url
stringlengths 31
332
| title
stringlengths 10
132
| text
stringlengths 675
66.4k
| metadata
dict |
---|---|---|---|
https://www.wikihow.vn/S%E1%BB%AD-d%E1%BB%A5ng-Hangouts-tr%C3%AAn-Google | Cách để Sử dụng Hangouts trên Google | Google Hangouts cho phép người sử dụng trên toàn thế giới dễ dàng trò chuyện qua video, tương tác và chia sẻ từ những cuộc họp cho đến những bộ phim khuya. Có rất nhiều tính năng được tích hợp trong ứng dụng trò chuyện này, vì vậy những hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn có thể trải nghiệm Hangouts một cách hiệu quả nhất.
Phương pháp 1 - Thiết lập Hangout
Bước 1 - Đăng nhập vào Google+.
Bạn sẽ cần một tài khoản Google, ví dụ như tài khoản Gmail mà bạn đang dùng. Google+ là một trang mạng xã hội được thiết kế dành riêng cho các chủ tài khoản Google.
Bước 2 - Tìm khung Hangout.
Hangouts nằm phía bên trái của trang Google+. Tại đây bạn có thể nhìn thấy danh sách các Hangout và những địa chỉ email bạn liên lạc gần đây.
Bước 3 - Tạo một Hangout mới.
Nhấn vào trường “+ New Hangout” (Thêm Hangout mới) ở trên cùng của danh sách Hangouts. Danh sách này sẽ đổi thành danh sách liên lạc và vòng kết nối Google+ của bạn. Đánh dấu vào ô bên cạnh người bạn muốn thêm vào Hangout.
Cho dù bạn đang sử dụng nền tảng nào, khi nhấn hoặc chạm vào một địa chỉ liên lạc hoặc một Hangout đã có bất kỳ, một hộp thoại sẽ xuất hiện. Nếu người này không trực tuyến, họ sẽ nhận được những tin nhắn của bạn khi mở Hangouts vào lần kế tiếp.
Bạn cũng có thể tìm kiếm người hoặc một vòng kết nối nào đó bằng cách nhập tên, địa chỉ email hoặc số điện thoại vào trường nằm phía trên cùng danh sách.
Bước 4 - Chọn định dạng Hangout của bạn.
Bạn có hai lựa chọn để bắt đầu Hangout: dạng video hoặc dạng văn bản. Bạn cũng có thể chuyển đổi từ dạng văn bản sang dạng video vào bất kỳ lúc nào.
Phương pháp 2 - Trò chuyện trong Hangouts trên Google+
Bước 1 - Thêm các biểu tượng cảm xúc vào cuộc trò chuyện.
Khi nhấn hoặc chạm vào biểu tượng mặt cười ở bên trái của trường trò chuyện, một danh sách mặt cười và các biểu tượng cảm xúc sẽ được hiển thị. Các biểu tượng này được phân loại theo danh mục và bạn có thể di chuyển đến từng mục bằng cách chọn các biểu tượng ở trên cùng của màn hình cảm xúc.
Bước 2 - Chia sẻ hình ảnh.
Bạn có thể thêm hình ảnh vào Hangout bằng cách nhấn vào biểu tượng Máy ảnh ở bên phải trường trò chuyện. Cửa sổ Select Image (Chọn Hình ảnh) trên máy tính hoặc một thực đơn tùy chọn trên thiết bị di động sẽ mở ra.
Bạn có thể sử dụng webcam hoặc chính điện thoại để chụp và chia sẻ hình ảnh, hoặc bạn cũng có thể lấy ảnh từ những nguồn khác, ví dụ như từ bộ nhớ trên máy tính hay điện thoại.
Bước 3 - Tùy chỉnh cài đặt trò chuyện của bạn.
Nếu bạn dùng máy tính, hãy nhấn vào biểu tượng Bánh răng trên cửa sổ trò chuyện để chọn cài đặt. Bạn cũng có thể chặn người mà bạn đang trò chuyện.
Nếu bạn sử dụng thiết bị di động, hãy vào phần thực đơn và chọn các tùy chọn xuất hiện trong thanh thực đơn.
Bước 4 - Chuyển từ trò chuyện văn bản sang trò chuyện video.
Nhấn vào biểu tượng máy quay nằm trên cùng của hộp thoại. Một thông báo rằng bạn muốn bắt đầu trò chuyện video sẽ được gửi đến người còn lại. Bạn có thể thực hiện trò chuyện video trên cả máy tính và thiết bị di động.
Trò chuyện video không yêu cầu cả hai người dùng phải có camera. Chỉ cần một trong hai có camera, trong khi người kia dùng micrô, hoặc đơn giản là một người dùng camera, còn người kia sẽ trò chuyện bằng văn bản.
Phương pháp 3 - Bắt đầu một nhóm (Party) trên Hangout
Bước 1 - Mở trang Google+.
Ở góc dưới cùng bên phải của cửa sổ sẽ xuất hiện một đường dẫn để bạn khởi tạo một nhóm qua Hangout. Đây là một hình thức trò chuyện video theo nhóm với số lượng lên đến 10 người. Một nhóm trên Hangout sẽ giúp tất cả mọi người có thể kết nối thông qua video và văn bản. Bạn cũng có thể chia sẻ video YouTube và cùng làm việc trên các tài liệu được chia sẻ.
Người dùng di động cũng có thể tham gia vào nhóm trên Hangout mặc dù sẽ bị hạn chế một số tính năng như chia sẻ video YouTube và các tệp Google Docs.
Bước 2 - Mô tả cuộc họp và mời người tham gia.
Khi khởi tạo một nhóm trên Hangout, bạn sẽ được yêu cầu nhập mô tả về nội dung cuộc họp và thêm người vào danh sách khách mời. Mô tả mà bạn viết sẽ được gửi trong thư mời.
Bạn có thể giới hạn cuộc gọi chỉ dành cho những người từ 18 tuổi trở lên.
Bước 3 - Bắt đầu trò chuyện.
Nếu webcam của bạn được thiết lập cấu hình đúng, bạn có thể bắt đầu cuộc trò chuyện ngay lập tức. Khung bên dưới cửa sổ Hangout hiển thị tất cả những người có kết nối với Hangout của bạn. Khung bên phải chứa các văn bản trò chuyện. Nếu bạn không thấy nội dung trò chuyện, hãy nhấn vào biểu tượng Chat (Trò chuyện) ở phía bên trái cửa sổ.
Bước 4 - Chụp hình ảnh.
Nếu bạn muốn lưu gì đó xuất hiện trên màn hình, hãy nhấn vào nút Capture (Chụp hình) ở thực đơn bên trái. Biểu tượng Máy ảnh sẽ xuất hiện ở bên dưới của cửa sổ, bạn chỉ cần nhấn vào đó để chụp lại màn hình.
Bước 5 - Chia sẻ video YouTube.
Nhấn vào biểu tượng YouTube ở thực đơn bên trái để khởi động ứng dụng YouTube Hangout. Bạn có thể thêm video vào danh sách phát trên Hangout, video sẽ được phát đồng thời cho tất cả mọi người. Nhấn vào nút “Add videos to playlist” (Thêm video vào danh sách phát) màu xanh để tìm và thêm video YouTube.
Video được mở trong ô Hangout chính. Bất kỳ ai trong nhóm cũng có thể thay đổi tùy chọn phát hoặc bỏ qua video.
Micrô sẽ được tắt tiếng trong khi phát video. Hãy nhấn vào nút màu xanh lá cây “Push to talk” (Bật để trò chuyện) nếu bạn muốn nói gì đó trong quá trình phát video.
Bước 6 - Hiển thị màn hình.
Bạn có thể sử dụng Hangout để chia sẻ màn hình của mình. Nhấn vào nút Screenshare (Chia sẻ màn hình) ở thực đơn bên trái. Một cửa sổ mới sẽ được mở ra cùng với danh sách tất cả các cửa sổ và chương trình đang mở của bạn. Bạn có thể chia sẻ một cửa sổ riêng nào đó hoặc toàn bộ màn hình của bạn.
Thao tác này sẽ rất hữu ích nếu bạn đang cố gắng nhờ một người có nhiều kinh nghiệm hơn để giải quyết một vấn đề, hoặc bạn muốn chia sẻ điều gì đó trong một chương trình khác với mọi người trong nhóm.
Bước 7 - Thêm hiệu ứng cho video.
Nhấn vào nút Google Effects (Hiệu ứng Google) trong thực đơn bên trái. Thực đơn Effects sẽ được mở ở bên phải cửa sổ, thay thế cho khung Chat. Bạn có thể kéo thả các hiệu ứng vào màn hình trò chuyện video như thêm nón, kính hay các biểu tượng ngộ nghĩnh khác.
Nhấn vào mũi tên ở trên cùng của cửa sổ Effects để thay đổi danh mục các hiệu ứng.
Để hủy tất cả các hiệu ứng mà bạn đã thêm vào, hãy nhấp vào liên kết "x Remove all effects" (Hủy bỏ tất cả các hiệu ứng) nằm dưới cùng thực đơn Effects.
Bước 8 - Cộng tác trên tài liệu.
Bạn có thể thêm các tài liệu từ Google Drive vào Hangout để tất cả các thành viên có thể cùng làm việc trên một tài liệu. Để mở Google Drive, hãy di chuột qua nút "..." trên thực đơn bên trái. Nhấn vào nút "Add apps" (Thêm ứng dụng). Một danh sách các ứng dụng có sẵn sẽ xuất hiện. Bạn hãy chọn Google Drive.
Khi nhấn vào nút Google Drive trên thực đơn, danh sách các tài liệu có trong Google Drive của bạn sẽ xuất hiện. Bạn có thể chọn tài liệu mà bạn muốn chia sẻ, hoặc tạo ra một thư mục chia sẻ riêng.
Khi chia sẻ tài liệu, bạn đồng thời sẽ chia sẻ cả địa chỉ thư điện tử của mình. Bạn cần phải xác nhận để tiếp tục.
Bước 9 - Tắt micrô hoặc camera của bạn.
Nếu bạn cần tắt tiếng micrô, hãy nhấn vào nút tắt tiếng ở góc trên bên phải. Biểu tượng tắt tiếng trông giống một chiếc micrô bị gạch chéo. Khi micrô bị tắt tiếng, biểu tượng này sẽ chuyển sang màu đỏ.
Để tắt camera của bạn, hãy bấm vào biểu tượng camera bị gạch chéo. Thao tác này sẽ làm tắt tính năng của camera, nhưng nếu bạn không tắt tiếng micrô thì mọi người vẫn nghe được tiếng bạn nói.
Bước 10 - Điều chỉnh cài đặt độ phân giải.
Nếu chất lượng video không tốt, hãy thiết lập độ phân giải thấp hơn bằng cách nhấp vào nút trông giống như các cột tín hiệu ở trên cùng bên phải. Thao tác này sẽ mở ra một thanh trượt, tại đó bạn có thể điều chỉnh chất lượng của Hangout. Hãy trượt xuống nếu bạn muốn giảm chất lượng video, còn nếu bạn trượt hết sang bên phải, Hangout sẽ chỉ còn tiếng (đối với bạn).
Bước 11 - Điều chỉnh cài đặt máy quay phim và micrô.
Nhấp vào biểu tượng hình bánh răng ở thực đơn trên cùng bên phải để mở các thiết lập đầu vào của bạn. Một cửa sổ sẽ xuất hiện với hình ảnh nhỏ cho tùy chọn webcam của bạn. Giờ đây bạn có thể chọn các thiết bị mà bạn muốn sử dụng. Thao tác này rất hữu ích nếu máy tính của bạn có gắn nhiều hơn một máy ảnh hay micrô.
Bước 12 - Thoát khỏi Hangout.
Khi bạn hoàn thành việc trò chuyện, nhấn vào nút Thoát ở góc trên bên phải của cửa sổ. Biểu tượng giống như một chiếc điện thoại bàn.
Phương pháp 4 - Truy cập Hangouts on the Go
Bước 1 - Tải về ứng dụng.
Mở kho ứng dụng của Google trên thiết bị Android, hoặc kho ứng dụng trên thiết bị iOS của bạn, và tìm kiếm Hangouts. Ứng dụng được tải vể miễn phí.
Nhiều thiết bị Android được cài đặt sẵn Hangouts. Nó thay thế cho ứng dụng Talk cũ.
Bước 2 - Chạy ứng dụng.
Khi tải ứng dụng về lần đầu, bạn sẽ được yêu cầu đăng nhập vào tài khoản Google. Người dùng Android có thể chọn tài khoản liên kết với thiết bị, còn người dùng iOS cần phải nhập tên truy cập và mật khẩu.
Khi ứng dụng mở, bạn sẽ thấy danh sách những Hangout gần đây của mình.
Bước 3 - Trượt sang bên trái để tạo một tài khoản Hangout mới.
Thêm liên lạc từ danh sách hoặc tìm kiếm ai đó bằng tên hoặc số điện thoại.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Vi%E1%BA%BFt-m%E1%BB%A5c-ti%C3%AAu-c%C3%A1-nh%C3%A2n | Cách để Viết mục tiêu cá nhân | Mục tiêu là cách để thể hiện một thành tích cụ thể mà bạn muốn đạt được bằng nỗ lực của bản thân. Một mục tiêu có thể dựa trên ước mơ hoặc mong muốn, nhưng khác ở chỗ là mục tiêu có thể xác định được số lượng. Với một mục tiêu được viết một cách rõ ràng, bạn sẽ biết được bạn muốn đạt được điều gì và làm thế nào để đạt được nó. Viết ra mục tiêu cá nhân vừa cho bạn cảm giác thỏa mãn vừa mang lại rất nhiều lợi ích. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đặt mục tiêu sẽ khiến bạn cảm thấy tự tin và tràn đầy hy vọng hơn - cho dù những mục tiêu đó không thể đạt được ngay tức khắc. Như Lão Tử đã từng nói "Cuộc hành trình vạn dặm bắt đầu bằng một bước chân". Bạn có thể bước bước đầu tiên trên cuộc hành trình giành chiến thắng của mình bằng cách đặt ra những mục tiêu cá nhân thực tế.
Phương pháp 1 - Lập mục tiêu hiệu quả
Bước 1 - Nghĩ về những điều có ý nghĩa với bạn.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi bạn đặt mục tiêu dựa trên điều gì đó có thể thúc đẩy bạn, bạn sẽ có nhiều cơ hội để đạt được nó hơn. Xác định những lĩnh vực trong cuộc sống mà bạn muốn thay đổi. Ở giai đoạn này, bạn có thể để các lĩnh vực tương đối rộng.
Lĩnh vực đặt mục tiêu thường thấy bao gồm tự cải thiện bản thân, cải thiện các mối quan hệ, hoặc đạt được một thành công nhất định như trong công việc hay học tập. Một số lĩnh vực khác bạn có thể tham khảo như tinh thần, tài chính, cuộc sống, và sức khỏe.
Cân nhắc tự hỏi bản thân một vài câu hỏi lớn như "Mình muốn bản thân trở thành một người như thế nào?" hay "Mình có thể làm được gì cho thế giới này?" Tự đặt câu hỏi có thể giúp bạn khẳng định điều gì là quý giá nhất đối với bản thân.
Ví dụ, có thể bạn nghĩ tới những thay đổi có ý nghĩa bạn mong muốn thực hiện về sức khỏe và các mối quan hệ cá nhân. Viết hai lĩnh vực đó ra cùng với những thay đổi mà bạn muốn có.
Ở bước này, nếu các thay đổi của bạn khá rộng cũng không sao hết. Ví dụ, về sức khỏe, bạn có thể viết "cải thiện cơ thể" hoặc "ăn uống lành mạnh". Đối với mối quan hệ cá nhân, bạn có thể viết "dành nhiều thời gian với gia đình hơn" hoặc "gặp gỡ những người mới". Đối với việc tự cải thiện bản thân, bạn có thể viết điều gì đó như "học cách nấu ăn".
Bước 2 - Xác định "cái tôi tốt nhất có thể".
Nghiên cứu cho rằng việc xác định "cái tôi tốt nhất có thể" sẽ giúp bạn cảm thấy lạc quan hơn và hạnh phúc với cuộc sống của bản thân. Nó cũng có thể giúp bạn nghĩ về những mục tiêu thật sự có ý nghĩa với bạn. Tìm kiếm "cái tôi tốt nhất có thể" cần phải có hai bước: tưởng tượng về bản thân trong tương tai, khi đã đạt được các mục tiêu đưa ra và cân nhắc việc bạn cần làm để thực hiện được điều đó.
Tưởng tượng về một thời điểm trong tương lai khi bạn đã trở thành một con người tuyệt vời nhất có thể. Điều đó trông như thế nào? Điều gì là có ý nghĩa nhất với bạn? (Việc tập trung vào điều có ý nghĩa với bạn thay vì những điều người khác khiến bạn cảm thấy áp lực phải đạt được là vô cùng quan trọng).
Tưởng tượng từng chi tiết về bạn trong tương lai. Hãy suy nghĩ một cách thật tích cực. Bạn có thể tưởng tượng điều gì đó như "cuộc sống trong mơ", đạt được thành quả to lớn hoặc những thành tựu khác. Ví dụ, nếu cái tôi tốt nhất có thể của bạn là trở thành người thợ làm bánh sở hữu một cửa hàng bánh đông khách, hãy tưởng tượng xem điều đó sẽ như thế nào. Nó ở đâu? Nó trông như thế nào? Bạn có bao nhiêu nhân viên? Bạn là người chủ như thế nào? Khối lượng công việc của bạn ra sao?
Viết ra những chi tiết về viễn cảnh này. Tưởng tượng xem điều gì mà "cái tôi tốt nhất có thể" của bạn sử dụng để đạt được thành công. Ví dụ, nếu bạn đang điều hành tiệm bánh của riêng mình, bạn sẽ cần biết cách nướng bánh, quản lý tiền nong, quan hệ rộng rãi, cách giải quyết vấn đề, sáng tạo và xác định được nhu cầu về các món bánh. Viết xuống nhiều đặc điểm và kỹ năng nhất có thể.
Nghĩ về những kỹ năng cần thiết mà bạn có sẵn. Hãy thành thật với bản thân, đừng phán xét. Sau đó, nghĩ về điều mà bạn có thể phát triển.
Tưởng tượng cách bạn bồi đắp những kỹ năng này. Ví dụ như, nếu bạn muốn sở hữu một cửa hàng bánh nhưng không biết gì về việc kinh doanh, tham gia lớp học về kinh doanh hoặc quản lý tài chính sẽ là cách tuyệt vời để phát triển kỹ năng đó.
Bước 3 - Ưu tiên những lĩnh vực này.
Một khi bạn đã có danh sách các lĩnh vực bạn muốn thay đổi, bạn sẽ cần phải dành ưu tiên cho chúng. Cố gắng tập trung cải thiện mọi thứ cùng một lúc sẽ chỉ khiến bạn cảm thấy quá tải, và bạn dường như sẽ không thể theo đuổi được mục tiêu của bản thân nếu bạn nghĩ rằng bạn không thể đạt được chúng.
Chia mục tiêu của bạn làm ba phần: mục tiêu tổng thể, mục tiêu bậc hai và mục tiêu bậc ba. Mục tiêu tổng thể là mục tiêu quan trọng nhất và đến với bạn một cách tự nhiên nhất. Mục tiêu bậc hai và bậc ba là những mục tiêu cũng quan trọng nhưng không bằng mục tiêu tổng và chúng thường có xu hướng cụ thể hơn.
Ví dụ, về tổng thể bạn muốn "ưu tiên sức khỏe (quan trọng nhất), cải thiện các mối quan hệ trong gia đình (quan trọng nhất), đi du lịch nước ngoài" và mục tiêu cấp hai là "trở thành một người bạn tốt, giữ cho nhà cửa sạch sẽ, chinh phục đỉnh Phan-xi-păng" và mục tiêu bậc ba là "học cách đan len, làm việc hiệu quả hơn, tập thể dục mỗi ngày".
Bước 4 - Bắt đầu thu hẹp.
Khi bạn đã biết những lĩnh vực mà bạn muốn thay đổi và những thay đổi mà bạn muốn thực hiện, bạn có thể bắt đầu phân tách riêng những điều bạn muốn đạt được. Những điều này sẽ là khởi điểm cho mục tiêu của bạn. Tự hỏi bản thân một vài câu hỏi liên quan đến thành tựu của bạn về chủ thể, chủ đề, thời gian, địa điểm, cách thức và lý do.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng đặt mục tiêu cụ thể không chỉ giúp bạn có nhiều khả năng đạt được chúng hơn mà còn giúp bạn cảm thấy hạnh phúc hơn.
Bước 5 - Xác định chủ thể Ai.
Khi đặt mục tiêu, việc biết được ai là người chịu trách nhiệm hoàn thành mỗi giai đoạn của mục tiêu là điều hết sức quan trọng. Bởi đây là mục tiêu cá nhân, nên bạn gần như là người duy nhất có trách nhiệm. Tuy nhiên, một vài mục tiêu - như "dành nhiều thời gian với gia đình hơn" - đòi hỏi phải có sự hợp tác của người khác, vì vậy bạn nên xác định được ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho phần nào.
Ví dụ như, "học nấu ăn" sẽ là mục tiêu chỉ liên quan đến một mình bạn. Tuy nhiên, nếu mục tiêu của bạn là "tổ chức một bữa tiệc ăn tối" thì nó sẽ đòi hỏi trách nhiệm của những người khác nữa.
Bước 6 - Xác định chủ đề Cái gì.
Câu hỏi này giúp xác định mục tiêu, chi tiết và kết quả bạn muốn nhận được. Ví dụ, "học nấu ăn" quá chung chung để có thể thực hiện; nó thiếu tính tập trung. Hãy nghĩ về những chi tiết mà bạn thật sự muốn đạt được. "Học nấu bữa tối kiểu Ý cho bạn bè" sẽ cụ thể hơn.
Bạn càng chi tiết thì các bước bạn cần thực hiện sẽ càng rõ ràng.
Bước 7 - Xác định thời gian Khi nào.
Điều quan trọng để đặt mục tiêu đó là chia chúng thành từng giai đoạn. Biết được khi nào một phần cụ thể trong kế hoạch của bạn phải được hoàn thành sẽ giúp bạn phát triển đúng hướng và nắm rõ tiến độ.
Giữ cho các giai đoạn của bạn ở mức thực tế. "Giảm 4.5kg" thường không thể xảy ra trong vòng vài tuần. Hãy nghĩ tới khoảng thời gian thiết thực bạn cần để hoàn thành từng bước trong kế hoạch của bạn.
Ví dụ, "học nấu món gà cay phô mai cho bạn của mình trước ngày mai" sẽ khá là phi hiện thực. Mục tiêu này có thể khiến bạn gặp nhiều áp lực bởi bạn đang cố gắng đạt được một điều gì đó mà không cho bản thân đủ thời gian để học (và mắc những sai lầm không thể tránh khỏi).
“Học nấu món gà cay phô mai cho bạn của mình trước cuối tháng” sẽ cho phép bạn có đủ thời gian để học và luyện tập. Tuy nhiên, bạn vẫn cần chia nhỏ nó thành những bước nhỏ hơn để tăng khả năng thành công của bản thân.
Ví dụ, mục tiêu này có thể chia nhỏ thành các giai đoạn dễ quản lý hơn: "Học nấu món gà cay phô mai cho bạn của mình trước cuối tháng. Trước cuối tuần phải tìm được công thức nấu. Luyện tập ít nhất ba cách nấu mỗi lần. Khi tìm ra công thức nấu mà tôi thích, tôi sẽ luyện tập nó một lần nữa trước khi mời bạn bè của mình ghé chơi".
Bước 8 - Xác định địa điểm Ở đâu.
Việc xác định địa điểm cụ thể nơi bạn sẽ cố gắng để đạt được mục tiêu của mình có thể sẽ có ích. Ví dụ, nếu mục tiêu của bạn là tập thể dục 3 lần mỗi tuần, bạn có thể xác định liệu bạn sẽ tới phòng tập, luyện tập tại nhà hay chạy bộ trong công viên.
Như trong ví dụ đưa ra phía trên, bạn có thể quyết định bắt đầu tham gia một lớp học nấu ăn, hoặc thực hiện mọi thứ ở trong nhà bếp của bạn.
Bước 9 - Xác định cách thức Như thế nào.
Bước này khuyến khích bạn hình dung về cách làm thế nào để bạn đạt được từng giai đoạn của mục tiêu. Điều này giúp bạn xác định khung sườn của mục tiêu và hiểu rõ những hành động bạn cần thực hiện tại mỗi giai đoạn.
Đối với ví dụ về gà cay phô mai, bạn sẽ cần tìm công thức nấu, thu thập nguyên liệu, mua dụng cụ cần thiết và dành thời gian để luyện tập.
Bước 10 - Xác định lý do Tại sao.
Như đã đề cập ở trên, bạn thường có nhiều khả năng hoàn thành được mục tiêu của bản thân hơn nếu bạn thấy nó có ý nghĩa và bạn có động lực để cố gắng. Câu hỏi này sẽ giúp bạn làm rõ động lực để đạt được mục tiêu của mình. Việc đạt được mục tiêu sẽ mang lại cho bạn những gì?
Như ví dụ đã đưa ra, có thể bạn muốn học nấu món gà cay phô mai cho bạn của mình để bạn có thể mời họ qua nhà chơi và ăn tối cùng với bạn. Điều này sẽ giúp tình bạn của bạn thêm bền chặt và thể hiện cho người đó thấy rằng bạn quan tâm tới họ.
Việc ghi nhớ lý do "tại sao" trong khi bạn nỗ lực để đạt được mục tiêu của bản thân là vô cùng quan trọng. Đặt ra những mục tiêu cụ thể và chi tiết là vô cùng hữu ích nhưng bạn cũng cần nhớ kỹ trong đầu "mục tiêu to lớn" của bản thân.
Bước 11 - Viết ra mục tiêu của bản thân băng ngôn từ tích cực.
Nghiên cứu chỉ ra rằng bạn sẽ có nhiều khả năng đạt được mục tiêu đề ra hơn nếu chúng được xây dựng một cách tích cực. Nói cách khác, hãy xây dựng mục tiêu của bạn như là điều bạn cố gắng hướng tới, chứ không phải điều bạn muốn tránh xa.
Ví dụ, nếu một trong những mục tiêu của bạn là ăn uống lành mạnh, bạn không nên viết là "Ngừng ăn đồ ăn vặt". Cách viết này khiến bạn có cảm giác như bạn đang bị tước đi một điều gì đó và không ai thích cảm giác này cả.
Thay vào đó, hãy thử viết mục tiêu như một điều bạn sẽ đạt được hoặc học được: "Mỗi ngày ăn ít nhất 3 phần hoa quả và rau xanh".
Bước 12 - Đảm bảo rằng mục tiêu của bạn là dựa trên khả năng của bạn.
Đạt được mục tiêu đòi hỏi bạn phải thực hiện chăm chỉ và nỗ lực hết mình, tuy nhiên bạn cũng cần đảm bảo rằng mục tiêu bạn đề ra thuộc phạm vi khả năng thực hiện của bạn. Bạn chỉ có thể kiểm soát hành động của bản thân chứ không thể kiểm soát kết quả của chúng (hay hành động của người khác).
Giữ mục tiêu của bạn luôn tập trung vào những hành động bạn có thể thực hiện, thay vì kết quả cụ thể, cũng sẽ giúp bạn trong trường hợp bạn vấp phải khó khăn. Bằng việc xem thành công như một quá trình nỗ lực, bạn sẽ cảm thấy bạn đã hoàn thành được mục tiêu ngay cả khi bạn không đạt được kết quả mà bạn mong muốn.
Ví dụ như, "Trở thành Tổng thống Mỹ" là một mục tiêu dựa trên kết quả hành động của người khác (trong trường hợp này đó là những người bầu cử). Bạn không thể kiểm soát những hành động này, và do vậy mục tiêu này là vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, "Vận đồng bầu cử" là điều hoàn toàn có thể đạt được, bởi nó phụ thuộc vào nỗ lực và cố gắng của chính bạn. Cho dù bạn không thắng cử, bạn vẫn có thể xem đó như một thành công.
Phương pháp 2 - Phát triển Kế hoạch
Bước 1 - Xác định mục tiêu cố gắng của bản thân.
Mục tiêu cố gắng là hành động hoặc phương thức bạn sử dụng để đạt được mục tiêu mà bạn mong muốn. Chia nhỏ thành những nhiệm vụ cụ thể sẽ giúp bạn hoàn thành và theo dõi tiến độ dễ dàng hơn. Sử dụng các câu trả lời cho những câu hỏi bạn đã tự hỏi bản thân trước đó - cái gì, ở đâu, khi nào, v.v. - để giúp bạn xác định mục tiêu cố gắng.
Ví dụ như, cân nhắc tới mục tiêu sau: "Tôi muốn học đại học Luật để có thể giúp đỡ những người thiểu số trong cộng đồng thông qua luật dân sự". Đây là một mục tiêu khá rõ ràng nhưng cũng rất phức tạp. Bạn sẽ cần phải xác định rất nhiều những mục tiêu cụ thể để đạt được điều này.
Ví dụ về mục tiêu cụ thể cho mục tiêu này bao gồm:
Đạt thành tích xuất sắc tại trường phổ thông
Tham gia vào đội biện luận
Xác định các tổ chức cho học sinh chưa tốt nhiệp
Xin vào làm việc tại các tổ chức cho học sinh chưa tốt nghiệp
Bước 2 - Xác định khung thời gian.
Một vài mục tiêu sẽ có thể đạt được nhanh hơn so với những mục tiêu khác. Ví dụ như, "đi bộ trong công viên trong vòng 1 tiếng vào 3 ngày mỗi tuần" là điều bạn có thể bắt đầu thực hiện ngay lập tức. Với một vài mục tiêu. bạn sẽ phải thực hiện các giai đoạn trong khoảng thời gian dài hơn.
Với ví dụ về mục tiêu đậu trường luật, mục tiêu này sẽ phải mất vài năm để đạt được. Nó yêu cầu phải thực hiện rất nhiều giai đoạn và mỗi gian đoạn có thể được thể hiện bằng một mục tiêu cụ thể và các nhiệm vụ trong mục tiêu đó.
Đảm bảo bạn có cân nhắc tới các thời hạn và điều kiện khác. Ví dụ như, mục tiêu "xác định các tổ chức cho học sinh chưa tốt nghiệp" phải được thực hiện trước khi bạn đi học đại học. Sẽ mất một khoảng thời gian nhất định và rất nhiều tổ chức có đặt thời hạn ứng tuyển. Vì vậy, bạn cần phải đảm bạn rằng bạn xác định được khung thời gian cho mục tiêu này một cách chính xác.
Bước 3 - Chia mục tiêu thành nhiều nhiệm vụ nhỏ hơn.
Khi bạn đã xác định được mục tiêu cố gắng và khung thời gian, hãy chia mục tiêu thành các nhiệm vụ nhỏ và cụ thể hơn. Đây sẽ là những hành động bạn cần thực hiện để hướng tới việc hoàn thành mục tiêu. Đặt thời hạn cho mỗi nhiệm vụ để đảm bảo bạn đang đạt đúng tiến độ.
Ví dụ như, đối với mục tiêu cụ thể đầu tiên trong mục tiêu mong muốn về trường luật, "Đạt thành tích xuất sắc tại trường phổ thông", bạn có thể chia nhỏ nó thành các mục tiêu cụ thể và rõ ràng hơn như "Tham gia các lớp học về chính trị và lịch sử" và "tham gia học nhóm với các bạn trong lớp".
Một vài trong số những nhiệm vụ này sẽ có thời hạn do người khác đặt ra, như "Tham gia vào các lớp học". Đối với những nhiệm vụ không có thời hạn, hãy đảm bảo rằng bạn tự đặt thời hạn để giữ cho bản thân có trách nhiệm.
Bước 4 - Chia nhiệm vụ thành những công việc cụ thể.
Tới giờ, có lẽ bạn đã nhận ra rằng: nhiệm vụ bạn cần làm sẽ ngày càng nhỏ dần. Điều này là có lý do. Nghiên cứu chỉ ra mục tiêu cụ thể sẽ giúp bạn đạt được kết quả tốt một cách dễ dàng hơn cho dù mục tiêu đó rất khó. Nguyên do là bởi bạn khó có thể bộc lộ hết khả năng của bản thân nếu bạn không chắc chắn về điều mà bạn đang hướng tới để hoàn thành.
Ví dụ, bạn có thể chia nhỏ nhiệm vụ “Tham gia lớp học về chính trị và lịch sử” thành các hoạt động nhỏ. Mỗi hoạt động nhỏ này sẽ có thời hạn riêng. Một vài ví dụ về hoạt động cho nhiệm vụ này bao gồm “Xem xét lịch học của các lớp đang mở”, “Lên kế hoạch gặp mặt cố vấn trường” và “Đưa ra quyết định tham gia trước [ngày]”.
Bước 5 - Lên danh sách những việc bạn đã đang tiến hành.
Với nhiều mục tiêu, có thể bạn đã thực hiện một vài hoạt động bạn cần làm để đạt được chúng. Ví dụ, nếu mục tiêu cuối cùng của bạn là học trường luật, tìm hiểu về luật thông qua tin tức đa dạng là điều rất hữu ích mà bạn sẽ muốn duy trì.
Viết ra danh sách này thật cụ thể. Thậm chí có thể bạn sẽ thấy mình đã hoàn thành một vài nhiệm vụ nhất định trong đó mà không hề nhận ra. Điều này giúp bạn nhận thấy rõ tiến độ.
Bước 6 - Xác định điều bạn cần học hỏi và phát triển.
Trong một vài trường hợp, có lẽ bạn chưa có đầy đủ kỹ năng hoặc thói quen cần thiết để đạt được mục tiêu. Hãy nghĩ về đặc điểm, kỹ năng và thói quen mà bạn đã có – bài tập “Cái tôi tốt nhất có thể” sẽ giúp bạn – và gắn chúng với từng mục tiêu cụ thể.
Nếu bạn thấy có điều cần được phát triển, hãy xem đó như một mục tiêu mới và thực hiện theo quy trình tương tự.
Ví dụ, nếu bạn muốn trở thành luật sư, bạn sẽ cần phải cảm thấy thoải mái khi phát biểu trước đám đông và tương tác với người khác. Nếu bạn là người nhút nhát, bạn sẽ cần phát triển kỹ năng giao tiếp của mình bằng nhiều cách khác nhau để thúc đẩy khả năng của bản thân và đạt được mục tiêu sau cùng.
Bước 7 - Lên kế hoạch cho ngày hôm nay.
Một trong những lý do thông thường khiến mọi người không đạt được mục tiêu đề ra đó là suy nghĩ rằng bạn sẽ bắt đầu cố gắng vào ngày mai. Cho dù là một việc rất nhỏ, hãy nghĩ tới điều gì đó bạn có thể làm hôm nay để bắt đầu một phần kế hoạch của bản thân. Điều này giúp bạn có cảm giác tiến bộ bởi bạn đã hành động ngay lập tức.
Hành động bạn làm hôm nay có thể là chuẩn bị để thực hiện các nhiệm vụ hoặc công việc khác. Ví dụ, có thể bạn sẽ cần thu thập một số thông tin trước khi lên lịch hẹn với cố vấn hướng dẫn. Hoặc nếu mục tiêu của bạn là đi bộ 3 lần một tuần, có lẽ bạn sẽ cần mua một đôi giày thoải mái và thuận tiện để đi bộ. Kể cả những thành tựu nhỏ nhất cũng có thể giúp bạn có thêm động lực để tiếp tục.
Bước 8 - Xác định khó khăn.
Không có ai thật sự thích thú với việc suy nghĩ về những trở ngại trên con đường dẫn tới thành công, nhưng việc xác định khó khăn bạn có thể gặp phải là vô cùng thiết yếu khi bạn phát triển kế hoạch của bản thân. Việc này giúp bạn chuẩn bị sẵn sàng khi mọi việc diễn ra không theo kế hoạch. Xác định khó khăn có thể gặp phải và hành động bạn có thể làm để vượt qua chúng.
Khó khăn bạn gặp phải có thể là yếu tố bên ngoài như không có đủ tài chính hoặc thời gian để hoàn thành mục tiêu. Ví dụ, nếu bạn muốn mở cửa hàng bánh, trở ngại lớn nhất sẽ là tìm đủ tài chính để đăng ký kinh doanh, thuê địa điểm, mua sắm thiết bị, v.v.
Hành động bạn có thể làm để vượt qua khó khăn này bao gồm học cách viết kế hoạch kinh doanh để thu hút đầu tư, nói chuyện với bạn bè và gia đình về việc góp vốn hoặc bắt đầu với quy mô nhỏ hơn (như nướng bánh tại nhà bếp của bạn trước).
Khó khăn bạn gặp phải cũng có thể là yếu tố bên trong. Thiếu thông tin là một trong những trở ngại thường thấy. Bạn có thể gặp phải trở ngại này tại bất cứ giai đoạn nào của quá trình thực hiện mục tiêu. Ví dụ như với mục tiêu sở hữu một cửa hàng bánh, có thể bạn sẽ nhận thấy rằng thị trường yêu cầu một loại bánh nào đó mà bạn không biết cách làm.
Hhành động bạn có thể thực hiện để vượt qua khó khăn này đó là tìm một người biết cách làm những loại bánh đó, tham giá lớp học hoặc tự học.
Lo sợ là một trong những khó khăn điển hình. Sợ không hoàn thành được mục tiêu có thể ngăn cản bạn thực hiện các hoạt động cần thiết để đạt được nó. Phần chống lại nỗi sợ hãi của bản thân dưới đây sẽ dạy cho bạn một vài cách để vượt qua nó.
Phương pháp 3 - Chống lại nỗi sợ hãi của bản thân
Bước 1 - Tưởng tượng.
Nghiên cứu chỉ ra rằng tưởng tượng có thể có ảnh hưởng đáng kể đến việc cải thiện hiệu quả công việc của bạn. Các vận động viên thường đề cập tới phương pháp này như là nguyên nhân đằng sau thành công của họ. Có hai loại phương pháp tưởng tượng đó là tưởng tượng kết quả và tưởng tượng quá trình và để có cơ hội thành công lớn nhất, bạn cần phải kết hợp cả hai.
Tưởng tượng kết quả tức là bạn hình dung về bản thân khi đã đạt được mục tiêu đề ra. Như với bài tập “Cái tôi tốt nhất có thể”, hình ảnh tưởng tượng này cần phải càng cụ thể và chi tiết càng tốt. Sử dụng tất cả các giác quan của bạn để tạo nên hình ảnh này trong tâm trí: tưởng tượng những người ở đó cùng bạn, không khí xung quanh có mùi vị như thế nào, âm thanh mà bạn nghe được, trang phục mà bạn đang mặc, nơi mà bạn đang đứng. Có thể bảng hình dung sẽ có ích trong quy trình này.
Tưởng tượng quá trình tức là bạn hình dung về những bước bạn cần thực hiện để đạt được mục tiêu của bản thân. Suy nghĩ về từng hành động mà bạn đã thực hiện. Ví dụ như, nếu mục tiêu của bạn là trở thành luật sư, bạn có thể sử dụng phương thức tưởng tượng kết quả để tưởng tượng ra bản thân đã vượt qua kỳ kiểm tra trình độ. Sau đó sử dụng phương thức tưởng tượng kết quả để tưởng tượng ra tất cả những việc bạn đã làm để đạt được thành công này.
Quy trình này được các nhà tâm lý học gọi là “ký ức tương tai”. Nó có thể giúp bạn thấy rằng các mục tiêu của bạn là hoàn toàn có thể đạt được và khiến bạn cảm giác như bạn đã đạt được một vài thành tựu nho nhỏ.
Bước 2 - Suy nghĩ tích cực.
Nghiên cứu chỉ ra rằng suy nghĩ tích cực sẽ giúp chúng ta học hỏi, thích ứng và thay đổi hiệu quả hơn so với việc tập trung vào các khuyết điểm hoặc sai lầm. Cho dù mục đích của bạn có là gì đi chăng nữa; cho dù là cho vận động viên loại giỏi, sinh viên tốt nghiệp, nghệ sĩ hay doanh nhân, suy nghĩ tích cực sẽ mang lại hiệu quả như nhau.
Nghiên cứu chứng minh rằng phản hồi tích cực và tiêu cực có thể ảnh hưởng tới các vùng não bộ khác nhau. Suy nghĩ tích cực sẽ kích thích vùng não bộ liên quan tới thị giác, tưởng tượng, suy nghĩ “toàn diện”, sự cảm thông và động lực.
Ví dụ, nhắc nhở bản thân rằng mục tiêu của bạn là những trải nghiệm phát triển mang tính tích cực, không phải những điều bạn từ bỏ hoặc để lại phía sau.
Nếu bạn thấy mình gặp khó khăn với mục tiêu của bản thân, hãy tìm tới bạn bè hoặc gia đình để được động viên.
Chỉ suy nghĩ tích cực thôi là không đủ. Bạn cần phải thực hiện đầy đủ danh sách các mục tiêu cụ thể, nhiệm vụ và trách nhiệm cũng như các hoạt động giúp bạn có thể đạt được mục tiêu cuối cùng. Chỉ dựa vào suy nghĩ tích cực sẽ không thể đưa bạn tới đích.
Bước 3 - Nhận biết "hội chứng mong đợi thất bại".
Đây là thuật ngữ mà các nhà tâm lý học sử dụng để mô tả về chu kỳ, có thể khá quen thuộc với bạn nếu bạn từng đặt mục tiêu Năm mới. Chu kỳ này gồm có ba giai đoạn: 1) đặt mục tiêu, 2) bất ngờ vì những mục tiêu đó khó để đạt được đến mức nào, 3) từ bỏ mục tiêu.
Chu kỳ này có thể xảy ra nếu bạn mong đợi phải có kết quả ngay lập tức (giống trường hợp của tiêu năm mới). Đặt mục tiêu và xác định khung thời gian sẽ giúp bạn chống lại những mong đợi không thực tế này.
Nó cũng có thể xảy ra khi cảm giác háo hức lập mục tiêu dần phai nhạt và chỉ còn lại những công việc thật sự mà bạn phải làm. Đặt mục tiêu và chia thành những nhiệm vụ nhỏ có thể giúp bạn giữ vững động lực. Mỗi lần bạn đạt được một thành tựu nào đó, cho dù là nhỏ nhất, hãy tự chúc mừng thành công của bản thân.
Bước 4 - Sử dụng thất bại như bài học kinh nghiệm.
Nghiên cứu chỉ ra rằng người có thể rút ra bài học từ thất bại thường có cái nhìn tích cực hơn về khả năng đạt được mục tiêu đề ra. Hy vọng là yếu tố thiết yếu để đạt đến thành công và hãy hy vọng về tương lai, chứ không phải quá khứ.
Nghiên cứu cũng đã chứng minh thất bại mà người thành công trải qua cũng không hề nhiều hơn hay ít hơn so với những người bỏ cuộc. Khác biệt là ở cách mọi người nhìn nhận thất bại đó như thế nào.
Bước 5 - Thách thức khuynh hướng chủ nghĩa hoàn hảo.
Chủ nghĩa hoàn hảo thường bắt nguồn từ nỗi sợ khuyết điểm; có thể chúng ta thèm muốn "sự hoàn hảo" để chúng ta không phải trải qua mất mát, sợ hãi hay "thất bại". Tuy nhiên, chủ nghĩa hoàn hảo cũng không thể giúp bạn tránh khỏi điều đó. Nó sẽ chỉ khiến bạn và người khác hướng tới những tiêu chuẩn không thể thực hiện. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ chặt chẽ giữa chủ nghĩa cầu toàn và cảm giác không vui.
"Chủ nghĩa hoàn hảo" thường bị nhầm lẫn với "cố gắng thành công". Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người cầu toàn thường ít thành công hơn những người không cố gắng để đạt được tiêu chuẩn không thực tế này. Chủ nghĩa hoàn hảo có thể khiến bạn lo lắng, sợ hãi và chần chừ.
Thay vì cố gắng cho những mong ước hoàn hảo không thể thực hiện được, hãy biết ơn khó khăn bạn gặp phải trong quá trình bước tới thành công. Ví dụ, nhà phát minh Myshkin Ingawale muốn tạo ra công nghệ có thể xét nghiệm bệnh thiếu máu ở phụ nữ mang thai nhằm giảm tỷ lệ tử vong mẹ tại Ấn Độ. Ông thường kể câu chuyện về 32 lần đầu tiên ông cố gắng để thực hiện công nghệ đó nhưng đã thất bại. Nhưng bởi ông không cho phép chủ nghĩa hoàn hảo chi phối bản thân, ông vẫn tiếp tục thử nghiệm những phương pháp mới và ông đã thành công ở lần thứ 33.
Phát triển tình yêu thương đối với bản thân có thể giúp chống lại chủ nghĩa hoàn hảo. Nhắc nhở bản thân rằng bạn chỉ là con người và tất cả mọi người đều sẽ phải trải qua gian nan và trở ngại. Hãy đối xử thật tốt với bản thân khi bạn đối mặt với những khó khăn này.
Bước 6 - Luyện tập lòng biết ơn.
Nghiên cứu cho thấy mối liên kết chặt chẽ giữa việc luyện tập lòng biết ơn và đạt được mục tiêu của bản thân. Viết nhật ký biết ơn là một trong những cách dễ dàng và hiệu quả nhất để thể hiện lòng biết ơn trong cuộc sống hàng ngày.
Nhật ký biết ơn của bạn không nhất thiết phải giống như một cuốn tiểu thuyết. Thậm chí viết một hoặc hai cầu về một trải nghiệm hay một người mà bạn vô cùng biết ơn cũng có thể mang lại hiệu quả như mong đợi.
Tin rằng điều đó sẽ hiệu quả. Cho dù nghe có hơi sến một chút nhưng viết nhật ký biết ơn sẽ hiệu quả hơn nếu bạn tự nhủ với bản thân rằng nó sẽ giúp bạn trở nên hạnh phúc và thoải mái hơn. Không nhắc đến sự hoài nghi.
Lưu giữ những khoảnh khắc đặc biệt, dù là nhỏ. Đừng vội vàng. Thay vào đó, hãy dành thời gian và thật sự suy nghĩ về trải nghiệm hay khoảnh khắc có ý nghĩa với bạn và tại sao bạn lại biết ơn chúng.
Viết một hoặc hai lần mỗi tuần. Nghiên cứu cho thấy viết nhật ký hàng ngày thật sự kém hiệu quả hơn so với việc viết vài lần mỗi tuần. Điều này có thể là bởi vì chúng ta thường nhanh chóng trở nên nhạy cảm với sự lạc quan.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/%C4%90%E1%BB%91i-ph%C3%B3-Khi-b%E1%BB%8B-Ng%C6%B0%E1%BB%9Di-kh%C3%A1c-Coi-nh%E1%BA%B9 | Cách để Đối phó Khi bị Người khác Coi nhẹ | Trong cuộc sống, bạn thường được dạy rằng phải biết tôn trọng, tử tế, và giúp đỡ người khác. Tuy nhiên, có đôi khi người khác lại xem nhẹ sự rộng lượng và bản chất tốt bụng của bạn, và chờ đợi hoặc yêu cầu nhận được nhiều điều vượt xa mức độ công bằng và hợp lý từ phía bạn. Những người này không ngừng nhờ bạn giúp đỡ mà không bao giờ đền ơn bạn hoặc bộc lộ sự tôn trọng dành cho bạn. Khi họ vượt qua giới hạn này, sẽ khó để bạn có thể lên tiếng bảo vệ bản thân và thiết lập quá trình cho và nhận phù hợp. Nếu bạn cảm thấy như một người nào đó trong cuộc sống đang coi nhẹ bạn, hãy bảo vệ bản thân và tái thiết lập ranh giới của mình.
Phương pháp 1 - Xem xét Vấn đề
Bước 1 - Nhìn nhận cảm xúc của mình.
Điều quan trọng mà bạn cần phải thực hiện đó là nhận ra rằng bạn đang bị coi nhẹ. Bạn không thể giải quyết vấn đề cho đến khi bạn thừa nhận rằng chúng đang hiện hữu. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra sự liên kết giữa việc thể hiện và phân tích cảm xúc tiêu cực với nhiều lợi ích khác nhau về mặt thể chất và tinh thần. Kìm nén cảm xúc sẽ chỉ khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn.
Thực hiện điều này có thể sẽ khá khó khăn nếu bạn thường được dạy rằng phải "tốt bụng" theo cách thụ động, và nó có nghĩa là cho phép người khác "coi nhẹ bạn" và nói với bạn rằng bạn không có quyền lên tiếng để bảo vệ bản thân.
Ví dụ, "Thực hiện những điều tốt đẹp mà không mong được đền đáp". Trong khi, thường xuyên tử tế với người khác mà không mong đợi được trả ơn là hành động cụ thể của lòng tốt, nó không có nghĩa là bạn nên cho phép người không có trách nhiệm với tiền bạc vay tiền của bạn.
Đặc biệt, phụ nữ thường được cho là phải "tử tế" và hành động lên tiếng bảo vệ bản thân sẽ không phải là dấu hiệu của sự tử tế.
Bạn nên nhớ rằng đôi khi bạn sẽ bị coi nhẹ. Ví dụ, các bậc phụ huynh thường cảm thấy như họ đang bị con cái của mình coi nhẹ. Con cái của họ sẽ phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau của quá trình trưởng thành, và thỉnh thoảng, hành động có vẻ như chỉ vì lợi ích của bản thân lại chỉ là hành động bình thường và cần thiết trong quá trình phát triển của chúng.
Nhìn nhận và đắm chìm trong cảm xúc là hoàn toàn khác nhau. Tập trung vào cảm xúc tiêu cực mà không phân tích hoặc cố gắng sửa chữa nó có thể khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn.
Bước 2 - Bạn có quyền được người khác tôn trọng.
Áp lực xã hội và văn hóa có thể khuyến khích bạn tin rằng nói “không” với người khác khi họ nhờ bạn một việc gì đó là hành động khá thô lỗ. Bạn cũng có thể đã được dạy rằng cố gắng của bạn sẽ không đáng giá như của người khác và không xứng đáng được thừa nhận. (Đối với phụ nữ, đây chính là vấn đề thật sự, đặc biệt trong phạm vi gia đình). Những điều này có thể khiến bạn cảm giác như bạn đang bị coi nhẹ. Bất kỳ người nào cũng có quyền được tôn trọng và trân trọng, và hy vọng được đối xử theo hướng này không phải là điều sai trái.
Tức giận hoặc đau đớn là cảm xúc tự nhiên, và sẽ khá dễ dàng để bạn cho phép chúng nắm quyền kiểm soát bạn. Bạn nên tập trung vào việc duy trì thái độ xây dựng hơn là trút giận lên người khác.
Bước 3 - Suy nghĩ về nguyên nhân hình thành cảm xúc của bạn.
Để giải quyết cảm giác như bị người khác coi nhẹ, bạn cần phải xem xét về những điều đã xảy ra và đem lại cảm giác này cho bạn. Viết ra danh sách hành vi và sự kiện cụ thể khiến bạn cảm thấy không được trân trọng. Bạn cũng có thể sẽ nhận ra vấn đề trong cách giao tiếp mà bạn cần phải cải thiện. Ví dụ, bạn có thể sẽ cần phải luyện tập phương pháp để bạn có thể trao đổi rõ ràng hơn với người khác về ranh giới của bạn.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng “cảm giác không được trân trọng” là nguyên nhân phổ biến khiến nhân viên muốn nghỉ việc. 81% số nhân viên nói rằng động lực làm việc của họ tăng cao hơn khi sếp của họ ghi nhận những việc mà họ làm.
Nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra rằng người cô đơn thường có xu hướng dễ chấp nhận sự đối xử không công bằng và cho phép người khác coi nhẹ họ. Nếu bạn cảm thấy như bạn bị coi nhẹ, có thể là do bạn sợ rằng từ chối thực hiện yêu cầu sẽ khiến mọi người xa lánh bạn.
Cẩn thận với việc "đoán mò" suy nghĩ hoặc giả định về động cơ của người khác. Nếu bạn nghĩ rằng bạn hiểu rõ lý do vì sao người đó hành động như vậy, bạn cũng có thể đã suy đoán sai. Hành động này sẽ khiến bạn đưa ra sự giả định không công bằng và không chính xác.
Ví dụ: bạn có thể sẽ cảm thấy rằng bạn bị coi nhẹ vì bạn thường cho đồng nghiệp đi nhờ xe nhưng họ không hề đền ơn bạn khi xe của bạn bị hư. Nếu như bạn không nói thẳng với Châu, bạn sẽ không thể hiểu được lý do. Có lẽ cô ta là một người tệ bạc và vô ơn - hoặc có lẽ cô ta không giúp được bạn trong ngày hôm đó là bởi vì cô ấy phải đến gặp nha sĩ, hoặc có thể là bạn đã không nói rõ cho cô ấy biết mà chỉ đưa ra một vài gợi ý mơ hồ.
Bước 4 - Xác định các yếu tố đã thay đổi trong mối quan hệ.
Nếu bạn cảm thấy bị coi nhẹ, có thể là vì người đang coi nhẹ bạn đã từng đem lại cho bạn cảm giác rằng bạn đáng giá. Nó cũng có thể bắt nguồn từ suy nghĩ rằng người khác phải trân trọng bạn nhưng họ lại không như vậy. Bất kể là vì lý do gì, xác định yếu tố đã thay đổi trong sự tương tác của bạn với người khác có thể khiến bạn cảm thấy tốt hơn. Nó cũng sẽ giúp bạn tìm kiếm giải pháp cho mối quan hệ của bạn.
Hãy cố gắng suy nghĩ về khoảng thời gian mà bạn bắt đầu tương tác với người đó. Họ đã làm gì để khiến bạn cảm thấy được trân trọng? Điều gì không còn xảy ra như lúc trước? Bản thân bạn có thay đổi điều gì hay không?
Nếu bạn nhận thấy rằng bạn đang bị coi nhẹ, nguyên nhân có thể là vì bạn cảm thấy như nỗ lực của bạn không được tưởng thưởng (ví dụ, bạn đã không được tăng lương, nỗ lực của bạn trong một dự án nào đó đã không được nhìn nhận). Cũng có thể là vì bạn cảm thấy rằng bạn không thể tham gia vào việc đưa ra quyết định. Suy nghĩ về yếu tố đã khiến bạn cảm thấy như bạn được trân trọng trong công việc để tìm hiểu xem điều gì đã thay đổi.
Bước 5 - Xem xét quan điểm của đối phương.
Khi bạn cảm nhận sự không công bằng trong mối quan hệ nào đó, cho dù đó là mối quan hệ với người đồng nghiệp hay với người yêu, sẽ khó để bạn xem xét mọi việc dựa trên quan điểm của người đó. Bạn đang cảm thấy bị trừng phạt và không được tôn trọng, vì vậy, tại sao bạn lại muốn cố gắng tìm hiểu lý do vì sao bạn lại bị đối xử như thế này? Cố gắng xem xét cảm xúc của đối phương có thể khá hữu ích trong việc tìm hiểu vấn đề đang xảy ra. Nó cũng có thể giúp bạn cùng đối phương nỗ lực tìm kiếm giải pháp cho vấn đề.
Trong trường hợp không có sự hiện diện của tình trạng rối loạn nhân cách hoặc các vấn đề khác, con người thường sẽ không đối xử với nhau một cách tệ hại. Buộc tội một người nào đó là kẻ đểu giả, ngay cả khi bạn nghĩ rằng ý kiến của bạn khá hợp lý, sẽ kích động người đó phản ứng với sự tức giận một cách không tốt đẹp. Khi con người cảm thấy như bị đang bị cáo buộc, họ thường sẽ tỏ thái độ “mặc kệ mọi thứ”.
Suy nghĩ về mong muốn và nhu cầu của đối phương. Chúng có thay đổi hay không? Nghiên cứu đã chỉ ra rằng đôi khi con người sử dụng “kỹ thuật xa lánh” thụ động chẳng hạn như không đền ơn và không đáp lại sự ảnh hưởng hoặc cảm kích một khi họ không còn cảm thấy hào hứng trước mối quan hệ nhưng họ không biết cách để thoát khỏi nó.
Phương pháp 2 - Suy nghĩ về Vai trò của Bạn
Bước 1 - Xem xét về sự giao tiếp của bạn.
Bạn không phải là người chịu trách nhiệm trước hành vi của người khác, và bạn không nên đổ lỗi cho bản thân khi người khác trở nên độc ác và không rộng lượng. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát hành động của chính mình. Khi bạn cảm thấy rằng người khác không tôn trọng hoặc phớt lờ bạn, bạn có thể tác động đến phản ứng của họ thông qua quá trình thay đổi cách thức mà bạn giao tiếp và hành động. Thái độ và hành vi sau đây có thể khuyến khích người khác đối xử không công bằng với bạn:
Bạn luôn đồng ý với bất kỳ điều gì mà người đó (hoặc bất kỳ một người nào) đòi hỏi ở bạn, ngay cả khi yêu cầu của họ không phù hợp hoặc khá bất tiện với bạn.
Bạn không muốn từ chối hoặc không muốn yêu cầu người đó xem xét lại sự yêu cầu của họ bởi vì bạn sợ rằng họ sẽ không thích bạn hoặc sẽ chỉ trích bạn.
Bạn không bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, hoặc niềm tin thật sự của bản thân.
Bạn bày tỏ suy nghĩ, nhu cầu, hoặc cảm xúc theo cách biện hộ hoặc khiêm tốn quá mức (ví dụ, “Nếu bạn không thấy phiền thì bạn có thể...” hoặc “Đây chỉ là ý kiến của riêng tôi, nhưng...”).
Bạn nghĩ rằng cảm xúc, nhu cầu, và suy nghĩ của người khác quan trọng hơn của bạn.
Bạn hạ thấp bản thân mình trước mặt người khác (và bạn cũng thường thực hiện điều này với chính mình).
Bạn nghĩ rằng người khác sẽ chỉ yêu mến hoặc thích bạn nếu bạn thực hiện điều mà họ muốn.
Bước 2 - Xem xét niềm tin của bản thân.
Các nhà tâm lý học đã xác định được một tập hợp “những niềm tin phi lý” có thể khiến bạn bị tổn thương và bất mãn khi bạn giữ chúng trong lòng. Chúng thường khiến bạn đòi hỏi nhiều hơn từ chính bản thân mình hơn là từ người khác. Chúng cũng có thể được biểu thị thông qua câu khẳng định có liên quan đến từ “cần phải”. Suy nghĩ xem liệu bạn có gặp phải bất kỳ một điều nào sau đây hay không:
Bạn tin rằng được yêu mến và chấp thuận bởi mọi người trong cuộc sống của bạn là điều cần thiết.
Nếu người khác không nhìn nhận bạn, bạn sẽ xem bản thân như một “kẻ bại trận”, “vô giá trị”, “vô dụng” hoặc “ngu ngốc”.
Bạn thường xuyên sử dụng câu khẳng định có liên quan đến từ “cần phải”, chẳng hạn như “Tôi cần phải thực hiện mọi điều mà người khác yêu cầu” hoặc “Tôi cần phải luôn cố gắng làm vui lòng người khác”.
Bước 3 - Nhìn nhận những suy nghĩ sai lệch.
Ngoài việc sở hữu niềm tin phi lý, chẳng hạn như bạn luôn cảm thấy rằng bạn cần phải thực hiện mọi điều mà người khác yêu cầu bạn, bạn cũng sẽ suy nghĩ về bản thân một cách lệch lạc. Để có thể đối phó với cảm giác bị coi nhẹ, bạn phải đối mặt với suy nghĩ phi lý và không phù hợp về bản thân và về người khác.
Ví dụ, bạn có thể sẽ tin rằng bạn là người chịu trách nhiệm cho cảm xúc của người khác (“ảo tưởng về việc kiểm soát nội bộ”). Đây là nguyên nhân phổ biến hình thành cảm giác bị coi nhẹ: bạn sợ rằng nói "không" sẽ gây tổn thương cho cảm xúc của người khác, vì vậy, bạn luôn nói “có” mỗi khi họ yêu cầu một điều gì đó. Tuy nhiên, bạn sẽ không giúp ích được gì cho bản thân hoặc cho người khác nếu bạn không thành thật với giới hạn của chính mình. Nói “không” có thể khá lành mạnh và hữu ích.
“Cá nhân hóa” là một biến thể phổ biến. Khi bạn cá nhân hóa mọi việc, bạn sẽ khiến bản thân trở thành nguyên nhân gây nên một điều gì đó mà bạn thật sự không hề có trách nhiệm với nó. Ví dụ: hãy hình dung rằng người bạn của bạn nhờ bạn đến trông con hộ cô ấy để cô ấy có thể đến dự buổi phỏng vấn xin việc làm, nhưng bạn lại phải đến một sự kiện quan trọng nào đó mà bạn không thể thay đổi kế hoạch vào thời điểm đó. Cá nhân hóa tình huống này sẽ khiến bạn của thấy có lỗi trước tình huống mà người bạn của bạn gặp phải, mặc dù bạn hoàn toàn không phải là người có trách nhiệm với nó. Nếu bạn nói “có” ngay cả khi bạn cần phải nói “không”, hành động này có thể khiến bạn cảm thấy không hài lòng, bởi vì bạn đã không tôn trọng nhu cầu của bản thân.
“Trầm trọng hóa” diễn ra khi bạn cho phép quan điểm của chính mình về tình huống đang xảy ra vượt khỏi tầm kiểm soát của bạn và chuyển hướng sang kịch bản tồi tệ nhất có thể xảy ra. Ví dụ, có thể bạn cảm thấy bị coi nhẹ bởi vì bạn hình dung rằng nếu bạn lên tiếng trước sếp của bạn, bạn sẽ bị đuổi việc và bạn sẽ kết thúc bằng việc sống trong một chiếc hộp. Một điều chắc chắn là tình trạng này sẽ không xảy ra!
Một trong những niềm tin khiến bạn thất bại và bị cuốn vào vòng tròn của cảm xúc bị coi nhẹ là bạn không xứng đáng nhận được một điều khác biệt nào đó. Tin rằng người khác sẽ xa lánh bạn nếu bạn làm trái ý họ có thể khiến bạn níu kéo những người không góp phần khiến bạn hạnh phúc hoặc giúp bạn phát triển.
Bước 4 - Suy nghĩ về điều mà bạn muốn.
Bạn biết rằng bạn không muốn bị coi nhẹ. Nhưng bạn thật sự muốn gì? Sẽ khó để bạn nhận thấy sự thay đổi trong tình hình của bản thân nếu bạn cảm thấy không hài lòng nhưng lại không biết rõ bạn phải làm gì để cải thiện nó. Bạn nên lập danh sách những điều mà bạn muốn thay đổi trong mối quan hệ của bạn. Một khi bạn nhận thức rõ ràng về sự tương tác lý tưởng mà bạn muốn, bạn sẽ có thể hành động một cách tốt hơn để đạt được điều này.
Ví dụ, nếu bạn cảm thấy bị coi nhẹ vì con cái chỉ gọi điện cho bạn khi chúng cần tiền, hãy suy nghĩ về cách tương tác mà bạn muốn nó xảy ra. Bạn có muốn con cái của bạn gọi điện cho bạn mỗi tuần? Khi chúng có một ngày thật vui vẻ? Bạn có muốn cho chúng tiền khi chúng hỏi xin bạn? Bạn có muốn cho chúng tiền vì bạn lo lắng rằng chúng sẽ không gọi điện nếu bạn không cho? Bạn cần phải xem xét ranh giới của bản thân để có thể trình bày cho người khác hiểu rõ về chúng.
Bước 5 - Kính trọng bản thân.
Chỉ có bạn mới có thể thiết lập ranh giới cho chính mình và theo sát nó. Bạn có thể cảm thấy không được trân trọng bởi vì bạn không trao đổi về nhu cầu và cảm xúc của chính mình một cách rõ ràng, hoặc có thể là vì bạn tương tác với người thích điều khiển người khác. Đáng buồn thay, có khá nhiều người sẵn sàng thao túng người khác mỗi khi có thể chỉ để đạt được mục đích của bản thân. Cho dù là cách đối xử của người khác đối với bạn bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết hoặc sự thao túng, bạn không nên nghĩ rằng tình huống này sẽ tự động trở nên khá hơn. Bạn cần phải hành động.
Bước 6 - Thách thức bản thân diễn giải sự tương tác với người khác.
Bạn có thể cảm thấy bị coi nhẹ vì bạn cho phép bản thân đưa ra kết luận về diễn tiến của sự tương tác quá nhanh. Ví dụ, bạn có thể tin rằng người khác sẽ cảm thấy đau đớn hoặc tức giận với bạn nếu bạn trả lời “không”. Hoặc bạn có thể giả định rằng khi người khác quên không thực hiện một điều nào đó giúp bạn thì có nghĩa là họ không quan tâm đến bạn. Bạn nên chậm lại và suy nghĩ một cách lôgic hơn về từng tình huống.
Ví dụ: bạn thường tặng quà cho người yêu để bày tỏ tình yêu của bạn đối với người đó, nhưng người đó lại không tặng quà cho bạn. Bạn cảm thấy không được trân trọng bởi vì bạn đã hình thành sự liên kết giữa tình yêu của người đó với một hành động cụ thể nào đó. Tuy nhiên, người yêu của bạn có thể vẫn quan tâm đến bạn nhưng lại không bày tỏ thông qua hành động cụ thể mà bạn đang chờ đợi. Trò chuyện với đối phương có thể giúp bạn giải quyết sự hiểu nhầm.
Bạn cũng có thể quan sát cách người khác xử lý yêu cầu của một người nào đó. Ví dụ, nếu bạn cảm thấy như sếp của bạn đang coi nhẹ bạn bởi vì ông ta/bà ta giao thêm công việc để bạn làm vào ngày cuối tuần, bạn có thể trò chuyện với đồng nghiệp của bạn. Họ xử lý yêu cầu này như thế nào? Họ có trải nghiệm sự tiêu cực mà bạn đang chờ đợi rằng bạn sẽ phải lãnh nhận? Có thể là vì bạn không đứng lên bảo vệ chính mình nên bạn mới có hàng tá công việc chồng chất cần phải giải quyết.
Bước 7 - Học cách để trở nên quyết đoán.
Giao tiếp một cách quyết đoán không có nghĩa là bạn tỏ vẻ kiêu ngạo hoặc độc ác. Nó có nghĩa là bạn bày tỏ một cách rõ ràng về nhu cầu, cảm xúc, và suy nghĩ của bản thân đối với người khác. Nếu họ không biết rõ nhu cầu cũng như cảm xúc của bạn, họ có thể sẽ coi nhẹ bạn ngay cả khi họ không hề cố ý. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng bạn có thể bộc lộ cảm xúc tiêu cực mà không cần phải gây tổn thương cho người khác nếu bạn thực hiện điều này một cách quyết đoán thay vì hung hăng.
Trao đổi về nhu cầu của bản thân một cách cởi mở và chân thành. Sử dụng từ ngữ khẳng định bắt đầu từ chủ ngữ “Tôi”, chẳng hạn như “Tôi muốn...” hoặc “Tôi không thích...”
Không nên xin lỗi hoặc hạ mình quá mức. Bạn hoàn toàn có thể nói không. Bạn không cần phải cảm thấy như bạn là người có lỗi vì bạn đã từ chối lời đề nghị mà bạn nghĩ rằng bản thân sẽ không thể giúp ích được gì cho chúng.
Bước 8 - Thoải mái đối mặt với vấn đề.
Nhiều người sẽ cố gắng tránh xa mâu thuẫn bằng mọi giá. Có thể là vì họ sợ phải làm phật lòng người khác. Điều này có lẽ là do các giá trị văn hóa (ví dụ, những người thuộc nền văn hóa theo chủ nghĩa tập thể sẽ không nhìn nhận việc tránh mâu thuẫn theo cách tiêu cực). Khi mong muốn tránh xa tiêu cực khiến bạn phải từ bỏ nhu cầu và cảm xúc của chính mình thì điều này đang trở thành vấn đề thật sự.
Cởi mở về nhu cầu của bản thân có thể khiến bạn phải đối mặt với một vài mâu thuẫn, nhưng không phải lúc nào nó cũng diễn ra một cách tiêu cực. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi mâu thuẫn được xử lý một cách hiệu quả, nó có thể nuôi dưỡng sự phát triển của một vài kỹ năng chẳng hạn như thỏa hiệp, đàm phán, và hợp tác.
Rèn luyện tính quyết đoán có thể giúp bạn đối phó với mâu thuẫn một cách tốt hơn. Giao tiếp một cách quyết đoán có liên quan đến sự gia tăng lòng tự trọng. Tin rằng cảm xúc và nhu cầu của bản thân cũng quan trọng không kém người khác sẽ cho phép bạn đối phó với mâu thuẫn mà không khiến bạn cảm thấy rằng bạn cần phải phòng ngự hoặc tấn công họ.
Bước 9 - Tìm kiếm sự giúp đỡ.
Có thể sẽ khó để bạn chiến đấu với sự sự bất lực và cảm giác tội lỗi của bản thân. Khi khuôn mẫu đã được hình thành, bạn sẽ không dễ gì có thể phá vỡ được nó, đặc biệt nếu bạn phải đối phó lâu dài với người có quyền lực hơn bạn và người khiến bạn cảm thấy rằng bạn luôn phải phục tùng họ. Bạn không nên quá nghiêm khắc với bản thân - những hành vi này được hình thành như là cơ chế đối phó, biện pháp để bảo vệ bản thân khỏi sự tổn hại và đe dọa. Vấn đề là bây giờ chúng đang trở thành cơ chế đối phó tệ hại và khiến bạn liên tục thất bại. Cố gắng giải quyết vấn đề có thể giúp bạn cảm thấy hạnh phúc và an toàn hơn.
Nhiều người có thể tự đưa ra quyết định để giải quyết vấn đề, có thể là dựa vào sự giúp đỡ của bạn bè hoặc người hướng dẫn tốt. Vài người khác lại cảm thấy rằng tìm đến nhà trị liệu hoặc chuyên viên tư vấn sẽ hiệu quả hơn. Bạn có thể thực hiện bất kỳ điều gì phù hợp nhất đối với bạn.
Phương pháp 3 - Đối xử với Người khác
Bước 1 - Bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt.
Trao đổi về nhu cầu của bản thân và đứng lên bảo vệ chính mình sẽ không phải là hành động mà bạn có thể thực hiện sau một đêm. Bạn có thể sẽ muốn luyện tập cách đứng lên bảo vệ chính mình trong tình huống rủi ro thấp trước khi đối mặt với một người nào đó có vị thế hoặc tầm quan trọng cao hơn bạn (ví dụ, sếp hoặc người bạn đời của bạn).
Ví dụ, nếu một người đồng nghiệp nhờ bạn mua cà phê dùm cô ta/anh ta mỗi khi bạn đến tiệm cà phê Starbucks nhưng không bao giờ nói rằng họ sẽ trả tiền, bạn có thể nhắc nhở người đó về chi phí của cốc cà phê khi họ nhờ cậy bạn trong lần tiếp theo. Bạn không cần phải tỏ thái độ lăng mạ hoặc hung hăng; thay vào đó, bạn có thể nói một điều gì đó thân thiện nhưng rõ ràng chẳng hạn như “Bạn có muốn đưa tiền để tôi thanh toán cho cốc cà phê của bạn hay là bạn muốn tôi chi trả cho bạn lần này và bạn sẽ chiêu đãi tôi trong lần sau?”.
Bước 2 - Hãy thẳng thắn.
Nếu bạn cảm thấy rằng bạn bị người khác coi nhẹ, bạn nên trò chuyện trực tiếp với người đó. Tuy nhiên, bạn không nên chỉ xuất hiện và nói rằng “Bạn đã coi nhẹ tôi”. Cuộc tấn công và câu nói bắt đầu từ chủ từ “bạn” sẽ là sự kết thúc cho quá trình giao tiếp và có thể khiến tình huống xấu trở nên tồi tệ hơn. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng câu nói đơn giản, thực tế để giải thích sự khó chịu của bạn.
Giữ bình tĩnh. Bạn có thể sẽ cảm thấy oán giận, giận dữ hoặc thất vọng, nhưng bạn cần phải kiểm soát cảm xúc của mình. Mặc dù bạn đang cảm nhận được sự hiện diện của vô vàn cảm xúc tiêu cực bên trong tâm hồn, tập trung vào việc hình thành thái độ bình tĩnh và cho đối phương biết rằng bạn không hề mất kiểm soát hoặc tấn công nhưng bạn thật sự muốn giải quyết vấn đề.
Sử dụng ngôn ngữ bắt đầu với chủ ngữ "Tôi". Sẽ dễ để bạn đưa ra câu nói theo kiểu "bạn làm tôi phải khốn khổ" hoặc “bạn là một kẻ đểu giả”, nhưng những điều này chỉ sẽ đẩy đối phương vào thế phòng thủ. Thay vì vậy, bạn nên giải thích sự tác động của mọi việc đối với bạn và bắt đầu câu nói của bạn bằng cụm từ chẳng hạn như "Tôi cảm thấy", "Tôi muốn", "Tôi cần", "Tôi sẽ" và "Từ nay và sau, tôi sẽ thực hiện điều này".
Nếu bạn lo rằng thúc ép bản thân giữ vững một ranh giới nào đó có thể khiến bạn trông như không muốn giúp đỡ người khác, bạn có thể giải thích rõ về tình huống của bản thân. Ví dụ, nếu đồng nghiệp của bạn nhờ bạn giúp đỡ, bạn có thể nói một điều gì đó chẳng hạn như “Thường thì tôi sẽ muốn giúp bạn với dự án đó, nhưng tối nay con trai tôi phải biểu diễn và tôi không muốn bỏ lỡ điều này”. Bạn có thể cho người khác thấy rằng bạn quan tâm đến họ mà không cần phải nhượng bộ trước yêu cầu của họ.
Không nên khuyến khích hành vi thù địch hoặc thao túng bằng cách chấp nhận nó như một điều tích cực. “Phớt lờ sự lăng mạ” khi một người nào đó lạm dụng bạn sẽ chỉ khuyến khích họ tiếp tục hành vi này. Thay vào đó, hãy bộc lộ sự bất mãn của bạn trước hành vi đó.
Bước 3 - Cung cấp phương án giải quyết vấn đề cho người khác.
Người khác có thể sẽ không nhận ra rằng họ đang coi nhẹ bạn. Trong nhiều trường hợp, khi bạn đặt vấn đề với họ, họ sẽ muốn sửa sai nhưng có thể họ không biết về cách thức để tiến hành. Cung cấp phương án để họ giải quyết vấn đề để cả hai đều có thể cảm thấy tích cực hơn về mối quan hệ này.
Ví dụ, nếu bạn cảm thấy như bạn đang bị coi nhẹ bởi vì không người nào nhìn nhận sự đóng góp của bạn vào dự án của nhóm, bạn có thể giải thích theo cách mà sếp của bạn có thể thực hiện để khắc phục tình hình. Bạn có thể nói một điều gì đó chẳng hạn như “Tên của tôi không được nêu trong dự án đó. Tôi có cảm giác như tất cả mọi điều mà tôi làm đều không được người khác trân trọng. Trong tương lai, tôi muốn ông/bà phải nêu tên của mọi thành viên trong nhóm”.
Một ví dụ khác: nếu bạn cảm thấy rằng người yêu của bạn đang coi nhẹ tình yêu của bạn bởi vì cô ấy/anh ấy không bộc lộ cảm xúc của bản thân một cách rõ ràng, bạn có thể cung cấp một vài lựa chọn có thể giúp bạn cảm thấy rằng bạn được trân trọng. Bạn có thể nói một điều gì đó chẳng hạn như “Anh biết rằng em không thích hoa và sôcôla, nhưng anh rất muốn em thỉnh thoảng hãy bộc lộ tình cảm của em dành cho anh theo cách mà em cảm thấy thoải mái nhất. Ngay cả một tin nhắn đơn giản trong ngày cũng có thể khiến anh cảm thấy như mình được trân trọng”.
Bước 4 - Cảm thông khi tương tác với người khác.
Bạn không cần phải đánh nhau để bảo vệ chính mình, và bạn không cần phải giả vờ rằng bạn là kẻ đểu giả không quan tâm đến người khác đến nỗi bạn có thể nói “không” với mọi người. Cho người khác thấy rằng bạn quan tâm đến cảm xúc của họ có thể giúp xoa dịu căng thẳng trong tình huống khó xử và khiến họ sẵn lòng muốn lắng nghe về sự lo lắng của bạn.
Ví dụ, nếu người bạn đời của bạn luôn bắt bạn phải rửa bát và giặt quần áo, bạn có thể bắt đầu bằng câu nói bộc lộ sự cảm thông: “Em biết là anh quan tâm đến em, nhưng lúc nào em cũng phải là người rửa bát và giặt quần áo, em cảm thấy như mình là người giúp việc hơn là người vợ của anh. Em muốn anh giúp em thực hiện những công việc này. Chúng ta có thể thay phiên nhau hoặc cùng nhau thực hiện nó”.
Bước 5 - Luyện tập về điều mà bạn muốn nói.
Sẽ khá hữu ích nếu bạn tập luyện trước về những điều mà bạn muốn nói với đối phương. Viết về tình huống hoặc hành vi khiến bạn khó chịu và mô tả về sự thay đổi mà bạn mong muốn được nhận. Bạn không cần phải ghi nhớ một cách nguyên văn; mà mục tiêu là bạn phải trở nên thoải mái với điều mà bạn muốn bày tỏ để bạn có thể giao tiếp một cách rõ ràng với người đó.
Ví dụ: hãy tưởng tượng rằng bạn có một người bạn thường cùng bạn lên kế hoạch để làm một điều gì đó và người ấy luôn hủy kế hoạch vào phút chót. Bạn bắt đầu cảm thấy rằng bạn đang bị coi nhẹ bởi vì bạn không nhận thấy người bạn của bạn tôn trọng thời gian mà bạn đã dành cho anh ta/cô ta. Bạn có thể nói những điều như sau: “Tâm, tôi muốn nói với bạn về vấn đề khiến tôi cảm thấy khó chịu. Chúng ta thường lên kế hoạch để đi chơi với nhau và bạn thường là người hủy cuộc hẹn vào phút chót. Tôi cảm thấy rất thất vọng bởi vì tôi không thể nào lên kế hoạch mới trong khoảng thời gian ngắn như vậy. Tôi cảm thấy như bạn đang xem thường thời gian của tôi bởi vì tôi luôn đồng ý đi chơi với bạn mỗi khi bạn gợi ý. Đôi khi, tôi tự hỏi liệu bạn hủy cuộc hẹn có phải là vì bạn không muốn gặp gỡ tôi hay không. Lần sau khi chúng ta lên kế hoạch cùng nhau thực hiện một điều gì đó, tôi muốn bạn ghi nó vào bảng kế hoạch của bạn để bạn không thể bị trùng giờ hẹn với người nào khác một lần nữa. Nếu bạn thật sự muốn hủy cuộc hẹn, tôi muốn bạn gọi cho tôi trước một vài phút”.
Một ví dụ khác: “Mai, tôi muốn nói chuyện với bạn về vấn đề trông trẻ. Vài ngày trước bạn có hỏi tôi rằng liệu tôi có thể trông con trai của bạn vào tuần sau hay không, và tôi đã trả lời có. Tôi đã đồng ý bởi vì tôi trân trọng tình bạn của chúng ta và tôi muốn bạn biết rằng tôi luôn có mặt khi bạn cần. Tuy nhiên, tôi đã phải trông con cho bạn khá nhiều lần trong tháng này, và tôi bắt đầu cảm thấy rằng bạn luôn tìm đến tôi khi bạn cần người trông con hộ bạn. Tôi muốn rằng bạn nên hỏi nhờ một vài người khác để giúp đỡ bạn chứ không phải lúc nào cũng tìm đến tôi”.
Bước 6 - Sử dụng ngôn ngữ cơ thể quyết đoán.
Điều quan trọng là bạn cần phải chắc chắn rằng từ ngữ và hành vi của bạn phù hợp với nhau để bạn không gửi nhầm tín hiệu cho đối phương. Nếu bạn muốn từ chối một yêu cầu hoặc củng cố một ranh giới nào đó, sử dụng ngôn ngữ cơ thể quyết đoán có thể giúp đối phương hiểu rằng bạn đang nghiêm túc.
Đứng thẳng và duy trì sự giao tiếp bằng mắt. Đối mặt với người mà bạn đang trò chuyện.
Nói bằng âm giọng to rõ và lịch sự. Bạn không cần phải la to để người khác có thể lắng nghe bạn.
Không cười khúc khích, cựa quậy, hoặc làm mặt xấu. Mặc dù những hành động này có thể sẽ giúp “xoa dịu tình hình” khi bạn từ chối một lời đề nghị nào đó, chúng có thể khiến đối phương nghĩ rằng bạn chỉ đang đùa giỡn chứ không hề nghiêm túc về nó.
Bước 7 - Hãy kiên định.
Bạn nên cho đối phương biết rõ rằng mỗi khi bạn trả lời "không", bạn thật sự nghiêm túc với quyết định của mình. Đừng đầu hàng trước tác nhân thao túng hoặc “cảm giác có lỗi”. Ban đầu, người khác có thể sẽ kiểm tra ranh giới của bạn, đặc biệt nếu bạn thường đầu hàng trước các yêu cầu của họ trong quá khứ. Hãy kiên định và lịch sự về việc giữ vững ranh giới của bản thân.
Tránh hình thành sự tự mãn khi bạn duy trì ranh giới của chính mình bằng cách không bào chữa quá mức cho hành động của mình. Quá nhiều sự giải thích hoặc nhấn mạnh về quan điểm của bản thân có thể khiến bạn trông như một kẻ ngạo mạn, ngay cả khi bạn không thật sự có ý đó.
Ví dụ, nếu người hàng xóm không ngừng sang nhà bạn để vay mượn một vài dụng cụ nào đó và thường không trả chúng lại cho bạn, bạn không cần phải giảng giải cho họ một bài diễn thuyết dài dòng về quyền cá nhân để có thể từ chối mỗi khi họ hỏi mượn đồ dùng của bạn trong tương lai. Bạn chỉ cần lịch sự nói với người đó rằng bạn sẽ không cho họ mượn bất kỳ một vật dụng gì cho đến khi họ trả cho bạn những thứ mà họ đã vay mượn.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Xo%E1%BA%A1c-ch%C3%A2n | Cách để Xoạc chân | Bạn có bao giờ bị chinh phục hoàn toàn bởi độ dẻo của diễn viên múa ba-lê hay vận động viên thể dục dụng cụ, và thầm nghĩ "Mình không thể làm được như vậy!" Bạn đã bao giờ cố xoạc chân và ngã nhào hoặc bị căng cơ? Đừng lo lắng! Độ dẻo khó tin đó nằm trong tầm với của hầu hết mọi người có đủ kiên nhẫn. Bằng cách theo đuổi chế độ giãn cơ thận trọng, bạn cũng có thể xoạc chân thành công.
Phương pháp 1 - Thực hiện xoạc chân
Bước 1 - Mặc quần áo đàn hồi.
Lần đầu xoạc chân có lẽ bạn thường tập trung vào cảm giác đau hoặc rủi ro chấn thương, do đó dễ dàng quên rằng bạn có thể làm rách quần áo trong lúc xoạc. Đừng để mình rơi vào tình huống xấu hổ khi quần bị xé toạc! Chọn quần áo rộng rãi hoặc đàn hồi, sau đây là một số gợi ý:
Quần đùi thể thao, quần legging, quần dài thể thao, váy hoặc quần sweatpants.
Áo thun rộng rãi hoặc áo ba lỗ.
Vật liệu đàn hồi bó sát da như sợi nhân tạo hay quần áo khiêu vũ v.v...
Quần áo tập võ như trang phục karate v.v...
Vớ hoặc quần tất. Bạn cũng có thể đi chân không.
Bước 2 - Làm ấm.
Cũng như bất kì hoạt động thể thao nào khác, làm ấm trước khi xoạc chân giúp bạn duy trì sự tập trung, giảm khó chịu và ngăn ngừa chấn thương. Để làm ấm bạn phải tăng nhịp tim rồi thực hiện vài động tác kéo giãn nhẹ. Một số bài tập tim mạch nhẹ có thể giúp bạn tăng nhịp tim. 8-10 phút chạy bộ, đạp xe hoặc nhảy dây là đủ - hoặc bất kì hoạt động nào đủ để làm ấm cơ thể và tăng nhịp tim cũng tốt.
Bước 3 - Giãn cơ.
Tiếp theo, bạn hãy thực hiện vài động tác kéo giãn - cố gắng tập trung vào nhóm cơ quan trọng nhất cho động tác xoạc, như cơ gân kheo, hông, và nếu muốn xoạc ngang thì giãn cơ bẹn. Bạn không cần phải thực hiện thật nhiều động tác kéo giãn như thể muốn có độ dẻo đủ để có thể xoạc chân ngay lần đầu, vì các động tác này chỉ nhằm mục đích làm ấm. Thật ra khi bạn có thể xoạc chân một cách tự tin thì bản thân việc xoạc chân cũng là một phần của quá trình giãn cơ.
Bước 4 - Vào tư thế.
Sau khi giãn cơ và làm ấm cơ thể, bạn vào tư thế chuẩn bị chuyển sang động tác xoạc. Tùy vào bạn muốn xoạc dọc hay xoạc ngang mà tư thế chuẩn bị sẽ khác nhau. Bạn có thể phân biệt như sau:
Đối với xoạc dọc, hạ thấp người vào tư thế quỳ với lưng thẳng. Duỗi chân thuận ra phía trước. Đầu gối chân trước phải thẳng và đầu gối chân sau bẻ cong sao cho ống quyển chân đó nằm trên mặt đất. Đảm bảo đầu gối và bàn chân sau nằm úp xuống đất, KHÔNG tựa trên mặt bên. Đây là một sai lầm phổ biến có thể gây ra chấn thương nghiêm trọng.
Đối với xoạc ngang, đứng thẳng rồi dang rộng hai chân. Mở rộng hai chân hơn vai một chút.
Thư giãn. Hít thở sâu. Tập trung vào những suy nghĩ thanh bình và thoải mái. Cố gắng không duy trì bất kì sức căng nào trong toàn cơ thể. Cho dù bạn có tin hay không, có bằng chứng cho thấy kỹ thuật thư giãn có thể thay đổi đáng kể độ dẻo của chúng ta, đặc biệt khi bạn có thói quen kết hợp kỹ thuật này vào quá trình giãn cơ. Hít vào sâu và khi thở ra thì bạn hạ người xuống chút ít.
Bước 5 - Bắt đầu hạ thấp người.
Khi cơ thể đã ấm, thả lỏng và sẵn sàng, bạn có thể nhẹ nhàng hạ người vào tư thế xoạc dọc hay xoạc ngang. Hạ thấp tối đa có thể mà không cảm thấy đau hay khó chịu đáng kể - nếu bạn cảm thấy khó chịu hơn mức "giãn" nhẹ thì phải ngừng ngay. Chuẩn bị sẵn hai bàn tay để đỡ cơ thể khi bạn tiến gần sàn nhà - rất khó đỡ toàn bộ khối lượng cơ thể bằng hai chân đồng thời giữ chân thả lỏng vào lúc này.
Nếu bạn chuẩn bị xoạc dọc thì đặt hai bàn tay lên sàn và từ từ trượt chân trước về phía trước đến khi người chạm sàn nhà. Chĩa thẳng các ngón chân sau vì để cong ngón chân sẽ khiến bạn không thể trượt đúng kỹ thuật. Không bao giờ vặn lưng dưới quá nhiều.
Nếu bạn muốn xoạc ngang thì mở rộng hai chân sang hai bên. Có lẽ bạn cần nghiêng người về phía trước và dùng hai tay đỡ khối lượng cơ thể vào thời điểm nào đó.
Đừng cố gắng quá sức. Ép mình vào tư thế xoạc có thể gây ra chấn thương đau và sẽ giảm khả năng giãn cơ của bạn. Hãy hài lòng với sự tiến bộ từ từ. Nghĩa là vào một ngày nào đó mà bạn chỉ có thể hạ người cách mặt đất một bàn chân trong khi cảm thấy lực giãn vừa phải thì không nên xuống sâu hơn.
Bước 6 - Thận trọng khi tiếp tục hạ xuống thấp hơn.
Đáng ngạc nhiên là xoạc chân trên nệm có thể giúp bạn giãn sâu hơn, đồng thời mang lại cảm giác xoạc rõ hơn. Khi hai chân đã dang rộng 180 độ và xương chậu chạm sàn nhà, xin chúc mừng bạn đã xoạc chân thành công! Những lần xoạc đầu tiên có lẽ bạn chưa thể thực hiện thành công. Điều này là bình thường. Đừng cố gắng vượt qua giới hạn đàn hồi tối đa của mình, hoặc "nhúng" người để có kết quả tốt hơn. Thay vào đó bạn nên tận dụng cơ hội này để giãn cơ và thử lại lần sau.
Bước 7 - Giữ yên tư thế.
Khi đã vào tư thế xoạc hoặc đạt tới giới hạn dẻo của cơ thể, bạn hãy cố gắng giữ yên tư thế này trong 30 giây. Sau đó bạn đứng dậy, giãn cơ và lập lại bao nhiều lần tùy thích (đổi chân nếu bạn đang tập xoạc dọc). Chỉ tiếp tục xoạc chân khi vẫn còn cảm thấy dễ chịu, không bao giờ chiến đấu lại cơn đau để thực hiện "thêm một lần". Hoặc bạn có thể tập các kỹ năng khác có liên quan đến xoạc chân.
Bước 8 - Hãy kiên trì.
ép bản thân vượt quá giới hạn. Tập xoạc chân đòi hỏi nhiều thời gian và sự kiên nhẫn. Tăng độ dẻo cơ thể có thể phải tốn nhiều tháng. Vì đây là quá trình diễn ra từ từ theo thời gian nên bạn khó nhận thấy sự tiến bộ sau mỗi lần cố gắng xoạc chân. Hãy duy trì tập luyện! Bạn sẽ trở nên giỏi hơn khi tập luyện mỗi ngày. Nên nhớ rằng tư thế xoạc chân không dễ chịu đối với hầu hết mọi người cho dù họ đã làm được.
Bước 9 - Sau khi thực hiện thành công, bạn thử tập xoạc chân hơn 180 độ.
Giãn chân đến 180 độ chưa phải là mức tối đa bạn có thể làm được. Khi tiếp tục tập luyện bạn có thể tăng độ dẻo của mình đến mức có thể duỗi hai chân rộng hơn 180 độ. Tuy nhiên, vì đây là kỹ năng khó nên bạn cần thận trọng để tránh chấn thương. Để có khả năng "xoạc hơn 180 độ" bạn nên bắt đầu xoạc với một chiếc gối đặt trên mặt đất. Vào tư thế xoạc và đặt gót chân lên gối. Bạn sẽ chỉ xoạc chân sâu hơn một chút so với cách xoạc bình thường. Giữ tư thế này như thường làm với cách xoạc bình thường.
Vì độ dẻo sẽ tăng cao dần nên bạn có thể chèn thêm gối từ từ để tăng góc giãn chân. Hãy dè dặt - không bao giờ thêm gối đến khi bạn cảm thấy hoàn toàn thoải mái với giới hạn dẻo hiện tại.
Phương pháp 2 - Tăng cường độ dẻo
Bước 1 - Nhận biết nhóm cơ bạn cần phải giãn.
Người ta dễ nhầm tưởng rằng xoạc chân là đơn giản. Thật ra động tác này đòi hỏi độ dẻo cao của nhiều nhóm cơ. Cơ quan trọng nhất là và , tuy nhiên tập giãn nhiều nhóm cơ phần dưới cơ thể sẽ tăng độ dẻo tổng quát của bạn, giảm rủi ro bị đau hoặc chấn thương. Hơn nữa chế độ giãn cơ toàn diện này tạo điều kiện cho bạn thực hiện cả hai kiểu xoạc cơ bản - xoạc ngang và xoạc dọc. Bên cạnh cơ gân kheo và cơ hông, trong chế độ tập bạn nên kết hợp kéo giãn càng nhiều các cơ sau đây càng tốt:
Lưng dưới (vùng thắt lưng)
Mông
Bẹn (đặc biệt tốt cho xoạc ngang)
Bắp chân
Cơ tứ đầu
Những cách giãn cơ nêu trong các bước của phần này sẽ tập trung vào nhiều nhóm cơ phụ trợ vừa nêu. Nếu muốn, bạn có thể thay thế bằng các động tác kéo giãn ưa thích của mình.
Bước 2 - Tựa tường kéo giãn cơ gân kheo.
Động tác này có ích cho cơ gân kheo và lưng dưới. Nằm trên sàn bên cạnh bức tường. Định vị cơ thể vuông góc với tường, nâng hai chân tựa vào tường ở vị trí cao nhất có thể, đồng thời giữ lưng dưới nằm trên sàn. Với tay về phía các ngón chân - xa nhất có thể mà không gây căng hay đau nhiều. Giữ yên trong 30 giây. Lập lại 2-3 lần.
Bước 3 - Giãn hông với động tác bước tấn trước.
Động tác này nhắm đến cơ hông. Bắt đầu như thể bạn đang thực hiện động tác bước tấn trước thông thường - đặt một chân lên trước và hạ người xuống mặt đất bằng cách gập chân trước và trượt chân sau đến khi ống quyển nằm trên sàn. Khi chạm đến sàn, đặt hai bàn tay lên hông và từ từ chuyển khối lượng cơ thể về phía trước, giữ thẳng lưng. Tiếp tục đến khi bạn bắt đầu cảm thấy lực kéo ở phần trên đùi nơi tiếp xúc với hông. Giữ yên 20-30 giây rồi trở về vị trí ban đầu và chuyển sang chân kia. Lập lại nhiều lần.
Bước 4 - Giãn cơ ở tư thế ngồi chữ V.
Động tác này nhắm đến cơ gân kheo, lưng dưới và cả cơ bắp vế nếu bạn chạm được ngón chân. Ngồi bệt trên sàn và dạng chân thành hình chữ V rộng. Giơ hai bàn tay cao qua đầu. Nhẹ nhàng và từ từ gập thân trên trong khi với tay về phía một trong hai bàn chân. Ngừng lại khi bạn cảm thấy đau hay khó chịu, hoặc việc kéo giãn trở nên khó khăn. Giữ yên 20-30 giây rồi trở về vị trí ban đầu và chuyển sang kéo giãn chân kia.
Có thể ban đầu bạn không chạm được ngón chân. Điều này không thành vấn đề. Tuy nhiên, khi bạn có thể chạm ngón chân, hãy nắm bàn chân và kéo nhẹ về phía mình để kéo cơ bắp chân.
Bước 5 - Ngồi ếch.
Động tác này chủ yếu vận dụng cơ bẹn và đùi trong. Ngồi thẳng lưng trên sàn. Đừng thõng vai xuống, nếu cần bạn có thể ngồi tựa tường. Gập hai chân về phía người và ép lòng bàn chân vào nhau, sao cho hai chân tạo thành hình kim cương. Di chuyển gót chân vào sát bẹn tối đa mà không cảm thấy đau. Bạn cũng có thể dùng tay đẩy hai đầu gối xuống đất để giãn nhiều hơn, nhưng thận trọng vì động tác này hơi khó. Giữ yên như vậy khoảng 20 giây, nghỉ ngơi và lập lại.
Bước 6 - Giãn cơ tứ đầu.
Đúng như tên gọi, động tác này chủ yếu kéo giãn cơ tứ đầu - nhóm cơ lớn ở phía trước đùi. Bạn cần có một hoặc hai chiếc gối. Vào tư thế quỳ với đầu gối chân sau đặt trên gối. Giơ bàn chân sau lên, giữ thẳng lưng rồi với tay đối diện về phía sau nắm lấy bàn chân đó. Kéo nhẹ chân về phía mông. Bạn sẽ cảm thấy lực kéo ở phần trước đùi. Giữ khoảng 20 giây rồi đổi chân.
Một cách thay thế, nếu bạn lo lắng về áp lực trên đầu gối thì có thể kéo giãn cơ tứ đầu ở tư thế đứng. Đứng thẳng người với một chân nâng cao lên mông, sau đó dùng tay cùng phía với ra sau kéo bàn chân đó. Bạn có thể dùng tay còn lại chống vào tường để giữ thăng bằng.
Bước 7 - Giãn cơ bắp vế.
Nằm úp mặt trên sàn. Nâng người vào tư thế "plank" - giữ lưng và chân thẳng hàng, tựa thân trên trên khuỷu tay và thân dưới trên các ngón chân. Đặt hai bàn chân lên nhau sao cho cơ thể thăng bằng trên một bàn chân. Nhẹ nhàng dùng khối lượng cơ thể đẩy về sau đến khi bạn cảm thấy lực giãn trong bàn chân và bắp vế. Giữ khoảng 20 giây rồi đổi bàn chân lập lại động tác.
Bên cạnh việc kéo giãn cơ bắp vế, bạn cũng sẽ vận động nhẹ cơ bụng khi giữ tư thế plank.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Khi%E1%BA%BFn-ng%C3%A0y-tr%C3%B4i-qua-nhanh-h%C6%A1n | Cách để Khiến ngày trôi qua nhanh hơn | Chúng ta không thể nào khiến thời gian trôi qua nhanh hơn. Tất nhiên, khi ai đó nói rằng họ muốn một ngày trôi qua nhanh hơn, đó là vì họ đang cảm nhận thời gian trôi qua chậm hơn bình thường. Tình huống đó thật không dễ chịu, nhưng thật ra, có rất nhiều cách để bạn trở nên bận rộn và khiến cho ngày trôi qua nhanh hơn, bất kể bạn đang ở trong hoàn cảnh nào.
Phương pháp 1 - Khiến buổi sáng trôi qua nhanh hơn
Bước 1 - Ngủ nướng.
Có lúc người ta rất thích ngủ nướng vào buổi sáng. Dù bạn đang muốn ngày trôi qua nhanh hơn vì bất kỳ lí do gì, việc nhấn nút tắt chuông báo thức và ngủ thêm một chút sẽ giúp bạn được như ý một phần nào đó. Ngủ nướng là cách khiến ngày trôi qua nhanh hơn hiệu quả nhất. Nếu bạn đã nằm sẵn trên giường và muốn buổi sáng trôi đi thật nhanh, có lẽ tốt nhất là bạn đừng làm gì cả.
Bước 2 - Tắm thật lâu.
Đi tắm là một trong những hoạt động đem lại sự dễ chịu nhất trong ngày. Hầu hết mọi người đều cố gắng tắm càng nhanh càng tốt, nhưng nếu đang rảnh, bạn có thể thực hiện từ tốn hơn. Hãy cảm nhận làn nước ấm áp và sự dễ chịu mà nó mang lại trong khoảng thời gian đó.
Bước 3 - Đọc báo buổi sáng.
Ngồi thư giãn bên cạnh cốc cà phê trong bếp nghe có vẻ hoang đường, nhất là khi mọi người đang vội vã rời khỏi nhà để đi học/đi làm, nhưng khi bạn sống chậm lại để tận hưởng, bạn sẽ thấy thời gian trôi qua nhanh hơn một cách lạ kỳ.
Bước 4 - Đi làm hoặc đi học từ sớm.
Có thể bạn có một thời điểm cố định rời khỏi nhà để đi học, đi làm hoặc đi tới một nơi nào đó. Nếu vậy, hãy thử ra khỏi nhà sớm hơn thường lệ từ 10 tới 15 phút. Bộ não có xu hướng chia ký ức thành từng "chương", và việc bạn ra khỏi nhà từ sớm sẽ khiến "chương" đó dường như trôi qua nhanh hơn. Nếu bạn không phải ra khỏi nhà từ sớm, có thể bạn sẽ tận hưởng được khoảng thời gian dư dả đầu ngày để chuẩn bị mọi thứ.
Phương pháp 2 - Giết thời gian ở công ty
Bước 1 - Tiếp tục thực hiện công việc mà bạn đang trì hoãn.
Dù khối lượng công việc sẽ phụ thuộc vào chức danh cũng như địa điểm làm việc của bạn, nhưng có thể bạn vẫn có khá nhiều việc để bắt tay vào làm và quên đi thời gian. Hãy làm những việc mà bạn đang trì hoãn, dù đó là một dự án dang dở hay phản hồi email. Mục tiêu đã được định sẵn rồi, và bạn sẽ cảm thấy đỡ căng thẳng hơn sau khi đã bắt tay vào thực hiện chúng.
Sự bận rộn chính là đồng minh lớn nhất của bạn trong việc tiêu bớt thời gian rảnh rỗi. Vì thế, bạn nên làm mọi việc có thể để chú tâm hết sức vào nhiệm vụ trước mắt.
Làm việc có thể sẽ chẳng có gì thú vị, nhưng khi giữ cho bản thân bận rộn, bạn sẽ thấy thời gian trôi qua nhanh hơn.
Bước 2 - Bắt đầu một dự án mới.
Làm dự án sẽ luôn bận rộn, và những giai đoạn mà công việc trôi chậm sẽ rất phù hợp để bạn khởi đầu một công việc mới. Sắp xếp những dự án mới sẽ luôn có vẻ thú vị vào giai đoạn bắt đầu. Quan sát nơi làm việc của bạn, hẳn là sẽ có gì đó bạn làm được để cải thiện môi trường làm việc.
Hãy lập thành nhóm cùng những người có khả năng đem lại những trải nghiệm xã hội dễ chịu nếu bạn là người hưỡng ngoại và thích tương tác với đồng nghiệp..
Nếu bạn không thể tự mình bắt đầu việc gì đó, hãy hỏi sếp xem có nhiệm vụ gì mới để bạn thực hiện không. Sự bận rộn sẽ khiến thời gian trôi nhanh hơn và bạn cũng sẽ được coi là nhân viên mẫn cán, chưa cần nhờ đã làm xong việc.
Bước 3 - Nghe nhạc.
Đây là một cách tuyệt vời để thư giãn trong mọi hoàn cảnh công việc. Âm nhạc sẽ giúp bạn thấy vui lên một chút và đỡ chán hơn khi làm việc.
Bước 4 - Thường xuyên nghỉ giải lao.
Nếu công việc trôi qua quá chậm chạp và bạn không tài nào khiến thời gian trôi qua nhanh hơn được, việc nghỉ giải lao thường xuyên sẽ giúp bạn được thư giãn và sự nhận thức về thời gian của bạn sẽ tự điều chỉnh. Đi mua cà phê. Vào phòng vệ sinh. Tuy nhiên, những hoạt động này sẽ gây ra tình trạng kém năng suất, và phụ thuộc vào chúng quá nhiều sẽ mang lại hiệu ứng ngược.
Nghỉ giải lao thường xuyên sẽ khiến bạn xao lãng công việc, nhưng nếu để giết thời gian thì lợi ích lớn nhất mà bạn nhận được sẽ là sự thư giãn. Tất nhiên là như vậy, bạn sẽ không đạt được hiệu quả tốt trong công việc nếu lo sợ bị tụt hậu so với đồng nghiệp.
Bước 5 - Xem mạng xã hội.
Mọi người sẵn sàng bỏ ra hàng giờ đồng hồ để cập nhật về cuộc sống của người khác, ngay cả khi họ không hề có ý định giết thời gian. Mạng xã hội là một công cụ tuyệt vời để làm thời gian trôi qua nhanh hơn khi bạn đang làm việc. Bạn không nên biến hành vi này thành thói quen vì nó sẽ làm giảm năng suất làm việc.
Thông thường, nếu bạn dựa dẫm quá nhiều vào những việc gây xao nhãng khi ở công ty, một ngày của bạn sẽ trôi qua chậm hơn. Vì thế, cách tốt nhất để vượt qua một ngày làm việc thật nhanh là để bản thân bị cuốn theo công việc.
Phương pháp 3 - Giết thời gian rảnh
Bước 1 - Nằm nghỉ.
Nằm nghỉ là một cách tốt để giết thời gian nếu bạn đang thấy chán và có thể chợp mắt một chút. Nếu bạn thật sự không có gì để làm thì đi ngủ sẽ giúp cơ thể được hồi phục và cải thiện. Có thể bạn sẽ thấy khó ngủ vào thời điểm giữa ngày so với ban đêm hoặc sáng sớm khi vẫn đang nằm trên giường, nhưng đây là cách nhanh nhất để giết thời gian nếu bạn làm được..
Hơn nữa, khi tỉnh dậy, bạn sẽ thấy mình có động lực để làm việc năng suất hơn và kệ cho ngày trôi qua tự nhiên.
Bước 2 - Đọc một cuốn sách hay.
Đắm mình trong những hoạt động giải trí là một cách tuyệt vời để giết thời gian, và thường thì chúng ta không còn bận tâm tới thời gian khi đang vui vẻ. Đọc một cuốn sách bạn thích sẽ giúp tâm trí của bạn không còn để ý tới thời gian nữa, thật chí bạn còn ước gì một ngày có nhiều hơn 24 giờ để đọc được nhiều sách hơn.
Trong trường hợp này, cách bạn chọn sách sẽ rất quan trọng. Một cuốn sách viết quá chán hoặc dở sẽ gây ra hiệu ứng ngược.
Bước 3 - Cày hết một chương trình truyền hình.
Việc 'cày' những chương trình nhiều tập sẽ tiêu tốn của bạn rất nhiều thời gian. Một số chương trình như "Trò chơi Vương quyền" hay "Sống chung với mẹ chồng" có thể khiến bạn quên sạch về thời gian. Nếu bạn có một ngày rảnh rỗi và muốn nó trôi qua thật nhanh, hãy mở một chương trình truyền hình và thư giãn. Nếu đó là chương trình mà bạn thích, bạn sẽ mất ý niệm về thời gian.
Bước 4 - Viết bài trên wikiHow.
Nếu bạn là chuyên gia trong lĩnh vực nào đó, có thể bạn nên viết một bài viết trên wikiHow! Một bài hướng dẫn chi tiết từng bước về chủ đề mà bạn thích có thể mang lại cho bạn nhiều niềm vui, và cũng giống như các dự án viết lách khác, bạn sẽ thấy mình bị cuốn trôi theo việc lên kế hoạch và viết bài.
Nếu bạn không thích viết lách, có thể bạn nên tìm một bài hướng dẫn về chủ đề bất kỳ mà bạn thấy hứng thú và học một kĩ năng mới. Học tập là một cách tuyệt vời để giết thời gian vì tâm trí bạn sẽ trở nên bận rộn và không còn để ý tới thời gian nữa.
Phương pháp 4 - Khiến buổi tối trôi qua nhanh hơn
Bước 1 - Xem một bộ phim.
Không gì sánh bằng việc cuộn tròn trong chăn để xem phim sau một ngày dài. Trừ khi phim quá chán hoặc người xem cần đi vệ sinh, thường thì người ta không để tâm tới thời gian khi đang xem phim. Thay vào đó, họ sẽ bị cuốn theo những gì đang diễn ra trên màn hình. Xem bộ phim mà bạn thích trong khi hoặc sau khi ăn tối có thể là một trải nghiệm hết sức tuyệt vời.
Bạn có thể an tọa ở một nơi êm ái như chiếc giường thân yêu hoặc chiếc ghế sô pha ấm áp. Khi cơ thể thư giãn, bạn sẽ dễ có cảm giác thời gian trôi qua nhanh hơn.
Bước 2 - Thử nấu bữa tối với công thức mới.
Khi bạn học một điều mới mẻ, thời gian sẽ có vẻ trôi qua nhanh hơn. Đó là vì tâm trí bạn đang bận rộn với nhiệm vụ mới nên bạn sẽ không còn để ý tới thời gian nữa. Công thức nấu ăn mới sẽ mang lại cho vị giác của bạn trải nghiệm mới, và nếu thích thì sau này bạn vẫn có thể sử dụng lại trong những dịp khác.
Mặt khác, một số nghiên cứu cho thấy thời gian thật sự sẽ trôi qua nhanh hơn khi bạn làm những việc quen thuộc. Việc đó bao gồm cả công thức nấu ăn. Rút cục là bạn cần phải đắm chìm vào một việc gì đó.
Bước 3 - Đi ngủ sớm.
Ngủ là cách nhanh nhất để khiến thời gian trôi qua nhanh hơn. Chẳng ai còn biết gì về thời gian khi họ đã đi ngủ cả. Đi ngủ sớm sẽ giúp bạn có nhiều năng lượng hơn vào hôm sau, và như thế có thể sẽ tốt nếu ngày hôm nay của bạn vốn đã không ổn lắm.
Đọc sách trước khi đi ngủ. Nếu bạn không thích ý tưởng đi ngủ 'sớm', hãy đọc một cuốn sách khi đang mặc đồ ngủ và nằm trên giường sau khi đã đánh răng xong xuôi. Bạn có thể sẽ ngủ thiếp đi khi đang đọc sách hoặc khi đã mệt và muốn đi ngủ thực sự. Ngừng đọc bất kì khi nào bạn cần và tắt đèn đi ngủ.
Phương pháp 5 - Cảm nhận về thời gian theo cách khác
Bước 1 - Nghĩ xem vì sao bạn lại muốn thời gian trôi qua nhanh hơn.
Những người muốn thời gian trôi qua nhanh hơn thường thuộc một trong hai nhóm sau. Nhóm thứ nhất muốn thời gian trôi qua nhanh hơn khi đang mong chờ một sự kiện nào đó. Nhóm thứ hai chỉ đơn giản là đang thấy chán và không biết sử dụng thời gian sao cho hiệu quả. Nếu bạn muốn ngày trôi qua nhanh hơn với động lực chính đáng thì việc đó rất dễ hiểu và đáng để thực hiện. Nếu bạn thấy chán, có thể bạn muốn thời gian trôi nhanh hơn chỉ vì bạn không thích làm gì cả.
Nếu bạn tìm được việc gì đó khiến mình hứng thú (có thể là nhờ những gợi ý trong bài viết này), bạn sẽ ngừng quan tâm tới việc muốn ngày trôi qua nhanh hơn.
Bước 2 - Bám sát một lịch trình.
Các nhà tâm lý học khi đưa ra hướng dẫn để làm thời gian trôi chậm lại sẽ thường gợi ý cho bạn bước ra khỏi vùng an toàn và thử nghiệm những điều mới lạ. Ngược lại, nếu định làm việc gì đó quen thuộc, bạn sẽ nhận được hiệu ứng ngược lại. Lịch trình làm việc chính là đồng minh của bạn. Tâm trí bạn sẽ cảm thấy thời gian trôi qua nhanh hơn và bật chế độ "tự lái" khi bạn làm những việc quen thuộc.
Bước 3 - Luôn bận rộn.
Việc đẩy nhanh cảm nhận về thời gian chỉ có thể thực hiện một cách gián tiếp. Dù bạn làm việc gì đó mới lạ hay quen thuộc, bất kể là làm với ai, ý niệm về thời gian sẽ phụ thuộc vào mức độ bận rộn của bạn. Khi bận rộn với một việc gì đó, dù nó có vụn vặt đến đâu đi nữa, bạn cũng sẽ không còn bận tâm tới thời gian.
Bước 4 - Thư giãn.
Các nghiên cứu cho thấy khu vực phụ trách ý niệm về thời gian trong não bộ sẽ trở nên bị kích động khi gặp căng thẳng. Để chống lại điều đó, hãy đảm bảo là bạn được nghỉ ngơi và cảm thấy thư giãn. Việc này cũng sẽ khiến bạn dễ tập trung vào các hoạt động hơn.
Các hoạt động đó bao gồm cả việc chữa chứng đau đầu hoặc đau nửa đầu. Những cơn đau nửa đầu có thể khiến cho cả những trải nghiệm vui vẻ nhất trở thành một bài kiểm tra sức chịu đựng.
Bước 5 - Đừng nhìn đồng hồ.
Cách tốt nhất để khiến bản thân cảm thấy thời gian trôi qua nhanh hơn chính là lờ nó đi. Việc nhìn đồng hồ sẽ khiến bạn ghi nhớ chính xác bao nhiêu thời gian đã trôi qua và càng bận tâm tới nó hơn. Nếu thật sự muốn khiến ngày trôi qua càng nhanh càng tốt, bạn nên tránh nhìn đồng hồ. Đừng nghĩ về việc thời gian đã trôi qua bao nhiêu.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Bi%E1%BB%83u-t%C6%B0%E1%BB%A3ng-m%E1%BA%B7t-c%C6%B0%E1%BB%9Di-v%E1%BB%9Bi-nh%E1%BB%AFng-tr%C3%A1i-tim-xung-quanh-c%C3%B3-%C3%BD-ngh%C4%A9a-g%C3%AC%3F | Emoji 🥰 (biểu tượng mặt cười với 3 trái tim xung quanh) có ý nghĩa gì? | Bạn nhìn thấy biểu tượng 🥰 (mặt cười với 3 trái tim) xuất hiện trong một tin nhắn điện thoại, một bài đăng trên Facebook hoặc một tin nhắn Snapchat – nhưng thực sự thì nó có ý nghĩa gì? Nếu bạn muốn biết thêm về nhiều cách sử dụng mặt cười với những trái tim thì bạn đã đến đúng nơi rồi đó! Chúng tôi sẽ trình bày tất cả những thứ bạn cần biết về biểu tượng cảm xúc này, bao gồm ý nghĩa của nó và cách kết hợp nó với các tin nhắn.
Phương pháp 1 - Biểu tượng 🥰 (mặt cười với 3 trái tim) có ý nghĩa gì?
Bước 1 - Biểu tượng 🥰 (mặt cười với 3 trái tim) thể hiện tình yêu lãng mạn.
Người yêu của bạn có thể gửi cho bạn biểu tượng này để bày tỏ “Anh yêu em” hoặc “Em thích ở bên anh.” Nếu bạn nhận được biểu tượng này từ người yêu thì nghĩa là họ đang yêu và muốn bạn biết điều đó. Người mà bạn thầm thương cũng có thể gửi biểu tượng này; nếu bạn thấy biểu tượng 🥰 kèm với một lời nhắn ngọt ngào từ người mình thích thì bạn có thể tin rằng người ấy cũng thích bạn!
"Anh thấy thật may mắn khi gặp được em. 🥰"
"Em là một giấc mơ có thật, tình yêu của anh! 🥰❤️"
Bước 2 - Một biểu tượng 🥰 (mặt cười với 3 trái tim) cũng thể hiện sự quý mến.
Nó là một biểu tượng cảm xúc muốn nói rằng “Tôi quý mến bạn” và “Bạn khiến tôi cảm thấy vui”. Bạn có thể nhận được biểu tượng này trong một tin nhắn từ người bạn tri kỷ hoặc người thân trong gia đình.
"Mẹ nhớ con, con yêu! 🥰"
"Tuần này cậu rảnh không? Tớ đang mong đi chơi với cậu muốn chết đây nè! 🥰"
Bước 3 - Biểu tượng 🥰 (mặt cười với 3 trái tim) chuyển tải cảm giác ấm áp dễ chịu.
Người ta có thể gửi biểu tượng 🥰 nếu họ thấy thứ gì đó dễ thương khiến họ cảm thấy hạnh phúc và hài lòng. Ví dụ, bạn có thể thấy ai đó đăng hình thú cưng với biểu tượng này trong dòng chú thích.
"Xem ảnh của tụi mình trong buổi hòa nhạc đêm qua nè! Trông đáng yêu chưa! 🥰💛"
"Xem video này mãi không chán. Dê làm bạn với chó con??? Thật tuyệt vời 🥰"
Phương pháp 2 - Dùng biểu tượng 🥰 (mặt cười với 3 trái tim) như thế nào?
Bước 1 - Nói với ai đó là bạn yêu họ với một biểu tượng 🥰 (mặt cười với 3 trái tim).
Biểu tượng này cũng có nghĩa là "Tôi đang yêu," sẽ rất hoàn hảo để gửi cho nửa kia khi bạn không thể ngừng nghĩ đến những điểm tuyệt vời của người ấy. Hãy dùng biểu tượng này vào lần sau bạn gửi tin nhắn cho họ, cho dù chỉ là hỏi thăm. Bạn cũng có thể đăng bài về người ấy trên Facebook với một biểu tượng 🥰 để cho thấy bạn yêu họ nhiều như thế nào.
"Em yêu anh nhiều lắm!! 🥰"
"Giấc mơ ngọt ngào của anh! Gặp em ngày mai nhé. 💋🥰"
Bước 2 - Dùng biểu tượng 🥰 (mặt cười với 3 trái tim) để gửi lòng thương yêu.
Gửi biểu tượng này (hoặc dùng trong tin nhắn Snapchat, Instagram hoặc Facebook) cho một người bạn, người thân hoặc người yêu, những người đem lại cho bạn cảm giác hạnh phúc. Kèm đó là một lời khen ngọt ngào hoặc lời khẳng định bạn thương yêu họ để khiến họ mỉm cười.
"Cậu là người đáng mến nhất trong số những người tớ biết! 🥰"
"Mỗi lần ở bên anh em đều cảm thấy thật hạnh phúc. 😘🥰"
Bước 3 - Diễn tả niềm vui bằng một biểu tượng 🥰 (mặt cười với 3 trái tim).
Bình luận mọi thứ, từ những video mèo đến bức ảnh selfie dễ thương của bạn bè kèm với biểu tượng này. Khi có gì đó đáng yêu đến mức không thể diễn tả bằng ngôn từ hoặc lan tỏa cảm giác ấm áp dịu dàng, bạn có thể dùng biểu tượng 🥰 để thay lời muốn nói.
"Ôi trời, tập phim này hay không chịu được! 🥰"
"Nhìn bạn thân của tôi trong ảnh này này! 🥰💕 Dễ thương không!"
Phương pháp 3 - Nên đáp lại biểu tượng 🥰 (mặt cười với 3 trái tim) như thế nào?
Bước 1 - Hãy bảo "Anh cũng yêu em!"
Nếu nhắn tin cho người yêu, bạn có thể đáp lại lời yêu thương của họ bằng lời của bạn. Bạn cũng có thể phản hồi bằng biểu tượng ❤️ (trái tim) vốn thường có nghĩa là "Anh yêu em/em yêu anh" hoặc biểu tượng 😘 (mặt đang hôn gió) để nói rằng bạn muốn hôn người ấy.
"Anh luôn luôn yêu em! ❤️🥰"
"Anh là tuyệt nhất! Em cũng yêu anh. 😘❤️"
Bước 2 - Gửi lại một biểu tượng quý mến.
Khi ai đó bày tỏ họ quý bạn và bạn muốn nói rằng mình cũng vậy, hãy trả lời bằng một biểu tượng 🥰 nữa để nói "Bạn cũng quan trọng đối với mình.” Bạn cũng có thể gắn thêm một biểu tượng khác như 🤗 (ôm) hoặc 😙 (mặt hôn mắt cười).
"Bạn là người bạn tốt nhất mà mình có! 🥰🤗"
"Cảm ơn bạn yêu! Bạn ngọt ngào quá. 😙"
Bước 3 - Gửi một biểu tượng hạnh phúc ấm áp.
Nếu bạn nhận được tin nhắn tỏa ra năng lượng tích cực bao gồm biểu tượng 🥰, hãy trả lời bằng một biểu tượng để người nhắn biết là bạn cũng đang vui như họ. Bạn có thể gửi một biểu tượng 😊 (mặt cười e thẹn) hoặc 💛 (trái tim vàng). Biểu tượng 💛 thể hiện sự tích cực và ấm áp thay vì lãng mạn, là một lựa chọn tuyệt vời cho một tin nhắn vui vẻ chân thành.
"Mình thích những bức ảnh này. Tụi mình đã có một ngày chơi thật vui trên bãi biển đó! 💛💛"
"Đúng rồi, yêu quá đi! Cảm ơn bạn đã chia sẻ!! 😊"
Phương pháp 4 - So sánh biểu tượng 🥰 (mặt cười với 3 trái tim) với 😍 (mắt trái tim)
Bước 1 - Biểu tượng 😍 (mắt trái tim) nồng nhiệt hơn 🥰 (mặt cười với 3 trái tim).
Nói chung, biểu tượng 😍 được dùng để nói "Anh điên đảo vì em!" trong khi 🥰 thường có nghĩa là "Bạn cho tôi cảm giác ấm áp trong lòng.” 🥰 cũng nhiều cảm xúc hơn và nói chung là quý mến (thay vì lãng mạn) hơn biểu tượng 😍. Bạn có thể gửi 🥰 cho bất cứ ai khiến bạn hạnh phúc, dù là anh chị em, cha mẹ, người yêu hoặc bạn thân.
"Hôm nay anh không làm sao rời mắt khỏi em được! 😍"
"Đi chơi với anh là vui nhất! 🥰"
Bước 2 - Gắn kèm 🥰 (mặt cười với 3 trái tim) và 😍 (mắt trái tim) trong các tin nhắn.
Các biểu tượng này sẽ giúp bạn nhấn mạnh điều muốn nói. Việc kết hợp hai biểu tượng cảm xúc này nói lên rằng “Tôi thích điều này và tôi cảm thấy tuyệt vời!” Dùng combo này để diễn tả tình yêu của bạn dành cho thứ gì đó, chẳng hạn như người yêu, ban nhạc, hay chỉ là hương vị kem mà bạn yêu thích.
"Ôi trời ơi, Mình yêu album này quá!! 😍🥰"
"Cậu là người tớ yêu quý nhất trên đời! 🥰😍"
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-%C4%91%E1%BA%A5t-s%C3%A9t | Cách để Làm đất sét | Tự làm đất sét là loại hình thủ công mà bạn có thể thực hiện để tạo ra những món quà, đồ lưu niệm và dự án tại trường học. Quá trình làm đất sét cần bạn bỏ ra một chút công sức và tận dụng các nguyên liệu có sẵn tại nhà. Để có đất sét mềm hơn và sử dụng được lâu hơn, bạn sẽ khuấy dầu và nước vào bột mì, muối và bột cream of tartar. Nếu muốn áp dụng lựa chọn đơn giản, bạn chỉ cần khuấy bột mì, muối và nước để tạo ra loại đất sét cơ bản thường rất nhanh khô. Nếu bạn muốn có loại đất sét tạo kiểu “xịn” hơn, hãy kết hợp bột ngô, muối và nước. Để có đất sét làm gốm, bạn cần tìm loại đất có hàm lượng sét cao ở gần nguồn nước hoặc vùng đất hoang.
Phương pháp 1 - Dùng bột mì, muối và bột cream of tartar
Bước 1 - Trộn bột mì đa dụng, muối và bột cream of tartar vào nồi to.
Đong 2 cốc (250gr) bột mì đa dụng và ¾ cốc (230gr) muối ăn, rồi cho vào nồi chống dính to. Tiếp theo, đong khoảng 4 thìa cà phê (15gr) bột cream of tartar và thêm vào nồi. Dùng thìa gỗ trộn đều các nguyên liệu.
Bước 2 - Thêm 2 cốc (470ml) nước và 2 thìa canh (30ml) dầu thực vật.
Đong 2 cốc (470ml) nước ở nhiệt độ phòng, đổ vào nồi và đong thêm 2 thìa canh (30ml) dầu thực vật. Dùng thìa gỗ khuấy đều các nguyên liệu.
Trộn đến khi các nguyên liệu khô quyện vào nguyên liệu ướt.
Bước 3 - Đun hỗn hợp nguyên liệu với lửa vừa và dùng thìa gỗ khuấy trong khi đun.
Đặt nồi trên bếp và vặn bếp sang chế độ lửa vừa. Liên tục khuấy hỗn hợp nguyên liệu bằng thìa gỗ trong khi đun.
Bước 4 - Dừng khuấy và tắt bếp khi đất sét trở thành khối đặc.
Khi các nguyên liệu được trộn đều, bạn sẽ thấy một khối đặc dính vào thìa. Khi bạn thấy đất sét trở thành khối đặc, hãy tắt bếp và chuyển nồi sang bên bếp nguội.
Cẩn thận vì nồi và đất sét đều nóng. Đừng để bản thân bị bỏng!
Bước 5 - Đặt đất sét lên giấy nến khoảng 1-2 phút để đất sét giảm nhiệt.
Dùng thìa gỗ lấy khối đất sét ra khỏi nồi. Đặt khối đất sét lên giấy nến khoảng 2 phút để đất sét giảm nhiệt. Tiếp theo, dùng đầu ngón tay kiểm tra xem đất sét đã đủ ấm để chạm vào chưa. Chỉ xử lý khi đất sét có nhiệt độ phòng.
Đất sét sẽ rất nóng khi mới được lấy từ trong nồi ra. Đừng chạm vào đất sét vì bạn có thể bị bỏng tay.
Bước 6 - Nhào đất sét ở nhiệt độ phòng đến khi mềm và mịn.
Dùng tay ấn và đè đất sét để đẩy bọt khí ra ngoài, làm thay đổi kết cấu và loại bỏ tình trạng vón cục. Tiếp tục thao tác đến khi bạn cảm thấy đất sét mềm và dẻo.
Bạn cũng có thể ném đất sét xuống quầy bếp để loại bỏ phần bọt khí còn sót. Như vậy, đất sét của bạn sẽ giữ được độ ẩm lâu hơn.
Bước 7 - Nhuộm màu cho đất sét bằng 5-6 giọt màu thực phẩm nếu bạn thích.
Cho đất sét vào túi nhựa có khóa kéo, rồi thêm 5-6 giọt màu thực phẩm vào túi. Đóng miệng túi và nhào đất sét giữa hai tay đến khi đất sét bám đều màu.
Nếu muốn đất sét có mùi thơm, bạn có thể thêm vài giọt vani.
Bước 8 - Bảo quản đất sét trong túi nhựa có khóa kéo đến 3 tháng.
Khi không dùng đất sét, bạn sẽ cho nó vào đồ đựng kín để tránh tình trạng khô cứng. Nếu bảo quản đúng cách, bạn sẽ giữ được đất sét đến vài tháng.
Bạn cũng có thể bảo quản đất sét trong hộp đựng thực phẩm có nắp đậy kín.
Bước 9 - Hong khô đất sét nếu bạn muốn tạo mô hình điêu khắc hoặc đồ lưu niệm.
Nếu muốn dùng đất sét để làm bức tượng nhỏ, đồ lưu niệm hoặc mô hình, bạn có thể bảo quản thành phẩm bằng cách hong khô trong khoảng 2 ngày. Không chạm vào đất sét trong khi hong và kiểm tra sau 2 ngày. Nếu đất sét vẫn còn hơi ẩm, bạn sẽ kéo dài quá trình hong khô.
Phương pháp 2 - Kết hợp bột mì và muối
Bước 1 - Trộn 4 cốc (480gr) bột mì với 1,5 cốc (420gr) muối trong bát to.
Cho cả hai nguyên liệu khô vào bát trộn to, rồi dùng thìa nhựa hoặc thìa gỗ to để trộn đều các nguyên liệu.
Bước 2 - Chầm chậm đổ thêm 1,5 cốc (350ml) nước trong khi trộn hỗn hợp.
Lần lượt thêm từng lượng nhỏ nước vào bát và trộn bột sau những lần thêm nước. Cố gắng trộn hỗn hợp cho đều trước khi cho thêm nước. Khi bạn đổ hết nước vào bát, đất sét cũng trở thành khối đặc.
Hỗn hợp bột sẽ khó trộn hơn mỗi khi bạn thêm nước.
Bước 3 - Nhào đến khi đất sét trở nên đồng nhất.
Lấy đất sét ra khỏi bát và đặt lên mặt phẳng như quầy bếp, rồi dùng tay ấn và kéo đến khi đất sét có kết cấu mịn đều.
Bạn cũng có thể ném đất sét xuống bề mặt quầy bếp để loại bỏ bọt khí còn sót. Đây là cách kéo dài thời gian bảo quản đất sét.
Bước 4 - Nặn đất sét theo ý thích.
Bây giờ thì quá trình làm đất sét đã hoàn tất, bạn có thể nặn đất sét thành hình dạng nào đó, tạo vật trang trí hoặc chỉ đơn giản là chơi với đất sét. Hãy sử dụng đất sét như cách bạn dùng loại đất sét bán sẵn.
Loại đất sét này thích hợp để làm đồ lưu niệm. Ví dụ, bạn có thể ấn bàn tay hoặc bàn chân của trẻ nhỏ lên đất sét đến khi có dấu ấn rõ rệt, rồi chờ đất sét cứng lại để tạo ra một món quà.
Bước 5 - Hong khô đất sét khoảng 2 ngày để bảo quản thành phẩm.
Nếu muốn tạo ra mô hình hoặc đồ lưu niệm, bạn cần hong khô đất sét. Loại đất sét này rất nhanh hỏng và giải pháp tốt nhất là không chạm vào đất sét ít nhất 2 ngày để nó khô hoàn toàn.
Bước 6 - Bảo quản đất sét bằng đồ đựng kín khi không sử dụng.
Bạn có thể bảo quản đất sét khoảng vài tuần bằng cách cho vào đồ đựng kín. Hãy nhớ cho đất sét vào đồ đựng kín mỗi khi bạn không sử dụng, vì đất sét sẽ khô dần khi để ngoài không khí.
Ví dụ, bạn có thể dùng túi nhựa có khóa kéo hoặc hộp có nắp đậy kín. Để kéo dài thời hạn sử dụng, bạn nên cho đất sét vào tủ lạnh.
Phương pháp 3 - Trộn bột ngô, muối và nước
Bước 1 - Đun ⅔ cốc (160ml) nước và 2 cốc (550gr) muối khoảng 4 phút.
Đổ nước vào nồi nhỏ, rồi khuấy thêm muối để có hỗn hợp lợn cợn. Đặt nồi lên bếp và đun với lửa vừa trong 5 phút. Khuấy hỗn hợp trong khi đun để tránh tình trạng cháy khét.
Dùng miếng nhấc nồi hoặc khăn khi di chuyển nồi để tránh bị bỏng.
Bước 2 - Đặt nồi trên bề mặt mát, rồi thêm 1 cốc (120gr) bột ngô và 0,5 cốc (120ml) nước lạnh.
Bạn sẽ nhấc nồi ra khỏi bếp rồi đổ thêm bột ngô và nước lạnh. Dùng thìa nhựa hoặc thìa gỗ khuấy đều hỗn hợp.
Bạn sẽ cảm thấy khó khuấy vì hỗn hợp đang dần đặc hơn.
Bước 3 - Nhào hỗn hợp đến khi mịn.
Đặt đất sét lên mặt phẳng, chẳng hạn như quầy bếp, rồi dùng tay ấn và kéo đến khi đất sét trở thành một khối nhuyễn mịn. Đất sét lúc này phải có cảm giác mềm dẻo.
Bước 4 - Thêm vài giọt màu thực phẩm nếu bạn muốn đất sét có màu.
Nhỏ vài giọt màu thực phẩm vào đất sét, rồi nhào để màu bám vào đất sét. Tiếp tục thêm màu thực phẩm đến khi đất sét có màu như bạn mong muốn.
Nếu thích, bạn có thể thêm kim tuyến để tạo sự lấp lánh cho đất sét.
Bước 5 - Đun hỗn hợp đến khi bạn cảm thấy đặc, nếu cần.
Cho đất sét vào nồi và đun với lửa vừa. Khuấy đất sét trong khi đun để nó không dính vào nồi và bị cháy khét. Nhấc nồi ra khỏi bếp khi đất sét có kết cấu mà bạn thích.
Bạn có thể bỏ qua bước này nếu đã hài lòng với đất sét của mình.
Bước 6 - Chờ đất sét giảm xuống nhiệt độ phòng trước khi sử dụng.
Đừng chạm vào đất sét vẫn còn nóng vì bạn có thể bị bỏng. Thay vào đó, hãy đặt đất sét vào khay nướng hoặc quầy bếp để nó giảm nhiệt. Đất sét sẵn sàng để sử dụng khi chỉ còn hơi ấm.
Bước 7 - Hong khô đất sét khoảng 2 ngày nếu bạn muốn lưu giữ thành phẩm.
Bạn có thể chơi với đất sét hoặc nặn hình dạng nào đó. Nếu tạo mô hình hoặc đồ lưu niệm, bạn cần hong khô thành phẩm để lưu giữ lại. Trong trường hợp này, bạn sẽ đặt đất sét ở ngoài trời để hong khô.
Đảm bảo bạn không chạm vào đất sét ít nhất 2 ngày để không làm hỏng thành phẩm.
Bước 8 - Bảo quản đất sét bằng đồ đựng kín khi không sử dụng.
Đất sét của bạn sẽ khô khi để ngoài không khí, vì vậy việc bảo quản đất sét sau khi sử dụng rất quan trọng. Bạn có thể bảo quản đất sét khoảng 2 tuần nếu luôn cho nó vào đồ đựng kín.
Túi nhựa có khóa kéo hoặc hộp có nắp đậy kín là vật đựng phù hợp nhất cho việc bảo quản đất sét.
Phương pháp 4 - Tạo ra đất sét làm gốm
Bước 1 - Tìm đất có hàm lượng sét cao.
Bạn sẽ tìm tại khu vực gần nguồn nước nơi mà cát phủ quanh đất sét đã được rửa trôi, hoặc đào đất đến khi bạn thấy lớp đất sét trắng, xám hay đỏ. Dùng tay hoặc xô đào đất sét và cho vào xô to.
Có thể đất sét vẫn còn một số mảnh vụn, nhưng không sao cả vì sau đó bạn sẽ làm sạch chúng.
Bước 2 - Lấy những que nhỏ và mảnh vụn ra khỏi đất.
Dùng tay kiểm tra đất sét để loại bỏ đá, nhánh cây, lá và mảnh vụn. Đảo đất sét qua lại để nhặt hết các mảnh vụn và bỏ chúng đi.
Việc bỏ sót một vài mảnh vụn cũng không sao cả vì bạn sẽ dùng nước rửa đất sét.
Bước 3 - Đổ nước sao cho ngập hết đất sét.
Dùng ống nước hoặc xô để thêm nước vào đất sét. Tiếp theo, dùng tay hoặc xẻng khuấy nước vào đất sét. Khuấy liên tục đến khi bạn có nước bùn.
Nước sẽ bắt đầu hòa tan đất sét, giúp bạn loại bỏ những mảnh vụn còn sót.
Bước 4 - Chờ khoảng 2 phút để các mảnh vụn lắng xuống.
Bạn sẽ đặt hẹn giờ và chờ khoảng 2 phút để các mảnh vụn chìm xuống đáy xô. Đất sét vẫn lửng lơ trong nước.
Nếu bạn thấy một lớp nước mỏng ở phía trên phần nước bùn đất sét thì cũng không sao cả.
Bước 5 - Đổ nước bùn vào một xô khác, nhưng vẫn giữ lại các mảnh vụn trong xô đầu tiên.
Cẩn thận nghiêng xô để đổ nước bùn đất sét vào xô sạch khác. Bạn sẽ đổ nước bùn thật chậm để các mảnh vụn không trôi theo. Dừng lại khi bạn thấy các mảnh vụn ở đáy xô đầu tiên sắp trôi ra.
Dùng rây để bạn dễ dàng lọc bỏ mảnh vụn.
Không sao cả nếu vẫn còn một ít đất sét trong xô đầu tiên. Tương tự như vậy, việc vẫn còn mảnh vụn trong đất sét sau một lần rửa là hoàn toàn bình thường.
Bước 6 - Bỏ phần mảnh vụn và rửa sạch xô.
Bạn có thể đổ phần còn lại trong xô thứ nhất xuống đất hoặc đổ vào thùng rác. Việc tiếp theo là dùng ống nước hoặc vòi nước để rửa sạch xô.
Không cần dùng xà phòng để làm sạch xô ngay lúc này. Bạn sẽ dùng xô rửa đất sét ngay sau đó.
Bước 7 - Lặp lại quy trình đến khi không còn mảnh vụn trong nước bùn.
Tiếp tục thêm nước, rồi chờ mảnh vụn lắng xuống và đất sét không còn lẫn bất kỳ thứ gì khác. Bạn có thể cho tay vào nước đất sét để kiểm tra xem đã sạch mảnh vụn chưa.
Có thể bạn cần rửa đất sét ít nhất 2-3 lần để làm sạch.
Bước 8 - Chờ xô nước đất sét khô sau một đêm.
Lúc này, đất sét vẫn còn ở dạng nước. Bạn sẽ đặt xô nước đất sét không đậy nắp ở nơi không ngại bị tác động và chờ ít nhất 8 tiếng cho nước bốc hơi.
Đất sét của bạn có thể vẫn còn rất lỏng sau một đêm
Bước 9 - Đổ bỏ phần nước ở phía trên đất sét.
Khi đất sét đã khô sau ít nhất 8 tiếng, bạn cần kiểm tra lớp nước mỏng trên bề mặt. Nếu vẫn còn nước, bạn sẽ nhẹ nhàng nghiêng xô để bỏ đi phần nước. Lúc này, những gì còn lại là hỗn hợp đất sét thô.
Đất sét của bạn vẫn phải khô hơn để có thể sử dụng.
Bước 10 - Cho hỗn hợp đất sét thô lên vải để làm khô trong khoảng 2 ngày.
Trải một mảnh vải to, chẳng hạn như áo thun cũ, rồi đổ hỗn hợp đất sét lên đó, cẩn thận để không lãng phí đất sét. Nhanh chóng túm phần vải để giữ đất sét ở bên trong. Treo gói vải ngoài trời để nước có thể thoát ra.
Một số đất sét sẽ còn khá lỏng, nên bạn phải cẩn thận trong khi đổ.
Bước 11 - Phơi đất sét đến khi có kết cấu như bạn mong muốn.
Mở lớp vải và đặt đất sét trên mặt đất. Dùng tay dàn trải đất sét trên vải để đất sét được phơi khô đều. Kiểm tra đất sét sau mỗi 6-8 tiếng trong ngày để biết đất sét đã đủ tiêu chuẩn làm gốm chưa. Có lẽ bạn cần khoảng một ngày để đất sét đạt đến kết cấu phù hợp.
Bạn có thể sử dụng đất sét làm gốm ngay khi cảm thấy hài lòng với kết cấu.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/T%C3%ACm-m%C3%A3-s%E1%BA%A3n-ph%E1%BA%A9m-c%E1%BB%A7a-Windows-7 | Cách để Tìm mã sản phẩm của Windows 7 | wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách tìm khóa sản phẩm (product key) để cài đặt bản sao gốc của Windows 7 trên máy tính. Khóa sản phẩm là mã gồm 25 ký tự được yêu cầu khi kích hoạt Windows. Có thể bạn sẽ cần mã này trong quá trình cài đặt lại Windows mới hoàn toàn, hay kích hoạt bản sao sau khi quá trình cài đặt hoàn tất. Nếu máy tính đã được cài đặt sẵn bản sao Windows 7 chính thức, có thể mã sẽ nằm trên nhãn Chứng chỉ xác thực COA (viết tắt của Certificate of Authenticity). Nếu như Windows 7 đã dược cài đặt và kích hoạt, bạn có thể sử dụng Command Prompt hoặc ứng dụng của bên thứ ba để tìm khóa sản phẩm.
Phương pháp 1 - Xác định vị trí nhãn COA
Bước 1 - Kiểm tra nhãn COA trên máy tính.
Nếu PC đã được cài đặt sẵn Windows 7, có thể bạn sẽ tìm thấy mã sản phẩm trong nhãn COA nằm đâu đó trên máy tính.
Khóa sản phẩm thường được in trên nhãn COA.
Nhãn COA có thể nằm ở phía trên, bên dưới hoặc bất kỳ cạnh nào của máy tính.
Nhãn COA giúp bạn xác định rằng máy tính đang chạy phiên bản Windows chính hãng, đồng thời cung cấp khóa sản phẩm.
Nếu bạn không thể tìm thấy nhãn này trên máy tính, hãy thử tháo pin PC ra (đối với máy sử dụng pin rời). Có thể nhãn COA nằm ở đây.
Bước 2 - Kiểm tra nhãn hoặc thẻ bên trong hộp mà bản sao Windows được đóng gói.
Nếu bạn mua bản sao Windows bên ngoài dưới hình thức CD cài đặt hoặc gói, hãy tìm khóa sản phẩm trên nhãn hoặc thẻ bên trong hộp.
Bước 3 - Kiểm tra email xác nhận trong hộp thư đối với trường hợp mua trên mạng.
Nếu mua bản sao Windows trên mạng, bạn có thể kiểm tra email xác nhận trong hộp thư mà bạn đăng ký. Khóa sản phẩm sẽ nằm trong nội dung email này.
Bước 4 - Liên hệ với nhà sản xuất PC để hỏi về khóa sản phẩm.
Nếu khóa sản phẩm đã bị thất lạc hoặc mất, hãy liên hệ với nhà sản xuất máy và hỏi về khóa sản phẩm Windows 7 của máy tính.
Phương pháp 2 - Sử dụng Command Prompt
Bước 1 - Mở trình đơn Start của máy tính.
Nhấp vào biểu tượng Windows ở góc dưới bên trái để mở trình đơn Start.
Bạn chỉ áp dụng được phương pháp này nếu PC đã được cài sẵn bản sao Windows từ nhà máy.
Bước 2 - Tìm và chọn Run trong trình đơn Start.
Chương trình này cho phép bạn chạy và mở trực tiếp ứng dụng trên máy tính.
Hoặc bạn có thể nhấn ⊞ Win+R để mở cửa sổ Run.
Bước 3 - Nhập cmd vào cửa sổ Run.
Nhấp vào khung văn bản cạnh mục "Open" (Mở) và nhập tên viết tắt của Command Prompt vào.
Bước 4 - Nhấp vào OK trong cửa sổ Run.
Command Prompt sẽ mở ra trong cửa sổ mới.
Hoặc bạn có thể nhấn ↵ Enter trên bàn phím.
Bước 5 - Nhập hoặc dán lệnh bên dưới vào cửa sổ Command Prompt:
wmic path softwarelicensingservice get OA3xOriginalProductKey.
Lệnh này sẽ hiển thị khóa sản phẩm nếu máy tính đi kèm với bản sao Windows 7 đến từ nhà máy.
Bước 6 - Nhấn ↵ Enter để thực thi lệnh.
Khóa sản phẩm sẽ hiện ra trong cửa sổ Command Prompt.
Phương pháp 3 - Sử dụng ứng dụng Belarc Advisor
Bước 1 - Mở https://www.belarc.com bằng trình duyệt Internet.
Nhập hoặc dán URL này vào thanh địa chỉ của trình duyệt rồi nhấn ↵ Enter hoặc ⏎ Return.
Belarc Advisor là ứng dụng miễn phí của bên thứ ba có khả năng hiển thị trên trình duyệt Internet toàn bộ thông tin liên quan đến phần mềm và phần cứng được cài đặt sẵn của máy tính.
Bạn có thể khởi chạy Belarc Advisor mà không cần tải bản sao vĩnh viễn của ứng dụng về máy tính.
Bước 2 - Nhấp vào tab FREE DOWNLOAD (Tải xuống miễn phí) phía trên cùng.
Tùy chọn này nằm trong thanh điều hướng màu xanh dương ở đầu trang.
Bước 3 - Nhấp vào nút DOWNLOAD A FREE COPY OF BELARC ADVISOR (Tải xuống bản sao Belarc Advisor miễn phí).
Nút màu đỏ này ở gần góc trên bên trái trang. Cửa sổ File Download sẽ mở ra trên trình duyệt.
Bước 4 - Nhấp vào nút Run (Khởi chạy) trong cửa sổ File Download.
Ứng dụng Belarc Advisor sẽ khởi chạy, tạo hệ thống hồ sơ của PC và mở ra tab trình duyệt mới với đầy đủ thông tin.
Ở đầu trang thông tin là logo "Belarc Advisor" cùng với bảng tóm tắt hồ sơ máy tính "Computer Profile Summary".
Hoặc bạn có thể tải tập tin và khởi chạy Belarc Advisor khi ngoại tuyến.
Bước 5 - Cuộn xuống và tìm mục "Software Licenses" (Chứng chỉ phần mềm).
Mục này nằm ở khoảng giữa phần "Computer Profile Summary."
Danh sách toàn bộ chứng chỉ và phần mềm được cài đặt trên máy tính sẽ hiển thị tại đây.
Bước 6 - Tìm dòng "Microsoft - Windows 7" trong danh sách.
Hệ điều hành sẽ được liệt kê bên dưới tiêu đề "Software Licenses".
Bước 7 - Tìm mã sản phẩm cạnh từ (Key:
ID sản phẩm sẽ nằm trong dấu ngoặc đơn, cạnh dòng "Microsoft - Windows 7" ở phía bên kia trang.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/D%E1%BB%85-ng%E1%BB%A7-h%C6%A1n | Cách để Dễ ngủ hơn | Có phải bạn thường trằn trọc một lúc lâu mới ngủ được? Vậy thì bạn không phải là người duy nhất gặp phải tình trạng này! May mắn là có khá nhiều giải pháp để bạn thử áp dụng. Một vài thay đổi trong lối sống và tính kiên trì sẽ giúp bạn nhanh chóng chìm vào giấc ngủ mỗi đêm!
Phương pháp 1 - Cải thiện điều kiện môi trường
Bước 1 - Ngủ trong phòng tối.
