text
stringlengths
23
21.9k
Trận bóng 'ma làm' Những trận chung kết ấy, mặc dù diễn ra giữa những chàng thiếu niên nhưng mang đầy đủ sắc thái của những trận đấu đỉnh cao.Trận chung kết U17 quốc gia năm 2013 là một trận như thế. Đà Nẵng thắng PVF và vô địch sau 10 loạt sút luân lưu. Ngồi quanh tôi khi ấy, trong khu vực của ban tổ chức, là không dưới 50 đồng nghiệp, những người đã theo dõi thể thao đỉnh cao nhiều năm, chứng kiến bao nhiêu màn trình diễn tầm vóc thế giới. Tất cả đều căng cứng. Khán đài, trong buổi chiều sân Thống Nhất nắng gắt hôm ấy, dập dềnh trong những cảm xúc mà hai đội mang lại. Hết trận, chúng tôi thừa nhận với nhau: đây là một trong những trận đấu hay nhất, giàu cảm xúc nhất từng được xem trong đời.Chúng tôi phấn khích ùa xuống sân, túm lấy những cầu thủ và trò chuyện. Chạm vào các em rồi, tôi mới nhớ ra: khác với hình ảnh của những “ngôi sao” mà các cậu vừa thể hiện, đó vẫn chỉ là những chú bé. Các em không biết nói chuyện, vẫn còn ngượng khi chụp ảnh, chỉ cười cười.Họ cũng khóc khi thất bại, cũng vùng vằng khi cảm thấy bị đối xử bất công, cũng ngồi bệt xuống sân với ánh mắt hoe đỏ. Nhưng suốt những mùa hè ấy, thứ đọng lại trong tôi chỉ là sự hồn nhiên. Trên sân khi ấy, là một thứ thể thao thuần túy.Điều gì đã biến những cậu bé này trở thành những gương mặt xấu xí của V-League hôm nay?Họ hành xử xấu xí. Một quả penalty không bằng lòng được thổi, và thủ môn của Long An, trước sự “chỉ đạo” của những đồng đội trong cơn bất mãn, đã quay lưng về phía sân đấu, không bắt quả phạt đền. Màn diễn được đẩy lên cao trào, Minh Nhựt bỏ bóng, chơi trò lộn mèo trước khung thành khi TP HCM tấn công. Một màn diễn khiến báo chí thế giới phải để tâm.Người ta trách Minh Nhựt, trách đám cầu thủ Long An. Nhiều từ nặng nề được dùng. Nhưng theo tôi, chỉ trách móc thôi thì dễ quá.Câu hỏi đặt ra là: từ những cậu bé nông thôn chỉ biết tập bóng đá, thứ cơ chế nào đã giáo dục họ thành những kẻ bất cần, hoang dã, thường xuyên cục cằn và hành xử như “ma làm” (lời trần tình của Minh Nhựt sau trận). Môi trường giáo dục của các cầu thủ đã phần nào hiện rõ. Toàn bộ Ban huấn luyện - những người thày của họ - ùa vào sân, chỉ tay vào mặt trọng tài. Các ông bầu của họ thì không ít lần đòi đập bàn bỏ giải. Giới chuyên môn thừa nhận rằng, Long An là đội bị “oan ức vì trọng tài” nhiều nhất từ đầu mùa giải đến nay. Hết “nghi vấn” này tới “dấu hiệu” nọ. Họ - những chàng trai ngoài đôi mươi - được nhào nặn tính cách bởi một môi trường đầy rẫy sự đáng ngờ. Những cầu thủ ấy đã sai. Rất sai. Nhưng họ là đạo diễn của vở hài kịch, hay đang mang sự tuyệt vọng của những diễn viên đang không biết mình sống trong kịch bản nào? Ở giải đấu đó, đã nhiều cầu thủ rơi vào cảnh ngơ ngác: họ ra sân mà không biết rằng mình tham gia vào một vở diễn đã được ngoắc tay từ bao giờ.Tôi đã gặp nhiều người trẻ, không chỉ trong bóng đá. Tôi tin ai cũng đã gặp những người như thế: họ bắt đầu như những thiếu niên đầy nhiệt huyết và trong sáng. Nhưng rồi chỉ sau vài năm, vài nhiệm kỳ, gặp lại, họ đã nói chuyện bằng một giọng rất khác. Họ bị tô màu bởi cái nơi mình tồn tại. Trước những tình huống ấy, người ta thường không nói chuyện đạo đức, mà tặc lưỡi, tại cơ chế.Những tính cách tuổi trẻ kia, là “ma làm” hay người làm?Đức Hoàng "Họ ra sân mà không biết rằng mình tham gia vào một vở diễn đã được ngoắc tay từ bao giờ" :)) minh nhựt chổng mông vào bóng đá việt,xl chứ hầu như mọi người đều chổng mông vào nó chỉ có điều minh nhựt làm rõ hơn thôi.tôi không đồng tình với cách làm của long an nhưng tôi thông cảm với họ.các bạn có ức chế khi xem vi lích không?các bạn đứng ngoài còn cảm thấy ức chế,vậy những người trọng cuộc cảm thấy thế nào,ở nha các đội có khi một mùa giải chỉ gặp vài lần,nhưng như nhà báo nói 5 vòng bị cả năm,các cầu thủ ai cũng muốn thắng,ra sân mà mặc định bị bắt phải thua thì ai chả ức chế,cái hành động của họ chỉ đơn giản là "cái ngọn mục mọc lên từ bộ rễ thối nát mà chẳng ai dám thay",tuy lố bịch nhưng cũng dễ thông cảm. Toàn dân đồng lòng yêu cầu dẹp bỏ vff. Tẩy chay võ lích để nền bóng đá nước nhà phát triển nào Bài viết quá hay và công tâm. Chúng ta đã sai tất! Sai từ cái hệ thống kim tiền và cơ chế. Xã hội này như thế nào thì bóng đá nó như vậy. Cha mẹ không ra gì đừng mong con tốt. Trận đấu vừa qua là cái tát vào mặt cả nền bóng đá Việt Nam. Một sự sỉ nhục vào tất cả những ai đang điều hành và tham gia trò cười này! Bóng đá phản ánh trung thực xã hội, tôi hiểu như thế Con người là sản phẩm của hoàn cảnh! Tiêu cực móc ngoặc khắp nơi ,đòi hỏi người trẻ sống trong sáng,sống tốt sao đây?!!! Nhà dột từ nóc ??? Tôi đã gặp nhiều người trẻ, không chỉ trong bóng đá. Tôi tin ai cũng đã gặp những người như thế: họ bắt đầu như "...những thiếu niên đầy nhiệt huyết và trong sáng. Nhưng rồi chỉ sau vài năm, vài nhiệm kỳ, gặp lại, họ đã nói chuyện bằng một giọng rất khác. Họ bị tô màu bởi cái nơi mình tồn tại. Trước những tình huống ấy, người ta thường không nói chuyện đạo đức, mà tặc lưỡi, tại cơ chế..." Không riêng gì bóng đá, hình ảnh này vẫn thường gặp ở các công chức, cán bộ. Hãy xem lại ban tổ chức đi Bài bình rất hay, nó chỉ làm vấy bẩn thêm tấm áo của V-League vốn đã hư thối từ lâu. Tôi luôn thích những gì Đức Hoàng viết. Hy vọng " họ" hiểu Anh nhỉ. Nguyên do tại các cầu thủ 1 thì tại mặt bằng ứng xử của xã hội là 10. Hãy xem các trận bóng đá ở Anh, Đức, Italia thì thấy ngay. Kỹ thuật của cầu thủ cao đến mức ta chẳng dám so sánh, ngoài ta họ đá không nguy hiểm, không phạm lỗi nhiều như ở ta. Vì vậy trận nào khán giả cũng đến kín chỗ, còn ơn ta thì ... Những gì ở xã hội phát triển và văn minh là chuyện rất bình thường như dắt cụ giàqua đường, nhặt được của rơi trả lại người mất, nhặt giúp hàng hoá của xe tải không may bị đổ ra đường, làm hỏng gương ô tô của người khác thì tự để lại lời xin lỗi và số điện thoại của mình để liên hệ đền bù, v.v... ở nước ta lại là hành động đẹp đáng ca ngợi vàđưa lên báo chí, lên mạng. Kiểu này thì đến một lúc nào đó cứ không vượt đèn đỏ, và chạm xe ngoài đường không đánh nhau, cán bộ đi làm đúng giờ là được khen thưởng mất. Họ đang mang trong mình "sự tuyệt vọng của những diễn viên không biết mình sống trong kịch bản nào?". Một bộ phận đội ngũ cán bộ, công chức đồng cảm với họ. Không chỉ trong bóng đá. Thật tuyệt! Và không chịu được, sau vài nhiệm kì, tôi cũng bỏ cuộc chơi.
Nông dân lập trình Lời nhắn nhủ của Chủ tịch Đà Nẵng khiến tôi nhớ lại giai đoạn đầu thế kỷ, khi anh em bắt đầu mở công ty phần mềm FSoft. Bạn tôi, một tiến sĩ kinh tế nói: “Nam, mày không thể thành công nếu không lôi được nông dân vào cuộc. Công nghiệp tức là phải nói đến số đông, dù có là công nghiệp phần mềm”.Bạn tôi không phải người nói suông. Bản thân anh mở một công ty phần mềm, chỉ nhận các cháu học lớp 12 ở làng mà không thi được đại học. Anh sống tốt, mở chi nhánh ở Singapore luôn.Tôi cũng là người tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân (mà ở ta nhân dân tức là nông dân, đại đa số).Bởi thế những năm đầu, biểu tượng của công ty chúng tôi là chị Nguyễn Thị Lan Hương, cuối tuần nào cũng về nhà cấy, nhổ cỏ cho mấy sào ruộng của gia đình ở Đông Anh. Sau này, họa sĩ lấy cảm hứng để thiết kế nên talisman (phù hiệu) của FSoft là chàng Cuder, nông dân cuốc đất trên cánh đồng số. Bây giờ Hương đã làm phó giám đốc một đơn vị kinh doanh chiến lược của công ty.Có lần một nhân viên của FSoft được khách hàng sang tận nơi khen thưởng vì đã fix được bug mà họ mãi không sửa được. Tôi đã về quê, nói chuyện với bố mẹ em. Hóa ra họ là những người nông dân hết sức bình thường, tần tảo làm ruộng, nấu rượu nuôi con. Mỗi lần về quê như vậy, các cô các bác đã tiếp cho tôi biết bao sức mạnh để đi tiếp.Bởi vậy, tôi thấy không thể hiểu được, sau bao nhiêu năm, các trường đại học về CNTT vẫn không thể nào cung cấp đủ số lượng, chứ chưa nói gì đến chất lượng, cho các công ty phần mềm đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Theo số liệu tôi có, thì cả nước mỗi năm có 17.000 sinh viên CNTT tốt nghiệp, trong khi đó riêng nhu cầu tuyển dụng của chúng tôi đã là 3.000 người. Con số này của Ấn Độ là khoảng 2 triệu. Ngay cả tính trên tỷ lệ so với dân số, thì tỷ lệ số kỹ sư CNTT các bạn đào tạo được, cũng gấp 8,5 lần nước ta. Cứ hơn 600 người Ấn thì có một kỹ sư CNTT.Sở dĩ tôi so với Ấn Độ, vì tỷ lệ người dân nông thôn ở bạn và ta là ngang nhau, thậm chí bạn nhỉnh hơn một chút, 67% so với 66%. Xuất phát điểm không khác nhau là mấy, thậm chí nếu xét đến tiến trình “xóa đói giảm nghèo” trong nửa thế kỷ qua thì bạn còn phải học ta. Nhưng bây giờ nơi đó đã là một trung tâm CNTT của thế giới. Trên tạp chí Forbes năm ngoái, có câu chuyện về Varun Chandran, một thanh niên từ nông thôn Ấn Độ, nhà nghèo tới mức không có tiền đi học. Cậu vừa đi làm thuê, vừa học tiếng Anh, tìm hiểu về CNTT trong các quán cà phê Internet. Sau này, Varun lập một công ty phân tích và đào bới dữ liệu. Cậu quay trở về ngôi làng cằn cỗi của mình thuê chính những người nông dân trong làng làm việc, đào tạo họ thực hiện phân tích dữ liệu máy tính. Khách hàng của Varun có các tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới, và doanh thu mỗi năm cả triệu USD. Ai dám tin rằng “big data” sẽ được xử lý bởi những phụ nữ nông thôn làm quen với máy tính lúc nông nhàn? Varun tin, vì cậu từng làm được điều đó.Sự khác biệt ở đây là do họ thông minh hơn ta, hay là độ lớn của ước mơ?Có nhiều người vẫn lầm tưởng rằng chỉ có các bậc trí giả mới có quyền và khả năng tham gia vào cuộc cách mạng đang thay đổi thế giới.Tôi thì tin rằng một chương trình đào tạo trong vòng 16-20 tháng với một chi phí đầu tư chấp nhận được cho gia đình, hoàn toàn có thể bắc cầu cho các cậu bé “chăn bò” từ miền Trung nghèo khổ và các vùng của đất nước có thể tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này. Và đó cũng là chương trình mà tôi sẽ mời ông Chủ tịch Đà Nẵng đến tham quan. Tư duy của chúng tôi: Học những kỹ năng căn bản và quan trọng nhất là học cách tự học, rồi “a lê hấp”, nhảy vào cuộc. Công nghệ như một dòng sông chảy xiết. Tập ở trên bờ bao nhiêu cũng không đủ. Chỉ cần không chìm và biết định hướng. Dòng sông sẽ đưa bạn đến đại dương tri thức.Tôi luôn chào đón bất kỳ cậu bé chăn bò nào đủ tham vọng để bắt đầu. Nguyễn Thành Nam Ở cấp THPT ban giám hiệu coi môn Tin học là thứ bỏ đi Chúng ta cần gom trẻ em mồ côi, vô gia cư cho đi học chuyên về toán, ngoại ngữ, vi tính, kỹ thuật, cho các em phụ làm công tác xã hội ít giờ mỗi ngày và trả lương cho các em. Cho mỗi em một máy vi tí́nh để lập trình, nếu máy hư sẽ có người giúp sửa chửa ở trung tâm huấn nghệ. Thầy cô và chuyên viên huấn nghệ sẽ có cho mọi trình độ. Cho các em ăn ở nơi thật tốt và dạy cho các em hiểu là các em rất quan trọng cho quốc gia. Hãy thương yêu và hổ trợ tinh thần cho các em, giúp các em vượt qua tất cả chướng ngại vật.Pham Bài viết thật hay và cảm động. Cám ơn anh Nguyễn Thành Nam. Đúng là sự khác biệt nằm ở "độ lớn của ước mơ"! Mục tiêu lớn nhất của giáo dục ngoài để biết,làm được việc,khẳng định được vai trò bản thân thì trên hết là để mỗi cá nhân hay một cộng đồng hoà nhập chung với dòng chảy tiến bộ của nhân loại. Đây là cốt lõi của bình đẳng,giải phóng sáng tạo cá nhân!Cảm ơn anh Nam vì ý tưởng táo bạo,đầy tính nhân bản! Em đang đi cày ruộng, giờ nghỉ đọc bài này. Hóa ra mình giống nhau, đều là nông dân cả thôi. Nông cụ của e là cái cày, của dân lập trình là cái máy tính, ha ha, cày tiếp thôi Em cũng xuất thân từ một cậu bé chăn bò có thâm niên làm việc từ khi lên 4 tuổi. Em có khát vọng thay đổi cuộc sống của mình và giúp đỡ được nhiều người khác cùng phát triển sự nghiệp. Hy vọng được VnExpress tạo điều kiện để được gặp gỡ và trao đổi với anh Nguyễn Thành Nam về tham vọng của mình. Vai trò lớn nhất của giáo dục không chỉ là để biết,làm được việc,khẳng định mình mà hơn hết là hoà nhập được chung với dòng chảy hội nhập! Những người nông dân lập trình- ý tưởng rất táo bạo và nhân văn! Cảm ơn anh! Dân CNTT giỏi đa số ra nước ngoài làm hết rồi. Bởi vì CTTT ở Việt Nam bạc bẻo quá nên không thể đánh giá được số lượng và chất lượng chính xác đâu Bác. BÀI VIẾT QUÁ Ý NGHĨA..CẬU BÉ CHĂN BÒ NÀO ĐỦ THAM VỌNG ĐỂ BẮT ĐẦU Thứ 1: đọc cái tiêu đề, ai cũng nghĩ tác giả nói đùa.Thứ 2: đọc bài viết, thấy tác giả nói hay và đúngThứ 3: đọc comment, thấy vấn đề tác giả chưa nói đến hóa ra lại là mấu chốt của vấn đề: Thu nhập và cơ hội việc làm từ vấn đề này mới là cái mà người trong nghề quan tâmThứ 4: sau khi đọc thì có 2 suy ngẫm là: người nông dân có thể làm được gì nếu cầm được tấm bằng CNTT?Xã hội phải thực sự khuyến khích, phát triển nó, có đất sống và có nguồn để sống. Bạn không thể đem 1 hạt giống tốt để trồng ở 1 mảnh đất xấu rồi nói nó sẽ đương nhiên trở thành 1 cái cây cho bạn nhiều quả ngọt. Trên mảnh đất đó chỉ những hạt giống thực sự khỏe và có được tài nguyên ưu ái hơn thì mới phát triển được thôi.Ngược lại, nếu mảnh đất màu mỡ, nhiều tài nguyên, thì dù bạn có trồng giống 1 cách đại trà, thì sản lượng thu hoạch của bạn cũng tốt hơn nhiều so với trường hợp kia.Nếu bạn là 1 hạt giống tốt, bạn thích được người ta ném vào mảnh đất nào?Tôi hiểu tác già là người đi vun trồng và chăm sóc cây, nhưng cái tôi thắc mắc là người quản lý mảnh đất đó nghĩ gì và làm gì.<đôi lời suy ngẫm> Tôi ủng hộ những điều bài viết gợi mở Trả lương thì bèo bọt so với công sức bỏ ra mà đòi xã hội phải đáp ứng đủ số lượng. Tôi là một kỷ sư CNTT kinh nghiệm 10 năm đây. Nhưng tôi cũng nản nghề này, và tôi ước đã không học nghành này. Học những kỹ năng căn bản và quan trọng nhất là học cách tự học, rồi “a lê hấp”, nhảy vào cuộc. Công nghệ như một dòng sông chảy xiết. Tập ở trên bờ bao nhiêu cũng không đủ. Chỉ cần không chìm và biết định hướng. Dòng sông sẽ đưa bạn đến đại dương tri thức, rất thích câu này ai đồng ý điểm danh. Nền giáo dục mang nặng tính học thuật không có tính ứng dụng, chỉ chú trọng cái vỏ và tạo ra những con người chỉ biết nghe lời không biết phản biện. tôi củng là một thằng chăn bò hồi xưa và giờ củng thành thằng lập trình freelancer không làm trong toà nhà mà làm tại nhà
Cấm khẩu vì hộ khẩu Lúc đó, tuy không còn tiêu chuẩn phân nhà, sổ gạo, nhưng được nhập khẩu vào Hà Nội là mơ ước của nhiều người.Cầm quyết định của cơ quan, tôi hăm hở vào gặp trưởng phòng quản lý sinh viên của trường đại học, nơi tôi cắt chuyển khẩu tạm thời từ quê lên để ở suốt 4 năm đại học. Không may cho tôi, trưa đó, thầy giáo kiêm trưởng phòng vừa đi uống rượu về. Ông thầy nổi tiếng khó chịu này cuối cùng đuổi tôi ra khỏi phòng, vì cái tội phản ứng với mùi rượu nồng nặc từ miệng ông. Tôi đạp xe từ Thượng Đình về Lý Thường Kiệt, thề sẽ không bao giờ quay lại lấy cái giấy vô lý ấy. Và rồi tôi làm thật. Một tháng sau, khi trưởng ban tổ chức cán bộ hỏi, tôi bảo mình không cần nhập khẩu nữa. Trưởng ban hỏi đi hỏi lại rồi chốt rằng, chỉ tiêu của tôi sẽ được dành cho người khác.Không biết người được dành sự may mắn ấy là ai. Còn tôi những năm về sau thật khốn đốn vì quyết định của mình.Rời khỏi cơ quan cấp bộ, tôi chuyển sang làm việc cho văn phòng đại diện của một đơn vị từ TP HCM. Biết bao nhiêu cơ hội mua nhà trôi qua, chỉ vì tôi không thể nào nhập khẩu. Lúc đó, ở Hà Nội, muốn mua nhà, thì phải có hộ khẩu, mà muốn nhập khẩu, thì phải có nhà. Vô phương. Nhưng vì còn trẻ và chưa lập gia đình, nhà thì cũng mua lại một căn bằng giấy viết tay, nên tôi mặc kệ.Những năm đó, không có hộ khẩu ở Hà Nội thực sự khiến tôi cấm khẩu với các quyền lợi của một cư dân. Một người ngụ cư không bỏ phiếu, một người ngụ cư không sinh hoạt đoàn thể, một người ngụ cư không có suất gửi trẻ cho con.Hơn 10 năm kể từ ngày đạp xe đi chuyển khẩu, tôi không quay lại trường. Ông giáo kiêm phụ trách quản lý sinh viên cũng đã về hưu. Bao nhiêu phiền phức của việc không có hộ khẩu chỉ thực sự là vấn đề khi phải làm khai sinh cho cháu gái đầu lòng. Tôi phải gửi giấy chứng sinh về quê, ở đó họ biết con tôi là con của tôi, và tôi, là con của bố tôi, và tất nhiên, là giấy khai sinh được cấp. Chúng tôi phải vượt qua hàng rào hộ khẩu bằng nhiều cách: Nỗi lo về trường học của con cái, với khái niệm “học đúng tuyến” được giải quyết bằng hệ thống trường tư. Việc xác minh giấy tờ đành đánh đổi bằng những chuyến xe khách vội vã chạy về quê. Tiền tích cóp được trong những tháng năm miệt mài lao động, chúng tôi mua được một căn hộ nhỏ. Vì không có hộ khẩu, nên giấy tờ nhà buộc phải để người thân đứng tên. Chúng tôi vượt qua được những điều đó. Nhưng chắc không phải ai, người lao động nào đang cống hiến cho các trung tâm kinh tế ở nước ta cũng nghiến răng vượt được từng ấy cái rào.Năm 2010, nhờ có chút cởi mở hơn về nơi cư trú trong quy định về nhập khẩu, vợ tôi chép miệng bảo “thôi để em nhập khẩu, sau này đỡ phải lặn lội về quê làm giấy tờ”. Vì không phải quay lại trường lục tìm tờ chuyển khẩu của mình, nên tôi đồng ý. Và sau vài tháng đợi chờ, chúng tôi đã trở thành người có hộ khẩu trong chính ngôi nhà mình đã bỏ tiền mua 3 năm về trước. Từ đó, những giấy tờ cần chứng minh, chúng tôi đã bớt đi được hơn 90 km khoảng cách vì chỉ việc ra phường.Thật khó tin là đến năm 2017 này, người dân lập nghiệp ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM vẫn còn bị ràng buộc bởi những quy định vô lý về hộ khẩu. Những bức xúc vì sự phiền hà, lạc hậu và tiêu cực trong quản lý hộ khẩu và bức xúc với các chính sách thiếu công bằng đi kèm hộ khẩu đối với cư dân vẫn là đề tài được bàn tán mỗi khi người dân có việc đến cửa công.Bí thư TP HCM mới đây bức xúc trước chính sách xét hộ khẩu khi tuyển công chức, viên chức. Đúng là ở TP HCM, bạn sẽ thường xuyên bắt gặp những dòng đăng tuyển cán bộ với điều kiện “có quốc tịch Việt Nam và có hộ khẩu tại TP HCM”. Bỏ đi được cái “tiêu chí” vốn là rào cản quái gở dành cho nhân tài khắp thế giới này, chắc chắn là một sự tiến bộ.Nhưng sau đó là gì? Cái mà ông bí thư nhắc đến - việc tuyển dụng - chỉ là một biểu hiện, một chi tiết của phương pháp quản lý theo hộ khẩu. Còn trường học cho con cái; còn chứng thực các giấy tờ; còn rất nhiều chính sách đi kèm với cái hộ khẩu trở thành hàng rào để người ta muốn cống hiến lâu dài cho một thành phố.Chắc hẳn nhiều người di cư “không hộ khẩu” từng trải qua tình huống gượng gạo phải nhờ anh công an khu vực nơi mình vẫn để hộ khẩu, xác minh giấy tờ (chúng ta thì vốn quá nhiều loại giấy tờ). Trong khi bao nhiêu năm chẳng sống ở quê, anh công an miễn cưỡng đóng dấu và phàn nàn “ông này là ông nào, ở đâu bây giờ về đây xin xác thực”.Công bằng mà nói, một chính quyền muốn thuận tiện trong quản lý và các tác động đi kèm, luôn có nhu cầu quản lý hộ khẩu. Tuy nhiên sự phát triển của khoa học công nghệ và hạ tầng thông tin liệu đã đủ để chúng ta xét lại tất cả các khía cạnh của “sổ hộ khẩu” - thay vì chỉ xét đến vài tình huống bề nổi như đang làm. Lại Trọng Tình Tôi mua nhà và muốn chuyển hộ khẩu vào Bình Dương luôn để tiện con cái đi học sau này. Nhưng chi 1 cái đơn mà cán bộ phường làm tôi mất 3 ngày nghỉ làm. Mỗi lần họ bắt tôi về sữa một lỗi tôi hỏi sao không báo để sữa một lần luôn họ bảo hôm bữa chưa xem kỹ. Cuối cùng tôi phải nhờ dịch vụ làm với giá 2tr. Qua đó để thấy rằng đổi mới thủ tục hành chính làm gì khi mà con người là yếu tố quyết định. Cái hộ khẩu khốn nạn nó hành dân khốn khổ. Năm 2009 tôi chuyển khẩu của vợ tôi từ Bắc Ninh về Đông Anh Hà Nội theo chồng. Sau mấy lần chạy đi chạy lại giữa 2 tỉnh để hoàn thành các loại giấy tờ xin cắt và xin nhập loằng ngoằng, đến lúc ra UBND huyện lấy kết quả lần thứ 3 sau 2 lần trước đến hẹn mà vẫn chưa xong, cô nhân viên tại đó lại hạch sách: Chị nhà làm giáo viên thì phải có giấy tờ chứng minh để ghi nghề nghiệp vào sổ hộ khẩu. Vậy lại về nhà lấy giấy quyết định chuyển trường mang ra nộp. Ra đến nơi cô nhân viên đó lại đòi giấy xác nhận của trường cũ tại Bắc Ninh đồng ý cho chuyển trường. Lại về bổ sung giấy tờ. Ra lần tiếp theo thì cô nhân viên lại hạch sách, phải có giấy xác nhận của hiệu trưởng trường mới là vợ tôi là giáo viên tại đó, vì giấy nộp lần trước mới chỉ là quyết định tiếp nhận của cấp Phòng GDĐT huyện....Hết chịu nổi, tôi nổi xung lên, quát um lên: cô có làm cho tôi không? sao không nói từ đầu để người ta còn đi làm một lần? Vợ tôi làm nghề gì thì có liên quan gì? Thế nếu vợ tôi thất nghiệp ở nhà thì cô đòi giấy xác nhận cái gì, làm ăn kiểu hành dân láo đến thế à, tôi nhất định không có tiền cho cô đâu đấy... vân vân và vân vân... Có làm cho tôi không hay để tôi lên gặp cấp trên của cô bây giờ, và tôi xăm xăm định tiến vào trong lên tầng 2 gặp lãnh đạo ở đó... Vậy là cô nhân viên đó hốt hoảng vội ngăn lại, xin lỗi, và mở ngăn kéo lấy ra trả tôi cuốn hộ khẩu đã có thông tin vợ tôi nhập hộ khẩu theo chồng.Kinh nghiệm: người dân không nên dùng phong bì chạy chọt, tạo thành thói quen xấu để họ hành dân. Cứ đúng thủ tục mà làm. Nếu họ không làm cho theo đúng quy định và thời hạn thì cứ mắng cho một trận, sử dụng quyền công dân và các phương tiện truyền thông sẵn có hiện nay để làm sức ép, không nên để họ làm khổ... Tôi đi làm hộ khẩu thường trú thôi mà cũng bị hành đi hành lại.Tôi đã xin được giấy xác minh từ công an phường Hoàng Liệt nơi tôi đang ở ,sau đó tôi mang giấy đó về nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại Xã Vĩnh Quỳnh huyện Thanh trì Hà Nội để xin xác minh hai chiều.Gặp ông trưởng CA xã Vĩnh Quỳnh để xin xác nhận nhưng ông ta không chịu xác minh cho mà bắt tôi phải mang về CA phường Hoàng Liệt nhờ họ gửi về xã Vinh Quỳnh qua đường bưu điện thì ông ta mới xác nhận cho ,tôi xin sỏ mãi cũng ko được , tôi bảo anh ghi vào biên bản cho tôi biết theo quy định nào ,điều luật nào ,,, Thì ông ấy không chịu ghi và nhất định ko chịu xác minh.Tôi về hỏi những người dân sống quanh khu nhà tôi họ bảo họ cũng phải mang về xã để xin xác nhận hai chiều và được xác nhận ngay. Tôi đã gọi điện và nhắn tin cho ông Nguyễn Đức Chung Chủ tịch TP Hà Nội nhưng ông ấy cũng bơ đi.Thực sự là buồn cho cái thủ tục hành là chính. Trên thế giới chỉ còn ba nước lạc hậu là quản lý con người bằng hộ khẩu - thật buồn tôi lại là công dân của một trong ba nước đó. Nếu nói về cái hộ khẩu ( hậu khổ ) thì sẽ có 1001 chuyện bi hài xung quanh nó.Hộ khẩu là cái chi chiNếu không có nó lấy gì có...tui. Bài viết rất hay, tôi chưa bao giờ gặp rắc rối vì cái hộ khẩu Hà Nội nhưng tôi cũng nghĩ nên bỏ hộ khẩu đi thì tốt hơn. Đây là hệ luỵ tất yếu của hệ thống quản lý hành chính chồng chéo,vừa kém hiệu quả,gây tốn kém cho ngân sách,bất bình đẳng cho người dân! Nhưng vẫn không ít người sống được vì những "dịch vụ" này nên để thay đổi hay giản lược được hay không thì...!!! Hồ sơ xin việc giờ vẫn còn dòng: Trước cách mạng tháng 8 làm gì? Sau cách mạng tháng 8 làm gì? Bí danh? Ở ĐÂU BÂY GIỜ VỀ ĐÂY XIN XÁC THỰC.ÔNG NẦY LÀ ÔNG NÀO .TÌNH VÀ LÝ CỦA CON NGƯỜI. bài viết đúng quá! Nhiều lúc tôi cũng không hiểu hộ khẩu để làm gì nữa. Kêu quản lý con người, nhưng tác dụng quản lý thì không bao nhiêu, phiền phức nó mang lại thì nhiều. Có chăng chỉ là mang lại tiền cho mấy ông chính quyền và cò. Đất nước độc lập tự do, nhưng sự tự do lại bị cái hộ khẩu kìm kẹp. Chính quyền bao nhiêu năm không thấy được sự tiến bộ nào. Việt Nam ngày càng nghèo cũng không phải vô lý nhì. em quê Hải Dương, làm SG , cũng khổ vì cái hộ khẩu giấy tờ, Thiết nghĩ tới năm 2017 rồi, dịch chuyển lao động là do nhu cầu, cơ cấu kinh tế chứ chẳng phải là ham cái hộ khẩu thành phố, mang về trưng tủ cho oai. Nhưng như thế tự dưng mình cảm thấy thiệt thòi về quyền công dân, trong khi mình là người có nhu cầu, có đóng góp trực tiếp cho thành phố "Lúc đó, ở Hà Nội, muốn mua nhà, thì phải có hộ khẩu, mà muốn nhập khẩu, thì phải có nhà.". Thế này khác nào đánh đố người dân. có những người "sống" trên những cuốn hộ khẩu, nếu bỏ hộ khẩu thì họ không có cái "ăn" Cán bộ là để giúp dân giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, nhưng thực tế có phải là như thế?
Cuộc chiến vỉa hè Tới khi tuổi cao hơn, không chịu được sương giá, tôi thuê một gian hàng ở đường phố Stadt Teltow làm cửa hiệu. Cửa hàng có biển quảng cáo, nhưng tôi vẫn bày đồ ra ngoài, trên vỉa hè hai cái giá quần áo, hai cái giá đựng giầy, tất để bán. Những thứ bày biện ấy áp sát cửa hàng, chiếm dụng chỉ 1,5 m ra hè. Chỉ một ngày sau có nhân viên của thành phố thuộc Phòng quản lý trật tự tới nhắc nhở: Không được chiếm dụng vỉa hè. Ở đây, đất nằm ngoài khu vực đất tư nhân là thuộc về nhà nước, của chính quyền địa phương quản lý và bất khả xâm phạm. Ai muốn sử dụng nó làm bất cứ điều gì phải có giấy phép có thời hạn. Theo hướng dẫn, tôi tới Phòng quản lí trật tự đô thị xin sử dụng cái khoảng 2 mét rộng, 6 mét dài theo cửa hàng. Người ta phát cho tôi mẫu giấy để điền vào tờ khai và nhân viên lập tức bật máy tính để kiểm tra dữ liệu. Họ có luật rất rõ ràng, cụ thể, ví dụ vỉa hè rộng bao nhiêu thì cho phép địa phương được cho thuê. Tôi có giấy phép sử dụng phần hè đó ngay, sau khi đã nộp tiền thuê 12 mét vuông hè, mỗi tháng tương đương 60 euro cho phòng tài chính thành phố. Đó là diện tích lớn nhất tôi có thể thuê, vì chính quyền phải đảm bảo phần còn lại của vỉa hè đủ chỗ cho người dân đi lại.Sống gần 30 năm ở Đức, buôn bán khắp hang cùng ngõ hẻm, tôi hiểu rằng, cái vỉa hè thuộc về người đi bộ. Không có chuyện đã có vỉa hè mà người đi bộ phải xuống lòng đường để tránh cái quầy hàng của ai đó. Ở Đức, anh không thể cự cãi lại nhân viên nhà nước. Họ nhắc anh tới lần thứ ba là có giấy phạt. Giấy phạt tới lần thứ hai không nộp là phải ra tòa. Mà đã ra tòa thì án phí rất cao nên người dân không dại gì vi phạm.Từng bán rong, từng lấn chiếm vỉa hè, nên tôi rất quan tâm tới câu chuyện diễn ra tuần qua ở TP HCM. Hôm qua, Hà Nội cũng ra quân, đòi lại vỉa hè cho người đi bộ. Quan trọng hơn là tôi cảm thấy một không khí hưởng ứng, ủng hộ của người dân hai thành phố lớn đối với chủ trương đúng đắn này. Vỉa hè sinh ra là dành cho khách bộ hành. Vậy phải trả nó cho người ta chứ. Nhưng bản chất vấn đề này là ở đâu, tại sao cuộc chiến giành lại vỉa hè lại thách thức đến như thế?Những cảnh tượng như thế này diễn ra thường xuyên: Xe phường lướt qua, quán xá người ta nép lại, thu gom bàn ghế, cốc chén. Rồi xe phường khuất tầm mắt, người ta ào ạt bày ra, còn xênh xang hơn trước. Công an, dân phòng thường xuyên có cảnh giành giật, co kéo với từng gánh hàng rong, nhưng đuổi chỗ này, người ta chạy chỗ khác. Rốt cuộc, mọi thứ vẫn đâu vào đấy, chỉ có người đi bộ là bị đẩy xuống lòng đường, gây nguy hiểm cho cả khách bộ hành lẫn người điều khiển phương tiện giao thông.Tại Hà Nội và TP HCM, không chỉ vài người bán hàng rong mà hầu khắp các đường phố tấp nập đều có các cửa hàng thi nhau chiếm dụng vỉa hè. Họ đều có địa chỉ, kể cả một bà bán xôi cũng có thể truy lùng qua chứng minh thư, mà xác lập tư cách quan hệ dân sự. Nhưng tất cả các quận huyện ở hai thành phố trên không nơi nào quản lý được một cách chính thức thành phần kinh tế này. Nhà nước không thu được một xu tiền thuế nào, thậm chí còn phải tốn tiền, tốn nhân lực cho những đợt dẹp trật tự một cách hình thức và tạm thời. Bởi vì hiện tượng bảo kê của các cấp với các cửa hàng là có thật. Phạt thì cứ phạt, nhưng cứ đúng ngày đúng tháng là có ai đó tới thu tiền không hóa đơn, nhất là tại các quán ăn đông người, làm ăn thuận lợi. Nhà nước đã thất thu theo cách như vậy và công chức, cán bộ nhiều cấp đã thoái hóa trong môi trường như thế. Rõ ràng, việc quản lý cái vỉa hè đã bị buông lỏng từ lâu. Lâu đến mức người ta sinh ra thái độ phản ứng khi ông Phó chủ tịch quận dẫn quân đi giành lại vỉa hè - giành lại thứ vốn không phải để tranh giành. Có những việc làm cụ thể của ông phó chủ tịch gây tranh cãi, nhưng tôi chắc chắn rằng, đây là một chủ trương đúng, cần làm đến nơi đến chốn, để chấm dứt hẳn những cảnh không đẹp mắt vẫn diễn ra ngày này qua ngày khác. Chúng ta không muốn nhấp nhổm ngồi ăn trong những quán hàng không biết lúc nào có xe phường vụt qua, không muốn chứng kiến cảnh giành giật, xô xát giữa công an, dân phòng với những người bán hàng rong. Tôi nghĩ, chúng ta còn cần một có luật và các quy định dưới luật hướng dẫn chi tiết về việc quản lý đô thị, quản lý cái vỉa hè. Nếu sai, nếu vi phạm, phải phạt thật nặng để vỉa hè được dành hẳn cho dân, cho người đi bộ. Theo tôi đấy là vấn đề mấu chốt, vấn đề cần phải làm lâu dài chứ không thể để chỉ có vài mét vỉa hè mà ầm ĩ như mấy ngày qua.Vỉa hè là thứ rất nhỏ, quyền được sử dụng vỉa hè một cách chính đáng của người đi bộ cũng là thứ quyền lợi rất nhỏ so với vô số quyền lợi khác mà người dân cần được hưởng. Nếu những việc nhỏ này vẫn không thể giải quyết và quản lý được thì chưa thể nói tới những việc lớn và khó hơn.Nguyễn Văn Thọ Lạ thay rất đúng quy trìnhVỉa hè đi bộ dân mình mất tiêuCái này đích thị quan liêuMấy quan kêu khó là điều chẳng saiVỉa hè đâu của riêng aiCủa dân của nước một hai rõ ràngTại sao lại chiếm bán hàngTrông giữ xe máy hàng ngang lối vềĐể dân đi bộ khổ ghêXuống đường trộn với đi về với xeQuyết tâm lấy lại vỉa hèÔng Hải đã nói dân nghe ấm tìnhMong rằng để nước bình minhHình ảnh ông Hải nặng tình lắm thayMong ông mạnh khỏe hàng ngàyĐem sức cống hiến nước may dân nhờViệc làm ông Hải nên thơCho nên tôi ghép để nhờ khắp nơiHãy học Ông Hải từng lờiVì dân dân trọng thảnh thơi tâm mình!(An Lâm) Anh Thọ nói đúng: Khi "việc nhỏ vẫn không giải quyết và quản lý được thì chưa thể nói tới những việc lớn và khó hơn!". Để xây dựng đời sống văn minh,thay đổi bộ mặt cho đô thị mỗi cá nhân cần sống,tuân thủ theo pháp luật! Nhà tôi cho thuê mở quán cafe! Mỗi tháng, chủ quán bảo phải đi lo lót cho phường rất nhiều tiền để được bày quán ra vỉa hè! Thỉnh thoảng, ngoài anh phường là anh Quận, anh Thành phố ghé thăm xin một ít. Tiền đi về đó chứ về đâu nữa! Biết là sai nhưng vì vẫn hiệu quả hơn là không bày ra vỉa hè nên sự việc vẫn cứ tiếp diễn. Chuyện quá bình thường ở Việt Nam nhưng ai cũng giả vờ không biết! Quá hài hước! Bạn nói rất đúng. Lấn chiếm vỉa hè, xây dựng trái phép... lỗi ở dân một, lỗi ở chính quyền mười. vậy thì phạt dân một, phải phạt cán bộ phụ trách vấn đề đó mười. Phạt người dân do lỗi không tuân thủ quy định hiện hành, phạt cán bộ vì không làm tròn bổn phận được giao. Nếu như vậy sẽ không còn ai dám vi phạm nữa. Hết bình luận. Đã đến lúc dẹp bỏ tư duy luật rừng:"vỉa hè trước nhà tôi là tôi có quyền" Bài viết có nêu dẫn chứng trong và ngoài rất sát với thực tế. Một trong những yếu tố đó là sự bảo kê ngầm của bhững người thực thi pháp luật. Nên giao trách nhiệm cụ thể cho mỗi phườngvà cá nhân được giao quản lý cụ thể đồng thời đưa ra hình thức phạt lũy tiến với những nơi xâm phạm. "hiện tượng bảo kê của các cấp với các cửa hàng là có thật". Cái này bác Thọ nói quá đúng. Có lần mình đi cắt tóc ở vỉa hè, hình như đúng ngày phải nộp "tô". Thấy mấy anh em cắt tóc giục nhau góp tiền, mỗi người 500k. Hỏi ra mới biết là anh em góp tiền mang nộp cho CA phường. Mình tự hỏi, 1 phường có biết bao nhiêu người nào là cắt tóc, bán xôi, bán hàng ngoài vỉa hè, cộng thêm những hàng quán...Một tháng, số tiền thu được không hề nhỏ. Hỏi làm sao mà vỉa hè không bao giờ dẹp được... Cứ Phường nào dẹp ko xong thì bắt buộc Chủ tịch, trưởng Công an cỡi áo từ quan! Phải bắt buộc thôi vì các vị ko tự giác đâu! cảm ơn Bác Nguyễn Văn Thọ cho dân và các nhà làm luật việt nam mình bài học rất quý giá để học hỏi Chiếm dụng vỉa hè là 1 trong những nguồn gốc gây bất công trong xã hội. Tài sản chung nhưng bị chiếm làm chỗ kinh doanh làm giàu riêng, vậy những người ko có vỉa hè thì sao? Cán bộ thì nhận tiền làm luật trên cái vỉa hè ko thuộc về mình. Cám ơn bài viết của Bác. Cháu thấy thật buồn cười khi ở khu cháu: Ai bán hàng rong thì bị đuổi còn các quán thì cứ tha hồ chiếm hết vỉa hè nên mỗi lần thấyHọ đi gom là Cháu hét lên cho mấy người bán hàng rong chạy trước vì làm quái gì có công bằng mà đuổi họ. Nếu làm đúng họ cũng tự giác chấp hành cũng vì miếng cơm manh áo nhưng lại bắt chỗ nọ bỏ chỗ kia thì chỉ có Họ hiểu vì sao thôi? CHỈ CẦN CÁN BỘ PHƯỜNG, QUẬN, THÀNH PHỐ KHÔNG LẤY TIỀN BAO RKÊ VĨA HÈ, KHÔNG CÓ PHẦN HÙN TRONG CÁC QUÁN NHẬU THÌ CẢNH LẤN CHIẾM VĨA HÈ CHẤM DỨT NGAY.PHAM NGOC THU Ai cũng có quyền lấn chiếm khi đã đóng 1 loại phí không tên. Tôi đồng ý với anh rằng chuyện vỉa hè cũng như chuyện đi xe máy lên vỉa hè, đi xe không chính chủ, vv là những chuyện rất nhỏ và rất dể quản lý nhưng dường như chính quyền dường như không muốn làm cho bài bản, lâu dài mà chỉ muốn làm ầm ĩ lên vào một lúc nào đó. Đến bao giờ tư duy nhiệm kỳ, phong trào hay chào mừng gì đó mới chấm dứt bằng một hệ thống pháp luật chính thống, cụ thể, khã thi và được thực thi một cách......minh bạch. Đó là nước văn minh hiện đại, tất cả mọi người không phân biệt thành phần đều phải tôn trọng pháp luật. Còn ở ta có những cán bộ cấp cao, có những cán bộ thực thi pháp luật mà còn phạm luật thì nói chi người dân. Không thể trách dân được.
Sự im lặng đắt đỏ Đó là bờ hồ Hoàn Kiếm lúc 10 giờ tối. Chị em tôi đang bị đòi 10.000 đồng cho một chiếc xe máy, gấp đôi giá niêm yết của thành phố. Cô em đã rút tiền ra trả, nhưng tôi cương quyết chỉ đưa đúng 5.000 đồng. Tôi đòi xem giá ghi trên vé. Đáp lại là thái độ bất hợp tác. Cuối cùng, tôi nói sẽ gọi điện đến đường dây nóng. Người đàn ông ấy hằn học, trả lại 5.000 đồng.Sau này, có người biết chuyện đã trêu tôi: “Chỉ vì 5.000 đồng mà chẳng may mang vạ thì thiệt thân”. Tôi chỉ cười, không giải thích vì tin mình làm đúng. 5.000 đồng không lớn nhưng nếu không lên tiếng thì tôi không thoải mái. Tôi không đồng tình với việc tự tiện tăng giá mà không có bất kỳ lý do chính đáng nào. Những nơi như thế, thường sau này tôi sẽ không quay lại nữa. Nếu số tiền đó nhân lên 1.000 lần thì không còn là số nhỏ, càng không nhỏ nếu nó lặp đi lặp lại, ngấm ngầm trong sự lặng thinh chấp nhận như một lẽ tất nhiên của nhiều người. Và trong nhiều trường hợp khác, khi cái mà người đàn ông kia cầm không phải tấm vé xe, mà là một con dấu, thì cái giá phải trả của sự tặc lưỡi sợ phiền hà có thể lớn hơn gấp triệu lần.Tôi vẫn nhớ vẻ mặt ngạc nhiên lẫn nụ cười bất đắc dĩ của cặp du khách nước ngoài trên chuyến xe buýt từ Đà Nẵng đi Hội An, khi người phụ xe tự tiện thu 30.000 đồng, dù giá vé đúng là 20.000 đồng. Họ rất ngạc nhiên, rồi lắc đầu cười khi trông thấy người đàn ông ấy giơ 3 ngón tay ra hiệu. Tôi lên tiếng đề nghị trả lại số tiền thu thêm của đôi trẻ. Phụ xe lúng túng giải thích “đó là tiền phí vì đeo balô to lên xe”.Lúc nhận lại tiền, đôi trẻ cảm ơn. Còn tôi thì rất ngượng vì có thể hình ảnh đất nước, con người Việt Nam hiếu khách đã bớt đẹp trong mắt bạn bè. Tôi đoán trước lúc lên xe, cặp du khách đã biết giá vé là 20.000 đồng mỗi người nên cầm sẵn số tiền phải trả. Biết người phụ xe làm sai nhưng họ không nói gì. Buồn hơn là nhiều người trên xe buýt đều chứng kiến nhưng im lặng.Những điều “chướng tai gai mắt” ấy, tôi gặp ngày càng nhiều và thấy sự im lặng cũng ngày một nhiều hơn.Sự im lặng biến thành một sự thỏa hiệp kỳ quặc. Bạn tôi kể, vợ chồng anh đi mua sách ở phố Đinh Lễ, gửi xe ở điểm gần đó thì họ lấy 20.000 đồng và yêu cầu trả tiền trước. Lúc anh ra lấy xe gặp hai công an đang kiểm tra, nhân viên thu vé mặt méo xệch vì sợ. Nhưng khi công an hỏi họ thu bao nhiêu, anh liền buột miệng đáp “Năm nghìn”. Vợ thắc mắc sao không nói đúng, anh bảo chẳng biết, có lẽ quen rồi nên đáp vậy.“Quen rồi” là một mệnh đề đáng sợ. Cũng chẳng khó hiểu vì sao nhiều dịp, gửi một chiếc xe máy mất 50.000 đồng hay ăn bát phở hết 100.000 đồng. Mỗi lần bị “móc ví” như vậy, liệu có ai thắc mắc vì sao họ có quyền tự ý nâng giá dù chất lượng sản phẩm hay cách phục vụ vẫn thế, thậm chí tệ hơn?Và tất nhiên cái sự “quen rồi” ấy, không chỉ diễn ra với vé xe hay bát phở. Chúng ta sẽ phải nở nụ cười gượng gạo trước sự “xin đểu” của những người có quyền lực cao hơn anh trông xe, trước những món tiền có thể lớn gấp cả nghìn lần chiếc vé xe. Nếu như sự im lặng trở thành một thói quen.Thực ra, nhìn vẻ mặt hằm hằm của những người bị bóc mẽ, tôi cũng sợ bị đánh, bị trả thù. Mỗi lần lên tiếng tôi cũng lấy hết can đảm. Nhưng điều tôi sợ nhất là im lặng một lần, hai lần… nhiều lần rồi thành thói quen, không dám phản ứng với những cái sai nhỏ nhất. Khi ấy, có lẽ thứ mất đi không phải là 5.000 đồng, 10.000 đồng… mà nhiều hơn, là niềm tin về lẽ phải.Martin Luther King nói: “Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu, mà còn vì sự im lặng đáng sợ của người tốt”.Chúng ta có thể trả những cái giá rất đắt cho cái sự “quen rồi” ấy. Cái giá mà thị trường phải trả cho những sự thỏa hiệp nhỏ nhặt - từ môi trường đầu tư cho đến chi phí cơ hội - tôi tin rằng rất lớn. Nhưng nó cũng không thể nguy hiểm bằng việc mỗi người trong chúng ta rồi sẽ đánh mất cảm giác ái ngại với chính bản thân mình mỗi lần thỏa hiệp, chúng ta quen với việc câm lặng trước điều xấu.Và lúc ấy, liệu còn có thể tự nhận mình là “người tốt”?Hoàng Phương Quá hay bạn ơi. Sự im lặng của người tốt đã làm đất nước này tụt hậu, suy đồi đạo đức nghiệm trọng. Phải gọi là kẻ hèn chứ không phải người tốt nữa. Tôi có xem bộ phim ngắn kể rằng một cô tài xế bị hai tên lưu manh trên xe khống chế cưỡng lôi xuống xe rồi thay nhau cưỡng hiến. Nhưng trên xe không một ai dám can ngăn, chỉ có một anh dám đứng lên chống lại bọn chúng nhưng vì sức yếu nên a không làm gì được chúng. Sau đó Cô tài xế bị cưỡng hiếp vô cùng tức giận đuổi a ta xuống xe. Nhưng a ta không hiểu tại sao a giúp cô mà bị đuổi xuống xe. Thực ra sau đó cô tài xế lái chiếc xe với tốc độ cao rồi lao xuống sông tự sát. Cả hai tên lưu manh và đám người ngồi im lặng trên xe khi cô bị cưỡng hiếp đều chết. Một cái kết đau buồn nhưng đáng phải suy ngẫm. Có lẽ những người ấy lúc chết mới biết được tại sao như thế. Bạn viết rất hay.nhưng chuyện bạn viết ai cũng biết.nhưng không thỏa hiệp bạn có sống nổi không.cai vé xe có thể bạn không thỏa hiệp .nhưng khi có việc gì đó ra chốn công quyền không thỏa hiệp bạn hãy đợi đi người ta sẽ hành cho bạn tới khi nào thỏa hiệp mới thôi Sự im lặng đắt đỏChẳng rõ tự bao giờChúng ta luôn làm ngơNhư tình cờ... phải vậyTừ việc nhỏ vài xuĐến chuyện to hàng tỉNgười người quen tự nghĩNói làm chi ... thiệt mìnhHãy coi khinh làm giáChặt chém vô tội vạHãy cho nhau thật thàCùng xã hội thăng hoa. Cảm ơn nhà báo Hoàng Phương. Quả thực 5000 vnd là số tiền nhỏ, và nó ko còn nhỏ nữa nếu có hàng ngàn người tặc lưỡi. Mất tiền, mất cả niềm tin về lẽ phải... Sự thật mà im lặng thì sự dối trá sẽ lên ngôi. Cái hay, cái dở đều có thể trở thành thói quen cả. Nhiều người Việt, vì muốn mình được lợi thì sẵn sàng nói điêu, vì họ coi giá trị vật chất quan trọng hơn giá trị tinh thần. Khi người ta sẵn sàng nói và làm điều dối trá thì vận động, hô hào, kêu gọi sự tử tế là vô ích. Vì những kẻ dối trá luôn coi lợi ích vật chất là trên hết, muốn trị chúng thì phải đánh vào giá trị vật chất của chúng. Đơn giản vậy thôi. Thật ngưỡng mộ nhà báo Hoàng Phương. " Chúng ta có thể trả những cái giá rất đắt cho cái sự “quen rồi” ấy. Cái giá mà thị trường phải trả cho những sự thỏa hiệp nhỏ nhặt - từ môi trường đầu tư cho đến chi phí cơ hội - tôi tin rằng rất lớn. Nhưng nó cũng không thể nguy hiểm bằng việc mỗi người trong chúng ta rồi sẽ đánh mất cảm giác ái ngại với chính bản thân mình mỗi lần thỏa hiệp, chúng ta quen với việc câm lặng trước điều xấu.Và lúc ấy, liệu còn có thể tự nhận mình là “người tốt”? Xin cảm ơn nhà báo Hoàng Phương, chúc bạn trẻ nhiều sức khỏe và nghị lực để có được nhiều bài viết tâm huyết như vậy ! Bài viết quá hay, chúng ta mỗi người không thể câm lặng, làm ngơ mà những người có trách nhiệm cũng cần có biện pháp để giáo dục ngăn chặn bớt đi những cái xấu đang ngày càng phát triễn trong xã hội làm xấu đi con người và hình ảnh của người Việt. (Nơi nào có bảng giá thì kèm theo đường dây nóng). Im lặng không phải là vàng mà là tự sát ! bởi những vấn đề của xã hội cũng giống như một ván dầu trong hồ bơi mà chúng ta đang bơi vậy, nếu không cùng nhau vớt nó ra thì đền một lúc nào đó tất cả chúng ta đều bị dính dầu ! Tôi đồng ý và ủng hộ bạn.... Người Viet Nam chúng ta còn rất nghèo, nhưng có tâm lý không tiết kiệm, xem thường những đồng tiền nhỏ. Hoàng Phương viết bài này rất thực tế. Tôi đi siêu thị bên Nhật, 1 Yen (khoảng 200vnd) tiền thừa Thu Ngân họ cũng phải trả lại cho khách hàng đầy đủ, dù tổng giá trị hoá đơn đến vài chục ngàn Yen. Đó mới là nước giàu! Phải quyết liệt lập lại trật tự xã hội trên mọi lĩnh vực, không thể im lặng cho sự trả giá đắt đỏ mà còn là một mầm mống tai họa cho sự bình an của xã hội. có quá nhiều cái sai, điều sai vẫn diễn ra hàng ngày, hàng giờ,,, những tiếng nói của chúng ta quá quá nhỏ bé trong xã hội này. không bất mãn nhưng ta phải chấp nhận sống chung với "lũ" , nựa thôi Trách người tham một thì trách người quản lý mười ! Tham mà không bị sao thì tội gì mà không tham. Nếu như tình trạng bây giờ ngoài xã hội thì định nghĩa về người tốt sẽ là: không làm gì vì lợi ích của mình mà hại cho người khác, có thể im lặng khi người khác làm điều xấu. Còn nếu người tốt là người lên tiếng trước cái xấu thì xã hội bây giờ hiếm người tốt lắm, hiếm như số lượng một loài sinh vật sắp tuyệt chủng. Vậy từ đó suy ra: người tốt cần được bảo vệ (và nhân giống) như sinh vật sắp tuyệt chủng. Điều này đã rất đúng trong ... tất cả các cuộc họp phê và tự phê bình... khi người đứng đầu là Thủ trưởng đơn vị. Người mà sẽ ảnh hưởng tới nồi cơm của những người... phê...Thì rồi sự điều chuyển, lên lương, thưởng...trù dập, và thậm chí là trả thù những người đấu tranh chống tiêu cực... Khi mà hệ thống pháp luật chưa là thượng tôn, còn có sự chỉ đạo của ai đó... Như vậy, nó đã quen lâu rồi. Mong rằng có một thế hệ trẻ mới, đủ tài, đủ mạnh ... để đấu tranh với cái xấu và làm cho đúng cái lẽ ở đời.
Quan - dân và chính sách Ở đó, người ta bàn luận rất say sưa về “tam nông” - đặc biệt là việc còn nhiều nông dân vẫn đang không hưởng lợi từ quá trình tăng trưởng kinh tế. “Nông dân hiện là nhóm có thu nhập bình quân thấp nhất cả nước, và nếu tính trong khu vực Đông Nam Á, thì chỉ cao hơn nông dân ở Campuchia”, bạn sẽ thường được nghe những trăn trở như thế bên tiệc trà của hành lang một khách sạn 5 sao nào đó, giữa giờ nghỉ giải lao. Đó là chia sẻ của các chuyên gia, trên tay là một tách trà túi lọc nhập khẩu từ Sri Lanka. Đó là những tiền đề đau đáu để người ta thảo luận, kiến nghị và xây dựng chính sách.Nông dân, những người tạo ra mục đích cho những hội thảo đó, thường không góp mặt. Những thảo luận, và sau đó là chính sách, phục vụ cho họ, như thế được xây dựng trên những giả định lý tính là các chuyên gia, các nhà quản lý hiểu được họ đang nghĩ gì. Câu hỏi đặt ra là: Họ có thực sự “hiểu” được người dân hay không?Không chỉ trong nông nghiệp, nhiều chính sách được ra đời dựa trên những giả định như vậy. Và chúng ta cứ phải tự hỏi rằng tại sao lại có những “chính sách trên trời, cuộc đời dưới đất”.Vấn đề nằm ở sự thấu hiểu của người làm chính sách với đối tượng chính sách, vốn không thể đến một chiều và dưới hình thức văn bản. Đó chỉ là sự nắm bắt hiện tượng. Còn thấu hiểu, chỉ có được bằng cách tiếp xúc trực tiếp với nhau. Tôi cũng từng sống trong thế giới của những phòng hội thảo và những tách trà túi lọc một thời gian dài. Quy trình làm việc với các nghiên cứu của chúng tôi là “từ bàn giấy đến bàn giấy”, từ e-mail đến e-mail. Nhưng rồi đến một ngày, khi gặp gỡ nhiều nông dân, ngư dân, tôi nhận ra rằng đằng sau những thứ nhỏ nhặt như ánh mắt, nụ cười, cái thở dài của mỗi con người ấy, có thể là một vấn đề chính sách. Điều chỉnh xã hội, cuối cùng, vẫn cần một quy trình xâm nhập thực tế.Chính vì thế, tôi đánh giá cao những chính khách cố gắng tiếp xúc trực tiếp với quần chúng nhiều nhất có thể. Việc gặp mặt với những cái bắt tay, với giao tiếp bằng mắt và giọng nói không phải trên vô tuyến, tạo ra mối gắn kết đồng cảm giữa hai con người với nhau. Chúng ta vẫn tin vào con người nhiều hơn là những e-mail trả lời tự động hay những đường dây nóng không bao giờ bắt máy.Và nhiều khi, những bức xúc tưởng như nhỏ nhặt của người dân gợi mở cho các lãnh đạo những vấn đề lớn hơn cần được giải quyết. Và tôi cũng mừng, khi nhìn thấy một vài nhà quản lý tích cực đi ra ngoài, gặp gỡ, hoặc đôi khi là trực tiếp can thiệp vào các sự việc vi mô.Trên lý thuyết, đúng là chúng ta gần như không thiếu bất kỳ thể chế dân chủ nào để người dân bày tỏ ý kiến. Gián tiếp, công dân được bầu đại biểu đại diện cho tiếng nói của mình ở Quốc hội, ở Hội đồng Nhân dân. Rồi họ có thể bày tỏ qua tổ chức hội đoàn, qua báo chí. Trực tiếp, người dân có thể tham gia các cuộc họp cử tri, gọi điện đến đường dây nóng, hay đến tận các phòng tiếp dân của cơ quan nhà nước. Trong tương lai, còn có thể có cả trưng cầu dân ý.Thế nhưng, những thể chế đầy đủ này không truyền tải được cái gọi là “tâm tư” của người dân. Chúng có thể dễ rơi vào cảnh chỉ phản ánh được hiện tượng, kiểu như những nhận xét “bán vé số có thu nhập cao” mà chúng ta từng nghe. Để hoạt động trơn tru, các cỗ máy ấy cần một thứ dầu máy quan trọng: sự đồng cảm. Và để có điều đó, thì các lãnh đạo phải bước ra khỏi những căn phòng cách âm.Niềm tin và chính danh không tự dưng mà có, chúng chỉ dành cho ai xứng đáng. Để có một hệ thống pháp luật được người dân tin tưởng trong hơn 800 năm, nhà vua Anh trước khi Hiến chương Magna Carta ra đời, dành hết thời gian của mình để rong ruổi khắp vương quốc và trực tiếp giải quyết khiếu nại của người dân. Vì vậy, nỗ lực để chủ động gần gũi hơn với người dân, như gần đây nhất là quyết định một tháng sẽ tiếp xúc với người dân một lần, của Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh, là đáng hoan nghênh. Không ai quên rằng ở cổng Bộ Công thương, ít tháng trước, các doanh nghiệp đã phải chăng băng rôn để phản đối một thông tư. Trước đó, những chuyến thị sát liên tục hệ thống cơ sở y tế của phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đã mở ra nhiều gợi ý chính sách quan trọng. Đơn cử, việc tiến hành lập sổ sức khỏe điện tử cho toàn dân là một bước tiến đang rất được kỳ vọng cải thiện chất lượng chăm sóc y tế.Việc lãnh đạo quận 1 ra đường trực tiếp chỉ đạo theo dõi việc “bắt xe” vi phạm giao thông cũng đáng ghi nhận. Khi lãnh đạo trực tiếp chạm vào đời sống, chính sách không chỉ là những con chữ khô khan mà phảng phất trong đó hơi thở cuộc sống. Mối quan hệ “dân - quan” nhiều khi về tình và lý đều nặng ngang nhau. Một thế hệ lãnh đạo ý thức được giá trị của việc “đi ra ngoài” đang hình thành.Tất nhiên, tôi sẽ giữ niềm vui trong sáng đó bằng cách tạm tin rằng những việc làm này thể hiện một thái độ, chứ không phải là hình thức.Nguyễn Khắc Giang Tôi nghĩ việc lãnh đạo ra đường chỉ đạo bắt xe, phá dỡ phản ánh hai việc: (1) Quyết tâm cao của lãnh đạo. (2) Thái độ thiếu chuyên nghiệp của đội ngũ cấp dưới, sẵn sàng làm sai với chỉ đạo được giao. Thế nên Quan mà đi lên từ Dân sẽ thấu hiểu hơn ai hết cuộc sống người dân thế nào và đưa ra những ứng xử, chính sách phù hợp nhất. Chưa làm Quân mà đã được sắp đặt để làm Tướng thì khó làm lắm lắm:))) Làm gì thì làm chống tham nhũng được thì các vấn đề khác tự sẽ giải quyết được hết thôi. Có những người thích đi trên mây và đề ra những chính sách trên mây! Có những người suốt ngày ngồi máy lạnh và đề ra các chính sách mà chưa thực thi đã phải sửa lại. Nản! Có nói gọn trong câu "tìm nhẹ, lánh nặng". Chuyện "đáng làm" trong sạch bộ máy vì đại đa số là việc nặng "thì không làm", chuyện "không đáng" làm vì thiểu số là việc nhẹ "thì lại làm". Xưa các bậc minh quân vi hành,nay các lãnh đạo tâm huyết xâm nhập thực tế. Để hiểu người dân không gì bằng đặt vào vị trí của họ để lắng nghe,thấu hiểu. Chính sách đúng đắn đơn giản là câu trả lời cho tâm tư,nguyện vọng người dân mà thôi! tôi sẽ giữ niềm vui trong sáng đó bằng cách tạm tin rằng những việc làm này thể hiện một thái độ, chứ không phải là hình thức. Giá như những người làm chính sách cũng nhìn nhận được như tác giả thì nông dân được nhờ quá rồi CÓ LẢNH ĐẠO QUẬN 1.RA QUÂN .NGƯỜI DÂN THẬT PHẤN KHỞI "Khi lãnh đạo trực tiếp chạm vào đời sống"Khi lãnh đạo trực tiếp chạm vào đời sống..."Quá đúng ; Chính xác ; Chuẩn không chỉnh ! Xin phep anh cho toi doi de bai ",Quan _ Dan va chinh sach " Thanh "Quan + Dan : chinh sach" . Phải chờ thôi, hiện thời những người làm chính sách đang ở trên trời, còn cuộc đời người dân đang ở dưới đất... Thực ra thì Quan rất biết dân nghĩ gì, chỉ là họ không hiểu thôi, hiểu thì cần sự thông cảm.Ngày nay, Quan phải nghĩ nhiều thứ hơn là chỉ làm cho Dân, nên cái sự biết thành hiểu, có thể không xảy ra, hoặc bị méo đi nhiều. Bài báo quá chính xác! Có 2 vấn đề: 1 là chính sách chưa sát xao thực tế; 2 là làm gì cũng nửa vời, ban hành nhưng không thực hiện cũng chẳng sao, hoặc thực hiện cho có lệ.. hạnh phúc là khi giữ được "giữ niềm vui trong sáng ", đó chứ. Nông nghiệp nên được miễn phí, thuế tối đa, vì thời đại này thu cũng chẳng được bao nhiêu, nhưng đóng góp của nông nghiệp lại rất lớn. Người nông dân là chuyên gia nghề nghiệp của họ, là chính sách thì hỏi họ trước, họ thấy hại cho họ thì đừng làm. Giống như sân bay xây dựng là cho người dân sử dụng, hỏi họ chứ hỏi mấy ông đóng cửa bàn luận làm gì, ông này bảo ông kia hay quá, thế thì có ý nghĩa gì đâu.
Những cô giáo dũng cảm Các cô chỉ đứng lên với mong muốn thanh minh cho chính mình - những người được cho là tiếp tay để bà hiệu trưởng che giấu tội lỗi. Nhưng việc làm của họ, cuối cùng không còn mang sắc thái cá nhân, nó trở thành một điểm sáng về sự chính trực trong bối cảnh sự im lặng lên ngôi.Tôi, như nhiều người làm báo, hay là có liên quan chút ít đến chức năng “tiếp dân” ở các cơ quan hành chính, đã quen với một thứ đặc trưng: những lá thư tố cáo. Chúng là đơn hay là thư, đôi khi không phân định được, bởi chúng được viết với rất nhiều cảm xúc, không theo cú pháp của “đơn” thông thường. Và một điểm đặc biệt của hầu hết những bức thư kiểu này, khiến chúng không thể là đơn. Chúng ẩn danh.Tất nhiên sự nặc danh sẽ làm giảm độ tin cậy cũng như thiện cảm của lời tố cáo. Tôi nghĩ chắc chính chủ nhân ấy cũng chẳng muốn phải che giấu danh tính như thế. Họ tỏ ra rất tâm huyết với vấn đề mình theo tuổi. Họ dai dẳng, thường xuyên gửi email nhắc lại khi vụ việc chưa được xử lý. Họ dùng những lời lẽ chất phác nhưng cay đắng. Có không ít bức thư khiến tôi cảm nhận rõ sự chân thành của người tố cáo. Bởi có những vụ cơ quan chức năng đã thực sự vào cuộc, nhưng kết quả không đi đến đâu, khiến họ phải cầu viện báo chí lên tiếng.Những người đấu tranh chống tiêu cực đang phải đương đầu với quá nhiều khó khăn. Không phải vô cớ mà xã hội tồn tại câu nói vui: “Đấu tranh thì tránh đâu”. Những người đấu tranh chống tiêu cực thường phải nhận phần thiệt thòi về phía mình. Bởi đối tượng tiêu cực thường là những người có chức, có quyền. Nghĩa là, đầu tiên những người tố cáo sẽ phải đối mặt với những người trực tiếp quản lý, có quyền sinh, quyền sát với mình. Mà thực tế đã chứng minh có nhiều “nhà quản lý” có tài năng xuất chúng trong việc sử dụng quyền lực để bảo vệ, củng cố địa vị.“Chúng tôi không thể nói tên mình ra được, lý do thì các nhà báo đều đã quá rõ.  Chúng tôi ước sẽ đến lúc mình chẳng phải ngại ngần làm việc đó!” - một lá thư mà tôi nhận từng viết. Không những thế, xã hội chúng ta có vẻ vẫn còn tồn tại những định kiến nhất định với những người đấu tranh. Một người mà kiện cáo nhiều sẽ rất dễ bị nhìn nhận là Chí Phèo, gây mất đoàn kết nội bộ, ngay cả khi những tố cáo ấy là chính xác. Để rồi họ bị cả hệ thống xa lánh, quay lưng. Tôi đã gặp những người cán bộ bị cả cơ quan xa lánh chỉ vì hay tố cáo. Cho dù những đấu tranh của họ là có căn cứ và đã khiến những người liên quan đến tiêu cực bị kỷ luật.Nổi tiếng nhất trong trường hợp này có lẽ là thầy Đỗ Việt Khoa. Ông đã có một cuộc sống khó khăn sau những tháng ngày chống tiêu cực.Trong bối cảnh ấy, quyết định của các cô giáo ở trường Nam Trung Yên, không phải chỉ là hành động bảo vệ danh dự của họ. Nó bảo vệ sự thật, và sự thật thì có giá trị với nhiều người. Anh Dũng, phụ huynh của cháu Trần Chí Kiên - học sinh bị tai nạn đã chia sẻ rằng: “Kết luận của cơ quan chức năng đã trả lại sự tự tin cho con tôi, rằng cháu không nói dối và không có lỗi trong vụ tai nạn xảy ra như cháu đang suy nghĩ”.Cháu Kiên được trả lại sự tự tin. Phụ huynh được trả lại chút niềm tin về giáo dục. Các đồng nghiệp của họ được trả lại sự tự trọng. Và những người quan sát, liệu sau câu chuyện này, có thể được tiếp thêm chút niềm tin - hay động lực về việc bảo vệ lẽ phải?Cả thế giới giờ đã biết về hiệu ứng cánh bướm: “Chỉ cần một con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra một cơn lốc xoáy ở Texas”. Rộng ra, theo quan hệ nhân quả thì một việc làm nhỏ cũng hoàn toàn có thể tạo ra một hiệu ứng xã hội to lớn. Và hành động của các cô giáo trường Tiểu học Nam Trung Yên hoàn toàn có thể là một việc làm như vậy.Tôi tin rằng sẽ không chỉ có các em học trò của cô Nhung, cô Tú hay cô Mừng nhận được những bài học về sự quân tử. Rất nhiều người lớn trong chúng ta có cơ hội để soi lại mình.Phan Tất Đức Trong trường hợp này ( các cô giáo ở trường Nam Trung Yên) tôi lại thấy các cô chẳng qua chỉ để bảo vệ mình thôi. Vì chỉ khi báo chí và cơ quan điều tra vào cuộc thì các cô mới lên tiếng. Nếu các cô là người thực sự có tâm thì khi bố cháu Kiên đến làm việc với trường các cô đã phải biết và lên tiếng. Những cô giáo dũng cảmNhững ngọn nến long lanhNhững cành non chai sạnNhững vết rạn tâm hồnBiết bao điều khó nóiĐành cam chịu lòng chônƯơm thế hệ vô hồnTìm đâu ra quân tử?Mơ ngày mai tiêu cựcCùng điều dữ, oan tìnhTan biến vào hư thinhBình minh cho con trẻ. Những cô giáo dũng cảm nhất năm! Muốn SỰ THẬT & CÁI THIỆN chiến thắng,chúng ta cần những con người dũng cảm,lên tiếng đúng lúc như vậy! Im lặng khi cần lên tiếng là đồng loã,dung dưỡng cho cái xấu! Bài viết thông tin rõ ràng ,công minh sự việc . Cảm ơn tac giả Tất Đức Buồn vì thực trạng xã hội. cảm ơn tg đã nói nên những gì mà bấy lâu tôi muốn nói "Kết luận của cơ quan chức năng đã trả lại sự tự tin cho con tôi, rằng cháu không nói dối và không có lỗi trong vụ tai nạn xảy ra như cháu đang suy nghĩ”. Cam on phu huynh va cam on anh Phan Tat Duc da noi lenh đuợc su uất uc va long mat tu tin cua cac con, em chung ta, toi da tung trai qua nhung su bat cong nay va chi hieu đuợc khi ra nước ngaoi va nho một su giao duc coi mo tao cho toi một su tu tin de khổng con khiếp so va manh dan đua ra y kien cua minh. Than men một bài viết rất hay .trí lí. Sự thật phải trả lại sự thật, vì không còn thật thì sự rối trá, luẩn quẩn, ai oán, hận thù, căm giận, sẽ bao trùm XH và hệ lụy là con người bị ô nhiễm ngay trong chính mình thì biết đến bao giờ mỗi chúng ta được sống đúng với chính sự thật hiển nhiên. Tôi đi họp phụ huynh cho con một lần nổi tiếng luôn và vợ không bao giờ cho đi họp cho con nữa. Các cô giáo từ mầm non tới tiểu học trong xã nhìn tôi cứ gườm gườm nhưng tôi không sợ con tôi bị trù bởi vì tôi nói đúng và họ làm sai. Cộng đồng cần lên tiếng và các cơ quan có thẩm quyền cần bảo vệ những người đấu tranh cho lẽ phải, cho cái tốt đẹp của xã hội. Rat cam dong su can dam cua cac co giaonhung tu hoi tai sao khong co thay giao va can nho bao ve Hoc Duong la nhiem vu chung cua tat ca moi nguoi. Bài viết rất hay và đi vào lòng người.Nhưng ý nguyện tác giả muốn 1 cánh bướm đập cánh ở Brasil có thể gây bão tố lốc xoáy ở Texas xem ra không khả thi.Vì tôi ở trong ngành GD tôi biết rõ GV dù bị ức hiếp vẫn cam chịu,họ nhẫn nhịn 1 cách thật đau lòng vì chén cơm manh áo của họ.họ kg muốn bị trù dập thêm nữa.Mỗi trường thì Hiệu Trưởng thường lôi kéo 1 số GV về để bảo vệ họ,khi họ làm bậy thì người tố cáo kg làm gì được,mọi chứng cứ bị đảo ngược như trường hợp trường Nam Trung Yên.Các cô giáo thấy bị xúc phạm và danh dự GV bị chà đạp nên lên tiếng. Nhưng mấy cô đó cũng là tiếng nói yếu ớt trong trường.Phải khen họ rất dũng cảm dù hơi trễ.Nếu BGH cũng như cũ thì chắc chắn họ sẽ bị trù dập về sau. Có một sự thực đau lòng là trước một sự việc mà người thầy nói dối còn học sinh thì nói thật.Giáo dục thế nào khi yêu cầu đầu tiên của nhà giáo là tính trung thực! Chợt nhớ đến câu nói của Napoleon" Thế giới chìm đắm trong đau khổ không phải vì những kẻ độc ác, mà bởi vì sự im lặng của người tốt " Trong suôt vụ việc với chức năng quản lý của ngành nhưng không thấy bong dáng cua Sở giáo dục. Thât kỳ lạ
Giáo dục quẩn quanh Thông tư 22 dường như mang tính phân loại học sinh sâu sắc hơn với ba mức đánh giá: hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành (thay vì hai mức hoàn thành và chưa hoàn thành như trước).Lý do điều chỉnh được giải thích: "Xét về mặt tâm lý tiếp nhận, ba mức này nhìn nhận rõ ràng hơn kết quả phấn đấu của học sinh, phụ huynh sẽ nắm bắt rõ hơn mức độ đạt được của con mình”. Nhưng một phụ huynh như tôi cũng lại có lý do để mà lo lắng với sự quẩn quanh của ngành giáo dục.Không phân loại theo kiểu truyền thống để giảm áp lực, giờ lại tìm cách phân loại mang tính rõ ràng hơn. Những điều chỉnh này cuối cùng cũng chỉ là phần ngọn của vấn đề. Cách đánh giá học sinh không quan trọng bằng quan điểm giáo dục để làm gì và giáo dục như thế nào.Cách đây vài tuần, tôi đi họp phụ huynh cho con tôi - mới vào lớp 1. Khi ấy, Thông tư 30 chưa bị thay thế. Cô giáo chủ nhiệm lớp khiến tôi phải sững sờ với mục tiêu đề ra cho lớp, giống hệt thời tôi còn đi học. Đấy là bao nhiêu % học sinh giỏi, bao nhiêu % học sinh khá. Nhà trường hướng tới cái đích đó bằng cách nào? Câu trả lời rất kinh điển: học thêm.Cụ thể, trước khi họp phụ huynh nhà trường đã có một bài kiểm tra Toán và Tiếng Việt dành cho các cháu. Cháu nào có điểm dưới 9 sẽ được giáo viên động viên tham gia lớp học thêm. Lớp học thêm này là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện. Nhưng nó vẫn tạo cho tôi cảm giác hóa ra sau bao nhiêu năm và rất nhiều cuộc cải cách, môi trường giáo dục này không có gì thay đổi. Tất cả vẫn theo một lối mòn - "học gạo" để giành điểm số.Tôi nhớ lại thời tôi đi học. Chúng tôi thuộc thế hệ luyện gà chọi, học trường chuyên, lớp chọn từ bé. Nhưng thời gian dành cho học tập của chúng tôi ở bậc tiểu học cũng không bằng con tôi bây giờ. Chúng tôi chỉ học nửa buổi. Đi học thêm cũng chỉ hai buổi mỗi tuần. Trong khi con tôi giờ học bán trú cả ngày, tối về vẫn phải làm bài tập và còn “được” khuyến khích tham gia lớp học thêm vào cuối tuần.Giáo viên còn nêu ra rất nhiều cuộc thi khuyến khích các con tham gia. Phần lớn đều xa lạ với tôi, cho dù có cuộc thi được giới thiệu là cấp quốc gia. Thêm một lần nữa tôi ngạc nhiên. Lâu nay, tôi vẫn nghĩ rằng các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia chỉ còn tồn tại ở cấp III. Lứa tuổi tôi là lứa cuối cùng còn tồn tại lớp chuyên cấp II của tỉnh. Nhưng khi ấy kỳ thi học sinh giỏi quốc gia ở cấp THCS cũng đã bị xóa bỏ, chứ chưa nói đến cấp tiểu học. Vậy mà giờ đây các con mới lớp 1 đã có các kỳ thi quy mô lớn chờ đợi.Về sau tôi mới được một người bạn làm trong lĩnh vực giáo dục “khai sáng”. Sở dĩ sinh ra nhiều kỳ thi với cái tên rất kêu một phần là ở cấp I không chấm điểm, nên khi xét tuyển vào cấp II, các trường sẽ ưu tiên xét tuyển các em học sinh có giải thưởng gì đó. Vì vậy, có rất nhiều cuộc thi ra đời và tạo ra một cuộc đua giành giải thưởng.Tôi không muốn con mình lại trải qua một hành trình giống như thế hệ của tôi: đầy rẫy khiếm khuyết về kỹ năng cũng như tư duy khi rời ghế nhà trường, dù sở hữu một cuốn học bạ rất đẹp cùng đủ loại danh hiệu học sinh giỏi các cấp. Tôi muốn cháu được giáo dục theo cách khác, cởi mở, hiện đại và thiết thực hơn. Ở đó cháu được phát triển các kỹ năng toàn diện chứ không phải chỉ là kiến thức; được khám phá rất nhiều điều thú vị của cuộc sống, của khoa học; được giáo dục một nhân sinh quan tử tế. Vì vậy tôi đã chọn cho cháu một trường tư. Nhưng ngay cả trường tư thì căn bệnh thành tích vẫn trầm trọng.Tôi biết trong một nền giáo dục mà tất cả đều trọng thành tích, nhà trường cũng không thể đứng ngoài guồng quay. Các trường tư càng buộc phải giành lấy những thành tích hào nhoáng để cạnh tranh.Rất khó chờ đợi bản thân phụ huynh học sinh hay các trường thay đổi quan điểm, nếu không có sự định hướng từ chính những nhà quản lý giáo dục.Nếu không điều chỉnh triết lý chung, cách tiếp cận giáo dục chung, thì tôi tin những cuộc luận chiến kiểu “có nên dạy thêm”, “phân loại học sinh như thế nào”, “thi chung hay thi riêng” sẽ đều quẩn quanh và bế tắc, như đã thấy hàng thập kỷ qua.Phan Tất Đức Tôi cũng cùng thời với anh Đức là sản phẩm mang dấu ấn một phần của thời bao cấp. Thời chúng tôi học chính khoá mỗi ngày chỉ có nửa buổi. Khi vào cấp 3 mới đi học thêm mỗi tuần 2-3 buổi , mỗi buổi 1 tiếng 30 phút là nghỉ. Khi học hết cấp 3 rồi vào đại học vẫn ngu ngơ, sau khi ra trường thì thiếu rất nhiều kỹ năng sống để giúp chúng tôi biết cách làm việc hiệu quả và biết đối nhân xử thế, tuy vậy giống như các thế hệ trước, chúng tôi vẫn sống với nhau thân thiện và khá tử tế. Mấy chục năm qua rồi mà chương trình học tập vẫn liên tục thay đổi, phải nói là Bộ GD và ĐT vẫn đưa ra các chương trình và cách quản lý giáo dục rất cẩu thả, thiếu thực tế và duy ý chí không theo các qui luật khách quan, sự thay đổi của xã hội và xu thế của thời đại. Sự thay đổi đôi khi còn mang nặng tính chính trị và hình thức, không được xã hội đón nhận và ủng hộ, nếu như vậy thì sẽ rất khó có cơ hội thành công.Học tập cách giáo dục của các nước phát triển là tốt nhưng cần phải phù hợp với trình độ phát triển, sự văn minh ở mặt bằng chung của cả nước, ngoài ra không thể chỉ lấy các thành phố lớn ra làm chủ thể của sự thay đổi mà phải cân nhắc mức độ trung bình của cả nước, riêng vùng sâu vùng xa có thể được ưu tiên với chương trình khác phù hợp hơn. Việc thay đổi liên tục như hiện nay trong ngành giáo dục làm cho các giáo viên rất bức xúc và bở hơi tai trong việc cố gắng làm quen với sự thay đổi (không hợp lý) này, thì làm sao có thể trông đợi họ yên tâm giảng dạy tốt và cống hiến hết sức cho công việc của mình. Họ sẽ chỉ cố gắng thay đổi mang tính hình thức để đối phó với yêu cầu của Bộ GD và ĐT để giữ công việc của mình mà thôi, chỉ làm do bắt buộc nhưng tâm không phục.Còn về phía học sinh, thử hỏi sản phẩm của xã hội và nền giáo dục VN mấy chục năm qua là gì? Đó là những con người chỉ biết học chuyên môn mà thiếu kiến thức sống, với mục tiêu duy nhất là khi ra đời sẵn sàng làm mọi cách để kiếm tiền bằng mọi giá, cho dù đó là những việc làm vi phạm luật pháp và đạo đức tối thiểu. Đó là những con người không biết và không sẵn sàng làm việc chung với người khác vì cộng đồng mà chỉ nghĩ đến lợi ích riêng và nhóm nhỏ của mình, sức khoẻ kém vì ít rèn luyện thể thao và bia rượu nhiều nên có rất nhiều bệnh tật. Đó là những con người không dám nói ra sự thật để bảo vệ và ủng hộ lẽ phải, thiếu trung thực và khôn lỏi, ngưỡng mộ và tôn vinh sự thành đạt (về tiền bạc và vị trí trong xã hội) bất kể người ta đạt được những thứ đó như thế nào, cho dù là việc vi phạm nghiêm trọng đạo đức, luân thường đạo lý và luật pháp. Đây là suy nghĩ rất nguy hiểm hiện nay trong số nhiều người trẻ mới đi làm, nói ra thì nhiều lắm nên thế là tạm đủ rồi, tất nhiên đây không phải lỗi của riêng Bộ GD và ĐT, mà là lỗi của cả gia đình, chính quyền và xã hội nữa vì làm gương xấu.Tôi không muốn con của tôi sau này lại trở thành một sản phẩm của xã hội và của Bộ GD như đã nói ở trên, tôi muốn khi ra đời con tôi sẽ là một con người biết yêu thương gia đình, đàng hoàng, tự trọng, biết tôn trọng người khác và lẽ phải, nếu không giúp được ai nhiều thì ít nhất biết đối xử tử tế với người khác. Nói cho cùng mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục là tạo ra những con người hiểu biết, có kiến thức chuyên môn và xã hội để có thể sống và làm việc một cách vui vẻ, tử tế và hoà thuận với những người khác. Còn sự thành đạt thì có nhiều cách lắm, mỗi người có sự suy nghĩ khác nhau nên không nhất thiết cứ phải liên quan đến tiền và quyền. Không biết điều đơn giản mà tôi hy vọng ở con tôi có phù hợp với đất nước này không, hay chỉ là viển vông, vì còn lâu mới được như vậy ? giáo dục Việt Nam học hết lớp 12 vẫn không biết mình thích làm công việc gì trong tương lai? thật sự bản thân có năng khiếu, tài năng gì? có thể phát triển khả năng bản thân ở lĩnh vực nào? để rồi chọn Đại một ngành học (theo sở thích nhưng không phù hợp hay là chọn ngành theo xu hướng hiện hành đang hot hoặc là chọn một ngành để sau khi tốt nghiệp dể tìm việc làm, có nhiều cơ hội làm việc) chả có chút gì gọi là cơ sở, lập trường để chọn lựa cả. để rồi cảm thấy chán nản trong quá trình học. kết quả là sau khi tốt nghiệp không hứng thú, hăng say với công việc, làm việc không hiệu quả, chất lượng công việc thấp, ảnh hướng đến mọi mặt của cuộc sống. Đó là với những người đi theo lựa chọn ban đầu, còn một phần rất lớn rẽ hướng, làm việc trái ngành- dẫn đến mất cân bằng, mất trật tự và gây ra nhiều hậu quả khác.Thật sự quá chán nản, quá mệt mỏi với nền giáo dục của Việt Nam!Cần phải có một sự thay đổi thật sự mạnh mẽ và táo bạo.1 góp ý nhỏ: cần hướng đến thực tiễn, thực tế cuộc sống nhiều hơn, tăng cường thực hành, tăng tần suất các buổi ngoại khóa hoặc là hình thành hẳn bô môn kỹ năng. giảm tải khối lượng kiến thức các môn quá tư duy, quá trừu tượng, quá logic, quá khó đem lại cảm giác chán nản cho HS. Hướng đến phát triển toàn diện, làm sao cho khi hoàn thành chương trình phổ thông HS phải có nhận thức và định hướng đúng đắn cho bản thân.Cảm ơn và hy vọng sớm nhận được tin vui từ bộ giáo dục! Những nhà quản lý giáo dục trình độ rất cao siêu nên phải thường xuyên chứng tỏ sự cao siêu bằng những sửa đổi thông tư ,hướng dẫn , bổ sung thật rắc rối khó thực hiện đối với người bình thường mà quên rằng các vị ấy được đào tạo từ nền giáo dục bị cho là không phù hợp . Nông dân chúng tôi khi làm ra sản phẩm bị cho là không phù hợp với nhu cầu thị trường thì phải bán rẻ hoặc bỏ đi, còn các vị ấy luôn tự cho rằng mình tài giỏi mà lại muốn thay đổi cái đã đào tạo ra mình vì cho là không phù hợp. Tôi rất đồng tình bài viết của anh. Vấn đề ngay bây giờ theo tôi là cấm dạy thêm ngay lập tức. Đây là hệ quả của nhiều hệ quả. Con tôi mới vào lớp 1 có 10 ngày cô cho bài về nhà làm đến 2 giờ sáng cũng không xong, cuối cùng đến nhà cô học thêm từ 19h00 đến 21h30 hàng ngày. Trong 8 giờ học ở trường tôi không biết cháu học cái gì. Thấy con học từ sáng đến 21h30 hàng ngày tôi bức xúc nhưng không dám nói với ai. Và bao giờ cho đến lớp 12. Cứ mỗi sáng thức dậy câu hỏi đầu tiên của con tôi là ba ơi hôm nay thức mấy. Khi nghe tôi nói thứ 6 là cháu nhảy cửng lên. Thật đau lòng. Tra tấn chứ không phải giáo dục.Phạm Tấn Quang Tóm lại : Ở ta chưa có định hướng giáo dục, nên cứ luẩn quẩn như gà mắc tóc. Hôm trước tôi có đọc bài báo mà học sinh lớp 6 chưa biết đọc viết, tôi thắc mắc "tại sao học sinh không biết đọc mà thầy cô không biết" các chị phòng tôi liền nói " tại sao bố mẹ lại không biết". Thực tế mẹ của em học sinh này biết là việc học của con có vấn đề nên đã xin được ở lại lớp nhưng em ấy vẫn lên lớp đều, tôi tưởng đây là trách nhiệm của thầy cô, các chị liền nói "Tối về các chị phải dạy con học đấy". Đấy là các chị biết chữ, vậy nếu bố mẹ không biết chữ thì sao nhỉ? Bài viết hay. không chỉ học sinh là nạn nhân, phụ huynh nữa, họ còng lưng kiếm tiền đóng các loại cho trường còn học thêm nữa cuối cùng con tốt nghiệp đại học rồi thì làm gì đây khi mà kỹ năng sống , nhận thức xã hội chính trị h, tư duy sáng tạo thì lại phải học ở trường đời. Bài viết rất hay. Nhưng bản thân tôi cũng đang cảm thấy quẩn quanh và bế tắc với giáo dục đây.Hôm nay, đứa con 2 tuổi 8 tháng 21 ngày của tôi đi học ngày đầu tiên, trong một lớp học chữ. Vâng, là học chữ, chứ không phải lớp giữ trẻ, hay mầm non. Dụng cụ cần mang theo là viết chì và tẩy. Đến cầm muỗng tự ăn một cách gọn gàng con còn chưa rành. Tôi không biết con sẽ xoay xở thế nào với cái viết chì. Không phải một cái viết màu để vẽ nguệch ngoạc, mà là viết chì để viết chữ.Đấu tranh trong chính gia đình mình đã rất khó khăn rồi. Tôi chẳng biết hy vọng gì vào sự thay đổi quan điểm của ngành giáo dục, hay của xã hội. Tổ chức kỳ thi lớn để ưu tiên xét tuyển. Ngay từ trứng nước đã tạo ra các đặc quyền nhằm phân biệt giữa 2 diện "ưu tiên" và "không được ưu tiên". Xã hội hình thành trên nền tảng giáo dục "đặc quyền, đặc lợi" và phân biệt đối xử như thế bảo sao không nảy sinh quay cóp, giở tài liệu, tư lợi, chạy chọt, hối lộ, tham ô, tham nhũng?! Xét đánh giá năng lực một học sinh chỉ qua một bài thi liệu chính xác và công bằng hơn cả một quá trình học lâu dài? Phải chăng chính tư duy kiểu này đang gây ra áp lực thi cử lên học sinh? Tác giả PTĐ nói rất đúng, cái mà chúng tôi quan tâm đòi hỏi ở ngành giáo dục đó chính là "giáo dục để làm gì và giáo dục như thế nào"? chứ không phải đánh giá học sinh như thế nào ngành giáo dục ạ! Chúng ta thực ra chưa có một triết lý nào dành cho giáo dục cả. Bài viết của anh rất hay. Tôi thấy đâu đó trong bài viết có hình ảnh của rất nhiều phụ huynh, giáo viên và nhà trường. Thật lòng tôi không chắc mình có làm nổi không, nhưng tôi sẽ cố gắng hết sức để không (hoặc càng ít càng tốt) áp đặt những kỳ vọng của mình vào con. Như một cách nói ví von nào đó: Tôi sẽ "xin" cho con mình được "học dốt", để cháu có cơ hội được trải nghiệm cuộc sống tốt hơn. Dẫu biết rằng sẽ khó... Xin cảm ơn Anh về bài viết này! Thế hệ 6x .Thời cấp 1 học 1 buổi chiều có học thêm gì đâu mà vẫn đọc thông viết thạo,làm toán như thường.Tối đến cả hội rủ nhau chơi đùa thật thích.Bây giở thấy tụi nhỏ học mà khổ quá.Chẳng biết học như vậy có nên cơm cháo gì không. hay lắm và đúng ý mình Tôi hoàn toàn đồng ý với phân tích của bạn. tôi cũng có con đang học lớp 1, nhưng với những gì đang diễn ra, tôi đang có ý định cho cháu nghĩ học ở trường để mình tự dạy cho cháu học và rèn những kỹ năng sống một cách thực tiễn cho cháu. Tuy nhiên, với guồng quay của xã hội, của nền giáo dục như hiện nay, không biết sau đó cháu sẽ song hành cùng xã hội như thế nào? thật là nản.
Ngồi nhầm lớp Đọc thông viết thạo rồi mới có thể tính đến những cấp độ tri thức cao hơn. Vì vậy, mấy ngày nay, tôi suy nghĩ mãi về trường hợp em học sinh lớp 6 ở Sóc Trăng chưa biết đọc biết viết tiếng Việt. Tôi cũng suy nghĩ mãi để tìm lời giải đáp cho câu hỏi vì sao lại để đến nông nỗi này khi việc dạy cho học sinh biết đọc biết viết tiếng mẹ đẻ là nhiệm vụ hàng đầu của giáo viên tiểu học. Đối với những người làm giáo dục, không có gì đáng hổ thẹn và đau lòng hơn việc một học sinh bị trường cấp hai từ chối tiếp nhận và trả lại cấp một. Có rất nhiều lời trách móc cũng như quy kết trách nhiệm cho những giáo viên trực tiếp dạy em. Không thể phủ nhận lỗi phần nhiều thuộc về giáo viên khi để tình trạng này kéo dài suốt 5 năm tiểu học. Sự vô trách nhiệm hoặc dễ dãi trong giáo dục, sự né tránh hoặc đùn đẩy khó khăn, hay sự cả nể hoặc thương cảm… những biểu hiện rất phổ biến ở chốn học đường chính là căn nguyên làm nảy sinh thực trạng cho qua, cho lên lớp, rồi cho tốt nghiệp và cuối cùng là cho ra đời rất nhiều sản phẩm giáo dục lỗi, ở mọi cấp học. Nhưng cũng không thể không nói đến vô số áp lực đang dồn giáo viên nói chung và giáo viên của em học sinh này nói riêng vào thế tiến thoái lưỡng nan. Đó là những yêu cầu về đạt chuẩn, những chỉ tiêu về thành tích, những cuộc đua giành thứ hạng, trong khi học sinh không phải em nào cũng chăm, em nào cũng giỏi… Khi bị dồn vào thế tiến thoái lưỡng nan, các thầy cô trực tiếp đứng lớp không còn cách nào khác là phải làm liều. Em học sinh ở Sóc Trăng có thể cũng là một trường hợp mà giáo viên buộc phải làm liều, cho lên lớp, bất chấp em chưa biết đọc biết viết, bất chấp phụ huynh xin cho con ở lại lớp. Chúng ta có thói quen viện ra rất nhiều lý do tưởng chừng hợp lý để biện minh cho những cái sai. Nhưng tôi nghĩ, một khi đã sai thì chẳng có lý do gì để biện minh được cả. Mọi chuyện hẳn sẽ êm xuôi nếu như trường cấp hai đó tiếp nhận em và lại tiếp tục làm liều suốt những năm học tiếp theo. Sẽ thật nguy hiểm khi chúng ta làm liều mà không hề biết sợ.  Tôi đã viết bài "Nỗi xấu hổ Học sinh giỏi" để chia sẻ một quan điểm nhất quán trong giáo dục là hãy để học sinh đứng đúng bậc thang kiến thức của chính mình. Các em học không phải để đạt thành tích cho trường lớp, không phải để thỏa mãn tham vọng của phụ huynh, không phải để quay cuồng ganh đua hơn thua, càng không phải để có một cuốn học bạ đẹp và được cộng điểm trong mỗi kỳ thi chuyển cấp. Các em học để hiểu biết, để tìm kiếm sự đam mê đích thực, để từng bước vượt qua những giới hạn năng lực của bản thân. Làm được điều đó, với tôi, các em là những học sinh giỏi thực sự. Sự việc em học sinh lớp 6 không biết đọc biết viết theo tôi chỉ là một ví dụ, một trường hợp bị phát hiện. Chúng ta thường có cách giải quyết phổ biến cho các tình huống như thế này là lập tức xử lý kỷ luật giáo viên trực tiếp giảng dạy. Nhưng tôi nghĩ giáo viên đó chỉ là một cá thể của cả cỗ máy có quá nhiều sai sót. Và một khi cỗ máy có quá nhiều sai sót thì vận hành mắc lỗi là điều tất yếu. Chừng nào giáo dục của chúng ta chưa thay đổi tận gốc thì sẽ còn không ít học sinh ngồi nhầm lớp, học sinh ảo tưởng về thành tích học tập, học sinh lệch lạc về mục tiêu phấn đấu, và cũng sẽ còn không ít giáo viên bị xử lý kỷ luật khi các sự việc tồi tệ tương tự bỗng dưng bị phơi bày. Đỗ Sông Hương ngồi nhầm lớp không nguy hiểm bằng 'chọn nhầm người đưa vô các chức vụ quan trọng;, dẫn đến nhiều ngân hàng vỡ nợ, cán bộ thất thoát nghìn tỷ rồi trốn ra nước ngoài, cầu cống vỡ mấy chục lần, cá chết vẫn còn hệ luy đến giờ, nhà nhà nơm nớp sợ thực phẩm bẩn. Vì đâu nên nỗi, mọi người tự nghĩ đi? Nguyên nhân là ở chỗ sẵn sàng bỏ ra 600tr xây một nhà vệ sinh nhưng chỉ trả 1,5tr/tháng cho giáo viên hợp đồng hoặc là dạy không lương. Ông bà nói cấm sai "tiền nào của nấy"! Đôi lời tâm sự:Tôi, đã từng là một HS , SV xuất sắc, nhưng bây giờ không dạy được con đang học lớp 6. Mẹ nó nói cạnh khóe rằng bố chỉ nói mồm. Nhưng thực tế tôi không thể hiểu được những bài Toán mà con đang học. Chương trình cải cách GD của chúng ta quá lộn xộn, mỗi năm 1 lần. Tôi bó tay với Bộ GD&ĐT Từ khi đất nước được giải phóng đến nay, biết bao đời bộ trưởng, biết bao giáo sư, tiến sĩ, biết bao cải cách mà cứ quẩn quanh như đèn cù. Ai cũng biết là sự nghiệp trăm năm nhưng Bộ trưởng thì chỉ làm một vài nhiệm kỳ, tranh thủ... Toi xuat canh sang My duoc 8 nam, truoc day toi la giao vien o VN, cach day 2 nam , 2 dong nghiep cu cua toi ,ho la hieu truong tre ,duoc So GD cho di tham quan hoc hoi trao doi van hoa o vai tieu bang cua My , toi gap ho o My,hoi chuyen di hoc hoi nhieu khong, ho noi tat nhien la nhieu ,nhung de mang ve VN ap dung thi kho,vi co che giao duc VN khac nhieu,muon ap dung phai thay doi duong loi giao duc,toi thay tiec cho ho chuyen di hoc hoi ma khong co hieu qua cao .Theo toi dung dua ai di ra nuoc ngoai tham quan ton tien ...... Hãy xem lại trong suốt 5 năm học ở TH em đó học những giáo viên nào? Có phải những giáo viên đó đều phải thi giáo viên giỏi hay đăng ký chiến sĩ thi đua không? Đã có nhiều trường hợp vì chạy chỉ tiêu để đạt thành tích mà gv cho hs lên lớp 100% bất kể các em có đạt chất lương hay không? Di chứng của bệnh thành tích đó mà !!! Bài viết của cô Đỗ Song Hương quá chuẩn, đã vẽ lên đầy đủ bức tranh thực trạng giáo dục bây giờ, càm ơn cô! Vừa rồi đến Sóc Trăng, tôi đã gặp em Vũ, tôi hỏi em:Vũ ước mơ sau này làm gì?Vũ trả lời:Cháu ước lớn lên làm nghề bác sĩ ạ.Nghề bác sĩ, để làm gì? Tôi hỏi lại.Vũ trả lời: Làm bác sĩ để chữa bệnh thành tích ạ>Cháu Không biết các Bác thế nào, cứ bản thân em thấy nản lắm rồi ! Mấy chục năm trôi qua, Thế giới người ta tiến bộ vượt bậc, còn mình thì sao (?) vẫn loay hoay với cải cách, thí điểm, thực nghiệm chương trình...Chất lượng thì xuống cấp nghiêm trọng. Với quan điểm riêng: Có lẽ, Bộ GD&ĐT cũng đã kịp hoàn thành và đưa ra hơn một thế hệ thầy cô kém rồi; Việt Nam có sánh vai được với các cường quốc năm châu hay không (?) Chắc chắn là không, nếu giáo dục cứ như thế này ! Tôi là 1 giáo viên đi dạy gần 20 năm nay, tôi đã nói không với áp lực để hs lên lớp...và giờ đây cuộc sống của tôi có nhiều cái không lắm. Nghề giáo viên là một nghề nguy hiểm. Tất nhiên giáo viên sai nhưng kỷ luật giáo viên để làm thỏa mãn dư luận xã hội thì thật không công bằng. Hãy để các em học sinh ngồi đúng vị trí. Đúng là nền GD của ta có vấn đề .Nay ra thông tư này, mai ra thông tư nọ.Chẳng có cái thông tư nào cho phù hợp. BGD toàn là những kẻ điếc...Không lắng nghe ý kiến quần chúng ,chỉ khư khư rằng mình đúng. Tôi từng là GV,mỗi năm đều được giao các chỉ tiêu,năm sau thường cao hơn năm trước mà ít để ý đến mặt bằng thực tế!Cách đây 30 năm tôi có một đứa cháu bên chồng,lên đến lớp 3 vẫn không đọc được mặt chữ mà chỉ đánh vần hoặc học thuộc ý theo cô dạy(Chỉ một từ ở giữa câu thì không biết chữ gì nhưng mớm cho từ ở đầu câu thì nó sẽ đọc nguyên câu).Báo lại với PH thì mẹ nó cứ bảo do cô dạy dốt,nhưng lại muốn năm nào con cũng lên lớp!Trường hợp này nếu không phát hiện sớm thì cũng giống y em HS lớp 6 kia!Tôi giờ đã nghỉ hưu nhưng mỗi khi đọc những tin về GD đều thấy chạnh lòng vì có nhiều rối ren quá,không biết sẽ về đâu.Đừng trách hằng năm rất nhiều PH có điều kiện họ đã cho con đi nước ngoài học từ bậc phổ thông chứ không chờ lên đại học. Chừng nào giáo dục chúng ta thay đổi "TẬN GỐC"!!!!!!!!!! đúng vậy đó bạn Quangdang ! tôi cũng là GV tiểu học nè. một số bài toán không phù hợp với lứa tuổi HS tiểu học nhưng BGH, PGD yêu cầu phải dạy, chúng tôi thấy mất thời gian của HS khi GV viên giảng chúng k hiểu gì.
'Bún chửi' trên CNN Bourdain đã nhặt ra được một khía cạnh khác lạ của những hàng quán ở Việt Nam so với thế giới. Ai sống tại Hà Nội, dù ít ngày, cũng đã nếm trải thứ ấy: “bún chửi” Ngô Sĩ Liên, “cháo quát” Lý Quốc Sư; “ốc lắm mồm” cây xăng Nam Đồng, “phở xếp hàng Bát Đàn”…"Bún mắng cháo chửi” là một trạng thái mua bán mà trong đó kẻ bán cau có, quát tháo, lạnh nhạt, từ chủ hàng đến nhân viên và đôi khi tạo ra cảm giác bị xúc phạm cho người mua. Nếu phải tóm lược hành vi này trong một câu, nó có thể là: “Ăn thì ăn, không ăn thì biến”.Cách đây hơn 15 năm, khi “chửi” chưa được đưa lên thành “văn hóa”, bà bán cháo chửi lừng danh khu phố cổ từng bị một vận động viên wushu chuyên nghiệp úp cả bát cháo vào đầu vì chửi anh ta. Một thanh niên nhảy vào can thiệp cũng suýt nhận một cước. Cú đá trượt đó làm bẹp rúm bình xăng chiếc xe máy bên cạnh làm cả quán xanh mắt.Có những người tin rằng bún mắng cháo chửi là một dạng văn hóa. Bạn tôi - một  cán bộ cấp Vụ ngành ngoại giao, ngày làm việc thì ăn vội trước khi lao đến cuộc họp nhưng cuối tuần thì vi vu hết quán bún đến cháo, miến “chửi”.Kể với tôi bằng một giọng khá vui vẻ, anh nói rằng, mấy quán đó đồ rất ngon. Và rằng, anh vào đó với tâm thế ngoài thưởng thức đồ ăn còn thưởng thức cả chửi nữa. Nên anh không cảm thấy xúc phạm. Tuy nhiên, cũng có lần, theo lời kể của anh, cô bạn đi cùng đã bật khóc, bỏ về khi bị chủ quán chửi trong sự sững sờ của cả quán. “Ăn ở đây thì phải chịu thế”, anh khoát tay.Tôi cho rằng việc có thái độ cáu bẳn trong giao tiếp thương mại, là một hiện tượng xã hội chứ không phải là một hiện tượng văn hóa. Và hiện tượng xã hội ấy, đã được quảng bá cho toàn thế giới với tư cách một phần của văn hóa Việt Nam.Cái phương thức thương mại có một không hai ấy có lẽ đã hằn vào đời sống người thủ đô từ thời bao cấp. Khi đó, cả người bán và người mua cùng quen với “văn hóa mậu dịch”. Người bán thì trịnh thượng, bề trên, ban phát. Người mua thì nhờ vả, xin xỏ. Và đương nhiên không cảm thấy bị xúc phạm trước thái độ kẻ cả của người bán.Đã mấy thập niên, văn hóa ẩm thực hay văn hóa nói chung hình như không hề tiến thêm chút nào. Nói cách khách là chúng ta không tạo ra thêm “sản phẩm văn hóa” nào để khoe với bạn bè quốc tế."Bún mắng cháo chửi” là chuyện đã diễn ra hàng chục năm, người Việt ai chấp nhận thì đã chấp nhận rồi. Vấn đề là, nó đã được chọn để giới thiệu trên sóng của một kênh uy tín bậc nhất, bởi chương trình của một đầu bếp uy tín bậc nhất thế giới. Có phải bởi vì anh ta không còn tìm thấy thứ gì đặc sắc hơn?Tôi nhớ đến Thái Lan - quốc gia làm du lịch giỏi nhất Đông Nam Á. Từ những người đẩy xe bán quà vặt đến nhân viên khách sạn nhiều sao đều giữ thái độ niềm nở và nụ cười tươi rói. Không kiếm đâu cái cau mày chứ đừng nói là “có thái độ” với khách. Hướng dẫn viên của tôi tự hào: “Có muốn chửi khách cũng phải sợ. Vì chỉ cần khách tố cáo với cảnh sát du lịch thì nhà hàng đó kể như mất nghiệp”, anh kể.Tôi không biết văn hóa truyền thống của nước Thái có những nụ cười ấy không. Tôi chỉ biết rằng nó đã được gắng sức tạo ra bởi cả chính phủ và người dân, cho hiện tại và cho tương lai.Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 được Thủ tướng Chính phủ thông qua năm 2015 đã xác định văn hóa đối ngoại là một bộ phận quan trọng đặc biệt của nền văn hóa quốc gia, thể hiện sức mạnh nội sinh của dân tộc, có vai trò tích cực trong việc nâng cao vị thế của đất nước.Nhưng tôi không nhìn thấy triển vọng CNN có thể giới thiệu cái gì hay hơn “bún mắng cháo chửi” ở Hà Nội, nếu người ta, thậm chí cả những cán bộ cấp Vụ ngành ngoại giao như bạn tôi, vẫn gật gù “nhưng ở đấy ngon”.Một suất quảng cáo 30 giây trên CNN có giá khoảng 6.500 USD. Lương của Anthony Bourdain ở CNN là hơn 23.000 USD một tuần. Đoạn “bún chửi” dài gần 2 phút và được phát lại 2 lần. Không tính chi phí sản xuất, coi như chúng ta đã đăng một quảng cáo du lịch có giá hàng tỷ đồng tới hàng triệu khán giả quốc tế.Và nội dung nó quảng bá là gì? Tôi đã mong đó phải là một nội dung khác.Trần Anh Tú Rất hay cho bài viết , và rất nhục cho HN . Hởi những người HN nghìn năm văn hiến , hãy suy nghĩ đi các bạn ơi ! Trước tiên phải trách những người vì miếng ăn ( chẳng biết ngon đến đâu) mà chịu ngồi nghe chửi. Ông bà ta đã nói :" Trời đánh còn tranh miếng ăn".... Nếu khách hàng có lòng tự trọng ko chấp nhận vừa ăn vừa nghe mắng thì đã chẳng có chuyện này.. Quát, mắng người mua là phong cách bề trên của mậu dịch viên thời bao cấp. Những mậu dịch viên ngày ấy đã già và chết nhiều lắm rồi. Không hiểu sao phong cách ấy lại rơi rớt mãi tới giờ? Đẹp mặt với thế giới nhỉ ? Trước đây thế giới biết đến VN là một dân tộc anh hùng đánh bại cả Đế quốc Mỹ và Thực dân Pháp, giờ hòa bình rồi lại trưng ra thế giới một "khuôn mặt" văn hóa đẹp như thế đấy. Phải nhìn nhận yếu kém, xấu xa để thay đổi và hoàn thiện hơn thôi, đừng biện minh bằng bất kỳ một lý do nào khác. Mình không hiểu sao có nhiều người nuốt trôi. Chẳng lẽ đây gọi là "văn hóa" Hà Nội sao? Xin lỗi chứ mình thấy ở Sài Gòn dù ngon cỡ nào mà " chửi " là chỉ sớm dẹp tiệm ngay. Bài viết của anh rất sâu sắc! Tôi thích. Tôi không đồng tình với việc người Việt mình hay có tâm lý đám đông. Biết là những người bán hàng đó chửi khó nghe đấy nhưng vẫn ăn, vẫn ủng hộ và xem chửi là ngon và làm cho những người bán hàng lại nghĩ thế là hay. Tôi thì không bao giờ ủng hộ cho kinh doanh kiểu như vậy. Ăn uống cũng phải có văn hóa. Thử hỏi nếu chúng ta cũng dùng tâm lý đám đông đó nhưng là thay đổi cách hành xử của những người chủ quán hay chửi đó thì tốt như thế nào. Chửi là không ăn dù có ngon !!! Chắc chắn những người chủ quán đó phải thay đổi, không chửi nữa, nếu không họ sẽ không bán được cho ai. Chửi là ế khách.... Thay đổi nhận thức, hành động của 1 người đã khó, mà cái "văn hóa mắng chửi" lại ăn sâu vào nhận thức của cả thế hệ. Lên facebook không thiếu những người trẻ tuổi bênh vực mấy cái quán vô học này, rồi đến lượt những người trẻ này lại dạy cho con cái họ chấp nhận cách ứng xử vô văn hóa. 1 cái vòng lẩn quẩn khiến cho 1 bộ phận không nhỏ người Việt luôn xa rời các tư tưởng, cách ứng xử văn minh, lịch thiệp của thời đại hội nhập toàn cầu. Văn hóa của những cư dân "ngồi xổm" , chỉ có Hn mới có, tôi ấn tượng 1 lần khi ăn " bún mắng, cháo chửi" tại HN, sợ đến già luôn. Chúng ta là người tiêu dùng và có quyền lựa chọn. Nếu mọi người tẩy chay những hàng ăn thiếu văn hoá này, họ sẽ hiểu thế nào là phải phục vụ khách hàng tử tế. Bài viết rất hay , cám ơn tác giả !!!! Khi miếng "ăn" được để lên đầu thì tất nhiên tự trọng sẽ bị đạp dưới đất. Quy luật nó thế ,không có gì "lạ" đâu anh CNN đã quảng cáo cho toàn thế giới rằng: có nhiều người Việt sẵn sàng nghe chửi ĐỂ ĐƯỢC ĂN NGON. Buôn bán chửi khách hàng còn cho đó là văn hóa thì không còn gì để nói cho những kẻ bao biện cho việc đó , không có ý phân biệt vùng miền nhưng tôi xin lỗi miền nam không có những loại văn hóa đó . Giờ đây VN quá nổi tiếng trên thế giới về những cái thứ văn hóa mà nghe qua phải xấu hổ . Tụi ăn một lần bị đâu bụng tiêu chảy gần chết . đó là chọn lựa của mỗi người. nhưng tôi sẽ không muốn bị chửi để có một miếng ăn ngon hay là vì trải nghiệm mới.nhưng có lẽ, do thiếu quán ăn ngon nên vậy, nếu nhiều quán ăn ngon hơn trong thời cuộc ăn uống nguy hiểm như thế này thì các quán này còn tồn tại được không?
Khi dân đã quyết Điều này xoá đi đồn đoán nước này sẽ cố gắng duy trì trạng thái lập lờ giữa ở và đi càng lâu càng tốt, trước khi tìm ra lối thoát an toàn nhất khỏi liên minh họ đã là thành viên trong 42 năm qua.Người đưa ra quyết định trên, Thủ tướng Theresa May, lại là một “Remainer” - người muốn Vương quốc Anh ở lại châu Âu, và đã thất bại. “Brexit là Brexit” - bà May đã phát biểu như vậy khi tiếp quản chính phủ thay cho ông David Cameron, người từ chức sau cuộc trưng cầu dân ý lịch sử.Cũng như những người thuộc phe “Ở lại”, bà có lý luận rất thuyết phục về mọi lẽ vì sao Brexit sẽ mang đến tương lai u ám cho người Anh. Quyết định kích hoạt Điều 50, bà phải gạt bỏ niềm tin và lý trí của mình nhưng phù hợp với lựa chọn của đa số cử tri.Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, một lãnh đạo khác cũng phải chứng kiến lựa chọn dân chủ đi ngược với mong muốn của mình. Tuần trước, Quốc hội Mỹ bác phủ quyết của Tổng thống Obama về dự luật "Công lý chống lại những kẻ tài trợ khủng bố", vốn được cho là sẽ gây ra rất nhiều tổn hại cho chính nước Mỹ. Ông Obama kịch liệt phê phán quyết định của Quốc hội, nhưng chắc chắn không thể làm gì để thay đổi nó.Một người bị ràng buộc bởi dân chủ trực tiếp (trưng cầu dân ý), một người bị ràng buộc bởi dân chủ gián tiếp (bỏ phiếu trong Quốc hội), trường hợp của bà May và ông Obama cho thấy thế lưỡng nan của các lãnh đạo khi phán đoán của cá nhân đi ngược lại với quần chúng.Trong trường hợp đó, họ thường chỉ có hai con đường: thuyết phục công chúng ủng hộ quan điểm của mình; nếu thất bại, phải chấp hành lựa chọn của đám đông. Đó là một cuộc chơi khắc nghiệt, bởi đa số không phải lúc nào cũng đúng. Với Brexit, nhiều người dân Anh đã sốc sau khi biết kết quả, bởi họ coi cuộc bỏ phiếu như là cách thể hiện thái độ hơn là một lời giã từ thực sự với Liên minh châu Âu.Nhưng cuộc chơi đó cũng công bằng và văn minh: khi không thể khiến mọi người đồng tình với mình, anh phải chấp nhận lựa chọn của tập thể.Quan trọng hơn, việc lắng nghe và đưa ra quyết định dựa vào ý kiến của người dân sẽ giữ được niềm tin rằng trong bất kỳ trường hợp nào, chính quyền cũng sẽ đặt lợi ích của người dân lên trên hết. Ở bất kỳ đâu, khi niềm tin đó bị mai một thì sẽ là lúc xã hội rơi vào khủng hoảng.Một hệ thống thực sự dân chủ và pháp quyền, vì vậy, đòi hỏi lãnh đạo phải làm đúng chức trách của mình: thực hiện những nhiệm vụ được người dân uỷ thác. Điều này tưởng chừng dễ dàng, nhưng lại không hề đơn giản. Bởi những người có thể đứng ở vị trí lãnh đạo thường là những cá nhân kiệt xuất, hoặc tự cho rằng mình như vậy, nên đôi khi sẽ cố giữ quan điểm bằng mọi giá.Ở nhiều nơi trên thế giới, từ Venezuela, Colombia cho đến Philippines, người ta nhìn thấy xung đột khi người lãnh đạo tin rằng mình đang lựa chọn điều đúng đắn nhất, nhưng một bộ phận người dân thì không. Những nguy cơ về mất kiểm soát xuất hiện. Cơ chế lắng nghe, bỏ phiếu để tôn trọng tuyệt đối ý nguyện nhân dân vì thế rất quan trọng.Tham vấn người dân có thể không mang lại kết quả tốt hơn, nhưng điều đó thể hiện sự cầu thị của chính quyền. Một xã hội hài hòa và ổn định nhiều khi chỉ cần biết tôn trọng lẫn nhau.Như đề cập ở trên, lắng nghe và làm theo ý nguyện của người dân không phải không có rủi ro, bởi nếu không khéo sẽ dễ bị rơi vào tình trạng độc quyền của đa số, phần nhiều dùng cảm xúc hơn là lý trí. Nhưng đó là điều có thể kiểm soát được, và rõ ràng, thuyết phục người dân đưa ra lựa chọn đúng đắn thì dễ dàng hơn rất nhiều việc bắt ép họ.Điều đó lại càng đúng hơn trong thời đại truyền thông đa chiều, khi công chúng có thể tự do thảo luận giữa biển thông tin bất tận, khiến cho việc định hướng gần như là bất khả. Nhà lãnh đạo và quản lý chỉ có thể vững tay đi qua biển cả đó nếu họ hiểu dòng nước đưa đẩy mình dưới chân.Không phải ngẫu nhiên mà dù thuộc phe “Ở lại”, bà Theresa May vẫn được nhiều người phe Brexit ủng hộ và hiện là chính trị gia được ưa thích tại Anh. Người dân hiểu được ai là người thực sự gánh lên vai trách nhiệm mà mình ủy thác.Nguyễn Khắc Giang Bạn nói rất đúng, điều đó chỉ có ở những nước đã phát triển lâu đời, tự do và tính tự lập được rèn luyện và dạy từ thuở nhỏ, ko có tính ỷ lại ông bà, cha mẹ.... Xét lại ở đất nước ta, theo riêng quan điểm của tôi thì ông bà, cha mẹ luôn bắt con cái phải nghe theo, ko được tự ý quyết, có sai xót gì người lớn chịu, người nhỏ nghe lời người lớn...., bởi thế nên đa số người dân chúng ta sống trong sự ỷ lại, tính tự lập hầu như chỉ là số ít, là sai xót gì cũng đỗ thừa người lớn, tất cả có người lớn lo rồi, đồng thời là công việc làm cho có lệ, ko ai kiểm thì qua chuông, thợ xây dựng......, tóm lại đời sống ý thức rất còn kém, ví dụ như:+ Hút thuốc, người hút có bao giờ quan tâm đến ai xung quanh;+ Khi xả rác, có ai nghĩ rằng phải mang đúng rác lại thùng rồi vức ko???? Gần sông thì vức xuống sông, gần ao hồ vức thẳng xuống hồ, gần miệng hố ga thì lùa một phát xuống...;+ Về vấn nạn giao thông, ra đường được mấy ai nhường nhịn nhau qua đường, dành nhau từng cm, xe lớn chèn xe nhỏ, xe nhỏ chèn người đi bộ....;+ Khi con nhỏ đi học, có những bà mẹ lên nói với thầy cô giáo rằng, 'con tui nó còn nhỏ, bé nó chỉ thích nói ngọt diệu có gì cô thầy chièu ý bé nha'....hoặc bé bị té ngã hay nằm dạ, bố mẹ thấy chạy lại bế bé lên hỏi có sao ko con....;+ Những anh công nhân viễn thông, hay điện lực, công việc là kéo cáp dây diện, nhưng có mấy ai làm đúng trách nhiệm cứ nghĩ làm cho xong việc cuối tháng vẫn có lương. cáp dây điện thì treo tứ tung .....Còn rất nhiều nữa mình ko thể kể hết, nói chung là người dân Việt Nam mình trong đó có tôi vẫn còn phải hoàn thiện nâng cao ý thức hơn nữa, chắc có lẽ đất nước ta thêm vài thế hệ nữa thì mới ý thức được, nền giáo dục mình bây giờ còn là thí điểm chưa ổn định được. Tôi thích điều này: "Nhưng cuộc chơi đó cũng công bằng và văn minh: khi không thể khiến mọi người đồng tình với mình, anh phải chấp nhận lựa chọn của tập thể". Cám ơn tác giả. Đọc bài này thích quá. Cả hai bên cùng biết có thể có rủi ro thì sẽ có trách nhiệm hơn với lựa chọn của mình. Và cũng sẽ tin tưởng lắng nghe nhau hơn. Quyền lực của lãnh đạo một quốc gia là do nhân dân trao cho chứ không phải do người đó thông minh xuất chúng mà có được!!! Ở đâu tôi không biết, khi tôi đi họp tổ dân phố ở VN, phàn nàn về tình trạng đậu xe lấn chiếm đường đi của con hẻm của các xe oto, xe máy của người đi làm cho các văn phòng, cty kiểu hộ gia đình nhưng họ chỉ báo cáo lên phường rồi 5-6 năm rồi vẫn thế, không có ai giải quyết!họp tổ dân phố phàn nàn đổ rác để gọn gàng, bọc kín và chắc, nhất là đừng để rác nhầm sang nhà khác, vậy mà mỗi chuyện này 5-6 năm họ những công dân khác không biết làm hay làm không đẹp....hỏi sao đường không ngập! KHI DÂN ĐÃ QUYẾT. QUÁ TUYỆT VỜI Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân- Cụ Nguyễn Trãi đã dạy lâu rồi... bài viết rất hay "1 đời người 1 rừng cây" và còn hơn thế nữa. Dân sẽ là "1rừng cây" thuận hay ngịch lòng dân, những vấn đề nữa là trình độ và tầm nhìn của người dân đến đâu nữa giới tri thức Việt Nam tôi thấy khá là đông,họ nói đúng,viết giỏi nhưng chỉ thế thôi thì không đủ...cám ơn tác giả anh viết rất hay. Người lãnh tụ có thể đúng, nhưng không trúng vì chưa thuyết phục được dân, chưa hợp lòng dân, dân chưa hiểu được, lúc đó cái đúng hãy tạm hoãn lại đã. Vì xét cho cùng, ai làm, ai đóng góp và ai sẽ được thành quả hay chịu hậu quả. Vấn đề ở đây, khi nói cái này là ý dân, cái kia là lòng dân thì phải biết lấy cái gì chứng minh đó là ý dân, lòng dân hay chỉ là cảm tính? tôi thích bài viết này ,cảm ơn tác giả. hay và đầy ẩn ý!!!
Nôn nóng với vỉa hè Vỉa hè là phần đường dành cho người đi bộ. Đó là luật. Còn thực tế thì vỉa hè bị chiếm dụng gần hết để làm bãi giữ xe, buôn bán hoặc hàng rong “xí phần”. Người dân mệt mỏi từ lâu. Và đó là lý do mà chiến dịch giành lại vỉa hè của UBND Quận 1 nhận được sự chú ý. Một người dân cố cựu ở Sài Gòn 40 năm tâm sự rằng, thành phố làm được rất nhiều việc đáng khen nhưng đáng buồn là cái việc lớn nhất của một thành phố trên 10 triệu dân là quy hoạch và quản lý thì lại không làm nổi.Chuyện quy hoạch đô thị, vốn gắn chặt với nỗi khổ ngập lụt và ách tắc giao thông thường trực của thành phố, đã được nói tới quá nhiều. Nhưng ngay cả trong cái quy hoạch đang phải tạm chấp nhận ấy, sự quản lý cũng không nghiêm.Ở quận 3 với các công thự, biệt thự, đình chùa thâm nghiêm - trông cũng chẳng khác nào phố ẩm thực. Xung quanh chùa Xá Lợi nay thành hàng quán ăn nhậu suốt đêm ầm ĩ... Con đường Phạm Văn Đồng hiện đại giá trị tỷ USD cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nay tràn ngập quán nhậu, xe cộ để tràn lan...Ông già ấy than phiền với tôi, rằng giao việc quản lý vỉa hè cho phường là một sai lầm cực lớn, vì ở cái nơi “khuất mắt trông coi” ấy nó hoàn toàn có thể trở thành nguồn lợi của nhiều người.Việc lấn chiếm vỉa hè gây bức xúc cao độ vì chúng không chỉ là các hành vi tự phát, mà còn nhuốm màu lợi ích. Một mét vỉa hè Sài Gòn là một mét vàng và đều có những “ông chủ” tàng hình. Không tin? Bạn thử ra chiếm một chỗ xem.Gia đình tôi có cho người khác thuê địa điểm để mở một nhà hàng quy mô trung bình ở một quận trung tâm thành phố. Ngay lập tức có một số nơi đến đề nghị trả tiền “trách nhiệm” về vỉa hè, ở đây là bãi giữ xe và chỗ xe dừng đậu. Chủ nhà hàng giải quyết bằng cách chuyển bãi xe về địa điểm khác gần đó, để cho một cặp vợ chồng gia cảnh khó khăn, lại đang nhàn rỗi trông coi.Nhưng đừng hòng, “ai đó” đến quậy phá suốt. Cuối cùng, chủ nhà hàng quyết định đóng cửa, chuyển sang hùn hạp với người bạn mở nhà hàng ở quận 1. Lần này, anh phải rút kinh nghiệm: thương lượng với 6 - 7 đơn vị về bãi giữ xe nhưng cuối cùng cũng phải giao cho những người mà mình không hề mong muốn. Việc kinh doanh cũng chỉ cầm chừng được một thời gian vì anh cũng không đủ kiên nhẫn khi phải thường xuyên tiếp những người đến hỏi thăm.Câu chuyện của tôi không mới, nó đã quá cũ và quá quen rồi nhưng tôi hồ nghi khả năng cải thiện tình hình hiện nay? Phần lớn những người sống quanh cái vỉa hè Sài Gòn cũng sẽ kể được cho bạn phiên bản của một câu chuyện như thế. Đó là một thực tế nhức nhối. Quyết tâm trả lại cái vỉa hè theo đúng nghĩa của nó, là điều cần làm gấp. Người miền Nam thường dùng từ “nôn” để chỉ sự vội vàng, sốt ruột. Sáng nay, tôi gặp khoảng chục người đang kinh doanh ngoài mặt đường Quận 1 - phần lớn không phải dạng kinh doanh nhỏ. Họ nghiêm túc với tương lai của mình và đều ước rằng Quận có thể làm theo một lộ trình chỉ cần kéo dài hơn một hay hai ngày, họ sẽ tự tháo dỡ, không dại gì mà chống đối. Cách làm như hiện nay, mang theo cả đội quân với đủ máy xúc, máy cẩu, xà beng... sẵn sàng lật tung và tháo dỡ, theo họ là hơi... nôn nóng.Chẳng hạn, câu chuyện ở những bốt gác công an trước cửa Ngân hàng Nhà nước, liệu có thể chậm lại một chút, tìm hiểu rõ vấn đề, giải quyết theo quy định của pháp luật thay vì đối đầu, đập phá rồi lắp lại. Sự việc dường như phản ánh một khoảng cách giữa tư duy và hành động. Tất nhiên, đó có thể là một cách làm, một quan điểm. Sẽ có nhiều người cho rằng những việc như thế này không thể thương lượng, không thể chậm trễ, phải cần đến máy xúc, cẩu, xà beng và phải có những người thích hành động theo kiểu ngay và luôn.Hoàng Linh Bác này nói sai. Tôi thấy phải tháo dỡ lật tung là hoàn toàn đúng. Vì ng ta xây những công trình rất kiên cố trên vỉa hè. Có máy xúc máy cẩu và cả một đội quân còn dỡ mãi mới xong huống chi là chờ chủ hộ kinh doanh tự dỡ. Tôi cam đoan rằng chả có ai tự bỏ tiền ra thuê máy móc về dỡ những cái mà họ xây dựng lấn chiếm vỉa hè đâu. Quyết liệt nôn nóng còn ko ăn ai nữa là từ từ. Nhà báo nói hay, nhưng chỉ hay với một xã hội mà ai ai cũng tự giác và tuyệt đối tôn trọng luật pháp. Tôi và cả gia đinh ủng hộ cách làm của Ông Đoàn Ngọc Hải. Nhà báo nghĩ sao khi bắt gặp hình ảnh, người bà phải dẫn cháu mình đi xuống lề đường (xe chạy ào ào) để tới trường mẫu giáo, trong khi đó trên vỉa hè chỉ toàn là xe máy, bàn ghế cafe, bàn ăn sáng... Hoang Linh viết tới viết lui thấy nội dung chính là chỉ trích Q1 làm nhanh quá! Nhắc nhở nhiều lần rồi mới làm vậy. Đối với cơ quan công quyền cần phải làm quyết tiệt thì người dân mới thấy sợ và tự giác nghiêm túc tháo dỡ trước khi đội quy tắc đến không. Bác Hải nói rồi " Không ai đứng trên Pháp luật cả". Hy vọng các địa phương khác cũng làm vậy, càng nhanh càng tốt. theo tôi việc quan trọng không phải là kết quả trực tiếp của những lần phạt nóng, cẩu xe, phá chốt bảo vệ hay hê trụ sở trong đợt ra quân này. Mà điều quan trọng nhất là nhờ chiến dịch, đã gieo vào lòng dân một ý thức xã hội, một niềm tin vào chính quyền, đồng thời cũng gieo sự ngần ngại vào lòng những kẻ không có ý thức. Còn cách thức hành động có thể hơi nôn nóng nhưng nó như là hành động châm lửa để lửa trong dân tự cháy và lan rộng, nên tôi cho là chấp nhận được và nên được ủng hộ. Làm tà tà kiểu bác Hoàng Linh thì...1000 năm nữa vỉa hè Sài Gòn cũng chẳng thay đổi được gì! Chiều qua tôi có chạy một vòng Quận 1, thấy vỉa hè đã thông thoáng hơn hẳn! Vỉa hè vốn là nơi không có bất cứ ai được lấn chiếm nhưng đã bị lấn chiếm mấy chục năm rồi, giờ còn đòi từ từ thế nào được nữa? Mọi người phải nhìn sang Nhật và Singapore mà học chứ? Bên đó có ai lấn chiếm vỉa hè đâu? Lãnh đạo nói đi đôi với làm,cách trả lời nhanh nhất là qua hành động. Tôi tin nhân dân sẽ tín nhiệm cách làm như vậy! Bày tỏ quan điểm cũng tốt, nhưng hãy đưa thêm giải pháp không nôn nóng cho tôi xem. có quá nhiều vấn đề liên quan gút mắc đến nhau như một mối bòng bong. Và như thế cần máy xúc máy cẩu đi dẹp cái mớ đó. pháp luật sinh ra để phục vụ con người, khi nó không đáp ứng thì tôi cần một sự nôn nóng như thế. Bạn nói thì hay, nhưng thiếu thực tế lắm! Làm thì mới biết. Cái gì cũng đúng quy trình nhưng chẳng cái nào xử lý được??? "Còn có làm thì ắt có sai, quan trọng là đúng nhiều sai ít" Có "nôn" và có gọi là chưa đúng cũng không sao... Nếu không làm thì chuyện mấy cái bốt của NHNN được họ coi là đương nhiên. Làm sao có chuyện họ làm lại đầy đủ thủ tục. Còn chuyện tự tháo dỡ, họ sẽ chờ nhau... còn dài dài. Nếu không làm mạnh người ta cứ nghĩ là theo phong trào... xong đâu lại vào đó. Nếu Quận 1 không làm mạnh thì không thể có hiệu ứng lan tỏa... nay các quận khác cũng đua nhau làm. Ngay Hà Nội cũng có sự chỉ đạo quyết liệt từ quận Hoàn Kiếm... Bây giờ không phải lúc ngồi bàn chữ nghĩa "nôn" với chả "nóng". Kế hoạch triển khai đã có cả chục năm nay rồi, giờ là hành động thì sao gọi là "nôn" gì nữa. Vấn đề bây giờ là phải hành động một cách toàn diện. Giống như một căn bệnh nan y, sau một giai đoạn hổi chuẩn quá lâu rồi giờ thì phải thực hiện cuộc đại phẩu thuật thôi, nếu muốn cứu lấy lại trạng thái như ban đầu. Chắc chắn trong vấn đề ngày các nhóm lợi ích sẽ không chịu để yên đâu, sẽ tìm cách chống đối, vạch lá tìm sâu. Nhưng nếu cả hệ thống chính quyền và đông đảo nhân dân ủng hộ, chiến dịch này nhất định sẽ thành công. "Nôn"? Cho thêm 2 ngày á? Kiểm tra lại cái cam kết ký khi họp tổ dân phố hay ký với chính quyền là không chiếm dụng xem ngày ký gần nhất cách đây mấy năm rồi? Kể cả bốt canh Kho bạc, xét ở khía cạnh thượng tôn pháp luật, việc đó là đúng và cần phải làm vậy để ai cũng biết rằng: Không ai đứng trên pháp luật được cả. Với ý thức kém và tư duy manh mún, chẳng có quy hoạch nào có thể khắc phục những nội tại mà tác giả đã nếu cả. "Họ" buông lỏng, "chung chi", bi giờ "họ" "ra quân" siết chặt. Mọi việc cũng từ "họ", do "họ". Cái chử "họ" trong tiếng Việt quá hay. Lâu nay tuyên truyền, kêu gọi nhiều rồi có tác dụng gì đâu, làm như Quận 1 TP HCM tôi ủng hộ. Cá nhân tôi thì lại hoàn toàn ủng hộ với những gì mà UBND Quận 1 và ông Đoàn Ngọc Hải đang thực hiện để đòi lại vỉa hè dành cho người đi bộ và làm sạch sẽ, khang trang cho Quận và cho Thành phố. Lấn chiếm vỉa hè cho rất nhiều mục đích khác nhau và tranh giành quyền lợi, nguồn lợi một cách "tàng hình" như ý kiến của tác giả, vốn ai cũng ngầm hiểu được như thế đã có từ lâu. Người dân bức xúc, và bây giờ là Lãnh đạo Quận và Lãnh đạo Thành phố bức xúc, quyết tâm thực hiện bằng được, không theo kiểu đánh trống bỏ dùi như trước đây. Điều đó chúng ta phải thấy đáng mừng chứ ạ?! Hãy ủng hộ họ, những người đang xắn tay áo lên để làm thay vì việc ngồi trong phòng và ...chỉ đạo. Hãy làm và có trách nhiệm với việc mình làm. Bài viết bàn lùi quá. Thông báo và tuyên truyền mãi rồi chứ, ký cả cam kết, nhưng vẫ không lay chuyển. Có một tâm lý bao trùm là cứ từ từ, để xem thế nào đã. Vậy nên không nói là nôn nóng đc, ma trách cơ quan này đang là gương xấu.
