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản EZ Việt Nam (EZ Property), nhìn nhận sau đấu giá, các lô đất được chào bán công khai với giá chênh lên đến hàng trăm triệu đồng thì đất đấu giá có nguy cơ biến thành một loại hàng hóa mới trên thị trường bất động sản và nghề “đấu giá bán chênh” với những đội đấu giá chuyên nghiệp cũng xuất hiện. Cũng theo ông Toản, từ các cuộc đấu giá tại các huyện ngoại thành Hà Nội thời gian qua, chỉ cần so sánh với giá đất trên thị trường trong khu vực sẽ thấy mức trúng đấu giá đất lên đến hơn 100 triệu đồng/m2 là không đúng giá trị thật. Đơn cử như ở Thanh Oai, đất đấu giá cao nhất lên đến 100,5 triệu đồng/m2, trong khi cùng nằm trên địa bàn này, đất ở khu đô thị Thanh Hà với hạ tầng đầy đủ, gần trung tâm hơn nhưng giá cũng chỉ phổ biến trong khoảng 60-80 triệu đồng/m2. Hay tại Hoài Đức, nơi vừa có lô đất trúng đấu giá 133,3 triệu đồng/m2, thì ở Khu đô thị An Khánh (Hoài Đức) có giá nhà liền kề khoảng 80-90 triệu đồng/m2, bao gồm cả đất và nhà. "Lý do gì khiến những lô đất đồng không mông quạnh lại có giá cao đột biến như thế", ông Toản đặt vấn đề và bày tỏ lo ngại giá đất trong khu vực cũng có xu hướng tăng theo. Từ đó, hình thành một mặt bằng giá mới, khiến cho giá bất động sản Hà Nội thêm nóng. TS Trần Xuân Lượng, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đánh giá thị trường Bất động sản Việt Nam, cho rằng đấu giá đất đang trở thành vấn đề nổi cộm khi giá đất thường bị đẩy lên cao hơn nhiều so với giá trị thực tế. Theo ông Lượng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, với nhiều chiêu trò đằng sau các cuộc đấu giá. “Một trong những chiêu trò đó là chiến thuật của nhóm đầu cơ đến từ nơi khác. Các nhóm này tham gia đấu giá với mục tiêu đẩy giá lên cao, sau đó nhanh chóng bán lại với mức chênh lệch lớn. Họ không có ý định phát triển trên đất, mà chỉ chờ cơ hội để thu lợi ngắn hạn, làm biến động thị trường và gây khó khăn cho những người có nhu cầu thực sự”, ông Lượng nói. Nhìn lại phiên đấu giá đất tại Thanh Oai (ngày 10/8), trong 68 thửa đất ở ngõ Ba, thôn Thanh Thần được đưa ra đấu giá, khoảng 1.500 người tham gia chỉ 2 người trúng đấu giá có hộ khẩu ở Thanh Oai, không có ai ở xã Thanh Cao. Nhiều người trúng đấu giá đến từ Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Phú Thọ... Cũng theo ông Lượng, một chiêu trò khác là thổi phồng thông tin dựa vào sự thay đổi luật pháp, chẳng hạn như lệnh cấm phân lô bán nền, để tạo ra cảm giác khan hiếm đất và nhu cầu ảo, đẩy giá đất lên cao hơn giá trị thực. Ngoài ra, có hiện tượng trả giá rất cao một số lô đất rồi bỏ cọc nhằm gây hiệu ứng thiết lập mặt bằng giá mới để mua đi, bán lại nhiều lô đất đã trúng đấu giá thấp hơn, hoặc bán ra các lô đất đã mua gom trong khu vực nhằm thu lợi. Nhiều chuyên gia cho rằng để hạn chế tình trạng thổi giá đất đấu giá, cần tăng mức đặt cọc để nâng cao trách nhiệm của người tham gia đấu giá. TS Trần Xuân Lượng kiến nghị cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ, cải cách chính sách, quy hoạch đồng bộ, tạo nguồn cung dồi dào về nhà ở nói chung. Bên cạnh đó, hạn chế đấu giá đất nền, đồng thời ban hành sớm chính sách thuế. Ví như phải cam kết về thời gian xây dựng nhà ở trên đất, từ 1-2 năm sau khi trúng đấu giá mới được phép chuyển nhượng, được mua bán. Nếu chuyển nhượng lại trong khoảng thời gian trên thì tính thuế thật cao, như các nước trên thế giới đã áp dụng, nhằm giữ ổn định thị trường, chống đầu cơ và rửa tiền. Ông Phạm Đức Toản thì chia sẻ bản thân doanh nghiệp làm dự án cũng thấy rất hoang mang khi đất đấu giá có dấu hiệu bất thường, bị bơm thổi không đúng với giá trị thật. "Từ một khu đất sau một phiên đấu giá bỗng tăng gấp nhiều lần mặt bằng chung sẽ khiến sản phẩm bất động sản bài bản của doanh nghiệp không bán được như giá trúng. Nhà nước khi thu hồi đất cũng có thể gặp khó khăn do người dân phản ứng vì chênh lệch quá lớn khi nhìn vào đất đấu giá”, ông Toản nói. Trước việc một số trường hợp giá trúng đấu giá cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm, ngày 21/8, Thủ tướng đã có công điện chỉ đạo các cơ quan liên quan kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.Trong đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng các Bộ: Tư pháp, Tài chính, Xây dựng và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương rà soát, kiểm tra hoạt động tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường.Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng rà soát công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn đảm bảo đúng pháp luật, công khai, minh bạch. Đồng thời, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định pháp luật trong đấu giá quyền sử dụng đất, ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá quyền sử dụng đất để trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường.Trong khi đó, trao đổi với PV hôm qua, lãnh đạo Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội cho hay cơ quan này đang thực hiện kiểm tra để đánh giá toàn diện các cuộc đấu giá đất tại Hà Nội thời gian qua.
56f9a6d7ab92097ea066263662a298fd
23/08/2024
0b9efaf214b080228c081e50ee785624
11:12
d9172b86de7245c65b398d58a53cc522
20240904
https://vietnamfinance.vn/ong-tran-hong-thai-lam-pho-bi-thu-tinh-uy-bau-giu-chuc-chu-tich-tinh-lam-dong-d115092.html
173ed232a835d599dc75a8846e99717b
Ông Trần Hồng Thái làm Phó Bí thư Tỉnh ủy, được bầu giữ chức Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng
fd425b86b19a4f578adf70b2c46bd2bd
nhan-vat
Ông Trần Hồng Thái, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ được điều động giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng và được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng.
59c88b687846ca1c2e512e0ada73f680
Ngày 23/8, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ. Theo đó, Ban Bí thư điều động và chỉ định ông Trần Hồng Thái, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng nhiệm kỳ 2020-2025. Cùng ngày, HĐND tỉnh Lâm Đồng khóa X đã tổ chứ kỳ họp thứ 17 để thực hiện công tác nhân sự theo thẩm quyền. Tại kỳ họp này, ông Thái được bầu làm Chủ tịch UBND Lâm Đồng nhiệm kỳ 2021-2026 với 100% đại biểu có mặt thông qua. Ông Trần Hồng Thái sinh năm 1974, quê tại Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh; tốt nghiệp đại học tại Nga, bảo vệ luận án tiến sĩ chuyên ngành Khoa học trái đất và Toán học tại Đại học Tổng hợp Heidelberg (Liên bang Đức). Hồi tháng 10 năm ngoái, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký quyết định điều động, bổ nhiệm ông Trần Hồng Thái giữ chức Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Trước khi được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, ông Thái từng là nghiên cứu viên ở Viện Khí tượng thuỷ văn, sau đó trở thành lãnh đạo viện này. Sau đó, ông Thái được điều chuyển qua làm Phó Tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng thuỷ văn quốc gia. Khi Trung tâm Khí tượng thuỷ văn quốc gia được chuyển đổi thành Tổng cục Khí tượng thuỷ văn, ông Thái giữ chức vụ Phó Tổng cục trưởng. Đến tháng 4/2018, ông Thái được phân công phụ trách Tổng cục và đến tháng 3/2019 ông được bổ nhiệm giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn. Cũng tại kỳ họp nói trên, HĐND Lâm Đồng bầu bà Phạm Thị Phúc, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy làm Chủ tịch HĐND tỉnh. Bà Phúc, 47 tuổi, quê Quảng Ngãi, từng giữ chức Bí thư Tỉnh đoàn; Bí thư Huyện ủy Lâm Hà, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh; Phó ban, rồi Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy. Trước đó, tại kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh Lâm Đồng đã thông qua nghị quyết về việc bãi nhiệm tư cách đại biểu HĐND khóa X, bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Trần Văn Hiệp. ÔngTrần Văn Hiệpđã bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra, làm rõ các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và nhận hối lộ vào tháng 1/2024.
990ec1a40babcb35c1ed4a0bdd955085
23/08/2024
0b9efaf214b080228c081e50ee785624
11:43
c7c0712ab7485b22e540911a573f35bd
20240904
https://vietnamfinance.vn/ba-ria-vung-tau-hut-ve-17-ty-usd-von-fdi-ve-dich-truoc-5-thang-d115118.html
4594f8943cd06693f0834cd8887ac58d
Bà Rịa – Vũng Tàu: Hút về 1,7 tỷ USD vốn FDI, về đích trước 5 tháng
ba5abd878210d703fbeb266906bd48d3
dau-tu
Tính đến hết tháng 7/2024, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thu hút được hơn 1,7 tỷ USD vốn FDI, hơn 27.000 tỷ đồng vốn trong nước, vượt kế hoạch cả năm
4e9299c0c77faa885df9061dfd18f91e
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đến nay địa phương có 476 dự án FDI với số vốn đăng ký hơn 33 tỷ USD, 695 dự án trong nước với tổng vốn hơn 399.000 tỷ đồng. Riêng trong 7 tháng đầu năm 2024, tỉnh thu hút được hơn 1,7 tỷ USD vốn FDI và hơn 27.000 tỷ đồng vốn trong nước, tăng gấp 3,2 lần so với cùng kỳ năm 2023 và đạt 101% kế hoạch thu hút vốn của năm 2024. Như vậy, địa phương đã vượt kế hoạch thu hút vốn đầu tư đề ra của cả năm. Đối với nguồn vốn FDI, trong tháng 7/2024, tỉnh thực hiện cấp mới 1 dự án 5,5 triệu USD và điều chỉnh tăng vốn cho 3 dự án 89 triệu USD. Đối với nguồn vốn trong nước, 7 tháng đầu năm, tỉnh đã cấp mới và điều chỉnh tăng vốn cho 17 dự án. Báo cáo cũng cho thấy, đến nay trên địa bàn tỉnh đang có 476 dự án FDI với tổng vốn hơn 33 tỷ USD và 695 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký hơn 399.320 tỷ đồng. Hiện nay, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đã phê duyệt và đang triển khai thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư năm 2024; chương trình phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh; chương trình xúc tiến thương mại và thành lập Tổ công tác, Tổ giúp việc hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu tư tiếp cận thông tin và thúc đẩy thực hiện quy trình, thủ tục đầu tư các dự án kêu gọi đầu tư giai đoạn 2021-2030. Theo quy hoạch của địa phương, trong thời gian tới, Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ tập trung thu hút đầu tư phát triển 4 nhóm ngành kinh tế trụ cột gồm công nghiệp, cảng biển-logistics, du lịch, dịch vụ chất lượng cao. Theo đại diện UBND tỉnh, năm 2024 đánh dấu một giai đoạn phát triển mạnh mẽ đối khi các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường đều ghi nhận những bước tiến vượt bậc. Tỉnh luôn kiên định với mục tiêu thu hút đầu tư có chọn lọc,ưu tiên các dự án "xanh", sử dụng công nghệ hiện đại, có tính lan tỏa lớn, kiên quyết không chấp nhận các dự án sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu, tiêu tốn nhiều tài nguyên thiên nhiên, gây hại đến môi trường. Với vị trí chiến lược, hạ tầng ngày càng được nâng cấp, cùng sự đồng lòng của chính quyền và nhân dân, Bà Rịa - Vũng Tàu đang vươn lên trở thành một trong những địa phương phát triển năng động nhất cả nước. Trong nửa đầu năm 2024, các lĩnh vực kinh tế trọng điểm như du lịch, công nghiệp và nông nghiệp đều có những chuyển biến tích cực, mang lại nhiều kết quả ấn tượng.
cf7dcba6dd8623406f02c9f9da9c32ea
23/08/2024
0b9efaf214b080228c081e50ee785624
16:30
95aedc669e1140c32256d3ac1921c23e
20240904
https://vietnamfinance.vn/hydro-xanh-dau-tu-chien-luoc-cho-nang-luong-sach-va-ben-vung-d115062.html
948df208b7618016618f02104d230ed3
Hydro xanh: Đầu tư chiến lược cho năng lượng sạch và bền vững
fc8bff33101acebb2c70fd4673a6180e
cong-nghe
Nhận định Hydro xanh có tiềm năng thay đổi cục diện ngành năng lượng, TS Majo George - ĐH RMIT cho rằng, đến lúc Việt Nam cần đầu tư vào công nghệ hydro xanh
cfaac971cebc2a675b7a4ac17000e057
-Là một người ủng hộ thúc đẩy phát triển bền vững và năng lượng tái tạo, Hydro xanh là gì và vì sao gần đây lại được quan tâm? TS Majo George: Hydro xanh hay còn gọi là hydrogen xanh (GH2) được sản xuất thông qua quá trình điện phân nước, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như gió, mặt trời hoặc thủy điện. Đây là giải pháp không phát thải carbon, thay thế cho các phương pháp sản xuất hydro truyền thống dựa vào nhiên liệu hóa thạch. Không giống như hydro xám là thải ra lượng CO2 đáng kể trong quá trình sản xuất. Hydro xanh hoàn toàn sạch và vì vậy có khả năng trở thành nhân tố quan trọng trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng bền vững trên toàn cầu. Lợi ích môi trường và tính linh hoạt của hydro xanh khi ứng dụng trong các lĩnh vực như giao thông vận tải, công nghiệp và sản xuất điện khiến loại năng lượng này ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt khi các quốc gia đang cố gắng đạt mục tiêu phát thải ròng bằng không. Công nghệ này cung cấp giải pháp khả thi để khử carbon cho các ngành công nghiệp vốn khó điện khí hóa, đồng thời tạo thêm nhiều cơ hội cho việc lưu trữ và vận chuyển năng lượng. Tiềm năng của hydro xanh không chỉ gói gọn trong tính bền vững về môi trường mà còn đi kèm cơ hội to lớn về mặt kinh tế. Các quốc gia như Đức, Nhật Bản và Australia đã tích hợp thành công hydro xanh vào hỗn hợp năng lượng sau khi nhận ra tiềm năng của nó trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao khả năng cạnh tranh toàn cầu. Các quốc gia này đang dẫn đầu trong việc áp dụng hydro xanh và tự định vị mình là những "ông lớn” trong tương lai của năng lượng sạch. Trong bối cảnh thế giới chú trọng tính bền vững, công nghệ ngày càng tiên tiến và năng lượng tái tạo có chi phí thấp hơn, hydro xanh trở thành đề tài được chú ý trong các cuộc thảo luận về năng lượng. Chính phủ và doanh nghiệp trên toàn thế giới đang đầu tư mạnh vào các dự án hydro xanh, coi đây là nền tảng của hệ thống năng lượng bền vững và linh hoạt, đồng thời làcon đường mới cho tăng trưởng kinh tế. -Liệu hydro xanh có phải là giải pháp khả thi cho quốc gia đang phát triển và phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch như Việt Nam không? Câu trả lời ngắn gọn là có. Việt Nam đang đứng trước thời điểm then chốt trong chiến lược năng lượng quốc gia. Với quan ngại ngày càng lớn về biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng và khả năng phục hồi kinh tế, quốc gia hình chữ S phải áp dụng các giải pháp thay thế sáng tạo cho nhiên liệu hóa thạch. Trong đó, hydro xanh là nguồn năng lượng sạch đầy hứa hẹn và đa năng. Vào tháng 2/2024, Việt Nam đã công bố Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, cả nước đặt mục tiêu sản xuất 100 - 500 nghìn tấn hydro mỗi năm từ quá trình sử dụng năng lượng tái tạo và các quá trình khác có thu giữ carbon vào năm 2030. Đây là một mục tiêu tham vọng nhưng cần thiết. Tôi cho rằng Việt Nam có thể lấy cảm hứng từ Ấn Độ. Vào năm 2023, Ấn Độ đã công bố khởi động “Sứ mệnh Hydro xanh quốc gia”. Đã có một số sáng kiến hydro xanh đặc biệt thành công ở bang Kerela, nơi tôi sinh ra và lớn lên. Đây có thể là hình mẫu quý giá để Việt Nam tham khảo. Kerala là điển hình thành công không chỉ vì sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như mặt trời và gió để sản xuất hydro, mà còn vì cách tích hợp hydro xanh vào hệ sinh thái phát triển bền vững rộng lớn hơn. Bang này đang tận dụng hydro sản xuất ra để sử dụng trong nước và xuất khẩu. Chiến lược này không chỉ giảm lượng khí thải carbon mà còn giúp Kerala trở thành địa phương dẫn đầu trong việc phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng toàn diện, sẵn sàng cho tương lai. Tại Nam Mỹ, Chile đang tận dụng tiềm năng về năng lượng mặt trời và năng lượng gió để trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu hydro xanh hàng đầu. Thậm chí, nước này còn đặt mục tiêu tạo ra loại hydro xanh rẻ nhất hành tinh vào năm 2030 và trở thành một trong ba nước xuất khẩu hàng đầu thế giới vào năm 2040. Nhiều quốc gia đang phát triển khác cũng đang nghiên cứu hydro xanh. Việt Nam có thể hưởng lợi bằng cách nghiên cứu các phương pháp tiếp cận sáng tạo của các quốc gia khác và điều chỉnh chúng cho phù hợp với bối cảnh trong nước. -Ông cho biết chi tiết hơn tại sao Việt Nam nên sử dụng hydro xanh? Tôi có thể đưa ra năm lý do chính. Đầu tiên là an ninh và tự chủ năng lượng. Việt Nam đang phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu, do đó dễ bị ảnh hưởng bởi biến động thị trường và rủi ro địa chính trị. Việt Nam có thể tạo ra năng lượng sạch bằng cách đầu tư vào hydro xanh, tăng cường an ninh năng lượng và giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nước ngoài. Thứ hai, hydro xanh có thể mang lại lợi ích kinh tế. Chi phí nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch cao đang gây khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam. Sản xuất hydro xanh trong nước có thể cắt giảm đáng kể những chi phí này, cho phép chuyển hướng các khoản đầu tư vào những lĩnh vực quan trọng như chăm sóc sức khỏe, giáo dục và cơ sở hạ tầng, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế toàn diện. Thứ ba, đây là một cách để hoàn thành trách nhiệm môi trường của quốc gia. Việt Nam đã đưa ra cam kết giảm phát thải khí nhà kính và chuyển đổi sang nền kinh tế ít carbon. Hydro xanh cung cấp giải pháp không phát thải, giúp đất nước đạt được các mục tiêu về môi trường đồng thời cải thiện chất lượng không khí và sức khỏe cộng đồng. Ngoài ra còn có tiềm năng đổi mới công nghiệp và công nghệ. Việc sản xuất hydro xanh cần đến các công nghệ tiên tiến có thể thúc đẩy sự đổi mới và tạo ra việc làm có tay nghề cao. Bằng cách phát triển lĩnh vực này, Việt Nam có thể xây dựng vị thế là quốc gia dẫn đầu khu vực về năng lượng sạch, thu hút đầu tư và chuyên môn toàn cầu. Cuối cùng, khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu có thể là một lý do hấp dẫn. Khi cộng đồng quốc tế hướng tới năng lượng bền vững, việc đầu tư sớm vào hydro xanh có thể giúp Việt Nam trở thành quốc gia đóng vai trò quan trọng trong thị trường đang phát triển này, đặc biệt là ở Đông Nam Á. Bằng cách trở thành nhà xuất khẩu hydro xanh, Việt Nam có thể đóng góp vào các nỗ lực bền vững toàn cầu và nâng cao vị thế kinh tế của mình. Cám ơn ông về cuộc trao đổi này.
cfac093f03e9b18fef3c32734359c563
23/08/2024
0b9efaf214b080228c081e50ee785624
15:00
50f488a55ba3243f3437d477f8990403
20240904
https://vietnamfinance.vn/sau-kiem-toan-kienlongbank-dat-loi-nhuan-552-ty-dong-den-het-quy-ii-2024-d115119.html
2f44bec271f957f751e64b2e2002984c
Sau kiểm toán, KienlongBank đạt lợi nhuận 552 tỷ đồng đến hết quý II/2024
dccfcc1ebc84db084a417e9c2e4857dc
ngan-hang
Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank, UPCoM: KLB) vừa chính thức công bố Báo cáo tài chính hợp nhất (BCTC) giữa niên độ 6 tháng đầu năm 2024.
c7519296fead9766d6e73057ab7ec9e8
Kết quả từ báo cáo bán niên cho thấy kết thúc 6 tháng đầu năm, tổng tài sản của KienlongBank ghi nhận 91.668 tỷ đồng, tăng 4.696 tỷ đồng; cho vay khách hàng đạt 56.184 tỷ đồng, tăng 5.025 tỷ đồng; tiền gửi khách hàng đạt 58.387 tỷ đồng, tăng 1.490 tỷ đồng, so với cuối năm 2023. So với cùng kỳ năm trước, thu nhập lãi thuần trong 6 tháng đầu năm của Ngân hàng đạt 1.531 tỷ đồng, tăng 491 tỷ đồng. Trong đó, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 234 tỷ đồng; tăng 28 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận trước thuế 552 tỷ đồng, tăng 150 tỷ đồng, mang về 440 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 119 tỷ đồng. Dựa trên chỉ tiêu lợi nhuận được Đại hội đồng cổ đông thông qua vào thời điểm tháng 4/2024, KienlongBank đã hoàn thành 69% kế hoạch năm. Không chỉ vượt kế hoạch doanh thu lợi nhuận, nhờ các biện pháp quản trị rủi ro chặt chẽ cùng khẩu vị rủi ro thận trọng, tỷ lệ nợ xấu trung bình trong 6 tháng đầu năm của KienlongBank được kiểm soát ở dưới mức 2%, đảm bảo tuân thủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Song song với đó, ngân hàng cho biết cũng chủ động trong việc nâng cao nguồn lực, gia tăng bộ đệm thực hiện bao phủ nợ xấu, giảm tác động của nợ xấu cũng như linh hoạt ứng phó với các kịch bản xấu của thị trường trong tương lai, qua đó giúp duy trì đà tăng trưởng ổn định, bền vững. Để có được kết quả kinh doanh tích cực này, bên cạnh việc tuân thủ nghiêm ngặt chỉ đạo điều hành về chính sách tiền tệ của NHNN, KienlongBank đã gia tăng phúc lợi và thu nhập cho cán bộ nhân viên, tạo môi trường làm việc lý tưởng cho nhân sự, đào tạo và thu hút nhân sự chất lượng cao. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng mở rộng quy mô kinh doanh thông qua việc trang bị, đầu tư chi phí hạ tầng công nghệ thông tin, cho ra mắt các sản phẩm, dịch vụ Số có tính đột phá dựa trên nền tảng Core Banking, Core Thẻ mới, qua đó đáp ứng đa dạng nhu cầu của nhiều phân khúc khách hàng. Đây cũng chính là một trong những chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí hoạt động của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm. Tiếp tục với định hướng phát triển bền vững, trợ lực cho nhu cầu thường xuyên của khách hàng, trong thời gian tới hệ thống hơn 100 máy giao dịch ngân hàng tự động thế hệ mới (STM) của KienlongBank cũng được lắp đặt trên cả nước giúp khách hàng giao dịch thuận lợi hơn, giảm thiểu tối đa các hoạt động tại quầy. Ghi nhận những nỗ lực cũng như thành tựu đạt được, trong nửa đầu năm 2024, KienlongBank cũng đã được đề cử và vinh danh tại nhiều hạng mục giải thưởng danh giá như Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2024, Top 10 Doanh nghiệp Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2024, Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024… Đứng trước cột mốc 29 năm - hành trình kết nối giá trị, KienlongBank sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai các sản phẩm số hóa cũng như tăng cường mở rộng mạng lưới hợp tác với nhiều các đối tác, vì mục tiêu trở thành một ngân hàng số hiện đại, thân thiện vào năm 2025.
61d3c72e98387fd598cc6f1472ae1ab4
23/08/2024
0b9efaf214b080228c081e50ee785624
15:00
50f488a55ba3243f3437d477f8990403
20240904
https://vietnamfinance.vn/kiem-ke-phat-thai-khi-nha-kinh-bai-toan-song-con-cua-doanh-nghiep-d115061.html
d9dd8a283bdc4140f01d19699efaa50a
Kiểm kê phát thải khí nhà kính: Bài toán 'sống còn' của doanh nghiệp
0abc1760091a0eb5a32498689964cbdc
dau-tu
Theo Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định 06/2022/NĐ-CP, các doanh nghiệp phải hoàn thành việc kiểm kê và báo cáo phát thải khí nhà kính trước ngày 31/3/2025. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) vẫn đang còn đang bối rối.
f29fc81d6876952f515514e046fe6611
Ngày 13/8/2024, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 13/2024/QĐ-TTg cập nhật danh mục các lĩnh vực và cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê, có hiệu lực từ 1/10/2024. Các cơ sở phát thải trong danh mục bổ sung này sẽ phải thực hiện kiểm kê ngay khi quyết định có hiệu lực.Theo lộ trình đã xác định trong Chiến lược Chuyển đổi Xanh giai đoạn 2021-2023 với tầm nhìn đến năm 2050, có 2.166 doanh nghiệp tại Việt Nam cần thực hiện kiểm kê và giảm phát thải khí nhà kính. Trong đó, ngành Công thương có 1.805 cơ sở, ngành Giao thông Vận tải có 75 cơ sở, ngành Xây dựng có 229 cơ sở, và ngành Tài nguyên Môi trường có 57 cơ sở. Những cơ sở phát thải không thuộc danh mục cập nhật tại Quyết định 13/2024/QĐ-TTg, mặc dù có trong danh mục ban đầu tại Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg, sẽ không cần phải thực hiện và nộp báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở vào năm 2025. Cũng theo các chuyên gia, trước những quy định ngày càng khắt khe, việc đạt được mục tiêu tăng trưởng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Không chỉ phải đảm bảo sự phát triển kinh tế, doanh nghiệp còn phải kết hợp yếu tố bảo vệ môi trường, thực hiện trách nhiệm xã hội, và đảm bảo sự minh bạch qua quá trình công bố và kiểm kê phát thải. Những yêu cầu này kéo theo chi phí gia tăng, quy trình hoạt động trở nên phức tạp hơn, dẫn đến lợi nhuận giảm sút và khả năng cạnh tranh suy yếu. Nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt với bài toán tồn tại trong một môi trường cạnh tranh đầy biến động. PGS. TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Tài nguyên Môi trường, nhận định rằng nhiều doanh nghiệp vẫn loay hoay trong việc kiểm kê phát thải, mặc dù đã có thời gian chuẩn bị dài từ năm 2020. Ông Thọ nhấn mạnh, việc kiểm kê phát thải, nếu được thực hiện đúng cách, không chỉ là gánh nặng mà còn là cơ hội để doanh nghiệp biến chi phí tuân thủ thành lợi nhuận thông qua thị trường carbon. Theo các chuyên gia, trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển của các quy định về thương mại và đầu tư bền vững, các doanh nghiệp ngày càng phải chủ động nâng cao khả năng tuân thủ và chuẩn bị sẵn sàng trước những yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt. Điều này bao gồm việc công bố thông tin liên quan đến các yếu tố ESG (Môi trường – Xã hội – Quản trị) và thực hiện kiểm kê phát thải khí nhà kính, những yêu cầu đang gia tăng trên toàn cầu. Châu Á - Thái Bình Dương không nằm ngoài xu hướng này, khi các quy định về kiểm kê khí nhà kính tại các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực đang trở nên ngày càng chặt chẽ, với phạm vi áp dụng mở rộng, đặc biệt là đối với các công ty niêm yết. Trong bối cảnh mới, việc thực hiện kiểm kê phát thải không chỉ là một thách thức lớn mà còn mở ra cơ hội để doanh nghiệp tự làm mới mình và tối ưu hóa quy trình. Để biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp cần xây dựng một hệ thống quản lý và kiểm kê khí nhà kính mạnh mẽ, đặt nền tảng cho sự phát triển bền vững. Quá trình kiểm kê khí nhà kính cần bắt đầu bằng việc thu thập dữ liệu và báo cáo ban đầu, áp dụng các phương pháp đo lường và quy trình kiểm kê một cách chính xác. Doanh nghiệp cần phân bổ nguồn lực hợp lý, xác định cấu trúc quản lý rõ ràng, lập kế hoạch hành động chi tiết và thiết lập các mục tiêu phù hợp. Theo ông Nguyễn Đình Thái, Giám đốc điều hành EGP Việt Nam, ba yếu tố chính thúc đẩy thành công trong triển khai khung quản lý phát thải khí nhà kính bao gồm quản trị, năng lực cốt lõi và công nghệ, cơ sở hạ tầng. Quản trị hiệu quả đảm bảo rằng các hoạt động kiểm kê được thực hiện một cách có tổ chức và minh bạch, năng lực cốt lõi giúp duy trì hiệu quả hoạt động, và công nghệ hiện đại hỗ trợ quá trình thu thập, phân tích dữ liệu một cách chính xác.
09e419be8e74a42b1a9637dc25c025b5
23/08/2024
0b9efaf214b080228c081e50ee785624
07:30
8be44451b938c72bccfa783dbb3e81d1
20240904
https://vietnamfinance.vn/gia-dat-hai-duong-cao-nhat-den-190-trieu-dong-m2-d115084.html
589ea807569de085f3e0e267dc085ed2
Giá đất Hải Dương: Cao nhất đến 190 triệu đồng/m2
1866b3b382b1d3199c3377def1d29f96
thi-truong-bds
TP. Hải Dương có 9 khu vực có giá đất ở trên 100 triệu đồng/m2, mức cao nhất lên đến 190 triệu đồng/m2.