Để đèn mờ trước giờ đi ngủ một tiếng, tắt tất cả các đèn gắn trên trần và đèn bàn khi vào giường ngủ. Mọi loại ánh sáng mạnh (không chỉ là ánh sáng từ màn hình các thiết bị điện tử) đều khiến cơ thể bạn tưởng rằng vẫn còn sớm để đi ngủ.
Nếu muốn đọc sách hoặc ghi chép trước khi ngủ, bạn nên dùng đèn đọc sách nhỏ thay vì đèn bàn hoặc đèn trần. Ánh sáng xanh có thể khiến bạn tỉnh ngủ, do đó bạn nên tìm bóng đèn tròn tỏa ánh sáng ấm. Bóng đèn vàng là lựa chọn tốt.
Nếu dùng đồng hồ có màn hình sáng, bạn hãy để chế độ ánh sáng mờ hoặc giảm độ sáng của màn hình. Ngoài ra, bạn nên đặt đồng hồ ở xa giường để khỏi bị cám dỗ chốc chốc lại xem giờ.
Bước 2 - Hạn chế các âm thanh gây xao lãng.
Nếu có thể, bạn hãy hạn chế các âm thanh trong phòng ngủ vào ban đêm ở mức tối thiểu. Ví dụ, nếu chiếc đồng hổ kiểu cổ điển kêu tích tắc khiến bạn khó ngủ, bạn nên thay chiếc đồng hồ khác không phát ra âm thanh. Nếu ở chung phòng với người khác, bạn hãy đề nghị họ giảm âm lượng các âm thanh trong phòng như tiếng nói chuyện, tiếng nhạc hoặc chương trình trên ti vi khi bạn đang cố dỗ giấc ngủ.
Bước 3 - Làm mát phòng.
Bạn sẽ dễ ngủ hơn nếu thân nhiệt được hạ thấp hơn, vì vậy, bạn hãy thử giảm nhiệt độ máy điều hòa. Nhiệt độ trong khoảng 16-21 độ C có thể sẽ giúp ích. Để nhiệt độ hơi thấp hơn nhiệt độ bình thường một chút, nhưng đừng thấp đến độ khiến bạn lạnh run.
Bước 4 - Chỉnh lại gối sao cho cơ thể ở tư thế thẳng hàng.
Tốt nhất là bạn nên ngủ trong tư thế cổ thẳng hàng với hông. Thử đặt một chiếc gối giữa hai đầu gối để giữ cho hông ở tư thế trung tính. Nếu cần thiết, bạn hãy mua gối mới nếu những chiếc gối bạn đang dùng không đem lại cảm giác thoải mái và tư thế thích hợp.
Cố gắng nằm ngửa hoặc nằm nghiêng khi ngủ. Đây là những tư thế tốt nhất cho cột sống và có thể giúp bạn ngủ ngon hơn. Tư thế nằm ngửa khi ngủ còn giữ cho đường thở thông thoáng, giúp làm nhẹ các triệu chứng ngưng thở khi ngủ.
Nếu chứng ngưng thở khi ngủ khiến bạn không thể ngủ tròn giấc ban đêm, bạn hãy trao đổi với bác sĩ. Bác sĩ có thể đề nghị bạn đi kiểm tra giấc ngủ để biết liệu có cần sử dụng máy thở áp lực dương liên tục không.
Bước 5 - Thử dùng máy tạo tiếng ồn trắng.
Bạn sẽ khó ngủ nếu nhà bạn ở gần con đường có nhiều xe cộ qua lại hoặc có nhiều âm thanh gây phiền nhiễu sau giờ đi ngủ. Bạn có thể mua máy tạo tiếng ồn trắng hoặc mở các âm thanh thiên nhiên như tiếng sóng vỗ hoặc tiếng hát của cá voi lưng gù.
Bạn cũng có thể nghe nhạc êm dịu và thư giãn như nhạc cổ điển hoặc nhạc đương đại.
Cố gắng đừng đeo headphone khi đang dỗ giấc ngủ, vì headphohone có thể bị tuột ra và đánh thức bạn trong khi ngủ. Bạn nên dùng thiết bị nghe nhạc có loa ngoài.
Bước 6 - Mua tấm lót nệm và ga giường mới.
Mặt nệm có thể là một yếu tố khiến bạn khó ngủ. Nếu tấm nệm của bạn quá cứng, bị lún hoặc lổn nhổn, bạn hãy lật tấm nệm lại hoặc đặt tấm lót xốp lên trên. Nếu ga trải giường hoặc chăn đắp của bạn thô ráp hoặc không dễ chịu, bạn hãy mua chăn và ga mềm mại hơn.
Nếu túi tiền cho phép, bạn có thể tìm trên mạng hoặc đến các cửa hàng bán hàng tồn kho để tìm mua các sản phẩm chất lượng cao với giá cả phải chăng.
Tìm mua ga trải giường có mật độ sợi cao. Mật độ sợi càng cao thì vải càng mềm.
Bước 7 - Đọc sách trên giường nếu bạn không ngủ được.
Bạn có thể bị stress và càng tỉnh như sáo nếu cứ nằm mãi trên giường không làm gì. Nếu bạn đã cố dỗ giấc ngủ đến 20 phút mà vẫn không có kết quả, hãy thử đọc sách một chút. Đọc sách trên giường có thể giúp bạn khỏi suy nghĩ và dễ buồn ngủ hơn.
Đọc sách in thay vì đọc trên màn hình, nếu có thể. Ánh sáng phát ra từ các màn hình điện tử có thể làm bạn tỉnh táo.
Phương pháp 2 - Sử dụng các phương pháp thư giãn
Bước 1 - Thử vừa đếm cừu vừa thở chậm và sâu.
Đếm số là một mẹo thường được nhiều người áp dụng, nhưng bạn có thể cải tiến kỹ thuật này bằng cách hít thở sâu và có kiểm soát trong khi đếm. Hít vào khi đếm đến 4, nín thở vài giây, sau đó từ từ thở ra trong khoảng 8 giây. Cố gắng chỉ tập trung đếm và hít thở để xua tan các ý nghĩ khỏi tâm trí và làm nhịp tim chậm lại.
Bước 2 - Tưởng tượng một khung cảnh yên bình.
Bạn cũng có thể thử áp dụng các phương pháp thiền, chẳng hạn như hình dung ra những khung cảnh êm ả thanh bình. Hãy nghĩ về một nơi mà bạn cảm thấy thật dễ chịu như bãi biển hoặc những nơi êm đềm thời thơ ấu. Tập trung tưởng tượng bạn đang ở đó và hình dung ra các cảm giác càng chi tiết càng tốt.
Bước 3 - Thử tập các bài tập thư giãn động, căng – chùng cơ.
Bắt đầu bằng cách hít vào và lần lượt căng từng nhóm cơ, chẳng hạn như các ngón chân. Cảm nhận sức căng của các nhóm cơ, sau đó thả lỏng khi thở ra, tưởng tượng sự căng thẳng đang biến mất. Tiếp tục căng và thả lỏng các nhóm cơ chân, bụng, ngực, cánh tay và đầu.
Khi thả lỏng từng nhóm cơ, bạn hãy tưởng tượng sự căng thẳng dần dần rời khỏi cơ thể.
Bước 4 - Ngâm nước nóng.
Bạn có thể thấy rất dễ chịu khi tắm vòi sen nước nóng hoặc ngâm trong bồn tắm nước nóng trước giờ ngủ. Hơn nữa, việc ra khỏi bồn tắm nước nóng và bước vào phòng ngủ mát rượi sẽ khiến thân nhiệt hạ xuống và giúp bạn chìm vào giấc ngủ.
Đảm bảo nước tắm phải nóng trên 38 độ để có kết quả tốt nhất. Nước không đủ độ ấm sẽ không đem lại hiệu quả như nước nóng.
Bồn tắm nước nóng có hiệu quả hơn khi bạn muốn thư giãn, nhưng dù là tắm vòi sen hay bồn tắm, bạn cũng cần đảm bảo tận hưởng nước nóng ít nhất 20 phút.
Bước 5 - Đọc sách.
Đọc sách có thể giảm stress và giúp tâm trí thanh thản hơn. Để khỏi quá phấn khích, bạn hãy đọc cuốn sách mà bạn đã đọc rồi, và tránh đọc truyện kinh dị hoặc hành động. Nhớ chọn sách in, vì các thiết bị điện tử có thể khiến bạn khó ngủ.
Bước 6 - Viết nhật ký.
Nếu bạn không thể xua tan các ý nghĩ trong đầu hoặc căng thẳng vì áp lực trong cuộc sống hàng ngày, hãy thử viết nhật ký. Bạn có thể viết về các sự kiện diễn ra trong ngày và liệt kê những vấn đề khiến bạn căng thẳng. Bạn có thể thoát khỏi các ý nghĩ trong đầu dễ chìm vào giấc ngủ hơn khi các ý nghĩ được đưa ra khỏi đầu óc và viết ra trên giấy.
Phương pháp 3 - Sử dụng thức ăn, nước uống và thực phẩm bổ sung
Bước 1 - Ăn nhẹ bằng thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt hoặc có hàm lượng carbohydrate cao.
Các thực phẩm có hàm lượng cao carbohydrate có thể đem lại cho bạn cảm giác ấm áp, buồn ngủ và dễ chịu. Bữa ăn thịnh soạn trước giờ ngủ là hoàn toàn không tốt, nhưng bạn cũng không nên đi ngủ khi bụng đói. Nếu bạn không ngủ được vì bụng đang kêu òng ọc, hãy ăn một bát ngũ cốc nguyên hạt ít đường, một miếng bánh mì nướng phết mứt, bánh xốp hương vani hay bánh quy giòn làm từ lúa mì nguyên hạt với phô mai.
Bước 2 - Uống thức uống ấm.
Một cốc thức uống ấm và dễ chịu để nhấm nháp có thể giúp bạn thư giãn đầu óc và cơ thể. Sữa ấm hoặc trà thảo mộc ấm là các lựa chọn tuyệt vời. Trà thảo mộc hoa cúc La Mã hoặc oải hương đặc biệt có tác dụng hỗ trợ cho giấc ngủ.
Tránh mọi loại thức uống có chứa caffeine, và đừng uống bất cứ thứ gì quá nhiều ngay trước giờ ngủ. Có thể bạn sẽ phải thức giấc giữa đêm để đi vệ sinh nếu uống quá nhiều trước khi ngủ.
Bước 3 - Uống thực phẩm bổ sung.
Tương tự như trà cúc La Mã, thực phẩm bổ sung từ hoa cúc La Mã cũng giúp bạn buồn ngủ nhanh hơn. Bạn cũng có thể thử dùng rễ cây nữ lang, một trong những liệu pháp thảo mộc cổ xưa nhất được khuyên dùng để trị chứng mất ngủ.
Trao đổi với bác sĩ trước khi uống bất cứ loại thực phẩm bổ sung thảo mộc nào, đặc biệt là khi bạn đang uống thuốc kê toa.
Bước 4 - Thử sử dụng melatonin.
Melatonin là một loại nội tiết tố có tác dụng gây buồn ngủ khi trời tối. Chưa có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng dài hạn thực phẩm bổ sung melatonin, nhưng liều lượng sử dụng một viên mỗi đêm không quá một tháng là an toàn.
Melatonin cũng có thể tìm thấy trong chuối, yến mạch, dứa, cam, cà chua và anh đào.
Cũng như đối với các liệu pháp thảo mộc, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thực phẩm bổ sung melatonin.
Phương pháp 4 - Thay đổi lối sống
Bước 1 - Tuân theo một thông lệ nhất định.
Việc đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày sẽ giúp cơ thể bạn biết khi nào thì nên nghỉ ngơi. Bạn nên cố gắng đi ngủ mỗi đêm vào cùng một thời gian và để chuông báo thức vào cùng một giờ mỗi sáng – kể cả vào cuối tuần!
Bước 2 - Chỉ dành chiếc giường để thư giãn.
Tránh làm việc hoặc thực hiện các hoạt động khác trên giường. Bạn chỉ nên dành riêng phòng ngủ cho giấc ngủ để luyện cho cơ thể liên hệ phòng ngủ với một giấc ngủ ngon.
Vì là nơi dành riêng cho giấc ngủ, bạn nên giữ phòng ngủ gọn gàng và dễ chịu. Giữ cho phòng sạch sẽ và thơm tho, thay ga trải giường mỗi tuần hoặc hai tuần một lần.
Dùng bộ ga gối cho bạn cảm giác mềm mại và ấm áp. Thử dùng các loại ga trải giường có mật độ sợi cao, chăn lông vũ và tấm phủ nệm bằng mút hoạt tính. Bạn cũng có thể thử dùng thêm gối.
Bước 3 - Tắt hết các thiết bị điện tử trước khi ngủ một tiếng.
Các hoạt động như xem ti vi, sử dụng laptop, điện thoại di động hoặc máy tính bảng có thể khiến bạn khó ngủ. Nếu thường khó dỗ giấc ngủ, bạn hãy thử tắt hết mọi thiết bị điện tử có màn hình sáng ít nhất một tiếng trước khi ngủ.
Ngoài ánh sáng mạnh từ các màn hình, việc lướt qua các mạng xã hội có thể gây stress và tăng mức độ lo âu. Bạn hãy nói không với Facebook, Twitter, Instagram, email, tin nhắn và tất cả các mạng xã hội khác ít nhất một tiếng trước giờ ngủ.
Nếu phải nhìn vào màn hình trước khi ngủ, bạn nên điều chỉnh độ sáng thấp nhất có thể.
Bước 4 - Ăn bữa tối sớm hơn.
Bữa ăn tối no nê ngay trước khi ngủ có thể khiến lượng đường trong máu tăng vọt và hệ tiêu hóa sẽ phải làm việc cật lực, dẫn đến cảm giác không dễ chịu. Bạn hãy thử ăn tối ít nhất 3 tiếng trước khi đi ngủ.
Tránh các thức ăn cay vào bữa tối, vì gia vị cay có thể khiến dạ dày khó chịu và tăng thân nhiệt. Một số người còn gặp phải những cơn ác mộng hoặc có những giấc mơ sáng suốt kỳ lạ sau khi ăn thức ăn cay.
Bước 5 - Không tập thể dục ban đêm.
Tránh tập thể dục trong vòng 4 tiếng trước giờ ngủ và chuyển lịch tập luyện sang buổi sáng. Tập thể dục vào ban ngày là hoạt động tốt cho nếp ngủ, nhưng tập vào buổi tối có thể khiến bạn ngủ không ngon giấc.
Việc tập thể dục ban đêm làm tăng thân nhiệt, tăng nhịp tim và kích thích các hóa chất trong não khiến bạn không buồn ngủ.
Bước 6 - Tránh caffein vào thời gian muộn trong ngày.
Không uống các thức uống có caffein hoặc các chất kích thích khác trong vòng 6 tiếng trước giờ ngủ. Nếu đã giảm uống caffeine vào buổi tối nhưng vẫn khó ngủ, bạn nên cân nhắc bỏ hẳn caffeine.
Cơ thể cần có thời gian để xử lý caffeine, vì vậy một cốc cà phê vẫn có thể tác động lên cơ thể trong vòng 6 tiếng sau khi uống.
Bước 7 - Cố gắng không ngủ vào ban ngày.
Khi đã quá mệt và đã qua một ngày dài, có lẽ bạn chỉ muốn chợp mắt một lúc. Tuy nhiên, giấc ngủ vào ban ngày có thể thay đổi chu kỳ của giấc ngủ và khiến bạn khó ngủ hơn vào ban đêm. Nếu nhất định phải chợp mắt, bạn nên cố gắng chọn thời gian sớm trong ngày và chỉ ngủ tối đa 20 phút.
Bước 8 - Trao đổi với bác sĩ.
Nếu tình trạng khó ngủ cản trở khả năng hoạt động của bạn hoặc khiến bạn trầm cảm thì đã đến lúc bạn nên hẹn thời gian đến gặp bác sĩ. Nếu đang uống thuốc, bạn cũng nên hỏi bác sĩ xem liệu những loại thuốc đó có ảnh hưởng đến giấc ngủ không và có loại thuốc nào thay thế được không.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Thay-m%C5%A9i-khoan | Cách để Thay mũi khoan | Máy khoan rất tiện dụng và đa năng, nhưng bạn cần dùng đúng mũi khoan cho công việc của mình. Nếu không biết chính xác phải thay mũi khoan như thế nào thì bạn cũng đừng lo! Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn từng bước, bất kể máy khoan của bạn có tay khóa mũi khoan hay không. Quy trình rất đơn giản đối với cả hai loại máy khoan này. Chỉ sau vài phút, bạn sẽ sẵn sàng để dùng máy khoan.
Phương pháp 1 - Đối với máy khoan không có tay khóa mũi khoan
Bước 1 - Nới lỏng bầu kẹp mũi khoan.
Bầu kẹp mũi khoan là bộ phận có thể nới lỏng hoặc siết chặt để giữ mũi khoan. Nắm bầu kẹp bằng một tay trong khi dùng tay còn lại giữ tay cầm máy khoan. Vặn bầu kẹp ngược chiều kim đồng hồ để nới lỏng, hoặc bạn có thể bóp nhẹ cò trong khi giữ bầu kẹp.
Nới lỏng bầu kẹp sẽ khiến các hàm giữ mũi khoan mở ra.
Bước 2 - Tháo mũi khoan.
Sau khi nới lỏng bầu kẹp, mũi khoan sẽ bắt đầu lung lay. Bạn sẽ dễ dàng lấy mũi khoan ra khỏi máy sau khi các hàm giữ nó cố định đã được nới lỏng.
Bước 3 - Lắp mũi khoan.
Cầm mũi khoan giữa ngón cái và ngón trỏ sao cho phần trơn của mũi khoan (cuống) hướng về phía hàm của bầu kẹp. Nhét mũi khoan vào bầu kẹp và lập tức kéo nó về phía bạn khoảng một centimet.
Tiếp tục dùng ngón tay giữ mũi khoan và bầu kẹp vì lúc này nó chưa được vặn chặt.
Bước 4 - Bóp cò.
Siết cố định mũi khoan bằng cách bóp và nhấp cò vài cái. Tay còn lại vẫn đang giữ nhẹ mũi khoan trong khi bóp cò.
Bước 5 - Lắp cơ cấu khóa bằng bánh cóc nếu cần.
Nếu máy khoan có cơ cấu khóa bằng bánh cóc để bổ sung lực ép vào cuống mũi khoan, thì bạn phải lắp nó vào. Bạn sẽ vặn chặt cơ cấu này vào vị trí gần bầu kẹp theo chiều kim đồng hồ.
Phương pháp 2 - Đối với máy khoan có tay khóa mũi khoan
Bước 1 - Nhét tay khóa vào bầu kẹp.
Nếu máy khoan có tay khóa mũi khoan thì bạn cần dùng nó để nới lỏng bầu kẹp. Đầu tay khóa trông giống như một bánh răng. Để sử dụng tay khóa, bạn khớp bánh răng của nó vào các răng trên bầu kẹp, và nhét mũi tay khóa vào lỗ trên thân bầu kẹp.
Nhiều loại máy khoan có thiết kế chỗ cất giữ tay khóa trên thân máy.
Máy khoan có sử dụng tay khóa phổ biến hơn mẫu không dùng tay khóa.
Bước 2 - Xoay tay khóa ngược chiều kim đồng hồ.
Khi bạn xoay tay khóa, các hàm trên bầu kẹp sẽ bắt đầu mở ra. Tiếp tục xoay cho đến khi bầu kẹp mở ra đủ rộng để rút mũi khoan ra.
Bước 3 - Tháo mũi khoan.
Dùng ngón cái và ngón trỏ kéo mũi khoan ra sau khi bầu kẹp được nới lỏng. Nếu bầu kẹp đã mở rộng và bạn dốc máy khoan xuống thì mũi khoan sẽ tự rớt ra.
Kiểm tra mũi khoan sau khi tháo ra. Tìm các vị trí hư hỏng hay mòn. Nếu mũi khoan quá mòn thì bạn nên thay mới. Nếu mũi khoan bị cong hay có dấu hiệu nứt, bạn nên vứt bỏ để không vô tình lắp lại.
Bước 4 - Lắp mũi khoan.
Khi các hàm trong bầu kẹp đang mở rộng, bạn nhét mũi khoan mới vào đó. Cầm mũi khoan giữa ngón cái và ngón trỏ sao cho phần trơn của mũi khoan (cuống) hướng về phía hàm của bầu kẹp, và nhét mũi khoan vào đó.
Tiếp tục dùng ngón tay giữ mũi khoan và bầu kẹp vì lúc này nó chưa được vặn chặt.
Bước 5 - Siết chặt bầu kẹp.
Trong khi giữ mũi khoan bằng một tay, dùng tay còn lại xoay tay khóa theo chiều kim đồng hồ để siết chặt các hàm của bầu kẹp. Nhớ siết đủ chặt để mũi khoan không rớt ra. Tháo tay khóa khỏi bầu kẹp.
Buông tay khỏi mũi khoan và chạy thử máy khoan để kiểm tra trước khi sử dụng.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/%C4%90%E1%BB%91i-ph%C3%B3-v%E1%BB%9Bi-C%C6%A1n-%C4%91au-%C4%91ang-H%C3%A0nh-h%E1%BA%A1-B%E1%BA%A1n | Cách để Đối phó với Cơn đau đang Hành hạ Bạn | Đối phó với cơn đau nghiêm trọng có thể sẽ khá gian nan và khó khăn. Đôi khi, cơn đau có thể diễn ra đột ngột và bất ngờ, và thỉnh thoảng, nó đến từ tình trạng sức khỏe hoặc căn bệnh đang hoành hành. Cho dù là vì lý do gì, có khá nhiều biện pháp có thể giúp bạn xử lý cơn đau nghiên trọng và dữ dội. Bạn nên tập trung vào việc kiểm soát cơn đau và tìm kiếm kỹ thuật phù hợp nhất đối với bạn.
Phương pháp 1 - Quản lý Cơn đau Xuất hiện Bất ngờ
Bước 1 - Giữ bình tĩnh.
Trải nghiệm cơn đau đớn là quá trình khá căng thẳng, đặc biệt là khi bạn không biết rõ nguồn gốc gây đau đớn cho bạn. Cảm giác lo lắng, hoảng loạn, và sợ hãi thật ra sẽ khiến cơn đau của bạn tồi tệ hơn. Hít thở nông có thể dẫn đến tình trạng tăng thông khí (thở quá nhanh), làm suy yếu khả năng tiếp nhận oxy vào máu, và khiến bạn bị đau đớn nhiều hơn, chẳng hạn như đau ngực và đau cơ.
Cố gắng không tập trung vào cơn đau. Tập trung suy nghĩ và năng lượng vào cơn đau mà bạn đang cảm nhận có thể khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Bạn nên cố gắng thư giãn và chú tâm vào những việc khác. Ví dụ, hãy suy nghĩ về bước tiếp theo mà bạn có thể thực hiện để giải quyết vấn đề gây đau đớn cho bạn.
Bước 2 - Kiểm soát hơi thở.
Hít thở sâu, chậm rãi từ bụng hay cơ hoành, khác với thở nông từ ngực. Hành động này sẽ giúp cải thiện lượng khí oxy lưu thông trong máu và giúp giảm thiểu cường độ của cơn đau.
Kỹ thuật kiểm soát hơi thở khá nổi tiếng trong việc đem lại hiệu quả trong quá trình quản lý cơn đau nghiêm trọng. Kỹ thuật này đã được sử dụng trong nhiều năm để quản lý cơn đau khi sinh con.
Bước 3 - Tìm kiếm tư thế thoải mái và cố gắng thư giãn.
Cơn đau có thể sẽ vơi đi khi bạn ngồi thẳng lưng, hoặc khi bạn nằm xuống. Tìm kiếm tư thế phù hợp giúp bạn giảm thiểu sự đau đớn để bạn có thể tập trung vào việc tìm hiểu nguyên nhân hình thành cơn đau.
Bước 4 - Xác định nguồn gốc của cơn đau.
Cơn đau bất ngờ, được biết đến dưới tên gọi cơn đau cấp tính, thường là dấu hiệu cảnh báo. Nó cho bạn biết rằng bạn cần phải chú ý đến một vấn đề nào đó đang diễn ra trong cơ thể. Một vài nguyên nhân phổ biến của cơn đau cấp tính bao gồm gãy xương, bong gân hoặc căng cơ, vết xước hoặc vết cắt nhỏ hoặc vết rách sâu, đau nhức cơ bắp, chuột rút, phỏng, hoặc gãy răng.
Cơn đau cấp tính thường được xem là cơn đau cảm thụ (nociceptive pain). Sự đau đớn khi giẫm phải đinh hoặc chạm vào một chiếc bếp nóng đều thuộc loại cơn đau cảm thụ.
Bước 5 - Không nên phớt lờ cơn đau bất ngờ, dữ dội.
Trong nhiều trường hợp, sự đau đớn bất ngờ có thể là dấu hiệu cảnh báo duy nhất cho bạn biết rằng đang có một điều gì đó bất ổn xảy ra trong cơ thể bạn. Ví dụ, đau bụng đột ngột có thể là dấu hiệu của tình trạng vỡ ruột thừa, viêm phúc mạc, hoặc vỡ u nang buồng trứng. Phớt lờ cơn đau bất ngờ có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, và đôi khi, gây nguy hiểm đến tính mạng nếu bạn xem nhẹ nhu cầu chăm sóc y tế kịp thời của cơ thể.
Bước 6 - Tiến hành hành động để kiểm soát vấn đề.
Một khi bạn đã xác định được nguyên nhân của cơn đau, nếu có thể, hãy thực hiện các bước để sửa chữa vấn đề. Một khi nguyên nhân của sự đau đớn đã được giải quyết, cơn đau cấp tính sẽ ngày càng trở nên nhẹ hơn và có thể biến mất hoàn toàn.
Tiến hành kiểm soát nguyên nhân gây đau có thể bao gồm tìm kiếm sự trợ giúp y tế. Đối với chấn thương nghiêm trọng hoặc kéo dài, cơn đau không thể lý giải, chuyên gia y tế có thể giúp bạn xác định vấn đề và cung cấp biện pháp điều trị phù hợp.
Cơn đau cấp tính có thể diễn ra trong một vài phút, hoặc kéo dài trong nhiều tháng. Cơn đau cấp tính không được theo dõi có thể diễn ra trong một khoảng thời gian dài hoặc trở thành mãn tính.
Phương pháp 2 - Kiểm soát Cơn đau Mãn tính
Bước 1 - Chịu trách nhiệm trước sự đau đớn của bản thân.
Quản lý cơn đau đòi hỏi quyết tâm tìm hiểu kỹ thuật mới, và thực hành điều mà bạn đã học được.
Bước 2 - Thiền
Thiền là một biện pháp mạnh mẽ và đã được chứng minh có khả năng giải quyết sự đau đớn. Học cách để thiền đòi hỏi bạn phải có được sự hướng dẫn và thái độ tích cực để theo sát nó. Nghiên cứu đã cho thấy rằng cường độ cơn đau có thể được giảm thiểu từ 11% - 70% và cảm giác không thoải mái có liên quan đến cơn đau sẽ được giảm từ 20% - 93%.
Bước 3 - Suy nghĩ về thức ăn.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập trung vào món ăn mà bạn yêu thích có thể giúp giảm thiểu cảm giác đau đớn. Tập trung suy nghĩ về sôcôla là một lựa chọn khá phổ biến.
Bước 4 - Gây xao nhãng cho bản thân.
Cơn đau mãn tính đòi hỏi sự chú tâm của bạn. Tập trung vào những yếu tố khác, chẳng hạn như xem phim, tận hưởng hoạt động với gia đình và bạn bè, đọc sách, hoặc bắt đầu một thú vui mới có thể giúp gây xao nhãng cho tâm trí bạn. Chỉ cần tập trung vào các bộ phận khác trên cơ thể cũng sẽ giúp bạn ngừng suy nghĩ về sự đau đớn.
Bước 5 - Hình dung rằng cơn đau của bạn đang trở nên khá hơn.
Cố gắng tưởng tưởng về hình ảnh của cơn đau, có thể là hình ảnh của khớp xương bị viêm, một dây thần kinh đang đau nhói trên cổ của bạn, hoặc một chiếc xương bị gãy trên bàn chân bạn. Sau đó, hãy tưởng tượng, hoặc hình dung rằng khu vực bị đau đang lành lại, hoặc thu nhỏ lại, hoặc trở nên ít bị viêm hơn.
Một phần của việc hình dung cũng bao gồm hành động cho phép tinh thần của bạn được trốn thoát. Hãy thả trôi tâm trí đến với nơi thư giãn và yên tĩnh hoặc đến với một trải nghiệm nào đó trong quá khứ mà bạn yêu thích.
Bước 6 - Duy trì thái độ tích cực
Sẽ khá khó để bạn đối phó với cơn đau mãn tính vì nó luôn đeo bám bạn và có thể “ăn mòn” thái độ tích cực của bạn. Cho phép bản thân suy nghĩ tiêu cực, đắm chìm trong sự đau đớn, và tăng cường sự thất vọng có thể khiến cơn đau trở nên tồi tệ hơn. Bạn nên cố gắng duy trì sự tích cực và tránh hình dung về điều tồi tệ nhất.
Xem xét trò chuyện với chuyên viên tư vấn hoặc nhà trị liệu nếu bạn nhận thấy bản thân đang dần tìm đến với sự tiêu cực hoặc trở nên buồn phiền vì cơn đau mãn tính.
Bước 7 - Sử dụng thuốc không cần kê toa để xoa dịu cơn đau.
Bạn có thể tìm mua thuốc giảm đau nhẹ tại hầu hết mọi tiệm thuốc tây mà không cần phải có chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc chẳng hạn như acetaminophen, ibuprofen, aspirin, và thậm chí một vài loại miếng dán ngoài da cũng có thể đem lại sự nhẹ nhõm cho bạn.
Cẩn thận khi sử dụng thuốc giảm đau không cần kê toa. Không nên uống thuốc quá liều lượng cho phép mỗi ngày, và đọc kỹ hướng dẫn để hiểu rõ về tác dụng phụ mà thuốc có thể đem lại cho bạn trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, nếu bạn đang dùng thuốc giảm đau do bác sĩ chỉ định, bác sĩ của bạn chắc hẳn sẽ không muốn bạn thay thế chúng bằng những loại thuốc không kê toa bởi vì chúng có thể có nguy cơ gây biến chứng. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định thêm các loại thuốc không kê toa vào chế độ uống thuốc giúp kiểm soát cơn đau mà bạn đang sử dụng.
Bước 8 - Nghiên cứu về tình trạng của bản thân.
Hiểu rõ hơn về tình trạng đang diễn ra có thể giúp bạn lựa chọn kỹ thuật phù hợp nhất với nhu cầu của bạn.
Đôi khi, cơn đau mãn tính có thể bao gồm sự thay đổi về mặt thần kinh, hoặc tổn thương dây thần kinh và khiến bạn khó có thể điều trị vấn đề. Biết thêm nhiều thông tin hơn về cơn đau sẽ giúp bạn lựa chọn kỹ thuật có thể đem lại sự nhẹ nhõm và tránh gây thương tổn nhiều hơn cho cơ thể.
Phương pháp 3 - Nhận biết khi Cần phải Tìm kiếm Sự trợ giúp Y tế
Bước 1 - Đi khám bệnh nếu cơn đau của bạn thay đổi bất ngờ, hoặc trở nên tồi tệ hơn.
Nhiều phương pháp điều trị có thể giúp bạn quản lý sự thay đổi trong tình trạng đau đớn mà bạn đang gặp phải. Đầu tiên, quá trình điều trị cơn đau phải xoay quanh việc xác định và chữa trị nguyên nhân tìm ẩn trước khi tiến hành thực hiện các bước xoa dịu triệu chứng.
Nếu bạn không đi khám bệnh và cơn đau của bạn kéo dài, bạn sẽ cần phải được chăm sóc y tế.
Bước 2 - Uống thuốc giảm đau do bác sĩ kê toa.
Thuốc giảm đau kê toa sẽ mạnh hơn các loại thuốc thông thường và được bào chế dưới dạng thuốc uống hoặc thuốc bôi ngoài da. Những loại sản phẩm này thường có chứa các chất được kiểm soát nghiêm ngặt và có thể gây nghiện, chẳng hạn như opiate. Ngoài ra, cũng có một vài loại thuốc không chứa opiate chẳng hạn như thuốc có chứa tác nhân chống viêm và tramadol.
Thuốc có chứa tác nhân chống trầm cảm cũ hơn, được gọi là tricyclic, một số loại thuốc chống co giật, và giúp cơ bắp thư giãn là những loại thuốc phổ biến thường được bác sĩ chỉ định để giúp bệnh nhân quản lý tình trạng đau đớn mãn tính. Chúng hoạt động theo nhiều cách khác nhau để quản lý tín hiệu đau đớn được gửi đến và gửi đi từ bộ não, và để thư giãn mô cơ bắp quanh khu vực bị đau.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng miếng dán được kê toa. Nhiều loại miếng dán sẽ được dán trực tiếp lên khu vực bị đau, chúng thường chứa hoạt chất chẳng hạn như lidocain, và một vài loại miếng dán khác sẽ được dán tại bất kỳ vị trí nào cho phép thuốc thẩm thấu vào máu của bạn, chẳng hạn như miếng dán có chứa fentanyl.
Bước 3 - Cân nhắc tiến hành điều trị y tế.
Ngoài thuốc giảm đau được kê toa, có khá nhiều biện pháp điều trị y tế chuyên dụng để chữa trị tình trạng bệnh lý có liên quan đến cơn đau. Vật lý trị liệu, phong bế thần kinh, gây mê cục bộ, châm cứu, kích thích điện, hoặc thậm chí phẫu thuật có thể giúp bạn cải thiện tình trạng của cơn đau.
Đôi khi, triệu chứng của cơn đau mãn tính có thể được kiểm soát thông qua biện pháp tiêm thuốc phong bế thần kinh và quá trình này sẽ được tiến hành ngoại trú. Bạn nên trình bày rõ ràng với bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với chất phản quang, vì loại chất này thường được sử dụng trong phương pháp này.
Tùy thuộc vào vị trí tiêm thuốc, tác dụng phụ sẽ bao gồm tê liệt và đau nhức tạm thời trên khu vực bị tiêm. Một vài biện pháp điều trị có thể gây sụp mí mắt, nghẹt mũi và khó nuốt tạm thời.
Bước 4 - Tham khảo ý kiến bác sĩ về biện pháp TENS.
Đối với nhiều loại đau mãn tính, kích thích thần kinh tại khu vực bị đau có thể giúp giảm thiểu triệu chứng của cơn đau. Biện pháp TENS (Transcutaneous Electrical Nerve Stimulation), hay còn gọi là kích thích thần kinh bằng điện trên qua da, được tiến hành thông qua các miếng dán nhỏ được đặt gần khu vực bị đau. Thiết bị này sẽ được bệnh nhân điều khiển bằng tay.
Bước 5 - Nhận biết dấu hiệu cảnh báo cụ thể cho tình trạng bệnh lý của bạn.
Đau mãn tính ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, xảy ra trên hầu hết mọi bộ phận của cơ thể, và là dấu hiệu của hàng trăm loại bệnh lý khác nhau. Bạn nên đi khám bệnh. Tuân theo lời khuyên của bác sĩ nếu triệu chứng của bạn ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ch%C6%A1i-%C4%91%C3%B9a-v%E1%BB%9Bi-ch%C3%B3-con | Cách để Chơi đùa với chó con | Chơi đùa với chó con tưởng chừng có vẻ đơn giản. Tuy nhiên, nếu không biết cách, bạn có thể quá mạnh bạo hay chơi đùa quá lâu, khiến cho chú cún khó chịu hoặc gắt gỏng. Nếu không chuẩn bị trước khi vui chơi, bạn có thể gây nên vấn đề hành vi như táp hoặc cắn. Tuy nhiên, chỉ cần vài bước chuẩn bị đơn giản, bạn có thể áp dụng nhiều trò chơi tiêu khiển cho chó con và phát triển mối quan hệ của bạn với thú cưng.
Phương pháp 1 - Chuẩn bị chơi đùa
Bước 1 - Lựa chọn thời điểm vui chơi thích hợp.
Bạn nên chọn thời điểm khi chú cún đang tràn đầy năng lượng và chưa ăn gì. Bạn nên chờ tối thiểu một tiếng sau khi chó con ăn xong nếu muốn chơi nhẹ nhàng, hoặc 90 phút nếu muốn hoạt động với cường độ cao. Nếu bạn cho thú cưng vui chơi ngay sau khi ăn, chúng có thể bị đau bụng hoặc gặp vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe (xoắn dạ dày) khi dạ dày ngoặt và cuộn lại.
Nếu có trẻ con chơi cùng, bạn cần bảo đảm rằng chúng có người lớn quan sát. Chó con có thể không phân biệt được giữa hành động chơi đùa và trêu chọc. Khi nổi cáu, chú cún của bạn có thể cắn vì nhầm lẫn.
Bước 2 - Tìm hiểu sở thích của thú cưng.
Không phải con chó nào cũng có cùng sở thích. Một số con thích chạy theo và bắt đối tượng, trong khi những con khác lại thích nhai đồ vật hoặc khám phá mùi hương. Bạn nên quan sát để nhận biết thú cưng thích gì cũng như bản năng tự nhiên của chúng. Để tìm hiểu sở thích của chó con bạn cần khá nhiều thời gian.
Ví dụ, nếu chú cún hay đánh hơi dưới sàn nhà, có thể chúng thích lần theo dấu vết mùi hương. Ngoài ra, nếu chó con thường chỉ ngồi và xem quả bóng rơi xuống, có khả năng chúng không thích chơi trò ném đồ vật.
Bước 3 - Huấn luyện trong lúc chơi đùa.
Thêm một số câu mệnh lệnh trong thời gian giải trí. Ví dụ, nếu chó con thích bắt bóng, chúng sẽ có hứng thú học mệnh lệnh "nhả" để thả bóng cho bạn ném lại lần nữa. Hoặc chú cún có thể tuân theo mệnh lệnh như "ngồi" và "ở yên" nếu chúng biết rằng bạn sẽ thưởng bằng trò chơi ném đồ vật. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp clicker (một dụng cụ khi huấn luyện chó khi bấm vào phát ra tiếng kêu) để huấn luyện chó trong lúc chơi đùa. Ví dụ, bạn có thể bấm clicker ngay trước khi ném bóng, yêu cầu chúng "ngồi xuống" và bấm một lần nữa khi chúng ngồi dưới đất. Khi đó chú cún sẽ liên kết hành động với phần thưởng là trò chơi ném đồ vật.
Lưu ý rằng không nhất thiết phải thưởng cho chó bằng thức ăn. Bạn có thể cho chúng thêm thời gian vui chơi và quan tâm chăm sóc thú cưng nhiều hơn để tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ.
Bước 4 - Nhận biết khi nào kết thúc cuộc chơi.
Chó con thường khá năng động nên bạn thường không để ý khi nào thì chúng đuối sức. Xương và dây chằng của chó con đang trong giai đoạn phát triển nên khá mềm. Nếu thú cưng bị đuối sức, chúng có thể di chuyển bất thường và bị tổn thương khớp xương, do đó bạn nên đảm bảo rằng không nên để chó con vận động quá nhiều, và ngừng lại khi chúng vẫn còn một ít năng lượng.
Khi ngừng cuộc chơi, bạn nên kết thúc sao cho thú cưng muốn chơi thêm lần nữa thay vì vận động đến nỗi kiệt sức. Nếu không chú cún có thể trở nên cáu gắt do mệt mỏi.
Bước 5 - Nhận biết lợi ích của việc chơi đùa.
Tuy rằng vui chơi có vẻ như là hoạt động giải trí, nhưng trên thực tế điều này đóng vai trò quan trọng trong việc tập thích nghi cho thú cưng. Chó được vui chơi đầy đủ và tuân theo mệnh lệnh cơ bản thưởng thân thiện và hòa đồng hơn. Bạn có thể tìm hiểu vật nuôi và tính cách của chúng thông qua chơi trò chơi. Ngoài ra bạn cũng sẽ nhận biết điều gì làm chú cún khó chịu hoặc sợ hãi.
Vui chơi không những giúp bạn gắn kết với thú cưng mà còn là cơ hội để cả hai rèn luyện. Chơi đùa cũng có tác dụng kích thích tinh thần cho chú cún.
Phương pháp 2 - Lựa chọn trò chơi
Bước 1 - Chơi kéo co.
Sử dụng dây kéo co chuyên dụng và không dùng đồ đạc trong nhà chẳng hạn như giày dép. Nếu sử dụng đồ đạc trong nhà không phải đồ chơi, chú cún sẽ cho rằng chúng được phép chơi với đồ vật trong nhà. Bạn chỉ nên kéo nhẹ dây, nếu không, răng chó con có thể bị tổn thương. Nếu chú cún dưới một tuổi, bạn cần hết sức lưu ý trong lúc vui chơi. Đỉnh đầu của chó con có sụn mềm rất dễ bị thương.
Một số người tin rằng chơi kéo co khiến thú cưng có tính chiếm hữu. Vì thế bạn không nên chơi trò này với giống chó lớn với đặc điểm canh gác bảo vệ. Sức mạnh cơ thể và bản năng bảo vệ có thể khiến chúng thực hiện hành vi thống trị.
Chơi kéo co mang lại lợi ích cho chú cún hay rụt rè hoặc lo âu. Cho chúng thắng cuộc chơi để thúc đẩy sự tự tin.
Một lựa chọn khác để thay thế cho trò chơi kéo co là trò nhảy cao. Bạn sẽ cầm món đồ chơi/món ăn yêu thích của chó giơ lên cao trên đầu chúng và nói “Nhảy lên đi! Nhảy lên đi!” Sau khi chú chó nhảy lên thì bạn phải đưa món đồ đó cho nó để tránh làm nó nổi cáu.
Bước 2 - Chơi trò trốn tìm.
Yêu cầu chú cún "ngồi" và "ở yên." Đưa phần thưởng ra trước mặt thú cưng rồi giấu đi. Gọi tên thú cưng khi bạn đang ẩn nấp. Chúng sẽ lùng sục cho đến khi tìm được bạn. Trò chơi này huấn luyện chó con lại gần khi nghe tiếng gọi và cách để tìm kiếm chủ nhân đang ẩn nấp cũng như rèn luyện khả năng đánh hơi.
Nếu chú cún không tuân theo mệnh lệnh "ở yên" trước khi bạn đến nơi ẩn nấp, bạn có thể dùng mệnh lệnh "chờ."
Bước 3 - Chơi trò nhặt đồ vật.
Đưa quả bóng hoặc đồ chơi ra trước mặt chú cún và yêu cầu "ngồi" hoặc "chờ". Ném bóng với khoảng cách ngắn và khuyến khích thú cưng chạy đi nhặt đồ chơi nhưng phải mang về cho bạn. Huấn luyện kỹ năng cho chú cún bằng cách hô khẩu hiệu "lấy đi" và "mang về đây" cũng như khen ngợi chúng sau mỗi lần thực hiện thành công. Kết thúc cuộc chơi trong lúc thú cưng vẫn còn đang hứng thú để khẳng định quyền kiểm soát của bạn.
Trò chơi ném đồ vật có tác dụng rèn luyện thú cưng trả đồ vật theo mệnh lệnh, một kỹ năng quan trọng giúp đảm bảo an toàn cho chúng. Sau khi chú cún giữ món đồ chơi nhặt được, bạn có thể cho phần thưởng với giá trị cao. Đưa ra mệnh lệnh "thả" ngay khi chúng nhả đồ chơi và thưởng cho thú cưng.
Không ném gậy trong lúc chơi trò ném đồ vật. Chó con có thể vô tình đụng phải cây gậy dẫn đến bị thương nặng.
Bước 4 - Dạy chó con một vài trò biểu diễn.
Sau khi chú cún đã thành thạo mệnh lệnh cơ bản, bạn có thể dạy chúng một số trò như lăn tròn hoặc giả chết. Dành ra mỗi buổi khoảng 10 phút và thưởng khi chó con thực hiện đúng trò biểu diễn. Ví dụ, bạn có thể đưa ra yêu cầu, chẳng hạn như bắt tay, và thưởng cho cún cưng mỗi khi chúng thực hiện hành động chính xác vài lần liên tục. Sau đó bạn có thể bắt đầu ra lệnh "bắt tay."
Các trò biểu diễn có tác dụng rèn luyện trí não của chó con, tăng cường tập trung và phát triển sự gắn kết giữa chủ nhân và thú cưng. Bạn không nên cho chó con làm một trò nào đó quá nhiều mà chỉ cần thường xuyên luyện tập và kết thúc buổi rèn luyện khi đang cao trào.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng trò chơi trí tuệ như chỉ dẫn cho chó con biết vị trí đồ chơi, các thành viên gia đình và ổ nằm của chúng, sau đó giấu các đồ vật, chẳng hạn như chìa khóa xe và yêu cầu chu cún "đi tìm".
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Thu%E1%BA%A7n-ho%C3%A1-m%C3%A8o | Cách để Thuần hoá mèo | Để thuần hoá một chú mèo hoang, bạn sẽ cần nhiều thời gian, kiến thức, sự kiên nhẫn và cẩn trọng tối đa. Mèo hoang chính là mèo nhà đã thuần hoá nhưng phải quay lại lối sống hoang dã và không tiếp xúc với con người. Nếu chú mèo đó có vẻ khoẻ mạnh và bạn muốn thuần hoá nó, hãy lưu ý rằng mèo có thể sợ hãi và cắn bạn. Tuy nhiên, nếu bạn tìm thấy hoặc được giao chăm sóc một chú mèo đi lạc đang sợ hãi, nhưng chú mèo này có thể chịu được việc tiếp xúc với con người mà không cào hay cắn, bạn có thể tiến hành thuần hoá mèo. Có thể bạn sẽ không hoàn toàn biến nó trở lại thành mèo nhà được, nhưng nó có thể trở thành một chú mèo được nuôi thả ngoan ngoãn. Đôi khi, tất cả những gì bạn cần chỉ là sự kiên nhẫn cao độ để biến một chú mèo đang sợ hãi thành một con vật nuôi đáng yêu. Mục tiêu đầu tiên là phải khiến cho mèo cảm thấy thoải mái khi ở bên bạn. Sau đó, mèo phải được đưa đi khám sức khoẻ để đảm bảo không mắc bệnh tật gì.
Phương pháp 1 - Quan sát bản tính của mèo
Bước 1 - Hiểu tính cách của mèo.
Hãy quan sát mèo trong vài ngày. Bằng cách đó, bạn có thể xác định được bản tính của mèo, nhất là khi được con người tiếp cận. Mèo có e dè hoặc sợ hãi con người không? Mèo có giận dữ không?
Nếu bạn thấy chú mèo đó có vẻ nguy hiểm, đừng tìm cách tiếp cận nó. Thay vào đó, hãy gọi cho đội kiểm soát động vật hoặc một tổ chức nhân đạo nào đó vì chỉ có họ mới có thể bắt giữ và tiếp cận mèo hoang một cách chuyên nghiệp.
Bước 2 - Quan sát ngôn ngữ cơ thể của mèo.
Mèo thể hiện cảm xúc bằng ngôn ngữ cơ thể một cách rõ rệt. Ví dụ:
Một chú mèo đang giận dữ hoặc bực mình có thể cụp tai, đồng tử mắt nở to, vẫy đuôi qua lại, cong lưng và lông dựng đứng. Thông thường, mèo sẽ gầm gừ. Đó là dấu hiệu cho thấy bạn nên lùi ra xa.
Nếu không bỏ chạy thì mèo sẽ nằm rạp xuống đất hoặc cụp đuôi vào giữa hai chân sau khi sợ hãi. Hãy cẩn trọng khi thuần hoá những chú mèo như vậy.
Ngược lại, một chú mèo bình tĩnh sẽ dựng thẳng tai về phía trước để nghe ngóng, và đuôi cũng sẽ hướng lên trời. Lông của chú mèo này sẽ ở trạng thái bình thường. Mèo có thể còn vươn người, nằm xuống hoặc lăn qua lại.
Bước 3 - Theo dõi sức khoẻ tổng quát của mèo.
Dù bạn không thể tới gần, nhưng bạn vẫn có thể quan sát tình trạng sức khoẻ của mèo từ xa. Hãy kiểm tra xem mèo có bị gày gò hoặc hốc hác không. Có thể mèo đang bị đói. Quan sát bộ lông để biết mèo đang khoẻ mạnh hay không. Nếu bộ lông có vẻ xơ xác, rụng nhiều hoặc có chỗ bị trụi lông, có thể mèo đang ốm. Để ý xem mèo có vấn đề gì khác không, ví dụ như đi khập khiễng, có vết cắt, vết sưng...
Bước 4 - Tránh xa những chú mèo nghi bị bệnh dại.
Mèo hoang thường không được tiêm phòng và có nguy cơ bị mắc vi-rút dại. Dù rất hiếm, nhưng bệnh dại ở mèo thường xuất hiện chủ yếu ở những chú mèo nuôi thả và chưa được tiêm phòng. Triệu chứng của bệnh dại có thể rất đa dạng và mất hàng tháng mới bộc lộ sau khi mèo bị mắc vi-rút dại.
Các dấu hiệu điển hình của bệnh dại ở mèo bao gồm: ốm yếu (đờ đẫn, bỏ ăn, yếu ớt) và/ hoặc thay đổi hành vi (hung dữ, tăng động, mất định hướng, liệt, co giật).
Nếu bạn gặp một chú mèo với những triệu chứng trên, hãy gọi đội kiểm soát động vật và đừng tìm cách tiếp cận.
Phương pháp 2 - Để mèo tự làm quen với sự hiện diện của bạn
Bước 1 - Cho mèo làm quen với giọng nói của bạn.
Nếu mèo có vẻ dễ thuần hoá, bước tiếp theo sẽ là giúp nó làm quen với sự hiện diện và giọng nói của bạn. Hãy tới ngồi gần và trò chuyện với mèo bằng tông giọng nhẹ nhàng, dễ chịu.
Bước 2 - Đưa cho mèo đồ ăn khô hoặc ướt.
Khi đang trò chuyện, hãy để xuống cho mèo một ít đồ ăn. Bạn nên làm việc này trong khoảng ba ngày. Trong lúc đó, đừng vội tìm cách tiếp xúc với mèo.
Sau ba ngày, quan sát những ngôn ngữ cơ thể tích cực ở mèo để xem nó đã cảm thấy thoải mái với sự hiện diện của bạn chưa. Một chú mèo đang hài lòng sẽ dựng thẳng tai, đuôi và cong lưng. Lông mèo sẽ ở trạng thái bình thường và mèo có thể rên gừ gừ.
Bước 3 - Thử tiếp cận mèo bằng đồ ăn.
Dùng một thìa đầy đồ ăn ướt hoặc cá ngừ đóng hộp và đưa về phía mèo. Gọi tên hoặc gọi “mèo con!”. Nếu mèo rít lên, điều đó nghĩa là mèo đang sợ và cần thêm thời gian để làm quen với sự hiện diện của bạn. Dành thời gian để giúp mèo cảm thấy thoải mái khi ăn uống bên cạnh bạn.
Bước 4 - Để ý dấu hiệu hung dữ.
Nếu mèo thể hiện bất kì dấu hiệu hung dữ nào, ví dụ như gầm gừ hoặc gào lên, bạn hãy cho mèo thêm thời gian để làm quen với bạn. Bạn cũng có thể cân nhắc tới việc gọi đội kiểm soát động vật.
Bước 5 - Dùng sản phẩm pheromone dành cho mèo.
Nếu bạn cần trợ giúp để khiến mèo cảm thấy thoải mái hơn, bạn có thể sử dụng các sản phẩm pheromone dành cho mèo. Đó là hợp chất mô phỏng mùi hương pheromone ở mèo để giúp mèo bình tĩnh lại. Bạn có thể xịt sản phẩm này ở khu vực xung quanh mèo. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng âm thanh khi xịt có thể khiến mèo sợ hoặc tức giận.
Ngoài ra, còn có sản phẩm pheromone dạng lỏng để bạn có thể bôi vào các khu vực nhất định. Bạn cũng có thể thử dùng sản phẩm dạng khuếch tán nếu mèo đang ở trong khu vực kín.
Bước 6 - Vuốt ve mèo bằng thìa.
Hãy tìm một chiếc thìa gỗ dài hoặc spatula. Bọc vải mềm xung quanh nó. Vải lông cũng rất hiệu quả. Nhẹ nhàng đưa thìa ra đủ gần để chạm vào mèo mà không làm nó bị kích động. Khi mèo đang ăn, hãy từ từ đưa thìa ra để vuốt ve. Bạn có thể phải thử vài lần trong vài ngày thì mèo mới quen với việc này.
Nếu mèo bỏ chạy, đừng đuổi theo. Bạn có thể vuốt ve mèo sau.
Phương pháp 3 - Tiếp xúc với mèo
Bước 1 - Mặc quần áo dài để bảo vệ cơ thể.
Trước khi có thể đưa mèo đi khám sức khoẻ, tốt nhất là bạn nên mặc quần áo dài để bảo vệ cơ thể mỗi khi tiếp xúc với mèo. Hãy đeo găng tay dày, áo dài tay và quần dài để giảm thiểu tối đa nguy cơ bị cào hoặc cắn.
Bước 2 - Dùng tay để vuốt ve mèo.
Sau khi đã vuốt ve mèo bằng thìa một thời gian, hãy thử luồn tay bên dưới thìa để vuốt ve mèo. Chỉ nên vuốt vai và đầu mèo.
Đừng chạm vào bất kỳ vị trí nào gần bụng mèo. Mèo có thể trở nên đề phòng nếu cảm thấy bị đe doạ. Chỉ khi mèo hoàn toàn tin tưởng bạn, bạn mới có thể vuốt ve bụng nó.
Bước 3 - Thử bế mèo lên.
Dùng khăn tắm hoặc chăn để bế mèo. Hãy thực hiện việc này sau khi bạn đã vuốt ve mèo được vài lần. Chọn thời điểm khi mèo có vẻ thư thái và dễ chịu.
Để tới được giai đoạn này, có thể bạn sẽ tốn khá nhiều thời gian. Việc này phụ thuộc vào chú mèo đó. Một số chú mèo sẽ không bao giờ trở nên đủ thuần để có thể bế được.
Nếu mèo giãy giụa khi được bế, hãy thả nó ra. Nếu không, bạn sẽ bị cắn hoặc cào. Ngoài ra, bạn có thể sẽ phải cố gắng lại từ đầu nếu gặp phải tình huống này.
Phương pháp 4 - Mang mèo đến phòng khám thú y
Bước 1 - Giúp mèo làm quen với lồng vận chuyển.
Mèo cần phải được đưa vào trong lồng vận chuyển để có thể tới phòng khám thú y. Bạn cần phải cho mèo thời gian để làm quen với chiếc lồng.
Hãy mở cửa lồng trong nhà để mèo có thể tự khám phá.
Đặt thức ăn trước cửa lồng để mèo có hứng thú tìm hiểu.
Chuyển đồ ăn vào trong lồng để mèo chịu bước vào bên trong.
Bước 2 - Đưa mèo đến phòng khám thú y.
Nếu bạn đã có thể tiếp xúc với mèo, hãy mang nó tới phòng khám thú y càng sớm càng tốt. Tại đó, mèo có thể được khám sức khoẻ, tiêm phòng và điều trị phù hợp.
Mèo cần được tiêm phòng để tránh nhiều bệnh tật, ví dụ như bệnh bạch cầu. Hãy hỏi bác sĩ thú y về những loại vắc-xin cần thiết.
Bước 3 - Hỏi bác sĩ về phương pháp diệt rận và tẩy giun.
Vì mèo có thể đi hoang đã lâu, nó cần phải được điều trị chấy rận và kí sinh trùng. Bác sĩ thú y có thể dùng các phương pháp điều trị tại chỗ hoặc tư vấn các phương pháp khác để bạn thực hiện tại nhà.
Bước 4 - Đưa mèo đi triệt sản.
Một trong những cách giúp đỡ mèo tốt nhất là đưa nó đi triệt sản để ngăn ngừa tình trạng mèo con bị bỏ rơi. Phòng khám thú y sẽ cắt đi một mẩu tai nhỏ, và đây là quá trình không đau đớn do được thực hiện khi mèo đã được gây mê. Phần đầu nhọn của tai mèo sẽ được cắt bỏ. Đó sẽ là dấu hiệu cho biết chú mèo này đã được triệt sản.
Phương pháp 5 - Giúp mèo con đi hoang làm quen với con người
Bước 1 - Hãy thuần hoá mèo con khi nó được 4 tới 8 tuần tuổi.
Khi mèo con bắt đầu cai sữa, nó sẽ dễ thuần hoá hơn. Đây là giai đoạn mèo con trở nên độc lập với mèo mẹ. Khi mèo con đã quen với con người, nó sẽ phù hợp với việc được nhận nuôi.
Bước 2 - Cung cấp cho mèo con một nơi trú ẩn an toàn.
Những khi không huấn luyện cho mèo con làm quen với con người, bạn nên cung cấp cho mèo con một căn phòng nhỏ và yên tĩnh để nó được thư giãn. Đó có thể là phòng tắm hoặc một căn phòng chưa ai sử dụng.
Bật đèn ngủ qua đêm để phòng không bị tối om.
Bước 3 - Chọn vị trí phù hợp.
Sẽ rất hiệu quả nếu bạn luyện tập cho mèo con làm quen với con người ở nơi có nhiều người qua lại. Bạn có thể thử làm trong sân, nơi người khác đang làm việc hoặc chơi đùa. Nếu không, bạn có thể huấn luyện mèo ở một địa điểm tương tự trong nhà.
Bước 4 - Cúi xuống ngang tầm với mèo con.
Đừng đứng sừng sững bên cạnh mèo con. Hãy ngồi xuống sàn.
Bước 5 - Cho mèo con ăn đồ ăn ướt.
Miễn là chú mèo con đó khoẻ mạnh, bạn có thể dùng đồ ăn để giúp mèo làm quen với người. Nhờ đó, bạn có thể khiến mèo tới gần bạn vì nó đang đói và muốn ăn thức ăn mà bạn có. Ngồi gần mèo con khi nó đang ăn.
Bạn còn có thể đặt đĩa đựng đồ ăn của mèo lên đùi để mèo còn tới gần bạn hơn.
Mang đồ ăn ra chỗ khác khi bạn rời đi. Nhờ đó, mèo sẽ liên hệ bạn với đồ ăn.
Bước 6 - Cho mèo liếm đồ ăn trên tay bạn.
Khi mèo đã quen với sự hiện diện của bạn vào giờ ăn, hãy cho mèo ăn một ít đồ trên tay. Bạn có thể dùng đồ ăn ướt của mèo hoặc đồ ăn dành cho em bé (hãy chọn vị thịt bò hoặc thịt gà).
Một chú mèo con có thể ngoạm đồ ăn thay vì liếm vì đó là cách ăn tự nhiên. Mèo con còn có thể cắn nhẹ vào ngón tay bạn khi ăn nữa.
Bước 7 - Bắt đầu vuốt ve mèo con.
Khi mèo con đang đói và muốn ăn, hãy thử nhẹ nhàng vuốt ve nó. Bạn có thể bắt đầu bằng cách chỉ vuốt ve ở đầu và vai mèo.
Nếu mèo bỏ chạy, hãy thực hiện lại bước trước lâu hơn một chút.
Bước 8 - Chuyển sang giai đoạn vuốt ve không cần tới đồ ăn.
Khi mèo đã quen với sự hiện diện và vuốt ve của bạn, bạn cần phải loại bỏ thức ăn ra khỏi quy trình này. Việc này sẽ đảm bảo rằng mèo vẫn thích được vuốt ve dù không được cho ăn nữa. Hãy thử vuốt ve mèo sau khi mèo đã được ăn no.
Bước 9 - Từ từ giúp mèo làm quen với những người khác.
Nếu bạn đang thuần hoá một chú mèo để người khác nhận nuôi, bạn cần đảm bảo rằng chú mèo đó sẽ quen với những người khác ngoài bạn.
Bắt đầu cho phép từng người một tiếp cận mèo con. Những người đó cũng nên bắt đầu cho mèo con ăn bằng đĩa trước, sau đó mới dùng tay để cho ăn. Mèo con sẽ quen với giọng nói, mùi hương và cử chỉ của họ.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Kh%C3%B4i-ph%E1%BB%A5c-iPhone-b%E1%BB%8B-v%C3%B4-hi%E1%BB%87u-h%C3%B3a | Cách để Khôi phục iPhone bị vô hiệu hóa | wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách kích hoạt lại iPhone đã bị vô hiệu hóa sau nhiều lần đăng nhập không thành công.
Phương pháp 1 - Khôi phục từ bản sao lưu iTunes
Bước 1 - Kết nối iPhone với máy tính được cài đặt sẵn iTunes.
Nếu như thông báo “iPhone is disabled. Please connect to iTunes” ("iPhone bị vô hiệu hoá. Vui lòng kết nối với iTunes") hiện ra trên điện thoại, hãy kết nối iPhone với máy tính mà bạn đã sao lưu dữ liệu.
Phương pháp này sẽ hoạt động nếu bạn đã sao lưu iPhone lên iTunes và biết mật mã.
Bước 2 - Mở iTunes.
Nếu iTunes không tự mở khi bạn kết nối iPhone vào máy tính, hãy nhấp vào biểu tượng iTunes nằm trong thanh Dock (macOS) hoặc phần (Tất cả ứng dụng) của trình đơn Start (Windows).
Bước 3 - Nhấp vào biểu tượng iPhone ở gần góc trên bên trái iTunes.
Bước 4 - Nhấp vào Sync (Đồng bộ).
iTunes sẽ yêu cầu bạn nhập mật mã.
Bước 5 - Nhập mật mã rồi nhấp vào Restore (Khôi phục).
iPhone sẽ được khôi phục với bản sao lưu iTunes sau cùng.
Phương pháp 2 - Sử dụng chế độ khôi phục
Bước 1 - Kiểm tra số phút trong thông báo.
Sau khoảng thời gian mà iPhone chỉ định trong thông báo, bạn sẽ có thể thử đăng nhập lại.
Bước 2 - Nhập mật mã chính xác.
Nếu như không nhớ mật mã, hãy tiếp tục phương pháp này.
Bước 3 - Kết nối iPhone với bất kỳ máy tính mà iTunes được cài đặt.
Sử dụng cáp USB đi kèm iPhone hoặc cáp nào đó tương thích để kết nối.
Bước 4 - Buộc iPhone khởi động lại.
Những bước sau sẽ khác nhau tùy theo model máy:
Nhấn nút tăng âm lượng rồi nhanh tay thả ra, sau đó nhấn vào nút giảm âm lượng rồi nhấn giữ nút nằm bên phải iPhone cho đến khi điện thoại khởi động màn hình khôi phục.
Nhấn giữ nút giảm âm lượng và nút nguồn cùng lúc. Không thả tay ra cho đến khi điện thoại khởi động lại vào màn hình khôi phục.
Nhấn giữ nút Home và nút nguồn cùng lúc cho đến khi điện thoại khởi động lại vào màn hình khôi phục.
Bước 5 - Mở iTunes.
Nếu iTunes không mở khi bạn kết nối iPhone vào máy tính, hãy nhấp vào biểu tượng iTunes nằm trong thanh Dock (macOS), hoặc tìm ứng dụng trong phần của trình đơn Start (Windows). Sau khi ứng dụng mở ra, màn hình Recovery Mode (Chế độ khôi phục) sẽ hiển thị.
Nếu tùy chọn (Cập nhật) hiển thị trên màn hình Recovery Mode, thử nhấp vào để xem liệu điện thoại có hoạt động trở lại hay không. Nếu như quá trình cập nhật không diễn ra, hãy tiếp tục phương pháp này.
Bước 6 - Nhấp vào Restore iPhone… (Khôi phục iPhone).
Thông báo xác nhận sẽ hiện ra cho bạn biết rằng bước tiếp theo sẽ khôi phục iPhone trở về cài đặt gốc.
Bước 7 - Nhấp vào Restore (Khôi phục).
iPhone sẽ được cài lại về chế độ nhà máy. Bạn sẽ có thể thiết lập lại từ đầu và đặt mật mã mới.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ph%C3%A1-v%E1%BB%A1-b%C3%AA-t%C3%B4ng | Cách để Phá vỡ bê tông | Có những lúc bạn cần phải phá một mảng bê tông để sửa chữa đường ống ngầm, hoặc khi bạn muốn cải tạo một khoảnh sân bê tông thành sân vườn để tạo không gian xanh. Chỉ cần tốn một ít công sức và sử dụng đúng dụng cụ là bạn có thể loại bỏ toàn bộ tấm bê tông hay chỉ một phần nhỏ. Sau đó, những gì bạn cần làm là chất vụn bê tông lên xe để chở đến chỗ cần san lấp.
Phương pháp 1 - Gỡ bỏ toàn bộ tấm bê tông
Bước 1 - Gọi điện cho các công ty dịch vụ tiện ích.
Nhớ gọi điện cho các công ty dịch vụ tiện ích tại địa phương để đảm bảo không có đường dây điện hay đường ống bên dưới sàn bê tông. Bạn hãy thuê thợ chuyên nghiệp nếu được. Đào đất trên đường ống ga hay đường điện có thể sẽ gây nguy hiểm.
Bước 2 - Sử dụng thiết bị an toàn.
Việc đập phá bê tông sẽ tạo ra bụi độc hại và mảnh vỡ sắc, do đó bạn cần bảo vệ bản thân và đồng nghiệp bằng kính bảo hộ lao động, mặt nạ chống bụi hay khẩu trang, giày mũi thép hay giày ống, găng tay dày, và quần áo vải dày che hết tay chân.
Nếu bạn định sử dụng dụng cụ điện như máy đục bê tông thì nên dùng nút nhét tai.
Bước 3 - Sử dụng bạt nhựa phủ lên tấm bê tông để bảo vệ các vật dễ vỡ.
Cẩn thận khi sử dụng bạt nhựa vì đôi khi bạt có thể khiến bạn trượt chân hay vấp ngã. Tuy nhiên, việc phủ bạt là cần thiết nếu bạn đang làm việc gần các vật hay kết cấu dễ vỡ.
Nếu bạn đang làm việc trong không gian rộng cách xa các kết cấu và vật dễ vỡ khác thì có thể không cần phủ bạt.
Mảnh vỡ bê tông có thể văng rất xa do lực đập của búa và các dụng cụ. Nếu không chắc chắn thì bạn nên che chắn không gian xung quanh.
Nếu bạn không dùng bạt nhựa thì dùng ván ép để bảo vệ cửa sổ kính hay các vật dễ vỡ gần đó.
Bước 4 - Tìm một cây xà beng lớn.
Bất kể là dùng búa tạ hay máy đục bê tông thì bạn vẫn thường phải dùng xà beng để bẩy các mảng bê tông tách rời ra. Công tác tháo dỡ bê tông sẽ tốn ít thời gian nhất nếu có một người phá vỡ bê tông và một người theo sau để bẩy rời các mảnh đã vỡ.
Bước 5 - Sử dụng búa tạ để phá tấm bê tông mỏng.
Nếu bê tông chỉ dày 10cm đổ lại thì bạn hãy dùng búa tạ. Bắt đầu tại khe nứt, góc hay cạnh của tấm bê tông, và nhớ rằng tấm bê tông dày sẽ dễ phá nhất ở vị trí gần mép.
Đừng cố vung hay nâng búa cao qua đầu; thay vào đó, hãy giữ búa ở tầm ngang vai và đập xuống sàn bê tông.
Sử dụng xà beng để bẩy các miếng bê tông tách ra sau khi đã đập vỡ. Sau đó, di dời các miếng bê tông khỏi lối đi để tránh nguy cơ vấp ngã.
Bạn nên dùng máy đục bê tông nếu sau 10 phút mà bê tông vẫn không nứt đáng kể và bạn đã mệt lả.
Bước 6 - Đào bên dưới tấm sàn nếu bê tông quá cứng.
“Đào bên dưới” hay loại bỏ đất dưới tấm sàn sẽ khiến bê tông dễ nứt hơn. Sử dụng xẻng xúc đất bên dưới mép sàn bê tông, sau đó dùng búa đập bể mép sàn.
Loại bỏ đất bên dưới tấm sàn càng nhiều thì bạn càng dễ phá bê tông. Tuy nhiên, chỉ cần xúc bỏ một ít đất bên dưới cũng khiến bê tông dễ vỡ hơn hẳn.
Trong khi xúc đất, bạn hãy dùng vòi tưới cây phun nước để làm tơi đất và xối nước để đất trôi ra ngoài.
Bước 7 - Sử dụng máy đục bê tông.
Máy đục bê tông 27kg là đủ để giải quyết hầu hết mọi công việc trong nhà. Bạn chỉ nên thuê máy đục hạng nặng chạy bằng khí nén đối với bê tông rất dày hoặc cứng.
Chỉ sử dụng mũi đục để phá bê tông. Mũi đục giúp tập trung lực vào bê tông, khiến bê tông dễ vỡ hơn.
Bạn cứ để trọng lượng bản thân của máy giải quyết công việc, không cần phải nhấn xuống để tạo thêm lực. Nhấn mũi đục có thể làm hỏng dụng cụ hoặc làm kẹt mũi đục.
Nếu bê tông không nứt ngay lập tức thì hãy dừng máy và di chuyển đến vị trí khác cách đó vài centimet. Tiếp tục để máy hoạt động có thể khiến mũi đục bị kẹt.
Phá bê tông thành từng miếng cách nhau 5-8 cm để giảm nguy cơ kẹt mũi đục.
Sử dụng xà beng để bẩy các miếng bê tông tách ra sau khi đã đập nứt.
Bước 8 - Xử lý lưới thép hay cốt thép trong bê tông.
Bạn có thể gặp các thanh thép gia cường trong bê tông sau khi đập nứt. Hãy xử lý chúng trong khi tách rời các miếng bê tông:
Nếu bê tông được gia cường bằng lưới thép hay các thanh thép hàn với nhau, bạn cần phải dùng kìm cắt bu lông để cắt rời thép gia cường. Bạn có thể dùng kìm răng để cắt lưới thép 10.
Thép gia cường được hàn với nhau sẽ khó cắt hơn nhiều. Khi đó bạn nên sử dụng cưa tịnh tiến hay cưa đĩa để cắt cốt thép hàn.
Bước 9 - Sử dụng cuốc kéo rời các miếng bê tông bị kẹt.
Nếu các mảng bê tông vẫn dính với nhau và khiến bạn khó phá vỡ vùng xung quanh thì hãy thu dọn các mảng đã được đập vỡ. Sau đó, bạn có thể dùng cuốc để tách rời các mảng bị dính:
Vung đầu nhọn của cuốc cắm vào khe nứt giữa hai mảng bê tông và bẩy.
Khi vết nứt đủ rộng thì chuyển sang sử dụng đầu dẹt to để bẩy nó tách rời hoàn toàn.
Bẩy cạnh đối diện của mỗi mảng bê tông nếu nó vẫn không chịu nhúc nhích.
Phương pháp 2 - Loại bỏ một phần bê tông nhỏ
Bước 1 - Xác định vị trí cần phá bê tông.
Nếu bạn đang tìm đường ống nước bị bể và có thể đoán sơ bộ vị trí đó thì sẽ tiết kiệm được nhiều công sức và chi phí. Bạn cần tìm những thứ sau:
Đối với vấn đề ở đường ống, cố gắng tìm vị trí và độ sâu của đường ống ngầm. Tìm đầu xả ngoài trời, đầu ống cống, hoặc sử dụng máy dò tìm đường ống.
Đối với vấn đề về nước sinh hoạt, tìm vị trí nước rỉ ra từ khe nứt trên nền bê tông hoặc thấm qua mép của sàn bê tông.
Đối với đường điện, có thể bạn phải tìm đoạn ống cách điện nằm ngoài khu vực có sàn bê tông và đào nó lên để xem đường điện chạy đi đâu.
Đối với các sự cố khác thì bạn cần kiểm tra bản vẽ xây dựng với chính quyền địa phương hay yêu cầu nhà thầu cấp bản vẽ xây dựng của ngôi nhà.
Bước 2 - Đánh dấu vị trí mảng bê tông mà bạn dự định phá bỏ.
Bạn nên đo khoảng cách từ các mép sàn bê tông để tạo ra một lỗ thủng cân đối và song song, giúp vết vá sau này ít nổi bật hơn. Sử dụng bút chì hay phấn để đánh dấu vị trí đó.
Vì bạn không biết có những gì bên dưới khoảnh bê tông đó nên hãy chừa nhiều không gian xung quanh khu vực sửa chữa để tránh gây thêm hư hại.
Bước 3 - Đóng tất cả các hệ thống tiện ích liên quan.
Nếu bạn đang đào tại vị trí đường dây hay đường ống thì phải đóng hay ngắt đường nước, đường điện trước khi bắt đầu. Chắc chắn bạn không muốn bị điện giật, để nước tràn ra nhà hay để rò rỉ khí ga phải không.
Nhớ gọi điện cho công ty dịch vụ tiện ích để tìm vị trí đường điện và các cơ cấu nguy hiểm khác trước khi thực hiện dự án đòi hỏi phải đào đất.
Bước 4 - Cắt theo đường thẳng, càng sâu càng tốt.
Trước tiên bạn cần thuê máy cắt bê tông. Cắt một đường thẳng đều tay để tạo ra mép bê tông gọn gàng sau khi sàn bê tông được phá bỏ. Nếu bạn đang tìm đường ống nước vỡ thì phải mở rộng lỗ sau khi phá bỏ mảng bê tông đầu tiên.
Đặc biệt thận trọng trong khi cắt bê tông. Máy cắt bê tông rất mạnh nên có thể gây ra chấn thương hay tổn hại thể chất nghiêm trọng, thậm chí tử vong nếu không được sử dụng đúng cách.
Luôn đeo khẩu trang hay mặt nạ để bảo vệ phổi khỏi bụi xi-măng, và luôn tuân theo hướng dẫn sử dụng dụng cụ.
Nếu có điều kiện thì bạn nên dùng máy cắt có ống tiếp nước để hạn chế bụi phát tán vào không khí và ngăn chặn nguy cơ bể đĩa cắt.
Bước 5 - Phá bê tông gần chỗ được cắt.
Sử dụng máy khoan búa hạng nặng hay mũi đục gắn trên búa khoan kiểu xoay để phá bê tông gần đường thẳng bạn mới cắt. Nghiêng mũi đục để phần bê tông bạn muốn loại bỏ sẽ rời ra, không phải phần bê tông cần giữ lại.
Bước 6 - Đục sâu dần.
Vẫn sử dụng dụng cụ đó để phá khu vực xung quanh vết cắt, đục sâu dần cho đến khi chạm đến đáy của tấm bê tông. Đây là phần khó nhất vì các mảng bê tông bạn muốn phá không thể đứt rời cho đến khi có không gian để chúng bung ra.
Có thể bạn phải chừa lại những vị trí bê tông quá cứng cho đến khi phần bê tông kế bên đã bị phá vỡ và rời ra.
Bước 7 - Đục vào trong để làm rộng khe hở.
Sau khi đã tạo được khe hở giữa phần bê tông cần loại bỏ và phần bê tông giữ lại, bạn hãy tiếp tục đục bằng dụng cụ đó. Mở rộng khe hở tối thiểu 8 cm hoặc đủ rộng để lấy các mảnh bê tông ra.
Giữ mũi đục nghiêng vào trong lỗ thủng ban đầu và bắt đầu đục xung quanh chu vi lỗ, như vậy đục sẽ không đâm thẳng xuống lỗ.
Nếu đục đi quá sâu thì mũi đục sẽ bị kẹt trong lỗ và bạn không thể rút ra.
Nếu mũi đục bị kẹt thì bạn cần sử dụng một mũi đục mới để phá bê tông xung quanh và lấy mũi đục kia ra.
Bước 8 - Phá bê tông bằng búa tạ hay máy đục bê tông.
Khi khe hở đủ rộng để tránh làm hỏng phần bê tông muốn giữ lại, bạn có thể dùng các kỹ thuật diễn tả trong phần này để loại bỏ toàn bộ tấm bê tông.
Sử dụng xà beng để có kết quả nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Đừng sử dụng máy đục bê tông hay thiết bị điện tương tự nếu vị trí bê tông nằm gần ống nước, dây điện hay đường ống khí.
Lấy các mảng bê tông vỡ ra khỏi lỗ khi lượng bê tông ngày càng nhiều để bạn có thể làm việc thoải mái hơn, và dễ phát hiện ra đường ống hay đường điện.
Sử dụng kìm cắt bu lông để cắt lưới thép gia cường và dùng cưa đĩa cắt các thanh thép.
Bước 9 - Vệ sinh vách lỗ.
Sau khi lấy hết bê tông ra, bạn sẽ tỉa bê tông trên vách lỗ để tạo bề mặt bằng phẳng hơn. Việc này nhằm đảm bảo chất lượng sửa chữa sau đó (hoặc để mép bê tông dễ nhìn hơn nếu bạn không có ý định vá lại).
Bước 10 - Tìm đường ống bị hỏng (tùy trường hợp).
Nếu bạn đang tìm đường ống hay đường điện bị hỏng thì nên để ý các dấu hiệu trong lúc phá bê tông, như vũng nước hay dấu vết của nước. Nếu thấy đường ống thì bạn cần tiếp tục phá bê tông dọc theo đường ống đến khi tìm được phần ống bị hỏng.
Khi đào gần đến vị trí của đường ống hay đường điện bị hỏng thì bạn nên giảm tốc độ và vung búa chính xác hơn để tránh gây thêm hư hỏng.
Để bảo vệ đường ống và đường điện, cố gắng tránh đập búa vào phần bê tông nằm ngay trên vị trí của chúng.
Tránh dùng búa đập trên đường ống gang hay ống nhựa PVC vì các vật liệu này giòn nên dễ dàng bị đập bể.
Phương pháp 3 - Xử lý vụn bê tông
Bước 1 - Sử dụng xà bần để san lấp.
Nếu trong sân có một cái hố lớn thì bạn có thể dùng xà bần để lấp đầy. Phủ đất mềm bên trên đường ống hay các vật khác để tránh bị hư hỏng khi tiếp súc với vụn bê tông lấp trở lại.
Bước 2 - Sử dụng xe cút kít hay xe đẩy cỡ lớn.
Vận chuyển xà bần đến thùng chứa lớn hơn bằng xe cút kít cỡ lớn. Bê tông rất nặng nên có thể làm hỏng xe cút kít cỡ nhỏ, hoặc bạn có thể dùng xe đẩy để vận chuyển. Với xe đẩy, bạn chỉ cần di chuyển các mảng bê tông vài centimet thay vì phải nâng chúng lên xe cút kít.
Đừng chất quá tải xe cút kít để tránh cho xe bị lật và tạo thêm việc làm cho bạn. Vận chuyển nhiều lần với số lượng ít hơn sẽ tránh được tình trạng quá tải.
Cân nhắc thuê xe cút kít chạy bằng điện.
Bước 3 - Thuê thùng rác cỡ lớn tại các công ty xử lý vật liệu phế thải.
Nếu bạn cần thải bỏ một lượng bê tông lớn thì chắc chắn phải thuê một cái thùng rác cỡ lớn. Nhiều công ty xử lý vật liệu phế thải giảm phí dịch vụ đối với rác thải là vụn bê tông đơn thuần.
Bạn cần hỏi trước xem mình có thể chất bao nhiêu bê tông vào thùng, nếu không bạn sẽ phải lấy bớt số bê tông thừa hoặc trả tiền thêm để họ xử lý.
Bước 4 - Liên hệ với các bãi san lấp để hỏi chi phí bỏ bê tông.
Tại một số nơi, chỉ những bãi san lấp chấp nhận vật liệu xây dựng mới nhận xử lý bê tông. Phí thải bỏ bê tông tại các bãi san lấp này có thể khá cao, do đó bạn nên hỏi trước.
Bước 5 - Vận chuyển bê tông đến bãi san lấp.
Hãy cẩn thận vì xe tải chưa chắc có thể vận chuyển nhiều bê tông như bạn nghĩ. Sử dụng xe tải công suất lớn và chất đầy kín thùng xe. Chất đầy phân nửa thùng thường sẽ ổn đối với xe hạng lớn, với xe tải nhỏ hơn thì bạn nên chất đầy 1/4 thùng.
Bạn cũng có thể sử dụng thùng kéo cho xe tải, nhưng đặc biệt thận trọng trong trường hợp đó. Thùng kéo quá nặng có thể va vào xe hoặc làm tràn vật liệu ra ngoài.
Các công ty cung cấp vật liệu xây dựng có thể nhận xà bần miễn phí nếu bạn gọi điện trước và đồng ý tự vận chuyển.
Bước 6 - Cung cấp xà bần cho các dự án xây dựng khác.
Vụn bê tông có thể được dùng để nâng nền nhà hay công trình. Bạn cũng có thể dùng các mảng bê tông trông giống vật liệu lót lề đường để tạo lối đi bộ. Sơn các mảng bê tông có hình thù độc đáo để làm vật trang trí cho vườn tược.
Ngoài ra, bạn có thể xếp các miếng bê tông thành vòng tròn để tạo chỗ đốt lửa ở sân sau nhà.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/S%E1%BB%ADa-ch%E1%BB%AFa-cu%E1%BB%91n-s%C3%A1ch-b%E1%BB%8B-bong-g%C3%A1y | Cách để Sửa chữa cuốn sách bị bong gáy | Có phải cuốn sách yêu quý của bạn bị long ra từng phần, hay các trang sách hoặc bìa sách rời ra? Việc sửa chữa cuốn sách không khó như bạn nghĩ đâu! Keo dán sách hoăc keo dán gáy sách có thể giúp bạn gắn lại các trang đã bị rời ra khỏi cuốn sách. Bạn cũng có thể dùng loại keo này để dán lại khe hở xuất hiện giữa gáy sách và ruột sách. Băng dính dán gáy sách là vật liệu tuyệt vời để gắn lại bìa sách bắt đầu bị long ra.
Phương pháp 1 - Gắn lại các trang sách bị rời
Bước 1 - Mua keo dán sách hoặc keo dán gáy sách không chứa axit.
Hầu như cửa hàng vật liệu thủ công nào cũng bán keo dán sách, thường đựng trong các tuýp nhỏ. Bạn nhớ mua loại keo không chứa axit: keo có chứa axit có thể khiến các trang sách long ra hoặc ăn mòn gáy sách.
Bước 2 - Lấy các trang bị long ra.
Đặt các trang sách bị long qua một bên để tránh bị dính keo. Đảm bảo xếp đúng thứ tự. Hẳn là bạn không muốn các trang sách nằm lạc chỗ vì vô ý dán nhầm thứ tự!
Bước 3 - Phết một lớp keo mỏng.
Mở sách ra và bóp một ít keo vào phần bên trong gáy sách, chỗ các trang sách bị rời ra. Dùng que kem để phết một lớp mỏng keo phủ đều gáy sách.
Bước 4 - Xếp lại các trang sách vào gáy sách.
Nhớ kiểm tra trước để chắc chắn là bạn đã đặt đúng thứ tự! Cẩn thận canh đầu trên và đầu dưới của từng tay sách sao cho ngang bằng với các trang vẫn còn dính trong cuốn sách. Ép chặt mép của các tay sách vào gáy sách cho thật phẳng.
Có thể bạn phải chỉnh các trang sách một chút cho thật thẳng hàng với phần còn lại của cuốn sách. Làm vậy cũng được, nhưng nhớ phải nhanh tay để các trang sách không bị dính vào chỗ không nên dính!
Bước 5 - Gấp cuốn sách và dùng dây chun chằng lại để giữ cố định.
Bước này giúp giữ ngay ngắn tất cả các trang sách trong khi chờ keo khô. Bạn cũng có thể chặn các cuốn sách nặng lên trên cuốn sách đang sửa.
Bước 6 - Chờ 24 tiếng cho sách khô.
Sau 24 tiếng, bạn hãy cẩn thận tháo dây chun ra (hoặc dỡ các cuốn sách khác ra) và nhẹ nhàng lật các trang sách. Tất cả các trang sách phải dính chắc. Nếu không, có thể bạn phải lặp lại từ bước phết keo.
Phương pháp 2 - Dán khít khe hở giữa gáy sách và các trang sách
Bước 1 - Tập trung vật liệu và dụng cụ.
Bạn sẽ cần có keo dán sách, kim đan hoặc que nhựa (để phết keo), giấy sáp và một mảnh nhựa phẳng. Nếu keo đựng trong lọ cao thì tốt, vì như vậy keo có thể bao phủ hết kim đan hoặc que nhựa để bạn dễ phết vào gáy sách hơn.
Bước 2 - Đặt cuốn sách đứng lên.
Dùng một tay thật nhẹ nhàng mở khe hở giữa các trang sách và bản lề ra xa hết mức có thể mà không làm hư hại thêm.
Bước 3 - Nhúng kim đan hoặc que nhựa vào keo.
Nhẹ nhàng đưa chiếc kim đan hoặc que nhựa dính keo vào khe hở giữa các trang sách với gáy sách, sau đó quét keo vào ruột sách và gáy sách. Cách này sẽ giúp cho keo phủ đều cả hai mặt cần dán và dính tốt hơn.
Nếu khe hở chạy dọc hết phần gáy sách, bạn sẽ phải lật ngược lại cuốn sách và lặp lại bước này.
Bước 4 - Đặt nằm cuốn sách xuống.
Miết chặt và đều tay sao cho phần ruột sách dính sát vào gáy sách. Tiếp theo, dùng mảnh nhựa phẳng để ép tờ giấy bìa (tờ giấy trắng đầu tiên của phần ruột sách) vào bản lề. Bước này là để cho toàn bộ các trang sách dính vào gáy sách và không có trang nào bị rách.
Bước 5 - Đặt tờ giấy sáp giữa bìa sách và phần ruột sách.
Đẩy tờ giấy sáp vào càng sát bản lề càng tốt. Bước này là để ngăn ngừa keo chảy lên bìa sách khiến cho sách không mở ra được như bình thường khi keo đã khô.
Bước 6 - Miết mảnh nhựa dọc theo bản lề.
Có một rãnh nhỏ chạy dọc theo cạnh gáy sách và bìa sách. Bạn hãy ấn xuống đều tay khi miết dọc theo rãnh này.
Bước 7 - Ép cuốn sách qua đêm.
Đặt cuốn sách lên một tấm ván phẳng với một que kim đan dày hơn bìa cuốn sách một chút đặt trên tấm ván. Đặt cuốn sách lên tấm ván, bên trên chiếc kim đan được đặt thẳng hàng dọc theo bản lề cuốn sách. Lặp lại thao tác này với một chiếc kim đan nữa đặt bên trên bản lề sách và một tấm ván nữa bên trên. Chặn một vật nặng khoảng 4,5 kg lên trên cuốn sách và để như vậy qua đêm.
Phương pháp 3 - Sửa bản lề sách bị bong
Bước 1 - Tách phần bản lề ra.
Phần bản lề vẫn còn dính vào sách bằng các sợi chỉ sẽ khó sửa hơn, do đó bạn nên tách ra cho dễ thao tác. Cắt bỏ các sợi chỉ hoặc các trang giấy bị rời ra sao cho phần ruột sách ngay ngắn và gọn gàng.
Bước 2 - Cắt một dải băng dán gáy sách có hàng chỉ đơn.
Bạn có thể tìm mua loại băng này ở nhiều cửa hàng vật liệu thủ công. Cắt dải băng dán gáy sách cho bằng với chiều dài của các trang sách. Đừng đo dải băng theo chiều dài của bìa sách, vì phần ruột sách thường ngắn hơn bìa sách, và như vậy là bạn sẽ cắt dải băng quá dài.
Bước 3 - Phết keo vào một mặt của dải băng.
Tốt nhất là dùng cọ để phết keo, vì nó sẽ giúp bạn phết đều hơn.
Bước 4 - Dán dải băng vào phần ruột sách và gáy sách.
Cầm phần khô của dải băng và canh sao cho đường chỉ trên dải băng thẳng hàng với cạnh của ruột sách. Dán một phần băng đã phết keo vào trang đầu tiên của ruột sách và phần bên kia vào gáy sách. Dùng một miếng nhựa miết lên dải băng sao cho nó dính vào phần ruột sách.
Bước 5 - Chờ keo khô.
Thời gian chờ keo khô có thể mất vài tiếng hoặc một đêm. Thử xem keo đã khô chưa bằng cách vuốt một ngón tay bên trên dải băng – bạn sẽ cảm nhận được nếu bên dưới dải băng còn ướt.
Bước 6 - Đặt giấy sáp lên trên phần ruột sách và trong gáy sách.
Đặt giấy sáp bên trên phần băng đã được dán dính vào ruột sách và bên dưới phần băng chưa được dán.
Bước 7 - Phết keo vào hai phần băng kia.
Sau khi phết keo vào dải băng, bạn hãy nhẹ tay dựng bìa sách lên sao cho cạnh bìa sách trùng khít với đường nối của băng dán gáy sách.
Bước 8 - Miết gáy sách vào một phần dải băng.
Phần băng này sẽ nằm song song với gáy sách, giữa gáy sách và ruột sách. Khi bạn kéo bìa sách lên, phần gáy sách sẽ nằm sát vào phần băng này.
Bước 9 - Dán phần băng cuối cùng vào bìa sách.
Dùng mảnh nhựa vuốt phẳng cho sát vào bìa. Gập cuốn sách lại và dùng mảnh nhựa miết dọc theo gáy sách cho dải băng dính vào gáy sách.
Bước 10 - Quấn dây chun quanh cuốn sách và chờ qua đêm cho khô.
Các sợi dây chun sẽ giúp cho keo khô đều và đảm bảo tất cả các dải băng dính sát vào gáy sách và ruột sách. Chờ qua một đêm cho khô để sách không bị long ra khi bạn cầm lên.
Bước 11 - Tháo dây chun và lấy giấy sáp ra.
Cẩn thận mở cuốn sách và lật qua các trang sách để điều chỉnh cho cuốn sách vào nếp sau khi sửa chữa.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Kh%E1%BB%AD-m%C3%B9i-h%C3%B4i-trong-t%E1%BB%A7-l%E1%BA%A1nh | Cách để Khử mùi hôi trong tủ lạnh | Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh giúp giữ mát và ngăn thực phẩm không bị hỏng. Tuy nhiên, tủ lạnh rất dễ bắt mùi hôi. Trong trường hợp đó, bạn nên đọc bài viết dưới đây để biết cách khử mùi hôi trong tủ lạnh.
Phương pháp 1 - Vệ sinh tủ lạnh
Bước 1 - Rút dây nguồn và tắt tủ lạnh.
Bước 2 - Đưa hết thực phẩm ra khỏi tủ lạnh.
Trong quá trình này, bạn nên vứt bỏ những thực phẩm đã hết hạn sử dụng.
Bước 3 - Bảo quản thực phẩm còn sử dụng được trong thùng làm lạnh trong quá trình vệ sinh tủ lạnh.
Nếu quá trình vệ sinh tủ lạnh mất nhiều thời gian, bạn có thể cho thêm đá vào thùng làm lạnh để thực phẩm được bảo quản tốt hơn.
Bước 4 - Pha muối nở với nước ấm.
Hòa tan ½ cốc muối nở vào bồn rửa chứa nước ấm.
Bước 5 - Tháo kệ, hộp và những phụ kiện khác trong tủ lạnh ra.
Bạn nên rửa sạch và lau khô tất cả phụ kiện trong tủ lạnh. Đừng quên lau sạch thành và đáy tủ, thậm chí cả bên dưới các khay chia.
Bước 6 - Vệ sinh khay hứng nước nhỏ giọt.
Khay hứng nước nhỏ giọt nằm phía dưới tủ lạnh. Bạn nên cẩn thận vì đây là nơi chứa nước bẩn. Bạn nên tháo khay từ phía dưới cửa tủ lạnh và cẩn thận kéo khay ra để nước bên trong không bị đổ.
Phương pháp 2 - Sử dụng sản phẩm khử mùi
Bước 1 - Sử dụng muối nở.
Để khử mùi hôi, bạn có thể xát đều muối nở lên khay nướng và để trong tủ lạnh. Đóng cửa tủ lạnh cho đến khi mùi hôi biến mất, sau đó kéo khay muối nở ra ngoài. Bạn có thể để mở một hộp muối nở trong tủ lạnh để khử mùi hôi hằng ngày.
Nếu muốn sử dụng muối nở để vệ sinh tủ lạnh, bạn có thể hòa tan ½ cốc muối nở với nước.
Bước 2 - Dùng giấm.
Giấm trắng có tác dụng trung hòa mùi hôi giống muối nở. Bạn có thể cho một cốc hoặc một bát giấm vào tủ lạnh hoặc hòa giấm với nước để làm dung dịch vệ sinh tủ lạnh.
Bước 3 - Sử dụng yến mạch để hấp thụ mùi.
Cho một bát yến mạch vào tủ lạnh giúp hấp thụ hết mùi hôi.
Bước 4 - Sử dụng bã cà phê.
Cho một ít bã cà phê tươi và ráo nước vào bát nông hoặc xát đều lên khay nướng. Bạn có thể để bát hoặc khay bã cà phê lên kệ tủ lạnh. Mùi hôi sẽ được loại bỏ trong vòng vài ngày.
Bước 5 - Dùng than hoạt tính để hấp thụ mùi hôi.
Tương tự như bã cà phê, bạn có thể cho than hoạt tính (không sử dụng bánh than) – vào bát nông hoặc khay nướng và để lên các kệ trong tủ lạnh. Hạ nhiệt độ trong tủ lạnh và đóng cửa tủ trong vài ngày. Mùi hôi trong tủ lạnh sẽ biến mất sau vài ngày.
Bạn có thể mua than hoạt tính ở tiệm thuốc hoặc cửa hàng vật nuôi.
Than hoạt tính có thể tái sử dụng bằng cách để trong lò nướng 180oC trong 20 phút.
Bước 6 - Sử dụng cát vệ sinh cho mèo không mùi hương chứa diệp lục.
Bạn có thể xát loại cát vệ sinh này lên chảo nông và để trong tủ lạnh cho đến khi mùi hôi biến mất.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/%C4%90i%E1%BB%81u-tr%E1%BB%8B-ch%E1%BB%A9ng-%C4%91au-n%E1%BB%ADa-%C4%91%E1%BA%A7u | Cách để Điều trị chứng đau nửa đầu | Đau nửa đầu là cơn đau đầu thường xuyên tái phát và rất đau đớn. Cơn đau có thể đi kèm triệu chứng rối loạn thị giác, buồn nôn và nhiều triệu chứng khác. Phương pháp điều trị chứng đau nửa đầu hiệu quả đối với người này nhưng có thể không hiệu quả với người khác. Chứng đau nửa đầu bắt đầu và phản ứng với nhiều tác nhân kích thích khác nhau nên bạn cần thử nhiều phép điều trị để giảm triệu chứng. Người bị đau nửa đầu có thể điều trị cơn đau bằng cách ngăn chặn cơn đau xuất hiện, tìm cách xoa dịu triệu chứng một cách tự nhiên hoặc dùng thuốc.
Phương pháp 1 - Phòng ngừa đau nửa đầu
Bước 1 - Tìm hiểu về chứng đau nửa đầu.
Nguyên nhân chính xác gây đau nửa đầu chưa được xác định. Nhiều nghiên cứu được tiến hành để tìm nguyên nhân chính xác nhưng chưa thành công. Các nhà nghiên cứu cho rằng dây thần kinh sinh ba đóng vai trò quan trọng trong việc gây đau nửa đầu. Dây thần kinh sinh ba là dây thần kinh não tạo điều kiện cho cơn đau xuất hiện. Mất cân bằng seronotin và các hóa chất não khác cũng có thể là yếu tố kích thích cơn đau.
Các neuropeptide như chất P và peptide liên quan đến gen calcitonin có thể gây viêm và giãn mạch thần kinh.
Chứng đau nửa đầu có nhiều dạng nhỏ. Gồm có đau nửa đầu kinh niên (mãn tính), đau nửa đầu do lạm dụng thuốc, đau nửa đầu liên quan đến tĩnh mạch nền, đau nửa đầu liệt nửa người, đau nửa đầu võng mạc, đau nửa đầu do kinh nguyệt, đau nửa đầu từng cơn (gặp nhiều ở tuổi thanh thiếu niên), đau nửa đầu liệt mắt và đau nửa đầu kéo dài hơn 72 tiếng. Phương pháp điều trị cho những loại đau nửa đầu này thường giống nhau.
Bước 2 - Đánh giá yếu tố nguy cơ đau nửa đầu.
Mặc dù không biết chính xác nguyên nhân gây đau nửa đầu nhưng có một số yếu tố nguy cơ khiến bạn dễ mắc chứng bệnh này. Xác định yếu tố nguy cơ giúp bạn cảnh giác hơn nếu bắt đầu có triệu chứng. Yếu tố nguy cơ gồm có:
Tiền sử gia đình
Căng thẳng
Giới tính nữ
Thay đổi chế độ ăn
Sử dụng một số loại thuốc như thuốc estrogen và thuốc giãn mạch
Đau nửa đầu ở phụ nữ thường là do thay đổi hormone như trong kỳ kinh nguyệt, mãn kinh và mang thai.
Bước 3 - Lắng nghe cơ thể.
Nhận biết yếu tố kích thích có thể giúp bạn tránh được cơn đau nửa đầu. Ví dụ, một số người sẽ bị đau nửa đầu khi ăn sôcôla, do caffeine hoặc do quá căng thẳng. Một số cơn đau nửa đầu thường có cảm giác “dấu hiệu cảnh báo” trước đó. Những dấu hiệu này có thể khác nhau ở mỗi người và có thể không xuất hiện ở tất cả bệnh nhân đau nửa đầu. Dấu hiệu có thể là:
Tầm nhìn có điểm mù
Ngứa ran ở bàn tay và khuôn mặt
Nhìn thấy đèn chớp và đốm sáng
Ngửi thấy mùi hương, ví dụ như mùi cháy
Bạn có thể gặp những dấu hiệu cảnh báo khác trước khi cơn đau bắt đầu, ví dụ như thèm ngọt, khát nước, buồn ngủ hoặc trầm cảm.
Bước 4 - Duy trì thói quen điều độ.
Khi cơ thể biết điều gì sẽ diễn ra trong ngày, bạn sẽ ít có nguy cơ bị đau nửa đầu hơn. Khi hoạt động theo một thói quen, nguy cơ bị căng thẳng về thể chất và tinh thần sẽ ít hơn vì cơ thể biết điều gì sắp diễn ra và diễn ra khi nào.
Đi ngủ đúng giờ, tập thể dục điều độ và ăn uống (cả bữa chính và bữa phụ) đúng giờ và với khẩu phần ăn giống nhau mỗi ngày.
Bạn có thể giảm căng thẳng và ngăn ngừa đau nửa đầu bằng cách tập Aerobic thường xuyên.
Nên tránh thói quen hút thuốc.
Bước 5 - Nhận biết thời điểm cần đi khám bác sĩ.
Bạn nên đi khám bác sĩ nếu cơn đau nửa đầu xuất hiện thường xuyên hoặc nghiêm trọng, hoặc nếu cơn đau và cảm giác khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Bác sĩ có thể cùng bạn đưa ra quy trình điều trị cụ thể.
Bước 6 - Uống thuốc ngừa đau nửa đầu mỗi ngày nếu được bác sĩ đồng ý.
Phương pháp này hiệu quả nhất đối với người bị đau nửa đầu đi kèm cơn đau khó kiểm soát hoặc đau nửa đầu thường xuyên. Nên trao đổi với bác sĩ về các thuốc phòng ngừa khác nhau và tác dụng phụ của thuốc.
Trao đổi với bác sĩ về thuốc chữa bệnh bạn đang uống như thuốc hormone, bao gồm estrogen, để xem liệu thuốc có phải là nguyên nhân kích thích đau nửa đầu không và để tìm thuốc thay thế (nếu có).
Một số nhóm thuốc có thể giúp ngăn ngừa chứng đau nửa đầu bao gồm thuốc chặn kênh beta, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật và thuốc Botox. Có nhiều loại thuốc cụ thể trong từng nhóm thuốc và bác sĩ sẽ cùng với bạn xác định loại thuốc nào là hiệu quả nhất.
Phương pháp 2 - Thay đổi hành vi và lối sống để điều trị đau nửa đầu
Bước 1 - Học thiền.
Căng thẳng là nguyên nhân hàng đầu kích thích đau nửa đầu. Các chuyên gia tin rằng các phương pháp thư giãn như thiền có thể giúp giảm căng thẳng và giảm nguy cơ bị đau nửa đầu.
Nếu không quen với việc thiền, bạn có thể đến gặp chuyên gia về sức khỏe tinh thần để được hướng dẫn. Các chuyên gia có thể giúp bạn giảm một số cơn đau do chứng đau nửa đầu.
Để bắt đầu thiền, bạn hãy thả lỏng người và nhắm mắt lại, đồng thời ngồi trong phòng có ánh sáng mờ. Sau đó, hít một hơi thật chậm, thật sâu và cố gắng không nghĩ đến bất cứ điều gì khác.
Thiền nhiều lần mỗi ngày nếu thấy cách này có ích.
Bước 2 - Cố gắng không tiêu thụ phụ gia thực phẩm, chất tạo mùi hương và chất tạo ngọt nhân tạo.
Nhiều người có thể bị đau nửa đầu sau khi ăn quá nhiều thực phẩm đã qua xử lý hoặc thực phẩm chứa chất tạo ngọt nhân tạo. Bạn nên tránh xa MSG, Aspartame, Sucralose và Sodium Nitrate nếu bị đau nửa đầu do phụ gia thực phẩm hay chất tạo ngọt nhân tạo.
Bước 3 - Xác định thực phẩm kích thích.
Nhiều người có thể bị đau nửa đầu sau khi ăn sôcôla, một số loại hoa quả, gluten, phô mai hoặc các loại hạt. Bạn cần xác định thực phẩm kích thích là gì để tránh xa. Thử nhớ lại xem có mối liên quan nào giữa thời điểm tiêu thụ thực phẩm gây kích thích và thời gian khởi phát cơn đau không.
Một số thực phẩm kích thích đau nửa đầu phổ biến: thực phẩm có hương nồng, sôcôla, phô mai lâu năm, cồn, MSG, nước ngọt, thịt lợn, caffeine và thịt đỏ.
Nghiên cứu mối tương quan giữa chế độ ăn và chứng đau nửa đầu cho thấy thịt đỏ khiến cơn đau nửa đầu trầm trọng thêm.
Tránh xa các yếu tố kích thích khác như tiếng ồn, đèn sáng và mùi hương nồng.
Bước 4 - Bổ sung thêm trytophan.
Trytophan có trong thịt gà tây, cá, gạo lứt, sữa chua và nhiều thực phẩm khác. Hoặc bạn có thể uống thực phẩm chức năng có chứa trytophan. Trytophan kích thích sản sinh dopamine để giảm cơn đau nửa đầu.
Nghiên cứu cho thấy thiếu hụt trytophan có thể gây buồn nôn, đau đầu và chứng sợ ánh sáng.
Mặc dù có bằng chứng cho thấy thiếu hụt trytophan có thể góp phần gây đau nửa đầu nhưng hiện chưa có con số cụ thể về lượng trytophan cần bổ sung trong chế độ ăn để phòng ngừa chứng đau nửa đầu.
Bước 5 - Đánh giá thói quen ngủ nghỉ.
Bạn nên ngủ đủ giấc để điều trị đau nửa đầu nhưng không được ngủ quá nhiều. Trong một nghiên cứu nổi tiếng, người ta nhận thấy sự thay đổi thói quen ảnh hưởng rất tiêu cực đến chứng đau nửa đầu.
Duy trì thói quen ngủ nghỉ điều độ và không ngủ quá nhiều để giảm tần suất và có thể giảm cả mức độ nghiêm trọng của cơn đau nửa đầu.
Bước 6 - Tìm một căn phòng tối để nghỉ ngơi trong khi chờ cơn đau dịu bớt.
Hầu hết bệnh nhân đau nửa đầu đều nhạy cảm với ánh sáng. Chứng nhạy sáng tương đối phổ biến khi bị đau nửa đầu, có thể khiến cơn đau và cảm giác khó chịu tăng thêm.
Nghỉ ngơi ở khu vực tối, yên tĩnh sẽ giúp giảm lượng yếu tố kích thích từ bên ngoài ảnh hưởng tiêu cực đến cơn đau.
Bước 7 - Chườm đá viên lên sau cổ hoặc chườm khăn lạnh lên trán.
Cách này giúp giảm mức độ cơn đau. Cảm giác lạnh từ đá viên có thể giúp làm tê liệt cơn đau và giảm đau một cách hiệu quả.
Quấn túi chườm lạnh trong khăn tắm rồi chườm lên trán (không chườm túi lạnh trực tiếp) khoảng 10-15 phút. Lặp lại sau vài phút nếu cảm thấy phương pháp này giúp giảm đau hiệu quả.
Ngoài ra, bạn nên uống thật nhiều nước.
Phương pháp 3 - Điều trị đau nửa đầu bằng thuốc
Bước 1 - Thử dùng thuốc không kê đơn như Ibuprofen hoặc Naproxen.
Bạn nên tìm thuốc đặc trị đau nửa đầu. Nhiều loại thuốc không kê đơn hiện nay giúp điều trị các triệu chứng riêng của đau nửa đầu.
Một số thuốc Acetaminophen như Excedrin có chứa caffeine có thể giúp giảm đau hoặc gây đau nửa đầu, tùy thuộc vào phản ứng của cơn đau với caffeine. Ví dụ, thuốc Excedrin Migraine và các thuốc trị đau nửa đầu không kê đơn khác chứa Acetaminophen, Aspirin, và Caffeine. Thuốc này được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận dùng để điều trị chứng đau nửa đầu.
Trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi muốn dùng bất kỳ thuốc hoặc thực phẩm chức năng trị đau nửa đầu cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, đang cho con bú, người mắc các bệnh lý khác, người bị dị ứng hoặc đang uống các thuốc khác.
Bước 2 - Cân nhắc việc dùng thuốc kê đơn để điều trị đau nửa đầu khi cơn đau xuất hiện hoặc phòng ngừa.
Bác sĩ có thể kê đơn nhiều loại thuốc khác nếu cơn đau nửa đầu của bạn không phản ứng với thuốc thông thường. Thuốc có thể được kê đơn gồm có: thuốc chống buồn nôn, thuốc corticosteroid, hoặc Opioid (hiếm khi được kê đơn). Nhóm thuốc Triptan là thuốc kê đơn phổ biến nhất và rất hiệu quả nhưng nguy cơ gây đau tim hoặc đột quỵ. Do đó, bạn nên trao đổi với bác sĩ về tiền sử bệnh trước khi uống thuốc. Đối với cơn đau nửa đầu từng hồi, bác sĩ có thể kê đơn:
Valproate - cơ chế hoạt động của thuốc chưa được hiểu rõ nhưng khả năng hỗ trợ điều trị đau nửa đầu của thuốc đã được thiết lập.
Topiramate - một loại monosaccarit được thay thế sulfamate được FDA chấp thuận dùng để phòng ngừa đau nửa đầu. Đây là thuốc thường được dùng điều trị chứng đau nửa đầu.
Propranolol/timolol/metoprolol - thuốc thuộc nhóm thuốc chặn kênh beta và giúp giảm tần suất cơn đau nửa đầu. Nhóm thuốc này làm hạ huyết áp và gây giãn mạch máu.
Bước 3 - Hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ về thuốc xịt mũi kê đơn nếu có.
Một số thuốc Triptan có ở dạng xịt mũi. Thuốc Dihydroergotamine được nhận định là giúp giảm một số triệu chứng đau nửa đầu như nhạy cảm với ánh sáng và buồn nôn. Thuốc này là một phần của nhóm thuốc Ergot Alkaloid. Nhóm thuốc này làm co mạch máu não thông qua quá trình ức chế các hợp chất gây sưng mà cơ thể tiết ra.
Phương pháp 4 - Áp dụng liệu pháp thảo dược và thay thế để điều trị đau nửa đầu
Bước 1 - Áp dụng phương pháp châm cứu.
Các cây kim nhỏ sẽ được cắm vào huyệt trong da. Trong việc điều trị đau nửa đầu, châm cứu đã là chủ đề nghiên cứu trong vòng hơn 20 năm và các nghiên cứu lâm sàng phần lớn đều nhận thấy kết quả tích cực. Một nghiên cứu hoàn thành năm 2003 cho biết khi cơn đau nửa đầu khởi phát, phương pháp châm cứu có thể hiệu quả tương tự một số thuốc (như thuốc Imitrex).
Khi triệu chứng đau nửa đầu xuất hiện nhiều, dùng thuốc có thể sẽ hữu ích và hiệu quả hơn so với phương pháp châm cứu.
Bước 2 - Mát-xa.
Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu hiệu quả của phương pháp mát-xa đối với chứng đau nửa đầu. Tuy nhiên, có thể thấy mát-xa giúp giảm tần suất đau nửa đầu và nhiều người cảm thấy thoải mái hơn sau khi được áp dụng liệu pháp mát-xa.
Bạn có thể tự mát-xa nếu bị đau nửa đầu mà không thể đến gặp chuyên gia mát-xa.
Nhẹ nhàng xoa bóp trực tiếp vùng cổ và dưới hộp sọ, có thể tạo thêm áp lực. Dùng ngón tay bóp hai vị trí này và tiếp tục xoa bóp cho đến khi thấy cơn đau giảm bớt.
Bước 3 - Bổ sung 50-70 mg Butterbur (gai lông) hai lần mỗi ngày.
Butterbur là cây bụi lâu năm đã được sử dụng hơn 2000 năm nhờ hiệu quả giảm đau và chống co thắt. Thảo mộc này giúp giảm viêm và mức độ nghiêm trọng của cơn đau nửa đầu. Bạn có thể tìm mua thảo mộc ở dạng thực phẩm chức năng.
Người ta tin rằng chiết xuất rễ Butterbur có đặc tính kháng viêm và hoạt mạch (tác động đến mạch máu) và nhiều nghiên cứu đang khám phá công dụng tiềm ẩn của nó đối với chứng đau nửa đầu.
Trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng Butternur, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người dị ứng với cỏ dại hoặc đang uống các thuốc khác.
Cây Feverfew (cúc thanh nhiệt) là một thảo mộc khác có thể giúp ngăn ngừa chứng đau nửa đầu nhưng kết quả nghiên cứu vẫn chưa thống nhất.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Mu%E1%BB%91i-c%C3%B3-di%E1%BB%87t-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-s%C3%AAn-tr%E1%BA%A7n-kh%C3%B4ng%3F | Diệt sên trần bằng muối: cách thực hiện mà không làm hại cây trồng | Bạn trông thấy những vệt nhớt bóng loáng trong nhà hoặc trên cây cối trồng ngoài vườn? Nếu bạn còn thấy các lỗ thủng với nhiều hình dạng khác nhau trên lá cây thì có lẽ thủ phạm là những con sên trần trong vườn. Có thể bạn cũng nghe nói rằng muối có tác dụng diệt sên trần, nhưng hãy tìm hiểu vài điều trước khi thử dùng mẹo này xem đó có phải là lựa chọn đúng không. Chúng tôi sẽ giải đáp một số câu hỏi thường gặp nhất để giúp bạn giải quyết sên trần trong nhà và sân vườn!
Phương pháp 1 - Làm sao để sên trần bò ra khỏi cây cối để rắc muối?
Bước 1 - Đặt một mảnh ván trên đất ẩm qua đêm để làm chỗ trú ẩn cho sên trần.
Tưới nước lên một khoảnh đất vào chiều muộn và đặt một mảnh ván hoặc bìa các-tông trên mặt đất. Chừa khe hở bằng cách đặt tấm ván trên một viên gạch hoặc hòn đá để sên trần có thể chui vào bên dưới. Nhớ là tấm ván phải ở gần mặt đất để sên trần có thể bò lên dễ dàng. Sáng hôm sau, bạn hãy lật tấm ván lên để tìm lũ sên trần ẩn nấp ở đó. Bạn có thể bắt từng con hoặc gạt chúng khỏi tấm ván.
Sên trần cần nơi tránh ánh nắng mặt trời để khỏi bị khô kiệt.
Bước 2 - Ra ngoài vườn dùng tay bắt sên trần vào ban đêm.
Tưới nước trong sân vào buổi chiều muộn và tưới các cây bị sên trần phá hoại. Đến khi trời tối hẳn, bạn hãy quay lại vườn với đèn pin và găng tay. Kiểm tra mặt dưới lá cây để tìm sên trần và bắt chúng.
Nếu không có găng tay hoặc không muốn bắt sên trần bằng tay, bạn có thể bắt chúng bằng kẹp gắp.
Phương pháp 2 - Tôi có thể dùng muối diệt sên trần như thế nào?
Bước 1 - Rắc muối trực tiếp lên sên trần để ngăn chặn chúng ngay trên đường đi.
Bạn có thể dùng bất cứ loại muối nào để diệt sên trần. Mỗi khi nhìn thấy một con sên bò ra xa cây, bạn chỉ cần rắc một nhúm muối lên nó. Con sên có thể bắt đầu quằn quại hoặc tiết nhiều nhớt hơn. Trong vòng vài phút, nó sẽ bị mất nước và chết. Bạn hãy bỏ xác con sên vào bao ni lông để vứt đi.
Sên trần ra nhiều nhớt khi chết, do đó chúng có thể làm bẩn mặt đất hoặc sàn nhà. Tốt nhất là bạn nên dùng muối diệt sên trần ở ngoài trời, cách xa cây cối hoặc các bề mặt mà bạn muốn giữ sạch.
Bước 2 - Thả sên trần vào nước muối khi bắt được chúng.
Pha dung dịch muối theo tỷ lệ 7 phần nước với 1 phần muối và đổ vào lọ nhựa có nắp. Mỗi lần bắt được một con sên trần, bạn chỉ việc thả vào lọ nước muối rồi đậy nắp lại. Để sên trần trong lọ ít nhất 2 ngày trước khi bỏ vào bao ni lông và vứt vào thùng rác.
Không dùng sên trần làm phân trộn, vì chúng có thể mang ký sinh trùng giun tròn nguy hiểm.
Phương pháp 3 - Tôi có thể dùng cách nào khác để diệt sên trần mà không dùng muối?
Bước 1 - Đặt bẫy bia để thu hút sên trần khiến chúng chết đuối.
Đổ bia vào bát hoặc một vật đựng sâu và chôn trong vườn sao cho miệng bát nhô cao trên mặt đất ít nhất 2,5 cm. Mùi men của bia sẽ thu hút sên trần tìm đến và rơi vào bát chết đuối trong bia sau một đêm. Bạn có thể ra vườn kiểm tra bát bia vào sáng hôm sau và đổ đi nếu thấy có sên trần trong đó.
Thay bia vài ngày một lần để bia được tươi.
Bước 2 - Thả giun tròn (nematodes) vào đất để chúng xâm nhập và giết chết sên trần.
Loài giun nematodes có lợi là những vi sinh vật sống trong đất và làm lây nhiễm vi khuẩn cho các loài gây hại. Bạn có thể mua giun tròn tại cửa hàng bán đồ làm vườn và trộn với nước theo hướng dẫn trên bao bì. Vào mùa xuân, bạn sẽ thả giun tròn vào buổi tối khi đất còn ấm và ẩm.
Bước 3 - Thử cho sên trần ăn cám để chúng béo mập lên và bị chim ăn thịt.
Rắc một ít cám vào đất xung quanh cây cối để sên trần rời khỏi lá cây. Khi sên trần ăn cám, chúng sẽ căng phồng lên và hơi thiếu nước nên khó di chuyển. Chim chóc khi phát hiện ra sên trần đang cố bỏ trốn sẽ dễ dàng vớ được bữa ăn miễn phí.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/%C4%90%C3%A1nh-gi%C3%A0y | Cách để Đánh giày | Kỹ thuật đánh giày tốt không chỉ giúp đôi giày trông đẹp hơn mà còn kéo dài tuổi thọ của nó. Bạn sẽ cảm thấy hài lòng hơn khi tự đánh giày cho mình, và về lâu dài sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí đánh giày. Đánh bóng giày rất dễ, miễn là bạn có đầy đủ vật tư và một chút kiên nhẫn.
Phương pháp 1 - Chuẩn bị đầy đủ vật tư
Bước 1 - Chọn xi đánh giày.
Xi đánh giày có 3 dạng là dạng sáp, dạng kem và dạng lỏng. Dạng sáp và dạng kem nặng hơn, giúp dưỡng và bảo vệ da khỏi hư hỏng do nước. Dạng lỏng thích hợp để đánh bóng nhanh. Xi đánh giày có nhiều màu khác nhau -- bạn có thể mua một màu cụ thể phù hợp với màu da giày của bạn, hoặc mua xi có màu trung tính phù hợp với nhiều màu da.
Bước 2 - Quyết định nên dùng bàn chải đánh giày hay chiếc áo sơ mi cũ.
Bạn có một vài lựa chọn về cách đánh xi lên giày. Đa số mọi người đều dùng chiếc áo sơ mi cũ bằng vải cotton hoặc một miếng giẻ mềm, nhưng bạn cũng có thể dùng bàn chải đánh giày có lông cứng và ngắn. Bàn chải này được bán kèm trong hầu hết các bộ dụng cụ đánh giày. Bạn cũng cần một cây bàn chải đánh răng cũ hoặc tăm bông để thoa xi vào những góc cạnh khó tiếp cận.
Bước 3 - Tìm mua bàn chải lông ngựa.
Bàn chải đánh giày lông ngựa là dụng cụ thiết yếu mà bạn nên có. Nó có lông dài hơn và mềm hơn bàn chải đánh giày nói trên. Bàn chải lông ngựa được dùng để quét lượng xi thừa khỏi giày, và giúp lượng xi còn lại ăn vào da.
Bước 4 - Tìm miếng vải mềm không có xơ vải.
Nếu bạn muốn tạo độ bóng cho giày thì cần phải mua một miếng da thuộc vốn là một loại vải da mềm. Hoặc bạn có thể dùng bất kỳ loại vải mềm nào không có xơ vải, như chiếc áo sơ mi cũ bằng vải cotton.
Bước 5 - Dùng giấy báo lót lên bề mặt làm việc.
Đánh giày là công việc nhem nhuốc, do đó bạn cần bảo vệ sàn nhà và đồ nội thất bằng cách lót giấy báo lên khu vực làm việc. Bạn cũng có thể dùng túi giấy nâu.
Phương pháp 2 - Các bước đánh xi
Bước 1 - Vệ sinh giày.
Trước khi đánh bóng, quan trọng là bạn phải vệ sinh giày để loại bỏ bụi bẩn tích tụ. Nếu không, bụi có thể mắc kẹt bên dưới lớp xi hoặc làm xước bề mặt da. Dùng bàn chải lông ngựa chải giày mạnh tay để loại bỏ bụi bẩn.
Thay vì dùng bàn chải lông ngựa, bạn hãy dùng khăn ẩm lau sạch toàn bộ bề mặt giày. Để giày khô hoàn toàn trước khi thực hiện bước kế tiếp.
Đến lúc này, bạn nên tháo dây giày ra. Tháo dây ra sẽ giúp bạn tiếp cận lưỡi giày dễ hơn, và tránh cho xi dính vào dây.
Bước 2 - Thoa xi lên giày theo những vòng tròn nhỏ.
Nhúng chiếc áo sơ mi cũ hay bàn chải đánh giày vào xi và thoa lên bề mặt giày theo những vòng tròn nhỏ. Thoa với lực vừa phải và đảm bảo xi phủ đều bề mặt, chú ý kỹ đến mũi và gót giày vì đó là nơi mòn nhiều nhất.
Cách dễ nhất để dùng chiếc áo sơ mi cũ là quấn nó quanh ngón trỏ và ngón giữa, sau đó dùng hai ngón tay này thoa xi lên giày.
Sử dụng bàn chải đánh răng hay tăm bông thoa xi vào các vị trí khó tiếp cận, như các mép hay kẽ trong lưỡi giày.
Bạn cũng nên thoa xi vào đế giày, trong khoảng trống giữa mũi và gót giày, nơi không tiếp xúc với mặt đất.
Bước 3 - Để cho xi khô và thoa thêm vài lớp nếu cần.
Sau khi thoa xi lên chiếc giày thứ nhất, đặt nó sang một bên trên tờ báo và tiếp tục làm việc với chiếc thứ hai. Mỗi chiếc giày cần khoảng 15-20 phút để xi khô.
Nếu bạn thấy cần phải thoa thêm một lớp xi nữa thì thoa lớp thứ hai với kỹ thuật tương tự như trên.
Nhớ sử dụng lượng xi tối thiểu đủ để phủ hết bề mặt giày. Thoa nhiều lớp xi mỏng thì tốt hơn một lớp xi dày.
Bước 4 - Quét hết lượng xi thừa.
Sau khi các lớp xi đã khô, bạn dùng bàn chải lông ngựa quét theo từng bước ngắn và nhanh tay để loại bỏ lượng xi thừa. Đừng lo lắng về việc quét quá mạnh tay -- nhiệt sinh ra từ động tác quét mạnh mẽ sẽ giúp xi thấm vào da.
Các động tác quét này chủ yếu do cổ tay của bạn tạo ra. Giữ phần còn lại của cánh tay cố định trong khi cổ tay phất bàn chải tới lui thật nhanh.
Nhớ quét đều tay trên bề mặt giày. Sau khi quét xong, giày phải có độ bóng nhẹ trên toàn bề mặt. Nếu không thích giày quá bóng thì bạn có thể dừng ở đây.
Phương pháp 3 - Đánh bóng giày
Bước 1 - Đánh bóng giày bằng vải mềm.
Cách dễ nhất để tăng độ bóng cho giày là dùng vải mềm, như miếng da thuộc hay một chiếc áo sơ mi cũ bằng vải cotton, để đánh bóng giày. Cầm hai đầu miếng vải và đánh qua lại trên chiếc giày với động tác nhanh.
Một số người thích phà hơi thở vào giày (như kiểu tạo sương trên gương) trước khi đánh bóng.
Nếu thích, bạn có thể đặt chiếc giày thứ nhất lên giá (hoặc lên bàn chân) để đánh bóng dễ hơn.
Bước 2 - Sử dụng phương pháp xịt-đánh bóng.
Xịt-đánh bóng là phương pháp dùng trong quân đội để giày có độ bóng cao. Sau khi thoa lớp xi đầu tiên, bạn xịt một ít nước lên giày và để nước ngấm vào bề mặt da. Sau đó, nhúng khăn vào nước ấm và dùng nó để thoa lớp xi thứ hai.
Lặp lại quy trình này cho đến khi giày đạt độ bóng mong muốn. Nhớ phải để mỗi lớp xi khô hoàn toàn trước khi thoa lớp kế tiếp.
Phương pháp này có thể thực hiện với một miếng vải mềm hoặc vài cục bông gòn tẩy trang.
Bước 3 - Dùng phương pháp đốt-đánh bóng.
Đốt-đánh bóng là phương pháp đánh bóng giày thú vị nhưng hơi nguy hiểm. Bạn sẽ phải đốt hộp xi vài giây cho đến khi xi tan chảy và dính nhớp nháp. Sau đó, bạn thoa xi lên giày với kỹ thuật tương tự như phương pháp xịt-đánh bóng.
Sau khi thoa nhiều lớp xi nóng chảy, bạn có thể nâng cấp trò chơi với lửa này bằng cách dùng bật lửa hơ nóng đều trên bề mặt giày, cho đến khi xi chảy ra và trông hơi ướt.
Đừng để lửa chạm vào giày và liên tục di chuyển ngọn lửa như thể bạn đang phun sơn. Sau khi xi đã chảy đều, bạn để nó khô.
Thoa thêm một lớp xi cuối cùng và đánh bóng giày bằng vải mềm để đạt độ bóng cao.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/C%E1%BA%A7u-h%C3%B4n | Cách để Cầu hôn | Khoảnh khắc cầu hôn hẳn là một trong những trải nghiệm hồi hộp và khó quên nhất đời. Tất nhiên rồi, thế nào bạn cũng sẽ cảm thấy áp lực phải chăm chút từng chi tiết cho thật hoàn hảo. Thế nhưng bạn biết không, chẳng có kiểu cầu hôn nào là hoàn hảo cả; thay vào đó, bạn hãy tập trung vào việc thiết kế một màn cầu hôn sao cho thật phù hợp với bạn đời tương lai. Việc tiếp theo là tập nói những gì bạn muốn nói và thư giãn để bạn có thể tận hưởng một trải nghiệm tuyệt vời!
Phương pháp 1 - Thiết kế màn cầu hôn của riêng bạn
Bước 1 - Luôn nghĩ về bạn đời tương lai của bạn khi sắp đặt mọi thứ.
Màn cầu hôn của bạn phải thực sự phù hợp với người ấy. Thay vì cố gắng bắt chước hoặc cải biến những gì mà các cặp đôi khác vẫn làm, bạn hãy luôn tự hỏi mình “Liệu cô ấy có thích thế không?”
Ví dụ, nếu bạn biết nàng không thích làm tâm điểm của sự chú ý thì đừng dàn dựng một cảnh cầu hôn hoành tráng tại một sự kiện thể thao. Ngược lại, nếu bạn biết nàng sẽ vui sướng khi hàng nghìn cặp mắt chứng kiến cảnh nàng nhận lời cầu hôn, vậy thì đừng ngại ngần gì mà không thực hiện!
Bước 2 - Lưu tâm đến nền văn hoá và truyền thống gia đình của người yêu khi sắp đặt kế hoạch.
Nhớ rằng phong tục cầu hôn mỗi nơi một khác, nhất là nếu người yêu của bạn lớn lên ở vùng miền hoặc hoàn cảnh khác với bạn. Hãy tìm hiểu và đảm bảo tôn trọng truyền thống của họ và mọi yêu cầu mà có thể bạn cần thực hiện.
Ví dụ, nhẫn đính hôn không phải là biểu tượng ở mọi nơi; cả hành động quỳ một chân khi nói lời cầu hôn cũng vậy.
Nếu có thể, bạn nên nói chuyện với gia đình người yêu để nghe họ khuyên cách cầu hôn như thế nào cho hay nhất. Cho dù bạn không nhất thiết phải xin lời chúc phúc của gia đình trước, họ cũng sẽ rất vui khi bạn cho họ biết về kế hoạch cầu hôn của bạn.
Bước 3 - Làm theo truyền thống nếu bạn biết nàng thích thế.
Nếu người yêu của bạn coi trọng truyền thống, bạn cũng cần ưu tiên các nghi thức truyền thống. Chẳng hạn như, đầu tiên bạn cần phải thưa chuyện với cha mẹ người yêu, tiếp theo là mua nhẫn kim cương, rồi dẫn nàng đến một nhà hàng sang trọng, quỳ một chân xuống và trịnh trọng nói “Em có đồng ý lấy anh không?”
Nếu bạn không chắc người yêu bạn có mong đợi màn cầu hôn truyền thống hay không, hãy để ý xem nàng phản ứng với các màn cầu hôn của bạn bè, thậm chí cả những người nổi tiếng như thế nào. Bạn có thể hỏi “Em thấy màn cầu hôn đó thế nào?”
Bước 4 - Dàn dựng màn cầu hôn hiện đại nếu bạn cảm thấy nó phù hợp với người yêu của bạn.
Không phải ai cũng mơ về màn cầu hôn lãng mạn như trong truyện cổ tích với đủ nghi thức truyền thống. Hãy dựa vào hiểu biết của bạn về quan điểm và ý thích của bạn yêu để lên kế hoạch cầu hôn. Nhớ rằng mục tiêu của bạn là phải đem đến cho người ấy khoảnh khắc tuyệt vời!
Nếu người yêu của bạn không thích nhẫn kim cương vì quan niệm đạo đức hoặc vì không muốn tốn kém, bạn có thể mua chiếc nhẫn giản dị hơn cho người ấy hoặc cả hai, hoặc không cần chiếc nhẫn nào cả.
Miễn là bạn cảm thấy phù hợp với bạn đời thì không có gì sai khi hai bạn cùng ngồi xuống trò chuyện về các ưu điểm và nhược điểm của bước đi quan trọng này. Thậm chí bạn có thể kết hợp buổi trò chuyện theo kiểu mới với màn cầu hôn cổ điển sau khi cả hai đã đồng ý kết hôn.
Nhiều nơi trên thế giới vẫn có định kiến mạnh mẽ (và thường được ưa thích) rằng, đối với các cặp đôi khác giới thì đàn ông phải là người cầu hôn. Tuy là vậy, bạn đừng quên rằng cầu hôn chỉ là làm những gì phù hợp nhất với cả hai bạn.
Bước 5 - Hỏi ý thích của người ấy về nhẫn đính hôn, nếu được.
Nhẫn đính hôn là một phần không thể thiếu đối với nhiều cặp đôi. Để chắc chắn chọn được nhẫn như ý, bạn có thể cùng người yêu duyệt qua những chiếc nhẫn. Cái dở là điều này có thể làm mất tính bất ngờ, thế nên bạn cần làm sao cho kín đáo một chút.
Ví dụ, hãy để ý xem kiểu trang sức nào (đặc biệt là nhẫn) thu hút ánh mắt của nàng khi hai bạn đi ngang qua cửa hàng kim hoàn trong khu mua sắm. Bạn cũng có thể ghi nhớ những chiếc nhẫn đính hôn của bạn bè mà nàng từng thích mê mẩn.
Nếu có cơ hội, bạn hãy vẽ đồ theo chu vi bên trong chiếc nhẫn có sẵn của người yêu. Cứ đem tờ giấy đến cửa hàng là thợ kim hoàn sẽ ước lượng được kích cỡ chiếc nhẫn.
Bước 6 - Nhờ người chụp ảnh và quay lại sự kiện, nếu thích.
Nếu bạn muốn khoảnh khắc cầu hôn của mình được ghi lại một cách chuyên nghiệp để sau này lưu lại cho con cháu, hãy thuê thợ chụp ảnh hoặc quay phim để họ lo việc này. (Hoặc nhờ một người bạn hay người thân giỏi làm việc này cũng được). Nhưng có lẽ bạn chỉ nên làm vậy nếu bạn tin chắc mình sẽ được nhận lời!
Nếu bạn nghĩ mãi mà vẫn không biết phải cầu hôn như thế nào cho đúng, hãy cân nhắc thuê chuyên gia tư vấn đám cưới để giúp bạn sắp đặt màn cầu hôn. Nhớ rằng dù có dùng cách nào thì màn cầu hôn cũng phải được thiết kế sao cho thật phù hợp với bạn đời của bạn.
Phương pháp 2 - Chọn đúng thời gian và địa điểm
Bước 1 - Cân nhắc xem hai bạn sẽ nói về tương lai như thế nào hoặc liệu có nên bàn về tương lai không.
Đừng lập kế hoạch cầu hôn khi hai bạn chưa hình dung được viễn cảnh ở bên nhau. Nếu cả hai đều nghĩ về tương lai với chủ thể “chúng ta” thì có lẽ đã đúng lúc để nói lời cầu hôn, bằng như bạn vẫn nói về tương lai chỉ với “em” và “anh”, có lẽ là bạn nên chờ cho mối quan hệ tiến triển sâu sắc hơn nữa.
Khi bàn về những quyết định quan trọng trong cuộc sống ngụ ý về tương lai – mua nhà, thay đổi công việc, nuôi thú cưng, chuyển đến vùng đất mới, v.v… bạn có xem đó là các quyết định chung ảnh hưởng đến cả hai bạn không?
Ví dụ: giả dụ như bạn đang định đổi xe, bạn có nghĩ ngay đến việc hỏi ý kiến người ấy về kiểu xe mới nào nên mua không, ngay cả khi đó vẫn là quyết định của bạn?
Bước 2 - Đừng vội cầu hôn khi bạn chưa tin chắc rằng người ấy sẽ đồng ý.
Hiếm có chuyên gia hôn nhân nào lại khuyên khách hàng rằng “cứ nắm lấy cơ hội đi và hy vọng đối phương đồng ý”. Bạn sẽ ít lo lắng hơn và sẽ tận hưởng nhiều hơn nếu bạn tự tin về cầu trả lời của người ấy, và bạn sẽ yên tâm rằng người ấy nhận lời cầu hôn của bạn vì họ thực sự muốn thế - không phải vì họ bị bất ngờ hoặc vì cảm thấy áy náy.
Hẳn là bạn sẽ không muốn phải hỏi “Em này, nếu anh cầu hôn thì em có đồng ý không?” Thế nên, bạn sẽ phải dùng óc suy xét về tình trạng mối quan hệ giữa hai bên để xác định xem đã đến đúng thời điểm chưa.
Cầu hôn phải giống như đỉnh cao của một giai đoạn trong mối quan hệ và là điểm khởi đầu cho sự chuyển tiếp sang một giai đoạn mới.
Bước 3 - Hãy chắc rằng bạn háo hức với lời cầu hôn hơn là màn trình diễn.
Xác định một cách rõ ràng điều gì cần ưu tiên – mục đích chính của bạn là đề nghị người yêu trở thành bạn đời chứ không phải là tạo ra màn cầu hôn ấn tượng nhất trên đời, có phải không nào? Nếu bạn cảm thấy hào hứng với cảnh tượng cầu hôn hơn là bản chất của nó, vậy thì có lẽ bạn nên nghĩ lại xem liệu mình đã thực sự sẵn sàng cho sự kiện lớn này chưa.
Hãy nghĩ như thế này: Bất kỳ màn cầu hôn nào kết thúc với câu “Em đồng ý” bao giờ cũng là câu chuyện tuyệt vời. Một màn cầu hôn không thể hoành tráng hơn nhưng lại hạ màn với lời từ chối sẽ không hay ho gì để kể lại – ít nhất là đối với bạn!
Bước 4 - Đừng lợi dụng bối cảnh công cộng để gây áp lực cho người ấy.
Nếu bạn không chắc họ có gật đầu hay không khi bạn cầu hôn ở nơi riêng tư, đừng cố tăng cơ hội bằng cách nói lời cầu hôn trước mặt nhiều người. Cô ấy có thể cảm thấy không bị buộc phải đồng ý dù trong lòng còn nghi ngại. Khó mà tin rằng điều này sẽ là nền tảng cho sự hẹn ước và cuộc hôn nhân hạnh phúc (nếu hai bạn thực sự kết hôn).
Bạn có thể cầu hôn trước đám đông nếu thoả mãn cả hai điều kiện: người yêu của bạn thích kiểu cầu hôn đó; và bạn tự tin là họ sẽ nhận lời khi bạn nói lời cầu hôn ở nơi riêng tư.
Bước 5 - Chọn một địa điểm sau này sẽ có ý nghĩa với bạn đời tương lai của bạn.
Ví dụ, trở về nơi mà hai bạn lần đầu gặp nhau hoặc lần đầu hẹn hò. Bạn cũng có thể dẫn người yêu đến một điểm đến lãng mạn mà từ lâu nàng vẫn ao ước ghé thăm – trên đỉnh tháp Eiffel chẳng hạn? Hãy nghĩ xem người yêu bạn thích gì để chọn địa điểm đúng với mong muốn của nàng.
Dĩ nhiên là không phải ai cũng thích một địa điểm kỳ thú hay nhà hàng sang trọng. Nếu người yêu của bạn thích được cầu hôn riêng tư tại nhà, bạn hãy chiều ý cô ấy – chắn chắn nó vẫn sẽ là trải nghiệm đáng nhớ với nàng!
Phương pháp 3 - Cầu hôn trôi chảy và tự tin
Bước 1 - Tập luyện trước những điều muốn trước ngày quan trọng.
Dù có tin vào câu trả lời của người ấy thế nào đi nữa, bạn vẫn sẽ hồi hộp trong khi nói lời cầu hôn. Hãy viết ra những gì bạn muốn nói, tập nói trước gương nhiều lần và học thuộc lòng. Bạn phải nói làm sao để lời cầu hôn nghe thật tự nhiên.
Thông thường, tốt nhất là bạn nên ngắn gọn. Chỉ cần nói 2-4 câu và có lẽ kết thúc với lời cầu hôn kinh điển “Em có đồng ý lấy anh không?”
Ví dụ, “Sương à, hai năm qua là khoảng thời gian hạnh phúc nhất đời anh vì có em bên cạnh. Anh muốn dành cả cuộc đời còn lại để đem hạnh phúc đến cho em. Em lấy anh nhé Sương?”
Hoặc: “Em biết không Sương, khi nghĩ về khoảng thời gian trước khi gặp em, anh có cảm giác như là anh đang lục lọi ký ức của một người khác vậy. Anh đã đổi khác và tốt hơn trước kia nhờ có em. Anh không muốn tưởng tượng đến một tương lai không có em. Sương, anh yêu em – em có đồng ý làm vợ anh không?”
Bước 2 - Làm một video cầu hôn nếu nó giúp bạn tự tin hơn.
Đây không phải là lựa chọn tốt nhất trong mọi trường hợp – người yêu của bạn có thể thích lời cầu hôn “phát trực tiếp” dù không hoàn hảo hơn là băng ghi hình được thực hiện một cách hoàn hảo.
Sau bữa tối lãng mạn, hai bạn có thể về nhà xem phim – lúc ấy bạn sẽ nói “À, có cái này có thể em thích” và mở video cầu hôn của bạn. Sau đó, bạn có thể lấy nhẫn ra và quỳ một chân xuống trong khi nàng xem đoạn video.
Bước 3 - Dùng các phương pháp thư giãn để giữ bình tĩnh trước khi nói lời cầu hôn.
Hít thở chậm và sâu là một cách rất hiệu quả để xoa dịu cảm giác hồi hộp vào phút chót trước khi bạn “ngỏ lời”. Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc dành chút thời gian cho các hoạt động thư giãn trước khi gặp đối phương. Hãy làm bất cứ việc gì có thể giúp ích cho bạn, chẳng hạn như:
Thiền, cầu nguyện hoặc hình dung.
Yoga, vận động nhẹ (chẳng hạn như đi dạo) hoặc tập bài tập thư giãn động-tăng chùng cơ.
Viết ra những lời can đảm hoặc nói chuyện với bạn thân.
Bước 4 - Tận hưởng trải nghiệm thay vì lo lắng đến từng chi tiết.
Bất kể những gì bạn nhìn thấy trên mạng truyền thông xã hội, màn cầu hôn của bạn không cần phải diễn ra thật hoàn hảo trơn tru mà không gặp bất cứ trục trặc gì. Luôn ghi nhớ các mục tiêu cuối cùng trong đầu: bày tỏ tình yêu và ước muốn được ở bên cạnh người yêu suốt đời, và nhận được cái gật đầu của họ!
Thay vì cứ băn khoăn về các tiểu tiết, hãy nhìn vào mắt người yêu. Nói những gì bạn muốn nói với tình cảm chân thành. Lắng nghe phản hồi của nàng. Tận hưởng từng khoảnh khắc. Đây có thể là trải nghiệm chỉ xảy ra một lần duy nhất trong đời bạn.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ch%E1%BB%A9ng-t%E1%BB%8F-cho-b%E1%BA%A1n-trai-bi%E1%BA%BFt-b%E1%BA%A1n-kh%C3%B4ng-l%E1%BB%ABa-d%E1%BB%91i | Cách để Chứng tỏ cho bạn trai biết bạn không lừa dối | Thỉnh thoảng, con người thường có tính nghi ngờ, lo lắng, và thậm chí là hoang tưởng. Điều này hoàn toàn bình thường. Đôi khi, sự hoài nghi hoặc suy nghĩ lo lắng/hoang tưởng là về mối quan hệ tình cảm, đặc biệt khi bạn trai bạn nghi ngờ lòng chung thủy của bạn. Có lẽ một sự cố cụ thể nào đó khiến anh ấy suy nghĩ như vậy, hoặc có thể là vì bạn bè đã nói một điều gì đó với người bạn yêu. Cho dù là như thế nào, có khá nhiều phương pháp mà bạn có thể thực hiện để chứng tỏ với bạn trai rằng bạn không lừa dối và hy vọng hành động này sẽ giúp anh ấy cảm thấy thoải mái hơn.
Phương pháp 1 - Chứng tỏ lòng chung thủy với bạn trai
Bước 1 - Thảo luận về suy nghĩ cũng như cảm xúc của anh ấy.
Nếu bạn nghi ngờ người bạn yêu nghĩ rằng bạn đang lừa dối, nhưng anh ấy vẫn chưa chất vấn bạn, bạn có thể yêu cầu trò chuyện một cách nghiêm túc với anh ấy. Hãy cho anh ấy biết bạn nhận thấy rằng anh ấy đang không vui, và hỏi xem liệu anh ấy có muốn nói về nó để cảm thấy thoải mái hơn hay không. Cho anh ấy biết bạn sẽ luôn có mặt bên anh ấy, bất kể điều gì đang khiến anh ấy buồn lòng, và bạn muốn giúp anh ấy bằng bất kỳ giá nào. Lắng nghe điều anh ấy nói với thái độ cởi mở và tránh phản ứng mà không suy nghĩ hoặc phán xét anh ấy.
Hỏi xem có phải một sự kiện hoặc tình huống cụ thể nào đó đã xảy ra khiến anh ấy lo lắng rằng bạn đang lừa dối anh ấy. Nếu có, bạn nên thảo luận một cách chi tiết về tình huống đó và yêu cầu anh ấy giải thích lý do vì sao anh ấy nghĩ rằng bạn không chung thủy.
Giải thích quan điểm của bạn về sự kiện hoặc tình huống. Bạn nên thừa nhận rằng bạn hiểu rõ lý do vì sao anh ấy lại hiểu nhầm một sự kiện nào đó như là dấu hiệu của sự lừa dối và hỏi xem bạn có thể làm gì để bảo đảm điều này không tái diễn.
Bàn luận và thỏa thuận với nhau về cách ứng phó tốt nhất để chắc chắn rằng hiểu lầm sẽ không bao giờ diễn ra một lần nữa. Điều này có thể bao gồm thay đổi hành vi của bạn trước người khác phái khác, hoặc bạn trai bạn phải chia sẻ về bất kỳ tình huống nào khiến anh ấy không thoải mái. Cả hai nên hứa trở nên cởi mở hơn với nhau trong tương lai.
Bước 2 - Đánh giá hành vi và hành động của bạn.
Một khi bạn đã có cơ hội để trò chuyện với người bạn yêu về suy nghĩ của anh ấy, bạn nên dành một vài phút để đánh giá hành vi hoặc hành động cụ thể của bản thân có thể hình thành sự lo lắng cho anh ấy. Có thể hành động của bạn chính là nguyên nhân gây nên vấn đề? Có phải là bạn có thái độ tán tỉnh quá mức với người đàn ông khác mà không hề hay biết? Hay là hành động của bạn hoàn toàn hợp lý và phản ứng của anh ấy mới chính là yếu tố không phù hợp?
Bây giờ thì bạn đã hiểu rõ hơn về người bạn yêu, bạn cần phải đưa ra quyết định. Có phải anh ấy buộc bạn thay đổi hành vi để trở thành người khác? Hay là yêu cầu của anh ấy hoàn toàn hợp lý trong một vài trường hợp nào đó (ví dụ, bạn không còn độc thân)?
Nếu bạn muốn cải thiện mối quan hệ của mình, bạn cần phải thỏa hiệp với bạn trai và cố hết sức thay đổi hành động của bản thân.
Nếu bạn cảm thấy như thể người bạn yêu đang đòi hỏi quá nhiều ở bạn, bạn nên suy nghĩ xem liệu đây có phải là mối quan hệ mà bạn thật sự muốn duy trì. Có thể bạn trai của bạn quá bảo thủ và bạn cần một người nào đó cho phép bạn được tự do hơn. Hoặc có lẽ là hành động của bạn mô tả cảm giác thật sự mà bạn đang có với người bạn yêu, và bạn không hạnh phúc với mối quan hệ này.
Bước 3 - Chỉ ra rằng bạn không có khả năng lừa dối người ấy.
Có khả năng lừa dối người khác đòi hỏi bạn phải có tính phản bội, dối trá, và lừa lọc. Không phải người nào cũng có thể sở hữu những tính cách này mà không bộc lộ dấu hiệu căng thẳng hoặc lo lắng. Chưa kể đến nhiều người chỉ đơn giản là không thể nói dối quá nhiều để có thể lừa gạt một người nào đó. Nếu bạn trai của bạn cho rằng bạn đang dối gạt anh ấy, bạn nên tham khảo ý kiến của anh ấy về tính cách thật sự của bạn. Nó có phải là tính cách có khả năng gian dối nhiều đến như vậy? Liệu bạn thật sự có phải là người dễ dàng nói dối một cách nhất quán trước mặt người khác?
Trong nhiều tình huống, trong lòng, bạn trai của bạn đã biết rõ “sự thật”, nhưng nó không thể khiến anh ấy ngừng nghi ngờ hoặc có cảm giác bất an đôi chút. Cho anh ấy có cơ hội để đánh giá tính lôgic về sự ngờ vực của bản thân sẽ giúp anh ấy loại bỏ mọi nghi ngờ và sự bất an của chính mình.