Huy chương vàng cho ai? Đó không phải chỉ là chuyện của các nước nghèo. Tôi vẫn nhớ một người vô gia cư ở Warszawa, thủ đô Ba Lan, một trong những nền kinh tế lớn nhất EU. Anh không buồn lắm nhưng nói giọng hơi ghen tỵ. Bạn đến từ Việt Nam à, Việt Nam là nước nhiệt đới đúng không, thế thì người vô gia cư vẫn sống ngoài đường được nhỉ, chỉ cần kiếm đồ ăn. Ở đây mùa đông lạnh lắm, nếu không có nhà, có lò sưởi, thì khó sống lắm. Cách đó không xa, người ta vừa xây một trong những sân vận động lớn nhất châu Âu của một đại hội thể thao trị giá 30 tỷ USD - con số tạo ra rất nhiều tranh cãi trong dư luận Ba Lan lúc bấy giờ. Sân Narodowy ế khách sau ngày hội - vì Warszawa làm gì có đội bóng đủ lớn. Và người đàn ông tôi gặp trong công viên, một người tự nhận có bằng kinh tế và nói tiếng Anh trơn tru, phải tỏ ra ghen tỵ với người vô gia cư ở... Việt Nam. Tôi nhớ một phóng viên Nam Phi. Tôi cười, hỏi anh mấy cái sân vận động giờ thế nào rồi. Anh cũng cười, gạt tay, thôi đừng nói đến nữa. Chỉ hỏi thế thôi là người ta biết tôi nói chuyện gì. Đó là những cái sân được xây lên phục vụ World Cup 2010. Có thể rồi không lâu nữa, những hạ tầng ấy sẽ chung số phận với hạ tầng của Olympic 2004 tại Hy Lạp, là những khu hoang phế khổng lồ, cỏ mọc cao tận đầu người, còn người dân Athens thì đang xếp hàng nhận đồ phát chẩn trước tòa nhà Quốc hội. Vì mâu thuẫn đó, dư luận đã phản đối quyết liệt ý định tổ chức Á vận hội 2019 tại Việt Nam. Tôi cho rằng việc rút chân trước giờ G cho sự kiện tốn kém ấy là một quyết định đúng đắn của chính phủ. Nhưng bây giờ lại có một câu hỏi khác: nếu như đại hội thể thao vừa tiền, không đến nghìn tỷ, mà vẫn mang tầm vóc khu vực, thì chúng ta có tổ chức không? Đó là câu hỏi đặt ra khi nhìn lại Đại hội thể thao bãi biển châu Á - Asian Beach Games (ABG) - vừa diễn ra tại Đà Nẵng. Ngân sách chi “không nhiều lắm”, chỉ gần 400 tỷ đồng. Việt Nam lại đứng thứ nhất toàn đoàn. Thế có xứng đáng cho một ngày hội hay không? Đầu tiên phải nhìn nhận giá trị mà chúng ta thu lại là gì. Những dòng tin về đại hội thể thao này, trên mặt báo quốc tế, rất mờ nhạt. Times of India, tờ báo lớn nhất Ấn Độ, thông báo việc đoàn thể thao 208 người của họ dự giải trong tổng cộng... 196 chữ. Bản thân tính thể thao của giải rất đáng đặt dấu hỏi, vì theo chính các chức sắc thể thao tâm sự sau giải, nhiều nước bạn tới Đà Nẵng với các vận động viên phong trào hoặc trẻ. Thể thao bãi biển cũng chỉ được coi là phong trào nhưng chúng ta thì cử vận động viên chuyên nghiệp ra đấu lấy huy chương và đoạt tổng cộng 139 huy chương, với 52 vàng. Chúng ta cũng không có điều kiện tổ chức những môn đích thực là thể thao bãi biển kiểu thuyền buồm, dù lượn, mà chỉ tổ chức các môn... đúng sở trường. Kịch bản này không xa lạ với Việt Nam nói riêng hay Đông Nam Á nói chung. Mỗi SEA Games là một “bố cục” các môn thi đấu khác nhau để phù hợp với sở trường của chủ nhà. Chủ nhà thường sẽ đứng nhất. Tôi nghĩ để trả lời câu hỏi một ngày hội có xứng đáng với số tiền bỏ ra hay không, đầu tiên phải hỏi ngược lại: Nó có xứng đáng được gọi là một ngày hội không? Lễ hội pháo hoa ở Đà Nẵng tất nhiên xứng đáng là một ngày hội. Kinh phí tổ chức không đáng bàn tới, khi mà doanh thu du lịch của Đà Nẵng tăng tới vài chục phần trăm. Lễ hội cấp thôn ở đầu làng tôi cũng không ai bàn đến kinh phí: dân làng tự đóng góp. Có vui, cảm thấy đấy đúng là ngày hội thì dân làng mới chung tay. Nhưng một đại hội thể thao mà Việt Nam đứng đầu châu Á, xếp trên Trung Quốc 2 bậc và Ấn Độ... 15 bậc, một đại hội thể thao cấp khu vực mà mờ nhạt trên chính truyền thông và công chúng Việt Nam, mờ nhạt với cả người dân Đà Nẵng, thì rất nên đặt câu hỏi tiền ấy có đáng không. Khái niệm “bệnh thành tích” đã được nhắc đến trong những phân tích sau giải đấu. Nếu chúng ta đã xác định tiêu tiền để chơi thì nên chơi cho ra chơi. Còn nếu “chơi” để ra huy chương thì chỉ để phục vụ các báo cáo ngành. Và người dân có quyền cảm thấy phí tiền. 52 huy chương vàng. Nhưng có phải vàng cho người dân, cho hình ảnh quốc gia, cho sự phát triển của thể thao nước nhà? Hay cho ai? Bây giờ nhìn lại, tôi còn thấy may vì bạn bè quốc tế không quan tâm đến giải đấu “tầm cỡ châu lục” này. Bởi nếu một phóng viên quốc tế quyết khai thác về ABG, anh ta có thể sẽ làm như tôi năm 2012 ở Ba Lan, đến gặp một người vô gia cư tại Đà Nẵng và hỏi: anh nghĩ thế nào về giải đấu này? Đức Hoàng Vâng, một trang đưa tin: "Việt Nam bá chủ thể thao bãi biển Châu Á".Thời đại CNTT bùng nổ như hiện nay mà còn giật những cái tít như vậy! Thày giáo tôi bảo: Dân mình vay tiền về xóa đói giảm nghèo khi về qua chợ mua luôn cân thịt ăn trước, sau đó tổ chức liên hoan vì vay đc tiền. Cuối cùng Nghèo vẫn hoàn Nghèo. Tôi suy diễn rộng thì một đất nước hình như giống vậy không hề quan tâm tới giải này, và sau này là cả seagames nữa, vớ vẩn lắm! Đứng đầu, thành công vang dội, bá chủ đại hội... tôi thấy xấu hổ! Chỉ mong các vị tổ chức cũng thấy xấu hổ như chúng tôi "Anh nghĩ thế nào về giải đấu này"- Nghe sao chua sót quá.Thật ra tôi cũng không hề biết tới giải này khi mà chưa được đọc bài viết của anh. Ở quê tôi người ta hay nói "bệnh sĩ chết trước bệnh tim", có đúng ko Đức Hoàng ??? Sâu sắc quá a đức hoàng,bài viết rất sâu và hay. Tôi đồng ý với ý kiến anh Đức Hoàng về việc công tác truyền thông hơi yếu kém và Việt Nam lấy uy thế của nước chủ nhà Việt Nam đưa một số môn lợi thế vào thi đấu để đạt "thành tích cao". Nhưng tôi thấy ABG5 vừa qua không hề lãng phí như anh nói. Không có sân vận động bỏ hoang sau đại hội vì được lắp ghép không phức tạp, thảo gỡ dễ dàng, bãi biển được trả lại nguyên vẹn như ban đầu. Hơn nữa trong giải đầu rất đông khản giả đến thưởng thức những trận cầu hay, những pha bóng đẹp và giao lưu với vận động viên và khách du lịch. Và điều cuối cùng Đà Nẵng không có người vô gia cư Chính cái tiêu đề của Đức Hoàng đã trả lời cho câu hỏi, chỉ là chưa nêu đích danh Giá trị lớn nhất ABG đem lại lần này chính là giá trị quảng bá du lịch và đầu tư cho Đà Nẵng. Còn về thể thao, giá trị đem lại không lớn, chủ yếu là cơ hội cọ sát cho các VĐV và cuối cùng là một bảng thành tích thật đẹp cho ai đó có cơ hội vươn xa, bay cao trên chính trường và xin ngân sách. Đứng thứ nhất mà vẫn thấy ''đau'' vì nó vô bổ , viển vông với số tiền bỏ ra . Lãng phí tiền của dân, không biết trong 400 tỉ đó thực chi bao nhiêu nữa...? Ôi anh lại nói đúng nữa rồi, cảm giác hơi nhột khi đoàn Việt Nam đứng đầu. Các nước họ mà chú trọng cử vận động viên chuyên nghiệp thì e là một cái huy chương đồng cũng thấy vui. Chuẩn không cần chỉnh, rất phù phiếm và tốn tiền . Dung " chuyen nghiep"de thi dau voi",nghiep du" ,: khong phai la tinh than the thao! "Mua vui cũng được một vài trống canh" và đúng là chỉ để cho báo cáo ngành!
Thong dong Hà Nội Nhưng Văn Vượng là người khiếm thị và đạo diễn Trần Văn Thủy, bạn ông, đã chọn cách mở đầu câu chuyện về Hà Nội như thế. "Nghe tiếng đàn của người bạn mù so trên cảnh trí Hà Nội, ta bỗng quý giá những gì mà ta đang thấy, bỗng yêu thêm những gì cùng sống quanh ta" - lời bình đến đoạn ấy, máy quay lia từ vòm cây xuống con đường Đinh Tiên Hoàng chạy quanh Hồ Gươm, với những chiếc xe đạp thong dong cùng những thiếu nữ tóc phi-dê. Tiếng động hiện trường lảnh lót leng keng chuông xe đạp, tiếng í ới ai đó gọi nhau, vừa đủ duyên. Đó là năm 1982.Bây giờ là năm 2016, hơn 30 năm sau khi "Hà Nội trong mắt ai" ra đời. Nếu cũng góc đường ấy, cũng cú lia ấy, cũng tiếng hiện trường ấy, thì hoặc đạo diễn Thuỷ sẽ phải chọn nhạc điện tử để át đi tiếng còi xe, hoặc nghệ sĩ Văn Vượng sẽ phải chuyển sang chơi trống.Hà Nội ồn ào, tấp nập. Và những gì ồn ào tấp nập nhất của Hà Nội thì gom lại quanh Hồ Gươm.Tôi sinh ra cạnh Bờ Hồ. Từ khi biết nhận thức đến nay, rất hiếm hoi tôi thấy Hồ Gươm và phố cổ được nghỉ ngơi. Có chăng, là những sớm tinh mơ mồng một Tết, mở cửa ra mới vắng bóng người xe.Bởi vậy, khi tuyến phố đi bộ mở ra vào những ngày cuối tuần thì khao khát được vận động trong bình yên của người Hà Nội mới vỡ ùa ra.Cuối tuần vừa rồi, tôi dẫn con đi bộ quanh Hồ Gươm. Thằng bé ban đầu có vẻ chán và mệt. Nhưng rất nhanh, nó bị hấp dẫn bởi những giao tiếp chậm. Con tôi tự mua một chai nước từ máy bán hàng tự động; thích thú trò chuyện với một người nước ngoài tập tạ cùng đám thanh niên; hào hứng ném bánh mỳ cho đàn cá dưới hồ thi nhau rỉa; và chạy căng chân dưới những bóng cây cổ thụ. Đó cũng là lần đầu tiên sau 6 năm có con, tôi không phải lo lắng khi cho cháu đi chơi trên phố. Chỉ có điều, khi sang đường, mặc dù không có một chiếc xe nào, con tôi vẫn hết sức thận trọng, nhìn trước ngó sau.Vẻ nhìn trước ngó sau là một trong những kỹ năng sinh tồn của người Hà Nội hiện đại. Nó đảm bảo an toàn cho chúng ta. Nhưng nó biến nhiều người dân Hà Nội, vốn thong dong chậm rãi và nhiều khi điệu đà, trở thành một "loài" kỳ quặc, có dáng tất tả đầu lao về phía trước nhưng lại vai cổ co rụt vì e sợ những điều bất trắc trên đường.Còn tôi đi bên Hồ Gươm, ngắm nhìn mọi người. Đó là một quang cảnh hết sức thú vị. Người ta cứ đi thôi, bên nhau, ít thấy ai nói gì, cứ đi, với vẻ rất đỗi thoả mãn.Rồi tôi nghe. Lâu lắm rồi, tôi mới lại lắng nghe điều gì đó khi đi ngoài đường. Tiếng chim hót ríu ran. Tiếng gió thổi xạc xào tầng lá. Tiếng cười của bọn trẻ. Cả tiếng bước chân. Đó mới là tiếng người. Rồi, bất chợt như một món quà, từ đồng hồ 4 mặt trên nóc Bưu điện Hà Nội phát ra tiếng nhạc. Đó là đoạn đầu bài "Người Hà Nội" bất hủ của Nguyễn Đình Thi:"Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ TâyĐây lắng hồn núi sông ngàn nămĐây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà NộiHà Nội mến yêu...".Và sau đó là 12 tiếng chuông. Rành rọt, vọng vang. Từ lâu lắm rồi, tôi không còn nghe được âm thanh đó, dù vẫn đi ngang đồng hồ bưu điện mỗi ngày.Đã hơn 30 năm rồi, không có một bộ phim tài liệu nào nói về Hà Nội vừa khái quát vừa chi tiết vừa gần vừa xa vừa tả chân vừa ý nhị như "Hà Nội trong mắt ai". Dĩ nhiên không phải vì Hà Nội không có gì mới hơn để nói. Ngược lại, Hà Nội của đạo diễn Trần Văn Thuỷ đã vĩnh viễn ngủ yên trong bộ phim của ông. Giờ đang thức là một Hà Nội khác, cũng khao khát được tìm hiểu. Cách thức thì vẫn như cũ thôi, nghệ sĩ Văn Vượng đã gợi ý hơn 30 năm trước rồi: lắng nghe và cảm nhận.Bởi thế, hoá ra món quà lớn nhất mà những tuyến phố đi bộ cuối tuần mang lại cho con người - đó là thời gian để lắng nghe và cảm nhận cuộc sống của mình, trong tĩnh lặng.Gia Hiền Cái "tĩnh lặng" "rộng thoáng, thong dong" ở Bờ Hồ rất đáng quý, và cái "chát chúa đinh tai nhức óc, len chặt nhích từng mét"" mà các tuyến phố xung quanh phải chịu để "Bờ Hồ tĩnh lặng" liệu có ai quan tâm? Mong rằng tương lai o xa sẽ có nhiều khu vực sống chậm như phố đi bộ quanh Hồ Gươm, trả lại cho chúng tôi - những người trải qua tuổi thơ HN những năm 80 - sự bình yên, dung dị và thanh lịch vốn có của người Tràng An xưa. Mình nghĩ khu Bờ Hồ phải thành phố đi bộ 24/7 mới giữ được sự thanh bình. Bai viet hay qua. Cam on nha bao. HN thanh bình và mang dáng dấp của một đô thị văn minh. Một việc làm đúng của TP Đúng vậy, tôi cũng mong rằng không chỉ Hà Nội mà tất cả mọi người sống ở các đô thị của Việt Nam hãy một lần sống chậm lại, khi đó chúng ta sẽ thấy rõ hơn chân giá trị cuộc sống và sẽ làm được nhiều việc có ích cho đời hơn! Bài viết của Gia Hiền có vẻ giống câu nói: Hà Nội không vội được đâu. Tuy nhiên, đôi lúc cũng cần phải tĩnh lặng để xem xét chính mình với môi trường sống quanh ta. ÔI, tuyệt! Cảm ơn tác giả. Tôi sẽ dạo quanh Hồ Hoàn Kiếm trong thời gian gần nhất. Đang định viết những dòng cảm nhận như thế này giống như Gia Hiền. Thực sự là phải cảm ơn những người đã ra quyết định để chúng tôi có thể có không gian mà thong dong, thảnh thơi tản bộ, trẻ con, thanh niên vui vẻ chạy nhảy cười đùa. Những nghệ sĩ đường phố có không gian thể hiện , những gia đình 3 - 4 thế hệ có không gian cùng nhau dạo bước cuối tuần, thay vì vào những trung tâm thương mại xa hoa và tốn kém. Thực sự là rất yêu không gian đi bộ này, và rất cảm ơn những người đã quyết định cho Hà Nội có một không gian như vậy! Đồng ý với tác giả đúng là Hà Nội cần những góc phố bình yên như vậy, nhưng tuyến phố đi bộ mở ra với phạm vi hiện tại e có vẻ không hợp lý vì lượng xe cộ bị dồn nhiều sang các tuyến phố lân cận vẫn gây ách tắc giao thông như thường, thêm nữa là không thuận tiện cho việc đi lại của người dân khi muốn đi lên khu vực đó. Tôi ủng hộ việc đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm Hà Nội ngày cuối tuần.đi tản bộ xung quanh hồ tôi cảm nhận tâm hồn mình được thư thái,thảnh thơi, mặc dù ngày nào tôi cũng chơi thể thao ở bờ hồ mỗi buổi sáng mà ko có cảm giác thảnh thơi yên bình đó. Chưa một lần đặt chân lên Hà Nội, nhất định phải đến một lần trong đời, Hà Nội trong trí tưởng tượng của tôi! Tôi mong về hà nội, để nghe gió sông hồng thổi, để thương áo len cài vội, một chiều đông rét mướt... hà nội đầu đông mới đắt. Toi mot nguoi con cua Ha noi song xa que huong ,luon nho ve Ha noi voi hing anh Thap rua ,Ho guom ,cau The huc va nhung buoi sang di dao quanh ho !Sao ma thay gan gui va binh yen den vay !Mong rang Ha noi van mai mai la niem tu hao trong long nhung nguoi con song xa que huong nhu chung toi !Cam on tac gia ! Tôi từng lên tiếng ủng hộ 100% khi Tp có chủ trương mở phố đi bộ chung quanh khu vực Hồ Gươm,nhưng rát tiếc,đến giờ tôi vẫn chưa một lần đến vào dịp cuối tuần...Nhưng đọc bài viết của tác giả,tôi vẫn cảm nhận được không gian,không khí nơi ấy ngày cuối tuần và chắc chắn những ai bước chân đến nơi ấy cũng cùng chung một niềm vui và sung sướng,bởi một HÀ NỘI thật thanh bình!
Khi bệnh viện quá tải Theo các tính toán, cộng cả những dự báo về vị trí trọng trách của Cần Thơ, phục vụ cho cả 11 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, chúng tôi ra được con số thống nhất sau cùng: đó sẽ là bệnh viện đa khoa nhi đồng với quy mô 500 giường.Sau gần 5 năm thiết kế thi công, bệnh viện đã hoàn thiện và được đưa vào sử dụng với nhiều trang thiết bị hiện đại trên tổng thể kiến trúc sang trọng. Sau hơn 4 tháng bệnh viện đi vào hoạt động, trong một lần đưa các chuyên gia y tế, kiến trúc y tế châu Âu tham quan, tôi giật mình khi thấy bệnh viện lại quá tải, xuất hiện nhiều giường bệnh nằm hai bệnh nhi. Tôi hỏi bác sĩ giám đốc thì được ông cho hay: "Bệnh viện đã lên gần 700 bệnh nhân nội trú". Một bệnh nhi từ tuyến huyện lên thành phố chữa bệnh lại phải mang theo cả bố, mẹ, ông, bà, khiến bệnh viện càng quá tải hơn.Bây giờ, nếu đi một lượt các bệnh viện công có uy tín tuyến cuối ở Việt Nam, hình ảnh quá tải trở nên rất đỗi bình thường. Tôi thấy rằng, nếu không có một sự phối hợp nhịp nhàng giữa các tuyến, thì tình trạng này khó mà khắc phục được trong tương lai gần.Tại châu Âu, tổng số lượt khám trong ngày của một bệnh viện lớn có khi lên 3.000 lượt, trong khi bệnh viện chỉ có 300 giường nội trú, số ngày nằm viện trung bình của một bệnh nhân chỉ 2-3 ngày. Điều này có được là nhờ các bệnh viện ở tuyến cơ sở được phát triển tương đối đồng đều với các bệnh viện tuyến sau, giao thông đi lại thuận tiện, hệ thống kết nối qua mạng giữa các cơ sở y tế chuyên nghiệp, bài bản... Sau khi được điều trị tương đối ổn định, qua cơn nguy hiểm tại bệnh viện tuyến cuối thì bệnh nhân lại được chuyển về tuyến cơ sở điều dưỡng, chăm sóc. Như thế vừa giảm áp lực cho tuyến cuối mà chi phí điều trị của bệnh nhân cũng rẻ hơn, bệnh nhân được điều dưỡng ở gần nhà hơn...Trong khi tại Việt Nam, tâm lý chung của người dân khi gia đình có người thân bị bệnh nặng, họ đều muốn đến bệnh viện lớn nhất, có tiếng tăm nhất. Nếu chuyển lên bệnh viện lớn rồi mà không may người thân qua đời, họ cũng cảm thấy khỏi áy náy ân hận...Một khi đã lên tuyến cuối, thường người ta đều điều trị khỏi hẳn thì mới đưa về nhà. Do vậy thời gian nằm viện trung bình của một bệnh nhân tại các bệnh viện lớn của Việt Nam tầm 7-8 ngày. Tần suất nhập viện nhiều hơn xuất viện nên việc quá tải trở nên thường xuyên.Hiện tại, ở TP HCM đã có mô hình phối hợp: một số bệnh viện công phối hợp với vài cơ sở điều dưỡng bên ngoài để giảm áp cho bệnh viện. Tuy nhiên, so với lượng bệnh nhân quá lớn thì việc này cũng chẳng thấm vào đâu.Khi việc đầu tư cơ sở vật chất, con người của các bệnh viện tuyến dưới còn sơ sài, sự kết nối và hỗ trợ giữa các tuyến không mạch lạc, không đồng bộ thì việc bệnh nhân dồn lên tuyến trên sẽ mãi tồn tại.Tôi nghĩ, nếu xã hội hóa y tế được tiến hành chuẩn mực, bài bản, rất nhiều doanh nghiệp sẵn sàng hợp tác xây dựng những khu điều dưỡng với mức đầu tư hợp lý có chất lượng phục vụ tốt, nằm cạnh các bệnh viện lớn, góp phần giảm tải cho các bệnh viện.Phạm Thanh Truyền Tất cả các tỉnh thành trên cả nước đều than thở vì bệnh viện quá tải. Sao các lãnh đạo không nghĩ đến việc xây bệnh viện để giảm nỗi khổ của người dân mà chỉ nghĩ đến việc xây dựng khu hành chính, tượng đài nghìn tỷ? Riêng cái cổng chào thôi mà Quảng Ninh cũng mất đến 200 tỷ. Ông bà ngày xưa nói Phú quý sinh lễ nghĩa, còn nay thì hình như ngược lại, có Lễ nghĩa mới có Phú quý. Bv thiếu, bác sĩ thiếu mà nghịch lý thì quá tải, lương bác sĩ 3tr/tháng. Bỏ tiền cho giải trí tôi thấy Việt Nam ko kém các bạn láng giềng. Nhưng đóng bảo hiểm thì quá rẻ mạt, chưa kể là ko đóng. Đòi hỏi cao. Vậy tiền đâu ra để nâng cao chất lượng?. Xin các bạn hãy google xem trung bình người Mỹ và châu âu trả bao nhiêu cho y tế nhé. Khi mình khinh mạt sức khỏe của chính mình thì ko ai lo cho các bạn được đâu. Tôi thì có cách nghĩ khác với tác giả bài báo. Theo tôi muốn giảm tải bệnh viện tại Việt Nam chúng ta thì điều cần nhất là phải GIẢM ĐAU ỐM, BỆNH TẬT, TAI NẠN CHO HƠN 90 TRIỆU NGƯỜI VIỆT NAM. Muốn vậy phải KIỂM SOÁT CHẶT CHẼ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM, trị thật nặng những cá nhân tổ chức buôn bán chất độc hại, thực phẩm, hóa chất độc hại vào Việt Nam. Nếu thoát được vào trong Lãnh thổ rồi cũng phải không có đầu ra bằng cách nếu phát hiện cá nhân nào bán cũng giống như đồng lõa có chế tài thật nặng. Không có đầu ra thì đầu vào cũng sẽ không có. Đừng vì nói suông rằng người dân nên ý thức tự bảo vệ mình thì tội cho dân lắm: vì dân ta còn nghèo hễ cứ thấy rẽ là nhắm mắt nhắm mũi dùng cái đã. Tôi nghĩ làm quyết liệt ngay vấn đề này thì trong thời gian ngắn sắp đến sẽ giảm tải được bệnh viện là phần nhỏ, cái được lớn nhất là sức khỏe tuổi thọ của cả dân tộc sẽ tăng lên, đỡ khỗ vì đau đớn bệnh tậc cho dân rất nhiều ! Con tôi bị sốt kêu đau ngực, lo sợ cho bé đi khám ở tuyến cơ sở, bác sỹ kết luận cháu bị "viêm thần kinh liên sườn". Không tin tôi nhờ Bác trưởng khoa can thiệp cho xét nghiệm, lại kết luận sốt siêu vi, uống thuốc 2 ngày không bớt sốt tôi đem cháu ra 1 phòng khám tư. Cháu bị viêm họng có mủ, uống thuốc 3 ngày khỏi. Với trình độ Bác sỹ cơ sở thế thì con tôi mà bệnh tôi cũng lên tuyến trên để khỏi uống thuốc "nhầm" Nếu cứ quản lý kiểu này thì 100 năm nữa vẫn quá tải.có 1 cách làm sẽ hết quá tải ngay trong khoảng 3-5 năm. Đó là cổ phần hóa các bv lớn từ tuyến tỉnh trở lên. trừ vùng sâu vùng xa. Biến các bv thành các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh với nhau, sẽ hết quá tải ngay. Khi đó hoạt động y tế tạo ra lợi nhuận nên nhiều thành phần kinh tế tham gia, Người bệnh có quyền lựa chọn nơi khám chữa bênh tốt và rẻ nhất. Tiền đầu tư cho Y tế để chi trực tiếp cho người nghèo bị ốm đau và hoạt động dự phòng BÀI VIẾT QUÁ TẢI CHO BỆNH VIỆN. QUÁ Ý NGHĨA Kiến trúc sư chuyên về thiết kế bệnh viện có 'góc nhìn' có khác!!!Bài phân tích đơn giản nhưng rất thực tế và tuyệt vời!!! Tất cả các tỉnh thành trên cả nước đều than thở vì bệnh viện quá tải. Sao các lãnh đạo không nghĩ đến việc xây bệnh viện để giảm nỗi khổ của người dân mà chỉ nghĩ đến việc xây dựng khu hành chính, tượng đài nghìn tỷ? Riêng cái cổng chào thôi mà Quảng Ninh cũng mất đến 200 tỷ. Ông bà ngày xưa nói Phú quý sinh lễ nghĩa, còn nay thì hình như ngược lại, có Lễ nghĩa mới có Phú quý. Bệnh viện tuyến trên quá tải một phần lớn do cách phục vụ bệnh nhân chưa tận tâm của y bác sĩ bệnh viện tuyến dưới,đôi khi chẩn đoán sai, khi bệnh trở nặng chuyển lên tuyến trên thì gia đình mới biết. Vì đây là vấn đề sức khỏe và tính mạng con người nên chỉ cần một vài sai sót sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự tín nhiệm đối với bệnh viện tuyến dưới ,sẽ không ai chọn cái khó cho mình khi phải đi xa trong khi có thể an tâm điều trị gần nhà VN giờ thiếu BV quá Giao thông và Y tế Việt nam đều cùng một cân bệnh: Không thiếu bệnh viện, không thiếu đường giao thông mà là thiếu cách quản lý hữu hiệu. Rỏ ràng thống kê cho thấy só giường bệnh trên người dân tại VN là 2.3 giường/1000 dân, tương đương với các nước trung bình trên thế giới. Nhưng người ta không có tình trạng quá tãi mà có khi còn ế, có giường mà không có người nằm. Có thể kể vài lý do: nền y tế công cộng tốt nên người dân ít bệnh. Các cơ sở y tế đồng đều về chuyên môn nên không có hiện tượng tập trung vầ một mối. Người dân khám và chửa bệnh với bác sỉ gia đình, chỉ nhập viện theo yêu cầu của BS gia đình. Bệnh viện không phải là nơi khám bệnh, chỉ là nơi nhận cấp cứu và điều trị bệnh dài ngày theo yêu cầu của BS gia đình, ngoài ra tại những nước nầy ngoài hệ thống bệnh viện còn có hệ thống điều trị ngoại trú cho bệnh nhân bị bệnh nhẹ, điều trị trong ngày. Ngược lại người dân VN chưa có thói quen khám bệnh với BS gia đình, nhức đầu sổ mủi cũng chạy vào BV. Vì thu nhập thấp, BS và bệnh viện có khuynh hướng giử bênh nhân lâu hơn trong BV nhằm tăng thu gây nên quá tãi, thí dụ điều trị bệnh tiểu đường cũng yêu cầu nhập viện trong khi BN chỉ cần uống thuốc điều độ tại nhà. Khi BN là cơ hội kiếm ăn thì BV muôn đời quá tãi! Để giái quyết bài toán trên phải thay đổi suy nghĩ của người dân và thay đổi cả cách quản lý y tế nước nhà: Các bác sĩ khi ra hành nghề phải qua xác nhận tay nghề để người dân tin tưởng (các BS đều có trình độ tối thiểu như nhau). Các cơ sở y tế phải tổ chức trang bị tối thiểu tương đương. Người dân phải khám và chửa bệnh đúng tuyến, mổi người dân phải có baỏ hiểm y tế và một BS gia đình để theo dỏi sức khoẻ. Cuối cùng, thu nhập của người là công tác y tế phải xứng đáng với công lao của họ. Ngoài ra, phải phát triễn hệ thống y tế tư để những người có thu nhập cao rộng đường chọn lựa. Nếu không làm như vậy, những người có thu nhập cao sẽ dùng tiền làm lũng đoạn nền y tế toàn dân. Niềm tin bị đánh cắp do tư duy nhiệm kỳ và vô cảm tạo ra. Bệnh oán hận ngày càng trầm trọng do sự quá tải của chính hệ thống chính quyền cồng kềnh và kém hiệu quả. Tại sao không cổ phần hóa, tư nhân hóa các bệnh viện tuyến dưới???? Nhiều bệnh viện tuyến dưới nằm ở các vị trí mặt tiền rất đẹp, có cơ hội kinh doanh lớn. Nhưng bên trong thì làm việc theo kiểu bao cấp cách đây vài chục năm. Cái người dân thực sự cần là CHẤT LƯỢNG chứ không phải chỉ có GIÁ RẺ. Một số "bệnh viện" thậm chí trang thiết bị y tế và nhân lực còn thua xa mấy phòng khám tư nhân. Lẽ ra đã mang tiếng là "bệnh viện" thì chất lượng và quy mô phải xứng tầm "bệnh viện". Phải chăng mô hình "bệnh viện" tuyến cơ sở đã trở nên lỗi thời???? Có lẽ nên thay bằng mô hình nào đó hợp lý hơn. Phải đầu tư xây dựng, nâng cấp, phát triển trang thiết bị Y TẾ qui mô, lớn mạnh hơn. Xoá đi tâm lý của thân nhân, bệnh nhân. Tránh tình trạng bệnh viện quá tải. Các Y, Bác sĩ cũng tận tình, chu đáo, ko bị áp lực công việc. Thieu giuong la benh tram kha o khap noi ,ke ca Bac My.O Canada ngoai viec khuyen khich xuat vien som con chia benh nhan theo 2 luong : noi tru ( in patient)va ngoai tru ( out patient ) de giam ap luc thieu giuong .
Chủ nghĩa lý lịch Bộ phận tổ chức của đơn vị cử người đi nhiều tỉnh thành hoàn thiện hồ sơ, ròng rã cả tháng trời. Khi xác minh về một người bác vợ, tôi nhận được tin sét đánh: "Bác từng làm đơn xin ra khỏi Đảng".Bác vợ tôi vốn là một quân nhân, phục vụ trong quân ngũ cho tới lúc nghỉ hưu. Khi quá trình xác minh diễn ra, ông đã mất. Thế mà vì một quyết định cách đó hàng chục năm của ông, hôn nhân của tôi tưởng đã phải hoãn lại. May thay, đơn vị tìm được hai nhân chứng cùng thời, xác nhận bác xin ra khỏi Đảng năm 1991, chỉ vì suy nghĩ nhất thời trước sự sụp đổ của Liên xô chứ không có vấn đề tư tưởng gì khác.Tôi sau đó vẫn được lấy vợ. Nhưng tôi biết còn có nhiều người không được may mắn như thế, phải chấp nhận sống ngoài giá thú, sinh con có cháu với người mình yêu và chờ đến khi nghỉ hưu, tóc đã bạc trắng mới lặng lẽ ra phường đăng ký kết hôn hay hợp thức giấy tờ cho các con được mang họ bố.Chủ nghĩa lý lịch từ tận những năm cải cách ruộng đất ở miền Bắc đã gây ra nhiều chuyện đau lòng. Nhưng đến giờ nó vẫn đang ám ảnh không ít người. Mới đây, một thanh niên khi đi nộp hồ sơ bị nhà tuyển sinh đánh giá “lý lịch không tốt”, cho dù cha mẹ chưa từng có án tích. Đến khi gia đình cố tìm hiểu mới được trả lời rằng: do họ "đi khiếu kiện đất đai'. Tất nhiên là chẳng có văn bản nào quy định điều này và đây là một sự diễn giải quy định tuỳ tiện. Khi mà những lá đơn khiếu kiện của gia đình em vẫn đang được các cấp thụ lý làm rõ, thì việc quy kết “đi khiếu kiện đất đai là vết đen” rõ ràng là một sự ám ảnh nặng nề của chủ nghĩa lý lịch.Câu chuyện này cũng giống chuyện của tôi năm xưa, cực kỳ mơ hồ và chẳng liên quan gì đến năng lực hay trách nhiệm của những người trực tiếp được xét đến. Nhưng nó vẫn có thể bẻ lái cuộc đời con người sang hướng khác.Bao năm qua, đã có bao nhiêu người tài không có điều kiện được đi học, được cống hiến cho đất nước vì dù môn học nào cũng giỏi, riêng “môn Lý”- tức lý lịch là không đạt.Chủ nghĩa lý lịch còn thể hiện theo chiều ngược lại: khi chúng ta ưu tiên cho một ai đó vì lý lịch của họ. Chuyện cộng điểm thi vì “con em trong ngành” và “con của người có công” cũng đã tạo ra ý kiến trái chiều nhiều năm qua.Khi mà “chọn người tài chứ không chọn người nhà” là một chủ trương lớn, thì việc tuyển chọn kiểu này hàm chứa sự không công bằng. Lịch sử của chúng ta có những câu chuyện nhân văn như Vua Trần Nhân Tông từng cho đốt hết thư tịch, bằng chứng tố cáo những người theo giặc, tránh tình trạng truy bức, trả thù để yên lòng dân. Hiến pháp nước ta, cũng như nhiều nước khác trên thế giới, ngay trong dòng đầu tiên, công nhận: “Mọi người đều sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được”. Nhưng năm nay hay năm sau, năm sau nữa, sẽ vẫn tiếp tục có những chuyện buồn lòng của những người trẻ phải chịu trách nhiệm vì những việc cha, ông họ đã làm từ lúc họ còn chưa ra đời. Nếu chủ nghĩa lý lịch không được sửa đổi. Những trở ngại mà chủ nghĩa lý lịch gây ra, không chỉ đóng lại cánh cửa ước mơ của các em học sinh mà còn ngăn cơ quan công quyền có cơ hội tuyển dụng người tài. Và nếu vẫn còn một thứ chủ nghĩa đề cao lý lịch, soi kỹ để tìm từng “vết đen”, thì chính chủ nghĩa ấy, tâm lý ấy, sẽ đi soi lý lịch để tìm những “vết đỏ” kiểu "đồng chí này là con đồng chí nào". Và như thế, cái mệnh đề “chọn người tài chứ không chọn người nhà” còn lâu lắm mới vượt qua được chủ nghĩa lý lịch.Đinh Công Tiến Giá khi thẩm định các dự án "Đường sắt trên cao; Formusa... mà kỹ như lý lịch thì tốt. Haha. Chuyện cũng bình thường khi mà khái niệm "công bằng, dân chủ, văn minh" chỉ là trên lý thuyết. Khi mà sự minh bạch công khai chỉ là niềm mơ ước. Đúng quá đúng quá, đây cũng hính là điều mà tôi thấy rất bất cập. Theo tôi thì chỉ nên xét đến quá trình sinh sống và học tập của chính bản thân người đó thôi, không thể để tình trạng "quýt làm cam chịu" này diễn ra nữa, không thể để những người đời sau bị chịu thiệt thòi vì những lỗi lầm của người đời trước được. Thế tại sao lại có chuyện, Kêu gọi người tài và các nhà dầu tư Việt kiều về góp một bàn tay đẻ xây dựng Đất Nước. Hoá ra... HIỂU NHƯ THẾ NÀO NHỈ...!!' Qua bài viết phân tích của nhà báo Đinh Công Tiến mong rằng : " Chủ nghĩa lý lịch " hiện nay đang áp dụng nhiều khi quá tùy tiện và vô cớ sớm được loại bỏ trong cuộc sống : "... công bằng, văn minh " đem lại giá trị thực mà mọi người đang phấn đấu theo ước mơ đã định. Bài viết quá hay.... Đinh Công Tiến có nghĩ đến điều, sau này con của anh có vào đâu đó, người ta xét lý lịch có dòng ghi rằng: ngày này, năm nọ bố, cậu này có viết bài báo về "chủ nghĩa lý lịch" nên phải để lại xem xét thêm không ? CHỈ cần thực hiện tốt điều này, tôi tin chắc đất nước chúng ta ngày càng giàu mạnh.DÂN GIÀU NƯỚC MẠNH XÃ HỘI CÔNG BẰNG VĂN MINH. Những ông quan làm nghèo đất nước điều hành công ty này công ty nọ làm lỗ mấy ngàn tỷ, trước đó các vị ấy lý lịch cực tốt "hảo hảo" chứ! Quá đúng quá chuẩn Mình cũng có suy nghĩ giống bạn.việc coi trọng quá lý lịch đời trước đã đóng lại bao cánh cửa ng tài. Bài viết rất đúng ý của mình. Chủ nghĩa lý lịch đã vùi lấp biết bao người tài giỏi. Khi họ ra nước ngoài thành đạt thì chúng ta lại gào to "người gốc Việt...". Hãy để mọi người được tiến thân bình đẳng, có như vậy thì những kẻ cơ hội sẽ không còn khả năng lợi dụng lý lịch ăn cắp chất xám của người khác thành chiến công của mình. Muốn có một đất nước văn minh-trước hết phải có sự bình đẳng và dân chủ. "đồng chí này là con đồng chí nào" - Quá chuẩn Thẩm tra lý lịch ba đời là phương pháp lỗi thời và không còn phù hợp để đảm bảo tư tưởng của một con người có lệch lạc hay không.
Pokemon và định kiến Tôi là một game thủ. Lần đầu tiên tôi được cầm chiếc máy Gameboy là năm 1999. Với một cậu bé 6 tuổi, các nhân vật ảo, các cuộc phiêu lưu, những câu chuyện… thật sự là cả một thế giới diệu kỳ.Đến bây giờ, gần 20 năm sau, số lượng game tôi chơi đã lên đến hàng trăm, số giờ chơi lên đến hàng chục nghìn… Khi Pokemon Go ra đời, tất nhiên tôi rất quan tâm.Nhưng tôi lấy làm buồn khi biết một cô giáo vì mải chơi mà quên chăm sóc học sinh; một số người vì mải bắt Pokemon ngoài đường mà cản trở, thậm chí là gây tai nạn giao thông. Đặc biệt, tôi rất thất vọng khi chứng kiến nhiều chơi ở Việt Nam chỉ vì lười biếng mà thực hiện một loạt hành vi gian lận, đặc biệt là sửa đổi Google Maps, gây sai lệch nghiêm trọng đến bản đồ.Kết quả, tôi không ngạc nhiên trước bình luận của mọi người về Pokemon nói riêng và trò chơi điện tử nói chung. Hầu hết ý kiến đều cho rằng lỗi là ở bản thân trò chơi, rằng việc chơi game làm cho con người ta xấu, có những hành vi sai trái; rằng game là vô bổ, game là nguồn gốc của bạo lực.“Cần cấm game” - định kiến này đã hình thành từ rất lâu ở Việt Nam, đặc biệt trong thế hệ ông bà bố mẹ. Theo tôi, cần có cái nhìn khác. Game, suy cho cùng, chỉ là công cụ giải trí. Nó là thứ vô tri. Lợi hay hại, tuỳ vào người sử dụng.Game có những ảnh hưởng xấu. Học sinh, sinh viên bỏ bê học hành. Bạn tôi, không chỉ một, từng bị đuổi học chỉ vì chơi game quá nhiều. Nhiều vụ cướp giật xảy ra khi thanh thiếu niên cần tiền chơi game. Nhiều vụ bạo lực xuất phát từ việc người chơi đem thực hành những kỹ năng ảo ngoài đời thực. Thậm chí nhiều người chơi dành toàn bộ thời gian chơi game, mà không làm gì khác.Nhưng theo tôi đó là vì bản thân người chơi không tự kiểm soát được hành vi của mình. Với những người đó, liệu có gì đảm bảo họ sẽ không làm những việc sai trái khác nếu không chơi game?Trong khi đó, nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng chơi các trò chơi điện tử giúp con người có phản xạ nhanh hơn, suy nghĩ tốt hơn trong những tình huống áp lực.Ngành công nghiệp trò chơi điện tử đã và đang phát triển mạnh mẽ. Theo Newzoo, thị trường game toàn cầu năm 2016 sẽ đạt 99,6 tỷ $ và sẽ tiếp tục tăng trưởng đến 120 tỷ $ vào năm 2019. Không có gì đáng ngạc nhiên khi gần đây liên tục có những tin tức liên quan đến các game bom tấn, như Supercell - nhà phát hành game Clash of Clans - được mua lại với giá 10,2 tỷ $, hay Pokemon Go, đem lại lợi nhuận 250 triệu $ chỉ sau một tháng ra mắt…Tại Trung Quốc và Hàn Quốc có nhiều công ty game chuyên nghiệp, nơi các game thủ làm việc 8 tiếng mỗi ngày và được trả lương. Công việc của họ là chơi game và thi đấu ở các giải chuyên nghiệp. Game thủ ngôi sao ở các quốc gia này cũng nổi tiếng không kém gì các thần tượng âm nhạc hay phim ảnh. Ở Việt Nam, tuy muộn nhưng chúng ta cũng đang có những bước đi đầu tiên trong việc chuyên nghiệp hóa thể thao điện tử. Nhiều công ty, nhiều đội chơi chuyên nghiệp đã được thành lập và đem đến lợi nhuận không nhỏ.Chơi game là “vô bổ” - giờ đã không còn đúng nữa. Nếu nói game tiêu tốn thời gian, vậy việc bỏ phí thời gian lướt web, mạng xã hội, hay ngồi trà đá, cà phê hàng tiếng đồng hồ là không lãng phí? Nếu nói Pokemon Go làm người chơi phá hoại hệ thống bản đồ của Google? Tại sao việc đó chỉ xảy ra ở Việt Nam, khi mà ở các nước khác, trò chơi này đã tồn tại khá lâu? Một bộ phận, không thể đại diện cho cả cộng đồng.Ở đây, cách chơi game dường như phản ánh ý thức cộng đồng rất tồi của nhiều người Việt Nam. Điều chúng ta cần làm là hiểu và giúp mọi người hiểu tác hại cũng như lợi ích của game để tự kiểm soát được hành vi của mình.Vì chúng ta đều hiểu: cái gì càng cấm sẽ càng tò mò. Cấm đoán, chưa bao giờ là cách tốt để giáo dục. Đặc biệt với những thứ có sức hút và phổ biến, thứ mà sớm hay muộn người ta sẽ có thể tiếp xúc.Tôi may mắn khi gia đình không cấm tôi chơi trong những ngày còn đi học. Bố mẹ chỉ dạy tôi cách tự kiểm soát thời gian. Tôi cũng sẽ hướng dẫn con tôi sau này khi cháu đủ nhận thức, để cháu có thể chơi game một cách đúng đắn.Vì không thể cấm game - một công cụ giải trí, một ngành kinh doanh hái ra tiền. Nên đưa việc chơi game thành đúng đắn là điều cần thiết. Nhưng trước khi có điều đó, tôi cho rằng chính người chơi phải biết fairplay - tức là sòng phẳng với chính luật chơi - để xã hội nhìn nhận đúng đắn, từ bỏ những định kiến về game.Vũ Danh Việt Tôi hoàn toàn đồng ý với bài viết này. Những người giết, cướp, gây tai nạn vì chơi game là do họ không thể tự kiểm soát được bản thân; đừng quy chụp mọi tội lỗi vào game. Sáng trước khi đi làm tôi có đọc 1 bài báo là chuyên gia đề xuất cấm Pokemon GO, tôi lại liên tưởng đến lúc nhỏ khi tôi ngã thì cha mẹ quay sang mắng hòn đá, mắng cành cây đã làm tôi ngã. Từ Facebook, Đột Kích đến Pokemon GO, liệu các "chuyên gia" có bao giờ nghĩ họ đang đối xử với chúng ta như những đứa trẻ? Nếu chơi game mà mang tính chất giải trí thông thường thì nghành này không thể phát triển và có lợi nhuận cao được,đã có sự nghiên cứu để người chơi phải say mê,tức là tập chung nhiều thời gian và công sức cho nó,và cũng không phải ai cũng đủ tỉnh táo khi chơi để về nhà có thể làm tốt công việc khác! em đồng ý với quan điểm của anh. Bản thân em là con gái nhưng từ nhỏ đến lớn lúc nào cũng thích chơi game. Mỗi ngày em thường bỏ ra nửa tiếng để chơi game như 1 cách thư giãn sau h làm việc căng thẳng.Đúng như anh nói: Game không có lỗi. Lỗi là ở người chơi mà thôi! Nó giống kiểu như ta mua iPhone chẳng hạn. Nhiều người lao vào nợ nần vì mức lương thấp nhưng lại luôn cố mua cho mình cái iPhone mới nhất với giá gân 20 triệu cho nó thời thượng.Nhưng cuối cùng, iPhone có tội hay người mua có tội? Do hiểu biết của lớp người lớn tuổi về game chưa đủ nên về cơ bản họ chỉ thấy mặt xấu thôi, đến cả một kỹ sư phần mềm còn cho rằng cộng đồng người chơi poke nhỏ xíu đó có thể làm thay đổi được sản phẩm của ông (rất) lớn google kìa. Chốt lại, ở VN nếu không có game online thì sẽ không có Internet tốc độ cao giá rẻ như bây giờ, không có facebook và game mobile thì sẽ không có 3G,4G 5G đến với mọi người với giá cả hợp lý. Nếu bạn đòi cấm hết game nhưng vẫn vui vẻ vào mạng hàng ngày thì về cơ bản nó rất giống "ăn cháo đá 8". Ý thức kém của 1 số bạn trẻ khiến cho nhiều thứ trở nên méo mó và nguy hiểm khi gia nhập vào Việt Nam. Hôm qua đọc bài báo về biến tướng của giựt cô hồn hôm nay là về game. Hiệu quả của game cho nền kinh tế chưa thấy đâu (có thể do chưa có thống kê) nhưng các vấn nạn do game gây ra thì nhan nhản, diễn ra hàng ngày. Đến nay hầu như chưa có giải pháp nào triệt để cho vấn đề này. Nếu như game online có thể kiểm soát ở đầu mối nhà phát hành (qui định số giờ chơi tối đa/ngày của tài khoản) thì các game áp dụng toàn thế giới kiểm Pokemon Go thì làm sao kiểm soát. Bi kịch hóa vấn đề để thu hút dư luận xã hội cảnh tỉnh người chơi và phụ huynh của người chơi cũng là một cách. Những người chơi có kiểm soát như tác giả cũng nên đứng ra chia sẻ/tạo các diễn đàn/fan page mang tính giáo dục người chơi đúng cách. Để game trở về đúng với vai trò một trò chơi giải trí giúp con người bớt căng thẳng Quả thực như anh nói, bản thân Game chỉ là một công cụ giải trí, điều quan trọng nhất là kiểm soát được thời gian. Tôi thấy những người chơi game ngày càng đa dạng, từ thanh niên - chủ yếu là nam giới trước kia, giờ đã có nhiều người trung niên, nhiều người cao tuổi, nhiều bà nội trợ chơi game. Điều quan trọng nhất là chơi để "giải trí" sẽ rất hữu ích.Khá nhiều cái nhìn phiến diện về GAME, nhiều người nói thời gian chơi game dành cho việc khác, đó là quan điểm riêng của mỗi người, mỗi hoàn cảnh khác nhau, không nên áp đặt cũng như cấm đoán, lấy suy nghĩ của mình mà áp đặt cho toàn xã hội.Hãy là một gamer thông thái, biết chơi, biết dừng, biết ngoài GAME còn là cả một thế giới sinh động, trực quan. mình thấy trong cuộc sống ai cũng cần giải trí, nhưng nếu có 1 thứ quá hay, quá hấp dẫn, khiến chúng ta thấy vui chơi hoài không chán, chơi ngày chơi đêm quên bố mẹ, quên ăn uống lười tắm rửa luôn, thứ đó lại free, dễ tìm thấy. Thì theo bạn nó có quá nguy hiểm không?ma túy cũng giúp tinh thần người ta sảng khoái minh mẫn? (mình đọc trong cuốn: Công Tử Bạc Liêu nha). Tại sao lại nên cấm bạn?Chúc mừng bố mẹ bạn và bạn khi bạn biết cách kiểm soát thời gian của mình. mình thấy bạn nói đúng: "Tôi cũng sẽ hướng dẫn con tôi sau này khi cháu đủ nhận thức", mấy tuổi là đủ nhận thức? có con rồi mới biết, không phải cứ dạy là con sẽ hiểu đâu. Có thể sau này khi vấp ngã (bị đuổi học) thì con mới hiểu, nhưng số ít mới nhận ra, đa phần là bỏ học luôn. lúc đó có muộn quá không bạn? có đáng không bạn?P/S: có thể sau này mình cũng làm game, nhưng mình sẽ chỉ làm game cho bé giỏi toán, giỏi văn, lịch sử,... hoặc game đó chỉ như 1 mẩu chuyện cười: đọc xong cười, rồi trở lại cuộc sống thật với gia đình. Bài viết còn nhìn phiến diện từ một game thủ trẻ tuổi, xin góp ý với một ví dụ thế này: súng đạn chỉ là vật vô chi, chúng không thể tự làm tổn thương ai, nếu có ấy là lỗi, là ý thức của người sử dụng, vậy tại sao ta phải cấm súng đạn?! Dù cho có bao nhiêu lời giải thích đi chăng nửa rất tiếc cũng có rất nhiều trò chơi nhưng cái hậu quả và nặt trái của nó có quá nhiều hệ lụy bạn đừng nói chỉ xảy ra ở Việt Nam mà còn xảy ra ở các nước khác và tóm lại cũng chỉ là trò chơi ảo lợi thì chưa thấy mà hại thì nhiều tuổi trẻ mà lao đầu mãi mê về nó thì sẽ quên đi mọi việc thực tế diển ra xung quanh ngay từ đầu khi trò chơi mới xuất hiện cũng đã có nhiều cảnh báo và bây giờ thì sau bảng thân tôi không thích trò chơi ảo này và không khuyến khích người thân con cháu mình chơi để muốn tạo cho đầu óc đượcthông minh không nhất thiết phải là trò chơi ảo này bạn hãy đợi đấy sẽ còn nhiều điều xảy ra đối với trò chơi này nữa đó bạn Bỏ ra thời gian thật , tiền thật , công sức thật và có khi ....tính mạng thật để bắt sinh vật không có thật .Khoa học càng tiến bộ , con người càng lười vận động và ít suy nghĩ ( vì máy đã suy nghĩ ) . Game chỉ mang đến sự hưởng thụ vô bổ mà ko đem lại một giá trị đạo đức tin thần nào. Nếu tạo game mà đem lại những bài học nâng cao đạo đức và kỹ năng cho con người thì nên chọn lọc phù hợp.. Con người vốn dĩ dễ chìm đắm trong sự hưởng thụ, không phải ai cũng dễ dàng phân biệt lợi hại và kiềm chế.. Vì vậy phải có những biện pháp ngăn ngừa tốt hơn là chờ đợi mỗi người tự ý thức.. Nhất là đối với trẻ em càng dễ bị xa vào nếu không có sự ngăn cấm và kìm cặp.. Là người chơi game, thật sự tôi rất buồn với ý thức của các gamer vn, luôn có sự không sòng phẳng trong cách chơi game ( hack, tool....), chưa kể việc phát ngôn tục tĩu khiến cho trong nhièu game mà người nước ngoài còn tẩy chay người chơi vn. Trong cuộc sống chạy tiền, mua qua bán chức, gian lận thi cử bằng cấp, đến trong game ảo cũng muốn gian lận để chiến thắng Ý thức kém và văn hoá đổ lỗi đã in sâu vào tiềm thức một bộ phận lớn người Việt Tất cả các game đều cấm hết vì chúng không có tích sự gì, vô bổ, tốn thời gian, hại sức khỏe. Không có lý do gì để bao biện. Cấm hết. Tôi là người trẻ và tôi còn không thấy game có tác dụng gì cả!
Tiền tỷ cắt cỏ Một cơ quan báo chí không có Internet, tất nhiên công việc bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cán bộ trong tòa soạn bức bối. Vỉa hè được đổ bê tông thay vì chỉ đổ cát như trước. Gạch lát vỉa hè được thay bằng đá cỡ 40x40. Nhưng người dân hai bên đường thì vẫn ngơ ngác. Tôi bèn đi tìm nguyên nhân.Hoá ra việc lật vỉa hè lên để lát đá đã là một cuộc tranh luận kéo dài suốt 6 năm qua kể từ Đại lễ Nghìn năm Thăng Long. Năm ngoái, chủ tịch Nguyễn Đức Chung chỉ đạo quận Hoàn Kiếm (nơi cơ quan chúng tôi đặt trụ sở) phải “xây dựng một đề án tổng thể về việc chỉnh trang này và nhận được sự đồng thuận của người dân”.Tôi không thể tìm được cái “đề án tổng thể” đó trên website của quận Hoàn Kiếm và cũng chưa nghĩ ra được một cách khả thi nào để biết rằng chuyện gì đang diễn ra.Trở lại với hiện tại, ngày 15/8, một thông tin khiến "nhiều người giật mình" được Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung báo cáo với cử tri quận Hoàn Kiếm: chi phí cắt cỏ cho 24 km Đại lộ Thăng Long (cắt cỏ và một ít trúc anh đào, hoa dâm bụt) một năm là 53 tỷ đồng. Ông cũng tiết lộ rằng việc dừng cắt cỏ trên phần lớn địa bàn sẽ tiết kiệm được 700 tỷ mỗi năm.700 tỷ cắt cỏ là ít hay là nhiều? Người dân sẽ không thể nào biết được, cho dù đúng ra tôi có quyền biết, đã có luật quy định rằng các doanh nghiệp nhà nước phải công bố báo cáo kinh doanh, tức là các “nhà thầu cắt cỏ” đã tiêu số tiền này như thế nào. Người dân sẽ chỉ biết hoang mang. Bởi vì tất cả những gì người dân biết, là từ khi nhậm chức, nhiều lần Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải nhắc đi nhắc lại cụm từ “tiết kiệm”. Ngân sách đang eo hẹp. Và 700 tỷ với người dân lúc nào cũng là một con số lớn.Năm ngoái, trong chiến dịch phản đối việc chặt cây xanh ở Hà Nội, báo chí ồn ã chuyện “chi phí đánh mã số (quét sơn chữ X) để chặt hạ tiêu tốn 670 nghìn đồng/cây". Dư luận rất bức xúc. Nhiều tranh cãi. Nhưng là người dân tự tranh cãi với nhau là chính còn cái văn bản có tên “Đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị hai bên đường phố Hà Nội giai đoạn năm 2014-2015” không hề được các cấp chính quyền phổ biến chứ đừng nói xin ý kiến công chúng.Vấn đề này được Thanh tra TP Hà Nội chỉ ra rằng khi thực hiện việc thay thế cây xanh, Sở Xây dựng đã không tranh thủ rộng rãi ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học, cộng đồng dân cư nơi chịu tác động ảnh hưởng. “Công tác thông tin tuyên truyền không đầy đủ, rõ ràng dẫn đến báo chí và dư luận nhân dân hiểu lầm, bức xúc, hoang mang, lo lắng”, cơ quan Thanh tra kết luận.Minh bạch là cụm từ được nhắc tới nhiều trong diễn ngôn của các nhà lãnh đạo cũng như trong những cuộc tranh luận trên diễn đàn mạng. Nhưng có vẻ như công khai để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra là một việc khó nhọc với hoạt động của các cơ quan công.Nghị định 81/2015 yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải công bố rất nhiều loại thông tin từ tài chính, nhân sự đến kế hoạch kinh doanh. Sau gần một năm nghị định này có hiệu lực, thậm chí là nhiều ông lớn quốc doanh còn tỏ ra ngạc nhiên vì trên đời có quy định như vậy; và tất nhiên là còn rất nhiều doanh nghiệp chưa làm điều này.Có thể chi phí cắt cỏ ở các đô thị cao thật. Nhưng giá như tôi biết nhà thầu của các dự án cắt cỏ, thay vỉa hè là ai; giá như nhà thầu ấy làm đúng nghị định 81, thì ít nhất tôi - một người dân còn có con số để tham khảo, để tin tưởng. Đằng này, tôi chỉ có một con số 700 tỷ chung chung.Trước rất nhiều dự án lớn nhỏ, người dân bỗng rơi vào cảnh “không biết, không được bàn, không được làm và không được kiểm tra”. Luật đã quy định, lãnh đạo có chủ trương minh bạch, nhưng những cái website của công ty nhà nước, của cơ quan hành chính, vẫn sơ sài với những tin tức chung chung kiểu hội họp.Điều gì đang khiến các cơ quan này “sợ” cung cấp thông tin đến vậy?Trần Anh Tú Điều gì đang khiến các cơ quan này “sợ” cung cấp thông tin đến vậy?: Dây nhợ, hối hộ, tham nhũng, kiếm chác, thối nát. Sợ bể tham nhũng nên cái gì cũng giấu nhẹm. Làm việc cho nhân dân mà bòn xẻn của dân. Gọi là phường giặc cướp cũng không ngoa! 1 lưỡi cắt mua chợ trời 100K, gắn mác Tây, Nhật, Hàn gì đấy thành 1 triệu. 1 cái máy Tàu 1 triệu, gắn mác Cam gì đấy thành 10 triệu. Cắt cỏ cần 1 đội nông dân 4~5 triệu/tháng, gắn mác đại học/thạc sĩ 40~50/tháng. Mỗi ngày đọc báo là mỗi ngày ít nhất thêm một chuyện buồn! "Điều gì đang khiến các cơ quan này “sợ” cung cấp thông tin đến vậy?"Dạ thưa anh, em biết, nhưng em không dám nói đâu ạ!! công khai thì con cháu lấy tiền đâu sài hả nhà báo? Tất cả các công tử thuộc dạng tiêu tiền như nước toàn con quan hết ( ngoại trừ một số con ít của giới DN siêu giàu nhưng những bạn này có cái đầu tốt hơn nên rất ít điều tiếng). Công cuộc chống tham nhũng ở nước ta tới năm 2517 sẽ thành công rực rỡ giống như những gì năm 2001 các quan chức tuyên bố. quá chuẩn cho yêu cầu này. Minh bạch và đầu tiên là minh bạch các khoản chi là rất cần thiết để phát triển đất nước Một năm 700 tỷ tiết kiệm được suy ra số thực tiêu sẽ phải lớn hơn rất nhiều. Nhưng thôi chỉ nói về số tiền tiết kiệm được : 700tỷ/1năm vậy gần 2 tỷ/ngày chia bình quân lương 4tr/người/tháng như vậy tính nhanh là khoảng 15000 người "bị" thất nghiệp , thử hình dung hàng ngày 15000 người đi cắt cỏ tỉa cây ở HN thì quang cảnh sẽ như thế nào nhỉ? Phải là một đại công trường .Vậy mà họ vẫn vẽ ra được để tiêu được tiền , quả là tài !!! Kê khai chi tiết cho dân biết chi 53 tỉ là chi cái gì? Đề nghị điều tra việc sử dụng kinh phí vô tích sự này ,chi phí này gấp đôi GDP của một tỉnh (Bắc Ninh) ,nếu Bắc Ninh biết trước mà đăng ký cắt cỏ thuê cho Hà nội thì cả tỉnh ngoài cắt có ra không phải làm gì cũng có khoản thu gấp đôi trong một năm .Tại sao Hà nội không cho người dân trồng Cây Đào ,cây Quất ,và nhiều loại hoa ..rất phù hợp với vùng đất này vừa ích nước vừa lợi nhà không? Hà nội không phải mất 700 tỷ thuê cắt cỏ ,người dân thì có chỗ canh tác trồng hoa để bán ...trong lãnh đạo Hà nội không ai nghĩ ra việc này hay sao ? hay thuê cắt cỏ nó có lợi cho ai đó mà họ đã có ý định từ trước rồi ? thật xót xa cho Hà nội khi mà nhiều người dân HN còn nghèo khổ mà phải nghe chuyện nghịch lý này ,may mà ông Chủ tịch tp HN phát hiện ra và chặn nó lại nếu không còn kéo dài nữa . "Điều gì đang khiến các cơ quan này “sợ” cung cấp thông tin đến vậy?" - Hỏi là đã trả lời, chỉ còn vấn đề nhỏ là không ai dám nói thẳng ra. Cứ làm kiểu này nợ công tăng lên, Việt Nam khó thoát nghèo. có nhiều điều dân không được biết-có những việc dân biết rõ nhưng chẳng làm gì được.... cach chuc toan bo nhung nguoi co lien quan ! Tôi đã làm với rất nhiều chuyên gia nước ngoài và họ nói cơ quan quản lý hành chính của Việt Nam ăn tiền hối lộ nhiều quá. Chỉ làm chủ tịch xã 1 nhiệm kỳ 1 cán bộ cũng có thể kiếm bội tiền rồi.
Cảm xúc của nhân dân Có chiếc đậu vào phần vạch kẻ của người đi bộ, có chiếc chen lấn vạch khi dừng đèn; thậm chí, xe của cơ quan phường do mấy anh dân phòng, trật tự điều khiển cũng hú còi phóng không khác gì những cảnh rượt đuổi tội phạm trong phim.Có lần tôi bức xúc đến mức không thể dừng lại ở việc chụp ảnh nữa. Cách đây vài tháng trên đường Ung Văn Khiêm, đầu giờ sáng, xe cộ nối đuôi nhau. Một chiếc xe ôtô tải mang biển kiểm soát nhà binh, trên xe là một thiếu úy, phóng ngược chiều. Hôm đó tôi cáu lắm, đuổi theo dùng xe mình chặn chiếc xe biển đỏ đó lại. Tôi yêu cầu người trên xe quay đầu chấp hành luật giao thông. Dĩ nhiên, điều này không thực hiện được, chiếc xe chỉ thoáng dừng lại rồi lại chồm lên chạy tiếp. Phía ngã ba, đồng chí cảnh sát giao thông đang điều khiển phương tiện… quay mặt đi hướng khác.Nhiều ngày liền sau đó, tôi bực bội, mang một cảm xúc tiêu cực không biết diễn tả thành lời. Tôi tin là nhiều người dân cũng mang tâm trạng ấy khi phải đối mặt với sự thiếu tôn trọng của những cán bộ. Những chiếc xe biển xanh, biển đỏ chỉ là biểu hiện của một tâm lý chung, khi những công bộc tưởng rằng mình là người có quyền lực và cư xử kiểu “bề trên”. Người dân có thể gặp dạng tâm lý đó ở bất kỳ đâu, từ những lần đi làm thủ tục hành chính, khi tham gia giao thông, sử dụng dịch vụ công… Và khi trở về, họ có thể ăn cơm mất ngon như tôi.Còn rất nhiều ví dụ nữa để chỉ ra rằng cảm xúc của nhân dân chưa hề được coi trọng trong ứng xử của người làm lãnh đạo. Ví dụ như cách phát biểu “xin nhận một phần trách nhiệm”. Vụ thẩm mỹ viện Cát Tường, quận Hai Bà Trưng, địa bàn mà bác sĩ Tường mở cơ sở trái phép, “nhận một phần trách nhiệm”. Vụ Formosa, UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng “nhận một phần trách nhiệm”. Luật hình sự có sai sót, cơ quan soạn thảo là Bộ Tư pháp cũng “có phần trách nhiệm”… Lối nói này phổ biến như là văn mẫu.Tất nhiên chẳng ai bắt được họ nhận toàn phần trách nhiệm vì còn nhiều bên khác. Nhưng cái cách chọn từ ngữ chủ động ấy khiến họ thoái thác “một phần trách nhiệm” khác. Đáng ra, có trách nhiệm, thì nói là có trách nhiệm đủ rồi. Luật pháp sẽ công minh.Cảm xúc của người dân không đồng nghĩa với các quy chuẩn pháp luật. Một lời xin lỗi, một cử chỉ ân cần, một lời nói thẳng, có thể không có giá trị pháp lý hoặc điều chỉnh được vấn đề xã hội đang diễn ra nhưng nó cũng rất quan trọng trong việc xác lập niềm tin của người dân với chính quyền, thứ vô hình nhưng cực kỳ quan trọng.Và tất nhiên, trong cuộc giao tiếp cảm xúc giữa người dân và cán bộ, thì không thể không nhắc đến thói quen “xin lỗi” vốn là thứ rất hiếm hoi. Xin lỗi rất khó, đặc biệt khó hơn khi người ta chỉ có “một phần trách nhiệm”.Tôi nhớ đến tất cả điều đó khi nghe lời xin lỗi của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại một hội nghị ngày hôm qua. “Mặc dù Thủ tướng đi vào đường phố, mặc dù đã đi bộ hàng cây số rồi, xe vẫn đi phía sau. Thủ tướng không biết được khuyết điểm này nhưng Thủ tướng vẫn phải có trách nhiệm quán xuyến cho xã hội, vẫn phải xin lỗi nhân dân mong nhân dân thông cảm chứ không phải đơn giản đâu”.Sự kiện đoàn xe của Thủ tướng đi vào phố đi bộ tại Hội An trong chuyến thị sát của ông tại đây vẫn đang gây tranh cãi trong người dân. Đó có thể là một sự kiện nhỏ, trong bối cảnh nhiệm kỳ mới của ông vẫn còn bộn bề và còn cần rất nhiều lời “nhận trách nhiệm” và “xin lỗi” quan trọng, từ nhiều cấp khác. Nhưng lời xin lỗi đó vẫn loé lên một hy vọng về việc cảm xúc của nhân dân sẽ được tôn trọng hơn. Như chính ông hôm qua cũng chỉ đạo, cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính các cấp phải gần dân, tôn trọng và nỗ lực phục vụ nhân dân, thấm nhuần "ba xin" là "xin chào, xin hỏi, xin cảm ơn". Đó là điều ai cũng mong mỏi.Tôi hy vọng rằng, lời xin lỗi về câu chuyện nhỏ ở Hội An sẽ mở ra cơ hội cho rất nhiều lời xin lỗi khác, những lần nhận trách nhiệm khác - không có lối uyển ngữ “một phần trách nhiệm”.Ngô Nguyệt Hữu Ngoài ra phải cắt ngắn sợi dây kinh nghiệm, tránh lỗi đánh máy, nâng cao văn hóa từ chức... Lời xin lỗi đưa ra đúng lúc, nhưng cá nhân tôi lại không muốn các nhà lãnh đạo phải xin lỗi nhiều như vậy.Nên chăng đã đến lúc nhà lãnh đạo phải biết phân tích, xử lý nghiêm những người làm cho lãnh đạo phải xin lỗi.Những lỗi nào là do vô ý, những lỗi nào là cố tình vi phạm để xử lý nghiêm minh. Được như vậy thì người dân mới cảm phục và cũng là tạo tiền đề cho những kẻ đế sau không mắc lại những lỗi như đã bị kỷ luật nưa. Xã hội sẽ ngày càng văn minh vì mọi người đều tuân thủ pháp luật. thượng tôn pháp luật Hay quá, nhà báo đã nói hộ tiếng nói của người dân và cũng thật là một người sống có trách nhiệm với xã hội. Chỉ có thể là Đúng hoặc Sai chứ không thể là "có một phần trách nhiệm", mình thích đoạn cuối bài viết của tác giả, tất cả chúng ta đều HY VỌNG.. Hôm trước tôi đi từ Hà Nội về Hà Nam, còn gặp mấy đồng chí cảnh sát giao thông lái ô tô ngược chiều cơ (các đồng chí ấy lập chốt cách điểm qua đường tầm 1km, nếu đi đúng đường thì phải xuống điểm qua đường tiếp theo, quãng đường quay qua quay lại tầm 3km). Đáng tiếc lúc đó đang đi xe máy nên không chụp lại được hình, càng không dám chặn đầu xe như tác giả :) Dân được làm những gì luật không cấm. Cán bộ chỉ được làm những gì luật không cho phép.Vì vậy, lời xin lỗi về câu chuyện nhỏ ở Hội An sẽ mở ra cơ hội cho rất nhiều lời xin lỗi khác, những lần nhận trách nhiệm khác.Đồng ý vế này của tác giả.Nhưng nếu cán bộ cố tình vi phạm luật rồi xin lỗi cho qua chuyện thì luật chẳng để làm gì; hay chỉ để "trấn áp" dân vì dù họ có xin lỗi có được cho qua như trên.Chắc tác giả chỉ hi vọng, nào giờ chuyện trên ai cũng, nay họ biết xin lỗi là cũng có phần "tiến bộ" hơn rồi. tại sao và khi nào? lại xảy ra chuyện xe quân đội, xe cơ quan công quyền vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, phóng uế bừa bãi ngoài đường. Tôi quá xấu hổ khi người nước ngoài cũng chứng kiến như mình.Khoa Hoang Chuyện đúng sai thì không thể mang cái gọi là cảm xúc vào được. Riết rồi chỉ biết đổ lỗi cho cảm xúc thì ai sẽ nghe ai. Điều cần làm là xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên, rồi thì căn cứ theo đó mà làm. Hành xử xã hội bằng cảm xúc mãi, chả trách người dân không bao giờ biết chấp hành pháp luật. Phạm sai lầm với ý tốt vẫn là người tốt. Còn hơn chấp hành tốt để làm việc xấu thì vẫn là người xấu. Cảm ơn anh, nhà báo Ngô Nguyệt Hữu Đã xin lỗi là tốt, nhưng rất tiếc là hơi muộn. XIN CHÀO. XIN LỖI .XIN CẢM ƠN . NGHE VUI LÒNG GÌ ĐÂU Xin loi la van minh ma. Xã hội văn minh trong đó không có ai ở trên luật pháp, phạm luật là bị hình phạt dù đó người đó là president. Muốn tranh cãi thì ra tòa trình chứng cớ, tòa án giãi quyết gia giảm theo đúng luật. Mặt khác, luật đã định công vụ nào có thể cho phép xử dụng những phương cách hoặc phương tiện tùy theo hoàn cảnh. Còn việc chịu trách nhiệm hay một phần trách nhiệm có nghĩa là chịu hình phạt của luật định chứ không phải là chuyện nói xuông cho qua. đọc bài viết của bạn làm tôi thấy nao lòng. không biết bao giờ cán bộ là " công bộc" thực sự của dân . nhưng dẫu sao tôi vẫn có niềm tin mọi việc sẽ dần thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn. rất mong được đọc nhiều bài viết của bạn.
Lỗi đánh máy Quy định rất rõ ràng, rằng cán bộ sẽ có trách nhiệm viết, đọc lại nội dung lá đơn, kiến nghị hay di chúc… cho người mù chữ kia, cùng người làm chứng. Sau khi xác tín nội dung trong văn bản, người dân mới ký hoặc điểm chỉ vào đó.Tôi đã chứng kiến chu trình ấy. Cán bộ một huyện miền núi nghèo, rất cẩn thận, nắn nót viết tay một tờ đơn đề nghị thi hành án của một phụ nữ mù chữ. Chị, không nhận được đồng cấp dưỡng nào để nuôi đứa con trong một năm qua, cứ ngồi vê vạt áo trong “cửa quan”. Người cán bộ nhẹ nhàng giải thích rất lâu về quy trình làm việc, về nội dung lá đơn cho chị điểm chỉ.Tôi cũng đã thấy ở một huyện miền núi khác, người cán bộ chạy bộ ra đầu làng tìm bằng được một đồng bào người Mông biết tiếng Kinh, đưa về uỷ ban để phiên dịch cho một người Mông khác đang làm thủ tục ở đây.Ở các xã miền núi lúc nào cũng phải có một vài cán bộ, dù thuộc lĩnh vực nào, biết tiếng đồng bào để còn làm công tác phiên dịch. Nói chung ở nhiều nơi, tôi vẫn thấy những “cán bộ đánh máy” đầy nhiệt huyết với người dân. Việc của họ chỉ là lập biên bản hoặc tiếp nhận văn bản mà người dân đã viết và đã ký. Nhưng họ sẵn sàng giúp nếu dân không đọc viết được tiếng Việt.Khi bàn đến trách nhiệm của người đánh máy, tôi tự hỏi rằng liệu họ có nên đối đãi với cấp trên như là với những người dân ấy hay không? Tức là khi trình lên một văn bản, họ có nên đọc cẩn thận, giải thích cho lãnh đạo nghe, rằng cái văn bản này nói gì rồi mới cho ký vào hay không?Bởi vì có rất nhiều sai sót nghiêm trọng trong hệ thống văn bản của cơ quan công quyền được cho là “lỗi của người đánh máy” hay “lỗi soạn thảo văn bản”. Gần đây nhất, một văn bản của công an Lào Cai, nói về thực trạng bắt cóc người lấy nội tạng gây kinh sợ cho dư luận cả nước. Cuối cùng, khi đứng ra trấn an dư luận, người ta nói việc bắt cóc người lấy nội tạng ấy chưa được xác minh, chỉ là “lỗi soạn thảo văn bản”.Trước đó, cũng đã có rất nhiều sự việc gây hoang mang dư luận: như việc công an Hà Nội tham gia vào việc kỷ luật người phát ngôn vụ “thay cây” tại Hà Nội, hoá ra là “lỗi soạn thảo”. Năm 2013, một doanh nghiệp sữa đứng bên bờ vực phá sản vì “lỗi đánh máy” khi cơ quan kiểm nghiệm công bố hàm lượng kali trong sữa của họ cao gần gấp đôi thực tế… Nhiều đến mức không kể hết, khiến một tờ báo từng mỉa mai rằng “đánh máy là nghề nguy hiểm nhất Việt Nam”.Người chịu trách nhiệm về nội dung văn bản tất nhiên là người đặt bút ký và đóng dấu vào đó. Nhưng nếu các cơ quan đã cương quyết quy trách nhiệm cho khâu “soạn thảo văn bản”, thì có thể hiểu rằng người soạn thảo văn bản mới là người quyết định nội dung còn người ký ở đây trong trạng thái bị động. Nếu chấp nhận lối giải thích ấy, thì chẳng khác nào xếp các lãnh đạo ngang hàng với các đối tượng cần “hỗ trợ pháp lý” như người không biết chữ hay người gặp khó khăn về đọc hiểu, cần được tận tình giải thích về nội dung văn bản. Nếu chấp nhận lối giải thích ấy, thì chữ ký của người đứng đầu cơ quan, cũng như là tư cách của họ, bị phủ nhận sạch trơn. Nếu chấp nhận lối giải thích ấy, thì lương của cán bộ văn thư ở các cơ quan công, những người đánh máy phải ngang ngửa lãnh đạo của chính cơ quan đó. Nhưng tất nhiên là không nhiều người chấp nhận lối giải thích ấy. Cách giải thích đó chỉ làm xa thêm khoảng cách giữa người dân và cơ quan công. Nó chỉ cho người ta cảm giác về một sự trốn tránh trách nhiệm trước những sai sót. Và tất nhiên, làm gia tăng khoảng cách về niềm tin giữa người dân và chính quyền. Sự nguy hại không chỉ nằm ở một cái văn bản rao tin “bắt cóc lấy nội tạng”, mà ở sự băn khoăn của người dân với khả năng chịu trách nhiệm của cán bộ.Để lấy lại niềm tin, chỉ có một cách là sòng phẳng với những sai sót chứ không phải đổ vấy cho một kẻ vô hình quen thuộc là “người đánh máy”.Đức Hoàng Cũng vẫn là Đức Hoàng, "tay đánh máy văn bản" cừ khôi, không thể sai sót mà quá thâm thúy! Cách biện giải, phân tích, phản biện khép kín các ngõ không cho "địch" thoát thân để tóm gọn cái bọn "đổ vấy"! Hay! lương và bổng lộc của Đức Hoàng phải được trả bằng tổng lương của các quan cộng lại mới xứng, bài viết này "các quan" đọc, chiêm nghiệm mà không ứa máu ra thì phải nói là "các quan" nhà ta miễn nhiễm hay phàm người đời gọi là "đàn gãy tai trâu!. Chuyện vui: TẠI THƯ KÝ!Một vị Quan nọ can tội phát biểu dài, ai góp ý cũng không nghe, cứ chứng nào tật nấy. Một hôm có Hội thảo Quốc tế, tai cơ quan ông, do chính ông chủ trì, một đối tác nước ngoài đành thẳng thắn khuyên ông với tư cách chủ nhà cần nói ít, tham luận ngắn để thời lượng cho khách thaỏ luận và trao đổi. Nể tình vị khách nước ngoài, ông chấp nhận và dăn Thư ký "soạn" cho ông bài tham luận đúng 10 phút. Thư ký đánh máy xong, đọc thử lại theo tốc độ đọc của ông thì mất 9 phút 50 giây, rồi gọi điện báo cáo, ông bảo "thế thì rất tốt, vì còn 10 giây để khách vỗ tay!".Trưa hôm sau, khi Hội thảo kết thúc, ông gọi Thư ký vào mắng như té tá vào mặt và dọa đuổi việc, vì đã không chấp hành ý kiến chỉ đạo, để ông đã phải đọc tham luận đúng 20 phút! Thư ký ngớ người ra phân trần: Dạ, thưa Sếp, em đã "soạn" cho Sếp đúng 9 hút 50 giây đấy ạ; nhưng chắc Sếp bận quá nên quên mất là tối qua trước khi đi ngủ, Sếp gọi điện nhắc em là chuẩn bị cho Sếp ... 2 bản ạ"!!!??? "Nếu chấp nhận lối giải thích ấy, thì chẳng khác nào xếp các lãnh đạo ngang hàng với các đối tượng cần “hỗ trợ pháp lý” như người không biết chữ hay người gặp khó khăn về đọc hiểu, cần được tận tình giải thích về nội dung văn bản." - Ý này hay mà đau. Ai bảo nghề đánh máy là nghề nguy hiểm nhất Việt Nam. Ngày xưa tui cũng là một thằng đánh máy và sẵn sàng hy sinh nhận mọi trách nhiệm khi các quan sai sót, mỗi lần như vậy tui đều được các quan để bạt cất nhắc chút đỉnh. Nhờ tích lũy vài trăm lần đề bạt nên bây giờ tôi đã làm quan. Có thể anh đánh máy hiện nay của tui mai mốt cũng sẽ làm quan. Được khen thì tung hô khoe mẽ, bị sai sót thì chối bỏ trách nhiệm, không đổ cho " lọ" thì " chai" . Bị lên án mạnh mẽ thì " rút kinh nghiệm " . nghĩ mà chán cho bộ máy công quyền , chỉ khổ cho dân thôi, . Có được mấy vị dám nói ,dám làm,dám chịu trách nhiệm đâu. Chỉ bo bo lo cái ghế của mấy ông thôi. Nó vốn thành Thông lệ rồi, nói nhiều nói lắm cũng vậy àh Cảm ơn A Hoàng . Bài viết của Anh thật hay đọc xong tôi thấy rất vui . Lãnh đạo bây giờ là thế : thấy tiền là sáng thấy văn bản là mờ Anh viết hay như thế này chắc là do lỗi đánh máy rồi. Đồng ý cùng tác giả - Có một giám đốc DNTN trả lời trước toà là ông ta không biết việc phải ký HDLD cho người làm việc có tính chất thường xuyên phải là 1 năm chứ không được ký thời vụ ông đổ cho thư ký không nói cho ông biết .tại toà người lao động nói Ông làm giám đốc mà không biết, đổ thừa cho thư ký thì ông xuống làm thư ký đi để cô thư ký lên làm giám đốc.Theo tôi nên áp dụng cho các vị đỗ thừa này Đức Hoàng mến, mình ước mong ai đó đọc bài viết của bạn và lương tâm của họ được lay động đôi chút, để dân đỡ khổ hơn chút... Phải mang cái máy chữ/ máy tính ra kỷ luật ^^ Đâu phải em, nào đâu phải em, là do thằng đánh máy đó thôi.Hình như quan chức Việt Nam toàn họ Đổ và coi dân như là con nít 3 tuổi.Nhưng mà dân có làm được gì đâu, dân mình đúng là con nít 3 tuổi thật. Thật đâu lòng Chính xác! Dân vẫn tiếp tục mất niềm tin và các ông quan thì suốt ngày 'hát nhép' đúng quy trình, lỗi đánh máy,...vv. Thành tích thì nhận rất nhanh, còn lỗi thì né đổ cho người khác, bị truy tố thì đem nhân thân hoặc thành tích ra mặc cả....chẳng cần cách mạng màu hay phản động gì cả, chế độ tồn vong hay không là do năng lực quản lý của chính quyền với bộ phận quan tham, quan bàn giấy... Sau này con vài ... nghìn thứ để có thể đổ lỗi được. Làm việc không kiểm tra, không chịu trách nhiệm thì chỉ là hành động của những kẻ tiểu nhân! Sao không đọc được trên các báo "chính thống" những bài hay và giá trị như thế này nhỉ? Một bài viết quá hay
Ngoi ngóp trong lũ Những cánh tay giơ lên cầu cứu trên nóc nhà, bốn bề là nước. Những khuôn mặt khắc khổ, hoảng sợ và ướt nhẹp trong những căn gác áp mái thấp tè mà người miền Trung gọi là “chạn tránh lũ”. Điều khiến tôi day dứt nhất khi nhìn những hình ảnh đó là chúng tuy xót xa nhưng lại quá quen thuộc.Năm 2010, sau trận lũ lịch sử, tôi cũng từng ngồi trong một cái “chạn tránh lũ” như vậy ở xã Phương Mỹ, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh. Chủ nhà kể cho tôi về sự hoang mang của ông khi ngồi nhìn nước dâng mỗi lúc một cao. Giữa cơn lũ dữ chỉ có căn gác ọp ẹp cao chừng 3m là nơi trú ngụ duy nhất của cả 6 nhân khẩu nhà ông.Ở trụ sở UBND xã Phương Mỹ ông Nguyễn Hồng Quân, chủ tịch xã, tiếp tôi trong một căn phòng làm việc nằm ở tầng 2. Lúc đó căn phòng này là vị trí cao nhất của cả xã nhưng vẫn bị nước lũ tràn vào ngập tới gần một mét. Ông Quân mở cho tôi xem những khoản thống kê hỗ trợ từ trung ương. Chúng lặp đi lặp lại từ năm này qua năm khác.Những bàn ghế, cửa gỗ của các cơ quan xã cứ vài năm lại được thay thế một lần vì ngập nước nhưng rồi lại tiếp tục dùng vật liệu gỗ.Nhà dân sập, một khoản hỗ trợ được chi ra nhưng mức hỗ trợ chỉ đủ xây một căn nhà mới với chiều cao tương tự. Cả xã Phương Mỹ là nơi rốn lũ nhưng bao năm qua không có nổi một căn nhà cao để làm nơi sơ tán tập trung cho người dân. Những căn nhà tránh lũ, được xây cao và kiên cố để người dân yên tâm sống với lũ, cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay.Những cây cột điện ở Phương Mỹ đều chỉ có độ cao theo quy định chung của ngành điện. Nhưng với chiều cao này, mỗi khi nước ngập chúng trở thành những hàng rào chắn mọi lối ra vào của ca nô hay thuyền cứu hộ. Lãnh đạo xã, huyện đều biết điều này nhưng đề xuất để nâng chiều cao của các cột điện lên trên mức lũ là điều họ không làm được.Rồi ông chủ tịch dẫn tôi đến những cửa cống bên dưới những đường quốc lộ đó chỉ để khẳng định rằng chúng bị thiết kế quá nhỏ không phù hợp cho việc thoát lũ. Ông Quân khẳng định không phải là biến đổi khí hậu mà chính là các tiêu chuẩn quy hoạch, thiết kế và xây dựng theo kiểu mạnh ai nấy làm của mỗi ngành từ giao thông, thủy lợi, hay điện lực mới chính là nguyên nhân khiến lũ ở miền Trung đang trở nên ngày càng trầm trọng.Bàn ghế gỗ, cột điện, độ cao nền nhà, cửa cống... tất cả những thứ ấy năm này qua năm khác trở thành cơn ác mộng trong lũ lụt. Để rồi khi lũ qua đi, chúng lại xuất hiện với đúng kích thước, hình dạng ấy như chưa bao giờ có cuộc thương đau.Ông Lê Huy Ngọ, nguyên trưởng ban Phòng chống lụt bão Trung ương có lần từng bảo tôi rằng: càng về sau thì ông càng nhận thức rằng khái niệm “phòng chống lụt bão” là một khái niệm sai lầm. Bởi lụt bão thì không có cách nào chống được như đánh nhau với kẻ thù. Theo ông Ngọ chỉ có một cách là phải xây dựng cơ sở hạ tầng và làm quy hoạch để người dân có thể thích nghi và chung sống với lụt bão một cách ít thiệt hại nhất.Nhưng khái niệm chung sống và thích nghi mà ông Ngọ nói tới đến giờ hầu như vẫn chỉ nằm trong các văn bản. Ở miền Trung, nhiều người dân cho biết lũ đang trở nên dữ dội hơn chính bởi việc cải tạo hạ tầng. Để tránh ngập các hệ thống đường quốc lộ được tôn nền cao như những con đê. Mỗi khi lũ về những con đê đó ngăn cản nước rút, tạo thành những dòng nước chảy xiết hơn đủ sức cuốn trôi nhà cửa.Chuyện rất quen thuộc, vì cái lối nâng cốt đường này ta gặp ở cả những trận lụt cục bộ tại TP HCM.Rút cuộc chúng ta còn lại gì sau lũ? Chúng ta chỉ còn những bài học. Nhưng những bài học đó lại quá chậm được tiếp thu. Và có lẽ bởi thế, mùa lũ năm nay thủy điện vẫn xả nước mà dân không biết, những dây điện vẫn cản đường vào của ca nô cứu hộ, những ống cống vẫn quá nhỏ để thoát nước và muôn vàn những bất cập từ hạ tầng vẫn khiến cho người dân miền Trung phải tiếp tục có thêm một năm ngoi ngóp trong cơn lũ dữ.Mỗi năm ngân sách nhà nước vẫn chi ra hàng trăm tỷ đồng để cứu trợ lương thực cho người dân vùng lũ. Hàng nghìn tỷ đồng khác vẫn được chi để sửa chữa tái thiết hạ tầng nông thôn. Chúng ta dường như đã quen rằng số tiền khổng lồ đó cứ đến sau mỗi trận lũ sẽ lại giải ngân.Những cơn lũ mang về đau thương quen thuộc, bởi chúng đã được tiếp đón một cách quen thuộc. Sau đợt lũ này, ngân sách sẽ lại được chi ra để khắc phục hậu quả. Và tôi đoán, các cơ quan sẽ lại dùng tiền ấy, mua bàn ghế gỗ.Lê Anh Ngọc với tình hình mưa lũ như thế này tôi nghĩ chính quyền đã đúng khi xây cổng chào phải to,cao bởi vì khi ngập nước vẫn còn cái cổng chào để người ta biết địa chỉ tới cứu hộ Góc nhìn của tác giả rất đáng suy ngẫm " những cơn lũ mang về những đau thương quen thuộc vì chúng được đón tiếp một cách quen thuộc " đừng đem sự an nguy của dân ra" cái bàn họp " đổ lỗi, chối tội nữa. Cơn bão lớn nhất là bão lòng dân đó. Ước gì những công trình trăm tỉ đồng bị lãng phí như những căn biệt thự bỏ hoang, những cổng chào..... được đầu tư đúng chỗ thì có nhiều số phận sẽ bớt khổ Ai cũng biết chỉ có những nhà làm lãnh đạo là không biết. Ôi, tiêu tốn hàng nghìn tỷ đồng để xây cổng chào, để làm khu hành chánh... mà chi trong khi dân khổ như vậy. Ông Lê huy Ngọ biết....Nhà báo biết....lãnh đạo xã biết ...các lý do làm lụt lội ngày càng hung dữ với dan , dan ngày càng điêu đứng sợ hãi lũ lụt ...mà sao ko ai chỉ đạo giải Ouyết hạ tầng nông thôn vùng lũ để bà con mình có thể sống chung với lũ một cách an toàn ? Mọi ng chỉ nghĩ cứu trợ...giải ngân tiền cứu trợ là nhanh nhất.....nếu tìm đc ai đó gay ra thì đền bù....Khi đó dan đã chết..tài sản đã mất..Đau cho dan miền trung vùng rốn lũ? Có một hệ thống khép kín trong xây dựng cơ sở hạ tầng , từ đầu tư, thiết kế , tư vấn ,giám sát ,thi công phải được chọn kỹ mới làm tốt được việc chia chác . Còn bản thiết kế công trình đã được các nhà khoa học ngồi trong phòng máy lạnh nghiên cứu kỹ tính tối ưu của nó rồi , người dân làm sao kinh nghiệm bằng các vị ấy mà có ý kiến .Thay đổi thiết kế trong xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của rất nhiều ai đó .Không được đâu. Và ông bạn tôi, tác giả của bài báo này lại có những bài viết xúc động, đau lòng cho những mua lũ tiếp theo tại miền Trung... Phương Mỹ là làng quê mẹ tôi. Nhà bà ngoại nằm ngay trên bờ sông Ngàn Sâu . Dù đại gia đình của chúng tôi đã chuyển vào Đắc lắc sinh sống. Dù chúng tôi không sinh ra ở Phương Mỹ nhưng mỗi năm vào mùa lũ vẫn canh cánh ngóng về quê mẹ. Thương lắm Phương Mỹ ơi THƯƠNG QUÁ MIỀN TRUNG ƠI Tôi không dám bán về lũ lụt hay thiên tai, nhưng những trận lũ thế này ở ta đã có tiền lệ và đã có phần đoán trước được, cải tạo để cho phù hợp, để lần sau còn không thể xảy ra đau lòng nữa,cũng giống như cách cho cái cần và con cá. Quê tôi ngày xưa những khoảng đất trũng ngập nước quanh năm không ai dám nhận , rồi cũng có những nguời dám nhận, họ chia một nửa làm ao, móc đất lên đắp cho nửa kia kè lại thành vườn. Hay đọc truyện xưa về Phong Thuỷ địa lý hình như là Lưu Bá Ôn, nghiên cứu kỹ , cùng dân để thay thế phong thủy bố cục của cả một vùng . Ngày xưa đồng bằng Bắc Bộ cũng lũ, nhưng duy trì đuợc hệ thống đê bao đời để chống chọi với thiên tai, có người bạn tôi nói "Nghệ An lâu rồi không thầu được cơn bão nào". Anh ấy không nói dưới góc độ một người dân mà hình như mỉa mai cho bộ phận nào đó, không có bão lũ thì không ăn được đồng nào. Giờ đọc bài báo này, đúng là càng nhận thức sâu sắc câu nói trên. Không phải không nhìn thấy vấn đề, mà có những người đang lợi dụng nỗi đau của người khác để trục lợi mà cố tình làm ngơ khi để điều đó cứ lặp đi lặp lại không ngừng. xây dựng nông thôn mới??? để làm gì khi xã này đã đẹp lại đẹp hơn, xã kia đã nghèo lại chẳng được đầu tư gì, nói đi nói lại, nói qua nói về.... nỗi khổ cũng chỉ đổ lên đầu dân, cán bộ thì đã có nhà cao tầng, sợ gì lũ... Sao không xây thủy điện hay hồ thủy lợi có đập tràn tự nhiên khi nước đầy (khỏi xả lũ) để không cãi vã triền miên vì xả lũ khi bão về ANH NGỌC nói không sắm bàn ghế gỗ sao được, sắm loại thấm nước không hư thì nhiều tiền, lấy đâu còn dư mà tiêu xài. Sắm đồ gỗ được sắm nhiều lần, có tiền bỏ túi dài dài... Rất quen và rất lạ.. bởi tính định kỳ của lũ là rất quen còn những quả tim lạnh nuôi dưỡng những cái đầu nóng chậm khôn một cách kỳ quặc khó hiểu đến lạ lùng.
Tập sống văn minh Thị trấn mới Phiêng Lanh thưa dân đến mức không khó để bạn bắt gặp hình ảnh một chú cún nhà ai nằm thảnh thơi trên giải phân cách giữa đường, giương cặp mắt trong veo lên mà sủa vu vơ mỗi khi có người qua lại. Cả thị trấn có duy nhất một cột đèn xanh đỏ, báo tín hiệu giao thông.Thị trấn Bắc Yên dường như không có cột đèn xanh đỏ nào. Nó nhỏ như lòng bàn tay, chỉ gồm mấy trăm nóc nhà nằm chênh vênh trên đỉnh đèo Phiêng Ban, che chở bên trên là dãy Tà Xùa rộng lớn.Tôi ấn tượng với hai thị trấn này không chỉ vì nó nhỏ nhắn, xinh xẻo mà vì người dân nơi đây.Ngồi ở cổng chợ trung tâm huyện Bắc Yên nhìn ra đường đến cả tiếng đồng hồ mà tôi hiếm thấy người đi xe gắn máy nào không đội mũ bảo hiểm. Còn ngạc nhiên và thích thú hơn là khi chúng tôi ngồi ăn tối tại một quán cơm bụi nhỏ. Thấy thiếu một món gia vị, anh chủ quán nhanh nhảu nhảy lên xe, không quên với theo chiếc mũ bảo hiểm. Lúc đó tầm 8 giờ tối và quãng đường từ quán ăn đến cửa hàng tạp hóa chỉ khoảng chừng vài ba trăm mét.Cột đèn xanh đỏ báo tín hiệu giao thông ở Phiêng Lanh được bật lên lúc 6h sáng và chuyển sang màu vàng nhấp nháy báo chú ý lúc 8h tối. Sẽ rất khó để bắt gặp một anh chàng quần chùng người H’Mông, hay một chị tằng cẩu người Thái vượt đèn đỏ. Tất cả đều dừng lại, đợi tín hiệu giao thông cho dù phía đường giao bên kia chỉ trống trơn một mầu vàng như mật ong của nắng.Trong khi đó, tình hình giao thông ở Hà Nội hay Sài Gòn ngày càng tệ đi. Một mớ hỗn độn các phương tiện đủ chủng loại, mầu sắc, không kể đến tín hiệu giao thông, tất cả đều cố ngoi lên để tìm một chỗ trống. Đó thực sự là một đám đông cuồng loạn và không tuân theo bất cứ một quy tắc giao thông nào…Dân trí tại Hà Nội hay Sài Gòn tất nhiên là cao hơn so với dân trí ở hai huyện miền núi nghèo tỉnh Sơn La. Nhưng tại sao người ở thị trấn miền núi nghèo lại tự giác chấp hành luật an toàn giao thông, còn một bộ phận cư dân thành thị ở hai thành phố lớn lại không làm được? Trao đổi với anh cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ tại ngã tư đèn xanh đèn đỏ trung tâm huyện Quỳnh Nhai, anh cho biết ban đầu lực lượng cảnh sát giao thông cũng rất khó khăn để tuyên truyền, hướng dẫn người dân đội mũ bảo hiểm cũng như tuân thủ tín hiệu đèn giao thông, dần dà mọi việc mới đâu vào đấy. Việc chấp hành luật lệ an toàn giao thông chủ yếu đến từ ý thức người dân nơi đây. Họ thấy tự hào và thích thú khi được sống trong không gian tươi mới mang hơi hướng của văn minh đô thị.Tôi đặc biệt ấn tượng với lời tâm sự chân thành của anh cảnh sát giao thông trẻ tuổi này. Chúng ta bàn nhiều đến những bất cập trong quy hoạch, những thiếu sót trong điều hành; thói vô ý thức, bất chấp pháp luật của người dân… mà nhiều khi quên đi rằng chính cảm xúc tự hào, cảm hứng về sự văn minh mới là chất men kích thích người ta hành động.Trước là những bản làng lặng lẽ ngủ quên bên con đường ngoằn ngoèo, quanh co, trơn tuột mỗi khi trời mưa và hầu như bị cô lập mỗi khi lũ đến, nay bỗng xuất hiện một đô thị mới với nhà cửa khang trang, đường phố thẳng thớm dễ khiến người ta nảy sinh những cảm xúc tích cực. Mà xúc cảm tích cực sẽ dẫn lối cho những hành động đúng…Quay trở lại vấn đề tại các đô thị lớn ngày nay. Phải chăng cái mà chúng ta đang thiếu ở đây là cảm hứng sống và thói quen ứng xử của những công dân thành thị văn minh? Mở một con đường lớn, xây thêm một trung tâm thương mại là việc không khó; khơi gợi cảm hứng, kích thích cảm xúc mới là công việc đầy thách thức. Nhưng một xã hội sẽ đạt đến văn minh nhanh hơn nếu từng công dân trong đó được truyền cảm hứng sống như những người văn minh. Nguyễn Tiến Dũng "Cảm hứng sống"một định nghĩa rất hay.Đã đến lúc mỗi người dân thị thành chúng ta nên nghiêm túc suy ngẫm lại môi trường sống đang quá thiếu cái "cảm hứng sống"trong rất rất nhiều lĩnh vực.cảm ơn tác giả Theo tôi đó luôn là nghịch lý ở VN. Tôi có cảm nhận rằng tại các đô thị lớn như HN và TP.HCM ý thức và văn minh của người dân chưa chắc đã cao hơn người dân nông thôn. Phần đồng ý: bài viết hay, nên khơi gợi ý thức.Phần không đồng ý: Không thể so sánh việc quản lý 100 người và việc quản lý 10 triệu người. Văn minh ở đây là một cách sống.Người ta chọn cách tuân thủ một cách tự nguyện và nghiêm túc bộ quy tắc ứng xử của xã hội (đạo đức và pháp luật), không phải bởi họ sợ bị phán xét hay xử lý mà là họ tôn trọng những luật lệ đó. Họ không vì lợi ích cá nhân mà bỏ qua lợi ích xã hội.Và Văn minh là xuất phát từ bên trong. Thị trấn mới này không có bóng đại gia thiếu gia loại không thể phạt được (có hoặc không đưa hối lộ ) cho nên không có ai làm gương xấu. Dễ giáo dục và quản lý hơn. Xử phạt thích đáng và duy trì công tác này đối với những sai phạm chắc chắn xã hội ta sẽ có nền văn minh trật tự ,ở công viên văn hóa Suối tiên tp HCM không bao giờ có rác ở bất cứ vị trí nào bởi vì nhà quản lý quy định và cắm biển nhắc xả rác phạt 50 000đồng ,ở đảo quốc Xinhgapor họ xây dựng được môi trường sạch cũng không phải có từ ý thức người dân mà lúc đầu họ cũng thực hiện bằng hình thức xử phạt và duy trì nó sau đó người dân quen dần và cái phạt ấy nhắc người ta xả rác sẽ bị xử phạt nặng và hình thành ý thức theo thời gian đến các thế hệ sau việc làm sạch môi trường hoàn toàn nằm trong ý thức hệ của mỗi con người mà không cần ai nhắc nhở ,làm được như vậy tôi nghĩ nó sẽ hiệu quả vô cùng lớn ,văn minh xã hội sẽ được thiết lập là điều chắc chắn,vấn đề là ai làm ,khi nào bắt đầu làm ,ai duy trì nó ,mong các nhà quản lý để tâm vì một cộng đồng Việt nam của chúng ta. BẤT KỲ Ở ĐÂU CON NGƯỜI CÓ Ý THỨC. GIAO THÔNG. LÀ GIỬ TÁNH MẠNG MÌNH. VẬY MÀ NHIỀU KHI CÒN BỊ NHƯ CHƠI Một bộ phận khôg nhỏ người thành phố cho họ là cao sang, thời thượng, hơn người. Cái tôi của họ quá lớn nêm họ bỏ qua cái lợi ích chung. Và một phần cũng chịu ảnh hưởng từ tâm lý đám đông: "Người khác vi phạm được tại sao mình không vi phạm". Bên cạnh đó, còn có sự tha hóa, biến chất của một số người thực thi pháp lực đã tiếp tay cho hành động vi phạm luật giao thông. Nói chung do nhiều nguyên nhân nhưng có văn minh, văn hóa trong giao thông hay khôg thì do ý thức ở chính mỗi người chứ đừng đổ cho cái này, cái kia hay cho người khác. Bây giờ lái xe cũng cần " một trái tim nóng và một cái đầu lạnh". Trái tim nóng là biết yêu thương con người, cái đầu lạnh là biết tôn trọng pháp luật, bình tĩnh khi xảy ra sự cố. Giáo dục ý thức đúng là phải bắt đầu từ những đứa trẻ nhưng trách nhiệm này ko phải chỉ là ở nhà trường. Cái chính là sự giáo dục trong gia đình về ý thức nơi công cộng và cách nhìn nhận cuộc sống. Trách nhiệm nặng nề này thuộc về các ông bố bà mẹ là chính. 1 ngày bọn trẻ tới trường được mấy tiếng, trong mấy tiếng đó 1 cô giáo dạy mấy chục học sinh làm sao có thể làm tốt bằng 2 vợ chồng với 1 hoặc vài đứa trẻ. Người lớn cần có nhận thức đúng và có trách nhiệm truyền dạy cho con cái mình. Ý thức cộng với một nền giáo dục tốt , giáo dục từ những đứa trẻ chập chững .....thì mới nghĩ đến ý thức văn minh môi trường, nhưng giáo dục Việt Nam chưa làm được điều đó.Tập sống văn minh ....những người dân ý thức đều khát khao mong muốn điều đó. Vấn đề là thực thi các quy định về nếp sống. Nếu các cấp quảng lý buông bỏ và lơi lỏng dần thì ắt cướp của giết người sẽ xảy ra. Xây rất khó, phá rất dễ! So với những nơi thâm sơn cùng cốc, người thành thị chúng ta đang tranh thủ sống hơn là sống có cảm hứng. Điều gì tạo nên sự tranh thủ đó? trả lời được chúng ta sẽ giải quyết thành công sự phát triển bền vững đất nước, thoát khỏi thời kỳ quá độ, tiến lên xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, dân giàu, nước mạnh. Tại sao người Việt sang singapore chấp hành luật giao thông,giữ gìn vệ sinh môi trường rất tốt.Cùng người Việt đó ,về Việt nam thì không? Vấn đề ở kỷ cương luật pháp. Căn nguyên của mọi vấn đề là tính tùy tiện và lòng vị kỷ (ích kỷ, thích hơn người khác, dù là trong một việc nhỏ nhất và ở mọi luc mọi nơi) của người Việt mình), cộng thêm đó là luật pháp kỷ cương không nghiêm minh và công bằng khiến cho kẻ xấu kẻ vi phạm không bị trừng phạt, làm cho người có ý thức, muốn hành xử đúng luật, văn minh trong xã hội cộng đồng cảm thấy nản lòng, vì "hòa cả làng", nên vô tình (và chủ yếu là chủ ý) cũng bị kéo về phía "tùy tiện và ích kỷ" kia. Đơn cử bản thân tôi, tối đã từng nín nhịn rất nhiều để không đi xe lên vỉa hè những lúc tắc đường; nhưng có một lần tôi bị một thăng niên phía sau chửi khi tôi không nhường cho cậu ta lối lên vỉa hè, kèm theo câu nói "cứ đi nghiêm và ngu như ông thì có đến Tế mới về đến nhà!". Và quan trọng hơn cả là trước mắt tôi có 2 đ/c CSGT nhưng họ coi như "không nhìn thấy" việc cánh trẻ ùn ùn kéo nhau đi lên vỉa hè và không có một hành động ngăn cản nào cả. Không biết trong bối cảnh như thế, tôi có thể tìm "nguồn cảm hứng sống văn minh" từ đâu???!!! Qua thực tế tôi thấy văn hoá rất ít liên quan đến học vấn, người học cao chưa chắc đã có văn hoá và ngược lại. Văn hoá chịu nhiều sự giáo dục từ gia đình và môi trường sống xung quanh. Ví dụ ở quê tôi mọi người không được học cao nhưng lại rất có ý thức như không nói tục, ít uống bia rượu, ăn uống thanh đạm, không đòi hỏi chê bai trong bữa ăn và đặc biệt là rất ngại làm phiền người khác.... Nhưng khi tôi lấy chồng ở Hà Nội mọi thứ như đảo ngược phải dần dần mới quen được từ chuyện hay tụ tập bia rượu, ăn uống xô bồ, trong nhà ai ngủ thì kệ cứ nói oang oang bật ti vi to hết cỡ cả khi ngủ trưa hay tối ...
Kiếm lời bằng tài sản công Người thắng trả 50 tỷ đồng, trong khi giá khởi điểm là... 49,885 tỷ đồng, tức là chênh so với giá khởi điểm chỉ mấy chục triệu.Ngay sau khi cuộc đấu giá kết thúc, khu đất vàng này được rao bán tại sàn giao dịch bất động sản với mức giá 110 tỷ đồng. Sau khi báo chí đưa tin, vụ việc đã bị đình lại, hợp đồng đấu giá này không thành công. Một khối tài sản lớn của nhà nước nhờ vậy đã không bị bốc hơi hơn một nửa.Tôi được tiếp cận bản sao hai tờ thông báo về việc bán đấu giá khách sạn này. Một bản gửi ra ngoài và một bản lưu hồ sơ. Hình thức nhìn qua giống hệt nhưng nội dung lại hoàn toàn khác. Trong thông báo ra ngoài, thông tin về địa điểm của khu đất vàng này chỉ vẹn vẻn các con số của quyển sổ đỏ khu đất. Một người bình thường, qua các con số, khó có thể biết khu đất này chỉ cách Hội trường Ba Đình vài trăm mét. Thời hạn quyền sử dụng khu đất còn lại được thông báo ra ngoài chỉ còn ba năm kể từ thời điểm đấu giá, chứ không phải là 50 năm như thực tế. Đó là chưa kể các điều kiện khác như thủ tục xác nhận bảo lãnh thanh toán qua ngân hàng quá ngặt nghèo. Trong bản thông báo ra ngoài, kể từ khi hết thời hạn bán hồ sơ đến thời hạn nộp thầu chỉ một ngày. Trong khi bản lưu hồ sơ còn đến 15 ngày… Thông tin về việc bán đấu giá khu đất vàng không được công bố rộng rãi, cụ thể.Thế nên, chỉ có hai người đủ điều kiện tham gia và giá cả được thống nhất nhanh chóng. Và con số 50 tỷ kia, thật ra là mức giá theo định giá cách đó 12 năm.Những kịch bản như trên không hiếm trong thực tế. Một câu hỏi đáng sợ đặt ra là trong số 23.059 hợp đồng bán đấu giá tính đến đầu năm 2015 (mà rất nhiều trong số đó là tài sản và đất đai của nhà nước), đã có bao nhiêu vụ việc như khu đất 120 Quán Thánh? Bao nhiêu tài sản nhà nước đã mất đi công khai theo cách này? Một con số thống kê từ báo cáo tổng kết cũng cho thấy phần nào: giá đấu giá thành công của hơn 23 nghìn hợp đồng trên chỉ cao hơn chưa đến 8% so với giá khởi điểm, thấp hơn nhiều so với mức bình quân 20-50% của nhiều quốc gia khác.  Tôi đem câu hỏi này hỏi giám đốc một công ty bán đấu giá lớn tại Hà Nội, ông khẳng định rằng tiêu cực lớn nhất, thất thoát lớn nhất trong đấu giá không phải do tình trạng “quân xanh, quân đỏ”, mà do sự liên kết, thông đồng giữa người có tài sản bán đấu giá và tổ chức bán đấu giá.Khác với ông chủ tư nhân, người được giao quản lý và bán tài sản công không có động lực để tìm cách bán tài sản đó có lợi nhất cho nhà nước. Kẽ hở chết người là người có tài sản bán đấu giá sau khi thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp thực hiện việc đấu giá, không còn phải chịu trách nhiệm gì nữa, theo quy định của pháp luật hiện hành. Tài sản sẽ được tìm cách đẩy vào tay những người “đúng ý” nhất, chứ không phải bán được giá cao nhất.Để tài sản đấu giá vào được tay người mình mong muốn với mức giá dự tính, cách thức thông thường là không đăng thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng. Nếu có thì đăng khi đã hết hạn đăng ký, trên một website nào đó có "cơ chế linh hoạt" để có thể thay đổi về nội dung và thời hạn đấu giá. Thông tin đăng sẽ không đầy đủ và có sự khác biệt giữa hồ sơ công bố ra ngoài và hồ sơ lưu.Giải pháp để ngăn chặn sự thất thoát tài sản qua kẽ hở này thực ra rất đơn giản và không tốn kém. Đó là minh bạch thông tin. Cần quy định cụ thể các nội dung thông tin khi bán đấu giá. Thông tin này cần đăng tải đúng và đầy đủ trên báo chí hoặc một cổng thông tin thống nhất của nhà nước, mà không thể sửa đổi. Tên, địa chỉ, số điện thoại đơn vị tổ chức bán đấu giá; Thông tin về tài sản bán đấu giá (với tài sản thì phải có danh mục, với bất động sản phải có diện tích đất, diện tích xây dựng, thời gian sử dụng và mục đích sử dụng đất); Giá khởi điểm: có thuế hay chưa có thuế VAT; Nơi để tài sản; Thời gian, địa điểm đăng ký tham gia và tổ chức đấu giá... cần hết sức rõ ràng.Luật cũng cần quy định bắt buộc phải huỷ kết quả đấu giá khi không đăng hay đăng không đúng bất kỳ thông tin nào ở trên. Cần quy định thêm trách nhiệm của người có tài sản trong giám sát việc đăng thông báo và các nội dung đăng.Trong kỳ họp Quốc hội cuối năm này, Luật đấu giá tài sản nhà nước sẽ được thông qua. Nếu nó không thể bịt được những kẽ hở này, thì cơ hội “làm giàu bằng tiền thuế nhân dân” có thể mở ra với bất kỳ ai hiểu luật chơi.Đậu Anh Tuấn KIẾM LỜI BẰNG TÀI SẢN CÔNG.XEM XONG CÒN RÙNG MÌNH .BÁI VIẾT QUÁ HAY+CHUẨN lấy tiền ngân sách đầu tư xây dựng thả ga toàn trăm tỷ, nghìn tỷxong thì báo thua lỗ, hoạc không hiệu quả, hoặc 1 tỷ cái lý do chính đáng để bán cho được,..v..v...rồi đấu giá làm sao để bán lại cho người nhà với giá "hoàn vốn"tiện cả đôi đườngbố "bán" cho conanh "bán" cho emvợ "bán" cho chồngkhi báo chí phanh phui thì toàn "sự đã rồi" Quá hay và sát thực. Trên thực tế tôi đã tham gia rất nhiều các vụ án có liên quan đến các vụ bán đấu giá tài sản thi hành án bằng các trò ma quỷ để vụ lợi. Có một linh minh ma quỷ giữa thi hành án, Trung tâm bán đấu giá và các nhân vật vô hình. Mục đích là chiếm phần chênh lệch quá lớn trong các tài sản bán đấu giá. Cám ơn tác giả đã cho độc giả biết về một lĩnh vực mà có rất ít người quan tâm. Thông tin đầy đủ, công khai, minh bạch và kịp thời luôn là thuộc tính của một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Quá đúng, họ không vì lợi ích quốc gia mà vì lợi ích cá nhân. Thế mới có cái mà sắm siêu xe chứ lị . Ai cũng minh bạch thông tin thì bán làm gì . chuyện xưa như trái đất, cám ơn tác giả Rất đúng và cảm ơn bạn đã xây dựng. Về cơ bản thì tiền lời đó coi như bồi dưỡng cho đầu óc kinh doanh của các quan có đầu óc thông minh nhưng lại không đc dùng vào kinh doanh thôi mà. Chẳng lẽ máy photo " gạt cần" bị sai nội dung cần sao lưu. Hai tờ thông báo giống nhau sao lưu mà cũng sai thì hiểu rồi.Cái này kg phải tại lỗi đánh máy mà là lỗi tại thằng photocopy. Rất hay và đúng! Mong rằng VCCI sẽ góp phần "bịt được những kẽ hở này". Chẳng lẽ đã thấy, đã nêu ra những "kẽ hở" rõ ràng đến thế mà lại chịu bất lực? chuyện này xưa như trái đất, ai mà không biết.-đấu thầu công trình cũng toàn quân xanh, quân đỏ-bán đấu giá thì như trên "Giải pháp thực ra rất đơn giản..." Nhưng cái phức tạp là họ không muốn "đơn giản". Lại một mảng tối sắp được chiếu sáng. Còn bao nhiêu mảng tối nữa chưa được biết tới!?
Người tiêu dùng đơn độc Cửa hàng không trả lại tiền theo yêu cầu trả lại hàng với lý do trong giấy đặt cọc có dòng chữ nhỏ: “Quý khách đồng ý mua máy cam kết không trả lại máy. Công ty không hoàn lại tiền đặt cọc và tiền mua máy với bất kỳ lí do gì.”Anh trần tình với tôi rằng, vì chủ quan anh đã không đọc kỹ nội dung tờ đơn đặt hàng. Phía cửa hàng cũng không hề thông báo nội dung của dòng chữ nhỏ chết người kia. Sau khi vụ việc xảy ra, anh đã nhiều lần liên hệ với cửa hàng, nêu hoàn cảnh khó khăn của gia đình đề nghị giúp đỡ trả lại tiền cọc. Tuy nhiên, phía cửa hàng không chấp nhận.Bức xúc nhưng không biết làm gì, ông bố khốn khổ - người đã phải đi vay gần trăm triệu đồng để mua chiếc máy trợ thính cho con - chỉ biết bất lực đưa câu chuyện lên Facebook với lời kêu gọi mọi người hãy chia sẻ và lên tiếng.Việc đưa những câu chuyện ấm ức liên quan đến tiêu dùng lên Facebook cá nhân, rồi kêu gọi mọi người chia sẻ đã trở nên rất quen thuộc. Tại sao lại như vậy? Đơn giản bởi người ta không biết làm gì, chẳng biết bấu víu vào đâu để bảo vệ quyền lợi của mình.Các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoạt động một cách mờ nhạt. Thậm chí có lẽ cũng không quá lời khi người tiêu dùng gần như không quan tâm đến sự tồn tại của nó. Chưa có nghiên cứu nào đánh giá xem có bao nhiêu khách hàng hay cơ sở kinh doanh Việt Nam biết đến sự tồn tại, cũng như quy định của Luật bảo vệ người tiêu dùng. Nhưng tôi tin rằng không nhiều.Chắc chắn rất nhiều người khi đọc điều khoản: “Quý khách đồng ý mua máy cam kết không trả lại máy. Công ty không hoàn lại tiền đặt cọc và tiền mua máy với bất kỳ lý do gì” thì sẽ mặc nhiên nghĩ rằng phía cửa hàng đã nắm đằng chuôi. Anh người quen của tôi cũng vậy.Nhưng Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được ban hành từ năm 2010 không chấp nhận sự vô lý ấy. Cụ thể điều 16 về Điều khoản của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch chung sẽ không có hiệu lực nếu: “Loại trừ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng theo quy định của pháp luật” và “Bắt buộc người tiêu dùng phải tuân thủ các nghĩa vụ ngay cả khi tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không hoàn thành nghĩa vụ của mình”.Như vậy, luật của chúng ta tương đối chặt chẽ và tiến bộ, không mấy thua kém với các nước phát triển. Luật tiêu dùng của Australia, nơi tôi từng sống cũng không chấp nhận phía cung cấp hàng hóa đưa ra điều khoản “cấm hoàn trả”. Thế nhưng, vấn đề một lần nữa lại nằm ở việc thực thi. Đó là trách nhiệm của nhà chức trách.Tôi tin không phải cơ sở bán máy trợ thính kia mới in dòng chữ không được pháp luật bảo hộ ấy lên đơn đặt hàng. Và với 4 chi nhánh ở Hà Nội với Sài Gòn, anh bạn tôi có lẽ không phải là “nạn nhân” duy nhất. Nhưng sự vô lý ấy vẫn ngang nhiên tồn tại. Quyền lợi của người tiêu dùng chưa bao giờ được quan tâm một cách đúng mức. Và theo tôi, đấy chính là nguyên nhân dẫn đến hệ lụy là lối kinh doanh vô lương, chộp giật, chặt chém đang tồn tại đầy rẫy.Có rất nhiều giải pháp, nếu chúng ta thực sự muốn. Đấy là thắt chặt ngay từ điều kiện kinh doanh. Muốn được cấp phép, cơ sở kinh doanh bắt buộc phải giới thiệu công khai những quyền lợi cơ bản của người tiêu dùng theo luật và phải có chế tài xử lý kiên quyết và mạnh mẽ khi có vi phạm xảy ra...Các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng nước ngoài có sức ảnh hưởng và quyền lực ghê gớm. Ví dụ như ở Australia, Apple đã phải chấp nhận nâng thời hạn bảo hành tại thị trường này lên thành 2 năm thay vì 1 năm như thông lệ của hãng trên toàn cầu. Cũng tại Australia, hệ thống siêu thị Coles cũng từng bị phạt 2,5 triệu euro chỉ vì quảng cáo gây hiểu nhầm là sản phẩm bánh mì “được làm trong ngày và bán trong ngày”. Hay mới đây, sau khi làm việc với Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Mỹ (CPSC), Samsung đã quyết định chính thức khai tử Galaxy Note 7 trên toàn cầu.Tất nhiên, tôi không chờ đợi các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam có thể đạt được những chiến tích lớn lao như thế. Chỉ hy vọng với chức phận của một hội những người tiêu dùng thấp cổ bé họng như người bạn tôi sẽ không còn chỉ biết cầu cứu Facebook.Phan Tất Đức Đâu riêng Hội bảo vệ người tiêu dùng. Ở ta đầy rẫy những hội, những nhóm lập cho có, cho oai giống người ta chứ có làm được gì đâu? Ở VN, tôi thấy hầu như chả thiếu ban, hội.... gì, thậm chí còn nhiều là đằng khác. Nhưng hiệu quả của nó mang lại hầu như không có hoặc bằng 0. Có lẽ nước ta dân số đông nên thành lập ra các ban, hội chỉ để giải quyết công ăn việc làm cho họ. Cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, ở đâu? Bản thân tôi tìm hoài không thấy! Luôn phải có kẽ hở để đôi bên cùng có lợi, ngoại trừ người tiêu dùng! Luật ra không áp dụng được, vd như sản phẩm hư bảo hành xong phải có trách nhiệm bảo hành tiếp sản phẩm đó từ đầu. nghĩa là sản phẩm không bao giờ hết bảo hành trừ khi nó hư sau khi hết thời hạn bảo hành.Ngoài ra, sự hiểu biết của người mua hàng còn hạn chế. Hàng hóa nhập bị áp thuế, gây khó dễ. điều đó làm khách hàng khó tìm mua được sản phẩm nên gặp đâu có là đặt mua.100 năm nữa VN chưa bằng Thái Lan bây giờ. "Có rất nhiều giải pháp, nếu chúng ta thực sự muốn". Kết nhất câu này.Nhưng "chúng ta" là Ai? là Những ai? Luật đã quy định như vậy thì người tiêu dùng nên khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình. Chứ ngồi không thì ai mà bảo vệ. Toàn ăn cướp hàng tỷ đồng công khai của các nhà mạng di động còn chưa giải quyết được thì các chuyện khác khó mà làm được. luật vn thì khoi phải bàn rồi,nhưng sao ko mua sản phẩm nào có bảo hành,để co chuyen gi đem lại kêu họ sua cho..anh la ng vn anh phai biet nhung chuyen o vn chu ,..ko nen tin tuong tuyet doi.ng mua ban,ng san xuat noi.. dam bao 100% va se hpan tra tien lai.. neu co truc trac hoac doi moi trong 7 ngay beu san pham co loi do nha sab xuat ... hoac rau nay . rat sach .rat dat chuan ..rat okay ..phai nhu tao thao trong may truong hop nay ... Còn nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều để ưu tiên giải quyết trước đã nhé, chờ đã mấy người tiêu dùng Một điều chỉnh nhỏ cho anh. Coles bị phạt vì quảng cáo "bake in store", tức là nướng tại cửa hàng. Trong khi đó, bánh đã được sơ chế ở nơi khác. Ở ta, Hội với "Hè" lập ra cho có về hình thức thế thôi, chức thật sự vô dụng! Quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng vẫn chẳng ai đích thực quan tâm, đạo đức kinh doanh ngày càng xuống cấp nghiêm trọng, thực ra là đã chuyển sang lừa đảo, chặt chém, cưỡng đoạt người tiêu dùng! CHẴN KHÁC NÀO LỪA NGƯỜI TIÊU DÙNG . " Khong tra lai , khong hoan tien " dong nghia " xin Dung den cua hang cua toi" . Bác ấy có thể Báo Chính Quyền giải quyết mà. Số tiền không nhỏ có thể truy cứu hình sự rồi
Chặn kiệu quan Trong buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Hoóc Môn, TP HCM vừa qua, thầy giáo trẻ Trần Thái Châu gợi lại cho tôi những thước phim đó, khi anh bày tỏ với Bí thư Thành uỷ Đinh La Thăng về chuyện đi dạy không lương trong gần một năm rưỡi.Như trong phim cổ trang, sự việc sau đó được xử lý rất nhanh. Cách đây sáu tháng, hai nữ sinh thuộc mái ấm Truyền Tin cho trẻ mồ côi ở quận Bình Tân cũng đã được làm thẻ căn cước để dự thi tốt nghiệp phổ thông, sau khi lời cầu cứu của các em được truyền tải đến Thành uỷ.Mái ấm này đã nỗ lực xin làm hộ khẩu tập thể, căn cứ để xác nhận quyền công dân cho các em mồ côi, trong vòng 20 năm nhưng bất lực. Với chỉ đạo của ông bí thư, ba ngày sau hai em đã có trong tay tấm thẻ căn cước.Nhiều người sẽ nhìn nhận những câu chuyện đó như tín hiệu tích cực. Còn tôi tự hỏi rằng đằng sau những vụ “chặn kiệu quan” ấy là gì? Giả dụ anh giáo nghèo không được nêu ý kiến trong buổi tiếp xúc cử tri và bức tâm thư “xin được làm công dân” của hai nữ sinh mồ côi không chọn được "đúng điểm rơi" của người tiếp nhận, thì kết quả sẽ ra sao?Khi đó, trường hợp của họ sẽ nằm trong hàng chục nghìn vụ việc tố tụng liên quan đến quyết định hành chính không được giải quyết, còn tồn đọng trên cả nước trong 5 năm qua. Hoặc thậm chí, họ không biết đường đi kiện và sẽ không ai biết đến nỗi bức xúc của họ.Như chuyện những đứa trẻ lớn lên trong mái ấm sẽ không thể có chứng minh thư khi bước vào đời, vốn là một lỗ hổng của pháp luật hiện hành - những lỗ hổng, bất hợp lý tồn tại ở nhiều nơi, nhiều dạng.Đối với anh Châu, hai nữ sinh mồ côi, hay những người có may mắn được các lãnh đạo trực tiếp quan tâm đến câu chuyện của mình, đó thực sự là câu chuyện cổ tích. Nhưng có lẽ không ai muốn nương nhờ “chuyện cổ tích” để đòi lại công lý. Ở một đất nước với hơn 90 triệu dân, xác suất để lãnh đạo cấp ủy viên TW trực tiếp lắng nghe nguyện vọng của cá nhân không nhiều. Một lãnh đạo, dù mẫn cán đến đâu, cũng không đủ phép thần thông để giải quyết từng bức xúc của mỗi người dân.Điều này ít ai không hiểu. Nhưng lựa chọn còn lại, khiếu nại hay kiện ra toà các quyết định hành chính, còn bất trắc và khó khăn hơn nhiều. Ngay cả Chính phủ cũng thừa nhận, việc xử lý các vụ án hành chính chưa mang lại kết quả như ý muốn bởi nhiều yếu tố xuất phát từ phía cơ quan quản lý nhà nước. Theo tờ trình của Chính phủ trình Quốc hội về dự án Luật Tố tụng hành chính sửa đổi, hàng năm số lượng các vụ khởi kiện quyết định hành chính là trên 5.000 vụ, nhưng tỷ lệ thành công, theo nghĩa sửa đổi hay huỷ các quyết định, chỉ dưới 4%.Đó là việc bất cân xứng về quyền lực giữa một bên là người dân khởi kiện và một bên là cơ quan nhà nước. Một buổi chiều Sài Gòn, tôi đã ngồi nghe một người mẹ già vừa khóc vừa kể hành trình gian nan của mình và con, một người điếc câm, khi xin giấy phép thành lập tổ chức cộng đồng cho những người như mình. Gần 8 năm trời tất tả đi xin với chồng hồ sơ đã dày cả mét, mà đến bây giờ một cộng đồng hơn 250 người khuyết tật, về mặt danh nghĩa, hoạt động ngoài vòng pháp luật chỉ bởi dòng phê ba chữ “chưa cần thiết” từ nhà quản lý.   Để những nhóm yếu thế như cộng đồng điếc câm đi kiện cơ quan công quyền là gần như không thể. Bởi họ vừa không có tiền, vừa không có quyền, và với những quyết định liên quan đến nhiều bên khác nhau như vậy, thì việc xác định một đối tượng cụ thể để kiện là khó.Giải pháp tốt nhất cho họ lúc này, chẳng lẽ là lại tìm cách tiếp cận trực tiếp một vị ủy viên trung ương để nói bằng ngôn ngữ người câm?Nếu may mắn nằm trong số 4% những người thành công, cũng chưa chắc bạn đã đòi được sự công bằng, bởi thắng kiện đã khó, việc buộc cơ quan thua kiện thi hành án hành chính cũng không dễ dàng do các cơ quan chây ì việc thực thi.Việc Chính phủ ra Nghị định quy định chế tài xử lý việc chậm trễ thi hành án hành chính vào đầu tháng 7 vừa rồi, nặng nhất là buộc thôi việc và chịu án tù treo, là một bước đi tích cực nhằm giúp cho hệ thống công quyền vận hành có trách nhiệm hơn. Nhưng tôi cho rằng, vấn đề cốt lõi không chỉ là tạo ra các quy định, mà còn là thay đổi tư duy của những người bị điều chỉnh bởi quy định đó.Đến khi nào cán bộ nhà nước vẫn phục vụ người dân theo kiểu xin - cho và ban - phát, thì những bức xúc dồn ứ không được giải quyết trong xã hội sẽ còn nhiều.Để người dân phải lao ra chặn kiệu quan là một tiền lệ không tốt. Một xã hội pháp quyền văn minh phải kiến tạo được hệ thống pháp luật mà cho phép mỗi người dân tự là "Bao công" của chính mình.Nguyễn Khắc Giang Tàn dư của chế độ phong kiến là vậy. "Thứ dân " vẫn phải ngước lên cơ quan công quyền như thể "đại nhân " vậy. Sao lại mãi vậy nhỉ? ? ? Tôi buồn. ..Cái sự đời. Câu hỏi đăt ra là tại sao như vậy? Nếu do lỗ hổng về pháp luật thì phải bổ xung ngay. Còn nếu do cán bộ công chức thì các lãnh đạo phải có văn bản chỉ thị nhắc nhở và nếu cán bộ công chức cố tình vi phạm thì phải cho thôi việc ngay chứ không thể khiển trách hay cảnh cáo. bài viết của ông rất hay, việc thay đổi lối làm việc là cấp bách là tối cần thiết, nhưng bây giờ họ tuyển cán bộ nhiều người nhà lắm, người tài hơi bị hiếm, phải tìm người tài , nhưng ai tìm? Khó lắm và Chán lắm Tôi có người bạn câm điếc đã bị mất nhà vào tay người chị tham lam khi bà mẹ chết. Vì khi anh ra tòa, không có ai biện hộ hoặc nghe đến ý kiến của người câm điếc, dù anh đã ở dưới mái nhà của mẹ mấy chục năm! "vấn đề cốt lõi không chỉ là tạo ra các quy định, mà còn là thay đổi tư duy của những người bị điều chỉnh bởi quy định đó." Nhưng cái cốt lõi để thay đổi tư duy là cái gì CHẶN KIỆU QUAN. BAO CÔNG. CỦA CHÍNH MÌNH. QUÁ HAY Ý NGHĨA Khu phố nhà em có cái thùng rác bể ko cấp cái mới. Lên hỏi phường phường kêu ko có tiền. Bây giờ cứ quăng đầy rác ra 1 góc đó. Bài viết hay. Cám ơn tác giả Đọc bài viết này tôi lại nghĩ đến một việc đã qua: Tôi đi đổi giấy phép lái xe hạng A1, sang sở giao thông lúc ấy là 10 giờ, trong phòng có chưa đầy chục khách ngồi đợi, nhân viên sở cứ từ từ và hơn cả từ từ, điềm nhiên và bảo tôi:chiều đến. Cả tuần tôi đi làm 2 buổi, khó khăn lắm tôi mới có thể dành ra hơn 1 giờ để đi làm giấy phép lái xe. Vậy tôi làm sao có thể đi mãi được. Có chị hàng xóm nhà tôi đến từ 9 giờ, đợi đến 10 giờ cũng được trả lời: chiều đến, hết giờ nhận hồ sơ rồi. Điều đáng nói là, tôi ra bưu điện làm theo kiểu dịch vụ: chưa đầy 15 phút xong luôn. Nhân viên bưu điện: hỏi - ghi giấy - chụp ảnh - đọc hồ sơ của khách...vẫn nhẹ nhàng, không vội mà nhanh (làm việc với mỗi người khách mất 5 phút), chuyên nghiệp. Khi ra về; cám ơn . Tôi nghĩ: Sao nhân viên các công sở không thể làm việc như nhân viên ở các cơ quan kinh doanh nhỉ? Chắc vì không mất gì của họ ! Chỉ tội nhân dân, mất nhiều thứ: thời gian và mọi thứ từ thời gian sinh ra. Rat hay va chinh xac, cam on tac gia va tong bien tap Quan nhiều quá, không chặn kiệu quan thì biết chặn kiệu ai? Tại sao những chuyện bất hợp lý quan nhỏ không dám giải quyết mà đến khi Quan lớn biết chuyện,chỉ đạo thì quan nhỏ mới dám giải quyết? Câu trả lời là sợ vướng quy định.chỉ cần bỏ những quy định vô lý là xong. Khi một người dân cầu cứu một vị quan trước bàng dân thiên hạ, thì khả năng người dân đó được minh xét rất cao, vì vị quan đó cũng muốn dựa vào việc minh xét người dân này để con dân trong thiên hạ soi vào đó mà đánh giá mình là một vị quan phụ mẫu tốt, chính trực, biết thương yêu dân. Nói chung là quan hệ đôi bên cùng có lợi: dân được việc quan được tiếng. Còn nếu dân chỉ gởi đơn lên cửa quan cầu cứu thì chắc chắn khả năng được minh xét là rất thấp, vì chẳng giúp cho quan được tiếng thơm. Rất đúng thực trạng hiện nay, cám ơn tác giả đã viết hộ người dân.