4c2ea945507995abe7774966e7a4f54e
HĐND tỉnh Hải Dương vừa thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung bảng giá đất giai đoạn 2020-2024. Theo đó, TP Hải Dương có 9 khu vực trên 6 tuyến đường có giá đất ở từ 100 triệu đồng mỗi m2 trở lên đối với vị trí 1 (mặt đường) gồm: 1. Đường Tuệ Tĩnh kéo dài (đoạn từ Điện Biên Phủ đến Ngô Quyền): 108,9 triệu đồng/m2. 2. Đại lộ Hồ Chí Minh (phường Nguyễn Trãi, phường Trần Hưng Đạo, phường Trần Phú): 190 triệu đồng/m2. 3. Phạm Ngũ Lão (phường Phạm Ngũ Lão): 174,8 triệu đồng/m2. 4. Trần Hưng Đạo (đoạn từ Quảng trường Độc Lập đến ngã tư Đông Thị): 190 triệu đồng/m2. Trần Hưng Đạo (đoạn từ ngã tư Đông Thị đến đường Thanh Niên): 150 triệu đồng/m2. 5. Bạch Đằng (đoạn từ Quảng trường Thống Nhất đến Nguyễn Du): 100 triệu đồng/m2. 6. Trần Phú (phường Trần Phú): 100,8 triệu đồng/m2. Ở vị trí 1, giá đất ở thấp nhất là 8,75 triệu đồng/m2 thuộc một số khu vực như các tuyến phố Lê Sĩ Dũng, Nguyễn Thông, Ngọc Trì (cùng phường Ái Quốc)… Trong tờ trình đề nghị sửa đổi, bổ sung bảng giá đất 2020-2024, UBND tỉnh Hải Dương cho biết lý do điều chỉnh để sát với giá thị trường hiện nay, cập nhật những vị trí còn thiếu. Bảng giá đất mới được áp dụng từ thời điểm được HĐND tỉnh thông qua đến hết ngày 31/12/2025. Bảng giá đất do HĐND tỉnh ban hành không phải để áp dụng cho việc mua bán đất ngoài thị trường mà là căn cứ để các cơ quan chuyên môn tính các loại thuế, phí, như: thuế, phí chuyển nhượng quyền sử dụng đất; tiền sử dụng đất phi nông nghiệp; tiền chuyển đổi mục đích sử dụng đất; tiền thuê đất; tiền đền bù thu hồi đất... Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ 1/8/2024, quy định từ năm 2026,bảng giá đấtsẽ được UBND các tỉnh ban hành mỗi năm một lần để sát thị trường, thay vì 5 năm như quy định cũ.
d93abe35d25115db559c7391ca7a1bd0
23/08/2024
0b9efaf214b080228c081e50ee785624
09:15
e2e8f44eef590aa2fb31ef95a3c21aeb
20240904
https://vietnamfinance.vn/gia-vang-tang-21-trong-7-thang-lien-tiep-lap-dinh-d115055.html
16758019c1547136dea0c98b0f8253c5
Giá vàng tăng 21% trong 7 tháng, liên tiếp lập đỉnh
cbbe3daadd9e37fa92006087a49994d6
tin-the-gioi
Giá vàng vẫn giữ vững trên mức 2.500 USD/ounce trong ngày thứ ba liên tiếp sau khi Biên bản cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mở ra cánh cửa cho việc cắt giảm lãi suất tại cuộc họp sắp tới vào tháng 9, làm suy yếu đồng bạc xanh.
62ba9e370d0d491f92fd22b1f8d49125
Sau một số đợt hạ nhiệt gần đây, giá vàng đã đạt mức kỷ lục mới trong tuần này khi vượt qua ngưỡng 2.500 USD/ounce, tăng mạnh so với mức giá 2.063,73 USD vào ngày 1/1, tức tăng 21% chỉ trong hơn 7 tháng. Nhưng với triển vọng giá vàng có thể tăng thêm (một số chuyên gia dự đoán có thể chạm ngưỡng 3.000 USD), tình hình lãi suất đang thay đổi và tỷ lệ lạm phát đang hạ nhiệt, giá có thể sớm điều chỉnh trở lại. Giá vàng giao ngay đóng cửa ngày 21/8 ở mức trên 2.514 USD/ounce, mức cao nhất của kim loại quý cho đến nay, cao hơn 620 USD so với cùng kỳ năm ngoái. Sự quan tâm đến việc mua vàng thường xuất hiện vào thời điểm bất ổn như những lo ngại tiềm ẩn về lạm phát và sức mạnh của đồng USD, khiến một số người tìm kiếm nơi thay thế để cất giữ tiền của họ. Vàng cũng tăng đột biến vào những ngày đầu của đại dịch Covid-19. Ông Giovanni Staunovo, một nhà phân tích hàng hóa tại UBS Global Wealth Management, cho biết động lực chính thúc đẩy giá vàng tăng gần đây là đồng USD Mỹ yếu hơn và kỳ vọng rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất chuẩn vào tháng tới. Với mối quan tâm đặc biệt tập trung vào sức khỏe của thị trường việc làm, mọi con mắt sẽ đổ dồn vào bài phát biểu vào ngày 22/8 tới đây của Chủ tịch Fed Jerome Powell tại Jackson Hole, Wyoming. Một yếu tố khác là nhu cầu mạnh mẽ từ các ngân hàng trung ương, hiện đang cao hơn nhiều so với mức trung bình năm năm. Ông Joe Cavatoni, chiến lược gia thị trường cấp cao tại Hội đồng Vàng Thế giới, cho hay điều này "phản ánh mối quan tâm gia tăng về lạm phát và sự ổn định kinh tế". Ông cũng chỉ ra những căng thẳng địa chính trị đang diễn ra, trong số những yếu tố khác, đã khiến một số người mua nhiều vàng hơn gần đây. Các cuộc chiến ở Ukraine và Gaza đã gây ra sự bất ổn đáng kể trên toàn thế giới. Và nhiều quốc gia, bao gồm cả Mỹ, cũng đang trong năm bầu cử đầy biến động. Tất cả những yếu tố này sẽ ảnh hưởng tới các chính sách kinh tế trong tương lai. Những người ủng hộ đầu tư vào vàng gọi đó là "nơi trú ẩn an toàn", lập luận rằng hàng hóa này có thể giúp đa dạng hóa và cân bằng danh mục đầu tư, cũng như giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra trong tương lai. Một số người cũng cảm thấy thoải mái khi mua thứ gì đó hữu hình có khả năng tăng giá trị theo thời gian. Một số chuyên gia của ngân hàng UBS dự báo giá vàng sẽ đạt 2.600 USD vào cuối năm nay và 2.700 USD vào giữa năm 2025. UBS nhận thấy lãi suất tại Mỹ thấp hơn và đồng USD yếu hơn sẽ hỗ trợ dòng tiền đổ vào các quỹ ETF vàng hoặc quỹ giao dịch trao đổi, do đó thúc đẩy nhu cầu đầu tư. Tuy vậy, có nhiều chuyên gia khác cho rằng vàng không phải lúc nào cũng là hàng rào chống lạm phát như nhiều người vẫn nói và có những cách hiệu quả hơn để trú ẩn tài sản, chẳng hạn như thông qua các khoản đầu tư dựa trên phái sinh. Uỷ ban Giao dịch Hàng hoá Tương lai Mỹ (CFTC) trước đây cũng đã cảnh báo mọi người nên cảnh giác khi đầu tư vào vàng. Ủy ban cho biết kim loại quý có thể rất dễ biến động và giá tăng khi nhu cầu tăng lên, nghĩa là "khi sự lo lắng hoặc bất ổn kinh tế ở mức cao, những người thường hưởng lợi từ kim loại quý là người bán".
94b1cb1abdcd1211f79d16e444237a94
22/08/2024
198d81c40181e6d728d5ae81f39b0323
10:56
af8f6d386b419fb934c5978d8d9f7fae
20240904
https://vietnamfinance.vn/dong-tien-gan-1400-ty-do-ve-tai-khoan-chu-du-an-doi-rong--hai-phong-d115038.html
4aae8d4dab8b6388e43ff864ea370475
Dòng tiền gần 1.400 tỷ đổ về tài khoản chủ dự án Đồi Rồng - Hải Phòng
08ac8646889e7b2944435785f565ad2a
tai-chinh-doanh-nghiep
Vạn Hương Investoco, chủ đầu tư dự án Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng mới huy động thành công gần 1.400 tỷ đồng thông qua phát hành trái phiếu.
2cb7053a64dbe1b7a3525a6f27698642
Công ty cổ phần Đầu tư và Du lịch Vạn Hương mới công bố thông tin về việc phát hành thành công 1.396,2 tỷ đồng trái phiếu. Được biết, lô trái phiếu này Vạn Hương sau gần 1 tháng mới hoàn tất. Cụ thể, ngày phát hành là ngày 16/7/2024, ngày hoàn tất 14/8/2024. Lô trái phiếu có kỳ hạn 36 tháng, đáo hạn vào ngày 16/7/2027. Vạn Hương Investoco được biết đến là chủ đầu tư dự án khu du lịch quốc tế Đồi Rồng (Đồ Sơn, Hải Phòng) có quy mô 480ha, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng. Tại ngày 31/12/2023, vốn chủ sở hữu của Vạn Hương Investoco ở mức 2.956 tỷ đồng, giảm 62 tỷ đồng so với số đầu năm. Hiện nay, Vạn Hương Investoco có dư nợ trái phiếu đạt gần 4.400 tỷ đồng. Dự án Đồi Rồng bao gồm các hạng mục như sân golf 27 hố; trung tâm hội nghị, hội thảo; nhà ở nghỉ dưỡng cao cấp; khách sạn 5 sao; resort; khu phố thương mại; biển nhân tạo; bể bơi nước ngọt, bể bơi nước mặn; công viên nước; khu vui chơi giải trí. Vạn Hương Investoco được thành lập từ năm 2010. Cuối năm 2016, vốn điều lệ của doanh nghiệp này ở mức 120 tỷ đồng. Cổ đông sáng lập bao gồm: ông Phạm Văn Hùng nắm giữ 70% cổ phần, ông Bùi Quang Khải nắm giữ 25% và ông Nguyễn Thế Dũng sở hữu 5% cổ phần còn lại Đến ngày 5/11/2020, vốn điều lệ Vạn Hương Investoco tăng lên ngưỡng 2.682 tỷ đồng; rồi tiếp tục tăng lên 3.000 tỷ đồng vào tháng 6/2021.
c53091f50de9042bc730fb0164aaf7df
22/08/2024
198d81c40181e6d728d5ae81f39b0323
11:45
3cf8f84b3a12ab4aaddd26ad05ab9930
20240904
https://vietnamfinance.vn/cathay-life-kinh-doanh-bao-hiem-lo-dau-tu-tai-chinh-thu-gan-1200-ty-d115036.html
1f3f5af15143302137cd17a9afec8cc5
Cathay Life kinh doanh bảo hiểm lỗ, đầu tư tài chính thu gần 1.200 tỷ
4a39f4c0064eadde8b9fdc76e64f1159
tai-chinh-tieu-dung
Bảo hiểm nhân thọ Cathay Life Việt Nam lỗ mảng bảo hiểm nhưng lãi hơn 800 tỷ đồng nhờ hoạt động đầu tư trái phiếu, gửi tiền, kinh doanh chứng khoán.
84e5ef078b8e4c199df8a95f000d5618
Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Cathay Việt Nam (Cathay Life) mới công bố báo cáo tài chính bán niên năm 2024. Theo đó, 6 tháng đầu năm 2024, Cathay Life ghi nhận lợi nhuận sau thuế gần 836 tỷ đồng, giảm nhẹ 3% so với cùng kỳ năm 2023.. Theo đó, doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm 6 tháng đầu năm 2023 đạt 1.646 tỷ đồng, tăng nhẹ 17,6% so với năm 2023. Cùng với đó, chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm là 1.408 tỷ đồng, tăng 28,3%; chi phí bán hàng là 250 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp là 233 tỷ đồng. Cụ thể, bán niên 2024 Cathay Life ghi nhận chi bồi thường đạt 281 tỷ đồng, chiếm 17% doanh thu thuần; ghi nhận dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm gốc là 987 tỷ đồng. Theo đó, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm chính ở mức âm 245 tỷ đồng. Tuy nhiên, Cathay Life ghi nhận nguồn doanh thu khổng lồ từ hoạt động tài chính, lên đến 1.190 tỷ đồng trong kỳ bán niên 2024 (tương đương 72% doanh thu thuần bảo hiểm). Trong đó, thu nhập từ lãi đầu tư trái phiếu là 434 tỷ đồng; thu lãi tiền gửi là 348 tỷ đồng; thu lãi kinh doanh chứng khoán 306 tỷ đồng, tăng mạnh 157%; thu nhập cổ tức là 90 tỷ đồng. Tương đương doanh thu khoảng 6,5 tỷ đồng/ngày. Bên cạnh đó, chi phí hoạt động tài chính bán niên 2024 ở mức âm 93 tỷ, trong khi cùng kỳ 2023 là âm 225 tỷ đồng. Nguyên nhân là do chi phí dự phòng giảm giá chứng khoán giảm. Tuy lỗ hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhưng nhờ doanh thu tài chính khổng lồ, kết thúc 6 tháng đầu năm 2024, Cathay Life ghi nhận lợi nhuận sau thuế TNDN là 836 tỷ đồng. Về tài sản, tính đến ngày 30/6/2024, Cathay Life sở hữu tổng tài sản trị giá 29.390 tỷ đồng, tăng 1.800 tỷ đồng so với đầu năm 2024. Bao gồm: 26.845 tỷ đồng đầu tư ngắn hạn, dài hạn và hơn 1.237 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền. Danh mục đầu tư gồm: hơn 8.900 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn, hơn 5.506 tỷ đồng trái phiếu chính phủ, hơn 6.640 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp và hơn 5.670 tỷ đồng cổ phiếu. Tại ngày 30/6/2024, Cathay Life có vốn chủ sở hữu hơn 15.310 tỷ đồng, lợi nhuận luỹ kế hơn 2.171 tỷ đồng. Cùng với đó, nợ dài hạn (dự phòng nghiệp vụ) đạt 11.453 tỷ đồng, tăng 9,45% so với đầu năm 2024. Cathay Life là công ty con của Tập đoàn Cathay Financial Holding (Đài Loan). Tính đến 31/12/2023, công ty có 1 trụ sở chính, 5 chi nhánh và 92 địa điểm kinh doanh. Theo thông tin từ Cục quản lý, giám sát bảo hiểm, 6 tháng đầu năm Cathay Life, tổng phí bảo hiểm khai thác mới đạt 591 tỷ đồng (chiếm 4,9% tổng doanh thu phí khai thác mới); số lượng hợp đồng. Cathay Life đứng thứ 10 về phí bảo hiểm khai thác mới sau hàng loạt ông lớn như: Prudential (16,5%), Bảo Việt nhân thọ(16,2%), Dai-ichi (14,9%), Manulife (10,1%), FWD (6,4%), AIA (6%), Sun Life (5,4%), Chubb (5%), Generali (5%).
58ed6ffe185ab8b6fd9ef94c63ce1004
22/08/2024
198d81c40181e6d728d5ae81f39b0323
11:15
64db250047bf431cad17891de6d3d28c
20240904
https://vietnamfinance.vn/dau-tu-6100-ty-dong-xay-trung-tam-thuong-mai-aeon-mall-bien-hoa-d115018.html
ae65b0415dc3111a627bd8f98ae074a9
Đầu tư 6.100 tỷ đồng xây trung tâm thương mại Aeon Mall Biên Hòa
726f477fccfbff1392d446b4e189c6f6
tieu-dung
UBND tỉnh Đồng Nai bắt đầu quy hoạch chi tiết đô thị tỷ lệ 1/500 trung tâm thương mại nằm trên trục đường Đặng Văn Trơn, phường Hiệp Hòa, TP. Biên Hòa (Aeon Mall Biên Hòa).
a60645afc24ed4cf2ca6d5d3d2f7112e
UBND tỉnh Đồng Nai đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết đô thị tỷ lệ 1/500 trung tâm thương mại nằm trên trục đường Đặng Văn Trơn, phường Hiệp Hòa, TP. Biên Hòa (Aeon Mall Biên Hòa). Quy mô lập quy hoạch là gần 12 ha, bao gồm hơn 10 ha phạm vi diện tích đất xây dựng trung tâm thương mại và hơn 1,5 ha đất xây dựng 3 tuyến đường xung quanh trung tâm thương mại. Vị trí này được Công ty TNHH Aeon Mall Việt Nam đề xuất đầu tư trung tâm thương mại đầu tiên của hãng tại tỉnh Đồng Nai, theo biên bản ghi nhớ đầu tư vào tháng 5/2022. Các chỉ tiêu áp dụng cho đồ án quy hoạch như mật độ xây dựng không quá 60%, công trình chính không cao quá 8 tầng, chiều cao công trình không vượt 60m, một tầng hầm. Theo đó, sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án hơn 6.100 tỷ đồng. Trong đó, chi phí đầu tư xây dựng dự kiến hơn 3.300 tỷ và chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự kiến hơn 2.250 tỷ đồng... Mục tiêu lập nhiệm vụ quy hoạch là cụ thể hóa đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/5.000 phân khu A4 tại phường Hiệp Hòa và bổ sung hệ thống công trình thương mại dịch vụ nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai. Bên cạnh đó, quy hoạch này cũng làm cơ sở pháp lý để quản lý đầu tư xây dựng, lập dự án đầu tư và cấp giấy phép xây dựng. Về tính chất và chức năng, đây là khu thương mại dịch vụ tổng hợp được đầu tư đồng bộ từ công trình kiến trúc đến hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo khai thác tối đa về lợi thế đầu tư kinh doanh. Về giải pháp tổ chức không gian kiến trúc khu vực nghiên cứu được định hướng với khu vực trung tâm khu đất là công trình trung tâm thương mại với tầng cao tối đa là 8 tầng, có kiến trúc hiện đại tạo điểm nhấn về kiến trúc cảnh quan của khu vực. Dự án trung tâm thương mại tại phường Hiệp Hòa được UBND tỉnh quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư vào tháng 8/2023 theo hình thức lựa chọn nhà đầu tư.
43719ff3d20dd4c66912cdec4b01bf71
22/08/2024
198d81c40181e6d728d5ae81f39b0323
08:45
f87383ea6c1a2857f131118b13dad405
20240904
https://vietnamfinance.vn/dem-nhung-dong-tien-dang-o-at-chay-vao-bat-dong-san-d115044.html
a0713429558c391dc80ff365c9622419
Đếm những dòng tiền đang ồ ạt chảy vào bất động sản
01abc78e752ca2ea4c578baabb827a58
thi-truong-bds
Nguồn tiền từ tín dụng, trái phiếu và vốn đầu tư nước ngoài đang ồ ạt chảy vào lĩnh vực bất động sản. Thị trường địa ốc được dự báo sớm khởi sắc trở lại.
f96281e39709a2ce18fb14bdac5c0a9f
Vài tháng gần đây, thị trường bất động sản dần cótín hiệu hồi phụcrõ nét. Việc thông qua 3 bộ luật quan trọng trong lĩnh vực bất động sản là Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở và Luật Đất đai góp phần khơi thông thị trường. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến cuối tháng 6, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đạt gần 14,4 triệu tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm ngoái. Nền kinh tế tiếp nhận thêm khoảng 487.000 tỷ đồng trong tháng 6, cao hơn so với tổng mức tín dụng tăng được trong 5 tháng đầu năm cộng lại. Riêng hai tuần cuối tháng 6, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế tăng thêm gần 300.000 tỷ đồng. Trong đó, tín dụng cho lĩnh vực bất động sản trong 6 tháng đầu năm đạt khoảng hơn 3,083 triệu tỷ đồng vào cuối tháng 6/2024, chiếm tỷ lệ 21,4% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế, tăng 6,8% so với cuối năm 2023. Ngoài tín dụng, thị trường bất động sản còn đón dòng vốn từ trái phiếu và vốn đầu tư nước ngoài. Nhóm ngành bất động sản vẫn chiếm ưu thế trong hoạt động huy động vốn từ kênh trái phiếu. Số liệu báo cáo đánh giá của một số tổ chức nghiên cứu về thị trường trái phiếu cho thấy, trong quý II vừa qua, trái phiếu bất động sản đã có xu hướng phát hành tăng trở lại, doanh nghiệp giảm bớt áp lực nợ đáo hạn so với quý trước. Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) cho hay, trong tháng 7 vừa qua, có 33 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ trị giá 31.387 tỷ đồng và 1 đợt phát hành ra công chúng trị giá 395 tỷ đồng, nâng số đợt phát hành lũy kế 7 tháng lên 175 đợt riêng lẻ với tổng giá trị 168.433 tỷ đồng và 12 đợt phát hành ra công chúng trị giá 14.586 tỷ đồng. Tổng số TPDN đã phát hành qua 7 tháng là 183.019 tỷ đồng, gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2023. Nhóm ngân hàng tiếp tục dẫn đầu với lượng phát hành trong 7 tháng đầu năm đạt tới 67,5% tổng giá trị TPDN, tương đương gần 123.000 tỷ đồng. Nhóm bất động sản đứng thứ 2 khi phát hành xấp xỉ gần 39.350 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng gần 22%. Về vốn đầu tư nước ngoài, Bộ Xây dựng cho biết, tính đến 20/6, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 15,19 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thực hiện giải ngân ước đạt 10,84 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 6 tháng đầu năm trong 5 năm qua. Hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,89 tỷ USD, chiếm 19,9%. Nếu tính cả vốn đăng ký mới và vốn đăng ký điều chỉnh của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,99 tỷ USD, chiếm 14,8%. Riêng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 6 tháng đầu năm trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1 tỷ USD, chiếm 9,3%. NHNN mới đây hạ hệ số rủi ro tín dụng bất động sản công nghiệp từ 200% xuống 160%, khuyến khích các nhà băng cho vay. Các ngân hàng đẩy mạnh cho vay trong phân khúc này. Bên cạnh bất động sản công nghiệp, các phân khúc khác như căn hộ, thấp tầng đất nền hút dòng vốn lớn. Theo chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển, hiện nay, nguồn vốn cho thị trường bất động sản có đặc điểm là quy mô lớn. Nhưng thực tế, cơ cấu nguồn vốn chưa đảm bảo tính lành mạnh khi có tới khoảng 70% là vốn tín dụng ngân hàng, chiếm tới 20% tổng tín dụng ngân hàng cho nền kinh tế, trong khi phần lớn vốn tín dụng ngân hàng lại là ngắn hạn; còn vốn chủ sở hữu và vốn trái phiếu doanh nghiệp bất động sản chỉ chiếm khoảng 10%. Ông Hiển cho biết, trước đây, một số nhà băng dấn sâu cho doanh nghiệp địa ốc vay dẫn tới hệ luỵ rủi ro lớn, điển hình như thời điểm 2010-2011. Và đến năm 2022, kịch bản xảy ra tương tự. Không ít doanh nghiệp bất động sản bỏ qua các lời cảnh báo, tiếp tục đi vào vết xe đổ, phát triển dự án ồ ạt và quá sức dòng tiền của mình dẫn đến những hệ quả như hiện tại. Theo ông Hiển, đến hiện tại, nhiều ngân hàng đã gặp vấn đề rủi ro của hệ thống liên quan đến nợ xấu nên cũng không dám cho vay bất động sản mạnh như thời gian trước. Cùng với đó, các ngân hàng đang đánh giá lại các tài sản thế chấp và sẽ thế chấp trong tương lai của doanh nghiệp bất động sản. Việc hạ thấp giá tài sản trong quá trình đánh giá lại cũng làm giảm định mức tín dụng cho doanh nghiệp vay. Như vậy, khoản vay mới khó được giải ngân, còn khoản vay cũ bị giới hạn quy mô vay. Ông Hiển nêu quan điểm rằng tín dụng nên tập trung vào ngành sản xuất tạo ra giá trị. Ở lĩnh vực bất động sản, với sự đồng bộ của hệ thống luật, thị trường này cũng dần ổn định, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Thời gian qua, lãi suất cho vay ở mức thấp cũng khiến người dân mạnh dạn đi vay mua nhà hơn. TS. Cấn Văn Lực - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia đánh giá, việc duy trì bằng lãi suất cho vay ở mức thấp sẽ tác động tích cực tới thị trường địa ốc ở nhiều khía cạnh. “Mức lãi vay hấp dẫn sẽ giúp thị trường địa ốc hồi phục nhanh và mạnh hơn, bởi các doanh nghiệp ngành này hoạt động chủ yếu dựa trên nguồn vốn tín dụng, trong khi phần lớn người mua nhà cũng phải vay tiền ngân hàng, nên ngành bất động sản sẽ tiếp tục nhận được tác động tích cực ‘kép’ trong thời gian tới”, ông Lực cho biết. Ông Trần Quang Trung - Giám đốc Phát triển kinh doanh OneHousing - cho hay, hiện nay, có khá nhiều người sử dụng vốn tự có để sở hữu bất động sản. Nguyên nhân là do lãi suất tiết kiệm thấp khiến họ đáo hạn sổ tiết kiệm và rót tiền vào các kênh đầu tư khác mang lại lợi tức tốt hơn, trong đó bất động sản được ưu tiên. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng việc lãi suất giảm không phải là phương án lâu dài để hút vốn vào lĩnh vực bất động sản. Trước mắt và ngắn hạn, các doanh nghiệp bất động sản vẫn phải tái cơ cấu tài chính, bán tài sản, giảm áp lực nợ, quản lý vốn rủi ro để tự giải cứu chính mình. Ngoài kênh trái phiếu, nhiều doanh nghiệp bất động sản niêm yết cũng có kế hoạch phát hành huy động vốn qua sàn chứng khoán bằng việc phát hành thêm cổ phiếu. Nhiều doanh nghiệp địa ốc cũng đưa ra những chính sách bán hàng ưu đãi để thu hút khách hàng. Nhiều chủ đầu tư đã đưa ra các chính sách bán hàng hấp dẫn, bao gồm cả việc sử dụng đòn bẩy tài chính đi kèm hỗ trợ lãi suất. Có thể kể đến chính sách nếu không vay mà trả thẳng “một cục”, khách hàng sẽ được chiết khấu từ 13-19% giá trị căn hộ, tùy từng dự án.
4eb5759d2addc1488f29f75c92f810d1
22/08/2024
198d81c40181e6d728d5ae81f39b0323
11:30
06eef6eacc6201e589ad33297562f8e4
20240904
https://vietnamfinance.vn/ha-noi-yeu-cau-cong-an-kiem-tra-toan-bo-viec-dau-gia-dat-tai-thanh-oai-va-hoai-duc-d115073.html
920386f1a4cd4b88030e9a35e0a000d0
Hà Nội yêu cầu Công an kiểm tra toàn bộ việc đấu giá đất tại Thanh Oai và Hoài Đức
1dd0fa6f061507c86ddcb6ab13072dbc
tin-tuc
Công an TP. Hà Nội cùng các sở, ngành: Tư pháp, Tài chính, Thanh tra... được yêu cầu vào cuộc kiểm tra toàn bộ việc đấu giá đất tại các huyện Thanh Oai, Hoài Đức.
049007b5579c4446c21ccbe30dafcf57
UBND TP. Hà Nội có văn bản về việc kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất cao bất thường trên địa bàn Hà Nội. Văn bản nêu rõ, thời gian qua, trên địa bàn thành phố có hiện tượng đấu giá quyền sử dụng đất với giá trúng cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm, như tại huyện Thanh Oai cao gấp 7-8 lần,huyện Hoài Đứccao nhất gấp 18 lần. Theo UBND TP. Hà Nội, việc trúng giá cao bất thường nêu trên có thể ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội, môi trường đầu tư, kinh doanh, thị trường nhà ở, bất động sản. Để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước, bảo đảm việc đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật, góp phần ổn định phát triển kinh tế - xã hội, UBND TP. Hà Nội yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội chủ trì phối hợp ngay với các sở, ngành: Tư pháp, Tài chính, Thanh tra thành phố, Công an thành phố kiểm tra toàn bộ việc đấu giá đất tại các huyện Thanh Oai, Hoài Đức trong thời gian vừa qua, kịp thời phát hiện, xử lý kiên quyết đối với các vi phạm pháp luật (nếu có); báo cáo UBND thành phố trước ngày 25/8. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được giao chủ trì phối hợp với các sở, ngành: Tư pháp, Tài chính, Thanh tra thành phố, Công an thành phố rà soát quy trình, thủ tục, quy chế… về đấu giá quyền sử dụng của các quận, huyện, thị xã; báo cáo UBND thành phố chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo đảm việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất chặt chẽ theo quy định pháp luật, hoàn thành trước ngày 27/8. UBND TP. Hà Nội cũng yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã rà soát toàn bộ công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn để tổ chức thực hiện bảo đảm đúng quy định pháp luật; báo cáo UBND thành phố những khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền. Thời gian qua, các cuộc đấu giá đất trên địa bàn Hà Nội đã thu hút sự chú ý lớn và gây ra tình trạng "sốt" đất. Nhiều phiên đấu giá đã chứng kiến mức giá cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm. Trong đó, phiên đấu giá 68 lô đất khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao tại huyện Thanh Oai vào ngày 10/8 khoảng 1.600 người tham gia với khoảng 7.000 bộ hồ sơ. Kết quả, lô trúng giá đấu cao nhất lên tới 100 triệu đồng/m2 (cao gấp 8 lần so với mức giá khởi điểm). Lô thấp nhất cũng lên tới 63 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, so với mức giá thực tế trên địa bàn trong thời gian qua chỉ loanh quanh khoảng 30 triệu/m2 đã khiến không ít người cho là đang bị "ngáo giá". Hay tại Hoài Đức ngày 19/8, phiên đấu giá xuyên đêm 19 lô đất tại xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức cũng gây sốc khi có hơn 400 người tham gia đấu giá. Kết quả, lô đất được trả giá cao nhất lên tới hơn 133 triệu đồng/m2, cao gấp hơn 18 lần giá khởi điểm. Trong khi lô trúng có giá đấu giá thấp nhất cũng lên đến 91,3 triệu đồng/m2, song mức giá này vẫn cao gấp 12,5 lần giá khởi điểm. Như vậy, người trúng đấu giá sẽ phải bỏ ra số tiền dao động từ 11,6 - 15 tỷ đồng/lô. Trước tình trạng này, hôm qua (21/8), Thủ tướng Chính phủ đã có công điện chỉ đạo các cơ quan liên quan kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất. Trong đó yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng rà soát công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn đảm bảo đúng pháp luật, công khai, minh bạch; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định pháp luật trong đấu giá quyền sử dụng đất, ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá quyền sử dụng đất để trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tư pháp, Tài chính, Xây dựng và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương rà soát, kiểm tra hoạt động tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, xử lý theo thẩm quyền những trường hợp vi phạm các quy định pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung, không để xảy ra trục lợi, đồng thời xử lý và đề xuất phương án xử lý nghiêm hành vi lợi dụng đấu giá quyền sử dụng gây nhiễu loạn thị trường báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/8. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu, đánh giá cụ thể các tác động của kết quả đấu giá quyền sử dụng đất vừa qua, nhất là các trường hợp có kết quả đấu giá cao bất thường, gấp nhiều lần giá khởi điểm đến mặt bằng giá đất, nhà ở, đến thị trường (cung, cầu) nhà ở, bất động sản, chủ động điều tiết, giải quyết theo thẩm quyền và có giải pháp xử lý hiệu quả hoặc đề xuất các giải pháp hạn chế các tác động tiêu cực (nếu có), báo cáo Thủ tướng Chính phủ. "Các cơ quan chức năng chỉ đạo các đơn vị, địa phương tăng cường nắm bắt tình hình, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định pháp luật trong việc đấu giá quyền sử dụng đất nhất là các hành vi cấu kết thao túng thị trường, thổi giá để tạo ra thị trường không lành mạnh, không đúng thực tế để trục lợi", công điện của Thủ tướng nêu rõ.
dcea697b16d258c4d1ffc28e367aa6d0
22/08/2024
198d81c40181e6d728d5ae81f39b0323
16:14
2e92e84497ce4653ea466a753974b53a
20240904
https://vietnamfinance.vn/trung-quoc-chi-trich-muc-thue-moi-cua-eu-len-xe-dien-canh-bao-dap-tra-d115060.html
fe48117702962eb68fc65d7f832f5c30
Trung Quốc chỉ trích mức thuế mới của EU lên xe điện, cảnh báo đáp trả
f11f195d65d25352054c7e76ebba2c60
tin-the-gioi
Trung Quốc đã chỉ trích kế hoạch của Ủy ban châu Âu về việc áp dụng mức thuế quan tăng cao với xe điện được vận chuyển từ nước này, đồng thời tuyên bố sẽ thực hiện "mọi biện pháp cần thiết" để bảo vệ các công ty Trung Quốc.