Bước 4 - Đi cùng bạn trai đến gặp gỡ bạn bè mới.
Có phải dạo gần đây bạn vừa mới trở thành bạn của ai đó? Có phải bạn rất thích đi chơi với người đó đến nổi bạn không dành nhiều thời gian cho bạn trai mình? Có thể sự thay đổi này khiến người bạn yêu ngờ vực bạn. Thậm chí khi bạn trấn an anh ấy rằng bạn chỉ gặp gỡ bạn bè thông thường, anh ấy vẫn không thể bỏ được sự nghi ngờ. Vì bạn không có gì để giấu diếm, lần sau khi đi chơi cùng bạn bè, bạn nên bảo anh ấy đi cùng bạn.
Bước 5 - Thể hiện sự hào hứng khi có bạn trai bên cạnh.
Khi một người nào đó lừa dối trong mối quan hệ tình cảm, có khá nhiều dấu hiệu chứng tỏ rằng có điều gì đó khá bất ổn. Một trong những dấu hiệu đó là thiếu giao tiếp hoặc thiếu hứng thú với đối phương. Nếu bạn có thể cho bạn trai của bạn biết rằng bạn vẫn thích được đi chơi cùng anh ấy, bạn luôn thiết lập kế hoạch cùng anh ấy thực hiện một hoạt động nào đó, bạn thích được dành khoảng thời gian yên lặng một mình với anh ấy, và bạn có thể giao tiếp một cách hiệu quả, anh ấy sẽ nhận ra rằng bạn không thể nào lừa dối anh ấy. Tại sao bạn lại muốn dành nhiều thời gian với người mà bạn không thật sự quan tâm? Tại sao bạn lại phấn khích được gặp anh ấy chứ không phải là một người nào khác?
Bước 6 - Khẳng định rằng đời sống tình dục của bạn không hề thay đổi.
Cặp đôi không gặp vấn đề trong tình cảm thường sở hữu đời sống tình dục khá lành mạnh. Thỉnh thoảng, họ thích thử qua những điều mới lạ, nhưng họ vẫn hòa hợp với mong muốn và nhu cầu của đối phương. Tất nhiên, đôi khi, một trong hai bạn có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc căng thẳng với vấn đề nào đó đến nỗi không muốn quan hệ, nhưng điều này sẽ không xảy ra một cách thường xuyên. Nếu đời sống tình dục của cả hai rất tuyệt vời, và hai bạn giao tiếp một cách hiệu quả với nhau về mong muốn của cả hai trong chuyện chăn gối, hành động này sẽ giúp người bạn yêu nhận ra rằng bạn không đang lừa dối anh ấy.
Có thể bạn trai của bạn chỉ đơn giản là cảm thấy bất an. Có lẽ anh ấy nghĩ rằng anh ấy không thể làm bạn hài lòng trong chốn phòng the, hoặc anh ấy đã làm sai một điều gì đó. Tư tưởng của anh ấy sẽ nhanh chóng khiến anh ấy tin rằng bạn đang tìm kiếm người khác tốt hơn. Có thể anh ấy chỉ cần được trấn an rằng anh ấy rất tuyệt trong chuyện ái ân hoặc bạn nên chia sẻ với anh ấy về mong muốn của bạn.
Bước 7 - Cho phép bạn trai xem xét điện thoại của bạn.
Không may mắn thay, trong thế giới công nghệ ngày nay, thiết bị điện tử là nguyên nhân gây hiểu lầm và nghi ngờ trong mối quan hệ tình cảm. Nó có thể là bất kỳ một yếu tố nào từ tin nhắn khả nghi đến những cuộc điện thoại từ người gọi vô danh. Nếu anh ấy lo rằng bạn không chung thủy bởi vì vấn đề liên quan đến chiếc điện thoại di động hoặc máy tính của bạn, bạn nên yêu cầu anh ấy giải thích rõ ràng điều mà anh ấy đã thấy hoặc đã nghe khiến anh ấy lo lắng. Có cơ hội là sẽ có lời giải thích xứng đáng cho tình huống cụ thể nào đó, nhưng có lẽ chính phản ứng của bạn đối với tình huống mới là nguyên nhân khiến anh ấy nghi ngờ.
Một khi bạn biết rõ về tình huống cụ thể đang hình thành nỗi lo âu của bạn trai bạn, bạn nên hỏi xem liệu anh ấy có cảm thấy tốt hơn nếu bạn cho anh ấy xem thông tin chi tiết trên điện thoại hoặc máy tính của bạn. Liệu anh ấy có cảm thấy an toàn hơn khi đọc qua tin nhắn hoặc email cụ thể nào đó? Nếu có, bạn nên cân nhắc cho anh ấy kiểm tra yếu tố hình thành mối lo ngại cho anh ấy và giải thích rõ chuyện đã xảy ra.
Tuy nhiên, phương pháp này không nên biến bạn trai của bạn thành người muốn thường xuyên kiểm tra điện thoại của bạn để theo dõi xem bạn đã ở đâu và bạn đang làm gì. Chiếc điện thoại vẫn là tài sản riêng của bạn và anh ấy không có quyền đọc nó trừ khi bạn cho phép. Bạn cần phải thiết lập ranh giới rõ ràng với người bạn yêu nếu bạn quyết định cho anh ấy xem xét điện thoại của mình. Và bạn cần phải tôn trọng ranh giới tương tự đối với chiếc điện thoại của anh ấy.
Bước 8 - Hỏi xem anh ấy có thật sự cảm thấy – trong thâm tâm – rằng bạn đang lừa dối.
Linh cảm hoặc bản năng của chúng ta thường giúp chúng ta đi đúng hướng. Nếu chúng ta cảm thấy một điều gì đó không ổn, có cơ hội đây là sự thật. Bạn nên yêu cầu người ấy dành thời gian để tự hỏi bản thân một cách nghiêm túc xem liệu anh ấy có cảm thấy – trong thâm tâm – rằng bạn đang lừa dối anh ấy hay không. Có thể anh ấy đã hình thành sự hoài nghi hoặc hoang tưởng về khả năng lừa dối tiềm năng của bạn và chỉ là chưa thể thuyết phục bản thân ngừng ngay những suy nghĩ này, nhưng trong lòng, anh ấy biết rằng nó không phải là sự thật. Có lẽ anh ấy chỉ cần thời gian để suy nghĩ về tính huống và nhìn nhận nó một cách có ý thức hơn.
Phương pháp 2 - Duy trì sự lành mạnh cho mối quan hệ của bạn
Bước 1 - Tranh cãi hợp lý.
Cặp đôi trong mối quan hệ tình cảm đang gặp khó khăn thường cãi nhau về chủ đề nhỏ nhặt nhất và không quan trọng. Mối quan hệ tốt đẹp vẫn xảy ra tranh luận, nhưng đối với hai người đang hoàn toàn gặp khủng hoảng, sự tranh cãi sẽ không bao giờ kết thúc. Vì bạn không lừa dối người mình yêu, hãy chứng tỏ cho anh ấy biết điều này, mặc dù cả hai sẽ cãi vã, nhưng đây không phải là ngày tàn của thế giới. Nếu bạn dối gạt người bạn yêu, có cơ hội là sự tranh cãi của cả hai sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Bước 2 - Giữ bình tĩnh.
Lừa dối người khác sẽ tiêu tốn khá nhiều năng lượng của bạn và thường kết thúc bằng cảm giác tội lỗi và lo lắng. Khi bạn lừa gạt người ấy, bạn có thể sẽ bộc lộ dấu hiệu trầm cảm, lo âu và có lỗi. Nếu bạn bình tĩnh và không lo lắng về mối quan hệ của mình thì làm sao bạn trai của bạn lại nghĩ rằng bạn đang lừa dối anh ấy?
Hỏi anh ấy xem liệu bạn có bao giờ buồn bực vô lý khi anh ấy hỏi thăm bạn về vấn đề nào đó (ví dụ như bạn đã ở đâu). Nếu bạn luôn đưa ra lời giải thích hợp lý thì tại sao anh ấy lại phải lo lắng?
Tham khảo ý kiến anh ấy xem bạn có từng thay đổi tâm trạng một cách khác thường mà không liên quan đến vấn đề sinh học hoặc sự kiện cụ thể bên ngoài (ví dụ, rắc rối với gia đình hoặc trong công việc). Khi bạn không chọc giận anh ấy với những lý do mà anh ấy không thể giải thích thì làm sao anh ấy lại có thể nghĩ rằng bạn đang che giấu sự dối trá của mình?
Bước 3 - Nhìn nhận mối quan hệ một cách nghiêm túc.
Người lừa dối bạn trai của mình sẽ không muốn phát triển mối quan hệ hiện tại. Nếu bạn và người bạn yêu thường xuyên bàn luận về tương lai, hoặc trò chuyện về chủ đề như cả hai sẽ ra sao trong 20 năm nữa, bạn không đang lừa dối anh ấy. Đây không phải là cuộc đối thoại mà người đang lừa gạt muốn có. Nếu bạn không chung thủy, bạn sẽ muốn lảng tránh hoặc giảm thiểu cuộc trò chuyện loại này.
Bước 4 - Dẫn bạn trai đến sự kiện gia đình.
Một trong những điều cuối cùng mà người bạn gái muốn làm đó là mời người yêu mà cô ấy đang lừa dối đến tham dự sự kiện gia đình và giới thiệu về anh ấy. Bạn nên nhớ đi cùng anh ấy đến gặp gỡ gia đình. Khuyến khích cha mẹ hoặc anh chị em của bạn trò chuyện trực tiếp với anh ấy nếu họ muốn. Khen ngợi thành tựu của anh ấy với người thân của bạn. Đề nghị người nhà kết bạn với anh ấy trên Facebook.
Hoạt động tương tự cũng có thể được áp dụng trong tình huống ngược lại. Bạn nên bày tỏ sự phấn khích khi được gặp gỡ gia đình anh ấy. Phát triển mối quan hệ cá nhân với người nhà anh ấy (có thể là với mẹ hoặc chị/em gái).
Bước 5 - Chia sẻ bí mật của bản thân với người bạn yêu.
Nếu bạn đang lừa dối người ấy, bạn sẽ ngừng nói về mọi thứ với anh ta. Vì bạn luôn chung thủy với bạn trai của mình, bạn nên bảo đảm rằng bạn luôn chia sẻ với người bạn yêu mọi vấn đề đang khiến bạn lo lắng. Kể cho anh ấy nghe bí mật mà bạn chưa từng thổ lộ cùng ai. Nói cho anh biết về yếu đố đang thật sự khiến bạn lo âu, hoặc khiến bạn sợ hãi. Cho anh ấy thấy rằng bạn hoàn toàn tin tưởng anh ấy với điều bí mật và tế nhị của bản thân bạn.
Bước 6 - Tránh so sánh bạn trai của bạn với người đàn ông khác.
Có thể điều này đã từng xảy ra và đây chính là lý do vì sao anh ấy ngờ vực bạn. Có lẽ là bạn chỉ muốn trêu ghẹo anh ấy, nhưng anh ấy lại ghim sâu lời bạn nói trong tim. Không người nào thích bị so sánh với người khác để nhận thấy sự kém hoàn hảo của chính mình. Chỉ bởi vì người khác [thêm vào bất kỳ yếu tố so sánh nào ở đây], không có nghĩa là bạn trai của bạn cũng phải làm điều tương tự, ăn nói giống họ, hoặc trở thành như họ. Nếu bạn đã vô tình thực hiện điều này trong quá khứ, bạn nên xin lỗi và hứa sẽ không bao giờ như vậy một lần nữa.
Bước 7 - Khen ngợi người bạn yêu mỗi ngày.
Bất kỳ ai cũng thích được khen ngợi! Lời khen khiến bạn cảm thấy tốt hơn vì chúng chứng tỏ rằng người khác chú ý đến bạn VÀ có thể can đảm nói to điều đó. Lời khen tặng không cần thiết phải dựa trên sự kiện hoặc hoạt động to tát, nó có thể là những điều nhỏ nhặt như một chiếc áo sơ mi đẹp, một kiểu tóc hấp dẫn, một buổi ăn tối được nấu rất ngon, hành động giữ cửa cho người khác, v.v. Bạn nên dành thời gian để dành lời khen cho anh ấy trước hành động mà anh ấy thực hiện ít nhất là một lần mỗi ngày. Điều này không chỉ khiến anh ấy cảm thấy tuyệt vời, mà anh ấy sẽ biết rằng bạn nhận thức rõ mọi hành động to tát hoặc nhỏ nhặt của anh ấy.
Bước 8 - Chứng tỏ cho người bạn yêu biết anh ấy chính là một trong các ưu tiên hàng đầu của bạn.
Tùy thuộc vào mọi lĩnh vực khác đang diễn ra trong cuộc sống (ví dụ, trường học, công việc, gia đình, v.v), anh ấy sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu của bạn. Bạn nên cho anh ấy biết tầm quan trọng của chính mình bằng cách nghĩ về anh ấy mỗi khi lên lịch cho sự kiện hoặc lập kế hoạch đi chơi. Ví dụ, nếu cả hai bạn đều đã thảo luận về việc đi xem phim vào cuối tuần, nhưng vẫn chưa xây dựng kế hoạch cụ thể, bạn nên hỏi thăm anh ấy về nó trước khi có kế hoạch khác.
Nếu bạn đã lập sẵn kế hoạch, nhưng một yếu tố quan trọng nào đó xảy đến cho bạn trai của bạn, bạn nên cân nhắc thay đổi nó để có thể ở bên cạnh và hỗ trợ anh ấy.
Bước 9 - Nhớ lại sự kiện cũ.
Thỉnh thoảng, bạn nên dành thời gian cho bạn trai của mình và trò chuyện về kỷ niệm trong quá khứ mà cả hai đã từng rất yêu thích. Xem lại video hoặc hình ảnh về sự kiện đó. Cười vang và chia sẻ kỷ niệm với nhau để nhắc nhở cả hai nhớ về tầm quan trọng của cả hai đối với nhau. Kỷ niệm của bạn có thể là bất kỳ điều gì từ kỳ nghỉ cụ thể cho đến chuyến đi chơi tại công viên giải trí.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Hu%E1%BA%A5n-luy%E1%BB%87n-ch%C3%B3-Husky | Cách để Huấn luyện chó Husky | Chó Husky Sibir (hay gọi tắt là chó Husky) là giống chó tuyệt đẹp, độc lập, ưa vận động và thông minh. Mặc dù loài chó này có tính tình khá dịu dàng và tình cảm, việc huấn luyện Husky không hề dễ dàng. Chó Husky có tập tính bầy đàn, do đó chúng sẽ luôn thách thức vị trí "lãnh đạo" cũng như giới hạn của bạn. Husky sẽ phá phách nếu không được cho vận động. Để tránh những trải nghiệm không mong muốn khi nuôi một chú chó Husky, điều quan trọng là bạn phải hiểu tính khí của chúng để có biện pháp huấn luyện phù hợp trong mọi hoàn cảnh.
Phương pháp 1 - Huấn luyện chú chó Husky của bạn
Bước 1 - Cho chúng biết bạn là “con đầu đàn.”
Husky nổi tiếng là giống chó khó huấn luyện. Chúng là loài chó sống bầy đàn với hệ thống thứ bậc chỉ huy rõ ràng, do đó chúng rất cứng đầu, quyết liệt và độc lập. Nếu Husky không được huấn luyện tử tế, một vài nét tính cách tự nhiên của loài này sẽ khiến chúng đặc biệt phá phách. Vì vậy, điều quan trọng là phải sớm hạn chế tối đa những hành vi xấu của Husky và thiết lập nền tảng của một chú chó biết nghe lời.
Điều quan trọng là bạn phải nắm bắt được tính khí của loài chó Husky. Sự tự tin và quyết liệt là những đức tính quan trọng của người nuôi Husky để buộc chó vâng lời. Husky sẽ chỉ tôn trọng hoặc tuân lệnh “con đầu đàn.”
Đối xử bình đẳng với Husky không phải là một ý hay, vì Husky là loài chó sống theo cấp bậc bầy đàn và chỉ tuân lệnh chỉ huy. Bạn phải chứng tỏ mình là người chỉ huy trong mọi thời điểm, thể hiện qua việc ăn trước, bước qua cửa trước khi chó vào, hoặc bắt chó tránh đường để bạn đi. Việc thiết lập mối quan hệ cấp bậc như vậy là vô cùng quan trọng.
Đôi khi Husky sẽ trở nên hung hăng nhằm mục đích tấn công chỉ huy bằng cách cắn, tỏ thái độ, hoặc thể hiện những hành vi hung hăng khác. Trong trường hợp này, bạn buộc phải thể hiện sự thống trị của mình với tư cách “con đầu đàn” để kiềm chế chúng. Việc bỏ qua hoặc cho phép chú Husky của bạn tiếp tục những hành vi như vậy sẽ chỉ khuyến khích chó thêm hung hăng đối với những chú chó khác cũng như với mọi người.
Đôi lúc Husky sẽ có những hành vi mang tính bản năng đối với chúng nhưng gây khó chịu cho con người. Vị trí “con đầu đàn” sẽ khiến bạn có quyền huấn luyện Husky không thực hiện những hành vi xấu, ví dụ như nhảy chồm lên người khác, đào hố, cắn và gặm đồ. Husky sẽ chỉ tuân lệnh “con đầu đàn”.
Bước 2 - Thưởng cho hành vi tốt.
Cách hành xử tốt là nền tảng của một chú chó ngoan. Sử dụng thức ăn ngon và giọng điệu khích lệ là sự kết hợp hiệu quả giúp chó lặp lại hành vi tốt. Phương pháp này gọi là “củng cố tích cực” hoặc “huấn luyện tôn trọng.”
Hãy thưởng ngay để chó biết nên lặp lại hành vi nào. Trì hoãn quá lâu sẽ khiến Husky rối trí. Một khi chó đã học được một câu lệnh, bạn không cần phải thưởng quà nữa.
Chuyển hướng hành vi xấu thành hành vi tốt. Thu hút sự tập trung của chó từ việc phá phách sang hành vi ngoan ngoãn. Cách này giúp chó hiểu điều gì được làm hoặc không được làm mà không dùng hình phạt.
Phương pháp khuyến khích và thưởng là an toàn vì Husky sẽ không sợ hãi, hung hăng hay căng thẳng vì bị đánh. Thay vì hành động bạo lực với chú Husky của bạn, bạn chỉ cần lấy lại quà thưởng nếu chó làm sai.
Giữ cho bài tập đơn giản và đề ra các mục tiêu. Chú Husky của bạn, cũng như bất cứ loài động vật nào, có một tốc độ tiếp thu nhất định. Hãy bắt đầu với những câu lệnh nhỏ, sau đó tăng dần độ phức tạp và thưởng cho chó ở mọi giai đoạn.
Bước 3 - Phạt Husky theo cách thức không bạo lực.
Đi kèm với lời khen và quà thưởng, chó Husky cũng cần phải bị phạt khi có những hành vi xấu. Tương tự như khi thưởng, những biện pháp khắc phục cần phải được thực hiện ngay tức thì, có sự nhất quán, và hướng về mục đích khuyến khích chó thực hiện hành vi tốt. Để tránh lạm dụng kỷ luật bằng bạo lực đối với chó dẫn đến việc chó không còn tự nguyện vâng lời, bạn hãy kiểm soát nguồn vui của chó, ví dụ như quà thưởng, đồ chơi, đùa vui và nựng nịu cho đến khi chó khắc phục hành vi.
Hãy kiên quyết kỷ luật chó. Sử dụng những câu như “không” hoặc “thôi” với giọng điệu quyết đoán nhưng không tỏ ra giận dữ.
Trong mọi thời điểm, hãy chắc chắn bạn giữ vững vị thế chỉ huy như một con đầu đàn bằng cách kiểm soát chặt chẽ việc huấn luyện và ra mệnh lệnh cho chó.
Mệnh lệnh đưa ra phải được tuân theo. Nếu Husky không vâng lời, hãy bỏ đi, mặc kệ chó và không cho chó thứ chúng muốn. Sau vài phút, ra lệnh lần nữa – hãy kiên trì và kiên nhẫn cho đến khi chó tuân phục.
Nếu chó vẫn tiếp tục bướng bỉnh và không vâng lời dù đã ra lệnh nhiều lần, hãy đưa chó vào “chỗ phạt” mà chó không thể tiếp xúc với ai cho đến khi nó ổn định lại.
Bước 4 - Xây dựng hệ thống từ vựng hữu ích với Husky.
Tương tự giao tiếp với con người, vốn từ vựng hữu ích là cơ sở cho sự hiểu biết cũng như mối quan hệ tốt giữa chó và bạn. Một hệ thống từ vựng tốt sẽ giúp chú Husky của bạn trở nên thông minh, ngoan ngoãn, và quan trọng nhất là hiểu điều bạn muốn chúng làm.
Những từ đơn giản như đúng, không, ngồi, đứng yên, đến đây, hoặc những câu ngắn là lựa chọn tốt nhất khi bạn muốn giao tiếp với Husky.
Những từ và câu quen thuộc sẽ xây dựng lòng tin – Husky có được sự tự tin khi chúng biết chỉ huy của chúng là ai và chúng cần phải làm gì.
Hệ thống từ vựng tốt sẽ giúp chó hiểu biết, dần dần chó sẽ học được cách ghép nhiều từ cũng như câu để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp hơn.
Bước 5 - Hãy nhất quán và cân bằng khi huấn luyện.
Dù Husky nổi tiếng thông minh, bạn vẫn cần thiết lập điều kiện lặp đi lặp lại trong một môi trường nhất quán để duy trì hành vi tốt của Husky. Thiết lập một lịch sinh hoạt là cách tốt nhất để duy trì tính nhất quán. Lịch trình sẽ tốt cho cả chó lẫn chủ, bởi một lịch trình cụ thể hóa thời gian huấn luyện, chơi đùa, đi vệ sinh và tập thể dục sẽ tận dụng được tối đa thời gian tiếp xúc giữa chó và chủ, đồng thời giảm nhẹ kỳ vọng của bạn.
Tuân thủ đúng lịch trình sinh hoạt hằng ngày là chướng ngại lớn nhất của bạn khi huấn luyện chó Husky. Nên hiểu rằng những thay đổi bất chợt trong lịch trình có thể khiến chó bực tức và bối rối, chúng sẽ có xu hướng phá các luật lệ mà bạn đã đặt ra trong quá trình huấn luyện.
Hãy chắc chắn các món đồ dùng, ví dụ như thức ăn, đồ chơi, vòng cổ, dây xích, quà thưởng và các dụng cụ vệ sinh đều có sẵn để lịch trình hằng ngày không bị gián đoạn hay gây căng thẳng cho cả chủ và chó.
Luôn giữ bình tĩnh và lên kế hoạch hướng đến thành công. Chó Husky phải hiểu ai là người làm chủ, đảm bảo mệnh lệnh cần được tuân theo mà không đơn thuần chỉ là câu gợi ý suông. Hãy chắc chắn mức thưởng và phạt tương ứng với thành tích hay vi phạm. Tình thương và sự dịu dàng luôn luôn là một đức tính tốt để cùng chia sẻ với người bạn thân nhất của bạn.
Bước 6 - Đặt ra một số luật lệ và tuân theo chúng.
Dù Husky nổi tiếng thông minh, bạn vẫn cần thiết lập điều kiện lặp đi lặp lại trong một môi trường nhất quán để duy trì hành vi tốt của Husky. Vì vậy, bạn cần đặt ra luật lệ và nghiêm túc thực hiện, đồng thời truyền đạt lại những nguyên tắc này với tất cả các thành viên trong gia đình có tiếp xúc với Husky. Thông thường, Husky sẽ không tuân theo những mệnh lệnh không nhất quán hay khó hiểu.
Xác định chó được phép vào phòng nào, được trèo lên món đồ nội thất nào và được ngủ ở đâu.
Sẽ có những lúc bạn buộc phải để chó ở một mình. Trong tình huống này, hãy chắc chắn bạn đã thiết lập ranh giới để bảo vệ tài sản của mình khỏi một chú Husky quá nghịch ngợm hay quá buồn chán. Cân nhắc một nơi dễ lau chùi, ít rủi ro bị phá hoại và gần gũi với sinh hoạt của gia đình để chó khỏi cảm thấy cô đơn, ví dụ như nhà bếp.
Bước 7 - Ngoài giờ chơi đùa, bạn nên cho chó vận động ít nhất ba mươi phút mỗi ngày để đốt cháy năng lượng dư thừa.
Hãy nhớ rằng Husky đã được huấn luyện suốt vài trăm năm, nếu không nói là vài nghìn năm, để trở thành chó kéo xe, điều đó đã tích tụ sức chịu đựng trong chúng. Việc thiếu vận động không những khiến chó béo phì và lười biếng mà còn đem lại động cơ để phá phách, ví dụ như chạy trốn, tru hú, gặm đồ, kêu ca hay đào hố.
“Dắt chó đi bộ” là không đủ đối với một chú Husky. Từng được nuôi dạy để chạy mỗi ngày nhiều dặm đường, do đó chó Husky cần vận động nhiều. Ở mức tối thiểu, bạn nên chuẩn bị cho một quãng đường chạy dài mỗi ngày hoặc ít nhất là đi bộ nhanh để chó tiêu bớt năng lượng.
Husky thích tru hơn là sủa. Chó tru quá nhiều sẽ làm phiền hàng xóm và bạn còn có thể phải nhận những lời than phiền. Việc cho chó vận động sẽ giúp chúng giải tỏa năng lượng tích tụ bên trong và giảm bớt những tiếng tru.
Husky nổi tiếng là những “nghệ sĩ đào tẩu.” Husky rất sáng tạo khi chúng muốn tìm cách trốn khỏi sân nhà. Trong phần lớn trường hợp, chó của bạn sẽ chỉ tìm cách “trốn thoát” nếu chúng không được vận động đủ hoặc buồn chán.
Một số hoạt động ngoài trời khác như đạp xe chó kéo (bikejoring), leo núi, hay thậm chí là chơi ném đồ vật, flyball (tạm hiểu là trò chơi chạy vượt rào và lấy bóng) hoặc ném đĩa sẽ giúp chó giải tỏa năng lượng, thay thế cho hình thức chạy bộ thông thường.
Phương pháp 2 - Tập dùng cũi
Bước 1 - Cho chó làm quen với cũi.
Bạn không được dùng cũi để phạt chó, không nên coi cũi là chuồng nhốt, nhà giam hoặc nơi mà chó không được tiếp xúc với ai. Thay vào đó, hãy để Husky thoải mái với cũi bằng cách để cửa mở. Luôn luôn dùng giọng nói nhẹ nhàng và khen thưởng khi chó vào trong cũi hay ở gần cũi, giúp chó không cảm thấy sợ hãi. Tránh ép buộc chó hoặc lừa chó vào trong cũi.
Nếu chú Husky của bạn không chịu hoặc sợ bước vào cũi, hãy đặt một ít thức ăn ngon trong cũi để khuyến khích. Để chó tự đi tìm mẩu thức ăn. Lặp lại vài lần một ngày nếu cần.
Kết nối giữa việc vào cũi và các từ đi kèm là rất quan trọng. Hãy sử dụng một từ duy nhất khi Husky vào trong cũi để tạo mối liên kết tích cực giữa từ này và hành động vào cũi. Phương pháp tốt nhất là dùng từ khóa hoặc câu nói này như một món quà thưởng, đồng thời là cách gọi Husky vào cũi.
Đặc biệt vào ngày đầu tiên, hãy lặp lại các thao tác này thường xuyên để Husky hiểu và trở nên thoải mái xung quanh chiếc cũi.
Bước 2 - Chuẩn bị đóng cửa cũi.
Vào cuối ngày, hãy đặt một món thưởng quen thuộc bên trong cũi và đóng cửa sau khi chó đã vào trong cũi. Để giảm căng thẳng, hãy đặt thêm một món đồ chơi mới thú vị bên trong cũi, giúp đánh lạc hướng chó khỏi cánh cửa đã đóng. Tiếp tục ở cùng chó bên ngoài cũi cho đến khi tiếng rên hay ỉ ôi đã dứt. Giữ Husky bên trong cũi cho đến khi Husky đã yên lặng ít nhất từ 30 tới 60 giây. Tránh cho chó ra khỏi cũi trước khi đạt được mốc thời gian yên lặng trên, hoặc bạn có thể ra lệnh chó yên lặng.
Luôn luôn có đồ chơi dự phòng nếu thức ăn và đồ chơi ban đầu không giúp chó thôi rên rỉ hoặc ỉ ôi. Điều quan trọng là đánh lạc hướng chó khỏi cánh cửa đóng.
Một chiến lược tốt sẽ là vận động hoặc chơi đùa cùng chó Husky cho đến khi chúng mệt và đưa chúng vào bên trong cũi khi chúng buồn ngủ. Nếu chó ngủ trong cũi, hãy để chúng ngủ qua đêm.
Hãy lưu ý không khen chó vào buổi sáng vì đã ngủ ngoan trong cũi. Hành động này sẽ khiến chó hiểu nhầm rằng bước ra ngoài thì tốt hơn là trong cũi. Do vậy, đừng quan tâm nhiều đến chó một lúc sau khi chó bước ra ngoài cũi để giảm khả năng này.
Bước 3 - Đặt cũi bên trong phòng bạn nếu Husky sợ ở một mình.
Husky là loài chó sống theo bầy đàn và thích gần gũi với “con đầu đàn” của chúng, điều này cũng khiến chúng an tâm rằng mình không bị bỏ rơi. Hãy sử dụng giọng nói hoặc thò ngón tay vào trong cũi để chó bớt sợ hãi. Trừ khi Husky phải đi vệ sinh, hãy đóng cửa cũi ít nhất trong bốn tiếng đồng hồ.
Điều quan trọng nhất là sự thoải mái. Do đó, đừng la mắng hoặc trừng phạt nếu Husky làm bẩn cũi.
Đặt cũi trong phòng ngủ vài ngày cho đến khi chó đã quen thuộc với việc ngủ trong cũi. Một khi Husky không còn rên rỉ hay làm bẩn cũi, bạn có thể chuyển cũi tới nơi khác trong nhà.
Bước 4 - Hãy rời khỏi nhà mà không đưa Husky đi cùng.
Đây không phải là trường hợp đặc biệt; thay vào đó, bạn nên rời đi khi chó không để ý, giúp chó không hoang mang.
Tập luyện cho đến khi thành thói quen. Tăng khoảng thời gian bạn giả vờ ra khỏi nhà trong quá trình huấn luyện cho đến khi đạt ngưỡng hai tiếng đồng hồ. Hãy nhớ, nếu bạn nuôi cún con, chúng cần phải được cho đi vệ sinh bốn tiếng đồng hồ một lần. Do đó, trong quá trình huấn luyện, hãy sắp xếp thời gian để về nhà hoặc nhờ hàng xóm mở cửa cũi cho cún đi vệ sinh.
Việc thông báo cho hàng xóm rằng bạn đang tập cho Husky dùng cũi là một ý hay, bởi Husky sẽ “tru” nhiều khi cảm thấy cô đơn.
Husky là những bậc thầy đào tẩu. Khi bạn rời khỏi nhà, hãy chắc chắn tất cả những món đồ chơi không an toàn, vòng cổ và dây điện đã được dọn sạch khỏi cũi và khu vực xung quanh cũi để Husky không bị thương.
Phương pháp 3 - Tiếp xúc với trẻ em
Bước 1 - Tạo dựng sự tôn trọng lẫn nhau giữa chó và trẻ nhỏ.
Husky nhìn chung khá thân thiện với trẻ nhỏ, nhưng chúng cần có những giới hạn nhất định – không được nhảy chồm, vồ, rượt đuổi, chạy trốn, hay kéo giật. Trẻ nhỏ cũng cần có giới hạn tương tự – không được trêu ghẹo, có hành vi thô bạo, rượt đuổi, bứt lông, nắm đuôi hoặc tai, hay kéo co.
Trẻ em cũng nên hỗ trợ huấn luyện Husky khi có sự giám sát của người lớn để Husky trở nên thoải mái và quen thân với tất cả thành viên trong gia đình.
Dạy trẻ cách nhẹ nhàng vuốt ve và chạm vào một chú Husky, thay vì nắm lông hay đánh chó. Hãy giúp trẻ xây dựng một tình bạn đáng tin cậy cũng như tình thương với chó.
Bước 2 - Xác định những rủi ro tiềm tàng.
Ngoài việc đưa cún về nhà, bạn cũng nên cân nhắc liệu môi trường mới có xa lạ đối với chó Husky không khi nhà có trẻ nhỏ. Hãy tìm hiểu xem chó Husky đã được nuôi dưỡng, làm quen với trẻ hay chưa trước khi đưa chó về. Kiểm tra xem chó có từng được huấn luyện giao tiếp với trẻ hay không. Quan sát khi chó ở gần trẻ để nhận biết chó có khó chịu, căng thẳng, hay gầm gừ không.
Husky có bản năng săn bắt con mồi nhỏ và đôi khi cả trẻ con. Nếu Husky coi động vật nhỏ, ví dụ như mèo, là thức ăn, chúng có thể sẽ hiểu nhầm em bé hoặc trẻ sơ sinh là một phần của bầy đàn (gia đình) và tấn công nhầm vào các bé.
Luôn đeo xích cho chó khi có trẻ nhỏ để bạn luôn kiểm soát được chó và ngăn ngừa thương tích.
Bước 3 - Nhận biết ngôn ngữ cơ thể của chó.
Một vài trẻ nhỏ không thể hiểu ý nghĩa của ngôn ngữ cơ thể chó, trừ khi chúng được dạy cách nhận biết các hành vi hung hăng. Chó khi giận dữ thường sẽ sủa, gầm gừ, nhe răng và nhìn chằm chằm vào đối tượng. Trẻ nhỏ không bao giờ được tiếp cận chó trong những tình huống này. Thay vào đó, trẻ nên ngay lập tức đứng yên một chỗ, đứng thẳng lưng, tay để xuôi hai bên hông và khép chân lại, quay đi chỗ khác để tránh nhìn thẳng vào mắt chó. Nếu chó vẫn tấn công, trẻ nên ngồi xuống đất, gối khép ngang ngực, dùng cánh tay che mặt và hai nắm tay để che tai. Đối phó bằng cách giữ yên lặng.
Bước 4 - Giúp Husky sẵn sàng đón em bé mới sinh.
Việc huấn luyện nên bắt đầu từ vài tuần hoặc vài tháng trước khi đón em bé về. Huấn luyện chó vâng lời – từ cách ngồi, nghiêm, nằm, cho đến cách tiếp cận – nên được thực hiện ngay và liên tục cho đến khi bạn có thể tin tưởng chó.
Luyện tập trước ở nhà với búp bê để mô phỏng tình huống, mùi hương và âm thanh mới, nếu việc đó là cần thiết để luyện Husky vâng lời. Hãy chắc chắn rằng bạn không ngay lập tức yên tâm về độ an toàn đối với chó. Nếu Husky không tuân lệnh hoàn toàn và thường xuyên, tốt nhất bạn nên tìm sự trợ giúp của chuyên gia hoặc trường huấn luyện.
Để tránh việc chó nhảy chồm, hít ngửi thô bạo, hoặc phá phách nói chung, người mẹ nên gặp chú Husky trước trong vài phút mà không có em bé cho đến khi sự phấn khích đã giảm xuống. Điều này cũng đem đến cơ hội để chó có thể ngửi được mùi mới trên quần áo người mẹ. Một khi chó Husky đã điềm tĩnh lại, bạn có thể giới thiệu em bé.
Lẽ tự nhiên là bạn sẽ dành nhiều sự quan tâm cho em bé mới chào đời hơn là chó cưng. Dù vậy, đừng bỏ mặc chó hoặc khiến chó ghen tỵ. Hãy chuẩn bị trước bằng cách giảm dần sự quan tâm đến chó từ một vài tuần trước khi đón em bé về.
Trẻ sơ sinh khác với trẻ nhỏ. Chó thường coi trẻ nhỏ là con người nhưng đối với trẻ sơ sinh có thể khác. Hãy quan sát hành vi cũng như phản ứng “thông thường” của chó xung quanh trẻ nhỏ. Kiểm tra để chắc chắn chó cũng lặp lại hành vi tương tự đối với trẻ sơ sinh.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Li%C3%AAn-k%E1%BA%BFt-c%C3%A1c-n%E1%BB%99i-dung-s%C3%A1ch-%C4%91i%E1%BB%87n-t%E1%BB%AD-tr%C3%AAn-wikiHow.vn | Cách để Liên kết các nội dung sách điện tử trên wikiHow.vn | Sách điện tử – eBook là một phần quan trọng và không thể tách rời của các thư viện trong kỷ nguyên số hiện nay. Bài viết này có mong muốn trở thành một điểm tham chiếu bằng tiếng Việt cho các thông tin có liên quan tới sách điện tử trên wikiHow.vn và hy vọng các thông tin đó sẽ luôn được cập nhật theo thời gian.
Phương pháp 1 - Tìm kiếm và khai thác các kho sách điện tử - eBook
Bước 1 - Tìm kiếm và khai thác các kho sách điện tử – eBook.
Liên kết các nội dung được cấp phép mở, truy cập mở trên wikiHow.vn
Cách để tạo sách điện tử eBook theo cách thức nguồn mở
Bước 2 - Các kho sách điện tử về công nghệ thông tin.
Tải về sách máy tính tự do từ All IT eBooks
Tải về sách máy tính tự do từ onlineprogrammingbooks.com
Tải về sách điện tử miễn phí từ freebookcentre.net
Phương pháp 2 - Các phần mềm ứng dụng để quản lý và thao tác với sách điện tử - eBook
Bước 1 - Writer2ePub để hỗ trợ tạo sách điện tử định dạng ePub trong LibreOffice Writer.
Cài đặt Writer2ePub để hỗ trợ tạo ePub trong LibreOffice
Tạo eBook định dạng ePub trong LibreOffice bằng Writer2ePub
Bước 2 - EPUBReader trên Firefox.
Cài đặt và làm quen với EPUBReader trên Firefox
Làm việc với thư viện cá nhân trên EPUBReader
Bước 3 - FBReader.
Cài đặt FBReader để đọc sách điện tử
Khai thác các kho eBook qua FBReader
Bước 4 - Calibre.
Cài đặt Calibre để quản lý sách điện tử eBook
Chỉ dẫn làm quen nhanh với Calibre - bản dịch sang tiếng Việt
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/%C4%82n-g%E1%BB%ABng-t%C6%B0%C6%A1i | Cách để Ăn gừng tươi | Gừng là một nguyên liệu tuyệt vời vừa ngon mà lại vừa tốt cho sức khoẻ! Bạn có thể cho gừng tươi vào một số công thức nấu ăn yêu thích để thêm chút vị cay. Gừng rất hợp với món súp và các món chính như món xào, thậm chí cả món tráng miệng. Bạn cũng có thể nhai gừng tươi hoặc dùng gừng tươi pha trà để cải thiện các vấn đề về sức khỏe.
Phương pháp 1 - Sử dụng gừng tươi trong các công thức nấu ăn
Bước 1 - Kết hợp gừng với món súp rau củ.
Vị cay của gừng rất hợp vị với các món súp sánh mịn. Món súp rau củ đặc sánh thơm vị gừng rất tuyệt vời khi trời lạnh, vì gừng làm tăng hương vị cho món ăn và giúp bạn ấm lên! Bạn có thể nấu món súp rau củ đơn giản như sau:
Đong 1 thìa canh (15 ml) gừng tươi băm nhỏ, 1 thìa cà phê (5 ml) bột hạt rau mùi và ½ thìa cà phê bột hạt mù tạt. Cho các nguyên liệu trên cùng với ½ thìa cà phê bột cà ri vào 2 thìa canh (30 ml) dầu đun nóng trong nồi dày.
Cho 1 thìa canh (15 ml) gừng tươi băm nhỏ, 2 cốc (480 ml) hành tây cắt nhỏ và 4 cốc (950 ml) cà rốt thái lát tròn mỏng vào nồi. Áp chảo các nguyên liệu trong 3 phút, sau đó rót 5 cốc (1,2 lít) nước dùng gà vào đun sôi.
Giảm lửa xuống mức vừa và đun liu riu trong 30 phút. Chờ nguội, sau đó xay từng mẻ trong máy xay thực phẩm cho đến khi súp sánh mịn. Đổ lại vào nồi và thêm từ từ từng ¼ cốc (60 ml) nước dùng gà vào nếu súp quá đặc.
Bước 2 - Nạo gừng tươi vào món xào.
Các món xào rất dễ làm tại nhà. Cho protein và rau củ cùng một ít sốt vào chảo với vài thìa dầu ăn. Xào các nguyên liệu trên lửa vừa cho đến khi chín. Nạo một ít gừng tươi vào chảo khi xào được nửa chừng để thêm chút vị cay cho món ăn.
Bước 3 - Thêm gừng vào món tráng miệng.
Gừng rất hợp với các món ngọt nhờ vị cay của nó. Bạn có thể cho gừng vào hầu hết các loại bánh quy, bánh bông lan và bánh nướng để tăng hương vị. Xem các công thức để biết khi nào nên cho gừng tươi vào. Tùy vào các công thức, có thể bạn cần cho gừng vào nguyên liệu ướt hoặc khô.
Gừng tươi thường mạnh hơn bột gừng khô, vì vậy bạn nên chú ý khi đong nguyên liệu. Có thể bạn cần giảm lượng gừng còn ¾ hoặc ½ nếu dùng gừng tươi thay cho bột gừng.
Thời gian trộn lẫn gừng với các hương vị khác càng lâu thì vị gừng sẽ càng mạnh. Nếu muốn làm bánh bí ngô gừng, bạn có thể làm bánh trước một ngày để có hương vị gừng mạnh hơn.
Bước 4 - Làm sốt gừng rưới rau trộn.
Cho ¼ cốc (60 ml) dầu ăn và ¼ cốc (60 ml) giấm vào máy xay. Bạn có thể chọn loại giấm và dầu ưa thích. Thêm vào một ít gừng băm nhỏ (mẩu gừng khoảng 2,5 cm). Bạn có thể nêm muối, tiêu và các gia vị khác nếu thích. Xay tất cả các nguyên liệu cho đến khi mịn, và thế là bạn đã có nước sốt gừng cho món rau trộn!
Phương pháp 2 - Ăn gừng tươi để tận dụng lợi ích của gừng đối với sức khoẻ
Bước 1 - Nhai gừng tươi để cải thiện chứng khó tiêu.
Nếu bạn bị đau dạ dày thì một lát gừng tươi có thể sẽ giúp ích. Thái một mẩu gừng tươi gọt vỏ thành lát mỏng và nhai như kiểu nhai kẹo cao su. Khi lát gừng đã nhạt, bạn có thể vứt đi và nhai một lát gừng khác.
Gừng tươi rất tuyệt vời để trị chứng buồn nôn liên quan đến thai nghén, vì nó giúp ổn định dạ dày mà không gây hại cho thai nhi.
Bước 2 - Pha trà gừng nóng để xoa dịu cơn ho.
Kích thước mẩu gừng mà bạn sử dụng tùy thuộc vào việc bạn muốn uống trà đậm đến mức nào. Bắt đầu bằng một mẩu gừng vuông khoảng 2,5 cm. Cắt nhỏ mẩu gừng và bỏ vào cốc, sau đó rót 1 cốc (240 ml) nước sôi vào.
Bạn có thể gọt vỏ gừng trước khi cắt nhỏ, nhưng điều này cũng không bắt buộc.
Bạn có thể thêm vào 1 thìa cà phê (5 ml) mật ong và vắt vài giọt chanh để tăng hương vị cho trà gừng.
Bước 3 - Dùng gừng để chuẩn bị nước quả ép.
Nếu chế độ ăn của bạn bao gồm nước quả ép thì một ít gừng thêm vào nước quả có thể tăng cường các lợi ích cho sức khoẻ. Cắt một mẩu gừng khoảng 2,5 cm trước khi ép nước quả. Lấy xác gừng ra và ép nước quả như bình thường. Thành phẩm của bạn sẽ có hương vị và lợi ích của gừng mà nước quả không đặc.
Nếu thích, bạn có thể để lại gừng trong máy ép nước quả để nước quả cay hơn và đặc hơn.
Bước 4 - Nhai gừng tươi để giúp ăn ngon miệng hơn.
Một số hợp chất trong gừng có thể giúp cơ thể tăng tiết dịch tiêu hóa. Nếu bạn cảm thấy không khỏe và sụt cân vì ăn không ngon, gừng có thể giúp bạn ăn ngon miệng trở lại.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Nh%E1%BA%ADn-bi%E1%BA%BFt-d%E1%BA%A5u-hi%E1%BB%87u-m%C3%A8o-s%E1%BA%AFp-ch%E1%BA%BFt | Cách để Nhận biết dấu hiệu mèo sắp chết | Trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời, mèo sẽ biểu hiện một số hành vi nhất định và bạn có thể biết được là mèo sắp chết. Mèo có thể không chịu ăn hoặc uống, giảm năng lượng và sụt cân. Nhiều con mèo theo bản năng muốn được ở một mình trong những ngày cuối cùng. Nhận biết những dấu hiệu mèo sắp chết giúp bạn dành cho mèo sự quan tâm và chăm sóc đặc biệt nhất.
Phương pháp 1 - Theo dõi dấu hiệu mèo sắp chết
Bước 1 - Cảm nhận nhịp tim của mèo.
Nhịp tim giảm là dấu hiệu cho thấy mèo đang suy yếu và sắp chết. Nhịp tim mèo khỏe mạnh vào thường khoảng 140 -220 nhịp/phút. Nhịp tim của mèo đang bị ốm hoặc rất yếu có thể giảm xuống một phần vì mèo đang rất cận kệ cái chết. Dưới đây là cách đo nhịp tim của mèo: Dưới đây là cách để đo nhịp tim của mèo:
Đặt tay lên ngực trái của mèo, ngay phía bên phải của chân trước.
Sử dụng đồng hồ bấm giờ hoặc điện thoại thông minh để đếm số nhịp đập của tim mà bạn cảm nhận trong 15 giây.
Nhân con số bạn đếm được với 4, bạn sẽ có nhịp tim đập của mèo trong 1 phút. Bạn cần đánh giá xem nhịp tim này đang ở mức khỏe mạnh hay dưới mức bình thường.
Mèo đang suy yếu cũng có thể giảm huyết áp. Tuy nhiên, bạn cần một thiết bị đặc biệt mới có thể đo huyết áp của mèo.
Bước 2 - Kiểm tra hơi thở của mèo.
Mèo khỏe mạnh có thể thở 20-30 lần/phút. Nếu tim mèo bị yếu và phổi hoạt động kém hiệu quả, lượng oxy bơm vào máu sẽ bị suy giảm. Điều này sẽ khiến mèo thở gấp để giành lấy oxy và dẫn đến hậu quả mèo thở một cách khó khăn, nặng nhọc và chậm chạp vì phổi bị tràn dịch. Bạn có thể theo dõi hơi thở của mèo bằng cách:
Ngồi gần mèo và lắng nghe mèo thở. Quan sát số lần bụng nhô lên và hạ xuống sau mỗi lần thở.
Dùng đồng hồ bấm giờ hoặc điện thoại thông minh để đếm hơi thở trong 60 giây.
Nếu thở gấp và nặng nhọc, mèo có thể nhận ít không khí hơn và đang chết dần đi.
Bước 3 - Đo thân nhiệt cho mèo.
Thân nhiệt của mèo khỏe mạnh vào khoảng 37,7- 39,2 độ C. Thân nhiệt của mèo sắp chết có thể thấp hơn. Tim suy yếu có thể hạ thân nhiệt mèo xuống dưới 37,7 độ C. Bạn có thể kiểm tra thân nhiệt của mèo bằng cách:
Sử dụng nhiệt kế. Bạn có thể đút nhiệt kế dành cho thú nuôi vào tai mèo. Nếu không có nhiệt kế dành cho thú nuôi, bạn có thể dùng nhiệt kế trực tràng kỹ thuật số để đo thân nhiệt mèo. Bạn có thể đút nhiệt kế vào trực tràng mèo và lấy ra đọc nhiệt độ sau tiếng bíp.
Nếu không có nhiệt kế, bạn có thể cảm nhận bàn chân mèo. Chân mèo mát khi chạm vào là dấu hiệu suy giảm nhịp tim.
Bước 4 - Giám sát việc ăn uống của mèo.
Mèo sắp chết thường bỏ ăn uống. Bạn có thể thấy đĩa thức ăn và nước uống dường như không vơi đi. Mèo cũng có thể biểu hiện dấu hiệu về thể chất do biếng ăn như sụt cân, dư da và trũng mắt.
Kiểm tra chất thải của mèo. Mèo không thiết ăn uống thường ít đi vệ sinh và có nước tiểu sẫm màu.
Vì quá yếu, mèo thường khó hoặc không thể kiểm soát đường tiết niệu và đường ruột, do đó bạn có thể thấy chất thải của mèo vương vãi khắp nhà.
Bước 5 - Kiểm tra mùi hôi từ cơ thể mèo.
Khi cơ quan bắt đầu ngưng hoạt động, độc tố trong cơ thể có thể tích tụ và gây mùi hôi ở mèo. Mèo sắp chết thường bị hôi miệng và hôi khắp người. Tình trạng này có thể ngày càng nghiêm trọng hơn vì mèo không thể đào thải độc tố.
Bước 6 - Chú ý mèo khi muốn ở một mình.
Trong thế giới hoang dã, một con mèo sắp chết thường nhạy cảm hơn so với những động vật ăn thịt khác, do đó có xu hướng tìm một nơi an nghỉ cuối cùng. Mèo sắp chết theo bản năng có thể trốn trong một căn phòng kín, dưới gầm nội thất hoặc đâu đó bên ngoài.
Bước 7 - Đưa mèo đến phòng khám thú y.
Nếu nhận thấy dấu hiệu mèo bị ốm, bạn nên đưa mèo đi khám thú y ngay lập tức. Nhiều dấu hiệu nghiêm trọng và tưởng chừng như sắp chết có thể khỏi nếu được điều trị đúng cách. Bạn nên hi vọng và đừng vội kết luận mèo sắp chết nếu thấy những dấu hiệu kể trên.
Ví dụ, suy thận mãn tính là căn bệnh phổ biến ở mèo già. Triệu chứng suy thận thường rất giống với dấu hiệu sắp chết. Tuy nhiên, nếu được bác sĩ thú y can thiệp kịp thời, mèo bị suy thận mãn tính có thể sống thêm nhiều năm.
Ung thư, bệnh đường tiết niệu dưới và sán dây cũng có thể được chữa khỏi khi mèo biểu hiện các triệu chứng tương tự như sắp chết.
Phương pháp 2 - Giúp mèo thoải mái
Bước 1 - Tham khảo ý kiến bác sĩ thú y về cách chăm sóc mèo lúc cuối đời.
Nếu điều trị y tế không giúp mèo sống thêm được bao lâu nữa, bạn cần nói chuyện với bác sĩ thú y cách giúp mèo sống thoải mái hết mức có thể vào những ngày cuối đời. Tùy thuộc vào từng triệu chứng, bác sĩ thú y có thể kê đơn thuốc giảm đau, cung cấp thiết bị giúp mèo ăn và uống hoặc băng bó vết thương chó mèo.
Nhiều chủ sở hữu mèo hiện này đang thực hiện chế độ "an dưỡng cuối đời tại nhà" để giúp mèo ra đi nhẹ nhàng hơn. Chủ thường chăm sóc cho mèo suốt ngày đêm để kéo dài sức khỏe và sự thoải mái cho mèo càng lâu càng tốt.
Nếu không thoải mái với một hình thức điều trị nhất định, bạn có thể lên lịch hẹn gặp bác sĩ thú y thường xuyên để đáp ứng nhu cầu chăm sóc cho mèo.
Bước 2 - Cung cấp cho mèo giường ấm và đệm êm.
Đôi khi, những điều tốt nhất bạn có thể làm cho mèo sắp chết là cho mèo một nơi nghỉ ngơi ấm áp và dễ chịu. Khi sắp chết, mèo thường khó có thể đi lại xung quanh và dành nhiều thời gian nằm một chỗ. Bạn có thể giúp chốn ngủ yêu thích của mèo trở nên thoải mái bằng cách cung cấp thêm chăn mềm cho mèo.
Đảm bảo bộ đồ giường của mèo luôn sạch sẽ. Cách vài ngày, bạn nên giặt chăn một lần bằng nước nóng. Không nên dùng bột giặt có hương thơm để tránh gây kích ứng cho mèo.
Nếu mèo đi vệ sinh không kiểm soát, bạn nên lót giường bằng khăn để dễ dàng thay sau mỗi lần mèo tiểu.
Bước 3 - Giúp mèo đi vệ sinh thoải mái.
Đôi khi mèo có thể gặp khó khăn khi đi vệ sinh trong khay vệ sinh. Nếu mèo quá yếu và không thể đứng dậy, cứ cách vài tiếng bạn lại bế mèo ra chỗ vệ sinh một lần. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ thú y về việc thiết kế băng đeo cho mèo để giúp mèo đi vệ sinh thoải mái hơn.
Bước 4 - Theo dõi mức độ đau của mèo.
Mèo có thể bị đau dữ dội ngay cả khi không rên rỉ hay nao núng khi bạn chạm vào. Mèo có xu hướng chịu đau trong âm thầm nhưng quan sát cẩn thận có thể giúp bạn cảm nhận nỗi đau mà mèo đang trải qua. Bạn có thể tìm các dấu hiệu đau như:
Mèo trốn tránh hơn bình thường
Mèo thở hổn hển hoặc khó khăn
Mèo di chuyển một cách miễn cường
Mèo ăn hoặc uống ít hơn bình thường
Bước 5 - Quyết định có nên an tử cho mèo hay không.
Quyết định an tử cho mèo không hề dễ dàng. Thay vào đó, nhiều chủ mèo muốn mèo chết một cách tự nhiên tại nhà. Tuy nhiên, nếu mèo quá đau đớn, an tử cho mèo là một lựa chọn nhân đạo. Bạn có thể gọi cho bác sĩ thú y để giúp bạn quyết định thời gian tiến hành an tử.
Bạn nên ghi lại mức độ đau đớn và khổ sở của mèo. Nếu số ngày mèo bị đau đớn và khổ sở vượt trội so với số ngày mèo có thể đứng dậy, đi lại và thở bình thường, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y về cách giúp mèo kết thúc nỗi đau.
Nếu bạn quyết định an tử cho mèo, bác sĩ thú y có thể cho mèo dùng thuốc an thần, sau đó là thuốc giúp mèo ra đi trong yên bình. Quá trình này thường không đau và chỉ mất khoảng 10-20 giây. Bạn có thể chọn ở bên cạnh mèo hoặc chờ đợi bên ngoài.
Phương pháp 3 - Xử lý sau khi mèo chết
Bước 1 - Chăm sóc phần xác của mèo.
Nếu mèo chết tại nhà, bạn nên bảo quản xác mèo tại một nơi mát mẻ cho đến khi có kế hoạch hỏa táng hoặc chôn cất. Điều này đảm bảo xác mèo không bị hư hỏng hoặc gây nguy hiểm cho sức khỏe của gia đình bạn. Bạn nên cẩn thận bọc mèo trong túi nhựa (hoặc đồ đựng bằng nhựa khác), sau đó bảo quản xác mèo ở nơi mát mẻ như tủ lạnh hoặc sàn bê tông lạnh. Mèo chết bằng cách an tử thường được bác sĩ thú y bảo quản xác đúng cách.
Bước 2 - Quyết định giữa hỏa táng và chôn cất.
Nếu muốn hỏa táng mèo, bạn nên tham khảo bác sĩ thú y những nơi hỏa táng tại khu vực bạn sống. Nếu muốn chôn mèo, bạn nên tìm nghĩa trang dành riêng chó thú nuôi tại địa phương để chôn cất mèo.
Một số nơi sẽ cho phép bạn tự chôn cất mèo trong khi điều này là bất hợp pháp ở những nơi khác. Trước khi quyết định nơi chôn cất mèo, bạn nên nghiên cứu luật địa phương.
Chôn mèo trong công viên hoặc những nơi công cộng khác là bất hợp pháp.
Bước 3 - Cân nhắc dịch vụ trấn an sau cái chết của thú cưng.
Sự ra đi của thú cưng có thể là điều khó khăn đối với người chủ. Trải qua nỗi buồn sâu sắc khi thú cưng ra đi là điều bình thường. Bạn có thể hẹn gặp tư vấn viên giúp bạn trấn an tinh thần và vượt qua giai đoạn mất mát này. Bác sĩ thú y có thể giới thiệu cho bạn đến gặp tư vấn viên có trình độ.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Di-chuy%E1%BB%83n-t%E1%BB%A7-l%E1%BA%A1nh | Cách để Di chuyển tủ lạnh | Việc di chuyển các thiết bị điện gia dụng cồng kềnh là một trong những nhiệm vụ thách thức nhất khi bạn dọn đến nơi ở mới. Tuy nhiên, chỉ cần có kế hoạch cùng với một chút trợ giúp, bạn có thể di chuyển tủ lạnh một cách chắc chắn và an toàn cho cả bạn và món đồ.
Phương pháp 1 - Chuẩn bị tủ lạnh để di chuyển
Bước 1 - Lấy hết mọi thứ trong tủ lạnh ra ngoài.
Trước khi di chuyển tủ lạnh, tốt nhất là bạn nên lấy hết mọi thứ ra ngoài. Đảm bảo trong ngăn mát và ngăn đông không còn thức ăn, gia vị, khay đá và bất cứ thứ gì có thể rơi lọc xọc bên trong hoặc làm lệch trọng tâm khi di chuyển tủ lạnh. Bạn cũng nên gỡ hết những thứ bên ngoài tủ lạnh, chẳng hạn như các đồ trang trí gắn nam châm.
Nếu có những thức ăn dễ hỏng trữ trong tủ lạnh, bạn nên ăn hết hoặc đem cho người khác. Nếu đang bận dọn nhà, có lẽ bạn nên vứt bỏ các thứ trong tủ lạnh nếu không ăn hết được ngay.
Cho dù chỉ xê dịch một đoạn ngắn trong phòng để làm vệ sinh đằng sau tủ lạnh hoặc sắp xếp lại căn bếp, bạn vẫn nên bỏ hết các thứ trong tủ lạnh ra và để lên bàn. Như vậy việc di chuyển sẽ an toàn hơn và tránh nguy cơ tủ lạnh bị lật. Sử dụng xe đẩy luồn dưới chân tủ lạnh để di chuyển. Trượt ra một khoảng vừa đủ để rút dây cắm điện, sau đó bạn chỉ cần đẩy đến nơi muốn đặt tủ lạnh.
Bước 2 - Tháo các giá đỡ trong tủ lạnh.
Tháo tất cả các bộ phận có thể tháo được trong tủ lạnh gồm các giá đỡ, các khay và các ngăn có thể tháo rời. Gói các vật này trong khăn, ghi tên và cẩn thận để vào một nơi.
Bạn cũng có thể chọn cách cố định các ngăn trong tủ lạnh bằng băng dính thay vì tháo ra, mặc dù người ta thường khuyên nên tháo hết ra và gói lại. Tuy nhiên đây cũng có thể là một lựa chọn tốt, tùy vào kiểu tủ lạnh. Nếu các ngăn trong tủ lạnh tương đối chắc chắn, bạn có thể dùng băng dính dán cố định để chúng khỏi rơi lộn xộn trong lúc di chuyển.
Bước 3 - Rút dây cắm điện tủ lạnh.
Cuộn dây điện lại và dán chặt để đảm bảo cố định khi di chuyển. Nếu tủ lạnh có ngăn làm đá tự động, bạn cũng cần nhớ ngắt khỏi nguồn nước.
Bước 4 - Xả tuyết trong ngăn đông nếu cần thiết
Nếu trong ngăn đông đóng nhiều tuyết, bạn cần phải xả tuyết trước khi di chuyển. Quá trình này thường mất khoảng 6-8 tiếng, do đó bạn cần tính trước thời gian. Tốt nhất là bạn nên xả tủ lạnh từ đêm hôm trước để có thời gian cho tuyết tan hết, sáng hôm sau bạn chỉ cần lau bên trong.
Đừng phí phạm thời gian dọn nhà quý giá để lau tủ lạnh, nhưng đây cũng là một dịp tốt để làm vệ sinh toàn bộ tủ lạnh trước khi đặt tủ vào vị trí mới. Lau sạch các ngăn kéo và các bề mặt bên trong tủ lạnh bằng chất sát trùng sau khi tuyết đã tan.
Bước 5 - Đóng cửa tủ và cố định cánh cửa.
Dùng dây thừng chắc chắn hoặc dây đai cao su để buộc các cánh cửa ngăn mát và ngăn đông. Nếu tủ lạnh có hai cánh cửa, bạn cũng nên buộc tay nắm của hai cánh cửa lại với nhau. Cẩn thận đừng buộc quá chặt; nếu không, cánh cửa tủ có thể bị lệch khỏi vị trí. Bạn cũng không nên dùng băng dính để dán cố định cánh cửa tủ lạnh vì điều này có thể làm hỏng lớp hoàn thiện trên bề mặt tủ hoặc để lại các vệt keo dính.
Nếu việc di chuyển kéo dài hơn một ngày, bạn nên mở hé cánh cửa tủ lạnh để không khí lưu thông và tránh nấm mốc phát triển trong tủ.
Bước 6 - Tìm người trợ giúp.
Tủ lạnh cần phải được giữ thẳng đứng và di chuyển trên xe lăn đẩy hàng. Bạn có thể nghĩ rằng bạn làm được một mình, nhưng nếu có sự trợ giúp thì sẽ an toàn hơn, vì bạn còn phải nhấc tủ lên và đưa qua các cánh cửa, các góc nhà, xuống cầu thang và lên xe tải. Việc di chuyển tủ lạnh cần có ít nhất hai người.
Phương pháp 2 - Di chuyển tủ lạnh
Bước 1 - Sử dụng xe đẩy tay.
Một trong những công cụ tốt nhất để di chuyển tủ lạnh là xe đẩy tay, một loại thiết bị có thể nâng sức nặng của tủ lạnh và giúp cho việc di chuyển được dễ dàng hơn, nhất là khi cần đưa tủ lạnh xuống cầu thang.
Bạn có thể sử dụng bất cứ loại xe đẩy tay nào có dây đai, nhưng cần đảm bảo phần sàn xe đủ rộng để vừa với đáy tủ lạnh, vì bạn cần dựng tủ lạnh lên để tránh rò rỉ nước giải nhiệt bên trong.
Nếu không có xe đẩy tay, bạn nên thuê một chiếc. Mặc dù dây đai dùng để vận chuyển cũng dễ mua, và về lý thuyết thì cũng có thể dùng để buộc tủ lạnh vào lưng để di chuyển, nhưng điều này có thể tốn kém hơn và nguy hiểm hơn nhiều so với việc thuê xe đẩy tay. Đừng cố di chuyển tủ lạnh mà không dùng xe đẩy.
Bước 2 - Trượt tủ lạnh ra xa tường và buộc vào xe đẩy.
Với phần lớn các loại tủ lạnh, bạn có thể luồn xe đẩy phía dưới tủ lạnh, nhẹ nhàng nâng lên nếu cần thiết. Dùng dây thừng hoặc dây đai cao su buộc tủ lạnh vào xe đẩy. Cố gắng hạn chế nghiêng tủ lạnh khi nhấc tủ lên và chỉnh vị trí trên xe đẩy. Giữ tủ lạnh ở vị trí thẳng đứng để đảm bảo dầu không chảy vào giàn lạnh.
Đừng bao giờ đặt tủ lạnh nằm xuống khi di chuyển vì bất cứ lý do nào. Dầu trong máy nén có thể chảy vào giàn lạnh. Khi tủ lạnh được đặt lại vị trí thẳng đứng, dầu có thể vẫn còn trong giàn lạnh và tủ lạnh sẽ không lạnh đúng mức.
Nếu buộc phải nghiêng tủ lạnh khi di chuyển, bạn cần đảm bảo đặt tủ nghiêng một góc càng thẳng đứng càng tốt. Đặt một chiếc hộp hoặc một đồ vật nào đó bên dưới đầu tủ để dựng lên một chút.
Bước 3 - Nghiêng tủ lạnh nhẹ nhàng.
Khi đã buộc tủ lạnh vào xe đẩy, bạn hãy từ từ đẩy đến chỗ đậu xe tải chở tủ lạnh. Điều quan trọng là đẩy xe ngược chiều nghiêng của tủ để đảm bảo an toàn. Nhờ người giữ hộ bên kia và hướng dẫn bạn vượt qua các vật cản.
Để đưa tủ lạnh xuống cầu thang, bạn cần di chuyển từng bước một, và người hỗ trợ sẽ giúp bạn dịch chuyển dễ dàng hơn. Sẽ còn tốt hơn nữa nếu có hai người đứng phía trước xe đẩy và một người khác ở phía sau, giữ tay cầm và từ từ hạ xuống. Trao đổi với nhau rõ ràng và đừng đi quá nhanh.
Bước 4 - Đưa tủ lạnh lên xe tải.
Cho dù là dùng xe bán tải hoặc xe tải chở hàng, bạn cũng phải nhấc tủ lạnh lên sàn xe, đặt xe đẩy sát rìa đầu vào của thùng xe. Xe tải có ván dốc lên là tốt nhất, vì bạn có thể từ từ đẩy tủ lạnh lên dễ dàng. Nếu không, bạn phải cẩn thận hơn.
Để nhấc tủ lạnh lên xe tải, bạn phải trèo lên sàn xe và có ít nhất hai người nữa đứng dưới đất. Mọi người phối hợp nhấc lên cùng lúc, người ở trên kéo tay cầm xe đẩy, những người trợ giúp ở dưới nâng sàn xe đẩy lên và đẩy vào thùng xe tải. Nếu có thêm một người nữa trợ giúp bạn ở trên để tủ lạnh khỏi ngả vào người thì càng tốt.
Cố định tủ lạnh ở vị trí thẳng đứng trong thùng xe tải. Nếu bạn có thể để nguyên tủ lạnh trên xe đẩy thì tốt, vì như vậy tủ lạnh sẽ được giữ ở vị trí an toàn và vững vàng, nhưng nếu không thể, bạn hãy chặn bằng các đồ đạc hoặc thiết bị khác xung quanh, hoặc dùng dây đai buộc cố định tủ lạnh.
Bước 5 - Di chuyển tủ lạnh vào vị trí mới.
Đặt tủ lạnh xuống và di chuyển vào vị trí mới. Chờ ít nhất 3 tiếng trước khi cắm điện để dầu và chất lỏng chảy trở lại máy nén và ngăn ngừa hư hại thiết bị. Có thể phải sau 3 ngày tủ lạnh mới có thể đạt được độ lạnh đúng mức và có thể sử dụng.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/X%C3%A1c-%C4%91%E1%BB%8Bnh-gi%E1%BB%9Bi-t%C3%ADnh-v%E1%BA%B9t-M%C3%A3-Lai | Cách để Xác định giới tính vẹt Mã Lai | Vẹt cockatiel (ở Việt Nam còn gọi là vẹt Mã Lai hoặc vẹt mào Úc) là giống chim bản địa Úc, có họ hàng với các giống khác như vẹt mào Galah và vẹt đen. Những con vẹt Mã Lai trưởng thành có màu "xám thông thường" (mình màu xám và đầu màu vàng) sẽ tương đối dễ phân biệt dựa trên bộ lông của chúng. Những giống vẹt Mã Lai có màu sắc khác có thể hơi khó xác định hơn, tuy nhiên cũng có những khác biệt về hành vi và những dấu hiệu nhỏ mà bạn có thể dựa vào để phỏng đoán. Cố gắng sử dụng nhiều thông tin thay vì chỉ dựa vào một đặc điểm, vì mỗi cá thể vẹt Mã Lai lại có những biến thể rất khác nhau về cấu tạo và hành vi.
Phương pháp 1 - Xác định giới tính của vẹt Mã Lai dựa vào đặc điểm cơ thể
Bước 1 - Chờ cho đến khi chim mọc lông trưởng thành.
Vẹt Mã Lai trống và mái khi còn non trông rất giống nhau. Sau khoảng sáu đến chín tháng, chim sẽ rụng lông lần đầu tiên và mọc lớp lông mới, thường có nhiều màu sắc hơn và có sự khác biệt giữa chim trống và chim mái.
Bộ lông xỉn màu hoặc bạc màu có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu dinh dưỡng, mặc dù đôi khi chỉ là do chim cần rụng lông vài lần trước khi có bộ lông mới có màu sắc tươi sáng hơn.
Không cung cấp tổ cho chim nhỡ chưa trưởng thành, vì điều này có thể kích thích hành vi đẻ trứng hoặc phối giống quá sớm có hại cho chim mái.
Bước 2 - Kiểm tra xem những chú vẹt Mã Lai của bạn có bộ lông tiêu chuẩn hay không.
Vẹt Mã Lai xám bình thường không đột biến sẽ có thân mình màu xám, đầu màu vàng và có vòng tròn màu cam trên má. Những con vẹt này có thể được xác định với các bước bên dưới. Nếu vẹt của bạn không khớp với những mô tả trên đây thì có thể tổ tiên của chúng đã được nhân giống để có màu lông lạ, và bạn sẽ đối mặt với những thách thức lớn hơn. Một số đặc điểm nhận dạng cho những giống vẹt này sẽ được đề cập bên dưới, nhưng bạn thường phải dựa vào những dấu hiệu về hành vi.
Bước 3 - Quan sát kỹ đuôi vẹt.
Ở giống vẹt Mã Lai xám bình thường, vẹt mái trưởng thành (và tất cả những con nhỡ) đều có các vệt ở mặt dưới lông đuôi. Các vệt này thường là các sọc ngang nằm xen kẽ với các màu xám/xám đậm hoặc trắng/ xám hoặc vàng/xám, nhưng một số chim mái có các chấm hoặc đốm không đều trên nền xám. Nếu không trông thấy gì, bạn hãy cầm con chim lên sao cho đuôi của nó nằm dưới ánh sáng và kiểm tra kỹ. Nếu bạn vẫn không nhìn thấy bất cứ dấu vết nào, có lẽ nó là chim trống.
Các giống Lutino, hoặc giống chim trắng và vàng nhạt vẫn có hai vòng tròn hai bên má, có thể được phân biệt nhờ các chấm màu vàng dưới cánh và các vệt vàng dưới đuôi ở chim mái. Bạn cần có ánh sáng rõ để quan sát các dấu hiệu này.
Bước 4 - So sánh màu lông trên mặt chim.
Ở giống vẹt Mã Lai xám thông thường, mặt chim trống thường có màu nổi bật hơn với các vòng tròn màu cam rực rỡ trên nền màu vàng sáng. Mặt vẹt mái có vòng tròn màu cam nhạt hơn trên nền màu xám hoặc màu vàng nhạt.
Ở một số giống vẹt, chỉ có con trống mới mọc lông màu vàng trên mặt sau khi thay lông, trong khi mặt chim mái có màu xám như chim chưa trưởng thành hoặc có màu hơi nâu.
Ở những con vẹt Mã Lai đột biến có mặt trắng nhưng thân mình không trắng, đôi khi chim trống không hề có vòng tròn trên mặt, và chim mái có vòng tròn màu nhạt trên má giống với màu lông trên mình chim.
Bước 5 - So sánh lông trên mình chim.
Ở các giống vẹt Mã Lai có lông mình màu xám, những con chim trống thường có màu xám đậm hơn và chim mái có màu xám nhạt hơn. Đây là một trong những phương pháp phân biệt ít đáng tin cậy nhất, nhưng có thể giúp xác thực các nghi vấn từ các cuộc kiểm tra trước đó. Các giống vẹt có lông mình không phải màu xám hầu như không thể phân biệt được bằng cách này.
Ở một số giống, con mái cũng có các đốm vàng nhạt ở mặt dưới cánh.
Ở giống vẹt ngọc trai có các đốm trắng trên thân mình không phải màu trắng, con trống thường sẽ mất các “viên ngọc trai” này sau lần thay lông đầu tiên, trong khi chim mái vẫn còn.
Bước 6 - Đem vẹt đến bác sĩ thú y.
Lần kiểm tra sau cùng dựa trên giải phẫu học chỉ nên được thực hiện bởi bác sĩ thú y. Những người thiếu kinh nghiệm có thể làm tổn thương nghiêm trọng cho vẹt khi cố thực hiện việc này, vả lại cũng ít có khả năng phân biệt được sự khác nhau. Bạn hãy nhờ bác sĩ thú y xác định giới tính của vẹt. Bác sĩ thú y có thể kiểm tra hình dạng xương chậu, theo đó vẹt cái thường có xương chậu rộng hơn. Tuy nhiên đây vẫn chưa phải là phương pháp hoàn toàn đáng tin cậy, vì từng cá thể lại có sự khác biệt rất lớn.
Vẹt càng lớn tuổi thì phương pháp này càng có nhiều khả năng cho kết quả chính xác, nhất là vẹt trưởng thành của người gây giống và có thể đã từng đẻ trứng.
Nếu muốn chắc chắn, bạn hãy yêu cầu xét nghiệm DNA.
Phương pháp 2 - Xác định giới tính của vẹt Mã Lai qua hành vi
Bước 1 - Nghe giọng của chim.
Nguyên tắc này không hoàn toàn chắc chắn và tốn nhiều thời gian, nhưng những con vẹt thích học nói thường là con trống. Dù có học nói các cụm từ hay không, chim trống thường hót và huýt sáo nhiều hơn, trong khi chim mái thường ít hót hơn và hay kêu rít hơn chim trống.
Bước 2 - Cho chim soi gương.
Vẹt Mã Lai trống thường hay đứng trước gương, ra bộ, kêu gọi, hoặc xem xét chiếc gương. Nếu chim nhanh chóng mất hứng thú với chiếc gương thì có lẽ nó là chim mái.
Bước 3 - Quan sát hành vi ve vãn của chim trống.
Nói chung, vẹt Mã Lai trống thường hào hứng tán tỉnh bạn tình, nhưng đôi khi chúng cũng biểu hiện các hành vi này dù không có con vẹt nào khác quanh đó:
Gõ mỏ lên các đồ vật để phát ra âm thanh lớn nhằm thu hút sự chú ý của chim mái.
Vừa đi lại khệnh khạng vừa huýt sáo hoặc gõ mỏ, kèm theo đó là động tác nhảy nhót và/hoặc gật đầu lia lịa.
Giang cánh ra xa thân mình, tạo thành hình trái tim khi nhìn từ phía sau.
Bước 4 - Quan sát hành vi âu yếm của chim mái.
Chim mái nói chung ít hăng hái hơn trong việc kết đôi hoặc giao phối và thường không biểu hiện các hành vi này trừ khi có chim trống quanh đó:
Đậu trên cành thấp, khe khẽ kêu chít chít, đuôi vểnh lên cao.
Giụi mỏ với con chim trống mà nó gắn bó hoặc có ý định kết đôi.
Bước 5 - Lưu ý đến những hành vi tự thỏa mãn.
Phần lớn những người nuôi chim có kinh nghiệm đều nhận thấy chim có hành vi cọ huyệt lên cành đậu, các đồ vật, thậm chí cả tay của chủ. Một số con làm việc này hàng ngày, có khi còn thường xuyên hơn. Hành vi “thủ dâm” này hầu hết thường thấy ở chim trống, nhưng đôi khi cũng có ngoại lệ.
Con trống thường nhấp vào vật nào đó hoặc đứng bên trên một vật và cọ huyệt vào đó.
Con mái cũng có thể hành động tương tự, nhưng cũng có thể ép sát vào một vật với cái đuôi vểnh lên và thân mình gập ra đằng trước.
Bước 6 - Quan sát hiện tượng đẻ trứng.
Hiển nhiên là chỉ có chim mái mới đẻ trứng, nhưng điều này không giúp bạn phân biệt nếu có một quả trứng xuất hiện trong lồng nuôi nhiều chim. Nếu muốn xác định chắc chắn giới tính của vẹt, bạn nên nuôi mỗi con một lồng và cung cấp một tổ riêng hoặc hướng ống kính máy quay về phía tổ chim để ghi lại hành vi của chúng.
Không cung cấp tổ chim cho vẹt mái dưới 18 tháng tuổi, vì hiện tượng đẻ trứng ở chim chưa trưởng thành thường gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe cho chim.
Việc lấy trứng đi sẽ kích thích chim đẻ trứng thêm.
Nhớ rằng trứng chim có thể đã được thụ tinh trong trường hợp rõ ràng có hành vi giao phối.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Nhanh-ch%C3%B3ng-ch%E1%BB%AFa-kh%E1%BB%8Fi-nhi%E1%BB%85m-tr%C3%B9ng-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-ti%E1%BA%BFt-ni%E1%BB%87u | Cách để Nhanh chóng chữa khỏi nhiễm trùng đường tiết niệu | Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) có thể khiến bạn cực kỳ khó chịu, vậy nên chẳng lạ gì khi người mắc bệnh này chỉ mong sao khỏi thật nhanh. Việc điều trị kịp thời và nhanh chóng cũng là yếu tố quan trọng nhằm ngăn chặn UTI phát triển thành căn bệnh nghiêm trọng hơn. Đôi khi chứng UTI tự thuyên giảm trong bốn hoặc năm ngày, và có nhiều liệu pháp tại nhà bạn có thể thử áp dụng. Tuy nhiên bạn vẫn rất nên đến bác sĩ chuyên khoa để được chữa khỏi nhanh và triệt để nhất.
Phương pháp 1 - Tìm sự điều trị y khoa cho bệnh UTI
Bước 1 - Nhận biết các triệu chứng.
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là một chứng bệnh rất thường gặp, nhưng rất khó chịu và bất tiện. UTI là tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu trên (thận và niệu quản), hay đường tiết niệu dưới (bàng quang và niệu đạo), hoặc cả hai.
Khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn có thể cảm thấy bỏng rát khi đi tiểu và có nhu cầu đi tiểu nhiều lần.
Bạn cũng có thể cảm thấy đau ở bụng dưới.
Bước 2 - Biết các triệu chứng khác nhau của tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu trên và đường tiết niệu dưới.
Các dạng nhiễm trùng khác nhau sẽ có các triệu chứng khác nhau. Bạn nên lưu ý các triệu chứng để có thể diễn tả rõ ràng với bác sĩ trong trường hợp phải đi khám bệnh. Các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu dưới bao gồm: nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn, nước tiểu đục hoặc có máu, đau lưng, nước tiểu rất nặng mùi, và nói chung bạn cảm thấy không khỏe.
Nếu bị nhiễm trùng đường tiết niệu trên, bạn có thể bị sốt cao (trên 38 độ C).
Bạn cũng có thể buồn nôn và rùng mình không kiểm soát.
Các triệu chứng khác có thể bao gồm nôn và tiêu chảy.
Bước 3 - Biết khi nào cần điều trị chuyên khoa.
Có khoảng 25-40% trường hợp UTI nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên vẫn còn hơn một nửa số trường hợp người bệnh tự đặt mình vào nguy cơ bị biến chứng do không tìm sự điều trị chuyên khoa. Bạn nên hẹn với bác sĩ để khám ngay khi bị UTI kèm theo sốt cao hoặc các triệu chứng đột ngột xấu đi.
Liên lạc ngay với bác sĩ nếu bạn đang mang thai hoặc bị bệnh tiểu đường.
Bạn sẽ được chẩn đoán rõ ràng khi đến bác sĩ khám bệnh. Có thể bạn nghĩ chứng UTI là bệnh nấm men hoặc một căn bệnh nào khác.
Bác sĩ có thể cho xét nghiệm nước tiểu để xác định bạn có mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu không và loại vi khuẩn nào gây bệnh. Các xét nghiệm này thường được hoàn thành trong 48 giờ.
Bước 4 - Tuân thủ liệu trình điều trị bằng thuốc kháng sinh.
UTI là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, do đó thuốc kháng sinh do bác sĩ kê toa là phương pháp điều trị triệt để nhất và thường được sử dụng nhất. Đặc biệt, thuốc kháng sinh được khuyên dùng cho phụ nữ bị UTI tái lại nhiều lần. Liệu trình kháng sinh lâu ngày hơn có thể giúp ngăn ngặn tình trạng nhiễm trùng tái phát.
Các loại kháng sinh thường được bác sĩ kê toa để điều trị UTI là nitrofurantoin (với tên thương phẩm như Furadantin, Macrobid, hoặc Macrodantin), sulfamethoxazole và trimethoprim (với tên thương phẩm là Bactrim hoặc Septra). Tuy nhiên, ciprofloxacin (được biết đến dưới tên Cipro), fosfomycin (Monurol) và levofloxacin (Levaquin) cũng được chỉ định sử dụng.
Ngoài thuốc kháng sinh, AZO là một loại thuốc giảm đau bàng quang hiệu quả có bán không cần toa bác sĩ.
Bước 5 - Hoàn thành liệu trình kháng sinh.
Uống kháng sinh với liệu trình điều trị 1 đến 7 ngày do bác sĩ chỉ định và khuyến nghị. Hầu hết nữ giới được chỉ định uống kháng sinh từ 3 đến 5 ngày. Nam giới thường được kê toa uống kháng sinh từ 7 đến 14 ngày. Mặc dù các triệu chứng thường giảm rõ rệt sau ba ngày điều trị kháng sinh, nhưng phải mất 5 ngày để tiêu diệt hết vi khuẩn trong đường tiết niệu. Nam giới có thể phải mất nhiều ngày hơn.
Quan trọng là bạn phải uống hết số thuốc kháng sinh được kê toa, trừ khi bác sĩ có chỉ định khác.
Việc ngừng uống kháng sinh trước khi hết liệu trình điều trị cũng đồng nghĩa với việc bạn không để thuốc kháng sinh tiêu diệt hết vi khuẩn.
Liên hệ lại với bác sĩ nếu bạn đã uống hết thuốc kháng sinh được kê toa nhưng triệu chứng vẫn tiếp diễn, hoặc bạn không thấy khỏe lại sau vài ngày.
Bước 6 - Lưu ý về các biến chứng có thể xảy ra.
Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu nặng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, dẫn tới suy thận hoặc nhiễm độc máu. Các biến chứng này không phổ biến và thường xảy ra ở các bệnh nhân sẵn có vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như bệnh nhân tiểu đường. Bạn sẽ dễ bị biến chứng và nhiễm trùng hơn nếu có hệ miễn dịch kém.
Phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng đường tiết niệu có nguy cơ bị biến chứng nguy hiểm đến tính mạng và luôn luôn cần được bác sĩ kiểm tra.
Nam giới bị nhiễm trùng đường tiết niệu có rủi ro phát triển bệnh viêm tuyến tiền liệt.
Có thể bạn phải nằm viện để điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu trên, hoặc nếu xảy ra biến chứng nghiêm trọng.
Quá trình điều trị ở bệnh viện vẫn sử dụng kháng sinh, nhưng bạn sẽ được theo dõi sát và có thể được truyền dịch.
Phương pháp 2 - Giảm nhẹ chứng UTI tại nhà
Bước 1 - Uống nhiều nước.
Thuốc kháng sinh là phương pháp duy nhất thực sự chữa khỏi bệnh UTI nhưng thường phải mất vài ngày điều trị, trong thời gian đó bạn có thể thực hiện vài phương pháp để giảm nhẹ các triệu chứng và giảm khả năng tái phát nhiễm trùng. Cách dễ dàng nhất là uống nhiều nước trong cả ngày, cách mỗi giờ uống một ly nước.
Bàng quang sẽ được làm sạch sau mỗi lần bạn đi tiểu, và điều này có thể giúp rửa trôi vi khuẩn.
Không nhịn tiểu. Việc nhịn đi tiểu có thể khiến tình trạng UTI nặng hơn do vi khuẩn có điều kiện sinh sôi.
Bước 2 - Thử uống nước ép quả nam việt quất.
Nước ép quả nam việt quất thường được coi là liệu pháp chữa UTI tại nhà. Mặc dù có ít bằng chứng cho thấy nước ép nam việt quất thực sự chống nhiễm trùng, nhưng nó có thể ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng. Nếu thường bị UTI tái lại nhiều lần, bạn hãy thử uống viên chiết xuất nam việt quất có hàm lượng cao hơn. Cũng như nước, việc uống nhiều chất lỏng khác cũng giúp bạn rửa trôi và làm sạch hệ thống tiết niệu.
Không uống nước ép nam việt quất nếu bạn hoặc gia đình bạn có tiền sử nhiễm trùng thận.
Không nên uống viên chiết xuất nam việt quất nếu bạn đang dùng thuốc làm loãng máu.
Về lý thuyết, không có liều lượng quy định cho nước ép nam việt quất, do tính hiệu quả chưa được chứng minh.
Một nghiên cứu cho thấy kết quả tích cực ở các phụ nữ mỗi ngày uống một viên chiết xuất nam việt quất, hoặc uống 240 ml nước quả nam việt quất không đường, mỗi ngày 3 lần trong một năm.
Bước 3 - Uống viên thực phẩm bổ sung vitamin C.
Uống vitamin C ngay khi xuất hiện triệu chứng UTI có thể giúp hạn chế sự phát triển của tình trạng nhiễm trùng. Vitamin C khiến nước tiểu có tính a-xít, tạo môi trường không thuận lợi cho vi khuẩn khu trú trong bàng quang. Vitamin C cũng giúp tăng sức đề kháng cho hệ miễn dịch của cơ thể.
Thử uống vitamin C với liều lượng 500 mg cách mỗi giờ, nhưng bạn nên ngừng lại khi bắt đầu đi tiêu phân lỏng.
Bạn có thể kết hợp vitamin C với các loại trà có tính kháng viêm nhẹ như mao lương hoa vàng (goldenseal), cúc tím (echinacea), và tầm ma (nettle).
Bạn cần đến bác sĩ khám bệnh nếu các triệu chứng kéo dài quá vài ngày.
Bước 4 - Tránh dùng các chất kích thích.
Một số thức ăn hay thức uống có tính kích thích, và tác động của chúng mạnh hơn khi bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Hai thủ phạm nguy hiểm nhất nên tránh là cà phê và rượu. Chúng không chỉ gây kích thích mà còn khiến cơ thể bạn mất nước, do đó sẽ cản trở quá trình rửa trôi vi khuẩn khỏi đường tiểu.
Bạn cũng nên tránh uống nước ngọt có chứa nước cam chanh cho đến khi khỏi bệnh UTI.
Hạn chế cà phê và rượu trong chế độ ăn cũng là một biện pháp phòng chống bệnh UTI nếu bạn dễ bị nhiễm bệnh này.
Phương pháp 3 - Giữ gìn vệ sinh
Bước 1 - Giữ thói quen vệ sinh thật tốt.
Nói chung việc giữ vệ sinh vẫn được coi là biện pháp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, nhưng đó cũng là một phần thiết yếu để nhanh chóng chữa khỏi nhiễm trùng. Càng thực hành vệ sinh tốt, bạn càng mau khỏe lại.
Lau từ trước ra sau mỗi lần đi vệ sinh. Điều này đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ.
Bước 2 - Tắm rửa trước và sau khi giao hợp.
Sinh hoạt tình dục là một trong những đường xâm nhập của vi khuẩn vào niệu đạo ở phụ nữ và tiến đến bàng quang. Để ngăn chặn tình trạng này, bộ phận sinh dục và vùng hậu môn cần được rửa sạch trước và sau khi sinh hoạt tình dục. Phụ nữ cũng nên đi tiểu trước và sau khi giao hợp. Tránh dùng lotion dưỡng ẩm cơ thể hoặc dầu mát-xa để làm chất bôi trơn, trừ khi chúng được khẳng định là an toàn. Trong các sản phẩm này có chứa hóa chất có thể dẫn đến nhiễm trùng.
Đi tiểu sau khi giao hợp giúp bàng quang trút sạch nước tiểu và rửa trôi vi khuẩn.
UTI không phải là bệnh lây nhiễm, bạn không bị lây bệnh này từ người khác.
Bước 3 - Mặc quần áo thích hợp.
Một số loại trang phục có thể gây khó khăn trong việc chữa khỏi bệnh UTI. Đồ lót chật và bó sát làm bằng chất liệu bí hơi có thể làm tăng độ ẩm và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn ở khu vực gần bàng quang. Do đó, bạn hãy mặc quần lót vải cotton thay vì các chất liệu không thấm hút như ni-lông.
Tránh quần lót hoặc quần short bó sát. Quần áo chật có thể tích tụ mồ hôi và độ ẩm, tạo nên môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi.
Tuy không chữa khỏi bệnh nhưng việc mặc quần lót thích hợp có thể ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng phát triển hoặc trở nên nghiêm trọng hơn.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/T%C3%ADnh-Gi%C3%A1-tr%E1%BB%8B-Trung-b%C3%ACnh | Cách để Tính Giá trị Trung bình | Trong toán học, "giá trị trung bình" (mean) là một loại trung bình được tính bằng cách chia tổng của một tập hợp số cho số lượng các số trong tập hợp đó. Trong khi đây không phải là loại trung bình duy nhất thì nó lại là điều hầu hết mọi người nghĩ đến khi nói đến trung bình. Bạn có thể sử dụng giá trị trung bình cho nhiều mục đích hữu ích trong cuộc sống hàng ngày từ việc tính toán thời gian bạn từ nhà đi làm đến xác định số tiền bạn chi tiêu trung bình một tuần, v.v.
Phương pháp 1 - Tính Giá trị Trung bình
Bước 1 - Xác định tập hợp số bạn muốn tính giá trị trung bình.
Những số này có thể lớn hoặc nhỏ, và nhiều tùy bạn muốn. Chỉ cần đảm bảo rằng bạn đang sử dụng những số thực chứ không phải biến số.
Ví dụ: 2,3,4,5,6.
Bước 2 - Cộng các số với nhau để tìm tổng của chúng.
Bạn có thể sử dụng máy tính hoặc bảng excel, hoặc tính nhẩm nếu đơn giản.
Ví dụ: 2+3+4+5+6=20.
Bước 3 - Đếm số lượng các chữ số trong tập hợp của bạn.
Nếu có số nào lặp lại, bạn vẫn phải đếm số đó để xác định tổng.
Ví dụ: 2,3,4,5, và 6 tổng cộng có 5 số.
Bước 4 - Chia tổng cho số lượng các chữ số.
Kết quả chính là giá trị trung bình của tập hợp số bạn có. Điều đó có nghĩa rằng nếu mỗi số trong tập hợp của bạn có giá trị bằng giá trị trung bình thì tổng của chúng sẽ bằng tổng của cả dãy số.
Ví dụ: 20:5 = 4 Vậy 4 là trung bình chung của các số.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Th%E1%BB%B1c-thi-m%C3%A3-Ruby | Cách để Thực thi mã Ruby | wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách thực thi mã Ruby trên Windows, macOS, Ubuntu và Debian Linux. Để chạy chương trình Ruby, phần mềm Ruby phải được cài đặt sẵn trên máy tính. Mặc dù macOS và hầu hết bản phân phối Linux đều được cài đặt sẵn Ruby, nhưng bạn cần kiểm tra để chắc chắn rằng phiên bản hiện tại là mới nhất trước khi tiến hành chạy chương trình. Ngoài ra, nếu mã Ruby cần triển khai là do bạn viết bằng trình chỉnh sửa văn bản hoặc môi trường dành cho nhà phát triển, hãy lưu dưới dạng tập tin .rb để bạn có thể thực thi từ dòng lệnh.
Phương pháp 1 - Trên macOS
Bước 1 - Mở ứng dụng Terminal.
Máy Mac được cài đặt sẵn trình phiên dịch Ruby trong hệ điều hành, vì thế thao tác chạy kịch bản Ruby sẽ rất dễ dàng. Để mở Terminal, bạn cần:
Nhấp vào biểu tượng Launchpad trong thanh Dock (các hình vuông nhiều màu).
Nhập terminal vào trường tìm kiếm.
Nhấp vào biểu tượng .
Bước 2 - Cài đặt phiên bản mới nhất của Ruby.
Có thể phiên bản đi kèm trên Mac đã cũ và không được cài đặt cùng các bản cập nhật hệ thống. Hãy tiến hành những bước sau để cài đặt phiên bản mới nhất:
Nếu như không có chương trình Homebrew, bạn cần nhập /bin/bash -c "$(curl -fsSL https://raw.githubusercontent.com/Homebrew/install/HEAD/install.sh)" và nhấn để cài đặt Homebrew.
Nhập brew install ruby và nhấn .
Nhập open -e ~/.zshrc rồi nhấn để mở tập tin cấu hình shell trong TextEdit.
if [ -d "/usr/local/opt/ruby/bin" ]; then
export PATH=/usr/local/opt/ruby/bin:$PATH
export PATH=`gem environment gemdir`/bin:$PATH
fi
if [ -d "/opt/homebrew/opt/ruby/bin" ]; then
export PATH=/opt/homebrew/opt/ruby/bin:$PATH
export PATH=`gem environment gemdir`/bin:$PATH
fi
Lưu và đóng tập tin.
Đóng và mở lại cửa sổ Terminal.
Nhập lệnh brew pin ruby rồi nhấn .
Bước 3 - Sử dụng lệnh cd để đi đến thư mục thích hợp.
Khi mở Terminal, vị trí mặc định sẽ là thư mục chính. Để chạy mã Ruby, bạn cần mở thư mục mà kịch bản Ruby được lưu. Chẳng hạn, nếu kịch bản nằm trên màn hình desktop, bạn cần nhập cd Desktop và nhấn .
Bạn có thể xem danh sách tập tin trong thư mục hiện hành bằng cách nhập lệnh ls -a rồi nhấn .
Bước 4 - Nhập ruby scriptname.rb và nhấn ⏎ Return.
Nhớ thay scriptname.rb bằng tên thực tế của kịch bản Ruby mà bạn muốn chạy. Lúc này, kịch bản Ruby sẽ được triển khai.
Phương pháp 2 - Trên Windows
Bước 1 - Cài đặt Ruby trên PC.
Nếu máy tính chưa có phần mềm Ruby, bạn cần cài đặt phiên bản dành cho Windows tại https://rubyinstaller.org/downloads. Quá trình cài đặt rất đơn giản, bạn chỉ cần nhấp đúp vào tập tin được tải xuống và tiến hành theo hướng dẫn trên màn hình để cài đặt.
Nếu như không chắc về phiên bản cần tải, hãy nhìn vào cột bên phải trên website của trình cài đặt để xem tùy chọn được khuyến nghị.
Trong quá trình cài đặt, hãy giữ nguyên các thiết lập mặc định (trừ khi bạn biết mình cần thay đổi gì). Những cài đặt mặc định sẽ thêm thư mục Ruby vào đường dẫn hệ thống để bạn có thể thực thi mã ruby từ dấu nhắc lệnh.
Bước 2 - Mở ứng dụng Start Command Prompt with Ruby.
Bạn sẽ tìm thấy trong menu Start sau khi cài đặt Ruby.
Bạn cũng có thể nhấp vào thanh tìm kiếm Search (hoặc biểu tượng kính lúp) nằm cạnh nút Start, nhập Command rồi nhấp vào từ trong các kết quả tìm kiếm.
Bước 3 - Sử dụng lệnh cd để chuyển sang thư mục chứa kịch bản Ruby.
Khi mở Command Prompt, bạn sẽ ở trong thư mục chính (thường là C:\Users\tênbạn). Nếu kịch bản Ruby nằm trên màn hình desktop, bạn cần nhập cd Desktop hoặc C:\Users\tênbạn\Desktop rồi nhấn .
Bước 4 - Nhập ruby scriptname.rb rồi nhấn ⏎ Return.
Đừng quên thay scriptname.rb bằng tên thực tế của kịch bản Ruby mà bạn muốn thực thi. Lúc này, kịch bản Ruby sẽ bắt đầu chạy.
Phương pháp 3 - Debian và Fedora Linux
Bước 1 - Mở cửa sổ dòng lệnh.
Bạn có thể tiến hành bằng cách nhấn tổ hợp phím hoặc nhấp vào biểu tượng trong danh sách ứng dụng.
Bước 2 - Nhập ruby -v và nhấn ↵ Enter.
Lệnh này sẽ kiểm tra phiên bản Ruby. Nếu phiên bản hiện tại cũ hơn 2.7.1, bạn nên xem xét việc nâng cấp.
Bước 3 - Cài đặt hoặc cập nhật Ruby nếu cần thiết.
Nếu bạn chưa có Ruby hoặc đang sử dụng phiên bản cũ, hãy:
Nhập sudo apt-get update rồi nhấn để cập nhật danh sách gói.
Nhập sudo apt-get install ruby-full và nhấn để cài đặt phiên bản mới nhất của Ruby.
Bước 4 - Sử dụng lệnh cd để thay đổi thành thư mục chứa kịch bản Ruby.
Chẳng hạn, nếu kịch bản nằm trong thư mục code thuộc thư mục chính, hãy nhập cd code và nhấn .
Nhập ls -a rồi nhấn để xem các tập tin trong thư mục hiện hành.
Bước 5 - Nhập ruby scriptname.rb và nhấn ↵ Enter.
Nhớ thay scriptname.rb bằng tên thực tế của kịch bản Ruby mà bạn muốn chạy. Kịch bản Ruby sẽ bắt đầu được triển khai.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Hu%E1%BA%A5n-luy%E1%BB%87n-M%C3%A8o-%C4%90i-v%E1%BB%87-sinh | Cách để Huấn luyện Mèo Đi vệ sinh | Đa số mèo được mẹ của chúng dạy cách sử dụng khay vệ sinh, nhưng mèo hoang mới được nhận nuôi lại không hề biết điều này. Thậm chí ngay cả mèo được huấn luyện bài bản đôi khi vẫn “quên” và đi vệ sinh khắp nhà. Lí do chúng quên sử dụng khay vệ sinh có thể là do bệnh tật hoặc đơn giản là vì chúng thích như vậy. Cho dù là đang huấn luyện chú mèo vừa mới nhận nuôi chưa có thói quen sử dụng khay vệ sinh hoặc dạy lại cho mèo cách đi vệ sinh đúng chỗ, thì những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn tập cho mèo hình thành thói quen tốt này.
Phương pháp 1 - Lựa chọn khay vệ sinh phù hợp
Bước 1 - Chọn khay vệ sinh có kích thước lớn.
Nguyên nhân phổ biến làm cho mèo không đi vệ sinh đúng chỗ là do khay quá nhỏ. Điều này đặc biệt quan trọng nếu mèo vẫn đang phát triển; một tấm khay có kích thước vừa vặn sẽ trở nên quá chật chội đối với chúng trong vài tháng tới. Khi mua khay vệ sinh cho mèo, bạn nên chọn loại lớn. Khi đó chúng sẽ cảm thấy rộng rãi thoáng mát và nghĩ rằng khay vẫn còn đủ chỗ để chứa phân và nước tiểu.
Nếu mèo còn nhỏ hoặc đã già, bạn nên chọn loại khay có cạnh thấp để chúng dễ dàng ra vào không gặp trở ngại.
Bước 2 - Lựa chọn khay kín hoặc mở.
Hai loại này đều có ưu khuyết điểm riêng. Một số mèo thích loại này hơn loại kia, trong khi số khác thì không. Bạn có thể mua cả hai loại để xem chúng thích loại nào.
Ưu điểm lớn nhất của khay vệ sinh kín là sự riêng tư mà mèo thường thích. Việc sử dụng khay kín cũng xua đuổi chó ăn phân trong khay vệ sinh, nếu điều này gây nguy hiểm trong nhà.
Khay vệ sinh kín thường khiến mùi hôi thối luẩn quẩn bên trong, và tình trạng này làm cho mèo càng không thích đi vệ sinh trong khay.
Nếu mèo có kích thước lớn, chúng khó có thể xoay người hoặc đào bới trong khay.
Bước 3 - Mua ít nhất hai khay vệ sinh.
Nếu nhà bạn đủ diện tích thì nên mua thêm hai hoặc ba khay vệ sinh. Bước này khá cần thiết nếu bạn nuôi nhiều mèo, hoặc trong trường hợp mèo còn nhỏ và đang học cách đi vệ sinh đúng chỗ. Tuy nhiên, một số chuyên gia khuyến cáo mỗi con mèo cần có một khay riêng, cộng thêm một khay dự phòng nữa đặt trong nhà.
Bước 4 - Tìm vị trí thích hợp.
Mèo có bản năng tự nhiên là chôn phân và nước tiểu, nhưng nếu không thể tiếp cận khay vệ sinh thì chúng sẽ tìm chỗ khác để "giải quyết nỗi buồn". Việc chọn địa điểm phù hợp sẽ hạn chế xảy ra vấn đề, nhưng nói chung có một số điểm bạn cần lưu ý khi lựa chọn vị trí đặt khay vệ sinh.
Địa điểm cần phải dễ dàng tiếp cận và tiện lợi. Mèo sẽ không muốn phải đi quãng đường xa khi đang cần giải quyết gấp. Vì vậy bạn nên chọn chỗ nào giúp chúng có thể đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu.
Không đặt khay vệ sinh gần khay thức ăn và nước uống của mèo. Mèo thường xem chỗ ăn uống là nhà của mình, khi đó chúng sẽ đi vệ sinh xa khu vực này theo bản năng tự nhiên vốn có. Việc đặt khay vệ sinh gần chỗ sinh hoạt sẽ làm chúng khó chịu và có khuynh hướng giải quyết nhu cầu bên ngoài khay.
Tạo không gian yên tĩnh cho mèo. Đa số loài mèo thường chọn địa điểm vắng người để đi vệ sinh. Nếu bạn đặt khay vệ sinh ở khu vực ồn ào, tập trung nhiều người (phòng giặt giũ hay phòng sinh hoạt gia đình), thì chúng sẽ không sử dụng khay vệ sinh. Cho nên bạn cần di chuyển khay đến khu vực yên tĩnh ít người lui tới nhưng vẫn dễ tìm.
Phương pháp 2 - Bảo quản khay vệ sinh
Bước 1 - Chọn cát phù hợp.
Mèo nói chung thường thích cát nhám vì chúng có thể thoải mái đi trên đó và dễ lấp kín phân hơn. Ngoài ra loại cát này cũng giúp bạn dọn dẹp khay vệ sinh dễ dàng.
Một vài chú mèo thích cát không mùi. Hiệp hội Nhân đạo cảnh báo không nên dùng cát có mùi thơm hoặc chất khử mùi vì chúng có khả năng làm mèo bị kích ứng hoặc dị ứng.
Bước 2 - Dùng lượng cát phù hợp.
Nếu đổ quá nhiều cát, bạn sẽ gây nên đống lộn xộn bừa bãi vì cát có thể rơi vãi ra ngoài sau khi mèo đào bới để chôn phân. Nhưng nếu cát không đủ, mèo có thể nghĩ rằng chúng không chôn phân được và sẽ đi vệ sinh ra ngoài. Hơn nữa khay vệ sinh quá ít cát cũng gây mùi hôi thối khiến cho công việc dọn dẹp trở nên khó khăn hơn.
Một số chuyên gia khuyến cáo nên đổ cát vào khay vệ sinh đến mức khoảng 5 cm. Một số chuyên gia khác lại đề nghị mức cát trong khay nên dày 10 cm để mèo tự do đào bới và chôn chất thải.
Bắt đầu ở mức 5 cm, và nếu mèo không thoải mái thì bạn có thể tăng lên 10 cm.
Bước 3 - Giữ khay vệ sinh sạch sẽ.
Nếu nuôi mèo con hoặc mèo đang học cách sử dụng khay vệ sinh, bạn chỉ nên để lại ít phân hoặc nước tiểu trong vài tuần đầu để nhắc nhở chúng đi vệ sinh đúng chỗ. Tuy nhiên, sau khi mèo đã biết cách sử dụng khay vệ sinh, bạn cần dọn dẹp khay sạch sẽ. Trên thực tế, việc để phân và nước tiểu sót lại là nguyên nhân phổ biển nhất làm chúng đi bậy ra ngoài.
Bạn nên dọn dẹp phân và nước tiểu mèo hằng ngày. Một số chuyên gia khuyến cáo nên dọn hai ngày một lần để khay vệ sinh luôn sạch sẽ.
Chùi rửa khay vệ sinh một tuần một lần. Bạn nên sử dụng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ; không nên dùng hóa chất tẩy rửa mạnh vì dư lượng chất tẩy rửa sẽ bám lại trên khay hoặc gây nên mùi khó chịu làm tổn thương mèo hoặc khiến chúng không muốn sử dụng khay vệ sinh.
Sau khi rửa sạch khay vệ sinh và để khô ráo, bạn đổ cát sạch ở mức vừa phải theo nhu cầu của mèo (vẫn là độ sâu từ 5 đến 10 cm).
Phương pháp 3 - Dạy mèo sử dụng khay vệ sinh
Bước 1 - Tìm hiểu lịch trình của mèo.
Nói chung, mèo thường đi vệ sinh sau khi ngủ trưa, chơi đùa hay chạy quanh nhà, hoặc sau khi ăn no. Việc nắm rõ thời gian đi vệ sinh của mèo sẽ giúp bạn xác định khi nào mèo cần đi vệ sinh để có thể hướng dẫn chúng sử dụng khay vệ sinh thay vì thải lên ghế sofa.
Bước 2 - Chơi đùa với mèo gần khay vệ sinh.
Vì mèo thường có nhu cầu "giải quyết nỗi buồn" sau khi chơi đùa hoặc chạy quanh, bạn có thể tạo điều kiện bằng cách chơi đùa với chúng gần khay vệ sinh. Bước này sẽ kích thích mèo đi vệ sinh, khi đó bạn có thể hướng chúng đến (hoặc đặt chúng vào) trong khay.
Nếu khay vệ sinh nằm trong phòng có cửa sổ, bạn nên đóng cửa lại và ở trong phòng cùng với mèo. Mang theo đồ chơi và để chúng đùa nghịch cho đến khi muốn đi vệ sinh.
Bước 3 - Dạy cho mèo biết phải làm gì.
Nếu mèo chưa được mèo mẹ dạy cách sử dụng khay vệ sinh, bạn cần phải hướng dẫn chúng. Điều này không có nghĩa bạn phải tự mình đi vệ sinh vào trong khay mà là ẵm mèo đặt trong khay tại thời điểm chúng sắp đi vệ sinh, và dạy mèo cách đào bới đất.
Dùng ngón tay cào đất sang hai bên cho đến khi mèo đã hiểu rõ động tác. Nếu chúng đã thải phân vào khay nhưng chưa lấp đất lại, bạn nên dùng ngón tay bốc một ít đất phủ lên chất thải của chúng. Bước này mất khá nhiều thời gian, nhưng mèo sẽ hiểu được rằng chúng nên làm theo ví dụ này.
Khi làm mẫu cách đào và chôn chất thải cho mèo xem, bạn cần dùng ngón tay của mình. Nếu bạn nắm lấy bàn chân của chúng và cố gắng “chỉ” cho mèo cách đào bới và chôn lấp, thì chúng sẽ sợ hãi hoặc khó chịu và có ác cảm với khay vệ sinh. Bạn nên hết sức kiên nhẫn, và tin tưởng rằng mèo yêu sẽ học được cách sử dụng khay vệ sinh một cách thành thạo.
Phương pháp 4 - Khắc phục tình trạng mèo đi vệ sinh không đúng chỗ
Bước 1 - Không nên la mắng mèo.
Điều quan trọng mà bạn cần ghi nhớ, đó là chúng không cố ý gây rối. Có thể mèo đang mắc bệnh, hoặc bạn cho chúng sử dụng khay vệ sinh hoặc cát gây khó chịu. Hành động quát mắng chỉ làm mèo sợ bạn hơn và cũng không có tác dụng giải quyết vấn đề.
Bước 2 - Xúc chất thải đổ vào vị trí thích hợp.
Nếu mèo đi bậy ở ngoài, thay vì dọn phân đổ vào thùng rác, bạn nên dùng khăn giấy nhặt lên và cho vào khay vệ sinh. Hành động này có tác dụng nhắc nhở chúng, vì mèo sẽ ngửi được mùi chất thải và gắn kết hành vi đi vệ sinh với hành động bước vào khay đất.
Bước 3 - Dọn sạch chất thải bên ngoài khay thật kỹ càng.
Nếu mèo đi vệ sinh bên ngoài khay, trên sàn, thảm, hoặc đồ nội thất, bắt buộc bạn phải lau chùi sạch sẽ để tránh sự cố về sau. Một khi mèo đánh hơi được mùi phân hay nước tiểu, chúng sẽ tiếp tục đi vệ sinh ở đó.
Sử dụng chất tẩy rửa có chứa enzym để lau chùi thảm và đồ nội thất bị vấy bẩn. Loại hóa chất tẩy rửa này có tác dụng khử sạch mùi hôi, giảm nguy cơ mèo tiếp tục đi vệ sinh tại vị trí đó trong tương lai.
Trong trường hợp mèo tiếp tục đi bậy ở khu vực nhạy cảm, bạn nên đóng kín cửa để chúng không vào phòng được. Ngoài ra bạn cũng có thể trải chất liệu kém hấp dẫn trên sàn quanh khu vực này, như là giấy nhôm hoặc thảm lật ngược.
Bước 4 - Di chuyển thức ăn và nước uống đến khu vực đang gặp sự cố.
Nếu mèo vẫn không ngừng đi vệ sinh bên ngoài khay và thích đi một chỗ cố định, bạn có thể đặt khay đồ ăn và bát nước ở nơi mà chúng đi bậy. Mèo có bản năng không bao giờ đi vệ sinh gần khu vực ăn uống, do đó chúng sẽ ngừng đi bậy bên ngoài khay vệ sinh.
Bước 5 - Tạm nhốt mèo một thời gian.
Nếu mèo vẫn không chấm dứt hành động đi vệ sinh không đúng chỗ, bạn nên cân nhắc nhốt mèo lại. Cách này chỉ nên dùng phương sách cuối cùng, khi toàn bộ giải pháp khác đều không phát huy tác dụng.
Chọn căn phòng thích hợp trong nhà để mèo cảm thấy được nhốt an toàn,. Nơi mà bạn lựa chọn cần có đủ không gian thoáng đãng và nhiệt độ phòng không nên quá khắc nghiệt. Nói cách khác, bạn nên bảo đảm căn phòng mát mẻ vào mùa hè và ấm áp trong mùa đông (tùy thuộc vào thời gian nhốt mèo).
Đặt khay vệ sinh ở góc phòng và chỗ nằm của mèo, đặt thức ăn cũng như nước uống ở góc khác xa hơn. Diện tích căn phòng cần đủ rộng ,vì mèo sẽ không đi vệ sinh gần khu vực ăn uống của chúng.
Nếu mèo đi bậy ngoài khay vệ sinh liên tiếp nhiều lần, bạn nên rải cát vệ sinh xung quanh sàn nhà trong phòng nhốt mèo. Chắc chắn chúng sẽ đi vệ sinh trên cát, và theo thời gian mèo tự động hình thành liên kết mùi cát với việc đi vệ sinh.
Phương pháp 5 - Loại trừ yếu tố bệnh tật ở mèo
Bước 1 - Kiểm tra xem mèo có đi bậy ở chỗ khác hay không.
Nếu mèo không dùng khay vệ sinh, bạn nên kiểm tra xung quanh ngôi nhà để chắc chắn rằng chúng vẫn đang đi vệ sinh. Trong trường hợp mèo không đi bậy trong nhà, có thể chúng bị tắc nghẽn niệu đạo một phần hoặc toàn phần. Nếu nhận thấy mèo không hề đi vệ sinh, bạn cần phải đưa chúng đến bệnh viện thú y ngay lập tức.
Nếu mèo vẫn đi vệ sinh nhưng không sử dụng khay cát, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh đường tiết niệu. Một số mèo bị nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn đường tiết niệu thường hay đi vệ sinh trên gạch hoa, xi măng, hoặc sàn gỗ, vì chúng có khuynh hướng tìm bề mặt có nhiệt độ mát và chất liệu mịn màng dành cho da.
Bước 2 - Kiểm tra máu xuất hiện trong nước tiểu của mèo.
Một trong những dấu hiệu sớm của bệnh viêm đường tiết niệu ở mèo (FLUTD), cũng như sỏi thận và bàng quang, đó là xuất hiện máu trong nước tiểu và thường xuyên hoặc gắng sức đi tiểu. Các triệu chứng khác cần quan sát bao gồm hiện tượng mèo kêu lên thành tiếng khi đi tiểu và liếm/làm sạch bộ phận sinh dục quá thường xuyên. Nếu mèo có các triệu chứng này, bạn cần đưa chúng đi khám thú y càng sớm càng tốt. Nếu để kéo dài, tình trạng này sẽ dẫn đến tắc niệu đạo, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Ngoài việc khám tổng quát, bác sĩ thú y thường tiến hành phân tích nước tiểu, cấy nước tiểu và chụp x-quang để xác định nguyên nhân và vị trí mắc bệnh của mèo.
Bác sĩ thú y sẽ kê đơn thuốc điều trị bệnh sỏi thận. Nếu bác sĩ xác định rằng mèo của bạn có sỏi trong bàng quang, thì chúng cần được phẫu thuật để lấy ra hoặc phá vỡ sỏi bên trong bàng quang để đào thải ra ngoài.
Nếu mèo mắc các bệnh liên quan đến tiết niệu hoặc sỏi bàng quang/thận, thì có thể là do chúng không uống đủ nước. Luôn đảm bảo mèo được uống nước sạch (thay hàng ngày). Bác sĩ thú y có thể đề nghị cho mèo ăn đồ ướt (đóng hộp) ít nhất 50% trong chế độ ăn.
Bước 3 - Quan sát dấu hiệu nôn mửa, tiêu chảy, và sút cân.
Một số mèo bị viêm dọc theo đường tiêu hóa, gây ra bệnh viêm ruột ở mèo (IBD). Các triệu chứng thường gặp nhất của viêm ruột bao gồm nôn mửa, tiêu chảy, sút cân, và lờ đờ. Một số con mắc IBD thường hay đi phân có máu. Những triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào phần nào của đường tiêu hóa bị ảnh hưởng. Nếu mèo xuất hiện các triệu chứng này, bạn nên đưa chúng đi khám thú y càng sớm càng tốt.
Bác sĩ thú y thường tiến hành xét nghiệm máu và phân để xác định nếu các triệu chứng có phải là dấu hiệu của IBD hay không. Ngoài ra, bác sĩ sẽ chụp X-quang và / hoặc siêu âm để xác định vị trí ảnh hưởng.
Để điều trị IBD, bác sĩ thú y sẽ kê đơn thuốc corticosteroid để giảm viêm và giảm phản ứng của hệ miễn dịch với IBD. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của IBD ở mèo, bác sĩ cũng kê thêm kháng sinh.
Bác sĩ thú y thường khuyến cáo thay đổi chế độ ăn uống nhằm giảm thiểu IBD ở mèo. Yêu cầu chế độ ăn uống chung dành cho mèo mắc IBD bao gồm thức ăn cho mèo ít gây dị ứng, cũng như các loại thực phẩm nhiều chất xơ và ít béo.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/L%E1%BB%93ng-gh%C3%A9p-%E1%BA%A3nh-tr%C3%AAn-iPhone | Cách để Lồng ghép ảnh trên iPhone | Có phải bạn đang tìm kiếm phương thức sáng tạo để lồng ghép một ảnh lên trên ảnh khác trên iPhone? Mặc dù không có tùy chọn phủ trong ứng dụng Photos, nhưng có rất nhiều ứng dụng miễn phí dễ sử dụng với các tùy chọn phân lớp ảnh. wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách ghép ảnh nghệ thuật trên iPhone bằng Snapseed và Canva.
Phương pháp 1 - Sử dụng Canva
Bước 1 - Mở Canva.
Biểu tượng ứng dụng giống như một dải màu từ xanh dương đến tím với chữ "Canva" bên trong.
Mặc dù Canva cho phép phủ ảnh, nhưng ứng dụng này không có các tính năng chỉnh sửa tương tự như Snapseed.
Nếu như chưa có Canva, bạn có thể tải ứng dụng miễn phí từ App Store.
Nếu đây là lần đầu mở ứng dụng, có thể bạn sẽ được yêu cầu đăng nhập hoặc tạo tài khoản (miễn phí). Về việc thanh toán để sử dụng nhiều tính năng hơn, bạn có thể quyết định sau.
Bước 2 - Nhấn vào dấu cộng + nằm ở góc dưới bên phải màn hình.
Bước 3 - Nhấn vào Custom Size (Kích thước tùy chỉnh) hoặc tương tự nằm bên dưới tiêu đề "Suggested" (Được đề xuất).
Nếu đã có dự định về nơi sẽ đăng ảnh, chẳng hạn như Instagram hoặc Facebook, bạn có thể nhấn vào để chọn một trong số những tùy chọn đó. Hoặc bạn cũng có thể nhấn vào nếu như đã có ý tưởng về kích thước cụ thể.
Bước 4 - Chọn mẫu.
Nếu như chưa có dự định về thiết kế cụ thể, bạn có thể sử dụng các mẫu làm khởi điểm cho hình ảnh. Tuy nhiên, nếu bạn đã có ý tưởng trong đầu, hãy nhấn vào mẫu trống để mở ra trang mới.
Bước 5 - Nhấn vào Uploads (Tải lên).
Thẻ này sẽ nằm cuối màn hình với biểu tượng mũi tên hướng lên đám mây.
Bước 6 - Nhấn vào Upload media (Tải lên đa phương tiện).
Bạn sẽ có thể chọn đa phương tiện để thêm vào ảnh.
Nhấn vào ảnh trong thư viện và thêm vào danh sách. Lặp lại thao tác với những ảnh khác mà bạn muốn thêm vào dự án Canva.
Bước 7 - Nhấn vào ảnh để sử dụng trong dự án.
Ảnh này sẽ trở thành lớp nền để bạn thêm các ảnh bổ sung khác.
Bước 8 - Nhấn vào dấu cộng + nằm ở góc dưới bên trái màn hình.
Bước 9 - Nhấn vào Uploads nằm cuối màn hình với biểu tượng mũi tên hướng lên đám mây (có thể thẻ này đang mở sẵn nếu bạn vừa mới truy cập).
Bước 10 - Nhấn vào ảnh mà bạn muốn sử dụng trong dự án.
Ảnh này sẽ hiện ra phía trên ảnh mà bạn đã thêm trước đó.
Nếu hình ảnh mà bạn muốn sử dụng không hiện ra tại vị trí này, hãy nhấn vào (Tải lên đa phương tiện) để thêm ảnh vào danh sách.
Bước 11 - Chỉnh sửa ảnh.
Nếu muốn thay đổi ảnh mà bạn đang thao tác, hãy nhấn vào để ảnh đó được tô sáng trong khung xanh. Sau đó, chụm các ngón tay lại nếu bạn muốn thu nhỏ ảnh và đẩy các ngón tay ra xa để phóng to ảnh lên. Xoay các ngón tay nếu bạn muốn nghiêng ảnh, sau đó kéo và thả ảnh vào vị trí mong muốn.
Nhấn vào các biểu tượng trong menu nằm dọc phía cuối màn hình để thay đổi thiết kế của hai ảnh. Bạn có thể nhấn vào (Điều chỉnh) để chỉnh sửa các yếu tố như "Highlights" (Điểm nổi bật), "Vignette" (Làm mờ nét ảnh), "Brightness" (Độ sáng) và "Contrast" (Độ tương phản).
Nhấn vào (Hiệu ứng) để mang lại những hiệu ứng thú vị cho ảnh như "Trippy" hoặc nhấn vào (Bộ lọc) để thay đổi giao diện ảnh.
Nhấn vào các biểu tượng khác nằm cuối màn hình để cắt hoặc thay đổi độ trong suốt của hình ảnh được chọn.
Bước 12 - Nhấn vào biểu tượng nằm đầu màn hình sau khi hoàn tất.
Nếu bạn trở lại màn hình chính Home thì dự án sẽ tự động được lưu, còn nếu bạn nhấn vào mũi tên hướng xuống thì tác phẩm sẽ được tải về điện thoại. Bạn cũng có thể chia sẻ với người khác bằng cách nhấn vào biểu tượng chia sẻ.
Phương pháp 2 - Sử dụng Snapseed
Bước 1 - Mở Snapseed.
Ứng dụng có biểu tượng chiếc lá xanh có nhiều bóng. Nếu như chưa có ứng dụng này, bạn có thể tải miễn phí từ App Store.
Snapseed là ứng dụng chỉnh sửa ảnh được phát triển bởi "Google LLC", ứng dụng này vốn rất hiệu quả trong việc lồng ghép hai ảnh với nhau.
Bạn có thể tìm "Snapseed" trên App Store bằng cách nhấn vào thẻ kính lúp ở góc dưới bên phải màn hình rồi nhấn vào (Nhận).
Bước 2 - Nhấn vào bất cứ đâu trên màn hình hoặc nhấn vào Open (Mở) ở góc trên bên phải màn hình.
Thư viện sẽ mở ra để bạn điều hướng đến ảnh mà bạn muốn lồng ghép.
Ảnh đầu tiên mà bạn sử dụng sẽ là ảnh nằm ở lớp dưới cùng.
Bước 3 - Nhấn vào ảnh mà bạn muốn lồng ghép.
Ảnh này sẽ mở ra trong trình xem trên Snapseed để bạn có thể bắt đầu chỉnh sửa.
Bước 4 - Nhấn vào Tools (Công cụ).
Tùy chọn này nằm chính giữa phía cuối màn hình, bên dưới ảnh. Nếu phần Tools đã được mở rộng sẵn, bạn có thể bỏ qua bước này.
Bước 5 - Nhấn vào Double Exposure (Phơi sáng kép).
Có thể bạn cần cuộn trên menu để tìm tùy chọn với biểu tượng hai hình tròn chồng lên nhau.
Bước 6 - Nhấn vào biểu tượng ảnh nằm cuối màn hình và chọn ảnh.
Thư viện ảnh sẽ mở ra cho phép bạn nhấn vào ảnh cần lồng ghép.
Bước 7 - Chỉnh sửa hình ảnh theo ý thích.
Với các đầu ngón tay, bạn có thể chụm lại để thu nhỏ ảnh thứ hai; đẩy các ngón tay ra xa để phóng to ảnh. Ngoài ra, bạn còn có thể xoay ngón tay để nghiêng ảnh, sau đó kéo và thả ảnh vào nơi bạn muốn.
Nhấn vào các biểu tượng thẻ nằm dọc trong menu phía cuối màn hình để thay đổi cách mà hai ảnh tác động lẫn nhau. Bạn có thể sử dụng những cài đặt mặc định, hoặc là Lighten (Chỉnh sáng), Darken (Chỉnh tối), Add (Cộng), Subtract (Trừ) và Overlay (Lớp phủ).
Nhấn vào biểu tượng giọt nước để thay đổi độ trong suốt của ảnh thứ hai khi nằm trên ảnh đầu tiên. Tiến hành kéo chấm trên thanh sang trái để làm cho ảnh thứ hai mờ hơn và kéo sang phải để ảnh trở nên tối hơn.
Bước 8 - Nhấn vào dấu tích nằm ở góc dưới bên phải màn hình.
Những thay đổi về độ phơi sáng kép mà bạn vừa thực hiện sẽ được áp dụng và giao diện sẽ trở về với màn hình chính.
Bạn vẫn có thể tiếp tục chỉnh sửa thông qua các menu Looks (Giao diện) và Tools.
Bước 9 - Xuất ảnh.
Nếu bạn muốn lưu ảnh ở nơi khác ngoài Snapseed, hãy nhấn vào (Xuất) và chọn một trong những sự lựa chọn hiện ra trên màn hình kế tiếp.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/C%C6%B0-x%E1%BB%AD-v%E1%BB%9Bi-Ng%C6%B0%E1%BB%9Di-b%E1%BB%8B-R%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-%C4%90a-nh%C3%A2n-c%C3%A1ch | Cách để Cư xử với Người bị Rối loạn Đa nhân cách | Rối loạn Nhân cách Phân ly (Dissociative Identity Disorder - DID), trước đây được gọi là bệnh Rối loạn Đa nhân cách, là một loại bệnh đem lại sự mệt mỏi và sợ hãi cho cả người mắc bệnh lẫn những người thân quen của họ. Bệnh DID có đặc trưng là sự phát triển của nhiều bản thể hoặc nhân cách riêng biệt. Đây là một chứng bệnh gây nhiều tranh cãi, vì thế, người mắc bệnh có thể phải chịu đựng nhiều sự kì thị từ người khác. Hãy cư xử với người mắc bệnh DID bằng lòng trắc ẩn để giúp họ cảm thấy khá hơn.
Phương pháp 1 - Hiểu về Bệnh Rối loạn Nhân cách Phân ly
Bước 1 - Hiểu được triệu chứng của bệnh.
Đặc trưng của bệnh DID là sự hiện diện của nhiều nhân cách riêng biệt, thường được gọi là các nhân cách thay thế. Những nhân cách này thường phức tạp, sở hữu quá khứ, thể chất và hành vi khác nhau. Ví dụ: một người trưởng thành có thể có nhân cách thay thế thuộc về một đứa trẻ. Bạn có thể nhận ra những sự thay đổi trong giọng nói, cử chỉ - ngoài những thay đổi về thái độ và sở thích. Khi các nhân cách thay thế xuất hiện, người bệnh có thể mất khả năng nhớ lại một phần kí ức hoặc một khoảng thời gian nào đó. Vì thế, họ không nhận ra sự hiện diện của những nhân cách thay thế. Sự chuyển đổi giữa các nhân cách còn được gọi là “switch” trong tiếng Anh.
Những người bị Rối loạn Nhân cách Phân ly thường bị lo âu, trầm cảm, tự làm hại bản thân, rối loạn giấc ngủ và/hoặc lạm dụng đồ uống có cồn.
Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng đối với mỗi cá nhân là khác nhau.
Bước 2 - Không phán xét.
Những người mắc bệnh tâm lý thường không tự tìm tới bác sĩ hoặc hợp tác điều trị do những sự kì thị liên quan tới việc mắc bệnh tâm lý. Điều này có thể rất đúng với những người bị mắc DID do DID chưa được coi là một chứng bệnh rối loạn một cách rộng rãi, dù các tiêu chuẩn chẩn đoán đã được ghi trong DSM-5 (Cẩm nang chẩn đoán và thống kê về các chứng rối loạn tâm thần). Tránh làm người mắc DID thêm xấu hổ và ngại ngùng về tình trạng của mình.
Luôn ghi nhớ rằng việc kiểm soát phản ứng của người khác là rất khó. Điều này sẽ giúp bạn hiểu được sự phức tạp của việc sống cùng một người mắc bệnh tâm lý.
Bước 3 - Hãy hỏi han nếu bạn quen thân với người bệnh.
Nếu người đó là bạn bè hoặc người thân trong gia đình, hãy hỏi về những trải nghiệm của họ để thể hiện sự quan tâm của mình. Những người lạ có thể cảm thấy khó chịu với những câu hỏi về tâm lý của họ, vì thế, bạn nên tránh đề cập.
Hỏi về cảm giác của họ trước và sau khi sự chuyển đổi giữa các nhân cách diễn ra. Như vậy, bạn sẽ hiểu rõ hơn về trải nghiệm của họ.
Thể hiện sự thông cảm bằng cách thấu hiểu sự sợ hãi, bối rối và hoang mang của họ.
Phương pháp 2 - Hỗ trợ Người bị Mắc bệnh Rối loạn Nhân cách Phân ly
Bước 1 - Ở bên họ.
Sự xấu hổ và kì thị thường khiến người mắc bệnh tâm lý cảm thấy bị cô lập. Hãy giúp đỡ họ duy trì một mối quan hệ lành mạnh bằng cách chủ động trò chuyện với họ. Bạn không cần phải bàn luận về bệnh DID. Thực tế, sẽ tốt hơn nhiều nếu bạn có thể ở bên họ mà không nhắc gì tới chứng bệnh đó. Việc này sẽ giúp họ cảm thấy “bình thường”.
Lên kế hoạch gặp gỡ hàng tuần để duy trì mối quan hệ.
Tìm một hoạt động nào đó mà hai bạn có thể cùng tham gia để hướng sự chú ý ra khỏi bệnh DID.
Bước 2 - Tham gia một nhóm hỗ trợ.
Tham gia những nhóm hỗ trợ là một cách tuyệt vời để tìm thấy những người có cùng hoàn cảnh. Hãy đề nghị cùng tham gia một nhóm với họ để thể hiện sự ủng hộ.
DID là một chứng bệnh không phổ biến nên bạn có thể khó tìm được một nhóm hỗ trợ riêng biệt tại nơi bạn ở. Các thành phố lớn có thể có những nhóm dành riêng cho các chứng bệnh Rối loạn Phân ly, nhưng ở các thành phố nhỏ hơn, bạn có thể phải tìm kiếm những nhóm hỗ trợ các bệnh tâm lý nói chung.
Nếu không thể tìm được một nhóm hỗ trợ tại nơi mình sống, bạn có thể tham gia một nhóm hỗ trợ trực tuyến.
Bước 3 - Luôn ủng hộ.
Hãy thể hiện cho người bệnh thấy rằng bạn quan tâm và hỗ trợ họ bằng cách tham gia các nhóm ủng hộ. Việc này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và cơ hội để trở thành người có ích.
Động viên người đó tham gia cùng bạn. Tham gia vào một nhóm ủng hộ sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về những trải nghiệm xã hội và vượt qua sự kì thị.
Phương pháp 3 - Kiểm soát Sự chuyển đổi Giữa các Nhân cách
Bước 1 - Giúp người mắc DID tránh các yếu tố kích thích.
Chấn thương là yếu tố thường thấy ở những người mắc DID, và sự phân ly nhân cách thường liên quan tới sự căng thẳng cảm xúc nghiêm trọng. Như vậy nghĩa là những cảm xúc căng thẳng có thể gây ra sự chuyển đổi nhân cách. Đối với người mắc DID, tránh được các yếu tố kích thích sẽ giúp họ nhận ra và kiểm soát được những tình huống căng thẳng. Nếu bạn thấy một sự việc nào đó có nguy cơ kích thích cảm xúc, hãy thay đổi chủ đề nói chuyện hoặc đề nghị người đó cùng tham gia những hoạt động không liên quan khác.
Thuốc và rượu bia có thể kích thích sự chuyển đổi, vì vậy, không khuyến khích họ sử dụng.
Bước 2 - Tự giới thiệu bản thân.
Nếu một nhân cách thay thế xuất hiện lúc bạn đang ở đó, nhân cách đó có thể không hề biết bạn là ai. Trong trường hợp nhân cách đó không biết bạn, họ có thể trở nên bối rối hoặc sợ hãi. Hãy giúp họ bình tĩnh lại bằng cách tự giới thiệu bản thân và giải thích vì sao bạn quen họ.
Nếu người mắc DID là vợ/chồng của bạn, có thể bạn nên tránh việc tự giới thiệu mình là chồng/vợ của họ. Ví dụ: một nhân cách trẻ con có thể sẽ cảm thấy rất bối rối, một nhân cách thuộc giới tính khác có thể sẽ rất khó chịu với sự tác động của việc phân định giới tính này.
Bước 3 - Động viên người bệnh hợp tác điều trị.
Việc điều trị bệnh DID thường bao gồm việc thường xuyên gặp gỡ nhà trị liệu và thay đổi lối sống. Những người bị trầm cảm và/hoặc lo âu có thể sẽ phải dùng thuốc điều trị. Việc điều trị phải được tuân thủ nghiêm ngặt để có hiệu quả tốt nhất, vì thế, hãy khuyến khích họ hợp tác điều trị.
Động viên người bệnh đi gặp bác sĩ trị liệu bằng cách đi cùng họ.
Những thay đổi vể lối sống thường bao gồm việc ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và tránh dùng thuốc/rượu bia. Bạn có thể khuyến khích họ thay đổi lối sống bằng cách áp dụng những thay đổi đó với chính mình, ít nhất là khi bạn đang ở cạnh người đang được điều trị.
Gợi ý cho người đó đặt chuông nhắc nhở để uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu người đó cho biết họ không thể hợp tác hoặc đang nghĩ tới việc trở nên bất hợp tác, hãy đề nghị họ gặp bác sĩ để biết các hướng điều trị phù hợp.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Th%E1%BA%AFt-c%C3%A0-v%E1%BA%A1t | Cách để Thắt cà vạt | Bạn đã biết thắt cà vạt chưa? Bắt đầu với những hướng dẫn hữu ích này, một chiếc cà vạt đẹp, một chiếc gương cùng lòng kiên nhẫn, bạn có thể trở thành một chuyên gia trong việc này. Một vài lựa chọn tiêu biểu là kiểu Four-in-Hand đa năng hay Windsor cổ điển.
Phương pháp 1 - Kiểu Four-in-Hand (Dễ nhất)
Bước 1 - Vòng cà vạt quanh cổ.
Lật cổ áo lên, gài hết khuy áo, quàng cà vạt quanh vai. Đặt đầu to của cà vạt bên tay phải của bạn, đầu nhỏ cao hơn khoảng 30 cm bên trái.
Tránh cổ áo mở rộng vì nút thắt kiểu này nhỏ và không cân xứng.
Bước 2 - Vắt chéo đầu to qua đầu nhỏ.
Đưa đầu to của và vạt sang bên trái, đặt bên trên đầu nhỏ. Dùng tay trái giữ hai miếng vải gần cổ.
Bước 3 - Vòng đầu to bên dưới đầu nhỏ.
Dùng tay phải luồn đầu to dưới đầu nhỏ và kéo nó về bên phải.
Bước 4 - Vòng đầu to một lần nữa.
Bắt chéo nó qua đầu nhỏ một lần nữa, tại cùng một điểm mà tay trái của bạn đang giữ nút thắt. Mặt phải của cà vạt phải hướng về phía trước (để ẩn đường may).
Bước 5 - Kéo đầu to lên luồn qua vòng trên cổ và kéo xuống.
Gập đầu của đầu to xuống và kéo lên luồn qua vòng trên cổ
Bước 6 - Nhét đầu to qua nút thắt trước.
Lúc này bạn có một nút ngang nằm trước cà vạt. Dùng ngón tay luồn qua để có khe hở và cẩn thận nhét đầu to qua.
Bước 7 - Thắt chặt nút.
Giữ đầu nhỏ và rút nút phía trước để thắt chặt cà vạt. Đảm bảo cà vạt của bạn phải ngay ngắn và có chiều dài phù hợp, lý tưởng nhất là vừa chạm đầu khóa thắt lưng.
Nhẹ nhàng bóp bên hông của nút thắt trong lúc thắt chặt nút để tạo vết lõm ngay bên dưới nút thắt.
Nút thắt four-in-hand không đối xứng lắm ở cổ. Đừng lo lắng vì nó rất bình thường.
Phương pháp 2 - Kiểu Pratt (Kiểu trang trọng cơ bản)
Bước 1 - Quàng cà vạt quanh cổ áo, mặt trái hướng ra ngoài.
Không giống như hầu hết các kiểu khác, nút Pratt bắt đầu bằng dây cà vạt lật bề trái ra ngoài, vì vậy đường may của dây cà vạt hướng ra phía trước. Đặt đầu to của cà vạt nằm bên phải và đầu nhỏ nằm bên trái của bạn.
Nút thắt này không quá to, phù hợp với hầu hết cổ áo và vóc người.
Bước 2 - Kiểm tra vị trí của đầu to.
Sau khi thắt xong thì nó cần nằm ngay mép của khóa dây nịt. Tuy nhiên, khi bắt đầu thắt, bạn nên canh chỉnh đầu to sao cho thấp hơn vị trí này từ 2,5-5 cm. Như vậy thì khi hoàn tất, đầu to sẽ được nâng lên ngang bằng điểm đó.
Đầu nhỏ của cà vạt phải cao hơn đầu to, thông thường nằm ngang rốn, tuy nhiên vị trí của đầu to mới quan trọng.
Bước 3 - Vắt chéo đầu to bên dưới đầu nhỏ.
Đưa đầu to về bên trái, nằm bên dưới phần đầu nhỏ.
Không di chuyển đầu nhỏ, chỉ giữ cố định trong khi thao tác với đầu to.
Bước 4 - Kéo đầu to về phía vòng dây quanh cổ.
Đặt đầu to lên vòng cổ, vẫn nằm phía bên trái.
Bước 5 - Luồn đầu to xuyên qua vòng.
Luồn đầu to từ trên xuống qua vòng cổ. Kéo nó về vị trí cũ phía bên trái.
Bước 6 - Gấp đầu to đè lên đầu nhỏ, từ trái qua phải.
Thao tác này đã lật phần bản rộng của cà vạt lại và đường may không còn nằm trên nữa. Đầu to sẽ nằm chéo bên phải bạn.
Bước 7 - Kéo đầu to lên xuyên qua vòng cổ.
Di chuyển nó về phía vòng cổ một lần nữa, nhưng lần này là từ bên dưới. Kéo nó lên.
Bước 8 - Nhét đầu rộng xuống qua vòng mới tạo phía trước.
Thao tác trước đó đã tạo ra một vòng ngang nằm phía trước cà vạt. Luồn đầu to xuống xuyên qua vòng này và kéo thẳng xuống để thắt chặt. Phần cà vạt rộng lúc này sẽ đè lên phần hẹp.
Bước 9 - Rút nút thắt để điều chỉnh.
Kéo đầu to xuống để thắt chặt nút. Đẩy nút thắt lên trên sát với cổ áo.
Để tạo vết lõm ngay bên dưới nút thắt, bóp hai bên nút thắt trong lúc thắt chặt.
Phương pháp 3 - Kiểu Half Windsor (Trang trọng)
Bước 1 - Đặt đầu to nằm bên phải.
Quàng cà vạt quanh cổ và để hai đầu dây ra phía trước. Phần dây rộng nên nằm bên phải bạn và dài hơn phần dây hẹp bên trái khoảng 30 cm.
Half Windsor là nút hình tam giác và đối xứng, phù hợp cho những dịp trang trọng. Lớn hơn nút thắt Four-in-hand nhưng ít cồng kềnh hơn Windsor, phù hợp với hầu hết các loại cà vạt và cổ áo. Nếu sử dụng cà vạt làm từ vải dày, có thể bạn cần mặc áo cổ rộng hay cổ bản to trải rộng với nút thắt này.
Bước 2 - Vắt chéo đầu to lên trên đầu nhỏ.
Di chuyển phần dây rộng về bên trái, vắt chéo lên trên phần dây hẹp.
Bước 3 - Gập đầu to xuống dưới đầu nhỏ.
Vòng đầu to qua phía dưới phần dây hẹp và kéo nó về phía bên phải.
Thao tác này sẽ làm cho bề trái của phần dây rộng lật lên.
Bước 4 - Di chuyển đầu to về phía vòng cổ.
Nâng phần dây rộng lên vòng dây trước cổ áo. Quay mặt phải ra.
Bước 5 - Kéo đầu to xuyên qua vòng về phía bên trái.
Nhét đầu to qua vòng cổ và kéo về bên trái sao cho nó vắt chéo bên dưới phần dây hẹp.
Bước 6 - Gấp phần dây rộng qua phía trước phần dây hẹp.
Đầu to bây giờ lại nằm về phía bên phải đằng trước đầu nhỏ.
Bước 7 - Kéo đầu to về phía trên xuyên qua vòng dây.
Gấp nó lên phía trên một lần nữa.
Bước 8 - Luồn đầu to xuống xuyên qua nút phía trước.
Nới lỏng nút trước bằng ngón tay và nhét đầu to vào. Kéo nó xuống phủ lên trên đầu nhỏ.
Bước 9 - Rút đầu to để thắt chặt.
Nhẹ nhàng bóp nút phía trước trong khi kéo để tạo vết lõm trên cà vạt.
Phương pháp 4 - Kiểu Windsor truyền thống (Đặc biệt trang trọng)
Bước 1 - Vòng cà vạt quanh cổ.
Đảm bảo đầu to ở bên phải và thấp hơn đầu nhỏ bên trái khoảng 36 cm. Nút Windsor sử dụng rất nhiều vải, do đó bạn cần kéo đầu rộng xuống thấp hơn bình thường một chút.
Nút thắt Windsor khá to và cân xứng, do đó người ta thường áp dụng trong những dịp trang trọng. Sử dụng cách thắt này với áo sơ mi cổ rộng hay cổ bản to trải rộng.
Bước 2 - Vắt chéo đầu to qua đầu nhỏ.
Mỗi tay cầm một bên sau đó vắt chéo chúng với nhau. Đầu to bây giờ nằm về bên trái.
Bước 3 - Di chuyển đầu to về phía vòng cổ.
Tay phải giữ nơi giao nhau của hai đầu cà vạt gần cổ. Tay trái kéo đầu to xuyên qua vòng cổ từ bên dưới.
Bước 4 - Kéo đầu to xuống.
Đặt nó nằm trên ngực bạn, phía bên trái phần dây hẹp.
Bước 5 - Gấp nó ra phía sau phần dây hẹp.
Tay phải nắm phần dây rộng và kéo nó về phía bên phải bạn, bên dưới đoạn dây hẹp. Tay trái giữ nút thắt gần cổ áo cố định.
Bước 6 - Nâng đầu to về hướng vòng cổ từ phía trước.
Giữ nó nằm bên phải.
Bước 7 - Kéo đầu to xuyên qua vòng cổ.
Luồn đầu to vào vòng và kéo nó về phía bên phải. Lúc này bề trái của phần dây rộng sẽ hướng ra ngoài.
Bước 8 - Gấp đầu to qua đầu nhỏ.
Gấp từ phải qua trái để mặt phải lật ra ngoài.
Bước 9 - Kéo đầu to luồn qua vòng cổ từ phía dưới.
Luồn nó qua vòng cổ lần cuối.
Bước 10 - Nhét đầu to vào nút thắt phía trước.
Luồn đầu to xuyên qua nút ngang nằm trước cà vạt. Kéo nó xuống.
Bước 11 - Thắt chặt nút.
Giữ bên dưới nút thắt trước và bóp nhẹ bên hông. Nhẹ nhàng kéo phần dây rộng để nút được thắt chặt về phía cổ.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/%C4%90u%E1%BB%95i-ong-v%C3%A0ng | Cách để Đuổi ong vàng | Ong vàng là loài côn trùng biết bay và có ngòi châm, làm tổ bên trên hoặc dưới mặt đất. Bạn có thể ngăn chặn loài gây hại này bằng cách loại bỏ các nguồn thức ăn có thể thu hút chúng như thùng rác không đậy nắp, các thức uống chứa đường, hoa quả chín nẫu rụng trong vườn. Cố gắng ngăn chặn ong vàng làm tổ xung quanh nhà và tiêu diệt mọi tổ ong đang hoạt động mà bạn bắt gặp bằng thuốc trừ sâu.
Phương pháp 1 - Ngăn chặn ong tiếp cận nguồn thức ăn
Bước 1 - Sử dụng thùng rác chắc chắn có nắp đậy kín.
Rác sinh hoạt thường hấp dẫn lũ ong vàng đến tìm thức ăn chứa đạm và đường. Bạn cần luôn đậy kín các thùng rác ngoài trời. Mỗi thùng rác cần phải có nắp chắc chắn và đóng chặt để ong không vào được.
Những khu vực chứa rác cần phải có cánh cửa lò xo nặng để luôn luôn đóng kín.
Tránh đổ rác đầy ứ trong các thùng rác đặt ngoài trời, vì như vậy bạn sẽ không đậy kín được. Nếu cần thiết, bạn hãy mua nhiều thùng rác.
Bước 2 - Thu dọn hoa quả chín nẫu rụng dưới các gốc cây.
Nhà bạn sẽ rất dễ bị ong vàng và các loài côn trùng khác xâm nhập nếu có cây ăn quả trồng trong sân. Bạn nên thường xuyên để mắt đến các cây ăn quả và loại bỏ tất cả các quả chín nẫu hoặc thối rữa. Nhặt quả rụng xung quanh gốc cây và vứt bỏ ngay.
Bỏ quả vứt đi vào túi ni lông buộc kín để tránh thu hút ong vàng.
Bước 3 - Chôn rau và hoa quả bỏ đi làm phân trộn ở độ sâu ít nhất 7,5 cm.
Tránh đổ các mẩu hoa quả hoặc rau củ lên trên bề mặt đống phân trộn, vì nước trong củ quả có thể thu hút ong vàng bay đến. Bạn nên phủ lên trên một lớp vật liệu phân trộn nâu dày khoảng vài cm để lấp kín lớp rau quả. Các vật liệu này có thể bao gồm lá khô, vỏ bào, rơm, cỏ khô hoặc giấy các-tông vụn.
Để ngăn ong vàng và các loài dịch hại khác lại gần, tốt nhất bạn hãy làm phân trộn trong thùng thay vì đổ thành đống bên ngoài.
Bước 4 - Dùng cốc có nắp để uống khi ở ngoài trời.
Ong vàng thường bị thu hút bởi nhiều loại nước, đặc biệt là nước có chứa đường như soda hoặc nước quả. Để ngăn chặn một trong những loài côn trùng này bay vào nước uống, bạn hãy chọn cốc có nắp đậy. Thu dọn cốc ngay sau khi uống xong để ong vàng không tìm đến.
Bạn có thể bị ong đốt vào môi nếu uống nước trong lon có ong vàng bay vào.