Ai gây lụt? Có những người sẽ lại mất tất cả, nuốt nước mắt làm lại từ đầu sau trận lũ này. Và ngay khi cơn lũ còn chưa qua, lại một cơn bão nữa ngoài biển Đông đang chực chờ ập đến.Tôi vừa trở về từ Phìn Ngan, Bát Xát, Lào Cai, nơi cũng mới trải qua một trận lũ quét kinh hoàng cuốn đi nhiều nhà cửa và vùi lấp nhiều ruộng nương. Những mảnh ruộng lớn vùi trong cát, bà con đang loay hoay trồng khoai lang lên nơi từng là bờ xôi ruộng mật. Những căn nhà bị lũ chặt làm đôi, những cái cột tạm chống lên để giữ những gì còn lại bên bờ con vực mới được hình thành.Và cứ mỗi trận lũ lớn, người ta lại chỉ tay về phía những cánh rừng. Từ lâu, một trong những nguyên nhân quan trọng nhất của lũ lụt, đặc biệt ở miền Trung đã được chỉ ra là diện tích rừng phòng hộ; rừng đầu nguồn bị thu hẹp. Thảm thực vật bị suy kiệt làm tăng tốc độ dòng chảy mặt nước.Thế ai bảo vệ rừng? Tôi đi tìm câu trả lời ấy ở Lào Cai, giữa những con người đang loay hoay dựng lại thôn bản sau trận lũ lớn. Ở đó, có một thôn không bị lũ quét. Chủ tịch xã nói, không chắc lắm, vì chưa có bằng chứng khoa học, nhưng có thể là bởi thôn ấy còn rừng.Đó là thôn Sải Duồn. Người già làng nói với tôi rằng rừng nơi này cũng từng bị phá tan hoang. Đấy là 30 năm trước, chẳng có luật pháp nào bảo vệ chúng, ai đi qua tiện tay cũng có thể vác về một cây gỗ. Người xã khác mò vào kéo cây lớn đi. Chẳng ai làm gì. Thế rồi năm 1988, già làng quyết định rằng thôn sẽ tự giữ rừng. Không chờ nhà nước nữa. Họ tự lập đội tuần tra. Họ bắt giữ những kẻ phá rừng. Họ áp mức nộp phạt lên bất kỳ ai chặt cây trong rừng, kể cả người trong thôn.Lý do rất đơn giản, là có rừng, thì có nguồn nước, và không sợ lũ. Già làng cấm mọi người dùng cả thuốc diệt cỏ, vì đất cần có rễ của thảm thực vật mới chắc chắn. “Không có rễ cây thì đất như tro bếp, mưa xuống là sạt thôi”.Ba mươi năm, rừng Sải Duồn giờ đã lớn, cây đã to trở lại. Tôi hỏi già làng, rằng ngày ấy, khi nhà nước chưa giao rừng, tự giữ người, tự bắt nộp phạt như thế có phải là bất hợp pháp không. “Bất hợp pháp đấy. Nhưng mình không giữ rừng thì ai giữ?”.Nhưng đó chỉ là nỗ lực tự phát của một cộng đồng. Giao rừng cho cộng đồng thôn bản tự giữ, cho đến tận giờ vẫn là chủ đề nóng và loay hoay của các bộ ngành. Nhiều vấn đề còn tranh cãi. Nhưng có một thực tế quan trọng, là rừng của ban quản lý không được giữ tốt bằng rừng của bà con: họ sống cùng rừng và nâng niu chúng không chỉ bởi giá trị tự nhiên, mà còn bởi giá trị văn hoá và đặc biệt là tâm linh của người đồng bào. Rừng thì gần, kiểm lâm thì xa.Mới đây, có một chuyện bi hài xảy ra ở Đăk Lăk, khi người dân bắt được xe chở gỗ lậu, nhưng gọi kiểm lâm trong đêm thì kiểm lâm “sợ quá không tới”. Đó không phải là một vấn đề mới: bà con thường xuyên không biết làm gì với lâm tặc ngay cả khi bắt được, gọi kiểm lâm thì xa xôi, chờ đợi hàng mấy ngày. Có những nơi xe gỗ lậu đi qua, bà con nhìn thấy nhưng mặc kệ.Trong khi đó thì Luật Bảo vệ và Phát triển rừng đã tồn tại 12 năm qua đến giờ vẫn chưa xác định được rõ ràng là loại rừng gì thì giao cho thôn bản. Luật ghi “Khu rừng hiện cộng đồng dân cư thôn đang quản lý, sử dụng có hiệu quả” thì giao cho bà con, nhưng định tính thế thì chẳng ai biết là loại rừng gì thì giao, thế nào là hiệu quả?Một trong những quyết định lớn đầu tiên của chính phủ nhiệm kỳ này, là đóng cửa rừng tự nhiên. Một nỗ lực đáng ghi nhận. Sẽ không có một cánh rừng tự nhiên nào được chuyển thành thuỷ điện hay resort nữa. Nhưng còn nhiều việc để làm. Một trong những việc ấy, là làm thế nào để chính những người chủ thực sự của những cánh rừng, có quyết tâm giữ rừng.Một cái cưa máy trên thượng nguồn không chỉ đốn hạ một thân cây, mà nó chém thẳng vào cuộc đời của hàng nghìn con người trong vùng nhạy cảm với lũ. Nước mắt sẽ còn rơi nhiều sau những cơn “mưa cực đoan”.Ở một nơi không có điện, nơi đồng bào không được đi học, tôi đã gặp những con người có thể dạy cho bất kỳ ai về “rừng vàng”. Ở đó, bên bếp lửa, già làng nói tiếng Kinh không sõi lắm, uống rượu nhiều, nhưng phân tích cho tôi hiểu, rằng lũ lụt, không hoàn toàn là tại ông trời.Mình không giữ thì ai giữ? - ông hỏi tôi. Tôi cũng muốn hỏi “ai”, nhưng biết đó sẽ là một câu trả lời rất khó.Đức Hoàng Mới hôm qua thôi khi nói chuyện với vài người bạn liên quan đến đồ nội thất nói chung và đồ gỗ nói riêng, về những món đồ gỗ tiền tỉ. Tôi cho rằng, 1 cây gỗ chỉ quý khi nó còn sống, giá trị của nó là giá trị môi trường mà nó tạo nên. Khi đốn nó rồi, nó còn thua xa nhiều vật liệu nhân tạo kể cả cơ lý tính lẫn thẩm mỹ. Quan điểm của tôi liệu có lập dị không? Tôi sống gần 30 năm ở một huyện miền núi ở vùng nam tây nguyên.Thông điệp bảo vệ rừng thì có đấy nhưng vào nhà những người có máu mặt,lắm tiền của và nhất là những người làm ngành lâm nghiệp thì đồ nội thất toàn bằng gỗ quý.Họ sắm từ bàn ghế,giường tủ đến những đồ vật trang trí,tất cả đều là gỗ xịn,có nhà tôi thấy choáng vì có đến 3,4 đôi bình,cao nhất ngang cỡ hơn đầu người,thấp nhất cũng trên 30cm đặt trên kệ,nói thật nhìn vào có cảm giác nặng nề hơn là đẹp.Chính những đồ vật này đã góp một phần làm cho rừng bị thu hẹp và những cơn lũ tràn về mỗi năm! Đất nước ta "rừng vàng, biển bạc'. Câu này tôi học từ năm lớp 1. Bây giờ thì rừng biển gần như chẳng còn.Cảm ơn Đức Hoàng đã đưa ra một tín hiệu cấp cứu S.O.S cho rừng Việt Nam tới các nhà quản lý Việt Nam.Thưa các "ngài" quản lý, các "ngài" đã ngủ quá lâu rồi, hãy thức tỉnh đi thôi, nếu không dân ta chết không có chỗ chôn mà phải "hạ thủy". Tôi mong một ngày xã hội tốt đẹp hơn để Đức Hoàng rảnh. Tôi sẻ được phép mời anh uống cà phê để nói chuyện trời mây. May là làng này còn già làng do dân bầu nên mới tập hợp dân giữ rừng, chứ để trưởng thôn do UB chọn thì không giữ được rừng là cái chắc. Lâm tặc thì cũng là bọn làm thuê cho đầu nậu thôi. Muốn bảo vệ rừng thì đánh vào bọn đầu nậu và bọn bảo kê ấy, bố ai dám phá nữa. Mà bọn bảo kê thì...chắc có lẽ ai cũng biết. Ý thức bảo vệ rừng của người dân Sài Gòn rất cao, họ không bao giờ phá rừng, họ có đội tuần tra, họ bắt giữ, bắt nộp phạt bất kỳ ai chặt cây phá rừng, hằng năm họ chi tiền tỷ để trồng "rừng" vậy mà Sài Gòn vẫn lụt. Suy ra, lụt là do phá cái gì khác chứ không phải do phá rừng, và lụt là do ai đó chứ không phải do người dân. Hì... Cứ ra rã cho là thiên tai. Đúng như chưa đủ, phải chỉ rỏ là: nhân tai. Phá rừng, xây thủy điện vô tội vạ và sự thờ ơ vô trách nhiệm của những người liên quan. Ai cưa rừng? Lâm tặc! Ai cho cưa? Kiểm lâm!Cười Bài báo rất hay. Hậu quả cuối cùng vẫn là người dân phải gánh chịu. Cần có biện pháp mạnh tay hơn nữa với những kẻ phá rừng, trước khi quá muộn. Với nhũng kẻ được giao bảo vệ rường mà tham gia, bảo kê hoặc tiếp tay cho lâm tặc thì phải tử hình. Chính cái đội quân hùng hon đi chống lũ lại là những kẻ gây ra lũ đấy - thật nuc cười! Do các ngành cầm quyền quan lý quá tệ dẫn đến moi trường bị tan phá, dẫn đến lũ lụt để rồi cùng với người dân đội nắng mưa đi chống lũ. Chỉ toàn đạo duc giả. Quá nghịch lý!? Đức Hoàng nói rất đúng, từ lâu đến nay việc phá rừng theo tôi là do 2 đối tượng: 1-Lâm tặc, 2-Thủy điện, phải ko các bạn ??? Chuyện xưa như quả đất, vẫn nhớ nhiều lần đóng cửa rừng rồi, chẳng ăn thua gì, những người có trách nhiệm giữ rừng có khi lại phá ác nhất thằng " tiền" nó gây lụt Quy luật cuộc sống là có vay có trả và cái giá phải trả cho lòng tham là đắt gấp nhiều lần cái có được. Chỉ tội dân nghèo lũ qua thì tay trắng.
Lũ tại ông... người Để củng cố thêm sự hoảng sợ mà những vết nứt đập gây ra, lúc ấy, khu vực thủy điện Sông Tranh 2 liên tiếp xảy ra động đất. Rất nhiều cuộc kiểm tra với những kết quả thậm chí là đối lập nhau. Nhưng suốt hàng tháng trời, nước vẫn rỉ ra từ các kẽ nứt, động đất vẫn rung chuyển cả ngày lẫn đêm, hàng chục nghìn người dân vẫn sống trong tột cùng sợ hãi. Câu chuyện bế tắc đến mức, trong cơn nóng giận, ông Trần Anh Tuấn - phó chủ tịch huyện Bắc Trà My đã tuyên bố với báo chí:  “Các đoàn của Bộ, ngành TW vào huyện sẽ không tiếp nữa. Từ nay, thời gian đó huyện sẽ dành giải quyết công việc của địa phương”.Tôi đã phỏng vấn ông Trần Anh Tuấn, ngay dưới chân thủy điện Sông Tranh 2. Vị phó chủ tịch huyện da đen nhẻm, mắt sáng quắc, nói gần như quát vào micro. Nhưng cuối cùng thì giọng ông chùng xuống, vì cơ bản chấp nhận rằng, đã quá muộn để thay đổi điều gì. Ông chỉ mong muốn có được trong tay bản đánh giá diện tác động khi thủy điện Sông Tranh 2 xả lũ. Từ đó, chính quyền 7 huyện hạ du mới có thể xây dựng kế hoạch sơ tán dân khi thủy điện xả lũ từng phần, hay tệ hơn - lũ quá to và thủy điện xả tràn. Nói mãi, tiếp các đoàn mãi, cuối cùng người cán bộ ấy cần, chỉ là một sự hợp tác với chính cái thuỷ điện trên địa bàn của mình.Ông Tuấn lo cho dân, tôi tin là thế. Nhưng cho đến tận bây giờ, 4 năm sau, và đã là Chủ tịch huyện Bắc Trà My, tôi biết ông Trần Anh Tuấn vẫn không có được thứ mà ông muốn: Bản đánh giá diện tác động khi thủy điện xả lũ.Bởi vì không có một văn bản pháp luật nào quy định rằng các nhà máy thủy điện phải thực hiện và cung cấp bản đánh giá ấy. Thực tế là thủy điện cũng không thể đơn phương làm được. Nhà máy thủy điện, hay EVN chỉ có thể cung cấp thông số kỹ thuật của đập thủy điện, công suất hồ chứa, tính toán phương án xả lũ theo mức nước tại hồ chứa và lượng nước của mỗi lần xả. Phối hợp với họ, còn phải là sở nông nghiệp địa phương, với khả năng tiêu thoát của các kênh mương thủy lợi, khả năng ngăn nước của hệ thống đê điều; là sở Tài nguyên Môi trường, sở Xây dựng, sở Công thương, với các thông số về hệ thống cống thoát nước ở đô thị, khả năng tiêu thoát, cốt nền đường... Tóm lại, để xây dựng được một phương án phối hợp hiệu quả cho quy trình xả lũ, và sơ tán để đảm bảo tính mạng cũng như tài sản cho người dân, thì các cơ quan chức năng cần ngồi với nhau, để cung cấp thông tin, và bàn bạc phương án phối hợp.Nhưng không. Mỗi mùa mưa lũ, những cuộc họp vẫn sẽ được tổ chức, một lần trước lũ, để phân công trách nhiệm. Và một lần sau lũ, để quy kết trách nhiệm. Ai chịu trách nhiệm khi lũ lụt gây thiệt hại nặng nề? Phía chính quyền tỉnh Hà Tĩnh ra sức trách cứ thuỷ điện Hố Hô xả lũ bất ngờ khiến người dân “không kịp trở tay”, hàng nghìn nhà dân bị ngập, thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Đáp lại, người ta thấy thuỷ điện Hố Hô đưa ra một mệnh đề quen thuộc, là họ đã làm “đúng quy trình”.Cho dù là lỗi của ai, thì người ta cũng dễ dàng nhìn thấy sự thiếu chặt chẽ trong phối hợp giữa đôi bên. Chính quyền huyện Hương Khê hôm nay phản biện thủy điện Hố Hô rằng “đáng ra khi đài báo áp thấp nhiệt đới, thuỷ điện phải xả trước vài ngày”. Nghe rất thuyết phục. Nhưng tôi tự hỏi rằng tại sao điều đó không thể là một đề xuất của chính quyền với thuỷ điện từ vài ngày trước, nếu chính quyền đánh giá được xả thế thì “ngập úng là đương nhiên”? Tại sao nó không thể là một cuộc điện thoại khi những giọt mưa đầu tiên rơi xuống thay vì một lời chỉ trích trong cuộc họp giải trình hậu quả?Và tôi lại nhớ lại mong ước về việc thuỷ điện và chính quyền cùng ngồi lại và làm những đánh giá của ông phó chủ tịch huyện Bắc Trà My năm nào.Năm 2012, khi về Bắc Trà My, tôi đã chứng kiến một hình ảnh đầy ám ảnh ở chính những buôn làng tái định cư, được đầu tư xây dựng rất khang trang. Những đồng bào dân tộc Kadong không sống trong nhà gạch, tường xây, mái lợp tôn xanh đỏ. Họ dựng lên những ngôi nhà sàn ngay bên cạnh, và sống trong đó. Kinh nghiệm cho họ biết rằng, nếu lũ về, thì những ngôi nhà sàn sẽ cao hơn mặt nước.Trong lúc các bên chờ đợi một cơ chế phối hợp nào đó, thì người dân chỉ biết tự lo cho số phận của mình.Hố Hô đã gây họa hai lần, 2010 và 2016. Và từ cái thuỷ điện ấy, nhiều người giật mình tự hỏi: còn bao nhiêu cái thuỷ điện đã được cấp phép, mà khi nó gây họa theo đúng quy trình, người ta không biết phải đổ lỗi cho ai ngoài… ông Trời? Gia Hiền Làm ra điện để bán là kinh doanh, mà kinh doanh gây thiệt hại đến người khác thì phải bồi thường. Chúng tôi mua điện của các anh chứ các anh có cho không chúng tôi đâu mà đến khi các anh gây ra thiệt hại các anh lại nói là làm đúng quy trình. Nói tóm lại: "... người dân chỉ biết tự lo cho số phận của mình." Chẳng có cái gọi là "do dân, của dân, và vì dân. Ở đất nước ta mọi việc luôn đúng quy trình. GÂY THẢM HỌA ĐÚNG QUY TRÌNH ! Dưới biển thì Formosa bức tử. Trên nguồn thì ông Thủy điện xả lũ. vậy dân tình biết về đâu !? Tôi miền trung, sống chung đã quen nhưng sau này khi thông tin đại chúng mạnh rồi mới biết trước giờ lũ lụt không phải do thiên tai, mà do chính con người, những người vô tâm xem thường tính mạng hàng trăm ngàn người ở hạ lưu. Đọc cái tiêu đề thôi đã muốn vỗ tay đến hết buổi nếu đây là 1 buổi thảo luận về đợt lũ vừa rồi. Quá tàn nhẫn. Hơn 10 người chết và toàn bộ tài sản. Tôi ước mình có đủ máu lạnh để xử tội kẻ đã lệnh xã lũ mà không cảnh báo. Tàn nhẫn. Quá tàn nhẫn. Kẻ giết người. Cuối cùng, chung quy lại vẫn cứ là dân mình chịu hết hậu quả thôi... Đắng lòng! LŨ TẠI ÔNG ---NGƯỜILạ thay rất đúng quy trìnhMà sao nhà cửa dân mình ngập sâuThương thay cho những mái đầuTóc thì hai thứ lặn sâu mò tìmTi vi tủ đã nằm imTrong căn nhà nhỏ lim dim nước trànNước này đâu phải trời banMà ông thủy điện góp làm lũ toMưa về ông xả ro roLàm cho lũ lớn trôi bò chết trôiMong sao để thắng mưa trờiQuy trình xả lũ mang lời nhân dân !(An Lâm ) Hàng năm thiên tai đã cướp đi sinh mạng của biết bao nhiêu con người, vậy mà có một số người vô tâm, yếu kém, tắc trách tiếp tay với thiên tai mang thần chết treo lơ lửng trên đầu của người dân thì phó chủ tịch Tuấn, một người thấy được sự sợ hãi của người dân không tiếp họ là đúng. Đồng ý điện thúc đẩy sự phát triển của đất nước nhưng cần phải cân nhắc kĩ lưỡng các dự án, đừng đánh đổi mạng sống và tài sản của người dân. Nếu tai hoạ xảy ra thì phải có người, nhiều người chịu trách nhiệm, chứ năng lực yếu kém mà cứ bám ghế, cứ mãi lấy cái "đúng quy trình" ra để phủi trách nhiệm rồi đổ lỗi cho ông trời mãi có ngày ổng bức xúc, ổng Quýnh cho một phát thì toi đời, ổng không nhẫn nhục, câm nín như người dân hay như phó chủ tịch Tuấn đâu. Lũ tại ông... Người. Tựa bài báo chuẩn từng centimet! Làm ăn tắc trách. Nhắm mắt nhắm mũi ký bừa trong lúc trà dư tửu hậu , bây giờ mọi thứ người dân gánh chịu , những nhà nghiên cứu khảo sát , người ký duyệt công trình có cảm thấy mình thực sự có chút trách nhiệm nào không ? Chính vì vậy luật phòng chống thiên tai phải thêm một chương mới là phòng chống nhân tai. Thực tiễn cho thấy thiên tai gây thiệt hại một thì nhân tai gây thiệt mười. Công tác tái định cư ở VN chưa bao giờ làm tốt và làm đúng. Tái định cư cho đồng bào dân tộc vùng núi thì xây mấy cái chòi cấp 4 khu ổ chuột như ở thành phố cho đồng bào mà chẳng quan tâm gì đến tập quán và thói quen cũng như kiến trúc, địa hình, địa vật của khu vực. Làm họ sống đc Ai đã cấp phép các dự án thủy điện vô tội vạ để làm hại nhân dân? Phối hợp giữa các cấp, các ngành là chuyện khó khăn ở Việt Nam. Nhìn 3 cái cột điện tại 1 điểm là biết thôi. Trong lúc chỉ cần 1 cái cột thôi là đủ. Ai cũng to hơn ai, ai cũng có quyền hơn ai, ... cãi qua, đổ lại. Cuối cùng anh nào độc quyền là to nhất. Thiển nghĩ, một cái thủy điện như Hố Hô chỉ được 14MW thôi nhưng chưa ai đánh giá lợi và hại cả. Nếu thiệt hại mà lớn hơn thì đề nghị đóng cửa ngay đi, cho dân được nhờ.
Viện phí phải cao Ví dụ, viện này thu phí tái khám đa khoa là 290.000 đồng, gấp 7 lần so với giá bảo hiểm. Bệnh viện Okaloosa ở miền Bắc nước Mỹ cũng “cắt cổ” bệnh nhân dịch vụ bằng giá viện phí gấp 12,6 lần so với giá bảo hiểm.Vậy, những gì hai bệnh viện trên đang làm có phải là bất hợp pháp?Câu trả lời của Bộ Y tế Mỹ là không. Và tôi cũng đã tìm hiểu kỹ, không thấy bất cứ văn bản pháp lý nào ở Việt Nam cấm Bệnh viện Nhi Trung ương làm điều đó.Trong khi người dân kêu ca về viện phí, tôi nhớ lại, đầu năm nay, 14 bệnh viện ở Đăk Lăk hết tiền trả lương cho nhân viên. Tôi cũng nghe lãnh đạo của nhiều bệnh viện tâm sự họ đang phải đối mặt với việc thiếu hụt về tài chính. Là bác sĩ, trước những câu chuyện ấy tôi đều thấy thấp thoáng hình ảnh quả bong bóng dán nhãn Bảo hiểm Y tế (BHYT), nó mang trong mình hơi hướng của ý thức hệ bao cấp nên không phản ánh đúng những gì mà người bệnh phải trả cho các chi phí khám chữa bệnh.Nói về ý thức hệ bao cấp, chúng ta không thể quên cái thời y tế có bổn phận phục vụ bệnh nhân vô điều kiện, sự tương tác giữa bác sĩ và người bệnh dựa trên nền tảng tình cảm, thay vì hạch toán chi phí bằng tiền bạc như thời buổi kinh tế thị trường. Nhưng trong cuộc sống hôm nay, liệu có còn phù hợp nếu tiền bạc chỉ đóng vai trò thứ yếu, người bệnh đến viện bằng tình cảm thân mật và đòi hỏi những đức tính phi thường của người thầy thuốc? Khoa học công nghệ đã làm thay đổi hẳn bộ mặt y khoa, việc khám chữa bệnh rất cần đến trang thiết bị hiện đại và đắt tiền, bởi vậy mà bác sĩ hôm nay không thể khám bệnh bằng mỗi cái ống nghe, họ càng không thể đẩy lùi căn bệnh chỉ bằng niềm tin.Điều gì sẽ xảy ra khi Bệnh viện Nhi Trung ương, hoặc bất cứ bệnh viện nào khác, thu phí dịch vụ theo yêu cầu chỉ nhỉnh hơn chút ít so với giá BHYT? Không khó để hình dung, sẽ có hàng loạt bệnh nhân BHYT bỏ tuyến, chạy hết về viện Nhi gây nên tình trạng ách tắc tại đây, trong khi bệnh viện tuyến dưới chỉ ngồi chơi xơi nước. Về lâu dài, tôi khẳng định mức thu như vậy không thể có tiền để mua sắm trang thiết bị hiện đại, không thể đảm bảo được đời sống để y bác sĩ yên tâm làm việc, không thể tạo nên nhân tài và thu hút được nhân tài, không thể có một khoản tiền lớn trích ra để hỗ trợ nhân đạo cho những bệnh nhi nghèo.Chi phí chăm sóc y tế khác hẳn với giá bán lẻ sản phẩm của các ngành công nghiệp hàng hóa. Ví dụ, nếu giá dịch vụ siêu âm là 28.000 đồng như BHYT chi trả cho các bệnh viện trong thời gian qua, thì chỉ có thể trang bị máy siêu âm đen trắng dưới 300 triệu đồng mà vẫn bị lỗ; giá dịch vụ tăng lên 70.000 đồng như một số bệnh viện đã áp dụng, thì sẽ có máy siêu âm màu cỡ 700 triệu không đầy đủ cấu hình; để có một máy siêu âm hơn 5 tỷ đồng, chúng ta phải thu tiền mỗi lần siêu âm hơn 500.000 đồng. Bởi vậy mà bệnh viện giá rẻ sẽ nhanh chóng trở thành chợ chiều thôn quê, ở đó tất cả, bệnh nhân từ giàu đến nghèo, từ BHYT cho đến dịch vụ, đều sẽ phải trả những cái giá đắt nhất, thậm chí là tính mạng.Đẩy giá viện phí dịch vụ theo yêu cầu cao hơn gấp nhiều lần giá BHYT, đó là việc làm cần thiết mà hầu hết bệnh viện ở các quốc gia có nền y học phát triển đã áp dụng. Có ý kiến mong muốn nhà nước kiểm soát thật chặt trần của giá dịch vụ, ví dụ như tiền khám bệnh không được quá 200.000 ở khu vực Hà Nội và TP HCM. Tôi quan niệm ngược lại, rằng giá dịch vụ cần phải tăng cao, tất nhiên chất lượng cũng phải tương xứng để người bệnh quyết định lựa chọn hay từ chối; Chính phủ và Bộ Y tế chỉ nên khống chế giá sàn, tức là cấm các bệnh viện hạ giá dịch vụ xuống quá thấp, để đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh.Trần Văn Phúc Mình không ủng hộ bệnh viện công thu tiền phí cao hoặc làm dịch vụ. CÁc bác sỹ/lãnh đạo ở bệnh viện công nếu có nhu cầu thì nên mở một cái bệnh viện tư và thu phí dựa trên chi phí như BS Phúc nói. Việc bệnh viện công thu phí cao hoặc làm dịch vụ là đang lợi dụng những tài sản công để phục vụ người giàu. Nên rạch ròi giữa công và tư. Bệnh viện công được xây dựng bằng nguồn tiền thuế của dân và phục vụ cho tất cả mọi người. Còn bệnh viện tư thì theo cơ chế thị trường. Mình các rằng nếu mà bệnh viện tư có được những bác sỹ như ở khoa tự nguyện A khám thì giá khám một lần còn cao giá viện Nhi đang thu rất nhiều. Tôi không biết ý kiến của BS Phúc đúng hay sai nhưng tôi tin BS không thuộc giới nghèo. Đã có rất nhiều bài báo nói về vấn đề giá, giá điện, nước, xăng, .... rồi y tế quá thấp so với thế giới.Mà chưa có bài nào đổ tội cho ông trời là thu nhập bình quân trên đầu người của VN ở gần đáy nhỉ.Mà gần đáy nhưng chất lượng cuộc sống quá ư là cao cơ. So sánh giữa Việt nam và Mỹ- một sự so sánh quá khập khiễng.khám chữa bệnh theo yêu cầu là thỏa đáng,nhưng cần có sự cân nhắc đến thu nhập chung của xã hội Việt nam hiện tại. Kêu đắt mà cứ muốn được sử dụng dịch vụ tốt là sao, sao không khám ở tuyến dưới với máy móc bình thường, có biết các bác sĩ phải thức trực cả đêm, ngày nghỉ, ngày tết vẫn phải trực không? Số lượng bs được phong ưu tú có bằng 1/3 lớp nghệ sĩ, ca sỹ với cát sê và biệt thự hàng chục tỷ không? Viện họ phải trả lương, tái đầu tư....thì mới có chất lượng được. Học 9 năm y khoa mới thành bs, cái máy siêu âm mua ít nhât 1,5 tỷ mới làm được mà bảo hiểm y tế chỉ trả cho bệnh viện có 29k/ca siêu âm, mới đây nâng lên kịch trần là 49k/ca siêu âm. Bệnh viện không lỗ mới là, bệnh viện tư thì phá sản rầm rầm. Đã là giá dịch vụ thì khách hàng thấy mình có khả năng thì sử dụng dịch vụ còn không thì khách sử dụng BHYT cho rẻ. Tôi ủng hộ thu giá cao và khách hàng có thể khiếu kiện về chất lượng dịch vụ nếu không thỏa đáng. Tôi chưa thấy đại gia nào là Bác sĩ cả. chỉ có BS giàu lên nhờ làm thêm - Mà phải ở dạng làm thêm có khách ( Khám bệnh ngoài giờ, chạy sô nơi BV khác...). Còn là BS Công làm BV Công muôn đời chẳng biết đi du lịch là gì để tìm hiểu nơi này nơi nọ có gì lạ không ? vì " quá khả năng... cần phải chuyển tuyến " ( Có chăng đi được 1 lần trong năm do BV tổ chức ) Đòi giá khám chữa bệnh phải thật thấp mà chất lượng phải cao. Đòi hỏi như thế là quá đáng. Các bệnh viện công bây giờ đa phần phải tự lo về tài chính, mà nguồn thu chính từ viện phí. Đòi viện phí thấp thì lấy đâu ra tiền để lo an sinh cho người lao động trong bệnh viện? Tôi đưa mọi thứ lên bàn cânCân1: giá khám BHYT thấp , chi trả tiền thuốc thấp ( không được thuốc tốt nhất) , dịch vụ thấp , các phương tiện máy móc không hiện đại, thế hệ cũ ( ví dụ siêu âm đen trắng, máy xét nghiệm thì cho kết quả chậm ....) , phương tiện hiện đại thiếu, lương y bác sĩ thấp .....thì đóng tiền BH thấp , vì vậy lấy tiền đâu đầu tư hiện đại vì đòi y tế là xã hội hóa ..Cân 2: đòi y bác chăm sóc tốt ( lương họ cao ) , máy móc hiện đại chính xác nhanh chóng , điều trị tốt ..... thì giá BHYT tăng lên ...có tiền mới tái đầu tư , nâng cao điều trị , mở rộng bệnh viện ....Các bọn nhe ! Đồng ý với ý kiến bs Phúc.Nếu phí khám TN mà rẻ thì ai đi khám BHYT làm gì.Lúc đó BV Nhi TƯ còn quá tải nữa.Giá bây giờ mà còn chờ đợi xếp hàng dài cổ. TÔI THẤY BỆNH NHÂN Ở QUÊ ĐA SỐ NGƯỜI NHÀ ĐƯA THẲNG TPHCM. CHO CHẮC ĂN .CÓ TỐN TIỀN MÀ NGƯỜI TA THÍCH. MAU HẾT. TÂM LÝ RỎ RÀNG Đừng đòi hỏi mua một món ngon bổ rẻ ở thời @. Chỉ khi bạn giàu lên thì mọi thứ sẽ rẻ xuống. Thu phí cũng nên căn cứ thu nhập bình quân người dân. Nếu bỏ được tệ nạn phong bì, trình độ và y đức đảm bảo NHẤT TRÍ TĂNG VIỆN PHÍ !
Nhà vệ sinh bệnh viện Hẳn nhiều người từng tới bệnh viện sẽ đồng ý với bà. Tôi nằm viện lần lâu nhất là năm 2010, sau cuộc phẫu thuật ở một bệnh viện cấp Trung ương. Bây giờ nghĩ lại vẫn rùng mình. Không một nhà vệ sinh nào trong viện sử dụng được, thậm chí để bước ngang qua đã là một sự can đảm. Nhà vệ sinh khoa tôi nằm, nước ngập đến mắt cá chân và chất thải trôi lềnh phềnh trong vũng nước ấy.Tôi, mới phẫu thuật xong, phải trèo mấy tầng gác để tìm đến cái nhà vệ sinh còn dùng được. Nhưng cũng bẩn chịu không thấu. Cuối cùng mỗi ngày một lần, tôi phải tự rút dây truyền ra, gọi người bạn ở gần đấy đến cổng viện đưa mình về nhà. Lúc ấy tôi đi chưa vững nhưng không còn cách nào hơn. Tình trạng tồi tệ đến mức giữa hành lang, tôi nghe thấy một bác sĩ cũng phải hét lên rằng không thể chấp nhận nổi một bệnh viện cấp trung ương mà có cái nhà vệ sinh như thế này.Đó là một thực trạng đã kéo dài. Từ hơn mười năm trước, tôi đã đọc một bài viết chua chát về chủ đề này của nhà thơ Phan Thị Vàng Anh. Bài viết ấy, sau khi kể chuyện “muôn năm cũ” về nỗi sợ cái nhà vệ sinh bệnh viện, nhà thơ kết bằng câu: “Ngày ra trường của các bác sĩ, chắc có lẽ người ta chỉ đọc lời thề Y đức, mà không đọc lời thề Vệ sinh”.Vấn đề đến hôm nay vẫn như mới. Bộ trưởng bộ Y tế giờ phải sử dụng hình ảnh “nhà vệ sinh” như một ví dụ cho trách nhiệm quản lý của những người đứng đầu bệnh viện. Cái nhà vệ sinh vẫn là một “điểm nóng”. Tháng trước trên mạng lan truyền bức ảnh chụp nhà vệ sinh một viện nọ, dán giấy ghi rõ, phải đặt cọc 220.000 đồng mới được giao chìa khoá. Có người phản đối vì bệnh viện là không gian công cộng. Nhưng cũng có người tặc lưỡi, nếu bác sĩ không làm thế thì nó còn bẩn đến mức độ nào.Chất lượng dịch vụ y tế thấp nói chung và những cái nhà vệ sinh tồi tàn nói riêng có thể là những nguyên nhân khiến hàng tỷ USD ngoại tệ chảy ra nước ngoài. Mỗi năm, người dân Việt Nam chi đến hai tỷ USD để ra nước ngoài chữa bệnh (thống kê năm 2014), năm sau cao hơn năm trước. Số tiền đó tất nhiên đã có thể trở thành tiền tái đầu tư cho hạ tầng y tế vốn đã quá tải ở nước ta. Mà như phân tích của chính Bộ trưởng Tiến thì nguyên nhân không nằm ở trình độ chuyên môn của y bác sĩ. Chúng ta có những nhà chuyên môn đẳng cấp thế giới. Nguyên nhân, nằm ở chất lượng dịch vụ.Những lãnh đạo bệnh viện không chỉ phải chịu trách nhiệm cho cái nhà vệ sinh bẩn, cho sự thống khổ của những bệnh nhân điều trị tại đó, mà còn chịu trách nhiệm cho hai tỷ USD chi phí khám chữa bệnh chảy ra nước ngoài mỗi năm. Hãy tưởng tượng, hàng chục nghìn nông dân trồng hạt điều trong khắp cả nước một nắng hai sương, mỗi năm còn không thu về nổi hai tỷ USD ngoại tệ từ xuất khẩu. Đằng này, vì nhà vệ sinh, vì một cô y tá tiêm đau hơn thường lệ do thiếu 20.000 đồng lót tay, vì một ông bảo vệ hách dịch hoạnh họe những chiếc xe đón người thân… mà phải mất đi rất nhiều ngoại tệ.Tất nhiên ngành y tế nước ta sẽ còn cần cải thiện nhiều về điều kiện khám chữa bệnh và có những vấn đề, ví dụ như tình trạng quá tải, ghép giường, sẽ cần các phép toán vĩ mô. Nhưng tại sao chuyện nhỏ như cái nhà vệ sinh, vốn không cần đến tiền tỷ ngân sách, đến bây giờ vẫn chưa được giải quyết?Bộ trưởng đã không hề tế nhị mà gọi thẳng tên của vấn đề của nhà vệ sinh: “Nguyên nhân các tồn tại này đã rõ rồi, cần đấu thầu công khai để cung cấp dịch vụ cho người bệnh”. Bốn chữ “đấu thầu công khai” của bà Tiến đã gợi ý về bản chất của nhiều khuôn viên bệnh viện, nhiều nhà vệ sinh đã bẩn suốt hàng chục năm qua. Nó cũng khiến người ta nhớ đến những scandal gần đây với việc bảo vệ bệnh viện (một dịch vụ thuê ngoài) gây khó khăn cho bệnh nhân khiến cộng đồng bức xúc. Và tất nhiên, không thể quên những sai phạm liên quan đến xử lý rác thải y tế độc hại của các bệnh viện lớn - vốn cũng là một hạng mục được “đấu thầu”.Nếu không có minh bạch, thì cho dù là chuyện nhỏ như cái nhà vệ sinh, cũng có thể trở thành nơi khu trú của những tiêu cực.Đức Hoàng Mới mua cái bánh giò 8 ngàn, tranh thủ vừa ăn sáng vừa đọc báo, xui xẻo đọc nhầm bài này của Đức Hoàng, nhớ tới lần nằm viện cách đây ba tháng, tui nuốt không vô. Ôi! tiếc nữa cái bánh giò. có một sự thật là mấy phụ nữ đi đẻ không sợ đau đẻ mà sợ phải dùng nhà vệ sinh sau đẻ Đâu riêng gì nhà vệ sinh của bệnh viện ngay cả trường học thì có hơn gì .... nỗi nhức nhối của VN nói chung chứ không riêng gì bệnh viện. Con gái tôi đi học bao nhiêu năm toàn nín không dám đi nhà vệ sinh ở trường học. Hay cho người viết, Hay cho bộ trưởng Tiến dám nói. Giờ muốn xem làm đến đâu thôi. " Nếu không có minh bạch, thì cho dù là chuyện nhỏ như cái nhà vệ sinh, cũng có thể trở thành nơi khu trú của những tiêu cực". Từ cái nhà vệ sinh cũng đang cố gắng minh bạch. Haizz, buồn!!! Vấn đề Nhà vệ sinh mất vệ sinh đâu chỉ của khối bệnh viện?Còn Trường học, nơi công cộng, và tại gia đình của đại đa số gia đình nông thôn, của một bộ phận không nhỏ thành thị!Để nhà vệ sinh bẩn, không coi trọng vệ sinh của nhà vệ sinh, đó là thói quen lạc hậu lâu đời của dân ta.Nó ngấm cả vào tư duy của những nhà quản lý, của những người thiết kế....Vấn đề là phải đồng bộ, thay đổi tư duy, nhận thức của toàn dân chúng!!!!!! Các bệnh viện công ở Nga, dù mới hay cũ cũng rất sạch sẽ (không một hạt bụi), nhân viên đi làm phải mang theo một đôi giày sạch đi riêng trong bệnh viện. Người thân chỉ được thăm bệnh những giờ nhất định, áo khoát phải để bên ngoài, nếu không có giầy dự phòng thì phải mua bao bọc giầy mới được vào bên trong. Không ai được nói lớn tiếng trong bệnh viện,....Và ý thức của người dân thì tuyệt vời. tôi rất tán thành việc xử lý cái " nhà vệ sinh" này! cần thực hiện ngay và...liền, cám ơn Bệnh viện bây giờ là hai trong một,vừa bệnh viện vừa là chợ.Mỗi lần tôi đi ngang qua bv,tôi k biết đây là bv hay là chợ,vì có quá nhiều người bán hàng rong cũng như bán cố định đứng đầy đường.K biết lãnh đạo bv có biết điều này hay k?Chứ người dân thì ai cũng biết. CÒN TÔI, NGAY TẠI VIỆT NAM TÔI ĐÃ CÓ LẦN VÀO BỆNH VIÊN TƯ (CHÍNH XÁC LÀ PHÒNG KHÁM) VÀ ĐÃ CHỤP ẢNH LẠI ĐỂ SO SÁNH NHÀ VỆ SINH Ở ĐÓ VỚI BỆNH VIÊN CÔNG LỚN NHẤT THÀNH PHỐ. NÓ LÀ KHOẢNG CÁCH QUÁ XA. TẠI SAO TƯ NHÂN CÓ THỂ LÀM TỐT MÀ Ở BỆNH VIỆN CÔNG KHÔNG LÀM ĐƯỢC. ĐƠN GIẢN BỞI ÔNG GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN CÔNG KHÔNG BAO GIỜ BƯỚC VÀO NHỮNG VỆ SINH KHỦNG KHIẾP ĐÓ chuẩn luôn! Tôi đi đẻ mà sợ nhất vào nhà vệ sinh. Cái bồn cầu như chưa bao giờ được đánh hoặc có đánh thì rất qua loa như kiểu mình không dùng chỉ như vậy thui. Ảm ảnh đến mức ăn cơm cũng chả ngon Bệnh viện Quận 2 sạch từ hành lang vào phòng bệnh và WC , lần đầu thấy bệnh viện sạch như thế này....cho thấy giám đốc bệnh viện quá tuyệt Nhà vệ sinh của bệnh viện góp phần tăng thu nhập cho bệnh viện vì bệnh nhân đến chữa hết bệnh này sẽ mắc bệnh khác từ cái nhà vệ sinh bệnh viện. quá chuẩn .ĐỨC HOÀNG ƠI
Phía sau ‘nước mắm arsen’ Năm 24 tuổi, tôi lần đầu tiên mang hàng hóa từ xưởng của mình đi triển lãm ở Frankfurt, Đức. Trong thời gian triển lãm, ngày nào cũng có một ông già có đôi mắt tinh anh đi qua đi lại nhìn ngắm và hỏi vài câu bâng quơ. Ngày cuối ông ấy dẫn một nhóm đến và chúng tôi có giao kèo lớn đầu tiên với một tập đoàn Top 3 châu Âu về trang trí nội thất.Sau triển lãm, tôi về nước hí hửng chờ đơn hàng. Nhưng email đầu tiên tôi nhận được là một bộ hồ sơ cỡ 8 trang A4 với yêu cầu đọc kỹ và ký tên gửi lại cho họ. Bộ hồ sơ có tên Supplier Code of Ethics (Bộ quy tắc đạo đức cho nhà cung cấp). Tôi tá hỏa vì trong đó có nhiều quy định và mức phạt về các vi phạm môi trường, nguyên liệu an toàn, trách nhiệm xã hội với công nhân, đạo đức kinh doanh và tôn trọng tôn giáo, văn hóa. Một người từng học luật như tôi mất cả tuần nghiên cứu mới trả lời được... Sau đó là thời gian dành cho việc thử nghiệm: các chất độc hại có trong sản phẩm hay không, nhà máy có đảm bảo về an toàn lao động, điều kiện sống của công nhân ra sao…Sau này khi gặp lại ông già kỳ dị đó, tôi mời ông đi ăn tối và hỏi tại sao công ty ông lắm thủ tục giấy tờ “màu mè” như vậy. Ông ấy kể, ông cố nội ông đẻ ra công ty này và tới giờ cháu ông đang quản lý. Họ tồn tại mấy trăm năm nay là nhờ những thứ được cho là "màu mè" này.Từ đó, khi làm việc với tất cả khách hàng lớn từ Mỹ, Australia hay châu Âu, tôi đều phải ký và tuân thủ Bộ quy tắc ứng xử, mà không cảm thấy phải băn khoăn điều gì nữa.Ngoài nội thất, tôi còn làm việc tay trái là về truyền thông. Tôi lại gặp những điều tương tự. Các công ty nghiêm túc đều yêu cầu chúng tôi phải ký cam kết tuân thủ các quy tắc đạo đức trong công việc truyền thông và tiếp thị cho họ. Có một tập đoàn lừng danh còn yêu cầu toàn bộ thành viên liên quan dành một ngày ngồi học về những quy tắc này.Nhưng khi làm việc với các đối tác Việt Nam, kể cả những công ty nghìn tỷ, thì không một công ty nào có Code of Ethics để yêu cầu đối tác, nhân viên hay nhà cung cấp phải ký và tuân thủ. Đó là sự khác biệt.Khi những giới hạn về đạo đức trong kinh doanh không được vạch ra và tuân thủ, người ta sẽ không lường được hậu quả của nó. Câu chuyện “nước mắm nhiễm arsen” là ví dụ mới nhất. Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn sáng nay đã phải lên tiếng thể hiện nghi ngờ rằng đây là “một sự cố truyền thông”. Ông đề nghị cơ quan chức năng điều tra làm rõ động cơ, truy ra sự câu kết, xác định mức độ sai phạm và hậu quả để xử lý nghiêm minh nhằm “cứu được ngành sản xuất nước mắm truyền thống thoát khỏi cơn điêu đứng”.Nếu có ai đó đứng sau toàn bộ kế hoạch này, tôi cho rằng, họ đã thành công trong việc tạo ra nỗi sợ như làn sóng lan rộng tới từng bếp ăn mỗi gia đình. Nhưng chiến thuật tưởng chừng bài bản đó phản tác dụng vì họ vi phạm một trong những nguyên tắc tối kỵ trong các Code of Conduct thường có: đạo đức kinh doanh và tôn trọng văn hóa bản địaKhi bạn muốn "lùa" người tiêu dùng về phía mình bằng những chiêu thức lừa dối và "đe dọa", đó là cách thức phi đạo đức nhất. Khi bạn muốn "lùa" khách hàng về mình nhưng bằng cách bôi nhọ tập quán ẩm thực của ông bà cha mẹ họ, làm tổn thương đến giá trị ẩm thực đặc trưng nhất của dân tộc là nước mắm, tức bạn đã dẫm đạp lên niềm tin với họ hàng, ông bà, cô bác, bạn bè của họ. Với bờ biển trải dài như Việt Nam, không ai trong chúng ta không có một "dây mơ rễ má" nào đó với những người làm nước mắm: ông bà, họ hàng, dâu rể, nhà vợ, nhà thằng bạn học… "Đánh" vào truyền thống là cách làm tệ nhất của những người không có đạo đức kinh doanh nghĩ mà không tới.Để trường tồn trong kinh doanh, bên cạnh tài năng, chiến lược còn có một điều không thể thiếu: là tờ giấy A4 thôi, chứa những chuẩn mực đạo đức cơ bản trong thương trường, để tuân theo và truyền từ đời này đến đời khác.Nguyễn Thanh Hải Cám ơn bài viết của anh Thanh Hải, nước mắm truyền thống là 1 trong nhưng quốc hồn quốc túy là niềm tự hào trong ẩm thực của dân Việt, những kẻ kinh doanh vô đạo đức đã phạm sai lầm nghiêm trọng, họ chắc chắn sẽ trả giá. Cám ơn tác giả, hãy chung tay chống lại bọn kinh doanh thất đức. Từ lâu tôi vẫn dùng nước mắm truyền thống, sau này cũng vậy Mình cũng muốn ăn nước mắn truyền thống (và bỏ qua vụ Asen như đã tung tin), đơn giản vì mấy chục năm nay mình vẫn ăn và vẫn sống (nếu dư lượng thạch tín cao thì chả ai sống được đến giờ). Vấn đề khó bây giờ là mua nước mắn truyền thống ở đâu thôi, mình không muốn mua phải "công nghiệp đội lốt truyền thống" :( Cám ơn anh Thanh Hải có baì viết có thể cứu nước mắm truyền thống của chúng ta. tôi share bài này lên face. Những kẻ làm ăn thất đức, gây tổn hại đến công đồng sẽ lãnh hậu quả xấu thôi. Đó là quy luật nhân quả. tại sao đất nước chúng ta lại gặp nhiều vấn đề về thực phẩm đến vậy.trong khi thực phẩm chính là nguồn chính nuôi sống con người .vậy thử hỏi bộ an toàn và thực phẩm đang làm những gì. còn những thực phẩm chất lượng ko đảm bảo lại ồ ạt nhập vào việt nam mà không có sự kiểm soát nào hay sao.trong khi các nước khác họ quản lý chặt chẽ hàng hóa nhập vào.các cơ quan chức năng đang làm gì bấy lâu nay. trong khi ng dân không biết đâu là thực phẩm an toàn để ăn Có thời làm nhân sự cho các công ty sản xuất hàng xuất châu Âu, Mỹ... mình cũng đã chửi rủa Bộ quy tắc này (làm mình khổ), sau này mới thấm. Cả trăm năm nữa các nước đang phát triển cũng chưa theo kịp đạo đức kinh doanh của họ. Tôi thì nghĩ khác về vấn đề này. Trước giờ gia đình tôi rất quan tâm đến "nước mắm cốt" và hay mua ở những cơ sở uy tín hoặc người thân quen để dùng. Vụ nước mắm chứa arsen không đơn giản là "sự cố truyền thông" vì đa số nước mắm trên thị trường là nước mắm công nghiệp. Đã có thông tin về những loại nước mắm công nghiệp được "hình thành" từ 17 loại hoá chất mà được đóng mác mắm cá cơm. Là người tiêu dùng và vì sức khoẻ bản thân và gia đình mong các độc giả hãy sáng suốt lựa chọn sản phẩm an toàn. Chính vì vậy mà khi tôi nghe đến bộ môn Đạo đức kinh doanh được giảng dạy đâu đó ở vài trường đại học ở xứ mình, tôi chỉ biết cười nhẹ một cái mà thôi... Kinh doanh không vì con người trước sau cũng mạc. Không dễ triệt hạ, vì nó ban đầu đã là bị Che mắt bởi "dây mơ rễ má" như Tác giả đang nói tới. Người Tiêu dùng nên tự bảo vệ mình trước nha. Căm giận kẻ kinh doanh vô đạo đức 1 thì căm giận những kẻ bẻ cong ngòi bút tiếp tay nối giáo cho giặc 10 lần. Mong các cơ quan chức năng sớm làm rõ vấn đề này, sử lý nghiêm minh, cách chức, thu hồi thẻ nhà báo như một số vụ trước đây. Bọn bất lương, hết mắm tôm, xì dầu, nay lại nước mắm. Đây là sự khủng hoảng nghiêm trọng về đạo đức và niềm tin xã hội. Chính bọn bất lương này mới là "Thế lực thù địch" cần phải tiêu diệt Cá lớn nuốt cá bé, đó là bản chất của kinh doanh trong thời đại này. Nhưng, vụ nước mắm arsen này thật sự là mưu hèn kế bẩn của công ty X muốn thâu tóm thị trường. Nó vi phạm mọi chuẩn mực và cả Luật pháp nữa. Nếu cơ quan quản lý điều tra đến nơi đến chốn, theo thông lệ quốc tế công ty X này có thể bị phạt hàng tỉ USD. Việc này không khó quan trọng là có chịu làm hay không mà thôi.
Cái lý của dạy thêm Có nên cấm dạy thêm? Theo tôi đây là một câu hỏi sai. Câu hỏi sai sẽ dẫn tới câu trả lời sai. Không thể cấm một hoạt động không vi phạm pháp luật. Vấn đề đặt ra nên là: Cần quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm như thế nào?Mục tiêu của giáo viên là truyền đạt kiến thức, nhưng ở một số cấp học, giáo viên còn một mục tiêu khác quan trọng không kém - định hướng hành vi, quan điểm đúng đắn cho những đứa trẻ chưa va vấp với cuộc sống. Nhưng dạy thêm - trong một số trường hợp - đã làm xấu đi hình ảnh của người thầy.Tôi có người bạn rất thân - một trong 10 thủ khoa của Đại học Ngoại thương và tốt nghiệp trường này với tấm bằng đỏ. Kể về chuyện học cấp ba của mình, cô nói môn Hóa để lại ấn tượng sâu đậm nhất. Năm lớp 8, cô là một trong những học sinh giỏi Hóa nhất lớp với điểm tổng kết 9,8. Lên đến lớp 9, môn Hóa trở thành ác mộng với cô, mặc dù cố gắng, điểm tổng kết tụt xuống còn 8,0 -“thấp gần nhất lớp” - theo lời cô. Lý do là giáo viên luôn cho bài kiểm tra và đề thi dựa trên kiến thức học thêm ở nhà cô chứ không phải trên lớp. Bạn tôi không thuộc diện gia đình có điều kiện nên không có tiền đi học thêm.Tôi tin, hiện trạng dè xẻn kiến thức để dạy ở lớp học thêm hoặc ra đề một cách “tiểu xảo” như trên - những gì có từ ít nhất 10 năm trước - đã ngày càng phổ biến và trở nên trầm trọng hơn theo thời gian. Dạy thêm như thế này tất nhiên cần bị cấm.Nhưng có những trường hợp dạy thêm cần được khuyến khích. Có những học sinh có năng khiếu đặc biệt ở một số lĩnh vực nhất định. Việc học trên lớp không đủ thách thức với các em. Các em cần được đào tạo sâu hơn để phát triển khả năng. Ngược lại, có những học sinh hổng kiến thức. Nếu các em có nguyện vọng, trường cần dạy phụ đạo để cung cấp đủ kiến thức cho học sinh. Có những học trò lại muốn được phát triển kỹ năng giao tiếp trong khi học ngoại ngữ. Nhưng giáo trình chính khóa nặng về ngữ pháp thì cần tạo điều kiện để các em được học thêm…Tôi từng có thời gian học ở Mỹ. Nhiều sinh viên ở đây cũng không hiểu hết kiến thức trên lớp. Giáo viên luôn có một giờ gọi là "office hour" để sinh viên có thể đến gặp và hỏi những khúc mắc của mình. Với các giáo sư, trong "office hour" đấy, nếu quá nhiều sinh viên lên hỏi, họ sẽ cảm thấy rất phiền. Vì vậy, họ luôn muốn gói gọn kiến thức trong giờ giảng chính thức. Như thế, họ có thời gian nhàn nhã vào "office hour" hoặc dùng nó để hỗ trợ những sinh viên thực sự cần giúp đỡ.Cấm hay không cấm nhiều khi không phải ra một cái lệnh mà xong được. Hiện nay, việc dạy thêm bên ngoài, ở các trung tâm đào tạo không còn bị cấm. Nhưng chính sách đối với dạy thêm trong nhà trường chưa hợp lý - và đây là căn nguyên của sự tranh cãi, là nguồn gốc gây ra cảm giác tổn thương, dẫn đến những giọt nước mắt như của vị hiệu trưởng ở TP HCM. Tôi thông cảm và chia sẻ với những giọt nước mắt của thầy, nhưng tôi cho rằng, không nên vì nước mắt - dù là của phía đòi dạy thêm hay phía phản bác dạy thêm - để đưa ra những chính sách quản lý trong giáo dục cũng như mọi khía cạnh khác của xã hội.Theo tôi, nên xử lý kỷ luật với những trường hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp như cắt xén kiến thức trên lớp, trù dập học sinh… Còn một khi giáo viên đã hoàn thành nghĩa vụ giảng dạy trong chương trình - nghĩa vụ mà họ được trả lương để thực hiện - họ hoàn toàn có quyền tăng thêm thu nhập bằng cách bồi dưỡng nâng cao cho học sinh giỏi hoặc phụ đạo những học sinh yếu kém.Nguyên nhân của tình trạng tiêu cực nảy sinh trong giáo dục có thể xuất phát từ năng lực quản lý của nhà trường và các cấp cao hơn. Không thể vì hành vi sai trái của một bộ phận thiểu số mà cắt đứt quyền được dạy học chính đáng của những giáo viên chân chính và quyền được tiếp nhận kiến thức chính đáng của học trò.Nguyễn Xuân Quang Thưa tác giả ai sẽ là người kiểm soát được cái là có cắt xén kiến thức trên lớp hay ko? Có trù dập học sinh không đi học thêm hay ko? Quá thể lắm, ko còn đường nào phụ huynh hay học sinh mới bùng ra một vụ xung quanh vấn đề này, còn lại chỉ dám nín nhịn. Ông hiệu trưởng khóc kia, tôi thấy phẫn nộ nghĩ nước mắt cá sấu. Ừ thì bố mẹ chưa đón được ngay sau giờ học thì nhà trường giữ hộ là tốt, nhưng phải cho các cháu một hoạt động gì đấy bổ ích ngoài việc học. Thử hỏi xem cả ngày ngồi học, đến giờ nghỉ lại lôi sách vở ra ngồi cặm cụi làm bài, rớt nước mắt với nỗi khổ của con trẻ. Làm như thế chỉ nhàn giáo viên bởi dễ quản lý, nhưng thật phi khoa học, phi nhân tính với các cháu nhỏ. Nếu bây giờ mà nới lỏng dạy thêm học thêm tôi nghĩ chắc học sinh đến trường các nhà trường công lập chỉ được học à ơi chớt chát, còn lại bao nhiêu đến chỗ dạy thêm. Ở Singapore học sinh học thêm là chuyện phổ biến. Ở đó gia đình nào có đủ điều kiện kinh tế thì mời thấy bồi dưỡng riêng cho con mình nếu con mình yếu môn nào đó hoặc muốn con mình học giỏi vượt mặt bằng chung, nếu không thì học ở trường cũng đủ. Vấn đề ở chỗ là phải cấm giáo viên "giữ tủ", để dành kiến thức thông thường cho việc dạy thêm để thu tiền. Ở nhiều việc khác cũng đang xảy ra chuyện tương tự: nông dân có 2 ruộng rau, một để an và một để bán, quán karaoke không chỉ để hát, hàng thịt thì thịt lợn sề làm giả thịt bò. Mọi việc tự nó không có lỗi, mà lỗi do con người và sự quản lý con người. Không quản được thì cấm sẽ làm xã hội bế tắc ở nhiều mặt. Việc giáo viên vừa dạy hs vừa làm dịch vụ "dậy thêm" giống như bác sĩ vừa khám vừa ép bệnh nhân mua thuốc hay dùng dịch vụ của bác sĩ. Việc này tuyệt đối cấm !. Tôi cũng là một GV với gần 40 năm công tác và hơn 20 năm làm quản lý,chỉ hơn một năm nữa là nghỉ hưu. Tôi rất yêu nghề vầ đặc biệt là quan tâm tới những vấn đề nóng như: dạy thêm, học thêm.Tôi đánh giá cao bài viết trên, xong việc quản lý DT - HT rất khó (cả trong và ngoài nhà trường). Do nhiều nguyên nhân, một bộ phận GV không nhiều trong nhà trường DT làm tổn thương lớn đến người thầy trong toàn nghành GD! Vì vậy tôi chỉ có một kiến nghị nhỏ là phải loại trừ những "con sâu làm rầu nồi canh" . Mặc dù họ có thể có chuyên môn vững, xong đạo đức ...Đây cũng là một chủ trương tinh giản biên chế đang đặt ra. Em hoàn toàn đồng ý với ý kiến của anh. Tiếc rằng bây giờ không nhiều người hiểu được lý lẽ như vậy, họ luôn tư duu theo kiểu "không quản được thì cấm", chính phụ huynh bắt ép con em của họ đi học thêm, bây giờ lại quay ra quy chụp, đổ lỗi chi gv và đòi cấm... cấm là đúng.bởi XH thời nay xáo xào tùm lum người tốt quá hiếm,mà người xấu tràn lan,giáo dục là 1 phần của XH.Tranh ko khỏi được phân phần trắng đen ,tốt nhất là cấm.phần nửa là cho trẻ em được nghỉ ngơi bớt.học cho cố vào mà thấy ra ngoài có giỏi hơn ai đâu Đa phần dạy thêm ở vn là hình thức mua điểm số trá hình, học ngu đi học thêm thì đc điểm cao, học giỏi không đi học thêm thì điểm trung bình. Nên dẹp là đúng. anh đưa ra một vấn đề thực sự không có hướng giải quyết. Tôi đã từng bị giáo viên cho điểm kém vì không học thêm của cô giáo nhưng khi thi đại học điểm thi môn đó của tôi đã cao hơn hẳn những bạn học thêm tại đó nhưng ngày đó tôi có quyền được lựa chon học hay không. Thực tế hiện nay học sinh học thêm tại nhà trường là BỊ ÉP BUỘC. Trong cuộc họp phụ huynh nhiều người đưa ra ý kiến là không cho con học có được không vì con tôi học khá rồi, đi học suốt vất vả cho các cháu... nhưng giáo viên luôn giải thích là: nên cho cháu đi ạ và cuối cùng là không ai không cho con đi học thêm tại nhà trường cả. Dạy thêm để nâng cao kiến thức cho học sinh thì cũng chẳng có vấn đề gì cả. Nhưng mà theo mình thì nên cấm giáo viên dạy thêm cho học sinh trên lớp của mình. Mình từng đi học thêm và trừ một vài buổi ôn tập rèn luyện nâng cao kiến thức trên lớp thì chủ yếu tập chung vào giải các dạng bài sẽ chuẩn bị ra trong bài kiểm tra sắp tới trên lớp (tự luận thì cho làm bài tương tự, chỉ cần thay số, trắc nghiệm thì được giải đáp án và trùng, tương tự trong bài kiểm tra), một kiểu lộ đề trước kiểm tra cho học sinh thì bảo sao học sinh đi học thêm lại chẳng luôn điểm cao hơn. Mình nhớ hồi năm lớp 9 kiểm tra hóa, bọn học thêm lôi vở học thêm ra để dưới gầm bàn chép, giáo viên có thấy thì cũng giải vờ như không thấy vì toàn là học sinh học thêm của mình, tập học thêm lớp của mình mà... Haizzz Không quản lý nổi đâu. Bởi vậy ,ta có thể kết luận rằng- xuất phát từ nền tảng chung về đạo dức giáo viên,việc dạy thêm lợi thì ít ,hại thì nhiều. Nên CẤM dạy thêm. Là thầy thì không những phải nghĩ rộng mà còn phải nghĩ thực tế nữa. Đừng có lý thuyết suông, viện dẫn luật bảo rằng không cấm thì có quyền dạy thêm.Thực tế là liệu có thể giám sát, ngăn chặn được những giáo viên cố tình làm khó học sinh để cha mẹ học sinh phải cho con đi học thêm hay không? Có đủ người, phương tiện kỹ thuật làm được việc đó không? Rồi khi giám sát thầy cô như thế thì có làm xấu mặt cả ngành giáo dục không?Liệu có thể ngăn chặn được hết những ông bố bà mẹ muốn đút lót thầy cô qua con đường học thêm để con mình được thuận lợi trên lớp không?Liệu có ngăn được học sinh nghĩ xấu về thầy cô, những người mà chúng cho rằng đang cố ép chúng học thêm để rút tỉa tiền của cha mẹ chúng hay không? Hệ lụy của việc này có to lớn không? Tôi cho là rất khủng khiếp. Khi học sinh mà khinh miệt thầy cô giáo thì mai này lớn lên chúng sẽ chẳng còn tôn trọng ai nữa. Tôi là giáo viên, tôi cũng dạy rất nhiều bên ngoài nhưng trên lớp thì tôi không những chưa bao giờ cắt xén chương trình mà tôi còn luôn cố gắng tranh thủ mở rộng cho các em thêm kiến thức ngoài SGK (tất nhiên là phải dạy hết kiến thức trong SGK trước). Theo tôi, muốn hạn chế được tiêu cực trong dạy thêm học thêm thì tất cả các đề kiểm tra sẽ không phải do GV trực tiếp ra nữa, đề sẽ do cấp trên gửi về. Như vậy GV sẽ không mớm trước cho học sinh về đề thi được. Mình từng là học sinh và mình thừa hiểu vấn nạn dạy thêm nó như thế nào, mình ghét giáo viên, dù chưa bao giò mình bị trù dập nhưng trong lớp có không ít bạn bị trù dập vì không đến nhà cô học thêm Bàn nhiều quá,hỏi ý kiến khách hàng là các em học sinh và phụ huynh xem bao nhiêu phần trăm muốn và không muốn có thế thôi mà mãi không xong.Cấm là đúng rồi,lương thấp sao không kiếm nghề khác làm,nghề khác cũng vất vả lương cũng chỉ có vậy! Ngoài ra ai có nhu cầu học thêm thì đã có trung tâm dạy thêm rồi còn gì nữa,các cô các thầy dạy thêm 80-90% là tăng thu nhập không phải vì học sinh.Vì thế hệ tương lai của đất nước thì cấm là đúng rồi!Nhìn tụi nhỏ học cực quá! Ý tưởng của tác giả bàu viết là đúng song khó thực hiện.
Xà xẻo lòng nhân ái Kèm theo giấy giới thiệu là một lá thư, cũng của Hội Chữ thập đỏ. Lời lẽ trong thư rất thống thiết, về sự nghèo khổ, về những nỗi đau, và về sự nỗ lực của Hội Chữ Thập đỏ, khi họ lao tâm khổ tứ đi quyên góp, giúp cho những mảnh đời bất hạnh.Tôi xiêu lòng. Tuy nhiên, khi xuất tiền thì kế toán trưởng ngăn lại, yêu cầu phải xuất hóa đơn của Hội Chữ Thập đỏ. Anh chàng này cho rằng không có gì khó khăn, chỉ là theo quy định của kế toán bên Hội Chữ Thập đỏ, anh ấy phải mang tiền về thì kế toán mới xuất hóa đơn.Kế toán của tôi không chấp nhận. Nhưng tôi đã quyết định xuất tiền cho anh ta. Hôm sau, y hẹn, anh ấy mang hóa đơn tài chính đến. Đó là hóa đơn của một công ty nào đấy, chứ không phải của Hội Chữ Thập đỏ.Vài tháng sau, một người khác đến. Cũng giấy giới thiệu, cũng thư thống thiết từ Hội Chữ Thập đỏ. Lần này họ muốn chúng tôi tặng một số xe lăn cho người tàn tật. Nếu tôi tặng ở mức cao nhất là 50 xe, tôi sẽ được coi là nhà tài trợ vàng, được hưởng nhiều ưu đãi trong buổi lễ trao xe, được chụp hình chung với cán bộ lãnh đạo cao cấp tới dự…Khi tôi kể chuyện năm trước, anh chàng này tỏ vẻ tức giận, nói rằng đó là người ở các công ty môi giới, hợp đồng với Hội đi quyên góp để ăn hoa hồng; rằng tôi không nên tin họ, mà hãy làm việc trực tiếp với người của Hội, như anh.Tôi quyết định cho toàn bộ 50 chiếc xe lăn mà không lấy một ưu đãi nào, chỉ cần Hội cấp hóa đơn tài chính và phải cấp trước khi tôi giao tiền. Mấy ngày sau, anh ta trở lại. Theo anh ta thì nhà nước có những quy định rất khắt khe, nên Hội không thể xuất hóa đơn, phải nhờ các công ty bên ngoài.Tôi đề nghị anh cho biết muốn mua loại xe nào, của nhà sản xuất nào, cụ thể mã số gì. Chúng tôi sẽ mua đúng thứ đó và tặng đủ 50 cái. Tôi còn mang ra khoe với anh mấy loại xe lăn và giá của từng chiếc mà chúng tôi đã mua. Anh ta đi mà không trở lại. Thì ra cái anh ấy cần không phải là xe.Đó là một trong những bài học đầu tiên của tôi. Tôi gọi là bài học về lòng nhân ái. Thì ra, có những người chuyên môi giới lòng nhân ái. Họ sống bằng cách cấu véo lòng nhân ái, dựa dẫm vào những mảnh đời bất hạnh.Thỉnh thoảng, chúng ta lại đọc được những mẩu tin, rằng một con bò, con cừu, hoặc một đàn gà, được dùng để cứu trợ cho những hộ nghèo, đi “lạc” vào nhà một quan chức nào đó. Những quan chức đó thường xuyên rao giảng về lòng nhân ái. Nhưng khi có cơ hội, họ cũng sẵn sàng cắt xẻo lòng nhân ái. Lòng nhân ái cứ thế mà teo tóp dần.Khi niềm tin vào các hội bị tổn thương, người ta chuyển hướng tin vào các cơ quan truyền thông, nơi luôn cho họ thấy được sự thật. Một thời, bộ phận công tác xã hội của một số tờ báo trở thành điểm tìm đến của người dân khi có sự cố cần cứu trợ.Sau đó, sự tin tưởng của người dân lại tiếp tục chuyển sang một vài nhân vật của mạng xã hội, là những người dũng cảm hơn, minh bạch hơn, đáng tin cậy hơn dưới mắt họ.Khi có niềm tin thì lòng nhân ái lại trỗi dậy. Hiện tượng Phan Anh quyên góp cứu trợ đồng bào bị lũ lụt với con số đã lên đến hàng chục tỷ đồng là một minh chứng. Cho dù lòng nhân ái có bị xà xẻo, nó vẫn sống, rất mãnh liệt. Những “soái ca” của mạng xã hội đã tạo cơ hội cho lòng nhân ái thể hiện sức sống. Xã hội trở nên tốt đẹp khi lòng nhân ái có được môi trường để phát triển.Thế nhưng, có vẻ như nhiều nhà quản lý chưa hiểu được điều đó: Dự thảo Luật về Hội sẽ trình Quốc hội kỳ này, được các chuyên gia cho là có rất nhiều rào cản với các hội tự lập.Nếu vẫn chỉ quản lý "môi trường của lòng nhân ái" theo cách quan liêu, thì có lẽ sẽ có nhiều người như tôi, mất dần niềm tin vào các đoàn thể "có pháp nhân" mà muốn tin hơn vào những gương mặt như Phan Anh.Võ Xuân Sơn Cảm ơn Tác giả đã nói lên một sự thật. Thực tế làng nhân sái bị xà xẻo quá nhiều nên niềm tin của mọi người dần mất hết. Chúng tôi sau mỗi lần phải nộp tiền ủng hộ này nọ lại ngao ngán thở dài: "Chẳng biết rồi đến tay người nhận được bao nhiêu đây?" Mấy ông quan sống thiếu tâm quá, ăn chặn đến cả những đồ cứu trợ của những hoàn cảnh bần cùng :( Riết rồi không còn ai tin vào mấy cái hội đoàn nữa Sau khi đọc rất nhiều những bài báo trên mạng xã hội và tai nghe mắt thấy về vấn đề tiêu cực khi làm từ thiện nhất là các đoàn thễ hay hội chữ thập đõ nào đó đứng ra tỗ chức quyên góp tôi đã hoàn toàn mất niềm tin và quyết không ũng hộ đã từ lâu . Tâm niệm của tôi : thương ai đó , giúp ai đó thì đến tận nơi trao tay , nếu ở xa không đến được thì gỡi bằng đường bưu điện hoặc giúp những ng bất hạnh chung quanh mình , xã hội nầy còn có nhiều mãnh đời đáng thương & đáng được giúp đỡ lắm . Thân ! Bài viết xuất fát từ góc nhìn của người dân! Cảm ơn anh Võ Xuân Sơn đã nói len điều này. Tôi thấy xã hội có rất nhiều người tự nghĩ mình là đại gia lập quĩ từ thiện kêu gọi mọi người đóng góp vào quĩ xong mời nhưng nhân vật có tiếng xuất hiện để PR cho bản thân, sau đó lên FB khoe làm từ thiện cả trong lẫn ngoài nước hoành tráng nhưng thực ra là trong nước thì có 1 ít gọi là còn nói từ thiện ở Nepal hay nước nào đó chỉ là lừa đảo. Họ có 1 ưu điểm là nói "không thành có". Nhan dịp họ quảng cáo kinh doanh cho bản thân.... BÓ TAY luôn Cần xử lý nghiêm túc những kẻ "xà xẻo lòng nhân ái", dù chúng là ai. Như vậy mời lấy được niềm tin của người dân. NHỮNG NGƯỜI LỢI DỤNG LÒNG NHÂN ÁI. KHÔNG BAO GIỜ BỀN. LƯƠNG TÂM CẮN RỨC TRIỀN MIÊN chuẩn chú ạ,niềm tin mất đi thì không bao giờ lấy lại được. Người Anh (British) có câu nói : Không có gì là miễn phí cả. Người làm việc thật thì hay bị để ý và ngăn cản. Luật của chúng ta toàn sinh ra ngõ ngách cho kẻ xấu lợi dụng. Tôi thấy xã hội ngày nay càng ngày càng có nhiều những tấm lòng nhân ái, thể hiện ở mọi lứa tuổi ( bản thân tôi cũng nằm trong số này). Nhưng lòng nhân ái của mình có được đặt đúng chỗ hay không thì còn rất hoài nghi. Vậy nên tôi sẽ cố gắng thể hiện việc này bằng cách trực tiếp! Chính vì lòng nhân ái bị xà xẻo mà người Việt chúng tôi ở nước ngoài rất ngại ngùng đóng góp vào chuyện cứu trợ nạn nhân thiên tai trong nước. Chúng tôi không tin là tiền đóng góp của chúng tôi đến tới tay nạn nhân. Có người hoài nghi rằng đóng góp $100, may ra chỉ tới tay nạn nhân $10. Người như Phan Anh rất đáng quý, dù xã hội có nhiều cái xấu, nhiều vết xe đổ, thậm chí thành lối mòn xấu trong suy nghĩ và hành động đến nỗi người ta thấy là bình thường. Nhưng nếu không có người như anh ấy, chả lẽ chúng ta sẽ mãi mãi thụt lùi. Chúc anh luôn khỏe mạnh để thắp lửa cho xã hội có thêm nhiều Soái ca hơn nữa. Nại ní nuận. Không ai cho không một cái gì cả.
Không dám lớn mạnh Khi hỏi về tình hình kinh doanh hiện ra sao, triển vọng như thế nào, anh im lặng một lúc rồi nói, anh giờ gần hết động lực kinh doanh rồi, chỉ duy trì doanh nghiệp tàm tạm như vậy thôi. Đủ ăn, đủ tiêu, đủ cho hai đứa con đi học nước ngoài. Một đứa đã đi làm và lập gia đình bên đó, anh không hướng con về. Là một người từng hồ hởi với bao dự định khởi nghiệp to lớn cách đây 15 năm, trong câu chuyện của anh, giờ chỉ còn sự chán ngán. “Cơ chế phiền hà”, “cản trở ngược đời” là những từ anh dùng nhiều nhất.Thường khi ra kinh doanh, từ khởi đầu quy mô nhỏ, ai cũng muốn làm ăn bài bản, đàng hoàng và mơ ước một ngày lớn lên. Khi lớn hơn, với nhiều lợi thế về quy mô, doanh nghiệp sẽ có khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững. Đó là những nguyên lý của kinh tế. Nhưng ở Việt Nam, ngược đời lại không phải vậy. Doanh nghiệp không muốn lớn. Bởi cái sự “lớn” ở nước ta đi kèm với rất nhiều phiền phức.Theo một cuộc điều tra 10.000 doanh nghiệp tư nhân năm 2015 của VCCI, một doanh nghiệp lớn điển hình sẽ đón 3 đoàn thanh tra, kiểm tra trong một năm, doanh nghiệp vừa và nhỏ là 2 đoàn. 50% số doanh nghiệp lớn bị thanh tra từ 3 lần trở lên trong năm gần nhất. Tỷ lệ này với doanh nghiệp nhỏ là 24%. Một doanh nghiệp lớn bình quân sẽ mất 40 giờ cho mỗi cuộc thanh tra thuế khi doanh nghiệp nhỏ là 7 giờ. Một cuộc điều tra 2.500 doanh nghiệp về thuế năm ngoái cũng cho kết quả tương tự, trên 62% doanh nghiệp có quy mô vốn trên 50 tỷ đồng phải đón tiếp các đoàn thanh tra, kiểm tra về thuế trong năm gần nhất trong khi chỉ là 37% nếu quy mô vốn từ một tỷ trở xuống.Một cuộc điều tra hơn 3.100 doanh nghiệp về hải quan trong cùng năm cũng của VCCI thì 66% doanh nghiệp có vốn trên 100 tỷ đồng từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan, tỷ lệ này chỉ là 48% nếu quy mô vốn dưới 10 tỷ. Như vậy, có một thực tế buồn: Doanh nghiệp càng lớn thì phiền nhiễu đến càng nhiều, doanh nghiệp càng hoành tráng thì đón tiếp các đoàn thanh tra càng thường xuyên, doanh nghiệp càng chuyên nghiệp thì càng nặng gánh chi phí thực hiện thủ tục hành chính. Điều gì đang xảy ra? Dường như cơ quan Nhà nước các cấp khi thanh tra, kiểm tra thường thích vào doanh nghiệp lớn. Họ muốn thành tích, họ cần có khoản thu từ phạt cao để báo cáo? Quy định của một số ngành đang dẫn đến tình trạng nếu đoàn kiểm tra vào không có khoản phạt đưa về thì bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ. Một tâm lý phổ biến là chả nhẽ đi mấy ngày về mà không có số thu nào báo cáo lãnh đạo? Nghị quyết 35 về hỗ trợ doanh nghiệp đến 2020 đã tính tới những câu chuyện này, với nhiều quy định như “không kiểm tra quá một lần/năm” (đối với cấp tỉnh) trừ khi có dấu hiệu vi phạm; “tránh trùng lặp, chồng chéo” trong thanh tra… Nhưng trên thực tế tôi nắm bắt, thì sự chồng chéo giữa các đoàn thanh - kiểm tra là rất nhiều: các đoàn không sử dụng kết quả lẫn nhau, doanh nghiệp mỗi lần tiếp cứ thế trình bày từ đầu. Nó dẫn đến thực tế dở khóc dở cười là một số doanh nghiệp phải cố tình dành một phần nào đấy làm sai để khi cơ quan vào kiểm tra có khoản mà thu. Đó là chưa kể những “khoản thu nhập” không chính thức lớn hơn, có được dễ dàng hơn cho các công chức thực thi khi “viếng thăm” các doanh nghiệp lớn. Hệ thống chúng ta hiện nay đang tạo ra một thứ động lực ngược cho doanh nghiệp. Càng to rủi ro càng lớn. Các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam không muốn lớn, việc tăng quy mô kinh doanh không giúp ích gì nhiều cho họ. Một số chủ doanh nghiệp kể với tôi rằng chỉ cần xây trụ sở có vẻ bề thế, dựng cái bảng hiệu lơn lớn thì ngay lập tức sẽ thấy hiệu ứng “ngược”, trước hết là sự “viếng thăm” bất đắc dĩ dày đặc, từ cấp tỉnh cho đến cấp phường, từ chính thức cho đến những chương trình vận động, quyên góp tự nguyện (mà thực ra là bắt buộc). “Khôn thì dựng trại, dại mới dựng nhà” là trải nghiệm thực tế, kinh nghiệm nằm lòng của nhiều người kinh doanh ở nước ta. Phần lớn chỉ muốn làm ăn nhì nhằng, trông chờ được yên ổn, thoát được khỏi tầm ngắm của hệ thống cơ quan công quyền. Tôi chắc rằng thực tế vận hành “chối bỏ thành công” này là một nguyên nhân quan trọng cho thực trạng các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang li ti hoá, nhỏ dần đi theo thời gian. Quy mô kinh doanh quá nhỏ sẽ không khai thác được lợi thế nhờ quy mô, nhỏ nên không có nguồn lực đầu tư bài bản vào công nghệ nên năng suất thấp, tính cạnh tranh không cao. Báo cáo Việt Nam 2035 của Ngân hàng Thế giới đã chỉ ra năng suất sử dụng vốn và lao động của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang giảm dần theo thời gian, sắp bằng… doanh nghiệp Nhà nước. Cái giá của “động lực ngược” là vô cùng đắt. Để Việt Nam tránh được được mô hình kỳ lạ “quốc gia không chịu phát triển” như ví von của bà Phạm Chi Lan, những chương trình phát triển doanh nghiệp có lẽ cần bắt đầu từ những điều giản dị: làm sao để cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam muốn lớn và lớn được. Làm sao, để cho anh bạn vong niên của tôi sau gần 20 năm kinh doanh không lắc đầu chán ngán về cơ chế và khuyến khích hai người con học hành bài bản về lập nghiệp ở quê nhà. Đậu Anh Tuấn ĐỘNG LỰC NGƯỢC. QUÁ CHUẨN Bài viết rất hay. Công Ty cũ của Em làm biển hiệu to một chút thế là có ngay một đoàn QLTT xuống thăm với một câu mở màn " Biển hiệu cứ như Công Ty nước ngoài chắc làm ăn được" và kết quả là mất một mớ "trong" & "ngoai " thế là mấy bữa sau các Sếp bảo nhau mua tôn cũ về bịt tường rào lại. Bài viết quá thực tế và hữu tâm. Xin cảm ơn tác giả. Tôi kinh doanh 4 tháng bị kiểm tra 3 lần đây.bỏ cả đóng tiền vào đầu tư không lẽ giờ lại đóng cửa chứ cũng chán lắm rồi.đúng từ kiểm tra hành chính. Hành doanh nghiệp là chính đó anh Tuấn Anh ạ. Nhà báo viết chuẩn thế. Vì thế nên bảng hiệu của một số cty vừa bé vừa xấu xí đen sì, chả ai nghĩ bên trong toàn dự án 100 tỷ, kkk! cứ kiểu này việt nam sẽ bét bảng về kinh tế Dung la o VN bay gio la "chim trua dau thi da nhau het chim" la vay. Cu the thi biet khi nao thoat ngheo duoc nhi ? Cảm ơn tác giả, đọc bài viết mà tôi nghẹn ngào vì nó đang là thực trạng của DN tôi, thật sự tôi không muốn những điều nêu trên, một năm cty tôi thi công nhiều công trình, có công trình lời, có công trình lỗ do rất nhiều y16u tố khách quan mà mình không lường trước được như thời tiết, thế mà cơ quan thuế không chấp nhận công trình lỗ, phải soi cho ra huề vốn hoặc lời chút chút mới đc. Tôi thật ngao ngán với lối tư duy của những công chức thuế ngồi máy lạnh và không biết mẹ gì về công trường thi công. Hành chính: Hành là chính, có nhiều kiểu hành lắm, tôi chắc với bạn rằng mấy cha đọc xong bài viết của bạn rồi cùng làm ngơ, cười mỉa mà thôi. Thanh cha thanh mẹ thì dì, cho nó phong bì nó nói thanh kiu (thank you). Thì đang bét còn gì, Hàn Quốc chỉ có 30 năm để đổi mới đã có nhiều thương hiệu tầm cở quốc tế như LG, Samsum, Hundai...Việt Nam 50 năm hòa bình, 30 năm đổi mới chưa có một thương hiệu Việt nào cạnh tranh cùng thế giới, thu nhập bình quân đầu người thuộc nhóm nghèo nhất đông nam á. Không đi theo chủ nghĩa phát triển mà theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì... Đây là nguyên nhân Việt nam là 1 nước kỳ lạ , nước không chịu phát triển Còn một loại phiền nhiễu mệt mỏi nữa mà tác giả chưa đề cập, đó là sự quan tâm của các tòa báo, tạp chí các ngành có quyền lực lớn. Chúng tôi liên tục nhận được điện thoại của những người tự xưng là công tác tại Bộ công an, các cơ quan cảnh sát, các trường, học viện cảnh sát... thuộc bộ công an, các cơ quan thanh tra các ngành tài chính, môi trường...yêu cầu doanh nghiệp đăng báo quảng cáo. Nếu chúng tôi trả lời không có nhu cầu quảng cáo thì yêu cầu đăng thông tin để ủng hộ báo, tạp chí... nhân dịp gì đó. Nếu bị từ chối thì người gọi điện đưa ra những lời nói có tính chất ép buộc, hăm dọa. Trong một năm chúng tôi nhận được hàng chục cuộc gọi như vậy , rất mệt mỏi. Sau khi buộc phải đồng ý ký hợp đồng đăng thông tin, chúng tôi nhận ra: các cơ quan đó đều thông qua một công ty trung gian để làm báo và phát hành, sử dụng danh nghĩa của cơ quan có quyền lực để ép doanh nghiệp phải đăng tin, quảng cáo hoặc cuối cùng là " ủng hộ ngành". Rất mong mọi người lên tiếng để dẹp bỏ vấn nạn này, giúp các doanh nghiệp được yên ổn làm ăn, đóng góp cho xã hội, chứ không phải ủng hộ một cách bắt buộc cho một đơn vị nào đó. Ai cũng hiểu, trong đó có một nhóm hiểu rất rõ. Trong nhóm hiểu rất rõ thì một số khao khát thay đổi, số còn lại thì không. Cái chính là quyền quyết định nằm trong tay nhóm không muốn thay đổi. Thực trạng bị bủa vây bởi nhưng ông quan "đầu to óc bằng quả nho". Tác giả viết rất hay
Bi kịch 'vào đại học' Chàng trai trẻ ấy trúng tuyển một trường đại học công lập thuộc tốp trung bình ở Hà Nội. Nhưng giảng đường không tạo cho cậu niềm cảm hứng nào. Cậu chỉ mơ ước trở thành đầu bếp. Gia đình tất nhiên không ủng hộ kế hoạch ấy và cũng không trở thành chỗ dựa tinh thần cho cậu những ngày vạ vật chán nản trong trường. Rồi cậu đi bán dâm đồng tính.Chuyện rất điển hình. Nhưng kết cục hơi cực đoan.Đó không hẳn là một hoạt động mưu sinh. Cậu thật thà tâm sự: “Tháng nào em tiêu nhiều cũng chỉ hết 2 triệu” (năm 2014). Tức là chỉ đi khách mấy lần một tháng thôi, vừa đủ ăn. Để kiếm được 2 triệu có thể làm nhiều nghề. Cậu bán dâm một thời gian ngắn rồi cũng đi làm phụ bếp, phục vụ bàn để được học nghề nấu nướng và theo đuổi ước mơ từ bấy đến nay, dù vất vả hơn rất nhiều.Đó không phải là một cú trượt dài cũng không phản ánh nhân cách của một người lười lao động và muốn kiếm tiền dễ dàng. Tôi hiểu rằng cái giai đoạn “thả nổi” bản thân ấy đi kèm với một sự chán nản và mong muốn xoá đi cảm giác cô độc - chính cậu cũng cần những người khách. Dù đôi khi, cuộc mua bán trở thành một cuộc bạo hành, thoả mãn những thú tính của những người chi tiền.Tôi không nói rằng chỉ việc chọn nhầm trường đại học tạo ra cái quãng thời gian đen tối kia. Nhưng tôi chắc chắn, nếu ngay từ đầu, chàng trai ấy có thể được đi học nghề đầu bếp thì sự cô độc và tâm lý “không cần biết ngày mai ra sao” kiểu ấy sẽ khó tồn tại.Có một điều đáng nhớ, là một năm trước đó, trong một buổi nói chuyện mà tôi là diễn giả, cậu đã tìm đến chính tôi để xin lời khuyên về việc có nên bỏ đại học hay không. Lúc ấy tôi không biết hoàn cảnh của cậu. Tôi đã không đủ can đảm nói có. Tôi xoa dịu rằng duy trì việc học trên giảng đường cũng được, trong cuộc sống còn nhiều niềm vui và thứ khác để em phát triển bản thân. Tôi không nhận thức được rằng cậu muốn bỏ lắm rồi. Khi đã vào đại học, với một thiếu niên chưa đầy 20 tuổi, dưới sức ép và sự kỳ vọng của gia đình thì việc bỏ học là điều cực kỳ khó khăn. Và sự chán nản khi phải duy trì ấy có thể tạo ra việc đánh mất niềm vui sống, đánh mất cảm hứng về tương lai.Tôi đã chứng kiến nhiều thanh niên như thế ở thế hệ của mình. Tôi học một trường danh giá và rất nhiều bạn bè dù chán nản lắm, dù chẳng yêu gì ngành nghề, vẫn cố vì “đại học” là một thứ bất khả xâm phạm trong suy nghĩ của số đông. Và chính tôi, cũng đã vạ vật như chàng thanh niên kia vài năm trên giảng đường.Năm nay, khi kết thúc xét tuyển nguyện vọng 1, một lỗ hổng lộ ra trên giảng đường của nhiều ngôi trường: ngay cả những trường tốp đầu, thuộc hàng “danh giá” cũng tuyển không đủ thí sinh. Gần 100 trường phải xét tuyển bổ sung. Và nói như bà Hiệu trưởng Đại học Hoa Sen: “Bây giờ là lúc ngành giáo dục trả giá cho những sai lầm trước đây”.Cái sai lầm ấy đã được nhắc đến nhiều lần khi có quá nhiều trường đại học được mở ra, các trường cũng liên tục tăng quy mô đào tạo mà không căn cứ vào nhu cầu thực tế của thị trường lao động. Thừa thầy thiếu thợ. Sinh viên ra trường thất nghiệp tràn lan.Tâm lý muốn các em học sinh được vào đại học bằng mọi giá đã tạo ra một chuỗi kịch bản xấu liên tiếp cho xã hội. Có những hậu quả không đo đếm được: rất nhiều bạn trẻ đã cố nghiến răng lấy xong tấm bằng chỉ vì nó là “bằng đại học” chứ không phải vì họ yêu cái nghề đó, ngành đó. Những nhân sự như thế không thể trở thành nhân sự giỏi được. Họ thậm chí có thể gây hại cho ngành nghề của mình.Và như năm nay khi các trường không tuyển đủ thí sinh, tôi cho rằng đó là một tín hiệu mừng. Thực tế đã nhấn mạnh cung lớn hơn cầu. Cuối cùng thì xã hội cũng đã tự điều chỉnh để chống lại một quán tính văn hoá vốn từng khiến các giảng đường liên tục phình to lên những vẫn được lấp kín (mà không biết chất lượng đào tạo ra sao, tâm lý và mơ ước những con người ngồi trong đó thế nào).Chúng ta hướng tới việc xây dựng một nền kinh tế tri thức. Nhưng đại học không phải con đường duy nhất để xây dựng thứ ấy. Cơ chế chia sẻ kiến thức của thời đại mới, có thể tạo ra những con người biết sáng tạo, mà không qua giảng đường.Bởi vì tôi đã gặp rất nhiều người cầm tấm bằng cử nhân bây giờ không thể tìm được việc làm nào khác ngoài công nhân lắp ráp. Họ có thể đã sống tốt hơn, nếu có một cái nghề giản dị như đầu bếp hay thợ máy.Bi kịch của những giảng đường không đủ sinh viên, lại có thể là một tin vui đối với xã hội. Công cuộc phát triển vốn đã bị chi phối bởi nhiều quán tính duy ý chí kiểu “vào đại học” quá rồi.Đức Hoàng Tôi cũng đã từng thi đại học và thi 3 lần mới đỗ. Khi học cấp 3, tôi không hề biết mình cần học cái gì, chỉ biết có một mục đích duy nhất là cày 3 môn thi để ĐỖ ĐẠI HỌC (mà trường nào cũng được, miễn là trường CÔNG LẬP).Bạn tôi trượt Đại học thì không ôn thi lại mà đi học nghề để đi lao động xuất khẩu.Khi tôi ra trường thì bạn tôi cũng đi lao động xuất khẩu về, trong khi bố mẹ tôi thì đang chạy vạy lo việc cho tôi thì nó - thằng bạn tôi đã mua được đất, và có vốn rủng rỉnh để kinh doanh.Và bây giờ, sau ngần ấy năm tôi cũng tự hào là mình có xe máy mà đi, còn nó không có xe máy.Nó đi ô tô :((( Khi người ta không yêu thích môn học, công việc của mình, thì Học tập làm việc thiếu tập trung, minh mẫn, sáng suốt. Tâm lý luôn chán chường, buông xuôi, thiếu sinh khí, thiếu năng lượng. Họ sẽ dần trở nên Yếu về sức khỏe, Bạc nhược về tinh thần. Chán cuộc đời mình, và bất mãn với cuộc sống xung quanh. Cuộc đời làng nhàng, vô vị. Cho nên việc quyết định học gì, làm gì, mà chỉ theo phong trào, theo mốt, theo sự sắp đặt của người khác, không dựa trên khả năng, năng lực tự thân, chỉ tổ làm hại cuộc đời mình mà thôi! Tại địa phương tôi có cậu học không được thông minh; nhưng đôi tay cậu thì tuyệt vời tạo ra các loại tủ; giường... ai trông thấy cũng mê học hết lớp 12 cậu không thi đại học mà đi làm thợ mộc; sau 8 năm cậu ấy đã có xưởng gỗ có 10 CN lao động thường xuyên; trong khi đó các bạn cùng lớp học đại học xong không xin được việc lại về làm cùng bạn là thợ môc! Tôi cũng giống như chàng thanh niên trong câu chuyện anh kể, tôi học một trường kỹ thuật công lập hạng trung ở Hà Nội, nhưng tôi không có đam mê với ngành đó, tôi sống vạ vật qua quãng thời sinh viên, may mắn là tôi không đến nỗi bất cần như cậu kia. Tôi lấy được tấm bằng đại học nhưng giờ không liên quan đến công việc của tôi. Sống mà không có lẽ sống, không được theo đuổi ước mơ, không được theo đuổi đam mê của mình thì chán lắm các bạn ạ. Tôi cũng là "nạn nhân" của ngành giáo dục, của xã hội trọng vật chất , thành tích hơn các giá trị cốt lõi của con người Đức Hoàng yên tâm là năm nay nhiều trường "TOP" thông báo thiếu nhiều chỉ tiêu lắm. Các bạn trẻ cũng đã nhận ra được nhiều điều ...khi có tới 200.000 cử nhân, thạc sỹ,...thất nghiệp! Bài viết rất hay. Cái tư tưởng phải học đại học ấy nó thấm vào máu, ngấm vào tim rồi. Đối với những người làm cha mẹ là nông dân thì sực thự họ rất kì vọng về một tấm bằng đại học có thể giúp con có tương lai sáng rạng hơn, ko chịu kiếp đầu tắt mặt tối như họ. Còn đối với những người chuẩn bị bước vào đại học, háo hức chờ đợi những trải nghiệp, những vùng đất mơi. Khi bước vào , lúc muốn bỏ lại kẹt vì đã lỡ ném lao theo rồi, một hai năm cũng đã đống tiền. Muốn bỏ cũng khó. Vậy đấy ! Tri thức là vô giá. Nhưng ở Việt Nam, món hàng này có giá và đang bị mất giá theo chiều tăng số lượng trường ĐH. Rút ra từ chính hoàn cảnh của nhà mình, mình đồng ý hoàn toàn bài của nhà báo Đức Hoàng.Đứa em trai của mình cố gắng học xong đại học hiện tại không thể tìm ra công việc đúng chuyên môn.Còn mình thì không hề học đại học, đi làm cảm thấy yêu thích ngành đó mình mới đi học đại học về nó và hiện tại công việc rất ổn, mặc dù có hơi thua thiệt đồng nghiệp do còn đi học. Định hướng của Cấp vĩ mô quá kém: Chỉ tiêu ĐH quá nhiều so với nhu cầu thực tế; tuyển dụng tiêu cực, trắng đen lẫn lộn.... học tập là nhu cầu tất yếu của con người, hệ thống giáo dục bất cập đó là lỗi hệ thống chính trị chứ không phải lỗi của thanh niên Cháu tôi quê ở một vùng chiêm trũng Nam Định dù cả nhà là nông dân đặc sệt nhưng vì phong trào nên cũng cố hết sức cho cô con gái thứ 2 đi học khoa kinh tế lâm nghiệp của Đại học Lâm nghiệp Xuân Mai (Hà Nội). 4 năm nó học ở đó là 4 năm cha mẹ nó cắm đầu cắm cổ làm lụng đêm ngày ngoài đồng ruộng. Và ngày nó ra trường cũng là ngày nhà nó gần như khánh kiệt. Ra trường được mấy tháng, nó cứ tá túc ở nhà tôi (Hà Nội) để tìm việc làm. May mắn là tôi qua quen biết đã xin cho được vào làm chân thu ngân của một nhà hàng, tháng 4 triệu, cơm nuôi cả ngày. Nghĩ thế cũng tạm ổn. Nhưng mới được 2 tháng, nó đã bị cho thôi việc. Hỏi người bạn là chủ quán, ông ấy bảo ông ấy không thế chịu được tác phong 'nhà quê' của nó. Nó làm ông ấy mất mặt mấy lần với khách hàng. Ông ấy kể, nhiệm vụ của nó là thu ngân thf cứ việc thu ngân, đừng xen vào việc của người khác. Nhưng khi thu ngân, thấy người ta ăn uống hết nhiều tiền (có những hóa đơn lên đến 10 triệu), nó căn vặn khách hàng 'Các bác làm gì mà ăn nhiều thế?' 'Các bác lấy đâu ra lắm tiền thế'? 'Sao ăn uống láng phí thế?'... Ông ấy cũng đã nhắc nhở nó vài lần nhưng nó có vẻ như không thể bỏ được cái chất 'nhà quê' đó. Thế là ông ấy buộc phải cho nó thôi viêc. Cháu ở tiếp trong nhà tôi thêm 3 tháng nữa nhưng không thể xin được việc. Nói thật, nhìn bộ dạng rất nông dân của nó chắc người ta cũng ngại. Cuối cùng, cháu đánh phải về quê trầy chật mãi mới xin được vào làm công nhân cho một xưởng máy ở Nam Định. Vào ĐH đã khó, để vất vả và tốn kém mấy năm trời, đến khi ra trường xin việc còn khó hơn, nếu xin được việc (thông thường mất khá nhiều tiền) thì đồng lương cũng chỉ tạm đủ sống, không để dành được. Trong khi đó những chị, những bà đi lau dọn nhà thuê trung bình ngày 2 buổi, mỗi buổi 4 tiếng đồng hồ được trả công 150 nghìn đồng, vị chi mỗi ngày được 300 nghìn. Nếu mỗi tháng họ nghỉ 4 chủ nhật thì vẫn thu nhập 7 - 8 triệu đồng. Một số người chuyên phục vụ người ốm trong bệnh viện cũng có thu nhập tương đương. Nếu làm người giúp việc trong gia đình thì mỗi tháng cũng được trả công 3 - 4 triệu, không mất tiền ăn ở, thỉnh thoảng xin chủ về thăm nhà còn được cho quà mang về. Những người này chẳng cần học đại học, cũng không cần chạy chọt xin việc mà hiện nay nhiều người muốn thuê tìm rất khó. Thật là nghịch lý. Xã hội ta không thể phát triển kịp với thiên hạ nếu người có học thì ế và lương thấp, người không có học thì "đắt hàng" và lương cao như thế này. Hoàng ngày xưa học cùng lớp tôi, tôi biết và hiểu bạn khá rõ, bây giờ tôi cũng như bạn, ra trường mặc dù không cần đến bằng(tôi bỏ ngang năm thứ 4), nhưng doanh nghiệp của tôi vẫn là doanh nghiệp làm theo nghề. Với tư duy vào đại học để lấy bằng thì việc các bạn thất nghiệp là đúng, còn nếu học đại học với tư duy học nghề cho mình thì sẽ thấy, vào đại học là điều tuyệt vời. Điều đáng trách ở đây, là trách hệ thống giáo dục đại học của mình vẫn đầu voi đuôi chuột, vào khó, ra dễ.Tất nhiên, ai cũng muốn làm theo đam mê, nhưng ở tuổi 17-18, có mấy người dám đủ tự tin để nói mình biết là mình thích gì, muốn làm nghề gì ? Cái thiêu ở đây là ngày khi song lớp 12, 18 tuổi đứng trước ngã ba đường , nhưng thực tế là " bọn trẻ trâu ấy" ( ai cũng có một thời như thê). Hầu như chưa có định hướng của chính mình vì chưa hiểu gì để lựa chọn , để đứng trên đôi chân của mình, sống bằng niềm tin và lựa chọn của người khác sẽ không hạnh phúc, tạo ra niềm tin hay thử thách bản thân nhiều hơn Tôi vào đại học năm 2006, ở thời điểm đó, tôi rất tự hào vì mình đỗ ĐH (còn một số bạn của tôi thì không), nhưng càng ngày, tôi càng bớt tự hào, vì:- Vài năm sau, thay vì những người học giỏi/ khá mới đỗ ĐH thì ĐH đã được "phổ cập" tới cả những bạn có học lực trung bình, hoặc dưới cả trung bình (có những trường báo điểm chuẩn 13 - 14 điểm cho 03 môn thi, tức là chưa đạt trung bình cũng đỗ);- Ở trong môi trường ĐH, thay vì phải học (nghề) để ra đời làm việc thì có những người vẫn chạy theo thành tích, mua điểm/ xin điểm/ đổi điểm (bằng nhiều thứ, có cả bằng "tình")... để lấy bằng đẹp;- Học xong thì đi "xin" việc chứ không phải là đi tìm việc, đi làm việc. Và những người "cho" mình việc, trả mình tiền thì lại là những người không học nhiều bằng mình (nhưng thành đạt hơn mình rất nhiều).
Dẫn đường cho tin tặc Hóa ra trước đó, một cán bộ Việt Nam khi dùng nhờ máy tính của ông đã click vào trang web có mã độc. Vì vậy, ông bị xếp vào danh sách đen, bị trung tâm cấm đăng nhập wifi trong một thời gian.Chiều 29/7, khi tin tặc tấn công các sân bay lớn nhất của Việt Nam, tôi có chuyến bay từ Hà Nội đi TP HCM. Khi phải thực hiện mọi thủ tục bằng tay, tôi bỗng nhớ về câu chuyện trên và bắt đầu ý thức được sự nguy hiểm của vấn đề an ninh mạng. Điều lo ngại của tôi càng được củng cố hơn khi ngày 4/8 vừa rồi, một nữ khách hàng của Vietcombank sau một đêm ngủ dậy bỗng thấy tài khoản của mình mất 500 triệu đồng.Tôi đang sử dụng một số thẻ ATM, cũng tham gia Internet Banking (IB). Bạn bè khuyên tôi nên từ bỏ ATM và IB, không để nhiều tiền trong tài khoản, mọi giao dịch thực hiện trực tiếp tại ngân hàng. Nhưng tôi không nghĩ như vậy.Tôi cho rằng, vụ tấn công tại sân bay vừa rồi chưa gây thiệt hại an ninh nghiêm trọng, chưa đe dọa kiểm soát không lưu; trộm cắp qua IB chưa gây đảo lộn cuộc sống phần lớn khách hàng; nhưng nó báo động vấn đề an ninh mạng và yêu cầu bảo vệ người tiêu dùng.Khởi điểm từ phòng thí nghiệm của Tim Berners Lee ở Thụy Sĩ, World Wide Web được phát minh vào năm 1989. Trong vòng 27 năm ấy, xu hướng kỹ thuật số như điện toán đám mây, các dịch vụ web di động, mạng thông minh, các phương tiện truyền thông xã hội... đã làm thay đổi toàn diện hình thức kinh doanh, định hình lại bản chất công việc; nó là động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự đổi mới trong các mô hình kinh doanh, nâng cao tính cạnh tranh và thúc đẩy tăng trưởng, cho phép dễ dàng tiếp cận với thị trường quốc tế.Quan sát ở những quốc gia phát triển, tôi thấy không chỉ có hệ thống tài chính, mà các lĩnh vực khác như y tế, giáo dục, văn hóa xã hội, đặc biệt là an ninh quốc phòng, tất cả đều chạy trên mạng kết nối Internet. Nhưng có một nghịch lý lớn của thời đại, khi mà công nghệ cao mang lại những thành tựu vĩ đại cho con người thì nó cũng được sử dụng để phá hoại con người, gây nên những thiệt hại vô cùng to lớn, những tổn thương không thể lường trước được.Cuộc tấn công không gian mạng chiều 29/7 mới chỉ lấy cắp thông tin cá nhân của khách hàng ở sân bay, tin tặc rạng sáng 4/8 mới chỉ ăn trộm 500 triệu đồng trong tài khoản của một cá nhân, nhưng rất có thể một ngày nào đó chúng sẽ chiếm quyền không lưu điều khiển bay, hay phá hủy dữ liệu của cả hệ thống ngân hàng. Tôi cho rằng, các mối đe dọa không gian mạng, cũng giống như chủ nghĩa khủng bố và các mối đe dọa khác, đòi hỏi mỗi người phải có trách nhiệm lớn trong vấn đề này.Việt Nam, với 48% dân số sử dụng Internet, đang trở thành quốc gia đứng trong tốp 20 nước có tỷ lệ truy cập mạng nhiều nhất thế giới. Đặc biệt, chúng ta nằm trong số bốn quốc gia có tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh nhiều nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khoảng 40% theo số liệu thống kê. Nhưng Việt Nam cũng nằm trong số những quốc gia sử dụng Internet thiếu an toàn nhất thế giới.Phần lớn doanh nghiệp, kể cả cơ quan công sở tại Việt Nam vẫn còn rất bàng quan với vấn đề an ninh mạng. Tâm lý phổ biến là chuyện bị tấn công chắc hẳn sẽ xảy ra với ai đó, chứ không phải với mình.Tại rất nhiều công ty ở Việt Nam, một nhân viên hoàn toàn có thể dễ dàng tải và cài đặt phần mềm miễn phí nào đó trên mạng. Trong khi đó, các cơ quan, tổ chức nước ngoài kiểm soát rất chặt chẽ vấn đề này. Tôi có người bạn đang làm nghiên cứu sinh tại Nhật. Anh cho biết, khi ở lab, anh không được phép vào các trang mạng xã hội bằng thiết bị công, không sử dụng email công việc cho các trao đổi cá nhân… Họ coi bảo mật là vấn đề sống còn và sẽ phạt nặng đối với bất kỳ hành vi vi phạm nào.Ở các nước mà tôi đã đến, tôi thấy ít nơi người dân có thể dễ dàng sử dụng các phần mềm không bản quyền như Việt Nam. Trong khi thống kê cho thấy 90% phần mềm miễn phí có chứa virus và mã độc.Với gần 50 triệu người Việt Nam dùng Internet, với cách sử dụng thiếu an toàn đó, chúng ta đã mở toang bao nhiêu cánh cửa cho tin tặc cài cắm công cụ phá hoại vào hệ thống và có thể kích hoạt tấn công bất cứ lúc nào.Tôi tin rằng, nhiều người cũng như tôi, không thể từ bỏ ATM, IB. Công nghệ được phát minh ra để giúp con người nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhưng nếu người sử dụng thiếu hiểu biết, công nghệ sẽ đến lúc nào đó trở thành công cụ đáng sợ trong tay những kẻ xấu.Những sự cố khởi đầu hy vọng là một cảnh báo ý nghĩa để con người sử dụng Internet trách nhiệm hơn. Bởi trong thời đại này, chúng ta hoàn toàn có thể phải trả giá đắt bởi một thói quen dễ dãi của mình.Trần Văn Phúc Các công ty hãy đầu tư đúng mức về nhân sự IT. Nhiều công ty không có IT, hoặc mức lương IT thấp quá, những người giỏi họ không trụ được vì lương thấp, bị xem như là nhân viên dọn máy, chui gầm bàn, không có tiếng nói. Hiện nay nhiều IT ở các cty trình độ rất kém. Bài viết hay quá, tôi hiểu thêm nhiều vấn đề. Cám ơn tác giả, Vnexpress nên có nhiều bài viết như thế này. Bác quảng nổ đâu rồi nhỉ? Đi một ngày đàng học một sàng dại, sàng đi sàng lại mới được một tí KHÔN. Internet bùng nổ ở nước ta mới chỉ khoảng chục năm nay và các vấn đề liên quan đến an ninh mạng nói chung vẫn còn quá mới mẻ và phức tạp đối với đại đa số người dùng, nói đơn giản là chúng ta vẫn chưa đủ DẠI để học được cái KHÔN. Do ý thức bảo vệ thông tin của người dùng kém, do cơ sở hạ tầng thông tin, do pháp luật chưa cụ thể, chưa có tính răn đe cao, nhiều vđ khác, phải đưa ra giải pháp ngắn hạn trc mắt để bảo vệ người dùng, xây dựng kế hoạch dài hơi cho con em chúng ta, đồng thời có nhiều bài viết ntn để nâng cao ý thức, nhận thức về an ninh mạng Tôi cứ nhĩ CNTT của VN rất khủng, nhưng hóa ra không phải. Buồn. Ở các nước mà tôi đã đến, tôi thấy ít nơi người dân có thể dễ dàng sử dụng các phần mềm không bản quyền như Việt Nam. Trong khi thống kê cho thấy 90% phần mềm miễn phí có chứa virus và mã độc. Cũng muốn tránh nhưng k biết tránh thế nào Sử dụng internet là tham gia vào cuộc chơi mà ta là kẻ nghiệp dư còn chúng quá chuyên nghiệp, nhà cửa đóng then cài chỉ phòng trộm vặt và kẻ tham, nói như vậy để thấy rằng phương án dự phòng (sau đề phòng) là cực kỳ hữu hiệu giúp ta khôi phục lại những gì đã mất sau những cuộc tấn công phá hoại kỳ công, cũng cần làm việc với chính quyền để truy tìm kẻ xấu bắt chúng chịu tội! @Pocket, internet bùng nổ ở nước ta mới chỉ khoảng chục năm nay, nhưng bùng nổ hàng chợ hàng nhái bạn ơi. bài viết quá ý nghĩa Internet của nước ta sử dụng nhiều mà trình độ abc. Trong thời gian tới Việt Nam có thể là điểm đến yêu thích của nhiều tin tặc, hi vọng qua đó các công ty cũng như người tiêu dùng nâng cao ý thức bảo mật cũng như đầu tư vào việc bảo mật nhiều hơn. Đây thật sự là cơ hội lớn cho các công ty bảo mật, hi vọng doanh nghiệp IT Việt biết nắm bắt cơ hội này. người ta luôn cải tiến khoa và ma thì tên trộm cũng luôn tìm cách phá khóa và mã Để hạn chế các sự cố,cần nên trang bị các thiết bị phần cứng không có "cổng sau" (back door) và các phần mềm phải cập nhật thường xuyên để vá các lỗ hỏng và các sai sót. Cần thiết lập nhiều tầng bảo vệ và bảo mật cho hệ thống bao gồm cả phần cứng và phần mềm.Thường xuyên rà soát, củng cố, kiểm tra, giám sát chéo hệ thống nhân sự phụ trách.
Sự im lặng của bão Cơn bão số 3 ập vào. Ngay trước khi chúng tôi cử đoàn công tác đi thực tế, Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương trong một bản tin cập nhật nhất, cho biết bão sẽ đổ bộ vào Nam Định. Hai kíp phóng viên được cử đi Nam Định và Ninh Bình để đón bão.Chiều 18/8, một dải biển Bắc Bộ không thấy bão đâu. Tôi lại cho anh em chạy xuyên từ Ninh Bình tới Đồ Sơn đón gió. Nhưng vẫn không có bão. Thì ra nó vào Hà Nội. Lúc đó, tôi nhìn vào bản tin mà bên trung tâm gửi cho mình: Thiên tai cảnh báo cấp 3, gió ở các tỉnh từ Hải Phòng đến Nam Định cấp 11, 12 giật trên cấp 12. Còn ở Thủ đô, cũng bản tin ấy, lại khẳng định khả năng có gió cấp 7, cấp 8. Thì cũng phải tin, phải nói theo các nhà khoa học. Chúng tôi làm truyền thông, đâu có phương tiện đo gió, đong mây, đoán bão... Tôi ngồi trói chân trong văn phòng. Hà Nội mưa to, gió lớn, cây đổ và ngập cục bộ khắp nơi. Mức độ cảnh giác trước cơn bão số 3, việc chuẩn bị cho công tác chống bão đã được tăng cường rất nhiều sau hậu quả của bão số 1, nhưng dự báo lại sai địa điểm và thời gian bão gây ra gió mạnh, mưa nhiều.Tôi cũng lo lắng. Bão to như vậy, liệu cái mái nhà vừa bắn tôn ở quê có làm sao không? Vì bão số 1 hồi tháng 7 năm nay, tôi đã chịu khổ vì công tác dự báo rồi. Bão số 1 được dự báo theo kịch bản hoàn toàn ngược lại. Các nhà khí tượng nói, bão thường lắm, cấp 8 cấp 9 gì đó thôi. Trước khi bay vào công tác trong TP HCM, tôi còn cẩn thận hỏi lại cậu tổ chức sản xuất: "Bão to không em?". Nếu to thì tôi ở lại. Câu ấy bảo "bình thường". Vậy là tôi đi. Hôm sau thì nghe tin, ngôi nhà ở quê, tuy không phải nhà cổ, nhưng rui mè, ngói lợp cũng khá chắc chắn, đã bị bão làm cho tan tành. Bão tan rồi, nói chuyện với người ở quê, họ bảo chưa từng chứng kiến một cơn bão nào to và lạ thế, gió quần thảo từ 11h đêm đến 1h sáng, rồi đến 1h30 nó quay lại. Hầu hết các ngôi nhà bị tốc mái, cột điện bị gãy đổ. Tới 90% trong tổng số 16.000 cây bị gãy đổ nằm ở Nam Định quê tôi. Điện mất. Mưa. Ngôi nhà thờ phụng tổ tiên phơi trong nước... Nhiều người đã đặt câu hỏi. Câu hỏi cũng đã được chúng tôi đem tới các chuyên gia. Rằng phải chăng việc dự báo của chúng ta đã lạc hậu. Có những phân tích khẳng định dự báo của Hải quân Mỹ và của Nhật về ba trận bão vừa qua đều cùng kết quả như chúng ta thông tin. Ấy vậy mà ở nơi dự báo có tác động lớn thì trên thực tế lại nhỏ; nơi có dự báo nhỏ thì thiệt hại vô cùng.Sau bão số 1, tôi tranh thủ chạy về Nam Định lợp tôn lại cái mái nhà. Nhưng cả tuần sau, mái nhà vẫn chưa thể hoàn thành vì Nam Định mất điện, không cán được tôn. Cuối cùng phải gọi tôn về từ Hà Nội. Nhà lợp xong, có chỗ ra vào, cũng thấy bớt phần áy náy... nhưng khi ra tới ngõ, tới cánh đồng, nhìn gốc cây cổ thụ xác xơ vì bão quật, những vườn chuối tả tơi, tướp lá... tôi lại cảm thấy ngại ngùng. Dù sao tôi cũng là một biên tập viên của kênh truyền hình chuyên biệt về thiên tai, hiểm họa, tức là chịu trách nhiệm truyền tải thông tin về bão đến cho mọi nhà.Trong tôi, có một cơn bão lặng im. Đó là sự lặng im về công tác dự báo, là sự lặng im về công tác khắc phục hậu quả. Đó là một sự lặng im mà hậu quả của nó lớn không kém gì chính những cơn bão. Và những cơn bão của tự nhiên, dù ít nhiều cũng có cách “phòng-chống” thì bão của sự im lặng, không biết đối phó cách nào.Sau bão số 1, khi trách nhiệm được quy về công tác dự báo, Thủ tướng yêu cầu “rút kinh nghiệm sâu sắc”. Chưa ai nhìn thấy sự rút kinh nghiệm này khi mà công tác dự báo bão số 3 lại tiếp tục sai. Và sau bão số 3, sự “rút kinh nghiệm sâu sắc” sẽ tiếp tục được thể hiện ra sao? Tôi và người dân, thực sự không muốn chứng kiến điều này.Lại Trọng Tình Không chỉ dự báo bão, mà dự báo thời tiết cũng vậy thôi. Xem các bản tin dự báo thời tiết hàng ngày trên TV chỉ thấy dự báo được trong ngày, tối hôm trước thì dự báo hôm sau, thỉnh thoảng có dự báo cả tuần thì y hệt dự báo của Mỹ. Các phát thanh viên chương trình này thì hôm nay anh này, ngày mai chị kia, không phải là các nhà khí tượng học như TV các nước phát triển. Những anh chị này ăn mặc thật đẹp, nói rất nhiều về những diễn biến đã qua nhưng rất ít về những gì sắp xảy ra. Họ còn chu đáo tới mức ngày nắng nóng thì nhắc khán giả uống nhiều nước, ra ngoài đường nhớ có cách chống nóng, ngày gió lạnh thì nhớ mặc đủ ấm, có khăn quàng cổ. Cũng tội cho họ, vì chắc chỉ có ít thông tin chuyên nghiệp về dự báo thời tiết nên họ phải "độn" thêm như vậy cho đủ thời lượng. Câu nói vô nghĩa nhất mà lại được dùng nhiều nhất của ta là : RÚT KINH NGHIỆM SÂU SẮC" Ông nhà báo này cũng chủ quan duy ý chí và đôi phần thiển cận. Trước khi đi hỏi cậu nhân viên (vốn không phải chuyên môn) của ông ý là "bão có to không em?", cậu nhân viên trả lời "bình thường", thế là ông lên đường công tác. Nhà đài họ có báo bão bình thường đâu nhỉ? vì ông suy nghĩ bão bình thường nên khi hậu quả xảy ra ông lại chăm chăm đổ lỗi cho người dự báo. Với lại cơn bão số 3 nó vào Hà Nội mà nó không đi qua ven biển Hải Phòng-Nam Định bằng cách nhảy dù chăng? Nghề này ít người học và theo, ra nghề lương thấp, phương tiện và cách dự báo lạc hậu, hỏi sao không sai suốt.... Tôi ở thành phố Nam Định, thứ 6 ngày 19/8/2016 tôi liên tục cập nhật về cơn bão số 3 trên tất cả các phương tiện thông tin có thể nhưng không thể biết được tâm bão cũng như nơi bão đổ bộ. Tôi phân công trực bão, thực hiện việc chống bão cho cơ quan và gia đình rất cẩn thận song đến giờ tôi vẫn k biết được bão đã vào lúc nào. Tôi chẳng bênh gì TT dự báo khí tượng. Tôi đoán bạn Tình làm ở VTC14 ?Tôi cũng nhận thấy rất nhiều bạn nói như đúng rồi.Thưa với các bạn trẻ là : Dự báo khi tuơngj và phóng tàu vũ trụ là 2 việc (gần như duy nhất cho tới lúc này) mà con người vẫn đang vật lộn, kể cả khi đã có những siêu máy tính (kiểu Cray).Không tin ? Các bạn hãy thử tìm hiểu các chương trình, thuật toán dự báo đi thì biết. Đừng trách "Dự báo" các bác ơi!Làm sao chống lại được ông trời?Khi Ông đã cố tình tập kíchTrần gian tài thánh... tránh đằng trời!Hãy cam chịu đi hỡi người đời!Thiên tai đâu phải những cuộc chơiBao giờ cũng có thua và thắngVà đừng mơ hão... thắng được Trời! Bắt thằng trời học tập cải tạo, buộc nó nghe lời mình, không nghe: nhốt . Bài viets của bạn Lại Trọng Tính hay nó thể hienj năng lực trình độ của người quản lý và làm dự báo thời tiết yếu kém.... hậu quả là người dân gánh chịu, ai có trách nhiệm nên từ chức. nếu ko cơ quan chủ quản phải cách chức ho. hãy công bằng với những người làm công tác khí tượng nói chung và công tác dự báo bão nói riêng, mong mọi người nên tìm hiểu về nghề khí tượng trước khi đưa ra các nhận xét cho khách quan. Mỹ, Nhật.... cũng đã nhiều lần dự báo sai cho dù họ có các nhà khoa học hàng đầu làm công tác khí tượng, đã sử dụng các thiết bị tối tân nhất, các siêu máy tính.... phục vụ cho công tác khí tượng chứ không riêng VN chúng ta. hiện nay việc giải các phương trình vật lý khí quyển, các phương trình động lực, nhiệt lực... luôn có các sai số nhất định do ẩn số nhiều hơn số phương trình. công tác dự báo có sai số cũng từ đây mà ra. tôi có đôi điều như vậy, mong mọi người có cái nhìn rộng lượng đối với nghề của chúng tôi. Lại Trọng Tình ơi dự báo thời tiết khó lắm, không dễ đâu. Không tin bạn cứ đăng ký vào ngành này rồi đi làm nghề này xem có khá hơn họ không. Nếu bạn không làm được thì cho con cháu đi học ngành này ngay bây giờ cho dân nhờ. Cám ơn bạn nhiều. Trận bão số 1 Hải Hậu quê tôi cũng bị thiệt hại nặng lắm. Một bài báo hay và ý nghĩa "Đúng quy trình" là phải “rút kinh nghiệm sâu sắc” mà anh Tình! :D Ở một xã hội mà sự tham nhũng xuất hiện ở khắp mọi nơi, mọi cấp độ thì nó như vậy thôi. Bây giờ dự báo bão có nhiều máy móc công cụ hỗ trợ, bản đồ qua vệ tinh ... tuy nhiên yếu tố con người để xử lý thông tin vẫn là yếu tố quan trọng hàng đâu, không có người giỏi, cơ chế cao bằng thì dự báo sai là tất yếu thôi, điển hình dự báo sai cơ bão chanchu năm 2006 là làm thiệt mạng không biết bao nhiêu ngư dân, rất nhiều tầu cá đã bị chìm
Ẩn họa ở phố đi bộ Con bé em bị đớp vào tay, chảy máu, sợ hãi và đau đớn khóc nấc lên. Thằng bé anh im lặng, an ủi và dẫn em về nhà. Bạn tôi cứ đứng đó, bất lực nhìn hai đứa trẻ thất thểu vừa đi vừa khóc. Cuộc luận chiến về cách nuôi chó tại Việt Nam đang tiếp tục nóng trở lại sau khi Bờ Hồ Hoàn Kiếm được quy hoạch thành phố đi bộ, trở thành địa điểm tập trung của nhiều người, và nhiều chó.Bây giờ, giới trẻ ở các thành phố lớn nuôi chó rất cầu kỳ. Các cô gái mua những chiếc địu nhỏ, giá vài trăm nghìn, để địu theo chú chó nhỏ (giá không dưới 10 triệu), khư khư trước bụng, đi chơi, đi mua sắm. Các chàng trai thể hiện sự mạnh mẽ và sành điệu, bằng cách nuôi những chú chó to lớn, đầy nanh nhọn và cơ bắp. Chiều chiều, hoạt động dắt chó ra đường đi dạo được xem như một hình thức thư giãn mới mẻ.Nhưng sự thời thượng thì dễ học, còn sự văn minh thì không đơn giản chỉ là có tiền mua chó. Bạn tôi sống ở Mỹ, đất nước cứ hai người thì có một người nuôi chó, mèo, nhưng anh không nuôi dù rất thích. Lý do là chi phí bắt buộc rất đắt. Ngoài tiền thức ăn, còn phải chăm sóc y tế, tiêm phòng, đóng bảo hiểm... Không chỉ nước Mỹ có luật chăm sóc chó mèo, ở Italy, luật quy định chó mèo phải đi dạo ba lần một tuần. Còn ở Thụy Điển, thì chính chủ nuôi cũng phải vượt qua một bài kiểm tra mới được cấp phép nuôi chó. Một nước trong khu vực là Thái Lan, cũng đã có luật dành cho người nuôi chó mèo từ lâu. Có một đặc điểm chung của tất cả các quốc gia có luật cho người nuôi chó mèo, là có thể bị phạt rất nặng nếu không tuân thủ các quy định ở nơi công cộng. Con chó ra đường phải được rọ mõm, và nếu nó phóng uế, thì người chủ phải dọn.Ở Việt Nam, con chó Tây đắt tiền thì vẫn là con chó Tây đắt tiền, nhưng lề lối nuôi vẫn là “lịch sử để lại”. Những con chó nòi săn nặng 50-60 kg, những con chó mà thế giới ngầm thường dùng để chọi, gân guốc, dữ tợn, vẫn điềm nhiên được người ta dẫn đi dạo phố chỉ với một sợi dây buộc vào cổ, hiếm hoi thấy chúng được rọ mõm. Luật pháp dành cho việc nuôi chó động đến chỉ mất công tranh cãi. Trong nghị định 05/2007 thì nói chung là dắt chó ra nơi công cộng phải rọ mõm. Đến thông tư 48/2009 của Bộ NNPTNT thì lại ghi chú là chỉ rọ mõm “đối với con dữ”? Thế nào là con chó dữ? Ai phân định điều này? Nếu là người chủ, thì chẳng có con chó nào họ nuôi đáng được coi là dữ - chúng luôn dễ thương. “Chó của tôi lành lắm, trông nó thế thôi chứ không cắn đâu” - đó là một lời bảo lãnh hoàn hoàn vô nghĩa. Bởi vì người có sự tự tin của người, còn chó thì có bản năng của thú. Những con chó đã nhiều lần cắn nhau tàn nhẫn trên đường phố. Và cũng đã nhiều lần chúng tấn công con người.Người ta vẫn chưa quên khung cảnh những con chó Doberman và Rottweiler cắn xé khiến chủ nhân của mình phải đi cấp cứu tại Hà Nội đầu năm nay. Trước đó, chính người chủ đã phải lấy thân mình “đỡ” cho hàng xóm khỏi cuộc tấn công do 4 chú chó mình nuôi dưỡng. Con chó đã được nâng lên tầm một thành viên trong xã hội, có khả năng gây ảnh hưởng đến các thành viên khác, và đã đến lúc không thể phân định chúng bằng những cảm quan định tính như là “dữ” hay “hiền”. Con người có “dữ” không? Chẳng ai đặt ra câu hỏi đó: dữ hay hiền không quan trọng, con người được điều chỉnh bằng các khung luật pháp cứng để hạn chế gây nguy hiểm cho người khác.Dù có lập luận ra sao về tình yêu dành cho động vật, thì có một thực tế là có nhiều người trong chúng ta đang sợ chó. Nỗi sợ bản năng với một loài có nanh vuốt. Nỗi sợ nguyên thủy trần trụi ấy tồn tại khi chúng ta ra đường, bất chấp bao nhiêu bộ luật, bao nhiêu tiến bộ về khoa học kỹ thuật, bao nhiêu tổ chức đấu tranh vì quyền con người, bao nhiêu cao ốc và bao nhiêu trung tâm thương mại. Thật đáng buồn khi bên cạnh bao nhiêu cảm xúc tốt đẹp về một không gian văn hóa mới được hình thành bên bờ hồ Hoàn Kiếm, người ta lại phải tranh luận về nỗi sợ những con chó. Những con chó, dù khôn đến mấy, cũng không bao giờ có thể tư duy về giới hạn và trách nhiệm của mình. Việc ấy là của con người.Gia Hiền Sống 1 mình thì tự xử. 2 người thì nếu tin và hiểu nhau, vẫn có thể ngầm hiểu, không cần nói ra lời. Từ 3 người trở lên, phải có bộ quy tắc ứng xử. Bộ quy tắc đó trong phạm vi một nhà gọi là gia phong; trong một nước gọi là LUẬT. Chó ở trong nhà thì dù nó có cắn ai vẫn có thể "xử lý nội bộ", còn cho nó ra ngoài nhà rồi thì phải theo LUẬT, không "rút kinh nghiệm" được. Cảm ơn Gia Hiền, cần lắm những lời đề tỉnh như thế này! Sáng mở mắt đọc được 1 câu hay. "Nhưng sự thời thượng thì dễ học, còn sự văn minh thì không đơn giản chỉ là có tiền mua... " không chỉ là con chó. Luật pháp dành cho việc nuôi chó động đến chỉ mất công tranh cãi. Trong nghị định 05/2007 thì nói chung là dắt chó ra nơi công cộng phải rọ mõm. Đến thông tư 48/2009 thì lại ghi chú là chỉ rọ mõm “đối với con dữ”?Thế này mà cũng được ký, mang ra cho mọi người thực hiện.Làm luật kiểu gì đây? Điều đáng buồn là đa số dân ta mặc nhiên xem đường phố là toilet công cộng dành cho chó. Nếu bạn bước trên con phố đi bộ hoặc những con đường có hàng cây xanh ở giữa, hãy cẩn thận mà nhìn xuống chân, nếu không sẽ giẫm phải "bom mìn". Buồn! Dần dần ta nên kiếm cái xích buộc vào cổ mình cho chó nó dắt cũng nên! Thói đời học cái nếp sống văn minh, cái tốt đẹp thì khó chứ học cái hình thức thì quá dễ! Tôi đồng ý với anh..! Trong con người và động vật phải có giới hạn, giới hạn đó phải cụ thể bằng luật và thực tế là phải có học thức hay trách nhiệm với nó với tác động gián tiếp nó ảnh hưởng hay gây ra. Tôi đã chứng kiến tai nạn thương tâm vì vật nuôi thả rông. Ngõ nhà tôi ở có một nhà mói chuyển đên nuôi 1 con rottwailer. Họ dẫn đi ngoài đườn băng 1 sợi dây bé tí tẹo và không rọ mõm. Mọi người nhắc thì nhà đó cứ khăng khăng chó hiền lắm. Đến khi chúng tôi phải tuyên bố nếu còn không rọ mõm mà chỉ cần làm người già trẻ con sợ ngã xây xước thì sẽ giết ngay con chó mặc dù nó đắt đến mấy cũng kệ. Lúc đó họ mới rọ mõm và xích một cách miễn cưỡng. Thế đáy có tiền + ý thức lùn + luật lằng nhằng chỉ gây nguy hiểm cho xã hội! Như vậy là từ khi có phố đi bộ Hồ Gươm thì ở đó cũng bắt đầu xuất hiện nhiều "chó". Giờ đi bộ nguy hiểm quá. Chủ chó không chịu rọ mõm chó thì người đi bộ biết phải làm sao. Rất đúng. Rất ủng hộ việc rọ mõm chó khi đi ra đường Nhà tôi ở ngay phố sát với Hồ Gươm và đã bao nhiêu năm nay rất khổ sở về vấn nạn CHÓ. Muốn ra Bờ Hồ đi bộ tập thể dục để cải thiện sức khỏe nhưng cứ mỗi lần lấy quyết tâm đi tập thể dục thì nhiều nhất cũng chỉ được dăm hôm rồi lại bỏ vì đi vòng quanh hồ rất nhiều chó: chó to, chó nhỏ cứ chạy vô tư thoải mái ít khi chủ nhân của chó cầm dây dắt mà cứ để chúng chạy vống lên, có lúc các con chó( của các chủ nhân khác nhau) nhìn thấy nhau liền xông vào vờn nhau hoặc đuổi nhau chạy làm mọi người phải dạt sang 1 bên né tránh rất sợ và còn chưa kể đến nếu đi bộ lúc trời tối vô ý dẫm luôn phải phân chó rải rác vòng quanh hồ nữa..,Rất cám ơn Nhà Báo về bài viết và cũng rất rất rất mong Chính quyền có LUẬT nghiêm về nuôi Chó Bài viết rất hay, nhất là câu : "Những con chó, dù khôn đến mấy, cũng không bao giờ có thể tư duy về giới hạn và trách nhiệm của mình. Việc ấy là của con người." Phải có luật ra tay thôi. Lúc này tôi thấy có những con chó săn lớn (chó bec-giê) được người ta dắt chó và xích nó chạy nhong nhong trên đường không rọ mõm. Lưỡi nó thè ra chảy nước dãi... Tôi không biết nếu có áp dụng luật, công an hay người thi hành có dám bắt nó không, chỉ cần thằng chủ nó xì xì một cái là nó đã phập đối phương ngay cổ rồi. lúc đó thằng chủ chỉ nói "xin lỗi" vì không biết nó tự dưng như vậy, cho dù thằng chủ con chó có đền bù tiền thuốc gì đi nữa thì người bị nạn thì đã bị thương và đau đớn. Dường như họ khoe nhau sự giàu có bằng chính những con chó dữ... Anh viết quá hay, quá chuẩn ạ !! Tôi đề nghị phải có rọ mõm cho tất cả các loại chó khi ra đường. Con trai tôi ( một thanh niên) đang đi xe máy gặp 1 người phụ nữ dắt chó (con chó rất to, không có rọ mõm) đã bị con chó đó dứt xích cắn 1 phát vào chân. Chủ chó bất lực không giữ được. Sau đó con tôi đã phải đi tiêm phòng dại và cũng chẳng bắt đền được ai. Ngoài ra cũng đã có nhiều người bị chết vì phát bệnh dại do bị chó cắn. Tôi thấy dù thế nào chó cũng là con vật với bản năng của loài vật, khi con vật đó đi ra khu vực công cộng không thể nói chắc chắn rằng được điều gì. Đề nghị đưa vào luật rõ ràng để bảo vệ tính mạng và sức khỏe con người!