700091aa7c63350dd942daf00b05cbb5
Chính phủ Trung Quốc ngày 21/8 đã lên tiếng chỉ trích Liên minh châu Âu (EU) về mức thuế quan đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc, sau khi khối này hạ thuế đối với một số nhà sản xuất ô tô điện lớn, bao gồm cả Tesla. Phát biểu trước báo giới, người phát ngôn của Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh vẫn tin rằng cuộc điều tra của EU về việc Trung Quốc trợ cấp cho ngành công nghiệp xe điện đã đưa ra “kết luận được định sẵn”, đồng thời nói thêm rằng khối này đang thúc đẩy cạnh tranh không lành mạnh. “Trung Quốc sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để kiên quyết bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các công ty Trung Quốc”, người phát ngôn nêu rõ. Một số bộ và nhóm ngành của Trung Quốc cũng đã lên tiếng chỉ trích động thái của EU. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết việc EU áp thuế lên xe điện nước này là “phớt lờ sự thật, không tôn trọng các quy tắc của WTO, đi ngược lại xu hướng của lịch sử, phá vỡ quá trình chuyển đổi xanh của EU và nỗ lực toàn cầu nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, và sẽ gây hại cho chính EU cũng như các nước khác”. Ngày 20/8, Ủy ban châu Âu (EC) đã sửa đổi đề xuất thuế đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc. EC cho biết, cơ quan này vẫn tin rằng hoạt động sản xuất xe điện của Trung Quốc đã được hưởng lợi từ các khoản trợ cấp quá mức, vì thế EC đề xuất mức thuế cuối cùng lên tới 36,3%. Con số này thấp hơn một chút so với mức thuế tạm thời tối đa là 37,6% được đề xuất vào tháng 7 đối với các công ty không hợp tác với cuộc điều tra chống trợ cấp của EU. Theo đó, mức thuế suất cao nhất là 36,3% sẽ được áp dụng đối với các công ty bao gồm SAIC (do nhà nước sở hữu). Xe điện do BYD sản xuất sẽ phải chịu mức thuế suất là 17% thay vì 17,4%. Đối với xe điện do Geely sản xuất, mức thuế suất đã giảm từ 20% xuống 19,3%. 17 công ty khác được cho là đã hợp tác với cuộc điều tra của EU sẽ phải chịu mức thuế suất cao hơn một chút là 21,3%, tăng từ 20,8%, sau khi ủy ban phát hiện ra lỗi trong các tính toán ban đầu của mình. Mức thuế quan này, được EU công bố lần đầu tiên vào tháng 6, được đưa ra nhằm đáp lại mối lo ngại của khối này rằng các khoản trợ cấp hào phóng cho ngành công nghiệp xe điện của Trung Quốc đang làm méo mó sự cạnh tranh ở châu Âu. Theo Ủy ban, xe điện giá rẻ do Trung Quốc sản xuất đã tràn ngập thị trường EU trong những năm gần đây, tăng từ 3,9% thị phần vào năm 2002 lên 25% vào cuối năm 2023. Điều này làm dấy lên lo ngại về khả năng gây thêm tổn hại kinh tế cho một ngành công nghiệp EU vốn đã tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh toàn cầu. Đáp lại động thái này, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết cả chính phủ và ngành công nghiệp xe điện của Trung Quốc đều cung cấp “hàng chục nghìn trang tài liệu pháp lý và tài liệu chứng cứ thông qua nhiều phương tiện khác nhau”. Bộ này cho biết mức thuế quan mới của EU “sẽ phá vỡ sự ổn định của chuỗi cung ứng ngành công nghiệp ô tô toàn cầu bao gồm cả EU”. Bộ Thương mại Trung Quốc cáo buộc phán quyết cuối cùng của EU “không hoàn toàn tiếp thu ý kiến ​​của Trung Quốc” và “dựa trên ‘sự thật’ do EU đơn phương xác định, thay vì sự thật được cả hai bên công nhận”. Họ cũng bày tỏ hy vọng có thể giải quyết mọi tranh chấp thương mại với EU và thực hiện các hành động thiết thực để tránh leo thang căng thẳng thương mại. Các cuộc thảo luận giữa Brussels và Bắc Kinh đã trở nên gay gắt hơn trong những tháng gần đây, khi viễn cảnh trả đũa của Trung Quốc và một cuộc chiến tranh thương mại toàn diện đang hiện hữu. Kể từ cuối tháng 6, hai bên đã tổ chức hơn 10 vòng tham vấn kỹ thuật. "Động thái bảo hộ của EU sẽ gây tổn hại đến hợp tác kinh tế và thương mại Trung Quốc-EU, phá vỡ quá trình tham vấn và đàm phán hiện tại giữa hai bên và tạo ra tiền lệ xấu cho việc giải quyết các vấn đề tương tự", ông Cui Hongjian, giáo sư tại Học viện Quản trị Khu vực và Toàn cầu thuộc Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh, phát biểu với tờ Global Times.
64fc4840bd02430ea9a336c7b68d8924
22/08/2024
198d81c40181e6d728d5ae81f39b0323
12:54
32e70c6499e85432c882e5546b8b130f
20240904
https://vietnamfinance.vn/pv-gas-vung-tau-to-chuc-thuc-tap-phuong-an-chua-chay-cuu-nan-cuu-ho-tai-kho-cang-d115059.html
a9ede47457a33e44db7d08e7068924d2
PV GAS Vũng Tàu tổ chức thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại kho cảng
084b56ea419cf3f8c9220d28a02a09d9
thi-truong
Với mục tiêu nâng cao khả năng ứng phó và xử lý các tình huống cháy, sự cố, tai nạn ngay tại cơ sở; đảm bảo an toàn cho con người, môi trường và tài sản, giảm thiểu thiệt hại do cháy nổ gây ra, Công ty Chế biến Khí Vũng Tàu (PV GAS VUNG TAU) vừa tổ chức buổi thực tập phương án chữa cháy (PACC), cứu nạn cứu hộ (CNCH), ứng cứu sự cố tràn dầu hoá chất và môi trường tại Kho cảng PV GAS Vũng Tàu.
c6513516d146a1168b00cbd5db9db0e8
Đây là chương trình thực hiện kế hoạch an toàn vệ sinh lao động năm 2024, tiếp nối thành công của cuộc thực tập PACC, CNCH, ứng cứu sự cố tràn dầu hoá chất và môi trường tại Nhà máy Xử lý khí Dinh Cố. Với nhiệm vụ trọng tâm là quản lý, vận hành các công trình khí, chế biến và tàng trữ các sản phẩm khí, PV GAS VUNG TAU cho biết luôn ý thức được tầm quan trọng của việc đảm bảo an ninh, an toàn, đặc biệt là công tác ứng phó các sự cố cháy nổ có quy mô lớn, vượt ngoài khả năng ứng phó của lực lượng cơ sở; nhằm hạn chế thiệt hại về con người, môi trường và tài sản trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Phát biểu khai mạc buổi thực tập, ông Hồ Diên Vượng, Phó giám đốc PV GAS VUNG TAU cho biết hiện tại Kho cảng PV GAS Vũng Tàu là nơi tàng chứa LNG, LPG, xăng nhẹ (condensate) lớn nhất Việt Nam. Kho cảng có nhiệm vụ chính là tàng chứa, xuất/nhập các sản phẩm LPG, condensate của Nhà máy Xử lý khí Dinh Cố; condensate của Nhà máy Xử lý khí Nam Côn Sơn và nguồn LNG/LPG nhập khẩu cho các tàu và xe bồn, vận chuyển đến các hộ tiêu thụ. Do đó công tác đảm bảo an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ là hết sức cần thiết và luôn được quan tâm hàng đầu. Công ty luôn ưu tiên thực hiện các phương án phòng ngừa là chính và không ngừng thường xuyên học hỏi, trau dồi kỹ năng, sẵn sàng ứng phó sự cố, nhằm đảm bảo an toàn cho con người, môi trường và tài sản trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Tình huống diễn tập bắt đầu lúc 10h sáng, tại vị trí cầu cân số 04, khu vực Trạm nạp LPG Thị Vải. Khi nhận được thông báo có sự cố, các lực lượng đã nhanh chóng tới cơ sở, triển khai công tác chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Khi được thông báo có người bị nạn, lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp sử dụng quần áo chống nhiệt và mặt nạ dưỡng khí lập tức tiến vào hiện trường, tiếp cận và di chuyển nạn nhân ra khu vực xe cứu thương, tổ chức sơ cấp cứu và đưa nạn nhân đến trung tâm y tế gần nhất. Khi phương tiện, lực lượng đầy đủ và các điều kiện cho phép, chỉ huy chữa cháy yêu cầu các lực lượng tập trung công tác chữa cháy, đám cháy được dập tắt hoàn toàn. Kết thúc buổi diễn tập, ông Hoàng Tuấn Anh - Đội trưởng Đội công tác Chữa cháy và CNCH PC07 Công an tỉnh BR-VT đánh giá cao công tác chuẩn bị kế hoạch thực tập của PV GAS VUNG TAU và các cơ quan, đơn vị liên quan. Ông khẳng định buổi thực tập thành công, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con người và phương tiện tham gia; đảm bảo tuân thủ đúng yêu cầu, kỹ chiến thuật đề ra. Buổi diễn tập là dịp tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tham gia phong trào “Toàn dân tham gia PCCC” nhằm tăng cường công tác phòng ngừa, đồng thời góp phần nâng cao kỹ năng cho lực lượng cơ sở trong xử lý tình huống cháy, sự cố, tai nạn. Đây cũng là dịp định kỳ thực hiện kiểm tra tình trạng sẵn sàng lực lượng, phương tiện của các đơn vị đúng với phương châm “4 tại chỗ”; đảm bảo chữa cháy, CNCH kịp thời, hiệu quả khi có cháy nổ xảy ra. PV GAS VUNG TAU tiếp tục được nêu gương là đơn vị tích cực tổ chức các hoạt động có ý nghĩa thực tiễn, tăng cường công tác phối hợp trong việc đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho con người, môi trường và tài sản của cơ sở nói riêng và của khu vực cụm cảng Cái Mép.
12dbf79bfd7d10c7fc6c7d518253d5aa
22/08/2024
198d81c40181e6d728d5ae81f39b0323
16:39
571a12a9962d1bbaa3398713e6a7f5c6
20240904
https://vietnamfinance.vn/hon-120-ty-usd-tai-san-so-chua-duoc-cong-nhan-ky-lan-cong-nghe-roi-bo-viet-nam-d115048.html
fa7a5f8acbcde29695b5eb281d130985
Hơn 120 tỷ USD tài sản số chưa được công nhận: Kỳ lân công nghệ rời bỏ Việt Nam
2ee78edb97ee328867d8880b20af0172
cong-nghe
Ông Đậu Anh Tuấn, Phó tổng thư ký, Trưởng ban Pháp chế VCCI cho rằng, vì chưa có khung khổ pháp lý chính thức về tài sản số nên thời gian vừa qua, có nhiều nhà đầu tư rời bỏ Việt Nam. Ví dụ, Tập đoàn Sky Mavis - một kỳ lân công nghệ của Việt Nam đẫ chọn Singapore làm nơi đóng trụ sở vì Việt Nam thiếu khung pháp lý cho tài sản trong game.
945a416fc7b83d123a9242ae4fb4f67d
Hành lang pháp lý với tài sản ảo chưa rõ ràng Theo báo cáo của Chainalysis, năm 2022, dòngtài sản số(tài sản mã hóa) chảy vào thị trường Việt Nam khoảng 100 tỷ USD và năm 2023 là 120 tỷ USD. Năm 2021-2022, Việt Nam luôn nằm trong top 3 trên toàn cầu về người dân sở hữu tài sản số. Tuy vậy, hành lang pháp lý đối với lĩnh vực này chưa rõ ràng. Ông Phan Đức Trung, Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam cho rằng tài sản số không chỉ là những con số mang tính chất quy mô về dòng tiền dịch chuyển về Việt Nam, mà còn có quy mô cạnh tranh khu vực. “Rất nhiều quốc gia trong khu vực ban hành luật lệ, chính sách để tạo hành lang pháp lý cho dòng tài sản này đóng góp tích cực vào nền kinh tế”, ông Trung nói. Ông Đậu Anh Tuấn, Phó tổng thư ký, Trưởng ban Pháp chế VCCI cũng chia sẻ rằng một trong những điểm mới trong dự thảo Luật Công nghiệpcông nghệ sốcó lẽ là lần đầu tiên đưa ra khái niệm về tài sản số. “Mặc dù tài sản số hay tiền ảo trên thực tiễn đã rất phát triển nhưng về mặt pháp lý dường như chúng ta chưa theo kịp, chưa có một khung khổ pháp lý cho loại tài sản này. Do đó, một khung khổ chính thức có lẽ là điều cần phải tính đến”, ông Tuấn nêu và cho rằng khi có khung khổ chính thức thì hoạt động đầu tư kinh doanh theo lĩnh vực này mới có thể hình thành và phát triển. “Chính vì chúng ta chưa có khung khổ pháp lý chính thức nên thời gian vừa qua, có những hoạt động đầu tư kinh doanh buộc phải rời bỏ Việt Nam. Ví dụ như Tập đoàn Sky Mavis, một kỳ lân công nghệ của Việt Nam có hệ sinh thái game, nhưng do thiếu khung pháp lý cho tài sản trong game nên cuối cùng họ chọnSingaporelàm nơi đóng trụ sở”, ông Tuấn nói. Do vậy, ông Tuấn mong muốn rằng Việt Nam cần phải là điểm đến của các nhà đầu tư công nghệ số và việc từng bước xây dựng khung khổ pháp lý cũng là điều rất quan trọng. Khi có pháp lý, công nghiệp công nghệ số dần được hình thành, phát triển mạnh mẽ, quyền và lợi ích của những người tham gia trong lĩnh vực này được bảo vệ. “Đã có rất nhiều giao dịch liên quan tới tài sản số, nếu chúng ta chưa có khung khổ pháp lý thì giao dịch này trở nên rủi ro, mỏng manh, những người liên quan không được bảo vệ”, ông Tuấn khẳng định. Ông Trương Bá Tuấn, Phó cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) cũng thừa nhận tài sản số phát triển khá mạnh mẽ trên thế giới và Việt Nam, theo đó cần thiết phải có khung pháp lý liên quan đến tài sản số. Trong đó, ông Tuấn lưu ý phải xác định và làm rõ được định nghĩa tài sản số là gì cũng như vị trí pháp lý của tài sản số và những đặc trưng, đặc tính của tài sản số. Như vậy, các cơ quan quản lý nhà nước liên quan mới có các biện pháp, chính sách để hình thành khung pháp lý đồng bộ. Khái niệmblockchainchưa đủ nội hàm Theo ông Phan Đức Trung, Hội đồng Đại Tây Dương chia khung pháp lý ra thành 4 tiêu chuẩn đánh giá của từng quốc gia, gồm: chính sách thuế; phòng chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố; bảo vệ người tiêu dùng; chính sách cấp phép. Khảo sát trên 60 quốc gia thì 12 quốc gia chiếm 52% GDP toàn cầu đã có khung khổ pháp lý; có 33 quốc gia đã công nhận hợp pháp, 17 quốc gia có chính sách rõ ràng một phần và 10 quốc gia cấm toàn bộ với tài sản số. Hiện nay tại Việt Nam, dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số (Điều 8) khẳng định cốt lõi nền tảng của tài sản số sẽ là công nghệ blockchain. Tuy nhiên, ông Trung cho rằng khái niệm này chưa bao quát đầy đủ nội hàm. Theo ông, để ứng dụng tài sản số thì có một số nội hàm: Thứ nhất là ứng dụng vào tiền số của Ngân hàng Trung ương. Đây là một trong những nội hàm Chính phủ chỉ đạo từ năm 2017, giao cho Ngân hàng Nhà nước. Tiền số trong Ngân hàng Trung ương cũng là tài sản số. Thứ hai là chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố, liên quan đến nội hàm của các giao dịch sàn. Sàn về tổng thể là trách nhiệm của Bộ Tài chính, nhưng trong đó đơn vị nào quản lý sàn? Ủy ban chứng khoán hay lập ra một tổ chức như cục phòng chống rửa tiền của nước ngoài? Thứ ba là vấn đề trong hệ thống yêu cầu cấp phép, quản lý. Chúng ta phải cấp phép được và khi cấm thì phải bắt được các đối tượng hoạt động không phép ở Việt Nam. “Chúng ta đang nhìn đến vấn đề thuế, sẽ có một dòng thuế mới xuất hiện trong tương lai của Việt Nam. Đó là một điều đáng mừng và hy vọng Luật Công nghiệp công nghệ số là nền tảng để chia sẻ từ giá trị tài sản này với luật khác đã tồn tại như Bộ luật Dân sự”, ông Trung nêu. Ông Trương Bá Tuấn cũng cho rằng nếu Luật Công nghiệp công nghệ số đưa vào nội dung này thì sẽ có căn cứ để thực hiện pháp luật về thuế đối với chủ thể khi tham gia kinh doanh, chuyển nhượng tài sản số (nếu chúng ta xem đó là một loại tài sản). Thực chất, theo ông Tuấn, hệ thống pháp luật thuế Việt Nam cũng đã có các sắc thuế để điều chỉnh đầy đủ các hoạt động liên quan đến việc giao dịch, chuyển nhượng tài sản này. Ví dụ Luật Thuế thu nhập cá nhân quy định nguyên tắc chung là đối tượng, cá nhân cư trú có nghĩa vụ nộp thuế đối với thu nhập phát sinh ở Việt Nam và ngoài Việt Nam. Luật cũng đưa ra khá rõ các khoản thu nhập chịu thuế, trong đó có một khoản là thu nhập từ sản xuất kinh doanh của cá nhân, ngưỡng trên 100 triệu; thu nhập từ chuyển nhượng tài sản… Ông Đậu Anh Tuấn cũng tán đồng góc nhìn này, tuy vậy ông cho rằng cái khó phải đối mặt là phải định nghĩa nó là gì. “Có nước xem đây như một loại chứng khoán, có nước xem đây là một loại tài sản đặc biệt, có nước xem là một tài sản hỗn hợp. Nghĩa là cách tiếp cận của mỗi quốc gia khác nhau. Vậy phản ứng của Việt Nam như thế nào?”, ông Tuấn nêu.
c779ce79e5c8e894b0f2051477176b3f
22/08/2024
198d81c40181e6d728d5ae81f39b0323
15:00
50f488a55ba3243f3437d477f8990403
20240904
https://vietnamfinance.vn/o-to-an-thai-coneco-bi-cuong-che-vi-chay-i-tien-thue-ngan-hang-siet-tai-san-doi-no-d115010.html
05f661c0e03776943e68487e76d6674e
Ô tô An Thái Coneco: Bị cưỡng chế vì chây ì tiền thuế, ngân hàng siết tài sản đòi nợ
c1fdc8d8d5bb4eba6d6bcfb25afa1a4f
kinh-doanh
Ngân hàng BIDV Chi nhánh Thành Đô (BIDV Thành Đô) vừa thông báo lựa chọn đơn vị thẩm định giá đối với khoản nợ của CTCP Ô tô An Thái Coneco, với tổng nợ gốc và lãi đến 31/7/2024 hơn 66,69 tỷ đồng.
c2212cb455db34c06f20645dd09e497c
Theo thông báo của Ngân hàng BIDV Chi nhánh Thành Đô (BIDV Thành Đô), tài sản thế chấp cho khoản nợ của CTCP Ô tô An Thái Coneco bao gồm: nhà điều hành, nhà xưởng sản xuất, nhà kiểm định, nhà ăn; xưởng cơ khí; máy hàn tự động, máy ép thuỷ lực, máy cắt tự động. Bên cạnh đó còn có 1 xe ô tô 11 chỗ hiệu Hyundai Starex cùng máy móc, thiết bị các loại;… Đáng chú ý, tài sản thế chấp cho khoản vay của CTCP Ô tô An Thái Coneco còn bao gồm 1 xe ô tô Lexus LX570 sản xuất năm 2008. Những tài sản này thế chấp cho các hợp đồng vay vốn trong hai năm 2009-2010. CTCP Ô tô An Thái Coneco được thành lập từ năm 2008, có địa chỉ ở tại Lô B3 khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh, đường Bùi Viện, phường Trần Hưng Đạo, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình. Doanh nghiệp này chuyên lắp ráp và phân phối các loại xe chuyên dụng, xe tải, máy công trình. Trước đó, ngày 2/8/2024, Cục Thuế tỉnh Thái Bình ban hành Quyết định số 3029/QĐ-CTTBI về việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn đối với Công ty CP Ô tô An Thái CONECO do nợ thuế. Theo đó, Ô tô An Thái Coneco bị Cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn để thi hành Thông báo tiền thuế nợ số 12813/TB-CTTBI-KĐT ngày 15/7/2024 của Cục Thuế tỉnh Thái Bình. Lý do bị cưỡng chế, doanh nghiệp ô tô này có tiền thuế nợ quá 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế theo quy định. Số tiền bị cưỡng chế hơn 8,8 tỷ đồng. Quyết định có hiệu lực thi hành trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày 4/8/2024 đến 4/8/2025. Trong thời gian này, Ô tô An Thái CONECO sử dụng hóa đơn kể từ ngày quyết định cưỡng chế có hiệu lực thi hành (4/8/2024) thì được coi là sử dụng hóa đơn không hợp pháp (trừ trường hợp người nộp thuế sử dụng hóa đơn theo từng lần phát sinh). Đính chính:Do sơ suất, trong bài viết trên, VietnamFinance đã đăng ảnh đại diện bản tin này là toà nhà văn phòng Công ty TNHH Cơ khí Ô tô An Thái (địa chỉ 288 Trần Thái Tông, TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình).Trong bài viết có thông tin chưa chính xác “An Thái Coneco được các thương hiệu xe tải, xe chuyên dụng nước ngoài như Foton, Weichai, Yuchai, Sinotruk, Createk,… ủy quyền phân phối và bảo hành phụ tùng ô tô chính hãng”.Sau khi phát hiện, VietnamFinance đã gỡ bỏ hình ảnh nhầm lẫn và căt bỏ nội dung không liên quan. VietnamFinance cập nhật lại thông tin và thông báo đính chính về bài viết tới bạn đọc và xin lỗi Công ty TNHH Cơ khí Ô tô An Thái.
95d1dc3db1684fbb20f1bf42254c7912
22/08/2024
198d81c40181e6d728d5ae81f39b0323
09:45
961ca60212b8611d7df33e72a6634709
20240904
https://vietnamfinance.vn/cu-tri-keu-gia-ve-may-bay-tang-cao-bo-gtvt-noi-hang-lam-dung-quy-dinh-d115064.html
75b773ea907b1e02a14c551bb4754688
Cử tri 'kêu' giá vé máy bay tăng cao, Bộ GTVT nói 'hãng làm đúng quy định'
0e6b3f94b2abd2846c1e305bf57c1fd5
thi-truong
Bộ GTVT ghi nhận các hãng hàng không Việt Nam thực hiện đúng quy định về mức giá tối đa đối với hạng phổ thông cơ bản trên đường bay nội địa.
34da5e6077ad319da0e9d5f699adbaca
Nội dung này được Bộ GTVT cho biết trong văn bản trả lời kiến nghị cử tri liên quan đến phản ánh giá vé máy bay trong nước tăng cao trong thời giang qua. Trong văn bản trả lời, Bộ GTVT cho biết theo quy định khung giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa, giá vé máy bay được cấu thành bởi: giá dịch vụ vận chuyển hành khách; thuế giá trị gia tăng (VAT); các khoản thu hộ doanh nghiệp cung ứng dịch vụ nhà ga hành khách và dịch vụ bảo đảm an ninh (gồm giá phục vụ hành khách và giá đảm bảo an ninh hành khách, hành lý) và giá dịch vụ đối với các hạng mục tăng thêm (do hãng quyết định). Về cơ cấu chi phí chuyến bay, theo báo cáo của Cục Hàng không Việt Nam, trên cơ sở số liệu báo cáo của Vietnam Airlines và Vietjet Air - 2 hãng hàng không có thị phần vận chuyển nội địa lớn nhất, thì cơ cấu tỷ trọng chi phí trong tổng chi phí một chuyến bay năm 2023 của các hãng gồm: chi phí nhiên liệu bay chiếm tỷ trọng từ 37 - 42%; chi phí liên quan đến thiết bị bay, sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay chiếm tỷ trọng từ 32 - 41%; chi phí phục vụ chuyến bay (phục vụ mặt đất, điều hành bay…) chiếm tỷ trọng 6 - 7%; các chi phí còn lại gồm chi liên quan nhân công trực tiếp, chi phí bán hàng, chi phí quản lý, phục vụ hành khách… chiếm tỷ trọng từ 16 - 19%. Các chi phí liên quan đến phục vụ chuyến bay (phục vụ mặt đất, điều hành bay…) chiếm tỷ trọng nhỏ, khoảng 6 - 7% chi phí 1 chuyến bay và hầu như không có tác động làm tăng chi phí. Trong đó, một số loại giá dịch vụ thuộc danh mục do Bộ GTVT định giá quy định mức giá, khung giá một số dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam. Theo Bộ GTVT, thực tế hầu hết các dịch vụ quy định đã được duy trì ổn định trong thời gian dài và chưa có sự điều chỉnh tăng giá. Từ đầu năm 2024 đến nay, giá vé trung bình hạng phổ thông trên một số đường bay (giá đã bao gồm thuế, phí) của các hãng hàng không Việt Nam đều tăng so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên qua kiểm tra hoạt động bán vé của các hãng hàng không Việt Nam, Bộ GTVT ghi nhận các hãng thực hiện đúng quy định về mức giá tối đa đối với hạng phổ thông cơ bản trên đường bay nội địa. "Giá vé máy bay của các hãng hàng không Việt Nam tăng nằm trong xu hướng chung trên thế giới do chịu tác động bởi các nguyên nhân chính do yếu tố cung - cầu thị trường (sụt giảm quy mô đội tàu bay khai thác, nhu cầu đi lại tăng cao vào các dịp lễ, tết…) và biến động do tăng giá nhiên liệu bay, tăng tỷ giá", Bộ GTVT nhấn mạnh. Với những dự báo và tình hình hiện tại, để góp phần giảm áp lực về giá vé máy bay, Bộ GTVT cho biết sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp nhằm bảo đảm ổn định lực lượng vận tải hàng không để cung ứng phù hợp, cân đối tải trên các đường bay và thị trường nội địa/quốc tế, đáp ứng tốt nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không của hành khách. Bộ GTVT sẽ tập trung trọng tâm với các giải pháp như điều chỉnh thời gian hoạt động khai thác tàu bay, giảm thời gian quay đầu tàu bay để chuyển tiếp chặng bay, tối ưu hóa thời gian khai thác tàu bay trong ngày, tăng cường thêm các chuyến bay đêm…; các giải pháp được triển khai đã bù đắp một phần lượng tải cung ứng thiếu hụt do sụt giảm đội tàu bay. Bên cạnh đó, Bộ GTVT tiếp tục tăng cường triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá, công khai thông tin về giá theo quy định pháp luật, cũng như khuyến cáo hành khách sớm có kế hoạch đặt mua vé để có nhiều cơ hội lựa chọn với những mức giá vé phù hợp.
aaea0a9edee0606081e0b9ae41e27865
22/08/2024
198d81c40181e6d728d5ae81f39b0323
15:25
0fa717f9cc70fcf46fef9bb9f111483e
20240904
https://vietnamfinance.vn/tap-doan-da-quoc-gia-de-bep-cac-cho-online-cua-nguoi-viet-d115007.html
2939d96fd83d6079c22e1fb8fd37931c
Tập đoàn đa quốc gia 'đè bẹp' các chợ online của người Việt
6d8ed8a6b53ffece94114c9c667f7e67
thi-truong
Trong cuộc đua thương mại điện tử (TMĐT), các sàn Việt như Tiki và Sendo đang có phần "lép vế" hơn trong việc cạnh tranh với các đối thủ đa quốc gia lớn mạnh như Shopee và Tiktok.
c85ab5939ddccaab4192f271ef1ffff8
Thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam đang trải qua giai đoạn phát triển vượt bậc, đặc biệt là trong bối cảnh hành vi tiêu dùng đã thay đổi nhanh chóng sau đại dịch Covid-19. Đại dịch đã thúc đẩy mạnh mẽ xu hướng mua sắm trực tuyến, khi người tiêu dùng ngày càng ưu tiên sự tiện lợi và an toàn của việc mua hàng từ xa. Việc này đã mở ra cơ hội lớn cho các sàn TMĐT, giúp họ ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu ấn tượng. Theo số liệu từ Bộ Công thương, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2024, tổng doanh thu thương mại điện tử tại Việt Nam đã ước đạt 13,2 tỷ USD (gần 329.000 tỷ đồng), tăng 28% so với cùng kỳ năm 2023. Đây là con số đáng kinh ngạc, cho thấy sự thay đổi mạnh mẽ trong hành vi tiêu dùng của người dân và sự phát triển của các nền tảng TMĐT. Đặc biệt, quý II năm 2024 ghi nhận tổng giá trị giao dịch trên bốn sàn TMĐT lớn tại Việt Nam – Shopee, Tiktok, Lazada và Tiki, đạt 87.370 tỷ đồng, theo số liệu từ YouNet ECI. Nhằm nắm bắt xu hướng tiêu dùng và tối đa hóa doanh thu, các sàn TMĐT đã liên tục triển khai các chiến dịch khuyến mãi quy mô lớn trong nửa đầu năm 2024. Hàng loạt các sự kiện “siêu sale” đã được tổ chức, từ các chương trình đón Tết và chào năm mới trong tháng 1, sinh nhật Lazada vào tháng 3, chương trình “siêu sale” của Shopee trong tháng 5, đến sự kiện sinh nhật Tiktok vào tháng 6. Các chiến dịch này đều đi kèm với nhiều ưu đãi hấp dẫn như giảm giá sâu, miễn phí vận chuyển, hoàn tiền, và hàng loạt các dịch vụ đi kèm nhằm thu hút người tiêu dùng. Đặc biệt, tháng 6 năm 2024 đánh dấu mức tổng giá trị giao dịch trên các sàn TMĐT cao nhất trong nửa đầu năm, nhờ chuỗi sự kiện siêu sale 6/6 và sinh nhật Tiktok với hàng loạt các phiên livestream “chốt đơn” cả chục, cả trăm tỷ đồng. Mặc dù các sự kiện siêu sale đã mang lại kết quả khả quan, giới chuyên gia nhận định rằng để đạt được thành công lâu dài, các sàn TMĐT cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ tổng thể từ khâu giao hàng, chăm sóc khách hàng, đến chất lượng sản phẩm để giữ chân khách hàng sau các đợt khuyến mãi. Được biết, kể từ cuối năm 2023 đến nay, nhiều sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiktok, Tiki đã công bố các thay đổi về chính sách, nhằm cải thiện trải nghiệm mua sắm của người dùng. Các chính sách mới bao gồm việc kéo dài thời gian đổi trả hàng hóa, đưa ra các yêu cầu nghiêm ngặt hơn đối với nhà bán hàng, và tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) vào hệ thống để ngăn chặn các hành vi lừa đảo, tăng cường biện pháp xác thực danh tính của người bán. Những nỗ lực này cho thấy các sàn đang ngày càng chú trọng đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ và xây dựng lòng tin từ người tiêu dùng. Mặc dù có những nỗ lực đáng kể trong việc cải thiện chất lượng dịch vụ và trải nghiệm người dùng, các sàn thương mại điện tử Việt Nam như Tiki và Sendo vẫn gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các đối thủ đa quốc gia lớn mạnh như Shopee và Tiktok. Theo số liệu từ YouNetECI, trong quý II năm 2024, giá trị giao dịch của Shopee ghi nhận mức tăng 16,1%, đạt 62.380 tỷ đồng, trong khi Tiktok Shop tăng 4,8%, đạt 19.240 tỷ đồng. Hai sàn này hiện chiếm hơn 93% thị phần toàn thị trường, với Shopee chiếm 71,4% và Tiktok Shop chiếm 22%. Đây là những con số ấn tượng, khẳng định vị thế vượt trội của các sàn đa quốc gia trên thị trường TMĐT Việt Nam. Ngược lại, giá trị giao dịch tại Tiki trong quý II giảm tới 41,4%, đạt hơn 584,7 tỷ đồng, chiếm 0,7% thị phần, trong khi Lazada cũng ghi nhận mức giảm 14,3%, đạt 5.160 tỷ đồng, chiếm 5,9% thị phần. Trong 6 tháng đầu năm 2024, theo số liệu từ Metric, doanh số của Tiktok Shop tăng tới 150,5%, trong khi Shopee tăng gần 66%. Ngược lại, doanh số của Lazada, Tiki và Sendo lại lần lượt giảm gần 44%, 48% và 70%. Những con số này cho thấy trong khi thị trường TMĐT tại Việt Nam đang bùng nổ, các sàn nội địa như Tiki và Sendo lại đang bị lép vế trước các đối thủ đa quốc gia. Giới chuyên gia cho rằng, nguyên nhân chính khiến các sàn TMĐT Việt Nam gặp khó khăn là do tiềm lực tài chính yếu hơn so với các đối thủ quốc tế. Trong bối cảnh cuộc đua “đốt tiền” và phát triển công nghệ đang diễn ra khốc liệt, các sàn nội địa khó có thể cạnh tranh khi không đủ nguồn lực để đầu tư mạnh mẽ vào các hoạt động marketing, phát triển công nghệ và mở rộng quy mô. Thêm vào đó, sự xuất hiện của Tiktok Shop, với chiến lược bán hàng thông qua các phiên livestream triệu đô, đã tạo ra sự khác biệt lớn và thu hút một lượng lớn người dùng trẻ tuổi. Điều này càng làm cho các sàn nội địa như Tiki và Sendo trở nên mờ nhạt hơn trên thị trường. Để tồn tại và phát triển trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, các chuyên gia cho rằng các sàn TMĐT Việt Nam cần phải đổi mới chiến lược kinh doanh, tập trung vào việc nâng cao trải nghiệm người dùng, đồng thời tìm cách tận dụng các lợi thế địa phương để tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ quốc tế. Điều này bao gồm việc đầu tư mạnh mẽ hơn vào công nghệ, xây dựng các mối quan hệ đối tác chiến lược và phát triển các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu đặc thù của người tiêu dùng Việt Nam. Bằng cách tận dụng những lợi thế này, các sàn TMĐT nội địa có thể tìm được chỗ đứng vững chắc hơn trên thị trường và cạnh tranh hiệu quả hơn với các đối thủ đa quốc gia.