Phương pháp 2 - Ngăn chặn ong xây tổ
Bước 1 - Lấp các hang do thú gặm nhấm đào để ngăn chặn ong vàng làm tổ ở đó.
Không giống các côn trùng biết bay khác, ong vàng đôi khi làm tổ dưới mặt đất. Để phòng chống điều này, bạn hãy tìm kỹ mọi lỗ hổng trên mặt đất do động vật gặm nhấm hoặc thú cưng đào bới. Lấp đất vào các hang và đầm chặt để bịt thật kín.
Các tổ ong vàng nằm dưới mặt đất có thể gây nguy hiểm, vì ngay cả những công việc đơn giản như cắt cỏ cũng có thể kích động một cuộc tấn công.
Bước 2 - Bịt kín các hỗ hở dẫn vào nhà bằng vật liệu trám để ngăn ong xâm nhập.
Kiểm tra bên ngoài nhà để tìm những chỗ sứt mẻ, mòn rách, vì ong bắp cày và các loài côn trùng khác có thể lách qua các khe hở nhỏ để xâm nhập và xây tổ bên trong. Sử dụng súng bắn keo để bít các khe hở, lỗ hổng hoặc kẽ nứt xung quanh nhà. Đặt súng bắn keo nghiêng góc 45 độ và bóp cò để bắn keo vào các điểm cần bịt kín.
Keo trám acrylic thích hợp cho các lỗ nhỏ hơn 0,6 cm, nhưng các lỗ lớn hơn cần phải bịt kín bằng keo polyurethane.
Rất có thể bạn phải gọi chuyên gia diệt trừ dịch hại nếu nhà bạn đã bị ong vàng xâm nhiễm.
Bước 3 - Treo tổ ong bắp cày giả để cảnh báo ong vàng.
Ong bắp cày có bản tính chiếm lãnh thổ và sẽ không làm tổ trong vòng khoảng 100 m quanh nơi đã có tổ ong khác chiếm cứ. Bạn có thể mua một tổ ong giả ở cửa hàng bán đồ gia dụng và treo ở nơi dễ nhìn thấy gần nhà để xua đuổi ong vàng và các loại ong bắp cày khác.
Mua tổ ong giả loại bền và chống thấm nước.
Phương pháp 3 - Diệt ong vàng
Bước 1 - Tìm và phá hủy các tổ ong nhỏ vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè.
Các tổ ong vàng bắt đầu xuất hiện vào cuối mùa xuân hoặc đầu mùa hè khi ong chúa xây các tổ nhỏ cho lứa ong thợ mới. Bạn có thể ngăn chặn điều này bằng cách tìm các tổ nhỏ treo dưới mái hiên, lan can, lối ra vào nhà và các xó xỉnh bên ngoài nhà. Đeo găng tay hoặc dùng gậy to kéo tổ ong xuống và giẫm lên ngay để diệt các tế bào trứng bên trong.
Ong chúa là thành viên duy nhất trong tổ di chuyển vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè.
Khi các tổ ong đã phát triển và lũ ong thợ bắt đầu xuất hiện thì sẽ rất nguy hiểm nếu bạn phá tổ ong bằng cách này.
Tổ ong vàng có dạng tròn, trông như giấy và có một lối vào nhỏ ở phía dưới.
Bước 2 - Quét thuốc trừ sâu cabaryl vào miệng tổ ong xây ở trên mặt đất vào lúc trời chạng vạng.
Bạn nên xử lý tổ ong vào lúc trời nhá nhem tối, khi lũ ong không còn hoạt động mạnh. Rắc cabaryl, một loại thuốc trừ sâu bột vào một mảnh vải hoặc cọ quét sơn cũ. Nhẹ tay quét thuốc trừ sâu xung quanh lối ra vào dưới đáy tổ ong, cẩn thận đừng bịt kín..
Tránh rung lắc tổ ong, vì lũ ong có thể bị kích động bay ra tấn công.
Ong vàng sẽ bị dính thuốc trừ sâu khi chúng chui ra chui vào tổ, sau đó chúng sẽ nuốt vào trong lúc chải chuốt.
Quá trình tiêu diệt toàn bộ tổ ong có thể mất khoảng 5 ngày.
Để tự vệ khi tiếp cận tổ ong, bạn cần mặc trang phục bảo hộ cao cổ và áo tay dài, găng tay và lưới che đầu hoặc khăn choàng đầu.
Mua thuốc trừ sâu cabaryl trên mạng hoặc các cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật.
Bước 3 - Rót thuốc trừ sâu diazinon vào các tổ ong dưới mặt đất và lấp đất lên.
Tiếp cận tổ ong vàng dưới mặt đất trong vườn khi trời bắt đầu tối. Cẩn thận rót thuốc trừ sâu dạng lỏng vào các miệng tổ ong. Nhanh chóng lấp một xẻng đất lên trên miệng tổ để lũ ong khỏi bò lên.
Bạn có thể tìm mua diazinon ở các cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật.
Bước 4 - Đừng bóp nát ong vàng, vì bạn sẽ kích động những con ong bắp cày khác bay đến tấn công nếu làm vậy.
Tránh làm hại ong vàng khi bạn gặp phải chúng. Thay vì thế, bạn hãy tránh đi hoặc ngồi yên khi chúng đến gần và chờ chúng bay đi.
Bước 5 - Dùng bẫy ong bắp cày không độc để tiêu diệt những con ong vàng mà không dùng hóa chất.
Đổ một loại chất lỏng hấp dẫn với ong như nước đường hay soda vào ngăn chứa nước trong bẫy. Những con ong vàng mệt lử sẽ lân la đến gần bẫy khi sục sạo tìm thức ăn và sa vào bẫy. Cách vài ngày rửa sạch và thay mới để vứt bỏ xác côn trùng.
Bạn có thể mua bẫy ong bắp cày không độc ở các trung tâm làm vườn, cửa hàng gia dụng, hoặc mua trên mạng.
Sử dụng ít nhất 4 chiếc bẫy để xử lý một tổ ong vàng.
Bả ong sẽ thu hút ong vàng, vì vậy bạn cần đặt bẫy cách những khu vực mọi người thường lui tới tối thiểu 6 mét.
Bước 6 - Tự làm bẫy ong bằng chai nước ngọt lớn bằng nhựa.
Mở nắp chai nước ngọt và cắt phần đầu thon nhỏ của chai. Lật ngược phần đầu lại và lồng vào phần đáy chai. Rót soda, nước đường hoặc các chất lỏng hấp dẫn khác vào đầy nửa chai.
Lũ ong bắp cày sẽ bay vào bẫy và rất khó thoát ra, sau đó sẽ rơi xuống chất lỏng và chết đuối.
Đổ nước cũ và thay nước mới thường xuyên để loại bỏ xác côn trùng.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/G%C3%A2y-s%E1%BB%B1-ch%C3%BA-%C3%BD-v%E1%BB%9Bi-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-m%C3%A0-b%E1%BA%A1n-th%E1%BA%A7m-th%C6%B0%C6%A1ng | Cách để Gây sự chú ý với người mà bạn thầm thương | Việc thầm thương trộm nhớ ai đó thực sự không hề đơn giản, nhất là khi họ thậm chí còn không biết sự tồn tại của bạn trên cõi đời này! Mặc dù không có bất kỳ một bí kíp nào làm crush (người bạn đang phải lòng) chú ý đến mình nhưng bạn có thể bắt sóng cảm xúc của cô nàng hoặc chàng trai ấy với một số phương pháp nhất định. Trước hết, bạn nên phô bày những điểm nổi trội nhất của bản thân. Điều đó có nghĩa là bạn hãy trở thành một người xinh đẹp nhất, năng động, tích cực và tràn đầy tự tin. Sau đó, hãy cố gắng đặt bản thân vào những tình huống có thể tương tác với crush để anh chàng hoặc cô nàng nhận ra được sự độc đáo và đáng yêu từ bạn!
Phương pháp 1 - Gây sự chú ý
Bước 1 - Dành thêm thời gian chăm chút diện mạo bản thân.
Bạn nên dành thêm 10 hoặc 15 phút để trông tuyệt vời nhất trước khi gặp crush. Sự thay đổi đến từ những điều nhỏ nhặt cũng có thể biến bạn trở nên thật hấp dẫn trong mắt người ấy. Diện mạo đẹp không chỉ làm crush chú ý đến bạn mà còn giúp bạn tự tin hơn để tiếp cận đối phương.
Hãy chú ý đến mái tóc. Bạn chỉ cần dùng lược chải sơ qua để tạo nên sự khác biệt. Đặc biệt, các cô gái thường tự tin hơn với kiểu tóc duỗi thẳng hoặc uốn xoăn.
Nếu bạn trang điểm, hãy chắc chắn lớp trang điểm có độ bám dính tốt và sẽ lưu lại trên da cả ngày.
Ngoài ra, hãy đảm bảo chăm sóc tốt cho cơ thể bằng cách ngủ đủ giấc cũng như chăm sóc làn da để trông bạn tươi tắn và khỏe mạnh hơn.
Bước 2 - Trông thật khác biệt.
Ăn mặc không đụng hàng với những người xung quanh là một cách tốt để thu hút sự chú ý. Điều này đặc biệt hiệu quả nếu bạn ở trong một môi trường mà mọi người đều ăn mặc tương tự nhau.
Nếu mọi người ở trường đều ăn mặc giống nhau hoặc mặc đồng phục, bạn hãy mang một chiếc vòng cổ to bản hoặc một đôi giày thể thao thật ngầu để thu hút sự chú ý của crush.
Nếu bạn đang trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, hãy mặc những bộ trang phục phù hợp nhưng khác biệt. Ví dụ, bạn có thể sử dụng một chiếc áo sơ mi có cổ với hoạ tiết thú vị hoặc một chiếc băng đô lấp lánh.
Bước 3 - Mặc màu đỏ.
Nếu màu đỏ phù hợp với bạn, hãy mặc nó. Các nghiên cứu cho thấy cả phụ nữ và nam giới đều hấp dẫn đối phương khi mặc màu đỏ. Hãy lựa chọn một chiếc váy đỏ hoặc áo sơ mi đỏ từ tủ quần áo để thu hút sự chú ý của crush. Nếu bạn không thích màu đỏ, hãy chọn màu sáng khác để giúp bạn nổi bật giữa đám đông.
Bước 4 - Không nên ăn mặc quá trớn.
Việc cố gắng gây ấn tượng với crush sẽ dễ làm bạn quá đà với trang phục của mình. Bạn muốn trông thật lộng lẫy, tuy nhiên nên nhớ mặc quần áo phù hợp theo từng tình huống.
Chẳng hạn, nếu crush thuộc lớp yoga của bạn, đừng mặc đồ tập giống như thể bạn đang sải bước trên thảm đỏ.
Hãy nhớ rằng mọi việc chỉ tốt đẹp hơn trong sự chừng mực. Điều này khá đúng khi sử dụng nước hoa và chất tạo hương.
Bước 5 - Hãy chắc chắn rằng người bạn phải lòng đã nhìn thấy bạn ở đó.
Bạn nên cố gắng để lọt vào tầm ngắm của đối phương. Nếu hai bạn học cùng lớp, hãy ngồi gần hoặc trước mặt chàng. Nếu bạn thấy anh ta tại phòng tập gym, hãy đi tập gần đó. Hãy thực hiện điều này đến khi bạn chắc chắn rằng crush đã nhìn thấy và biết sự hiện diện của bạn!
Không nên quẩn quanh bên crush quá nhiều. Có một sự khác biệt giữa việc rình rập crush và việc đảm bảo cho đối phương nhìn thấy bạn.
Bước 6 - Tham gia nhiều hơn.
Bất cứ nơi nào bạn thấy crush xuất hiện, hãy tham gia cùng. Nếu bạn học cùng trường với crush, hãy gia nhập vào một đội thể thao hoặc một hoạt động ngoại khóa. Nếu bạn tham gia tình nguyện cùng với crush, hãy đảm nhận nhiều giờ hơn. Việc tham gia nhiều hoạt động sẽ giúp bạn nâng cao tầm nhìn, đồng thời thể hiện bạn là một người sống có động lực và mục tiêu và đây đều là những phẩm chất hấp dẫn.
Phương pháp 2 - Giao thiệp
Bước 1 - Gặp gỡ bạn bè của crush.
Nếu bạn quá lo lắng đến nỗi không thể trò chuyện với người bạn thầm thương trộm nhớ, hãy thử nói chuyện với bạn bè của chàng. Nếu bạn bè của bạn biết một trong những người bạn của chàng, hãy cùng nhau tiếp cận và trò chuyện. Nếu bạn không có bất kỳ mối liên hệ nào với bạn bè của crush, hãy thử bắt chuyện với một hoặc hai người trong số họ bằng các tình huống tương đồng, chẳng hạn như trong một lớp học hoặc một dự án làm việc.
Bạn có thể bắt đầu cuộc trò chuyện với vài điều đơn giản như: "Khi nào phải nộp bài tập tiếng Anh?"
Nếu bạn có thể trò chuyện với rất nhiều người bạn của chàng, chẳng bao lâu nữa bạn sẽ có dịp gặp gỡ hoặc đi chơi với crush của mình. Trở thành bạn bè với những người bạn của chàng là một cách để bước vào thế giới của chàng.
Bạn không nên nhắc đến crush với bạn bè của chàng. Nếu bạn bắt đầu hỏi về crush ngay sau khi gặp họ, việc bạn thích anh ấy sẽ bị bại lộ. Hãy cố gắng thật bình tĩnh.
Bước 2 - Tán tỉnh phi ngôn ngữ.
Nếu bạn cảm thấy lo lắng về việc tiếp cận crush, bạn có thể áp dụng một số điều sau để tạo sự chú ý và hứng thú cho đối phương.
Giao tiếp bằng mắt và mỉm cười. Giao tiếp bằng mắt và mỉm cười sẽ thể hiện sự thân thiện và dễ gần của bạn, tuy nhiên bạn không nên làm quá lố. Nếu lần đầu tiên không thấy crush phản hồi, bạn hãy tiếp tục làm điều đó.
Nếu bạn là một cô gái, hãy nghịch tóc, đặc biệt khi bạn đang sở hữu một mái tóc dài. Hãy xoắn tóc quanh ngón tay hoặc vuốt sang một bên. Việc thu hút sự chú ý vào mái tóc sẽ giúp tôn vinh nét đẹp vốn có của bạn.
Bước 3 - Bắt đầu một cuộc trò chuyện.
Nếu lúc trước bạn chưa từng nói chuyện với crush, thì đây chính là thời điểm bạn nên hành động. Hãy tìm một lý do để bắt chuyện với chàng, tốt nhất là khi có ít người xung quanh để cuộc trò chuyện không bị gián đoạn. Nếu bạn không biết nhiều về crush, hãy nói về những điều liên quan đến tình huống mà hai bạn đang trải qua.
Ví dụ, nếu bạn đang xếp hàng chờ đợi, hãy hỏi chàng: "Anh nghĩ sự chờ đợi này có đáng hay không?" Nếu bạn đang trong phòng giải lao tại nơi làm việc, bạn có thể nói: "Anh đã ăn thử bánh quy mà Sam mang vào chưa? Bánh ngon lắm đấy!"
Đặt câu hỏi là một cách hay để bắt đầu một cuộc trò chuyện. Chẳng hạn, nếu hai bạn học chung lớp, bạn có thể hỏi: “Này, thầy Nam đã dặn những gì cho bài tập về nhà?"
Bạn cũng có thể nhờ sự trợ giúp. Việc nhờ crush giúp đỡ luôn là một cách tuyệt vời để bắt chuyện, cho dù đó chỉ là mở một cái lọ, với lấy vật gì đó, mang giúp một chiếc vali nặng, hay giúp làm bài tập về nhà. Điều này sẽ khiến crush cảm thấy hài lòng về bản thân, đồng thời tạo ra tương tác tích cực đầu tiên giữa chàng và bạn.
Bước 4 - Nói về điểm chung.
Khi hai bạn đã bắt đầu trò chuyện với nhau, hãy nói về các điểm chung của hai người. Con người thường thu hút nhau bởi những điểm tương đồng, vì vậy bạn hãy chia sẻ về những đam mê để tạo ra một mối tương quan.
Chẳng hạn, nếu cả hai đều thuộc đội tuyển điền kinh của trường, hãy hỏi crush rằng: "Anh cảm thấy thế nào về cuộc thi đấu sắp tới?"
Bước 5 - Hỏi về bản thân cô nàng.
Hãy đặt câu hỏi cho crush để cô nàng thấy rằng bạn quan tâm và muốn tìm hiểu thêm về cô ấy. Mọi người thường thích nói về bản thân họ, vì vậy đây cũng là một cách hay để duy trì cuộc trò chuyện.
Ví dụ, hãy hỏi crush rằng "Em/anh làm việc ở đây bao lâu rồi?, hay "Em/ Anh còn học lớp nào khác trong học kỳ này không?"
Bước 6 - Hãy là một người biết lắng nghe.
Sau khi hỏi xong về bản thân chàng, bạn có thể không biết phải nói gì tiếp theo, trả lời thế nào hay phải làm sao để lấp khoảng trống trong cuộc trò chuyện,...tất cả điều này sẽ được giải quyết bằng cách lắng nghe. Thật khó để bạn có thể vừa lắng nghe ai đó trong khi vừa lo lắng - lắng nghe chăm chú sẽ giúp bạn thoát khỏi mối lo ngại của bản thân và kiểm soát tình thế.
Cố gắng đáp lại bằng các câu hỏi thú vị tiếp theo hoặc một vài điều nhằm cho crush thấy được bạn đang hứng thú và lắng nghe chàng. Nếu crush nói về việc tham gia các lớp học lặn, hãy hỏi về sở thích lặn của chàng, nơi chàng sẽ tham gia học, hoặc thời gian cấp chứng chỉ.
Đừng xem những khoảng trống trong cuộc trò chuyện là dịp để bạn chuyển sang tập trung vào bản thân. Các cuộc trò chuyện nên được tiếp diễn luân phiên qua lại, vì vậy bạn không nên dành toàn bộ thời gian để nói về đối phương, cũng như không nên chờ anh ấy tạm ngưng để bạn có thể nói về bản thân.
Hãy cho thấy bạn là một người biết lắng nghe và thực sự quan tâm đến crush của mình và anh ấy có thể thoải mái nói ra mọi điều khi ở bên cạnh bạn.
Nếu điều này không làm bạn quá lo lắng, hãy giao tiếp bằng mắt với chàng để thể hiện sự lắng nghe và quan tâm của bạn. Đừng nhìn chằm chằm vì điều đó có vẻ hơi mãnh liệt, tuy nhiên thỉnh thoảng bạn nên cố gắng nhìn thẳng vào mắt chàng.
Thể hiện sự lắng nghe bằng cách gật đầu hoặc phản hồi bằng những âm thanh xác định (như "Mmm-hmm" hoặc "Đúng rồi").
Bước 7 - Khen ngợi crush.
Nhìn chung, mọi người đều thích những lời có cánh. Trong lúc trò chuyện, bạn hãy cố gắng khen ngợi crush về điều gì đó. Một lời tán dương cũng là cách hay để duy trì cuộc trò chuyện vì những chủ đề mới sẽ được thúc đẩy.
Nếu bạn biết crush thông qua một môn thể thao, bạn có thể nói: "Em đã thấy anh chơi bóng đá. Anh là một chân sút cừ khôi!"
Bạn cũng có thể nói: "Anh thích chiếc áo của em," hoặc khen một số khía cạnh khác về ngoại hình của cô nàng.
Kiềm chế bản thân khi khen ngợi đối phương để tránh tình trạng tâng bốc cô nàng quá thể.
Bước 8 - Cười về những trò đùa của chàng.
Bạn có thể tâng bốc và kết nối với crush khi cười vào những trò đùa của anh ấy. Điều này cho chàng thấy bạn cũng có khiếu khôi hài và chàng thật thú vị trong mắt bạn. Cười cùng nhau là một cách tuyệt vời để kết nối và sẻ chia khoảnh khắc.
Khi cười, bạn thậm chí có thể nói: "Anh thật là hài hước!"
Nếu muốn tán tỉnh thêm, hãy chạm nhẹ vào cánh tay của chàng trong lúc bạn cười. Điều này sẽ tạo thêm sợi dây kết nối giữa hai bạn và làm crush cảm thấy thân thiết hơn với bạn.
Bước 9 - Giữ liên lạc.
Hãy duy trì sự gặp gỡ và trò chuyện cùng crush. Hãy chào nhau mỗi khi bạn gặp crush trong hội trường hoặc ở một nơi nào đó trong thị trấn. Tiếp tục lại câu chuyện hai bạn vừa nói trước đó. Nếu bạn thấy crush có cảm tình với bạn, hãy tăng cường tán tỉnh hoặc thậm chí hẹn hò với chàng!
Phương pháp 3 - Hãy là chính mình
Bước 1 - Định hình phong cách cá nhân.
Bạn nên ngắm qua tủ quần áo của mình. Hãy đảm bảo tất cả quần áo bạn sở hữu đều phù hợp với bạn, chứ không phải là những bộ cánh đã cũ và không thể mặc được. Trang phục sẽ thể hiện được bản thân và tính cách của bạn. Nếu bạn định hình được phong cách, crush có thể nhận biết được con người cũng như tính cách của bạn, điều này sẽ khiến đối phương thích nói chuyện với bạn hơn.
Nếu bạn là một người yêu thích thể thao, hãy mặc chiếc áo của đội bóng yêu thích. Nếu bạn thuộc tuýp người nữ tính và duyên dáng, hãy tôn vinh bản thân với những bộ trang phục có gam màu dịu nhẹ và bằng ren.
Nếu bạn là một người có cá tính mạnh, hãy mặc áo sơ mi và quần jean (quần bò) màu đen.
Không nên bắt chước theo phong cách của crush. Chỉ vì crush có phong cách học đường, đừng buộc mình phải ăn mặc giống như thể bạn đang đi đến một câu lạc bộ đồng quê nếu đó không phải gu ăn mặc của bạn. Bạn cần thực sự thoải mái và tự tin với trang phục của mình.
Bước 2 - Nói lên suy nghĩ của mình.
Hãy nói to khi crush đang ở gần bạn. Nếu bạn đang ở trong cùng một lớp học với người bạn phải lòng, hãy tham gia và trả lời các câu hỏi. Bạn nên bày tỏ ý kiến và đưa ra nhận xét tại các cuộc họp trong công việc hoặc câu lạc bộ. Thậm chí bạn chỉ cần cố gắng trò chuyện với bạn bè xung quanh crush. Điều này sẽ giúp crush hiểu rõ hơn về con người bạn.
Cố gắng duy trì sự vui vẻ và lạc quan khi crush đang bên cạnh mình. Những người vui vẻ và tự tin thường thu hút người khác, vì vậy hãy luôn tích cực khi có đối phương bên cạnh.
Bước 3 - Sử dụng phương tiện truyền thông xã hội.
Phương tiện truyền thông xã hội là một cách tuyệt vời để gián tiếp tiếp cận người bạn thầm thương trộm nhớ. Ngay cả khi crush không phải là bạn bè trên Facebook hoặc không theo dõi bạn trên phương tiện truyền thông xã hội, anh ấy vẫn có thể xem bài đăng hoặc hình ảnh của bạn thông qua bạn bè chung.
Cố gắng chăm chút kỹ trang cá nhân trên phương tiện truyền thông xã hội để trông nổi bật nhất có thể. Hãy đảm bảo rằng những bài đăng và hình ảnh của bạn thể hiện bạn là một người tích cực và thú vị.
Hãy chắc chắn rằng bạn không bị gắn thẻ bất kỳ ảnh xấu hoặc ảnh "dìm hàng" nào.
Bước 4 - Tự tin sử dụng ngôn ngữ cơ thể.
Dù crush khiến bạn hồi hộp, hãy cố gắng giữ tự tin. Đứng thẳng người và mỉm cười thư giãn. Bạn không nên khoanh tay, nhìn xuống bên dưới hay bồn chồn vì bạn sẽ trông thật cứng nhắc và căng thẳng với những động tác này. Hãy cố gắng quay người về phía đối phương.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ghi-MP4-sang-DVD | Cách để Ghi MP4 sang DVD | wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách ghi (burn) tập tin video MP4 vào đĩa DVD trắng. Để DVD phát được trên hầu hết đầu DVD, bạn cần sử dụng phần mềm miễn phí như DVD Flick (Windows) hoặc Burn (Mac). Nếu muốn lưu trữ video MP4 hay chỉ phát trên máy tính, bạn có thể ghi tập tin vào DVD bằng phần mềm burn đĩa được tích hợp sẵn.
Phương pháp 1 - Ghi DVD phát được trên Windows
Bước 1 - Cho đĩa DVD trắng vào khay DVD trên máy tính.
Bạn có thể sử dụng mọi định dạng DVD chép được, miễn là chương trình ghi DVD hỗ trợ. Các chuẩn này bao gồm DVD±R và DVD±RW, tuy nhiên, đĩa DVD±RW thường khó hoạt động trên đầu DVD độc lập.
Nếu có bất kỳ cửa sổ tự động phát nào mở ra sau khi bạn cho đĩa DVD vào máy tính, hãy đóng lại trước khi tiếp tục.
Nếu máy tính không có khe đĩa DVD (với ký hiệu "DVD" gần khay đĩa), trước tiên bạn cần mua và kết nối đầu DVD gắn ngoài qua cổng USB.
Bước 2 - Tải chương trình DVD Flick.
Chương trình này miễn phí và có thể mã hóa để tập tin MP4 phát được trên hầu hết đầu DVD. Bạn hãy:
Truy cập http://www.dvdflick.net/download.php trên trình duyệt web.
Nhấp vào ở giữa trang.
Chờ quá trình tải xuống bắt đầu. Có thể bạn cần chọn vị trí lưu hoặc xác nhận việc tải.
Bước 3 - Cài đặt DVD Flick.
Sau khi tải xong, bạn nhấp đúp vào tập tin thiết lập DVD Flick và:
Nhấp vào (Tiếp theo)
Tích vào ô (Tôi đồng ý).
Nhấp vào bốn lần.
Kích (Cài đặt)
Nhấp vào
Nhấp vào (Xong)
Bước 4 - Mở DVD Flick.
Nhấp đúp vào biểu tượng DVD Flick hình cuộn phim. Cửa sổ DVD Flick sẽ mở ra.
Có thể bạn cần nhấp vào hoặc (Đóng) trên cửa sổ hướng dẫn trước khi tiếp tục.
Bước 5 - Đặt tập tin MP4 vào cửa sổ DVD Flick.
Tìm và nhấp vào video MP4 mà bạn muốn ghi sang DVD, sau đó kéo tập tin thả vào cửa sổ DVD Flick. Tập tin sẽ nằm trong cửa sổ DVD Flick.
Nếu DVD Flick mở ra trong chế độ toàn màn hình, hãy nhấp vào biểu tượng hai hình vuông chồng lên nhau ở góc trên bên phải cửa sổ, sau đó kích chuột và kéo thanh trên cùng cửa sổ để đặt lại vị trí trên màn hình.
Nếu hai cửa sổ đang mở, bạn có thể kéo một cửa sổ về bên trái màn hình, sau đó kéo cửa sổ còn lại về phía bên phải của màn hình.
Bước 6 - Nhấp vào Project settings (Thiết lập dự án).
Thẻ này nằm đầu cửa sổ DVD Flick. Trang cài đặt Setting của DVD Flick sẽ mở ra.
Bước 7 - Nhấp vào thẻ Burning (Ghi tập tin) nằm bên trái trang.
Bước 8 - Tích vào ô "Burn project to disc" (Ghi dự án ra đĩa).
Tùy chọn nằm gần đầu trang. Đánh dấu vào ô này nhằm đảm bảo rằng tập tin MP4 sẽ được ghi vào đĩa DVD.
Bước 9 - Nhấp vào Accept (Đồng ý) nằm cuối cửa sổ.
Sau khi thiết lập được lưu lại, bạn sẽ trở về trang DVD Flick chính.
Nếu bạn dự định ghi tiếp những dự án sau này với DVD Flick, hãy nhấp vào (Dùng làm mặc định).
Bước 10 - Nhấp vào Create DVD (Tạo DVD) ở đầu cửa sổ.
DVD Flick sẽ bắt đầu mã hóa và ghi tập tin MP4.
Nếu cảnh báo về việc chọn tên tập tin khác hiện ra, hãy nhấp vào .
Bước 11 - Chờ cho quá trình hoàn tất.
Tùy vào độ dài video mà có thể sẽ mất từ vài phút đến một giờ (hoặc hơn) để DVD được mã hóa và ghi.
Nếu phát sinh lỗi trong quá trình, bạn hãy xem phần "Lời khuyên" ở cuối bài viết để tìm cách ghi MP4 vào đĩa DVD bằng DVD Flick khác.
Bước 12 - Kiểm tra DVD.
Sau khi quá trình hoàn tất, bạn có thể lấy đĩa ra và cho vào đầu DVD mà bạn muốn sử dụng.
Như đã đề cập thì nếu DVD vẫn chưa được tạo đúng cách, bạn hãy xem phần "Lời khuyên" để tìm giải pháp thay thế.
Phương pháp 2 - Ghi DVD phát được trên Mac
Bước 1 - Cho đĩa DVD trắng vào đầu đĩa.
Bạn có thể sử dụng mọi loại DVD trắng để chép video, nhưng tỉ lệ thành công sẽ cao hơn nếu bạn chọn đĩa DVD±R vì loại này có phạm vi đầu đĩa tương thích rộng rãi nhất.
Nếu có bất kỳ cửa sổ tự động phát nào mở ra sau khi bạn cho đĩa DVD vào máy tính, hãy đóng lại trước khi tiếp tục.
Nếu máy tính không có khe đĩa DVD (với ký hiệu "DVD" gần khay đĩa), trước tiên bạn cần mua và kết nối đầu đĩa DVD gắn ngoài qua cổng USB. Bạn cần chắc rằng mình mua ổ đĩa có đầu cắm USB-C vì máy tính Mac ngày nay sử dụng cổng kết nối này thay vì khe USB truyền thống.
Bước 2 - Tải và cài đặt Burn.
Cũng như những phần mềm khác, Burn là chương trình miễn phí cho phép người dùng ghi tập tin MP4 vào đĩa DVD. Bạn hãy truy cập http://burn-osx.sourceforge.net/Pages/English/home.html trên trình duyệt web, nhấp vào ở phía dưới bên phải trang và tiến hành như sau:
Nhấp đúp vào thư mục ZIP Burn để mở.
Nhấp và kéo biểu tượng ứng dụng Burn thả vào thư mục Applications.
Nhấp đúp vào biểu tượng ứng dụng Burn.
Xác nhận tải xuống nếu được hỏi.
Bước 3 - Mở Burn.
Kích vào {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/e\/ea\/Macspotlight.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/e\/ea\/Macspotlight.png\/30px-Macspotlight.png","smallWidth":460,"smallHeight":460,"bigWidth":30,"bigHeight":30,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"}, nhập burn và nhấp đúp vào tùy chọn hiện ra trong kết quả tìm kiếm.
Có thể bạn cần nhấp phải vào biểu tượng ứng dụng Burn, nhấp vào (Mở) trong thực đơn, sau đó kích khi được nhắc để mở Burn đúng cách.
Bước 4 - Nhấp vào thẻ Video đầu cửa sổ ứng dụng Burn.
Tập tin Burn sẽ được chuyển vào phần "Video" trên cửa sổ.
Bước 5 - Nhập tên cho DVD.
Nhấp vào trường dữ liệu đầu cửa sổ Burn, sau đó thay văn bản hiện tại (thường là "Untitled") bằng tên mà bạn muốn đặt cho DVD.
Bước 6 - Nhấp vào dấu + ở góc dưới bên trái cửa sổ.
Cửa sổ Finder sẽ mở ra.
Bước 7 - Chọn tập tin MP4.
Nhấp vào tập tin MP4 mà bạn muốn ghi sang đĩa DVD.
Bước 8 - Nhấp vào Open ở góc dưới bên phải cửa sổ Finder.
Tập tin MP4 sẽ hiện ra trong cửa sổ Burn.
Bước 9 - Nhấp vào khung loại tập tin (file type) thả xuống.
Tùy chọn nằm ở phía trên bên phải cửa sổ Burn.
Bước 10 - Nhấp vào DVD-Video trong trình đơn thả xuống.
Bước 11 - Nhấp vào Convert (Chuyển đổi) nếu cần.
Nếu tùy chọn hiện ra sau khi bạn chọn loại tập tin, bạn có thể nhấp vào đó rồi tiến hành theo hướng dẫn trên màn hình. Điều này sẽ đảm bảo rằng tập tin DVD phát được trên đĩa DVD.
Bước 12 - Nhấp vào Burn ở góc dưới bên phải cửa sổ.
Tập tin MP4 sẽ bắt đầu được ghi sang đĩa DVD.
Bước 13 - Tiến hành theo chỉ dẫn trên màn hình.
Có thể bạn sẽ nhận được thông báo sau khi quá trình ghi đĩa hoàn tất. Nếu không, bạn chỉ cần chờ thanh tiến trình biến mất. Sau khi ghi xong, bạn có thể lấy đĩa DVD ra và phát trên mọi đầu DVD thông thường.
Phương pháp 3 - Ghi DVD dữ liệu trên Windows
Bước 1 - Cho DVD trắng vào khay đĩa CD của máy tính.
Bạn cần chắc rằng trên đĩa DVD không có bất kỳ tập tin nào trước khi tiến hành.
Khay đĩa CD phải có khả năng ghi DVD. Bạn có thể xác định điều này bằng cách nhìn vào biểu tượng "DVD" phía trên hoặc nằm gần khay đĩa CD.
Bước 2 - Mở Start .
Nhấp vào biểu tượng Windows ở góc dưới bên trái màn hình.
Bước 3 - Mở File Explorer .
Nhấp vào biểu tượng hình thư mục ở phía dưới bên trái cửa sổ Start.
Bước 4 - Chọn vị trí lưu tập tin.
Nhấp vào thư mục chứa tập tin MP4.
Bước 5 - Chọn phim.
Nhấp vào tập tin phim mà bạn muốn ghi sang đĩa DVD.
Bước 6 - Nhấp vào nút Share (Chia sẻ) ở phía trên bên trái cửa sổ.
Một thanh công cụ sẽ hiện ra đầu cửa sổ.
Bước 7 - Nhấp vào Burn to disc (Ghi ra đĩa).
Tùy chọn nằm trong phần "Send" trên thanh công cụ. Một cửa sổ sẽ mở ra.
Bước 8 - Nhấp vào Burn đầu cửa sổ.
Phim sẽ bắt đầu được ghi vào đĩa DVD.
Quá trình này có thể mất từ vài phút đến hơn một tiếng tùy vào dung lượng phim và tốc độ ghi của máy tính.
Bước 9 - Nhấp vào Finish khi tùy chọn hiện ra cuối cửa sổ.
Sau khi nhấp , bạn có thể lấy DVD ra khỏi máy tính. Bây giờ bạn đã có thể sử dụng đĩa DVD để mở và xem tập tin MP4 trên tất cả máy tính có đầu đĩa DVD.
Phương pháp 4 - Ghi DVD dữ liệu trên Mac
Bước 1 - Mua và kết nối đầu DVD gắn ngoài qua cổng USB.
Vì đa số máy tính Mac không tích hợp đầu DVD nên bạn cần sử dụng thêm đầu DVD gắn ngoài nếu muốn ghi DVD dữ liệu.
Nếu máy tính Mac của bạn sử dụng cổng USB-C (hình oval) thay vì chuẩn USB 3.0 (hình chữ nhật), bạn cần chắc rằng đầu DVD cũng có kết nối USB-C, hoặc bạn phải mua thêm bộ chuyển đổi USB 3.0 to USB-C.
Bước 2 - Cho DVD trắng vào khay đĩa CD của máy tính Mac.
Bạn cần chắc rằng trên đĩa DVD không có bất kỳ tập tin nào trước khi tiến hành.
Bước 3 - Mở Finder.
Nhấp vào biểu tượng gương mặt màu xanh dương nằm trong thanh Dock của máy tính Mac.
Bước 4 - Đi đến thư mục chứa tập tin MP4.
Ở bên trái cửa sổ Finder, hãy nhấp vào thư mục mà tập tin MP4 được lưu trữ.
Bước 5 - Nhấp vào để chọn tập tin MP4.
Tập tin sẽ được tô sáng.
Bước 6 - Nhấp vào File (Tập tin).
Mục thực đơn này nằm đầu màn hình. Một trình đơn thả xuống sẽ hiện ra.
Bước 7 - Nhấp vào Burn [tên phim] to Disc… nằm trong trình đơn thả xuống.
Cửa sổ Burn sẽ bật lên.
Bước 8 - Nhấp vào Burn khi hiện ra.
Tùy chọn nằm gần cuối cửa sổ bật lên.
Bước 9 - Nhấp vào OK nằm ở góc dưới bên phải cửa sổ hiện ra.
Sau đó, bạn có thể lấy đĩa DVD ra khỏi máy tính. Vậy là từ giờ bạn đã có thể sử dụng đĩa DVD này để mở và xem tập tin MP4 trên tất cả máy tính có đầu đĩa DVD.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Tr%E1%BB%9F-n%C3%AAn-nh%E1%BA%A1y-b%C3%A9n-v%E1%BB%9Bi-c%E1%BA%A3m-x%C3%BAc-c%E1%BB%A7a-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-kh%C3%A1c | Cách để Trở nên nhạy bén với cảm xúc của người khác | Đôi khi, cuộc trò chuyện với bạn bè có thể trở nên đầy cảm xúc. Ngay cả khi bạn có ý định tốt, bạn vẫn có nguy cơ gây tổn thương cho cảm xúc của người khác. Cách tốt nhất để trở nên nhạy bén với cảm giác của người khác là lắng nghe điều họ nói một cách cẩn thận, và trò chuyện một cách tử tế. Điều quan trọng là bạn cần phải tìm hiểu cách để chăm sóc cảm giác riêng của mình.
Phương pháp 1 - Nhận biết gợi ý xã hội về cảm xúc
Bước 1 - Chú ý đến vẻ mặt của người đó.
Mặt là một bộ phận của cơ thể thường thể hiện cảm xúc. Nếu bạn đang cố gắng xác định xem liệu một người nào đó đang buồn bã, bực bội, cô đơn hoặc đau đớn, bạn chỉ cần quan sát kỹ biểu hiện trên khuôn mặt của họ.
Không giống như những lời gợi ý xã hội khác, có bảy biểu hiện cơ bản trên gương mặt được cho là phổ biến nhất trong mọi nền văn hóa. Chúng chính là vui vẻ, ngạc nhiên, ghê tởm, buồn bã và sợ hãi.
Biểu hiện trên khuôn mặt thay đổi rất nhanh chóng, và có thể truyền đạt nhiều hơn một cảm xúc trong cùng một thời điểm. Ví dụ, khuôn mặt của người đó có thể chứa đựng cả sự thích thú và sợ hãi nếu một điều gì đó bất ngờ xảy đến.
Bước 2 - Tìm hiểu dấu hiệu của nỗi buồn.
Khi một người nào đó buồn bã, bạn sẽ có thể nhận thức được điều này trên gương mặt họ. Nó sẽ không giống như nụ cười được vẽ ngược trong phim hoạt hình, nhưng khóe môi của người đó sẽ hơi trĩu xuống, trong khi cằm của họ sẽ nhướng lên trên.
Đầu hai lông mày của người đó sẽ cau nhẹ vào nhau, và nhướng lên phía trán.
Quan sát vùng da bên dưới lông mày của người đó vì chúng sẽ trông như hình tam giác, với góc trong hướng lên trên.
Bước 3 - Cẩn thận trước dấu hiệu sợ hãi.
Trở nên nhạy cảm với nỗi sợ hãi của người khác sẽ giúp bạn thay đổi hành vi của mình. Khi một ai đó đang hoảng sợ, miệng của họ sẽ há hốc trong khi môi họ sẽ căng về phía sau. Họ thường sẽ nhướng mày và chân mày họ sẽ tiến lại gần nhau trên một đường thẳng.
Quan sát trán của người đó, và xem xét nếp nhăn tại vị trí giữa hai chân mày, chứ không phải quanh trán.
Khi người khác hoảng sợ, mí mắt trên của họ sẽ nhướng lên, trong khi mí mắt dưới sẽ căng cứng. Bạn sẽ trông thấy rõ lòng trắng bên trên đôi mắt của họ, chứ không phải bên dưới.
Bước 4 - Cân nhắc chuyển động và dáng điệu của họ.
Dấu hiệu cho thấy một người nào đó đang kiệt sức sẽ là hạ vai và thả lỏng tay chân. Nếu người đó đang có cảm giác phòng thủ, họ sẽ khoanh tay, hoặc lắc đầu. Nếu bạn chú ý đến những gợi ý này, bạn sẽ dễ dàng nhận thức cảm giác của người khác hơn.
Nếu bạn không chắc liệu bạn có diễn giải đúng ngôn ngữ cơ thể của đối phương hay không, bạn có thể trực tiếp hỏi người đó.
Tuy nhiên, nếu bản thân người đó không có ý thức trước điều mà họ đang truyền đạt, họ sẽ hồi đáp bằng cách nói với bạn rằng mọi chuyện đều ổn trong khi thật sự không phải như vậy.
Bước 5 - Suy nghĩ về giọng điệu.
Ví dụ, hầu hết mọi người sẽ điều chỉnh giọng nói của mình sao cho phù hợp với kích thước của căn phòng để người khác có thể nghe rõ họ nói. Nếu bạn đang có mặt tại một căn phòng rộng lớn, và người đó đang nói to, họ chỉ đang cố gắng để người khác lắng nghe mình. Tuy nhiên, giọng điệu tương tự được sử dụng trong một không gian nhỏ sẽ là biểu hiện của sự bực bội, tức giận, hoặc sợ hãi.
Nếu người đó cảm thấy khó có thể nói chuyện, có lẽ họ đang bực bội hoặc muốn khóc.
Nếu họ trò chuyện với thái độ tinh nghịch, hoặc quá mạch lạc, có lẽ người đó đang mỉa mai. Vì mỉa mai là một dạng trêu chọc, hành động này có thể là dấu hiệu cho thấy người đó đang tức giận nhưng giả vờ rằng họ hoàn toàn bình thường.
Phương pháp 2 - Lắng nghe với sự cảm thông
Bước 1 - Nêu rõ rằng bạn hiểu rõ điều đối phương nói.
Tóm tắt hoặc diễn giải lại câu nói của người đó sẽ cho phép bạn chia sẻ rằng bạn hiểu rõ ý người đó muốn nói, cũng như cung cấp cho họ cơ hội để cho bạn biết bạn hoàn toàn hiểu đúng. Nếu bạn không hiểu ý của người đó, phương pháp này sẽ giúp bạn tránh xa hiểu lầm.
Bước này có thể trông như nó đang khiến cuộc trò chuyện diễn ra chậm lại. Đây là điều bình thường, vì nó cũng sẽ giúp tránh gây tổn thương cho cảm xúc do hiểu nhầm. Tuy nhiên, bạn cũng có thể yêu cầu đối phương lặp lại điều họ nói. Câu nói theo kiểu “Xin lỗi, bạn nói gì?”, hoặc “Bạn vui lòng lặp lại câu nói đó giúp tôi được không? là cách lịch sự để yêu cầu người khác làm rõ ý.
Bạn nên nhớ đây là hành động quan trọng bạn cần phải thực hiện khi trò chuyện về chủ đề nhạy cảm.
Bước 2 - Toàn tâm chú ý vào người nói.
Chú ý hoàn toàn sẽ làm tăng sự nhạy bén của bạn trước cảm xúc của người khác. Nếu bạn đang nhìn quanh căn phòng, hoặc bị phân tâm bởi hoạt động khác, bạn sẽ khó có thể hòa mình vào cảm giác của đối phương.
Nếu bạn đang lắng nghe và cố gắng sửa chữa một vài lỗi lầm mà người đó đang mắc phải, bạn sẽ khó có thể thật sự lắng nghe điều họ muốn nói. Cố gắng giúp đỡ là một dạng phán xét. Để đạt được kết quả tốt nhất, trước tiên, bạn cần phải lắng nghe.
Nhiều người có thể gia tăng cảm giác chăm chú lắng nghe khi họ thực hiện hoạt động nào đó với bàn tay của mình, nhưng một vài người khác sẽ nhìn nhận cử chỉ này như sự thiếu chú ý. Nếu bạn cảm thấy rằng duy trì sự bận rộn cho đôi tay sẽ giúp bạn dễ dàng lắng nghe hơn, bạn nên nhớ cho bạn của bạn biết.
Bước 3 - Lắng nghe mà không phán xét.
Cố gắng cân nhắc quan điểm của người nói khi họ nói, thay vì hồi đáp từ quan điểm của bạn. Điều này không có nghĩa là bạn cần phải đồng ý với mọi điều người đó nói. Chỉ là bạn nên nhớ khi người đó đang trình bày ý kiến, bạn nên duy trì sự cởi mở cho tâm trí.
Ngăn bản thân không phân tích lời nói của đối phương cho đến khi họ đã nói xong.
Suy nghĩ về người nói. Nếu bạn thật sự chú ý đến người nói, bạn cũng sẽ có khả năng cân nhắc lý do vì sao họ lại nêu lên những điều này. Ví dụ, nếu người đó là mẹ của một đứa trẻ vị thành niên đang gặp rắc rối, cô ấy sẽ lo lắng và phán xét nhiều hơn đối với hành vi đạo đức.
Bước 4 - Cư xử tốt.
Trở nên vui vẻ và lịch sự với người khác là biện pháp khá tốt để thể hiện lòng tôn trọng. Hầu hết chúng ta thường dạy con cái phải biết nói “làm ơn” và “cảm ơn” đối với người khác như là cách để bộc lộ thái độ lịch sự. Ghi nhớ rõ phép xã giao căn bản này sẽ giúp bạn không vô tình gây tổn thương cho cảm giác của đối phương.
Cách cư xử tốt cũng bao gồm lắng nghe cẩn thận và nhạy bén với cảm giác của người khác. Ví dụ, không ngắt lời đối phương khi họ đang nói, hoặc gật đầu để thể hiện sự đồng tình và thấu hiểu là cách mà hành vi lịch sự bày tỏ lòng tôn trọng dành cho người khác.
Chúng ta thường dạy trẻ em theo câu ngạn ngữ, “Nếu bạn không thể nói lên điều tử tế thì bạn nên im lặng”. Mặc dù đây không phải là lời khuyên phù hợp, lời điều chỉnh hợp lý hơn cho nó sẽ là “Nếu bạn không thể nói lên điều tử tế, bạn nên cân nhắc giữ lại lời nhận xét của mình để chia sẻ với người khác sau”.
Bước 5 - Nhìn nhận lời nói của đối phương.
Bạn có thể thực hiện điều này theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ, bạn có thể lặp lại câu nói của người đó, gật đầu để cho thấy rằng bạn đang lắng nghe, hoặc khích lệ người đó bằng cách nói rằng “Vâng”, hoặc “Tôi đang nghe bạn nói đây”. Loại câu nói này sẽ khẳng định với người nói rằng bạn đang tập trung vào cuộc trò chuyện, và bạn xem trọng cảm giác của họ.
Thừa nhận điều người khác nói không có nghĩa là bạn cần phải thường xuyên đồng tình với họ. Ngay cả khi bạn hoàn toàn không đồng ý, bạn có thể nhìn nhận quan điểm của đối phương một cách đầy tôn trọng.
Điều quan trọng là bạn cần phải trò chuyện một cách lịch thiệp đối với chủ đề nhạy cảm.
Bước 6 - Không nên hồi đáp quá nhanh.
Nếu bạn đang tham gia vào câu chuyện đầy xúc động, sẽ dễ để bạn đắm chìm trong cảm xúc riêng của mình. Hành động này sẽ làm tăng cơ hội bạn sẽ nói ra một điều gì đó gây tổn thương cho cảm xúc của đối phương. Có thể bạn sẽ nêu lên điều khiến bạn hối tiếc về sau.
Thay vào đó, khi bạn cảm thấy bản thân đang nổi nóng, bạn nên hít thở sâu trước khi phản ứng. Đếm nhẩm đến 5.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi mạch đập của bạn vượt quá 100 nhịp một phút, bạn đang đưa ra lựa chọn từ ngữ tồi tệ.
Nếu bạn có cảm giác rằng bạn không thể bình tĩnh lại, bạn có thể ngừng trò chuyện đôi chút.
Phương pháp 3 - Giao tiếp một cách tử tế
Bước 1 - Nêu câu hỏi.
Nêu câu hỏi là cách tuyệt vời để tìm hiểu thêm về quan điểm của đối phương. Câu hỏi cũng sẽ gián tiếp cho người đó hiểu rằng bạn xem trọng suy nghĩ và cảm xúc của họ. Trở nên cởi mở với mọi điều mà họ nói là dấu hiệu của quá trình giao tiếp đầy cảm thông.
Bạn nên nhớ bảo đảm rằng câu hỏi mà bạn đưa ra là câu hỏi mở, cho phép đối phương lựa chọn cách để phản hồi. Câu hỏi định hướng, hoặc câu hỏi cố gắng thuyết phục người khác nhận thức sự đúng đắn trong quan điểm của bạn, không thể hiện sự tôn trọng mà bạn dành cho cảm xúc của họ.
Nếu bạn nêu lên câu hỏi có thể dễ dàng được trả lời với từ có hoặc không, bạn nên nhớ cho phép người đó có thời gian để làm rõ thêm về câu trả lời của mình nếu họ muốn.
Bước 2 - Lựa chọn cách tốt nhất để bộc lộ cảm xúc.
Sở hữu cách thức để bộc lộ cảm xúc của bản thân là yếu tố quan trọng, nhưng để trở nên nhạy bén với cảm xúc của người khác, bạn phải cẩn thận khi lựa chọn cách để thực hiện điều này. Bám sát câu nói bắt đầu bằng chủ từ “Tôi”, sẽ giúp bạn nêu lên cảm giác của mình mà không có vẻ như đang đổ lỗi cho đối phương.
Ví dụ, câu nói “Tôi cảm thấy buồn vì điều bạn vừa nói, vì nó khiến tôi nhớ lại trải nghiệm mà tôi đã từng có ở thời phổ thông…” sẽ tử tế hơn là “Bạn sai rồi, vì điều này đã từng xảy đến với tôi trong thời phổ thông”.
Nếu bạn bày tỏ sự cảm thông với người khác trong cuộc trò chuyện, có cơ hội là họ sẽ đáp lại cảm xúc của bạn bằng sự cảm thông tương tự.
Bước 3 - Khẳng định sự tích cực khi trình bày lời chỉ trích.
Khi cung cấp thông tin phản hồi, bạn nên nhớ bù đắp cho bất kỳ một sự phê phán tiêu cực nào bằng sự khẳng định tương tự hoặc to lớn hơn về yếu tố mà bạn nhận thấy đối phương thực hiện khá tốt. Bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm lĩnh vực bạn biết rằng bạn có thể trân trọng nó một cách chân thật, và hãy thận trọng (nhưng trực tiếp) với bất kỳ một lời phê phán nào.
Trở nên nhạy cảm với cảm giác của người khác không có nghĩa là bạn phải giả vờ trở thành người khác. Tuy nhiên, trước khi nêu lên quan điểm hoặc ý tưởng của mình về trải nghiệm của đối phương, bạn cần phải nhớ kiểm tra và bảo đảm rằng người đó muốn bạn cung cấp cho họ quan điểm trung thực nhất.
Tập trung vào thông tin phản hồi của bạn về hành động của người đó, hơn là bản chất của họ, sẽ giúp phòng tránh cảm giác bị tổn thương.
Bước 4 - Không sử dụng lời nói vô vị và xáo rỗng.
Nếu người đó đang phải trải qua khoảng thời gian khó khăn, bạn nên tránh nói theo kiểu “Mọi chuyện xảy ra là có lý do của nó”, hoặc “Tôi biết rõ cảm giác của bạn”. Có lẽ bạn có ý tốt, nhưng nói với người khác rằng trải nghiệm tồi tệ của họ có lẽ chỉ là “phước lành đang ngụy trang” sẽ trông có vẻ không nhạy cảm với cảm giác của họ.
Thay vào đó, bạn nên nhìn nhận cảm giác của họ. Một vài biến thể của câu nói “Tôi xin lỗi vì điều này đã xảy ra”, thường sẽ được trân trọng, tương tự như “Điều mà bạn đang phải trải qua nghe có vẻ rất khó khăn”.
Bạn có thể cho người đó biết rằng bạn không hiểu rõ trải nghiệm của họ. Nếu bạn đã từng trải qua điều tương tự, bạn nên nhìn nhận rằng điều mà người đó đang gặp phải có thể sẽ khác biệt với bạn.
Bước 5 - Sử dụng ngôn ngữ cơ thể để bày tỏ sự tôn trọng.
Đối với người đó, quá trình giao tiếp phi ngôn ngữ của bạn có thể là yếu tố quan trọng để người đó diễn giải thông điệp hơn là từ ngữ bạn sử dụng. Mặc dù ngôn ngữ cơ thể sẽ thay đổi tùy theo nền văn hóa, nhìn chung, những yếu tố sau thường được xem như là cách để thể hiện lòng tôn trọng:
Thường xuyên giao tiếp bằng mắt. Phương pháp này sẽ giúp đối phương nhận ra rằng bạn hoàn toàn chân thành trong việc xây dựng quá trình giao tiếp trung thực. Tuy nhiên, bạn không nên thực hiện hành động này trong một khoảng thời gian dài, hoặc nếu không, nó sẽ được xem như là sự hung hăng.
Hướng cơ thể về phía đối phương khi bạn nói.
Thỉnh thoảng chạm nhẹ vào mặt ngoài cánh tay của đối phương sẽ thể hiện sự thân thiện và ủng hộ. Bạn không nên nắm tay họ quá chặt hoặc nếu không nó sẽ hình thành cảm giác hung hăng hoặc tán tỉnh. Tốt hơn hết là bạn nên tham khảo ý kiến người đó xem liệu bạn có thể chạm nhẹ vào họ hay không. Sau đó, bạn nên tôn trọng lời phản hồi của họ.
Không khoanh tay và nhớ thư giãn.
Bảo đảm rằng bạn đang thả lỏng cơ mặt, và mỉm cười nếu bạn có thể thực hiện điều này một cách dễ dàng.
Phương pháp 4 - Chăm sóc cảm xúc của bản thân
Bước 1 - Nhận thức rõ cảm giác của bạn.
Nếu bạn muốn trở nên nhạy bén với cảm giác của người khác, điểm tốt nhất để bắt đầu là có ý thức trước cảm xúc của mình. Nếu bạn không biết rõ cảm xúc của bản thân trong suốt cuộc trò chuyện sôi nổi hoặc nhạy cảm, bạn sẽ khó có thể phản ứng một cách nhạy cảm với người khác.
Tìm hiểu cách để nhìn nhận dấu hiệu sợ hãi, lo lắng, và buồn bã ở bản thân sẽ giúp bạn dễ cảm thông với cảm giác của người khác hơn.
Chú ý đến dấu hiệu cụ thể về cảm xúc của bạn. Ví dụ, nhận thức rõ khi lòng bàn tay của bạn bắt đầu toát mồ hôi, hoặc khi bạn bắt đầu run rẩy. Bạn có bị đau bụng khi mức độ lo lắng tăng cao? Bạn có thở nông hay không?
Bước 2 - Tìm hiểu kỹ năng đối phó.
Khi bạn nhận thấy bản thân có dấu hiệu cảm xúc mạnh mẽ, bạn cần phải biết cách để quản lý cảm giác của mình để chúng không trấn áp bạn. Cho dù là bạn đối phó với cảm xúc bằng cách hít thở sâu, trò chuyện với nhà trị liệu, với người bạn mà bạn tin tưởng, hoặc phối hợp nhiều cách tiếp cận với nhau, điều quan trọng là bạn phải cho phép bản thân thừa nhận cảm giác của mình theo cách lành mạnh.
Bạn nên nhắc nhở bản thân rằng cảm xúc mạnh mẽ không phải là điều sai trái hoặc tồi tệ. Nếu bạn đang cảm thấy có lỗi vì sở hữu chúng, điều này sẽ chỉ khiến ban căng thẳng hơn.
Sở hữu thói quen tập thể dục điều độ cũng sẽ giúp bạn đối phó với cảm xúc mạnh mẽ.
Bước 3 - Bảo vệ bản thân.
Khi bạn bắt đầu có cảm giác rối ren, bạn có thể nghỉ ngơi đôi chút. Khả năng trở nên nhạy cảm trước cảm giác của người khác sẽ biến mất nếu bạn không thể chăm sóc cảm xúc của bản thân.
Nếu bạn không thể tránh xa một vài người hoặc chủ đề nào đó, bạn nên nhớ cho phép bản thân có thời gian và không gian để hồi phục ngay sau đó.
Bạn nên biết rằng đôi khi, một số chủ đề sẽ trở nên khó khăn cho bạn vì chú ý đến chúng sẽ giúp bạn nhìn nhận cảm giác của mình theo đúng bản chất của nó.
Bạn có thể đi bộ thư giãn, chơi đùa với chú cún, hoặc chỉ đơn giản là dành thời gian để ngồi một mình và hít thở sâu.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Lo%E1%BA%A1i-b%E1%BB%8F-d%E1%BA%A7u-nh%E1%BB%9Dn-tr%C3%AAn-t%C3%B3c | Cách để Loại bỏ dầu nhờn trên tóc | Tóc có thể bị khô, giòn và xỉn màu khi có quá nhiều mỹ phẩm dành cho tóc và khoáng chất trong nước cứng tích tụ. Các loại nước xả tóc tự nhiên rất dễ làm và chỉ cần 2 nguyên liệu cơ bản. Khi được sử dụng cùng với dầu gội và dầu xả, dung dịch xả tóc không chỉ làm sạch dầu nhờn mà còn giúp cho mái tóc mềm mại và bóng mượt. Bài viết này sẽ cung cấp 4 công thức mà bạn có thể thử làm với các nguyên liệu mà có lẽ bạn đã có sẵn trong bếp.
Phương pháp 1 - Sử dụng giấm
Bước 1 - Tập trung nguyên liệu.
Ý tưởng rót giấm lên tóc nghe có vẻ lạ lùng, nhưng thực ra giấm có tác dụng loại bỏ dầu nhờn. Giấm còn cân bằng độ pH của tóc, làm phẳng biểu bì tóc và giúp mái tóc mềm mượt. Tuy nhiên, bạn lưu ý rằng loại nước xả tóc này không nên dùng cho tóc nhuộm vì nó có thể làm tóc phai màu hoặc lem màu. Bạn cần những nguyên liệu sau:
1-2 thìa canh (15-30 ml) giấm
1 cốc (240 ml) nước lạnh
Cốc, ca hoặc chai để đựng dung dịch
Bước 2 - Pha dung dịch xả tóc.
Rót nước và giấm vào cốc, ca hoặc chai. Bạn có thể dùng giấm trắng hoặc giấm táo. Dùng thìa khuấy tan hai nguyên liệu. Nếu dùng chai đựng dung dịch, bạn chỉ cần đóng nắp chai và lắc.
Nếu có mái tóc dài hoặc rất dày, bạn cần sử dụng gấp đôi lượng nguyên liệu: 2-4 thìa canh giấm và 2 cốc (450 ml) nước.
Bước 3 - Cân nhắc pha thêm tinh dầu vào giấm.
Thay vì chỉ dùng giấm, bạn có thể nhỏ thêm 5-10 giọt tinh dầu vào 1 cốc (240 ml) giấm. Lắc kỹ cho tinh dầu tan trong giấm và dùng để pha chế nước xả tóc (1-2 thìa canh giấm pha tinh dầu cho mỗi cốc (240 ml) nước) thay cho giấm thông thường. Không rót giấm pha tinh dầu lên tóc khi chưa pha loãng. Tinh dầu không chỉ giúp át mùi chua của giấm mà còn có lợi cho tóc. Tùy vào loại tóc, bạn có thể sử dụng tinh dầu như sau:
Với tóc khô, bạn có thể dùng bất cứ loại tinh dầu nào trong số sau đây: oải hương, nhựa thơm, bạc hà cay.
Với tóc thường, bạn có thể dùng các tinh dầu sau: cúc La Mã, xô thơm, oải hương.
Với tóc dầu, bạn hãy chọn các loại tinh dầu như: húng quế, oải hương, sả chanh, chanh, hoắc hương, hương thảo, tràm trà, hoàng lan.
Bước 4 - Gội đầu bằng dầu gội.
Gội đầu như thường lệ bằng dầu gội yêu thích của bạn. Bước này là để làm sạch phần lớn bụi đất và dầu trên tóc. Bạn có thể dùng dầu xả sau khi gội, mặc dù nước xả tóc bằng giấm cũng đã đủ để làm tóc bóng mượt.
Bước 5 - Rót dung dịch giấm lên tóc.
Ngửa đầu ra sau và nhắm mắt thật chặt. Rót dung dịch giấm-nước lên đầu cho chảy từ đường viền tóc xuống thân tóc đến ngọn tóc. Đừng để dung dịch giấm chảy vào mắt. Mắt sẽ rất xót và bỏng rát nếu tiếp xúc với giấm.
Bước 6 - Mát-xa da đầu.
Nhẹ nhàng luồn các ngón tay qua tóc và xoa bóp da đầu. Bạn có thể thấy bọt như xà phòng nổi lên trên tóc. Hiện tượng này là bình thường và cho thấy dung dịch giấm-nước đang phát huy tác dụng. Nó đang loại bỏ mọi chất nhờn tích tụ trên tóc.
Bước 7 - Xả tóc bằng nước mát.
Nước lạnh sẽ giúp khép biểu bì tóc. Bạn cũng có thể để lại dung dịch giấm trên tóc. Đừng lo, mùi giấm sẽ biến mất khi tóc khô.
Phương pháp 2 - Sử dụng dung dịch muối nở
Bước 1 - Tập trung nguyên liệu.
Trong công thức này, bạn sẽ dùng nước xả tóc làm từ muối nở để loại bỏ dầu nhờn trên tóc. Sau đây là những thứ bạn cần:
2 thìa canh muối nở
3 cốc (700 ml) nước
Chai hoặc bình để đựng dung dịch
Bước 2 - Hòa tan muối nở với nước.
Rót nước vào bình hoặc chai lớn, cho muối nở vào và dùng thìa khuấy đều cho đến khi tan hết.
Bước 3 - Gội đầu bằng dầu gội.
Thấm ướt tóc và nhẹ nhàng xoa dầu gội mà bạn vẫn thường dùng lên tóc. Xả sạch dầu gội. Bước này giúp loại bỏ lớp bụi đất và dầu ban đầu trên tóc.
Bước 4 - Rót dung dịch muối nở lên tóc.
Ngửa đầu ra sau, nhắm mắt và rót dung dịch muối nở lên tóc. Đảm bảo dung dịch muối nở chảy từ đường viền tóc xuống tận ngọn tóc.
Bước 5 - Xả sạch tóc bằng nước.
Bước này giúp loại bỏ lượng muối nở còn sót trên tóc.
Bước 6 - Dưỡng tóc bằng dầu xả.
Tuy có tác dụng làm sạch dầu nhờn, nhưng muối nở cũng có thể làm khô tóc. Bạn có thể ngăn ngừa tình trạng này bằng cách gội lại bằng nước và dùng dầu xả mà bạn yêu thích. Nhớ xả nước lại cho sạch – trừ khi bạn dùng loại dầu xả khô.
Phương pháp 3 - Sử dụng hỗn hợp bột nhão muối nở
Bước 1 - Tập trung nguyên liệu.
Trong công thức này, bạn sẽ dùng hỗn hợp bột nhão muối nở để loại bỏ mỹ phẩm dành cho tóc bám trên da đầu. Bạn cần có những thứ sau đây:
2 thìa canh muối nở
½ cốc (120 ml) ) nước ấm
Bát nhỏ hoặc cốc để đựng hỗn hợp
Bước 2 - Trộn hỗn hợp bột nhão.
Rót nước ấm vào một chiếc bát hoặc cốc nhỏ và đổ muối nở vào. Nhẹ tay khuấy hỗn hợp cho đến khi thành bột nhão.
Bước 3 - Làm ướt tóc và phết hỗn hợp muối nở lên da đầu.
Nhẹ nhàng mát-xa hỗn hợp vào da đầu. Đừng xoa xuống tóc.
Bước 4 - Để hỗn hợp muối nở trên đầu trong vài phút.
Trong khi chờ đợi, bạn có thể tắm rửa.
Bước 5 - Xả sạch hỗn hợp.
Ngửa đầu ra sau và xả sạch hỗn hợp muối nở. Dùng ngón tay mát-xa đầu nhẹ nhàng để loại bỏ toàn bộ muối nở. Lúc này hỗn hợp sẽ chảy xuống tóc và giúp làm sạch cả dầu nhờn trên tóc.
Bước 6 - Gội đầu và dùng dầu xả.
Khi đã loại bỏ toàn bộ hỗn hợp muối nở, bạn có thể gội đầu bằng dầu gội và dùng dầu xả như thường lệ. Nhớ xả nước cho thật sạch.
Phương pháp 4 - Sử dụng nước cốt chanh
Bước 1 - Tập trung nguyên liệu.
Chất axit trong nước cốt chanh có tác dụng làm tan dầu nhờn trên tóc. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là nước cốt chanh có thể làm sáng màu tóc, đặc biệt khi bạn ra ngoài nắng trong thời gian dài. Sau đây là những thứ bạn cần:
1 thìa nước cốt chanh
3 cốc (700 ml) nước
Bình hoặc chai lớn để đựng dung dịch
Bước 2 - Pha nước xả tóc.
Rót 3 cốc (700 ml) nước vào chai lớn hoặc bình đựng nước. Thêm vào nước 1 thìa canh nước cốt chanh. Dùng thìa khuấy đều dung dịch.
Bước 3 - Gội đầu.
Dùng dầu gội yêu thích của bạn và xả nước thật sạch.
Bước 4 - Rót nước xả tóc lên đầu.
Ngửa đầu ra sau, nhắm mắt và rót dung dịch vừa pha lên tóc. Đảm bảo dung dịch chảy từ đường viền tóc xuống thân tóc và ngọn tóc. Để nguyên như vậy trên tóc vài phút, nhớ đừng để dung dịch chảy vào mắt, nếu không mắt sẽ rất xót.
Bước 5 - Xả sạch tóc bằng nước.
Sau vài phút, bạn lại ngửa đầu ra sau và xả sạch tóc bằng nước.
Bước 6 - Dùng dầu xả sau khi tóc đã sạch.
Sau khi xả sạch dung dịch nước cốt chanh, bạn có thể dùng dầu xả cho tóc. Bạn nên thực hiện bước này, vì nước cốt chanh thường làm khô tóc, và dầu xả có thể ngăn ngừa tình trạng này. Nhớ gội sạch dầu xả trên tóc – trừ khi bạn dùng dầu xả khô.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ch%E1%BB%AFa-%C4%90au-r%C4%83ng | Cách để Chữa Đau răng | Đau răng xảy ra khi trung tâm cực kỳ nhạy cảm giữa răng, gọi là tuỷ răng, bị viêm nhiễm. Có nhiều lý do dẫn đến đau răng: sâu răng, răng bị va đập mạnh, hoặc do nướu răng bị nhiễm trùng. Hãy xem qua bài viết sau để biết thêm thông tin về cách tự chữa đau răng hoặc quyết định xem bạn có cần phải đến nha sĩ.
Phương pháp 1 - Làm dịu Cơn đau Nhanh chóng (Các Phương pháp Dễ dàng)
Bước 1 - Sử dụng thuốc giảm đau.
Thuốc chống viêm không chứa steroid như Aspirin và Iburprofen sẽ làm dịu các cơn đau nhẹ một cách nhanh chóng và hiệu quả. Răng đau nhứt gây khó khăn trong việc ăn uống, nói chuyện, và ngủ. Một chiếc răng đau cũng gây khó khăn trong việc điều trị, vì vậy bạn có thể dùng các loại thuốc giảm đau thông thường.
Chỉ sử dụng theo liều lượng được in trên bao bì, hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Tylenol cũng là một loại thuốc giảm đau hiệu quả.
Bước 2 - Chườm lạnh.
Cho đá lạnh vào túi bảo quản thực phẩm, bọc một mảnh vải mỏng hoặc khăn giấy bên ngoài, đặt túi chườm trực tiếp vào răng hoặc vùng má bên ngoài răng. Nhiệt độ lạnh sẽ giúp giảm đau.
Đừng đặt đá lạnh trực tiếp lên răng. Vì nó sẽ làm răng bạn đau hơn, đặc biệt khi răng bị đau do viêm thường khá nhạy cảm với nhiệt độ nóng hoặc lạnh.
Bước 3 - Gây tê khu vực bị đau.
Bạn có thể mua gel gây tê răng và nướu để giảm đau nhứt trong vài giờ. Bôi trực tiếp gel vào vùng bị đau sẽ giúp giảm đau trong vài giờ.
Bước 4 - Vệ sinh răng thật kỹ.
Đôi khi đau răng là do một mẩu thức ăn dính vào kẽ răng làm cho răng đang bị đau do sâu hoặc viêm càng đau thêm. Nếu rơi vào tình trạng này, vệ sinh răng kỹ càng sẽ giúp loại bỏ cơn đau.
Dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng. Hãy đưa chỉ vào tận nướu răng bạn. Đưa chỉ qua lại quanh kẽ răng để lấy đi thức ăn bị kẹt trong kẽ răng.
Chải răng quanh khu vực bị đau. Nếu đau răng là do viêm nướu răng thì đây là một trong những cách tốt nhất để giảm đau. Hãy chải răng cho đến khi cảm thấy hết đau.
Súc miệng. Kết thúc làm vệ sinh răng bằng cách sử dụng nước súc miệng để loại bỏ thức ăn dư thừa bám trong răng.
Hãy kiên trì thực hiện. Thực hiện như hướng dẫn trên hai lần trong ngày, vào mỗi ngày và tiếp tục ngay cả khi cơn đau đã giảm.
Bước 5 - Súc miệng bằng nước muối.
Nếu răng đau là do răng bị va chạm mạnh hoặc do nhiễm trùng nhẹ thì cơn đau sẽ tự chấm dứt. Để nhanh chóng chấm đứt cơn đau, bạn có thể tạo dung dịch nước súc miệng bằng nước ấm và một thìa muối biển. Khi muối hoà tan, dùng dung dịch nước muối để súc miệng, hãy tập trung súc nước muối ở khu vực bị đau. Lặp lại nhiều lần trong ngày cho đến khi cơn đau thuyên giảm.
Phương pháp 2 - Các Phương pháp Y tế
Bước 1 - Cần biết khi nào nên đi khám.
Nếu đau răng do nhiễm trùng nặng hoặc sâu răng, cơn đau sẽ không tự khỏi. Bạn cần phải đi khám hoặc đi nha sĩ nếu bạn bị đau răng kèm theo các triệu chứng sau:
Sốt và ớn lạnh. Đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng.
Mưng mủ. Một lần nữa, bạn không nên mạo hiểm để tình trạng ngày một tệ hơn.
Các cơn đau ngày càng nặng sẽ không thể tự khỏi. Sau mỗi bữa ăn, tình trạng sâu răng có thể trở nên trầm trọng hơn.
Đau răng khôn. Nhiều người phải nhổ răng khôn nếu răng mọc sai hướng gây chèn ép khoang miệng.
Gặp khó khăn khi nuốt hoặc thở.
Bước 2 - Trám răng.
Nếu sâu răng làm lộ các dây thần kinh bên trong răng và dẫn đến đau nhứt, nha sĩ có thể sẽ quyết định trám răng cho bạn để bảo vệ các dây thần kinh bên trong không bị kích thích quá mức.
Bước 3 - Lấy tuỷ răng.
Nếu bạn bị áp xe răng, xảy ra khi tuỷ răng bị nhiễm trùng, quy trình lấy tuỷ răng sẽ được thực hiện. Nha sĩ sẽ làm sạch bên trong răng để loại bỏ nhiễm trùng. Vì quy trình lấy tuỷ thường gây đau đớn nên miệng bạn sẽ được gây tê cục bộ trước khi bắt đầu.
Bước 4 - Nhổ răng.
Trong các trường hợp các phương pháp trên không đem lại hiệu quả, cách tốt nhất là nhổ răng. Răng sữa thường được nhổ đi vì dù sao đi nữa thì cuối cùng chúng cũng phải rụng.
Người trưởng thành khi nhổ răng thường sẽ được gắn răng giả hoặc bọc răng.
Răng khôn trong hầu hết các trường hợp thường phải được nhổ bỏ. Vì răng khôn khá to nên bệnh nhân thường được gây mê toàn phần; phải mất khoảng một tuần lễ để bạn có thể hồi phục .
Phương pháp 3 - Sử dụng Các Phương pháp Thay thế
Bước 1 - Dùng dầu đinh hương.
Đây là bài thuốc tại gia được cho rằng có thể chữa trị hoặc ít nhất cũng xoa dịu cơn đau răng cho đến khi nó tự khỏi hoàn toàn. Xoa một vài giọt dầu đinh hương vào chiếc răng bị đau nhiều lần trong ngày cho đến khi răng hết đau. Bạn có thể mua dầu đinh hương tại các nhà thuốc tây.
Bước 2 - Dùng rượu mạnh.
Cách làm này tuy không chữa đau răng tận gốc nhưng sẽ giúp làm dịu cơn đau. Đây là "mẹo vặt" khá hữu dụng khi răng đau do va chạm mạnh hoặc nhiễm trùng nhẹ và sẽ tự khỏi trong vài ngày. Thấm bông gòn vào rượu whisky hoặc vodka và bôi vào chiếc răng đau.
Bước 3 - Làm sạch răng với oxy già.
Cách làm này sẽ giúp làm sạch răng và làm dịu cơn đau. Hãy nhớ súc miệng lại với nước và tuyệt đối tránh nuốt peroxide.
Nhúng tăm bông vào dung dịch oxy già, thấm ướt tăm bông hoàn toàn.
Chấm peroxide vào vùng bị đau.
Lặp lại như tương tự.
Bước 4 - Hãy thử qua kỹ thuật bấm huyệt để chấm dứt nhanh cơn đau răng.
Dùng ngón tay cái ấn một điểm lên mặt sau của bàn tay còn lại, tại vị trí gặp nhau giữa ngón cái và ngón trỏ. Ấn trong vòng hai phút. Cách làm này giúp phóng thích các endorphin, các hormone đem lại cảm giác thoải mái của não.
Bước 5 - Súc miệng bằng dầu.
Súc một thìa súp dầu dừa trong miệng trong 15-20 phút. Nhiều người cho rằng cách làm này sẽ giúp làm giảm số lượng vi khuẩn gây hại trong miệng. Khi bạn súc miệng bằng dầu, vi khuẩn sẽ bị "cuốn" vào dầu. Và các vi khuẩn cũng như mảng bám gây hại sẽ được loại bỏ. Sau 15- 20 phút, hãy nhổ dầu vào sọt rác. Không nên nuốt dầu, nếu bạn nuốt dầu, bạn sẽ nuốt theo các vi khuẩn. Bạn cũng không nên nhổ dầu vào đường thoát nước vì nó có thể gây nghẽn.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Gi%E1%BA%A3m-t%C3%ACnh-tr%E1%BA%A1ng-Gi%C3%A1c-quan-b%E1%BB%8B-Qu%C3%A1-t%E1%BA%A3i | Cách để Giảm tình trạng Giác quan bị Quá tải | Những người gặp khó khăn khi xử lý thông tin về cảm giác như người tự kỷ, người mắc chứng rối loạn cảm giác (SPD) hay người nhạy cảm đôi khi bị lâm vào tình trạng các giác quan bị quá tải. Tình trạng này xảy ra khi người đó phải đối mặt với quá nhiều kích thích cảm giác mà không thể kiểm soát được, cũng như khi máy tính tiếp nhận quá nhiều thông tin nên bị quá tải. Tình trạng các giác quan bị quá tải xuất hiện khi có nhiều chuyện diễn ra cùng lúc, như nghe mọi người nói chuyện trong khi tiếng TV vẫn đang oang oang, hay nhìn thấy nhiều màn hình chói sáng hay đèn nhấp nháy. Nếu bạn biết ai đó đang gặp phải tình trạng này, bạn có thể làm theo một số bước sau để giúp giảm bớt sự ảnh hưởng.
Phương pháp 1 - Ngăn chặn Quá tải
Bước 1 - Nhận biết sự khởi đầu của tình trạng quá tải.
Quá tải xuất hiện ở mỗi người theo nhiều cách khác nhau. Nó có thể là sự hốt hoảng, trở nên "phấn khích", cạn kiệt sức lực hay cáu kỉnh.
Trong thời gian thư giãn, hãy tự hỏi bản thân dấu hiệu của tình trạng các giác quan bị quá tải. Điều gì kích hoạt nó? Bạn (hay người thân yêu) hành xử thế nào khi bắt đầu cảm thấy quá tải? Nếu bạn là cha mẹ hay người chăm sóc, bạn có thể hỏi con mình về nút kích hoạt trạng thái này khi chúng thấy thoải mái.
Người tự kỷ thường có "hành vi tự kích" ở nhiều mức độ khác nhau hoặc có hành động tay kỳ lạ lập đi lập lại khi các giác quan bị quá tải (chẳng hạn như người run lên khi vui sướng và phe phẩy tay khi quá tải). Suy nghĩ xem bạn có hành vi tự kích nào sử dụng khi cần làm bản thân bình tĩnh hay để đối phó với sự quá tải hay không.
Nếu bạn mất khả năng hoạt động bình thường như nói chuyện thì đây chính là dấu hiệu của tình trạng quá tải nghiêm trọng. Người chăm sóc và bố mẹ sẽ dễ dàng nhận thấy điều này ở trẻ bị quá tải.
Bước 2 - Hạn chế kích thích thị giác.
Một người bị quá tải thị giác có thể cần đeo kính râm trong khi ở trong nhà, không giao tiếp bằng mắt, không nhìn trực diện vào người đang nói, che một mắt, chạm vào người hay vật. Để thực hiện điều này, hãy gỡ bỏ bớt những vật dụng được treo trên trần nhà hay tường. Đựng vật dụng nhỏ trong thùng, hộp, sắp xếp và ghi nhãn cẩn thận.
Nếu thấy ánh sáng quá mạnh, hãy thay đèn huỳnh quang bằng đèn để bàn. Bạn có thể dùng bóng đèn ở mức sáng thấp hơn. Sử dụng rèm cửa để ngăn không cho ánh sáng vào phòng.
Nếu ánh sáng trong nhà quá mạnh bạn có thể sử dụng tấm che nắng.
Bước 3 - Giảm tiếng ồn.
Âm thanh gây kích thích quá mức khiến bạn không thể thoát khỏi thứ âm thanh đó (chẳng hạn như có ai đó nói chuyện từ xa), làm ảnh hưởng tới sự tập trung. Để giảm thiểu kích thích thính giác vì những tiếng ồn khó chịu, gây mất tập trung, bạn nên đóng hết cửa sổ, cửa ra vào đang mở để cách âm từ bên ngoài. Vặn nhỏ hoặc tắt nhạc khiến bạn mất tập trung, hoặc đi đến chỗ nào yên tĩnh. Hạn chế điều hướng bằng lời nói và/hoặc cuộc hội thoại.
Bạn có thể dùng nút bịt tai hoặc tai nghe, "tiếng ồn trắng" có thể giúp ta thư giãn trong trường hợp bị quá tải tiếng ồn.
Nếu bạn đang cố gắng giao tiếp với người bị quá tải thính giác, tốt nhất bạn nên đặt câu hỏi nghi vấn hoặc không hỏi gì thay vì câu hỏi mở. Câu hỏi nghi vấn giúp họ trả lời dễ dàng hơn, đôi khi chỉ cần cử động ngón tay.
Bước 4 - Giảm sự tiếp xúc.
Quá tải xúc giác, hay chính là cảm giác có được khi chạm, tức là không chịu được khi bị động chạm hay ôm ấp. Nhiều người gặp vấn đề với các giác quan trở nên quá nhạy cảm khi động chạm hay bị động chạm, có thể họ nghĩ rằng bị động chạm sẽ làm cảm giác quá tải trở nên tồi tệ hơn. Độ nhạy xúc giác là độ nhạy cảm với quần áo (thích vải mềm) hay chạm vào chất liệu hoặc nhiệt độ cụ thể. Bạn cần xacds định vật liệu nào làm bạn thoải mái và ngược lại. Cần đảm bảo những bộ quần áo mới phù hợp với xúc giác của bạn.
Nếu bạn là người chăm sóc hay bạn bè, bạn nên lắng nghe khi họ nói rằng động chạm khiến họ đau và đẩy ra. Bạn nên nhận thức được nỗi đau của họ và không tiếp tục chạm vào họ.
Khi tương tác với người có xúc giác nhạy cảm, đừng quên nói trước với họ khi bạn chuẩn bị chạm vào họ, bạn nên tiếp cận từ phía trước mặt thay vì phía sau lưng.
Bạn có thể tham khảo ý kiến chuyên gia trị liệu để có thêm một vài cách tiếp cận khác.
Bước 5 - Điều chỉnh mùi.
Một số mùi thơm hay mùi hôi quá nồng, không giống như thị giác, bạn không thể ngừng thở để không phải ngửi mùi đó nữa. Nếu mùi gì đó quá nồng, bạn có thể sử dụng dầu gội, chất tẩy rửa và các sản phẩm làm sạch không mùi.
Loại bỏ càng nhiều mùi khó chịu từ môi trường càng tốt. Bạn có thể mua sản phẩm không mùi hoặc tự tay làm kem đánh răng, xà phòng và chất tẩy rửa.
Phương pháp 2 - Đối phó với Sự kích thích quá mức
Bước 1 - Để giác quan nghỉ ngơi.
Bạn cảm thấy quá tải khi có nhiều người hay nhiều trẻ con ở xung quanh. Đôi khi không thể tránh khỏi những tình huống này, như là trách nhiệm gia đình hay họp công việc. Mặc dù không thể trốn khỏi tình thế này, bạn có thể nghỉ ngơi để phục hồi dần dần sau khi bị quá tải. Cố gắng "tỏ ra mạnh mẽ" chỉ làm mọi chuyện xấu đi và mất nhiều thời gian hơn để phục hồi. Nghỉ ngơi một lúc có thể giúp bạn lấy lại năng lượng và thoát khỏi tình thế quá tải trước đó.
Xử lý tình huống càng sớm thì càng dễ dàng.
Nếu đang ở nơi công cộng, bạn có thể lấy cớ vào nhà vệ sinh hay "Tôi muốn hít thở một chút" và ra ngoài vài phút.
Nếu đang ở nhà, tìm vị trí để ngả lưng và nghỉ một chút.
Hãy nói "Tôi cần ở một mình" nếu mọi người cố chạy theo khi bạn không thể kiểm soát được.
Bước 2 - Tìm sự cân bằng.
Điều quan trọng là phải biết giới hạn và thiết lập ranh giới, nhưng không hạn chế bản thân quá mức khiến bạn buồn chán. Đảm bảo đáp ứng nhu cầu cơ bản của bản thân vì ngưỡng kích thích có thể ảnh hưởng tới cơn đói, mệt mỏi, cô đơn và nỗi đau thể xác. Đồng thời không bắt ép bản thân cố gắng quá sức.
Đáp ứng các nhu cầu thiết yếu là điều cần thiết với tất cả mọi người, và đặc biệt quan trọng đối với người nhạy cảm hay mắc chứng SPD.
Bước 3 - Đặt giới hạn.
Khi đối phó với tình huống có thể khiến các giác quan bị quá tải, bạn nên đặt ra một số giới hạn. Nếu tiếng ồn gây khó chịu, bạn có thể tới nhà hàng hoặc trung tâm mua sắm vào khung giờ ít người hơn, tránh giờ cao điểm. Bạn có thể đặt giới hạn thời gian xem TV hay dùng máy tính, hoặc giao tiếp với bạn bè và người thân. Nếu sắp có một sự kiện lớn, bạn nên chuẩn bị tinh thần để kiểm soát tình huống tốt nhất có thể.
Bạn có thể đặt giới hạn khi trò chuyện. Nếu cuộc đối thoại làm bạn mệt mỏi, hãy đưa ra lý do một cách lịch sự.
Nếu bạn là người chăm sóc hay cha mẹ, bạn nên giám sát hoạt động của trẻ và xác định thời gian sử dụng tv hay máy tính khiến trẻ bị quá tải.
Bước 4 - Để bản thân có thời gian hồi phục.
Quá trình hồi phục sau khi các giác quan bị quá tải có thể mất vài phút đến hàng giờ. Nếu cơ chế ”chống lại-bỏ chạy-hay-đứng im” được kích hoạt thì sau đó bạn sẽ rất mệt. Nếu có thể bạn hãy cố gắng giảm mức độ căng thẳng. Ở một mình thường là cách tốt nhất để phục hồi.
Bước 5 - Cân nhắc biện pháp đối phó với căng thẳng.
Tìm cách giảm căng thẳng và phát triển lành mạnh để đối phó với căng thẳng và kích thích quá mức giúp hạn chế đánh thức hệ thống thần kinh. Tập Yoga, thiền chánh niệm và hít thở sâu là những cách bạn có thể áp dụng để giải tỏa căng thẳng, tìm lại sự cân bằng, thậm chí là để tìm cảm giác an toàn.
Sử dụng cơ chế đối phó mà bạn thấy hiệu quả nhất. Bản năng sẽ cho bạn biết bạn cần gì, chẳng hạn như quậy tung lên hay tìm đến một nơi yên tĩnh. Đừng lo lắng nếu nó hơi "kỳ lạ", chỉ cần tập trung vào biện pháp hiệu quả với bạn.
Bước 6 - Thử áp dụng phương pháp trị liệu cơ năng.
Với người lớn và trẻ em, trị liệu cơ năng có thể làm giảm mức độ nhạy cảm của giác quan, do đó giảm tình trạng quá tải. Bạn càng bắt đầu điều trị sớm bao nhiêu thì kết quả càng tốt bấy nhiêu. Với vai trò người chăm sóc, bạn có thể tìm chuyên gia trị liệu có kinh nghiệm giải quyết vấn đề xử lý thông tin theo cảm giác.
Phương pháp 3 - Giúp Người Tự kỷ Đối phó với Tình trạng quá tải
Bước 1 - Thử tạo "chế độ bổ sung cảm giác.
Chế độ bổ sung cảm giác là cách giúp hệ thống thần kinh hoạt động có trật tự và hiệu quả, các giác quan tiếp nhận thông tin một cách đều đặn và có lợi. Chế độ bổ sung cảm giác là thông tin tiếp nhận được tạo ra khi tương tác với mọi người, môi trường, hoạt động lên lịch sẵn vào thời gian cụ thể trong ngày hay hoạt động giải trí.
Hãy coi chế độ bổ sung cảm giác như một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Với chế độ ăn uống, bạn muốn người đó tiếp nhận chất dinh dưỡng cần thiết từ nhiều nguồn, nhưng không muốn nhận quá nhiều hay quá ít một chất nào đó vì nó có thể làm suy yếu sự phát triển, sức khỏe hay chức năng của cơ thể. Đối với chế độ bổ sung cảm giác, bạn muốn người đó có sự cân bằng khi các giác quan tiếp nhận nguồn thông tin khác nhau.
Vì vậy, nếu người đó bị kích thích quá mức bởi âm thanh, bạn có thể hạn chế giao tiếp bằng lời nói và sử dụng cử chỉ để thay thế, chọn địa điểm có ít tạp âm và cho phép họ dùng tai nghe. Tuy nhiên, thính giác cần được nuôi dưỡng, bạn nên để người đó có thời gian lắng nghe những bài hát họ yêu thích.
Hạn chế tiếp nhận thông tin không cần thiết bằng giác quan bằng cách hạn chế các thiết bị nghe nhìn trong phòng, sử dụng tai nghe hoặc bịt tai, chọn quần áo thoải mái, dùng chất tẩy rửa và xà phòng không mùi, v.v.
Mục đích của chế độ bổ sung giác quan là để trấn an người bệnh là bình thường hóa sự tiếp nhận thông tin của giác quan, dạy người bệnh cách quản lý xung động và cảm xúc và tăng năng suất.
Bước 2 - Hạn chế phản ứng thái quá dẫn đến gây hấn.
Trong một vài trường hợp, người gặp tình trạng quá tải thường trở nên hung hãn trong hành động hoặc lời nói. Bạn không nên đổ lỗi cho chính mình. Phản ứng này là do hoảng loạn và họ không cố nhằm vào bạn.
Hành động hung hãn xảy ra khi bạn cố chạm vào họ hay ngăn họ chạy trốn, vậy nên họ trở nên hoảng loạn. Đừng bao giờ cố gắng nắm bắt hay kiểm soát hành động của ai đấy.
Người gặp tình trạng quá tải hiếm khi gây ra tổn thương nghiêm trọng. Họ không hề cố ý làm tổn thương bạn, họ chỉ muốn thoát khỏi tình thế hiện tại. Chú ý tới sự tiếp nhận. Người tự kỷ trải qua tình trạng giác quan bị quá tải có thể nhạy cảm hơn với sự cân bằng hay chuyển động. Họ dễ bị say tàu xe, dễ mất thăng bằng, gặp vấn đề trong việc điều tiết tay/mắt.
Nếu người đó cảm thấy quá tải vì chuyển động hay không hoạt động, bạn có thể làm chậm chuyển động hay luyện tập chuyển động từ tốn và cẩn thận khi thay đổi tư thế khác (chuyển từ nằm sang đứng, v.v).
Phương pháp 4 - Giúp Người bệnh Đối phó
Bước 1 - Can thiệp sớm.
Đôi khi, người bệnh không thể nhận ra mình đang phải đấu tranh với bệnh hay cố "tỏ ra mạnh mẽ". Điều này chỉ làm mọi chuyện xấu đi. Can thiệp ngay khi bạn nhận ra họ căng thẳng và trấn an họ bằng không gian yên tĩnh
Bước 2 - Tỏ ra từ bi và thấu hiểu.
Người thân yêu của bạn cảm thấy quá sức chịu đựng và thất vọng, chính sự ủng hộ của bạn sẽ giúp họ thoải mái và tĩnh tâm. Hãy yêu thương, cảm thông và đáp ứng nhu cầu của họ.
Nhớ rằng họ không cố tình làm điều này. Phê phán sẽ chỉ làm họ thêm căng thẳng.
Bước 3 - Đưa ra lối thoát.
Cách nhanh nhất để chấm dứt sự quá tải là giải thoát họ khỏi tình thế hiện tại. Bạn có thể đưa họ ra ngoài hoặc tới một địa điểm yên tĩnh. Yêu cầu họ đi theo bạn hay nắm tay nếu họ đồng ý cho bạn chạm vào.
Bước 4 - Tạo không gian hiếu khách.
Giảm mức độ sáng của đèn, tắt nhạc và khuyến khích những người khác cho người thân yêu của bạn chút không gian.
Người đó biết người khác đang quan sát họ và có thể cảm thấy xấu hổ nếu cảm nhận được mình đang bị nhìn chằm chằm.
Bước 5 - Hỏi ý kiến trước khi chạm vào họ.
Trong tình trạng quá tải, người bệnh khó hiểu được mọi chuyện đang xảy ra, nếu làm họ giật mình họ có thể hiểu nhầm đó là tấn công. Trước tiên hãy đề nghị họ, trình bày hành động của bạn trước khi thực hiện để họ có thời gian suy nghĩ. Ví dụ, "Tôi muốn nắm tay bạn và dẫn bạn ra khỏi đây" hoặc "Tôi có thể ôm bạn không?"
Đôi khi, người trong tình trạng quá tải cảm thấy mệt mỏi bởi cái ôm chặt hay xoa lưng. Nhiều khi bị động chạm còn khiến mọi chuyện tệ hơn. Hãy đề nghị họ, cũng đừng lo lắng nếu họ từ chối; đó không phải lối của bạn.
Đừng bẫy hay chặn đường họ. Họ sẽ hoảng loạn và đả kích, chẳng hạn như đẩy bạn ra khỏi cửa để có lối thoát.
Bước 6 - Hỏi đơn giản, câu hỏi nghi vấn.
Câu hỏi mở có quá trình xử lý phức tạp hơn, khi não bộ của người bệnh gặp khó khăn trong việc xử lý thôgn tin, họ khó có thể nghĩ ra một câu trả lời ý nghĩa. Với câu hỏi nghi vấn, họ chỉ cần gật đầu hoặc giơ tay để đáp lại.
Bước 7 - Đáp ứng nhu cầu.
Người bệnh cần một cốc nước, thời gian nghỉ ngơi, hay chuyển qua hoạt động khác. Suy nghĩ về điều hữu ích nhất lúc bấy giờ và thực hiện nó.
Với vai trò người chăm sóc, thật dễ dàng đáp ứng nhưng nhớ rằng họ không thể tự điều chỉnh hành vi mà cần sự giúp đỡ của bạn.
Nếu thấy ai đó sử dụng cơ chế đối phó gây tổn thương, hãy báo cho những người biết cách xử lý (ví dụ như cha mẹ hoặc chuyên gia trị liệu). Cố gắng nắm bắt họ chỉ khiến họ hoảng loạn và đả kích và khiến cả hai có nguy cơ bị tổn thương. Chuyên gia trị liệu có thể giúp phát triển kế hoạch thay thế cho phương pháp gây hại kia.
Bước 8 - Khuyến khích tự trấn an bản thân, dù nó ý nghĩa thế nào với họ.
Có thể họ thấy hiệu quả khi lắc lư trước sau, ôm ấp dưới tấm chăn nặng, hát ru hay xoa bóp. Nó có vẻ kỳ lạ hay "không phù hợp lứa tuổi" nhưng không sao cả, chỉ cần ta giúp họ thư giãn.
Nếu bạn biết điều gì có thể trấn an họ (ví dụ như thú nhồi bông yêu thích), hãy mang nó đến cho họ và đặt ở vị trí dễ lấy. Nếu muốn họ có thể cầm lấy nó.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/X%C3%A1c-%C4%91%E1%BB%8Bnh-lo%E1%BA%A1i-t%C3%ADnh-c%C3%A1ch-c%E1%BB%A7a-b%E1%BA%A1n-theo-ph%C6%B0%C6%A1ng-ph%C3%A1p-Myers%E2%80%93Briggs | Cách để Xác định loại tính cách của bạn theo phương pháp Myers–Briggs | Bạn đã từng nghe ai nói về nhóm tính cách Myers-Briggs của họ và tò mò muốn biết nhóm tính cách của bạn chưa? Hệ thống chỉ số phân loại tính cách Myer's Briggs (MBTI) phân tích 4 yếu tố chính trong tính cách của bạn, sau đó xếp bạn vào một trong 16 loại tính cách có khả năng. Bài trắc nghiệm MBTI khá dễ làm, và một số phiên bản sẽ cho kết quả ngay lập tức. Nếu bạn muốn biết tính cách của mình thuộc nhóm nào theo phương pháp Myer's Briggs, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm giải đáp. Bài viết này cung cấp cho bạn mọi thông tin cần biết về cách hoạt động của phương pháp trắc nghiệm tính cách, cách làm bài kiểm tra trắc nghiệm và đọc kết quả trắc nghiệm.
Phương pháp 1 - Xác định bằng các cặp lưỡng phân
Bước 1 - Xác định bạn là người hướng nội hay hướng ngoại.
Thiên hướng này không liên quan nhiều đến mức độ giao tiếp xã hội của bạn (vốn thường được liên tưởng đến) mà chú trọng vào xu hướng hành động của bạn. Khi giải quyết một vấn đề, bạn sẽ nhìn vào bên trong hay bên ngoài của vấn đề trước?
cảm thấy hoạt động xã hội giúp họ có thêm sinh lực. Họ thường yêu thích không khí náo nhiệt của các buổi tiệc tùng. Mặc dù vẫn có thể tận hưởng thời gian ở một mình, nhưng họ có thể buồn chán khi ở lâu trong môi trường yên tĩnh.
cảm thấy sự yên tĩnh đem lại năng lượng cho họ. Tuy rằng họ cũng có thể vui vẻ khi giao tiếp (ngay cả trong một nhóm người), nhưng việc dành thời gian ở một mình hoặc với một người thân thiết sẽ giúp họ nạp lại năng lượng. Họ ưa thích những nơi yên tĩnh, thanh bình.
Bước 2 - Nghĩ xem bạn thu thập thông tin bằng cách nào.
Bạn nhận thức qua giác quan hay trực giác? Trong khi người thiên về giác quan phân tích từng cây, người thiên về trực giác nhìn vào toàn bộ khu rừng. Người nhận thức qua giác quan hay đặt các câu hỏi "cái gì," còn người nhận thức qua trực giác thường tự hỏi "tại sao."
ưa thích chi tiết và sự kiện cụ thể. Tiêu điểm của họ là các sự kiện trong hiện tại. Có thể câu mà họ hay nói là “Chưa nhìn thấy thì chưa tin.” Họ thường không tin vào linh cảm hoặc phỏng đoán khi chúng không dựa trên sự quan sát hoặc sự kiện. Họ cũng giỏi hơn trong việc phân tích chi tiết. Họ cũng rất có ý thức về nhu cầu của bản thân.
ưa thích các học thuyết và ý tưởng trừu tượng. Họ thường có trí tưởng tượng sinh động hơn và thích suy nghĩ về các khả năng trong tương lai. Những suy nghĩ của họ xoay quanh các quy luật, các mối liên kết và các tia sáng của kiến thức. Họ có thể mơ mộng và đãng trí trước những sự việc thực tế (chẳng hạn như quên ăn trưa khi đang tập trung vào một dự án).
Bước 3 - Xem xét cách ra quyết định của bạn.
Sau khi đã thu thập thông tin, dù là thông qua giác quan hay cảm giác, bạn sẽ đi đến quyết định theo cách nào? Điều này thường được phân loại thành "cảm xúc" (chú trọng cảm xúc và hạnh phúc của con người) và "lý trí" (chú trọng vào logic và thực tế).
Nhóm sẽ cố gắng nhìn các vấn đề từ góc nhìn của tất cả những người có liên quan để tìm ra giải pháp cân bằng và hài hoà nhất (tức là sự nhất trí của mọi người). Sự xung đột có thể khiến họ rất căng thẳng.
Nhóm thường tìm kiếm giải pháp hợp lý và chắc chắn nhất, họ có thể đối chiếu với một bộ các quy tắc hoặc giả định.
Bước 4 - Nghĩ về cách mà bạn liên hệ với thế giới bên ngoài.
Bạn có xu hướng giao tiếp với những người khác một cách linh hoạt hay theo nguyên tắc?
Nhóm có xu hướng quyết đoán và khả năng tổ chức. Họ thích tìm các giải pháp và sẵn sàng giải thích lý do. Họ thường là những người lên kế hoạch với những danh sách những việc cần làm và thích thú khi công việc hoàn thành trước thời hạn.
Nhóm thường do dự hơn trong việc ra quyết định, thích để ngỏ sự việc và tiếp tục quan sát. Họ chậm rãi khi lựa chọn, đặc biệt là trước những việc quan trọng. Họ thích "ghi chú lại" mọi việc để phòng khi họ tìm được một lý do để thay đổi.
Bước 5 - Sử dụng 4 cặp lưỡng phân (các chữ cái) để xác định các chữ viết tắt mô tả loại tính cách của bạn.
Đây là sự kết hợp của 4 chữ cái, chẳng hạn như INTJ hoặc ENFP.
Chữ cái đầu tiên có thể là I (biểu thị cho introverted/hướng nội) hoặc E (biểu thị cho extroverted/hướng ngoại).
Chữ cái thứ hai có thể là S (biểu thị cho sensing/nhận thức qua giác quan) hoặc N (biểu thị cho intuitive/nhận thức qua trực giác).
Chữ cái thứ ba có thể là T (biểu thị cho thinking/lý trí) hoặc F (biểu thị cho feeling/cảm xúc).
Chữ cái thứ tư có thể là J (biểu thị cho judging/nguyên tắc) hoặc P (biểu thị cho perceiving/linh hoạt).
Phương pháp 2 - Làm bài trắc nghiệm
Bước 1 - Thử làm 1-2 bài trắc nghiệm online miễn phí.
Gõ " bài trắc nghiệm MBTI miễn phí" vào thanh tìm kiếm – bạn sẽ thấy nhiều bài test mà bạn có thể thử. Nhấp vào tất cả các câu hỏi, và bạn sẽ nhận được kết quả.
Nếu bạn ở gần ranh giới của một hoặc nhiều lĩnh vực, có thể bạn sẽ nhận được các kết quả khác nhau, tuỳ vào việc bài trắc nghiệm được diễn đạt như thế nào hoặc tâm trạng của bạn ngày hôm đó ra sao.
Nhớ trả lời cách mà bạn thường hành động chứ không phải là cách mà bạn (hay người khác) muốn bạn cảm thấy hoặc hành động.
Bước 2 - Tìm bài trắc nghiệm MBTI chính thức nếu bạn muốn chi tiết hơn.
Nếu không yên tâm về chất lượng của những bài trắc nghiệm tìm trên mạng, bạn có thể lấy bài trắc nghiệm MBTI từ các chuyên gia, chẳng hạn như một nhà tâm lý học, thậm chí chuyên gia tư vấn nghề nghiệp. Có đến hơn 10.000 công ty, 2.500 trường đại học và cao đẳng và 200 văn phòng chính phủ ở Hoa Kỳ sử dụng bài test này để hiểu các nhân viên và sinh viên của họ.
Bước 3 - Tìm hồ sơ tính cách của bạn.
Các hồ sơ tính cách có trên mạng có thể giúp bạn thấu hiểu về bản tính của mình và một số điểm mạnh cũng như các lĩnh vực mà bạn có tiềm năng phát triển. Nó có thể giúp bạn hiểu điều gì là "nhận thức bằng giác quan" hoặc "linh hoạt" thực sự có nghĩa là gì. Các nhóm tính cách này được gọi bằng các tên như "Người cho đi," hoặc "Người chỉ dạy," v.v...
Toàn bộ hồ sơ tính cách biểu thị loại tính cách của bạn trong một số môi trường – công việc, các mối quan hệ cá nhân, gia đình và một số môi trường khác. Mặc dù hồ sơ tính cách không thể bao trùm tất cả các khía cạnh, và không phải khía cạnh nào cũng có thể áp dụng chính xác, nhưng những thông tin này có thể cũng hữu ích.
Phương pháp 3 - Vận dụng kết quả trắc nghiệm
Bước 1 - Vận dụng nhóm tính cách của bạn vào thực tế.
Khi đã biết mình thuộc nhóm tính cách nào, bạn có thể bắt đầu biết cách sống hài hoà với thế giới xung quanh. Nếu bạn thuộc nhóm INTJ và làm nghề nhân viên kinh doanh, có thể bạn sẽ nghĩ lại về nghề nghiệp của mình! Có nhiều ứng dụng trong đời sống hàng ngày của bài trắc nghiệm này.
Bạn tiếp thu và nhận thức các sự kiện và khái niệm như thế nào?
Bạn đang tìm kiếm người yêu có những nét tính cách nào? Những tính cách nào tương thích nhất với bạn?
Các lĩnh vực tích cực nào mà bạn có tiềm năng phát triển? Các lĩnh vực nào con yếu mà bạn có thể cải thiện?
Bước 2 - Hiểu rằng tất cả các nhóm tính cách đều có giá trị ngang nhau.
Không có nhóm tính cách nào siêu việt hơn nhóm nào. Trắc nghiệm MBTI nhằm mục đích tìm ra thiên hướng tự nhiên chứ không phải khả năng của bạn. Khi xác định loại tính cách của mình, bạn nên nhìn dưới góc độ mà bạn có xu hướng làm chứ không phải là bạn nghĩ mình nên làm. Nhận ra thiên hướng cũa mình là một công cụ hữu hiệu trong lĩnh vực phát triển cá nhân.
MBTI đề cập về những điều cần ưu tiên chứ không đề cập đến khả năng. Ví dụ, nhóm người thiên về cảm xúc có thể rất thông minh, nhóm nguyên tắc không phải lúc nào cũng cứng nhắc, và nhóm lý trí cũng có thể có cảm xúc mãnh liệt.
Bước 3 - Hỏi những người khác về nhóm tính cách của họ.
Nói chuyện về các nhóm tính cách sẽ rất thú vị, và qua đó bạn có thể phát hiện được nhiều điều mới mẻ về những người mà bạn quen biết. Đây là bài trắc nghiệm khá phổ biến mà mỗi năm có đến hàng triệu người sử dụng. Hãy hỏi mọi người xem họ có làm bài trắc nghiệm này chưa. Điều này có thể giúp ích cho mối quan hệ giữa bạn và họ, đồng thời cũng giúp hai bên hiểu thêm về nhau.
Bạn có thể học được từ những người rất khác biệt bạn và cả những người tương đồng với bạn.
Bước 4 - Tránh có thành kiến.
Đừng mặc nhiên cho rằng bạn biết nhóm tính cách của một người dựa trên bề ngoài hoặc hành động của họ trong một ngày nào đó. Và ngay cả khi bạn biết nhóm tính cách của họ đi nữa thì cũng đừng sử dụng nó để gán cho các đặc điểm tiêu cực hoặc bào chữa cho hành vi xấu. Bạn có thể vận dụng kiến thức về các nhóm tính cách để hiểu và tương tác phù hợp với ai đó, nhưng đừng dùng nó để giới hạn họ.
Đừng dựa vào nhân khẩu học như giới tính hoặc khuyết tật để đưa ra giả định về tính cách. Ví dụ, không phải người đàn ông nào cũng sống lý trí, và không phải tất cả những người tự kỷ đều là người hướng nội.
Tránh nói những lời bình phẩm tiêu cực về nhóm tính cách của ai đó. Nếu bạn bức xúc vì hành vi của họ, hãy mô tả nó là một hành vi xấu thay vì tính cách xấu không thể tránh khỏi. Ví dụ, nhóm người lý trí có thể và nên học cách tôn trọng cảm xúc của những người khác, và nhóm người linh hoạt cần phải hoàn thành trách nhiệm của họ.
Đừng cho rằng những nhược điểm liên quan đến nhóm tính cách là bất di bất dịch. Bạn có thể học hỏi và trưởng thành.
Bước 5 - Nhớ rằng một bài trắc nghiệm không thể định nghĩa toàn bộ cuộc sống của bạn.
Nó chỉ xem xét một vài khía cạnh trong nhãn quan của bạn về thế giới và những điều mà bạn ưa thích hơn. Vẫn còn nhiều khía cạnh khác trong tính cách của bạn không được đề cập đến trong bài trắc nghiệm. Kết quả của bài trắc nghiệm không phải là để giới hạn bạn mà chỉ cung cấp thêm thông tin cho bạn.
Sự đa dạng trong tính cách con người vượt xa 16 nhóm tính cách của Myers-Briggs. Những chữ cái này chỉ nắm bắt một số khía cạnh của con người bạn chứ không phải là tất cả.
Các kết quả về tính cách của bạn không phải lúc nào cũng cố định. Đôi khi bạn nhận được các kết quả khác nhau dựa vào bài trắc nghiệm mà bạn chọn và tâm trạng của bạn vào lúc đó. Thêm vào đó, nhiều người còn nhận thấy tính cách của họ thay đổi theo thời gian.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Kh%E1%BB%AD-clo-trong-n%C6%B0%E1%BB%9Bc | Cách để Khử clo trong nước | Nếu bạn lo ngại về clo trong nước máy, dù là nước uống, nước dùng cho bể cá hay tưới vườn, có nhiều cách nhanh chóng và dễ dàng để giúp bạn khử clo. Các phương pháp tự nhiên như đun sôi hoặc cho nước bay hơi sẽ hữu ích khi bạn xử lý một lượng nước nhỏ. Tuy nhiên, với lượng nước lớn, bạn sẽ cần phải dùng hóa chất khử clo. Trong bất cứ trường hợp nào, bạn cũng có thể đầu tư một hệ thống lọc nước để loại bỏ clo tại nguồn và tiết kiệm thời gian.
Phương pháp 1 - Khử clo trong nước bể cá hoặc hồ nước
Bước 1 - Lắp đặt vòi phun cho hồ cá.
Nếu định khử nước trong hồ, bạn có thể dùng thiết bị phun (như vòi phun nối với ống nước) để đưa không khí vào nước khi chảy vào hồ. Clo là chất dễ bay hơi và sẽ tan tự nhiên trong hồ nước hở, nhưng vòi phun sẽ đẩy nhanh quá trình này một cách đáng kể.
Tuy nhiên, vòi phun không có tác dụng khử chloramine, một chất không dễ bay hơi được nhiều công ty cấp nước sử dụng. Bạn sẽ phải dùng thêm hóa chất khử clo.
Bước 2 - Dùng thêm hóa chất khử clo để loại bỏ clo và chloramine.
Bạn có thể mua chất khử clo ở các tiệm bán cá cảnh. Mỗi loại hóa chất khử clo sẽ quy định một lượng nước cụ thể cần xử lý, vì vậy bạn cần đọc kỹ hướng dẫn. Bạn sẽ vặn nắp chai, dốc chai xuống và rót ra đủ lượng hóa chất để khử clo.
Nước sau khi khử clo bằng hóa chất có thể sử dụng được ngay.
Nếu nước trong bể cá có bộ lọc sinh học, bạn cần chọn hóa chất khử clo không chứa hóa chất khử amoniac để tránh gây vấn đề cho bộ lọc.
Bước 3 - Sử dụng máy bơm sục khí cho bể cá.
Bạn luôn phải khử clo trước khi thả cá vào bể, nhưng việc sục khí trong nước cũng giúp loại bỏ clo. Bể cá thường phải dùng máy bơm để đàm bảo dòng nước lưu thông, do đó đây là cách nhất cử lưỡng tiện.
Mua loại máy bơm thích hợp cho loại bể, kích thước bể và loại động vật nuôi trong bể.
Phương pháp 2 - Khử clo trong nước uống
Bước 1 - Sử dụng bộ lọc than hoạt tính để xử lý nước uống.
Than hoạt tính là vật liêu lọc đặc biệt giúp khử clo, chloramine và các hợp chất hữu cơ trong nước. Một số bộ lọc than hoạt tính có thể lắp đặt vào nguồn nước trong nhà. Bạn cũng có thể mua bình lọc sử dụng than hoạt tính.
Bộ lọc than hoạt tính sẽ khử cả clo và chloramine.
Chọn bộ lọc than hoạt tính đạt tiêu chuẩn NSF International, một tổ chức phi lợi nhuận có chức năng kiểm nghiệm và chứng nhận các sản phẩm lọc nước.
Bước 2 - Lắp đặt bộ lọc nước thẩm thấu ngược trong nhà.
Thẩm thấu ngược là quá trình loại bỏ các ion và các hạt lơ lửng khỏi nước. Hệ thống thẩm thấu ngược có thể dược lắp đặt trực tiếp bên dưới bồn rửa trong bếp, nơi nguồn cung cấp nước chảy vào nhà, do đó rất tiện lợi so với các phương pháp khử clo khác. Tuy nhiên, thiết bị này rất đắt, chi phí có thể lên đến vài chục triệu đồng.
Ngoài ra, bộ lọc thẩm thấu ngược cũng sử dụng nhiều năng lượng và gây lãng phí nước.
Bước 3 - Thay bộ lọc khi cần thiết.
Bộ lọc nào cuối cùng cũng sẽ phải thay. Khoảng thời gian giữa các lần thay bộ lọc sẽ tùy thuộc vào kích cỡ bộ lọc và mức độ sử dụng. Bạn nên kiểm tra sách hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo thay bộ lọc đúng thời hạn.
Bước 4 - Đun sôi nước có clo trong 20 phút.
Phương pháp đun sôi sẽ tạo ra nhiệt và sục khí (thông qua bong bóng khí), và sự kết hợp này là đủ để loại bỏ clo sau 20 phút. Tuy nhiên, cách này không thực tế nếu bạn muốn khử clo cho một lượng nước lớn.
Đun sôi nước ít nhất 20 phút cũng sẽ giúp loại bỏ chloramine mà một số vùng cho vào nước thay vì clo.
Phương pháp 3 - Khử clo trong nước dùng cho nhiều mục đich
Bước 1 - Để clo bay hơi tự nhiên.
Tích nước cần khử clo vào xô hoặc chậu. Đặt xô hoặc chậu nước không đậy ở nơi ít có bụi bặm để nước khỏi bị ô nhiễm. Clo trong nước sẽ dần dần tan hết do tiếp xúc với ánh nắng và không khí.
Khoảng thời gian cần để khử clo trong phương pháp này tùy thuộc vào lượng clo mà bạn muốn khử và lượng ánh nắng mặt trời trực tiếp mà nước nhận được. Ngoài ra, vật đựng nước càng rộng và nông thì quá trình khử clo càng nhanh.
Thỉnh thoảng kiểm tra bằng bộ thử clo để xác định lượng clo còn lại trong nước.
Phương pháp làm bay hơi sẽ không khử được chloramine mà một số công ty cung cấp nước dùng thay thế cho clo. Phương pháp này cũng không được khuyên dùng để xử lý nước uống vì rất dễ xảy ra ô nhiễm.
Bước 2 - Hòa tan 1 thìa cà phê axit ascorbic cho mỗi 4 lít nước.
Axit ascorbic bột (còn gọi là vitamin C) có tác dụng trung hòa clo. Bạn chỉ cần rắc axit ascorbic vào nước và khuấy lên. Phương pháp này có hiệu quả nhất khi bạn khử clo trong nước dùng để tưới cây hoặc cung cấp cho hệ thống thủy canh.
Axit ascorbic có giá khá rẻ và bán tại các tiệm cá cảnh.
Axít ascorbic có thể khử cả clo và chloramine. Nó cũng không ảnh hưởng đáng kể đến vị của nước nếu bạn định dùng phương pháp này để xử lý nước uống.
Bước 3 - Sử dụng đèn cực tím để khử clo trong nước.
Đặt nước muốn khử clo càng gần nguồn tia cực tím càng tốt. Lượng tia cực tím cần để khử clo trong nước tùy thuộc vào lượng nước nhiều hay ít, cường độ của tia cực tím và sự hiện diện của các hóa chất hữu cơ trong nước.
Thông thường, bạn nên xử lý nước clo bằng đèn cực tím có bước sóng 254 nm với mật độ năng lượng bức xạ 600 ml trên 1cm2.
Đèn cực tím sẽ loại bỏ chloramine và clo. Đây cũng là phương pháp khử clo thích hợp cho nước uống.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Lo%E1%BA%A1i-b%E1%BB%8F-m%E1%BA%A9n-%C4%91%E1%BB%8F-sau-khi-c%E1%BA%A1o-l%C3%B4ng-v%C3%B9ng-k%C3%ADn | Cách để Loại bỏ mẩn đỏ sau khi cạo lông vùng kín | Lông mọc ngược do bị cạo (hay còn gọi là viêm nang lông giả) gây ra các vết mẩn đỏ trên da, đây không chỉ đơn giản là vấn đề mất thẩm mĩ mà còn rất dễ bị nhiễm trùng, khiến bạn bị đau và dễ mắc nhiều bệnh về da. Vùng kín còn đặc biệt khó xử lí vì da rất nhạy cảm. Sau khi cạo lông vùng kín, bạn nên học cách điều trị mẩn đỏ cũng như giúp da hết ngứa và láng mịn trở lại.
Phương pháp 1 - Điều trị mẩn đỏ sau khi cạo lông
Bước 1 - Để lông mọc một ít trước khi cạo lại.
Cạo lên vùng da bị mẩn đỏ chỉ gây thêm kích ứng và tổn thương, do đó rất dễ dẫn đến nhiễm trùng (và khó cạo sạch lông) cho da. Nếu có thể, bạn nên để lông mọc dài ra trong vài ngày và xem mẩn đỏ đã tự biến mất hay chưa.
Bước 2 - Không gãi ngứa.
Mẩn đỏ có thể rất ngứa, nhưng dùng tay gãi ngứa có thể gây tổn thương, dẫn đến nhiễm trùng và sẹo. Bạn nên kìm nén hết mức cảm giác muốn gãi ngứa.
Bước 3 - Dùng sản phẩm trị mẩn đỏ chuyên biệt.
Bạn nên tìm sản phẩm chứa sxit salicylic, axit glycolic, cây phỉ, lô hội hoặc sản phẩm kết hợp các thành phần kể trên. Vài sản phẩm được thiết kế dưới dạng chai lăn và có thể lăn trực tiếp lên da. Trong khi đó, một số loại ở dạng dung dịch và cần tẩm lên bông trước khi thoa cho da.
Nếu không biết mua loại gì, bạn nên xin tư vấn từ các thẩm mĩ viện gần nhà và nhờ họ giới thiệu sản phẩm phù hợp. Bạn cũng có thể mua sản phẩm trực tiếp tại thẩm mĩ viện hoặc mua trực tuyến.
Thoa dung dịch lên da ít nhất 1 lần mỗi ngày và tránh thoa quá nhiều. Bạn nên thoa sau khi tắm, trước khi da đổ mồ hôi hoặc dính bất cứ thứ gì bên ngoài.
Bước 4 - Điều trị nhiễm trùng bằng lô hội, tiếp đến là sản phẩm dưỡng da để da sạch và láng mịn.
Nếu nghi ngờ bị nhiễm trùng do lông mọc ngược, bạn nên thoa kem kháng khuẩn mỗi ngày. Bacitracin, Neosporin và Polysporin là những kem kháng khuẩn có thể thoa tại chỗ.
Bước 5 - Điều trị sẹo bằng Retin-A.
Retinoid, dẫn xuất của Vitamin A, có thể giúp mềm da và giảm xuất hiện sẹo hoặc dấu do mẩn đỏ để lại.
Nên đi khám bác sĩ để được kê đơn.
. Dùng Retin-A khi đang mang thai hoặc cho con bú có thể gây dị tật nghiêm trọng cho thai nhi.
Vùng da điều trị bằng Retin-A rất dễ bị cháy nắng. Bạn nên che lại hoặc thoa kem chống nắng SPF 45.
Không được dùng Retin-A ở bất kỳ vùng da sắp tẩy lông vì Retin-A có thể gây suy yếu đáng kể cho da và khiến da dễ tổn thương trong quá trình tẩy lông.
Bước 6 - Khám bác sĩ da liễu.
Nếu các vết mẩn đỏ do cạo lông vẫn còn sau vài tuần, bạn không nên cạo lông lại mà nên đi khám bác sĩ da liễu.
Phương pháp 2 - Ngăn ngừa mẩn đỏ do cạo lông
Bước 1 - Vứt bỏ dao cạo cùn.
Dao cạo cùn hoặc bị gỉ không thể cạo sạch lông do nó chỉ có thể làm lông bị gãy mà không thể cắt đứt hoặc gây kích ứng vùng da xung quanh nang lông.
Bước 2 - Giãn các ngày cạo lông ra hết mức có thể.
Cạo lông mỗi ngày có thể gây kích ứng mẩn đỏ mới nổi, vì vậy bạn nên cố chờ thêm 1 ngày trước khi cạo. Nếu có thể, cách 2 ngày cạo 1 lần thậm chí sẽ tốt hơn.
Bước 3 - Nhẹ nhàng
tẩy tế bào chết. Tẩy tế bào chết giúp loại bỏ tế bào da chết cùng những sản phẩm khác trên da, nhờ đó giúp tạo điều kiện cho lông được cạo sát và sạch hơn. Bạn có thể dùng kem tẩy tế bào chết, xơ mướp, bàn chải chăm sóc da hoặc bất cứ vật dùng nào phù hợp.
Nếu da nhạy cảm, bạn nên cân nhắc tẩy tết bào chết vào ngày không cạo lông.
Nếu da thích ứng được với quá trình tẩy tế bào chết và ít bị kích ứng, bạn có thể thử tẩy tế bào chết trước khi cạo.
Bước 4 - Không ấn dao cạo trong quá trình cạo.
Dùng áp lực trong khi cạo có thể khiến lông cạo không đều. Thay vào đó, bạn nên giữ nhẹ dao cạo và lướt qua vùng kín.
Bước 5 - Cố gắng không cạo 1 chỗ 2 lần.
Nếu cạo sót nhiều chỗ, bạn chỉ cạo theo chiều lông thay vì cạo ngược chiều lông.
Cạo ngược chiều lông nghĩa là di chuyển dao cạo theo hướng ngược lại so với chiều lông mọc. Ví dụ, khi cạo lông chân, cạo ngược lông nghĩa là cạo từ mắt cá lên đầu gối.
Cạo theo chiều lông thường ít gây kích ứng hơn nhưng không thể cạo sát gốc lông. Bạn nên cố gắng cạo theo cách này càng nhiều càng tốt khi quay trở lại với khu vực vừa mới cạo xong.
Bước 6 - Cạo lông trong khi bật vòi hoa sen.
Hơi nước ấm từ vòi hoa sen có 2 tác dụng: làm lông mềm hơn và hạn chế nguy cơ da bị xước, kích ứng.
Nếu có thói quen cạo lông trước tiên, bạn nên sắp xếp lại việc tắm táp để cạo lông là bước cuối cùng. Cố gắng tắm xong 5 phút mới được cạo lông.
Nếu không có thời gian tắm, bạn nên nhúng khăn vào nước ấm vừa phải, sau đó đắp khăn lên vùng kín trong 2-3 phút trước khi cạo lông.
Bước 7 - Dùng kem cạo (hoặc sản phẩm thay thế).
Kem cạo cũng có thể làm mềm lông, nhờ đó giúp dễ dàng loại bỏ lông hơn (cũng như dễ nhận biết chỗ nào cạo rồi và chỗ nào chưa cạo).
Tìm kem cạo lông chứa lô hội hoặc hợp chất dưỡng ẩm khác.
Nếu đang có nhu cầu cạo lông cấp bách mà không có sẵn kem cạo, bạn có thể dùng dầu xả tóc thay thế. Thà có còn hơn không!
Bước 8 - Rửa sạch bằng nước lạnh.
Dội lần cuối bằng nước lạnh hoặc sử dụng khăn lạnh để lau vùng kín để khép lỗ chân lông cũng như hạn chế nguy cơ kích ứng và nhiễm trùng.
Bước 9 - Lau khô vùng da mới cạo lông.
Không chà khăn mạnh lên da. Thay vào đó, bạn nên vỗ nhẹ để làm khô vùng kín và ngăn kích ứng cho da.
Bước 10 - Thoa chất khử mùi lên vùng kín (nếu muốn).
Một số người cho rằng thoa chất khử mùi lên khu vực kín sau khi cạo xong lông (tương tự như đối với nách) có thể giúp giảm kích ứng.
Phương pháp 3 - Ngăn ngừa mẩn đỏ lâu dài
Bước 1 - Cân nhắc tẩy lông.
Bạn vẫn có thể bị lông mọc ngược sau khi tẩy lông, tuy nhiên mẹo này giúp lông mới mọc mềm hơi, thay vì thô cứng và không nhú ngọn.
Nếu bạn quyết định tẩy lông, lần tẩy thứ 2 nên cách lần tẩy đầu 6-8 tuần. Khoảng cách cho những lần tẩy tiếp theo có thể kéo dài lâu hơn.
Chọn thẩm mỹ viện có uy tín. Bạn có thể tham khảo bạn bè hoặc tìm kiếm trực tuyến.
Biết trước kết quả. Da có thể hơi đỏ và bị kích ứng sau khi tẩy, tuy nhiên phải cẩn trọng khi bị vết thương hở hoặc bầm đen lan rộng. Ngoài ra, nếu nhận thấy da bị nhiễm trùng sau 1-2 ngày tẩy, bạn nên bắt đầu thoa kem kháng sinh và thông báo cho thẩm mĩ viện ngay lập tức.
Bước 2 - Cân nhắc tẩy lông bằng laser.
Trái với suy nghĩ của nhiều người, tẩy lông bằng laser không giúp loại bỏ lông vĩnh viễn. Tuy nhiên, cách này giúp giảm mọc lông đáng kể.
Lưu ý tẩy lông bằng laser phù hợp nhất với lông đen và da sáng. Nếu da và lông quá đồng màu nhau (quá sáng hoặc quá tối), bạn không nên tiến hành phương pháp tẩy lông này.
Tẩy lông bằng laser rất tốn kém và bạn cần trải qua ít nhất 4-6 lần điều trị. Bạn nên xem xét giá cả và tìm chương trình khuyến mãi.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-vi%E1%BB%87c-v%E1%BB%9Bi-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-kh%C3%B4ng-%C6%B0a-b%E1%BA%A1n | Cách để Làm việc với người không ưa bạn | Tương tác với người khác là một phần không thể tránh khỏi trong hầu hết các môi trường làm việc. Thật không may là đôi lúc bạn có thể gặp phải một đồng nghiệp khiến bạn khó chịu. Điều quan trọng là bạn phải biết cách để làm việc với ai đó một cách chuyên nghiệp dù mối quan hệ cá nhân của bạn với người đó không hề thoải mái. Thông qua việc học cách điều chỉnh công việc để đối phó với tình huống đó về mặt cảm xúc, có rất nhiều cách để bạn có thể làm việc cùng ai đó không hoà hợp với bạn.
Phương pháp 1 - Điều chỉnh công việc
Bước 1 - Cố gắng hạn chế tương tác.
Cho dù không phải lúc nào bạn cũng có thể tránh né đồng nghiệp hoàn toàn nhưng bạn có thể cố gắng hạn chế tương tác xuống mức thấp nhất có thể. Việc tránh tương tác này có lẽ là cách đối phó dễ dàng nhất.
Có lẽ có một số tương tác là không thể tránh khỏi, đặc biệt là nếu hai bạn cùng làm việc trực tiếp với nhau. Tuy nhiên bạn có thể tránh nói chuyện cùng với người đó trong phòng nghỉ hoặc trong giờ giải lao. Nếu bạn nhận thấy người đồng nghiệp đó bước vào, hãy lịch sự xin phép ra ngoài bằng cách nói “Ồ, tôi phải quay trở lại làm việc thôi. Rất vui được trò chuyện với mọi người”.
Khi bạn bắt buộc phải tương tác với người đồng nghiệp đó, hãy cư xử thật chuyên nghiệp. Tránh nói tới những chuyện cá nhân hoặc những vấn đề không liên quan tới công việc, khi phải đối phó với người không thích bạn, điều này sẽ dẫn đến những tương tác tiêu cực.
Bước 2 - Đối xử tử tế với những người khó chịu với bạn.
Rất nhiều nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra rằng rất khó để ghét người quý mến bạn. Nếu đồng nghiệp của bạn cảm thấy rằng bạn tôn trọng và quý mến họ, có thể sự khó chịu của họ đối với bạn sẽ dần biến mất.
Nói chuyện với ai đó khác trong văn phòng mà bạn yêu quý và kính trọng về vấn đề với người đồng nghiệp kia. Thông tin đó có thể sẽ được truyền lại một cách gián tiếp. Đồng nghiệp của bạn sẽ có xu hướng tin vào thông tin đó hơn nếu nó không trực tiếp tới từ bạn.
Thể hiện sự quan tâm chân thành đối với lời nói của người đó. Mọi người thường có xu hướng yêu mến những người quan tâm và để ý tới họ. Bạn vẫn nên tránh người đó khi có thể nhưng trong trường hợp bạn bắt buộc phải tương tác với họ, hãy lắng nghe những điều mà anh ấy/cô ấy nói một cách tích cực. Điều này sẽ giúp sự khó chịu của đồng nghiệp đó với bạn giảm bớt.
Những tương tác nhỏ và thân thiện cũng sẽ hữu ích. Một điều gì đó đơn giản như "chào buổi sáng" có thể mang đến những đóng góp đáng kể.
Bước 3 - Tách rời đời sống công việc và đời sống riêng tư.
Nếu bạn gặp vấn đề trong việc tương tác với một đồng nghiệp, hãy cố gắng tách rời đời sống công việc và đời sống riêng tư. Bạn không nhất thiết phải giao lưu với đồng nghiệp bên ngoài công việc. Nếu người đồng nghiệp không thích bạn thường xuyên có mặt vào bữa tiệc tối thứ Sáu, hãy tránh tham gia vào những sự kiện này và gặp gỡ bạn bè mà bạn quen bên ngoài công việc.
Bước 4 - Báo cáo tình hình nếu nó vượt quá tầm kiểm soát của bạn.
Chắc hẳn bạn sẽ không muốn báo cáo những hành vi không cần thiết. Tuy nhiên, bạn nên báo cáo những hành vi làm ảnh hưởng tới khả năng làm việc của bản thân. Hãy nói chuyện với người phụ trách bộ phận Nhân sự nếu tình hình vượt quá tầm kiểm soát của bạn.
Ban lãnh đạo có thể giúp dàn xếp tình hình nếu khả năng làm việc của bạn bị ảnh hưởng. Bạn nên ghi lại các tương tác của cả hai trong khoảng một tuần để có những thông tin chắc chắn để trình lên nếu bạn muốn báo cáo với cấp trên.
Hãy đảm bảo rằng bạn tập trung vào việc hành vi của người đó ảnh hưởng tới công ty như thế nào. Nói bằng thái độ khách quan và giải thích về việc hiệu suất công việc và tinh thần của bạn bị ảnh hưởng thế nào bởi thái độ của người đồng nghiệp đó.
Hãy nhớ rằng, đây là phương kế cuối cùng. Bạn sẽ không muốn bị gắn mác là kẻ mách lẻo trong văn phòng. Bạn chỉ nên báo cáo về đồng nghiệp của mình nếu bạn cảm thấy anh ấy/cô ấy quấy rầy, công kích bạn và liên tục làm như vậy cho dù bạn đã cố gắng tránh né hoặc điều chỉnh tình hình.
Phương pháp 2 - Đối phó về mặt cảm xúc
Bước 1 - Giữ quan điểm lành mạnh.
Về mặt cảm xúc, giữ quan điểm lành mạnh là một trong những cách hiệu quả nhất để đối phó với một đồng nghiệp tiêu cực. Hãy tập trung vào mơ ước và mục tiêu nghề nghiệp của bản thân. Tránh gặp phải những tranh cãi nhỏ nhặt nơi làm việc.
Khi bạn cảm thấy nản lòng, hãy nghĩ tới đích đến mà bạn mong muốn trong năm sau hoặc năm năm sắp tới. Người đồng nghiệp này quan trọng đến thế nào đối với mục tiêu dài hạn của bạn? Hai người sẽ cùng làm việc trong bao nhiêu lâu? Hẳn là người đồng nghiệp khó chịu của bạn sẽ không xuất hiện trong sự nghiệp của bạn về lâu về dài.
Bạn có thể học hỏi từ những tình huống như vậy hay không? Cố gắng xem tình huống đó như một bài học về cách đối xử với những người khác. Nếu sự khó chịu của đồng nghiệp gây ảnh hưởng đến công việc mà bạn làm, đừng lặp lại những cư xử này trong tương lai.
Nên nhớ cảm xúc của đồng nghiệp có thể không liên quan gì tới bạn. Có lẽ họ đang phải chiến đấu với vấn đề của chính mình. Điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng bạn nên cố gắng thông cảm với họ.
Bước 2 - Rời khỏi tình huống.
Bao giờ lời nói cũng dễ dàng hơn hành động, vì vậy đôi khi cách tốt nhất để giải quyết những tình huống tiêu cực đó là tìm cách thoát ra. Cố gắng lờ đi cách cư xử đó bằng cách không phản ứng lại với nó.
Thực hiện các phương pháp thư giãn trong suốt cả ngày có thể sẽ có ích. Bạn có thể thử bình ổn suy nghĩ bằng việc tập trung vào thời điểm hiện tại. Để ý đến cơ thể, nhịp thở và những gì xung quanh bạn. Điều này có thể giúp bạn không buồn bã bởi những hành động của người đồng nghiệp mà thay vào đó chỉ tập trung đến những vật chất xung quanh.
Bước 3 - Tìm chỗ dựa bên ngoài nơi làm việc.
Cho dù bạn có làm gì, đừng nói xấu đồng nghiệp của mình với người khác cùng chỗ làm. Điều này sẽ chỉ ảnh hưởng xấu đến bạn, nó có thể dễ dàng đến tai đồng nghiệp của bạn và khiến tình hình tồi tệ hơn.
Đôi khi ai cũng cần được trút bầu tâm sự. Nếu bạn muốn nói ra hết những nỗi niềm thì cũng không sao cả. Tuy nhiên, hãy tâm sự bên ngoài nơi làm việc. Nói chuyện với bạn bè và người thân trong gia đình thay vì nói với những người bạn quen trong công việc.
Phương pháp 3 - Phân tích tình hình
Bước 1 - Cân nhắc tới quan điểm của đồng nghiệp của bạn.
Cho dù rất khó để chấp nhận nhưng có thể một điều gì đó bạn đang làm khiến đồng nghiệp của bạn khó chịu với bạn. Cố gắng xem xét tới suy nghĩ của đồng nghiệp của bạn để xem liệu trong quá khứ bạn có bất cứ hành vi nào không phải với họ hay không.
Ghen tị thường dẫn tới sự thù ghét. Đồng nghiệp của bạn có thể thấy bạn thành công hơn hoặc thấy bạn có ưu điểm nào đó mà họ không có. Vì bạn không thể nào loại bỏ hoàn toàn sự ghen tị của đồng nghiệp, hãy xem xét xem liệu bạn có đang quá tự mãn hay khoe khoang về những thành công của mình không. Nếu có, điều này có thể dẫn đến sự khó chịu.
Mọi người có thể hiểu nhầm sự ngại ngùng thành vô lễ. Nếu bạn chỉ đơn giản là không thường xuyên tương tác với đồng nghiệp, anh ấy hoặc cô ấy có thể nghĩ rằng bạn là người khó gần. Cố gắng trở nên thân thiện có thể sẽ giúp tình hình trở nên khá hơn.
Những người khác ở nơi làm việc có thích bạn không? Nếu không, có thể bạn đã vô tình có những ứng xử khiến người khác thấy khó chịu. Thử nói chuyện với đồng nghiệp thân thiết của bạn và hỏi xem anh ấy nghĩ gì về cách cư xử của bạn. Tìm xem liệu có bất cứ điều gì bạn đang làm khiến người khác khó chịu hay không.
Bước 2 - Hồi tưởng lại những tương tác trước kia với người đồng nghiệp đó.
Hãy xem xét thật kỹ những tương tác trong quá khứ với đồng nghiệp của bạn. Đôi khi, chúng ta cảm thấy khó chịu với ai đó chỉ vì một hành động không thích hợp. Có thể bạn đã nói hoặc làm gì đó khiến họ không hài lòng.
Đó có thể là một điều rất đơn giản, giống như bạn không may không chờ họ vào thang máy một ngày nào đó. Bạn có thể đã vô tình nói một điều gì đó thiếu tế nhị, như là một lời bình luận về trang phục của anh ấy hay cô ấy mặc không phù hợp.
Nếu bạn phạm phải bất cứ sai lầm nào trong quá khứ, hãy xin lỗi đồng nghiệp của mình. Nếu sự không vừa ý đó bắt nguồn từ một hiểu nhầm nhỏ, có thể nó sẽ được giải quyết bằng một cuộc nói chuyện ngắn.
Bước 3 - Đánh giá mức độ căng thẳng của bản thân.
Hãy thành thật với chính mình về việc tình trạng đó đang khiến bạn phiền muộn đến mức nào. Nếu bạn không thể phân tách giữa công việc và đời sống cá nhân, có thể đã đến lúc bạn nên tìm một công việc mới. Tuy nhiên, hãy ý thức được rằng ở bất cứ môi trường nào cũng đều có những người khó tính. Nếu những đồng nghiệp khó tính đó thật sự khiến bạn khó chịu, có thể bạn nên tới gặp bác sỹ để kiểm soát mức độ căng thẳng của bản thân.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/%C4%90i%E1%BB%81u-tr%E1%BB%8B-b%E1%BB%87nh-zona-(herpes-zoster) | Cách để Điều trị bệnh zona (herpes zoster) | Bệnh zona, còn gọi là herpes zoster, là tình trạng phát ban đau đớn trên da do virus varicella zoster (VZV) gây ra. Đây cũng chính là loại virus gây bệnh thủy đậu. Ở người đã từng mắc bệnh thủy đậu, VZV vẫn còn tồn tại trong cơ thể. Bình thường thì virus này không gây ra vấn đề gì. Tuy nhiên, thỉnh thoảng virus lại hoạt động và gây ra các nốt phồng rộp gọi là zona. Bài viết sau đây sẽ mô tả cách điều trị bệnh zona.
Phương pháp 1 - Chẩn đoán bệnh zona
Bước 1 - Biết các triệu chứng liên quan đến bệnh zona.
Sau khi một người bị nhiễm virus thủy đậu, virus này sẽ vẫn tồn tại trong cơ thể họ, đôi khi bùng phát thành các vết phát ban và phồng rộp. Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:
Đau đầu
Các triệu chứng như bệnh cúm
Nhạy cảm với ánh sáng
Ngứa, kích ứng, cảm giác châm chích và đau ở vùng khởi phát các vết ban nhưng chỉ ở một bên cơ thể.
Bước 2 - Hiểu rằng bệnh zona có 3 giai đoạn.
Việc xác định triệu chứng của từng giai đoạn sẽ giúp bác sĩ quyết định cách điều trị tốt nhất cho từng trường hợp.
Giai đoạn 1 (trước khi phát ban): ngứa, cảm giác châm chích, tê hoặc đau trên vùng sắp phát ban. Kèm theo kích ứng da là tiêu chảy, đau bụng và ớn lạnh (thường không sốt). Hạch bạch huyết có thể đau hoặc sưng.
Giai đoạn 2 (phát ban và phồng rộp): các vết ban bắt đầu xuất hiện ở một bên cơ thể, dần dần hình thành các vết phồng rộp. Chất dịch trong các nốt phồng rộp ban đầu còn trong, nhưng sau đó trở nên đục. Nếu các vết phát ban xuất hiện quanh mắt, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Phát ban và phồng rộp đôi khi còn kèm theo cảm giác đau buốt dữ dội.
Giai đoạn 3 (sau khi xuất hiện phát ban và phồng rộp): Cơn đau có thể xảy ra ở các vùng da phát ban. Tình trạng này gọi là đau dây thần kinh sau zona (PHN), và có thể kéo dài nhiều tuần, thậm chí nhiều năm. PHN thường dẫn đến tình trạng cực kỳ nhạy cảm, đau mạn tính, nhức hoặc bỏng rát.
Bước 3 - Biết liệu bạn có nguy cơ cao bị zona không.
Nếu thường sử dụng thuốc ức chế miễn dịch (chẳng hạn như steroid) sau khi cấy ghép tạng, bạn sẽ có nguy cơ cao bị bệnh zona. Bạn cũng có nguy cơ cao nếu mắc các bệnh sau đây:
Ung thư
Ung thư hạch
Nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV)
Bệnh bạch cầu
Phương pháp 2 - Điều trị bệnh zona
Bước 1 - Đi khám bệnh sớm.
Bệnh zona càng được chẩn đoán sớm thì càng tốt. (Rất tiếc, nhưng việc tự chẩn đoán không được khuyến khích). Các bệnh nhân bắt đầu liệu trình điều trị trong vòng 3 ngày khi xuất hiện các triệu chứng thường có kết quả tốt hơn so với các bệnh nhân chỉ bắt dầu điều trị sau 3 ngày.
Bước 2 - Trao đổi với bác sĩ về việc điều trị phát ban và kiểm soát cơn đau.
Phần lớn các phương pháp điều trị zona không quá phức tạp, trong đó bao gồm điều trị triệu chứng phát ban và kiểm soát cơn đau ở người bệnh. Bác sĩ có thể sẽ chỉ định các thuốc sau đây:
Thuốc kháng virus như acyclovir (Zovirax), valacyclovir (Valtrex), famciclovir (Famvir) để giảm đau do phát ban và rút ngắn thời gian bệnh.
Thuốc NSAIDS (thuốc kháng viêm không steroid) không kê toa như ibuprofen, aspirin hoặc acetaminophen để giảm đau.
Một số thuốc kháng sinh bôi ngoài da để chống nhiễm trùng và chống lây lan phát ban hoặc các vết phồng rộp.
Bước 3 - Đến gặp bác sĩ để được tiếp tục chẩn đoán nếu bạn vẫn bị đau dai dẳng sau khi các vết phát ban đã lặn.
Bác sĩ có thể xác định bạn bị đau dây thần kinh sau zona (PHN), tình trạng xảy ra ở 15 trong số 100 bệnh nhân bị zona. Trong trường này, bác sĩ có thể chỉ định:
Thuốc chống trầm cảm (PHN thường liên quan đến bệnh trầm cảm, vì một số các hoạt động hàng ngày trở nên đau đớn và/ hoặc khó khăn).
Thuốc gây tê tại chỗ, bao gồm benzocaine (có bán không cần toa thuốc) và thuốc dán lidocaine (chỉ bán theo toa).
Thuốc chống co giật, vì một số nghiên cứu cho thấy các thuốc này có tác dụng giảm đau mạn tính.
Thuốc opoid, chẳng hạn như codeine, để giảm đau mạn tính.
Bước 4 - Chuẩn bị một số liệu pháp tại nhà để điều trị bệnh zona dễ dàng hơn.
Mặc dù bạn không bao giờ nên tự điều trị bệnh zona mà không đi khám, nhưng có một số việc bạn có thể thực hiện tại nhà để kết hợp với chỉ định của bác sĩ. Những việc này bao gồm:
Không gãi và che các vết phát ban và phồng rộp quá kín. Bạn cần để các vết phát ban và phồng rộp được thoáng khí, ngay cả khi đã đóng vẩy. Nếu cơn đau khiến bạn không ngủ được, bạn có thể dùng băng thể thao quấn vùng phát ban.
Chườm đá lên vùng da phát ban từng đợt 10 phút và nghỉ 5 phút giữa các đợt trong nhiều giờ. Tiếp theo, bạn có thể hòa tan nhôm axetat (Domeboro) với nước và dùng gạc nhúng vào dung dịch cho ẩm đắp lên các vết phát ban.
Nhờ dược sĩ bào chế thuốc mỡ. Bạn có thể nhờ dược sĩ trộn 78% lotion calamine với 20% cồn tẩy rửa, 1% phenol, và 1% menthol. Thoa thuốc mỡ này lên các vết phồng rộp cho đến khi đóng vẩy.
Bước 5 - Chú ý dấu hiệu bệnh trở nặng.
Một số trường hợp bệnh zona có các biến chứng lâu dài. Bạn nên theo dõi các biểu hiện dưới đây khi điều trị bệnh zona hoặc PHN:
Phát ban lan ra các vùng da rộng trên cơ thể. Tình trạng này gọi là zoster lan tràn, có thể ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng cũng như các khớp. Phương pháp điều trị zoster lan tràn thường bao gồm thuốc kháng sinh và thuốc kháng virus.
Phát ban lan lên mặt. Tình trạng này gọi là zona thần kinh ở mắt, có thể đe dọa đến thị lực nếu không được điều trị. Bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ tổng quát hoặc bác sĩ nhãn khoa nếu thấy zona lan đến mặt.
Phương pháp 3 - Phòng chống bệnh zona
Bước 1 - Cân nhắc xem có nên tiêm phòng vắc-xin zona không.
Nếu bạn bị phơi nhiễm bệnh thủy đậu và lo ngại mắc bệnh zona hoặc muốn các đợt zona ít đau hơn, bạn có thể cân nhắc tiêm vắc-xin phòng zona. Loại vắc-xin này có tên thương mại là Zostavax. Người từ 50 tuổi trở lên có thể tiêm một mũi, bất kể trước đây đã từng mắc bệnh zona hay chưa.
Những người chưa từng mắc bệnh thủy đậu hay zona nên tránh tiêm loại vắc-xin này, thay vào đó là tiêm vắc-xin varicella.
Bước 2 - Tránh tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh.
Những người chưa bao giờ bị bệnh thủy đậu hoặc zona nên tránh tiếp xúc với những người đang phát hai bệnh này. Các vết phồng rộp rất dễ lây và cần phải tránh; việc tiếp xúc với các dịch trong vết phồng rộp có thể gây bệnh thủy đậu và có thể bùng phát zona trong tương lai.
Bệnh zona thường xảy ra hơn ở người trên 50 tuổi hơn là người trẻ. Những người trên 50 tuổi nên đặc biệt cảnh giác với bệnh zona.
Phương pháp 4 - Sử dụng các liệu pháp tại nhà
Bước 1 - Ngâm bồn tắm nước mát.
Nước mát sẽ giúp làm dịu cơn đau và cảm giác khó chịu của bệnh zona. Tuy nhiên, hãy nhớ là nước không được quá lạnh! Nhiệt độ cực đoan sẽ kích thích sự phản ứng ở da và gây đau thêm. Sau khi ngâm nước mát xong, bạn hãy lau khô người bằng khăn ấm.