Lý tưởng hay hành động Dép không rẻ, vì bây giờ nghệ nhân Quang bán như một thứ đồ thủ công sắp không còn ai chế tác nữa. Tôi mua vì tính tuềnh toàng, màu đen dễ đi, mà kiểu dáng của đôi dép cũng thanh nhã. Thế rồi đến khi dùng nó đi khắp nơi, mới biết rằng đôi dép lốp có một ý nghĩa biểu tượng.Ở bản Đông, Sê Pôn, Nam Lào, một người già bỗng nhiên chỉ vào đôi dép của tôi và reo lên: “Bộ đội”. Ông không nói được tiếng Việt, chỉ biết hai tiếng ấy. Mảnh đất này, dù trên nước bạn, là một phần lịch sử không thể tách rời của chúng ta: Sê Pôn là một trong những mảnh đất bị ném bom nhiều nhất trong chiến tranh Việt Nam, trên các bản đồ tác chiến cũ của Mỹ còn được đánh dấu bằng bút dạ đỏ, là nơi diễn ra trận Đường 9 Nam Lào lịch sử. Người đàn ông ấy đã chứng kiến tất cả.Ở Svay Rieng, Campuchia, một người phụ nữ lớn tuổi khác, bán hàng rong trên vỉa hè đối diện khách sạn của tôi, cũng lại thích thú chỉ vào đôi dép. “Hà Nội” - bà thốt lên. Người phụ nữ cũng không biết nói tiếng Việt. Hai tiếng ấy và hình ảnh đôi dép tôi đi bằng cách nào đó đã được gieo vào đầu bà từ nửa thế kỷ trước. Svay Rieng cũng là nơi những trái bom B52 đầu tiên rơi xuống trên đất Campuchia. Những người nông dân ấy mang ý niệm về “cách mạng” rất đơn giản, chỉ là một đôi dép. Một lão nông Campuchia bảo tôi, đi theo bộ đội chẳng phải vì lợi ích gì, chỉ vì chịu bất công thì “ăn bát cơm cũng không ngon, nước mắt nước mũi cứ chảy ra”. Ông không biết chữ, chỉ biết trồng sắn. Vì thấy ăn cơm không ngon, nên cầm súng theo bộ đội Việt Nam.Lịch sử của chúng ta đã ghi nhận không biết bao nhiêu con người như thế. Trên mặt báo Pháp thập kỷ 30 thế kỷ trước, nhiều ký giả “mẫu quốc” đã rất ngạc nhiên khi thấy những người nhà-quê đứng lên tấn công họ. Những "người nhà quê" đâu có nhận thức chính trị gì?Đất nước cũng đã được lập nên và giữ vững nhờ những tình cảm đơn giản. Bởi những người nông dân chỉ nhận biết cách mạng qua đôi dép lốp của những người đến với họ, chứ không bằng luận cương, bằng chủ thuyết.Đến hôm nay, 71 năm sau ngày lập nước, khi cuộc sống đã đủ đầy hơn rất nhiều, tôi vẫn gặp những người quyết định hành động bằng động cơ giản đơn về ý nghĩa cuộc sống, chứ không phải vì một chủ thuyết chính trị nào.Một người đàn ông đã dành hơn một thập kỷ qua để đem sách về nông thôn Việt Nam. Anh đang làm chuyên viên, có tiền đồ, vợ con đề huề, thì quyết định bỏ tất cả và đi lang thang, xông vào phòng giáo dục các huyện nói như một “người thần kinh” (theo thú nhận của chính lãnh đạo huyện sau này), rằng phải xây dựng thư viện cho trẻ em. Tuần này, anh sang Pháp nhận một giải thưởng cao quý của UNESCO, vì đã mang sách đến cho hàng chục nghìn em nhỏ.Có hai người trẻ khác, bỏ nhà bỏ cửa, cứ lang bạt trên rừng núi Lạng Sơn để tìm cách khai thác các giống cây thuốc Nam. Họ sợ bà con người Dao sẽ phá rừng, đào cây thuốc bán cho Trung Quốc hết, mất vốn quý của dân tộc.Có một vị hàm thứ trưởng bỏ ghế bây giờ đi quyên góp tiền để mong bữa cơm của các cháu học sinh miền núi có thêm miếng thịt. Có một cậu trí thức mới ngoài 20 tuổi xin lên miền núi làm cán bộ, nhà ở quê có điều kiện, bố mẹ mua xe cho đi làm. Nhưng cậu sợ đồng bào suy nghĩ, lấy xe máy cọc cạch đi leo đồi để học tiếng đồng bào.Thời đại bây giờ, với các luồng tri thức mới, với Internet và mạng xã hội, bàn về “chủ thuyết” thì chín người mười ý. Ở khắp nơi tôi vẫn thấy bạn bè mình tranh luận về các con đường vĩ mô. Tôi không dám lạm bàn về những cuộc luận chiến đầy căng thẳng giữa các trí thức thành thị này. Nhưng vẫn còn có những người quyết định hành động bằng những động cơ giản đơn.Vẫn còn rất nhiều người, mà động cơ của họ không phải là một chủ thuyết chính trị nào, không phải là một tư tưởng lớn nào. Họ làm nhiều điều phi lý bằng một động lực không cần giải thích - như những người nông dân tôi đã gặp đâu đó dọc Trường Sơn Tây.Ngày 2/9 năm nay, tôi rất muốn tin rằng những con người như thế vẫn còn nhiều trong xã hội. Những người không trình bày nhiều về lý tưởng, chỉ âm thầm bù đắp cho đất nước mình.Tôi rất muốn hỏi, rằng giữa  một cuộc tranh luận để chọn ra lý tưởng lớn, và một hành động vì ý tưởng nhỏ, thì bạn sẽ quyết định chọn điều gì?Đức Hoàng Anh Đức Hoàng ạ,tôi nghĩ tôi hiểu thông điệp của anh anh về chuyện lý thuyết suông và hành động cụ thể. Nhưng tôi xin bàn thêm một chút về cách anh truyền đạt thông điệp như sau. Tôi nghĩ thế này 1- Chủ thuyết với lý tưởng không phải là một khái niệm. Anh đưa vào dùng chung để diễn đạt một cùng một quan niệm thì chưa hợp lý. Những ví dụ anh nêu thì tôi thấy ai cũng có lý tưởng cả. Còn họ theo chủ thuyết nào hay không thì chúng ta không biết nên khó mà bàn được. 2- Hành động mà không có lý tưởng thì cũng dễ sai lầm lắm ạ. Anh đưa ví dụ về những người nông dân đi theo con đường đúng. Nhưng cũng có không ít những ví dụ về những người đã bị dụ dỗ theo con đường lầm lạc - họ cũng hành động theo cảm tính mà không nghĩ nhiều. 3- Theo tôi nghĩ, cần phải khai sáng cho người dân mọi tầng lớp bằng tri thức, , chỉ có điều là dùng cách tiếp cận thế nào cho hiệu quả thôi. Nếu người dân hiểu biết và có lý tưởng, thì họ sẽ có niềm tin có cơ sở chứ không phải chỉ là đi theo, nghe theo ai đó, và cơ hội để họ hành động tích cực, đúng đắn sẽ cao hơn nhiều và họ sẽ ít bị dụ dỗ, lung lạc. Về câu hỏi cuối bài của anh, xin trả lời rằng cá nhân tôi đã chọn cho mình lý tưởng và tôi hành động trên nền tảng lý tưởng ấy, đồng nghĩa với việc là tôi không hành động nếu nó là mâu thuẫn với lý tưởng của tôi. Cuối cùng, cảm ơn anh về bài viết. Hi ĐH, "một hành động vì ý tưởng nhỏ". Mình không đủ tài để làm những việc vĩ mô, hãy nhắc con, em, cháu chắt mình hàng ngày xây dựng nơi mình sống ngày một đẹp hơn: Ko vứt rác, ko đậu xe bừa bãi, ko đi ngược chiều, ko vượt đèn đỏ, không khạc nhổ trong cầu thang máy... mỗi người một chút nhỏ sẽ có một đất nước lớn! Một bài viết rất hay về dịp lễ 2/9 mà rất lâu rồi đến tận hôm nay tôi mới thấy. Cảm ơn Đức Hoàng đã cho tôi một cảm nhận rất tốt đẹp về cuộc sống. Không khuôn sáo, không đao to búa lớn, không "tròn vành rõ chữ" như những điều ta vẫn thấy trong cuộc sống hằng ngày. Ý nghĩa nhất là câu kết thúc bài viết của bạn quá tuyệt vời !! Biết ăn, biết nói rồi mới biết làm Đức Hoàng ơi. Cái anh nêu lên thoảng nghe thì nó vi mô, nhưng là cái vĩ mô đấy. Vĩ mô vì nó thật theo nghĩa đen, thật như anh vừa viết bài và tôi đang ngồi gõ những chữ này.Cái vi mô nhất chính là bản thân mình. Mỗi cá nhân lo cho bản thân, cho gia đình sống tốt, sống không vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức thì đương nhiên cả xã hội sẽ tốt. Cứ mỗi người sống tốt, mỗi gia đình sống tốt thì tỉ lệ % ấy lại cao lên. Đừng nghĩ đến bù đắp điều gì cho ai khi thân lo chẳng xong. Lại một bài viết đầy lay động của Đức Hoàng, nhà báo tôi vô cùng trân trọng.Cảm ơn anh về những nghĩ suy trong ngày Quốc khánh lần thứ 71. "Vẫn còn rất nhiều người, mà động cơ của họ không phải là một chủ thuyết chính trị nào, không phải là một tư tưởng lớn nào. Họ làm nhiều điều phi lý bằng một động lực không cần giải thích - như những người nông dân tôi đã gặp đâu đó dọc Trường Sơn Tây". Vâng, anh Đức Hoàng đã trả lời hộ cho chị Tạ Bích Loan về cái "động cơ ". Lý tưởng lớn mà không làm đến nơi thì chẳng mang lại điều gì. Nhiều lý tưởng nhỏ được làm tốt sẽ có tác động lan tỏa rất lớn. Nhưng ai cũng có việc của mình. Đức Hoàng đang làm rất tốt. Tôi chọn cả hai đó đức hoàng ạ.Hành động nhỏ giúp nuôi dưởng lý tưởng lớn Câu hỏi không chính xác. Ai có việc của người nấy, không thể so sánh được ( về tầm quan trọng). Mình đã chọn được hành động nhỏ bé là hàng ngày đi chợ xách theo 4-5 cái hộp để đựng tôm, cá, thịt, và một cái BigC Giữ xanh môi trường. Mình mua những thứ cần bỏ hộp trước, tiếp đó mua củ quả xếp lên trên, cuối cùng là các loại rau (để không bị hộp, củ quả làm nát). Từ khi làm như thế, trung bình mỗi ngày mình đã không thải ra môi trường từ 5-10 túi bóng tiện lợi. Rác nhà mình trước đây ngày một giỏ, giờ 3-4 ngày mới một giỏ. Mình rất muốn tất cả các bà mẹ trên đất nước Việt Nam làm như thế để giảm thiểu rác thải túi bóng khó phân hủy và gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí (khi đốt) này. ( Biết là Comment không ăn nhập với bài viết lắm - nhưng vì lo cho môi trường quá nên cứ viết) Nếu mười ý tưởng nhỏ mà thiết thực thì sẽ hơn cái lý tưởng lớn kia. Bây giờ người ta không thích làm việc nhỏ cái gì cũng muốn nhất , dụ án phải ngàn tỷ. Còn việc quần áo mới hay bữa cơm có thịt thì làm cũng chả có ... iếng. Bai viet y nghia, hay qua di. Mình rất đồng ý với tác gỉa bài viết. Mình cũng từng là một người nói nhiều hơn hành động, và trả gía cho tính bốc đồng đó. Vì thế mà mình đã học được điều này mà bây giờ mình vẫn còn học là, để bắt đầu làm một việc gì đó thì đầu tiên phải ngừng nói!!!! cách tốt nhất để hành động là hành động.! Nói qúa nhiều, tự tin qúa đều rất nguy hiểm. Đồng ý với tác giả, khi từng người chúng ta cùng hành động để thay đổi tính xấu của người Việt, thay đổi các tư duy cổ hủ, làm việc có ích cho gia đình và cộng đồng, thì một cách tự nhiên là tầm văn minh xã hội sẽ được nâng lên, sức mạnh dân tộc cũng sẽ từ đó mà ra. Dân bao giờ cũng là gốc, dân văn minh sẽ sinh ra các thế hệ lãnh đạo từ chủ tịch phường, bí thư huyện, .... tốt hơn. Chứ không phải chỉ biết hô hào ăn to nói lớn mà ra đường giao thông vẫn vô tổ chức, rác thải vẫn xả bừa bãi, vẫn nhậu nhẹt bù khú, vẫn lừa lọc đầu độc nhau. Như thế thì không tài nào thay đổi nổi, vì chỉ nghĩ đến cái lớn mà không thay đổi từng cái nhỏ thì cuối cùng cái lớn cũng sẽ khó tiến bộ. Tất nhiên là làm được cả hai cùng một lúc thì quá tốt, là điều tối ưu. Tuy nhiên cái gốc bao giờ cũng nên được chú ý hơn cái ngọn, khi cái gốc được thay đổi thì cái ngọn sẽ thay đổi theo một cách tự nhiên và cây mới sống khỏe được. Những ý tưởng lớn sẽ làm thay đổi xã hội, tất nhiên cũng rất cần những con người hành động. Nhưng chỉ vài hành động đơn lẻ không thể làm xã hội tốt đẹp lên được, ảnh hưởng lớn lên xã hội chính là các quyết sách của những người có quyền bạn ah
Người Việt nhỏ bé Riêng môn Tiếng Việt có tới 4 cuốn sách và 4 cuốn vở. Tôi cố thuyết phục cháu bỏ bớt ra cho đỡ nặng nhưng không thành công, vì cháu bảo cô giáo yêu cầu phải có đủ chừng đó sách vở.Tôi mới thực hiện một khảo sát nhỏ, lấy đối tượng là khoảng 100 học sinh lớp 9 của một trường trung học cơ sở ở Hà Nội.Các câu hỏi và kết quả như sau:- Em có tập đều đặn một môn thể thao nào không? (Hơn 90% trả lời là “không”).- Bố mẹ có định kỳ đo chiều cao cân nặng của em không? (Hơn 90% trả lời là “không”).- Bố mẹ có khuyến khích em tập thể dục hoặc chơi một môn thể thao không? (Hơn 90% trả lời là “không”)- Bố mẹ có cho em đi học thêm các môn như văn, toán, ngoại ngữ… không? (Gần 100% câu trả lời là “có”).Môn học nào là quan trọng đối với học sinh, nhất là ở độ tuổi 11 đến 15, độ tuổi vàng của đời người để phát triển tầm vóc và thể lực? Không nhiều phụ huynh đề cao môn thể dục. Rất ít người có ý thức dành cho con một quỹ thời gian bắt buộc trong cái lịch học triền miên kín mít để chơi thể thao. Dù nhiều người vẫn nhận thức được rằng một trong các yếu tố quyết định tầm vóc và thể lực chính là chế độ tập luyện tốt.Hơn 10 năm nay tôi làm việc cho một dự án giáo dục của Nhật Bản. Nhiều lần tôi và các chuyên gia người Nhật đứng hàng giờ để quan sát giờ thể dục tại các trường học. Điều khiến họ rất ngạc nhiên là tại sao cả lớp đều tập một môn giống nhau như đánh cầu lông, đá cầu hoặc chạy, trong khi việc lựa chọn một hoạt động theo sở thích, phù hợp thể chất, đặc biệt là đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ là điều cực kỳ quan trọng.Tôi chỉ có thể lý giải rằng, ở các trường công lập, cơ sở vật chất nghèo nàn, nguồn lực tài chính hạn hẹp lại không được huy động phụ huynh đóng góp, thì thầy cô có cố gắng và tâm huyết đến mấy cũng không thể tạo cho các em môi trường rèn luyện thể chất một cách bài bản và hiệu quả.Tôi cũng từng nhiều lần đến thăm các trường học ở Nhật Bản. Môn thể dục được xếp vào giờ ngoại khóa. Các hoạt động ngoại khóa như vậy gọi là bukatsudo, được tổ chức dựa trên nhu cầu, khả năng và sở thích của học sinh. Vì vậy mỗi môn như bắn cung, bơi lội, bóng chày… đều có sự tham gia của học sinh các khối, các lớp. Có rất nhiều môn để học sinh lựa chọn nên không có sự bắt buộc một em không thể chạy phải tập chạy, hay một em sợ nước phải tập bơi.Giáo dục thể chất hoàn toàn không được coi trọng và đầu tư xứng đáng, cũng như hoàn toàn không có cơ hội và điều kiện để làm đúng, làm tốt vai trò của nó: góp phần cải thiện và nâng cao tầm vóc, thể trạng của học sinh. Đây là sự thật tồn tại ở toàn bộ hệ thống trường công tại Việt Nam. Môn thể dục, dưới góc nhìn của tôi, là cực kỳ quan trọng, nhưng thực tế nó vẫn chỉ mang sứ mệnh duy nhất là đảm bảo đủ số đầu điểm cho một cuốn học bạ, để phụ huynh nhìn vào có thể yên tâm rằng con em mình đã được đào tạo một cách toàn diện cả trí và lực.Trong hơn 100 học sinh lớp 9 mà tôi đã tiến hành khảo sát, tỷ lệ béo chậm, uể oải hoặc thấp còi, gầy yếu chiếm đa số. Tôi lấy làm lạ, bố mẹ có thể không tiếc tiền đầu tư cho con ăn, học. Ước mơ của bố mẹ là nhồi nhét vào đầu con càng nhiều kiến thức sách vở càng tốt, mà quên mất rằng điều kiện tiên quyết giúp con gánh vác được những áp lực học hành, thi cử, cũng như giúp con đối chọi được mọi thử thách trong cuộc sống sau này, đó chính là sức khỏe, sự dẻo dai và tinh nhanh… Những thứ đó không phải tự nhiên mà có.Một thống kê mới đây cho biết, người Việt Nam nằm trong số 5 quốc gia có chiều cao trung bình thấp nhất thế giới. Ở Đông Nam Á, chúng ta chỉ cao hơn Philippines, Indonesia và thấp hơn hẳn Campuchia. Tuy chưa có nghiên cứu cụ thể nhưng tôi cho rằng, kết quả này có thể góp phần lý giải cho hiện tượng năng suất lao động của người Việt luôn ở mức thấp của thế giới và ngày càng tụt hậu so với các nước trong khu vực. Bởi hiệu quả học tập hay năng suất lao động không thể được tạo ra từ một chủ thể suy nhược.Con tôi, nói rộng hơn là con của chúng ta, có thể vẫn sẽ vác được chiếc ba lô 7 kg hàng ngày đến lớp. Nhưng trong tương lai, chúng sẽ gánh vác được những gì trên chính đôi vai mình mới là điều quan trọng. Muốn trả lời tốt câu hỏi đó, tôi thực sự mong các con chúng ta được chuẩn bị tốt về nền tảng thể chất, để chúng trước hết, không phải là những người Việt nhỏ bé và yếu ớt.Đỗ Sông Hương Cha mẹ yếu vì rượu, thuốc lá, cho nên con giống yếu. Con giống yếu lại thiếu dinh dưỡng, thiếu thể dục thể thao làm sao phát triển thể chất được.Thể chất yếu làm sao phát triển trí tuệ tốt được.Hệ quả là: thể chất người Việt thấp kém nhất ĐNA. Giáo dục Việt Nam quá lệch lạc. Không hiểu các lãnh đạo đi học tập, quan sát ở các nước tiên tiến như thế nào, rồi cải cách giáo dục suốt mà tình hình ko cải thiện gì. Bài viết quá chuẩn xác. Tôi hy vọng môn giáo dục thể chất sẽ được coi trọng như các môn tiếng Anh, Toán, Văn trong trường học. Ngoài ra hãy học tập Nhật khi đưa sữa tươi miễn phí vào các trường học, tăng cường chất lượng bữa ăn cho các cháu,... Có như vậy chúng ta mới có 1 thế hệ mạnh khỏe, tầm vóc tốt hơn Đeo ba lô hơn 10 kg đi học lớp bốn , tuy cháu còn nhỏ nhưng đã tập hành quân giả ngoại , lớn lên vào quân đội sẽ trở thành một chiến binh anh dũng giống như " Cô du kích nhỏ dương cao súng , thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu " Nói đến giáo dục của nước ta hiện tại, nếu thống kê thì con số những mặt dở chắc chắn lấn át những mặt hay, mà tình trạng này đã tồn tại hàng chục năm rồi. Có lẽ đây là một trong những yếu tố góp phần không nhỏ vào nguyên nhân làm xã hội ta tụt hậu. Theo tôi, việc giáo dục thể chất ở nhà trường không chỉ đơn thuần là DẠY TẬP THỂ DỤC, cho học sinh lựa chọn môn nào, chạy, nhảy dây, bóng chuyền, bóng rổ. Giáo dục thể chất còn phải có SỨ MỆNH TRUYỀN ĐẠT CHO HỌC SINH KIẾN THỨC VỀ BẢO VỆ SỨC KHỎE. Cần ăn, uống, tập tành, ngủ, nghỉ sao để có kết quả tốt nhất trong lao động, học tập. Khi đó, các con sẽ hào hứng, hứng thú với thể thao, coi thể thao đơn giản, nhẹ nhàng như cơm ăn, nước uống. Từ đó, mơ ước cải thiện giống nòi, phát triển văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng... mới thành hiện thực! Đồng ý bài viết của Đỗ Sông Hương, nó là thực trạng hiện tại mà chúng ta phải đối mặt, tất cả chúng ta đều có lỗi, từ Phụ huynh, từ các nhà quản lý giáo dục, thầy cô giáo,...Liệu lỗi tư duy hệ thống có thể thay đổi một sớm một chiều??? Một bài viết rất hay, rất thực tế . Rất mong các bậc phụ huynh, các nhà lãnh đạo và quản lý quan tâm đến giáo dục thể chất cho con em chúng ta. Tôi mới có cơ hội sang Mỹ 2 tháng, sống ở một khu dân cư của một thành phố ở Mỹ, mới có cơ hội so sánh giáo dục thể chất của Mỹ và của ta. Ở Mỹ, cha mẹ, chính quyền, các nhà quy hoạch quan tâm đến giáo dục thể chất cho trẻ em cũng như ở ta, cha mẹ đua nhau cho con đi học thêm toán, hóa, lý vậy. Tôi đã tận mắt nhìn các em bé 18 tháng và 2 tuổi học bơi. Trong khi đó, ở ta một nước có nhiều sông suối mà trẻ em không tập bơi để đến nỗi sinh viên cũng bị chết đuối. Không có thể chất tốt thì không làm được việc gì. Chúng tôi có cùng suy nghĩ và bức xúc như chị. Với chương trình học như con tôi hiện nay: từ sáng đến chiều học ở trường tối đến có hàng đống bài tập, cháu còn rất ít thời gian cho chính mình thậm chí chỉ tắm gội lúc 11h đêm nói chi đến tập thể dục, làm việc nhà, tiếp xúc thiên nhiên, học nhạc, họa gì nữa. Đó là tôi không cho con học thêm gì cả, trong lúc rất nhiều các cháu khác còn đi học thêm nữa! Em đọc bài của chị thấy nản tình hình giáo dục tiểu học tại một số trường hiện nay. Vẫn quá rập khuôn. Tình trạng một môn mà hai ba cuốn tập để chép bài là có thực và cũng giải thích tại sao Việt nam lại có nhiều học sinh cận thị đến như vậy. Thiết nghĩ, chị nên cho con chị chơi lầy một bữa, ví dụ không làm bài về nhà, ra đường chơi với hàng xóm. Sữa bán giá cao ngất mà lãnh đạo cty sữa được khen ngợi tài giỏi là sao ?! Trẻ em thiếu sữa từ nhỏ thì làm sao phát triển được thể chất tốt. Các nước khác cho con nít uống sữa miễn phí trong trường học, sữa tươi được bán với giá rất rẻ nên con nít ở nhà có thể uống sữa thay nước giải khát ! Nguyên nhân cốt lõi là ít uống sữa (còn tại sao ít uống sữa thì hỏi bên thuế) Muốn đạt được những điều trên thì chỉ cần làm 1 việc duy nhất thôi, 1 việc bắt buộc quốc gia nào cũng phải làm nếu muốn phát triển:" Chống tham nhũng". Không biết người soạn các tiêu chí về trường chuẩn quốc gia nghĩ sao? Thấy trường nào cũng đạt chuẩn quốc gia cả, có trường tới chuẩn 2 rồi mà chẳng có cơ sở vật chất gì cho thể dục, thể thao cả. Đọc các tiêu chí thấy chuẩn về hồ sơ, sổ sách, chuẩn về bằng cấp giáo viên... vừa qua còn có văn bản quy định giáo viên phải có sổ lưu công văn đến nữa... chán thật Nhật Bản từ một đất nước toàn những người nhỏ bé vươn tới tầm vóc ngày nay đó là kết quả từ nỗ lực của một số nhà lãnh đạo Nhật trong thời hiện đại. Đây là một việc khó nhưng họ đã thành công. Việt Nam từ một đất nước toàn những người mạnh mẽ trở nên tình trạng ngày nay đó cũng là kết quả từ nỗ lực của một số người. Đây là một việc không tưởng nhưng họ cũng đã thành công. Châu Á - Phương Đông luôn bí ẩn và đầy kỳ tích.
2.000 tỷ lặng im Rồi như sợ vợ chồng tôi lo lắng, chú trấn an rằng: nghe đâu tới tháng 6 có tiền cứu nạn từ Trung ương. Có tiền người ta sẽ nạo vét hồ chứa, khơi kênh rạch dẫn nước về đồng; có tiền chú cũng sắm thêm cái máy bơm nước để chạy. Khỏi lo nghen.Bây giờ là đầu tháng 9. Hôm 25/8, khi Tổ công tác của Thủ tướng làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, người ta mới biết hơn 2.000 tỷ đồng cứu trợ cho các tỉnh ĐBSCL vẫn còn treo ở đâu đó, chưa tỉnh nào rút được một xu. Số tiền này theo kế hoạch phải được phân bổ trong tháng 5 và 6, mỗi tỉnh được khoảng 80 tỷ, để khắc phục hậu quả hạn mặn, hỗ trợ nông dân tiếp tục làm ăn, canh tác.Đây chỉ là một trong vô vàn ví dụ về sự chậm trễ giải ngân của những chương trình cứu trợ; chỉ là một trong rất nhiều câu chuyện về sự dang dở trong điều hành, xử lý những việc cấp bách liên quan đến số phận của hàng trăm nghìn người dân. Ở miền Trung, 4 tháng sau sự cố nhiễm độc biển do Formosa gây ra, ngư dân vẫn gác mái chèo chờ đợi, nhìn ngư cụ rỉ sét, xuống cấp từng ngày. Việc thống nhất số tiền bồi thường đã hoàn thành từ tháng 6. Đến nay, Formosa đã chuyển xong 500 triệu USD, nhưng phương án phân bổ kinh phí bồi thường, hỗ trợ ngư dân vẫn chưa có. Tôi không biết phải bao nhiêu lâu nữa, những đồng tiền ít ỏi mới đến được với người dân.Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 đã thống nhất hành động và tuyên thệ trước quốc dân đồng bào về quyết tâm xây dựng một chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động và phục vụ nhân dân. Thế nhưng, vẫn còn những câu chuyện thực tế, như Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói: “Chủ trương của Thủ tướng là xử lý cấp bách để giải quyết tình trạng hạn mặn, đơn giản thủ tục để triển khai được ngay. Vậy mà giờ bao nhiêu cà phê, hồ tiêu bị hạn đã chết lâu rồi, đâu thể chờ các bộ họp xong được”.Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phân trần, chuyện giải ngân chậm trễ là do Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn không thống nhất được quan điểm dù đã họp lên họp xuống nhiều lần.Trong cách giải thích đó, tôi thấy một phần sự chồng chéo về trách nhiệm, thẩm quyền giữa các cơ quan công quyền của ta. Nó là nguyên nhân gây ra khó khăn trong việc xác định trách nhiệm, trong sự thống nhất cách giải quyết các vấn đề lớn nhỏ. Mặt khác tôi cũng thấy rõ thái độ của cơ quan công quyền. Họ chưa đặt người dân làm trung tâm phục vụ; chưa hoạt động vì quyền lợi và nhu cầu của người dân.Các thủ tục hành chính cần phải được thực hiện theo đúng tinh thần của một nền hành chính vì dân chứ không phải “hành là chính” như người dân than phiền. Đó cũng là cách hành xử theo hướng tôn trọng người dân của cơ quan công quyền. Chừng nào các công bộc chưa hành động vì dân, chừng đó hiện tượng “dân cần, quan không vội” hay thái độ phục vụ “sống chết mặc bay” sẽ còn tồn tại. Và nó sẽ là trở lực lớn trên con đường xây dựng một chính phủ liêm chính, kiến tạo và phục vụ nhân dân như mong muốn.Trong khi tiền cứu trợ chưa về, một mùa hạn mặn nữa lại sắp đến với miền Tây. Chú vợ tôi những ngày này chắc vẫn đang rảnh rỗi, chơi không. Nhưng tôi không biết có nên gọi hỏi thăm chú không, bởi tôi sẽ lúng túng lắm nếu lại nghe chú nói: “Khỏi lo nghen”.Lý Ngọc Thanh Cảm ơn tác giả Lý Ngọc Thanh đã nói giúp những điều chúng tôi đang muốn nói ! Sống chết mặc bay. Tui đi vay ngân hàng, dù giấy tờ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ nhưng tiền vẫn kẹt ở đâu đâu đó. Cuối cùng phải tốn 6 % cho dịch vụ mới nhìn được nụ cười của đồng tiền. Các bác nông dân nên thuê dịch vụ cho nhanh. Cơ chế vẫn còn quan liêu, chậm trễ thì nhân dân còn khổ nhiều anh ạ. Chỗ em có dự án cải tạo đường, có cái trăm mét mà cả năm không xong anh ạ. Từ lãnh đạo đến người thực hiện dường như họ không bao giờ đặt mình vào vị trí của người dân. Một sự thờ ơ vô cảm. Bao giờ các vị lãnh đạo: "của dân, do dân và vì dân". Dân nhân đừng "no", để chúng tôi "no". Đây là câu nói bất hủ của các bác lãnh đạo Tệ hơn là họ không làm gì để hạn chế thiếu nước do đập trên sông Mê công gây nên cả. Người Nhật nói: Người Việt nếu không đổi cái tư duy chỉ nhìn cái lợi trước mắt thì sẽ mãi không phát triển các nước khác. " Mặt khác tôi cũng thấy rõ thái độ của cơ quan công quyền. Họ chưa đặt người dân làm trung tâm phục vụ; chưa hoạt động vì quyền lợi và nhu cầu của người dân." ý kiến này em thấy đúng lắm anh ạ, và cần lưu ý, vì nó đã như vậy, vẫn như vậy , và sẽ như vậy thực sự rất khó để thay đổi. Đúng ra cơ quan công quyền nên bắt đầu học cách đặt người dân làm trung tâm phục vụ, hành động vì quyền lợi và nhu cầu của người dân. khỏi lo nghen ! cứ từ từ phải hợp thêm vài buổi nữa ... tại vì chưa thống nhất đc ! khi nào thống nhất đc rồi hẵng tính nghen... yên tâm khỏi lo nghen !!!!! Thương người dân, về quê đi chợ không có lấy 01 con cá biển, hàng quán, khách sạn thì vắng teo đìu hiu. Nghĩ 500 triệu đô đến tay người dân được bao nhiêu???? Phát biểu của các quan thì hay lắm, nhưng thực hiện thì phải đúng quy trình nên khi tiền đến dân thì chỉ là những đồng bạc lẻ thôi. Thương quá những người dân nghèo. Những người lãnh chịu hậu quả của những dự án mang lại lợi nhuận cho những quan tham, làm nghèo đất nước. Tác giả bài viết có vẻ hơi ...ở trên..... trời. Toàn viết và kêu những điều mà thực tế cần phải từ từ...đến mùa hạn mặn lần thứ "n" nữa là...có phương án ăn chia - Xong ! Tiền này không trích % hoa hồng được nên không ai muốn giải ngân đó mà
Khi chính quyền lạm quyền Đó là bản hiến pháp đầu tiên, xây nền móng cho nền pháp luật sau này. Thầy Thanh đã dành hàng chục năm để nghiên cứu về pháp quyền. Ông nói hành xử vô pháp vô thiên là cách làm suy yếu chính quyền nhanh nhất.Gần đây biểu hiện nôn nóng, lạm quyền của công chức các cơ quan nhà nước đang có xu hướng xuất hiện nhiều trở lại.Ngày 16/8, UBND thị trấn Tân Túc (Bình Chánh) đã đình chỉ thi công công trình vi phạm của quán cà phê Xin Chào. Theo đó, chủ quán là ông Tấn xây dựng công trình bằng container trên đất vườn, không được phép xây dựng và yêu cầu dừng cấp điện, nước với công trình vi phạm. UBND thành phố trong cuộc làm việc sau đó khẳng định việc cắt điện, nước là không đúng tinh thần của Luật Xây dựng mới, UBND thị trấn Tân Túc đã làm sai.Hồi tháng 7, Công ty Điện lực An Phú Đông, TP HCM cũng từ chối đề nghị ngừng cấp điện đối với một cơ sở sản xuất nước đá ở phường Trung Mỹ Tây (quận 12) do phát sinh tiếng ồn vượt quy định. Mới đây, Công ty Điện lực Tân Bình cắt điện ở chung cư Bảy Hiền Tower do chung cư này vi phạm xây dựng.Trong lĩnh vực môi trường, Nghị định 117/2009 cho phép cưỡng chế ngừng cung cấp điện, nước đối với các cơ sở gây ô nhiễm không chấp hành quyết định xử phạt. Tuy nhiên, từ cuối 2013, Nghị định 179 thay thế không còn quy định biện pháp cưỡng chế trên. Tương tự, theo Luật Xây dựng năm 2003 thì chính quyền có quyền yêu cầu không cung cấp điện, nước và các hoạt động dịch vụ khác đối với những công trình vi phạm xây dựng nhưng Luật Xây dựng 2014 không còn quy định chuyện này nữa. Cũng vì thế ngày 27/5 vừa qua, Bộ Công Thương có hướng dẫn không ngừng cấp điện theo yêu cầu của các cơ quan chức năng trong trường hợp vi phạm Luật Xây dựng. Trong đời sống, người dân có quyền làm những gì pháp luật không cấm, nhưng trong hoạt động công vụ, chính quyền chỉ được làm những gì luật cho phép. Đó là một trong những biểu hiện quan trọng nhất của nhà nước pháp quyền. Quy định như thế là để tránh sự tùy tiện, lạm quyền, xâm hại đến lợi ích của người khác vì lý do công vụ. Chính quyền phải tăng cường khả năng thực thi công vụ, chứ không thể hạn chế quyền năng và nghĩa vụ dân sự của người dân để đạt được mục đích quản lý của mình. Việc hạn chế quyền năng dân sự chỉ được thực hiện trong tình thế khẩn cấp do luật định hoặc khi có bản án của Tòa.Việc cung cấp điện, nước và các dịch vụ khác được thực hiện trên cơ sở hợp đồng kinh tế hoặc dân sự. Trong đó bổn phận của mỗi bên là phải thực hiện những cam kết của mình. Việc buộc một bên ngừng cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho bên còn lại thực chất là một hình thức “bao vây, cấm vận” mà trong đó nhà nước đã dùng quyền lực hành chính can thiệp vào nghĩa vụ theo hợp đồng, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của dân.Trong vụ toà nhà 8B Lê Trực cũng đã có ý kiến của đòi “cắt điện nước” để bắt chủ đầu tư toà nhà này phá dỡ các phần xây không phép. Dù đó thực sự là một vụ vi phạm luật Xây dựng nghiêm trọng nhưng ý kiến đó là sự khuyến khích lạm quyền.Các vụ cắt điện nước và đòi cắt điện nước ngoài thẩm quyền chỉ là những ví dụ nhỏ nhưng tiêu biểu cho một thái độ “lạm quyền” dường như đã thành một nếp nghĩ. Trong tố tụng, sự lạm quyền đã để lại nhiều bài học cay đắng cho người làm sai và gây ra những hậu quả to lớn cho người bị oan, gây ảnh hưởng niềm tin của dân với chính quyền. Bức cung, nhục hình là một trong những biểu hiện của lạm quyền trong hoạt động tố tụng, nó thường chỉ được phát hiện và chứng minh sau khi đã có kết luận là án oan. Pháp quyền phải thật sự là những nguyên tắc không được xâm phạm. Chính quyền nào cũng phải tôn trọng điều đó. Nếu cứ tái diễn, chúng ta sẽ có thêm nhiều Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén và những vụ án quán Xin Chào, khiến người dân mất niềm tin.Đức Hiển bất kể vì lý do gì , khi chính quyền giải tỏa, giải phóng mặt bằng mà dùng biện pháp cắt điện, cắt nước để ép buộc người dân đều đê hèn và chứng tỏ họ là những cán bộ kém năng lực ! Chính quyền ở tất cả các cấp đang tự cho mình là quan phụ mẫu cha mẹ của dân nên họ làm việc với kiểu áp đặt cho mình là đúng họ đứng trên pháp luật họ xem dân như công cụ để họ cai tri vậy nên mới sinh ra tình trạng như vậy ! Sau khi đọc tiêu đề,Tôi kỳ vọng bài viết đề cập nhiều vấn đề trong cuộc sống mà ở đó có dấu ấn của sự lạm quyền, nhiều, nhiều lắm.Nhưng nội dung chỉ đề cập những trường hợp mà truyền thông chính thống đã đưa, điển hình cũng cần sự đa dạng.Khi [chính quyền] lạm quyền còn tiếp diễn, đâu chỉ có những Huỳnh Văn Nên, Nguyễn Thanh Chấn và trường hợp Q Xin Chào như tác giả nói và cũng không chỉ khiến người dân mất niềm tin đâu. Đây chính là căn nguyên của tất cả những tiêu cực của xã hội Việt Nam hiện nay. luật được xây dựng mà các cơ quan chấp pháp lại không tuân thủ thì lấy đâu công bằng đây! Bài viết hay quá. Họ jamj quyền quen rồi,nếu không có sử lý nghiem thì chẳng làm gì họ. Chuẩn quá a Đức Hiển. Bài viết rất hay . Tôi nhất trí Chính xác không phải bàn cãi, vấn đề là.... Bài viết hay quá Xin trích hai câu mở đầu Bình Ngô đại cáo của Nguyễn TrãiViệc nhân nghĩa cốt ở yên dânQuân điếu phạt trước lo trừ bạo Có một sự thật mà người ta không thích thừa nhận là các luật lệ, quy định chỉ có giá trị thực thi đối với cấp dưới nhưng chỉ có giá trị tham khảo đối với giới lãnh đạo hoặc cấp quản lý, vì sao vậy?. Vì cấp dưới chỉ biết làm theo chỉ thị của cấp trên còn cấp trên thì khảo sát đánh giá tính hiệu quả thực thi của những chỉ thị ấy và kịp thời điều chỉnh nếu nó thiếu hiệu quả hoặc bất lợi cho mình, vậy nên nói các quy định, luật lệ đối với lãnh đạo chỉ mang tính tham khảo là đúng đọc mà nghe "đã" lắm bạn Đức Hiển ạ ! , bức xúc lắm mà không biết ai lên tiếng đây !
Suy đoán vô tội Bài viết thể hiện quan điểm của một luật sư, phản bác ý kiến cho rằng trong ba người đã chết có một người là thủ phạm. Và rằng người được coi là “thủ phạm” đã chết thì không cần phải khởi tố vụ án. Chúng tôi cương quyết bảo vệ lập luận, chưa xét xử thì không được gọi ai là “thủ phạm”.Bài báo nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của độc giả. Ngoài nội dung, nhiều người cũng bày tỏ sự tán thành khi chúng tôi quyết định gọi người bị coi là hung thủ kia là “ông” - như cách gọi một nhân vật bình thường nào khác.Tôi đã bất ngờ. Tôi tưởng rằng đó là một cách tư duy hết sức căn bản và hiển nhiên. Toà chưa tuyên án là chưa có tội. Trong luật tố tụng hình sự hiện hành, một nguyên tắc mang tính đặc thù là “không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã  có hiệu lực pháp luật”. Nguyên tắc đó có thể được hiểu là suy đoán vô tội nhằm bảo vệ quyền con người cũng như sinh ra một “sự hoài nghi có lợi cho bị cáo”.Đây là nguyên tắc kế thừa từ Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1791 của Pháp. Hay Bản tuyên ngôn chung về quyền con người của Liên Hiệp Quốc năm 1948 cũng quy định: “Mỗi một người bị buộc tội trong việc thực hiện hành vi phạm tội có quyền được coi là không có tội cho đến khi sự có tội của anh ta còn chưa được xác định theo thủ tục pháp luật bằng con đường xét xử công khai”. Nhưng trước khi xuất hiện một bản án có hiệu lực thì đã có nhiều “bản án” được tuyên đanh thép bởi sự chủ quan của đám đông và cả những người có trách nhiệm.Gần đây nhất, tôi chứng kiến một màn kết tội đáng sợ dành cho Thiện - một cậu học sinh cấp 3 tại Đăk Lăk. Va chạm giao thông với một người già, em đưa cụ đến bệnh viện, để rồi trở thành “thủ phạm” khiến ông cụ liệt nửa người. Bệnh viện kết luận rằng cụ bị vỡ mạch máu não trước khi ngã vào em Thiện, không liên quan đến tai nạn giao thông, nhưng em bị đối xử như thủ phạm, thậm chí bị công an tới bắt ngay tại trường học như một đối tượng nguy hiểm. Những câu chuyện tôi vừa kể là các bản án của dư luận, của định kiến. Nhưng tôi cho rằng nó đồng dạng tâm lý với nhiều cuộc hỏi cung, cuộc điều tra mà trong đó các bên hữu trách tìm mọi cách để kết tội bị can. Trong những oan ức kiểu Huỳnh Văn Nén, Nguyễn Thanh Chấn, dễ dàng nhận thấy những chi tiết trong đó điều tra viên đã tự kết luận và chỉ còn tìm cách để “hung thủ” trước mặt mình nhận tội. Họ cũng không hề tư duy theo phương pháp suy đoán vô tội.Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý từng tuyên bố rằng trong thực tế tố tụng có tình trạng “ngay từ đầu đã xác định họ có tội để thu thập chứng cứ buộc tội họ”. Còn bà Lê Thị Thu Ba, Phó ban thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp trung ương thì nói về một thực tế "nhiều khi lỡ bắt rồi nên vẫn cố chứng minh để xử một tội cho tương xứng”.Ông Nguyễn Hòa Bình, khi còn là Viện trưởng VKSND Tối cao, cũng đã nhấn mạnh rằng: “Mọi hoài nghi về tội của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thể làm sáng tỏ theo trình tự, thủ tục do bộ luật này quy định thì phải xử lý theo hướng có lợi cho họ”.Tâm lý “suy đoán bất lợi” cho bị can, nếu của một điều tra viên, của một quan tòa, sẽ tạo ra một bản án không công bằng. Dư luận phản ứng rất mạnh sau những bản án như thế. Nhưng không nhiều người trong chúng ta nhận ra rằng cái tâm lý ấy được nuôi dưỡng ngay từ chính đám đông những người bình thường. Hơn một doanh nghiệp đã thua lỗ lao đao, hơn một con người đã mất đi cả cuộc đời vì “bia miệng”. Suy đoán vô tội không phải là tư tưởng mới. Nhưng nó cũng chưa bao giờ cũ khi mà những người chưa được xét xử vẫn còn bị gọi là “thủ phạm”. Chính cách gọi chủ quan ấy, sự kết tội bằng bia miệng  ấy, từ dư luận, có thể tạo ra áp lực phải “tìm ra tội” cho cơ quan tố tụng và tạo ra những bi kịch oan sai.Trần Anh Tú Trong một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh thì mọi việc phải xuất phát từ sự công khai, minh bạch, đúng pháp luật. Mong sao một ngày nao đó những điều này trong xã hội ta không còn là khẩu hiệu mà trở thành hiện thực. Nguyên tắc là như vậy đấy, nhưng thực tế ở VN mình có tình trạng chính những người đặt ra nguyên tắc lại không chịu làm đúng nguyên tắc. Không có thì đánh cho có, có thì đánh cho chừa . Luật lâm nghiệp . Luật là gì ? Là ý chí của giai cấp thống trị . Đúng, theo tôi biết ở nước khác thì khi bị bắt, cảnh sát và các bên phải đưa ra chứng cứ để chứng minh người bị bắt có tội, trong thời gian đó thì người bị bắt vẫn vô tội (trừ khi bị bắt quả tang). Còn ở VN thì khi bị bắt mặc định ta sẽ có tội, ta phải đưa ra chứng cứ chứng minh mình vô tội. Thật là ngược đời! SƯ KẾT TỘI BẰNG BIA MIỆNG .QUÁ CHUẨN Cái này chỉ áp dụng cho các nước tiên tiến. Việt Nam thì chưa được tiên tiến lắm Có thể dư luận hay cái thứ mà tác giả gọi là quần chúng có những hiểu biết về pháp luật yếu , nhưng không vì thế mà dễ dãi cho qua những sai lầm nghiêm trọng của tư pháp VN, người làm luật là phải làm đúng luật bất kể dư luận. Nhưng thật ra mình hiểu ở VN luật pháp có sự xen kẽ của luật rừng. Tich cuc phat bieu, tich cuc tu do ngon luon, lich cuc tranh luan. Hơn một doanh nghiệp đã thua lỗ lao đao, hơn một con người đã mất đi cả cuộc đời vì “bia miệng”.Từ "hơn một" tạo cảm giác nhẹ nhàng ít ỏi so với thực tế quá! Xem phim nước ngoai.minh thích nhất câu. Anh ó quyền im lăng.moi lời nói có thể là bằng chứng buộc tội anh trc toà. Và người bị bắt thì..... Tôi chỉ trả lời khi có luật sư của tôi Ngành tư pháp họ biết, những người trong ngành họ biết, mọi người chúng ta cũng biết nhưng không ai làm gì, cứ để như thế dễ ghép tội Tư duy rằng là "hung thủ" đang ngồi trước mặt để điều tra thật đáng sợ,nhất là vừa điều tra vừa trừng phạt luôn. Muốn giảm oan sai phải kỷ luật nghiêm khắc người thực thi công vụ gây ra án oan này; nguyên nhân của các vụ án oan này có thể do : non kém về nghiệp vụ, bệnh háo thành tích để báo công....và cuối cùng là coi thường quyền và tính mạng con người. Xuất phát từ.:- Sự thiếu hiểu biết về pháp luật và nhân quyền của ' đám đông ' và của cơ quan công quyền.- Sự cửa quyền, quan liêu, hách dịch của những người thực thi pháp luật.- Sự rắn đe, giáo dục, bồi thường cho hành vì : viết sai, làm sai chưa đủ và đúng mức.* Cần bù đắp cho sự thiếu hiểu biết pháp luật từ học sinh cấp hai, từ gia đình , xã hội và cả các công bộc của người dân. Bào rất hay. Có những người cho rằng chọn hướng dễ làm mới là người thông minh, nhưng có những nghề nếu chỉ chọn những hướng dễ để làm sẽ là tội ác.
Đúng quy trình Nhà cao tầng xây đúng quy trìnhSao kẹt cứng cửa ô các giờ cao điểm?Hệ thống thoát nước đúng quy trìnhSao mỗi trận mưa phố xá ngập mênh mông?Con người lựa chọn đúng quy trìnhSao vẫn lắm thờ ơ vô cảm?Nhiều quy trình mất thời gian bàn luậnSao vẫn nhiều bức xúc băn khoăn?Mỗi quy trình chỉ là một góc riêngKhi xã hội vốn tổng hòa muôn mặtMỗi quy trình đâu thể nào tách biệtKhi cuộc sống này vốn liền thịt liền daCác quy trình dẫu đầy đủ hài hoàCũng không thay cho trái tim người đậpNếu tư lợi cá nhân sắp đặtMọi quy trình chỉ là giả danh thôi!Trần Mai Hưởng ĐÚNG QUY TRìNH là câu bao biện dễ nhất,trơ tráo nhất... Chúng tôi bây giờ ngán câu ĐÚNG QUY TRìNH từ miệng một số người đến tận cổ rồi.... Rồi có ngày " Tức nước thì sẽ vỡ bờ thôi" cái gọi là "Quy Trình" ơi.! Nói thật!!! Người dân họ chỉ giả vờ câm, giả vờ điếc vì cuộc sống mưu sinh, họ ko ngu như ta tưởng!!! Người dân chỉ nhờ những Ngòi bút như Anh Trần Mai Hưởng để nói lên nỗi lòng của hàng Triệu dân thấp cổ bé họng. Cảm ơn Anh rất nhiều! Mọi quy trình chỉ giả danh thôi! Cám ơn nhà báo,Nhưng mọi cái sai vẫn giả danh ĐÚNG QUY TRÌNH để tồn tại kia mà! Họ nói "đúng qui trình" chứ không nói là "đúng" cho nên không hoàn toàn sai trên lý thuyết. Đúng qui trình nghĩa là theo sát lề lối của một trật tự nhiều ưu tiên mà nếu khảo sát những ưu tiên đó thì lại "sai nguyên tắc". Sai nguyên tắc là tội lớn lắm cho nên mới phát sinh những câu thần chú đầy quyền năng được sử dụng rộng rãi. "Đúng qui trình" có nghĩa là "khiếu nại ở cấp trên đấy. Lên đó mà khiếu nại". Có ai lên được thiên cung đâu. Và đã có đặc quyền đặc lợi thì khiếu nại cái gì?! Cho nên mới có câu thần chú "hỏi thế này là tổn hại đất nước". Có những kẻ đánh đồng "đất nước" ngang hàng với cái bàn tọa của họ. Nếu tư lợi cá nhân sắp đặtMọi quy trình chỉ là giả danh thôi!Và ngày nay là đúng như vậy! Khoảng 10 năm nay cái từ quy trình học mót từ nước ngoài này đã thay phần nào cho chữ luật, quy định, quy chế....& trở thành từ thời thượng cho các quan chức đem nó ra để dựa dẫm trốn trách nhiệm che dấu cái dốt... tương tự như là các từ thiếu trách nhiệm, chưa ý thức, khả năng hạn chế...bla bla bla... Tại sao kém kg biết nói kém, dốt kg biết nói là dốt, làm sai kg biết nhận sai, vô trách nhiệm thì lại là thiếu trách nhiệm...bla bla bla.... Những từ này được dùng quá nhiều đã đưa đến quá nhiều giả dối & gây mục ruỗng xã hội. Cái quy trình chẳng qua chỉ là cái cớ để họ trốn tránh trách nhiệm của mình thôi... Nếu vì thủy điện mà dân bị lũ lụt thì phá bỏ ngay những thủy điện đó. Thiếu điện không chết mà lũ lụt vừa chết do bị nước cuốn trôi vừa chết đói và chết bệnh. Bài thơ hay, ý nghĩa và... rất đúng quy trình. Có ai biết cái quy trình hình thù nó như thế nào không? Chứ tôi là tôi chịu.ai biết xin chỉ giùm.xin cảm ơn. Nói đúng quy trình là xảo ngữ, xui cho họ là bây giờ dân trí không dễ bị gạt như trước nữa Nếu muốn được đăng thì bình luận cũng cũng phải đúng quy trình Nhà em làm vườn, em tự nhận mình cũng là một nông rất là có nghề - trong lĩnh vực làm cỏ, xáo cỏ là cỏ đứt ngọt, cuốc đất là cuốc từng tảngHôm qua em vừa làm cỏ hết cả vườn, thấy cỏ là xáo, hoa, cây con, các thứ em cũng xử hết, em đào gốc những cây không xáo được, băm nát rễ cành không cho chúng nó lên lại, san phẳng tất cả các hố, lấp hết các đường mương.Em đã "làm cỏ" cả cái vườn tiêu như thế, đúng quy trình không một chút sai sót.Và năm nay, năm sau, năm sau nữa, và năm sau của năm sau nữa, nhà em sẽ đói.
Chiếc áo và sinh mệnh Em rất thích một chiếc áo khoác màu trắng nhưng ngần ngại không dám lấy. Rồi cuối cùng em quyết định xin một chiếc áo màu đen. Hỏi ra mới biết là em sợ không có xà phòng để giặt áo màu trắng. Mặc áo đen thì được lâu ngày hơn. Đó sẽ là chiếc áo ấm lành lặn duy nhất mà em có.Cô bé ấy mồ côi cha mẹ, chỉ có một người anh đang tha hương thỉnh thoảng mới có điều kiện chăm được em. Đứa trẻ mới mười tuổi đầu, nhưng đã phải tính toán, mang ý thức rằng một nhúm xà phòng cũng không miễn phí. Chúng tôi quyết định tặng em cả hai chiếc áo, màu trắng và màu đen.Lũ trẻ nhận quần áo, phần lớn đều có ý thức chọn áo dài hơn người một chút, để sang năm, sang năm sau nữa khi đã cao lên, vẫn có thể mặc được.Chiếc áo trắng và áo đen mà cô bé tần ngần lựa chọn, hoàn toàn không phải là một vấn đề xã hội. Nhưng với đứa nhỏ, nó lại là một vấn đề tinh thần lớn.Tôi nhớ lại câu chuyện này khi đọc về em học sinh lớp 6 đã treo cổ tự tử ở Gia Lai. Câu chuyện đau buồn diễn ra ngay trước thềm khai giảng năm học mới. Người nhà nói, em buồn vì không có áo mới mặc đi học còn gia đình thì chưa có điều kiện để mua.Cái nghèo có muôn vàn bộ mặt. Những hệ quả nó tạo ra có muôn hình vạn trạng mà chính sách không thể nắm bắt hết được. Chúng ta chỉ có một “chuẩn nghèo chính sách” - được đo đếm bằng mức sống tối thiểu - chứ các cơ quan chức năng không thể đo đếm nỗi niềm của một đứa trẻ con trước manh áo mới, nghĩ đến xà phòng giặt, nghĩ đến sự xấu hổ trước bạn bè, nghĩ đến đủ loại bi kịch tinh thần của lũ trẻ.Tôi nói chuyện với cán bộ xã bên lề một cái đám ma ở Cao Bằng. Hai chị em người Mông, đều đang học tiểu học, bỗng một buổi trưa đi học về ăn lá ngón. Chuyện bi thương nhưng cán bộ xã chỉ biết nở những nụ cười méo mó. Họ bất lực, hoàn toàn không biết phải đối mặt với những vấn đề như thế ra sao; thậm chí sẽ không ai có thể biết được tại sao chúng quyết định tự tử. Người ta bảo, chúng đi học về, mở nồi chưa thấy cha mẹ nấu cơm, bèn ăn lá ngón.Những bi kịch như thế, tất nhiên không thể giải quyết bằng chính sách vĩ mô. Chúng nói lên sự cần thiết của các tổ chức xã hội, các đoàn thể dân sự. Như là đoàn từ thiện mà tôi đã đi năm nào: dẫu sao, chúng tôi cũng có thể ngồi đó, để nghe chuyện của một bé gái về cái áo trắng mà em thích.Và chính sách lên tiếng chính ở khúc này: mỗi năm, các nhóm dân sự lớn tại nước ta quyên góp và phân phối hàng trăm tấn hàng hoá, quần áo đến những người nghèo, thực hiện rất nhiều chương trình hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần, đến những thứ mà chính sách chưa lo nổi, như là tấm áo mới hay là chiếc đồ chơi. Nhưng họ gặp một rào cản khủng khiếp khi muốn được hoạt động chính danh.Hệ thống pháp luật dường như không khuyến khích các đoàn thể ngoài nhà nước. Luật về Hội đã bàn 23 năm nay chưa quyết. Dự thảo Luật hội mới nhất thậm chí còn những quy định kiểu không được lập các hội có cùng chức năng với hội đã hoạt động. Hiểu nôm na là nếu đã có hội nào đó lo áo ấm cho học sinh nghèo tỉnh Tuyên Quang thì tôi sẽ không được lập nữa. Dù không ai lo hết được.Tôi biết có những nhóm từ nhiều năm nay, đã hỗ trợ đời sống cho hàng chục nghìn đứa trẻ nghèo, chật vật lắm không xin được một tờ giấy phép. Có nhóm khác, mỗi năm thăm khám và phẫu thuật cho hàng trăm trẻ em nghèo, phải đi “nương nhờ” vào tổ chức lớn để hoạt động chứ không có tư cách riêng. Có nhóm đã dạy chữ cho hàng trăm người câm điếc, nhưng hồ sơ xin tư cách pháp nhân xếp lên đã cao gần một mét… Họ nhận tiền bằng tài khoản cá nhân, tự phát, không được thừa nhận, không bị quản lý.Cuối cùng thì phần lớn hoạt động công ích xã hội ở nước ta, nếu không phải do các tổ chức chính trị xã hội, thì đều đang “ngoài vòng pháp luật”.Những bi kịch về “tấm áo mới” ở Gia Lai nói lên sự bức thiết của việc có những sức mạnh ngoài Nhà nước, lấp vào các khoảng trống mà chính sách không thể lo hết được, chạm tới được cuộc sống của từng con người trong xã hội thay vì đo đếm họ bằng các phép toán vĩ mô. Nhưng nếu ngày mai, tôi muốn lập một hội và quyên góp áo mới cho các em đến trường, thì đơn giản là tôi đang làm một việc tự phát, ngoài vòng pháp luật.Đức Hoàng Chính quyền muốn quản lý tất cả nhưng không ôm nổi, thả ra lại sợ các hội từ thiện họ làm tốt hơn mình, "mất uy tín lắm", vậy mới gây khó khăn không cấp phép cho các hội hoạt động; đó là tư duy mang đậm tính cách của người nông dân. Hãy đổi mới đi các ông ơi cho dân được nhờ Tụi nhỏ không cần cái gì to lớn lắm đâu. Chỉ cần có người quan tâm tụi nó là hạnh phúc rồi. Có lần mình đi đến 1 mái ấm cùng nhóm bạn dịp Trung thu. Tụi mình diễn kịch, ca hát, chơi trò chơi cùng đám nhóc. Chúng vui lắm. Chúng nói sáng tới giờ có nhiều đoàn người tới nhưng chỉ quyên tiền, xếp hàng chụp hình rồi về. Chúng thích được vui chơi hơn, được quan tâm hơn. Mình thấy comment của mình chẳng liên quan gì bài viết này nhưng tự nhiên cảm xúc tràn về nên viết thôi Tôi rất thích những bài viết của Đức Hoàng, đọc xong cứ thấy xót xa trong lòng & mang cả cảm giác tức giận với những kẻ đang hàng ngày lãng phí hàng trăm, hàng ngàn tỷ. Các nhà quản lý của chúng ta bị "khô cứng" mất rồi. Họ chỉ quan tâm đến những con số thống kê, đến những gì cân đong đo đếm được để lập kế hoạch, xin cấp vốn, báo cáo hoàn thành kế hoạch và vẽ biểu đồ thành tích năm sau cao hơn năm trước. Đây là nét chung không chỉ ở miền núi, nông thôn và thành thị, chỉ có khác là từ thành thị càng đi xa càng thấy bệnh quan liêu này nặng hơn mà thôi. Giống như một bệnh viện ở Thanh Hóa : Khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo thì bị sở Y tế " bắt quả tang " và phạt cảnh cáo vì chưa có phong bao xin phép mà tự ý đi làm từ thiện 20 triệu đồng ! Một hệ thống pháp luật thừa nhận và tạo điều kiện để các hội nhóm hoạt động là cần thiết. Nhưng sự do dự của những nhà làm luật cũng phần nào nói lên sự thiếu tự tin về khả năng quản lý của cơ quan hữu trách về vấn đề này.Đồng thời, nhìn nhận vấn đề xa hơn, Hội nhóm nhỏ lẻ sẽ giúp lấp đầy các khoảng trống chính sách dễ dàng hơn nhưng vẫn có bất lợi là thiếu liên kết, manh múng nên không tận dụng được các nguồn lực của nhau và thiếu tầm nhìn chung về vấn đề họ đang cố giải quyết - thậm chí có thể dẫn tới xung đột về phương pháp.Giải pháp cần đưa ra đồng thời với việc cung cấp khung pháp lý cần thiết cho các hoạt đồng này là một cơ chế liên kết/liên lạc giữa các hội nhóm và giữa các hội nhóm với cơ quan phụ trách chính sách có liện quan để các bên có chung tầm nhìn, sáng tạo giải pháp, tận dụng nguồn lực - từ đó hoạt động hội nhóm sẽ hiệu quả và thiết thực hơn.Một phần không thể thiếu nữa là cách nhìn cẩu thì của tất cả các bên, không ngại bỏ đi cái tôi của mỗi bên trong thảo luận để cùng nhìn về lợi ít chung - hiện tại các hội nhóm và cơ quan chức năng nhiều khi còn có cái nhìn không thân thiện về nhau nên ít khi có được tiếng nói chung. Những người có trách nhiệm đã không lo hết được nhưng họ lại không muốn người khác làm tốt thay mình. Họ sợ xấu hổ, sợ thiếu trách nhiệm,...v,v. xã hội ta thực sự chưa công bằng. nhiều nơi lãng phí, nhiều nơi không có mà ăn. Ngẫm thật buồn cho thân phận những con người nghèo khó. Tôi có quen một nhóm bác sĩ chuyên khám bệnh và phát quà miễn phí cho các bệnh nhân nghèo ở vùng tỉnh. Thế nhưng, khâu xin giấy phép thật nhiêu khê. Họ nói đi các tỉng khác không thấy rắc rối như vậy. Sợ tôi không biết cách xin giấy phép, họ cũng thử liên hệ với các cấp của tỉnh tôi đang ở, nhưng kết quả không khả quan. Một vài cá nhân gần địa phương của tôi đã mời được các nhóm bác sĩ khám chữa bệnh từ thiện nhưng cũng trầy trật về thủ tục dù có "quen biết". Các quan chức nên ... vi hành về vùng quê mới thấy và cảm nhận phần nào nhu cầu liên quan tới cuộc sống và sinh mạng của con dân. Trong khi những nơi khác có khả năngchia sẻ với họ phần nào nhu cầu bức thiết ấy thì lại vướng... thủ tục. Thương dân nghèo lắm thay! Em hết sức đồng cảm với những chia sẻ của anh!Nói ra thì vô cùng lắm anh ạ. Nhưng ở một xã hội mà pháp luật thật sự vẫn còn chưa thật sự sát với mọi người, các quy định chỉ mang tính gò bó, khuôn mẫu ,...thì dù có thêm vài người nữa lên tiếng thì cũng không thay đổi được gì. Đức Hoàng luôn nói lên những bức xúc của xã hội. Cám ơn anh Nhà báo Đức Hoàng viết bài nào cũng thắm thúy và a962y tính nhân văn, đáng suy nghĩ, mong rằng những ÔNG QUAN các cấp đọc được bài báo này. Lại một bài viết đầy tình người của anh Hoàng. Anh viết "Họ nhận tiền bằng tài khoản cá nhân, tự phát, không được thừa nhận, không bị quản lý." Nhưng ngay chính cách anh dùng từ "không bị quản lý" chứ không phải "không được quản lý" đã thể hiện nhiều điều lắm anh ạ. Với một người đã từng mang tiền, mang quà ủng hộ các tổ chức tự phát, lẫn tổ chức chính danh, tuy không nhiều, tôi lại mong họ tiếp tục "không bị quản lý". Vì không bị quản lý mà những tổ chức tự phát lại có thể hết lòng vì người nghèo. Những tổ chức có quản lý hẳn hoi, 10 phần tiền đóng góp, tôi không biết đến được với người nghèo bao nhiêu (dĩ nhiên tôi không quy chụp cho tất cả những tổ chức chính danh). Có tổ chức, có quản lý thì tốt, nhưng ở cái ranh giới nhập nhằng sáng tối này, tôi không mong họ "bị quản lý" mà chỉ mong 10 phần tiền của mình đến được với người nghèo trọn vẹn hơn anh ạ. Mình ủng hộ các nhà hảo tâm .Nhưng mình có ý thế này,nếu tổ chức nào đứng ra thì chính ho phải từ tay trao cho những người nghèo nha.chứ gửi cho xã tổ chức trao thì đưa về mấy ông xã đã xúm vào chọn hết cái nào dùng được họ mang về cho con cháu họ rồi.chuyện này mình đã chứng kiến ở xã mình rồi.lúc đó người đói rét vẫn là đói,rách và rét Làm từ thiện vẫn có nhiều rào cản, thật vô lý. Thật tội cho những hoàn cảnh éo le khi họ luôn mong nhận được những thứ dù chỉ là bé nhỏ của các nhà hảo tâm.Việc gây ra những khó khăn đối với những hành động chính đáng ấy chính là sự VÔ TÂM và suy cho cùng đó là những hành động TỘI ÁC. Toi nghi Duc Hoang co "xam minh" .Are you fearless , man ?
Làn gió đổi thay Không phải vì các nhà tổ chức có vấn đề gì với sản phẩm Trung Quốc, mà đơn giản, là mọi thiết kế, từ cái bóng đèn, đoạn dây điện, đều phải tuân theo yêu cầu thiết kế mà ban nhạc Scorpions gửi sang.Những người Đức đòi hỏi sự chính xác và kỷ luật tuyệt đối đến từng chi tiết. Ngoài yêu cầu về trang thiết bị, còn rất nhiều nguyên tắc khi biểu diễn, như việc khán giả được mang máy ảnh loại nào, ban tổ chức được dùng ống kính loại gì, và chỉ được chụp ảnh bài nào trong chương trình. Họ là nghệ sĩ, nhưng lại hoàn toàn khác với giới biểu diễn chuyên nghiệp nước ta, thường chỉ đến hát và phó mặc mọi thứ cho nhà tổ chức.Tổng đạo diễn Quốc Trung kể với tôi rằng anh thực sự căng thẳng khi phải làm việc với Scorpions - ban nhạc mà nhiều người nói đã “hết thời”. Anh Trung bảo tôi, cho dù thực sự ở đâu đó họ đã hết thời, có lẽ trong ngành biểu diễn, chúng ta đi sau họ hàng chục năm, nên Scorpions vẫn xứng đáng là một “Làn gió đổi thay”.Quốc Trung muốn chọn Scorpions, vì anh bảo rằng người Việt Nam không chỉ nghe nhạc vì âm nhạc, họ còn nghe bằng rất nhiều yếu tố khác ngoài âm nhạc, như là kỷ niệm. Và Scorpions đủ sức mạnh để kéo người ta đến “Lễ hội âm nhạc Quốc tế Gió mùa”.Tôi đã chứng kiến trong khuôn viên của Hoàng Thành đêm hôm ấy, những người tóc đã bạc, mắt nhắm nghiền ngâm nga theo những câu hát của ban nhạc. Tôi nhìn thấy những người bạn học hội ngộ sau hàng chục năm. Tôi nhìn thấy một người cha già đẩy đứa con ngồi trên xe lăn đến dự lễ hội.“Gió mùa”, vừa mang nghĩa đen, là nó được tổ chức vào những ngày gió mùa về, vừa mang theo hàm ý, là mong mỏi sự kiện ấy sẽ trở thành một làn gió mới trong đời sống tinh thần của nhiều người.Âm nhạc chỉ là tiền đề kéo mọi người đến một không gian mở, để tụ hội và trải nghiệm một hoạt động tập thể. Ở Gió mùa, họ cũng uống bia. Nhưng không phải theo cách uống bia khề khà trong những quán nhậu khắp nơi, vốn đang trở thành một thói quen của người Việt trong khu vực. Anh Trung thích dùng chữ “nhân văn” để gọi cái cách mà mọi người tụ tập lại ở Monsoon, trên bãi cỏ ở Hoàng thành. Họ ở đó, đoàn tụ và thư thái, để thưởng thức một thứ âm nhạc mà người biểu diễn đã chăm chút đến từng cái dây diện trên sân khấu.Khi “Wind of change” (Làn gió đổi thay) vang lên ở Hoàng Thành, tôi vui mừng nhìn thấy sự đổi thay dù nhỏ bé ở những khán giả của mình. Họ thường sẽ làm gì trong một ngày cuối tuần như thế này? Tụ tập nhậu nhẹt, hoặc là ngồi nhà xem truyền hình. Đời sống tinh thần của nhiều người trong số chúng ta, từ lâu bị “trói” bởi những thói quen cũ kỹ, và đôi lúc, như rất nhiều cuộc nhậu mà tôi đã chứng kiến hay tham gia, chỉ khiến ta thêm mệt mỏi.Ở các thành phố lớn, đặc biệt là ở Hà Nội, từ lâu “đi chơi” đã trở thành một hoạt động rất khó định nghĩa. Đi chơi là đi đâu? Có rất nhiều quán hàng, trong những quán hàng có rất nhiều người ngồi đó để cắm cúi nhìn vào... điện thoại thông minh. Các hoạt động giải trí mang tính cộng đồng của chúng ta, có vẻ như không tiến lên nhiều kể từ cái thời mà Thạch Lam mô tả về mong ước được “lên Bờ Hồ uống những cốc nước xanh đỏ” trong Hai đứa trẻ (1938). Trong khi đó, thì áp lực của một xã hội đầy biến động thì đã nặng nề thêm nhiều.Còn có rất nhiều loại rào cản cứng và mềm để những hoạt động như đêm Chủ nhật diễn ra. Chúng hiếm hoi - cho dù chúng không đắt đỏ, và các thành viên xã hội ngày càng cần tiếp thêm sức mạnh tinh thần để đối mặt với những vấn đề ngày càng phức tạp.Kết thúc Lễ hội Gió mùa, tôi hạnh phúc khi nhìn thấy những khuôn mặt bạn bè rạng ngời rời đêm hội. Có những người mà tôi biết rằng đã lâu rồi mới nắm tay người bạn cùng nhà đi chơi vui như thế. Tôi biết rằng ngày mai họ sẽ có thêm chút ít năng lượng để đối mặt với các vấn đề của cuộc sống.Và tôi cũng sợ khi nghĩ đến cảnh rồi tuần sau, tuần sau nữa họ sẽ lại “phải” đi ngồi uống bia và chờ đợi một “Làn gió đổi thay” khác trong đời sống tinh thần của mình. Hoàng Minh Trí Một đêm diễn khó quên! Thật tiếc cho ai không thể tham dự. Bạn mình đến sớm, lúc vào chưa có vòng nhấp nháy. Sau đó bạn chạy ra hỏi vòng thì dẫm vào đoạn ống cống gần bãi cỏ, không ngờ ống cống sập xuống, lúc đó phải nhờ mấy người mới kéo lên được (Mà rõ là đêm đầu bọn mình vẫn ngồi chỗ ống cống buôn chuyện chả thấy suy suyển gì). Sau đó họ giúp ra băng cứu thương và gọi 115 đến Saint Paul. May thay kịp thời băng bó và đã trở lại Hoàng Thành đúng lúc Scorpions đi ra. Bạn mình mới có ba mấy, bình thường ở nhà bỉm sửa chăm 2 con rất tận tụy, vậy mà tinh thần với âm nhạc thì luôn hăm hở. He he, đời người có mấy lần được khờ dại và cao hứng như thế chứ =)) Bài viết rất nhẹ nhàng tình cãm ,tinh túy trong cuộc sống với " Làn gió đổi thay " trong lãnh vực văn hóa nghệ thuật ,mến chúc sức khõe nhà báo trẻ Hoàng minh Trí !!!! Nói về Scorpions thì chỉ cần vào các lớp dạy guitar cũa các giáo viên thế hệ trước là sẽ hiểu, kiểu gì cũng có vài bản dạy cho học trò vốn là nhạc của Scorpion. Tôi cũng từng 1 thời như thế và đến bây giờ vẫn chẳng thể nào quên được cái kiểu hợp âm dịu dàng và tuyệt vời của họ. Câu cuối đã trả lời cho đoạn đầu rồi @Tuan Anh ! Mình rất khoái Scorpion, nhưng lại có ý kiến hơi ngược về sự kiện này. Về đời sống tinh thần, mình không khoái bỏ tiền mời những ban nhạc đã rất "cũ". Việt Nam cần những hơi thở của thời đại, cần những điều mới mẻ, trẻ trung. Thử tưởng tượng chúng ta mời được Adele, Bruno Mars, Eminem, Rihana...Không chỉ là 1 cảm hứng mới mẻ cho thế hệ trẻ, mà là sự thu hút thế giới đến với VN. Tất nhiên, về mặt kinh doanh, mời các ban nhạc "cũ" thì quá hiệu quả rồi: vẫn có sức thu hút, chi phí đầu tư ít, thu hồi vốn tốt. Chắc xong đấy có nhiều rác lắm.
Ám ảnh hỏa hoạn 7 rồi 10 rồi 13 là những con số nạn nhân chết trong đám cháy được nhà chức trách công bố.Khung cảnh ấy làm tôi nhớ về năm 2012, bản thân tôi cũng trải qua một vụ cháy lớn. Bây giờ nghĩ lại vẫn cảm thấy bàng hoàng.Lúc đó, tôi sở hữu một trường mầm non nằm trong hai toà nhà cao tầng mới xây. Khi thuê, khu nhà điện nước chưa hoàn thiện, đặc biệt hệ thống phòng cháy chữa cháy rất thô sơ và lạc hậu. Đó là hai toà nhà của một đơn vị nhà nước dành cho sinh viên thuê, nên có vẻ chủ đầu tư không quan tâm nhiều đến chất lượng thiết bị.Vì liên quan đến các cháu bé, ngoài khu nhà bếp hiện đại, tôi còn đề nghị lắp một hệ thống báo cháy riêng cho trường, đồng thời liên tục chủ động mời cảnh sát phòng cháy chữa cháy về huấn luyện cho cán bộ giáo viên. Những việc làm đó về sau đã giúp nhiều người thoát nạn.Vào một chiều tháng 5/2012, hệ thống báo cháy riêng của trường bỗng kêu ầm ĩ khi có dấu hiệu khói tại đường ống đặt hộp điện chung của toà nhà. Ngay lập tức, chúng tôi theo huấn luyện di chuyển 150 cháu nhỏ rời toà nhà theo đường thang bộ, đồng thời thông báo cho bảo vệ chung của khu. Khi đó, nhiều người xung quanh còn nhìn chúng tôi với ánh mắt nghi ngờ, bởi hệ thống báo cháy chung của toà nhà hoàn toàn im ắng. Thậm chí, lúc bấm tay thủ công, hệ thống cũng có vẻ không hoạt động. Hàng trăm cư dân của toàn bộ tòa cao ốc hoàn toàn không hề hay biết thảm họa sắp xảy ra.Sau khi di chuyển hết học sinh, chúng tôi quay lại cùng bảo vệ chạy lên từng phòng trong tòa nhà 21 tầng để kêu gọi mọi người di tản. Lúc này, khói theo đường ống điện bắt đầu bốc ra mù mịt, mọi người vừa chạy vừa kêu khóc. Hàng chục sinh viên không kịp thoát theo đường thang bộ lao ra ban công nhảy xuống mái tầng dưới. Cảnh tượng cực kỳ hỗn loạn. Phải rất lâu sau đó, xe cảnh sát phòng cháy chữa cháy mới đến. Rất may, sự cố chỉ thiệt hại về tài sản chứ không thiệt hại về người.Nếu không tự trang bị kiến thức về phòng chống cháy, cộng thêm một chút may mắn, thiệt hại sẽ không chỉ dừng lại ở vật chất.Vụ cháy mấy nhà hàng karaoke ở đường Trần Thái Tông sẽ không phải vụ đầu tiên và cũng không phải vụ cuối cùng. Chỉ mới một thời gian ngắn trước, cũng đã có một vụ cháy nhà hàng karaoke trên đường Nguyễn Khang.Cháy nổ là một nguy cơ luôn hiện hữu tại các nhà hàng karaoke - nơi sử dụng rất nhiều vật dụng rất dễ bắt lửa như tường và trần cách âm bằng mút xốp, bàn ghế sofa; chưa kể hệ thống biển hiệu quảng cáo to đùng che kín mặt tiền các ngôi nhà với hệ thống dây điện chằng chịt được đấu nối cẩu thả. Những căn nhà lô trên phố vốn đã được bịt kín mít cả ba mặt, nay bịt nốt mặt tiền. Tất cả đều dẫn đến khả năng cháy nổ bất cứ lúc nào. Và cháy nổ chắc chắn sẽ tạo tổn thất nghiêm trọng.Câu chuyện tại quán karaoke đường Trần Thái Tông còn trở nên đau xót hơn khi cơ sở này chưa được cấp phép về an toàn phòng cháy chữa cháy, chưa có giấy phép đăng ký kinh doanh. Một câu hỏi nữa được đặt ra, ai là người có trách nhiệm đã để tình trạng này diễn ra?Sẽ có người phải chịu trách nhiệm về sự việc. Nhưng tai họa, mất mát sẽ còn xảy ra, nếu người ta vẫn chỉ quy trách nhiệm sau từng sự việc đơn lẻ mà không xét đến và giải quyết một thực tế chung rằng, để xảy ra những câu chuyện thế này, chưa hề tồn tại cái gọi là “có trách nhiệm”, ở rất nhiều khâu.Hùng Sơn Ví dụ trong vụ này tìm được người có trách nhiệm nhưng cuối cùng rồi sẽ xử lý ra sao? Nếu là dân có lẽ sẽ bị truy tố còn cán bộ chắc cũng chỉ kiểm điểm, khiển trách, cảnh cáo, kỷ luật hay rút kinh nghiệm... Những hình phạt này đối với cán bộ có vẻ cũng nặng đấy, nhưng nếu bỏ lên bàn cân thì cũng vẫn nhẹ hơn những cái phong bì. đó không chỉ gói gọn trong câu chuyện hỏa họan! đó là câu chuyện lỏng lẻo, dễ dãi trong việc cấp phép cho 1 công trình hay tòa nhà nào đó được xây dựng, hình thành, tồn tại và họat động! nếu không tin mọi người cứ thử nhìn xem cái Cty, cơ quan hay cái chỗ mọi người đang ngồi làm việc hàng ngày xem nó có đủ tất cả tiêu chuẩn cần thiết phải có để tồn tại và họat động không!!!? không có giấy phép mà vẫn hoạt động được.Như vậy đủ hiểu rồi.Còn mơ chi mấy cái chuyện xây dựng theo bản vẽ, hệ thống báo cháy, sprinkle này nọ chỉ là xa vời Thẩm định cấp Giấy chứng nhận an toàn PCCC: khó thì rất khó, nhưng nếu.... thì vô cùng dễ. Nói vậy chắc ai từng đi làm Giấy chứng nhận này cũng hiểu. Và khó không có nghĩa là nghiêm khắc. BÀI VIẾT QUÁ CHUẨN. PHÒNG CHÁY VÀ LỐI THOÁT HIỂM chịu trách nhiệm lớn nhất là chủ quán sau đó mới đến chính quyền LỖI TẠI CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG. CỨ ĐẾN PHẠT TIỀN RỒI LẠI CHO HOẠT ĐỘNG TIẾP. HỌ MỚI LÀ NGƯỜI ĐÁNG BỊ NGỒI TÙ Một căn nhà ở khi sử dụng vào làm một Công trình công cộng (tức là có đông người sử dụng) cần phải đảm bảo tính toán thoát người như 1 Công trình Công cộng. Ví dụ ở đây: Tòa nhà phải thoát người được cả ở thang bộ và 2 phía mặt trước sau tòa nhà. Ở đây thang bộ trong nhà và thang thoát hiểm sau nhà không đủ thoát số lượng người đã đành mà mặt tiền nhà lại bị tấm biển Quảng cáo bưng bít. Tất cả là ở Tiêu chuẩn Qui chuẩn CTXD . THỰC RA: KHI CÔNG TRÌNH ĐANG THI CÔNG (KỂ CẢ SỬA CHỮA) CŨNG KHÔNG ĐC PHÉP KINH DOANH. Ở HÀ NỘI KG HIỂU SAO LUÔN CÓ SỰ CHỒNG CHÉO: VỪA SỬ DỤNG VỪA XÂY DỰNG. CHÚNG TA XÂY DỰNG NHÀ, CẦU, ĐƯỜNG VẪN CHO DÂN ĐI LẠI Ở BÊN DƯỚI. CHỈ CÓ TRỜI MỚI BIẾT ĐƯỢC SƠ XUẤT GÌ SẼ XẢY RA.Ở NƯỚC NGOÀI, AN TOÀN CON NGƯỜI LUÔN ĐƯỢC THỰC HIỆN NGHIÊM NGẶT - VÌ CON NGƯỜI LÀ TÀI SẢN QUÝ GIÁ NHẤT, KHÔNG CÒN NGƯỜI THÌ TIỀN BẠC CHẲNG CÓ Ý NGHĨA GÌ NỮA HẾT. Quán karaoke đường Trần Thái Tông chưa được cấp phép về an toàn phòng cháy chữa cháy, chưa có giấy phép đăng ký kinh doanh ...mà đã đón khách rồi bị cháy gây chết nhiều người. Trách nhiệm của chủ quán thì đã rõ. Nhưng, các cơ quan quản lý chức năng và chính quyền quận, phường cũng phải liên đới chịu trách nhiệm. Lam quản lý thì không thể chỉ "lập biên bản" là hoàn thành trách nhiệm! ..nguoi ta van chi quy trach nhiem sau tung su viec don le...se dan den "su viec"noi tiep"su viec"... Dẹp luôn mấy cái quán karaoke đi là xong. Nó vừa là nơi có đủ các loại tệ nạn xã hội... vừa hay xảy ra hỏa hoạn. Kiểu quản lí như thế này thì còn cháy nữa , cháy mãi ! Một cty bán sản phẩm nhưng lại không có bảo hành cho sản phẩm. Chỉ có một hình phạt khi người tiêu dùng bị ngộ độc, bị chết do sản phẩm đó là rút KINH NGHIỆM. Và chúng ta RÚT KINH NGHIỆM đến BAO giờ. Cuối cùng chỉ có nạn nhân và gia đình họ chịu thiệt thòi, còn trách nhiệm như kiểu đá bóng chuyển cho người này người kia.
'Chắc Zika chừa mình ra' Con gái chị, lấy chồng cách đây hai tháng, đang ốm nghén và có triệu chứng giống như mắc căn bệnh này: sốt nhẹ, phát ban, mắt bị viêm kết mạc... Chị lo lắng không biết đứa cháu ngoại có mắc bệnh đầu nhỏ không. Cả gia đình hoang mang không biết phải làm gì.Tôi ngạc nhiên hỏi vì sao cô bé không biết mình đang sống trong vùng dịch và không áp dụng các biện pháp tránh thai; chị trả lời, cũng có nghe thấy nói đến virus Zika, nhưng đâu nghĩ mình có thể mắc. Với lại tụi nhỏ mới lấy nhau, làm sao hoãn được cái sự đó?"Chắc dịch chừa mình ra" là tâm lý chung của một bộ phận lớn người dân Việt Nam. Cô dâu mới về nhà chồng, chồng cô và cả hai bên nội, ngoại đều là thành phần trung lưu của xã hội, được tiếp cận thông tin đầy đủ, biết dịch ở đâu đó rất gần mình, nhưng không có ý thức phòng chống.Đầu năm nay, khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo về dịch bệnh do virus Zika, ngành y tế đã tiến hành chiến dịch truyền thông đến người dân ở những khu vực từng có dịch sốt xuất huyết (dịch do virus Zika có chung vật chủ truyền bệnh là muỗi ...), đến những người đã đi đến vùng dịch và nhất là đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh nở. Chiến dịch này được vận hành hết công suất, nhưng sự thờ ơ của rất nhiều người dân như hòn đá tảng cố hữu ngăn chặn những nỗ lực phòng dịch của ngành y.Những năm gần đây các chiến dịch vận động người dân tham gia thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết được tiến hành ở những địa phương xung yếu, nhưng rồi dịch bệnh vẫn diễn ra. Tham gia khảo sát thực tế tại một số tỉnh thành ở miền đông và miền tây Nam Bộ, tôi nhận ra, những biện pháp ngăn chặn chỉ được người dân thực hiện một hai lần sau khi ngành y tế vận động.Việc thay nước bình hoa hàng ngày, đổ những vật chứa nước lưu cữu nơi muỗi đẻ trứng xung quanh khu vực mình sinh sống, dù rất hiệu quả trong phòng bệnh, không được người dân tự giác coi là nghĩa vụ thường xuyên để bảo vệ chính mình và người thân.Tôi thường thấy, người dân vẫn chở gà vịt đi tiêu thụ trong khi đang có dịch cấm gia cầm; cánh đàn ông vẫn ăn tiết canh bất chấp hình ảnh những bệnh nhân tím tái vì mắc bệnh liên cầu lợn... Thói quen ỷ lại coi chống dịch là việc của riêng ngành y làm xói mòn những nỗ lực phòng chống dịch bệnh. Để rồi đến lúc có dịch thì chạy hết từ hoang mang này sang lo lắng khác.Khi dịch do virus Zika nổ ra, chiến dịch phòng chống với thông điệp mới "Người dân tự diệt muỗi, loăng quăng phòng, chống bệnh do virus Zika và sốt xuất huyết" được phát động. "Người dân tự diệt muỗi, loăng quăng", chứ không còn là "chung tay diệt muỗi, loăng quăng" giống như  chiến với chiến dịch phòng chống sốt xuất huyết. Ngành y tế muốn người dân thay đổi nhận thức, chuyển từ việc mặc nhiên coi ngành y phải lo phòng chống dịch cho mình, sang tự mình lo và thực hiện phòng chống dịch.Hàng triệu tờ rơi được phát cho các phụ nữ sinh nở, những thông tin về cách thức phòng chống bệnh cũng được gửi đến tận tay 20 triệu người sử dụng điện thoại di động... Như vậy thông tin chỉ dẫn phòng dịch đã đến tận tay rồi, chỉ còn mỗi việc là người dân đọc và thực hiện nữa thôi. Nhưng đến đây thì gặp vật cản là sự thờ ơ, bàng quan của người dân.Vợ chồng con gái chị bạn tôi lẽ ra vẫn có thể hưởng hạnh phúc của tuổi trẻ mà không cần phải bắt hai họ phải hoang mang lo lắng về số phận của đứa cháu. Chị bạn tôi với tư cách là người mẹ lẽ ra vẫn cần quan tâm tới đứa con đã lớn của mình như chị từng dạy nó đánh răng hay rửa tay trước khi ăn hồi nó còn nhỏ. Nếu ai cũng tự quan tâm tới sự an nguy của mình bằng cách tự giác thực hiện những biện pháp phòng chống dịch chẳng mấy phức tạp và phiền toái, thì ngành y tế và cả xã hội sẽ bớt được nhiều điều phải lo.Tôi không biết là với tất cả những biện pháp như trên, ngành y tế có thể làm gì hơn nữa để đổi được một cái “giật mình” của người dân về dịch bệnh rất nguy hiểm này? Có thể độc giả của bài viết sẽ có nhiều ý tưởng. Nhưng tôi tin, mơ ước của nhiều người làm công tác y tế công cộng rất đơn giản: Mong sao tảng đá thờ ơ với dịch bệnh được người dân nhấc ra khỏi đầu mình.Vũ Mạnh Cường Mình học ngu Văn lắm. Nhưng định nghĩa ngu của mình được hình thành từ việc mình chả bao giờ kiểm tra Văn được trên 5 điềm. Chứ Văn là 1 môn của cảm xúc và trí tuệ. Và khi mình đọc bài này của anh Cường mình thấy tự hào vì mình luôn tin " văn học và phim là phản ánh chân thực nhất của xã hội " đúng thật. Nam cao đã nói rằng " chắc nó chừa mình ra ". Đây là 1 lời kể, ông kể về suy nghĩ của người Việt mình khi đối mặt với 1 điều gì đó mà có thể giải thích bằng câu " chưa thấy quan tài chưa đổ lệ". Quay lại vấn đề chính thì mình xin dùng 2 tiếng " bó tay". " chắc nó chừa mình ra ". Mình sống tại Mỷ, trong khu nhà mới tai Cali mà nhà nào củng trên 300m2, với miếng đất trên 1000m2. Rất vệ sinh và lịch sự. Mình từng nghe nói về cúm heo tại Mỷ, mình nghe rất sợ, và một mực đề phòng, rất giử vệ sinh, chích ngừa cúm. Thế mà không biết đâu ra mình bị dính cúm heo, gần chết. ý là mình được hưởng y tế tốt bật nhất TG. Văn phòng BS cách nhà mình dưới 10' chay xe (đường TP nhỏ không bao giờ kẹt xe). Khi mình bị quá nặng, vợ mình chở thẳng lên văn phòng cấp cứu tư (urgent care), vào chờ 5 phút thấy mình gục ra đó là họ bưng vào chích thuôt liền. Bệnh phát lên rất lẹ, trong vòng nửa ngày là từ bình thường đến gần chết, chờ thêm 1 ngày nửa là thấy ông bà chắc luôn.Xin mọi người đừng bao giờ ngỉ rằng không đến lược mình. Bệnh không chừa ai hết. Bao nhiều dân nhà giàu tại Mỷ còn dính lai rai, ngay HIV về VN 1 cái là thành đại dịch lan tràng. Xin cùng nhau giử gìn sức khỏ cho gia đình mình, và bảo vệ con cái mình. Một xã hội mà ở đó người người quen đổ lỗi , nhà nhà quen thói ỷ lại , thì khó lắm . Rồi đến lúc có vấn đề xảy ra thì lại đổ lỗi hết trách nhiệm cho bộ y tế thế này thế nọ bla ...bla . Sự vô cảm đã len tới chính bản thân. Họ vô cảm với chính họ và tương lai con cháu họ. Xã hội bay giờ nhiều khi phải thế. Ốc khong mang nổi mình ốc còn đòi mang cọc cho rêu sao được. Thì "Điếc không sợ súng " mà lại!!! Sự vô cảm ở ngay bản thân ngành y tế. Đi máy bay từ Dubai về, tôi nhận được 1 phiếu kê khai khá nhiều thứ liên quan đến bệnh tật và cũng ngại khi ra khỏi máy bay vì vừa trãi qua một chặng bay dài + một đêm quá cảnh không ngủ được ở sân bay ( định thuê KS ngủ nhưng đắc quá) nên người khá mệt và ho ( sợ bị giữ lai để đo). Thế nhưng khi ra chỗ y tế dự phòng thì thấy có 2 em chắc là SV đi làm thời vụ đứng thu giấy kê khai, các em chẳng buồn xem tôi tên gì, khai cái gì trong đó, chỉ việc đóng dấu vào tờ giấy là xong! Sao tốn giấy và tốn tiền thuê các em vậy? Like manh Đến bom còn ngồi lên vừa cưa vừa huýt sáo mà lại Anh Đức Hoàng trong bài Trí tuệ Đám Đông có nói rất sinh động về nước đọng và nạn muỗi ở khu thợ hồ quận hai. Những lãnh đạo có trách nhiệm và quyền hạn chắc cũng vẫn hy vọng loại muỗi bần hàn chỉ hút những giọt máu cơ cực kia mà thôi. Nhưng giờ đây ngập lụt tràn lan. Cuộc đời có những chuyện dễ đoán lắm! Đã dạy người ta tập quán của rất nhiều những niềm tin kia mà. Hy vọng là hệ quả của niềm tin vì ai cũng phải hy vọng để sống. Con cái là niềm hy vọng cao cả nhất và giờ đây tất cả đều phải hy vọng loại virus hiểm nghèo này tha thứ cho THÂN NHÂN của họ. Muỗi ở ta nhiều, phần lớn xuất xứ từ hệ thống cống ngầm. Nên anh đừng đổ lỗi cho người dân. Bên Singapore đầy hồ nước, rừng cây, nhưng không hề có muỗi, là do chính quyền tháng nào cũng đi phun thuốc toàn bộ thành phố. Hãy học họ.
Quota cho cái nghèo Ngay sau khi vụ việc xảy ra, người đàn ông này bị lên án, bị gán cho đủ thứ động cơ vụ lợi. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình khẳng định: nếu sự việc này là đúng, ông sẽ “cách chức ngay người trưởng thôn sai phạm mà không cần phải nói thêm gì nữa.”Sự phẫn nộ đang bao trùm dư luận hôm nay khiến tôi nhớ lại những gì từng diễn ra sau Tết Kỷ Sửu 2009. Năm ấy, Thủ tướng chính phủ quyết định: mỗi hộ nghèo sẽ nhận được khoản hỗ trợ 200.000 đồng một người để ăn Tết. Vài ngày sau Tết báo chí phát hiện ra rằng hầu như ở bất cứ địa phương nào cũng xảy ra tình trạng trưởng thôn thu lại hoặc không phát hết tiền Tết cho người nghèo. Những khoản hỗ trợ đã bị giữ lại để chia đều cho mọi người trong thôn hoặc để bổ sung vào các quỹ xây dựng nông thôn.Tôi đến Hà Tĩnh tìm hiểu sự việc. Người dân “bao vây” xe của chúng tôi để đua nhau phân trần. Những hộ dân bị thu lại thì đòi phải được nhận toàn bộ số tiền. Những gia đình khác đã được chia tiền thì nhất quyết không trả lại. Họ lập luận: chúng tôi cũng nghèo chả khác gì các gia đình thuộc diện nghèo.     Tôi đã gặp những người trưởng thôn giữ lại tiền của người nghèo năm đó. Tất cả đang phải sống trong sự xỉ vả của dư luận nhưng đều khẳng định rằng họ không vụ lợi. Việc chia đều tiền Tết cho người nghèo là phải làm để “ổn định tình hình địa phương”.Một chủ tịch xã kể cho tôi một câu chuyện không biết nên khóc hay cười. Chỉ hơn 20 ngày sau lũ ông đã sụt gần chục cân. Có hơn 40 đoàn cứu trợ đến với xã ông, đoàn nào cũng đề nghị ông phải dẫn đi gặp người dân, đoàn nào cũng đề nghị xã phải tiếp đón, phải giúp họ tổ chức lễ trao quà từ thiện. Điều mà ông chủ tịch xã năm ấy bức xúc nhất là việc các đoàn từ thiện này cũng không muốn nghe lời khuyên của xã về địa chỉ tặng quà. Những nhà hảo tâm muốn được tự tay trao quà và chụp ảnh với người dân vùng lũ nhưng lại không thể lội sâu. Hệ quả là cứ nhà nào ít ngập nhất đồng nghĩa đoàn từ thiện dễ vào nhất thì sẽ được nhiều quà nhất. Sự tị nạnh so bì trong dân trở nên căng thẳng mà xã cũng không biết làm cách nào giải quyết.Ở nước ta có một nghịch lý. Đó là mặc dù xã hội luôn đề cao công tác an sinh nhưng chúng ta lại thiếu đi những thước đo chuẩn để xác định ai thực sự nghèo và ai thực sự bị thiệt hại. Lấy ví dụ việc xác định hộ nghèo. Theo tiêu chuẩn của nhà nước thì hộ gia đình ở nông thôn có thu nhập dưới 200.000 đồng/người/tháng phải được công nhận hộ nghèo. Tuy nhiên, các địa phương lại hoàn toàn không có cách nào để điều tra được chính xác thu nhập của người dân. Rút cuộc việc xác định hộ nghèo được thực hiện bằng cách phân bổ.Cấp tỉnh phân bổ tỷ lệ nghèo cho cấp huyện theo chỉ tiêu giảm nghèo đã thống nhất với trung ương. Cấp huyện sau đó phân bổ tỷ lệ nghèo cho các xã và xã thì lại chia đều cho các thôn. Ở nhiều thôn, do không còn cách nào khác, đành họp dân lại để “bình bầu” xem ai nên được coi là nghèo. Tức là việc nghèo - đi kèm với nó là các hỗ trợ - cũng bị áp quota.Những trưởng thôn năm 2009 thu lại tiền tết của người dân thú nhận với tôi rằng: họ hiểu số hộ nghèo thực sự ở thôn mình lớn hơn nhiều với số hộ nghèo được vào danh sách. Đó là lý do khi có chút hỗ trợ, nhiều hộ “không nghèo” đã cảm thấy bất bình.Hôm qua một người bạn hỏi tôi ý kiến về những gì vừa xảy ra ở Quảng Bình. Câu trả lời của tôi là tôi không biết nữa. Đôi khi những vụ ăn bớt tiền cứu trợ vẫn xảy ra và chúng đã làm xói mòn khủng khiếp niềm tin của xã hội.Nhưng hôm qua tôi thấy một người dân ở Quảng Bình đã xuất hiện trên báo. Bà nói, bà tình nguyện chia số tiền được cứu trợ cho các hộ bị thiệt hại khác, chứ không phải trưởng thôn ép. Có thể nhiều hộ khác không nghĩ như bà, không muốn chia, đó là quyền của họ, và trưởng thôn đã làm sai. Nhưng lời bà làm tôi tin rằng thực sự việc hỗ trợ cái nghèo ở nơi ấy cũng đã vướng vào “hạn ngạch”.Những người trưởng thôn mà tôi gặp sau tết Kỷ Sửu ở Hà Tĩnh đều đã mất chức. Nhưng điều làm họ đau đớn nhất không phải là vị trí trưởng thôn, mà là sự nghi kị gièm pha của dư luận.Nước ta từ lâu được coi là một hình mẫu của thế giới trong xóa đói giảm nghèo. Nhưng sau những trận lũ, khi cái nghèo bị bóc trơ trụi đến tận cùng, vẫn lộ ra có những cái nghèo chưa được cấp quota.Lê Anh Ngọc Cảm ơn anh về bài viết, 1 góc nhìn khác của sự việc. Có những bê bối dây đi dây lại mãi vẫn chỉ ở mức kiểm điểm hoặc cảnh cáo, trong khi những con người gần với dân nhất, dễ va chạm nhất thì có thể bị “cách chức ngay người trưởng thôn sai phạm mà không cần phải nói thêm gì nữa.” :) Ôi cái chỉ tiêu!Đau đầu nhất vẫn là bình bầu để được là hộ nghèo. nguyên nhân gốc rẽ vấn đề đó là hệ quả của "supply chain" báo cáo láo do "tàn dư" để lại đấy bạn. Nhìn vào sự thật thì không ai muốn nhìn nữa, vì nó quá trần trụi. Tôi cũng đồng ý với anh một phần nhưng người nghèo cũng muốn vươn lên. Anh có đọc bài báo 1 người làm quan cả họ được nhờ và cũng có cả nhà cùng làm quan. Khi được hỏi thì họ bảo là đúng quy trình. Nói ít mong anh hiểu nhiều. Nước ta từ lâu được coi là một hình mẫu của thế giới trong xóa đói giảm nghèo. Nhưng sau những trận lũ, khi cái nghèo bị bóc trơ trụi đến tận cùng, vẫn lộ ra có những cái nghèo chưa được cấp quota. Đúng là thấy vậy mà không phải vậy, có sự thỏa thuận ngầm không được đồng thuận hết, dù gì thì trưởng thôn phải trần tình trước với đoàn cứu trợ chứ đừng âm thầm làm vướng phải tình ngay lý gian! Ôi tất cả từ cái bệnh thành tích mà ra cả. Để giảm nghèo người ta đầu tư, kích cầu... để tạo công ăn, việc làm tăng thu nhập. Còn thực tế thì chỉ lấy thành tích để báo cáo...Nếu theo chỉ tiêu về tỷ lệ hộ nghèo có lẽ còn gấp 3 4 lần báo cáo ấy chứ. Người dân muôn đời khổ.... vẫn thực là con cá và cái cần. người nghèo đang đói thì phải cho con cá, về lâu về dài để thoát nghèo là cái Cần , Và gốc thì vẫn là giải quyết chuyện cái cần. Thiện nguyện đáng hoan nghênh , nhưng cần lắm những chính sách thiết thực, chung tay của xã hội để giải quyết triệt để Từ chuyện này và nhiều chuyện khác cũng ở thôn mới thấy rõ là các bác "ở trên" chỉ "nhìn" chứ không "xuống", chỉ "nghe" chứ không "thấy". Nếu các bác "xuống" tận nơi, "thấy" tận mắt để biết thực-hư thì chắc là sẽ không có câu "nếu sự việc này là đúng tôi sẽ...". Tôi chỉ nêu ý kiến của cá nhân: Các đoàn ủng hộ đến địa phương nếu liên hệ với xã, thôn để được gặp người dân. Vậy xã, thôn hiểu rõ hộ nghèo của mình có thể thông báo cho các hộ nghèo đó tập trung tại nhà văn hóa thôn, xã để đoàn cứu trợ vận tự tay trao tặng Vấn đề là trưởng thôn hành xử thiếu khôn ngoan và không đúng cho dù có ý tốt. Thứ hai là trưởng thôn nên nắm trong tay danh sach các hộ nghèo thì vấn đệ quản lý sẽ dễ dàng hơn. Việc cho con cá trong lúc này thật sự cần thiết hơn cần câu nên nhiều bạn thiếu hiểu biết xin thôi phát biểu. Việc làm từ thiện là việc làm suốt đời chứ không phải một vài đợt . Nghèo không phải sinh ra hèn mà nhiều người giàu vẫn hèn và nhiều ngưòi nghèo vẫn sang. Ở chỗ mình, xã mới gắn cái bảng Nông Thôn Mới.Không biết tốn nhiêu, nhưng được biết gần 1 nửa số hộ nghèo bị rút sổ.Không phải vì họ hết nghèo, mà vì chuẩn Nông Thôn Mới nên họ không được phép nghèo.Mà kể cũng tốt, không còn nghèo thì họ phải ráng mà làm. Cảm ơn bài viết của bạn, thật sâu sắc! bài viết quá đúng với thực tế xảy ra ở địa phương. Cám ơn tác giả
'Hạ cánh' không an toàn Nếu đề nghị này được chuẩn y thì đây là lần thứ hai trong vòng chưa đầy hai năm, một cựu bộ trưởng bị kỷ luật Đảng sau khi đã nghỉ hưu.Cuối năm 2014, ông Trần Văn Truyền, nguyên tổng thanh tra chính phủ cũng đã bị kỷ luật do có vi phạm, khuyết điểm trong việc thực hiện chế độ, chính sách nhà ở, đất ở và công tác cán bộ. Lúc đó, ông Truyền nghỉ hưu được ba năm.Nói theo ngôn ngữ dân gian, đó là những cuộc “hạ cánh” không an toàn.“Hạ cánh an toàn” là thành ngữ dùng để chỉ quan chức về hưu. Giáo viên, bộ đội, người lao động bình thường về hưu thì tất nhiên không có gì để phải "không an toàn" theo nghĩa ấy cả. Nói thế để thấy sự nguy hiểm của nghiệp làm quan.Về hưu, với người bình thường là sự nghỉ ngơi nhẹ nhàng sau cả cuộc đời làm việc, phấn đấu và cống hiến. Nhưng với nhiều người khác có khi lại là sự thở phào sau những căng thẳng ẩn mình. Trong 20 năm làm báo, đã không ít lần tôi được biết nhiều vị, từ nhà tập thể sau nghỉ hưu bỗng chuyển sang những biệt thự an dưỡng, đắc địa. Những tư gia đó chắc chắn không thể từ đồng lương quan chức thông thường.Điều này cũng bởi một thời gian dài, người ta có tâm lý nể nang lẫn dễ dãi, chủ quan cho rằng không cần và không nên xử lý những người không còn vai vế, quyền lực trong bộ máy. Chính điều đó đã tạo nên tâm lý thu vén cá nhân, coi nhẹ đạo lý và luật pháp. Cũng chính điều đó tạo ra sự bất công, dung dưỡng cho những sai phạm mà hậu quả của nó cả chục năm sau chưa gỡ xong.“Hạ cánh an toàn” chính là một phần quan trọng cấu thành “tư duy nhiệm kỳ”. Hết nhiệm kỳ là hết quyền lợi, nhưng cũng đồng nghĩa với hết trách nhiệm. Quán tính tâm lý ấy có thể trở thành tiền đề cho những chuyện ký hàng chục, hàng trăm quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm trong những ngày cuối cùng đương chức; duyệt những công trình trăm tỷ lãng phí hoặc giao những dự án béo bở được đầu tư bằng tiền ngân sách cho những đối tác thiếu năng lực.Hễ cứ "hạ cánh” là an toàn, trở thành viễn cảnh khiến không ít người sa ngã sau một đời đã cống hiến và giữ liêm chính.Sự liêm chính với người này có thể là tự nhiên, với người khác có thể do rèn luyện mà có được. Khi những ham muốn cá nhân tự bản thân mỗi người khó có thể chế ngự, thì có trợ thủ giúp đỡ, ấy là pháp luật, đạo đức, là nỗi lo sợ bị mất danh dự và lo sợ bị trừng phạt. Một cơ chế ngầm không "hồi tố" trách nhiệm quan chức hưu trí vốn được coi như là ân tình của người sau với kẻ trước, có thể sẽ tạo nên sự bất công và hơn thế, làm sa ngã những người chưa hạ cánh.Nếu biết khi về hưu cuộc sống chỉ nhẹ nhàng bởi những cống hiến và giữ mình khi tại chức, là cái gối êm cho tuổi già dựa vào, người ta sẽ ra sức cống hiến. Nếu biết cuộc sống khi về hưu sẽ hưởng thụ những thu vén trước đó mà không bị truy cứu, người ta sẽ dễ sa ngã. Còn nếu biết những sai trái khi đương chức sẽ khiến khi về hưu khó sống, người ta sẽ chùn tay trước những quyết định sai trái và vô trách nhiệm khi tại chức.Quyết định truy cứu trách nhiệm của những quan chức sau khi đã về hưu, tôi cho rằng, là một tiền lệ tốt để những quan chức giữ mình liêm chính.Câu chuyện của ông Hoàng, ông Truyền lại làm tôi nhớ đến ông Lê Huy Ngọ - cho dù tính chất của sự việc không giống nhau. Nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đã nộp đơn xin từ chức vào năm 2004, sau khi nhận án kỷ luật vì những sai sót trong quản lý dẫn đến việc để người dưới quyền thông đồng với Lã Thị Kim Oanh gây thất thoát cả trăm tỷ. Đó là việc chưa từng có tiền lệ.Nếu chuyện của ông Ngọ là bằng chứng cho thấy không phải cứ ngồi lên ghế là “an toàn” hết nhiệm kỳ, thì chuyện của ông Hoàng, ông Truyền lại là bằng chứng cho thấy về hưu cũng chưa “an toàn”. Đó cũng là những đòn giáng vào cái “tư duy nhiệm kỳ”."Hạ cánh an toàn" không nên và không thể trở thành tiếng thở phào vượt ải của các quan tham.Đức Hiển Có cảnh cáo hay khai trừ cũng vẫn là an toàn, chỉ khi nào truy tố hoặc đòi lại hết những gì đã lấy bất hợp pháp mới có thể răn đe... Khi nào bỏ tù, tử hình những quan tham thì mới gọi là hạ cánh không an toàn. Cảnh cáo.Vẫn an toàn mà có thấy nguy hiểm gì đâu. phải làm như TQ ko có vùng cấm cả khi nghỉ hưu nếu vi phạm PL Đồng ý với nhà báo. Chỉ tự hỏi rằng tiền lệ "cảnh cáo" thì có khả năng thay đổi được gì không? vậy mà cách đây mấy tháng trả lời với báo chí bộ công thương vẫn cứ oang oang là bổ nhiệm đúng "quy trình". Vẫn chỉ là cảnh cáo thôi, có gì đâu mà không an toàn . Phải minh bạch tất cả. Có vấn đề thì phải thu hồi toàn bộ chứ. Như thế này thì khác gì bắt cóc bỏ đĩa. Trăm ngàn lần phê bình,cảnh cáo cũng chẳng sao bởi những người có lòng tự trọng thì họ đã ko làm như vậy. Truy cứu khi đang đương chức ấy. Đừng để hậu quả xảy ra rồi mới xử lý hậu quả. Chỉ "khiển trách", "cảnh cáo" thì làm sao mà không an toàn? Cảnh cáo , kiểm điểm sáu sắc hay nghiêm túc rút kinh nghiệm thì có khác gì nhau nhỉ ? quá chuẩn Tác giả có vẻ đề cao việc xử lý bằng cảnh cáo, khiển trách, rút kinh nghiệm sâu sắc...đối với những hành vi sai phạm nhiều khi là rất nghiêm trọng của quan chức. Tôi và nhiều người khác cho rằng, so với mức độ gây hậu quả của họ thì những cách thức xử lý như thế mới chính là tạo điều kiện cho họ hạ cánh an toàn ! Mới chỉ là sai khác chứ chưa đủ sức răn đe những quan tham lúc tại vị.
Nụ cười 14 năm tù Tôi không biết có bao nhiêu người sẽ đồng tình với mệnh đề này. Liệu mỗi người dân có tự tin biết được mọi “góc khuất” của ông quan đang phục vụ mình kia, và nếu muốn biết, bạn sẽ làm gì? Tôi chỉ xin kể một câu chuyện.Trên mạng hỏi đáp Quora, có một câu hỏi rất gây chú ý gần đây: “Bức ảnh nào mô tả hay nhất sự tham nhũng của chính quyền?”. Người dân khắp nơi trên thế giới đưa ra những bức ảnh rất thú vị: từ một công trình xây dựng tỷ đô hoang phế, cho đến những dinh thự xa hoa của các vị lãnh đạo nước họ… Nhưng một trong những câu trả lời được bình chọn nhiều nhất, là một bức ảnh về nụ cười.Đó là nụ cười của Dương Đạt Tài - người từng đứng đầu Ủy ban An toàn lao động tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Ông ta đứng cạnh một vụ tai nạn xe bồn nghiêm trọng trên địa bàn. Một chiếc xe buýt hai tầng đã đâm vào một xe bồn chở methanol, chiếc xe bốc cháy khiến 36 người chết. Và Dương Đạt Tài đứng đó, tại hiện trường vụ việc, nở một nụ cười nhẹ nhàng.Đó đơn giản chỉ là một thái độ của một vị quan nhỏ trong hệ thống chính quyền Trung Quốc. Thái độ ấy khiến dư luận căm phẫn. Họ bắt đầu đi tìm xem người nở nụ cười trong vụ tai nạn đó là ai và bắt đầu lục tung quá trình hoạt động của Dương Đạt Tài. Họ hệ thống hóa tất cả những lần xuất hiện của ông Dương trước công chúng, và phát hiện ra một điểm chung: tay ông này luôn đeo những chiếc đồng hồ đắt tiền.Montblanc, Omega Constellation, Constantin… tổng trị giá số đồng hồ mà Dương Đạt Tài đeo công khai lên đến hơn 100.000 USD. Dân Trung Quốc đặt cho họ Dương biệt danh “Biểu Ca” (Anh Hai đồng hồ). Trước áp lực của dư luận, ông này bị điều tra. Và chỉ một thời gian ngắn sau đó, Dương Đạt Tài nhận án 14 năm tù sau khi các vụ hối lộ hàng trăm nghìn USD bị phanh phui.Ngoài biệt danh “Biểu Ca” đã trở nên nổi tiếng trên khắp thế giới, Dương Đạt Tài còn có một biệt danh khác, là “Vi tiếu cục trưởng” - vị cục trưởng cười khẽ. Người ta sẽ không quên rằng, 14 năm tù của ông cục trưởng xuất phát từ một nụ cười.Đó không phải là câu chuyện cá biệt. Không cần là một chuyên gia tâm lý để biết rằng thái độ sống của một con người thể hiện qua những hành động rất nhỏ. Và thái độ phục vụ của các quan chức đôi khi chỉ bộc lộ từ các hành vi giao tiếp.Nhiều người sẽ dễ dàng liên hệ “Vi tiếu cục trưởng” ở nước bạn với “xế hộp tỉnh ủy” ở nước ta. Chân dung tỉnh ủy viên Trịnh Xuân Thanh bắt đầu phát lộ chính từ cái biển xanh trên chiếc Lexus đem từ Hà Nội vào. Một kịch bản gần giống, bởi nó xuất phát từ một chuyện không lớn, nhưng trở thành điểm kích hoạt cho sự bức xúc của dư luận.Và tất nhiên, những người yêu thích đồng hồ đeo tay cũng có thể nhận ra những “Biểu ca” đeo một chiếc đồng hồ mà lương công chức của họ không thể mua được dù tiết kiệm 20 năm. Chiếc xe Lexus được gắn biển xanh mà ông Trịnh Xuân Thanh "mượn của người nhà" cũng có giá trị hàng chục năm lương công chức ở Việt Nam.Tôi đã kể xong câu chuyện. “Xế hộp tỉnh ủy” Trịnh Xuân Thanh cũng đã kể câu chuyện của mình. Tôi chỉ tự hỏi, rằng những câu chuyện như thế có thể gửi gắm thông điệp đến ai?Những lãnh đạo sẽ nhận được một bài học về thái độ với công chúng. Hay là công chúng có hiểu được rằng quyền lực giám sát và thúc đẩy thực thi luật pháp nằm hoàn toàn trong tay họ?Đức Hoàng Những trường hợp bị xử lý trên, chỉ là chuyện buộc phải làm, nhằm làm dịu dư luận. Còn bình thường, khi mà báo chí còn chưa biết đến, các vị vẫn cười khẽ và đi xe sang thôi. Vấn đề tham nhũng đã được ông bà tôi,ba mẹ tôi nói đến khi có việc nhờ đến chính quyền. Tôi chẳng hiểu sao lại tồn tại hơn 30 năm mà ngày càng lớn. Đất nước ngày càng nghèo, nợ công ngày càng tăng. Anh Đức Hoàng in sách các bài viết về cải cách đi, a tặng mỗi đơn vị vài quyển,... àh mà các vị ấy có hiểu hết ý tứ ko nhỉ,..? Cũng câu chuyện vui, mấy ông bạn già hay cafe sáng, 1 ông thắc mắc là "tại sao lại phải xây cái tòa nhà cho cái đơn vị Sở ABC to thế nhỉ? Họ có hơn 40 nhân sự cần gì 10 tầng?", ông kia lý giải "ông có từng đi học cấp 1 chưa? Rồi àh, thế ông nhân 10% của 10 tỷ so với 10% của 100 tỷ xem số nào to hơn",... Những kẻ tham nhũng là những con người vô cảm, những kẻ đó sống trên mồ hôi và nước mắt nhân dân. Làm cái gì cũng cho là đúng quy trình, nhưng nếu đó là quy trình lỗi thì sao? Muốn tốt lên thì phải sửa cái quy trình... Bài viết quá hay, thâm thúy! Không chỉ xe ô tô sang hoặc đồng hồ đắt tiền, các quan tham còn sở hữu nhiều bất động sản là những của cải không thể giấu được. Những của cải này phần lớn đứng tên người nhà, chỉ một phần rất nhỏ đứng tên mình. Ngay một phần rất nhỏ đó mà nếu không tham nhũng thì với đồng lương quan chức, cả đời mới mua nổi. Những quan chức như thế này có nhiều lắm. Dân biết hết nhưng dân thì thấp cổ bé họng, quan thì lấp liếm và bao che cho nhau. Và cứ như vậy quan cứ mỉm cười. Chuyện ai cũng biết nhưng chả làm hì được, theo đuổi, phanh phui có khi lại tiễn chính mình vào tù dù mục đích là ngược lại! :3Cám ơn câu chuyện hay của anh Hoàng! Baì viết hay quá Đức Hoàng ơi! Không những giúp các quan chức đọc tự vấn mình, mà còn giúp bạn đọc suy ngẫm thâm thúy hơn . Những lãnh đạo sẽ nhận được một bài học về thái độ với công chúng. Hay là công chúng có hiểu rằng được rằng quyền lực giám sát và thúc đẩy thực thi luật pháp nằm hoàn toàn trong tay họ?p/s:câu hỏi ngõ của anh rất hay, chúc anh luôn có những bài viết vì nước vì dân Mèo nào chê mỡ. Đúng là "Dân biết hết thói hư tật xấu của quan chức”. Và, chính quan chức cũng biết hết thói hư tật xấu của quan chức. Dân không trị được thói hư tật xấu của quan chức, còn quan chức tư duy theo nhiệm kỳ nên không quan tâm sửa thói hư tật xấu của họ. Đọc bài của Đức Hoàng thực sự rất thấm thía. Vấn nạn tham nhũng của chúng ta biết đến bao giờ mới chấm dứt được đây, hay lại là cụm từ quen thuộc: "tham nhũng ổn định"?? Tôi luôn tâm đắc với những bài viết, góc nhìn của anh. Rất hay, hàm ý sâu sắc, tính xác thực cao! Buồn. Hy vọng sự thay đổi của đất nước. Mong một ngày nước ta xóa bỏ được tham nhũng để đất nước trở lên hùng mạnh.
Vinastas và nước mắm Tôi đến địa chỉ công bố trên website, nhưng đến nơi thì được thông báo hội đã dời đi nơi khác. Đến nơi khác, tôi lại được thông báo trụ sở chuyển về Sở Công thương. Sau gần hai tiếng đồng hồ, tôi tìm được trụ sở hội vào lúc 10h30 sáng. Lúc đó, văn phòng đã im ỉm khoá. Anh bảo vệ cho biết đã hai tuần rồi không có ai đến mở cửa.Nhìn tấm biển “nơi nhận đơn khiếu nại người tiêu dùng”, tôi băn khoăn tự hỏi không biết đã có bao nhiêu người cầm tờ đơn đến đây và thất vọng đi về.Tôi không biết câu chuyện ấy có phổ biến ở các địa phương khác không. Nhưng nhìn vào số lượng ngày càng tăng của những tranh cãi không được giải quyết, hoặc giải quyết không thấu đáo giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp, có thể thấy vai trò mờ nhạt của hội vốn sinh ra với mục đích bảo vệ người tiêu dùng. Ở một số tỉnh, đến thời điểm tôi viết bài này, hội chưa từng nhận một đơn khiếu nại nào.Có lẽ nhiều người chỉ biết đến Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) sau chuyện khảo sát nước mắm chứa arsen vừa qua. Trớ trêu thay, việc “xưng danh” đó đi kèm với tai tiếng, bởi những lùm xùm xung quanh động cơ và tính chân thực của khảo sát. Vụ việc khiến cả người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp, hai chủ thể về mặt nguyên tắc được Vinastas bảo hộ lợi ích chính đáng, có nhiều phản ứng tiêu cực.Tôi cho rằng, với cơ chế hoạt động của hội như bây giờ, việc các hội tồn tại dật dờ, hay tệ hơn là tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực như sự cố arsen, là điều tất yếu.Lý do trước hết, các hội được lập ra để bảo vệ lợi ích thành viên, nhưng thành viên hội bảo vệ người tiêu dùng ở nước ta phần lớn lại chưa phải là người tiêu dùng. Hội viên của Vinastas và hội cấp dưới đa phần là cán bộ nhà nước đương chức thuộc các ngành khác nhau, và lãnh đạo hiệp hội thường xuyên là công chức của các sở ngành thuộc chính quyền địa phương.Hội địa phương hiếm có người chuyên trách, cán bộ Sở Công thương sẽ phải kiêm nhiệm luôn công việc của hội, và không được hưởng bất kỳ phụ cấp nào.Kể cả khi hội thực sự muốn trở nên hiệu quả hơn, các hội cũng “lực bất tòng tâm” bởi tổ chức có vài ba người kiêm nhiệm không thể giải quyết tất những vấn đề rất cụ thể của người tiêu dùng.Tôi sẽ gọi đó là một hội bị “hành chính hóa” - một hội vốn sinh ra bởi một quyết định hành chính, lại không thể huy động nguồn lực từ đại chúng, và vì thế không phục vụ kịp lợi ích xã hội, nếu không muốn nói là đôi khi đi ngược lại điều đó.Tiếc rằng cái tư duy nền tảng đã tạo ra Vinastas, cái tư duy đề cao những hội phải chịu sự quản lý trực tiếp của "cơ quan nào đó" vẫn tồn tại. Sẽ nhiều người bổ ngửa khi biết rằng trong những ngày mà xã hội đang rúng động vì dấu hiệu sai phạm tại Vinastas, thì ở Quốc hội, lại đang trình ra một dự án Luật về Hội. Nó đang được nhiều đại biểu quốc hội, các tổ chức khoa học và thậm chí thành viên chính phủ đề nghị hoãn thông qua.Dự án luật này yêu cầu hội mới thành lập phải có lĩnh vực hoạt động chính “không trùng lắp với lĩnh vực hoạt động chính của hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trong cùng phạm vi hoạt động”. Tức là có Vinastas rồi thì không được lập hội bảo vệ người tiêu dùng khác nữa. Và Vinastas sẽ “độc quyền” mảng bảo vệ người tiêu dùng mà họ đang làm... rất thị phi?Nghĩa là dù muốn hay không, Vinastas và các hội địa phương là những đại diện  duy nhất cho mỗi chúng ta, 90 triệu người tiêu dùng cả nước?Những lùm xùm ở Vinastas trong vụ nước mắm có arsen có thể quy về trách nhiệm cá nhân. Nhưng nó cũng có thể quy về trách nhiệm hệ thống.Đang có ý kiến cho rằng nên đình chỉ hoạt động của Vinastas. Theo tôi, cùng với động thái quyết liệt ấy, thì cần nghĩ tới việc rằng sau Vinastas, cơ chế pháp lý nào khuyến khích các tổ chức khác, những tổ chức thực sự bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ thành viên chứ không phục vụ “lợi ích nhóm”.Nhiều khi để giải quyết những vấn đề phức tạp của xã hội chỉ cần một động tác rất đơn giản. Đó là để cho xã hội tự giải quyết bằng những công cụ tự nguyện của riêng nó.Còn tôi biết, giờ này, kể cả Vinastas có chịu sức ép ra sao, có bị đòi xử lý mức nào, thì ở nhiều địa phương, cánh cửa hội người tiêu dùng vẫn đóng kín trước những người đến “đánh trống kêu oan”. Đình chỉ Vinastas, nếu có, chỉ là phần ngọn của vấn đề.Nguyễn Khắc Giang Chuẩn không cần chỉnh. Bài viết phản ánh chuẩn quá! chuẩn đến độ, đọc xong tôi phải like và comment ngay. Cảm ơn tác giả! Nhà tôi làm nc mắm quy mô nhỏ,doanh thu tháng này giảm 16 triệu so với tháng trước.Cho đến tận bây giờ nhiều khách hàng vẫn chỉ nghĩ trong đầu nước mắm có thạch tín mà ko cần biết là thạch tín gì.Tôi làm gì lên tôi mà sờ tát tát vào mặt tôi đau thế Hội làm không tốt nên đóng cửa dẹp bỏ đi là vừa. "Đình chỉ chỉ Vinastas,nếu có, chỉ là phần ngọn của vấn đề". Hãy là người tiêu dùng thông minh và tự bảo vệ chính mình. Bài viết quá chân thực. Một nhà báo có tâm Như thế này thì ai sẽ là người bảo vệ tiêu dùng cho người dân, bao nhiêu thực phẩm bẩn, bao nhiêu mặt hàng tiêu dùng ko đúng chất lượng quảng cáo....Phải có Luật để bảo vệ Hội cũng như bảo vệ người tiêu dùng. Nếu được danh nghiệp có tâm đức, sản xuất ra mặt hàng nào đó mà ko nghĩ lợi nhuận để nâng cao thương hiệu và bảo vệ người tiêu dùng thì..... rất hiếm có.Mong rằng sau đợt mưa dong này Hội bảo vệ người tiêu dùng sẽ được cũng cố địa vị đúng như tên gọi, hãy vì lợi ích chung của xã hội. Đề nghị kiểm tra lại mô hình tổ chức và hoạt động của cái Hội này. nếu chưa tốt thì giải tán và tổ chức lại vì hình như chỉ là hội tự nguyện. Thế mà đại diện và bảo vệ người tiêu dùng thì không xứng đáng. Pháp luật làm căn vấn đề này thử xem. Còn hội nào dám manh động nữa không? Vụ việc Con Ruồi và Tân Hiệp Phát chả thấy hiệp hội người tiêu dùng ở đâu? Sao công bố nước mắm có hàm lượng đạm cao có nhiễm Arsen thì nhanh thế. Vậy đằng sau cái công bố Arsen ấy là gì? Có phải nhóm lợi ích trả tiền rồi chi phối Vinastas ko? Hãy để người tiêu dùng lên tiếng xem cái gọi là Hội bảo vệ người tiêu dùng đã bảo vệ họ được cái gì hay mất tiền cho những hội viên ất ơ Không lẽ chỉ có cái hội này là có chức năng bảo vệ tiêu dùng hả ta??? Ngộ há. Nhiều vụ việc cần kêu lên Chi Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhưng chẳng biết các Chi Hội nằm ở đâu mà kêu.Nên giải tán các Hội "hữu danh vô thực". Các bạn thử tính xem 1 lít dầu đậu nành giá 45.000 đ.Vậy để có được 1 lít dầu đậu nành thì doanh nghiệp dùng bao nhiêu ký hạt đậu nành ép ra vậy ? Kết quả trong nước mắm có asen là của vị nào đặt bút kí .Mong ngành CA tìm ra và công bố cho ngườ itiêu dùng được biết được thấy
U19 đừng là một đoản ca Những phút cuối trận, khi tỷ số gần như đã được ấn định, tôi thấy Văn Quyến xuất hiện bên ngoài đường pitch. Đến lúc đó, anh mới được lệnh khởi động để vào sân.Chi Lăng, cũng thảm cỏ đó 10 năm trước, trong giải U16 Châu Á, chàng trai áo số 10 Văn Quyến đã sút phạt đẹp mắt hạ gục Trung Quốc và nhận danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất giải. Hôm nay, vẫn trên sân vận động ấy, sau 10 năm là cả một khoảng trời thăm thẳm của hai thái cực: ngày đầu của thần đồng và ngày cuối của tàn phai.Văn Quyến không phải là cầu thủ duy nhất của bóng đá Việt Nam có xuất phát điểm đầy kỳ vọng, và rồi sau đó bước hụt về quên lãng. Quyến chỉ là cầu thủ tiêu biểu, còn lứa U16 năm 2000 ấy cũng chỉ là thế hệ tiêu biểu trong một hệ thống bóng đá Việt Nam mà thành quả khi trưởng thành của các cầu thủ trẻ rất không tương xứng với xuất phát điểm ban đầu.Khi U19 Việt Nam của thầy trò huấn luyện viên Hoàng Anh Tuấn giành được chiếc vé dự U20 World Cup 2017 tại Hàn Quốc, tôi nhớ lại hình ảnh Văn Quyến buổi chiều Chi Lăng 5 năm trước.Đây có thể coi là thành tích quan trọng nhất của bóng đá Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử bóng đá sân cỏ, Việt Nam góp mặt ở sân chơi World Cup bằng tấm vé trực tiếp. Chưa kể, U20 World Cup là một thương hiệu lớn, một cái nôi sản sinh ra những siêu sao, huyền thoại bóng đá trong tương lai. Những Trần Thành, Trọng Đại, Tiến Dũng, Đức Chinh... sẽ đối diện với những người có thể trở thành Messi, Maradona của tương lai. Nhiều huyền thoại đã đánh dấu sự xuất hiện ở sân chơi này.Nhưng những Trần Thành, Trọng Đại… sẽ là gì của tương lai? Đó là câu hỏi mà người làm bóng đá Việt Nam cần đặt ra.U20 World Cup từng chứng kiến sự sản sinh của thế hệ vàng bóng đá Bồ Đào Nha với Luis Figo, Rui Costa; nó cũng là nơi tạo ra một cú hích lớn cho các nền bóng đá từ trung bình trở thành nền bóng đá được nể trọng như Ghana, Nhật Bản, Chile.Tuy nhiên, cũng có những ngoại lệ. Trung Quốc cũng góp mặt tại giải đấu này, nhưng họ không làm được như Nhật Bản. Các nền bóng đá ít tên tuổi như Benin, Syria, Burkina Faso… đều từng một lần đến đó. Nhưng lứa cầu thủ vàng đó giờ đã biến mất. U20 World Cup bằng vị thế của nó, sẽ trao cơ hội cho tất cả những ai đến sân chơi này, nhưng thành công chỉ đến với những ai biết nắm bắt. Còn với những liên đoàn đi sai hướng, họ sẽ mất đi lứa cầu thủ vàng đó. Tôi muốn gọi đấy là những “Thế hệ bị đánh cắp.”Bức tranh bóng đá Việt Nam lại có quá nhiều “thế hệ bị đánh cắp” như vậy. Ví dụ ngay chính lứa U19 của 5 năm trước, trong giải vô địch U19 Đông Nam Á 2011. Ngôi sao sáng nhất của U19 Việt Nam năm ấy là tiền đạo Nguyễn Xuân Nam, anh là vua phá lưới của giải đấu với 8 bàn thắng. Còn đội tuyển U19 Việt Nam giành ngôi á quân. Bây giờ Nguyễn Xuân Nam ở đâu? Anh đã phải lưu lạc ở giải vô địch quốc gia… Lào. Bây giờ, Việt Nam có hẳn một lứa U19 đi đến World Cup. Nhưng sau mừng vui, hãy bắt đầu lo lắng. Và có cơ sở để mà lo lắng.Sau thành tích vang dội hôm nay, những ngôi sao trẻ của chúng ta sẽ quay trở lại và đối mặt với một nền bóng đá nặng về... bệnh thành tích.Bệnh thành tích tạo ra những gì? Việc gian lận tuổi ở các giải bóng đá phong trào sẽ tiêu diệt bóng đá trẻ Việt Nam về lâu về dài. Vì thành tích, người ta không chỉ gian lận tuổi, mà còn dạy các em “gian lận” cả các nguyên tắc sống. Những cú vào bóng làm què chân đối phương đầy rẫy trên sân cỏ V-League không phản ánh nhân cách cá biệt của một cầu thủ: nó phản ánh cả một lối tư duy chung.Bệnh thành tích cũng tạo ra thứ văn hóa “gà nòi” - đốt cháy giai đoạn của những tiềm năng và ghẻ lạnh những người thất bại. Nếu có điều gì khác biệt giữa Trung Quốc và Nhật Bản, thì đó là Trung Quốc đào tạo kiểu “gà nòi”, tập trung hết các tài năng trẻ lại một siêu-trung-tâm để nuôi giấc mơ World Cup. Họ chưa thể thành công. Còn Nhật Bản, họ phát triển phong trào bóng đá cộng đồng, và từ đó các ngôi sao được sinh ra.Vào World Cup là một giấc mơ đã thành hiện thực. Nhưng chừng nào ta vẫn không giải quyết được “lỗi” trong tư duy thượng tầng, thì bóng đá Việt Nam sẽ không tạo ra bước ngoặt. Và khúc hát chiến thắng ngày hôm nay của thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn có thể sẽ chỉ là một đoản ca.Để nền bóng đá cất cánh, sau bệ phóng cho các cầu thủ trẻ ở giải đấu lớn, người ta cần một đường hướng phát triển đúng đắn cho lứa cầu thủ vàng ấy ở giai đoạn tiếp theo.Đồng minh lớn nhất của một cầu thủ trẻ, chắc chắn là những thành tích như hôm nay. Nhưng kẻ thù lớn nhất của họ, cũng sẽ lại là thành tích - hay là cái cách người lớn nghĩ về thành tích. Dũng Phan Bài viết hay và sâu sắc lắm, nó có cái tâm và cái tầm của một người yêu bóng đá, k biết mấy "vị" làm bóng đá Việt Nam có đọc được những dòng này chăng??? Bây giờ Nguyễn Xuân Nam ở đâu? Anh đang lưu lạc ở giải vô địch quốc gia… Lào. Một câu hỏi và một câu trả lời rất đau? Mong VFF suy nghĩ!? Một bài báo tuyệt vời mong các anh "VFF lắng nghe và thấu hiểu" Vì thành tích, người ta không chỉ gian lận tuổi, mà còn dạy các em “gian lận” cả các nguyên tắc sống...Bệnh thành tích cũng tạo ra thứ văn hóa “gà nòi” - đốt cháy giai đoạn của những tiềm năng và ghẻ lạnh những người thất bại. Không riêng gì bóng đá như anh Dũng Phan nói mà gần như mọi mặt ở nước ta đều NHIỄM BỆNH THÀNH TÍCH. Mình thấy có nhiều Fan phong trào, so sánh lứa U19 năm nay với lứa U19 2 năm trước của HAGL nhìn vào thành tích rồi so sánh bảo lứa này hơn hẳn lứa CP, tôi cho rằng so sánh như vậy là quá khập khiễng, nên nhớ lứa U19 năm này cũng từng thua muối mặt U19 Thái Lan 0-6, thua Uc cả 2 lần chạm chán. Bạn thử đặt trường hợp nếu lứa U19 năm nay vào cùng bảng với Nhật, Hàn xem kết quả thế nào. đá với Tây á thì dù sao chúng ta cũng dễ đá hơn từ trước đến nay đều như vậy, với lại mấy giải trẻ thường phòng độ lên xuống thất thường ko ổn định, ví dụ như đội serbia vô địch thế giới u20, năm nay còn ko vào đc vòng ck, hoặc lứa u19 myanmar , từng dự u20 TG năm nay cũng ko đc vào vòng vck u19 châu á. Theo tôi mạnh hay yếu ở lối chơi ở khâu đào tạo bài bản mới bền lâu được, tôi rất ấn tượng với lò đào tạo HAGL đừng vì thành tích trước mắt mà lơ là khâu đào tạo cơ bản đó mới mong có 1 nền bóng đá phát triển được. ở lứa U19 VN năm nay tôi rất tượng ở họ sức mạnh và sự chắc chắn nơi phòng ngự lối chơi lăn xả ko ngại va chạm về kỹ thuật và độ nhuyễn thì ko thể bằng lứa HAGL đc, còn lứa u19 HAGL là lối đa thiên về kỹ thuật nhưng hơi thiếu sức mạnh Lứa cầu thiủ U19 này nếu kô chấm sóc nuôi dưỡng thì sẽ chết yểu! Cảm giác của Dũng Phan khi nhìn thấy hình ảnh Văn Quyến ở Chi Lăng không biết có buồn giống tôi như bây giờ không, buồn cho 1 số phận, buồn cho 1 nền công nghiệp bóng đá mãi không... chịu phát triển vì thiếu "thủ lĩnh thực sự" , lịch sử sẽ lưu lại tên ai , có ai không ? có ai không ? buồn quá ! Đọc bài này cảm giác có gì đó man mác buồn :( Bài báo rất hay... Thực ra mà nói thì lứa này không có tương lai gặp malai indo hay thái mà đá kiểu đua thể lực là thua Khu vực ĐNA thì Indonesia, Malaysia, Myanmar cũng đã đến đó trước mình lâu lắm rồi và giờ ho vẫn lặn cùng chúng ta trong vùng trũng bóng đá đó thôi. Bài viết thật là hay, cảm ơn tác giả! Câu kết của bài viết đã trả lời ...sẽ là một đoản ca tiếp theo thôi. Quá khó để trị bệnh thành tích trước mắt! Nếu nghĩ mình giỏi rồi sẽ chẳng bao giờ khá lên được nữa, mà sẽ trở thành một cầu thủ khá khá theo chuẩn U19 ở tuổi 20, 30 thôi. Hay, toi dong y kien voi anh , doi tuyen viet nam cung nhu con nguoi viet nam co chut thanh tich no banh troi , de xem tean toi gap nhat ban xem noi duoc gi , toi rat ghet may thang ma doi viet nam chua dau vao dau la boc phet , hay diem tinh va o tren mat dat thi hay hon
Quyền lực ‘dựa hơi’ Một cảnh sát giao thông tức tốc đuổi theo, chặn chiếc xe gây tai nạn, giữ giấy tờ xe rồi yêu cầu quay về hiện trường. Nhưng tài xế lại quyết định… bỏ chạy.Vợ tôi may mắn không gặp chấn thương nghiêm trọng, chỉ có chiếc xe máy vỡ tan đèn. Tôi đến nơi, giận điếng người nên tìm cách liên lạc với Tổng cục trưởng, tổng cục chủ quản của cái xe gây tai nạn. Ông tổng cục trưởng yêu cầu anh tài xế tìm vợ chồng tôi giải quyết.Tối hôm ấy, tài xế gọi điện cho vợ tôi. Câu đầu tiên anh ta hỏi, bằng một giọng sợ sệt: “Chị là nhà báo à?”. Vợ tôi cúp máy luôn. Rất đáng giận: điều đầu tiên anh tài xế quan tâm là có phải mình vừa “gây chuyện” với một quyền lực gì đó, chứ không phải là một câu thăm hỏi người vừa bị mình đâm ngã.Sau, anh tài xế xin lỗi, sửa xe và chịu tiền chụp chiếu kiểm tra sức khỏe cho vợ tôi. Chuyện dừng lại ở đó.Nhưng cái câu “Chị là nhà báo à?” ấy mỗi lần nghĩ lại tôi vừa bực vừa buồn cười. Anh tài xế đã xử lý sự việc bằng một loạt hành động đầy tính coi thường. Bỏ chạy lần đầu là coi thường người dân. Bỏ chạy sau khi đã bị cảnh sát giữ giấy tờ là coi thường luật pháp. Và cuộc điện thoại là sự coi thường hậu quả của hành động mình đã gây ra.Tôi không tìm được lý do nào hơn cho chuỗi hành động coi thường ấy, ngoài việc anh ta lái một chiếc xe biển xanh 80B - ký hiệu của những xe đầy quyền lực trong mắt nhiều người.Rất dễ dàng nhìn thấy lối ứng xử ấy từ những người lái xe công vụ. Mới đây nhất là việc một chiếc xe của Tổng cục Hải quan đi ngược chiều ở TP HCM trong giờ cao điểm va chạm với xe khác. Sau khi va chạm, chiếc xe này vẫn cố tình đi tiếp trái làn đường (dù có dải phân cách cứng). Đoạn video ghi lại sự việc cho thấy ngay cả khi người dân tỏ đã thái độ phẫn nộ, chặn xe lại, anh tài xế vẫn ngồi trong xe để phân giải.Người tài xế xét cho cùng chỉ là một viên chức bình thường. Câu hỏi đặt ra, điều gì đã tạo cho họ tâm lý trịch thượng ấy? Bản thân cái biển xanh không phải nguyên nhân duy nhất. Mà bởi vì, anh ta là tài xế của lãnh đạo, một người “có quan hệ” trong hệ thống công quyền và có quyền mang một sự tự tin phi nghĩa.Thái độ ấy có thể được nhìn thấy ngay ở một nhân viên gác cổng cơ quan công quyền. Bạn có thể đối mặt với sự nhũng nhiễu của “cửa quan” ngay từ lúc đi qua cổng. Thái độ ấy thậm chí có thể thấy ở người nhà của cán bộ. Đơn cử như vụ… chồng của một hiệu trưởng ở Bình Phước đập vỡ điện thoại phóng viên kèm lời đe doạ “Tao gọi công an đến gô cổ, mày sẽ biết tao là ai”.Một cán bộ nếu mang tâm lý “quan phụ mẫu” đã là một vấn đề. Nhưng để cái tâm lý trịch thượng ấy lan sang cả những mối quan hệ thường ngày, từ người lái xe, anh thường trực, người thân trong gia đình thì vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều. Nó cho thấy sự lạm dụng quyền lực phổ biến và dễ dàng đến mức độ nào.Trong lần chúng tôi làm việc với một bộ trưởng, cuộc phỏng vấn phải dừng lại giữa chừng vì điện thoại của phu nhân bộ trưởng gọi đến báo: tài xế đang bị cảnh sát giao thông giữ vì phạm luật. Bộ trưởng liền gọi đi đâu đó. Đầu dây bên kia, nghe như tiếng dạ dài. Tôi không hỏi ông gọi đi đâu, chỉ biết chắc chắn, cỡ như ông việc can thiệp để cảnh sát giao thông bỏ qua lỗi cho tài xế là chuyện quá vặt vãnh.Vì thế anh lái xe biển xanh đâm vào vợ tôi và ung dung bỏ đi chắc hẳn cũng tin rằng việc lấy lại giấy tờ xe bị thu giữ chỉ là chuyện vặt. Quyết định mặc kệ người bị đâm, bất chấp cảnh sát là của một người rất ý thức rằng mình có quyền lực, dù đó chỉ là quyền lực của một kẻ dựa hơi.Tiếc rằng đó là một tình trạng phổ biến. Truyền thông xã hội lên ngôi, hoạt động giám sát của người dân tăng cao đã làm lộ ra thêm các biểu hiện lạm dụng quyền lực. Nhưng nó cũng chỉ giúp xử lý được các trường hợp đơn lẻ, chứ không làm thay chuyển được bản chất vấn đề.Vấn đề là bởi ở nhiều nơi, quyền lực nhiều đến mức có thể đem san sẻ cho bất kỳ ai. San sẻ chút ít thôi, đã đủ để anh tài xế cho phép mình đứng cao hơn luật pháp.Đức Hoàng Anh viết bài nào cũng hay , đều là những bức xúc của dư luận.Nhưng xin anh 1 bài viết khác đc k? Thay vì nêu ra bức xúc, anh hãy viết 1 bài để đưa ra giải pháp? Giải pháp anh ạ. Chẳng hạn như bài này, giải pháp là gì? ...San sẻ chút ít thôi, đã đủ để anh tài xế cho phép mình đứng cao hơn luật pháp.Câu chốt hạ thích thật. Đức Hoàng luôn sâu sắc. Việc anh tài xế của xe quan lớn gây tai nạn rồi bỏ chạy là chuyện thường . Phó phòng công an chạy ôtô đâm chết người rồi bỏ chạy luôn là việc đáng lên án . Tâm lý quan quyền bây giờ là " ông nội của dân " mới đúng . "Ở nhiều nơi, quyền lực nhiều đến mức có thể đem san sẻ cho bất kỳ ai". Hay! Lâu rồi tôi cũng đã từng đặt câu hỏi tại sao chính quyền lại phải đặt ra cái biển số để cho nó trở nên đặc biệt? Phải chăng chính quyền cũng biết rõ rằng mình có lúc cũng không thể tuân thủ đúng những qui định, trong nhiều trường hợp nếu tuân thủ cũng trở nên rất phi lý, do chính mình đặt ra nên phải đẻ ra cái biển số để mọi người ngầm hiểu mà tha thứ? Nếu vậy, đó không hẳn chỉ là sự coi thường mà còn là sự tùy tiện, thiếu chính trực, thiếu công bằng, thiếu công tâm. Tư duy đó liệu có đáng để làm quan phụ mẫu? "Con vua mà có tội cũng sẽ bị xử như thứ dân" e rằng khó làm được với người có tư duy như thế. Đất nước chúng ta đang sống hằng ngày mở trang báo ra là ông này biển thủ, bà kia tham nhũng, hàng loạt dự án ngàn tỷ nằm chơi,... đầy rẫy những điều vô lý nhan nhãn trước dân chúng. Rồi thì sao? Chúng ta đều biết và những bài báo như thế này có cơ hội vào tầm mắt, vào đầu, vào lương tri của những con người như vậy chút nào không? Sợ nhất cái quyền lực của những người dựa hơi này. Họ rất nguy hiểm và manh động. Tôi thấy trong luật pháp nghiêm minh còn du di cho cái khoảng thân nhân tốt thì đâu có gì phải ngạc nhiên khi phải chấp nhận thân hữu tốt, rồi tới thân tín tốt? SAN SẺ MỘT CHÚC ÍCH THÔI .CHO TÀI XẾ. ĐỨNG CAO HƠN PHÁP LUẬT. QUÁ CHUẨN . ĐỨC HOÀNG ƠI Cô Tấm khi ở quê dù chịu muôn nghìn cay đăng vẫn yêu em và dì ghẻ nhưng khi cô ý dựa hơi là hoàng hậu lập tức em gái phải chết và dì ghẻ có mắm con để ăn! Ông bố làm Bí thư huyện ủy, thằng con đi đánh người ta, bị người ta đánh lại lên đập phá cửa ủy ban xã. Ông bố gọi công an huyện lên bắt máy thằng đánh con ông vè giam, không cần xét xử. Đấy dựa hơi đấy Một người làm quan cả họ đuợc nhờ là ở chổ đó. Qua bài viết của Đức Hoàng ta mới chỉ nhìn thấy một chút " Quyền lực dựa hơi" thôi còn rất rất nhiều các vấn đề khác nữa. Nếu những ông Quan kia mà nghiêm minh thì ai dám dựa hơi, thật khổ cho người dân, thật buồn... Xin khâm phục anh - Đức Hoàng, nhà báo can đảm đã dám viết lên bài này Khoảng cách quyền lực giữa quan và dân thường ở Việt Nam còn lớn lắm. Tôi cũng lái xe cơ quan,mong các bạn đồng nghiệp hãy hành xử theo đúng chuẩn mực,nên biết mình chỉ là lái xe thôi!
Nỗi sợ Điều 292 Anh giải thích thủ tục thành lập doanh nghiệp ở Singapore rất nhanh chóng, tin cậy, hệ thống thuế minh bạch và đặc biệt tránh được những rủi ro từ việc hình sự hoá như Điều 292 của Bộ luật Hình sự mới của Việt Nam.Đã có những người lặn lội sang tận Singapore, tìm hiểu về quy trình thành lập doanh nghiệp tại đây, để chia sẻ đường đi nước bước “chạy trốn” Điều 292 cho cộng đồng. Điều 292 đang khiến những người khởi nghiệp tại Việt Nam hoảng sợ.Tôi đã tham gia nhiều cuộc thảo luận về việc bỏ hay giữ Điều 292, tôi không thể lý giải được tại sao ở Việt Nam khi tiến hành kinh doanh một số ngành nghề trên mạng Internet nếu chưa đăng ký thì sẽ bị truy cứu hình sự.Trong thế giới phẳng, nhiều khái niệm kinh tế không còn như xưa. Bạn yêu thích CNTT, bạn viết một ứng dụng có thể chỉ vì yêu thích và đẩy lên các kho phát hành (app stores) của Apple hay Google. Một trò chơi được nhiều người yêu thích có thể có giá trị thương mại và người đó có thể kiếm hàng chục nghìn USD mỗi ngày. Nguyễn Hà Đông với chú chim Flappy Bird là trường hợp như vậy. Bạn tải một trò chơi, một phần mềm về máy tính hay điện thoại thì chính bạn đang nhập khẩu sản phẩm đó. Kinh doanh và nhập khẩu ở đây rất khác, không còn là mở một nhà máy hay ra cảng nhập một lô hàng như trước.Một trong những lo ngại của các cơ quan nhà nước là không kiểm soát được những gì xảy ra trên không gian mạng, cần đặt ra hàng rào tiền kiểm để an toàn. Tuy nhiên, tư duy này hoàn toàn không phù hợp với cách thức kinh doanh trong lĩnh vực thông tin, đặc biệt là những hoạt động khởi nghiệp trên nền tảng công nghệ thông tin.Một đặc trưng quan trọng của kinh doanh trong lĩnh vực này là làm ra sản phẩm thử nghiệm (có thể là website, ứng dụng, trò chơi…) - thường được gọi là các bản beta. Sản phẩm này được cung cấp thử nghiệm cho người dùng và nghiên cứu phản hồi của người dùng. Tỷ lệ thành công rất nhỏ, nhưng đổi lại là nếu thành công thì mang lại lợi nhuận lớn.Sau khi thử nghiệm sản phẩm mà có thành công bước đầu, nhà sáng lập mới bắt đầu tính đến việc đầu tư sâu hơn nhằm thương mại hóa sản phẩm, đẩy mạnh quảng cáo, tìm cách tạo doanh thu… Trong đó bao gồm cả việc thực hiện các thủ tục pháp lý. Như vậy, chi phí gia nhập thị trường phải thấp. Nếu chi phí gia nhập thị trường tăng cao thì số lượng các sản phẩm được làm ra sẽ giảm mạnh. Không ai bỏ tiền đi đăng ký, xin phép cho một sản phẩm mà có thể sẽ phải vứt bỏ hoàn toàn trong vài tuần tới. Việc yêu cầu sản phẩm phải đăng ký/ cấp phép chính là việc làm gia tăng chi phí gia nhập thị trường, từ đó cản trở đáng kể ngành này.Pháp luật về quản lý mạng Internet hiện nay của Việt Nam quá chú trọng vào kiểm soát, các quy định về đăng ký và cấp phép. Trong lĩnh vực này, “hàng rào” quản lý càng cao thì càng thể hiện trình độ quản lý thấp. Bởi vì trên không gian Internet, không thể lập hàng rào cứng.Với đặc tính không biên giới, các quy định này hầu như không tác động được đến các nhà cung cấp dịch vụ ở nước ngoài, nó chỉ siết chặt hơn hoạt động của các doanh nghiệp trẻ và bé nhỏ của Việt Nam. “Nắm được kẻ có tóc và thả mất kẻ trọc đầu”, hàng loạt nhà cung cấp nước ngoài vẫn kinh doanh bình thường và không thể bị xử lý theo pháp luật Việt Nam, ngay cả các hoạt động kinh doanh theo Điều 292 ở trên. Người dùng tại Việt Nam vẫn có thể dễ dàng tải ứng dụng được sản xuất và phát hành bởi nhiều doanh nghiệp nước ngoài khi không còn doanh nghiệp trong nước.Hệ quả là pháp luật của Việt Nam lại đang đóng cửa đối với doanh nghiệp trong nước và mở rộng cửa cho nước ngoài. Các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt nhiều lúc đứng nhìn bất lực thị phần đang dần mất, do “hàng rào” của chính phủ.Tới 2020, dự báo trong 10 người Việt Nam sẽ có 8 người có điện thoại di động.  Một người trung bình thường kiểm tra điện thoại 150 lần/ngày, dành hơn 4h để online, 50% online trên điện thoại và 65% giao dịch bắt đầu bằng điện thoại di động. Rõ ràng là một thị trường rất hấp dẫn. Nhưng số “thóc” này, nếu tiếp tục dựng lên những rào cản cho các nhà sản xuất trong nước, thì chỉ để đem… đãi gà rừng - các hãng công nghệ nước ngoài.Để thúc đẩy phát triển công nghệ thông tin và thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, tư duy quản lý trong lĩnh vực Internet của nhà nước cần phải khác. Quản lý phải theo kịp sự phát triển của công nghệ. Một điều khoản trong Bộ luật Hình sự như Điều 292 không chỉ gây e ngại và tạo ra rủi ro cho những doanh nghiệp công nghệ thông tin trong nước. Tác động của nó có thể rất lớn và lâu dài, làm vốn, nhân lực và tất nhiên là cả doanh thu từ thị trường Việt Nam đang âm thầm chảy ra bên ngoài.Đậu Anh Tuấn Việt nam ta bây giờ một người lên sếp thì kéo cả dòng họ lên theo (kể cả đứa dốt vì vậy người tài đâu được trọng dụng ) đã dốt thì sao mà đề ra luật đúng ? Mà đề ra luật tào lao kìm hãm phát triển ! Thích thụt lùi cơ ... thay vì thu thuế 10% chỉ thu được 1 người, còn lại tìm cách trốn , hoặc đi chỗ khác. Thu 1 % thì cả vài chục người tự nguyện mang nộp, thúc đẩy phát triển. Tư duy của chúng ta đang châm so với thế giới, đan xen cũ mới, lợi ích đi đêm, Khi yếu và kém lẽ ra người ta khao khát đủ thứ để mạnh và giỏi, đằng này lúc nào cũng 'dọa" sẽ "bắt, hốt" nên cái mục tiêu "dân giàu nứoc mạnh" rất hay lại trở thành chỉ là "câu chữ trên giấy". Rất rõ ràng và khúc triết. Cảm ơn tác giả Chỉ có thể là VN, chán. Lại không quản được thì cấm. Làm không được thì nghỉ hết đi cho dân nhờ. Cám ơn tác giả bài viết rất hay, không biết nhiều người khác có hiểu ko Đọc báo nhiều thì tiếng thở dài thoát ra càng ...dài ! Mở cữa ra cho thông thoáng nhưng quãn lý không được thì lại cấm ! Thật buồn cho một đất nước không chịu phát triễn ... Chả lo làm giàu, chỉ lo đi bắt bớ thì nghèo mãi là phải. Phải để cho gà lớn đẻ trứng rồi hãy tính việc thu trứng! Toàn dân đua nhau đi làm thuê, không ai chịu mở công ty riêng thì sẽ tránh được điều 292 ngay. Cái này củng vì cái cơ chế của chính quyền. Ví dụ như tại Mỷ, giáo viên được xem là dạy giỏi là giáo viên có khả năng giúp HS kém thành TB, chư không phại tạo ra HS xuất sắt. Chính trị gia địa phương giỏi là chính trị gia tạo ra nhiều công ăn việc làm cho dân chúng, đi đôi với an toàn xả hội, chứ không phải thu nhiều tiền thuế cho ngân sách và an toàn xả hội không thôi. Khi nào những người làm luật mà không đem lại lợi ít cho dân chúng là bị lung lay chiếc ghế ngay, thì vấn đề như Điều 292 sẻ là dỉ vảng. Tác giả là người làm ở VCCI nên rất hiểu về nổi khổ của doanh nghiệp. Cảm ơn tác giả. Quan điểm vậy là rõ ràng rồi, nước ta ko cần những doanh nghiệp thành công đột phá. Các bác ấy thích quản lí những doanh nghiệp kiểu cũ, cái gì chậm mới dễ nắm bắt, thế giới ai nhanh kệ họ;D
Lươn trong bệnh viện Tôi cũng đã trải qua cảm giác thất vọng và bất lực với dòng nước ngập, trong tư cách một bác sĩ. Người bệnh chính là mẹ tôi. Bà lên cơn cao huyết áp. Tôi chỉ cách nhà mẹ vài trăm mét mà không thể thoát ra khỏi vũng nước ngập. Tôi phải đọc đơn thuốc cho bà qua điện thoại. Cuối cùng mẹ tôi cũng tạm ổn. Nhưng tôi không dám nghĩ đến việc có bao nhiêu tình huống y tế khẩn cấp những ngày qua, hay trong những trận lụt triền miên ở thành phố những năm qua, đã bị ngăn trở bởi nước - và tạo ra hậu quả nghiêm trọng. Vì đơn giản là chẳng ai thống kê chúng.Trong ngập lụt cục bộ có rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Nhưng y tế sẽ luôn là điều khẩn cấp nhất vì nó liên quan đến tính mạng con người. Nguy cơ tai nạn cao, trong khi giao thông thì rất khó khăn, xe cấp cứu và người dân sẽ “bơi” thế nào đến bệnh viện?Ở Mỹ, đơn cử như bang California, bạn có thể dễ dàng tìm thấy một “bộ quy tắc phản ứng” dành cho hoạt động y tế trong điều kiện ngập lụt bất ngờ. Hay ở Vương quốc Anh, một vùng nhỏ bé như hạt East Ayrshire, Scotland, cũng có “bản kế hoạch hành động” đối phó với ngập lụt.Các quy định khá chặt chẽ và đồng bộ, từ phương pháp ứng phó, phương tiện di chuyển, quy trình giao thông, triển khai tìm kiếm, cứu nạn, phòng chống dịch bệnh sau ngập lụt... kể cả phân bổ nguồn lực, ngân sách và hỗ trợ từ thiện. Và đó là những quy định của chính quyền, không phải của riêng ngành y tế, nhưng rất chi tiết về các vấn đề y tế, bao gồm cả di tản bệnh nhân khi nước tràn vào. Ở Việt Nam có cái gì tương tự không? Tôi tìm được "Kế hoạch phòng, chống, ứng phó tình trạng ngập úng do mưa lớn và triều cường trên địa bàn quận 11", và "Phương án chủ động phòng, chống, ứng phó tình trạng ngập úng do mưa lớn và triều cường trên địa bàn TP HCM".Trong "Phương án chủ động phòng, chống, ứng phó tình trạng ngập úng do mưa lớn và triều cường trên địa bàn TP HCM", ban hành năm 2009, lượng thông tin rất ít. Mặc dù quy định nhiều thứ, quan trọng nhất là lưu thông ra sao, thông tin liên lạc ra sao... là những vấn đề thiết yếu và bị xáo trộn nhiều nhất khi có ngập lụt, lại không được quy định. Những quy định cho ngành y tế hết sức chung chung, như "huy động lực lượng y - bác sĩ, phương tiện, thiết bị, cơ số thuốc cần thiết để cứu thương, tiêu độc khử trùng, phòng ngừa dịch bệnh lây lan"...Bản "Kế hoạch phòng, chống, ứng phó tình trạng ngập úng do mưa lớn và triều cường trên địa bàn quận 11", ban hành năm 2015 thì chi tiết hơn, cụ thể hơn. Tuy nhiên, hơn 10 năm nay và cả thời gian sau khi ban hành bản kế hoạch này, không có lần ngập nước nào mà tôi không đi qua những khu vực ngập của quận 11. Thật tình, tôi không nhận thấy bất cứ điều gì giống như trong quy định.Thứ “phản ứng” ấn tượng nhất của nhân viên y tế TP HCM trong ngập lụt mà tôi biết, là ở một bệnh viện, nơi nước ngập qua mắt cá chân, các nhân viên y tế phải đi… bắt lươn trong bệnh viện.Những vấn đề liên quan đến giao thông, cấp cứu cho bệnh nhân khi nước ngập là rất cấp thiết. Khi ngập nước, giao thông thường xuyên hỗn loạn và rất dễ bị tắc nghẽn, một phần do nước ngập, phần khác, do ý thức của người tham gia giao thông. Có thể nguồn lực chúng ta chưa cho phép trang bị nhiều thứ cho y tế, xuồng máy hay trực thăng như nước bạn, nhưng việc huy động CSGT hỗ trợ trong việc thiết lập trật tự giao thông ở những khu vực nước ngập, hoặc một hỗ trợ nào đó đặc biệt cho xe cứu thương - thứ liên quan tính mạng - không phải là quá tầm tay của chúng ta.Tương tự vậy, khi các cơ sở y tế bị ngập nước, không có đơn vị nào hỗ trợ. Mà thực ra thì có cũng như không, nếu như chúng ta không có sẵn phương án dự phòng. Bệnh viện của tôi từng bị ngập nước, tràn vào phòng đặt máy CTScan, làm cho phương tiện này phải ngừng hoạt động hơn nửa tháng để sửa chữa.Đã có ai xây dựng phương án ngăn chặn nước ngập vào bệnh viện, để không ảnh hưởng đến việc cấp cứu, hỗ trợ những người bị ảnh hưởng của nước ngập? Đã có nơi nào xây dựng phương án ngăn ngừa phát tán rác thải y tế hay các mầm bệnh từ bệnh viện... do nước ngập? Đã có địa phương nào lưu ý đến việc hỗ trợ cho y tế trong việc phòng và chống ngập?Dù nguyên nhân ngập cục bộ tại TP HCM nói riêng và các đô thị lớn tại nước ta hiện nay là gì, thiên nhiên hay con người, đã đến lúc phải xác định đối mặt với chúng lâu dài. Và thay vì tranh cãi “lỗi tại ai”, trước mắt, cần ngay những kế hoạch phản ứng, ít nhất là cho điều thiết yếu, như y tế. Rủi ro bệnh tật thì không chờ được dự án chống ngập nghìn tỷ. Võ Xuân Sơn Vâng, tôi cũng đã trải qua nhật ký ngày mưa ám ảnh vừa qua- con gái tôi 4 tuổi vốn hen suyễn nặng đang dùng thuốc phòng ngừa, nhưng cháu vẫn lên cơn hen trong nhiều ngày trước đó, khi thấy cháu đã tương đối ổn, tôi đi làm- chiều 26, tôi được bác hàng xóm trông giữ bé báo tin, con lại sốt rất cao, ôm đầu kêu đau dữ dội, ba cháu thì đi công tác, tôi quyết định ra về, nhưng cơn mưa sầm sập tới, nước quất như tát vào mặt, nước nhanh chóng bao phủ các ngã đường: ngã 4 Hàng Xanh, D2, XVNT, mọi con đường đều không thể đi, nước dâng, xe chết máy, tôi cũng như bao người chôn chân trong nước, điện thoại lại réo inh ỏi, lòng tôi nóng như lửa đốt, dù trời vẫn mưa như trút...tôi không biết làm thế nào tôi có thể về tới nhà, làm thế nào đưa con trở ngược ra bệnh viện NĐ, lúc ấy tôi chỉ còn biết niệm A Di Đà Phật. Sau đó rất lâu, tôi cũng về đến hẻm nhà-như con sông uốn lượn, rác, chậu cây cảnh bứt gốc trôi lềnh bềnh, nhà tôi rất cao nhưng nước đã vào tới nữa sân, các nhà xung quanh thì chỉ thấy bộ ghế salon ẩn trong nước. Con tôi vẫn kêu đau đầu, uống thuốc sốt thì nôn ra hết, tôi hốt hoảng nghĩ tới bệnh viêm màng não? tôi gọi cho bác sĩ từ xa, ông ấy cũng e ngại với tình trạng của cháu, khuyên nên đến bv, tôi ôm cháu lội nước ra cổng, sau khi đã nhờ bác hx qua trông chừng thằng cu em 2.5 tuổi, tôi định đưa cháu đi cấp cứu bằng...xe đạp, hoặc đi bộ - phương án này có lẽ nhanh nhất (từ nhà tôi ở bến xe Miền Đông-Xô Viết Nghệ Tĩnh đến bv NĐ2 đường Nguyễn Du), ôm con bước xuống con sông hẻm nhà- thoáng thấy ông Địa, ông Thần Tài nhà hx tránh lũ ngồi vắt vẻo trên cao...tôi lại bấu víu tâm linh, lâm râm khấn 2 ông phù hộ cho con bé hạ sốt, bớt đau chờ qua cơn nước rút, con bé nằm gục đầu trên vai mẹ, áo mưa lùng nhùng, ba lô đi viện lỉnh kỉnh...tôi lại ngược trở vô nhà vì nghe con trai nhỏ khóc thét chạy theo mẹ...may sao linh nghiệm thay, khoảng tí sau tôi thấy con bớt kêu đau, bớt vật vã đủ để mẹ tạm yên tâm chờ qua đêm đó để sáng mai vào viện... haizz, hơn 40 năm phát triển mà sao VN càng ngày càng tụt hậu vậy nhỉ? Giữa lý thuyết và thực tế là 1 hố đen vô tận Góc nhìn của bác sĩ Sơn là rất đáng để cơ quan chính quyền lưu tâm. Các bệnh viện ở TP HCM nên sắm xuồng cứu thương, thay vì xe cứu thương là biện pháp cấp bách lúc này. Lúc đó đảm bảo sẽ ko còn cảnh tác đường nữa bởi chỉ có xuồng cứu thương mới lưu thông được trên địa hình giao thông đường thủy nội phố. Bác sỹ nêu ra một vấn đề mà ở mình đang còn bỏ ngỏ. Không những nhân viên y tế mà tất cả người dân rất lúng túng hoặc hành động theo bản năng khi gặp các vấn đề. Đúng là ở các nước phát triển luôn có những bản kế hoạch rất chi tiết và sát sao cho các vấn đề (thảm họa) có thể phát sinh như là thiên tai, cháy nổ, khủng bố, dịch bệnh. Tôi có làm việc cho một tập đoàn đa quốc gia có trụ sở chính ở Mỹ. Khi Việt nam có dịch bệnh nhỏ như dịch tả họ đã có một bản kế hoạch gửi cho toàn bộ lãnh đạo và nhân viên ở Việt Nam. Trong bản kế hoạch đó có nhiệm vụ cụ thể từng người và từng bộ phận 1 phải làm thế nào. Toàn bộ nhân viên phải làm gì để phòng bệnh, bộ phận đào tạo phải dạy dỗ thế nào, bộ phận nhân sự xử lý sao khi có nhiều người nghỉ ốm, bộ phận Y tế phải liên kết với ai, phải làm gì khi có nhân viên bị bệnh, bộ phận PR phải phát ngôn ra làm sao, tổng giám đốc phải làm gì trong trường hợp mà tất cả nhân viên và thị trường bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.... Tóm lại là rất chi tiết. Người Việt nam thì cứ thấy như trên trời bởi vì thấy cái ... họa này còn xa lắm. Nhưng headquarter thì cứ bắt mọi người phải học và thực hành cho thật nhuần nhuyễn. Kể cả các tình huống như khủng bố hay biểu tình họ cũng bắt phải học và thực hành. Còn những tình huống như cháy nổ thì được yêu cầu diễn tập thường xuyên, mỗi tháng 1 lần. Vì vậy mỗi khi có gì đó xảy ra thì mọi người trong công ty không bỡ ngỡ và đều rất rõ nhiệm vụ của mình. Nguyên nhân số 1 gây ngập lụt chính là không dám tìm ra "lỗi tại ai" đó BS à. Các bác ấy ở trên cao nên lo chuyện vĩ mô thôi, không có thời gian lo mấy chuyện nhỏ - mặc dù là thiết yếu - đâu bác Sơn. Suy nghĩ của bác sỹ Sơn thực sự đã thể hiện lương tâm của người thầy thuốc! Đúng là nếu không thể khác phục được ngay hiện tượng úng ngập của thành phố thì rất cần có phương án khả thi giải quyết các vấn đề xã hội phat sinh khi xảy ra úng ngập (đặc biệt là cấp cứu bệnh nhân), giống như giải pháp sống chung với lũ (trước đây) của Đồng bằng Sông Cửu long! ý kiến rất tốt nó thêm cho muôn vàn cái thiếu của đất nước này Bac si noi chinh xac vo cung Ấn tượng nhất là bạn "loa phường"...Hàng ngày, trong hàng chục năm không ngơi nghỉ, bạn loa phường ông ổng bất kể thời gian, địa điểm về các nội dung vô bổ và vô tận cho đến những ngày cuối tháng 10, đầu tháng 11 năm 2008. cả thành phố Hà Nội chìm trong biển nước, người dân hoang mang không biết phải ứng xử ra làm sao, diễn biến tiếp theo như thế nào... và bạn loa phường đột nhiên im lặng như 1 quý ông tử tế!Và khi nước rút, thật là bất ngờ, bạn í lại ổng ổng phát âm trở lại mà như chưa hề có cuộc chia ly. Anh Sơn ơi, ở nước ngoài người ta làm việc theo bổn phận và trách nhiệm. Còn ở Việt nam toàn con ông cháu cha, chạy chọt vào làm việc nên không thấy trách nhiệm của họ, thì làm sao mà có phương án ứng phó được.Họ chỉ nghĩ làm sao kiếm được tiền để bù vào khoản họ đã bỏ ra, và họ ngồi vào ghế cán bộ cho oai và hưởng thụ thôi. ý kiến rất sâu sát Tốt nhất là nên đề xuất với Bệnh viện nơi Bác sỹ công tác cách ứng phó trước, chứ đợi chính quyền thì còn lâu lắm, vì chính quyền còn trăm thứ phải lo, ai cũng đòi quyền lợi cho ngành mình hết thì chính quyền nào giải quyết cho nỗi. khổ nỗi các lãnh đạo thường ít đọc những bài viết hữu ích thế này lắm cơ. RỦI RO BỆNH TẬT. THÌ KHÔNG CHỜ ĐƯỢC DỰ ÁN NGHÌN TỶ . QUÁ CHUẨN
Tiện lợi trả bằng máu Ngay trong chợ Long Biên có một đồn công an. Đến giờ cao điểm, công an bắt đầu ra cổng, điều khiển dòng xe ra vào. Các anh làm việc rất cực nhọc vì cái cổng chợ bé tý, chỉ cần một cái ôtô tải đi không đúng luồng, là tắc cứng. Có lúc phải quát tháo, khua dùi cui. Các anh làm hết sức, để những chiếc xe thồ to như quả núi kia có thể dễ dàng ra khỏi chợ đi vào phố.Đó là một khung cảnh nghịch lý - công an làm việc vất vả để cho dòng xe phạm luật giao thông một cách rõ ràng ấy vào phố. Nhưng ai cũng hiểu hệ tuần hoàn của thành phố đã chảy như thế bao đời. Hà Nội, ít nhất là lúc này, không sống thiếu những chiếc xe thồ ngất ngưởng ấy được. Các chợ cóc cần rau từ Long Biên. Những cái chợ trong ngõ ngách, chỉ có thể phục vụ bởi những chiếc xe máy cũ này, cộng thêm đủ thứ dây rợ và khung thép lằng nhằng để có thể chất lên hàng tạ rau. Các anh công an không thể làm khác.Chúng ta đã hưởng một không gian sống tiện lợi mà tôi nghĩ là thuộc hàng hiếm có trên thế giới. Chỗ nào cũng là chợ. Ở châu Âu, tôi chạy bộ mấy cây số qua những dãy nhà và không tìm nổi một cửa hàng tạp hoá. Thành phố giàu có đó đã được quy hoạch thành những không gian chức năng riêng biệt. Chỗ nào mua bán là mua bán, chỗ nào ở thì toàn nhà ở.Hay là ngay tại Thái Lan, tôi cũng đã phải đi bộ mỏi mòn suốt khu Ratchaprarop, Bangkok suốt cả tiếng đồng hồ chui vào tất cả những ngõ ngách có thể để tìm một cái chợ rau, để tìm mua lá makrut tươi, cái lá dùng để nấu Tom Yum - thứ vốn là quốc hồn của dân Thái và tưởng rất phổ biến.Ở những nơi đó, nếu xét theo sự tiện lợi trong mua bán thường ngày, họ khổ hơn chúng ta nhiều.Nhưng sự tiện lợi ấy, sự tiện lợi cho phép chúng ta chống chân xe máy xuống, đỗ xe ôtô lại ở bất kỳ đâu và mua bán bất kỳ thứ gì, là một thứ lợi trả bằng máu.Hôm qua, một phụ nữ đã thiệt mạng khi đang đứng bên đường đón xe về quê. Một chiếc xe bò chạy ngang qua, tôn từ chiếc xe bung ra, cứa vào cổ chị. Tuần trước, một đứa trẻ tội nghiệp chết vì ngã vào chiếc xe ba gác chở tôn. Tháng trước, một cô gái trẻ bị bỏng toàn thân vì đâm vào một chiếc xe máy chở xăng. Họ không phải là những nạn nhân đầu tiên và cuối cùng của hệ thống phân phối hàng hoá tại Việt Nam. Chúng ta duy trì một nền thương mại được xây dựng dựa trên việc xé bỏ luật pháp và các khế ước văn minh về giao thông, từ vỉa hè đến lòng đường.Tôi không thể dừng nghĩ rằng sự xấu số của những con người tội nghiệp kia, thật ra là chi phí cho sự tùy tiện mà chính các thị dân đã chọn lựa. Đường phố hiểm nguy hơn với những chiếc xe thồ chở rau, chở lợn, chở vật liệu xây dựng, chính là để đổi lấy việc một người dân thành phố có thể “ra đầu ngõ” và có mọi thứ họ cần, thay vì đi rất xa để đến siêu thị, như người dân nơi khác phải làm. Cái giá phải trả để dân Việt Nam sống nhàn hơn cả những cư dân giàu có nhất thế giới, tất nhiên cực đắt.Người lái xe ba gác làm chết cháu nhỏ đã bị tạm giữ. Nhưng nếu như ông ta bị khởi tố vì tội “Vô ý làm chết người” theo điều 98 Bộ luật Hình sự, và coi rằng mọi người điều khiển xe ba gác, xe thồ, xe ba bánh, đều có khả năng trở thành tội phạm, thì hãy nghĩ xem ai là người “chỉ huy”, “tạo điều kiện vật chất” và “thúc đẩy” người khác thực hiện hành vi đó - theo điều 20 Luật Hình sự về tội đồng loã? Chính những người tiêu dùng bình thường đã trả tiền, khuyến khích những chiếc xe giết người ấy đi ra đường.Những người nghèo không tự duy trì hệ thống giao thông giết người kia. Chính những người trả tiền để họ lao ra đường, mới là “chủ mưu”, là người điều khiển cao nhất của hệ thống giao thông đầy bất trắc này.Trong cơn phẫn nộ vì cái chết của cháu bé tại Hà Nội, tôi nghe thấy những lời kêu gọi hành động quyết liệt, đòi cấm các phương tiện cồng kềnh vi phạm pháp luật giao thông. Sự việc thực sự đau lòng và cần ngay hành động. Nhưng lời kêu gọi ấy sẽ trở thành quẩn quanh nếu như thành phố vẫn tiếp tục cái văn hoá thâm căn, đòi “ra đầu ngõ” để mua bán của mình.Hãy tự đặt câu hỏi: không còn chợ cóc, cửa hàng tạp hoá nhỏ, giá vật liệu xây dựng đội thêm phí vận chuyển bằng ôtô, phần lớn các mua bán diễn ra trong siêu thị từ mớ rau đến bao thuốc, đồng nghĩa với tất cả mọi thứ đắt lên, các bạn có sẵn sàng chấp nhận không?Đức Hoàng Bài viết bắt đầu từ tình người, triển khai bằng lý lẽ, và kết thúc bằng một câu hỏi mà không một ai có thể không day dứt nếu tự coi mình là một người bình thường biết thương biết nghĩ. Trước nay tôi đã từ chối nhiều sự tiện nghi nhưng vẫn là chưa đủ. Tôi cần phải nghiêm khắc với bản thân hơn. Mọi thay đổi bắt đầu từ những việc rất rất nhỏ của từng cá nhân mà, phải không. Cảm ơn anh Đức Hoàng. Đắng cay mà nói thế thôi, cái cốt lõi là lòng thương đặt không đúng chỗ, mọi sự nhếch nhác xuất phát từ đâu? Vì sao chúng ta chấp nhận, đâu đâu cũng có gánh hàng rong, đâu đâu cũng có người nhặt rác, nhặt phế liệu, nhem nhuốc, nghèo khổ và thật tội nghiệp, họ vô hình chung kéo toàn bộ xã hội đi ngang tầm với họ, văn minh làm sao, khi mà những thành phố lớn có một sức hút khủng khiếp người nhập cư đủ mọi ngành nghề, đủ mọi tầng lớp, kéo theo là một sự quá tải khủng khiếp mà ai ai cũng kinh sợ, từ giao thông cho đến mọi sự tiện lợi trả bằng máu như lời tác giả. Tất cả chúng ta ngột ngạt, tất cả chúng ta chấp nhận và chờ đợi trong vô vọng những giải pháp trên giấy. Bạn cho rằng có tình trạng trẹn là do thói quen của người tiêu dùng muốn "tiện lợi", nhưng cần phải thấy rằng quan trọng là trình độ, năng lực tổ chức và quản lý đô thị mới là điều quan trọng nhất ảnh hưởng đến thói quen ấy. Người dân ở đâu cũng muốn "tiện lợi "nhưng các nước khác người ta vẫn có thể tổ chức và quản lý đô thị tốt để thay đổi văn hóa, thói quen tiêu dùng không phù hợp. Cần dũng cảm nói đúng sự thật... đừng né tránh. Quan điểm/lý luận của người viết là đúng, rất logic. Nhưng than ôi !! Đâu phải bây giờ, qua hậu quả thảm hại, mà phải và có thể sửa đổi ngay được. Nó đã thành thói quen, "nề nếp" từ hơn 40 năm nay mất rồi !! Bất cứ 1 thay đổi (nhỏ) nào trong trong lúc này cũng làm xáo trộn cs và quyền lợi cúa đạ̀i đa số, những người nghèo sẽ làm gì để sống? Đa số người Việt là bán thất nghiệp, nên phải làm những cv tạm bợ hàng ngày để sống. Các nước tân tiến người ta "nhìn xa trông rộng", có qui hoạch lâu dài, thất nghiệp ít, không buôn gánh bán bưng...Tình trang bát nháo hiện nay cũng là hậu quả của chợ trời, bán chui bán nhủi sau thống nhất đó ḅạn. Hãy tưởng tượng từng nhà ,từng người lục lọi xem có cái gì có thể mang ra đường bán được để mua gạo...sống qua ngày...thì bát nháo như thế nào!! Buồn. Thói quen tiểu nông một phần nhưng không phải là 'thủ phạm duy nhất'. Mấy nước xung quanh, không những tiểu nông lại còn 'thượng sơn cư' cũng không hẳn như ở ta.Vậy xem ra, ngoài ý thức của dân, còn là vấn đề tổ chức, quản lý xã hội. Nếu ngay từ sớm, không cho xe máy, ắt phải quy hoạch đô thị khác đi, từ đường, trường, nhà thương, bến chợ đến chỗ vui chơi giải trí. Như vậy, nay không phải tìm giải pháp 'bắt cóc bỏ đĩa'...Đừng chỉ đổ tại người dân làm nên những 'cái chết lẽng xeẹc' như vậy. Bài viết của Đức Hoàng rất hay nói đúng chính xác 100% vấn đề nhức nhối bao nhiêu năm qua mà chúng ta vẫn không thể giải quyết được , theo mình phải có 3 biện pháp giải quyết được tình trạng này : 1 là pháp luật về giao thông , về đô thị , về thương mại phải cực kỳ nghiêm minh (chế tài & thực thi pháp luật phải cực kỳ hiệu quả) , 2 là quy hoạch chợ , trung tâm thương mại & siêu thị trên tất cả các đô thị , đặc biệt là những TP lớn như HÀ NỘI , TP HCM , ĐÀ NẴNG .V.V..., XÓA BỎ DẦN & VĨNH VIỄN CHỢ CÓC , CHỢ TẠM , CHỢ XANH VEN ĐƯỜNG , NGÕ PHỐ .V.V..., 3 là GIÁO DỤC BẮT BUỘC TRẺ EM TỪ LỚP 1 PHẢI TUYỆT ĐỐI TUÂN THỦ LUẬT GIAO THÔNG , LUẬT ĐÔ THỊ (CHÚNG TA BẮT BUỘC PHẢI CÓ LUẬT ĐÔ THỊ) & TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN LIÊN TỤC & VĨNH VIỄN MỌI NGƯỜI DÂN (ĐẾN TỪNG NGƯỜI & TỪNG NHÀ) TRÊN ĐẤT NƯỚC VN PHẢI TUYỆT ĐỐI TUÂN THỦPHÁP LUẬT NHƯ LUẬT GIAO THÔNG , LUẬT THƯƠNG MẠI , LUẬT ĐÔ THỊ , LUẬT HÌNH SỰ , LUẬT DÂN SỰ ....Nếu làm được những điều này trong nhiều năm thì VN của chúng ta sẽ VĂN MINH , HIỆN ĐẠI & AN TOÀN HƠN HIỆN NAY RẤT NHIỀU . Quan trọng nhất là công bằng. THà nội cấm xe tải chạy bạn ngày nhưng lại bán giấy phép, và thế là ai cũng mua. Hôm nay mình thấy Đức Hoàng nói không hẳn đúng.Tất cả mọi trường hợp người ta cần dùng xe thồ để chuyên chở hàng hóa là do đường sá nhỏ hẹp.Rất nhiều trường hợp người tiêu dùng buộc phải bỏ ra nhiều tiền hơn để mua vật liệu xây dựng chở bằng xe thồ, vì xây nhà ở torng hẻm nhỏ nên xe ô tô không vào được.Tóm lại việc sử dụng xe thồ để chuyên chở hàng hóa không đem lại lợi ích cho người dân nhiều, mà người ta bắt buộc phải dùng vì đường sá ngõ ngách không đạt chuẩn tối thiểu 5m như quy hoạch.Các bác ra quy hoạch trên giấy rất chuẩn, xong rồi để nguyên trên giấy mà không thực hiện, nên xã hội vẫn cần xe thồ, khi có cháy nhà thì xe chữa cháy vẫn không tiếp cận được, ... và vẫn còn rất nhiều hiểm nguy khác rình rập người dân. TIỆN NGHI TRẢ BẰNG MÁU. VÀ CÁC BẠN CÓ SẴN SÀNG CHẤP NHẬN KHÔNG .QUÁ CHUẨN Nhưng tôi lại có quan điểm khác: Đó là hậu quả của của một nền quản trị xã hội yếu kém. Tôi thích cây viết của Anh! Cần thấy được sự "Vô trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" của ngành cảnh sát giao thông Hà Nội. Cả chục năm qua các loại xe chở hàng cồng kềnh đe dọa tính mạng người đi đường, chứ đâu phải chỉ có ngày hôm nay. Tôi đề nghị người đứng đầu cảnh sát giao thông Hà Nội hãy đứng ra nhận trách nhiệm về cái chết của cháu bé. Và phải chấm dứt ngay cái trò "Ra quân" kiểu bắt làm lấy tiếng cho có vẻ có trách nhiệm xong lại đâu vào đấy. Từ nay nếu trên đường Hà Nội còn một chiếc xe chở hàng quá khổ cồng kềnh thì đó là trách nhiệm của cảnh sát giao thông trên đường đó. việc này do văn hóa mà ra,từ lâu các nước khác đã nói rằng cái văn hóa lộn xộn mà các nước đang phát triển mắc phải nói mãi chẳng hiểu sẽ trả giá,và người ta còn kháo nhau đi du lịch các nước như thế để nhìn lại xem con người tại sao lại sông được với cái mớ lộn xộn ấy. Tôi đã chết hụt mấy lần vì mấy bác thương binh đi xe ba gác chạy ẩu.Đèn đỏ họ vẫn vượt .Tôi đi xe hay có thói quen nhìn gương hậu nên mới tránh được nếu không chắc đã sang thế giới bên kia.Đừng đổi do hoàn cảnh mà do ý thức mà thôi Mỗi ngày trung bình ở VN có khoảng 30 người chết vì tai nạn giao thông không liên quan đến xe chở tấm tôn. Bao nhiêu năm nay mới có vụ tại nạn chết người liên quan đến xe chở tấm tôn. Vậy mà.... Khổ cho dân xe thồ chúng tôi quá.
Tại sao phải cấm xe Cũng như thường lệ, người ta bàn đến chuyện cấm xe gì. Và lại như thường lệ, ít nhất là những gì tôi đang chứng kiến trên Facebook, người ta cãi nhau nhân danh cái phương tiện mà bản thân quen ngồi khi di chuyển.“Không thể cấm ôtô được. Ôtô là biểu hiện của văn minh” - một người gay gắt nói với tôi khi tôi xét lại việc đòi cấm xe máy.Việc đặt ra câu hỏi xe máy, hay ôtô, cái nào đáng bị cấm hơn sẽ là một cuộc tranh luận bế tắc. Bởi nó đi ra từ cảm nhận cá nhân về phương tiện của chính người tranh luận.Nếu cuộc tranh luận này tiếp diễn, người đi ôtô sẽ tiếp tục cho rằng cần hạn chế xe máy, hoặc ngược lại, người đi xe máy sẽ khẳng định rằng ôtô chiếm nhiều không gian hơn. Trong số những người làm chính sách giao thông, tôi biết có người mấy năm trước còn đi xe máy thì “nghiên cứu” ra nguyên nhân tắc đường là ôtô, còn nay thường xuyên đến văn phòng bằng ôtô thì quả quyết nguyên nhân tắc đường là do xe máy.Trong một điều kiện lý tưởng, khi các nhà quản lý kiểm soát được mật độ dân số, giữ được quy hoạch không bị phá vỡ bởi các nhóm lợi ích, giao thông đô thị sẽ không bế tắc đến thế này. Nhưng giờ thì không thể nói chuyện lý tưởng nữa, bởi sự lý tưởng về dân số, về quy hoạch dù sao cũng đã đổ vỡ rồi.Để xây dựng một cuộc sống tốt hơn trên nền tảng đổ vỡ đó, cũng giống như xây tháp Babel sau đại hồng thủy, người ta cần có tiếng nói chung. Trong câu chuyện giao thông, tiếng nói chung chính là việc hạn chế nhu cầu sử dụng phương tiện cá nhân để có thể phát triển hạ tầng giao thông công cộng. Nhưng trong truyền thuyết, cũng như thực tế, việc tự nhiên mà có tiếng nói chung, đồng thanh tương ứng là điều không bao giờ xảy ra.Ai cũng biết là cần thay thế phương tiện cá nhân bằng phương tiện giao thông công cộng mới có thể giải quyết được câu chuyện ùn tắc.Vấn đề của giao thông đô thị chỉ có thể giải quyết khi hạ tầng giao thông công cộng được phát triển tương xứng với quy mô thành phố. Vậy thì tại sao không bàn đến việc ưu tiên cho giao thông công cộng? Bằng cách thiết kế làn, tuyến riêng cho giao thông công cộng, để phương tiện đó có ưu thế vượt trội so với phương tiện cá nhân. Metro, Monorail có đường riêng, đã đành. Xe buýt, hay taxi cũng cần có đường riêng, nơi mà các phương tiện cá nhân không thể xâm phạm.Không có quỹ đất cho đường mới, thì những con đường cũ cũng được chia làn riêng cho phương tiện công cộng. Khi đó, phần đường dành cho phương tiện cá nhân sẽ bị thu hẹp lại, giao thông thành phố sẽ là những trục, những vành đai được định tuyến gồm phương tiện công cộng cùng xe máy, song song với những trục, vành đai gồm phương tiện công cộng cùng ôtô. Đồng thời, lòng đường phải trả lại cho phương tiện lưu thông, vỉa hè trả cho người đi bộ chứ không phải là nơi đỗ xe. Khi đó, giao thông công cộng trở nên ưu việt một cách rõ rệt, việc sử dụng phương tiện cá nhân bị ức chế vì luồng tuyến, vì bất tiện trong việc dừng, đỗ. Khi đó, hạn chế loại phương tiện nào là sự lựa chọn của mỗi người, thay vì cảm giác phải hy sinh vì lợi ích của người khác.Những xung đột giao thông đã làm các con phố tắc nghẽn. Nếu cuộc bàn thảo giải pháp về giao thông, vẫn tiếp tục phát triển theo hướng “cấm xe nào” thì tôi tin rằng nó sẽ lại tạo ra những xung đột khiến cuộc tranh luận tắc nghẽn. Và những đám tắc đường trong lúc chờ đợi thì cứ thế dài ra…Phạm Trung Tuyến Bộ Giao Thông đúng là chỉ chăm chăm vào cái loanh quanh của giao thông!Xin nhỗi các bác chứ, xe máy còn không dung chứa nổi thì đến lúc xã hội phát triển một mức độ nào đấy người dân đồng loạt đi xe hơi thì cái đường xá của các bác đến nửa đêm nó vẫn tắc :))Làm ơn mở rộng tầm nhìn cái, làm thêm vài chục cái dự án phát triển mở rộng đô thị đi, Làm sao cho cơ hội việc làm ở các vùng miền nó bớt bớt chênh lệch đi, thì người ta sẽ không đổ dồn về trung tâm nữaCòn nữa, tôi thấy các nước bạn đâu có xây dựng các trường đại học lớn chi chít ở các thành phố lớn như vậy đâu. Làm ơn phân bố đều các trường học có uy tín, xây dựng ở các vùng dân thưa thớt hơn, đồng thời mở rộng huôn viên trường cho sinh viên còn có chỗ chơi thể thao, thậm chí xây luôn KTX trong khuôn viên trường để SV đi bộ đi học không tham gia vào giao thông bên ngoài đi, hơn nữa còn giải quyết đc các tệ nạn, rủi ro của SV đi học xa nhà.CÓ việc bắt chước cũng ko làm đc, toàn chăm chăm làm việc ko đâu Hậu quả của quản lý đô thị ở Việt Nam! Trước khi cho khu trung tâm đô thị xây các cao ốc, các tòa nhà chứa lượng người đông đảo hãy phát triển vành đai, khu lân cận hợp lý đi đôi với qui hoạch và thực hiện phát triển hệ thống giao thông nhiều loại hình. Ở Việt Nam thường giải quyết hạ tầng giao thông như cách chữa cháy, nóng đâu phủi đấy, thậm chí, nặng các biện pháp hành chính, vô lý! Cấm xe là cách điển hình làm không thành công nhưng vẫn đưa ra như bào chữa cho sự bế tắc!!! Đường phố Hà Nội, TP HCM chật lắm, không chia làn cho xe bus được đâu. Theo tôi nên phát triển tàu điện ngầm với nhiều tuyến dưới lòng thành phố giống như Mat-xcơ-va dân ta sẽ đi tàu điện ngầm hết, sẽ tự nguyện bỏ xe máy, ô tô cá nhân mà chọn tàu điện ngầm. Đi xe máy khói bui,, mưa nắng, tai nạn rình rập không ai thích đâu, vì không có lựa chon nào khác người dân phải đi thôi. Nếu ở HN mà cấm xe máy thì nên chuyển đổi bằng cách vận động người dân mua máy bay trực thăng ! Muốn dân sử dụng phương tiện công cộng thì cần phải giải quyết được những vấn đề sau:1. Giá vé xe bus quá cao. Vé xe bây giờ là 5.000đ cho 1 lượt, 1 ngày tôi đi làm hết 10 ngàn. 1 tháng đi làm 22 ngày hết 220 ngàn. Bằng tiền xăng cả tháng của tôi (đây là tiền xăng tính luôn cả đi chơi)2. Đó là chưa kể tuyến xe bus hiện nay còn chưa phủ sóng được nhiều. Đi làm tôi phải đi ít nhất 2 tuyến nên số tiền tôi chi ra gấp đôi số tiền xăng của tôi. Thử hỏi vậy thì ai mà đi xe bus. Nên xe bus hiện nay chỉ phù hợp với những người phải di chuyển rất xa, chứ di chuyển cự ly ngắn và trung bình thì không ai dại gì mà đi bus.Vậy các bạn chắc sẽ hỏi tôi vậy sao các nước phát triển họ vẫn sử dụng xe bus nhiều, đơn cử như Nhật. Đơn giản là vì người Nhật họ đi bộ (nếu gần), đi xe đạp (nếu xa hơn) từ nhà đến trạm xe bus xong vứt lun chiếc xe đạp ở đó mà ko ai lấy.Tôi hoàn toàn đồng ý với việc hạn chế phương tiện cá nhân (đánh thuế cao, thu phí hàng năm cao, cấm xe một số tuyến đường trung tâm) tuy nhiên phải giảm giá xe bus và xây dựng các điểm giữ xe đạp miễn phí. Bạn nói đúng. Cần có quyết định của người có thẩm quyền liêm chính. Tôi rất đồng tình với quan điểm tác giả. Rất rất hay và đúng! Tôi xin có ý kiến về vấn đề giảm ùn tắc ở hai khu vực Miền nam và Hà nội. Việc cấm xe là phương án không khả thi mà nó phản ánh sự yếu kém trong công tác giảm ùn tắc và là sự đi xuống cho sự phát triển đất nước.Vì vậy tôi xin có ý kiến nhỏ đề xuất như sau:- Chúng ta có nên thấy hầu hết các điểm ùn tắt thường là giờ cao điểm lúc 7h-7h30 và chiều từ 16h30- 17h30. vì vậy tôi xin ý kiến các nhà quản lý nên điều chỉnh thời gian làm việc tại các công ty và doanh nghiệp điều chỉnh thời gian làm việc và tùy theo công ty và doanh nghiệp để điều chỉnh giờ làm việc cụ thể như sau:+ Nếu các công ty, doang nghiệp làm việc theo thường xuyên hay tiếp xúc khách hàng và đối tác bên ngoài thì ta điều chỉnh làm bắt đầu lúc 6h00. và kết thúc 16h00.+ Các công ty, doanh nghiệp mà làm theo quản lý không bắt buộc thời gian thì ta nên để thời gian bắt đầu làm việc là 8h00 và kết thúc lúc 18h00.+ Các khu công nghiệp Công nhân làm theo ca kíp bình thường.Đó là ý kiến của tôi vì mong sẽ không còn tình trạng xung đột giao thông lớn hiện nay của hai khu vực ùn tắc như hiện nay.Thật ra mọi người Dân đều có ý thức giao thông nhưng vì lý do có nhiều cty quy định thời gian làm việc đúng giờ nên bắt buộc mọi người phải chen lấn để kịp thời gian làm việc đúng giờ. cấm hết đi cho người dân đi bus & bike cho an toàn & trong lành :D Theo tôi việc này chả có gì khó cả. Hầu hết mọi người đều thấy là luợng xe máy tuy nhiều nhưng sự linh hoạt của nó là hơn hẳn so với ô tô ( trong đo thị nhé).Và tôi chắc chắn một điều là nếu ngoài đuờng chỉ toàn là xe máy thì sẽ ko bao giờ xảy ra kẹt xe trừ những trường hợp hy hữu. Vậy thì tại sao vào giờ cao điểm ta ko cấm ô tô con ( kể cả taxi; xe tải và xe khách cấm sẵn rồi nhá), chỉ cho phép các phương tiện công cộng như xe bus, xe cứu thương...đuợc phép lưu thông. Cộng thêm việc phân luồng giao thông, ví dụ cho phép xe máy chạy riêng thêm một làn bên ô tô thì tôi tin chắc là sẽ ko còn tình trạng kẹt xe ở các đo thị lớn nữa. Và việc này sẽ hơp với nguời dân, lại còn giảm đi áp lực xây dựng gấp rút hạ tầng giao thông một cách hối hả như hiện nay Trong số những người làm chính sách giao thông, tôi biết có người mấy năm trước còn đi xe máy thì “nghiên cứu” ra nguyên nhân tắc đường là ôtô, còn nay thường xuyên đến văn phòng bằng ôtô thì quả quyết nguyên nhân tắc đường là do xe máy. Nói một cách rất đơn giản như thế này: xe máy nhiều hơn ôtô! xe máy chở được 02 người, làng đường nhỏ hơn, lưu thông nhanh hơn, đậu đõ thuận tiện hơn! Còn ôtô ít hơn xe máy, làng đường rộng hơn, bởi vì ôtô chiếm diện tích lớn hơn, chỉ chở có được 1 người, lưu thông khó hơn, đậu đỗ khó khăn hơn! Giống như 20 năm trước, có lệnh buộc phải đội mũ bảo hiểm , đa số phản đối cho là xấu, "nồi cơm điện" trên đầu , ngu hơn có người nói tôi đi xe một đoạn ra chợ mà cũng phải đội à? Vậy 1 đoạn sao không đi bộ? Đã ngồi lên xe động cơ thì đội mà bảo vệ cái đầu chứ. Bây giờ , giao thông hỗn độn rồi, để giải quyết buộc phải có biện pháp được nó mất kia , và xem cái nào đc hơn thì chọn, tức là phải chịu một tí đau đớn. Ủng hộ bài báo này, tao mọi điều kiện phát triển giao thông công cộng. Nếu giao thông công cộng thuận tiện thì người dân sẽ tự bỏ xe máy, sao phải cấm. Ở Việt Nam. Bất cứ cái gì không giải quyết được là CẤM.
Ác cảm với nghề giáo Một đồng nghiệp khác, trong cuộc họp đầu năm đã bất đắc dĩ tâm sự với phụ huynh rằng: “Giáo viên và phụ huynh không phải là hai thế lực đối lập mà thực ra là đồng minh trên cùng chiến tuyến. Vì chúng ta có chung một mục đích, chung một mong muốn. Và ‘kẻ địch’ là ‘lũ trẻ’, thế nên chúng ta nên hợp tác với nhau”.Chị nói như thế vì trong bối cảnh hiện tại, khi người dân đã mất đi niềm tin ở giáo dục thì việc muốn được đứng cùng chiến tuyến với phụ huynh trên mặt trận dạy dỗ con trẻ, có lẽ là một khát vọng xa xỉ. Cách nói như đùa đó chất chứa nhiều tâm huyết, nhiều cay đắng và chua xót.Con gái 10 tuổi của tôi từng kể, cháu bị một cô giáo quát mắng nên rất sợ tiết học của cô. Thoạt nghe, tôi cũng giận cô lắm. Nếu không tĩnh trí lại để suy xét, chắc hẳn sự thương con vô lối sẽ đẩy tôi đến những cư xử cực đoan. Có thể tôi sẽ đến trường, làm ầm lên, hoặc tệ hơn, đâm đơn kiện tới hiệu trưởng. Thực tế, đó là cách giải quyết nóng vội của không ít phụ huynh.Sau nhiều năm đi dạy, tôi hiểu, một khi đã làm giáo viên thì tai nạn nghề nghiệp như thế có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Tôi cũng sẽ không phải là ngoại lệ. Nếu may mắn, tai nạn đó có thể không gây tổn hại nhiều đến thanh danh và sự nghiệp của giáo viên, nhưng có một hệ lụy nghiêm trọng mà tôi đang cảm nhận thấy ngày một rõ ở các đồng nghiệp, thậm chí ở chính tôi. Đó là nỗi sợ, sự đề phòng và cảnh giác cao độ nhằm tự bảo vệ mình khỏi những phụ huynh hung dữ hoặc thiếu hợp tác. Nỗi sợ, sự đề phòng và cảnh giác đó sẽ gây thiệt thòi và tổn hại cho chính con trẻ. Chúng mất đi cơ hội được thầy cô “quát mắng”, để ý, dạy bảo. Và một khi được bố mẹ bênh vực, chúng sẽ lấn tới. Phụ huynh, tôi chắc chắn, không mong muốn điều đó.Cô giáo của con tôi phải hoàn thành rất nhiều việc trong một tiết học có 45 phút với gần 50 học sinh, đa số hiếu động và khó bảo. Làm thế nào để chia đủ nguồn sức lực có hạn của cô cho từng ấy học trò.Con tôi, cũng giống bao đứa trẻ khác, khó lòng ngồi im ngoan ngoãn suốt buổi học, cũng như sẽ có những lúc vi phạm nội quy phép tắc. Thời gian ở trường của con nhiều hơn ở nhà, nói cách khác, người có nhiều điều kiện và cơ hội để quan sát việc học tập và kỷ luật của con tôi hàng ngày chính là thầy cô.Là một phụ huynh, tôi chẳng dại gì mà không “cầu viện” đồng minh đáng tin cậy đó. Tất nhiên, khi niềm tin đã trở thành một thứ quá quý hiếm trong thời buổi vàng thau lẫn lộn này thì cả thầy cô và phụ huynh đều phải cùng cố gắng bội phần, suy cho cùng cũng là vì con trẻ. Sự hoài nghi nhiều khi lại là liều thuốc giết chết những thiện ý mà chính thầy cô đang rất muốn hết lòng gửi trao.Nghề giáo và ngành giáo dục đang đối mặt với rất nhiều khó khăn. Nhưng sự quay lưng của xã hội, sự thiếu cảm thông và tin tưởng của phụ huynh là điều khiến họ đau và nản lòng nhất. Và tôi lo sợ rằng khi họ buông phấn, buông thước, đầu hàng trước học sinh, thì phụ huynh liệu có thể thay họ để dạy dỗ con trong mọi lĩnh vực được hay không?  Tôi và cô giáo của con tôi, tôi và cha mẹ học sinh của tôi, rõ ràng không thể là những thế lực đối đầu. Nhưng một khi giáo viên đã phải thốt lên lời đề nghị để được đứng cùng một phía với phụ huynh thì rõ ràng định kiến, sự ác cảm với nghề giáo đã bám rễ rất sâu trong lòng xã hội.   Đỗ Sông Hương "Giáo viên và phụ huynh không phải là hai thế lực đối lập mà thực ra là đồng minh trên cùng chiến tuyến. Vì chúng ta có chung một mục đích, chung một mong muốn. Và ‘kẻ địch’ là ‘lũ trẻ’." Tôi nghĩ kẻ địch không phải là lũ trẻ, "kẻ địch chính là những người quản lý của ngành giáo dục", và chính phụ huynh khó có thể đứng chung chiến tuyến với giáo viên vì giáo viên đang bị "kẻ địch này thao túng". Nền giáo dục vn xuống cấp, tệ hại và gây hại như ngày nay ko phải lỗi ở giáo viên hoặc phần rất nhỏ ở giáo viên. Chịu trách nhiệm chính cho điều tệ hại này phải là Bộ giáo dục, cơ quan cao nhất quản lý giáo dụcBởi vì thứ 1, đưa ra nhiều điều bất hợp lý áp dụng vào thực tiễn. Mà nguyên nhân cho việc này là thói quan liêu thường thấy cuả cán bộ vn thể hiện là ko tham khảo ý kiến cuả giáo viên trước khi cải cách. Các ông nội cứ muốn ra là ra, thí điểm là thí điểm làm cho giáo dục như nồi canh hẹ vậy Tôi đi dạy 2 năm và đã bỏ nghề. Môn phụ của tôi đầu tiên một mình dạy nhiều lớp thì 900.000/tháng, sau đó có thêm giáo viên về thì 600.000 rồi 400.000/tháng. Thôi thì về chăm con còn là sự đầu tư có ích. Học sinh thì vô lễ, phụ huynh thì sẵn sàng kiện cáo ầm ĩ nếu giáo viên không "biết điều" với học sinh. Nếu mặc kệ học sinh để mình yên thân thì các e học được gì? Thậm chí học làm người cũng không học nổi? Nhẹ nhàng tình cảm không xong thế mà có quát nạt, trách phạt chút thì có khi lại khốn khổ với phụ huynh. Haizzz Yên tâm đi chị ạ, chị vẫn luôn có "đồng minh" đấy. Đó chính là bọn trẻ. 10 năm sau khi tốt nghiệp, những đứa ngỗ ngược nhất sẽ là những đứa hay đến thăm chị nhất, dù phụ huynh của nó có thể nói chị chả ra gì... Còn rất rất nhiều giáo viên đang tâm huyết giữ gìn hình ảnh người thầy trong cơn bão hiện nay. Cảm ơn và Chúc các thầy cô đó thành công. Đừng đổ hết cái sai lên đầu người dân hãy hỏi vì sao người dân lại quay lưng với ngành giáo như vậy?? Tất cả đều do xã hôi chưa định đúng giá trị to lớn của giáo dục. Cần nhắc lại câu danh ngôn:"Làm thầy thuốc mà sai lầm thì chỉ giết mộtngười; làm chính trị mà sai lầm thì tàn hại cả đấtnước; làm văn hóa mà sai lầm thì gây tai họa chomuôn đời". Chào cô, em là phụ huynh và ngày xưa em cũng là học sinh, đến hôm nay và mãi về sau này em luôn luôn kính yêu các thầy cô giáo đã dạy dỗ em nên người, công ơn thầy cô em không bao giờ quên. Và sự thể ngày hôm nay em nghĩ rằng không phải do bộ ba Phụ huynh, Giáo viên và Học sinh là thủ phạm cô ạ, xin chia sẻ cùng cô! Đọc hơn 100 bình luận càng thấy ngấm, thấy thấm những điều Sông Hương viết. Cả một xã hội chỉ giỏi ném đá, phỉ báng, chỉ trích, không có sự chia sẻ thông cảm, chỉ biết đòi hỏi giáo viên phải là vị thánh, bần hàn và hết lòng dạy dỗ con họ. Là 1 giáo viên có hơn 30 năm dạy học tôi thấy nên bỏ tổ chức ngày nhà giáo VN 20/11 là vừa . Mình còn thấy mình chưa ổn , ngành mình chưa ổn lại y/c mọi người tôn vinh mình và nghề mình thì thật là bất ổn ! Tôi sống trong nghành GD đã 26 năm rồi. Tôi thật sự rất bất mản nền GD của nước ta .Khuyên các bạn hãy đừng bước chân vào nghề giáo. Hãy chọn cho mình một nghề khác đi. Tôi là GV toán THPT nay đã tròn 30 năm tại TP Đà Nẵng. Mỗi năm đến mùa khai giảng, ngày 20/11, mùa thi là biết bao nhiêu bài báo, ý kiến về ngành giáo, và chúng tôi được lên bàn cân mỗ xẻ... làm tôi hoang mang về nghề nghiệp mình đã chọn. Hai đứa con trai lớn của tôi khi thi ĐH, tôi cương quyết( như lời thề) không cho chúng đi theo ngành Sư phạm. Đồng nghiệp của tôi hầu như chẳng ai cho con cái đi theo nghề nghiệp của mình. Xã hội này, trong đó có biết bao PH vì một số hiện tượng tiêu cực( mà bất cứ lĩnh vực nào của xã hội cũng có) đã qui chụp lên tất cả chúng tôi. Thực sự chúng tôi rất nản lòng. Tình yêu nghề ngày ngày nhạt nhoà. nếu thầy cô như những năm 80 về trước thì phụ huynh và học sinh không thể không kính trọng tôi đã từng bị thầy lấy thước đánh vào ta gãy thước vì làm đổ lọ mực và đi học muộn nhưng đó là sự giáo dục thật sự, còn gần đây và bây giờ trong sự quát mắng là việc trút giận dữ do một áp lực khác trong đó có đồng tiền cho nên sẽ không thể chiếm hữu được tình yêu của học sinh và phụ huynh được. Thật không thể hiểu nổi mọi người đang nghĩ gì, khi mà hàng ngày, hàng giờ lên lớp, các thầy cô luôn mong muốn gieo những điều tốt đẹp nhất cho các thế hệ học sinh như: hiếu thảo với cha mẹ, biết ơn công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, yêu quý, kính trọng ông bà...thì quý PH chúng ta lại trả ơn họ bằng cách lên án, đả kích, châm biếm mà theo tôi là rất cay nghiệt. Chúng ta hãy để các thầy cô vững lòng mà sống với nghề, nếu không giúp gì được người khác , không đóng góp được gì để xây dựng thì cũng đừng góp phần hủy hoại nền giáo dục nữa. Mãi mãi nghề giáo vẫn là nghề cao quý! Nhưng để làm được người giáo viên cao quý thì các thầy cô phải chịu rất nhiều vất vả và cay đắng. Chúc các thầy cô luôn mạnh khoẻ và yêu nghề!
'Thất thủ' trước cơn mưa Chúng ta cần phải xây thêm tượng đài ca ngợi tinh thần đương đầu với ngập của người dân tp. Tượng đài không cần lớn lắm, tầm 1 2 nghìn tỷ là đc rồi ! Điều khiến người dân bất lực không phải là cơn mưa.mà là một điều gì khác? Câu nói thật chính xác... Bất lực trước những gì thật mong manh trong cuộc sống và bất lực trước muôn vàn tắc ách không thể vượt qua. Thỉnh thoảng tôi vẫn nghe thấy tường trình của những nỗ lực an ninh phòng chống bạo động khủng bố tổ chức rất chu đáo hoành tráng trên quê hương không có bóng dáng khủng bố. Chỉ có những góc đời bị thiên nhiên, môi trường, đói khát, tệ nạn, tàu lạ dồn vào đường cùng và họ chỉ có thể phản kháng bằng cách xâm hại lẫn nhau để ngoi ngóp. Giai phap don gian la cam troi mua!!! Chưa chống ngập được cho Thủ đô xong thì Sài Gòn đừng mong chờ HN "cho" kinh phí! Nói quỵch tặc ra là những giải pháp, công trình chống lụt của thành phố xưa nay chỉ là cách để máy bác được thêm lương thôi. Bài "Lụt từ ngã tư đường phố" của Táo Quân 2009 - khi bắt đầu xuất hiện những đô thị "bị lụt" .Sau 7 năm với bao nhiêu quyết sách chống ngập của cả nước, nhưng hôm qua nghe lại thì vẫn không sai 1 từ nào. Sài Gòn chỉ có nắng hoặc mưa. Rồi đây người ta cũng tự ngầm hiểu trời mưa sân bay nghỉ, tự tìm bến khác mà đỗ. Ứa gan. Bất lực vì người dân nhiều người rất có tài mà không được xài. Với mật độ dân số lớn, nhà cửa xây san sát, dày đặc, kênh, mương, hồ lấp hết biến thàn các khu nhà cao tầng hiện đại thì không thể nào chống ngập được. hàng triệu người lại bất lực trước một cơn mưa?Hay điều khiến họ bất lực không phải là cơn mưa, mà là một điều gì khác? giải pháp mới !!!!: mỗi người, mỗi một phương tiện giao thông đường bộ bên cạnh áo mưa, mua thêm cho mình một áo phao và một xuồng cao su (loại thổi hơi) để sống cùng với ngập lụt ở thành phố. hè Mưa, nước ngập không quá xa lạ với dân Sài Gòn, thế nên bị " thất thủ" chiều qua người ta chỉ biết kêu " Trời", nước mênh mông, con đường tan ca về nhà vất vả với ổ gà, dây điện, cây cối, chết máy... thế là phải tốn tiền, chưa kể dân trọ nước ngập đồ dạt, chăn gối ướt không còn gì để tả. Vất vả là thế rồi lại trêu đùa nhau " dân giàu nước mạnh". Nắng Sài Gòn... em đi... mà chợt mát...Mưa Sài Gòn... lát đát... cũng... mênh mông... Mỗi đường phố - một dòng sông/Muốn sang thăm bạn, mà không có đò!!!
TP HCM ngập, vì sao? Đó là tình cảnh công ty tôi lúc 19h ngày 26/9. Thay vì đã về nhà ăn uống nghỉ ngơi sau một ngày làm việc, chúng tôi bị kẹt lại ở công ty, thậm chí còn tham gia lao động công ích chống ngập. Tôi không thấy có sự khác biệt nhiều lắm giữa tôi của ngày hôm đó với tôi của những ngày thơ bé, vừa tát nước vừa nghịch trong căn nhà đơn sơ sau lũ ở miền Trung. Chỉ có điều, mùi nước ngập ở thành phố hiện đại nhất Việt Nam hôi thối hơn mùi nước lũ quê tôi.Dù đã quen với mưa lụt ở TP HCM, trận ngập lịch sử này khiến tôi băn khoăn, liệu cơn mưa có phải là lý do duy nhất. Điều gì đã khiến nước đổ vào thành phố như lũ? Công tác trong ngành xây dựng, tôi thường tiếp xúc với các số liệu quy hoạch, địa hình. Tôi hiểu một điều cơ bản liên quan đến địa hình của vùng đất này. TP HCM vốn thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Theo đo đạc thì vùng cao nằm ở phía Bắc - Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét. Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ cao trung bình trên dưới một mét. Vậy, Đông - Tây - Nam - Bắc là ở đâu của thành phố?Khu đô thị Đông gồm quận 2, 9 và Thủ Đức. Trước mặt khu Đông chính là quận 1, 3, 5. Khu đô thị Nam gồm toàn bộ quận 7, huyện Nhà Bè và một phần diện tích của quận 8 (phần phía nam kênh Tẻ) và huyện Bình Chánh. Khu đô thị Bắc gồm quận 12 và phần lớn huyện Hóc Môn. Cuối cùng là khu đô thị Tây gồm quận Bình Tân, một phần quận 8 và một phần huyện Bình Chánh.Với địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và với nguyên tắc vật lý cơ bản: nước chảy chỗ trũng thì vùng phía Nam là vùng thấp, nên nó là vùng thoát nước của thành phố. Mà vùng phía Nam chính là Phú Mỹ Hưng - Quận 7 hiện tại. Khi tiến hành phát triển phía Nam, xây dựng khu đô thị Phú Mỹ Hưng và đại lộ Nguyễn Văn Linh, người ta đã thực hiện song song: nâng nền khu đất phía Nam và san lấp các kênh rạch thoát nước của thành phố. Điều này dẫn đến tình trạng khi mưa lớn, nước sẽ phải chạy lòng vòng tìm các hố ga, ao hồ để thoát. Khi ao hồ vượt quá sức chứa, nước sẽ dồn ứ lên vỉa hè, đường sá. Nguyên nhân quận 1, 3, 5... ngập là vậy. Chính vì khu thoát nước phía Nam đã bị san lấp nên kênh rạch, ao hồ, ở trung tâm không chịu nổi sức chứa.Với địa hình thấp từ Tây sang Đông, khi thành phố ngập, khu bến xe miền Tây và khu Bình Tân sát quận 6 là thê thảm nhất. Nhưng phía thấp để khu Tây thoát nước là khu Đông lại đã nâng nền, dẫn đến khu Bình Tân gặp đúng tình trạng như trung tâm: nước không thể chảy về phía thấp để thoát và cứ lơ lửng chảy tràn. Phía Đông có lợi thế là sông Sài Gòn cùng các con kênh dọc quanh nó. Nhưng sông Sài Gòn và các con kênh giờ phải hứng một lượng nước quá lớn do phía khu Nam không còn thoát nước, nên không đủ sức chứa thêm nước từ Bình Tân đưa xuống. Cuối cùng cả thành phố bốn mặt Đông Tây Nam Bắc đều ngập.Tôi gọi đó là một vòng luẩn quẩn của nước. Đấy là lý do thành phố đổ bao nhiêu tiền mà không chống ngập được. Quy hoạch ngay từ đầu đã sai. Làm sao có thể bứng nguyên cả khu Phú Mỹ Hưng - Quận 7 đi nơi khác? Thành phố đã không đánh giá hết về Thủ Thiêm. Chính Thủ Thiêm mới là điểm cần đầu tư để phát triển trước. Chỉ sau khi đô thị hóa xong bán đảo Thủ Thiêm, tạo cú hích cho kinh tế và bất động sản, ta mới có đủ tiềm lực để đi tiếp mở rộng ở khu Nam. Nhưng mọi thứ đã được làm ngược lại. Để rồi trong quá trình xây dựng quận 7, chúng ta mải miết đô thị hóa mà không tính đến phương án thoát nước cho cả thành phố.Theo tôi, vẫn có cách khắc phục. Nước thoát được khi kênh rạch, hồ, đập đủ lớn để làm chỗ chứa nước cho thành phố khi mưa lớn. Vấn đề là ai cũng tham lam đầu tư, nâng nền, bán đất, ai cũng giành nhau từng mét vuông đất để bỏ túi cho mình, ai cũng thích san lấp. Không ai hy sinh, pháp quyền thì chưa đủ nặng với doanh nghiệp bất động sản thiếu hạ tầng thoát nước, chính phủ cũng thoải mái với những dự án mà doanh nghiệp sẵn sàng lót tay. Còn mưa tất nhiên sẽ vẫn tiếp tục đổ xuống thành phố.Nếu không nhìn thấy và giải quyết sự việc từ nguyên nhân gốc rễ là vấn đề quy hoạch, tôi và bao người khác, sẽ lại vẫn ngồi tát nước, dù chỉ để khô ráo dưới chân mình.Dũng Phan Lý do cuối cùng là do nạn tham nhũng mà ra, chứ không phải do quy hoạch yếu kém hay gì gì đó đâu. Ai bảo quy hoạch ngay từ đầu đã sai? Việc gì phải bứng nguyên cả khu Phú Mỹ hưng quận 7 đi nơi khác? Đây là một chiến thuật, nhờ nó thành phố mới ngập, nhờ ngập nên mới có những dự án chống ngập vài chục ngàn tỷ. Muốn có giải pháp cụ thể thì nó nằm trong bài viết này chứ đâu ra nữa. Bài viết hay rõ ràng và thiết thực! Cảm ơn tác giả Ai có đi qua khu Nhà Bé, dường Nguyên hữu Thọ và Lê Văn lướng thì sẽ thâty, chuẩn bị hàng loat chung cư cao tầng mọc lên, kênh rạch cũng bị lấp hêta để mở đường, để giá đất tăng. Ông nào phê duyệt cho những dự án này.????? Đây mới là nhà quy hoạch tầm vĩ mô. phải có cái nhì toàn cục, bao quát và phân tích khoa học như vậy mới được.tình trạng hiện nay là băm nhỏ, cắt miếng, chồng tầng thật cao để kiếm tiền hưởng lợi cho nhóm lợi ích nhó, nhóm lợi ích . Bất chấp những quy tắc cơ bản về giao thông, thủy lợi, cấp thát nước chứ đừng nói chi đến môi trường, cây xanh phòng chống cháy nổ.Một trăm năm nữa con cháu chúng ta lại phải đập đi và làm lại,xấu hổ thay các nhà "QUẢN LÝ VỸ MÔ".... Hậu quả của việc để những người không có chuyên môn làm quy hoạch Lý do "đô thị hóa" chẳng bao giờ là thuyết phục. Quỹ đất ngoại ô và các vùng lân cận hoàn toàn phù hợp cho "đô thị hóa" Chẳng qua là quy hoạch bất hợp lý được thông qua vì có bôi trơn, có tư lợi. Hậu quả của những hành vi vì tư lợi và lợi ích riêng tư của ngày hôm qua là sự hủy hoại hàng loạt tài sản của người dân của ngày hôm nay. Lợi riêng 1 thì hủy hoại dài hạn là 1000, 10000 lần. Tóm lại là chúng ta không có đủ khả năng, đủ tầm nhìn để quy hoạnh cái tp này. Tiền cứ đổ vào, ngập đâu nâng đó, loanh quanh mãi không giải quyết được. Dân nói mãi cũng nản. Chẳng biết trách nhiệm thuộc về ai ? Bài viết hay,có điều tác giả (tránh) không nói tới đó là vai trò quản lí đô thị của Chính Quyền Thành phố.không chỉ giải quyết Hậu quả (ngập ) mà còn phòng trước nó. Ông xây dựng cứ cho lấp ao hồ ,Ông chống lụt cứ kể Nguyên Nhân do ao hồ bị lấp,Dân thì cứ lo trá nước. Đúng là ai lo việc nấy. Tôi lấy ví dụ: Sân bay Tân sơn Nhất từ trước tới nay khó mà ngập. Chỉ ngập từ khi cái Sân Golf kế bên hoàn thành. Ngày xưa nước từ TSN nó chảy sang khu vực đất quân đội (nay là Sân Golf) rồi ra hệ thống kênh mương ở khu vực đường Tân Sơn. Khi quân đội bán hết đất cho dự án Sân Golf hình thành, người ta san lấp nâng cos nền sân golf cao hơn TSN để sân golf không bị ngập, vô hình chung người ta tạo 1 con đập ngăn nước từ TSN chảy ra. Vì vậy mà TSN ngập. Đơn giản vậy thôi. Chính quyền thành phố giờ đòi nạo kênh này, đào kênh kia chi cho tốn kém và không hiệu quả. Một khi sân golf còn tồn tại thì TSN vẫn ngập dài dài. Quy hoạch từ thời Pháp và Mỹ đều không phát triển Sài Gòn về biển Đông.Nhưng quy hoạch thời nay thì làm ngược lại... Đó là nguyên nhân! Tham nhũng từ khâu qui hoạch cho đến chống ngập. Tóm lại chỉ 1 từ tham nhũng. Họ biết cả đấy, từ mấy chục năm trước nhưng cứ làm thôi. Quy hoạch ư, họ sửa quy hoạch được mà, tiền sửa do các doanh nghiệp đóng vào. Phá vỡ quy hoạch ư, họ trám vá bằng các "quy trình" này nọ để bao biện, rằng đó là do lãnh đạo các khóa trước phê duyệt. Hoa mắt, lóa mắt, nên ký nhầm. Xin rút kinh nghiệm. Bài viêt rất hay cám ơn bạn !
Tôi đi khiếu nại Ngay trong lần đầu tiên phản ánh ý kiến, cả tôi và nhân viên tiếp nhận khiếu nại đều phát hiện vấn đề nằm ở chỗ: giá khuyến mãi dù đã được niêm yết 5 ngày trước đó nhưng dữ liệu chưa được cập nhật vào hệ thống tính tiền cho khách. Điều này không chỉ xảy ra với một mặt hàng mà tôi đã mua. Nghĩa là trong 5 ngày, có thể có những khách hàng khác đã bị tính nhầm giá nếu không cẩn thận kiểm tra lại như tôi.Ai sai đã rõ, sai ở đâu cũng đã rõ, thế nhưng tôi đã phải đến trực tiếp quầy chăm sóc khách hàng 3 lần, đồng thời viết một email góp ý. 4 tháng sau ngày mua hàng, chỉ đến khi tôi đề nghị được gặp bộ phận quản lý thì vấn đề mới được giải quyết. 60.000 tiền chênh lệch mới được hoàn trả.Cách đây một năm, tôi cũng mất hơn một tháng để khiếu nại về một sản phẩm nước súc miệng sản xuất ở nước ngoài mà tôi phát hiện có mùi hôi khi sử dụng. Sau nhiều nỗ lực liên lạc với bộ phận chăm sóc khách hàng và tiếp đó là vài tuần chờ đợi, cuối cùng, tôi cũng đã nhận được thư đảm bảo an toàn để yên tâm sử dụng.Đôi lúc tôi tự nhủ, đáng lẽ mình đã có thể chọn cách dễ dàng, đỡ mất thời gian hơn là chuyển sang dùng một sản phẩm khác, mua hàng tại một siêu thị khác. Nhưng những chuyện xảy ra gần đây về mối quan hệ giữa người bán và người mua đã khiến tôi dừng suy nghĩ đấy. Ví dụ mới đây nhất, bà chủ quán bún chửi tiếp tục chửi thực khách. Tôi cho rằng cung cách phục vụ kém ở Hà Nội là do văn hóa bao cấp ngày xưa còn tồn tại, là do thực khách vẫn chấp nhận nghe chửi để ngồi ăn và rồi từ đó dung dưỡng cho cái văn hóa vừa bán vừa văng tục vào mặt khách. Tôi chủ quan cho rằng còn một lý do khác nữa dù rất nhỏ thôi, một phần cũng bởi những vị khách quyết định không quay lại lần thứ hai đã lặng lẽ ra đi mà không để lại bất cứ góp ý phản hồi nào cho chủ quán.Mỗi lần tôi khiếu nại về dịch vụ chăm sóc khách hàng và sản phẩm tương tự, tôi nhận thấy mấu chốt ở đây chính là quan hệ giữa khách hàng và người tiêu dùng. Sự tương tác trong giao dịch thương mại phải dựa trên sự tôn trọng và hợp tác từ hai phía mới có thể bền vững và tốt đẹp. Không phải chúng ta khiếu nại chỉ vì để bảo vệ quyền lợi của bản thân, mà cũng là cách để đóng góp cho sự cải thiện chất lượng của hệ thống chăm sóc khách hàng của một doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp làm việc có tâm và có tầm, tôi tin rằng chúng ta đang trao cho họ cơ hội cải thiện dịch vụ để phát triển tốt hơn. Nếu ở trường hợp ngược lại, họ chỉ quan tâm đến chiến lược bán hàng một lần mà không tôn trọng khách, họ sẽ tự loại mình khỏi thương trường, không sớm thì muộn. Khi mua hàng hóa, việc tìm hiểu rõ nguồn gốc xuất xứ để không chỉ bảo vệ bản thân mà bạn còn góp phần giúp bảo vệ những doanh nghiệp làm ăn chân chính trong cuộc chiến chống hàng nhái, hàng giả.Trong khi đang cố gắng để thuyết phục bản thân kiên nhẫn với cách tiêu dùng của mình, tôi thử vào trang web của nhãn hàng chăm sóc răng miệng mà trước kia tôi từng góp ý về việc trang web không có thông tin liên lạc cho người tiêu dùng khi gặp lỗi về sản phẩm. Sau một năm, khi bấm vào mục Chăm sóc khách hàng, đường link này tự động dẫn đến hộp thư góp ý của nhãn hàng. Tôi thấy mình có một niềm vui nho nhỏ.Tôi tin rằng người tiêu dùng có trách nhiệm sẽ đóng vai trò lớn trong việc thúc đẩy nền sản xuất và dịch vụ phát triển theo hướng bền vững hơn. Có điều bạn đừng để "im lặng" thành thói quen truyền thống của người tiêu dùng Việt.Nguyễn Hoàng Khánh Tiên Bún chửi , truyền thông đã bao lần phản ảnh, thậm chí CNN đã từng lên sóng, họ biết đấy nhưng vẫn hiên ngang, hãnh diện mà chửi. Bình thường còn bị chửi, nếu mở miệng góp ý phản hồi thì sẽ như thế nào? Lúc đấy nếu không giữ được bình tĩnh thì có thể sẽ có hậu quả không hay. Tân Hiệp Phát, với chai nước ngọt có ruồi, nếu ở nước ngoài anh Hùng có thể kiện đòi bồi thường hàng triệu đô la, còn ở Việt Nam anh ấy đã đổi đời bằng bản án 7 năm tù. "Câm nín" là vàng. 1 lần sai là tẩy chay ngay, tôi chưa đang và sẽ không bao giờ ngồi ăn cá quán miến bún chửi gì đó ở HAN, mặt dù đã ra vô Hà nội không dưới 10 lần. Việt Nam! Nên tập thói quen đó đi, để đừng bao giờ làm sai. Vụ 1 căn hộ mà CĐT và môi giới bán cùng lúc cho 6 người thu tiền bất chính, nay CĐT đã bỏ trốn, môi giới rũ bỏ trách nhiệm, khách hàng kiện cáo khắp nơi, CA , VKS, Tòa án, UBND Tp., các báo đài, HH BĐS Tp.... rất, rất nhiều người biết vụ này nhưng có ai đứng ra can thiệp bảo vệ quyền lợi của người mua nhà đâu, tiền tỷ mà họ còn chả quan tâm nữa là tiền ít, phận dân nghèo đã khổ lại còn eo. Đi khiếu nại năm lần bảy lượt mà chẳng có kết quả gì do tinh thần trách nhiệm của các cơ quan công quyền có liên quan yếu, thiếu minh bạch và cuối cùng người ta đổ tội cho người dân có tư tưởng chịu đựng những mặt tiêu cực đó. Tình trạng chung hiện nay là vậy trên mọi lĩnh vực. Tôi thấy con gì trong cái chai Bạn đừng kỳ vọng Minh Bạch Thông Tin ở xã hội này mà làm gì có ai dỗi thời gian đi bạn ai cũng làm như bạn thì Chẳng có cái mà ăn Bạn Khánh Tiên những vấn đề bạn đã đặt ra rất đúng và chính xác,tuy nhiên bạn lại quên đi một điều :mặt bằng trình độ,hiểu biết của đại đa số người tiêu dùng Việt Nam hiện tại chưa thể bằng ,hoặc không thể bằng bạn được,những điều bạn đã làm được nêu trên đây muốn hay không muốn thì điều phải cần có một trình độ văn hóa nhất định,bên cạnh đó các kênh thông tin đại chúng thông thường nhất tại VN từ trước đến nay như TIVI,đài phát thanh cũng chưa làm được cái việc là hướng dẫn người tiêu dùng tự bảo vệ mình như thế nào khi gặp phải những sự cố nêu trên,còn một vấn đề rất nguy hiểm cho người tiêu dùng VN là đang có tồn tại một tổ chức trá hình mang tên gọi là: vinastas với mục đích bảo vệ người tiêu dùng nhưng thực tế là làm ngược lại,chính vì vậy rất cảm ơn bạn về những điều bạn đặt ra nhưng những điều bạn mong muốn ở người tiêu dùng là không thể thực hiện được. im lặng là vàng nhưng im lặng sẽ nuôi dưỡng sự áp bức.... ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI KHIẾU NẠI NHƯ VẬY. NGƯỜI TIÊU DÙNG BỚT LO. ĐA SỐ Đúng, chỉ khi thực sự tôn trọng và hợp tác thì mối quan hệ này mới thật sự tốt đẹp và bền vững Luật ở mình rất đầy đủ nhưng khi cần kiện cáo thì thời gian giải quyết lâu án phí tùm lum khi thắng thì chả được đền bao nhiêu. Đúng ra khi thắng, án phí và chi phí bỏ ra do đi lại ăn ngủ nghỉ, chi phí tổn thất do nghỉ làm để đi hầu kiện ( thu nhập thực tế chứ không phải ngày lương cơ bản nhé) phải tính vào cho người thua. Và nhất là khâu thu lại tiền khi tòa phán quyết thắng kiện thì gian truân vô cùng. okee; 60.000 đồng không lớn nhưng im lặng là thiệt thân Triết học đã dạy: "đấu tranh là động lực để phát triển xã hội". không đấu tranh thì không có phát triển và tiến bộ xã hội Cảm ơn bạn đã khuyên nhủ, tôi thường một đi không trở lại mà không đóng góp vào sự thay đổi để phát triển của người bán và như vậy là chưa có cái nhìn tích cực! Con kiến đi kiện củ khoai. Chờ được vạ má đã sưng.
Người H'mông chơi cầu lông Những bức tường được làm bằng đất nén lại, dày đến hơn nửa mét, mang màu vàng sậm, đã trở thành nét riêng của vùng núi này từ nhiều thế hệ qua. Nhà rất vững chãi, mùa đông thì ấm, mùa hè thì mát. Nhà trình tường ở nhiều nơi được kêu gọi bảo tồn.Nhưng hôm đó, tôi chứng kiến những người H'mông trong làng hăng say dùng sức phá tan những bức tường đất của họ. Họ làm điều đó dưới sự khuyến khích của chính quyền địa phương. Chính quyền muốn người dân xây nhà bằng gạch ba banh, thứ gạch rẻ tiền và vô cảm nhưng đảm bảo được tiêu chí “3 cứng”. Họ đang xây dựng nông thôn mới.Trong tiêu chí nhà ở nông thôn mới mà Bộ Xây dựng ban hành, tất nhiên đất đắp của người H'mông, người Tày, người Hà Nhì không được liệt kê. Để giải thích tại sao khuyến khích người H'mông phá nhà trình tường để xây lên những căn nhà gạch ba banh màu xám, thì cán bộ xã nói rất rành rọt về tiêu chí, về “3 cứng” (nền cứng, khung cứng, mái cứng), với các vật liệu được Bộ Xây dựng liệt kê. Họ máy móc làm theo chủ trương từ trên.Cách đó không xa, một khoảng núi vừa được khoét ra, để xây lên một nhà văn hóa mới tinh, hai tầng, hoành tráng. Công trình có cả sân tập thể thao, để đồng bào có thể chơi cầu lông. Nhìn vào khoảng núi được khoét, đã thấy việc xây dựng công trình này tốn công thế nào ở địa hình nơi đây. Xóm làng đang xây dựng nông thôn mới.Tôi nhìn những người H'mông đang phăm phăm vác những khúc cây lớn đi trên sườn núi cheo leo, và hoang mang tự hỏi liệu đây có thật sự là những vận động viên phong trào của môn cầu lông; một sân tập thể thao trị giá hàng trăm con trâu tốt có ý nghĩa thế nào với những con người này.Tôi hỏi trưởng bản, rằng khi chưa có nhà văn hóa, thì bà con tập trung nghe chủ trương của nhà nước, và học khuyến nông ở đâu. Trưởng bản nói, ở sân nhà tôi đây thôi, họp thâu đêm suốt sáng cũng được. Tôi lại hỏi, thế có nhà văn hóa thì khác họp ở nhà trưởng bản ra sao? Ông bảo, thì trang trọng hơn.“Trang trọng hơn” không phải là một tiêu chí về lý thuyết của nông thôn mới, nhưng có lẽ nó đã là một tinh thần vẫn đang được triển khai. Năm 2010, chính phủ đề ra tiêu chí xây dựng nông thôn mới, trong đó có mục tiêu là đến năm 2015 sẽ có 2.702 xã có “cơ sở vật chất văn hóa”. Đến năm 2015, số xã có nhà văn hóa theo chương trình là… 3.088, tức là vượt 14% kế hoạch. Việc xây nhà văn hóa chưa bao giờ được yêu thích đến thế.Chính đánh giá của Ủy ban thường vụ Quốc hội mới đây cũng thừa nhận rằng bộ tiêu chí nông thôn mới có nhiều điều không phù hợp với thực tế. Như chuyện cái nhà văn hóa, khu chơi thể thao, thật ra là điều rất không cần thiết ở nhiều địa phương. Hoặc thậm chí là việc buộc phải xây một cái chợ kiên cố, cũng không phù hợp với nhu cầu và tập quán của đồng bào ở nhiều vùng sâu.Nhưng để thực hiện máy móc các tiêu chí của “nông thôn mới”, rất nhiều địa phương đã không ngần ngại đi vay mượn để xây cơ sở hạ tầng - những cơ sở hạ tầng rất đáng ngờ về mục đích sử dụng. Nợ đọng xây dựng nông thôn mới, tính đến đầu tháng 10/2016, là 15.000 tỷ đồng.Bao nhiêu phần trong số đó thực sự được tiêu để tạo ra “nông thôn mới” theo nghĩa là cải thiện chất lượng sống, điều kiện sản xuất của bà con? Bao nhiêu phần trong số đó, thật ra là để phục vụ những tiêu chí hình thức? Và xin nhắc lại, đó chỉ là số tiền đang nợ chứ không phải tổng chi.Tôi đã gặp những lãnh đạo xã cương quyết không xây dựng nông thôn mới, hoặc thương lượng với cấp trên rằng “nông thôn mới” của họ không cần công trình này, công trình nọ vì không phù hợp với nhu cầu bà con. Họ hiểu rằng mỗi công trình xây lên đều là cả chục tỷ đồng.Nhưng số đó có lẽ không nhiều. Để có cái gọi là “đạt chuẩn nông thôn mới” nhiều vị chủ tịch sẵn sàng để lại cho nhiệm kỳ sau cả trăm tỷ đồng tiền nợ. Theo tôi, cần xem xét lại ngay các tiêu chí của “nông thôn mới” để nó không ngả theo hướng một phong trào hình thức và tốn kém, thậm chí là gây hại cho bà con, bởi vì những khoản nợ khủng khiếp để xây hạ tầng kia, chính họ sẽ phải trả trong tương lai.Hoặc giả, để đỡ phí tiền, những người H'mông nên bắt đầu nghĩ đến việc chơi cầu lông? Việc đó có thể tốt cho sức khỏe của họ hơn là leo núi hàng ngày.Đức Hoàng cái cần xây dựng ..là ..cái đầu, bằng cách nâng cao học vấn và đạo đức. lối sống văn minh và nhân bản của người dân, chứ không phải phá cái nhà, xây cái chợ..là thành..nông thôn mới!! Màu mè hình thức nhưng không có chiều sâu,giống như cho con đi lao động nước ngoài, không phải để học hỏi mở mang kiến thức mà chỉ làm thuê làm mướn giúp cha mẹ..xây nhà, mua xe.. Viết ra đây thì ngại phạm vào cái này cái nọ chứ dân tình cười cợt mấy chuyện kiểu thế này mấy năm nay rồi, chẳng lẽ côi nớ lại không biết Thực ra sự lãng phí còn lớn hơn gấp đôi, gấp 3 ... lần con số nợ đó Đức Hoàng ạ. Những cái chợ không có người họp, Nhà văn hóa thôn mỗi năm mở được mấy lần? Lẽ ra chỉ nên tập trung nguồn lực cho giao thông, điện, trạm y tế, trường học, đầu tư, khuyến khích đầu tư... để tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập...là động lực để nâng cao đời sống vật chất trước. Năng lực không có mà phải làm ra vẻ tài giỏi , lười biếng chỉ ngồi trong phòng rồi vẽ ra , hội họp là nơi tâng bốc nhau đi , thực tế hồi nào mà biết Có xây mới có "phần trăm" (%)Không xây, Quan lấy gì "măm" hỡ Giời!!! Ko vẽ ra thế thì lấy đâu ra khoản % để tăng thu nhập cho các quan lớn nhỏ hả Đức Hoàng?! Tham nhũng từ miền xuôi đến miền ngược ! Anh Hoàng luôn rất thâm thúy. Đặc biệt là câu chốt. Tiêu chí cho nông thôn được vẽ ra bởi những người ngồi phòng máy lạnh mà. nhiệt tình + ngu dốt = phá hoại Đúng là cần coi lại tiêu hcis nông thôn mới. Thực chất đây đang là phong trào làm lấy thành tíhc hơn là nhìn vào sự thiết thực cho cuộc sống địa phương từng vùng miền. Cười ra nước mắt A nhà báo ơi , họ làm rất ĐÚNG QUI TRÌNH đấy ạ nếu chẳng may chỗ nào sai thì lại RÚT KINH NGHIỆM ... Hoặc giả, để đỡ phí tiền, những người H'mông nên bắt đầu nghĩ đến việc chơi cầu lông? Việc đó có thể tốt cho sức khỏe của họ hơn là leo núi hàng ngày. Thật sâu sắc là đây :( Mấy ông bụng phệ phưỡn ra mới mê cầu có lông chứ Dân bản leo núi như thế cần gì tập. Họ cần khuyến khích phát triển văn hóa , và đầu tư phát triển tri thức và hạ tầng thiết yếu như điện, đường, trường trạm các quan lớn ạ! Văn hóa là điều khó khăn để người này có thể làm hộ cho người khác đúng cách mà họ mong muốn.
Người nghiện trốn trại Sự việc càng trở nên căng thẳng khi cảnh sát cơ động được điều đến ổn định trật tự. Các học viên trong tình trạng bị kích động, mất kiểm soát đã đập phá nhà cửa, tài sản và tìm mọi cách để thoát ra ngoài. Cảnh sát đã phải dùng hơi cay để trấn áp, thậm chí phải tính đến phương án huy động cảnh sát phòng cháy chữa cháy điều xe vòi rồng trong trường hợp khẩn cấp. Tất nhiên với sự can thiệp tích cực của lực lượng cảnh sát và bảo vệ, tình hình trong Trung tâm đã được thiết lập ổn định. Nhưng tôi tự hỏi, sự ổn định này sẽ kéo dài bao lâu khi mà trong vòng một tháng, học viên trung tâm này đã ba lần nổi loạn đòi được giải thoát.Nhà tôi cũng có thành viên bị nghiện và đang được cai ở trung tâm. Tôi cũng giúp liên hệ để đưa một số người quen biết đi cai nghiện. Nhưng người thân của tôi cũng như tất cả những người khác tôi biết đều không thành công. Họ kể, điều kiện sống trong trại quá kham khổ, họ bị gò theo kỷ luật dù không phải là tội phạm. Nhưng quan trọng nhất, người nhà tôi khẳng định, ở không ít nơi, ma túy bằng cách nào đó vẫn len lỏi được vào trại. Mới đây, khi xảy ra cuộc náo loạn lần ba, ông Hồ Văn Hà, Chủ tịch UBND huyện Xuân Lộc cũng bày tỏ sự nghi ngờ rằng: "Ngoài việc quá tải, chúng ta cần xem xét có hay không chuyện các học viên sử dụng ma túy, chất kích thích trước khi gây rối, đập phá. Một người bình thường không thể trèo cột điện, leo tường, chạy quanh mái nhà... được như vậy". Đây chính là một trong những lý do khiến cho việc cai nghiện tại các trung tâm trở nên vô hiệu.Theo Luật Phòng, chống ma túy và các nghị định của Chính phủ về luật này, người nghiện ma túy từ 18 tuổi trở lên sau khi không cai nghiện được ở gia đình ở cộng đồng thì phải được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Chính sách này áp dụng trên toàn quốc đối với những người nghiện trong diện tập trung cai nghiện.  Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giai đoạn 2006 - 2010, tổng kinh phí hỗ trợ cho các địa phương để xây dựng, nâng cấp các trung tâm cai nghiện là khoảng 800 tỷ đồng. Giai đoạn 2011-2014, ngân sách cũng chi ra số tiền tương đương.Nhưng điều quan trọng nhất theo tôi là các trung tâm cai nghiện không đạt được hiệu quả mong muốn. Theo số liệu của Cục phòng chống tệ nạn xã hội, hiện tỷ lệ tái nghiện lên đến 90%. Chỉ có số rất ít người cai nghiện trở về mà không tái nghiện. Tôi cho rằng phải xem lại hoạt động và cách tổ chức của các trại cai nghiện. Học viên không mất quyền công dân nhưng bị kiểm soát chặt chẽ, phải lao động bắt buộc và ở nhiều nơi, do cách đối xử cứng rắn của nhân viên trung tâm nên người nghiện bị ức chế, muốn nổi loạn. Trung tâm cai nghiện Xuân Phú không phải là trường hợp đầu tiên và cũng không là nơi cuối cùng. Chính sách cho người nghiện ma túy tập trung cai nghiện trong các trung tâm là một chính sách tốt, nhân đạo. Nhưng một chính sách nhân đạo thôi chưa đủ. Một khi những điều tiêu cực và nghịch lý vẫn có không gian để tồn tại, tôi nghĩ, nó sẽ  đẩy những con người lầm lạc vào chỗ bế tắc hơn.Phạm Ngọc Tiến Từ giờ đề nghị ông nghiện nào trốn thì tống hết sang Philipine để cai nghiện bằng kẹo đồng. Ma túy mua ở trong trại cai nghiện còn dễ hơn bên ngoài thì cai cái gì đây. Như 1 số bạn đọc bình luận rằng nghiện ngập hay tù tội phải bị tống cổ ra đảo hay là tiêu diệt giống bên philipin. Tại sao các bạn không nhìn NHÂN mà chỉ nhìn QUẢ . Tại sao tỉ lệ tội phạm quá cao. Tại sao họ vào tù và ra tù vẫn tái lập việc vi phạm pháp luật. Tôi chỉ có 2 người bạn đi tù và đi cai nhưng cũng hiểu 1 phần điều kiện khó khăn và bất công trong nơi giam giữ .. đó là 1 phần nguyên nhân khiến người vi phạm phá trại trốn thoát ra ngoài. Theo tôi thì tội phạm chỉ là những người vi phạm và bị trừng trị theo pháp luật do chúng ta quy định và cần có cách nhìn cũng như thái độ đối xử đúng đắn với họ Đưa sang Phi là xong, lý với sự . Việc cai nghiện đối với người nghiện ma túy không đơn thuần chỉ cho họ dùng thuốc chống cai nghiện mà cần một sự giáo dục tổng hợp về nhận thức nhân sinh quan lối sống lành mạnh, thoái mái về tư tưởng để họ tự giác phấn đấu cai nghiện. Thật là sai lầm về mô hình tổ chức cai nghiện nếu tập trung họ lại mà kim cặp như đi tù, không có tình thương, không có cảm xúc của cán bộ trung cai nghiện, cơ sở vật chất thiếu thốn, người cai nghiện không được tôn trọng, cuối cùng làm cho họ bức xúc phải xổng trại, hiệu quả cai nghiện không đạt kết quả, xã hội lại thêm gánh nặng. Những ngày qua các báo đua nhau viết về sự nỗi loạn của các học viên Trại Xuân Phú. Nhưng chả có nhà Báo thử tìm hiểu về điều kiện sống của các trại viên , về thăm nuôi, sinh hoạt ...Các Bạn nếu có người nhà ở trong Trại đó nếu lên thăm mà không có vài ba triệu ... Thì lần sau lên thăm lại sẽ cảm nhận được liền à ... Cần có các trung tâm cai nghiện đúng chức năng của nó, chứ không phải những trại để quản lý và "nhốt người nghiện". Làm việc gì mà thiếu chuyên nghiệp thì cũng khó thành công hoặc hiệu quả thấp. Quá nhiều sự việc ngốn ngân sách nhưng ko hiệu quả, thậm chí phản tác dụng. Mình nghĩ nên đầu tư vào cái đầu thì hiệu quả hơn. Cái gì cũng cần thời gian, thà chậm mà chắc. lieu khong biet la co thuc su la cai hay khong , hay la nguoc lai .tuc nuoc sẽ vỡ bờ Bắt nguồn gốc từ giáo dục , từ cộng đồng và từ chính mỗi hộ gia đình, thực sự nếu ai cũng nghĩ tới tác hại của ma túy để cùng nhau chống lại thì có thể xử lý được vấn đề phòng chống nghiện, HIV. Bên cạch đó không xử lý được tạo gánh nặng và bất ổn cho xã hội. Biết rằng là để xây trung tâm nghiện và cải tạo sẽ tốn nhiều chi phí của xã hội nhưng cái đó thực sự cần thiết lắm hơn những công trình vài ngàn tỷ kia nhiều, Ôn định được an sinh xã hội thì mới phát triển tốt được. Ví như một cơ thể có khoẻ mạnh mới làm ăn tốt được Tôi nghĩ là khả năng lớn do tuồn đc ma túy vào trong trại, chỉ có những thằng ngao đá mới treo lên cột điện đc như vậy. Sau đó là kích động những người khác pha trai và trốn trại Theo tôi nhân đạo không đúng chỗ là tự hại mình.cần phải loại bỏ những thành phần không thể cái tao.
Chính quyền có vô can? Vũ trường và karaoke trên tầng hai, có cầu thang rộng để khách đi lại. Tôi vẫn cho thiết kế, xây dựng hai cầu thang thoát hiểm bên hông, sử dụng khi có sự cố. Gần chục năm kinh doanh, nhờ Trời, hai cầu thang phụ này chỉ dùng trong việc đi lại của nhân viên, chưa một lần sử dụng cho việc thoát hiểm.Vũ trường, karaoke, do yêu cầu về trang âm, cần phải kín, sử dụng nhiều vật liệu cách âm, dễ cháy: salon gỗ, đệm mút, bọc vải, trải thảm... Nhiều thiết bị âm thanh, ánh sáng công suất lớn treo trên tường, trên trần. Dây điện, dây dẫn đi ngầm, nổi, trong tường, dưới sàn, dưới thảm, trên trần, có thể nói là khắp nơi.Chưa nói gì đến phá hoại, chỉ sơ ý nhỏ như một mẩu thuốc lá rơi xuống thảm, một sự cố chập điện, đều có thể trở thành thảm họa lớn cho tài sản và sinh mạng hàng trăm, hàng nghìn người.Những năm 1990, quy định về phòng chống cháy, nổ chưa đầy đủ, cụ thể; trang thiết bị báo cháy, sơ cứu chưa hiện đại như hiện nay. Đương nhiên, quy trình thẩm định, xét duyệt, cấp phép của cơ quan chuyên môn về cháy, nổ cũng đơn giản, sơ sài hơn.Thực ra, để được các cơ quan cấp phép chấp thuận, có nhiều cách. Có thể chạy, nộp tiền bảo kê, chí ít cũng nhận được sự dễ dãi khi kiểm tra một cách qua loa, chiếu lệ. Tôi chọn cách làm ăn nghiêm túc, lâu dài, không chọn phương án chạy.Vũ trường, karaoke là loại kinh doanh có điều kiện, là nơi tập trung đông, ồn ào, tính mạng con người, không phải chuyện đùa. Kinh doanh vũ trường, karaoke phải tự ý thức được tính chất đặc thù và những rủi ro tiềm ẩn. Khi chưa đủ điều kiện kinh doanh lại trông vào sự dễ dãi, được hiểu thực chất là bảo kê của chính quyền, việc sẽ xảy ra cháy nổ là đương nhiên. Chỉ là lúc nào, ngày nào, giờ nào.Tôi kể lại chuyện này, để liên hệ về vụ cháy quán karaoke hôm qua ở 68 Trần Thái Tông, Hà Nội. Cơ quan cảnh sát điều tra đã quyết định khởi tố vụ án. Qua báo chí đưa tin, dễ dàng nhận thấy: biển quảng cáo bằng vật liệu dễ cháy, che kín toàn bộ mặt tiền, cản trở lực lượng cứu hoả; không có lối thoát hiểm thuận lợi, đủ cần khi xảy ra sự cố; không có họng cứu hoả, hoặc rỉ sét, không có nước; bình cứu hoả nặng về trang trí; nhân viên không được trang bị kĩ năng đối phó với cháy nổ; biển báo, chỉ dẫn khách không đầy đủ; thậm chí, giấy phép kinh doanh còn chưa được cấp mà vẫn cho khách vào hát...Chủ cơ sở kinh doanh phải chịu trách nhiệm, đương nhiên. Nhưng chẳng lẽ chỉ có họ? Tôi nghe phát biểu của một vị quan chức rằng, quán này đã bị phạt, đã được cảnh báo, nhưng vẫn cố tình hoạt động và khẳng định họ "đã làm hết trách nhiệm" mà muốn bật cười.Hơn chục mạng người đã chết sau một vụ cháy, nổ giữa thủ đô là một kết cục vô cùng bi thảm không thể chấp nhận được. Các cơ quan có liên quan và chính quyền sở tại không thể vô can. Từng có cháy lớn ở Zone 9, cháy karaoke Nguyễn Khang, cháy nhà xưởng, cháy chung cư, cháy cửa hàng bán xe, cháy cơ sở kinh doanh không đảm bảo an toàn...Câu hỏi đặt ra là: - Có hay không một chính quyền phường, quận, với những công chức, viên chức tử tế, trách nhiệm không bảo kê cho các cơ sở kinh doanh karaoke, quán bar, nhà hàng chưa đủ điều kiện về phòng chống cháy nổ, an toàn vệ sinh thực phẩm?- Có thật là các cơ sở kinh doanh đỏ đen, cờ bạc; mại dâm trá hình, tiêu thụ đồ trộm cắp, hàng giả, trốn lậu thuế... đều tổ chức chặt chẽ, tinh vi đến nỗi chính quyền dù quyết tâm, mưu trí, toàn tâm toàn ý vẫn bị qua mặt?Chắc chắn là không phải. Là người từng kinh doanh dịch vụ này, tôi chắc chắn chẳng cơ sở kinh doanh dịch vụ nào che mắt được hệ thống chính quyền tinh tường và dày đặc của ta.Những tệ nạn xã hội, tiêu cực dẫn đến những bất ổn này, trước hết là trách nhiệm của chính quyền.Một đốm lửa nhỏ, nếu làm ngơ sẽ trở thành một đám cháy lớn. Một đám cháy lớn, không kiểm soát sẽ thiêu huỷ không chỉ những vật liệu bắt lửa. Bùi Huy Hội Cám ơn anh Hội đã nói hết những chuyện nhiều người biết nhưng không phải ai cũng dám nói công khai. ....Không một cơ sở kinh doanh nào che mắt được hệ thống chính quyền tinh tường và dày đặc của ta.... Câu nói hay nhất trong bài Bài viết chính xác , phải làm rõ trách nhiệm người đứng đầu tại địa phương thì mới mong dẹp được nạn bảo kê , bưng bít . Bài viết quá hay, đúng thực tế! Các ông nhà mình có bắt hay không thôi, chứ sao qua mắt được mấy ổng.... Vì nhiệm vụ của mấy ổng chỉ có bấy nhiêu đó mà! Không phải các cơ quan chức năng và phường sở tại không biết ,nhưng chính sự dễ dãi của người quản lý (vì lý do gì đó ) mà gây nên thảm hoạ này .Ở các nước thì những người có trách nhiệm phải tự xử trước còn chủ cơ sở thì đương nhiên phải xử theo luật rồi . Hay quá! Bài viết phản ánh đúng thực tế. Có hay chăng chuyện Chính Quyền không biết, hoặc cố tình không biết. để lại đằng sau bao hệ lụy ray rứt mãi trong thân nhân người bị nạn! Vậy thì nên xử lý tới nơi tới chốn những chổ mà chính quyền chưa hoặc không làm đủ trách nhiệm cũng như cố tình lơ là để nhận chút lợi nhuận mà xảy ra cái Hại thì quá To lớn! Chúng ta có tất cả các luật mà các nước văn minh có, nhưng luật chỉ để cho có, chứ lực lượng chức năng thì chẳng xử phạt sát sao (hoặc chỉ phạt lấy lệ vài trường hợp) và ngược lại người dân cũng chẳng thèm chấp hành. Rất buồn cười là chúng ta luôn quy tội lỗi cho lực lượng chức năng nhưng mỗi khi bị xử phạt thì ta lại phản đối họ, điển hình như vụ ông chủ cafe chưa đăng ký kinh doanh bị phạt thì gần như cả xã hội ào lên đòi công lý cho ông ấy, nhưng khi không có giấy phép kinh doanh mà xảy ra vấn đề ví dụ như vụ cháy này thì lại lên án việc quản lý lỏng lẻo???? Nó như 1 vòng luẩn quẩn vậy. Nếu chúng ta muốn thay đổi, tôi đề nghị: lực lượng chức năng phạt sát sao tất cả mọi luật đã được đề ra, người dân chúng ta cũng ủng hộ các cơ quan đó làm như vậy, khi chúng ta bị phạt thì tuyệt đối chấp hành, không hối lộ để nhẹ tội, hãy lên tiếng ủng hộ việc siết chặt luật pháp. Ví dụ đơn giản nhất, vi phạm giao thông bị phạt thì nhận biên lai, không hối lộ, ra kho bạc nộp phạt, lỗi bị giữ xe thì chấp nhận giữ xe vì đó là luật. Các bạn có làm được không??? Vì 01 xã hội văn minh, phải từ 2 phía, hãy chấp hành, lên tiếng kêu gọi mọi người chấp hành và lên tiếng ủng hộ cơ quan chức năng xử phạt những hành vi không chấp hành, ok? Bài viết phản ánh đúng ; Cách làm việc của các ban ngành ở Việt Nam ! Chuẩn! hãy sử lý nghiêm tình trạng lập biên bản cứ lập,hoạt động thì cứ hoạt động.Khi có sự cố chính quyền sẽ vô can.Sử lý mấy ông thợ hàn không giải quyết vấn đề gì cả Một đốm lửa nhỏ, nếu làm ngơ sẽ trở thành một đám cháy lớn. Một đám cháy lớn, không kiểm soát sẽ thiêu huỷ không chỉ những vật liệu bắt lửa.TÉT!!! Câu kết của anh thật hay và thâm thúy ! Nhỏ đâu, Rượu !!! Quán này đã bị nhắc nhở, bị phạt, không giấy phép kinh doanh.....vậy sao nó vẫn hoạt động gầm rộ mà chính quyền không hay biết ta??? Đến khi có sự cố chết người thì mới biết! Ủa vậy lúc đầu là phạt cái gì? Rồi sao nó lại hoạt động được? Chính quyền tinh tường và dày đặc cơ ma?Nhân đây cũng nói luôn vấn đề của mình. Số là đi xin sửa lại cái nhà sắp sập nhưng bị bắt đi tới lui cũng khoảng hơn chục lần mà không được, đành dựng tôn che và sửa chui bên trong, nhà nằm trong hẻm nhỏ xíu. Thế mà hôm sau có cán bộ địa chính xuống lập biên bản không cho xây, nên thôi dừng lại.Khoảng hơn tháng sau, nhà đầu hẻm, ngay mặt tiền rầm rộ xây cái nhà khang trang 3 tấm. Mình thấy lạ, vì ở nơi này đâu được cấp phép xây dựng. Hỏi ra mới biết, 2 vợ chồng đã "lót" hơn 300tr rồi. Yên tâm mà xây. Nghe xong tủi cho mình nghèo, mua được miếng đất xay nhà hơn chục năm trước, giờ xuống cấp muốn sửa lại mà không được. Tiền đâu mà lo lót cho họ? Thôi thì cố vậy chứ sao. Bài viết rất hay! Chỉ một Vụ quán cà phê xin chào là đủ chứng minh điều anh Hội nói rất đúng: .Không một cơ sở kinh doanh nào che mắt được hệ thống chính quyền tinh tường và dày đặc của ta.. Chuyện này âu cũng là bình thường. Tai mắt chính quyền ở khắp nơi, việc gì họ cũng nắm được hết. Bạn xây nhà, đổ đống cát ra trước cửa thì dù nhà bạn có xa trụ sở chính quyền bao nhiêu, ngay lập tức công an và trật tự phường sẽ đến nơi làm việc. Thế nên nếu có ai đó lên báo nói rằng chính quyền không nắm được thì đó chắc chắn là ngụy biện, lấp liếm. Hãy thẳng thắn thừa nhận nạn bảo kê thì dân còn nghe được. Một căn nhà cấp 4 xây dựng không phép hoặc trên đất nông nghiệp thôi. Chưa cần xây, chỉ cần kéo vật liệu là các ảnh tới rồi. Vậy đố các bạn 1 cơ sở karaoke nhiều tầng hoành tráng như thế mấy ảnh kia có biết ko?