e640cb6000c50dbb1e83b8e20837b5ae
22/08/2024
198d81c40181e6d728d5ae81f39b0323
09:00
d8cdf71171862eb00e39c6d33a5e694a
20240904
https://vietnamfinance.vn/len-ke-hoach-mo-rong-cao-toc-noi-vao-cua-ngo-ha-noi-len-12-lan-xe-d115050.html
dd2bb6f2665a1cf13745c8027cb47888
Lên kế hoạch mở rộng cao tốc nối vào cửa ngõ Hà Nội lên 12 làn xe
16e7e79a02491aef716b4fc80c46bc91
dau-tu
Cục Đường bộ Việt Nam vừa kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét, trình Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
18ad8086d0d097c85c14fe684c54df7f
Cụ thể, các tuyến cao tốc được điều chỉnh quy mô gồm: Cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Pháp Vân - Phú Thứ (Hà Nam), đoạn Bến Lức (Long An) - Trung Lương (Tiền Giang), đoạn Cần Thơ - Cà Mau và cao tốc Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long. Theo đó, Đoạn Pháp Vân (Hà Nội) - Phú Thứ (Hà Nam) được đề xuất thay đổi từ quy hoạch 8 làn xe thành 10 - 12 làn, trong đó đoạn Pháp Vân - vành đai 4 lên 12 làn xe, đoạn vành đai 4 - Phú Thứ lên 10 làn. Hiện, cao tốc này có 6 làn xe. Tuyến Bến Lức - Trung Lương từ quy hoạch 6 làn xe thành 10 - 12 làn, trong đó đoạn Bến Lức - vành đai 4 lên 12 làn, đoạn vành đai 4 - Trung Lương lên 10 làn. Hiện, cao tốc này khai thác 4 làn xe. Cục Đường bộ Việt Nam lý giải đoạn Pháp Vân - Phú Thứ là cao tốc có lưu lượng xe lớn nhất khu vực phía bắc và là cửa ngõ phía nam của Hà Nội, kết nối thủ đô với các tỉnh phía Nam, kết nối đường vành đai 4, vành đai 5, các trục Bắc - Nam. Đoạn Bến Lức - Trung Lương cũng là trục kết nối trung tâm có nhu cầu vận tải lớn nhất theo hướng Bắc - Nam để kết nối vùng đông Nam Bộ với vùng đồng bằng sông Cửu Long; là cửa ngõ phía nam của TP HCM. Đoạn Cần Thơ - Cà Mau là trục kết nối theo hướng Bắc - Nam khu vực vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cao tốc Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long là một trong hai tuyến trên hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Vì vậy, các đoạn Pháp Vân - Phú Thứ, Bến Lức - Trung Lương cần tăng làn xe để đáp ứng nhu cầu phát triển khu vực trong tương lai. Bên cạnh việc điều chỉnh quy mô, dự thảo quy hoạch cũng bổ sung quy hoạch mới 2 tuyến cao tốc là Cà Mau - Đất Mũi và Quảng Ngãi - Kon Tum. Theo đó, bổ sung quy hoạch mới tuyến cao tốc Cà Mau - Đất Mũi, chiều dài khoảng 90km, quy mô 4 làn xe và cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum, chiều dài khoảng 136km, quy mô 4 làn xe. Cả hai tuyến cao tốc này có tiến trình đầu tư trước năm 2030. Ngoài ra, một số tuyến cao tốc được điều chỉnh phạm vi gồm: Cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo, cao tốc Quy Nhơn - Pleiku và cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài. Cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng được điều chỉnh điểm đầu từ TP. Ninh Bình thành huyện Yên Mô (phía Nam TP. Ninh Bình), chiều dài tuyến cao tốc sau khi điều chỉnh khoảng 117km. Cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo được điều chỉnh điểm đầu từ TP. Đông Hà (Quảng Trị) thành huyện Triệu Phong, chiều dài tuyến cao tốc sau khi điều chỉnh khoảng 56km. Cao tốc Quy Nhơn - Pleiku điều chỉnh điểm đầu từ cảng Nhơn Hội, tỉnh Bình Định thành thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Chiều dài tuyến cao tốc sau khi điều chỉnh khoảng 123km. Cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài được điều chỉnh điểm cuối từ cửa khẩu Mộc Bài thành huyện Bến Cầu (tỉnh Tây Ninh).
c39ac8af00e6aa2ed3b12b4eee8d8485
22/08/2024
198d81c40181e6d728d5ae81f39b0323
10:30
9060da63f57e419732b39ade83a52119
20240904
https://vietnamfinance.vn/lai-suat-tien-gui-trung-va-dai-han-giam-manh-so-voi-dau-nam-d115076.html
76f03a15e952961a2aeabf71b353b281
Lãi suất tiền gửi trung và dài hạn giảm mạnh so với đầu năm
f0a94418b57663e5f39dea199f67690a
ngan-hang
Dù các ngân hàng có nhiều đợt tăng lãi suất huy động trong vài tháng gần đây nhưng mức lãi suất tiết kiệm chỉ nhích nhẹ ở kỳ hạn ngắn, còn các kỳ hạn trung và dài hạn lại giảm đáng kể.
89cc2b75b778bb24b84bb0d0f56c00ad
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố thông tin về diễn biến lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng (TCTD) đối với khách hàng trong tháng 7/2024. Theo đó, lãi suất trong tháng 7 không biến động nhiều so với tháng liền trước nhưng giảm đáng kể, cả chiều huy động lẫn cho vay so với đầu năm. Cụ thể, đối với lãi suất tiền gửi, dữ liệu của NHNN cho thấy lãi suất tiền gửi bằng VND bình quân của ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước ở mức 0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng. Mức lãi suất này không thay đổi so với tháng trước cũng như so với đầu năm. Lãi suất biến động mạnh nhất so với tháng trước là ở kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng. Các ngân hàng đang huy động đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng với lãi suất 2,4-3,4%/năm, tăng khá đáng kể so với tháng 6 (2,2-3,2%/năm). Tuy nhiên, so với tháng 1/2024, tiền gửi kỳ hạn này không có nhiều biến động (theo công bố của NHNN, tháng 1, tiền gửi 1-6 tháng có lãi suất dao động từ 2,5-3,4%/năm). Với các khoản tiền gửi trung hạn, trong tháng 7, mức lãi suất các ngân hàng áp dụng cho kỳ hạn 6-12 tháng là 4,4-4,8%/năm, không thay đổi đáng kể so với mức 4,5-4,8%/năm trong tháng 6. Nhưng so với tháng 1/2024 thì tiền gửi kỳ hạn này giảm mạnh nhất, với mức giảm lên tới khoảng 1,3%/năm (lãi suất huy động kỳ hạn từ 6-12 tháng dao động trong khoảng 5,7-6,1%/năm hồi đầu năm). Ở các kỳ hạn từ 13-24 tháng, lãi suất huy động dao động trong khoảng 5,5-6,2%/năm, giảm 0,2%/năm so với mức 5,7-6,4%/năm của tháng 6 và giảm tới 1,3-1,6%/năm so với mức 6,8-7,8%/năm của tháng 1. Với kỳ hạn dài trên 24 tháng, lãi suất huy động đang duy trì trong khoảng 6,9-7,4%/năm, tương đương với tháng trước và cũng gần tương đương so với đầu năm. Trong khi đó, lãi suất tiền gửi USD của TCTD vẫn ở mức 0%/năm đối với tiền gửi của cá nhân và tổ chức. Về lãi suất cho vay, NHNN cho biết, lãi suất cho vay bình quân của NHTM trong nước đối với các khoản cho vay mới và cũ còn dư nợ ở mức 6,9-9,3%/năm, tương đương tháng trước nhưng giảm mạnh so với mức 7,8-10,1%/năm hồi đầu năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng VND đối với lĩnh vực ưu tiên khoảng 3,6%/năm, tương đương với tháng trước và giảm nhẹ so với tháng 1 (3,7%/năm). Các mức lãi suất này đều thấp hơn mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa theo quy định của NHNN (4%/năm). Lãi suất cho vay USD cũng được các ngân hàng điều chỉnh nhẹ với mức bình quân các khoản cho vay mới và cũ còn dư nợ ở mức 4,1-5,0%/năm đối với ngắn hạn; 6,3-7,4%/năm đối với trung và dài hạn. Theo Quyết định 1125 năm 2023 của NHNN về mức cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của TCTD với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vay vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 39 năm 2016, TCTD áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa là 4%/năm. Quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa là 5%/năm. Ở Quyết định 1124 năm 2023, Thống đốc NHNN quyết định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi VND không kỳ hạn là 0,5%/năm. Lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 4,75%/năm. Riêng quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô áp dụng lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,25%/năm.
105a6c3a79dfeed3680590dcfe6944df
22/08/2024
198d81c40181e6d728d5ae81f39b0323
16:52
041565ccbb627eee9700b32ee792abc3
20240904
https://vietnamfinance.vn/thi-truong-trai-phieu-xanh-viet-nam-se-som-thoat-canh-cho-chieu-d114865.html
fb1baa3917896a23bb342579ce66423b
Thị trường trái phiếu xanh Việt Nam: Sẽ sớm thoát cảnh 'chợ chiều'?
cafa8e439d70afa14ddb5fd17ba25b26
tai-chinh-doanh-nghiep
Với sự gia tăng nhận thức về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, ngày càng có nhiều doanh nghiệp và tổ chức tài chính bắt đầu chú trọng đến việc phát hành trái phiếu xanh như một phương tiện để tài trợ cho các dự án có lợi cho môi trường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự phát triển của kênh huy động vốn này tại thị trường Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế.
27e15833c06e6dcb660f3673a53a6577
Liên quan đến vấn đề này, Tạp chí Đầu tư Tài chính đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Lý Thanh Lương, Trưởng nhóm phân tích thuộc Tổ chức Xếp hạng Tín nhiệm VIS Rating. Ông đánh giá như thế nào về sự phát triển của thị trường trái phiếu xanh ở Việt Nam hiện nay? Ông Nguyễn Lý Thanh Lương:Trên thế giới, trái phiếu xanh đã trở thành một kênh huy động vốn quan trọng, đóng góp gần 600 tỷ USD mỗi năm cho các mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, tại nước ta, thị trường trái phiếu xanh mới chỉ thực sự được chú ý gần đây khi Việt Nam có cam kết mạnh mẽ hơn với hoạt động chống biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, đặc biệt là sau Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP26. Trong giai đoạn 2015 - 2020, chỉ có 6 đợt trái phiếu xanh được phát hành chủ yếu tại các địa phương Bà Rịa Vũng Tàu, TP.HCM nhằm phục vụ cho các dự án quản lý nước sạch và cải tạo môi trường. Tuy nhiên, từ năm 2020 đến 2023, nhờ các chiến lược phát triển xanh của Chính phủ cùng với sự tham gia tích cực của các tổ chức tài chính quốc tế và nhận thức rõ hơn về vai trò của tài chính xanh trong cộng đồng doanh nghiệp, thị trường đã bắt đầu ghi nhận những đợt phát hành trái phiếu xanh có quy mô đáng kể từ các tổ chức lớn như Vinpearl (425 triệu USD), BIM Group (350 triệu USD), BIDV (100 triệu USD), EVN Finance (70 triệu USD). Đến cuối năm 2023, thị trường trái phiếu xanh Việt Nam đã đạt 1 tỷ USD lưu hành, tương đương 2% trái phiếu đang lưu hành. Trong giai đoạn 2024 - 2025 và dài hơn, chúng ta có thể sẽ thấy nhiều ngân hàng và doanh nghiệp trong các lĩnh vực đa dạng hơn tham gia huy động vốn từ kênh trái phiếu xanh. Mặc dù con số hiện tại vẫn còn rất khiêm tốn so với các kênh huy động vốn khác ở Việt Nam, song tiềm năng tăng trưởng của thị trường này trong vài năm tới được dự báo sẽ rất khả quan nếu so sánh với đà tăng trưởng của các thị trường trái phiếu xanh trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Philippines, Ấn Độ nơi trái phiếu xanh chiếm khoảng 5 - 10% lượng trái phiếu lưu hành. Đặc biệt, trái phiếu xanh đang dần chuyển mình từ một kênh huy động vốn tự nguyện thành kênh huy động vốn cấp thiết để doanh nghiệp tại các quốc gia đáp ứng và thích nghi với một loạt yêu cầu xanh trong giai đoạn phát triển bền vững của phần lớn các thị trường tiêu dùng trên thế giới. Thuật ngữ “xanh” cũng được mở rộng thành thị trường trái phiếu bền vững gồm các trái phiếu xã hội, trái phiếu bền vững, trái phiếu liên kết bền vững, với tốc độ tăng trưởng ngày càng nhanh. Nếu như vào năm 2016, thị trường trái phiếu xanh và bền vững toàn cầu chỉ chiếm chưa tới 2% tổng phát hành trái phiếu hàng năm, thì sau khi liên tục tăng vào các năm sau đó, phát hành trái phiếu xanh và bền vững (GSSS) đã chiếm tới 14% tổng phát hành trái phiếu toàn cầu. Trong công cuộc phát triển tất yếu đó, tôi cho rằng thị trường này sẽ dần trở thành một kênh huy động vốn quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Qua làm việc với các định chế tài chính, doanh nghiệp, ông có thể nêu ra một số điểm nghẽn, vướng mắc của các doanh nghiệp trong quá trình phát hành trái phiếu xanh không? Mặc dù tiềm năng lớn, việc phát hành trái phiếu xanh vẫn đối mặt với nhiều thách thức đáng kể, chẳng hạn như quy trình phát hành và thẩm định xanh còn phức tạp và kéo dài, bộ tiêu chuẩn và khung pháp lý cho trái phiếu xanh chưa có sự thống nhất hay lợi ích mà kênh trái phiếu xanh mang lại cho doanh nghiệp chưa đáng kể. Đầu tiên, việc đảm bảo các dự án đáp ứng các tiêu chuẩn về trái phiếu xanh, từ quá trình xây dựng, chứng nhận cho đến xác minh mất khá nhiều thời gian (có thể lên tới 12 – 20 tháng để chuẩn bị) và chi phí so với những đợt phát hành trái phiếu thông thường. Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp lần đầu tiên thực hiện các dịch vụ đánh giá và xác nhận trái phiếu xanh, tổ chức phát hành sẽ cần xây dựng Khung trái phiếu xanh và thiết kế các quy trình nội bộ để đánh giá và giám sát của dự án xanh mà doanh nghiệp thực hiện đầu tư. Điều này sẽ dẫn đến nhiều chi phí phát sinh, đặt thêm gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn phải chi trả nhiều loại chi phí cao hơn như chi phí tư vấn xây dựng dự án xanh, chi phí thu thập và giám sát tác động tới môi trường, hay chi phí xác nhận/đánh giá mức độ xanh của trái phiếu và dự án đầu tư. Thứ hai, hiện Việt Nam chưa có một bộ tiêu chuẩn và khung pháp lý cụ thể cho hoạt động phát hành trái phiếu xanh và cũng như chưa có bộ quy chuẩn trái phiếu xanh thống nhất để sử dụng giữa các thị trường quốc tế. Trong khi đó, trên thế giới, các tiêu chuẩn đánh giá trái phiếu xanh hiện đang có sự phân hóa khác nhau, chẳng như bộ tiêu chuẩn của Hiệp hội Thị trường vốn quốc tế (ICMA), Tổ chức sáng kiến trái phiếu khí hậu (CBI), tiêu chuẩn Trái phiếu xanh ASEAN, tiêu chuẩn Xanh Liên minh Châu Âu,… Việc chưa có quy chuẩn về phân loại xanh cũng là một rào cản lớn cho hoạt động trái phiếu xanh ở Việt Nam. Hệ thống phân loại xanh (green taxonomy) được hiểu là phân loại các ngành nghề và hoạt động có tác động tới quá trình chống biến đổi khí hậu hoặc bảo vệ môi trường, để từ đó thực hiện đánh giá dự án xanh và huy động nguồn tài chính xanh cho các dự án đó. Song ở Việt Nam, hệ thống phân loại xanh chưa được hình thành, và do đó rất khó để các tổ chức phát hành huy động tài chính xanh từ nhà đầu tư trong nước. Quan trọng nhất, nhiều tổ chức phát hành cho rằng lợi ích từ việc phát hành trái phiếu xanh không thực sự đáng kể so với nguồn lực bỏ ra. Ưu đãi xanh (greenium) - mức ưu đãi về lãi suất khi một doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh có cùng điều khoản và kỳ hạn so với trái phiếu thường – hiện rất thấp. Trong báo cáo của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), trung bình ưu đãi xanh chỉ ở mức 4 điểm cơ bản (0,04%) và chỉ lên được tới 8 điểm cơ bản (0,08%) trong giai đoạn cao (năm 2022). Điều này đồng nghĩa với việc nếu trừ đi các chi phí tư vấn, phát hành và tuân thủ xanh thì phần ưu đãi xanh này gần như không có hoặc không đáng kể. Chính vì vậy, thường khi đánh giá nội bộ, doanh nghiệp sẽ không có nhiều động lực để thực hiện các đợt phát hành trái phiếu xanh. Những đợt phát hành trái phiếu xanh vừa qua đều là của các doanh nghiệp trong nước và hầu như chưa có sự tiếp cận nhiều với nguồn đầu tư quốc tế. Theo ông, lý do vì sao thị trường trái phiếu xanh ở Việt Nam chưa thu hút được nhiều các nhà đầu tư quốc tế? Theo tôi, có ba điểm chính khiến thị trường trái phiếu xanh chưa thực sự thu hút với nhà đầu tư quốc tế, đó là: Không có/thiếu những dự án xanh để huy động vốn; chưa đủ hấp dẫn so với trái phiếu thông thường và chưa đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường quốc tế. Trên thực tế, Việt Nam thiếu các dự án xanh để huy động vốn. Phần lớn các dự án xanh đang được huy động hiện chỉ tập trung vào lĩnh vực năng lượng tái tạo và xây dựng công trình xanh. Trong khi đó, các thị trường xung quanh như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia lại có nhiều dự án xanh đa dạng hơn như chuyển đổi giao thông với năng lượng sạch, canh tác nông nghiệp bền vững, sản xuất công nghiệp phát thải thấp, …. với quy mô dự án lớn hơn và chuyên nghiệp hơn. Ngoài ra, như đã đề cập ở trên, các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự có động lực để phát hành trái phiếu xanh do thủ tục phát hành kéo dài và chi phí cao so với lợi ích nhận được. Chưa kể, các quy định pháp lý về phát hành trái phiếu và phát hành trái phiếu xanh cũng mới bắt đầu dần được hoàn thiện và quy định rõ ràng hơn trong Nghị định 65, Nghị định 155 và Luật Chứng khoán, đặc biệt là sau hội nghị COP26. Do đó, các doanh nghiệp, đơn vị liên quan cũng đang cần thời gian để thích nghi với những quy định mới và xây dựng các khung trái phiếu xanh phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và luật trong nước. Một nguyên nhân quan trọng khác là những tiêu chuẩn chặt chẽ của thị trường huy động vốn xanh và các nhà đầu tư quốc tế buộc các doanh nghiệp phải đầu tư nguồn lực đáng kể vào hoạt động đầu tư xanh thực chất, cải thiện các yếu tố minh bạch và hệ thống quản lý nội bộ. Đặc biệt, thị trường trái phiếu xanh đang ngày càng siết chặt hoạt động “rửa xanh” (greenwashing), tức huy động vốn cho các dự án không thực sự mang lại tác động tới môi trường. Nếu muốn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và tiếp cận thị trường tài chính xanh quốc tế nói riêng, các doanh nghiệp buộc phải vượt qua rào cản đến từ nội tại này. Theo ông, những nhân tố nào sẽ dẫn dắt, thúc đẩy sự phát triển của thị trường trái phiếu xanh ở Việt Nam trong thời gian tới và bắt kịp với các thị trường khác trong khu vực? Nhân tố thúc đẩy lớn nhất cho quá trình phát triển của thị trường trái phiếu xanh của Việt Nam chính là các đợt phát hành thành công của các tổ chức tài chính và doanh nghiệp lớn trong thời gian gần đây. Các khung trái phiếu xanh và quy trình phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp lớn như BIDV, EVN Finance, Vinpearl, BIM Group sẽ là tham chiếu tốt để các doanh nghiệp có nhu cầu phát hành tham khảo cũng như rút ngắn thời gian cho những lần phát hành sau. Tiếp đến, sự cải thiện trong các quy định và chính sách hỗ trợ liên quan đến việc phát hành trái phiếu xanh sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh. Song song với đó, sự tăng cường hợp tác giữa các tổ chức tài chính, doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế cũng là tiền đề tốt để kênh huy động vốn phát triển theo đúng tiềm năng vốn có. Ngoài ra, trong môi trường kinh doanh hiện đại, khi phải đối mặt với áp lực chuyển đổi xanh ngày càng lớn. Chẳng hạn như các doanh nghiệp vật liệu xây dựng và khoáng sản xuất khẩu sang các thị trường phát triển như Châu Âu từ năm 2025 sẽ phải đáp ứng hạn ngạch chặt chẽ về khí thải nhà kính, hay như yêu cầu công bố thông tin phát thải nhà kính đối với các doanh nghiệp niêm yết từ năm 2022 trong báo cáo thường niên. Những áp lực này sẽ trở thành các yếu tố tạo động lực cho nhiều doanh nghiệp tìm đến nguồn tài chính xanh hơn. Cùng với đó, những lợi ích phi tài chính của trái phiếu xanh trở nên rõ ràng hơn, chẳng hạn như tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, giảm các rủi ro tài chính đối với các khoản phạt môi trường,… cũng sẽ là nhân tố dẫn dắt, thúc đẩy sự phát triển của kênh huy động vốn này. Trân trọng cảm ơn ông về cuộc trao đổi!
9c1a64553ba4e25c536b7172a4312264
22/08/2024
198d81c40181e6d728d5ae81f39b0323
07:00
fd375dee4843d6afdf6aeae485db529d
20240904
https://vietnamfinance.vn/bo-tai-chinh-neu-7-vuong-mac-lon-trong-luat-chung-khoan-can-sua-doi-d115077.html
4c860fa67d602c5bbe92af1cecf19e25
Bộ Tài chính nêu 7 vướng mắc lớn trong Luật Chứng khoán cần sửa đổi
36f471867f282bef1132009592cc0dcb
chung-khoan
Qua hơn 3 năm thực thi, đã phát sinh một số vướng mắc mang tính cấp bách trong thực tiễn thi hành Luật Chứng khoán cần sớm sửa đổi, bổ sung.
e14f21f6069626f9831f1b6021970d39
Trong báo cáo tổng kết thi hành Luật Chứng khoán, Bộ Tài chính nhấn mạnhLuật Chứng khoánvà các văn bản quy định chi tiết thi hành đã tạo khuôn khổ pháp lý cao nhất, tương đối đầy đủ, đồng bộ, thống nhất điều chỉnh toàn diện hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán (TTCK); khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thực thi Luật Chứng khoán năm 2006 (được sửa đổi, bổ sung năm 2010), đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Luật cũng đã bảo đảm tốt yêu cầu cải cách hành chính nhà nước, tiếp cận với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, qua hơn 3 năm thực thi, trước sự phát triển nhanh chóng của thị trường đã phát sinh một số bất cập, vướng mắc mang tính cấp bách trong thực tiễn thi hành Luật cần được xem xét, sớm sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định pháp luật nhằm khắc phục kịp thời hạn chế, rủi ro trong hoạt động của TTCK, tháo gỡ khó khăn, góp phần nâng cao hơn nữa hiệu lực thực thi pháp luật, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, bao gồm 7 vướng mắc lớn: Thứ nhất, về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến hồ sơ, tài liệu báo cáo, Luật Chứng khoán chưa quy định cụ thể, đầy đủ trách nhiệm các chủ thể là tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ hoặc tham gia vào quá trình lập hồ sơ, tài liệu báo cáo; cơ quan, tổ chức tiếp nhận hồ sơ, tài liệu báo cáo; tổ chức tư vấn hồ sơ; tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên được chấp thuận ký báo cáo kiểm toán; doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá; tổ chức bảo lãnh phát hành, các tổ chức, cá nhân ký xác nhận các tài liệu trong hồ sơ. Điều này dẫn đến nhiều tổ chức, cá nhân chưa ý thức được trách nhiệm của mình, làm ảnh hưởng đến chất lượng của thông tin cung cấp cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước mất nhiều thời gian xem xét, xử lý hồ sơ chào bán, ảnh hưởng đến tiến độ phục vụ người dân và doanh nghiệp. Trong khi đó, Luật hiện hành chưa quy định cụ thể, đầy đủ, minh bạch trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến hồ sơ niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán, ảnh hưởng đến thông tin cung cấp cho nhà đầu tư, cũng như chưa đầy đủ cơ sở để xử lý đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ, tổ chứ phát hành, niêm yết trên TTCK để bảo vệ nhà đầu tư. Luật hiện hành chưa quy định cụ thể, đầy đủ, minh bạch trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến hồ sơ niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán. Thứ hai, về hành vi thao túng TTCK, điểm c khoản 2 Điều 3 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP quy định một trong các hành vi thao túng TTCK là “liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường”. Tuy nhiên, qua công tác giám sát, kiểm tra giao dịch trên TTCK Việt Nam thời gian qua, có những nhà đầu tư/nhóm nhà đầu tư chỉ giao dịch 01 hoặc một số ngày (có thể không liên tục) nhưng đó là hành vi cố ý tác động đến giá đóng cửa hoặc mở cửa cho loại chứng khoán đó, vì vậy, khi luật hóa quy định về hành vi thao túng, cần phải bỏ cụm từ “liên tục” cho phù hợp với các hành vi thực tế diễn ra trên TTCK Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, hiện chưa có quy định nghiêm cấm người nội bộ của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, quỹ đại chúng và người có liên quan của các đối tượng này không công bố thông tin về việc dự kiến giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đại chúng trước khi giao dịch cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán theo quy định pháp luật, gây khó khăn trong xử lý, phòng ngừa hành vi vi phạm này trên TTCK. Khi luật hóa quy định về hành vi thao túng TTCK, cần phải bỏ cụm từ “liên tục” cho phù hợp với các hành vi thực tế diễn ra trên TTCK Việt Nam hiện nay. Vướng mắc lớn thứ ba là về chào bán chứng khoán. Đầu tiên là về chào bán chứng khoán ra công chúng, qua thực tiễn triển khai, phần lớn các đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng hiện nay được thực hiện bằng phương thức chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ sở hữu, theo đó vào ngày thực hiện quyền mua (ngày giao dịch không hưởng quyền), giá các cổ phiếu đang lưu hành sẽ được điều chỉnh giảm giá tham chiếu tương ứng với giá cổ phiếu được chào bán. Tuy nhiên, khi hủy bỏ đợt chào bán lại không điều chỉnh tăng lại giá cổ phiếu. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của những người nắm giữ cổ phiếu là cổ đông hiện hữu tại ngày điều chỉnh giá tham chiếu cổ phiếu. Thêm vào đó, Điều 23 Luật Chứng khoán đã có quy định chung về trách nhiệm của cá nhân và tổ chức tham gia vào quá trình chào bán chứng khoán ra công chúng. Tuy nhiên, chưa quy định trách nhiệm đầy đủ các chủ thể là cá nhân, tổ chức tham gia vào quá trình lập hồ sơ chào bán như tổ chức thẩm định giá độc lập, các thẩm định viên tham gia thẩm định giá… dẫn đến nhiều tổ chức, cá nhân chưa ý thức được trách nhiệm của mình, làm ảnh hưởng đến chất lượng của thông tin cung cấp cho nhà đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước mất nhiều thời gian xem xét, xử lý hồ sơ chào bán, ảnh hưởng đến tiến độ phục vụ người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, hiện cũng không có quy định trách nhiệm của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên của các tổ chức phát hành trong việc thu thập các căn cứ, bằng chứng, cơ sở tính toán, các hồ sơ, tài liệu tham chiếu kèm theo trước khi trình Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành, phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán, dẫn đến không thể hiện được tính hợp lý, công bằng, công khai, minh bạch, có thể ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Ngoài ra, mặc dù Luật đã có quy định về các trường hợp huỷ bỏ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng (tại Điều 28), tuy nhiên, quy định này chỉ áp dụng đối với việc huỷ đợt chào bán chứng khoán khi đợt chào bán chưa hoàn thành, chưa có quy định hủy bỏ đợt chào bán, hủy bỏ chứng khoán đã chào bán. Trên thực tiễn, cổ phiếu sau khi đưa vào giao dịch, việc huỷ bỏ đợt chào bán không thể thực hiện được do không phù hợp với nguyên tắc đăng ký, lưu ký tập trung và nguyên tắc giao dịch tập trung, đa phương trên TTCK. Về mặt kỹ thuật, việc huỷ bỏ các đợt chào bán có yếu tố gian lận, lừa đảo hay sai sót nghiêm trọng cũng là bất khả thi do không thể bóc tách các cổ phiếu và người sở hữu các cổ phiếu được chào bán trên cơ sở các hành vi gian lận, lừa đảo hay sai sót nghiêm trọng. Do vậy, theo Bộ Tài chính, cần sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán về nội dung hủy bỏ đợt chào bán, hủy bỏ chứng khoán đã chào bán để đảm bảo căn cứ xử lý thống nhất, đảm bảo tính khả thi khi “ứng xử” đối với mỗi loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu), đối với cổ phiếu ở từng giai đoạn (chưa hoàn thành chào bán, đã chào bán nhưng chưa đưa vào giao dịch và đã đưa vào giao dịch tập trung). Về việc chào bán chứng khoán riêng lẻ, pháp luật hiện hành đã có quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục hồ sơ chào bán riêng lẻ đơn giản hơn hồ sơ chào bán ra công chúng, tuy nhiên, việc kiểm soát, giám sát của các cổ đông hiện hữu đối với hoạt động chào bán cổ phiếu riêng lẻ còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm, hiểu biết của các cổ đông về vai trò, quyền lợi của mình chưa cao. Điều này dẫn đến nguy cơ có thể ảnh hưởng đến lợi ích của cổ đông thiểu số, mà quan trọng nhất ảnh hưởng đến lợi ích là giá chào bán chiết khấu cho nhà đầu tư, do đó, Bộ Tài chính cho rằng cần thiết Đại hội đồng cổ đông phải thông qua tiêu chí, số lượng cổ phiếu phát hành, giá chào bán hoặc nguyên tắc xác định giá chào bán nhằm đảm bảo tính khách quan, công bằng và đảm bảo lợi ích hợp pháp của cổ đông. Cần sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán về nội dung hủy bỏ đợt chào bán, hủy bỏ chứng khoán đã chào bán để đảm bảo căn cứ xử lý thống nhất, đảm bảo tính khả thi khi “ứng xử” đối với mỗi loại chứng khoán. Thứ tư, đối với thị trường trái phiếu phát hành riêng lẻ, Bộ Tài chính cho rằng cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan tại Luật Chứng khoán nâng cao hơn tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư, cũng như bảo đảm an toàn, phòng ngừa rủi ro cho các nhà đầu tư trái phiếu riêng lẻ. Theo Bộ Tài chính, về nguyên tắc, thị trường trái phiếu riêng lẻ là một thị trường đặc biệt có mức độ rủi ro cao, nên đối tượng tham gia thị trường này được hạn chế trong số lượng nhỏ nhà đầu tư có tiềm lực tài chính, kinh nghiệm chuyên môn có khả năng nhận biết và chấp nhận rủi ro. Thời gian qua, thị trường trái phiếu phát hành riêng lẻ ở nước ta đang hoạt động chưa phù hợp với bản chất của thị trường này, thực tế cho thấy nhiều đợt chào bán trái phiếu riêng lẻ được phân phối cho hàng nghìn nhà đầu tư cá nhân, thường là các nhà đầu tư có giá trị đầu tư thấp, không thực sự có kinh nghiệm chuyên môn và khả năng nhận biết rủi ro khi tham gia đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp chào bán riêng lẻ. Vướng mắc lớn thứ năm liên quan đến quy định về các công ty đại chúng. Theo Bộ Tài chính, trong thời gian qua, có một số trường hợp công ty có vốn điều lệ đã góp trên 30 tỷ đồng nhưng vốn chủ sở hữu tại thời điểm đăng ký công ty đại chúng nhỏ hơn 30 tỷ đồng hoặc âm vốn. Do vậy, cần bổ sung quy định về “vốn chủ sở hữu” nhằm đảm bảo tính chặt chẽ về điều kiện đăng ký công ty đại chúng, nâng cao chất lượng hàng hoá trên TTCK. Một quy định khác còn bất cập liên quan đến công ty đại chúng là Khoản 7 Điều 37 Luật Chứng khoán có quy định hạn chế tổ chức phát hành không được chào bán cổ phiếu trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày kết thúc việc mua lại cổ phiếu. Mục tiêu của quy định nhằm đảm bảo sự nhất quán trong hoạt động của doanh nghiệp (doanh nghiệp mua lại cổ phiếu khi đánh giá cần thu hẹp sản xuất kinh doanh, giảm quy mô hoạt động). Tuy nhiên, thực tế phát sinh trường hợp công ty mua lại cổ phiếu trong tình huống bắt buộc (như mua lại cổ phiếu của người lao động nghỉ việc theo chương trình phát hành cổ phiếu cho người lao động, công ty chứng khoán mua lại cổ phiếu của chính mình trong trường hợp thực hiện sửa lỗi giao dịch), không phải công ty chủ động giảm quy mô hoạt động. Do đó, với quy định hiện tại, trong một số trường hợp doanh nghiệp có thể bị lỡ cơ hội kinh doanh khi không thể huy động vốn theo kế hoạch. Bộ Tài chính cũng kiến nghị bổ sung quy định “huỷ tư cách công ty đại chúng đối với trường hợp Công ty đại chúng không thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin về báo cáo tài chính năm được kiểm toán hoặc Nghị quyết Đại hội cổ đông thường niên trong 2 năm liên tục”. Việc huỷ công ty đại chúng đối với các đối tượng này nhằm nâng cao tính minh bạch của công ty đại chúng trên TTCK. Thực tế phát sinh trường hợp công ty mua lại cổ phiếu trong tình huống bắt buộc, không phải công ty chủ động giảm quy mô hoạt động. Do đó, với quy định hiện tại, trong một số trường hợp doanh nghiệp có thể bị lỡ cơ hội kinh doanh khi không thể huy động vốn theo kế hoạch. Vướng mắc lớn thứ sáu liên quan đến Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC). Về thành viên bù trừ VSDC là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, đang có sự thiếu thống nhất về việc cho phép ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch trên cả TTCK cơ sở và TTCK phái sinh, do đó cần sửa đổi, bổ sung quy định tại điểm a Khoản 4 Điều 56 Luật Chứng khoán. Về đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán theo cơ chế đối tác bù trừ trung tâm (CCP), sau khi Luật Chứng khoán năm 2019 có hiệu lực thi hành, trong quá trình xây dựng Quyết định số 26/2022/QĐ-TTg ngày 16/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của VSDC, có ý kiến cho rằng chưa đủ cơ sở pháp lý chặt chẽ để VSDC thành lập công ty con thực hiện chức năng CCP do khoản 1 Điều 63 Luật Chứng khoán năm 2019 quy định cụ thể pháp nhân thực hiện hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán là VSDC. Theo đó, Quyết định số 26/2022/QĐ-TTg chưa có căn cứ quy định việc VSDC thành lập công ty con để vận hành CCP như mục tiêu đặt ra khi xây dựng Luật Chứng khoán năm 2019. Tuy nhiên, theo cơ chế CCP, VSDC sẽ là đơn vị cuối cùng chịu rủi ro thanh toán, phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, thanh toán thay cho thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán, có thể xảy ra trường hợp phải sử dụng nguồn vốn của mình để thực hiện các nghĩa vụ của thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán. Điều này có thể ảnh hưởng đến an toàn tài chính của chính VSDC và ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hoạt động nghiệp vụ khác tại VSDC như: đăng ký, lưu ký, thực hiện quyền, chuyển quyền sở hữu, chuyển khoản chứng khoán, đăng ký giao dịch bảo đảm,... Bộ Tài chính cho biết theo thông lệ chung của hầu hết các thị trường đang vận hành cơ chế CCP trên thế giới và khuyến nghị của Tổ chức Quốc tế của các Uỷ ban Chứng khoán (IOSCO), cũng như yêu cầu nâng hạng lên thị trường mới nổi của một số tổ chức xếp hạng quốc tế, bộ phận thực hiện chức năng CCP cần được tổ chức thành một pháp nhân riêng, độc lập, để phòng ngừa và kiểm soát rủi ro cho VSDC nói riêng và toàn TTCK nói chung. Do đó, theo Bộ Tài chính, cần thiết nghiên cứu, bổ sung quy định để tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc thành lập công ty con của VSDC để triển khai chức năng CCP, đảm bảo hoạt động này hiệu quả, an toàn và đúng thông lệ quốc tế. Cần thiết nghiên cứu, bổ sung quy định để tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc thành lập công ty con của VSDC để triển khai chức năng CCP. Vướng mắc lớn thứ bảy liên quan đến các quỹ đại chúng, một số quỹ xuất hiện tình trạng gần chạm ngưỡng và vượt hạn chế “mức đầu tư thụ động”do nguyên nhân diễn biến thị trường không thuận lợi, giá trị tài sản ròng (NAV) giảm, dẫn đến các quỹ vượt thụ động theo hạn chế tại điểm b, điểm đ khoản 1 Điều 110 Luật Chứng khoán (Không đầu tư vào chứng khoán của 01 tổ chức phát hành quá 10% tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của tổ chức đó, trừ trái phiếu Chính phủ; Không đầu tư quá 30% tổng giá trị tài sản của quỹ đại chúng vào các công ty trong cùng một nhóm công ty có quan hệ sở hữu với nhau). Do đó, các quỹ bắt buộc phải bán ra để đảm bảo tỷ lệ theo quy định pháp luật về chứng khoán trong thời hạn quy định (khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều 24 Thông tư 98/2020/TT-BTC), theo đó, có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động đầu tư do bán khi thị trường chưa thuận lợi. Việc vượt hạn mức thụ động cũng diễn ra đối với các quỹ ETF trong giai đoạn hiện nay. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 110 Luật Chứng khoán, quỹ đại chúng (bao gồm quỹ ETF)không được đầu tư vào chứng khoán của 01 tổ chức phát hành quá 10% tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của tổ chức đó.Trên thực tế đã xảy ra trường hợp khi quy mô của một số tổ chức phát hành (tổ chức phát hành có chứng khoán thuộc chỉ số tham chiếu) còn nhỏ trong khi quy mô quỹ ETF ngày càng lớn, quỹ sẽ bị vượt thụ động hạn mức 10% nêu trên. Đặc trưng của quỹ ETF là đầu tư thụ động theo danh mục chứng khoán của chỉ số và theo tỷ trọng của từng chứng khoán trong chỉ số. Khi xảy ra trường hợp nêu trên, quỹ buộc phải giảm quy mô để không vi phạm hạn mức đầu tư, gây thiệt hại cho hoạt động đầu tư của quỹ. Quỹ cũng sẽ phải ngừng phát hành thêm chứng chỉ quỹ cho nhà đầu tư, do đó ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư.
a1a21d6e349cdfbfd295e6c3105d4a3b
22/08/2024
198d81c40181e6d728d5ae81f39b0323
17:16
4af79b5e3d446629e0dfde19d2873e45
20240904
https://vietnamfinance.vn/yeu-cau-bo-cong-an-ra-soat-154-du-an-dien-mat-troi-d115082.html
1be8459d589f4dc15231407321a6e06c
Bộ Công an vào cuộc rà soát 154 dự án điện mặt trời
eddb6f7b53752b5c8a1acce023384a95
tin-tuc
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Bộ Công an rà soát kỹ danh sách 154 dự án điện mặt trời do Thanh tra Chính phủ chuyển.
c54f43facefe6ff7f25bfde4b2b06ec9
Tại kết luận của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về việc ban hành bổ sung, cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho biết, việc ban hành kế hoạch đã bị chậm trễ, do một số dự án liên quan đến kết luận thanh tra, điều tra chưa được các địa phương và Bộ Công thương phối hợp rà soát kỹ để xử lý. Do đó, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Bộ Công an rà soát kỹ danh sách 154 dự án điện mặt trời do Thanh tra Chính phủ chuyển. Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu, có phân tích, đánh giá, tiêu chí phân loại dự án theo tiêu chí vi phạm. Nghĩa là, đối với các dự án không có vi phạm pháp luật về hình sự hoặc các dự án có sai phạm nhưng có thể khắc phục được để tiếp tục triển khai, xem xét, nghiên cứu đề xuất xử lý tránh lãng phí tài sản của nhà nước, doanh nghiệp, người dân. Bộ Công Thươngđược giao phối hợp với Bộ Công an để rà soát kỹ 154 dự án trên, trong đó, có phân loại những dự án vướng mắc về mặt pháp lý, dự án có vướng mắc về pháp lý nhưng có thể khắc phục được những vi phạm, sai phạm theo kết luận của thanh tra, kiểm tra, điều tra. Nếu phù hợp với 9 tiêu chí (điều kiện để được triển khai) thì xem xét, nghiên cứu đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét theo quy định pháp luật. Những nội dung này báo cáo Thủ tướng trước ngày 30/8. Tại kết luận, Phó thủ tướng cũng yêu cầu tỉnh Đắk Lắk, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu khẩn trương rà soát, bổ sung các thông tin, tài liệu liên quan đối với 7 dự án điện gió trong việc khắc phục những vi phạm do Thanh tra Chính phủ nêu, phù hợp với 9 tiêu chí của Bộ Công Thương. Báo cáo Thủ tướng trước ngày 25/8. Đối với các dự án điện gió và thủy điện nhỏ được nêu trong kết luận của Thanh tra Chính phủ, Bộ Công Thương được giao phối hợp với Thanh tra Chính phủ tiếp tục rà soát kỹ. Trường hợp không có vướng mắc hay vi phạm về mặt pháp lý mà chỉ được nêu tên trong kết luận là triển khai chậm do các yếu tố khách quan (như công tác đền bù triển khai chậm…), hoặc đã và đang khắc phục những vi phạm, sai phạm theo kết luận thanh tra và có tài liệu gửi Bộ Công Thương về những vấn đề đã được khắc phục thì tổng hợp báo cáo Thủ tướng xem xét, tránh lãng phí nguồn lực đầu tư của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương.
81022805090df8057f5f396dde905e6a
22/08/2024
198d81c40181e6d728d5ae81f39b0323
20:03
7871aebf5d1bcb04e85db3ddeb728648
20240904
https://vietnamfinance.vn/tuyen-duong-sat-11-ty-usd-tu-bien-gioi-viet--trung-ve-ha-noi-noi-toi-cang-hai-phong-d115045.html
8e11aa08098d50635aae00f9bc860879
Tuyến đường sắt 11 tỷ USD từ biên giới Việt - Trung về Hà Nội nối tới cảng Hải Phòng
b2177d8283e4cd274209d2ae1d2be6c3
dau-tu
Tuyến đường sắt 11 tỷ USD này của Việt Nam đã được phía Trung Quốc viện trợ lập quy hoạch.
eb1a07ccb5a2af22663438c4e863b574
Trong chuyến thăm cấp Nhà nước đến Trung Quốc ngày 19/8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình chứng kiến các ban, bộ, ngành, địa phương hai nước ký kết 14 văn kiện hợp tác. Trong đó, có Giấy Chứng nhận bàn giao Hồ sơ Kết quả dự án viện trợ Việt Nam lập quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Cùng với đó, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang mới đây cũng đã ký Quyết định số 864/QĐ-TTg về việc hỗ trợ 4 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 cho Bộ Giao thông vận tải để lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng như đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm về các nội dung báo cáo, đề xuất, bảo đảm đúng quy định. Theo Bộ GTVT, việc chuẩn bị đầu tư tuyến đường sắt này cần thiết và cấp bách. Tháng 6/2024, Bộ GTVT có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị bố trí vốn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 để chuẩn bị đầu tư đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng nhằm để kịp thời triển khai ngay các thủ tục nghiên cứu cho phép đầu tư dự án. Trước đó, hồi tháng 2/2024, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 57/TB-VPCP thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ đề cập đến nội dung đầu tư một số tuyến đường sắt quốc gia. Trong đó, thường trực Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan khẩn trương làm việc với phía Trung Quốc để thống nhất biên bản ghi nhớ, phương án hỗ trợ, hợp tác đầu tư về đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Trước mắt cần tập trung đầu tư các tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng (phấn đấu khởi công trong năm 2025), nghiên cứu phương án sử dụng vốn vay ưu đãi nước ngoài (xác định rõ: lãi suất vay ưu đãi, giá trị vay và thời gian vay) và phương án phát hành trái phiếu để đầu tư. Theo quy hoạch, tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng có khổ đường 1.435 mm, điểm đầu tại ga Lào Cai, điểm cuối tại cảng Lạch Huyện – Hải Phòng. Dự án dài khoảng 388 km, đoạn kết nối đường sắt Hà Khẩu (Trung Quốc) với Lào Cai (Việt Nam) dài 5,6 km; xây dựng theo hướng đông qua 8 tỉnh, thành phố gồm: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng; điểm kết thúc tại cảng Lạch Huyện (Hải Phòng). Trên tuyến có 73 cây cầu lớn với tổng chiều dài hơn 130km, 25 hầm dài 25km, 38 nhà ga, trong đó xây mới 29 nhà ga. Dự kiến, tuyến đường sắt này sẽ khai thác vận tải hành khách và hàng hóa, tổng mức đầu tư khoảng 10 - 11 tỷ USD. Dự báo năng lực vận tải trong dài hạn của tuyến là 10 triệu tấn hàng hóa/năm và khai thác 15 đôi tàu/ngày. Trên toàn tuyến có 41 ga, trong đó 5 ga lập tàu chính gồm: Lào Cai, Yên Thường, Nam Hải Phòng, Hạ Long và Cái Lân. Trên toàn tuyến có 27 ga nhường tránh tàu; 5 ga trung gian có tác nghiệp hành khách và hàng hóa tập trung tại các trung tâm tỉnh, thành phố gồm: Yên Bái, Việt Trì, Vĩnh Phúc, Lạc Đạo, Hải Dương. Ga cảng phục vụ xếp dỡ cho các cảng bao gồm 4 ga: ga cảng Lạch Huyện, Nam Đồ Sơn, Nam Đình Vũ, Đình Vũ. Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng mang lại nhiều lợi ích quan trọng về kinh tế, xã hội, và giao thông cho khu vực và cả nước. Đầu tiên, tuyến này kết nối các vùng kinh tế trọng điểm của miền Bắc Việt Nam, giúp tăng cường giao thương giữa các tỉnh Lào Cai, Hà Nội, và Hải Phòng. Điều này thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, đặc biệt là thương mại qua biên giới với Trung Quốc tại Lào Cai. Bên cạnh đó, Hải Phòng sở hữu cụm cảng biển lớn nhất miền Bắc (Lạch Huyện và Đình Vũ), từ đây hàng hóa có thể được vận chuyển qua đường biển đến nhiều thị trường quốc tế khác. Tuyến đường sắt này giúp hàng hóa từ Trung Quốc hoặc các tỉnh biên giới phía Bắc nhanh chóng được đưa ra cảng Hải Phòng để xuất khẩu, mở rộng thêm cơ hội thương mại quốc tế cho cả Việt Nam và Trung Quốc. Đường sắt này trong tương lai giúp điều phối luồng hàng hóa hiệu quả, tránh tình trạng ùn tắc tại các cửa khẩu biên giới. Hàng hóa từ Trung Quốc có thể được chuyển thẳng đến cảng Hải Phòng để xuất khẩu đi các nước khác mà không cần qua nhiều khâu trung gian, tối ưu hóa quy trình xuất khẩu. Việc sử dụng đường sắt cũng sẽ giúp giảm tải cho hệ thống đường bộ, đặc biệt là trên tuyến quốc lộ 5, giảm áp lực giao thông và hạn chế tai nạn giao thông, đồng thời giảm thiểu chi phí vận chuyển và bảo dưỡng đường bộ. Vận tải bằng đường sắt thường có chi phí thấp hơn so với đường bộ, đặc biệt là khi vận chuyển hàng hóa nặng và số lượng lớn. Điều này giúp giảm chi phí logistics và tăng cường cạnh tranh cho các doanh nghiệp của Việt Nam. Nhiều mặt hàng nông sản và hàng hóa tiêu dùng của Việt Nam, như gạo, hoa quả, thủy sản, đồ gỗ được xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai. Đường sắt sẽ giúp bảo quản tốt hơn và duy trì chất lượng của các sản phẩm nhạy cảm với thời gian và nhiệt độ. Tuyến này cũng đi qua các điểm du lịch nổi tiếng của Lào Cai, Hải Phòng và Hà Nội nên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho du khách trong và ngoài nước di chuyển giữa các địa điểm này, góp phần phát triển du lịch cho các tỉnh mà tuyến đi qua. Hải Phòng hiện là một thương hiệu lớn về dịch vụ cảng biển, sở hữu hệ thống cảng biển quy mô và hiện đại nhất miền Bắc, tiếp nhận tàu trọng tải trên 145.000 tấn và kết nối trực tiếp đến các cảng biển chính ở châu Âu, châu Mỹ.Trong đó, cảng Lạch Huyện thuộc địa phận thị trấn Cát Hải, huyện Cát Hải, TP Hải Phòng là cảng nước sâu nhất miền Bắc. Với tổng diện tích 57ha và 750m bến cầu chính đón tàu lên đến 145.000DWT, 160m bến sà lan, cảng này đã cung cấp đa dạng các dịch vụ như khai thác tàu hàng container, trung chuyển quốc tế, dịch vụ container lạnh, sửa chữa container và vận chuyển sà lan. Cảng có độ sâu trước bến 16m, vũng quay tàu rộng 660 m, độ sâu luồng tàu 14 m (chưa tính thủy triều)…Cảng Đình Vũ nằm ở cửa sông Bạch Đằng, trên bán đảo Đình Vũ, thuộc quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Cảng Đình Vũ hiện là cảng container chuyên dụng, hiện đại của khu vực, với tổng diện tích 24 ha, chiều dài cầu cảng 425 m, chiều sâu bến bãi hơn 500 m. Bãi container có quy mô 4,6 ha, sức chứa gần 3.000 teu.
9810254ea77eaa5816dad2345f7b6bd8
22/08/2024
198d81c40181e6d728d5ae81f39b0323
09:38
f753a23d2e424288a870e17856aaa12a
20240904
https://vietnamfinance.vn/bo-gia-thap-roi-mat-lien-lac-cong-ty-van-phuc-bi-tich-thu-bao-lanh-du-thau-d115023.html
c2c3e108d8f5136b5d2df464af6fa9c5
Bỏ giá thấp rồi 'mất liên lạc', Công ty Vạn Phúc bị tịch thu bảo lãnh dự thầu
88d7e242df3b268e9ec89686ee7d0675
kinh-doanh
Công Vạn Phúc (Vafuco) bị Nhiệt điện Quảng Ninh tịch thu bảo lãnh dự thầu vì 'mất liên lạc' khi không đến tiến hành đối chiếu tài liệu và cũng không có bất kỳ thông báo nào
da78f802873ad96733006408d6e4baba
Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh mới ban hành quyết định xử lý vi phạm trong hoạt động đấu thầu đối với Công ty cổ phần Phát triển công nghệ và dịch vụ Vạn Phúc (VAFUCO). Được biết, Gói thầu Cung cấp bộ chia dầu thủy lực có giá gói thầu là 3,3 tỷ đồng, có 7 nhà thầu tham gia dự thầu, Công ty Vạn Phúc dự thầu với giá thấp nhất là 2,1 tỷ đồng, tỷ lệ tiết kiệm lên đến 34,5%. Nhiệt điện Quảng Ninh đã tích thu bảo lãnh dự thầu trị giá 50 triệu đồng. Đồng thời, công ty Vạn Phúc khi tham dự thầu phải thực hiện biện pháp Bảo đảm dự thầu với giá trị gấp 3 lần giá trị yêu cầu đối với nhà thầu khác trong thời hạn 02 năm. Lý do: Công ty Vạn Phúc không đến tiến hành đối chiếu tài liệu và cũng không có bất kỳ thông báo nào gửi cho Công ty Nhiệt điện Quảng Ninh. Được biết, Vạn Phúc còn là nhà thầu tham dự nhiều gói thầu khác tại Nhiệt điện Quảng Ninh. Cụ thể, gói Cung cấp bơm, quạt, hộp giảm tốc và vòng bi mở thầu ngày 12/7/2024, liên danh Vạn Phúc dự thầu với giá thấp nhất 11,3 tỷ đồng Mới đây, Vạn Phúc mới trúng thầu gói thầu cung cấp hệ thống an toàn với giá trúng thầu là 7,7 tỷ đồng, tỷ lệ tiết kiệm thầu chỉ 0,5%. Đầu tháng 6/2024, Liên danh Công ty Vạn Phúc và Công ty kỹ thuật Hải Phú Hà đã trúng thầu gói thầu cung cấp ắc quy, phụ tùng sửa chữa hệ thống AC- AD và máy Diesel do Công ty Thuỷ Điện Buôn Kuốp – chi nhánh tổng công ty phát điện 3 làm chủ đầu tư. Giá trúng thầu là 2,7 tỷ đồng, tỷ lệ tiết kiệm thầu đạt 20,3%. Năm 2021, công ty Vạn Phúc là đơn vị cung cấp thiết bị cho Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 với giá trị Hợp đồng là 13,6 tỷ đồng. Theo thông tin từ website, Vạn Phúc là đối tác của nhiều doanh nghiệp ngành điện như: EVN Quảng Ninh, Được biết, Vạn Phúc có doanh thu bình quân hàng năm chỉ khoảng 67 tỷ đồng. Tổng tài sản ròng tại 31/12/2023 là 47,5 tỷ đồng. Công ty cổ phần phát triển công nghệ và dịch vụ Vạn Phúc được thành lập năm 2012, trụ sở chính tại quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Hiện nay, vốn điều lệ công ty là 10 tỷ đồng, đại diện pháp luật là ông Nguyễn Vũ Lăng (SN 1981). Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực cung cấp các thiết bị công nghiệp và dân dụng; thiết bị thay thế cho các nhà máy thủy điện, nhiệt triện, trạm điện.
6fbd699bd9af237c2e9d343ab5e222a1
22/08/2024
198d81c40181e6d728d5ae81f39b0323
10:15
9323478db63b76d1bd2e3eeb01d96881
20240904
https://vietnamfinance.vn/khai-mo-de-che-minh-trung-group-cua-ong-nguyen-dac-minh-d115020.html
a6e70a2e00ec546ad47a2ee427b6dfb2
Khai mở 'đế chế' Minh Trung Group của ông Nguyễn Đắc Minh
163f7b2792e147330281610e64aafeec
chuyen-lam-an
Không chỉ nổi tiếng với thương hiệu cháo sen Bát Bảo, Minh Trung Group dưới sự dẫn dắt của ông Nguyễn Đắc Minh còn sở hữu một hệ sinh thái đa ngành, với hàng loạt pháp nhân thành viên.
cb824e897e3ce530d98c3249b603c051
Công ty cổ phần Tập đoàn Minh Trung Việt Nam (Minh Trung Group) tiền thân là Công ty TNHH Minh Trung, được thành lập vào tháng 8/2004, trụ sở hiện đóng tại số nhà 02 Ngô Gia Tự, phường Trần Phú, TP. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Ban đầu, Công ty TNHH Minh Trung có vốn điều lệ là 118.888.888.888 đồng. Cổ đông sáng lập gồm 2 thành viên. Trong đó,ông Nguyễn Đắc Minh(sinh năm 1966, trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) góp 108,8 tỷ đồng, sở hữu91,53% cổ phần; ông Vũ Hồng Hà góp hơn 10 tỷ đồng, sở hữu8,47% cổ phần còn lại. Đến tháng 9/2016, Công ty TNHH Minh Trung tiến hành điều chỉnh tăng vốn điều lệ lên thành 138.888.888.888 đồng. Lúc này, tỷ lệ sở hữu cổ phần của ông Nguyễn Đắc Minh là92,75%, tương đương số vốn góp là hơn 128,8 tỷ đồng; ông Vũ Hồng Hà giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 7,25%. Tháng 11/2020, Công ty TNHH Minh Trung chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần Tập đoàn Minh Trung Việt Nam. Ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp này cũng chuyển từ "xây dựng nhà các loại" thành "sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu". Sau khi đổi tên, vốn điều lệ của Minh Trung Group cũng được điều chỉnh thành138.888.880.000 đồng. Danh sách cổ đông của doanh nghiệp cũng xuất hiện thêm 3 thành viên mới. Lúc này, cơ cấu cổ đông của Minh Trung Group gồm: Vũ Hồng Hà sở hữu 7,25% cổ phần; Vi Hoàng Yến sở hữu 0,072% cổ phần; Nguyễn Đắc Minh sở hữu 91,238% cổ phần; Nguyễn Thị Mai Trang và Nguyễn Đắc Trung mỗi người sở hữu0,72% cổ phần. Sau khi đổi tên và có sự xuất hiện của các cổ đông mới, ông Nguyễn Đắc Minh cũng thôi làm người đại diện pháp luật và tổng giám đốc của Minh Trung Group. Các vị trí này được chuyển cho cổ đông mới làông Vi Hoàng Yến(sinh năm 1971, thường trú tại Hà Đông, Hà Nội). Tháng 9/2021, Minh Trung Group tiếp tục điều chỉnh vốn điều lệ từ mức 138.888.880.000 đồng lên thành 296.888.880.000 đồng. Sau 20 năm, Minh Trung Group đã phát triển nhiều sản phẩm nổi tiếng, như cháo sen Bát bảo Minh Trung, cafe sạch, gạo sạch Bát bảo... Ngoài ra, trên website, Minh Trung Group giới thiệu có hàng loạt công ty thành viên, gồm: Công ty cổ phần hữu nghị Bắc Giang, Công ty cổ phần chế biến lâm sản Tuyên Quang, Công ty cổ phần in Minh Trung Lào Cai, Công ty cổ phần XNK Vĩnh Long, Công ty cổ phần tư vấn xây dựng An Giang, Công ty cổ phần in báo Nghệ An, Công ty cổ phần bến xe Bắc Kạn, Công ty cổ phần nước sạch đô thị Tân Hưng Long An, Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị ngành in (Printexim), Công ty cổ phần đầu tư xây lắp viễn thông Bạc Liêu... Trong các doanh nghiệp nêu trên, hiện ông Nguyễn Đắc Minh đang là Chủ tịch HĐQT của Công ty cổ phần in báo Nghệ An. Còn ông Vi Hoàng Yến đang đại diện tại Công ty cổ phần XNK Vĩnh Long, Công ty cổ phần đầu tư xây lắp viễn thông Bạc Liêu... Liên quan đến hoạt động tín dụng, dữ liệu cho thấy vào năm 2021, Minh Trung Group đã sử dụng hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất các sản phẩm đóng lon như cháo, chè, cà phê thương hiệu Minh Trung… và các sản phẩm nông sản như cám, bột mỳ, gạo, ngô, sắn… được đặt tại 3 kho (Hòa Bình, Đắk Lắk và Hà Nội... làm tài sản bảo đảm cho khoản vay tại Ngân hàng Vietcombank Bắc Giang. Những năm trước đó nữa, Minh Trung Group cũng tích cực sử dụng hàng loạt tài sản là các loại ô tô tải, ô tô con với các nhãn hiệu như SUZUKI, ISUZU, Toyota Innova, Huyndai Santafe, Ford Everest và cả Mercedes làm tài sản bảo đảm cho các hợp đồng tín dụng khác.
4df2a6686571b788d8bc1eeb8e18b6a5
22/08/2024
198d81c40181e6d728d5ae81f39b0323
11:00
cb73f2f1a23779bd445d8199ad3c522f
20240904
https://vietnamfinance.vn/sua-doi-luat-chung-khoan-trai-phieu-chao-ban-ra-cong-chung-phai-co-tsdb-d115080.html
2d1a7fb5cbbc2d9eea41f4ed5676d1be
Sửa đổi Luật Chứng khoán: Trái phiếu chào bán ra công chúng phải có TSĐB?
db15267d05df53885a1ec3aead521199
chung-khoan
(VNF) – Bộ Tài chính kiến nghị bổ sung điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng “phải có tài sản đảm bảo (TSĐB) hoặc được bảo lãnh ngân hàng theo quy định của pháp luật” khi sửa đổi Luật Chứng khoán.
22462e2aab02cb800671b597db6bd992
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của một số luật, trong đó có Luật Chứng khoán. Một trong những nội dung quan trọng của lần sửa đổi Luật Chứng khoán lần này là nhằm nâng cao tính minh bạch, hiệu quả trong hoạt động phát hành, chào bán chứng khoán. Bộ Tài chính cho biết một trong những mục tiêu của Bộ khi sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán là tiếp tục nâng cao chất lượng, tính minh bạch trong hoạt động chào bán, phát hành chứng khoán (bao gồm trái phiếu ra công chúng, cổ phiếu và trái phiếu riêng lẻ), bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nhỏ lẻ, ngăn chặn hành vi gian lận khi đưa hàng hóa lên thị trường chứng khoán (TTCK). Qua đó, tạo điều kiện cho TTCK phát triển, Chính phủ, các doanh nghiệp có khả năng huy động nguồn lực dài hạn, chi phí phù hợp để phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng. Trên cơ sởnhững vướng mắc trong Luật Chứng khoán hiện hành, Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về chào bán chứng khoán ra công chúng. Cụ thể, Bộ Tài chính đề xuất tại Khoản 2 Điều 15 (điều kiện chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng của công ty đại chúng) bổ sung nội dung “ngoại trừ chào bán cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ sở hữu”thì không phải đạt tỷ lệ tối thiểu 70% số cổ phiếu được chào bán trong trường hợp chào bán ra công chúng nhằm mục đích huy động phần vốn để thực hiện dự án của tổ chức phát hành. Đáng chú ý, tại Khoản 3 Điều 15 (điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng), Bộ Tài chính kiến nghị bổ sung điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng “phải có tài sản đảm bảo hoặc được bảo lãnh ngân hàng theo quy định của pháp luật”. Về chào bán chứng khoán (cổ phiếu và trái phiếu) riêng lẻ của công ty đại chúng, Bộ Tài chính muốn bổ sung các quy định liên quan đến nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp (Điều 11 Luật Chứng khoán). Cụ thể, bổ sung đối với công ty có vốn điều lệ đã góp trên 100 tỷ đồng thì “phải có thời gian hoạt động tối thiểu 02 năm”. Đối với cá nhân, bổ sung quy định “(i) phải tham gia đầu tư chứng khoán trong thời gian tối thiểu 02 năm, có tần suất giao dịch tối thiểu 10 lần mỗi quý trong 04 quý gần nhất; (ii) có thu nhập tối thiểu 01 tỷ đồng mỗi năm trong 02 năm gần nhất”. Đồng thời, bổ sung thêm quy định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp gồm nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài. Bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1 Điều 11 quy định:“1a. Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tham gia mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là tổ chức theo quy định tại khoản 1 Điều này.”. Tại Điểm a, điểm c khoản 1 Điều 31 về điều kiện chào bán cổ phiếu riêng lẻ, trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ, trái phiếu kèm chứng quyền riêng lẻ của công ty đại chúng, Bộ Tài chính kiến nghị sửa đổi, bổ sung, quy định rõ “Đại hội đồng cổ đông phải quyết định về số lượng cổ phiếu, giá chào bán hoặc nguyên tắc xác định giá chào bán”;tăng thời gian hạn chế chuyển nhượng từ 01 năm đối với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp lên thành 03 nămtương ứng với nhà đầu tư chiến lược. Lý giải thêm về các đề xuất theo hướng nâng điều kiện mua trái phiếu doanh nghiệp trên, Bộ Tài chính cho biết tại các thị trường chứng khoán trên thế giới, trái phiếu phát hành riêng lẻ được coi là một loại “chứng khoán ngoại trừ” nên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Chứng khoán và khi thực hiện việc phát hành, tổ chức phát hành không phải đăng ký, không chịu sự quản lý của Uỷ ban Chứng khoán các nước. Về nguyên tắc, thị trường trái phiếu riêng lẻ là một thị trường đặc biệt có mức độ rủi ro cao, nên đối tượng tham gia thị trường này được hạn chế trong số lượng nhỏ nhà đầu tư có tiềm lực tài chính, kinh nghiệm chuyên môn có khả năng nhận biết và chấp nhận rủi ro. Thời gian qua, thị trường trái phiếu phát hành riêng lẻ ở nước ta đang hoạt động chưa phù hợp với bản chất của thị trường này, thực tế cho thấy nhiều đợt chào bán trái phiếu riêng lẻ được phân phối cho hàng nghìn nhà đầu tư cá nhân, trong đó chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ (trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu trái phiếu thông qua các hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp đồng mua bán lại…), thường là các nhà đầu tư có giá trị đầu tư thấp, không thực sự có kinh nghiệm chuyên môn và khả năng nhận biết rủi ro khi tham gia đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp chào bán riêng lẻ. Những bất cập này đã được xử lý thông qua việc ban hành Nghị định số 65/2022/NĐ-CP ngày 16/9/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế, đồng thời tăng cường việc kiểm soát chặt chẽ các kênh phân phối trên thị trường sơ cấp, thứ cấp. Những quy định như trong đề xuất là để tiếp tục hỗ trợ thị trường phát hành trái phiếu riêng lẻ đi vào hoạt động đúng bản chất và phù hợp với thông lệ quốc tế, nâng cao hơn tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư, cũng như bảo đảm an toàn, phòng ngừa rủi ro cho các nhà đầu tư trái phiếu riêng lẻ.
9000d72278a99a7b2f558e836f8f5165
22/08/2024
198d81c40181e6d728d5ae81f39b0323
18:36
7534f20e5c816d74d2cc8385a4d709ed
20240904
https://vietnamfinance.vn/giay-thuan-thanh-dinh-nhieu-sai-pham-kien-nghi-chuyen-ho-so-sang-cong-an-d115017.html
e950f2c0684c6d72702f454660967424
Giấy Thuận Thành dính nhiều sai phạm, kiến nghị chuyển hồ sơ sang công an
6045341be725988a39effaa04d5c8bf9
kinh-doanh
Thanh tra tỉnh Bắc Ninh cho biết, Công ty cổ phần giấy Thuận Thành thực hiện các hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp đồng góp vốn; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; giao đất cho các hộ gia đình xây dựng các công trình để thu hơn 54,5 tỷ đồng khi chưa được UBND tỉnh quyết định chuyển mục đích sử dụng đất; sử dụng vốn huy động không đúng quy định,... có dấu hiệu tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai theo Bộ Luật Hình sự năm 2015.
ce18b265f9cc1709535dc23d1adf3884
Thanh tra tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, đầu tư, xây dựng đối với Dự án xây dựng xưởng sản xuất giấy tại phường Hồ, thị xã Thuận Thành do Công ty cổ phần Giấy Thuận Thành thực hiện. Theo đó, cơ quan thanh tra đã chỉ ra hàng loạt vi phạm trong hoạt động đầu tư, xây dựng, kinh doanh bất động sản... của Công ty cổ phần Giấy Thuận Thành. Kết luận thanh tra chỉ rõ, tại dự án Khu nhà ở để bán tại thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, Công ty cổ phần Giấy Thuận Thành chưa có văn bản gửi Sở Xây dựng thông báo việc huy động vốn để thực hiện dự án, chưa được Sở Xây dựng thông báo đủ điều kiện huy động vốn theo quy định; chưa thực hiện ký quỹ đảm bảo đầu tư theo quy định. Bên cạnh đó, Công ty cổ phần Giấy Thuận Thành tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật dự án trong khi chưa được UBND tỉnh quyết định phê duyệt chuyển mục đích sử dụng đất từ khu đất xây dựng xưởng sản xuất sang đất ở đô thị; không thực hiện thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi; không có hồ sơ năng lực nhà thầu thi công và nhà thầu tư vấn thẩm tra thiết kế BVTC; không thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình trong thi công xây dựng,… Huy động vốn, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái quy định Kết luận của Thanh tra tỉnh Bắc Ninh cũng cho biết Công ty cổ phần Giấy Thuận Thành đã ký 81 hợp đồng góp vốn, hợp đồng góp vốn đầu tư xây dựng hạ tầng, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, giấy biên nhận đối với 74/74 lô đất quy hoạch là đất xây dựng nhà ở để bán và 2.185,5m² đất quy hoạch xây dựng công trình công cộng và thu tiền hơn 54,5 tỷ đồng của các hộ gia đình, cá nhân. Cùng với đó, ký hợp đồng góp vốn đối với lô đất số 73 và 74 lớn hơn diện tích theo quy hoạch là 200m2 khi UBND tỉnh chưa quyết định chuyển mục đích sử dụng đất xưởng sản xuất giấy sang đất ở đô thị và chưa đủ điều kiện huy động vốn theo quy định. “Như vậy, Công ty cổ phần Giấy Thuận Thành thực hiện các hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp đồng góp vốn, hợp đồng góp vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; giao đất cho các hộ gia đình xây dựng các công trình để thu hơn 54,5 tỷ đồng khi chưa được UBND tỉnh quyết định chuyển mục đích sử dụng đất; chưa được xác định giá thu tiền sử dụng đất; sử dụng vốn huy động không đúng quy định; có dấu hiệu tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai theo Bộ Luật Hình sự năm 2015”, kết luận nêu rõ. Cũng theo kết luận thanh tra, Công ty cổ phần Giấy Thuận Thành không xuất hoá đơn, không kê khai, nộp thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, các cá nhân không kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân khi thực hiện các hợp đồng, ký hợp đồng chuyển nhượng hợp đồng góp vốn, hợp đồng góp vốn đầu tư xây dựng hạ tầng và hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định. Cùng với đó, Công ty cổ phần Giấy Thuận Thành sử dụng vốn huy động từ các hộ gia đình, cá nhân để trả nợ vay một số tổ chức, cá nhân không phục vụ dự án là không đúng quy định. Chưa hết, công ty không ghi chép phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ kế toán trên sổ kế toán của đơn vị khi thu tiền các hợp đồng góp vốn, chuyển nhượng quyền sử dụng đất là không đúng quy định. Ngoài ra, Công ty cổ phần Giấy Thuận Thành ký biên bản bàn giao mặt bằng, mốc giới cho các cá nhân để xây dựng 70 công trình, hạng mục công trình không đúng quy hoạch được phê duyệt và mục đích sử dụng đất. Từ những khuyết điểm, vi phạm nêu trên, Thanh tra Bắc Ninh yêu cầu Công ty cổ phần Giấy Thuận Thành thực hiện kê khai, nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định. Đồng thời, Thanh tra tỉnh Bắc Ninh cũng kiến nghị chuyển hồ sơ tài liệu đến cơ quan cảnh sát điều tra, công an tỉnh Bắc Ninh để tiếp tục điều tra, làm rõ dấu hiệu tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai tại Điều 229 Bộ luật Hình sự năm 2015, gây hậu quả cho các hộ dân ký hợp đồng góp vốn, chuyển nhượng quyền sử dụng đất không được giao quyền sử dụng đất theo quy định; ảnh hưởng trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn....
47b9f3e4746a7dd15c2cbce612f37cfd
22/08/2024
198d81c40181e6d728d5ae81f39b0323
08:30
c8d4a2c6dfa45c75bee65a8fab367f9a
20240904
https://vietnamfinance.vn/cong-ty-cua-dai-gia-duong-bia-lien-tuc-thua-lo-ganh-no-hon-1000-ty-d115063.html
08ac44b19fad7bfe90cb5694c054fec4
Công ty của đại gia Đường 'Bia' liên tục thua lỗ, gánh nợ hơn 1.000 tỷ
d866a1b5beca641c82a5f0e161fda4db
tai-chinh-doanh-nghiep
Công ty cổ phần Đường Man vừa công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính bán niên 2024 với kết quả kinh doanh không mấy khả quan.
3bd29531749d1e640fa6b580c4d4a213
Theo thông tin mới nhất từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Công ty cổ phần Đường Man - một doanh nghiệp liên quan đến đại gia "Đường bia" vừa tiếp tục ghi nhận khoản lỗ hơn 20 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2024. Hoạt động kinh doanh của Đường Man không chỉ diễn biến ảm đạm ở nửa đầu năm nay, trước đó, năm 2023 đã đánh dấu năm thứ tư liên tiếp Đường Man chìm trong thua lỗ, với khoản lỗ lên tới 50,7 tỷ đồng. Từ năm 2020 đến 2022, Đường Man liên tục báo lỗ với các mức lần lượt là 92 tỷ đồng, 51,5 tỷ đồng và 33,5 tỷ đồng. Tính chung trong khoảng thời gian từ năm 2020 - 2023, doanh nghiệp này đã lỗ tổng cộng khoảng 228 tỷ đồng. Lợi nhuận liên tục bị thâm hụt ảnh hưởng tới sức khỏe tài chính của Đường Man. Tại ngày 31/12/2023, vốn chủ sở hữu của Đường Man đạt hơn 53,6 tỷ đồng, giảm 27,5% so với kỳ năm trước. Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu ghi nhận tăng lên mức 21,08 lần, tương ứng với số nợ phải trả là 1.129 tỷ đồng. Trong đó, tỷ lệ dư nợ trái phiếu trên vốn chủ sở hữu là 3,73 lần, tương đương là 200 tỷ đồng, đi ngang so với năm ngoái. Theo dữ liệu của HNX, Công ty Đường Man hiện đang lưu hành lô trái phiếu mã DMBOND2027. Lô trái phiếu trên được phát hàng ngày 20/11/2017 và đáo hạn ngày 20/11/2024 với lãi suất 10,75%/năm. Khi phát hành, tài sản thế chấp của lô trái phiếu này là hệ thống dây chuyền mạ vàng của Công ty Đường Man với giá trị gần 160 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2018, tài sản đảm bảo đã được thay đổi sang máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và thiết bị văn phòng. Liên quan đến lô trái phiếu trên, Công ty Đường Man vừa có báo cáo gửi HNX về việc chậm thanh toán gốc lãi trái phiếu trong 6 tháng đầu năm 2024. Theo đó, Đường Man chưa thể thanh toán hai kỳ lãi lô trái phiếu DMBond2017 vào ngày 28/2/2024 và 31/5/2024 với tổng số tiền hơn 12,6 tỷ đồng. Lý do là công ty chưa thu xếp được nguồn tiền thanh toán. Đường Man cho biết sẽ lùi lịch thanh toán hai kỳ lãi trên tới ngày 30/6/2025. Thực tế, Đường Man đã nhiều lần chậm thanh toán tiền lãi mã trái phiếu này. Theo công bố từ HNX, trong năm 2023, Đường Man có 4 lần chưa thanh toán lãi và 1 lần chưa thanh toán gốc trái phiếu. Tổng số tiền lãi cần thanh toán là hơn 25 tỷ đồng và số tiền gốc cần thanh toán là 100 tỷ đồng. Công ty cổ phần Đường Man thành lập năm 2002 và chính thức đi vào hoạt động từ năm 2004 tại khu công nghiệp Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Tại thời điểm 11/2014 đến nay, Đường Man có quy mô vốn điều lệ 277,5 tỷ đồng. Người sở hữu tỷ lệ cao nhất là ông Nguyễn Hữu Đường (còn gọi là ông Đường "bia") góp 244,2 tỷ đồng, sở hữu tới 88% vốn điều lệ và còn lại các nhân khác.
972afb257708e17ffaffa85f0b6a87c1
22/08/2024
198d81c40181e6d728d5ae81f39b0323
14:45
daa792a5b2caddb355445abb788388e3
20240904
https://vietnamfinance.vn/vingroup-rot-6-ty-usd-lam-khu-do-thi-du-lich-nghi-duong-3000ha-o-db-song-cuu-long-d115070.html
fa2d6b8af36985444254aeb814c1ef03
Vingroup tiếp cận dự khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng 3.000ha ở Đồng bằng sông Cửu Long
19f25f62ad035d310bcc0a519cb7d479
du-an
Tỉnh Hậu Giang vừa có buổi làm việc với Tập đoàn Vingroup về việc đầu tư Khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng trị giá 6 tỷ USD tại địa phương
d8ee68f1b8b91149e1c745926b438112
Theo đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hậu Giang, dự án khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Mekong doTập đoàn Vingroupđầu tư, dự kiến được triển khai trên khu đất 3.000ha tại huyện Châu Thành. Đại diện UBND tỉnh nhận định, với mục tiêu kiến tạo một cộng đồng có sứ mệnh bảo tồn và phát triển bền vững kinh tế - văn hóa - xã hội vùng, đồng thời phát triển đô thị hài hòa với cảnh quan văn hóa sông nước, dự án khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Mekong không chỉ thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, đảm bảo tính liên kết vùng theo nguyên tắc bền vững, tiết kiệm năng lượng mà còn tái tạo hệ thống kênh rạch hiện hữu, phát huy vai trò giao thông thủy, thoát nước và tạo cảnh quan văn hóa cộng đồng. Đây chính là "điểm nhấn" đặc trưng của văn hóa Nam bộ. "Khi hoàn thành, khu đô thị sẽ làm đẹp hơn hình ảnh địa phương và tăng sức hút đầu tư cho tỉnh Hậu Giang. Tập đoàn Vingroup quan tâm đến việc đầu tư tại đây do có vị trí thuận lợi về giao thông thủy bộ, đồng thời phù hợp định hướng phát triển của tập đoàn. Bởi vậy, kỳ vọng các thủ tục sớm hoàn tất, để đến năm 2027 chính thức thực hiện đầu tư dự án", ông Nguyễn Việt Quang, CEO Vingroup, chia sẻ. Đại diện UBND tỉnh cho biết, trên cơ sở các quy định của pháp luật về triển khai dự án đầu tư, địa phương sẽ xây dựng kế hoạch thực hiện dự án khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Mekong cụ thể từng nhiệm vụ, trách nhiệm chỉ đạo của Thường trực UBND tỉnh, đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp, lộ trình, thời gian hoàn thành trên tinh thần nỗ lực, quyết tâm hoàn thành sớm, hiệu quả nhất từng nội dung. Tỉnh cam kết thời gian thực hiện dự án đối với nhiệm vụ có quy định thời gian tối đa thì xác định thời gian thực hiện tối đa bằng 2/3 thời gian quy định. Đối với nhiệm vụ có quy định thời gian tối thiểu thì thời gian thực hiện bằng thời gian quy định.
ad78b2ef5c80ef18b5383ff90cb0964c
22/08/2024
198d81c40181e6d728d5ae81f39b0323
16:46
86bfb5b5c6ca0146d04dd33cbaf2da08
20240904
https://vietnamfinance.vn/hang-tram-sieu-xe-khap-the-gioi-do-ve-viet-nam-d115046.html
455ba2ae58b70e6449be0dad728a3741
Hàng trăm siêu xe khắp thế giới đổ về Việt Nam
e538a734a0ec0a3505b2bbcccd90f6d9
thi-truong
Một sự kiện lớn chưa từng thấy với giới yêu xe tại Việt Nam sắp được diễn ra: Hành trình siêu xe Gumball 3000 quy tụ hàng trăm siêu xe toàn cầu về Việt Nam.
3f857bfc84013858ef2e4acac54a327d
Với những người yêu thích xe cộ, những mẫu siêu xe không đơn thuần là một phương tiện di chuyển mà họ còn coi đó là những tượng đài về chế tạo. Đó có thể là những cỗ máy tốc độ, những mẫu xe với khả năng vượt địa hình rất tốt, hoặc những mẫu xe được chế tạo rất kỳ công để mang lại sự thoải mái cho người dùng. Trong tháng 9 tới, giới yêu xe tại Việt Nam sẽ có cơ hội chứng kiến một sự kiện hết sức thú vị, quy tụ hàng trăm chiếc siêu xe có giá trị cao từ nhiều nơi trên thế giới đổ về. Cụ thể hơn, từ ngày 14/9 đến ngày 19/8, hành trình siêu xe Gumball 3000 sẽ diễn ra tại Việt Nam trước khi di chuyển tới Singapore. Hành trình siêu xe Gumball 3000 lần đầu được tổ chức năm 1999, về sau nhận được sự hưởng ứng mạnh của giới chơi xe thì dần trở thành một sự kiện toàn cầu, nhận được nhiều sự chú ý. Hành trình này do một doanh nhân người Anh sáng lập, cốt để mang tới trải nghiệm trên những nẻo đường mà đoàn đi qua. Hành trình cũng hướng đến việc kết hợp giữa xe cộ, âm nhạc, thời trang và văn hóa đại chúng. Năm 2024 đánh dấu lần đầu tiên Gumball 3000 chọn Việt Nam là điểm đến trong 25 lần tổ chức. Trên thực tế, Thành phố Hồ Chí Minh là địa điểm đầu tiên mà đoàn đi qua, trước khi đi tới Campuchia, sang Thái Lan, Malaysia rồi kết thúc tại Trường đua F1 ở Singapore. Hành trình diễn ra từ ngày 14/9 đến ngày 22/9, trong đó lịch trình tại Việt Nam kết thúc vào ngày 19/9. Bên cạnh tổ chức hành trình trải nghiệm, Gumball 3000 năm 2013 cũng đã thành lập một quỹ hỗ trợ vì xã hội, lấy tên Gumball 3000 Foundation (tạm dịch: Quỹ Gumball 3000), với mục đích hỗ trợ các trường hợp còn nhỏ tuổi nhưng có hoàn cảnh khó khăn qua các dự án về giáo dục, sáng tạo và cơ sở vật chất trên khắp thế giới. Các dự án này thường liên quan đến thể thao, âm nhạc, thời trang và nghệ thuật. Tại hành trình mỗi năm, Gumball 3000 Foundation sẽ công bố tổng các khoản đóng góp theo từng đội tham gia; mỗi đội tham gia chính là một xe với các thành viên tham gia trên chiếc xe đó. Tại hành trình năm 2024, danh sách của Gumball 3000 Foundation lên tới 120 đội - tương ứng với số xe tối đa 120 chiếc. Danh sách của năm nay cho thấy nhiều mẫu siêu xe hàng hiếm từ nhiều thương hiệu khác nhau trên thế giới, như McLaren 765 LT (giới hạn 765 chiếc), Lamborghini Aventador SVJ (giới hạn 900 chiếc), hay Mercedes-AMG GT Black Series 'P One Edition' (giới hạn 40 chiếc). Bên cạnh đó, trong danh sách cũng nổi lên một vài mẫu xe nổi bật không kém, như Pagani Huayra Roadster, Koenigsegg Regera, hay Bugatti Chiron Super Sport; hay như một vài mẫu xe cổ: Rolls-Royce Silver Shadow độ phong cách bán tải, Porsche 911 Carrera RS, hay Chevrolet K10. Bên cạnh dàn xe của các thành viên tham dự, sự kiện được cho rằng cũng có sự góp mặt của nhiều mẫu xe nổi bật trong bộ sưu tập của ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Trong khi nguồn tin chưa xác thực cho biết rằng ông Vũ sẽ trưng bày tới 16 chiếc xe tại sự kiện, 6 chiếc xe mới đây đã được tiết lộ. 6 chiếc xe đầu tiên được hé lộ này gồm 5 chiếc Ferrari, lần lượt là 458 Spider, 488 GTB, 599 GTB, F12 Berlinetta, và F8 Spider. Trong khi đó, chiếc còn lại là Bugatti Veyron, đây là chiếc duy nhất tại Việt Nam, 1 trong những chiếc mạnh nhất Việt Nam (1.001 mã lực), đồng thời là 1 trong những chiếc xe nhanh nhất tại Việt Nam - tăng tốc lên 100km/h trong 2,5 giây và tốc độ tối đa hơn 400km/h. Trước đây, Việt Nam từng diễn ra nhiều hành trình siêu xe với hành trình đầu tiên là Car Passion tổ chức năm 2011, quy tụ nhiều mẫu siêu xe, xe thể thao và xe siêu sang từ khắp nơi tại Việt Nam. Sau đó, nhiều hành trình siêu xe khác cũng đã diễn ra nhưng với quy mô nhỏ hơn.
c6ae3fc66829d46f557ae8a70d0f7ddd
22/08/2024
198d81c40181e6d728d5ae81f39b0323
09:44
3f3c946bd42f86d21f0d6a993b44ce63
20240904
https://vietnamfinance.vn/du-an-5000-ty-chua-ban-giao-da-hong-diem-ten-nhung-nha-thau-lon-d115037.html
84499ed9672ffed377ef49d52fc033e0
Dự án 5.000 tỷ chưa bàn giao đã hỏng: Điểm tên những nhà thầu lớn
910944d4ce87a4e34b110f1cbf9d270d
dau-tu
Dự án Quản lý nguồn nước và ngập lụt tỉnh Vĩnh Phúc được kỳ vọng giúp kiểm soát tình hình ngập úng cho hơn nửa triệu người dân nhưng chưa nghiệm thu, bàn giao đã hư hỏng, xuống cấp. Danh sách thi công dự án có nhiều nhà thầu tên tuổi, trong đó có Công ty Minh Anh từng bị Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn “cấm cửa”
3bf267f6c2fda24276caf50d982d294e
Lộ diện nhiều nhà thầu, liên danh nhà thầu lớn Dự án Quản lý nguồn nước và ngập lụt tỉnh Vĩnh Phúcđược thực hiện trên địa bàn 7 huyện, thành phố thuộc tỉnh Vĩnh Phúc: Tam Đảo, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên, Phúc Yên và Vĩnh Yên. Với tổng số vốn đầu tư hơn 4.815 tỷ đồng, trong đó vốn đối ứng trong nước là 1.532 tỷ đồng, còn lại hơn 3.268 tỷ đồng vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB). Đây là dự án lớn, trọng điểm trải dài trên nhiều huyện, thành phố của tỉnh Vĩnh Phúc, chia làm nhiều hạng mục, gói thầu khác nhau nên có sự xuất hiện của nhiều nhà thầu, liên danh nhà thầu lớn. Trong đó có 3 gói thầu xây lắp lớn CW03, CW07 và CW08, với tổng giá gói thầu 865 tỷ đồng. Cụ thể, theo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu (HSDT) của Ban ODA Vĩnh Phúc, nhà thầu trúng Gói thầu cung cấp, lắp đặt thiết bị, xây dựng hệ thống tiêu trạm bơm Kim Xá và công trình phụ trợ (CW03) của dự án là Liên danh PECOM (Công ty cổ phần Bơm Châu Âu) - LILAMA (Tổng công ty Lắp máy Việt Nam). Giá trúng thầu là gần 255 tỷ đồng, giảm 0,484 tỷ đồng so với giá gói thầu, đạt tỷ lệ tiết kiệm 0,18%; thời gian thực hiện hợp đồng là 24 tháng. Công ty cổ phần Bơm Châu Âu là doanh nghiệp được thành lập thời điểm 2008 và trong suốt quá trình hoạt động đã trúng gần 100 gói thầu trên khắp cả nước, với tổng giá trị trúng thầu gần 5.500 tỷ đồng. Tiếp đến, gói thầu xây dựng trạm xử lý và hệ thống thu gom nước thải thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường (CW08), được liên danh SEEN - UDCC trúng thầu với giá hơn 59 tỷ đồng. Còn tại gói thầu xây dựng trạm xử lý và hệ thống thu gom nước thải thị trấn Tam Hồng, huyện Yên Lạc, Liên danh SEEN – UDCC tiếp tục trúng thầu với giá hơn 84 tỷ đồng. Như vậy, tại lô 1 và 2 của gói thầu CW08 (xây dựng trạm xử lý và hệ thống thu gom nước thải thị trấn Thổ Tang), liên danh SEEN – UDCC đã trúng thầu với tổng giá trị hơn 143 tỷ đồng. Riêng tại lô 3, gói thầu xây dựng trạm xử lý và hệ thống thu gom nước thải thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, Liên danh UDCC - SWATER (Công ty TNHH Swater Kankyo) trúng thầu với giá gần 76 tỷ đồng. Còn tại gói thầu CW07 trị giá gần 379 tỷ đồng, xây dựng tuyến kênh hút Nguyệt Đức (đoạn từ cống Sáu Vó 2 đến ĐT 303), tuyến kênh xả và nạo vét hồ Sáu Vó của Dự án có 2 lô được đấu thầu rộng rãi, độc lập. Nhà thầu trúng lô 1, CW07 là Liên danh Tổng công ty Xây dựng nông nghiệp Việt Nam - Công ty CP Xây dựng và Phát triển nông thôn 10 - Công ty TNHH Hòa Hiệp với giá trúng thầu là hơn 150 tỷ đồng. Nhà thầu trúng lô 2, CW07 là Liên danhCông ty CP Xây dựng Minh Anh- Công ty CP 473 - Tổng công ty Xây dựng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa với giá trúng thầu là hơn 210 tỷ đồng (thời gian thực hiện hợp đồng 24 tháng). Doanh nghiệp Minh Anh trúng nhiều gói thầu lớn tại VPMO Theo dữ liệu của VietnamFinance, chỉ riêng Công ty CP Xây dựng Minh Anh đã trúng đến 03 gói thầu thuộc dự án Quản lý nguồn nước và ngập lụt Vĩnh Phúc với tổng giá trị trúng thầu là hơn 316 tỷ đồng với vai trò là liên danh chính. Ngoài ra, công ty này còn trúng gói thầu nạo vét và bảo tồn cảnh quan hồ Đầm Vạc với giá trị trúng thầu hơn 177 tỷ đồng, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án sử dụng vốn vay nước ngoài tỉnh Vĩnh Phúc (VPMO). Cụ thể, gói thầu thi công kênh hút từ ĐT.303 và hồ điều hòa trạm bơm Nguyệt Đức được VPMO ký trúng thầu cho liên danh Công ty cổ phần Xây dựng Minh Anh và Công ty cổ phần Xây dựng đê kè và phát triển nông thôn Hải Dương. Giá trúng thầu là hơn 116 tỷ đồng, thời điểm ký hợp đồng vào tháng 4/2021 và thời gian thực hiện hợp đồng trong vòng 12 tháng. Tuy nhiên, gói thầu này đã liên tục bị chậm tiến độ và đến nay các hạng mục vẫn còn dang dở, nhiều vị trí mặc dù chưa được nghiệm thu, bàn giao đã hư hỏng, hiện tượng bê tông nứt vỡ, bong tróc, trơ khung sắt. Kế đến, Công ty Minh Anh tiếp tục trúng gói thầu thi công điều tiết Lạc Ý, điều tiết Vĩnh Sơn và nạo vét sông Phan đoạn từ cửa ra Đầm Vạc đến cống Sáu Vó 2 (CW-05), với tổng giá trị trúng thầu hơn 92 tỷ đồng. Tiếp theo, gói thầu cung cấp và lắp đặt thiết bị cho nhà máy xử lý nước thải, thuộc hợp phần 2 thoát nước và xử lý nước thành phố Vĩnh Yên giai đoạn II, trị giá hơn 108 tỷ đồng được Ban Quản lý dự án sử dụng vốn vay nước ngoài tỉnh Vĩnh Phúc (VPMO) phê duyệt trúng thầu, thời gian thực hiện là 18 tháng. Chưa hết, Công ty cổ phần Xây dựng Minh Anh còn đứng đầu liên danh thực hiện dự án Nạo vét và bảo tồn cảnh quan hồ Đầm Vạc cũng do Ban Quản lý dự án sử dụng vốn vay nước ngoài tỉnh Vĩnh Phúc làm chủ đầu tư. Sau nhiều lần điều chỉnh giá thầu, kết quả, nhà thầu duy nhất tham dự và trúng thầu là liên danh Công ty cổ phần Xây dựng Minh Anh - Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng Bảo Quân và Công ty cổ phần Xây dựng Minh Dũng đã được lựa chọn với giá trúng hơn 177 tỷ đồng. Được biết, Công ty Cổ phần xây dựng Minh Anh được thành lập 2006, có địa chỉ tại Khu Công Nghiệp Kiện Khê I, Thị trấn Kiện Khê, Huyện Thanh Liêm, Hà Nam. Theo ghi nhận của VietnamFinance, trong suốt quá trình hoạt động công ty Minh Anh đã trúng 30 gói thầu với tổng giá trị trúng rất lớn lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Công ty CP Xây dựng Minh Anh từng bị Bộ NN&PTNT “cấm cửa”Cụ thể, vào năm 2021, tại văn bản công bố đánh giá năng lực nhà thầu tham gia các dự án đầu tư xây dựng do Bộ NN&PTNT quản lý, Công ty CP Xây dựng Minh Anh đã bị kết luận không đáp ứng được yêu cầu về tiến độ đề ra.Do đó, Công ty CP Xây dựng Minh Anh bị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn “cấm cửa”, tạm dừng tham gia các gói thầu do không đáp ứng được yêu cầu.
dc4648f953fef0873d8ebe7e0c6d8a19
22/08/2024
198d81c40181e6d728d5ae81f39b0323
15:30
2008e8bd1549d9e39d2e22ee2d8d4f8b
20240904
https://vietnamfinance.vn/mo-duong-14000-ty-noi-cao-toc-bien-hoa--vung-tau-voi-duong-ven-bien-d114997.html
beee486fa3f08779dc234e15ad4c0873
Mở đường 14.000 tỷ nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu với đường ven biển
15bbe3facb4ef36a1596c477af7eeee1
thuong-vu
Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến hoàn thành công tác thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật cầu Cỏ May 3 trong quý III và khởi công quý IV/2024
3b64ea9dec4dea3e41cb205abfc7702a
Dự án Cầu Cỏ May 3 thuộc Dự án Đường nối vàocao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu(từ nút giao Vũng Vằn đến đường ven biển ĐT994). Dự án bắt đầu từ km2+950 và kết thúc tại km3+510. Cầu bắc qua sông Cỏ May nối phường 12 (TP.Vũng Tàu) với xã An Ngãi (huyện Long Điền). Cầu dài 501,9m, khổ thông thuyền 60x7m, bề rộng mặt cầu trên đường chính khoảng 27m và trên đường song hành là 11m. Phần cầu trên đường cao tốc được thiết kế với vận tốc 100km/h, phần đường song hành thiết kế với vận tốc 60km/h. Đây là công trình quan trọng thuộc Dự án Đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (từ nút giao Vũng Vằn đến đường ven biển ĐT994). Tổng vốn dự kiến bố trí đầu tư xây dựng mới Cầu Cỏ May 3 khoảng 1.200 tỷ đồng. Dự án dự kiến hoàn thành công tác thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật trong quý III và khởi công quý IV năm nay. Theo kế hoạch, thời gian thi công dự kiến của Dự án kéo dài khoảng 36 - 48 tháng (tuỳ thuộc vào tiến độ giải phóng mặt bằng và điều kiện thi công thực tế) và đưa vào vận hành cuối năm 2027, trở thành cây cầu đẹp, hiện đại nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đại diện Ban Quản lý dự án chuyên ngành Giao thông tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu cho hay, Cầu Cỏ May 3 đóng vai trò then chốt trong việc kết nối thành phố cảng Vũng Tàu với các khu vực trọng điểm như khu công nghiệp Phú Mỹ, hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải… Được biết, Dự án kết nối cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu có tổng chiều dài 15,7km bao gồm 3 dự án thành phần. Cụ thể: Dự án thành phần 1, đoạn từ QL56 đến nút giao Vũng Vằn, với chiều dài tuyến 6,7km, thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc đô thị trên cao với vận tốc 100km/h, quy mô 4 làn xe cao tốc và 2 làn dừng khẩn cấp. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 6.707 tỷ đồng đi qua TP.Bà Rịa và huyện Long Điền. Dự án thành phần 2, đoạn từ nút giao Vũng Vằn đến đường Ven biển ĐT994 với chiều dài hơn 6,8km, thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc đô thị thấp. Phần đường cao tốc có tốc độ thiết kế 100km/h, rộng 27m với tiêu chuẩn 4 làn xe cao tốc và 2 làn dừng khẩn cấp. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 5.193 tỷ đồng. Dự án này sẽ có 3 cầu trên tuyến gồm cầu Cỏ May 3, cầu Cây Khế 4 và cầu vượt tại nút giao đường ven biển ĐT994. Và Dự án thành phần 3, đoạn từ nút giao đường ven biển Vũng Tàu - Bình Châu (ĐT994) đến nút giao xoay đường 51B, C, TP.Vũng Tàu với tổng mức đâu tư hơn 1.998 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2024 - 2028. Quy mô dự án với tổng chiều dài khoảng 2,87km, mặt cắt ngang rộng 67m, gồm phần đường trục chính đô thị có quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 80km/h và đường song hành hai bên, mỗi bên có quy mô 2 làn xe.
24ca37210fffdaeab0a94dbdae7c2dfe
22/08/2024
198d81c40181e6d728d5ae81f39b0323
07:45
1ae0c6f6e8df7b265a9a43548f03edec
20240904
https://vietnamfinance.vn/casper-viet-nam-loi-nhuan-tang-van-nang-ganh-no-nghin-ty-d115057.html
7e85a6415ebf6e50e5bf89b69dfb1a39
Casper Việt Nam: Lãi sau thuế 260 triệu/ngày, mua lại 300 tỷ đồng TP trước hạn
2ffb0f5f9e4d2e2481b58ecdaf7509c9
tai-chinh-doanh-nghiep
Casper Việt Nam đạt lãi sau thuế hợp nhất 47,3 tỷ đồng trong nửa đầu năm nay, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, DN đã mua lại trước hạn lô trái phiếu 300 tỷ đồng.
28bc25699bedae0ecd0203dd75a2db82
Thống tin công bố từ Công ty cổ phần Tập đoàn Casper Việt Nam cho thấy, nửa đầu năm 2024 lợi nhuận sau thuế TNDN hợp nhất hơn 47 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng mỗi ngày lãi thu về gần 260 triệu đồng. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 7.7%, cải thiện so với con số 6.2% của cùng kỳ năm trước. Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu tính đến cuối tháng 6 là 4,28 lần, tương ứng nợ phải trả vào khoảng 2.631 tỷ đồng. Tổng tài sản của Casper Việt Nam là 3.247 tỷ đồng. Theo ông Phạm Đức Việt, Giám đốc tài chính của Casper Việt Nam, hiện nay hệ số nợ của công ty ổn định ở mức hơn bốn lần trong giai đoạn 6 tháng đầu năm nay. Với đặc điểm kinh doanh trong lĩnh vực điện tử - điện lạnh - điện gia dụng như Casper Việt Nam, đây là một hệ số ở mức phù hợp, phản ánh hoạt động của doanh nghiệp có nhiều nỗ lực và cải thiện. "Phần nợ này chủ yếu đến từ nợ phải trả nhà cung cấp và nợ vay ngân hàng", ông nói thêm. Cùng với đó, dư nợ trái phiếu đã được công ty thanh toán toàn bộ. Được biết, tháng 6/2022, công ty đã phát hành lô trái phiếu CPGCH2225001 trị giá 300 tỷ đồng, kỳ hạn 3 năm. Trái phiếu có tài sản bảo đảm là tối đa 3,451,000 cp của Công ty thuộc sở hữu của bên bảo đảm, và được quản lý tại CTCP Chứng khoán SSI – chi nhánh Hà Nội, lãi suất cố định 11%/năm. Ngày 28/06/2024, Tập đoàn Casper Việt Nam đã mua lại trước hạn toàn bộ trái phiếu này, qua đó công ty không còn dư nợ trái phiếu. Casper là một thương hiệu đa quốc gia với chi nhánh và mạng lưới phân phối tại nhiều thị trường Đông Nam Á như Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Lào. Casper Việt Nam là đại diện độc quyền phân phối và dịch vụ các sản phẩm mang thương hiệu Casper tại thị trường Việt Nam như điều hòa, tủ lạnh, tivi, máy giặt, máy lọc không khí. Tập đoàn Casper Việt Nam thành lập tháng 04/2021 với vốn điều lệ ban đầu là 119.76 tỷ đồng gồm các cổ đông Công ty cổ phần CHG Holding Việt Nam (16% vốn điều lệ), ông Nguyễn Viết Chung (hiện giữ chức Tổng Giám đốc) năm 32,7%, ông Nguyễn Viết Chiến 19,9%, ông Nguyễn Minh Phương 20,3%, ông Nguyễn Trọng Đước 0.3%, ông Nguyễn Trương Thành 10.6%. Sau đó công ty nhiều lần thay đổi vốn và cơ cấu cổ đông có sự gia nhập của nước ngoài. Tính tới giữa tháng 2 năm nay, công ty có vốn điều lệ hơn 162 tỷ đồng, trong đó nước ngoài nắm giữ 29.452%, gồm Hanoi Investments Holdings Limited (trụ sở tại Cayman Islands, ủy quyền cho bà Dương Đỗ Quyên) nắm 15.543%%, Menang Investments Pte. Ltd. (trụ sở tại Singapore, ủy quyền cho ông Chiam Fong Sin) nắm 5.181%, Vietnam Growth Investment Fund L.P. (trụ sở tại Cayman Island, ủy quyền cho bà Lê Thị Lệ Hằng) nắm 7.324%. Được biết, ông Nguyễn Viết Chung hiện còn là Tổng Giám đốc Công ty cổ phần CHG Holding Việt Nam, Công ty cổ phần Casper Việt Nam.
dec7f19284cbb12b4f55419520757a9e
22/08/2024
198d81c40181e6d728d5ae81f39b0323
15:45
b65d08eed5de40d8156ab0af147ef047
20240904
https://vietnamfinance.vn/moi-1-du-an-noxh-tai-tphcm-vay-duoc-170-ty-von-uu-dai-d115013.html
634b8bb013b6c3b6393211ed5cf78061
TP.HCM: Dự án NƠXH đầu tiên được giải ngân 170 tỷ vốn ưu đãi
8775d340541dc2ca62e48e44cf2b7ad7
ngan-hang
TP. HCM hiện có 6 dự án nhà ở xã hội (NOXH) đủ điều kiện tham gia gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, trong đó có 3 dự án đã và đang vay vốn tín dụng ngân hàng.
ba06c8778302bb1faf8e83d339ee79b9
Trên cơ sở danh sách dự án NOXH đủ điều kiện tham gia gói tín dụng 120.000 tỷ đồng do UBND TP. HCM công bố (gồm 6 dự án NOXH), có 3 dự án đã và đang vay vốn tín dụng ngân hàng. Riêng dự án nhà ở cho công nhân thuê trên địa bàn TP. Thủ Đức do Công ty CP Thủ Thiêm Group thực hiện đang vay gói tín dụng 120.000 tỷ, đã giải ngân 170 tỷ đồng. Dự án nhà ở xã hội phục vụ cho công nhân thuê thuộc cụm công nghiệp tại phường Thạnh Mỹ Lợi có quy mô 1.040 căn, do Công ty cổ phần Đầu tư Thủ Thiêm làm chủ đầu tư. Đây cũng là dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân đầu tiên trên địa bàn TP. HCM được cấp giải ngân kể từ khi gói tín dụng 120.000 tỷ đồng được triển khai. Trước đó, vào tháng 4/2023, 4 ngân hàng thương mại Nhà nước (Agribank, BIDV, Vietcombank và VietinBank) cam kết triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng hỗ trợ cho vay chủ đầu tư và người mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân theo Nghị quyết 33/NQ-CP năm 2023 về giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Lãi suất cho vay của chương trình này thấp hơn từ 1,5 - 2% so với lãi suất cho vay trung dài hạn Việt Nam đồng bình quân của 4 ngân hàng. Ngoài 4 ngân hàng trên, mới đây, hai ngân hàng TPBank và VPBank đã đăng ký tham gia chương trình và mỗi ngân hàng cam kết cho vay 5.000 tỷ đồng. Như vậy, đến nay số tiền cam kết cho vay phát triển nhà ở xã hội của 6 ngân hàng đã là 130.000 tỷ đồng. Tính từ đầu năm 2021 đến tháng 6/2024, TP. HCM đã hoàn thành 4 dự án, gồm 3 dự án nhà ở xã hội và 1 dự án nhà lưu trú công nhân với quy mô 1.233 căn hộ, tổng diện tích sàn xây dựng 112.385m2. Ngoài ra, TP. HCM cũng có 6 dự án nhà ở xã hội đang thi công; trong đó, 5 dự án nhà ở xã hội và 1 dự án nhà lưu trú công nhân với quy mô 4.386 căn hộ.
8fb30b059f42bffd775a5e43108fb141
22/08/2024
198d81c40181e6d728d5ae81f39b0323
07:15
e285afe9b33fa917c60c19bb4cc67ddf
20240904
https://vietnamfinance.vn/nhan-von-tu-1-ong-lon-han-quoc-dn-bao-hiem-viet-tang-manh-loi-nhuan-d115030.html
5d28eaa2b47f6bd3c41e7d2399dbcb02
Nhận vốn từ 1 'ông lớn, Hàn Quốc, DN bảo hiểm Việt tăng mạnh lợi nhuận
c12f8cb5edfa35147c692cf410e04457
tai-chinh-tieu-dung
Việc thâu tóm AIC và BHI đã được DB Insurance hoàn tất trong quý I vừa qua. Ngay từ quý II, 2 doanh nghiệp này đã báo cáo lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ.
63d4743a5d41699aedcb24c7b0a08b9e
Sau khi nhận đầu tư từ Tập đoàn bảo hiểm DB Insurance từ Hàn Quốc trong quý I, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng không (UPCoM: AIC) và Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (UPCoM: BHI) đã ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong quý II với mức tăng trưởng lợi nhuận lên tới hàng chục và hàng trăm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. AIC ghi nhận doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng 18% so với cùng kỳ, đạt hơn 559 tỷ đồng. Chi phí hoạt động tăng chậm hơn ở mức 17%, giúp lợi nhuận gộp tăng mạnh 31%, tương đương 46,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, hoạt động tài chính của AIC lại giảm sút khi doanh thu giảm 10%, đạt gần 38 tỷ đồng. Dù thiếu hỗ trợ từ nguồn thu tài chính, AIC vẫn ghi nhận lợi nhuận sau thuế hơn 10 tỷ đồng, tăng gấp 3,4 lần cùng kỳ nhờ kiểm soát chi phí hiệu quả. Trong 6 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế của AIC tăng gấp đôi, đạt 23,6 tỷ đồng nhờ vào việc cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh và doanh thu tài chính (chủ yếu tăng trưởng trong quý I). Trong khi đó, BHI ghi nhận doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm duy trì ở mức ổn định so với cùng kỳ, đạt hơn 730 tỷ đồng. Tình trạng kinh doanh dưới giá vốn đã không còn tái diễn. Doanh nghiệp có lãi gộp 27 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm, so với mức lỗ 18,6 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước. Mặc dù doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 41%, chỉ đạt 61 tỷ đồng, BHI vẫn ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận nhờ vào việc giảm chi phí quản lý doanh nghiệp đến 32%, giúp lợi nhuận sau thuế tăng 24%, đạt 52 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế của BHI giảm 37%, chỉ đạt 50,5 tỷ đồng do kết quả kinh doanh quý I không mấy khả quan. Một doanh nghiệp bảo hiểm khác mà DB Insurance là cổ đông lớn, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (HNX: PTI), cũng ghi nhận kết quả tích cực trong quý II. Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm giảm 18,6%, chỉ đạt gần 997 tỷ đồng, nhưng nhờ vào việc giảm đáng kể chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm (giảm 29,7%), PTI đã ghi nhận lợi nhuận gộp tăng 77,4%, đạt 223,7 tỷ đồng. Cùng với việc tiết giảm các chi phí khác, PTI báo cáo lợi nhuận sau thuế tăng gấp 3 lần cùng kỳ, đạt hơn 172 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm giảm 21,6%, chỉ đạt hơn 2.083 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng gấp 2,3 lần, đạt hơn 255 tỷ đồng nhờ kiểm soát chi phí hiệu quả. Các kết quả tích cực của AIC và BHI không chỉ đến từ sự quản lý của DB Insurance mà còn từ xu hướng tăng trưởng chung của ngành bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam. Công ty Chứng khoán Vietcap dự báo phí bảo hiểm phi nhân thọ có thể tăng 13% trong năm 2024, từ đó hỗ trợ tăng nhẹ tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm phi nhân thọ lên 0,8% so với mức 0,7% của năm 2023. Dù trong ngắn hạn ngành bảo hiểm còn đối mặt với nhiều thách thức, nhưng triển vọng dài hạn vẫn khả quan nhờ vào sự kỳ vọng tích cực đối với đà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm hiện vẫn ở mức thấp. Trong bối cảnh còn nhiều dư địa phát triển, các chuyên gia kỳ vọng ngành bảo hiểm Việt Nam sẽ thu hút thêm vốn đầu tư từ khối ngoại, nhất là khi cơ hội tăng trưởng tại các thị trường bảo hiểm của nhiều quốc gia phát triển đang dần cạn kiệt. Việc tập đoàn DB Insurance đã chi khoảng hơn 2.800 tỷ đồng để thâu tóm AIC và BHI trong thời gian qua đã củng cố thêm niềm tin vào tiềm năng phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam. Được biết, lĩnh vực bảo hiểm thuộc 1 trong 59 ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhưng không giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã mở room ngoại lên mức 100%, tạo cơ hội lớn cho khối ngoại gia tăng tỷ lệ sở hữu. Mới đây, 2 “ông lớn” trong ngành bảo hiểm là Tập đoàn Bảo Việt (HoSE: BVH) và Công ty cổ phần PVI (HNX: PVI) đã đánh tiếng về việcthoái vốn nhà nướctrong thời gian tới. Giới phân tích cho rằng đây sẽ là cơ hội lớn và hấp dẫn cho nhà đầu tư nói chung và khối ngoại nói riêng để chiếm thị phần của miếng bánh bảo hiểm tại Việt Nam. Bởi lẽ đây là 2 doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực nhân thọ và phi nhân thọ, với quy mô hoạt động lớn và thị phần không hề nhỏ.
e3e10fb66d3f8fa7c0bd1df3f1719101
22/08/2024
198d81c40181e6d728d5ae81f39b0323
14:30
999b1ad8231180184caf38ed6b540ed7
20240904
https://vietnamfinance.vn/tt-group-duoc-vinh-danh-nho-dong-gop-cho-the-thao-cong-an-nhan-dan-d115016.html
2f9cb9ea310e718f51c203b75202b84e
T&T Group được vinh danh nhờ đóng góp cho thể thao Công an Nhân dân
1d111f94864e95c8a3dbd7b8a3da68a9
thi-truong
Tập đoàn T&T Group được Hiệp hội Thể thao Công an Nhân dân (CAND) Việt Nam vinh danh bởi những đóng góp tích cực, hiệu quả cho phong trào thể thao của lực lượng CAND.
dfb29772eed99e6bce8a653fbca99a4e
Chiều 20/8/2024, tại Trung tâm đào tạo bóng đá PVF - Bộ Công an (huyện Văn Giang - tỉnh Hưng Yên), Hiệp hội Thể thao CAND Việt Nam tổ chức vinh danh khen thưởng các tập thể, cá nhân huấn luyện viên, vận động viên có thành tích xuất sắc của Thể thao CAND. Tại sự kiện, Tập đoàn T&T Group vinh dự được Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Hiệp hội Thể thao CAND Việt Nam trao bảng danh vị nhà đồng hành Kim Cương, ghi nhận những đóng góp tích cực, hiệu quả của tập đoàn cho phong trào thể thao của lực lượng CAND. Dịp này, CLB bóng bàn CAND - T&T cũng được nhận phần thưởng vì thành tích xuất sắc trong năm 2024. Cuối tháng 5/2024, CLB bóng bàn CAND – T&T được thành lập sau khi Hiệp hội Thể thao CAND Việt Nam và Tập đoàn T&T Group ký kết Biên bản ghi nhớ trong lĩnh vực tuyển chọn và đào tạo vận động viên Bóng bàn tham gia thi đấu cho lực lượng CAND. Ngay tại Giải bóng bàn VĐQG 2024, CLB bóng bàn CAND – T&T đoạt 2 huy chương vàng, 3 huy chương bạc, vượt xa chỉ tiêu đặt ra. Tiếp đó, tại Giải bóng bàn trẻ, thiếu niên, nhi đồng toàn quốc 2024, CLB bóng bàn CAND – T&T đã xuất sắc giành ngôi nhất toàn đoàn với 13 huy chương vàng, 7 huy chương bạc và 10 huy chương đồng. Hồi đầu tháng 8 vừa qua, Tập đoàn T&T Group đã tặng thưởng tới gần 1,5 tỷ đồng để động viên, khích lệ tinh thần, cũng như ghi nhận những cống hiến của HLV Vũ Mạnh Cường cùng các học trò xuất sắc như Đinh Anh Hoàng, Trần Mai Ngọc, Lê Đình Đức… Theo ông Đỗ Vinh Quang, Phó chủ tịch HĐQT T&T Group, những thành tích ấn tượng mà CLB bóng bàn CAND - T&T gặt hái được thời gian qua đã chứng tỏ quyết định hợp tác giữa Hiệp hội Thể thao CAND Việt Nam với T&T Group hoàn toàn chính xác, hiệu quả ở thời điểm hiện tại và theo đúng xu hướng của tương lai, cả trong nước và quốc tế. Phát biểu tại sự kiện, Thượng tướng Lương Tam Quang nhấn mạnh: “Trong những năm qua, công tác thể dục, thể thao trong CAND đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nhiều CLB thể thao chuyên nghiệp được thành lập và tham gia thi đấu các giải trong nước và quốc tế như: CLB Bóng đá Công an Hà Nội, PVF - CAND; CLB Bóng bàn CAND - T&T… Một số đội tuyển mặc dù mới thành lập, đi vào hoạt động nhưng đã đạt được những thành tích rất đáng biểu dương”. Thượng tướng Lương Tam Quang cũng đề nghị Hiệp hội Thể thao CAND Việt Nam phối hợp với các đơn vị chức năng tích cực huy động các nguồn lực xã hội để tham gia phát triển công tác thể dục, thể thao của lực lượng CAND, sớm đưa thể thao CAND trở thành một trong những đơn vị mũi nhọn của thể thao nước nhà, góp phần phát triển thể thao chuyên nghiệp, thể thao thành tích cao.
12a91feb54825513a56de620b0daf3bb
21/08/2024
0cd5b05e067b4ca85257f7f8de5fa896
15:31
0256228edc29f54be49ca43c24434721
20240904
https://vietnamfinance.vn/pho-thu-tuong-tran-luu-quang-lam-truong-ban-kinh-te-trung-uong-d114994.html
f4f7a624f38d0b50f4095e7286054881
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm Trưởng ban Kinh tế Trung ương
8d8bfb3ebd8570c6eabf636f308d89e9
nhan-vat
Ngày 21/8, Bộ Chính trị điều động, phân công ông Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó thủ tướng, giữ cương vị Trưởng ban Kinh tế Trung ương.
755bf53d6cd51d0f8e8ed8cfe6f201d7
Chiều 21/8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trao quyết định cho ông Trần Lưu Quang. Ông Trần Lưu Quang 57 tuổi, quê tỉnh Tây Ninh, có trình độ thạc sĩ quản lý công, kỹ sư cơ khí; Ủy viên Trung ương Đảng khóa 11 (dự khuyết), 12, 13; đại biểu Quốc hội khóa 14, 15. Ông Quang có thời gian dài công tác tại tỉnh Tây Ninh, từng làm Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch UBND huyện, Bí thư huyện ủy Trảng Bàng; Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Tây Ninh; Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh. Tháng 2/2019, ông Quang giữ chức Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM và hơn hai năm sau được Bộ Chính trị điều động làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng. Tháng 1/2023, tại kỳ họp bất thường lần 2, Quốc hội khóa 15 phê chuẩn bổ nhiệm ông Trần Lưu Quang giữ chức Phó thủ tướng.
f3965aee48994f299eb9dafd3fd325b7
21/08/2024
0cd5b05e067b4ca85257f7f8de5fa896
16:30
95aedc669e1140c32256d3ac1921c23e
20240904
https://vietnamfinance.vn/khu-do-thi-lon-nhat-nam-dinh-hoang-vang-190ha-bo-mac-co-moc-d114965.html
566c274f10c428dfc87ce3819283394e
Khu đô thị lớn nhất Nam Định hoang vắng, 190ha bỏ mặc cỏ mọc
0f6498301627ba76060b46d0a997509e
du-an
Dự án Khu đô thị Mỹ Trung (Nam Định) có diện tích gần 200ha, nhưng đa phần diện tích của dự án hiện bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm.
42cd37eb7d585dc34a09c9637a82279c
Theo thông tin trên website của Công ty cổ phần Tập đoàn Nam Cường, dự án Khu đô thị Mỹ Trung (Khu đô thị Stella Nam Khánh)được chia làm 3 khu A, B, C với 606 căn biệt thự và 5.000 căn liền kề nằm nằm hai bên Quốc lộ 10. Đây được xem là khu đô thị lớn nhất tại Nam Định, được triển khai với định hướng nâng tầm giá trị sống cho cư dân và trở thành biểu trưng cho thành phố. Với hệ thống tiện ích đa dạng như trung tâm thương mại, công viên cây xanh, trung tâm y tế, hệ thống giáo dục liên cấp, nhà văn hóa… Khu đô thị Mỹ Trung sẽ tạo ra một đô thị đồng bộ, môi trường sống vừa trong lành, hiện đại, tiện nghi, đẳng cấp trong tương lai gần. Dự án khu đô thị Stella Nam Khánh có tổng diện lên đến 191,5ha. Đất quy hoạch được thiết kế với các hạng mục công trình: Các khu nhà ở thấp tầng và cao tầng, bệnh viện đa khoa 700 giường, các công trình thương mại, hỗn hợp, công viên cây xanh, khu vui chơi giải trí phức hợp xen kẽ, khu dịch vụ công cộng, hành chính, thương mại. Tuy nhiên, theo ghi nhận, dù đã khởi công gần hai thập kỷ nhưng đa phần diện tích dự án khu đô thị này hiện tại vẫn trong tình trạng bỏ hoang và dần xuống cấp. Nhiều hạng mục hạ tầng kỹ thuật trong dự án đã được triển khai, nhưng để cỏ mọc, gây lãng phí. Chủ đầu tư của dự án là Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Cường (Hà Nội). Thành lập năm 1984, Tập đoàn Nam Cường có tiền thân là Tổ hợp Dịch vụ Vận tải Nông nghiệp Xuân Thủy (Nam Định) do cố Doanh nhân Trần Văn Cường thành lập. Trải qua nhiều thăng trầm, phải đến giữa thập kỷ 90, bằng việc chuyển dịch sang hướng thương mại du lịch và khởi công khách sạn tư nhân 4 sao đầu tiên tại Hải Phòng thì Tập đoàn Nam Cường đã tạo nên tiếng vang lớn trong giới kinh doanh và cộng đồng. Thời điểm đó, khách sạn Tray Hải Phòng được xem như một công trình biểu tượng của một trong những thành phố cảng lớn nhất cả nước. Thành công ở giai đoạn này đã tạo bệ đỡ cho Nam Cường (tên thương hiệu thời điểm đó là NACIMEX) đột phá trong lĩnh vực bất động sản sau này, trở thành nhà quy hoạch, phát triển khu đô thị tiên phong và nhiều dấu ấn tại Việt Nam. Tập đoàn Nam Cường đã ghi dấu ấn trên thị trường với hàng loạt những dự án bất động sản tầm cỡ như: Khu đô thị mới Dương Nội, khu đô thị mới Cổ Nhuế tại Hà Nội, khu đô thị mới Hòa Vượng và Thống Nhất tại thành phố Nam Định.
55b01f02870e547f8437a8281e39e74e
21/08/2024
0cd5b05e067b4ca85257f7f8de5fa896
08:30
c8d4a2c6dfa45c75bee65a8fab367f9a
20240904
https://vietnamfinance.vn/thieu-tuong-nguyen-thanh-nam--chu-tich-viettel-post-dot-ngot-xin-tu-nhiem-d115000.html
f09c22c489836a11062f8fc0bc01c725
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Nam - Chủ tịch Viettel Post đột ngột xin từ nhiệm
41e55270d94c11fa337ed716b5fca501
nhan-vat
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Nam xin thôi giữ chức Chủ tịch HĐQT và từ nhiệm Thành viên HĐQT của công ty từ ngày 17/8, bởi lý do cá nhân.
73817e41bb203bf777fb1d19a6428509
Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post - MCK: VTP) vừa công bố thông tin bất thường về việc tiếp nhận đơn từ nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT/thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2024 – 2029 của Thiếu tướng Nguyễn Thanh Nam. Cụ thể, ông Thanh Nam xin thôi giữ chức Chủ tịch HĐQT và từ nhiệm thành viên HĐQT của công ty từ ngày 17/8 vì lý do cá nhân. Theo tìm hiểu, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Nam được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT Viettel Post lần đầu vào ngày 24/4/2021. Sau đó, ông được tái bổ nhiệm vào ngày 27/4/2024 tại ĐHĐCĐ của doanh nghiệp mới đây. Ngày 27/11/2018, ông Nam từng được Bộ Quốc phòng bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) - công ty mẹ của Viettel Post. Ông Thanh Nam cũng đã từng đảm nhiệm các cương vị Giám đốc Công ty Truyền dẫn Viettel; Trưởng phòng Kế hoạch Tập đoàn Viettel; Tổng Giám đốc Tổng Công ty Mạng lưới Viettel. Về kết quả kinh doanh, năm 2023, Viettel Post đạt doanh thu 19.727 tỷ đồng, giảm 9,27% so với năm 2022. Lợi nhuận sau thuế đạt 397,8 tỷ đồng, tăng 48,2% so với năm 2022. Sau hai quý đầu năm 2024, lợi nhuận trước thuế của Viettel Post là 190,5 tỷ đồng, đạt 103% kế hoạch. Ước thực hiện cả năm đạt 486,1 tỷ đồng, tương đương 101,1% kế hoạch năm.
c435da89e3966c69b8a138ce914d3ee9
21/08/2024
0cd5b05e067b4ca85257f7f8de5fa896
10:52
dd2af1c8385104f26b4e80451bd8c852
20240904
https://vietnamfinance.vn/tranh-viet-dat-gia-khach-san-long-tra-hang-trieu-usd-d114715.html
32fe271948c6f3bf185c6a561b259524
Tranh Việt đắt giá, khách sẵn lòng trả hàng triệu USD
7f7054fa03eece5f9cdb1e1742a3bd7a
xu-huong-dau-tu
Từ lâu, việc sưu tầm các tác phẩm mỹ thuật không chỉ là thỏa mãn niềm đam mê mà còn được xem là một cách trú ẩn tài sản an toàn. Thị trường mỹ thuật thế giới tăng trưởng kéo theo tác phẩm của các danh họa Việt đạt mức triệu USD khi đấu giá quốc tế cho thấy, tranh Đông Dương vẫn là một kênh đầu tư độc đáo đầy tiềm năng
0d86895f27f39a02cb8878be90cc8a79
Theo báo cáo của Art Basel và UBS, bất chấp kinh tế suy thoái, tổng doanh thu thị trường tác phẩm nghệ thuật toàn cầu năm 2022 tăng 3% lên 67,8 tỷ USD, mức cao thứ 2 trong lịch sử, chỉ sau kỷ lục năm 2014 (68,2 tỷ USD). Còn theo số liệu từ chỉ số đầu tư hàng xa xỉ Knight Frank, tác phẩm mỹ thuật là loại tài sản xa xỉ có hiệu suất cao nhất năm 2023, đứng đầu trong danh mục 10 mặt hàng xa xỉ được yêu thích gồm: Tác phẩm mỹ thuật, xe hơi cổ điển, kim cương màu, tiền xu, đồ nội thất, túi xách, đồ trang sức, đồng hồ và rượu. Thông tin từnhà đấu giá nổi tiếng Sotheby’scũng cho biết, năm 2023, doanh thu bán hàng của công ty này đạt 7,9 tỷ USD, tuy giảm khoảng 100 triệu USD so với mức kỷ lục của năm 2022 nhưng vẫn tăng 40% so với năm 2019, năm cuối cùng trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Thành tích này một phần đến từ việc đấu giá các tác phẩm mỹ thuật. Tương tự, nhà đấu giá Bonhams cũng đạt được doanh thu hơn 1,14 tỷ USD trong năm 2023, kết quả tốt nhất từ trước đến nay trong lịch sử 230 năm của công ty. Doanh thu bán hàng của Bonhams chủ yếu đền từ các lĩnh vực tác phẩm mỹ thuật, đồ sưu tập, tăng trưởng 14% so với con số 1 tỷ USD của năm trước đó. Theo nhận định của một số chuyên gia trong thị trường tranh mỹ thuật, khi kinh tế toàn cầu ngày càng diễn biến phức tạp, nhiều cá nhân có giá trị tài sản ròng cao có khuynh hướng tìm kiếm các lựa chọn đầu tư thay thế để đa dạng hóa danh mục đầu tư của họ. Tác phẩm mỹ thuật mang đến cơ hội đầu tư độc đáo vì ít chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố vĩ mô như các thị trường tài chính truyền thống. Điều này cho phép các nhà đầu tư quản lý tài sản tốt hơn và giảm thiểu rủi ro. Ông Adriano Picinati, Giám đốc phụ trách nghệ thuật và tài chính nhóm các công ty thành viên Deloitte, cho rằng tác phẩm mỹ thuật như một tài sản hấp dẫn trong dài hạn vì có giá trị lưu trữ cao, tạo ra lợi nhuận thực dương, mang lại khả năng đa dạng hóa. Cũng giống như các sản phẩm đầu tư khác như chứng khoán, vàng, bất động sản… các tác phẩm mỹ thuật là mặt hàng thường xuyên được giao dịch trên thị trường thứ cấp. Khi một nghệ sĩ trở nên có tên tuổi, được nhiều người biết đến, tác phẩm của họ được nhiều người quan tâm tìm mua thì giá của những tác phẩm đó cũng tăng dựa trên quy luật cung cầu như tất cả các hàng hóa khác. Theo một số chuyên gia tài chính, giới siêu giàu toàn cầu từ lâu đã xem các tác phẩm mỹ thuật là một dạng đầu tư và trú ẩn tài sản. Một báo cáo thống kê của Art Market Research cho thấy, chỉ số đầu tư xa xỉ (KFLII) của các tác phẩm này từ 12 tháng đến 10 năm sẽ tăng từ 13-75%. Nghiên cứu của bộ phận tư vấn nghệ thuật và tài chính Ngân hàng Citi Private (New York, US) mới đây cho thấy khuynh hướng tăng trưởng sẽ tiếp tục duy trì trong thời gian tới khi thế hệ Baby Boomer (những người sinh từ giữa thập kỷ 1940 đến giữa thập kỷ 1960) chuyển giao tài sản của họ, sẽ có nhiều bộ sưu tập nghệ thuật quan trọng xuất hiện và được bán đấu giá hoặc chuyển nhượng, tạo động lực cho thị trường. Giai đoạn từ năm 2019 đến nay, loạt tranh mỹ thuật của các họa sĩ tên tuổi Việt Nam được đào tạo từ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (Tranh Đông Dương), nay là trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, lần lượt có mức đấu giá thành công vượt ngưỡng triệu USD, đỉnh cao là bức “Chân dung cô Phương” của họa sĩ Mai Trung Thứ đạt mức “gõ búa” 3,1 triệu USD tại Nhà đấu giá Sotheby’s Hong Kong. Gần đây nhất vào tháng 6/2024, bức “Người hát dân ca” của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh đạt mức giá 1,09 triệu USD. Đại diện nhà đấu giá chia sẻ, tranh Đông Dương đang ngày có giá trên thị trường quốc tế, là một khoản đầu tư sinh lời cao. Theo khảo sát của nhà đấu giá Aguttes, tranh Đông Dương của các họa sĩ Vũ Cao Đàm, Lê Phổ và Mai Trung Thứ ghi nhận mức độ tăng giá bình quân hằng năm, lần lượt 21%, 21% và 26% từ năm 2000 đến năm 2022. Trên thực tế, trong giai đoạn 2000 - 2014, sức hấp dẫn của tranh Đông Dương còn hạn chế nhưng từ năm 2014, sức hút gia tăng và đến năm 2022, tổng giá trị giao dịch các lô hàng của 3 danh họa này lên tới hơn 38,3 triệu Euro. Số tiền này vào năm 2014 chỉ là 4,2 triệu Euro. Năm 2023, bất chấp kinh tế thế giới nhiều biến động, tranh Đông Dương vẫn có sức hút mạnh mẽ, được gõ búa ở những mức giá cao. Lý giải điều này, ông Lý Đợi, nhà nghiên cứu và giám tuyển mỹ thuật cho rằng, với những nhà đầu tư giàu tiềm lực tài chính, biến động kinh tế trước mắt không ảnh hưởng đến họ. Mặt khác, tranh Đông Dương ngày càng khan hiếm, thanh khoản và lợi nhuận luôn tăng theo thời gian nên việc săn tìm, đầu tư mua đi bán lại càng thêm hấp dẫn. Đánh giá về thị trường tranh Đông Dương, đại diện điều hành thị trường Việt Nam của Sotheby’s cho biết, mặc dù kỷ lục hơn 3 triệu USD cho bức “Chân dung cô Phượng” của họa sĩ Mai Trung Thứ rất cao so với thị trường tranh Việt, nhưng vẫn là bình thường so với các danh họa hiện đại Đông Nam Á. Thị trường tranh mỹ thuật Việt Nam vẫn đi sau Indonesia hoặc Philippines về nhiều mặt, chứ chưa nói đến Singapore hay Trung Quốc. Tuy nhiên, với sự tham gia của người sưu tầm hay đầu tư trong khu vực và tốc độ tăng giá ngày càng cao, dự đoán rằng tranh Đông Dương sẽ còn tiếp tục tự phá kỷ lục giá. “Tranh Đông Dương sẽ còn tăng giá. Những bức tranh vượt mốc 5 triệu USD sẽ thấy trong tương lai gần, chỉ cần 5-7 năm nữa. Nhìn xa hơn, khi Việt Nam có đến thế hệ sưu tập thứ 10 (hiện nay đang là thứ 6), sẽ có vài tranh Việt vượt ngưỡng 10 triệu USD và hơn thế nữa”, ông Lý Đợi nhận định.
c6ed09d0f8009cc7fed2ec5dc0d2beda
21/08/2024
0cd5b05e067b4ca85257f7f8de5fa896
07:00
fd375dee4843d6afdf6aeae485db529d
20240904
https://vietnamfinance.vn/dau-tu-xay-dung-thanh-hoa-cung-tap-doan-136-muon-lam-khu-dan-cu-400-ty-d114932.html
64b8348fedec71cbfca34ed1ffa6c233
Đầu tư xây dựng Thanh Hoá cùng Tập đoàn 136 muốn làm khu dân cư 400 tỷ
7c316101bf33cfc29e30a412280be9f1
du-an
Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Thanh Hoá và Công ty cổ phần Tập đoàn 136 là nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án Khu dân cư mới kết hợp thương mại dịch vụ tổng hợp phía Tây thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
489f531cb0bfa5e76215a6790721199d
Dự án Khu dân cư mới kết hợp thương mại dịch vụ tổng hợp phía Tây thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương có diện tích sử dụng đất 20,18 ha, chi phí thực hiện dự án khoảng 316 tỷ đồng; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng 66,2 tỷ đồng. Quy mô đầu tư gồm: đầu tư xây dựng phần thô và hoàn thiện mặt trước 37/221 lô liền kề và 08/52 lô biệt thự theo mặt bằng quy hoạch… Dự án được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hoá công bố danh mục dự án mời gọi nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký thực hiện hồi giữ tháng 07/2024. Quá trình đóng/mở hồ sơ đăng ký, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hoá xác định có duy nhất một nhà đầu tư đăng ký thực hiện là Công ty TNHH đầu tư xây dựng Thanh Hoá và Công ty cổ phần Tập đoàn 136 có trụ sở đóng tại TP.Thanh Hóa và Hà Nội. Được biết, Công ty TNHH đầu tư xây dựng Thanh Hoá được thành lập đi vào hoạt động từ đầu năm 2019, lấy trụ sở tại Lô số 7, KCN Tây Bắc Ga giai đoạn 2, phường Đông Cương, TP. Thanh Hoá làm nơi đăng ký hoạt động kinh doanh. Tại thời điểm đăng ký hoạt động, Công ty TNHH đầu tư xây dựng Thanh Hoá có vồn điều lệ ở mức 10 tỷ đồng với 5 cổ đông góp vốn hình thành là ông: Ngọ Đình Lâm, hộ khẩu thường trú tại huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá góp vốn 2 tỷ đồng (chiếm 20% cổ phần); bà Nguyễn Thị Lan Phương, trú tại phường Ba Đình, TP. Thanh Hoá góp vốn 2 tỷ đồng (chiến 20% cổ phần); ông Hà Anh Dũng, trú tại phường Đông Vệ, TP. Thanh Hoá góp vốn 2 tỷ đồng (tương đương 20% cổ phần); ông Lê Đình Tuấn, trú tại phường Phú Sơn, TP. Thanh Hoá góp vốn 2 tỷ đồng (tương đương 2% cổ phần) và ông Nguyễn Vũ Tiến, trú tại phường Đông Thọ góp vốn 2 tỷ đồng (tương đương 20% cổ phần. Tại thời điểm mới thành lập, ông Nguyễn Vũ Tiến, sinh năm 1962 là người đại diện pháp luật kiêm giữ chức giám đốc Công ty TNHH đầu tư xây dựng Thanh Hoá, đăng ký lĩnh vực xây dựng công trình ký thuật dân dụng là ngành hoạt động chính. Cuối tháng 6/2024, 4 cổ đông ban đầu là ông Ngọ Đình Lâm; Nguyễn Thị Lan Phương; Hà Anh Dũng; Lê Đình Tuấn thoái vốn khỏi cổ đông góp vốn tại Công ty TNHH đầu tư xây dựng Thanh Hoá và thay vào đó là ông Nguyễn Tiến Đạt, sinh năm 1995, hộ khẩu thường trú tại phường Ba Đình, TP.Thanh Hoá nắm giữ 80% cổ phần. Vốn điều lệ Công ty TNHH đầu tư xây dựng Thanh Hoá cũng được tăng lên từ 10 tỷ đồng lên 60 tỷ đồng vào đầu tháng 7/2022 (trước thời điểm đăng ký thực hiện dự án Khu dân cư mới kết hợp thương mại dịch vụ tổng hợp phía Tây thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương – PV) và ông Nguyễn Vũ Đạt làm người đại diện pháp luật kiêm giữ chức danh giám đốc công ty. “Đối tác” cùng liên danh đăng ký thực hiện Khu dân cư mới kết hợp thương mại dịch vụ tổng hợp phía Tây thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương là Công ty Cổ phần Tập đoàn 136 cũng có có trụ sở đóng tại Hà Nội. Doanh nghiệp thành lập đi vào hoạt động từ năm 2014 với lĩnh vực hoạt động chính là Kiểm tra và phân tích kỹ thuật. Được biết, hiện nay Công ty Cổ phần Tập đoàn 136 có vốn điều lệ đăng ký ở mức 666 tỷ đồng do ông Nguyễn Đăng Quân, sinh năm 1995, hộ khẩu thường trú tại quận Ba Đình, Hà Nội làm người đại diện pháp luật kiêm chức danh Tổng giám đốc công ty.
6d7d9ec888ff65d2644b040cc7834ab3
21/08/2024
0cd5b05e067b4ca85257f7f8de5fa896
08:15
d639748822eb356012cd40879b346bec
20240904
https://vietnamfinance.vn/dau-gia-dat-ha-noi-cao-bat-thuong-thu-tuong-ra-chi-dao-nong-d115033.html
656fea15812779c07db002e930c88956
Đấu giá đất Hà Nội cao bất thường: Thủ tướng ra chỉ đạo nóng
cd50a211e006cb487edd6201fc4b3941
thi-truong-bds
(VNF) -Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện chỉ đạo các cơ quan liên quan kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
8c53b5bd583623b61deb7b0312def306
Theo đó, công điện nêu rõ: Vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo và ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hànhLuật Đất đainăm 2024 có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2024, trong đó có quy định về việc đấu giá quyền sử dụng đất. Một số địa phương đã tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đạt kết quả, góp phần bổ sung nguồn thu cho ngân sách địa phương. Tuy nhiên, một số trường hợp giátrúng đấu giácao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm đang thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận xã hội, có thể tác động đến phát triển kinh tế - xã hội, môi trường đầu tư, kinh doanh và thị trường nhà ở,bất động sản. Do đó, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý đất đai, lành mạnh hóa thị trường bất động sản, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng rà soát công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn đảm bảo đúng pháp luật, công khai, minh bạch; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định pháp luật trong đấu giá quyền sử dụng đất, ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá quyền sử dụng đất để trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường. Cùng với đó, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng các Bộ: Tư pháp, Tài chính, Xây dựng và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương rà soát, kiểm tra hoạt động tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, xử lý theo thẩm quyền những trường hợp vi phạm các quy định pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung, không để xảy ra trục lợi, đồng thời xử lý và đề xuất phương án xử lý nghiêm hành vi lợi dụng đấu giá quyền sử dụng gây nhiễu loạn thị trường báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/8/2024. Tiếp đó, Bộ trưởng Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu, đánh giá cụ thể các tác động của kết quả đấu giá quyền sử dụng đất vừa qua, nhất là các trường hợp có kết quả đấu giá cao bất thường, gấp nhiều lần giá khởi điểm đến mặt bằng giá đất, nhà ở, đến thị trường nhà ở, bất động sản, chủ động điều tiết, giải quyết theo thẩm quyền và có giải pháp xử lý hiệu quả hoặc đề xuất các giải pháp hạn chế các tác động tiêu cực (nếu có), báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan chức năng chỉ đạo các đơn vị, địa phương tăng cường nắm bắt tình hình, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định pháp luật trong việc đấu giá quyền sử dụng đất nhất là các hành vi cấu kết thao túng thị trường, thổi giá để tạo ra thị trường không lành mạnh, không đúng thực tế để trục lợi. Ngoài ra, Thủ tướng cũng yêu cầu các Bộ trưởng các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tài chính khẩn trương hướng dẫn, tổ chức tập huấn cho các địa phương về các chính sách mới của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tại Công điện số 79/CĐ-TTg ngày 13 tháng 8 ngày 2024. Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trực tiếp theo dõi, chỉ đạo việc thực hiện Công điện này. Cuối cùng, Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ thường xuyên theo dõi tình hình, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách những vấn đề đột xuất, phát sinh. Trong thời gian qua, các cuộc đấu giá đất trên địa bàn Hà Nội đã thu hút sự chú ý lớn và gây ra tình trạng "sốt" đất. Nhiều phiên đấu giá đã chứng kiến mức giá cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm. Trong đó, phiên đấu giá 68 lô đất khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao tại huyện Thanh Oai vào ngày 10/8 khoảng 1.600 người tham gia với khoảng 7.000 bộ hồ sơ. Kết quả, lô trúng giá đấu cao nhất lên tới 100 triệu đồng/m2 (cao gấp 8 lần so với mức giá khởi điểm). Lô thấp nhất cũng lên tới 63 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, so với mức giá thực tế trên địa bàn trong thời gian qua chỉ loanh quanh khoảng 30 triệu/m2 đã khiến không ít người cho là đang bị "ngáo giá". Hay tại Hoài Đức ngày 19/8, phiên đấu giá xuyên đêm 19 lô đất tại xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức cũng gây sốc khi có hơn 400 người tham gia đấu giá. Kết quả, lô đất được trả giá cao nhất lên tới hơn 133 triệu đồng/m2, cao gấp hơn 18 lần giá khởi điểm. Trong khi lô trúng có giá đấu giá thấp nhất cũng lên đến 91,3 triệu đồng/m2, song mức giá này vẫn cao gấp 12,5 lần giá khởi điểm. Như vậy, người trúng đấu giá sẽ phải bỏ ra số tiền dao động từ 11,6 - 15 tỷ đồng/lô. Tình trạng "sốt đất" thường do nhu cầu đầu tư bất động sản tăng cao, kỳ vọng về sự tăng giá trị đất khi hạ tầng được cải thiện, cùng với sự hạn chế về nguồn cung đất ở các khu vực trung tâm. Ngoài ra, tâm lý đám đông và sự tham gia của các nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng góp phần đẩy giá đất lên cao trong các cuộc đấu giá. Tuy nhiên, tình trạng này cũng mang đến nhiều rủi ro, như giá đất bị đẩy lên quá cao, không phản ánh đúng giá trị thực. Các chuyên gia đã cảnh báo rằng việc đầu tư vào đất đai trong giai đoạn "sốt" cần phải thận trọng, đặc biệt là khi mua với mục đích đầu cơ. Chính quyền cũng đã có các biện pháp nhằm kiểm soát tình hình, đảm bảo thị trường bất động sản phát triển lành mạnh và bền vững.
0d77d0b878f0ed81aa147177e5fd12f3
21/08/2024
0cd5b05e067b4ca85257f7f8de5fa896
19:22
b5718656452423607720b50c80a93899
20240904
https://vietnamfinance.vn/gia-dien-ban-le-giam-xuong-con-5-bac-bac-1-tu-0-100kwh-d115003.html
6c894c3a8ffa90164e5b70dd443cc634
'Biểu giá điện bán lẻ giảm xuống còn 5 bậc, nới bậc 1 lên 100kWh'
76c6fc872a1b226ad4dda7d1b027935f
chuyen-dong
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết trong dự thảo trình Chính phủ sáng nay, biểu giá điện đã được giảm từ sáu bậc xuống còn năm bậc. Trong đó, bậc đầu tiên đã được nâng từ 0-50kWh lên 0-100kWh.
685b53a98219fed9857eb03ab7244179
Đề xuất giảm giá bán lẻ điện xuống còn 5 bậc Chất vấn tại Phiên họp thứ 36, đại biểu Phạm Văn Hoà đã đề cấp đến vấn đề giá điện. Cụ thể, đại biểu Hoà cho rằng việc áp dụng biểu giá điện bậc thang hiện nay chưa thực sự phù hợp với nhu cầu của người dân. "Giá điện bậc 1 chỉ giới hạn ở 50kWh cho sinh hoạt, khiến người tiêu dùng phải trả tiền điện cho EVN kèm theo mức thuế VAT 10%, điều này được xem là chưa hợp lý", ông nói. Về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết giá điện bậc thang là một mô hình phổ biến ở nhiều quốc gia, nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả. Điện khác với các ngành khác vì sản xuất điện càng nhiều thì càng ảnh hưởng đến môi trường. Bộ trưởng cũng cho biết theo Quyết định 28/2014, biểu giá bán lẻ điện bình quân gồm sáu bậc. Gần đây, thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương chủ trì sửa đổi và bổ sung quy định này. "Trong dự thảo trình Chính phủ sáng nay, biểu giá điện đã được giảm từ sáu bậc xuống còn năm bậc. Trong đó, bậc đầu tiên đã được nâng từ 0-50kWh lên 0-100kWh, đáp ứng đúng mong muốn của đại biểu Phạm Văn Hòa", Bộ trưởng cho hay. Bộ trưởng cũng nhấn mạnh mục tiêu là hỗ trợ người nghèo, giữ nguyên mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho người có hoàn cảnh khó khăn đối với 30kWh đầu tiên. Từ 30kWh trở đi, người tiêu dùng sẽ phải thanh toán theo quy định. Ngoài ra, để xóa bỏ sự bất hợp lý giữa các đối tượng sử dụng điện, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết trong Nghị định 28 sửa đổi lần này, cũng có đề xuất điều chỉnh khung giá cho các đối tượng sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt, giúp giá điện trong lĩnh vực dịch vụ và sinh hoạt trở nên tương xứng hơn, tránh việc bù chéo giữa các đối tượng. Giải pháp xử lý tình trạng gian lận thương mại Cũng tại phiên chất vấn, đại biểu Thạch Phước Bình cho biết trong lĩnh vực công thương, tình trạng hàng giả, hàng nhái và hàng nhập lậu đang trở nên nghiêm trọng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế trong nước, làm tổn hại đến các doanh nghiệp chân chính và quyền lợi của người tiêu dùng. Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng trong nền kinh tế thị trường, gian lận thương mại có thể coi là một đặc trưng hay là một đặc tính vốn có. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết trong thời gian tới, Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan sẽ tiếp tục nghiên cứu và tham mưu cho Quốc hội, Chính phủ trong việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách trong lĩnh vực này, đặc biệt là cơ chế xử phạt các hành vi gian lận thương mại, bao gồm cả thương mại truyền thống và thương mại điện tử. Bên cạnh đó, nâng cao việc xử lý nghiêm minh, kịp thời các sai phạm, cùng với luân chuyển vị trí công tác của những người làm việc trong môi trường này. Đồng thời thực hiện hiệu quả đề án chống hàng giả, hàng gian và hàng kém chất lượng, yêu cầu sự vào cuộc nghiêm túc không chỉ của Bộ Công Thương mà còn của chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp, và người sản xuất. Ông Diên cũng cho biết Bộ sẽ phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nước để xử lý hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, đặc biệt trong bối cảnh thương mại điện tử với nguồn hàng từ nước ngoài vào rất lớn. Cùng với đó, tiếp tục xây dựng và chia sẻ cơ sở dữ liệu giữa các cơ quan chức năng, ví dụ như các sàn giao dịch thương mại điện tử, phòng đăng ký và các chủ sàn.
2684463305dd5a40d03a20e180e4c2c7
21/08/2024
0cd5b05e067b4ca85257f7f8de5fa896
11:35
3a65068dbe0f3aba89b8d6b2291b2ddc
20240904
https://vietnamfinance.vn/hai-phong-cham-ban-hanh-gia-dat-400ha-cho-thue-chua-ky-hop-dong-d114988.html
515200bf635c46c5dea7b6d2d6ee0bf0
Hải Phòng: Chậm ban hành giá đất, 400ha cho thuê chưa ký hợp đồng
cb01ce132d7e1bd4dc54dd0c878db60e
thi-truong-bds
(VNF) -Hải Phòng chậm ban hành giá đất, đơn giá cho thuê mặt nước, ký hợp đồng cho thuê đất, gia hạn thuê đất tại 448 vị trí, với tổng diện tích 471,3 ha.
e8c35325319a81837ca82dedd860d542
Thanh tra Bộ Tài Chính mới ban hành Kết luận thanh tra tại thành phố Hải Phòng. Theo đó, Đoàn Thanh tra chỉ ra Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hải Phòng chưa tham mưu trình UBND Thành phố ban hành giá đất cụ thế, gia hạn thời gian thuê đất, ký hợp đồng cho thuê đất, ban hành đơn giá cho thuê mặt nước dẫn đến không có căn cứ để thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuê mặt nước tại 448 vị trí, với tổng diện tích 471,3 ha. Chậm xác định giá đất cụ thể Cụ thể, Sở TNMT chậm xác định giá đất cụ thể tại Dự án Khu đô thị mới ngã 5 - Sân bay Cát Bi do Công ty TNHH MTV Thương mại đầu tư Phát triển Đô thị làm chủ đầu tư. Được biết, Dự án được phê duyệt đầu tư từ năm 1997, được giao đất từ năm 2000. Năm 2013, UBND TP Hải Phòng phê duyệt tiền sử dụng đất của 51 lô đất với diện tích đất 20.982,9 m2 của Dự án, số tiền là 192,3 tỷ đồng.Đến tháng 10/2013, Cục Thuế có Văn bản gửi Công ty và Chi cục Thuế quận Hải An đề nghị Công ty tự xác định số tiền sử dụng đất còn phải nộp và thực hiện nộp tiền sử dụng đất vào NSNN. Năm 2015, Sở Tài chính có văn bản gửi UBND Thành phố tạm xác định tiền sử dụng đất phải nộp vào NSNN là 459,6 tỷ đồng. Đến hiện tại chủ đầu tư dự án đã nộp đủ tiền tạm thu. Tuy nhiên, tính đến tháng 5/2024, UBND TP Hải Phòng chưa phê duyệt giá đất cụ thể làm căn cứ thu tiền sử dụng đất đối với phần diện tích đất còn lại 52,4 ha Công ty đã tạm nộp tiền sử dụng đất của toàn bộ dự án là 539,6 tỷ đồng. Chậm gia hạn thời gian thuê đất và ban hành giá thuê mặt nước Cụ thể, tại Dự án đầu tư mở rộng sản xuất và Dự án xây dựng nhà máy chế tạo nắp hầm hàng tàu, Công ty Cổ phần Lisemco được thuê đất để thực hiện dự án từ năm 1999 và các Hợp đồng thuê đất năm 2013 (diện tích đất thuê 97.568,5 m2) và năm 2015 (diện tích đất thuê 22.731,3 m2),nộp tiền thuê đất hàng năm. Tuy nhiên, đối với thửa đất 22.731,3 m2 tại phường Hùng Vương, quận Hồng Bàng do đã hết thời hạn thuê đất nhưng chưa có Quyết định gia hạn thuê. Đối với thửa đất 97.568,5 m2 có diện tích mặt nước: Sở Tài nguyên và Môi trường chưa chuyển thông tin diện tích thuê đất, thuê mặt nước và UBND thành phố chưa ban hành đơn giá thuê mặt nước cho thửa đất sau khi Quyết định số 1776/2014/QĐ-UBND ngày 15/08/2014 của UBND TP Hải Phòng về việc quy định đơn giá, tỷ lệ phần trăm để tính tiền thuê đất, thuê mặt nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng hết hiệu lực ngày 01/10/2019. Chưa ký Hợp đồng thuê đất với 445 vị trí đất Tính đến thời điểm thanh tra, Sở TN & Môi trường chưa ký hợp đồng thuê đất làm căn cứ thu tiền sử dụng đất tại 445 vị trí đất với tổng diện tích 406,8 ha. Theo đó, cơ quan Thuế đang tạm thu theo bảng giá đất hàng năm của UBND TP Hải Phòng. Cục thuế hiện đang vướng mặc liên quan cưỡng chế thu nợ. Cụ thể như Công ty cổ phần sản xuất Inox Nguyễn Minh 13,8 ha; Công ty TNHH vật liệu và XD Quyết Tiến 10,5 ha; Công ty TNHH MTV xi măng Vicem Hải Phòng 35,1ha; Công ty TNHH MTV đóng tàu Phà Rừng 13,8 ha; Công ty cổ phần Minh Phú 8,9ha; Công ty cổ phần đóng tàu Sông cấm 13,2ha; Chi nhánh giống cây trồng - Công ty cổ phần Thành Tô 18,5.ha. Thanh tra bộ Tài chính đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hải Phòng nghiêm túc chấn chỉnh khắc phục kiểm điểm tập thể, cá nhân có liên quan. Hiện nay, lãnh đạo Sở Tài Nguyên và Môi trường là Ông Trần Văn Phương – Giám đốc sở, ông Phạm Minh Thành – Phó Giám đốc Sở; ông Chu Thanh Lương – Phó Giám đốc; Phạm Văn Thuấn – Phó Giám đốc.
f538f9309797c179ca79226b5c874211
21/08/2024
0cd5b05e067b4ca85257f7f8de5fa896
10:00
044f058d53707e520ecab1c8b300635c
20240904
https://vietnamfinance.vn/setra-corp-dn-lien-quan-van-thinh-phat-lo-hon-tram-ty-ganh-no-gan-3500-ty-d115002.html
b675c3d1f886f885cfe9075f7d4a4a16
Setra Corp: DN liên quan Vạn Thịnh Phát lỗ hơn trăm tỷ, gánh nợ gần 3.500 tỷ
1775c6794fc45df0e386a5035e0ff550
kinh-doanh
Công ty cổ phần Dịch vụ - thương mại TP.HCM là doanh nghiệp có liên quan vụ Vạn Thịnh Phát vừa báo lỗ 114,5 tỷ đồng trong nửa đầu năm và chưa trả xong nợ.
68c5698f612ea1ef2e24313421d75490
Theo thông tin từ Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), Công ty cổ phần Dịch vụ - thương mại TP.HCM (Setra Corp) vừa công bố tính hình tài chính bán niên năm 2024 với khoản lỗ sau thuế 114,5 tỷ đồng, giảm so với số lỗ năm trước là 273 tỷ đồng. Lợi nhuận liên tục bị thâm hụt ảnh hưởng tới sức khỏe tài chính của Setra Corp. Tại thời điểm 30/6, vốn chủ sở hữu của Setra Corp đạt 295 tỷ đồng, giảm 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 11,84 lần, như vậy tổng nợ phải ở mức gần 3.493 tỷ đồng, giảm hơn 2.000 tỷ so với số đầu năm, có thể thấy nợ phải trả đã vượt lên cả vốn chủ sở hữu. Trong đó, dư nợ trái phiếu là 2.000 tỷ đồng. Như vậy, tổng tài sản của Setra Corp đạt mức gần 3.788 tỷ đồng. Theo dữ liệu Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), tháng 8/2020, Setra Corp đã phát hành 20 lô trái phiếu trị giá 100 triệu đồng mỗi lô. Tất cả đều do Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSC) lưu ký, đáo hạn vào cuối tháng 8/2025, lãi suất 11% mỗi năm. Ngày 29/2/2024, Setra Corp đã có Văn bản số 02/2024/CV-SETRA về việc công bố thông tin bất thường chậm thanh toán lãi gói trái phiếu SET.H2025.01 - SET.H2025.20 (20 mã). Cụ thể, tính từ ngày 1/3/2023 đến 29/2/2024, Setra Corp đã chậm thanh toán tiền lãi và lãi phạt kỳ 5,6,7 của 20 lô trái phiếu nêu trên với tổng số tiền hơn 337 tỷ đồng. Nguyên nhân là do Setra Corp chưa thu xếp được nguồn thanh toán. Trong văn bản này, doanh nghiệp cho biết đang xử lý tài sản để thanh toán gốc lãi của trái phiếu. Đáng chú ý, 20 lô trái phiếu trên của Setra Corp bị Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) xác định có liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn thịnh Phát. Cùng với 5 mã trái phiếu khác do các công ty liên quan tạo lập, số tiền trái chủ bị chiếm đoạt lên đến 30.000 tỷ đồng. Trước đó, Setra Corp cho biết đang bị cơ quan điều tra phong tỏa tất cả tài khoản ngân hàng và tài sản khác do liên quan đến vụ án trên. Công ty phải xin phép bán các tài sản để có nguồn tiền chi trả cho trái chủ. Theo tìm hiểu, Setra Corp được thành lập từ tháng 10/1999, trụ sở đặt tại số 5, Công Trường Mê Linh, phường bến Nghé, Quận 1, TP. HCM. Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất. Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp là ông Trần Văn Tuấn, sau khi cổ phần hóa đổi tên như hiện nay và vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng.
5fb2021e0274d0236053ad9241d5a251
21/08/2024
0cd5b05e067b4ca85257f7f8de5fa896
11:25
998162dd4af3c9119355b4f50f3d46da
20240904