Bạn cũng có thể tắm bồn tắm yến mạch hoặc tinh bột. Yến mạch hoặc tinh bột trong nước ấm (không dùng nước nóng hoặc lạnh), sẽ làm dịu và đem lại cảm giác dễ chịu. Hãy đọc bài viết của wikiHow Cách để chuẩn bị bồn tắm yến mạch để có thêm ý tưởng!
Nhớ giặt khăn đã sử dụng trong máy giặt với chế độ nước nóng nhất. Hẳn là bạn không muốn mầm bệnh lây lan!
Bước 2 - Chườm khăn ẩm.
Tương tự như tắm bồn, bất cứ thứ gì ẩm và mát đều giúp làn da dễ chịu hơn. Bạn chỉ cần nhúng khăn vào nước mát, vắt bớt nước và đắp lên da. Sau vài phút, bạn có thể lặp lại các bước trên để xoa dịu da.
Đừng dùng túi đá! Túi đá quá lạnh cho da vào lúc này – nếu bình thường bạn đã thấy nhạy cảm với túi đá thì bây giờ bạn còn nhạy cảm hơn.
Luôn luôn giặt khăn sau khi dùng, đặc biệt là khi phát bệnh zona.
Bước 3 - Thoa lotion calamine.
Các loại lotion thông thường – đặc biệt là khi có hương thơm – có thể chỉ khiến tình trạng tồi tệ hơn. Bạn hãy dùng các loại lotion như calamine có tác dụng xoa dịu, và nhớ rửa tay sau khi thoa. Bạn chỉ nên thoa lotion trên vùng da bị ảnh hưởng.
Bước 4 - Dùng kem bôi capsaicin.
Bạn có tin không, chất capsaicin được tìm thấy trong ớt cay. Chắc chắn là bạn sẽ chẳng bao giờ dám xoa ớt lên mặt, nhưng bạn có thể cảm thấy da dịu hơn khi sử dụng kem có chứa chất này. Kem capsaicin có bán rộng rãi ở các hiệu thuốc.
Nhớ rằng kem capsaicin không trị khỏi bệnh zona, nhưng nó sẽ giúp bạn dễ chịu hơn. Nhớ rằng bạn thường khỏi bệnh trong 3 tuần.
Bước 5 - Đắp muối nở hoặc tinh bột lên vết loét.
Chỉ đắp lên vết loét thôi nhé! Muối nở và tinh bột sẽ làm khô và giúp vết thương mau lành. Bạn chỉ cần trộn 2 phần muối nở (hoặc tinh bột) với 1 phần nước để thành bột nhão. Đắp bột nhão khoảng 15 phút, rửa sạch và thấm khô bằng khăn. Và hãy nhớ giặt khăn khi đã xong!
Bạn có thể thực hiện mỗi ngày vài lần, nhưng đừng lạm dụng quá! Nếu đắp quá nhiều lần, bạn có thể khiến da khô kiệt và vấn đề còn trở nên trầm trọng hơn.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Chi%E1%BA%BFt-xu%E1%BA%A5t-Tinh-d%E1%BA%A7u-t%E1%BB%AB-L%C3%A1-b%E1%BA%A1c-h%C3%A0 | Cách để Chiết xuất Tinh dầu từ Lá bạc hà | Dầu bạc hà có rất nhiều cách sử dụng. Nó có thể dùng để tạo mùi bạc hà cho đồ uống, thêm vị bạc hà cho đồ ăn như sô cô la và được dùng trong rất nhiều những ứng dụng tự nhiên từ ngăn chặn kiến cho đến làm thông nghẹt mũi. Để tự làm bạn sẽ mất một vài tuần, nhưng lại rẻ và rất dễ thực hiện.
Phương pháp 1 - Chiết xuất Tinh dầu Bạc hà
Bước 1 - Chọn một loại dung dịch dùng để chiết.
Rượu vốt ca, hoặc các loại rượu từ ngũ cốc có nồng độ cao khác, là tốt nhất, do có cả nước và cồn rượu giúp hoà tan dầu. Mặc dù giấm táo hoặc glycerin cũng có thể dùng thay thế, hỗn hợp cồn thuốc cuối cùng sẽ ít mạnh hơn và có thời gian sử dụng ngắn hơn. Cồn thuốc tự làm, cũng giống như tinh dầu vani mà bạn mua ở cửa hàng, thường được dùng với lượng nhỏ nên phần cồn thường không có hiệu quả đáng kể.
Đối với lá bạc hà khô, dùng vốt ca có chứa 45-60% cồn rượu (90-120 proof).
Đối với lá bạc hà tươi, do chúng đã có sẵn nước, dùng vốt ca hay Everclear với 90-95% cồn rượu (180-190 proof).
Bước 2 - Cắt hay nghiền lá bạc hà.
Cắt một bó lá bạc hà tươi thành hai hay ba miếng, hoặc nghiền lá bằng đáy cốc sạch, như vậy sẽ có nhiều tinh dầu hòa vào dung dịch hơn. Còn lá bạc hà khô thì có thể bóp vụn bằng tay, hoặc để gần như nguyên vẹn.
Rửa lá bạc hà tươi trước khi cắt.
Không nhất thiết phải bỏ cuống, nhưng nên loại bỏ những lá có màu tối hoặc không đều màu, do chúng có thể đã bị hỏng.
Bước 3 - Đựng bạc hà và dung dịch trong một lọ kín.
Nhồi vào lọ lá bạc hà, để chừa khoảng 1,5 cm nếu bạn muốn có cồn thuốc mạnh hơn. Bạn có thể dùng ít lá bạc hà hơn nếu thích, nhưng thành phẩm của bạn sẽ có ít hương thơm và mùi vị hơn. Khi đã cho vào bạc hà, đổ rượu hoặc dung dịch vào lọ sao cho phần lá ngập hoàn toàn. Đóng chặt nắp lọ.
Lúc đầu phần lá có thể sẽ nổi lên. Bạn có thể đẩy chúng xuống với một cái thìa, nhưng chúng nên tự chìm sau một vài ngày.
Bước 4 - Để ngâm trong một vài tuần, thỉnh thoảng lắc lên.
Thời gian ngâm phụ thuộc vào độ mạnh của cồn thuốc mà bạn mong muốn, nhưng thường sẽ mất khoảng từ bốn đến tám tuần. Nhiều người thích để lọ ở nơi tối, do ánh nắng mặt trời có thể làm giảm tuổi thọ của cồn rượu. Một hay hai lần một tuần, lắc lọ trong một vài phút để đẩy nhanh quá trình hòa tan.
Bạn có thể nếm thử một giọt của hỗn hợp để quyết định xem nó đã đủ mạnh với bạn chưa.
Bước 5 - Lọc dung dịch vào một bình chứa bằng thủy tinh màu nâu.
Đổ dung dịch qua một cái lọc cà phê để loại bỏ lá và cặn. Bảo quản cồn thuốc trong một bình chứa bằng thủy tinh màu nâu để bảo vệ nó khỏi ánh nắng mặt trời và làm tăng thời gian sử dụng. Có thể để trong sáu tháng hoặc nhiều hơn, mặc dù nó có thể dần mất đi hiệu lực theo thời gian.
Nếu cồn thuốc có mùi vốt ca, hoặc không mạnh như bạn muốn, để lọ thêm một tuần nữa với đồ lọc cà phê hay một miếng vải trên nắp lọ. Một phần cồn sẽ bị bay hơi.
Phương pháp 2 - Sử dụng Cồn rượu Tinh dầu Bạc hà
Bước 1 - Cho một vài giọt vào đồ uống nóng.
Khuấy một đến ba giọt vào cacao nóng, nước nóng, hay trà thảo dược. Nếu cồn thuốc của bạn nhẹ, bạn có thể cho thêm. Chỉ có một lượng rất nhỏ cồn rượu, nên bạn không cần phải lo lắng về việc bị say.
Uống bạc hà có thể giúp với một vài triệu chứng khó tiêu, nhưng nên tránh dùng nếu bạn bị chứng trào ngược axit dạ dày, hoặc chứng thoát vị.
Bước 2 - Thêm vị cho công thức bánh của bạn.
Khoảng ½ thìa cà phê (2.5 ml) tinh dầu bạc hà của bạn là đủ vị cho một mẻ bánh brownies, hoặc một mẻ kẹo mềm hoặc bánh meringues. Bạn sẽ phải tự thử nghiệm số lượng cần dùng, do cồn thuốc tự làm có độ mạnh khác nhau. Đối với một số công thức, như kem phủ bánh, có thể dễ dàng trộn từng ít một và thử bằng cách nếm.
Bước 3 - Ngăn côn trùng.
Tinh dầu bạc hà có thể ngăn kiến, ruồi và sâu bướm, nhưng không có mấy hiệu quả với các loại chuột. Thấm ướt các miếng bông với cồn thuốc và đặt chúng ở khu vực mà côn trùng được tìm thấy. Thay các miếng bông một hoặc hai lần một tuần.
Để các miếng bông ra khỏi tầm với của thú nuôi.
Bước 4 - Dùng bạc hà để làm tăng khả năng ghi nhớ và tập trung.
Một số nghiện cứu cho thấy tinh dầu bạc hà giúp làm tăng sự tập trung. Nhỏ cồn rượu lên quần áo và ngửi nó trước khi học, và tất nhiên trước khi làm kiểm tra, hoặc bất cứ khi nào bạn cảm thấy căng thẳng hoặc mệt mỏi.
Bước 5 - Pha loãng với dầu để dùng cho da.
Trộn một vài giọt vào dầu hạnh nhân, dầu ôliu, bơ hạt mỡ, hoặc bất kỳ loại dầu nào an toàn cho da để làm thuốc mỡ. Xoa lên ngực để giúp làm giảm sung huyết, hoặc lên những chỗ bị đau cơ, khớp, hoặc nổi phát ban do dị ứng cây thường xuân để làm giảm đau. Xoa lên trán và thái dương giúp chống lại cơn đau đầu do căng thẳng.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Tr%C3%B4ng-Th%E1%BA%A5p-h%C6%A1n-So-v%E1%BB%9Bi-Chi%E1%BB%81u-cao-Th%E1%BB%B1c-c%E1%BB%A7a-m%C3%ACnh | Cách để Trông Thấp hơn So với Chiều cao Thực của mình | Không có cách nào giúp bạn thay đổi chiều cao cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn có thân hình cao kều mà muốn trông có vẻ thấp hơn thì có vài cách để làm được điều này. Bạn có thể thay đổi cách ăn mặc, chọn giày dép, kiểu tóc và cách tương tác với mọi người để trông có vẻ thấp hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là bạn phải tự tin vào mình. Sự tự tin có thể khiến cho mọi người quên đi hình thức bên ngoài.
Phương pháp 1 - Chọn quần áo có thể giúp thân hình trông thấp hơn
Bước 1 - Phân chia thân hình với trang phục nhiều lớp và màu sắc khác nhau.
Bất cứ thứ gì bạn có thể làm để phân chia thân hình thành nhiều đoạn thay vì nhấn mạnh vào chiều dài bằng một loại vải đều giúp bạn có vẻ thấp hơn. Bạn có thể mặc trang phục có nhiều lớp với các màu sắc và họa tiết khác nhau.
Ví dụ, bạn có thể mặc chiếc áo màu hồng với một chiếc quần bò và đi giày trắng. Thậm chí bạn có thể khoác một chiếc áo len cardigan hoặc một sợi dây thắt lưng để tạo thêm một lớp nữa. Một chiếc thắt lưng có mặt khóa nổi bật hoặc một đôi giày có các chi tiết bắt mắt cũng có thể khiến thân hình bạn trông như thấp hơn.
Hoặc, bạn có thể mặc hai lớp áo với màu sắc và chiều dài khác nhau. Các lớp áo dài ngắn và có màu sắc khác nhau sẽ phân chia thân hình bạn thành các đoạn, và như vậy bạn sẽ có vẻ thấp hơn.
Bước 2 - Mặc quần gập gấu.
Những chiếc quần gập gấu hoặc xắn gấu có thể khiến cho bạn trông như thấp hơn. Bạn hãy thử mua quần có phần gấu được may gập lên, hoặc bạn chỉ cần xắn gấu quần lên đến ngang mắt cá chân hoặc qua khỏi mắt cá một chút.
Để xắn gấu quần, bạn hãy gập gấu quần lên sao cho mặt bên trong lật ra ngoài. Gập lên một hoặc hai lần, tùy ý bạn muốn chiếc quần ngắn đến đâu.
Bước 3 - Mặc quần áo có sọc ngang và nhiều màu sắc.
Trang phục có các sọc dọc với màu sắc khác có thể làm cho bạn dường như cao hơn. Thay vì mặc trang phục có sọc dọc và đồng màu, bạn hãy chọn sọc ngang và nhiều kiểu họa tiết cũng như màu sắc. Các đường kẻ ngang làm nổi bật chiều ngang thay vì chiều cao, và điều này sẽ giúp bạn trông thấp hơn.
Trang phục theo chủ đề hải quân thường có các sọc ngang.
Chiếc áo có họa tiết và màu sắc tươi sáng sẽ thu hút ánh mắt của mọi người vào phần trên cơ thể thay vì đôi chân.
Một chiếc váy hoặc quần có màu sắc khác hẳn với áo sẽ giúp ngắt đoạn chiều cao của thân hình.
Bạn cũng có thể cân nhắc mặc chất liệu vải dệt vân nổi (vân chéo dích dắc, hạt nổi) và áo khoác gilet.
Bước 4 - Đeo thắt lưng rộng bản bên ngoài váy.
Một chiếc thắt lưng rộng bản rất thích hợp khi bạn mặc váy dài và muốn mọi người quên đi chiều cao của bạn. Thắt lưng sẽ phân chia thân hình bạn làm hai phần, tạo ảo ảnh về dáng người đồng hồ cát.
Thắt lưng càng to bản càng tốt. Bạn có thể dùng thắt lưng nịt bên ngoài chiếc váy dài và áo dài.
Bước 5 - Thử mặc quần capri, váy ngắn và quần ống loe.
Bất cứ loại trang phục nào có thể phân đoạn hình ảnh của đôi chân đều giúp bạn trông thấp hơn. Bạn có thể đạt được hiệu ứng này bằng cách mặc kiểu quần capri, váy ngắn trên đầu gối và quần bò ống loe. Những trang phục này có thể xóa đi ấn tượng về chiều dài chân.
Với nam, trang phục này có thể là quần short dài.
Bước 6 - Mặc áo dài.
Những chiếc áo dài như áo len, áo khoác và áo sơ mi có thể giảm bớt chiều cao của bạn, miễn là nó có màu khác hẳn với quần hoặc váy. Điều này sẽ tạo hiệu ứng khiến chân của bạn trông như ngắn hơn.
Bạn cũng có thể mặc chiếc áo khoác dài đến ngang eo để tách biệt chân và nửa thân trên, đặc biệt là khi bạn có phần lưng dài.
Nam giới cũng có thể mặc áo dài bên ngoài quần, chẳng hạn như không cho áo vào trong quần. Nhớ mặc áo khác màu với quần.
Bước 7 - Xách túi to.
Chiếc túi nhỏ sẽ làm nổi bật chiều cao của bạn; trái lại, trông bạn sẽ thấp hơn nếu xách chiếc túi to. Nếu xách túi, bạn có thể chọn chiếc túi thật to để đựng đồ dùng cá nhân.
Thử xách một chiếc túi slouchy lớn, túi đưa thư hoặc một kiểu túi to khác.
Nếu có laptop, bạn có thể xách cặp đựng laptop cùng với các vật dụng cá nhân bỏ trong cặp thay vì xách túi.
Phương pháp 2 - Chọn giày để giảm chiều cao
Bước 1 - Chọn giày che bàn chân nhiều hơn.
Trông bạn sẽ cao hơn nếu đôi giày của bạn để hở nhiều da ở phần trên bàn chân và quanh mắt cá chân. Thay vì thế, bạn nên chọn giày che kín bàn chân nhiều hơn hoặc che đến giữa bàn chân.
Ví dụ, bạn có thể đi giày hở gót, giày oxfords, giày bốt, giày hở mũi hoặc giày xăng-đan.
Bước 2 - Đi giày bệt.
Giày bệt rõ ràng là lựa chọn phù hợp cho những người cao. Những đôi giày bệt, thậm chí giày thể thao có đế thấp sẽ không làm tăng chiều cao sẵn có của bạn. Bạn có thể phối nhiều kiểu trang phục với đôi giày bệt, chẳng hạn như kết hợp với quần bò ống bó. Đa phần giày nam thông thường đều là giày bệt, vì vậy bạn chỉ cần chọn một đôi giày đế mỏng là được.
Hầu hết giày bệt nữ đều không có miếng lót đế giày, vì vậy nếu định đi giày bệt thì một là bạn dùng miếng lót bên trong giày, hai là không đi nhiều hoặc đứng nhiều.
Đi giày bệt không có miếng lót đế giày trong thời gian dài có thể dẫn đến tổn thương, khiến bạn giảm khả năng làm việc và tận hưởng cuộc sống.
Bước 3 - Chọn gót giày phù hợp.
Nếu bạn muốn đi giày cao gót, bất chấp loại giày này làm tăng chiều cao, hãy chọn loại giày có quai cài vòng qua mắt cá chân. Mục đích của bạn là phân đoạn chiều dài của bàn chân, mắt cá và chân. Bạn cũng nên chọn giày cao gót có phần mũi giày tròn để giúp bàn chân trông nhỏ hơn.
Giày nam thường không có quai cài vòng qua mắt cá chân, ngay cả những đôi giày có phần gót cao hơn. Nam giới muốn cao hơn một chút có thể chỉ cần đi đôi giày tây có phần gót cao hơn.
Bước 4 - Đi giày bốt cao quá đầu gối.
Với bạn nữ, một chiếc váy ngắn trên đầu gối phối với một đôi bốt cao qua đầu gối sẽ tạo ra sự tách biệt rõ rệt hơn giữa phần trên và phần dưới của đôi chân. Cách phối đồ này không chỉ khiến cho bạn trông thấp đi mà còn rất thời trang và giúp bạn cảm thấy tự tin.
Bạn nữ có thể mặc quần short thay vì váy. Bạn chỉ cần chú ý để hở một khoảng da giữa đôi bốt và quần áo.
Bước 5 - Chọn giày kiểu đối với nam giới.
Mặc dù không phù hợp trong môi trường làm việc, những đôi giày kiểu của nam cũng là một gợi ý hay. Giày kiểu giúp cho bàn chân có vẻ ngắn hơn, và vì hầu hết những người cao đều có bàn chân to nên đặc điểm này cũng giúp bạn có vẻ thấp hơn. Đôi giày kiểu cũng sẽ thu hút ánh nhìn của mọi người vào bàn chân bạn thay vì nhìn vào thân hình bạn.
Tìm những đôi giày có họa tiết, vân nổi và có màu sắc. Giày da thường sẽ đáp ứng được những đặc điểm này.
Phương pháp 3 - Tạo kiểu tóc để trông có vẻ thấp hơn
Bước 1 - Chọn kiểu tóc tầng.
Vì mái tóc suôn dài tạo hiệu ứng tương tự như vải đồng màu và sọc dọc – khiến bạn dường như cao hơn – bạn nên chọn kiểu tóc phân tầng. Một mái tóc với nhiều tầng dài ngắn so le sẽ giúp đánh lạc hướng mọi người khỏi chú ý đến chiều cao của bạn.
Các lọn tóc xoăn cũng có thể đạt được hiệu ứng này.
Nếu có mái tóc xoăn tự nhiên, bạn có thể dùng gel để giữ nếp xoăn.
Dùng máy uốn tóc, lô cuốn tóc hoặc lô cuốn nóng để uốn mái tóc thẳng tự nhiên. Thậm chí bạn chỉ cần dùng máy sấy tóc và lược tròn để tạo thành các lọn tóc dợn sóng.
Bước 2 - Tạo ra các tầng tóc mà không cần cắt tóc.
Nếu có mái tóc suôn dài mà không muốn cắt đi, bạn hãy thử kẹp lên theo nhiều kiểu để tạo thành các tầng tóc. Bạn có thể làm được điều này bằng cách chỉ kéo phần tóc trên đỉnh đầu về sau hoặc kẹp cao nhiều phần tóc khác nhau.
Bạn cũng có thể thử dùng kỹ thuật tết tóc để tạo kiểu tóc phân tầng.
Bước 3 - Tránh kiểu tóc phồng.
Tránh các kiểu tóc khiến chiều cao của bạn tăng thêm vài cm như kiểu tóc pompadours và các kiểu tóc có độ phồng cao. Tuy nhiên, bạn có thể làm phồng tóc ở phần dưới đỉnh đầu và không đẩy tóc lên cao quá đầu. Tương tự, bạn cũng nên tránh các búi tóc đánh rối trên đỉnh đầu.
Nếu muốn tóc dày hơn, bạn có thể dùng sản phẩm làm phồng tóc ở hai bên mặt.
Phương pháp 4 - Giữ dáng điệu giúp bạn trông thấp hơn
Bước 1 - Tập giữ tư thế đúng.
Dáng người buông thõng có vẻ như giúp bạn trông thấp hơn, nhưng điều này là không tốt. Có thể ý của bạn là làm cho mình thấp hơn, vì tư thế buông thõng khiến lưng và vai khòm xuống. Điều này khiến bạn thấp đi vài cm nhưng cũng làm cho bạn trông có vẻ không khỏe hoặc thiếu tự tin. Dáng điệu buông thõng người trông thiếu chuyên nghiệp, thậm chí có thể gây đau và tổn thương cột sống vĩnh viễn.
Thay vì thế, bạn hãy tập giữ tư thế tốt để trông có vẻ tự tin, và điều này sẽ tốt hơn cho bạn. Sự tự tin là điều then chốt khi nói về thời trang của cả nam và nữ.
Ưỡn vai về phía sau và thả lỏng.
Soi gương và đảm bảo rằng khi nhìn nghiêng, bạn có thể vẽ một đường thẳng từ tai đến mắt cá chân.
Bước 2 - Ngồi nhiều hơn.
Bạn nên tranh thủ ngồi mỗi khi có thể, đặc biệt là trong môi trường xã hội ít có người cao như bạn. Sẽ chẳng ai còn nhớ rằng bạn có thân hình cao, vì khi ngồi thì mọi người đều có chiều cao gần như tương đương nhau.
Nếu bạn có phần lưng dài, hãy cố gắng tìm chiếc ghế thấp hơn những chiếc khác, hoặc tìm ghế quầy bar, ghế văn phòng có thể điều chỉnh được độ cao.
Bước 3 - Đứng ở độ cao ngang bằng với mọi người.
Lưu ý đến vị trí của bạn so với người đang nói chuyện với bạn. Nếu bạn đang đứng trên bục cao hơn người kia, hãy bước xuống. Cho dù bạn vẫn cao hơn người kia, nhưng nếu bạn đứng ở cùng mặt bằng với họ thì vẫn tốt hơn là đứng ở vị trí cao hơn.
Ví dụ, khi dừng bước để nói chuyện với ai đó trên cầu thang, bạn hãy bước xuống vài bậc.
Bước 4 - Đứng gần những người cao.
Để khiến mọi người ít chú ý đến chiều cao của bạn, bạn nên đứng cạnh những người cũng cao như mình. Ví dụ, trong lớp tập gym hoặc trên sân chơi, bạn hãy tìm những người cao và kết bạn với họ. Việc tìm được những người có chiều cao tương đương cũng giúp bạn bớt mặc cảm và trở nên tự tin hơn, nhờ đó bạn cũng ít phải khòm người xuống.
Nếu không tìm được người có chiều cao tương đương, bạn hãy tìm người cao nhất ở nơi đó.
Phương pháp 5 - Quý trọng chiều cao của mình
Bước 1 - Liệt kê các lợi thế của người cao.
Nhiều người ghen tỵ với những người cao vì các lợi thế nhờ chiều cao của họ. Bạn hãy viết ra tất cả các ưu điểm của người cao mà bạn có thể nghĩ ra được và xem lại bản liệt kê đó mỗi khi bạn thấy chán nản vì chiều cao của mình.
Các ưu điểm này có thể mang tính cá nhân, chẳng hạn như có sức hấp dẫn hơn với người khác phái.
Các ưu điểm này cũng có thể thuộc lĩnh vực chuyên môn, chẳng hạn như có lợi thế trong các môn thể thao như bóng rổ hoặc bóng chuyền.
Các ưu điểm này có thể bao gồm những hoạt động hàng ngày như lấy các món đồ đặt trên kệ cao chẳng hạn.
Bước 2 - Tìm ra những phẩm chất khác khiến bạn trở nên đặc biệt.
Chiều cao không phải là thứ duy nhất bạn có. Hãy nghĩ về những điều bạn quan tâm, những giá trị, những nét cá tính của bạn và viết ra. Bản liệt kê của bạn có thể bao gồm những điểm như:
Gu âm nhạc, sách, phim ảnh, thời trang của bạn hoặc các ý thích cá nhân khác.
Những mối quan tâm và sở thích của bạn, chẳng hạn như chơi thể thao, làm bánh, vẽ tranh, hoặc viết lách.
Những điểm mà bạn đánh giá cao như siêng năng, sáng tạo và độc đáo.
Các đặc điểm tính cách của bạn như chân thật, trung thành và nhân hậu.
Bước 3 - Ghi lại cảm giác khi nghĩ về chiều cao của mình.
Viết nhật ký là một cách tuyệt vời để giải tỏa căng thẳng và bày tỏ cảm xúc. Để diễn đạt những cảm nghĩ về chiều cao của mình, bạn hãy thử bắt đầu viết nhật ký và viết vào bất cứ lúc nào bạn cảm thấy mặc cảm vì mình quá cao.
Ví dụ, nếu có ai đó trêu chọc bạn vì chiều cao, bạn có thể tả lại sự việc đã xảy ra và cảm giác của bạn lúc đó.
Bước 4 - Nói chuyện với người mà bạn tin cậy.
Nói chuyện về cảm giác của mình cũng có thể là một cách hữu ích để yêu quý chiều cao của mình. Bạn hãy thử tâm sự với một người bạn đáng tin cậy hoặc người thân trong gia đình.
Nói chuyện với người sẵn sàng lắng nghe bạn và thông cảm với những điều mà bạn chia sẻ.
Bạn còn có thể thử nói chuyện với ai đó cũng cao như bạn và hỏi xem họ có trải qua các cảm giác như bạn không.
Bạn cũng có thể nói chuyện với tư vấn viên trong trường hoặc chuyên gia trị liệu nếu chiều cao quá khổ khiến bạn mất tự tin hoặc phải tránh né các tình huống nào đó. Ví dụ, nếu bạn luôn tránh tham dự các sự kiện xã hội vì ngại mình quá cao, điều đó có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ph%C3%A2n-t%C3%ADch-M%E1%BB%99t-s%E1%BB%91-Th%C3%A0nh-c%C3%A1c-Th%E1%BB%ABa-s%E1%BB%91 | Cách để Phân tích Một số Thành các Thừa số | Thừa số của một số cho trước là những số mà khi nhân với nhau sẽ có tích bằng số cho trước đó. Nghĩ theo cách khác, mọi số đều là tích của nhiều thừa số. Học cách phân tích ra thừa số - hay tách một số thành các thừa số - là kỹ năng toán học quan trọng không chỉ được áp dụng trong số học cơ bản mà còn trong đại số, tích phân và hơn thế nữa. Xem Bước 1 để bắt đầu học cách phân tích một số ra thừa số!
Phương pháp 1 - Phân tích Số nguyên Cơ bản ra thừa số
Bước 1 - Viết số của bạn.
Để bắt đầu phân tích, bạn cần một con số - bất kỳ con số nào, nhưng để phù hợp với mục đích bài viết, hãy bắt đầu với một số nguyên đơn giản. Số nguyên là những số không có cấu tạo phân số hoặc phần thập phân (số nguyên bao gồm toàn bộ số nguyên dương và số nguyên âm).
Hãy chọn số . Viết số này ra giấy nháp.
Bước 2 - Tìm thêm hai số nữa mà tích của chúng là con số ban đầu bạn chọn.
Bất kỳ số nguyên nào cũng có thể viết thành tích của hai số nguyên khác. Kể cả số nguyên tố cũng có thể viết thành tích của 1 và chính nó. Nghĩ về một số dưới dạng tích của hai thừa số có thể khiến bạn phải tư duy "ngược" - hẳn là bạn đã tự hỏi, "phép nhân nào có kết quả bằng con số này?"
Với ví dụ của chúng ta, 12 có một vài thừa số như 12 × 1, 6 × 2, và 3 × 4 đều bằng 12. Vì vậy, ta có thể nói rằng thừa số của 12 là . Hãy sử dụng thừa số 6 và 2 cho mục đích của bài.
Các số chẵn đặc biệt dễ phân tích bởi mọi số chẵn đều có thừa số là 2. 4 = 2 × 2, 26 = 13 × 2, v.v.
Bước 3 - Xác định xem liệu các thừa số hiện tại có thể phân tích tiếp được nữa không.
Rất nhiều số - đặc biệt là các số lớn - có thể phân tích thêm vài lần. Khi bạn đã tìm được hai thừa số của một số cho trước, nếu bản thân một thừa số cũng có thừa số riêng của nó, bạn cũng có thể phân tích thừa số này thành các thừa số nhỏ hơn. Tùy từng trường hợp, việc phân tích có thể có hoặc không có lợi.
Theo ví dụ của chúng ta, số 12 đã được phân tích thành 2 × 6. Để ý rằng 6 cũng có thừa số của chính nó - 3 × 2 = 6. Vì vậy, ta có thể nói rằng 12 = .
Bước 4 - Dừng phân tích khi tất cả các thừa số đều là số nguyên tố.
Số nguyên tố là những số chỉ chia hết cho 1 và chính nó. Ví dụ, 2, 3, 5, 7, 11, 13 và 17 là những số nguyên tố. Khi bạn đã phân tích một số thành tích của các thừa số nguyên tố thì việc phân tích thêm là thừa thãi. Phân tích thêm các thừa số này thành tích của chính nó và một không có tác dụng gì, vì vậy bạn có thể dừng lại.
Trong ví dụ của chúng ta, 12 đã được phân tích thành 2 × (2 × 3). 2, 2, và 3 đều là các số nguyên tố. Nếu phân tích thêm nữa, chúng ta phải phân tích thành (2 × 1) × ((2 × 1)(3 × 1)), thường không có tác dụng gì cả và được bỏ qua.
Bước 5 - Phân tích số âm theo cách tương tự.
Cách phân tích các số âm cũng gần như tương đồng với cách phân tích các số dương. Điểm khác biệt duy nhất là tích các thừa số phải là một số âm, nên số lượng các thừa số mang giá trị âm phải là số lẻ.
Ví dụ, hãy phân tích -60. Theo đó:
-60 = -10 × 6
-60 = (-5 × 2) × 6
-60 = (-5 × 2) × (3 × 2)
-60 = . Lưu ý rằng chỉ cần số lượng các thừa số âm là số lẻ thì tích của tất cả các thừa số cũng sẽ là số âm, tương tự như khi chỉ có một thừa số âm. Ví dụ, cũng bằng -60.
Phương pháp 2 - Cách thức Phân tích Các Số Lớn thành thừa số
Bước 1 - Viết số của bạn phía trên một bảng có 2 cột.
Việc phân tích số nhỏ ra thừa số thường khá đơn giản, nhưng phân tích số lớn sẽ phức tạp hơn. Phần lớn chúng ta sẽ gặp khó khăn khi phân tích một số có 4 hoặc 5 chữ số ra thừa số nguyên tố mà không được dùng giấy bút. May mắn là khi kẻ bảng, quá trình này trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Viết số của bạn phía trên bảng chữ T với hai cột – bạn sẽ dùng bảng này để theo dõi danh sách thừa số tăng lên.
Cho ví dụ của chúng ta, hãy chọn một số có 4 chữ số để phân tích ra thừa số, đó là .
Bước 2 - Chia số của bạn cho một thừa số nguyên tố nhỏ nhất có thể.
Chia số của bạn cho một thừa số nguyên tố nhỏ nhất (ngoài 1) mà số của bạn chia hết cho thừa số này và không để lại số dư. Viết thừa số nguyên tố vào cột bên trái và ghi thương của phép chia ngang hàng ở cột bên phải. Như lưu ý ở trên, các số chẵn sẽ dễ phân tích hơn vì thừa số nguyên tố nhỏ nhất của chúng luôn luôn là 2. Mặt khác, số lẻ sẽ có thừa số nguyên tố nhỏ nhất khác 2.
Ở ví dụ của chúng ta, vì 6.552 là số chẵn, ta biết được 2 là thừa số nguyên tố nhỏ nhất của số này. 6.552 ÷ 2 = 3.276. Ở cột bên trái, ta viết , và ở cột bên phải.
Bước 3 - Tiếp tục phân tích thành thừa số theo cách này.
Tiếp theo, chia số ở cột bên phải cho thừa số nguyên tố nhỏ nhất của nó, thay vì sử dụng con số phía trên bảng. Viết thừa số nguyên tố được chọn vào cột bên trái và kết quả mới của phép chia vào cột bên phải. Tiếp tục quá trình này – sau mỗi lần lặp lại, các số ở cột phải sẽ nhỏ dần đi.
Hãy tiếp tục phân tích. 3.276 ÷ 2 = 1.638, vậy ta sẽ viết thêm một số dưới đáy cột bên trái, và viết dưới đáy cột bên phải. 1.638 ÷ 2 = 819, vậy ta sẽ viết và dưới đáy hai cột như khi nãy.
Bước 4 - Phân tích số lẻ bằng cách thử chia nó cho các thừa số nguyên tố nhỏ.
Việc tìm thừa số nguyên tố nhỏ nhất của các số lẻ sẽ khó hơn số chẵn bởi chúng không tự động có 2 là thừa số nguyên tố nhỏ nhất. Khi bạn có kết quả là một số lẻ, hãy thử chia nó cho một vài số nguyên tố nhỏ khác 2 - 3, 5, 7, 11, và tiếp tục cho tới khi số lẻ này chia hết cho một số nguyên tố và không để lại số dư. Đó chính là thừa số nguyên tố nhỏ nhất.
Với ví dụ của chúng ta, ta được kết quả là 819. 819 là số lẻ, vì vậy 2 không phải là thừa số của 819. Thay vì viết 2, chúng ta sẽ thử số nguyên tố tiếp theo: 3. 819 ÷ 3 = 273 và không có số dư, vì vậy ta viết và .
Khi đoán thừa số, bạn nên thử tất cả các số nguyên tố có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng căn bậc hai của thừa số lớn nhất bạn đã tìm được. Nếu số của bạn không chia hết cho bất kỳ thừa số nào, có thể bạn đang cố phân tích một số nguyên tố, và quá trình phân tích ra thừa số có thể dừng lại ở đó.
Bước 5 - Tiếp tục cho tới khi ra thương số là 1.
Tiếp tục chia số ở cột bên phải với thừa số nguyên tố nhỏ nhất của nó cho tới khi bạn có số nguyên tố ở cột bên phải. Chia số này cho chính nó – bước này sẽ ghi nhận số đó vào cột bên trái và "1" ở cột bên phải.
Hãy hoàn tất việc phân tích con số của chúng ta. Xem giải thích chi tiết dưới đây:
Chia tiếp cho 3: 273 ÷ 3 = 91, không có số dư, vậy ta viết và .
Hãy thử tiếp số 3: 3 không phải là thừa số của 91, và số nguyên tố nhỏ nhất liền sau đó (5) cũng không phải thừa số của 91, tuy nhiên 91 ÷ 7 = 13, không có số dư, vậy ta viết và .
Hãy tiếp tục thử với 7: 7 không phải là thừa số của 13, 11 (số nguyên tố liền sau đó) cũng vậy, nhưng 13 có thừa số là chính nó: 13 ÷ 13 = 1. Vì thế, để hoàn tất bảng phân tích, ta viết và . Ta có thể ngừng phân tích ở đây.
Bước 6 - Những số ở cột bên trái chính là thừa số của con số bạn chọn ban đầu.
Khi cột bên phải kết thúc với số 1, bạn đã hoàn thành. Các số ở cột bên trái chính là thừa số bạn cần tìm. Nói cách khác, tích của các số đó sẽ bằng con số ghi phía trên bảng. Nếu các thừa số này lặp lại nhiều lần, bạn có thể dùng ký hiệu lũy thừa để tiết kiệm diện tích. Ví dụ, nếu dãy thừa số của bạn có bốn số 2, bạn có thể viết 2 thay vì 2 × 2 × 2 × 2.
Ở ví dụ của chúng ta, 6.552 = . Đây là kết quả hoàn chỉnh sau khi phân tích 6.552 thành thừa số nguyên tố. Bất kể thứ tự thực hiện phép nhân như thế nào, tích cuối cùng sẽ bằng 6.552.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ch%C4%83m-s%C3%B3c-m%C3%A8o-b%E1%BB%8B-ng%E1%BA%A1t-m%C5%A9i | Cách để Chăm sóc mèo bị ngạt mũi | Mèo sẽ rất khó chịu khi bị ngạt mũi. Để giúp mèo thì đầu tiên bạn cần xác định được nguyên nhân mèo bị ngạt mũi, sau đó quyết định nên điều trị bằng thuốc hay để nó tự khỏi. Bạn cũng có thể xông hơi và rửa mũi cho mèo thường xuyên để giúp nó dễ chịu hơn.
Phương pháp 1 - Chăm sóc cho mèo tại nhà
Bước 1 - Quan sát dấu hiệu bị viêm.
Tình trạng viêm ở mũi của mèo được gọi là viêm mũi, còn viêm ở khoang mũi được gọi là viêm xoang. Cả hai tình trạng này đều có thể khiến mèo bị ngạt mũi và có các triệu chứng như:
Hắt hơi
Chảy nước mũi
Ngạt mũi
Chán ăn
Bước 2 - Nhận biết các nguyên nhân thường gây ra ngạt mũi.
Có rất nhiều yếu tố có thể khiến mèo bị viêm mũi hoặc viêm xoang và dẫn đến ngạt mũi. Một số các nguyên nhân phổ biến bao gồm dị ứng, khối u trong mũi, vật thể lạ kẹt ở khoang mũi, ký sinh trùng, nhiễm nấm, áp xe ở chân răng và nhiễm trùng do vi rút hoặc vi khuẩn.
Bước 3 - Kiểm tra dấu hiệu nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Phần lớn tình trạng ngạt mũi ở mèo là do vi rút herpes và calicivirus gây ra, dấu hiệu mèo bị nhiễm các loại vi rút này bao gồm chảy nước mũi trong hoặc đục ở cả hai bên mũi và tiết dịch ở mắt.
Bước 4 - Để các triệu chứng viêm đường hô hấp trên tự khỏi.
Bệnh viêm đường hô hấp trên có một số biểu hiện đặc trưng như hắt hơi, chảy nước mắt, chảy nước mũi trong và ho. Nếu nghi ngờ mèo bị ngạt mũi là do viêm đường hô hấp trên thông thường thì bạn có thể để nó tự khỏi. Các triệu chứng của bệnh này thường không kéo dài và mèo sẽ tự khỏi trong vòng 7 đến 10 ngày.
Bước 5 - Lau mũi cho mèo thường xuyên.
Bạn có thể giúp mèo giữ mũi sạch sẽ để khắc phục tình trạng ngạt mũi. Hãy thấm ướt một miếng bông gòn với nước và nhẹ nhàng lau sạch chất nhầy tiết ra từ mũi mèo nhiều lần trong ngày.
Bước 6 - Thử phương pháp xông hơi.
Phương pháp này sẽ rất hữu ích nếu mèo bị ngạt mũi kinh niên. Hơi nước nóng sẽ làm loãng nước nhầy ở mũi và khoang mũi, giúp mèo dễ thở hơn. Bạn hãy đưa mèo vào nhà tắm, đóng kín cửa, mở nước nóng qua vòi sen và ngồi trong đó với mèo khoảng 10 phút.
Bước 7 - Đến gặp bác sĩ thú y.
Nếu việc hít thở của mèo gặp khó khăn thì bạn nên đặt lịch hẹn khám thú y. Bác sĩ thú y sẽ thăm khám răng miệng, xét nghiệm máu và/hoặc thăm khám lâm sàng để xác định nguyên nhân mèo bị ngạt mũi.
Phương pháp 2 - Chăm sóc y tế
Bước 1 - Kiểm tra khả năng nhiễm khuẩn.
Tình trạng này thường xảy ra do một nguyên nhân khác, chẳng hạn như nhiễm vi rút, khối u hay polyp trong đường mũi hoặc vật thể lạ kẹt trong mũi. Khi bị nhiễm khuẩn, mèo thường chảy nước mũi đặc giống như mủ ở cả hai lỗ mũi.
Nếu mèo chảy nước mũi màu vàng, xanh hoặc giống như mủ thì có thể cần điều trị bằng kháng sinh.
Hãy hỏi ý kiến bác sĩ thú y để biết mèo có cần dùng kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn hay không. Đôi khi bạn chỉ chăm sóc mèo để hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn sẽ tốt hơn là dùng kháng sinh vì lạm dụng kháng sinh có thể sẽ dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh.
Bước 2 - Quan sát biểu hiện nhiễm nấm.
Mèo có thể bị ngạt mũi do nhiễm nấm, trong đó nhiễm trùng do nấm Cryptococcus là phổ biến nhất. Khi bị nhiễm nấm, mặt của mèo có thể sẽ mất cân xứng và đường mũi bị sưng. Mèo cũng sẽ bị chảy nước mũi lẫn máu hoặc giống mủ.
Bác sĩ thú y sẽ điều trị bệnh nấm cho mèo bằng thuốc kháng nấm.
Ví dụ, mèo bị nhiễm nấm Cryptococcus thường được điều trị bằng fluconazole, itraconazole hoặc amphotericin B.
Bước 3 - Đảm bảo mèo không bị vật thể lạ kẹt trong mũi.
Mèo bị một số vật thể như các loại hạt, lá cỏ hoặc sỏi kẹt trong đường mũi không phải là tình trạng hiếm gặp. Điều này khiến mèo bị ngạt mũi, thường xuyên cào lên mặt và/hoặc hắt hơi nhiều, đồng thời chỉ chảy nước mũi ở một bên chứ không phải hai bên mũi.
Thay vì tự xử lý, bạn nên để bác sĩ thú y lấy vật thể kẹt trong mũi mèo ra ngoài.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/%C4%82n-ph%C3%B4-mai-Brie | Cách để Ăn phô mai Brie | Brie là một loại phô mai mềm và mịn mượt của Pháp làm từ sữa bò. Nếu bạn chưa từng biết loại phô mai này, hãy lưu ý là nó có một lớp vỏ trắng ăn được ở bên ngoài. Người ta thường cắt phô mai Brie thành từng miếng nhỏ hình rẻ quạt và ăn với bánh mì hoặc bánh quy giòn. Bạn cũng có thể kết hợp phô mai Brie với đủ loại topping (nguyên liệu rắc trên bề mặt để trang trí hoặc thêm hương vị cho món ăn) và các thức uống. Nếu bạn muốn chế biến phô mai Brie, hãy đun chảy ra và cho vào nhiều món ăn khác nhau để thưởng thức vị dẻo mịn độc đáo của nó.
Phương pháp 1 - Cắt phô mai Brie dạng bánh tròn
Bước 1 - Cắt phô mai thành lát từ giữa ra rìa ngoài của bánh phô mai.
Cắt rời phần đỉnh của lát phô mai được xem là không đúng phép lịch sự, vì đây là phần đậm đà hương vị nhất. Nếu bạn cắt phần đỉnh của lát phô mai ra cho mình thì cũng chẳng khác nào như bạn bảo với mọi người “Tất cả là của tôi đấy nhé!” Hãy cắt phô mai thành các lát hình rẻ quạt dọc theo rìa bánh phô mai.
Nếu không thích ăn phần vỏ, bạn có thể cắt nghiêng vào nhiều hơn để lấy được tối đa “phần ruột”. Sẽ không ai để ý miễn là bạn vẫn cắt thành hình rẻ quạt.
Lấy cả phần vỏ! Nếu bạn cắt đúng kiểu, mỗi lát phô mai đều có một ít vỏ. Nếu bạn cắt ngang miếng phô mai để lấy phần đỉnh thì thế nào phần còn lại cũng toàn là vỏ.
Bước 2 - Ăn cả vỏ và ruột của lát phô mai.
Ai cũng tự hỏi rằng họ phải làm gì với lớp vỏ cứng của lát phô mai, nhưng thực ra phần vỏ này ăn được. Đừng cố cạo phần ruột để tránh phần vỏ. Làm vậy thì cũng giống như bạn lấy thịt ra khỏi bánh mì kẹp để ăn và vứt vỏ bánh đi vậy. Vỏ phô mai giòn và có vị hơi đắng, nhưng nó không làm giảm đi độ mềm mịn của phô mai.
Nếu chưa thử ăn vỏ phô mai Brie bao giờ, bạn cứ thử xem, mặc dù không phải ai cũng thích vỏ phô mai Brie. Lưu ý rằng vị của nó sẽ tệ hơn khi phô mai đã cũ, thế nên bạn nhớ chỉ thử ăn vỏ của lát phô mai còn mới.
Bước 3 - Bóc phần vỏ nếu bạn không muốn ăn.
Một số người không thích vỏ phô mai Brie, và như vậy cũng không sao; nhưng hãy đợi đến khi lát phô mai nằm trong đĩa của bạn rồi hẵng bỏ phần vỏ. Cố gắng dùng tay bóc. Phô mai Brie mềm và dính nên sẽ không dễ bóc lắm. Thử cắt dọc theo mặt trên để bỏ đi phần còn lại cho dễ hơn, hoặc ăn vòng xung quanh cũng được.
Nếu ăn phô mai Brie ở nhà, bạn có thể cắt rời phần vỏ trước. Đông lạnh phô mai trong khoảng 30 phút, sau đó dùng dao sắc để lọc vỏ ra. Đừng cắt bỏ vỏ phô mai Brie nếu bạn dọn đãi khách, vì có người lại thích ăn vỏ.
Bước 4 - Vứt bỏ phô mai Brie nếu nó có mùi amoniac.
Phô mai Brie thường bảo quản được vài tuần trước khi mở, còn sau khi mở thì để được đến 1 tuần. Lớp vỏ sẽ chuyển thành màu xám và bong tróc khi phô mai đã hỏng. Hẳn là bạn không muốn đưa những đốm mốc xanh mốc đỏ lên miệng phải không? Nếu phô mai đã hỏng thì phần ruột bên trong sẽ dính nhớp nháp và có mùi hoá chất kinh khủng.
Phô mai Brie chưa chín lắm sẽ có kết cấu cứng. Nó có lớp vỏ ngoài cứng và phần ruột dai ở bên trong. Phô mai chín muồi sẽ mềm và hơi lỏng.
Phô mai Brie sẽ ngừng chín sau khi cắt, do đó bạn nên ăn càng sớm càng tốt để tránh bị hỏng. Nếu cần phải bảo quản, bạn có thể gói trong giấy nến hoặc giấy sáp và cất trong ngăn kéo tủ lạnh, tránh ẩm ướt.
Phương pháp đông lạnh không được khuyến khích, trừ khi bạn định dùng để chế biến các món ăn mà kết cấu của phô mai không quan trọng, chẳng hạn như món súp hoặc thịt hầm. Bạn có thể đông lạnh phô mai Brie đến 6 tháng trong hộp dùng được trong tủ đông. Rã đông trong tủ lạnh, nước lạnh hoặc lò vi sóng cho mềm trước khi ăn.
Phương pháp 2 - Dọn món phô mai Brie
Bước 1 - Để phô mai Brie ở nhiệt độ phòng trong 1 tiếng.
Lấy phô mai ra khỏi tủ lạnh và để yên một lúc. Phô mai sẽ trở nên mềm, mịn và đạt đến hương vị ngon nhất của nó. Bạn có thể hâm cho ấm một chút để giảm mùi amoniac có thể phảng phất nếu phô mai đã trữ trong tủ lạnh vài ngày.
Bạn cũng có thể hâm nóng để phần ruột bên trong lỏng ra. Hâm khoảng 1 phút trong lò vi sóng ở công suất cao cho đến khi phô mai mềm ở giữa. Nếu dùng lò nướng, bạn sẽ nướng ở nhiệt độ 177 độ C trong 5 phút hoặc đến khi phô mai đạt độ mềm mong muốn.
Bước 2 - Cắt phô mai Brie thành hình rẻ quạt để dọn ăn.
Nếu phô mai bạn mua về đã sẵn có hình rẻ quạt thì bạn chỉ cần dùng dao đặt lên khay. Nhiều sản phẩm phô mai Brie có dạng bánh tròn, thế nên hãy cắt ra thành hình quạt để bắt đầu bữa tiệc. Cắt phô mai từ ngoài rìa vào giữa bằng dao cắt phô mai lưỡi nhỏ. Cắt lát mỏng mỏng một chút, khoảng 2,5 cm hoặc mỏng hơn tùy ý.
Cắt phô mai Brie cũng không khác cắt bánh táo là mấy, nhưng thực khách có thể hơi ngại khi cầm dao cắt vào miếng phô mai còn nguyên vẹn hình tròn. Bạn hãy cắt làm mẫu cho khách cắt theo.
Khi cắt lát phô mai thành hình rẻ quạt, bạn nên cắt từ giữa ra ngoài rìa. Đừng cắt rời phần đỉnh nhọn, vì đây mới là phần ngon nhất của phô mai.
Bước 3 - Đặt phô mai lên bánh mì không hoặc bánh quy giòn để thưởng thức hương vị nguyên chất của nó.
Bẻ một mẩu bánh mì baguette hoặc bánh mì giòn và đặt miếng phô mai lên trên. Người Pháp thường ăn phô mai Brie theo kiểu này vì vị nhạt của bánh mì không lấn át hương vị của phô mai. Bạn chỉ việc đặt miếng phô mai lên trên miếng bánh mì và bỏ vào miệng.
Bạn không cần phải phết mỏng phô mai. Phô mai Brie vốn đã mềm mịn, thế nên bạn chỉ việc đặt lên miếng bánh cùng cỡ của nó và thưởng thức.
Bước 4 - Ăn phô mai Brie kèm với hoa quả hoặc quả hạch để hoàn thiện hương vị của nó.
Nếu bạn có thể kìm chế mà không bỏ ngay lát phô mai vào miệng khi vừa cắt ra, hãy kết hợp phô mai với các thứ ngon lành khác. Món ăn kèm quen thuộc nhất là các loại quả có vị hơi chua như táo, nho và lê. Hoa quả tươi hay khô đều hợp với phô mai Brie. Bạn cũng có thể thử ăn hạt hồ đào rang không muối, quả óc chó bọc đường và một ít mật ong.
Mứt hoa quả rải lên phô mai thì rất tuyệt. Bất cứ loại mứt nào cũng hợp, nhưng ngon nhất là các loại quả vừa chua vừa ngọt như anh đào, quả mọng và sung.
Nếu muốn có không khí tiệc tùng hơn, bạn hãy bày đĩa khai vị với các loại thịt nguội như xúc xích salami và giăm bông kiểu Ý. Thêm vài loại phô mai nữa như phô mai manchego có vị hạt và phô mai xanh giòn.
Bước 5 - Chọn thức uống trái cây hoặc có vị chua để dùng kèm với phô mai Brie.
Bạn đang thưởng thức phô mai Pháp, do đó một ly rượu sâm banh Pháp uống kèm thì không chê vào đâu được. Các loại rượu vang ngọt chát như rượu nho đen pinot noir rất hợp vị với phô mai Brie, nhưng bạn cũng có thể uống với một cốc bia đậm đà. Nếu không uống bia rượu, bạn hãy thử rót một ly nước quả như nho hoặc táo để bổ sung cho hương vị êm dịu của phô mai.
Các loại phô mai mềm rất hợp với loại rượu hoa quả không ngọt như riesling, marsannnay, hoặc viognier. Rượu vang đỏ nhẹ như pinot noir cũng rất tuyệt vì hương vị thanh nhưng đậm đà của nó tương phản với vị êm dịu của phô mai.
Nếu bạn thích rượu vang trắng hơn, hãy tìm thứ gì đó chua và không ngọt. Hương vị thảo mộc của một ly rượu sauvignon blanc ngon sẽ rất hợp với một lát phô mai Brie.
Các loại bia mạnh nhưng không gắt như scotch ales, stouts, và porters là các lựa chọn tốt. Bạn cũng có thể dùng loại bia nhẹ với hương vị trái cây như pilsner.
Phương pháp 3 - Chế biến phô mai Brie
Bước 1 - Nướng phô mai cho mềm và dễ phết hơn.
Có nhiều cách để làm món phô mai Brie nướng để làm món khai vị, nhưng hãy bắt đầu bằng việc cho phô mai Brie mềm vào khay nướng lót giấy nến được làm nóng trước đến 177 độ. Chờ cho phô mai mềm ra và phồng lên một chút. Nếu bạn nướng quá lâu, phô mai có thể chảy ra lem nhem, vì vậy bạn cần kiểm tra thường xuyên.
Rải topping trước hoặc sau khi hâm nóng phô mai Brie trong lò nướng. Hãy thử dùng hoa quả sấy hoặc làm mứt, mật ong, thảo mộc tươi và quả hạch giã vụn.
Bạn có thể làm món phô mai chấm được bằng cách cắt đi lớp vỏ bề mặt và để nguyên phần còn lại cho phô mai có hình bánh xe. Nhúng bánh quy giòn vào phô mai chảy hoặc dùng thìa múc.
Bước 2 - Làm món khai vị Brie en croute.
Brie en croute là món bánh phồng bọc phô mai và nướng vàng. Có nhiều loại topping mà bạn có thể thử thêm vào phô mai trước khi bọc lại trong bột. Cắt bỏ lớp vỏ bên trên của phô mai trước khi rắc các nguyên liệu vào. Trước khi nướng, bạn sẽ đánh một quả trứng và phết lên bột bánh để bọc kín phô mai.
Ví dụ, bạn có thể cho một ít sốt nam việt quất lên phô mai Brie để làm món khai vị cho bữa ăn ngày lễ hoặc những khi trời lạnh. Dọn món phô mai Brie bằng cách cắt hình rẻ quạt để ăn hoặc cho lên bánh quy giòn.
Bạn có thể cho đủ loại topping để làm món khai vị dễ dàng mà vẫn ngon. Thử khuấy 1/3 cốc (40g) hạt hồ đào giã nhỏ với 1 thìa canh (15 g) bơ đun chảy. ¼ cốc (50 g) đường nâu và ¼ thìa cà phê (0,5 g) quế.
Bước 3 - Nhồi phô mai và cua vào cá hồi để làm món hải sản cho bữa tối.
Vị mềm béo của phô mai Brie rất hợp với hương vị đậm đà của hải sản. Cắt dọc 4 miếng phi lê cá hồi để tạo thành một cái túi để nhồi. Nhồi 150 g cua và tôm cùng với 150 g phô mai Brie được cắt nhỏ. Nướng cá khoảng 10 phút trong lò nướng đã được làm nóng trước đến 204 độ C để làm món cá nướng nhân phô mai mềm.
Phô mai Brie không chỉ để dùng làm món ngọt. Bạn có thể thử nhồi ớt chuông, hành tây, hạt thông và các nguyên liệu mặn khác vào cá. Bạn cũng có thể làm món sốt bơ để giúp tăng hương vị.
Bước 4 - Phết phô mai Brie lên món ăn vặt.
Sốt pesto là một trong các món để phết lên bánh mì và bánh quy kèm với phô mai Brie. Món này rất tuyệt cho những buổi tụ tập vui chơi hoặc làm món ăn vặt. Cắt đôi một bánh phô mai Brie tròn, sau đó phết sốt pesto vào giữa. Đem theo nhiều bánh quy xoắn, bánh quy giòn và bánh mì để chấm.
Bạn có thể tự làm sốt pesto bằng cách xay lá húng quế tươi, kem phô mai, hạt thông và các nguyên liệu khác. Trộn cả phô mai Brie vào nếu bạn muốn làm món chấm sánh thay vì nhúng vào bánh phô mai cứng.
Bước 5 - Đặt phô mai Brie lên miếng bánh sandwich cho nhanh.
Ngoài việc cứ ăn cả miếng phô mai Brie thì không còn cách ăn nào đơn giản hơn là phết lên bánh mì. Nướng bánh mì để thưởng thức món phô mai nướng chảy ngon tuyệt. Bạn cũng có thể trộn một ít sốt pesto hoặc biến tấu với các nguyên liệu khác như thịt muối xông khói, quả bơ và giăm bông. Phô mai Brie hợp với vô số nguyên liệu khác nhau..
Nếu bạn muốn thử phiêu lưu với món phô mai Brie nướng, hãy phết phô mai với mứt nam việt quất hoặc các loại mứt khác. Thậm chí bạn có thể kẹp thịt gà tây với phô mai Brie trong bánh sandwich cho ngày lễ.
Bước 6 - Dùng phô mai Brie thay cho các loại phô mai khác để tạo công thức riêng của bạn.
Khi đã quen nấu nướng với phô mai Brie thi có vô số thứ mà bạn có thể làm với nó. Bạn có thể rắc phô mai lên món salad. Phô mai Brie đun chảy cũng rất ngon khi phết lên bánh burger hoặc khoai tây chiên. Và đừng quên để lại đủ dùng cho công thức nấu ăn của bạn!
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/T%C3%ACm-d%E1%BB%AF-li%E1%BB%87u-tr%C3%B9ng-l%E1%BA%B7p-tr%C3%AAn-Excel | Cách để Tìm dữ liệu trùng lặp trên Excel | Khi làm việc trên bảng tính Microsoft Excel với nhiều dữ liệu, có khả năng bạn sẽ gặp phải những giá trị trùng lặp. Tính năng Conditional Formatting (Định dạng có điều kiện) của Microsoft Excel sẽ hiển thị chính xác những vị trí trùng lặp, còn tác vụ Remove Duplicates (Xóa dữ liệu trùng lặp) sẽ loại bỏ những mục đó. Việc xem lại và xóa những mục trùng lặp nhằm đảm bảo sự chuẩn xác cho dữ liệu và cách trình bày của bạn.
Phương pháp 1 - Dùng Conditional Formatting
Bước 1 - Mở tập tin gốc.
Điều đầu tiên bạn cần làm là chọn toàn bộ dữ liệu mà bạn muốn kiểm tra trùng lặp.
Bước 2 - Nhấp vào ô ở góc trên bên trái nhóm dữ liệu để bắt đầu quá trình chọn.
Bước 3 - Nhấn giữ phím ⇧ Shift và nhấp vào ô cuối cùng ở góc dưới bên phải nhóm dữ liệu.
Toàn bộ dữ liệu của bạn sẽ được chọn.
Bạn có thể tiến hành theo thứ tự bất kỳ (chẳng hạn như nhấp vào ô phía dưới bên phải trước, sau đó mới bắt đầu đánh dấu).
Bước 4 - Nhấp vào "Conditional Formatting.
Tùy chọn nằm trong thẻ/ruy-băng "Home" của thanh công cụ (trong nhiều trường hợp, bạn sẽ tìm thấy trong phần "Styles"). Một trình đơn thả xuống sẽ hiện ra.
Bước 5 - Chọn "Highlight Cells Rules" (Đánh dấu ô theo quy tắc) rồi chọn "Duplicate Values" (Giá trị trùng lặp).
Dữ liệu của bạn phải đang được tô sáng. Một cửa sổ khác sẽ mở ra với các tùy chọn nằm trong trình đơn thả xuống.
Bước 6 - Chọn "Duplicate Values" từ trình đơn thả xuống.
Nếu bạn muốn hiển thị những giá trị chỉ có một, hãy chọn "Unique" (Duy nhất).
Bước 7 - Chọn màu sắc đánh dấu.
Màu sắc đánh dấu sẽ thể hiện những giá trị trùng lặp. Theo mặc đình thì văn bản sẽ có màu đỏ đậm và đỏ nhạt.
Bước 8 - Nhấp vào "OK" để xem kết quả.
Bước 9 - Chọn ô trùng lặp và nhấn phím Delete để xóa.
Bạn không nên loại bỏ nếu những giá trị này đại diện cho dữ liệu nào đó (chẳng hạn như con số khảo sát).
Sau khi bạn xóa dữ liệu trùng lặp thì giá trị duy nhất còn lại sẽ không còn được tô sáng.
Bước 10 - Nhấp vào "Conditional Formatting" lần nữa.
Cho dù bạn quyết định xóa dữ liệu trùng lặp hay không thì cũng nên tắt tính năng định dạng trước khi đóng tài liệu.
Bước 11 - Chọn "Clear Rules" (Xóa quy tắc), sau đó chọn "Clear Rules from Entire Sheet" (Xóa quy tắc khỏi toàn bộ trang tính).
Tất cả đánh dấu của những dữ liệu trùng lặp mà bạn không xóa sẽ bị loại bỏ.
Nếu bảng tính có nhiều mục được định dạng, bạn có thể chọn một vùng cụ thể rồi nhấp vào "Clear Rules from Selected Cells" (Xóa quy tắc khỏi ô được chọn) để loại bỏ đánh dấu.
Bước 12 - Lưu lại thay đổi trên tài liệu.
Nếu cảm thấy hài lòng với kết quả thì nghĩa là bạn đã thành công trong việc tìm và loại bỏ dữ liệu trùng lặp trên Excel!
Phương pháp 2 - Dùng tính năng Remove Duplicates của Excel
Bước 1 - Mở tập tin gốc.
Điều đầu tiên bạn cần làm là chọn toàn bộ dữ liệu mà bạn muốn kiểm tra trùng lặp.
Bước 2 - Nhấp vào ô ở góc trên bên trái nhóm dữ liệu để bắt đầu quá trình chọn.
Bước 3 - Nhấn giữ phím ⇧ Shift và nhấp vào ô cuối cùng ở góc dưới bên phải nhóm dữ liệu.
Toàn bộ dữ liệu của bạn sẽ được chọn.
Bạn có thể tiến hành theo thứ tự bất kỳ (chẳng hạn như nhấp vào ô phía dưới bên phải trước, sau đó mới bắt đầu đánh dấu).
Bước 4 - Nhấp vào thẻ "Data" ở phần đầu màn hình.
Bước 5 - Tìm mục "Data Tools" trong thanh công cụ.
Phần này bao gồm những công cụ để quản lý dữ liệu được chọn, trong đó có tính năng "Remove Duplicates".
Bước 6 - Nhấp vào "Remove Duplicates.
Một cửa sổ tùy chỉnh sẽ mở ra.
Bước 7 - Nhấp vào "Select All" (Chọn tất cả).
Tất cả các cột trong tài liệu sẽ được chọn.
Bước 8 - Tích vào những cột mà bạn muốn áp dụng công cụ.
Theo thiết lập mặc định thì tất cả cột sẽ được chọn.
Bước 9 - Nhấp vào tùy chọn "My data has headers" (Dữ liệu có tiêu đề) nếu bạn cảm thấy cần thiết.
Chương trình sẽ gắn nhãn tiêu đề cho mục đầu tiên trong từng cột và loại trừ chúng khỏi quá trình xóa.
Bước 10 - Nhấp "OK" để xóa dữ liệu trùng lặp.
Khi bạn đã hài lòng với kết các tùy chọn, hãy nhấp vào "OK". Tất cả giá trị trùng lặp sẽ bị loại bỏ khỏi vùng chọn.
Nếu chương trình phản hồi rằng không có ô nào giống nhau trong khi bạn biết chắc là có, hãy đánh dấu vào ô của từng cột trong cửa sổ "Remove Duplicates". Việc rà soát mỗi lần một cột sẽ khắc phục được lỗi.
Bước 11 - Lưu lại thay đổi trên tài liệu.
Nếu cảm thấy hài lòng với kết quả thì nghĩa là bạn đã thành công trong việc tìm và loại bỏ dữ liệu trùng lặp trên Excel!
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Vi%E1%BA%BFt-th%C6%B0-Khi%E1%BA%BFu-n%E1%BA%A1i | Cách để Viết thư Khiếu nại | Chắc hẳn trong cuộc đời của mình, hầu hết ai cũng có lúc cần viết một lá thư khiếu nại. Khi mà bạn không hài lòng với bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó, thì bạn có thể giải quyết vấn đề này theo cách có lợi cho cả bạn và công ty đó là viết một lá thư khiếu nại lịch sự. Viết một lá thư khiếu nại không quá phức tạp cũng không phải là điều đáng sợ - tất cả những gì bạn cần làm là trình bày rõ vấn đề và yêu cầu giải pháp khắc phục một cách lịch sự.
Phương pháp 1 - Viết Thư khiếu nại
Bước 1 - Gửi thư của bạn đến bộ phận chăm sóc khách hàng.
Để có cơ hội thành công cao nhất thì bạn hãy gửi trực tiếp thư khiếu nại của mình đến bộ phận chăm sóc khách hàng của công ty. Bộ phận chăm dóc khách hàng chuyên giải quyết các khiếu nại và do đó, thư của bạn có thể được xử lý một cách hiệu quả.
Cố gắng tìm ra tên người quản lý hoặc giám đốc của bộ phận chăm sóc khách hàng và gửi thư trực tiếp đến họ. Bạn nên mở đầu lá thư của mình với Kính thư hoặc Kính chào Ông, Bà, Cô và tên của người quản lý hoặc vị giám đốc. Nếu bạn không thể tìm được tên của người quản lý của bộ phận chăm sóc khách hàng, thì chỉ cần viết Kính gửi Ông hoặc Bà.
Bạn có thể tìm thấy địa chỉ phòng chăm sóc khách hàng trên trang web, tài liệu quảng cáo của công ty, hoặc trên bao bì hay nhãn mác của sản phẩm.
Bước 2 - Nhanh chóng đi vào trọng tâm của vấn đề.
Ở dòng đầu tiên của lá thư, bạn cần nói rõ lý do tại sao bạn viết thư khiếu nại và bạn đang khiếu nại điều gì. Cố gắng đưa ra càng nhiều bằng chứng thích đáng càng tốt, bao gồm ngày, thời gian và địa điểm mà bạn đã mua hàng hoặc nhận các dịch vụ, cùng với bất kỳ mã số hoặc số serial có liên quan.
Để người nhận thư sẽ có thể xác định điểm mấu chốt của lá thư trong vòng chưa đầy 5 giây, bạn nên tránh giới thiệu dài dòng hoặc lan man.
Bạn có thể cung cấp thêm chi tiết hoặc giải thích về tình huống vấn đề trong đoạn sau câu mở đầu, nhưng dòng đầu tiên của lá thư nên hướng sự chú ý của người đọc đến việc khiếu nại của bạn càng nhanh càng tốt.
Ví dụ, bạn có thể mở đầu như sau: "Tôi viết thư này để khiếu nại về máy sấy tóc bị lỗi mà tôi mua từ công ty của quý vị tại…, thành phố… vào ngày..."
Bước 3 - Nêu rõ yêu cầu của bạn.
Nếu bạn muốn đổi sản phẩm mới, hoàn lại tiền, sửa chữa, hoặc một số hình thức bồi thường khác, hãy nêu rõ điều này ở đoạn thứ hai trong lá thư của bạn. Việc này sẽ giúp bạn tránh phải nhận lại một lá thư trả lời theo mẫu có sẵn hoặc những phản hồi chung chung khác, và cũng giúp vấn đề được giải quyết theo hướng mà bạn muốn.
Cố gắng đưa ra các nhận định, ý kiến càng hữu ích càng tốt, và đồng thời phải thể hiện mong muốn tiếp tục duy trì mối quan hệ của bạn với công ty. Nếu bạn yêu cầu hoàn tiền hoặc hình thức bồi thường khác, trong khi lại thông báo cho công ty một số kế hoạch giải quyết vấn đề ở nơi khác, họ sẽ có ít động lực để giải quyết vấn đề của bạn.
Nếu bạn muốn công ty giải quyết một vấn đề nghiêm trọng hơn, bạn cũng nên nêu rõ trong lá thư của mình, nhưng hãy tỏ ra rằng bạn cũng hiểu việc này có thể mất nhiều thời gian.
Đừng đe dọa rằng bạn sẽ tiến hành các hành động pháp lý trong lá thư đầu tiên. Đây là giải pháp cuối cùng khi không còn cách nào, nhưng đầu tiên hãy gửi thư khiếu nại và chờ đợi hồi đáp từ công ty.
Bước 4 - Đính kèm các tài liệu liên quan.
Đó có thể là hóa đơn, giấy bảo hành, bản sao của ngân phiếu mà bạn gửi, và nếu được thì hãy gửi kèm cả hình ảnh hoặc video. Tất cả tài liệu nên được gửi cùng với lá thư của bạn.
Nên lưu ý bạn chỉ gửi chứ không gửi bất kỳ tài liệu gốc nào. Nếu không những thông tin quan trọng có thể bị mất hoặc thất lạc để phòng khi bạn phải cung cấp bằng chứng cho những bên khác.
Ngoài ra bạn cũng phải chắc chắn rằng bạn đã nêu rõ và chính xác những tài liệu được đính kèm trong thư của mình. Ví dụ: "Xin vui lòng xem bản sao biên lai gốc của tôi, cùng với bản sao giấy bảo hành của máy sấy tóc và thông tin về số serial."
Bước 5 - Đưa ra một khoảng thời hạn hợp lý để họ giải quyết vấn đề.
Đưa ra một thời gian chính xác bạn muốn công ty giải quyết vấn đề đó là rất hữu ích bởi nhờ vậy bạn sẽ cảm thấy an tâm và thúc đẩy vấn đề được giải quyết nhanh hơn.
Đưa ra thời hạn cũng sẽ giúp bạn tránh khỏi trường hợp lá thư của bạn khỏi bị thất lạc và quên lãng, mà nếu điều này xảy ra sẽ chỉ làm cho mối quan hệ của bạn và công ty trở nên căng thẳng và lung túng hơn.
Nhưng bạn cũng phải bảo đảm rằng thời gian bạn đưa ra là hợp lý. Thông thường người ta sẽ đưa ra thời hạn là một hoặc hai tuần, tuy nhiên còn phụ thuộc vào các yêu cầu của bạn.
Bước 6 - Hoàn thành lá thư của mình một cách lịch sự.
Cảm ơn người nhận thư giúp đỡ bạn, và nêu rõ thời gian và cách thức họ có thể liên lạc với bạn để đạt được kết quả tốt hơn.
Cuối thư hãy đề Trân trọng, hoặc Kính thư. Không nên kết thúc thư với một số cụm từ thân mật như "Chào".
Phương pháp 2 - Dùng đúng Văn phong và Định dạng
Bước 1 - Hãy lịch sự.
Bạn có thể đang rất tức giận, và bạn có thể có quyền được tức giận, nhưng khi bạn tỏ ra thô lỗ, bạn sẽ chỉ dồn người nhận thư vào thế phòng thủ. Hãy viết thư một cách lịch sự, tôn trọng người nhận và tránh đe dọa, mỉa mai hay tức giận. Nhớ rằng những người đọc thư của bạn không chịu trách nhiệm trực tiếp cho bất cứ điều gì đã xảy ra, và họ sẽ nhiệt tình hay sẵn sàng làm việc với một khách hàng lịch sự và tử tế hơn nhiều so với một người tức giận và thô lỗ.
Hãy nhớ rằng công ty mà bạn viết thư khiếu nại không cố ý gây ra những sai sót hoặc vấn đề. Hầu hết các công ty đều lấy sự hài lòng của khách hàng làm tiêu chí.
Bạn sẽ thành công hơn khi xem người nhận như là người muốn giúp bạn, chứ không phải là người có mục đích xấu.
Không viết thư khi đang tức giận, hãy đợi cho đến khi đã bình tĩnh lại. Hoặc nếu muốn, bạn có thể viết thư ngay lúc đấy nhưng hãy đợi một hoặc hai ngày sau đọc lại trước khi bạn gửi đi. Trong bất cứ trường hợp nào, hãy cố gắng dùng cách ít gây bất đồng nhất.
Bước 2 - Viết ngắn gọn, súc tích.
Những người đại diện của bộ phận chăm sóc khách hàng có thể nhận được hàng trăm lá thư mỗi ngày, vì vậy điều quan trọng là bạn nên đi vào vấn đề chính nhanh chóng, để người đọc biết chính xác vấn đề là gì ngay sau khi bắt đầu đọc. Nếu thư của bạn quá dài hoặc quá chi tiết, người đọc có xu hướng sẽ chỉ lướt qua nội dung và họ sẽ không biết chính xác vấn đề là gì hoặc thậm chí cách giải quyết mà bạn mong muốn.
Đừng đưa quá nhiều chi tiết không cần thiết hoặc thừa thải.
Cố gắng chỉ viết trong một trang giấy, hoặc khoảng 200 từ.
Bước 3 - Phải quyết đoán.
Lá thư nên được viết với giọng văn quyết đoán với những căn cứ đích xác để chứng tỏ bạn đang rất nghiêm túc, đặc biệt với khiếu nại có tính nghiêm trọng hơn, như các khiếu nại có liên quan đến tài chính.
Thể hiện sự quyết đoán của bạn thông qua một số yếu tố, như chất lượng của các ngôn ngữ được sử dụng, hiểu biết về quyền lợi và trách nhiệm của công ty, cũng như cách trình bày chuyên nghiệp trong lá thứ của bạn.
Tất cả những yếu tố này thể hiện bạn là người đáng tin và sẽ tác động tích cực đến việc phản hồi lá thư của bạn.
Bước 4 - Lá thư phải được viết theo một định dạng chính xác và rõ ràng.
Như đã đề cập ở trên, nếu bạn càng thể hiện sự chuyên nghiệp trong bố trí định dạng lá thư thì càng có tác động tích cực đến việc khiếu nại của bạn. Đề tên, địa chỉ của bạn và ngày viết thư ở góc trên cùng bên phải, tiếp theo là tên hoặc chức danh của người mà bạn muốn gửi đến, cùng với địa chỉ của công ty ở phía bên trái, ngay phía trên phần nội dung của lá thư.
Hãy đánh máy lá thư của bạn, như vậy nó sẽ dễ đọc và trông rõ ràng hơn nhiều. Nếu bạn phải viết tay, phải bảo đảm rằng lá thư của bạn rõ ràng và dễ đọc, không có gạch xóa hoặc vết ố mực.
Chừa một khoảng trống dưới dòng “Trân Trọng” hoặc “Kính thư” để ký tên. Dưới chứ ký của mình, bạn có thể đánh máy tên của bạn để dễ đọc.
Bố trí nội dung bố cụ của lá thư theo trật tự rõ ràng và chia khoảng cách đều nhau, với khoảng cách giữa các đoạn văn tương đương nhau.
Bước 5 - Kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp.
Sai lỗi chính tả và ngữ pháp có thể ảnh hưởng tiêu cực đến đơn khiếu nại của bạn. Bảo đảm kiểm tra cẩn thận lỗi chính tả trên máy tính trước khi in, hoặc nhờ người khác đọc qua trước khi gửi đi.
Phương pháp 3 - Theo dõi Tiến trình
Bước 1 - Đợi đến hết thời hạn mà bạn đưa ra.
Hãy kiên nhẫn và không thực hiện bất kỳ hành động tiếp theo nào cho đến hết thời hạn mà bạn đưa ra trong lá thư đầu tiên. Nếu hết thời hạn mà bạn vẫn nhận được bất kỳ phản hồi nào, bạn có thể gọi điện thoại hoặc gửi email để kiểm tra xem công ty đó có nhận được thư không.
Nếu bạn vẫn không nhận được bất kỳ thông tin nào về lá thư của bạn hoặc không hài lòng về cách giải quyết của công ty, bạn có thể gửi thư của bạn cho những người liên quan có cấp bậc cao hơn.
Bước 2 - Gửi thư theo chuỗi cấp bậc cao dần.
Nếu bạn không thành công trong việc thảo luận với giám đốc bộ phận chăm sóc khách hàng, hãy cố gắng tìm ra người có chức vụ cao hơn và gửi thư đến họ. Mỗi lần bạn sẽ gửi lên một bậc, từ Đại diện bộ phần chăm sóc khách hàng đến Giám sát, Giám đốc, Phó chủ tịch và thậm chí có thể gửi lên Giám đốc điều hành của công ty, đồng thời đính kèm các thư bạn đã gửi các các cán bộ trước. Việc này sẽ cung cấp cho bạn thông tin về những đại diện mới của công ty và nhờ vậy vấn đề rất có thể được giải quyết mà không cần phải qua kiện tụng.
Tốt hơn bạn nên gửi thư cho bộ phận chăm sóc khách hàng đầu tiên, trước khi gửi thư lên những người có chức vụ cao hơn thay vì gửi trực tiếp lên người có chức vụ cao nhất. Bởi bộ phận chăm sóc khách hàng chuyên về giải quyết những đơn khiếu nại như vậy và bất kỳ lá thư nào được gửi cho Giám đốc điều hành rất có khả năng sẽ được gửi ngược trở lại bộ phận này.
Khi mà lá thư khiếu nại của bạn được gửi ngược lại bộ phận chăm sóc khách hàng từ Giám đốc điều hành thì các nhân viên của bộ phận này có thể sẽ phản ứng không tốt với bạn vì bạn đã báo cáo lên cấp trên của họ mà không thông qua họ.
Nên nhớ khi gửi thư cho Giám đốc điều hành, phải viết rõ ràng, súc tích và đẩy đủ, bởi vì họ không biết sự việc đã xảy ra trước đó.
Bước 3 - Nếu bạn muốn tiến hành các hành động pháp lý, hãy gặp luật sư.
Luật sư sẽ biết tiếp theo nên làm gì. Hãy nhớ rằng những hành động pháp lý chỉ được xem là giải pháp cuối cùng. Khi bạn đưa ra đe dọa tiến các hành động pháp lý trong thư sẽ tạo ra phong thái tiêu cực và có thể làm hỏng bất kỳ yêu cầu bồi thường nào. Và cũng có thể sẽ có ảnh hưởng ngược trở lại bạn nếu họ yêu cầu bạn đưa ra bằng chứng chứng tỏ bạn không lừa đảo.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/%C4%90%C3%A1nh-b%E1%BA%A1i-Ancano-trong-Skyrim | Cách để Đánh bại Ancano trong Skyrim | Ancano là một trong những pháp sư mạnh nhất tại học viện Winterhold. Trong cốt truyện ở Winterhold, bạn sẽ đương đầu với Ancano - “trùm cuối” của nhiệm vụ sau cùng “Eye of Magnus” (Mắt Magnus). Ở phần này, Ancano đã tiếp quản toàn bộ học viện và âm mưu sử dụng sức mạnh từ Mắt Magnus (một thánh vật cổ đại) để hoàn thành kế hoạch đen tối của hắn là chống lại thế giới Skyrim. Thử thách trong nhiệm vụ này là Ancano dường như bất khả chiến bại trước mọi hình thức tấn công; đó là lý do mà bạn cần Staff of Magnus (Quyền trượng của Magnus).
Phương pháp 1 - Tìm Staff of Magnus
Bước 1 - Đi đến Labyrinthian.
Bắt đầu từ thành phố Morthal, đi theo con đường về phía nam và rẽ sang hướng đông. Tiếp tục đi theo con đường này và rẽ phải ở khúc quanh đầu tiên dẫn về phía nam. Men theo đường mòn và bạn sẽ đến được lối vào của Labyrinthian - một thành phố bị bỏ hoang trong đống đổ nát.
Bước 2 - Giết Morokei.
Khám phá Labyrinthian cho đến khi bạn lên đến căn phòng ở tầng ba, được gọi là Labyrinthian Tribune. Tại đây, bạn sẽ tìm được linh mục rồng Morokei, gã này đang giữ quyền trượng của Magnus; hãy giết hắn.
Những vũ khí tầm xa như cung tên và phép thuật rất hiệu quả khi đấu với Morokei. Vũ khí cận chiến như kiếm hoặc rìu cũng có thể gây sát thương cho linh mục nhưng không hiệu quả bằng. Bên cạnh đó, hãy tránh những đòn phép thuật gây sốc mà hắn ta đánh ra vì bạn sẽ bị thương nghiêm trọng nếu trúng phải .
Bước 3 - Lấy quyền trượng.
Sau khi Morokei bị đánh bại, hãy tiếp cận và tìm kiếm trong đống tro tàn để lấy mặt nạ của hắn và Staff of Magnus.
Bước 4 - Trở lại Winterhold.
Sau khi giết Morokei, bạn sẽ tìm thấy một cánh cửa bên trong Labyrinthian Tribune dẫn về thế giới bên ngoài. Hãy thoát ra bằng cánh cửa này và trở về Winterhold theo con đường đi về hướng đông bắc từ nơi bạn ở.
Phương pháp 2 - Tìm Ancano
Bước 1 - Đến học viện.
Sau khi đến Winterhold, một cơn gió mạnh sẽ thổi qua sân trong và khiến bạn khó di chuyển. Hãy trang bị Staff of Magnus, hướng quyền trượng vào chỗ trống và nhấn nút “Attack” (Tấn công) trên bảng điều khiển. Lối vào học viện sẽ được dọn trống.
Bước 2 - Tìm Ancano.
Đi vào tòa tháp lớn nhất khu với tên gọi “The Hall of Elements”. Bên trong tòa tháp, Ancano đang truyền ma thuật vào một quả cầu lớn, đây chính là Eye of Magnus.
Lúc này, Tolfdir (nhân vật tự động) sẽ tiến vào phòng và nói chuyện với Ancano. Sau khi cuộc đối thoại này hoàn tất, Ancano sẽ làm Tolfdir bị tê liệt, đây là lúc để bạn tấn công.
Bước 3 - Đóng Eye of Magnus.
Sau khi Tolfdir gục xuống sàn, hãy hướng Staff of Magnus về phía quả cầu lớn Eye of Magnus. Bạn sẽ thấy mắt của Magnus từ từ khép lại, năng lượng phát ra từ đó cũng giảm dần. Tiếp tục hướng quyền trượng về phía quả cầu cho đến khi nó khép lại hoàn toàn.
Không nên tấn công Ancano nếu Eye of Magnus vẫn chưa khép lại hoàn toàn. Ancano vốn bất khả chiến bại trước mọi hình thức tấn công nếu quả cầu vẫn còn tỏa năng lượng.
Bước 4 - Giết Ancano.
Sau khi Eye of Magnus đã đóng, hãy tiếp cận và tấn công Ancano bằng bất kỳ vũ khí hoặc phép thuật mà bạn có cho đến khi hắn bị đánh bại.
Thỉnh thoảng, Ancano sẽ cố gắng mở lại Eye of Magnus để trở nên bất khả chiến bại. Khi đó, bạn chỉ cần lặp lại bước 3 cho đến khi quả cầu khép lại để Ancano tiếp tục bị thương.
Những phép thuật hệ lửa mà bạn đã học trong những màn game trước đó sẽ trở nên rất hiệu quả khi đấu với Ancano.
Sau khi Ancano bị đánh bại, Tolfdir sẽ tỉnh dậy. Hãy nói chuyện với Tolfdir để tiếp tục nhiệm vụ.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Vi%E1%BA%BFt-theo-%C4%90%E1%BB%8Bnh-d%E1%BA%A1ng-MLA | Cách để Viết theo Định dạng MLA | Định dạng MLA (Modern Language Association – Hiệp hội Ngôn ngữ Hiện đại) là một trong những phong cách viết chính được sử dụng trong viết học thuật và viết chuyên nghiệp. Khi viết nghiên cứu hoặc bài báo khoa học theo phong cách MLA, bạn hãy ghi nhớ những quy tắc sau đây.
Phương pháp 1 - Trang Bìa
Bước 1 - Không được đính kèm trang bìa bên ngoài vào nếu không có yêu cầu cụ thể.
Theo các quy tắc định dạng MLA tiêu chuẩn, trang bìa, hay trang tiêu đề riêng, không cần thiết và không được đưa vào hầu hết các bài viết khoa học.
Với suy nghĩ đó, đôi khi giáo viên hướng dẫn sẽ yêu cầu sinh viên tạo trang bìa cho bài viết theo phong cách MLA, đặc biệt là đối với những bài viết dài. Loại thông tin cần được đưa vào trong trường hợp này cũng theo quy định.
Bước 2 - Căn giữa tiêu đề.
Tiêu đề của bạn phải được căn giữa và để ở vị trí một phần ba của trang tính từ trên xuống.
Tiêu đề phải đầy đủ thông tin nhưng cũng mang tính sáng tạo.
Nếu bạn đưa thêm tiêu đề phụ, hãy để nó cùng dòng với tiêu đề chính và ngăn cách với tiêu đề chính bằng dấu hai chấm.
Chữ cái đầu tiên của tất cả các từ quan trọng phải viết hoa. Không viết hoa những tiểu từ như “các”, “một”, hay “và”, nếu chúng không phải là từ đầu tiên của tiêu đề chính hoặc tiêu đề phụ.
Bước 3 - Ghi đầy đủ họ tên của bạn.
Bạn phải ghi đầy đủ họ tên của mình ở giữa trang, căn giữa, và đằng trước là từ “Người viết”.
Gõ “Người viết” trên một dòng, ấn phím “Enter”, và điền đầy đủ họ tên ở dòng tiếp theo.
Tên của bạn phải viết theo định dạng "Họ, Tên".
Bước 4 - Kết thúc bằng tên lớp, tên giáo viên hướng dẫn, và ngày nộp bài.
Ở hai phần ba trang giấy tính từ trên xuống, bạn phải cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết này.
Đánh tên lớp và khóa học vào một dòng.
Dòng tiếp theo, ghi tên giáo viên hướng dẫn.
Dòng cuối cùng, đánh ngày nộp bài viết theo định dạng Ngày, Tháng, Năm.
Phương pháp 2 - Định dạng MLA Chung
Bước 1 - Căn lề 2,5 cm.
Lề trên, dưới, trái, và phải phải được căn lề rộng 2,5 cm.
Đối với hầu hết các chương trình soạn thảo, bạn có thể thay đổi lề bằng cách vào "Page Layout" (Bố trí trang) nằm ở bên dưới trình đơn "File". Trong hộp thoại "Margins" (Lề), bạn có thể thay đổi lề sang kích thước phù hợp.
Bước 2 - Tạo khoảng cách đôi giữa các dòng.
Từ trang đầu tiên trở đi, toàn bộ bài viết của bạn phải được căn dòng gấp đôi. Lưu ý rằng không được để thừa dấu cách ở cuối mỗi đoạn.
Để thay đổi khoảng cách giữa các dòng, bạn vào “Page Layout” nằm ở bên dưới trình đơn “File”. Trong hộp thoại “Line Spacing” (Khoảng cách dòng), chọn khoảng cách là “2.0”.
Bước 3 - Sử dụng phông chữ 12.
Phông chữ và kích cỡ chữ tiêu chuẩn cho các bài báo theo phong cách MLA là 12-point Times New Roman.
Nếu bạn muốn sử dụng phông chữ khác thay vì Times New Roman, hãy chọn một phông chữ đơn giản, dễ đọc, và không quá to.
Bước 4 - Tạo dòng chữ chạy đầu trang.
Dòng chữ chạy đầu trang sẽ xuất hiện trên mỗi trang ở cùng một vị trí. Nó bao gồm tên bạn và số trang, và phải nằm ở góc trên cùng bên phải của trang.
Vào thanh công cụ "Header and Footer" (Đầu trang và Cuối trang) trong trình soạn thảo, thường là ở bên dưới trình đơn "View" (Xem). Đánh tên bạn và ấn vào biểu tượng số trang trong hộp tùy chọn để tự động điền số trang hiện tại cho trang tương ứng.
Phương pháp 3 - Định dạng Trang Đầu tiên
Bước 1 - Đánh đề mục vào góc trên cùng bên trái.
Đề mục nhất thiết phải có tất cả thông tin như trên trang bìa. Đánh tên đầy đủ của bạn, tên giáo viên hướng dẫn, tên khóa học, và ngày nộp vào góc trên cùng bên trái.
Đánh tên đầy đủ của bạn vào dòng đầu tiên.
Trên dòng tiếp theo, đánh chức danh và tên giáo viên hướng dẫn.
Trên dòng thứ ba, đánh tên lớp, khóa học.
Đánh ngày nộp bài vào dòng cuối cùng theo định dạng Ngày, Tháng, Năm.
Bước 2 - Căn giữa tiêu đề.
Ở dòng phía sau dòng ngày tháng, bạn phải đánh tên tiêu đề bài viết. Tiêu đề này phải được căn giữa.
Không được phóng to, in nghiêng, gạch chân, hay in đậm tiêu đề.
Tiêu đề trang phải đầy đủ thông tin và mang tính sáng tạo.
Nếu có tiêu đề phụ, đánh nó trên cùng một dòng với tiêu đề chính và ngăn cách với tiêu đề chính bằng dấu hai chấm.
Chữ cái đầu tiên của tất cả các từ quan trọng phải được viết hoa. Không viết hoa những tiểu từ như “các”, “một”, hoặc “và”, nếu chúng không là từ đầu tiên của tiêu đề chính hoặc tiêu đề phụ.
Bước 3 - Viết thân bài.
Ngay sau dòng tiêu đề, căn lề trái văn bản và bắt đầu viết đoạn văn mở đầu cho bài viết.
Phương pháp 4 - Thân Bài
Bước 1 - Lùi đầu dòng đối với dòng đầu tiên của mỗi đoạn.
Dòng đầu tiên của mỗi đoạn phải được lùi vào 1,25 cm.
Bạn có thể nhấn phím “Tab” trên bàn phím để lùi đầu dòng.
Không cần thiết phải cách đoạn bằng dòng trống. Bản thân việc lùi dòng này đủ để đánh dấu bắt đầu một đoạn mới.
Bước 2 - Tách thân bài báo thành các đề mục nhỏ nếu phù hợp.
Nếu bài báo của bạn dài, giáo viên hướng dẫn có thể yêu cầu bạn phải tách thân bài thành các đề mục khác nhau.
Lời khuyên cho viết đề mục theo phong cách MLA là đánh số mỗi phần bằng một chữ số Ả rập và một dấu chấm. Tiếp theo dấu chấm là dấu cách sau đó mới đến tên đề mục.
Chữ cái đầu tiên của mỗi từ trong tên đề mục đều phải viết hoa.
Tên đề mục thường phải căn giữa và nằm riêng một dòng.
Bước 3 - Ghi số nếu bài viết có hình ảnh hoặc bảng biểu.
Khi bài viết MLA của bạn có tranh ảnh hoặc bảng biểu, hãy căn giữa số liệu và đánh số, dán nhãn, hoặc trích nguồn thông tin.
Sử dụng "Hình 1", "Hình 2", v.v. cho các hình minh họa. Sử dụng "Bảng 1", "Bảng 2", v.v. cho bảng biểu.
Dán nhãn nhanh cho số liệu bằng những từ miêu tả như "hoạt hình" hoặc "bảng thống kê".
Cung cấp tên tác giả, số liệu được xuất bản ở nguồn nào, ngày xuất bản, và số trang.
Tất cả thông tin phải gói gọn trong một dòng duy nhất bên dưới hình ảnh.
Phương pháp 5 - Trích dẫn Trong Văn bản
Bước 1 - Sử dụng trích dẫn trong dấu ngoặc đơn cho tất cả các tài liệu đi mượn.
Bất cứ khi nào bạn trích dẫn trực tiếp, diễn giải, hoặc tóm tắt trong bài viết, bạn phải trích dẫn nguồn của tài liệu đó bên trong dấu ngoặc đơn sau khi trình bày tài liệu.
Nếu có, ghi tên tác giả và số trang của tài liệu trích dẫn.
Nếu tài liệu đến từ nguồn trực tuyến và không có số trang, bạn chỉ cần phải đưa tên tác giả vào.
Nếu không có tên tác giả, hãy trích một phần viết tắt của tiêu đề tài liệu nguồn.
Lưu ý rằng nếu bạn đã giới thiệu tên tác giả trước đó, bạn không cần phải ghi tên tác giả trong dấu ngoặc đơn nữa.
Bước 2 - Định dạng các trích dẫn trong văn bản.
Hầu hết các trích dẫn đều nằm trong văn bản, nghĩa là không yêu cầu phải có định dạng đặc biệt nào và chúng có thể được xử lý như văn bản thông thường.
Luôn luôn đưa trích dẫn vào trong câu. Đừng bao giờ viết theo kiểu "trích dẫn lửng lơ", một loại trích dẫn không nằm trong câu nào và không có dẫn dắt.
Đằng sau các trích dẫn nằm trong dấu ngoặc đơn phải có dấu phẩy và dấu chấm. Dấu ngoặc đơn phải nằm bên ngoài dấu đóng ngoặc kép.
Bước 3 - Định dạng đoạn trích.
Nếu trích dẫn dài hơn ba dòng , bạn phải tách nó ra khỏi phần còn lại của văn bản dưới dạng đoạn trích.
Để bắt đầu đoạn trích, nhấn phím "Enter" để chuyển sang một dòng mới.
Mỗi dòng của đoạn trích phải được lùi vào trong thêm 1,25 cm.
Bạn không cần phải viết dấu ngoặc kép đối với đoạn trích, nhưng vẫn phải có trích dẫn trong ngoặc đơn.
Phương pháp 6 - Trang Chú thích
Bước 1 - Căn giữa tiêu đề "Chú thích".
Không in nghiêng, in đậm, hoặc gạch chân đề mục này.
Nếu bạn chèn bất cứ chú thích (endnote) nào vào bài viết, các chú thích này sẽ tự nhảy sang một trang riêng bên dưới phần chính của bài viết. Không được chọn chúng là lời chú cuối trang (footnote) vì làm như vậy chúng sẽ nhảy xuống phần cuối mỗi trang viết.
Bước 2 - Đánh số các chú thích.
Nếu bạn chèn chú thích bằng cách sử dụng công cụ endnote trong word, việc đánh số sẽ được thực hiện tự động cho bạn.
Nếu không, hãy đánh số các chú thích bằng chữ số Ả Rập tương ứng với phần được ghi chú trong bài báo.
Dòng dầu tiên của mỗi chú thích phải được lùi vào 1,25.
Bước 3 - Chỉ đưa những thông tin ngắn gọn nhưng quan trọng vào trong chú thích.
Chú thích phải được sử dụng để thảo luận những thông tin không liền mạch với đoạn văn bản mà nó liên quan.
Chú thích không được dài quá ba hoặc bốn dòng. Tránh các diễn giải rườm rà. Chú thích không phải là lúc thích hợp để đưa ra các điểm hoàn toàn mới.
Phương pháp 7 - Phụ lục
Bước 1 - Căn giữa đề mục "Phụ lục".
Không in nghiêng, in đậm, hoặc gạch chân đề mục này.
Nếu có nhiều phụ lục, ghi chúng là “Phụ lục A”, “Phụ lục B”, v.v.
Bước 2 - Bổ sung những thông tin liên quan nhưng không cần thiết.
Thông tin trong phần phụ lục phải liên quan đến bài viết nhưng không quan trọng hoặc cần thiết đối với lập luận của bạn.
Phụ lục là cách để đưa những thông tin liên quan mà không làm ảnh hưởng đến lập luận chính của bài viết.
Phương pháp 8 - Trang Tài liệu Tham khảo
Bước 1 - Căn giữa đề mục “Tài liệu Tham khảo”.
Không in nghiêng, in đậm, hoặc gạch chân đề mục này.
Trang “Tài liệu Tham khảo” phải liệt kê tất cả các tài liệu mà bạn đã trích dẫn trực tiếp trong thân bài.
Tất cả bài viết theo định dạng MLA phải có trang “Tài liệu Tham khảo”.
Bước 2 - Tài liệu trích dẫn được sắp xếp theo thứ tự chữ cái.
Tất cả trích dẫn phải được liệt kê theo thứ tự chữ cái của tên tác giả.
Nếu không rõ tác giả, sắp xếp tài liệu trích dẫn theo thứ tự chữ cái của từ đầu tiên của tên bài báo hay tên sách.
Bước 3 - Trích dẫn sách.
Định dạng cơ bản để trích dẫn sách bao gồm tên tác giả, tên sách, thông tin xuất bản, và phương tiện xuất bản.
Viết tên tác giả theo định dạng "Họ, Tên". Theo sau là dấu chấm.
In nghiêng tên sách và viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi từ. Theo sau là dấu chấm.
Viết tên thành phố nơi xuất bản đằng sau dấu hai chấm, kế đến là tên nhà xuất bản. Theo sau đó là dấu phẩy và năm xuất bản. Kết thúc bằng dấu chấm.
Cuối cùng là ghi phương tiện xuất bản, "In" hoặc "eBook". Kết thúc bằng dấu chấm.
Bước 4 - Trích dẫn bài báo tạp chí.
Một bài báo tạp chí thông thường phải có tên tác giả, tên bài báo, tên tạp chí, thông tin phát hành, và phương tiện xuất bản.
Viết tên tác giả theo định dạng Họ, Tên. Đằng sau là dấu chấm.
Đưa tên bài báo vào trong dấu ngoặc kép và sau đó là dấu chấm. Chữ cái đầu tiên của mỗi từ phải viết hoa.
In nghiêng tên tạp chí và sau đó là dấu chấm. Chữ cái đầu tiên của mỗi từ phải viết hoa.
Ghi số phát hành, đằng sau là năm xuất bản bên trong dấu ngoặc đơn. Đặt dấu hai chấm đằng sau năm xuất bản và sau đó là số trang. Theo sau là dấu chấm.
Sau cùng là phương tiện xuất bản và dấu chấm cuối cùng.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Tra-c%E1%BB%A9u-th%C3%B4ng-tin-s%E1%BB%91-%C4%91i%E1%BB%87n-tho%E1%BA%A1i-l%E1%BA%A1 | Cách để Tra cứu thông tin số điện thoại lạ | Nhận được cuộc gọi từ một số lạ có thể khiến bạn bị căng thẳng. Nếu không ai để lại lời nhắn, bạn sẽ phân vân liệu mình có nên gọi lại hay không. May thay, có nhiều cách để nhận diện số lạ. Đầu tiên, hãy tra cứu số điện thoại trực tuyến thông qua các trang web như Facebook. Nếu cách này không hiệu quả, bạn có thể tải những ứng dụng cho điện thoại thông minh của mình để hỗ trợ việc truy tìm danh tính số lạ. Hãy cẩn thận khi xử lý các số lạ, vì bạn cần chắc chắn để chặn những cuộc gọi làm phiền và cuộc gọi tiếp thị.
Phương pháp 1 - Định vị số điện thoại bằng công cụ trực tuyến
Bước 1 - Nhập số điện thoại vào công cụ tìm kiếm.
Nếu số lạ đến từ một cơ sở lớn, bạn có thể tìm ra nó bằng cách tra cứu. Điều đầu tiên cần làm với một số lạ là nhập vào công cụ tìm kiếm và xem liệu có kết quả nào có thể nhận diện được hay không. Bạn có thể tìm thấy một công ty địa phương và doanh nghiệp lớn, chẳng hạn như ngân hàng, đang cố liên hệ với bạn.
Bước 2 - Nhập số điện thoại vào Facebook.
Nếu đang dùng Facebook, bạn thực sự có thể sử dụng để xác định cuộc gọi từ số lạ. Chỉ cần nhập số vào thanh tìm kiếm của Facebook. Bạn có thể tìm thấy một hồ sơ liên kết với số điện thoại qua mạng.
Hãy nhớ rằng, cách này không phải lúc nào cũng thành công vì các thiết lập quyền riêng tư của một số người sẽ không để số điện thoại của họ liên kết với hồ sơ cá nhân.
Bước 3 - Sử dụng một trang web tra cứu điện thoại đảo ngược.
Nếu nhập "tra cứu điện thoại đảo ngược" ("reverse phone lookup") vào công cụ tìm kiếm, bạn sẽ tìm thấy nhiều trang web cho phép nhập số điện thoại để nhận diện cuộc gọi. Hãy thử một vài trang web dưới đây để xem liệu có trang nào trong số chúng mang lại kết quả hữu ích.
Ở Mỹ, các trang web đáng tin cậy bao gồm White Pages, Reverse Phone Lookup và AnyWho. Tại Việt Nam, bạn có thể truy cập vào các trang White Pages Vietnam, Reverse Phone Lookup Vietnam.
Một số trang web sẽ không thể cung cấp cho bạn chính xác tên người gọi, tuy nhiên có thể cung cấp cho bạn vị trí chung của người gọi. Điều này có thể giúp thu hẹp phạm vi cuộc gọi. Ví dụ: nếu bạn biết một người học cùng lớp ở một khu phố cụ thể trong thành phố, số điện thoại đó có thể liên quan đến khu vực này. Nếu gần đây bạn đã cho người đó số của bạn, họ có thể đã gọi cho bạn.
Phương pháp 2 - Sử dụng ứng dụng điện thoại để nhận diện số lạ
Bước 1 - Sử dụng ứng dụng Facebook.
Nếu ứng dụng Facebook trên điện thoại di động đã được tải về, bạn có thể sử dụng ứng dụng này để xác định số lạ. Ứng dụng Facebook đôi khi sẽ quét danh bạ hoặc những người đã gọi cho bạn. Nếu lướt qua thanh tìm kiếm "Những người bạn có thể biết" ("People You May Know") trên Facebook, Facebook có thể đã thêm người gọi vào danh sách này.
Tùy chọn này thường mang lại hiệu quả cao nhất nếu bạn hình dung được phần nào về người có thể đang cố gắng liên lạc với bạn.
Bước 2 - Tải ứng dụng điện thoại.
Nhiều ứng dụng điện thoại đa dạng có sẵn cho cả Android và iPhone. Ứng dụng điện thoại sử dụng các công cụ tìm kiếm và cơ sở dữ liệu cá nhân để xác định người gọi. Một số ứng dụng điện thoại cũng cho phép bạn chặn hoàn toàn các cuộc gọi làm phiền.
Một số ứng dụng có thể chiếm nhiều dữ liệu. Nếu một ứng dụng chiếm dữ liệu lớn, có lẽ nên tránh sử dụng nó nếu bạn không thường xuyên nhận được các cuộc gọi từ số lạ.
Bước 3 - Cài đặt ứng dụng CallerID.
Một số ứng dụng điện thoại cho phép cài đặt CallerID trên điện thoại thông minh. CallerID có thể ngay lập tức nhận ra số điện thoại và cung cấp các thông tin như tên, thành phố và địa phương cho hầu hết các cuộc gọi. Nếu ứng dụng CallerID không thể cung cấp tên, nó có thể cung cấp một số thông tin chung trong cuộc gọi đến và sẽ giúp bạn quyết định có nên bắt máy hay không. Các cuộc gọi thường được xác định bằng một số loại thông báo bật lên, tuy nhiên điều này sẽ khác nhau tùy thuộc vào ứng dụng.
Phương pháp 3 - Áp dụng biện pháp đề phòng
Bước 1 - Tránh trả lời các cuộc gọi từ số lạ.
Đừng bao giờ trả lời cuộc gọi từ số lạ vì đó có thể là cuộc gọi lừa đảo. Điều này đặc biệt đúng nếu một số điện thoại cứ liên tục gọi cho bạn mà không để lại lời nhắn. Nếu ai đó thực sự cần liên lạc với bạn, họ sẽ để lại lời nhắn với thông tin về cách thức liên hệ lại cho họ.
Bước 2 - Đọc chính sách bảo mật của các ứng dụng điện thoại một cách cẩn thận.
Ứng dụng điện thoại có thể giúp bạn xác định các cuộc gọi từ số lạ, tuy nhiên thỉnh thoảng sẽ có chính sách bảo mật đáng ngờ. Một số ứng dụng điện thoại sẽ tải danh sách liên lạc của bạn lên cơ sở dữ liệu của họ và có thể hoặc không thể giữ kín thông tin danh bạ của bạn. Trước khi tải ứng dụng điện thoại, hãy đọc kỹ chính sách bảo mật.
Nếu chính sách bảo mật của ứng dụng rất khó hiểu, thì đó có thể là do cố ý dùng từ ngữ khó hiểu để người dùng bỏ qua. Nếu bạn không thể nắm bắt chính sách bảo mật của ứng dụng, đừng tải xuống.
Bước 3 - Báo cáo các cuộc gọi lừa đảo đến cơ quan có thẩm quyền.
Ở Mỹ, nếu bạn liên tục nhận được các cuộc gọi lừa đảo, hãy báo cáo cho Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC). Các cuộc gọi lừa đảo thường được thực hiện bởi các nhà tiếp thị hay nài nỉ khách hàng về thông tin cá nhân, đặc biệt là thông tin tài chính, nhưng lại từ chối trả lời các câu hỏi liên quan đến bản thân và công ty của họ. Bạn có thể báo cáo các cuộc gọi lừa đảo tiềm năng đến 1-888-382-1222.
FTC chỉ kiểm soát các cuộc gọi lừa đảo ở Mỹ. Nếu bạn sinh sống ngoài địa phận nước Mỹ, hãy tìm tổ chức tương đương ở quốc gia của bạn để báo cáo cuộc gọi.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/K%E1%BA%BB-m%E1%BA%AFt-h%C3%ACnh-%C4%91%C3%B4i-c%C3%A1nh | Cách để Kẻ mắt hình đôi cánh | Mắt hình đôi cánh sẽ rất quyến rũ và sắc sảo khi được kẻ đúng, nhưng với người không có kinh nghiệm trang điểm thì kỹ năng này có thể khá khó. Bạn hãy tập kẻ mắt bằng tay không hoặc dùng băng dính làm đường dẫn để có được nét vẽ hoàn hảo, sau đó sửa sang lại đường kẻ mắt cho gọn ghẽ và chờ một chút cho khô. Nếu thích, bạn có thể chải thêm một chút mascara để hoàn thiện đôi mắt.
Phương pháp 1 - Vẽ phác thảo bằng tay không
Bước 1 - Thoa kem che khuyết điểm hoặc kem lót lên mí mắt.
Trước khi kẻ mắt, bạn hãy dùng kem lót mắt hoặc kem che khuyết điểm vùng mắt thoa dưới mắt và trên mí mắt, sau đó tán đều. Bước này sẽ tạo một lớp nền nhẵn mịn và đồng đều cho việc kẻ mắt, đồng thời giúp cho đường kẻ mắt bám tốt hơn vào mí mắt.
Nếu dùng kem che khuyết điểm, bạn nên tìm loại có công thức không chứa dầu. Chất dầu có thể khiến đường kẻ mắt dễ bị lem hơn.
Bước 2 - Đánh một chút phấn mắt nếu thích.
Nếu muốn trang điểm với phấn mắt, tốt nhất là bạn nên đánh phấn mắt trước khi kẻ mắt. Nếu bạn làm ngược lại, đường kẻ mắt có thể bị nhòe và lem nhem khi bạn cố gắng thoa phấn mắt.
Trừ khi định trang điểm nổi bật kiểu dạ hội, có lẽ bạn nên đánh phấn mắt nhẹ khi kết hợp với kiểu kẻ mắt hình cánh.
Bước 3 - Kẻ chì mắt lên đường viền mi trên.
Dùng chỉ kẻ mắt nét mảnh vẽ một đường mỏng càng sát mi mắt trên càng tốt. Cố gắng vẽ sao cho đường kẻ thật mỏng. Đường kẻ này sẽ làm nền cho đường kẻ mắt hình cánh.
Bắt đầu từ góc trong của mắt vẽ ra ngoài. Dừng lại khi vẽ đến cuối đường mi mắt.
Lúc này đường kẻ mi mắt không nhất thiết phải thật gọn ghẽ, nhưng phải mỏng. Bạn sẽ kẻ lại mi mắt lần nữa, vì vậy dù không đều một chút cũng không sao.
Giữ mí mắt càng phẳng càng tốt trong khi kẻ. Nếu cần, bạn có thể ngửa đầu về phía sau và chỉ mở he hé mắt trong khi kẻ đường viền mắt.
Dùng ngón tay út của bàn tay không thuận để giữ căng mí mắt trong khi kẻ.
Thay vì cố gắng kẻ một đường liên tục, bạn hãy vẽ một chuỗi các nét nhỏ. Kẻ như vậy sẽ dễ hơn.
Bước 4 - Tính toán xem cánh mắt nên dài bao nhiêu.
Đặt bút chì kẻ mắt tại điểm cuối đường mi dưới, chếch lên trên theo đường chéo sao cho giống như đường nối dài của viền mi dưới.
Đường kẻ mắt sẽ kéo dài ra ngoài và chéo lên trên.
Với mắt sụp mí, có thể bạn cần tạo góc chếch ra ngoài hơn là hướng lên trên để tránh phần mí sụp.
Để tạo góc phù hợp cho đường kẻ cánh, bạn hãy tưởng tượng một đường nối từ gờ ngoài của cánh mũi đến góc ngoài của chân mày.
Bước 5 - Vẽ một đường mỏng chéo ra ngoài để làm cánh.
Đường kẻ này sẽ trùng với đường nối tưởng tượng khi bạn cầm bút chì kẻ mắt chạm đến mí mắt. Nói cách khác, đường kẻ này gần giống như đường mi trên kéo dài.
Bạn cần một chiếc gương trước khi bắt đầu. Bạn cũng cần tì khuỷu tay và cánh tay trên mặt phẳng vững chắc. Như thế bạn sẽ dễ điều khiển bàn tay hơn!
Bắt đầu từ cuối đường kẻ mi mắt đã vẽ trước đó.
Kẻ một đường chéo khoảng 45 độ ra phía ngoài và hướng lên trên. Đường kẻ nên hướng về phía điểm cuối chân mày.
Độ dài của đường kẻ mắt cánh là tùy vào ý thích của bạn. Vẽ nét ngắn cho kiểu tự nhiên, vẽ kéo dài lên đến dưới xương chân mày nếu bạn muốn ấn tượng hơn, nhưng đừng bao giờ kéo dài đến tận chân mày.
Bước 6 - Vẽ một đường thẳng từ đầu cánh cho đến giữa mí mắt.
Giữ cho mí mắt càng phẳng và căng càng tốt, vẽ một đưởng chéo từ đầu cánh xuống giữ mi trên.
Nhắm mắt khi kẻ. Bạn có thể nhìn bằng mắt kia.
Đặt ngón tay trỏ bàn tay không thuận lên xương chân mày, kéo nhẹ mí mắt trên để giữ căng.
Dùng tay thuận vẽ đường kẻ cánh.
Bước 7 - Tô bên trong khung vừa vẽ.
Dùng chì kẻ mắt tô toàn bộ phần da bên trong khung mà bạn vừa tạo ra.
Không cần phải tô thật kỹ nếu bạn định dùng bút kẻ mắt nước tô lên trên đường kẻ chì.
Tô đường kẻ mắt thật sát vào mi mắt sao cho không chút da nào còn hở. Mục đích ở đây là làm sao để lông mi hòa vào đường kẻ mắt.
Bước 8 - Tô thêm lên đường kẻ mí mắt.
Để làm cho đường kẻ cánh mắt trông như mỏng dần một cách tự nhiên khi tiến vào góc trong của mắt, bạn có thể dùng chì kẻ mắt vẽ các nét ngắn để làm mượt phần góc giữa đầu cánh và đường kẻ mi trên.
Đường kẻ mắt sẽ mỏng nhất ở góc trong cùng của mắt, nhưng phải trông như càng vào trong càng mỏng dần.
Phương pháp 2 - Kẻ mắt theo đường dẫn (phương pháp thay thế)
Bước 1 - Dán một mẩu băng dính nhỏ ở góc mắt.
Mẩu băng dính phải bắt đầu từ góc mắt kéo dài đến cuối chân mày.
Để dễ vẽ hơn, băng dính cần phải thẳng hàng từ mũi đế góc ngoài của mắt, cuối cùng dừng ở đuôi chân mày. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dán băng dính từ góc mắt đến chân mày, nếu có thể.
Nếu muốn cánh mắt không quá nổi bật và không xếch cao, bạn nên dán bằng dính chếch ra ngoài hơn là hướng lên cao.
Đảm bảo băng dính phải sát vào da để đường kẻ mắt không lem xuống bên dưới.
Nếu da quá nhạy cảm với băng dính, bạn có thể dùng thẻ tín dụng hoặc một vật nhỏ có cạnh thẳng đặt sát vào da theo góc tương tự.
Bước 2 - Vẽ một đường kẻ viền theo mi mắt trên.
Dùng chì kẻ mắt nét mảnh vẽ một đường mỏng trên mi mắt trên. Đường kẻ này càng mỏng và càng sát mi trên càng tốt. Kéo dài đường kẻ cho đến khi chạm vào rìa băng dính.
Bắt đầu từ góc trong mắt, vẽ dần ra góc ngoài mắt.
Đường kẻ không cần phải thật gọn gàng vào lúc này, vì bạn sẽ vẽ lại lần nữa. Tuy nhiên, dù đường kẻ có thể không đều, bạn vẫn nên cố gắng không kẻ quá dày để tránh đường kẻ mắt trở nên nặng nề khi hoàn tất.
Giữ cho mí mắt càng phẳng càng tốt khi kẻ mắt. Nếu bạn thấy khó, hãy ngửa đầu về phía sau và chỉ mở hé mắt khi kẻ.
Bước 3 - Kẻ mắt theo rìa băng dính.
Bắt đầu từ cuối đường kẻ viền mắt ở mi trên, vẽ một đường chếch lên dọc theo rìa băng dính, dừng lại ngay bên dưới xương chân mày.
Đừng lo nếu như bạn lỡ vẽ lên băng dính. Nếu băng dính được dán sát vào da, đường kẻ mắt sẽ không lem xuống dưới, nhất là khi bạn dùng bút kẻ mắt nét mảnh.
Cẩn thận bóc băng dính ra khi kẻ xong.
Bước 4 - Tô lại đường kẻ sao cho đường viền góc ngoài mắt dày hơn đường viền góc trong mắt.
Tô lại đường kẻ cánh mắt và đường viền mi trên bằng chì kẻ mắt.
Đừng tô lại ngay từ đầu cánh mắt. Để cho đẹp, nét vẽ ở đầu cánh mắt cần phải mỏng.
Phần cánh mắt ở bên ngoài cần phải vuốt thành nét cong. Nói chung đường kẻ viền mi trên nên vẽ theo hình dạng tự nhiên của mắt, nhưng góc ngoài mắt phải dày hơn và mỏng dần khi vào góc trong mắt.
Phương pháp 3 - Hoàn thiện vẻ ngoài
Bước 1 - Lùi ra xa gương và ngắm lại thành quả của bạn.
Lùi lại một bước. Chớp mắt, bước quanh phòng vài phút và soi gương để nhìn lại toàn bộ gương mặt trước khi ngắm lại đường kẻ mắt lần nữa. Đôi khi, hình ảnh nào đó có thể bị biến dạng khi bạn nhìn quá lâu. Bạn sẽ chỉ đánh giá được thành quả của mình là thành công hay thất bại sau khi đã lùi ra xa và nhìn lại với góc nhìn mới.
Khi ngắm lại đường kẻ mắt, bạn cũng nên so sánh cả hai mắt. Cánh mắt ở hai bên cần phải tương đối đều nhau về góc và độ dài.
Bước 2 - Tô lại đường chì kẻ mắt bằng bút kẻ mắt nước.
Dùng bút kẻ mắt nước để tô đậm đường kẻ mắt hình đôi cánh. Bạn cần tô lại toàn bộ đường kẻ mắt.
Bằng cách tô hai lớp kẻ mắt, bạn sẽ dễ điều chỉnh hình dạng mắt hơn. Đôi cánh trên mắt sẽ đậm nét hơn, sắc sảo hơn.
Tì khuỷu tay thuận lên bàn. Như vậy bàn tay sẽ vững vàng hơn khi kẻ mắt.
Nhớ kẻ mắt càng sát vào đường viền mi càng tốt để tránh tạo khe hở giữa mí mắt và đường kẻ mắt.
Kẻ mắt nước bằng một nét liên tục và mượt mà.
Bước 3 - Xóa các đường viền không đều hoặc vẽ lỗi.
Nếu đường chì kẻ mắt lởm chởm hoặc không đều ở vài chỗ, bạn có thể cẩn thận xóa đi bằng cách nhúng cọ cắt chéo hoặc cọ đánh mắt vào dung dịch tẩy trang để xóa.
Khi cần kíp, bạn cũng có thể dùng tăm bông để xóa các nét vẽ lỗi. Tăm bông đầu nhọn dễ xóa hơn tăm bông đầu tròn.
Bạn cũng có thể dùng kem che khuyết điểm để che đi các lỗi. Dùng ngón tay, cọ trang điểm hoặc tăm bông và nhẹ tay thoa kem che khuyết điểm lên các lỗi hoặc các đường kẻ không gọn.
Bước 4 - Chờ 10 đến 15 giây cho khô.
Sau khi kẻ mắt nước, bạn cần chờ một chút rồi hẵng chớp mắt. Nếu bạn chớp mắt ngay sau khi kẻ, đường kẻ mắt có thể bị nhòe.
Nếu lỡ tay làm nhòe một chút, bạn chỉ cần dùng tăm bông nhúng dung dịch tẩy trang để làm sạch.
Bước 5 - Chải mascara nếu muốn.
Khi đường kẻ mắt đã khô, bạn có thể chải mascara. Chọn màu hợp với màu chì kẻ mắt và chải mặt dưới của hàng mi trên từ gốc đến ngọn lông mi.
Nếu muốn uốn lông mi, bạn hãy uốn sau khi kẻ mắt và trước khi chải mascara.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/C%C3%B3-ph%E1%BA%A3i-iPad-%C4%91%C3%A3-qu%C3%A1-c%C5%A9-%C4%91%E1%BB%83-c%E1%BA%ADp-nh%E1%BA%ADt | Cách để Có phải iPad đã quá cũ để cập nhật | Những chiếc iPad dù hữu dụng và bền đến đâu đi chăng nữa thì bạn cũng không thể sử dụng cả đời. Đến một lúc nào đó, iPad trở nên lỗi thời và không thể tải bản cập nhật iOS mới nhất. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tải về bản cập nhật iOS hoặc ứng dụng từ chối cập nhật, chắc hẳn bạn sẽ tự hỏi có phải iPad đã quá cũ. Đây là bài viết giúp bạn tìm ra đáp án cho câu hỏi đó và nhiều câu hỏi khác xuất hiện trong lúc bạn xác định tình trạng của iPad.
Phương pháp 1 - Làm thế nào để biết iPad đã quá cũ để sử dụng?
Bước 1 - Máy iPad của bạn không có trong danh sách tương thích với cập nhật mới nhất.
Với từng cập nhật, Apple đều phát hành danh sách toàn bộ thiết bị có thể tải về. Nếu bạn không thấy dòng máy của mình trong danh sách và bạn đã sử dụng máy 5-6 năm, thiết bị của bạn đã quá cũ để tải cập nhật mới.
Bước 2 - Máy iPad không thể tải ứng dụng mới hoặc cập nhật ứng dụng đang dùng.
Các nhà phát triển ứng dụng vẫn thường cho phép bạn dùng ứng dụng của họ trên iPad cũ trong khoảng 2-3 năm, kể cả khi iPad không thể cập nhật hệ điều hành. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian này, hầu hết ứng dụng đều không tương thích với phiên bản iOS cũ. Điều đó có nghĩa là bạn không thể sử dụng ứng dụng trừ khi cập nhật phiên bản iOS mới hoặc không thể tải ứng dụng mới từ cửa hàng ứng dụng.
Phương pháp 2 - Làm thế nào để cập nhật iPad không thể cập nhật?
Bước 1 - Bạn không thể làm gì nếu thiết bị quá cũ.
Thật không may khi không có cách nào để vượt qua giới hạn của iPad cũ không thể cập nhật. Những dòng máy này không có đủ dung lượng RAM để vận hành công nghệ tân tiến của những bản cập nhật mới, chẳng hạn như iPadOS 14. Mặc dù iPad của bạn không trở nên vô dụng (vẫn có cách sử dụng iPad cũ không thể cập nhật), nhưng bạn không thể tải phiên bản mới của iOS.
Bước 2 - Đảm bảo iPad có đủ dung lượng để cập nhật.
Nếu iPad không quá cũ và vẫn có thể cập nhật nhưng không thể tải bản cập nhật, bạn cần giải phóng dung lượng bằng cách xóa ứng dụng không sử dụng hoặc ảnh và video đã được sao lưu vào thiết bị khác. Để xem dung lượng bộ nhớ và xác định dữ liệu cần xóa, bạn sẽ truy cập "Settings" (Cài đặt) và chọn "General" (Chung). Tiếp theo, nhấp vào "Storage [dòng máy iPad]" (Bộ nhớ).
Hoặc, bạn có thể cập nhật iPad bằng cách kết nối với máy tính. Nếu máy Mac sử dụng hệ điều hành macOS Catalina 10.15 hoặc mới hơn, bạn dùng Finder. Nếu máy Mac sử dụng hệ điều hành macOS Mojave 10.14 hay cũ hơn hoặc bạn sử dụng máy tính Windows, hãy mở iTunes. Tiếp theo, kết nối iPad với máy tính. Việc còn lại là sử dụng Finder hoặc iTunes để chọn "Check for Update" (Kiểm tra bản cập nhật) và chọn "Download and Update" (Tải về và Cập nhật).
Phương pháp 3 - Tôi có thể làm gì với iPad quá cũ?
Bước 1 - Đổi iPad với Apple.
Bạn có thể đổi một số dòng máy iPad, bao gồm iPad Pro, iPad thế hệ đầu tiên, iPad Air và iPad mini tại cửa hàng Apple nếu muốn nâng cấp. Đem theo iPad cũ khi bạn mua iPad mới; nếu được đổi máy cũ, bạn chỉ cần thanh toán máy iPad mới bằng khoản tiền còn lại sau khi trừ đi giá trị của máy cũ.
Bước 2 - Chuyển iPad cho Apple tái chế.
Có thể iPad của bạn đã quá cũ và không còn phù hợp để đổi. Trong trường hợp này, bạn có thể đem iPad đến cửa hàng Apple để họ tái chế thiết bị. Như vậy, iPad có thể được dùng cho mục đích khác và tiêu hủy đúng cách.
Phương pháp 4 - Làm thế nào để tăng tốc độ của iPad cũ bị chậm?
Bước 1 - Xóa ứng dụng cũ để giải phóng dung lượng.
Việc cài đặt nhiều ứng dụng khiến iPad cũ bị chậm. Hãy kiểm tra và xóa ứng dụng bằng cách truy cập "Settings" (Cài đặt), rồi chọn "General" (Chung). Tiếp theo, nhấp vào "Storage [dòng máy iPad]" (Bộ nhớ). Bạn cũng có thể xóa ứng dụng bằng cách chạm và giữ biểu tượng ứng dụng trên màn hình chính, rồi nhấp vào dấu "x" ở phía trên góc phải.
Ảnh và video được đồng bộ từ thiết bị iCloud khác thường tiêu tốn nhiều dung lượng trên iPad. Hãy điều chỉnh thiết lập iPad để dừng đồng bộ loại dữ liệu này.
Bạn có thể xóa ảnh trên iCloud bằng cách mở cài đặt và chọn "photos" (ảnh) - tại đây, bạn sẽ thấy lựa chọn tắt ảnh iCloud. Tiếp theo, truy cập trang web iCloud, rồi xóa ảnh và video cần xóa tại đó.
Bước 2 - Khởi động lại iPad.
Việc này có thể cải thiện tốc độ của iPad. Ấn và giữ nút tắt/mở màn hình ở phía trên góc phải iPad. Màn hình liền hiển thị lựa chọn "Slide to Turn Power Off" (Trượt để tắt nguồn). Đẩy nút trượt sang phải và tắt nguồn iPad trong vài giây. Việc tiếp theo là bật nguồn iPad bằng cách ấn và giữ nút tương tự. Ấn và giữ nút đó đến khi bạn thấy biểu tượng Apple xuất hiện trên màn hình iPad.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/T%E1%BA%ADp-gi%C3%A3n-c%C6%A1-(cho-tr%E1%BA%BB-em) | Cách để Tập giãn cơ (cho trẻ em) | Nếu có mơ ước trở thành một vận động viên thể dục dụng cụ, một vũ công hay một vận động viên thể thao thành công thì bạn cần tập luyện để trở nên khỏe mạnh và linh hoạt nhất có thể. Trước khi tập các bài giãn cơ, bạn cần nắm được một số thuật ngữ cơ bản. Giãn cơ tĩnh là bạn sẽ giữ nguyên cơ thể ở một tư thế căng cơ thoải mái. Giãn cơ động là bạn sẽ thực hiện lặp lại các động tác chuyển động có cùng biên độ và giãn cơ chủ động là bạn sẽ chủ động siết cơ đối diện với cơ đang được kéo giãn. Khi đã nắm được các thuật ngữ trên rồi thì cùng bắt tay vào khởi động cơ thể thôi nào.
Phương pháp 1 - Học các tư thế giãn cơ cơ bản
Bước 1 - Tập ngồi dạng chân.
Bạn sẽ ngồi chạm mông xuống sàn, duỗi thẳng và mở hai chân rộng nhất có thể. Hướng mũi ngón chân về phía trước và đặt hai tay trước mặt để giữ thăng bằng cho cơ thể. Bạn sẽ cảm nhận được sức căng ở hông và đùi trong.
Giữ nguyên tư thế trong khoảng 15 giây.
Mỗi lần thực hiện tư thế này, bạn hãy cố gắng mở rộng chân ra hơn một chút. Mục tiêu cuối cùng là có thể xoạc ngang.
Khi tập luyện bất kỳ tư thế giãn cơ nào, bạn cần phải kiên trì và không nên quá gắng sức.
Bước 2 - Tập tư thế ngồi gập trước.
Bạn sẽ ngồi chạm mông xuống sàn, hai chân duỗi thẳng về trước và hai tay nâng cao qua đầu, cánh tay duỗi thẳng. Gập người về trước và cố gắng chạm tay vào ngón chân.
Giữ tư thế trong khoảng 15 giây.
Có thể tay bạn sẽ chưa chạm được tới mũi chân. Hãy kiên trì tập luyện, bạn càng dẻo hơn thì sẽ càng tiến gần đến các ngón chân hơn.
Bước 3 - Tập tư thế chùng chân.
Ở tư thế đứng, bạn sẽ bước chân trái lên phía trước, chân phải ở sau. Gập gối trái vuông góc 90 độ và hạ chân phải chạm sàn để thăng bằng cho cơ thể. Đặt hai tay lên chân trái và ấn nhẹ để chân trái giãn cơ sâu hơn.
Giữ nguyên tư thế khoảng 15 giây.
Sau 15 giây, bạn sẽ đổi chân và thực hiện tương tự với chân phải.
Bước 4 - Tập động tác vắt chéo tay trước ngực.
Bạn sẽ đứng dang hai chân (rộng hơn vai một chút). Vắt chéo tay phải ở trước ngực, tay trái giữ và kéo căng tay phải.
Bạn hãy ép chặt tay cho đến khi cảm nhận được sức căng ở vai.
Giữ nguyên tư thế khoảng 10 giây, sau đó đổi tay và thực hiện tương tự.
Bước 5 - Kéo căng tay sau lưng.
Bạn sẽ đứng thẳng, vắt chéo tay phải ra sau lưng. Đưa tay trái ra sau, nắm lấy và kéo căng tay phải. Giữ tư thế trong khoảng 15 giây rồi lặp lại. Lần này, bạn sẽ dùng tay phải để nắm và kéo căng tay trái.
Trong khi thực hiện tư thế này, bạn cố gắng kéo giãn cả cơ cổ. Hãy nghiêng đầu về phía cánh tay đang nắm và kéo căng tay kia. Nếu bạn đang dùng tay trái để nắm và kéo căng tay phải thì hãy nghiêng đầu về bên trái.
Bước 6 - Tập động tác nghiêng lườn.
Bạn sẽ đứng dang hai chân (rộng hơn hông một chút) và dang rộng hai tay sang hai bên. Nghiêng lườn sang bên phải cho đến khi tay phải hướng xuống sàn, tay trái vươn thẳng.
Kéo căng tay trái cho đến khi bạn cảm nhận được cơ vai trái và lườn trái được kéo giãn.
Giữ tư thế này trong khoảng 10 giây rồi đổi bên. Khi nghiêng người sang trái, bạn sẽ thả tay trái hướng xuống sàn, vươn thẳng tay phải.
Bước 7 - Tập tư thế superman.
Bạn sẽ nằm úp xuống sàn, hai tay vươn dài về phía trước (toàn bộ cơ thể sẽ nằm trên một đường thẳng). Nhấc hai tay và hai chân lên khỏi sàn; hai cánh tay cao bằng tai và hai chân cao hơn hông một chút.
Giữ tư thế này khoảng 15 giây.
Khi cơ thể mềm dẻo hơn, bạn hãy cố nhấc chân lên cao hơn nữa.
Phương pháp 2 - Tập giãn cơ với các chuyển động nhẹ nhàng
Bước 1 - Bắt đầu với động tác bật nhảy.
Bạn sẽ đứng thẳng, hai chân chụm vào nhau và hai tay để sát hai bên thân. Bật nhảy tách hai chân, đồng thời đưa hai tay qua đầu. Sau đó nhảy chụm hai chân lại, đồng thời đưa tay về vị trí ban đầu.
Thực hiện động tác này 15 lần liên tiếp để thúc đẩy máu lưu thông.
Khi trưởng thành hơn và khỏe hơn, bạn có thể thực hiện động tác này nhiều lần hơn.
Bước 2 - Tập động tác xoay tròn cánh tay.
Bạn sẽ đứng dang hai chân rộng hơn hông một chút. Nâng hai tay qua đầu, sau đó di chuyển tay theo chuyển động tròn xuống hông rồi lại lên đầu.
Luôn giữ thẳng hai cánh tay.
Xoay tay 10 vòng về phía trước rồi xoay ngược lại 10 vòng về phía sau.
Bước 3 - Nhảy dây.
Bạn sẽ đứng trên chân phải, co chân trái. Hạ chân trái xuống và bật chân phải lên. Tăng tốc chuyển động cho đến khi bạn giống như đang nhảy dây.
Khi đã quen nhảy tại chỗ thì có thể nhảy tiến lên lùi xuống khoảng 1 phút mỗi lần tập.
Khi khỏe hơn và linh hoạt hơn, hãy tăng thời gian nhảy dây mỗi ngày.
Bước 4 - Tập squat.
Bạn sẽ đứng dang hai chân rộng bằng vai, mũi bàn chân hướng về phía trước. Dồn trọng lượng cơ thể vào hai gót chân, từ từ gập gối, hạ thấp người xuống phía sàn giống như đang chuẩn bị ngồi xuống ghế.
Ngừng lại khi mông gần chạm sàn rồi từ từ đứng dậy về tư thế ban đầu và lặp lại động tác.
Hãy đưa hai tay về phía trước để giữ thăng bằng.
Bạn lưu ý sao cho đầu gối không vượt quá ngón chân. Nếu có thể nhìn thấy mũi giày thì bạn đã tập đúng, nếu không thì đầu gối bạn đang đưa về trước quá nhiều.
Phương pháp 3 - Gia tăng sự mềm dẻo bằng các động tác giãn cơ chủ động
Bước 1 - Động tác kéo giãn chân sau.
Bạn sẽ gập chân trái ra sau, tay trái giữ bàn chân trái. Tay phải hướng lên trần nhà xa nhất có thể. Sau khi vươn tay, bạn sẽ kiễng chân phải, đứng trên các ngón chân và giữ thăng bằng tại đây.
Sau khi kéo giãn chân trái, bạn sẽ đổi bên và thực hiện tương tự với chân phải.
Tập luân phiên hai chân, mỗi chân 10 lần.
Bước 2 - Tập tư thế chó úp mặt.
Từ tư thế đứng, bạn sẽ gập người, chạm hai tay xuống sàn. Đi bộ hay tay về trước cho đến khi cơ thể trông giống như một chữ V ngược.
Hai tay rộng bằng vai.
Xòe căng hết các ngón tay.
Hai chân dang rộng bằng hông.
Hãy cố gắng chạm gót xuống sàn.
Bước 3 - Tập tư thế cái cây.
Bạn sẽ đứng thẳng, hai chân khép. Nhấc chân phải lên và gài chân phải vào trong đùi trái (trên đầu gối). Chắp hai tay tay trước ngực.
Đứng ở tư thế này khoảng 10 giây rồi đổi bên.
Khi đứng khép chân, bạn sẽ để hai ngón chân cái chạm nhau và hơi tách hai gót chân.
Đảm bảo cơ thể được thăng bằng.
Không đặt chân lên đầu gối để tránh làm tổn thương khớp gối.
Bước 4 - Tập tư thế cánh cung.
Bạn sẽ nằm úp, hai tay duỗi dọc hai bên – lòng bàn tay hướng lên trên. Gập gối và hai tay nắm lấy hai mắt cá chân.
Khi hít vào, bạn hãy cố gắng nâng đầu gối và đùi lên cao hơn.
Giữ tư thế này trong khoảng 5 giây. Nghỉ một lát rồi thực hiện lại động tác hai lần nữa.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/U%E1%BB%91ng-r%C6%B0%E1%BB%A3u-vang | Cách để Uống rượu vang | Uống rượu vang không đơn giản chỉ là hớp một ngụm rượu mà đòi hỏi phải có kỹ năng. Tuy rằng rượu vang có hàng ngàn loại khác nhau, nhưng bạn có thể nắm vững một vài yếu tố về kinh nghiệm uống rượu vang để tận hưởng tối đa lợi ích. Khi tìm hiểu về các thành phần của rượu vang, chẳng hạn như hương vị, sự tinh tế, và độ mạnh, bạn sẽ có thể tìm được loại rượu vang phù hợp cho mình.
Phương pháp 1 - Thưởng thức rượu
Bước 1 - Nhờ người giới thiệu.
Nếu mới bắt đầu uống rượu vang, bạn nên đến cửa hàng chuyên kinh doanh rượu vang để tham khảo ý kiến lựa chọn loại rượu phù hợp. Nếu gần nhà không có cửa hàng rượu đặc sản thì bạn có thể đến cửa hàng rượu thông thường hay siêu thị, ở đó có đầy đủ các loại rượu vang để bạn lựa chọn.
Giải thích với chuyên gia rượu vang hoặc nhân viên cửa hàng về loại hương vị ưa thích để họ giúp bạn chọn loại rượu tốt nhất.
Nếu có dự định dùng rượu kèm với thức ăn, bạn nên cung cấp thông tin món ăn để họ chọn giúp loại rượu phù hợp.
Bước 2 - Chọn rượu vang.
Điều quan trọng là bạn cần nắm rõ đặc điểm cần tìm của rượu vang, vì chúng có rất nhiều loại. Bạn muốn rượu có hương vị mạnh hay nhẹ? Hương vị tương ứng với độ nặng của rượu vang khi cảm nhận trong miệng. Bạn thích rượu vang nguyên chất hay ngọt? Trong thuật ngữ của rượu, nguyên chất ngược lại so với ngọt. Bạn thích uống rượu vang nặng hay dịu nhẹ? Rượu vang có axit làm mát thuộc loại rượu có vị chua, còn rượu vang dễ uống được gọi là rượu êm.
Các loại rượu vang đỏ phổ biến nhất đó là Cabernet Sauvignon, Merlot, và Pinot Noir.
Thử rượu vang trắng. Một số loại rượu vang trắng phổ biến bao gồm Chardonnay, Pinot Grigio, và Sauvignon Blanc.
Bước 3 - Rót khoảng 30-60 ml rượu vào cốc để thử trước khi uống cốc đầy.
Thông thường bạn có thể uống vài ngụm trước khi uống một cốc đầy. Thử rượu đúng cách là phương pháp để xác định xem liệu bạn có thích hương vị chung của rượu vang hay không.
Bước 4 - Trải nghiệm hương thơm.
Lắc rượu trong cốc để trải ra bề mặt rộng hơn. Cách này giúp rượu vang tiếp xúc nhiều với không khí và làm tăng mùi thơm của rượu. Lắc rượu bằng cách giữ phần đáy hoặc chân cốc. Ngửi mùi hương trong khi lắc cốc rượu. Một số mùi thơm phổ biến bao gồm vị hoa quả, gia vị, thảo dược và hoa.
Ngửi mùi rượu vài lần, lắc trước khi ngửi. Rượu phức hợp có nhiều mùi, và việc ngửi từng hương thơm khác nhau có tác dụng làm tăng mùi vị của rượu.
Mùi vị chung của rượu vang là sự kết hợp giữa hương thơm và vị ngon, vì thế bạn không nên bỏ qua bước ngửi rượu.
Bước 5 - Thử rượu.
Thử bằng từng ngụm nhỏ. Tráng rượu xung quanh vòm miệng bằng cách mút nhẹ trong miệng. Ngậm rượu từ 5-10 giây trước khi nuốt để cảm nhận hương vị. Sau khi nuốt, chú ý đến mùi vị sau đó. Rượu vang chất lượng cao thường có sự hoàn thiện rõ ràng. Mùi vị sau khi uống sẽ đọng lại trên vòm miệng trong một thời gian.
Phương pháp 2 - Uống rượu vang
Bước 1 - Uống từng ngụm rượu.
Rượu vang có vị ngon nhất khi uống từng ngụm và nhấm nháp, thay vì nuốt ực. Uống từng hớp nhỏ, và ngậm rượu ở giữa phần lưỡi trước khi nuốt. Cách này giúp bạn thưởng thức nhiều hương vị của rượu.
Rượu vang đỏ thường có mùi vị nồng và ngon nhất khi uống từng ngụm và nhấm nháp. Bạn có thể dùng kèm bữa tối hoặc tráng miệng hoặc uống riêng. Uống rượu vang thật chậm để thật sự cảm nhận hương vị của rượu. Lắc rượu trước khi uống từng ngụm để rượu được ô-xi hóa tốt hơn.
Rượu vang trắng có thể uống riêng nhưng vẫn có thể kết hợp với nhiều loại đồ ăn và tráng miệng. Rượu vang trắng thường tươi mát hơn rượu vang đỏ, vì thế chúng có tác dụng cân bằng hương vị nồng một cách tinh tế. Mỗi lần uống một ngụm rượu vang trắng, và để mùi vị của rượu lưu lại trên vòm miệng trước khi nuốt.
Bước 2 - Kết hợp rượu với thức ăn phù hợp.
Bạn cần xem xét nhiều yếu tố khi dùng rượu vang với thức ăn, dễ nhất là nghĩ đến cách kết hợp cân bằng. Ví dụ, rượu vang sủi bọt thường hợp với thức ăn mặn, chiên xào. Sự các-bon hóa và axit cạnh tranh và lọc sạch muối ra khỏi vòm miệng khi uống từng ngụm.
Chọn rượu vang trắng êm với thức ăn như cá béo hoặc nước sốt kem. Ví dụ, Chardonnay sẽ rất ngon khi ăn cùng với cá chẳng hạn như cá hồi hoặc hải sản sốt rượu.
Kết hợp Rosé nguyên chất với thức ăn béo ngậy. Một số loại phô mai thường phù hợp với rượu vang trắng, và số khác thì hợp với rượu vang đỏ. Tuy nhiên, hầu hết phô mai kết hợp tốt với rosé nguyên chất có tính axit của rượu vang trắng và mùi trái cây của rượu vang đỏ.
Rượu vang đỏ chẳng hạn như Cabernet và Bordeaux thích hợp với thịt đỏ như thịt nướng và sườn. Chúng làm mát vòm miệng sau khi cắn từng miếng thịt.
Đối với đồ tráng miệng, bạn nên chọn rượu có vị ngọt hoặc ngọt hơn món tráng miệng. Ví dụ, kết hợp sô cô la đắng và rượu vang đỏ ngọt chẳng hạn như Zinfandel thu hoạch muộn.
Tìm hiểu kết hợp thức ăn và rượu vang để chọn loại thức ăn phù hợp cho từng loại rượu.
Bước 3 - Đổi rượu.
Khi uống và thưởng thức rượu vang, người ta thường thử nhiều loại rượu vang đỏ và trắng. Bạn nên chuyển đổi từ rượu vang nhẹ và ngọt sang rượu nguyên chất nặng hơn. Nếu muốn thử rượu vang đỏ và trắng, bạn nên uống rượu vang trắng trước rồi mới đổi sang rượu vang đỏ. Nếu uống rượu vang đỏ trong bữa ăn, bạn nên uống chardonnay kèm theo bữa tối, và uống rượu vang đỏ sau khi ăn. Ngoài ra bạn có thể chọn rượu vang đỏ ngọt để dùng kèm món tráng miệng.
Phương pháp 3 - Chuẩn bị rượu
Bước 1 - Mở rượu.
Chai rượu vang có nhiều loại, hầu hết là có nút bần hoặc nút chai. Loại nút chai thường dễ mở giống như chai nước thông thường. Loại nút bần thì khó hơn một chút.
Bạn cần dùng dụng cụ mở nút chai để mở chai rượu vang nút bần. Bắt đầu bằng gỡ bỏ lớp lá kim loại trên nắp chai. Sau đó xoay phần xoắn ốc của dụng cụ mở nắp chai. Sau khi ấn một nửa phần xoắn ốc vào trong nút bần, nâng tay cầm dụng cụ để tháo nút bần ra khỏi chai rượu.
Nếu bạn không có dụng cụ mở nút chai thì có thể dùng dao Sommelier hoặc thậm chí là một chiếc giày để mở chai rượu.
Bước 2 - Chuẩn bị rượu ở nhiệt độ thích hợp.
Để cảm nhận tối đa hương vị của rượu vang, bạn nên chuẩn bị ở nhiệt độ lý tưởng. Rượu vang đỏ nên được bảo quản ở nhiệt độ gần với nhiệt độ phòng, trong khi rượu vang trắng nên được bảo quản lạnh.
Hầu hết rượu vang đỏ có mùi vị hấp dẫn ở nhiệt độ trong khoảng 13-18 độ C; hơi lạnh hơn một chút so với nhiệt độ phòng. Để có được mức nhiệt này, bạn nên ướp rượu vang đỏ vào xô đá hoặc tủ lạnh khoảng 10 phút ngay trước khi sử dụng.
Rượu vang trắng có vị ngon nhất khi ở nhiệt độ 5-8 độ C. Do đó bạn nên cất rượu vang trắng vào tủ lạnh. Để rượu vang trắng đạt được mức nhiệt này, bạn nên lấy chai rượu ra khỏi tủ lạnh 20 phút trước khi sử dụng.
Bước 3 - Sử dụng cốc rượu phù hợp.
Cốc rượu vang trắng thường nhỏ hơn cốc rượu vang đỏ. Lý do là vì rượu vang trắng không cần phải ô-xi hóa như rượu vang đỏ. Khi uống rượu vang trắng, bạn nên chọn cốc có bầu nhỏ và miệng thon. Điều này giúp lưu giữ hương thơm của rượu, giúp cho mùi vị được lưu lại lâu hơn. Rượu vang đỏ cần được ô-xi hóa để tăng mùi vị, do đó cốc rượu vang đỏ thường lớn hơn cốc rượu vang trắng. Do hình dạng bầu cốc, cốc rượu vang đỏ cho phép rượu tiếp xúc nhiều với không khí. Khi hơi rượu bốc lên, mùi đặc trưng của rượu trở nên rõ rệt và mạnh mẽ hơn.
Khi uống rượu vang, bạn luôn phải nắm phần chân cốc và không giữ bầu cốc khiến cho rượu ấm lên với tốc độ nhanh.
Bước 4 - Rót rượu vào cốc.
Cách rót rượu vang đỏ và trắng có sự khác biệt nhỏ. Bạn nên rót lượng rượu phù hợp vào trong cốc để cảm nhận rượu tốt nhất.
Khi uống rượu vang đỏ, bạn nên đưa chai rượu vang lại gần cốc và nhẹ nhàng rót rượu đầy nửa cốc, tương đương thể tích 120 ml. Ngừng rót rượu bằng cách nhẹ nhàng xoắn chai hướng lên trên miệng cốc để tránh nhỏ giọt và tràn ra ngoài.
Khi rót rượu vang trắng, dùng khăn giấy bọc quanh cổ chai để cách nhiệt trước khi rót. Cách này giúp tay bạn không làm ấm rượu. Sau đó từ từ rót rượu đầy 1/3 cốc tương đương khoảng 90 ml. Ngừng rót rượu bằng cách xoắn nhẹ chai hương lên trên để tránh tràn rượu ra ngoài.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/%C4%90%C3%B3n-T%E1%BA%BFt-Nguy%C3%AAn-%C4%90%C3%A1n-c%E1%BB%A7a-Trung-Qu%E1%BB%91c | Cách để Đón Tết Nguyên Đán của Trung Quốc | Tết Nguyên đán của Trung Quốc hay còn gọi Xuân Tiết, là một lễ hội quan trọng nhất của Trung Quốc. Tết Nguyên Đán thường kéo dài trong 15 ngày kể từ ngày đầu tiên của tháng Giêng âm lịch, và dao động trong khoảng từ ngày 21 tháng Một đến ngày 21 tháng Hai dương lịch. Trong dịp tết Nguyên đán, Người Trung Quốc thường sẽ trang trí nhà cửa, diễu binh, ca hát truyền thống dân gian, và tổ chức yến tiệc. Nếu bạn muốn tham gia đón Tết Nguyên đán của Trung Quốc, bạn phải chú ý một số điểm sau để có thể tham gia các lễ hội và đồng thời cũng tỏ lòng tôn trọng với truyền thống Trung Quốc.