Ai bỏ phiếu cho Trump? Những người xung quanh ôm đầu nhìn màn hình TV, hay thẫn thờ ngồi trên ghế, không biết nói gì với nhau. Không ai tin những gì đã diễn ra. North Carolina là một “bang chiến trường” quan trọng. Ngay trước thềm ngày bầu cử, cả hai ứng viên Donald Trump và Hillary Clinton đều tổ chức các cuộc vận động thực địa lớn tại đây. Tôi dự cả hai cuộc. Clinton đến vào đúng nửa đêm cùng với Lady Gaga, Bon Jovi và Bill Clinton, biến khuôn viên của trường đại học bang North Carolina thành một festival khổng lồ. Cả chục nghìn người không thể chen vào. Trời đêm rất lạnh, màn hình ngoài sân vận động nhỏ xíu, và họ vẫn đứng đó, bày tỏ sự ủng hộ cho “Madame tổng thống”. So với sự kiện đó, buổi diễn thuyết cuối cùng của Trump ở North Carolina nhỏ hơn rất nhiều. Khoảng hơn 10 nghìn người tới, khán phòng nhiều chỗ trống. Đám đông của Trump thì luôn kích động, nhưng hôm đó tôi vẫn dễ dàng chen đến gần bục phát biểu để chụp ảnh ông. Dù sự kiện được tổ chức ban ngày. Gần như tất cả những kênh thông tin trước giờ G đều cho thấy bức tranh ấy. Clinton thắng thế. Từ các kênh truyền thông lớn nhất đất nước tại New York và Washington DC, cho đến những cuộc thăm dò ý kiến được thực hiện bởi hàng loạt tổ chức độc lập, cả những người tôi đã gặp tại Hạt Orange từ 2 ngày nay đều tỏ ra tự tin về một chiến thắng dễ dàng cho Clinton. Nhưng rồi trong đêm thứ ba, họ bỗng nhiên trở thành một chấm xanh lam nhỏ bé giữa một vùng đỏ rực trên bản đồ chính trị Mỹ. North Carolina đã chọn Trump. Nước Mỹ, cũng đã chọn Donald Trump để trở thành tổng thống mới của họ.Điều gì đã thực sự diễn ra? Sẽ không thể hỏi hơn 100 triệu cử tri đã bỏ phiếu để biết điều gì đã diễn ra. Nhưng có một điều rất dễ nhận thấy nếu bạn nói chuyện với nhiều người Mỹ những ngày này: có rất nhiều người ngầm ủng hộ Trump, nhưng không dám nói. Bởi vì ứng viên của đảng Cộng hòa đã bị gắn mác “phân biệt chủng tộc”, “phân biệt giới”, “dối trá” bởi nhiều kênh truyền thông lớn, nên nhiều người ngại ngần. Họ sợ rằng khi mình nói ra, cũng sẽ bị người xung quanh gắn những mác ấy. Báo Philly Voice ở bang Pensylvania trước thềm bầu cử có một bài rất dài về những người như thế, mà họ gọi là “người ủng hộ câm lặng”. Trong đó, những người ủng hộ câm này thú nhận rằng họ rất sợ khi phải trả lời rằng mình ủng hộ Trump. Họ có thể là những người Mỹ chăm chỉ, không giàu có nhưng được học hành tử tế. Họ có thể là những người đã làm lụng xây dựng nước Mỹ trong nhiều thập kỷ, nhưng rồi bỗng nhiên cảm thấy mình bị bỏ rơi. Họ thèm khát một sự thay đổi. Họ ủng hộ Trump, không có nghĩa là họ ủng hộ một lối sống hoang dã hay một thứ tiếng Anh chắp vá. Trump thực tế đề xuất rất nhiều chính sách cụ thể. Cho dù chúng có thể rất cực đoan – nhưng cho nhiều người hy vọng. Phải đứng trong đám đông ấy, khi Trump bắt nhịp cho tất cả cùng đồng thanh, “Hãy làm nước Mỹ vĩ đại trở lại”, mới thấy được rằng đó là một khao khát chính đáng, từ những công dân bình thường. Và thực tế thì, với tất cả những The New York Times, The Washington Post, Politico hay đủ loại kênh thông tin chuyên nghiệp tưởng rằng đã kỹ “đến tận chân răng” mà đại đa số vẫn một mực nói rằng “Clinton sẽ thắng đậm” thì rõ ràng là, đã có rất nhiều người không có đủ tiếng nói; có nhiều người cảm thấy mình bị bỏ rơi. Nếu có điều gì rút ra chung từ cuộc bầu cử này, thì có lẽ đó là về việc lắng nghe ý kiến của người dân. Lắng nghe ý kiến của người dân không bao giờ là đủ. Hàng trăm cơ chế lắng nghe chuyên nghiệp và tốn kém của nước Mỹ hóa ra phản ánh không chính xác ý nguyện của đa số nhân dân Mỹ. Phải đến khi họ bước vào phòng kín, với chiếc bút và tờ phiếu, tiếng nói ấy mới trở nên rõ ràng.Và ngay cả việc lựa chọn Trump rồi, thì cuộc bày tỏ ý kiến của người dân Mỹ vẫn sẽ không vì thế mà kết thúc. Chỉ trong vòng 2 năm tới, thông qua cuộc bầu cử Hạ viện, người dân Mỹ sẽ lại một lần nữa thay đổi kết cấu quyền lực thượng tầng – và cũng rất có thể đó sẽ là một kết quả bất ngờ. Donald Trump có trở thành một tổng thống tốt và làm nước Mỹ trở lại vĩ đại hay không, lịch sử sẽ phán xét. Hoặc nói như George W.Bush, lúc lịch sử phán xét thì “chúng ta đều đã chết cả rồi”, chẳng có ở đó mà biết. Nhưng kết quả của cuộc bầu cử này, tạo ra nhiều bài học không chỉ cho riêng nước Mỹ. Nhiều báo đài ở ta, theo CNN hoặc các trang khác gây hình ảnh Trump xấu. Nhưng nếu với người Mỹ, Trump là người nói lên khát vọng của họ, kiếm việc làm cho họ, miễn thuế cho họ và cho họ một cuộc sống, về mặt kinh tế, ngon lành hơn. Họ sống vì nước Mỹ, không sống vì Thế giới. Toi la mot trong nhung SILENT MAJORITY do , chien thang cua Trump la chien thang cua nhung nguoi My thuoc tang lop Lao Dong, ho phai lam viec cat luc de dong thue va tien thue cua ho dung de nuoi nhung nguoi nhap cu bat hop phap , toi pham, luoi lao dong.... bat man vi cam thay xa hoi bat cong nen ho bau cho Trump vi ong ay a da noi len tieng noi cua ho. Thanks Duc Hoang ve bai viet rat xac thuc Lần đầu tiên trong cuộc đời, tôi quan tâm đến chính trị và cảm thấy vui vì kết quả bầu cử của một quốc gia không liên quan. Niềm háo hức theo dõi và niềm vui vỡ òa với kết quả sau cùng. Tôi cảm thấy mâu thuẫn vì tự hỏi mình rằng chuyện có liên quan gì đến mình mà vui. Nó rất mơ hồ và khó xác định. Nhưng bài viết của anh chính là giúp tôi định dạng chính xác những tiên đoán, suy nghĩ của mình mấy hôm nay. Vâng, có rất nhiều người cảm thấy mình bị bỏ rơi, thèm khát một sự thay đổi. Lắng nghe người dân chưa bao giờ là đủ. Đó chính là lý do. Cảm ơn tác giả rất nhiều. Đúng, họ bầu cho Trump không hẳn vì nghĩ ông ta giỏi mà vì chán chính quyền hiện tại và mong chờ một sự ĐỔI MỚI, mặc dù ông Trump có nhiều tật nhưng các cử tri vẫn muốn mạo hiểm chút " No venture No Gain" Những người ủng hộ Hillary Clinton giống như bề nổi của một tảng băng, còn phần chìm là phần ủng hộ Trump.Congrat Trump! 'lúc lịch sử phán xét thì “chúng ta đều đã chết cả rồi”' thik câu này . Đúng rồi. Là do báo chí Mỹ đã quá xa cách với quyền lợi một số đông nhân dân, mà người ta gọi là Silent majority (số đông thầm lặng), nên họ bất ngờ thôi. Còn ai theo dõi rally của Trump, thấy không khí hừng hực ở đó, thì không bất ngờ đâu. Trump không hề mời bất kỳ ca sĩ, người nổi tiếng, hay ông (sắp thành) cựu tổng thống nào đến giúp đỡ để hút fan, mà vẫn thu hút được hơn chục nghìn người mỗi buổi rally, trong khi Clinton thì nếu chỉ có một mình, bà ta thường chỉ được vài nghìn fan tham dự. Ai quan sát những thông tin ấy sẽ chẳng bất ngờ khi Trump thắng. Còn ai chỉ đọc báo Mỹ thì mới thấy bất ngờ thôi. Bài học không chỉ riêng cho nước Mỹ. Cảm ơn Đức Hoàng, đúng là "...kết quả của cuộc bầu cử này, tạo ra nhiều bài học không chỉ cho riêng nước Mỹ". Ước gì .... ? Vâng đúng vậy, phải lắng nghe ý kiến của người dân. Thế nhưng bạn phải đủ tỉnh táo để hiểu rằng có sự khác nhau cơ bản giữa quan điểm thực lòng của người dân với ý kiến chỉ để làm hài lòng một thế lực hay một quan điểm chính trị nào đó. Người dân Mỹ đã chọn Donald Trump để trở thành tổng thống mới của họ bởi ông ấy đã nói lên được suy nghĩ thực lòng của họ. Còn bà Hillary Clinton thất bại bởi bà ấy đã không thể hiểu đúng tâm tư thực lòng của người dân Mỹ. Thành công hay thất bại trong Chính trị cũng như kinh doanh đều có một nguyên nhân chung, đó là phải hiểu thực chất “đối tượng phục vụ-thượng đế” cần gì? những người sinh ra ở Mỹ và bị mất việc làm vì chính sách outsource của các đời tổng trước đó, cũng như bị mất việc làm vì lượng dân nhập cư quá nhiềucứ đặt bản thân vào vị trí những người đi xin việc mà bị dân xứ khác giành hết thì sẽ hiểu tại sao họ bỏ phiếu cho ainên nhớ họ bầu tổng thống CHO HỌ chứ không phải cho một dân tộc nào khác Đúng rồi! Có rất nhiều điều mình muốn nói những không dám nói hoặc không được nói... đó mới là điều cần suy nghĩ ! Một câu hỏi nữa là: sao tác giả viết bài này nhanh vậy? Khi kết quả chỉ mới vừa có. Nga ủng hộ Trump vì Trump ủng hộ PutinTQ ủng hộ Trung vì Trump đòi hỏi đồng minh phải tự gánh vác trách nhiệm an ninh, như vậy TQ sẽ dễ dàng bẻ đũa hơn.Người Mỹ bảo thủ ủng hộ Trump vì Trump hướng tới bảo hộ mậu dịch, bảo hộ kinh tế Mỹ chống tự do thương mại, chống toàn cầu hóa.Và ISIS ủng hộ Trump vì Trunp đề xuất tách biệt, phân biệt đối xử và đối đầu với đạo Hồi. "Lắng nghe ý kiến của người dân không bao giờ là đủ. Hàng trăm cơ chế lắng nghe chuyên nghiệp và tốn kém của nước Mỹ hóa ra phản ánh không chính xác ý nguyện của đa số nhân dân Mỹ": LIKE 1000 lần cho câu này.
Giáo dục kiểu thí điểm Tôi từng học cả ba ngoại ngữ: tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Anh. Con trai tôi cũng đang hàng ngày sử dụng ba ngôn ngữ: tiếng Việt, tiếng Trung, tiếng Anh ở Singapore. Tôi không phản đối việc khuyến khích học sinh học thêm 1 - 2 ngoại ngữ bên cạnh tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ. Tuy nhiên, việc học nhiều ngôn ngữ cùng lúc phải phù hợp với môi trường, hoàn cảnh, thời điểm, năng lực và lứa tuổi cụ thể của học sinh.Ở Singapore, học sinh bắt đầu tiếp xúc với tiếng Anh và tiếng Trung ngay từ khi học mẫu giáo. Bậc Tiểu học, học sinh Singapore được học tiếng Anh, tiếng mẹ đẻ (tiếng Trung, tiếng Malaysia hoặc tiếng Tamil của Ấn Độ) và các môn khác được dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh như: Toán, Nghệ thuật và Thủ công, Giáo dục Công dân và Đạo đức, Âm nhạc, Giáo dục Thể chất, Khoa học Xã hội.Việc dạy ngoại ngữ của Singapore chỉ áp dụng từ cấp 2, tương đương với từ lớp 7 trở lên ở Việt Nam. Chương trình ngoại ngữ này không áp dụng đại trà mà chỉ dành cho những học sinh có điểm thi tốt nghiệp Tiểu học thuộc top 10% và có khả năng học ngoại ngữ tốt. Học sinh có thể lựa chọn học một trong ba ngoại ngữ: tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nhật.Học sinh Tiểu học ở đây được tham gia các chương trình hướng nghiệp do trường tổ chức miễn phí. Qua đó, các bé hiểu được sở thích, thế mạnh của bản thân và sẵn sàng chuẩn bị cho kế hoạch nghề nghiệp. Vì vậy, việc xác định học ngoại ngữ phù hợp nhất với đam mê, sở thích và nguyện vọng cá nhân diễn ra khá dễ dàng dựa trên tinh thần tự nguyện, chủ động, tích cực của người học.Khi Bộ Giáo dục Việt Nam đặt vấn đề đưa tiếng Trung và tiếng Nga vào giảng dạy từ bậc Tiểu học, tôi thấy có hai vấn đề cần lưu tâm.Thứ nhất, tiếng Anh cần xác định là công cụ để đưa đất nước nhanh chóng hội nhập với xu thế phát triển toàn cầu. Do vậy, tiếng Anh nên được giảng dạy trong nhà trường dành cho tất cả học sinh Việt Nam như một ngôn ngữ thứ hai - cách mà Singapore đã thực hiện thành công. Các ngoại ngữ khác như tiếng Trung hay tiếng Nga, chỉ nên đưa vào giảng dạy từ cấp 2, sau khi nhà trường đã làm tốt công tác hướng nghiệp cho học sinh, giúp các con hiểu được năng lực, sở thích, mục tiêu nghề nghiệp tương lai của mình. Việc học chỉ đạt được hiệu quả và ý nghĩa khi người học thực sự yêu thích và cảm thấy có ích cho sự phát triển của bản thân.Thứ hai, đề án dường như rất hấp dẫn trên văn bản, nhưng tôi lo ngại về tính khả thi trong quá trình thực hiện. Đề án gần 10.000 tỷ đồng đã hoàn thành giai đoạn một nhưng tôi không biết hiệu quả của giai đoạn này đến đâu. Chưa có bất cứ báo cáo, số liệu chính thức nào được công bố. Nhưng trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia 2016, môn ngoại ngữ có phổ điểm thấp nhất. Theo quan sát của tôi, khả năng giao tiếp tiếng Anh của lớp trẻ thành thị bây giờ đã khá hơn nhiều. Nhưng tôi cho rằng, kết quả đó liên quan nhiều đến sự nở rộ của các trung tâm ngoại ngữ hơn là việc dạy học trong nhà trường. Một số nhà giáo dục còn nhận định, chính chương trình dạy chính khóa không đến đầu đến đũa trong trường đã đẩy phụ huynh đến các trung tâm tìm chỗ học cho con.Chỉ riêng tiếng Anh, ta đã chưa hoàn thành mục tiêu, tôi không hiểu thêm 6 ngoại ngữ khác (Trung, Nga, Nhật, Hàn, Pháp, Đức), Bộ sẽ xoay xở ra sao? Liệu chúng ta có đủ nhân lực chất lượng cho 6 ngoại ngữ kia khi mà giáo viên tiếng Anh đang được đánh giá là yếu và thiếu?Hơn nữa, môi trường sử dụng và thực hành là yếu tố rất quan trọng trong việc học ngoại ngữ. Vốn tiếng Trung của tôi đã khá tốt khi còn ở Việt Nam. Nhưng khi sang Singapore du học, do chỉ sử dụng tiếng Anh, tôi bỏ bẵng tiếng Trung suốt 1 - 2 năm. Tới lúc đi làm, trở lại với tiếng Trung, tôi gần như phải học lại từ đầu. Nhưng khả năng sử dụng ngôn ngữ này của tôi chỉ thực sự hoàn thiện khi tôi kết hôn với một người chồng gốc Hoa - sống trong môi trường thường xuyên giao tiếp bằng tiếng Trung.Nếu học tiếng Trung, tiếng Nga từ bậc Tiểu học, liệu các con có một môi trường sinh động để thực hành; liệu sau 10 năm đèn sách, các con có cần tới ngoại ngữ đó trong công việc, cuộc sống hay sẽ để chữ nghĩa rơi rụng theo thời gian. Đề án mới nhất của Bộ có thể là một chương trình đầy tham vọng. Nhưng nếu quả thực như thế, tôi mong muốn thấy trước các kế hoạch, giải pháp thực hiện cụ thể, khả thi và thuyết phục.Hàng chục năm qua, rất nhiều đề án đổi mới giáo dục đã được đưa ra áp dụng. Học sinh chưa thí điểm xong chương trình này đã lại được thí điểm chương trình khác. Liệu có sòng phẳng không nếu hàng triệu phụ huynh phải chi tiền chỉ để mua về cho con mình sự giáo dục thí điểm?Lại Hà Giang Tôi đề nghị trưng cầu dân ý chứ không phải bộ giáo dục muốn đưa con cháu chúng tôi làm vật thí nghiệm như thế mãi được! Có 1 vấn đề là tất cả người dân đều hiểu vấn đề này nhưng sao bộ giáo dục không hiểu hay cố tình không hiểu??? Cảm ơn bạn Lại Hà Giang, bài viết của bạn có cái nhìn rất khách quan mà cũng rất thực tế! Rất hay. Mong Bộ GD&ĐT có tinh thần cầu thị, tiếp thu ý kiến hữu ích đại diện cho các bậc PH như thế này. không làm đề án thì tiền thuế biết tiêu thế nào. Những việc hữu ích không phải bộ không biết, mà làm thế thì cán bộ BGD lấy gì mà chia Tôi rất muốn những người làm trong ngành giáo dục, đặc biệt là những người đang có liên quan đến việc thí điểm dạy tiếng Anh đọc bài viết này. Đây là một bài viết có nhận định và đánh giá rất khách quan, được đúc kết từ thực tiễn học và sử dụng các ngoại ngữ. Với gần 20 năm học và sau này sử dụng tiếng Anh trong đi làm, tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của tác giả. Bộ giáo dục nên đổi têni thành Công ty vẽ đề án gọi là đổi mới giáo dục Tôi là " nạn nhân" của môn tiếng Nga, nên tôi hiểu rõ tác hại việc học không đến đầu đến đũa của môn ngoại ngữ này. Cái này gọi là định hướng giáo dục quay lại những năm 60,70 của thế kỷ trước ! Bài viết rất hay phản ánh đúng thực trạng hiện nay .Đây là Việt Nam chứ không phải Singapore ,học tiếng anh ở trường cũng chỉ để thi qua môn chứ không chú trọng nhiều vào phát âm hay speaking. Thử hỏi liệu rằng cần phải nhồi nhét vào đầu bao nhiêu thứ nữa để mang danh sin nhưng học cách Việt Nam .copy thì copy cho hết đi .plz không có đề án làm sao chỉ ra hàng nghìn tỷ đồng từ ngân sách, ra đề án rồi giao chỉ tiêu thành tích để báo cáo kết quả giả tạo ra vẻ tài giỏi lắm, học sinh lớp 6 mà chưa đọc viết được tiếng việt kia. có giỏi thì ra đề án dạy chúng biết đọc tiếng việt đi ,làm nghề giáo thì phải mẫu mực dùng làm mất đi giá trị người thầy Những người đưa ra và quyết định các đề án (thử nghiệm) này thì con cháu họ toàn học tập ở nc ngoài thôi ! Lạy các cụ, các cụ đừng làm cho con trẻ rối thêm nữa, để cho các cháu nó thở, 16 năm đèn sách vẫn đói vẫn thất nghiệp. Cần quán triệt quan điểm học ngoại ngữ vì sự phát triển con người, đất nước chứ không phải vì áp lực chính trị.Ở ta có vẻ như học cái gì đều có áp lực chính trị chứ không phải mang tính khoa học thuần túy và chưa chắc đã phải vì sự phồn thịnh, phát triển của con người, đất nước. Phải tìm chuột bạch mà thí điiểm để kiếm tiền chứ. Ai mà không cần tiền. Đừng có ý kiếnn làm gì cho mệt. Đến đứa trẻ chưa đi học còn biết chứ nói chi đến các nhà khoa học làm GD??? Thí điểm, cải cách từ những năm 1981, 1982 đến nay rồi, từ đó đến nay cho ra đời không biết bao nhiêu lứa chuột bach ??? XH tiến triển hay tụt hậu chắc mọi người thừa sức biết. Chỉ có những người cố tình không biết thôi. Giáo Dục VN 40 năm cò thí điểm nghe sao mà đau lòng quá .Cứ mỗi Bộ Trưởng lên là mỗi thí điểm thì chỉ có CHẾT Tôi học tiếng Anh lớp 11, 12 những năm 84, 85. Còn nhớ bài "Trường đại học Lô Mô Nô Xốp". Chả giúp được gì nhiều với từ ngữ như "bổ nhiệm", "sự phỏng đoán táo bạo" (daring conjectures) trong giao tiếp hàng ngày. Còn nhiều nữa. Bỏ nhầm gia vị Nga vào thì cứ là hỏng. Chủ trương phải nên rạch ròi. Học ngôn ngữ là học văn hoá của người ta nữa đấy.
Karaoke và sự vô lương Khi men rượu đã lâng lâng, đứa nào đó sẽ ôm guitar và dạo một câu, thế là hát, thỉnh thoảng sai lời nhưng mà vui. Ở thành phố, không có một gốc xoài giữa rẫy như thế, tôi cũng đi karaoke khi tụ họp với bạn bè. Tôi nghĩ, đấy là những sinh hoạt bình thường và lành mạnh.Công ty bạn tôi, một công ty tư nhân, mỗi khi có tiệc vui thường rủ nhau đến mấy điểm karaoke để hát. Ở đó, từ sếp đến nhân viên hòa đồng, thân thiện và vui vẻ. Karaoke chẳng có lỗi gì.Thế nhưng bây giờ, ở nhiều nơi, loại hình giải trí này ngày càng bị lợi dụng để phục vụ cho những mục đích thiếu lành mạnh. Khởi đầu là những quán karaoke có tiếp viên nữ mà nhiều người gọi là “tay vịn”, kéo theo nó là những sa đà bản năng. Những phòng hát ở nhiều nơi được thuê để chơi hàng đá, thuốc lắc, hút bồ đà. Nhiều người vào đấy để tìm một không gian kín đáo cho những sinh hoạt thiếu chuẩn mực. Khi sự biến tướng trở nên tràn lan, người ta đã đánh đồng karaoke là tệ nạn.Karaoke không có lỗi và nhiều người vẫn muốn có những phòng hát đàng hoàng để có thể chung vui với bạn bè. Ở TP HCM có một chuỗi karaoke của một doanh nhân trong lĩnh vực văn hóa, kinh doanh đàng hoàng. Hệ thống này đông khách tới nỗi mỗi khi đến hát mà không đặt trước, chúng tôi thường bị từ chối vì hết phòng.Trong vụ cháy lớn ở Hà Nội khiến 13 người tử nạn, có 12 học viên của một lớp học, rủ nhau liên hoan và đi hát sau khi kết thúc một kỳ thi. Giữa những dòng thông tin xót xa mất mát, giữa những bài báo đặt vấn đề về sự an toàn cháy nổ ở những cơ sở kinh doanh này, thì nổi lên một trào lưu chỉ trích cay nghiệt đối với các nạn nhân. Có người chỉ trích họ có lối sống hưởng thụ không lành mạnh, có người thậm chí hả hê trước tai họa, cho rằng đó là cái giá của những cán bộ thích tiệc tùng. Những lời ấy chắc không làm cuộc sống này tốt đẹp hơn mà chỉ thể hiện cách nhìn cuộc sống đầy thành kiến, quy chụp và phán xét. Cách nhìn trên một phần xuất phát từ sự thiếu kỹ năng phân tích, tách bạch các vấn đề riêng rẽ trong một sự kiện. Thay vì nhìn nhận thấu đáo nguyên nhân vì sao các nhà hàng karaoke thường xuyên cháy, kỹ năng thoát hiểm trong phòng kín, nhiều người ngay lập tức quy chụp rằng, cứ hát karaoke là sai trái.Khi thiếu tư duy độc lập, người ta dễ dàng đưa ra những nhận xét hồ đồ, gây tổn thương đến người đã mất - những người thiệt mạng chỉ bởi tai họa không may. Đánh đồng sự bất mãn để nhạo báng những nạn nhân là sự vô cảm độc ác.Hà Nội vừa quyết định dừng cấp phép karaoke trên toàn thành phố. Tôi cho đây là một phản ứng tích cực, muộn còn hơn không. "Tích cực" vì nhà chức trách "dừng cấp phép" chứ không phải "cấm karaoke". Dừng để rà soát và siết chặt các quy định kinh doanh, loại bỏ những hành vi biến tướng, trả karaoke về với bản chất của nó - một loại hình sinh hoạt cộng đồng bình thường và lành mạnh.Cuộc sống có nhiều điều được ngụy trang và biến tướng, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta quy chụp méo mó. Khi bạn không có cái nhìn đủ rộng, tâm hồn không đủ sự vị tha thì ít nhất cũng đừng nhân rộng sự vô lương ngay cả với người đã khuất.Đức Hiển Các đối tượng của tác giả chỉ là những người phán xét khắc khe thôi, nếu nói họ vô lương là thiếu chính xác. Bản thân những người phán xét đó không có lỗi; có lỗi là do những người đã đẩy môn chơi Karaoke đến chỗ biến tướng mà trong đó có sự "góp sức" của một thành phần cán bộ viên chức có trách nhiệm đã không làm hết trách nhiệm . Vụ Karaoke cháy gây chết 13 người không phải là vụ đầu tiên mà có thể cũng không phải là vụ cuối cùng nếu xã hội chỉ "cãi nhau" thay vì chung tay nghiên cứu các giải pháp an toàn, lành mạnh cho môn chơi này . Nếu ai học triết học thì sẽ biết nguyên nhân đệ nhất và nguyên nhân đệ nhị là gì. Đúng là người chết không được đưa họ ra diễu cợt. Cái diễu cợt ở đây người ta không nhắm đến người chết mà người ta nhắm đến vấn đề khác, vấn đề mà người sống trong xã hội này đã chán ghét đến cùng cực. Chỉ có những kể vô lương mới hả hê trước cái chết của người khác vì bất cứ lý do gì. Xin nhà báo Đức Hiền cho tôi địa chỉ nhửng nhà hàng Karaoke lành mạnh ở Hà Nội . [email protected] Lúc sống hãy đối xử tốt với dân, thì lúc chết mọi người sẽ tiếc thương mình. Đơn giản như vậy thôi! Chết là hết. Trong cuộc sống dù bạn có căm ghét họ cay nghiệt như thế nào đi nữa nhưng khi họ đã mất rồi, hãy để cho họ được yên nghĩ. Đồng ý kiến với anh! Những người đưa ra y kiến hả hê, lên án họ đúng lả vô lương Phản ứng của vụ này cũng gần giống với phản ứng của nhiều vụ khác, ví dụ gần nhất như vụ ở YB vài tháng trước. Tôi hi vọng số những người vô lương hả hê đó là số nhỏ, nếu không thì xã hội này còn lâu lắm mới văn minh được. Xin phép không viết rõ thêm vì chắc ai cũng hiểu rồi. Đồng ý với tác giả là ta không nên nhạo báng nạn nhân. Nhưng " cuộc sống có nhiều điều ngụy trang và biến tướng" đó, thì người dân bình thường làm sao biết được mà không suy nghĩ méo mó?!. Các cụ nói: "Nói lỗ mạnh, quanh lỗ tai, hai vai lại gánh". Hiểu được thế thì khắc có trách nhiệm với lời lẽ mình ngay. Đâu phải trên mạng ảo là "ảo" hết. Nhân-quả chỗ nào cũng "thật" cả! thương nhau thương cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông chi, họ hàng Đồng tình suy nghĩ của tác giả. Nhớ lại vụ 11/9/2001 có 2977 nạn nhân và trong khi thế giới chia buồn, VN lại có nhiều người hoan hỉ. @tgiangangiang: trong 13 nạn nhân vụ cháy có 1 người là lao động phổ thông. Trước tiên, xin cảm ơn Nhà báo Đức Hiền đã có bài báo để cảm thông với những người đã mất. Trước thảm họa này, tôi nghĩ mỗi người chúng ta hãy nghĩ đến những đau thương, mất mát mà bản thân họ và gia định họ phải gánh chịu. Không có nỗi đau nào bằng nỗi đau bỗng nhiên mất đi người thân trong tích tắc. Tôi cũng là học viên và cũng có tham gia những buổi liên hoan của lớp và lớp tôi cũng đôi lần đi hát karaoke. Thực ra đó là một hình thức giải trí lành mạnh. Nó chỉ trở lên không lành mạnh khi bị biến tướng mà thôi. Do vậy, mọi người đừng đánh đồng tất cả, không phải cứ đi karaoke là xấu. Những người đã mất cũng chỉ là nạn nhân của vụ hỏa hoạn, họ đã không còn trên cõi đời này, vậy hãy để họ được thanh thản yên nghỉ, đừng bắt họ phải chịu tất cả những điều gì chưa hoàn thiện của xã hội chúng ta đang sống mà hãy nghĩ làm thế nào để không bao giờ xảy ra những tai nạn thương tâm như vậy nữa, làm thế nào để thành phố chúng ta càng ngày càng có nhiều nơi vui chơi, giải trí an toàn. Có 1 điều mà hầu như các cấp các ngành ít quan tâm và thanh tra kiểm soát tới nơi tới chốn đó là : THỢ HÀN. Nên viết 1 bài bào về Thợ hàn của chúng ta hiện nay, rất thiếu chuyên nghiệp, thiếu kiến thức và đặc biệt thiếu lương tâm. nguyên tắc khi lao động phải an toàn! Và cái thứ 2 là người kiểm tra , kiểm soát khi Thợ hàn tới làm việc. Cách đây 3 năm, nhà Tôi có thuế thợ Hàn để hàn khung lưới bên trên chống trộm. Tôi chuẩn bị xô nước, bình Chữa Cháy, họ cười và nói tôi lo xa. Nhưng chỉ 10 p sau, tia lửa trên cao bắn xuống mái tole nhà bên cạnh, vì họ xài Tole nhựa nên bốc cháy. Tôi đã kịp thời đổ cả xô nước xuống! Tôi hoàn toàn đồng ý với anh. Anh đã lôi tâm can ra để nói rồi. Thanks anh!
Cái gạt tay và xảo ngữ Vì con đường cong mềm mại đang thi công, nên khi tôi quay xe lại, bị ngã. Mặt đường tự đập vào mắt cá chân tôi. Cái mắt cá ấy, do vài lần ngã trước và sau đấy, giờ bị đau mỗi lần vận động mạnh.Đoạn văn trên mô tả một khung cảnh có thật. Và nếu có độc giả khó tính nào đó đang định phàn nàn về văn phong của đoạn này, thì tôi cần khẳng định: nó sử dụng một loạt các từ vựng đã trở thành thói hành văn mới.“Đường cong mềm mại” là cách mô tả về đường Trường Chinh, con đường vì lý do nào đó đã không thể chạy thẳng và vô tình lượn qua nhiều ngôi nhà, đưa chúng ra mặt đường.“Vật giống tiền” là cách mô tả các tờ giấy có in hoạ tiết của tiền. Không một ai nên tự tin rằng mình đang tiêu tiền: tờ giấy polymer bạn dùng đi chợ hôm nay đã qua cơ quan giám định nào để khẳng định đó không phải là tiền giả chưa? Nếu chỉ có hoa văn của đồng tiền, thì chưa thể gọi là tiền.Mặt đường tất nhiên cũng đã tự đập vào mắt cá chân tôi. Nếu cái mặt đường bê tông không nằm dưới chân, mà ở trên đầu, thì chắc chắn chân tôi không va chạm với nó. Đây là logic. Giống như nhiều lần thương tích của thường dân được lý giải theo cách: cái mặt tự va chạm với dùi cui hay là… đế giày của lực lượng chấp pháp.Tiếng Việt đang ở một thời kỳ thịnh vượng, nếu nhìn vào cách mà chúng ta mô tả các vấn đề trong cuộc sống. Một người bạn của tôi thậm chí tin rằng đã đến lúc làm sống lại phong trào sáng tác ca dao, vì “tục ngữ” mới thì đang được đẻ ra mỗi ngày. “Anh đi anh nhớ quê nhà/ Nhớ cầu Chư Pả xây hình chữ Vê” - bạn tôi ngâm nga. Bởi vì lãnh đạo huyện, khi cầu sập đã khẳng định rằng cái cầu mới xây trên địa bàn không hề sập, nó chỉ được… tạo hình chữ V.Và mới nhất, nhiều người lại cảm thấy hoài nghi về vốn từ vựng của mình, khi nghe công an thành phố Hà Nội mô tả cuộc xô xát giữa một cảnh sát hình sự và một phóng viên. Trong biên bản làm việc nội bộ vừa được tiết lộ, xác định rằng thượng sĩ Ngô Quang Hưng đã có “hành vi gây thương tích cho anh Trần Quang Thế”. Nhưng tới khi trả lời báo chí, vị lãnh đạo lại quyết định mô tả một cách đầy hình ảnh: chiến sĩ này đã gạt tay trúng má của nhà báo.Tất nhiên, có nhiều cách để mô tả sự việc. Để khẳng định một cách diễn đạt là đúng hay sai, chúng ta sẽ phải sử dụng đến triết học, mà vẫn có thể bế tắc. Chỉ số cảm nhận tham nhũng không tăng, không giảm, thì tất nhiên là tham nhũng… ổn định. Về mặt ngôn ngữ học, tôi dám chắc không ai dám bắt bẻ rằng, cơ quan thanh tra nhận định thế là sai.Nhưng việc lựa chọn cách dùng từ lại thể hiện một thái độ. Bởi vì cách mô tả, cũng sẽ tạo ra cách phản ứng: nếu thanh tra nói rằng tình trạng chống tham nhũng đang “không có biến chuyển” thì sẽ rất khác với “tham nhũng ổn định”; nếu đường Trường Chinh thay vì “cong mềm mại” là “không thẳng” thì vấn đề được nhận thức khác; nếu “gạt trúng vào má” được mô tả là “hành vi gây thương tích” thì dư luận xã hội sẽ thay đổi.Tham nhũng, đường không thẳng, cầu biến dạng và công an lạm quyền gây thương tích là những vấn đề cần được nhìn thẳng trực diện thay vì cố tình dùng xảo ngữ để đánh tráo khái niệm. Khi những khái niệm được đánh tráo, người ta có quyền không tin vào nhận thức đúng hoặc sẽ phải tin rằng, xảo ngữ đã được sử dụng hòng đánh lừa kẻ ngu ngơ.Và trong xã hội thông tin bây giờ, còn rất ít người ngu ngơ - khi mà một sự vật sự việc được phản ánh rất nhanh và đa chiều.Phát ngôn của nhà quản lý không chỉ là lời nói: nó phản ánh cái cách mà vấn đề đó sẽ được giải quyết trong tương lai. Sẽ thật ngây ngô nếu có ai đó ban hành các chính sách “hạn chế đường cong mềm mại” hay là “cấm gạt tay”.Và tất nhiên, không ai cấm hành vi gạt tay cả. Vì cách mô tả rất đỗi tự nhiên ấy, nó sẽ phát triển tự nhiên trong lực lượng hành pháp. Thương tích của người đối diện sẽ chỉ là vấn đề rủi ro.Phát ngôn của nhà quản lý không chỉ là lời nói: nó phản ánh tinh thần phục vụ của họ. Sự biến ảo trong ngôn từ phát biểu với đại chúng, có thể dễ dàng tạo ra liên tưởng về sự biến ảo trong các hành vi khác. Một cái vali chứa triệu đô có thể hoàn toàn chỉ là “để quên” ở phòng lãnh đạo và nhờ “cất hộ”, theo một lối nói nào đó.Phát ngôn của nhà quản lý, nếu là xảo ngữ, có thể trở thành một cái “gạt tay” khiến niềm tin của nhân dân đổ sụp.Đức Hoàng hay quá,mình tức mà không diễn đạt hết ý tưởng được,nay có bài báo này viết hộ,có điều ngôn từ còn nhẹ quá.không làm thỏa mãn bức xúc của nhân dân, Rất hay . Tôi thích câu cuối của bài viết " một cái gạt tay " khiến niềm tin của nhân dân sụp đổ . Mới sáng sớm đọc bài bác tám mà thấm quá,thấm thía qua.đúng nếu cơ quan quản lý công quyền cứ xảo ngôn mãi như vậy.sau này người ta cũng nói là người khác để quên cái va li triệu đô thôi chứ ko phải ý của chúng tôi tham .hay các phụ huynh tự nguyện ủng hộ trường ấy mà chứ nhà trường có ép đâu Bị GẠT tay ,chảy máu miệng mà còn bị ghép tội phạt thêm mười mấy triệu nữa . XỬ như vậy thì dân KHÔNG PHỤC đâu.......... Mình đọc nhiều bài viết của anh Đức Hoàng và phải thừa nhận là anh viết quá hay. Rất ngưỡng mộ anh. Cầu mong đất nước mình có nhiều nhà báo , nhà lãnh đạo có cái nhìn và lương tâm như Anh Đức Hoàng thì đất nước mình sẽ "ổn hơn và tốt đẹp hơn". Xảo ngữ làm xói mòn niềm tin của nhân dân đối với cơ quan công quyền. Ai mà dám đụng đến Đức Hoàng là tôi tặng cho chục cái gạt tay vào má Đức Hoàng thiệt là biết gạt tay quá đi..... Một bài viết tuyệt vời, cám ơn anh. Anh Đức Hoàng viết bài nào cũng sâu sắc quá....! Sắp tới môn Đấm bốc sẽ được đổi tên thành môn "Gạt tay" anh hãy cố gắng típ tục viết những bào báo như vậy nhé, nể phục a Thực sự rất "quan ngại" sau khi đọc xong bài này. Bài viết hay tuyệt , cảm ơn tác giả !
Nỗi sợ bị thổi phồng Tất nhiên, không có cách nào để biết những rau, thịt, gạo mà tôi mua hàng ngày có phải hữu cơ hay không, chỉ thấy những mớ rau ở đây có giá đắt hơn nhiều tại các chợ cóc. Chúng trông rất xấu, thường dính nhiều đất, lá bị thủng lỗ chỗ và đôi khi còn có cả sâu, như để minh họa cho tính chất "hữu cơ".Nhưng những cửa hàng “thực phẩm hữu cơ” ở khu tôi bán rất chạy. Bởi có lẽ bây giờ chúng đang mốt. Trên báo chí, truyền hình, mạng xã hội đang có quá nhiều thông điệp về thực phẩm bẩn, về dư lượng thuốc trừ sâu hay phân bón hóa học. Tất cả những thông tin đó gần như đều gắn với nỗi sợ hãi ung thư.Đó là cảm quan của một người tiêu dùng. Còn là người làm báo, tôi cho rằng người tiêu dùng đang phải chịu một nỗi sợ hãi cảm tính. Nỗi sợ hãi đó dẫn đến xu hướng tiêu dùng cho những thứ được gắn mác "thực phẩm hữu cơ" dù không ai kiểm chứng được chúng liệu an toàn đến mức nào.Nỗi sợ đã mở đường cho một khái niệm mờ mịt mang tên "thực phẩm hữu cơ". Và sự mờ mịt ấy, không chỉ đi ra siêu thị, lên bàn ăn của các bà các mẹ, mà còn đi thẳng đến diễn đàn Quốc hội.Mới đây, khi bàn về tái cơ cấu nền nông nghiệp Việt Nam, có rất nhiều đại biểu bày tỏ sự lo lắng về tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhiều người nhấn mạnh: Việt Nam phải tiến tới xây dựng nền nông nghiệp hữu cơ, phải hạn chế sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu để đưa đất nước thoát khỏi nỗi sợ hãi ung thư.Tôi thực sự tin vào ý tốt của họ, nhưng tôi cũng khá chắc chắn rằng với điều kiện của Việt Nam hiện nay, điều đó vẫn là một giấc mơ.Bởi thực phẩm hữu cơ, ngay cả ở những nước tiên tiến nhất thì sản lượng vẫn thấp hơn thông thường khoảng 20% - 30%. Sản xuất hữu cơ đòi hỏi phải có đất và nguồn nước sạch, tốn kém nhiều chi phí chăm sóc. Tất cả những điều đó sẽ khiến cho thực phẩm đắt hơn khả năng chi trả của đa số người dân. Mặt khác, xây dựng nền nông nghiệp hữu cơ cũng gần như đồng nghĩa: chúng ta sẽ phải quy hoạch lại nền công nghiệp để giữ đất sạch hoàn toàn cho nông dân.Một viễn cảnh như thế rõ ràng là chưa có ở bất cứ đâu trên thế giới. Ngay tại Nhật Bản, một đất nước nổi tiếng về nông nghiệp sạch thì năm 2015 nông sản hữu cơ cũng chỉ chiếm tỷ trọng 0,24% của nền nông nghiệp.Theo tôi, điều mà chúng ta cần hướng tới là sản xuất thực phẩm an toàn. Paracelsus, cha đẻ của ngành độc chất học từng viết: “Trong mọi thứ đều có chất độc. Chỉ có liều lượng là làm cho một thứ không phải là một chất độc". Điều đó có nghĩa là với những nông sản được gọi là hữu cơ và không hề bị giám sát hiện nay, dù giả sử chúng không tồn dư thuốc trừ sâu hay phân bón hóa học, thì cũng không có gì đảm bảo chúng không “độc” theo một cách nào đó.Vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở thành nỗi lo của mọi nhà. Tất nhiên ở đó có nguyên nhân do một số nông dân đã lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, có nguyên nhân từ những cơ sở chế biến làm ăn gian dối, đánh mất lòng tin của nhân dân.Nhưng từ nỗi lo thực phẩm bẩn để tiến tới kêu gọi cả nước chuyển sang làm nông nghiệp hữu cơ thì có vẻ như chúng ta đang hoảng sợ một cách đầy cảm tính. Sự khiếp đảm có thể khiến chúng ta quay lưng lại với những nông sản vô cơ sử dụng thuốc đúng liều lượng, cách ly đủ thời gian. Như thế chúng ta sẽ quay lưng lại với hàng triệu nông dân. Chúng ta đang bấu víu niềm tin vào một vài doanh nghiệp biết cách đặt lên quầy hàng của mình những tấm biển ghi chữ “nông sản hữu cơ”.Một cán bộ ở chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội mới đây cho tôi biết: Việt Nam hiện chưa ban hành bộ tiêu chuẩn nào cho thực phẩm hữu cơ. Nghĩa là những cán bộ kiểm dịch như ông có thể xử phạt một cửa hàng rau an toàn khi cửa hàng đó không có giấy chứng nhận VietGap (hoặc Global Gap) nhưng lại không thể làm gì một cửa hàng thực phẩm hữu cơ vì đây là loại thực phẩm không có ai cấp phép và không bị ai quản lý.Những cuộc tuyên chiến với thực phẩm bẩn đã diễn ra, dù cho thế nào là "bẩn" thì chưa được định nghĩa bằng quy chuẩn nhất quán. Các hành động cảm tính cực đoan ấy, có thể xuất phát từ người tiêu dùng, nhưng lên đến bàn nghị sự - liên quan đến cả một nền nông nghiệp, lại là chuyện khác.Bởi chính sách không thể làm bằng cảm tính.Lê Anh Ngọc Tôi nhớ ngày trước có 1 ông làm chức khá lớn phát biểu: đúng là thực phẩm có dư lượng thuốc nhưng ăn ít không sao. Phải ăn 1 lần chục kg mới bị ung thư. Loại này cũng làm chức cao thì thực phẩm bẩn còn tăng mạnh. Thưa nhà báo Lê Anh Ngọc: Không phải cảm tính đâu? đã là nghị sĩ thì đều có trình độ cả... Đấy là "văn minh" nhiệm kỳ đấy. Cách đây 20 năm ( ĐHĐK8) tuyên truyền nhiều về kinh nền kinh tế trí thức... nay là nền nông nghiệp hữu cơ và thành phố thông minh... mốt ấy mà, cũng như diễn biến hòa bình... phải thừa nhận rằng dân mình được cả thế giới chia sẻ và yêu mến... mà cứ mang một số nhỏ ra hù dọa thì mệt lắm... Cái nguy hại đến tồn vong là giặc nội xâm thì cứ lớt phớt qua ngày...Mỗi một nhiệm kỳ lại có cơ hội cho giặc nội xâm tha hồ vơ vét... kết quả thì đâu lại hoàn đấy... chắc là đến đời chắt may ra có nền nông nghiệp hữu cơ! Giới lãnh đạo hãy chứng tỏ uy tín và đạo đức bằng cách phát huy truyền thống của giai cấp công nông bằng đầu tư, giám sát, quản lý, điều hành, khuếch trương, bảo quản, phân phối những nông phẩm sạch bằng thương hiệu của đồng chí hoặc cha ông mình trực tiếp trên đồng áng chứ không phải trong phòng lạnh, sân goft, hoặc tìm kiếm điều gì từ những chuyến công du ngoại quốc. Cơ hội làm giàu sẽ đến rất nhanh trong thực trạng. Thành công dễ và an toàn hơn làm cách nào khai lỗ từ những đề án nghìn tỷ trong thời gian dài rồi phải đối mặt với nguy cơ truy nã quốc tế trong trường hợp hạ cánh thành công. Sự thiếu minh bạch trong khâu bổ nhiệm, kiểm duyệt, kê khai, thừa kế được đáp trả bằng sự thiếu minh bạch trong an toàn thực phẩm. Ai cũng phải ăn và đó là một quả báo. Tâm linh có thể lý giải bằng toán học rất sinh động. Không phải ai cũng có thể thành công bằng con đường lương thiện này. Phải là cán bộ cấp cao mới có thể chiến thắng những bất trắc luật pháp kiểu như "lập quỹ trái phép". Chốt lại vấn đề : Dùng 2 chữ "hữu cơ" để lách luật và kiếm lời bất chính. Giờ dù có ban hành quy định, nghị định, bộ tiêu chuẩn cho thực phẩm có hay, có đúng, có chuẩn cỡ nào nhưng khi thi hành gặp mấy ông cán bộ thích ăn bẩn thì tìm đâu ra thực phẩm sạch? Ăn để mà sống, ai cũng phải ăn, nhưng đến khi nào mấy ông cán bộ không còn ăn bẩn thì người dân mới có cái sạch để mà ăn. Paracelsus, cha đẻ của ngành độc chất học từng viết: “Trong mọi thứ đều có chất độc. Chỉ có liều lượng là làm cho một thứ không phải là một chất độc. Câu này hay quá. Cảm ơn anh Lê Ngọc. Cảm tính, chính xác là thế. Nhưng là nhà báo thì chắc anh cũng biết 1 số nơi tiêu biểu mà độ bẩn của thực phẩm là không thể tưởng tưởng được. Và như anh đã nói ở Vn chưa có 1 quy chuẩn hay quy định rõ ràng để kiểm soát, người dân không hề có một căn cứ nào để xác định là loại thực phẩm nào là chấp nhận được cả hay nó bẩn khủng khiếp như những nơi tiêu biểu trên ( những nơi đó thì chắc ai cũng biết rồi ) . Và mỗi người cũng chỉ có 1 sinh mạng mà thôi. Thực phẩm hữu cơ thực phẩm sạch tại các nơi bán đắt đỏ mà anh nói cũng không có gì đảm bảo nhưng ít ra cũng có đảm bảo của người bán để người dân chúng tôi an tâm hơn ( ít ra là tâm lý) để cắn miếng rau mạng miệng hơn 1 chút. Quá chuẩn! O Bac My phong trao " organic food " di xuong da lau chu yeu do gia qua cao. Phản biện hay! Tại sao cứ phải hữu cơ, tôi cho rằng bản chất của chất hữu cơ và vô cơ là đều tốt cho cây trồng, vật nuôi. Chỉ có điều hữu cơ nguồn gốc là từ vật liệu tự nhiên, vô cơ nguồn gốc từ các chất hóa học. Nếu đúng liều lượng theo tiêu chuẩn thì ổn như nhau. Tất cả các nước tiêu chuẩn cao như Nhật và Israel là những nước có trình độ và tiêu chuẩn về nông nghiệp nhất thế giới cũng cơ bản là sử dụng vô cơ. Gía như bài viết của tác giả Lê Anh Ngọc được viết nhiều và sớm hơn. Không chỉ nông dân và nhiều nganh nghề phát triễn. chính sách không làm bằng cảm tính. NGƯỜI DÂN BỊ TRƯỚC KHI AN TOÀN Sự khiếp đảm có thể khiến chúng ta quay lưng lại với những nông sản vô cơ sử dụng thuốc đúng liều lượng, cách ly đủ thời gian. Như thế chúng ta sẽ quay lưng lại với hàng triệu nông dân. Chúng ta đang bấu víu niềm tin vào một vài doanh nghiệp biết cách đặt lên quầy hàng của mình những tấm biển ghi chữ “nông sản hữu cơ” Không làm đươc :Dân trí thấp ,Cán bộ nói hay nhưng chẳng ai làm .
Nỗi sợ 'Đại bàng' Những ngày trong trại, chúng tôi đối mặt với rất nhiều nguy cơ: phơi nhiễm HIV khi sống cạnh những trại viên đã lở loét vì căn bệnh này; bị áp chế về tinh thần bởi bọn đại bàng, chứng kiến việc chúng đánh đập trại viên…Những người vô gia cư được đưa về đây để phân loại trước khi vào các cơ sở xã hội như nhà dưỡng lão, trại trẻ mồ côi, trường dạy nghề, trại cai nghiện. Tuy nhiên, ở đây, họ bị hai lần kiềm chế tự do. Lần thứ nhất là nội quy trại: chúng tôi phải sống trong các buồng khoảng 20m2 nhưng ngày cao điểm có tới 32 con người và chỉ mở cửa vào giờ đi ăn. Lần thứ hai là bị xâm phạm thân thể và nhân phẩm bởi bọn trại viên đại bàng. Bất kỳ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của chúng. Chúng coi đó như một cách giải trí, một cách giải quyết ân oán giang hồ ngoài đời, và một cách để thị uy.Để tránh các cuộc đâm chém, bàn chải đánh răng của trại viên bị cán bộ chặt cán, chỉ còn phần chải. Không một vật dụng bằng sắt nào có mặt trong phòng.Một ngày, có hai cậu nhóc chừng 16 tuổi ở phòng tôi tìm được cái muỗng cà ven bờ tường và mài nhọn. Tối đó vào giờ đi ngủ chúng rủ mấy đứa nữa dồn về một góc phòng nằm sát lưng nhau, bàn một cuộc trốn trại, rủ tôi đi cùng. Chúng định đợi rạng sáng sẽ lấy cái muỗng mài nhọn đặt lên tai thằng đại bàng Bình què, đâm xuyên vào tai. “Gần sáng, nó ngủ say như chó. Chết chắc!”. Sau đó sẽ lấy cái nạng của ông già què ăn mày mà chúng lén mang vào phòng làm hung khí nện những thằng còn lại và dỡ khuôn cửa sắt thông gió trong phòng vệ sinh, trốn trại. Đêm đó tôi đã phải nghĩ cách ngầm báo động về chuyện đứa nào mang cái nạng vào phòng, bảo vệ chạy tới. Nhờ vậy, cuộc đào thoát bất thành...Ba hôm sau đó, chúng tôi quyết định rời trại khi một trong hai đồng nghiệp của tôi vì can gián việc đại bàng đánh trại viên, bị chúng lên kế hoạch đánh hội đồng vào buổi tối. Một cuộc náo loạn như thế, gây ra bởi những kẻ cầm đầu, sẽ kích động đám đông và biến thành một cuộc phá trại bỏ trốn tập thể.Những ngày ở trại, tôi biết, đa phần trại viên không muốn trốn trại nếu họ không bị áp bức bởi đám đại bàng. Nội quy trại dù khó chịu với những kẻ giang hồ, thì vẫn có thể chấp nhận. Nhưng sự ghê rợn của bọn đại bàng đôi khi quá sức chịu đựng của người bình thường. Khi bạn phải ngồi lên tay mình cho thằng khác thúc gối vào ngực, khum tay vỗ vào tai. Khi chứng kiến có người bị chúng hành hạ đến tiểu ra máu, bạn có thể bất chấp để kháng cự vì cái chết hình như dễ chấp nhận hơn sự áp chế liên tục và thiếu nhân tính ấy. Hoặc, bạn sẽ như số đông, thỏa hiệp mong đừng ai động đến mình. Nhưng ngay cả như thế thì cũng không có gì chắc chắn bạn sẽ được yên ổn.Khi rời trại, chúng tôi đã tìm về nhà của hơn chục trại viên để tìm cách lý giải vì sao họ bỏ nhà ra đi. Và tôi thấy đa phần ra đi vì bế tắc. Mỗi người có một kiểu bế tắc khác nhau. Người ra đi vì đã đốt đời mình trong thuốc phiện bãi vàng; kẻ bỏ nhà đi sau lần trượt không lên được lớp 11 và thấy đời thế là hết...Nhiều bạn cùng buồng sau này ra trại vẫn tiếp tục lang thang. Nhiều người trong số họ đã đến thăm chúng tôi tại tòa soạn. Có cả những “đại bàng” lẫn nạn nhân của họ. Nói về những âm mưu phá buồng, trốn trại, họ nói họ không sợ vì chẳng có gì chờ đợi, chẳng có tương lai. Họ thật sự bế tắc, không tin vào sự tốt đẹp của chính mình nên không còn sợ cái xấu nữa.Mấy ngày qua, học viên cai nghiện ở Đồng Nai, Vũng Tàu đã lần lượt phá trại. Ở Đồng Nai, đây là lần thứ năm trong năm nay họ trốn trại tập thể. Nếu không có những ngày ở trại, chắc tôi cũng không thể hiểu nổi vì sao họ lại trốn khỏi nơi mà được hứa hẹn mang đến cho họ cơ hội làm lại cuộc đời.Không có sự thay đổi từ chính tư duy và cách thức vận hành trại cai nghiện, tôi e, lựu đạn hơi cay hay vòi rồng lại phải huy động để đối đầu, trấn áp không chỉ với tội phạm.Đức Hiển Chuẩn cái gì, bạn có biết ai bảo kê đại bàng không vậy/ Sai 1,2 lần: lỗi vận hành. Sai liên tục, nhiều lần: lỗi hệ thống. Các nhân viên điều khiển máy biết điều này. Sao ko tham khảo mô hình ở các nước đã thành công? ở trong các trại tạm giam mà bị áp chế hù dọa thì tội không có cũng thành có, rồi 'án tại hồ sơ' thế là xong một cuộc đời! Vấn đề là không xem người nghiện như tội phạm nhưng lại nhốt vào trại và đối xử với họ như tội phạm nổi sợ nguy hiểm.BÀI VIẾT QUÁ CHUẨN @Viet Quoc N: biết chứ bạn! Khi được hỏi, họ sẽ trả lời : đó là qui định! Ở đây chỉ có "trưởng buồng" chứ không có "đại bàng"; và trưởng buồng có nhiệm vụ "giữ " trật tự " trong buồng, ngăn những vụ xô xát ; vậy là đúng "qui trình "!!!... Cám ơn tác giả bài viết rất hay và phản ảnh đúng cảnh trong trại giam. Đại Bàng nó hành động vì có cả người đứng sau nên bắt phải nhận tội theo những gì chúng căn dặn, đúng là án tại hồ sơ. Nên mới có nhiều án oai sai vậy. mọi người ai cũng biết chỉ có cán bộ trại là không biết. cay đắng quá ! Vâng tôi đã từng là người nghiện.và ở trường cai nghiện 5 năm.nên tôi dám khẳng định chuyện cán bộ dung dưỡng đại bàng là có thật. Quá hay thưa tác giả. Khi đọc được tin học viên cai nghiện trốn trại tôi cũng tự đặt ra câu hỏi tại sao họ lại trốn trại. Tôi tin những người nghiện không phải là tội phạm, họ chỉ là những người cùng cực bị dồn vào chân tường. Tại sao trại cai nghiện không về đúng bản chất là trung tâm giáo dục, cải cách người nghiện mà lại biến chất trở thành nơi huỷ hoại niềm tin và nuôi dưỡng cái ác, sự thù hận? Cứ như philipin là xong ... khỏe.... thử xem đại bàng hay là chim sẻ Đại bàng trong trại cũng giống như quan chức tham nhũng ở ngoài thôi, không có bảo kê thì sao mà làm đại bàng được Chỉ có loài kền kền mới ăn xác của đồng loại. Việt nam mà vào trại tập trung hay không may có chút phạm tội mặc dù rất nhỏ nhưng khi vào trong trại thì các quản giáo sẽ đối sử như nhũng kẻ mất nhân tính.bị đánh đập,cắt nguồn viện trợ từ các phía....cả quản giáo,rồi đến đại bàng nói chung chẳng còn gì đến tay người cần nhận. Nếu được nên lắp camera để giám sát, nhờ đó có thể hạn chế được nạn đại bàng.
Ám ảnh người Hồ Gươm Chị tên Ngọc, đang sống ở phố Hàng Khay - nhìn thẳng xuống Hồ Gươm. Gia đình chị Ngọc, người già nhất đã 93 tuổi, mắc chứng Alzheimer, trẻ em thì đủ cả đang học từ mẫu giáo tới cấp 2 còn những người lớn hàng ngày đi làm. Ban đầu khi có phố đi bộ, họ rất hoan nghênh vì bỗng nhiên có vài ngày yên tĩnh không tiếng còi xe vào cuối tuần. Nhưng chẳng mấy chốc, chị Ngọc và người thân nhận ra, tiếng còi xe có khi lại vẫn là dễ chịu.“… Thứ Sáu, Bảy và Chủ Nhật hàng tuần, ba ca một ngày đều có ban nhạc chơi ngay đối diện phố Hàng Khay, góc giao giữa Hàng Khay, Tràng Tiền và Đinh Tiên Hoàng. Các ban nhạc này đều chơi với âm lượng rất lớn, kéo dài tới 11h-12h đêm, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của cư dân trên phố. Tôi có sang gặp ban nhạc trực tiếp và góp ý về âm lượng thì bị những người dân tham quan nói những câu vô văn hóa và chửi bậy…” - chị Ngọc chia sẻ.Tôi đã đưa những lời trần tình này lên một diễn đàn mở và nhận được nhiều ý kiến phản hồi. Có rất nhiều du khách tham quan cũng cho rằng, số lượng các ban nhạc đang chơi ở khu vực phố đi bộ quanh Hồ Gươm là quá nhiều. Chỉ từ Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục tới Hàng Khay, tức là nửa vòng hồ, vào cuối tuần có lúc cả chục ban nhạc chơi cùng lúc. Họ mang theo trống, guitar điện, kèn, sáo, micro và cả loa di động, rồi dàn trận trên vỉa hè, biểu diễn. Có khi, khoảng cách giữa hai ban nhạc chỉ chục mét, âm thanh phát ra trộn lẫn vào nhau, jazz lẫn với rock, nhạc Tây cãi nhau với nhạc Việt. Những lúc ấy, chính khán giả xung quanh cũng không còn có thể thưởng thức nổi, nói gì tới những người dân sống bên kia đường.Không có các hoạt động sinh hoạt văn hóa nghệ thuật, vui chơi ngoài trời, thì phố đi bộ hẳn sẽ rất tẻ nhạt. “Chẳng lẽ đến phố đi bộ chỉ để… đi bộ?” - đó là một câu hỏi phổ biến, và có lý. Nhưng rõ ràng, phố đi bộ là một không gian chung - dù rất rộng. Mà đã là không gian chung, thì cần tính toán để cân bằng mọi nhu cầu của tất cả các đối tượng liên quan. Trong đó, bên cạnh hàng chục nghìn lượt du khách, thì cũng là hàng nghìn người dân sống trong khu vực. Tiếng ồn của các ban nhạc chỉ là một trong những vấn đề phát sinh, còn phải kể đến việc di chuyển phương tiện khó khăn do cấm đường, việc buôn bán kém hiệu quả của các tiểu thương… Những vấn đề đó, từ góc độ của chính quyền thành phố và các cơ quan chức năng, cũng chính là trách nhiệm. Nếu coi mô hình phố đi bộ Hàng Ngang - Hàng Đào là bản 1.0,  tuyến đi bộ quanh Hồ Gươm là bản 2.0, thì đã đến lúc cần có một bản quy hoạch 3.0 sao cho hợp lý. Khu mua sắm là Hàng Ngang - Hàng Đào, khu vui chơi cho trẻ em phía Cung Thiếu nhi Hà Nội, đi bộ mua sách là Đinh Lễ - Nguyễn Xí, còn khu vực biểu diễn nghệ thuật có thể gom vào “nhà kèn” ở giữa vườn hoa Lý Thái Tổ - chẳng hạn như vậy.Sau khi nhận được thư của chị Ngọc, tôi đã chuyển cho một số phóng viên báo đài, họ đến tận nhà chị để thực hiện phóng sự. Trong căn hộ nhìn ra tán cây xanh rợp bên Hồ Gươm vốn cực kỳ lý tưởng, gia đình chị Ngọc loay hoay đóng kín các ô cửa sổ, kéo kín rèm, cố gắng chặn bớt âm thanh của ban nhạc sống đang chơi ngay bên kia đường. Dẫu vậy, dễ dàng nghe thấy tiếng ồn xen vào các cuộc phỏng vấn những thành viên trong gia đình. Bố chị Ngọc nằm trên giường, run rẩy trở mình. Đó là câu chuyện ít người biết đến.Khi thong dong đi dạo quanh Hồ Gươm mỗi dịp cuối tuần bạn có thể nhìn lên ô cửa trên tầng căn nhà Hàng Khay ấy và hãy biết rằng có một cụ ông đang khó nhọc bịt tai, nuốt từng thìa cháo.Gia Hiền Cho chơi nhạc nhưng cấm loa điện thôi Kể ra thì khu trung tâm khó tránh khỏi ồn ào, không phải tất cả nhưng một số hộ có nhà kinh doanh ở khu vực này được lợi cực nhiều. Chỉ tội cho những ai nhà không ở mặt tiền, vừa phải chịu ồn ào mà không có được lợi gì mấy. Người nhà tôi, dù sống ở phía phố Hai Bà Trưng/Hàng Khay, cũng bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn từ người gửi xe khu vực này (tiếng xe rú, tiếng còi xe, nói to ầm ĩ) cho đến tận sáng. Mong các bạn đi chơi nhưng tôn trọng không gian sống chung, nhất là cho người lớn tuổi. Việc không hò hét hay không bấm còi rú xe là việc trong tầm tay của các bạn, nhưng nó có ý nghĩa rất lớn với người khác, vậy tại sao mình không làm? Xin cảm ơn trước. Se co mot ngay ban buoc len xe bus va thay moi nguoi noi chuyen voi nhau rat khe :ho biet ton trong nguoi ben canh nhu la o cac nuoc van minh hien nay. Ố hô, xã hội là khối hỗn mang làm sao cho vừa lòng mỗi người , chỉ trong một gia đình thôi đã khó . Bố ăn cơm vừa, ông ăn nhão, bà ăn cháo còn mẹ phải ráo hơi khô . Văn phòng bên tôi nằm ở phố Đinh Lễ. Cứ ngày thứ 7 là ko làm đươc việc vì gì vì mấy ban nhạc chơi dưới đường. Rất khó chịu mà ko biêt kêu ai. tóm lại là dẹp bỏ âm nhạc , phố đi bộ là đi bộ , chơi nhạc có chỗ để thể hiện . mong rằng chính quyền sẽ vào cuộc , ở đó không chỉ người VN mà cả người nước ngoài làm sao để tạo đc sự yên tĩnh khi đi dạo phố cổ. chỉ còn đi bộ và ẩm thực việt XEM XONG CHỈ BIẾT BUỒN THÔI có hai cách:1- Bán chỗ đó chuyển đi chỗ khác , Lâu nay sướng rồi giờ khổ ko chịu được thì bán chuyển đi.2- Mua Loa phóng công suất cao về phi thẳng xuống chiến với chúng nếu chúng khó chịu là mình thành công. cả hai cùng sẽ tắt.Chỉ thế thôi sống với lũ Vài lần lên phố đi bộ, tôi có cảm giác nơi đây đang dần trở thành nơi kiếm tiền của các ban nhạc vì số tiền khách bộ hành thưởng cho họ khá nhiều. Vì thế số lượng các ban nhạc đổ về đây ngày càng tăng, họ cạnh tranh nhau bằng âm thanh khiến cho không gian chung vô cùng nhức óc, hoàn toàn không có 1 chút tĩnh lặng, thư thái. Có cặp đôi trẻ người nước ngoài cũng biểu diễn nhạc mà tôi không thích lắm vì cứ có cảm giác họ đang tận dụng sự sính tây của dân mình để kiếm tiền (họ được thưởng rất nhiều tiền) nhưng phải thửa nhận cách họ biểu diễn chỉ với nhạc cụ và giọng hát không được cộng hưởng qua loa là hợp lý với 1 không gian chung. Ở Sài Gòn cũng có phố đi bộ, cũng có hội chợ cuối tuần ở đường Phạm Ngọc Thạch, Hồ Con Rùa, các bạn sinh viên cũng đem loa đài ra chơi, đưa món ăn đường phố vào phục vụ. Các hoạt động này đều do nhà văn hóa Thanh niên chủ trì.Ở Phố Bùi Viện, mình chơi nhạc quyên tiền thừ thiện phải xin phép địa phương, xin phép chủ nhà hàng nơi mình chơi, mới cắm nhạc ra chơi là có trật tự đô thị đến hỏi ngay. Có giấy phép mới được chơi tiếp, đến 10h30 thì tự động giải tán. Thế là văn minh hơn một tí rồi. Ngoài ra rất mong thành phố bố trí quy hoạch chỗ gửi xe hợp lý, tránh âm thanh làm phiền hộ dân trong khu vực trong những giờ khuya. Hy vọng 50 năm nữa, trình độ dân trí nước mình được nâng lên. Chứ hiện tai thì đừng mong. Sinh sự thì sự sinh, địa bàn đi bộ thì chỉ để đi bộ thôi, địa bàn đi bộ phải là những nơi cần thiết phải đi bộ, không phải địa bàn đi bộ muốn làm gì thì làm, không thể ngoài vòng một trật tự chung. Theo tôi nên cấm loa điện. Các ban nhạc chơi cũng là một nét hay, sôi động đóng góp vào sự đông đúc khách hàng của phố đi bộ.
Câu hỏi ngày khai giảng Ở THCS Phù Việt, một em nhỏ đuổi theo tôi ra đến tận cổng trường. “Chú ơi cho cháu xin một quyển sách” - em nói - “Cháu thích đọc sách nhưng không có tiền”. Ánh mắt tha thiết của đứa trẻ làm tôi cay xè mắt. Hình ảnh ám ảnh đó là đại diện tiêu biểu cho hàng triệu trẻ em nông thôn Việt Nam, những đứa trẻ đang “khát sách”. Trong gần 20 năm theo đuổi sự nghiệp đưa sách về nông thôn, tôi nhận ra một thực tế: được đọc sách là nhu cầu tự thân của những đứa trẻ. Chúng ta hay coi người lớn là chủ thể, nghĩa là cho trẻ đọc hay không là quyền của người lớn. Thực tế, chính những đứa trẻ mới là chủ thể và người lớn trong câu chuyện này chỉ đóng vai trò tạo điều kiện hoặc định hướng chúng.  Năm 2013, em Uông Hải Minh, học sinh lớp 8 ở Thái Bình viết một lá thư gửi cho Bộ trưởng Phạm Vũ Luận. Em nhờ tôi chuyển đến tay Bộ trưởng. Lá thư mong Bộ trưởng nhân rộng mô hình tủ sách Phụ huynh - một mô hình phụ huynh làm tủ sách cho từng lớp học tại trường của Minh - để trẻ em nông thôn trên cả nước có sách đọc. Một đứa trẻ được hưởng lợi từ việc có sách đọc đã tự có ý thức và hành động tương ứng để chia sẻ cho các bạn. Ngoài lá thư viết cho Bộ trưởng, mỗi năm em tự trích 240.000 đồng tiền học bổng để mua sách cho các bạn nông thôn khác. Lũ trẻ có nhu cầu tự thân khám phá tri thức. Nhưng nhu cầu đó vẫn liên tục bị tước đoạt dưới nhiều hình thức khác nhau. Ở hầu hết các vùng tại nước ta, không phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, vẫn không có sách cho trẻ, người lớn không tạo điều kiện cho trẻ tiếp cận sách thậm chí còn ngăn cấm.Tôi từng gặp một cô giáo dạy văn ở trường Quốc học Huế phải thường xuyên gọi điện thuyết phục cha mẹ không ngăn cấm con đọc sách. Bởi vì một nền giáo dục cứng nhắc đã biến sách giáo khoa thành kinh thánh, biến những cuốn sách khác trở nên không cần thiết. Nhiều phụ huynh cảm thấy việc đọc sách giáo khoa là đã đủ, các cuốn sách khác gây tốn thời gian, làm mất tập trung cho việc học.Khảo sát của tôi về tình trạng đọc của học sinh nông thôn cho thấy mỗi năm học các em chỉ được đọc từ 0,5 đến 2 cuốn ngoài sách giáo khoa, ngay cả ở các địa phương trù phú. Đó là một thực tế đau lòng. Cùng với toàn xã hội, chúng tôi đã xây dựng được hơn 10.000 tủ sách. Con số này cũng chỉ là một phần rất nhỏ trong cơn “khát sách” của 15 triệu trẻ em nông thôn Việt Nam.Chúng ta đã nói nhiều về sách giáo khoa, về chương trình chính khóa, về thi tuyển, về các “phần cứng” của nền giáo dục. Trong khi đó, một phần rất quan trọng là thúc đẩy nhu cầu tự học, tự đọc, học qua hành - vẫn đang bị bỏ trống nhiều phần. Những ví dụ tôi vừa kể, là chuyện ở nông thôn. Nhưng ngay cả ở thành thị, thì hoạt động “tự học” cũng bị khuyết tật theo một cách khác. Trẻ thành thị, theo khảo sát đọc từ 10 đến 30 cuốn mỗi năm, không quá ít, nhưng chúng lại không được tạo điều kiện để trải nghiệm với thực tế cuộc sống - không được tiếp xúc thiên nhiên, không được thực nghiệm khoa học - và cũng không thể mang niềm thích thú với tri thức hay việc tự đọc, tự học.Hôm nay là ngày khai giảng năm học mới. Trong ngày đến trường đầu tiên của hàng triệu trẻ em trên khắp đất nước, tôi rất muốn những người có trách nhiệm, dù là người làm giáo dục hay phụ huynh, nhớ được rằng chương trình chính khoá chỉ là một phần nhỏ trong cuộc đời học hành. Chúng sẽ phải tự học cả đời. Và làm sao để khuyến khích tinh thần tự học, hay chính xác hơn, là không ngăn trở cái nhu cầu tự nhiên ấy của trẻ, là một bài toán lớn cần giải ngay hôm nay.Nguyễn Quang Thạch Vẫn luôn dõi theo chuyến tàu mang tri thức lan tỏa khắp mọi miền của anh. Từ quê hương Hà Tĩnh, mong chuyến tàu nhân ái của anh luôn thuận buồm xuôi gió, vươn mãi ra khơi xa. Sách giáo khoa đã trở thành pháp lệnh. Những bài văn mẫu, toán mẫu đã trở thành kim chỉ nam. Dạy ngoài sách, nói ngoài bài mẫu, không theo sách giáo khoa được xem là vi phạm qui định. Giáo dục mà cứng nhắc làm vậy thì xã hội sẽ sản sinh ra những robot. Đó cũng là lý giải vì sao người Việt ta chỉ giỏi khi đi thi còn áp dụng vào cuộc sống thì kém xa các nước trong khu vực. Chúng ta đang bị trói tư duy cá nhân. Đọc là cách học tốt nhất. Tôi mê sách nhưng nhiều khi vẫn tần ngần khi cầm cuốn sách lên rồi đặt xuống, giá sách còn cao quá so với thu nhập đại bộ phận người dân. Tôi đã từng trải qua cái cảm giác "khát sách" nên rất hiểu và đồng cảm với bài viết của tác giả. Tuy nhiên, tôi ngẫm lại trong suốt quá trình phát triển của bản thân thì hầu như những sách tôi tìm kiếm trong thời thơ ấu lại không đọng lại trong tôi nhiều. Cũng bởi không có sự định hướng của cha mẹ nên hầu hết sách đọc của tôi chỉ là truyện tranh hoặc những truyện chữ không hợp lứa tuổi. Chính vì thế, việc trẻ "khát sách" cũng cần phải nhìn nhận ở nhiều góc độ và phải định hướng để trẻ được tiếp cận những cuốn sách kinh điển phù hợp lứa tuổi như: Túp lều bác Tôm, Không gia đình.... Đó sẽ là tiền đề để trẻ trưởng thành với nhân cách lớn ! Tôi hoàn toàn ủng hộ sự nghiệp của anh Thạch. Tôi vô cùng buồn khi nước ta quá thiếu thư viện. Trước đây chúng ta đã có cả một hệ thống thư viện xã và thư viện trường học và nó đã từng phát huy hiệu quả. Nhưng rồi sauquản lý cứ tồi dần đi. Rồi nữa, tôi cho rằng ta đã mắc sai lầm khi khi sát nhập thư viện xã vào thành điểm bưu điện văn hóa xã.Về mặt chức năng, thư viện và bưu điện hoàn toàn khác nhau. Khi sát nhập những tổ chức có chức năng khác nhau vào nhau chắc chắn sẽ không ổn. Và thực tế là thư viện xã đã không còn tồn tại, hoặc nếu còn thì cũng chỉ còn cái vỏ. Còn bưu điện thì không thể làm hộ phần việc của thư viện được. Hệ quả, chúng ta đã thấy. Muốn phục hưng dân trí thì phải tái thiết hệ thống thư viện và phần hồn của hệ thống ấy - là những con người làm trong thư viện. Trong mấy năn gần đây giáo dục cứ thay đổi xoành xoạch. Còn chât lượng thì vẫn đi xuống một cách ổn định. đồng ý với tác giả 100%. năm 2015 tôi được chọn thao giảng một trường cáp 3 ở Bình Định. Trong tiết dạy tôi dạy lớp yếu nên thiết kế lại bài giảng, có sử dụng một lại vài câu hỏi SGK và tự thiết kế các bài tập dễ hơn ngoài SGK nhằm giúp HS lớp yếu hiểu được bài. Một kết quả đánh giá thật đau lòng. Tôi bị xếp đạt yêu cầu vì cái "tội" đi ngoài SGK, Tôi phản đối gay gắt vì đây là lớp yếu nếu yêu cầu HS trả lời các câu hỏi SGK các em không làm nổi. đồng thành GV trong tổ góp ý chân thành rằng tiết dạy của em rất tốt, có sáng tạo như SGK là pháp lệnh, đi ngoài pháp lệnh là bị "trảm". Tôi chỉ biết ngậm ngùi kêu trời!!!. Cảm ơn những trăn trở của tác giả đã nói hộ cho các bậc phụ huynh như chúng tôi. Kiến thức là vô tận và có nhiều cách để học hỏi ngoài chương trình của trường lớp , mong các em , các cháu được tiếp xúc với nhiều hình thức giáo dục bên cạnh những chương trình phổ thông Mong là văn hoá đọc sẽ phát triển và diễn ra ở mọi nơi thì sự nghiệp giáo dục mới phát triển mạnh mẽ Tôi học xong đại học như con gà mờ. Gần 30 tuổi mới biết đọc sách về đắc nhân tâm, về những con người truyền lửa, về dạy cách giáo dục con cái... và thấy mình tiếc gần 20 năm không biết đọc sách. Cám ơn tác giả với tâm huyết xây dựng tủ sách nông thôn. Ước gì các em nhỏ của chúng ta cũng có cơ hội biết đến cái hay của sách, có cơ hội đọc sách để lĩnh hội những cái hay từ sách. Nói chung, văn hóa đọc giảm dần. ... Văn hóa mạng lên ngôi. ôi tôi muốn con tôi đọc sách mà bạn ấy lại rất biếng Người việt nam nhìn chung là nóng tính,ít đọc sách,ít sáng tạo.Mổi năm người việt đọc không nổi một cuốn sách thì tri thức ở đâu.Sự yếu kém của nước việt một phần cũng là do từ sự lười đọc sách của người Việt! Tôi thống nhất với ý kiến của bạn Thạch. Nhưng muốn trao đổi thêm rằng, ngay cả "kinh thánh" mà bạn nói cũng không thống nhất, không biết đâu mà lần. Bạn cứ tìm hiểu xung quanh mình mà xem, đầu năm học mới phụ huynh không biết phải mua loại sách nào cho con, thậm chí ngay cả cái bìa bao sách cũng không biết chọn màu nào. Cải cách giáo dục là cần thiết, nhưng đừng đem các cháu ra làm vật thí nghiệm. Chương trình VNEN đề rõ là "sách thử nghiệm" mỗi loại lại chia tập 1A và 1B. Nhưng sách thữ nghiệm lại dẫn chiếu đến sách khác khiến phụ huynh và học sinh hoa cả mắt. Ví dụ trong sách Tiếng việt thử nghiệm ở lớp 2, đề cập đến nội dung bài "có công mài sắt có ngày nên kim" Tuy nhiên tìm mỏi mắt trong sách cũng không có bài này. Thì ra bài "có công mài sắt có ngày nên kim" được biên soạn trong sách giáo khoa (sách cũ). Thế thì, xin các ngài biên soạn tích hợp lại để đôi vai của các cháu không nặng hơn! tai sao không sử dụng sách nhiều lần như trước kia nhỉ, tất cả học sinh thành phố chỉ mua sách dùng một lần quá phí . Hãy để lại sách sau khi học xong tại trường , mỗi năm có hàng triệu bộ sách giáo khoa để gửi tặng các bạn nhỏ khắp các vùng quê không có tiền mua sách .
Rượu và phẩm giá Tôi thấy dường như có ba luồng quan điểm chính. Nhiều người bất bình khi các cô giáo bị điều động thực hiện một nhiệm vụ không phù hợp, ngoài chuyên môn. Một số coi đây là việc bình thường, không cần làm lớn chuyện. Còn một nhóm khác mà ý kiến của họ khiến tôi lưu tâm hơn cả: họ hiểu đây là chuyện không hay nhưng không thể làm khác bởi tiệc tùng đã trở thành một phần công việc.Sự việc lần này khiến xã hội bức xúc hơn vì nó liên quan tới phụ nữ và nhất là hình ảnh người giáo viên. Song nếu không xét tới giới tính, nghề nghiệp thì nhìn rộng ra đây chỉ là một góc của bức tranh buồn về tệ nạn ăn nhậu. Nhiều người hẳn đã quen với những cuộc họp hành, liên hoan đi kèm với những bữa rượu thịt mà cả chủ và khách đều chuốc nhau đến say mèm. Là một giảng viên, tôi rất thường xuyên phải từ chối những bữa cơm rượu khi đi dạy học ở tỉnh. Nhưng bạn tôi, trong giới doanh nghiệp, thì không có nhiều lựa chọn như thế. Cậu này là người Việt, làm việc trong một công ty lớn của nước ngoài. Nhưng công ty này biết nhập gia tùy tục, thường xuyên tổ chức các bữa tiệc đón tiếp quan chức các ngành. Những bữa ăn hàng chục triệu đồng thừa mứa; những lời chúc nhạt thếch hoặc những lời đùa thô tục… là những thứ mà bạn tôi nói “chán ngấy nhưng diễn ra một tuần vài ba bận”. Thỉnh thoảng, tôi lại bắt gặp một số cô bạn, đăng trên mạng xã hội hình ảnh selfie khuôn mặt ủ rũ của mình bên mâm cơm nguội ngắt. Chú thích thường thấy nhất cho các bức ảnh là “chồng đi tiếp khách” rồi họ tự an ủi mình “lấy chồng làm kinh doanh, đành chịu”. Tôi tự hiểu rằng, văn hóa nhậu, đưa công việc đến tiệc nhậu đã trở nên quá phổ biến đến mức được chấp nhận rộng rãi từ trong gia đình đến ngoài xã hội.Trong kinh doanh, tạo sự thân thiện, cởi mở là điều nên làm. Khi cởi mở người ta sẽ hiểu nhau hơn, sẽ dễ làm việc hơn. Nhưng liệu có nhất thiết phải “cởi mở” bằng những bữa tiệc rượu túy lúy đến mất hết cả sắc diện lẫn thể diện. Người phương Tây, nhất là thanh niên cũng hút thuốc và uống rượu khá nhiều. Nhưng với họ uống là uống, làm là làm. Rượu không phải là điều kiện giao tiếp và bàn nhậu không phải là nơi thể hiện bản lĩnh hay mặc cả công việc. Tôi thích những bữa tiệc nhẹ để chúc mừng thành công của hội thảo hay dự án của họ. Họ có uống, song chỉ là một ly nhẹ nhàng và ai không uống được thì cũng không bị ép. Đó là cách dùng rượu để nâng người ta lên chứ không hạ người ta xuống.Tôi tin rằng rượu tồn tại như một thứ tất yếu, không phải thế thì làm sao rượu có mặt ở mọi nơi trên thế giới với đủ loại, đủ hương vị. Chưa có một đạo luật nào từng cấm rượu thành công. Nhưng có một khoảng cách xa giữa những người biết thưởng thức và những người nghiện; giữa những người biết dùng rượu để nâng cao phẩm giá của mình và những người đánh mất phẩm giá của mình vì nó; giữa những người có tất cả sự thông tuệ sau chén rượu và những người dùng chén rượu để che đi sự rỗng tuếch. Tôi biết rất nhiều doanh nhân đã thành công mà không cần những hợp đồng ký trên bàn tiệc. Và tôi cũng gặp rất nhiều người vốn chững chạc, đàng hoàng sau một cuộc rượu bỗng lao vào ẩu đả nhau, buông ra những lời xấu xí. Khi tỉnh lại, họ đổ thừa: "Đó là rượu nói". Cách nói quen thuộc ấy như một lời thanh minh để rồi lại bắt đầu cho một cuộc rượu khác.Cho nên, bênh vực các cô giáo ở Hà Tĩnh là điều nên làm, nhưng căn cốt nhất phải tấn công vào cái thói quen coi tiệc tùng, ăn nhậu là một phần công việc.Khương Duy Khi trí tuệ của mình kém cỏi không thể xoay xở nỗi vấn đề, cần rượu bia trợ lực để vượt qua khúc quanh ấy. Văn hóa rượu bia ở VN thì có trong tất cả các lĩnh vực ! Trước 1975, ông bà chúng ta đã hy sinh cả tuổi thanh xuân, chịu đựng bao biết bao gian khổ, hy sinh biết bao xương máu mới thống nhất đấ nước. Rất nhiều năm sau đó, họ mới có thể được thông tuệ đa chiều. Và họ hiểu thêm rằng; ngoài tổ quốc còn có gia đình, ngoài cách mạng còn có phụ nữ và tình yêu . Ngoài tập thể còn có những cá thể độc lập, không bao giờ để tự do của mình bị đánh mất. Nhưng những thói quen củ của ông cha, như uống bia rượu vẫn còn đó, và lây lan sang đám con cháu sau này. Đến nay,văn hóa rượu bia đã trở thành cái nét văn hóa xã giao đặc trưng rồi chứ nào phải “tệ nạn ăn nhậu” đâu, mà qua đó đánh giá phẩm giá con người ! Rượu là chất lỏng có menRượu làm ĐỎ mặt,làm ĐEN danh đờiRượu nâng danh dự cao vờiRượu dìm phẩm giá con người xuống sâu... (... Những bữa ăn hàng chục triệu đồng thừa mứa, những lời chúc nhạt nhòa thô tục....Họ (Tây) có ướng rượu, song chỉ là một ly nhẹ nhàng và ai không uống được thì không bị ép. Đó là cách dùng rượu để nâng người ta lên chứ không hạ người ta xuống.....) Cảm ơn tác giả đã có góc nhìn rất sâu sắc, tinh tế. VN nên bỏ tư duy làm ăn thì phải ăn nhậu tới bến, đó là con đường dẫn thẳng tới nghĩa địa một cách nhanh nhất. Bây giờ ra đường là thấy nhậu, Công chức nhậu, học sinh, sinh viên nhậu, Công nhân nhậu, Doanh nhân nhậu...nhậu bất kể giờ giấc, tuổi tác, buồn vui. Theo tôi, nhậu đã thành một thứ văn hóa tồi tệ nhất của xã hội Việt Nam đương đại. Nhậu nhẹt tốn kém, rượu bia vào thì tâm không bình yên, ảo tưởng, tức giận, bản năng bộc phát... làm gia đình không hạnh phúc, xã hội rối ren, nhân phẩm giảm sút. Càng nhiều người nhậu thì xã hội càng kém lành mạnh. Thế nên rượu bia là nguồn gốc của nhiều khổ đau cho nhiều người.... nhưng lại là niềm vui, hạnh phúc cho các nhà máy rượu bia. Nên giảm bớt các nhà máy bia, hạn chế nhập khẩu bia, đánh thuế cao, kết hợp với giao dục cho cộng đồng về tác hại của rượu bia, giảm bớt ăn nhậu... thì dân mình sẽ bớt khổ, sẽ sống được trong tỉnh thức. Rượu bia là đầu câu chuyện trong thời buổi hiện nay. Muốn công việc trôi chảy cũng kéo nhau lên bàn nhậu, ăn cơn trưa kéo nhau đi làm vài li , hết giờ làm về ko biết làm gì thì tụ năm tụ ba ngồi quán bia tán dóc , giàu thì ngồi phòng lạnh nghèo thì ngồi lề đường vỉa hè , ko có bạn bè thì ôm chai rượu trái cóc ngồi góc ngã tư ngắm xe qua lại rồi uống.... xung quanh đâu đâu cũng thấy đầy ra... chán quá .... đi làm vài chai cho đỡ suy nghĩ thôi Ăn nhậu đã là một đặc sản của Việt nam trong khoảng vài chục năm gần đây. Đó là cái gốc rất tệ hại cần phải xóa bỏ, mới hy vọng xã hội tốt đẹp hơn. Ơ những nước giàu có người ta coi ăn uống cùng nhau là nơi thể hiện sự văn minh. Ở những nước nghèo hoặc mới thoát nghèo người ta coi ăn uống cùng nhau là dịp để phô trương sự hào phóng, giàu có, tửu lượng, và những gì người ta tưởng là hay ho nhưng thực ra không phải, vì mới học được nửa vời từ các nước văn minh. Rượu vào thì lời mới ra, nói ra cũng dể mà chấp nhận cũng dể. Thà tốn vài chục triệu cho bửa tiệc mà được cả núi công việc thì ai dại gì lại không chịu chi. Khi nào giá trị con người lớn hơn giá trị đồng tiền thì lúc đó mới giảm bớt những bửa tiệc như thế này. Hay! “Một ngàn nhát búa bổ vào cành lá không bằng một nhát vào gốc rễ” (Thoreau). Hai bên đều không muốn uống. Vậy ai bắt họ uống? Người vn nhìn chung là nóng tính,ít đọc sách,hay nhậu,it sáng tạo! Việc nữ giáo viên bị điều đi tiếp khách như tiếp viên nhà hàng là biểu hiện không tôn trọng ngành giáo dục và thể hiện quyền hành vô luật và vô văn hóa của cán bộ có chức quyền. Cần đào thải những cán bộ như vậy. Chuyện nữ giáo viên bị điều đi tiếp khách và thói quen tiệc tùng. ăn nhậu là hai câu chuyện khác nhau , khác xa nhau. Đưa độc giả đến kết luận ở trên làm cho tôi nghĩ tác giả..." thức thời" ! Tôi nhớ trong rượu là một trong những giới cấm trong đạo. Câu chuyện như vầy: có một đấng tâm linh hỏi mọi người rằng: giết trẻ em và uống rượu thì tội nào nặng hơn? Dĩ nhiên mọi người đều cho rằng giết trẻ em. Tuy nhiên đấng tâm linh chậm rải nói rằng: khi uống rượu vào lòng tà dâm trổi dậy dẫn đến giết trẻ em. Cảm ơn bài viết rất chân thành và đi đúng trọng tâm của Anh. Tôi cũng như bao người khác, đều nhỏ bé trong xã hội này. Thấy nhiều sự việc xảy ra như vậy mà xót xa cho người bị miễn cưỡng phải uống rượu bia. Nhân câu chuyện liên quan đến rượu bia và những hủ tục sinh ra quanh nó, tôi xin chia sẻ với mọi người 1 vấn đề tôi cảm thấy rất nhức nhối và thiệt hại lớn cho kinh tế đất nước mình.Tôi cũng sinh ra và lớn lên ở 1 vùng quê của Việt Nam mình, giờ thì tôi đanh sinh sống và làm việc tại thủ đô. Cứ cuối tuần tôi lại về quê vợ để nghỉ ngơi và hít thở không khí trong lành (nhà tôi ở xa nên tôi hay về quê vợ hơn). Về quê thì cũng muốn gia đình quây quần sum họp, ăn bữa cơm gia đình vui vẻ, nhưng tôi để ý thì thấy 10 lần tôi về thì có đến 9 lần bữa cơm không đủ thành viên, lý do rất đơn giản là đám cưới hay tổ chức vào cuối tuần, đấy là chưa kể những đám giỗ, đám bốc mả, đám phường nọ phường kia.....nói chung là lắm tiệc tùng để liên quan đến rượu chè. Ở đây tôi chỉ nói gọn về đám cưới thôi. Bạn nào ở quê thì biết rồi đấy, đám cưới nhà nào ít nhất ở quê bây giờ cũng là 50 mâm cỗ và kéo dài ít nhất là 2 ngày, 2 ngày này thì những ông gọi là đàn ông trong làng đều say sưa cả, có ông thì say mềm và thế là 1 làng vào ngày cuối tuần có chừng 3 đến 5 nhà có đám thì cả làng đi ăn cưới và cả làng thì cùng say men luôn. Hệ quả từ việc say sưa này thì nhiều lắm, tôi không phải là bác sĩ nhưng cũng biết sẽ rất hại cho sức khỏe nhưng cái mà tôi buồn và lo lắng nhất là đất nước mình còn nghèo và lạc hậu vậy, cứ 2 ngày cuối tuần mà tất cả mọi người trong làng đều đi ăn cỗ hết thì lấy ai ra mà sản xuất để tạo ra giá trị thặng dư cho xã hội này, đất nước mình bao giờ mới thoát nghèo được chứ. Còn về phần gia đình vợ tôi, ông già vợ năm nay chưa đến 60 tuổi mà đã mấy lần xít chết vì rượu, đơn giản là bị huyết áp,mà huyết áp cao mà hay uống rượu thì các bạn biết hậu quả rồi đấy.Trở lại câu chuyện về đám cưới làng quê, tôi có vợ cũng là ở quê nhưng lại làm việc chủ yếu với world bank và 1 số chuyên gia của nước ngoài, nói chuyện với họ về đám cưới nước họ mới thấy họ thật văn minh, tiết kiệm trên tất cả mọi phương diện. Vợ tôi hỏi 1 Anh bạn bên Pháp sắp cưới vợ (Họ chưa cưới vợ nhưng họ đã là 1 chuyên gia trong công việc, lương của họ phải nói là gấp 20 lần lương của vợ tôi), bên A tổ chức đám cưới có đông vui không? Anh bạn nói là khoảng 30-40 người, Anh bạn hỏi lại vợ tôi thì vợ tôi trả lời là sao bên bạn tổ chức ít nhỉ, bên tôi chí ít cũng là 300-400 người, còn đám cưới của chúng tôi ngày trước lên con số hơn 1000 người (ấy là bố mẹ vợ cũng chỉ là làm nông nghiệp và kinh doanh nhỏ thôi đấy), Anh bạn người Pháp há hốc mồm không biết mình có nghe nhầm không nữa. Mọi người đừng nghĩ họ là tây nên không có mối quan hệ họ hàng và bạn bè như người Việt mình, họ cũng như mình thôi nhưng chỉ có điều họ tổ chức đơn giản, ấm cúng và chỉ mời những người thân thiết nhất.Câu chuyện này tôi suy ngẫm mãi, đương nhiên là một cánh én nhỉ chẳng làm nên mùa xuân rồi. Tôi thầm ước mãi 1 đám cưới đơn giản và gọn nhẹ thôi, muốn đông thì mời cả làng cũng được nhưng trên tinh thần tiết kiệm và vui vẻ.Tôi mong muốn 1 đám cưới như thế này: Mời bao nhiêu người cũng được (văn hóa Việt Nam mà, mời ít cũng khó ăn khó nói), tổ chức 1 buổi tiệc ngọt bao gồm bánh kẹo và đồ uống, kèm theo đó là tổ chức 1 sân khấu để mọi người giao lưu văn nghệ vào buổi tối. Còn lại tổ chức ăn uống thì làm tầm 10 mâm những anh em họ hàng thân thiết. Đơn giản vậy thôi. Cũng không ai mất thời gian quá nhiều, không phải say sưa rồi lại rước bệnh vào người. Tôi có đem chuyện này về nói với bố tôi, ông ấy đang làm chủ tịch mặt trận của thị trấn, để xem có thực hiện như thế được không, ông già mình nghe thấy cũng đồng tình nhưng để thay đổi nó thì thật là khó. Không thể ngày 1 ngày 2 mà làm ngay được.Như vậy đấy các bạn ah, nói chung là mình ghét rượu bia chè chén vào những lúc công việc, tiếp ông nọ bà kia, phải uống nhiệt tình để làm vui cho người ta. Nhưng uống rượu bia với anh em bạn bè, lăm lúc cũng phê nhưng cũng vui và lúc ấy mình mới thấy rượu và bia nó ngon, và uống sao cho nó văn minh nhất.Thân!
Trump và niềm tin Mỹ Trong thư, bà chia sẻ cảm xúc tới hàng chục triệu người đã ủng hộ và bỏ phiếu cho mình. “Điều này thật đau đớn, và sẽ còn đau trong một thời gian dài”. Bà Clinton cũng thừa nhận, rằng “quốc gia bị chia rẽ nhiều hơn chúng ta nghĩ”. Nhưng cuối thư, bà dành những lời tốt đẹp cho Donald Trump, như ông đã dành cho bà trong diễn văn mừng chiến thắng. “Donald Trump sẽ trở thành tổng thống của chúng ta” - bà viết - “Chúng ta nợ ông ấy một tấm lòng cởi mở và một cơ hội để dẫn dắt”. Đó có lẽ là thông điệp cuối của bà Clinton trong cuộc bầu cử tổng thống này.Từ vài ngày trước, tôi đã hỏi nhiều người, trong đó có cả các học giả và chính trị gia đảng Dân chủ, rằng điều gì sẽ xảy ra nếu ông Trump thắng cử. Nhiều người trả lời rằng họ hoàn toàn không biết, kèm theo một nụ cười diễu nhại.Nhưng Grier Martin, dân biểu bang North Carolina, thì cho tôi một câu trả lời rất bất ngờ: “Cha tôi bảo, Donald Trump thắng cử có thể là điều tuyệt vời nhất với đảng Dân chủ lúc này”. Cha ông, D. G. Martin, một nhà báo kỳ cựu từng chạy đua đến ghế thượng nghị sỹ bang, cũng là đảng viên Dân chủ. Nhưng cha con Martin cho rằng, nếu ngày mai, họ thức dậy và thấy Donald Trump thắng cử, thì họ sẽ không bi quan, mà mong chờ vào điều tốt đẹp nhất.Điều tốt đẹp nhất, là ngay cả nếu Donald Trump có trở thành một tổng thống tồi, thì chính điều đó sẽ trả lại uy tín và cơ hội cho đảng Dân chủ ở tầm quốc gia. Cuộc bầu cử Hạ viện tiếp theo sẽ diễn ra vào năm 2018. Hiện tại, phe Cộng hòa chiếm đa số tại Hạ viện. Nhưng rất có thể, nếu Trump làm không tốt, thì “điều tuyệt vời nhất” mà cha con Martin nghĩ đến, là người dân sẽ vì thế mà bỏ phiếu cho phe Dân chủ trở lại đa số. Còn nếu ngược lại, Donald Trump trở thành một tổng thống tốt, người dân vẫn tin tưởng đảng Cộng hòa, thì không còn gì để bàn.Bà Clinton cũng đã nhắc nhở người ủng hộ mình về điều đó trong lá thư riêng. “Nền dân chủ hợp hiến của chúng ta đòi hỏi sự tham gia của mọi người, không chỉ cứ 4 năm một lần, mà mọi lúc”. Tổng thống Mỹ không có quyền lực tuyệt đối. Bên cạnh ông, còn có lưỡng viện và Tối cao Pháp viện. Những lời hứa (mà phần nhiều khá cực đoan) của ông Donald Trump, có thực hiện được hay không, còn phải xem thái độ từ phía bên kia đại lộ Pennsylvania, nơi đặt tòa nhà Quốc hội. Bây giờ, đảng Cộng hòa đang chiếm đa số tại Hạ viện và Thượng viện. Nhưng hiến pháp Mỹ cho phép người dân thay đổi điều đó hai năm một lần.Có thể tóm lược thông điệp cuối cùng mà Hillary Clinton đưa ra: Ngay lúc này, tất cả nên dành cho ông Trump một tấm lòng mở, để ông có thể dẫn dắt. Nhưng trong bất kỳ trường hợp nào, quyền quyết định chính trị, vẫn nằm trong tay người dân.Để kết bài, tôi xin kể câu chuyện về một người đàn ông lập dị. Tên ông là Philipos Melaku-Bello. Hầu hết các du khách đi tham quan Nhà trắng đều thấy ông. Người đàn ông này, cùng với các “đồng đạo”, đã dựng một ngôi lều nylon trước cổng Nhà trắng từ hàng thập kỷ qua, để kêu gọi giải trừ vũ khí hạt nhân. Ngày trước, có hai người thay phiên, nhưng nay người bạn của ông đã qua đời, nên Philipos ngồi đó gần như 24/24. Có nhiều người bảo Philipos bị điên, một số thì bảo ông chỉ “làm trò” để xin tiền khách qua đường. Cũng có người tin rằng ông thực sự lý tưởng.Nhiều báo lớn đã viết về ông. Nhưng nhiều viên chức Bộ Ngoại giao đồng ý với tôi rằng, kể cả Philipos có nghĩ gì, thì việc nước Mỹ để ông ở đó suốt 30 năm, với một cái lều rách và rất nhiều biểu ngữ chính trị, cách Nhà trắng vài chục mét, là một biểu hiện của giá trị Mỹ.Một đêm, tôi quay lại cổng Nhà trắng tìm Philipos. Vì một sự kiện ngoại giao nào đó, người ta đã đuổi ông ra công viên gần đó. Tôi hỏi ông ăn gì chưa. Ông bảo, từ sáng đến giờ chưa ăn gì. Trông tình trạng của Philipos khá tệ. Không nói ra, nhưng tôi hiểu ông không có tiền. Tôi đi bộ đến một nhà hàng Italy gần đó, mua cho Philipos một bữa tươm tất. Ông ăn ngấu nghiến. Vừa ăn, chúng tôi vừa nói chuyện. Tôi hỏi Philipos, rằng ông nghĩ việc mình làm có thay đổi được điều gì không? “Có chứ, họ đã giải trừ hơn 10 nghìn đầu đạn hạt nhân. Chính là công của tôi” - Philipos quả quyết, nói hai lần.Có thể nhiều người không tin. Cả tôi cũng không dám nói rằng mình tin cái lều của Philipos là nguyên nhân khiến chính phủ Mỹ giải trừ vũ khí hạt nhân. Nhưng ông – một người nhỏ bé, ngồi xe lăn trong cái lều rách, không có cả tiền ăn cơm – vẫn cương quyết nuôi niềm tin rằng mình có tiếng nói trong hệ thống chính trị Mỹ. Thậm chí là tiếng nói to lớn.Niềm tin, có lẽ đó chính là điều mà bà Clinton muốn mọi người dân nhớ trong bài diễn văn cuối. Cho dù, có thể rất nhiều người đang thất vọng, thậm chí mang cảm giác bất lực. Nhưng từ Clinton, Grier Martin đến Philipos, đều không từ bỏ niềm tin.Niềm tin về sự chủ động, niềm tin rằng bất kể anh có là ai, thì vận mệnh đất nước vẫn sẽ nằm trong tay anh - những người dân, chứ không phải trong tay một người, dù đó là nguyên thủ.Đức Hoàng Không có gì trên thế giới này tuyệt vời bằng nền dân chủ thực sự! Ngưỡng mộ quá! dù có thế nào, bao nhiêu đời tổng thống vẫn mạnh nhất thế giới, nói theo kiểu VN "làm được như người ta rồi hẵng nói", người mỹ làm ra điện, đèn, máy tính, facebook, internet, bàn phím...tất cả mọi thứ. chúng ta chỉ sài của họ nên làm ơn đừng dùng nó để gõ phím phán xét họ Rất sâu sắc! Tôi luôn mong đợi những bài viết của Đức Hoàng. Chúc anh sức khoẻ. Hay vãi Đức Hoàng ạ. Bài viết không một lỗi nhỏ. Hãy tin thế vì nó đúng thế. Hãy đừng tin vì không chắc nó đúng thế. Mấy ai tin Trump thắng? Mấy ai tin Clinton thua? Nhưng rồi Trump vẫn thắng, Clinton vẫn thua. Triết lí ở đây là "có một điều chắc chắn là chẳng cái gì chắc chắn cả". Đa số dân Mỹ có thể chẳng hiểu vì sao kết quả bầu cử lại thế. Biết đâu có một số nhỏ người Mỹ biết chắc diễn biến bầu cử cũng nên? Nhỉ Đức Hoàng nhỉ? Vâng, cũng chính niềm tin của người Mỹ nên Trump mới là tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Hãy nhìn xem, những ai là người bầu cho Trump và những ai bầu cho Hillary? Chiến thắng không quá cách biệt chứng tỏ lòng tin người Mỹ vẫn còn do dự. Đảng Dân chủ Mỹ đánh mất nhiều phiếu bầu cũng vì người dân theo Đảng đánh mất niềm tin vào những gì Đảng mà họ bỏ phiếu cách đấy vài năm đã làm. Nói đi nói lại, việc Trump lên làm tổng thống Mỹ - một trong những người quyền lực nhất thế giới là hay hay dở, xin hãy để một vài năm nữa sẽ có câu trả lời. Người Mỹ muốn có sự thay đổi, tiêu cực hay tích cực sẽ được thể hiện trong những năm sắp tới. em rất ấn tượng với câu nói của anh "Niềm tin về sự chủ động, niềm tin rằng bất kể anh có là ai, thì vận mệnh đất nước vẫn sẽ nằm trong tay anh - những người dân, chứ không phải trong tay một người, dù đó là nguyên thủ". Tôi luôn mong được đọc bài biết của Anh, Đức Hoàng. Các bài viết của Anh sâu sắc quá, lắng đọng trong tôi. Một cách viết so sánh nhiều hàm ý ... Hy vọng các lãnh đạo cấp cao cũng đọc. Các bác toàn lý luận, chứ em thấy để trở thành tổng thống Mỹ gần như là một cuộc thi đấu loại trực tiếp mà người chấm điểm là dân Mỹ. Muốn thành ứng viên Trum phải loại các ứng viên cộng hoà khác , sau đó là phải loại đối thủ trên 50 bang để trở thành tổng thống. Nếu ông ta ngu dốt khùng điên thì sao người dân Mỹ nghe ông ta . Đạo cao một thước, ma cao một trượng. Có những góc chí âm trên cõi đời này niềm tin vang vọng thể như "Cả nước đồng thanh hét lên giận dữ ". Sự ổn định luôn là tiêu đề tiênphong. Niềm tin là phạm trù của tư duy nhưng niềm tin được đúc kết bên trong thành bản năng ổn định hơn nhiều và một số người hiểu điều đó. Lúc đó con người giống côn trùng hơn một tí và bản năng sẽ lấn lướt tư duy. Chỉ có sự lạc quan và thông cảm là sản phẩm của tư duy tôi mong đợi từng ngày từng giờ từ ngòi bút của Đức Hoàng trên trang báo điện tử này. Cám ơn anh! vận mệnh đất nước vẫn sẽ nằm trong tay anh - những người dân, chứ không phải trong tay một người, dù đó là nguyên thủ...rất ý hay và ý nghĩa cám ơn đức hoàng. Số đông vẫn đôi khi lựa chọn sai, nhưng các người xuất sắc mà họ đã chọn thì đừng bao giờ thôi lang nghe họ. Đó luôn là bản chất của dân chú và tiến bộ của xã hội loài người. Cảm ơn Đúc Hoàng. Niềm tin Mỹ, hay cao hơn, là giá trị Mỹ đã khiến nước Mỹ trở thành thủ lĩnh trên sân chơi toàn cầu trong suốt nhiều thập niên qua...Người Mỹ có một khát khao, khát khao đến cháy bỏng, đến điên rồ, đến phát cuồng... Đó chính là sự THAY ĐỔI... Không quá khó hiểu khi họ là những người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, phần lớn các phát minh/sáng tạo đều đến từ nước Mỹ, các giá trị phi vật thể như văn hoá, giáo dục, nghệ thuật đều có dấu ấn Mỹ... Và lần này, người Mỹ đã chọn Trump để trở thành tổng thống tiếp theo đảm nhận sứ mệnh dẫn dắt nước Mỹ tiếp tục đi lên và "vĩ đại trở lại" bằng những sự THAY ĐỔI khác biệt... Họ không muốn "chết" trong sự an toàn, tròn vo, viên mãn nhưng tẻ nhạt, lờ nhờ và vô nghĩa...Những lời chỉ trích, bỉ bôi, hay thậm chí phỉ bán (vốn đầy rẫy trong chốn thị phi của cuộc đời) sẽ không khiến Trump phiền lòng, hay khiến người Mỹ chùn bước! Và chắc chắn, cả thế giới sẽ nóng lòng dõi theo những động tĩnh đến từ phía một đất nước dung nạp tất cả các sắc dân, các chủng tộc trên trái đất này, là nước Mỹ...Tương lai vốn khó đoán định bởi nó chưa xảy ra ngay, và bởi thế nó luôn chứa đựng những sự THAY ĐỔI khó lường... Bởi vậy, bản thân mỗi người phải luôn sẵn sàng và có khả năng để đối phó và thích ứng với những sự THAY ĐỔI đó, hay thậm chí tạo ra cả sự THAY ĐỔI... Nước Mỹ là một minh chứng thú vị và sống động để quan sát và học hỏi... Và cũng đến lúc chính chúng ta phải hỏi bản thân mình rằng: đâu là sự THAY ĐỔI cho chính cuộc đời mình? Và sẽ phải làm gì tiếp theo?!!! Tôi hỏi con trai hiện đang sống tại Texas : " tại sao con bầu ông Trump " " vì ông Trump khác bà Clinton ở chỗ là thương gia, con tin kinh tế Mỹ sẽ phát triển " người dân Hoa kỳ có lý khi chọn người mình tin tưởng ! Chính xác! Vận mệnh của một đất nước luôn nằm trong tay của người dân nước đó. Mỹ ở xa, ông Trump ở xa, bà Hill ở xa. Mr Trump với Ms Hill nói những điều xa xôi, Hoàng nói những điều gần mình, nên mình hiểu. Mình hiểu thì mình like Đức Hoàng thôi! ;)
Trước một nước Mỹ thay đổi Viễn cảnh một hiệp định tự do mậu dịch thế hệ mới rất được mong đợi này giữa 12 quốc gia ở hai bờ Thái Bình Dương bị xé bỏ ngay trước bước phê chuẩn ở các quốc gia ký kết đã nhìn thấy rõ.Không cần chờ đến ngày 19/12/2016, khi 538 đại cử tri Mỹ bỏ phiếu bầu Tổng thống một cách hình thức, không cần chờ đến ngày 20/01/2017, khi Donald Trump tuyên thệ nhậm chức Tổng thống và chính thức điều hành chính quyền mới tại Mỹ, một “nước Mỹ thời Trump” bắt đầu hiện diện ngay trong những ngày tháng cuối cùng của chính quyền Obama. Đó sẽ là “một nước Mỹ rất khác”. Đó cũng là lý do tại sao cuộc bầu cử Tổng thống lần này ở Mỹ gây nhiều tranh cãi, cảm xúc hơn mọi lần trước.Trong suốt cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần này, tôi “chọn” Hillary Clinton. Tôi muốn Hillary Clinton trở thành Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Không phải chỉ vì tôi muốn nước Mỹ có nữ Tổng thống đầu tiên trong lịch sử. Không phải vì tôi nghĩ Hillary Clinton làm Tổng thống thì tốt hơn cho nước Mỹ, dân Mỹ. Không phải vì tôi nghĩ Donald Trump làm Tổng thống thì dở hơn.Thú thật, trong thâm tâm, tôi nghĩ rằng Trump làm Tổng thống sẽ tốt hơn cho Mỹ. Nhưng ít nhất là phải trừ ra những người nhập cư bất hợp pháp mà chính quyền mới của Trump sẽ trục xuất không thương tiếc - điều nước Mỹ chưa bao giờ làm. Trên đảo Ellis cạnh tượng Nữ thần Tự do ở New York, nơi đến một nửa người Mỹ hiện nay có họ hàng nhập cảnh vào Mỹ bằng đường biển qua cửa khẩu này, tôi được giải thích rằng ở đó không người nhập cư nào bị từ chối nhập cảnh vào Mỹ, chỉ trừ vài ba phần trăm là những người có lịch sử phạm tội ở nước ngoài và những người đang bị bệnh lây nhiễm cần phải được người Mỹ chữa trị trước khi cho nhập cảnh. Nước Mỹ thời Trump sẽ không mở rộng cửa đón người nhập cư đến tìm “Giấc mơ Mỹ” như trước đây nữa. Hàng triệu người đang sinh sống bất hợp pháp ở Mỹ có thể bị trục xuất về nước, vì lợi ích, vì “Giấc mơ Mỹ” của những người Mỹ khác.Tôi nghĩ, nước Mỹ thời Trump sẽ bớt "bao đồng", giảm can dự vào các xung đột ngoài biên giới Mỹ, mà sẽ theo kiểu "sống chết mặc bay". Xét riêng về khía cạnh kinh tế thì đó là sự lựa chọn tốt. Can dự vào các xung đột ngoài biên giới không chỉ “hao người”, mà còn “tốn của”. Nước Mỹ đã đổ biết bao nhiêu tiền vào chiến tranh Việt Nam, mà thu về được gì? Nước Mỹ đã và đang đổ biết bao nhiêu tiền vào các cuộc xung đột ở Trung Đông, mà thu về được gì? Nhiều phe phái mà Mỹ ủng hộ trong các xung đột đó cũng kém cỏi và xôi thịt chẳng kém gì chính quyền mà Mỹ chống lại. Tôi nghĩ, Mỹ chưa hề có "kinh nghiệm thực dân" để biết cách “cai quản” tốt các nơi họ can dự vào. Bớt can dự vào các xung đột ngoài biên giới như lựa chọn của Donald Trump là khôn ngoan, có lợi cho Mỹ.Nước Mỹ thời Trump sẽ giảm đóng góp nghĩa vụ tài chính cho các tổ chức, liên minh quốc tế (kể cả NATO), giảm viện trợ cho các nước đồng minh. Điều này có lợi cho người đóng thuế ở Mỹ.Nước Mỹ thời Trump sẽ giảm bớt xung đột với Nga và kéo nước Nga trở lại Hiệp ước an ninh nguyên tử, hạn chế mở rộng NATO sang phía Đông trêu chọc "gấu Nga". Điều này sẽ giúp giảm chạy đua vũ trang và ngân sách quốc phòng.Nước Mỹ thời Trump sẽ giảm nghĩa vụ tài chính của Mỹ trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, ưu tiên dành nguồn lực để bảo vệ môi trường ở chính nước Mỹ, thay vì "bao đồng" các vấn đề môi trường toàn cầu.Nước Mỹ thời Trump sẽ giảm việc đầu tư của các công ty Mỹ ra nước ngoài (outsourcing) vào các nước có giá lao động thấp, ưu tiên sản xuất tại Mỹ để tạo công ăn, việc làm cho người Mỹ. Điều này tất nhiên có lợi cho nước Mỹ, dân Mỹ.Còn những điều khác nữa, nhưng có thể thấy việc cử tri Mỹ chọn Trump có những lý do xác đáng. Không hẳn là tất cả cử tri Mỹ, mà chỉ khoảng một nửa cử tri Mỹ. Giữa "giàu hơn, nhưng ít can dự hơn, ít "sen đầm hơn"" và "ít giàu hơn, nhưng vẫn can dự mạnh, vẫn "sen đầm" như trước", họ chọn vế thứ nhất. Số cử tri này đủ để Trump thắng cử theo cơ chế bầu cử của Mỹ, để có “một nước Mỹ rất khác” so với nước Mỹ lâu nay ta vẫn thấy. Nếu là người Mỹ, biết đâu tôi cũng chọn Trump.Nhưng tôi là người Việt. Trong những lý do để cử tri Mỹ chọn Donald Trump nêu trên, tôi chưa thấy điều gì tốt hơn cho Việt Nam mà chủ yếu tôi thấy sẽ khó khăn hơn. Thế nên tôi "chọn" Hillary Clinton.Nhưng, nói cho cùng, cử tri Mỹ chọn Tổng thống là vì lợi ích của họ, chứ không phải vì lợi ích của nước khác. Đó là lựa chọn nội bộ của nước Mỹ, chúng ta có thể không thích, nhưng cần hiểu và tôn trọng một “nước Mỹ mới”.Tình hình quốc tế tới đây có thể có những diễn biến không thuận lợi cho Việt Nam. TPP thì không còn nhiều hy vọng. Chúng ta phải tự lực cánh sinh, phải “cày cuốc” chăm chỉ và thông minh hơn. Biết đâu sự chăm chỉ, thông minh hơn, trong một hoàn cảnh khó khăn hơn, sẽ mang lại cho nước ta những kết quả tốt mà ngay lúc này chúng ta đang bị "choáng" nên chưa nhìn ra.25 năm trước, khi Liên-xô sụp đổ, không ít người bi quan nghĩ là Việt Nam chắc cũng sắp sụp đổ theo vì lâu nay toàn “ăn” viện trợ của Liên-xô, sắp tới “ăn” gì? Thế nhưng Việt Nam đã chẳng sụp, lại còn phát triển hơn. Đôi khi trong cái khó ló cái khôn. Không cần TPP có hiệu lực thì chúng ta mới thực thi những chính sách, điều kiện, thay đổi tốt được TPP quy định cho nước ta. Tự chúng ta có thể thực hiện những việc đó một khi thấy chúng là cần thiết.Đứng trước nguy cơ các lĩnh vực gia công, lắp ráp thuê cho nước ngoài có thể sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi chính sách hạn chế các doanh nghiệp Mỹ đầu tư ra nước ngoài, nước ta cần tăng đầu tư và hiệu quả đầu tư nghiên cứu - phát triển (R&D) để có thể thiết kế, sản xuất, tổ chức tiêu thụ được ngày càng nhiều hàng hóa công nghiệp mang thương hiệu Việt Nam (điều Trung Quốc đã làm rất thành công để dịch chuyển từ thị trường gia công, lắp ráp thuê sang thị trường sáng tạo công nghiệp và xuất khẩu hàng hóa công nghiệp mang thương hiệu Trung Quốc ra thế giới).Cần xoá mọi rào cản cơ chế, chính sách và nguồn lực để phát triển mạnh du lịch - lĩnh vực mà Việt Nam có nhiều thế mạnh và cơ hội thành công. Hãy cùng nhau xây dựng "một Việt Nam rất khác", giàu mạnh hơn, bất kể nước Mỹ sẽ rất khác thế nào dưới thời Trump.Lương Hoài Nam Nước mỹ chọn trump còn một lý do nữa là họ quá mất niềm tin vào những chính trị gia chỉ giỏi nói và hứa hơn là làm. Bush nắm quyền 8 năm, mỹ loạn xì ngậu suốt 8 năm. Obama lên với hi vọng thay đổi và ước mơ của bao người da đen nhưng cuối cùng chỉ có nợ ngân sách tăng gấp đôi, tỷ lệ thất nghiệp tăng và đời sống người da đen vẫn thế, thậm chí Obama còn chẳng có kế hoạch gì để giúp đỡ họ. Vì thế cử tri mỹ khao khát một ai đó độc lập hơn, ích kỷ vì nước mỹ hơn, thực tế và có các kế hoạch cụ thể hơn, họ chẳng quan tâm cái gì mà nói bậy hay scandal cá nhân, thực tế thì Bill Clinton scandal gái gú vô số nhưng nc mỹ thời ông cực kỳ giàu mạnh trong khi Bush rất trong sạch nhưng làm tổng thống thì thôi rồi. Cử tri còn thấy ở Trump một doanh nhân thành công, một người cha tuyệt vời, một lãnh đạo khôn ngoan và một cá tính mạnh mẽ. Những gì Trump nói và làm rất đơn giản, tiêu cực nhưng lại chính là những gì người dân Mỹ cần. Anh Nam viết rất hay, rất sâu. Con người là sinh vật vị kỉ. Dân Mỹ bầu Tổng thống trước hết là vì dân Mỹ, vì nước Mỹ, tuyệt đối không vì bên ngoài. Có thể việc bầu cử đó hoàn toàn dân chủ, có thể chỉ là màn kịch, số phận nước Mỹ được điều khiển bằng một số ít ỏi tinh anh đằng sau hậu trường. Cho dù là gì đi thì người Mỹ muốn một thông điệp với thế giới rằng "nước Mỹ rồi sẽ rất khác, nước Mỹ không thể là một siêu cường dễ đoán". Ông Trump là một doanh nhân kiệt xuất, là chuyên gia của truyền thông, của tài chính, của xây dựng...sẽ tiêu đồng tiền Mỹ giỏi hơn bất cứ Tổng thống nào trước đây... Phải không anh TS Lương Hoài Nam? Rất sâu sắc và khách quan. Tịnh quan kỳ biến, tịnh đãi kỳ thời. Tĩnh tâm quan sát sự thay đổi và chủ động chuẩn bị cho các cơ hội và thách thức đang tới. Rất đúng, tôi cùng quan điểm với bạn. Trump tập trung vào nước Mỹ, kinh tế Mỹ nên có lẽ ông ấy thắng, cũng như Brexit, họ không muốn đổ tiền vào Châu Ẩu quá nhiều, nhập cư làm khó khăn cho y tế, giáo dục, xã hội ... của họ, chính vì thế họ thang. Khong co gi bang tu dung tren doi chan cua minh<> Quá hay, cám ơn anh. Xác đáng. Cảm ơn và muốn được chia sẻ rộng rãi những ý kiến này. N hà báo Lương hoài Nam có một bài viết rất hay có tâm,có tầm. Một nước Mỹ chia rẽ lại là một cuộc khủng hoảng chưa thể lường hồi kết.. "Tự chúng ta có thể thực hiện những việc đó một khi thấy chúng là cần thiết." Xem lại cái này anh Nam nhé, cơ chế "đóng hộp" của chúng ta mà muốn là được sao??? Hoan hô ban co nhung diêu rât nhu y tôi . Rất hay. Thú thật là tâm trạng của tôi giống tác giả. Ngoài miệng nói với mọi người vẫn nói là thich bà Hilary thắng cử nhưng trong thâm tâm lại đồng tình vơi những gì mà ông Trump nói ra. Kệ thây họ, việc mình mình lo. Muon xay dung " mot Viet Nam rat khac" trong hoan canh khong thuan loi chi co cach tang hieu nang tren moi lanh vuc, muon the phai quan tri gioi, co ban cua quan tri la luat . ĐÚNG LÀ DOANH NGHIỆP.RẤT HAY
Những phong bì dúi vội Năm nào tôi cũng bối rối, biết đưa ra con số nào "cho vừa". Nhưng nếu khuyên rằng đó là việc không nhất thiết phải làm, bạn sẽ giãy nảy lên vì sợ con bị trù úm.Một cặp khác, vợ chồng đều làm ở công ty nước ngoài, tổng thu nhập tính chừng 4 nghìn USD mỗi tháng, cũng không bỏ qua cơ hội nào để quà cáp thầy cô giáo, từ 8/3, đến Tết Dương lịch, Âm lịch. 20/11 lại càng là một dịp đặc biệt. Họ muốn giáo viên lưu ý đến con mình hơn.Là giáo viên, khi lắng nghe băn khoăn của bạn tôi - các bậc cha mẹ, tôi ngậm ngùi nhận ra rằng, phần lớn phụ huynh đến với chúng tôi trong ngày này chủ yếu vì một nỗi sợ mơ hồ hoặc một sự mưu cầu lợi ích nào đó cho con, chứ không hẳn vì tình cảm chân thành dành cho thầy cô. Mặc dù đa số chúng tôi trân quý và mong đợi điều đó hơn cả.Với người bạn năm nào cũng hỏi “bao nhiêu mới vừa”, tôi luôn trấn an rằng, dù là “không có gì”, các con cũng không đến mức bị trù úm. Nhưng bạn luôn không tin tôi. Tôi hiểu, một lời của tôi không thể lấn át được điều mà cả xã hội đang đồng thanh nói.Trong ký ức của tôi về thời còn đi học, ngày Hiến chương Nhà giáo được gọi lệch thành ngày Hiến cam Nhà giáo vì dịp này trùng mùa cam. Mỗi lớp học trò một túi cam, và chỉ thế thôi, mang đến biếu cô thầy. Tôi không chắc thầy cô tôi lúc đó thấy thế “có vừa không”, nhưng những câu chuyện qua lại giữa thầy trò đều ngọt ngào và ấm áp.Nhưng theo thời gian, không rõ từ bao giờ, ngày Hiến chương các nhà giáo biến tướng thành ngày hiến phong bì cho thầy cô. Ngày 20/11, lẽ ra phải là ngày vui thiêng liêng của cô trò và phụ huynh thì đối với không ít người lại trở thành tiếng thở dài, nặng thêm gánh mưu sinh vốn đã đầy nhọc nhằn. Họ cân nhắc giữa việc bỏ phong bì bao nhiêu, đi cô nào, bớt thầy nào… mà không để ý rằng, các thầy cô nếu biết mình dù được thêm hay bớt, cũng sẽ tổn thương lắm.Có hai con ở độ tuổi đến trường, với tư cách là phụ huynh, tôi cũng coi ngày 20/11 là một dịp rất quan trọng. Chỉ có điều, lý do tôi đến thăm thầy cô của con tôi không giống những người bạn trên. Tôi không bị ám ảnh bởi nỗi sợ “bị trù”, cũng không mong muốn con tôi được lưu ý nâng đỡ hơn các bạn khác; tôi chắc chắn không hy vọng quà tặng của mình, dù là phong bì, hay vật dụng, có thể giúp cô thay đổi, cải thiện cuộc sống. Con tôi, những đứa trẻ đang mỗi tuổi một khác, không ngừng biến đổi về tâm sinh lý. Và ở bên con, tiếp xúc 10 giờ mỗi ngày là các cô, chứ không phải chỉ có khoảng 5 giờ (nếu không tính thời gian ngủ) như bố mẹ. Nên tôi thấy không có lý do gì để bỏ qua một cơ hội để tri ân những người đã dạy dỗ và chăm sóc con mình. Xuất phát từ sự chân thành đó, tôi thường không băn khoăn về việc "bao nhiêu là vừa". Điều tôi muốn hơn cả trong cuộc viếng thăm là mang đến thông điệp rằng: chúng tôi biết ơn và trân trọng.Năm đầu vào nghề, tôi từng sốc khi có một vài học sinh mang phong bì lên dúi vào tay tôi với lời chúc nhân dịp 20/11. Trải qua gần 15 năm trong nghề, năm nào tôi cũng phải đối mặt và xử lý những trường hợp hồn nhiên đến tội nghiệp đó.Hôm nay, đến trường, tôi sẽ nhận được những tình cảm chân thành của những bậc cha mẹ muốn nói lời cảm ơn. Nhưng tôi có thể cũng phải bối rối với những chiếc phong bì được học trò dúi vội.Đỗ Sông Hương Những phong bì dúi vộiNhững lời chúc gió bayNhững ngày mai quên lãngNhững phấn bảng phai mờCòn lại gì tuổi thơBóng hình thầy cô giáoBụi mờ trong sương ảoÔi lòng chợt nhói đauMong ai luôn trọng đạoTôn kính như ngày nàoƯớc sao thầy luôn khỏeCho con mãi vươn cao. Tôi thấy mọi người tự tặng quà và phong bì cho thầy cô rồi lại lên án họ,thật xót xa cho thầy cô giáo quá.Con tôi 2 đứa đang học lớp 8 và lớp 3 học ở 2 trường thuộc quận Gò Vấp,TPHCM.Từ lúc con đi học đến giờ tôi chưa thấy thầy cô nào đòi hỏi quà cáp hay gợi ý học thêm cả và đến nay cả 2 đứa cũng chưa biết học thêm là gì.Mặc dù có những năm tôi không tặng gì nhưng thầy cô vẫn đối xử con tôi rất tốt.Mọi người toàn tự biên tự diễn thôi. thật lòng mà nói chị là giáo viên tâm quyết với nghề thì chúng tôi những phụ huynh càng trân trọng chị. trân trọng những vị giáo viên hết lòng vì con em may sau!còn việc phong bì tôi thấy đa số ai ai những phụ huynh nào. dù khá giả hay khó khăn cũng có trung tâm lí gửi gấm con em mình được thầy cô chăm dạy học.nói đến phong bì ít hay nhiều là ở sự trân tình của phụ huynh gửi đến thầy cô.sáng sớm phụ huynh đã tất bật gởi còn vào lớp đến chiều mới đón về.ai cũng hy vọng con vào lớp thì các cô giống như người thân chăm lo cho các cháu.phụ huynh cũng hiểu sự vất vã đó nên chọn những ngày lễ tết gửi chút ít quà hay phong bì tặng cô là bình thường trong cuộc sống công việc với nhau.côi như sự hộ trợ tương đồng.Vì thế tôi hy vọng sau bài báo này các thầy cô hãy trân trọng yêu quý nghề có tâm quyết với nghề giáo. để dạy con em chúng ta may sau phát triển hơn cho đất nước.đừng vì lợi ít thu nhập mà các thầy các cô đánh mất đi nghề giáo làm cho phụ huynh chúng tôi mất niềm tin vào các cô thầy.hãy là những giáo viên gương mẩu còn việc phong bì là sự quan tâm từ phụ huynh muốn chia sẽ với các cô thầy Bạn là giáo viên. Hình như bạn có nghề tay trái... là nhà báo. Đố ai dám trù úm con bạn. Chuyện này có gì to tác đâu. Đó chẳng qua là suy nghĩ của PH thôi.Nếu ko có gì thì con mình cũng chẳng sao đâu.PH cứ yên tâm nhe! Con mình học năm 2 mầm non, hôm nay mình cũng chuẩn bị phong bì và lăn tăn đi mua thêm giỏ hoa, nhưng hoa đắt quá hơn 300k 1 giỏ nên thôi (năm trước cũng giỏ như thế 150k bé hơn xíu nhưng rất đẹp). Mình có suy nghĩ 300k ko phải là số tiền nhỏ, thay vì mua hoa mình bỏ thêm số ấy vào phong bì để cô xoay sở cuộc sống, thế là mình chỉ mua 1 nhành hoa cho bé cầm vào tặng cô, bé rất thích tặng quà cho cô. 2 năm con đi học hàng tháng mình vẫn phong bì kể cả các ngày lễ, tết, ... ở Công ty mình nhận đc thưởng lễ nào thì mình vẫn biếu các cô ngày lễ ấy. Mình chưa hề thấy ngại khi trao, chưa bao giờ có ý khinh giáo viên đã nhận tấm lòng ấy của mình và mình cũng mong giáo viên không phải ngại khi nhận tấm lòng ấy! Cuộc sống giờ khá khó khăn và nghề giáo mầm non rất vất vả, mình biết một số gia đình khó khăn không có quà đâu, và hàng tháng cũng không có phong bì nhưng cô vẫn đối xử với các bé như nhau (chưa từng chứng kiến cả ngày nhưng có đứng cả buổi trước lớp lén xem con ăn có ngoan không ;-)) Vì vậy mình nghĩ các phụ huynh đừng thấy 1 hạt gạo hư mà đổ cả hủ gạo; các giáo viên có điều kiện kinh tế đừng thấy ngại và đừng xem thường những giáo viên nghèo đón nhận tấm lòng của phụ huynh! Xin ghi nhớ công ơn các thầy cô nhân ngày 20/11. Vì một tương lai tốt đẹp hơn .... Không phải dúi vội đâu. Con trai tôi học cấp 1 cách đây hơn chục năm ( TP HCM) về thông báo với bố mẹ : Cô giáo bảo mang phong bì đừng mang quà như bánh trái, áo dài, mất công lắm. Phụ huynh vẫn đưa phong bì. Họ đưa thì vẫn đưa, khinh thì vẫn khinh ( trẻ con học theo tutyến nên họ chẳng thể cho con đi nơi khác) vả lại đa số đâu chả thế mình ko nghĩ như bạn…con mình học mẫu giáo…mỗi lần đưa con đến lớp, muốn hỏi thăm cô tình hình học tập của con cũng ko dám. Thấy mặt là cô đã gợi ý đủ điều…thấy mà chán! Nói thật, nếu mình làm nghề giáo, mình sẽ thông báo trước sẽ ko nhận gì…nếu phụ huynh quý mến thì mình rất vui…đằng này gợi ý người ta quà cáp…sau lưng người ta rủa…làm ăn sao khá…tiền mình làm ra sử dụng là thoải mái nhất! Tôi là một giáo viên, ngày 20.11 tôi cũng chưa từng nhận phong bì của học trò dù các ngày lễ tết khác nữa, các bạn bè tôi thì luôn hỏi những ngày này chắc tôi phải được nhiều lắm, tôi nghĩ rằng nghề giáo là nghề giáo dục nhân phẩm, đạo đức, truyền đạt kiến thức, với tôi sự thành đạt của học trò là sự trả ơn lớn nhất với các thầy cô Xung quang tôi, ai cũng nói rằng các cô thích phong bì hơn tất cả mọi thứ. Nhưng bản thân tôi, vẫn luôn phân vân rằng, khi tôi đưa vội 1 bao thư cho cô tôi rất ngượng, ko biết hành động và cảm giác đó của tôi có giống với cô hay ko. Nhưng tôi vẫn tin rằng, tôi tin tình cảm mà các cô dành cho trò là do mối quan hệ của từng người, từng học sinh với thầy cô. Khi tôi đưa phong bì cho các cô, tôi chỉ nghĩ rằng, tôi không thể trả ơn các cô bằng cách khác được vì con tôi 1 ngày thời gian ở với các cô nhiều hơn tôi, mọi cung bậc tình cảm của con đều bị ảnh hưởng từ các cô. Lúc con khỏe mạnh hay đau ốm, các cô luôn là người ở bên cạnh nhiều hơn. Tôi áy náy vì điều đó, áy náy với cả các cô và cả con của mình. Chưa ai nói tôi là người mẹ tồi đâu nhé, tôi chỉ nghĩ nếu ai đó đưa phong bì cho cô chỉ vì sợ con mình bị trù dập thì đó mới là phụ huynh tồi. Dù xã hội có vô tình. Dù các anh hùng bàn phím có tung hoành, lên án ngang dọc, nhớ về ngày 20 tháng 11 này tôi vẫn thầm cảm ơn và chúc sức khỏe tới các Thầy/Cô, những người đã dạy dỗ mình lên người.Đọc nhiều ý kiến mà thấy xót xa cho nghề nhà giáo. Sao lại vô tình đến vậy??? Tôi đã xem tất cả những ý các bạn nói ở trên đúng thì cũng đúng một phần nào thôi . Tôi có hai Con cũng đi học cấp 1,2,3 và giờ có một Cháu đã ra Trường rồi đều học ở Q Gò Vấp thật sự GV ở các Trường Võ Thị Sáu , Lý Tự Trọng hiện giờ là Trường Cấp 3 Gò Vấp mỗi lần đến các ngày lễ họ đều dẫn HS C/Thầy không muốn nhận quà Chi nhan qua la diem 10 cua cac E thoi nen co nam toi gui qua cho Con mang len gui Thay Co thi cac T/C deu khong nhan ngoai qua cua Tap The lop . XIN TRI AN DEN CAC THAY CO GIAO 20/11. Việt Nam thì cái gì cũng phải phong bì, ngắn gọn vậy thôi. Sao các bạn làm vấn đề phức tạp quá ! Mình là phụ huynh chỉ tặng quà cho thầy cô vào cuối năm học, sau khi đã kết thúc tổng kết tại cuộc họp PHHS ! cho dù kết quả thế nào đi nữa mình vẫn có quà cám ơn cho các thầy cô. Còn 20/11 mình chỉ tặng quà cho các thầy cô giáo cũ của con mà thôi. Lúc đó bạn muốn tặng bằng hình thức gì cũng được cả ! Rất may tôi dạy miền núi đã 34 năm chưa bao giờ rơi vào trường hợp nầy, rất vô tư và cũng rất ...trong...sáng ...
Khúm núm chốn cửa công Cô nhân viên mềm mỏng từ chối: “Anh đang hối lộ cán bộ nhà nước đấy”. Trước sự ngạc nhiên của người đối diện, cô giải thích rằng, không phải cứ đưa tiền quà mới là hối lộ, dùng lời lẽ ngon ngọt quá mức với người khác để mưu lợi cho mình cũng là một hình thức hối lộ - hối lộ tinh thần.Ông khách sượng đơ, còn tôi bỗng nhận ra những điều phải suy ngẫm sau câu chuyện bông đùa ấy. Lâu nay, người ta thường nghĩ hiện vật, hiện kim mới là vật hối lộ, có thể đổi trắng thay đen. Nhưng tình trạng hối lộ tinh thần cũng có thể gây ra những tác hại nhất định.Vào cửa công, bên cạnh quà cáp, hứa hẹn vật chất, những kẻ muốn đi ngang về tắt (chưa nói đến sai trái nghiêm trọng khác) thường mua lòng cán bộ bằng lời lẽ ngon ngọt, nịnh hót. Thói nịnh thần từ thời phong kiến nay vẫn tồn tại sống động trong cuộc sống hiện đại. Nó trực tiếp chi phối đến tính công bằng giữa kẻ biết nịnh và người thật thà và gián tiếp mở đường cho những hình thức hối lộ vật chất. Sâu rộng hơn, thói quen ứng xử này sẽ làm sai lệch những chuẩn mực giao tiếp giữa người dân và các cơ quan công quyền; triệt tiêu thái độ nói thẳng nói thật giữa cấp dưới với cấp trên; hạn chế khả năng phê bình và phản biện xã hội. Nó là trở lực của sự tiến bộ.Lịch sử đối diện với các cơ quan công quyền đã giúp người dân hiểu rõ những cách thức, từ thô sơ đến tinh vi nhất, giúp họ "bôi trơn" công việc của mình. Kẻ hoạt ngôn dùng lời xu nịnh, kẻ lắm tiền dùng vật chất còn những kẻ bé mọn thì nhẫn nhịn, luồn cúi.Tôi chứng kiến không biết bao nhiêu dân lành khúm núm trước cửa công; không biết bao nhiêu ông bà tóc đã bạc trắng vẫn khép nép dạ thưa với mấy cô cậu nhân viên hành chính bằng tuổi con cháu mình. Quan niệm coi quan như cha mẹ dân dường như vẫn để lại tàn dư rất mạnh mẽ.Một số bà con của tôi là thân nhân gia đình có công nên thường xuyên phải đến công sở để làm chế độ chính sách. Mỗi lần xong việc, dù phải trải qua rất nhiều thủ tục nhiêu khê, họ vẫn cảm thấy như vừa được ban ơn gì đó và cảm thấy mình phải có nghĩa vụ biết ơn.Dần thành nếp, người dân đánh mất phong thái đường hoàng đĩnh đạc của một công dân, chối bỏ quyền lợi được phục vụ chính đáng của mình. Còn cán bộ công chức tự cho mình quyền trở thành kẻ ở trên, làm phúc. Trong khi trách nhiệm của họ là phục vụ nhân dân. Họ được trả lương để làm việc đó.Đôi khi, chính nhận thức không đầy đủ của người dân về quyền lợi của mình lại là tác nhân góp phần làm hư cán bộ công chức. Tôi cho rằng, sự giao tiếp giữa người với người trong một xã hội văn minh, hiện đại phải vận hành dựa trên những quy tắc chuẩn mực giao tiếp chung. Đã có quy định về thể thức và phong cách ngôn ngữ hành chính, thì hoàn toàn có thể có quy định về tác phong giao dịch hành chính trong mối quan hệ cán bộ - công dân.Rõ ràng cô công chức trẻ ở trên đã nhìn thấy vấn đề. Nhưng để giải quyết vấn đề ấy cần nỗ lực từ hai phía: công chức nhận thức đúng đắn vai trò trách nhiệm của mình - công bộc nhân dân trong một nền dân chủ, khác biệt rõ với chức quan trong nền chuyên chế quân chủ xa xưa. Và người dân của một nền dân chủ cũng phải ý thức rõ quyền và trách nhiệm công dân - một chủ thể đầy đủ giá trị trong mọi giao dịch hành chính được pháp luật quy định.Sách giáo khoa dành cho học trò Trung học cơ sở ngày trước từng dạy dỗ về tác phong cần có khi đến cửa công: ăn mặc chỉnh tề, đi đứng nghiêm trang, nói năng dứt khoát, không được suồng sã nhưng cũng tuyệt không khúm núm. Nếu chương trình giáo dục công dân trong giáo khoa hiện hành không trang bị những kỹ năng như thế thì có lẽ đó là một sự thiếu sót không nhỏ.Một cô công chức trẻ cấp xã ở Bạc Liêu quê tôi đã có thể hành xử đúng mực. Tôi tin không có lý do gì để hàng triệu công chức khác không thực hiện được những quy chuẩn tối thiểu đó.Nguyễn Thành Công Không hiểu sao tôi rất ghét hàng chữ trước cổng bảo vệ ở những nơi trên ( yêu cầu xuống xe dẫn bộ ) nếu những người đi xe hơi thì sao ? Rất cám ơn tác giả về bài viết .Vẫn biết là vậy nhưng suy cho cùng cũng do Giáo Dục cả thôi .Giáo Dục công dân đến cơ quan công quyền và thái độ tiếp dân của cán bộ .TÔi từng có việc đến cơ quan thuế cán bộ làm việc đáng tuổi con cháu hỏi còn không muốn trả lời ,những từ lịch sự tối thiểu như DẠ ,CÁM, ƠN cũng hiếm hoi lắm Bài viết đọc cho vui - vì điều này ai cũng biết cũng ngán lắm - chẳng ai muốn mình phải quỵ lụy ...khi đến công đường . Nhưng khốn thay cho những kẻ là ...DÂN ! Đã là cán bộ thì không hách dịch mới lạ Có thể nói là 100% công chức có thân nhân tốt, học hành cũng không ít, tư tưởng thấm nhuần...Vậy tại sao vẫn ... Hành dân là chính... ? Nói chung luật lệ, quy định ... có nhưng không nghiêm, không thực hiện... Lúc nào cũng nói có quy trình... nhưng khi vào 1 cửa chẳng thấy niêm yết cái quy trình ấy đâu? Nền hành chính đều tỷ lệ nghịch với tiêu chí" Công khai, minh, bạch và thân thiện". Đáng buồn thay Bài viết hay.Xã hội bây giờ đang đi vào con đường tối tăm của đạo đức.Nhân cách bị coi rẻ như rác ven đường,đồng tiền dẫn lối nên con người sẽ ngày càng rời xa những bài học về đạo làm người. Bài viết Rất chính xác, Thái độ cửa quyền của Quan chức có được một phần từ sự khúm núm,,thiếu đĩnh đạc và lòng tự trọng đáng ra không nên có ở người dân. Quan niệm" quan chi phụ mẫu" Là món quà người dân tự cho chủ quan chức không tự giành lấy. Sự hống hách, cửa quyền... của cán bộ, công chức có được là do sự ngộ nhận của chính họ và chỉ được phát sinh trong môi trường dân trí còn hạn chế. Bỏ tiền để chạy điểm, chạy trường cho đến mua bằng cấp, mua việc, rồi lại mua chức, mua quyền đó là nét văn hóa đặc trưng thời nay trong xã hội Việt Nam. Đã mất tiền để mua việc thì lẽ tất nhiên phải tìm cách bóc lột kiếm lại tiền, loại cán bộ, công chức phải bỏ tiền để chạy việc hầu hết đều yếu kém về mọi mặt, từ trình độ, kiến thức cho đến đạo đức nghề nghiệp nên coi thường dân, dường như họ không có khái niệm phục vụ nhân dân, chỉ quan niệm rằng làm sao, làm như thế nào để vơ vét, bóc lột, của nhân dân, kiếm được càng nhiều tiền thì càng tốt để rồi sử dụng những đồng tiền đó tiêu pha, ăn chơi sa đọa, mua sắm nhà đẹp, xe sang thể hiện đẳng cấp. Những loại người như vậy đâu biết giá trị con người? họ chỉ coi tiền của, coi vật chất là trên hết. Đất nước ta, xã hội ta đang chậm tiến, tụt hậu vì những loại người như thế đó. Buồn.... Có một lần tôi đi nộp phạt vi phạm giao thông . Cô csgt vừa nói chuyện với người bên cạnh vừa ghi hóa đơn . Khi tôi qua kho bạc nộp phạt thì bị sai. Nhân viên kho bạc bắt quay lai chỗ ca làm lại. Khi quay về trụ sở Ca thấy cô csgt tẩy xóa tôi hỏi bị sửa thế này có sao ko chị. Ả ta vênh mặt bà nói ''nếu sai lại quay lại tiếp lần nữa'' . Khúm núm quỳ luỵ còn không đươc việc, không có gì khổ hơn khi phải đến chỗ công quyền,những gương mặt lạnh lùng thấy ghét, không một chút cảm tình Cam ơn tác giả có bài viết sâu sắc Đi làm thủ tục ai cũng muốn cho xong việc, giờ ngồi cãi cả thì mất thời gian, ai đứng ra giải quyết cho mình, lần sau quay lại thì còn tốn thời gian hơn nữa. Chẳng ai lạ gì những chuyện này nhưng ở ta nó hiếm hoi lắm nên bây giờ nó mới ra cơ sự này Thường thì hối lộ vật chất thực tế và thành công hơn những lời tán tỉnh.
Bất lực với vàng 10 ngày sau khi xảy ra sạt lở, số nạn nhân của vụ sập hầm vàng từ đầu, vốn được chính quyền công bố dứt khoát là 2 người, đã tăng lên là 9 người chết và hai người còn mất tích.Ba phần tư trong số những người bạn trung học cơ sở của tôi, ở một xã thuần nông vùng Bắc Bộ đã dừng việc học trước cổng trường cấp ba để đi theo tiếng gọi của vàng. Tất cả đều là con cái của những gia đình nông dân mà nguồn sống trông vào cót thóc vừa gặt xong đã vơi quá nửa.Cuối những năm 80 của thế kỷ trước, ở vào đêm trước của Đổi mới, những mỏ vàng, mỏ đá quý từ Na Rì - Bắc Cạn, Lục Yên - Yên Bái, Thần Sa - Thái Nguyên, rồi đá đỏ Quỳ Châu (Nghệ An), hay nóng bỏng và dai dẳng nhất là Phước Sơn - Quảng Nam đã trở thành một cái phễu thu hút những lao động cùng quẫn các miền quê theo chân giới anh chị đổ về. Quá nhiều cuộc chiến nổ ra giữa lực lượng đảm bảo an ninh trật tự, gìn giữ tài nguyên quốc gia với những chủ bưởng, chủ hầm… Những cuộc truy bắt, thường được mô tả trong các hội nghị tổng kết bằng bốn từ quen thuộc “bắt cóc bỏ đĩa”.Khoảng năm 1990, rộ lên phong trào gom phu vàng đi Thần Sa, Thái Nguyên. Tết năm Tân Mùi, lần đầu tiên tôi nhìn thấy cái cat-xet Q7 màu đỏ đun trên tủ nhà cậu bạn tên Lộc. Chiến lợi phẩm của cuộc ra đi tìm vàng của cậu một năm về trước. Nhà Lộc có hai anh em cùng lên bản Ná, mang về được bốn chỉ vàng.Nhưng một năm bán mạng ở bãi vàng, cả hai anh em Lộc đều trở thành con nghiện. Làng tôi, từ một làng có nhiều người đỗ đạt thời bao cấp, đã hứng chịu trận gió độc đầu tiên. Số thanh niên lên bãi vàng tăng theo cấp cộng, khi về, số con nghiện tăng theo cấp số nhân.Không đủ các bằng chứng thực tiễn, cũng chưa có một nghiên cứu khoa học nào soi rọi về sự vận hành ngầm của “nền kinh tế tội ác”. Nhưng nếu chỉ nhìn từ các bãi vàng, rất dễ để thấy được sự trường tồn của loại hình này.Năm 2003, hai đồng nghiệp của tôi ở một tờ báo thực hiện loạt phóng sự điều tra “vàng và máu” về thực trạng ở Phước Sơn (Quảng Nam) kể lại rằng, mọi thứ tệ nạn trong xã hội đều có thể dễ dàng tìm thấy ở các hầm vàng. Súng, gái, ma túy và cả hình dáng của bảo kê từ công lực biến chất. Để đi xe ôm chưa đầy 50 cây số từ trung tâm huyện tới xã Phước Thành, giá di chuyển là một chỉ rưỡi vàng. Một con gà, có giá gấp ba. Một mạng người được đền bằng bốn cây vàng. Năm đó, để “cõng” một xác phu vàng từ trong hầm về quê mai táng, người ta thuê xe ôm, buộc thây người chết vào người tài xế, đan sên cho lốp xe, rồi cứ thế chạy một mạch cả trăm cây số đường rừng. Những hoạt động như vậy, không cơ quan quản lý nào quản nổi.Năm 2016, lại đến chuyện ở mỏ vàng Văn Bàn, Lào Cai. Những hầm vàng ở Mà Xa Phìn tiếp tục là cái phễu hút những người không kế sinh nhai. Cứ khoảng chục năm một lần, tôi lại chứng kiến một ít “phần chóp” của tảng băng mà không bao giờ biết thực sự nó lớn đến đâu.Những bãi vàng có thể coi là phần nổi nhất của một thế giới ngầm về kinh tế. Ở đó hội tụ đủ ma túy, mại dâm, cho vay nặng lãi, bảo kê và sự thao túng của những thế lực đen với các bộ phận tha hóa của cơ quan công lực.Chính quyền huyện không có con số đầu vào và cũng sẽ không có con số đầu ra. Biện pháp quản lý khả dĩ nhất mà họ thực hiện được là yêu cầu lực lượng chức năng năm thì mười họa kiểm tra, truy quét một lần. Họ sẽ không có, hoặc không thể đưa ra những con số như cơ quan thông tin kỳ vọng, nhất là khi mỏ vàng ở Văn Bàn cũng chỉ là một điểm rất nhỏ trong mạng lưới kinh tế “lậu” đang diễn ra ở Lào Cai.Để nắm bắt được thế giới ấy, không hề đơn giản. Nhưng không đơn giản không có nghĩa là chúng có thể tồn tại suốt nhiều thập kỷ, một cách bán công khai trước mắt dư luận. Năm 2016 cũng như năm 2003, năm 1993 cũng như năm 1983, phần nổi của “tảng băng” cứ xuất hiện chềnh ềnh trên mặt báo.Tôi tự hỏi rằng liệu chúng ta có phải đang chấp nhận vô điều kiện. Chưa một lần nào tôi nhìn thấy một chiến lược đủ rộng và sâu với thế giới ngầm này.Và tôi biết, trong khi sự việc ở Mà Xa Phìn đang thu hút sự quan tâm của dư luận thì ở đâu đó trên sông Hồng đoạn qua biên giới Việt Trung ở Lào Cai, đêm đêm những tấn quặng sắt vẫn liên tục vượt biên…Lại Trọng Tình Không có những kẻ bảo kê tham nhũng thì làm sao có những bãi vàng,quặng sắt,mạng lưới kinh tế “lậu”...Hãy dẹp những tệ nạn từ trong chính những cán bộ trước rồi mới dẹp được tệ nạn bên ngoài. Nhìn điểm vào "Cao đẳng" An Ninh thì biết! Ung nhọt nhức nhối... Xã hội ta đang rất cần những ngòi bút 'mõ' cảnh báo như vầy... Cảm ơn tác giả đã giúp và cùng người dân: cùng biết để lên tiếng hỏi ... Sao thấy ít người quan tâm tới những vấn đề này vậy nhỉ ? Cám ơn nhà báo đã cho em thấy một góc nhìn khác trong xã hội nữa. Có lẽ giờ người dân không thèm quan tâm những vấn đề này vì những vấn đề trước mắt như thât nghiệp, ăn uống, học hành,... đã quá đủ mệt lắm rồi Tác giả, hay bất cứ ai không nói đến tận cùng của vấn đề, và đó là nguyên nhân sâu xa bây giờ người ta tìm cách bán hết để lấy tiền chia nhau. sinh mệnh con người như cái móng tay. tiền vàng mới là quý vì con người được nâng lên hàng con vật Không ai nói đến tận cùng bản chất của vấn đề là gì Giao cho quân đội khai thác như Mỹ thường làm! XEM XONG BÀI VIẾT .CHỈ BIẾT BUỒN VÀ ĐAU LÒNG Chính sách quản lý lỏng lẻo của nhà nước Vàng, máu, quyền lực, đam mê, tội ác... những vấn đề muôn thủa, giải quyết nó trong một sớm một chiều là không tưởng. Cá nhân tôi xin được tỏ lòng ngưỡng mộ các anh chị em phóng viên, nhà báo đã không ngại gian nguy để đưa những thông tin quý giá tới toàn xã hội. Tôi hi vọng các tư liệu chân thực sẽ được công bố ngày một nhiều, tôi cũng mong các nhà làm phim cùng vào cuộc để Xã Hội Vàng sớm được lên màn ảnh. Đi làm phụ hồ (Được nói đẹp lên là đi công trình) mổi ngày được 100 ngàn, nhưng đâu phải ngày nào cũng có. Thế thì người dân làm gì để có thu nhập, để sống? Hãy dẹp hết mấy cái chương trình khốn nạn xây dựng tượng đài kia đi, để tiền đó nâng cấp cơ sở hạ tầng và tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân thì còn ai đem "bán mạng" trên nhứng vùng đất hẻo lánh lành ít dữ nhiều kia nữa. Chuyện mãi lộ vẫn còn đầy rẫy là "cặn bã" của xã hội còn chưa giải quyết được bạn bàn gì đến "Vàng" giữa năm 2016, em và các anh chị thiện nguyện ở Đắc Lắc, đã cứu sống 1 phu vàng quê Hà Tĩnh, tình trạng chú khi đi ra ngoài Đắc Nông là gãy xương sườn, dập phổi và chân tay bầm tím, người không ăn uống rất nhiều ngày, may được nhân dân phát hiện đưa vào BV đa khoa tỉnh Đắc Lắc. biết rồi khổ lắm nói mãi
Con trâu mà biết nói... Các “kháp đấu” của môn chọi trâu diễn ra theo những kịch bản rất đa dạng. Có những cuộc giằng co nảy lửa khi các ông trâu dùng sừng ghì nhau xuống mặt đất. Có những khi chỉ là một cú húc kinh thiên, trâu thua đã ngã vật ra đất. Cũng có những kịch bản khó lường như trận chung kết năm ngoái, hai ông trâu nhẩn nha gặm cỏ, rồi bỗng một ông lồng lên chạy, rượt đuổi thục mạng ra ngoài sân đấu.Mới đây, khi nghe Phó chủ tịch huyện Phúc Thọ (Hà Nội) nói rằng: “Hai trâu đấu nhau không phải là chọi”, tôi vừa bực, vừa buồn cười. Địa phương này đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch yêu cầu không tổ chức lễ hội chọi trâu nữa, vì lễ hội này không gắn với văn hoá truyền thống của địa phương, trái lại còn mang màu sắc thương mại. Nhưng năm nay, sân vận động huyện Phúc Thọ vẫn thấy trâu húc nhau và lãnh đạo huyện giải thích, đó là “hai con trâu đấu nhau".Tôi bực, vì “chọi trâu” - cái hoạt động đã được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia của quê tôi - bị bóp méo. Rốt cục thì như thế nào mới là tổ chức chọi trâu? Người ta dắt hai ông trâu vào trường đấu, rồi hai ông tự đối đầu bằng bản năng của con đực và chính cái sự dũng mãnh tự thân của các ông trâu là nét đẹp của môn này. Người ta không dùng roi vọt, không gắn chip lên đầu con trâu để điều khiển chúng húc nhau. Chứ cái gọi là “tổ chức chọi” mà vị lãnh đạo huyện Phúc Thọ nhắc đến, tôi không hiểu ông muốn nói đến điều gì. Tôi thấy buồn cười, vì cái cách nói “vòng vo” ấy tưởng là lạ nhưng hoá ra lại rất quen. Nó là thói quen của những người không chịu giải trình đúng cách và tuyệt đối xa lạ với việc thẳng thắn nhận trách nhiệm. Chúng ta có thể dễ dàng gặp nó trong muôn vàn trạng huống, ở nhiều cấp, nhiều ngành.Nhiều người sẽ không quên được câu “hoàn toàn dễ hiểu” mà Phó tổng thanh tra chính phủ đã nói về tài sản khổng lồ của các quan chức ngành thanh tra. Ông cho rằng nó dễ hiểu, bởi tài sản đó có thể đến từ vợ con. Nhưng người dân khó có thể cảm thấy dễ hiểu với cách nói đó.Nhiều người cũng không quên chuyện xảy ra ở Viện Nhi TW khi lực lượng bảo vệ bệnh viện đã khẩu chiến và chặn xe cấp cứu khiến một cháu bé phải trút hơi thở cuối cùng trên xe. Trước các chất vấn, phó giám đốc viện này nhìn nhận sự việc một cách nhẹ bẫng rằng, đây chỉ là việc "sử dụng ngôn từ giao tiếp chưa phù hợp" giữa hai bên. Còn thứ trưởng một bộ, khi được hỏi về tình trạng cá chết ở miền Trung, đã trả lời “hỏi câu đó là tổn hại cho đất nước”.Còn nhiều những ví dụ nữa về những cách trả lời lấp lửng, vòng vo, đẩy người dân vào tâm lý ức chế. Những cuộc đánh tráo khái niệm diễn ra liên tục, bởi đơn giản là người trả lời không thể đi thẳng vào khái niệm đang được bàn đến nên đành phải “tráo”. Tráo nguyên nhân cá chết thành lợi ích quốc gia; tráo tình trạng cấu kết ngầm giữa bảo vệ bệnh viện với các dịch vụ thuê ngoài thành lỗi giao tiếp...Những cuộc chọi trâu ở Phúc Thọ là một sự kiện nhỏ - nhưng bởi vì sự ngụy biện quá vụng về, nên nó trở thành một ví dụ tiêu biểu cho một thái độ giải trình chung. Trả lời chất vấn có thể không phải là toàn bộ công cuộc chống tham nhũng, nhưng nó là cách dễ nhất để kiến tạo cầu nối niềm tin giữa người dân - cán bộ. Và rất nhiều cán bộ vẫn vứt bỏ cơ hội ấy, để làm khoảng cách xa hơn.Nếu những ông trâu biết nói, có lẽ người dân thà đi chất vấn con trâu: Tại sao các ông không ăn cỏ ngoài đồng mà đến đây húc nhau để con người mang tiếng?Đức Hoàng Tuyệt mình thì thấy cay đắng, chỉ 1 việc cỏn con mà dùng cái thái độ coi thường dân, lừa phỉnh dân như thế thì còn bao nhiêu việc hệ trọng, những cái nghìn nghìn tỷ, cũng ra đi ko sủi tăm và được bao biện bằng những câu chữ coi dân như mù điếc  như vậy. Có những người không đủ trình độ để trả lời chất vấn mà vẫn được làm quan. Mai tui về quê, hỏi ông Trâu bằng cách nào họ được làm quan hay vậy? xin các bác hãy hỏi con trâu, đừng hỏi vị lãnh đạo huyện Phúc Thọ vì chỉ có con Trâu mới trả lời được trọi Trâu với đấu trâu khác nhau ở đâu. Cuối cùng cũng có lúc cùng quan điểm với 1 tác giả mà em hâm mộ. Quan điểm này lúc đọc tiêu đề là mắc cười rồi. Một trong những bài tôi "rất thích" của anh, còn là đa phần là "thích". Bài này anh đưa ra "thời gian, địa điểm rõ ràng", đó là các nhân vật cụ thể trong bài. Cảm ơn anh lần nữa vì bài viết! Hay và thâm thúy quá anh Đức Hoàng ơi, lâu nay tôi vẫn hay đọc những bài viết như thế này của mấy anh. Đúng là vừa bực, vừa buồn cười cho xã hội này khi đọc bài của Đức HoàngCảm ơn anh rất nhiều Tiếng Việt thật là tuyệt, rất nhiều từ thay thế, từ đồng nghĩa,...nhưng lợi ích lại khác nhau ! Hay.. đọc không nhịn được cười. Rất ngưỡng mộ Đức Hoàng...mong anh khỏe ca con nhiều bài viết khiến ai đó đoc thấy xấu hổ Rất cám ơn anh Đức Hoàng về bài viết này. Chúc anh khỏe. trả lời chất vấn của các quan nhà mình giống như phần thi vấn đáp của các cuộc thi hoa hậu vậy! Toi thi rat lo cho Anh day, DH a! Thêm 1 tình huống làm rõ nét hơn về hình ảnh "công bộc" của dân thời nay. Buồn là những công bộc này giờ nhiều như lá đa ...
Trung thu của người lớn Buổi tối, anh em tôi đi rước đèn với bạn bè, cha tôi ngồi đợi bên mâm cỗ ngoài sân. Cỗ chẳng nhiều nhặn gì, tùy điều kiện mà năm thì có mấy quả hồng, một chút cốm, năm thì không, nhưng bao giờ cũng có một cặp bánh trung thu, một nướng, một dẻo và quả bòng.Sau này tôi biết rằng mãi đến năm 25 tuổi ông mới lần đầu được ăn một miếng bánh trung thu. Có lẽ vì quá ấn tượng về hương vị và ý nghĩa của nó, nên mỗi trung thu, thế nào cha tôi cũng ở nhà và đợi chúng tôi với mâm cỗ không bao giờ vắng loại bánh này. Lệ ấy được duy trì cho đến khi anh em chúng tôi đi qua tuổi thiếu niên.Giờ thì cha tôi đã đi xa. Tôi thường nhớ về ông mỗi mùa trăng tháng Tám. Những ngày cuối cùng của cha tôi là vào mùa trung thu gần 10 năm trước. Bệnh viện trả về, ông nằm trên cái giường lớn kê bên cửa sổ, mỗi ngày tiêm ba lần morphine để chống lại cơn đau. Tôi nghe lời bác sĩ, thường hỏi ông muốn ăn gì để đi mua. Cha tôi nhìn quanh, chỉ vào những hộp bánh trung thu. Những ngày cuối cùng, cha tôi chỉ ăn bánh trung thu.Năm đó, tôi đang theo đuổi đề tài vận động Luật đền bù nhà nước nên nhân vật trong các bài viết chủ yếu là nạn nhân của muôn điều oan trái. Gần trung thu, họ đến thăm, biếu quà, mỗi người một hộp bánh. Dẫu xót xa khi nghĩ rằng để có một hộp bánh biếu tôi, con cái những con người cùng khổ ấy sẽ không còn trung thu, nhưng tôi chẳng thể từ chối. Tôi thường lén bỏ vào túi họ một chút tiền để tránh việc đẩy qua đẩy lại. Những hộp bánh ấy may mắn lại được cha tôi yêu thích.Tôi vẫn tưởng sự thiếu thốn tuổi thơ khiến cha tôi thích ăn bánh trung thu trong những ngày cuối đời. Nhưng một chuyên gia dinh dưỡng sau hóa trị, khi biết chuyện đã tỏ ra nghi hoặc, vì theo ông, những người bệnh như cha tôi, dùng morphine dài ngày, luôn khô nóng thường không thích những loại bánh như bánh trung thu.Tôi hiểu ra, có lẽ ông ăn vì sợ tôi sẽ bỏ phí đi thứ bánh rất có ý nghĩa với tuổi thơ của các con ông. Nhưng bây giờ, tôi nhận ra, ít ai như cha tôi còn quan tâm đến ý nghĩa thực sự của chiếc bánh trung thu với những đứa trẻ. Tết Trung thu của trẻ con đã trở thành cơ hội lấy lòng nhau của người lớn.Tôi không biết người ta có thể ăn hết bao nhiêu chiếc bánh trung thu mỗi dịp rằm tháng tám. Nhưng tôi biết, hộp bánh trung thu có tên Vương kim tri ngộ, được một khách sạn tại Hà Nội sản xuất, đang là quán quân 2016 với mức giá 14 triệu đồng. Hộp bánh đó không dành cho con trẻ, bởi nó còn đính kèm theo chai Ballantine's 30, thứ đồ uống khoái khẩu của các đại gia.Những hộp bánh hàng chục triệu đồng cũng không bao giờ xuất hiện trên mâm cỗ trung thu dưới sân trăng của những đứa trẻ. Những chiếc bánh trung thu ngọt ngào, bình dị như ký ức những mùa trăng con trẻ, giờ đã trở thành phương tiện cho những cuộc đua của người lớn.Hộp bánh, trở thành phương tiện để mưu cầu lợi ích và vì thế mà nó ngày càng có xu hướng đắt đỏ hơn, sang trọng hơn. Một hộp bánh trung thu truyền thống, theo thời giá chỉ chưa đến 100 nghìn đồng. Nhưng, mỗi mùa trung thu, các nhà hàng, khách sạn đều cố gắng tạo ra những hộp bánh có khả năng phá vỡ mọi giới hạn của sự tưởng tượng nhằm tạo ra một món quà đắt tiền.Mùa bánh trung thu, vì thế cũng không phải chỉ để chuẩn bị cho một đêm ngắm trăng. Nó kéo dài cả tháng trời, như một chặng đường để người ta thi đua bày tỏ “lòng thành” đối với nhau, bằng những hộp bánh đắt giá nhất trong khả năng của mỗi người.Từ những hộp bánh trung thu của những người dân oan khuất mà tôi đã nhận nhiều năm về trước đến những hộp bánh sơn son thếp vàng xếp đầy nhà bây giờ, chiếc bánh đã đi một hành trình dài. Từ những chiếc bánh thơm thảo mà cha tôi cố ăn những ngày cuối đời, đến những hộp bánh có đính kèm chai rượu Ballantine's, nó thậm chí đã không còn thực sự là cái bánh.Mùa bánh trung thu bây giờ là mùa bánh thi đua.Phạm Trung Tuyến Tôi đồng ý với tác giả về quan điểm của bài viết. Theo bài viết thì tác giả đúng về hiện tượng xã hội đối với những hộp bánh biếu nhau để mưu cầu lợi ích. Trong xã hội hiện đại, hộp bánh trung thu bị người ta lợi dụng để biếu xén và có thêm chức năng mới như tác giả đã nêu. . Nhưng Không hẳn tất cả các hộp bánh trung thu người ta biếu nhau đều nhằm mưu cầu lợi ích. Bản thân tôi, mỗi dịp trung thu đều cố gắng dè xẻn chi tiêu trong tháng đẻ gửi về cho gia đình nhà nôị, nhà ngoại, nhà ông bà già dưới quê mỗi nhà một hộp bánh để tỏ lòng hiếu kính. Hộp bánh trung thu 14 triệu không có lỗi, lỗi do con người sử dụng hộp bánh trung thu 14tr để mưu cầu những điều không hợp pháp. Điều đáng buồn là giờ người ta sử dụng chức năng mới này của bánh trung thu một cách vô cùng đại trà. Trung thu năm nào tui cũng cho anh tài xế và anh đánh máy vài chục hộp bánh trung thu kể cả có đính kèm chai rượu Ballantine's. Đôi khi cũng phát bực với bánh trung thu. Tui thích phong bì hơn. Cơ chế nó vậy. Ai thấp cổ bé học không chịu nịnh bợ luồn cúi thì việc của mình nó không bao giờ chạy xuôn xẻ. Rồi luồn cúi nịnh bợ thì nó phải có những thứ kéo theo. Có cầu có cung và những chiếu bánh trung thu đắt tiền được sinh ra là một phần tất yếu của nhu cầu đó. Thế mới có chuyện những cái bánh trung thu ăn không khéo gãy răng vì nhai nhằm kim cương hoặc nhẫn vàng mà thợ làm bánh "lỡ đánh rơi". Tôi cũng nghĩ tác giả nhìn xa quá. Trugn thu năm nào tôi cũng đặt mua khoảng 10-15 gói bánh cổ truyền mà tôi cho là ngon (giá khoảng 150-200 1 gói) để biếu tặng những người anh chị em, bố mẹ và những người mà tôi yêu quý. Trong những gói đó không thể thiếu bánh gửi về biếu bố mẹ đẻ, bố mẹ chồng - tỏ lòng hiếu thảo. Trong những gói đó không thể thiếu những gói tôi biếu thầy tôi người mà tôi luôn trân trọng và biết ơn. Trong những gói bánh đó gói gọn tất cả những tình cảm của tôi dành cho những người tôi yêu mến. Có lẽ tác giả cũng nói đúng nhưng tôi cho rằng nó ko phản ánh tất cả đời sống xã hội Xa hội là vậy có người mua một hộp bánh hàng chục triệu đồng Chỉ mang tính chất quà tặng, họ đời nào dám mua hộp bánh ấy để cho không ai đó mà không dụng ý bao giờ.Thực tế đại đa số người dân như tôi không dám mua bánh vài tram7 ngàn một hộp để ăn vì nó quá đắt...CÒn những người có thu nhâp quá thấp sẽ chờ những chiếc bánh giảm xuống để mua về làm quà cho lũ trẻ mùa Trung Thu. Mọi giá trị đích thực của xã hội đã bị đánh tráo hết rồi!Ngay cả Tết Trung Thu của trẻ thơ của "sặc mùi người lớn"! Còn có những hộp bánh Trung thu kèm theo cái phong bì nữa bác Tuyến ạ.... thời thế thay đổi. lễ này dịp kia người ta lấy cớ để có thể tặng quà nhau Tôi thật buồn chán cho những nét văn hóa truyền thống của dân tộc ta bị lợi dụng, bóp méo biến thái quá tệ hại dưới mọi hình thức. Tôi về thăm nhà tháng này và mẹ tôi nói phải đóng tiền ăn rằm Trung Thu trong khi cha mẹ tôi đã 60 tuổi, tôi gần 40. Tôi ngạc nhiên phát bực thì mẹ tôi bảo: Gia đình nào họ cũng theo, mình phải theo. Người lớn ăn hôm 14 còn trẻ con ăn hôm 15. Người lớn ăn uống cỗ to như cỗ đám cưới cùng nhau. Thật hão huyền và vô bổ. Câu kết thật hay, Tết Trung thu hiện nay mất hết những giá trị đích thực của nó. Bánh trung thu thực ra bây giờ chỉ là cái cớ để người ta thực hiện ý đồ này kia. Mình thì mấy tuần nay ăn bánh trung thu suốt vì mấy đứa lấy cơ ăn trưa xong mang ra trà đá rồi ăn với nhau, buôn đủ thứ chuyện chờ đến giờ làm buổi chiều. Cớ ấy hơi bị chính đáng :) Đúng vậy, gia đình tôi đã lâu rồi không ăn bánh trung thu, nó như là một loại bánh xa xỉ. Đi ngang quầy bán bánh, con trai tôi cứ mong mẹ mua cho một cái ăn thử, thay vào vào đó tôi mua bánh bía (giá rẻ hơn nhiều) và nói với con nó cũng là... bánh trung thu! Tết trung thu năm nay tôi chẳng có xu nào mà mùa bánh trung thu để biếu ông bà hai bên và cho con vì mất việc do bệnh tật không kiếm đc đồng nào lại còn nợ nữa .đúng là kẻ ăn không hết người lần khô ra nhưng tôi vẫn về đưa con đi chơi mua cho nó cái kẹo mút và quả bóng bay thôi nghĩ vậy tôi cũng thấy vui rồi Bánh trung thu là thứ người mua thì không ăn mà người ăn thì không mua. Đặc biệt là chất lượng bánh không quá quan trọng thay vào đó là hình thức hộp, nhân bánh có vi cá yến sào hay không và ngoài bánh còn có gì nữa không
Cảm hứng cho người lành lặn Với nhiều người khuyết tật, thì đó là lần duy nhất trong đời họ được dự một giải đấu lớn. Người khuyết tật nước ta rất khó có điều kiện theo đuổi thể thao, thậm chí là thể thao phong trào, vì vấn đề kinh tế.Tôi quen một người như thế. Cô tham gia tranh tài ở môn cầu lông, nội dung đôi nữ xe lăn, đoạt huy chương bạc giải năm ấy, rồi sau đó cũng giải nghệ luôn. Chiếc vợt dùng để thi đấu ở ASEAN Paragames treo bám đầy bụi ở góc nhà.Chồng cô nghiện. Đồ đạc trong nhà lần lượt bị bán. Nhưng cô gái không tiếc, không khóc. Nhưng rồi căn nhà bắt đầu không còn gì để lấy, và đến lượt chiếc vợt biến mất. Phải tới tận khi ấy, cô mới khóc. Cô khóc rất nhiều, và nói với tôi rằng, bởi vì đó là kỷ niệm đẹp nhất trong đời; kỷ niệm về một lần duy nhất cô không mặc cảm rằng mình là một người khuyết tật, thấy mọi người không kỳ thị mình, mà nhìn nhận như một người bình thường.Tôi nhớ lại câu chuyện ấy khi nghe tin vui từ Rio de Janeiro - lần thứ 2 trong năm nay, Việt Nam có một huy chương vàng Thế vận hội. Đó là Thế vận hội dành cho người khuyết tật, Paralympic, với chiếc HCV lịch sử của vận động viên cử tạ Lê Văn Công.Trong phần phát biểu sau khi đăng quang, Lê Văn Công nói rằng anh hy vọng tấm huy chương này sẽ “giúp những người kém may mắn nhìn vào để có thêm động lực phấn đấu”.Đúng là chiếc huy chương quý giá ấy, với những người khuyết tật như chính tôi, là một niềm động viên lớn, một cảm hứng sống – không kém gì chiếc huy chương mà Hoàng Xuân Vinh đã giành được ở Olympic. Nhưng tôi còn muốn chiếc huy chương của anh Lê Văn Công có một tác động nữa: nó không chỉ nên là cảm hứng cho người khuyết tật, mà còn là cảm hứng cho những người lành lặn.Trong một ngày mà khắp nơi trên mặt báo người ta thấy hình ảnh của Lê Văn Công ngồi trên chiếc xe lăn, khắp nơi chữ “người khuyết tật” được nhắc đến, tôi muốn nó là cơ hội để xã hội nhìn lại việc ứng xử với người khuyết tật.Cô bạn của tôi không quá mẫn cảm khi nghĩ rằng giây phút đoạt huy chương bạc ASEAN Paragames là “lần duy nhất trong đời” được đối xử bình thường. Những trở ngại mà người khuyết tật gặp phải trong xã hội là muôn hình vạn trạng, và đôi khi sự phân biệt đối xử phổ biến đến mức chính người thực hiện cũng không nhận ra.Ví dụ như tôi đi dạy, hay được khen kiểu: “Thày Nam trông cũng đẹp trai đấy, chỉ tội cái chân…”. Người nói câu đấy có thiện ý khen thật, nhưng cái phản xạ vô thức nhắc đến chân tôi thì họ không làm chủ được. Họ không nghĩ rằng mình làm người khác tổn thương. Hay là những câu quen thuộc kiểu “Khổ thân con bé xinh thế mà ngồi xe lăn”, người nói cũng mang thiện ý thông cảm thật. Nhưng tác động thì ngược lại.Ngay cả những hành vi giúp đỡ khi không cần thiết, thật ra cũng là một hành vi phân biệt đối xử. Có lần, ở Tam Cốc, tôi đang tha thẩn chụp ảnh, thì bị một cậu thanh niên hăm hở chạy đến “giúp” dìu xuống thuyền. Chưa kịp phản ứng gì đã thành ra bị “bắt cóc” lên thuyền và phải đi thêm một vòng khu di tích nữa. Hoặc có lần, tôi chứng kiến một cậu đang đứng lần mò đọc báo dán bảng tin, thì có hai cô gái trẻ nhanh nhảu chạy đến đọc to toàn bộ nội dung tờ báo “giúp” cậu kia. Cậu tức lắm, vì cho rằng người ta nghĩ mình thiểu năng trí tuệ. Chính hành động “giúp đỡ” kiểu ấy, hơn gì hết, nhấn mạnh với người khuyết tật rằng họ… khuyết tật.Những chuyện tôi kể có lẽ nhiều người sẽ cho rằng vặt vãnh. Nhưng chính bởi vì chúng nhỏ bé, nên không nhiều người nhận ra thường ngày. Rất nhiều công trình xây dựng ở nước ta, kể cả công trình công cộng, không có lối đi dành cho xe lăn.Khi cái tên Lê Văn Công được xướng lên tại Rio, quốc ca Việt Nam được cử lên để tôn vinh một người ngồi trên xe lăn, tôi muốn tin rằng thông điệp được bắn đi không chỉ dành cho người khuyết tật.Chiếc huy chương vàng ấy là để tặng cả cho những người bình thường. Để họ có một cơ hội nghĩ về người khuyết tật, hay rộng hơn, là về những nhóm thiểu số, nhóm yếu thế trong xã hội.Chiếc huy chương vàng ấy, đã gián tiếp nói với thế giới rằng chúng ta là một quốc gia có thể tạo cơ hội để một người khuyết tật được vươn tới đỉnh cao của thể thao. Giờ chúng ta có trách nhiệm nhìn lại và hiện thực hoá điều đó.Chiếc huy chương vàng ấy, là lời nhắn gửi để không còn ai, thuộc nhóm yếu thế nào, phải khóc vì tủi thân như những người tôi đã gặp. Cho dù họ là người khuyết tật, người nghèo, người dân tộc thiểu số hay bệnh tật…Trước khoảnh khắc lá cờ Việt Nam một lần nữa được thượng tại Rio, tôi rất muốn bạn nhìn lại và tự hỏi: đã bao giờ mình vô tình làm tổn thương một người yếu thế?Trần Quốc Nam Hay quá anh ạ.. ! Ai cũng có số phận riêng của mình, vì thế chúng ta phải trân trọng ! Một bài viết quá nhân văn ! Hơi lạc đề một chút, nhưng tôi nghĩ tấm gương của những người đi xe lăn như anh Lê Văn Công là bài học để những người lành lặn hãy tự đứng lên và đi trên chân của mình. NGƯỜI KHUYẾT TẬT NHƯNG LÒNG KHÔNG PHẾ. BÀI HỌC QUÍ CỦA XÃ HỘI Rất nhiều lần và mong được tha thứ! Mới đây đọc tin về quan chức giải thích tại sao tiền thưởng cho vận động viên khuyết tật đạt huy chương vàng chỉ bằng nửa của vận động viên không khuyết tật, tôi thấy bức xúc trước lối tư duy và cảm xúc khuyết tật ấy. kHÔNG CÓ AI THIỂU NĂNG ĐÂU. ĐỪNG NGHĨ NHƯ VẬY. BUỒN LẮM THAY. CÓ CHĂNG CHỈ LÀ CỐ TÌNH THIỂU NĂNG TRÍ TUỆ THÔI. Vâng, rồi một khi xã hội Việt Nam phát triển hơn. Con người Việt Nam sẽ có cái nhìn nhân văn hơn. Tôi tin là như thế... Bóng đá nữ và Nam sẽ biết Tôi có phải người khuyết tật ko nhỉ? Vòng vo. Xin a hãy ghi nhận câu " đừng nói không! Hãy đưa giải pháp". Đúng thế, rất nhiều người lành lặn nhưng khuyết tật trong ý nghĩ. Tôi đang nghĩ câu: Đã bao giờ mình vô tình làm tổn thương một người yếu thế. Thưa anh, khuyẻt tật về ngoại hình thì dễ bị tổn thương. Nhưng "khuyết tật trong suy nghĩ" của nhiều người mới là điều ...không thể cảm thông ! Xin cho em thêm ý hơi lệch tí. "Khuyết" cũng nên dành cho những con sâu của đất nước khi nhìn vào. Ban co chac minh can cau tra loi?
Người dân chọn gì? Chỉ trước đó một tuần, Apple cũng là tâm điểm quốc tế, nhưng với sự việc ít vẻ vang hơn. Công ty này bị Uỷ ban Châu Âu (EC) buộc phải hoàn trả ít nhất 13 tỷ Euro tiền thuế, khi thoả thuận giữa Apple và chính phủ Ireland được cho là vi phạm quy định về tài trợ của nhà nước cho doanh nghiệp. Đáp lại quan điểm của EC, Tim Cook, giám đốc điều hành của Apple, đã thẳng thừng nói “giữa thuế và việc làm, các ông chỉ được chọn một”. Ông Cook nói bóng gió đến chuyện thi hành chính sách thuế theo kiểu châu Âu thì Apple sẽ không đầu tư nữa và hàng nghìn người lao động châu Âu có thể mất việc. Lời đe doạ của Apple làm tôi nhớ đến phát biểu của người đại diện Formosa bốn tháng trước, mà có lẽ đã quá nổi tiếng ở Việt Nam: “Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, chọn đi”. Lời nói có phần thật thà của ông Chu Xuân Phàm khiến phần đông người Việt phẫn nộ, và khiến ông mất việc. Nhưng câu nói thật thà đó đã lột tả được thực tế lạnh lùng về lựa chọn phát triển: được cái này ắt phải mất cái kia. Kinh tế là việc phân bổ nguồn lực khan hiếm một cách có hiệu quả, vì thế luôn đi kèm với sự đánh đổi. Chúng ta không thể bảo vệ môi trường một cách cực đoan, chỉ trồng rừng để sống, nhưng cũng không thể phát triển công nghiệp bằng mọi giá để rồi huỷ hoại chính cuộc sống của mình. Cũng như nhận định của Tim Cook, chính phủ không thể vừa muốn đánh thuế cao, mà lại vừa thu hút được đầu tư và giải quyết việc làm. Vì vậy, luôn tồn tại một mức “chấp nhận được” để đánh đổi. Vấn đề tối quan trọng sẽ là ai được quyền quyết định mức đánh đổi tối ưu đó. Trên lý thuyết, quyền trên phải thuộc về những bên “liên quan” (stakeholder), mà trong nhiều trường hợp gồm doanh nghiệp, nhà nước, và người dân. Lựa chọn “đánh đổi” chỉ có thể ổn định và thực hiện được khi có sự thống nhất giữa ba bên này. Trong nhiều trường hợp, nhiều dự án phát triển đã không thể thực hiện được do phản đối đến từ cộng đồng mà nó định phục vụ. Ví dụ điển hình gần đây là việc việc đình trệ của dự án hệ thống đường sắt Stuttgart 21 tại Thành phố Stuttgart (Đức), được định giá lên đến 6,5 tỷ euro. Dự án này được đề xuất từ năm 1994, nhưng phải tạm hoãn triển khai liên tục để chính quyền đàm phán với người dân sau khi bị phản đối do lo ngại ngân sách không đủ chi trả, mặc dù mục đích chính của công trình là phục vụ người dân. Ở nước ta, dường như vai trò của người dân đang bị bỏ quên khi thực hiện những quy hoạch ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ. Từ sự cố Formosa ở Hà Tĩnh cho đến quyết định đầu tư nhà máy thép gây tranh cãi ở Ninh Thuận, chủ thể của câu chuyện “đánh đổi” thường chỉ là chuyện riêng giữa doanh nghiệp và chính quyền. Con người là duy lý, chúng ta chỉ đưa ra những lựa chọn có lợi nhất cho mình. Doanh nghiệp, với quan điểm tối đa hoá lợi nhuận, tất yếu sẽ lựa chọn những khoản đầu tư sinh lời nhất. Thế nên khi Chủ tịch tập đoàn Hoa Sen nói “ngu gì không làm thép”, theo tôi là ông đang thành thật với những tính toán của mình. Khi được đầu tư với ưu đãi giải toả mặt bằng từ chính quyền, ưu đãi nguồn nước ở một tỉnh khô hạn nhất nước, ưu đãi về thuế đến 30 năm ở địa phương còn phải nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương, và đặc biệt là ưu đãi “gián tiếp” về chi phí môi trường do hệ thống giám sát chưa hoàn chỉnh, đúng là Tôn Hoa Sen “ngu gì không làm thép”. Địa phương, với áp lực cạnh tranh thu hút đầu tư giữa 63 tỉnh thành khác nhau, và giới hạn nhiệm kỳ cũng sẽ chấp nhận ưu đãi đầu tư, thậm chí ưu đãi quá mức thành một dạng bán phá giá nguồn lực địa phương. Vì thế, để cân bằng cán cân quyền lực khi đưa ra những quyết định đánh đổi như dự án Formosa hay nhà máy thép ở Ninh Thuận, ý kiến tham vấn của người dân địa phương và phản biện xã hội là rất quan trọng. Được nói lên và lắng nghe, thì ít nhất ba bên – doanh nghiệp, nhà nước, và người dân – sẽ hiểu được quan điểm của nhau và từ đó tránh tình trạng đối đầu không cần thiết. Được nói và được nghe, hai điều kiện tưởng như ít ỏi nhưng cũng đủ để tạo thành chiếc van xả áp cho những căng thẳng xã hội. Làm được vậy, có lẽ sẽ không có những vụ người dân chặn đường quốc lộ phản đối nhà máy nhiệt điện như ở Bình Thuận năm ngoái. Sẽ không có chuyện phụ huynh ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh không cho con đi học để phản ứng với chính quyền về bồi thường sự cố môi trường biển. Hay tuyệt vời hơn, sẽ có ít hơn những dự án gây tranh cãi được thực hiện. Trong giai đoạn kiện toàn bộ máy lãnh đạo mới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng “Nhà nước phục vụ nhân dân, thì phải lắng nghe tiếng nói của nhân dân”. Dự án nhà máy thép của Tôn Hoa Sen ở Ninh Thuận có thể coi là một phép thử để chính phủ khẳng định quyết tâm thực hiện mục tiêu đó. Thật thất vọng nếu như tiếng nói của người dân không được lắng nghe trong vụ thép Cà Ná này! Đồng ý hoàn toàn với tác giả để người dân được tham gia vào những kế hoạch đầu tư ảnh hưởng đến những người dân! Tôi thì tôi cảm ơn ông chu xuân phàm, nhờ ông nói thẳng mà chúng ta mới biết đên Formosa nó độc đến cở nào Ai cũng biết là có được có mất nhưng 1 đất nước mà lúc nào cũng : " dân biết dân hiểu dân bàn dân kiểm tra" ( Hy vọng là do nghe nhiều mình ko viết sai ) . Thì thật đáng buồn khi cá chết rồi mới nghe lý do. Quay đầu là bờ,"tới bến"là mê.Chọn bờ hay chọn"bến".TÙY! Bỏ dao thành Phật,bỏ "Cà Ná"thành Thầy tu;bỏ chi cũng đắc Thiên đường. Ý kiến người dân không được lắng nghe và coi trọng thì bộ máy công quyền cũng chỉ là phục vụ cho một nhóm lợi ích mà thôi. Ủng hộ ý kiến tác giả. Người dân cần gì...? Cách đặt vấn đềuqua là rất hay. Chắc cả thế giới này, người dân nước nào cũng chỉ cần có tiếng nói. Và lãnh đạo có cho họ được nói thẳng nói thật hay không mà thôi. Nhất là ở cấp xã, huyện. Nha Nuoc phuc vu Nhan Dan , thi phai lang nghe tieng noi nguoi Dan Người ra quyết định phải là người trách nhiệm, phải biết cân nhắc cái nào lợi nhiều cái nào hại nhiều ( nếu không nắm rõ tường tận phải tự lực tìm tòi, nghiên cứu, tư vấn...) trước khi quyết định .Làm quan đầu ngành mà mỗi chuyện lớn, nhỏ không biết định đoạt phải hỏi cấp trên, cấp dưới như vậy là bất tài.Nếu làm không tốt phải sẵn sàng chịu mất chức, chịu tù chứ không có cái kiểu cãi chày cãi cối Vâng! Tác giả thật đúng. Nhưng hành trình đi đến đó còn dài lắm. Và nếu có được nói thì những câu nói của dân liệu có được ghi nhận hay chỉ làm cho "đúng quy trình" còn tất cả cũng như xưa. Đã lâu lắm rồi tôi luôn nghe câu nói " Cũng vậy thôi à" Hãy biết mình là ai và đứng ở đâu để thực hiện hành động cho đúng. Rất tán thành ý kiến của tác giả bài báo . Trước khi quyết định thực hiện một dự án có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế và môi trường , hãy tham vấn ý kiến của các nhà khoa học và nhân dân để người dân thấy rằng "chính quyền vì dân" không phải là lời nói suông. hãy đợi xem! Cảm ơn vnexpress.net đã đăng bài báo nầy. Cảm ơn, cảm ơn rất nhiều!
Quyền lực của cây chổi Tôi đã chứng kiến không biết bao nhiêu tấn bi hài kịch có thể xảy ra quanh một cơ sở kinh doanh tối giản với một vài nhân viên, chỉ bằng việc lê la quanh những vỉa hè, ngã tư phố Bà Triệu gần cơ quan.Một ngày, bạn sẽ thấy vỉa hè trước cửa quán của mình đã được lật tung lên để lắp đặt một cái gì đó. Tiến độ đào rất nhanh, nhưng tiến độ lấp chúng xuống thì… tuỳ tâm. Tôi đã chứng kiến những cuộc ngã giá như thế: một nhân vật đại diện cho nhóm công nhân đi “làm giá” từng hộ kinh doanh mặt đường. 2 triệu một nhà, nếu cửa hàng to thì gấp đôi, sẽ được lấp vỉa hè ngay. Tất nhiên là nhiều người tặc lưỡi, vì thiệt hại của một vài ngày kinh doanh đã vượt quá con số đó.Nếu bạn muốn làm việc theo nguyên tắc, thì hẳn nhiều người vẫn nhớ từng có một doanh nghiệp tại TP HCM cương quyết đi đòi được biết tiến độ đào - lấp trước cửa nhà. Vụ việc sau đó kết thúc ở… toà án. Không nhiều người đủ kiên nhẫn đến vậy.Đào đường chỉ làm phiền bạn một lần? Thế thì đã có nhân viên môi trường. Hàng ngày chị đều có thể đến trước quán bạn vào đúng giờ đông khách, vác chổi ra lùa lòng đường bụi bay mờ mịt. Chủ quán cười như méo mồm “Chị ơi” và chạy ra dấm dúi “hãm” chị lại bằng tờ bạc trong lòng bàn tay. Nếu có tháng nào chủ quán quên, chiếc chổi sẽ lại lên tiếng nhắc nhở.Bất kỳ ai cũng có thể đến “xoay” doanh nghiệp theo cách nào đó. Hình ảnh của chiếc chổi khua bụi giờ đông khách, tôi không biết phổ biến đến mức độ nào, nhưng tôi đã gặp hơn một lần, và nó thật sự ám ảnh. Bởi vì một chiếc chổi cũng có thể trở thành công cụ đe doạ những người làm ăn - tống họ vào chỗ lụn bại nếu người ta muốn như thế - thì không công cụ nào không làm được.Tôi cầm tấm thẻ nhà báo, bạn bè và người thân tưởng rằng có chút lý luận, liên tục được đẩy ra nhờ tiếp “các bên” trong những cuộc thăm hỏi kiểu… chiếc chổi.Cảm giác chung là sự bế tắc. Đúng sai không còn quan trọng với những cuộc thăm viếng như thế. Bởi vì trong kinh doanh, thời gian là tiền bạc. Để chứng minh được rằng mình làm đúng thì chủ doanh nghiệp đã mất đi không biết bao nhiêu thời gian và công sức; đặc biệt là khi bị chủ động gây khó dễ.Cái tinh thần của chị lao công và anh công nhân đào đường tôi đã thấy, xuất hiện ở nhiều cấp, nhiều ngành dọc. Với tinh thần ấy, thì chủ động thoả hiệp bằng cái phong bì vò nhàu trong lòng bàn tay là có lợi cho doanh nghiệp nhất.Trong xếp hạng “Khởi nghiệp” (Start a Business) của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam chỉ đứng thứ 119 trên 189 quốc gia được đánh giá. Thú vị hơn, trong Chỉ số Khởi nghiệp toàn cầu 2015/2016 của Hiệp hội các nhà nghiên cứu kinh doanh toàn cầu (GEM), có một chỉ số mang tên “Nỗi sợ thất bại” (Fear of Failure) khi bắt đầu kinh doanh thì Việt Nam đứng thứ 8 trong số 60 nước được xếp hạng.Tất nhiên đây có thể là một yếu tố văn hoá, có bởi thói quen an toàn của người Việt. Nhưng cũng có thể là vì những lý do khách quan. Khi người ta buộc phải sợ một cái chổi quét đường thì họ có thể sợ bất kỳ điều gì. Vấn đề lớn nhất của những câu chuyện kiểu “cái chổi” hay “đào đường” là rất khó tạo ra thiết chế để ngăn chặn chúng, khi người ta chủ động dùng quyền lực trong tay để gây khó dễ. Trong khi đó thì quá trình làm việc với nhau “đúng nguyên tắc” lại vấp phải một hệ thống hành chính mà nghĩ đến thôi chủ doanh nghiệp đã muốn đưa tiền sai nguyên tắc.Bản thân hệ thống hành chính cũng là một chiếc chổi sẵn sàng quét bay doanh nghiệp bất cứ lúc nào nếu người cầm nó muốn. Chẳng lẽ giải pháp duy nhất, lại chỉ là kêu gọi mọi người sống có tâm với nhau hơn?Hoàng Minh Trí Quá hay. Quá đẳng cấp. Cảm ơn tác giả. Cám ơn nhà báo Hoàng Minh Trí về bài viết đầy sự trải nghiệm này, đã cung cấp cho người đọc thêm một điều thú vị nữa. Quyền lực và lợi ích xuất hiện ở bất cứ nơi đâu. Ở VN chỉ cần 1 anh Công nhân đào đường, hoặc một cô quét rác đường phố , đã có thể làm khó dễ doanh nghiệp, thì cao hơn nữa sẽ ra thế nào, tốn 3 giây đã có thể hình dung được phải không các bạn Không chỉ đào đường và quét đường cũng tìm cách để "ăn", ở ta bây giờ muốn hưởng bất cứ dịch vụ gì tốt hơn mặt bằng (hiện đang rất thấp) của xã hội cũng phải mất thêm tiền cả. Người ta mất tiền đút lót đủ kiểu, và người non đút lót người kia, bất kỳ ai có một chút quyền lực đi chỉ bé xíu cũng là "cửa" để "ăn" của người khác rồi, còn người dân không có quyền gì thì mới chỉ phải đi đút lót, biếu xén khi cần mà chẳng "ăn" được cái gì cả. Tóm lại là họ ăn bất cứ thứ gì ! Ăn bẩn ! Bài viết đúng thực tế, rất hay. Cảm ơn tác giả! Bản thân hệ thống hành chính cũng là một chiếc chổi sẵn sàng quét bay ủy ban chống tham nhũng bất cứ lúc nào nếu người cầm nó muốn. Giải pháp duy nhất là kêu gọi mọi người sống có tâm với nhau hơn. Nhân viên quản lý nhà xác ở bệnh viện cũng có quyền lực ghê gớm. Ai muốn lấy xác người nhà nhanh để kịp phát tang đúng giờ đẹp thì phải nhờ người đi tim ông ta. Chỉ có 1 câu thôi: Đau Các doanh nghiệp! Nơi tạo ra công ăn việc làm cho càng nhiều người thì sẽ gặp rất nhiều cái Chổi ! Và có cái Chổi rất to ! Đọc bài viết thấy hay và buồn. Một đất nước có hàng nghìn năm lich sử có bao nhiêu nhân tài ở tầm cao của thế giới (Ngô Bảo Châu; Lê Bá Khánh Trình...) mà chỉ thế này thôi sao ? Nguyên nhân của nó là từ đâu? Tổ chức nào cá nhân nào sẽ làm nó thay đổi ? Liệu có lối thoát không ? Hay lại phải dùng khả năng chịu đựng tham nhũng để mà sinh tồn ? Còn tôi thấy đau và bất lực! Ai đã từng như tôi đi xin điện 3 pha cho sản xuất chưa. Hãy thử một lần đi rồi sẽ biết. Vậy mà theo báo cáo, tỷ lệ tham nhũng của nước ta chưa đến 1% cơ đấy, không biết giờ còn tin được ai nữa đây Có nhiều bài viết rất hay ..nhưng rồi gió thổi mây bay,chả ai làm được gì ? Và bằng những comment đầy bức xúc và phẫn nộ ! Vậy đó và càng ngày càng tệ hại, quá buồn Việt Nam ơi!
Bác sĩ làm sếp Ở đó, tôi được tiếp xúc với ba tượng đài của ngành giải phẫu thần kinh, là các giáo sư Robert Spetzler, Curtis Dickman và Volker Sonntag. Cả ba ông đều từng giữ chân viện trưởng của Barrow trong các giai đoạn khác nhau. Viện Barrow từng nhiều năm liền nằm trong tốp đầu bảng xếp hạng các cơ sở y tế tại Mỹ.Đến nay, nhiều người vẫn ủng hộ việc đưa một bác sĩ giỏi làm giám đốc bệnh viện ở Việt Nam, dựa trên những nghiên cứu về quản lý y tế ở các nước tiên tiến, giống như Viện Thần kinh học Barrow. Mệnh đề này nghe rất hợp lý. Các nước tiên tiến đã vậy, tại sao ta lại không?Tuy nhiên, trong thời gian học tại đó, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của GS Sonntag và GS Dickman, nhiều lần tiếp xúc với GS Spetzler (thời ấy đang giữ chức Viện trưởng), tôi ít thấy họ làm gì về công việc quản lý. Họ khám bệnh, mổ xẻ, dạy dỗ, huấn luyện... Mọi việc liên quan đến quản lý đều do các bộ phận không y khoa thực hiện.Mãi sau này tôi mới biết họ là người vạch ra chiến lược cho cơ sở, mỗi người họ có cả một “bộ sậu” thư kí, cố vấn, luật sư... giúp cho họ trong việc quản lý bệnh viện. Ngoài ra, Viện Thần kinh học Barrow sử dụng cơ sở của Bệnh viện St. Joseph, nơi người đứng đầu là một nhà quản trị, không phải bác sĩ. Hầu hết thủ tục hành chính và các vấn đề không y khoa của Viện Barrow đều do Bệnh viện St. Joseph thực hiện.Mô hình “bác sĩ giỏi làm quản lý” chỉ có thể thực hiện được với một nguồn lực khổng lồ. Ở những bệnh viện ấy, các bác sĩ giữ vai trò là chủ tịch, hoặc giám đốc y khoa; người điều hành, điều phối các hoạt động vẫn là tổng giám đốc (CEO) hoặc giám đốc điều hành (COO) của từng lĩnh vực. Ở Việt Nam, khâu yếu kém nhất của các bệnh viện thuộc về những mặt không y khoa, như tổ chức hoạt động, xây dựng quy trình, bảo đảm pháp lý, các vấn đề về tài chính, kế toán, marketing, thương hiệu... Đó chính là công việc mà một nhà quản lý bệnh viện ở Việt Nam cần và phải làm. Những công việc này không cần đến kiến thức y khoa siêu việt. Ngược lại, những công việc đó cần đến những người được đào tạo bài bản về quản lý bệnh viện.Thời tôi còn làm bệnh viện công, chúng tôi mổ cột sống với số lượng rất lớn. Thỉnh thoảng vẫn có người mổ nhầm tầng hoặc cố định vít sai chỗ. Lúc ấy, chỉ biết tặc lưỡi bảo nhau: ở nước ngoài, người ta vẫn mổ nhầm, bắt vít sai chỗ. Và cứ vậy, chuyện mổ nhầm tầng hoặc bắt vít sai chỗ được kiểm điểm, rồi lại được cho qua.Trong khi đó, bệnh viện được tặng một cái C-arm, máy chiếu X-quang trong khi mổ. Cái máy đó có thể khắc phục được tình trạng này. Nhưng lại để không. Phẫu thuật viên và các thành viên cuộc mổ không có nhiệm vụ sử dụng C-arm. Nhân viên khoa X-quang thì không có chức năng nhiệm vụ ở phòng mổ. Và thế là C-arm thì trùm mền, mổ nhầm, cố định vít sai chỗ vẫn cứ tiếp tục, chỉ vì không có người điều khiển cái C-arm.Cùng với việc mổ nhầm tầng, hàng loạt kỹ thuật cao cần đến C-arm không thực hiện được. Ra tư nhân, chúng tôi cử hẳn một người chuyên điều khiển C-arm. Cùng một số thay đổi khác trong tổ chức hoạt động, chỉ với nguồn lực nhỏ nhoi của một cá nhân, lại không được hỗ trợ về mặt pháp lý, chỉ cần 2 năm, chúng tôi đã thực hiện được tất cả những gì mà suốt 7 năm trời ấp ủ, tại một bệnh viện hàng đầu cả nước, vẫn không làm sao thực hiện được. Đó chỉ là một ví dụ nhỏ trong muôn vàn ví dụ về sự “quản lý tồi” có thể ảnh hưởng đến chức năng của bệnh viện - dù đó là một quy trình quản lý nhỏ chẳng liên quan gì đến trình độ chuyên môn.Không ai phủ nhận việc một bác sĩ giỏi vẫn có thể là một nhà quản lý tài. Tuy nhiên, đó là những trường hợp phi thường. Bình thường, một người có thể trở thành giỏi trong một lĩnh vực phải rất cố gắng. Nếu chúng ta chọn những bác sĩ giỏi chuyên môn làm quản lý, khả năng họ là một quản lý giỏi sẽ thấp hơn nhiều so với một người chuyên về quản lý.Hiện nay, có một nghịch lý là những khía cạnh thành công trong quản lý của một bệnh viện công, như là giữ chân được các bác sĩ giỏi, trả lương cao, lại nhờ vào… sự quá tải. Nếu một bệnh viện công chỉ duy trì 80% công suất như các bệnh viện nước ngoài, thì nhiều cái gọi là “thành công” có thể sẽ biến mất. Bởi vì quy trình quản lý của nhiều bệnh viện, không chỉ làm khó cho người nhà, cho bệnh nhân mà còn cho cả… bác sĩ.Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến mới đây tiếp tục chỉ ra vấn đề này trong việc tuyển chọn lãnh đạo bệnh viện. Bà nói, nếu giám đốc chỉ giỏi về thực hành lâm sàng nhưng không hiểu về báo cáo tài chính, đấu thầu quy hoạch, xử lý rác thải, quan hệ xã hội... thì sẽ khó đảm đương tốt cương vị quản lý. “Chúng ta đang lẫn lộn giữa hàn lâm, quản lý và thực hành, khác nhau hoàn toàn” - bà thừa nhận.Tôi hy vọng rằng mệnh đề đó sẽ được cụ thể hoá ngay. Chúng ta đang rất cần những nhà quản trị bệnh viện được đào tạo bài bản. Hãy để những thầy thuốc giỏi làm công việc mà họ giỏi.Võ Xuân Sơn làm Bs giỏi lương 10000usd; làm Giám đốc bv trả 1000 usd. Nhưng ở Việt Nam là ngược lại, nên mới giành nhau làm Giám đốc, ko muốn làm Bs giỏi. "Chúng ta đang rất cần những nhà quản trị bệnh viện được đào tạo bài bản. Hãy để những thầy thuốc giỏi làm công việc mà họ giỏi." cảm ơn bà đã nhìn ra vấn đề mà nhiều năm nay được nhiều người phát hiện nhưng ko phát biểu. Mong y tế sẽ được chấn chỉnh và tốt hơn trong tương lai.. Bài này của anh Sơn thực sự rất hay. Tôi vốn là dân học kinh tế, ngày xưa khi tôi còn học các thầy tôi cũng từng nói một người giỏi chuyên môn thì tốt nhất không nên đưa anh ấy lên làm quản lý nếu bản thân không có khả năng quản lý nếu không thì đơn vị đó sẽ mất đi 1 người giỏi chuyên môn mà lại có thêm 1 quản lý tồi. Điều này cũng thường giải thích tại sao dân học kinh doanh bài bản ra hay làm sếp hơn các ngành khác dù nhiều khi họ chẳng cần phải biết về kỹ thuật hay những vấn đề liên quan ở ngành họ đang làm. :) Bạn Sơn đã thấy "giáo sư Robert Spetzler, Curtis Dickman và Volker Sonntag. Cả ba ông đều từng giữ chân viện trưởng của Barrow trong các giai đoạn khác nhau" là nhờ "họ có cả một “bộ sậu” thư kí, cố vấn, luật sư... giúp cho họ trong việc quản lý bệnh viện".Bạn cũng đã nhìn thấy cái "Ở Việt Nam, khâu yếu kém nhất của các bệnh viện thuộc về những mặt không y khoa, như tổ chức hoạt động, xây dựng quy trình, bảo đảm pháp lý, các vấn đề về tài chính, kế toán, marketing, thương hiệu... "Vậy tại sao bạn vẫn không hiểu cội nguồn của vấn đề?Muốn giải quyết vấn đề "không y khoa" thì cần người "không y khoa" chứ điều đó chả liên quan gì đến chức danh "Viện trưởng" cả. Trong khi đó, chức danh Viện trưởng là tượng đài, là niềm tự hào và cũng chính là chỗ dựa chuyên môn của các Bác sĩ trong Viện.Theo tôi, chỉ cần "sắm" cho các Viện trưởng những "trợ lý" giỏi thì mọi việc ổn ngay, tại sao chúng ta không làm thế mà đi làm ngược lại?Hiện nay Bệnh viện "quản lý" kém chúng ta chạy đôn chạy đáo kiếm người "quản lý giỏi" lên làm Viện trưởng. Rồi côn đồ vác dao vào rượt bác sĩ phòng cấp cứu, không lẽ chúng ta mời Công an về làm Viện trưởng. Đến lúc Bệnh viện "bẩn" quá chúng ta lại đưa cô "lao công quét rác" lên làm Viện trưởng à??? Like mạnh bs Sơn. Thế mới phát triển được. Cần ng có tầm và có tâm Đọc những bài viết của anh thực sự có ý nghĩa. Cảm ơn BS Xuân Sơn! Chị Tiến ơi, áp dụng ngay đi cho người dân đc nhờ Bênhj viện có truyền thống giao ban hàng ngày, mà thực tế là những trao đổi, chấn chỉnh về chuyên môn. Giám đốc không có chuyên môn thì nói gì? Cải cách thì có lẽ sẽ cấn 2 giám đốc trong đó phải có 1 Giấm đốc chuyên môn Cổ phần hóa các BV, ông chủ thực sự sẽ biết phải làm gì... cho túi tiền của mình sinh sôi, cho bv phát triển, cho xa hội tốt đẹp hơn...ý kiến của 1 bệnh nhân.... Không chỉ BV, cả XH chúng ta từ lâu đã đặt sai nhiều người, nhiều nghành nghề rất vô lý như thế Hay quá, trước đây mình cho là phải bái sĩ giỏi thì mới làm quản lý bệnh viện, nhưng coi bộ khó tìm. Sau bài này mình thấy thuyết phục. Tách bạch hai con người này ra vậy. vấn đề này cũng đã được nêu ra từ lâu rồi, nhưng theo tôi sẽ rất khó thực hiện với cơ chế bổ nhiệm lãnh đạo của chúng ta hiện nay. Muốn đưa 1 người có khả năng quản lý giỏi làm giám đốc (BV công) thì họ phải được qui hoạch từ trước với rất nhiều tiêu chuẩn, trong đó những tiêu chuẩn về chính trị là cực kỳ quan trọng Người quản lý bệnh viện mà không có học hàm, học vị cao hơn các bác sỹ làm chuyên môn, đố kỵ có khi sớm sảy ra Vấn đề là các bác sỹ gỏi chuyên môn nhưng vẫn thích làm quản lý hơn, vì có oai, có tiền, có quyền và không ai làm khó được mình, và hơn hết là có khả năng lên cao hơn nữa. quan trongjh nhất vẫn là cái tâm, không có tâm tốt, giỏi cũng chỉ tư lợi mà thôi
Chuyện nhỏ ở bệnh viện lớn Tôi đã chứng kiến bộ mặt nặng nề của các cô điều dưỡng, đã nghe thấy những câu nói không thưa gửi, chỏng lỏn và lạnh tanh. Tôi cũng trải qua cảm giác hoảng hốt rồi lặng thinh nhìn cháu tôi, người chăm sóc chính cho chị, dùng cái xilanh 50 cc hút dịch từ ống sonde dạ dày để chị tôi đỡ buồn nôn. Cháu tự thay các chai dịch truyền, chai dinh dưỡng, chai thuốc mà không vệ sinh tay, không khử trùng nắp chai bằng những miếng giấy tẩm cồn như chúng tôi vẫn làm. Hỏi thuốc giảm đau, cháu lôi trong túi quần vài chai paracetamol 1g và bảo thuốc này cháu xin của những giường bên, không cho bác sĩ biết. Họ không đau như mẹ cháu nên không dùng hết, khi nào mẹ đau cháu sẽ “cắm”. Nhìn mà thương chị tôi, người vừa trải qua một ca mổ ung thư đại tràng không thành công. Chị luôn kêu đau và buồn nôn. Tôi biết chị không thể phục hồi và cũng không dám bàn về phác đồ điều trị sau mổ và chăm sóc cận tử của bệnh viện. Nhưng giá mà chị tôi được chăm sóc giảm đau, giảm nôn ói, giảm nhiễm trùng như chúng tôi vẫn làm thì những ngày còn lại trên cõi đời này của chị đã nhẹ nhàng hơn nhiều. Tuy thẳng thắn nhắc các cô điều dưỡng về một số việc, nhưng trong thâm tâm, tôi thực sự thương họ. Với lương 5 đến 6 triệu đồng một tháng, cô điều dưỡng mảnh khảnh ấy phải trông nom một buồng bệnh có 8 giường. Trung bình cô chăm sóc và theo dõi từ 13-15 bệnh nhân sau mổ. Điều dưỡng ở Australia như chúng tôi chỉ chăm sóc khoảng 4 bệnh nhân. Chăm sóc là đầu ca phải đến chào hỏi, theo dõi mọi chỉ tiêu, biến đổi sức khỏe; phải giúp bệnh nhân giảm đau, giảm buồn nôn; phải làm thuốc, thay băng, cho ăn uống, tắm hay lau rửa; giúp đại, tiểu tiện để biết những biến chuyển của cơ thể... và làm tất cả những việc đó một cách nhẹ nhàng, tôn trọng bệnh nhân. Người nhà không phải làm gì vì đến động tác khử trùng tay họ còn chưa được học thì làm sao giúp được bệnh nhân?Cho nên, làm người bệnh như chị tôi khổ lắm. Nơi tôi làm việc, bệnh nhân là trung tâm của bệnh viện. Nhưng muốn bệnh nhân được chăm sóc tốt thì trước tiên, điều dưỡng, bác sĩ phải được làm việc trong môi trường tốt: họ phải có lương đủ sống, phải có tỷ lệ bệnh nhân/điều dưỡng/bác sĩ thích hợp và trong môi trường khá an toàn về mọi mặt. Cô điều dưỡng bé nhỏ kia dù giỏi đến đâu cũng không thể chăm sóc tử tế từng ấy bệnh nhân một lúc. Cô chỉ là một con người, đâu phải siêu nhân.Cô còn làm việc trong một buồng bệnh chật hẹp mà các giường cách nhau chỉ đủ cho một người đứng. Buồng bệnh mới mà không có chỗ rửa tay hay một chai kem sát trùng tay. Không lẽ chỉ cần một cái áo màu trắng hay màu vàng khoác lên người với đôi găng tay “đa dụng” là họ có thể làm mọi việc chăm sóc và theo dõi bệnh nhân? Màu áo không quan trọng, quan trọng là phải rửa tay đúng cách trước và sau khi làm mọi việc có tiếp xúc với bệnh nhân, quan trọng là mỗi dụng cụ liên quan đến điều trị xâm lấn cần được khử trùng đúng cách.Dù buồn vì tình trạng của chị, tôi cũng xin gặp cô điều dưỡng, chỉ muốn nói lời cảm ơn trước khi chia tay. Khi biết tôi cũng là điều dưỡng, cô đã thanh minh về hoàn cảnh và khối lượng công việc. Tôi hỏi “sao các cháu không kêu lên cấp trên để có thêm điều dưỡng, giảm khối lượng công việc? Sao các cháu không yêu cầu bệnh viện tăng lương, giảm giờ làm? Các cháu có tham gia công đoàn không?...”. Với tất cả câu hỏi của tôi, cô chỉ cười chua chát “có nói cũng chẳng có kết quả gì”.Tôi cũng hiểu, tình trạng “có nói cũng chẳng kết quả gì” đang tồn tại ở rất nhiều nơi trên khắp Việt Nam, chứ không chỉ ở cái nơi mà rất nhiều người chỉ còn chút ít thời gian để sống.Nguyễn Thị Nhuận Sau nhieu nam song o nuoc ngoai ,toi thay co 2 nganh dang Toi nghiep nhat la Giao duc va Y te .Khi ngan sach kho khan thi kinh phi bi cat truoc tien , nhung trach nhiem thi luc nao cung bi phe phan truoc nhat. Một trong những nỗi sợ của người Việt (ngoài sợ thực phẩm bẩn, sợ tai nạn giao thông ...) là sợ ốm phải đi viện. Bộ máy hành chính phình to, những người vô công rồi nghề ngồi chơi xơi nước và hưởng lương, sáng cắp ô đi tối cắp về thì nhiều vô kể ở các cơ quan chả cần thiết cho ai cả, nhưng với Y tế và giáo dục thì hạn hẹp về biên chế, khắc nghiệt cũng có, những người thân cô thế cô xin vào các bệnh viện đều phải tiền để chạy chọt xin vào cho nên có phải phân công làm chí chết cũng phải làm để còn có lương và phần nào lấy lại số tiền đã bỏ ra xin việc, còn những chân béo bở trong bệnh viện đã có các COCC luồn vào ngồi hưởng hết rồi họ chỉ ngồi đấy tán gẫu và đóng cửa ăn quà vặt, chiếm dụng những toalet của bệnh nhân khóa chặt để họ dùng vậy thôi, đó là thực trạng của các bệnh viện ở các tuyến huyện hiện nay. Ai làm cứ làm ai chơi cứ chơi bác sĩ mua bằng và ngồi vào chỗ thơm ngon trong bệnh viện cũng là một tệ nạn xã hội nhưng không ai kiểm tra, không ai phát hiện vì họ là COCC, họ có quyền vênh váo đòi tiền đút lót hối lộ và lạnh nhạt vô cảm với bệnh nhân, đó là thực trạng. Bai biet cua chi that cam dong. Cam on chi da mo ta rat dung thuc trang cua nganh y te o VN, va nhung gi benh Nhan va Nhan vien y te dang chiu dung. Tôi cũng hiểu, tình trạng “có nói cũng chẳng kết quả gì” đang tồn tại ở rất nhiều nơi trên khắp Việt Nam, chứ không chỉ ở cái nơi mà rất nhiều người chỉ còn chút ít thời gian để sống.lãnh đạo hãy nghe. bạn bè cháu là điều dưỡng mới ra trường, theo lời họ thì xin việc còn khó hơn lên trời kể cả ở những bệnh viện quá tải. Hoặc là phải làm không công một số năm nhất định mới được xem xét vì toàn tuyển "người có kinh nghiệm" hôm qua đi họp phụ huynh, cô giáo lớp 1 đúng là siêu nhân khi 1 mình chăm 60 hs ăn trưa, ngủ trưa, dạy và dỗ bọn trẻ vừa còn ở mẫu giáo lên cấp 1 Đoạn trường ai quá qua cầu mới hay . Nhiều chuyện, mỗi nơi mỗi khác, rồi lại sẽ có những comment chê vai, dè bỉu !!! Chị Nhuận ơi, lương 5- 6 triệu/ điều dưỡng là hơi cao rồi đó, nhưng chỉ tiêu chừng đó, thêm người thì lại phải chia lương ra , thêm 2 người thì mỗi người lãnh 5-6/ 3 < 2 tirệu ,làm sao sống hỡi chị điều dưỡng! Thế nên viện phí ở Úc mới là 2000$/ngày. Nếu như ở VN cứ trốn thuế, tiền viện phí thấp mà yêu cầu dịch vụ cao như Úc thì ko hiểu ngân sách ở đâu ra. Tội nghiệp nhất là Y tế và Giáo dục nhưng Giáo dục còn được chút thời gian chứ y tế thì Lương thấp và THỜI GIAN cho gia đình, bản thân cũng khong có. Trực 48h/tuần cực kỳ mệt mỏi. chỉ có người trong gia đình mới hiểu Bác sĩ khổ thế nào. Còn xã hội chỉ biết yêu cầu phải, phải và phải.... Vâng, thưa chị Nhuận, để có một chỗ đứng như cô điều dưỡng kia, tại Việt Nam mình, không phải chuyện dễ đâu ạ, mặc dù thiếu thật, nhiều điều dưỡng ra trường cũng đang "chuyển hướng" vì không xin được việc, thậm chí là việc không lương đấy ạ, rồi lại cả chuyện đã làm (không lương) một thời gian, sau khi có thi tuyển (để lấy biên chế) thì lại ... mất việc! Những điều chị nói ai cũng biết, đương nhiên lãnh đạo cũng biết, nhưng biết trách ai đây. Người ta có hàng tá lý do để giải thích cho thực tế đó, còn người bệnh thì chỉ còn biết thở dài và chịu đựng. Mong sao được sống khỏe chết nhanh. CHUYỆN NHỎ Ở BỆNH VIỆN LỚN. NGHE MÀ XÓT XA QUÁ. MONG CẤP CAO NHÌN LẠI. ĐIỀU DƯỞNG VÀ NGƯỜI BỆNH BỚT LO Thở dài !!! Cứ vài hôm lại lôi ra một ông làm thất thoát vài nghìn tỷ thì ngân sách nào cho đủ.
Khi 'thượng đế' thô lỗ Trong cửa hàng thời trang khá đắt tiền, bạn thử một loạt rồi chọn ra cái áo lụa ưng ý. Năm bảy chiếc còn lại bạn vứt thành đống như giẻ trên nền trong buồng thử. Tôi nhắc bạn treo vào mắc cho ngay ngắn, bạn dài giọng: “Anh vẽ chuyện! Khách hàng là thượng đế, người ta phải dọn cho mình chứ”.Dịp này, có câu chuyện cũng đang lan truyền rộng rãi, xảy ra trên chuyến bay từ Long Beach đi San Francisco, Mỹ. Một đoàn du khách Việt khoảng 10 người, nam thanh nữ tú hoàn toàn khỏe mạnh, khi lên máy bay họ sai bảo tiếp viên để hành lý xách tay lên ô chứa hành lý trên đầu. Cô tiếp viên đáp rằng đây là việc hành khách phải tự làm (dĩ nhiên trừ trường hợp đặc biệt cần giúp đỡ). Họ tự cho mình là thượng đế và thóa mạ cô bằng tiếng Việt.Người Việt Nam từ lâu đã làm quen với cụm từ "khách hàng là thượng đế". Ở phương Tây, các công ty sản xuất và kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cũng có những châm ngôn tương tự: "Khách hàng là vua" hay "Khách hàng luôn đúng". Họ luôn quan tâm đến các nhu cầu chính đáng của khách hàng, luôn tâm niệm phải cố gắng cung cấp cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ ngày càng tốt đẹp, tiện lợi và hiện đại hơn trong khả năng của mình. Bởi, từ chủ doanh nghiệp đến nhân viên tiếp xúc với khách ngày càng thấu hiểu câu nói của Henry Ford: “Không phải người chủ mà khách hàng mới là người trả lương”.Nhưng bên cạnh đó, trong xã hội văn minh, quyền con người luôn được luật pháp bảo vệ. Không khách hàng nào được phép cho mình là “thượng đế” mà có thái độ coi người cung cấp hàng hóa, dịch vụ là nô lệ.Nhưng quan niệm "Khách hàng là thượng đế" dành cho giới sản xuất, kinh doanh ở phương Tây khi vào Việt Nam đã bị hiểu có phần sai lệch. Từ mục đích nhắc nhở giới sản xuất kinh doanh phải làm tốt công việc, cách nói này trong nhiều trường hợp bỗng trở thành câu tâng bốc nguy hiểm người sử dụng hàng hoá, dịch vụ. Đối tượng tích cực của câu châm ngôn đã bị đánh tráo với hậu quả là nội hàm của câu đó bị hiểu chưa đầy đủ.Với nhận thức như thế, nhiều người trở thành những khách hàng vô văn hóa, thậm chí độc ác. Vụ hành khách VIP tát tiếp viên trên máy bay vì nghi lấy cắp điện thoại; việc khách hàng đánh người giao hàng đến gãy vợt tennis; việc khách hàng bắt shipper phải đi và chờ hàng giờ dưới trời mưa bão cây đổ ngổn ngang; khách hàng gọi điện chửi bới chủ giao hàng, đòi trả lại tiền chỉ vì món ăn chưa vừa miệng… là hệ lụy của một cách hiểu cực đoan. Các “thượng đế” này không ý thức được tính cao cả của quyền con người và hoàn toàn xa lạ với lối cư xử trong xã hội văn minh. Các “thượng đế” này không hiểu rằng với những hành vi manh động ấy, trong xã hội thượng tôn pháp luật, họ sẽ gặp rắc rối lớn.Trở lại hai câu chuyện ở đầu bài viết, bạn tôi đã được người phục vụ trong cửa hàng nhắc nhở nhẹ nhàng rằng hãy vì những người đến sau mà không nên vứt đồ bừa bãi. Đoàn khách trên chuyến bay kia xui xẻo gặp cô tiếp viên biết tiếng Việt. Họ sau đó bị hãng hàng không từ chối phục vụ trong các chuyến bay về sau.Phải chăng việc đảo ngược giá trị câu châm ngôn này là do nền tảng văn hoá của chúng ta yếu, hay do hệ thống luật pháp chưa tạo ra ý thức về việc bảo vệ giá trị con người? Trần Quốc Quân Người Việt mình có ít tiền trong tay là cứ đòi làm cha thiên hạ, trong khi ra nước ngoài những người càng có tiền lại càng lịch sự, tử tế Tiêu chí cho một thượng đế không có và không được giáo dục không phải do dân trí mà do hệ thống giáo dục không coi trọng giáo dục nhân cách. Nhân cách phải được giáo dục từ nhỏ và phải được rèn luyện thử thách trong cuộc sống. Ở ta, không những khách hàng tưởng mình là "thượng đế" mà người có tý chức quyền cũng tự cho mình cái quyền "làm cha thiên hạ" . Vậy lỗi tại ai !? Hầu như nền văn hoá nào cũng có nhận thức tương tự về cái gọi là "new money" (người mình gọi là giàu mới nổi ). Giàu tiền của nhưng nghèo về tư cách. Cách đối xử, ứng xử còn nặng mặc cảm của quá khứ hèn kém. Chửi đánh người vì mình từng bị chửi đánh. Nhàu vất bừa bãi cũng có thể vì bản thân hay dòng họ gốc gác thu xếp dọn dẹp. Chính xác hiện tượng này gọi là "trả thù đời ". Niềm hận thù đó cản trở kẻ học làm sang làm cho họ học không đến nơi đến chốn. Mình hay tưởng bở, thấy người ta lịch sự cứ cho là mình co quyền, được đàng chân lân đàng đầu ; còn nếu gặp kẻ ngang ngang một chút ( thí dụ vào các cửa công quyền ) thì lại co rúm, chẳng dám phản kháng mà chỉ lên facebook nói cho hả dạ . !! Vốn là không hiểu hết quyền và nghĩa vụ của mình nên nhát gan, chỉ dám la ở chỗ không ai đáp . Cũng chẳng trách được họ, vì ho có được dạy để làm những công việc cơ bản như vậy đâu.ở nhà thì có bố mẹ,hoặc người giúp việc,vô trường thì có mấy cô chú lao công,ra ngoài đường hoặc vào công viên thì có nhân viên vệ sinh,tới công sở thì có tạp vụ.họ đã quen cái thói được phục vụ rồi,họ không được dạy những khả năng cơ bản là tự thu dọn những thứ mình đã bày bừa,vì mục tiêu mà họ được đặt ra là thành tích học tập,là thăng tiến trong công việc,chứ không phải là một người đạo đức và gương mẫu. Xin cảm ơn Ông Trần Quốc Quân đã gợi mở để chúng ta hiểu đúng hơn về cụm từ "khách hàng là thượng đế". Rất nhiều vấn đề, chúng ta hiểu một cách phiến diện và từ đó dẫn đến nhiều hệ lụy khác mà như tác giả bài viết đã phân tích. có lẽ là do ý thức hoặc quan niệm " không phải của nhà mình hay của mình nên không cần quan tâm". nhiều lần ra siêu thị đi coi quần áo mà mình thấy vất vả thay cho nhân viên ở đó, có quá nhiều người lôi quần áo ra xem, xong vứt lung tung, giăng mắc , treo khắp nơi, trong phòng thử đồ thì quá trời móc vương vãi, chẳng hiểu ý thức họ để đâu nữa, hình như k phải của mình nên k cần quan tâm thì phải. Đấy là những người vô văn hóa ,vô học mới có kiểu nghĩ rằng mình là khách hàng thì người bán hàng phải phục vụ triệt để kiểu nô lệ phục vụ ông bà chủ . Đó không phải là văn há của chúng ta, đó là sự suy đồi đạo đức. Người Việt đang đói khổ bỗng chốc giầu có là lên mặt tự kiêu ngạo ngay lập tức coi người khác bằng nữa con mắt và sang chảnh hoạnh họe đủ kiểu với người dưới của mình. Mua sắm kệch cỡm kiểu trưởng giả học làm sang, dạng trọc phú. Cái thái độ ấy ở nước ta không thấy ai nhắc nhở dạy dỗ nên ngày càng thấy có nhiều và lộng hành lộng ngôn nhất là ở lớp trẻ có cha mẹ mới nổi lên giầu có. Rất vô văn hóa. Theo tôi thì đó chỉ là một bộ phận thiểu số dùng câu nói "Khách hàng là thượng đế" để lấp liếm, che đậy, ngụy biện cho những ứng xử kém văn hóa của mình. Không phải khách hàng nào cũng dùng câu slogan đó để bắt chẹt hay yêu sách với người bán hàng. Đó là do sự nhận thức yếu kém và cách hành xử vô văn hóa Khách hàng có rất nhiều trường hợp khác nhau. Từ dễ thương đến dễ ghét. Có nhiều người cho rằng bản thân mình được quyền, có quyền la mắng và xỉ nhục nhân viên bán hàng. Có vài người cho rằng việc nhân viên bán hàng phải phục vụ họ như 1 nhà vua là lẽ đương nhiên, tất nhiên chỉ 1 vài. Vd cửa hàng của tôi trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, nơi này không cho phép bạn đậu xe trên vỉa hè, thế mà khách đến thì họ hỏi rằng không có người trông xe hả em, nhân viên giải thích và gợi ý địa điểm gửi xe, thì họ nói sao kì vậy shop e phải thuê người giữ xe đi chứ, có vậy thì khách họ mới yên tâm mua đồ chứ. Tư duy sai lệch. Họ bắt cửa hàng phải thấu hiểu những hoàn cảnh của họ 1 cách vô lý, về việc đổi đồ, họ mua đồ và hơn 1 tuần sau mang trả, kèm theo đồ đã mất tag. Nhân viên không chịu đổi thì họ hù dọa đăng báo. Thật sự nếu 1 người làm báo mà như vậy thì hỏng. Còn ai tin vào báo chí. Đây không phải chỗ kể khổ, tuy nhiên bản thân mình đã găp không ít trường hợp khách hàng vô duyên, thd ý thức cho đến thiếu nhận thức nên mình cho rằng, việc phục vụ và làm hải lòng khách hàng trong phạm vi hợp lý hợp pháp là điều đương nhiên, ngoài phạm vi này, chúng ta hoàn toàn có thể từ chối hoặc xử lý theo pháp luật. Đó là hậu quả của việc coi kiếm tiền nhiều... mà quên yếu tố VHXH. Chuẩn men. Đi gặp khách hàng mà gặp mấy ông thái độ mặt vênh như cái mo cau. Các cụ có câu ếch ngồi đaý giếng cấm có sai
Đôi chân người đã khuất Mẹ tôi từng là y tá tại khoa hồi sức cấp cứu của một bệnh viện tỉnh ở miền núi phía Bắc trong những năm cuối thập niên 1970. Thời đó, bệnh nhân thường được hai người khiêng đến viện trên những chiếc võng có đòn là cây tre tươi, gọi là cáng võng. Nhà nào có điều kiện hơn thì cáng võng được cột một đầu vào gácbaga xe đạp trước và ghi đông của xe đạp sau. Tôi không hiểu bằng cách nào để hai người đi xe di chuyển với chiếc cáng võng như vậy mà không bị ngã.Bệnh nhân thường không muốn chết tại bệnh viện, họ được đưa về nhà để trút hơi thở cuối cùng bên cạnh người thân. Thời đó xe ôtô có rất ít, xe máy cũng hiếm, nên những người bệnh trở về trên những chiếc xe đạp, xe trâu xe bò, xe ba gác do người kéo và cả trên những chiếc cáng võng giống như khi họ được đưa đến. Khi còn bé hơn một lần tôi đã nhìn thấy những đôi chân, giống như những đôi chân trong ảnh chụp tại Sơn La tuần qua.Gần bốn thập niên đã trôi qua, nhưng những đôi chân ấy vẫn thế, chỉ có phương tiện chuyên chở là thay đổi. Ngày xưa khi nhìn thấy cảnh đó, người ta cúi đầu ngậm ngùi chào tiễn biệt. Ngày nay người ta đưa điện thoại lên chụp hình và bày tỏ xúc cảm của mình qua những comment trên mạng xã hội... Có rất nhiều ý kiến giận dữ trách móc, lên án sự vô cảm của các thầy thuốc.Hôm 18/9, UBND tỉnh Sơn La cũng đã lên tiếng phê bình tập thể lãnh đạo Bệnh viện Lao và Bệnh phổi của tỉnh "thiếu tinh thần trách nhiệm", để xảy ra hình ảnh "đôi chân" gây bão trên mạng xã hội.Người thầy thuốc lại được chồng thêm áp lực và trách nhiệm. Họ phải chịu trách nhiệm về bệnh nhân ngay cả khi người bệnh không còn ở trong bệnh viện nữa. Thầy thuốc có vô cảm không khi đã cố gắng hết sức thuyết phục người thân của cho bệnh nhân ở lại "còn nước còn tát", nhưng họ vẫn nằng nặc đòi về? Một bác sĩ của Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Sơn La nói với tôi, anh không ngại bị chỉ trích là vô cảm, anh chỉ day dứt là không thể giữ bệnh nhân ở lại khi mà cơ hội sống của người đó vẫn còn. Thực tế, ở các bệnh viện, thầy thuốc không chỉ khám và chữa bệnh cho bệnh nhân. Họ đã và đang phải giúp giải quyết những vấn đề ngoài tầm với của bệnh nhân và gia đình, từ tìm nguồn thanh toán giúp viện phí, lo các suất ăn miễn phí, cho tới việc trợ giúp tâm lý và giải quyết cả các vấn đề hậu sự. Do biết thầy thuốc không thể lo hết được mọi sự cho bệnh nhân một cách chu toàn, tháng 11/2015, Bộ Y tế ban hành thông tư hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác xã hội trong bệnh viện, theo đó các bệnh viện cần thành lập đơn vị công tác xã hội và nhiệm vụ hàng đầu của đơn vị này là "hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vấn đề về công tác xã hội cho người bệnh và người nhà người bệnh". Cụ thể hơn, đơn vị này có trách nhiệm "tổ chức hỏi thăm người bệnh và người nhà người bệnh để nắm bắt thông tin về tình hình sức khỏe, hoàn cảnh khó khăn của người bệnh, xác định mức độ và có phương án hỗ trợ về tâm lý, xã hội và tổ chức thực hiện".Do những điều kiện khác nhau và cũng do thời gian thông tư ban hành chưa lâu, nên không phải bệnh viện nào cũng đã thành lập được đơn vị công tác xã hội. Đó là chưa kể, Sở Nội vụ ở một số địa phương chưa đồng ý để các bệnh viện có biên chế tuyển dụng nhân viên công tác xã hội. Hình ảnh đau buồn ở Sơn La cho thấy đã đến lúc công tác xã hội cần được triển khai ở tất cả các bệnh viện và trở thành cánh tay nối dài trợ giúp các thầy thuốc giải quyết những vấn đề ngoài chuyên môn liên quan tới người bệnh.Nếu câu chuyện này có khía cạnh nào tích cực, thì đó là việc UBND tỉnh Sơn La từ nay sẽ hỗ trợ chở miễn phí đối với những gia đình nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa... để không còn cảnh bệnh nhân nặng phải di chuyển trên xe gắn máy hay xe thô sơ để trút hơi thở cuối cùng tại nhà.Hình ảnh đôi chân người đã khuất thò ra từ manh chiếu là điều không ai muốn chứng kiến. Nhưng sẽ thật không công bằng nếu chỉ tay về phía các thầy thuốc. Không chỉ chính quyền các cấp, mà các tổ chức, hội đoàn cá nhân cũng cần chung tay với hoạt động công tác xã hội ở các bệnh viện. Có như thế, thầy thuốc mới tập trung được nhiều hơn tâm sức, thời gian vào việc cứu chữa bệnh nhân mà không bị mang tiếng là vô cảm. Vũ Mạnh Cường Đồng ý với quan điểm của tác giả: Hình ảnh đôi chân người đã khuất thò ra từ manh chiếu là điều không ai muốn chứng kiến. Nhưng sẽ thật không công bằng nếu chỉ tay về phía các thầy thuốc. Không chỉ chính quyền các cấp, mà các tổ chức, hội đoàn cá nhân cũng cần chung tay với hoạt động công tác xã hội ở các bệnh viện,"Hình ảnh đôi chân người đã khuất thò ra từ manh chiếu là điều không ai muốn chứng kiến. Nhưng sẽ thật không công bằng nếu chỉ tay về phía các thầy thuốc. Không chỉ chính quyền các cấp, mà các tổ chức, hội đoàn cá nhân cũng cần chung tay với hoạt động công tác xã hội ở các bệnh viện". Bỏ ra vài ngàn tỉ xây mấy cái tượng đài , xây những công trình chết thì không tiếc, xây bv vài trăm tỉ để cứu sống hàng ngàn người thì tiếc. Chả hiểu nổi ! Bác sĩ chỉ giỏi chuyên môn về y khoa thôi.Bây giờ phải gánh luôn công việc của Xã Hôi.Đã đến lúc bệnh viện cần có những ban Xã hội trong bệnh viên để lo những việc như vậy.Hãy để yên cho Bác sĩ lo cứu chữa bệnh nhân không thể trách y bác sĩ mà UBND phải là nơi chịu trách nhiệm trước tiên. Bác sĩ hay y tá cũng như mỗi người dân đã góp phần cho xã hội bằng việc đóng thuế rồi. Tượng đài của Sơn La. Chân tượng với phía trên là hình ảnh lai xác chết bằng xe máy. 40 năm rồi vẫn vậy. Tác giả nói rất đúng. Thực trạng xã hội hiện nay là khi có một sự cố gì xảy ra, không ít người muốn đóng vai trò nhà điều tra và quy trách nhiệm (phải có một ai đó là thủ phạm, là người chịu trách nhiệm ngoại trừ minh). co bao gio tac gia tu hoi , sao sau hon 40 nam van con xay ra chuyen " nhung doi chan " nhu the khong ? Dân mình lầy thế. Đã nói rõ là bệnh nhân chết trên đg về và y bác sĩ có khuyên nhủ ng nhà bệnh nhân ở lại mà ko được mà. Cũng cố trách móc làm chi hay quen đưa đẩy trách nhiệm thành phản xạ luôn rồi. Dong y voi tac gia. Cac ban khi doc thong tin hay suy nghi can trong truoc khi viet binh luan. Một câuchuyện cũ diễn ra trong hiện tại. Cay cay mũi... Trong tình huống này tôi cũng đồng ý là không thể đổ hoàn toàn trách nhiệm lên các bác sĩ được. Chúng ta ở ngoài, và bức xúc, nhưng có ai nghĩ đến việc người thầy thuốc liệu có thể quán xuyến hết được những việc ngoài chuyên môn của họ như vậy? Với tôi.Quan điểm rất rõ ràng và vụ thể."Nhờ có đôi chân thò khi đã khuất sẽ giải quyết được nhiều người không may bị mất mà gia đình không có điều kiện để thuê xe.Xã hội chúng ta chưa theo kịp với nhu cầu phát triển của xã hội.Chỉ đi sau giải quyết sự vụ mà thiếu đi một hành lang pháp lý đủ"tầm" với xu thế phát triển của xã hội ngày nay.Thành dâng Tâm Hương cho người đã khuất./. Xe cấp cứu ở bệnh viện số lượng có hạn để dành chuyển bệnh nhân cần cấp cứu lên tuyến trên. Nếu nhân đạo chở xác về thì bệnh nhân cần cứu sống chuyển bằng gì. Ai cũng nói nhân đạo nhưng khi vào bệnh viện khám bệnh đã có ai nhường cho người khác khám trước chưa hay chỉ đứng chửi nhân viên y tế. Tôi cũng đồng ý với anh Vũ Mạnh Cường là cần có sự chung tay góp sức của nhiều người, tổ chức, hội đoàn cá nhân. Tuy nhiên, việc để người dân nghèo chở thi thể người thân bằng xe gắn máy là một tinh thần vô cảm của bệnh viện này mà lãnh đạo bệnh viện là những người đầu tiên cần được kiểm điểm. Xã hội văn minh, dủ nghèo nhưng cũng không đến nỗi không thể lo 01 chiếc xe giúp người nghèo được. Xin đừng bao biện cho việc y bác sĩ đã tận tình chăm lo cho bệnh nhân mà không thể lo việc sau khi bệnh nhân không may qua đời. Hình ảnh "đôi chân" như thế phản ảnh đâu đó còn những con người vô cảm đến mức lạ lùng. Người ta bức xúc vì lãnh đạo tỉnh Sơn La chưa xây khu tưởng niệm cho dân đỡ thiệt thòi.
Nỗi sợ 'nhạy cảm' Cậu tỏ ra nhiệt huyết, cảm thông với đời sống đồng bào và tư duy tương đối hiện đại. Nhưng trong câu chuyện của chúng tôi, dù đã cố cởi mở, vẫn không tránh được bóng dáng của một cuộc đối thoại giữa phóng viên và quan xã.Tôi hỏi cậu thông tin về một vụ tham nhũng trên địa bàn. Những con bò hỗ trợ người dân một xóm nghèo “đi lạc” vào nhà cán bộ huyện. Chính phủ cho mười con bò thì xuống xóm còn có bảy con, những người dân sống trên núi nói với tôi bằng thứ tiếng Việt ngọng nghịu như thế.Sự việc đã xét xử xong. Cán bộ huyện bị khởi tố và phải khắc phục hậu quả. Nhưng cậu chủ tịch xã, trong cuộc nói chuyện, vẫn giữ thái độ dè chừng: cậu không thể kể vì một thứ mà cậu mô tả là “nhạy cảm”, vì cảm thức mơ hồ về một thứ bất trắc nào đó.Chưa bao giờ tôi tìm hiểu thông tin về một vụ việc đã có kết luận của chính quyền, tưởng là chuyện rõ như ban ngày mà lại khó khăn đến thế. Tôi không thể biết rõ ngọn ngành. Người dân cũng không được thông báo về vụ việc. Cán bộ thì trả lời ngập ngừng và lảng tránh vì “vấn đề nhạy cảm”.Chàng trai đó, trẻ và ít nhiều dám dấn thân đến vùng sâu, vùng xa, nhưng cũng đã nhanh chóng bắt nhịp được với cách hành xử phổ biến, tôi tạm gọi là "tự kiểm duyệt".Bản thân hành động tự kiểm duyệt vốn không xấu, thậm chí trong nhiều trường hợp còn cần thiết. Tự kiểm duyệt để tránh các vấn đề vi phạm đến quy định của luật pháp, chuẩn mực đạo đức; tránh tổn hại đến các nhóm người dễ tổn thương... Nghĩa là hành động tự kiểm duyệt thực sự có ý nghĩa nếu nó hướng đến lợi ích của cộng đồng, sự tiến bộ, dân chủ của xã hội. Nhưng ở ta, khái niệm tự kiểm duyệt được nhắc tới là khi người ta từ chối nhắc đến một vấn đề với lý do “nhạy cảm”. Còn thế nào là “nhạy cảm”, không có ai quy định, chỉ biết là người ta tự cảm thấy nên tránh đi các vấn đề có thể tạo ra xung đột, để đỡ rắc rối cho bản thân, để nương ý cấp trên và đỡ tổn hại đến lợi ích - thứ lợi ích đôi khi mang tên "quốc gia".“Nhạy cảm” trở thành một tấm khiên bất hoại che chắn. Dù đó có khi chỉ là một cảm giác, một suy đoán nhuốm màu sợ hãi.Cậu chủ tịch xã đã có thể thẳng thắn kể với tôi về vụ án đó một cách rõ ràng và minh bạch, vì nó là chuyện giấy trắng mực đen. Thậm chí cậu có trách nhiệm phải cung cấp cả thông tin lẫn quan điểm.Rất nhiều người có cơ hội để làm thế. Rất nhiều vấn đề cần được minh bạch. Nhưng họ chọn không làm, vì vấn đề đó “nhạy cảm”. Họ tự kiểm duyệt bản thân vì nỗi sợ mơ hồ.Có một nhà báo nhiều năm trước, trước khi phỏng vấn nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt, đã hỏi người trợ lý của ông rằng có vấn đề nào là “nhạy cảm” cần tránh hỏi Thủ tướng. Câu trả lời là không. Trong buổi phỏng vấn, nhắc lại chuyện đó, ông Kiệt nói với nhà báo rằng, “nhạy cảm” chỉ là cách gọi căn bệnh sợ hãi của những người không dám làm và không dám chịu trách nhiệm về việc làm của mình. Tự kiểm duyệt, thật ra chính là tự sợ hãi.Ý thức tự kiểm duyệt rất dễ lây lan, đến mức người “nhiễm” không tự nhận ra. Bởi  khi tự kiểm duyệt, người ta chọn không làm gì cả. Không làm gì, tưởng như vô hại, và bao giờ cũng dễ dàng hơn là chọn hành động để rồi đối mặt với các nguy cơ rắc rối, thậm chí xung đột có thể phát sinh.Ý thức tự kiểm duyệt theo chiều hướng này có thể xuất hiện ở cả những người dân bình thường nhất. Người ta không muốn thực hiện quyền giám sát và phản biện được luật pháp quy định, vì những nỗi sợ mơ hồ. Thói quen tự kiểm duyệt này sẽ song hành với một trạng thái tồn tại bấp bênh: người ta sống không dựa vào các nguyên tắc, mà hành xử và phát ngôn dựa trên việc “đón ý”.Đức Hoàng Bình thường thôi Hoàng ạ. Có như thế mới có hội chứng "Tiếng nói của những người về hưu" và kèm theo đó là "Lời bàn của những kẻ ngoài ngành" chứ còn người "trong rọ" thì im như thóc! Gốc rễ là tham nhũng ! Nhà báo hay lắm!!hihi,a dám nói rồi đó nhưng có thay đổi được ko??hihi NHẠY CẢM.SỢ HÃI.TỰ KIỂM DUYỆT. QUÁ CHUẨN Theo tôi, "nhạy cảm " chỉ nên dùng để chỉ các bộ phận trên cơ thể người, đặc biệt là cảm xúc của trong tình yêu của các cô cậu mới lớn. Còn những công việc ngoài xã hội là do người lớn chúng ta đã đánh tráo khái niệm, chủ yếu là các quan chức, nói lâu ngày thành ra quen miệng đấy thôi ! Hoan hô Đức Hoàng cho biết vì sao gọi nó là "nhạy cảm" Quá chuẩn xác. Nhạy cảm là tấm khiên che đậy sự sợ hãi. Trong một cuộc thảo luận, một cuộc họp...người dám nói lên ý kiến là người thật sự dũng cảm. Đây là vấn đề đã tồn tại xưa nay, nhưng nó "nhạy cảm" nên ít ai nói thẳng ra như anh. Bài viết rất hay & sâu sắc. Cảm ơn nhà báo, bài nào cũng sâu sắc! Cảm phục anh. Nghe câu nói biết ngay vị trí ..." không có vùng cấm " và " nó là vấn đề nhạy cảm " ! Tố Hữu viết " Một ngôi sao chẳng sáng đêm, một bông lúa chín chẳng nên mùa vàng; một người đâu phải nhân gian; sống chăng chỉ đốm lửa tàn mà thôi". A Nguyên Hoàng ạ Đây là căn bệnh của xã hội. chủ tịch xã rất thận trọng, vì bây giờ khó tin ai lắm Em luôn có cái nhìn sâu sắc và trách nhiệm và mãi như thế nhé, cô luôn chờ những bài viết của em!
Ngổn ngang giấy phép con Trước năm 2000 ở Việt Nam nghề nhặt ve chai, đánh máy chữ cũng phải có giấy phép, có những công ty muốn kinh doanh tại Hà Nội phải có giấy phép của Chủ tịch Thành phố, có những công ty chỉ được kinh doanh từ đèo Hải Vân trở vào. Nguyên thủ tướng Phan Văn Khải từng ra 3 quyết định bãi bỏ gần 200 giấy phép kinh doanh khi thực hiện Luật Doanh nghiệp 1999, tôi nhớ thời điểm trước Tết âm lịch, nhiều doanh nghiệp mừng rơi nước mắt. Họ gọi đó là món quà tết quý giá của Thủ tướng.Nhưng giấy phép cắt rồi mọc. Việc cắt thường rất khó, rất lâu nhưng mọc thì rất nhanh và nhiều. Tổ Công tác thi hành Luật Doanh nghiệp, đơn vị chuyên cải cách giấy phép kinh doanh, từng hoạt động rất năng động trước đây rồi cũng lui vào lặng lẽ.Anh Trần Hữu Huỳnh, nguyên Trưởng Ban Pháp chế của VCCI có nói một câu chua chát rằng: Anh tham gia cải cách giấy phép kinh doanh từ khi tóc mình vẫn còn xanh mà giờ đã bạc trắng mà thực trạng giấy phép con không hề thay đổi.Điều kiện kinh doanh có muôn hình vạn trạng, có trong hàng nghìn quy định hiện nay. Tất nhiên, nó không minh định rõ dưới tên gọi giấy phép hay điều kiện kinh doanh cụ thể. Nó có thể là trách nhiệm thông báo nhưng phải có xác nhận của cơ quan Nhà nước (thực ra là xin phép), nó là văn bản chấp thuận để doanh nghiệp hoạt động, là phương án kinh doanh phải được duyệt, là giấy uỷ quyền của nhà sản xuất phải cung cấp, là kinh doanh phải phù hợp quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm, là sản phẩm sản xuất ra bắt buộc phải dán tem…Thường một quy định điều kiện kinh doanh đặt ra vì sự thuận tiện và tránh rủi ro cho nhà quản lý nhưng làm oằn lưng chi phí đối với doanh nghiệp. Chẳng hạn quy định doanh nghiệp vận tải biển phải có bảo lãnh của ngân hàng, mức bảo lãnh tối thiểu là 5 tỷ đồng khi vận chuyển quốc tế. Quy định này được đặt ra từ hiện tượng chủ tàu “bỏ rơi” thuyền viên của mình ở nước ngoài.Nhưng chỉ vì một số ít doanh nghiệp không tuân thủ tốt, Nhà nước đã bắt tất cả các doanh nghiệp đang làm ăn nghiêm túc phải còng lưng gánh thêm chi phí. Lãi suất vay vốn ngân hàng tại Việt Nam vốn đã cao gấp đôi, gấp ba các nước khác, mỗi chuyến hàng phải cõng thêm chi phí bảo lãnh từ ngân hàng đắt đỏ thì làm sao các hãng tàu yếu ốm của Việt Nam cạnh tranh lại được với hãng tàu các nước?Một loại điều kiện kinh điển khác: buộc doanh nghiệp phải thực hiện tất cả mọi khâu của quy trình sản xuất, hay yêu cầu phải sở hữu máy móc, thiết bị.Doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm cần sắm đủ cả dây chuyền, thậm chí phải có xưởng sản xuất mút xốp (cung cấp vài nghìn mũ bảo hiểm ra thị trường cũng phải có riêng cơ sở sản xuất mút xốp). Cơ sở đóng tàu cá cũng phải có máy móc đủ tất cả các khâu. Thậm chí cơ sở in nhận hợp đồng in rồi không được hợp tác gia công sau in với doanh nghiệp khác, phải tự làm vì quy định pháp luật.Cách đặt ra các điều kiện này đang đi ngược xu hướng kinh doanh theo chuỗi sản xuất, tận dụng tối đa hiệu quả sản xuất của nhiều doanh nghiệp để cùng tạo nên một sản phẩm.Yêu cầu đầu tư lớn cả dây chuyền, phải sở hữu được hạ tầng thiết bị chính là lực cản lớn nhất đối với doanh nghiệp nhỏ gia nhập thị trường. Họ không đủ vốn, đủ nguồn lực để đáp ứng ngay lập tức các yêu cầu phi lý trên.Các điều kiện kinh doanh hiện đang quá xa thực tế kinh doanh. Điều tôi không lý giải được là thói quen của rất nhiều cơ quan cứ nghĩ đến nhân lực là quy về bằng cấp, thế nên chủ doanh nghiệp hay người đứng đầu cần phải có bằng đại học, chí ít là cao đẳng. Không hiểu vì mục tiêu gì?Nghị định 60 năm 2014 quy định người đứng đầu cơ sở in phải có bằng cao đẳng ngành in, nghị định 160 năm 2016 quy định người phụ trách doanh nghiệp vận tải biển nội địa phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên.Ngay luật Thuỷ sản đang dự thảo cũng quy định cơ sở giống thuỷ sản phải có cán bộ tốt nghiệp đại học… Một doanh nghiệp in khi bình luận về các quy định điều kiện này kể chuyện trong ngành in của ông, có vị tiến sĩ chuyên ngành in đứng đầu một doanh nghiệp in be bé nhưng kinh doanh thua lên lỗ xuống, ngược lại có ông chủ doanh nghiệp doanh nghiệp in lớn, chưa hề tốt nghiệp cấp 3 lại có doanh thu hàng nghìn tỷ mỗi năm, tăng trưởng ngoạn mục. Một vị chủ tịch hiệp hội vận tải biển, sở hữu 6 tàu vận tải đi biển bình luận tại cuộc họp gần đây, rằng ông chưa học hết cấp 3, nhưng có kinh nghiệm đi biển non nửa thế kỷ, luồng lạch nào ở Việt Nam ông cũng rành. Tại sao phải mời một người có bằng cấp về phụ trách doanh nghiệp ông?Tôi muốn kể những câu chuyện trên để cho thấy bức tranh về điều kiện kinh doanh đang ngổn ngang như thế nào.Chính vì vậy, việc Bộ Công thương ban hành kế hoạch cắt bỏ 675 điều kiện kinh doanh cách đây 2 hôm là rất quý. Vấn đề là khi nào kế hoạch mạnh mẽ này trở thành các quy định cụ thể? Cải cách điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực công thương thành hiện thực? Và tiếp sau Bộ Công thương sẽ là những bộ nào?Đậu Tuấn Cải cách hành chính chưa xong,thì còn "rừng giấy phép" nhé! bài viết của tác giả này luôn hiểu và đồng cảm cùng DN Vừa rồi công ty bạn mình cũng bị cơ quan thuế bắt giải trình về doanh thu, chi phí trong BCTC năm. Họ bắt phải mang bằng cấp, HĐ lao động của tất cả nhân viên lên. Sau khi xem xong viết vào biên bản làm việc: Những lao động phổ thông, lao động xếp công việc không đúng bằng cấp thì phải ltự loại chi phí lương ra trước và nộp thuế TNDN. Nếu không loại sau này cơ quan thuế kiểm tra sẽ phạt. Bó tay!!! Kính gửi anh Tuấn.Việc cải cách giấy phép thay đổi rất nhiều đấy chứ! Từ nhiều lên vô cùng nhiều, cải cách như cắt cỏ dại vậy. bỏ một lại mọc ra hàng trăm ví dụ như dùng thẻ căn cước công dân thì phải có kèm giấy chứng nhận số CMND cũ thì mới có giá trị giao dịch, hay như nghi định 86 cp về điều kiện kinh doanh vận tải có quy định phi lý là các doanh nghiệp, cá nhân có số lượng phương tiện dưới 10 đầu xe thì phương tiện không được phép hoạt động quá bán kính 300km. làm cho những doanh nghiệp hiện nay điêu đứng khi những đơn hàng khó khăn lắm mới có được lại phải bỏ vì giấy phép không cho chạy quá 300km ... Đậu Anh Tuấn . Anh thật là tuyệt.... Nhiều giấy phép càng thể hiện quan liêu, xa rời thực tế, đồng thời cho thấy bộ máy tổ chức quản lý không khoa học gây ra biên chế lao động thừa không cần thiết. Làm website hiện nay cũng phải làm đủ loại giấy phép ict, mạng xã hội, website bán hàng,... website trong nước chưa kịp lớn vì xin giấy phép mãi không được, trong khi đó website nước ngoài không cần xin phép đã nhanh chóng chiếm trọn thị trường Giấy phép con thì không có "bỏ" được đâu mà chỉ có thay đổi từ kiểu này sang kiểu khác theo thời gian mà thôi. Bài viết tuyệt vời doanh nghiệp tôi sản xuất mũ bảo hiểm, có nhà xưởng 1000m2, máy ép nhựa (ép vỏ mũ) đầy đủ, có 50 công nhân sản xuất, đang làm ăn thuận lợi đùng 1 cái nghị định 87 ra đời bắt phải có máy ép đệm xốp, tôi thấy ngao ngán quá dành đóng cửa vì kg biết mấy hôm nữa các ông ấy có bắt mình phải tự sản xuất luôn giấy vệ sinh cho công nhân dùng nữa kg? Ý THẬT HAY Tôi đi xin giấy phép kinh doanh ở bên mỹ : trừ thời gian chờ ,điền 1 mẫu đơn ( tùy nơi )... Thời gian gặp người có tránh nhiệm giải quyết đến khi cầm giấy phép hòn tất trong tay chưa đầy 1 tiếng đồng hồ là xong. Mọi thời gian sau đó tập trung cho kinh doanh.Hàng tháng tạm nộp thuế trên online.Rất đơn giản. Thế nào hành là..chính ? Vấn đề giấy phép con là câu chuyện không bao giờ có hồi kết, nếu không có chế tài mạnh những ai ký ban hành các giấy phép làm mất sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, gây tổn thất nặng nề cho nền kinh tế Anh Tuấn viết bài về Chứng chỉ hành nghề-"giấy phép con" của Bộ xây dựng hiện nay: Phải nói là một "rừng" !!!!! Đến Bộ Xây dựng đi ạ
Người Việt, tên Tây Không ít lần tôi thấy sếp - một chị người Mỹ lai - dường như cáu kỉnh với mình. Nguyên nhân thường là chị gọi nhưng tôi không trả lời. Đơn giản vì chị không thể phát âm được, dù là na ná, tên của tôi.Cuối cùng, thay vì mệt nhọc uốn cả môi lẫn lưỡi cũng không được thành “Tuyết“, chị gọi tôi là “June“ (chị biết tôi sinh vào tháng 6). Cái tên nửa Tây nửa việt June Tran vì thế từ đó gắn bó với tôi hơn 20 năm qua.Tất nhiên, ở nhà bố mẹ tôi không biết và không gọi tôi là June. Bạn bè ở Việt Nam cũng thế. Nhưng gặp người nước ngoài tôi giới thiệu mình là June, để thuận tiện cho cuộc tiếp xúc giữa hai bên - dễ gọi và dễ nhớ.Đặt tên tiếng Anh, với tôi, đơn thuần là phục vụ mục đích giao tiếp.  Vì vậy, khi biết tin Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM quy định giáo viên bản ngữ không được đặt tên tiếng Anh cho trẻ và không sử dụng các thiết bị nghe nhìn như cassette, CD, bảng tương tác để nghe nhạc, xem video... trong giờ dạy tiếng Anh cấp tiểu học, tôi thấy khá tò mò.Nhiều năm rồi Việt Nam kêu gọi giáo viên dạy học phải lấy người học làm trung tâm, nhưng các quy định và chỉ thị liên quan tới giảng dạy và học tập như quy định này thì dường như không phải coi người học là trung tâm, không phải coi hiệu quả dạy học là tiêu chí quan trọng.Không phải thầy nào cũng thích đặt tên cho trò bằng tiếng Anh và không phải trò nào cũng cần tên tiếng Anh. Tiếng Anh là tiếng không có thanh điệu, vì vậy hiện tượng “tone blind“ (mù thanh điệu) đối với giáo viên người Anh bản ngữ là khá phổ biến. Việc giáo viên đặt tên tiếng Anh cho học sinh, giống như việc sếp tôi gọi tôi là June, đôi lúc là cần thiết để tránh gây nhầm lẫn trong giao tiếp. Hơn nữa, học ngoại ngữ tức là học văn hóa và việc đặt tên tiếng Anh cho người học ở giai đoạn đầu học ngoại ngữ được coi là một trong những hoạt động giúp người học làm quen với ngôn ngữ và văn hóa trong việc đặt tên của người bản xứ. Theo kinh nghiệm của tôi, đa phần sinh viên khá thích thú với hoạt động này. Tôi không thấy điều này có bất kỳ sự mâu thuẫn nào với các giá trị thuần phong mỹ tục, đặc biệt trong thời đại thế giới ngày càng mở như hiện nay.Còn việc cấm giáo viên bản ngữ sử dụng các thiết bị nghe nhìn như cassette, CD, bảng tương tác để nghe nhạc, xem video... trong giờ dạy tiếng Anh, theo tôi, cũng đi ngược lại phương pháp giảng dạy ngoại ngữ tiên tiến, đang được Đề án Giáo dục ngoại ngữ 2020 phổ cập cho các giáo viên ngoại ngữ phổ thông trong các lớp bồi dưỡng giáo viên. Giáo viên, dù là người bản ngữ hay người Việt, đều cần các phương tiện hỗ trợ để giờ học thêm sinh động. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã hỗ trợ đắc lực cho giáo viên ngoại ngữ trong việc đưa văn hóa, đất nước, con người bản ngữ đến gần hơn với người học và tạo các tình huống sinh động để gây hứng thú học tập cho học sinh. Vậy tại sao lại cấm?Một trong những băn khoăn lớn nhất của giáo viên tiếng Anh phổ thông trong đợt khảo sát của chúng tôi năm 2013-2014 là làm sao có thể dạy tiếng Anh hiệu quả cho lớp đông học sinh. Khi mới học tiến sĩ, tôi cũng từng loay hoay tìm kiếm các giải pháp để có thể nâng cao hiệu quả việc dạy ngoại ngữ cho lớp đông người và tuyệt đại đa số phương pháp mà tôi có thể học hỏi được từ các chuyên gia cũng như các tài liệu tham khảo đều gắn với việc sử dụng các thiết bị tương tác. Lý do được Sở đưa ra - không liên quan gì tới giáo học pháp - là giúp học sinh có cơ hội tương tác, thực hành tiếng Anh với giáo viên bản ngữ. Một giáo viên‚ tương tác với 30 - 40 học sinh, thậm chí đông hơn? Không cassette, không video, không bảng tương tác. Phải chăng Sở đang muốn giáo viên bản ngữ thử nghiệm lại thời dạy học thô sơ chỉ với bảng đen và phấn trắng ngày xưa? Đặt tên tiếng Anh hay việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ đều phục vụ mục đích giao tiếp và giảng dạy. Có thể có những giáo viên bản ngữ lạm dụng nó, tuy nhiên, thay vì cấm đoán, hãy trao quyền quyết định phương pháp giảng dạy cho người thầy và đánh giá họ qua hiệu quả giảng dạy và qua phản ánh của trò.  Chúng ta rõ ràng không muốn giáo dục Việt Nam mang một hình ảnh “lạ lùng“ trong mắt học sinh cũng như các giáo viên bản xứ.Trần Thị Tuyết Đến việc người dân gọi là nhau là gì, muốn được gọi là gì cũng muốn can thiệp, rồi lại lấy cớ là vi phạm thuần phong mỹ tục. Giống như ví giáo dục là một cái cây lớn đang mục dần từ gốc, trị gốc thì không trị lại đi ngắt một cái lá nhỏ nhoi trên một cái cành vẩn vơ nào đó mà chẳng ai biết tới, cứ đào cứ bới, nói là cái lá đó khiến cho cả cái cây hư thối, rồi thổi cái lá bay đi, ca ngợi như là mình đã làm được một điều lớn lao. Ôi... thở dài ngao ngán! Cháu hoàn toàn ủng hộ cô June. Nhưng đọc comment mới thấy có nhiều người suy nghĩ thiển cận và xét nét quá. 1. Thứ nhất, bác June đã nói việc đặt tên và thỏa thuận của 2 bên, không ai nên bắt buộc cấm đoán ai. Là một giáo viên dạy tiếng Anh, khi vào lớp tôi đều nói các con tự chọn tên tiếng Anh cho mình, rất nhiều bé thích tên Tiếng Anh do có nhiều nhân vật hoạt hình phương Tây mà bé yêu thích. Lớp nào tôi dạy cũng có Elsa, Mickey, đều là tên do các con tự chọn. Nếu các con vẫn thích dùng tên Việt như bé Quỳnh Anh, bé Hà Phương tôi hoàn toàn tôn trọng các con. Tuy nhiên thường thì sau 1 tháng học, các con thấy các bạn đều có tên tiếng Anh rất dễ thương thì bé Quỳnh Anh đã thẽ thọt nói vs tôi là cô ơi con thích tên là Daisy. Vậy là các con tự nguyện, các thầy cô không bắt buộc, chỉ gợi í. 2. Thứ 2, việc đặt tên nước ngoài không có gì là vi phạm thuần phong mỹ tục. Các anh chị gọi con là Ben, là Bin, là Key, là Bob, chả có cái tên nào trong tiếng Việt như thế cả, kể cả anh chị gọi con kẻ là là Bống, là Na không đúng như trong giấy khai sinh âu có ai nhảy vào gia đình anh chị nói đó là vi phạm thuần phong mỹ tục? Khi anh chị đặt tên đó cho con anh chị có hỏi í kiến cháu không, huống chi giờ khi giáo viên đặt tên đều phải hỏi ý kiến các con? 3. Có anh chị nói việc đặt tên nước ngoài cho 30 cháu rồi không nhớ, các anh chị chẳng hiểu gì về nghiệp vụ sư phạm. Với giáo viên chúng tôi, yêu cầu đầu tiên là nhớ tên học sinh, ngoài ra, việc gọi đúng tên của các cháu là góp phần cá nhân hóa giáo dục, thể hiện sự quan tâm, chứ không phải chỉ vào học sinh rồi nói You, Please, không khác gì giáo viên chỉ vào mặt mình nói, em kia lên bảng, rất thiếu tôn trọng. Đặt mình vào vị trí của giáo viên nước ngoài, anh học thuộc 1 bài thơ tiếng Anh nhanh hơn hay 1 bài thơ tiếng Việt nhanh hơn, đương nhiên là 1 bài thơ tiếng Việt rồi, vì anh quen thuộc với ngôn ngữ đó. Không tạo điều kiện cho các thầy cô thì thôi, lại còn làm khó các thầy cô chi nữa ạ. Đôi lời cùng anh chị. Cốt yếu của giáo dục là hiệu quả mà mỗi học sinh tiếp thu được! Chừng nào còn tự trói buộc mình bằng những câu nệ hình thức,giáo dục chúng ta còn sa vào "bệnh hình thức" và "lạc điệu" trong bối cảnh "Thế giới phẳng" này! Cảm ơn tiến sĩ quá. Muốn học ngoại ngữ cho giỏi, người học phải luôn đặt mình vào ngữ cảnh nước ngoài (vd Anh, Mỹ, Pháp). Sử dụng thói quen (phong cách, cử chỉ, nhấn nhá ...) theo người Việt là không thể nói giỏi tiếng Anh được. Phải tự tưởng tượng mình là 1 người Anh, đang ở trên nước Anh. Hết nói tiếng Anh thì mình là người VN, thế thôi. Đặt tên khi đi học tiếng Anh chứ có phải sửa tên khai sinh đâu. Tôi thấy người ra QĐ còn quá thiếu kỹ năng sư phạm. Chị nói đúng, việc đặt tên tiếng anh không ảnh hưởng gì đến thuần phong mỹ tục để người nước ngoài gọi cho dễ, tuy nhiên nó vẫn biến tướng trong đời sống hàng ngày đó thôi, các show truyền hình toàn dùng tên tiếng anh để gọi mà ở đó có các huấn luyên viên nước ngoài đâu. Tôi là người việt nam, tôi thích người ta gọi tên tôi bằng đúng ngữ điều của nó, thể hiện sự tôn trọng và tự hào là người việt nam. Hầu như 100% người Hong Kong và Trung Quốc lục địa mà tôi biết đều có tên Tiếng Anh dễ nhớ, thân thiện như Catherine, Cindy, Chis, Ben, David, Annie, etc. Đọc lại lần nữa, vẫn thấy bà quá đúng, thưa tiến sĩ. Nhất trí với bà. Cấm vậy chừng nào HS ta tiến bộ? mấy Ngài làm giáo dục cứ như mấy bà già xưa, bắt bẻ câu nệ với nàng dâu, bởi vậy làm dốt ngoại ngữ mấy thế hệ, tội với nhân thế lớn lắm các Ngài có biết không? Cốt lõi là học sinh thích và giỏi thì không lo, lo cái tào lao. Tiếng Anh mà không cần chuẩn "Anh - Anh" hay "Anh - Mỹ" chỉ cần chuẩn "Anh - Bộ giáo dục VN" thì chịu rồi! Nhiều Người quá rảnh không biết làm gì, sợ người khác quên đi vai trò "quan trọng" của mình, nên cứ nghĩ cái này, cái kia để làm và hậu quả là làm những việc thật là buồn cười, đúng là "Nhàn tư duy bất thiện" Bài viết của chị quá hay và sâu sắc! Cảm ơn chị thật nhiều! Giá như Sở Giáo dục có những giáo viên tâm huyết với công tác truyền tải kiến thức như chị thì nền giáo dục của nước nhà sẽ được cải thiện hơn rất nhiều! Bạn hãy hình dung 1 em hs tiểu học thi Nói môn tiếng Anh. Hỏi em tên gì? Peter. Họ em là gì? Không biết !!!!!!. Thế đấy. Thất vọng quá !!!!!Trường ĐH mà tôi theo học đã hướng dẫn rất kỹ phần ghi tên để họ có thể đánh máy lên bằng chính xác tên theo thứ tự tiếng Việt. Tôi cho đó là sự trân trọng, coi trọng lẫn nhau. Giá mà em hs kia nói được tên và họ tiếng Việt của em ấy thì sẽ đáng trân trọng hơn nhiều. Hồi tôi mới ra trường làm cho 1 công ty tàu biển của Đài Loan, công ty quy định mỗi nhân viên có tên tiếng Anh cho dễ gọi. Tôi thấy rất kệch cỡm và khó chịu, vì tên khai sinh của mình không được tôn trọng. Làm ở đó 2 năm, tôi chuyển qua 1 số công ty đa quốc gia khác khá lớn từ Mỹ, Ý, Thụy Điển và Pháp. Các đồng nghiệp nước ngoài và sếp nước ngoài ở công ty mẹ. đều tôn trọng tên khai sinh của tất cả nhân viên Việt Nam, họ hỏi cách phát âm tên nhân viên Việt Nam cho chuẩn, chẳng ai bắt mình đặt tên tiếng Anh cho dễ gọi cả. Việc bắt người khác đặt tên tiếng Anh chỉ xảy ra ở các nước kiểu Trung Quốc Đài Loan. Nghe vừa quê mà vừa hài Người ta đặt chân lên mặt trăng lâu rồi mà mình giờ còn như thế này ... Như tiến sĩ nói, tên gọi là một cách thức để hòa nhập nhanh hơn trong giao tiếp, và hoàn toàn chẳng có gì là đi ngược lại thuần phong mĩ tục. Theo suy nghĩ riêng của bản thân tôi, trong một thời đại mà Việt Nam đang hòa nhập nhanh chóng với thế giới thì việc có tên gọi phụ bằng tiếng nước ngoài như là 1 nick name giúp cho người nước ngoài dễ dàng hơn việc giao tiếp với chúng ta là hoàn toàn cần thiết. Bạn thử nghĩ xem, nếu tên bạn là "Minh" nhưng đối tác nước ngoài không đọc được, và đọc thành "mean" có nghĩa khác hoàn toàn bạn sẽ cảm thấy sao. Hoặc như Ts. nói, sếp nước ngoài của bạn phát cáu vì không gọi được tên bạn thì sự phát triển trong công việc của bạn sẽ ra sao. Cho nên tôi thấy hoàn toàn đồng ý với ý kiến Ts. nêu ra.
Bánh không phải để ăn Quê tôi ở Hải Phòng. Cho đến tận bây giờ, Hải Phòng bằng lý do nào đó vẫn nổi tiếng khắp vùng miền Bắc vì các nhà sản xuất bánh nướng bánh dẻo truyền thống, nhân thập cẩm. Thậm chí là người Hải Phòng tiêu thụ bánh ấy quanh năm. Đám cưới tôi, từ lúc phát trầu cau đến khi ăn hỏi, đều có bánh nướng bánh dẻo. Trong cái bánh ấy, có miếng lá chanh, mẩu hạt dưa, có mứt bí và hạt bí, những thứ gợi về một cảm giác xưa cũ và thân quen.Sống ở Hà Nội, quãng chục năm trở lại đây trong lòng tôi lấn cấn một câu hỏi: tại sao bỗng nhiên mọi người lại chuyển sang sản xuất và tiêu thụ bánh trung thu nhân nhuyễn ồ ạt như thế, thậm chí là biến bánh nướng bánh dẻo nhân thập cẩm trở thành một thứ “của hiếm”.Mạt trà xanh, khoai môn tím, đậu đỏ đậu đen... ở giữa có thêm một quả trứng muối, bánh trung thu bỗng trở nên tối giản lạ kỳ. Cái bánh trông có dáng vẻ “hội nhập” với nhiều nền văn hóa Đông Á khác. Có một mâu thuẫn: đại đa số những người quanh tôi vẫn hâm mộ bánh nhân truyền thống, các nhà truyền thống như ở trên đường Thụy Khuê hay là dưới Hải Phòng vẫn cháy hàng. Nhưng bánh nhân nhuyễn thì thống trị thị trường.Năm nay, tôi lên đường đi tìm câu trả lời cho sự lấn cấn ấy.Những người sản xuất kể với tôi nhiều câu chuyện. Từ việc các làng nghề truyền thống làm mất niềm tin của khách hàng với chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ra sao; cho đến việc làm bánh trung thu nhân thập cẩm tốn thời gian đến thế nào. Họ chỉ cho tôi xem trên mặt báo: hàng trăm tấn bánh trung thu, hoặc nhân bánh trung thu được nhập lậu vào một mùa từ Trung Quốc. Đó chỉ là số lượng được phát hiện. Làm bánh, hoặc bán bánh giống Trung Quốc thì dễ hơn. Bạn bỗng nhiên có một nguồn cung khổng lồ về nguyên liệu, cho dù là nhân bánh nhuyễn hay là bánh thành phẩm. Nhiều người có quyền sản xuất và bán bánh trung thu “tay ngang”, chỉ đánh quả một mùa, mà không cần sở hữu công nghệ và dây chuyền sản xuất quanh năm. Thị trường cho phép người ta chỉ cần làm được cái vỏ hộp của mình là bán bánh.Nhưng cốt lõi vấn đề của bánh trung thu lại không nằm ở cái bánh.Tôi gặp một nhà sản xuất. Cái gì của họ cũng chất lượng, từ cái bánh nhân thập cẩm được sản xuất đúng quy trình cho đến vỏ hộp thiết kế tinh tế. Khách hàng không chê gì. Chỉ có một khách, đề nghị: ngoài vỏ hộp, liệu có thể thiết kế cho họ một cái phong bì ton sur ton để đựng thiệp chúc mừng. Cái phong bì này, tốt nhất, là nên có kích thước đủ để đựng 10.000 USD.“Vấn đề là bây giờ nhiều người không ăn bánh trung thu nữa” - họ bảo tôi.Bánh trung thu, cho dù là nhân nhuyễn, hay là nhân thập cẩm, cho dù là được sản xuất bởi đầu bếp trứ danh hay là làng nghề, hay đi từ Trung Quốc sang trong các container, bây giờ đóng vai quà tặng nhiều hơn thực phẩm. Và trong nhiều trường hợp, bản thân cái bánh không hơn gì cái đường diềm trang trí xanh đỏ của chiếc phong bì bưu điện. Bánh không phải để ăn.Tôi nhìn ra xung quanh, bánh được trao biếu tặng thành một dòng chảy, mà trong đó, thỉnh thoảng người ta “forward” các hộp bánh đắt tiền như là chuyển tiếp email. Anh cán bộ được doanh nghiệp cho hộp bánh đẹp, nhưng chẳng lẽ bóc ra ăn thì tiếc, bèn “forward” cho cô chủ nhiệm của con. Bây giờ chúng ta hành xử với bánh như thế.Bản chất của một phong cách ẩm thực đã bị xa rời từ lúc nào. Tôi nghĩ về việc đấy và bỗng nhiên cảm thấy cái hành trình đi tìm nguồn gốc văn hóa bánh trung thu của bản thân bỗng nhiên chán chường. Nhân nhuyễn hay nhân thập cẩm, thật ra không còn quan trọng.Để hiểu được bầu khí quyển bao vây cái bánh nướng bánh dẻo bây giờ, để truy nguyên chuyển động văn hóa, chắc phải bắt đầu bằng việc đọc trang nhất báo. Nhìn các dòng tít để hiểu được toàn bộ nền văn hóa chung của chúng ta được bủa vây bởi loại không khí gì, cách hành xử nào.Hôm nay, hôm qua, đâu đó báo lại đăng một câu chuyện về lợi ích nhóm, về doanh nghiệp thân hữu và những phát biểu về sự tha hóa.Đức Hoàng Bánh trung thu đã được định nghĩa lại rồi: Bánh trung thu là loại bánh được bán từ trước trung thu... 2 tháng, là loại bánh mà người ăn không mua, người mua không ăn, có thể chuyển qua tay nhiều gia đình nguyên vẹn và ồ ạt dẹp tiệm sau trung thu. Bánh trung thu,phong bao lì xì hay chiếc phong bì...đều bị bóp méo bản chất bởi sự toan tính sặc mùi lợi ích và vật chất chất,thực dụng của con người! Chừng nào lối sống thực dụng và tư duy kim tiền án ngữ,những giá trị văn hóa tinh thần sớm muộn mai một và là "vỏ bọc hoàn hảo" cho lòng tham,toan tính vô hạn của con người, Đức Hoàng ạ! Hay quá Đức Hoàng ạ! Mùng một đầu tháng đọc bài của Hoàng thấy tâm trạng phấn khởi, hào hứng. Mặc dù nội dung thì cũng phải tư duy suy nghĩ nhiều. Ấy là khi đọc được tác phẩm hay của tác giả yêu thích! Nhớ năm nào, gia đình đón trung thu trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, một chiếc bánh 10 ngàn mua ở quầy lề đường nó thơm ngon lạ. Người mua không ănNgười ăn thì không mualà bánh gì? Nhà tôi nếu ăn thì mua bánh truyền thống thập cẩm. Nếu biếu thì chỉ cần hộp đẹp, thương hiệu, bên trong nhuyễn hay thập cẩm không quan trọng. Mà các nhà sản xuất lớn thì họ làm nhân nhuyễn cho nhanh, rẻ, lợi nhuận. Vì nhu cầu ăn thực tế nhỏ hơn nhu cầu biếu rất nhiều nên mới mới có "nghịch lý" như tác giả nêu bánh nhân nhuyễn thống trị thị trường. Ngày xưa, bánh Trung thu vừa là văn hóa truyền thống, vừa là tâm đức của người làm, người thưởng thức. Còn bây giờ nó là một cái gì đó đại diện cho tiền bạc, mua bán, vụ lợi, nó còn làm nền cho phong bao...để hối lộ... “Vấn đề là bây giờ nhiều người không ăn bánh trung thu nữa”. Và họ chỉ chuyển từ tay người này sang người khác thôi! Người "trung", người "thu" Đồng ý với bạn Đức Hoàng.Năm nào đi qua mấy quầy bánh Trung thu cũng thấy một màu đỏ lòe loẹt,vài loại bánh đơn điệu,cảm giác chán ngắt..Người Việt đã tự loại bỏ văn hóa ẩm thực,văn hóa lễ hội của mình,phục vụ những xu hướng nhất thời Chiếc bánh trung thu cũng như chiếc phong bao lì xì...đều bị làm sai bản chất,đánh tráo khái niệm bởi lòng tham và toan tính lợi ích của con người! Đáng buồn,đáng sợ thay! Đồng tình về việc bánh Trung thu ngày nay mất đi cái chất vốn có của nó. Tuy nhiên, về loại nhân nhuyễn lại không đồng ý cho lắm. Chín người mười ý, có những người thích nhân này nhưng người khác lại không. Việc phát triển nhân bánh là một điều hiển nhiên và không trái với quy luật. Mỗi nhân điều có một lượng người tiêu dùng nhất định.Như tôi cực không thích nhân thập cẩm, nếu tôi muốn thưởng thức bánh trung thu phải như thế nào? Cũng giống như bánh mặn và bánh chay. Cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu về những thứ mới cũng ngày càng nhân rộng.Chỉ đắng lòng tác giả nói đúng một sụ thật, bánh trung thu hiện tại không dùng để ăn nữa rồi... Bánh trung thu truyền thống thường làm rất ngọt nên không nhiều người thích. Nếu làm bớt ngọt đi sẽ không để được lâu nếu không dùng chất bảo quản do nhân có nhiều thành phần khác nhau. Bánh nhân nhuyễn không quá ngọt nên dễ ăn hơn. Thực tế thì nhân đậu xanh nhuyễn cũng được các cụ làm từ lâu nay rồi. Năm nào tôi cũng mua mấy hộp bánh để thắp hương gia tiên vào dịp Tết Trung thu, sau đó cả nhà quây quần chia chiếc bánh. Giá trị của nó vẫn còn nguyên đấy chứ? Chỉ có những người toan tính mới mua mà không ăn thôi! Lúc nào đọc bài của anh Hoàng cũng cảm thấy phải nghĩ, rồi nghĩ xong lại thở dài vì nhìn một góc mới mà không làm được gì mới hơn.PS: Nhưng mà anh ăn ít bánh trung thu thôi nhé :))
Cuộc chơi bí mật Công ty của chúng tôi hiện vận hành 9 nhà máy sản xuất gạch không nung trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Gần 1.000 công nhân, nhân viên đang làm việc tại các điểm này.Chỉ riêng một nhà máy tại Bình Dương, nơi có hơn 300 công nhân đang làm việc, tôi đã phải đóng 4,6 tỷ đồng phí bảo hiểm xã hội cho cả năm 2016. Trước đó, năm 2015, con số này là 3,9 tỷ đồng.Còn năm 2017, thì con số này sẽ là 5,5 tỷ đồng. Phí bảo hiểm “nhảy cóc” dần theo sự gia tăng của mức lương tối thiểu vùng.Nhưng điều chúng tôi phải đặt lên bàn họp nhiều nhất hai tháng nay, là sức chịu đựng của công ty đến đâu, khi mà, theo quy định của Bảo hiểm xã hội, từ năm 2018, doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm dựa trên mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác của người lao động. Trong đó, căn cứ tính đóng bảo hiểm được bổ sung nhiều khoản mới và đặc biệt, doanh nghiệp sẽ phải đóng bảo hiểm trên mức lương thực tế chứ không còn là lương tối thiểu vùng. Chính sách này có thể hiểu gần như tính trên tổng thu nhập của người lao động.Nếu tính theo quy định này, chỉ riêng nhà máy Bình Dương của chúng tôi phải nộp tới hơn 6 tỷ đồng cho cả năm 2018. Đây thật sự là một gánh nặng khủng khiếp chúng tôi phải đối mặt.Một trong những sản phẩm chủ đạo của chúng tôi là gạch thủ công xuất khẩu. Do tính chất thủ công mỹ nghệ nên cần rất nhiều nhân công. Chính vì vậy, giá thành sản phẩm nằm chủ yếu ở giá nhân công. Nếu chi phí bảo hiểm cứ tăng đều hàng năm thì chắc chắn giá thành sẽ tăng vọt theo trong khi giá bán đầu ra không thể tăng được. Đối mặt với chính sách bảo hiểm mới của năm 2018, nhiều doanh nghiệp như chúng tôi đang đứng trước lựa chọn: đóng cửa hoặc chí ít giảm mạnh sản lượng thông qua việc sa thải bớt nhân công.Ai đã làm nên cơ sự ấy?Số người đang nộp bảo hiểm xã hội ở Việt Nam chỉ khoảng 13 triệu người. So với hơn 53 triệu người đang có việc làm, con số này vô cùng thấp. Vì sao? Vì rất nhiều doanh nghiệp, đơn vị trốn đóng bảo hiểm cho nhân viên.Họ trốn đóng bảo hiểm bằng cách nào? Không ký hợp đồng lao động chính thức. Đồng thời không đóng bảo hiểm, không đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường, y tế, bảo hộ lao động… để khỏi tốn chi phí.Nhưng đáng nói nhất, tôi biết nhiều doanh nghiệp đã trốn tránh trách nhiệm với người lao động bằng cách làm luật riêng với cán bộ địa phương. Tôi từng biết có doanh nghiệp bạn hàng tháng đàm phán với cán bộ “tháng này chú làm ăn được thì nộp nhiều lên, tháng trước chú làm ăn kém thì bớt cho chú tý”. Họ mặc cả như ngoài chợ, tùy quy mô doanh nghiệp và tùy địa phương. Không phải ngẫu nhiên mà các đợt thanh tra về bảo hiểm luôn lòi ra thêm hàng nghìn lao động không được đóng bảo hiểm hay hàng trăm tỷ thất thu.Trong khi đó, doanh nghiệp làm ăn chân chính thì mệt mỏi. Nhà nước thất thu.Vì thế, nên khi Quốc hội cho biết Quỹ bảo hiểm sắp vỡ, người dân mới ngỡ ngàng. Các cơ quan quản lý bảo hiểm của các địa phương đã không thực hiện đúng nhiệm vụ của mình là thu đúng và thu đủ. Việc thực thi chính sách của bảo hiểm xã hội đã kém hiệu quả, không moi ra được các doanh nghiệp lờ đi nghĩa vụ với người lao động.Tăng thu bảo hiểm có thể khiến một số người cho rằng nhanh chóng thu được thêm tiền cho quỹ. Nhưng sau một thời gian, doanh nghiệp quá sức chịu đựng, sẽ có anh giải thể, phá sản. Tiền nhà nước thu được sẽ giảm đi thông qua hệ lụy mà chính những quy định ngắn hạn được tạo ra. Đó là chưa kể ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lớn, sử dụng nhiều lao động để tận dụng giá nhân công rẻ như lắp ráp điện tử, dệt may, da giày, thủy sản, mỹ nghệ… Khi chi phí nhân công thông qua phí bảo hiểm bị đội lên quá cao thì họ sẽ tìm cách rút ra khỏi Việt Nam. Lợi bất cập hại.Và có một điều lạ: ở nhiều nước trên thế giới, người đóng bảo hiểm xã hội được chọn quỹ quản lý tiền bảo hiểm của mình và được báo cáo công khai minh bạch về tình hình quản lý, đầu tư và tăng trưởng trên số tiền của mình thì nước ta tiền bảo hiểm xã hội là bí mật. Công ty đối tác của chúng tôi ở Malaysia kể rằng chính phủ họ thành lập quỹ EPF (Employees' Provident Fund). Hàng tháng công ty đóng 13% lương, người lao động đóng 11% lương. Khoản này được mở thành các tài khoản EPF của mỗi người lao động, chính phủ trả lãi suất như một khoản tiền gửi theo tháng vào đây. Tài khoản này sẽ đóng và người lao động được rút dần khi nghỉ hưu. Trong các tình huống nhất định, họ vẫn được lấy ra một phần để chi trả cho nhu cầu cá nhân như mua nhà, giáo dục con cái, hay chữa bệnh. Hay như tại Hà Lan, nơi các loại phí bảo hiểm thường rất cao, nhưng mức đóng bảo hiểm của doanh nghiệp cũng chỉ tối đa 30% tính trên lương cơ bản (nhưng cho 4 loại hình bảo hiểm). Người lao động chỉ phải trả 6% cho lương cơ bản sau thuế thu nhập cá nhân. Con số này ở Việt Nam đang là 21,5% cho công ty và 10,5% cho người lao động.Hà Lan và Malaysia đều tính phí bảo hiểm cho nhân viên trên cơ sở lương cơ bản. Trong khi Việt Nam lại tính phí bảo hiểm xã hội với doanh nghiệp trên cả lương và các khoản phụ cấp của người lao động từ năm 2018.Và lạ lùng thay, doanh nghiệp, người lao động không thể biết tiền đó đang được quản lý, đầu tư như thế nào. Nếu may mắn, họ được lĩnh lương hưu từ chính đồng tiền mà mình đã làm ra thì lại mang tâm lý nhận một thứ bổng lộc.Đinh Hồng Kỳ bác nói rất chuẩn với thực tế trong xã hội hiện nay Bản thân tôi cũng chẳng muốn đóng bảo hiểm xã hội vì biết rõ đồng tiền của mình làm ra đang nuôi mấy cán bộ và sau này muốn nhận đồng lương hưu còm cỏi (mà rõ ràng là tiền của mình) thì lại phải như đi "ngửa tay xin tiền bố thí". Tôi đồng ý với bài viết của anh. Tôi đóng bảo hiểm , tôi muốn biết cụ thể tiền tôi đóng được sử dụng vào những khoản đầu tư gì? Tính lãi suất ra sao? Cơ chế quản lý những đồng tiền dựa trên những quy định pháp luật nào? Cơ quan nào đứng ra sử dụng những đồng tiền đó? Ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường khi mà cơ quan đó làm ăn thua lỗ? Cụ thể cơ chế bồi thường được tính toán ra sao? Tôi không đồng tình tăng lương tối thiểu vùng vì giá các mặt hàng tiêu dùng đã tăng trước khi tăng lương từ đó 6 tháng rồi? Tăng lương tối thiểu sẽ dùng đóng bảo hiểm, vậy tôi sẽ phải mua hàng hóa đắt hơn khi mà giá cả tăng vọt với đồng lương vẫn như cũ. Chúng ta chỉ có một, không có lựa chon. Quỹ BHXH, YT, TN hoàn toàn thu vào nhưng chẳng ai biết gì cả. Nó hoạt động như thế nào? Tiền thu vào bỏ ở đâu? Nhân viên và cán bộ BHXH chịu trách nhiệm về các đơn vị không nộp BH như thế nào? Do đó nói vỡ quỹ là vỡ như thế nào? Tiền lãi BH cho vay dùng làm gì? Ôi... ai trả lời cho tôi đây? Chính xác , lạ và tồn tại quá lâu , thiệt thòi cho người lao động BÀI VIẾT QUÁ Ý NGHĨA.HIỆN TẠI Tư duy quản lí chỉ biết thu càng nhiều càng tốt thì khó tránh khỏi doanh nghiệp trốn càng nhiều càng tốt. Minh bạch, công bằng mới là qui luật phát triển các bác muốn mọi thứ minh bạch ư ? đừng mơ tưởng nữa, đây là Việt Nam ! Doanh nghiệp thiếu chân chính "né" nộp bảo hiểm cho người lao động đáng trách một thì một số VỊ "đi tay trong" kia đáng trách mười! Mấu chốt vấn đề,xét đến cùng vẫn ở sự MINH BẠCH mà thôi! "Đi tay trong" thì "luật ngầm" là tất yếu,sao có MINH BẠCH được?!!! Lại chuyện muôn thuở: thiên hạ đã làm đâu ra đấy, còn ta cứ loay hoay không chịu học thiên hạ mà cứ lẹt đẹt một mình một kiểu. Cứ giữ cái kiểu cũ đó thì thiệt thòi cho những doanh nghiệp, người lao động và xã hội nói chung, còn thì không biết có lợi cho ai mà cứ giữ mãi không chịu thay đổi. Tôi cũng đồng ý với tác giả. BHXH ngày càng thu nhiều mà quyền lợi NLD càng giảm đi. tăng tỷ lệ đóng, tăng thời gian đóng (trước 25 năm, sắp tới là 30 năm). BHYT thì bị phân biệt đối xử. BHTN thì hạn chế chi trả (ko quá 5 tháng lương cơ bản) nhưng bắt thu mức tối đa 20 lần lương cơ sở vùng. Sợ vỡ quĩ thì phải tìm cách quản lý quĩ cho tốt, cho hiệu quả, cơ chế chính sách tốt để thu hút người tham gia. Đằng này cứ đè NLĐ, DN chấp hành tốt (những người có tóc) để tận thu bù cho những yếu kém ko quản lý được nhóm trốn đóng/trục lợi BH. A nói rất đúng, còn điều nữa cách tính BHXH để trả cho người lao động cũng là vấn đề nên nói. Đóng thì rất nhiều nhưng trả thì rất ít....nên người lao động giờ không thiết tha gì đến việc muốn tích lũy để nghĩ hưu. Nếu cho họ tự lựa chọn và quyết định việc đóng hay việc sử dụng quỹ BHXH đã đóng, tôi tin người lao động không muốn đóng BHXH và chỉ muốn rút hết một lần! Quỹ bảo hiểm là quỹ hỗ trợ cho người lao động, và nó chỉ hỗ trợ cho ngân sách, nhưng lại đang bị cố tình cho hiểu ngược lại là nguồn thu ngân sách, nên đang bị tận thu. Càng thu nhiều, doanh nghiệp càng né nhiều: né thuê lao động, né đóng bảo hiểm, né luôn cả chuyện đầu tư lúc đó lấy cái gì mà thu ? Bóp của ngày hôm nay một lạng, ngày mai sẽ mất một ký ! Mấu chốt vấn đề,xét đến cùng vẫn ở sự MINH BẠCH mà thôi! "Đi tay trong" thì "luật ngầm" là tất yếu,sao có MINH BẠCH được?!!!
Sinh con gái Nhưng mà thú thực, khi biết cháu giống mẹ, tôi có đôi chút hụt hẫng. Vì bạn bè, anh em của tôi, nếu đã có thằng cu nối dõi tông đường, sẽ luôn tỏ ra tự tin, thậm chí ngạo mạn. Nhưng cảm giác hụt hẫng ấy nhanh chóng được khỏa lấp bằng cái đón tay, ôm ấp đầu tiên.Con bé đỏ hỏn, da hơi nhăn nheo và xấu hoắc nhưng nó sở hữu một sức mạnh, sự kết nối thiêng liêng nào đó rất khó diễn tả. Tôi bị chinh phục ngay lập tức và gần như không còn chút vấn vương, tiếc nuối nào vì vợ đã không sinh thằng cu. Con nào cũng đáng quý, đáng yêu nhưng tôi tin, giữa hai đứa con, gái và trai, người đàn ông sẽ dành nhiều sự che chở, đùm bọc, yêu thương hơn cho đứa con gái. Người ta thường ca ngợi tình phụ tử bao la, vĩ đại. Nhưng tôi chắc, nhiều người khi có con gái, họ không quan tâm đến những thứ mơ hồ, cao xa ấy đâu. Một ngón tay bé xíu, ngọ nguậy trong bàn tay thô ráp của mình, một ánh mắt ầng ậng nước khi bị bố nói to, một cái giận dỗi, nhõng nhẽo hay một vòng tay ôm cổ… tất cả đàn ông sẽ tan chảy hết. Từ khi có con gái, tôi thích đón con mỗi chiều, thích nhìn mắt nó sáng lên rồi chạy ào đến líu lo đủ thứ chuyện trên trời dưới bể. Đó thực sự là khoảng thời gian có ý nghĩa nhất trong ngày, khoảng thời gian đáng sống nhất. Ông bố nào cũng dễ mềm lòng trước con gái; ông bố nào đã trót yêu con gái cũng sẽ dễ dàng coi những lời châm chọc kiểu "mời xuống mâm dưới" của đám bạn nhẹ tựa lông hồng. Nhưng không phải ông bố nào cũng đủ tinh tế với mẹ của con gái mình. Một bữa, trong cuộc tụ họp ăn nhậu, cậu bạn tôi ôm đàn nghêu ngao: Cho tôi xin em một đứa con trai…, bài hát của nhạc sĩ Trần Tiến. Giai điệu hay quá, chúng tôi cũng hùa theo: Thằng con trai lên rẫy giữ rừng/ Thằng con trai lang thang biển khơi/ Thằng con trai như chim hót gọi bầy/ là con chim không sống trong tù đầy… Lũ đàn ông vô tâm hát rống lên rồi hò dô uống rượu.Nhưng bất chợt tôi thấy cô vợ của bạn cúi mặt xuống. Một cái nhìn thoáng qua nhưng u uất và lo âu hằn rõ lên đôi mắt. Tôi nghĩ, thôi, buổi nhậu thế là hỏng, cuối cùng là vòng về chuyện con gái con trai, lại có người khóc, lại có giận hờn… Nhưng, khi vẫn cậu bạn kia chuyển sang bài khác, một ca khúc nước ngoài nổi tiếng: It’s A Man’s World - đây là thế giới của đàn ông - thì tất thảy lại cười vui như Tết. Cái giọng thuốc lá đá thuốc lào của bạn tôi ngân nga, đây là thế giới của đàn ông, đàn ông làm ra tàu hỏa, làm ra máy bay, làm ra tiền, làm ra ánh sáng… nhưng tất cả sẽ là vô nghĩa nếu thiếu đi người phụ nữ hay một cô gái nhỏ… Âm nhạc quả thực kỳ diệu, người phụ nữ lụi cụi trong bếp nhoẻn miệng cười. Bạn tôi buông đàn bảo, thấy không, các ông thấy không, nếu không có con gái, rồi không có phụ nữ, thế giới này đâu có là gì. "Tôi có một vợ và ba con gái, tôi giầu nhất". Khi có con gái, vì yêu con nên tôi cũng giống như một số bạn bè khác có phần lạc quan thái quá. Ở Việt Nam, tư tưởng trọng nam, khinh nữ vẫn nặng nề. Người Mỹ có thể sáng tác ra bài hát hay ngất ngây It’s A Man’s World nhưng tại Việt Nam, bài hát này không phải ai cũng biết, cũng hiểu. Nhiều người vẫn giữ tư tưởng: Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô. Hiện, tâm lý thích con trai khiến cho tình trạng mất cân bằng giới tính ở nước ta đang ở mức báo động. Lựa chọn giới tính thai nhi là hành vi bị cấm nhưng vẫn lén lút diễn ra trong từng gia đình. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm chênh lệch giới tính khi sinh với tỷ lệ bé trai áp đảo hoàn toàn so với bé gái, có những nơi lên tới 120/100. Tôi tự hỏi sau khoảng 15 năm nữa, tôi sẽ phải làm gì để giúp con gái lựa chọn bạn trai, chọn chồng. Nhiều ứng viên quá đôi khi cũng phức tạp. Và những chàng trai không có nhiều lựa chọn, họ phải đi đâu để tìm vợ? Lúc đó, câu chuyện sẽ trở thành một vấn đề của cả quốc gia chứ không chỉ còn là chuyện riêng trong một gia đình nào nữa.Hôm nay là Ngày Quốc tế Trẻ em gái 11/10. Hơn ai hết, tôi mong các ông bố còn trọng nam khinh nữ biết được điều này để trân trọng báu vật ngọt ngào mà mình đã được ban tặng. Hoàng Việt Sinh trai hay sinh gái không quan trọng bằng việc nuôi nấng con trẻ ra sao và gây dựng chúng trở thành con người như thế nào,có đóng góp gì cho gia đình,cộng đồng và xã hội! Biết bao sinh linh vô tội là bé gái đã bị các bậc cha mẹ tương lai "tẩy bỏ"? Biết bao nhiêu bi kịch xuất phát từ các ông bố cố kiết đòi hỏi vợ mình phải hạ sinh một "thằng cu"?Chừng nào tâm lý sinh con trai còn phổ biến thì đó còn là một trở lực đi ngược lại quy luật tự nhiên,lựa chọn giới tính là một sự ích kỷ,thậm chí là tội ác tàn nhẫn! Đừng để một quán tính tâm lý từ thời phong kiến đè nặng lên chúng ta vào thế kỷ 21 này như vậy! Là dàn ông, nhưng tôi thấy thời buổi này mà còn có người quan trọng việc sinh con trai, con gái thật sự là quá lạc hậu.Cá nhân tôi, thích con gái (tức là sinh bé gái ấy) hơn con trai. Thời nay có lẽ nhiều gia đình (nhất là những người có học vấn) không câu nệ chuyện sinh con trai hay con gái mà coi điều quan trọng là trẻ sinh ra mạnh khoẻ, có một mái ấm gia đình với đầy đủ tình thương yêu và sự chăm sóc, dạy bảo, có chế độ dinh dưỡng phù hợp, được học hành đầy đủ để"nên người". Thường ở thành phố, bạn bè tụ tập hay đùa cợt khi có một nhà đẻ toàn con gái, và nhà bị chê "đẻ toàn vịt trời" cũng không lấy đó làm bực mình vì thực ra không ai có ý trọng nam khinh nữ, mà chỉ là nhắc lại một thời lạc hậu. Mặc dù vậy, kiểu nói đùa như vậy cũng đang ít dần. Đúng là dân số nước ta đang càng ngày càng lệch, nam nhiều nữ ít. Rồi một lúc nào đó chắc con gái không còn bị gọi là vịt trời nữa mà có lẽ là thiên nga cho mà xem. Tôi 8x đời thứ 3, đang đẹp trai nhất nhà có 4 người :))) Tôi cũng chỉ có con gái và cũng như tác giả bài viết. Tôi có một người bạn khi nào gặp cũng hỏi "sao, kiếm một đứa con trai chứ?" mặc dù cũng ở Mỹ hơn 30 năm rồi nhưng tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn. Bên Mỹ luật cấm kỳ thị Nam, Nữ rất rõ ràng, không để ý dể bị phạt tiền, phạt tù hoặc cả hai.Một điều quan trọng nữa là dù trai hay gái cũng chỉ có 1/2 genes của bố hay mẹ, cho nên trai hay gái đều "nối dõi tông đường" ngang nhau. Tôi đồng ý với quan niệm của bạn Com, thường người VN mình còn theo quan niệm của thời phong kiến, phải có con trai nối dõi. Mà tôi biết có nhà kia, nghèo đúng là "rớt mồng tơi", thế mà cũng mong có con trai để nối dõi cái nghèo. Bên Úc, khi bà mẹ mang thai, chẳng buồn siêu âm tìm giới tính, và họ sắm quần áo, cũng màu "trung tính", không hồng, không xanh như ở VN vẫn chọn. Ngoài ra, tại sao cứ nghĩ là con gái phải theo chồng? Nước ngoài, con trưởng thành thì tự lập, không gái theo chồng, hay trai theo vợ gì cả . Ngoài ra, tôi còn biết có gia đình, sinh được 1 cậu con trai, cưng quý quá, khiến nó ỷ lại và hư hỏng. Trong khi con gái thì tự lập, thành đạt. Vậy, trong tình huống này có nghĩ rằng con gái là ngoại tộc chăng? Và chỉ có cậu con trai hư hỏng là nối dòng tộc? Cám ơn ông bố tiến bộ như anh. Thực lòng mà nói, người vợ nào cũng cảm thấy yên tâm hơn khi có con trai. Lý do không phải vì thích con trai hơn con gái, mà vi chồng, vì gia đình chồng. Nói vậy để thấy, cái tư tưởng trọng nam khinh nữ, chỉ có con trai mới gọi là được nối dõi tông đường đã ăn sâu vào tư tưởng của người Việt Nam. Tẩy bỏ cái tư tưởng đó đi mới thật khó làm sao.Đã có nhiều gia đình, chỉ vì chỉ có con gái mà tan đàn xẻ nghé; người được gọi là bố của những đứa con gái ấy quyết phá vỡ gia đình chỉ có con gái để đi xây gia đình mới hòng sinh được con trai, bất chấp cả việc tới tuổi có thể làm ông rồi để sinh bằng được đứa con trai mà mình mong đợi.Thế nên, tầm nhìn của những người đàn ông Việt Nam như những người bạn rượu của tác giả ở trên là một trong những nguyên nhân dẫn tới hệ lụy mất cân bằng giới tính hiện nay và gánh hậu quả trong những năm tới. Khi đó sẽ ngấm câu "Đời cha ăn mặn, đời con khát nước". Xin chúc mừng nếu bạn có con gái. Mai đay còn thấy mặt con khi trưởng thành. Con trai huhhh.... nó bận lo bên ngoại nó bạn ạ... Đang đi làm đọc bài này nhớ mấy con vịt trời nhà mình quá đi hihi. Tâm lý con trai con gái chỉ tổ làm rạn nứt tình cảm gia đình. Bố mẹ chồng tôi trong tâm can vẫn thích tôi đẻ cháu trai mà tôi thì ko thích kiểu phải làm theo người khác đặc biệt chuyện sinh con trai gái. Thế nên khoảng cách cứ dần xa dần xa. Con bây giờ đẻ ra nó khoẻ mạnh bình thường là hạnh phúc rồi ấy thế mà các ông bà, nhiều ông bố cứ tham lam đòi thứ chỉ để ngồi nhậu cho oai, chém gió cho vui với người ngoài. Quá là ấu trĩ. Tôi có 2 cô con gái. Tôi không buồn vì mình sinh con gái. Tôi chỉ sợ cuộc đời nó khổ thôi. Có một sự thật không thể chối cãi là dù thời đại hiện đại bao nhiêu thì phụ nữ vẫn luôn thiệt thòi hơn đàn ông, trong cả suy nghĩ và rất nhiều việc khác. Bởi vậy, Tôi nghĩ sinh con gái hãy cố gắng cho con có một nền tảng tốt, để cho con có thể có 1 tương lai tốt Chính vì quan niệm có con trai con gái khác nhau nên mỗi năm có hàng triệu em bé bị chết oan do nạo phá thai . các bạn thích con gái thì OK (mình cũng thích vậy) nhưng đừng có dè bỉu mấy nhà đẻ toàn con trai (như nhà mình) là thế này thế nọ nhé (bọn con trai toàn bọn không tình cảm, rồi sau này thế này thế kia, mẹ khổ...) Sinh con ra phàm là trai hay gái đều là con mình, đứa nào cũng đáng yêu hết, ko phải vì giới tính của nó, nuôi nấng dạy dỗ nó thế nào mới là quan trọng. Rồi có người giục đẻ thêm con gái nữa chứ, mệt quá RUỘNG SÂU TRÂU NÁI.KHÔNG BẰNG GÁI ĐẦU LÒNG.Ý NGHĨA RẤT TẾ NHỊ Con cai la cua troi cho, dung nen phan biet lam gi.
Quán cơm Nụ Cười Đó là hơn chục năm trước, khi ông còn là tổng biên tập báo Pháp Luật TP HCM. Những quán cơm ấy ấn định một giá bán tượng trưng. Chúng được duy trì dựa hoàn toàn vào sự đóng góp của xã hội. Ông muốn làm quán cơm như vậy. Hôm đó, tôi nhớ là giữa những hứng khởi, cũng có người e dè. Có người nói nhỡ quán cơm sẽ bị ai đó lợi dụng, ăn miết, ỷ lại. Cũng có người nói vận động để hỗ trợ theo từng đợt thì dễ, chớ miệng ăn núi lở, ai mà cho tiền tháng này qua năm khác được. Mà ai sức đâu phục vụ quán mỗi ngày, rồi vệ sinh an toàn, chất lượng bữa ăn ra sao… Ông Nam Đồng nói thực ra trách nhiệm xã hội và tấm lòng của người Sài Gòn như cái mạch ngầm, mình làm sao khơi thông nó bằng tấm lòng, bằng sự tin tưởng, bằng ý nghĩa xã hội thì cái mạch đó nó chảy hoài, chảy miết. Ông nói một cái quán như thế, đừng sợ ai lợi dụng. Nếu họ nghèo, họ cực thì họ cứ tới ăn mỗi ngày. Rồi trong số người nghèo cực đó, khi đã ổn định, chục người trăm người sẽ có người quay lại hỗ trợ. Cũng chỉ khó nhất là lúc đầu cần sự hỗ trợ để duy trì, khi hoạt động ổn định thì hôm nay người này giúp người nghèo, mai lại có người khác tiếp nối. Người nghèo có nhu cầu một bữa ăn đủ dinh dưỡng khi túng thiếu khó khăn, thì cũng có những người khác có nhu cầu những địa chỉ hiệu quả và minh bạch để họ được tham gia đóng góp cho cộng đồng.Rồi ông Nam Đồng cũng mở quán. Quán ấy bây giờ đã thành chuỗi, bán cơm với giá 2.000 đồng.Ông chủ quán cơm ấy nhiều lần nói, quán cơm xã hội không phải là sự bố thí từ thiện. Ở đó, người khá giả bỏ một phần vật chất giúp đỡ chung xã hội; ở đó những người chủ trương đứng ra làm cầu nối, quản trị một cách hiệu quả minh bạch và trách nhiệm từng đồng xu ủng hộ. Mang lại cho người ta bữa cơm mà để người ta mặc cảm nghèo khổ hay mang ơn mình thì sao được. Ở đó là xã hội lo cho nhau, nhóm chủ trương chỉ là người khơi dẫn mạch nguồn.Thi thoảng, tôi và bạn bè cũng ghé quán cơm Nụ Cười. Điều dễ thấy là sự trật tự, sạch sẽ, ngon miệng. Có đôi lần tôi thấy những khách sang, có người đi xe đẹp, mặc đồ đẹp cũng ghé ăn cùng những cậu sinh viên nghèo hay người bán vé số lam lũ. Ai cũng sắp hàng như ai, mua cái phiếu ăn hai nghìn, nộp phiếu và được phục vụ. Mà, cả chuỗi 6 quán Nụ Cười đều thế. Từ chỗ một vài trăm suất, mỗi tuần bán đôi bữa, giờ mở cửa cả tuần, mỗi ngày quán bán 300-500 suất. Có lần tôi hỏi ông Nam Đồng: “Anh có sợ lúc nào đó hụt hơi, không duy trì nổi không?”. Ông Nam Đồng cười: “Nè, giờ nếu không ai ủng hộ, quán vẫn có thể duy trì liên tục mỗi ngày trong 6 tháng liền, từ nguồn ủng hộ đang tồn quỹ”.Ông kể có ông nọ giày đen xe láng vô ăn một bữa, hai bữa, ba bữa mà không nói tiếng nào, khách khứa cũng chẳng vì vậy mà ngạc nhiên. Rồi bữa nọ ăn xong cho xe chở tới mấy tấn gạo. Khi người ta tin rồi, mạch ngầm sẽ chảy miết. Cũng có người sau một bữa ăn, quay lại ủng hộ chục triệu đồng. Mà đừng nghĩ người nghèo thì cứ vậy hưởng thụ, cũng có chị ve chai, anh vé số sau khó khăn, cũng quay lại đóng góp những đồng tiền ít ỏi nhưng đẫm mồ hôi… Có em sinh viên có ngày ăn cơm ở quán, hôm sau quay lại làm tình nguyện viên phục vụ; có nhà, mùa hè gửi con đến phụ quán như một trải nghiệm, cả những du khách nước ngoài cũng xin vào làm tình nguyện viên. Bữa tôi đến ăn cơm quán Nụ Cười, vào tham quan bếp, tôi ngạc nhiên khi thấy ca sĩ Ánh Tuyết đang ngồi rửa chén.Thực khách của Nụ Cười, tôi không thấy ai mang gương mặt mặc cảm. Họ đường hoàng vào ăn, lịch sự và trật tự rồi nhường chỗ cho người sau. Như trưa qua, hai thực khách đặc biệt là nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và phu nhân đến quán Nụ Cười ăn và đóng góp ủng hộ. Thăm hỏi chủ quán xong, ông Tư Sang chào: “Thôi tui về nghen ông Nam Đồng, đặng còn để chỗ cho mấy cháu sắp hàng ngoài kia vô ngồi ăn chiều còn đi học”.Mạch ngầm nhân ái mà ông Nam Đồng nói, là những con người ở mọi giai tầng, là nghĩa khí Sài Gòn, là sự nhân ái và tin cậy.Đức Hiển Xã hội đang cần lắm những "Nụ cười" xuất phát từ đáy lòng và thấm đẫm tình nhân ái như vậy! Vạn lần cảm ơn chú Nam Đồng! Người hạnh phúc nhất là người đem lại hạnh phúc cho nhiều người khác,chú ạ! Mạch ngầm nhân ái, mạch ngầm từ tâm, mạch ngầm lương thiện. Những mạch ngầm đó như máu đang lặng lẽ chảy trong huyết quản hàng triệu người Việt, như nước ngầm trong sạch đang chảy trong những tầng đất đá dưới chân chúng ta. Không cần hô khẩu hiệu, đánh trống khua chiêng và báo cáo tổng kết, chỉ cần mỗi người vào một lúc nào đó cảm thấy nhẹ lòng khi lặng lẽ làm những việc có ích cho đồng loại là đủ để giữ những mạch ngầm đó không bao giờ cạn, và đó chính là căn nguyên của lòng yêu nước. Chúc ông sống lâu trăm tuổi, có trăm quán nụ cười. trăm triệu người nở hoa. Còn nhớ saigon xưa không chỉ có quán cơm xã hội mà còn có nhà thương thí tức bệnh viện chữa bệnh không tốn tiền cho người nghèo ,thậm chí nếu có qua đời cũng có áo quan.ngày nay,vô bệnh viện đủ thứ tiền phải xét nghiệm lại dù đã có xét nghiệm từ bệnh viện khác chuyển qua,thuốc giả.....than ôi Xã hội còn nhiều người tốt. Nên duy trì để xã hội tốt đẹp hơn "Nhiễu điều phủ lấy giá gương"... Người Việt Nam yêu nước, thương nòi, có mạch nguồn từ xa xưa. Nếu biết khơi đúng mạch nguồn thì sẽ tuôn trào ra thôi. Rất tiếc trong một thời gian nhiều thập kỷ nó bị đồng tiền chi phối. Cảm ơn ông Nam Đồng, cảm ơn những tấm lòng vì con người. Bác Đức Hiển có góc nhìn hay "Mạch ngầm nhân ái mà ông Nam Đồng nói, là những con người ở mọi giai tầng, là nghĩa khí Sài Gòn, là sự nhân ái và tin cậy". Mình từng ghé Sài Gòn chơi nhưng chưa từng đến quán này. Hẹn lần sau tới, nhất định sẽ tới quán :)) Mình muốn đóng góp một chút lương cho quán ăn. Có bạn đọc nào biết tài khoản của quán không giúp mình với? Một đĩa cơm bình dân của thị trường có giá 20 ngàn đồng. Giá một phần ăn nước uống tươm tất ở đây phải không dưới giá này. Với mức giá 2 ngàn đồng được lấy cho có hình thức thì xem như đây là cơm từ thiện nhưng lại cung cấp phổ thông. Để giảm chi và khả năng hoạt động lâu dài, tránh mặc cảm đồng thời chuyển hình thức này thành kết hợp tự nguyện với giá rẻ và từ thiện là bán cơm với giá từ 2 ngàn đến 10 ngàn đồng nhưng phần ăn như nhau. Người ăn tùy nghi trả tiền theo khả năng của mình trong khung giá ấy. Đây cũng là hình thức định hướng văn hóa nhận thức công bằng cho xã hội. Quán sạch sẽ, chế biến sạch sẽ. Nguyên vật liệu tươi ngon. Khách ăn trật tự, văn minh, bình đẳng. Ng đóng góp thì âm thầm lặng lẽ rất đáng trân trọng. Cảm ơn ông Nam Đồng với một cái tên quán rất đẹp. Nụ Cười của ông đã thổi bùng ngọn lửa tin yêu cho cuộc đời này. Mọi người đang hiểu sai từ Bố thí theo nghĩa không tốt và sợ người được bố thí ngại ngùng nên có vẻ không thích dùng từ này. Đây thực sự là một hình thức Bố thí theo đúng ý nghĩa của nó trong Phật giáo. Mong mọi người hoan hỉ cùng đón nhận. Quán cơm nụ cười Cống Quỳnh đã ghi một dấu ấn Độc của Sài gòn nhiều năm. 1/ Nhân văn & nghĩa tình: cộng đồng sẻ chia, người có giúp đỡ người cần, nâng bước người kg may, giữ nhân cách cho người khó khăn. 2/ Chất lượng: vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo, món ăn ngon miệng, khẩu phần no đủ, vệ sinh chỉn chu. 3/ Phong cách: tận tâm, rộng mở, bao dung. Quán luôn duy trì trật tự, giữ nét văn hóa (ít nhất một số người có thể học đc văn hóa xếp hàng từ những khách hàng ở quán này). Nhân viên phục vụ tận tình & cùng với thực khách đã tạo nên nét nhân ái, kính trên nhường dưới , có cả tình nguyện viên nước ngoài tham gia. 4/ Quản lý: có tiêu chí tốt đẹp & giản dị, thông tin minh bạch & công khai, phương châm & nội quy...đc xác thực trên các bảng thông báo trong quán.Trân trọng & Ngưỡng mộ & Mong chuỗi Nụ cười mới phát triển mạnh mẽ & cùng các quán cơm xã hội khác mang theo nghĩa tình sẽ chia, hào sảng bao dung của người dân Sài gòn. Đọc mà chảy nước mắt,mong con tôi chóng lớn sẽ cho cháu vô quán phụ 1 tay để học cách làm người tử tế.
Ám ảnh hình thức Bài học tôi được nhắc đi nhắc lại khi còn nhỏ bởi ông bà, ba mẹ là không được bình luận, chế giễu về ngoại hình, khiếm khuyết, khuyết tật của người khác. “Như vậy là thiếu tế nhị, là cười trên nỗi khổ của họ”, bố tôi nói.Chính vì thế, như một thói quen, tôi và các em tôi đều học cảm thông, chấp nhận và nhìn ra điểm tốt ở những người xung quanh. Sau này, làm nghệ thuật, tiếp xúc với muôn hình vạn trạng phong cách, tôi luôn nhìn thấy cái tài giỏi, cái đẹp, cái đam mê trong mỗi con người. Có thể là cái duyên thầm, cái tốt bụng, cái hào phóng, cởi mở… Cuộc sống vì thế mà tràn đầy.Gần đây những “lời bình xấu xí” về chàng ca sĩ phẫu thuật thẩm mỹ để có ngoại hình hot boy, cô người mẫu gầy gò da bọc xương, những hoa hậu ganh đua biệt hiệu “đẹp không tì vết”, “đẹp như tiên giáng trần”… khiến tôi thầm nghĩ: “Chao ôi, sao con người ta lại chất chứa trong lòng mình lắm ghét bỏ hận thù đến thế?”; “Ai đã làm gì tồi tệ để họ phải trút cơn thịnh nộ lên bàn phím?”.Là người của công chúng, giới giải trí chúng tôi đã quen với việc được khen đẹp. Chưa đẹp, bị chê cũng tạm chấp nhận, nhưng đôi khi tôi đọc thấy những bình luận miệt thị, thậm chí những lời chửi rủa, chỉ vì họ thấy người trong hình không đẹp theo cách họ muốn thì chúng tôi khó mà lý giải. Cô gái trẻ gầy gò đó, nhan sắc người đẹp kia, chàng ca sĩ thay đổi ngoại hình… họ cũng chỉ là những người trẻ cố gắng kiếm cho mình một công việc yêu thích, có thu nhập như tất cả chúng ta. Vậy nếu không đồng tình, bạn có thể bày tỏ quan điểm, đóng góp lịch sự, có thể gợi ý giúp đỡ họ. Cần thiết gì phải ném ra những lời tàn nhẫn?Chẳng phải, chúng ta đang đánh giá nhiều thứ chỉ qua những cái lướt nhìn bề ngoài?Chẳng phải, cuộc sống, con người trong con mắt những người ném đá không nương tay thật khủng khiếp?Đến bao giờ người ta mới thoát khỏi những định hình đóng khuôn, là cô ấy phải cao bao nhiêu, mũi cao, mắt to, da trắng thế nào. Chưa hết, mặt còn phải phúc hậu, nụ cười phải e ấp…Những quan niệm đó đẩy nhiều phụ nữ sống trong sợ hãi, ra ngoài bịt kín mít từ đầu đến chân, phải trốn trong nhà đến khi trời sập tối... vì sợ đen da. Khái niệm tận hưởng cuộc sống hồn nhiên trở thành xa xỉ.Những quan niệm đó khiến bao cô gái muốn bước chân vào showbiz phải dành dụm, vay mượn, thậm chí đánh đổi các giá trị khác để có tiền phẫu thuật thẩm mỹ cho cái sống mũi thật cao, phải cắt mí cho đôi mắt to hơn, nâng chỗ này độn chỗ khác. Có bao nhiêu cô gái “cắt gọt” thành công và trở nên nổi tiếng vì tài năng của họ? Còn bao nhiêu người dù có phấn đấu nỗ lực hay tài năng thế nào, nhưng không có cái “vẻ đẹp đạt chuẩn” thì chẳng bao giờ được nếm mùi vị của thành công?Adele hay Ed Sheeran may mắn không sinh ra ở Việt Nam. Bởi nếu họ ở đây thì cả thế giới chẳng được biết đến giọng ca tuyệt vời của họ. Ngoại hình họ chẳng đủ “hot”. Một ca sĩ phải có một giọng ca tốt, một âm vực truyền cảm xúc. Nhưng buồn cười là một ca sĩ thành công ở Việt Nam, ngoại hình có khi lại quan trọng hơn cả. “Chỉ cần ngoại hình tốt, vũ đạo tốt. Giọng không tốt có thể xử lý trong phòng thu. Khi biểu diễn hát nhép lên”, một đồng nghiệp từng nói với tôi, “Vậy là đủ để phục vụ số đông”.Và các bạn có biết vì sao các người đẹp, siêu mẫu ở Việt Nam chưa có cơ hội toả sáng ở đấu trường quốc tế? Bởi chúng ta mải chạy theo những tiêu chí đẹp không thực tế, không khớp với cấu trúc cơ thể, khí hậu nơi người Việt sinh ra. Phụ nữ Việt Nam sinh ra không có mũi cao như người châu Âu, không có hốc mắt sâu như người Tây Âu. Đất nước chúng ta là đất nước nhiệt đới, nhiều vùng miền nóng quanh năm. Vẻ đẹp Việt là sự pha trộn của 54 dân tộc Việt, Mường, Tày, Thái, Mon Khmer, Mông, Dao… Đây là điều tuyệt vời nhất người Việt Nam thừa kế. Đó là vẻ đẹp khoẻ mạnh, năng động, tự tin chứ không phải vì sống mũi chúng ta chưa đủ cao, mắt chúng ta chưa đủ to, da còn đen quá. Tại sao phải làm khổ mình với việc đóng khung về cái đẹp để rồi tự thấy mình, thấy người kia đều xấu?Nhìn thấy người đẹp ai cũng thích, có thể ngưỡng mộ, thậm chí say mê. Nhưng bị ám ảnh tới mức sẵn sàng tung hô những con người có hình thức, đặt cho họ đủ mỹ từ, không cần biết họ có phải là người tử tế, tài năng chỉ vì lý luận “họ đẹp họ có quyền” thì buồn cười quá. Với tôi, mọi trạng thái cực đoan của một quan điểm dù là yêu hay ghét vẻ bề ngoài đều không nhân văn.Không đẹp, đâu phải cái tội để chúng ta trừng phạt?Tôi rất thích câu nói: “Nếu như không có điều gì tốt đẹp để nói với nhau, thì tốt nhất không nên nói gì cả”. Bởi cuộc sống của chúng ta đủ vất vả, đủ chuyện buồn vui để cần cổ vũ, tặng cho nhau năng lượng tích cực thay vì những chê bai.Hà Anh Một bài viết đầy tính nhân văn mà tôi được đọc. Chúc chị thật nhiều sức khỏe và có nhiều bài viết hay đến độc giả Đẹp hay xấu là những tiêu chí,giá trị vô cùng tương đối,chúng thay đổi theo thời gian,phụ thuộc vào quan niệm chủng tộc và thậm chí vùng miền!...Những đánh giá đẹp,xấu "ác miệng" không xuất phát từ quan điểm thẩm mỹ,lại thiếu tôn trọng người khác suy cho cùng bởi lòng ganh tỵ mà thôi! Cách hành xử văn minh là tôn trọng cái tôi,sự khác biệt ở người khác (bao gồm cả đặc điểm ngoại hình của họ)! Một cộng đồng văn minh,xét đến cùnglà một cộng đồng biết chấp nhận,dung hòa sự khác biệt! " Núi cao bởi có đất bồiNúi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu ?Muôn dòng sông đổ biển sâuBiển chê sông nhỏ- biển đâu nước còn ! " Nếu không yêu thương xin đừng nói lời cay đắng. Hà Anh là một người có kiến thức, có học thức, nhiều kỹ năng và được giáo dục tốt, mong em hạnh phúc và khỏe mạnh. Bài viết của Hà Anh tất hay, sâu sắc và nhân văn. Đúng, không đẹp về hình thức, đấy không phải lỗi của họ. Cái đáng trách nhất là sống không có ý chí, không tự khẳng định được giá trị bản thân mình, sống không hướng thiện và tự bán rẻ danh dự... mà xét cho cùng thì quan điểm về cái đẹp mỗi thời một khác, mỗi xã hội một khác, mỗi cá nhân một khác.Đẹp về hình thức sẽ có lợi hơn những người khác ở thưở ban đầu, nhưng nhan sắc dù có đẹp đến mấy, thì cũng nhạt phai theo năm tháng, đẹp mà xấu tính, hư hỏng thì chắc chả ai thích. Để thành trong cuộc sống lại tùy thuộc vào tài năng, ý chí và sự cống hiến cho cuộc đời này.... ' Nếu không là mặt trời, hãy đừng làm đám mây" Bài viết của Hà Anh rất hay! Bài viết hay, và tôi vẫn luôn thích chị QUÁ HAY.HÀ ANH. Hay quá cảm ơn chị. Chị Hà Anh, em rất là thích bài viết của chị, bài viết của chị không dùng những ví dụ hay hình tượng quá xa xôi để hình dung ra mọi thứ theo em hiểu và cảm nhận. Em cũng đã từng sống trong 1 thời gian dài, có thể nói là rất dài bị bủa vây bởi những bình luận cô ý, hay cố ý của mọi người về việc em quá là gầy. Nó thực sự như một cái gì đó ám ảnh, cho đến khi em phải tăng cân, em đã ăn như muốn nôn ọe để thoát khỏi những bình luận xung quanh. Sau khi tăng cân thành công, em trở nên đẹp hơn nhưng em vẫn không ngừng nghe những bình luận khác, dù nó là sự tán dương, khen ngợi cũng làm em thấy mệt. Và đúng như chị nói đó, không thể làm vừa lòng ai được, họ chỉ đang nhìn theo cách của họ mà thôi. Đáp trả họ bằng việc cười và im lặng là cách tốt nhất, duy nhất em cho là có thể làm được. Có một chị chứ hay chê tôi lùn, rồi bảo tôi thấp. Một hôm, giữa bao nhiêu người, chị ta hỏi tôi:"Sao em lại lùn thế nhỉ?".Tôi đáp: " Chắc kiếp trước em hay chê bai người khác lùn nên kiếp này bị quả báo đấy!" Người ta ném đá chị người mẫu kia không phải vì chị xấu mà là vì chị bị bệnh gầy giơ xương, không đủ tiêu chuẩn để lên sàn diễn mà vẫn cố lên là thể hiện tinh thần không chuyên nghiệp, gây phản cảm. Bệnh thì lo chữa trị cho xong đi, lấy lại vóc dáng rồi hãy quay lại. Theo mình thì : Xưa nhiều nghệ sĩ lùn, tẹt ... nhưng sao người ta khen? Khen vì hợp với vai, với tính cách. Còn nay đẹp hay làm đẹp vẫn bị ý kiến?Người tham gia showbiz ngày nay hay quảng cáo quá mức rồi khi xem thì hay thể hiện chứ không còn là biểu diễn, thậm chí show quá nhiều cho người làm show chơi nên nó nhàm, cho nên khi có tỳ vết là bị phản ứng mạnh. CÒn thị phi thì người bước khi vào showbiz đều biết khán giả thuần túy xem người đẹp, nghệ sĩ nổi danh cho nên chưa đạt mà vào thì đã biết được sẽ bị thị phi rồi. Vậy trách ai. Nghệ sĩ có tiếng được ủng hộ đâu phải dễ mà giờ kêu gọi hãy nhìn tốt hơn khi quá nhiều nghệ sĩ tạo sốc?Thị phi, ném đá là cái có thật và nó tồn tại, muốn nhìn tốt hơn thì nghệ sĩ phải tu luyện thì một thời gian khán giả sẽ yêu mến, còn lại kêu gọi chỉ là đánh vào lòng thương hại, nhân từ thì e ra nó hơi khó. Trong đó lỗi đi đôi là sự lăng xê quá đà  nữa. Cái vẻ đẹp đó mang ra trình diễn nên mới có người khen chê, bình phẩm, phản đối.
Ký ức ga Hàng Cỏ Chiếc đồng hồ này đặc biệt gắn bó với cuộc đời bà Lê Thị Yến. Bà từng là Tổ trưởng Tổ đồng hồ của Bưu điện Hà Nội, người đã tự tay tham gia thiết kế, lắp ráp chiếc đồng hồ trên nóc Bưu điện Hà Nội và quản lý nó trong suốt gần 30 năm, cho đến khi nghỉ hưu.Bà Yến kể với tôi, Hà Nội từ thời Pháp có 6 cái đồng hồ công cộng cho dân chúng đạp xe đến xem giờ: đồng hồ gắn trên Bách hóa Tổng hợp (nay là Tràng Tiền Plaza), ga Hàng Cỏ, Nhà thờ Lớn, cột đồng hồ Cửa Nam, cột đồng hồ chân cầu Long Biên, cột đồng hồ Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục... Nay chỉ còn ở ga Hàng Cỏ và Nhà thờ Lớn.Đồng hồ Bưu điện, chiếc đồng hồ thân thuộc nhất với dân thủ đô bây giờ, cũng được lấy giờ từ đồng hồ Ga. 12 giờ trưa ngày 2/9/1978 là lần đầu tiên tiếng chuông đồng hồ trên nóc tòa nhà Bưu điện vang lên. Hôm ấy, bà Yến đạp xe từ ngõ chợ Khâm Thiên, xem đồng hồ ga Hàng Cỏ để dò lại chiếc đồng hồ đeo tay của bà. Rồi bà đạp xe lên bưu điện, căn lại giờ ở đồng hồ bưu điện đã chuẩn theo đồng hồ đeo tay chưa.Thỉnh thoảng bà vẫn đạp xe một vòng qua ga Hàng Cỏ, Nhà thờ Lớn, đồng hồ Bưu điện rồi lại về ngõ chợ, có khi còn gọi điện cho tổ đồng hồ nhắc chỉnh lại kim hay bật đèn đồng hồ lên cho dân xem.Với nhiều người, ga Hàng Cỏ là của chung, nơi chị hàng xén, anh bộ đội, cô nhân viên văn phòng ngoài việc vào mua vé tàu còn có thể ngồi uống chén trà, ăn kẹo lạc, hay chỉ để chợt nhớ lại một câu bồi hồi “Sân ga chiều em đi” trong thơ Xuân Quỳnh.Ga là của mọi người đã đến và đi qua Hà Nội.Theo kiến trúc sư Lê Phước Anh, ở Montreal, Canada có khu vực cảng cũ, là một phần của thành phố cổ. Khi cảng mới được mở ra ở nơi khác, chính quyền mở cuộc trưng cầu dân ý để người dân quyết định nơi đây sẽ là cái gì.Vòng một của trưng cầu dân ý sẽ cho ý kiến về việc họ muốn khu vực có bao nhiêu phần trăm là cây xanh, bao nhiêu phần trăm là bảo tàng, khu thương mại, không gian vui chơi, khu triển lãm, sân trượt băng… Phiếu của chuyên gia, người dân địa phương sẽ có trọng số cao hơn dân nơi khác. Khi đã biết người dân muốn cảng cũ thành cái gì, các kiến trúc sư sẽ tham gia thiết kế, lượng hóa mô hình ấy. Cuộc bỏ phiếu lần hai là để người dân chấm phương án thiết kế họ muốn nhất.Không riêng ở Montreal, các dự án công cộng ở nhiều nước phát triển đều được quyết định bởi dân chúng như vậy.Còn ga Hà Nội thì sao? Tôi thấy “dự án đang được lấy ý kiến các bộ, ngành”. Tôi cũng đang tự hỏi bộ ngành liệu có quan tâm và có can hệ đến ga Hà Nội nhiều như dân không? Đặc biệt đó là những người sinh ra và lớn lên với tiếng còi, hay sinh kế bao đời bám theo những chuyến tàu. Bà Yến bảo: “Ngày xưa Hà Nội vắng lắm, mãi chợ Mơ cũng nghe thấy tiếng còi tàu”.Hô hào bản sắc trong nhiều trường hợp cũng là chủ quan, đôi khi nó còn thể hiện sự tự ti mặc cảm, gây ngộ nhận và kìm hãm sự phát triển. Hà Nội không nhất thiết cứ phải mãi rêu phong lụp xụp, nơi chuột có thể mở tiệc và người thì khó thở. Nhưng Hà Nội cũng không cần giống Tokyo, mọi thứ phải lao lên càng gần trời xanh càng tốt. Hà Nội tất nhiên có thể giống Paris, các kiến trúc đình chùa thời phong kiến, kiến trúc Pháp thời thực dân, kiến trúc thời bao cấp hay thời mở cửa hài hòa ở nội đô và tất cả kiến trúc cao và hiện đại đều được “mời” ra ngoại vi.Nếu coi ký ức về tiếng còi tàu, về đoàn người tay xách nách mang, về nhà ga đã bị bom tàn phá và xây lại sau cuộc chiến là một di sản, một giá trị thì cũng không sai. Nhưng giá trị ấy có quan trọng hay không lại phụ thuộc thước đo của mỗi người.Việc tồn tại của ga Hà Nội vẫn có thể mang giá trị kinh tế khi về lâu dài, Hà Nội sẽ phải xây dựng hệ thống tàu điện ngầm, hệ thống đường sắt cần một trung tâm. Và không nơi nào xứng đáng mang danh hiệu nhà ga trung tâm hơn ga Hà Nội. Nhà ga trung tâm không chỉ là một di sản quá khứ, nó còn có thể trở thành nơi hiệu quả trong kiến trúc đô thị và đời sống người dân. Tất nhiên, là khi người ra quyết định có đủ quyết tâm.Người ta sẽ hỏi: cứ hô hào bảo tồn, thì cái dĩ vãng rêu phong ấy có sinh lợi không? Đất vàng nằm đó, không người này thì người kia muốn. Vậy ai sẽ trả lời câu hỏi của công chúng: đất đó được đổi với giá nào, cái lợi thu được có phân phối hài hòa cho dân chúng hay không?Phát triển bền vững là tạo cơ hội đồng đều cho mọi người. Người nghèo đôi khi không phải bởi thu nhập thấp mà còn cơ hội không bao giờ đến tay.Người ta sẽ nói người giàu không có nghĩa vụ giải thích cho sự khó chịu của người nghèo. Đó là lý do ta cần chính quyền. Chính quyền đầu tiên phải trả lời quy hoạch chung về thẩm mỹ đô thị của Hà Nội trong dài hạn là gì? Chính quyền sẽ giúp các bản quy hoạch cơ hội không đè bẹp mọi giá trị (mà nếu may mắn ký ức cũng là một giá trị được tính vào đó). Nhờ có chính quyền điều phối, người dân của đại đô thị Hà Nội trong tương lai sẽ cảm thấy những nơi công cộng của Hà Nội cũ có phần cho mình.Dân Montreal được ra đề bài cho chính quyền và chuyên gia. Còn người dân Việt Nam không được cơ hội ấy. Việc đó có lẽ chính quyền với nhà đầu tư bàn riêng với nhau. Chợ Mơ, cảng Ba son, khu Cao Xà Lá… nhiều công trình công cộng có giá trị văn hóa và lịch sử đã “lặng lẽ” trở thành nhà cao tầng, khu trung tâm thương mại, căn hộ cao cấp giá triệu đô.Xóa sạch thành phố để xây cao ốc chưa chắc là lựa chọn sai, nhưng chắc chắn là lựa chọn dễ dàng. Liệu có lựa chọn nào khác, bắt người ta phải động não, nên đã bị bỏ qua? Hà Nội hay nhìn cả Tp HCM cũng thế, quy hoạch chán lắm. Tầm nhìn hạn hẹp, suốt ngày đổ tại cho cơ chế, nào là giải phòng mặt bằng, nào là do không đủ ngân sách, .. Chẳng hiểu họ kiến trúc sư cái gì nữa, giáo sư tiến sỹ ở chỗ nào mà để quy hoạch như vậy. Tôi nghĩ không phải là dẹp các tòa nhà như Ga Hàng Cỏ hàng cỏ, chợ Mơ,... mà phải dẹp được những con người, tư duy đó đi trước khi mới khá lên được. Cần phải có "luật trưng cầu dân ý".Đặc biệt là những thứ liên quan đến văn hóa, lịch sử. HỒNG PHÚC.NÓI LÊN TẤT CẢ.Ý NGHĨA .RẤT HAY Rất thích câu "Liệu có lựa chọn nào khác, bắt người ta phải động não, nên đã bị bỏ qua?". Nhưng có lẽ không chỉ đơn giản là do lười động não đâu ạ, có thể các lựa chọn khác khiến người ta chẳng được gì! Người có kiến thức văn hóa,lịch sử thì không có tiếng nói. Người "trúng thầu"/được phép cải tạo thì thừa tiền nhưng lại xem nhẹ văn hóa-tinh thần! Haizz!... Ở thế hệ chúng tôi U50 , có rất nhiều người đã lên vợ thành chồng và hạnh phúc nhờ có cái ga Hàng cỏ (ga Hanoi) này đấy . Họ là những sinh viên , bộ đội , công nhân ở các tỉnh về Hà nội học tập và công tác. Có những chiều thứ 7 được nghỉ , họ về quê bằng tàu, họ gặp nhau ở ga, và họ yêu nhau từ cái nhìn sét đánh . Ga Hà nội và cầu Long biên thật tuyệt vời ! Không nên xóa sổ nhà ga, nhưng cần cải tạo lại không nó lem nhem quá. Bài viết rất ý nghĩa, xây mới không có nghĩa là xóa bỏ tất cả cái cũ, còn giá trị văn hóa tinh thần , lịch sử nữa. Kinh tế quyết định tất cả các bạn ạ. Chỉ khi nào các nhà quản lý quan tâm đến Văn hóa thay vì kinh tế, khi đó mới có chuyện bảo tồn các đia danh lịch sử. Like cái kết: xóa sạch không có nghĩa là sai, nhưng chắc chắn là lựa chọn dễ dàng. bài của Hồng Phúc rất hay và ý nghĩa , nên chăng tất cả những nhà lãnh đạo những chuyên gia cực kỳ giỏi nên đọc, học và ngẫm. Tôi chỉ có ý kiến thế này, lấy ví dụ Montreal thì ổn nhưng so sánh dân Montreal với dân VN nói chung, người HN nói riêng và đặc biệt là người dân xung quanh ga Hà Nội thì rất khập khiễng. Mặt bằng văn hóa khác biệt, trình độ dân trí khác biệt. Lấy ý kiến của người dân ở thời điểm hiện tại thì đúng là tự đưa đầu vào thòng lọng. Tôi cũng là dân, không phải quan. Tôi rất không thích quy hoạch như HN đang làm, càng ngày càng bế tắc cả nghĩa đen và bóng. Nhưng tôi đánh giá cao sự phát triển về dân trí hơn là nói chung chung ngoài thế giới rồi áp vào VN như tác giả, khó lắm, không đơn giản đâu nhé. Bởi nếu dân trí nâng cao, lấy ý kiến trong dân mới chuẩn và chính xác, còn hiện tại, xin đừng, chỉ có loạn thêm. Nhà ga Hà Nội không chỉ gắn với người Hà Nội mà còn gắn với người dân cả nước. Nhớ lắm chứ.... 6 cái đồng hồ , giờ chỉ còn 2 cái...., mà nó vẫn chạy tốt từ thời Pháp đến giờ... Ôi, xin đừng phá bỏ, hãy giữ lại đi, để khi những người con xa trở về vẫn nhìn thấy hình ảnh thân thuong ngày thơ bé... Nhà ga trung tâm! Quá hay, sửa chữa lại cho phù hợp với công năng mới, dân muốn đi lại nơi xa, đến ga Hàng cỏ là có tàu, ô tô...tiện lắm. Đó mới chính là công trình vì dân Khi có tàu điện ngầm, Ga Hà Nội chắc chắn sẽ là Ga Trung Tâm. Phía trên vẫn là ga đường sắt đã hiện đại hóa. Các nước không ai bỏ ga tàu hỏa dù nó nằm ngay trung tâm Thủ Đô. ví dụ Paris có 4 ga nội thành : Gare Paris Est, Gare Paris Nord, Gare Paris Montparnasse, Gare Paris, Paris Gare de Lion, Gare Paris Montparnasse Vaug và vài ga ngoại ô của Paris. Tất cả các ga đều kết nối vào mạng Metro, vô cùng thuận tiện để đi lại và đi hầu như mọi hướng. Đi làm các trung tâm 50-60 km, cứ tàu hỏa mà đi, rất tuyệt. Xa liên tình tàu TGV cũng có tàu nhanh cũng có. Không ai bỏ ga đi cả, và ga đều có mái che. Nếu ga Hà Nội cũng được vậy, thì quá tốt. tất nhiên nhìn xa hơn khi có kinh phí, hành lang đường sắt sẽ các xa nhà ở và có rào chắn vững chắc. Đường sắt cần đổi mới hiện đại hóa, tăng tốc độ, còn tương lai.
9.000 tiến sĩ Thành lập 100 năm nay, trường mỗi năm chỉ nhận vẻn vẹn 30 sinh viên nhưng đào tạo miễn phí hoàn toàn. Đổi lại, sinh viên phải làm việc, chủ yếu là công việc chăn nuôi gia súc trên cánh đồng cỏ linh lăng, trồng trọt, nấu ăn, dọn vệ sinh và sửa chữa xe cộ. Họ làm việc ít nhất 20 giờ mỗi tuần. Sinh viên phải học cưỡi ngựa, đánh số cho gia súc, cho bò ăn như các cao bồi. Họ cũng được rèn nếp sống thức dậy trước khi mặt trời mọc để thu hoạch rau củ trong vườn.Vì mỗi năm chỉ có 30 người được theo học, do đó đầu vào của trường cực kỳ khó khăn. Mỗi lớp chỉ có tám sinh viên được chọn học theo lối thảo luận, đối thoại với giảng viên để tìm ra chân lý. Bởi vậy các giáo sư hiểu rất rõ học sinh và tạo ra các mối quan hệ mật thiết với từng em. Trường dạy khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn. Sau hai năm, sinh viên tốt nghiệp có thể sang một đại học khác để học chuyển tiếp.Ngôi trường nhỏ tí trong sa mạc này làm được gì? Hầu hết sinh viên của họ sau khi ra trường tiếp tục theo học ở Harvard, Đại học Chicago, Yale, Brown, Columbia, Oxford, ETH Zurich, UC Berkeley, Cornell và Stanford - những đại học hàng đầu thế giới. Thống kê 100 năm qua cho thấy 2/3 sinh viên sau khi tốt nghiệp có bằng thạc sĩ, và hơn một nửa sinh viên của trường có bằng tiến sĩ. Họ đã là các học giả xuất sắc. Cựu sinh viên ở đây cũng đã lấy hai giải Pulitzer, một giải Emmy và một giải thưởng E. O. Lawrence. Họ cũng hái được các học bổng danh giá cho nghiên cứu của Mỹ như Rhodes và Truman...Khi biết câu chuyện về ngôi trường bé nhỏ này, tôi nhận thấy rõ đào tạo nhân tài cần có chất lượng hơn số lượng. Và chỉ cần lấy chất lượng làm đầu, thành tựu sẽ rất rực rỡ. Tôi hiểu vì sao những sinh viên vừa học, vừa làm lại có thể trở thành người xuất chúng.Câu chuyện này theo tôi cũng rất hữu ích khi nghĩ về việc đào tạo tiến sĩ của Việt Nam hiện nay; nhất là khi Bộ Giáo dục đang xin ý kiến cho dự thảo đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, trong đó mục tiêu là đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ khoảng 9.000 người với kinh phí dự kiến 12.000 tỷ đồng giai đoạn 2018 - 2025. Tôi đồng ý rằng cần nâng cao chất lượng giáo dục đại học nhưng cái mà người dân đang rất băn khoăn ở đây là hiệu quả của việc chi dùng 12.000 tỷ tiền thuế mà họ còng lưng đóng góp.Hiệu quả đầu tiên chính là chất lượng các tiến sĩ trong đề án này. Liệu tuyển ồ ạt để có 9.000 tiến sĩ chỉ trong vòng 6 năm, tính ra một năm cần tuyển 1.500 tiến sĩ mới đạt chỉ tiêu, thì có ổn không? Trong số 9.000 tiến sĩ, có 4.000 người sẽ đào tạo trong nước và liên kết, vậy chất lượng thế nào? Trong khi Việt Nam hiện đã có nhiều nơi được mệnh danh là lò ấp tiến sĩ với chất lượng đào tạo rất tồi tệ. Còn với 5.000 tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài, nhất là với các tiến sĩ học ở các quốc gia phát triển, liệu học xong họ có quay về làm việc hay không. Liệu có lại tiếp tục rơi vào tình trạng phá vỡ hợp đồng, kiện cáo đòi học phí mà Đà Nẵng đã làm trong thời gian qua.Tiếp đó, cứ cho là 9.000 tiến sĩ này sẽ về nước, vậy họ sẽ làm được gì?Chính Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra nhận định rằng Việt Nam hiện nay có khoảng 9.000 giáo sư, phó giáo sư và trên 24.300 tiến sĩ nhưng kết quả nghiên cứu khoa học của Việt Nam tụt xa so với các nước trong khu vực ASEAN.Trong 10 năm (1996 - 2005), các nhà khoa học nước ta chỉ công bố 3.456 công trình nghiên cứu khoa học trên các tạp chí thuộc danh mục ISI. Kết quả này chỉ bằng 1/5 so với Thái Lan; 1/3 so với Malaysia và 1/14 so với Singapore. Ngoài ra, trong giai đoạn 2006 đến 2010, Việt Nam chỉ có 5 bằng sáng chế được đăng ký tại Mỹ, trung bình mỗi năm có một bằng sáng chế.Trong khi ở các cơ sở giáo dục đại học, nhiều nghiên cứu trọng điểm bị xé lẻ thành các đề tài nhỏ để chia cho nhiều tác giả. Dẫn đến các nghiên cứu trọng điểm, nhất là trong nghiên cứu cơ bản, có nguy cơ biến dạng, khó vươn lên trình độ quốc tế và khu vực.Và cuối cùng, liệu đề án 9.000 tiến sĩ này có hiệu quả hay cũng chỉ đi vào vết xe đổ của ba bốn đề án đào tạo tiến sĩ cũng dùng tiền thuế dân trước đó?Những câu hỏi này không được giải đáp thỏa đáng từ những lời phân trần mới đây của ông Bộ trưởng Giáo dục. Bởi vì người dân không thể tin vào vài lời đơn giản, họ cần có người thật, việc thật và hiệu quả thật. Mà cho tới nay, Bộ Giáo dục là cơ quan chủ quản các đề án kiểu này chưa một lần nào giúp họ có thể củng cố niềm tin. Nguyễn Anh Thi tôi rất đồng suy nghĩ với tác giả Anh Thi. tiến sỹ Việt nam ư? tôi có ông bạn học cùng, học cấp 2 rồi bổ túc văn hoá, rồi dự bị đại hoc sau đó lấy con gái hiệu trưởng đại học và hiện nay là giáo sư tiến sỹ. Chiếc áo không làm nên thầy tu 9.000 tiến sĩ là quá ít , theo tôi cần đào tạo tiến sĩ nhiều như lá mùa thu, phổ cập tiến sĩ luôn. Đào tạo Tiến sĩ mà cứ như "Dây chuyền sản xuất hàng loạt"?!!! Bi hài! ;-( Thực ra người ta chả cần 9000 ông tiến sĩ kia làm gì, chủ yếu là số tiền đầu tư 12.000 tỉ kìa. Chúng ta cần chất lượng chứ không cần số lượng. Ai cần tiêu chuẩn thì phải tự bỏ kinh phí ra học, ngân sách còn nhiều việc phải làm. Chỉ 1% của con số này thất thoát sẽ có một biệt phủ nữa xuất hiện. Còn hiệu quả thiết thực của nó : quá khứ đã thấy rồi còn tương lai chưa dự báo được. Ôi ngân sách ! Ôi tuền thuế người dân ! Tiến sỹ kiểu như thơ Nguyễn Khuyến lại sắp được tái sản xuất hàng loạt hay sao? VIỆT NAM .TIẾN SĨ NHIỀU QUÁ.THỰC HÀNH KHÔNG THẤY KHẢ QUAN.BUỒN THẬT xưa kia đã có tiến sĩ giấy rồi bây giờ lại có tiến sĩ giấy hay sao.bia văn miếu còn đủ cho danh sách nữa không.cái mà người dân cần là"người thật việc thật hiệu quả thật"như câu kết luận của tác giả Tôi rất đồng ý với tác giả. Đây lại là một đề án quá lãng phí tiền của dân. Hình như mấy ông Bộ GD chỉ giỏi lập đề án lớn như VNEN, hay là thay DGK..., mà quên đi mức lương của giáo viên quá thấp. Năng lực giáo viên cũng quá thấp, tuyển sinh Sư phạm thì điểm thấp nhất. Vậy nhiều TS giấy để làm gì. liệu có viển vông quá không tôi thấy việt nam mình đang thừa thấy thiếu thợ mà cư phí phạm tiền của vào những việc tào lao Tôi thấy các bậc học giả ở nước ta rất nhiều nhưng "học thật" thì hiếm, vậy nên các bậc làm giả cũng chiếm đa số so với làm thật. Tìm kiếm giải pháp làm gì cho xa, quay lại câu chuyện "thật-giả" đi mọi chuyện sẽ khác. Nghe nói về mục tiêu đào tạo 9 nghìn tiến sỹ với 12 nghìn tỷ đồng mà cứ như chuyện đầu tư tiền bạc (của dân đóng góp) vào chăn nuôi gà vịt, trồng cây ăn quả, sản xuất lương thực vậy. Rồi đố ai biết 9 nghìn tiến sỹ sẽ "ra lò" chất lượng ra sao, và số tiến sỹ "kém chất lượng" trong hơn 24 nghìn vị hiện nay thì làm sao phát hiện, xử lý và sử dụng thế nào ? giáo dục ơi, lãng phí quá Bài viết có nội dụng tốt,
Tiền để làm gì? Dường như mấy từ này chỉ xoay quanh một tham vọng bất tận, là kiếm tiền cho bản thân.Trong lúc đó, tôi đã phụ việc ở quán hủ tiếu của hàng xóm được mấy ngày. Lý do là nhân viên của họ có chút việc bận. Tất nhiên là tôi không lấy tiền, chỉ đơn giản do tôi vui vì được giúp bạn mình.Làm ở đó khá vui và rất tốt cho việc học tiếng Việt. Tuy nhiên, cũng có đôi vấn đề vì có vẻ như “thằng Tây bưng hủ tiếu” đã trở thành câu chuyện được bàn tán nhiều. Một số khách hàng hay nói chuyện với nhau về tôi trong khi tôi đang ở ngay kế bên. Họ nghĩ thằng bồi bàn da trắng ấy không hiểu được tiếng Việt. Tôi có cảm tưởng như mình là con khỉ cuối cùng trong sở thú.“Sao ông Tây lại làm ở đây vậy? Ổng không dạy tiếng Anh nữa hả?”“Trời ơi! Đẹp trai quá!”“Lương phục vụ Tây bao nhiêu thế? Vậy giá hủ tiếu có tăng không?Vào lúc đó tôi mới nhận ra, hầu hết các công việc tôi đã làm trong hơn một năm nay đều miễn phí. Và nó không phải là một tinh thần phổ biến lắm so với gánh nặng “cơm áo gạo tiền” ở đây.Hơn một năm trước tôi mở lớp dạy học đầu tiên. Tôi quyết định dạy miễn phí vì muốn có trải nghiệm dạy lớp ngữ pháp. Điều kiện để được đăng ký là mỗi học viên phải viết thư xin phép tham gia lớp học và gửi cho tôi, cho đến hạn chót tổng số thư tôi nhận được là gần năm mươi lá.Sau hai tháng lớp này kết thúc, tôi lại mở một lớp khác dạy tiếng Anh cho người mới bắt đầu. Đây là tâm huyết của tôi từ khi nghe một số học viên bảo rằng họ rất muốn học tiếng Anh nhưng lại không có điều kiện. Có lần một ai đó còn gọi tôi nói: “Thầy Jesse ơi! Tôi muốn học tiếng Anh lắm, nhưng lại không có tiền”.Tôi không thể nào từ chối những yêu cầu như thế được. Tôi bảo cậu ta: “Em cứ đến học đi. Không tiền gì hết”.Về sau, số học viên dần dần tăng lên; chàng trai thường hay chạy Grab cho tôi, chú bán cà phê muốn học tiếng Anh để thay đổi cuộc sống,... Chỉ cần có đam mê tôi đều mời đi học.Mấy tháng sau tôi cho đóng lớp đó để mở lớp mới. Ngoài ra tôi vẫn tiếp tục ủng hộ những học viên cũ. Học viên chạy xe ôm bị cướp xe, tôi cho luôn xe của mình để em ấy có thể tiếp tục đi làm và kiếm tiền. Tôi phụ việc ở quán cà phê của chú học viên – cũng là hàng xóm của tôi. Tôi chọn quay phim ở đó, quảng bá cho quán của chú. Cuối cùng tôi mới làm phục vụ cho quán hủ tiếu của hàng xóm, tội nghiệp họ vì cứ phải chạy bàn vất vả do không đủ nhân viên.Hơn sáu mươi phần trăm công việc tôi đã làm là miễn phí, nhưng tôi không hề giàu có gì cả. Thực sự cuộc sống của tôi luôn nằm ngay mép bờ vực, nghĩa là thu nhập của tôi chỉ vừa đủ sống và không bao giờ hơn.Đó là lí do vì sao tôi có các ưu tiên khác nhau.Tôi hiểu tại sao mọi người luôn cố gắng kiếm nhiều tiền, càng nhiều càng tốt, và hầu hết số tiền là nhằm phục vụ cho những mục tiêu cá nhân của họ. Đó là những ham muốn khác nhau nhưng đều dựa trên nền tảng của lối tư tưởng xưa cũ: kiếm tiền – mua nhà – cưới vợ. Nhà đất ở Việt Nam rất đắt so với mức lương trung bình. Tôi ngạc nhiên tại sao nhiều người Việt có khả năng mua được nhà đến thế.Nhu cầu của chúng ta là ít, cơm đủ ăn, áo đủ mặc là cơ bản. Nhưng ham muốn thì không bao giờ là đủ. Nhiều người khi mua được nhà rồi vẫn thấy cuộc sống của họ thiếu thốn. Đồng hồ đắt tiền, chiếc ví hàng hiệu, xe hơi,… từng nhu cầu mới lần lượt được gọi tên, và nó chỉ dừng lại khi khả năng tài chính dừng lại.Tôi là một trong những người may mắn vì chủ nhà rất tốt bụng, cũng quý tôi. Đó là nơi tôi thuê lâu nhất và vẫn đang ở, có lẽ tôi sẽ tiếp tục sống như thế lâu dài và tránh được khỏi cơn áp lực mua nhà.Bạn bè vẫn luôn khuyên tôi: “Jesse vẫn nên có một khoản tiền lớn dự phòng trong ngân hàng, ngộ nhỡ có chuyện gì xảy ra như bỗng dưng bệnh nặng thì sao?”.Cũng đúng, bị bệnh là một việc khá đáng sợ. Nhưng vì điều này tôi luôn luôn chú ý tập thể thao thường xuyên, chọn những thức ăn tốt cho cơ thể và để ý hơn về sức khỏe.So với việc này thì những người tập trung vào các tờ giấy lộn mà đặt sức khỏe mình ra rìa còn đáng thương hơn nhiều. Kiếm tiền là một quy trình không thể vắng sự có mặt của cortisol (hormone gây stress) – nguyên nhân chính yếu khiến chúng ta mau yếu và lão hóa. Nhất là đàn ông không thể tránh việc đi nhậu, uống rượu với khách hàng. Rất ít đàn ông lớn tuổi thành công mà không vác theo cái bụng bự. Đặc biệt ở Nhật và Hàn – nơi nhịp sống chạy khá nhanh, đa số người dân làm việc quá sức gây ra thiếu ngủ. Nhịp sinh học, hormone bị đảo lộn dẫn đến tỷ lệ trầm cảm và tự tử rất cao ở hai đất nước này.Con người thường tập trung cả cuộc đời vào việc kiếm tiền. Đến cuối cùng lại dùng chính tiền đó trang trải viện phí. Và đôi lúc, trong tham vọng bất tận nhằm kiếm tiền cho cá nhân, bạn còn có thể gây hại cho xã hội.Với tôi, sống tốt rất quan trọng. Gần đây tôi có hai sở thích mới là Yoga và hài độc thoại “Stand up”. Yoga thì chắc ai cũng biết rồi. Stand up là khi một người biểu diễn trực tiếp trước các khán giả và kể chuyện cười độc thoại một mình.Tôi đã và sẽ chọn một cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc. Tôi làm công việc tôi yêu thích chứ không phải làm để kiếm tiền. Tôi giúp đỡ mọi người xuất phát từ lòng tốt của tôi chứ không phải mong họ trả công cho tôi.Tuy nhiên thỉnh thoảng tôi cũng phải chiến đấu để có tiền, vì xã hội này đã được thiết kế như thế. Cứ đến cuối năm tôi phải làm gấp nhiều lần kiếm đủ tiền “mua visa” để tiếp tục sống ở Việt Nam. Tôi hiểu tại sao phải có luật như thế. Nhưng một luật quan trọng hơn tất cả, trong ưu tiên của tôi: Sức khỏe là vàng.Nếu bạn tập trung vào cái gì, bạn sẽ trở thành nó.Jesse Peterson (Nguyên bản tiếng Việt) Tiền để làm gì? Câu hỏi của anh Jesse hẳn sẽ tạo ra những luồng suy nghĩ khác nhau,có người sẽ nghiêm túc suy nghĩ,thậm chí đổi thay hẳn thái độ sống; cũng có người sẽ chỉ cười và xem câu hỏi đó như "ngờ nghệch" mà thôi!Ở một nơi mà đồng tiền là tiêu chí cho THÀNH CÔNG,THÀNH ĐẠT!Ở một nơi mà có tiền đồng nghĩa với ĐẲNG CẤP!Ở một nơi mà phần đông các bậc phụ huynh luôn định hướng con mình phải cố gắng học giỏi,sau thi vào trường nào ra trường dễ xin việc,lương cao...thì không khó gì để lý giải "Tiền là mục đích"; tôn chỉ cao nhất!Nhưng ngược lại,tôi tin sẽ có những người lựa chọn như anh Jesse- Sống một cuộc đời bình thản,vui vẻ.Niềm hạnh phúc đó từ nội tâm/ nội tại của một con người lấy sự chia sẻ,giúp đỡ người khác là niềm vui lớn nhất; khi đó "Đồng tiền chỉ là phương tiện" theo đúng nghĩa!Sống tốt,sống tử tế trước đã,rồi làm gì hãy làm cũng là lựa chọn của bản thân tôi! Nói như Albert Einstein: "Cuộc sống yên bình và khiêm nhường mang lại nhiều niềm vui hơn việc mưu cầu thành công nhưng luôn thường trực lo âu!" Chúc anh Jesse luôn vui vẻ,hạnh phúc! Cảm ơn anh vì câu hỏi và bài viết rất thú vị! Đầu tiên tôi rất cám ơn những việc làm tốt và có tâm mà bạn đã làm cho cộng đồng. Thế nhưng bạn à, bạn sinh ra và trưởng thành trong một quốc gia có an sinh xã hội tốt và con người được giáo dục hướng đến cộng đồng và vì cộng đồng. Trong khi đó ở VN mặc dù đã có cố gắng nhưng nói thẳng ra là an sinh xã hội không được tốt, người dân luôn phải sống trong lo sợ những vấn đề bình thường nhất như thực phẩm bẩn, ô nhiễm không khí, xác suất mắc các bệnh hiểm nghèo như ung thư rất cao, trợ cấp thất nghiệp rất ít và không đủ dài trong khi tìm việc làm mới không hề dễ dàng, ra đường thì tai nạn giao thông luôn thường trực bởi sự dễ dãi để tiêu cực xảy ra trong thi cấp bằng, xe thì gian dối để qua mặt đăng kiểm và các nhà xe vì lợi nhuận bắt tài xế chạy quá nhiều và nhanh dẫn đến không đảm bảo tỉnh táo khi lái xe,... Sống trong một môi trường đầy bất ổn như vậy nên để tăng cảm giác an toàn thì người dân phải lao vào cày bừa kiếm tiền dù ai không biết làm việc cũng cần nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe nhưng công việc nó nhiều thế đấy, bạn không làm thì có rất nhiều người có thể thay thế vị trí của bạn nên bạn không làm cũng không được. Sao người nước ngoài viết văn Việt mà giỏi đến kinh ngạc. Dễ hiểu, gần gũi có tính giáo dục cao Quan niệm sống của tác giả thật đẹp! Đó là sự lựa chọn của tự do và khát vọng nhân văn trên cơ sở thấu hiểu giá trị đích thực của cuộc sống. Ai cũng mong được lên thiên đàng hay cỏi niết bàn sau khi qua đời. Người đàn ông này có lẽ không thiết tha với viễn cảnh ấy vì anh ta đang sống ở cõi địa đàng rồi. Cám ơn jessePeterson nhiều nhé ,Anh là người tốt và đáng để nhiều người học theo. Một bài viết thể hiện quan điểm sống tích cực của tác giả và là 1 góc nhìn rất đáng trân trọng. Tác giả rất đúng khi nói rằng áp lực kiếm tiền đến từ những ham muốn ngày càng nhiều. Theo quan điểm cá nhân của tôi thì ham muốn đó xuất phát từ hai khía cạnh: 1 từ bản thân mỗi người và 2 là do định hướng xã hội mang đến. Đôi khi những áp lực do xã hội mang đến nó còn nặng nề hơn, đó phần nào là kết quả của vấn đề lịch sử, văn hóa để lại (tôi không bàn đến tính đúng sai của lịch sử, văn hóa vùng miền, bởi nó sinh ra 1 cách tự nhiên). Cám ơn tác giả đã chia sẻ quan điểm sống. Nói chung trong cuộc sống , về cơ bản có hai xu hướng: Nỗ lực để trở thành và Buông bỏ để trở về. Khi chúng ta nỗ lực để trở thành, ta thường mang theo Tham, Sân, Si để đạt được mục đích của mình, với cách này, ta tưởng rằng ta có được nhiều thứ, nhưng thực ra khi ta đạt được cái này thì cũng là lúc ta đang mất đi một cái khác.Còn khi buông bỏ để trở về, ta không có suy nghĩ mục đích phải đạt được, mà chúng ta suy nghĩ và hành động với thái độ chỉ đơn giản đó là việc nên nghĩ, nên làm, mà không có phân biệt làm cho mình hay làm cho người khác (Một là tất cả, tất cả là một), với một tinh thần cống hiến cho cộng đồng, xã hội. Với cách này, nhìn mặt ngoài, ta là kẻ thua thiệt, kém cỏi, nhưng thực ra ta được tất cả.Mục đích của cuộc sống là để chúng ta học được những bài học, để từ từ thay đổi thái độ và hành vi của mình, đây là một quá trình tiến hóa của mỗi cá nhân (và cả xã hội) về mặt văn hóa tất yếu, còn nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào mỗi người.Bạn đang theo cách nào, Nỗ lực để trở thành hay Buông bỏ để trở về? Bài viết rất hay, TIỀN KHÔNG MUA ĐƯỢC SỨC KHỎE, NGƯỜI GIÀU MÀ BỆNH THÌ KHỔ HƠN NGƯỜI NGHÈO KHÔNG BỆNH. Tôi đã bỏ nghề chuyên môn từ khi bước qua tuổi 53, tôi chuyển qua nghề CHỮA BỆNH KHÔNG DÙNG THUỐC. Tôi thấy rất hạnh phúc vì KHỎE HƠN TRƯỚC, được làm công việc ưa thích, không phải lo chuyện cơm áo gạo tiền, luôn có niềm vui khi chữa cho bà con khỏi bệnh. "... Cứ đến cuối năm tôi phải làm gấp nhiều lần kiếm đủ tiền “mua visa” để tiếp tục sống ở Việt Nam. Tôi hiểu tại sao phải có luật như thế..."Tôi thích nhất câu này, cành thích hơn từ miệng một người nước ngoài. Xin nói theo cách khác: Nếu bạn luôn theo đuổi một cái gì thì ngay cả khi có được nó, bạn sẽ trở thành người cõng nó, mà trong khi đó bạn cứ tưởng rằng mình đang cưỡi nó. Bạn hãy lấy ví dụ về bất cứ thứ gì mà xem. Cũng là từ một góc nhìn, nhưng lần này là góc nhìn của một người ...ở bên ngoài nhìn vào cách sống của xã hội VN chúng ta. Là một người Tây phương trưởng thành trong xã hội mà chung quanh không có vấn đề gì khiến anh ấy phải quá lo về tương lai . Cho nên rất dễ cho anh ấy nhìn ra cái Tham, Sân,Si, cái cách sống bon chen, hối hả chỉ lo cho bản thân, và phần đông không bao giờ thấy có điều kiện để giúp đỡ người khác . Thật đáng ngưỡng mộ anh ấy và ước ao được tiếp xúc với những người như anh ấy để học hỏi lối sống và tiếp tay việc xã hội . Mình nghĩ anh này còn khả năng làm giáo viên dạy Việt văn cho nhiều sinh viên Việt Nam và anh nhắc chúng ta rằng nên nói những lời lịch sự dù sau lưng hay trước mặt một người ngoại quốc bằng tiếng Việt . Tôi trước đây cũng nghĩ như Jesse nhưng sau đó bắt buộc phải nghĩ lại vì nếu tôi chỉ có 1 mình, tôi sẽ sống thế được. Nhưng bên cạnh tôi còn gia đình, bố mẹ già yếu nên tôi bắt buộc phải coi trọng đồng tiền. Và tôi hiểu tiền không phải là tội lỗi như suy nghĩ hồi bé bị nhét vào đầu mà nó sẽ là sức mạnh trong tay người thiện tâm. Tất nhiên, khi chết chẳng ai mang theo được vì thế hãy biết sử dụng nó cho có ích với mình, với mọi người thì là tốt nhất. Sống như cách của bạn cũng hay, chỉ có điều là nó chỉ phù hợp với xã hội tiên tiến. Người VN và người các nước chậm tiến cảm thấy không an toàn khi không có gì dự phòng, nên luôn có tư tưởng "tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn". Khi đã nghĩ như vậy người ta lại có tư tưởng là tích cóp được càng nhiều càng tốt, cho mình rồi cho cả con cháu, và trong số đó có không ít người làm nô lệ cho việc kiếm tiền, mang lòng tham đến mức làm giàu bất chính. Đúng là người như anh rất hiếm. Cảm phục
Chân, Thiện, Mỹ, Hòa Chuyến đi đó trước hết là để dành ra một khoảng lặng, bước ra khỏi cái vòng tròn cơm áo gạo tiền để nhìn lại, hiểu mình và đất nước của mình, hơn là vì kiến thức chuyên môn. Chính vì thế, ngoài việc học thì phần thời gian còn lại tôi dành cho việc đọc về các chủ đề liên quan đến văn hóa, xã hội và tìm hiểu đời sống của Hàn Quốc, nơi tôi đang theo học.Tôi sục sạo vào thư viện và mạng Internet để đọc đủ thứ trên đời, trong đó có chú trọng đặc biệt vào kho tàng văn hóa phương Đông - trong sự liên hệ với tinh thần khoa học mà chúng tôi được đào tạo.Cuối cùng, tôi cũng tìm ra một bộ giá trị phổ quát đậm chất phương Đông, để mang làm vốn giắt lưng. Đối với tôi, hai năm như thế là thành công, dù cái giá phải trả cũng không hề rẻ.Rồi cẩn thận hơn, suốt 15 năm qua, tôi dành thời gian để chiêm nghiệm và kiểm chứng. Tôi coi đó là khung tham chiếu cho mọi hành xử và suy nghĩ của mình, đặc biệt là trong những việc liên quan đến giáo dục.Ngày 20/11, tôi muốn cùng các thầy cô suy ngẫm về bộ giá trị phổ quát này. So sánh giữa các nghề đã đi qua, tôi thấy nghề dạy học là nghề khó nhất. Nghề dạy học không chỉ là một khoa học, mà hơn thế, nó còn là một nghệ thuật. Và đặc biệt, người thầy phải là chính điều họ dạy, thì điều đó mới có ý nghĩa.Còn nếu người thầy chỉ dạy như nhắc lại sách vở, còn mình thì sống hoàn toàn khác so với điều mình dạy, thì việc dạy đó chỉ có tính cách hình thức, dạy cho xong việc, vì thế không có kết quả. Cuốn sách giáo khoa tốt nhất chính là đời sống của người thầy. Nội hàm giáo dục đúng nghĩa sẽ không chỉ giới hạn ở tri thức sách vở, mà còn phải mở rộng sang cả giáo dục đạo đức, nhân cách và kỹ năng sống thì mới đầy đủ.Đó lý do tôi tin vào bốn giá trị giản dị đã được kiểm chứng bởi địa lý và thời gian: Chân - Thiện - Mỹ - Hòa.Chân là thông tin và tri thức sử dụng phải chân thực, được kiểm chứng. Chân là mục đích của tư duy và nội dung của khoa học.Thiện sống sao cho không gây hại cho mình, cho người khác và cho cuộc sống xung quanh. Thiện là mục đích của hành xử và nội dung đạo đức.Mỹ là luôn hướng đến cái đẹp, cái tự nhiên nhất có thể. Mỹ là mục đích của sự trở thành và nội dung của nghệ thuật.Hòa là luôn giữ được sự cân bằng, hài hòa với mình, với người và với thiên nhiên, cả trong ngắn hạn và dài hạn. Hòa là mục đích của lựa chọn và nội dung của tổ chức xã hội, sinh hoạt văn hóa và tôn giáo.Sự bế tắc của giáo dục hiện tại - vốn đã được phân tích nhiều lần - thể hiện trước hết ở việc quá tải về trang bị kiến thức sách vở, nhưng thiếu hụt giáo dục đạo đức, nhân cách và kỹ năng sống.Ngoài ra, giáo dục cũng đang thiếu một bộ giá trị chung có thể định hướng nội dung và chuẩn mực giảng dạy cho các mảng tri thức, đạo đức, nhân cách và kỹ năng sống này. Tôi quan niệm, một người đi qua cuộc sống này cũng giống như một lữ khách đang đi trên hành trình vạn dặm của đời mình. Để không bị lạc đường, thì điều quan trọng nhất với người lữ khách không phải là lượng tiền bạc giắt lưng, mà là một la bàn chỉ rõ bốn hướng Đông - Tây - Nam - Bắc.Nếu sử dụng bộ giá trị phổ quát Chân - Thiện - Mỹ - Hòa này làm định hướng, ta sẽ thấy chuẩn mực của giáo dục tri thức là Chân, giáo dục đạo đức là Thiện, giáo dục nhân cách là Mỹ, giáo dục kỹ năng sống là Hòa. Nhờ đó, giáo dục sẽ ngay lập tức vượt ra khỏi sự lệch lạc nhồi nhét tri thức sách vở, để trở thành một thể toàn diện và thống nhất, vừa trang bị tri thức với chuẩn mực là Chân, vừa giáo dục đạo đức với chuẩn mực là Thiện, rèn giũa nhân cách với chuẩn mực là Mỹ, và phát triển kỹ năng sống với chuẩn mực là Hòa.Dù nội dung chương trình có thay đổi như thế nào đi chăng nũa, chỉ cần người thầy giữ thật vững được bốn giá trị Chân - Thiện - Mỹ - Hòa để định hướng cho việc giảng dạy, và rộng hơn là định hướng cho đời sống của mình và học trò, thì mục tiêu của giáo dục sớm muộn gì cũng sẽ đạt được.Tôi nghĩ, giáo dục không cần phải chạy theo những chương trình cải cách cao xa. Với tư cách là một người cha có con đang đi học, bản thân tôi cũng không mong gì hơn việc con mình được các thầy cô trang bị và rèn giũa bốn giá trị Chân - Thiện - Mỹ - Hòa này. Nếu được như thế, con tôi dù ở đâu, làm gì, có gặp khó khăn sóng gió hay phải đối mặt với cạm bẫy nào, tôi cũng thấy yên tâm.Có như thế, giáo dục mới hết hoang mang. Có như thế, giáo dục mới thực sự là giáo dục. Và con người mới thực sự trở thành người.Giáp Văn Dương Mẹ tôi,một người gắn bó với nghề giáo hơn 33 năm từng chia sẻ: "Nuôi một đứa trẻ đã khó,dạy chúng thành người còn khó gấp vạn! Mẹ tiếc cho những đứa trẻ (vì Mẹ tôi đảm nhận vị trí giáo viên chủ nhiệm)- mặt mũi sáng láng,điều kiện gia đình có,chỉ hiềm ba mẹ mải mê kiếm tiền mà con hư khi nào không hay"! Vậy,hãy khoan trách con trẻ; trước nhất cần xét lại chính là người lớn,các bậc phụ huynh chúng ta! Chúng ta đã dành đủ thời gian chia sẻ với con trẻ-như với một người bạn chưa? Mỗi lời nói,hành xử của chúng ta đã xác đáng,"ngôn hành như nhất" chưa hay "Nói một nơi,làm một nẻo"? Những giá trị Sống nào ta định hình và mong mỏi con trẻ theo đuổi?...Chừng nào mỗi người lớn chúng ta hiểu con trẻ của mình như một người bạn; bản thân mỗi người lớn là một "tấm gương"; định hướng được cho con trẻ những lý tưởng SỐNG ĐẸP...thì mục tiêu Chân-Thiện-Mỹ-Hòa mới được dần định hình và cụ thể hóa! Vai trò và trọng trách khi ấy không chỉ bó hẹp trên đôi vai người Thầy,mà rộng hơn là cả Gia đình- Nhà trường- Xã hội! Kính chúc các Thầy Cô luôn mạnh giỏi, xã hội luôn tri ân các Thầy Cô với lòng biết ơn sâu sắc nhất! Ngày xưa nghèo đói nhưng vuiTranh nhau mẩu sắn đang vùi bếp thanNgày xưa chẳng nghĩ làm quanTham lam chút để; giầu sang thoát nghèoNgày xưa chạy nhảy leo trèoQuan không chạy chức nên nghèo như dânNgày xưa sống cảnh thanh bầnQuan thanh liêm sống vì dân suốt đờiNgày nay ngẫm thấy nực cườiQuan tham nhưng nghĩ dân gian như mìnhLàm quan mà chẳng phân minhĐể cho dân chúng bất bình lắm thayCùng một khu phố thế nàyCùng giờ hành chính, cùng ngày nghỉ ngơiCùng chung lớp học một thờiCũng quần thủng đũng thủa đời chăn trâuNhưng nay số bạn sang giầuThăng quan tiến chức nhà lầu xe hơiTiền, tình, danh lợị, đổi đờiĐổi cả tình bạn vì đời hơn nhauNgồi xe sang vuốt hàng râuKính che kín mặt còn đâu để nhìnNhà bên đứa bạn lặng imNgẫm đời thấy khổ ba chìm bảy trôiCùng ngồi lớp học một thờiBạn làm quan lớn sống đời thượng lưuCòn mình sống cảnh đìu hiuĐồng lương ba cọc chắt chiu qua ngàyNhưng thôi chấp nhận cũng hayThỏa lòng với những tháng ngày khó khănSuy ngẫm lời Chúa phán rằng;Ban cho con những đồ ăn đủ ngàyNước Thiên Đàng ở gần đâyDành cho kẻ khó đời này gian truânHãy sống với cảnh thanh bầnĐẹp đời tốt đạo mới cần con ơiNhững gì giầu có trong đờiChỉ là bạc phước ở nơi Thiên ĐàngQuyền lực là phước Trời banVô ơn không biết...tan hoang thôi màXưa, nay vẫn có câu caLàm lành tránh dữ, điều ta nên làmĐỉnh cao quyền lực thế gianLà điều “khốn khổ” mà quan kiếm tìmXưa, nay; vẫn rất phân minhTrắng, đen, phải, trái, hư, vinh rõ ràngXưa, nay; hãy sống đàng hoàngVẫn cùng khu phố;cách hàng dương xanhKiếp người cũng rất mỏng manhThở ra thôi chẳng hít, thời là xongMỗi ngày tôi vẫn cầu mongCho nhà bên ấy vui trong đời nầyHãy nhìn sang bạn gần đâyXưa, nay vẫn vậy; đời nầy đủ vuiMọi sự sướng, khổ trong đờiChỉ là giả tạm; thoảng thôi rồi tànTiền, tình, danh lợi, đeo mangHư không hết thảy; đợi ngày xuôi tay!. "Người thầy phải là chính điều họ dạy". Đúng như vậy, cách đây 40 - 50 năm người thầy đã từng như vậy. Nếu dạy một đường chính mình làm một nẻo thì không dạy được ai cả. Người thợ cả, người đốc công, người giám đốc cũng cần như vậy. Rốt cuộc người bố, người anh trong gia đình, rồi người lãnh đạo từ thấp đến cao muốn điều hành, lãnh đạo tốt thì nói như thế nào phải làm như vậy, nếu không thì nói chẳng ai nghe và không lãnh đạo được ai cả, rốt cuộc là gia đình lộn xộn, tập thể "quân hồi vô phèng", xã hội bát nháo. Anh Dương kính mến!Tôi đã biết đến anh từ lâu, tôi thường đọc kỹ các bài viết của anh trên các báo, tham gia các buổi thảo luận có anh tham gia ( Cùng Nhà giáo Phạm Toàn - Nhóm CB), tìm hiểu các quan điểm anh nêu trên mạng... và tôi không giám chắc tôi đã hiểu hết quan điểm của anh về giáo dục nhưng tôi tin đã hiểu căn bản và bản thân tôi hoàn toàn đồng quan điểm với anh như những gì tôi hiểu.Anh cũng đã phát biểu trên các diễn đàn, bản thân tôi cũng đã tham gia một vài diễn đàn liên quan đến giáo dục trên Truyền hình. Nhưng tự tôi nhận thấy sự chuyển biến trong giáo dục và các con người tham gia trong lĩnh vực giáo dục còn rất hạn chế, tôi tin rất nhiều thầy cô giáo của chúng ta cũng hiểu được giá trị của giáo dục con người hướng tới CHÂN - THIỆN - MỸ - HÒA nhưng họ gần như không bình luận, chia sẻ hay thay đổi mạnh mẽ trong ngay nhà trường mình làm việc. Tôi thiết nghĩ nên chăng chúng ta nên lập một diễn đàn phát động các thầy cô giáo cùng trao đổi thông tin, quan điểm... để cùng hướng đến mục tiêu giáo dục hoàn hảo? Tôi mong muốn tất cả chúng ta những người quan tâm, tâm huyết đến giáo dục cùng với các thầy cô giáo để đi đến HÀNH ĐỘNG thì tôi tin chúng ta sẽ đến địch trong thời gian không xa.Trân trọng cám ơn Anh với những chia sẻ hết sức giá trị cho những người tham gia vào lĩnh vực giáo dục; những người quan tâm, tâm huyết đến giáo dục; và các phụ huynh là bố mẹ của đối tượng trong giáo dục. Tôi tin rằng nhiều nhà giáo đã và vẫn đang nghĩ như TS Giáp Văn Dương. Tôi cũng đã từng được học những người thầy như thế. Ngày 20/11 này, tôi xin dành những lời chúc tốt đẹp nhất đến những nhà giáo vẫn đang theo đuổi các giá trị Chân, Thiện, Mỹ, Hòa mà bài viết đang nói tới. Cảm ơn anh Dương. Có thể nhiều người sẽ cho rằng bài viết của anh là kêu gọi thứ hiển nhiên, nhưng đúng là ngành nào công việc nào cũng cần có một "slogan" để chỉ ra rằng ta đang theo đuổi cái gì. Ngành giáo dục của chúng ta đọc nhiệm vụ trọng tâm chỉ thấy "nâng cao chất lượng dạy và học" hay mấy thứ tương tự như thế. Nâng cao chất lượng hướng tới cái gì? Tạo ra người giỏi kiếm tiền? Tạo ra quan chức giỏi (như là người Pháp đã thiết kế hệ thống giáo dục của chúng ta nhằm phục vụ cho chính quyền thuộc địa của họ)? Tạo ra thí sinh giỏi làm bài thi đại học (tôi thấy bây giờ có lẽ đang là thế)? Hay là tạo ra con người Chân-Thiện-Mỹ-Hòa như anh gợi ý? Không có sứ mệnh thì tôi chẳng hiểu là chúng ta định đào tạo ra thứ gì. Đọc bài của anh tôi mới giật mình tìm lại xem "nhiệm vụ giáo dục" của Việt Nam là gì, và choáng khi phát hiện ra rằng nó chỉ dừng lại ở "nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên" hay là "Đổi mới giáo trình", trong khi để đào tạo ra con người thế nào thì không thấy ai nhắc tới???Dù sao tôi vẫn tin rằng có rất nhiều người làm nghề dạy học cũng nghĩ như anh, rằng mục tiêu cuối cùng của việc dạy học là Chân, Thiện, Mỹ, Hòa. Xin gửi lời chúc tốt đẹp đến các thầy cô nhân ngày 20/11 năm nay. Tôi rất tán thành quan điểm của Tiến sĩ Giáp Văn Dương về định hướng của sự nghiệp giáo dục với "la bàn" Chân - Thiện - Mỹ - Hoà. Tôi may mắn đã từng được học với hầu hết những người thầy đều là những "Cuốn sách Giáo khoa tốt nhất". Nhưng đã hơn 60 năm rồi! Đây chính là triết lý còn thiếu của giáo dục Việt Nam, phải đi theo hướng Chân, Thiện, Mỹ, Hòa lẽ ra những lời này phải là của các lãnh đạo ngành giáo dục và anh Dương phải nằm trong bộ máy đổi mới giáo dục của đất nước, thực tế đáng buồn thay khi chương trình gần đây nhất của bộ giáo dục là muốn dùng nhiều nghìn tỷ tiền thuế của dân để đào tạo nhiều nghìn tiến sỹ nữa. Khủng hoảng giáo dục Việt Nam nhiều năm nay là khủng hoảng về đường đi và đích đến chứ ko phải ở kiến thức. Thời buổi 4.0 kiến thức tự người dân tìm được qua mạng khỏi cần đến các tiến sỹ, các lớp học hình thức, vô bổ.Là người dân tôi thấy hoàn toàn nhất trí với ý kiến của a Dương, rất mong các bậc lãnh đạo ủng hộ triết lý này. Tôi thấy kết luận của a Dương là chuẩn xác"Có như thế, giáo dục mới hết hoang mang. Có như thế, giáo dục mới thực sự là giáo dục. Và con người mới thực sự trở thành người"Đất nước phát triển, giàu có mà người không tốt, không tử tế, không yên tâm, không hạnh phúc thì cũng chẳng để làm gì.Quang Huy - Hà Nội ngày xưa*tiên học lễ, hậu học văn*! còn ngày nay hổng bít tiên học cái gì? hậu học cái gì ? nên XH mới như hiện nay! BÀI VIẾT QUÁ Ý NGHĨA "Cuốn sách giáo khoa tốt nhất chính là đời sống của người thầy." Cảm ơn Anh. Tôi tin bạn là một tiến sỹ "Chân - Thiện - Mỹ- Hòa " . Nhưng " Chân - Thiện- Mỹ " không đã có hòa rồi bạn à. Vốn con người - Nhân chi sơ tính bản thiện . Chúng ta không chỉ nói, viết mà phải làm nữa bạn à. Bởi người sống gần người mới nên mà...! Tôi rất đồng tình với anh Duơng và bạn Hoàng Minh. Với uy tín của TS Duơng, anh có thể mở một diễn đàn trên mạng để các nhà giáo chân chính, những người tâm huyết với giáo dục bàn luận, nhằm hướng tới nền giáo dục Chân, Thiện, Mỹ, Hòa. Diễn đàn này có thể hiệu quả hơn những đề án vừa qua của ngành GD. đẩy mạnh thương mại hóa giáo dục thì tương lai chúng ta phải trả giá rất đắt.
Người cho vay lãi Cô không phải là mẫu bà chủ tiệm cầm đồ mặt núng nính tay đeo nhẫn vàng, cũng không phải mẫu anh chị tay ám màu khói thuốc. Cô là một bà mẹ đơn thân, làm ngày làm đêm trong nhà máy, nuôi một đứa con nhỏ trong căn phòng trọ hơn mười mét vuông.Ngân nhặt nhạnh bằng đủ mọi cách. Cô làm thêm 80 giờ/tháng trong nhà máy. Cô mua lại từng tờ phiếu ăn không dùng của đồng nghiệp, để đổi lấy đồ ăn với giá rẻ hơn vài nghìn đồng. Cô nhặt nhạnh đồ đạc cũ về tự vá víu. Có lần, cô cho chúng tôi xem một lá đơn nguệch ngoạc và đầy lỗi chính tả. Cả lá đơn chỉ để xin “các chú, các anh” cho mình được để xe máy gần lối ra vào của nhà xe: nếu đón con muộn, trường mẫu giáo sẽ thu 15 nghìn đồng một buổi. Ngân chỉ có một mình loay hoay với đứa trẻ.Và cuối cùng, những đồng bạc cóp nhặt được, Ngân đem cho vay lãi ngày.Lần gần nhất tôi sang phòng trọ của Ngân, thì cô đã mua được một mảnh đất ở quê. Bảy năm không ăn không tiêu, xoay xở đủ cách với đồng lương công nhân, cuối cùng có đất. Mừng tủi. Nhưng ngồi hỏi kỹ lại, thì hóa ra là mua đất không sổ đỏ, pháp lý không rõ ràng, chỉ có giấy viết tay. Rồi cô lại ngồi thở dài, có mấy nơi cho vay đang đòi mãi không được. Có khi xác định mất.Tôi ngần ngừ, định hỏi thêm về tình trạng của mảnh đất. Nhưng rồi lại thôi, quyết định để Ngân tạm hớn hở trong bước ngoặt mới của đời mình.Cuộc sống của Ngân là một chuỗi các quyết định bấp bênh, những tiếng bạc liều. Liều lĩnh với sức khỏe - số giờ làm thêm của cô vượt xa trí tưởng tượng của các nhà soạn thảo Luật lao động. Liều lĩnh trong đầu tư: thân gái một mình ở khu công nghiệp, lại đem tiền cho vay lãi ngày. Chộp giật trong cả những quyết định lớn nhất của cuộc đời. Cái “nghiệp” cho vay lãi của Ngân, cuối cùng lại là thứ phù hợp nhất với môi trường của khu công nghiệp này - nơi mọi vận động đều dựa trên các quyết định bấp bênh và chộp giật.Lý do đơn giản: Ngân không biết ngày mai sẽ ra sao.Chu trình thay đổi nhân sự của các doanh nghiệp gia công rất khó lường. Hôm nay còn việc, mai mất, không ai biết trước. Ở Việt Nam, không khó tìm thấy những doanh nghiệp thay máu hàng nghìn nhân công định kỳ. Lần nào gặp, bà mẹ đơn thân ấy cũng chỉ có một mong ước là công ty có nhiều việc để được làm thêm - dù tổng thời gian làm thêm giờ của cô đã hơn 1.000 giờ/năm, nằm ngoài các nghiên cứu về lao động trên thế giới.Nhưng nếu bạn đem những bấp bênh này đi hỏi doanh nghiệp, thì bản thân họ, cũng sẽ chia sẻ về những bấp bênh khác. Những rủi ro về chính sách, về cơ chế và về cả năng lực quản lý của những người mặc đồng phục nắm số phận của họ trong tay. Không khó để tìm thấy một “tấm gương” doanh nhân hoặc doanh nghiệp đã điêu đứng vì sự bất ổn của hệ thống quan liêu. Ngay tại chuyên mục Góc nhìn này, đại diện của giới doanh nghiệp cũng đã nhiều lần nói về những rủi ro hệ thống.Cuối cùng, trong nền kinh tế, chúng ta có một tâm lý bất an và chộp giật mang tính phổ quát. Ngân chỉ là đại diện ở điểm mút của một chuỗi bất an chung.Tại APEC lần này, khái niệm “phát triển bao trùm” được nhắc lại nhiều lần. Đây là một khái niệm lớn và phức tạp, nhưng nghĩa cơ bản của nó là việc "không bỏ ai lại phía sau" trong tiến trình phát triển. Điều này có những đòi hỏi rất cơ bản: sự bình đẳng; cơ hội được tham gia vào nền kinh tế của tất cả các thành phần; sự tăng trưởng bền vững. Và có một yếu tố quan trọng ít được nhắc tới: tính ổn định của hoạt động kinh tế.Tính ổn định này được định nghĩa là “Cá nhân, cộng đồng, chính phủ và doanh nghiệp có một sự tự tin đáng kể vào tương lai của họ và một khả năng cao trong việc dự đoán kết quả của các quyết định kinh tế”.Cái sự tự tin khi “dự đoán kết quả của các quyết định kinh tế” này hẳn nhiên không dành cho Ngân, không dành cho nhiều công nhân, nông dân, hay thậm chí là nhiều chủ doanh nghiệp tại nước ta. Phía trước họ có nhiều rủi ro.Có nhiều bằng chứng cho thấy rằng ngay cả với các thể chế kinh tế nghìn tỷ, nếu có cơ hội được tham gia vào thị trường cho vay lãi cao, họ cũng không chối từ. Ở một khía cạnh nào đó, họ cũng có chung một trạng thái tâm lý với Ngân. Cố xoay vòng nhanh, vì không biết ngày mai thế nào. Họ từ chỗ là nạn nhân của một tâm lý đi đến chỗ trở thành thủ phạm của một hiện thực. Rốt cục thì trong một cộng đồng mà ai cũng chộp giật, rất khó để đòi hỏi người ta đầu tư lâu dài cho tương lai.“Phát triển bao trùm” – cụm từ được lặp lại bởi các nguyên thủ ở APEC lần này – không chỉ là việc chia đều cơ hội cho cả người giàu lẫn người nghèo, mà còn là chia đều các cơ hội bền vững.Nếu có ai đó hỏi rằng tại sao nguồn vốn ở Việt Nam được đổ cho bất động sản và dịch vụ, cho các hoạt động kinh tế “xoay vòng nhanh” nhiều hơn cho các ngành nghiên cứu và chế tạo, thì câu trả lời có thể giống với việc tại sao Ngân không để tiền đi học lớp kế toán hay tiếng Anh buổi tối, mà lại đem đồng vốn còi đi cho vay lãi. Dù sao thì làm thế, cô cũng đã mua được mảnh đất nhỏ ở quê.Trong phòng trọ của Ngân, có một cái ghế ba chân. Chân của một cái ghế khác được vá thêm vào. Tồi tàn, nhưng vẫn ngồi tiếp khách được. Ngân cứ sống thế, vì mải sợ hãi về tương lai.Để sửa cái ghế ba chân ấy, cần những chính sách mới, hay là cần một thái độ lập pháp khác? Đức Hoàng Tôi chưa bao giờ bỏ một bài viết nào của Đức Hoàng, sâu sắc mà đầy tính nhân văn. Một cây bút hiếm trong thời đại hiện nay. Trân trọng cảm ơn ANH. Nếu có một cuộc hội thảo nào có ANH. Hãy cho tôi được một lần gặp mặt. Ngưỡng mộ ANH. Tác giả vui lòng cho tôi thông tin liên hệ của cháu bé, tôi có thể giúp mẹ cháu bé vuợt qua khó khăn hiện tại. Rất cản ơn. Tôi có dịp tâm sự với một tay anh chị chăn dắt gái thì được biết thu nhập của anh ta một tháng là 7tr, tôi hỏi nếu vào KCN làm một tháng 7tr có làm không, anh ta đồng ý ngay lập tức. Tôi mừng vì nếu tất cả thành phần đen của Xh này đi làm CN hết thì sẽ không còn hoặc giảm đi rất nhiều bạo lực Xh. Nhưng đọc bài viết này tôi thất vọng quá! Chắc tôi thiển cận rồi! Cảm ơn anh Hoàng. Ngay cả doanh nghiệp"siêu nhỏ" của chúng tôi đây cũng vậy. Nhặt nhạnh từng khách lẻ, quanh quẩn làm ăn chỉ với việc bán nghề nuôi thân. Vậy mà luôn cảm thấy bấp bênh, luôn cảm thấy mất an toàn trong cái cơ chế hiện nay...! Bái viết quá hay,cán bộ nên nhìn vào và làm theo hướng tích cực cho nhân dân. Sợ nhất bây giờ là "học Đại học ở trạng thái bất ổn" ! Em chỉ dám bình luận bằng một câu mà ai cũng rõ: Ăn theo thuở, ở theo thì.Cảm ơn anh Đức Hoàng! Kết nhất câu "Họ từ chỗ là nạn nhân của một tâm lý đi đến chỗ trở thành thủ phạm của một hiện thực". Cảm ơn tác giả Đức Hoàng. Và nếu Ngân không đòi được tiền, nếu người nợ không muốn trả tiền cho Ngân. Ngân phải làm sao. Rủi ro ở đây có nằm trong hệ thống hay nó là hệ luỵ của một tư tưởng nào đó. Hoàng có thời gian viết sâu hơn về vấn đề này nhé. CẦN MỘT THÁI ĐỘ LẬP PHÁP KHÁC , NẾU KHÔNG TƯƠNG LAI SẼ ẢM ĐẠM HƠN ! ! THẬT ĐẮNG LÒNG.HAY QUÁ ĐỨC HOÀNG ƠI Tại sao Ngân không để tiền đi học lớp kế toán hay tiếng Anh buổi tối, mà lại đem đồng vốn còi đi cho vay lãi? Tại sao ư? Bởi vì tôi tốt nghiệp đại học chuyên ngành kế toán, có nhiều năm kinh nghiệm. Hiện tại làm cho 3 công ty vẫn loay hoay với một mớ câu hỏi là làm gì để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống? Bán hàng online hay thuê mặt bằng mở shop, hay nhận thêm chứng từ vài công ty nữa với mức thu nhập bèo bọt, tóc bạc nhanh, nhiều nếp nhanh để có thêm thu nhập trong khi chi tiêu ngày càng tăng. Đây gọi là lấy ngắn nuôi dài =)), nhưng khi cái ngắn lại đẻ ra cái ngắn thì sẽ chả ai quan tâm cái dài nữa, họ hết hi vọng rồi Ông Hoàng viết làm tôi nhớ đến chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố quá. Tương lai mờ mịt. Bán có mấy con chó cũng bị quỵt tiền, công việc thì bấp bênh . Bó tay. Chính sách mới thì nhiều, nhiều lắm. Như cái gốc của chính sách là thái độ lập pháp và cách thức lập pháp. Nếu thái độ và cách thức lập pháp không phù hợp, thì có bao nhiêu cái mới, các chính sách ấy cũng không khác gì cái cũ.