Phương pháp 1 - Chuẩn bị đón Tết Nguyên đán
Bước 1 - Lau dọn nhà cửa.
Truyền thống này được thực hiện với niềm tin rằng việc dọn dẹp nhà tại thời điểm này của năm sẽ "quét sạch những điềm xấu, không may" đã tích lũy trong cả năm cũ. Nhà cửa được lau dọn sạch sẽ để sẵn sàng đón những điềm may mắn sẽ đến trong năm mới.
Giữ vệ sinh sạch sẽ và không khí trong lành cũng là một phần quan trọng của ngày Tết; thậm chí nhiều người còn cắt tóc, hoặc làm tóc mới.
quét nhà vào đầu năm mới. Bởi vì theo quan niệm truyền thống nếu làm vậy sẽ "quét đi" những may mắn mà bạn vừa nhận được. Sau 15 ngày đầu tiên, hoặc ít nhất vài ngày đầu năm mới nếu bạn không thể đợi được, bạn mới được phép quét dọn.
Bước 2 - Trang trí nhà với màu đỏ.
Theo văn hóa Trung Quốc, màu đỏ được xem là màu hoặc biểu tượng của sự may mắn và thường được sử dụng để trang trí cho năm mới. Số "8" cũng được xem là biểu tượng cho sự may mắn và giàu có, vì trong tiếng Trung số 8 được phát âm gần với chữ "phát" – có nghĩa là thịnh vượng và giàu có.
Dán giấy lên ô cửa sổ. Các loại giấy được dán thường là những bức tranh miêu tả tranh về cuộc sống nông thôn hay thần thoại Trung Quốc, và người dân thường có truyền thống đặt cửa sổ quay về hướng nam và bắc.
Bày tranh và tác phẩm nghệ thuật về năm mới. Theo truyền thống, các tác phẩm này đều có hình ảnh thể hiện sự an khang và thịnh vượng, bao gồm động vật và hoa quả. Theo phong tục, bạn có thể dán bức tranh của một "vị thần canh cửa" lên cửa nhà bạn, để giúp chống lại linh hồn ma quỷ và mang phước lành cho nhà mình.
Treo câu đối. Bạn có thể tự viết câu đối về chủ đề mùa xuân hoặc mua một bức thư pháp tiếng Trung in trên giấy màu đỏ.
Treo đèn lồng giấy. Những chiếc lồng đèn với giấy dán màu đỏ là một phần không thể thiếu trong năm mới.
Sơn lại cửa, khung cửa, hoặc tấm kính cửa sổ bằng màu đỏ!
Bước 3 - Bày thêm vật trang trí.
Trưng bày các mặt hàng thủ công và tác phẩm nghệ thuật với tô đựng thức ăn, hoa, và kẹo bánh.
Để hoa xung quanh ngôi nhà, chẳng hạn như hoa sen. Hoa sen tượng trưng cho sự tái sinh và phát triển mới.
Đặt các tô quýt khắp nhà. Quả quýt vẫn còn nguyên lá là loại trái cây tượng trưng cho sự hạnh phúc trong năm mới. Hãy để những trái quýt theo số chẵn và ăn theo từng cặp để được may mắn.
Bày một khay với 8 cây kẹo. Số 8 là con số may mắn. Bạn có thể để bất kỳ loại kẹo gì trên khay của bạn, hoặc các loại kẹo truyền thống của Trung Quốc được làm từ hạt sen, long nhãn, đậu phộng, dừa, hạt dưa đỏ, dưa tẩm đường.
Bước 4 - Đưa Ông Táo về trời.
Bảy ngày trước khi đến Tết Nguyên Đán (Ngày 23 tháng Chạp âm lịch), Ông Táo sẽ về trời để tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cách cư xử của các gia đình dưới hạ giới. Vì thế hãy giữ thái độ cư xử tốt nhất với ông Táo và chuẩn bị đồ lễ gồm trái cây, kẹo, nước, và các thực phẩm khác để cúng Ông Táo. Một số người còn đốt bức hình Ông Táo để đưa ông lên chầu trời qua làn khói.
Ở một số địa phương, người dân có tập tục để đậu hũ hai ngày sau khi cúng Ông Táo và sau đó ăn hết phần cặn có mùi khó chịu để chứng minh cho Ngọc Hoàng họ rất tiết kiệm khi Ngài đến xác thực báo cáo của Ông Táo. Bạn có thể thay thế tập tục này bằng phần đậu hũ ngon hơn nếu muốn!
Phương pháp 2 - Đón Tết Nguyên đán của Trung Quốc
Bước 1 - Ăn mặc trang trọng.
Đây là thời điểm rất tốt để mặc quần áo truyền thống của Trung Quốc. Trang phục truyền thống của Trung Quốc (được làm từ lụa) có thể được mua tại Phố người Hoa. Gắn liền với niềm vui, hạnh phúc, may mắn, thịnh vượng và an khang, quần áo màu đỏ sẽ đảm bảo rằng bạn đã thể hiện trọn vẹn tinh thần của ngày Tết. Ngoài màu đỏ, màu vàng cũng là một màu được sử dụng rất nhiều trong dịp đón năm mới, hoặc bạn có thể học cách kết hợp cả 2 màu này.
Tránh diện nguyên cây màu đen trong dịp Tết. Màu đen tượng trưng cho điềm xui rủi, và thậm chí cái chết. Đây là thời điểm của sự may mắn và hồi sinh!
Bước 2 - Đi chùa.
Người Trung Quốc thường đi chùa hay đền thờ để cầu may mắn vào dịp Tết. Họ sẽ thắp nhan và khấn nguyện. Hầu hết các ngôi chùa đều chào đón tất cả mọi người, không chỉ riêng người Trung Quốc.
Bạn có thể tìm được ống xăm may mắn ở gần lối đi vào các đền thờ hoặc chùa. Khấn nguyện xin một quẻ xăm, rồi lắc ống xăm cho đến khi một thẻ xăm rơi ra. Sẽ có một thầy bói giải thích quẻ xăm đó cho bạn.
Bước 3 - Đốt pháo.
Pháo hoa thường được đốt vào lúc nửa đêm giao thừa – thời khắc chuyển giao giữa năm cũ là năm mới. Pháo được sử dụng ở Trung Quốc và Hồng Kông thường có tiếng nổ rất lớn, và pháo hoa chủ yếu được đốt sáng trên mặt đất. Những tiếng nổ to của pháo nhằm dọa các linh hồn xấu xa, ngăn cản chúng mang lại những điều không may mắn.
Nhiều người đốt pháo hoa liên tục trong suốt 15 ngày, hoặc ít nhất là 4-8 ngày đầu tiên của năm mới trước khi họ đi làm trở lại. Ở những vùng có người Hoa sinh sống, bạn sẽ nghe thấy nhiều tiếng pháo nổ, và không khí rất nhộn nhịp vào dịp lễ năm mới của họ!
Có thể một số địa phương và quốc gia cấm các cá nhân đốt pháo hoa, nếu vậy bạn có thể xem pháo hoa chính thức của nhà nước.
Bước 4 - Lì xì tiền trong một phong bì màu đỏ.
Người lớn sẽ lì xi tiền may mắn cho trẻ con. Đôi khi họ cũng lì xi cho các nhân viên hay bạn bè.
Bước 5 - Thờ cúng Tổ tiên.
Nhằm tỏ lòng biết ơn và tôn trọng những gì tổ tiên đã làm cho bạn. Có rất nhiều phong tục truyền thống để thể hiện lòng biết ơn của bạn, chẳng hạn như cúi lạy trước mộ hoặc bàn thờ tổ tiên hoặc chuẩn bị thức ăn và đồ uống để thờ cúng tổ tiên.
Bước 6 - Trò chuyện vui vẻ với nhau.
Tết là thời gian hạnh phúc và may mắn và cũng là thời điểm để chia sẽ niềm vui với nhau. Tránh xảy ra cãi cọ, xô xát, hoặc thái độ tiêu cực trong năm mới. Những điều này sẽ mang lại điều xui.
Thường xuyên đi thăm người thân và bạn bè của bạn để cùng nhau chào đón năm mới.
Chào nhau bằng câu chúc "Gong Xi". "Gong Xi" có nghĩa là "Chúc mừng!" Ngoài ra, bạn có thể dùng những câu chúc dài hơn một chút, như "Gong Hei Fat Choi" theo tiếng Quảng Đông hoặc "Gong Xi Fa Chai" theo tiếng Quan Thoại.
Phương pháp 3 - Thưởng thức Món ăn Truyền thống
Bước 1 - Học cách nấu món ăn truyền thống của Trung Quốc.
Bữa tiệc chính sẽ được tổ chức vào đêm Giao thừa, thời điểm trước khi bắt đầu năm mới. Có thể có rất nhiều món ăn truyền thống, nhưng chỉ một số món ăn có ý nghĩa đặc biệt:
Rượu, một thức uống truyền thống của Trung Quốc, và củ cải tượng trưng cho tuổi thọ.
Ớt đỏ biểu tượng của sự may mắn.
Cơm thể hiện sự hài hòa.
Cá, gà, hoặc động vật nhỏ khác thường được chế biến nguyên con và được cắt ngay tại bàn ăn. Điều này nhắc nhở chúng ta về sự thống nhất và thịnh vượng.
Bước 2 - Chuẩn bị sủi cảo cho Lễ hội Đèn lồng.
Người Trung Quốc thường làm bánh sủi cảo với nhiều loại nhân khác nhau để ăn trong lễ hội này (vào Ngày rằm tháng Giêng âm lịch).
Mỗi loại sủi cảo đều có vai trò đặc biệt trong lễ mừng năm mới của Trung Quốc vì hình dạng của chúng giống như những thỏi vàng hoặc bạc thời Trung Quốc cổ đại.
Bước 3 - Tự chuẩn bị bữa tiệc.
Nếu bạn không muốn đặt tiệc tại một nhà hàng Trung Quốc, hãy thử tự nấu các món ăn mừng trong lễ Năm mới của Trung Quốc:
Chế biến sủi cảo. Người ta thường dùng một lượng lớn bắp cải hay củ cải để làm nhân sủi cảo với ý nghĩa thịnh vượng. Nếu thích, bạn có thể giấu một đồng xu hoặc vật gì đó vào một chiếc bánh sủi cảo, và người nào ăn trúng sẽ là người may mắn.
Tự làm chả giò. Chả giò hay còn gọi là 'Spring roll', được đặt tên theo Spring Festival (Xuân Tiết). Vì vậy, đây là thời điểm tuyệt vời để ăn chả giò!
Nấu nhiều món liên quan đến cá. Cá là biểu tượng của sự thịnh vượng. Nấu các món cá và không được ăn hết (phần còn lại được để qua đêm) – để mang lại may mắn!
Chiên bánh pot sticker. Pot sticker là một loại bánh sủi cảo, mọi loại sủi cảo đều rất được yêu thích trong bữa tiệc năm mới của Trung Quốc.
Nấu mì với nước sốt đậu phộng. Những sợi mì dài và dai là biểu tượng của sự trường thọ và có thể dùng chung với bất kỳ nước sốt nào.
Nấu tôm với nước sốt tôm hùm Trung Quốc. Đây là một món ăn nhẹ dùng sau món chính. Ngoài ra vẫn còn rất nhiều công thức nấu ăn từ món ăn truyền thống của Trung Quốc đến các món mới kết hợp Trung-Mỹ mà bạn có thể học hỏi.
Chế biến món "trứng trà". Tuy không có gắn kết đặc biệt với Lễ Tết của Trung Quốc, nhưng đây là món duy nhất của Trung Quốc vừa được dùng để làm món trang trí và cả món khai vị.
Phương pháp 4 - Xem Diễu binh
Bước 1 - Tìm kiếm thông tin về cuộc diễu binh ở địa phương của bạn.
Bạn có thể tra cứu thông tin cuộc diễn binh Năm mới của Trung Quốc trên trực tuyến hoặc qua báo chí địa phương. Thỉnh thoảng những cuộc diễu binh như vậy được tổ chức vào một ngày cuối tuần đầu tiên của năm mới thay vì tổ chức trong ngày Tết, hoặc thậm chí không nằm trong thời gian đón năm mới.
Nhớ mang theo máy quay, và mặc ấm nếu thời tiết lạnh!
Sẽ rất may mắn nếu bạn sống gần San Francisco nơi thường tổ chức diễu hành vào dịp năm mới của Trung Quốc, đây là cuộc diễu hành lớn nhất và lâu đời nhất của châu Á.
Bước 2 - Xem diễu hành trên truyền hình hoặc trực tuyến.
Tại Hoa Kỳ, các cuộc diễu hành lớn thường được phát sóng trên truyền hình địa phương hay khu vực. Còn tai Trung Quốc, đài Truyền hình Trung ương Trung quốc (CCTV) hàng năm đều thu hút hàng trăm triệu người xem chương trình Gala lễ hội mùa xuân vào lúc nửa đêm.
Bước 3 - Theo dõi các tiết mục biểu diễn đặc biệt.
Bên cạnh pháo nổ, món ăn đặc trưng, các hoạt động, và âm nhạc, diễu hành năm mới còn là cơ hội để xem của các vũ công mặc trang phục rồng và sư tử biểu diễn.
Các vũ công múa rồng thường rất khéo léo và nhịp nhàng với nhau, mỗi người sẽ cầm một cây gậy dài để điều khiển một con rồng dài đầy màu sắc uốn lượn. Rồng là hình tượng phổ biến trong thần thoại Trung Quốc, và được xem là biểu tượng tôn kính của của quốc gia và người dân nơi đây.
Hai diễn viên múa sư tử đều mặc trang phục mô tả hình dáng con sư tử lớn. Sư tử là một sinh vật biểu tượng cho sức mạnh, oai nghiêm trong thần thoại Trung Quốc, nhưng điệu múa sư tử thường được mô phỏng theo nội dung những câu truyện tranh, chẳng hạn như câu chuyện một nhà sư ngớ ngẩn giúp sư tử tìm kiếm một cọng rau diếp.
Cả hai người múa sư tử đều nhảy múa nhịp nhàng với tiếng trống truyền thống của Trung Quốc.
Bước 4 - Tổ chức Lễ hội Đèn Lồng.
Vào ngày rằm tháng Giêng âm lịch, nhiều trò chơi sẽ được tổ chức giữa vô số lồng đèn giấy được trang trí đẹp mắt. Một số thành phố còn làm các tác phẩm nghệ thuật khổng lồ từ nhiều chiếc đèn lồng.
Nhiều người còn viết câu đố lên lồng đèn cho trẻ em giải.
Đây là thời điểm người Trung Quốc thường ăn sủi cảo ngọt với nhân làm từ nhiều loại nguyên liệu, loại bánh này thường được gọi là bánh tangyuan hoặc bánh yuanxiao.
Thắp nến vào ngày này để mang nhiều thần tiên vào nhà bạn.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Chuy%E1%BB%83n-trang-web-sang-t%E1%BA%ADp-tin-PDF | Cách để Chuyển trang web sang tập tin PDF | Nếu bạn muốn lưu trang web về để xem lại khi ngoại tuyến hay cần một bản sao để có thể dễ dàng chia sẻ cho người khác hoặc gửi đến máy in thì thao tác chuyển đổi website thành tập tin PDF sẽ giúp mọi thứ trở nên dễ dàng hơn. Chrome và Safari đều đi kèm với công cụ tạo tập tin PDF, nhưng nếu bạn sử dụng Firefox hoặc Internet Explorer thì bạn sẽ cần thêm phần mềm. Ngoài ra, Adobe Acrobat cũng cung cấp những tùy chọn chụp trang web toàn diện nhất (nếu bạn có quyền truy cập).
Phương pháp 1 - Trên Chrome
Bước 1 - Mở trang mà bạn muốn chuyển thành tập tin PDF.
Khi tạo tập tin PDF của một trang web, một số yếu tố có thể tự động thay đổi. Những thay đổi này phụ thuộc vào người phát triển website và thường nằm ngoài sự kiểm soát của bạn.
Phương pháp này sẽ chỉ in trang mà bạn hiện đang xem và không giữ lại các liên kết đến trang khác trên website. Nếu bạn muốn lưu toàn bộ trang thành tập tin PDF hay muốn đảm bảo rằng mọi yếu tố trên trang đều sẽ được giữ lại đúng vị trí, hãy xem phương pháp 4.
Bước 2 - Nhấp vào nút Menu Chrome và chọn "Print" (In).
Bước 3 - Nhấp vào nút .
Change... Tùy chọn này nằm trong phần "Local Destinations" (Đích đến cục bộ).
Bước 4 - Chọn tùy chọn.
Có một số tùy chọn mà bạn có thể cân nhắc trước khi tạo tập tin PDF.
Nhấp vào trình đơn thả xuống "Layout" (Bố cục) để chọn giữa hướng Portrait (Dọc) hoặc Landscape (Ngang).
Bỏ chọn "Headers and footers" (Tiêu đề và chân trang) nếu bạn không muốn ngày, tiêu đề trang và địa chỉ được thêm vào đầu cũng như cuối trang PDF.
Tích vào ô "Background graphics" (Đồ họa nền) để hiển thị ảnh nền (nếu có).
Bước 5 - Nhấp vào nút .
Save Chọn tên và thư mục để lưu tập tin PDF.
Phương pháp 2 - Trên Safari
Bước 1 - Mở trang mà bạn muốn chuyển thành tập tin PDF.
Bạn sẽ thấy rằng khi bạn áp dụng phương pháp này, một số yếu tố sẽ thay đổi. Đây là vì người thiết kế web có khả năng làm cho trình duyệt in trang web theo cách nhất định.
Bạn chỉ có thể tạo tập tin PDF của trang web mà bạn đang truy cập. Nếu bạn muốn tạo tập tin PDF của trang web đầy đủ hay muốn bao gồm tất cả các yếu tố, hãy xem phương pháp 4.
Bước 2 - Nhấp vào trình đơn File và chọn "Export to PDF" (Xuất thành PDF).
Tùy chọn này yêu cầu hệ điều hành OS X 10.9 (Mavericks) trở về sau. Nếu bạn đang sử dụng phiên bản trước đó, hãy nhấp vào File (Tập tin) → "Save As" (Lưu thành) và chọn PDF làm loại tập tin (file type).
Bước 3 - Đặt tên cho tập tin và chọn nơi mà bạn muốn lưu.
Có thể mất vài phút để tập tin được tạo, tùy vào kích thước trang.
Phương pháp 3 - Với CutePDF (trên mọi trình duyệt Windows)
Bước 1 - Tải CutePDF.
Internet Explorer và Firefox không được tích hợp sẵn công cụ để tạo tập tin PDF. Vì thế, bạn cần cài đặt "máy in ảo" để tạo tập tin PDF thay vì tiến hành in thật. CutePDF là một máy in ảo như thế.
Truy cập cutepdf.com/products/cutepdf/writer.asp rồi nhấp vào "Free Download" và "Free Converter". Hai chương trình cần thiết sẽ được tải về máy tính để cài đặt.
Phương pháp này sẽ chỉ tạo tập tin PDF từ trang mà bạn hiện đang xem. Nếu bạn cần lưu toàn bộ trang web bao gồm mọi liên kết dẫn đến trang khác, hãy xem phương pháp 4.
Bước 2 - Chạy tập tin .
CuteWriter.exe Chương trình cài đặt đi kèm với nhiều thanh công cụ trình duyệt khác nhau, vì thế bạn phải nhấp vào Cancel (Hủy) trong gợi ý đầu tiên rồi kích vào liên kết "Skip this and all remaining offers" (Bỏ qua từ gợi ý này trở về sau) hiện ra.
Bước 3 - Sau khi quá trình thiết lập CutePDF hoàn tất, hãy khởi chạy tập tin .
converter.exe. Bạn không cần phải chọn bất kỳ tác vụ nào, hay lo lắng về phần mềm quảng cáo ở phần này vì tất cả đều tự động và không có quảng cáo.
Bước 4 - Mở website mà bạn muốn tạo tập tin PDF.
Bây giờ CutePDF đã được cài đặt, bạn có thể thực hiện thao tác trên bất kỳ trình duyệt nào.
Bước 5 - Mở cửa sổ Print.
Cách nhanh nhất là nhấn Ctrl+P, nhưng bạn cũng có thể tìm tùy chọn trong trình đơn File hoặc menu Firefox.
Trên Firefox, bạn cần nhấp vào nút Print... trong cửa sổ xem trước Print Preview.
Bước 6 - Nhấp vào trình đơn thả xuống để hiển thị máy in, sau đó chọn "CutePDF Writer".
Kích vào nút Print.
Bước 7 - Đặt tên và lưu tập tin PDF.
Sau một lúc, cửa sổ Save của CutePDF sẽ hiện ra cho phép bạn đặt tên và chọn vị trí lưu cho tập tin.
Phương pháp 4 - Với Adobe Acrobat Pro
Bước 1 - Nhấp vào trình đơn File và chọn "Create PDF" (Tạo tập tin PDF) → "From Web Page" (Từ trang web).
Tuy rằng cần sử dụng phiên bản trả phí của Adobe Acrobat để thực hiện, nhưng bạn sẽ có thể lưu toàn bộ trang web, bao gồm tất cả trang trên máy chủ theo định dạng gốc với các liên kết khả dụng.
Bước 2 - Nhập URL của website mà bạn muốn chuyển thành tập tin PDF.
Hãy nhập địa chỉ cấp thấp nhất của trang nếu như bạn muốn lưu lại mọi thứ. Nếu bạn chỉ cần một trang nào đó thì chỉ cần nhập địa chỉ trực tiếp của trang.
Bước 3 - Quyết định lượng dữ liệu mà bạn muốn lưu.
Bạn có thể chọn "Get only X level(s)" (Chỉ lưu cấp độ X) hoặc "Get entire site" (Lưu toàn bộ trang).
Cấp độ 1 là trang mở ra khi địa chỉ được truy cập. Cấp độ 2 bao gồm tất cả trang được liên kết trên trang bắt đầu. Cấp độ 3 bao gồm toàn bộ trang được liên kết trên trang cấp độ 2. Điều này có thể cho ra hàng loạt tập tin tùy vào website.
Bước 4 - Tích vào các ô cần giữ trên trang.
Khi bạn bắt đầu xử lý nhiều cấp độ thì có khả năng những liên kết sẽ đưa bạn ra ngoài website. Bạn có thể ngăn Acrobat thu thập những trang này bằng cách chọn "Stay on same path" (Ở lại trên cùng đường dẫn), như vậy thì sẽ chỉ có những trang cùng tên miền mới được lưu. Hoặc bạn có thể chọn "Stay on same server" (Ở lại trên cùng máy chủ) để chỉ có những trang từ máy chủ này mới được thu thập.
Bước 5 - Nhấp vào nút .
Settings... Điều này sẽ cho phép bạn điều chỉnh tiêu đề và chân trang, cũng như dấu trang để điều hướng.
Bước 6 - Nhấp vào nút .
Create Tùy vào cấp độ trang web mà bạn chọn và quy mô của website, quá trình này có thể mất từ vài phút đến rất lâu.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Copy%E2%80%90Paste-D%C3%B9ng-T%E1%BB%95-h%E1%BB%A3p-Ph%C3%ADm-t%E1%BA%AFt | Cách để Copy‐Paste Dùng Tổ hợp Phím tắt | Khi nghe đến hoạt động sao chép và dán, có thể bạn sẽ nghĩ đến trò cắt dán ở lớp thủ công, nhưng thao tác sao chép và dán trên máy tính hoặc thiết bị di động lại khác. Việc sử dụng phím tắt trên bàn phím để sao chép dữ liệu và dán ở nơi khác giúp bạn tiết kiệm thời gian, và sẽ rất hữu ích nếu bạn biết cách khai thác các tính năng của thiết bị. Bạn có thể dùng một số phím tắt giúp nhanh chóng sao chép và dán dữ liệu vào vị trí mới để tận dụng tối đa chức năng của máy tính hoặc điện thoại.
Phương pháp 1 - Trên Windows và Linux
Bước 1 - Chọn dữ liệu cần sao chép.
Bạn sẽ dùng chuột tô sáng các từ, đoạn văn bản hoặc hình ảnh. Đặt con trỏ trên dữ liệu, nhấp chuột trái và rê chuột trên dữ liệu cần sao chép. Khi bạn thấy dữ liệu có màu xanh dương hoặc đen, điều đó có nghĩa là dữ liệu đã được tô sáng.
Bạn cũng có thể đặt con trỏ tại một dòng chữ và ấn phím Shift, rồi sử dụng phím mũi tên để chọn từng chữ.
Copy (Sao chép) là thao tác sao chép dữ liệu vào bộ nhớ tạm, nhưng vẫn giữ nguyên nội dung trong văn bản gốc.
Cut (Cắt) là thao tác sao chép dữ liệu vào bộ nhớ tạm và xóa nội dung trên văn bản gốc.
Bước 2 - Ấn Ctrl+C trên bàn phím.
Phím Ctrl được đặt ở bên trái hoặc bên phải phím cách (hầu hết bàn phím đều có 2 phím Ctrl). Bạn chỉ cần ấn tổ hợp phím tắt để sao chép dữ liệu. Máy tính sẽ không cho bạn biết dữ liệu đã được sao chép, nhưng vẫn lưu thông tin vào bộ nhớ tạm.
Bộ nhớ tạm luôn hoạt động ngầm để lưu giữ thông tin đã sao chép đến khi bạn dán thông tin đó hoặc sao chép thông tin mới.
Bước 3 - Tìm đến nơi mà bạn muốn dán dữ liệu.
Đó có thể là chương trình Word, Excel, Google Doc hoặc trang web. Hãy mở chương trình trên máy tính và đặt con trỏ tại nơi mà bạn muốn đặt dữ liệu đã sao chép.
Nếu muốn sao chép và dán tập tin hoặc thư mục, bạn chỉ cần mở File Explorer để truy cập nơi cần đến.
Bước 4 - Ấn Ctrl+V trên bàn phím.
Tương tự như thao tác trước đó, bạn sẽ ấn các phím cùng lúc; nhưng lúc này, bạn dùng phím “V” thay vì “C.” Dữ liệu đã sao chép hiển thị ngay khi bạn ấn các phím này.
Tổ hợp phím tắt Ctrl+V được dùng để dán dữ liệu.
Phương pháp 2 - Trên Mac
Bước 1 - Tô sáng văn bản hoặc hình ảnh.
Bạn chỉ cần đặt con trỏ chuột trên văn bản hoặc hình ảnh cần sao chép. Nhấp chuột trái, rồi rê chuột trên hình ảnh hoặc văn bản. Dữ liệu được tô sáng khi bạn thấy hình ảnh hoặc văn bản đổi màu.
Nếu bạn muốn sao chép tập tin hoặc thư mục, hãy chọn tập tin hoặc thư mục cần sao chép bằng cách nhấp một lần vào đó.
Bước 2 - Ấn ⌘ Cmd+C trên bàn phím.
Tại dòng cuối cùng của bàn phím, bạn sẽ thấy phím ⌘ Cmd được viết tắt từ chữ “Command”. Ấn phím này và phím “C” cùng lúc để sao chép văn bản hoặc hình ảnh.
Máy tính sẽ không cho bạn biết dữ liệu đã được sao chép, nhưng chắc chắn nếu bạn ấn các phím này cùng lúc, dữ liệu sẽ được sao chép!
Copy (Sao chép) là thao tác sao chép dữ liệu vào bộ nhớ tạm, nhưng vẫn giữ nguyên nội dung trong văn bản gốc.
Cut (Cắt) là thao tác sao chép dữ liệu vào bộ nhớ tạm và xóa nội dung trên văn bản gốc.
Bước 3 - Tìm đến nơi mà bạn muốn dán dữ liệu.
Đó có thể là chương trình Pages, Numbers hoặc trang web. Hãy đặt con trỏ tại nơi cần dán dữ liệu.
Pages và Number là phiên bản Word và Excel của Mac.
Bước 4 - Ấn ⌘ Cmd+V trên bàn phím.
Tương tự như thao tác trước đó, bạn sẽ ấn 2 phím này cùng lúc. Phím tắt ⌘ Cmd+V có chức năng dán, nên bạn liền thấy nội dung hiển thị trên màn hình!
Bạn có thể dán dữ liệu nhiều lần nếu thích, hoặc sao chép dữ liệu khác.
Phương pháp 3 - Trên thiết bị di động
Bước 1 - Chạm và giữ nội dung.
Tìm đến phần nội dung mà bạn muốn sao chép, rồi đặt ngón tay trên đó. Chạm và giữ nội dung đến khi bạn thấy các lựa chọn hiển thị.
Bạn có thể kéo nút tô sáng qua lại để chọn những vùng khác của văn bản.
Nếu bạn muốn tô sáng nội dung trong văn bản hoặc tin nhắn, hãy cẩn thận để không ấn các phím khác! Bạn có thể vô tình thay thế toàn bộ dữ liệu đã tô sáng bằng nội dung mới.
Bước 2 - Kéo nút tô sáng để chọn nội dung.
Dùng ngón tay kéo nút tô sáng trên vùng nội dung mà bạn muốn chọn. Nội dung được tô sáng khi có thêm màu.
Trên thiết bị iOS, nội dung sẽ chuyển sang màu xanh dương.
Trên thiết bị Android, nội dung sẽ chuyển thành màu xanh lá.
Bước 3 - Nhấp vào Copy (Sao chép).
Bỏ tay khỏi màn hình và xem trình đơn hiển thị trên vùng nội dung đã chọn. Nhấp vào nút “Copy” để sao chép văn bản trên thiết bị di động.
Điện thoại sẽ không thông báo khi văn bản đã được sao chép, và việc này được thực hiện một cách tự động.
Bước 4 - Chạm và giữ khoảng trống mà bạn muốn dán dữ liệu.
Đó có thể là ứng dụng Notes, trình duyệt web, tin nhắn hoặc văn bản. Đặt ngón tay tại nơi mà bạn muốn chèn nội dung, rồi chạm và giữ đến khi trình đơn hiển thị.
Bước 5 - Chạm vào Paste (Dán).
Nội dung sẽ hiển thị ngay trong khu vực mà bạn đã chọn. Bây giờ, bạn có thể tiếp tục dán nội dung đã sao chép hoặc sao chép nội dung khác!
Phương pháp 4 - Khắc phục sự cố trong một số trường hợp cụ thể
Bước 1 - Tô sáng và dán các biểu tượng toán hoặc dấu mũ vào văn bản mới.
Nếu cần thêm công thức hoặc ký tự có dấu mũ, bạn có thể sử dụng phím tắt để sao chép và dán vào văn bản. Hãy tìm nội dung mà bạn muốn tô sáng, sao chép, rồi dán vào vị trí mới.
Bạn có thể tìm ký tự đặc biệt bằng cách tìm kiếm trên Google.
Bước 2 - Sao chép và dán biểu tượng cảm xúc trên màn hình máy tính.
Bạn có thể tô sáng và sao chép biểu tượng cảm xúc trên điện thoại bằng cách thực hiện thao tác chạm và giữ thông thường. Tuy nhiên, nếu sử dụng máy tính, bạn có thể dùng công cụ tìm kiếm để tìm biểu tượng cảm xúc cần dùng, rồi sao chép vào máy tính. Từ đó, bạn sẽ thêm biểu tượng cảm xúc vào ô nhập dữ liệu mới.
Một số ứng dụng như email, không hỗ trợ biểu tượng cảm xúc.
Bước 3 - Sao chép và dán dữ liệu giữa các ứng dụng.
Kể cả khi bạn chuyển từ chương trình Word sang trang web hoặc từ Pages sang ứng dụng Notes, bạn vẫn có thể dùng các phím tắt. Nếu không, hãy cứ nhấp chuột phải, rồi chọn “Copy” (Sao chép) hoặc “Paste” (Dán).
Một số trang web có công cụ chặn sao chép và dán để bạn không thể “ăn cắp” thông tin của họ. Các bài báo khoa học và bài viết được trả phí dựa trên lượt xem sẽ không cho phép bạn sao chép nội dung hoặc hình ảnh hiển thị trên màn hình.
Bước 4 - Khởi động lại máy tính nếu thao tác của bạn không hiệu quả.
Thỉnh thoảng, có lẽ bạn không thể sao chép và dán nội dung trên máy tính bằng phím tắt. Để khắc phục sự cố này, bạn nên thử tắt máy tính và khởi động lại.
Nếu việc này không hiệu quả, bạn cần khởi động lại bàn phím trên máy tính hoặc cập nhật trình điều khiển bàn phím.
Bước 5 - Sử dụng Ctrl+Z để xóa thao tác lỗi.
Đừng lo lắng nếu bạn đã tô sáng một dòng chữ và vô tình xóa đi! Trên Windows hoặc Linux, bạn chỉ cần ấn Ctrl+Z. Trên Mac, thao tác này được thực hiện bằng phím tắt ⌘ Cmd+Z. Đây là cách giúp bạn xóa thao tác lỗi và thử lại.
Chỉ cần bạn nhớ là phải xóa thao tác lỗi ngay lập tức!
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Chuy%E1%BB%83n-%C4%91%E1%BB%95i-t%E1%BA%ADp-tin-sang-%C4%91%E1%BB%8Bnh-d%E1%BA%A1ng-PDF | Cách để Chuyển đổi tập tin sang định dạng PDF | wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn chuyển tập tin văn bản, hình ảnh, Microsoft Office hoặc XPS sang định dạng PDF (Portable Document Format). Bạn có thể sử dụng những tính năng được tích hợp sẵn trên máy tính Windows và Mac để thực hiện.
Phương pháp 1 - Sử dụng Print to PDF trên Windows
Bước 1 - Mở tập tin mà bạn muốn chuyển đổi.
Đi đến thư mục chứa tập tin mà bạn muốn chuyển thành định dạng PDF, sau đó nhấp đúp vào tập tin để mở.
Nếu bạn muốn thêm nhiều ảnh vào một tập tin PDF thì tiến hành như sau: chọn từng ảnh mà bạn muốn sử dụng bằng cách nhấn giữ phím Ctrl đồng thời nhấp chuột vào từng tập tin, sau đó nhấp phải vào một trong những ảnh đã chọn và chọn (In) từ trong trình đơn thả xuống hiện ra. Vậy là bạn có thể bỏ qua bước tiếp theo.
Nếu bạn muốn tạo tập tin PDF cho tài liệu HTML, hãy mở tài liệu HTML trong Notepad bằng cách nhấp phải vào tập tin HTML rồi chọn (Chỉnh sửa) trong trình đơn thả xuống.
Bước 2 - Mở trình đơn "Print".
Cách nhanh nhất là nhấn tổ hợp phím Ctrl và P cùng lúc, nhưng có thể bạn cần nhấp vào và chọn từ trong trình đơn hiện ra.
Đừng lo nếu bạn không có máy in kết nối với máy tính vì chúng ta không thực sự tiến hành in tài liệu.
Bước 3 - Nhấp vào tên máy in ở gần đầu trình đơn, bên dưới tiêu đề "Printer" hay "Printers".
Một trình đơn sẽ thả xuống.
Nếu bạn đang dùng tài liệu văn bản hoặc định dạng XPS, hãy bỏ qua bước này.
Bước 4 - Nhấp vào tùy chọn Microsoft Print to PDF nằm trong trình đơn thả xuống.
Tính năng "Print to PDF" của máy tính chính là cách mà bạn sẽ dùng để "in" tài liệu.
Nếu bạn sử dụng tài liệu văn bản hoặc định dạng XPS thì chỉ cần nhấp vào tùy chọn trong phần "Select Printer" (Chọn máy in) gần đầu cửa sổ.
Bước 5 - Nhấp vào Print.
Tùy chọn này thường nằm cuối trình đơn, nhưng với chương trình Microsoft Office (chẳng hạn như Microsoft Word) thì bạn cần nhấp vào mục ở đầu trình đơn. Cửa sổ File Explorer sẽ hiện ra.
Bước 6 - Nhập tên cho tài liệu.
Nhập tên mà bạn muốn đặt cho phiên bản tài liệu PDF vào trường "File name".
Vì bạn đang tạo phiên bản tài liệu PDF nên có thể đặt tên trùng với tập tin ban đầu và lưu vào cùng một nơi nếu muốn.
Bước 7 - Chọn nơi lưu.
Ở bên trái cửa sổ, hãy nhấp vào thư mục mà bạn muốn lưu trữ tập tin PDF.
Chẳng hạn, nếu bạn muốn lưu tập tin PDF trên màn hình desktop, hãy tìm và nhấp vào thư mục trong thanh bên trái.
Bước 8 - Nhấp vào Save (Lưu) ở cuối cửa sổ.
Thao tác này sẽ lưu lại thay đổi và tạo phiên bản tập tin PDF tại vị trí mà bạn đã chọn.
Phương pháp 2 - Sử dụng Preview trên Mac
Bước 1 - Bạn cần biết tập tin nào bạn có thể chuyển thành PDF bằng Preview.
Tuy danh sách bên dưới chưa đầy đủ nhưng những định dạng phổ biến có thể được chuyển sang PDF bao gồm:
Tập tin TIFF
Hình ảnh (.jpg, .png, .bmp, vân vân)
Bước 2 - Chọn tập tin.
Đi đến thư mục chứa tập tin mà bạn muốn chuyển đổi, sau đó nhấp vào tập tin để chọn.
Nếu bạn muốn chọn nhiều ảnh, hãy nhấp vào từng ảnh mà bạn muốn sử dụng trong khi nhấn giữ phím ⌘ Command.
Bước 3 - Nhấp vào File (Tập tin) ở góc trên bên trái màn hình.
Một trình đơn sẽ thả xuống.
Bước 4 - Chọn tùy chọn Open With (Mở bằng) nằm trong trình đơn File.
Một trình đơn sẽ bật ra.
Bước 5 - Nhấp vào Preview nằm trong trình đơn bật lên.
Tập tin sẽ mở ra trong Preview.
Bước 6 - Nhấp vào File lần nữa.
Một trình đơn sẽ lại thả xuống.
Bước 7 - Nhấp vào Export as PDF… (Xuất thành PDF).
Tùy chọn này nằm trong trình đơn thả xuống. Một cửa sổ sẽ bật lên.
Bước 8 - Nhập tên.
Nhập tên mà bạn muốn đặt cho tập tin PDF vào khung văn bản "Name".
Bước 9 - Chọn nơi lưu.
Nhấp vào ô "Where" rồi chọn thư mục mà bạn muốn lưu tập tin PDF từ trong trình đơn thả xuống.
Bước 10 - Nhấp vào Save ở cuối cửa sổ.
Tài liệu sẽ chuyển đổi sang tập tin PDF và được lưu vào thư mục mà bạn đã chọn.
Phương pháp 3 - Sử dụng trình đơn File trên Mac
Bước 1 - Bạn cần biết những tập tin nào có thể được chuyển đổi sang PDF bằng trình đơn File.
Trình đơn có thể được sử dụng để chuyển đổi những loại tài liệu sau thành định dạng PDF:
Tập tin văn bản (.txt)
Tài liệu Microsoft Office (.docx, .xlsx, .pptx, vân vân)
Tài liệu Apple (ví dụ: Numbers, Pages, vân vân)
Bước 2 - Mở tài liệu.
Nhấp đúp vào tài liệu mà bạn muốn chuyển đổi để mở ra trong chương trình mặc định.
Bước 3 - Nhấp vào File ở góc trên bên trái màn hình.
Một trình đơn sẽ thả xuống.
Bước 4 - Nhấp vào tùy chọn Print (In) nằm trong trình đơn thả xuống File.
Cửa sổ Print sẽ mở ra.
Đừng lo nếu bạn không có sẵn máy in kết nối với máy tính vì chúng ta không thực sự tiến hành in tài liệu.
Bước 5 - Nhấp vào trình đơn "PDF" ở phía dưới bên trái cửa sổ.
Một trình đơn sẽ thả xuống.
Bước 6 - Nhấp vào Save as PDF (Lưu dưới dạng PDF).
Tùy chọn này nằm trong trình đơn thả xuống.
Bước 7 - Nhập tên.
Nhập tên mà bạn muốn đặt cho tập tin PDF vào khung văn bản "Name".
Bước 8 - Chọn nơi lưu.
Nhấp vào ô "Where" rồi chọn thư mục mà bạn muốn lưu tập tin PDF từ trong trình đơn thả xuống hiện ra.
Bước 9 - Nhấp vào nút Save màu xanh ở cuối cửa sổ.
Tài liệu sẽ chuyển đổi sang định dạng PDF và lưu vào thư mục mà bạn đã chọn.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/X%E1%BB%AD-l%C3%BD-l%C3%B4ng-mu | Cách để Xử lý lông mu | Lông mu có thể là một đề tài khó nói nhưng bạn vẫn phải học cách xử lý nó. Rửa bằng xà phòng có độ kiềm nhẹ và không có chất tạo hương thơm, triệt lông bằng cách cạo hoặc tẩy, nhưng bạn cũng có thể để chúng mọc tự nhiên. Cuối cùng chúng ta cần chú ý đến một số vấn đề như bị kích ứng da, lông mọc dưới da và học cách điều trị.
Phương pháp 1 - Giữ lông mu sạch sẽ và gọn gàng
Bước 1 - Rửa lông bằng xà phòng có độ kiềm nhẹ.
Không chỉ tóc trên đầu mới cần gội mà lông mu cũng cần được chú ý và chăm sóc. Mỗi khi tắm bạn nên sử dụng xà phòng nhẹ không có chất tạo hương để rửa sạch lông mu. Rửa nhẹ nhàng để tránh giật lông gây đau!
Xà phòng tắm và xà phòng gội đầu thông thường có độ kiềm quá cao nên không sử dụng được trên da nhạy cảm, bạn không nên sử dụng chúng gần khu vực mu. Sử dụng xà phòng cục không màu không hương thơm được sản xuất đặc biệt cho khu vực này. Không thoa xà phòng trực tiếp lên lông mu mà thoa vào tay tạo bọt trước.
Phải rất cẩn thận để xà phòng không dính lên trên hoặc vào trong bộ phận sinh dục, vì nó có thể gây kích ứng da và ngứa. Điều này đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ vì ngay cả loại xà phòng nhẹ nhất cũng làm mất cân bằng PH trong âm đạo và dẫn đến viêm hay nhiễm trùng.
Bước 2 - Tỉa ngắn lông
Cho dù bạn không có thói quen tỉa lông nhưng cũng nên giữ lông mu gọn gàng. Cách tốt nhất là phải tỉa và dụng cụ thường dùng là chiếc kéo cắt móng nhỏ, tốt nhất nên có mũi tròn. Kéo cắt móng mũi tròn giúp bạn thao tác thuận tiện và ít có nguy cơ cắt phạm phải da. Bạn nên cất riêng chiếc kéo này vào nơi kín đáo để dùng riêng cắt lông mu.
Không sử dụng kéo lớn vì khó thao tác nên sẽ gây nguy hiểm. Bạn có thể sử dụng máy tỉa lông tai hay lông mũi nếu không có kéo cắt móng nhỏ, nhưng phải có vách bảo vệ quanh lưỡi để tránh phạm vào da. Không bao giờ sử dụng dao cạo điện có đầu xoay vì chúng gây đau khi sử dụng ở khu vực mu.
Để tỉa lông mu bạn phải kéo thẳng lông ra và từ từ tỉa bớt, tỉa sát vào da đến khi nào vẫn còn cảm thấy dễ chịu. Nếu thích bạn có thể chạy lược qua lông trước tiên, sau đó tỉa ngắn những cọng nhô ra khỏi răng lược. Trong suốt quá trình tỉa bạn phải sờ để cảm nhận, mặc dù thỉnh thoảng cũng nên kiểm tra tiến độ bằng mắt nhờ chiếc gương cầm tay.
Đảm bảo vệ sinh sạch lông rụng trên sàn sau khi tỉa xong vì để lông mu nằm rải rác quanh phòng tắm (đặc biệt phòng tắm nhiều người dùng) sẽ làm bạn rất xấu hổ khi bị người khác thấy. Nếu được bạn nên tỉa lông trên bồn cầu để dễ dàng gạt nước xả sạch sau khi hoàn thành. Nhiều người cho rằng tỉa là cách tốt nhất để làm gọn lông.
Phương pháp 2 - Triệt lông
Bước 1 - Cạo lông
Cách loại bỏ lông mu phổ biến nhất có lẽ là cạo, vì cách này rẻ tiền, dễ thực hiện, tương đối không đau và có thể tự tiến hành một cách riêng tư. Bạn cần có kem hay gel cạo lông có độ kiềm nhẹ và không có chất tạo hương (cả đàn ông và phụ nữ đều nên dùng kem dành cho nữ vì đây là loại dịu nhất), tốt nhất là loại thiết kế riêng cho lông mu và một chiếc dao cạo mới (dao cùn kém hiệu quả và dễ gây kích ứng).
Đầu tiên tỉa lông ở khu vực bạn định cạo, bạn có thể chọn cách tỉa ở khu vực xung quanh đường viền bikini hay quần lót, hoặc tỉa ngắn và loại bỏ toàn bộ lông mu. Dao cạo là phù hợp nhất và ít gây giật lông hay kích ứng da trên lông ngắn, vì vậy bạn nên tỉa lông còn khoảng 0,6cm.
Làm mềm lông bằng nước nóng trong 3-5 phút trước khi cạo. Một cách khác là chườm ấm khu vực cần cạo để tạo hiệu quả tương tự. Bắt đầu thoa kem cạo vào khu vực đó và cẩn thận tránh bộ phận sinh dục. Tốt hơn bạn nên thử thoa kem vào một khoảnh da nhỏ trong 24 giờ trước khi cạo vì một số loại kem có thể gây ra dị ứng da.
Kéo căng da xung quanh vùng mu bằng tay còn lại vì cạo trên bề mặt phẳng là hiệu quả nhất. Bắt đầu cạo nhưng không được đè dao (nếu phải đè dao thì chứng tỏ dao cạo quá cùn). Cạo hướng từ dưới lên (ngược hướng mọc của lông) sẽ giúp bạn cạo sát và mượt nhất, trong khi cạo từ trên xuống (cùng hướng lông mọc) có thể giảm kích ứng cho những người có da nhạy cảm và giảm nguy cơ bị mọc lông dưới da.
Sau khi cạo xong lượng lông mong muốn, rửa sạch khu vực này bằng nước ấm để loại bỏ kem, lau khô bằng khăn tắm rồi thoa dầu dưỡng da để làm dịu và giảm kích ứng.
Bước 2 - Sử dụng kem làm rụng lông.
Kem rụng lông là lựa chọn tốt đối với những người chỉ muốn làm sạch lông vùng xung quanh bikini hay quần lót và ít gây đau tối đa. Các loại kem rụng lông hoạt động trên cơ sở sử dụng hóa chất mạnh để hòa tan lông nên nó sẽ dễ dàng bị lau đi.
Vì có hóa tính rất mạnh (bằng chứng là mùi rất nồng) nên khuyến cáo không sử dụng kem rụng lông để loại bỏ lông ở toàn bộ vùng mu, chúng có thể gây kích ứng da và đã có trường hợp bị bỏng hóa chất. Chỉ nên sử dụng loại kem này để loại bỏ lông thừa bên ngoài đường viền bikini hoặc quần lót.
Trước khi thoa kem rụng lông bạn nên tỉa bớt lông muốn loại bỏ. Cách này sẽ giảm lượng kem dính lên quần lót là nơi bạn không cần thoa. Sử dụng một chiếc quần lót để hướng dẫn vị trí cần thoa kem, đồng thời đảm bảo kem không thể dính vào phần da nhạy cảm.
Để yên kem trên vùng lông đã thoa trong thời gian được chỉ định trên bao bì sản phẩm. Không bao giờ để kem lâu hơn thời gian được hướng dẫn vì nó có thể gây độc cho da. Sau khi hết thời gian yêu cầu, lau hoặc rửa sạch kem, phần lông không mong muốn sẽ rụng đi cùng với kem.
Bước 3 - Tẩy lông.
Tẩy là cách loại bỏ lông rất hiệu quả với kết quả duy trì trong 2-4 tuần. Hiện nay có nhiều cách tẩy lông: chỉ tẩy phần lông không mong muốn bên ngoài đường bikini, tẩy rộng hơn qua đường bikini hoặc để lại một dải chính giữa, hoặc tẩy sạch hoàn toàn lông (Brazilian wax). Đàn ông cũng sử dụng các cách tẩy lông tương tự, nhưng tẩy lông khỏi da nhạy cảm trên tinh hoàn thì không nên thực hiện.
Tẩy lông được tiến hành bằng cách thoa chất sáp dính và nóng lên trên vùng lông muốn loại bỏ. Tiếp theo người ta đặt một mảnh vải trên lớp sáp đã thoa và sau đó kéo mảnh vải ra cùng với chất sáp và lông.
Vì lông được kéo ra tận gốc nên cần nhiều thời gian hơn để mọc lại so với các cách triệt lông khác như cạo, là cách chỉ loại bỏ phần lông trên bề mặt da. Tuy nhiên, tẩy lông tốn nhiều tiền nên cho dù đây là phương pháp duy trì kết quả lâu hơn nhưng cũng là lựa chọn tốn kém.
Người ta có bán bộ tẩy lông tại nhà nhưng nếu bạn chưa bao giờ tẩy lông trước đây thì nên đến thẩm mỹ viện để tiến hành. Bạn nên biết tẩy lông có thể gây đau, đặc biệt ở khu vực nhạy cảm, mặc dù vậy theo thời gian lông sẽ mọc ít dần giữa các lần tẩy và đau cũng giảm theo.
Bước 4 - Xem xét phương pháp điện phân hoặc laser.
Triệt lông bằng phương pháp điện phân và laser là hai kỹ thuật có thể loại bỏ hoặc giảm vĩnh viễn lông mu. Điện phân là phương pháp loại bỏ vĩnh viễn và hoàn toàn lông mu. Cơ sở của phương pháp là cho dòng điện đi qua nang lông, đốt tế bào chân lông và ngăn cản nó mọc trở lại.
Bạn chỉ cần điều trị một lần duy nhất (thời gian điều trị có thể kéo dài từ 2-12 giờ tùy thuộc vào lượng lông nhiều hay ít) và sẽ không bao giờ phải lo về lông ở dưới đó! Tuy nhiên, bạn nên biết phương pháp điện phân gây đau khá nhiều (mặc dù không đau như tẩy lông) và tốn nhiều tiền.
Triệt lông bằng laser là một kỹ thuật mới hơn và đảm bảo giảm lông vĩnh viễn. Cơ sở của phương pháp là bắn xung ánh sáng vào các nang lông có sắc tố, qua đó ngăn cản sự phát triển của lông. Kỹ thuật này tương đối không đau và chỉ diễn ra trong vài phút, nhưng bạn phải trải qua nhiều lần điều trị.
Mặc dù triệt lông bằng laser là cách giảm lông hiệu quả nhưng không đảm bảo loại trừ lông hoàn toàn và bạn vẫn phải áp dụng các cách triệt lông khác. Vì tia laser được nhắm vào các nang lông có sắc tố tối nên sẽ không hiệu quả đối với lông có màu sáng. Phương pháp triệt lông bằng laser cũng đắt tiền.
Bước 5 - Cân nhắc để lông mọc tự nhiên.
Điều quan trọng bạn phải hiểu đó là quyết định triệt lông chỉ mang tính cá nhân. Ngày nay việc cạo sạch lông "ở dưới đó" ngày càng trở nên phổ biến, nhưng bạn không nên chịu áp lực phải tẩy lông mu nếu không cảm thấy thoải mái về việc này.
Miễn là khu vực mu được giữ sạch sẽ và gọn gàng, không có lý do đáng kể nào về mặt vệ sinh để phải triệt lông mu. Đa số mọi người muốn triệt lông vì lý do thẩm mỹ.
Hơn nữa bạn nên biết nhiều đàn ông và phụ nữ vẫn chọn đi theo con đường thiên nhiên đó là để lông mọc tự do. Vì vậy bất kể bạn chọn cách nào thì việc để lông vẫn hoàn toàn bình thường!
Phương pháp 3 - Đối phó với các vấn đề khác
Bước 1 - Làm dịu kích ứng da.
Kích ứng da chỉ là một phần của quá trình triệt lông, và bất kể bạn chọn phương pháp nào thì hầu như chắc chắn sẽ bị kích ứng da, tối thiểu là lần triệt lông đầu tiên. Để giảm tối đa những vết ửng đỏ khó chịu, bạn có thể:
Sử dụng kẹo tẩy tế bào chết. Sản phẩm này sẽ loại bỏ tế bào da chết và giúp da thông thoáng hơn. Nếu không có sẵn kẹo tẩy tế bào chết thì bạn pha chế một hỗn hợp từ muối nở và nước, nó cũng có tác dụng tương tự.
Làm ẩm vùng da bằng dầu dưỡng thể nhẹ, không hương thơm. Dầu hay tinh dầu dùng cho trẻ sơ sinh, cùng với chất tạo ẩm chứa chiết xuất lô hội là những lựa chọn phổ biến để làm dịu da.
Mặc quần áo rộng rãi, thông thoáng. Da cần không khí để tự phục hồi, vì vậy bạn không nên mặc quần da bó ngay sau khi tẩy lông vùng kín. Cố gắng mặc quần lót bằng vải cotton và váy hay quần rộng trong một hoặc hai ngày sau khi triệt lông.
Bước 2 - Đối phó với lông mọc dưới da.
Lông mọc dưới da sẽ gây đau, thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng nếu không xử lý. Chúng thường xuất hiện trong thời gian lông mọc lại sau khi cạo hoặc tẩy lông. Nếu có lông mọc dưới da ở vùng mu, bạn có thể xử lý như sau:
Tắm nước nóng để làm mềm da xung quanh lông và giúp lỗ chân lông mở rộng. Lau khô bằng khăn tắm sạch, sau đó sử dụng một cây nhíp đã tiệt trùng đè vào một bên của cọng lông và kéo nó ra.
Thoa một ít chất làm se lên vùng da này và để khô, sau đó mặc quần lót rộng bằng vải cotton. Tiếp tục thoa chất làm se trong những ngày tiếp theo cho đến khi da lành.
Bước 3 - Nhuộm lông mu.
Nếu bạn bị bạc lông sớm ở vùng mu thì cũng không nên buồn phiền. Dù không được khuyến khích về mặt y học, tuy nhiên bạn vẫn có thể nhuộm lông mu tại nhà bằng màu nhuộm mua ngoài tiệm. Điều đó là bạn phải tuân theo các lưu ý an toàn để đảm bảo không để màu nhuộm dính vào bộ phận sinh dục nhạy cảm.
Chọn màu càng giống với màu lông tự nhiên càng tốt. Lông mu thường có màu tối hơn màu tóc, vì vậy nếu bạn thường sử dụng màu tóc thì nên chọn màu tối hơn bình thường. Bộ sản phẩm Root Touch-up rất tốt để nhuộm lông mu vì nó chỉ cung cấp đủ lượng màu, kèm theo đó là chiếc bàn chải nhỏ để thoa màu dễ hơn.
Trước khi nhuộm bạn nên kiểm tra dị ứng da để chắc chắn mình không bị dị ứng với màu nhuộm. Sau đó thoa sáp nguyên chất chưng cất từ dầu hỏa lên toàn bộ các phần nhạy cảm của bộ phận sinh dục nơi bạn không muốn màu dính vào.
Cẩn thận thoa màu nhuộm theo chỉ dẫn trên bao bì và để màu ngấm vào lông trong khoảng thời gian tối thiểu cần thiết. Nhẹ nhàng rửa sạch màu bằng nước ấm, sau đó sử dụng miếng xốp hay khăn mặt lau sạch chất sáp đã thoa trước đó.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Gi%E1%BA%A3m-s%C6%B0ng-l%C6%B0%E1%BB%A1i-g%C3%A0 | Cách để Giảm sưng lưỡi gà | Mẩu thịt treo ở sau họng của bạn có tên hẳn hoi – nó là cái lưỡi gà! Đôi khi lưỡi gà bị sưng, dẫn đến khó nuốt, cảm giác như muốn oẹ hoặc bị nghẹn, thậm chí chảy nước dãi ở trẻ nhỏ. Có một số nguyên nhân gây sưng lưỡi gà, bao gồm nhiễm vi khuẩn và virus, dị ứng, khô miệng, trào ngược dạ dày thực quản, thậm chí là do gien di truyền. Nếu thấy lưỡi gà của mình đỏ và sưng, bạn có thể thực hiện một số việc tại nhà như súc miệng nước ấm, ngậm viên trị đau họng và nhai đá bào để giảm các triệu chứng. Nếu các tình trạng không cải thiện hoặc nếu bạn có con nhỏ bị sưng lưỡi gà, hãy đến gặp bác sĩ.
Phương pháp 1 - Chữa sưng lưỡi gà
Bước 1 - Súc miệng nước muối ấm.
Nước ấm giúp làm dịu, còn muối giúp trị viêm trong lưỡi gà. Đừng dùng nước quá nóng – nó có thể làm bỏng họng và làm tổn thương thêm. Cho thêm ¼ đến ½ thìa cà phê muối ăn vào 240 ml nước ấm và khuấy lên cho tan.
Bạn có thể súc miệng nước muối ấm đến 3 lần mỗi ngày, nhưng nhớ đừng nuốt nước muối. Cơ thể có quá nhiều muối có thể gặp phải các vấn đề khác.
Bước 2 - Dùng viên ngậm trị đau họng.
Bạn có thể dùng bất cứ loại nào tuỳ thích, nhưng nếu bạn cảm thấy rất khó chịu hoặc khó nuốt thì viên ngậm có tác dụng gây tê có lẽ là tốt nhất.
Bạn có thể tìm mua viên ngậm không đường ở cửa hàng – sản phẩm không đường thường sẽ được ghi rõ ở mặt trước bao bì. Viên ngậm đau họng rất tuyệt vời khi bạn bị bệnh nhưng có thể gây ra những lo ngại khác, chẳng hạn như tiểu đường.
Bước 3 - Uống trà nóng và cung cấp nước cho cơ thể.
Chất lỏng nóng có thể đem lại cảm giác dễ chịu trong họng và giúp giữ ẩm trong khi bạn tìm cách giảm sưng. Nếu bạn thêm một ít mật ong vào trà, nó sẽ bao phủ cổ họng và giúp bạn dễ nuốt hơn.
Trà thảo mộc đặc biệt tốt trong việc chữa đau họng. Trà hoa cúc La Mã pha một chút mật ong có hiệu quả giảm đau.
Bạn cũng có thể thử pha trà quế để làm dịu cổ họng. Trộn 10 g vỏ cây du trơn với 10 g rễ thục quỳ, 8 g vụn quế khô, 5 g vỏ cam khô và 3 nụ đinh hương vào 3 cốc (700 ml) nước và đun sôi liu riu trong 20 phút. Lọc bỏ thảo mộc và thêm một chút mật ong nếu thích. Uống hết trà trong vòng 36 tiếng.
Bước 4 - Nhai đá bào.
Đá có thể giúp giảm sưng đôi chút trong lưỡi gà. Nhiệt độ lạnh giúp làm tê họng và giúp bạn dễ nuốt hơn.
Bước 5 - Đến gặp bác sĩ.
Có nhiều nguyên nhân gây sưng lưỡi gà. Bạn nên đi khám và kể với bác sĩ tất cả các triệu chứng của bạn. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giúp bạn giảm các triệu chứng và điều trị nguyên nhân tiềm ẩn.
Bác sĩ có thể phải dùng tăm bông lấy mẫu trong họng để chẩn đoán đầy đủ nguyên nhân gây sưng lưỡi gà. Hãy thả lỏng họng và cố gắng không căng thẳng – bạn sẽ vượt qua tương đối dễ dàng.
Bước 6 - Uống thuốc kháng sinh.
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh cho bạn nếu chẩn đoán cho kết quả là nhiễm trùng. Đảm bảo tuân theo chỉ định trong đơn thuốc. Bạn cần uống kháng sinh vào cùng một thời gian mỗi ngày cho đến hết liệu trình để trị dứt nhiễm trùng.
Phương pháp 2 - Nhận biết các triệu chứng
Bước 1 - Kiểm tra tình trạng khó nuốt.
Nếu bạn cảm thấy khó nuốt, bất kể là thức ăn, đồ uống hay nước bọt, có thể là lưỡi gà của bạn đang bị sưng. Hãy thử nuốt vài lần để biết chắc là bạn thực sự khó nuốt chứ không phải là do miếng thức ăn to hơn bình thường hoặc ngụm nước quá lớn.
Nếu bạn bị khó nuốt kèm khó thở, hãy liên lạc với bác sĩ ngay lập tức.
Bước 2 - Nhận biết cảm giác nghẹn hoặc muốn oẹ.
Nếu lưỡi gà bị sưng, bạn có thể bị oẹ hoặc nghẹn ngay cả khi không có gì trong họng. Vì lưỡi gà treo ở sau họng, nó sẽ khiến bạn có cảm giác như muốn oẹ bất cứ khi nào bị sưng.
Bước 3 - Chú ý hiện tượng chảy nước dãi.
Đây là một triệu chứng đặc biệt quan trọng cần chú ý ở trẻ nhỏ chưa biết mô tả về cảm giác của mình. Nếu bạn nhận thấy trẻ chảy nước dãi nhiều hơn bình thường thì có thể là trẻ đã bị sưng lưỡi gà và bạn cần tìm sự chăm sóc y tế khẩn cấp.
Bước 4 - Đo nhiệt độ.
Lưỡi gà sưng thường là do nhiễm khuẩn, và các trường hợp này thường kèm theo sốt. Nếu bạn thấy khó nuốt và bị nghẹn hoặc oẹ, hãy đo thân nhiệt xem bạn có sốt không. Thân nhiệt của mỗi người có thể khác nhau, nhưng bất cứ khi nào thân nhiệt cao hơn 37 độ C thì nghĩa là bạn đang sốt.
Nếu bị sốt, bạn cần phải đến bác sĩ ngay lập tức. Sốt có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều, và sốt ở trẻ em dù nhẹ cũng rất nguy hiểm.
Bước 5 - Quan sát hiện tượng đỏ hoặc sưng.
Nếu bạn nghi ngờ mình bị sưng lưỡi gà, hãy dùng gương để kiểm tra. Đứng trước tấm gương cao đủ để bạn có thể nhìn được cả gương mặt hoặc dùng gương cầm tay giơ cao. Mở miệng to hết sức có thể và nhìn vào lưỡi gà (mẩu da hình giọt nước ở sau họng); nếu lưỡi gà bị đỏ hoặc sưng, bạn nên đến gặp bác sĩ.
Phương pháp 3 - Ngăn ngừa sưng lưỡi gà
Bước 1 - Tránh thức uống chứa cồn.
Việc uống quá nhiều rượu có thể gây sưng lưỡi gà. Nếu bạn thấy lưỡi gà bị sưng và sau đó tự khỏi, hãy thử giảm lượng rượu nạp vào.
Nếu cách này không có tác dụng và lưỡi gà của bạn tiếp tục sưng, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.
Bước 2 - Ngừng hút thuốc.
Khói thuốc lá và xì gà là tác nhân kích thích và có thể khiến lưỡi gà bị sưng nếu trong họng có nhiều khói thuốc. Nếu bạn thường bị sưng lưỡi gà, hãy cố gắng cai thuốc lá.
Bước 3 - Uống thuốc chống dị ứng.
Vì lưỡi gà sưng có thể là một dấu hiệu phản ứng dị ứng, bạn cần uống thuốc chống dị ứng đúng với trường hợp của bạn. Nếu bạn chưa bao giờ được chẩn đoán dị ứng nhưng để ý thấy bị sưng lưỡi gà khi ăn một loại thức ăn nhất định, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ. Bất cứ trường hợp dị ứng nào gây sưng trong họng cũng cần được chữa trị ngay lập tức, vì nó có thể ảnh hưởng đến khả năng thở.
Bước 4 - Xử lý các vấn đề trào ngược.
Nếu axit là yếu tố góp phần làm sưng lưỡi gà, bạn hãy cố gắng xử lý các triệu chứng. Ngoài việc uống thuốc kháng axit khi cảm thấy có vấn đề, bạn có thể thử ăn các bữa nhỏ hơn và tránh các thức ăn kích thích phản ứng. Nếu bạn gặp khó khăn khi tự kiểm soát trào ngược axit dạ dày, hãy nói với bác sĩ để lập kế hoạch điều trị riêng.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/S%E1%BB%AD-d%E1%BB%A5ng-m%C3%A1y-%C4%91o-huy%E1%BA%BFt-%C3%A1p | Cách để Sử dụng máy đo huyết áp | Đo huyết áp định kỳ là việc nên làm, tuy nhiên bạn khó có thể đo kết quả chính xác nếu mắc chứng "sợ bác sĩ" - là tình trạng huyết áp đột ngột tăng mỗi khi bạn thấy nhân viên y tế đeo ống nghe chuẩn bị khám bệnh cho mình. Vì vậy tự đo huyết áp có thể loại trừ nỗi sợ này và giúp bạn tìm ra giá trị huyết áp trung bình trong cuộc sống hằng ngày.
Phương pháp 1 - Lắp đặt bộ dụng cụ
Bước 1 - Mở hộp dụng cụ đo huyết áp.
Ngồi vào bàn để tạo tư thế thuận tiện cho việc lắp ráp. Lấy túi khí, ống nghe, đồng hồ áp và quả bóp ra khỏi hộp, cẩn thận khi gỡ rối các đường ống.
Bước 2 - Nâng cánh tay ngang tầm với tim.
Nâng cánh tay lên độ cao sao cho khi cong khuỷu tay thì khuỷu tay phải ngang bằng với độ cao của tim. Điều này nhằm đảm bảo kết quả đo huyết áp không cao hơn hay thấp hơn giá trị thực do ảnh hưởng của trọng lượng máu. Một điều quan trọng nữa là bạn phải kê tay trong khi đọc số, do đó phải tựa khuỷu tay lên trên một bề mặt phẳng.
Bước 3 - Quấn túi khí quanh bắp tay.
Hầu hết các loại túi khí đều có khóa dán để dễ dàng cố định vị trí. Nếu đang mặc áo sơ mi có tay dài hoặc vải dày thì bạn phải vén lên, chỉ có thể quấn túi khí quanh tay áo rất mỏng. Mép dưới của túi nên cách khuỷu tay khoảng 2,5cm.
Một số chuyên gia khuyến nghị đo huyết áp ở tay trái, những người khác đề nghị đo cả hai tay. Tuy nhiên trong thời gian tập đo huyết áp bạn nên sử dụng tay trái nếu thuận tay phải và ngược lại.
Bước 4 - Quấn túi khí bó sát nhưng không quá chặt.
Nếu quấn lỏng, sức ép của túi khí đè lên động mạch không đạt yêu cầu, khi đó giá trị huyết áp đo được không chính xác. Ngược lại nếu bạn quấn chặt quá sẽ dẫn đến hiện tượng "huyết áp cao do quấn túi khí" và số đọc cũng không chính xác.
Tình trạng này cũng xảy ra khi túi khí quá ngắn hay quá hẹp so với bắp tay.
Bước 5 - Đặt đầu ống nghe lên cánh tay.
Đầu ống nghe (còn gọi là màng loa) phải đặt ép sát lên bề mặt da phía trong cánh tay. Mép màng loa nằm ngay dưới túi khí và bên trên động mạch cánh tay. Sau đó bạn nhẹ nhàng đặt hai tai nghe vào lỗ tai.
Không cầm đầu ống nghe bằng ngón tay cái vì ngón cái có mạch đập riêng nên bạn khó xác định được số đọc đúng.
Tốt nhất bạn nên giữ cố định đầu ống nghe bằng ngón trỏ và ngón giữa, như vậy bạn sẽ không nghe thấy tiếng dập cho đến khi bắt đầu bơm khí vào túi.
Bước 6 - Kẹp đồng hồ áp vào một bề mặt cố định.
Nếu đồng hồ áp được kẹp vào túi khí bạn nên tháo nó ra và gắn vào vật nào đó ổn định hơn như cuốn sách bìa cứng. Khi đó bạn có thể đặt đồng hồ áp ngay trước mặt mình để dễ quan sát hơn. Quan trọng là bạn phải kẹp cố định đồng hồ.
Đảm bảo có đủ ánh sáng giúp bạn nhìn rõ kim và số chỉ áp suất trước khi bắt đầu kiểm tra.
Đôi khi đồng hồ áp được gắn vào quả bóp cao su, khi đó bạn không áp dụng bước này.
Bước 7 - Cầm quả bóp và vặn chặt van.
Bạn phải đóng kín van hoàn toàn trước khi bắt đầu đo để không khí không thể thoát ra khi bơm, tránh cho kết quả sai. Vặn đóng van hết cỡ theo chiều kim đồng hồ.
Không được siết van quá chặt, nếu không khi cần mở bạn sẽ vặn quá đà và không khí xả ra quá nhanh.
Phương pháp 2 - Bắt đầu đo huyết áp
Bước 1 - Bơm khí vào túi.
Bóp nhanh quả bóp để làm căng túi khí, và liên tục bóp cho đến khi kim đồng hồ chỉ 180mmHg. Áp suất trong túi sẽ ép vào một động mạch lớn trong bắp tay nên tạm thời làm gián đoạn dòng chảy của máu. Đó là lý do vì sao túi khí thường làm chúng ta khó chịu mỗi khi đo huyết áp.
Bước 2 - Xả van.
Nhẹ nhàng xoay van trên quả bóp theo ngược chiều kim đồng hồ sao cho không khí xả ra đều đặn nhưng chậm. Luôn nhìn vào đồng hồ, để có kết quả chính xác bạn nên xả khí để kim chạy về với tốc độ 3mm/giây.
Vừa xả van vừa cầm ống nghe có thể hơi khó khăn, vì vậy bạn nên xả van bằng tay được quấn túi khí và cầm ống nghe bằng tay còn lại.
Nếu có người nào gần đó bạn nên nhờ họ hỗ trợ, như vậy quá trình đo huyết áp sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Bước 3 - Chú ý huyết áp tâm thu.
Trong khi áp suất đang giảm bạn sử dụng ống nghe để nghe một tiếng dập hay tiếng gõ. Ngay khi nghe thấy tiếng dập đầu tiên bạn phải ghi lại giá trị áp suất trên đồng hồ lúc đó, đây là huyết áp tâm thu.
Giá trị này chính là áp suất do máu tác động lên thành động mạch sau khi tim đập hay bóp lại. Đó là giá trị lớn hơn trong hai giá trị áp suất cần đo và được ghi nhận vào vị trí áp suất cao.
Người ta còn gọi tiếng dập bạn nghe được là "tiếng Korotkoff".
Bước 4 - Chú ý huyết áp tâm trương.
Liên tục nhìn đồng hồ áp trong khi tập trung nghe các tiếng dập. Cuối cùng các tiếng dập mạnh sẽ chuyển thành tiếng “phù”, bạn phải để ý sự thay đổi này vì nó cho thấy kim sắp chỉ đến huyết áp tâm trương. Ngay khi âm thanh phù giảm dần và bạn bắt đầu không nghe thấy gì nữa thì phải ghi lại giá trị áp suất trên đồng hồ, đây là huyết áp tâm trương.
Giá trị này chính là áp suất do máu tác động lên thành động mạch sau khi tim giãn ra giữa những lần co bóp. Đó là giá trị nhỏ hơn trong hai giá trị áp suất cần đo và được ghi nhận vào vị trí áp suất thấp.
Bước 5 - Không cần lo lắng nếu bạn bỏ lỡ một giá trị.
Trong trường hợp không thể xác định một trong hai giá trị huyết áp, bạn chỉ cần bơm lại một ít khí vào túi để tìm số đọc đó.
Không làm lại nhiều hơn hai lần vì có thể kết quả mất chính xác.
Thay vào đó bạn nên tháo túi khí ra để đo huyết áp trên tay kia, lập lại toàn bộ quá trình.
Bước 6 - Kiểm tra lại huyết áp.
Huyết áp thay đổi theo từng phút (đôi khi rất nhanh), vì vậy nếu bạn đo hai lần trong vòng mười phút thì kết quả trung bình sẽ chính xác hơn.
Để có kết quả chính xác bạn kiểm tra lại huyết áp lần hai sau lần đầu tiên 5-10 phút.
Trong lần đo huyết áp thứ hai bạn nên đo trên tay còn lại, đặc biệt khi số đọc đầu tiên có vẻ bất thường.
Phương pháp 3 - Giải thích kết quả
Bước 1 - Hiểu ý nghĩa của các số đọc.
Sau khi ghi nhận giá trị huyết áp bạn phải hiểu chúng phản ánh điều gì. Hãy tham khảo hướng dẫn dưới đây:
Huyết áp tâm thu dưới 120 và huyết áp tâm trương dưới 80.
Huyết áp tâm thu từ 120 đến 139, huyết áp tâm trương từ 80 đến 89.
Huyết áp tâm thu từ 140 đến 159, huyết áp tâm trương từ 90 đến 99.
Huyết áp tâm thu trên 160 và huyết áp tâm trương trên 100.
Huyết áp tâm thu trên 180 và huyết áp tâm trương trên 110.
Bước 2 - Không nên lo lắng nếu huyết áp thấp.
Cho dù giá trị huyết áp đo được thấp hơn nhiều tiêu chuẩn "bình thường" là 120/80, thông thường đó cũng không phải là dấu hiệu đáng lo. Giả sử bạn đo huyết áp được 85/55 mmHg thì giá trị này vẫn chấp nhận được, miễn là không có bất kì triệu chứng nào của hiện tượng huyết áp thấp.
Tuy nhiên, nếu gặp các triệu chứng như chóng mặt, mê sảng, ngất xỉu, không thể tập trung, da lạnh và ẩm ướt, thở hổn hển, mất nước, buồn nôn, mờ mắt và/hoặc mệt mỏi, bạn nên đi khám bệnh ngay vì huyết áp thấp có thể là kết quả do một bệnh khác nặng hơn gây ra.
Bước 3 - Biết khi nào phải điều trị bệnh.
Bạn phải hiểu rằng chỉ một số đọc cao không nhất thiết là dấu hiệu bạn mắc bệnh cao huyết áp, mà đó có thể là kết quả của nhiều yếu tố khác nhau.
Nếu bạn đo huyết áp sau khi tập thể dục, ăn thực phẩm mặn, uống cà phê, hút thuốc lá hay trong lúc căng thẳng thì giá trị đó có thể cao nhưng không phản ánh đúng thể chất bình thường của bạn. Nếu túi khí quấn quá lỏng hoặc quá chặt, quá lớn hay quá nhỏ so với kích thước cơ thể, chỉ số cũng không còn chính xác. Do đó bạn không nên lo lắng về những chỉ số riêng lẻ, đặc biệt khi huyết áp trở về bình thường trong lần đo tiếp theo.
Tuy nhiên nếu huyết áp liên tục cao từ 140/90 mmHg trở lên bạn nên đi khám bệnh để được bác sĩ lên kế hoạch điều trị, thông thường họ sẽ yêu cầu bạn thay đổi chế độ ăn và tập thể dục.
Họ cũng cân nhắc cho bạn dùng thuốc nếu thay đổi lối sống vẫn không mang lại kết quả, huyết áp quá cao hoặc bạn có các yếu tố rủi ro khác như tiểu đường hay bệnh tim.
Nếu huyết áp tâm thu từ 180 trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 110 trở lên, bạn chờ khoảng vài phút rồi tiến hành đo lại. Nếu lần đo sau vẫn cho kết quả cao bạn phải đi cấp cứu vì có thể bạn đang lên cơn cao huyết áp.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/X%C3%A2m-nh%E1%BA%ADp-m%C3%A1y-t%C3%ADnh-%E1%BB%9F-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng | Cách để Xâm nhập máy tính ở trường | wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách lấy quyền quản trị viên (administrator) trên PC ở trường. Trong trường hợp ngoài dự tính nếu nhà trường sử dụng máy Mac thay vì Windows, bạn sẽ không thể xâm nhập (hay hack) được. Lưu ý: nếu BIOS trên máy tính bị khóa, bạn cũng sẽ không hack được. Ngoài ra, bạn cũng không thể xâm nhập máy tính ở trường nếu máy được kết nối với miền (nghĩa là các chính sách trên máy được quản lý từ xa).
Phương pháp 1 - Bật Command Prompt trên Windows 7
Bước 1 - Khởi động lại máy tính bằng nút nguồn (Power).
Nhấn giữ nút nguồn cho đến khi tắt máy, sau đó nhấn nút nguồn lần nữa để mở máy trở lại.
Bước 2 - Chờ màn hình khởi động hiện ra.
Trong hầu hết trường hợp, máy tính sẽ cảnh báo rằng Windows đã không được tắt đúng cách và bạn có thể sử dụng các phím mũi tên để chọn một vài hành động.
Bước 3 - Chọn Start Windows Normally (Khởi động Windows bình thường).
Tùy chọn này nằm giữa màn hình, sau đó bạn cần nhấn ↵ Enter để xác nhận lựa chọn.
Bước 4 - Khởi động lại máy bằng nút nguồn.
Máy tính sẽ khởi động lại như vừa rồi và màn hình chào mừng lại hiện lên.
Bước 5 - Tìm màn hình "Startup Repair".
Nếu màn hình khởi động hiển thị các tùy chọn sửa chữa (ví dụ: ), bạn có thể tiến hành bước tiếp theo.
Nếu trên màn hình khởi động có các tùy chọn sửa chữa, hãy chọn lần nữa, sau đó khởi động lại máy tính bằng nút nguồn. Bạn cần tiếp tục thao tác này cho đến khi màn hình "Startup Repair" hiện ra.
Bước 6 - Chọn Launch Startup Repair (recommended) (Khởi chạy tiến trình khởi động khắc phục).
Tùy chọn này nằm giữa màn hình. Tiến trình khởi động khắc phục sẽ bắt đầu chạy.
Bước 7 - Nhấp vào Cancel (Hủy) khi được nhắc.
Bạn cần chờ khoảng 10 phút sau khi thực hiện bước này để tiếp tục.
Bước 8 - Nhấp vào khung thả xuống "View problem details" (Xem chi tiết vấn đề).
Tùy chọn này nằm ở góc dưới bên trái thông báo lỗi. Danh sách các ghi chú sẽ thả xuống.
Bước 9 - Mở Notepad.
Cuộn xuống đến tiêu đề "If the online privacy statement is not available...", sau đó nhấp vào liên kết nằm bên dưới.
Bước 10 - Mở tập tin hệ thống trên máy tính.
Sau khi Notepad mở ra, bạn cần:
Nhấp vào (Tập tin) ở góc trên bên trái Notepad.
Nhấp vào (Mở) trong trình đơn thả xuống.
Nhấp đúp vào nằm trên cửa sổ hiện ra.
Nhấp đúp vào ổ cứng của máy tính (thường là ).
Nhấp đúp vào thư mục .
Cuộn xuống và nhấp đúp vào thư mục .
Bước 11 - Thay đổi loại tập tin mà bạn có thể nhìn thấy.
Nhấp vào khung thả xuống "File type" và chọn (Tất cả tập tin) từ trong trình đơn thả xuống hiện ra.
Bước 12 - Thay Utility Manager bằng Command Prompt.
Như vậy bạn sẽ có thể truy cập Command Prompt cho dù ứng dụng này bị khóa trên máy tính:
Tìm shortcut "Utilman" trong phần chữ "U" của tập tin (không phải thư mục).
Nhấp phải vào "Utilman", chọn (Đổi tên).
Nhập Utilman1 rồi nhấn ↵ Enter.
Tìm tập tin "cmd".
Nhấp phải vào tập tin "cmd" rồi chọn (Sao chép)
Nhấn Ctrl+V để dán tập tin đã sao chép.
Nhấp phải vào tập tin đã sao chép rồi chọn , nhập Utilman và nhấn ↵ Enter.
Bước 13 - Đóng cửa sổ "Open" và Notepad.
Nhấp vào ở phía dưới bên phải cửa sổ "Open", sau đó nhấp vào dấu ở góc trên bên phải cửa sổ Notepad.
Bước 14 - Thoát những cửa sổ còn lại.
Nhấp vào dấu ở góc trên bên phải cửa sổ báo cáo lỗi, nhấp vào ở góc dưới bên phải cửa sổ Startup Repair rồi chọn khi được nhắc. Lúc này, bạn có thể tiếp tục tạo tài khoản administrator mới.
Phương pháp 2 - Tạo tài khoản administrator mới
Bước 1 - Chờ màn hình đăng nhập hiện ra.
Sau khi máy tính khởi động lại, màn hình đăng nhập sẽ hiện ra.
Bước 2 - Nhấp vào biểu tượng "Utility Manager".
Đây là biểu tượng mặt đồng hồ và mũi tên nằm ở góc dưới bên trái màn hình. Vì ứng dụng Command Prompt đã được thay bằng Utility Manager nên khi bạn nhấp vào biểu tượng này, cửa sổ Command Prompt sẽ mở ra.
Bước 3 - Tạo người dùng mới.
Sau khi Command Prompt mở ra, bạn hãy:
Nhập net user name /add, nhớ thay "name" bằng tên người dùng mà bạn chọn.
Nhấn ↵ Enter.
Nhập net localgroup administrators name /add và cũng đừng quên thay "name" bằng tên người dùng mà bạn vừa tạo.
Nhấn ↵ Enter
Bước 4 - Khởi động lại máy tính.
Nhấp vào biểu tượng {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/5\/5d\/Windowspower.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/5\/5d\/Windowspower.png\/30px-Windowspower.png","smallWidth":460,"smallHeight":460,"bigWidth":30,"bigHeight":30,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} rồi nhấp tiếp vào . Máy tính sẽ bắt đầu khởi động lại.
Bước 5 - Chọn tên người dùng mới.
Nhấp vào tên của người dùng mới, sau đó nhấp vào nút (Đăng nhập). Vì bạn đã không tạo mật khẩu đi kèm tài khoản này ở bước trước đó nên bây giờ không cần nhập mật khẩu.
Bước 6 - Cho phép Windows thiết lập tài khoản.
Vì đây là tài khoản mới nên Windows 10 cần vài phút để thiết lập hệ thống tập tin và thư mục.
Bỏ qua bước này trên Windows 7.
Bước 7 - Sử dụng máy với quyền administrator.
Bây giờ sau khi đăng nhập tài khoản quyền quản trị viên, bạn sẽ có thể sử dụng các dịch vụ và chương trình hệ thống mà không bị giới hạn.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/%C4%90%E1%BA%A1t-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-M%E1%BB%A5c-ti%C3%AAu-Ng%E1%BA%AFn-h%E1%BA%A1n | Cách để Đạt được Mục tiêu Ngắn hạn | Không phải mục tiêu nào trong cuộc sống cũng đều mất nhiều tháng hay nhiều năm để thực hiện. Trên thực tế, một số mục tiêu phải đạt được trong một khoảng thời gian ngắn—đôi khi chỉ trong vài tuần, vài ngày, hoặc thậm chí là vài giờ. Những mục tiêu này có thể cực kỳ quan trọng, thường là một phần trong quá trình đạt được mục tiêu lớn hơn. Mục tiêu ngắn hạn thường đơn giản hơn mục tiêu dài hạn, nhưng có thể là cả một thử thách để đạt được. Luôn tập trung và hành động đúng lúc là những điều quan trọng để đạt được mục tiêu ngắn hạn.
Phương pháp 1 - Xem xét Mục tiêu
Bước 1 - Đảm bảo mục tiêu rõ ràng.
Với bất kỳ mục tiêu nào, điều quan trọng là mục tiêu của bạn phải được xác định rõ ràng. Công việc bạn sẽ làm để đạt được mục tiêu ngắn hạn diễn ra trong thời gian ngắn hơn, vì vậy tránh bị phân tâm bởi những gì bạn đang cố gắng để đạt được mục tiêu là điều quan trọng. Sự phân tâm tạo nên sự trì hoãn và giảm động lực.
Ví dụ, tưởng tượng bạn đang viết một quyển sách. Để có thể quản lý được quá trình thực hiện, bạn quyết định chia nhỏ nó thành những mục tiêu ngắn hạn. Bạn hy vọng đạt được mỗi mục tiêu trong thời gian 1 tháng. Bạn có thể đặt ra mục tiêu ngắn hạn "bắt đầu viết sách" trong tháng đầu tiên. Tuy nhiên, nó không rõ ràng. Mục tiêu tốt hơn có thể là "viết bản thảo chương 1 đầu tiên trong tháng này." Điều này sẽ rõ ràng hơn trong việc bạn biết chính xác mình muốn làm gì.
Bước 2 - Đảm bảo mục tiêu phải thực tế.
Điều quan trọng khi đặt mục tiêu là bạn sẽ thực sự có khả năng đạt được trong thời gian có thể. Thất bại trong việc thực hiện điều này sẽ gây ra sự chán nản, có thể khiến bạn từ bỏ những mục tiêu trong tương lai.
Não của chúng ta phát triển nhờ thành công. Đặt ra mục tiêu có thể đạt được và theo đuổi đến cùng sẽ tạo động lực theo đuổi mục tiêu tiếp theo. Đặt mục tiêu bạn không thể đạt được trong thời gian giới hạn sẽ gây ra điều ngược lại.
Quay lại với ví dụ viết sách, bạn có thể sẽ không muốn đặt mục tiêu hoàn thành sáu chương đầu chỉ trong một tháng. Trừ khi các chương quá ngắn, nếu không có thể bạn sẽ phải viết nhiều hơn trong khoảng thời gian đó. Không đạt được mục tiêu này có thể khiến bạn nản lòng khi viết lượng bài phù hợp hơn vào tháng tiếp theo.
Bước 3 - Xác định các bước.
Hầu như mọi mục tiêu đều có thể chia thành những bước nhỏ. Xác định được những bước nhỏ này có thể giúp cho mục tiêu dễ thực hiện hơn. Nó cũng có thể giúp bạn có được kế hoạch rõ ràng để thực hiện công việc hướng đến mục tiêu.
Ví dụ, giả sử bạn sắp có khách ghé chơi và nhà bạn cần phải dọn dẹp rất nhiều. Bạn chia nhỏ quá trình thành nhiều mục tiêu ngắn hạn: dọn dẹp nhà tắm, dọn dẹp bếp, dọn dẹp phòng khách,… Tuy nhiên, bạn cũng có thể chia nhỏ những mục tiêu này thành các bước. Lấy nhà bếp làm ví dụ, bạn có thể cần phải rửa chén, làm sạch bàn bếp, dọn dẹp tủ lạnh, và lau quét sàn nhà.
Bước 4 - Ước tính mỗi bước sẽ mất bao lâu.
Đặt thời gian biểu và thời hạn cho những nhiệm vụ này sẽ giúp bạn có động lực, trách nhiệm và thực hiện.
Ví dụ, nếu bạn bắt đầu bằng việc dọn dẹp nhà tắm, bạn có thể ước chừng việc đó sẽ mất 15 phút làm sạch bồn tắm, 10 phút làm sạch bồn rửa, 10 phút sắp xếp và dọn dẹp tủ thuốc, và thêm 10 phút lau sàn. Nếu bạn có thể gắn chúng lên thời gian biểu, bạn sẽ có thể dọn dẹp phòng tắm chỉ trong một giờ.
Bước 5 - Phác thảo kế hoạch.
Khi đã xác định các bước, viết thành kế hoạch ngắn sắp xếp chúng theo thứ tự hợp lý sẽ dễ dàng thực hiện.
Có vẻ ngớ ngẩn khi viết các bước cho một nhiệm vụ đơn giản như dọn dẹp nhà cửa. Thật ra, bạn không cần phải làm điều này. Nhưng làm như vậy giúp cho mục tiêu rõ ràng hơn, có thể hình thành động lực.
Viết ra các bước cũng đảm bảo bạn sẽ không quên điều gì quan trọng.
Phương pháp 2 - Thực hiện Mục tiêu
Bước 1 - Đặt ra ưu tiên.
Thông thường, khi thực hiện mục tiêu ngắn hạn, chúng ta có thể có nhiều mục tiêu vào cùng thời điểm. Điều quan trọng là phải quyết định mục tiêu nào là quan trọng nhất để bạn có thể hoàn thành trước tiên.
Nếu khách sắp đến chơi, bạn có thể cần phải dọn dẹp nhà cửa. Tuy nhiên, bạn cũng có thể cần mua rất nhiều đồ ở cửa hàng tạp hóa. Bạn có thể sẽ muốn rửa xe. Nó có thể sẽ là ý kiến hay khi lên kế hoạch những việc cần làm trong khi bạn bè đang ở nhà bạn. Bạn có thể cần phải tiếp tục công việc mà bạn không thể làm khi có bạn bè đến chơi. Nếu bạn cố làm tất cả những việc này cùng một lúc, bạn sẽ không thực hiện một cách hiệu quả như khi bạn chọn nhiệm vụ quan trọng nhất, hoàn thành nó, và tiếp tục. Trên thực tế, cố làm tất cả mọi việc cùng một lúc, bạn có thể sẽ không hoàn thành được mục tiêu nào.
Dành ưu tiên cho các mục tiêu cũng sẽ giúp bạn tránh lãng phí thời gian sau khi hoàn thành xong một mục tiêu. Bạn sẽ luôn sẵn sàng biết được mình cần làm gì tiếp theo.
Bước 2 - Bắt đầu thực hiện.
Như bất kỳ mục tiêu nào, mục tiêu ngắn hạn chỉ hoàn thành thông qua việc đặt thời gian và nỗ lực. Khi bắt đầu, bạn sẽ phát triển động lưc có thể giúp bạn hoàn thành đến cùng.
Nếu nhà của bạn là một thảm họa thực sự, có thể sẽ khó để bắt đầu dọn dẹp. Tuy nhiên, nhìn vào kế hoạch và cố gắng bắt tay vào bước đầu tiên sớm nhất có thể. Khi bạn đã có một căn phòng sạch, sự hài lòng mà bạn cảm thấy sẽ giúp bạn có động lực để tiếp tục.
Bước 3 - Tập trung.
Để đạt được bất kỳ mục tiêu nào, bạn phải thưc hiện đều đặn. Với mục tiêu ngắn hạn, điều này còn quan trọng hơn. Vì bạn không mất quá nhiều thời gian để hoàn thành mục tiêu, nên điều quan trọng là phải luôn chú ý đến phần thưởng và không để bị xao nhãng.
Theo dõi quá trình. Luôn để mắt vào đồng hồ (lịch) và vào kế hoạch bạn đã lập ra để đạt được mục tiêu. Thời gian biểu bạn đặt ra có thể là động lực mạnh giúp bạn tập trung. Không ai thích cảm giác bị thất bại.
Tạo môi trường tốt để thành công. Cố gắng loại bỏ những điều trong môi trường của bạn có thể ngăn bạn đạt được mục tiêu của mình. Tưởng tượng bạn đang cố gắng dọn dẹp nhà cửa, nhưng bạn lại không biết rằng chú chó của bạn cứ đi theo sau và đòi được chăm sóc cả ngày. Bạn có thể muốn nhốt nó vào cũi cả buổi chiều để bạn có thể tập trung làm việc. Nếu bạn không nghĩ mình có khả năng chống lại cám dỗ để chơi trò chơi điện tử yêu thích của bạn, hãy cất bộ điều khiển trò chơi vào ngăn kéo trong phòng khác. Không lấy chúng ra cho đến khi bạn đã hoàn thành công việc trong mục tiêu.
Bước 4 - Hãy linh động.
Đôi khi, bạn có thể thấy công việc cho mục tiêu ngắn hạn không đạt hiệu quả như bạn hy vọng. Hoặc, khi bạn thực hiện việc gì đó được một lúc, bạn có thể nghĩ ra cách thực hiện tốt hơn kế hoạch bạn đã đặt ra. Nếu trong trường hợp này, đừng quá cứng nhắc bám vào kế hoạch vì lợi ích của riêng nó.
Nếu mục tiêu ngắn hạn không đạt hiệu quả như bạn mong muốn, hoặc mất nhiều thời gian hơn bạn nghĩ, đừng ngại phải thay đổi kế hoạch. Có kế hoạch là điều quan trọng, nhưng thỉnh thoảng, bạn cần thay đổi thứ tự các bước, bỏ hoàn toàn, hoặc thêm những bước mới. Đôi khi, bạn có thể cần ngưng hoàn toàn một mục tiêu ngắn hạn vì lợi ích của một mục tiêu khác.
Lấy ví dụ việc viết sách, bạn có thể có kế hoạch viết nháp chương đầu tiên trong một tháng. Tuy nhiên, khi viết chương này, bạn có thể nảy ra một ý tưởng mới cho quyển sách mà bạn không nghĩ ra trước đây. Nếu đó là ý tưởng hay, nó có thể đáng để quay lại và thay đổi bản thảo để thêm vào. Thời gian làm việc này có thể ngăn bạn đạt được mục tiêu ban đầu, nhưng nếu nó làm ra một quyển sách hay hơn, hãy linh động và thay đổi kế hoạch!
Bước 5 - Thưởng khi thành công.
Khi bạn đạt được một mục tiêu ngắn hạn, hãy tự thưởng cho bản thân. Điều này được gọi là "củng cố." Nó giúp não của bạn liên kết những mục tiêu sau này có kết quả tốt. Điều này khiến nó dễ dàng hơn để tạo động lực cho bản thân đạt được những mục tiêu trong tương lai.
Củng cố có hai loại. Củng cố tích cực là khi bạn thêm một điều tốt đẹp trong cuộc sống của bạn. Ví dụ như, bạn có thể thưởng cho thành công của mình bằng cách ra ngoài uống cocktail hoặc món tráng miệng yêu thích. Củng cố tiêu cực là khi điều không mong muốn được loại bỏ khỏi cuộc sống của bạn. Ví dụ, tưởng tượng bạn không thích dắt chó đi dạo. Bạn có thể thỏa thuận với ai đó trong gia đình để họ đồng ý dắt chó đi dạo một ngày giúp bạn khi bạn đạt được mụ tiêu của mình.
Củng cố những hành vi tốt hiệu quả hơn nhiều so với phạt những hành vi xấu. Nó sẽ giúp bạn tăng động lực để hoàn thành nhiều mục tiêu hơn.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/L%C3%AAn-l%E1%BB%8Bch-b%C3%A0i-vi%E1%BA%BFt-tr%C3%AAn-Facebook | Cách để Lên lịch bài viết trên Facebook | Bất kể bạn đang quản lý trang Facebook nào, hãy nhớ rằng việc thường xuyên đăng bài có thể khiến người đọc luôn cảm thấy hứng thú. Để tránh phải liên tục đăng bài mới, hãy lên lịch bài viết từ trước! Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách sử dụng tính năng được tích hợp sẵn của Facebook khi đang đăng bài với tư cách là một người quản lý trang, hoặc dùng ứng dụng của bên thứ ba để có thể lên lịch đăng cả bài viết trên trang cá nhân.
Phương pháp 1 - Trên trình duyệt của máy tính để bàn
Bước 1 - Đăng nhập vào tài khoản Facebook trên máy tính.
Nếu chưa đăng nhập, bạn cần thực hiện điều này để bắt đầu lên lịch bài viết. Nói cách khác, bạn cần:
Truy cập facebook.com.
Nhập địa chỉ email và mật khẩu.
Nhấp vào nút "Log In" (Đăng nhập) để tiếp tục.
Bước 2 - Vào trang Facebook do bạn quản lý.
Có một điều quan trọng cần lưu ý là Facebook không cho phép bạn lên lịch bài viết bằng tài khoản cá nhân. Bạn có thể lên lịch bài viết cho trang mà bạn tạo ra — mấy trang kiểu như trang dành cho nhóm, người hâm mộ, doanh nghiệp, v.v... Để vào một trong những trang đó, hãy nhấp vào mũi tên nhỏ ở góc trên bên phải của màn hình bảng tin (ở gần biểu tượng hình cầu và cái khóa). Trong trình đơn thả xuống bên dưới "Use Facebook as" (Trang của bạn), hãy nhấp vào tên của trang mà bạn đã tạo ra.
Nếu chưa tạo ra trang nào, bạn có thể thực hiện điều này bằng cách nhấp vào tùy chọn "Create Page" (Tạo trang) nằm trong cùng trình đơn. Bạn có thể đọc bài viết này để biết cách tạo một trang để kinh doanh nhỏ lẻ.
Bước 3 - Viết bài.
Ở trên cùng trang mà bạn đã tạo ra, hãy bắt đầu gõ dòng cập nhật trạng thái vào hộp văn bản. Nếu để mặc định, bạn sẽ nhìn thấy dòng chữ "What have you been up to?" (Viết bài gì đó...) màu xám trong hộp này. Đừng viết bài gì vội.
Vào lúc này, bạn cũng có thể chèn tệp phương tiện vào bài viết bằng cách nhấp vào liên kết "Photo/video" (Ảnh/Video) nhỏ ở gần hộp văn bản. Hãy thực hiện điều này trước khi lên lịch bài viết.
Bước 4 - Lựa chọn "Schedule" (Lên lịch) trong trình đơn.
Sau khi bạn đã gõ xong bài viết, hãy nhấp vào mũi tên ở bên cạnh nút "Post" (Đăng) có chữ trắng nền xanh. Nhấp vào "Schedule" trong trình đơn thả xuống.
Bước 5 - Lựa chọn ngày tháng và thời gian.
Trong cửa sổ hiện ra, hãy lựa chọn ngày tháng trong ô lịch bật ra (nhấp vào biểu tượng lịch nhỏ để mở nó). Lựa chọn thời gian (cụ thể đến từng phút) trong ô ở bên phải bằng cách nhấp vào thời gian và sử dụng các phím mũi tên lên xuống trên bàn phím.
Bạn phải lên lịch bài viết . Bạn có thể lên lịch bài viết cách thời điểm hiện tại lên đến 6 tháng.
Toàn bộ thời gian ở đây là thời gian theo múi giờ hiện tại của bạn.
Bước 6 - Nhấp vào nút "Schedule".
Giờ thì bài viết của bạn đã được lên lịch để được tự động đăng vào ngày tháng và thời gian mà bạn đã chọn. Bạn sẽ nhìn thấy "1 Scheduled Post" (1 bài viết đã lên lịch) trên dòng thời gian của trang.
Nếu cần thay đổi, bạn chỉ cần nhấp vào liên kết "See Post" (Xem bài viết) trong hộp "1 Scheduled Post". Tại đây, hãy nhấp vào mũi tên nhỏ ở phía trên bên phải của dòng chứa bài viết để Edit (Sửa), Publish (Đăng), Reschedule (Lên lịch lại), hoặc Delete (Xóa) bài viết.
Bạn cũng có thể thực hiện điều này bằng cách nhấp vào "Activity" (Công cụ đăng) ở trên cùng trang, sau đó nhấp vào "Scheduled Posts" (Bài viết đã lên lịch) ở cột bên trái.
Phương pháp 2 - Trên thiết bị di động
Bước 1 - Tải về ứng dụng Pages Manager cho thiết bị của bạn.
Ứng dụng Facebook cơ bản dành cho thiết bị di động (cũng như là trang trình duyệt trên di động) không có tùy chọn lên lịch bài viết. Trong trường hợp này, bạn cần cài đặt ứng dụng di động riêng biệt có tên là "Facebook Pages Manager". Ứng dụng do Facebook tạo ra này đang sẵn có và miễn phí để bạn tải về từ cửa hàng ứng dụng di động trên máy.
Đối với , ứng dụng đang sẵn có tại đây.
Đối với , ứng dụng đang sẵn có tại đây.
Bước 2 - Đăng nhập vào tài khoản Facebook từ ứng dụng.
Nếu tài khoản Facebook của bạn đã được đồng bộ với thiết bị di động, bạn sẽ nhìn thấy tùy chọn "Continue as [tên của bạn]" (Tiếp tục dưới tên [tên của bạn]) Hãy nhấp vào đây để tiếp tục. Nếu không nhìn thấy tùy chọn này, có thể bạn sẽ cần tự tay đăng nhập bằng email và mật khẩu.
Các bước thực hiện kể từ đây trở đi là dành cho phiên bản Android của ứng dụng. Các bước thực hiện trong phiên bản iOS gần như là tương tự, nhưng có thể sẽ có đôi chút khác biệt.
Bước 3 - Truy cập trang Facebook.
Sau khi đăng nhập, bạn sẽ ngay lập tức nhìn thấy trang của nhóm đầu tiên. Nếu không nhìn thấy, bạn chỉ cần lựa chọn nó trong danh sách nhóm. Bạn cũng có thể tìm kiếm nhóm của mình vào bất cứ lúc nào bằng cách chạm vào biểu tượng trình đơn màu xanh nước biển ở góc trên bên phải và lựa chọn nó trong danh sách.
Bước 4 - Chạm vào "Click here to start a post" (Tạo bài viết).
Nút màu xanh nước biển này nằm ở phía dưới cùng màn hình. Bạn có thể lựa chọn văn bản, ảnh (Photo), video hoặc sự kiện (Event) trong danh sách tùy chọn. Hãy sử dụng bàn phím trên thiết bị để gõ nội dung bài viết. Đừng đăng gì vội.
Bước 5 - Chạm vào "Schedule" trong trình đơn tùy chọn của bài viết.
Nhấp vào nút trình đơn ở phía dưới bên phải của màn hình bài viết. Lựa chọn "Schedule" trong danh sách tùy chọn. Trong cửa sổ bật ra, hãy lựa chọn ngày tháng và thời gian. Bạn có thể lựa chọn ngày tháng, giờ, phút, AM/PM (sáng/chiều) bằng cách cuộn qua từng cột.
Bước 6 - Chạm vào nút "Schedule" màu xanh nước biển để hoàn tất.
Khi vào lại bài viết, bạn sẽ nhìn thấy rằng nút "Post" (Đăng) ở phía trên bên phải đã được thay thế bằng nút "Schedule" (Lên lịch). Ở phía dưới đoạn văn bản trong bài viết, bạn sẽ nhìn thấy ngày tháng và thời gian được lên lịch của bài viết, và biểu tượng đồng hồ giờ sẽ có màu xanh nước biển. Hãy chạm vào "Schedule" để hoàn tất việc lên lịch đăng bài.
Bước 7 - Chỉnh sửa bài viết đã lên lịch trong trình đơn "More" (Xem thêm).
Vào bất cứ lúc nào, bạn có thể sử dụng ứng dụng Pages Manager để chỉnh sửa hoặc xóa các bài viết đã được lên lịch. Để thực hiện điều này, hãy vào màn hình chính của ứng dụng, sau đó chạm vào thẻ "More" ở trên cùng màn hình (ở bên phải biểu tượng hình cầu). Trong trang tiếp theo, hãy nhấp vào "Scheduled posts" (Bài viết đã lên lịch). Tìm kiếm ô chứa bài viết đã lên lịch mà bạn muốn chỉnh sửa, rồi nhấp vào mũi tên ở góc trên bên phải ô và sử dụng các tùy chọn trình đơn để chỉnh sửa bài viết.
Phương pháp 3 - Dùng chương trình của bên thứ ba cho bài viết trên trang cá nhân
Bước 1 - Lựa chọn và tải về chương trình lên lịch bài viết.
Vì tính năng được tích hợp sẵn của Facebook không cho phép bạn lên lịch bài viết trên dòng thời gian của trang cá nhân, các nhà phát triển của bên thứ ba đã tạo ra các ứng dụng và chương trình có thể thực hiện điều này giúp bạn. Hiện có nhiều sự lựa chọn tốt, sẵn có và miễn phí dành cho bạn. Có thể kể đến một vài sự lựa chọn như:
Hootsuite (Lưu ý: Phần còn lại của bài viết sẽ hướng dẫn cách dùng ứng dụng này).
Postcron
Bước 2 - Truy cập trang web HootSuite và tạo tài khoản.
Trong phần này, bạn sẽ học cách sử dụng Hootsuite, một trong những sự lựa chọn được đề cập trên đây, để lên lịch bài viết trên trang cá nhân. Hãy bắt đầu bằng cách vào trang Hootsuite tại đây. Nhấp vào nút Facebook màu xanh nước biển để đăng nhập vào Facebook trên máy tính. HootSuite sẽ sử dụng thông tin trên tài khoản Facebook của bạn để đăng ký.
Để tải về và cài đặt HootSuite vào thiết bị di động, hãy nhấp vào đây.
Bước 3 - Lựa chọn mạng xã hội.
Khi bạn lần đầu đăng nhập vào HootSuite, hãy nhấp vào nút "Add Social Network" (thêm mạng xã hội). Nhấp vào nút "Connect with Facebook" ở phía dưới cùng cửa sổ bật ra. Nhấp vào "Okay" 3 lần để kết nối với , và trên Facebook. Bạn cần thực hiện điều này để lên lịch bài viết trên trang cá nhân và những trang khác trên Facebook.
Sau khi xong, hãy nhấp vào nút "Continue" màu xanh lục để tiếp tục. Sau đó, nhấp vào "Done Adding Social Networks" (hoàn tất việc thêm mạng xã hội) để vào bảng điều khiển.
Bước 4 - Viết bài.
Hãy lựa chọn việc có xem hướng dẫn ngắn gọn của Hootsuite hay không. Sau khi quyết định xong, tại phía trên cùng của trang HootSuite chính, hãy nhấp vào ô "Compose Message" và gõ nội dung của bài viết. Giống như trên đây, đừng đăng bài vội.
Bạn cũng có thể nhấp vào biểu tượng kẹp giấy để thêm ảnh hoặc tập tin vào bài viết.
Bước 5 - Nhấp vào biểu tượng "Scheduling" (lên lịch).
Ở phía dưới bài viết, bạn sẽ nhìn thấy biểu tượng nhỏ trông giống như lịch. Hãy nhấp vào đây để vào trình đơn lên lịch, sau đó lựa chọn ngày tháng và thời gian mong muốn bằng cách sử dụng các tùy chọn lịch và đồng hồ trong trình đơn bật ra.
Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn việc bài viết có được gửi đến email của bạn sau khi được đăng lên hay không bằng cách tích vào ô ở gần phía dưới cùng trình đơn.
Bước 6 - Lên lịch bài viết.
Nhấp vào nút “Schedule” ở phía dưới cùng cửa sổ lên lịch để xác nhận.
Bước 7 - Chỉnh sửa bài viết đã lên lịch bằng biểu tượng máy bay giấy.
Biểu tượng này nằm ở bên trái màn hình trong thanh công cụ dọc của HootSuite. Bạn sẽ được chuyển đến trang Publisher của HootSuite để nhìn thấy tất cả các bài viết đã lên lịch.
Bạn có thể sử dụng các tùy chọn trên trang này để lọc các bài viết đã lên lịch theo hồ sơ (profile), chỉnh sửa bài viết, thậm chí là xóa chúng.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/K%E1%BA%BFt-n%E1%BB%91i-tai-nghe-v%E1%BB%9Bi-m%C3%A1y-t%C3%ADnh | Cách để Kết nối tai nghe với máy tính | Tai nghe thường được sử dụng để chơi game hoặc trò chuyện trực tuyến. wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách kết nối tai nghe có dây hoặc tai nghe Bluetooth với máy tính và sử dụng cho cả âm thanh đầu vào lẫn đầu ra.
Phương pháp 1 - Với tai nghe có dây
Bước 1 - Kiểm tra loại kết nối của tai nghe.
Tùy vào loại tai nghe mà bạn sẽ thấy một hoặc nhiều dây sau:
– Đây là jack cắm âm thanh tiêu chuẩn trên hầu hết tai nghe và hệ thống loa. Jack 3.5 mm dùng để cắm vào cổng tai nghe và thường có màu xanh lá. Thông thường, cổng xuất âm thanh 3.5 mm cũng hỗ trợ thu tiếng (chẳng hạn như với micro).
– Một số tai nghe có jack cắm 3.5 mm riêng dành cho việc thu âm. Jack này thường có màu hồng.
– Đầu nối USB có hình chữ nhật dẹp và cắm vào cổng USB trên máy tính.
Bước 2 - Xác định vị trí đầu vào âm thanh của máy tính.
Máy tính xách tay (laptop) thường có cổng ra âm thanh 3.5 mm nằm bên trái, phải hoặc phía trước khung máy, trong khi đó, trên máy tính để bàn thì những cổng này nằm phía trước hoặc sau thùng CPU. Cổng micro thường có màu hồng, còn cổng tai nghe thường có màu xanh lá.
Trên laptop với cổng kết nối không có màu thì ngõ vào âm thanh sẽ có hình tai nghe bên cạnh, còn ngõ vào micro thì có hình micro.
Vị trí cổng USB trên mỗi máy tính mỗi khác, nhưng thường sẽ nằm gần các cổng âm thanh.
Bước 3 - Cắm tai nghe vào máy tính.
Hãy cắm đầu cáp của tai nghe vào vị trí thích hợp trên máy tính.
Bước 4 - Cắm điện tai nghe (nếu cần thiết).
Đa số tai nghe nạp điện thông qua cổng USB, tuy nhiên một số tai nghe đòi hỏi thêm nguồn điện gắn ngoài. Trong trường hợp này, bạn cần cắm điện cho tai nghe (ví dụ như từ ổ điện trên tường). Sau khi hoàn tất, tai nghe của bạn đã sẵn sàng để thiết lập trong cài đặt Windows.
Phương pháp 2 - Với tai nghe Bluetooth
Bước 1 - Bật tai nghe lên.
Nhấn vào nút nguồn trên tai nghe để bật thiết bị lên. Nếu tai nghe chưa đầy pin, có thể bạn cần cắm sạc nhằm đảm bảo thiết bị không tắt nguồn trong quá trình kết nối.
Bước 2 - Mở Start .
Nhấp vào biểu tượng Windows ở góc dưới bên trái màn hình. Cửa sổ Start sẽ hiện ra.
Bước 3 - Mở Settings (Cài đặt).
Nhấp vào biểu tượng bánh răng ở phía dưới bên trái cửa sổ Start.
Bước 4 - Nhấp vào Devices (Thiết bị).
Tùy chọn hình thiết bị ngoại vi nằm giữa trang Settings.
Bước 5 - Nhấp vào Bluetooth & other devices (Bluetooth & thiết bị khác).
Thẻ này nằm ở phía trên bên trái trang Devices.
Bước 6 - Nhấp vào công tắc Bluetooth nếu tính năng Bluetooth chưa được bật.
Nút này nằm bên dưới tiêu đề "Bluetooth" gần đầu trang. Khi đó, công tác Bluetooth sẽ chuyển sang {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/0\/0a\/Windows10switchon.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/0\/0a\/Windows10switchon.png\/57px-Windows10switchon.png","smallWidth":460,"smallHeight":218,"bigWidth":57,"bigHeight":27,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} On.
Nếu công tắc Bluetooth có màu xanh dương (hoặc màu mặc định của máy tính) nghĩa là Bluetooth hiện đang bật.
Bước 7 - Nhấp vào Add Bluetooth or other device (Thêm Bluetooth & thiết bị khác).
Tác vụ nằm đầu trang. Khi đó thực đơn Bluetooth sẽ mở ra.
Bước 8 - Nhấp vào Bluetooth ở đầu thực đơn hiện ra.
Bước 9 - Nhấn vào nút ghép nối trên tai nghe.
Vị trí nút này tùy thuộc vào model của tai nghe. Thông thường, phía trên (hoặc bên cạnh) nút ghép nối đều có biểu tượng Bluetooth {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/9\/9c\/Macbluetooth1.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/9\/9c\/Macbluetooth1.png\/15px-Macbluetooth1.png","smallWidth":460,"smallHeight":920,"bigWidth":15,"bigHeight":30,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"}.
Hãy tham khảo sách hướng dẫn của tai nghe nếu bạn không tìm được nút ghép nối.
Bước 10 - Nhấp vào tên của tai nghe.
Tên thiết bị sẽ hiện ra trong thực đơn Bluetooth sau vài giây. Tên tai nghe thường là sự kết hợp giữa tên của nhà sản xuất và số hiệu tai nghe.
Nếu tai nghe không hiện ra trong thực đơn Bluetooth, bạn hãy tắt Bluetooth, sau đó nhấn vào nút ghép nối trên tai nghe rồi bật Bluetooth trở lại.
Bước 11 - Nhấp vào Pair (Ghép nối) phía dưới tên tai nghe.
Tai nghe sẽ bắt đầu được ghép với máy tính. Sau khi kết nối, tai nghe của bạn đã có thể được thiết lập trong cài đặt của Windows.
Phương pháp 3 - Thay đổi thiết lập Windows Sound
Bước 1 - Mở Start .
Nhấp vào biểu tượng Windows ở góc dưới bên trái màn hình. Cửa sổ Start sẽ hiện ra.
Bước 2 - Nhập sound vào Start.
Ứng dụng thiết lập âm thanh Sound sẽ được tìm trên máy tính.
Bước 3 - Nhấp vào Sound.
Ứng dụng hình chiếc loa nằm đầu cửa sổ Start.
Bước 4 - Nhấp vào tên của tai nghe nằm giữa cửa sổ.
Bước 5 - Nhấp vào Set Default (Đặt làm mặc định).
Tùy chọn ở phía dưới bên trái cửa sổ. Tai nghe của bạn sẽ trở thành tùy chọn âm thanh đầu ra mặc định khi được kết nối.
Bước 6 - Nhấp vào thẻ Recording (Thu âm).
Tùy chọn nằm đầu cửa sổ Sound.
Bước 7 - Nhấp vào tên của tai nghe nằm giữa cửa sổ.
Bước 8 - Nhấp vào Set Default.
Tai nghe của bạn sẽ trở thành tùy chọn âm thanh đầu vào mặc định (chẳng hạn như micro) khi được kết nối với máy tính.
Bước 9 - Nhấp vào Apply (Áp dụng) rồi kích OK.
Thiết lập của bạn sẽ được lưu. Vậy là bạn đã có thể bắt đầu sử dụng tai nghe trên máy tính.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ch%E1%BA%BF-bi%E1%BA%BFn-M%C3%B3n-%C4%83n-t%E1%BB%AB-C%E1%BB%A7-%C4%91%E1%BA%ADu | Cách để Chế biến Món ăn từ Củ đậu | Củ đậu là cây trồng thuộc họ đậu thân leo có nguồn gốc từ Mexico. Phần ăn được duy nhất là phần rễ hình củ. Thông thường hình dạng nó giống như củ cải lớn màu nâu nhạt, trong khi phần củ trắng sữa bên trong có vị giòn tựa như quả lê hay khoai tây sống. Món ăn từ củ đậu đều có thể được nấu chín hoặc ăn sống.
Phương pháp 1 - Chuẩn bị
Bước 1 - Chọn củ đậu chín.
Bạn hoàn toàn có thể mua loại củ này ở các cửa hàng tạp hóa, cửa hàng thực phẩm hay một số siêu thị đầu mối trong khu chế biến. Nên chọn củ nhỏ hay vừa vừa có màu nâu, tươi sáng, nhẵn nhụi và không bị hư thối.
Thông thường những củ đậu nhỏ sẽ trông ngon và tươi hơn. Nếu bạn muốn thêm chút vị giòn, củ lớn là sự lựa chọn hoàn hảo mặc dù nó có thể sẽ hơi cứng.
Chọn loại củ có trọng lượng tương đồng với vẻ bề ngoài của nó. Nếu trông nó có vẻ hơi nhẹ, có lẽ củ này nằm trong đất khá lâu làm cho nước bị bay hơi.
Củ đậu không phải là cây thời vụ nên sẽ không quá khó để có một để mua nó bất cứ thời điểm nào trong năm.
Bước 2 - Rửa củ đậu.
Dùng bài chải chuyên dụng về rửa củ quả hoặc miếng vải sạch, nhúng nước chà nhẹ lên vỏ ngoài củ. Lớp vỏ sẽ bị bong để đảm bảo rằng không còn vết bẩn nào sót lại trước khi gọt.
Bước 3 - Gọt củ.
Có thể dùng dụng cụ gọt cà rốt hay khoai tây để thực hiện công việc này. Nên nhớ là gọt hết lớp vỏ củ sắn bởi vì bạn có thể sẽ đau bụng nếu ăn lớp vỏ này.
Bước 4 - Cắt lát.
Dùng dao cắt củ đậu thành những miếng nhỏ hình que, nhọn, dẹt, hay khoanh tròn – hay tất cả những dạng hình phù hợp với công thức món ăn bạn đang chế biến. Thường thì kết cấu tương tự như kết cấu của khoai tây trong khi phần lõi bên trong cứng giòn.
Bước 5 - Bảo quản củ đậu luôn tươi.
Nếu không sử dụng ngay, bạn có thể giữ củ đậu tươi hơn và tránh bị ố màu bằng cách ngâm đậu đã gọt sẵn trong một bát nước lạnh với một vài miếng chanh vắt. Axit trong chanh sẽ giúp duy trì bề ngoài của củ đậu trong vòng hai ngày nếu bạn cất chúng trong tủ lạnh.
Phương pháp 2 - Ăn Củ đậu Sống
Bước 1 - Thêm củ đậu vào phần salad của bạn.
Củ đậu là phần nguyên liệu giúp cho các món rau trộn thêm giòn, ngon và tuyệt vời hơn. Cắt củ đậu thành miếng hình que hay khối nhỏ và trộn chúng với món rau với các nguyên liệu khác. Sẽ hấp dẫn hơn nếu trộn thêm chút giấm.
Củ đậu sống là sự lựa chọn tuyệt với cho món salad hoa quả, chỉ cần thêm nước sốt, cũng có thể là salad rau diếp, salad gà, salad mỳ, hay trộn những gì bạn muốn.
Bước 2 - Cách làm món gỏi trộn với củ đậu.
Món đi kèm được chế biến từ củ đậu này sẽ hoàn hảo nếu dùng chung với thịt bò và cá. Cắt nhỏ củ đậu thành hình que và sau đó trộn chung với những nguyên liệu dưới đây:
1/2 chiếc bắp cải xắt nhỏ
1 củ cà rốt lớn nạo sợi
1/2 chén nước cốt chanh
2 thìa giấm
1 thìa mật ong
1/2 chén dầu cải
Muối, tiêu, và các nguyên liệu khác
Bước 3 - Cách làm món củ đậu lát mỏng.
Nếu bạn có 1 củ đậu chín ngọt, cách đơn giản để thưởng thức nó là cắt thành khoanh mỏng. Đó hẳn sẽ là món khai vị bổ dưỡng. Chỉ cần cắt sắn thành những khoanh tròn vừa ăn, sau đó sắp xếp chúng trên đĩa một cách bắt mắt kèm theo chút chanh vắt. Rắc ít muối, tiêu và bột ớt lên trên.
Bước 4 - Dùng củ đậu với nước sốt tương tự như cách bạn sốt với cà rốt.
Phương pháp 3 - Chế biến Món ăn từ Củ đậu
Bước 1 - Củ đậu nướng.
Phần thịt bên trong củ chỉ khi nướng mới có hương vị tuyệt vời. Củ đậu sẽ ngọt hơn khi nướng. Bạn nên nướng nó bằng với nhiệt độ cho khoai tây. Làm theo các cách dưới đây sẽ giúp bạn nướng củ đậu ngon hơn:
Để lò nướng ở khoảng 200 độ C.
Gọt vỏ và cắt củ đậu thành hình khối.
Trộn chúng với ¼ cốc dầu ăn, muối, tiêu, và các nguyên liệu mà bạn muốn.
Nướng chúng trong vòng 15 phút.
Bước 2 - Củ đậu chiên.
Món này giúp bữa ăn thêm độc và ngon miệng. Sau khi gọt vỏ và thái củ đậu thành hình khối, bạn nên cho ít dầu ăn vào chảo và chiên cho đến khi có màu vàng nâu. Nêm gia vị với ớt và chút tiêu trước khi thưởng thức.
Bước 3 - Củ đậu xào.
Củ đậu là thực phẩm tuyệt vời cho món xào, có thể dùng thay thế cho hạt dẻ nước hoặc khoai tây. Cắt thành những miếng vừa ăn, sau đó xào chung với những rau củ khác như đậu Hà lan, cà rốt và đậu xanh. Nêm chút nước tương, giấm gạo và dầu mè.
Bước 4 - Củ đậu hầm.
Củ đậu có thể dùng cho các món súp hay hầm. Chỉ cần xắt nhỏ đậu thành miếng khối, sau đó ninh chúng cùng với món súp yêu thích của bạn hay thả chúng vào món hầm gần chín.
Bước 5 - Củ đậu nghiền:
Món này có thể dùng thay thế cho khoai tây nghiền. Bạn nên gọt vỏ và cắt sắn trước, sau đó luộc chúng với nước muối. Bỏ thêm tép tỏi bóc vỏ để tăng thêm hương vị. Ninh đậu cho đến khimềm. Sau đó, chắt hết nước và nghiền nát. Thêm chút bơ và sữa hay kem và khuấy đều cho đến khi hỗn hợp quyện và mịn.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/C%E1%BA%AFt-m%C3%B3ng-tay-v%C3%A0-m%C3%B3ng-ch%C3%A2n | Cách để Cắt móng tay và móng chân | Cắt móng tay và móng chân là một việc rất quan trọng. Nếu mọc quá dài và không được tỉa gọn thì móng sẽ rất nhọn, lởm chởm và rất nguy hiểm. Bạn không cần phải cắt móng quá ngắn nhưng cần cắt tỉa cho gọn gàng sau mỗi vài tuần để đảm bảo móng mọc chắc khỏe. Hãy đọc tiếp bài viết này để biết những lời khuyên và phương pháp mà bạn có thể dùng để chăm sóc bộ móng.
Phương pháp 1 - Chuẩn bị để cắt móng
Bước 1 - Rửa tay và chân.
Ngâm móng khoảng vài phút trước khi cắt – việc này sẽ làm cho móng mềm và dễ dàng cắt hơn. Nếu móng ít giòn thì cũng ít bị nứt. Lau khô tay và chân sau khi rửa. Bạn có thể cắt móng khi vẫn còn ướt nhưng bạn sẽ dễ kiếm soát đường cắt hơn khi móng đã khô.
Bước này vô cùng quan trọng với móng chân. Móng chân thường dày và cứng hơn móng tay, đặc biệt là ngón cái.
Bước 2 - Chọn dụng cụ cắt.
Bạn có thể dùng đồ bấm móng hoặc kéo cắt móng tay. Việc lựa chọn dụng cụ sẽ phụ thuộc vào sở thích của từng người. Hãy cân nhắc ưu điểm và nhược điểm của từng dụng cụ trong khi chọn:
Đồ bấm móng khá rẻ tiền, dễ sử dụng và được bày bán khắp nơi. Đồ bấm móng sẽ giúp bạn cắt dọc theo đường cong của móng, rất tiện lợi khi đồ bấm khớp với móng nhưng sẽ rất khó chịu khi đầu bấm quá to hoặc quá nhỏ. Đồ bấm móng chân thường có đầu bấm to hơn và không quá cong để vừa vặn với độ dày của móng và tránh tình trạng móng bị quặp.
Kéo cắt móng tay ít phổ biến hơn đồ bấm móng, nhưng một số người lại thích sử dụng loại này. Bạn sẽ cần phải khéo léo hơn khi cắt móng bằng kéo. Tuy nhiên, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát khi muốn cắt theo đường cong. Như tên gọi của dụng cụ này, kéo cắt móng tay thường thích hợp để chăm sóc bộ móng tay. Bạn sẽ cần dùng đồ bấm móng to hơn cho móng chân.
Các cơ sở y tế khuyên chúng ta không nên dùng vật nhọn như dao, dao cạo hoặc kéo thông thường để cắt móng vì chúng quá nguy hiểm. Nếu để các dụng cụ này trượt khỏi tay thì chúng sẽ làm tổn thương vùng da xung quanh móng.
Bước 3 - Đảm bảo đồ bấm móng của bạn phải sạch.
Nếu có thể, hãy mua bộ dụng cụ cắt móng và sử dụng riêng từng bộ cho móng tay và móng chân. Làm sạch dụng cụ cắt móng thường xuyên với sản phẩm tiệt trùng để giữ vệ sinh. Nước rửa bát hoặc xà phòng diệt khuẩn đều hiệu quả: bạn chỉ cần ngâm dụng cụ cắt móng khoảng 10 phút trong bát nước xà phòng nóng.
Bước 4 - Chọn nơi dùng để cắt móng thật cẩn thận.
Bạn cần dành riêng một chỗ để gom các mẫu móng vụn vừa cắt vì bạn sẽ làm người khác khó chịu nếu để móng vụn rơi khắp sàn. Có thể cắt móng ngay tại thùng rác hoặc thùng ủ phân bón. Để tay hoặc chân phía trên thùng trong khi cắt và đừng quên nhặt phần móng vụn rơi ra ngoài. Đừng cắt móng ở nơi công cộng và tránh không cắt móng khi ở cạnh những người đang trò chuyện.
Bạn có thể dùng móng tay và móng chân để ủ phân bón. Mặc dù chỉ là một ít móng nhưng chúng là vật thể hữu cơ và sẽ tự phân hủy. Đừng ủ phân bón bằng móng giả (acrylic) hoặc móng đã được sơn vì các vật liệu nhân tạo không thể phân hủy.
Phương pháp 2 - Cắt móng
Bước 1 - Cắt móng thường xuyên nhưng đừng quá tích cực.
Móng mọc dài khoảng 2,5mm mỗi tháng, tức là sẽ cần 3-6 tháng để móng mọc hoàn chỉnh. Nếu bạn cắt móng thường xuyên – chẳng hạn như mỗi một hoặc hai tuần – thì không cần lo lắng về việc móng mọc quá dài hoặc không đều. Nếu móng làm cho phần khóe bị đau thì có thể là móng đã bị quặp; bạn nên cắt bỏ phần móng gây đau đớn đó trước khi nó quặp sâu vào trong nhưng sẽ an toàn hơn khi bạn nhờ người có chuyên môn y tế.
Bước 2 - Cát móng tay.
Mục đích của việc cắt móng là cắt bỏ "phần mọc dài" ra khỏi móng: phần cong, trắng đục ở đầu ngón tay. Cắt ngang phần móng và tỉa tròn các góc để giữ cho móng chắc khỏe. Với cách cắt ngang, bạn sẽ giảm được nguy cơ hình thành móng quặp.
Nếu bạn thích gảy đàn ghi-ta bằng đầu ngón tay thì nên nuôi móng tay dài. Để từng móng của bàn tay dùng để gảy đàn mọc dài khoảng 1,5 đến 2mm.
Bước 3 - Cắt từng mẩu móng nhỏ.
Bạn chỉ nên cắt từng mẩu nhỏ trên móng; đừng cố gắng cắt toàn bộ phần móng dài chỉ trong một lần cắt. Móng chân thường có hình ô-van, và nếu cắt trong một lần thì sẽ làm mất hình ô-van đó.
Bước 4 - Cắt móng chân.
Dùng kỹ thuật tương tự như khi cắt móng tay để cắt móng chân. Móng chân thường dày hơn móng tay nên bạn không thể dùng đồ bấm móng quá nhỏ. Cắt móng theo đường ngang nhưng nếu cắt quá sâu thì bạn có thể bị thương, và với người bị bệnh tiểu đường thì có thể phải nhập viện. Nếu được, bạn không nên dùng cùng một bộ bấm móng cho móng tay và móng chân để tránh lây nhiễm vi khuẩn giữa chân và tay.
Bước 5 - Cẩn thận đừng cắt móng quá sâu.
Đôi khi bạn vẫn sẽ muốn tiếp tục cắt móng (vì sự tiện lợi, thẩm mỹ hoặc sự ép buộc) kể cả sau khi đã cắt bỏ phần móng dài. Tuy nhiên, nếu cắt móng quá sâu, bạn sẽ để lộ phần da nhạy cảm dưới móng và tăng nguy cơ viêm nhiễm. Cố gắng cắt móng bằng với phần đầu ngón tay hoặc cắt nhưng vẫn để lại một phần móng đục nhỏ.
Phương pháp 3 - Giũa móng
Bước 1 - Giũa móng sau khi cắt.
Bạn không nhất thiết phải giũa móng nhưng bước này sẽ giúp tạo hình cho móng theo ý của bạn. Khi cắt móng, bạn sẽ để lại phần mép lởm chởm nhưng rất dễ giũa cho móng bằng phẳng. Dùng đồ giũa móng, đá bọt hoặc bất kỳ bề mặt cứng, nhám nào để giũa.
Móng tay lởm chởm sẽ móc vào quần áo, tất và tất da. Nếu bạn để móng móc vào thứ nào đó thì chúng có thể rách hoặc hỏng.
Bước 2 - Chờ móng khô.
Bạn cần chờ đến khi móng đã khô và cứng. Giũa móng ướt sẽ làm cho móng gồ ghề và không đều sau khi khô dẫn đến tình trạng móng bị xước và nứt.
Bước 3 - Giũa móng.
Dùng dụng cụ giũa móng để tạo hình cho móng và giữ cho mép móng bằng phẳng. Luôn giũa móng thật nhẹ, bằng một đường dài từ hai bên đến giữa móng. Dùng mặt nhám giúp tạo hình móng trước nếu bạn muốn giũa cho móng ngắn hơn, sau đó dùng mặt mịn hơn để giũa cho nhẵn.
Móng nên có hình gần như tam giác hoặc ô-van mà không nhọn hoắt. Như vậy móng sẽ khó bị gãy. Móng sẽ yếu đi nếu bạn giũa quá sâu vào góc và mép.
Bước 4 - Kiểm tra móng trong khi thực hiện.
Khi cắt hoặc giũa móng, bạn nên thường xuyên kiểm tra các móng để đảm bảo móng có cùng độ dài và hình dạng giống nhau. Đảm bảo móng phải nhẵn; móng nhọn hoặc xù xì sẽ làm bạn bị thương và gây bất tiện trong cuộc sống hằng ngày. Tiếp tục cắt và giũa đến khi các móng đều nhau.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/G%E1%BB%A1-c%C3%A0i-%C4%91%E1%BA%B7t-Google-Chrome | Cách để Gỡ cài đặt Google Chrome | Dưới đây WikiHow sẽ hướng dẫn cách gỡ cài đặt trình duyệt Google Chrome ra khỏi máy tính và thiết bị di động của bạn.
Phương pháp 1 - Windows
Bước 1 - Đóng tất cả cửa sổ Google Chrome.
Đôi khi Windows sẽ không thể gỡ cài đặt chương trình nếu chương trình đó đang chạy; vì thế bạn nên đóng Chrome để ngăn ngừa trường hợp này.
Bước 2 - Mở menu Start.
Kích chuột vào biểu tượng Windows ở góc dưới cùng bên trái màn hình hoặc nhấn phím ⊞ Win để mở menu Start.
Trên máy chạy Windows 8, đưa con trỏ chuột vào góc trên cùng bên phải của màn hình và sau đó nhấp vào biểu tượng kính lúp.
Bước 3 - Gõ add or remove programs (Thêm hoặc gỡ chương trình) vào Start.
Thao tác này sẽ đưa ra danh sách chương trình được cài đặt trên máy tính, tính năng Add or Remove Programs nằm ở phần trên cùng.
Đối với Windows 7, bạn cần gõ programs and features (Chương trình và Tính năng) vào Start.
Bước 4 - Kích chuột vào nút Add or remove programs.
Nút này nằm ở đầu cửa sổ Start. Kích chuột vào nút này để mở danh sách ứng dụng hiện đang được cài đặt.
Trên Windows 7, kích vào ở đây.
Bước 5 - Kéo chuột xuống và chọn Google Chrome.
Ứng dụng Google Chrome sẽ nằm trong danh sách ứng dụng đã được cài đặt.
Bạn có thể kích vào một trong các tùy chọn "Sort by" (Sắp xếp theo) (ví dụ: (tên)) ở đầu trình đơn để sắp xếp lại ứng dụng ở đây theo tên.
Bước 6 - Kích hai lần vào Uninstall.
Nút này nằm dưới tên của ứng dụng (đối với Windows 10) hoặc ở trên cùng của cửa sổ Programs and Features (đối với Windows 7).
Trong một số trường hợp trên Windows 7, thay vì kích vào Uninstall, bạn phải nhấp vào (Thay đổi hoặc Xóa) ở đầu cửa sổ.
Bước 7 - Kích chuột vào Yes khi được nhắc.
Thao tác này cho phép Google Chrome chạy trình gỡ cài đặt của nó.
Bước 8 - Thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình.
Thông thường bạn sẽ có tùy chọn lưu dữ liệu trình duyệt trên thiết bị của mình.
Bước 9 - Kích vào Finish (Hoàn thành).
Thao tác này sẽ gỡ cài đặt Google Chrome ra khỏi máy tính Windows.
Phương pháp 2 - Trên máy Mac
Bước 1 - Đóng tất cả cửa sổ Google Chrome đang chạy.
Đôi khi Windows không thể gỡ cài đặt chương trình nếu chương trình này đang chạy; đóng Chrome để ngăn ngừa sự cố này xảy ra.
Bước 2 - Mở Finder của Mac.
Ứng dụng này có biểu tượng là hình mặt người màu xanh trong thanh Dock.
Bước 3 - Nhấn vào Applications (Ứng dụng).
Đây là một thư mục nằm trong thanh bên phía tay trái.
Bước 4 - Xác định vị trí Google Chrome.
Google Chrome là ứng dụng màu đỏ, xanh lá cây, màu vàng và xanh dương ở đây, có thể bạn phải kéo xuống để tìm ứng dụng này.
Bước 5 - Kích vào và kéo Google Chrome vào Thùng rác.
Biểu tượng Thùng rác ở góc dưới cùng bên phải màn hình. Thao tác này sẽ giúp bạn xóa Chrome khỏi máy Mac.
Phương pháp 3 - Trên iPhone
Bước 1 - Xác định vị trí ứng dụng Google Chrome.
Ứng dụng này có nền màu trắng với hình quả cầu màu vàng, xanh lá cây, đỏ và xanh trên đó.
Bước 2 - Chạm và giữ Google Chrome.
Sau một giây, ứng dụng sẽ bắt đầu lắc lư.
Bước 3 - Chạm vào dấu X.
Dấu này nằm ở góc trên bên trái của ứng dụng Google Chrome.
Bước 4 - Kích vào Delete khi được thông báo.
Đó là nút màu đỏ ở bên trái của cửa sổ bật lên. Như vậy bạn đã xóa Chrome ra khỏi iPhone.
Bạn có thể áp dụng phương pháp này cho iPad hoặc iPod touch.
Phương pháp 4 - Trên Android
Bước 1 - Mở Cài đặt Android .
Ứng dụng này có biểu tượng giống bánh răng nằm trong App Drawer.
Bước 2 - Kích vào Apps nằm ở gần cuối trang.
Trên một số điện thoại Android, tùy chọn này có thể có tên là .
Bước 3 - Kéo xuống và chạm vào Google Chrome.
Đây là ứng dụng có hình cầu màu đỏ, vàng, xanh lá cây và xanh dương.
Bước 4 - Kích vào Uninstall.
Tuỳ chọn này nằm dưới tiêu đề "Google Chrome" ở đầu màn hình. Kích vào đây để gỡ cài đặt Chrome ra khỏi thiết bị Android của bạn.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Kh%E1%BB%AD-m%C3%B9i-m%E1%BB%91c-tr%C3%AAn-qu%E1%BA%A7n-%C3%A1o | Cách để Khử mùi mốc trên quần áo | Nếu quần áo của bạn có mùi mốc thì nhiều khả năng chúng đã nhiễm bào tử mốc. Điều này có thể xảy ra nếu bạn cất quần áo quá lâu không đụng tới hoặc bỏ trong máy giặt vài ngày. Bạn có thể khử mùi mốc bằng các sản phẩm sẵn có trong nhà như giấm, muối nở hoặc hàn the. Sau khi giặt, bạn nên phơi quần áo ngoài trời để loại bỏ hoàn toàn mùi mốc.
Phương pháp 1 - Xử lý những món đồ giặt được bằng máy giặt
Bước 1 - Chọn một sản phẩm gia dụng để khử mùi mốc.
Thông thường quần áo có mùi mốc nhẹ có thể xử lý được bằng những sản phẩm không độc thường dùng trong nhà. Phương pháp này lý tưởng cho các chất liệu vải mỏng manh không thể dùng thuốc tẩy. Nếu quần áo bị nhiễm bào tử nấm, mùi mốc sẽ vẫn còn cho đến khi các bào tử nấm bị tiêu diệt. Bạn hãy tìm trong nhà xem có các sản phẩm nào sau đây không:
Giấm trắng
Hàn the
Muối nở
Bước 2 - Sử dụng máy giặt.
Bỏ quần áo có mùi mốc vào máy giặt cùng với một lượng bột giặt như ngày thường bạn vẫn dùng. Cho máy giặt lấy nước vào lồng giặt khi bắt đầu chu trình. Đợi cho nước đầy lồng giặt trước khi tiếp tục.
Tốt nhất là nên dùng nước nóng để đảm bảo diệt được bào tử mốc.
Dùng nước lạnh nếu món đồ của bạn không giặt được bằng nước nóng. Bạn có thể giặt hơn một lần để loại bỏ mùi mốc.
Bước 3 - Đổ một cốc sản phẩm diệt mốc mà bạn đã chọn vào nước.
Khi lồng giặt đã đầy nước, bạn hãy đổ một cốc giấm, hàn the hoặc muối nở vào nước. Đổ trực tiếp vào nước cho tan đều. Sau đó cho máy giặt chạy như bình thường.
Các chất gia dụng trên đều có thành phần giúp diệt bào tử mốc và khử mùi khó chịu. Nếu quần áo có mùi mốc nặng, bạn có thể kết hợp muối nở với giấm cùng lúc.
Nếu không thể rót sản phẩm diệt mốc trực tiếp vào nước, bạn hãy hòa với một cốc nước nóng và rót vào khay đựng xà phòng nước.
Bước 4 - Phơi khô quần áo ngoài trời.
Phơi quần áo trên dây dưới ánh nắng mặt trời để diệt các bào tử mốc còn sót và giúp quần áo thơm tho. Ngay cả trong mùa đông, bạn vẫn có thể phơi khô quần áo ngoài trời vào ngày nắng. Cố gắng phơi chỗ nhiều nắng và gió.
Nếu trời mưa, có thể bạn phải dùng máy sấy. Tuy nhiên cách này không lý tưởng lắm vì không gian kín của máy sấy không cho phép không khí lưu thông qua quần áo.
Nếu quần áo vẫn còn mùi mốc khi sấy xong, bạn nên đợi một ngày có nắng để giặt và phơi lại ngoài trời.
Phương pháp 2 - Xử lý các món đồ chỉ được giặt khô
Bước 1 - Thử dùng dung môi giặt khô.
Nếu bạn muốn loại bỏ mùi mốc trên áo khoác hoặc món đồ chỉ được giặt khô thì việc ngâm trong nước là không thể được. Dung môi giặt khô có thể làm sạch bề mặt món đồ mà không phải làm ướt tất cả các lớp vải, do đó ít có khả năng gây hư hại. Bạn có thể tìm ở khu vực bán sản phẩm giặt khô có ghi chữ "no-rinse wash." (giặt khô). Đó là một loại dung dịch cô đặc đựng trong chai tương tự như xà phòng nước.
Thông thường, bạn cần pha một nắp đầy dung môi giặt khô với vài lít nước. Rót vào bình xịt.
Xịt lên món đồ có mùi mốc sao cho toàn bộ món đồ trở nên hơi ẩm.
Phơi món đồ ở nơi có nắng và gió cho khô. Khi đã khô, mùi mốc sẽ biến mất. Nếu vẫn còn mùi mốc, bạn hãy lặp lại chu trình trên.
Lưu ý rằng phương pháp này cần phải làm ẩm món đồ, do đó không dùng cho những món đồ không được để ướt như đồ da hoặc da lộn.
Bước 2 - Dùng muối nở.
Thay vì giặt quần áo với muối nở, bạn có thể sử dụng muối nở khô trên chất liệu không giặt ướt được. Muối nở sẽ hút mùi mốc. Bạn có thể lặp lại quá trình này hơn một lần để có kết quả tốt nhất.
Đặt món đồ cần khử mùi lên mặt phẳng sạch. Rắc một lớp mỏng muối nở lên khắp món đồ. Lật mặt sau và thực hiện tương tự. Nếu không muốn rắc muối nở lên món đồ, bạn hãy thử bỏ vào túi ni lông, trong đó đặt một hộp muối nở để mở.
Để như vậy qua một đêm.
Đem ra ngoài và giũ mạnh. Dùng bàn chải mềm để chải sạch muối nở.
Đem phơi ngoài trời cả ngày.
Bước 3 - Thử xịt chút rượu vodka lên món đồ có mùi mốc.
Nếu không muốn tốn tiền cho chất tẩy rửa đặc biệt, bạn có thể dùng rượu vodka rẻ hơn. Rót rượu vodka vào bình xịt. Xịt lên khắp món đồ, đảm bảo không sót chỗ nào. Phơi ngoài nắng cho khô. Cách này sẽ giúp khử hoặc giảm mùi mốc.
Bước 4 - Đem đến dịch vụ giặt khô.
Nếu các liệu pháp tại nhà đều không có hiệu quả, có thể bạn phải đem đến tiệm giặt khô. Nơi đó họ sẽ dùng hóa chất mạnh để khử mùi, và trong hầu hết các trường hợp, họ đều có thể loại bỏ mùi mốc một cách hiệu quả. Nếu không muốn quần áo của mình phủ hóa chất, bạn hãy tìm tiệm giặt khô “xanh”, ở đó họ sử dụng carbon dioxide lỏng để làm sạch quần áo.
Phương pháp 3 - Xử lý các vật dụng bị mốc
Bước 1 - Cho quần áo vào nước sôi.
Nếu món đồ có mùi mốc rất nặng mà bạn lại không muốn vứt đi, bạn có thể thử cho vào nước sôi để diệt các bào tử mốc và loại bỏ mùi mốc. Phương pháp này chỉ nên áp dụng cho các món đồ như khăn tắm, vải trải giường và các chất liệu vải bông có thể chịu được nước sôi. Các chất liệu vải mỏng mann có thể mủn ra nếu bị nhúng vào nước sôi. Cách xử lý như sau:
Đun sôi một nồi nước to. Bạn cần đun đủ lượng nước để nhúng món đồ bị mốc.
Cho món đồ vào một chiếc nồi to khác. Rót nước sôi lên món đồ, đảm bảo nhúng ướt hoàn toàn.
Để nguyên trong 5 phút.
Vắt bớt nước. Nếu vẫn còn quá nóng, bạn có thể đi găng tay cao su.
Giặt món đồ trong máy giặt như thường lệ. Phơi dưới nắng cho khô.
Bước 2 - Dùng thuốc tẩy.
Thuốc tẩy là chất diệt mốc hiệu quả. Nó có thể loại bỏ mốc và mùi mốc trên các món đồ có thể tẩy được như khăn tắm, vải trải giường và tất. Đảm bảo kiểm tra nhãn sản phẩm trước khi tẩy. Nếu thấy ghi dòng chữ "Do Not Bleach," (không được tẩy), bạn phải dùng phương pháp khác. Khi làm việc với thuốc tẩy, bạn cần thực hiện ở nơi thoáng khí, đồng thời bảo vệ da tay bằng cách đi găng tay. Sau đây là cách tẩy quần áo:
Hòa nửa cốc thuốc tẩy với 4 lít nước trong một chiếc xô to.
Bỏ quần áo có mùi mốc vào dung dịch thuốc tẩy.
Giặt quần áo trong máy giặt như lệ thường. Phơi khô ngoài nắng.
Bước 3 - Thử dùng amoniac.
Amoniac có mùi rất nồng và độc hại cho phổi, do đó bạn cần đảm bảo phòng giặt phải thông thoáng trước khi làm việc. Bỏ quần áo vào máy giặt và bắt đầu chu trình giặt nhưng không cho bột giặt. Đổ một cốc amoniac vào nước và cho máy chạy. Sau đó bạn cho máy giặt lần thứ hai, lần này chỉ giặt với bột giặt. Phơi quần áo ngoài nắng cho khô.
Không bao giờ trộn lẫn thuốc tẩy và amoniac. Hỗn hợp hai chất này sẽ tạo ra chất khí có thể gây tổn hại phổi nếu hít phải.
Cẩn thận khi xử lý amoniac. Có thể bạn cần mặc quần áo bảo hộ để đề phòng amoniac dính vào da. Nếu hít phải khí amoniac, bạn phải ra ngoài để hít thở không khí trong lành. Gọi trung tâm chống độc nếu bạn thấy đầu váng vất.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-b%E1%BA%A1n-m%E1%BB%87t-v%C3%A0-d%E1%BB%85-ng%E1%BB%A7 | Cách để Làm bạn mệt và dễ ngủ | Thỉnh thoảng chắc hẳn bạn sẽ gặp phải tình trạng khó ngủ. Cho dù bạn nghiêng người, bạn lăn, bạn vỗ gối, bạn thử nhiều cách nhưng đều không hiệu quả và sau đó lo lắng về giấc ngủ khiến bạn không tài nào chợp mắt được. May mắn thay, trường hợp của bạn vẫn chưa phải là vô vọng. Để bản thân cảm thấy mệt và dễ dàng chìm vào giấc ngủ, bạn cần thư giãn đầu óc và thả lỏng cơ thể. Bên cạnh đó, một số loại thức ăn và thức uống cũng giúp cải thiện giấc ngủ. Việc thư giãn tinh thần, thả lỏng cơ thể, ăn uống và tập luyện đúng cách sẽ phát tín hiệu cho cơ thể dừng suy nghĩ, dừng hoạt động để bạn được nghỉ ngơi.
Phương pháp 1 - Thư giãn tinh thần
Bước 1 - Hình thành thói quen trước khi đi ngủ.
Tuân thủ thời gian ngủ sẽ giúp cơ thể ghi nhớ và biết khi nào là giờ đi ngủ. Hãy đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi đêm và thức dậy cùng lúc mỗi sáng. Ngoài ra, bạn nên cho cơ thể biết dấu hiệu đã đến lúc thả lỏng, thư giãn và đi vào giấc ngủ.
Một cách hiệu quả là làm cho không gian xung quanh trở nên tối. Không gian lờ mờ tối cho cơ thể biết rằng đã đến giờ ngủ. Chẳng hạn như bạn nên tránh mở đèn sáng vào buổi tối, đặc biệt là bên trong phòng ngủ, tốt nhất là tắt bớt đèn hoặc tắt hết toàn bộ đèn.
Tạo không gian thoải mái trong phòng ngủ. Sử dụng chăn và gối làm bạn thoải mái khi ngủ. Bên cạnh đó, đảm bảo phòng ngủ có nhiệt độ thích hợp. Vỗ nhẹ gối, chỉnh sửa ga giường và mở quạt.
Làm những việc giúp bạn thư giãn. Thử tắm nước ấm nếu việc đó hiệu quả hoặc uống một cốc trà ấm giúp cải thiện giấc ngủ như trà hoa cúc La Mã hoặc ngửi các loại tinh dầu kết hợp.
Bước 2 - Đọc sách.
Nếu việc đọc sách làm bạn dễ buồn ngủ trong lớp thì việc này cũng tương tự khi ở nhà vào buổi tối. Việc này cũng là một chiến lược hiệu quả nếu bạn thường suy nghĩ nhiều vấn đề trong suốt cả ngày - đọc sách cũng giúp bạn giải tỏa những suy nghĩ gây căng thẳng.
Chọn nội dung dễ đọc hoặc thư giãn. Đừng làm cho bản thân căng thẳng bằng việc đọc báo hoặc tiểu thuyết kinh dị. Thay vào đó, bạn nên chọn sách thông thường hoặc quyển tiểu thuyết dày.
Bước 3 - Tắt đèn.
Khi đã nằm trên giường, bạn cần đảm bảo không gian xung quanh đều tối. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để có giấc ngủ ngon. Ánh sáng không chỉ ức chế hooc-mon “bóng đêm” - melatonin mà còn kích thích vùng dưới đồi ở não giữ tăng thân nhiệt và sản sinh cortisol vốn là hai yếu tố khiến cho cơ thể tỉnh táo.
Kể cả khi bạn có thể ngủ với đèn sáng thì giấc ngủ cũng không sâu. Nếu bạn sống ở thành phố, ở chung phòng với một “cú đêm” hoặc luôn phải mở đèn ngủ, hãy dùng thêm miếng che mắt khi ngủ để giúp bạn dễ ngủ. Ngoài ra, thử dùng đèn ngủ có độ sáng thấp.
Bước 4 - Đặt các thiết bị điện bên ngoài phòng ngủ.
Tivi, điện thoại và máy tính thường làm chúng ta phân tâm. Chúng khiến cho não bộ thức và tỉnh táo. Trên thực tế, bạn nên tránh dùng các thiết bị điện trước khi ngủ vì một loại ánh sáng đặc biệt mà chúng phát ra (ánh sáng xanh) có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ.
Một nghiên cứu cho biết 2 tiếng tiếp xúc với ánh sáng của iPad và các loại máy tính bảng khác vào buổi tối làm giảm 22% mực độ melatonin. Thử thay đổi thói quen sử dụng nếu bạn là người phải thường xuyên dùng điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng.
Tránh việc lướt mạng internet nếu bạn gặp tình trạng khó ngủ. Màn hình máy tính, điện thoại và máy tính bảng thường chiếu sáng, sẽ làm bạn tỉnh ngủ và giảm mực độ melatonin, khiến bạn khó ngủ hơn.
Đặt ra thời gian ngưng các thiết bị điện mỗi tối, chẳng hạn như 30 phút trước khi đi ngủ.
Bạn cũng có thể tải phần mềm, ứng dụng hoặc thay đổi thiết lập trên một số thiết bị để giảm lượng ánh sáng xanh phát ra vào giờ đi ngủ. Màn hình của bạn sẽ có màu vàng hoặc hơi đỏ, tạo cảm giác dễ chịu cho mắt và sẽ không ức chế việc sản sinh melatonin.
Bước 5 - Lắng nghe tiếng ồn xung quanh (ambient noise).
Tiếng ồn xung quanh hoặc tiếng ồn trắng (white noise) là một loại âm thanh nền với tần số nhỏ được phát đều đặn và có thể tạo ra những tiếng ồn khác. Bạn có thể sẽ thích tiếng ồn trắng kiểu nhạc nhẹ, "tiếng rừng mưa nhiệt đới" hoặc tiếng quạt xoay. Mục đích ở đây là tạo ra âm thanh với tần số nhỏ.
Bạn có thể tìm nguồn phát tiếng ồn trắng miễn phí trên mạng. Nếu thích sử dụng điện thoại, bạn cũng có thể mua ứng dụng tạo tiếng ồn xung quanh. Những nguồn âm thanh này sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn bằng cách làm dịu âm thanh bên ngoài.
Bước 6 - Thư giãn đầu óc.
Nếu bạn là người hay cáu kỉnh, hãy cố gắng loại bỏ những suy nghĩ căng thẳng xảy ra trong ngày, trong công việc hoặc trường học. Đừng tái hiện lại những vấn đề hoặc tranh luận thường ngày trong đầu. Nếu bạn cảm thấy mình thường làm như vậy thì thử nghe nhạc như hướng dẫn ở bước trên và tập trung suy nghĩ vào âm thanh đó rồi từ từ chìm vào giấc ngủ.
Dừng suy nghĩ lo lắng trong đầu có thể rất khó. Thay vào đó, hãy để đầu óc suy nghĩ miên man. Ví dụ, thử phương pháp “đếm cừu” cơ bản. Bạn cũng có thể thử suy nghĩ bằng hình ảnh thay vì từ ngữ.
Bước 7 - Đừng chờ đợi đến mất ngủ.
Các nghiên cứu cho biết nằm trên giường nhưng không ngủ có thể làm cho việc mất ngủ tồi tệ hơn vì não bắt đầu liên hệ giữa chiếc giường và trạng thái tỉnh táo. Nếu bạn không thể chìm vào giấc ngủ trong vòng 20 phút, hãy thức dậy và làm việc gì đó trong một lúc, chẳng hạn như đọc sách. Sau đó, khi bạn cảm thấy mệt thì đi ngủ.
Cách cuối cùng là thử thay đổi chỗ. Nếu bạn không cảm thấy thoải mái khi nằm trên giường thì chuyển ra ghế sô pha và thử ngủ ở đó. Đôi khi việc thay đổi sẽ hiệu quả.
Phương pháp 2 - Thả lỏng cơ thể
Bước 1 - Tập thể dục thường xuyên.
Tập thể dục trong ngày là một cách hiệu quả để dễ ngủ hơn vào buổi tối. Trên thực tế, việc tập luyện có vẻ liên quan trực tiếp với chất lượng của giấc ngủ. Các giả thuyết về mục tiêu của giấc ngủ rút ra được kết luận đó bằng cách quan sát việc tập luyện giải phóng năng lượng tích trữ. Bạn nên nhớ tập thể dục trong vòng 3 tiếng trước giờ ngủ vì hiệu quả kích thích chỉ là tạm thời.
Bước 2 - Đi vệ sinh.
Bạn nên đi vệ sinh trước khi ngủ. Việc này sẽ giúp bạn làm sạch hệ tiêu hóa để dễ ngủ hơn và ngủ yên trong suốt cả đêm. Bên cạnh đó, đừng uống nhiều nước trong vòng vài tiếng trước khi ngủ vì bạn có thể sẽ thức giấc vào nửa đêm. Bạn nên hạn chế việc uống nước sau 8 giờ tối.
Bước 3 - Tạo cảm giác thoải mái.
Cố gắng làm cho cơ thể thoải mái khi ngủ. Nếu quần áo mà bạn đang mặc có vẻ bó sát, bạn nên thả lỏng hoặc cởi ra. Trang phục ở đây bao gồm cả dây cột tóc, tất, áo lót và bất kỳ thứ gì có thể khiến cho máu khó lưu thông. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo có đầy đủ gối và chăn để tạo cảm giác thoải mái.
Bước 4 - Điều chỉnh tư thế ngủ.
Nếu chú ý đến tư thế ngủ, bạn sẽ thấy rằng mình đang ngủ ở tư thế xấu hoặc tư thế gây sức ép cho cơ thể. Hãy giữ lưng thẳng và đảm bảo cổ không đặt quá cao hoặc quá thấp. Nếu giường của bạn quá cứng hoặc quá mềm, hãy thử thay đổi bằng cách trải thêm nệm xốp hoặc ngủ với gối chữ U để làm bạn cảm thấy thoải mái hơn.
Phương pháp 3 - Ăn uống để cải thiện giấc ngủ
Bước 1 - Chọn thực phẩm an thần.
An thần tức là làm bạn dễ ngủ. Ví dụ, một số thực phẩm giàu axit amin tryptophan giúp dễ ngủ như phô mai, thịt gà, sản phẩm từ đậu nành, trứng, đậu phụ, cá, sữa, thịt gà tây, các loại hạt, lạc và bơ lạc, hạt bí đỏ và hạt vừng. Hãy chọn loại thực phẩm nằm trong các nhóm này, đặc biệt là để ăn trong bữa tối.
Để tryptophan hoạt động hiệu quả hơn, bạn nên chọn thực phẩm có nhiều carbohydrate phức hợp nhưng có lượng chất đạm vừa phải hoặc ít. Carbohydrate làm cho tryptophan hình thành trong não nhiều hơn còn chất đạm thì có hiệu quả ngược lại.
Lên kế hoạch cho “các bữa ăn dễ ngủ” để bổ sung carbohydrate và tryptophan. Bạn có thể thử thực đơn của người phương Tây như mì ống với phô mai Parmesan, sốt hummus với bánh mì pita nguyên cám, bánh mì nướng phết bơ lạc, hạt vừng rắc lên món salad cá ngừ ăn kèm bánh quy lạt nguyên cám hoặc khoai tây đút lò với phô mai cottage.
Bước 2 - Ăn các bữa nhỏ.
Hạn chế lượng thức ăn vào buổi chiều muộn và buổi tối vì việc này có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Ví dụ như các bữa ăn nhỏ thường cho bạn một đêm an giấc còn bữa ăn nhiều chất béo với khẩu phần ăn lớn khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động nhiều hơn và việc ợ hơi cùng với sự cồn cào trong bụng sẽ khiến bạn thức giấc.
Một số người cho biết thức ăn được nêm nhiều gia vị đậm đà (như ớt và tỏi) thường gây khó ngủ, đặc biệt là người mắc chứng ợ chua. Bạn nên tránh những thức ăn này nếu bị ợ chua.
Bước 3 - Tránh caffeine và rượu bia.
Cà phê và các thức uống có caffeine có thể làm ảnh hưởng đến thói quen ngủ của bạn. Cà phê vẫn ở bên trong cơ thể suốt 8 tiếng sau khi uống; do đó, uống một cốc cà phê vào buổi trưa chiều sẽ làm bạn tỉnh táo đến đêm muộn. Bạn nên cố gắng không dùng caffeine vào buổi chiều và tối.
Rượu bia cũng sẽ gây rắc rối cho giấc ngủ của bạn. Khi uống rượu bia, bạn thường ít ngủ hơn và ít khi chìm vào giấc ngủ sâu hoặc giấc ngủ phục hồi REM. Vì vậy, nếu bạn nghĩ rằng một hoặc hoặc hai cốc bia/rượu có thể giúp bạn dễ ngủ thì ngược lại bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và cảm giác như chưa được nghỉ ngơi.
Bước 4 - Uống thức uống ấm giúp bạn thư giãn.
Nhiều người tin tưởng vào việc uống một cốc trà thảo mộc hoặc một cốc sữa nóng trước khi đi ngủ và đã có nghiên cứu chứng minh hiệu quả của việc này. Sữa và sản phẩm từ sữa có nhiều tryptophan, kích thích não sản sinh chất gây buồn ngủ như serotonin và melatonin.
Trà hoa cúc La Mã từ lâu đã được biết đến như một phương thuốc trị mất ngủ. Trên thực tế, các nghiên cứu gần đây chứng minh hoa cúc La Mã có thể giảm triệu chứng lo lắng và giúp cải thiện giấc ngủ khi được thử nghiệm trên động vật. Nếu không có trà hoa cúc La Mã, bạn có thể thử các loại trà thảo mộc không caffeine như chanh, gừng và quả mâm xôi với gừng.
Bước 5 - Nhờ bác sĩ tư vấn về việc dùng thuốc ngủ.
Việc dùng thuốc nên là kế sách cuối cùng. Thật sự thì thuốc ngủ không phải là viên đạn thần kỳ. Rất nhiều loại thuốc khi sử dụng nhiều sẽ thành thói quen, tức là bạn có thể bị nghiện dùng thuốc nhưng không giúp bạn có được giấc ngủ sâu và giấc ngủ phục hồi như mong muốn. Bên cạnh đó, bạn sẽ gặp một số tác dụng phục như mệt mỏi, đau đầu, vấn đề về trí nhớ và mộng du.
Chỉ dùng thuốc ngủ khi đã hết cách. Nếu bạn bị lệ thuộc vào thuốc ngủ thì sẽ càng khó có giấc ngủ ngon hơn trước.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/S%E1%BB%91ng-m%E1%BB%99t-Cu%E1%BB%99c-s%E1%BB%91ng-T%E1%BB%91t-nh%E1%BA%A5t-C%C3%B3-th%E1%BB%83 | Cách để Sống một Cuộc sống Tốt nhất Có thể | Cảm thấy hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống là điều mà tất cả chúng chúng đều mong muốn. Để có thể đạt được cảm xúc này, bạn sẽ muốn xây dựng cuộc sống trở nên tốt đẹp nhất có thể. Đối với bạn, điều này có nghĩa như thế nào là tùy vào bạn quyết định. Để có thể sống một cuộc sống tốt nhất, bạn cần phải xác định xem liệu yếu tố nào là quan trọng nhất đối với bạn. Một khi bạn hoàn thành quá trình này. Bạn có thể tìm kiếm phương pháp để đạt được mục tiêu và gia tăng niềm hạnh phúc của bản thân.
Phương pháp 1 - Trở nên Khỏe mạnh
Bước 1 - Cải thiện sức khỏe tâm thần.
Tinh thần của bạn cũng quan trọng tương tự như các bộ phận khác trên cơ thể, và rèn luyện sức khỏe tâm thần là rất cần thiết. Điều này bao gồm giải quyết nhu cầu về mặt cảm xúc của bản thân. Cảm nhận được sự khỏe mạnh trong cảm xúc có thể giúp bạn nhận thấy sự thay đổi tích cực trong cuộc sống. Bạn có thể cải thiện sức khỏe tâm thần bằng cách vây quanh bản thân với những người mà bạn tin tưởng và chắc chắn rằng bạn hoàn toàn thoải mái với môi trường xung quanh.
Nếu bạn đang trải nghiệm cảm xúc không vui, chẳng hạn như buồn bã hoặc cô đơn. Bạn nên tìm kiếm bác sĩ tư vấn có danh tiếng trong khu vực bạn sinh sống.
Cố gắng hình thành kế hoạch thực hiện hoạt động vui tươi nào đó ít nhất là một lần mỗi tuần. Điều này có thể đơn giản như là lên lịch hẹn đi uống cà phê với bạn bè. Thiết lập kế hoạch tiến hành một điều nào đó mà bạn trông chờ có thể giúp bạn cảm thấy cân bằng hơn về mặt tâm thần.
Bước 2 - Học cách đối phó với căng thẳng.
Căng thẳng là một trong những vấn đề to lớn nhất mà con người phải đối mặt khi cố gắng cải thiện sức khỏe thể chất của mình. Bạn nên tìm kiếm cơ chế đối phó với tình huống khó khăn, chẳng hạn như hít thở sâu hoặc đếm đến 10.
Có óc tổ chức. Lập danh sách việc cần làm hoặc xếp lịch làm việc sẽ là cách tuyệt vời để quản lý cuộc sống tất bật của bạn. Bạn có thể sử dụng phương pháp này để xoa dịu sự căng thẳng trong cuộc sống bận rộn.
Bước 3 - Giữ gìn sự khỏe mạnh về mặt thể chất.
Chăm sóc cơ thể là rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Người sở hữu cơ thể khỏe mạnh thường sẽ hạnh phúc và ít căng thẳng hơn. Bạn nên chăm sóc bản thân bằng cách ăn uống lành mạnh và thường xuyên tập thể dục.
Vận động. Đi đến phòng tập thẩm mỹ là biện pháp tuyệt vời để trở nên mạnh khỏe và tương tác với người khác. Bạn có thể tìm phòng tập thể dục quanh khu nhà bạn. Đi bộ cũng là một cách khá tốt để cơ thể vận động mỗi ngày. Tập thể dục cũng sẽ giúp cung cấp cho bạn khoảng thời gian nghỉ ngơi cần thiết sau giờ làm việc.
Ăn nhiều hoa quả và rau củ. Người có chế độ ăn uống cân bằng thường ít gặp phải vấn đề về sức khỏe hơn, chẳng hạn như lượng cholesterol cao hoặc tiểu đường.
Bước 4 - Duy trì đời sống tinh thần khỏe mạnh.
Sự khỏe mạnh trong đời sống tinh thần có nghĩa là trở nên hòa nhịp với niềm tin và giá trị của bản thân. Để có thể duy trì sự gắn kết về mặt tâm linh, bạn cần phải suy nghĩ về yếu tố quan trọng nhất đối với bạn và tập trung vào nó. Bạn cũng có thể xem niềm tin như là mục đích sống của mình.
Hoà mình vào đời sống tinh thần cũng có nghĩa là trở nên chánh niệm. Bạn có thể sử dụng phương pháp như thiền hoặc yoga để tăng cường sức khỏe tinh thần.
Bước 5 - Cải thiện mối quan hệ với mọi người xung quanh.
Sự tương tác của bạn với người khác có thể tác động mạnh mẽ đến sức khỏe của bạn. Vây quanh bản thân bằng mối quan hệ tích cực sẽ khiến bạn cảm thấy hạnh phúc và ít căng thẳng hơn. Nếu bạn tiếp xúc với người tiêu cực trong cuộc sống, bạn sẽ trở nên không vui và kém khỏe khoắn.
Nếu bạn đang trong mối quan hệ tình cảm, hãy biến nó thành ưu tiên hàng đầu trong việc cải thiện. Bạn nên dành thời gian chất lượng với người bạn đời của bạn và tăng cường bày tỏ sự thương yêu của mình về mặt thể chất với người đo.
Bước 6 - Cải thiện các mối quan hệ khác.
Mối quan hệ trong công việc của bạn cũng khá quan trọng trong việc hình thành sự khỏe mạnh tổng thể. Bạn nên cố gắng tìm kiếm điểm tương đồng với đồng nghiệp của mình để tăng cường sự gắn kết. Bạn cũng có thể tình nguyện giúp đỡ họ nếu bạn nhận thấy rằng họ đang phải đối mặt với hàng tá công việc.
Tập trung vào bạn bè và gia đình. Mối quan hệ gần gũi nhất thường là mối quan hệ với bạn bè và họ hàng thân thiết. Bạn nên nhớ dành thời gian cho họ.
Bước 7 - Tăng cường sức khỏe trí tuệ.
Bạn cần phải tiến hành củng cố tâm trí tương tự như cách bạn củng cố cơ bắp của mình. Trở nên khỏe mạnh về mặt tri thức có nghĩa là bạn thách thức và tập trung bộ não của bạn. Bạn tò mò và muốn khám phá địa điểm và những điều mới lạ.
Đi đến nơi mới mẻ. Đây là một trong các phương pháp tốt nhất để học hỏi điều mới lạ và kích thích trí não của bạn.
Giải ô chữ. Có khá nhiều hoạt động mà bạn có thể thực hiện tại nhà để cải thiện não bộ. Bạn có thể giải ô chữ, chơi Sudoku, hoặc trò chơi cờ bàn đầy thử thách.
Phương pháp 2 - Tiến hành Thay đổi
Bước 1 - Bắt đầu lại mỗi ngày.
Nếu mọi việc không diễn ra như bạn mong đợi, bạn nên giảm thiểu một số áp lực cho chính mình. Hãy nhìn nhận mỗi ngày như là một khởi đầu mới. Tư duy này sẽ giúp bạn có thể nhìn thấy sự tích cực trong cuộc sống.
Bạn nên viết nhật ký vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Viết ra suy nghĩ của bản thân có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và bắt đầu ngày mới với tâm trí tỉnh táo hơn.
Bước 2 - Hãy chủ động.
Để có thể thay đổi cuộc sống, bạn cần phải trở thành nguồn lực thúc đẩy sự thay đổi. Trở nên chủ động có nghĩa là bạn phải chịu trách nhiệm trước số phận của mình. Bạn đưa ra lựa chọn riêng của mình, chứ không phải là tuân theo sự lựa chọn của người khác. Khi bạn cảm thấy rằng bạn đang chịu trách nhiệm với cuộc sống của bạn, bạn sẽ bắt đầu trở nên thoải mái và tự tin hơn. Để có thể chủ động, hãy suy nghĩ về hành động cụ thể có thể giúp bạn cải thiện cuộc sống, và sau đó là tiến hành thực hiện chúng.
Ví dụ, nếu bạn không vui về công việc của mình, biện pháp chủ động để có thể thay đổi sẽ là cập nhật hồ sơ xin việc của bạn và bắt đầu nộp đơn xin việc mới.
Bước 3 - Hình thành thói quen mới
Nếu bạn cảm thấy rằng một phần nào đó trong cuộc sống của bạn không tốt như có thể, bạn nên cố gắng tiến hành thay đổi. Có lẽ là bạn muốn cải thiện sức khỏe thể chất hoặc muốn tiết kiệm thêm nhiều tiền hơn. Cho dù là như thế nào, bạn nên tiến hành thay đổi trong cuộc sống hằng ngày để có thể nhận thức được sự cải thiện to lớn hơn. Ví dụ, hãy để dành 10,000 đồng mỗi ngày để bắt đầu quá trình tiết kiệm tiền.
Thông thường, sẽ phải tốn khoảng 2 tháng để một thói quen nào đó thật sự trở thành một phần trong cuộc sống hằng ngày của bạn, vì vậy, hãy kiên trì.
Bước 4 - Thiết lập mục tiêu
Mục tiêu là biện pháp phản ánh sự ưu tiên của bạn và là phương pháp cụ thể mà bạn có thể thực hiện để cải thiện cuộc sống. Thiết lập mục tiêu sẽ khá hữu ích trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Sở hữu mục tiêu thực tế có thể giúp bạn hình dung về sự thay đổi mà bạn mong muốn nhận được.
Hình thành mục tiêu dài hạn và ngắn hạn. Kết quả của mục tiêu ngắn hạn sẽ cung cấp cho bạn sự khuyến khích mà bạn cần để có thể kiên trì thực hiện thay đổi lâu dài.
Bước 5 - Tìm kiếm niềm đam mê của bản thân.
Sở hữu mục đích trong cuộc sống có thể giúp bạn sống một cuộc sống tốt nhất có thể. Bạn nên tự hỏi bản thân xem liệu bạn sẽ làm gì nếu bạn không còn phải lo lắng về vấn đề tiền bạc. Khi bạn tìm được câu trả lời, bạn đang trên đường tìm kiếm niềm đam mê của chính mình.
Theo đuổi sự tò mò của bản thân. Niềm đam mê là yếu tố có một không hai của bạn, và nó chắc chắn có thể trở thành một điều gì đó đem lại sự thú vị và sự thách thức cho bạn. Ví dụ, nếu bạn yêu động vật, bạn nên tìm cách để được chăm sóc chúng. Bạn có thể tình nguyện giúp đỡ tại trại động vật trong khu vực mà bạn sinh sống.
Phương pháp 3 - Tận hưởng Cuộc sống
Bước 1 - Trân trọng một điều gì đó mỗi ngày.
Bạn nên thật sự nỗ lực trong việc hình thành niềm vui trong cuộc sống. Một phương pháp khá đơn giản để thực hiện điều này đó là lựa chọn một hoạt động nào đó mà bạn có thể tận hưởng mỗi ngày. Nó có thể đơn giản như dành thời gian để thưởng thức tách cà phê mỗi sáng. Hoặc bạn có thể hình thành thói quen dành 30 phút vào buổi sáng để thực hiện hoạt động mà bạn thật sự yêu thích.
Bước 2 - Tránh so sánh.
Bạn không nên so sánh cuộc sống của bản thân với người khác. Ví dụ, nếu bạn lo lắng về tình hình tài chính, bạn nên tìm cách để tăng thêm nguồn thu nhập. Đây là hành động mà bạn có thể thực hiện để cải thiện tình hình thay vì nghĩ về người bạn sở hữu công việc có mức lương cao hơn bạn và tự hỏi tại sao bạn lại không thể kiếm được nhiều tiền như vậy.
Khi bạn so sánh bản thân với người khác, bạn thường kết thúc bằng việc phán xét chính mình một cách không công bằng. Hầu hết mọi người đều sẽ so sánh bản thân với người mà chúng ta cảm nhận rằng họ sở hữu nhiều thứ hơn hoặc là họ "tốt hơn" chúng ta. Và chúng ta cũng có xu hướng so sánh bản thân với phiên bản lý tưởng nhất của người đó, phớt lờ sự thật rằng người đó cũng chỉ là một con người với những khiếm khuyết và thử thách tương tự như mọi người khác.
Thay vì so sánh bản thân với người khác, bạn nên so sánh con người của bạn trong quá khứ và trong hiện tại. Bạn đã trưởng thành như thế nào trong một năm qua? Hôm nay, bạn có thể làm những việc gì mà bạn đã không thể thực hiện trước đây?
So sánh bản thân với người khác chẳng khác nào so sánh quả táo với quả cam. Đây là thước đo không chính xác và không hợp lý vì mỗi người là một cá thể độc đáo riêng biệt. Quá trình này cũng phi lý như là so sánh khả năng bơi lội của bạn với cá heo.
Bước 3 - Bước ra khỏi nhà.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khí trời trong lành có thể tác động tích cực đến sức khỏe của bạn, cả về mặt tinh thần lẫn thể chất. Bạn nên cố gắng dành một chút thời gian mỗi ngày (hoặc mỗi tuần) để bước ra khỏi nhà. Bạn có thể đến công viên, hoặc thực hiện một chuyến phiêu lưu cuối tuần tại khu vực lân cận.
Bước 4 - Rèn luyện khả năng tự chấp nhận.
Bạn nên tập trung vào đặc điểm tích cực của chính mình. Nếu bạn quá nghiêm khắc với bản thân, sẽ khó để bạn có thể tìm kiếm niềm vui trong cuộc sống. Thay vì vậy, hãy dành một chút thời gian mỗi ngày để tập trung vào điểm mạnh của mình. Bạn nên biến hành động khen tặng người khác thành thói quen. Dán lời ghi chú trên chiếc gương trong phòng tắm để nhắc nhở bản thân về sự tuyệt vời của chính mình.
Bước 5 - Trở nên vui vẻ.
Trân trọng tính cách trẻ con bên trong tâm hồn bạn có thể giúp bạn cảm thấy như thể bạn đang sống trọn vẹn từng phút từng giây. Hãy cố gắng thực hiện một hành động ngốc nghếch nào đó, chẳng hạn như nhảy chân sáo hoặc nhào lộn. Đừng ngần ngại khi phải cười vang. Bạn cũng có thể thiết lập thói quen chọc cười bạn bè và người thân. Sự vui vẻ của bạn chắc chắn sẽ tác động đến họ.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Nh%E1%BA%ADn-di%E1%BB%87n-c%C3%A2y-phong-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng | Cách để Nhận diện cây phong đường | Cây phong đường (tên khoa học Acer saccharum) mọc rất nhiều ở vùng đông bắc của lục địa Bắc Mỹ: vùng đông bắc Hoa Kỳ (kéo dài xuống phía nam đến Tennessee) và các vùng đông nam Canada. Cây phong đường có gỗ rất chắc và cung cấp xi rô phong, hai mặt hàng đóng góp đáng kể cho nền kinh tế địa phương. Cây phong đường được mệnh danh là cây tiêu biểu của bang New York, và hình ảnh của nó được in trên lá cờ của Canada chính là bằng chứng cho thấy tầm quan trọng về phương diện kinh tế của loài cây này. Bạn có thể nhận diện cây phong đường dựa vào các điểm đặc trưng của lá cây, vỏ cây, nhánh cây và những quả nhỏ của nó.
Phương pháp 1 - Nhận diện cây phong đường dựa vào lá cây
Bước 1 - Quan sát kỹ màu sắc của lá.
Lá cây phong đường có màu xanh đậm ở mặt trên và xanh nhạt hơn ở mặt dưới. Vào mùa thu, lá cây chuyển màu từ xanh sang vàng, cam hoặc đỏ lộng lẫy.
Bước 2 - Đếm các thùy lá.
Lá cây phong đường chia thành nhiều phần gồm 5 thùy. Có 3 thùy chính to ở giữa lá và 2 thùy nhỏ hơn ở hai bên. Các thùy lá nổi bật với các răng cưa nhọn và có các khía nông hình chữ U nằm giữa các thùy.
Một số lá còi cọc hoặc kém phát triển sẽ chỉ có 3-4 thùy. Nếu bạn nghi ngờ một cây là cây phong đường nhưng thấy chiếc lá có ít hơn 5 thùy, hãy nhìn xung quanh và tìm những chiếc lá khác có thể làm mẫu tốt hơn.
Bạn có thể phân biệt lá của cây phong bạc (Acer saccharinum) với lá cây phong đường. Lá của cây phong bạc có khía rất sâu giữa các thùy, và mặt dưới lá có màu bạc hoặc trắng.
Bước 3 - Xem xét mép lá cây.
Lá cây phong đường có mép lá nhẵn hình chữ U nằm giữa các đỉnh nhọn. Lá cây cũng tròn ở phần gốc lá.
Mặc dù nhiều loài phong khác cũng có mép lá nhẵn, loài phong cực kỳ phổ biến là cây phong lá đỏ (Acer rubrum) lại có các chóp nhọn và mép lá răng cưa nằm giữa các thùy. Đây có thể là một đặc điểm phân biệt rất hữu ích.
Cuống lá cây phong đường, bộ phận nối lá cây với cành cây, có chiều dài tương đương (hoặc hơi ngắn hơn) chiều dài của phiến lá.
Bước 4 - Kiểm tra kiểu mọc của lá trên nhánh lá.
Tìm những chiếc lá mọc vuông góc thành từng cặp trên nhánh lá. Đây gọi là kiểu lá mọc đối. Những chiếc lá sẽ mọc thành từng “cặp” 2 lá, luôn luôn đối xứng với nhau trên từng nhánh cây và cành cây.
Chỉ một lá duy nhất mọc ra từ mỗi cuống lá.
Bước 5 - Đo kích thước lá.
Những chiếc lá trưởng thành của cây phong đường có chiều dài tương đương chiều rộng (khoảng từ 8 cm đến 13 cm).
Nếu định kiểm tra lá cây ở trong rừng và không có thước đo, bạn có thể đo chiều dài của một đốt của ngón tay và dùng như thước đo tương đối tại chỗ. Ví dụ, chiều dài từ đầu ngón tay cái đến khớp đầu tiên thường vào khoảng 2,5 cm.
Bước 6 - Tìm ba đường gân chính trên lá cây.
Mỗi một thùy lá có một đường gân chạy suốt chiều dài thùy, nhưng hai thùy nhỏ hơn ở hai bên sẽ không có gân lá trên đó. Các đường gân này nổi rõ ở mặt dưới lá, và nhẵn ở mặt trên lá.
Ở mặt dưới lá, các đường gân có thể hơi “xù xì.”
Phương pháp 2 - Nhận diện cây phong đường dựa vào vỏ cây và nhánh cây
Bước 1 - Quan sát vỏ cây màu nâu và có rãnh.
Vỏ cây phong đường thay đổi màu sắc theo tuổi của cây. Cây còn non có vỏ màu nâu xám. Khi cây trưởng thành, vỏ cây có màu nâu đậm hơn. Một đặc điểm nữa là vỏ cây có các rãnh chạy dọc và nằm gần nhau.
Vỏ cây được mô tả là “có rãnh” với các khe nứt sâu giữa các mảnh vỏ.
Cây phong đường thường bị nhầm với cây phong Na Uy (Acer platanoides) ở châu Âu và vùng Tây Á. Cách dễ nhất để phân biệt hai loài phong này là dựa vào vỏ cây: Vỏ cây phong Na Uy còn non có một lớp mỏng. Dần dần, cây phong Na Uy sẽ phát triển các đường rãnh dọc, nhưng chúng không sâu và rõ rệt như các rãnh của cây phong đường, và rìa của các mảnh vỏ cây cũng không vểnh lên nhiều.
Bước 2 - Kiểm tra rìa của vỏ cây.
Rìa của từng mảnh vỏ cây phong đường dần dần vểnh lên khi cây già hơn, và các mảnh vỏ sẽ bong ra từ trên xuống dưới khi cây đạt đến độ trưởng thành.
Cây phong đường trưởng thành nhìn xa trông có vẻ “xù xì” do các mảnh vỏ cây bong tróc.
Bước 3 - Kiểm tra đầu chóp của nhánh cây.
Nhánh cây là các cành nhỏ, mỏng mọc ra từ các cành lớn hơn và là nơi lá cây mọc ra. Bạn hãy tìm các nhánh cây gầy, bóng và có màu nâu đỏ. Các chồi nhỏ ở đầu chóp nhánh cây được bao bọc trong các vẩy nhỏ màu nâu.
Trong suốt những tháng mùa đông, các chồi lá hình nón sẽ mọc đối nhau dọc theo chiều dài nhánh cây, và một chồi lớn hơn mọc thẳng trên đầu chóp của nhánh cây.
Các chồi lá trên nhánh cây cũng hữu ích cho việc phân biệt cây phong đường và cây phong Na Uy. Các chồi lá của phong Na Uy to hơn chồi lá của phong đường. Chồi lá phong Na Uy được bao bọc trong các vẩy to hơn và có màu tím, tạo thành một đầu tròn.
Phương pháp 3 - Nhận diện cây phong đường dựa vào quả của cây
Bước 1 - Hái một quả nhỏ trên cây.
Quả cây phong đường có màu xanh và chuyển sang nâu khi chín vào mùa thu. Quả có hai lá hình “móng ngựa”, có nghĩa là mỗi quả có hai lá mọc đối nhau ở hai bên. Hoa của cây phong đường tạo thành quả có hai lá với hình dạng như đôi cánh.
Cặp “cánh” này nối với nhau tại quả và tạo thành một góc 60 -90 độ.
Bước 2 - Đo kích thước quả.
Quả cây phong đường dài khoảng 2,5 cm, kể cả “cánh”. Hai chiếc cánh này mọc song song với nhau. Thuật ngữ của loại quả này là “quả cánh.”
Các quả này đôi khi được gọi là “hạt.” Tuy nhiên, tên gọi đúng của nó phải là quả, vì hạt sẽ nằm bên trong phần thịt quả.
Bước 3 - Nhận diện cấu trúc hạt đôi.
Mỗi quả phong đường nằm giữa hai lá hình móng ngựa sẽ có cấu trúc đôi. Có hai quả rõ rệt, mỗi quả cỡ bằng hạt đậu nhỏ, trông như được gắn với nhau ở giữa mỗi quả.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Gi%E1%BA%A3m-m%E1%BB%A9c-ho%C3%B3c-m%C3%B4n-k%C3%ADch-th%C3%ADch-tuy%E1%BA%BFn-gi%C3%A1p-(TSH) | Cách để Giảm mức hoóc môn kích thích tuyến giáp (TSH) | Mức hoóc môn kích thích tuyến giáp (TSH) cao là dấu hiệu cho thấy tuyến giáp hoạt động kém, một tình trạng gọi là suy giáp. Suy giáp xảy ra khi tuyến giáp không sản xuất đủ một số hoóc môn giúp kiểm soát sự chuyển hóa trong cơ thể. Bệnh suy giáp có thể gây mệt mỏi, trầm cảm, tăng cân và chán ăn. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến béo phì, vô sinh, bệnh tim và đau khớp. Nếu bị suy giáp, bạn sẽ cần hạ mức TSH để có thể giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh. Bạn có thể uống thuốc điều trị tuyến giáp để hạ mức TSH, hoặc thực hiện một số thay đổi trong chế độ ăn và lối sống để điều trị bệnh suy giáp.
Phương pháp 1 - Điều chỉnh chế độ ăn và lối sống
Bước 1 - Duy trì chế độ ăn giàu vitamin B và i ốt.
Bạn nên áp dụng chế độ ăn giàu protein lành mạnh như đậu phụ, gà và các loại đậu cũng như các thức ăn giàu vitamin B như ngũ cốc nguyên hạt, quả hạch và các loại hạt. Bổ sung một lượng cân bằng hoa quả và rau vào chế độ ăn, đặc biệt là các loại rau biển, vì trong đó có hàm lượng i ốt cao. Thực phẩm giàu i ốt tự nhiên sẽ tốt cho tuyến giáp.
Bạn có thể thử ăn các loại rau biển như tảo bẹ, rong biển khô và tảo kombu ít nhất mỗi ngày một lần. Rắc tảo bẹ lên món rau trộn hoặc súp để bổ sung i ốt. Thêm tảo kombu vào món đậu hoặc thịt và dùng rong biển khô cuốn thức ăn.
Thêm quả hạch và các loại hạt vào món xào, hạt quinoa và rau trộn.
Bước 2 - Tập thể dục đều đặn.
Thể dục thể thao có thể giúp hỗ trợ qua trình trao đổi chất và chống lại một số tác động của tình trạng kém hoạt động của tuyến giáp, chẳng hạn như mệt mỏi, trầm cảm và tăng cân. Bạn hãy dành thời gian chạy bộ, đạp xe thường xuyên, tập gym và đăng ký các lớp tập thể dục. Tạo thói quen vận động ít nhất mỗi ngày 30 phút.
Bạn cũng có thể thử tham gia một lớp học yoga để duy trì sự năng động và giảm căng thẳng. Các lớp học yoga thường có tại các phòng tập gym hoặc phòng tập yoga.
Bước 3 - Nạp đủ vitamin D mỗi ngày.
Cố gắng dành ra ít nhất 20-30 phút tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối. Phơi tay, chân, và mặt dưới ánh nắng mặt trời. Mức vitamin D thấp có liên quan đến tình trạng suy giáp, và bạn có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh suy giáp bằng cách tăng mức vitamin D.
Nếu sống trong vùng thiếu ánh nắng mặt trời, đặc biệt là trong những tháng mùa đông, bạn hãy hỏi bác sĩ về thực phẩm bổ sung vitamin D.
Bước 4 - Giảm căng thẳng và lo âu.
Cố gắng giảm mức căng thẳng và lo âu để tránh kich thích tuyến giáp. Tìm các hoạt động thư giãn như vẽ tranh, đan móc, tận hưởng các thú tiêu khiển mà bạn yêu thích để xả stress và bớt lo âu. Tập thể dục thể thao cũng là một cách hay để giảm mức stress.
Bạn cũng có thể tập các bài tập hít thở sâu để giúp giảm stress hoặc tham gia một lớp tập yoga hàng tuần.
Phương pháp 2 - Dùng thuốc điều trị tuyến giáp
Bước 1 - Xét nghiệm mức TSH.
Nếu bạn có biểu hiện một số dấu hiệu của tình trạng suy giáp, chẳng hạn như táo bón, khản giọng, mệt mỏi, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra xem liệu bạn có bị suy tuyến giáp không. Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu để biết tuyến giáp của bạn có hoạt động kém không.
Bước 2 - Hỏi bác sĩ về thuốc điều trị tuyến giáp.
Phương pháp đáng tin cậy nhất để hạ mức TSH do suy giáp là sử dụng hoóc môn tuyến giáp tổng hợp gọi là levothyroxine. Đây là thuốc uống bán theo toa, có tác dụng giúp phục hồi mức hoóc môn và đảo ngược các triệu chứng của bệnh suy giáp. Thuốc này cần được uống mỗi ngày một lần.
Các triệu chứng sẽ bắt đầu được cải thiện trong vòng 3-5 ngày sau khi uống thuốc, và thuốc sẽ hoàn toàn phát huy tác dụng trong vòng 4-6 tuần.
Luôn luôn uống thuốc theo đúng liều lượng theo hướng dẫn. Không bao giờ được uống quá liều bác sĩ đã chỉ định.
Thuốc điều trị tuyến giáp phải được uống suốt đời để duy trì mức TSH ở mức thấp hơn, nhưng may mắn là thuốc này cũng tương đối rẻ. Bác sĩ sẽ cho bạn biết giá thuốc chính xác.
Bước 3 - Biết về các tác dụng phụ của thuốc.
Nếu uống liều thuốc quá cao khiến mức hoóc môn tuyến giáp dư thừa, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ. Bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng thuốc để đáp ứng với nhu cầu của cơ thể bạn. Cũng có thể là bạn được kê một loại thuốc mà cơ thể không đáp ứng tốt. Đi cấp cứu ngay nếu bạn có các biểu hiện dị ứng với thuốc levothyroxine: nổi mề đay, khó thở, sưng trên mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng. Hãy liên lạc với bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có các triệu chứng sau đây:
Nhịp tim nhanh hoặc bất thường
Đau ngực và/hoặc khó thở
Sốt, bốc hỏa, và/hoặc đổ nhiều mồ hôi
Cảm giác lạnh bất thường
Yếu sức, mệt mỏi và/hoặc có vấn đề với giấc ngủ
Gặp vấn đề về trí nhớ, trầm cảm hoặc bứt rứt
Đau nhức cơ
Khô da, khô tóc hoặc rụng tóc
Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt
Nôn, tiêu chảy, thay đổi cảm giác thèm ăn và thay đổi cân nặng
Bước 4 - Không uống một số thực phẩm chức năng trong khi uống thuốc.
Thực phẩm chức năng bổ sung sắt và canxi có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ thuốc của cơ thể. Bạn cũng nên tránh uống thuốc có chứa cholestyramine và nhôm hydroxide.
Trao đổi với bác sĩ trước khi uống thuốc tuyến giáp nếu bạn đang uống các loại thuốc khác hoặc thực phẩm chức năng.
Nhìn chung, thuốc điều trị tuyến giáp sẽ có hiệu quả nhất khi bạn uống lúc đói, khoảng 30 phút trước khi ăn.
Bước 5 - Thận trọng khi dùng các loại thuốc điều trị tuyến giáp được gọi là “tự nhiên”.
Thuốc điều trị tuyến giáp thay thế “tự nhiên” thường có nguồn gốc từ tuyến giáp động vật, thường là của heo. Bạn có thể mua loại thuốc này trên mạng dưới dạng thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, loại thuốc này không được tinh chế và không được quản lý bởi Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Tránh mua hoặc uống bất cứ loại thuốc điều trị tuyến giáp “tự nhiên”nào không được bác sĩ khuyên dùng hoặc kê toa.
Bạn có thể được bác sĩ kê các loại thuốc thay thế “tự nhiên” ở dạng chiết xuất hoặc sấy khô.
Nếu muốn tìm hiểu thêm, bạn hãy hỏi bác sĩ về Armour Thyroid, một loại chiết xuất tuyến giáp tự nhiên bán theo toa bác sĩ.
Bước 6 - Theo dõi hiệu quả của thuốc.
Bạn cần đều đặn đến gặp bác sĩ để chắc chắn rằng mức TSH đang giảm xuống dưới tác dụng của thuốc. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng thuốc sau 2 hoặc 3 tháng để đảm bảo cơ thể bạn có đủ hoóc môn này.
Các triệu chứng sẽ thuyên giảm sau một hoặc hai tháng dùng thuốc đúng liều lượng, và bạn sẽ thấy đỡ mệt mỏi hơn. Thói quen ăn uống và cân nặng cũng được cải thiện.
Bước 7 - Xét nghiệm mức TSH hàng năm.
Bạn nên sắp xếp thời gian đi xét nghiệm hàng năm để đảm bảo TSH ở mức chấp chận được. Bác sĩ sẽ kiểm tra mức TSH của bạn ít nhất mỗi năm một lần để chắc chắn là thuốc có tác dụng.
Có thể bạn phải xét nghiệm mức TSH thường xuyên hơn nếu bạn uống thuốc levothyroxine với liều lượng mới.
Bệnh nhân suy giáp phải uống thuốc thay thế hoóc môn tuyến giáp suốt đời. Không được ngừng uống thuốc cho dù bạn bắt đầu cảm thấy khá hơn, vì các triệu chứng có thể quay trở lại.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/S%E1%BB%AD-d%E1%BB%A5ng-There,-Their-v%C3%A0-They%27re | Cách để Sử dụng There, Their và They're | Tiếng Anh có một số từ khá giống nhau, chẳng hạn như there (kia/đó), their (của họ) và they're (họ thì/là/ở). Hầu hết người nói tiếng Anh bản ngữ đều phát âm những từ này giống hệt nhau (chúng là từ đồng âm - có phát âm giống nhau); vì vậy, có thể bạn sẽ gặp khó khăn trong việc xác định từ phù hợp với từng ngữ cảnh. Vấn đề này đôi khi còn được gọi là "khắc tinh trong chính tả". Mỗi cách viết đều có hàm ý khác nhau, và việc diễn đạt rõ ràng, chính xác trong khi viết rất quan trọng, đặc biệt là đối với văn bản thương mại hoặc học thuật.
Phương pháp 1 - Chọn từ phù hợp
Bước 1 - Đọc lại nội dung đã viết, xem xét cách dùng từ và cách viết của từ mà bạn đang lo lắng về vấn đề chính tả.
(Tất nhiên, sau từ được dùng chắc hẳn sẽ có thêm thông tin, tên chủ thể hoặc nội dung phù hợp.) Từ được chọn phải phù hợp với chủ thể hoặc chủ đề mà bạn đề cập.
Bước 2 - Sử dụng "there" khi bạn muốn nhắc đến nơi chốn nào đó; so sánh "there" với "here" và "where".
Đó có thể là nơi chốn cụ thể ("over here or there by the building" (ở đây hay ở kia cạnh tòa nhà) hoặc trừu tượng ("it must be difficult to be there in your mind" (sẽ rất khó để đến đó bằng tâm trí của bạn)).
Bước 3 - So sánh "there are" với "here are" và "where are".
Từ “there” kết hợp với động từ "to be" chẳng hạn như "are" cho biết sự tồn tại của điều gì đó được đề cập.
"There are antiques here." (Có một số đồ cổ ở đây.) "Where?" (Ở đâu vậy?) "Look there." (Nhìn kia kìa.) "Oh, and, see here, we've found them!" (Ồ, xem này, chúng ta tìm được rồi!)
"Are there many of the documents stored here?" (Ở đây có lưu trữ nhiều tài liệu không?) "Yes, see them here, where they are safe. Do you see where they are? Right over there!" (Có, hãy xem ở đây, nơi chúng được cất giữ an toàn. Bạn có thấy chúng không? Ở ngay đằng kia!)
"There will be a picnic here, and there is a monstrous campground over there across the river. There is one of the places where they are staying tonight." (Đây sẽ là nơi tổ chức buổi dã ngoại, và có một khu cắm trại ma mị ở phía bên kia sông. Họ sẽ qua đêm tối nay tại một trong những nơi đó.)
Bước 4 - Sử dụng "their" và "theirs" để nói đến sự sở hữu.
So sánh với "heir" - thừa kế tài sản như trong câu "an heir of their uncle who had no children" (người thừa kế tài sản của chú của họ - người không có con cái). “Their” là tính từ sở hữu và cho biết danh từ nào đó thuộc về họ.
"Sam and Jan are heirs of their parents' land and possessions as their legal heirs." (Sam và Jan là người thừa kế đất đai và tài sản của cha mẹ họ với danh nghĩa người thế kế hợp pháp.)
"Their things were broken." (Mấy món đồ của họ đã hỏng.) Hãy so sánh câu này với "Our things were broken." (Mấy món đồ của chúng tôi đã hỏng.) Vâng, đó là từ chỉ sự sở hữu.
"I see their flowers are blooming in their garden." (Tôi thấy hoa đang nở trong vườn của họ.) "Yes, from the seeds their grandmother gave to them last fall." (Vâng, từ những hạt giống mà bà của họ đã cho họ từ mùa thu năm ngoái.)
Bước 5 - Nhớ rằng "they're" được viết tắt từ "they are".
Đó không phải là bổ ngữ, mà là đại từ (dùng cho người hoặc vật) cộng với phần viết tắt " 're" của động từ "are" (chỉ trạng thái).
"They're my friends." (Họ là bạn của tôi.) Hãy thử kiểm tra xem "They are my friends" có nghĩa không. Vâng, vẫn có nghĩa!
"I would go with you, but they're going to take me." (Tôi muốn đi cùng bạn, nhưng họ sắp đến đón tôi.) Bạn có thể nói "They are going to take me" để kiểm tra, và câu vẫn có nghĩa.
Bước 6 - Đặt câu hỏi kiểm tra.
Bạn nên tự hỏi những câu sau, nhưng có thể chúng sẽ không đúng với một số trường hợp:
Đối với "there", nếu bạn thay "there" bằng "here" hay "where" thì câu vẫn có nghĩa chứ? Nếu có, bạn đã dùng từ đúng.
Đối với "their", nếu bạn thay "their" bằng "our" (để biết liệu đó có phải là câu sở hữu hay không) thì câu vẫn có nghĩa chứ?; tất nhiên câu hỏi kiểm tra sẽ được thay bằng người sở hữu phù hợp. "Ours là của chúng tôi, nhưng theirs là của họ." Tuy nhiên, nếu "our" phù hợp với ngữ cảnh, bạn đã sử dụng từ đúng vì đó là sở hữu cách.
Đối với "they're", nếu bạn thay "they're" bằng "they are" thì câu vẫn có nghĩa chứ? Nếu vậy, đó là từ đúng; nếu không, "they're" là từ sai.
Bước 7 - Nhận diện ví dụ sai và học từ những lỗi đó.
Bằng cách xem cách dùng từ của người khác với con mắt tinh tường, đặc biệt khi bạn giúp ai đó đọc lại bài viết của họ, bạn sẽ nhạy bén hơn trong việc nhận diện cách dùng từ đúng và tự thực hành thêm.
Sai: Their is no one here. (Của họ không ai ở đây.)
Sai: Shelley wants to know if there busy. (Shelley muốn biết liệu đó bận rộn.)
Sai: The dogs are happily chewing on they're bones. (Con cún đang vui vẻ gặm họ là xương.)
Đúng: I can't believe they're leaving their children there, alone! (Tôi không thể tin được rằng họ để con cái của họ ở nhà một mình!)
Bước 8 - Thực hành, thực hành và thực hành!
Bạn có thể nhờ giáo viên tiếng Anh hoặc bạn bè nói to các câu mẫu có một trong ba từ này để bạn viết lại từ được dùng trong câu. Ngoài ra, hãy thử làm những câu trắc nghiệm ngữ pháp trên mạng. Thuê gia sư dạy tiếng Anh nếu bạn vẫn gặp khó khăn trong việc sử dụng những từ này.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Thi%E1%BA%BFt-l%E1%BA%ADp-l%E1%BA%A1i-m%C3%A1y-PS3 | Cách để Thiết lập lại máy PS3 | Có nhiều lý do khác nhau khiến bạn phải thiết lập lại máy chơi game Play Station 3 (PS3). Nếu trò chơi hoặc video bị đứng thì quá trình thiết lập lại nhanh sẽ giải quyết được vấn đề. Khi thay đổi TV hoặc cáp, bạn cũng phải thiết lập lại cài đặt đầu vào video. Nếu máy bị “treo” thường xuyên hay bạn gặp vấn đề với tập tin XMB thì cần sử dụng công cụ ổ đĩa cứng trong chế độ an toàn Safe Mode.
Phương pháp 1 - Thiết lập lại máy PS3 bị đứng
Bước 1 - Nhấn giữ nút nguồn (Power) trên máy PS3.
Nếu máy PS3 bị đứng, bạn có thể tiến hành thiết lập lại bằng tay. Bạn cần thực hiện trên bảng điều khiển vì tay cầm chơi game có thể cũng bị đứng.
Bước 2 - Nhấn giữ nút Power trong khoảng 30 giây.
Sau khi phát ra ba tiếng “bíp” nhanh thì máy PS3 sẽ tự tắt.
Bước 3 - Chờ vài giây, sau đó nhấn nút Power để bật máy trở lại.
Đừng sử dụng tay cầm chơi game vì thiết bị có thể không nhận ra máy PS3.
Bước 4 - Cho phép hệ thống kiểm tra lỗi.
Máy PS3 sẽ tự kiểm tra lỗi trên đĩa. Quá trình này có thể mất một lúc hoặc hoàn tất rất nhanh tùy vào tình trạng lỗi.
Phương pháp 2 - Cài lại thiết lập đầu vào video
Bước 1 - Bạn cần chắc chắn rằng máy PS3 đã tắt.
Đèn nguồn phía trước sẽ sáng màu đỏ.
Nếu sau khi chuyển đổi TV hoặc cáp HDMI, bạn bật máy PS3 lên mà trên màn hình không có gì thì hãy tiến hành quá trình thiết lập này.
Bước 2 - Ngắt kết nối máy PS3 và TV khỏi nguồn điện.
Bước 3 - Bạn cần chắc chắn rằng máy PS3 đã được kết nối với TV bằng cáp HDMI.
Bước 4 - Cắm điện lại cho máy PS3 và TV.
Bước 5 - Chuyển sang đầu vào HDMI trên TV.
Bước 6 - Nhấn giữ nút nguồn trên PS3 cho đến khi bạn nghe thấy tiếng “bíp” thứ hai.
Quá trình này mất khoảng 5 giây.
Bước 7 - Sử dụng tay cầm chơi game PS3 để hoàn tất quá trình thiết lập hình ảnh HDMI.
Có thể bạn cần nhấn vào nút PS trên tay cầm chơi game để mở trình đơn thiết lập trước.
Bước 8 - Điều hướng đến "Settings" (Cài đặt) → "Display Settings" (Cài đặt hiển thị).
Bạn có thể thiết lập độ phân giải thích hợp tại đây.
Phương pháp 3 - Khởi động Safe Mode
Bước 1 - Bạn cần biết khi nào thì Safe Mode là cần thiết.
Safe Mode trên PS3 cho phép bạn truy cập một số công cụ chẩn đoán và sửa chữa có khả năng khắc phục tình trạng đứng máy thường xuyên hoặc trục trặc. Bạn có thể sử dụng Safe Mode để thiết lập lại hệ thống tập tin hoặc đưa PS3 về cài đật nhà máy.
Bước 2 - Sao lưu tập tin game trong máy.
Trước khi thử bất kỳ thao tác khắc phục nào với hệ thống tập tin của PS3, bạn nên sao lưu lại dữ liệu để phòng trường hợp xấu. Bạn có thể sao lưu dữ liệu vào USB, hầu hết các game được lưu có dung lượng khoảng 5-20 MB.
Cắm USB vào máy PS3.
Mở trình đơn Game và chọn "Saved Data Utility" (Tiện ích dữ liệu đã lưu).
Điều hướng đến game đầu tiên mà bạn muốn sao lưu.
Nhấn nút và chọn "Copy" (Sao chép).
Chọn ổ đĩa USB và chép tập tin vào. Bạn có thể lặp lại thao tác này với toàn bộ dữ liệu game trong máy mà bạn muốn sao lưu.
Bước 3 - Tắt PS3.
Để truy cập Safe Mode, bạn cần tắt nguồn máy PS3 trước.
Bước 4 - Nhấn giữ nút Power.
Tiếng “bíp” đầu tiên sẽ vang lên.
Bước 5 - Tiếp tục nhấn giữ nút nguồn cho đến khi bạn nghe thấy tiếng “bíp” thứ hai và thứ ba.
Hệ thống sẽ tắt nguồn và đèn chuyển sang màu đỏ.
Bước 6 - Nhấn giữ nút Power lần nữa.
Bạn sẽ lại nghe thấy hai tiếng “bíp” như trước đó.
Bước 7 - Tiếp tục nhấn giữ nút Power cho đến khi bạn nghe thấy hai tiếng “bíp” liên tiếp.
Thông báo "Connect the controller using USB and then press the PS button" (Kết nối tay cầm chơi game bằng USB rồi nhấn nút PS) sẽ hiện ra.
Bước 8 - Kết nối tay cầm chơi game và khởi động.
Bạn không thể sử dụng tay cầm chơi game không dây trong Safe Mode.
Bước 9 - Sử dụng Safe Mode để thiết lập lại PS3.
Có nhiều tùy chọn khác nhau mà bạn có thể chọn để thử khắc phục vấn đề mà máy PS3 đang gặp phải. Nếu lựa chọn nào đó không có tác dụng, hãy tiếp tục với tùy chọn kế tiếp.
(Khôi phục hệ thống tập tin) - Tùy chọn này sẽ thử sửa những tập tin bị hỏng trên ổ đĩa cứng.
(Xây dựng lại cơ sở dữ liệu) - Tùy chọn này sẽ sửa chữa thông tin cơ sở dữ liệu trên ổ đĩa cứng. Những tin nhắn, thông báo cũng như thư mục mà bạn đã tạo sẽ bị xóa, chỉ giữ lại tập tin.
(Khôi phục hệ thống PS3) - Tùy chọn này sẽ khôi phục máy PS3 về thiết lập nhà máy và xóa hết mọi dữ liệu trên ổ đĩa cứng. Bạn cần chắc chắn rằng những nội dung cần thiết đã được sao lưu trước khi tiến hành phương pháp này.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Li%C3%AAn-h%E1%BB%87-v%C3%A0-s%E1%BA%AFp-x%E1%BA%BFp-cu%E1%BB%99c-h%E1%BA%B9n-v%E1%BB%9Bi-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-y%C3%AAu-%C4%91%C3%B3ng-th%E1%BA%BF-qua-%C4%91i%E1%BB%87n-tho%E1%BA%A1i | Liên hệ và sắp xếp cuộc hẹn với dịch vụ cho thuê người yêu qua điện thoại | Dù là bạn đang cảm thấy cô đơn hay đang cần một người yêu đi kèm trong một sự kiện lớn, hiện nay có nhiều dịch vụ cho thuê người yêu mà bạn có thể gọi đến để tìm một người đồng hành cùng mình. Thoạt nghe thì việc thuê “người yêu” có vẻ đáng ngại, nhưng bạn sẽ làm được thôi! Với sự giúp đỡ của chúng tôi, chẳng mấy chốc bạn sẽ sắp xếp được một cuộc hẹn với người yêu đóng thế qua điện thoại. Bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn của chúng tôi, lưu ý giữ an toàn, và cuối cùng lên lịch cho cuộc hẹn - chỉ đơn giản vậy thôi!
Phương pháp 1 - Tìm một người yêu đóng thế
Bước 1 - Tim hiểu luật lệ ở địa phương để biết các dịch vụ nào là hợp pháp trong vùng bạn ở.
Dịch vụ cho thuê người yêu và hoạt động mại dâm thường dễ lẫn lộn, nhưng cũng không hẳn như vậy. Mại dâm là một hoạt động tình dục có trả tiền, còn cho thuê người yêu là việc trả tiền cho một người để đi chơi, dự sự kiện hoặc làm bầu bạn đơn thuần. Về cơ bản, dịch vụ cho thuê người yêu sẽ trở thành bất hợp pháp nếu trong đó bao gồm quan hệ tình dục. Trước khi hẹn hò với người yêu đóng thế, bạn cần tìm hiểu luật lệ ở quốc gia của bạn về mại dâm để đảm bảo không vướng vào hoạt động bất hợp pháp.
Mại dâm ở Việt Nam là bất hợp pháp. Ở Mỹ, hoạt động mại dâm cũng là bất hợp pháp, ngoại trừ 10 quận ở bang Nevada.
Nếu ở Mỹ, bạn có thể tìm hiểu luật của quận và bang bằng cách gõ “prostitution” trong dữ liệu FindLaw.com.
Nói chuyện với người yêu đóng thế hoặc các dịch vụ cho thuê người yêu thường không phải là bất hợp pháp, trừ khi bạn trả tiền để quan hệ tình dục hoặc các hoạt động bị cấm khác.
Bước 2 - Tìm các dịch vụ cho thuê người yêu hoặc các quảng cáo trên mạng để xác minh tính xác thực của họ.
Người yêu đóng thế thường quảng cáo trên các trang web mà các quảng cáo chuyên mục được phép đăng. Tùy vào từng khu vực, bạn có thể thấy một số quảng cáo ở nơi công cộng hoặc trang sau của các tạp chí nhỏ. Dành thời gian để xem quảng cáo, tìm kiếm trên mạng và đọc nhận xét của khách hàng trước khi chọn một dịch vụ hoặc người đóng vai người yêu.
Lưu ý rằng những người cung cấp dịch vụ cho thuê người yêu cao cấp có thể không có trên các trang web đánh giá vì các lý do riêng tư. Bạn hãy tìm những gương mặt thường trực trên mạng trong các quảng cáo và trên mạng xã hội. Một người đáng tin cậy sẽ có nhiều ảnh thật của họ.
Bước 3 - Đọc quảng cáo của người cung cấp dịch vụ để biết giá cả và các điều kiện khác của họ.
Đa số họ đều đăng chi tiết về các dịch vụ của họ và thông tin liên lạc trong quảng cáo. Nếu bạn không thấy giá cả, quy tắc và các hướng dẫn đăng trên quảng cáo, có thể họ có đường link dẫn tới trang web của dịch vụ cho thuê người yêu với đầy đủ các thông tin mà bạn cần biết.
Tìm các thông tin về thời gian mà bạn có thể liên hệ với họ, chi phí cho dịch vụ và đặc điểm tính cách của người yêu đóng thế.
Phương pháp 2 - Liên hệ với dịch vụ cho thuê người yêu
Bước 1 - Hãy tỏ ra thân thiện dù bạn đang nói chuyện với ai.
Dù là nhắn tin hoặc gọi điện cho người yêu đóng thế hay dịch vụ cho thuê người yêu, tốt nhất là bạn nên giữ thái độ tích cực. Hãy tôn trọng thời gian của họ và trả lời các câu hỏi với giọng thân thiện. Thái độ tử tế luôn hữu ích, đặc biệt là khi bạn đang định tìm một bạn đồng hành.
Bên cung cấp dịch vụ có quyền từ chối bạn. Hãy tử tế và tôn trọng để lấy được lòng tin của họ.
Bước 2 - Giới thiệu bản thân và hỏi về dịch vụ cho thuê người yêu của họ.
Hãy bắt đầu cuộc trò chuyện như bất cứ cuộc chào hỏi thân thiện nào khác, và nói lý do vì sao bạn liên hệ với họ. Nếu gọi đến dịch vụ, bạn sẽ cần nói rõ bạn muốn hẹn với người nào. Nếu bạn liên hệ trực tiếp với người yêu đóng thế qua tin nhắn hoặc điện thoại, hãy thử nói chuyện xã giao vài câu trước khi hỏi về dịch vụ của họ. Hãy tỏ thái độ tôn trọng khi nói chuyện - dù sao thì họ cũng đang cung cấp dịch vụ cho bạn!
Thử nói đơn giản như “Xin chào, tôi tên là Sơn. Cho tôi hỏi cô Phương cuối tuần này có rảnh không ạ,” hoặc “Chào bạn! Mình tên là Bảo. Mình muốn hỏi bạn một số chi tiết về dịch vụ của bạn.”
Các nhân viên đặt chỗ sẽ theo dõi các cuộc gọi cho dịch vụ và giúp sắp xếp lịch hẹn. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào thì có thể hỏi họ.
Bước 3 - Nói với họ rằng bạn muốn đặt một cuộc hẹn.
Những câu như “Bên ấy có gì?” là không phù hợp. Hãy nói chuyện với dịch vụ và người mà bạn muốn thuê làm người yêu như với bất cứ dịch vụ chuyên nghiệp nào khác. Nếu bạn nhớ là đã đọc quảng cáo của họ ở đâu thì cũng hãy đề cập đến.
Nói thẳng thắn về điều bạn muốn để bên cung cấp dịch vụ biết cách đáp ứng nhu cầu của bạn.
Bạn có thể nhắn tin hoặc gọi điện nói “Xin chào! Mình là Bình. Mình thấy quảng cáo của bạn trên mạng. Mình muốn liên lạc với bạn để sắp xếp một cuộc hẹn”, hoặc “Tôi đang tìm một người đi dự đám cưới với tôi cuối tuần này. Có phải bên đó cung cấp các dịch vụ này không ạ?”
Bước 4 - Tránh dùng các từ ngữ mật mã hoặc hỏi về các hoạt động trái phép.
Đọc kỹ ẩn ý trong quảng cáo của họ. Những người cung cấp dịch vụ cho thuê người yêu sẽ không trả lời những câu hỏi về các hoạt động tình dục khi bạn hỏi thuê dịch vụ của họ. Thường thì người ta sẽ cúp máy ngay khi bạn lân la hỏi đến chuyện đó vì nó là hoạt động bất hợp pháp. Bạn nên dựa vào quảng cáo của họ để biết người yêu đóng thế có thể chấp nhận làm gì.
Sẽ không có ích gì nếu bạn cố tranh cãi hoặc mua chuộc người cung cấp dịch vụ cho thuê người yêu. Thường thì họ không muốn vướng vào những hoạt động tùy tiện hoặc bất hợp pháp.
Phương pháp 3 - Sắp xếp cuộc hẹn với người yêu đóng thế
Bước 1 - Cho họ biết tên và số điện thoại của bạn.
Hãy dùng tên thật! Hầu hết các dịch vụ cho thuê người yêu sẽ tìm kiếm bạn trên mạng để xác minh rằng bạn không là mối nguy hiểm cho họ. Bạn cũng cần cung cấp số điện thoại đang sử dụng của mình để họ có thể liên lạc với bạn. Bạn không cần cho họ các thông tin cá nhân nào khác, chỉ cần tên và số điện thoại là đủ.
Bước 2 - Hẹn thời gian và địa điểm để người yêu đóng thế đến gặp bạn.
Đừng để cho bên cung cấp dịch vụ chọn ngày giờ và nơi gặp. Bạn là khách hàng trả tiền cho dịch vụ của họ, vì vậy họ phải điều chỉnh theo lịch của bạn. Hãy chọn thời gian và địa điểm mà bạn cảm thấy thoải mái nhất.
Ví dụ, bạn có thể nói “Bạn có thể gặp mình ở sảnh khách sạn New World vào lúc 8 giờ tối nay không?”
Có thể bạn cần thương lượng khung giờ hẹn với người cung cấp dịch vụ nếu họ không rảnh vào giờ mà bạn chọn.
Địa điểm an toàn để hẹn gặp họ có thể là sảnh khách sạn, công viên hoặc nhà hàng.
Bước 3 - Trình bày về kế hoạch của bạn trong cuộc hẹn gặp.
Nói rõ về các kế hoạch của bạn nếu họ hỏi. Hầu hết những người cung cấp dịch vụ cho thuê người yêu sẽ dựa vào lịch trình cụ thể. Bạn có thể đặt ra lịch trình tỉ mỉ theo ý muốn của bạn, miễn là người cung cấp dịch vụ đồng ý và bạn chi trả cho họ đủ thời gian phục vụ.
Bạn có thể nói “Chúng ta sẽ đến nhà hàng vào lúc 8 giờ rưỡi tối” hoặc “Mình hy vọng sẽ được ngắm hoàng hôn trên bãi biển với bạn.”
Người cung cấp dịch vụ sẽ cần biết thời gian và địa điểm hẹn gặp vì sự an toàn của họ, do đó bạn nên nói càng chi tiết càng tốt.
Bước 4 - Thỏa thuận về việc thanh toán cho cuộc hẹn.
Đây là giao dịch kinh doanh, do đó bạn nên thỏa thuận về giá cả trước khi đi đến thỏa thuận cuối cùng. Hỏi bên cung cấp dịch vụ về giá cả của cuộc hẹn nếu họ chưa cho bạn biết. Thường thì họ sẽ tính tiền theo giờ.
Nói rõ về lịch trình của cuộc hẹn để có giá tiền chính xác. Có thể bạn phải trả thêm tiền nếu cuộc hẹn kéo dài hơn dự kiến.
Phương pháp 4 - Gặp người yêu đóng thế của bạn
Bước 1 - Sửa soạn vẻ ngoài tươm tất để đón “người yêu”.
Cư xử như với người yêu đóng thế như thể họ là người đang hẹn hò với bạn. Tắm rửa, dùng lăn khử mùi và chọn trang phục chỉnh tề. Không cần phải ăn mặc thật sang trọng, nhưng bạn nên cố gắng trông sao cho đẹp mắt.
Ví dụ, một chiếc quần jean sạch sẽ và chiếc áo thun là phù hợp trong những cuộc hẹn hò bình thường; còn áo sơ mi cài khuy và cà vạt khi đến nhà hàng sang trọng thì rất tuyệt.
Bước 2 - Bỏ tiền vào phong bì trắng đặt trên bàn.
Hầu hết những người cung cấp dịch vụ không nhận thanh toán qua ngân hàng hoặc thẻ tín dụng. Bạn nên đến cây ATM rút trước số tiền đã thỏa thuận, cho vào phòng bì và đặt ở nơi dễ thấy như trên mặt bàn khi gặp họ.
”Người yêu” của bạn có thể đếm tiền trước khi bắt đầu cuộc hẹn hò. Đừng phật lòng - họ chỉ đang làm việc của mình.
Bước 3 - Hủy cuộc hẹn nếu bạn đổi ý.
Gọi cho bên cung cấp dịch vụ nếu bạn nghĩ lại hoặc có chuyện đột xuất xảy ra. Hãy lịch sự xin lỗi vì sự bất tiện và cân nhắc gửi cho họ một số tiền tip vì họ đã dành thời gian sắp xếp lịch và chuẩn bị cho cuộc hẹn.
Nếu hủy cuộc hẹn vào phút chót, bạn nên cân nhắc trả cho họ ít nhất là chi phí đi lại và nửa giờ đầu tiên của cuộc hẹn.
Bước 4 - Ban không nên chấp nhận cuộc hẹn nếu bên dịch vụ không làm đúng thỏa thuận.
Nếu bên cung cấp dịch vụ gửi một người khác đến hoặc người đó không như những gì họ đã quảng cáo, bạn không có trách nhiệm phải chấp nhận. Bạn là người trả tiền cho một dịch vụ cụ thể và có quyền từ chối dịch vụ không theo đúng thỏa thuận.
Lần đầu tiên gặp người yêu đóng thế, bạn hãy để ý xem trông họ có vẻ như đúng với tuổi tác mà họ nói không. Nếu nghi ngờ, bạn hãy yêu cầu họ cho xem căn cước. Hãy cẩn thận, vì việc giao dịch với người dưới 18 tuổi có thể là phạm pháp.
Nếu bạn quyết định vẫn tiếp tục cuộc hẹn, hãy nhớ rằng bạn sẽ phải trả tiền dù không được như bạn mong đợi lúc đầu.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/%C4%82n-u%E1%BB%91ng-%C4%91%E1%BB%83-Gi%E1%BA%A3m-C%C3%A2n | Cách để Ăn uống để Giảm Cân | Bạn có biết rằng bạn có thể giảm cân chỉ nhờ ăn uống đúng cách? Nghe quá tuyệt vời phải không nào? Việc thay đổi thực phẩm và cách ăn sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe, hỗ trợ giảm cân và giúp bạn cảm thấy tốt hơn mỗi ngày. Và hãy tập thể dục để có kết quả tốt nhất!
Phương pháp 1 - Chọn đúng Thực phẩm
Bước 1 - Ăn nhiều thực phẩm tươi hơn.
Chọn thực phẩm tươi, giàu dinh dưỡng, lành mạnh và ít chất béo.
Bổ sung thật nhiều rau và hoa quả vào chế độ ăn. Có một cách để giúp bạn thực hiện được việc này nhằm giảm lượng calo mà vẫn thấy ngon miệng, đó là thêm rau trong món ăn. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc bổ sung rau nghiền vào món ăn (ví dụ cho thêm rau súp lơ vào món mỳ macaroni với phô mai) có thể giúp cơ thể nạp ít hơn vài trăm calo. Rau sẽ khiến đĩa thức ăn của bạn đầy hơn nhưng lại không khiến lượng calo tăng lên nhiều.
Chế biến món ăn nhiều màu sắc. Đảm bảo bữa ăn của bạn có nhiều màu sắc khác nhau; và cách tốt nhất để làm như vậy là sử dụng thật nhiều sản phẩm tươi ngon, từ cà tím, củ dền đỏ, rau cải xoăn đến ớt chuông vàng. Bằng cách này, bạn sẽ ăn được nhiều thức ăn tươi hơn; ngoài ra, món ăn của bạn cũng trở nên hấp dẫn và ngon miệng hơn!
Bước 2 - Ăn thức ăn giàu chất xơ.
Thức ăn giàu chất xơ sẽ giúp bạn thấy no lâu hơn, giúp bạn không thấy thèm những món ăn vặt không lành mạnh có thể khiến bạn tăng cân.
Ví dụ, đỗ là loại thực phẩm giúp nhanh no, giàu chất xơ và là nguồn protein dồi dào. Đây là loại thực phẩm tiêu hóa chậm, giúp bạn thấy no lâu hơn (và khiến bạn không muốn ăn thêm nữa!)
Bước 3 - Bỏ qua nước ép trái cây và hãy ăn hoa quả.
Thay vì uống nước ép trái cây hoặc sinh tố với lượng calo thường khá cao, bạn nên ăn hoa quả tươi như táo chẳng hạn.
Ăn hoa quả tươi sẽ giúp bạn thấy no hơn là nước ép hoa quả vì chúng chứa nhiều chất xơ hơn. Ngoài ra, việc bạn nhai hoa quả cũng là một hoạt động giao tiếp với não bộ, cho biết bạn đang thực sự ăn một thứ gì đó.
Bước 4 - Ăn đồ ăn chứa nhiều nước như rau và hoa quả.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ăn nhiều đồ ăn chứa nhiều nước có chỉ số khối cơ thể thấp hơn. Nước trong các loại đồ ăn này sẽ giúp bạn thấy no lâu hơn và ăn ít hơn.
Dưa hấu và dâu tây có tới 92% trọng lượng là nước. Các loại quả khác cũng có hàm lượng nước cao là bưởi, dưa lưới và đào. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng rất nhiều loại quả có chứa nhiều đường, vì vậy, bạn nên hạn chế ăn những loại quả này.
Trong các loại rau, dưa chuột và xà lách là hai loại có hàm lượng nước cao nhất, chiếm tới 96% tổng trọng lượng. Bí ngòi, củ cải và cần tây có 95% trọng lượng là nước.
Bước 5 - Bổ sung thức ăn có thể đốt cháy mỡ.
Bằng việc lựa chọn thực phẩm một cách cẩn trọng, bạn có thể giảm cân mà không bị đói. Có nhiều loại thực phẩm đã được chứng minh là có thể giúp bạn giảm cân như ớt, trà xanh, quả mọng, ngũ cốc nguyên hạt. Những loại thực phẩm này có thể giúp bạn giảm cân theo nhiều cách khác nhau như tránh cho lượng insulin tăng vọt và tăng cường tỉ lệ trao đổi chất của cơ thể.
Bước 6 - Bổ sung chất béo lành mạnh vào chế độ ăn.
Chất béo đơn bão hòa đã được chứng minh là có thể giúp bạn đốt cháy mỡ trong cơ thể, đặc biệt là ở phần bụng. Do đó, hãy bổ sung các thực phẩm như quả bơ, ô liu kalamata, dầu ô liu, hạnh phân, quả óc chó và hạt lanh vào chế độ ăn để có thể giảm cân tốt hơn.
Bước 7 - Ăn siêu thực phẩm.
Siêu thực phẩm là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả những loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao và được tin là có lợi cho sức khỏe. Một số tuyên bố về siêu thực phẩm đã được khoa học kiểm chứng, tuy nhiên vẫn có nhiều loại thực phẩm được quảng bá rộng rãi trong khi phần lớn lợi ích của chúng vẫn chưa được chứng minh.
Ví dụ, hạt Quinoa là một loại siêu thực phẩm thực sự vì có chứa protein hoàn chỉnh (nghĩa là có đủ 8 loại axit amino cần thiết cho các tế bào của cơ thể). Ngoài ra, hạt quinoa có hàm lượng protein nhiều hơn hầu hết các loại hạt ngũ cốc, có hàm lượng canxi, phốt pho, magie, kali và sắt hơn các lại hạt khác như lúa mỳ và lúa mạch.
Đảm bảo rằng bạn đã nghiên cứu kỹ trước khi quyết định bổ sung bất kỳ loại thực phẩm được gắn mác "siêu thực phẩm" nào vào chế độ ăn của mình.
Bước 8 - Tránh thực phẩm không lành mạnh với toàn calo.
Thực phẩm "toàn calo” là những loại thực phẩm có chứa nhiều calo (từ đường và/hoặc chất béo rắn – chất béo tồn tại ở thể rắn khi để ở nhiệt độ phòng) nhưng không có hoặc có quá ít giá trị dinh dưỡng.
Đồ ăn và đồ uống có chứa toàn calo phổ biến bao gồm bánh nướng, bánh quy, bánh ngọt, bánh rán vòng, nước ngọt, nước tăng lực, nước hoa quả, phô mai, pizza, kem, thịt hun khói, xúc xích ăn liền và các loại xúc xích khác. Với một số loại đồ ăn kể trên, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn sản phẩm thay thế. Ví dụ, bạn có thể mua xúc xích ít béo hoặc phô mai ít béo từ cửa hàng thực phẩm. Bạn cũng có thể uống đồ uống không đường. Các loại đồ ăn khác như kẹo hoặc nước ngọt thông thường hầu hết đều chỉ toàn là calo.
Bước 9 - Ăn nhiều súp.
Súp chứa ít calo. Hơn nữa, nếu bạn bắt đầu bữa ăn bằng một bát súp, bạn sẽ ăn ít hơn các món còn lại.
Bạn nên chế biến một bát súp với khoảng 100-150 calo. Bạn có thể chọn súp dạng hạt lựu hoặc dạng nghiền, chỉ cần tránh các món súp kem.
Bước 10 - Thỉnh thoảng chiều chuộng cơn thèm ăn của mình.
Ăn một chiếc bánh rán vòng hoặc một miếng pizza cũng không sao. Thỉnh thoảng nuông chiều cơn thèm sẽ giúp bạn tránh khỏi những lúc thả lỏng bản thân thái quá. Nếu bạn thực sự thèm một thứ gì đó, hãy ăn một chút. Bạn nên nhớ rằng, bạn càng ngăn cấm bản thân ăn một thứ gì đó, sức hút của món đồ ăn đó càng lớn hơn.
Thử ăn một bát rau sống hoặc uống một cốc nước đầy trước khi quyết định chiều chuộng bản thân. Bằng cách này, bạn sẽ đỡ đói và dạ dày sẽ không còn trống quá nhiều để bạn không chiều chuộng mình quá mức.
Phương pháp 2 - Ăn Đúng cách
Bước 1 - Ăn chậm.
Não bộ cần khoảng 20 phút để truyền đi tín hiện rằng bạn đã đủ no. Vì vậy, bạn cần ăn đủ chậm để não bộ có thể truyền đi tín hiệu này một cách chính xác.
Nếu bạn không thấy no ngay sau khi ăn xong, hãy đợi thêm một chút. Các chất hóa học mà não bộ tạo ra khi bạn ăn hoặc uống sẽ cần thời gian để tích luỹ và thông báo về cảm giác no. Khi các chất hóa học này được tạo ra, cơn đói của bạn sẽ tiêu tan; và đó là lý do tại sao bạn nên dừng lại một chút sau khi ăn và trước khi định ăn tiếp.
Bước 2 - Dùng thìa, dĩa hoặc đũa và ngồi tại bàn khi ăn.
Ăn bốc có nghĩa là bạn sẽ nạp vào cơ thể nhiều thức ăn hơn với mỗi “muỗng” thức ăn.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ăn bằng thìa to sẽ ăn ít hơn so với người ăn bằng thìa nhỏ.
Bước 3 - Dừng ăn khi đã cảm thấy no.
Khi bạn đã cảm thấy no, hãy dừng lại, đặt thìa, dĩa lên đĩa để ra tín hiệu rằng bạn đã ăn xong. Đây là cách để bạn ra tín hiệu với chính bản thân và những người xung quanh.
Hãy nhớ, bạn không cần phải ăn hết thức ăn của mình một khi đã no. Bạn nên ăn cho đến khi cảm thấy no khoảng 80% để không cảm thấy khó chịu hoặc mệt mỏi sau đó.
Bước 4 - Uống nhiều nước.
Chúng ta thường nhầm lẫn cảm giác khát với cảm giác đói, và do đó, ăn khi chưa thực sự cần thiết. Cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ giúp bạn thấy đỡ đói, đồng thời giúp sáng da và bóng tóc.
Nếu bạn không chắc mình có thực sự đói hay không, hãy thử uống một cốc nước to và đợi vài phút. Nếu không thấy đói nữa, đó là vì cơ thể của bạn thực ra đang cần nước chứ không phải đồ ăn.
Bước 5 - Ghi lại chế độ ăn uống hàng ngày.
Đây là một việc rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả bất ngờ, giúp bạn biết mình có đang theo đúng kế hoạch ăn uống hay không. Chúng ta thường nghĩ một chút đồ ăn vặt giữa các bữa ăn sẽ chẳng có vấn đề gì và sau đó đổ lỗi cho chế độ ăn của chúng ta không hiệu quả. Hầu hết mọi người thường không tính đến khoảng 25% lượng thức ăn tiêu thụ hằng ngày.
Bạn cũng có thể biết được những thông tin hữu ích về thói quen hằng ngày của mình và tính được lượng calo nạp vào cơ thể. Khi biết được thói quen ăn uống của mình đã được cải thiện, bạn có thể biết được chính xác nguyên nhân làm chậm quá trình giảm cân của mình.
Ghi lại nhật ký ăn uống cũng giúp bạn trở nên có trách nhiệm hơn.
Bước 6 - Học cách quản lý bản thân khi đi ăn bên ngoài.
Đi ăn hàng hoặc ăn ở nhà người khác có thể là một thử thách khó khăn cho bạn. Bạn muốn ăn, nhưng cũng không muốn ăn những thực phẩm không tốt cho quá trình giảm cân của mình.
Hãy chọn các món hấp, nướng, luộc thay vì món chiên xào. Tránh các món với tên gọi có các từ như "tẩm bột", "giòn" hoặc "chiên giòn" – vì những từ này đều có nghĩa là "chiên".
Đừng ngại đề nghị điều chỉnh món ăn. Ví dụ, bạn có thể yêu cầu thay khoai tây hoặc bánh mỳ bằng một đĩa salat. Hoặc, yêu cầu để nước sốt ra một chén nhỏ cạnh món gà hoặc các món khai vị khác thay vì tưới trực tiếp lên trên. Việc này sẽ giúp bạn vẫn có thể thưởng thức những món ngon mà không nạp quá nhiều calo.
Nếu nhà hàng đó nổi tiếng với việc luôn phục vụ những phần ăn lớn, bạn có thể đề nghị chia sẻ đồ ăn với người bạn cùng đi.
Để tránh ăn quá nhiều khi đi ăn ở bên ngoài, bạn nên ăn một chút đồ ăn nhẹ và lành mạnh trước khi đi. Bạn có thể ăn một ít cà rốt với sốt hummus (một loại sốt có xuất xứ từ Ai Cập, thường làm từ đậu gà với dầu ô liu, tỏi, nước chanh, muối và một vài nguyên liệu khác). Việc ăn nhẹ trước khi đi sẽ làm dịu cơn đói của bạn và giúp đầu óc bạn đủ tỉnh táo để lựa chọn những món ăn lành mạnh khi tới nhà hàng.
Gói đồ ăn mang về. Trước khi ăn, hãy đề nghị nhà hàng cho bạn một chiếc túi giấy đựng thực phẩm và cho vào đó những thứ bạn không định ăn.
Khi gọi món sa lát, bạn nên nhớ đề nghị nhà hàng để riêng nước sốt. Hầu hết các loại nước sốt trộn sa lát đều béo và chứa nhiều calo. Món ăn tưởng như lành mạnh của bạn sẽ chứa lượng calo không kém gì một chiếc bánh mỳ kẹp nếu được trộn với quá nhiều nước sốt. Bạn cũng nên cảnh giác với những đồ ăn kèm sa lát như thịt xông khói hoặc phô mai.
Bước 7 - Chuẩn bị tinh thần để thỉnh thoảng chiều chuộng bản thân.
Một tối nào đó, bạn có thể ăn thật nhiều. Bạn có thể đã trải qua một ngày tồi tệ và nuông chiều bản thân với quá nhiều đồ ăn vặt. Không sao cả. Chỉ cần bạn không quá thất vọng khi nhận ra mình đã đi quá xa khỏi mục tiêu. Bạn đã mất cả cuộc đời để có cân nặng như hiện tại. Và, bạn cũng cần thời gian để đạt được trọng lượng và kích thước cơ thể như mong muốn.
Để duy trì sự lạc quan, bạn nên thưởng cho chính mình khi đạt được một mục tiêu nho nhỏ. Ví dụ, mua cho mình một vật lưu niệm hoặc một món quà nhỏ mỗi khi giảm được 2 kg. Sự trông mong khi được nhận quà sẽ trở thành một loại động lực cho bạn trong quá trình giảm cân.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Chi-tr%E1%BA%A3-cho-m%C3%ACnh-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc | Cách để Chi trả cho mình trước | Cụm từ "chi trả cho mình trước" đã trở nên vô cùng nổi tiếng trong giới đầu tư và tài chính cá nhân. Thay vì thanh toán mọi hóa đơn cùng chi phí và rồi tiết kiệm phần còn lại, hãy làm ngược lại. Dành dụm cho việc đầu tư, nghỉ hưu, học đại học, các khoản trả trước trong tương lai hay bất cứ điều gì cần đến nỗ lực tích lũy trong dài hạn trước rồi hãy quan tâm những việc khác.
Phương pháp 1 - Xác định chi phí hiện tại của bạn
Bước 1 - Xác định thu nhập hàng tháng.
Trước khi chi trả cho mình trước, bạn cần xác định rõ khoản cần chi trả ấy là bao nhiêu. Bắt đầu bằng việc xem xét thu nhập hàng tháng trong hiện tại. Để làm điều đó, bạn chỉ việc cộng dồn toàn bộ nguồn thu trong một tháng.
Lưu ý rằng đây là thu nhập “thuần” hay khoản tiền nhận được sau thuế và các khoản giảm trừ.
Nếu thu nhập dao động từng tháng, hãy dùng bình quân thu nhập sáu tháng gần nhất hoặc mức thấp hơn đôi chút. Sử dụng con số thấp hơn luôn là lựa chọn tốt hơn, bởi như vậy, nhiều khả năng rút cục bạn sẽ thu được nhiều hơn thay vì ít đi so với dự tính.
Bước 2 - Xác định chi phí hàng tháng.
Cách dễ nhất để xác định chi phí hàng tháng là nhìn vào sao kê ngân hàng trong những tháng vừa qua. Chỉ việc cộng dồn tất cả các khoản thanh toán hóa đơn, rút tiền mặt hay chuyển khoản. Cũng đừng quên phần thu nhập được nhận dưới dạng tiền mặt mà bạn đã tiêu dùng.
Có hai loại chi phí cơ bản cần lưu ý: chi phí cố định và chi phí biến đổi. Chi phí cố định không đổi từ tháng này sang tháng khác và thường bao gồm những khoản như chi phí thuê mướn, tiện ích sinh hoạt, điện thoại/internet, các khoản nợ phải trả và bảo hiểm. chi phí biến đổi giao động từ tháng này sang tháng khác và có thể bao gồm chi phí thực phẩm, giải trí, xăng dầu hay những mua sắm linh tinh khác.
Nếu cảm thấy tự theo dõi chi tiêu là nhiệm vụ quá khó khăn, bạn có thể cân nhắc sử dụng phần mềm như Mint (hoặc rất nhiều phần mềm tương tự khác). Với Mint, bạn chỉ việc đồng bộ nó với tài khoản ngân hàng và phần mềm sẽ theo dõi mức chi tiêu cho bạn, theo từng danh mục. Nó giúp bạn có cái nhìn rõ ràng, trật tự và luôn được cập nhật về tình hình mức chi tiêu của bản thân.
Bước 3 - Lấy thu nhập trừ đi chi phí hàng tháng.
Nhờ đó, bạn biết đến cuối mỗi tháng, trong tay bạn sẽ còn lại bao nhiêu. Điều này quan trọng bởi nó có thể hỗ trợ bạn xác định lượng tiền cần chi trả trước cho chính mình là bao nhiêu. Bạn sẽ không muốn tiết kiệm cho tương lai để rồi nhận ra rằng những gì còn lại chẳng thể đáp ứng ngay cả chi phí cố định quan trọng trong đời sống hàng ngày.
Nếu thu nhập hàng tháng là 40 triệu/tháng và tổng chi phí là 32 triệu, vậy về cơ bản, bạn sẽ có 8 triệu để chi trả cho mình trước. Đó là một cách hình dung tốt về lượng tiền có thể tích lũy mỗi tháng.
Lưu ý rằng con số này có thể còn cao hơn rất nhiều. Một khi biết lượng tiền còn lại mỗi tháng, bạn có thể từng bước cắt giảm chi phí để tiết kiệm được nhiều hơn nữa.
Cắt giảm chi phí thậm chí sẽ còn quan trọng hơn nếu bạn bị âm vào cuối tháng.
Phương pháp 2 - Lập ngân sách trên cơ sở chi phí thấp hơn
Bước 1 - Tìm cách cắt giảm chi phí cố định.
Dù có thể là cố định nhưng điều đó không có nghĩa rằng bạn không thể thay thế chúng bằng những chi phí cùng loại thấp hơn. Hãy nhìn vào từng loại chi phí cố định và xem xét liệu có cách nào để cắt giảm hay không.
Ví dụ, dù có thể chi phí cho điện thoại di động là cố định mỗi tháng nhưng liệu việc lên kế hoạch sử dụng ít dung lượng dữ liệu hơn để tiết kiệm chi phí có khả thi hay không? Tương tự, có thể tiền thuê nhà là cố định nhưng nếu nó chiếm hơn một nửa thu nhập, nếu có thể, bạn nên cân nhắc đổi từ căn hộ hai phòng ngủ sang căn hộ chỉ một phòng ngủ hoặc chuyển đến khu vực có mức giá phải chăng hơn.
Nếu mua bảo hiểm xe hơi, đừng quên liên hệ với người môi giới mỗi năm để xem xét liệu có lựa chọn nào tốt hơn hay không. Hoặc bạn cũng có thể tiếp tục tìm kiếm để có được mức giá tốt hơn.
Nếu các khoản nợ thẻ tín dụng thường nằm ở mức cao, hãy cân nhắc thu gom các khoản nợ về một mối để giảm chi phí lãi vay cố định hàng tháng. Nhờ đó, bạn có thể trả hết nợ thẻ tín dụng bằng khoản vay với mức lãi suất thấp hơn.
Bước 2 - Tìm cách cắt giảm chi phí biến động.
Phần lớn trong số những khoản tiết kiệm đều đến từ đây. Hãy xem xét cẩn thận chi phí từng tháng và xác định đâu là đích đến của những khoản chi không cố định. Nhìn vào những chi phí nhỏ có thể cộng dồn qua thời gian như uống cà phê, ăn ngoài, hóa đơn tạp hóa, xăng dầu hay thư giãn, giải trí.
Khi tìm cách cắt giảm những chi phí này, hãy nghĩ về những gì bạn muốn và những gì bạn cần. Cắt giảm càng nhiều mục “muốn” càng tốt. Ví dụ, có thể ở cơ quan, ăn trưa mỗi ngày là điều bạn cần, nhưng mua bữa trưa ở căng tin lại là điều bạn muốn. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn giải pháp ít tốn kém hơn là tự chuẩn bị bữa ăn.
Điều then chốt ở đây chính là nhìn vào những chi phí biến động chiếm giữ phần lớn trong ngân sách của bạn. Hầu hết chi tiêu vượt mức của bạn đều dành cho xăng dầu, thực phẩm, giải trí hay những mua sắm bốc đồng? Bạn có thể đạt mục tiêu cắt giảm ở những hạng mục này, chẳng hạn như bằng cách sử dụng phương tiện giao thông công cộng, chuẩn bị hộp cơm trưa thường xuyên và hướng đến những hình thức giải trí phải chăng hơn hoặc để thể tín dụng ở nhà nhằm giảm bớt chi tiêu bốc đồng.
Tìm kiếm trên mạng những cách thức mới lạ giúp giảm bớt chi tiêu trong những hạng mục khiến bạn khó khăn.
Bước 3 - Tính lượng tiền còn lại sau cắt giảm.
Nếu xác định được một vài hạng mục để cắt giảm chi tiêu, hãy trừ chúng ra khỏi chi phí của bạn. Tiếp đó, bạn có thể lấy thu nhập hàng tháng trừ đi tổng chi phí mới này để biết đến cuối tháng, bạn còn lại bao nhiêu.
Giả sử thu nhập hàng tháng của bạn là 40 triệu và 32 triệu là tổng chi phí đã có. Sau khi tìm cách cắt giảm, có thể bạn sẽ tiết kiệm được thêm 4 triệu mỗi tháng và giảm chi phí hàng tháng xuống chỉ còn 28 triệu. Giờ thì mỗi tháng bạn sẽ có được 12 triệu đồng.
Phương pháp 3 - Chi trả cho mình trước
Bước 1 - Quyết định chi trả trước bao nhiêu cho mình.
Giờ đây, khi đã xác định được số tiền còn dư mỗi tháng, bạn có thể quyết định chi trả bao nhiêu cho mình trước. Các chuyên gia có những khuyến nghị không đồng nhất về con số này. Trong quyển sách tài chính cá nhân nổi tiếng The Wealthy Barber (Người Thợ cạo Giàu sang), tác giả David Chilton khuyên rằng chúng ta nên chi trả trước cho chính mình 10% thu nhập thuần hay thu nhập sau thuế và khấu trừ. Con số được đưa ra bởi những chuyên gia khác nằm từ 1% đến 5%. .
Giải pháp tốt nhất là chi trả trước cho chính mình nhiều nhất có thể, dựa trên số tiền còn lại mỗi tháng. Ví dụ, nếu cuối tháng còn được 12 triệu và 40 triệu là thu nhập của bạn, bạn sẽ có thể tiết kiệm đến 30% thu nhập của mình (Có thể bạn sẽ chỉ muốn tiết kiệm 20%, chừa lại đôi chút cho những chi tiêu hay tưởng thưởng không ngờ tới).
Bước 2 - Đặt mục tiêu tiết kiệm.
Một khi đã biết mình có thể chi trả bao nhiêu cho bản thân, hãy cố đặt mục tiêu tiết kiệm. Ví dụ, mục tiêu của bạn có thể bao gồm tiền hưu trí, tiết kiệm giáo dục hoặc thanh toán khoản trả trước mua nhà. Xác định chi phí của mục tiêu và chia nó cho số tiền có thể chi trả cho bản thân mỗi tháng để xác định số tháng cần thực hiện.
Ví dụ, có thể bạn muốn tiết kiệm 1 tỷ tiền trả trước khi mua nhà. Nếu mỗi tháng còn dư 12 triệu và chọn tiết kiệm 6 triệu, bạn sẽ cần đến 13 năm để tiết kiệm được 1 tỷ.
Trong trường hợp này, bạn có thể nâng tiết kiệm hàng tháng lên 12 triệu để giảm một nửa thời gian (bởi số tiền dư lại mỗi tháng là 12 triệu).
Nhớ rằng nếu đầu tư tiền vào tài khoản tiết kiệm lãi suất cao hoặc hình thức đầu tư khác, lãi thu được sẽ rút ngắn thêm thời gian tiết kiệm cần thiết. Để tính được tài khoản tiết kiệm sẽ gia tăng nhanh đến mức nào với mức lãi suất cho trước (chẳng hạn như 2%/năm), hãy lên mạng và tìm kiếm cụm từ "Công cụ tính lãi kép".
Bước 3 - Lập tài khoản tách biệt từ tất cả những tài khoản khác.
Tài khoản này chỉ nên được dùng cho một mục tiêu cụ thể, thường là đầu tư hoặc tiết kiệm. Nếu có thể, hãy chọn tài khoản với lãi suất cao hơn. Thường thì là loại tài khoản giới hạn số lần rút tiền và đó là điều tốt bởi dù sao, bạn cũng không có ý định làm điều đó.
Cân nhắc mở tài khoản tiết kiệm lãi suất cao. Nhiều tổ chức cung cấp loại hình tiết kiệm này và chúng thường có mức lãi suất cao hơn tài khoản thanh toán rất nhiều.
Nếu ở Mỹ, bạn cũng có thể cân nhắc mở Quỹ Hưu trí Cá nhân Roth (Roth IRA) cho khoản tiết kiệm. Roth IRA cho phép tài sản của bạn lớn mạnh qua thời gian mà không phải chịu thuế. Trong quỹ Roth IRA, bạn có thể mua chứng khoán, đầu tư quỹ tương hỗ, trái phiếu hoặc quỹ hoán đổi danh mục và tất cả những sản phẩm này đều đem lại cơ hội sinh lời cao hơn một tài khoản tiết kiệm lãi suất cao.
Những lựa chọn khác bao gồm Quỹ Hưu trí Cá nhân truyền thống và Quỹ hưu 401(k).
Bước 4 - Cho tiền vào tài khoản ngay khi nhận được.
Nếu được chuyển khoản trực tiếp, hãy để một phần tiền lương tự động chuyển vào tài khoản tách biệt. Bạn cũng có thể lập lệnh chuyển tiền tự động hàng tuần hay hàng tháng từ tài khoản hoạt động chính sang tài khoản kia nếu duy trì được mức dư có cần thiết nhằm tránh phí rút tiền quá mức. Điều quan trọng ở đây là hãy làm điều đó trước khi tiêu tiền cho bất kỳ khoản nào khác, kể cả hóa đơn và tiền thuê nhà.
Bước 5 - Hãy để tiền ở đó.
Đừng đụng vào chúng. Đừng rút ra. Bạn nên có quỹ khẩn cấp riêng để dùng cho những tình huống đó. Thông thường thì quỹ ấy nên đủ để giúp bạn chi trả trong khoảng từ ba đến sáu tháng. Đừng nhầm lẫn quỹ khẩn cấp với quỹ đầu tư hay tiết kiệm. Nếu nhận thấy bản thân không đủ tiền thanh toán hóa đơn, hãy tìm cách khác để kiếm tiền hay cắt giảm chi phí. Đừng chi trả bằng thẻ tín dụng của bạn (xem thêm ở phần Cảnh báo dưới đây).
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/T%E1%BA%AFt-ch%E1%BA%B7n-qu%E1%BA%A3ng-c%C3%A1o | Cách để Tắt chặn quảng cáo | Trình chặn quảng cáo (Ad blocker) có tác dụng chặn quảng cáo và cửa sổ bật lên gây khó chịu, nhưng chúng cũng có thể chặn bạn xem một số trang hoặc phần nào đó của trang web. Bạn có thể tắt tiện ích trong trình đơn Extension, hoặc tắt trình chặn quảng cáo đối với một số trang nhất định. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách tắt trình chặn quảng cáo trên thiết bị di động và trình duyệt trên máy tính để bàn.
Phương pháp 1 - Sử dụng trình đơn chặn quảng cáo
Bước 1 - Truy cập trang web mà trình chặn quảng cáo đang can thiệp.
Đây có thể là trang web chứa quảng cáo bạn muốn xem, hoặc trang web mà trình chặn quảng cáo đang can thiệp vào chức năng của trang web.
Bước 2 - Nhấp vào biểu tượng của tiện ích chặn quảng cáo.
Biểu tượng này nằm ở góc trên bên phải của trình duyệt web, ở bên cạnh thanh địa chỉ. Biểu tượng thường có màu đỏ, có chữ viết tắt tên của trình chặn quảng cáo ở trong. Đây là bước hiển thị trình đơn thả xuống của tiện ích chặn quảng cáo.
Bước 3 - Nhấp vào tùy chọn để tắt trình chặn quảng cáo.
Bước này sẽ khác nhau tùy thuộc vào tiện ích. Đó có thể là biểu tượng trông giống như hình tròn nằm trên đường kẻ, biểu tượng dấu tích bên cạnh chữ "Enabled" (Bật), nút Bật/Tắt hoặc thứ gì đó tương tự. Tiện ích sẽ ghi nhớ sự lựa chọn của bạn đối với trang web.
Bước 4 - Nhấp vào để tải lại trình duyệt.
Có thể bạn sẽ cần tải lại trình duyệt để nhìn thấy thứ mà trình chặn quảng cáo đang chặn. Nhấp vào biểu tượng trông giống như mũi tên tròn ở bên trái thanh địa chỉ để tải lại trình duyệt web.
Phương pháp 2 - Sử dụng Google Chrome trên máy tính để bàn
Bước 1 - Mở Google Chrome.
Google Chrome có biểu tượng trông giống như bánh xe màu đỏ, xanh lục và vàng có lõi màu xanh nước biển. Nhấp vào biểu tượng để mở Google Chrome. Trong Google Chrome, trình chặn quảng cáo (ad blocker) được coi là tiện ích của trình duyệt.
Bước 2 - Nhấp vào ⋮.
Biểu tượng này là ba dấu chấm dọc ở góc trên bên phải trình duyệt. Đây là bước mở trình đơn.
Nếu bạn đang dùng phiên bản Chrome cũ, nút này có thể là ba đường kẻ ngang.
Bước 3 - Trỏ vào More Tools (Công cụ khác).
Nó nằm ở gần phía dưới cùng của trình đơn hiện ra khi bạn nhấp vào biểu tượng ba chấm. Đây là bước hiển thị trình đơn phụ ở bên cạnh trình đơn chính.
Bước 4 - Nhấp vào Extensions (Tiện ích mở rộng).
Nó nằm trong thanh bên trái cửa sổ. Đây là bước hiển thị danh sách trình bổ trợ và tiện ích bạn có trong Google Chrome.
Bước 5 - Tìm kiếm trình chặn quảng cáo trong danh sách tiện ích.
Mỗi tiện ích đều có khung tùy chọn riêng trên trang Extensions (Tiện ích). Tất cả tiện ích đều được sắp xếp theo trình tự bảng chữ cái.
Nếu biết tên của tiện ích, bạn có thể tìm kiếm nó bằng cách nhấn + (trên Mac) hoặc + (trên Windows) và gõ tên vào thanh "Find" (Tìm kiếm trong tiện ích) ở góc trên bên phải.
Bước 6 - Nhấp vào công tắc trong khung tiện ích.
Công tắc bật/tắt này nằm ở góc dưới bên phải khung đối với mọi tiện ích. Nếu công tắc có màu xám và được gạt sang trái thì nghĩa là tiện ích đã được tắt đi.
Để bật lại trình chặn quảng cáo, hãy vào lại trình đơn này và nhấp vào công tắc để bật lại tiện ích.
Phương pháp 3 - Sử dụng Chrome trên Android
Bước 1 - Mở Google Chrome.
Google Chrome có biểu tượng trông giống như bánh xe màu đỏ, xanh lục và vàng có lõi màu xanh nước biển. Hãy chạm vào biểu tượng Google Chrome trên màn hình chính để mở Google Chrome trên thiết bị Android của bạn.
Google Chrome chưa hỗ trợ cho trình chặn quảng cáo trên iPhone và iPad. Tuy nhiên, bạn có thể tắt trình chặn bật lên (pop-up blocker).
Bước 2 - Chạm vào ⋮.
Biểu tượng này là ba dấu chấm dọc ở góc trên bên phải Google Chrome. Đây là bước hiển thị trình đơn.
Bước 3 - Chạm vào Settings (Cài đặt).
Tùy chọn này nằm ở gần phía dưới cùng của trình đơn Google Chrome hiện ra khi bạn chạm vào biểu tượng ba dấu chấm dọc.
Bước 4 - Chạm vào Site Settings (Cài đặt trang web).
Tùy chọn này nằm ở gần phía dưới cùng trình đơn Settings.
Bước 5 - Chạm vào Pop-ups and redirects (Cửa sổ bật lên và liên kết chuyển hướng).
Tùy chọn này nằm ở gần phía dưới cùng của trình đơn Site Settings. Nó nằm cạnh biểu tượng trông giống như mũi tên trỏ đến góc trên bên phải của cái hộp.
Bước 6 - Chạm vào công tắc bên cạnh "Pop-ups and redirects".
Đây là bước cho phép Cửa sổ bật lên và liên kết chuyển hướng trên trình duyệt Chrome của bạn.
Bước 7 - Chạm vào .
Mũi tên này nằm ở góc trên bên trái của trình duyệt Chrome. Đây là bước quay trở lại trình đơn Site Settings.
Bước 8 - Chạm vào Ads (Quảng cáo).
Tùy chọn này nằm ở ngay dưới "Pop-ups and redirects". Nó nằm cạnh biểu tượng trông giống như cửa sổ trình duyệt web.
Bước 9 - Chạm vào công tắc bên cạnh "Ads".
Đây là bước cho phép Quảng cáo trên trình duyệt Google Chrome của bạn.
Để bật lại tiện ích, hãy vào lại trình đơn này và nhấp vào công tắc phía dưới tiện ích để bật lại nó.
Phương pháp 4 - Sử dụng Safari trên iPhone và iPad
Bước 1 - Mở trình đơn Settings (Cài đặt).
Trên iPhone và iPad, trình đơn Settings có biểu tượng trông giống như hai bánh răng lồng vào nhau. Hãy chạm vào biểu tượng này để mở trình đơn Settings. Trình chặn nội dung có thể được hủy kích hoạt trong phần cài đặt của iPhone.
Nếu bạn không thể tìm thấy biểu tượng cài đặt, hãy vuốt ngón tay từ màn hình điện thoại sang phải cho đến khi nhìn thấy thanh tìm kiếm, gõ "Settings" vào thanh tìm kiếm, rồi chạm vào kết quả hiện ra.
Bước 2 - Chạm vào Safari.
Nó nằm cạnh biểu tượng trông giống như la bàn màu xanh nước biển trong trình đơn Settings. Trình chặn nội dung được kiểm soát thông qua ứng dụng Safari, và đây là nơi bạn sẽ tùy chỉnh cài đặt hiện tại của trình chặn quảng cáo.
Bước 3 - Chạm vào công tắc bên cạnh "Block pop-ups" (Chặn cửa sổ bật lên).
Đây là bước tắt trình chặn cửa sổ bật lên cho Safari.
Bước 4 - Chạm vào Content Blockers (Trình chặn nội dung).
Đây là bước hiển thị danh sách tất cả các trình chặn nội dung mà bạn đã cài đặt trên iPhone hoặc iPad.
Bước 5 - Chạm vào công tắc ở bên cạnh tất cả trình chặn cửa sổ bật lên được cho phép.
Đây là bước tắt tiện ích.
Để bật lại trình chặn quảng cáo, hãy vào lại trình đơn này và nhấp vào công tắc để cho phép tiện ích.
Phương pháp 5 - Sử dụng Safari trên Mac
Bước 1 - Mở Safari.
Safari có biểu tượng trông giống như la bàn màu xanh nước biển. Hãy nhấp vào biểu tượng Safari trong thanh Dock ở dưới cùng màn hình để mở Safari.
Bước 2 - Nhấp vào Safari.
Nó nằm trong thanh trình đơn ở trên cùng màn hình thuộc góc trên bên trái. Đây là bước hiển thị trình đơn Safari.
Bước 3 - Nhấp vào Preferences… (Tùy chọn).
Đây là tùy chọn thứ ba trong trình đơn Safari. Bước này sẽ mở trình đơn Preferences.
Bước 4 - Nhấp vào thẻ Extensions (Tiện ích).
Chữ Extensions nằm dưới biểu tượng trông giống như mảnh ghép hình màu xanh nước biển ở trên cùng cửa sổ Preferences.
Bước 5 - Nhấp vào ô tích ở bên cạnh tất cả các trình chặn quảng cáo đã bật.
Tất cả các tiện ích và trình chặn quảng cáo đều nằm trong trình đơn ở bên trái trình đơn Extensions. Hãy nhấp để bỏ tích các ô bên trái của tất cả những tiện ích chặn quảng cáo đã bật.
Để bật lại trình chặn quảng cáo, hãy vào lại trình đơn này và nhấp vào công tắc để cho phép tiện ích.
Phương pháp 6 - Sử dụng Microsoft Edge trên Windows
Bước 1 - Mở Microsoft Edge.
Trình duyệt này có biểu tượng trông giống như chữ "e" hoặc sóng màu xanh nước biển đậm. Trên Microsoft Edge, trình chặn quảng cáo có dạng giống như tiện ích được thêm vào trình duyệt theo cách thủ công. Bạn có thể tắt trình chặn quảng cáo bằng cách truy cập tiện ích.
Bước 2 - Nhấp vào ….
Biểu tượng này là dấu ba chấm ngang ở góc trên bên phải. Đây là bước hiển thị trình đơn.
Bước 3 - Nhấp vào Extensions (Phần mở rộng).
Nó nằm ở khoảng giữa trình đơn, bên cạnh biểu tượng trông giống như mảnh ghép hình. Đây là bước hiển thị danh sách tất cả các tiện ích mở rộng đã cài đặt trên Edge.
Bước 4 - Tìm kiếm trình chặn quảng cáo của bạn trong danh sách.
Tất cả các tiện ích đều được sắp xếp theo trình tự bảng chữ cái trong trình đơn ở bên phải.
Bước 5 - Nhấp chuột phải vào trình chặn quảng cáo.
Bạn sẽ nhìn thấy các tùy chọn giúp hiệu chỉnh tiện ích.
Nếu nhìn thấy nhiều tiện ích và biết tên của trình chặn quảng cáo, bạn có thể tìm nó bằng cách nhấn + và gõ tên của tiện ích vào thanh hiện ra.
Bước 6 - Nhấp vào công tắc ở tất cả các trình chặn quảng cáo.
Đây là bước tắt tiện ích khi bạn dùng trình duyệt. Nếu công tắc có màu xám và được gạt sang phải thì nghĩa là tiện ích đã được tắt đi.
Để bật lại trình chặn, hãy vào lại trình đơn này và nhấp vào công tắc để cho phép tiện ích.
Phương pháp 7 - Sử dụng Mozilla Firefox
Bước 1 - Mở Mozilla Firefox.
Để tắt trình chặn quảng cáo, tất cả những gì bạn cần là quản lý tiện ích.
Bước 2 - Nhấp vào ☰.
Biểu tượng này là ba đường kẻ ngang ở góc trên bên phải cửa sổ. Đây là bước hiển thị trình đơn.
Bước 3 - Nhấp vào Add-ons (Tiện ích mở rộng và chủ đề).
Tùy chọn này nằm ở khoảng giữa trình đơn. Nó nằm cạnh biểu tượng trông giống như mảnh ghép hình.
Bước 4 - Nhấp vào Extensions (Tiện ích mở rộng).
Nút này nằm ở thanh bên trái của trang Quản lý tiện ích và sẽ cho bạn thấy danh sách tất cả các tiện ích đã cài đặt và được sử dụng trực tiếp trong Firefox.
Bước 5 - Tìm kiếm trình chặn quảng cáo trong danh sách tiện ích.
Tất cả các tiện ích được bật đều được liệt kê trong danh sách phía dưới "Enabled" (Đã bật) trong trang Quản lý tiện ích.
Bước 6 - Nhấp vào … ở bên phải trình chặn quảng cáo đã bật.
Biểu tượng này là dấu ba chấm ngang ở góc trên bên phải của từng thanh tiện ích trong danh sách tiện ích. Đây là bước hiển thị trình đơn của tiện ích.
Nếu biết tên của tiện ích, bạn có thể gõ nó vào thanh tìm kiếm ở góc trên bên phải của cửa sổ Quản lý tiện ích.
Bước 7 - Nhấp vào Disable (Tắt).
Nó nằm ở phía trên cùng của trình đơn hiện ra khi bạn nhấp vào biểu tượng ba chấm. Trên một số thiết bị, bạn cần nhấp vào công tắc. Trình chặn quảng cáo sẽ không còn chạy khi bạn dùng trình duyệt nữa.
Để bật trình chặn quảng cáo, hãy vào lại trình đơn này. Tìm đến trình chặn quảng cáo có ghi "Disabled" (đã vô hiệu hóa) và nhấp vào biểu tượng ba chấm. Nhấp vào để bật tiện ích.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/H%E1%BA%A1-men-gan | Cách để Hạ men gan | Men gan, còn được biết tới dưới cái tên Serum glutamate pyruvate transaminase (SGPT) hay còn gọi là Alanine aminotransferase (ALT) là một enzym của gan rất cần thiết cho việc sản sinh năng lượng. Enzym này có trong các mô cơ khác nhau như gan, cơ xương và tim, nhưng có nhiều nhất trong gan. Khi gan bị tổn thương thì SGPT rò rỉ ra khỏi tế bào và đi vào máu. Mức SGPT bình thường dao động từ 7 đến 56 đơn vị/lít máu. SGPT trong máu cao có thể là dấu hiệu cho thấy gan có vấn đề và bị tổn thương, nhưng cũng có thể do hoạt động cường độ cao. Nếu bạn lo lắng về mức SGPT cao thường xuyên thì nên điều chỉnh chế độ ăn và lối sống, hoặc nếu muốn thì điều trị y khoa để đưa mức SGPT về trạng thái bình thường. Bắt đầu với Bước 1 dưới đây để giảm mức SGPT.
Phương pháp 1 - Điều chỉnh chế độ ăn
Bước 1 - Bổ sung vitamin D.
Gan bị tổn thương khiến SGPT ngấm vào máu. Theo một nghiên cứu gần đây thì vitamin D ngăn ngừa tổn thương gan và giúp giảm mức SGPT; những người tiêu thụ nhiều vitamin D khó mắc bệnh gan hơn người có lượng vitamin D thấp. Do đó bạn nên kết hợp ít nhất một loại hoa quả và rau vào mỗi bữa ăn chính để cung cấp đủ lượng vitamin D mỗi ngày nhằm đề phòng bệnh gan.
Nguồn cung cấp dồi dào vitamin D là rau lá xanh, dầu gan cá tuyết, cá, ngũ cốc bổ sung vitamin D, hàu, trứng cá muối, đậu hũ, sữa đậu nành, sản phẩm từ sữa, trứng, nấm, táo và cam.
Bước 2 - Ăn chế độ ăn giàu dinh dưỡng và nhiều rau quả.
Ăn thực phẩm hữu cơ giúp điều hòa hoạt động của gan, thanh lọc gan khỏi độc tố và tạo ra tế bào mới để ngăn chặn rò rỉ SGPT vào máu. Những thực phẩm này thường giàu chất chống ôxi hóa, vitamin và khoáng chất, hàm lượng chất béo thấp; nói tóm lại chúng tốt cho toàn cơ thể. Tập trung ăn thực phẩm tươi toàn phần do bạn tự chế biến. Tránh xa những thực phẩm đã qua quá trình chế biến không cần thiết làm mất chất dinh dưỡng.
Đảm bảo chế độ ăn có nhiều màu sắc. Rau lá xanh, bông cải xanh, cà rốt, bí và đa dạng hoa quả tươi nên là thành phần cơ bản của chế độ ăn, cùng với các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, sản phẩm từ sữa ít béo và thịt nạc.
Bước 3 - Tránh thực phẩm giàu chất béo.
Thực phẩm béo khiến gan phải làm việc nhiều hơn để xử lý chất dinh dưỡng. Tồn tại một lượng chất béo trong gan là bình thường, nhưng nếu gan có nhiều hơn 10% chất béo, khi đó bạn mắc bệnh "gan nhiễm mỡ". Sự tồn tại của những tế bào nhiễm mỡ này có thể dẫn đến viêm gan, gây tổn thương các mô gan xung quanh. Những tế bào gan bị tổn thương sẽ giải phóng SGPT vào máu và làm tăng mức SGPT.
Tốt nhất bạn nên tránh thực phẩm béo như thức ăn nhiều dầu mỡ được chiên trong dầu, mỡ thịt, da heo và da gà, dầu dừa, phô mai, thực phẩm qua chế biến, xúc xích, thịt muối, thức ăn vặt và nước có ga.
Bước 4 - Tránh ăn thực phẩm chứa nhiều muối hoặc natri.
Lượng muối dư trong cơ thể, đặc biệt là trong gan, sẽ gây phù và giữ nước. Tình trạng này khiến gan khó lọc chất thải hơn. Theo thời gian, bạn có thể bị tổn thương gan, tạo điều kiện để SGPT ngấm vào máu.
Những thực phẩm cần tránh là muối, viên bột canh, muối nở, tương đậu nành, nước sốt salad, thịt muối, xúc xích, thực phẩm lên men và các thực phẩm qua chế biến khác. Tránh thêm muối vào món ăn nếu được.
Vì muối phổ biến ở mọi nơi nên bạn cố gắng nấu ăn ở nhà để kiểm soát lượng tiêu thụ. Một người lớn trung bình chỉ cần 2300mg (1thìa cà phê) muối mỗi ngày.
Phương pháp 2 - Điều chỉnh lối sống
Bước 1 - Ngừng tiêu thụ thức uống chứa cồn.
Rượu bia rất hại cho gan, sau một thời gian dài uống rượu bia, cơ thể bạn có thể ngừng hoạt động hoàn toàn. Khi uống rượu bia, chất cồn sẽ đi trực tiếp vào máu, sau đó máu đi đến thận để bắt đầu quá trình lọc. Bây giờ gan có nhiệm vụ lọc tất cả độc tố trong cơ thể, bao gồm cả độc tố từ rượu bia. Theo thời gian gan có thể bị tổn thương nghiêm trọng. Gan bị tổn thương càng nặng thì SGPT rò rỉ từ tế bào gan vào máu càng nhiều.
Tiêu thụ rượu bia là yếu tố chính góp phần gây ra bệnh gan, như bệnh gan nhiễm mỡ, xơ gan và viêm gan. Nghiêm khắc với bản thân là cách hạn chế các bệnh do uống quá nhiều rượu bia, nhờ đó giảm lượng SGPT giải phóng vào máu.
Bước 2 - Tập thể dục hằng ngày.
Cách tập thể dục đơn giản như đi bộ nhanh, chạy bộ và bơi lội có thể cải thiện sức khỏe tổng quát, bên cạnh đó giúp gan khỏe mạnh hơn. Năng hoạt động để bài tiết độc tố khỏi cơ thể qua mồ hôi. Đó cũng là cách đốt cháy mỡ, giữ cơ thể thon gọn. Tập thể dục sẽ tạo ra nhiều mô nạc hơn và cơ quan nội tạng khỏe mạnh, trong đó có gan, và giữ cơ thể ở tình trạng sung mãn nhất. Gan càng có ít độc tố để lọc thì nó càng có nhiều năng lượng hơn để dành vào việc phát triển tế bào.
Tối thiểu 30 phút tập thể dục mỗi ngày có thể tạo ra sự khác biệt trong sức khỏe gan. Khi độc tố được đào thải, gan không còn phải làm việc nhiều, do đó có thể ngăn chặn mức SGPT tăng cao.
Bước 3 - Cai thuốc lá
Khói thuốc lá chứa nhiều độc tố như nicotine và amoniac. Khi tiếp xúc với các độc tố này, chúng bám vào da bạn và thấp thu vào cơ thể, do đó gan phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ tất cả độc tố khỏi cơ thể. Tốt nhất bạn nên tránh trở thành người hút thuốc lá bị động vì bạn cũng bị ảnh hưởng tương tự người hút.
Không chỉ có hại cho mức SGPT, thuốc lá còn tác động xấu đến tim, phổi, thận, da, tóc và móng. Nó còn khiến những người quanh bạn cảm thấy khó chịu. Nếu không phải vì mức SGPT thì bạn cũng nên cai thuốc vì những lý do này.
Bước 4 - Tránh tiếp xúc với những hóa chất độc hại khác.
Môi trường ô nhiễm chứa khói thải, xăng và amoniac, bên cạnh các hóa chất độc hại khác được xả vào không khí. Nếu bạn sống hoặc làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với các độc tố này, hãy giảm tiếp xúc tối đa có thể. Độc tố có thể hấp thu qua da và gây ra tổn thương gan, tăng mức SGPT.
Nếu bạn phải tiếp xúc với khói độc thì cần mặc áo dài tay, quần dài, đeo mặt nạ và găng tay thường xuyên. Bạn càng thận trọng thì càng tốt cho sức khỏe, đặc biệt về lâu dài.
Bước 5 - Nỗ lực giảm cân nếu bạn bị thừa cân hoặc béo phì.
Nếu đang gặp vấn đề về cân nặng, có thể bạn sẽ có nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ, đó cũng là nguyên nhân gây ra men gan cao. Hãy trao đổi với bác sĩ về những phương pháp vừa hiệu quả vừa an toàn nhằm kiểm soát cân nặng, hoặc nhờ họ giới thiệu cho một chuyên gia dinh dưỡng có bằng cấp.
Đối với hầu hết mọi người, cách hiệu quả và an toàn nhất để giảm cân là tập thể dục, tiêu thụ thực phẩm lành mạnh chưa qua chế biến sẵn với lượng ăn hợp lý. Hãy trao đổi với bác sĩ về các phương pháp ăn kiêng và tập thể dục phù hợp, lành mạnh.
Phương pháp 3 - Tìm biện pháp điều trị y khoa
Bước 1 - Xét nghiệm máu.
Có thể xác định mức SGPT thông qua xét nghiệm máu. Trong trường hợp bị tổn thương gan cấp tính, mức SGPT tăng nhanh vì giờ đây nó có thể rò rỉ vào máu qua thành tế bào. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân vì sao mức SGPT tăng cao, đó có thể do bạn vừa mới tập thể dục hoặc tham gia hoạt động cường độ cao.
Mức SGPT tăng chưa phải lời xác nhận về tổn thương gan. Dấu hiệu này cần phải được xem xét chung với các xét nghiệm khác về gan để xác nhận có phải bạn thật sự bị tổn thương gan hay không.
Các nguyên nhân tiềm ẩn khác nhau có thể gây ra các mức tăng men gan khác nhau. Ví dụ, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng men gan tăng nhẹ ở Hoa Kỳ. Gan nhiễm mỡ là tình trạng bệnh liên quan tới béo phì và kháng insulin. Men gan tăng nhẹ cũng có thể liên quan tới bệnh tuyến giáp hoặc tập thể dục quá sức.
Bước 2 - Ngừng uống thuốc không kê toa.
Nếu gan đã bị tổn thương và bạn tiếp tục uống những thuốc không do bác sĩ kê, gan sẽ phải gánh vác thêm nhiệm vụ chuyển hóa những thuốc này và lọc các chất độc mà có thể gây tổn hại thêm cho gan. Tốt nhất bạn chỉ nên uống những thuốc mà bác sĩ cho phép.
Nếu nghi ngờ thì bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn. Một số thuốc gây độc cho gan và bác sĩ có thể thay thế bằng thuốc khác không có hại cho gan.
Những thuốc như kháng sinh và thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) có thể tăng mức SGPT và SGOT. Bạn nên trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc khác nhau để ngăn ngừa tổn thương gan có thể xảy ra.
Đặc biệt cẩn thận khi dùng thuốc có chứa acetaminophen. Đây là thành phần phổ biến có trong nhiều loại thuốc không kê toa, kể cả thuốc giảm đau, thuốc trị cảm cúm và cảm lạnh.
Bước 3 - Cân nhắc uống corticosteroid.
Loại thuốc này có tác dụng giảm độ hoạt động của hệ miễn dịch. Nó cũng có thể giảm viêm nhờ giảm sản sinh hóa chất gây viêm, do đó hạn chế làm tổn thương mô tế bào. Corticosteroid được sản xuất dưới dạng uống hoặc tiêm qua đường tĩnh mạch. Các thuốc corticosteroid phổ biến nhất là Hydrocortisone, Prednisone và Fludrocortisone.
Sau khi tình trạng viêm giảm, tế bào gan bắt đầu sản sinh, do đó giảm giải phóng SGPT vào máu.
Trao đổi với bác sĩ về việc uống corticosteroid. Không nên uống bất kì thuốc gì mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
Bước 4 - Uống thuốc kháng virus.
Gan có thể bị nhiễm virus, chẳng hạn như bệnh viêm gan. Sau khi xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ tìm ra loại virus nào là nguyên nhân gây ra nhiễm trùng, sau đó họ kê thuốc kháng virus như Entecavir, Sofosbuvir, Telaprevir và một số loại khác.
Các thuốc này hoạt động tương tự như corticosteroid. Sau khi hết nhiễm trùng, tế bào gan bắt đầu sản sinh trở lại, do đó giảm giải phóng SGPT vào máu.
Bước 5 - Trao đổi với bác sĩ về việc uống interferon.
Có những loại protein do tế bào chủ của cơ thể giải phóng ra để phản ứng với sự xuất hiện của dị vật, chẳng hạn virus, vi khuẩn, tế bào khối u hoặc ký sinh vật. Loại thuốc này kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể để tiêu diệt các dị vật này.
Mức SGPT bắt đầu giảm khi hết nhiễm trùng. Tế bào gan bắt đầu sản sinh trở lại và điều hòa mức SGPT. Nhờ các tế bào mới này mà SGPT không thể rò rỉ vào máu.
Interferon có thể gây ra hàng loạt tác dụng phụ như chóng mặt, rụng tóc, giảm khẩu vị, mệt mỏi, khó thở và các triệu chứng như bị cúm. Hãy luôn trao đổi với bác sĩ về các nguy cơ tiềm ẩn và tác dụng phụ trước khi bắt đầu thực hiện phương pháp điều trị mới.
Bước 6 - Cân nhắc uống thực phẩm chức năng từ thảo mộc.
Điều chỉnh lối sống kết hợp với uống thực phẩm chức năng có thể giảm mức SGPT. Hỏi ý kiến bác sĩ để biết có loại thực phẩm chức năng nào an toàn và phù hợp với bạn. Các thực phẩm chức năng có thể cân nhắc là:
Kế sữa. Kế sữa (Milk thistle) có tác dụng ngăn ngừa và khắc phục tổn thương gan do hóa chất và thuốc độc hại. Sản phẩm này được sản xuất dưới dạng viên 100mg đến 1000mg. Liều dùng tiêu chuẩn của kế sữa là 200mg, ngày uống 2-3 lần.
Inositol. Giúp gan phân giải chất béo. Tuy nhiên Inositol có thể gây đau bụng và tiêu chảy. Sản phẩm này được sản xuất dưới dạng viên 500mg và 1000mg. Bạn có thể uống 500mg, ba lần mỗi ngày.
Rễ ngưu bàng. Giúp thanh lọc gan và ngăn ngừa tổn thương thêm cho gan. Sản phẩm này được sản xuất dưới dạng viên 500mg đến 1000mg. Bạn có thể uống 500mg, ba lần mỗi ngày.
Bước 7 - Biết mức SGPT mong muốn là bao nhiêu.
Mỗi phòng thí nghiệm đưa ra phạm vi tham chiếu khác nhau và còn tùy thuộc vào phương pháp thí nghiệm. Tuy nhiên, giá trị bình thường thường nằm trong phạm vi xác định. Phạm vi bình thường của mức SGPT là 10-40 đơn vị quốc tế/lít máu.
Giá trị SGPT cao hơn rất nhiều (hơn 15 lần giới hạn trên của phạm vi bình thường) nếu bạn bị viêm gan và cao hơn vừa phải (5-15 lần giới hạn trên) nếu bạn bị bỏng nặng, xơ gan, vàng da tắc mật hoặc có khối u trên gan. Mức SGPT hơi tăng (dưới 5 lần giới hạn trên) với các trường hợp mắc bệnh viêm tụy, bị sốc, tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn và nhồi máu cơ tim.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/S%E1%BB%9F-h%E1%BB%AFu-L%C3%A0n-da-S%E1%BA%A1ch-v%C3%A0-L%C3%A1ng-m%E1%BB%8Bn | Cách để Sở hữu Làn da Sạch và Láng mịn | Làn da của bạn phải đảm trách một nhiệm vụ nặng nề - nó bảo vệ mọi cơ quan bên trong cơ thể khỏi vi trùng, bụi đất và điều kiện thời tiết khắc nghiệt mà bạn phải đối mặt hàng ngày. Chẳng lạ gì mà làn da của bạn thỉnh thoảng trở nên thô ráp hoặc bị kích ứng! Để giữ cho làn da sạch và mịn màng, bạn cần duy trì thói quen chăm sóc da thường xuyên và thực hiện các bước cơ bản để ngăn ngừa tổn thương da. Nếu da của bạn đặc biệt dễ nổi mụn, bác sĩ da liễu sẽ có cách giúp bạn điều trị.
Phương pháp 1 - Tạo thói quen chăm sóc da mặt
Bước 1 - Chọn một loại sữa rửa mặt nhẹ dịu phù hợp với loại da của bạn.
Da được phân loại từ da khô đến da dầu và các loại da ở khoảng giữa. Khi chọn sữa rửa mặt, bạn nên tìm loại phù hợp với loại da của mình để làn da được chăm sóc thật tốt. Trên nhãn sữa rửa mặt thường có ghi thông tin cho biết sản phẩm đó dành cho da dầu, da khô, da hỗn hợp hoặc cho mọi loại da.
Ví dụ, nếu bạn có da khô và mẫn cảm, hãy chọn loại sữa rửa mặt dưỡng ẩm không màu và không thơm. Tránh dùng các loại sữa rửa mặt có chứa các thành phần mạnh hoặc làm khô da, chẳng hạn như cồn hoặc chất làm se.
Nếu có da dầu, bạn nên tìm sữa rửa mặt nhẹ dịu có công thức loại bỏ dầu và bụi bẩn dành riêng cho loại da của bạn.
Nếu bạn dễ bị nổi mụn, hãy chọn sữa rửa mặt có các thành phần trị mụn trứng cá như axit salicylic hoặc benzoyl peroxide.
Bước 2 - Rửa mặt
Trải qua một ngày dài, da của chúng ta tích tụ đủ loại tạp chất có thể gây bít lỗ chân lông và dẫn đến kích ứng. Để làn da được khoẻ mạnh và tươi tắn, bạn cần rửa mặt hai lần vào buổi sáng và buổi tối. Lần rửa mặt buổi tối là hết sức quan trọng, vì bạn cần phải loại bỏ vi khuẩn, bụi đất, mỹ phẩm trang điểm hoặc các sản phẩm chăm sóc da có thể đã tích tụ cả ngày.
Bạn cũng cần phải rửa mặt bất cứ khi nào đổ mồ hôi, vì mồ hôi có thể kích ứng da và làm bít tắc lỗ chân lông.
Trừ khi đổ mồ hôi hoặc mặt quá bẩn, bạn chỉ nên rửa mặt không quá 2 lần mỗi ngày. Da mặt có thể bị kích ứng nếu bạn rửa mặt quá nhiều.
Để da khỏi bị khô và kích ứng, bạn hãy rửa mặt bằng nước mát hoặc hơi ấm, và dùng các ngón tay để xoa sữa rửa mặt. Lau khô bằng cách dùng khăn thấm nhẹ thay vì chà xát.
Bước 3 - Dưỡng ẩm da sau khi rửa mặt.
Da mặt có thể bị khô sau khi rửa, do đo bạn cần thoa kem dưỡng ẩm nhẹ dịu sau khi da đã được rửa sạch và còn hơi ẩm. Bước này sẽ giúp làn da giữ được vẻ tươi tắn và ẩm mượt, giảm các nếp nhăn nhẹ, đồng thời ngăn ngừa viêm và nổi mụn. Thoa kem dưỡng ẩm trước khi trang điểm cũng là ý hay. Bạn hãy chọn loại kem dưỡng ẩm không chứa phẩm màu, nước hoa, cồn và các thành phần mạnh khác.
Tìm sản phẩm trên nhãn có ghi “non-comedogenic” (không gây mụn) hoặc “won’t clog pores” (không bít lỗ chân lông).
Ánh nắng mặt trời có thể làm tổn thương và lão hoá da sớm, vì vậy bạn nên thoa kem chống nắng có chỉ số chống nắng SPF tối thiểu là 30 khi ra ngoài trời vào ban ngày.
Bước 4 - Tẩy tế bào chết mỗi tuần vài lần để có làn da mịn màng và đồng đều.
Việc thỉnh thoảng tẩy tế bào da chết có thể làm đều màu da, giảm thô ráp và các đốm thâm trên da. Tuy nhiên, tẩy da chết quá thường xuyên cũng không tốt cho da, do đó bạn không nên lạm dụng. Thử dùng sản phẩm tẩy da chết nhẹ dịu mỗi tuần 2-3 lần và giảm tần suất sử dụng nếu bạn bị nổi mụn, khô da hoặc kích ứng.
Nếu đang dùng bất cứ liệu pháp trị mụn nào, bạn hãy cho bác sĩ biết trước khi tẩy tế bào chết. Điều quan trọng là phải nhẹ nhàng khi chăm sóc da để tình trạng mụn không trầm trọng thêm.
Nhiều bác sĩ da liễu khuyến nghị liệu pháp tẩy da chết hoá học, vì các sản phẩm này nhẹ nhàng cho da hơn các sản phẩm tẩy da chết cơ học khác. Nếu bạn có da khô, hãy thử dùng sản phẩm tẩy da chết axit lactic. Với da dầu hoặc dễ nổi mụn, sản phẩm axit salicylic có thể hữu ích.
Bạn cũng có thể tẩy da chết nhẹ nhàng bằng cách dùng khăn mặt mềm và nước ấm chà nhẹ lên mặt. Dùng động tác xoay tròn và tránh các khu vực nhạy cảm quanh mắt. Đừng bao giờ chà xát mạnh hoặc ấn mạnh, vì da của bạn có thể bị kích ứng!
Phương pháp 2 - Trị mụn tại nhà
Bước 1 - Giảm áp lực lên da để hạn chế kích ứng và nổi mụn.
Bất cứ áp lực nào tác động lên da, đặc biệt là da mặt, đều có thể khiến da nổi mụn. Tai nghe, điện thoại di động và mũ đều có thể gây nổi mụn. Cổ áo quá chật cũng khiến mụn mọc lên ở cổ. Tương tự, ba lô có thể đè ép lên lưng và gây ra mụn trứng cá. Bạn nên hết sức tránh các trang phục hoặc vật dụng có thể chà xát hoặc gây kích ứng cho da ở những vùng dễ bị nổi mụn.
Ví dụ, bạn có thể bật loa ngoài khi nói chuyện điện thoại thay vì áp điện thoại lên tai. Bạn cũng có thể giảm áp lực và các yếu tố kích ứng xung quanh mặt và tai bằng cách sử dụng tai nghe nhét trong thay vì tại nghe trùm đầu.
Nếu bạn hay bị nổi mụn ở cổ, hãy thử mặc áo cổ rộng, thoáng khí và không cọ vào cổ.
Đeo ba lô cũng có thể góp phần gây nổi mụn trứng các trên lưng, vì vậy bạn hãy thử dùng túi có quai xách hoặc thỉnh thoảng ôm các món đồ trong tay.
Bước 2 - Cố gắng không sờ tay lên mặt để tránh làm lây lan vi trùng và bụi bẩn vào da.
Quả là rất khó mà không chạm tay vào mặt, nhưng không may là việc này có thể đưa vi khuẩn lên mặt và xâm nhập vào các lỗ chân lông, dẫn đến viêm và nổi mụn. Nếu bạn có thói quen hay chạm vào mặt, hãy cố gắng để tâm. Tìm thứ gì đó để hai bàn tay bận rộn khi thấy “ngứa ngáy chân tay”, chẳng hạn như chơi với bóng giảm stress hoặc cho tay vào túi.
Đối với hầu hết mọi người, việc tuyệt đối tránh chạm tay vào mặt là bất khả thi, do đó điều tốt nhất thứ nhì mà bạn có thể làm là rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước. Nếu bạn có sờ lên mặt thì bàn tay sạch cũng ít có nguy cơ làm lây lan vi trùng hơn!
Bước 3 - Rửa các vùng da mụn bằng sữa rửa mặt nhẹ dịu mỗi ngày 2 lần.
Chẳng những bạn nên rửa mặt mỗi ngày 2 lần, mà những vùng da khác có mụn cũng nên được rửa như vậy. Bạn chỉ việc dùng tay để rửa với nước và sữa rửa mặt nhẹ dịu. Gội đầu hàng ngày nếu bạn có mụn trên da đầu hoặc dọc đường viền chân tóc.
Tránh dùng sản phẩm tấy tế bào chết hoặc sữa rửa mặt có các thành phần mạnh và làm khô da như cồn hoặc nước hoa.
Có thể bạn rất muốn tẩy da chết trên mặt hoặc cố gắng làm khô mụn trứng cá bằng các chất làm se (các loại sữa rửa mặt phân huỷ dầu), nhưng sự kích ứng hoặc làm khô da có thể khiến tình trạng mụn trầm trọng hơn.
Bước 4 - Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không chứa dầu để tránh bít lỗ chân lông.
Mụn phát sinh từ các lỗ chân lông bị tắc nghẽn, vi vậy bạn nên cẩn thận với các loại kem hoặc lotion nhờn dính hoặc chứa dầu có thể khiến da mặt bị bết dính. Bạn nên tìm các sản phẩm chăm sóc da có ghi “noncomedogenic,” (không gây mụn) “won’t clog pores,” (không bít lỗ chân lông) “oil-free,” (không chứa dầu) hoặc “water-based” (gốc nước), vì các sản phẩm này ít gây tắc lỗ chân lông. Nếu có trang điểm, bạn cũng cần chọn mỹ phẩm không gây mụn và không bít lỗ chân lông.
Ngay cả mỹ phẩm có công thức không bít lỗ chân lông cũng có thể gây nổi mụn nếu được để lại quá lâu trên da. Nếu có trang điểm, bạn luôn phải tẩy trang trước khi đi ngủ.
Bước 5 - Giảm tình trạng tắc lỗ chân lông bằng các sản phẩm chứa axit salicylic.
Axit salicylic là thuốc không kê toa mà bạn có thể mua dưới dạng sữa rửa mặt hoặc thuốc bôi ngoài da. Ban đầu bạn nên dùng lọại có nồng độ 0,5%, sau đó có thể chuyển sang nồng độ cao hơn nếu không thấy hiệu quả. Sử dụng thuốc bôi bằng cách thoa lên vùng da mụn mỗi ngày một lần và xoa nhẹ nhàng. Nếu dùng sữa rửa mặt, bạn hãy tạo bọt và dùng tay xoa nhẹ lên vùng da mụn, sau đó rửa thật sạch.
Axit salicylic có thể kích ứng các vùng nhạy cảm như mắt, miệng và bên trong mũi. Hãy cẩn thận tránh những khu vực này khi thoa thuốc.
Bước 6 - Diệt vi khuẩn và loại bỏ các tế bào da chết bằng benzoyl peroxide.
Benzoyl peroxide giúp trị mụn bằng cách tiêu diệt vi khuẩn trên bề mặt da và trong các lỗ chân lông. Nó cũng loại bỏ các tế bào da chết và dầu có nguy cơ làm tắc lỗ chân lông. Bạn nên bắt đầu với nồng độ 2,5%. Cũng như axit salicylic, thuốc có dạng sữa rửa mặt và dạng kem bôi ngoài da.
Benzoyl peroxide đôi khi cũng gây kích ứng, do đó bạn cần bôi trước lên một hoặc hai vùng da nhỏ để thử phản ứng da. Nếu không xảy ra vấn đề gì đáng kể, bạn có thể thử bôi lên vùng da rộng hơn.
Bước 7 - Sử dụng axit alpha hydroxy (AHA) để chống viêm.
AHA giúp loại bỏ da chết vốn có thể làm tắc lỗ chân lông và dẫn đến nổi mụn. Nó cũng giúp giảm viêm và kích thích tái tạo da. Sự kết hợp này sẽ đem lại cho bạn làn da mịn màng hơn. Một số loại AHA phổ biến là axit lactic và axit glycolic.
Axit lactic là lựa chọn tuyệt vời nếu bạn thích các liệu pháp tự nhiên. Axit lactic là một loại axit nhẹ từ sữa lên men.
Một số người gặp phải các tác dụng phụ như sưng, nóng rát và ngứa khi sử dụng AHA, đặc biệt là với các sản phẩm có nồng độ cao. Nó cũng có thể làm tăng độ mẫn cảm với ánh nắng mặt trời hoặc tăng sắc tố da (da sạm màu hoặc biến màu). Bạn hãy thận trọng và nên dùng nồng độ thấp khi chưa biết rõ ảnh hưởng của sản phẩm này đối với da của bạn.
Bước 8 - Tránh cậy hoặc nặn mụn để ngăn ngừa sẹo.
Thật khó mà cưỡng lại thôi thúc muốn nặn mụn, thậm chí bạn còn nghe ở đâu đó khuyên nên nặn mụn. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn đừng đụng vào mụn. Sẹo có nguy cơ hình thành khi mụn bị vỡ. Ngoài ra, khi nặn mụn là bạn cũng đưa vi khuẩn lên mặt, làm tăng nguy cơ nổi mụn và viêm da.
Nếu bạn có một nốt mụn to cần xử lý gấp, hãy trao đổi với bác sĩ. Bạn có thể được dẫn lưu mụn ở phòng khám hoặc tiêm thuốc steroid để nhanh chóng thu nhỏ mụn.
Bước 9 - Thử sử dụng các liệu pháp tự nhiên nếu các phương pháp trị liệu hoá chất quá mạnh.
Nhiều thành phần tự nhiên như mật ong hoặc dầu tràm trà hoạt động như một chất kháng khuẩn, nhờ đó chúng có tác dụng trị mụn trứng cá mức độ nhẹ. Tuy nhiên, bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng các liệu pháp này, vì chúng có thể tương tác với các loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng. Hãy trao đổi với bác sĩ da liễu trước khi thử dùng các sản phẩm như:
Gel dầu tràm trà nồng độ 5%. Loại tinh dầu này có đặc tính kháng viêm và kháng khuẩn với tác dụng trị mụn. Gel dầu tràm trà có thể gây kích ứng ở một số người, do đó bạn nên thử trước lên vùng da khó nhìn thấy như khoeo chân trước khi thoa lên mặt.
Kem bovine cartilage 5%.
Lotion có chứa 2% chiết xuất trà xanh
Các sản phẩm chứa 20% axit azelaic, một loại axit hiện diện tự nhiên trong ngũ cốc nguyên hạt và một số sản phẩm từ động vật.
Các loại kem và lotion có chứa kẽm (zinc).
Men bia, có thể sử dụng dưới dạng viên uống để giảm mụn.
Phương pháp 3 - Trị mụn bằng các phương pháp y khoa
Bước 1 - Thảo luận với bác sĩ về thuốc bôi kê toa.
Bạn đừng lo nếu các liệu pháp tại nhà và thuốc không kê toa không đem lại kết quả mong muốn! Bác sĩ có thể kê toa thuốc mạnh hơn và hiệu quả hơn. Hãy hỏi bác sĩ về việc các loại thuốc kê toa dùng ngoài da, chẳng hạn như kem, lotion hoặc gel mà bạn có thể bôi trực tiếp lên mụn.
Bác sĩ có thể kê toa kem bôi retinoid, chẳng hạn như Retin-A. Retinoid là một dạng vitamin A có tác dụng trị mụn và ngăn ngừa tắc lỗ chân lông và nang lông. Có thể bạn cần bắt đầu sử dụng sản phẩm 3 lần mỗi tuần, sau đó tăng lên mỗi ngày một lần.
Các thuốc bôi ngoài da khác bao gồm kem kháng sinh có chứa benzoyl peroxide hoặc axit salicylic, axit azelaic hàm lượng kê toa, hoặc gel dapsone 5% (một loại kháng sinh cũng có đặc tính kháng viêm).
Bước 2 - Đề nghị bác sĩ kê toa thuốc uống nếu bạn bị nổi mụn nghiêm trọng.
Thuốc dùng đường uống có tác dụng toàn thân (tác động lên toàn bộ cơ thể) thay vì bôi trực tiếp lên da. Trước khi thử uống một loại thuốc, bạn nên cho bác sĩ biết về tất cả các thuốc bạn đang uống và các bệnh lý của bạn nếu có. Việc này sẽ giúp bác sĩ chọn loại thuốc an toàn cho bạn.
Một số lựa chọn phổ biến bao gồm thuốc kháng sinh uống (thường được kết hợp với thuốc bôi ngoài da như kem benzoyl peroxide hoặc retinoid) và thuốc điều hoà nội tiết tố, chẳng hạn như thuốc tránh thai và spironolactone (thuốc lợi tiểu giữ kali).
Một trong các loại thuốc trị mụn công hiệu nhất là isotretinoin. Tuy nhiên, dù rất hiệu quả trong điều trị mụn, loại thuốc này cũng có thể gây các tác dụng phụ nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm loét đại tràng và trầm cảm nặng. Bạn cần trao đổi với bác sĩ về các nguy cơ và lợi ích của thuốc. Không bao giờ được uống isotretinoin nếu bạn đang mang thai hoặc dự định mang thai, vì thuốc có thể gây dị tật thai nhi.
Bước 3 - Tim hiểu về phương pháp lột da hóa chất để giúp làm đồng đều da.
Bác sĩ da liễu và chuyên viên thẩm mỹ sẽ dùng liệu pháp lột da hóa chất để trị một số loại mụn nhất định. Phương pháp này trị mụn đầu đen và mụn viêm đỏ là hiệu quả nhất, và nó cũng có thể giúp cho da mịn màng hơn. Liệu pháp lột da hóa chất cũng giúp làm mờ sẹo do mụn trứng cá, các nếp nhăn nhỏ và các vùng da bị biến màu. Bạn hãy hỏi chuyên gia chăm sóc da xem liệu lựa chọn này có phù hợp với bạn không.
Hỏi bác sĩ hoặc chuyên viên chăm sóc da cách chăm sóc da trước và sau khi lột da. Da của bạn có thể đỏ, mẫn cảm hoặc viêm một thời gian sau điều trị.
Trước khi tiến hành trị liệu, bạn cần cho bác sĩ biết nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc khác, chẳng hạn như retinoid, vốn có thể gây kích ứng nghiêm trọng nếu kết hợp với hóa chất lột da.
Bước 4 - Hỏi về các liệu pháp ánh sáng và laser để giảm sẹo.
Nếu bạn có sẹo do mụn trứng cá để lại, liệu pháp laser có thể giúp làm mềm và làm mờ sẹo. Hãy hỏi bác sĩ hoặc xem đây có phải là lựa chọn tốt cho bạn không.
Một số người bị nổi mụn sau khi trị liệu laser, do đó bác sĩ có thể khuyến nghị kết hợp điều trị laser với một đợt điều trị kháng sinh.
Các phương pháp làm mờ sẹo khác bao gồm tiêm chất làm đầy da, tẩy tế bào chết chuyên nghiệp (ví dụ như siêu mài mòn da hoặc lột da hóa chất), hoặc phẫu thuật để xử lý sẹo nghiêm trọng.
Phương pháp 4 - Duy trì làn da khỏe mạnh
Bước 1 - Không tắm vòi sen nước nóng hoặc ngâm bồn tắm nước nóng quá lâu để tránh làm khô da.
Cảm giác thong thả ngâm mình trong nước nóng có thể rất dễ chịu, nhưng nước nóng sẽ lấy đi các chất dầu tự nhiên trên da. Điều này có thể dẫn tới tình trạng khô da, kích ứng da, thậm chí mọc mụn. Bạn chỉ nên tắm nước ấm và giới hạn thời gian đứng dưới vòi sen.
Hơn nữa, tắm nhanh cũng là một cách bảo vệ môi trường!
Bước 2 - Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời để tránh tổn thương và làm chậm quá trình lão hóa.
Mặt trời có thể làm tổn hại da, khiến da nhanh lão hóa hơn. Để bảo vệ da, hàng ngày bạn nên dùng kem chống nắng có chỉ số SPF tối thiểu là 30. Tránh nắng mặt trời, đặc biệt là trong khoảng thời gian nóng nhất của ngày từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Nếu phải ra ngoài nắng vào giữa trưa, bạn hãy mặc quần áo che kín da, bao gồm mũ, kính râm và áo dài tay.
Khi bơi lội hoặc đổ mồ hôi nhiều, bạn cần thoa lại kem chống nắng thường xuyên. Ngay cả kem chống nắng chịu nước cũng sẽ bị trôi mất sau một thời gian!
Bước 3 - Cung cấp nước cho cơ thể để giữ ẩm cho da.
Uống nước là điều thiết yếu để cơ thể hoạt động tốt, bao gồm cả da. Nếu cơ thể bị mất nước, da cũng sẽ bị khô. Bạn nên uống nước sao cho không cảm thấy khát, như vậy thường là đủ để duy trì nước cho cơ thể và làn da.
Cố gắng uống ít nhất 3,7 lít mỗi ngày nếu bạn là nam giới, và 2,7 lít nếu là nữ. Có thể bạn cần uống nhiều hơn nếu trời nóng hoặc trong khi tập thể dục.
Bạn cũng có thể uống các loại chất lỏng khác như nước hầm thịt, nước quả ép, sinh tố hoặc trà không chứa caffeine. Ăn hoa quả và rau chứa nhiều nước cũng được tính!
Bước 4 - Nuôi dưỡng da bằng cách nạp các axit béo omega-3.
Da của chúng ta cần các chất béo tốt để được khỏe mạnh và hồng hào tự nhiên. Các thực phẩm giàu axit béo omega-3 đặc biệt có hiệu quả trong việc nuôi dưỡng da. Bạn nên bổ sung vào chế độ ăn các thực phẩm như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ, dầu đậu nành, quả óc chó, hạt lanh, đậu phụ để cải thiện tình trạng da.
Bạn cũng có thể nạp axit béo omega-3 dưới dạng thực phẩm bổ sung, chẳng hạn như viên nang dầu cá.
Bước 5 - Giảm nguy cơ nổi mụn bằng các hoạt động giảm căng thẳng.
Stress có thể khiến bạn nổi mụn thường xuyên hơn. Để giảm mức độ căng thẳng, bạn có thể thử tập thể dục, tập yoga hoặc thiền. Bạn cũng có thể hạn chế những thứ khiến bạn căng thẳng. Ví dụ, nếu hay bị căng thẳng khi xem tin tức, bạn chỉ nên xem tin tức 30 phút mỗi ngày.
Một mẹo nhanh là dành ra vài phút mỗi ngày để hít thở sâu. Nhắm mắt và tập trung hoàn toàn vào hơi thở. Hit vào trong 4 tiếng đếm, nín thở trong 4 tiếng đếm và thở ra trong 4 tiếng đếm. Tập trung vào hơi thở vài phút để xua tan căng thẳng.
Tập thể dục, làm những việc mà bạn yêu thích, nghe nhạc thư giãn và dành thời gian vui vẻ với bạn bè hoặc gia đình cũng là những biện pháp tốt để giải tỏa stress!
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Nh%E1%BA%ADn-bi%E1%BA%BFt-m%E1%BB%99t-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-n%C3%A9-tr%C3%A1nh-b%E1%BA%A1n | Cách để Nhận biết một người né tránh bạn | Có thể khó mà biết được liệu một người có đang né tránh bạn. Có khả năng chỉ là hai bạn chưa có dịp gặp nhau nhiều. Tuy nhiên có một vài dấu hiệu nói lên chân tướng sự việc: có thể bạn thấy họ, nhưng họ lại chẳng thèm nhìn bạn. Đôi khi bạn để một lời nhắn cho anh/cô ấy trên Facebook 2 tuần trước nhưng họ chẳng buồn trả lời. Hãy đặt mình vào tình cảnh người đó, và cố gắng để hiểu tại sao họ lại né tránh mình.
Phương pháp 1 - Xác định hành vi né tránh
Bước 1 - Nhận thấy sự ngắt liên lạc bất chợt.
Hãy chú ý khi người đó đột nhiên dừng liên lạc với bạn, dù là chỉ thỉnh thoảng. Người đó có khi không thèm nói chuyện trực tiếp với bạn: họ chỉ liên lạc qua email, tin nhắn, và mạng xã hội. Nếu bạn xem mối quan hệ hai người là bạn bè hoặc có mối liên hệ lãng mạn thì đây là dấu hiệu đối phương đang né tránh bạn.
Hãy cân nhắc khả năng người đó chỉ đang bận, và thật sự muốn gặp bạn. Họ có thể sẽ gửi tin nhắn kiểu: "Xin lỗi tớ chưa gọi lại được cho cậu… Tớ bận việc học quá. Hãy gặp nhau vào tuần tới khi tớ có nhiều thời gian hơn nhé". Tuy nhiên nếu bạn cứ nhận những tin nhắn như thế hết tuần này sang tuần khác—hay thậm chí không có tin nhắn—thì có thể xem là họ đang cố tránh mặt bạn.
Bước 2 - Xác định xem người đó có viện cớ để không dành thời gian với bạn.
Có lẽ họ sẽ đổ thừa lịch trình công việc bận rộn, hoặc đời sống xã hội bận bịu, hoặc chỉ là có thứ gì đó "cứ xảy đến". Nếu một người cứ kiên trì tìm lý do để lùi kế hoạch gặp bạn, khả năng cao là họ chỉ đang tránh bạn thôi.
Đừng quá gay gắt. Đôi khi có nhiều thứ "cứ xảy đến" thật, và người đó có thể đang bị quá tải bởi lịch trình của họ thật. Viện cớ thể hiện sự né tránh, nhưng không có nghĩa người đó không muốn dành thời gian bên bạn.
Bước 3 - Cố giao tiếp bằng ánh mắt.
Nếu bạn đối diện với người đó, hãy cố nhìn vào mắt họ. Nếu họ đang né tránh bạn, thì sẽ không muốn giao tiếp bằng mắt. Nếu có thì chỉ trong giây lát – hoặc đảo mắt.
Bước 4 - Gửi cho người đó vài lời nhắn, và chờ phản hồi.
Nếu họ chỉ đáp đơn giản "Ừ! Có gì không?", và họ không phản hồi sau vài ngày, thì có thể là họ không muốn nói chuyện với bạn. Hãy thử lại, nếu bạn không nghe họ trả lời thì cũng đừng vội kết tội, cứ gợi lên một cuộc nói chuyện bình thường. Nếu họ không trả lời tin nhắn thứ hai này, bạn cũng đừng cố thúc đẩy vấn đề. Hãy tôn trọng những lý do khiến họ né tránh, và đừng tạo thêm lý do để họ tránh bạn.
Một số nền tảng nhắn tin cho bạn thấy người nhận tin nhắn đã đọc hay chưa. Hãy tận dụng tính năng này để xem bạn có bị làm lơ không. Nếu họ đã đọc mọi tin nhắn của bạn nhưng không bao giờ trả lời, điều này cho thấy ít nhất người đó đang không có hứng thú nói chuyện. Nếu tin nhắn của bạn không hiển thị trạng thái "đã đọc", "đã thấy", bạn có thể nhận biết người đó có đang trực tuyến hay không dựa theo thanh công cụ "Chat", hoặc thời gian đăng bài của họ.
Vận dụng hiểu biết của bạn về thói quen sử dụng công nghệ của người đó. Nếu bạn biết người bạn này không thường xuyên dùng Facebook, thì sẽ hợp lý khi họ không đọc được tin nhắn của bạn. Tuy nhiên, nếu người này thường xuyên dùng Facebook, nhưng không trả lời tin nhắn của bạn, thì có vẻ họ đang tránh bạn.
Bước 5 - Lắng nghe cách trả lời ngắn, không chú tâm.
Nếu bạn đã có thể bắt đầu hội thoại với họ, hãy nhận biết cách trả lời ngắn, đơn điệu của họ. Có thể họ chỉ đang cố làm chệch hướng câu hỏi để dễ thoái thác.
Ví dụ bạn nói: "Này, lâu rồi tụi mình không nói chuyện. Cậu sao rồi?" và họ chỉ trả lời "Ổn", rồi lại biến đâu mất. Điều này có thể cho thấy người bạn ấy đang né tránh.
Bước 6 - Nhận biết cách một người né tránh bạn trong một nhóm.
Nếu người đó chủ đích nói chuyện với tất cả mọi người ngoại trừ bạn, họ có thể đang tránh bạn. Sự né tránh không có nghĩa người đó không muốn dành thời gian với bạn – nó có thể chỉ là họ không nhận thấy sự có mặt của bạn. Hãy cố nói gì đó trực tiếp với người bạn ấy, và xem họ hồi đáp thế nào. Nếu họ đáp nhanh và cụt ngủn, rồi quay đi – hay không thèm đáp lại – khả năng cao họ đang né tránh bạn.
So sánh cách cư xử này trong nhóm với khi chỉ còn hai người. Có lẽ họ chỉ "tránh" bạn khi ở trong nhóm, hay ngay cả khi chỉ có hai người họ cũng lập tức bỏ đi mất. Hãy cố đoán xem họ có làm vậy với những người khác không, hay chỉ với mỗi mình bạn.
Nhận biết người đó có rời khỏi phòng mỗi khi bạn bước vào. Nếu việc này cứ diễn ra thường xuyên, nó có thể cho thấy người này không muốn dành thời gian với bạn.
Bước 7 - Xem xét liệu người này có tôn trọng ý kiến của bạn không.
Nếu người này không hỏi ý kiến của bạn trong các buổi họp hay thảo luận thân thiện, đó là dấu hiệu họ làm lơ bạn. Có lẽ cô ta không hỏi quyết định của bạn hay cảm nghĩ của bạn về quyết định đó; cũng có khi cô ấy không thèm phản ứng khi bạn đưa ra quan điểm của mình.
Bước 8 - Đừng chịu đựng một người không xem trọng bạn.
Cân nhắc xem bạn có phải là ưu tiên trong cuộc đời họ không. Một người tránh né bạn khi họ không muốn dành thời gian cho bạn. Có lẽ người đó không thoải mái với việc gắn bó, và muốn bạn bằng lòng với mối quan hệ "tới đâu hay tới đó". Hãy tìm những chi tiết cho thấy bạn không phải ưu tiên:
Mối quan hệ không tiến triển: mối quan hệ phập phồng nhiều trở ngại kịch tính, hoặc trì trệ, hoặc cản trở bạn.
Người này chỉ thật sự ở gần khi họ cần ở bạn thứ gì đó, bao gồm tiền bạc, sự chú ý, tình dục, hay một nơi để trút bầu tâm sự. Hãy nghĩ xem có phải bạn thường xuyên bị lợi dụng thế này không.
Họ chỉ lên kế hoạch vào phút cuối cùng. Anh ấy hoặc cô ấy chỉ xuất hiện trước cửa hay nhắn tin cho bạn vào đêm muộn mà không thèm hẹn trước.
Phương pháp 2 - Thấu hiểu sự né tránh
Bước 1 - Tự hỏi bản thân vì sao người đó lại né tránh bạn.
Có lẽ hai người có cãi vã hay lời qua tiếng lại; có thể bạn đã nói gì đó xúc phạm người đó mà không biết; hoặc bạn khiến người ta không thoải mái theo cách nào đó. Hãy suy nghĩ cẩn thận về hành vi của mình; và cố xác định nguyên nhân.
Bước 2 - Tìm ra quy luật.
Kiểm tra lại các trường hợp mà bạn cảm thấy bị "né tránh", và nhận định xem có bất kỳ kịch bản thường gặp nào không. Có thể người này né tránh bạn ở một số thời điểm nhất định, hay khi có một người nào đó xuất hiện; có thể vấn đề nằm ở bạn, cũng có khi nằm ở họ. Hãy lắp các mảnh ghép lại và cố hiểu tại sao.
Người này có né tránh bạn ở các thời điểm nhất định, khi bạn làm những việc nhất định? Ví dụ có thể bạn bắt đầu thử dùng chất kích thích, và bạn của bạn không muốn nhìn thấy bạn trong tình cảnh đó.
Người này có tránh khi bạn ở cùng một ai đó? Có lẽ bạn không phải là người họ tránh mặt – hoặc có thể họ không thích cách bạn cư xử khi ở bên một nhóm người nhất định. Có thể bạn của bạn nhút nhát hay hướng nội: họ thích đối thoại hai người, nhưng sẽ biến mất khi bạn xuất hiện cùng một nhóm bạn.
Người này có né tránh bạn khi đang cố làm việc hay học hành? Có thể bạn của bạn thích dành thời gian bên bạn khi rảnh rỗi, nhưng sẽ khó để họ hoàn thành công việc khi có bạn có bên.
Bước 3 - Nghĩ về việc bạn phải cố liên lạc với họ thế nào.
Nếu bạn hay người yêu của bạn vẫn đang hiện diện trong đời bạn nhưng không bao giờ trả lời tin nhắn, thì có thể họ chỉ không thích giao tiếp qua nhắn tin. Điều này có thể đúng khi họ có một đời sống bận rộn hoặc kỷ luật – sẽ khó cho họ có thời gian để trò chuyện sâu sắc bằng tin nhắn khi đang bận làm việc, học hành, rèn luyện.
Bước 4 - Cân nhắc khía cạnh thay đổi khi trưởng thành.
Hãy đánh giá xem có phải người đó đã thay đổi từ khi bắt đầu tránh mặt bạn – và nếu có, họ thay đổi đến mức nào. Có lẽ họ bắt đầu đi chơi với một nhóm bạn mới, có lẽ họ đang quấn quýt với tình yêu mới; họ đang bận bịu với môn thể thao mới hay sở thích không thuộc gu của bạn. Điều đẹp đẽ là khi ta được gần gũi với ai đó, nhưng con người thay đổi, và mọi thứ rơi vỡ. Nếu bạn thấy được người đó đã bước tiếp con đường khác, thì bạn cũng nên như vậy.
Đồng thời cũng hãy nghĩ đến việc bản thân thay đổi. Có thể người này vẫn hành xử như mọi khi, nhưng bạn thì đã khác đi nhiều. Có lẽ bạn bắt đầu giao du với nhóm bạn mới, hay có thói quen mới gây phiền lòng bạn mình, hoặc chỉ đơn giản bạn không còn hiện diện bên họ.
Xa cách vì trưởng thành, nhưng không có nghĩa các bạn không thể quay lại với nhau. Nếu bạn cảm thấy bản thân đang thay đổi và xa cách với ai đó, thì đây là lựa chọn của bạn khi muốn buông bỏ họ hay duy trì mối quan hệ. Tuy nhiên nên nhớ quá trình này phải đến từ hai phía.
Phương pháp 3 - Đối mặt với việc bị né tránh
Bước 1 - Đối diện với người đó.
Nếu bạn có cảm giác ai đó đang né tránh bạn, hãy cân nhắc việc gợi vấn đề một cách khéo léo. Bạn có thể muốn biết bản thân đã làm gì sai, hoặc nghi vấn người đó tránh mặt bạn vì đang trải qua khoảng thời gian khó khăn. Hãy tôn trọng và thẳng thắn, và giải thích chính xác điều gì đang làm bạn phiền lòng.
Nếu bạn không chắc vì sao một người lại né tránh mình, thì hãy hỏi "Tớ không có ý khơi lên chuyện này – tớ cảm thấy gần đây cậu hay né tránh tớ. Tớ có làm gì khiến cậu buồn không?".
Nếu bạn biết lý do vì sao một người tránh né mình thì đừng lòng vòng. Hãy xin lỗi vì những gì đã làm, và cố làm dịu tình hình. Ví dụ, hãy nói "Tớ cảm thấy mọi thứ hơi khó xử giữa tụi mình sau trận cãi nhau tuần trước. Tớ trân trọng tình bạn của tụi mình, và muốn nói về chuyện này để cả hai có thể bỏ qua. Trận cãi nhau đó không đáng hủy hoại tình bạn này".
Bạn có thể đối mặt người đó bằng cách nói chuyện riêng, hoặc nhờ một cố vấn để theo dõi cuộc nói chuyện. Hãy cân nhắc mức độ thoải mái của bản thân, và chọn tình huống mà bạn nghĩ có thể giải quyết vấn đề tốt nhất.
Bước 2 - Hỏi bạn bè chung của cả hai để có thêm thấu hiểu, nhưng đừng nói xấu sau lưng.
Nếu hai người có bạn chung, thì nên hỏi ai đó đáng tin để đánh giá tình hình. Hãy nói "Cậu có biết vì sao X buồn lòng tớ không? Tớ cảm thấy cô ấy có vẻ né tránh tớ gần đây".
Đừng lan truyền tin đồn về người né tránh bạn. Nếu bạn trân trọng mối quan hệ với người này, hãy cẩn thận với những gì mình nói. Nếu bạn nói những điều tiêu cực sau lưng họ, có khả năng những lời đó sẽ đến tai họ – vốn chỉ đổ thêm dầu vào lửa.
Bước 3 - Cho người đó không gian riêng.
Đôi khi, một người cần trải qua hành trình của riêng họ trước khi kết nối lại với mọi người. Trong nhiều trường hợp, ép buộc kết nối này chỉ đẩy người ấy ra xa thêm. Hãy kiên nhẫn, rộng mở, và tiếp tục cuộc sống thường ngày của bạn. Nếu người này quyết định họ cần bạn trong đời họ, bạn sẽ biết.
Làm rõ ý định của bạn. Hãy nói "Có vẻ như cậu cần không gian riêng ngay lúc này, nên tớ sẽ để cậu được yên tĩnh. Nếu cậu muốn nói chuyện, tớ luôn sẵn lòng".
Hãy cởi mở. Có thể bạn khó mà tiếp tục cuộc đời của riêng mình nhưng vẫn để một cửa mở cho ai đó quay trở lại. Hãy bước lùi lại để nhìn mối quan hệ rõ hơn, nhớ về những kỷ niệm đẹp, và buông bỏ mọi hờn trách.
Bước 4 - Buông bỏ.
Có thể thật khó để rời bỏ ai đó, nhất là khi bạn đã đầu tư thời gian và tâm sức vào họ. Ở thời điểm nào đó, bạn cần chấp nhận rằng có những việc sẽ không quay trở về như trước kia. Đây là vấn đề trưởng thành và lành mạnh về mặt cảm xúc: nếu bạn dành hàng giờ sống trong quá khứ, vương vấn những gì đã từng có và những câu hỏi giá như, thì sẽ khó cho bạn học hỏi và phát triển trong hiện tại. Hãy buông bỏ.
Buông bỏ không có nghĩa là mãi mãi. Điều đó không có nghĩa bạn không thể thắp lại tình bạn với người đó. Chỉ là bạn không cần phải dành năng lượng cảm xúc quý giá của mình cho một người không thể nhận nó ngay bây giờ.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/T%E1%BA%A3i-video-YouTube-v%E1%BB%81-%C4%91i%E1%BB%87n-tho%E1%BA%A1i | Cách để Tải video YouTube về điện thoại | Đây là bài viết hướng dẫn cách tải video YouTube về điện thoại iPhone hoặc Android. Bạn có thể dùng ứng dụng liên kết với trang "VidPaw" để thực hiện việc này trên iPhone và Android, hoặc đăng ký dịch vụ YouTube Red có trả phí để tải video trực tiếp từ YouTube. Tuy nhiên, bạn không thể tải một số video, chẳng hạn như video nhạc.
Phương pháp 1 - Trên iPhone
Bước 1 - Tải về ứng dụng Documents 6.
Ứng dụng Documents có tên hiển thị trên App Store là Documents 6 và do công ty Readdle phát hành, được dùng để quản lý tập tin trên iPhone. Thao tác tải về như sau:
Mở {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/5\/55\/Iphoneappstoreicon.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/5\/55\/Iphoneappstoreicon.png\/30px-Iphoneappstoreicon.png","smallWidth":460,"smallHeight":460,"bigWidth":30,"bigHeight":30,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"}
Chạm vào (Tìm kiếm)
Chạm vào thanh tìm kiếm
Nhập documents 6
Chạm vào
Chạm vào trong kết quả tìm kiếm
Chạm vào (Nhận)
Nhập mật khẩu Apple ID hoặc Touch ID
Bước 2 - Sao chép đường dẫn vào video YouTube mà bạn muốn tải về.
Mặc dù bạn không thể tải video nhạc và phim thuộc YouTube Red, nhưng bạn có thể tải video khác từ YouTube thông qua ứng dụng Documents. Trước tiên, bạn cần lấy địa chỉ của video YouTube bằng cách sau:
Mở YouTube
Truy cập video mà bạn muốn tải về
Chạm vào (Chia sẻ) bên dưới video
Chạm vào (Sao chép đường dẫn)
Bước 3 - Mở Documents 6.
Ấn nút Home của iPhone để thu nhỏ ứng dụng YouTube, rồi chạm vào ứng dụng Documents 6 có biểu tượng chữ "D" màu đen, xanh lá và vàng trên nền trắng.
Bước 4 - Mở trình duyệt Documents 6.
Chạm vào biểu tượng la bàn ở bên dưới góc phải màn hình để thực hiện việc này.
Nếu trình duyệt không hiển thị, bạn có thể vuốt biểu tượng la bàn sang phải.
Bước 5 - Truy cập https://www.vidpaw.com.
Chạm vào thanh địa chỉ ở phía trên màn hình, rồi nhập vidpaw.com và chạm vào nút màu xanh dương trên bàn phím iPhone.
Bước 6 - Dán địa chỉ của video YouTube.
Chạm vào trường nhập dữ liệu ở giữa trang, chạm vào đó một lần nữa khi bàn phím iPhone hiển thị, và chạm vào trong trình đơn đang hiển thị.
Bước 7 - Chạm vào Start (Bắt đầu).
Đó là nút màu xanh dương bên dưới trường nhập dữ liệu.
Bước 8 - Chạm vào Download (Tải về).
Đó là nút bên phải chất lượng cao nhất và hiển thị ở đầu trang.
Bước 9 - Chạm vào Done (Hoàn tất) khi được hỏi.
Lựa chọn này ở phía trên góc phải màn hình. Quá trình tải video YouTube về iPhone liền bắt đầu ngay.
Bước 10 - Mở giao diện Documents.
Chạm vào biểu tượng thư mục ở bên dưới góc trái màn hình. Bạn sẽ thấy danh sách thư mục hiển thị.
Bước 11 - Chạm vào Downloads (Tải về).
Đây là thư mục ở giữa trang Documents. Danh sách tập tin đã tải về liền hiển thị sau khi bạn chạm vào nút này.
Bước 12 - Phát video.
Tìm tiêu đề và ảnh thu nhỏ của video, rồi chạm vào đó để xem trong ứng dụng Documents. Video sẽ phát trong Documents.
Bước 13 - Di chuyển video đến Camera Roll (Cuộn camera) của iPhone.
Mặc dù bạn có thể phát video trong ứng dụng Documents mỗi khi muốn xem, nhưng bạn cũng có thể di chuyển video vào ứng dụng Photos (Ảnh) của iPhone nếu sử dụng iOS 11:
Chạm vào tại một góc trên ảnh thu nhỏ của video.
Chạm vào (Chia sẻ), rồi chạm vào (Lưu vào Files)
Lựa chọn này chỉ có trên iOS 11. Nếu sử dụng iPhone cũ, bạn không thể di chuyển video.
Chạm vào (Trên iPhone của tôi), rồi chạm vào thư mục bất kỳ và chọn (Thêm).
Mở ứng dụng Files (Tệp) của iPhone.
Chạm vào (Duyệt) ở bên dưới góc phải.
Chạm vào (Trên iPhone của tôi), rồi chạm vào thư mục mà bạn đã dùng để lưu video.
Chạm vào video để mở.
Chạm vào biểu tượng "Share" (Chia sẻ) {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/4\/49\/Iphoneshare.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/4\/49\/Iphoneshare.png\/23px-Iphoneshare.png","smallWidth":460,"smallHeight":600,"bigWidth":23,"bigHeight":30,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"}, rồi chạm vào (Lưu video).
Phương pháp 2 - Trên Android
Bước 1 - Tải ES File Explorer.
Đây là ứng dụng cho phép bạn xem tập tin đã tải về và di chuyển chúng trên Android - một việc hữu ích nếu sau này bạn muốn di chuyển video đã tải về vào ứng dụng Photos của Android. Thao tác thực hiện như sau:
Mở {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/1\/1e\/Androidgoogleplay.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/1\/1e\/Androidgoogleplay.png\/26px-Androidgoogleplay.png","smallWidth":460,"smallHeight":531,"bigWidth":26,"bigHeight":30,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"}
Chạm vào thanh tìm kiếm
Nhập es file explorer
Chạm vào kết quả bên dưới thanh tìm kiếm
Chạm vào (Cài đặt)
Chạm vào (Chấp nhận) khi được hỏi
Bước 2 - Sao chép đường dẫn đến video YouTube mà bạn muốn tải về.
Mặc dù bạn không thể tải về video nhạc và phim thuộc YouTube Red, nhưng bạn có thể tải các video khác từ YouTube thông qua ứng dụng Documents. Trước tiên, bạn cần lấy địa chỉ của video YouTube bằng cách sau:
Mở YouTube
Truy cập video mà bạn muốn tải về
Chạm vào (Chia sẻ) bên dưới video
Chạm vào (Sao chép đường dẫn)
Bước 3 - Mở Google Chrome.
Tắt ứng dụng YouTube, rồi chạm vào ứng dụng Chrome với biểu tượng hình cầu màu đỏ, vàng, xanh lá và xanh dương.
Bước 4 - Chạm vào thanh tìm kiếm.
Lựa chọn này ở phía trên màn hình.
Bước 5 - Truy cập trang VidPaw.
Chạm vào thanh địa chỉ ở phía trên màn hình, rồi nhập vidpaw.com và chạm vào hoặc trên bàn phím của Android.
Bước 6 - Dán địa chỉ của video vào YouTube.
Chạm vào trường nhập dữ liệu ở giữa trang, chạm vào đó một lần nữa khi bàn phím Android hiển thị, và chạm vào (Dán) trong trình đơn đang hiển thị.
Bước 7 - Chạm vào Start (Bắt đầu).
Đó là nút màu xanh dương bên cạnh trường nhập dữ liệu.
Bước 8 - Chạm vào Download (Tải về).
Đó là lựa chọn bên phải chất lượng cao nhất và hiển thị ở đầu trang.
Bước 9 - Chạm vào Done (Hoàn tất) khi được hỏi.
Lựa chọn này ở phía trên góc phải màn hình. Quá trình tải video YouTube về Android liền bắt đầu ngay.
Bước 10 - Mở ES File Explorer.
Đóng Google Chrome, rồi chạm vào ứng dụng ES File Explorer. Đây là thao tác mở ứng dụng ES File Explorer.
Trong lần đầu tiên sử dụng ES File Explorer, bạn phải vuốt hoặc chạm vào vài trang thông tin trước khi thấy trang chủ.
Bước 11 - Chọn thư mục lưu.
Chạm vào (Thẻ nhớ SD) hoặc (Bộ nhớ trong), tùy thuộc vào thư mục lưu mặc định của Android.
Bước 12 - Chạm vào Download (Tải về).
Đây là thư mục ở giữa trang, nhưng có lẽ bạn cần vuốt xuống bên dưới để tìm thấy nó.
Bước 13 - Xem video.
Tìm tên và ảnh thu nhỏ của video, rồi chạm để mở trong ứng dụng video của Android.
Bước 14 - Di chuyển video vào ứng dụng Photos (Ảnh) của Android.
Nếu bạn muốn xem video đã tải về trong ứng dụng Photos của Android thay vì sử dụng ES File Explorer, hãy thực hiện như sau:
Chạm và giữ ảnh thu nhỏ của video
Chạm vào tại một góc của màn hình
Chạm vào (Di chuyển đến)
Chạm vào thư mục (Ảnh)
Chạm vào
Phương pháp 3 - Sử dụng YouTube Red
Bước 1 - Mở YouTube.
Chạm vào ứng dụng YouTube với biểu tượng hình tam giác màu trắng trên nền đỏ. Trang chủ YouTube liền hiển thị nếu bạn đã đăng nhập.
Nếu bạn chưa đăng nhập, hãy chọn hồ sơ của bạn hoặc chạm vào (Đăng nhập), rồi nhập địa chỉ email và/hoặc mật khẩu.
Bước 2 - Chạm vào biểu tượng hồ sơ.
Đây là lựa chọn ở phía trên góc phải màn hình. Trình đơn tài khoản liền hiển thị trên màn hình.
Bước 3 - Chạm vào Get YouTube Red (Đăng ký YouTube Red).
Bạn sẽ thấy lựa chọn này ở gần giữa trình đơn.
Bước 4 - Chạm vào TRY IT FREE (Dùng thử miễn phí).
Đó là nút màu xanh dương ở phía trên góc phải màn hình.
Trên iPhone, chạm vào (Đăng ký YouTube Red), rồi nhập Apple ID hoặc Touch ID khi được hỏi. Tiếp theo, bạn có thể chuyển sang bước "Chọn video".
Bước 5 - Nhập thông tin thanh toán.
Khi được yêu cầu, bạn sẽ chọn phương thức thanh toán hiện có, hoặc chạm vào (Thêm [phương thức]), chẳng hạn như (Thêm thẻ), và nhập thông tin chi tiết.
Bước 6 - Nhập mật khẩu của YouTube.
Chạm vào trường "Verify your password" (Xác minh mật khẩu), rồi nhập mật khẩu của tài khoản Google.
Bước 7 - Chạm vào BUY (Mua).
Lựa chọn này ở bên dưới màn hình. Sau khi nhập mật khẩu và chọn thanh toán bằng thông tin đã nhập, bạn sẽ nhận được một tháng sử dụng YouTube Red miễn phí.
Dịch vụ YouTube Red thường thu phí hàng tháng trên Android là 9,99 đô la Mỹ (khoảng 230.000 đồng) và trên iPhone là 12,99 đô la Mỹ (khoảng 295.000 đồng).
Bước 8 - Chọn video.
Tìm video mà bạn muốn tải về, rồi chạm vào video đó. Video sẽ tự phát ngay khi bạn chạm vào.
Bước 9 - Chạm vào Download (Tải về).
Lựa chọn này ở bên dưới video. Trên một số phiên bản của ứng dụng YouTube, bạn sẽ thấy biểu tượng mũi tên hướng xuống. Màn hình liền xuất hiện một trình đơn sau thao tác của bạn.
Bước 10 - Chọn chất lượng.
Chạm vào chất lượng (chẳng hạn như ) cho video mà bạn muốn tải về.
Bước 11 - Chạm vào DOWNLOAD (Tải về).
Lựa chọn này ở bên dưới trình đơn. Đây là thao tác tải video YouTube về điện thoại thông minh.
Bước 12 - Xem video mà không cần kết nối mạng.
YouTube Red cho phép bạn xem video đã tải về khi không có mạng. Để thực hiện việc này, bạn sẽ chạm vào (Thư viện), tìm video bên dưới phần "Available Offline" (Xem ngoại tuyến), và chạm vào video để xem.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/%E1%BA%A8n-th%C3%B4ng-tin-c%C3%A1-nh%C3%A2n-tr%C3%AAn-Facebook | Cách để Ẩn thông tin cá nhân trên Facebook | Facebook là nơi để kết nối với mọi người, nhưng đôi khi Facebook cũng có thể tiết lộ quá nhiều. Nếu muốn trang cá nhân Facebook ít hiển thị hơn, bạn có thể sử dụng cài đặt riêng tư để khóa thông tin. Thông qua truy cập cài đặt Facebook, bạn có thể ngăn chặn người khác đọc bài viết và ẩn toàn bộ dữ liệu cá nhân. Nếu muốn ẩn thông tin cá nhân hoàn toàn, bạn có thể tạm thời vô hiệu hóa tài khoán. Tất cả dữ liệu sẽ được lưu lại, nhưng người dùng Facebook không thể nhìn thấy cho đến khi bạn kích hoạt lại Facebook.
Phương pháp 1 - Vô hiệu hóa tài khoản (Máy tính)
Bước 1 - Vô hiệu hóa trang cá nhân nếu muốn ẩn trong một thời gian.
Vô hiệu hóa trang Facebook nếu bạn có dự định ngưng dùng Facebook một thời gian. Vô hiệu hóa không có hiệu lực vĩnh viễn, và trang của bạn sẽ được khôi phục lại trong lần đăng nhập kế tiếp. Thông tin cá nhân của bạn sẽ ẩn hoàn toàn trong thời gian vô hiệu hóa trang cá nhân.
Trong thời gian vô hiệu hóa trang cá nhân, bạn không thể xem nội dung Facebook của người khác không đặt ở chế độ "Public" (Công khai).
Bước 2 - Nhấp vào nút mũi tên ở góc phái phía trên trang và chọn "Settings" (Cài đặt).
Bước này sẽ mở màn hình Settings.
Bước 3 - Nhấp vào tùy chọn "Security" (Bảo mật).
Bước này sẽ mở tùy chọn bảo mật tài khoản.
Bước 4 - Nhấp vào "Edit" (Chỉnh sửa) bên cạnh "Deactivate Your Account" (Vô hiệu hóa tài khoản).
Bước này sẽ mở rộng nội dung.
Bước 5 - Nhấp vào đường dẫn "Deactivate your account" và thực hiện theo lệnh.
Bước này sẽ ẩn tài khoản và đăng xuất Facebook. Tài khoản sẽ được ẩn đi cho đến khi bạn đăng nhập lại. Tên của bạn sẽ bị xóa khỏi hầu hết những thông tin đã chia sẻ, nhưng tin nhắn vẫn được giữ lại Bạn sẽ không bị mất bất kỳ dữ liệu nào.
Bước 6 - Đăng nhập lại để khôi phục tài khoản.
Nếu không muốn ẩn tài khoản, bạn có thể đăng nhập lại bằng thông tin Facebook bình thường. Bước này sẽ khôi phục lại toàn bộ dữ liệu tài khoản và công khai như trước đây.
Phương pháp 2 - Vô hiệu hóa tài khoản (Thiết bị di động)
Bước 1 - Mở ứng dụng di động Facebook.
Bạn có thể vô hiệu hóa tài khoản bằng ứng dụng di động. Thông tin cá nhân của bạn sẽ được ẩn đi và tài khoản được vô hiệu hóa cho đến khi bạn đăng nhập lại.
Bước 2 - Nhấp vào nút Menu (☰).
Bạn sẽ thấy biểu tượng ở góc phải phía trên (Android), hoặc góc phải phía dưới (iOS).
Bước 3 - Chọn "Account Settings" (Cài đặt tài khoản).
Bước này sẽ mở trình đơn Settings cho tài khoản.
Bước 4 - Nhấp vào "Security."
Bước này sẽ hiển thị cài đặt bảo mật tài khoản.
Bước 5 - Kéo xuống dưới trình đơn và nhấp "Deactivate" (Vô hiệu hóa).
Bước này sẽ bắt đầu tiến trình vô hiệu hóa.
Bước 6 - Nhập mật khẩu.
Bạn sẽ được yêu cầu nhập mật khẩu trước khi có thể tiếp tục.
Bước 7 - Nhấp vào nút "Deactivate" để xác nhận.
Kéo xuống phần mẫu để tìm nút "Deactivate" ở dưới màn hình. Bạn có thể chọn cho Facebook biết lý do tại sao bạn đang vô hiệu hóa tài khoản, nhưng mục này là tùy chọn.
Bước 8 - Đăng nhập lại nếu muốn khôi phục tài khoản.
Bạn có thể khôi phục lại tài khoản bất kỳ lúc nào bằng cách đăng nhập bằng địa chỉ thư điện tử và mật khẩu.
Phương pháp 3 - Điều chỉnh cài đặt riêng tư (Máy tính)
Bước 1 - Đăng nhập Facebook.
Để điều chỉnh cài đặt, bạn cần đăng nhập trang Facebook.
Bước 2 - Nhấp vào mũi tên ở góc trái bên phải trang Facebook.
Mũi tên có hình ▼.
Bước 3 - Chọn "Settings."
Bước này sẽ mở cài đặt Facebook.
Bước 4 - Nhấp vào tùy chọn "Privacy" ở trình đơn bên trái.
Bước này sẽ hiển thị cài đặt riêng tư tài khoản.
Bước 5 - Ẩn bài viết và gắn thẻ.
Bạn có thể ẩn bài viết để người khác không thấy được, hoặc hạn chế xuống một nhóm bạn thân.
Nhấp vào "Edit" bên cạnh (Ai có thể thấy bài viết sau này của bạn?). Bước này sẽ cho phép bạn thay đổi nhóm người có thể xem bài viết của bạn.
Chọn "Only Me" (Chỉ mình tôi) để chuyển toàn bộ bài đăng sang chế độ riêng tư. Bước này chỉ cho phép một mình bạn xem bài đăng thay vì người khác. Bạn có thể chọn nhóm khác, chẳng hạn như Close Friends (Bạn thân) hoặc danh sách tùy chọn, nhưng lưu ý rằng bất kỳ có thể xem bài viết của bạn đều có thể chia sẻ bài đăng với bạn bè của họ.
Công cụ này sẽ tự động chuyển đổi bài đăng cũ sang Friends Only (Chỉ bạn bè). Bước này sẽ hạn chế người xem những bài viết trong quá khứ. Nếu muốn chuyển đổi sang "Only Me," bạn cần tìm từng bài viết một và chuyển đổi riêng tư bằng tay.
Bước 6 - Chặn người khác đăng lên dòng thời gian của bạn.
Bạn có thể tắt chế độ đăng lên dòng thời gian để người khác không thể đăng lên trang của bạn. Bước này cho phép bạn chỉ sử dụng dòng thời gian cho riêng mình, hay chặn và khóa hoàn toàn.
Nhấp vào tùy chọn "Timeline and Tagging" (Dòng thời gian và gắn thẻ) ở trình đơn bên trái. Bước này sẽ mở cài đặt Timeline.
Nhấp vào "Edit" bên cạnh (Ai có thể đăng lên dòng thời gian của bạn?). Bước này sẽ cho phép bạn điều chỉnh ai có thể đăng nội dung lên trang cá nhân của bạn.
Chọn "Only Me" để chuyển đổi dòng thời gian riêng tư hoàn toàn. Bước này ngăn chặn người khác đăng lên dòng thời gian của bạn. Kết hợp với các bước ẩn bài viết ở phần trước, dòng thời gian của bạn sẽ hoàn toàn riêng tư.
Nhấp vào "Edit" bên cạnh (Ai có thể thấy người khác đăng bài lên dòng thời gian của bạn?). Bước này sẽ điều chỉnh ai có thể thấy nội dung mà người khác đăng lên dòng thời gian của bạn.
Chọn Bước này sẽ chặn người khác xem nội dung đăng trên trang cá nhân của bạn.
Bước 7 - Ẩn trang cá nhân khỏi công cụ tìm kiếm.
Mỗi thông tin trên trang cá nhân của bạn, chẳng hạn như nghề nghiệp, tuổi tác, địa điểm, và nhiều thứ khác, có chức năng kiểm soát riêng tư tách biệt. Bạn cần bảo đảm rằng tất cả những thông tin này đều được cài ở chế độ "Only Me" nếu không muốn để người khác nhìn thấy:
Nhấp vào nút Facebook ở góc trái phía trên.
Chọn "Edit Profile" (Chỉnh sửa thông tin cá nhân) ở phía trên trình đơn bên trái.
Nhấp vào nút "Edit" ở bên cạnh từng mục trong thông tin cá nhân.
Nhấp vào trình đơn thả xuống "Audience" (Người xem) và chọn "Only Me" để ẩn mục thông tin cá nhân. Nhấp vào "Save Changes" (Lưu thay đổi), sau đó chuyển sang mục khác.
Phương pháp 4 - Điều chỉnh cài đặt riêng tư (Di động)
Bước 1 - Mở ứng dụng Facebook.
Bạn có thể điều chỉnh toàn bộ cài đặt riêng tư trực tiếp trên ứng dụng di động Facebook.
Bước 2 - Nhấp vào nút Menu (☰).
Bạn sẽ thấy nút ở góc phải phía trên (Android), hoặc góc phải phía dưới (iOS).
Bước 3 - Chọn "Account Settings" (Cài đặt tài khoản).
Bước này sẽ mở trình đơn Settings cho tài khoản.
Trên iPhone, bạn cần chọn "Settings" và sau đó "Account Settings."
Bước 4 - Nhấp vào "Privacy" (Riêng tư).
Bước này sẽ mở cài đặt riêng tư.
Bước 5 - Ẩn bài đăng và gắn thẻ.
Bạn có thể chặn không cho người khác xem bài đăng, chuyển dòng thời gian thành nhật ký riêng tư.
Nhấp vào "Who can see your future posts?"
Chọn "Only Me" để ẩn bài viết sau này với người khác ngoại trừ bạn.
Quay lại trình đơn Privacy và chọn "Limit the audience for posts you've shared with friends of friends or Public?" (Hạn chế người xem bài viết đã chia sẻ với bạn của bạn hoặc Công khai?). Nhấp vào "Limit Old Posts" (Hạn chế bài đăng cũ) và sau đó xác nhận ẩn toàn bộ bài đăng cũ.
Bước 6 - Chặn người khác đăng lên dòng thời gian.
Bạn có thể khóa dòng thời gian để không ai có thể đăng hoặc xem bài viết khác.
Quay lại trình đơn "Account Settings" và chọn "Timeline and tagging".
Nhấp vào "Who can post on your timeline?" (Ai có thể đăng lên dòng thời gian của bạn?) và chọn "Only Me."
Chọn "Who can see what others post on your timeline?" và sau đó chọn "Only Me."
Bước 7 - Ẩn nội dung thông tin cá nhân.
Mỗi mục thông tin cá nhân có chế độ cài đặt riêng tư riêng biệt. Bạn cần thay đổi từng mục sang "Only Me" để người khác không thể xem được.
Quay lại trang chính Facebook và mở trang thông tin cá nhân.
Nhấp vào "Add Details About You" (Thêm thông tin chi tiết về bạn).
Nhấp vào nút hình Bút chì (Chỉnh sửa) bên cạnh từng mục.
Nhấp vào trình đơn Audience ở dưới từng mục và chọn "Only Me."
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Gi%E1%BB%9Bi-thi%E1%BB%87u-b%E1%BA%A3n-th%C3%A2n-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-l%E1%BB%9Bp-h%E1%BB%8Dc | Cách để Giới thiệu bản thân trước lớp học | Dù bạn là học sinh hay giáo viên, việc giới thiệu bản thân trước lớp học có thể khiến bạn cảm thấy ngại ngùng. Việc quyết định chia sẻ điều gì và chia sẻ ở mức độ nào, vượt qua sự lo lắng và thể hiện bản thân là một người thú vị và bận rộn chính là những bước sẽ giúp bạn giới thiệu mình một cách tự tin trong lớp học thực tế và môi trường trực tuyến.
Phương pháp 1 - Thực hiện bài phát biểu giới thiệu bản thân
Bước 1 - Đứng dậy khi đến lượt bạn giới thiệu bản thân.
Điều này sẽ giúp bạn có vẻ ngoài tự tin hơn và nói chuyện rõ ràng hơn so với khi ngồi. Có lẽ bạn sẽ cảm thấy lúng túng khi đứng dậy, tuy nhiên phần giới thiệu bản thân sẽ hoàn thành nhanh chóng hơn bạn nghĩ.
Nếu bạn ngồi giữa phòng học, thỉnh thoảng bạn sẽ cần quay đầu từ phía này sang phía khác khi nói chuyện để có thể nói với cả lớp.
Bước 2 - Mỉm cười khi nói.
Cho dù bạn vô cùng lo lắng, việc mỉm cười sẽ làm cho giọng nói của bạn bình tĩnh hơn và giúp bạn che giấu nỗi sợ hãi. Điều này cũng thể hiện cho các bạn cùng lớp và giáo viên rằng bạn là người thân thiện và dễ gần. Bên cạnh đó, mỉm cười kích thích sự giải phóng nội tiết tố hạnh phúc endorphin, do đó bạn đang giúp bản thân cảm thấy vui vẻ hơn một chút đấy!
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng việc mỉm cười khi nói chuyện trước đám đông làm cho người khác yêu mến bạn vì họ tự nhiên sẽ muốn mỉm cười lại với bạn.
Bước 3 - Nói chuyện một cách tự tin.
Có lẽ cho dù giọng nói của bạn bị rung, những người khác sẽ không chú ý điều đó. Bạn muốn tất cả mọi người có thể nghe được mình nói, vậy thì khi giới thiệu bản thân, hãy nói thật to rõ. Đừng nói lầm bầm hoặc nhìn xuống dưới sàn. Cảm giác lo lắng là hoàn toàn bình thường—rất nhiều người có cảm giác đó khi nói chuyện trước những người khác! Tuy nhiên nếu bạn thực hiện hít thở từ từ và thể hiện sự tự tin, bạn sẽ hoàn thành phần giới thiệu trước khi mình nhận ra.
Thử thực hành giới thiệu trước gương để giúp bản thân sẵn sàng.
Nhiều người trong lớp học sẽ bận suy nghĩ về việc họ sẽ nói gì khi đến lượt mình và có lẽ họ sẽ không theo dõi hết phần giới thiệu của bạn.
Bước 4 - Giới thiệu tên trước.
Bạn nên giới thiệu tên, dừng lại một chút, sau đó nói họ và tên lót, chẳng hạn như “Xin chào, tớ tên là Hoa, họ tên đầy đủ là Lê Hoa”. Sự lặp lại thường sẽ giúp người khác ghi nhớ tên của bạn.
Nếu bạn thích sử dụng biệt danh, đây là lúc để giới thiệu nó. Ví dụ, “Chào, tớ tên là Hồng, họ tên đầy đủ là Lê Diễm Hồng, nhưng mọi người có thể gọi tớ là ‘Pinky’”.
Bước 5 - Chia sẻ lý do bạn tham gia lớp học.
Nếu bạn đang tham gia một khóa học đại học, bạn có thể chia sẻ chuyên ngành của mình. Hoặc nếu bạn đang học một lớp để thi chứng chỉ hỗ trợ cho công việc, bạn có thể chia sẻ công việc mình đang làm. Ví dụ, bạn có thể nói, “Chào, tôi tên là Hùng, họ tên đầy đủ là Nguyễn Mạnh Hùng. Tôi học chuyên ngành kinh tế, và tôi cần chứng chỉ của lớp học này để tốt nghiệp”.
Nếu bạn chỉ tham gia lớp học bởi vì bị bắt buộc (chẳng hạn như khóa học chung mà tất cả học sinh phải tham gia), bạn không cần phải nói lý do—có lẽ nhiều người khác cũng có hoàn cảnh tương tự.
Bước 6 - Đưa ra những thông tin chi tiết cá nhân, chẳng hạn như sở thích hoặc điều mà bạn quan tâm.
Nếu bạn thích thể thao, nuôi thú cưng, hoặc thích du lịch, bạn nên đưa ra thông này khi kết thúc phần giới thiệu. Bạn có thể nói, “Khi không phải bận học, tớ thích vận động và chạy bộ”. Điều này sẽ giúp các bạn cùng lớp và giáo viên liên kết tên bạn với một hoạt động đáng nhớ.
Tránh chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân, chẳng hạn như việc bạn đang ly dị hoặc bị sa thải gần đây. Hãy cố gắng duy trì mọi thứ tích cực và tươi sáng—đừng để ấn tượng đầu tiên của bạn trở nên tiêu cực hoặc khiến người khác khó chịu.
Phương pháp 2 - Viết bài giới thiệu bản thân cho khóa học trực tuyến
Bước 1 - Thêm hình ảnh nếu bạn chưa làm.
Luôn là một điều tuyệt vời khi biết mặt ai đó cùng với tên của họ, và trong khóa học trực tuyến, cách tạo ra cảm giác kết nối với cộng đồng sẽ khác với lớp học truyền thống. Bạn thường có thể thêm hình ảnh vào hồ sơ của mình để nó xuất hiện mỗi khi bạn đăng bài, hoặc bạn có thể thêm một hình ảnh khác vào bài giới thiệu bản thân.
Nếu bạn không thoải mái với việc thêm hình ảnh vì lý do bảo mật, điều đó cũng ổn thôi! Nếu giáo viên yêu cầu điều đó, bạn chỉ cần gửi cho họ một email về mối bận tâm của mình để họ biết lý do bạn không tuân theo hướng dẫn của họ.
Bước 2 - Duy trì giọng điệu thân thiện và chuyên nghiệp.
Bởi vì bạn đang đăng bài trực tuyến, bạn sẽ có xu hướng sử dụng cách “nói chuyện” thường ngày với từ lóng hoặc ngữ pháp tùy tiện, vì thế hãy đặc biệt chú ý đến bài giới thiệu bản thân. Bạn nên sử dụng các câu hoàn chỉnh, ngữ pháp chính xác, và đọc kỹ lại trước khi nhấn nút “gửi”.
Thử đọc lớn những gì bạn đã viết để nghe xem nó như thế nào—điều này có thể giúp bạn diễn đạt lại hoặc cấu trúc lại bài giới thiệu để có giọng điệu trôi chảy nhất.
Bước 3 - Chia sẻ thông tin cá nhân và nghề nghiệp.
Cung cấp thông tin về lý do bạn tham gia lớp học và bạn làm gì trong thời gian ngoài lớp học (làm việc hay vui chơi). Ví dụ, bạn có thể viết “Chào, tôi tên là Nguyễn Thị Mai, tôi làm việc ở viện dưỡng lão. Khi không đi làm hoặc không đi học, tôi thích dành thời gian cho chồng và 3 chú chó”.
Bạn cũng có thể chia sẻ mình sống ở thành phố nào nếu bạn thoải mái với thông tin đó—nhiều học sinh tham gia lớp học trực tuyến sẽ tạo các nhóm học tập để gặp nhau trực tiếp hoặc trên mạng.
Ghi nhớ nguyên tắc “ít là nhiều”—các bạn cùng lớp thường thích đọc 1 đoạn văn súc tích hơn so với 5 đoạn văn.
Bước 4 - Phản hồi bài giới thiệu của bạn cùng lớp.
Đây là cách tốt nhất để bắt đầu xây dựng mối quan hệ với mọi người. Hãy liên hệ với những người khác sống ở cùng khu vực hoặc những ai có cùng sở thích với bạn. Khả năng là nếu bạn học cùng chương trình với họ, các bạn sẽ học chung nhiều khóa học khác trong 1 hoặc 2 năm tiếp theo.
Sự hiện diện thường xuyên ở lớp học trực tuyến sẽ giúp trải nghiệm tổng quan của bạn thú vị hơn, và giúp bạn thích học tài liệu hơn.
Phương pháp 3 - Giới thiệu bản thân là giáo viên
Bước 1 - Chào học sinh và giới thiệu bản thân khi tất cả mọi người đã ngồi xuống.
Giới thiệu tên (tên mà bạn muốn học sinh gọi bạn), trình độ, và sở thích của bạn. Bạn có thể nói, “Chào các bạn, tôi tên là Trần Trung, các bạn có thể gọi tôi là thầy Trung. Tôi đã nhận được bằng cấp bộ môn Truyền thông ở trường đại học XYZ và bằng cử nhân ở trường đại học ABC. Tôi chỉ vừa chuyển đến khu vực này và tôi thích khám phá thị trấn và đi bộ cùng với chú chó Bruce của tôi”.
Sẽ có ích khi bạn chia sẻ các chi tiết mà học sinh có thể nhận diện, tuy nhiên hãy thận trọng với việc tiết lộ quá nhiều thông tin cá nhân.
Đây cũng là lúc mà bạn có thể chia sẻ bất kỳ giải thưởng mà mình đã đạt được, những lĩnh vực nghiên cứu mà bạn quan tâm hoặc tham gia, các sách báo xuất bản, hoặc tổ chức mà bạn làm việc. Bạn cần thiết lập sự tín nhiệm nhiều nhất có thể.
Bước 2 - Mỉm cười và nói chuyện với cả lớp học.
Hãy cởi mở và chân thành, đảm bảo nhìn khắp lớp học khi bạn giới thiệu bản thân. Nếu bạn lo lắng, bạn có thể thử nhìn phía trên đầu của học sinh thay vì giao tiếp bằng mắt trực tiếp với họ. Di chuyển và đi quanh phòng học nếu bạn thấy thoải mái.
Hãy nhớ rằng học sinh xem bạn là một người có quyền lực trong lớp học. Có lẽ họ sẽ không nhận ra nếu bạn đang lo lắng hoặc quên gì đó mà bạn đã dự định nói. Hãy tự tin và hiểu rằng sẽ luôn có thời gian để bạn cung cấp bất kỳ thông tin gì mà mình đã quên.
Bước 3 - Phát giáo trình môn học và trả lời câu hỏi.
Khi bạn giới thiệu bản thân, hãy phát giáo trình môn học để học sinh có thể bắt đầu xem qua. Sau đó, bạn có thể đề cập đến nội dung giáo trình sau lời giới thiệu bản thân để chia sẻ những gì bạn mong đợi từ lớp (sự có mặt, sự tham gia, cấu trúc, các bài luận).
Thiết lập nhịp điệu cho lớp học vào ngày đầu tiên là một phần quan trọng để dạy một khóa học thành công và thú vị. Hãy thực hành một vài lần trước khi bạn thật sự đứng trước những học sinh của mình.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Khi%E1%BA%BFn-b%E1%BB%99-ng%E1%BB%B1c-l%E1%BB%9Bn-tr%C3%B4ng-nh%E1%BB%8F-h%C6%A1n | Cách để Khiến bộ ngực lớn trông nhỏ hơn | “Mắt em ở đây!” - Đã bao lần bạn muốn nói câu này với chàng trai của mình, khi anh ấy gần như không thể nhìn vào mắt bạn? Nếu bạn muốn người khác ngừng chú ý vào ngực của mình, có rất nhiều cách để thu nhỏ kích cỡ của núi đôi đấy.
Phương pháp 1 - Ăn mặc để khiến ngực trông nhỏ hơn
Bước 1 - Mặc áo ngực vừa vặn.
Mặc áo ngực vừa vặn là một trong những cách dễ nhất để khiến tổng thể vùng ngực trở nên dễ nhìn hơn. Cúp áo phải che phủ được phần lớn bầu ngực, và quai ngang của áo phải tạo thành một đường thẳng ở lưng. Quai áo không nên là bộ phận nâng đỡ chủ đạo mà quai ngang mới phải chịu trách nhiệm đó. Bạn hãy tới gặp những chuyên viên tư vấn ở các cửa hàng bán đồ nội y để được đo đạc kĩ càng.
Ghé thăm những cửa hàng nội y có bán áo với nhiều kích cỡ khác nhau, đặc biệt là họ nên có loại áo cỡ đại lớn hơn DD. Đây là việc rất quan trọng khi tìm kiếm áo ngực vừa vặn với cơ thể. Nhiều cửa hàng sẽ tìm cách bán cho bạn những gì mà họ có, và phần lớn trong đó chỉ có những chiếc áo ngực với kích cỡ phổ biến, không thể vừa vặn với mọi dáng người.
Đừng quá căng thẳng về mức độ vừa vặn của áo ngực. Có thể bạn sẽ nhận ra mình mặc áo cỡ 32E chứ không phải 34DD. Việc đó là bình thường. Một chiếc áo ngực vừa vặn vẫn quan trọng hơn những con số. Áo ngực vừa vặn sẽ khiến bạn trông đẹp hơn, nhờ đó, bạn cũng thấy tự tin hơn.
Một bộ ngực được nâng đỡ phù hợp sẽ giúp cải thiện vẻ ngoài của bạn vì nó khiến thân trên của bạn có vẻ dài hơn.
Thỉnh thoảng, bạn nên đo lại số đo cơ thể để đảm bảo luôn được mặc những chiếc áo phù hợp.
Bước 2 - Bạn có thể thay thế bằng áo bó ngực.
Áo bó ngực sẽ khiến bầu ngực nhỏ đi bằng cách phân bố lại mô ngực. Quan trọng nhất là chúng không khiến cho ngực bạn bị phẳng.
Áo bó ngực còn giúp cho quần áo vừa vặn hơn mà bạn vẫn cảm thấy thoải mái. Áo cài cúc sẽ không còn bị hở, và ngực trông sẽ gọn gàng hơn khi bạn mặc áo cổ lọ.
Bước 3 - Mặc đồ tối màu.
Quần áo có màu tối và trơn sẽ khiến cơ thể trông gọn gàng hơn và ngực bạn cũng sẽ có vẻ nhỏ lại.
Một chiếc áo blazer vừa vặn cũng sẽ mang lại vẻ ngoài chỉn chu hoàn hảo. Một chiếc váy đen cho buổi tối cũng sẽ giúp bạn thon gọn hơn, vừa dễ phối phụ kiện lại vừa hợp thời trang.
Mặc áo tối màu với váy hoặc quần sáng màu và những đôi giày bắt mắt.
Bước 4 - Mặc kiểu áo phù hợp.
Áo sơ mi cách điệu và áo len có thể khiến ngực bạn trông nhỏ lại. Dù bạn chọn phong cách nào thì hãy tránh những kiểu cắt cúp, màu sắc hoặc họa tiết nhấn nhá ở phần ngực.
Chọn áo có cổ chữ V. Đảm bảo là phần cổ áo chỉ khoét tới khe ngực. Ngoài ra, hãy thử kiểu cổ chữ U, cổ thuyền hoặc cổ trái tim. Mấu chốt ở đây là phần cổ không được khoét quá sâu, nếu không, nó sẽ thu hút sự chú ý của người khác vào ngực bạn.
Không mặc những chiếc áo có quá nhiều bèo nhún.
Đừng ngó lơ hoàn toàn họa tiết kẻ ngang hoặc áo dáng rộng. Hãy thử những chiếc áo dáng rộng và suông từ phần ngực trở xuống mà không bị căng phồng. Áo kẻ ngang hơi suông một chút cũng sẽ khiến người ta ít chú ý tới ngực bạn hơn. Tránh mặc áo ngắn để trông không bị lôi thôi.
Tránh những chiếc áo có cổ khoét sâu. Chúng sẽ đóng khung và làm ngực bạn trông lớn hơn, do đó, người khác khó mà rời mắt khỏi chúng.
Bước 5 - Chọn đúng loại vải.
Một số loại vải sẽ thu hút sự chú ý của người khác vào ngực bạn. Lụa, nhung và len sợi to sẽ làm nổi bật phần ngực. Tránh những chiếc áo đính kim sa và áo yếm. Thay vào đó, bạn nên chọn vải bông xù, len lông cừu và cotton.
Khi mặc áo phông, nên chọn loại vải mềm như cotton dày hoặc vải bông xù để ngực không bị bó sát. Trông bạn sẽ rất thời trang khi mặc áo phông cổ tròn dáng suông và đút vào trong một chiếc váy ngắn hoặc quần bò dáng boyfriend.
Bước 6 - Mặc áo jacket và áo khoác len mỏng (cardigan).
Cardigan sẽ khiến người khác không tập trung vào ngực bạn. Những đường kẻ sọc cũng làm đường cong trên cơ thể bạn bớt nổi bật hơn. Các lớp áo còn có thể che bớt những đường cong mà bạn muốn giấu đi. Để mở áo blazer hoặc jacket. Đừng cố tìm kiếm những cỡ áo đủ rộng để có thể đóng cúc hoặc kéo khóa. Bạn chỉ cần một chiếc áo vừa vặn với phần cánh tay, lưng và vai, cúc hoặc khóa áo có thể để mở.
Phong cách mặc nhiều lớp áo rất phù hợp với người có bộ ngực lớn. Lớp áo len hoặc áo jacket sẽ giúp giấu đường nét trên cơ thể, làm giảm sự chú ý vào bộ ngực. Nếu áo của bạn có khoét cổ sâu, hãy thử mặc thêm áo hai dây ở bên trong. Trông bạn sẽ rất thời trang, đồng thời lại che được khe ngực.
Tìm một chiếc áo jacket được may từ loại vải dày và đanh để khỏi thu hút sự chú ý vào phần ngực. Áo jacket bằng da có thể là lựa chọn tốt nhờ các lớp áo bao quanh ngực và có độ dài lửng.
Nếu ve áo blazer không nằm ngay ngắn trên ngực bạn thì hãy chọn áo không có ve.
Khi mua áo khoác, hãy chọn kiểu áo chỉ có một hàng cúc.
Bước 7 - Tránh đeo dây chuyền dài.
Chúng sẽ thu hút sự chú ý xuống phía dưới và tập trung vào ngực bạn. Thay vào đó, hãy đeo vòng choker hoặc không gì cả. Một phong cách rất thú vị khác là những chiếc vòng to bản. Những chiếc vòng có nhiều chi tiết hoặc nhiều chuỗi hạt/đá đều rất đẹp.
Bước 8 - Không mặc áo sơ mi chật.
Cúc áo bị căng và hở sẽ khiến ngực bạn bị chú ý tức thì. Những loại vải có họa tiết hoặc áo phông bị căng phần ngực thường sẽ làm méo các hình được in trên áo. Hãy mặc những chiếc áo vừa vặn chứ không bó sát.
Tránh những chiếc áo rộng thùng thình. Áo quá rộng thì không tôn dáng. Hãy chọn những chiếc áo vừa vặn với hình dáng cơ thể của bạn.
Bước 9 - Đeo khăn.
Quàng khăn quanh cổ không chỉ đẹp và ấm mà còn giúp làm giảm kích cỡ của ngực. Hãy kết hợp cùng áo jacket hoặc cardigan hoặc áo dệt kim.
Phương pháp 2 - Làm giảm kích cỡ ngực thực tế
Bước 1 - Giảm cân.
Ngực có cấu tạo từ các mô mỡ. Thực hiện kế hoạch giảm cân tổng thể sẽ giúp làm giảm các mô mỡ trong cơ thể, giúp ngực trở nên nhỏ hơn. Nhiều phụ nữ nhận thấy mỡ trong cơ thể họ giảm ở ngực đầu tiên.
Luyện tập tim mạch. Các bài tập như đi bộ, đạp xe hoặc tập trên máy chạy bộ đều hỗ trợ chuyển hóa và đốt mỡ rất tốt. Nhảy, bơi và kickboxing cũng là những ý tưởng hay. Nếu bạn thấy thoải mái thì có thể chạy bộ hoặc chạy chậm. Hãy làm những việc mà khiến nhịp tim đập nhanh hơn và bạn thì được vận động.
Cố gắng tập ít nhất 45 phút, 5 tới 6 buổi một tuần.
Đảm bảo mặc áo ngực vừa vặn khi tập tim mạch để bảo vệ ngực.
Nếu bạn đang thường xuyên tập thể dục và ăn kiêng nhưng ngực không nhỏ đi, có thể bạn có mô bào đặc thay vì mô mỡ. Mô bào đặc không thể bị đốt cháy thông qua chế độ ăn và luyện tập.
Bước 2 - Ăn uống lành mạnh và giảm calo.
Để hỗ trợ giảm cân và đốt mỡ, hãy ăn uống sao cho lành mạnh. Những thực phẩm tốt cho quá trình đốt mỡ là ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, hoa quả và rau, và uống nhiều nước.
Đừng ăn kiêng khắt khe. Giảm lượng calo nạp vào quá mức có thể làm chậm quá trình chuyển hóa, ảnh hưởng xấu tới những nỗ lực của bạn. Hãy tiêu thụ ít nhất 1200 calo một ngày, và nhớ là phải nạp thêm năng lượng sau khi tập thể dục.
Bước 3 - Thực hiện các bài tập rèn luyện sức khỏe.
Bổ sung thêm những bài tập luyện cơ sẽ giúp cơ ngực săn chắc hơn. Những bài tập này sẽ không đốt mỡ ở ngực ngay lập tức, nhưng khi kết hợp với luyện tim mạch và ăn uống lành mạnh, chúng sẽ giúp bạn cải thiện phần ngực.
Hãy thử các bài tập sau: chống đẩy, đẩy tạ, đẩy xà kép, ép ngực trong, đẩy ngực và tập cơ vai.
Tăng cường sức mạnh cho cơ ngực, lưng và vai có thể giúp ích cho bạn nếu bạn bị đau lưng trên, đau cổ, căng vai hoặc có dáng xấu do ngực lớn.
Những bài tập này nên được thực hiện 2 tới 3 lần một tuần. Bắt đầu từ 8 tới 10 lượt và tăng dần. Để làm săn chắc ngực, bạn nên dùng tạ nhẹ và làm nhiều lượt hơn. Nếu bạn dùng tạ nặng mà đẩy ít lượt, cơ bắp sẽ bị to ra.
Bước 4 - Bó ngực.
Bó ngực sẽ có ích nếu bạn muốn hạn chế tình trạng ngực xê dịch khi bạn cử động, hoặc khi bạn muốn ăn mặc như đàn ông, hoặc đơn giản là bạn muốn làm cho ngực phẳng ra. Áo nịt ngực sẽ làm phẳng ngực bạn một cách an toàn và có thể mua được ở các cửa hàng trên mạng hoặc các shop bán lẻ khác.
Không dùng băng co giãn hoặc băng dính để bó ngực. Chúng có thể gây ra tác hại, ví dụ như gãy xương sườn và tích tụ dịch trong cơ thể.
Luôn mặc áo bó giấu ngực có kích cỡ vừa vặn. Không mua loại quá nhỏ để cố làm cho ngực nhỏ thêm, việc này cũng có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng.
Bước 5 - Thực hiện phẫu thuật làm nhỏ ngực.
Loại phẫu thuật này sẽ loại bỏ mỡ, mô và da để làm nhỏ kích thước ngực xuống mức khách hàng cảm thấy đẹp hoặc dễ chịu. Phẫu thuật thu nhỏ ngực có thể rất đắt và là một quyết định táo bạo đối với một số người. Nếu bạn muốn được phẫu thuật thu nhỏ ngực, hãy lên kế hoạch gặp gỡ chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/%C4%90%E1%BB%8Dc-truy%E1%BB%87n-tranh-Nh%E1%BA%ADt-b%E1%BA%A3n-(manga) | Cách để Đọc truyện tranh Nhật bản (manga) | Manga là một thể loại truyện tranh Nhật Bản. Đọc manga khác với đọc truyện tranh, sách, hoặc tạp chí tiếng Anh. Học cách để đọc manga là đọc từ phải sang trái và từ trên xuống dưới, phân tích đúng các yếu tố trong khung tranh, và khám phá cảm xúc của các nhân vật bằng cách làm quen với một vài ký hiệu mô tả cảm xúc phổ biến sẽ giúp bạn tận hưởng niềm vui đọc truyện manga.
Phương pháp 1 - Chọn thể loại manga
Bước 1 - Tìm hiểu về các loại manga khác nhau.
Có 5 loại manga chính. Seinen là manga dành cho đàn ông. Josei là manga dành cho phụ nữ. Shojo là manga dành cho con gái và Shonen là manga dành cho con trai. Kodomo là manga dành cho trẻ em.
Bước 2 - Khám phá nhiều thể loại manga.
Truyện tranh Nhật bản có nhiều thể loại, bao gồm nhiều đề tài và chủ đề. Một số thể loại manga phổ biến nhất bao gồm hành động, bí ẩn, phiêu lưu, tình cảm lãng mạn, hài hước, cuộc sống đời thường, khoa học viễn tưởng, pháp thuật, giới tính lẫn lộn, lịch sử, harem (thể loại truyện tình cảm mà trong đó, nhiều nhân vật nữ thích một nhân vật nam chính), và mecha (thể loại về những cỗ máy biết đi).
Bước 3 - Tìm hiểu một vài bộ truyện tranh Nhật bản nổi tiếng.
Trước khi đọc truyện manga đầu tiên, bạn nên dành thời gian để tìm hiểu một số bộ truyện thịnh hành. Một vài gợi ý về truyện khoa học viễn tưởng gồm có Ghost in the Shell và Akira. Bộ truyện nổi tiếng về chủ đề pháp thuật gồm Dragon Ball và Pokemon Adventures. Love Hina là bộ truyện tranh thường được nhắc đến về chủ đề cuộc sống đời thường, và Mobile Suit Gundam 0079 là bộ truyện tranh kết hợp giữa mecha (thể loại về những cỗ máy biết đi) và khoa học viễn tưởng.
Phương pháp 2 - Bắt đầu
Bước 1 - Chọn manga theo sở thích và cá tính của bạn.
Sau khi tìm hiểu những thể loại manga khác nhau và làm quen với những bộ truyện tranh nổi tiếng, đã đến lúc bạn đưa ra quyết định xem mình sẽ đọc loại manga nào. Hãy nghe theo bản năng và chọn bộ truyện mà bạn thật sự thích thú!
Bước 2 - Bắt đầu với tập đầu tiên trong bộ truyện tranh.
Manga luôn được chia theo bộ và bao gồm nhiều câu chuyện. Hãy đảm bảo rằng bạn bắt đầu với tập truyện đầu tiên và tiếp tục đọc hết bộ truyện theo thứ tự thời gian. Nếu là một bộ truyện nổi tiếng, các tập truyện sẽ được xuất bản cùng nhau để tập hợp thành một bộ. Số phát hành và bộ truyện thường được in trên bìa.
Bước 3 - Để quyển truyện trên bàn với phần gáy sách nằm bên phải.
Hãy đọc truyện manga với phần gáy sách nằm bên phải. Khi quyển truyện nằm trên bàn, bạn cần đảm bảo rằng trang truyện cuối nằm bên trái và gáy sách nằm bên phải. Cách này "ngược lại" so với cách đọc sách tiếng Anh.
Bước 4 - Bắt đầu từ hướng có tên truyện, tên tác giả, và phiên bản.
Điều quan trọng là bạn bắt đầu đọc truyện manga đúng hướng. Bìa mặt thường sẽ bao gồm tên truyện cùng với tên của một hoặc nhiều tác giả. Lật lại quyển truyện nếu bạn thấy cảnh báo rằng, “Bạn đang đọc sai hướng!”
Phương pháp 3 - Đọc các khung tranh
Bước 1 - Đọc các khung tranh từ phải sang trái và từ trên xuống dưới.
Giống như khi đọc các trang truyện, bạn nên đọc các khung tranh từ phải sang trái. Bắt đầu đọc mỗi trang truyện bằng cách đọc khung tranh ở góc trên bên phải. Hãy đọc từ phải sang trái và khi đọc tới lề trang, bạn tiếp tục với khung tranh ở góc bên phải của các hàng khung tranh tiếp theo.
Nếu tất cả các khung tranh đều được sắp xếp theo hướng dọc, hãy bắt đầu với khung trên cùng.
Cho dù các khung tranh không xếp thẳng hàng, hãy tuân theo nguyên tắc từ phải sang trái. Bắt đầu với hàng hoặc cột ở vị trí cao nhất và tiếp tục - từ phải sang trái - đến hàng hoặc cột thấp nhất.
Bước 2 - Đọc các khung hội thoại từ phải sang trái và từ trên xuống dưới.
Bạn nên đọc các khung hội thoại có chứa lời thoại giữa các nhân vật từ phải sang trái. Bắt đầu với một khung tranh nằm ở góc trên cùng phía bên phải và đọc các khung hội thoại từ phải sang trái, và từ trên xuống dưới.
Bước 3 - Phân tích khung tranh có nền màu đen là cảnh hồi tưởng.
Khung truyện tranh có nền màu đen thường mô tả những sự kiện đã xảy ra trước câu chuyện được kể trong manga. Nền màu đen biểu thị cảnh hồi tưởng về một sự kiện hoặc giai đoạn trước đó.
Bước 4 - Hiểu khung tranh có nền mờ là sự chuyển giao từ quá khứ sang hiện tại.
Một trang truyện có chứa khung tranh màu đen trên cùng, sau đó là khung có màu xám, và cuối cùng là khung có màu trắng đang mô tả sự chuyển tiếp thời gian từ quá khứ (khung màu đen) sang hiện tại (khung màu trắng).
Phương pháp 4 - Cách biểu hiện cảm xúc của các nhân vật
Bước 1 - Hình vẽ thở dài là để thể hiện sự khuây khỏa hoặc sự buồn rầu của nhân vật.
Thông thường, các nhân vật trong truyện tranh Nhật bản sẽ được miêu tả bằng khung hội thoại rỗng nằm ngay hoặc dưới miệng của họ. Điều này thể hiện rằng nhân vật đang thở dài, và có thể được hiểu là họ đang cảm thấy khuây khỏa hoặc mệt mỏi.
Bước 2 - Các đường gạch trên mặt của nhân vật là thể hiện sự ngượng ngùng.
Các nhân vật trong truyện tranh Nhật bản thường được mô tả đang bối rối bằng các đường gạch ngang mũi hoặc đôi má. Những cách thể hiện này nhằm mô tả nhân vật đang ngượng ngùng, quá khích, hoặc thậm chí có cảm xúc lãng mạn đối với một nhân vật khác.
Bước 3 - Nhân vật truyện tranh chảy máu mũi là do sự thèm khát vì hưng phấn, chứ không phải bị thương.
Khi một nhân vật truyện tranh xuất hiện với mũi chảy máu, điều này thường có nghĩa là họ đang ham muốn một nhân vật khác hoặc đang nhìn chằm chằm với dục vọng về một nhân vật khác, thường thì đó là một người phụ nữ đẹp.
Bước 4 - Hình vẽ giọt mồ hôi thể hiện sự hốt hoảng.
Đôi khi giọt mồ hôi được vẽ gần đầu của một nhân vật. Điều này thường thể hiện rằng nhân vật đó đang bối rối hoặc cảm thấy bế tắc trong một tình huống nhất định. Trường hợp này thường ít nghiêm trọng hơn so với sự lúng túng được mô tả bằng những đường gạch trên gương mặt.
Bước 5 - Các bóng tối hoặc khoảng tối trên gương mặt thể hiện sự giận dữ, sự cáu gắt, hoặc trầm cảm.
Khi một nhân vật xuất hiện trong khung tranh có đốm màu tím, màu xám, màu đen hoặc bóng tối trên nền, điều này thường thể hiện nguồn năng lượng tiêu cực xung quanh nhân vật.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Kh%C3%B4ng-cho-ph%C3%A9p-c%E1%BA%A3m-x%C3%BAc-%C4%91i%E1%BB%81u-khi%E1%BB%83n-b%E1%BA%A1n | Cách để Không cho phép cảm xúc điều khiển bạn | Con người có thể trải qua một loạt cảm xúc khác nhau chỉ trong một ngày. Đôi khi, chúng ta cảm thấy cảm xúc có thể điều khiển mình, khiến chúng ta nói hoặc làm một vài điều mà phải hối tiếc sau này. Nếu bạn gặp khó khăn khi kiểm soát cảm xúc, thì không phải chỉ có mình bạn. Bạn có thể kiểm soát hầu hết những cảm xúc bằng cách có ý thức tập trung trở lại vào cảm xúc hiện tại của bạn và áp dụng những chiến lược thực tế để khắc phục chúng.
Phương pháp 1 - Giải quyết những cảm xúc mạnh mẽ
Bước 1 - Nhận biết cảm xúc hiện tại.
Trải nghiệm cảm xúc được chia thành ba yếu tố: ngôn ngữ cơ thể và hành vi, phản ứng bản năng, và suy nghĩ. Đôi khi, bạn cảm thấy một cảm xúc rõ ràng, trong khi vào những thời điểm khác, bạn có thể trải nghiệm nhiều loại cảm xúc. Xem xét một vài cảm xúc phổ biến với ba yếu tố liên quan để xác định cảm xúc ngay lúc này của bạn như thế nào.
Tức giận có thể được biểu thị như siết chặt tay, mũi phập phồng, tim đập thình thịch, đổ mồ hôi và vội vã đưa ra kết luận với một số suy nghĩ nào đó.
Bối rối có thể bao gồm việc gãi đầu hay má, mắt chớp nhanh, nhiệt độ cơ thể tăng và suy nghĩ dồn dập.
Sự thất vọng có thể được biểu hiện bởi một tiếng thở dài nặng nề, đầu gục xuống, đột ngột buồn nôn, tim dường như đang thắt lại, và suy nghĩ về sự kinh hãi hoặc tuyệt vọng.
Sợ hãi có thể được liên kết với việc ghì chặt khuỷu tay về một bên, run rẩy, quá nhạy cảm với việc đụng chạm hoặc tiếng động, và có tâm lý muốn chạy trốn hoặc ẩn náu.
Ghen tỵ có thể được biểu thị bằng việc chỉ trích đối thủ, giễu cợt, cảm giác nóng rát ở ngực, và quyết định vội vàng.
Buồn bã có thể bao gồm nhăn mặt, cằm run run, đau cổ họng, thế giới dường như chậm lại và muốn được ở một mình.
Bước 2 - Xác định tình huống nào khiến bạn dễ xúc động.
Nếu bạn đang trải nghiệm các cảm xúc mãnh liệt, bạn cần hiểu các tác nhân mà đã gây ra cảm giác này. Điều này thật sự đúng nếu bạn thấy bản thân khó chịu thường xuyên. Suy ngẫm lại một vài giờ hoặc vài ngày vừa qua. Cân nhắc đến những người mà bạn đã trò chuyện và các chủ đề của cuộc hội thoại đã có.
Đó có thể là một người nào đó khiến bạn cảm thấy mạnh mẽ, hoặc một chủ đề cụ thể làm bạn hứng thú. Con người/chủ để có thể gợi lên cảm xúc mạnh mẽ bao gồm gia đình, bạn bè, các mối quan hệ, công việc, tiền bạc, sự chỉ trích và sự thất hứa.
Bước 3 - Có ý thức về suy nghĩ của bạn đối với tình hình.
Một khi bạn nhắm vào một người/nhiều người hoặc chủ đề là tác nhân gây kích động, hãy viết cảm xúc của bạn về người hay chủ đề đó. Viết ra những cảm xúc như: ""Tôi giận vì..."" hay ""Tôi thất vọng vì..."" Bài tập này có thể mang lại cho bạn cái nhìn sâu sắc về những gì đang điều khiển cảm xúc của bạn. Có thể trước đây bạn không nhận thức được những yếu tố đó.
Bước 4 - Xác minh liệu suy nghĩ của bạn có thực tế hay không.
Một khi bạn đã viết những gì chi phối cảm xúc của bạn ra giấy, bạn có thể kiểm tra tính chính xác của những lời đó. Ví dụ, nếu bạn đã viết: ""Tôi thất vọng vì Danh không mua cho tôi một món quà sinh nhật"", bạn cần xem xét nhiều yếu tố thay đổi liên quan đến hành vi của Danh và của riêng bạn. Liệu bạn có nói rõ ràng với Danh rằng bạn không muốn nhận quà năm nay không? Bạn có thường xuyên cảm thấy không hài lòng với những món quà trước đây mà Danh đã mua cho bạn không? Liệu Danh có đang gặp khó khăn về tài chính và không thể mua quà không? Nếu bạn có thể tìm ra ít nhất một bằng chứng cho thấy hành vi của Danh là xác đáng, vậy thì bạn đã chứng mình rằng phản ứng của mình (ví dụ thất vọng) là vô lý.
Nếu bạn không thể tìm thấy một bằng chứng nào mà có thể chế ngự cảm xúc mạnh mẽ của bạn, thì bạn cần phải xem xét tình huống từ một quan điểm khác. Cảm xúc mạnh mẽ hầu như luôn gắn liền với một số niềm tin vô lý có trong sâu thẳm con người của chúng ta.
Bước 5 - Phát triển một hành vi thay thế thích hợp.
Sau khi bạn đã kiểm tra kỹ cách suy nghĩ và hành vi trong sự tương tác với người khác, cố gắng nghĩ ra một kế hoạch để thể hiện phản ứng lành mạnh hơn trong tương lai.
Xem xét tình huống trước đó về món quà sinh nhật. Một khi bạn nhận ra rằng Danh không tặng món quà nào trong dịp sinh nhật của bạn, bạn đã làm gì? Bạn có thể đã hành động với sự khó chịu gây hấn âm thầm bằng cách không thể hiện cảm xúc, nhưng thực hiện một vài hành động tinh vi như lãnh đạm với anh ấy, không thể hiện tình cảm, hoặc phá hỏng kế hoạch khác mà anh ấy dành cho bạn.
Nghĩ về cách bạn có thể đã phản ứng để giảm thiểu cảm giác khó chịu của bạn - và có lẽ anh ấy cũng cảm thấy thế. Bạn có thể nói thẳng rằng bạn mong món quà từ anh ấy và điều đó khiến bạn thất vọng. Điều này có vẻ thẳng thừng nhưng bạn sẽ ít cảm thấy thất vọng hơn một khi bạn hiểu được lý do thực sự của Danh. Hơn nữa, anh ấy sẽ không cảm thấy khó khăn khi ở gần bạn và tự hỏi tại sao bạn đang cư xử theo cách nào đó. Anh ấy sẽ hiểu rõ cảm xúc của bạn hơn và loại bỏ bất kỳ sự hiểu nhầm nào.
Phương pháp 2 - Hiểu nguyên nhân gây kích động
Bước 1 - Biết khi nào là thời điểm không thích hợp để có một cuộc thảo luận nghiêm túc.
Có một vài trường hợp mà điều tốt nhất nên làm là trì hoãn cuộc thảo luận vào lúc sau để tránh cảm xúc vượt khỏi tầm kiểm soát. Nếu bạn muốn trò chuyện với ai đó khi cơn giận đang bùng phát hoặc có một vài cảm xúc cực đoan, hãy xem xét từ viết tắt H.A.L.T. Nó đại diện cho cơn đói (hunger), giận dữ (anger), cô đơn (loneliness), và mệt mỏi (tiredness).
Đây là những thời điểm khi chúng ta dễ bị tổn thương và gần như hết cách xoay xở. Nhớ rằng, trong tương lai hãy tạm dừng lại một lát và quan tâm đến bản thân trước khi cố gắng giải quyết bất kỳ vấn đề nào.
Ăn món gì đó thường xuyên, tiến hành hoạt động thư giãn, gặp những người khác để kết nối xã hội hoặc nghỉ ngơi cần thiết. Sau đó, đánh giá lại tình huống khi bạn đã có sẵn nhiều nguồn lực xoay xở.
Bước 2 - Công nhận sự hiểu biết của bạn dành cho một vài tình huống.
Những hiểu biết cá nhân đối với tình huống trong cuộc sống thường kích thích cảm xúc mà vượt quá tầm kiểm soát của bạn. Ví dụ, một nhà tuyển dụng tạo bảng đánh giá cuối năm cho tất cả nhân viên. Một nhân viên có thể xem lại bảng đánh giá và nói: ""Ôi! Nó không tệ như mình tưởng. Ít nhất, mình không bị đuổi việc!"". Người khác có thể nói: ""Cái gì thế này? Mình sẽ không bao giờ có thể thăng tiến khi chưa đạt 100%!"" Sự hiểu biết của chúng ta dành cho các sự kiện sẽ kích động cảm xúc. Người nhân viên đầu tiên có thể cảm thấy nhẹ nhõm, trong khi người thứ hai thì bị kích động. Giải thích tiêu cực thường xuyên hình thành như một kết quả của sự nhận thức lệch lạc như:
Khái quát hóa quá mức - tin rằng một sự kiện có ảnh hưởng lớn đến tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống của bạn trong khi nó không nghiêm trọng như vậy.
Tư duy lưỡng phân - còn được gọi là ""suy nghĩ tất cả hoặc không"", sự không rõ ràng này liên quan đến việc nghĩ rằng tất cả sự việc có màu đen hoặc trắng mà không công nhận có phần màu xám tiềm ẩn.
Lý lẽ cảm xúc - dựa vào những diễn giải về sự thật đối với những cảm xúc hiện tại của bạn (như bạn cảm thấy xấu xí, vì thế bạn phải xấu xí).
Sàng lọc - chỉ tập trung kỹ vào sự kiện tiêu cực trong cuộc sống trong khi giảm thiểu các sự kiện tích cực.
Bước 3 - Suy nghĩ về niềm tin đối với những cảm xúc nhất định.
Phản ứng cảm xúc của chúng ta phần lớn bị ảnh hưởng từ nền tảng văn hóa và gia đình. Mọi người học cách để điều chỉnh cảm xúc dựa trên kiểu mẫu và bắt chước cảm xúc của người khác trong môi trường sống ban đầu của họ. Chẳng hạn như, nếu một cậu bé được dạy là không khóc khi còn nhỏ, cậu ấy có thể lưu giữ những lời hướng dẫn đó cho đến khi trưởng thành. Cậu bé có thể gặp khó khăn khi thể hiện cảm xúc với người khác hoặc chuyển một dạng tình cảm nào đó thành một dạng khác mà được xã hội chấp nhận hơn.
Xem xét những gì chúng ta được dạy về khám phá và thể hiện cảm xúc khi còn bé. Những niềm tin ban đầu này có thể đóng một vai trò quan trọng trong cách bạn thể hiện cảm xúc hiện tại.
Sự giận dữ thường được nhắc đến như một cảm xúc mang hình cây dù vì nó thường bao trùm lên những cảm xúc khác. Mọi người từ nền văn hóa khác nhau có thể cho rằng thể hiện sự tức giận thì được chấp nhận hơn là sự bất an và nỗi buồn. Khi ghi nhớ điều này, bạn luôn nên có cái nhìn sâu hơn để hiểu những gì nằm dưới cảm xúc biểu hiện rõ ràng, để biết liệu có những cảm xúc nào sâu sắc hơn mà bạn không thể xác định chính xác được.
Bước 4 - Suy ngẫm về hành vi của người khác đối với bạn.
Nếu bạn đang gặp rắc rối để hiểu vai trò của mình trong việc phát triển cảm xúc mạnh mẽ, hãy chú ý đến phản ứng tình cảm của người khác dành cho bạn. Tất cả những người tham gia trong một cuộc thảo luận đóng vai trò trong việc phát triển cảm xúc mạnh mẽ, mặc dù như chúng ta đã biết ở trên, phản ứng cảm xúc phụ thuộc vào cách bạn hiểu một tình huống.
Đôi khi, chúng ta không nhận thức được ngôn ngữ cơ thể hay biểu hiện không lời của riêng mình như cách chúng ta chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của người khác. Quan sát những hành vi mà người khác đang thể hiện. Nếu người khác đang hành động phòng thủ (như khoanh tay hay dậm chân), hãy hỏi bản thân những gì bạn đang chống đối mà góp phần khiến họ có phản ứng như vậy.
Phương pháp 3 - Giải tỏa cảm xúc cực đoan
Bước 1 - Thử hít thở sâu.
Hít thở sâu là phương pháp hoàn hảo để áp dụng giữa lúc có cảm xúc cực đoan. Ngay khi bạn chú ý tới các dấu hiệu cơ thể (như tim đập nhanh, siết chặt tay, bụng khó chịu, v.v.) của một cảm xúc mạnh mẽ đang đến, bạn có thể đặt chúng sang một bên và thực hành hít thở sâu vài giây hoặc vài phút. Điều này có thể định hướng lại thái độ của bạn và khiến bạn phản hồi thận trọng đối với tình huống. Cách này cũng được dùng như một phương pháp thư giãn để ngăn bạn không hành động theo cách mà bạn sẽ hối tiếc.
Bắt đầu hít thở như bình thường, nhưng chú ý kĩ từng hơi thở. Sau đó, hít sâu bằng mũi, làm phồng dạ dày như thể bạn đang bơm quả bóng. Đặt tay lên bụng để cảm nhận những chuyển động này. Thở ra chầm chậm, làm xẹp bụng. Lặp lại phương pháp này cho tới khi trạng thái tình cảm mãnh liệt dịu bớt.
Bước 2 - Thực hiện chánh niệm cho cảm xúc.
Thực hành thiền chánh niệm có thể giúp ích trong việc khắc phục tình cảm mãnh liệt như buồn phiền, sợ hãi, giận dữ và thậm chí là ganh tỵ. Thiền chánh niệm nói chung là có một chỗ ngồi dễ chịu tại khu vực có ít sự phiền nhiễu. Bắt chéo chân và nhắm mắt lại nếu bạn cảm thấy thoải mái với điều đó. Hít thở sâu, chú ý bụng của bạn co lại và thư giãn với từng hơi thở.
Sau khi bạn đã thực hành hít thở một vài lần, hãy cảm nhận cảm xúc của bạn. Có lẽ bạn có thể nhớ lại tình huống mà đã gây ra cảm xúc này. Tiếp tục hít thở sâu và chậm. Nhận biết cách cơ thể của bạn cảm thấy như thế nào khi phản ứng lại cảm xúc này. Ngực bạn có thắt lại không? Bụng có cồn cào không? Bạn có đau đầu không?
Một khi đã nhận thức được các cảm giác cơ thể của bạn khi có cảm xúc này, chỉ cần ngồi cảm nhận cảm xúc đó một lúc. Chấp nhận nó như một phần tạm thời, hay thay đổi của bạn. Tiếp tục hít thở khi bạn tập trung vào cảm giác chấp nhận này. Nếu bạn bị chi phối bởi cảm xúc hoặc lo lắng rằng nó đang tiếp tục, hãy tập trung lại vào hơi thở và sự hiện diện của bạn trong căn phòng.
Mọi người thường chống lại cảm xúc mạnh mẽ vì họ sợ phản ứng. Bằng cách tham gia vào chánh niệm về cảm xúc, bạn có thể nhận ra rằng bản thân những cảm xúc không thể tổn hại bạn. Chúng cuối cùng sẽ dần biến mất. Bạn có thể kiểm soát chúng.
Bước 3 - Tập thể dục.
Sẽ rất khó khăn để động viên chính mình tham gia hoạt động thể chất khi bạn đang trải qua cảm xúc mãnh liệt, nhưng lợi ích của việc này xứng đáng để bạn nỗ lực. Tập thể dục thường xuyên mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe thể chất, nó cũng có lợi cho sức khỏe tinh thần của bạn. Tập thể dục làm giảm mức độ hormone gây căng thẳng và tăng cường quá trình sản xuất chất endorphin giúp vựt dậy tâm trạng và hoạt động như thuốc giảm đau tự nhiên.
Tìm một hoạt động có thể giúp bạn loại bỏ những ảnh hưởng còn lại của cảm xúc mãnh liệt. Nếu cảm thấy giận dữ, bạn có thể thử chạy bộ hoặc chơi đấm bốc để giải tỏa cảm xúc này. Nếu bạn đang buồn, đi bộ nhẹ và tập yoga có thể hữu ích.
Bước 4 - Tập thư giãn cơ bắp liên tục.
Nếu một trạng thái cảm xúc mãnh liệt khiến bạn cảm thấy cơ thể căng lên, hãy dành vài phút để thử kỹ thuật thư giãn này. Thư giãn cơ bắp liên tục là dần dần co lại và giải phóng các nhóm cơ khác nhau trong cơ thể. Nó hoạt động như một cách để giải tỏa căng thẳng và giúp bạn có ý thức hơn về cơ thể.
Ngồi với tư thế đùi song song với mặt đất/sàn và tay song song với phần thân trên. Thư giãn với tư thế đó. Nhắm mắt hoặc cố gắng không tập trung vào bất kỳ sự kích thích nào trong phòng xung quanh bạn. Hít thở sâu và thanh lọc. Bắt đầu từ bàn chân, sau đó di chuyển xuyên suốt cơ thể. Chọn một nhóm cơ và siết chặt tất cả các cơ bắp (như ngón chân). Giữ chúng co lại khi hít thở để nhận thấy sự căng thẳng. Sau đó, thả lỏng chúng và chú ý sự căng thẳng tan biến. Tiếp tục làm tương tự với từng nhóm cơ.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/%C4%90%E1%BA%A1t-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-%C4%90i%E1%BB%81u-m%C3%ACnh-mu%E1%BB%91n | Cách để Đạt được Điều mình muốn | Ai cũng có những ước mơ và khát vọng mà dường như không thể nào đạt được. Dù vậy chúng không nhất định phải ở trong tình trạng như thế mãi. Với một vài bước đơn giản và sự tự chủ, bạn có thể đạt được những mục tiêu mà bạn không bao giờ nghĩ là có khả năng thành hiện thực.
Phương pháp 1 - Lập Kế hoạch
Bước 1 - Lập một danh sách "Những Việc Phải Làm".
Ai cũng có danh sách "Những Việc Cần Làm", và hiếm khi hoàn thành chúng. Vấn đề với danh sách Những việc cần làm là nó thiếu tính cấp thiết. Thay vào đó, danh sách Những Việc Phải Làm là những việc quan trọng cần phải diễn ra để bạn có thể tiến lên phía trước.
Nghiên cứu chỉ ra rằng những người luôn luôn hành động tiến tới mục tiêu thường thỏa mãn với cuộc sống của họ hơn những người chỉ nghiền ngẫm vấn đề.
Lập danh sách ngắn gọn và tập trung. Viết ra 2 hoặc 3 mục tiêu bạn cần đạt được trong ngày.
Để danh sách ở nơi tiện dụng. Luôn kiểm tra trong ngày để đảm bảo rằng bạn đang đi đúng hướng để đạt tới mục tiêu.
Đảm bảo rằng đó là những mục tiêu khả thi. Những mục tiêu lớn lao thì tốt cho động lực, nhưng hãy đảm bảo rằng danh sách Những Việc Phải Làm có những mục tiêu cụ thể, có khả năng đạt được trong ngày.
Bước 2 - Cam kết bám sát "Thời gian" và "Thời điểm."
Bạn sẽ thành công trên đường tới mục tiêu nếu bạn có thể hình dung kỹ lưỡng bạn sẽ giải quyết nó khi nào và ở đâu.
Bằng việc viết vào danh sách Những Việc Cần Làm những tuyên bố như "Mình sẽ thực hiện [một hành động] khi mình gặp [một tình huống]," bạn sẽ làm tăng động lực của mình và giúp đấu tranh chống lại sự trì hoãn.
Bước 3 - Không ngừng khẳng định khao khát của mình.
Hãy luôn ghi nhớ mục tiêu cuối cùng, và điều chỉnh tùy theo những thay đổi trong cuộc sống và tình hình.
Đừng nghiền ngẫm về những gì bạn chưa đạt được. Thay vào đó hãy tập trung vào chặng đường vươn tới mục tiêu phía trước.
Phương pháp 2 - Hành động
Bước 1 - Thực hiện từng bước nhỏ.
Thay vì tập trung vào mục tiêu cuối cùng, hãy chia nhỏ quá trình thành những mục tiêu dễ xử lý hàng ngày.
Ví dụ, thay vì nói "Mục tiêu của mình hôm nay là được tăng lương ở nơi làm," hãy tiếp cận mục tiêu từ một hướng khả thi hơn. Hãy bắt đầu với những mục tiêu nhỏ hơn, như là đi làm sớm hàng ngày, hay cố gắng nói chuyện với cấp trên.
Mục đích của những bước nhỏ là để đi đến mục tiêu cuối cùng qua từng bước khả thi và cụ thể.
Bước 2 - Thể hiện sự tự chủ và kỷ luật.
Có vô số những điều gây phân tâm trong thế giới ngày nay, và bạn rất dễ bị lệch hướng. Hãy giữ danh sách Những Việc Cần Làm ở nơi tiện dụng và xem lại vào bất cứ khi nào bạn thấy bản thân mình đang đi lệch khỏi chặng đường vạch ra.
Đừng để bản thân mắc kẹt vào những hoạt động tốn thời gian trong khi bạn đang có những mục tiêu cần phải đạt tới. Hãy dành ra một khoảng thời gian giải trí nhất định trong ngày.
Chống lại cám dỗ "để mai tính." Hãy tự nhắc bản thân bạn cần phải hoàn thành danh sách trong ngày hôm nay.
Bước 3 - Luyện tập cho tới khi trở nên hoàn hảo.
Hãy dành thời gian luyện tập những kỹ năng bạn chưa thuần thục. Nhiều kỹ năng hơn có nghĩa là sẽ có nhiều cơ hội đến với bạn hơn.
Mài giũa những kỹ năng cần thiết để đạt được mục tiêu. Ví dụ, nếu bạn muốn tăng lương, hãy luyện tập những kỹ năng cần cho công việc vào những lúc rảnh rỗi để tăng hiệu quả làm việc.
Mở rộng tập hợp các kỹ năng. Hãy cố gắng học những kỹ năng có thể không liên quan tới mục tiêu hiện tại, nhưng khiến bạn hứng thú. Điều này chẳng những giúp bạn duy trì hiệu quả, mà còn khiến bạn trở nên toàn diện và có năng lực hơn.
Bước 4 - Không bao giờ nản lòng.
Bạn sẽ gặp những trở ngại và thụt lùi. Hãy giữ cho tâm trí tập trung vào mục tiêu và một trái tim tích cực. Hãy ăn mừng mỗi vinh quang nhỏ bé để nâng cao tinh thần. Hãy nhìn nhận mỗi thất bại là một bài học; hãy rũ bụi đứng lên và thử lại lần nữa.
Bước 5 - Tự tin.
Tự tin là điều không thể thiếu để đạt được mục tiêu và thay đổi cuộc sống. Nó sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ những tương tác của bạn với mọi người xung quanh, và sẽ gia tăng động lực của bạn. Hãy tự hào với hành động và suy nghĩ, cũng như những sai lầm của bản thân.
Có khả năng tự cười chính mình, nhưng tránh hạ thấp bản thân.
Có một sự khác biệt giữa tự tin và kiêu căng. Hãy tránh thổi phồng quá mức cái tôi bằng cách kết hợp sự tự tin với một chút thực tế. Kiêu căng thường bị nhìn nhận là dấu hiệu của sự bất an bên trong. Một người thực sự tự tin sẽ truyền cảm hứng tự tin và tin tưởng nơi người khác.
Phương pháp 3 - Kết nối Mạng lưới và Quan hệ với Mọi người
Bước 1 - Dành thời gian với những người tích cực.
Những người suy nghĩ tích cực đều có sức lan tỏa, và ở bên những người tích cực sẽ khiến cách suy nghĩ của bạn cũng tích cực theo. Cách suy nghĩ tích cực nói chung là cần thiết trong cả việc đạt được mục tiêu lẫn hài lòng với cuộc sống.
Tránh những người bi quan và chống đối. Đừng cho phép mọi người hạ thấp mục tiêu của bạn.
Hãy để ý tới cảm xúc của những người mà bạn giao lưu. Chúng có tác động mạnh mẽ lên cảm xúc và động lực của bạn.
Bước 2 - Nói chuyện với những người quan trọng.
Luôn có những người ở vị trí cao hơn bạn. Hãy làm mọi việc để có thể kết giao với những người có nhiều sức ảnh hưởng hơn bạn.
Bắt đầu bằng việc chào đón và tham gia những câu chuyện mở màn. Khi họ trở nên quen dần với bạn, hãy hỏi xin một vài lời khuyên. Hãy xem bạn có thể làm gì để giúp họ, và họ sẽ dễ hỗ trợ bạn hơn.
Tránh áp đặt hay hăm hở quá mức. Hãy kiên trì, nhưng đừng trở thành kẻ gây khó chịu.
Một lần nữa, sự tự tin sẽ đưa bạn tiến xa. Những người có sức ảnh hưởng đều tôn trọng sự tự tin, và thưởng công xứng đáng cho những ai sẵn sàng dấn bước.
Bước 3 - Kết bạn với tất cả mọi người ở mọi tầng lớp.
Kết nối mạng lưới là một công cụ không thể thiếu để tiến tới mục đích. Hãy mở rộng phạm vi bằng việc kết giao với những người không thuộc cùng địa vị và lĩnh vực của bạn.
Bạn càng biết nhiều người thì càng có nhiều cơ hội. Bạn cũng sẽ mở rộng được nhóm hỗ trợ, bởi vì bạn sẽ gặp những người có thể giúp bạn trên con đường đạt tới mục tiêu của mình.
Ảnh hưởng cá nhân của bạn cũng lớn dần theo mạng lưới mở rộng. Bạn sẽ thấy là khi bạn có khả năng ảnh hưởng tới nhiều người hơn, bạn sẽ làm tăng khả năng của mình biến mục tiêu thành hiện thực.
Tận dụng những trang mạng nghề nghiệp xã hội như LinkedIn khi thiết lập mạng lưới ở cấp công ty.
Bước 4 - Lịch sự và tôn trọng.
Những mối quan hệ vững vàng được xây dựng dựa trên sự tin cậy và tôn trọng lẫn nhau. Nếu bạn muốn có thể dựa vào ai đó khi cần, bạn cần phải phát triển một mối quan hệ tin cậy. Mối quan hệ này không thể thành công nếu bạn tạo dựng dựa trên những thái độ giao tiếp bất lịch sự.
Mọi người ở những vị trí có sức ảnh hưởng đều kỳ vọng được tôn trọng. Họ sẽ không phản ứng tích cực với những người bất kính. Hãy chiều lòng họ, và nếu bạn không đồng ý điều gì, hãy nói lên sự phản đối của mình mà đừng khiến họ giận dữ.
Bước 5 - Đọc ngôn ngữ cơ thể.
Khi tương tác trực tiếp với mọi người, ngôn ngữ cơ thể là biểu hiện chủ yếu cho thấy cảm nhận của người đó về bạn. Có rất nhiều cách để đọc và diễn giải những dấu hiệu từ ngôn ngữ cơ thể của một người, và dưới đây là một số dấu hiệu chính:
Nếu người đó không giao tiếp bằng mắt, rất có khả năng là họ không hứng thú với những gì bạn nói, hoặc họ cảm thấy rằng bạn không đáng thời gian của họ.
Nếu rõ ràng họ duỗi thẳng người, giao tiếp bằng mắt với bạn, mắt mở to hơn, thì có lẽ họ hứng thú với bạn hay với những điều bạn nói.
Khoanh tay thường là dấu hiệu của sự phòng vệ; người đó có thể có quan điểm ngược lại với ý tưởng hay suy nghĩ của bạn.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ki%E1%BB%83m-tra-Th%E1%BB%8Bt-G%C3%A0 | Cách để Kiểm tra Thịt Gà | Việc chuẩn bị bữa tối sẽ trở nên khó khăn khi bạn đói và đang vội nhưng bạn cần đảm bảo là thịt gà vẫn có thể ăn được. Chúng ta đều biết thịt gà bị hỏng có thể gây ngộ độc sau khi ăn. Không phải chỉ riêng thịt gà còn sống mà cả thịt đã qua chế biến cũng có thể gây hại cho bạn. Tuy nhiên, nếu bạn có thịt gà đông lạnh thì sao? Bạn có thể xác định thịt gà có còn an toàn để sử dụng hay không bằng thị giác, xúc giác và vị giác.
Phương pháp 1 - Kiểm tra thịt Gà Sống
Bước 1 - Kiểm tra sự thay đổi về màu sắc.
Thịt gà tươi khi còn sống sẽ có màu hồng tươi của thịt. Khi thịt bắt đầu hỏng, màu thịt sẽ chuyển dần sang xám. Nếu thịt gà thâm, bạn nên sử dụng thịt ngay trước khi nó trở nên tệ hơn. Một khi thịt gà có màu xám thay vì hồng thì đã quá muộn.
Màu thịt gà sống có thể chuyển sang màu xám rồi có những đốm vàng nhưng không phải là lớp da.
Nếu bạn chế biến thịt gà bị hỏng, thịt sẽ vẫn bị thâm chứ không có màu trắng.
Bước 2 - Ngửi thịt gà.
Thịt gà sống nếu bị hỏng sẽ có mùi nặng. Một số người miêu tả nó như là mùi "chua", trong khi số khác cho rằng nó có mùi như amoniac. Nếu thịt gà bắt đầu nặng mùi hoặc mùi khó chịu thì tốt nhất bạn nên bỏ đi.
Thịt gà cũng có thể bắt đầu bốc mùi khó chịu khi chế biến, tốt nhất là bạn nên bỏ đi nếu ngửi thấy mùi khác thường.
Bước 3 - Sờ vào thịt.
Thịt có bị nhớt không? Sờ vào thịt để kiểm tra thì hơi khó nhận biết hơn nhìn màu sắc hoặc ngửi mùi, vì thịt gà vốn bóng nhờn và hơi nhớt khi chạm vào. Tuy nhiên, nếu thịt gà vẫn còn nhớt sau khi rửa nước thì rất có thể là đã bị hỏng. Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy thịt gà nhớp nháp thì thịt cũng gần hỏng.
Phương pháp 2 - Kiểm tra thịt Gà Đông lạnh
Bước 1 - Xem lớp băng đóng trên thịt.
Nếu có một lớp băng dày đóng trên thịt gà thì có nghĩa là thịt không còn tươi nữa. Lớp băng sẽ dày như đá trong tủ đông lâu ngày chưa tan. Thịt gà đông lạnh trong thời gian ngắn sẽ không có lớp băng dày nếu được thực hiện đúng cách. Nếu lớp băng có màu trắng thì có thể là do bị cháy đông.
Bước 2 - Kiểm tra vết cháy đông.
Vết cháy đông là đốm hoặc vệt trắng trên thịt gà nhưng không phải là mỡ. Nó thường sẽ cứng hơn vùng da xung quanh và hơi phồng lên.
Mặc dù không gây hại cho bạn, nhưng các vết này sẽ làm thịt gà không còn ngon.
Bước 3 - Xem kỹ màu sắc.
Thịt gà đông lạnh sẽ khó kiểm tra màu sắc hơn. Thịt gà cũng sẽ bị sẫm màu tương tự như thịt sống và thịt đã qua chế biến, với màu xám nhạt hoặc màu vàng của mỡ. Nếu thịt có màu xám đậm thì bạn nên bỏ đi.
Phương pháp 3 - Kiểm tra thịt Gà đã qua Chế biến
Bước 1 - Ngửi thịt gà.
Việc kiểm tra mùi của thịt đã qua chế biến cũng tương tự như với thịt gà sống nhưng đôi khi sẽ khó nhận biết chất lượng thịt nếu gia vị lấn át mùi của thịt.
Nếu thịt gà có mùi như trứng thối hoặc lưu huỳnh thì nó đã bị hỏng.
Bước 2 - Kiểm tra sự thay đổi màu sắc nếu như có thể.
Đôi khi bạn không thể kiểm tra màu sắc nếu thịt gà được lăn bột hoặc nếu màu sắc thay đổi vì nước ướp. Nếu thịt gà đã qua chế biến chuyển từ màu trắng sang màu xám thì không thể ăn được.
Bước 3 - Kiểm tra xem thịt có bị mốc hay không.
Vệt mốc là dấu hiệu rõ nhất cho thấy thịt gà bị thối, hỏng và không ăn được. Nếu thịt có những đốm xanh, đen hoặc có các loại vi sinh hình thành trên bề mặt thì thịt đã bị hỏng và nên bỏ đi ngay lập tức. Kể cả mùi 'lạ' lúc này cũng làm bạn khó chịu.
Bước 4 - Nếm thử thịt gà trước khi nuốt.
Nếu bạn cảm thấy không chắc chắn rằng thịt gà đã nấu chín có còn ăn được hay không và không muốn lãng phí thì bạn có thể nếm thử một miếng. Thay vì nhai và nuốt thịt ngay lập tức, bạn nên nhai thật chậm và dừng lại để kiểm tra mùi vị.
Nếu thịt có vị “lạ” hoặc có vị chua, bạn không nên nuốt và bỏ ngay phần thịt còn lại.
Phương pháp 4 - Kiểm tra cách Bảo quản Thịt
Bước 1 - Kiểm tra "Hạn bán".
Việc này không thể hiện rõ thịt gà sống còn hạn sử dụng hay không vì "Hạn bán" chỉ cho biết thời hạn thịt gà không nên được bán cho người tiêu dùng. Thay vì dựa vào "Hạn bán", tốt nhất bạn nên dùng nó để xác định thịt gà mà bạn nghi ngờ không còn tươi có thật sự quá hạn hay không.
Nếu bạn mua thịt gà tươi được đông lạnh ở cửa hàng thì thịt có thể bảo quản được 9 tháng sau hạn bán, miễn là khi mua thịt vẫn còn tươi.
Bước 2 - Kiểm tra xem thịt gà được bảo quản như thế nào.
Thịt gà đã nấu chín bị hỏng nhanh hơn nếu như để ngoài không khí và thịt gà bảo quản không đúng cách cũng dễ hỏng.
Thịt gà nên được bảo quản trong hộp cạn, kín khí hoặc túi dành riêng cho tủ đông.
Bạn cũng có thể gói kỹ thịt gà trong giấy bạc hoặc màng bọc thực phẩm.
Ví dụ: để đảm bảo thịt gà vẫn còn an toàn để ăn thì gà nguyên con nên được chặt miếng nhỏ và lấy sạch những gì được nhồi trong bụng trước khi ướp lạnh hoặc đông lạnh.
Bước 3 - Tìm hiểu xem thịt gà được bảo quản như thế nào và bao lâu.
Độ tươi của thịt gà còn tùy thuộc vào cách bảo quản thịt như thế nào. Sau khi hết thời hạn bảo quản, thịt gà có nguy cơ bị hỏng rất cao.
Thịt gà sống trong tủ lạnh chỉ được dùng trong 1 hoặc 2 ngày, còn thịt gà đã chế biến chín có thể bảo quản từ 3 đến 4 ngày.
Thịt gà đã chế biến chín bảo quản tốt trong tủ đông thì vẫn có thể ăn được sau 4 tháng, còn thịt gà sống có thể bảo quản đến 1 năm.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Thay-l%E1%BB%91p-xe-%C4%91%E1%BA%A1p | Cách để Thay lốp xe đạp | Lốp xe đạp mà bị xẹp thì thật là kẹt, nhưng thay lốp xe cũng là việc khá đơn giản mà bạn có thể tự làm được. Thường thì bạn chỉ cần thay săm bên trong bánh xe, nhưng có thể bạn cần phải thay lốp xe mới nếu nó đã bị hỏng nặng hoặc đã quá mòn. Trước khi thay lốp xe, bạn sẽ phải tháo nó ra, sau đó thay săm và lốp mới nếu cần thiết. Cuối cùng, bạn sẽ lắp lốp xe trở lại chỗ cũ.
Phương pháp 1 - Tháo bánh xe
Bước 1 - Đặt xe đạp nằm nghiêng xuống, bên có xích ngửa lên.
Bạn không thể tháo bánh xe nếu để xe đứng thẳng vì nó sẽ bị lật. Khi đặt chiếc xe đạp nằm nghiêng, bạn luôn luôn phải để bên có xích ngửa lên để tránh bị hư hại.
Bạn cũng có thể lật ngược chiếc xe đạp lên, tựa trên ghi đông (tay lái) của xe. Nhiều người không thích lật ngược xe đạp vì sợ làm hỏng ghi đông hoặc yên xe.
Một lựa chọn khác là mua giá đỡ xe đạp để giữ chiếc xe khi làm việc. Bạn có thể mua giá đỡ xe đạp tại các cửa hàng bán xe đạp hoặc mua trên mạng.
Bước 2 - Điều chỉnh các bánh răng sao cho xích ở trên vòng nhỏ nhất nếu bạn thay lốp sau của xe đạp.
Thông thường vòng nhỏ nhất là bánh răng ngoài cùng. Chuyển xích lên bánh răng ở ngoài và nhỏ hơn để tháo bánh xe dễ hơn.
Nếu tháo bánh trước thì bạn không cần phải điều chỉnh bánh răng xe.
Bước 3 - Mở và tháo cần tháo lắp nhanh, nếu có.
Tìm cần tháo lắp nhanh ở giữa bánh xe đạp. Kéo cần lên, sau đó quay 180 độ cho lỏng ra. Tháo cần ra khỏi trục và để qua một bên.
Nếu cần tháo lắp nhanh không rời ra sau khi quay 180 độ, bạn cứ tiếp tục quay cho đến khi có thể tháo nó ra.
Nếu bạn không biết rõ cách tháo bánh xe đạp, tốt nhất là nên đọc sách hướng dẫn của xe đạp hoặc tìm trên website của nhà sản xuất.
Bước 4 - Dùng cờ lê để tháo lỏng các đai ốc nếu xe không có cần tháo lắp nhanh.
Gắn cờ lê vào đai ốc và vặn lỏng ra. Tiếp tục vặn cho đến khi nó lỏng ra. Tháo các đai ốc ở cả hai bên bánh xe.
Nếu các đai ốc không lỏng ra, bạn có thể xịt dầu WD-40 hoặc dầu ăn cho trơn để dễ tháo hơn.
Cờ lê cỡ 15mm thường là cỡ phù hợp để tháo các đai ốc của xe đạp.
Bước 5 - Tháo cáp phanh nếu cần thiết.
Trong nhiều trường hợp, khi bạn mở cần tháo lắp nhanh là cáp phanh cũng được tháo ra. Nếu xe đạp của bạn không có tính năng này, bạn hãy bóp kẹp phanh lại để tháo cáp phanh.
Xem sách hướng dẫn sử dụng của xe đạp hoặc website của nhà sản xuất nếu bạn không tháo được phanh. Các model khác nhau thường có hướng dẫn khác nhau.
Bước 6 - Nhấc bánh xe đạp ra khỏi khung xe.
Nhấc bánh xe ra khỏi càng xe. Có thể bạn phải xê dịch bánh xe khi tháo ra.
Nếu tháo bánh sau, có thể bạn phải nhấc xích ra.
Phương pháp 2 - Tháo lốp và săm xe
Bước 1 - Xì hết hơi trong lốp xe.
Mở nắp van. Để nắp van qua một bên nếu nó rời hẳn ra. Xì lốp xe đúng cách tuỳ theo kiểu van. Như vậy bạn sẽ dễ tháo ra hơn.
Nếu xe đạp của bạn có van Schrader (van kiểu Mỹ), bạn cần dùng một dụng cụ nhỏ như cờ lê ấn pít tông bên trong van để xả hơi.
Nếu là van Presta, bạn sẽ vặn nắp van và kéo lên để xả hơi.
Nếu bạn có van Dunlop, hãy kéo van lên để xả hơi.
Bước 2 - Móc đầu tròn của cây bẩy lốp xe vào dưới vành ngoài của lốp xe.
Bước này giúp nạy mép của lốp xe và tháo ra khỏi vành. Kéo đầu kia của cây bẩy xuống về phía các nan hoa, sau đó móc đầu kia của cây bẩy vào một nan hoa để chống vành của lốp xe lên.
Nếu bạn không móc đầu kia của cây bẩy lốp xe vào một nan hoa, lốp xe sẽ trở về vị trí cũ và lại khép kín lại xung quanh bánh xe.
Vành ngoài của lốp xe đạp được gọi là “đai lốp.”
Bạn có thể mua cây bẩy lốp xe loại rẻ tại các cửa hàng bán xe đạp, bán đồ dã ngoại hoặc mua trên mạng.
Bạn cũng có thể dùng thìa hoặc tuốc nơ vít để tháo lốp xe, nhưng hãy cẩn thận kẻo làm hỏng lốp.
Bước 3 - Dùng thêm một cây bẩy lốp xe đẩy xung quanh vành lốp xe.
Gài cây bẩy lốp xe thứ hai vào gần cây bẩy đầu tiên và nạy lốp lên. Vừa di chuyển cây bẩy lốp xe theo chiều kim đồng hồ xung quanh lốp xe vừa nạy lên. Tiếp tục như vậy cho đến khi toàn bộ một bên lốp xe bung ra khỏi vành.
Bước 4 - Kéo săm xe ra khỏi lốp.
Thò tay xuống dưới thành lốp xe. Nắm lấy săm xe và kéo ra ngoài. Khi kéo đến chiếc van, bạn hãy đẩy nó qua lỗ trên vành bánh xe và tiếp tục tháo săm ra.
Bạn có thể vứt chiếc săm cũ đi hoặc bỏ vào thùng tái chế.
Phương pháp 3 - Lắp săm mới vào lốp xe
Bước 1 - Tháo chiếc săm và tháo nắp che bụi, vòng chốt và nắp van.
Cẩn thận giở săm ra. Trên van có thể có nắp che bụi và vòng chốt mà bạn cần phải tháo ra. Vặn lỏng hoặc tháo nắp van để bơm lốp xe.
Bước 2 - Bơm săm cho phồng lên một chút đủ để săm giữ được hình dạng.
Bơm hơi vào săm xe là để giúp bạn tránh kẹp, bẻ hoặc vặn săm xe trong khi lắp. Như vậy bạn sẽ dễ lắp săm mới hơn.
Bước 3 - Kiểm tra mặt trong của lốp xe để đảm bảo không có lỗ thủng nào.
Tìm vật sắc nhọn mà có thể là thủ phạm đã đâm thủng lốp xe của bạn, chẳng hạn như đinh, gai hoặc mảnh thuỷ tinh. Nhìn bằng mắt, dùng giẻ hoặc tay đeo găng để kiểm tra bề mặt lốp xe.
Nếu bạn tìm thấy thứ gì đó kẹt bên trong lốp xe, hãy lấy nó ra nếu bạn định vá lốp xe.
Đừng lắp săm mới vào lốp xe mà không kiểm tra. Nếu có thứ gì đó như gai hoặc đinh kẹt bên trong lốp, nó sẽ lại đâm thủng lốp mới.
Bước 4 - Đặt săm vào trong lốp xe.
Dùng tay nhét săm vào lốp xe. Chiếc săm sẽ theo hình dạng của lốp. Đảm bảo không có chỗ nào bị gấp, vặn hoặc xoắn trong lốp xe.
Đảm bảo săm xe phải nằm gọn trong lốp xe trước khi bạn tiếp tục bước sau. Nếu không cho săm vào hẳn bên trong lốp được, bạn hãy lấy ra và làm lại. Có thể bạn phải xì bớt hơi trong săm xe cho dễ làm hơn.
Bước 5 - Mua một bộ lốp mới nếu bạn không sửa được hoặc các gai lốp đã mòn.
Thường thì bạn chỉ cần thay săm xe là đã khắc phục được lốp xe bị xẹp. Tuy nhiên, lốp xe của bạn có thể cần phải thay mới nếu nó đã hỏng không sửa chữa được, chẳng hạn như bị rách hoặc thủng quá to. Lốp xe cũng phải thay nếu các gai lốp đã mòn, bánh xe khô giòn hoặc đã quá cũ. Bạn có thể mua một bộ lốp mới ở các cửa hàng bán xe đạp hoặc mua trên mạng.
Bạn cần mua bộ lốp xe theo đúng model, tốt nhất là mua của nhà sản xuất chiếc xe bạn đang dùng.
Lốp xe được gập gọn trong bao bì. Thường thì một bộ lốp được đóng gói trong một bao bì.
Luôn luôn thay cả hai lốp nếu bạn cần thay một lốp. Nếu không, hai lốp sẽ không đồng bộ với nhau và có nguy cơ bị vỡ một trong hai lốp, nhất là chiếc lốp cũ.
Phương pháp 4 - Lắp lốp xe trở lại vị trí cũ
Bước 1 - Lắp lại lốp vào bánh xe ở một bên.
Đút van trên săm vào lỗ lắp van, sau đó lắp vành ngoài vào một bên của bánh xe. Đẩy vành ngoài vào chỗ của nó dọc theo vành bánh xe.
Tìm mũi tên trên lốp xe cho biết gai lốp phải hướng về chiều nào. Đây gọi là “chiều di chuyển”. Nếu lốp xe có mũi tên, bạn nhớ phải lắp sao cho mũi tên hướng về phía trước. Một số lốp xe có thể di chuyển theo cả hai hướng và không có mũi tên.
Không dùng bất cứ dụng cụ nào khi thay lốp xe để tránh chọc thủng lốp hoặc săm xe. Chỉ dùng tay để thay lốp xe.
Dù bạn lắp lốp cũ hay lốp mới vào bánh xe thì quá trình lắp cũng như nhau.
Bước 2 - Lắp mặt bên kia của lốp xe vào vành bánh xe.
Đảm bảo săm nằm gọn dưới lốp. Đặt các ngón tay ở một bên van và ấn lốp xe vào vị trí. Ấn xung quanh vành xe, đẩy lốp vào vành. Kết thúc ở phần van, chỗ lỏng nhất của lốp khi gắn vào vành bánh xe.
Đảm bảo không có chỗ phồng nào trênn lốp xe, vì đó là dấu hiệu cho biết săm xe bị dúm, vặn hoặc kẹp.
Có thể bạn phải dùng cây bẩy lốp xe khi gần đến cuối thao tác, nhưng hãy thật cẩn thận để không chọc thủng lốp hoặc săm xe.
Lắp lốp xe vào bánh xe có thể rất khó, nhất là với lốp xe mới, nhưng bạn có thể làm được chỉ với tay không.
Bước 3 - Vặn vòng chốt vào van nếu có.
Một số loại săm có vòng chốt vặn xuống van. Vòng chốt sẽ giữ săm cổ định trong bánh xe. Đặt vòng chốt cho khớp với ren của van và vặn xuống.
Bỏ qua bước này nếu bạn dùng loại săm không có vòng chốt.
Bước 4 - Bơm lốp xe đến mức áp suất phù hợp.
Bạn có thể dùng bơm tay hoặc bơm điện để bơm lốp xe. Gắn vòi bơm vào van và bơm. Đậy nắp van khi lốp xe đã đạt đến mức áp suất thích hợp.
Mức áp suất đúng thường được ghi trên thành lốp xe. Bạn cũng có thể xem thông tin trong sách hướng dẫn hoặc trên mạng.
Bước 5 - Lắp bánh xe trở lại khung xe và lắp lại các đai ốc.
Lắp bánh xe vào khe giữ cố định, sau đó gạt đòn bẩy hoặc thanh kim loại giữ bánh xe trở vào vị trí. Vặn chặt đai ốc, dùng cờ lê nếu cần thiết. Khoá cần tháo lắp nhanh nếu xe đạp của bạn có bộ phận này.
Nếu lắp bánh sau, bạn sẽ phải nhấc xích lên để lắp lại.
Kiểm tra để đảm bảo bánh xe quay trơn tru.
Bước 6 - Lắp lại phanh nếu nó vẫn còn rời.
Bóp kẹp phanh và đặt phanh vào vị trí cũ. Bóp phanh để thử xem nó có siết chặt vào bánh xe không.
Trước khi đạp xe, bạn hãy kiểm tra phanh xe lần nữa để đảm bảo nó hoạt động tốt.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-b%E1%BB%99t-n%E1%BA%B7n-m%C3%A0-kh%C3%B4ng-d%C3%B9ng-b%E1%BB%99t-tartar | Cách để Làm bột nặn mà không dùng bột tartar | Làm bột nặn không có bột cream of tartar rất vui mà còn dễ nữa! Công thức truyền thống gồm có bột mì, muối, nước và dầu, nhưng bạn cũng có thể dùng tinh bột ngô và dầu xả để làm bột nặn. Màu thực phẩm hoặc bột pha nước uống Kool-Aid sẽ giúp món đồ chơi của bạn có thêm màu sắc và hương thơm.
Phương pháp 1 - Dùng dầu xả và tinh bột ngô
Bước 1 - Rót 1/2 cốc (120 ml) dầu xả vào bát.
Chọn loại dầu xả có hương thơm mà bạn yêu thích. Bột nặn của bạn cũng sẽ có màu sắc như màu dầu xả, thế nên bạn hãy chọn đúng màu ưa thích. Nếu muốn tự pha màu, bạn hãy chọn dầu xả màu trắng.
Bước 2 - Thêm một ít màu thực phẩm, nếu muốn.
Đầu tiên, hãy dùng 1-2 giọt. Khuấy đều màu thực phẩm với hỗn hợp, sau đó cho thêm nếu cần. Nếu dầu xả đã có màu sẵn mà bạn muốn bột nặn đậm màu hơn, hãy nhớ chọn màu thực phẩm cùng màu với dầu xả.
Bước 3 - Thêm một chút kim tuyến nếu thích.
Bạn có thể dùng kim tuyến cùng màu với dầu xả hoặc màu thực phẩm, hoặc dùng một màu khác. Kim tuyến siêu mịn thì đẹp nhất, nhưng bạn có thể dùng loại kim tuyến loại thông thường cỡ to. Ban đầu bạn chỉ nên cho một nhúm, sau đó nếu thích thì bạn có thể cho thêm.
Bước 4 - Khuấy vào hỗn hợp 1 cốc (120 g) tinh bột ngô.
Ban đầu bột có thể bị vón lợn cợn, nhưng khi bạn càng trộn lâu thì bột sẽ càng mịn hơn. Khi hỗn hợp bắt đầu trông như kem phủ bánh là bạn có thể đổ lên thớt hoặc mặt bàn nhẵn.
Nếu không tìm được tinh bột ngô, bạn có thể thay thế bằng bột ngô.
Bước 5 - Nhào bột và cho thêm tinh bột ngô nếu cần.
Càng nhào lâu thì bột sẽ càng cứng. Nhào trong khoảng 1 phút là vừa. Bạn có thể cho thêm tinh bột ngô nếu thấy bột có vẻ quá dính trong khi nhào.
Bước 6 - Bảo quản bột nặn trong hộp nhựa.
Như vậy bột nặn vẫn mềm và không bị khô sau khi chơi.
Phương pháp 2 - Dùng bột mì, muối và dầu
Bước 1 - Trộn nước, nước cốt chanh và dầu trong bát to.
Đong 3/4 cốc (180 ml) nước và rót vào một chiếc xoong cỡ vừa. Khuấy thêm 3 thìa canh (45 ml) nước cốt chanh, tiếp theo là khuấy thêm 1 thìa canh (15 ml) dầu thực vật.
Bước 2 - Đun hỗn hợp trên lửa nhỏ vừa cho đến khi gần sôi.
Đặt xoong lên bếp và vặn lửa nhỏ vừa. Để cho hỗn hợp từ từ nóng lên.
Bước 3 - Khuấy thêm màu thực phẩm hoặc bột Kool-Aid vào hỗn hợp.
Bạn có thể khuấy vào 4-5 giọt màu thực phẩm để thêm màu sắc cho bột nặn. Nếu bạn muốn bột nặn có thêm màu sắc và hương thơm, hãy khuấy 2 gói bột Kool-Aid vào hỗn hợp. Bạn có thể dùng cả hai nếu muốn có màu sắc thật rực rỡ!
Bạn có thể điều chỉnh lượng màu thực phẩm hoặc bột Kool-Aid để thay đổi độ đậm của màu sắc.
Nhớ dùng bột Kool-Aid không đường, nếu không thi bột nặn sẽ rất dính.
Bước 4 - Trộn bột mì và muối trong một bát khác.
Đổ 1 cốc (120 g) bột mì đa dụng vào bát trộn. Thêm 1/4 cốc (75 g) muối tinh. Dùng thìa trộn đều bột mì và muối.
Dùng bột mì trắng đa dụng, không dùng bột mì nguyên cám.
Dùng muối tinh, không dùng muối mỏ hoặc muối biển.
Bước 5 - Cho thêm hỗn hợp bột mì từ từ vào hỗn hợp lỏng nóng trong xoong.
Nhớ đổ từ từ và khuấy liên tục trong khi đổ bột để bột khỏi bị vón cục lợn cợn!
Bước 6 - Tiếp tục khuấy cho đến khi hỗn hợp thành một khối tròn.
Trong khi bạn khuấy bột, các nguyên liệu khô sẽ hút các nguyên liệu ướt và tạo thành khối tròn. Khi chất lỏng đã được hút hết là bạn có thể ngưng khuấy.
Nếu hỗn hợp có vẻ như quá dính, bạn hãy san phẳng bột dưới đáy xoong và để như vậy khoảng vài giây. Sau đó, hãy lật lại và làm vậy ở mặt kia. Bạn có thể lật đi lật lại cho đến khi bột đạt độ đặc mong muốn.
Đừng đun quá lửa! Nhớ rằng bột sẽ cứng hơn khi nguội đi.
Bước 7 - Nhào khối bột trong 1-2 phút để hoàn tất quá trình trộn bột.
Đổ bột lên giấy nến. Nếu bột còn quá nóng, bạn có thể chờ vài phút cho nguội, sau đó nhào bột trong 1-2 phút để hoàn tất quá trình trộn bột.
Bước 8 - Chờ cho bột nguội hẳn trước khi cất trong tủ lạnh.
Khi bột đã nguội, bạn có thể cất trong hộp nhựa có nắp đậy kín và bảo quản trong tủ lạnh. Một mẻ bột như trên có thể đựng đầy hộp nhựa 500 ml.
Bạn không nhất thiết phải cất bột nặn trong tủ lạnh, nhưng bột sẽ dùng được lâu hơn nếu được bảo quản lạnh.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-Cupcake | Cách để Làm Cupcake | Bánh kem nhỏ (cupcake) là món tráng miệng ngon lành và giàu hương vị, đồng thời là lựa chọn hoàn hảo cho mọi dịp đặc biệt. Dù bạn tổ chức một bữa tiệc vui nhộn, kỷ niệm sinh nhật hay nhân dịp gì khác, hoặc đơn thuần khi bạn muốn tận hưởng một món ngon vì niềm vui ăn uống, cupcake chính là thứ dành cho bạn.
Thời gian chuẩn bị (kiểu Truyền thống): 20-25 phút
Thời gian nướng bánh: 17-20 phút
Tổng thời gian: 35-45 phút
Phương pháp 1 - Nướng Cupcake Truyền thống
Bước 1 - Làm nóng lò trước ở nhiệt độ 162ºC.
Bước 2 - Lót giấy vào khuôn nướng cupcake.
Để khuôn sang một bên.
Bước 3 - Trộn bột mỳ, đường, bột nở, và muối vào một bát.
Cho 1 3/4 cốc bột nướng bánh (không nở), 1 1/4 cốc bột mỳ đa dụng không có chất tẩy, 2 cốc đường, và 1 thìa cà phê bột nở vào cùng một bát. Trộn các nguyên liệu cho đến khi đều trong khoảng 3 phút.
Bước 4 - Cho 4 thanh bơ nhạt vào hỗn hợp.
Trộn cho đến khi bơ được phủ kín trong bột.
Bước 5 - Cho 4 quả trứng lớn vào hỗn hợp, mỗi lần một quả.
Cho từng quả trứng vào đến khi trứng đã được trộn đều trong hỗn hợp.
Bước 6 - Cho 1 cốc sữa nguyên kem và 1 thìa cà phê tinh dầu vani nguyên chất vào mẻ bột.
Trộn đều các nguyên liệu cho đến khi hoà quyện hoàn toàn, dành thời gian vét bột xuống để không nguyên liệu nào bị dính trên thành bát.
Bước 7 - Cho bột vào đầy 2/3 mỗi khuôn.
Thao tác này sẽ giúp bánh có đủ không gian nở.
Bước 8 - Nướng bánh trong vòng 17-20 phút.
Sau 15 phút, bắt đầu chọc que tăm vào cupcake. Nếu tăm sạch sau khi rút ra, cupcake đã chín và nên được lấy ra khỏi lò. Cách 2 phút lại kiểm tra cho đến khi bánh chín.
Bước 9 - Làm kem phủ.
Bạn có thể thực hiện bước này khi đang nướng bánh. Để làm kem bơ phủ, chỉ cần dùng 2 thanh bơ mềm, 3 cốc đường bột, 1/2 cốc sữa, và 2 thìa cà phê tinh dầu vani, sau đó đánh hỗn hợp lên thành kem. Dùng muôi trộn đánh hỗn hợp cho đến khi mượt và từ từ cho thêm 3 cốc đường cho đến khi kem béo và mịn.
Bước 10 - Làm nguội cupcake.
Để bánh nguội trong vòng ít nhất 3-5 phút, phần kem phủ trên bánh sẽ không bị chảy.
Bước 11 - Trang trí bánh với kem bơ phủ.
Dùng thìa hoặc muôi trộn để phủ thật nhiều kem lên đỉnh cupcake.
Bước 12 - Dùng bánh.
Tận hưởng những chiếc cupcake ngon lành này bất cứ lúc nào ở nhiệt độ phòng.
Phương pháp 2 - Nướng Cupcake Trắng và Đen
Bước 1 - Làm nóng lò trước ở nhiệt độ 176ºC.
Bước 2 - Lót khuôn giấy vào 24 khuôn bánh nướng nhỏ (muffin), mỗi khuôn có đường kính 6,4 cm.
Để khuôn sang một bên.
Bước 3 - Cho hỗn hợp sữa sô-cô-la, dầu ăn, trứng, và bột bánh kem vào một bát trộn lớn.
Cho 1 1/3 cốc sữa sô-cô-la, 1/2 cốc dầu hạt cải, 3 quả trứng lớn và 550g hỗn hợp bột bánh sô-cô-la đen vào một bát.
Bước 4 - Trộn đều các nguyên liệu.
Trộn chúng cùng nhau bằng máy trộn ở tốc độ chậm trong vòng 30 giây. Dùng thìa khuấy bằng cao su vét thành bát và đánh hỗn hợp ở tốc độ vừa trong 2 phút.
Bước 5 - Xúc mẻ bột vào khuôn muffin đã chuẩn bị.
Dùng thìa xúc bột đầy khoảng 2/3 khuôn bánh, bánh sẽ có đủ không gian để nở.
Bước 6 - Nướng bánh trong vòng 18-24 phút.
Sau 15 phút, bắt đầu chọc que tăm vào cupcake. Nếu tăm sạch sau khi rút ra, cupcake đã chín và nên được lấy ra khỏi lò. Cách 2 phút lại kiểm tra cho đến khi bánh chín. Cuối cùng, lấy bánh ra khỏi khuôn và để nguội trên vỉ phơi.
Bước 7 - Làm nhân kẹo dẻo marshmallow.
Bạn có thể thực hiện bước này khi đang nướng bánh. Dùng lò vi sóng quay 3 thìa canh bơ nhạt trong bát chịu nhiệt. Sau đó, khuấy thêm 300g kem kẹo dẻo marshmallow vào cùng với bơ. Tiếp theo, dùng lò vi sóng quay hỗn hợp kem và bơ thêm 1 phút nữa. Để nguội 2 phút và dùng máy trộn đánh hỗn hợp trong ít nhất 1 phút, cho đến khi hỗn hợp mềm mịn.
Bước 8 - Rạch một khe nhỏ dài khoảng 1,27 cm chính giữa đáy mỗi bánh.
Xúc nhân kẹo marshmallow vào túi bắt kem đầu tròn. Bắt nhân vào khe của từng chiếc bánh.
Bước 9 - Trộn 2/3 cốc kem đặc và 1 thìa canh si-rô ngô nhạt vào nồi nhỏ.
Nấu các nguyên liệu trên lửa vừa cho đến khi sôi. Sau đó, cho 280g hạt sô-cô-la nhỏ nặng vào hỗn hợp và khuấy đến khi mượt. Để hỗn hợp nguội đến khi sánh lại, trong vòng 4-5 phút.
Bước 10 - Nhúng đỉnh cupcake vào hỗn hợp sô-cô-la.
Dùng dao phết phẳng lại nếu cần. Sau đó, đặt bánh cupcake lên một tấm giấy nến khác và để sô-cô-la cứng lại một chút.
Bước 11 - Xúc kem bơ vani phủ vào túi bắt kem.
Túi này nên có đầu tròn nhỏ. Bắt nhiều vòng quanh tâm bánh -- mỗi vòng nên giao nhau một chút. Sau đó, đợi vài phút để hỗn hợp sô-cô-la định hình.
Bước 12 - Dùng bánh.
Tận hưởng món tráng miệng ngon lành này, có thể dùng món kèm một cốc sữa.
Phương pháp 3 - Cupcake Tiramisu
Bước 1 - Làm nóng lò trước ở nhiệt độ 162ºC.
Bước 2 - Lót khuôn giấy vào khuôn nướng muffin bằng thiếc.
Bước 3 - Rây bột nướng bánh, bột nở và muối.
Rây 1 1/4 cốc bột làm bánh đã rây (không nở), 3/4 thìa cà phê bột nở, cùng 1/2 thìa cà phê muối thô.
Bước 4 - Cắt một nửa quả vani theo chiều dọc.
Vét hết hạt và để dành.
Bước 5 - Làm nóng 1/4 cốc sữa và hạt cùng vỏ quả vani trong một nồi nhỏ trên lửa vừa.
Làm nóng cho đến khi có bong bóng liu riu quanh thành nồi. Nhấc nồi ra khỏi bếp.
Bước 6 - Đánh 4 thìa canh bơ nhạt cho tới khi tan chảy.
Sau đó, để hỗn hợp tự đặc lại trong 15 phút.
Bước 7 - Dùng rây lọc hỗn hợp sữa vào bát.
Vứt bỏ vỏ quả vani.
Bước 8 - Đánh trứng, lòng đỏ trứng, và đường.
Dùng máy trộn ở tốc độ vừa để đánh 3 quả trứng, 3 lòng đỏ trứng, và 1 cốc đường tinh luyện cùng nhau.
Bước 9 - Đặt bát trộn trên một nồi nước sôi liu riu.
Đánh các nguyên liệu cho đến khi đường tan hết và hỗn hợp có nhiệt độ ấm. Thao tác này nên làm trong khoảng 5-6 phút. Tiếp theo, nhấc bát ra khỏi nồi nước.
Bước 10 - Đánh hỗn hợp bằng máy trộn ở nhiệt độ cao.
Tiếp tục đánh cho đến khi hỗn hợp có màu vàng nhạt, bông mịn, và đủ đặc để kéo được một dải dài trong vài giây khi nhấc máy lên.
Bước 11 - Trộn hỗn hợp bột vào hỗn hợp trứng thành ba mẻ.
Đầu tiên, khuấy 1/2 cốc bột vào hỗn hợp sữa để làm đặc hỗn hợp sữa, sau đó trộn hỗn hợp sữa vào mẻ bột còn lại cho đến khi hết nguyên liệu.
Bước 12 - Xúc bột đầy 2/3 mỗi khuôn.
Cupcake sẽ có đủ không gian để nở. Chia đều mẻ bột bánh vào từng khuôn.
Bước 13 - Nướng bánh trong vòng 20 phút.
Xoay khuôn bánh bằng thiếc khi đã nướng được một nửa thời gian. Tiếp tục nướng cho đến khi phần giữa bánh đã đặc – bạn có thể kiểm tra bằng cách chọc một que tăm vào giữa bánh -- và rìa bánh đã ngả màu nâu vàng. Sau đó, chuyển khay thiếc vào vỉ phơi để làm nguội cupcake hoàn toàn.
Bước 14 - Làm si-rô.
Để làm si-rô, khuấy 1/3 cốc cà phê đậm đặc, 30 ml rượu marsala, cùng 1/4 cốc đường tinh luyện cho đến khi đường tan hết. Để si-rô nguội.
Bước 15 - Phết si-rô lên đỉnh bánh.
Tiếp tục làm vậy cho đến khi dùng hết si-rô. Để bánh thấm hết lượng chất lỏng trong 30 phút.
Bước 16 - Làm kem phủ.
Để máy trộn ở tốc độ vừa và đánh 1 cốc kem đặc. Trộn thêm 226,8 g phô mai mascarpone và 1/2 cốc đường bột cho đến khi hỗn hợp mịn. Sau đó, gấp kem đặc đã đánh vào hỗn hợp phô mai cho đến khi hoà quyện.
Bước 17 - Bắt thật nhiều kem phủ lên bánh.
Để bánh qua đêm trong tủ lạnh và trong hộp kín để bánh định hình.
Bước 18 - Dùng bánh.
Rắc một lớp bột cacao lên những chiếc bánh ngon lành này và thưởng thức bất kỳ lúc nào.
Phương pháp 4 - Cupcake Năm Nguyên liệu
Bước 1 - Chuẩn bị các nguyên liệu.
Bước 2 - Làm nóng lò trước ở nhiệt độ 180 độ.
Bước 3 - Cho bơ và đường vào.
Trộn hỗn hợp đến khi bông mịn và hòa quyện. Bạn nên bắt đầu trộn bằng thìa gỗ vì bơ rất dễ dính vào máy trộn cầm tay.
Bước 4 - Cho trứng vào theo từng từng lượng nhỏ và trộn đều mỗi lần thêm trứng.
Mẻ bột sẽ loãng hơn một chút.
Bước 5 - Cho hỗn hợp bột mỳ và bột nở vào theo từng lượng nhỏ và trộn đều.
Khi đã trộn xong, mẻ bột sẽ khá đặc, đừng lo lắng về chuyện đó và chỉ cần làm bột mềm bằng cách trộn nhanh hơn.
Bước 6 - Xúc mẻ bột đã chuẩn bị vào từng khuôn cupcake nhỏ và nướng trong lò đã làm nóng trước trong khoảng 20-25 phút.
Bước 7 - Phết kem đường hoặc kem bơ phủ lên trên cupcake và dùng bánh.
Phương pháp 5 - Các loại Cupcake khác
Bước 1 - Làm cupcake sô-cô-la.
Nướng những chiếc cupcake sô-cô-la đơn giản với một lượng hạt sô-cô-la nhỏ đủ tốt cho sức khỏe.
Bước 2 - Làm cupcake vani.
Làm những chiếc cupcake vani ngon miệng với trứng, bột, vài nguyên liệu khác, cùng kem phủ theo ý thích của bạn.
Bước 3 - Làm cupcake chay.
Nướng những chiếc cupcake chay ngon lành nếu bạn là người ăn chay hảo ngọt. Thay thế sữa tươi bằng sữa đậu nành cùng một số thay đổi khác, bạn sẽ có ngay mẻ cupcake chay.
Bước 4 - Làm cupcake Smore (loại bánh quy kẹp sô-cô-la và marshmallow được nướng lên).
Nếu bạn yêu thích các nguyên liệu ngon tuyệt trong bánh Smore, ví dụ như sô-cô-la và bánh quy giòn graham, hẳn bạn sẽ thích làm món cupcake này. Phủ kem kẹo dẻo marshmallow béo ngậy phía trên bánh.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |