source
stringlengths
64
222
subject
stringlengths
8
234
text
stringlengths
31
1.44M
meta
dict
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Quyet-dinh-59-2012-QD-UBND-Quy-che-quan-ly-nha-o-xa-hoi-duoc-dau-tu-xay-dung-150495.aspx
Quyết định 59/2012/QĐ-UBND Quy chế quản lý nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 59/2012/QĐ-UBND Đồng Nai, ngày 23 tháng 10 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ NHÀ Ở XÃ HỘI ĐƯỢC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BẰNG NGUỒN VỐN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Nhà ở ngày 29/11/2005; Căn cứ Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở; Căn cứ Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 01/9/2010 của Bộ Xây dựng quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 215/TTr-SXD ngày 17/9/2012, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa; thủ trưởng các đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ Xây dựng; - Cục Kiểm tra Văn bản (Bộ Tư pháp); - Thường trực Tỉnh ủy; - Thường trực HĐND tỉnh; - Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh; - Sở Tư pháp; - Chánh, Phó Văn phòng UBND tỉnh; - Trung tâm Công báo tỉnh; - Các cơ quan báo, đài trong tỉnh; - Lưu VT, CNN. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Phan Thị Mỹ Thanh QUY CHẾ QUẢN LÝ NHÀ Ở XÃ HỘI ĐƯỢC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BẰNG NGUỒN VỐN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI (Ban hành kèm theo Quyết định số 59/2012/QĐ-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Quy chế này quy định việc quản lý nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước (sau đây gọi tắt là nhà ở xã hội) theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về nhà ở. 2. Đối tượng áp dụng bao gồm các đối tượng thuộc diện được thuê nhà ở xã hội; tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc cho thuê và quản lý sử dụng nhà ở xã hội. Chương II ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHÍ LỰA CHỌN ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC THUÊ NHÀ Ở XÃ HỘI Điều 2. Đối tượng được thuê nhà ở xã hội Đối tượng thuê nhà ở xã hội là các đối tượng đang sinh sống; làm việc hoặc học tập trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, bao gồm: 1. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức. 2. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân hưởng lương từ ngân sách nhà nước. 3. Công nhân làm việc tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp. 4. Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ quy định tại Điểm a Khoản 6 Điều 30 của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP. 5. Học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề không phân biệt công lập hay dân lập được thuê nhà ở trong thời gian học tập. 6. Người thu nhập thấp tại khu vực đô thị thuộc diện quy định tại Khoản 2 Điều 3 Quy chế này. Điều 3. Điều kiện được thuê nhà ở xã hội 1. Thuộc đối tượng quy định tại Điều 2 Quy chế này; 2. Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình và chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội; chưa được Nhà nước hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích bình quân trong hộ gia đình dưới 5m² sàn/người hoặc là nhà ở tạm bợ, hư hỏng, dột nát; 3. Phải có mức thu nhập bình quân hàng tháng không thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân từ thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân, trừ trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 2 Quy chế này. Điều 4. Tiêu chí xét duyệt đối tượng được thuê nhà ở xã hội 1. Việc lựa chọn đối tượng được thuê nhà ở xã hội thực hiện theo phương pháp chấm điểm, người có tổng số điểm cao hơn sẽ được ưu tiên giải quyết trước (với thang điểm tối đa là 100). Trong trường hợp có 02 hồ sơ trở lên có tổng điểm bằng nhau thì cơ quan xét duyệt tổ chức bốc thăm công khai để chọn đủ số hồ sơ được thuê nhà ở xã hội. 2. Bảng điểm được xác định trên cơ sở các tiêu chí cụ thể sau: STT Tiêu chí chấm điểm Số điểm 1 Tiêu chí khó khăn về nhà ở: a) Chưa có nhà ở. b) Có nhà ở bình quân dưới 5 m2 sàn/người và diện tích đất ở thấp hơn tiêu chuẩn được phép cải tạo, xây dựng lại. 50 30 2 Tiêu chí về đối tượng: a) Đối tượng 1 (quy định tại Khoản 1, 2 Điều 2 Quy chế này). b) Đối tượng 2 (quy định tại Khoản 3, 4, 5 , 6 Điều 2 Quy chế này). 30 20 3 Tiêu chí ưu tiên khác: a) Hộ gia đình có từ 02 người trở lên thuộc đối tượng 1. b) Hộ gia đình có 01 người thuộc đối tượng 1 và có ít nhất 01 người thuộc đối tượng 2. c) Hộ gia đình có từ 2 người trở lên thuộc đối tượng 2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được hưởng các tiêu chí ưu tiên khác nhau thì được cộng điểm đối với từng tiêu chí ưu tiên nhưng tối đa không quá 10 điểm 10 7 4 4 Tiêu chí ưu tiên do UBND cấp tỉnh quy định đối với đối tượng 1 tại khoản 1, khoản 2 Điều 2 Quy chế này: a) Là thương binh, bệnh binh, ảnh hưởng chất độc da cam, tàn tật; b) Là chồng, con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng ; c) Là cha, mẹ, vợ, con của thương binh, bệnh binh, liệt sĩ; d) Có thành tích xuất sắc trong lao động, công tác: Được Nhà nước phong tặng các danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, Giáo sư, Phó Giáo sư; Nhà giáo hoặc Nghệ sĩ Nhân dân, Ưu tú; Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú; là Vận động viên đạt thành tích cho Quốc gia; e) Chuyên viên chính hoặc giữ chức vụ chủ chốt từ Phó phòng và tương đương trở lên tại cơ quan hành chính nhà nước. g) Có thời gian công tác tối thiểu từ 5 năm trở lên. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được hưởng các tiêu chí ưu tiên khác nhau thì được cộng điểm đối với từng tiêu chí ưu tiên nhưng tối đa không quá 10 điểm. 10 10 8 6 4 3 2 Điều 5. Xét duyệt đối tượng được thuê nhà ở xã hội 1. Chủ đầu tư nhà ở xã hội có trách nhiệm cung cấp các thông tin liên quan đến dự án, tổng số căn hộ cho thuê, thời gian bắt đầu và kết thúc nhận đơn đăng ký tại trụ sở Sở Xây dựng hoặc trang web của Sở Xây dựng, đăng tải ít nhất 01 lần tại các báo địa phương để người dân biết, đăng ký cũng như giám sát. 2. Đối tượng thuộc diện được thuê nhà ở xã hội phải có đơn và giấy xác nhận theo mẫu (hướng dẫn tại các Phụ lục số I, II, III ban hành kèm theo Quy chế này) và nộp trực tiếp cho Sở Xây dựng. Đối với đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại Điểm a Khoản 6 Điều 30 của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ thì chỉ cần có đơn có xác nhận của cơ quan quản lý nhà công vụ về việc đã trả lại nhà ở công vụ. 3. Căn cứ vào đơn đề nghị thuê nhà ở xã hội và xác nhận theo quy định tại Khoản 2 Điều này, Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, địa phương thực hiện kiểm tra, đối chiếu với quy định về đối tượng, điều kiện được thuê nhà ở xã hội và tiêu chí xét duyệt nêu tại Điều 2, Điều 3, Điều 4 của Quy chế này và thực tế quỹ nhà ở xã hội của địa phương để trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Điều 6. Hợp đồng thuê nhà ở xã hội Việc thuê và cho thuê nhà ở xã hội phải lập thành hợp đồng thuê nhà ở xã hội (không cần công chứng) theo phụ lục số IV kèm theo Quy chế này. UBND tỉnh (chủ sở hữu) ủy quyền cho chủ đầu tư ký hợp đồng thuê nhà với người thuê nhà. Hợp đồng thuê nhà ở xã hội được ký theo định kỳ nhưng tối đa không vượt quá 05 (năm) năm. Hết thời hạn, bên thuê được xem xét gia hạn hợp đồng nếu thực hiện đầy đủ các quy định về thuê nhà trong quá trình thuê nhà và vẫn thuộc đối tượng, điều kiện được thuê nhà ở xã hội. Chương III QUẢN LÝ SỬ DỤNG NHÀ Ở XÃ HỘI Điều 7. Nguyên tắc quản lý vận hành nhà ở xã hội 1. Việc lựa chọn đơn vị quản lý vận hành và khai thác nhà ở xã hội được thực hiện theo nguyên tắc thuê đơn vị có chức năng quản lý vận hành nhà ở thực hiện quản lý vận hành nhà ở xã hội; Người quyết định đầu tư lựa chọn đơn vị quản lý vận hành và khai thác nhà ở; trường hợp có từ hai đơn vị trở lên đăng ký tham gia thì việc lựa chọn đơn vị quản lý vận hành và khai thác nhà ở xã hội được thực hiện theo nguyên tắc đấu thầu. 2. Hoạt động cho thuê, quản lý vận hành nhà ở xã hội được hưởng các cơ chế như đối với dịch vụ công ích theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. 3. Giá cho thuê nhà ở xã hội được tính đủ các chi phí để thu hồi vốn đầu tư xây dựng, chi phí bảo trì, quản lý vận hành nhà ở và do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành. 4. Đối với nhà ở xã hội không phải là nhà chung cư thì việc quản lý vận hành không thực hiện theo Quy chế này mà thực hiện theo quy định riêng của Ủy ban nhân dân tỉnh. Điều 8. Tổ chức quản lý vận hành nhà ở xã hội 1. Đơn vị quản lý vận hành nhà ở xã hội Đơn vị quản lý vận hành nhà ở xã hội được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Quy chế này. 2. Ban Quản trị nhà ở xã hội a) Ban Quản trị nhà ở xã hội do Hội nghị nhà ở xã hội bầu ra. Hội nghị nhà ở xã hội có thể tổ chức cho một nhà hoặc một cụm nhà (sau đây gọi chung là khu nhà ở xã hội) và được tổ chức mỗi năm 01 lần; trong trường hợp cần thiết có thể tổ chức Hội nghị bất thường khi có trên 50% tổng số các hộ thuê nhà đề nghị bằng văn bản hoặc khi có đề nghị của Ban Quản trị khu nhà ở xã hội, đồng thời có văn bản đề nghị của trên 30% số hộ thuê khu nhà ở đó. b) Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày khu nhà ở xã hội được bàn giao đưa vào sử dụng và khu nhà ở đó đã có trên 50% số căn hộ có người thuê nhà đến ở thì chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức Hội nghị nhà ở xã hội lần đầu. c) Ban Quản trị khu nhà ở xã hội gồm từ 05 đến 07 thành viên, tùy theo điều kiện cụ thể của khu nhà đó. Thành phần Ban Quản trị bao gồm đại diện chủ sở hữu, 01 đại diện các hộ thuê nhà và 01 đại diện đơn vị quản lý vận hành nhà ở xã hội. Cơ cấu Ban Quản trị gồm 01 Trưởng ban và 01 hoặc 02 Phó Trưởng ban. Kết quả bầu Ban Quản trị nhà ở xã hội phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư ra Quyết định công nhận. Nhiệm kỳ Ban Quản trị do người quyết định đầu tư quyết định nhưng tối đa không quá 3 năm. d) Ban Quản trị làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số. Quyền và trách nhiệm của Ban Quản trị khu nhà ở xã hội được quy định tại Điều 9 của Quy chế này. Điều 9. Quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư, đơn vị quản lý vận hành, Ban quản trị nhà ở xã hội 1. Quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư a) Thay mặt chủ sở hữu (UBND tỉnh) ký hợp đồng thuê nhà với các đối tượng thuê nhà; b) Thay mặt chủ sở hữu (UBND tỉnh) tổ chức Hội nghị nhà ở xã hội lần đầu; c) Thu tiền thuê nhà từ các hộ thuê nhà; trả cho Quỹ phát triển nhà ở theo phương án vay vốn đã được duyệt; trích kinh phí quản lý vận hành trả cho đơn vị quản lý vận hành; chuyển kinh phí bảo trì cho đơn vị quản lý vận hành để quản lý theo quy đinh tại Khoản 2 Điều 11 Quy chế này; d) Tổ chức lựa chọn đơn vị quản lý vận hành theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Quy chế này trình kết quả cho người quyết định đầu tư phê duyệt. 2. Quyền và trách nhiệm của đơn vị quản lý vận hành a) Thực hiện cung cấp dịch vụ quản lý vận hành nhà ở theo hợp đồng đã ký hoặc được ủy thác đảm bảo an toàn, đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành; b) Ký kết hợp đồng phụ với các doanh nghiệp khác để cung cấp dịch vụ (nếu có); giám sát việc cung cấp các dịch vụ quản lý vận hành nhà ở xã hội đối với các doanh nghiệp nêu trên để đảm bảo thực hiện theo hợp đồng đã ký; c) Thông báo bằng văn bản về những yêu cầu, những điều cần chú ý cho người thuê nhà khi bắt đầu sử dụng nhà ở xã hội; xây dựng Bản nội quy sử dụng nhà ở xã hội để thông qua người quyết định đầu tư, thông báo công khai để người thuê nhà và các tổ chức, cá nhân có liên quan biết để thực hiện. Nội dung Bản nội quy quản lý sử dụng gồm những nội dung chính như sau: Trách nhiệm của các tổ chức trong quản lý sử dụng nhà ở xã hội theo quy định của Quy chế này; quyền và nghĩa vụ của người thuê nhà; các hành vi bị nghiêm cấm trong sử dụng nhà ở xã hội; các khoản chi phí phải đóng góp (nếu có); quy định về việc sửa đổi, bổ sung Bản nội quy quản lý sử dụng nhà ở xã hội và một số quy định khác. d) Định kỳ kiểm tra cụ thể theo thời hạn quy định của pháp luật về xây dựng đối với chất lượng nhà ở xã hội để thực hiện việc quản lý vận hành, báo cáo chủ sở hữu sửa chữa, duy tu bảo dưỡng theo quy định; đ) Thực hiện kịp thời việc ngăn ngừa nguy cơ gây thiệt hại đối với chủ sở hữu nhà ở xã hội và có trách nhiệm khắc phục, sửa chữa mọi hư hỏng của khu nhà, đảm bảo cho khu nhà hoạt động bình thường; e) Thu kinh phí dịch vụ quản lý vận hành nhà ở xã hội theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 và Điểm c Khoản 1 Điều này; g) Khai thác, kinh doanh các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật để tạo nguồn thu bù đắp chi phí quản lý vận hành nhà ở xã hội theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 10 của Quy chế này; h) Thu kinh phí bảo trì; quản lý kinh phí bảo trì; thực hiện công tác bảo trì nhà ở xã hội (nếu được lựa chọn làm đơn vị bảo trì) theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 của Quy chế này; i) Định kỳ 6 tháng một lần, báo cáo công khai về công tác quản lý vận hành nhà ở xã hội với Ban Quản trị và phối hợp với Ban Quản trị lấy ý kiến của người thuê nhà ở xã hội về việc cung cấp dịch vụ quản lý vận hành; k) Phối hợp với Ban Quản trị, tổ dân phố trong việc bảo vệ an ninh, trật tự và các vấn đề khác có liên quan trong quá trình quản lý vận hành nhà ở xã hội. l) Đơn vị được giao quản lý vận hành nhà ở xã hội có trách nhiệm quản lý chặt chẽ quỹ nhà ở xã hội; không được tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng, không được chuyển nhượng nhà ở dưới bất kỳ hình thức nào. 3. Quyền và trách nhiệm của Ban Quản trị khu nhà ở xã hội a) Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người thuê nhà theo quy định của pháp luật; kiểm tra, đôn đốc người thuê nhà nhà thực hiện đúng Bản nội quy quản lý sử dụng nhà ở xã hội và các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng nhà ở xã hội; tạo điều kiện để đơn vị quản lý vận hành hoàn thành tốt nhiệm vụ theo nội dung hợp đồng đã ký kết; b) Thu thập, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của người thuê nhà về các vấn đề liên quan tới việc quản lý sử dụng và cung cấp dịch vụ nhà ở xã hội để phản ánh với đơn vị quản lý vận hành, các cơ quan chức năng và các tổ chức, cá nhân có liên quan xem xét, giải quyết; c) Phối hợp với chính quyền địa phương, tổ dân phố trong việc xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong nhà ở xã hội được giao quản lý; d) Định kỳ 06 tháng một lần, Ban Quản trị lấy ý kiến của người thuê nhà để làm cơ sở để đánh giá chất lượng dịch vụ quản lý vận hành của đơn vị quản lý vận hành nhà ở; đ) Kiến nghị với người quyết định đầu tư thay đơn vị quản lý vận hành nếu chất lượng dịch vụ không đảm bảo theo quy định; e) Chủ trì Hội nghị nhà chung cư theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 8 Quy chế này; g) Được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo Quyết định của người quyết định đầu tư dự án nhà ở xã hội. Điều 10. Nội dung và chi phí quản lý vận hành nhà ở xã hội 1. Nội dung quản lý vận hành nhà ở xã hội Công tác quản lý vận hành nhà ở xã hội bao gồm: quản lý, vận hành và duy trì hoạt động của hệ thống trang thiết bị (gồm thang máy, máy bơm nước, máy phát điện dự phòng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các trang thiết bị khác); cung cấp các dịch vụ (bảo vệ, vệ sinh, thu gom rác thải, chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, diệt côn trùng và các dịch vụ khác) đảm bảo cho khu nhà ở xã hội hoạt động bình thường. 2. Chi phí quản lý vận hành nhà ở xã hội a) Chi phí quản lý vận hành nhà ở xã hội tính toán trong cơ cấu giá thuê nhà (nộp hàng tháng), được lập theo hướng dẫn tại Điều 15, Điều 16 Thông tư 16/2010/TT-BXD ngày 01/9/2010 của Bộ Xây dựng và do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. b) Đơn vị thu tiền thuê nhà có trách nhiệm trích phần chi phí quản lý vận hành cấu thành trong tiền thuê nhà ở để chuyển cho đơn vị quản lý vận hành. Trong trường hợp đấu thầu lựa chọn đơn vị quản lý vận hành thì kinh phí quản lý vận hành được xác định theo kết quả đấu thầu và đơn vị thu tiền thuê nhà chuyển cho đơn vị quản lý vận hành số kinh phí theo kết quả đấu thầu đã được người quyết định đầu tư chấp thuận. c) Các chi phí dịch vụ về sử dụng nhiên liệu, năng lượng, nước và các chi phí dịch vụ khác mà có hợp đồng riêng đối với từng hộ thì do người sử dụng trực tiếp chi trả cho đơn vị cung cấp dịch vụ đó. Trường hợp không có hợp đồng riêng từng căn hộ thì người sử dụng chi trả theo khối lượng tiêu thụ, trong đó có cộng thêm phần hao hụt. d) Phí trông giữ xe đạp, xe máy và xe ôtô được thực hiện theo quy định hiện hành của UBND tỉnh về phí trông giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô. đ) Trong quá trình lập dự án phát triển nhà ở xã hội, Chủ đầu tư dự án có thể tính toán, bố trí một phần diện tích phù hợp (sau khi đã đáp ứng đủ nhu cầu diện tích sử dụng chung trong phạm vi dự án theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành) để đơn vị quản lý vận hành thực hiện kinh doanh, tạo kinh phí bù đắp cho chi phí quản lý vận hành, đảm bảo người thuê nhà ở xã hội chỉ phải đóng góp chi phí quản lý vận hành nhà ở đảm bảo phù hợp với quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này. Điều 11. Bảo hành, bảo trì, cải tạo và phá dỡ nhà ở xã hội 1. Bảo hành nhà ở xã hội Việc bảo hành nhà ở xã hội được thực hiện theo cam kết trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công xây dựng, đơn vị cung ứng thiết bị và đảm bảo theo quy định tại Điều 74 của Luật Nhà ở. 2. Bảo trì nhà ở xã hội a) Bảo trì nhà ở xã hội bao gồm việc duy tu bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ, sửa chữa vừa, sửa chữa lớn và sửa chữa đột xuất (nhà ở, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị) nhằm duy trì chất lượng của nhà ở. Việc bảo trì được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về công tác bảo trì công trình xây dựng. b) Việc bảo trì do chủ đầu tư hoặc đơn vị quản lý vận hành nhà ở xã hội hoặc tổ chức có tư cách pháp nhân, có năng lực về hoạt động xây dựng thực hiện và phải tuân thủ các chỉ dẫn của nhà thiết kế, chế tạo, quy trình, quy phạm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Người quyết định đầu tư lựa chọn đơn vị bảo trì nhà ở xã hội. c) Kinh phí bảo trì cấu thành trong tiền thuê nhà (nộp hàng tháng). Đơn vị thu tiền thuê nhà có trách nhiệm trích phần kinh phí bảo trì cấu thành trong tiền thuê nhà ở để chuyển cho đơn vị quản lý vận hành. d) Trong vòng 30 ngày kể từ khi khu nhà ở xã hội được đưa vào sử dụng, đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm lập tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại với lãi suất không thấp hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn để gửi khoản tiền đóng góp kinh phí bảo trì theo quy định. Số tiền lãi phát sinh trong mỗi kỳ gửi tiền tại ngân hàng phải được bổ sung vào kinh phí bảo trì nhà ở xã hội. đ) Công tác bảo trì nhà ở xã hội phải được thực hiện thông qua hợp đồng. Việc nghiệm thu, thanh toán, quyết toán và thanh lý hợp đồng bảo trì được thực hiện theo các quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật dân sự. e) Đơn vị quản lý vận hành phải lập sổ theo dõi thu chi đối với kinh phí bảo trì và phối hợp thực hiện kiểm tra việc quyết toán và quản lý thu chi theo quy định pháp luật về tài chính; công khai các khoản thu, chi kinh phí thực hiện việc bảo trì nhà ở xã hội tại Hội nghị nhà ở xã hội hàng năm. 3. Cải tạo và phá dỡ nhà ở xã hội Việc cải tạo, phá dỡ nhà ở xã hội được thực hiện theo quy định tại Điều 81, 83, 84, 85, 86, 87, 88 và Điều 89 của Luật Nhà ở; Điều 52 của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở và Nghị quyết số 34/2007/NQ-CP ngày 03/7/2007 của Chính phủ về một số giải pháp để thực hiện việc cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp. Điều 12. Lập và lưu trữ hồ sơ nhà ở xã hội 1. Chủ đầu tư nhà ở xã hội có trách nhiệm lập, lưu trữ hồ sơ nhà ở theo đúng quy định tại Khoản 3 Điều 66 của Luật Nhà ở và văn bản hướng dẫn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; danh sách (kể cả các thành viên trong hộ); diện tích căn hộ, địa chỉ căn hộ được thuê và các thông tin về thu nhập, điều kiện về nhà ở của các đối tượng để theo dõi và quản lý; giao bản sao hồ sơ hoàn công cho Ban Quản trị và đơn vị quản lý vận hành nhà ở xã hội. 2. Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm lưu trữ bản sao bản vẽ hoàn công và các hồ sơ có liên quan đến quá trình quản lý vận hành, bảo hành và bảo trì nhà ở xã hội. 3. Cơ quan quản lý nhà ở các cấp của tỉnh có trách nhiệm quản lý hồ sơ nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở. 4. Cơ quan quản lý có trách nhiệm lập, lưu trữ hồ sơ về các đối tượng đã được thuê nhà ở xã hội trên địa bàn, bao gồm: danh sách (kể cả các thành viên trong hộ); diện tích căn hộ, địa chỉ căn hộ được thuê và các thông tin về thu nhập, điều kiện về nhà ở của các đối tượng để theo dõi và quản lý. 5. Cơ quan quản lý hồ sơ nhà ở xã hội có trách nhiệm cung cấp các thông tin về hồ sơ nhà ở khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu. Điều 13. Hợp đồng cung cấp dịch vụ quản lý vận hành nhà ở xã hội và nghiệm thu, thanh toán, thanh lý hợp đồng dịch vụ 1. Hợp đồng cung cấp dịch vụ quản lý vận hành nhà ở xã hội được ký kết giữa người quyết định đầu tư và đơn vị được giao quản lý vận hành nhà ở xã hội; bao gồm những nội dung chính sau: a) Tên, địa chỉ, người đại diện các bên ký hợp đồng; b) Quy mô, diện tích các bộ phận trong và ngoài nhà ở xã hội cần phải quản lý vận hành; c) Nội dung và yêu cầu về chất lượng, số lượng, thời gian, địa điểm cung cấp dịch vụ quản lý vận hành nhà ở xã hội; d) Các khoản phí, mức phí dịch vụ vận hành nhà ở xã hội; đ) Thời gian thực hiện hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành nhà ở xã hội; e) Trách nhiệm, quyền hạn của các bên tham gia hợp đồng; g) Những thoả thuận khác có liên quan. 2. Thời gian thực hiện hợp đồng nêu tại Khoản 1 Điều này tối thiểu là 02 năm. Trong trường hợp được gia hạn thì thời gian gia hạn không quá 02 năm. 3. Việc nghiệm thu, thanh toán, quyết toán và thanh lý hợp đồng cung cấp dịch vụ quản lý vận hành nhà ở xã hội được thực hiện theo các quy định của pháp luật. Điều 14. Những hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý sử dụng nhà ở xã hội 1. Tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng nhà ở; 2. Cơi nới, chiếm dụng diện tích, không gian hoặc làm hư hỏng tài sản thuộc phần sử dụng chung dưới mọi hình thức; đục phá, cải tạo, tháo dỡ hoặc làm thay đổi phần kết cấu chịu lực, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị sử dụng chung, kiến trúc bên ngoài nhà ở; 3. Phân chia, chuyển đổi phần sử dụng chung trái quy định; 4. Gây tiếng ồn quá mức quy định; làm ảnh hưởng đến trật tự, trị an trong khu nhà ở xã hội; 5. Xả rác thải, nước thải, khí thải, chất độc hại bừa bãi; gây thấm, dột, ô nhiễm môi trường; chăn nuôi gia súc, gia cầm trong khu vực thuộc phần sử dụng chung trong khu nhà ở xã hội; 6. Quảng cáo, viết, vẽ trái quy định hoặc có những hành vi khác mà pháp luật không cho phép; sử dụng vật liệu hoặc màu sắc mặt ngoài căn hộ, nhà ở xã hội trái với quy định; thay đổi kết cấu, thiết kế của phần sử dụng riêng (xây tường ngăn lên mặt sàn, di chuyển các trang thiết bị và hệ thống kỹ thuật, đục phá căn hộ, cơi nới diện tích dưới mọi hình thức); 7. Sử dụng hoặc cho người khác sử dụng phần sử dụng riêng nhà ở xã hội trái với mục đích quy định; 8. Nuôi gia súc, gia cầm trong khu vực thuộc sử dụng riêng làm ảnh hưởng tới trật tự, mỹ quan và môi trường sống của các hộ khác và khu vực công cộng trong khu nhà ở xã hội (nếu nuôi vật cảnh thì phải đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật); 9. Sử dụng không đúng mục đích kinh phí quản lý vận hành và kinh phí bảo trì nhà ở xã hội; 10. Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật. Chương IV KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ THU HỒI NHÀ Ở XÃ HỘI Điều 15. Công tác kiểm tra, báo cáo 1. Đơn vị quản lý vận hành nhà ở xã hội chịu trách nhiệm toàn diện đối với nhà ở xã hội thuộc thẩm quyền quản lý, định kỳ kiểm tra về chất lượng công trình và thực tế sử dụng của bên thuê để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các sự cố và vi phạm có thể xảy ra trong quá trình quản lý, sử dụng nhà ở xã hội. 2. Chủ đầu tư và đơn vị quản lý vận hành nhà ở xã hội thực hiện báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, sáu tháng, năm và báo cáo đột xuất về công tác quản lý nhà ở xã hội cho Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa nơi có nhà ở xã hội. 3. Ủy ban nhân dân và Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với đơn vị trực tiếp quản lý nhà ở xã hội trong việc xác minh, xử lý việc cư trú bất hợp pháp, các trường hợp chiếm dụng, sử dụng nhà ở xã hội trái quy định và các vấn đề khác có liên quan đến nhà ở xã hội. Điều 16. Xử lý vi phạm 1. Các hành vi vi phạm hành chính theo quy định của Quy chế này được xử lý theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, pháp luật về xây dựng, pháp luật về nhà ở. 2. Các tổ chức, cá nhân có hành vi gian dối về đối tượng, điều kiện để được thuê nhà ở xã hội thì ngoài việc bị xử phạt theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý và phát triển nhà ở, còn bị buộc phải trả lại nhà đã thuê. 3. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái các quy định liên quan đến xác nhận đối tượng, cũng như việc cho thuê và quản lý sử dụng nhà ở xã hội thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Người có hành vi vi phạm nếu gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường. Điều 17. Giải quyết tranh chấp 1. Các tranh chấp về quyền sử dụng trong nhà ở xã hội được giải quyết trên cơ sở hòa giải nhưng phải đảm bảo các quy định của Quy chế này; nếu không hòa giải được thì xử lý theo quy định của pháp luật. 2. Tranh chấp về hợp đồng thuê nhà ở xã hội trong quá trình thực hiện quản lý sử dụng nhà ở xã hội theo quy định của Quy chế này thì xử lý theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật dân sự. Điều 18. Thu hồi nhà ở xã hội 1. Các trường hợp thu hồi nhà ở xã hội a) Người thuê nhà ở xã hội không còn nhu cầu hoặc không còn thuộc đối tượng, điều kiện để được tiếp tục thuê nhà ở xã hội theo Quy chế này. b) Người thuê nhà ở xã hội chết mà không có người thừa kế hợp pháp đã cùng sinh sống tại nhà ở xã hội đó. c) Người thuê nhà ở xã hội không trả tiền thuê liên tục trong 03 (ba) tháng mà không có lý do chính đáng hoặc không thực hiện các nghĩa vụ khác đã cam kết sau khi đã được đơn vị trực tiếp quản lý nhà ở xã hội nhắc nhở bằng văn bản. d) Người thuê nhà ở xã hội vi phạm các quy định tại Điều 14 Quy chế này. 2. Trình tự thu hồi nhà ở xã hội a) Chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội lập hồ sơ, chuyển Sở Xây dựng; hồ sơ gồm: - Văn bản đề nghị của chủ đầu tư, trong đó nêu rõ lý do thu hồi. - Bản dự thảo Quyết định của UBND tỉnh thu hồi nhà ở xã hội. b) Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của chủ đầu tư, Sở Xây dựng kiểm tra hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh (chủ sở hữu) quyết định thu hồi nhà ở xã hội (đối với tính chính xác của lý do thu hồi thì chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm, Sở Xây dựng không xác minh lại). c) Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi nhà ở xã hội của Ủy ban nhân dân tỉnh, chủ đầu tư thông báo cho người đang thuê nhà ở xã hội biết và tiến hành các thủ tục để lập thủ tục thanh lý hợp đồng thuê nhà, thu hồi nhà ở xã hội theo quy định. d) Trường hợp người thuê nhà ở xã hội không chấp hành Quyết định thu hồi nhà ở xã hội và có đơn khiếu nại thì việc giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. đ) Sau khi quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành mà người thuê nhà không chấp hành việc trả lại nhà ở xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa nơi căn nhà tọa lạc ban hành quyết định hành chính cưỡng chế thực hiện việc thu hồi nhà. Chương V TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN Điều 19. Sở Xây dựng - Tham mưu, giúp UBND tỉnh thống nhất quản lý đối với toàn bộ quỹ nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn tỉnh; - Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa hướng dẫn thực hiện các văn bản, chủ trương, chính sách về quản lý và sử dụng nhà ở xã hội do Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và UBND tỉnh ban hành trên phạm vi địa bàn tỉnh; - Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, địa phương thực hiện việc xét duyệt đối tượng thuê nhà ở xã hội trình UBND tỉnh quyết định; chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý sử dụng nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn nhằm hạn chế triệt để tình trạng trục lợi để kiếm lời. Báo cáo, đề xuất hình thức xử lý trình UBND tỉnh quyết định đối với các vi phạm (nếu có) của các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan; - Xây dựng phương án giá cho thuê nhà ở xã hội trình UBND tỉnh quyết định sau khi có ý kiến của các đơn vị liên quan và ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính; - Theo dõi, tổng hợp tình hình cho thuê; tình hình quản lý sử dụng nhà ở xã hội trên địa bàn; báo cáo UBND tỉnh và Bộ Xây dựng theo định kỳ hoặc đột xuất (khi có yêu cầu). Tham mưu, giúp UBND tỉnh tổ chức giao ban, sơ kết đánh giá kết quả thực hiện công tác quản lý sử dụng quỹ nhà ở xã hội theo định kỳ 06 tháng và hàng năm để báo cáo Bộ Xây dựng tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Điều 20. Sở Tài chính Có ý kiến thẩm định bằng văn bản giá cho thuê nhà ở xã hội. Điều 21. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Xác nhận theo thẩm quyền các trường hợp quy định tại STT 4 (a, b, c) Khoản 2 Điều 4 Quy chế này về các đối tượng chính sách theo tiêu chí ưu tiên của Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc lựa chọn đối tượng được thuê nhà ở xã hội. Điều 22. Sở Nội vụ Xác nhận theo thẩm quyền các trường hợp quy định tại STT 4 (d, e, g) Khoản 2 Điều 4 Quy chế này theo tiêu chí ưu tiên của Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc lựa chọn đối tượng được thuê nhà ở xã hội. Điều 23. Liên đoàn Lao động tỉnh, Tỉnh đoàn, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện, Phòng Lao động - Thương binh và xã hội cấp huyện, Công ty cổ phần Kinh doanh Nhà Đồng Nai Xác nhận theo thẩm quyền cho các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 3 Quy chế này; cụ thể: “Chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội; chưa được Nhà nước hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức”. Điều 24. UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa - Xác nhận theo thẩm quyền các trường hợp quy định tại STT 4 Khoản 2 Điều 4 Quy chế này về các đối tượng chính sách theo tiêu chí chấm điểm ưu tiên của UBND tỉnh trong việc lựa chọn đối tượng được thuê nhà ở xã hội; - Xác nhận theo thẩm quyền cho các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 3 Quy chế này; cụ thể: “Chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội; chưa được Nhà nước hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức”. Điều 25. UBND cấp xã UBND xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm về việc xác nhận về hộ khẩu và tình trạng nhà ở hiện tại của hộ gia đình, cá nhân (theo mẫu tại Phụ lục số II ban hành kèm theo Quy chế này); xác nhận về đối tượng, nghề nghiệp đối với trường hợp lao động tự do, kinh doanh cá thể cho các đối tượng được thuê nhà ở xã hội đảm bảo theo đúng quy định. Điều 26. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị quản lý người có nhu cầu thuê nhà ở xã hội Căn cứ vào đối tượng, điều kiện được thuê nhà ở xã hội tại Điều 2, Điều 3 Quy chế này để xác nhận về đối tượng, mức thu nhập (theo mẫu tại Phụ lục số III ban hành kèm theo Quy chế này). Xác nhận theo thẩm quyền các trường hợp quy định tại STT 4 Khoản 2 Điều 4 Quy chế này. Chương VI TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 27. Trách nhiệm thực hiện Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Quy chế này. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc phát sinh cần phải điều chỉnh, bổ sung vào Quy chế này, phản ánh về Sở Xây dựng tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./. PHỤ LỤC SỐ I MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ THUÊ NHÀ Ở XÃ HỘI (Ban hành kèm theo Quyết định số 59/2012/QĐ-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2012 của UBND tỉnh Đồng Nai) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------------------------------- ĐƠN ĐĂNG KÝ THUÊ NHÀ Ở XÃ HỘI Kính gửi: Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai Tên[1] tôi là: CMND số.................................. , cấp ngày............tháng.............năm..................., Nơi cấp Nghề nghiệp: ........... .... .... .... ... ...............Đang làm việc ÿ Đã nghỉ chế độ ÿ Nơi làm việc/công tác: Nơi ở hiện tại: Hộ khẩu thường trú số........................................... tại: Số thành viên trong hộ gia đình....................................................................... Thu nhập bình quân[2] là.......................................triệu đồng/người/tháng (có Giấy xác nhận về thu nhập của từng thành viên trong hộ kèm theo đơn này). Tình trạng nhà ở của hộ gia đình hiện nay như sau: (có Giấy xác nhận về thực trạng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân kèm theo đơn này). Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của hộ ÿ Có nhà ở nhưng diện tích bình quân dưới 5 m2 sàn/người ÿ Có nhà ở nhưng tạm bợ, dột nát ÿ Tôi làm đơn này đề nghị được giải quyết cho thuê 01 căn hộ nhà ở xã hội tại dự án:.............................................................................................. ...................................................................................................................................... Tôi xin chấp hành đầy đủ các quy định của nhà nước về quản lý, sử dụng nhà ở xã hội và cam đoan những lời khai trong đơn là đúng sự thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã kê khai./. .........., ngày ....... tháng ......năm ........ Người viết đơn (Ký và ghi rõ họ tên) PHỤ LỤC SỐ II MẪU GIẤY XÁC NHẬN THỰC TRẠNG VỀ NHÀ Ở CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN ĐỂ ĐĂNG KÝ THUÊ NHÀ Ở XÃ HỘI (Ban hành kèm theo Quyết định số 59/2012/QĐ-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2012 của UBND tỉnh Đồng Nai) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------------------- GIẤY XÁC NHẬN VỀ HỘ KHẨU VÀ THỰC TRẠNG NHÀ Ở CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN ĐỂ ĐĂNG KÝ THUÊ NHÀ Ở XÃ HỘI Kính gửi[3]: Họ và tên chủ hộ[4]: Nơi ở hiện tại: Hộ khẩu thường trú tại:............................... ............... Số sổ hộ khẩu Số thành viên trong hộ gia đình........................người Họ và tên các thành viên trong hộ: 1. Họ và tên: ....................................................................................... Tuổi: 2. Họ và tên: ....................................................................................... Tuổi: 3. Họ và tên: ....................................................................................... Tuổi: 4. Họ và tên: ....................................................................................... Tuổi: 5. Họ và tên: ....................................................................................... Tuổi: 6. Họ và tên: ....................................................................................... Tuổi: Tình trạng nhà ở của hộ gia đình hiện nay như sau: Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của hộ ÿ Có nhà ở nhưng diện tích bình quân dưới 5 m2 sàn/người ÿ Có nhà ở nhưng tạm bợ, dột nát ÿ Tôi xin cam đoan những lời khai trong đơn là đúng sự thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã kê khai./. .........., ngày ....... tháng ......năm ........ Người viết đơn (Ký và ghi rõ họ tên) Xác nhận về hộ khẩu, nhân khẩu và tình trạng nhà ở hiện tại của hộ gia đình: TM. Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn).............. Chủ tịch (Ký tên, đóng dấu) Tổ dân phố................................... Tổ trưởng (Ký và ghi rõ họ tên) PHỤ LỤC SỐ III MẪU GIẤY XÁC NHẬN VỀ ĐỐI TƯỢNG VÀ THU NHẬP CỦA TỪNG CÁ NHÂN TRONG HỘ GIA ĐÌNH ĐỂ ĐĂNG KÝ THUÊ NHÀ Ở XÃ HỘI (Ban hành kèm theo Quyết định số 59/2012/QĐ-UBND Ngày 23 tháng 10năm 2012 của UBND tỉnh Đồng Nai) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------------------- GIẤY XÁC NHẬN VỀ ĐỐI TƯỢNG VÀ THU NHẬP CỦA TỪNG CÁ NHÂN TRONG HỘ GIA ĐÌNH ĐỂ ĐĂNG KÝ THUÊ NHÀ Ở XÃ HỘI Tên Cơ quan, đơn vị[5]...............................................................................xác nhận: Ông (bà): CMND số.................................. , cấp ngày............tháng.............năm..................., Nơi cấp Nghề nghiệp:........................................... ........... .... .... .... ... .................... Nơi làm việc/công tác: Thu nhập[6]/mức lương.......................................................... triệu đồng/tháng .........., ngày ....... tháng ......năm ........ Thủ trưởng đơn vị (Ký tên và đóng dấu) PHỤ LỤC SỐ IV MẪU HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ Ở XÃ HỘI (Ban hành kèm theo Quyết định số 59/2012/QĐ-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2012 của UBND tỉnh Đồng Nai) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------------------- .........., ngày........tháng ........năm......... HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ Ở XÃ HỘI Số ......../HĐ Căn cứ Luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005; Căn cứ Luật Nhà ở ngày 29 tháng 11 năm 2005; Căn cứ Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở; Căn cứ Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 01 tháng 9 năm 2010 của Bộ Xây dựng quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở; Căn cứ Quyết định số[7]...............................................................................; Căn cứ Quyết định số[8] ..............................................................................; Căn cứ[9]:....................................................................................................., Hai bên chúng tôi gồm: BÊN CHO THUÊ NHÀ Ở XÃ HỘI (sau đây gọi tắt là Bên cho thuê): - Ông (bà): ...............................................Chức vụ:..................................... - Đại diện cho:............................................................................................. - Địa chỉ cơ quan: ........................................................................................ - Điện thoại:.............................................Fax:............................................. - Tài khoản: .............................................tại Ngân hàng:............................ BÊN THUÊ NHÀ Ở XÃ HỘI (sau đây gọi tắt là Bên thuê): - Ông (bà):.................................................................................................. - Địa chỉ liên hệ: ......................................................................................... - Số CMND:.....................................cấp ngày....../....../......, tại .................. - Điện thoại:................................................................................................. Hai bên thống nhất ký kết hợp đồng thuê nhà ở xã hội dùng cho mục đích để ở và sinh hoạt với các nội dung sau: Điều 1. Đặc điểm chính của nhà ở 1. Loại nhà ở (căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ...) .................................... 2. Địa chỉ nhà ở: .......................................................................................... 3. Tổng diện tích sàn nhà ở là..............m2, trong đó diện tích chính là...............m2, diện tích phụ là.................m2. 4. Diện tích đất là:.............m2, trong đó sử dụng chung là........m2, sử dụng riêng là:............m2. Điều 2. Giá cho thuê nhà ở, phương thức và thời hạn thanh toán 1. Giá cho thuê nhà ở là.............................đồng/01 tháng (Bằng chữ:........................................................................................). Giá cho thuê này đã bao gồm chi phí về bảo trì, quản lý vận hành nhà ở. Giá thuê nhà ở xã hội sẽ được điều chỉnh khi Nhà nước có thay đổi về khung giá hoặc giá cho thuê. Bên cho thuê có trách nhiệm thông báo giá mới cho Bên thuê biết trước khi áp dụng ít nhất là ba tháng. 2. Các chi phí sử dụng điện, nước, điện thoại và các dịch vụ khác do bên thuê thanh toán cho Bên cung cấp dịch vụ. Các chi phí này không tính trong giá thuê nhà ở quy định tại khoản 1 Điều này. 3. Phương thức thanh toán: Bên thuê trả bằng (tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngân hàng):........................... 4. Thời hạn thanh toán: Bên thuê trả tiền vào ngày ...... hàng tháng. Điều 3. Thời điểm nhận giao nhà ở và thời hạn cho thuê nhà ở 1. Thời điểm giao nhận nhà ở là ngày........tháng......... năm .............. 2. Thời hạn cho thuê nhà ở là.....................tháng (năm), kể từ ngày.....tháng..... năm ......... Trước khi hết thời hạn hợp đồng, Bên thuê phải làm thủ tục xác nhận vẫn thuộc đối tượng và điều kiện được thuê nhà ở xã hội để ký tiếp hợp đồng. Điều 4. Quyền và nghĩa vụ Bên cho thuê 1. Quyền của Bên cho thuê: a) Yêu cầu Bên thuê sử dụng nhà ở đúng mục đích và thực hiện đúng các quy định về quản lý sử dụng nhà ở; phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc xử lý vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà ở; b) Yêu cầu Bên thuê trả đủ tiền nhà đúng thời hạn đã cam kết; c) Yêu cầu Bên thuê có trách nhiệm sửa chữa các hư hỏng và bồi thường thiệt hại do lỗi của Bên thuê gây ra; d) Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê theo quy định tại khoản 1 Điều 103 Luật Nhà ở; đ) Được lấy lại nhà ở trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà quy định tại khoản 1, 2, 4 và Khoản 6 Điều 6 của hợp đồng này. 2. Nghĩa vụ của Bên cho thuê: a) Giao nhà cho Bên thuê đúng thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 3 của hợp đồng này; b) Phổ biến, hướng dẫn cho Bên thuê biết quy định về quản lý sử dụng nhà ở; c) Bảo trì, quản lý vận hành nhà ở cho thuê theo quy định của pháp luật về quản lý sử dụng nhà ở; d) Thông báo bằng văn bản cho Bên thuê làm thủ tục xác nhận để được tiếp tục thuê nhà ở xã hội trước ba tháng tính đến khi hết hạn hợp đồng thuê; đ) Thông báo bằng văn bản cho Bên thuê nếu thay đổi về đơn giá cho thuê trước thời hạn thay đổi ít nhất là ba tháng. Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của Bên thuê 1. Quyền của Bên thuê: a) Nhận nhà ở theo đúng thỏa thuận nêu tại Khoản 1 Điều 3 của hợp đồng này; b) Yêu cầu Bên cho thuê sửa chữa kịp thời những hư hỏng của nhà ở; c) Được tiếp tục thuê nếu hết hạn hợp đồng mà vẫn đủ điều kiện được thuê nhà ở xã hội; d) Đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Khoản 2 Điều 103 của Luật Nhà ở; đ) Chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở khi không có nhu cầu thuê. 2. Nghĩa vụ của Bên thuê: a) Trả đủ tiền thuê nhà theo đúng thời hạn đã cam kết; b) Sử dụng nhà đúng mục đích; giữ gìn nhà ở, có trách nhiệm sửa chữa những hư hỏng và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra; c) Chấp hành đầy đủ những quy định về quản lý sử dụng nhà ở; d) Không được chuyển nhượng hợp đồng thuê nhà hoặc cho người khác sử dụng dưới bất kỳ hình thức nào; đ) Chấp hành các quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường và an ninh trật tự trong khu vực cư trú; e) Giao lại nhà cho Bên cho thuê trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng quy định tại các Khoản 1, 2, 4 và Khoản 6 Điều 6 của hợp đồng này. Điều 6. Chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở xã hội Việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở xã hội được thực hiện trong các trường hợp sau: 1. Hợp đồng thuê nhà ở hết hạn; 2. Các Bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng trước thời hạn; 3. Nhà ở cho thuê không còn; 4. Nhà ở cho thuê bị hư hỏng nặng có nguy cơ sập đổ hoặc nằm trong khu vực đã có quyết định thu hồi đất, giải phóng mặt bằng hoặc có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; 5. Người thuê nhà ở xã hội chết mà không có người thừa kế hợp pháp đã cùng sinh sống tại nhà ở xã hội đó; 6. Một trong các bên đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật. Điều 7. Điều khoản thi hành 1. Hai bên cùng cam kết thực hiện đúng các nội dung đã ký. Trường hợp các bên có tranh chấp về các nội dung của hợp đồng này thì hai bên cùng bàn bạc giải quyết thông qua thương lượng. Trong trường hợp các bên không thương lượng được thì có quyền yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật. 2. Hợp đồng này có giá trị kể từ ngày ............ và được lập thành ...... bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ ... bản./. BÊN THUÊ NHÀ Ở (Ký và ghi rõ họ tên) BÊN CHO THUÊ NHÀ Ở (Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên, chức vụ của người ký) [1] Người đứng đơn đăng ký. [2] Mức thu nhập bình quân của hộ gia đình là tổng thu nhập (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản thu nhập thường xuyên khác) của các thành viên có thu nhập thường xuyên (được kê khai và có xác nhận của đơn vị quản lý) chia cho tổng số các thành viên của hộ gia đình đó. [3] Gửi Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi ở hiện tại. [4] Theo hộ khẩu đã đăng ký. [5] Tên cơ quan, đơn vị quản lý của người được xác nhận; [6] Đối với lao động tự do, kinh doanh cá thể không cần xác nhận về thu nhập. [7]. Ghi các Quyết định liên quan như Quyết định cho thuê đất, giao đất, văn bản phê duyệt dự án đầu tư nhà ở xã hội. [8]. Ghi các văn bản liên quan đến Quy hoạch dự án nhà ở xã hội. [9]. Các căn cứ liên quan đến việc thuê nhà ở (như đơn đề nghị......).
{ "issuing_agency": "Tỉnh Đồng Nai", "promulgation_date": "23/10/2012", "sign_number": "59/2012/QĐ-UBND", "signer": "Phan Thị Mỹ Thanh", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1732-QD-UBND-2023-chuc-nang-Trung-tam-Phap-y-So-Y-te-Dien-Bien-584126.aspx
Quyết định 1732/QĐ-UBND 2023 chức năng Trung tâm Pháp y Sở Y tế Điện Biên
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 1732/QĐ-UBND Điện Biên, ngày 23 tháng 10 năm 2023 QUYẾT ĐỊNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TRUNG TÂM PHÁP Y, TRỰC THUỘC SỞ Y TẾ TỈNH ĐIỆN BIÊN CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn sự nghiệp công lập; Căn cứ Thông tư số 42/2015/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Pháp y cấp tỉnh; Thông tư số 37/2021/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2021 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Y tế thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; Căn cứ Quyết định số 13/2022/QĐ-UBND ngày 03 tháng 6 năm 2022 của UBND tỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Y tế tỉnh Điện Biên; Quyết định số 45/2022/QĐ-UBND ngày 17 tháng 11 năm 2022 quy định phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, người quản lý doanh nghiệp thuộc tỉnh Điện Biên; Tiếp theo Quyết định số 755/QĐ-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2023 của UBND tỉnh kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Y tế tỉnh Điện Biên; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Vị trí và chức năng 1. Trung tâm Pháp y tỉnh Điện Biên (sau đây gọi là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tế tỉnh Điện Biên, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng được mở tại Kho bạc nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật. 2. Trung tâm có chức năng tổ chức thực hiện giám định pháp y trên địa bàn tỉnh; nghiên cứu khoa học và tham gia đào tạo, đào tạo bồi dưỡng trong lĩnh vực pháp y. Điều 2. Nhiệm vụ 1. Thực hiện công tác giám định pháp y trên địa bàn tỉnh, bao gồm: a) Giám định và giám định lại tổn thương cơ thể do chấn thương và các nguyên nhân khác. b) Giám định sự xâm phạm thân thể phục vụ tố tụng, giám định giới tính. c) Giám định và giám định lại tử thi, giám định hài cốt. Tham gia giám định các trường hợp chết do thiên tai, thảm họa ở trong và ngoài nước theo sự chỉ đạo của Bộ Y tế và cơ quan có thẩm quyền. d) Giám định và giám định lại trên hồ sơ. đ) Các trường hợp giám định khác theo quy định của pháp luật và trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng. e) Giám định pháp y theo yêu cầu theo quy định của pháp luật. 2. Tham gia các hoạt động theo quy định của pháp luật, bao gồm: a) Tham gia Hội đồng thi hành án tử hình. b) Xác định chết não phục vụ cho việc hiến, lấy, ghép mô và bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật. 3. Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật về chuyên ngành pháp y. 4. Tham gia công tác đào tạo, đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn, kỹ thuật thuộc lĩnh vực pháp y. Là cơ sở thực hành của các cơ sở đào tạo nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh và của Trung ương về lĩnh vực giám định pháp y. 5. Thực hiện dịch vụ y tế theo nhu cầu khi đủ điều kiện và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo đúng quy định của pháp luật. 6. Thực hiện việc quản lý viên chức, người lao động và quản lý tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của pháp luật. 7. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo thống kê, báo cáo Sở Y tế, Sở Tư pháp và Viện Pháp y Quốc gia về hoạt động giám định pháp y, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực pháp y trên địa bàn tỉnh. 8. Quản lý và tổ chức thực hiện các đề án, dự án, chương trình y tế quốc gia và hợp tác quốc tế về lĩnh vực pháp y trên địa bàn tỉnh khi được cấp có thẩm quyền giao, phê duyệt. 9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh, Sở Y tế và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao. Điều 3. Quyền hạn 1. Được quyền đề nghị phối hợp, hỗ trợ về chuyên môn nghiệp vụ và sử dụng trang thiết bị với các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh để thực hiện công tác giám định pháp y theo quy định của pháp luật. 2. Được quyền mời chuyên gia, người giám định theo vụ việc và sử dụng các kết luận chuyên môn trong quá trình thực hiện giám định pháp y. 3. Được quyền yêu cầu người trưng cầu, người yêu cầu giám định cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết trong quá trình thực hiện giám định pháp y. 4. Được từ chối thực hiện giám định pháp y nếu không có đủ điều kiện cần thiết phục vụ cho việc thực hiện giám định. 5. Được nhận tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi nhận trưng cầu, yêu cầu giám định pháp y; được thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định pháp y khi trả kết quả giám định pháp y. Điều 4. Cơ cấu tổ chức, số lượng người làm việc 1. Cơ cấu tổ chức: Thực hiện theo Quyết định số 755/QĐ-UBND ngày 28/4/2023 của UBND tỉnh kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Y tế tỉnh Điện Biên. 2. Số lượng người làm việc: Được xác định trên cơ sở vị trí việc làm và nằm trong tổng số người làm việc của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế được UBND tỉnh giao. Điều 5. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành 1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Pháp y tỉnh Điện Biên đã ban hành trước đây hết hiệu lực kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành. 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Y tế, Nội vụ; Giám đốc Trung tâm Pháp y tỉnh Điện Biên và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 5; - Bộ Y tế (b/c); - Thường trực Tỉnh ủy (b/c); - Thường trực HĐND tỉnh; - Lãnh đạo UBND tỉnh; - Các sở, ban, ngành tỉnh; - UBND các huyện, thị xã, thành phố; - Lưu: VT, KT. CHỦ TỊCH Lê Thành Đô
{ "issuing_agency": "Tỉnh Điện Biên", "promulgation_date": "23/10/2023", "sign_number": "1732/QĐ-UBND", "signer": "Lê Thành Đô", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-71-KH-UBND-2023-thuc-hien-Nghi-quyet-108-NQ-HDND-phan-cap-Uy-ban-cap-huyen-Nam-Dinh-563590.aspx
Kế hoạch 71/KH-UBND 2023 thực hiện Nghị quyết 108/NQ-HĐND phân cấp Ủy ban cấp huyện Nam Định
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 71/KH-UBND Nam Định, ngày 17 tháng 4 năm 2023 KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 108/NQ-HĐND NGÀY 09/12/2022 CỦA HĐND TỈNH VỀ THÔNG QUA ĐỀ ÁN ĐẨY MẠNH PHÂN CẤP, ỦY QUYỀN ĐỐI VỚI UBND CẤP HUYỆN VÀ CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND TỈNH Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019; Căn cứ Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước; Căn cứ Nghị quyết số 108/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của HĐND tỉnh Nam Định về thông qua Đề án đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền đối với UBND cấp huyện và cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; UBND tỉnh Nam Định ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 108/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của HĐND tỉnh về thông qua Đề án đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền đối với UBND cấp huyện và cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 108/NQ-HĐND) theo các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích - Đẩy mạnh và hoàn thiện cơ chế phân cấp, ủy quyền; nâng cao hiệu quả công tác phân cấp, ủy quyền quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 108/NQ-HĐND ; nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và phát huy tính chủ động, nâng cao trách nhiệm đối với các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc trách nhiệm của các sở, ban, ngành, địa phương. - Xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền và trách nhiệm giữa UBND tỉnh với các sở, ban, ngành; giữa UBND tỉnh, các sở, ban, ngành với UBND các huyện, thành phố. - Phát huy trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc tham mưu và tổ chức thực hiện quản lý nhà nước theo các ngành, lĩnh vực được phân công. 2. Yêu cầu - Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nội dung của Nghị quyết số 108/NQ-HĐND , xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. - Kế thừa và phát huy hiệu quả các quy định hợp lý về phân cấp, ủy quyền quản lý nhà nước giữa UBND tỉnh với các sở, ban, ngành; giữa UBND tỉnh, các sở, ban, ngành với UBND các huyện, thành phố. Trên cơ sở đó tiếp tục đổi mới và triển khai, cụ thể hóa quy định của pháp luật để đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp, các ngành. - Các nội dung đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền trong quản lý nhà nước theo các ngành, lĩnh vực gắn với việc phân định thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp, các ngành, gắn với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số. - Đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền phải đi đôi với bảo đảm cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính để tổ chức thực hiện có hiệu quả, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của các cơ quan, đơn vị, địa phương. - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực gắn với cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu, tăng cường tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình, bảo đảm nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật trong điều kiện đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh. II. NỘI DUNG THỰC HIỆN 1. Kịp thời triển khai các quy định về phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ với UBND tỉnh theo Nghị quyết số 04/NQ-CP Căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ được ban hành, sửa đổi, bổ sung để quy định việc thực hiện phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ với UBND cấp tỉnh theo các ngành, lĩnh vực quy định tại Nghị quyết số 04/NQ-CP ; các sở, ban, ngành tham mưu cho UBND tỉnh triển khai, thực hiện về phân cấp, ủy quyền theo quy định và tình hình thực tế của địa phương. (Nội dung định hướng đề nghị phân cấp chi tiết tại Phụ lục I kèm theo) 2. Đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cho UBND cấp huyện và cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh rà soát, đánh giá kết quả, tồn tại, hạn chế đối với các nội dung đã phân cấp, ủy quyền và đề xuất, tham mưu UBND tỉnh các nội dung cần sửa đổi, bổ sung, thay thế và các nội dung tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cho UBND cấp huyện và cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh theo các lĩnh vực được quy định tại Nghị quyết số 108/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của HĐND tỉnh. (Chi tiết tại Phụ lục II kèm theo). III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về mục tiêu, nội dung của Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ, Nghị quyết số 108/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của HĐND tỉnh và các văn bản có liên quan nhằm nâng cao trách nhiệm, tính chủ động của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là của người đứng đầu cơ quan, đơn vị để đạt được hiệu lực, hiệu quả cao trong phân cấp, ủy quyền quản lý nhà nước theo mục tiêu các Nghị quyết đã đề ra. 2. Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp luật của các ngành, lĩnh vực theo hướng đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền, xác định rõ trách nhiệm giữa UBND tỉnh với các sở, ban, ngành; giữa UBND tỉnh, các sở, ban, ngành với UBND các huyện, thành phố bảo đảm phù hợp với các quy định của pháp luật và tình hình thực tiễn của địa phương. 3. Trên cơ sở hoàn thiện các quy định về phân cấp, ủy quyền, tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, cơ cấu ngạch, chức danh nghề nghiệp của các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, bảo đảm tránh trùng chéo về chức năng, nhiệm vụ, một việc chỉ do một cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm chính để thực hiện có hiệu quả các quy định về phân cấp, ủy quyền trong quản lý nhà nước. 4. Nâng cao chất lượng hoạt động công vụ, tăng cường trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ; đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu. 5. Gắn phân cấp, ủy quyền với việc tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính. Tiếp tục rà soát và đơn giản hóa thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, đặc biệt là các thủ tục hành chính liên quan đến cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Ưu tiên bảo đảm các nguồn lực đẩy nhanh việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến; xây dựng chính quyền điện tử và chuyển đổi số; nâng cao chất lượng công vụ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính. 6. Tăng cường công tác hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát của các sở, ban, ngành đối với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, để kịp thời nắm bắt các vướng mắc, khó khăn và xử lý các vi phạm trong quá trình tổ chức thực hiện các quy định sau phân cấp, ủy quyền. 7. Định kỳ tiến hành đánh giá nội dung phân cấp, ủy quyền quản lý nhà nước để kịp thời sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với quy định pháp luật và điều kiện thực tế của địa phương, của từng ngành, lĩnh vực. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố - Căn cứ Nghị quyết số 04/NQ-CP của Chính phủ và Nghị quyết số 108/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của HĐND tỉnh về thông qua Đề án đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền đối với UBND cấp huyện và cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; các sở, ban, ngành theo chức năng, nhiệm vụ, xây dựng Kế hoạch và kịp thời tổ chức thực hiện. Kế hoạch của các cơ quan, đơn vị ban hành trước ngày 10 tháng 5 năm 2023, gửi Sở Nội vụ tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh. - Rà soát, tham mưu ban hành mới; sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các văn bản quy định các nội dung đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước theo đúng chức năng, nhiệm vụ và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được phân cấp, ủy quyền phù hợp với quy định và tình hình thực tiễn của ngành, địa phương. - Nâng cao trách nhiệm giải trình, tính minh bạch, công khai với người dân và với cơ quan có thẩm quyền trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý ngành, lĩnh vực đã được phân cấp. - UBND cấp huyện rà soát, đẩy mạnh việc phân cấp, ủy quyền quản lý nhà nước giữa UBND cấp huyện với UBND cấp xã phù hợp với mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc, nội dung phân cấp theo Nghị quyết số 04/NQ-CP của Chính phủ và tình hình thực tiễn tại địa phương và theo đúng quy định của pháp luật. 2. Sở Nội vụ Theo dõi, đôn đốc các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch này; định kỳ hằng năm hoặc đột xuất, tổng hợp tình hình, kết quả triển khai thực hiện phân cấp, ủy quyền quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh theo quy định. Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh (nếu có) trong quá trình thực hiện. 3. Sở Tư pháp Thông qua công tác theo dõi, kiểm tra và công tác xây dựng, thi hành văn bản quy phạm pháp luật; phối hợp với các sở, ban, ngành kiến nghị, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật để quy định thực hiện phân cấp, ủy quyền quản lý nhà nước theo đúng quy định pháp luật. UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này; kịp thời báo cáo những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện (qua Sở Nội vụ) để UBND tỉnh xem xét, giải quyết./. Nơi nhận: - Bộ Nội vụ; - TT.Tỉnh ủy, TT.HĐND tỉnh; - Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh; - Các sở, ban, ngành của tỉnh; - UBND các huyện, thành phố; - Cổng TTĐT tỉnh; - Lưu: VP1, VP8. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Phạm Đình Nghị
{ "issuing_agency": "Tỉnh Nam Định", "promulgation_date": "17/04/2023", "sign_number": "71/KH-UBND", "signer": "Phạm Đình Nghị", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-2440-QD-BVHTTDL-nam-2013-cuoc-thi-sang-tac-tranh-co-dong-ve-binh-dang-gioi-201903.aspx
Quyết định 2440/QĐ-BVHTTDL năm 2013 cuộc thi sáng tác tranh cổ động về bình đẳng giới
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 2440/QĐ-BVHTTDL Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2013 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC TỔ CHỨC CUỘC THI SÁNG TÁC TRANH CỔ ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH Căn cứ Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Căn cứ Công văn số 1733/LĐTBXH-BĐG ngày 21 tháng 5 năm 2013 của Bộ Lao động, Thương bình và Xã hội về việc đề nghị phối hợp tổ chức cuộc thi sáng tác tranh cổ động về bình đẳng giới năm 2013 Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Giao Cục Văn hóa cơ sở phối hợp với Vụ Bình đẳng giới-Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền về bình đẳng giới năm 2013 Điều 2. Kinh phí tổ chức và giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động do Vụ Bình đẳng giới đảm nhiệm (trích từ kinh phí chương trình quốc gia về bình đẳng giới năm 2013 cấp cho Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội). Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ trưởng (để báo cáo); - Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái; - Vụ Bình đẳng giới-Bộ LĐTBXH (để phối hợp) - Lưu: VT, VHCS KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Huỳnh Vĩnh Ái
{ "issuing_agency": "Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch", "promulgation_date": "10/07/2013", "sign_number": "2440/QĐ-BVHTTDL", "signer": "Huỳnh Vĩnh Ái", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1000-QD-UBND-2017-thu-tuc-nhan-tra-buu-dien-Tai-nguyen-Moi-truong-Quang-Binh-347600.aspx
Quyết định 1000/QĐ-UBND 2017 thủ tục nhận trả bưu điện Tài nguyên Môi trường Quảng Bình
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 1000/QĐ-UBND Quảng Bình, ngày 29 tháng 3 năm 2017 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CÓ THỰC HIỆN VÀ KHÔNG THỰC HIỆN TIẾP NHẬN HỒ SƠ, TRẢ KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT QUA DỊCH VỤ BƯU CHÍNH CÔNG ÍCH TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA TỈNH QUẢNG BÌNH CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Căn cứ Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích. Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 103/TTr- STNMT ngày 16/3/2017, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục 131 thủ tục hành chính có thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích và 04 thủ tục hành chính không thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường của tỉnh Quảng Bình (Có Danh mục kèm theo). Điều 2. Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm: 1. Đăng tải công khai Danh mục thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này trên Trang thông tin điện tử của đơn vị, địa phương mình; tổ chức niêm yết công khai tại nơi tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính của các đơn vị, địa phương trực thuộc. Đồng thời công khai địa chỉ, số điện thoại, hộp thư điện tử, trang thông tin điện tử (nếu có) của cơ quan giải quyết thủ tục hành chính để tổ chức, cá nhân có thể liên lạc trước, trong và sau khi gửi, nhận hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích. 2. Chỉ đạo các đơn vị, địa phương trực thuộc thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích theo lựa chọn của tổ chức, cá nhân được quy định tại Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg. Điều 3. Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm đăng tải lên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức kết nối với trang thông tin điện tử (nếu có) của các cơ quan giải quyết thủ tục hành chính để công khai Danh mục thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này. Điều 4. Bưu điện tỉnh có trách nhiệm thực hiện đúng quy định về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích theo lựa chọn của tổ chức, cá nhân; chủ động liên hệ, phối hợp với các đơn vị, địa phương có liên quan để triển khai thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg. Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 6. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Giám đốc Bưu điện tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 6; - Bộ Tài nguyên và Môi trường; - Cục Kiểm soát TTHC-Văn phòng Chính phủ; - CT, các PCT UBND tỉnh; - Đài PT-TH, Báo Quảng Bình; - Cổng thông tin điện tử tỉnh; - Lưu: VT, NC. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Tiến Hoàng DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CÓ THỰC HIỆN VÀ KHÔNG THỰC HIỆN TIẾP NHẬN, TRẢ KẾT QUẢ QUA DỊCH VỤ BƯU CHÍNH CÔNG ÍCH TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA TỈNH QUẢNG BÌNH (ban hành kèm theo Quyết định số: 1000/QĐ-UBND ngày 29 tháng 03 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình) STT Lĩnh vực/ Tên thủ tục hành chính Quyết định, ngày ký quyết định công bố của UBND tỉnh Việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích Không thực hiện Có thực hiện A Thủ tục hành chính cấp tỉnh I Lĩnh vực Đất đai 1 Thẩm định nhu cầu sử dụng đất; thẩm định điều kiện giao đất, thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất Quyết định số 2630/QĐ-UBND ngày 23/9/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Có 2 Thông báo thu hồi đất Không 3 Thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng Có 4 Giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp thuộc thẩm quyền giao đất, cho thuê đất của UBND tỉnh Có 5 Gia hạn sử dụng đất Có 6 Chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức Có 7 Xác định giá đất cụ thể Không 8 Đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu Có 9 Đăng ký và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu Có 10 Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người đã đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu Có 11 Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu không đồng thời là người sử dụng đất Có 12 Đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận Có 13 Đăng ký đất đai lần đầu đối với trường hợp được Nhà nước giao đất để quản lý Có 14 Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà ở, công trình xây dựng trong các dự án phát triển nhà ở Có 15 Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp đã chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 01/7/2014 mà bên chuyển quyền đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền theo quy định Có 16 Đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất Có 17 Bán hoặc góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê của Nhà nước theo hình thức thuê đất trả tiền hàng năm Có 18 Xóa đăng ký cho thuê, cho thuê lại, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất Có 19 Đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; xử lý nợ hợp đồng thế chấp, góp vốn; kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để thi hành án; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập tổ chức (trừ doanh nghiệp); thỏa thuận hợp nhất hoặc phân chia quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của nhóm người sử dụng đất Có 20 Đăng ký biến động về sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận (đổi tên hoặc giấy tờ pháp nhân, giấy tờ nhân thân, địa chỉ); giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi về hạn chế quyền sử dụng đất; thay đổi về nghĩa vụ tài chính; thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký, cấp Giấy chứng nhận Có 21 Đăng ký biến động đối với trường hợp chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất hoặc từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất Có 22 Đăng ký xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề sau khi được cấp Giấy chứng nhận lần đầu và đăng ký thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề Có 23 Gia hạn sử dụng đất ngoài khu công nghệ cao, khu kinh tế Có 24 Tách thửa hoặc hợp thửa đất Có 25 Cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Có 26 Cấp lại Giấy chứng nhận do bị mất Có 27 Đính chính Giấy chứng nhận đã cấp Có 28 Thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai do người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phát hiện Có 29 Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh Có 30 Cung cấp dữ liệu đất đai Có 31 Khai tiền thuê đất, thuê mặt nước Có 32 Khai tiền sử dụng đất Có 33 Khai Lệ phí trước bạ nhà đất Có II Lĩnh vực Biển và Hải đảo 1 Giao khu vực biển Quyết định số 1841/QĐ-UBND ngày 06/7/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Có 2 Gia hạn quyết định giao khu vực biển Có 3 Sửa đổi, bổ sung quyết định giao khu vực biển Có 4 Trả lại khu vực biển Có 5 Thu hồi khu vực biển Có III Lĩnh vực Tài nguyên nước 1 Cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước biển Quyết định số 515/QĐ-UBND ngày 02/3/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Có 2 Gia hạn, điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước biển Có 3 Cấp lại giấy phép tài nguyên nước Có 4 Cấp lại giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất Có 5 Cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất Có 6 Gia hạn, điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất Có 7 Cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất. Có 8 Gia hạn, điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất. Có 9 Cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt Có 10 Gia hạn, điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt Có 11 Cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước Có 12 Gia hạn, điều chỉnh giấy phép xả nước thải vào nguồn nước Có 13 Cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất Có 14 Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất Có IV Lĩnh vực Đo đạc, bản đồ 1 Cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ Quyết định số 1363/QĐ-UBND ngày 09/5/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Có 2 Bổ sung nội dung giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ Có V Lĩnh vực Khoáng sản 1 Cấp giấy phép thăm dò khoáng sản Quyết định số 19/QĐ-UBND ngày 07/01/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Có 2 Gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản Có 3 Hồ sơ trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích thăm dò khoáng sản Có 4 Hồ sơ chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản Có 5 Hồ sơ đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản Có 6 Cấp giấy phép khai thác khoáng sản Có 7 Gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản Có 8 Hồ sơ trả lại giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khai thác khoáng sản Có 9 Hồ sơ chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản Có 10 Hồ sơ cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản Có 11 Hồ sơ gia hạn Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản Có 12 Hồ sơ trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản Có 13 Hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản Có VI Lĩnh vực Môi trường 1 Thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược Quyết định số 561/QĐ-UBND ngày 04/3/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Có 2 Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường Có 3 Kiểm tra, xác nhận các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án Có 4 Thẩm định đề án bảo vệ môi trường chi tiết Có 5 Thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản Có 6 Thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung đối với hoạt động khai thác khoáng sản Có 7 Kiểm tra, xác nhận hoàn thành từng phần phương án cải tạo, phục hồi môi trường/ cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung Có 8 Xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường Có 9 Xác nhận đề án bảo vệ môi trường đơn giản Có 10 Cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại (CTNH) Có 11 Chứng nhận cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã hoàn thành xử lý triệt để theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Có 12 Cấp giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu Có VII Lĩnh vực Khí tượng Thủy văn 1 Thủ tục cấp phép, hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn đối với tổ chức Quyết định số 2858/QĐ - UBND ngày 20/9/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh. Có 2 Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo, khí tượng thủy văn đối với cá nhân Có 3 Thủ tục sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn đối với các tổ chức cá nhân. Có 4 Thủ tục cấp lại Giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn đối với tổ chức cá nhân Có B Thủ tục hành chính áp dụng chung tại cấp tỉnh, cấp huyện Lĩnh vực Đăng ký giao dịch bảo đảm Quyết định số 263/QĐ UBND ngày 25/01/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh 1 Thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất Có 2 Thủ tục đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất Có 3 Thủ tục đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất đã hình thành nhưng chưa được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận Có 4 Thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai không phải là nhà ở; đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai không phải là nhà ở Có 5 Thủ tục đăng ký thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai Có 6 Thủ tục đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký Có 7 Thủ tục đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp đã đăng ký thế chấp Có 8 Thủ tục xóa đăng ký thế chấp. Có 9 Thủ tục sửa chữa sai sót nội dung đăng ký thế chấp do lỗi của người thực hiện đăng ký Có 10 Thủ tục chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở Có C Thủ tục hành chính cấp huyện I Lĩnh vực đất đai 1 Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện Quyết định số 2175/QĐ- UBND ngày 07/8/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Có 2 Thủ tục thẩm định nhu cầu sử dụng đất, điều kiện để xem xét giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư Có 3 Thủ tục giao đất, cho thuê đất cho hộ gia đình, cá nhân; giao đất cho cộng đồng dân cư đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất Có 4 Thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà ở, công trình xây dựng trong các dự án phát triển nhà ở Có 5 Thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai do người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phát hiện. Có 6 Thủ tục cung cấp dữ liệu đất đai Có 7 Thủ tục khai tiền thuê đất, thuê mặt nước Có II Lĩnh vực Môi trường 1 Thủ tục Xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường Quyết định số 456/QĐ - UBND ngày 16/02/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Có 2 Thủ tục Xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản Có D Thủ tục hành chính áp dụng tại cấp huyện và cấp xã I Lĩnh vực đất đai 1 Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hộ gia đình, cá nhân Quyết định số 2175/QĐ- UBND ngày 07/8/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Có 2 Thủ tục thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất đối với trường hợp thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam Không 3 Thủ tục thu hồi đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người; đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam Không 4 Thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu Có 5 Thủ tục đăng ký và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu Có 6 Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người đã đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu Có 7 Thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu không đồng thời là người sử dụng đất Có 8 Thủ tục đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận. Có 9 Thủ tục đăng ký đất đai lần đầu đối với trường hợp được Nhà nước giao đất để quản lý Có 10 Thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp đã chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà bên chuyển quyền đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền theo quy định Có 11 Thủ tục đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng. Có 12 Thủ tục bán hoặc góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê của Nhà nước theo hình thức thuê đất trả tiền hàng năm Có 13 Thủ tục xóa đăng ký cho thuê, cho thuê lại, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất Có 14 Thủ tục đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; xử lý nợ hợp đồng thế chấp, góp vốn; kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để thi hành án; thỏa thuận hợp nhất hoặc phân chia quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, của vợ và chồng, của nhóm người sử dụng đất Có 15 Thủ tục đăng ký biến động về sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận (đổi tên hoặc giấy tờ pháp nhân, giấy tờ nhân thân, địa chỉ); giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi về hạn chế quyền sử dụng đất; thay đổi về nghĩa vụ tài chính; thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký, cấp Giấy chứng nhận Có 16 Thủ tục đăng ký biến động đối với trường hợp chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất hoặc từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất Có 17 Thủ tục đăng ký xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề sau khi được cấp Giấy chứng nhận lần đầu và đăng ký thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề Có 18 Thủ tục gia hạn sử dụng đất ngoài khu công nghệ cao, khu kinh tế Có 19 Thủ tục xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân khi hết hạn sử dụng đất đối với trường hợp có nhu cầu Có 20 Thủ tục tách thửa hoặc hợp thửa đất Có 21 Thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Có 22 Thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân Có 23 Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận do bị mất Có 24 Thủ tục đính chính Giấy chứng nhận đã cấp Có 25 Thủ tục khai Lệ phí trước bạ nhà đất Có 26 Thủ tục khai tiền sử dụng đất Có 27 Thủ tục khai miễn, giảm thu tiền sử dụng đất Có 28 Thủ tục khai thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, cá nhân có thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản Có 29 Thủ tục khai miễn thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân chuyển nhượng bất động sản, cá nhân có thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản Có Đ Thủ tục hành chính tại cấp xã I Lĩnh vực Môi trường 1 Thủ tục Xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường (trường hợp UBND cấp xã được ủy quyền) Quyết định số 455/QĐ-UBND ngày 16/02/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Có 2 Thủ tục Xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản (trường hợp UBND cấp xã được ủy quyền) Có 3 Thủ tục tham vấn ý kiến báo cáo đánh giá tác động môi trường Có II Lĩnh vực đất đai: 01 Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai Quyết định số 2175/QĐ- UBND ngày 07/8/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Có
{ "issuing_agency": "Tỉnh Quảng Bình", "promulgation_date": "29/03/2017", "sign_number": "1000/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Tiến Hoàng", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1616-QD-UBND-2017-thu-tuc-bien-hai-dao-tham-quyen-So-Tai-nguyen-Quang-Ngai-368232.aspx
Quyết định 1616/QĐ-UBND 2017 thủ tục biển hải đảo thẩm quyền Sở Tài nguyên Quảng Ngãi
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 1616/QĐ-UBND Quảng Ngãi, ngày 29 tháng 08 năm 2017 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH TRONG LĨNH VỰC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG NGÃI CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Căn cứ Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 25/06/2015; Căn cứ Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Quyết định số 22/2014/QĐ-UBND ngày 30/5/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế phối hợp công bố, công khai thủ tục hành chính và báo cáo việc thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 3976/TTr-STNMT ngày 21/8/2017 và Giám đốc Sở Tư pháp tại Công văn số 629/STP-KSTTHC ngày 07/8/2017, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 05 thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực biển và hải đảo thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi (có Danh mục và nội dung thủ tục hành chính kèm theo). 1. Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức niêm yết công khai và giải quyết thủ tục hành chính nêu tại Quyết định này theo đúng quy định của pháp luật. 2. Sở Tư pháp tổ chức đăng nhập các thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính chậm nhất là (05 ngày) làm việc kể từ ngày Quyết định có hiệu lực. 3. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp đăng nhập các thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này vào Cổng thông tin điện tử Ủy ban nhân dân tỉnh. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện: Bình Sơn, Mộ Đức, Đức Phổ, Lý Sơn, thành phố Quảng Ngãi; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Cục Kiểm soát TTHC (Văn phòng Chính phủ); - Bộ Tài nguyên và Môi trường; - CT, các PCT UBND tỉnh; - VPUB: PCVP, CBTH; - Lưu: VT, NCbdv425. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Phạm Trường Thọ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH TRONG LĨNH VỰC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG NGÃI (Ban hành kèm theo Quyết định số 1616/QĐ-UBND ngày 29/6//2017 của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi) PHẦN I DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH TRONG LĨNH VỰC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG NGÃI TT Tên thủ tục hành chính Trang số 1 Cấp giấy phép nhận chìm ở biển Từ trang 1 đến trang 10 2 Gia hạn Giấy phép nhận chìm ở biển Từ trang 11 đến trang 14 3 Sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển Từ trang 15 đến trang 20 4 Trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển Từ trang 21 đến trang 24 5 Cấp lại Giấy phép nhận chìm ở biển Từ trang 25 đến trang 28 PHẦN II NỘI DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH TRONG LĨNH VỰC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG NGÃI 1. Thủ tục Cấp Giấy phép nhận chìm ở biển a) Trình tự thực hiện - Bước 1: Nộp hồ sơ Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đề nghị cấp Giấy phép nhận chìm ở biển thuộc thẩm quyền cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi nộp hồ sơ đến Sở Tài nguyên và Môi trường. - Bước 2: Kiểm tra hồ sơ Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra thành phần, nội dung của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đúng theo quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản tiếp nhận và hẹn giải quyết hồ sơ được lập theo Mẫu số 14 quy định tại Phụ lục của Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016. Trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn một lần bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. - Bước 3: Thẩm định hồ sơ. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm: + Hoàn thiện việc thẩm định hồ sơ theo các nội dung quy định tại Điều 56 Nghị định số 40/2016/NĐ-CP; kết luận thẩm định phải được lập thành văn bản. + Trong trường hợp cần thiết, Sở Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan, tổ chức kiểm tra thực địa (thời gian lấy ý kiến, kiểm tra thực địa không tính vào thời gian thẩm định). Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề liên quan. + Gửi văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ theo kết luận thẩm định trong trường hợp phải chỉnh sửa. - Bước 4: Trình, giải quyết hồ sơ Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình hồ sơ cho Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét cấp Giấy phép nhận chìm ở biển. Trong trường hợp không ra quyết định thì phải trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do. - Bước 5: Thông báo và trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thông báo cho tổ chức, cá nhân để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định. Thời gian tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ: Vào các ngày làm việc trong tuần, trừ ngày Lễ, Tết theo quy định + Buổi sáng: Từ 07h00 đến 11h30; + Buổi chiều: Từ 13h30 đến 17h00. b) Cách thức thực hiện - Cách thức nộp hồ sơ: Trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả - Sở Tài nguyên và Môi trường; địa chỉ số 163 Hùng Vương, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. - Cách thức nhận kết quả giải quyết hồ sơ: Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định. c) Thành phần, số lượng hồ sơ - Thành phần hồ sơ: + Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhận chìm ở biển (được lập theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục của Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016); + Dự án nhận chìm ở biển được lập theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục của Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016; + Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật; + Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (nếu là doanh nghiệp); + Bản đồ khu vực biển đề nghị được sử dụng để nhận chìm được lập theo Mẫu số 09 quy định tại Phụ lục của Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016. - Số lượng hồ sơ: 02 bộ. d) Thời hạn giải quyết: - Thời hạn kiểm tra hồ sơ: Trong thời hạn không quá một (01) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ; trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định. - Thời hạn tiến hành thẩm định: Trong thời hạn không quá sáu mươi (60) ngày đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhận chìm ở biển kể từ ngày ra văn bản tiếp nhận hồ sơ. - Thời hạn trình, giải quyết hồ sơ: + Thời hạn trình hồ sơ: Không quá bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức, cá nhân đã hoàn thành việc chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ. + Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong thời hạn không quá bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét. - Thời hạn trả kết quả: Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả giải quyết hồ sơ từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép nhận chìm ở biển. đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính - Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi. - Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường - Cơ quan phối hợp: Các cơ quan có liên quan như Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Giao thông vận tải; Cảng vụ Hàng Hải Quảng Ngãi, BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh; UBND các huyện/thành phố và UBND các xã ven biển, hải đảo có liên quan. g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép nhận chìm ở biển. h) Phí, lệ phí: Không. i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai của thủ tục hành chính Mẫu số Tên mẫu Mẫu số 03 Dự án nhận chìm ở biển Mẫu số 04 Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhận chìm ở biển Mẫu số 09 Bản đồ khu vực biển đề nghị sử dụng để nhận chìm k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính - Vật, chất được phép nhận chìm đáp ứng các Điều kiện sau đây: + Không chứa chất phóng xạ, chất độc vượt quy chuẩn kỹ thuật an toàn bức xạ, quy chuẩn kỹ thuật môi trường; + Được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; bảo đảm không tác động có hại đến sức khỏe con người, môi trường, hệ sinh thái, nguồn lợi thủy sản; + Không thể đổ thải, lưu giữ, xử lý trên đất liền hoặc việc đổ thải, lưu giữ, xử lý trên đất liền không hiệu quả về kinh tế - xã hội; + Thuộc Danh mục vật, chất được nhận chìm ở biển. - Có phương án nhận chìm bảo đảm yêu cầu: việc nhận chìm ở biển không được gây tác động có tác hại đến sức khỏe con người, tiềm năng phát triển kinh tế của đất nước; hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu tới môi trường, hệ sinh thái biển. - Khu vực biển đề nghị được sử dụng để nhận chìm phù hợp với quy hoạch sử dụng biển, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp chưa có quy hoạch sử dụng biển, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thì khu vực biển đề nghị được nhận chìm được xem xét trên cơ sở báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính - Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. - Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Mẫu số 03 (Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nhận chìm ở biển) -------------- DỰ ÁN NHẬN CHÌM Ở BIỂN (tên loại vật, chất nhận chìm ở biển) Địa danh nơi lập dự án, năm 20... (Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nhận chìm ở biển) -------------- DỰ ÁN NHẬN CHÌM Ở BIỂN (Tên loại vật, chất nhận chìm ở biển: ………. Nhận chìm ở khu vực biển thuộc xã/phường ..., quận/huyện..., tỉnh/thành phố...) TỔ CHỨC/CÁ NHÂN (Chức danh) Ký (đóng dấu nếu có) (Họ và tên) ĐƠN VỊ LẬP DỰ ÁN (Chức danh) Ký, đóng dấu (Họ và tên) Địa danh nơi lập Dự án, Năm 20… A. NỘI DUNG DỰ ÁN NHẬN CHÌM MỞ ĐẦU - Giới thiệu tóm tắt các thông tin của tổ chức/cá nhân đề nghị cấp giấy phép nhận chìm ở biển. - Cơ sở pháp lý và các tài liệu sử dụng làm căn cứ lập dự án. - Mục tiêu và sự cần thiết lập dự án. - Khái quát nội dung cơ bản của dự án. - Quá trình xây dựng dự án và các tổ chức, cá nhân tham gia lập dự án. Chương I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KHU VỰC BIỂN ĐỀ NGHỊ NHẬN CHÌM - Vị trí địa lý hành chính; tọa độ, ranh giới, diện tích của khu vực biển đề nghị nhận chìm. - Các thông tin về đặc Điểm Điều kiện tự nhiên, môi trường và các yếu tố kinh tế, xã hội; hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên ở khu vực biển dự kiến nhận chìm và các khu vực khác có liên quan (nếu có). - Các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên khu vực biển nhận chìm và các khu vực khác có liên quan (nếu có). Chương II PHƯƠNG ÁN NHẬN CHÌM - Trình bày về vật, chất đề nghị cấp giấy phép nhận chìm: tên, nguồn gốc, hình dáng, kích thước, khối lượng, các đặc tính vật lý, hóa học và thành phần của vật, chất đề nghị được nhận chìm. - Trình bày luận chứng, thuyết minh về mức độ chiếm dụng phân tán trong môi trường nước biển của vật, chất nhận chìm để xác định phạm vi khu vực biển cần sử dụng để nhận chìm. - Thuyết minh mô tả hình dáng, sơ đồ bố trí vật, chất nhận chìm và tính toán, xác định phạm vi ảnh hưởng. - Trình bày luận chứng, thuyết minh sự phù hợp về phương thức xử lý vật, chất đề nghị nhận chìm và phương thức nhận chìm, phương tiện chuyên chở. - Khả năng kiểm soát, giảm thiểu vật, chất đề nghị nhận chìm ở biển tại nguồn phát sinh. - Danh sách các chất cần kiểm soát trong vật, chất đề nghị nhận chìm ở biển. - Trình bày kế hoạch, tiến độ thực hiện hoạt động nhận chìm. Chương III ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG - Dự báo các tác động, nguy cơ rủi ro cho môi trường biển do vật, chất đề nghị cấp giấy phép nhận chìm có thể gây ra. - Tác động tiềm năng của vật, chất đề nghị được nhận chìm đến tài nguyên, môi trường biển. - Những biện pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường biển trong quá trình thực hiện hoạt động nhận chìm. Chương IV DỰ TOÁN KINH PHÍ NHẬN CHÌM - Trình bày tổng kinh phí thực hiện hoạt động nhận chìm. - Lập bảng tổng hợp khối lượng hạng mục nhận chìm và dự toán kinh phí. - Khi lập dự toán cần nêu rõ nguồn vốn đầu tư, đơn giá sử dụng và khả năng đáp ứng để thực hiện hoạt động nhận chìm. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ B. PHẦN BẢN VẼ - Bản đồ khu vực biển dự kiến nhận chìm. - Bản vẽ thiết kế sơ bộ của phương án nhận chìm. - Các biểu, bảng khác liên quan. C. CÁC TÀI LIỆU KÈM THEO - Tài liệu khảo sát trong quá trình lập dự án nhận chìm - Tài liệu thu thập, tổng hợp phục vụ cho lập dự án nhận chìm. - Các văn bản pháp lý có liên quan. Mẫu số 04 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------- …….., ngày... tháng... năm….. ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP NHẬN CHÌM Ở BIỂN Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Tên tổ chức, cá nhân ................................................................................................... Trụ sở tại: ................................................................................................................... Điện thoại: ……………………….. Fax: ........................................................................... Quyết định thành lập doanh nghiệp số...., ngày.... tháng... năm.... hoặc Đăng ký kinh doanh số... ngày... tháng... năm.... Giấy phép đầu tư số.... ngày.... tháng.... năm... của (Cơ quan cấp giấy phép đầu tư) ……..(nếu có). Đề nghị được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển, cụ thể như sau: 1. Tên, khối lượng, kích thước, thành phần của vật đề nghị nhận chìm; tên, loại, khối lượng, thành phần của chất đề nghị nhận chìm; 2. Địa Điểm khu vực đề nghị được nhận chìm: tại xã …….. huyện/thành phố .... tỉnh..................; 3. Diện tích khu vực biển đề nghị sử dụng để nhận chìm là: ... (ha, Km2), được giới hạn bởi các Điểm góc…… có tọa độ thể hiện trên Bản đồ khu vực biển đề nghị được sử dụng để nhận chìm gửi kèm theo; 4. Phương tiện chuyên chở, cách thức nhận chìm; 5. Thời Điểm và thời hạn đề nghị thực hiện hoạt động nhận chìm. (Tên tổ chức, cá nhân) …. cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về nhận chìm ở biển và quy định của pháp luật khác có liên quan./. Tổ chức, cá nhân làm đơn (Ký tên, đóng dấu) Mẫu số 09 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------- Ghi chú: Bản đồ khu vực biển tối thiểu phải thể hiện các thông tin cơ bản sau: - Ranh giới, diện tích khu vực biển; độ sâu khu vực biển đề nghị sử dụng. - Vị trí, hình dáng các công trình, thiết bị; Tỷ lệ:…. Tên đơn tư vấn lập bản đồ (Ký tên, đóng dấu) Tên tổ chức, cá nhân (Ký tên, đóng dấu) "Được trích lục từ tờ hải đồ tỷ lệ…, kinh tuyến trục…., múi chiếu…., số hiệu….." 2. Thủ tục Gia hạn Giấy phép nhận chìm ở biển a) Trình tự thực hiện - Bước 1: Nộp hồ sơ Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đề nghị gia hạn Giấy phép nhận chìm ở biển thuộc thẩm quyền cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi nộp hồ sơ đến Sở Tài nguyên và Môi trường. - Bước 2: Kiểm tra hồ sơ Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra thành phần, nội dung của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đúng theo quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản tiếp nhận và hẹn giải quyết hồ sơ được lập theo Mẫu số 14 quy định tại Phụ lục của Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016. Trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn một lần bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. - Bước 3: Thẩm định hồ sơ Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm: + Hoàn thiện việc thẩm định hồ sơ theo các nội dung quy định tại Điều 56 Nghị định số 40/2016/NĐ-CP; kết luận thẩm định phải được lập thành văn bản. + Trong trường hợp cần thiết, Sở Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan, tổ chức kiểm tra thực địa (thời gian lấy ý kiến, kiểm tra thực địa không tính vào thời gian thẩm định). Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề liên quan. + Gửi văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ theo kết luận thẩm định trong trường hợp phải chỉnh sửa. - Bước 4: Trình, giải quyết hồ sơ Tổ chức, cá nhân đã hoàn thành việc chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ thì Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình hồ sơ cho Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét gia hạn Giấy phép nhận chìm ở biển; trong trường hợp không ra quyết định thì phải trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do. - Bước 5: Thông báo và trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định. Thời gian tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ: Vào các ngày làm việc trong tuần, trừ ngày Lễ, Tết theo quy định + Buổi sáng: Từ 07h00 đến 11h30; + Buổi chiều: Từ 13h30 đến 17h00. b) Cách thức thực hiện - Cách thức nộp hồ sơ: Trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả - Sở Tài nguyên và Môi trường; địa chỉ số 163 Hùng Vương, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. - Cách thức nhận kết quả giải quyết hồ sơ: Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định. c) Thành phần, số lượng hồ sơ - Thành phần hồ sơ: + Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép nhận chìm ở biển được lập theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục của Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016; + Giấy phép nhận chìm ở biển đã được cấp; + Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động nhận chìm ở biển; công tác bảo vệ môi trường và việc thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật tính đến thời điểm đề nghị gia hạn. - Số lượng hồ sơ: 02 bộ. d) Thời hạn giải quyết - Thời hạn kiểm tra hồ sơ: Trong thời hạn không quá một (01) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ; trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đối với hồ sơ đề nghị gia hạn chưa đúng quy định. - Thời hạn tiến hành thẩm định: Trong thời hạn không quá bốn mươi lăm (45) ngày đối với hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép nhận chìm ở biển - Thời hạn trình, giải quyết hồ sơ: + Thời hạn trình hồ sơ: Trong thời hạn không quá bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức, cá nhân đã hoàn thành việc chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ. + Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong thời hạn không quá bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét. - Thời hạn trả kết quả: Trong thời gian không quá ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả giải quyết hồ sơ từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính - Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi. - Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường - Cơ quan phối hợp: Các cơ quan có liên quan như Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Giao thông vận tải; Cảng vụ Hàng Hải Quảng Ngãi, BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh; UBND các huyện/thành phố và UBND các xã ven biển, hải đảo có liên quan. g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép nhận chìm đã được gia hạn. h) Phí, lệ phí: Không. i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai của thủ tục hành chính Mẫu số Tên mẫu Mẫu số 06 Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép nhận chìm ở biển k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính - Giấy phép nhận chìm còn hiệu lực ít nhất là 60 ngày; - Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động nhận chìm theo đúng nội dung của Giấy phép nhận chìm; đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật; - Đến thời điểm đề nghị gia hạn Giấy phép nhận chìm ở biển, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 61 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính - Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo - Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Mẫu số 06 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------- ……., ngày ... tháng ... năm ……. ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY PHÉP NHẬN CHÌM Ở BIỂN Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Tên tổ chức, cá nhân.................................................................................................... Trụ sở tại:.................................................................................................................... Điện thoại: …………………………………. Fax................................................................. Quyết định thành lập doanh nghiệp số...., ngày.... tháng... năm.... hoặc Đăng ký kinh doanh số... ngày... tháng... năm.... Được phép nhận chìm vật, chất ở biển theo Giấy phép nhận chìm ở biển số …… ngày ….. tháng ….năm ……. của ... Ủy ban nhân dân tỉnh……………; thời hạn Giấy phép nhận chìm ở biển đến hết ngày .... tháng ... năm .... Đề nghị được gia hạn Giấy phép nhận chìm ở biển nêu trên, thời gian đề nghị gia hạn là: ……… (tháng/năm). Lý do đề nghị gia hạn: ................................................................................................. (Tên tổ chức, cá nhân) ………….. cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về nhận chìm ở biển và quy định của pháp luật khác có liên quan./. Tổ chức, cá nhân làm đơn (Ký tên, đóng dấu) 3. Thủ tục Sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển a) Trình tự thực hiện - Bước 1: Nộp hồ sơ Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển thuộc thẩm quyền cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh nộp hồ sơ đến Sở Tài nguyên và Môi trường. - Bước 2: Kiểm tra hồ sơ Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra thành phần, nội dung của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đúng theo quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản tiếp nhận và hẹn giải quyết hồ sơ được lập theo Mẫu số 14 quy định tại Phụ lục của Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016. Trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn một lần bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. - Bước 3: thẩm định hồ sơ Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm: + Hoàn thiện việc thẩm định hồ sơ theo các nội dung quy định tại Điều 56 Nghị định số 40/2016/NĐ-CP; kết luận thẩm định phải được lập thành văn bản. + Trong trường hợp cần thiết, Sở Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan, tổ chức kiểm tra thực địa (thời gian lấy ý kiến, kiểm tra thực địa không tính vào thời gian thẩm định). Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề liên quan. + Gửi văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ theo kết luận thẩm định trong trường hợp phải chỉnh sửa. - Bước 4: trình, giải quyết hồ sơ Tổ chức, cá nhân đã hoàn thành việc chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ thì Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình hồ sơ cho Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển; trong trường hợp không ra quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển thì phải trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do. - Bước 5 thông báo và trả kết quả hồ sơ. Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định. Thời gian tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ: Vào các ngày làm việc trong tuần, trừ ngày Lễ, Tết theo quy định + Buổi sáng: Từ 07h00 đến 11h30; + Buổi chiều: Từ 13h30 đến 17h00. b) Cách thức thực hiện - Cách thức nộp hồ sơ: Trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả - Sở Tài nguyên và Môi trường; địa chỉ số 163 Hùng Vương, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. - Cách thức nhận kết quả giải quyết hồ sơ: Trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả - Sở Tài nguyên và Môi trường; địa chỉ số 163 Hùng Vương, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. c) Thành phần, số lượng hồ sơ - Thành phần hồ sơ: + Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển trong đó nêu rõ lý do đề nghị sửa đổi, bổ sung được lập theo Mẫu số 08 quy định tại Phụ lục của Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016; + Giấy phép nhận chìm ở biển đã được cấp; + Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động nhận chìm ở biển; công tác bảo vệ môi trường và việc thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật tính đến thời điểm đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển; + Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong trường hợp đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển do có sự thay đổi quy mô nhận chìm; ranh giới, diện tích khu vực biển sử dụng để nhận chìm; cách thức nhận chìm; + Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực văn bản chứng minh việc tổ chức, cá nhân được phép nhận chìm ở biển thay đổi tên trong trường hợp đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển do thay đổi tên; + Bản đồ khu vực biển trong trường hợp có sự thay đổi về ranh giới, diện tích khu vực biển đề nghị sử dụng để nhận chìm được lập theo Mẫu số 09 quy định tại Phụ lục của Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016. - Số lượng hồ sơ: 02 bộ. 3.4. Thời hạn giải quyết - Thời hạn kiểm tra hồ sơ: Trong thời hạn không quá một (01) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đối với hồ sơ chưa đúng quy định. - Thời hạn tiến hành thẩm định: Trong thời hạn không quá ba mươi (30) ngày đối với hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển. - Thời hạn trình, giải quyết hồ sơ: + Thời hạn trình hồ sơ: Trong thời hạn không quá bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức, cá nhân đã hoàn thành việc chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ. + Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong thời hạn không quá bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét. - Thời hạn trả kết quả: Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả giải quyết hồ sơ từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính - Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi. - Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường - Cơ quan phối hợp: Các cơ quan có liên quan như Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Giao thông vận tải; Cảng vụ Hàng Hải Quảng Ngãi, BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh; UBND các huyện/thành phố và UBND các xã ven biển, hải đảo có liên quan. g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép nhận chìm ở biển đã được sửa đổi, bổ sung h) Phí, lệ phí: Không. i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai của thủ tục hành chính Mẫu số Tên mẫu Mẫu số 08 Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển Mẫu số 09 Bản đồ khu vực biển đề nghị sử dụng để nhận chìm k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính - Giấy phép nhận chìm ở biển còn hiệu lực ít nhất là 45 ngày; - Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động nhận chìm theo đúng nội dung của Giấy phép nhận chìm; đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật; - Đến thời điểm đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 61 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. I) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính - Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; - Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Mẫu số 08 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------- ……., ngày... tháng... năm……. ĐƠN ĐỀ NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG GIẤY PHÉP NHẬN CHÌM Ở BIỂN Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Tên tổ chức, cá nhân ................................................................................................... Trụ sở tại: ................................................................................................................... Điện thoại: ……………………………. Fax....................................................................... Quyết định thành lập doanh nghiệp số...., ngày.... tháng... năm.... hoặc Đăng ký kinh doanh số... ngày... tháng... năm…… Được phép nhận chìm vật, chất ở biển theo Giấy phép nhận chìm ở biển số …….. ngày ….. tháng ….. năm ….. của ... Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi; thời hạn Giấy phép nhận chìm ở biển đến hết ngày .... tháng ... năm .... Đề nghị được sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển nêu trên. Lý do đề nghị sửa đổi, bổ sung: .................................................................................. Nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung: ............................................................................. ................................................................................................................................... (Tên tổ chức, cá nhân) …………. cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về nhận chìm ở biển và quy định của pháp luật khác có liên quan./. Tổ chức, cá nhân làm đơn (Ký tên, đóng dấu) Mẫu số 09 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------- Ghi chú: Bản đồ khu vực biển tối thiểu phải thể hiện các thông tin cơ bản sau: - Ranh giới, diện tích khu vực biển; độ sâu khu vực biển đề nghị sử dụng Tỷ lệ:…. Tên đơn tư vấn lập bản đồ (Ký tên, đóng dấu) Tên tổ chức, cá nhân (Ký tên, đóng dấu) "Được trích lục từ tờ hải đồ tỷ lệ…, kinh tuyến trục…., múi chiếu…., số hiệu….." 4. Thủ tục Trả lại Giấy phép nhận chìm a) Trình tự thực hiện - Bước 1: Nộp hồ sơ Tổ chức, cá nhân đề nghị trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển thuộc thẩm quyền cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi nộp hồ sơ đến Sở Tài nguyên và Môi trường. - Bước 2: Kiểm tra hồ sơ Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra thành phần, nội dung của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đúng theo quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản tiếp nhận và hẹn giải quyết hồ sơ được lập theo Mẫu số 14 quy định tại Phụ lục của Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016. Trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn một lần bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. - Bước 3: Thẩm định hồ sơ Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm: + Hoàn thiện việc thẩm định hồ sơ theo các nội dung quy định tại Điều 56 Nghị định số 40/2016/NĐ-CP; kết luận thẩm định phải được lập thành văn bản. + Trong trường hợp cần thiết, Sở Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan, tổ chức kiểm tra thực địa (thời gian lấy ý kiến, kiểm tra thực địa không tính vào thời gian thẩm định). Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề liên quan. + Gửi văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ theo kết luận thẩm định trong trường hợp phải chỉnh sửa. - Bước 4: trình, giải quyết hồ sơ Tổ chức, cá nhân đã hoàn thành việc chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ thì Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình hồ sơ cho Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét cho phép trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển; trong trường hợp không ra quyết định cho phép trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển thì phải trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do. - Bước 5: thông báo và trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định. Thời gian tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ: Vào các ngày làm việc trong tuần, trừ ngày Lễ, Tết theo quy định + Buổi sáng: Từ 07h00 đến 11h30; + Buổi chiều: Từ 13h30 đến 17h00. b) Cách thức thực hiện - Cách thức nộp hồ sơ: Trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả - Sở Tài nguyên và Môi trường; địa chỉ số 163 Hùng Vương, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. - Cách thức nhận kết quả giải quyết hồ sơ: Trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả - Sở Tài nguyên và Môi trường; địa chỉ số 163 Hùng Vương, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. c) Thành phần, số lượng hồ sơ - Thành phần hồ sơ + Đơn đề nghị trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển được lập theo Mẫu số 07 quy định tại Phụ lục của Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016; + Giấy phép nhận chìm ở biển đã được cấp; + Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động nhận chìm ở biển; công tác bảo vệ môi trường và việc thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật tính đến thời điểm đề nghị trả lại. - Số lượng hồ sơ: 02 bộ d) Thời hạn giải quyết - Thời hạn kiểm tra hồ sơ: Trong thời hạn không quá một (01) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đối với hồ sơ chưa đúng quy định. - Thời hạn tiến hành thẩm định: Không quá bốn mươi lăm (45) ngày kể từ ngày đối với hồ sơ đề nghị trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển. - Thời hạn trình, giải quyết hồ sơ + Thời hạn trình hồ sơ: Trong thời hạn không quá bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức, cá nhân đã hoàn thành việc chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ. + Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong thời hạn không quá bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét. - Thời hạn trả kết quả: Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả giải quyết hồ sơ từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính - Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi. - Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường - Cơ quan phối hợp: Các cơ quan có liên quan như Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Giao thông vận tải; Cảng vụ Hàng Hải Quảng Ngãi, BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh; UBND các huyện/thành phố và UBND các xã ven biển, hải đảo có liên quan. g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho phép trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển. h) Phí, lệ phí: Không. i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai của thủ tục hành chính Mẫu số Tên mẫu Mẫu số 07 Đơn đề nghị trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính - Giấy phép nhận chìm ở biển còn hiệu lực; - Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động nhận chìm theo đúng nội dung của Giấy phép nhận chìm; đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật; - Đến thời điểm đề nghị trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 61 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính - Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; - Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Mẫu số 07 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- …….., ngày... tháng... năm…….. ĐƠN ĐỀ NGHỊ TRẢ LẠI GIẤY PHÉP NHẬN CHÌM Ở BIỂN Kính gửi: (Bộ Tài nguyên và Môi trường/Ủy ban nhân dân tỉnh...) Tên tổ chức, cá nhân:................................................................................................... Trụ sở tại:.................................................................................................................... Điện thoại: ………………………………………., Fax:........................................................ Quyết định thành lập doanh nghiệp số ..., ngày.... tháng... năm.... hoặc Đăng ký kinh doanh số... ngày... tháng... năm.... Được phép nhận chìm vật, chất ở biển theo Giấy phép nhận chìm ở biển số …… ngày …. tháng ….. năm ….. của ... Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi; thời hạn Giấy phép nhận chìm ở biển đến hết ngày .... tháng ... năm…… Đề nghị được trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển nêu trên. Lý do đề nghị trả lại ..................................................................................................... (Tên tổ chức, cá nhân) …….. cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về nhận chìm ở biển và quy định của pháp luật khác có liên quan./. Tổ chức, cá nhân làm đơn (Ký tên, đóng dấu) 5. Tên thủ tục cấp lại Giấy phép nhận chìm ở biển a) Trình tự thực hiện - Bước 1: Nộp hồ sơ Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp lại Giấy phép nhận chìm ở biển thuộc thẩm quyền cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi nộp bộ hồ sơ đến Sở Tài nguyên và Môi trường. - Bước 2: Kiểm tra hồ sơ Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra thành phần, nội dung của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đúng theo quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản tiếp nhận và hẹn giải quyết hồ sơ được lập theo Mẫu số 14 quy định tại Phụ lục của Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016. Trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn một lần bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. - Bước 3: Thẩm định hồ sơ Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm: + Hoàn thiện việc thẩm định hồ sơ theo các nội dung quy định tại Điều 56 Nghị định số 40/2016/NĐ-CP; kết luận thẩm định phải được lập thành văn bản. + Trong trường hợp cần thiết, Sở Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan, tổ chức kiểm tra thực địa (thời gian lấy ý kiến, kiểm tra thực địa không tính vào thời gian thẩm định). Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề liên quan. + Gửi văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ theo kết luận thẩm định trong trường hợp phải chỉnh sửa. - Bước 4: Trình, giải quyết hồ sơ Tổ chức, cá nhân đã hoàn thành việc chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ thì Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình hồ sơ cho Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét cấp lại Giấy phép nhận chìm ở biển; trong trường hợp không ra quyết định cấp lại Giấy phép nhận chìm ở biển thì phải trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do. - Bước 5: Thông báo và trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định. Thời gian tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ: Vào các ngày làm việc trong tuần, trừ ngày Lễ, Tết theo quy định + Buổi sáng: Từ 07h00 đến 11h30; + Buổi chiều: Từ 13h30 đến 17h00. b) Cách thức thực hiện - Cách thức nộp hồ sơ: Trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả - Sở Tài nguyên và Môi trường; địa chỉ số 163 Hùng Vương, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. - Cách thức nhận kết quả giải quyết hồ sơ: Trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả - Sở Tài nguyên và Môi trường; địa chỉ số 163 Hùng Vương, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. c) Thành phần, số lượng hồ sơ - Thành phần hồ sơ: + Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép nhận chìm ở biển, trong đó nêu rõ lý do đề nghị cấp lại được lập theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục của Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016; + Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động nhận chìm ở biển; công tác bảo vệ môi trường và việc thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật tính đến thời điểm đề nghị cấp lại Giấy phép nhận chìm ở biển. - Số lượng hồ sơ: 02 bộ d) Thời hạn giải quyết - Thời hạn kiểm tra hồ sơ: Trong thời hạn không quá một (01) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định. - Thời hạn tiến hành thẩm định: Trong thời hạn không quá mười lăm (15) ngày đối với hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép nhận chìm ở biển. - Thời hạn trình, giải quyết hồ sơ + Thời hạn trình hồ sơ: Trong thời hạn không quá bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức, cá nhân đã hoàn thành việc chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ. + Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong thời hạn không quá bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét. - Thời hạn trả kết quả: Trong thời gian không quá ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả giải quyết hồ sơ từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính - Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi. - Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường - Cơ quan phối hợp: Các cơ quan có liên quan như Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Giao thông vận tải; Cảng vụ Hàng Hải Quảng Ngãi, BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh; UBND các huyện/thành phố và UBND các xã ven biển, hải đảo có liên quan. g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bản sao Giấy phép nhận chìm ở biển đã cấp. h) Phí, lệ phí: Không. i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai của thủ tục hành chính Mẫu số Tên mẫu Mẫu số 05 Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép nhận chìm ở biển k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính - Giấy phép nhận chìm ở biển còn hiệu lực ít nhất là 30 ngày; - Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động nhận chìm theo đúng nội dung của Giấy phép nhận chìm; đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật; - Đến thời điểm đề nghị cấp lại Giấy phép nhận chìm ở biển, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng nghĩa vụ quy định tại khoản 2, Điều 61 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính - Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; - Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Mẫu số 05 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------- ……., ngày ... tháng ... năm…… ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP NHẬN CHÌM Ở BIỂN Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Tên tổ chức, cá nhân ................................................................................................... Trụ sở tại:.................................................................................................................... Điện thoại: …………………………………………. Fax:...................................................... Quyết định thành lập doanh nghiệp số...., ngày.... tháng... năm.... hoặc đăng ký kinh doanh số... ngày... tháng... năm.... Được phép nhận chìm ở biển theo Giấy phép nhận chìm ở biển số ……… ngày …. tháng …. năm ….. của ... Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi; Đề nghị được cấp lại Giấy phép nhận chìm vật, chất ở biển nêu trên vì lý do: ................. ................................................................................................................................... (Tên tổ chức, cá nhân) ………. cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về nhận chìm ở biển và quy định của pháp luật khác có liên quan./. Tổ chức, cá nhân làm đơn (Ký tên, đóng dấu)
{ "issuing_agency": "Tỉnh Quảng Ngãi", "promulgation_date": "29/08/2017", "sign_number": "1616/QĐ-UBND", "signer": "Phạm Trường Thọ", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Nghi-quyet-104-2014-NQ-HDND-sua-doi-36-2012-NQ-HDND-thu-hut-tri-thuc-tot-nghiep-dai-hoc-Tien-Giang-268308.aspx
Nghị quyết 104/2014/NQ-HĐND sửa đổi 36/2012/NQ-HĐND thu hút trí thức tốt nghiệp đại học Tiền Giang
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 104/2014/NQ-HĐND Tiền Giang, ngày 12 tháng 12 năm 2014 NGHỊ QUYẾT VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỂM D, KHOẢN 5, ĐIỀU 1 NGHỊ QUYẾT SỐ 36/2012/NQ-HĐND NGÀY 12 THÁNG 10 NĂM 2012 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VỀ CHÍNH SÁCH THU HÚT 100 TRÍ THỨC ĐÃ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC DỰ NGUỒN CHỨC VỤ PHÓ CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG, GIAI ĐOẠN 2012 - 2016 HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG KHÓA VIII - KỲ HỌP THỨ 12 Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004; Căn cứ Nghị quyết số 36/2012/NQ-HĐND ngày 12 tháng 10 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách thu hút 100 trí thức đã tốt nghiệp đại học dự nguồn chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, giai đoạn 2012 - 2016; Qua xem xét Tờ trình số 216/TTr-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung điểm d, khoản 5, Điều 1 Nghị quyết số 36/2012/NQ-HĐND ngày 12 tháng 10 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách thu hút 100 trí thức đã tốt nghiệp đại học dự nguồn chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, giai đoạn 2012 - 2016; Báo cáo thẩm tra số 125/BC-HĐND ngày 02 tháng 12 năm 2014 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung điểm d, khoản 5, Điều 1 Nghị quyết số 36/2012/NQ-HĐND ngày 12 tháng 10 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách thu hút 100 trí thức đã tốt nghiệp đại học dự nguồn chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, giai đoạn 2012 - 2016 như sau: “d) Các đối tượng có quyết định thu hút được ngân sách cấp tỉnh hỗ trợ tối đa 16 tháng lương trong thời gian chờ bố trí công tác. Thời điểm hỗ trợ được tính kể từ tháng 3 năm 2013 đến hết tháng 6 năm 2014”. Điều 2. Tổ chức thực hiện Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết. Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang khóa VIII, kỳ họp thứ 12 thông qua và có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày thông qua./. CHỦ TỊCH Nguyễn Văn Danh
{ "issuing_agency": "Tỉnh Tiền Giang", "promulgation_date": "12/12/2014", "sign_number": "104/2014/NQ-HĐND", "signer": "Nguyễn Văn Danh", "type": "Nghị quyết" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-677-QD-TTg-2022-Chuong-trinh-xay-dung-mo-hinh-cong-dan-hoc-tap-2021-2030-515813.aspx
Quyết định 677/QĐ-TTg 2022 Chương trình xây dựng mô hình công dân học tập 2021 2030
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 677/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 03 tháng 6 năm 2022 QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH “XÂY DỰNG MÔ HÌNH CÔNG DÂN HỌC TẬP GIAI ĐOẠN 2021 - 2030” THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019; Căn cứ Quyết định số 489/QĐ-TTg ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 49-KL/TW ngày 10 tháng 5 năm 2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Căn cứ Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030; Căn cứ Quyết định số 1373/QĐ-TTg ngày 30 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030”; Theo đề nghị của Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Chương trình “Xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2021 - 2030” (sau đây gọi là Chương trình) với những nội dung sau: I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung Thúc đẩy việc học tập suốt đời để con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả... trên cơ sở hình thành mô hình “Công dân học tập” nhằm khuyến khích, tạo cơ hội công bằng, điều kiện thuận lợi cho mọi cá nhân trong tổ chức, đơn vị, gia đình, mọi công dân trong xã hội được tham gia học tập, hướng tới công dân số, đáp ứng yêu cầu của Chương trình chuyển đổi số quốc gia và góp phần xây dựng thành công một xã hội học tập. 2. Mục tiêu cụ thể a) Phấn đấu đến năm 2025 - 100% cán bộ, hội viên Hội Khuyến học Việt Nam được học tập quán triệt các tiêu chí xây dựng mô hình “Công dân học tập”; - 40% người lớn trong gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập (thôn, bản, tổ dân phố và tương đương), 60% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị học tập cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh và ở cơ quan trung ương đạt danh hiệu “Công dân học tập”; - 70% những người đạt danh hiệu “Công dân học tập” đều phải có những kỹ năng số và đáp ứng yêu cầu công việc theo quy định của Chương trình chuyển đổi số quốc gia; trong đó 60% thành thạo kỹ năng số để tự cập nhật thông tin về tiêu chí đánh giá “Công dân học tập” trên môi trường số hóa. b) Phấn đấu đến năm 2030 - Tiếp tục quán triệt đến toàn thể cán bộ, hội viên Hội Khuyến học Việt Nam để hiểu rõ và triển khai hiệu quả các tiêu chí xây dựng mô hình “Công dân học tập”; - 60% người lớn trong gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập (thôn, bản, tổ dân phố và tương đương), 80% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị học tập cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh và ở cơ quan trung ương đạt danh hiệu “Công dân học tập”; - 90% những người đạt danh hiệu “Công dân học tập” đều phải có những kỹ năng số và đáp ứng yêu cầu công việc theo quy định của Chương trình chuyển đổi số quốc gia; trong đó 80% thành thạo kỹ năng số để tự cập nhật thông tin về tiêu chí đánh giá “Công dân học tập” trên môi trường số hóa. II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP 1. Xây dựng và hoàn thiện Bộ tiêu chí khung để áp dụng cho các đối tượng khác nhau. a) Nghiên cứu, xây dựng, ban hành những Bộ tiêu chí có chỉ số đo khác nhau cho các nhóm đối tượng là nông dân, công nhân, công chức, viên chức, doanh nhân, cán bộ quản lý để bảo đảm mức độ hợp lý và tính khả thi trong triển khai đại trà chủ trương xây dựng mô hình “Công dân học tập” trên mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống xã hội; b) Biên soạn và in ấn tài liệu tập huấn, hướng dẫn xây dựng mô hình “Công dân học tập” theo những Bộ tiêu chí cụ thể. 2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mô hình “Công dân học tập”. a) Tổ chức tuyên truyền thông qua hệ thống báo chí, bản tin, nội san, các trang tin điện tử của Hội Khuyến học các cấp, trên các phương tiện thông tin đại chúng của trung ương và địa phương; b) Tổ chức tuyên truyền trong các cơ quan, tổ chức, các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các doanh nghiệp, lực lượng vũ trang; c) Phát động phong trào thi đua học tập suốt đời, xây dựng mô hình “Công dân học tập” trong phạm vi cả nước. 3. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các hoạt động học tập suốt đời, xây dựng mô hình công dân học tập. a) Nghiên cứu, xây dựng phần mềm nhằm số hóa việc thu thập minh chứng, cho điểm, đánh giá, tổng hợp, báo cáo... việc thực hiện các tiêu chí xây dựng mô hình “Công dân học tập” theo các mục tiêu của Chương trình; b) Xây dựng trang thông tin điện tử, học liệu mở, chuyên đề... giúp tuyên truyền, phổ biến, tập huấn nâng cao hiểu biết cho cán bộ hội, hội viên khuyến học và người dân về các nhiệm vụ khuyến học, khuyến tài, xây dựng các mô hình học tập, nhằm tạo sự chuyển biến về chất việc ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình và đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài trên phạm vi toàn quốc. 4. Triển khai công tác tập huấn, sơ kết, tổng kết, đánh giá việc xây dựng mô hình “Công dân học tập”. a) Tổ chức các hội nghị, tập huấn quán triệt Chương trình, đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030 và các văn bản chỉ đạo khác của Đảng và Chính phủ liên quan đến đổi mới giáo dục, đào tạo, thúc đẩy học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; tập huấn triển khai xây dựng mô hình “Công dân học tập” cho những đối tượng trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau, phù hợp với trình độ học vấn và đặc điểm nghề nghiệp của họ; b) Xây dựng quy trình, tổ chức kiểm tra, đánh giá công nhận danh hiệu “Công dân học tập” trên phạm vi toàn quốc: Xây dựng mẫu đánh giá, công nhận các danh hiệu; tài liệu hướng dẫn quy trình đánh giá, công nhận các danh hiệu; tổ chức đánh giá, công nhận các danh hiệu; c) Tổ chức Hội nghị sơ kết việc triển khai xây dựng mô hình “Công dân học tập” và Đại hội biểu dương các cá nhân xuất sắc trong phong trào thi đua, đạt danh hiệu “Công dân học tập” tiêu biểu toàn quốc vào quý III năm 2026, Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình vào quý IV năm 2030. 5. Huy động nguồn lực xã hội hóa nhằm tăng cường sự đóng góp của cộng đồng trong việc thúc đẩy phong trào học tập suốt đời, nhân rộng mô hình “Công dân học tập”, góp phần xây dựng xã hội học tập. III. KINH PHÍ THỰC HIỆN 1. Kinh phí thực hiện Chương trình bao gồm: ngân sách nhà nước theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước và Luật Đầu tư công được cấp cho Hội theo quy định, nguồn xã hội hóa và các nguồn tài chính hợp pháp khác. 2. Căn cứ nhiệm vụ được giao, hàng năm Hội khuyến học các cấp lập dự toán kinh phí và tổng hợp chung vào dự toán chi ngân sách nhà nước cho hoạt động của Hội, gửi cơ quan tài chính cùng cấp để bố trí kinh phí thực hiện theo quy định. 3. Các địa phương có trách nhiệm cân đối ngân sách, bố trí kinh phí hàng năm thực hiện các công việc liên quan đến triển khai xây dựng mô hình “Công dân học tập” theo các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Hội Khuyến học Việt Nam a) Chủ trì nghiên cứu, xây dựng và ban hành bộ tiêu chí đánh giá mô hình “Công dân học tập” để triển khai trên toàn quốc; b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức xã hội có liên quan để xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình; c) Chỉ đạo, hướng dẫn Hội Khuyến học các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch và triển khai Chương trình ở địa phương; d) Kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả việc triển khai thực hiện Chương trình của các địa phương; định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo a) Chủ trì, phối hợp với Hội Khuyến học Việt Nam trong việc hướng dẫn các cơ sở giáo dục tổ chức xây dựng mô hình công dân học tập; b) Phối hợp với Hội Khuyến học Việt Nam trong việc tổ chức đánh giá, công nhận danh hiệu “Công dân học tập”. 3. Bộ Thông tin và Truyền thông Chủ trì, phối hợp với Hội Khuyến học Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí trung ương, địa phương và hệ thống thông tin cơ sở thông tin, tuyên truyền về mô hình công dân học tập. 4. Bộ Tài chính Bố trí kinh phí ngân sách nhà nước hàng năm để thực hiện Chương trình theo quy định của pháp luật. 5. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ a) Lồng ghép việc thực hiện Chương trình với quá trình triển khai thực hiện các chương trình, đề án khác liên quan (xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, gia đình văn hóa); b) Phối hợp với Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Chương trình và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc bộ, ngành có trách nhiệm cung ứng các chương trình học tập suốt đời và tạo mọi điều kiện thuận lợi để đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị được học tập suốt đời, phấn đấu trở thành “công dân học tập”; coi đây là một trong các chỉ tiêu thi đua, đánh giá xếp loại lao động hàng năm. 6. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương a) Có trách nhiệm bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác để đảm bảo cho việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trong Chương trình; chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức ở địa phương phối hợp với Hội Khuyến học các cấp trong việc triển khai thực hiện Chương trình; b) Chỉ đạo các cơ quan phát thanh, truyền hình, báo chí của địa phương xây dựng chuyên mục tuyên truyền về xây dựng xã hội học tập trong đó có tuyên truyền về mô hình “Công dân học tập”; c) Chỉ đạo Hội khuyến học các cấp tổ chức đánh giá và lập danh sách những cá nhân đạt tiêu chí “Công dân học tập”; thẩm định và công nhận kết quả do Hội Khuyến học địa phương trình duyệt. 7. Đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Dân vận Trung ương Chỉ đạo, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội Khuyến học Việt Nam và các bộ, ngành liên quan trong việc định hướng tuyên truyền, động viên triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình, nhất là việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên gương mẫu tham gia xây dựng mô hình “Công dân học tập”. 8. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp và các tổ chức xã hội ở trung ương có liên quan: a) Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên phát động các cuộc vận động, phong trào thi đua về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng mô hình “công dân học tập” trong cả nước, gắn kết chặt chẽ và hiệu quả với các cuộc vận động, phong trào thi đua khác; b) Đề nghị các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp và các tổ chức xã hội ở trung ương có liên quan phối hợp với Hội khuyến học Việt Nam đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, hội viên thuộc cơ quan, tổ chức của mình được học tập thường xuyên, học suốt đời để đạt danh hiệu “Công dân học tập”. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - Hội Khuyến học Việt Nam; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: PL, KTTH, TCCV, TKBT, TH, QHĐP; - Lưu: VT, KGVX (2). Sơn. KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG Vũ Đức Đam
{ "issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ", "promulgation_date": "03/06/2022", "sign_number": "677/QĐ-TTg", "signer": "Vũ Đức Đam", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Quyet-dinh-07-2007-QD-UBND-sua-doi-Quyet-dinh-33-2006-QD-UBND-phan-cap-uy-quyen-130361.aspx
Quyết định 07/2007/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 33/2006/QĐ-UBND phân cấp, ủy quyền
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 07/2007/QĐ-UBND Buôn Ma Thuột, ngày 06 tháng 02 năm 2007 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUYẾT ĐỊNH SỐ 33/2006/QĐ-UBND NGÀY 02/8/2006 CỦA UBND TỈNH VỀ VIỆC PHÂN CẤP, ỦY QUYỀN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 29/11/2005; Căn cứ Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng; Căn cứ Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 20/TTr-SXD ngày 08/01/2007, QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 33/2006/QĐ-UBND ngày 02/8/2006 của UBND tỉnh, về việc phân cấp, ủy quyền quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, cụ thể như sau: 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 4, Điều 1 như sau: “4.1. Thẩm định thiết kế cơ sở các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình đối với các dự án nhóm B, C không phân biệt nguồn vốn, trừ các dự án nhóm B, C quy định tại điểm c, điểm d khoản 6 Điều 9 Nghị định số 16/2005/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5, Điều 1 Nghị định 112/2006/NĐ-CP: a. Sở Xây dựng tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, hạ tầng kỹ thuật đô thị (hè, đường đô thị: theo địa giới hành chính nội thành nội thị, cấp nước, thoát nước, chiếu sáng, công viên, cây xanh, rác thải đô thị, nghĩa trang, bãi đỗ xe trong đô thị), công nghiệp vật liệu xây dựng, các công trình, hạng mục trong khu công nghiệp và các công trình khác do Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu; b. Sở Công nghiệp tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình hầm mỏ, dầu khí, nhà máy điện (nhiệt điện, thủy điện và các nguồn năng lượng tái tạo), đường dây tải điện, trạm biến áp và các công trình công nghiệp chuyên ngành trừ công trình công nghiệp vật liệu xây dựng; c. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, đê điều, nông lâm nghiệp, cấp nước sinh hoạt nông thôn; d. Sở Giao thông Vận tải tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông (trừ đường đô thị theo địa giới hành chính nội thành, nội thị); Đối với dự án bao gồm nhiều loại công trình khác nhau thì Sở chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở là một trong các Sở nêu trên có chức năng quản lý loại công trình quyết định tính chất, mục tiêu của dự án. Sở chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của các Sở quản lý công trình chuyên ngành và cơ quan liên quan để thẩm định thiết kế cơ sở. 4.2. Thẩm định thiết kế cơ sở dự án đầu tư xây dựng công trình đối với dự án nhóm A không phân biệt nguồn vốn: Sở Xây dựng thẩm định thiết kế cơ sở đối với dự án đầu tư xây dựng một công trình dân dụng dưới 20 tầng. 4.3. Thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán và tổng dự toán trong dự án đầu tư xây dựng công trình; thẩm định thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, tổng dự toán trong Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối với các dự án nhóm B, C không phân biệt nguồn vốn, trừ các dự án nhóm B, C quy định tại điểm c, điểm d khoản 6 Điều 9 Nghị định số 16/2005/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5, Điều 1 Nghị định 112/2006/NĐ-CP: a. Chủ đầu tư tự tổ chức việc thẩm định: - Thiết kế bản vẽ thi công để người quyết định đầu tư phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật; - Tổng dự toán đối với những công trình xây dựng phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình; - Thiết kế bản vẽ thi công, tổng dự toán đối với những công trình xây dựng phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình (công trình thiết kế 2 bước); - Thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, tổng dự toán đối với những công trình xây dựng phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình (công trình thiết kế 3 bước). b. Đối với các dự án được bố trí bằng vốn chi sự nghiệp trong dự toán ngân sách nhà nước để sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp các cơ sở vật chất hiện có, có giá trị dưới 100 triệu đồng; Chủ đầu tư tự tổ chức lập nếu có đủ năng lực hoặc thuê tổ chức tư vấn thiết kế - dự toán và tổ chức thẩm định.” 2. Bổ sung khoản 9 Điều 1 như sau: “9. Chỉ định thầu: Việc áp dụng hình thức chỉ định thầu thực hiện theo Điều 101 của Luật Xây dựng và Điều 20 của Luật Đấu thầu. a. Chủ đầu tư: - Chỉ định thầu các gói thầu tư vấn có giá gói thầu dưới 500 triệu đồng; - Chỉ định thầu các gói thầu xây lắp, mua sắm thiết bị có giá gói thầu dưới 1 tỷ đồng thuộc dự án đầu tư phát triển; b. Người quyết định đầu tư chỉ định thầu gói thầu xây lắp các dự án được bố trí bằng vốn chi sự nghiệp trong dự toán ngân sách nhà nước để sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp các cơ sở vật chất hiện có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng.” Điều 2. Tổ chức thực hiện a. Các nội dung khác về quản lý đầu tư xây dựng công trình không phân cấp, ủy quyền trong Quyết định này, thực hiện đúng theo quy định hiện hành; b. Các dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt trước ngày Quyết định này có hiệu lực nhưng chưa triển khai thực hiện hoặc đang thực hiện dở dang thì không phải làm lại thủ tục phê duyệt lại dự án, các công việc tiếp theo được thực hiện theo quy định tại Quyết định này và các văn bản quy định hiện hành; c. Các dự án đầu tư xây dựng công trình chưa được phê duyệt thì thực hiện theo quy định tại Quyết định này và các văn bản quy định hiện hành; d. Thủ trưởng các Sở, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn; Chủ đầu tư, thực hiện các nội dung công việc quy định tại Điều 1 Quyết định này, chịu trách nhiệm trước pháp luật và UBND tỉnh về các quyết định của mình; e. Giám đốc Sở Xây dựng chủ trì và phối hợp với các Sở, Ngành có liên quan hướng dẫn và kiểm tra việc thi hành Quyết định này. Điều 3. Điều khoản thi hành Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký ban hành; Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, Ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ Xây dựng (b/c); - TT Tỉnh ủy (b/c); - TT HĐND tỉnh (b/c); - UBMTTQVN tỉnh; - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh (b/c); - CT, các PCT UBND tỉnh; - Vụ Pháp chế - Bộ Xây dựng; - Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp; - Công báo tỉnh; - Sở Tư pháp; Báo Đắk Lắk; - Đài PT&TH tỉnh; - CVP, các PVP UBND tỉnh; - Lưu VT-NL-TH-TM-VX-NC-CN (CH-300) TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Lữ Ngọc Cư
{ "issuing_agency": "Tỉnh Đắk Lắk", "promulgation_date": "06/02/2007", "sign_number": "07/2007/QĐ-UBND", "signer": "Lữ Ngọc Cư", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Nghi-quyet-57-2022-NQ-HDND-muc-chi-ho-tro-cong-tac-xoa-mu-chu-Lai-Chau-547615.aspx
Nghị quyết 57/2022/NQ-HĐND mức chi hỗ trợ công tác xóa mù chữ Lai Châu
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 57/2022/NQ-HĐND Lai Châu, ngày 09 tháng 12 năm 2022 NGHỊ QUYẾT QUY ĐỊNH NỘI DUNG, MỨC CHI HỖ TRỢ CÔNG TÁC XÓA MÙ CHỮ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2022 - 2025 HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ MƯỜI HAI Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020; Căn cứ Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ về pho cập giáo dục, xóa mù chữ; Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về điều kiện đảm bảo và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; Căn cứ Thông tư số 33/2021/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Xóa mù chữ; Căn cứ Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04 tháng 3 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; Căn cứ Thông tư số 17/2022/TT-BTC ngày 08 tháng 3 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030”; Xét Tờ trình số 4396/TTr-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết quy định nội dung, mức chi hỗ trợ công tác xóa mù chữ trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2022-2025; Báo cáo thẩm tra số 577/BC-HĐND ngày 02 tháng 12 năm 2022 của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp. QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng 1. Phạm vi điều chỉnh a) Nghị quyết này quy định nội dung, mức chi hỗ trợ thực hiện công tác xóa mù chữ trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2022 - 2025, quy định tại khoản 6, Điều 5 Thông tư số 17/2022/TT-BTC ngày 08 tháng 3 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021- 2030 và khoản 5, khoản 6, Điều 20 Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04 tháng 3 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. b) Các mức chi khác không quy định tại Nghị quyết này thực hiện theo quy định tại Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04 tháng 3 năm 2022 và Thông tư số 17/2022/TT-BTC ngày 08 tháng 3 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. 2. Đối tượng áp dụng a) Cán bộ quản lý, giáo viên, người tham gia thực hiện công tác xóa mù chữ. b) Học viên tham gia học tại các lớp xóa mù chữ trong độ tuổi từ 15 - 60 tuổi. c) Các cơ quan, đơn vị và cá nhân khác có liên quan đến thực hiện công tác xóa mù chữ trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2022 - 2025. Điều 2. Nguồn kinh phí và nguyên tắc quản lý kinh phí thực hiện 1. Nguồn kinh phí thực hiện a) Kinh phí đối ứng từ nguồn ngân sách địa phương chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo, bao gồm các nội dung chi: Hỗ trợ hoạt động huy động số người mù chữ, tái mù chữ trong độ tuổi từ 15 - 60 tuổi đi học lớp xoá mù chữ; hỗ trợ kinh phí thắp sáng; chi văn phòng phẩm điều tra, khảo sát phục vụ công tác xóa mù chữ; tiền công đối với những người tình nguyện tham gia giảng dạy các lớp xóa mù chữ. b) Nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, bao gồm các nội dung chi: Sách giáo khoa dùng chung, văn phòng phẩm học viên; văn phòng phẩm quản lý lớp học; văn phòng phẩm cho giáo viên dạy lớp xóa mù chữ; hỗ trợ khuyến khích người dân học các lớp xóa mù chữ. 2. Nguyên tắc quản lý kinh phí a) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng chế độ. b) Việc lập dự toán, thanh quyết toán kinh phí quy định nội dung, mức chi hỗ trợ công tác xóa mù chữ trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2022 - 2025 thực hiện theo đúng phân cấp quản lý và quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và chế độ kế toán. Điều 3. Nội dung, mức chi hỗ trợ 1. Chi hỗ trợ hoạt động huy động số người mù chữ, tái mù chữ trong độ tuổi từ 15 - 60 tuổi đi học lớp xoá mù chữ: Mỗi thôn, bản hoặc tương đương thôn, bản hỗ trợ 01 người khi huy động từ 03 học viên trở lên đi học xóa mù chữ trong năm và mỗi xã hỗ trợ 01 người trong Ban Chỉ đạo phổ cập xóa mù chữ cấp xã. Mức hỗ trợ 200.000 đồng/người/tháng, thời gian hỗ trợ không quá 06 tháng/năm. 2. Chi hỗ trợ kinh phí thắp sáng lớp học ban đêm: Mức hỗ trợ 75.000 đồng/phòng học/tháng, thời gian hỗ trợ theo thời gian học thực tế của lớp xóa mù chữ, hỗ trợ không quá 04 tháng/kỳ đối với kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3 và hỗ trợ không quá 06 tháng/kỳ đối với kỳ 4, kỳ 5 của chương trình học xóa mù chữ. 3. Chi hỗ trợ sách giáo khoa, văn phòng phẩm: Nội dung Số lượng/mức chi a) Sách giáo khoa dùng chung cho học viên (phát đầu kỳ và thu lại sau khi học xong) 01 bộ/kỳ b) Văn phòng phẩm dành cho 01 học viên Vở ô li 48 trang Mỗi môn học 05 quyển/kỳ Bút bi 03 cái/kỳ Bút chì đen 03 cái/kỳ Tẩy chì 02 cái/kỳ Thước kẻ 01 cái/kỳ Học bạ học viên 01 quyển Bảng con 01 cái/05 kỳ Phấn viết bảng 03 hộp/kỳ c) Văn phòng phẩm quản lý lớp học Sổ gọi tên ghi điểm 01 quyển/kỳ Sổ điểm cá nhân 01 quyển/môn học/kỳ Bằng (giấy chứng nhận) 02 giấy/học viên Sổ đầu bài 01 quyển/lớp/kỳ d) Văn phòng phẩm cho 01 giáo viên dạy lớp xóa mù chữ Giấy A4 02 gram/kỳ Bút bi 03 cái/kỳ Thước kẻ 01 cái/kỳ Phấn viết bảng 04 hộp/kỳ đ) Chi văn phòng phẩm phục vụ điều tra, khảo sát 200.000 đồng/lớp 4. Chi tiền công đối với những người tình nguyện tham gia giảng dạy các lớp xóa mù chữ (bao gồm giáo viên thuộc biên chế của cơ sở giáo dục đào tạo công lập và những người ngoài biên chế có đủ tiêu chuẩn, năng lực giảng dạy), mức chi 100.000 đồng/tiết. 5. Hỗ trợ khuyến khích người dân học các lớp xóa mù chữ: Hỗ trợ bằng tiền 150.000 đồng/học viên/tháng, thời gian hỗ trợ theo thời gian học thực tế của học viên tham gia lớp xóa mù chữ, hỗ trợ không quá 04 tháng/kỳ đối với kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3 và hỗ trợ không quá 06 tháng/kỳ đối với kỳ 4, kỳ 5 của chương trình học xóa mù chữ. Điều 4. Hội đồng nhân dân tỉnh giao 1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện. 2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết. Điều 5. Hiệu lực thi hành Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu khoá XV, kỳ họp thứ mười hai thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2022 và có hiệu lực từ ngày 19 tháng 12 năm 2022./. Nơi nhận: - Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ; - Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Tài chính; - Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp; - Thường trực Tỉnh ủy; - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; - Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh; - Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh; - Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; - Thường trực HĐND, UBND các huyện, thành phố; - Công báo tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh; - Lưu: VT. CHỦ TỊCH Giàng Páo Mỷ
{ "issuing_agency": "Tỉnh Lai Châu", "promulgation_date": "09/12/2022", "sign_number": "57/2022/NQ-HĐND", "signer": "Giàng Páo Mỷ", "type": "Nghị quyết" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-dinh-29-2004-ND-CP-chuc-nang-nhiem-vu-quyen-han-co-cau-to-chuc-Bo-Thuong-mai-51793.aspx
Nghị định 29/2004/NĐ-CP chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức Bộ Thương mại
CHÍNH PHỦ ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 29/2004/NĐ-CP Hà Nội, ngày 16 tháng 1 năm 2004 NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 29/2004/NĐ-CP NGÀY 16/01/2004 QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ,QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỘ THƯƠNG MẠI CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Nghị quyết số 02/2002/QH11 ngày 05 tháng 8 năm 2002 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XI, kỳ họp thứ nhất quy định danh sách các Bộ và cơ quan ngang Bộ của Chính phủ; Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại và Bộ trưởng Bộ Nội vụ, NGHỊ ĐỊNH: Điều 1. Vị trí và chức năng Bộ Thương mại là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thương mại; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật. Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn Bộ Thương mại thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây: 1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh và các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. 2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm, chương trình, dự án quan trọng về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. 3. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. 4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về thương mại đã được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. 5. Về lưu thông hàng hóa trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu: a) Thống nhất quản lý nhà nước hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông hàng hóa trong nước và dịch vụ thương mại; b) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách phát triển thương mại nội địa, xuất khẩu, nhập khẩu, biên mậu, lưu thông hàng hóa trong nước và dịch vụ thương mại, thương nhân, mặt hàng kinh doanh, bảo đảm các mặt hàng thiết yếu cho miền núi, đồng bào dân tộc; tổ chức, hướng dẫn thực hiện các cơ chế, chính sách sau khi được ban hành; c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành chỉ đạo, điều tiết lưu thông hàng hóa trong từng thời kỳ, bảo đảm cân đối cung cầu, cán cân thương mại, phát triển ổn định thị trường hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu; d) Quản lý việc cấp các loại Giấy chứng nhận về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và lưu thông trong nước, các hoạt động kinh doanh, dịch vụ thương mại của thương nhân theo quy định của pháp luật và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia; đ) Tổng hợp tình hình, kế hoạch xuất khẩu, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ thương mại trong phạm vi cả nước. 6. Thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật. 7. Thống nhất quản lý nhà nước về thương mại điện tử. 8. Về quản lý thị trường: a) Thống nhất chỉ đạo công tác quản lý thị trường trong cả nước; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về lưu thông hàng hóa trên thị trường, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và dịch vụ thương mại; b) Tổ chức phối hợp hoạt động giữa các ngành, các địa phương trong việc chống đầu cơ lũng đoạn thị trường, buôn lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng cấm và các hành vi kinh doanh khác trái quy định của pháp luật. 9. Thống nhất quản lý nhà nước về cạnh tranh, chống độc quyền, chống bán phá giá; chủ trì, phối hợp với các hội, hiệp hội ngành hàng giải quyết các tranh chấp về bán phá giá. 10. Về xúc tiến thương mại: a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, cơ chế, chính sách về xúc tiến thương mại; chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các quy định trên sau khi được ban hành; b) Quản lý nhà nước về các hoạt động quảng cáo thương mại, hội chợ, triển lãm thương mại, khuyến mại, giới thiệu hàng hóa ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. 11. Về hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế: Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan: Xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế; Tổ chức đàm phán với các nước và các tổ chức kinh tế - thương mại quốc tế; Ký kết hoặc gia nhập các điều ước quốc tế song biên và đa biên giữa Việt Nam với các nước và các tổ chức quốc tế theo phân công hoặc ủy quyền của Chính phủ; Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, tổ chức việc thực hiện các điều ước quốc tế về kinh tế - thương mại mà Việt Nam là thành viên. 12. Đại diện lợi ích thương mại của Việt Nam ở nước ngoài; thống nhất quản lý hoạt động thương mại của các tổ chức và cá nhân Việt Nam ở nước ngoài và của nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật; quản lý, chỉ đạo hoạt động của các cơ quan thương vụ, các tổ chức xúc tiến thương mại, trung tâm hoặc cửa hàng giới thiệu sản phẩm hàng hóa của Việt Nam ở nước ngoài. 13. Thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế, thương mại, thị trường, thương nhân trong và ngoài nước phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức kinh tế; biên soạn và xuất bản các ấn phẩm về thông tin thương mại và thị trường. 14. Thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực do Bộ quản lý theo quy định của pháp luật. 15. Quyết định các chủ trương, biện pháp và hướng dẫn việc thực hiện cơ chế hoạt động của các tổ chức dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ. 16. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ. 17. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thuộc quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật. 18. Quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, hội và tổ chức phi Chính phủ trong các lĩnh vực do Bộ quản lý theo quy định của pháp luật. 19. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực do Bộ quản lý theo quy định của pháp luật. 20. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 21. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chính sách, chế độ tiền lương, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ; xây dựng chức danh công chức, viên chức, quy định chức danh tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, nghiệp vụ trong các lĩnh vực quản lý của Bộ. 22. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật. Điều 3. Cơ cấu tổ chức của Bộ a) Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước: 1. Vụ Xuất nhập khẩu; 2. Vụ Chính sách thị trường trong nước; 3. Vụ Thương mại miền núi và Mậu dịch biên giới; 4. Vụ Thị trường châu á - Thái Bình Dương (gọi tắt là Vụ Khu vực 1); 5. Vụ Thị trường châu Âu (gọi tắt là Vụ Khu vực 2); 6. Vụ Thị trường châu Mỹ (gọi tắt là Vụ Khu vực 3); 7. Vụ Thị trường châu Phi, Tây á và Nam á (gọi tắt là Vụ Khu vực 4); 8. Vụ Chính sách thương mại đa biên; 9. Vụ Thương mại điện tử; 10. Vụ Hợp tác xã; 11. Vụ Kế hoạch và Đầu tư; 12. Vụ Tài chính - Kế toán; 13. Vụ Pháp chế; 14. Vụ Tổ chức cán bộ; 15. Cục Quản lý thị trường; 16. Cục Quản lý cạnh tranh; 17. Cục Xúc tiến thương mại; 18. Thanh tra; 19. Văn phòng. Chuyển Cục Quản lý chất lượng hàng hóa và đo lường hiện thuộc Bộ Thương mại sang Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. Các Vụ Chính sách thương mại đa biên và Vụ Xuất nhập khẩu được tổ chức phòng, do Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Các cơ quan thương vụ của Việt Nam ở nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại. b) Các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ: 1. Viện Nghiên cứu thương mại; 2. Trung tâm Thông tin thương mại; 3. Trung tâm Tin học; 4. Tạp chí Thương mại; 5. Báo Thương mại; 6. Báo Đối ngoại Vietnam Economic News (VEN); 7. Trường Cán bộ thương mại Trung ương. Bộ trưởng Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ xây dựng phương án sắp xếp các trường đào tạo hiện thuộc Bộ Thương mại, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Điều 4. Hiệu lực thi hành Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo, thay thế Nghị định số 95/CP ngày 04 tháng 12 năm 1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thương mại và các quy định trước đây trái với Nghị định này. Điều 5. Trách nhiệm thi hành Bộ trưởng Bộ Thương mại, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. Phan Văn Khải (Đã ký)
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "16/01/2004", "sign_number": "29/2004/NĐ-CP", "signer": "Phan Văn Khải", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Quyet-dinh-109-QD-UBND-2024-thu-tuc-hanh-chinh-dau-tu-Ban-Quan-ly-Khu-cong-nghiep-Bac-Lieu-606673.aspx
Quyết định 109/QĐ-UBND 2024 thủ tục hành chính đầu tư Ban Quản lý Khu công nghiệp Bạc Liêu
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 109/QĐ-UBND Bạc Liêu, ngày 25 tháng 01 năm 2024 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CHUẨN HÓA - NĂM 2023 THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẠC LIÊU (LĨNH VỰC: ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM) CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Trên cơ sở kết quả rà soát quy định, thủ tục hành chính đang còn hiệu lực đã được công bố tại các quyết định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; kết quả rà soát dữ liệu thủ tục hành chính được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chuẩn hóa, công khai trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, tính đến ngày 15/01/2024; Theo đề nghị của Trưởng ban Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh tại Tờ trình số 29/TTr-KCN ngày 18 tháng 01 năm 2024. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục 21 (hai mươi mốt) thủ tục hành chính chuẩn hóa - Năm 2023 thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bạc Liêu (Lĩnh vực Đầu tư tại Việt Nam). Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 182/QĐ-UBND ngày 01/02/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc công bố Danh mục TTHC được chuẩn hóa - Năm 2022 thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bạc Liêu. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng ban Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh, Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Cục KSTTHC, VPCP (để b/c); - CT, các PCT UBND tỉnh; - CVP, các P.CVP UBND tỉnh; - Bưu điện tỉnh; - Trưởng phòng KSTTHC; - Phó trưởng phòng Tổng hợp; - Phó trưởng phòng Kinh tế; - Cổng TT điện tử tỉnh; - Lưu: VT; KSTTHC (MN,04). KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Huỳnh Chí Nguyện DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CHUẨN HÓA - NĂM 2023 THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẠC LIÊU (Lĩnh vực: Đầu tư tại Việt Nam) (Ban hành kèm theo Quyết định số 109/QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh) Địa điểm thực hiện: Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (Đường Nguyễn Văn Linh, phường 1, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) STT Mã số TTHC Tên thủ tục hành chính Cách thức thực hiện Thời hạn giải quyết Phí, lệ phí Thẩm quyền quyết định Căn cứ pháp lý Quy trình nội bộ Quy trình điện tử LĨNH VỰC: ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM (21 TTHC) 01 1.009748.00000.00.H04 Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Ban Quản lý quy định tại khoản 7 Điều 33 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP - Trực tiếp; - Trực tuyến toàn trình, tại địa chỉ: https://dichvucong.baclieu.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn; - Qua Hệ thống dịch vụ bưu chính công ích. - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định, Ban Quản lý các khu công nghiệp gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan có liên quan về những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó; - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Ban Quản lý các khu công nghiệp, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Ban Quản lý các khu công nghiệp; - Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ dự án đầu tư, Ban Quản lý các khu công nghiệp lập báo cáo thẩm định và quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư. Không thu phí, lệ phí Trưởng ban Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bạc Liêu - Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020; - Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; - Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09/4/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư. X X 02 1.009756.000.00.00.H04 Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư (BQL) - Trực tiếp; - Trực tuyến toàn trình, tại địa chỉ: https://dichvucong.baclieu.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn; - Qua Hệ thống dịch vụ bưu chính công ích. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ khi dự án đáp ứng các điều kiện tại khoản 3 Điều 36 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP , Ban Quản lý các khu công nghiệp cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Không thu phí, lệ phí Trưởng ban Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bạc Liêu - Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020; - Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; - Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09/4/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư. X X 03 1.009757.000.00.00.H04 Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (BQL) - Trực tiếp; - Trực tuyến toàn trình, tại địa chỉ: https://dichvucong.baclieu.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn; - Qua Hệ thống dịch vụ bưu chính công ích. - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định, Ban Quản lý các khu công nghiệp gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan có liên quan về những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó; - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Ban Quản lý các khu công nghiệp, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Ban Quản lý các khu công nghiệp; - Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ dự án đầu tư, Ban Quản lý các khu công nghiệp lập báo cáo thẩm định trình Ủy ban nhân cấp tỉnh; - Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định của Ban Quản lý các khu công nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư. Không thu phí, lệ phí UBND tỉnh - Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020; - Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; - Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09/4/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư. X X 04 1.009759.000.00.00.H04 Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ban Quản lý - Trực tiếp; - Trực tuyến toàn trình, tại địa chỉ: https://dichvucong.baclieu.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn; - Qua Hệ thống dịch vụ bưu chính công ích. - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định, Ban Quản lý các khu công nghiệp gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 33 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP để lấy ý kiến về những nội dung điều chỉnh dự án đầu tư; - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Ban Quản lý các khu công nghiệp, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung điều chỉnh dự án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó; - Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ dự án đầu tư, Ban Quản lý các khu công nghiệp quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư. Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư được gửi cho nhà đầu tư, cơ quan có liên quan đến việc thực hiện dự án đầu tư. Không thu phí, lệ phí Trưởng ban Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bạc Liêu - Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020; - Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; - Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09/4/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư. X X 05 1.009760.000.00.00.H04 Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không thuộc diện chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh hoặc Ban Quản lý - Trực tiếp; - Trực tuyến toàn trình, tại địa chỉ: https://dichvucong.baclieu.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn; - Qua Hệ thống dịch vụ bưu chính công ích. Trong thời hạn 03 ngày làm việc đối với trường hợp 1 hoặc 10 ngày đối với trường hợp 2 kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ban Quản lý các khu công nghiệp điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư. Không thu phí, lệ phí Trưởng ban Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bạc Liêu - Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020; - Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; - Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09/4/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư. X X 06 1.009762.000.00.00.H04 Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh hoặc Ban Quản lý - Trực tiếp; - Trực tuyến toàn trình, tại địa chỉ: https://dichvucong.baclieu.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn; - Qua Hệ thống dịch vụ bưu chính công ích. - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ban Quản lý các khu công nghiệp gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 33 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP để lấy ý kiến về những nội dung điều chỉnh dự án đầu tư; - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung điều chỉnh dự án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó; - Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ban Quản lý các khu công nghiệp quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư hoặc lập báo cáo thẩm định các nội dung điều chỉnh dự án đầu tư để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; - Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định của Ban Quản lý các khu công nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư. Không thu phí, lệ phí UBND tỉnh - Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020; - Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; - Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09/4/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư. X X 07 1.009763.000.00.00.H04 Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư là tài sản bảo đảm đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh hoặc Ban Quản lý - Trực tiếp; - Trực tuyến toàn trình, tại địa chỉ: https://dichvucong.baclieu.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn; - Qua Hệ thống dịch vụ bưu chính công ích. - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ban Quản lý các khu công nghiệp gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 33 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP để lấy ý kiến về những nội dung điều chỉnh dự án đầu tư; - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung điều chỉnh dự án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó; - Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ban Quản lý các khu công nghiệp quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư hoặc lập báo cáo thẩm định các nội dung điều chỉnh dự án đầu tư để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; - Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định của Ban Quản lý các khu công nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư. Không thu phí, lệ phí UBND tỉnh - Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020; - Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; - Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09/4/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư. X X 08 1.009764.000.00.00.H04 Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp chia, tách, sáp nhập dự án đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh hoặc Ban Quản lý - Trực tiếp; - Trực tuyến toàn trình, tại địa chỉ: https://dichvucong.baclieu.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn; - Qua Hệ thống dịch vụ bưu chính công ích. - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ban Quản lý các khu công nghiệp gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 33 của Nghị định này để lấy ý kiến về những nội dung điều chỉnh dự án đầu tư; - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung điều chỉnh dự án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó; - Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ban Quản lý các khu công nghiệp quyết định chấp thuận điều chỉnh hoặc lập báo cáo thẩm định các nội dung điều chỉnh dự án đầu tư để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; - Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định của Ban Quản lý các khu công nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư. Không thu phí, lệ phí UBND tỉnh - Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020; - Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; - Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09/4/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư. X X 09 1.009765.000.00.00.H04 Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình tổ chức kinh tế đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh hoặc Ban Quản lý - Trực tiếp; - Trực tuyến toàn trình, tại địa chỉ: https://dichvucong.baclieu.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn; - Qua Hệ thống dịch vụ bưu chính công ích. - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ban Quản lý các khu công nghiệp gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 33 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP để lấy ý kiến về những nội dung điều chỉnh dự án đầu tư; - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung điều chỉnh dự án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó; - Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ban Quản lý các khu công nghiệp quyết định chấp thuận chủ trương điều chỉnh hoặc lập báo cáo thẩm định các nội dung điều chỉnh dự án đầu tư để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; - Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định của Ban Quản lý các khu công nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Không thu phí, lệ phí UBND tỉnh - Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020; - Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; - Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09/4/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư. X X 10 1.009766.000.00.00.H04 Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn vào doanh nghiệp đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh hoặc Ban Quản lý - Trực tiếp; - Trực tuyến toàn trình, tại địa chỉ: https://dichvucong.baclieu.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn; - Qua Hệ thống dịch vụ bưu chính công ích. - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ban Quản lý các khu công nghiệp lý gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 33 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP để lấy ý kiến về những nội dung điều chỉnh dự án đầu tư; - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung điều chỉnh dự án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó; - Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ban Quản lý các khu công nghiệp lập báo cáo thẩm định các nội dung điều chỉnh dự án đầu tư để chấp thuận điều chỉnh hoặc trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với dự án thuộc thẩm quyền của UBND; - Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định của Ban Quản lý các khu công nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư. Không thu phí, lệ phí UBND tỉnh - Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020; - Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09/4/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư. X X 11 1.009767.000.00.00.H04 Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thuộc dự án đầu tư để hợp tác kinh doanh đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh hoặc Ban Quản lý - Trực tiếp; - Trực tuyến toàn trình, tại địa chỉ: https://dichvucong.baclieu.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn; - Qua Hệ thống dịch vụ bưu chính công ích. - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ban Quản lý các khu công nghiệp gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 33 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP để lấy ý kiến về những nội dung điều chỉnh dự án đầu tư; - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về nội dung điều chỉnh dự án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó; - Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ban Quản lý các khu công nghiệp lập báo cáo thẩm định các nội dung điều chỉnh dự án đầu tư để quyết định chấp thuận điều chỉnh hoặc trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với dự án thuộc thẩm quyền của UBND; - Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định của Ban Quản lý các khu công nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư. Không thu phí, lệ phí UBND tỉnh - Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020; - Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; - Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09/4/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư. X X 12 1.009768.000.00.00.H04 Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư theo bản án, quyết định của tòa án, trọng tài đối với dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư (Khoản 3 Điều 54 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP) - Trực tiếp; - Trực tuyến toàn trình, tại địa chỉ: https://dichvucong.baclieu.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn; - Qua Hệ thống dịch vụ bưu chính công ích. - Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ban quản lý căn cứ bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án, trọng tài quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư hoặc trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để điều chỉnh Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư; - Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Ban Quản lý các khu công nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư. Không thu phí, lệ phí UBND tỉnh - Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020; - Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; - Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09/4/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư. X X 13 1.009769.000.00.00.H04 Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư theo bản án, quyết định của tòa án, trọng tài đối với dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật Đầu tư (Khoản 4 Điều 54 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP) - Trực tiếp; - Trực tuyến toàn trình, tại địa chỉ: https://dichvucong.baclieu.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn; - Qua Hệ thống dịch vụ bưu chính công ích. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ban Quản lý các khu công nghiệp căn cứ bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án, trọng tài thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Không thu phí, lệ phí Trưởng ban Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bạc Liêu - Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020; - Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; - Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09/4/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư. X X 14 1.009770.000.00.00.H04 Thủ tục gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh hoặc Ban Quản lý - Trực tiếp; - Trực tuyến toàn trình, tại địa chỉ: https://dichvucong.baclieu.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn; - Qua Hệ thống dịch vụ bưu chính công ích. - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ban Quản lý các khu công nghiệp gửi hồ sơ cho cơ quan quản lý đất đai và các cơ quan có liên quan để lấy ý kiến về việc đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 44 của Luật Đầu tư và khoản 4 Điều 27 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ; - Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về việc đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 44 Luật Đầu tư và khoản 4 Điều 27 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ; - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ban Quản lý các khu công nghiệp xem xét điều kiện gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư quy định tại khoản 4 Điều 44 của Luật Đầu tư và khoản 4 Điều 27 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP để quyết định gia hạn hoặc lập báo cáo thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Ban Quản lý các khu công nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư. Không thu phí, lệ phí UBND tỉnh - Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020; - Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; - Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09/4/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư. X X 15 1.009771.000.00.00.H04 Thủ tục ngừng hoạt động của dự án đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh hoặc Ban Quản lý - Trực tiếp; - Trực tuyến toàn trình, tại địa chỉ: https://dichvucong.baclieu.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn; - Qua Hệ thống dịch vụ bưu chính công ích. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Ban Quản lý các khu công nghiệp tiếp nhận và thông báo việc ngừng hoạt động của dự án đầu tư cho các cơ quan liên quan. Không thu phí, lệ phí Trưởng ban Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bạc Liêu - Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020; - Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; - Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09/4/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư. X X 16 1.009772.000.00.00.H04 Thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư - Trực tiếp; - Trực tuyến toàn trình, tại địa chỉ: https://dichvucong.baclieu.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn; - Qua Hệ thống dịch vụ bưu chính công ích. - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày quyết định, nhà đầu tư gửi quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư hoặc thông báo và nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Ban Quản lý các khu công nghiệp; - Ban Quản lý các khu công nghiệp thông báo việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư cho các cơ quan liên quan kể từ ngày nhận được quyết định hoặc thông báo chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư. Không thu phí, lệ phí Trưởng ban Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bạc Liêu - Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020; - Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; - Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09/4/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư. X X 17 1.009773.000.00.00.H04 Thủ tục đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (BQL) - Trực tiếp; - Trực tuyến toàn trình, tại địa chỉ: https://dichvucong.baclieu.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn; - Qua Hệ thống dịch vụ bưu chính công ích. Ban Quản lý các khu công nghiệp cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. Không thu phí, lệ phí Trưởng ban Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bạc Liêu - Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020; - Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; - Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09/4/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư. X X 18 1.009774.000.00.00.H04 Thủ tục cấp lại hoặc hiệu đính Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (BQL) - Trực tiếp; - Trực tuyến toàn trình, tại địa chỉ: https://dichvucong.baclieu.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn; - Qua Hệ thống dịch vụ bưu chính công ích. - Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ban Quản lý các khu công nghiệp cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;. - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ban Quản lý các khu công nghiệp hiệu đính thông tin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Không thu phí, lệ phí Trưởng ban Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bạc Liêu - Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020; - Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; - Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09/4/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư. X X 19 1.009775.000.00.00.H04 Thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp đối với nhà đầu tư nước ngoài (BQL) - Trực tiếp; - Trực tuyến toàn trình, tại địa chỉ: https://dichvucong.baclieu.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn; - Qua Hệ thống dịch vụ bưu chính công ích. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều 66 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP Ban Quản lý các khu công nghiệp xem xét việc đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật Đầu tư, khoản 4 Điều 65 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP và thông báo cho nhà đầu tư, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 66 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP. Văn bản thông báo được gửi cho nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp. Không thu phí, lệ phí Trưởng ban Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bạc Liêu - Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020; - Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; - Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09/4/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư. X X 20 1.009776.000.00.00.H04 Thủ tục thành lập văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC (BQL) - Trực tiếp; - Trực tuyến toàn trình, tại địa chỉ: https://dichvucong.baclieu.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn; - Qua Hệ thống dịch vụ bưu chính công ích. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản 4 Điều này, Ban Quản lý các khu công nghiệp cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều hành cho nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC. Không thu phí, lệ phí Trưởng ban Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bạc Liêu - Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020; - Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09/4/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư. X X 21 1.009777.000.00.00.H04 Thủ tục chấm dứt hoạt động văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC (BQL) - Trực tiếp; - Trực tuyến toàn trình, tại địa chỉ: https://dichvucong.baclieu.gov.vn hoặc https://dichvucong.gov.vn; - Qua Hệ thống dịch vụ bưu chính công ích. - Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định chấm dứt hoạt động của văn phòng điều hành, nhà đầu tư nước ngoài gửi hồ sơ thông báo cho Ban Quản lý các khu công nghiệp nơi đặt văn phòng điều hành; - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ban Quản lý các khu công nghiệp quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều hành. Không thu phí, lệ phí Trưởng ban Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bạc Liêu - Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020; - Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09/4/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư. X X TỔNG SỐ: 21 TTHC trong đó: - DVCTT toàn trình: 21 TTHC; - Thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh: 09 TTHC; - Thẩm quyền quyết định của Ban QLCKCN: 12 TTHC; - Thu Phí + Lệ phí: 0 TTHC; - Đã xây dựng QTNB: + Thẩm quyền của UBND tỉnh: 09 TTHC; + Thẩm quyền của Ban QLCKCN: 12 TTHC; - Đã xây dựng QTĐT: + Thẩm quyền của UBND tỉnh: 09 TTHC; + Thẩm quyền của Ban QLCKCN: 12 TTHC./.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bạc Liêu", "promulgation_date": "25/01/2024", "sign_number": "109/QĐ-UBND", "signer": "Huỳnh Chí Nguyện", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1936-QD-UBND-2022-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-So-Khoa-hoc-Can-Tho-521417.aspx
Quyết định 1936/QĐ-UBND 2022 công bố thủ tục hành chính Sở Khoa học Cần Thơ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 1936/QĐ-UBND Cần Thơ, ngày 05 tháng 7 năm 2022 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Quyết định số 546/QĐ-BKHCN ngày 12 tháng 4 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký; đồng thời bãi bỏ: Thủ tục hành chính thứ 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07 tại Quyết định số 1081/QĐ-UBND ngày 21 tháng 5 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Nơi nhận: - Như Điều 3; - VPCP (Cục KSTTHC); - Sở Thông tin và Truyền thông; - VP UBND TP (2,3CG); - Cổng TTĐT TP; - Lưu: VT,QN. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Ngọc Hè DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (Kèm theo Quyết định số: 1936/QĐ-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ) TT Tên thủ tục hành chính Thời hạn giải quyết Địa điểm thực hiện Phí, lệ phí Căn cứ pháp lý Lĩnh vực năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân 1 Thủ tục khai báo thiết bị X- quang chẩn đoán trong y tế 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ khai báo Sở Khoa học và Công nghệ (Địa chỉ: Số 02 Lý Thường Kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ) Không - Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008. - Nghị định số 142/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2020 quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử. - Thông tư số 287/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. - Thông tư số 02/2022/TT-BKHCN ngày 25 tháng 02 năm 2022 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 142/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2020 quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử. 2 Thủ tục cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ - Sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế 25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phí, lệ phí Sở Khoa học và Công nghệ (Địa chỉ: Số 02 Lý Thường Kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ) - Phí thẩm định cấp giấy phép: + Sử dụng thiết bị X-quang chụp răng: 2.000.000 đồng/1 thiết bị. + Sử dụng thiết bị X-quang chụp vú: 2.000.000 đồng/1 thiết bị. + Sử dụng thiết bị X-quang di động: 2.000.000 đồng/1 thiết bị. + Sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán thông thường: 3.000.000 đồng/ 1 thiết bị. + Sử dụng thiết bị đo mật độ xương: 3.000.000 đồng/ 1 thiết bị. + Sử dụng thiết bị X-quang tăng sáng truyền hình: 5.000.000 đồng/ 1 thiết bị. + Sử dụng thiết bị X-quang chụp cắt lớp vi tính (CT Scanner): 8.000.000 đồng/1 thiết bị. + Sử dụng hệ thiết bị PET/CT: 16.000.000 đồng/1 thiết bị. - Lệ phí cấp giấy phép: Không. - Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008. - Nghị định số 142/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2020 quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử. - Thông tư số 287/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. - Thông tư số 02/2022/TT-BKHCN ngày 25 tháng 02 năm 2022 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 142/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2020 quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử. 3 Thủ tục gia hạn giấy phép tiến hành công việc bức xạ - Sử dụng thiết bị X- quang chẩn đoán trong y tế 25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phí, lệ phí Sở Khoa học và Công nghệ (Địa chỉ: Số 02 Lý Thường Kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ) - Phí thẩm định cấp giấy phép: 75% phí thẩm định cấp giấy phép mới. - Lệ phí cấp giấy phép: Không. - Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008. - Nghị định số 142/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2020 quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử. - Thông tư số 287/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. - Thông tư số 02/2022/TT-BKHCN ngày 25 tháng 02 năm 2022 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 142/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2020 quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử. 4 Thủ tục sửa đổi giấy phép tiến hành công việc bức xạ - Sử dụng thiết bị X- quang chẩn đoán trong y tế 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phí, lệ phí (nếu có) Sở Khoa học và Công nghệ (Địa chỉ: Số 02 Lý Thường Kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ) Không - Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008. - Nghị định số 142/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2020 quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử. - Thông tư số 287/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. - Thông tư số 02/2022/TT-BKHCN ngày 25 tháng 02 năm 2022 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 142/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2020 quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử. 5 Thủ tục bổ sung giấy phép tiến hành công việc bức xạ - Sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế 25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phí, lệ phí (nếu có) Sở Khoa học và Công nghệ (Địa chỉ: Số 02 Lý Thường Kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ) Không - Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008. - Nghị định số 142/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2020 quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử. - Thông tư số 287/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. - Thông tư số 02/2022/TT-BKHCN ngày 25 tháng 02 năm 2022 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 142/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2020 quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử. 6 Thủ tục cấp lại giấy phép tiến hành công việc bức xạ - Sử dụng thiết bị X- quang chẩn đoán trong y tế 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phí, lệ phí (nếu có) Sở Khoa học và Công nghệ (Địa chỉ: Số 02 Lý Thường Kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ) Không - Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008. - Nghị định số 142/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2020 quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử. - Thông tư số 287/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. - Thông tư số 02/2022/TT-BKHCN ngày 25 tháng 02 năm 2022 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 142/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2020 quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử. 7 Thủ tục cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ (đối với người phụ trách an toàn cơ sở X-quang chẩn đoán trong y tế) 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phí, lệ phí theo quy định. Sở Khoa học và Công nghệ (Địa chỉ: Số 02 Lý Thường Kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ) - Phí: Không. - Lệ phí: 200.000 đồng/1 chứng chỉ. - Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008. - Nghị định số 142/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2020 quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử. - Thông tư số 287/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. - Thông tư số 02/2022/TT-BKHCN ngày 25 tháng 02 năm 2022 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 142/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2020 quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.
{ "issuing_agency": "Thành phố Cần Thơ", "promulgation_date": "05/07/2022", "sign_number": "1936/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Ngọc Hè", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Quyet-dinh-2628-QD-UBND-nam-2013-quan-ly-xuat-nhap-khau-kiem-dich-cua-khau-Tan-Tien-Binh-Phuoc-228232.aspx
Quyết định 2628/QĐ-UBND năm 2013 quản lý xuất nhập khẩu kiểm dịch cửa khẩu Tân Tiến Bình Phước
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 2628/QĐ-UBND Bình Phước, ngày 27 tháng 12 năm 2013 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC GIAO NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU, PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI, XUẤT NHẬP CẢNH VÀ KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT TẠI CỬA KHẨU TÂN TIẾN, HUYỆN BÙ ĐỐP CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13/11/2008; Căn cứ Nghị định số 32/2005/NĐ-CP ngày 14/3/2005 của Chính phủ quy định về quy chế cửa khẩu biên giới đất liền; Căn cứ Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 07/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung đường biên giới và Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT/BCT-BTC-BGTVT-BNN&PTNT-BYT-NHNN ngày 31/01/2008 về Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 07/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ; Căn cứ Thông tư số 181/2005/TT-BQP ngày 17/11/2005 của Bộ Quốc phòng về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32/2005/NĐ-CP ngày 14/3/2005 của Chính phủ; Căn cứ Công văn số 10269/BTC-TCHQ ngày 06/8/2013 của Bộ Tài chính - Tổng cục Hải quan về danh sách cửa khẩu phụ, lối mở nằm ngoài Khu kinh tế cửa khẩu đảm bảo quản lý hoạt động xuất nhập khẩu; Căn cứ Thông tư số 13/2009/TT-BCT ngày 03/6/2009 của Bộ Công thương quy định xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới nằm ngoài các Khu kinh tế cửa khẩu; Xét đề nghị của Cục Hải quan tỉnh Bình Phước tại Công văn số 2345/HQBP-NV ngày 01/11/2013, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải, xuất nhập cảnh và kiểm dịch động thực vật tại cửa khẩu Tân Tiến, huyện Bù Đốp theo quy định tại Thông tư 13/2010/TT-BTC đối với các đơn vị có tên sau: 1. Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Bình Phước; 2. Cục Hải quan tỉnh Bình Phước; 3. Sở Nông nghiệp và PTNT (kiểm dịch động vật, thực vật). Điều 2. Theo chức năng, nhiệm vụ từng ngành, thủ trưởng các đơn vị có tên tại Điều 1 có trách nhiệm chủ động bố trí lực lượng và cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện có hiệu quả các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, phương tiện vận tải, xuất nhập cảnh, kiểm dịch động vật, thực vật và các hoạt động khác tại cửa khẩu theo quy định. Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Giám đốc Sở Công Thương, Chủ tịch UBND huyện Bù Đốp và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./. Nơi nhận: - CT, PCT; - Công an tỉnh; - Như Điều 3; - LĐVP, Phòng: NC-NgV; - Lưu: VT, PG 42-13. CHỦ TỊCH Nguyễn Văn Trăm
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bình Phước", "promulgation_date": "27/12/2013", "sign_number": "2628/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Văn Trăm", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-2559-QD-TTg-xuat-cap-vat-tu-thiet-bi-gao-tu-nguon-du-tru-quoc-gia-Binh-Dinh-nam-2016-336448.aspx
Quyết định 2559/QĐ-TTg xuất cấp vật tư thiết bị gạo từ nguồn dự trữ quốc gia Bình Định năm 2016
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 2559/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2016 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC XUẤT CẤP VẬT TƯ, THIẾT BỊ VÀ GẠO TỪ NGUỒN DỰ TRỮ QUỐC GIA CHO TỈNH BÌNH ĐỊNH THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định tại các văn bản số 203/TTr-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2016, số 205/TTr-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2016, số 207/TTr-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2016, Bộ Tài chính tại văn bản số 18096/BTC-TCDT ngày 20 tháng 12 năm 2016, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tại các văn bản số 5129/LĐTBXH-BTXH ngày 22 tháng 12 năm 2016, số 5205/LĐTBXH-BTXH ngày 28 tháng 12 năm 2016, ý kiến của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn tại văn bản số 688/UB-VP ngày 19 tháng 12 năm 2016, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Bộ Tài chính xuất cấp (không thu tiền) gạo và vật tư, thiết bị từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Bình Định để khắc phục hậu quả mưa lũ và cứu đói dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, cụ thể: - Gạo: 1.578.135 kg gạo. - Xuồng cao tốc: 10 bộ (gồm 01 bộ xuồng cao tốc loại DT3 và 09 bộ xuồng cao tốc loại DT2). - Nhà bạt loại 16,5m2: 70 bộ. - Phao tròn: 1.000 chiếc. - Phao áo: 500 chiếc. - Máy bơm nước chữa cháy: 04 bộ. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, sử dụng và hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng số vật tư, thiết bị, gạo nêu trên theo quy định. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 3. Các Bộ trưởng: Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Thủ tướng CP, các PTTg: Vương Đình Huệ, Trịnh Đình Dũng; - VPCP: BTCN, PCN Nguyễn Sỹ Hiệp, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: NN, NC, QHĐP, TH, TKBT; - Lưu: VT, KTTH(3). THỦ TƯỚNG Nguyễn Xuân Phúc
{ "issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ", "promulgation_date": "31/12/2016", "sign_number": "2559/QĐ-TTg", "signer": "Nguyễn Xuân Phúc", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Quyet-dinh-384-QD-BXD-2023-dieu-chinh-Ke-hoach-to-chuc-lap-Quy-hoach-he-thong-do-thi-2021-2030-562970.aspx
Quyết định 384/QĐ-BXD 2023 điều chỉnh Kế hoạch tổ chức lập Quy hoạch hệ thống đô thị 2021 2030
BỘ XÂY DỰNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 384/QĐ-BXD Hà Nội, ngày 11 tháng 4 năm 2023 QUYẾT ĐỊNH ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH TỔ CHỨC LẬP QUY HOẠCH HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 Căn cứ Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017; Căn cứ Nghị định số 52/2022/NĐ-CP ngày 08/8/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng; Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch; Căn cứ Quyết định số 995/QĐ-TTg ngày 09/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao nhiệm vụ cho các bộ tổ chức lập quy hoạch ngành Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Căn cứ Quyết định số 754/QĐ-BXD ngày 10/09/2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Kế hoạch lập Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Căn cứ Quyết định số 294/QĐ-TTg ngày 24/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Căn cứ văn bản số 8920/VPCP-CN ngày 30/12/2022 của Văn phòng Chính phủ về việc điều chỉnh thời gian lập Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phát triển đô thị. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Điều chỉnh Mục III nội dung chi tiết của Kế hoạch lập Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (ban hành kèm theo Quyết định số 754/QĐ-BXD ngày 10/9/2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng). Các nội dung điều chỉnh chi tiết tại phụ lục kèm theo Quyết định này. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các nội dung khác tại Quyết định số 754/QĐ-BXD ngày 10/9/2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng không thay đổi. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Phát triển đô thị; Vụ trưởng Vụ Quy hoạch - Kiến trúc; Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan của Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 2; - Thủ tướng Chính phủ (để b/c); - Phó Thủ tướng Lê Văn Thành (để b/c); - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà (để b/c); - Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Tài nguyên và Môi trường; Công thương; Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Văn hóa thể thao và du lịch; Quốc phòng; Công an; - Văn phòng Chính phủ; - Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng; - Cổng TTĐT Bộ Xây dựng; - Lưu: VP, PTĐT. BỘ TRƯỞNG Nguyễn Thanh Nghị PHỤ LỤC. ĐIỀU CHỈNH MỤC III. NỘI DUNG CHI TIẾT KẾ HOẠCH TỔ CHỨC LẬP QUY HOẠCH HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 (Ban hành kèm theo Quyết định số 384/QĐ-BXD ngày 11/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng) STT Nội dung công việc Các đơn vị chịu trách nhiệm quản lý/thực hiện Thời gian hoàn thành Ghi chú Đơn vị thực hiện Đơn vị chỉ đạo/quản lý Đơn vị phối hợp 1 Lập, thẩm định, phê duyệt Nhiệm vụ Cục Phát triển đô thị - Bộ Xây dựng; - Vụ Quy hoạch Kiến trúc. - Các Vụ: Kế hoạch Tài chính; Pháp chế; Cục Hạ tầng kỹ thuật; - Các Cục, Vụ, Văn phòng Bộ liên quan. Tháng 02/2020 Đã hoàn thành (Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 294/QĐ-TTg ngày 24/2/2020) 2 Lựa chọn đơn vị tư vấn lập quy hoạch và Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược Ban Quản lý dự án Phát triển đô thị - Bộ Xây dựng - Cục Phát triển đô thị; - Vụ Kế hoạch Tài chính - Các Vụ: Pháp chế; Quy hoạch Kiến trúc và các Cục, Vụ liên quan. Tháng 8/2022 Đã hoàn thành (Đơn vị tư vấn được lựa chọn là Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia - VIUP) 3 Lập, thẩm định, phê duyệt Quy hoạch 3.1 Lập quy hoạch Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia - Ban Chỉ đạo, Tổ công tác[1]; - Cục Phát triển đô thị. - Các Vụ: Quy hoạch Kiến trúc; Kế hoạch Tài chính; Pháp chế; - Các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng (Tổ công tác). Tháng 8/2022 - Tháng 8/2023 Đảm bảo yêu cầu của hợp đồng; tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch và pháp luật liên quan 3.1.1 Xây dựng hoàn thiện dự thảo nội dung nghiên cứu lập quy hoạch và Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược lần 1 Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia - Ban Quản lý dự án Phát triển đô thị; - Cục Phát triển đô thị; - Các Vụ: Quy hoạch Kiến trúc; Kế hoạch tài chính; Pháp chế; - Các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng (Tổ công tác). Tháng 12/2022 3.1.2 Xây dựng hoàn thiện dự thảo nội dung nghiên cứu lập quy hoạch và Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia - Ban Quản lý dự án Phát triển đô thị; - Cục Phát triển đô thị; - Các Vụ: Quy hoạch Kiến trúc, Kế hoạch Tài chính. Pháp chế; - Các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng (Tổ công tác). Tháng 4/2023 3.1.3 Xây dựng hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch theo quy định để trình Thẩm định Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia - Ban Quản lý dự án Phát triển đô thị; - Cục Phát triển đô thị; - Các Vụ: Quy hoạch Kiến trúc, Kế hoạch Tài chính, Pháp chế; - Các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng (Tổ công tác). Tháng 5-6/2023 3.1.4 Hoàn thiện Hồ sơ trình thẩm định Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia - Ban Quản lý dự án Phát triển đô thị; - Cục Phát triển đô thị. - Các Vụ: Quy hoạch Kiến trúc, Pháp chế; - Các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng (Tổ công tác). Tháng 6/2023 3.2 Tổ chức thẩm định Quy hoạch và Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược 3.2.1 Thành lập Hội đồng thẩm định Cơ quan có thẩm quyền theo Điều 30 Luật Quy hoạch Cơ quan tổ chức lập quy hoạch (Bộ Xây dựng) - Cục Phát triển đô thị; - Vụ Pháp chế; - Vụ Kế hoạch Tài chính. Tháng 12/2022 - Tháng 04/2023 - Vụ Quy hoạch Kiến trúc đã tham mưu Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định và phân công cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định Quy hoạch[2] (tháng 01/2023); - Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định thành lập Hội đồng thẩm định. 3.2.2 Tổ chức lựa chọn tư vấn phản biện độc lập cho Hội đồng thẩm định (nếu có) Vụ Quy hoạch Kiến trúc Hội đồng thẩm định Ban Quản lý dự án Phát triển đô thị - Cục Phát triển đô thị Tháng 5-7/2023 - Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng thẩm định quy hoạch có thể lựa chọn tư vấn phản biện độc lập; - Vụ Quy hoạch Kiến trúc tham mưu Bộ Xây dựng báo cáo Hội đồng thẩm định về việc có cần lựa chọn tư vấn phản biện độc lập làm cơ sở lựa chọn theo quy định pháp luật. 3.2.3 Chuẩn bị hồ sơ thẩm định Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia Cục Phát triển đô thị Vụ Quy hoạch Kiến trúc Tháng 5-6/2023 3.2.4 Chuẩn bị họp Thẩm định Vụ Quy hoạch Kiến trúc Hội đồng thẩm định - Tổ công tác. Tháng 5-7/2023 3.2.5 Tổ chức họp Hội đồng thẩm định Vụ Quy hoạch Kiến trúc Hội đồng thẩm định - Cục Phát triển đô thị; - Tổ công tác. Tháng 7-8/2023 - Dự thảo Báo cáo kết quả thẩm định 3.3 Trình phê duyệt Quy hoạch và Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược 3.3.1 Tiếp thu giải trình và hoàn thiện Hồ sơ trình phê duyệt Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia Vụ Quy hoạch Kiến trúc - Cục Phát triển đô thị; - Các Vụ: Pháp chế; Kế hoạch Tài chính. Tháng 8/2023 3.3.2 Trình phê duyệt Quy hoạch Vụ Quy hoạch Kiến trúc Bộ Xây dựng - Cục Phát triển đô thị; - Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia. Trước ngày 31/8/2023 3.3.3 Phê duyệt Quy hoạch Thủ tướng Chính phủ 4 Công bố quy hoạch 4.1 Xây dựng kế hoạch công bố quy hoạch Cục Phát triển đô thị Bộ Xây dựng - Các Vụ: Quy hoạch Kiến trúc; Kế hoạch Tài chính. Ngay sau khi có quyết định phê duyệt 4.2 Tổ chức Hội nghị công bố Cục Phát triển đô thị Bộ Xây dựng - Các Vụ: Kế hoạch Tài chính: Quy hoạch Kiến trúc: - Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia. 15 ngày sau khi có quyết định phê duyệt 4.3 Bàn giao hồ sơ đến các cơ quan lưu trữ theo quy định Cục Phát triển đô thị Bộ Xây dựng - Các Vụ: Kế hoạch Tài chính; Quy hoạch Kiến trúc; - Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia. Ghi chú: - Thời gian thực hiện các công việc sẽ được điều chỉnh bổ sung căn cứ vào thực tế triển khai công tác lập, thẩm định, phê duyệt của các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh có liên quan để đảm bảo sự phù hợp, thống nhất về nội dung giữa quy hoạch các cấp./. [1] Ban Chỉ đạo được thành lập tại Quyết định số 884/QĐ-BXD ngày 11/10/2022 của Bộ Xây dựng và được kiện toàn tại Quyết định số 1207/QĐ-BXD ngày 14/12/2022 của Bộ Xây dựng. Tổ công tác được thành lập tại Quyết định số 915/QĐ-BCĐQHĐTNT ngày 19/10/2022 của Trưởng Ban Chỉ đạo lập Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. [2] Tờ trình số 01/TTr-BXD ngày 06/01/2023 của Bộ Xây dựng về việc thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
{ "issuing_agency": "Bộ Xây dựng", "promulgation_date": "11/04/2023", "sign_number": "384/QĐ-BXD", "signer": "Nguyễn Thanh Nghị", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Huong-dan-lien-nganh-934-HDLN-SYT-BHXH-2014-dang-ky-kham-chua-benh-ban-dau-Ha-Giang-284317.aspx
Hướng dẫn liên ngành 934/HDLN-SYT-BHXH 2014 đăng ký khám chữa bệnh ban đầu Hà Giang
UBND TỈNH HÀ GIANG SỞ Y TẾ - BHXH TỈNH -------- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------- Số: 934/HDLN-SYT-BHXH Hà Giang, ngày 31 tháng 12 năm 2014 HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ KHÁM BỆNH CHỮA BỆNH BAN ĐẦU, THỦ TỤC KHÁM CHỮA BỆNH VÀ CHUYỂN TUYẾN KHÁM CHỮA BỆNH BHYT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG Căn cứ Luật bảo hiểm y tế (BHYT) số 25/2008/QH12 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật của các Bộ, ngành liên quan; Căn cứ Thông tư số 14/2014/TT- BYT ngày 14/4/2014 của Bộ Y tế Quy định việc chuyển tuyến giữa các cơ sở Khám bệnh, chữa bệnh; Căn cứ thông tư số 37/2014/TT-BYT ngày 17/11/2014 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; Căn cứ vào điều kiện thực tế trên địa bàn tỉnh. Nhằm đảm bảo thuận lợi cho việc tiếp cận chăm sóc sức khỏe, thụ hưởng các chính sách xã hội khác liên quan đến công tác khám chữa bệnh (KCB) cho người tham gia BHYT; Liên ngành Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội (BHXH) hướng dẫn, làm rõ thêm một số nội dung quy định về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT trên địa bàn tỉnh Hà Giang như sau: 1. Cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh Bảo hiểm y tế ban đầu Điều kiện của cơ sở khám, chữa bệnh BHYT ban đầu thực hiện theo điều 5 của Thông tư số 37/2014/TT-BYT ngày 17/11/2014 của Bộ Y tế. 1.1. Cơ sở KCB tuyến xã và tương đương: - Trạm y tế xã, phường, thị trấn. - Trạm xá, trạm y tế, phòng y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức. - Phòng khám bác sỹ gia đình tư nhân độc lập. - Trạm y tế quân - dân y; Phòng khám quân - dân y. - Quân y đơn vị cấp tiểu đoàn và tương đương. 1.2. Tuyến huyện và tương đương: Bao gồm Bệnh viện đa khoa khu vực Hoàng Su Phì, các bệnh viện đa khoa huyện, phòng khám đa khoa khu vực, phòng khám đa khoa tư nhân, Bệnh xá D40. 1.3. Tuyến tỉnh và tương đương: Gồm Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Y Dược cổ truyền, Bệnh viện Lao và bệnh phổi, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng, Bệnh viện đa khoa khu vực Yên Minh, Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quang, Phòng khám quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh. 2. Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh Bảo hiểm y tế ban đầu 2.1. Người tham gia bảo hiểm y tế cư trú tại các xã, thị trấn thực hiện đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu (sau đây gọi tắt là KCB BĐ) tại một trong các cơ sở KCB như trạm y tế xã, thị trấn hoặc phòng khám đa khoa khu vực hoặc bệnh viện đa khoa huyện sở tại, không phân biệt địa giới hành chính. VD: Trường hợp người ở những thôn, bản mà khoảng cách đến trạm y tế xã nơi mình cư trú xa hơn là đến trạm y tế xã khác liền kề thì được lựa chọn KCB ban đầu ở trạm y tế xã liền kề... 2.2. Người cư trú tại các phường thuộc địa bàn thành phố Hà Giang được lựa chọn khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở sau: - Trạm y tế phường. - Bệnh xá D40. - Phòng khám đa khoa Đức Minh. - Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh (trừ bệnh viện Mắt và bệnh viện Phục hồi chức năng) 2.3. Ngoài các quy định về đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu theo địa bàn nêu trên, người có công với cách mạng, người từ 80 tuổi trở lên, được lựa chọn khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại một trong các cơ sở KCB sau: - Trạm y tế xã, phường, thị trấn. - Bệnh viện huyện và tương đương. - Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh (trừ bệnh viện Mắt và bệnh viện Phục hồi chức năng). 2.4. Đối với trẻ em dưới 6 tuổi được lựa chọn nơi đăng ký KCB ban đầu như mục 2.3, nhưng trừ Bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh (như Bệnh viện Mắt; Bệnh viện Điều dưỡng &PHCN; Bệnh viện Lao & Bệnh phổi và Bệnh viện YDCT). Riêng - Cán bộ thuộc diện được quản lý, bảo vệ sức khỏe của tỉnh còn được lựa chọn khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại Phòng khám Quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh. 3. Chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh Bảo hiểm y tế 3.1. Nguyên tắc chung: Việc chuyển tuyến KCB thực hiện theo Thông tư số 14/2014/TT-BYT ngày 14/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi tắt là Thông tư số 14/2014/TT BYT). a) Việc chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên liền kề thực hiện theo quy định tại mục a, điểm 1, Điều 5 Thông tư số 14/2014/TT-BYT. Căn cứ vào điều kiện thực tế, nhân lực và trang thiết bị y tế về việc cung cấp dịch vụ kỹ thuật đáp ứng nhu cầu điều trị của cơ sở, liên ngành quy định việc chuyển tuyến đối với 02 bệnh viện đa khoa khu vực Yên Minh và Bắc Quang chuyển người bệnh đến bệnh viện tuyến tỉnh, không chuyển trực tiếp lên tuyến Trung ương. b) Chuyển người bệnh lên tuyến trên không liền kề, thực hiện theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 5 Thông tư số 14/2014/TT-BYT. Ví dụ: Tuyến xã được chuyển thẳng lên tuyến 2 đối với các trường hợp bệnh thuộc chuyên khoa (Mắt, Phục hồi chức năng, Y học cổ truyền...) mà bệnh viện huyện không thực hiện được dịch vụ kỹ thuật phù hợp. c) Chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới: Thực hiện theo khoản 2, Điều 5 Thông tư số 14/2014/TT-BYT. d) Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám, chữa bệnh cùng tuyến: Thực hiện theo khoản 3, Điều 5 Thông tư số 14/2014/TT-BYT. e) Đối với các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh được chuyển tuyến trung ương trong các trường hợp bệnh vượt tuyến chuyên môn kỹ thuật của Bệnh viện đa khoa tỉnh. 3.2. Ngoài ra do điều kiện thực tế trên địa bàn của tỉnh, liên ngành quy định việc chuyển tuyến ở những địa bàn giáp ranh, đặc thù theo hướng có lợi nhất cho người bệnh như sau : a) Trạm y tế xã, phường thuộc Thành phố Hà Giang Trong trường hợp vượt quá khả năng điều trị, vượt tuyến chuyên môn kỹ thuật thì tùy theo mức độ và tính chất bệnh tật, các trạm y tế xã, phường thuộc Thành phố Hà Giang được phép chuyển người bệnh đến cơ sở KCB tương đương tuyến 3 trên địa bàn thành phố hoặc các cơ sở KCB tuyến 2. b) Trạm y tế xã thuộc các huyện có địa bàn giáp ranh Thành phố Hà Giang bao gồm: Trạm y tế thuộc các xã Minh Tân, Thuận Hòa, Tùng Bá, Thanh Thủy, Thanh Đức, Xín Chải, Lao Chải, Phương Tiến, Phong Quang, Kim Thạch, Kim Linh, Phú Linh, Đạo Đức (thuộc huyện Vị Xuyên) và xã Yên Định (thuộc huyện Bắc Mê) nếu vượt quá khả năng điều trị thì có thể chuyển người bệnh lên bệnh viện huyện sở tại hoặc thực hiện như mục a, điểm 3.2 nêu trên. c) Trạm y tế xã có địa bàn giáp ranh giữa các huyện Trạm y tế thuộc các xã nằm ở địa bàn giáp ranh với các huyện khác trong tỉnh có nhu cầu chuyển tuyến mà khoảng cách đến bệnh viện huyện khác liền kề gần hơn là đến bệnh viện huyện sở tại thì được chuyển bệnh nhân lên bệnh viện huyện liền kề đó hoặc bệnh viện huyện sở tại (riêng các xã giáp ranh với 2 huyện Bắc Quang và Yên Minh, trạm y tế xã được chuyển tuyến lên Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quang và Yên Minh). d) Các trạm y tế xã, thị trấn thuộc địa bàn huyện Vị Xuyên giáp ranh với Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng, bao gồm: Trạm y tế xã Quảng Ngần, Thượng Sơn, Việt Lâm và thị trấn Việt Lâm tùy theo tính chất và mức độ bệnh tật, nếu có nhu cầu chuyển tuyến thì ngoài bệnh viện huyện còn được chuyển người bệnh lên Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng. 3.3. Chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn giáp ranh giữa các tỉnh: a) Các trạm y tế xã, thị trấn thuộc địa bàn 2 huyện Bảo Lâm và Bảo Lạc của tỉnh Cao Bằng nếu có nhu cầu chuyển tuyến, theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 14/2014/TT-BYT thì có thể chuyển người bệnh đến Bệnh viện đa khoa huyện Bắc Mê hoặc chuyển đến các bệnh viện tuyến tỉnh của tỉnh Hà Giang nếu bệnh viện huyện không thực hiện được dịch vụ kỹ thuật phù hợp. b) Bệnh viện đa khoa các huyện Bảo Lâm và Bảo Lạc nếu có nhu cầu chuyển tuyến thì có thể chuyển Bệnh viện đa khoa huyện Bắc Mê theo quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 5 Thông tư số 14/2014/TT-BYT hoặc chuyển đến các bệnh viện tuyến tỉnh của tỉnh Hà Giang. 3.4. Người dân tộc thiểu số và người hộ gia đình nghèo tham gia BHYT đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn khi tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ BHYT thanh toán chi phí khám, chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014. 3.5. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa, hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh. 4. Thủ tục khám, chữa bệnh và chuyển tuyến khám, chữa bệnh BHYT. 4.1. Thủ tục khám, chữa bệnh : a) Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám, chữa bệnh phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh ; trường hợp thẻ BHYT chưa có ảnh thì phải xuất trình một trong các loại giấy tờ sau : Giấy Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, Thẻ Đảng viên, Thẻ Công an nhân dân, Thẻ quân nhân, Thẻ đoàn viên công đoàn, Thẻ học sinh, Thẻ sinh viên, Thẻ cựu chiến binh, Giấy phép lái xe hoặc một loại giấy tờ có ảnh hợp lệ khác. Trẻ em dưới 6 tuổi đến khám, chữa bệnh chỉ phải xuất trình thẻ BHYT. Trường hợp trẻ chưa được cấp thẻ BHYT thì xuất trình giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh, trường hợp phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở y tế và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán BHYT. 4.2. Thủ tục chuyển tuyến khám, chữa bệnh BHYT. 4.2.1. Sử dụng giấy chuyển tuyến đối với người có thẻ BHYT: a)Trường hợp người bệnh được chuyển tiếp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác chỉ cần giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi (VD: Người bệnh điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh chuyển tuyến Trung ương thi chỉ cần giấy chuyển tuyến của Bệnh viện đa khoa tỉnh, không cần giấy chuyển tuyến của tuyến huyện, xã). b) Trường hợp người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và sau đó được chuyển tiếp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi. c) Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng 10 ngày làm việc kể từ ngày ký (không tính ngày nghỉ, ngày lễ, ngày tết). d) Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế mắc các bệnh, nhóm bệnh và các trường hợp quy định tại phụ lục kèm theo Thông tư số 37/2014/TT-BYT ngày 17/11/20104 của Bộ Y tế Hướng dẫn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thì giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết năm dương lịch (ngày 31 tháng 12 năm đó). Trường hợp đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó, người bệnh vẫn đang điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng hết đợt điều trị nội trú đó. 4.2.2. Sử dụng giấy hẹn khám lại: Mỗi giấy hẹn khám lại chỉ sử dụng 01 (một) lần theo thời gian ghi trong giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (không cần phải có giấy chuyển tuyến). 4.2.3.Trường hợp người bệnh cấp cứu: Tình trạng cấp cứu do người tiếp nhận người bệnh (bác sỹ, y sỹ) đánh giá, xác định và được ghi vào hồ sơ, bệnh án (được xác định là đúng tuyến và không cần phải có giấy chuyển tuyến cho cả đợt điều trị). 4.2.4.Trường hợp người bệnh được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh có bệnh khác kèm theo, bệnh được phát hiện hoặc phát sinh ngoài bệnh ghi trên giấy chuyển tuyến, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận người bệnh thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh đối với các bệnh đó trong phạm vi chuyên môn thì xác định là khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến. 4.2.5. Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế đi công tác, học tập, làm việc lưu động hoặc tạm trú tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa phương đó tương đương với tuyến chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế. 5.Tổ chức thực hiện 5.1. Quy định chuyển tiếp: Đối với thẻ BHYT do cơ quan BHXH phát hành trước ngày hướng dẫn này có hiệu lực thì nơi đăng ký KCB ban đầu tiếp tục được sử dụng như trước đây, kể từ ngày hướng dẫn này có hiệu lực thì nơi đăng ký KCB ban đầu trên thẻ BHYT thực hiện theo điểm 2 đã nêu trên. 5.2. Các nội dung quy định tại văn bản này được thống nhất thực hiện trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ ngày 01 tháng 01 năm 2015. Bãi bỏ công văn Hướng dẫn liên ngành số 350/HDLN-SYT-BHXH ngày 29 tháng 8 năm 2011 từ ngày văn bản này có hiệu lực. 5.3. Liên ngành Sở Y tế và BHXH tỉnh chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn các cơ sở KCB BHYT, BHXH huyện, thành phố thực hiện. Đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND huyện, thành phố Hà Giang căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp chỉ đạo. 5.4. BHXH huyện, thành phố và các cơ sở KCB BHYT trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm thi hành. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phản ánh kịp thời cho liên ngành, để phối hợp chỉ đạo, giải quyết./. Nơi nhận: - Tỉnh ủy; HĐND; UBND tỉnh (B/c); - Sở LĐ-TB&XH (phối hợp chỉ đạo); - Sở Y tế Cao Bằng; - UBND các huyện, TP (phối hợp chỉ đạo); - BHXH các huyện, TP; - Phòng Y tế các huyện,TP; - Các cơ sở KCB BHYT; - Website Sở Y tế; - Website BHXH tỉnh; - Lưu liên ngành. BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH GIÁM ĐỐC Nguyễn Xuân Huy SỞ Y TẾ GIÁM ĐỐC Lương Viết Thuần
{ "issuing_agency": "Tỉnh Hà Giang", "promulgation_date": "31/12/2014", "sign_number": "934/HDLN-SYT-BHXH", "signer": "Lương Viết Thuần, Nguyễn Xuân Huy", "type": "Hướng dẫn" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Quyet-dinh-41-2019-QD-UBND-cong-tac-quan-ly-lao-dong-la-nguoi-nuoc-ngoai-tinh-Hoa-Binh-427785.aspx
Quyết định 41/2019/QĐ-UBND công tác quản lý lao động là người nước ngoài tỉnh Hòa Bình
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 41/2019/QĐ-UBND Hòa Bình, ngày 30 tháng 10 năm 2019 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BÃI BỎ QUYẾT ĐỊNH SỐ 31/2014/QĐ-UBND NGÀY 23 THÁNG 10 NĂM 2014 CỦA UBND TỈNH BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP, TỔ CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Căn cứ Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Căn cứ Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP; Căn cứ Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 140/TTr-LĐTBXH ngày 11/10/2019. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Bãi bỏ Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ban hành Quy chế phối hợp liên ngành trong công tác quản lý lao động là người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 11 năm 2019. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư; Công thương; Ngoại vụ, Công an tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Chính phủ; - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; - Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp); - Cổng thông tin Điện tử Chính phủ; - Thường trực Tỉnh ủy; - TT HĐND tỉnh; - Các Ban của HĐND tỉnh; - Các Đại biểu HĐND tỉnh; - Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh; - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; - Chánh, các Phó CVP/UBND tỉnh; - Cổng Thông tin điện tử tỉnh, Công báo tỉnh; - Lưu: VT, TCTM (NL250). TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Bùi Văn Khánh
{ "issuing_agency": "Tỉnh Hòa Bình", "promulgation_date": "30/10/2019", "sign_number": "41/2019/QĐ-UBND", "signer": "Bùi Văn Khánh", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-15-2024-QD-UBND-2024-chuc-nang-nhiem-vu-Chi-cuc-Thuy-san-So-Nong-nghiep-Soc-Trang-602326.aspx
Quyết định 15/2024/QĐ-UBND 2024 chức năng nhiệm vụ Chi cục Thủy sản Sở Nông nghiệp Sóc Trăng
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 15/2024/QĐ-UBND Sóc Trăng, ngày 13 tháng 3 năm 2024 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI CỤC THỦY SẢN TRỰC THUỘC SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH SÓC TRĂNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG Căn cứ Luật Tổ chức chính chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Căn cứ Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Căn cứ Thông tư số 30/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thủy sản trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 3 năm 2024. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, Thủ trưởng các Sở, ban ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, tỉnh Sóc Trăng căn cứ Quyết định thi hành./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ NN&PTNT; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh; - CT, các PCT UBND tỉnh; - Công báo tỉnh; - Cổng TTĐT tỉnh; - HTĐT: [email protected]; - Lưu: VT, KT. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Vương Quốc Nam QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI CỤC THỦY SẢN TRỰC THUỘC SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH SÓC TRĂNG (Kèm theo Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND ngày 13 tháng 3 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng) Chương I VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN Điều 1. Vị trí, chức năng 1. Chi cục Thủy sản tỉnh Sóc Trăng (gọi tắt là Chi cục) là tổ chức hành chính trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về thủy sản, kiểm ngư theo quy định của pháp luật. 2. Chi cục có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng, có trụ sở, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật; đồng thời, chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Thủy sản, Cục Kiểm ngư trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn 1. Tham mưu, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: a) Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền: Quyết định thành lập khu bảo tồn biển cấp quốc gia có diện tích thuộc địa bàn quản lý; kế hoạch bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh theo quy định; quyết định công nhận và giao quyền quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại khu vực thuộc địa bàn từ hai huyện trở lên; quyết định thành lập Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản cấp tỉnh; quy định bổ sung nghề, ngư cụ, khu vực cấm khai thác thủy sản chưa có tên trong danh mục theo quy định của pháp luật; hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản, sản lượng cho phép khai thác theo loài tại vùng ven bờ và vùng lộng thuộc phạm vi quản lý. b) Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển; tham gia, phối hợp thực hiện công tác giao, thu hồi khu vực biển đã giao để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật. c) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, tổ chức quản lý hoạt động thủy sản trên địa bàn; tổ chức sản xuất khai thác thủy sản; quản lý đối với khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản theo chuyên đề, nghề cá thương phẩm trên địa bàn tỉnh; tổ chức thực hiện hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản; điều tra, xác định bổ sung khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản; hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái thủy sinh trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, khu bảo tồn đất ngập nước, nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản; xây dựng cơ sở dữ liệu về thủy sản trên địa bàn tỉnh và cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản. d) Thực hiện quản lý giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; giám sát hoạt động khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; quan trắc, cảnh báo môi trường vùng nuôi trồng thủy sản. đ) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh về tổ chức và hoạt động của lực lượng kiểm ngư địa phương, trang bị tàu và xuồng kiểm ngư, vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện chuyên dùng, đồng phục, phù hiệu, cấp hiệu, cờ hiệu cho kiểm ngư theo quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện tuần tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật về thủy sản trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý theo quy định. e) Thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của kiểm ngư tại địa phương theo quy định của pháp luật. g) Quản lý tàu cá, tàu công vụ thủy sản, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo phân cấp và quy định pháp luật; thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định của pháp luật về khai thác thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, an toàn thực phẩm trên tàu cá, tại cảng cá, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ tại cảng cá; quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu giám sát tàu cá của tỉnh, xử lý dữ liệu giám sát tàu cá đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét; thu thập, tổng hợp báo cáo số liệu về thủy sản qua cảng cá theo quy định. h) Quản lý khai thác thủy sản tại vùng ven bờ, vùng lộng và khai thác thủy sản nội địa trên địa bàn tỉnh theo quy định. i) Tổ chức thực hiện kiểm soát an toàn thực phẩm tại chợ thủy sản đầu mối trên địa bàn tỉnh; quản lý mua, bán, sơ chế, chế biến, bảo quản, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh theo quy định. 2. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật và Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao. Chương II CƠ CẤU TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ Điều 3. Cơ cấu tổ chức 1. Chi cục Thủy sản có Chi cục trưởng và 02 Phó Chi cục trưởng. a) Chi cục trưởng là người đứng đầu Chi cục, giúp lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng tham mưu, quản lý nhà nước về ngành, chuyên ngành; chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trước pháp luật về mọi hoạt động của Chi cục theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. b) Phó Chi cục trưởng là cấp phó của người đứng đầu Chi cục, giúp Chi cục trưởng thực hiện nhiệm vụ theo phân công; chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chi cục trưởng nhiệm vụ được phân công. Khi Chi cục trưởng vắng mặt, Phó Chi cục trường được ủy nhiệm thay Chi cục trưởng điều hành hoạt động của Chi cục. 2. Các phòng thuộc Chi cục: a) Phòng Hành chính, Tổng hợp. b) Phòng Kiểm ngư - Thanh tra. c) Phòng Nuôi trồng thủy sản. d) Phòng Khai thác thủy sản. Điều 4. Biên chế Biên chế công chức của Chi cục được giao trên cơ sở vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng số biên chế công chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 5. Trách nhiệm thi hành 1. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản thực hiện những nhiệm vụ sau: a) Tổ chức triển khai thực hiện Quy định này. b) Thực hiện việc bố trí, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy để tổ chức thực hiện hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thủy sản. 2. Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản căn cứ quy định của pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn được giao chỉ đạo thực hiện Quy định này. 3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc cần sửa đổi, bổ sung, Chi cục trưởng Chi cục báo cáo bằng văn bản về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Sóc Trăng", "promulgation_date": "13/03/2024", "sign_number": "15/2024/QĐ-UBND", "signer": "Vương Quốc Nam", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Quyet-dinh-2992-QD-BNN-KH-phe-duyet-de-cuong-du-toan-ke-hoach-dau-thau-114227.aspx
Quyết định 2992/QĐ-BNN-KH phê duyệt đề cương, dự toán kế hoạch đấu thầu
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------- Số: 2992/QĐ-BNN-KH Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2010 QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG, DỰ TOÁN VÀ KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ “XÂY DỰNG VÀ CẢI TẠO NÂNG CẤP VIỆN THÚ Y” BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Căn cứ Nghị định 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008; số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Căn cứ Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009; Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 và số 83/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Căn cứ Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005; Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng; Căn cứ Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình công bố kèm theo quyết định số 975/QĐ-BXD ngày 29/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng; Căn cứ Quyết định số 2623/QĐ-BNN-KH ngày 04/10/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép lập dự án đầu tư “Xây dựng và cải tạo nâng cấp Viện Thú y”; Xét tờ trình số 306/TTr-VTY ngày 19/10/2010 của Viện Thú y về việc xin phê duyệt đề cương, dự toán và kế hoạch đấu thầu tư vấn dự án đầu tư “Xây dựng và cải tạo nâng cấp Viện Thú y”; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt đề cương, dự toán và kế hoạch đấu thầu tư vấn lập dự án đầu tư “Xây dựng và cải tạo nâng cấp Viện Thú y” với các nội dung chủ yếu sau: 1. Mục tiêu dự án: Tăng cường năng lực cơ sở vật chất về nhà cửa, trang thiết bị cho Viện Thú y tại địa điểm hiện có nhằm đáp ứng nhiệm vụ được giao trong công tác nghiên cứu, đào tạo, hợp tác quốc tế, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thú y vào thực tiễn sản xuất phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên phạm vi cả nước. 2. Nội dung chuẩn bị đầu tư: Khảo sát địa hình, khảo sát địa chất, lập quy hoạch tổng mặt bằng và lập dự án đầu tư thiết kế cơ sở. 3. Địa điểm thực hiện chuẩn bị đầu tư: Số 86 đường Trường Chinh - Phường Phương Mai Quận Đống Đa - Thành phố Hà Nội. 4. Thời gian thực hiện: Hoàn thành trong năm 2010. 5. Tổng dự toán chuẩn bị đầu tư: 540.000.000 triệu (Năm trăm bốn mươi triệu đồng chẵn); Bao gồm: - Khảo sát địa hình 1/500 20.000.000 đồng - Chi phí xin chỉ giới đường đỏ 15.000.000 đồng - Khảo sát địa chất: 255.000.000 đồng - Lập dự án đầu tư 209.000.000 đồng - Lập quy hoạch tổng mặt bằng 38.000.000 đồng - Chi phí thẩm định quy hoạch TMB 3.000.000 đồng Giao chủ đầu tư duyệt dự toán chi tiết làm cơ sở để thanh toán. Điều 2. Phân chia gói thầu và kế hoạch đấu thầu dịch vụ tư vấn xây dựng: 1. Phân chia gói thầu: Số gói thầu: 03 gói + Gói 01: Khảo sát địa hình + chỉ giới 35.000.000 đồng + Gói 02: Khảo sát địa chất 255.000.000 đồng (Đơn vị có đủ năng lực thiết bị, phòng thí nghiệm thực hiện) + Gói 03: Lập dự án, Quy hoạch TMB 250.000.000 đồng 2. Tổng giá trị các gói thầu: 540.000.000 đồng 3. Nguồn vốn: Vốn ngân sách 4. Hình thức lựa chọn nhà thầu: Chỉ định thầu 5. Hình thức hợp đồng: Hợp đồng có điều chỉnh 6. Thời gian thực hiện hợp đồng: Hoàn thành trước 31/12/2010 Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký; các ông Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng công trình, Thủ trưởng các đơn vị liên quan, Viện trưởng Viện Thú y chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như điều 3; - Lưu: VT, KH. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Bùi Bá Bổng
{ "issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn", "promulgation_date": "08/11/2010", "sign_number": "2992/QĐ-BNN-KH", "signer": "Bùi Bá Bổng", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Cong-dien-803-CP-NN-mua-lu-lon-dien-rong-10676.aspx
Công điện 803/CP-NN mưa, lũ lớn diện rộng
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ****** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 803/CP-NN Hà Nội, ngày 31 tháng 07 năm 1999 CÔNG ĐIỆN Thủ tướng Chính phủ điện - Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, - Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, - Bộ kế hoạch và đầu tư, - Bộ giao thông vận tải, - Bộ thủy sản, - Bộ tài chính, - Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn trên không và trên biển, - Ủy ban nhân dân tỉnh bình thuận, - Thông tấn xã việt nam. Được tin mưa, lũ lớn xảy ra trên diện rộng thuộc các lưu vực sông La Ngà, sông Phan, sông Dinh và sông Cà Ty, tỉnh Bình Thuận gây ngập úng và thiệt hại về người, tài sản của nhân dân và của Nhà nước, đặc biệt gây thiệt hại nghiêm trọng ở các huyện Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Thuận Nam và Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. Thay mặt Chính phủ, tôi gửi lời thăm hỏi ân cần đến các gia đình đồng bào bị thiệt hại và yêu cầu các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận : - Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn trên không và trên biển phối hợp với các lực lượng tìm kiếm cứu nạn của các Bộ, ngành và địa phương tiếp tục huy động lực lượng, phương tiện và tìm mọi biện pháp để tìm kiếm người mất tích, cấp cứu người bị nạn. - Chính quyền địa phương các cấp khẩn trương chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả, tổ chức động viên, giúp đỡ đồng bào, nhất là các hộ có người chết, để khắc phục khó khăn, sớm ổn định sản xuất và đời sống đồng bào vùng bị thiên tai. - Ban Chỉ đạo phòng,chống lụt, bão Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản, Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành theo chức năng của mình theo dõi chặt chẽ tình hình, cần có kế hoạch giúp đỡ các địa phương bị thiên tai và chuẩn bị các phương án cụ thể sẵn sàng đối phó với các tình huống lũ, bão nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản của nhân dân và Nhà nước./. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Phan Văn Khải
{ "issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ", "promulgation_date": "31/07/1999", "sign_number": "803/CP-NN", "signer": "Phan Văn Khải", "type": "Văn bản khác" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-378-QD-TLD-2014-Chuong-trinh-Vi-Trai-tim-va-nu-cuoi-tre-tho-giai-doan-2014-2018-230352.aspx
Quyết định 378/QĐ-TLĐ 2014 Chương trình Vì Trái tim và nụ cười trẻ thơ giai đoạn 2014 2018
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 378/QĐ-TLĐ Hà Nội, ngày 28 tháng 03 năm 2014 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH “VÌ TRÁI TIM VÀ NỤ CƯỜI TRẺ THƠ” GIAI ĐOẠN 2014-2018 CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM Căn cứ Luật Công đoàn; Căn cứ Nghị quyết Đại hội XI Công đoàn Việt Nam; Căn cứ Chỉ thị số 20/CT-TW ngày 5/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới; Quyết định số: 1555QĐ/TTg ngày 17/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì Trẻ em giai đoạn 2012 - 2020; Quyết định số 55a/2013/QĐ-TTg ngày 4/10/2013 về chính sách hỗ trợ phẫu thuật tim cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh, là con CNVCLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; Căn cứ Chương trình hoạt động toàn khóa của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn và kết luận tại kỳ họp lần thứ 4 Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, ngày 27 - 28/2/2014. Xét đề nghị của Ban Nữ công Tổng Liên đoàn; Quỹ Bảo trợ Trẻ em của Công đoàn Việt Nam, QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Ban hành Chương trình “Vì Trái tim và nụ cười trẻ thơ”, triển khai trong giai đoạn 2014 -2018. Điều 2. Giao Ban Nữ công Tổng Liên đoàn, Quỹ Bảo trợ Trẻ em của Công đoàn Việt Nam là đầu mối phối hợp với các ban, ngành, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai Chương trình. Điều 3. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký. Các ban đơn vị có liên quan, công đoàn các cấp có trách nhiệm thi hành Quyết định này. Nơi nhận: - Thường trực ĐCT; - Như điều 2, 3; - Lưu VT TLĐ. TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC Trần Thanh Hải CHƯƠNG TRÌNH “VÌ TRÁI TIM VÀ NỤ CƯỜI TRẺ THƠ” GIAI ĐOẠN 2014-2018 (Ban hành kèm theo Quyết định số: 378/QĐ-TLĐ ngày 28/3/2014 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn) Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam triển khai Chương trình “Vì Trái tim và nụ cười trẻ thơ” giai đoạn 2014 -2018 với những nội dung chính như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 1. Nhằm tích cực thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TW ngày 5/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới; Quyết định số: 1555 QĐ/TTg ngày 17/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì Trẻ em giai đoạn 2012 -2020; Quyết định số 55a/2013/QĐ-TTg ngày 4/10/2013 về chính sách hỗ trợ phẫu thuật tim cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh, là con CNVCLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. 2. Vận động sự quan tâm của xã hội, các tổ chức, cá nhân và CNVCLĐ tham gia ủng hộ chương trình “Vì Trái tim và nụ cười trẻ thơ” để giúp cho con CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn bị bệnh tim, dị tật hở môi vòm miệng cần phẫu thuật, được điều trị bệnh. 3. Khẳng định vai trò của tổ chức Công đoàn đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và công tác an sinh xã hội. II. ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN: 1. Đối tượng: Trẻ em là con CNVCLĐ dưới 16 tuổi, bị bệnh tim bẩm sinh hoặc dị tật hở môi vòm miệng (sau đây gọi chung là trẻ em) 2. Điều kiện: 2.1. Về tình trạng sức khỏe: Bị bệnh tim bẩm sinh, hoặc dị tật hở môi vòm miệng, đã khám sàng lọc, có chỉ định phẫu thuật của cơ quan y tế. 2.2. Về hoàn cảnh gia đình: Thuộc một trong các đối tượng xếp theo thứ tự ưu tiên sau đây: + Bị mồ côi cả cha lẫn mẹ + Mồ côi cha hoặc mẹ + Nữ CNVCLĐ đơn thân nuôi con + Có cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động suy giảm sức khỏe từ 31% trở lên + Cha hoặc mẹ mắc bệnh hiểm nghèo + Cha hoặc mẹ đang bị mất việc làm, hoặc việc làm không ổn định, đời sống quá khó khăn III. MỨC HỖ TRỢ; KINH PHÍ THỰC HIỆN VÀ PHƯƠNG THỨC HỖ TRỢ 1. Mức hỗ trợ: - Cùng với khả năng gia đình đóng góp và nguồn hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm y tế theo quy định, Quỹ Bảo trợ Trẻ em của Công đoàn Việt Nam sẽ hỗ trợ kinh phí đối với trường hợp phẫu thuật mổ tim tối đa: 50.000.000 đ (năm mươi triệu đồng)/ trường hợp; phẫu thuật hở môi vòm miệng tối đa: 10.000.000 đ (mười triệu đồng)/trường hợp. - Trường hợp đặc biệt do Thường trực Hội đồng quản lý Quỹ xem xét, quyết định. 2. Kinh phí thực hiện: + Từ nguồn tài trợ ban đầu và đã được lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cam kết với lãnh đạo Tổng Liên đoàn với số tiền ủng hộ cho các hoạt động của Quỹ trong đó có Chương trình “Vì trái tim và nụ cười trẻ thơ”. + Tiếp tục vận động một số đơn vị tài trợ cho Quỹ. + LĐLĐ tỉnh, thành phố, CĐ ngành TW và tương đương vận động để phối hợp triển khai Chương trình. 3. Phương thức hỗ trợ: Theo một trong hai phương thức sau: 3.1. Đối với các trường hợp do LĐLĐ các tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương đề xuất, Quỹ Bảo trợ Trẻ em của Công đoàn Việt Nam sẽ chuyển tiền vào số tài khoản của đơn vị và ủy quyền cho đơn vị thăm và trao hỗ trợ cho gia đình trẻ em. 3.2. Đối với các trường hợp do Quỹ Bảo trợ Trẻ em của Công đoàn Việt Nam kết nối với các Chương trình hỗ trợ phẫu thuật tim, hở môi vòm miệng, nếu đảm bảo đúng đối tượng và điều kiện của chương trình (quy định tại mục II), Quỹ sẽ xem xét hỗ trợ và chuyển kinh phí đến tài khoản của Bệnh viện nơi trẻ em phẫu thuật. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: 1.1. Giao cho Ban Nữ công, Quỹ Bảo trợ Trẻ em của Công đoàn Việt Nam là đầu mối phối hợp tổ chức triển khai chương trình “Vì Trái tim và nụ cười trẻ thơ”. - Phối hợp với Bộ Y tế và Công đoàn Y tế chỉ đạo các bệnh viện có điều kiện mổ tim, mổ hở môi vòm miệng để triển khai Chương trình. 1.2. Quỹ Bảo trợ Trẻ em của Công đoàn Việt Nam phối hợp với các LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành TW và tương đương lựa chọn đúng đối tượng, thẩm tra các trường hợp xét duyệt và quyết định việc hỗ trợ, đảm bảo quyết toán chứng từ theo quy định. - Hội đồng quản lý Quỹ Bảo trợ Trẻ em của Công đoàn Việt Nam xét duyệt Hồ sơ đề nghị với sự tham vấn của các bác sĩ chuyên ngành và thông báo đến các LĐLĐ các tỉnh, thành phố, công đoàn ngành TW và tương đương về những trường hợp trẻ em được hỗ trợ phẫu thuật. - Định kỳ hàng năm sơ kết chương trình và tổng kết chương trình vào năm 2018. Trong quá trình triển khai nếu có vướng mắc thì báo cáo Thường trực Đoàn Chủ tịch xem xét quyết định. 1.3. Ban Tuyên giáo, Ban Chính sách - Pháp luật Tổng Liên đoàn và các ban đơn vị có liên quan tham gia phối hợp việc triển khai chương trình theo sự chỉ đạo của Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn. 1.4. Báo Lao động, Báo Người Lao động, Tạp chí Lao động và Công đoàn, webside Tổng Liên đoàn tham gia viết bài tuyên truyền về hoạt động và tổ chức vận động các cơ quan, đơn vị tham gia ủng hộ Chương trình “Vì trái tim và nụ cười trẻ thơ”. Tích cực tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng của ngành, địa phương về hoạt động trên. 1.5. Bộ phận tài chính Văn phòng Quỹ Bảo trợ Trẻ em của Công đoàn Việt Nam phối hợp với phòng Tài vụ Tổng Liên đoàn có trách nhiệm tiếp nhận và quản lý kinh phí vận động, chi hỗ trợ cho con CNVCLĐ được phẫu thuật theo quy định. 2. Các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương: 2.1. Căn cứ kế hoạch của Tổng Liên đoàn, LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành TW và tương đương hướng dẫn công đoàn cơ sở: xét chọn hồ sơ, trực tiếp thẩm định và gửi hồ sơ về Hội đồng Quản lý Quỹ Bảo trợ Trẻ em của Công đoàn Việt Nam. 2.2. Khuyến khích Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành TW và tương đương vận động các nguồn kinh phí để trực tiếp hỗ trợ các đối tượng mổ tim, hở môi vòm miệng theo đối tượng của Chương trình này tại địa phương, ngành, đơn vị của mình và báo cáo kết quả trong báo cáo công tác nữ công định kỳ theo quy định của Tổng Liên đoàn. Đây là một Chương trình có ý nghĩa nhân văn, đề nghị các cấp công đoàn tổ chức triển khai thực hiện tốt góp phần cho sự thành công của Chương trình.
{ "issuing_agency": "Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam", "promulgation_date": "28/03/2014", "sign_number": "378/QĐ-TLĐ", "signer": "Trần Thanh Hải", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-quyet-04-2019-NQ-HDND-Quy-dinh-chinh-sach-ho-tro-lien-ket-san-xuat-An-Giang-421953.aspx
Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐND Quy định chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất An Giang
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 04/2019/NQ-HĐND An Giang, ngày 12 tháng 7 năm 2019 NGHỊ QUYẾT BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG KHÓA IX KỲ HỌP THỨ 11 Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014; Căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Xét Tờ trình số 393/TTr-UBND ngày 02 tháng 7 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp. QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang. Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này. Điều 3. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang khóa IX kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 12 tháng 7 năm 2019, có hiệu lực từ ngày 22 tháng 7 năm 2019 và thay thế Nghị quyết số 13/2015/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang về việc Quy định mức chi hỗ trợ đối với chính sách khuyến khích phát triển, hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh An Giang./. Nơi nhận: - Ủy ban Thường vụ Quốc hội; - Chính phủ; - Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Ban Công tác đại biểu - UBTVQH; - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Bộ Tài chính; - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - Vụ Công tác Quốc hội, Địa phương và Đoàn thể - VPCP; - Kiểm toán Nhà nước Khu vực IX; - Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp; - Website Chính phủ; - Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh; - Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh; - Đoàn ĐBQH tỉnh; - Đại biểu HĐND tỉnh; - Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; - Văn phòng: TU, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh; - Thường trực HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố; - Cơ quan thường trú TTXVN tại AG, Báo Nhân dân tại AG, Truyền hình Quốc hội tại tỉnh Kiên Giang, Báo AG; - Đài PT-TH AG, Website tỉnh, Trung tâm Công báo tỉnh; - Lưu: VT, Phòng Tổng hợp-H. CHỦ TỊCH Võ Anh Kiệt QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐND, ngày 12 tháng 7 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang) Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Quy định này áp dụng chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp (sau đây gọi chung là sản phẩm nông nghiệp) trên địa bàn tỉnh An Giang. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Các bên tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo Điều 2 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. 2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ theo Quy định này. Điều 3. Nguyên tắc áp dụng ưu đãi và hỗ trợ Theo Điều 10 Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Điều 4. Hình thức liên kết, hợp đồng liên kết và dự án liên kết Các hình thức liên kết, hợp đồng liên kết và dự án liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thực hiện theo Điều 4, Điều 5 và Điều 6 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Chương III CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP Điều 5. Điều kiện để được hỗ trợ Thực hiện theo Điều 11 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Điều 6. Hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết 1. Chủ trì liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí tư vấn xây dựng liên kết (chỉ áp dụng đối với xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị mới), tối đa không quá 300 triệu đồng, bao gồm tư vấn, nghiên cứu để xây dựng hợp đồng liên kết, dự án liên kết, phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường. 2. Nguồn kinh phí, mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ thực hiện theo các kế hoạch, chương trình, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác. Điều 7. Hỗ trợ hạ tầng phục vụ liên kết 1. Dự án liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% vốn đầu tư máy móc trang thiết bị; xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ liên kết bao gồm: nhà xưởng, bến bãi, kho tàng phục vụ sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tổng mức hỗ trợ không quá 10 tỷ đồng. 2. Nguồn kinh phí, mức hỗ trợ thực hiện theo các kế hoạch, chương trình dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư và nguồn vốn từ các chương trình, dự án hợp pháp khác. Điều 8. Hỗ trợ khuyến nông, đào tạo, tập huấn, giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm, ứng dụng khoa học công nghệ 1. Các bên tham gia liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ để thực hiện các nội dung sau: a) Xây dựng mô hình khuyến nông; b) Đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật, nâng cao nghiệp vụ quản lý, kỹ thuật sản xuất, năng lực quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường; c) Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm 03 vụ hoặc 03 chu kỳ sản xuất, khai thác sản phẩm thông qua các dịch vụ tập trung của hợp tác xã; d) Hỗ trợ 40% chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi. 2. Nguồn kinh phí, mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều này, thực hiện theo quy định của các chương trình, dự án về khuyến nông; chương trình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đối với hợp tác xã và nguồn vốn từ các chương trình, dự án hợp pháp khác. 3. Nguồn kinh phí, mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ quy định tại các điểm c, d khoản 1 Điều này, thực hiện theo quy định của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và nguồn vốn từ các chương trình, dự án hợp pháp khác. Điều 9. Hồ sơ và trình tự thủ tục hỗ trợ Hồ sơ, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt dự án liên kết, kế hoạch liên kết thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Thông tư của Bộ, ngành Trung ương quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành. Điều 10. Điều khoản chuyển tiếp Các bên tham gia liên kết đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt phương án để được hưởng chính sách theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển, hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn, nếu chưa được hưởng hỗ trợ chính sách trên thì điều chỉnh định mức hỗ trợ, đồng thời hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ theo quy định tại Nghị quyết này./.
{ "issuing_agency": "Tỉnh An Giang", "promulgation_date": "12/07/2019", "sign_number": "04/2019/NQ-HĐND", "signer": "Võ Anh Kiệt", "type": "Nghị quyết" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Thong-tu-40-2017-TT-BTTTT-sua-doi-Thong-tu-25-2015-TT-BTTTT-su-dung-kho-so-vien-thong-362015.aspx
Thông tư 40/2017/TT-BTTTT sửa đổi Thông tư 25/2015/TT-BTTTT sử dụng kho số viễn thông
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 40/2017/TT-BTTTT Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2017 THÔNG TƯ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 25/2015/TT-BTTTT NGÀY 09 THÁNG 9 NĂM 2015 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KHO SỐ VIỄN THÔNG Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009; Căn cứ Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông; Nghị định số 81/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông; Nghị định số 49/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 15 của Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông và Điều 30 của Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện; Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2015/TT-BTTTT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý và sử dụng kho số viễn thông. Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2015/TT-BTTTT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý và sử dụng kho số viễn thông. 1. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 10 như sau: “b) Số thuê bao mạng viễn thông di động mặt đất sử dụng cho thuê bao viễn thông là người được phân bổ theo khối 100.000 số, 1.000.000 số. Số lượng tối thiểu là 100.000 số và tối đa là 1.000.000 số cho mỗi lần phân bổ (áp dụng cho phân bổ lần đầu cũng như các lần phân bổ tiếp theo).” 2. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 11 như sau: “b) Số thuê bao mạng viễn thông di động mặt đất sử dụng cho thuê bao viễn thông là thiết bị được phân bổ theo khối 100.000 số, 1.000.000 số. Số lượng tối thiểu là 100.000 số và tối đa là 1.000.000 số cho mỗi lần phân bổ (áp dụng cho phân bổ lần đầu cũng như các lần phân bổ tiếp theo).” 3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 như sau: “2. Cách thức phân bổ: Số dịch vụ gọi tự do và số dịch vụ gọi giá cao được phân bổ theo khối 10 số, 100 số, 1.000 số. Số lượng tối thiểu là 10 số và tối đa là 1.000 số cho mỗi lần phân bổ (áp dụng cho phân bổ lần đầu cũng như các lần phân bổ tiếp theo).” 4. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 13 như sau: “a) Số dịch vụ tin nhắn ngắn được phân bổ cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng viễn thông trên mạng viễn thông di động mặt đất.” Điều 2. Tổ chức thực hiện Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Viễn thông, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp viễn thông và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Điều 3. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 01 năm 2018. 2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông) để được xem xét, hướng dẫn và giải quyết./. Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c); - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Trung ương Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Bộ TTTT: Bộ trưởng và các Thứ trưởng; các cơ quan, đơn vị trực thuộc; Cổng thông tin điện tử; - Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp; - Công báo; - Cổng thông tin điện tử Chính phủ; - Doanh nghiệp viễn thông; - Lưu: VT, CVT. 250 BỘ TRƯỞNG Trương Minh Tuấn
{ "issuing_agency": "Bộ Thông tin và Truyền thông", "promulgation_date": "15/12/2017", "sign_number": "40/2017/TT-BTTTT", "signer": "Trương Minh Tuấn", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-bao-1274-TB-TCHQ-ket-qua-xac-dinh-truoc-ma-so-2017-341534.aspx
Thông báo 1274/TB-TCHQ kết quả xác định trước mã số 2017
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC HẢI QUAN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 1274/TB-TCHQ Hà Nội, ngày 02 tháng 03 năm 2017 THÔNG BÁO VỀ KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH TRƯỚC MÃ SỐ TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014; Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát, kiểm soát hải quan; Căn cứ Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 03 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01/07/2015 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; Trên cơ sở Đơn đề nghị xác định trước mã số 1222 ngày 16/02/2017; công văn số 1223/CV ngày 20/02/2017 giải trình về công dụng của hàng hóa nhập khẩu của Công ty TNHH Surtec Việt Nam, mã số thuế: 0308149027 và hồ sơ kèm theo; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan thông báo kết quả xác định trước mã số như sau: 1. Hàng hóa đề nghị xác định trước mã số do tổ chức, cá nhân cung cấp: Tên thương mại: Surtec 131. Tên gọi theo cấu tạo, công dụng: Chất nền (Builder) dùng trong công nghiệp xi mạ. Ký, mã hiệu, chủng loại: Surtec 131. Nhà sản xuất: SURTEC METAL SURFACE TREATMENT TECHNOLOGY (HANGZHOU) CO.,LTD 2. Tóm tắt mô tả hàng hóa được xác định trước mã số: Chất nền (Builder) dùng trong công nghiệp xi mạ, thành phần gồm: Dipotassium tetraborate*4H2O: 5-10%; Tetrapotassium pyrophosphate: 5-10%; Pentapotassium triphosphate: 5-10%; Potassium phosphate: 5-10%; Water: 60-80%. 3. Kết quả xác định trước mã số: Tên thương mại: Surtec 131. Tên gọi theo cấu tạo, công dụng: Chất nền (Builder) dùng trong công nghiệp xi mạ, thành phần gồm: Dipotassium tetraborate*4H2O: 5-10%; Tetrapotassium pyrophosphate: 5-10%; Pentapotassium triphosphate: 5-10%; Potassium phosphate: 5-10%; Water: 60-80%. Ký, mã hiệu, chủng loại: Surtec 131. Nhà sản xuất: SURTEC METAL SURFACE TREATMENT TECHNOLOGY (HANGZHOU) CO.,LTD thuộc nhóm 38.24 “Chất gắn đã điều chế dùng cho các loại khuôn đúc hoặc lõi đúc; các sản phẩm và chế phẩm hóa học của ngành công nghiệp hóa chất hoặc các ngành công nghiệp có liên quan (kể cả các sản phẩm và chế phẩm chứa hỗn hợp các sản phẩm tự nhiên), chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác.” phân nhóm 3824.90 “- Loại khác”; phân nhóm “- - Loại khác”; mã số 3824.90.99 “- - - Loại khác” tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam Thông báo này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thông báo để Công ty TNHH Surtec Việt Nam biết và thực hiện./. Nơi nhận: - Công ty TNHH Surtec Việt Nam - 157 Đường Võ Thị Sáu, Phường 6, Quận 3, TP.HCM; - Cục HQ các tỉnh, TP (để thực hiện); - Website Hải quan - Lưu: VT, TXNK- PL- Hà(3b). KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG Nguyễn Dương Thái Ghi chú: Kết quả xác định trước mã số trên chỉ có giá trị sử dụng đối với tổ chức, cá nhân đã gửi đề nghị xác định trước mã số.
{ "issuing_agency": "Tổng cục Hải quan", "promulgation_date": "02/03/2017", "sign_number": "1274/TB-TCHQ", "signer": "Nguyễn Dương Thái", "type": "Thông báo" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet-21-NQ-TW-2022-tang-cuong-cung-co-xay-dung-to-chuc-co-so-dang-518923.aspx
Nghị quyết 21-NQ/TW 2022 tăng cường củng cố xây dựng tổ chức cơ sở đảng
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG -------- ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM --------------- Số: 21-NQ/TW Hà Nội, ngày 16 tháng 6 năm 2022 NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XIII VỀ TĂNG CƯỜNG CỦNG CỐ, XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ ĐẢNG VIÊN TRONG GIAI ĐOẠN MỚI I- TÌNH HÌNH Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên luôn được Đảng ta coi trọng và xác định là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên. Những năm qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai nhiều chủ trương quan trọng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp đã lãnh đạo, chỉ đạo, cụ thể hoá, tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao. Công tác xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh được đẩy mạnh; tổ chức cơ sở đảng tiếp tục được củng cố, kiện toàn, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng ở cơ sở, gắn với xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cấp uỷ viên, bí thư cấp uỷ cơ sở được quan tâm. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, tinh thần tự phê bình và phê bình, chất lượng sinh hoạt đảng, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, quản lý đảng viên, đánh giá, xếp loại, kiểm tra, giám sát, khen thưởng, kỷ luật,... của nhiều cấp uỷ, đảng bộ, chi bộ cơ sở được nâng lên. Công tác phát triển đảng viên được chú trọng; số lượng đảng viên nữ, trẻ, người dân tộc thiểu số, người theo tôn giáo, chủ doanh nghiệp tư nhân tăng. Chất lượng đội ngũ đảng viên chuyển biến tích cực, trình độ học vấn, chuyên môn, lý luận chính trị được nâng cao hơn. Phần lớn đội ngũ đảng viên luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, có ý thức rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, tự phê bình và phê bình, tiên phong, gương mẫu, xây dựng mối quan hệ mật thiết với nhân dân. Những kết quả đạt được nêu trên có ý nghĩa quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, phát huy tốt vai trò lãnh đạo của Đảng ở cơ sở, góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, đội ngũ cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực, phẩm chất, uy tín, tăng cường và củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ. Tuy nhiên, chất lượng, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số tổ chức cơ sở đảng còn hạn chế; chậm đổi mới phương thức lãnh đạo; chưa kịp thời sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc; thực hiện chưa nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ; chất lượng sinh hoạt chi bộ, đảng bộ cơ sở, sinh hoạt cấp uỷ, tinh thần tự phê bình và phê bình, công tác đánh giá, xếp loại còn hạn chế; chưa thể hiện rõ vai trò lãnh đạo của Đảng trong giải quyết những khó khăn, bức xúc của nhân dân ở cơ sở. Một số cấp uỷ cơ sở chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, thiếu gương mẫu; chưa chủ động, kịp thời kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm; mất sức chiến đấu, để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, vi phạm kỷ luật đảng, vi phạm pháp luật, giảm niềm tin của nhân dân với Đảng. Mô hình tổ chức một số loại hình tổ chức cơ sở đảng còn bất cập, chậm được kiện toàn, sắp xếp. Xây dựng tổ chức cơ sở đảng khu vực ngoài nhà nước, nhất là doanh nghiệp tư nhân còn hạn chế, tỉ lệ có tổ chức đảng, đảng viên thấp, vai trò lãnh đạo mờ nhạt, lúng túng cả về nội dung và phương thức hoạt động. Một số tổ chức cơ sở đảng ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, ở ngoài nước… hoạt động còn khó khăn. Một số nơi còn tình trạng "trắng" đảng viên. Một bộ phận đảng viên năng lực, trình độ, trách nhiệm chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; phai nhạt lý tưởng cách mạng, thiếu bản lĩnh chính trị, đấu tranh tự phê bình và phê bình yếu; tinh thần trách nhiệm, ý chí phấn đấu giảm sút; chưa gương mẫu, sống thực dụng; suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá", vi phạm nguyên tắc, kỷ luật đảng, vi phạm pháp luật. Nhận thức về Đảng, động cơ phấn đấu vào Đảng của không ít đảng viên chưa đúng, không trong sáng. Cơ cấu đảng viên chưa hợp lý; tỉ lệ đảng viên trẻ chưa tương xứng với tiềm năng. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém nêu trên chủ yếu là do: Nhận thức của một số cấp uỷ, một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa sâu sắc, toàn diện về vai trò, vị trí, yêu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên; năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp uỷ chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Một số tổ chức cơ sở đảng buông lỏng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, chưa nắm chắc diễn biến tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của đảng viên; đánh giá, xếp loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên còn biểu hiện nể nang, hình thức, nặng về thành tích; chưa làm tốt công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đảng viên, việc chuyển sinh hoạt đảng, xét miễn sinh hoạt đảng còn lỏng lẻo; chưa thường xuyên rà soát, kiên quyết sàng lọc đưa đảng viên không đủ tư cách ra khỏi Đảng. Công tác phát triển đảng viên ở một số nơi còn hạn chế, nặng về số lượng, chưa quan tâm giáo dục lý tưởng cách mạng và rèn luyện, thử thách đối với quần chúng phấn đấu vào Đảng; chất lượng một số đảng viên mới còn hạn chế. Một số quy định, hướng dẫn về tổ chức cơ sở đảng, đảng viên chậm được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung. II- QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU 1. Quan điểm - Tổ chức cơ sở đảng là nền tảng của Đảng, hạt nhân chính trị, cầu nối giữa Đảng với nhân dân, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng ở cơ sở. Xây dựng tổ chức cơ sở đảng phải gắn với xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài, liên tục, là trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, đảng viên, góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng. - Nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng phải gắn với xây dựng, chỉnh đốn Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, đề cao tính giáo dục, tính chiến đấu trong sinh hoạt đảng và đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ; nâng cao chất lượng đội ngũ cấp uỷ viên cơ sở, nhất là bí thư cấp uỷ. - Đội ngũ đảng viên là nhân tố quyết định năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng. Tạo môi trường để đảng viên rèn luyện, phấn đấu, đồng thời mỗi đảng viên phải tự ý thức học tập, rèn luyện nhân cách, đạo đức, phong cách, không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị, tiên phong, gương mẫu, thực hiện nghiêm các nguyên tắc của Đảng và lời thề khi vào Đảng; tăng cường mối quan hệ mật thiết với nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân. Coi trọng chất lượng phát triển đảng viên, quan tâm phát triển đảng viên trong đoàn viên thanh niên và công đoàn, hội viên ưu tú, quần chúng tiêu biểu, nhất là ở địa bàn khó khăn, miền núi, biên giới, hải đảo, khu vực kinh tế ngoài nhà nước, vùng dân tộc thiểu số. Thường xuyên rà soát, sàng lọc, kiên quyết đưa đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng. 2. Mục tiêu 2.1. Mục tiêu tổng quát Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Xây dựng đội ngũ cấp uỷ viên, nhất là bí thư cấp uỷ đủ phẩm chất, năng lực, uy tín lãnh đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của tổ chức cơ sở đảng. Nâng cao chất lượng phát triển đảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đến năm 2025: Hằng năm có trên 90% tổ chức cơ sở đảng, đảng viên được đánh giá, xếp loại từ hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; phấn đấu 100% thôn, bản có đảng viên. Tỉ lệ kết nạp đảng viên mới hằng năm trong giai đoạn 2020 - 2025 đạt từ 3 - 4% tổng số đảng viên. - Đến năm 2030: Hằng năm có trên 90% tổ chức cơ sở đảng, đảng viên được đánh giá, xếp loại từ hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; phấn đấu 100% thôn, bản, tổ dân phố có chi bộ. Tỉ lệ kết nạp đảng viên mới hằng năm trong giai đoạn 2025 - 2030 đạt từ 3 - 4% tổng số đảng viên. III- NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 1. Củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng 1.1. Đổi mới, hoàn thiện tổ chức các loại hình tổ chức cơ sở đảng - Kiện toàn tổ chức cơ sở đảng đồng bộ với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và công tác cán bộ. Nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ chức cơ sở đảng đặc thù về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy để bảo đảm phù hợp với nguyên tắc chung và thực tiễn của lĩnh vực hoạt động, địa phương, cơ quan, đơn vị. Triển khai thực hiện hiệu quả mô hình "chi bộ bốn tốt", "đảng bộ cơ sở bốn tốt" (Hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị; chất lượng sinh hoạt tốt; đoàn kết, kỷ luật tốt; cán bộ, đảng viên tốt). Tổng kết các mô hình thí điểm, rút kinh nghiệm, nhân rộng mô hình hoạt động hiệu quả. - Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức đảng trực thuộc đảng uỷ xã, phường, thị trấn. Đối với thôn, tổ dân phố có đông đảng viên thì thành lập chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở và tổ chức thí điểm sinh hoạt tổ đảng. Tổng kết, đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình đảng bộ bộ phận, nhất là ở xã, phường, thị trấn để có giải pháp phù hợp. Tiếp tục củng cố, xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của các chi bộ quân sự, công an xã, phường, thị trấn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, phù hợp với quy định về tổ chức đảng trong Quân đội, Công an; hoàn thành việc tổ chức chi bộ quân sự ở cấp xã trong toàn quốc. - Đổi mới mô hình tổ chức cơ sở đảng ở cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng ở cấp tỉnh và cấp huyện. Quan tâm phát triển tổ chức đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, có đông đồng bào tôn giáo, khu đô thị mới,... Nghiên cứu mô hình tổ chức cơ sở đảng ngoài nước phù hợp với những địa bàn có vị trí quan trọng, số lượng đảng viên đông, phạm vi hoạt động rộng, nơi có tổng lãnh sự quán. - Sắp xếp mô hình tổ chức cơ sở đảng trong các loại hình doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp theo ngành, lãnh thổ, bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị và phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ địa phương; tổ chức cơ sở đảng trong các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 50% vốn điều lệ trở xuống. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, phát triển tổ chức cơ sở đảng trong khu vực ngoài nhà nước, nhất là trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập. Giao một số quyền cấp trên cơ sở cho đảng uỷ cơ sở ở các đảng bộ cơ sở cơ quan, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp có quy mô lớn, quan trọng, có số lượng đảng viên đông. Đối với những đảng uỷ cơ sở được giao quyền cấp trên cơ sở có đủ điều kiện thì nâng cấp thành cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng (tương đương cấp huyện). Củng cố, phát triển tổ chức đảng trong doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá. Quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện có đủ số lượng đảng viên để thành lập tổ chức đảng trong doanh nghiệp tư nhân, bảo đảm chất lượng, phát huy được vai trò lãnh đạo, định hướng hoạt động của doanh nghiệp. Thành lập đảng bộ cơ sở tại khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp ở nơi có đủ điều kiện. Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để lãnh đạo công tác đảng, công tác quần chúng. - Tổng kết mô hình tổ chức cơ sở đảng trong các loại hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã, tổ hợp tác, kinh tế trang trại..., tạo điều kiện cho đảng viên làm việc trong các loại hình này được sinh hoạt đảng ổn định. 1.2. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ công tác của các loại hình tổ chức cơ sở đảng - Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và thực hiện nghiêm các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và mối quan hệ công tác của các loại hình tổ chức cơ sở đảng bảo đảm phù hợp với thực tế và yêu cầu, nhiệm vụ mới; chú trọng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn, cơ quan hành chính, cơ quan tư pháp, đơn vị sự nghiệp, cơ quan báo chí, hội quần chúng, trường học, bệnh viện ngoài công lập, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp trong nước hoạt động ở nước ngoài, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác,... trong đơn vị sự nghiệp Trung ương; đảng bộ, chi bộ cơ sở hoạt động ở nước ngoài; đảng bộ, chi bộ cơ sở trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 50% vốn điều lệ trở xuống; đảng bộ, chi bộ cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước; tổ chức cơ sở đảng trong tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước. Rà soát, sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của một số tổ chức cơ sở đảng trong Quân đội, Công an. - Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa tổ chức cơ sở đảng trong các tập đoàn, tổng công ty với cấp uỷ địa phương, bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của cấp uỷ tập đoàn, tổng công ty gắn với sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ địa phương. Nghiên cứu xây dựng quy chế phối hợp giữa cấp uỷ với chủ doanh nghiệp tư nhân nhằm phát huy vai trò của tổ chức đảng. - Ban hành quy chế làm việc mẫu của cấp uỷ cơ sở đối với những nơi thực hiện mô hình bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi tổ chức thí điểm mô hình chính quyền đô thị; hướng dẫn ban thường vụ cấp uỷ cấp tỉnh, thành phố xây dựng và ban hành quy chế làm việc mẫu của cấp uỷ cơ sở bảo đảm thống nhất, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và thực tiễn ở cơ sở. 1.3. Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng; nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ - Đổi mới nội dung, phương thức, phong cách lãnh đạo, lề lối làm việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm, năng lực của cấp uỷ, bí thư cấp uỷ ở cơ sở, bảo đảm vai trò hạt nhân và lãnh đạo toàn diện của Đảng ở cơ sở; thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, đoàn kết trong Đảng. Kịp thời cụ thể hoá chủ trương của cấp trên phù hợp với thực tiễn và nhiệm vụ chính trị của tổ chức cơ sở đảng, giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh. Cấp uỷ cấp trên trực tiếp phải nắm tình hình và phân công cấp uỷ viên phụ trách, dự sinh hoạt với tổ chức đảng ở cơ sở, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của tổ chức cơ sở đảng. Lấy hiệu quả hoạt động của tổ chức cơ sở đảng là một trong những căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cấp uỷ cấp trên trực tiếp và cấp uỷ viên được phân công phụ trách. - Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên, khắc phục tình trạng hình thức trong đánh giá, xếp loại hằng năm. Cấp uỷ, bí thư cấp uỷ phải chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, xếp loại hằng năm và thông báo công khai theo Quy chế dân chủ ở cơ sở. Tạo điều kiện cho cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia góp ý, giám sát hoạt động của chi bộ, cấp uỷ, bí thư cấp uỷ cơ sở và đảng viên. - Tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức cơ sở đảng, đảng viên về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Nội dung sinh hoạt chi bộ phải gắn với thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; kịp thời phát hiện, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngay từ chi bộ. - Thực hiện nghiêm chế độ sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt cấp uỷ; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình, đoàn kết nội bộ; nâng cao chất lượng sinh hoạt theo hướng thiết thực, trọng tâm, trọng điểm; kịp thời thông tin, phổ biến, quán triệt chủ trương, nghị quyết, lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ cấp trên, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tình hình thời sự trong nước và ngoài nước; lắng nghe và giải quyết nguyện vọng chính đáng của đảng viên và nhân dân. Chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng; kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng, nhân rộng tấm gương đảng viên tiêu biểu; đồng thời phê bình, xử lý tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Tăng cường hướng dẫn của cấp uỷ cấp trên đối với những nội dung mới, cần thiết cho tổ chức cơ sở đảng và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc sinh hoạt chi bộ. - Tăng cường sinh hoạt chuyên đề, chú trọng những vấn đề mới, cần quan tâm. Có giải pháp sinh hoạt đảng phù hợp đối với tổ chức đảng ở địa bàn có nhiều đảng viên từ nơi khác đến tạm trú, có nhiều khu công nghiệp, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp tư nhân…; thí điểm sinh hoạt đảng trực tuyến ở một số đảng bộ cơ sở, chi bộ có tính chất đặc thù hoặc trong hoàn cảnh đặc biệt; tổ chức sinh hoạt đảng theo tổ đảng đối với một số nội dung phù hợp ở chi bộ có đông đảng viên. 1.4. Nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo, kỹ năng và nghiệp vụ công tác đảng cho đội ngũ cấp uỷ viên cơ sở - Đẩy mạnh công tác đào tạo lý luận chính trị, tiếp tục nâng cao tỉ lệ bí thư, phó bí thư cấp uỷ cơ sở (ở xã, phường, thị trấn) có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên. Thường xuyên bồi dưỡng cho đội ngũ bí thư, cấp uỷ viên cơ sở, nhất là cấp uỷ viên, bí thư cấp uỷ cơ sở, bí thư, phó bí thư chi bộ ở xã, phường, thị trấn về kỹ năng, nghiệp vụ công tác đảng, công tác quần chúng, công tác dự báo, đánh giá tình hình, khả năng cụ thể hoá và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của địa phương, cơ quan, đơn vị. - Các cấp uỷ viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu phải gương mẫu, nêu cao trách nhiệm đối với công tác xây dựng Đảng ở đảng bộ, chi bộ nơi mình sinh hoạt; chịu trách nhiệm khi tổ chức đảng nơi mình đang sinh hoạt yếu kém, xảy ra tham nhũng, tiêu cực. - Quan tâm công tác quy hoạch, tạo nguồn, xây dựng cán bộ cơ sở, đưa cán bộ cấp trên, cán bộ trẻ về làm việc tại xã, phường, thị trấn. Cần chú trọng lựa chọn đảng viên là cán bộ hưu trí, cựu chiến binh, cựu quân nhân, người làm công tác xã hội có uy tín, năng lực để làm bí thư chi bộ thôn, bản, khóm, ấp, tổ dân phố. - Nghiên cứu cơ chế, chính sách đối với cán bộ làm công tác văn phòng cấp uỷ cơ sở; chế độ phụ cấp cán bộ đảng, đoàn thể, tổ chức đảng trực thuộc đảng uỷ cơ sở; chính sách hỗ trợ hoạt động của tổ chức cơ sở đảng ở vùng dân tộc thiểu số, vùng tôn giáo, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn; mức đóng đảng phí đối với đảng viên gặp khó khăn, tỉ lệ trích đảng phí để lại chi bộ phù hợp với tình hình mới. - Thực hiện chủ trương bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch hội đồng nhân dân; bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch uỷ ban nhân dân ở những nơi có điều kiện; bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, bản, khóm, ấp, tổ dân phố hoặc trưởng ban công tác mặt trận; bí thư cấp uỷ đồng thời là thủ trưởng cơ quan, đơn vị phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và thực tiễn ở từng địa phương, cơ quan, đơn vị. - Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tạo nguồn cán bộ cho cấp uỷ cơ sở; tiếp tục nâng cao tỉ lệ trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, trưởng ban công tác mặt trận là đảng viên. 2. Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên 2.1. Đổi mới, tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị cho đảng viên - Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đảng viên. Chủ động nắm tình hình, diễn biến tư tưởng, kịp thời định hướng cho đảng viên trước những vấn đề phát sinh; tăng cường trách nhiệm của đảng viên trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch. - Nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện chuẩn mực đạo đức cách mạng phù hợp với điều kiện mới và truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, làm cơ sở cho cán bộ, đảng viên tự giác tu dưỡng, rèn luyện. Đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng, nâng cao ý thức tu dưỡng, rèn luyện về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, "tự soi", "tự sửa", đề cao danh dự, lòng tự trọng của đảng viên. Phát huy vai trò của cơ quan thông tấn, báo chí trong công tác thông tin, tuyên truyền, giới thiệu tấm gương đảng viên tiêu biểu. 2.2. Tăng cường công tác quản lý đảng viên; kịp thời rà soát, sàng lọc đưa ra khỏi Đảng những đảng viên không đủ tư cách - Cấp uỷ cơ sở phải làm tốt công tác quản lý đảng viên; thường xuyên kiểm tra chi bộ, đảng viên thực hiện chế độ sinh hoạt đảng, công tác quản lý đảng viên của chi bộ. - Cấp uỷ, chi bộ phân công nhiệm vụ cụ thể cho đảng viên, tạo điều kiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện của đảng viên. Mỗi đảng viên phải xây dựng kế hoạch phấn đấu, rèn luyện để chi uỷ, chi bộ kiểm tra, giám sát, làm cơ sở để kiểm điểm, đánh giá, xếp loại cuối năm. - Đổi mới công tác đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên; phát hiện, khen thưởng, nhân rộng những tấm gương đảng viên xuất sắc, tiêu biểu trên các lĩnh vực; kịp thời nhắc nhở, giáo dục, giúp đỡ đảng viên không hoàn thành nhiệm vụ hoặc khi có khuyết điểm, vi phạm. - Tăng cường công tác quản lý đảng viên, nhất là về chính trị tư tưởng, về việc lập và sử dụng các trang thông tin trên Internet, mạng xã hội, đảng viên ở ngoài nước và đảng viên ra nước ngoài công tác, học tập, lao động...; tạo điều kiện thuận lợi trong sinh hoạt đảng đối với đảng viên là sinh viên tốt nghiệp, bộ đội xuất ngũ, đảng viên đi làm ăn xa nơi đăng ký thường trú. Thực hiện nghiêm quy định về sinh hoạt đảng đối với đảng viên nghỉ chế độ hưu trí, khắc phục tình trạng tuỳ tiện, buông lỏng quản lý và thực hiện không đúng quy định về nộp hồ sơ đảng viên khi chuyển sinh hoạt đảng; miễn sinh hoạt đảng đối với đảng viên tuổi cao, sức khoẻ yếu không thể tham gia sinh hoạt đảng. Thường xuyên rà soát, sàng lọc, kiên quyết đưa đảng viên không đủ tư cách ra khỏi Đảng; kịp thời chấn chỉnh đối với đảng viên không hoàn thành nhiệm vụ, đảng viên không thực hiện đúng quy định về chuyển sinh hoạt đảng; đảng viên vi phạm kỷ luật đảng, pháp luật nhà nước; đảng viên thiếu gương mẫu, uy tín thấp. Thực hiện nghiêm quy định về trách nhiệm của đảng viên đang công tác thường xuyên giữ mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. Khắc phục triệt để tình trạng nể nang, né tránh trong kiểm điểm tự phê bình và phê bình, đánh giá, xếp loại đảng viên. - Tăng cường cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đảng, công tác quản lý đảng viên và sinh hoạt đảng phù hợp với tình hình thực tiễn. Hoàn thành cơ sở dữ liệu tổ chức cơ sở đảng, đảng viên bảo đảm đồng bộ, liên thông trong toàn Đảng. 2.3. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác kết nạp đảng viên - Nâng cao trách nhiệm của các cấp uỷ trong công tác phát triển Đảng; xây dựng và thực hiện có hiệu quả kế hoạch phát triển đảng viên của cả nhiệm kỳ và hằng năm; tạo môi trường thuận lợi để quần chúng giác ngộ lý tưởng, có động cơ trong sáng, rèn luyện, phấn đấu vào Đảng. Tiếp tục tăng số lượng, đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng phát triển đảng viên; đẩy mạnh bồi dưỡng, kết nạp vào Đảng những đoàn viên, hội viên ưu tú, trưởng thành trong lao động, học tập, trong lực lượng vũ trang; quan tâm phát triển đảng viên trong công nhân, cán bộ quản lý trong doanh nghiệp, khu vực ngoài nhà nước, nông dân, trí thức, thanh niên, sinh viên, người có tôn giáo, ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số theo phương châm "Ở đâu có dân thì ở đó có đảng viên", nhằm tạo nguồn cán bộ cho hệ thống chính trị các cấp trước mắt và lâu dài. - Tập trung củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác ở địa bàn, tổ chức, đơn vị chưa có tổ chức đảng, chưa có đảng viên để tập hợp quần chúng, tạo nguồn, giới thiệu đoàn viên, hội viên ưu tú, xây dựng lực lượng cho Đảng. Cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng phân công cấp uỷ viên phụ trách, cấp uỷ cơ sở giao nhiệm vụ cụ thể cho chi bộ trong việc phát hiện, bồi dưỡng, giúp đỡ quần chúng phấn đấu vào Đảng. - Đổi mới nội dung, chương trình bồi dưỡng đối tượng kết nạp đảng và đảng viên mới bảo đảm thiết thực, chất lượng, hiệu quả theo hướng tập trung vào những vấn đề cơ bản về Đảng, tiêu chuẩn, điều kiện, nhiệm vụ, quyền của đảng viên, tính tiên phong, gương mẫu, nhất là xác định đúng đắn động cơ vào Đảng. 3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng - Coi trọng tự kiểm tra, giám sát của cấp uỷ, tổ chức cơ sở đảng; kết hợp kiểm tra, giám sát thường xuyên với kiểm tra, giám sát theo chuyên đề. Nội dung kiểm tra, giám sát tập trung vào việc thực hiện Điều lệ Đảng, chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, đoàn kết nội bộ, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ công tác, trách nhiệm nêu gương, quy định về những điều đảng viên không được làm… - Tăng cường kiểm tra, giám sát của cấp uỷ và uỷ ban kiểm tra cấp trên đối với tổ chức cơ sở đảng. Đồng thời, tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn của uỷ ban kiểm tra cấp trên đối với cấp uỷ, tổ chức đảng, uỷ ban kiểm tra cấp uỷ cơ sở về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; kịp thời xử lý kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. 4. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân tham gia xây dựng, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên - Cấp uỷ cơ sở phải quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội; tạo điều kiện cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội phát huy vai trò đại diện, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa tổ chức cơ sở đảng, đảng viên với nhân dân; lấy kết quả công việc, sự hài lòng và tín nhiệm của nhân dân làm tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng, cán bộ, đảng viên. - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và hội quần chúng động viên nhân dân tích cực tham gia đóng góp ý kiến, giám sát việc nêu gương, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên ở nơi làm việc và nơi cư trú, nhất là đảng viên là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý; tham gia xây dựng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, lựa chọn nhân tố tích cực trong cán bộ, đoàn viên, hội viên, quần chúng, người có uy tín để giới thiệu cho Đảng. IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Bộ Chính trị ban hành Kế hoạch quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết; phân công cụ thể và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện Nghị quyết. 2. Các tỉnh uỷ, thành uỷ, ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ, cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương cụ thể hoá Nghị quyết bằng các chương trình, kế hoạch, đề án để tổ chức triển khai thực hiện. 3. Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung Nghị quyết này. 4. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương nghiên cứu, ban hành các quy định và hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện theo yêu cầu của Nghị quyết này. 5. Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức việc học tập, quán triệt, tuyên truyền sâu rộng về nội dung Nghị quyết và kết quả thực hiện Nghị quyết. 6. Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư xây dựng Kế hoạch quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết; thường xuyên theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết. Nơi nhận: - Các tỉnh uỷ, thành uỷ, - Các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương, - Các đảng uỷ đơn vị sự nghiệp Trung ương, - Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, - Các đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, - Lưu Văn phòng Trung ương Đảng. T/M BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG TỔNG BÍ THƯ Nguyễn Phú Trọng
{ "issuing_agency": "Ban Chấp hành Trung ương", "promulgation_date": "16/06/2022", "sign_number": "21-NQ/TW", "signer": "Nguyễn Phú Trọng", "type": "Nghị quyết" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Nghi-quyet-21-NQ-HDND-dat-ten-duong-pho-Tam-Son-Quan-Ba-Ha-Giang-2016-323047.aspx
Nghị quyết 21/NQ-HĐND đặt tên đường phố Tam Sơn Quản Bạ Hà Giang 2016
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 21/NQ-HĐND Hà Giang, ngày 21 tháng 7 năm 2016 NGHỊ QUYẾT ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN TAM SƠN, HUYỆN QUẢN BẠ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG KHÓA XVII - KỲ HỌP THỨ HAI Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 07 năm 2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng; Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ; Xét Tờ trình số 75/TTr-UBND ngày 7 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang về việc đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ và Báo cáo thẩm tra số 05/BC-VHXH ngày 18 tháng 7 năm 2016 của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh; Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang đã thảo luận và nhất trí, QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Đặt tên 04 tuyến đường và 14 tuyến phố trên địa bàn thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ (Có Phụ lục kèm theo Nghị quyết này). Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21 tháng 7 năm 2016. Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khóa XVII - Kỳ họp thứ Hai thông qua./. CHỦ TỊCH Thào Hồng Sơn PHỤ LỤC ĐẶT TÊN TUYẾN ĐƯỜNG, TUYẾN PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN TAM SƠN, HUYỆN QUẢN BẠ - TỈNH HÀ GIANG (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 21 tháng 7 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang) 1. Tên các tuyến đường thị trấn Tam Sơn: TT Điểm đầu và điểm cuối các tuyến đường Tên đường Độ dài (m) 1 Từ nhà khách Tam Sơn đến Trung tâm Viễn thông huyện (giáp địa phận xã Quản Bạ) TRẦN PHÚ 2.100 2 Giao với đường Trần Phú (ngã ba Trường PTDT Nội trú huyện) đến Thôn Bảo An, hết địa phận thị trấn Tam Sơn (giáp địa phận xã Thanh Vân) NGUYỄN TRÃI 3.700 3 Giao với đường Trần Phú quốc lộ 4C đến giao với đường Nguyễn Trãi BÀ TRIỆU 1.100 4 Giao với đường Bà Triệu (Ngã tư cổng UBND thị trấn Tam Sơn) đến thôn Thượng Sơn (giáp địa phận xã Thanh Vân) LÊ LỢI 3.200 2. Tên các tuyến phố thị trấn Tam Sơn: TT Điểm đầu và điểm cuối các tuyến phố Tên phố Độ dài (m) 1 Giao với đường Trần Phú Quốc lộ 4C đến cổng Huyện ủy giao cắt với phố Lê Hồng Phong HAI BÀ TRƯNG 90 2 Giao với đường Bà Triệu đến cổng Công an huyện LÊ HỒNG PHONG 200 3 Giao với đường Trần Phú Quốc lộ 4C (gần đến cổng nhà khách Tam Sơn) đến giao với đường Trần Phú Quốc lộ 4C TRẦN QUỐC TOẢN 1.100 4 Giao với đường Trần Phú Quốc lộ 4C đến giao với đường Ngô Quyền TRẦN HƯNG ĐẠO 1.200 5 Giao với đường Trần Phú Quốc lộ 4C đến Công ty CP Vật tư Nông - Lâm nghiệp huyện QUANG TRUNG 500 6 Giao với đường Bà Triệu đến giao với đường Nguyễn Trãi YẾT KIÊU 700 7 Giao với đường Trần Phú Quốc lộ 4C đến giao với đường Bà Triệu NGUYỄN DU 50 8 Giao với đường Nguyễn Trãi đến giao với đường Lê Lợi SÙNG DÚNG LÙ 600 9 Giao với đường Nguyễn Trãi đến giao với đường Lê Lợi TRẦN QUANG KHẢI 800 10 Giao với đường Nguyễn Trãi đến giao với đường Lê Lợi LÊ ĐẠI HÀNH 1.000 11 Giao với đường Nguyễn Trãi đến giao cắt với đường Lê Lợi (đến chân núi thuộc địa phận đội 3 thôn Nà Chang) LÊ LAI 1.500 12 Giao với đường Trần Phú Quốc lộ 4C đến giao với đường Trần Hưng Đạo VÕ THỊ SÁU 150 13 Giao với đường Trần Phú Quốc lộ 4C (Qua cổng nhà khách Tam Sơn) đến hết địa phận thôn Thượng Sơn, giao với đường đi liên xã Tùng Vài - Cao Mã Pờ - Tả Ván HOÀNG VĂN THỤ 5.200 14 Giao với đường Trần Quốc Toản đến giao với đường Trần Phú Quốc lộ 4C NGÔ QUYỀN 1.700
{ "issuing_agency": "Tỉnh Hà Giang", "promulgation_date": "21/07/2016", "sign_number": "21/NQ-HĐND", "signer": "Thào Hồng Sơn", "type": "Nghị quyết" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Quyet-dinh-2884-QD-UBND-2021-phe-duyet-Ke-hoach-phat-trien-kinh-te-tap-the-Da-Nang-491673.aspx
Quyết định 2884/QĐ-UBND 2021 phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể Đà Nẵng
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 2884/QĐ-UBND Đà Nẵng, ngày 31 tháng 8 năm 2021 QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019; Căn cứ Luật Hợp tác xã năm 2012; Căn cứ Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã; Nghị định số 107/NĐ-CP ngày 15/9/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ; Căn cứ Nghị định số 77/2019/NĐ-CP ngày 10/10/2019 của Chính phủ về Tổ hợp tác; Căn cứ Quyết định số 1318/OĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025; Căn cứ Quyết định số 5051/QĐ-UBND ngày 23/12/2020 của UBND thành phố ban hành Chương trình hành động của UBND thành phố Đà Nẵng thực hiện Nghị quyết số 134/NQ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Căn cứ Quyết định số 475/QĐ-UBND ngày 08/02/2021 của Chủ tịch UBND thành phố phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2025; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 2545/SKHĐT-DN ngày 22/8/2021, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt “Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2025” gồm các nội dung chủ yếu sau: I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu tổng quát a) Phát triển kinh tế tập thể (KTTT) là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài và mang tính cấp bách; phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của KTTT để KTTT cùng với các thành phần kinh tế khác trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. b) Xây dựng và phát triển KTTT phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và chương trình xây dựng nông thôn mới; phấn đấu đưa KTTT thực sự là một trong những thành phần quan trọng của nền kinh tế quốc dân, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị ở địa phương, góp phần thúc đẩy nền kinh tế thành phố tăng trưởng bền vững. 2. Các mục tiêu cụ thể a) Tuyên truyền, vận động, tư vấn, hỗ trợ thành lập mới 60 hợp tác xã (HTX), 125 tổ hợp tác và từ 01- 02 Liên hiệp HTX trên địa bàn thành phố. Trong đó: - Đối với quận, huyện: Mỗi năm xây dựng và hỗ trợ thành lập mới 01 mô hình HTX kiểu mới điển hình hoạt động có chất lượng, hiệu quả, xuất phát từ tình hình thực tiễn của địa phương và nhu cầu thực tế của thành viên. - Đối với xã, phường: Mỗi năm xây dựng và thành lập mới 03 tổ hợp tác điển hình hoạt động có chất lượng, hiệu quả, xuất phát từ tình hình thực tiễn của địa phương và nhu cầu thực tế của thành viên; phấn đấu 100% xã, phường có HTX gắn với Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm”, phục vụ đời sống sinh hoạt dân cư đô thị và du lịch. - Đối với Liên minh HTX thành phố: + Nghiên cứu, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng mô hình và tư vấn, hỗ trợ thành lập từ 01 - 02 liên hiệp HTX hoạt động có chất lượng, hiệu quả trong giai đoạn 5 năm 2021 - 2025. + Tư vấn, hỗ trợ xây dựng có ít nhất 50% số HTX hoạt động có chất lượng, hiệu quả và 70% cán bộ quản lý HTX được đào tạo, bồi dưỡng; thu hút phần lớn hộ nghèo, cư dân đô thị thiếu việc làm và cư dân nông nghiệp, nông thôn tham gia thành viên HTX, tổ hợp tác. + Tuyên truyền, vận động HTX, tổ hợp tác tham gia thành viên của Liên minh HTX thành phố phấn đấu tăng bình quân 10%/năm; tuyên truyền, vận động, thu hút các cá nhân, pháp nhân tham gia thành viên của HTX, tổ hợp tác, Liên hiệp HTX phấn đấu tăng bình quân 5%/năm. b) Xử lý dứt điểm tình trạng các HTX đã ngừng hoạt động và các HTX chưa chuyển đổi, tổ chức lại theo quy định của Luật HTX năm 2012. (Chi tiết tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2 đính kèm) II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KTTT GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 1. Định hướng chung a) Khuyến khích phát triển KTTT, HTX trên tất cả các ngành nghề, lĩnh vực, trên mọi địa bàn thuộc thành phố; thu hút mọi thành phần xã hội tham gia; bảo đảm quyền và lợi ích của thành viên HTX. b) Phát triển KTTT phải gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quy hoạch vùng sản xuất và gắn với công nghiệp chế biến, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo vệ tài nguyên, môi trường và an sinh xã hội của địa phương phù hợp với tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới và khu vực, xây dựng nông thôn mới. c) Phát triển KTTT, HTX đa dạng với nhiều hình thức phù hợp, trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý, sản xuất kinh doanh theo hướng phát triển các sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng cao, sản phẩm chủ lực, truyền thống gắn với “chuỗi giá trị”. d) Phát triển KTTT phải đảm bảo các nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi; phù hợp với điều kiện từng vùng; nâng cao tỷ lệ đóng góp của khu vực KTTT vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững. đ) Huy động nguồn lực cần thiết cho hoạt động hỗ trợ phát triển HTX; tạo điều kiện để HTX tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn lực của để phát triển HTX, đặc biệt là khu vực nông nghiệp, nông thôn; phấn đấu mỗi xã đạt chuẩn nông thôn mới đều có HTX hoạt động hiệu quả theo đúng quy định của Luật HTX năm 2012, các quy định của pháp luật về KTTT, HTX và có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững. e) Giải thể các HTX ngừng hoạt động, yếu kém kéo dài, không củng cố được trên địa bàn để tạo dư địa thành lập mới HTX. 2. Định hướng phát triển KTTT theo ngành, lĩnh vực chủ yếu a) Đối với tổ hợp tác Phát triển các tổ hợp tác trên các lĩnh vực, ngành nghề phù hợp với khả năng quản lý và điều kiện kinh tế của các thành viên, tập trung vận động thành lập mới các tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt, khai thác thủy, hải sản, ngành nghề nông thôn); lĩnh vực dịch vụ (thu gom rác thải, vệ sinh môi trường, thủy lợi, cung cấp cây, con giống,...) ở khu vực nông thôn, miền núi, các khu vực tái định cư của thành phố. b) Đối với HTX Nông nghiệp - Phát triển một số mô hình HTX chuyên canh như: HTX rau sạch, HTX chăn nuôi, HTX sản xuất nấm, hoa, cây cảnh,... có đầu tư thiết bị bảo quản, chế biến sản phẩm, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, nhất là công nghệ sinh học để sản xuất sản phẩm nông nghiệp đảm bảo chất lượng và an toàn, đáp ứng yêu cầu của khách hàng. - Phát triển các HTX nông nghiệp, dịch vụ đa ngành, kinh doanh tổng hợp (hoạt động trong cả lĩnh vực thương mại, vệ sinh môi trường,...). Trong đó, tập trung vào các hoạt động cung cấp các sản phẩm dịch vụ đầu vào (cây, con giống, vật tư, phân bón, bảo vệ thực vật, chăm sóc thú y, thức ăn chăn nuôi, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật,...), bao tiêu sản phẩm đâu ra cho thành viên, hộ gia đình, chủ trang trại. c) Đối với HTX Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Tập trung triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp - thương mại trên địa bàn thành phố; trong đó chú trọng hỗ trợ khu vực KTTT theo chương trình khuyến công và phát triển sản phẩm lưu niệm, chương trình xúc tiến thương mại, chương trình phát triển thương mại điện tử, chương trình OCOP, đề án hỗ trợ phát triển thương hiệu,... góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực KTTT trong phát triển kinh tế thành phố. - Đẩy mạnh công tác hỗ trợ các HTX hiện đại hóa trang thiết bị, đổi mới công nghệ và sản phẩm, nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất; tạo điều kiện để các HTX tham gia hệ thống phân phối, chuỗi kinh doanh với các liên hiệp HTX thương mại hoặc các doanh nghiệp lớn nhằm mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh. - Phát triển các mô hình HTX dịch vụ công nghiệp ở các làng nghề, làng nghề truyền thống gắn với du lịch cộng đồng, tạo tiền đề cho việc hình thành và phát triển làng nghề mới; phát triển loại hình HTX kinh doanh và quản lý chợ nhằm mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động của các HTX hiện có. d) Đối với HTX Giao thông vận tải - Lĩnh vực đường bộ: Nâng cao chất lượng các HTX theo hướng HTX tập trung chuyên kinh doanh vận tải, tách bạch với HTX dịch vụ hỗ trợ để xây dựng tính chuyên nghiệp và quy mô trong tổ chức quản lý, điều hành hoạt động vận tải; tăng cường kết nối vận tải đường bộ quốc tế trong khu vực KTTT, HTX, tập trung mở rộng phạm vi hoạt động của các HTX kinh doanh vận tải hàng hóa trong chuỗi logistics; nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích HTX, liên hiệp HTX tham gia phát triển vận tải hành khách bằng xe chạy điện hướng tới hình ảnh thân thiện môi trường. - Lĩnh vực đường thủy nội địa và hàng hải: Nâng cao số lượng HTX thành lập mới; tạo sự liên kết các HTX vận tải thủy, hàng hải với hợp tác xã vận tải đường bộ và các đơn vị kinh doanh vận tải để hình thành mạng lưới vận tải thuận lợi cho sự lưu thông hàng hóa, hành khách và phát triển logistics. đ) Đối với HTX các mô hình HTX mới - Phát triển HTX quản lý kinh doanh chợ trên cơ sở giao/đấu thầu chợ hay chuyển đổi Ban Quản lý chợ sang hoạt động theo mô hình HTX quản lý kinh doanh chợ, giảm dần chi ngân sách của thành phố, quận huyện cho công tác quản lý chợ. - Vận động các hộ kinh doanh trong chợ tham gia thành viên HTX; HTX chợ làm đầu mối khai thác nguồn hàng để cung ứng cho các hộ kinh doanh tại chợ. - Phát triển HTX theo hướng kinh doanh tổng hợp (mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ), khuyến khích các HTX tham gia vào hệ thống phân phối hoặc chuỗi kinh doanh của các liên hiệp HTX thương mại hoặc doanh nghiệp lớn nhằm liên kết để nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng thị trường bền vững. - Khuyến khích và tạo điều kiện cho các HTX Nông nghiệp chuyển đổi, có đủ điều kiện, năng lực mở dịch vụ vệ sinh môi trường để thu gom rác thải trên đồng ruộng, khu dân cư nơi HTX đóng trụ sở. - Vận động, tạo điều kiện thuận lợi để thành lập các tổ hợp tác, HTX thu gom rác thải ở các khu dân cư, khu công nghiệp nhằm nâng cao ý thức cộng đồng về vệ sinh môi trường, cảnh quan đô thị. III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 1. Về tuyên truyền nâng cao nhận thức về KTTT, HTX Tiếp tục tổ chức quán triệt, học tập nâng cao nhận thức về KTTT, HTX, từ đó tạo sự thống nhất các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên về vai trò, vị trí quan trọng, tính tất yếu của KTTT, HTX; trách nhiệm của các cấp, ngành; chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đối với phát triển KTTT, HTX; sự cần thiết và yêu cầu khách quan cần phải tiếp tục củng cố, đổi mới, phát triển KTTT, HTX trong thời gian tới. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức về HTX kiểu mới, về tác động của KTTT trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống thành viên HTX của cán bộ quản lý trong hệ thống KTTT, để tạo ra sự chuyển biến tích cực trong hoạt động điều hành của HTX, vai trò đóng góp của các thành viên của KTTT trong xây dựng, phát triển HTX. Các cấp, ngành cần xây dựng kế hoạch để tổ chức tuyên truyền, học tập, quán triệt và tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về KTTT, HTX; chú trọng tuyên truyền, tập huấn cho các tầng lớn Nhân dân, thành viên HTX hiểu rõ, hiểu đúng bản chất, nguyên tắc và pháp luật về HTX, cơ chế quản trị, điều hành và kiểm soát hoạt động của HTX. 2. Về hoàn thiện khung khổ pháp lý, cơ chế chính sách Rà soát, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện Luật HTX năm 2012, các văn bản quy phạm pháp luật về KTTT, HTX và đề xuất Trung ương sửa đổi, bổ sung những nội dung còn thiếu, chưa phù hợp. Xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển KTTT giai đoạn 2021 - 2025 theo ngành, lĩnh vực, địa bàn phụ trách. Trên cơ sở chính sách hỗ trợ tại Quyết định số 1804/QĐ-TW ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình hỗ trợ phát triển KTTT, HTX giai đoạn 2021 - 2025 của thành phố tại Quyết định số 475/QĐ-UBND ngày 08/02/2021, các cơ quan, đơn vị nghiên cứu triển khai hỗ trợ, phát triển KTTT, HTX của thành phố, tập trung hỗ trợ về: thành lập mới, củng cố tổ chức KTTT, HTX; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; chủ động cân đối, bố trí nguồn lực thực hiện các chính sách hỗ trợ phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách của ngành, địa phương. Tiếp tục đăng ký thực hiện cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cấp, đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh HTX nhằm rút ngắn thời gian và tạo điều kiện pháp lý cho HTX thành lập mới. 3. Về nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với HTX, gắn liền với công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong phát triển HTX Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với KTTT, HTX, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của các cấp chính quyền trong việc chỉ đạo phát triển KTTT, HTX, coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, lâu dài. Cấp ủy, chính quyền các cấp tiến hành xây dựng, chỉ đạo thực hiện các đề án, kế hoạch, chương trình về phát triển KTTT, HTX giai đoạn 2021 - 2025 và hàng năm; tập trung, quyết liệt hơn trong tổ chức quán triệt phổ biến Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Trung ương, chỉ đạo của thành phố trong cán bộ, đảng viên và quần chúng Nhân dân nhằm tạo sự đồng thuận, sự nhận thức đúng đắn về bản chất, vị trí, vai trò của KTTT, mô hình HTX kiểu mới. Kiện toàn, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về KTTT, Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển KTTT, HTX thành phố theo hướng tăng cường hỗ trợ, hướng dẫn để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho HTX hoạt động, đồng thời đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện pháp luật của các HTX; phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của HTX, tránh tình trạng buông lỏng hoặc can thiệp quá sâu vào nội bộ của HTX. 4. Về nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, xây dựng mô hình HTX hiệu quả và tổng kết mô hình Hướng dẫn tổ chức, củng cố lại hoạt động của các HTX theo Luật HTX năm 2012; phát huy vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bảo vệ lợi ích của thành viên trong HTX; đồng thời, tạo điều kiện cho HTX tham gia thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tiếp tục thực hiện tốt chính sách đào tạo; có chế độ ưu đãi về quy định cụ thể để thu hút nguồn nhân lực có trình độ về làm việc tại các HTX và giữ lại cán bộ quản lý HTX giỏi, có năng lực quản lý và tâm huyết với HTX; quan tâm triển khai chính sách bảo hiểm xã hội cho cán bộ quản lý HTX. Các cơ quan quản lý tổ chức đánh giá, phân loại HTX hoạt động hiệu quả, trung bình, yếu kém để có biện pháp hỗ trợ, tư vấn cụ thể từng HTX thực hiện tái cơ cấu; rà soát, tổng hợp các khó khăn của HTX; từng bước tháo gỡ rào cản nhằm nâng cao khả năng huy động và tiếp cận nguồn lực của HTX; vận động giải thể, giải thể bắt buộc, dứt điểm các HTX yếu kém, đã ngừng hoạt động để tạo dư địa cho thành lập HTX mới. Tập trung xây dựng một số mô hình HTX, Liên hiệp HTX hoạt động hiệu quả, tham gia liên kết, tạo chuỗi giá trị bền vững cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên địa bàn thành phố; các HTX dịch vụ nông nghiệp thực hiện đảm bảo Tiêu chí số 13 và 13.5 Bộ Tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. 5. Về huy động nguồn lực xã hội đề phát triển KTTT, HTX Các tổ chức KTTT xây dựng phương án phát triển sản xuất kinh doanh khả thi, phù hợp với nhu cầu của thành viên, huy động nguồn vốn nội lực từ thành viên, đơn vị thành viên để thực hiện các hoạt động mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh. Thành phố tiếp tục quan tâm hỗ trợ vốn hoạt động cho các tổ chức trong khu vực KTTT, HTX thông qua Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX; vận động, huy động vốn từ các tổ chức tín dụng, nhà tài trợ trong nước, các tổ chức quốc tế. 6. Về phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể trong phát triển KTTT Mặt trận Tổ quốc thành phố có chương trình phối hợp hành động trong phát triển KTTT với các tổ chức đoàn thể, các thành viên và Liên minh HTX thành phố; tăng cường tuyên truyền, vận động quần chúng, hội viên, thành viên tham gia phát triển KTTT, HTX; thực hiện tốt công tác giám sát việc thực hiện Luật HTX năm 2012 và các chính sách phát triển KTTT, HTX; củng cố và phát triển tổ chức đoàn thể trong HTX, Liên hiệp HTX. 7. Về tăng cường vai trò, trách nhiệm và nâng cao hiệu quả hoạt động của Liên minh HTX thành phố Thành phố tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện cho Liên minh HTX thành phố thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Liên minh HTX thành phố củng cố tổ chức, bộ máy, làm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; nâng cao năng lực và hiệu quả công tác đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các HTX, tập trung vào tư vấn hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn trong hoạt động của HTX, đơn vị thành viên; sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp cho Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX; triển khai công tác hỗ trợ phát triển HTX (hỗ trợ thành lập mới, củng cố HTX; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX; xúc tiến thương mại; xây dựng mô hình HTX gắn với chuỗi giá trị,...); tăng cường phối hợp với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan liên quan để giải quyết các đề xuất, kiến nghị, vướng mắc của HTX thành viên, xã viên và người lao động trong các HTX. 8. Về tăng cường hợp tác quốc tế về KTTT Nghiên cứu triển khai, tổ chức tham quan, trao đổi, học tập các mô hình HTX hoạt động có hiệu quả ở trong và ngoài nước; tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của các tổ chức quốc tế trong việc phát triển KTTT, HTX về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, thông tin tư vấn, vốn đầu tư, khoa học công nghệ,... Khuyến khích các HTX chủ động nghiên cứu, xây dựng định hướng phát triển theo mô hình HTX kiểu mới để nhằm đáp ứng với yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế; xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ, hướng dẫn các mô hình KTTT, HTX kiểu mới ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất sản phẩm hàng hóa, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động tham mưu, xây dựng, thực hiện cơ chế, chính sách, nhiệm vụ và giải pháp phát triển KTTT, HTX trên lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn quản lý. 2. Hàng năm, sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện xây dựng nội dung nhiệm vụ, giải pháp phát triển KTTT, HTX để tích hợp vào nội dung Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư (Thường trực Ban Chỉ đạo Đổi mới, phát triển KTTT, HTX thành phố) để tổng hợp, tham mưu ban hành Kế hoạch phát triển KTTT, HTX trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 3. UBMTTQVN thành phố, các tổ chức đoàn thể, Liên minh HTX thành phố có trách nhiệm tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các mục tiêu, định hướng, giải pháp của Kế hoạch; thực hiện tốt chức năng giám sát, tuyên truyền, vận động cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về KTTT, HTX; tư vấn, hỗ trợ hội viên, thành viên, Nhân dân tích cực tự nguyện tham gia phát triển KTTT, HTX. 4. Sở Kế hoạch và Đầu tư theo dõi, kiểm tra, giám sát và sơ kết giữa kỳ, tổng kết cuối kỳ tình hình triển khai, thực hiện Kế hoạch này để báo cáo UBND thành phố và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND thành phố; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch Liên minh HTX thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - VPCP, Bộ KH&ĐT (để b/c); - TTTU, TT HĐND TP (để b/c); - CT, các PCT UBND thành phố; - UBMTTQVN TP và các đoàn thể; - Liên minh HTX thành phố; - Các sở, ban, ngành; - UBND quận, huyện; - Cổng Thông tin điện tử TP; - Lưu: VT, KT, SKHĐT. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Hồ Kỳ Minh PHỤ LỤC I: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 (Kèm theo Quyết định số 2884/QĐ-UBND ngày 31/8/2021 của UBND thành phố Đà Nẵng) STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Năm 2024 Năm 2025 I Hợp tác xã (HTX) 1 Tỷ trọng đóng góp vào GDP % 2 Tổng số hợp tác xã HTX 142 154 166 178 190 Trong đó: Số hợp tác xã đang hoạt động HTX Số hợp tác xã ngừng hoạt động HTX Số hợp tác xã thành lập mới HTX 12 12 12 12 12 Số hợp tác xã giải thể HTX 3 Tổng số thành viên hợp tác xã người 14.893 15.103 15.293 15.493 15.688 Trong đó: Số thành viên mới thành viên Số thành viên ra khỏi hợp tác xã thành viên 4 Tổng số lao động thường xuyên trong HTX thành viên 14.893 15.103 15.293 15.493 15.688 Trong đó: Số lao động thường xuyên mới Người Số lao động là thành viên hợp tác xã người 14.893 15.103 15.293 15.493 15.688 5 Doanh thu bình quân một hợp tác xã tr.đồng/năm 3.125 3.451 3.600 3.900 3.850 Trong đó: tr.đồng/năm Doanh thu của HTX với thành viên tr.đồng/năm 6 Lãi bình quân một hợp tác xã tr.đồng/năm 110 125 145 165 152 7 Thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong hợp tác xã tr.đồng/năm 4 5 6 7 6 8 Tổng số cán bộ quản lý hợp tác xã người 568 616 664 712 760 Trong đó: Số cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo đạt trình độ sơ, trung cấp người 200 250 270 275 290 Số cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo đạt trình độ cao đẳng, đại học trở lên người 368 366 394 437 368 II Liên hiệp hợp tác xã 1 Tổng số Liên hiệp hợp tác xã LH HTX 1 1 1 2 2 Trong đó: Số Liên hiệp HTX thành lập mới LH HTX - - 1 2 2 Số Liên hiệp HTX giải thể LH HTX 1 2 Tổng số hợp tác xã thành viên HTX 5 5 5 10 10 3 Tổng số lao động trong Liên hiệp HTX người 50 50 50 100 110 4 Doanh thu bình quân của một Liên hiệp HTX tr.đồng/năm 4.000 4.000 4.500 5.000 6.000 5 Lãi bình quân của một Liên hiệp HTX tr.đồng/năm 280 280 290 300 320 PHỤ LỤC II: SỐ LƯỢNG HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ, TỔ HỢP TÁC PHÂN LOẠI THEO NGÀNH NGHỀ NĂM 2020 - 2025 (Kèm theo Quyết định số 2884/QĐ-UBND ngày 31/8/2021 của UBND thành phố Đà Nẵng) STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Năm 2024 Năm 2025 1 Hợp tác xã Tổng số hợp tác xã HTX 142 154 166 178 190 Chia ra: Hợp tác xã nông - lâm - ngư - diêm nghiệp HTX 65 71 74 79 84 Hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp HTX 27 30 33 35 38 Hợp tác xã xây dựng HTX Hợp tác xã tín dụng HTX Hợp tác xã thương mại -vận tải HTX 50 53 59 64 68 Hợp tác xã vận tải HTX Hợp tác xã khác HTX 2 Liên hiệp Hợp tác xã Tổng số Liên hiệp hợp tác xã LHHTX 1 1 1 2 2 Chia ra: Liên hiệp Hợp tác xã Nông - Lâm - Ngư - Diêm nghiệp LHHTX 1 1 - - - Liên hiệp Hợp tác xã Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp LHHTX Liên hiệp Hợp tác xã Xây dựng LHHTX Liên hiệp Hợp tác xã Tín dụng LHHTX Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại LHHTX - - 1 1 1 Liên hiệp Hợp tác xã Vận tải LHHTX 1 1 Liên hiệp Hợp tác xã khác LHHTX
{ "issuing_agency": "Thành phố Đà Nẵng", "promulgation_date": "31/08/2021", "sign_number": "2884/QĐ-UBND", "signer": "Hồ Kỳ Minh", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-2231-QD-CTN-thanh-lap-Hoi-dong-tu-van-dac-xa-2016-327974.aspx
Quyết định 2231/QĐ-CTN thành lập Hội đồng tư vấn đặc xá 2016
CHỦ TỊCH NƯỚC ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 2231/QĐ-CTN Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2016 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG TƯ VẤN ĐẶC XÁ NĂM 2016 CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Căn cứ Điều 88 và Điều 91 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Căn cứ Điều 25 của Luật đặc xá năm 2007; Theo đề nghị của Chính phủ tại Tờ trình số 402/TTr-CP, ngày 13/10/2016, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Thành lập Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2016 gồm các thành viên sau: 1. Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng; 2. Thứ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, Ủy viên thường trực; 3. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trung tướng Lê Chiêm, Ủy viên; 4. Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Chủ tịch nước Giang Sơn, Ủy viên; 5. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Mạnh Hà, Ủy viên; 6. Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Sơn, Ủy viên; 7. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Hữu Thể, Ủy viên; 8. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Ủy viên; 9. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng, Ủy viên; 10. Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Bùi Thị Thanh, Ủy viên. Điều 2. Trách nhiệm của Hội đồng tư vấn đặc xá: 1. Triển khai Quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước; hướng dẫn cụ thể về đối tượng, điều kiện của người được đề nghị đặc xá và trình tự, thủ tục, thời gian thực hiện Quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước; 2. Xem xét, thẩm định hồ sơ, danh sách người đủ điều kiện và danh sách người không đủ điều kiện đề nghị đặc xá do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trình; 3. Xem xét, lập và trình Chủ tịch nước danh sách người đủ điều kiện và danh sách người không đủ điều kiện đề nghị đặc xá để Chủ tịch nước quyết định; 4. Thực hiện nhiệm vụ khác về đặc xá do Chủ tịch nước giao; 5. Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặc xá chịu trách nhiệm trước Chủ tịch nước về hoạt động của Hội đồng tư vấn đặc xá theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều này. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Thủ tướng Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng tư vấn đặc xá có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Văn phòng Chính phủ; - Lưu: VT, PL. CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trần Đại Quang
{ "issuing_agency": "Chủ tịch nước", "promulgation_date": "17/10/2016", "sign_number": "2231/QĐ-CTN", "signer": "Trần Đại Quang", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-11-2020-QD-UBND-sua-doi-Quyet-dinh-quy-dinh-kinh-phi-boi-thuong-thu-hoi-dat-Vinh-Long-437366.aspx
Quyết định 11/2020/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định quy định kinh phí bồi thường thu hồi đất Vĩnh Long
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 11/2020/QĐ-UBND Vĩnh Long, ngày 13 tháng 3 năm 2020 QUYẾT ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 33/2016/QĐ-UBND NGÀY 30/11/2016 CỦA UBND TỈNH QUY ĐỊNH VỀ KINH PHÍ TỔ CHỨC THỰC HIỆN BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ CƯỠNG CHẾ KIỂM ĐẾM, CƯỠNG CHẾ THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015; Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22/6/2015; Căn cứ Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Căn cứ Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Căn cứ Nghị định số 06/2020/NĐ- CP ngày 03/01/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung điều 17 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Căn cứ Thông tư số 74/2015/TT-BTC ngày 5/5/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 54/TTr-STC ngày 17/02/2020. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định kèm theo Quyết định số 33/2016/QĐ-UBND ngày 30/11/2016 của UBND tỉnh quy định về kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long: 1. Khoản 2 Điều 2 được sửa đổi như sau: “2. Riêng các dự án, tiểu dự án thực hiện trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư; dự án, tiểu dự án xây dựng công trình hạ tầng theo tuyến, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường được lập dự toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án, tiểu dự án theo khối lượng công việc thực tế với mức trích tối đa là 4% tổng số kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án, tiểu dự án”. 2. Điểm a khoản 4 Điều 2 được sửa đổi như sau: “a) Đối với những dự án có thành lập Ban chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng cấp tỉnh thì kinh phí được sử dụng cho Ban chỉ đạo là 5% và kinh phí được sử dụng cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện, thị xã và thành phố hoặc tổ chức phát triển quỹ đất được giao nhiệm vụ lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là 65%; Đối với những dự án không có thành lập Ban chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng cấp tỉnh thì kinh phí được sử dụng cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện, thị xã và thành phố hoặc tổ chức phát triển quỹ đất được giao nhiệm vụ lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là 70%”. 3. Bổ sung điểm c khoản 2 Điều 4 như sau: “c) Mức chi cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thực hiện cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất đối với ngày nghỉ, ngày lễ thực hiện theo quy định”. 4. Bổ sung khoản 5 Điều 4 như sau: “5. Nội dung chi và mức chi cho hoạt động của Ban chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng cấp tỉnh theo quy chế được duyệt của Ban chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng cấp tỉnh”. Điều 2. Điều khoản thi hành Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Xây dựng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh và thủ trưởng các tổ chức, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Điều 3. Hiệu lực thi hành Các nội dung khác giữ nguyên theo Quyết định số 33/2016/QĐ-UBND , ngày 30/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/3/2020./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Tài chính; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Thường trực Tỉnh ủy-HĐND tỉnh; - CT và các PCT UBND tỉnh; - UBMTTQ Việt Nam tỉnh; - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; - Sở Tư Pháp; - Đài PT-TH tỉnh; Báo Vĩnh Long; - Trung tâm tin học - Công báo tỉnh; - Các phòng nghiên cứu; - Lưu: VT.5.08.04. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Trần Hoàng Tựu
{ "issuing_agency": "Tỉnh Vĩnh Long", "promulgation_date": "13/03/2020", "sign_number": "11/2020/QĐ-UBND", "signer": "Trần Hoàng Tựu", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Ke-hoach-342-KH-UBND-2023-thuc-hien-Chi-thi-38-CT-TU-cong-tac-phong-chay-chua-chay-Lao-Cai-579137.aspx
Kế hoạch 342/KH-UBND 2023 thực hiện Chỉ thị 38-CT/TU công tác phòng cháy chữa cháy Lào Cai
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 342/KH-UBND Lào Cai, ngày 22 tháng 08 năm 2023 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 38-CT/TU NGÀY 24/7/2023 CỦA TỈNH ỦY LÀO CAI VỀ TIẾP TỤC TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ Thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TU ngày 24/7/2023 của Tỉnh ủy Lào Cai về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (viết tắt là PCCC và CNCH); Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết, Kết luận của Đảng, Chính phủ; quy định của pháp luật, hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương, Chỉ thị số 38-CT/TU ngày 24/7/2023 của Tỉnh ủy Lào Cai về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCCC và CNCH với quan điểm chỉ đạo: Người dân là trung tâm, là chủ thể, đặt an toàn, tính mạng người dân là trên hết, trước hết; bảo đảm an toàn không để xảy ra cháy, nổ góp phần ổn định an ninh, TTATXH phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Trong công tác PCCC phải lấy phòng ngừa là chính, phòng là “xây”, chữa là “chống”, lấy phòng là “cơ bản - chiến lược - lâu dài”, làm tốt công tác phòng cháy để giảm công tác chữa cháy với mục tiêu: Từng nhà an toàn - Từng nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp an toàn - Từng khu phố an toàn - Từng xã, phường, thị trấn an toàn. 2. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, đặc biệt người đứng đầu các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác PCCC và CNCH; Huy động tối đa, hiệu quả các điều kiện về nhân lực, thiết bị, vật tư tại chỗ để thực hiện tốt các giải pháp, biện pháp phòng ngừa, kịp thời xử lý khi có sự cố cháy, nổ xảy ra. 3. Việc tổ chức quán triệt, triển khai Chỉ thị phải được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, xác định rõ nhiệm vụ của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương theo phương châm 04 rõ “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian hoàn thành” và 03 vừa “vừa học, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm”. II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM 1. Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 38-CT/TU ngày 24/7/2023 của Tỉnh ủy Lào Cai về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCCC và CNCH đến từng cán bộ, Đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang và quần chúng nhân dân. Tiếp tục tập trung thực hiện hiệu quả các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Công an, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác PCCC và CNCH, trọng tâm là Kết luận số 02-KL/TW ngày 18/5/2021 của Ban Bí thư khóa XIII về tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCCC; Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác PCCC trong tình hình mới; Công điện số 441/CĐ-TTg ngày 22/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng..., các văn bản của Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo, triển khai về công tác PCCC và CNCH. Người đứng đầu cấp ủy, Thủ trưởng các đơn vị phải xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục, phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể để triển khai thực hiện nghiêm, hiệu quả. 2. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm của mình, xác định rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác PCCC và CNCH, là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết, không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Xem xét, xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị, cơ sở, doanh nghiệp nếu để tình hình vi phạm pháp luật về PCCC phức tạp, gây dư luận xấu hoặc xảy ra các vụ cháy, nổ gây hậu quả nghiêm trọng trở lên do thiếu lãnh đạo, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm trong phạm vi quản lý của mình đối với công tác PCCC và CNCH theo các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. 3. Tập trung rà soát, đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách, pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn về công tác PCCC và CNCH đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật, phù hợp với điều kiện thực tiễn, tình hình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Chú trọng nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, phương án PCCC và CNCH, nhất là tại các địa bàn, khu vực trọng điểm, khu đô thị, khu công nghiệp, khu thương mại có nguy cơ cháy, nổ cao, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; triển khai, thực hiện đồng bộ quy hoạch hạ tầng PCCC theo Quyết định số 819/QĐ-TTg ngày 07/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch hạ tầng PCCC thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh đảm bảo thống nhất, đồng bộ gắn với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. 4. Tiếp tục tăng cường, đổi mới về nội dung, hình thức công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và xây dựng phong trào toàn dân tham gia PCCC và CNCH vừa có chiều rộng, vừa chuyên sâu, dễ hiểu, dễ tiếp thu, dễ áp dụng vào thực tiễn bằng các giải pháp cụ thể tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và mọi tầng lớp nhân dân đối với công tác PCCC và CNCH nhất là đối với học sinh, sinh viên, đội ngũ lao động trẻ trong xã hội..., hướng dẫn kỹ năng an toàn PCCC và CNCH, kỹ năng thoát hiểm tại địa bàn nông thôn, miền núi, khu vực có rừng. Thực hiện tốt công tác ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH. Nhân rộng các mô hình bảo đảm an toàn về PCCC và CNCH tại các khu dân cư, hộ gia đình, các địa bàn, cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao; kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác PCCC và CNCH. 5. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về PCCC và CNCH. Tất cả các hành vi vi phạm về PCCC và CNCH phải được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật hiện hành và bắt buộc khắc phục đối với các cơ sở không đảm bảo điều kiện an toàn PCCC và CNCH. Các cơ sở vi phạm phải được công khai và thông báo đến chính quyền cơ sở, khu dân cư để người dân biết tham gia giám sát. Việc thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở trong diện quản lý phải thực hiện nghiêm ngặt, chặt chẽ, đúng quy định, không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm. 6. Kiện toàn, củng cố về nhân lực, cơ sở vật chất cho các lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở, lực lượng PCCC chuyên ngành, bảo đảm hoạt động hiệu quả, thực chất. Xây dựng cơ chế, quy chế phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng trong thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và CNCH. Thường xuyên tổ chức tập huấn, diễn tập, thực tập các phương án, tình huống xử lý sự cố cháy, nổ và CNCH; 100% người làm nhiệm vụ PCCC tại các cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC phải được tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ về PCCC và CNCH. Tăng cường nguồn lực đầu tư cho công tác PCCC và CNCH, xây dựng, trang bị cơ sở vật chất, hậu cần cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH, xây dựng và phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, kỹ thuật về PCCC và CNCH (giao thông, nguồn nước, thông tin liên lạc, hệ thống cảnh báo sự cố, tai nạn...). Nghiên cứu tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số trong hoạt động PCCC và CNCH. III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ 1. Công an tỉnh - Chủ trì tham mưu UBND tỉnh tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời chấn chỉnh việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác PCCC và CNCH tại các cơ quan, đơn vị, địa phương; báo cáo UBND tỉnh xem xét trách nhiệm đối với người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương thiếu trách nhiệm trong chỉ đạo, quản lý, điều hành để xảy ra các vụ cháy, nổ, tai nạn gây hậu quả nghiêm trọng; truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Tổ chức rút kinh nghiệm vụ cháy, kiến nghị cơ quan chức năng, chính quyền địa phương khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý Nhà nước về PCCC và CNCTT - Tiếp tục tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH cho lực lượng nòng cốt thực hiện công tác PCCC và CNCH ở cơ sở, người đứng đầu đơn vị, cơ sở, Công an cấp xã, lực lượng dân phòng, PCCC cơ sở, chuyên ngành, người lao động và hộ gia đình. Năm 2023 bảo đảm 100% hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh được tiếp cận với nội dung, tài liệu, khuyến cáo, tờ rơi... hướng dẫn về an toàn PCCC; xây dựng phong trào toàn dân PCCC và CNCH, nhân rộng các mô hình bảo đảm an toàn về PCCC và CNCH tại các khu dân cư, hộ gia đình, các địa bàn, cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao. - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về PCCC và CNCH. Các hành vi vi phạm về PCCC và CNCH phải được phát hiện, khắc phục và xử lý nghiêm theo quy định. Công khai các cá nhân, tổ chức vi phạm quy định về PCCC trên phương tiện thông tin đại chúng và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các cá nhân, tổ chức cố tình đưa dự án, công trình, cơ sở vào sử dụng nhưng không bảo đảm các điều kiện an toàn về PCCC và CNCH (hàng tuần lập danh sách, thông báo gửi cơ quan thông tin, truyền thông, Trang thông tin điện tử Công an tỉnh đăng công khai để các cơ quan chức năng, người dân cùng tham gia giám sát). Việc thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở trong diện quản lý phải thực hiện nghiêm ngặt, chặt chẽ, đúng quy định, không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm. - Tập trung rà soát, đề xuất kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách, pháp luật về công tác PCCC và CNCH đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật. Tiếp tục đề xuất kiến nghị để hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình về PCCC và CNCH phù hợp với điều kiện thực tiễn, tình hình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. - Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải - Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, UBND cấp huyện, Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh tổ chức hướng dẫn trực tiếp, cụ thể, chi tiết cho chủ cơ sở còn khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện thủ tục thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân....bảo đảm kết hợp hài hoà giữa nhiệm vụ bảo đảm an toàn PCCC với yêu cầu duy trì thông suốt các hoạt động kinh tế, xã hội của tỉnh (hoàn thành việc kiểm tra, hướng dẫn trước 30/10/2023). - Tập trung chỉ đạo, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong công tác thẩm duyệt thiết kế về PCCC đối với các dự án, công trình trên địa bàn tỉnh; nghiệm thu về PCCC đưa công trình vào hoạt động bảo đảm đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC và CNCH; phối hợp các cơ quan chức năng, đơn vị, địa phương rà soát, kiểm tra, xử lý đối với các công trình hoạt động nhưng không được thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC, không được cơ quan quản lý cấp phép theo quy định pháp luật; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực PCCC. Triển khai kịp thời, thống nhất, hiệu quả việc cung cấp dịch vụ công đối với các thủ tục hành chính trong lĩnh vực PCCC toàn trình, một phần trên Cổng dịch vụ công Bộ Công an (100% thủ tục hành chính về PCCC được tiếp nhận và giải quyết trên Cổng dịch vụ công của Bộ công an). - Tập trung xây dựng lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Tổ chức lực lượng, phương tiện PCCC và CNCH phù hợp tại các địa bàn trọng điểm, tăng cường huấn luyện, thực tập, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ PCCC, CNCH cho lực lượng PCCC cơ sở, lực lượng PCCC chuyên ngành và dân phòng; tổ chức thường trực chữa cháy và CNCH bảo đảm 24/24 giờ trong ngày; tổ chức xây dựng, thực tập phương án, tình huống xử lý sự cố cháy, nổ và CNCH. Hàng năm, tham mưu tổ chức diễn tập ít nhất 01 phương án chữa cháy và CNCH huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia có quy mô cấp tỉnh; hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp tổ chức thực tập phương án chữa cháy ít nhất 01 lần/01 năm và phương án CNCH ít nhất 02 năm/lần theo quy định; phối hợp các đơn vị Kiểm lâm, Quân đội xây dựng phương án, kế hoạch huy động các đơn vị trong công tác PCCC rừng, đồng thời thực hiện tốt công tác nắm tình hình diễn biến thời tiết, xác định, phân vùng những khu vực trọng điểm, xung yếu, thường xuyên chịu ảnh hưởng, tác động của thiên tai để chủ động phối hợp trong công tác ứng phó với các tình huống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. - Tham mưu cấp ủy, chính quyền và các cơ quan, tổ chức kiện toàn, củng cố về nhân lực, cơ sở vật chất cho các lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở, lực lượng PCCC chuyên ngành, bảo đảm hoạt động hiệu quả, thực chất. Xây dựng cơ chế phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng trong thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và CNCH; tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết trang bị phương tiện cho lực lượng dân phòng trên địa bàn tỉnh (hoàn thành trước 30/10/2023). - Triển khai công tác bảo vệ an toàn các sự kiện chính trị của đất nước, của tỉnh; các mục tiêu, công trình trọng điểm, hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đoàn khách quốc tế tại địa phương. - Phối hợp các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh triển khai, thực hiện hiệu quả Quyết định số 819/QĐ-TTg ngày 07/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch hạ tầng PCCC thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh đảm bảo thống nhất, đồng bộ theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định. - Định kỳ tổ chức thống kê, báo cáo công tác PCCC và CNCH trên địa bàn tỉnh theo quy định; đề xuất nhân rộng và khen thưởng kịp thời các điển hình tiên tiến; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác PCCC&CNCH trên địa bàn tỉnh. 2. Sở Giao thông vận tải - Xây dựng - Chủ trì, nghiên cứu, phối hợp với Công an tỉnh và các ngành, đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất áp dụng các, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC phù hợp với các công trình xây dựng đặc thù của địa phương theo yêu cầu tại QCVN 06:2022/BXD của Bộ Xây dựng. - Rà soát đề xuất, kiến nghị các Bộ, ngành Trung ương điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC và CNCH đảm bảo với tình hình và điều kiện thực tế tại địa phương; phối hợp với Công an tỉnh (cơ quan chủ trì) thực hiện việc hướng dẫn, tháo gỡ, khắc phục những tồn tại, hạn chế về PCCC và CNCH đối với các công trình xây dựng, bảo đảm kết hợp hài hoà giữa nhiệm vụ bảo đảm an toàn PCCC với yêu cầu duy trì thông suốt các hoạt động kinh tế, xã hội của tỉnh; phối hợp Công an tỉnh khẩn trương khắc phục bất cập về giao thông, cấp nước chữa cháy tại các khu công nghiệp, khu đô thị để phục vụ chữa cháy, CNCH (phối hợp Công an tỉnh thực hiện, hoàn thành song trước 30/10/2023). - Tổ chức quản lý chặt chẽ hoạt động đầu tư, xây dựng, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các dự án công trình vi phạm quy định trong hoạt động đầu tư, xây dựng. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chỉ thực hiện thẩm định, cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình thuộc đối tượng thẩm duyệt thiết kế về PCCC khi có văn bản góp ý giải pháp, giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC của cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH; chỉ nghiệm thu chất lượng công trình xây dựng khi có văn bản chấp thuận nghiệm thu về PCCC của cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH theo quy định. - Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác kiểm tra xử lý trật tự xây dựng, về cấp phép xây dựng; đặc biệt chú ý việc tự chuyển đổi công năng của các công trình, nhất là các công trình nhà ở riêng lẻ sang kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, nhà hàng, khách sạn, kho bảo quản hàng hóa, cơ sở sản xuất,... tại các địa phương; trường hợp không đảm bảo theo quy định về xây dựng phải xử lý cương quyết, rút giấy phép xây dựng, cưỡng chế phá dỡ công trình, hạng mục công trình xây dựng không phép, không đúng giấy phép; đồng thời thông báo cho các cơ quan liên quan thu hồi giấy phép theo đúng quy định; không để công trình xây dựng không phép, không đúng công năng, không đúng mục đích sử dụng đất, không đảm bảo an toàn PCCC, hành vi vi phạm về lấn chiếm hành lang, lối thoát hiểm...; phối hợp chỉ đạo giải phóng phần diện tích đất dành cho thoát hiểm đã được quy hoạch sau các khu dân cư. - Nghiên cứu đề xuất lồng ghép nội dung hướng dẫn kỹ năng phòng chống cháy, nổ, xử lý, ứng phó với các sự cố, tai nạn vào nội dung đào tạo lái xe (thực hiện trong năm 2023 và các năm tiếp theo). 3. Sở Công Thương - Chỉ đạo các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất; các dự án đầu tư trong các khu công nghiệp thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về quy hoạch, xây dựng, PCCC và CNCH. Phối hợp với Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức kiểm tra, rà soát công tác PCCC tại các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các chợ, trung tâm thương mại, kho xăng dầu, cơ sở chiết nạp LPG, hoá chất, vật liệu nổ công nghiệp... đảm bảo các điều kiện an toàn sản xuất, an toàn PCCC; các điều kiện đảm bảo phục vụ công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. - Chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố rà soát các cơ sở kinh doanh, bảo quản hóa chất, chất hàng nguy hiểm cháy nổ cao ở khu dân cư, nơi tập trung đông người để có kế hoạch di dời, bảo đảm an toàn về PCCC và CNCH. - Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoàn thiện Luật sửa đổi bổ sung Luật Điện lực; nghiên cứu đề xuất bổ sung quy định về quản lý, sử dụng điện sau công tơ. Làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong quản lý sử dụng điện tại các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh và hộ gia đình; chỉ đạo Công ty điện lực phối hợp các cơ quan chức năng, thực hiện kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong sử dụng điện theo thẩm quyền (thực hiện trong năm 2023 và các năm tiếp theo). 4. Sở Giáo dục và Đào tạo - Triển khai thực hiện nghiêm túc Thông tư số 06/2022/TT-BGDĐT ngày 11/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn trang bị kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục. Tổ chức tập huấn kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH cho đội ngũ cán bộ giáo viên, cán bộ quản lý trong các cơ sở giáo dục để đảm bảo điều kiện triển khai đạt chất lượng, hiệu quả (thực hiện trong năm 2023 và các năm tiếp theo). - Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan xây dựng tài liệu, giáo trình, bài giảng, hoàn thiện chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH, kỹ năng phòng chống đuối nước theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo để lồng ghép vào chương trình giảng dạy, hoạt động ngoại khóa và hoạt động trải nghiệm trong cơ sở giáo dục phù hợp với từng cấp học, ngành học theo quy định hiện hành. - Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về PCCC và CNCH; thường xuyên tự kiểm tra an toàn PCCC các cơ sở quản lý, có kế hoạch khắc phục các tồn tại, hạn chế và thường xuyên duy trì, bảo dưỡng đối với hệ thống, trang thiết bị PCCC và CNCH đã được trang bị, kịp thời phát hiện và khắc phục các nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ; xây dựng phương án, tổ chức thực hành, diễn tập kiến thức kỹ năng về PCCC và CNCH cho giáo viên, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục. - Chủ động phối hợp với lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH tổ chức tập huấn kiến thức, kỹ năng về thoát nạn, PCCC cho đội ngũ cán bộ giáo viên, cán bộ quản lý trong các cơ sở giáo dục, đảm bảo làm tốt công tác phòng ngừa, kịp thời xử lý khi có tình huống xảy ra tại trụ sở cơ quan, trường học (thực hiện trong năm 2023 và các năm tiếp theo). 5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội - Tham mưu chỉ đạo, triển khai thực hiện Quyết định số 1248/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021 - 2030; Công điện số 398/CĐ-TTg ngày 02 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống đuối nước trẻ em và đẩy mạnh công tác phối hợp liên ngành phòng, chống đuối nước trẻ em. - Hướng dẫn, tổ chức thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động và tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động. - Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc Thông tư số 04/2021/TT-BLĐTBXH ngày 30/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn một số chế độ đối với người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy, phục vụ chữa cháy, thành viên đội dân phòng, đội PCCC cơ sở và chuyên ngành. - Hướng dẫn thực hiện chế độ đối với người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy và phục vụ chữa cháy theo lệnh triệu tập, huy động của người có thẩm quyền trong trường hợp bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa, bị thương thuộc các trường hợp quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, bị chết, trong các trường hợp quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; chế độ đối với thành viên đội dân phòng, đội PCCC cơ sở và chuyên ngành khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC; chế độ đối với thành viên đội dân phòng, đội PCCC cơ sở và chuyên ngành khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC bị tai nạn, tổn hại sức khỏe hoặc bị chết (thực hiện trong năm 2023 và các năm tiếp theo). 6. Sở Nội vụ - Phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông nghiên cứu đưa nội dung tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về PCCC và CNCH vào kế hoạch, nội dung đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh hàng năm. - Kịp thời tham mưu, đề xuất về chế độ, chính sách đặc thù cho lực lượng chữa cháy và CNCH phù hợp với Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động doanh nghiệp; tính chất công việc, điều kiện, khả năng của ngân sách của địa phương và cân đối với các lực lượng khác. - Chủ trì, phối hợp rà soát kiện toàn Ban Chỉ đạo PCCC và CNCH các cấp; phối hợp với Công an tỉnh đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện công tác PCCC và CNCH trên địa bàn tỉnh (thực hiện trong năm 2023 và các năm tiếp theo). 7. Sở Văn hóa và Thể thao - Tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí như karaoke, quán bar, vũ trường, cơ sở thể thao... theo thẩm quyền. Kiểm soát chặt chẽ các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật trước khi cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ karaoke, quán bar, vũ trường; rút giấy phép kinh doanh ngay đối với các cơ sở không đủ điều kiện an toàn về PCCC, an ninh trật tự theo kiến nghị của cơ quan Công an hoặc các cơ quan có thẩm quyền. - Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi quy định về cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường theo hướng quy định chặt chẽ hơn về điều kiện cấp phép kinh doanh, chỉ cấp phép khi các cơ sở đủ điều kiện an toàn về PCCC, an ninh trật tự (thực hiện trong năm 2023 và các năm tiếp theo). 8. Sở Du lịch - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các điều kiện an toàn đối với các điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú (nhà nghỉ, khách sạn, homestay...) và các cơ sở phục vụ du lịch trên địa bàn tỉnh. - Phối hợp UBND các huyện, thị xã, thành phố và lực lượng Công an kiểm soát chặt chẽ các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật; xử lý nghiêm đối với các cơ sở kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý không đủ điều kiện an toàn về PCCC và CNCH theo quy định của pháp luật. - Rà soát, kiểm tra, yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn PCCC và CNCH, phòng chống đuối nước cho khách du lịch đối với những địa điểm du lịch trên địa bàn tỉnh (thực hiện trong năm 2023 và các năm tiếp theo). 9. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Tăng cường công tác PCCC rừng trên địa bàn tỉnh, nhất là các khu vực trọng điểm có nguy cơ về cháy rừng, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện công tác PCCC rừng, nhất là rừng phòng hộ, đặc dụng. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng và phát hiện sớm cháy rừng, nâng cao chất lượng, hiệu quả PCCC rừng, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do các vụ cháy rừng. - Nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia về PCCC rừng; đề xuất đầu tư kinh phí, trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy rừng cho lực lượng Kiểm lâm, chủ rừng ...; phối hợp tham mưu xây dựng Quy hoạch hạ tầng PCCC rừng giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050. - Phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng, thực tập hiệu quả các phương án PCCC rừng; tham mưu BCĐ PCCC rừng tỉnh tăng cường chỉ đạo thực hiện các giải pháp PCCC rừng, duy trì hoạt động hiệu quả các Tổ, Đội PCCC rừng,... - Chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC rừng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về PCCC rừng; kiểm tra, hướng dẫn các chủ rừng, chủ đầu tư đánh giá hiệu quả của đường băng cản lửa, nguồn nước, việc cắm biển cảnh báo; tăng cường tuyên truyền, khuyến cáo người dân trong việc đốt nương làm rẫy (trong đó lưu ý cấp nguy hiểm cháy rừng trong từng thời điểm trong năm); sẵn sàng lực lượng, phương tiện, hậu cầu trực, ứng trực thường xuyên và tổ chức chữa cháy rừng kịp thời, có hiệu quả (thực hiện trong năm 2023 và các năm tiếp theo). 10. Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh - Chủ động triển khai, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về PCCC và CNCH trong các cơ sở thuộc phạm vi quản lý, không để cháy, nổ xảy ra. - Chỉ đạo các cơ quan đơn vị trực thuộc hàng năm xây dựng kế hoạch, rà soát bổ sung phương án phòng chống cháy, nổ, phòng ngừa, ứng phó với các sự cố, tai nạn. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện tham gia diễn tập phương án và xử lý vụ việc cháy, nổ, tai nạn, sự cố; phối hợp với lực lượng Công an trong công tác PCCC và CNCH. - Tăng cường phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật về PCCC và CNCH, phòng chống, ứng phó thiên tai để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân; xây dựng phong trào toàn dân tham gia PCCC và CNCH tại địa bàn đóng quân. - Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh xây dựng quy chế phối hợp trong công tác PCCC và CNCH đối với các cơ sở quốc phòng theo Nghị định số 78/2011/NĐ-CP ngày 01/9/2011 của Chính phủ quy định việc phối hợp giữa Bộ Công an với Bộ Quốc phòng trong tổ chức thực hiện công tác PCCC đối với cơ sở quốc phòng; Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-BCA-BQP ngày 03/9/2014 của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng về quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 78/2011/NĐ-CP. Định kỳ tiến hành sơ kết, tổng kết để đánh giá kết quả thực hiện, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung những bất cập, không còn phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương; đảm bảo an toàn PCCC đối với các đơn vị trực thuộc (thực hiện trong năm 2023 và các năm tiếp theo). 11. Sở Kế hoạch và Đầu tư - Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh sớm hoàn thành việc tích hợp nội dung quy hoạch hạ tầng về PCCC theo Quyết định số 819/QĐ-TTg ngày 07/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch hạ tầng PCCC thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh vào quy hoạch chung của tỉnh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. - Chủ trì tham mưu UBND tỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn và hàng năm để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ công tác PCCC và CNCH theo quy định của Luật đầu tư công và các quy định của pháp luật liên quan bảo đảm cho công tác PCCC và CNCH. Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh bố trí nguồn vốn đầu tư công trên cơ sở đề xuất của Công an tỉnh đảm bảo cho công tác PCCC và CNCH theo quy định của Luật Đầu tư công và các quy định pháp luật liên quan; nghiên cứu huy động nguồn lực để từng bước tăng cường trang thiết bị, phương tiện đáp ứng yêu cầu cho lực lượng tham gia thực hiện công tác PCCC và CNCH, nhất là tại các khu vực có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. - Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính và Sở Giao thông vận tải - Xây dựng tham mưu UBND tỉnh tập trung các nguồn lực để xây dựng và phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật về PCCC và CNCH trên địa bàn tỉnh (giao thông, nguồn nước, thông tin liên lạc, hệ thống cảnh báo sự cố, tai nạn...); tăng cường ngân sách cho các dự án, công trình có vốn đầu tư công để khắc phục những tồn tại về an toàn PCCC (thực hiện trong năm 2023 và các năm tiếp theo). 12. Sở Tài chính - Căn cứ vào khả năng cân đối của ngân sách để tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện công tác PCCC và CNCH trên địa bàn tỉnh theo quy định. - Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác PCCC và CNCH theo quy định của Luật Đầu tư công năm 2019 và các quy định của pháp luật khác có liên quan. - Tiếp tục phối hợp triển khai thực hiện Nghị quyết số 21/2022/NQ-HĐND ngày 07/12/2022 của HĐND tỉnh về quy định mức hỗ trợ thường xuyên hàng tháng cho các chức danh Đội trưởng, Đội phó Đội dân phòng trên địa bàn tỉnh Lào Cai. (thực hiện trong năm 2023 và các năm tiếp theo). 13. Sở Tư pháp - Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh, tăng cường phổ biến tuyên truyền các quy định pháp luật về PCCC và CNCH trên địa bàn tỉnh. - Phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan liên quan thường xuyên rà soát, làm rõ những bất cập, hạn chế liên quan đến các quy định về PCCC và CNCH, để kịp thời đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình hiện nay. - Thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan, ban, ngành của tỉnh soạn thảo liên quan đến công tác PCCC và CNCH theo quy định hiện hành. 14. Sở Thông tin và Truyền thông - Chỉ đạo các cơ quan báo chí tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH; phát huy hiệu quả các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền giáo dục pháp luật về PCCC trên hệ thống báo, đài, cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai...phối hợp lực lượng Công an xây dựng tin, bài, phóng sự tuyên truyền rộng rãi quy định của pháp luật, kết quả xử lý vi phạm về PCCC của lực lượng Công an định kỳ hàng tuần, tháng trên Truyền hình VTV1, ANTV, các cơ quan thông tin, báo chí tỉnh Lào Cai ... - Khuyến cáo người dân cài đặt “App báo cháy 114” và quan tâm Zalo “Cục Cảnh sát PCCC và CNCH - Bộ Công an” để tiếp cận thông tin về PCCC và CNCH nhanh và chính xác. - Chủ trì phối hợp với Công an tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh triển khai ứng dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, chuyển đổi số trong công tác PCCC và CNCH phù hợp với điều kiện của địa phương và yêu cầu thực tiễn (thực hiện trong năm 2023 và các năm tiếp theo). 15. Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Lào Cai - Hàng tháng chủ động, phối hợp với Công an tỉnh xây dựng chuyên mục “Tạp chí an toàn phòng cháy, chữa cháy”. Đồng thời phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng các tin, bài và ưu tiên bố trí khung giờ phát sóng tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng PCCC, thoát hiểm, thoát nạn, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; mở chuyên mục tuyên truyền thường xuyên về PCCC và CNCH vào các khung giờ khán giả dễ theo dõi. - Phối hợp tổ chức đăng tải công khai các cơ sở đang bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động, cơ sở ngừng hoạt động, cơ sở không bảo đảm an toàn về PCCC để chính quyền địa phương, người dân biết, giám sát (thực hiện thường xuyên). 16. Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh - Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan trong công tác phê duyệt quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng, cấp giấy phép xây dựng cho các dự án, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ; chỉ phê duyệt dự án, công trình khi có văn bản trả lời kết quả thẩm duyệt thiết kế về PCCC. - Chủ động, phối hợp với Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố nơi có khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu trong công tác kiểm tra an toàn PCCC đối với các cơ sở thuộc phạm vi quản lý; đặc biệt chú ý với các cơ sở san chiết, nạp LPG, cơ sở lưu chứa, bảo quản, hoạt động vận chuyển và sử dụng hoá chất, vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ, kho bãi xuất nhập khẩu... đảm bảo các điều kiện an toàn sản xuất, an toàn PCCC; kiểm tra xử nghiêm các trường hợp vi phạm, đồng thời tổ chức thu hồi hoặc thông báo cho các cơ quan liên quan thu hồi giấy phép theo đúng quy định. Chú trọng việc xây dựng, tổ chức thực tập, diễn tập phương án PCCC theo quy định và trang bị phương tiện PCCC và CNCH phù hợp, đáp ứng yêu cầu chữa cháy khi có sự cố cháy, nổ xảy ra. - Kiện toàn, củng cố về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, huấn luyện cho lực lượng PCCC chuyên ngành, bảo đảm hoạt động hiệu quả, thực chất. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, rà soát bảo đảm các yêu cầu điều kiện cơ sở hạ tầng về giao thông, nguồn nước phục vụ công tác chữa cháy tại các khu kinh tế, khu công nghiệp. 17. Sở Khoa học và Công nghệ - Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường các hoạt động nghiên cứu,ứng dụng, chuyển giao các công nghệ tiên tiến vào hoạt động PCCC và CNCH; khuyến khích các tổ chức, cá nhân phát huy sáng kiến và áp dụng các giải pháp công nghệ về PCCC và CNCH. - Tham mưu thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ, thiết bị trong quá trình xem xét, lựa chọn công nghệ PCCC và CNCH phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn tỉnh đặc biệt đối với các công trình mang tính chất đặc thù tại địa phương. 18. Sở Tài nguyên và Môi trường Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan lập kế hoạch quy hoạch, bố trí quỹ đất để xây dựng doanh trại các Đội chữa cháy và CNCH khu vực và các Đội Cảnh sát PCCC và CNCH - Công an cấp huyện theo nội dung Đề án quy hoạch hạ tầng PCCC thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 819/QĐ-TTg ngày 07/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch hạ tầng PCCC thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh (thực hiện xong trong năm 2023). 19. Đề nghị Toà án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Tăng cường phối hợp với cơ quan Công an trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và kiến nghị phòng ngừa đối với cấp ủy, chính quyền địa phương sau xử lý về vi phạm, tội phạm trong lĩnh vực PCCC và CNCH; đảm bảo xử lý nghiêm minh nhằm răn đe, nâng cao ý thức của mọi người dân trong chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC và CNCH. 20. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lào Cai và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh - Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, vận động Nhân dân, đoàn viên, hội viên tích cực, tự giác, gương mẫu trong chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC và CNCH. Đẩy mạnh việc phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức về PCCC và CNCH bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng với nội dung phù hợp; tích cực vận động các tầng lớp nhân dân tham gia PCCC và CNCH, gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. - Đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCC và CNCH vào sinh hoạt định kỳ; coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của các tổ chức, đoàn thể và coi việc chấp hành pháp luật về PCCC và CNCH là một trong nhũng tiêu chí bình xét thi đua. - Tổ chức đăng ký thi đưa xây dựng khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp an toàn, điển hình tiên tiến về PCCC; xây dựng và củng cố lực lượng nòng cốt trong phong trào PCCC và CNCH ở cơ sở vững mạnh, đáp ứng yêu cầu theo phương châm “4 tại chỗ” (thực hiện trong năm 2023 và các năm tiếp theo). 21. Các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan - Triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 38-CT/TU ngày 24/7/2023 của Tỉnh ủy Lào Cai về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCCC và CNCH; Kế hoạch số 44/KH-UBND ngày 31/01/2023 của UBND tỉnh Lào Cai về triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới; các văn bản của Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo, thực hiện công tác PCCC và CNCH trên địa bàn. - Tăng cường tổ chức tuyên truyền kiến thức, pháp luật về PCCC, tích cực phối hợp với cơ quan chuyên môn thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Phòng cháy, chữa cháy và các văn bản liên quan đến công tác PCCC và CNCH. - Bảo đảm kinh phí hoạt động cho công tác PCCC và CNCH hàng năm theo quy định (tuyên truyền, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ; diễn tập, thực tập phương án chữa cháy, CNCH; mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc; mua sắm trang thiết bị phương tiện PCCC và CNCH; thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu các hạng mục, công trình,...). 22. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố - Ban hành kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TU ngày 24/7/2023 của Tỉnh ủy, cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với đặc điểm tình hình, yêu cầu, nhiệm vụ tại địa phương; phân công rõ trách nhiệm của các ban, ngành, đoàn thể, UBND cấp xã kèm theo cơ chế kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện và chế tài xử lý trách nhiệm, tạo chuyển biến tích cực trong công tác PCCC và CNCH; gắn trách nhiệm người đứng đầu các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác PCCC và CNCH. - Tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật về PCCC và CNCH, phòng chống đuối nước trẻ em để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, người dân; tập trung xây dựng phong trào toàn dân tham gia PCCC và CNCH; xây dựng và nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến, cụ thể: + Chỉ đạo Phòng Văn hóa và thông tin, UBND cấp xã tổ chức phát ít nhất 03 lần/tuần (bằng cả tiếng Việt và tiếng dân tộc) trên hệ thống truyền thanh cơ sở để tuyên truyền giáo dục pháp luật về PCCC và CNCH cho nhân dân, khoảng thời gian sáng sớm hoặc cuối buổi chiều. + Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trực tiếp tại các cơ quan, trường học, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu vực tập trung các cơ sở kinh doanh, khu dân cư...; lồng ghép tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt chi bộ, tổ dân phố, sinh hoạt hè để tuyên truyền, giáo dục trang bị kiến thức về PCCC và nâng cao tâm lý, kỹ năng xử lý khi xảy ra cháy, nổ, tai nạn, sự cố cho cán bộ, nhân dân; vận động cán bộ, Đảng viên, công chức, viên chức gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện mở lối thoát nạn thứ 2 (đối với 100% nhà ở hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh chưa có lối thoát nạn thứ 2 phải mở lối thoát nạn thứ 2 qua ban công, lô gia, lối lên mái, thang dây, ống tụt...); vận động xây dựng, tham gia Tổ liên gia an toàn PCCC tại khu dân cư; mỗi hộ gia đình tự trang bị ít nhất 01 bình chữa cháy, công cụ phá dỡ thô sơ phục vụ công tác chữa cháy ban đầu khi có sự cố, tình huống xảy ra; tuyên truyền cho người thân, bạn bè, gia đình cài đặt, sử dụng thành thạo app “Báo cháy 114”... kết hợp phát tài liệu, khuyến cáo, tờ rơi tuyên truyền và tổ chức ký cam kết đảm bảo an toàn về PCCC (hoàn thành trong năm 2023). + Tập trung tuyên truyền những kiến thức cơ bản về PCCC rừng; nguyên nhân xảy ra cháy và hậu quả do cháy rừng gây ra; phổ biến, giáo dục các biện pháp chủ yếu trong phòng cháy rừng và kỹ năng chữa cháy rừng, kỹ thuật sử dụng một số dụng cụ, phương tiện chữa cháy rừng; đánh giá đúng thực trạng nguy cơ cháy, khả năng cháy lan; đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp phòng, chống cháy rừng đã và đang triển khai như công tác xây dựng, tổ chức lực lượng chữa cháy tại chỗ, công tác xây dựng phương án PCCC rừng, thực tập phương án PCCC rừng và phương án thực hiện phương châm “4 tại chỗ” khi cháy xảy ra. + Chỉ đạo UBND cấp xã có rừng tuyên truyền thường xuyên việc chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về an toàn PCCC rừng qua hệ thống loa phát thanh tại các thôn, bản, tổ dân phố... (trong đó, chú trọng tuyên truyền cảnh báo các nguy cơ xảy ra cháy lan, cháy lớn do bất cẩn trong việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt; không xử lý, đốt rác cạnh khu vực rừng; không thắp hương, đốt vàng mã, đốt ong và vứt các vật có mồi lửa như: than, củi, tàn thuốc lá đang cháy...) trong và xung quanh khu vực rừng; tích cực tố giác cá nhân có hành vi phá hoại, đốt gây cháy rừng....; tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng đối với các chủ rừng là hộ gia đình và các hộ dân hoạt động sản xuất, canh tác gần rừng, chấp hành nghiêm túc việc sử dụng lửa đốt rác, đốt nương, đồng ruộng, đốt, dọn, xử lý thực bì để chuẩn bị đất trồng rừng và làm giảm vật liệu cháy cần thực hiện nghiêm theo quy định tại Khoản 3, Điều 47, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP . - Chỉ đạo tăng cường thực hiện kiểm tra công tác PCCC và CNCH thuộc phạm vi quản lý; chỉ đạo thành lập Tổ công tác trực tiếp kiểm tra, hướng dẫn giải quyết dứt điểm các công trình đang tồn tại vi phạm các quy định của pháp luật và không đảm bảo yêu cầu về PCCC và CNCH trên địa bàn quản lý; các cơ sở đưa vào hoạt động trước khi Luật PCCC có hiệu lực hiện không đảm bảo an toàn về PCCC; xử lý các hành vi vi phạm quy định về PCCC và CNCH theo thẩm quyền; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác bảo đảm an toàn PCCC và CNCH (hoàn thành kiểm tra, hướng dẫn khắc phục trước 30/10/2023). - Chỉ đạo thực hiện nghiêm việc thẩm định, cấp phép xây dựng, cấp phép kinh doanh đối với các công trình thuộc đối tượng thẩm duyệt, thiết kế về PCCC, đặc biệt là các cơ sở chuyển đổi công năng có nguy cơ cháy, nổ cao, cơ sở tập trung đông người. Khi cấp phép xây dựng, cải tạo đối với các nhà để ở, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh phải xem xét việc bảo đảm các quy định về an toàn PCCC và CNCH theo quy định. Tăng cường công tác hậu kiểm, kiên quyết thu hồi giấy đăng ký kinh doanh đối với các cơ sở không bảo đảm các điều kiện an toàn PCCC và CNCH sau khi có kết luận chính thức của các cơ quan, đơn vị liên quan. Đồng thời xử lý nghiêm, rút giấy phép xây dựng, cưỡng chế phá dỡ công trình, hạng mục công trình xây dựng trái phép, không đúng giấy phép, không đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC trong đầu tư xây dựng..., chấm dứt tình trạng xây dựng trái phép, không phép trên đất nông nghiệp không đảm bảo an toàn PCCC (thực hiện trong năm 2023 và các năm tiếp theo). - Công khai các dự án, công trình vi phạm quy định về PCCC trên phương tiện thông tin đại chúng để các cơ quan, tổ chức và người dân cùng tham gia giám sát (thực hiện thường xuyên). - Bảo đảm thực hiện Quy hoạch về phòng cháy, chữa cháy theo Quyết định số 819/QĐ-TTg ngày 07/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch hạ tầng PCCC thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh đảm bảo thống nhất, đồng bộ theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định; quản lý và ưu tiên bố trí kinh phí cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH, bảo đảm điều kiện cho các lực lượng này hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới chấm dứt xảy ra cháy gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm chết người; ưu tiên bố trí ngân sách cho các dự án, công trình có vốn đầu tư công để khắc phục những tồn tại về an toàn PCCC (thực hiện trong năm 2023 và các năm tiếp theo). - Chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm, tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các chủ rừng rà soát xây dựng phương án PCCC rừng thuộc địa bàn được phân cấp. Phối hợp kiểm tra, hướng dẫn các chủ rừng, chủ đầu tư thực hiện các quy định, biện pháp an toàn về PCCC rừng theo quy định của pháp luật, đặc biệt chú trọng kiểm tra, đánh giá hiệu quả của đường băng cản lửa, nguồn nước, việc cắm biển cảnh báo... Tuyên truyền và kiểm tra, khuyến cáo người dân trong việc đốt nương làm rẫy; phối hợp tham gia diễn tập ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn các cấp; sẵn sàng lực lượng, phương tiện, hậu cầu tham gia chữa cháy rừng kịp thời, hiệu quả… (hoàn thành trong năm 2023). - Chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, UBND các xã, phường, thị trấn hướng dẫn 100% lực lượng vũ trang, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện mở lối thoát nạn thứ 2 (đối với nhà từ 02 tầng trở lên thoát qua ban công, lô gia, lối lên mái, thang dây, ống tụt...), tự trang bị bình chữa cháy, công cụ phá dỡ thô sơ phục vụ công tác chữa cháy ban đầu khi có sự cố, tình huống xảy ra. Phấn đấu trong năm 2023, trên địa bàn tỉnh mỗi hộ gia đình phải có ít nhất 01 người được tập huấn kỹ năng chữa cháy và CNCH; mỗi hộ gia đình trang bị tối thiểu 01 bình chữa cháy; 100% các cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC phải bảo đảm đầy đủ các điều kiện an toàn PCCC và chuẩn bị các phương tiện cần thiết để sẵn sàng chữa cháy, CNCH tại chỗ, ngay từ cơ sở; có phương án xử lý tình huống cháy, nổ, thoát nạn an toàn và thường xuyên tổ chức thực tập phương án chữa cháy, phương án cứu nạn cứu hộ; chỉ đạo giải phóng phần diện tích đất dành cho thoát hiểm đã được quy hoạch sau các khu dân cư; tuyên truyền, hướng dẫn người dân cài đặt và sử dụng thành thạo ứng dụng Báo cháy 114; tham mưu huy động, bố trí nguồn lực, xã hội hoá để hỗ trợ các gia đình hộ nghèo, cận nghèo trang bị phương tiện chữa cháy ban đầu, dụng cụ phá dỡ thô sơ (hoàn thành trong năm 2023). - Chỉ đạo UBND cấp xã: Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về PCCC và CNCH theo phân cấp trên địa bàn để thực hiện công tác quản lý Nhà nước về PCCC; lập hồ sơ quản lý về PCCC đối với cơ sở thuộc diện quản lý; củng cố, xây dựng, duy trì hoạt động hiệu quả của lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở; thường xuyên sơ kết, nhân rộng mô hình Tổ liên gia an toàn PCCC, điểm chữa cháy công cộng... Hàng năm, 100% khu dân cư phải tự tổ chức thực tập phương án chữa cháy, CNCH theo các tình huống đã đề ra để nâng cao khả năng, kỹ năng xử lý tình huống cháy, nổ. - Chỉ đạo tăng cường công tác xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến theo hướng tự phòng, tự quản về PCCC tại khu dân cư, cơ quan, đơn vị, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; giải quyết chế độ, chính sách kịp thời, đúng quy định đối với người bị thương, hy sinh hoặc thiệt hại về tài sản khi tham gia chữa cháy, CNCH; kịp thời động viên, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác PCCC và CNCH; vận động, khuyến khích người dân tình nguyện tham gia công tác PCCC và CNCH. - Chỉ đạo rà soát, thống kê các cơ sở, khu dân cư trên địa bàn quản lý, nhất là cơ sở, khu dân cư có nguy cơ cháy nổ cao; không bỏ sót, bỏ lọt cơ sở; tích cực vận động Nhân dân tự nguyện di dời các cơ sở sản xuất nhỏ, lẻ có nguy hiểm cháy, nổ cao ra khỏi khu dân cư và đầu tư, mua sắm thiết bị, phương tiện PCCC và CNCH tại chỗ. - Tiếp tục phối hợp triển khai thực hiện Nghị quyết số 21/2022/NQ-HĐND ngày 07/12/2022 của HĐND tỉnh về quy định mức hỗ trợ thường xuyên hàng tháng cho các chức danh Đội trưởng, Đội phó Đội dân phòng trên địa bàn tỉnh Lào Cai. - Quản lý tốt đầu tư xây dựng, cấp phép xây dựng gắn với đảm bảo quy định về PCCC và CNCH; kiên quyết tạm đình chỉ, đình chỉ dự án vi phạm pháp luật về PCCC và CNCH cho đến khi khắc phục hoàn toàn các sai phạm; chấm dứt tình trạng cơ sở, công trình xây dựng mới đưa vào sử dụng khi chưa có văn bản chấp thuận nghiệm thu về PCCC. - Nghiên cứu ứng dụng công nghệ chữa cháy và CNCH hiện đại, phù hợp với tình hình, sự phát triển của đất nước. Huy động mọi nguồn lực hợp pháp công tư, xã hội hoá... để mua sắm trang thiết bị PCCC và CNCH. - Tăng cường chỉ đạo, rà soát quy hoạch khu dân cư, quy hoạch chỉnh trang đô thị, quy hoạch giải toả để có biện pháp, giải pháp hạn chế nguy cơ cháy, nổ; đặc biệt chú ý các điều kiện về giao thông, nguồn nước phục vụ công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ. Trước mắt tổ chức khảo sát, xây dựng các bến, bãi, điểm lấy nước cho xe chữa cháy tại các nguồn nước tự nhiên theo quy định tại Thông tư liên tịch số 04/2009/BXD-BCA ngày 14/4/2009 của Bộ Xây dựng - Bộ Công an; lắp đặt bổ sung các trụ nước chữa cháy tại Trung tâm hành chính các huyện, thị xã, thành phố đảm bảo đủ số lượng và khoảng cách theo QCVN 06:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình (hoàn thành trước 30/10/2023). - Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực PCCC và CNCH, tăng cường đầu tư trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác cải cách hành chính. - Định kỳ tổ chức thống kê, báo cáo công tác PCCC và CNCH tại địa phương về UBND tỉnh theo quy định. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện quyết liệt, tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác PCCC và CNCH trong thời gian tới; các đơn vị, địa phương gửi kế hoạch triển khai, thực hiện cụ thể của đơn vị mình về UBND tỉnh (qua Công an tỉnh Lào Cai) trước ngày 28 tháng 8 năm 2023; định kỳ sơ kết, tổng kết hàng năm báo cáo UBND tỉnh (qua Công an tỉnh Lào Cai) để tổng hợp, báo cáo theo quy định. 2. Giao Công an tỉnh là cơ quan Thường trực, chủ trì hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch này, định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh kết quả triển khai thực hiện./. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ (để b/c); - Bộ Công an (để b/c); - Thường trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh; - CT, các PCTUBND tỉnh; - Thường trực Đoản ĐBQH tỉnh; - Các cơ quan TW đóng trên địa bàn tỉnh; - Các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; - UB MTTQVN tỉnh và các tổ chức chính trị xã hội; - Văn phòng: TU, Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh; - Báo Lào Cai, Đài PTTH tỉnh; - UBND các huyện, thị xã, thành phố; - Lãnh đạo Văn phòng; - Lưu: VT, BBT, NC1. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Trịnh Xuân Trường
{ "issuing_agency": "Tỉnh Lào Cai", "promulgation_date": "22/08/2023", "sign_number": "342/KH-UBND", "signer": "Trịnh Xuân Trường", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-2147-QD-UBND-2020-thuc-hien-Chien-luoc-Dan-so-Viet-Nam-tinh-Bac-Kan-2020-2025-462833.aspx
Quyết định 2147/QĐ-UBND 2020 thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam tỉnh Bắc Kạn 2020 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 2147/QĐ-UBND Bắc Kạn, ngày 23 tháng 11 năm 2020 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2020 - 2025 CỦA TỈNH BẮC KẠN THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC DÂN SỐ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Căn cứ Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới; Căn cứ Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW; Căn cứ Quyết định số 1679/QĐ-TTg ngày 22/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030; Căn cứ Chương trình hành động số 13-CTr/TU ngày 22/01/2018 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về công tác dân số trong tình hình mới; Theo đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 3363/TTr-SYT ngày 11/11/2020. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động giai đoạn 2020 - 2025 của tỉnh Bắc Kạn thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030. Điều 2. Sở Y tế, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể có liên quan căn cứ nội dung tại Kế hoạch chủ động triển khai thực hiện. Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Y tế; Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Phạm Duy Hưng KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2020 - 2025 CỦA TỈNH BẮC KẠN THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC DÂN SỐ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 (Kèm theo Quyết định số 2147/QĐ-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh) ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Đặc điểm hành chính và dân số Bắc Kạn là tỉnh miền núi phía Bắc, được tái lập tháng 01 năm 1997, với diện tích tự nhiên 4.859,96km2; có 08 đơn vị hành chính (gồm 07 huyện và 01 thành phố) với 108 xã, phường, thị trấn (gồm 96 xã, 06 phường và 06 thị trấn). Theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 01/4/2019, dân số tỉnh Bắc Kạn là 313.905 người (chủ yếu là dân tộc thiểu số), trong đó dân tộc Kinh có 37.615 người, chiếm 11,98%; dân tộc Tày có 165.055 người, chiếm 52,58%; dân tộc Nùng có 28.709 người, chiếm 9,15%; dân tộc Dao có 56.063 người, chiếm 17,86%; dân tộc Mông có 22.607 người, chiếm 7,20%; dân tộc Sán Chay có 1.680 người, chiếm 0,54%; còn lại là các dân tộc khác có 2.176 người, chiếm 0,69%. Mật độ dân số 65 người/km2. 2. Mục tiêu giải quyết các vấn đề dân số và phát triển Thành công của chính sách dân số trong những năm qua đã hạn chế được gia tăng dân số, chất lượng dân số được nâng lên, qua đó có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nhiều thách thức mới cũng nảy sinh như: Mức sinh còn khác biệt giữa các địa phương, mất cân bằng giới tính khi sinh ở trẻ em đã ở mức cao, dân số đang bước vào giai đoạn già hóa... Nhằm tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức do tình hình dân số mang lại, Nghị Quyết số 21/NQ-TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII)về công tác dân số trong tình hình mới đã cụ thể hóa việc chuyển “trọng tâm” thông qua việc đề ra 06 nhóm mục tiêu toàn diện, bao trùm các mặt quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân số, đặc biệt là chất lượng dân số. Quán triệt sâu sắc và triển khai đầy đủ Nghị quyết số 21-NQ/TW, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1679/QĐ-TTg ngày 22/11/2019 về việc phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 với quan điểm chỉ đạo tập trung mọi nỗ lực chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang thực hiện và đạt được các mục tiêu toàn diện cả về quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và được đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và với mục tiêu là duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng; thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số. 3. Vị trí, vai trò Kế hoạch hành động của tỉnh trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 05 năm của tỉnh, mối quan hệ với Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 Những thành tựu của công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) thời gian qua đã góp phần vào việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh, đảm bảo an ninh chính trị, an sinh xã hội; người dân từng bước được tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe... thuận tiện và dễ dàng hơn; các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình ngày càng dễ tiếp cận đã tác động tích cực đến việc kiềm chế tăng sinh và sinh con thứ 03 trở lên, góp phần từng bước ổn định quy mô phát triển số dân và cải thiện chất lượng dân số, kiềm chế và giảm tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh… Tuy nhiên từ năm 2016 đến nay, tỷ lệ sinh con thứ 03 trở lên có chiều hướng gia tăng, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) mặc dù đã giảm song vẫn còn ở mức cao so với trung bình cả nước, chất lượng dân số chưa cao. Thực hiện Quyết định số 1679/QĐ-TTg ngày 22/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030; tiếp tục thực hiện Chương trình hành động số 13-CTr/TU ngày 22/01/2018 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về công tác dân số trong tình hình mới và Quyết định số 723/QĐ-UBND ngày 09/5/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 13-CTr/TU, đồng thời nhằm từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác dân số trong tình hình mới, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch hành động giai đoạn 2020 - 2025 thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh với những nội dung chính như sau: Phần thứ nhất TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC DÂN SỐ TRONG THỜI GIAN QUA I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 1. Quy mô dân số và mức sinh Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở, quy mô dân số tỉnh Bắc Kạn thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2019 là 313.905 người. So với năm 2009, quy mô dân số Bắc Kạn tăng thêm 20.079 người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 2009 - 2019 là 0,66%/năm. Tổng tỷ suất sinh (TFR) của Bắc Kạn năm 2019 đạt 2,14 con/phụ nữ (năm 20161 là 2,4 con). Xu thế giảm sinh tiếp tục được duy trì, tỷ suất sinh thô toàn tỉnh giảm từ 18‰ năm 2016 đến năm 2019[1] còn 13,7‰; tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên bình quân hàng năm khoảng 8,3% trong tổng số trẻ sinh. - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 20161 là 1,89%, năm 20193 là 0,98%.[2] - Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại năm 20161 là 79,3%; năm 20193 là 65%. 2. Cơ cấu dân số - Năm 20192 dân số từ 0-14 tuổi chiếm 25,4%; từ 15-64 tuổi chiếm 67,9% và trên 65 tuổi trở lên chiếm 6,7% trong tổng số dân. Qua đó nhận thấy tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động gấp 02 lần so với tỷ trọng dân số trong độ tuổi phụ thuộc, tỉnh Bắc Kạn đang ở trong thời kỳ cơ cấu dân số “vàng”. - Tỷ số giới tính khi sinh năm 20163 là 106,1 bé trai/100 bé gái, năm 20193 là 112 bé trai/100 bé gái. 3. Chất lượng dân số - Các chỉ số sức khỏe của người dân được cải thiện, tuổi thọ bình quân năm 20161 là 72,4 tuổi; năm 20192 là 72,6. - Các chỉ số về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em của tỉnh được cải thiện qua từng năm, cụ thể: Tỷ suất chết mẹ năm 2016 là 36,5/100.000 trẻ đẻ sống, năm 2019 là 43,3/100.000 trẻ đẻ sống; tỷ suất chết trẻ em dưới 01 tuổi hằng năm đều giảm: Năm 20161 là 17,3‰, năm 20192 là 16,6%; tỷ suất chết trẻ em dưới 05 tuổi năm 20161 là 26‰, năm 20192 là 24,9‰. Mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hóa gia đình được mở rộng; cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế ngày càng được đầu tư, phát triển từ tỉnh đến cơ sở, cả công và tư. Tỉnh có 01 Bệnh viện Đa khoa cấp tỉnh, trong đó có 02 khoa sản và khoa nhi được trang bị tương đối đầy đủ các trang thiết bị y tế hiện đại; 8/8 Trung tâm Y tế huyện/thành phố có đầy đủ trang thiết bị cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản; 108/108 xã, phường, thị trấn có Trạm Y tế được xây dựng và cung cấp đầy đủ trang thiết bị cần thiết thực hiện dịch vụ KHHGĐ. Đội ngũ cán bộ y tế có trình độ về sản, nhi đã được bố trí tại tuyến huyện và tuyến xã (8/8 Trung tâm Y tế tuyến huyện có Bác sỹ chuyên khoa cấp I về sản và nhi; 88/108 trạm y tế tuyến xã có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi; 100% thôn, bản có nhân viên y tế thôn bản đã qua đào tạo đang hoạt động). Trình độ cán bộ y tế ngày càng được nâng cao thông qua các hình thức đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao, giám sát lồng ghép. Những người hoạt động không chuyên trách và nhân viên y tế thôn, bản kiêm cộng tác viên dân số được đào tạo, tập huấn về kiến thức, kỹ năng thực hiện và cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản ở cơ sở y tế và cộng đồng. Cán bộ chuyên trách, cộng tác viên dân số thường xuyên được tập huấn về kiến thức, kỹ năng tư vấn, cung cấp các biện pháp tránh thai phi lâm sàng tại cộng đồng, đồng thời cử cán bộ tham gia thực hiện chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hóa gia đình đến các xã có mức sinh còn cao, xã vùng sâu, vùng khó khăn của tỉnh đạt hiệu quả. Chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc sức khỏe trẻ em ngày càng được nâng cao. Bệnh viên Đa khoa tỉnh là đơn vị tuyến cuối của tỉnh có đội ngũ nhân viên y tế có trình độ có thể thực hiện được các thủ thuật chăm sóc sản khoa, nhi khoa thiết yếu và cấp cứu sản khoa, nhi khoa ở tuyến dưới chuyển đến và thực hiện được một số dịch vụ kỹ thuật cao như cắt tử cung qua đường âm đạo, mổ nội soi, chụp tử cung vòi trứng, cấp cứu trẻ sơ sinh nhẹ cân... 8/8 Trung tâm Y tế huyện/thành phố có khoa ngoại sản, khoa nội nhi có thể thực hiện được các dịch vụ chăm sóc sản khoa và nhi khoa thiết yếu; 4/8 Trung tâm Y tế có đơn nguyên sinh thực hiện việc chăm sóc sơ sinh nhẹ cân, non tháng có hiệu quả; 6/8 Trung tâm Y tế huyện có thể mổ lấy thai, mổ cấp cứu sản phụ khoa khác. 108/108 Trạm Y tế tuyến xã khám, quản lý thai nghén và khám chữa bệnh thông thường cho trẻ em, thực hiện tiêm thuốc tránh thai; 58/108 Trạm Y tế tuyến xã thực hiện được các thủ thuật như đặt dụng cụ tử cung, cấy thuốc tránh thai; 31/108 Trạm Y tế tuyến xã thực hiện được thủ thuật hút thai; 79/108 Trạm Y tế xã có đỡ đẻ thường ngôi chỏm. Các phương tiện tránh thai phi lâm sàng được cung cấp từ nhân viên y tế thôn, bản kiêm cộng tác viên dân số. - Đời sống của người dân dần được nâng cao cả về điều kiện kinh tế, thu nhập và văn hóa tinh thần. 4. Phân bố dân số và di cư Theo kết quả điều tra dân số thời điểm 01/4 hằng năm, từ năm 2009 đến năm 2019 dân số thành thị tăng 17.947 người (bình quân 1.795 người/năm), nông thôn tăng 2.130 người (bình quân 213 người/năm); tỷ suất nhập cư của tỉnh Bắc Kạn năm 2019 là 7,8‰; tỷ suất xuất cư năm 2019 là 48‰. Phân bố dân số gắn với đô thị hóa, công nghiệp hóa đáp ứng nhu cầu lao động, giải quyết tình trạng mất cân đối lao động, việc làm. Tỷ lệ dân số đô thị năm 20192 là 20,7%. Thực hiện Chỉ thị số 39/2004/CT-TTg ngày 12/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ, những năm qua tỉnh Bắc Kạn luôn quan tâm, triển khai có hiệu quả công tác quản lý dân số di cư tự do đến và đi thông qua công tác kiểm tra hộ khẩu, kịp thời xử lý các hành vi vi phạm đảm bảo an ninh trật tự; triển khai nhiều chương trình, dự án tái định cư, phát triển kinh tế, xã hội; tăng cường tuyên truyền vận động an cư lạc nghiệp nhằm hạn chế tình trạng di dân tự do, từng bước ổn định quy hoạch dân cư… 5. Công tác tuyên truyền, giáo dục dân số Công tác truyền thông được chú trọng, triển khai đồng bộ bằng nhiều hình thức. Cơ quan chuyên môn và các cơ quan liên quan đã thực hiện tốt việc triển khai Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ Sáu khóa XII; Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017; Quyết định số 1092/QĐ-TTg ngày 02/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình sức khỏe Việt Nam và các văn bản của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW cho lãnh đạo chủ chốt, cán bộ, công chức, viên chức, hội viên, đoàn viên của các cấp, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến xã và thôn, xóm, tổ dân phố của 100% số xã trong tỉnh. Tập trung tuyên truyền, vận động phù hợp với thực trạng mức sinh của từng vùng theo hướng: Sinh ít con ở vùng có mức sinh cao; sinh đủ 02 con ở vùng có mức sinh thấp; tăng cường tuyên truyền về lợi ích KHHGĐ, quy mô gia đình nhỏ, không đẻ sớm, đẻ dày, thực hiện mỗi cặp vợ chồng sinh đủ 02 con, duy trì khoảng cách giữa các lần sinh; truyền thông về lợi ích của việc tầm soát, chẩn đoán và điều trị sớm bệnh, tật trước sinh và sơ sinh, vai trò của chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên, tác hại của việc nạo phá thai; đặc biệt tập trung các nội dung truyền thông giảm thiểu tình trạng mang thai ngoài ý muốn và phá thai ở tuổi vị thành niên, thanh niên, truyền thông hướng tới hình thành và phát triển phong trào chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (CSSKNCT); cung cấp thông tin về CSSKNCT tại cơ sở, hệ lụy của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống đối với sức khỏe bà mẹ, trẻ em và giống nòi, cách chế biến thức ăn và chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ có con dưới 05 tuổi bị suy dinh dưỡng và thừa cân béo phì... 6. Dịch vụ dân số - Mạng lưới cung cấp dịch vụ dân số được củng cố và phát triển, các mô hình cung cấp dịch vụ linh hoạt, chất lượng và được triển khai đến tận người dân; phương thức cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình được đổi mới căn bản. - Các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình trước đây chỉ được cung cấp tại cơ sở y tế công từ tuyến huyện trở lên, nay đã được thực hiện tại các Trạm Y tế tuyến xã và các cơ sở y tế tư nhân; nhiều dịch vụ đã được đưa đến tận nơi người có nhu cầu. - Các phương tiện tránh thai ngày càng đa dạng, chất lượng, thuận tiện, an toàn; nhiều dịch vụ nâng cao chất lượng dân số như khám sức khỏe tiền hôn nhân, tầm soát, chẩn đoán và điều trị sớm các bệnh, tật trước sinh và sơ sinh được triển khai, từng bước mở rộng. - Số người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 01 lần/năm theo Thông tư số 35/2011/TT-BYT của Bộ Y tế thực hiện năm 2019 là 18.441 người, số người cao tuổi được lập hồ sơ theo dõi sức khỏe là 14.230 người, số người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế là 41.900 người. Toàn tỉnh hiện nay đã bố trí 03 bàn khám riêng cho người cao tuổi tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm Y tế huyện Ngân Sơn, Trung tâm Y tế thành phố Bắc Kạn; có 57 giường điều trị nội trú ưu tiên cho người cao tuổi; thực hiện khám chữa bệnh cho người cao tuổi bị bệnh nặng không đi lại được là 294 người. 7. Công tác tổ chức, quản lý, điều hành 7.1. Công tác tổ chức - Tại cấp tỉnh: Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo công tác DS - KHHGĐ cấp tỉnh; hiện nay được lồng ghép và thực hiện chung với Ban Chỉ đạo chăm sóc sức khỏe Nhân dân của tỉnh. Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Bắc Kạn được thành lập theo Thông tư số 05/2008/TT-BYT ngày 14/5/2008 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy DS - KHHGĐ ở địa phương, tại Quyết định số 1064/QĐ-UBND ngày 11/6/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc thành lập Chi cục DS - KHHGĐ tỉnh Bắc Kạn. - Tại các huyện, thành phố: Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành Quyết định thành lập, kiện toàn và duy trì hoạt động của Ban Chỉ đạo công tác DS - KHHGĐ. Mỗi huyện, thành phố thành lập 01 Trung tâm DS - KHHGĐ theo Quyết định số 2182/QĐ-UBND ngày 04/11/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc thành lập Trung tâm DS - KHHGĐ cấp huyện thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo Thông tư số 05/2008/TT-BYT ngày 14/5/2008 của Bộ Y tế Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy DS - KHHGĐ ở địa phương. Từ 01/7/2019, Trung tâm DS - KHHGĐ cấp huyện sáp nhập vào Trung tâm Y tế cấp huyện theo Quyết định số 978/QĐ-UBND ngày 17/6/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn. - Tại các xã, phường, thị trấn và thôn, bản: Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành Quyết định thành lập, kiện toàn và duy trì hoạt động của Ban Chỉ đạo công tác DS - KHHGĐ. Mỗi xã, phường, thị trấn có 01 người làm hoặc kiêm nhiệm công tác DS - KHHGĐ; mỗi thôn, bản có 01 người làm hoặc kiêm nhiệm cộng tác viên DS - KHHGĐ theo Nghị quyết số 06/2014/NQ-HĐND tỉnh ngày 29/4/2014 của Hội đồng nhân tỉnh Quy định chức danh, số lượng và chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và thôn, tổ dân phố, tổ nhân dân, tiểu khu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn và Nghị quyết số 13/2018/NQ-HĐND ngày 17/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn Quy định chức danh, số lượng, mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách và mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã, phường, thị trấn; ở thôn, tổ dân phố, tổ nhân dân, tiểu khu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Từ 01/8/2020 đến nay, không còn chức danh người làm công tác DS - KHHGĐ ở xã/phường/thị trấn, không có chức danh cộng tác viên DS - KHHGĐ theo Nghị quyết số 16/2020/NQ-HĐND ngày 17/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn. 7.2. Công tác quản lý, điều hành - Tỉnh ủy Bắc Kạn đã ban hành Chương trình hành động số 13-CTr/TU ngày 22/01/2018 về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về công tác dân số trong tình hình mới. - Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành: + Nghị quyết số 13/2018/NQ-HĐND ngày 17/7/2018 Quy định chức danh, số lượng, mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách và mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã, phường, thị trấn; ở thôn, tổ dân phố, tổ nhân dân, tiểu khu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. + Nghị quyết số 16/2020/NQ-HĐND ngày 17/7/2020 Quy định chức danh, số lượng, mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn; ở thôn, tổ dân phố, tổ nhân dân, tiểu khu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. - Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành: + Quyết định số 723/QĐ-UBND ngày 09/5/2018 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 13-CTr/TU ngày 22/01/2018 của Tỉnh ủy Bắc Kạn thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về công tác dân số trong tình hình mới. + Hướng dẫn số 484/HD-UBND ngày 12/11/2018 về thực hiện Nghị quyết số 13/2018/NQ-HĐND ngày 17/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn Quy định chức danh, số lượng, mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách và mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã, phường, thị trấn; ở thôn, tổ dân phố, tổ nhân dân, tiểu khu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. + Quyết định số 978/QĐ-UBND ngày 17/6/2019 về việc sáp nhập Trung tâm DS - KHHGĐ thuộc Chi cục DS - KHHGĐ vào Trung tâm Y tế huyện, thành phố trực thuộc Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn. + Hướng dẫn số 489/HD-UBND ngày 14/8/2020 hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 16/2020/NQ-HĐND ngày 17/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định chức danh, số lượng, mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn; ở thôn, tổ dân phố, tổ nhân dân, tiểu khu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. - Ngoài ra, hằng năm Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động trong công tác dân số; chỉ đạo thực hiện các quy định của Trung ương, của tỉnh liên quan đến công tác dân số. Các ngành và địa phương từ tỉnh đến cơ sở đã tổ chức hội nghị chuyên đề hoặc lồng ghép trong các hội nghị báo cáo viên, tập huấn, hoạt động truyền thông... để phổ biến, quán triệt và tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) tại các địa phương, đơn vị. II. HẠN CHẾ, BẤT CẬP 1. Về quy mô dân số và mức sinh Mức sinh giảm chưa vững chắc, còn tiềm ẩn nguy cơ tăng sinh trở lại (tỷ lệ sinh con thứ 03 trở lên qua các năm đều tăng, năm 2016 là 7,3%, năm 2019 là 8,8%). 2. Về cơ cấu dân số Cơ cấu dân số đang trong thời kỳ “Cơ cấu dân số vàng” về mặt số lượng nhưng chất lượng dân số còn thấp, chưa có nghiên cứu sâu để đề ra giải pháp, ban hành cơ chế chính sách đồng bộ phát huy lợi thế dân số vàng. Tốc độ già hóa dân số nhanh, hệ thống bảo trợ, an sinh xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu; mạng lưới chăm sóc sức khỏe người cao tuổi chưa phát triển... 3. Về chất lượng dân số - Công tác quản lý thai nghén đã thực hiên tốt, tuy nhiên nhiều đơn vị chưa thực hiện đúng quy trình theo hướng dẫn quốc gia; việc sàng lọc, phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ trong thời kỳ thai nghén thực hiện chưa có hiệu quả, còn bỏ sót những trường hợp thai nghén có nguy cơ cao dẫn đến tử vong mẹ; việc sàng lọc, chẩn đoán trước sinh chưa được thực hiện tốt, đặc biệt sàng lọc 03 bệnh lây truyền từ mẹ sang con chưa được triển khai tại tỉnh. Phụ nữ có thai được sàng lọc các bệnh bẩm sinh chưa được thực hiện rộng khắp, sàng lọc sơ sinh chưa được thực hiện thường xuyên tại các cơ sở y tế; tình trạng nạo, phá thai vẫn còn nhiều; việc đáp ứng nhu cầu thông tin, kiến thức, dịch vụ về sức khỏe sinh sản, sức khoẻ tình dục cho các nhóm dân số đặc thù như người dân tộc thiểu số, người chưa thành niên, thanh niên, nam giới, người có HIV chưa đáp ứng; dự phòng và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản/bệnh lây truyền qua đường tình dục, vô sinh còn hạn chế. Sàng lọc phát hiện ung thư vú và ung thư cổ tử cung chưa được thực hiện rộng rãi. - Công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản tuyến huyện, tuyến xã và thôn, bản còn nhiều hạn chế: + Đối với Trung tâm Y tế tuyến huyện: Chỉ có 4/8 huyện có đơn vị sơ sinh với đầy đủ trang thiết bị (lồng ấp, CPAP, đèn chiếu vàng da) đang hoạt động; có 2/8 đơn vị chưa thực hiện được mổ lấy thai và mổ cấp cứu sản phụ khoa khác. + Đối với Trạm Y tế tuyến xã: Hầu hết hiện nay không có sản phụ đến đẻ tại xã, chỉ có 31 xã thực hiện được thủ thuật hút thai, tuy nhiên cũng rất ít khách hàng đến tuyến xã nhận dịch vụ này. + Đối với tuyến thôn, bản: Vẫn còn một số nhân viên y tế thôn, bản kiêm cộng tác viên dân số chưa nhiệt tình trong công việc do mức phụ cấp còn thấp. - Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản/KHHGĐ còn hạn chế, đặc biệt ở địa bàn vùng sâu, vùng xa; tỷ lệ nam nữ thanh niên được tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn, tỷ lệ sàng lọc trước sinh và sơ sinh còn thấp; vẫn còn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. - Việc bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc thiểu số dưới 10 nghìn người còn rất hạn chế, đặc biệt là dân tộc ít người. 4. Về phân bố dân số và di cư - Trên địa bàn tỉnh có ít khu công nghiệp, khu chế xuất và ít doanh nghiệp hoạt động, khu vực đô thị chậm phát triển có tác động đến tình trạng di cư và phân bố dân số. Di dân, dịch chuyển lao động ra ngoài tỉnh diễn ra ở cả khu vực thành thị và nông thôn, tác động đến quy mô, cơ cấu dân số; tỷ lệ dân số đô thị còn thấp, dân số sống ở nông thôn, phụ thuộc vào nông nghiệp còn cao. - Cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư chưa được vận hành. Hệ thống thông tin thống kê chuyên ngành dân số còn hạn chế do tổ chức bộ máy làm công tác dân số không ổn định, đặc biệt là ở cơ sở; không có công chức chuyên ngành công nghệ thông tin ở cấp tỉnh. Việc quản lý dân số còn thiếu thống nhất, phân tán, gây khó khăn cho người dân trong các giao dịch dân sự, chưa đáp ứng nhu cầu quản lý xã hội và hoạch định chính sách, lồng ghép chính sách dân số với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. 5. Về công tác truyền thông dân số Công tác truyền thông, giáo dục về dân số ở một số nhóm đối tượng hiệu quả chưa cao; nội dung truyền thông vẫn chủ yếu tập trung vào kế hoạch hóa gia đình, chưa chú trọng toàn diện tới các yếu tố dân số; chưa khai thác, phát huy được nhiều lợi thế của các loại hình truyền thông hiện đại; giáo dục về sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên hiệu quả chưa cao. Giáo dục giới tính chưa đáp ứng yêu cầu cung cấp kiến thức, kỹ năng cần thiết cho giới trẻ; đặc biệt trong thời gian gần đây do không có kinh phí nên công tác truyền thông có sự suy giảm cả về cường độ và hiệu quả. 6. Về dịch vụ dân số - Nhu cầu tránh thai chưa được đáp ứng còn cao, việc cung cấp phương tiện tránh thai chưa được đầy đủ, kịp thời, chất lượng dịch vụ còn hạn chế. Khả năng tiếp cận dịch vụ tránh thai còn hạn chế, vẫn còn một số cơ sở y tế tuyến xã chưa cung cấp được dịch vụ theo phân tuyến kỹ thuật. Dịch vụ hỗ trợ sinh sản mới chỉ tập trung ở các cơ sở y tế lớn với chí phí còn cao, làm hạn chế khả năng tiếp cận. - Tình trạng mang thai ngoài ý muốn, nhất là ở vị thành niên, thanh niên vẫn còn để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Kiến thức và kỹ năng sống của vị thành niên, thanh niên về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, hôn nhân và gia đình còn nhiều hạn chế. - Việc quản lý dịch vụ phá thai ở các cơ sở y tế vẫn còn nhiều bất cập, nhất là các cơ sở y tế tư nhân. Các dịch vụ tư vấn, khám sức khoẻ trước khi kết hôn, tầm soát chẩn đoán, điều trị bệnh, tật trước sinh, sơ sinh chưa được đầu tư đúng mức. - Mạng lưới chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng và các cơ sở chăm sóc tập trung chưa phát triển. 7. Về công tác tổ chức, quản lý, điều hành - Tổ chức bộ máy còn thiếu ổn định, chế độ đãi ngộ đối với người làm công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình ở cấp cơ sở còn thấp. Chức năng, nhiệm vụ chưa được điều chỉnh phù hợp với diễn biến tình hình dân số. - Ban Chỉ đạo công tác DS - KHHGĐ cấp tỉnh được lồng ghép và thực hiện chung với Ban Chỉ đạo Chăm sóc sức khỏe Nhân dân của tỉnh nên việc tham mưu, đề xuất, cung cấp các thông tin, hoạt động về công tác DS - KHHGĐ của cơ quan chuyên môn cho lãnh đạo các cấp, các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể liên quan chưa được kịp thời. Chỉ tiêu biên chế tại cơ quan chuyên môn ngày càng bị cắt giảm, số người làm việc không đủ, thiếu nhân lực so với danh mục vị trí việc làm đã được phê duyệt. - Tổ chức bộ máy cấp huyện thay đổi theo mô hình tổ chức mới nên nhiều huyện còn khó khăn, vướng mắc khi chỉ đạo, triển khai thực hiện. Trung tâm DS - KHHGĐ cấp huyện sáp nhập vào Trung tâm Y tế đa chức năng, nhân lực Phòng Dân số của một số đơn vị được điều chuyển sang khoa, phòng khác hoặc bố trí kiêm nhiệm thêm các công việc khác nên ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cho công tác dân số. - Việc sắp xếp kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác dân số; cộng tác viên dân số cấp xã theo Nghị quyết số 13/2018/NQ-HĐND ngày 17/7/2018, Nghị quyết số 16/2020/NQ-HĐND ngày 17/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh và Hướng dẫn số 484/HD-UBND ngày 12/11/2018, Hướng dẫn số 489/HD-UBND ngày 14/8/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn. Tuy nhiên việc kiện toàn tổ chức làm công tác dân số ở cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu; việc tập huấn các kiến thức cơ bản chuyên môn nghiệp vụ về dân số tại cơ sở chưa được kịp thời; mức phụ cấp còn thấp nên ảnh hưởng đến kết quả công việc. - Một số cấp ủy, chính quyền nhất là ở cơ sở chưa nhận thức đúng và đầy đủ về tính chất lâu dài, tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác DS - KHHGĐ nên trong lãnh đạo, chỉ đạo chưa quyết liệt, chưa hiệu quả. - Trong nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ làm công tác dân số vẫn còn nặng về kế hoạch hóa gia đình, chưa chú trọng các mặt cơ cấu, phân bố, chất lượng dân số và tác động qua lại với phát triển. Phần thứ hai KẾ HOẠCH THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2020 - 2025 I. CƠ SỞ PHÁP LÝ - Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về công tác dân số trong tình hình mới. - Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về công tác dân số trong tình hình mới. - Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 23/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016 - 2025. - Quyết định số 1472/QĐ-BYT ngày 20/4/2016 của Bộ Y tế về ban hành Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016 - 2025. - Kết luận số 199-KL/TW ngày 04/01/2016 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS - KHHGĐ. - Quyết định số 1679/QĐ-TTg ngày 22/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030. - Quyết định số 537/QĐ-TTg ngày 17/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Truyền thông dân số đến năm 2030. - Chương trình hành động số 13-CTr/TU ngày 22/01/2018 của Tỉnh ủy Bắc Kạn về việc thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về công tác dân số trong tình hình mới. - Quyết định số 723/QĐ-UBND ngày 09/5/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 13-CTr/TU ngày 22/01/2018 của Tỉnh ủy Bắc Kạn thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về công tác dân số trong tình hình mới. II. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung Chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển nhằm giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ qua lại với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số; nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, tinh thần… góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhanh và bền vững. 2. Mục tiêu cụ thể 2.1. Mục tiêu 1: Phấn đấu đạt và duy trì mức sinh thay thế - Quy mô dân số đạt 356.700 người (tỷ lệ tăng dân số hằng năm 01%). - Phấn đấu đạt và duy trì mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 con). - Trẻ em dưới 06 tuổi được khám chữa bệnh miễn phí. - Mạng lưới dịch vụ chăm sóc sức khỏe nói chung và chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ nói riêng được phủ kín đến xã, phường, thị trấn. 2.2. Mục tiêu 2: Đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, phấn đấu duy trì cơ cấu tuổi ở mức hợp lý - Tỷ số giới tính khi sinh dưới 110 bé trai/100 bé gái sinh ra sống; phát huy lợi thế cơ cấu dân số vàng. - Tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi đạt khoảng 22,5%. - Tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên đạt khoảng 9,8%. - Tỷ lệ phụ thuộc chung đạt khoảng 45%. 2.3. Mục tiêu 3: Nâng cao chất lượng dân số - Tỷ lệ nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khoẻ trước khi kết hôn đạt 50%. - Giảm 50% số cặp tảo hôn và số cặp hôn nhân cận huyết thống. - 40% phụ nữ mang thai được tầm soát ít nhất 04 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến nhất. - 60% trẻ sơ sinh được tầm soát ít nhất 05 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất. - Tuổi thọ bình quân đạt 74,5 tuổi, trong đó thời gian sống khoẻ mạnh đạt tối thiểu 67 năm; trên 90% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế, được quản lý sức khỏe, được khám chữa bệnh, chăm sóc tại gia đình, cộng đồng, cơ sở chăm sóc tập trung. - Chiều cao trung bình người 18 tuổi đối với nam đạt 167cm, nữ đạt 156cm. Phấn đấu chỉ số phát triển con người (HDI) của tỉnh bằng mặt bằng chung của cả nước. 2.4. Mục tiêu 4: Thúc đẩy phân bố dân số hợp lý và bảo đảm quốc phòng, an ninh - Tỷ lệ dân số đô thị đạt trên 20%. - Bố trí, sắp xếp dân cư hợp lý ở vùng núi, vùng núi cao, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh. - Bảo đảm người di cư được tiếp cận đầy đủ và công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản. 2.5. Mục tiêu 5: Hoàn thành xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đẩy mạnh lồng ghép các yếu tố dân số vào xây dựng và thực hiện phát triển kinh tế - xã hội - 90% dân số của tỉnh được đăng ký, quản lý trong hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư thống nhất trên quy mô toàn quốc. - 50% ngành, lĩnh vực, địa phương sử dụng dữ liệu chuyên ngành dân số vào xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội. 2.6. Mục tiêu 6: Phát huy tối đa lợi thế cơ cấu dân số vàng, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước nhanh, bền vững Tiếp tục thực hiện tốt, hướng đến đạt mục tiêu cao hơn các chiến lược về giáo dục, đào tạo, lao động, việc làm, thu hút vốn đầu tư nước ngoài; chương trình về chăm sóc sức khỏe (bao gồm cả chăm sóc sức khỏe sinh sản, an toàn vệ sinh lao động, an toàn thực phẩm…) hiện có; nghiên cứu xây dựng các chương trình về những lĩnh vực nêu trên cho giai đoạn 2020 - 2025 với mục tiêu tăng tối đa số lượng việc làm, nâng cao tỷ lệ lao động được đào tạo, cải thiện chất lượng việc làm; đảm bảo mọi người lao động đều được chăm sóc sức khỏe và có sức khỏe tốt. 2.7. Mục tiêu 7: Thích ứng với già hóa dân số, đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - 20% số xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí môi trường thân thiện với người cao tuổi. - 30% người cao tuổi trực tiếp kinh doanh tăng thu nhập, giảm nghèo có nhu cầu hỗ trợ được hướng dẫn về sản xuất kinh doanh, hỗ trợ phương tiện sản xuất chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm, vay vốn phát triển sản xuất. - 90% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế, được quản lý sức khoẻ, được khám, chữa bệnh, được chăm sóc tại gia đình, cộng đồng, cơ sở chăm sóc tập trung. (Có phụ lục chi tiết kèm theo) III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP 1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp - Cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo về công tác dân số. Thống nhất nhận thức của cả hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân, tạo sự đồng thuận cao về tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ tập trung vào kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển; thực hiện cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên có 02 con, bảo đảm quyền và trách nhiệm trong việc sinh con, nuôi dạy con tốt và bình đẳng giới. - Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động số 13-CTr/TU ngày 22/01/2018 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về công tác dân số trong tình hình mới và Quyết định số 723/QĐ-UBND ngày 09/5/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 13-CTr/TU, từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác dân số trong tình hình mới. - Ban hành các Nghị quyết, xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn, hằng năm để cụ thể hóa các mục tiêu đã đề ra nhằm thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 phù hợp từng giai đoạn và thực tiễn của tỉnh. Thực hiện lồng ghép các yếu tố dân số vào các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội do các Sở, Ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chủ trì xây dựng và thực hiện. - Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua, các cuộc vận động về công tác dân số, đặc biệt là cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên có 02 con, bảo đảm quyền và trách nhiệm trong việc sinh con, nuôi dạy con tốt và bình đẳng giới. Đề cao tính tiên phong gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện chính sách dân số, xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ, ấm no, hạnh phúc, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội. - Kết quả, hiệu quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về dân số là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp. Cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình công tác dân số; lãnh đạo, chỉ đạo triển khai lồng ghép công tác dân số vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thành công các mục tiêu của Kế hoạch. - Tăng cường phối hợp liên ngành, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Nhân dân tham gia tích cực vào công tác dân số. Huy động các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp tham gia thực hiện và giám sát công tác dân số. Xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả giữa cơ quan dân số chuyên trách với các cơ quan, đoàn thể, tổ chức tham gia triển khai thực hiện. - Cung cấp thông tin, số liệu về tình hình dân số cho các Sở, Ngành, địa phương và cơ quan báo chí để tuyên truyền rộng rãi, thường xuyên, liên tục về công tác dân số trong tình hình hiện nay. 2. Đổi mới truyền thông, vận động về dân số - Đổi mới và đa dạng hóa hình thức, phương pháp, nội dung truyền thông phù hợp với từng nhóm đối tượng. Đẩy mạnh truyền thông đại chúng; chú trọng truyền thông trực tiếp; phát triển những tiện ích, lợi thế của công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại. Chuyển nội dung truyền thông, giáo dục từ tập trung vào kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển. Bảo đảm quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi cặp vợ chồng trong việc sinh con và nuôi dạy con tốt; thực hiện bình đẳng giới, không lựa chọn giới tính khi sinh. Khơi dậy phong trào thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, có lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao tầm vóc, thể lực. Nâng cao nhận thức, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về cư trú, xã hội hóa, huy động hiệu quả các nguồn lực vào công tác truyền thông giáo dục; phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng tham gia truyền thông; lồng ghép vào các hoạt động sinh hoạt của cộng đồng, văn hóa dân gian. Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục dân số trong và ngoài nhà trường. - Tăng cường phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về dân số, sức khỏe sinh sản/KHHGĐ, đặc biệt là chính sách, pháp luật về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh. Thường xuyên cập nhật, cung cấp thông tin về dân số, giới tính khi sinh, sức khỏe sinh sản tới các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội và những người có uy tín trong cộng đồng. - Truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng; kết hợp tốt truyền thông đại chúng với truyền thông trực tiếp thông qua mạng lưới nhân viên y tế thôn bản kiêm cộng tác viên dân số, tuyên truyền viên của các ngành, đoàn thể; nâng cao chất lượng, số lượng các chương trình, tin, bài về dân số, KHHGĐ/sức khỏe sinh sản, sức khoẻ tình dục và bình đẳng giới trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là trên truyền hình; tăng cường sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại như Internet, truyền thông đa phương tiện. - Nâng cao hiệu quả truyền thông trực tiếp; triển khai đa dạng, có hiệu quả các hoạt động truyền thông về dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục phù hợp đặc điểm của từng nhóm đối tượng, từng vùng. Tập trung nâng cao chất lượng dân số, bình đẳng giữa con gái và con trai; ngăn ngừa lựa chọn giới tính thai nhi, bạo lực giới; chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, trẻ sơ sinh, người cao tuổi; bình đẳng giới và vai trò của nam giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản. Tập trung truyền thông với nhóm vị thành niên và thanh niên, truyền thông tập trung vào sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, chăm sóc dinh dưỡng, chế độ tập luyện và vệ sinh cá nhân, phòng, chống HIV/AIDS; mất cân bằng giới tính khi sinh; tư vấn và chăm sóc người cao tuổi. Tiếp tục thực hiện và nâng cao hiệu quả truyền thông trực tiếp thông qua mạng lưới nhân viên y tế thôn bản kiêm cộng tác viên dân số và tuyên truyền viên của các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và Nhân dân nhằm tạo sự thay đổi hành vi bền vững về dân số, sức khỏe sinh sản/KHHGĐ, nhất là ở các vùng nông thôn. - Mở rộng các dịch vụ tư vấn với nội dung, hình thức phong phú. Đẩy mạnh giáo dục về dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, dân số và phát triển, giới và giáo dục giới tính; bổ sung thêm kiến thức và kỹ năng sống liên quan đến giới tính, tình dục an toàn, bình đẳng giới vào nội dung giảng dạy phù hợp với các cấp học trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng và các trường dạy nghề… Tăng cường truyền thông thông qua các hình thức giáo dục kết hợp với giải trí, tham vấn, tự học và sinh hoạt ngoại khóa, huy động sự tham gia tự nguyện của vị thành niên và thanh niên. Các hình thức giáo dục phải phù hợp với lứa tuổi, các phạm trù đạo đức, thuần phong mỹ tục, văn hóa Việt Nam. Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, đoàn thể, các tổ chức xã hội và các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong các hoạt động về giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, phòng ngừa HIV/AIDS, bình đẳng giới cho nhóm vị thành niên, thanh niên trong và ngoài nhà trường, đặc biệt là nhóm lao động di cư trẻ, lao động tự do, công nhân trong các khu công nghiệp thông qua các phương pháp tiếp cận phù hợp với từng nhóm đối tượng. - Cung cấp sản phẩm, tài liệu truyền thông đơn giản, dễ hiểu và phù hợp với phong tục tập quán, văn hóa, tôn giáo địa phương (Pa nô, áp phích, tờ rơi, tờ gấp, sách nhỏ, đĩa CD, VCD,…) phù hợp với từng nhóm đối tượng. Đa dạng các loại hình giáo dục về dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới và giới tính. 3. Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách về dân số - Tăng cường và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về dân số trên cơ sở triển khai thực hiện nghiêm túc chính sách pháp luật về dân số. - Làm tốt công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá, phối hợp thanh tra việc thực hiện quy định của pháp luật về dân số và phát triển, nhất là các hoạt động dẫn đến mất cân bằng giới tính khi sinh. - Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành để thực hiện có hiệu quả công tác dân số và phát triển. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về dân số, sức khỏe sinh sản/KHHGĐ, đặc biệt là kiểm tra, thanh tra, xử lý các tổ chức và cá nhân vi phạm quy định của pháp luật liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi; nâng cao vai trò giám sát của cộng đồng trong việc thực hiện chính sách, pháp luật. - Đảm bảo chất lượng thu thập thông tin, số liệu chuyên ngành trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin; nâng cao chất lượng các nghiên cứu dự báo về dân số phục vụ yêu cầu xây dựng quy hoạch, kế hoạch của các cấp, các ngành. 4. Phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ về dân số 4.1. Dịch vụ dân số Duy trì mạng lưới cung cấp dịch vụ theo phân tuyến kỹ thuật. Bổ sung, nâng cấp hạ tầng, trang thiết bị hành chính, y tế; nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thực hành cho các cán bộ cung cấp dịch vụ dân số và chăm sóc sức khỏe sinh sản. Tăng cường giám sát kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định chuyên môn và quy trình kỹ thuật đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ. Nâng cao chất lượng lập kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt việc cung cấp các phương tiện tránh thai. Đảm bảo cung cấp các gói dịch vụ dân số và chăm sóc sức khỏe sinh sản thiết yếu ở tất cả các tuyến, đặc biệt là tuyến cơ sở. Kiện toàn và nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ dân số và chăm sóc sức khỏe sinh sản dựa vào cộng đồng của đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản kiêm cộng tác viên dân số. Tăng cường triển khai đề án, dự án đẩy mạnh tiếp thị xã hội, xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ, sức khỏe sinh sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng về phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/sức khỏe sinh sản có chất lượng cho người dân nhằm đảm bảo sự công bằng xã hội, tính bền vững của chương trình dân số. Thực hiện tốt xã hội hóa chương trình sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh. Mở rộng dịch vụ tư vấn và kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân. 4.2. Nâng cao chất lượng dân số - Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh: Cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tấn, báo chí, nâng cao nhận thức cho những người làm công tác truyền thông. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, nói chuyện chuyên đề, cung cấp kiến thức sâu rộng trong mọi tầng lớp Nhân dân nhằm thay đổi nhận thức, hành vi của người dân, cộng đồng, xã hội về bình đẳng giới, vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em gái; chung tay giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; tăng cường thực thi pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi đến các đối tượng tại cộng đồng, địa bàn cư trú thông qua mạng lưới nhân viên y tế thôn, bản kiêm cộng tác viên dân số và tuyên truyền viên của các ngành, đoàn thể ở cơ sở. Tổ chức tuyên truyền, tư vấn trực tiếp cho nam, nữ thanh niên chuẩn bị kết hôn, người cung cấp dịch vụ liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi. Lồng ghép các nội dung truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh vào các hoạt động văn hóa xã hội khác. Tổ chức các chiến dịch, sự kiện truyền thông tập trung phong phú, đa dạng nội dung bình đẳng giới trong đời sống gia đình và xã hội, không phân biệt con gái, con trai, không lựa chọn giới tính thai nhi. Đưa nội dung về mất cân bằng giới tính khi sinh vào chương trình giảng dạy của Trường Chính trị, các buổi sinh hoạt ngoại khóa của trường trung học cơ sở, trung học phổ thông. Tổ chức các điểm tuyên truyền, góc sinh hoạt, câu lạc bộ về giới và bình đẳng giới. Tổ chức cho các đơn vị, cá nhân cung cấp dịch vụ có liên quan cam kết không lựa chọn giới tính thai nhi và tham gia tuyên truyền về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh. Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy định của pháp luật về nghiêm cấm việc cung cấp dịch vụ liên quan đến lựa chọn giới tính tại các cơ sở y tế, cơ sở kinh doanh xuất bản phẩm. Đào tạo tập huấn kiến thức, kỹ năng truyền thông về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh; tập huấn về các quy định nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi cho nhân viên y tế các cơ sở cung cấp dịch vụ liên quan đến chẩn đoán giới tính thai nhi, cán bộ quản lý và cung cấp dịch vụ siêu âm và phá thai công lập và tư nhân. - Nâng cao chất lượng dân số thông qua hoạt động tầm soát, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh: Thực hiện xã hội hóa chương trình sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; tập huấn kiến thức, kỹ năng tuyên truyền tư vấn quản lý cho các nhóm đối tượng, tổ chức hội nghị nói chuyện chuyên đề, hướng dẫn tập trung cho phụ nữ mang thai, phụ nữ có nguy cơ cao. - Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân: Mở rộng địa bàn thực hiện mô hình “Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân”. Nâng cao nhận thức, kỹ năng tư vấn cho vị thành niên, thanh niên về chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ, cung cấp, nâng cao hiệu quả và tăng cường sự tiếp cận dịch vụ sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niênnhằm cải thiện bền vững chất lượng dân số trong toàn tỉnh. Tổ chức tuyên truyền, vận động và giáo dục về sức khỏe sinh sản/KHHGĐ với nhiều hình thức đa dạng, phong phú; xây dựng, sản xuất và phân phối các tài liệu truyền thông về sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên; tư vấn sức khoẻ cho nam, nữ chuẩn bị kết hôn... Tuyên truyền, vận động thông qua các kênh truyền thông thích hợp tại các điểm triển khai. Tổ chức các hội nghị chuyên đề về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên. Tiếp tục đẩy mạnh giáo dục về dân số - phát triển, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới và giáo dục giới tính, kiến thức và kỹ năng sống, bình đẳng giới trong các trường học. - Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi: Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền Luật Người cao tuổi và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người cao tuổi để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, gia đình, cộng đồng xã hội và bản thân người cao tuổi trong các hoạt động chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi. Tăng cường phối hợp tổ chức các hoạt động truyền thông, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng tư vấn và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Tăng tỷ lệ người cao tuổi được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng. Triển khai thành lập các điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại các tuyến. Đầu tư phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật của hệ thống dịch vụ y tế, các điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi tại xã hoạt động có hiệu quả. Khuyến khích hoạt động khám, chữa bệnh miễn phí cho người cao tuổi. Xây dựng và phát triển mạng lưới chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho người cao tuổi dựa vào cộng đồng. Lồng ghép việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi vào các chương trình phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm các bệnh liên quan người cao tuổi; chương trình đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho cộng tác viên, tình nguyện làm công việc tư vấn, chăm sóc người cao tuổi. Đẩy mạnh các hoạt động phối hợp giữa cộng đồng, nhà trường và gia đình nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống “Kính lão trọng thọ”, biết ơn và giúp đỡ người cao tuổi, chăm sóc người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa tại cộng đồng. 5. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, hoàn thiện hệ thống thông tin, số liệu dân số - Đẩy mạnh nghiên cứu về dân số và phát triển, nhất là các vấn đề mới, trọng tâm về cơ cấu, chất lượng, phân bố dân số và lồng ghép yếu tố dân số vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. - Hoàn thiện hệ thống thông tin, số liệu dân số đáp ứng yêu cầu cung cấp đầy đủ, kịp thời tình hình và dự báo dân số phục vụ hoạch định chính sách, xây dựng, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. - Triển khai thực hiện đăng ký dân số và cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia thống nhất dùng chung, đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội. 6. Bảo đảm nguồn lực cho công tác dân số - Bảo đảm đủ mức đầu tư từ ngân sách Nhà nước và ngân sách địa phương đáp ứng yêu cầu triển khai toàn diện công tác dân số đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Đầu tư nguồn lực đáp ứng yêu cầu triển khai toàn diện công tác dân số trong tình hình mới. Ưu tiên bố trí ngân sách địa phương cho công tác dân số nhằm nâng cao chất lượng dân số, ưu tiên đầu tư cho các xã, phường, thị trấn đông dân có mức sinh, tỷ số giới tính khi sinh, tỷ lệ sinh con thứ 03 trở lên cao. - Phát triển thị trường bảo hiểm, bao gồm bảo hiểm Nhà nước, bảo hiểm thương mại theo hướng đa dạng hóa các gói bảo hiểm, với nhiều mệnh giá tương ứng các gói dịch vụ khác nhau bảo đảm các nhóm dân số đặc thù được bình đẳng trong việc tham gia và thụ hưởng các dịch vụ phúc lợi, an sinh xã hội. 7. Kiện toàn tổ chức bộ máy và đào tạo - Kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân số theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, đồng thời với quản lý chuyên môn thống nhất. Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản kiêm cộng tác viên dân số ở cơ sở. - Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số các cấp, các ngành đáp ứng yêu cầu triển khai toàn diện công tác dân số. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ dân số các cấp, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, cung cấp dịch vụ,... IV. KINH PHÍ Kinh phí thực hiện từ nguồn kinh phí Trung ương, địa phương và các nguồn hợp pháp khác. V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Thời gian thực hiện: Từ năm 2020 - 2025. 2. Các chương trình, dự án, đề án thực hiện Kế hoạch - Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh. - Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. - Đề án “Tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ DS - KHHGĐ cho vị thành niên, thanh niên”. - Mô hình Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân. - Hoạt động tầm soát, chẩn đoán trước sinh, sơ sinh. - Hoạt động nâng cao chất lượng thông tin cơ sở dữ liệu. - Các hoạt động tổ chức cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. - Hoạt động nâng cao chất lượng dân số (phối hợp với các ngành). - Theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện chương trình và truyền thông dân số. 3. Nhiệm vụ của các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể, địa phương 3.1. Sở Y tế - Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng các đề án, kế hoạch hoạt động và dự toán kinh phí cụ thể trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt theo quy định. - Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức thực hiện tốt các mục tiêu của Kế hoạch hành động giai đoạn 2020 - 2025 của tỉnh Bắc Kạn thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030; hướng dẫn triển khai triển khai Kế hoạch trên phạm vi toàn tỉnh; tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về dân số và phát triển trong Nhân dân. Hằng năm tổ chức đánh giá kết quả thực hiện; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện và định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Y tế theo quy định. 3.2. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư Theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở Y tế tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí ngân sách hằng năm để triển khai thực hiện các hoạt động của Kế hoạch; huy động nguồn lực, lồng ghép hiệu quả các hoạt động của Kế hoạch với các hoạt động chương trình, dự án có liên quan; hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. 3.3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Phối hợp với Sở Y tế, các Sở, Ban, Ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện các hoạt động của Kế hoạch. Chủ trì và phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch triển khai Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới; tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch về công tác người cao tuổi. 3.4. Sở Văn hóa - Thể thao và Du Lịch Phối hợp tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách về dân số và phát triển. Hướng dẫn xây dựng hương ước, quy ước về chính sách dân số và phát triển. Đưa nội dung chính sách dân số và phát triển là một tiêu chí đánh giá khu dân cư, đơn vị và gia đình văn hóa. Tạo điều kiện để người cao tuổi tham gia sinh hoạt văn hóa văn nghệ, luyện tập dưỡng sinh và các hoạt động thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe. 3.5. Sở Thông tin và Truyền thông Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy định hướng tuyên truyền cho các cơ quan báo chí truyền thông; tuyên truyền trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh về công tác dân số và phát triển trên địa bàn tỉnh; chủ trì, phối hợp với Sở Y tế tổ chức thanh tra, kiểm tra liên ngành các cơ sở xuất bản và phát hành sách, ấn phẩm tài liệu nhằm ngăn chặn việc tuyên truyền, phổ biến phương pháp lựa chọn giới tính thai nhi, ngăn chặn các trang thông tin điện tử vi phạm các nội dung tuyên truyền, hướng dẫn lựa chọn giới tính thai nhi. 3.6. Sở Tư pháp Phối hợp với Sở Y tế tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực dân số và phát triển. Theo dõi công tác thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dân số và phát triển. Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực hộ tịch ở địa phương theo quy định. 3.7. Sở Giáo dục và Đào tạo Chủ trì và phối hợp với Sở Y tế, các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể liên quan thực hiện các nội dung giáo dục về dân số, giới, giới tính, bình đẳng giới... cho học sinh, sinh viên; bồi dưỡng cho giáo viên trong trường học về giới, giới tính, dân số, sức khỏe sinh sản/KHHGĐ, bình đẳng giới.... xây dựng mạng lưới truyền thông giáo dục, dịch vụ tư vấn và chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục ở các lứa tuổi, cấp học phù hợp; lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về dân số vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành. 3.8. Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Kạn, Báo Bắc Kạn, Cổng Thông tin điện tử tỉnh Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về công tác dân số và phát triển trên sóng phát thanh, truyền hình, trên báo và Cổng Thông tin điện tử tỉnh. 3.9. Các Sở, Ban, Ngành khác có liên quan Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan, đơn vị có liên quan của tỉnh triển khai hiệu quả các hoạt động của Kế hoạch. 3.10. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn công tác tuyên truyền về các hoạt động của công tác dân số và phát triển. 3.11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các Hội, đoàn thể Phối hợp với Sở Y tế và các địa phương tăng cường hoạt động tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên và Nhân dân thực hiện tốt chính sách dân số và phát triển. Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về dân số và phát triển; xây dựng quy chế, quy định của tổ chức nhằm thực hiện tốt công tác dân số và phát triển. Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” trên địa bàn tỉnh. 3.12. Ban Đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh Hướng dẫn Hội Người cao tuổi các huyện, thành phố phối hợp triển khai thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi thuộc địa bàn quản lý; thống kê, cung cấp thông tin về người cao tuổi. Phối hợp với Sở Y tế và các Sở, Ban, Ngành liên quan triển khai thực hiện các hoạt động của Kế hoạch. 3.13. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố - Xây dựng kế hoạch thực hiện, đưa các mục tiêu dân số và phát triển vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. - Tham mưu cho Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành Nghị quyết về dân số và phát triển theo thẩm quyền, quy định, phù hợp với thực tế địa phương; giao chỉ tiêu kế hoạch dân số và phát triển hằng năm cho từng xã, phường, thị trấn. - Bố trí các nguồn lực triển khai các hoạt động của Kế hoạch trên địa bàn. - Phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Y tế phối hợp với các Phòng, Ban liên quan hướng dẫn các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện trên địa bàn. - Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác dân số và phát triển trên địa bàn; khen thưởng và biểu dương kịp thời những tập thể và cá nhân thực hiện tốt; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm chính sách dân số. - Hằng năm tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Y tế) để tổng hợp. Trên đây là Kế hoạch hành động giai đoạn 2020 - 2025 của tỉnh Bắc Kạn thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030. Các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện./. Phụ lục: CÁC CHỈ BÁO KIỂM ĐỊNH MỤC TIÊU (Kèm theo Quyết định số 2147/QĐ-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn) TT Chỉ báo Đơn vị Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Năm 2024 Năm 2025 Năm 2026 Năm 2027 Năm 2028 Năm 2029 Mục tiêu cần đạt năm 2030 1 Mục tiêu 1: Quy mô dân số và mức sinh 1.1 Quy mô dân số Nghìn người 317.675 325.480 333.285 341.090 348.895 356.700 360.270 363.840 367.410 370.980 374.550 1.2 Tổng tỷ suất sinh Con/ phụ nữ 2,14 2,13 2,12 2,11 2,1 2,1 2,1 2,1 2,1 2,1 2,1 1.3 Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi 15 - 49 tuổi sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại % 65 65,5 66 66,5 67 67,5 68 68,5 69 69,9 70 2 Mục tiêu 2: Đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, phấn đấu duy trì cơ cấu tuổi của dân số ở mức hợp lý 2.1 Tỷ số giới tính khi sinh Số bé trai/ 100 bé gái 112 111,6 111,2 110,8 110,4 110 109,8 109,6 109,4 109,2 109 2.2 Tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi % 25,4 24,8 24,2 23,6 23,0 22,5 22,4 22,3 22,2 22,1 22 2.3 Tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên % 6,7 7,3 7,9 8,6 9,2 9,8 10 10,3 10,5 10,7 11 2.4 Tỷ lệ phụ thuộc chung % 40 41 42 43 44 45 45,8 46,6 47,4 48,2 49 3 Mục tiêu 3: Nâng cao chất lượng dân số 3.1 Tỷ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn % 40 42 44 46 48 50 58 66 74 82 90 3.2 Tỷ lệ cặp tảo hôn % 10 12 15 17 20 25 30 35 40 45 50 3.3 Tỷ lệ cặp hôn nhân cận huyết thống % 5 7 10 15 20 25 40 46 52 58 60 3.4 Tỷ lệ phụ nữ mang thai được tầm soát ít nhất 04 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến nhất % 15 20 25 30 35 40 46 52 58 64 70 3.5 Tỷ lệ trẻ sơ sinh được tầm soát ít nhất 05 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất % 30 36 42 48 54 60 66 72 78 84 90 3.6 Tuổi thọ bình quân Tuổi 72,6 73 73,4 73,8 74,2 74,5 74,6 74,7 74,8 74,9 75 3.7 Tuổi thọ khỏe mạnh Tuổi 66 66,2 66,4 66,6 66,8 67 67,2 67,4 67,6 67,8 68 3.8 Chiều cao nam giới 18 tuổi Cm 165 165,4 165,8 166,2 166,6 167 167,3 167,6 167,9 168,2 168,5 3.9 Chiều cao nữ giới 18 tuổi Cm 155 155,2 155,4 155,6 155,8 156 156,3 156,6 156,9 157,2 157,5 4 Mục tiêu 4: Thúc đẩy phân bố dân số hợp lý và bảo đảm quốc phòng, an ninh 4.1 Tỷ lệ dân số đô thị % 20,7 21 21,3 21,5 21,7 22 22,8 23,6 24,4 25,2 26 5 Mục tiêu 5: Hoàn thành xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đẩy mạnh lồng ghép các yếu tố dân số vào xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5.1 Tỷ lệ dân số được đăng ký, quản lý trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư % 80 82 84 86 88 90 92 94 96 98 100 5.2 Tỷ lệ ngành, lĩnh vực địa phương sử dụng dữ liệu chuyên ngành dân số vào xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội % 5 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 6 Mục tiêu 6: Phát huy tối đa lợi thế cơ cấu dân số vàng, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triểu đất nước nhanh, bền vững 7 Mục tiêu 7: Thích ứng với già hóa dân số, đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe người cao tuổi 7.1 Tỷ lệ xã, phường đạt tiêu chí môi trường thân thiện với người cao tuổi % 15 16 17 18 19 20 26 32 38 44 50 7.2 Tỷ lệ người cao tuổi trực tiếp sản xuất, kinh doanh tăng thu nhập, giảm nghèo có nhu cầu hỗ trợ được hướng dẫn về sản xuất kinh doanh, hỗ trợ phương tiện sản xuất, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm, vay vốn phát triển sản xuất % 25 26 27 28 29 30 34 38 42 46 50 7.3 Tỷ lệ người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế, được quản lý sức khỏe, được khám, chữa bệnh, được chăm sóc tại gia đình, cộng đồng, cơ sở chăm sóc tập trung % 80 82 84 86 88 90 92 94 96 98 100 1. Theo niên gián thống kê DS-KHHGĐ 2006-2016; 2. Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 01/4/2019 của Cục Thống kê; 3. Theo Kho DLCD của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Bắc Kạn; 4. Theo niên gián thống kê năm 2018 của tỉnh Bắc Kạn
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bắc Kạn", "promulgation_date": "23/11/2020", "sign_number": "2147/QĐ-UBND", "signer": "Phạm Duy Hưng", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Lenh-tang-danh-hieu-anh-hung-luc-luong-vu-trang-nhan-dan-26-don-vi-va-20-can-bo-chien-si-luc-luong-cong-an-nhan-dan-vu-trang-va-cong-an-ND-188-LCT-58914.aspx
Lệnh tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân 26 đơn vị và 20 cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân vũ trang và công an ND 188-LCT
CHỦ TỊCH NƯỚC **** CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ***** Số: 188-LCT Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 1979 LỆNH TẶNG DANH HIỆU ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN CHO 26 ĐƠN VỊ VÀ 20 CÁN BỘ, CHIẾN SĨ THUỘC LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN VŨ TRANG VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN. LỆNH CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Căn cứ vào điều 63 của Hiến pháp năm 1959; Căn cứ vào quyết nghị số 782-NQ/QHK6 ngày 19-12-1979 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Nay tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho 26 đơn vị và 20 cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng Công an nhân dân vũ trang và Công an nhân dân, đã lập được nhiều thành tích trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Có danh sách của những đơn vị và cán bộ, chiến sĩ được tặng danh hiệu đính theo. CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Tôn Đức Thắng DANH SÁCH 26 ĐƠN VỊ VÀ 20 CÁN BỘ, CHIẾN SĨ THUỘC LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN VŨ TRANG VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN ĐƯỢC TẶNG DANH HIỆU ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN (kèm theo lệnh số 188-LCT ngày 20-12-1979) A. ĐƠN VỊ 1. Lực lượng công an nhân dân vũ trang 2. Công an nhân dân vũ trang tỉnh Bình Trị Thiên 3. Công an nhân dân vũ trang tỉnh Nghệ Tĩnh 4. Công an nhân dân vũ trang tỉnh Lai Châu 5. Công an nhân dân vũ trang tỉnh Quảng Ninh 6. Trung đoàn 600 Công an nhân dân vũ trang 7. Trung đoàn 12 Công an nhân dân vũ trang 8. Đồn 193 Công an nhân dân vũ trang tỉnh Lạng Sơn (tuyên dương lần thứ hai). 9. Đồn 187 Công an nhân dân vũ trang tỉnh Lạng Sơn 10. Đồn 179 Công an nhân dân vũ trang tỉnh Cao Bằng 11. Đồn 167 Công an nhân dân vũ trang tỉnh Cao Bằng 12. Đồn 133 Công an nhân dân vũ trang tỉnh Hoàng Liên Sơn 13. Đồn 1 Công an nhân dân vũ trang tỉnh Lai Châu 14. Đồn 33 Công an nhân dân vũ trang tỉnh Lai Châu 15. Đồn 209 Công an nhân dân vũ trang tỉnh Quảng Ninh 16. Đồn 155 Công an nhân dân vũ trang tỉnh Hà Tuyên 17. Đồn 829 Công an nhân dân vũ trang tỉnh Kiên Giang 18. Đồn 793 Công an nhân dân vũ trang tỉnh Đồng Tháp 19. Đồn 773 Công an nhân dân vũ trang tỉnh Long An 20. Đồn 649 Công an nhân dân vũ trang tỉnh Gia Lai – Kon Tum. 21. Đại đội 11, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 16, Bộ tư lệnh Công an nhân dân vũ trang. 22. Đại đội 5 Công an nhân dân vũ trang tỉnh Lạng Sơn. 23. Đại đội 6 Công an nhân dân vũ trang tỉnh Quảng Ninh. 24. Phân đội cơ động Đồn 805, Công an nhân dân vũ trang tỉnh An Giang. 25. Trạm cửa khẩu Đồn 171, Công an nhân dân vũ trang tỉnh Cao Bằng. 26. Công an huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. B. CÁN BỘ, CHIẾN SĨ 1. Liệt sĩ Đỗ Sỹ Họa, sinh năm 1946, thượng úy, phó trưởng đồn 209 Công an nhân dân vũ trang tỉnh Quảng Ninh. Quê: xã Hồng Vân, huyện Ân Thi, tỉnh Hải Hưng. 2. Liệt sĩ Lộc Viễn tài, sinh năm 1940, thượng úy, trưởng đồn 155 Công an nhân dân vũ trang tỉnh Hà Tuyên. Quê: xã Vĩ Thượng, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Tuyên. 3. Liệt sĩ Đỗ Chu Bỉ, sinh năm 1952, trung úy, đại đội phó Đại đội 6 Công an nhân dân vũ trang tỉnh Quảng Ninh. Quê: xã An Lâm, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Hưng. 4. Liệt sĩ Nông Văn Giáp, sinh năm 1945, trung úy, phó trưởng đồn 191 Công an nhân dân vũ trang tỉnh Lạng Sơn. Quê: xã Yên Bình, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. 5. Liệt sĩ Nguyễn Vũ Tráng, sinh năm 1948, trung úy, chính trị viên phó đồn 1 Công an nhân dân vũ trang tỉnh Lai Châu. Quê: xã Minh Đức, huyện Việt Yên, tỉnh Hà Bắc. 6. Liệt sĩ, Nguyễn Đình Thuần, sinh năm 1953, trung úy, đại đội trưởng Đại đội 2, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 12, Bộ tư lệnh Công an nhân dân vũ trang. Quê: xã Thanh Dương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ Tĩnh. 7. Liệt sĩ Võ Đại Huệ, sinh năm 1952, trung úy, đại đội trưởng Đại đội 11, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 16, Bộ tư lệnh Công an nhân dân vũ trang. Quê: xã Nghi Xá, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ Tĩnh. 8. Liệt sĩ Nguyễn Văn Hiền, sinh năm 1950, thiếu úy, cán bộ của Đồn 33 Công an nhân dân vũ trang tỉnh Lai Châu. Quê: xã Thiệu Long, huyện Thiệu Yên, tỉnh Thanh Hóa. 9. Liệt sĩ Hồ Đăng Khầm, sinh năm 1949, chuẩn úy, phó trưởng đồn 829 Công an nhân dân vũ trang tỉnh Kiên Giang. Quê: xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ Tĩnh. 10. Liệt sĩ Quách Văn Rạng, sinh năm 1956, trung sĩ, trung đội phó thuộc Đồn cửa khẩu Lào Cai Công an nhân dân vũ trang tỉnh Hoàng Liên Sơn. Quê: xã Thành công, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. 11. Liệt sĩ Lê Minh Trường, sinh năm 1960, binh nhất, chiến sĩ Đại đội 5 Công an nhân dân vũ trang tỉnh Lạng Sơn. Quê: đường Sơn Tây, tiểu khu Điện Biên, khu phố Ba Đình, thành phố Hà Nội. 12. Liệt sĩ Hoàng Kim Long, sinh năm 1959, binh nhất, tiểu đội phó Đồn 801 Công an nhân dân vũ trang tỉnh An Giang. Quê: xã Tây Sơn, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. 13. Hoàng Văn Quản, sinh năm 1928, trưởng Công an huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Quê: xã Nam Tuấn, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. 14. Nguyễn Công Thuận, sinh năm 1951, thượng úy, đại đội trưởng Đại đội 3, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 12, Bộ tư lệnh Công an nhân dân vũ trang. Quê: xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ Tĩnh. 15. Hoàng Văn Khoáy, sinh năm 1945, thiếu úy, đại đội phó Đại đội 3, Công an nhân dân vũ trang tỉnh Cao Bằng. Quê: xã Thụy Hùng, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. 16. Lê Khắc Xuân, sinh năm 1953, chuẩn úy, đội phó Đội công tác cơ sở Đồn 133 Công an nhân dân vũ trang tỉnh Hoàng Liên Sơn. Quê: xã Thiệu Vân, huyện Đông Thiệu, tỉnh Thanh Hóa. 17. Lừu A Phừ, sinh năm 1950, chuẩn úy, tiều đội trưởng Đồn 1 Công an nhân dân vũ trang tỉnh Lai Châu. Quê: xã Tả Phình, huyện Sình Hồ, tỉnh Lai Châu. 18. Tao Văn Tem, sinh năm 1956, thượng sĩ, trinh sát viên Đồn 1 Công an nhân dân vũ trang tỉnh Lai Châu. Quê: xã Chà Tở, huyện Mường Lay, tỉnh Lai Châu. 19. Tòng Văn Kim, sinh năm 1956, trung sĩ, tiểu đội trưởng Phân đội công binh Ban tham mưu Công an nhân dân vũ trang tỉnh Lai Châu. Quê: xã Noong Luống, huyện Điện Biên, tỉnh Lai Châu. 20. Nông Văn Phiao, sinh năm 1957, binh nhất, chiến sĩ Đại đội 5 Công an nhân dân vũ trang tỉnh Lạng Sơn. Quê: xã Quốc Việt, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.
{ "issuing_agency": "Chủ tịch nước", "promulgation_date": "20/12/1979", "sign_number": "188-LCT", "signer": "Tôn Đức Thắng", "type": "Lệnh" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Nghi-quyet-145-2014-NQ-HDND-dat-doi-ten-duong-Kien-Tuong-Long-An-241722.aspx
Nghị quyết 145/2014/NQ-HĐND đặt đổi tên đường Kiến Tường Long An
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LONG AN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 145/2014/NQ-HĐND Long An, ngày 21 tháng 07 năm 2014 NGHỊ QUYẾT VỀ ĐẶT, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ KIẾN TƯỜNG, TỈNH LONG AN HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LONG AN KHÓA VIII - KỲ HỌP THỨ 10 Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Nghị định 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng; Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin, hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ; Sau khi xem xét Tờ trình số 1878/TTr-UBND ngày 19/6/2014 của UBND tỉnh về việc thông qua Nghị quyết đặt, đổi tên đường ở thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An; báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế HĐND và ý kiến của Đại biểu HĐND tỉnh, QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất việc đặt, đổi tên 24 con đường trên địa bàn thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An (có Phụ lục kèm theo). Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện. Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Thường trực, các Ban và Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Long An khóa VIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17 tháng 7 năm 2014./. Nơi nhận: - UB Thường vụ QH (b/c); - Chính phủ (b/c); - VP.QH, VP.CP (TP.HCM) (b/c); - TT.TU (b/c); - UBND tỉnh, UBMTTQ tỉnh; - Đại biểu QH đơn vị tỉnh Long An; - Đại biểu HĐND tỉnh khóa VIII; - Các sở ngành, đoàn thể tỉnh; - TT. HĐND, UBND huyện, thị xã, thành phố; - VP. UBND tỉnh; - LĐ và CV VP, Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh; - Lưu: VT. CHỦ TỊCH Đặng Văn Xướng PHỤ LỤC TÊN ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ KIẾN TƯỜNG, TỈNH LONG AN (Kèm theo Nghị quyết số 145/2014/NQ-HĐND ngày 21/7/2014 của HĐND tỉnh) STT Tên đường cũ Điểm đầu Điểm cuối Chiều dài (m) Nền rộng (m) Mặt rộng (m) Kết cấu Tên đường mới Tóm tắt tiểu sử I. PHƯỜNG 1, 2 1 Đường số 6 Khu 2 ao Quốc lộ 62 Đường Lê Quốc Sản 179 12 6,5 Bê tông nhựa Võ Văn Thành Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (1950 - 1973), quê quán: xã Thạnh Phước, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An. 2 Đường số 2 Khu 2 ao Đường số 7 Đường Lý Thường Kiệt 128 12 6,5 Bê tông nhựa Trần Văn Hoàng Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (không rõ năm sinh, mất năm 1963), quê quán: xã Hưng Điền, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An, tham gia cách mạng với nhiều chiến công. 3 Đường số 3 Khu 2 ao Đường số 7 Đường Lê Duẩn 201,62 12 6,5 Bê tông nhựa Lê Văn Dào (1932 - 1998), quê quán: xã Nhơn Ninh, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An, nguyên Trưởng ty An ninh tỉnh Kiến Tường, Chính ủy Biên phòng Long An, Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Mộc Hóa (1978 - 1991). 4 Đường số 4 Đường Nguyễn Thành A Đường Lý Thường Kiệt 553 17 7 Bê tông nhựa Trần Văn Giàu Nhà hoạt động cách mạng, nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử, triết học, nhà giáo Việt Nam (1911 - 2010), quê quán: xã An Lục Long, huyện Châu Thành, Long An, Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ, lãnh đạo Cách mạng tháng Tám 1945 ở miền Nam. Chủ tịch Ủy ban Hành chính Kháng chiến Nam Bộ (9/1945). 5 Đường số 5 Đường Nguyễn Thành A Đường Bạch Đằng 1171,3 24 12 Bê tông nhựa Nguyễn Tri Phương Đại danh thần yêu nước (1800 - 1873), quê quán: huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, Tổng chỉ huy quân đội Triều Nguyễn chống quân Pháp xâm lược ở các mặt trận Đà Nẵng (1858), Gia Định (1861) và Hà Nội (1873). Đêm 19, rạng sáng ngày 20/11/1873, Pháp đánh úp thành Hà Nội, ông bị trọng thương, sau đó đã tuyệt thực và mất ngày 20/12/1873. 6 Đường số 1 Khu 2 ao Đường Lê Lợi Đường Lê Duẩn 247,18 15 7 Bê tông nhựa Bùi Thị Của Mẹ Việt Nam anh hùng (1927 - 1969), quê quán: xã Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An, có 4 con là liệt sĩ. 7 Đường số 7 Khu 2 ao Đường số 1 Kênh nông trường 263,13 12 6,5 Bê tông nhựa Nguyễn Quang Đại Nghệ nhân tiền phong nhạc lễ, nhạc tài tử Nam Bộ, sinh năm 1858 không rõ năm mất, quê quán: tỉnh Quảng Trị, có công khai sáng ra bộ môn đờn ca tài tử và nhạc lễ Nam Bộ mang đậm nét đặc thù bản sắc văn hóa dân tộc cuối thế kỷ 19. 8 Đường số 8 Đường Nguyễn Trung Trực Đường số 10 220 12 6 Bê tông nhựa Lê Thị Đến Mẹ Việt Nam anh hùng (1902 - 2012), quê quán: xã Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An, có 4 con là liệt sĩ. 9 Đường số 9 Đường Nguyễn Trung Trực Đường số 10 231,91 12 6 Bê tông nhựa Nguyễn Thị Hồng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (1951 - 1970), quê quán: xã Tuyên Bình, huyện Mộc Hóa (nay là huyện Vĩnh Hưng), tỉnh Long An. 10 Đường số 10 Đường Lý Thường Kiệt Đường Nguyễn Thành A 286,97 17 8 Bê tông nhựa Huỳnh Công Thân Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (1923 - 2003), quê quán: xã Hựu Thạnh, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Tỉnh đội trưởng, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Long An, có công trong thực hiện chủ trương khai thác: Đồng Tháp Mười. II. PHƯỜNG 3 11 Đường số 1 Đường số 11A Đường cặp rạch Cá Rô 285,34 16 9 Đá 0 x 4 Lưu Văn Tế (1915 - 1980), quê quán: xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, Ủy viên Thường vụ Huyện ủy Mộc Hóa, Phó chủ tịch Ủy ban kháng chiến Hành chánh huyện Mộc Hóa năm 1953, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An (12/1976 - 1977). 12 Đường số 3 Đường số 14 Đường số 11A 169 16 9 Bê tông nhựa Nguyễn Thị Kỷ Mẹ Việt Nam anh hùng (1910 - 2005), quê quán: xã Tuyên Thạnh, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An, có 4 con là liệt sĩ. 13 Đường số 5 Đường số 14 Đường cặp rạch Cá Rô 161,3 16 9 Bê tông nhựa Nguyễn Văn Tịch Liệt sĩ. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Pháp (1931 - 1975), quê quán: xã An Vĩnh Ngãi, thành phố Tân An, tỉnh Long An, tham gia đánh trận Đồn Ông Tờn tháng 3/1953, Đại đội trưởng Đặc công Tiểu đoàn 303. 14 Đường số 10A Đường số 11B Đường số 8 211,9 16 9 Bê tông nhựa Trần Thị Biền Mẹ Việt Nam anh hùng (1921 - 2000), quê quán: xã Tuyên Thạnh, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An, có chồng và 2 con là liệt sĩ. 15 Đường số 10B Đường số 11B Đường số 8 207,2 16 9 Bê tông nhựa Nguyễn Thị Song Mẹ Việt Nam anh hùng (1900 - 1999), quê quán: xã Tuyên Thạnh, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An, có 3 con là liệt sĩ. 16 Đường số 11A và đường số 7 Đường Cầu Dây cũ Đường số 10 A 905,94 16 9 Đá 0 x 4 Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888), quê quán: làng Tân Thái, tổng Bình Trị Thượng, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định, là nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam trong thời kỳ chống Pháp với bài "Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc" bất hủ. 17 Đường số 11B Đường số 11A Đường cặp rạch Cá Rô 366 16 9 Đá 0 x 4 Phan Đình Phùng Nhà yêu nước, nhà thơ (1847 - 1895), quê quán: làng Đông Thái, huyện La Sơn nay là làng Đông Thái, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, lãnh tụ cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Hương Khê trong phong trào Cần Vương cuối thế kỷ 19. 18 Đường 12 Đường số 3 Đường số 7 299,58 14 9 Bê tông nhựa Nguyễn Thị Lẹ Mẹ Việt Nam anh hùng (1918 - 1999), quê quán: xã Tuyên Thạnh, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An, có 3 con là liệt sĩ. 19 Đường số 13A Đường số 3 Đường số 12 258,81 14 9 Bê tông nhựa Nguyễn Thị Diện Mẹ Việt Nam anh hùng (1906 - 1988), quê quán: xã Tuyên Thạnh, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An, có 4 con là liệt sĩ. 20 Đường 13 B Đường số 1 Đường số 3 119 12 8 Bê tông nhựa Nguyễn Thị Tư Mẹ Việt Nam anh hùng (1921 - 1966), quê quán: xã Tuyên Thạnh, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An, có chồng và 3 con là liệt sĩ. 21 Đường số 14 Đường Hùng Vương Quốc lộ 62 (Đường Đôi) 577,15 23 14 Bê tông nhựa Võ Văn Tần Nhà cách mạng (1894 - 1941), quê quán: làng Đức Hòa (nay là xã Đức Hòa Thượng), huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, tham gia hoạt động yêu nước vào An Nam Cộng sản Đảng năm 1929, vào Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930, nguyên Bí thư Huyện ủy Đức Hòa cùng với Châu Văn Liêm tham gia chỉ đạo cuộc biểu tình ngày 4/6/1930, Bí thư Xứ ủy Nam kỳ và Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng năm 1937. Bị Pháp bắt và xử bắn tại Hóc Môn ngày 28/8/1941. 22 Đường số 15 Đường Hùng Vương Đường số 11B 193 16 9 Bê tông nhựa Lê Văn Tao Liệt sĩ (1916 - 1970), quê quán: xã Thuận Nghĩa Hòa, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An, nguyên Tư lệnh phó Quân khu 8 (Sư đoàn Trưởng Sư 330). 23 Đường số 8 nối dài đường cặp rạch Cá Rô và đường cặp sông Vàm Cỏ Tây. Quốc lộ 62 Đường số 14 1445,8 16 9 Đá 0 x 4 Nguyễn Hữu Thọ Luật sư (1910 - 1996), quê quán: thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTDTGP Miền Nam Việt Nam, quyền Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 24 Đường vào Cầu Dây cũ Quốc lộ 62 Đường cặp rạch Cá Rô 333 16 9 Đá 0 x 4 Châu Văn Liêm Nhà cách mạng (1902 - 1930), quê quán: làng Thới Thạnh, quận Ô Môn, tỉnh Cần Thơ, một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản năm 1930, lãnh đạo cuộc biểu tình "chống sưu cao, thuế nặng" lớn nhất Nam Bộ tại Đức Hòa, Long An ngày 4/6/1930 và đã hi sinh anh dũng.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Long An", "promulgation_date": "21/07/2014", "sign_number": "145/2014/NQ-HĐND", "signer": "Đặng Văn Xướng", "type": "Nghị quyết" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-370-QD-UBND-nam-2013-phe-duyet-gia-dat-o-trung-binh-tinh-ho-tro-dat-177076.aspx
Quyết định 370/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt giá đất ở trung bình tính hỗ trợ đất
ỦY BAN NHÂN DÂN TÌNH THỪA THIÊN HUẾ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 370/QĐ-UBND Thừa Thiên Huế, ngày 20 tháng 02 năm 2013 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT GIÁ ĐẤT Ở TRUNG BÌNH ĐỂ TÍNH HỖ TRỢ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRONG KHU DÂN CƯ BỊ THU HỒI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Đất đai năm 2003; Căn cứ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Căn cứ Quyết định số 18/2011/QĐ-UBND ngày 01/6/2011 của UBND tỉnh ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh; Căn cứ Quyết định số 40/2012/QĐ-UBND ngày 21/12/2012 của UBND tỉnh về giá các loại đất năm 2013 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 59/TTr-STNMT ngày 07 tháng 02 năm 2013, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt giá đất ở trung bình để tính hỗ trợ đất nông nghiệp trong khu dân cư bị thu hồi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Đính kèm phụ lục chi tiết). Điều 2. Giao trách nhiệm cho Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế căn cứ giá đất ở trung bình tại Điều 1 để xác định mức hỗ trợ đất nông nghiệp bị thu hồi trong khu dân cư theo đúng quy định. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 515/QĐ-UBND ngày 29/3/2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt giá đất ở trung bình để tính hỗ trợ đất nông nghiệp trong khu dân cư bị thu hồi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2012 Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng; Cục trưởng Cục thuế tỉnh; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Nơi nhận: - Như Điều 4; - CT và các PCT UBND tỉnh; - Lưu: VT, TC, ĐC. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Phan Ngọc Thọ PHỤ LỤC GIÁ ĐẤT Ở TRUNG BÌNH ĐỂ TÍNH HỖ TRỢ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRONG KHU DÂN CƯ BỊ THU HỒI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 (Ban hành kèm theo Quyết định số 370/QĐ-UBND ngày 20/02/2013 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế) TT Khu vực Mức giá (đồng/m2) I Thành phố Huế 1 Phường Hương Sơ và phía đông phường An Hòa 825.000 2 Các phường: Kim Long, Hương Long và phía tây phường An Hòa 739.000 3 Các phường: Tây Lộc, Thuận Lộc, Thuận Thành, Thuận Hòa, Phú Thuận, Phú Bình, Phú Cát, Phú Hòa, Phú Hậu, Phú Hiệp 696.000 4 Các phường: Vỹ Dạ, Xuân Phú, Vĩnh Ninh, Phú Hội, Phú Nhuận, phía Bắc phường An Đông 880.000 5 Các phường: An Tây, An Cựu, Phước Vĩnh, phía Nam phường An Đông, phía Đông phường Trường An, phía Nam phường Thủy Xuân 760.000 6 Các phường: Thủy Biều, Phường Đúc, phía Bắc phường Thủy Xuân, phía Tây phường Trường An 692.000 II Thị xã Hương Thủy 1 Phường Thủy Dương 490.000 2 Phường Phú Bài 420.000 3 Phường Thủy Phương 380.000 4 Phường Thủy Châu 340.000 5 Phường Thủy Lương 300.000 6 Xã Thủy Bằng 360.000 7 Các xã: Thủy Tân, Thủy Phù 270.000 8 Các xã: Thủy Thanh, Thủy Vân 380.000 9 Xã Phú Sơn 66.000 10 Xã Dương Hòa 66.000 III Thị xã Hương Trà 1 Phường Tứ Hạ Vùng 1: - Đông giáp: Sông Bồ - Tây giáp: Đường CM tháng 8 - Nam giáp: Phường Hương Văn - Bắc giáp: Hói ranh giới Tổ dân phố 6 và Tổ dân phố 7 575.000 Vùng 2: - Đông giáp: Sông Bồ - Tây giáp: Đường tránh Tứ Hạ -Nam giáp: Hói ranh giới Tổ dân phố 6 và Tổ dân phố 7 - Bắc giáp: Cầu An Lỗ 460.000 Vùng 3: - Đông giáp: Đường CM tháng 8 - Tây giáp: Phường Hương Vân - Nam giáp: Phường Hương Văn - Bắc giáp: Hói ranh giới Tổ dân phố 6 và Tổ dân phố 7, và hết ranh giới cụm công nghiệp Tứ Hạ 390.000 Vùng 4: - Đông giáp: Đường phía tây Tứ Hạ - Tây giáp: Đường sắt - Nam giáp: Ranh giới cụm công nghiệp Tứ Hạ - Bắc giáp: Sông Bồ 290.000 2 Phường Hương Vân 170.000 3 Phường Hương Văn 265.000 4 Phường Hương Xuân 245.000 5 Phường Hương An Vùng 1: - Đông: giáp phường An Hòa. - Tây: giáp đường quy hoạch khu dân cư Hương Chữ. - Nam: giáp ranh giới phương An Hòa. - Bắc: giáp thôn Triều Tây phường An Hòa. 270.000 Vùng 2: Diện tích còn lại. 245.000 6 Phường Hương Chữ 350.000 Vùng 1: Khu quy hoạch dân cư km9 - Đông: giáp đất Nông nghiệp. - Tây: giáp đường Quốc lộ 1A. - Nam: giáp ranh giới phường An Hòa. - Bắc: giáp đường Tỉnh lộ 8B. Vùng 2: Diện tích còn lại 245.000 7 Phường Hương Hồ Vùng 1: - Đông giáp: Phường Hương Long - Tây giáp: Đường phía tây Huế - Nam giáp: Sông Hương - Bắc giáp: Phường Hương An 285.000 Vùng 2: - Đông giáp: Đường phía tây Huế - Tây giáp: Xã Hương Thọ - Nam giáp: Sông Hương - Bắc giáp: Phường Hương An 165.000 8 Xã Hương Vinh - Khu dân cư thôn các thôn: Lại Thế Thượng, Bao Vinh 490.000 - Khu dân cư các thôn: Địa Linh, Minh Thanh, Triều Sơn Nam, Triều Sơn Đông, La Khê, Thủy Phú 450.000 - Khu dân cư đội 12B 250.000 9 Xã Hương Toàn 245.000 10 Xã Hương Phong 170.000 11 Xã Hải Dương 140.000 12 Các xã: Hương Thọ, Bình Thành, Bình Điền 95.000 13 Xã Hương Bình 80.000 14 Xã Hồng Tiến 65.000 IV Huyện Phong Điền 1 Thị trấn Phong Điền 300.000 2 Các xã: Phong Hải, Điền Hải, Điền Hòa, Điền Lộc, Điền Môn, Điền Hương, Phong Bình, Phong Hòa, Phong Chương 110.000 3 Xã Phong Thu 119.000 4 Các xã: Phong Mỹ, Phong Xuân, Phong Sơn 60.000 5 Xã Phong An 236.000 6 Xã Phong Hiền 211.000 V Huyện Quảng Điền 1 Thị trấn Sịa 233.000 2 Xã Quảng Vinh 162.000 3 Xã Quảng Phú 170.000 4 Xã Quảng Phước 143.000 5 Xã Quảng Thọ 134.000 6 Xã Quảng Thành 148.000 7 Xã Quảng An 124.000 8 Xã Quảng Lợi 116.000 9 Xã Quảng Thái 109.000 10 Các xã: Quảng Công, Quảng Ngạn 97.000 VI Huyện Phú Vang 1 Thị trấn Phú Đa 134.000 2 Thị trấn Thuận An 285.000 3 Xã Phú Thượng 447.000 4 Xã Phú Thuận 200.000 5 Các xã: Phú Hải, Phú Diên, Vinh Xuân, Vinh Thanh, Vinh An 120.000 6 Các xã: Phú Mậu, Phú Thanh, Phú An, Phú Xuân, Phú Lương, Phú Hồ, Vinh Thái, Vinh Phú, Vinh Hà 110.000 7 Xã Phú Dương 265.000 8 Xã Phú Mỹ 235.000 VII Huyện Phú Lộc 1 Thị trấn Lăng Cô 478.500 2 Thị trấn Phú Lộc 281.000 3 Các xã: Lộc Điền, Lộc An 232.600 4 Xã Lộc Bổn 249.500 5 Xã Lộc Sơn 250.100 6 Xã Lộc Hòa 41.000 7 Xã Xuân Lộc 85.900 8 Xã Lộc Trì 201.000 9 Các xã: Lộc Thủy, Lộc Tiến 206.600 10 Xã Lộc Vĩnh 135.000 11 Xã Lộc Bình 67.900 12 Xã Vinh Hiền 172.900 13 Các xã: Vinh Giang, Vinh Mỹ 117.000 14 Xã Vinh Hải 110.200 15 Xã Vinh Hưng 142.800 VIII Huyện Nam Đông 1 Thị trấn Khe Tre 147.200 2 Xã Hương Phú 54.500 3 Xã Hương Lộc 44.900 4 Xã Thượng Lộ 94.100 5 Xã Hương Hòa 61.000 6 Xã Hương Sơn, Hương Hữu, Thượng Long, Thượng Quảng 32.500 7 Xã Thượng Nhật 37.500 8 Xã Hương Giang 41.700 IX Huyện A Lưới 1 Thị trấn A Lưới 215.000 2 Các xã: A Roàng, A Đớt, Hương Lâm, Đông Sơn, Hương Phong 54.000 3 Các xã: Hồng Thượng, Phú Vinh, Sơn Thủy, A Ngo 90.000 4 Các xã: Hương Nguyên, Hồng Hạ 54.000 5 Các xã: Hồng Kim, Bắc Sơn, Hồng Bắc 51.000 6 Các xã: Hồng Quảng, Nhâm, Hồng Thái 39.000 7 Các xã: Hồng Trung, Hồng Vân, Hồng Thủy 58.000
{ "issuing_agency": "Tỉnh Thừa Thiên Huế", "promulgation_date": "20/02/2013", "sign_number": "370/QĐ-UBND", "signer": "Phan Ngọc Thọ", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Quyet-dinh-37-2007-QD-BYT-Quy-trinh-quan-ly-du-an-dau-tu-xay-dung-cong-trinh-y-te-su-dung-ngan-sach-nha-nuoc-58830.aspx
Quyết định 37/2007/QĐ-BYT Quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình y tế sử dụng ngân sách nhà nước
BỘ Y TẾ ***** CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ****** Số: 37/2007/QĐ-BYT Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2007 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY TRÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Y TẾ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ Căn cứ Nghị định 49/2003/NĐ-CP ngày 15/5/2003 của Chính phủ, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế; Căn cứ Luật xây dựng, Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Căn cứ Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội khóa 11 và Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật xây dựng; Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng; Căn cứ Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Theo đề nghị của các ông Vụ trưởng các Vụ: Trang thiết bị - Công trình y tế, Kế hoạch – Tài chính, Pháp chế và Văn phòng Bộ Y tế, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này: “Quy trình quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình y tế sử dụng ngân sách nhà nước”. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 14/2006/QĐ-BYT ngày 24 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Quy trình Quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình y tế sử dụng ngân sách nhà nước”. Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng, Vụ trưởng các Vụ, Cục, Thanh tra Bộ Y tế; Các Chủ đầu tư dự án xây dựng công trình y tế sử dụng ngân sách nhà nước và các cơ quan, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. BỘ TRƯỞNG Nguyễn Quốc Triệu QUY TRÌNH QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Y TẾ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (ban hành kèm theo Quyết định số 37/2007/QĐ-BYT ngày 25/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế) Quy trình quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình y tế sử dụng ngân sách nhà nước được xây dựng nhằm hướng dẫn các Chủ đầu tư trực thuộc Bộ Y tế và các Chủ đầu tư trực thuộc các Bộ, ngành, địa phương có dự án đầu tư xây dựng công trình y tế thực hiện đúng các quy định của nhà nước về Quản lý đầu tư xây dựng công trình. Quy trình này hướng dẫn từ việc lập kế hoạch đầu tư xây dựng công trình, chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án, thực hiện dự án, bàn giao đưa công trình vào sử dụng đến bảo hành, bảo trì công trình xây dựng. “Ngân sách nhà nước” nói trên bao gồm: Vốn đầu tư phát triển, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng, vốn Chính phủ vay nước ngoài cấp cho ngành Y tế, vốn khấu hao cơ bản của các đơn vị sự nghiệp có sản xuất kinh doanh. I. ĐIỀU KIỆN ĐỂ LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1. Quy hoạch ngành, chuyên ngành: Để có cơ sở lập và trình kế hoạch đầu tư xây dựng hàng năm, kế hoạch dài hạn, các chuyên ngành, các lĩnh vực, các địa phương phải có Quy hoạch phát triển về Hệ thống y tế năm 2020 được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 2. Quy hoạch phát triển tổng thể từng đơn vị đến năm 2020: Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng quy hoạch phát triển tổng thể đến năm 2020 cho đơn vị, Hệ thống y tế địa phương mình trên cơ sở định hướng trong Quy hoạch phát triển ngành, địa phương, Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Quy hoạch phát triển được thể hiện bằng định hướng phát triển các chuyên ngành đặc thù, các hoạt động trọng tâm của đơn vị, địa phương. Quy hoạch phát triển tổng thể là điều kiện để lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư của từng đơn vị, địa phương. II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ 1. Xin phép chuẩn bị đầu tư: Thủ trưởng đơn vị gửi Hồ sơ trình cấp quyết định đầu tư để xin phép được chuẩn bị đầu tư trên cơ sở Quy hoạch phát triển tổng thể được duyệt và báo cáo đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng – trang thiết bị kỹ thuật của đơn vị. 2. Chủ đầu tư: Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư xây dựng công trình do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình, phù hợp với quy định của Luật ngân sách nhà nước. Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thì chủ đầu tư là một trong các cơ quan, tổ chức sau: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương (gọi chung là cơ quan cấp Bộ), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và doanh nghiệp nhà nước. Đối với dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư thì chủ đầu tư là đơn vị quản lý, sử dụng công trình. Dự án do Bộ Y tế quyết định đầu tư Chủ đầu tư là Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc được đầu tư. Các dự án sử dụng vốn tín dụng thì người vay vốn là chủ đầu tư. Các dự án sử dụng vốn khác thì chủ đầu tư là chủ sở hữu vốn hoặc là người đại diện theo quy định của pháp luật. Đối với các dự án sử dụng vốn hỗn hợp thì chủ đầu tư do các thành viên góp vốn thỏa thuận cử ra hoặc là người có tỷ lệ góp vốn cao nhất. 3. Lập dự án đầu tư: 3.1. Đối với các dự án do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định đầu tư: 3.1.1. Chủ đầu tư được phép chỉ định thầu cơ quan tư vấn đầu tư xây dựng có đủ tư cách pháp nhân và đủ năng lực chuyên môn để lập Báo cáo đầu tư, Dự án đầu tư, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật, trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư. Các dự án có công trình xây dựng cấp I và cấp đặc biệt, theo quy định tại Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng, Chủ đầu tư phải tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc trước khi lập dự án. Sau khi có kết quả thi tuyển phương án kiến trúc, việc lựa chọn cơ quan tư vấn được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 49/2007/QĐ-TTg ngày 11/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ về các trường hợp đặc biệt được chỉ định thầu quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 101 của Luật xây dựng. 3.1.2. Các dự án dùng chi phí tư vấn từ nguồn vốn nước ngoài Chủ đầu tư phải tuân thủ quy định cụ thể của Tổ chức tài trợ. 3.1.3. Nội dung Báo cáo đầu tư, Dự án đầu tư theo đúng quy định tại Điều 4, 5 – NĐ 16/2005/NĐ-CP và khoản 2 Điều 1 – NĐ 112/2006/NĐ-CP, nội dung Báo cáo kinh tế - kỹ thuật theo đúng quy định tại Điều 12 – NĐ 16/2005/NĐ-CP và khoản 7 Điều 1 - NĐ 112/2006/NĐ-CP. 3.1.4. Quy mô đầu tư phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 và Quy hoạch tổng thể phát triển của đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 3.1.5. Nội dung Thiết kế cơ sở theo quy định tại Điều 7 – NĐ 16/2005/NĐ-CP, Điều 1 – NĐ 112/2006/NĐ-CP và phải phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế - thiết kế mẫu công trình y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và phải được đơn vị chuyên môn trực thuộc Bộ Y tế thẩm tra trước khi trình thẩm định. 3.1.6. Cơ quan làm đầu mối thẩm định dự án có trách nhiệm gửi hồ sơ dự án lấy ý kiến thẩm định thiết kế cơ sở của cơ quan có thẩm quyền,Thiết kế cơ sở phải được Bộ Xây dựng (với nhóm A), Sở Xây dựng địa phương (với nhóm B, C) thẩm định trước khi trình Bộ Y tế phê duyệt dự án. 3.1.7. Khi đầu tư xây dựng các công trình sau đây, chủ đầu tư không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình mà chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình để trình người quyết định đầu tư phê duyệt: - Công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo; - Các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng; trừ trường hợp người quyết định đầu tư thấy cần thiết và yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình. - Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công để người quyết định đầu tư phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật. 3.1.8. Chủ đầu tư phải đề xuất hình thức Quản lý dự án trong nội dung Dự án đầu tư để Bộ Y tế xem xét quyết định. 3.2. Đối với các dự án xây dựng công trình y tế do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư: 3.2.1. Quy mô đầu tư phải phù hợp với quy hoạch hệ thống y tế và quy hoạch phát triển đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 3.2.2. Thiết kế cơ sở phù hợp với Tiêu chuẩn thiết kế - Thiết kế mẫu công trình y tế do Bộ Y tế ban hành, đối với dự án nhóm A phải được Bộ Y tế thỏa thuận bằng văn bản. 3.2.3. Đơn vị đầu mối thẩm định dự án có trách nhiệm gửi hồ sơ dự án lấy ý kiến thẩm định thiết kế cơ sở của cơ quan có thẩm quyền, Thiết kế cơ sở phải được Bộ Xây dựng (với nhóm A), Sở Xây dựng địa phương (với nhóm B, C) thẩm định trước khi phê duyệt dự án. 3.2.4. Chủ đầu tư phải đề xuất hình thức Quản lý dự án trong nội dung Dự án đầu tư để Ủy ban nhân dân tỉnh (cấp Quyết định đầu tư) xem xét quyết định. 3.3. Về việc thuê tư vấn nước ngoài: Việc thuê tư vấn nước ngoài được thực hiện theo khoản 4 Điều 36 – NĐ 16/2005/NĐ-CP và Quyết định số 131/2007/QĐ-TTg ngày 09/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế thuê tư vấn nước ngoài trong hoạt động xây dựng tại Việt Nam. Ban Quản lý dự án được ký hợp đồng thuê cá nhân, tổ chức tư vấn nước ngoài có kinh nghiệm, năng lực để phối hợp với Ban quản lý dự án để quản lý các công trình ứng dụng công nghệ xây dựng mới mà tư vấn trong nước chưa đủ năng lực thực hiện hoặc có yêu cầu đặc biệt khác. Việc thuê tư vấn nước ngoài đối với các dự án sử dụng ngân sách nhà nước phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép. Chủ đầu tư phải gửi Hồ sơ xin phép thuê tư vấn nước ngoài với các nội dung sau: - Sự cần thiết phải thuê tư vấn nước ngoài; - Mục tiêu của việc thuê tư vấn nước ngoài; - Khối lượng công việc cần thuê tư vấn nước ngoài; - Phương thức lựa chọn Tổ chức Tư vấn nước ngoài: - Dự kiến Tổ chức Tư vấn nước ngoài sẽ thuê (nếu có), hồ sơ năng lực của họ; - Giá trị, tổng giá trị các công việc cần thuê tư vấn nước ngoài; - Nguồn vốn để chi trả cho tổ chức tư vấn nước ngoài; - Kế hoạch thực hiện công tác thuê tư vấn nước ngoài. 4. Thẩm tra, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư: Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi hồ sơ dự án đầu tư xây dựng công trình đến cấp quyết định đầu tư để thẩm định, phê duyệt. Hồ sơ dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm: (a) Tờ trình thẩm định dự án theo mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày 14/02/2007 của Bộ Xây dựng; (b) Dự án bao gồm phần thuyết minh và thiết kế cơ sở (theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 của NĐ 16/2005/NĐ-CP, khoản 3 Điều 1 – NĐ 112/2006/NĐ-CP); các văn bản thẩm định của cơ quan có thẩm quyền; (c) Văn bản cho phép đầu tư đối với dự án quan trọng quốc gia; văn bản chấp thuận bổ sung quy hoạch đối với dự toán nhóm A chưa có trong quy hoạch ngành. 4.1. Đối với các dự án do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định đầu tư: 4.1.1. Thẩm tra: Chủ đầu tư gửi 10 bộ Hồ sơ dự án đã được thông qua Hội đồng cơ sở của Chủ đầu tư về Bộ Y tế để tổ chức thẩm tra ở cấp Vụ theo từng lĩnh vực chuyên ngành: (1) đầu tư xây dựng công trình; (2) danh mục – cấu hình – dự toán trang thiết bị y tế (nếu có). 4.1.2. Thẩm định Dự án đầu tư: Dự án đầu tư xây dựng được hoàn chỉnh sau khi thông qua thẩm tra ở cấp Vụ sẽ được cơ quan thường trực về quản lý đầu tư xây dựng của Bộ Y tế trình lên Hội đồng tư vấn về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản Bộ Y tế để tổ chức thẩm định. 4.1.3. Nội dung thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình y tế được thực hiện theo Điều 10 – NĐ 16/2005/NĐ-CP, khoản 6 Điều 1 – NĐ 112/2006/NĐ-CP. 4.1.4. Phê duyệt dự án đầu tư: Bộ trưởng Bộ Y tế sẽ xem xét phê duyệt các dự án đầu tư khi Hồ sơ trình duyệt đã được hoàn thành các bước thẩm tra, thẩm định nêu trên. 4.1.5. Ủy quyền trong xây dựng, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng: Đối với các công trình sửa chữa, xây dựng nhỏ có tổng mức đầu tư dưới 1 tỷ đồng, phù hợp với quy hoạch Tổng mặt bằng được duyệt, sử dụng kinh phí sự nghiệp thuộc dự toán ngân sách được phân bổ hàng năm để cải tạo, mở rộng; Chủ đầu tư Thẩm định, phê duyệt Thiết kế kỹ thuật thi công – dự toán và Quyết định lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng sau khi có Kế hoạch đấu thầu được Bộ Y tế phê duyệt. 4.2. Đối với các dự án xây dựng công trình y tế do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư: Các dự án đầu tư xây dựng công trình y tế thuộc nhóm A, trước khi trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phải gửi về Bộ Y tế để tổ chức thẩm tra về sự phù hợp với quy hoạch phát triển Hệ thống y tế, quy chế bệnh viện, phân tuyến kỹ thuật và dây chuyền công nghệ của công trình. 5. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình: 5.1. Dự án đầu tư xây dựng công trình đã được quyết định đầu tư chỉ được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau đây: 5.1.1. Bị ảnh hưởng bởi thiên tai như động đất, bão, lũ, lụt, lốc, sóng thần, địch họa, hoặc các sự kiện bất khả kháng khác; 5.1.2. Xuất hiện những yếu tố đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án; 5.1.3 Khi quy hoạch phát triển, quy hoạch xây dựng thay đổi trực tiếp ảnh hưởng đến địa điểm, quy mô, tính chất, mục tiêu của dự án. 5.2. Thẩm quyền điều chỉnh dự án, điều chỉnh Tổng mức đầu tư: Trước khi điều chỉnh dự án, điều chỉnh Tổng mức đầu tư, Chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư cho phép trước khi thực hiện việc điều chỉnh. Khi điều chỉnh dự án không làm thay đổi quy mô, mục tiêu đầu tư và không vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư được phép tự điều chỉnh dự án. Trường hợp điều chỉnh dự án làm thay đổi thiết kế cơ sở về kiến trúc, quy hoạch, quy mô, mục tiêu đầu tư ban đầu hoặc vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư phải trình người quyết định đầu tư xem xét, quyết định. Những nội dung thay đổi phải được trình cấp có thẩm quyền thẩm định lại. Nội dung Hồ sơ điều chỉnh dự án bao gồm 3 phần: - Đánh giá tình hình thực hiện dự án và kết quả đạt được, hiệu quả đầu tư. - Sự cần thiết phải điều chỉnh dự án. - Những nội dung điều chỉnh. III. KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 1. Định hướng đầu tư phát triển: Trên cơ sở Quy hoạch và Chiến lược phát triển ngành, công tác đầu tư phát triển phải được xây dựng theo kế hoạch 5 năm và hàng năm của Bộ Y tế đối với các dự án do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định đầu tư và theo chỉ đạo của người quyết định đầu tư với các dự án khác. 2. Lập Kế hoạch đầu tư xây dựng công trình: Hàng năm, vào trước ngày 30 tháng 7, Chủ đầu tư phải báo cáo thực hiện 6 tháng đầu năm, dự kiến thực hiện kế hoạch cả năm, đồng thời căn cứ tiến độ thực hiện dự án đã quy định trong Quyết định đầu tư để đăng ký “Kế hoạch đầu tư xây dựng” năm sau. 3. Điều kiện để đăng ký kế hoạch đầu tư và xây dựng hàng năm: Các dự án đầu tư và xây dựng chỉ được ghi kế hoạch hàng năm khi có đủ các điều kiện sau: 3.1. Dự án khởi công mới: Đối với dự án nhóm A phải có Quyết định đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 31 tháng 10 và Quyết định phê duyệt Thiết kế kỹ thuật thi công – dự toán hạng mục khởi công trong năm sau, được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 31 tháng 12 năm trước. Đối với dự án nhóm B, C phải có Quyết định đầu tư trước ngày 31 tháng 10 và Quyết định phê duyệt Thiết kế kỹ thuật – Tổng dự toán trước ngày 31 tháng 12 năm trước. 3.2. Dự án chuyển tiếp: Đối với dự án nhóm A đã thực hiện quá 30% Tổng mức đầu tư: Phải có Quyết định phê duyệt Thiết kế kỹ thuật – Tổng dự toán trước ngày 31 tháng 12 năm trước. Đối với dự án nhóm B phải nằm trong thời hạn thực hiện dự án 04 năm (48 tháng) kể từ ngày khởi công. Đối với dự án nhóm C phải nằm trong thời hạn thực hiện dự án 02 năm (24 tháng) kể từ ngày khởi công. IV. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ THỰC HIỆN DỰ ÁN 1. Tổ chức Quản lý dự án: 1.1. Đối với các dự án do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định đầu tư: 1.1.1. Bộ Y tế quyết định hình thức quản lý dự án theo quy định tại khoản 2 Điều 45 của Luật xây dựng. 1.1.2. Trường hợp Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án để làm mối quản lý dự án. Ban quản lý dự án phải có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án theo quy định tại Thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày 14/02/2007 của Bộ Xây dựng. Ban quản lý dự án có thể thuê tư vấn quản lý, giám sát một số phần việc mà Ban quản lý dự án không có đủ điều kiện, năng lực để thực hiện nhưng phải được sự đồng ý của chủ đầu tư. Đối với các công trình xây dựng, sửa chữa có quy mô nhỏ, có tổng mức đầu tư dưới 1 tỷ đồng thì chủ đầu tư có thể không lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy chuyên môn của mình để quản lý, điều hành hoặc thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm để giúp quản lý thực hiện dự án. 1.1.3 Trường hợp chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án thì tổ chức tư vấn đó phải có đủ điều kiện năng lực tổ chức quản lý phù hợp với quy mô, tính chất của dự án. Trách nhiệm, quyền hạn của tư vấn quản lý dự án được thực hiện theo hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên. Tư vấn quản lý dự án được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn tham gia quản lý nhưng phải được chủ đầu tư chấp thuận và phù hợp với hợp đồng đã ký với chủ đầu tư. Khi áp dụng hình thức thuê tư vấn quản lý dự án, chủ đầu tư vẫn phải sử dụng các đơn vị chuyên môn thuộc bộ máy của mình hoặc chỉ định đầu mố để kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án. 1.1.4. Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án trong trường hợp chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án được thực hiện theo Điều 36, 37 NĐ 16/2005/NĐ-CP, khoản 2 Điều 1 NĐ 112/2006/NĐ-CP. 1.1.5. Trong trường hợp thuê tư vấn quản lý dự án Chủ đầu tư phải có bộ phận giúp việc để giám sát công việc của tổ chức tư vấn Quản lý dự án để kịp thời giải quyết các công việc phát sinh trong quá trình thực hiện dự án. 1.2. Đối với các dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư: Sở Y tế được giao quản lý các công trình y tế tại địa phương như sau: 1.2.1. Làm Chủ đầu tư các dự án thuộc các Chương trình, dự án, đề án Chính phủ giao cho Bộ Y tế chủ trì hoặc là cơ quan thường trực; 1.2.2. Làm Chủ đầu tư hoặc tham gia thẩm định, giám sát đầu tư các dự án xây dựng công trình y tế khác tại địa phương theo quy định của cấp Quyết định đầu tư. 2. Tuyển chọn Tư vấn lập Thiết kế kỹ thuật – Tổng dự toán: Đối với các dự án phải tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc theo quy định tại Điều 26 của NĐ16/2005/NĐ-CP, sau khi có kết quả thi tuyển phương án kiến trúc, Chủ đầu tư và tác giả của phương án thiết kế kiến trúc được lựa chọn trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng để thực hiện việc lập dự án và thiết kế xây dựng khi tác giả của phương án thiết kế kiến trúc có đủ điều kiện năng lực theo quy định; trường hợp tác giả phương án kiến trúc không đủ điều kiện năng lực thì có thể liên danh với tổ chức tư vấn thiết kế có đủ điều kiện năng lực để ký hợp đồng với chủ đầu tư. Nếu tác giả của phương án thiết kế kiến trúc được lựa chọn từ chối thực hiện lập dự án và thiết kế xây dựng thì chủ đầu tư tổ chức lựa chọn nhà thầu khác theo quy định của pháp luật. Đối với các dự án không phải thi tuyển thiết kế kiến trúc, chủ đầu tư căn cứ Quyết định phê duyệt dự án đầu tư của cấp có thẩm quyền, tổ chức đấu thầu để tuyển chọn cơ quan Tư vấn đầu tư xây dựng có đủ tư cách pháp nhân, đủ năng lực chuyên môn lập Thiết kế kỹ thuật – Tổng dự toán theo quy định hiện hành. 3. Lập, thẩm định và phê duyệt Thiết kế kỹ thuật – Tổng dự toán: 3.1. Thiết kế kỹ thuật – tổng dự toán phải được lập phù hợp với Thiết kế cơ sở đã được phê duyệt kèm theo Dự án đầu tư; nội dung Thiết kế kỹ thuật – Tổng dự toán phải theo đúng các quy định hiện hành của Bộ Xây dựng về quản lý giá dự toán, chất lượng công trình xây dựng. 3.2. Thiết kế kỹ thuật – Tổng dự toán phải được thẩm tra bởi một tổ chức có đủ tư cách pháp nhân và năng lực chuyên môn. Chủ đầu tư tự thẩm định Thiết kế kỹ thuật – Tổng dự toán, trường hợp chủ đầu tư không đủ điều kiện năng lực thẩm định thì được phép thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm định. Tùy theo yêu cầu của chủ đầu tư, việc thẩm định Thiết kế kỹ thuật – Tổng dự toán có thể thực hiện đối với toàn bộ hoặc một phần các nội dung hồ sơ Thiết kế kỹ thuật – Tổng dự toán công trình. Thiết kế kỹ thuật – Tổng dự toán là tài liệu cơ bản để phân bổ đầu tư phát triển cho dự án. 3.3. Thiết kế bản vẽ thi công của từng hạng mục công trình phải được thẩm định, phê duyệt trước khi lập kế hoạch đấu thầu xây dựng hạng mục đó. 3.4. Bộ Y tế giao cho Chủ đầu tư các dự án do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định đầu tư phê duyệt Thiết kế kỹ thuật – Tổng dự toán, Thiết kế bản vẽ thi công – Dự toán chi tiết công trình thuộc các dự án do Bộ Y tế quyết định đầu tư. 3.5. Chủ đầu tư được pháp điều chỉnh cơ cấu vốn (xây lắp, thiết bị, chi phí quản lý dự án và chi phí khác, chi phí dự phòng) trong Tổng dự toán nhưng không được vượt Tổng mức đầu tư của dự án. Trước khi thực hiện việc điều chỉnh cơ cấu vốn trong Tổng dự toán, chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư cho phép bằng văn bản. 4. Quản lý đơn giá, dự toán: Việc lập dự toán công trình được thực hiện theo quy định tại Điều 9 – NĐ 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ. Việc thẩm tra, phê duyệt, điều chỉnh dự toán công trình được thực hiện theo quy hoạch tại Điều 10 và Điều 11 – NĐ 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ. Việc lập đơn giá, quản lý giá xây dựng công trình được thực hiện theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 – NĐ 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ, với một số quy định cụ thể sau: 4.1. Lập đơn giá xây dựng công trình 4.1.1. Đơn giá xây dựng công trình được lập trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật và các yếu tố chi phí sau đây: - Giá vật liệu xây dựng được xác định phù hợp với tiêu chuẩn, chủng loại và chất lượng vật liệu sử dụng cho công trình xây dựng cụ thể. Giá vật liệu xây dựng xác định trên cơ sở giá thị trường do tổ chức có chức năng cung cấp, báo giá của nhà sản xuất, thông tin giá của nhà cung cấp hoặc giá đã được áp dụng cho công trình khác có tiêu chuẩn, chất lượng tương tự. Giá vật liệu đến chân công trình được tính theo phương pháp lập đơn giá xây dựng công trình; - Giá nhân công xây dựng được xác định theo mặt bằng thị trường lao động phổ biến của từng khu vực, tỉnh, theo từng ngành nghề sử dụng. Giá nhân công xây dựng được tính toán căn cứ theo mức tiền lương tối thiểu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố; khả năng nguồn vốn, khả năng chi trả của chủ đầu tư và các yêu cầu khác; - Giá ca máy và thiết bị thi công được xác định theo phương pháp do Bộ Xây dựng hướng dẫn. 4.1.2. Đối với những công trình xây dựng sử dụng vốn ODA có yêu cầu sử dụng lao động nước ngoài, vật tư, vật liệu nhập khẩu, thiết bị thi công nhập khẩu và các yêu cầu đặc thù khác thì đơn giá xây dựng được lập bổ sung các chi phí theo điều kiện thực tế và đặc thù của công trình. 4.2. Quản lý giá xây dựng công trình. 4.2.1. Chủ đầu tư căn cứ phương pháp lập đơn giá xây dựng công trình, yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công cụ thể của công trình tổ chức lập đơn giá xây dựng công trình, giá xây dựng tổng hợp làm cơ sở cho việc xác định tổng mức đầu tư và dự toán xây dựng công trình để quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. 4.2.2. Chủ đầu tư xây dựng công trình được thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm thực hiện các công việc hoặc phần công việc liên quan tới việc lập giá xây dựng công trình. Tổ chức, cá nhân tư vấn phải chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư và pháp luật trong việc bảo đảm tính hợp lý, chính xác của giá xây dựng công trình do mình lập. 5. Sử dụng “Tiêu chuẩn thiết kế - Thiết kế mẫu” công trình y tế: Bộ Y tế đã ban hành “Tiêu chuẩn thiết kế, Thiết kế mẫu” công trình y tế. Các Tổ chức tư vấn xây dựng, Chủ đầu tư, Sở Y tế, Sở Xây dựng các địa phương phải sử dụng “Tiêu chuẩn thiết kế, Thiết kế mẫu” này để làm căn cứ cho việc lập, thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình y tế. Trong quá trình sử dụng Tiêu chuẩn thiết kế, nếu phát hiện những vấn đề bất cập các tổ chức trên cần phản ánh về Bộ Y tế để nghiên cứu, điều chỉnh kịp thời. 6. Giấy phép xây dựng công trình: 6.1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng công trình theo quy định tại Điều 17 NĐ 16/2005/NĐ-CP, khoản 9 Điều 1 – NĐ 112/2006/NĐ-CP, hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng được quy định tại phần II, Thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày 14/02/2007 của Bộ Xây dựng. 6.2. Điều kiện cấp phép xây dựng công trình trong đô thị thực hiện theo quy định tại Điều 65 của Luật xây dựng. Quyền và nghĩa vụ của người xin cấp phép xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 68 của Luật xây dựng và do Sở Xây dựng địa phương hướng dẫn cụ thể. 7. Công tác thanh lý công sản để tạo mặt bằng xây dựng: Trong khi lập dự án đầu tư Chủ đầu tư phải tiến hành kiểm định chất lượng các hạng mục công trình trong diện giải phóng mặt bằng, làm công tác thanh lý công sản để phục vụ giải phóng mặt bằng và đền bù. Việc thanh lý công sản phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Các hạng mục công trình cần phá dỡ để giải phóng mặt bằng phải được quy định cụ thể trong quyết định đầu tư. V. CÔNG TÁC QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN 1. Công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng: 1.1. Chủ đầu tư phải lập kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, tổ chức mời thầu, mở thầu, xét thầu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; 1.2. Các dữ liệu đấu thầu như: hồ sơ thiết kế công trình, cấu hình thiết bị, dự toán (giá gói thầu), tiêu chuẩn xét thầu, điều kiện dự thầu, hình thức đấu thầu, thời gian thực hiện từng gói thầu phải được Bộ Y tế (hoặc cấp có thẩm quyền) thẩm định và phê duyệt trong nội dung phê duyệt kế hoạch đấu thầu. 1.3. Việc lựa chọn nhà thầu xây dựng được thực hiện theo quy định tại nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng. 2. Thời hạn thực hiện đấu thầu trong năm: 2.1. Kế hoạch đấu thầu các gói thầu xây lắp được ghi kế hoạch trong năm phải được phê duyệt và triển khai thực hiện trước ngày 31/7 hàng năm. 2.2. Kế hoạch đấu thầu các gói thầu mua sắm trang thiết bị phải được phê duyệt và triển khai thực hiện trước ngày 30 tháng 9 hàng năm. 2.3. Kế hoạch đấu thầu với nguồn vốn bổ sung phải được phê duyệt và triển khai thực hiện không quá 30 ngày kể từ ngày Chủ đầu tư nhận được thông báo vốn bổ sung. 3. Ký kết và thực hiện hợp đồng: Chủ đầu tư căn cứ kết quả đấu thầu để: (1) ký kết hợp đồng theo mẫu hợp đồng đã phát hành trong nội dung hồ sơ mời thầu và các quy định ghi trong quyết định chỉ định thầu hoặc quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu; (2) khởi công công trình; (3) giám sát thực hiện hợp đồng xây dựng, lắp đặt, vận hành thử trang thiết bị và tổ chức nghiệm thu đưa vào sử dụng. Hợp đồng trong hoạt động xây dựng công trình được thực hiện theo quy định tại Điều 19, 20, 21, 22, 23 NĐ 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Chủ đầu tư tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công và lễ khánh thành công trình xây dựng theo quy định tại Quyết định số 226/2006/QĐ-TTg ngày 10/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ. 4. Giám sát thi công: Ban quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập và tổ chức tư vấn được chủ đầu tư thuê quản lý dự án (nếu có) phải có văn phòng và phải thường xuyên có mặt tại hiện trường để giám sát thi công công trình. Cán bộ giám sát kỹ thuật, tổ chức tư vấn, nhà thầu và chủ đầu tư phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng công trình xây dựng, các sai sót (nếu có) trong quá trình thi công xây dựng. Ban quản lý dự án phải có văn phòng, có cán bộ thường xuyên có mặt tại hiện trường với đầy đủ hồ sơ dự án để sẵn sàng xử lý các sự vụ xảy ra trong quá trình thi công công trình. 5. Xử lý các công việc phát sinh trong quá trình thi công: Mọi phát sinh, thay đổi thiết kế (nếu có) trong quá trình thực hiện dự án phải được thể hiện bằng “biên bản” thống nhất giữa nhà thầu, tổ chức tư vấn thiết kế và chủ đầu tư. Các khối lượng bổ sung, sửa đổi thiết kế làm vượt Tổng dự toán chỉ được phép thanh quyết toán khi đã được Bộ Y tế (hoặc cấp quyết định đầu tư) phê duyệt. Mọi thay đổi thiết kế do khảo sát thực địa không đầy đủ tổ chức tư vấn thiết kế phải có trách nhiệm bổ sung, sửa đổi mà không được thanh toán phần thiết kế phí này. 6. Chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng: Tất cả các công trình y tế phải có chứng nhận sự phù hợp về chất lượng trước khi đưa vào sử dụng. Trước khi khởi công xây dựng công trình, Chủ đầu tư phải ký kết hợp đồng với cơ quan tư vấn có đủ tư cách pháp nhân, đủ năng lực để đảm nhận việc cấp chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng. Việc kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng của các công trình xây dựng quy định tại Điều 28 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. 6.1. Nội dung kiểm tra, chứng nhận chất lượng phù hợp có thể là một, một số hoặc toàn bộ các nội dung sau: - An toàn về khả năng chịu lực của công trình; - An toàn sử dụng, khai thác và vận hành công trình; - An toàn về phòng cháy và chữa cháy; - An toàn môi trường. 6.2. Lựa chọn tổ chức chứng nhận chất lượng. Chủ đầu tư lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức chứng nhận chất lượng có năng lực theo quy định tại Thông tư số 11/2005/TT-BXD ngày 14 tháng 7 năm 2005 của Bộ Xây dựng, phù hợp với loại và cấp công trình để thực hiện việc kiểm tra và chứng nhận chất lượng. Riêng đối với nội dung chuyên ngành như an toàn về phòng cháy và chữa cháy, an toàn lao động, đánh giá tác động môi trường; tổ chức chứng nhận được lựa chọn theo quy định của pháp luật hiện hành. Các tổ chức thực hiện việc chứng nhận chất lượng phải đảm bảo nguyên tắc hoạt động độc lập, không bị ràng buộc về lợi ích kinh tế, không có quan hệ về tổ chức hoặc các hình thức ràng buộc khác với Chủ đầu tư, với Nhà thầu thiết kế, Nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng vật tư – thiết bị, Tư vấn quản lý dự án và Tư vấn giám sát thi công xây dựng của chính đối tượng công trình được chứng nhận chất lượng. 7. Công tác giải ngân: Trong quá trình thực hiện đầu tư, Chủ đầu tư phải thực hiện việc giải ngân trong các khâu tạm ứng, thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành, các chi phí khác theo hợp đồng đã ký kết theo đúng các quy định hiện hành của nhà nước, không được thanh toán khối lượng khống và không để nợ đọng trong khi còn vốn đã được cấp. Công tác tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình được thực hiện theo quy định tại Điều 41, 42 NĐ- 16/2005/NĐ-CP, Điều 24 NĐ 99/2007/NĐ-CP của Chính phủ. 8. Hồ sơ hoàn công: Tất cả các công trình, hạng mục công trình được đầu tư xây dựng hoàn thành, trước khi tổng nghiệm thu kỹ thuật phải có hồ sơ hoàn công. Hồ sơ hoàn công do nhà thầu lập, trên cơ sở Hồ sơ thiết kế được cập nhật các sửa đổi bổ sung trong quá trình thi công ghi trong nhật ký công trình. Bản vẽ trong Hồ sơ hoàn công phải rõ ràng, có thuyết minh đầy đủ những thay đổi so với Hồ sơ thiết kế để phục vụ việc quyết toán chính xác khối lượng xây lắp. Hồ sơ hoàn công cần được bàn giao đầy đủ cho bộ phận quản lý tài sản của đơn vị để theo dõi các biến cố trong quá trình sử dụng cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc duy tu, sửa chữa công trình sau này. 9. Nghiệm thu, tổng nghiệm thu: Trong quá trình giám sát thi công Chủ đầu tư cùng các nhà thầu, cán bộ giám sát kỹ thuật hoặc tổ chức tư vấn giám sát và tổ chức tư vấn thiết kế phải lập đầy đủ các biên bản nghiệm thu, các chứng chỉ chất lượng vật liệu, kết cấu theo đúng các quy định hiện hành. Trước khi phá dỡ các công trình cũ thuộc diện giải phóng mặt bằng và khi nghiệm thu các phần khuất, Chủ đầu tư phải ghi lại hiện trạng bằng hình ảnh. Sau khi hoàn thành từng hạng mục công trình phải tổ chức tổng nghiệm thu kỹ thuật, đợt nghiệm thu này nhằm rà soát lại toàn bộ các văn bản chứng từ, chứng chỉ, các bổ sung, sửa đổi thiết kế trong quá trình thi công, kiểm tra sự chính xác của Hồ sơ hoàn công. Khi tổ chức tổng nghiệm thu cần mời đủ thành phần và có “biên bản tổng nghiệm thu” theo đúng quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng hiện hành của Bộ Xây dựng. 10. Bàn giao công trình để đưa vào sử dụng: Công trình, hạng mục công trình sau khi được hoàn thành, có kết luận ghi trong biên bản tổng nghiệm thu “được phép đưa vào sử dụng” sẽ được tổ chức bàn giao cho bộ phận quản lý sử dụng. Trong khi bàn giao phải có Hồ sơ hoàn công với đầy đủ thuyết minh hướng dẫn vận hành, chuyển giao công nghệ (nếu có) và chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng. 11. Quyết toán vốn đầu tư, chế độ báo cáo (đối với các dự án do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định đầu tư): 11.1. Tổ chức công tác kế toán: Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức công tác kế toán, hạch toán kế toán vốn đầu tư phát triển ngân sách nhà nước theo chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị chủ đầu tư quy định tại Quyết định số 214/2000/QĐ-BTC ngày 28/12/2000 của Bộ Tài chính. 11.2. Quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách hàng năm: - Lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư (báo cáo tài chính cuối quý). Kết thúc kỳ kế toán (tháng, quý, năm), Chủ đầu tư thực hiện khóa sổ kế toán, lập báo cáo tài chính vốn đầu tư quý gửi các cơ quan cấp trên của Chủ đầu tư, cơ quan thanh toán, cho vay, tài trợ vốn chậm nhất sau 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý. - Định kỳ vào ngày 10 tháng 7 hàng năm, đơn vị chủ đầu tư có trách nhiệm lập, gửi Bộ Y tế báo cáo quyết toán vốn đầu tư 6 tháng. - Lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư năm kết thúc niên độ ngân sách, chủ đầu tư thực hiện khóa sổ kế toán, lập báo cáo tài chính vốn đầu tư phát triển ngân sách nhà nước gửi Bộ Y tế theo hệ thống mẫu biểu quy định tại chế độ kế toán chủ đầu tư chậm nhật 30 ngày sau khi kết thúc năm tài chính. 11.3. Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành: - Khi hạng mục hoàn thành đưa vào sử dụng, chủ đầu tư lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư theo hạng mục, thực hiện kiểm toán hạng mục hoàn thành gửi Bộ Y tế thẩm tra, phê duyệt bao gồm: chi phí xây lắp, thiết bị, tư vấn, quản lý dự án và chi phí khác. - Quyết toán dự án hoàn thành: muộn nhất sau 12 tháng (đối với dự án nhóm A); 9 tháng (đối với dự án nhóm B), 6 tháng (đối với dự án nhóm C); chủ đầu tư có trách nhiệm lập hồ sơ quyết toán dự án đầu tư hoàn thành theo hệ thống biểu mẫu quy định tại Thông tư số 33/2007/TT- BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính, thực hiện kiểm toán dự án hoàn thành gửi Bộ Y tế (hoặc cấp quyết định đầu tư) để tổ chức thẩm tra phê duyệt. Sau 06 tháng kể từ khi có quyết định phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành, chủ đầu tư có trách nhiệm giải quyết công nợ, tất toán tài khoản của dự án tại cơ quan thanh toán, cho vay vốn. - Định kỳ chậm nhất ngày 10 tháng 7 chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo tình hình quyết toán dự án hoàn thành theo mẫu số 02/THQT quy định tại Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính. - Định kỳ chậm nhất ngày 15 tháng 01 năm sau, chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo tình hình quyết toán dự án hoàn thành theo mẫu biểu số 01/THQT quy định tại Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/04/2007 của Bộ Tài chính. 11.4. Kiểm toán, thẩm tra, thẩm định quyết toán: - Tất cả các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C sử dụng vốn nhà nước khi hoàn thành đều phải kiểm toán quyết toán trước khi trình cấp có thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt quyết toán. - Chủ đầu tư tổ chức lựa chọn nhà thầu kiểm toán theo quy định của luật đấu thầu và ký kết hợp đồng kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành theo quy định của Luật dân sự. - Nhà thầu kiểm toán quyết toán phải là các doanh nghiệp kiểm toán được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về thành lập và hoạt động doanh nghiệp tại Việt Nam và quy định tại Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập. - Nhà thầu kiểm toán thực hiện kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành, lập báo cáo kiểm toán phải tuân thủ Chuẩn mực kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành do Bộ Tài chính ban hành. - Hồ sơ quyết toán phải được tổ chức Tư vấn về quyết toán tổ chức thẩm tra, Hội đồng Tư vấn về Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản Bộ Y tế thẩm định trước khi trình lãnh đạo Bộ Y tế phê duyệt. Tổ Tư vấn về quyết toán và Hội đồng Tư vấn về Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản Bộ Y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập. - Thời hạn thẩm tra, thẩm định hồ sơ quyết toán tại cơ quan Bộ Y tế: đối với dự án nhóm A là 06 tháng, dự án nhóm B là 03 tháng, dự án nhóm C là 01 tháng kể từ ngày Chủ đầu tư nộp đủ Hồ sơ quyết toán về Tổ Tư vấn quyết toán. VI. BẢO HÀNH, BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG 1. Bảo hành: Bảo hành là trách nhiệm của nhà thầu thi công, trách nhiệm công tác bảo hành thực hiện theo quy định của pháp luật. Thời hạn bảo hành được ghi trong hợp đồng thi công xây lắp. 2. Bảo trì công trình xây dựng: Các công trình xây dựng thuộc mọi nguồn vốn, khi kết thúc bảo hành theo quy định đều phải thực hiện công tác bảo trì, nhằm duy trì những đặc trưng kiến trúc, công năng công trình, đảm bảo công trình được vận hành và khai thác phù hợp với yêu cầu của thiết kế trong suốt quá trình khai thác sử dụng. Việc bảo trì công trình xây dựng được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 08/2006/TT-BXD ngày 24/11/2006 của Bộ Xây dựng. Hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác bảo trì công trình xây dựng gồm: - Hồ sơ hoàn công công trình xây dựng (hồ sơ pháp lý và tài liệu quản lý chất lượng); - Sổ theo dõi quá trình vận hành hoặc sử dụng của công trình; - Quy trình bảo trì công trình xây dựng; - Hồ sơ, tài liệu kiểm tra định kỳ công trình hoặc bộ phận, hạng mục công trình trong thời gian khai thác sử dụng công trình; - Các tiêu chuẩn kỹ thuật bảo trì công trình. Các công trình y tế, định kỳ không quá 03 năm Chủ đầu tư phải kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình, khi phát hiện được những hiện tượng bất thường phải báo cáo ngày cơ quan quản lý chuyên ngành cấp trên bằng văn bản để xin chủ trương xử lý kịp thời. VII. CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH ĐẦU TƯ Chủ đầu tư tổ chức triển khai thực hiện dự án, lập báo cáo định kỳ việc thực hiện dự án theo từng quý cho cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư để theo dõi, giám sát, đánh giá, hỗ trợ quản lý dự án. Nội dung báo cáo theo hướng dẫn tại Thông tư số 03/2003/TT-BKH ngày 19/5/2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Chủ đầu tư phải báo cáo kịp thời với cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư về những vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án, kiến nghị các biện pháp giải quyết và chịu trách nhiệm đối với mọi phát sinh do không được xử lý kịp thời. VIII. GIÁM SÁT CỘNG ĐỒNG, KIỂM TRA, THANH TRA 1. Giám sát cộng đồng: Chủ đầu tư phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp có liên quan theo quy định của pháp luật tiến hành các hoạt động hợp pháp trong công tác Giám sát cộng đồng các dự án đầu tư. 2. Kiểm tra, thanh tra: Trong quá trình thực hiện đầu tư, Chủ đầu tư phải lưu trữ đầy đủ mọi hồ sơ, tài liệu có liên quan và xuất trình đầy đủ cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Hàng năm, Bộ Y tế sẽ thành lập các Đoàn thanh tra, kiểm tra công tác Quản lý đầu tư xây dựng của tất cả các dự án đã hoặc đang thực hiện. Đoàn thanh tra, kiểm tra có trách nhiệm rà soát việc thực hiện các quy định nêu trên, đôn đốc về tiến độ, uốn nắn kịp thời những sai phạm (nếu có) và báo cáo tình hình thực hiện đầu tư để Bộ trưởng Bộ Y tế có biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời. IX. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc các Sở Y tế, Chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng công trình y tế có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định về Quản lý đầu tư xây dựng công trình ban hành kèm theo Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005, Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng, các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện và “quy trình” này./. BỘ TRƯỞNG Nguyễn Quốc Triệu
{ "issuing_agency": "Bộ Y tế", "promulgation_date": "25/10/2007", "sign_number": "37/2007/QĐ-BYT", "signer": "Nguyễn Quốc Triệu", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-18-2010-QD-UBND-sua-doi-bang-gia-dat-nam-2010-112292.aspx
Quyết định 18/2010/QĐ-UBND sửa đổi bảng giá đất năm 2010
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------- Số: 18/2010/QĐ-UBND Tam Kỳ, ngày 03 tháng 8 năm 2010 QUYẾT ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG BẢNG GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT NĂM 2010 BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 46/2009/QĐ-UBND NGÀY 18/12/2009 CỦA UBND TỈNH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Đất đai năm 2003; Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; Căn cứ Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; Căn cứ Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; Căn cứ Thông tư số 145/2007/TT-BTC ngày 06/12/2007 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất và Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP; Căn cứ Nghị quyết số 150/2009/NQ-HĐND ngày 10/12/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam khoá VII, kỳ họp thứ 22 về giá các loại đất năm 2010 trên địa bàn 18 huyện, thành phố tỉnh Quảng Nam; Căn cứ Quyết định số 46/2009/QĐ-UBND ngày 18/12/2009 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định phương pháp xác định giá đất và giá các loại đất năm 2010 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam tại Tờ trình số 135/TTr-TNMT ngày 30/7/2010, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại các phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 46/2009/QĐ-UBND ngày 18/12/2009 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định phương pháp xác định giá đất và giá các loại đất năm 2010 trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau: 1. Thành phố Hội An: Tại bảng giá đất ở nông thôn của xã Cẩm Thanh (phụ lục số 02) ghi: II XÃ CẨM THANH Vị trí Hệ số Đơn giá A Đường giao thông chính (đường nhựa) 1 Đường Tống Văn Sương 3 1,2 300.000 2 Đường tiếp giáp thôn Thanh Nam phường Cẩm Châu (trạm bơm cũ đến cuối thôn 2 giáp đê PAM) (ĐH 15) 3 1,2 300.000 . . . . . . Nay điều chỉnh lại như sau: II XÃ CẨM THANH Vị trí Hệ số Đơn giá A Đường giao thông chính (đường nhựa) 1 Đường Tống Văn Sương 3 1,2 300.000 2 Đường ĐH 15 3 1,2 300.000 . . . . . . 2. Huyện Nam Giang: 2.1. Tại bảng giá chuẩn đất ở nông thôn (Phụ lục số 16) ghi : Vị trí Đơn giá (đồng) Khu vực 1 Khu vực 2 1 250.000 150.000 2 150.000 70.000 3 70.000 40.000 4 40.000 25.000 Nay điều chỉnh lại như sau: Vị trí Đơn giá (đồng) Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 1 250.000 150.000 70.000 2 150.000 70.000 40.000 3 70.000 40.000 30.000 4 40.000 25.000 15.000 2.2. Tại bảng giá chi tiết đất ở nông thôn có ghi: TT Ranh giới Khu vực Vị trí Hệ số Đơn giá 3 Các tuyến khác cách mép đường mỗi bên 30m … . . . 3.2 Đường vào xã Đắc Pre: Đoạn từ Quốc lộ 14D (cách mốc lộ giới 25m) đến cầu treo thôn 56A 1 3 1 40.000 3.3 Đường vào thôn Lơ Bơ B xã Chà Vàl : Đoạn từ Quốc lộ 14D (cách mốc lộ giới 25m) đến cuối thôn Lơbơ B 2 4 1 30.000 … . . . Nay điều chỉnh lại như sau: TT Ranh giới Khu vực Vị trí Hệ số Đơn giá 3 Các tuyến khác cách mép đường mỗi bên 30m … . . . 3.2 Đường vào xã Đắc Pre: Đoạn từ Quốc lộ 14D (cách mốc lộ giới 25m) đến cầu treo thôn 56A 2 3 1 40.000 3.3 Đường vào thôn Lơ Bơ B xã Chà Vàl : Đoạn từ Quốc lộ 14D (cách mốc lộ giới 25m) đến cuối thôn Lơbơ B 2 4 1 25.000 … . . . 2.3. Tại bảng giá chi tiết đất ở đô thị có ghi: TT Ranh giới Loại đường Vị trí Hệ số Đơn giá 1.6 Những khu đất nằm sau mốc lộ giới quốc lộ 14D từ 25m đến 50m 80.000 ... … 1.8 Những khu đất nằm sau mốc lộ giới đường HCM, đường nội thị, quốc lộ 14D từ 50m đến 100m 70.000 … … 1.10 Đường quốc lộ 14D cũ : Đoạn từ nhà ông Vương Đăng Mạnh đến nhà ông Bia 90.000 Nay điều chỉnh lại như sau: TT Ranh giới Loại đường Vị trí Hệ số Đơn giá 1.6 Những khu đất nằm sau mốc lộ giới Quốc lộ 14B từ 25m đến 50m 80.000 … … 1.8 Những khu đất nằm sau mốc lộ giới đường HCM, đường nội thị, Quốc lộ 14B từ 50m đến 100m 70.000 … … 1.10 Quốc lộ 14B cũ : Đoạn từ nhà ông Vương Đăng Mạnh đến nhà ông Bia 90.000 2.4. Bổ sung vào bảng giá đất ở nông thôn chi tiết như sau: TT Tên đường Khu vực Vị trí Hệ số Đơn giá 4 Đường vào Khu Nhà Máy thuỷ Điện Sông Bung 4: Đoạn từ QL 14D đến Khu Nhà Máy thuỷ Điện Sông Bung 4 2 4 1,2 30.000 5 Đường vào xã Đắc Pre 5.1 Đoạn từ Cần Đôn (giáp QL 14D) đến UBND xã Đắc Pre 3 3 1 30.000 5.2 Đoạn từ UBND xã Đắc Pre đến Cầu Sông Ring 2 3 1 40.000 6 Đường vào xã La Ê (Đoạn từ Km 64 QL 14D đến Suối La Ê) 4 2 1 25.000 7 Các vị trí còn lại 15.000 3. Huyện Thăng Bình: Tại bảng giá đất ở nông thôn chi tiết của xã Bình An (phụ lục số 06) ghi: TT Ranh giới, vị trí Khu vực Vị trí Hệ số Đơn giá XÃ BÌNH AN A Tuyến Quốc lộ 1A . . . Hết quán cơm Bình An - hết Công ty TNHH Đại Việt 1 2 0,9 720.000 Nay điều chỉnh lại như sau: TT Ranh giới, vị trí Khu vực Vị trí Hệ số Đơn giá XÃ BÌNH AN A Tuyến Quốc lộ 1A . . . Từ ranh giới phía Nam của quán cơm Bình An - đến ranh giới phía Nam của Công ty TNHH Đại Việt 1 4 0,9 360.000 4. Huyện Nam Trà My: Bổ sung vào bảng giá đất ở nông thôn chi tiết tại phụ lục số 14 như sau: TT Ranh giới, vị trí Khu vực Vị trí Hệ số Đơn giá 1 . . . . . . . . . 3 Đoạn từ Cầu Nước Xa đến Bưu điện VH xã Trà Dơn (mốc lộ giới vào mỗi bên 25m) 1 4 1,2 84.000 4 Đoạn từ Cầu Nước Xa đến Bưu điện VH xã Trà Dơn (mốc lộ giới vào mỗi bên từ 25m đến 50m) 1 4 1,0 70.000 5 Đoạn từ Cầu Nước Xa đến Bưu điện VH xã Trà Dơn (mốc lộ giới vào mỗi bên từ 50m đến 100m) 1 4 0,8 56.000 5. Huyện Bắc Trà My: Bổ sung vào bảng giá đất ở đô thị chi tiết của thị trấn Trà My tại phụ lục số 13 như sau: TT Ranh giới, vị trí Loại đường Vị trí Hệ số Đơn giá Đường hẻm nội thị 25 Từ nhà ông Thanh Anh (sau nhà ông Huynh) đến hết ranh giới đất nhà bà Nhẫn (Tổ Trung Nhị) và khu dân cư chợ cũ (trừ mặt tiền đường ĐH); Từ nhà bà Thoa (giáp ranh giới Đội thi hành án) đến giáp đường bêtông lên nhà ông Huy (hết ranh giới nhà bà Huyền) 2 2 1,10 550.000 ... 44 Đường bê tông sau nhà ông Nguyễn Quốc Dũng đến hết ranh giới nhà ông Hoàng Thanh Trà 2 3 0,8 280.000 45 Đường bêtông từ nhà bà Thường đến giáp đường bêtông từ Huyện ủy ra đến Sông Trường 2 3 0,8 280.000 Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký ban hành; những nội dung không sửa đổi tại Quyết định này vẫn thực hiện theo Quyết định số 46/2009/QĐ-UBND ngày 18/12/2009 và Quyết định số 06/2010/QĐ-UBND ngày 23/3/2010 của UBND tỉnh. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch - Đầu tư, Xây dựng, Giao thông-Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động Thương binh và Xã hội, Trưởng ban Quản lý Khu Kinh tế mở Chu Lai, Trưởng ban Quản lý phát triển khu đô thị mới Điện Nam-Điện Ngọc, Cục trưởng Cục Thuế, Cục trưởng Cục Thống kê; thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./. TM. UỶ BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Lê Minh Ánh
{ "issuing_agency": "Tỉnh Quảng Nam", "promulgation_date": "03/08/2010", "sign_number": "18/2010/QĐ-UBND", "signer": "Lê Minh Ánh", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Huong-dan-51-HD-UBND-2021-thuc-hien-Nghi-quyet-58-2020-NQ-HDND-tinh-Ha-Giang-465351.aspx
Hướng dẫn 51/HD-UBND 2021 thực hiện Nghị quyết 58/2020/NQ-HĐND tỉnh Hà Giang
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 51/HD-UBND Hà Giang, ngày 12 tháng 01 năm 2021 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 58/2020/NQ-HĐND NGÀY 09/12/2020 CỦA HĐND TỈNH VỀ CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VƯỜN HỘ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY CAM SÀNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2021-2025 Căn cứ Nghị quyết số 58/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của HĐND tỉnh về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế vườn hộ và phát triển bền vững cây cam sành trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 58/2020/NQ-HĐND); Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại tờ trình số 08/TTr-SNN ngày 08/01/2020, UBND tỉnh hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 58/2020/NQ-HĐND , với các nội dung như sau: I. HƯỚNG DẪN CHUNG 1. Phạm vi áp dụng, đối tượng, nguyên tắc, điều kiện, định mức; thời gian hỗ trợ và nguồn vốn hỗ trợ a) Phạm vi áp dụng: Văn bản này hướng dẫn về quy trình thực hiện Nghị quyết số 58/2020/NQ-HDND ngày 09/12/2020. b) Đối tượng áp dụng, nguyên tắc, điều kiện, định mức; thời gian hỗ trợ và nguồn vốn hỗ trợ: Thực hiện theo Nghị quyết số 58/2020/NQ-HĐND . 2. Giải thích từ ngữ - Vườn tạp: Là diện tích đất nông nghiệp nằm liền kề với khuôn viên của các hộ gia đình, không bao gồm diện tích có cây rừng tự nhiên; trong đó gồm nhiều loại cây trồng xen lẫn nhau như cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp hoặc một loài cây nhưng nhiều giống khác nhau, tuổi cây khác nhau không xác định được cây chủ lực. Là vườn cây quảng canh, đầu tư lao động, vật tư, kỹ thuật ít, sản phẩm thu hoạch không tập trung, cho năng suất thấp. - Cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ: Là sự tác động làm thay đổi cơ cấu cây trồng và sử dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm tạo ra mô hình vườn mang tính chất hàng hóa, có thu nhập kinh tế cao, phù hợp với vùng sinh thái của địa phương. - Sơ đồ vườn tạp: Là bản vẽ sơ đồ vườn được thể hiện trên giấy A0 do cán bộ khuyến nông thảo luận cùng hộ gia đình để thống nhất phương hướng sản xuất của vườn theo sơ đồ mẫu của UBND cấp huyện, thành phố ban hành. - Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào ít nhất một khâu: Là việc ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới trong nghề làm vườn, như: sử dụng giống tốt sạch bệnh, tưới nước tiết kiệm, canh tác trong nhà lưới nhà màng; sản phẩm của vườn được sơ chế, chế biến... Thực hiện làm vườn hữu cơ, sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, tiết giảm phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học; sử dụng chế phẩm sinh học. - Sản phẩm hàng hóa từ vườn hộ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: Sản phẩm từ vườn an toàn, chất lượng, thông tin minh bạch cho người tiêu dùng. - Cơ sở lưu giữ nguồn giống cam sành S0, S1: Là tổ chức, cá nhân có vườn lưu giữ cây cam sành S0, S1, sạch bệnh virus, vi khuẩn được trồng trong điều kiện nhà lưới cách ly môi giới truyền bệnh, tuổi trên một năm và trong thời gian hiệu lực của Giấy công nhận nguồn gốc giống. - Cây giống cam sành S0: Là cây được nhân giống vô tính từ cây cam sành đầu dòng, được kiểm tra và xác nhận không mang mầm bệnh Greening và bệnh Tristeza. - Cây giống cam sành S1: Cây được nhân giống vô tính từ cây S1, được kiểm tra và xác nhận không mang mầm bệnh Greening và bệnh Tristeza. - Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng: Là chi phí thực hiện bồi thường khi thu hồi đất hoặc chi phí di chuyển nhà cửa, cây cối, tài sản thuộc sở hữu chủ thể bị thu hồi để trên phần đất quy hoạch được cấp thẩm quyền cho phép thực hiện dự án. II. QUY TRÌNH THỰC HIỆN 1. Đối với chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế vườn hộ - Bước 1: Các hộ nghèo, cận nghèo có lao động, có nhu cầu vay vốn cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ viết đơn đăng ký gửi UBND xã, thị trấn (sau đây gọi tắt là UBND cấp xã) theo Mẫu số 01/HD-UBND. - Bước 2: UBND cấp xã quyết định thành lập tổ thẩm định do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND xã phụ trách lĩnh vực làm tổ trưởng, thành viên gồm: Trưởng thôn, cán bộ khuyến nông xã; tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác của Ngân hàng chính sách xã hội. Định kỳ hàng tháng, Tổ thẩm định trực tiếp xác minh thẩm định điều kiện vay vốn của các hộ nghèo, cận nghèo có nhu cầu. Trường hợp đủ điều kiện giao cho cán bộ khuyến nông xã hướng dẫn hộ nghèo, cận nghèo lập sơ đồ cải tạo vườn hộ theo mẫu chung của UBND huyện, thành phố (sau đây gọi tắt là UBND cấp huyện). Nội dung xác minh, thẩm định: Xác nhận là hộ nghèo, cận nghèo; có lao động, có diện tích vườn để thực hiện cải tạo vườn tạp và thẩm định nội dung cam kết theo đơn đăng ký về 04 tiêu chí vườn hộ và quy mô vườn hộ theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 2, Nghị quyết số 58/2020/NQ-HĐND . - Bước 3: UBND cấp xã lập danh sách các hộ nghèo, cận nghèo có đủ điều kiện được vay vốn gửi Ngân hàng chính sách xã hội huyện và thông báo cho hộ nghèo, cận nghèo biết. - Bước 4: Ngân hàng chính sách xã hội huyện và Tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác căn cứ danh sách các hộ đủ điều kiện đã được thẩm định. Hướng dẫn hộ nghèo, cận nghèo lập hồ sơ vay vốn theo Phụ lục số 01/UBND-HD và giải ngân nguồn vốn vay tại trụ sở UBND cấp xã. 2. Đối với chính sách phát triển bền vững cây cam sành 2.1. Chính sách cho vay vốn để nâng cao chất lượng cây cam sành - Bước 1: Căn cứ chỉ tiêu diện tích cam sành do UBND tỉnh phân bổ theo Kế hoạch hàng năm, UBND cấp huyện triển khai đến UBND cấp xã thông báo đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn để đăng ký nhu cầu, thời gian thông báo trước ngày 20/01 hàng năm. Trước ngày 30/01 hàng năm, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn thuộc đối tượng hỗ trợ, đáp ứng các điều kiện được vay vốn, nộp đơn trực tiếp đến UBND cấp xã theo Mẫu số 02a/HD-UBND đối với cá nhân, Mẫu số 02b/HD-UBND, đối với tổ chức. UBND cấp xã tập hợp đơn của các tổ chức, cá nhân đề nghị vay vốn gửi Phòng Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp theo Mẫu số 03/HD-UBND. Bước 2: Phòng Nông nghiệp và PTNT tham mưu thành lập tổ thẩm định (thành phần: Đại diện Phòng Nông nghiệp và PTNT làm tổ trưởng; thành viên: đại diện UBND cấp xã, Trưởng thôn, Tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác của Ngân hàng chính sách xã hội trực tiếp xác minh, thẩm định điều kiện vay vốn của các tổ chức, cá nhân. Nội dung xác minh, thẩm định: Xác minh đối với tổ chức, cá nhân theo đơn đăng ký về các điều kiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Nghị quyết số 58/2020/NQ-HĐND. Lưu ý, để xác định tuổi của vườn cam từ 6 -15 năm tuổi, Tổ thẩm định phải thực hiện việc điều tra phỏng vấn các hộ gia đình lân cận, trưởng thôn và cam kết của chủ vườn. Diện tích cam đăng ký nâng cao chất lượng phải thuộc 38 xã trong vùng chỉ dẫn địa lý cam sành Hà Giang và các tiêu chí đảm bảo chất lượng đặc thù, hình thái sản phẩm cam sành theo Quyết định số 4092/QĐ-SHTT ngày 10/10/2016 của Cục Sở hữu trí tuệ (có sao gửi kèm hướng dẫn này). - Bước 3: Phòng Nông nghiệp và PTNT lập danh sách tổ chức, cá nhân đủ điều kiện trình UBND huyện phê duyệt danh sách tổ chức cá nhân được vay vốn gửi cho tổ chức, cá nhân và Ngân hàng chính sách xã hội huyện. - Bước 4: Ngân hàng chính sách xã hội huyện và Tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác căn cứ kế hoạch được UBND huyện phê duyệt, hướng dẫn cho các tổ chức cá nhân đủ điều kiện lập hồ sơ vay vốn theo Phụ lục số 02/UBND-HD và giải ngân nguồn vốn vay tại trụ sở UBND cấp xã. 2.2. Đối với chính sách bảo tồn gen, nhân giống tốt và chuyển giao kỹ thuật - Bước 1: Các tổ chức có đủ điều kiện thụ hưởng chính sách xây dựng kế hoạch bảo tồn gen, nhân giống tốt và chuyển giao kỹ thuật theo Mẫu số 04a/HD-UBND gửi Sở Nông nghiệp và PTNT trước ngày 30/10 hàng năm (riêng năm 2021 gửi trước ngày 30/01). Đối với cá nhân gửi đơn đăng ký theo Mẫu số 04b/HD-UBND về Phòng Nông nghiệp và PTNT trước ngày 30/9 hàng năm. Phòng Nông nghiệp và PTNT tổng hợp gửi danh sách về Sở Nông nghiệp và PTNT trước 30/10 hàng năm (riêng năm 2021 các cá nhân có nhu cầu gửi trực tiếp về Sở Nông nghiệp và PTNT trước ngày 30/01) - Bước 2: Trước ngày 15/11 hàng năm, Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm thẩm định và tổng hợp trình UBND phê duyệt Kế hoạch và dự toán bảo tồn gen, nhân giống tốt và chuyển giao kỹ thuật của năm tiếp theo. Nội dung thẩm định: Tổ chức, cá nhân có nguồn giống cây cam sành S0, S1 được sản xuất theo quy trình sạch bệnh (quy trình giám định bệnh Tristeza và Greening); quy trình sản xuất cây sành S0, S1 được cấp có thẩm quyền công nhận. Nguồn giống phải được Sở Nông nghiệp và PTNT hàng năm theo dõi và đánh giá sạch bệnh (không có bệnh Tristeza và Greening). - Bước 3: Căn cứ vào Kế hoạch bảo tồn gen, nhân giống tốt và chuyển giao kỹ thuật đã được phê duyệt, trước ngày 30/10 của năm thực hiện kế hoạch, tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đề nghị hỗ trợ kinh phí về Sở Nông nghiệp và PTNT để thẩm định điều kiện giải ngân. Thành phần hồ sơ gồm: (1) hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn, biên bản nghiệm thu, kết quả phân tích mẫu bệnh trên cây cam sành sành S0, S1 do đơn vị có đủ năng lực thực hiện phân tích mẫu bệnh; (2) Biên bản kiểm tra tình hình khai thác, sử dụng và bảo vệ cây S0, S1 của Sở Nông nghiệp và PTNT. - Bước 4: Trước ngày 31/11 hàng năm, Sở Nông nghiệp và PTNT căn cứ hồ sơ đề nghị giải ngân trình UBND tỉnh ra quyết định hỗ trợ nếu đủ điều kiện. Trường hợp không đủ điều kiện, Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do nếu không đảm bảo điều kiện được hỗ trợ. Sở Tài chính có trách nhiệm thanh toán kinh phí hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân liên quan theo Quyết định của UBND tỉnh. 3. Đối với chính sách hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ sản phẩm cam sành - Bước 1: Trước 15/9 hàng năm, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu hỗ trợ gửi đơn đăng ký đến UBND cấp xã. Đối với cá nhân theo Mẫu số 05a/HD-UBND, đối với tổ chức theo Mẫu số 05b/HD-UBND. - Bước 2: UBND cấp xã tập hợp đơn của các tổ chức, cá nhân đề nghị được hưởng chính sách, số tiền đề nghị hưởng hỗ trợ gửi Phòng Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp trình UBND cấp huyện phê duyệt Kế hoạch và dự toán. - Bước 3: Trước ngày 20/12 hàng năm, tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị giải ngân về Phòng Nông nghiệp và PTNT. Phòng Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với Phòng Tài chính - kế hoạch thẩm định trình UBND huyện quyết định hỗ trợ. - Bước 4: Căn cứ Quyết định của UBND cấp huyện, Phòng Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm giải ngân cho các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện thụ hưởng. Thành phần hồ sơ giải ngân gồm: Hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn, biên bản nghiệm thu (có xác nhận của chính quyền địa phương nơi sản xuất); sản phẩm cam sành có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng (có dán tem truy suất nguồn gốc, có giấy chứng nhận (bản sao) sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc GAP khác do cơ quan có thẩm quyền cấp) và là sản phẩm cam sành được sản xuất tại tỉnh Hà Giang. 3. Đối với chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm cây ăn quả có múi - Bước 1: Sau khi tổ chức, cá nhân hoàn thành xây dựng xong Nhà máy chế biến sản phẩm cây ăn quả có múi, tổ chức, cá nhân lập đơn đề nghị hỗ trợ theo Mẫu số: 06/HD-UBND bao gồm Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND tỉnh gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh hoặc gửi qua bưu điện, hay hệ thống vnptioffice. - Bước 2. Trong thời hạn tối đa 2 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ. Sở Kế hoạch và Đầu tư ban hành Văn bản đề nghị các Sở, ngành, đơn vị có liên quan đi kiểm tra thực tế đối với đề xuất hỗ trợ xây dựng hệ thống hạ tầng ngoài hàng rào của các tổ chức, cá nhân. Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng yêu cầu, Sở Kế hoạch và Đầu tư ban hành Văn bản gửi các tổ chức, cá nhân biết để thực hiện. Trong thời gian 05 ngày làm việc (hoàn thành biên bản đi kiểm tra thực tế và Báo cáo UBND tỉnh kết quả thẩm định, để UBND tỉnh xem xét giao cơ quan, đơn vị, tổ chức cấp dưới lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư). Việc thẩm định xây dựng cơ sở hạ tầng thực hiện theo khoản 22, Điều 4 và Điều 27, 31 Luật Đầu tư công số 39/2019/QH 14 và các văn bản hướng dẫn hiện hành. - Bước 3: Sau khi thẩm định hồ sơ theo Luật Đầu tư công, Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo UBND tỉnh về kết quả thẩm định dự án (công trình), UBND tỉnh trình cấp có thẩm quyền ban hành Quyết định chủ trương đầu tư xây dựng dự án, trong đó nêu rõ số kinh phí và nguồn vốn hỗ trợ cho dự án. - Bước 4: Việc hỗ trợ vốn thực hiện sau đầu tư, sau khi các dự án/công trình hoàn thành xây dựng và tổ chức, cá nhân gửi văn bản đề nghị nghiệm thu và đề nghị được hưởng hỗ trợ trực tiếp cho Sở Nông nghiệp và PTNT. Thành phần hồ sơ dự án, hồ sơ giải ngân, nghiệm thu, nội dung nghiệm thu theo điểm b, điểm c, khoản 4, Điều 4, Nghị quyết số 58/2020/NQ-HĐND . III. LẬP DỰ TOÁN VÀ PHƯƠNG THỨC CẤP PHÁT, THANH TOÁN, QUYẾT TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH 1. Lập dự toán kinh phí thực hiện chính sách 1.1. Đối với các chính sách hỗ trợ vay vốn với lãi suất bằng 0% quy định tại Điều 2 và Khoản 1, Điều 3 của Nghị quyết số 58/2020/NQ-HĐND a) Căn cứ kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm; ước thực hiện cả năm và hồ sơ vay vốn, UBND cấp huyện chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch, UBND cấp xã và Ngân hàng chính sách xã hội cấp huyện lập dự toán kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất cùng thời điểm lập dự toán ngân sách hàng năm. b) Căn cứ dự toán kinh phí do UBND cấp huyện lập, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan tổng hợp trình UBND tỉnh cân đối bố trí dự toán kinh phí thực hiện chính sách. 1.2. Đối với các chính sách hỗ trợ trực tiếp quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Điều 3 và Điều 4 của Nghị quyết số 58/2020/NQ-HĐND a) Căn cứ vào các hồ sơ, dự án được thẩm định, UBND cấp huyện/Sở Nông nghiệp và PTNT lập dự toán kinh phí thực hiện các chính sách gửi Sở Tài chính (đối với nguồn vốn sự nghiệp); Sở Kế hoạch và Đầu tư (đối với nguồn vốn đầu tư) cùng thời điểm lập dự toán ngân sách hàng năm. b) Căn cứ dự toán do UBND cấp huyện và Sở Nông nghiệp và PTNT lập, Sở Tài chính/Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình UBND tỉnh cân đối, bố trí dự toán kinh phí thực hiện chính sách. 2. Phương thức cấp phát, thanh toán 2.1. Cấp phát, thanh toán đối với các chính sách vay vốn a) Căn cứ quyết định phân bổ kế hoạch hàng năm của UBND tỉnh, Sở Tài chính chuyển tiền ủy thác qua Ngân hàng chính sách xã hội bằng hình thức lệnh chi tiền theo quý (nếu số vốn giải ngân thực tế cao hơn số vốn cấp hàng quý thì Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh gửi văn bản đề nghị Sở Tài chính bổ sung). b) Căn cứ số vốn thực tế giải ngân, Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh tổng hợp và báo cáo nhu cầu kinh phí thực hiện phí quản lý nguồn vốn ủy thác tại Ngân sàng chính sách xã hội tỉnh với mức 3,54%/năm gửi Sở Tài chính để tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí. 2.2. Cấp phát, thanh toán đối với các chính sách hỗ trợ trực tiếp a) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với đơn vị liên quan thẩm định hồ sơ của các tổ chức, cá nhân: - Trường hợp đủ điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ: Trình UBND tỉnh quyết định hỗ trợ, trong đó nêu cụ thể về mức hỗ trợ và nguồn vốn bố trí. - Trường hợp không đủ điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ: Có văn bản trả lời cho tổ chức, cá nhân biết. b) Căn cứ Quyết định hỗ trợ của UBND tỉnh, Sở Tài chính cấp kinh phí cho tổ chức, cá nhân được hưởng chính sách bằng hình thức Lệnh chi tiền. 2.3. Đối với chính sách hỗ trợ từ nguồn kinh phí sự nghiệp a) Chính sách bảo tồn gen, nhân giống tốt và chuyển giao kỹ thuật: - Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan thẩm định hồ sơ và trình UBND tỉnh ban hành quyết định hỗ trợ, trong đó Sở Tài chính tham gia ý kiến về nguồn kinh phí. - Căn cứ quyết định hỗ trợ của UBND tỉnh, Sở Tài chính cấp kinh phí hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân liên quan. b) Chính sách hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ sản phẩm cam sành: - Căn cứ Quyết định hỗ trợ của UBND cấp huyện, Phòng Tài chính - Kế hoạch trình UBND cấp huyện tạm cấp kinh phí để hỗ trợ cho Phòng Nông nghiệp và PTNT. - Phòng Nông nghiệp và PTNT, căn cứ hồ sơ được duyệt để chi trả tiền cho các tổ chức, cá nhân. Sau khi hoàn thành việc chi trả chính sách hỗ trợ cho các đối tượng, Phòng Tài chính - Kế hoạch tổng hợp nhu cầu kinh phí thực hiện các chính sách báo cáo UBND cấp huyện gửi Sở Tài chính cấp kinh phí. Sở Tài chính có trách nhiệm tổng hợp nhu cầu kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ trình Chủ tịch UBND tỉnh bổ sung kinh phí cho UBND cấp huyện. - Căn cứ Quyết định cấp bổ sung kinh phí của Chủ tịch UBND tỉnh, Sở Tài chính thông báo bổ sung có mục tiêu kinh phí cho cấp huyện. Căn cứ nguồn kinh phí do ngân sách tỉnh cấp bổ sung, UBND cấp huyện thực hiện hoàn trả nguồn đã tạm cấp cho ngân sách UBND cấp huyện. 3. Quyết toán kinh phí Kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 58/2020/NQ-HĐND được quyết toán theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước và chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN I. Trách nhiệm của các cơ quan 1. Ủy ban nhân dân cấp xã a) Tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân trên địa bàn hiểu biết về chính sách và triển khai thực hiện tốt chính sách. b) Kiểm tra việc thực hiện chính sách tại địa bàn mình quản lý, kịp thời phát hiện và báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý đối với các đối tượng lợi dụng chính sách để sử dụng vốn vay không đúng mục đích. c) Phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội, Phòng Nông nghiệp và PTNT, các cơ quan có liên quan thẩm định hồ sơ, điều kiện vay vốn, giải ngân vốn vay, kiểm tra sử dụng vốn vay, đôn đốc, thu hồi công nợ khi đến hạn. Có trách nhiệm phối hợp trong việc xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình cho vay và các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng thụ hưởng chính sách. 2. Ủy ban nhân dân cấp huyện a) Chỉ đạo các ngành, đoàn thể, UBND cấp xã tuyên truyền, phổ biến chính sách đến các tổ chức, cá nhân biết để tiếp cận với chính sách. b) Hàng năm chỉ đạo rà soát, xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh để tham mưu giao kế hoạch cho các huyện, thành phố. c) Chỉ đạo ban hành mẫu chung sơ đồ cải tạo vườn tạp cho cấp huyện. Thành lập các Tổ thẩm định chính sách cho vay vốn. Chỉ đạo hệ thống khuyến nông trực tiếp khảo sát và hướng dẫn lập sơ đồ cải tạo vườn tạp; quy trình kỹ thuật đảm bảo phù hợp với điều kiện của từng địa phương và nhu cầu của đối tượng hưởng chính sách. d) Định kỳ hàng tháng, UBND cấp huyện tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh. 3. Trách nhiệm của các Ngân hàng chính sách xã hội a) Sử dụng nguồn vốn được tỉnh ủy thác cho vay với lãi suất bằng 0% theo đúng đối tượng; quy chế cho vay hiện hành của Ngân hàng. b) Phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay của các tổ chức, cá nhân. Trường hợp phát hiện sử dụng vốn sai mục đích hoặc nhận được thông báo của UBND xã về kết quả kiểm tra phát hiện sử dụng vốn sai mục đích thì tiến hành thu hồi vốn vay trước hạn (thu hồi toàn bộ hoặc một phần vốn vay tương ứng với số tiền sử dụng sai mục đích) và báo cáo các cơ quan có thẩm quyền. c) Định kỳ hàng quý tổng hợp danh sách các tổ chức, cá nhân đã được vay vốn hỗ trợ không lãi suất theo Nghị quyết gửi Sở Tài chính để thanh toán chi phí ủy thác và cấp vốn ủy thác. d) Lưu hồ sơ các khoản cho vay được hỗ trợ không lãi suất theo quy định của pháp luật. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các hồ sơ, tài liệu về cho vay theo quy định. 4. Các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh a) Sở Nông nghiệp và PTNT - Hàng năm, căn cứ vào lộ trình của đề án hướng dẫn UBND cấp huyện lập kế hoạch các nội dung hỗ trợ thông qua vay vốn, hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng thụ hưởng chính sách. Phối hợp với các ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh giao kế hoạch, cân đối kinh phí cấp cho các đơn vị dự toán. - Chủ trì cùng các sở, ngành liên quan thực hiện kiểm tra việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ theo quy định của pháp luật. - Định kỳ hàng tháng tổng hợp kết quả thực hiện chính sách báo cáo UBND tỉnh; đồng thời tham mưu cho tỉnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện chính sách. b) Sở Kế hoạch và Đầu tư Chủ trì tiếp nhận, thẩm định hồ sơ của các tổ chức, cá nhân đề nghị hỗ trợ sau đầu tư đối với nội dung hỗ trợ xây dựng hạ tầng ngoài hàng rào nhà máy chế biến sản phẩm cây ăn quả có múi. Tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kế hoạch vốn đầu tư để thực hiện nội dung hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào tại Điều 4 của Nghị quyết số 58/NQ-HĐND . c) Sở Tài chính - Tham mưu cho UBND tỉnh cân đối bố trí kinh phí sự nghiệp thực hiện các chính sách hỗ trợ nêu tại Điều 2 và Khoản 1, Điều 3 của Nghị quyết số 58/2020/NQ-HĐND để ủy thác qua Ngân hàng chính sách sách xã hội tỉnh Hà Giang để thực hiện cho vay vốn với lãi suất bằng 0% và bố trí kinh phí hỗ trợ trực tiếp theo khoản 2, khoản 3 và Điều 4 của Nghị quyết số 58/2020/NQ-HĐND. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho UBND cấp huyện, các tổ chức, cá nhân về trình tự, thủ tục thanh quyết toán. - Đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn Phòng Nông nghiệp và PTNT, Tài chính - Kế hoạch, Ngân hàng chính sách xã hội trong việc lập hồ sơ, trình tự, thủ tục để thực hiện chính sách. 5. Đối với các tổ chức, cá nhân được hỗ trợ vay vốn với lãi suất bằng 0%, hỗ trợ trực tiếp. a) Cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin, tài liệu để chứng minh mục đích vay vốn; hỗ trợ trực tiếp và chịu trách nhiệm trước pháp luật và tính chính xác của các thông tin, tài liệu đã cung cấp. b) Sử dụng vốn vay, kinh phí hỗ trợ trực tiếp đúng mục đích. Nếu sử dụng vốn vay, kinh phí hỗ trợ trực tiếp không đúng mục đích, đúng đối tượng sẽ bị thu hồi và xử lý theo quy định của pháp luật. c) Thực hiện các quy định của ngân hàng chính sách xã hội thủ tục hỗ trợ vay vốn với lãi suất bằng 0% và chế độ báo cáo theo quy định. d) Chịu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật. Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Nông nghiệp và PTNT để tham mưu sửa đổi cho phù hợp./. Nơi nhận: - Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; - Các Sở, ngành của tỉnh; - Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh; - UBND các huyện, thành phố; - UBND cấp xã (cấp huyện sao gửi); - LĐVP UBND tỉnh; - Trung tâm thông tin - công báo; - VNPTioffice; - Lưu VT, KTTH (Hà, Thành, Tiến, Đại). CHỦ TỊCH Nguyễn Văn Sơn Mẫu số: 01/HD-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ĐƠN ĐĂNG KÝ CẢI TẠO VƯỜN TẠP Kính gửi: UBND xã ………………………………………….. Họ tên chủ hộ: …………………………………… Nam/Nữ: ………………………………………. Sinh ngày:...../…/…… Dân tộc ………………………………………………………………………. Chứng minh nhân dân số: ………….. Cấp ngày: …/…/…… Nơi cấp: ………………………….. Chỗ ở hiện tại: …………………………………………………………………………………………. Thuộc đối tượng: (Hộ nghèo, hộ cận nghèo) ………………………………………………………. Số lao động chính hiện có: ……………………………………………………………………………. Điện thoại (nếu có): ………………….. Di động (nếu có): ……………………………………………. Căn cứ Nghị quyết số 58/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế vườn hộ và phát triển bền vững cây cam sành trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, Là chủ hộ gia đình, tôi làm đơn đăng ký cải tạo vườn tạp với nội dung sau: 1. Diện tích vườn cải tạo: ……………. m2; 2. Nội dung cải tạo vườn: ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………….. 3. Số tiền đề nghị vay vốn với lãi suất bằng 0%: …………….. triệu đồng; 4. Thời gian vay vốn: ……………………. tháng. Tôi xin cam kết nếu được vay vốn, khi cải tạo vườn sẽ thực hiện đảm bảo 04 tiêu chí cải tạo vườn tạp theo quy định. Nếu làm sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật. XÁC NHẬN UBND CẤP XÃ ………., ngày ... tháng ... năm ..…... Người làm đơn (Ký, ghi rõ họ tên) Mẫu số: 02a/HD-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ VAY VỐN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÂY CAM SÀNH Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã ……………………………… Tôi là: ………………………………………… Nam/Nữ: ……………………………………………. Sinh ngày: …/…/…… Dân tộc ………………………………………………………………………. Chứng minh nhân dân số: …………. Cấp ngày: …/…/…… Nơi cấp: ………………………….. Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………………………………………………… Điện thoại (nếu có): ………………….. Di động (nếu có): ………………………………………… Căn cứ Nghị quyết số 58/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế vườn hộ và phát triển bền vững cây cam sành trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, Nay tôi làm đơn đề nghị được vay vốn để nâng cao chất lượng vườn cam sành với nội dung như sau: 1. Tổng diện tích hiện có: ………………. ha, trong đó diện tích cam từ 6-15 tuổi là ……. ha; 2. Địa chỉ vườn: ………………………………………………………………………………………… 3. Diện tích đề nghị hưởng vay vốn với lãi suất bằng 0% để nâng cao chất lượng ………… ha; 4. Nhu cầu vay …………….. triệu đồng/ha 5. Tổng kinh phí đề nghị vay vốn: ………….. triệu đồng; 6. Thời gian vay: ....tháng. 7. Nội dung đăng ký nâng cao chất lượng cam sành: ……………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………….. 5. Tôi xin cam kết nếu được hỗ trợ vay vốn, tôi sẽ thực hiện đúng các quy định, điều kiện đối với người được hưởng hỗ trợ vay vốn. Nếu làm sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật./. XÁC NHẬN UBND CẤP XÃ ………., ngày ... tháng ... năm ..…... Người làm đơn (Ký, ghi rõ họ tên) Mẫu số: 02b/HD-UBND TÊN TỔ CHỨC ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ VAY VỐN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÂY CAM SÀNH Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã ……………………… Tên tổ chức: ………………………………………………………………………………………… Họ và tên người đại diện tổ chức: ……………………………………………………………….. Sinh ngày: …/…/…… Dân tộc …………………………………………………………………… Chứng minh nhân dân số: …………………. Cấp ngày: …/…/…… Nơi cấp: ………………… Loại hình tổ chức ……………………………………………………………………………………. Ngành nghề kinh doanh chính: ……………………………………………………………………. Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………………. Điện thoại (nếu có): ………………… Di động (nếu có): ………………………………………….. Fax: …………………………………………………………………………………………………….. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động/Giấy phép kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư: số: ………………………………………………………………… Do: …………………………………………….. Ngày …… tháng ….. năm ………………………… Tổng số thành viên chính của tổ chức: ………………………………………………………………. Căn cứ Nghị quyết số 58/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế vườn hộ và phát triển bền vững cây cam sành trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, Nay đề nghị được vay vốn để nâng cao chất lượng vườn cam sành với nội dung như sau: 1. Tổng diện tích hiện có: …………………ha, trong đó diện tích cam từ 6-15 tuổi là ……. ha; 2. Địa chỉ vườn: ………………………………………………………………………………………… 3. Diện tích đề nghị hưởng vay vốn với lãi suất bằng 0% để nâng cao chất lượng ………… ha; 4. Nhu cầu vay ………………. triệu đồng/ha; 5. Tổng kinh phí đề nghị vay vốn: …………. triệu đồng; 6. Thời gian vay: ....tháng. 7. Nội dung đăng ký nâng cao chất lượng cam sành: ………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………….. 5. Chúng tôi cam kết nếu được hỗ trợ vay vốn, sẽ thực hiện đúng các quy định, điều kiện đối với người được hưởng hỗ trợ vay vốn. Nếu làm sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật./. XÁC NHẬN UBND CẤP XÃ ………., ngày ... tháng ... năm ..…... Chức danh người làm đại diện (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Mẫu số: 03/HD-UBND BIỂU TỔNG HỢP DANH SÁCH CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ VAY VỐN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÂY CAM SÀNH NĂM …………….., XÃ ………… HUYỆN ……………… TT Họ tên tổ chức, cá nhân Địa chỉ Số diện tích đề nghị vay vốn (ha) Số tiền đề nghị vay vốn (Triệu đồng Thời gian đề nghị vay (tháng) Nội dung thực hiện nâng cao chất lượng cam sành Ghi chú Tổng (I+II) I Cá Nhân 1 2... Tổng II Tổ chức 1 2... Tổng UBND XÃ ……… (ký, đóng dấu) ………., ngày ... tháng ... năm ..…... NGƯỜI LẬP BIỂU Mẫu số: 04a/HD-UBND TÊN TỔ CHỨC ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- KẾ HOẠCH BẢO TỒN GEN, NHÂN GIỐNG TỐT VÀ CHUYỂN GIAO KỸ THUẬT Tên tổ chức: …………………………………………………………………………………………. Họ và tên người đại diện tổ chức: …………………………………………………………………. Sinh ngày: …/…/…… Dân tộc ……………………………………………………………………….. Chứng minh nhân dân số: ………………Cấp ngày: …/…/…… Nơi cấp: ………………………. Loại hình tổ chức ……………………………………………………………………………………… Ngành nghề kinh doanh chính: ………………………………………………………………………. Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………………… Điện thoại (nếu có): …………………… Di động (nếu có): ………………………………………… Fax: ………………………………………………………………………………………………………. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động/Giấy phép kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư: số: ………………………………………………………………. Do: …………………………………………………… Ngày … tháng … năm ……………………… Tổng số thành viên chính của tổ chức: ………………………………………………………………. Căn cứ Nghị quyết số 58/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế vườn hộ và phát triển bền vững cây cam sành trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, Chúng tôi xây dựng Kế hoạch bảo tồn gen, nhân giống tốt và chuyển giao kỹ thuật cơ sở lưu giữ nguồn giống cam sành S0, S1 như sau: STT Mã hiệu nguồn giống Tên, địa chỉ của chủ nguồn giống Địa chỉ nguồn giống Tuổi cây Kinh phí đề nghị hỗ trợ 1 2.... - Tổng số cây phân tích mẫu bệnh: ……….. cây. - Thời gian tiến hành phân tích bệnh: - Tổng kinh phí đề nghị ngân sách nhà nước hỗ trợ (theo Nghị quyết số 58/2020/NQ-HĐND , ngày 09/12/2020 của HĐND tỉnh): ………… triệu đồng (bằng chữ: …………………………….. ). Trên đây là kế hoạch bảo tồn gen (phân tích mẫu bệnh) nguồn giống cam sành Hà Giang./. Nơi nhận: - Sở Nông nghiệp và PTNT; - ………. ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC (Ký tên người đại diện và đóng dấu tổ chức) Mẫu số: 04b/HD-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ BẢO TỒN NGUỒN GEN Kính gửi: Phòng Nông nghiệp và PTNT Tôi là: ……………………………………….. Nam/Nữ: ……………………………………………… Sinh ngày: …/…/…… Dân tộc ………………………………………………………………………… Chứng minh nhân dân số: ……………….. Cấp ngày: …/…/…… Nơi cấp: …………………… Chỗ ở hiện tại: …………………………………………………………………………………………. Điện thoại (nếu có): ……………….. Di động (nếu có): ………………………………………… Căn cứ Nghị quyết số 58/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế vườn hộ và phát triển bền vững cây cam sành trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, Nay tôi làm đơn đăng ký bảo tồn nguồn gen, nhân giống tốt và chuyển giao kỹ thuật cơ sở lưu giữ nguồn giống cam sành S0, S1 như sau: - Tổng số cây phân tích mẫu bệnh: …………… cây. - Thời gian tiến hành phân tích bệnh: …………………………………………………. - Địa chỉ nguồn giống: ……………………………………………………………………. - Tổng kinh phí đề nghị ngân sách nhà nước hỗ trợ (theo Nghị quyết số 58/2020/NQ-HĐND , ngày 09/12/2020 của HĐND tỉnh): …………. triệu đồng (bằng chữ: ………………………..). Tôi xin cam kết nếu được hỗ trợ, tôi sẽ thực hiện đúng các quy định, điều kiện đối với người được hưởng hỗ trợ, sử dụng vốn hỗ trợ đúng mục đích. Nếu làm sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật. ………., ngày ... tháng ... năm ..…... Người làm đơn (Ký, ghi rõ họ tên) Mẫu số: 05a/HD-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ QUẢNG BÁ, TIÊU THỤ SẢN PHẨM CAM SÀNH HÀ GIANG Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã ……………………………. Tôi là: ……………………………………….. Nam/Nữ: ……………………………………………… Sinh ngày: …/…/…… Dân tộc ………………………………………………………………………… Chứng minh nhân dân số: ……………….. Cấp ngày: …/…/…… Nơi cấp: …………………… Chỗ ở hiện tại: …………………………………………………………………………………………. Điện thoại (nếu có): ……………….. Di động (nếu có): ………………………………………… Căn cứ Nghị quyết số 58/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế vườn hộ và phát triển bền vững cây cam sành trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, Nay tôi làm đơn đăng ký quảng bá, tiêu thụ sản phẩm cam sành Hà Giang niên vụ ……………………………., như sau: 1. Tổng số lượng sản phẩm cam dự kiến bán ra ngoài tỉnh: ……………………………… tấn; 2. Tổng kinh phí đề nghị ngân sách nhà nước hỗ trợ: ……………… đồng; (ghi bằng chữ: …………………………………………………………………………………………). Tôi xin cam kết nếu được hỗ trợ, tôi sẽ thực hiện đúng các quy định, điều kiện đối với người được hưởng hỗ trợ, sử dụng vốn hỗ trợ đúng mục đích. Nếu làm sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật. XÁC NHẬN UBND CẤP XÃ ………., ngày ... tháng ... năm ..…... Người làm đơn (Ký, ghi rõ họ tên) Mẫu số: 05b/HD-UBND TÊN TỔ CHỨC ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ QUẢNG BÁ, TIÊU THỤ SẢN PHẨM CAM SÀNH HÀ GIANG Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã ………………… Tên tổ chức: …………………………………………………………………………………………. Họ và tên người đại diện tổ chức: …………………………………………………………………. Sinh ngày: …/…/…… Dân tộc ……………………………………………………………………….. Chứng minh nhân dân số: ………………Cấp ngày: …/…/…… Nơi cấp: ………………………. Loại hình tổ chức ……………………………………………………………………………………… Ngành nghề kinh doanh chính: ………………………………………………………………………. Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………………… Điện thoại (nếu có): …………………… Di động (nếu có): ………………………………………… Fax: ………………………………………………………………………………………………………. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động/Giấy phép kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư: số: ………………………………………………………………. Do: …………………………………………………… Ngày … tháng … năm ……………………… Tổng số thành viên chính của tổ chức: ………………………………………………………………. Căn cứ Nghị quyết số 58/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế vườn hộ và phát triển bền vững cây cam sành trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, Nay chúng tôi làm đơn đăng ký quảng bá, tiêu thụ sản phẩm cam sành Hà Giang niên vụ ……………………………… , như sau: 1. Tổng số lượng sản phẩm cam dự kiến bán ra ngoài tỉnh: ……………….. tấn; 2. Tổng kinh phí đề nghị ngân sách nhà nước hỗ trợ: …………… đồng; (ghi bằng chữ: ……………………………………………………………………………………….). Chúng tôi cam kết nếu được hỗ trợ, tôi sẽ thực hiện đúng các quy định, điều kiện đối với người được hưởng hỗ trợ, sử dụng vốn hỗ trợ đúng mục đích. Nếu làm sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật./. XÁC NHẬN UBND CẤP XÃ ………., ngày ... tháng ... năm ..…... Chức danh người đại diện (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên) Mẫu số: 06/HD-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG NGOÀI HÀNG RÀO NHÀ MÁY CHẾ BIẾN SẢN PHẨM CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI Kính gửi: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Giang Căn cứ Nghị quyết số 58/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế vườn hộ và phát triển bền vững cây cam sành trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025. Tên tổ chức: …………………………………………………………………………………………… Loại hình tổ chức ………………………………………………………………………………………. Ngành nghề kinh doanh: ……………………………………………………………………………….. Trụ sở chính: …………………………………………………………………………………………….. Điện thoại cố định: ………………………. Di động: ………………………………………………… Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số, cấp ngày, tháng, năm …………… Đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào nhà máy chế biến sản phẩm cây ăn quả có múi, như sau: I. Tóm tắt thông tin về dự án xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm cây ăn quả có múi (nhà máy đã hoàn thành), cụ thể: 1. Tên dự án: ………………………………………………………………………………………. 2. Lĩnh vực hoạt động, đầu tư: ……………………………………………………………………… 3. Địa điểm thực hiện: ……………………………………………………………………………… 4. Mục tiêu: …………………………………………………………………………………………. 5. Quy mô/công suất: ………………………………………………………………………………… 6. Tổng vốn đầu tư: …………………………………………………………………………………… 7. Diện tích đất sử dụng: …………………………………………………………………………… 8. Số lao động dự kiến sử dụng trong năm: ………………………………………………………… 9. Thời gian khởi công và hoàn thành nhà máy: Từ tháng, năm...đến tháng, năm… 10. Vùng nguyên liệu cung cấp cho nhà máy: ………………………………………………… 11. Quyết định của UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư số, ngày, tháng, năm. II. Nội dung đề nghị hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào nhà máy TT Nội dung Quy mô Dự kiến tổng mức đầu tư (Triệu đồng) Dự kiến đề nghị hỗ trợ(*) (Triệu đồng) Ghi chú 1 Đường giao thông 2 Hệ thống cấp điện 3 Hệ thống cấp nước 4 Hệ thống xử lý nước thải * Lưu ý: Mức hỗ trợ theo thực tế của từng dự án, nhưng tối đa không quá 02 tỷ đồng/dự án. III. Cam kết 1. Về tính chính xác của những thông tin trên; 2. Chấp hành nghiêm chính các quy định của pháp luật Việt Nam. XÁC NHẬN UBND CẤP XÃ ………., ngày ... tháng ... năm ..….. Chức danh người đại diện (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Phụ lục số: 01/HD-UBND QUY TRÌNH THỦ TỤC CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO VAY VỐN PHÁT TRIỂN KINH TẾ VƯỜN HỘ THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 58/2020/NQ-HĐND (trình tự thực hiệp áp dụng theo quy chế cho vay tại văn bản số 316/NHCS-KH ngày 02/5/2003 và văn bản số 676/NHCS-TD ngày 22/4/2007 của Tổng giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội; đối với các Mẫu kèm theo quy trình này đã được niêm yết tại Trụ sở UBND cấp xã) 1. Đối tượng vay vốn - Đối tượng được vay vốn là hộ nghèo, hộ cận nghèo vay vốn phát triển kinh tế vườn hộ. 2. Nguyên tắc tín dụng - Hộ vay phải sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay. - Hộ vay phải trả nợ gốc đúng hạn. 3. Điều kiện vay vốn Đối tượng vay vốn phải đáp ứng các điều kiện sau: - Cư trú hợp pháp tại địa phương và thuộc diện hộ đủ điều kiện vay vốn theo Nghị Quyết số 58/2020/NQ-HĐND . - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Không còn dư nợ quá hạn tại Ngân hàng chính sách xã hội. 4. Mức cho vay - Mức cho vay áp dụng theo khoản 1, Điều 2, Nghị Quyết số 58/2020/NQ-HĐND - Tổng dư nợ không được vượt quá mức cho vay tối đa đối với từng đối tượng theo quy định của NHCSXH Việt Nam. 5. Lãi suất cho vay - Lãi suất cho vay bằng 0% 6. Thời hạn cho vay: Tối đa 30 tháng 7. Quy trình thủ tục cho vay: 7.2. Đối với hộ vay: - Các thành viên trong hộ gia đình từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật, thỏa thuận và lập Giấy ủy quyền (mẫu số 01/UQ) cho 01 trong số các thành viên là đại diện đứng tên người vay và thực hiện các giao dịch với NHCSXH trước sự chứng kiến của Trưởng thôn (Giấy ủy quyền được nộp cho Ban quản lý tổ TK&VV). - Tự nguyện gia nhập tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) tại nơi cư trú hợp pháp. - Viết giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD) và kê khai các thông tin vào sổ vay vốn gửi Ban quản lý tổ TK&VV. 7.2. Đối với Ban quản lý Tổ TK&VV: - Tổ chức hợp tổ TK&VV để bổ sung thành viên và bình xét cho vay công khai theo Biên bản hợp (mẫu số 10C/TD); - Lập danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn (mẫu số 03/TD) kèm giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD) của các tổ viên tổ TK&VV trình UBND cấp xã xác nhận; - Gửi bộ hồ sơ vay vốn tới NHCSXH nơi thực hiện thủ tục sau khi có xác nhận của UBND cấp xã là hộ có hộ khẩu thường trú tại xã, thuộc diện hộ đủ điều kiện vay vốn theo Nghị Quyết số 58/2020/NQ-HĐND trên danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn (mẫu số 03/TD). - Nhận thông báo danh sách các hộ được phê duyệt cho vay (mẫu số: 04/TD). Thông báo kết quả phê duyệt danh sách các hộ được vay, lịch giải ngân và địa điểm giải ngân tới tổ viên để tiếp tục thực hiện các khâu còn lại trong quy trình vay vốn. 7.3. Đối với NHCSXH nơi thực hiện cho vay: - Cán bộ tín dụng tập hợp giấy đề nghị vay vốn và danh sách theo mẫu số 03/TD từ các xã (phường, thị trấn) gửi lên, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ vay vốn để trình Thủ trưởng xem xét, phê duyệt cho vay. Bước này tổ chức thực hiện không quá 5 ngày làm việc. - Gửi thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu số 04/TD) tới UBND cấp xã để thông báo đến hộ vay. NHCSXH thực hiện giải ngân tại Điểm giao dịch xã 8. Xử lý nợ đến hạn: 8.1- Gia hạn nợ. a) Trường hợp hộ vay không trả nợ đúng hạn do thiên tai, dịch bệnh và nguyên nhân khách quan khác đã được Bên cho vay kiểm tra xác nhận và có giấy đề nghị gia hạn nợ (mẫu số: 09A/TD), thì Bên cho vay xem xét cho gia hạn. b) Thời gian cho gia hạn nợ: Bên cho vay có thể thực hiện việc gia hạn nợ một hay nhiều lần đối với một khoản vay nhưng tổng số thời gian cho gia hạn nợ không quá 12 tháng đối với cho vay ngắn hạn và không quá 1/2 thời hạn cho vay trung hạn; c) Lãi suất khi hộ vay được gia hạn nợ: - Đối với Hộ nghèo lãi suất bằng lãi suất cho vay Hộ nghèo được Thủ tướng Chính phủ quy định từng thời kì. - Đối với Hộ cận nghèo lãi suất bằng lãi suất cho vay Hộ cận nghèo được Thủ tướng Chính phủ quy định từng thời kì 8.2- Chuyển nợ quá hạn: a) Các trường hợp chuyển nợ quá hạn: - Hộ vay sử dụng vốn vay sai mục đích. - Có khả năng trả khoản nợ đến hạn nhưng không trả hoặc đến kỳ hạn trả nợ cuối cùng, hộ vay không được gia hạn nợ thì Bên cho vay chuyển toàn bộ số dư nợ sang nợ quá hạn. b) Sau khi chuyển nợ quá hạn, Bên cho vay phối hợp với chính quyền sở tại, các tổ chức Chính trị - xã hội có biện pháp tích cực thu hồi nợ. - Đối với hộ nghèo lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ từng thời kì. - Đối với Hộ cận nghèo lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ từng thời kì. 9. Những nội dung khác về: Phương thức cho vay, thủ tục và quy trình cho vay, định kỳ hạn trả nợ, thu nợ, xử lý nợ bị rủi ro, kiểm tra, đối chiếu nợ,... được thực hiện như cho vay đối với hộ nghèo tại theo quy định tại văn bản số 316/NHCS-KH ngày 02/05/2003 và văn bản số 676/NHCS-TD ngày 22/04/2007 của Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam Phụ lục số: 02/HD-UBND QUY TRÌNH THỦ TỤC CHO VAY ĐỐI VỚI TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VAY VỐN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY CAM SÀNH THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 58/2020/NQ-HĐND (trình tự thực hiệp áp dụng theo quy chế cho vay tại văn bản số 8055/NHCS-TDSV ngày 30/10/2019 của Tổng giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội; đối với các Mẫu kèm theo quy trình này đã được niêm yết tại Trụ sở UBND cấp xã) 1. Đối tượng vay vốn Tổ chức, cá nhân vay vốn phát triển bền vững cây cam sành trên địa bàn tỉnh theo Nghị Quyết số 58/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của HĐND tỉnh. 2. Nguyên tắc tín dụng a) Người vay phải sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay. b) Người vay phải trả nợ gốc đúng hạn. 3. Điều kiện vay vốn 3.1. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh: - Được thành lập và hoạt động hợp pháp; - Có dự án vay vốn khả thi tại địa phương, phù hợp với ngành, nghề sản xuất kinh doanh, duy trì hoặc thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định; - Dự án vay vốn có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án; - Có bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật. - Tổ chức đủ điều kiện vay vốn theo Nghị Quyết số 58/2020/NQ-HĐND . - Không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng; không còn dư nợ quá hạn tại Ngân hàng chính sách xã hội 3.2. Đối với cá nhân: - Người vay cư trú hợp pháp tại địa phương, có hộ khẩu thường trú và thuộc diện đủ điều kiện vay vốn theo Nghị Quyết số 58/2020/NQ-HĐND . - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng; không còn dư nợ quá hạn tại Ngân hàng chính sách xã hội 4. Mức cho vay: Mức cho vay áp dụng theo điểm a, khoản 1, Điều 3, Nghị Quyết số 58/2020/NQ-HĐND . 5. Bảo đảm tiền vay - Đối với Tổ chức phải có tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm và các quy định hiện hành của NHCSXH. - Đối với cá nhân mức vay từ 100 triệu đồng trở lên phải có tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm và các quy định hiện hành của NHCSXH. 5. Lãi suất cho vay - Lãi suất cho vay bằng 0% 6. Thời hạn cho vay: Tối đa 36 tháng 7. Phương thức cho vay: - Đối với Tổ chức NHCSXH thực hiện cho vay trực tiếp tại trụ sở chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh hoặc trụ sở Phòng giao dịch (PGD) NHCSXH cấp huyện (sau đây gọi chung là NHCSXH nơi cho vay). - Đối với cá nhân NHCSXH thực hiện cho vay trực tiếp cho người lao động có ủy thác một số nội dung công việc trong quy trình cho vay cho các tổ chức chính trị-xã hội và thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) theo quy định hiện hành của NHCSXH. 8. Quy trình thủ tục cho vay: 8.1. Đối với tổ chức gửi 02 bộ hồ sơ vay vốn tới NHCSXH nơi cho vay, gồm: - Dự án vay vốn phải có xác nhận của UBND cấp xã về nơi thực hiện dự án theo Mẫu số 2 ban hành kèm theo Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ; - Bản sao có chứng thực hoặc bản sao từ sổ gốc do cơ quan có thẩm quyền cấp các giấy tờ sau: Đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Đối với Hợp tác xã là Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã; Đối với Tổ hợp tác là Hợp đồng hợp tác; Đối với Hộ kinh doanh là Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. - Riêng Tổ hợp tác và Hộ kinh doanh có từ hai thành viên trở lên: Văn bản ủy quyền có công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp xã do các thành viên ủy quyền cho một thành viên là người đại diện thực hiện các giao dịch liên quan đến vay vốn tại NHCSXH; - Dự án vay vốn (Mẫu số 2) có xác nhận của UBND cấp xã nơi thực hiện dự án. - Bản sao có chứng thực các giấy tờ có liên quan đến tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định của NHCSXH. - Hồ sơ do NHCSXH lập hoặc phối hợp với khách hàng lập: Hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp tài sản, biên bản định giá tài sản... - Khách hàng gửi hồ sơ vay vốn tới NHCSXH nơi doanh nghiệp đóng trụ sở để tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu tính hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ vay vốn. Thực hiện các quy trình theo hướng dẫn hiện hành về cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm của NHCSXH. - Sau khi có phê duyệt cho vay của Giám đốc NHCSXH nơi cho vay, NHCSXH nơi cho vay cùng cơ sở sản xuất, kinh doanh lập Hợp đồng tín dụng theo mẫu số 07a/GQVL. NHCSXH nơi cho vay cùng cơ sở sản xuất, kinh doanh lập Hợp đồng bảo đảm tiền vay và đăng ký biện pháp bảo đảm tiền vay theo các quy định hiện hành của NHCSXH. Sau đó, cán bộ tín dụng được Giám đốc NHCSXH phân công tập hợp hồ sơ trình Giám đốc NHCSXH nơi cho vay phê duyệt giải ngân. NHCSXH thực hiện giải ngân tại trụ sở NHCSXH nơi cho vay. Báo cáo thẩm định và các Hợp đồng nêu trên được lập phù hợp với từng đối tượng vay vốn, loại tài sản bảo đảm, nhưng phải tuân thủ nội dung theo mẫu hướng dẫn và được đánh máy. - Trước khi phát tiền vay, NHCSXH nơi cho vay làm thủ tục nhập kho bản gốc Hợp đồng bảo đảm tiền vay đã công chứng và các giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm theo quy định hiện hành. 8.2. Đối với cá nhân có nhu cầu vay vốn phát triển bền vững cây cam sành 8.2.1. Đối với khách hàng - Các thành viên trong hộ gia đình từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật, thỏa thuận và lập Giấy ủy quyền (mẫu số 01/UQ) cho 01 trong số các thành viên là đại diện đứng tên người vay và thực hiện các giao dịch với NHCSXH trước sự chứng kiến của Trưởng thôn (Giấy ủy quyền được nộp cho Ban quản lý tổ TK&VV). - Tự nguyện gia nhập tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) tại nơi cư trú hợp pháp. - Viết giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 1a) và gửi Ban quản lý tổ TK&VV. 8.2.2. Đối với Ban quản lý Tổ TK&VV: - Tổ chức họp tổ TK&VV để bổ sung thành viên và bình xét cho vay công khai theo Biên bản họp (mẫu số 10C/TD); - Lập danh sách đề nghị vay vốn (mẫu số 03/TD) kèm giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 1a) của các tổ viên tổ TK&VV trình UBND cấp xã xác nhận; - Gửi bộ hồ sơ vay vốn tới NHCSXH nơi thực hiện thủ tục sau khi có xác nhận của UBND cấp xã là hộ có hộ khẩu thường trú tại xã, thuộc diện đủ điều kiện vay vốn theo Nghị Quyết số 58/2020/NQ-HĐND trên danh sách đề nghị vay vốn (mẫu số 03/TD). 8.2.3. Đối với NHCSXH nơi thực hiện cho vay: - Cán bộ tín dụng tập hợp giấy đề nghị vay vốn và danh sách theo mẫu số 03/TD từ các xã (phường, thị trấn) gửi lên, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ vay vốn để trình Giám đốc NHCSXH nơi cho vay xem xét, phê duyệt. Bước này tổ chức thực hiện không quá 10 ngày làm việc. - Sau khi có phê duyệt cho vay của Giám đốc NHCSXH nơi cho vay, NHCSXH nơi cho vay cùng người vay vốn lập Hợp đồng tín dụng theo mẫu số 07b/GQVL, trình Giám đốc NHCSXH nơi cho vay phê duyệt giải ngân. - NHCSXH nơi cho vay gửi thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu số 04/TD) tới UBND cấp xã để thông báo cho người vay đến điểm Giao dịch xã làm thủ tục nhận tiền vay. 9. Xử lý nợ đến hạn: 9.1- Gia hạn nợ. a) Trường hợp người vay không trả nợ đúng hạn do thiên tai, dịch bệnh và nguyên nhân khách quan khác, đã được Bên cho vay kiểm tra xác nhận và có Giấy đề nghị gia hạn nợ: (i) Đối với tổ chức theo mẫu số 09a/GQVL; (ii) Đối với cá nhân cho vay trực tiếp có ủy thác một số nội dung công việc trong quy trình cho vay cho các tổ chức chính trị-xã hội: thực hiện theo thủ tục, quy trình hiện hành về gia hạn nợ thông thường đối với người vay vốn là tổ viên Tổ TK&VV theo mẫu số 09A/TD b) Thời gian cho gia hạn nợ: Bên cho vay có thể thực hiện việc gia hạn nợ một hay nhiều lần đối với một khoản vay nhưng tổng số thời gian cho gia hạn nợ không quá 12 tháng đối với cho vay ngắn hạn và không quá 1/2 thời hạn cho vay trung hạn; c) Lãi suất khi được gia hạn nợ: - Bằng lãi suất cho vay Hộ cận nghèo được Thủ tướng Chính phủ quy định từng thời kì. 9.2- Chuyển nợ quá hạn: a. Các trường hợp chuyển nợ quá hạn: - Sử dụng vốn vay sai mục đích. - Có khả năng trả khoản nợ đến hạn nhưng không trả hoặc đến kỳ hạn trả nợ cuối cùng, không được gia hạn nợ thì Bên cho vay chuyển toàn bộ số dư nợ sang nợ quá hạn. b) Sau khi chuyển nợ quá hạn, Bên cho vay phối hợp với chính quyền sở tại, các tổ chức Chính trị - xã hội có biện pháp tích cực thu hồi nợ. - Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ từng thời kì. 10. Những nội dung khác về: Phương thức cho vay, thủ tục và quy trình cho vay, định kỳ hạn trả nợ, thu nợ, xử lý nợ bị rủi ro, kiểm tra, đối chiếu nợ,... được thực hiện theo quy định tại văn bản số 8055/NHCS-TDSV ngày 30/10/2019 của Tổng Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Hà Giang", "promulgation_date": "12/01/2021", "sign_number": "51/HD-UBND", "signer": "Nguyễn Văn Sơn", "type": "Hướng dẫn" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet-55-2016-NQ-HDND-so-luong-Pho-Ban-Chi-huy-Quan-su-cap-xa-che-do-Dan-quan-tu-ve-Long-An-337907.aspx
Nghị quyết 55/2016/NQ-HĐND số lượng Phó Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã chế độ Dân quân tự vệ Long An
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LONG AN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 55/2016/NQ-HĐND Long An, ngày 08 tháng 12 năm 2016 NGHỊ QUYẾT VỀ VIỆC QUY ĐỊNH SỐ LƯỢNG CHỈ HUY PHÓ BAN CHỈ HUY QUÂN SỰ CẤP XÃ; CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LONG AN KHÓA IX - KỲ HỌP THỨ 4 Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015; Căn cứ Luật Dân quân tự vệ ngày 23/11/2009; Căn cứ luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015; Căn cứ Nghị định số 03/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ; Xét Tờ trình số 4695/TTr-UBND ngày 11/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Nghị quyết quy định số lượng Chỉ huy phó Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã; chế độ chính sách đối với lực lượng Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Long An; Báo cáo thẩm tra của Ban pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp. QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất quy định số lượng Chỉ huy Phó Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã; chế độ chính sách đối với lực lượng Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh. Cụ thể như sau: 1. Số lượng Chỉ huy Phó Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã Bố trí thêm 01 Chỉ huy Phó Ban Chỉ huy Quân sự đối với đơn vị hành chính cấp xã loại 1, loại 2 và cấp xã trọng điểm về quốc phòng, an ninh theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 03/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ (cấp xã loại 1, loại 2 và cấp xã trọng điểm về quốc phòng, an ninh được bố trí 02 Chỉ huy Phó Ban Chỉ huy Quân sự xã). 2. Chế độ chính sách a) Đối với Chỉ huy Phó Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã - Chế độ phụ cấp hằng tháng được tính và chi trả theo tháng, bằng mức lương cơ sở nhân với hệ số 1,0; - Được đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong thời gian giữ chức vụ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; - Được hỗ trợ tiền ăn trong thời gian đào tạo, tập huấn, huấn luyện bằng mức tiền ăn cơ bản của chiến sĩ bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam. b) Đối với ấp đội trưởng, khu đội trưởng Ấp đội trưởng, khu đội trưởng được hưởng chế độ phụ cấp hằng tháng bằng 0,5 mức lương cơ sở và chi trả theo tháng. c) Đối với dân quân tự vệ - Dân quân (trừ dân quân biển và dân quân thường trực) được trợ cấp ngày công lao động bằng hệ số 0,08 mức lương cơ sở. - Dân quân thường trực được hưởng chế độ bảo hiểm y tế từ nguồn ngân sách địa phương. - Dân quân cơ động, dân quân tại chỗ, dân quân thường trực làm nhiệm vụ theo quy định tại Điều 8, Điều 44 Luật Dân quân tự vệ được hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi, về như cán bộ, công chức cấp xã; đối với tự vệ như cán bộ, công chức. - Dân quân nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, nếu tiếp tục kéo dài thời hạn tham gia thực hiện nghĩa vụ thì ngoài chế độ theo quy định, khi được huy động làm nhiệm vụ được trợ cấp ngày công lao động tăng thêm bằng hệ số 0,04 mức lương cơ sở. * Nguồn kinh phí chi trả - Ngân sách cấp xã (xã, phường, thị trấn) đảm bảo kinh phí thực hiện chế độ chính sách cho Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã, ấp đội trưởng, khu đội trưởng và lực lượng dân quân. - Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức đảm bảo kinh phí thực hiện chế độ chính sách đối với lực lượng tự vệ. - Trường hợp điều động hoặc tập trung huấn luyện, tham gia hội thao, hội thi thì cấp nào triệu tập do cấp đó chi trả. Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện. Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Thường trực, các Ban và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc tổ chức thực hiện Nghị quyết này. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 61/2012/NQ-HĐND ngày 13/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chế độ, chính sách đối với lực lượng Dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Long An. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Long An khóa IX, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 08/12/2016 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2017./. Nơi nhận: - UB Thường vụ QH (b/c); - Chính phủ (b/c); - VP.QH, VP.CP (TP. HCM) (b/c); - Ban Công tác đại biểu-UBTVQH (b/c); - Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp; - TT.Tỉnh ủy (b/c); - UBND tỉnh, UBMTTQ VN tỉnh; - Đại biểu QH đơn vị tỉnh Long An; - Đại biểu HĐND tỉnh khóa IX; - Thủ trưởng các Sở ngành, đoàn thể tỉnh; - TT.HĐND, UBND huyện, thị xã, thành phố; - Phòng Công báo - Văn phòng UBND tỉnh; - VP.UBND tỉnh; VP. Đoàn ĐBQH; - LĐ và CV VP. HĐND tỉnh; - Trang thông tin điện tử HĐND tỉnh; - Lưu: VT.(trancaotan) CHỦ TỊCH Phạm Văn Rạnh
{ "issuing_agency": "Tỉnh Long An", "promulgation_date": "08/12/2016", "sign_number": "55/2016/NQ-HĐND", "signer": "Phạm Văn Rạnh", "type": "Nghị quyết" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-14-2019-QD-UBND-bai-bo-Quyet-dinh-46-2015-QD-UBND-tinh-Dong-Thap-421376.aspx
Quyết định 14/2019/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 46/2015/QĐ-UBND tỉnh Đồng Tháp
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 14/2019/QĐ-UBND Đồng Tháp, ngày 08 tháng 8 năm 2019 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BÃI BỎ QUYẾT ĐỊNH SỐ 46/2015/QĐ-UBND NGÀY 01 THÁNG 10 NĂM 2015 CỦA UBND TỈNH ĐỒNG THÁP ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Bãi bỏ Quyết định số 46/2015/QĐ-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2015 của UBND tỉnh Đồng Tháp ban hành quy định phối hợp giải quyết thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, bảo hiểm y tế, đăng ký thường trú cho trẻ em dưới 06 tuổi và đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú của người chết trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 8 năm 2019. Điều 3. Thủ trưởng các sở, cơ quan ngang sở, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ Tư pháp; - Bộ Y tế; - Bộ Công an; - Cục KTVBQPPL, Bộ Tư pháp; - TT/TU; TT/HĐND Tỉnh; - Đoàn Đại biểu Quốc hội Tỉnh; - Chủ tịch và các PCT/UBND Tỉnh; - Sở Tư pháp; - Công báo Tỉnh; - Lưu: VT, KSTTHC (D). TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Nguyễn Văn Dương
{ "issuing_agency": "Tỉnh Đồng Tháp", "promulgation_date": "08/08/2019", "sign_number": "14/2019/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Văn Dương", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Nghi-quyet-64-2023-NQ-HDND-dia-ban-hoc-sinh-khong-the-den-truong-va-ve-nha-trong-ngay-Son-La-577489.aspx
Nghị quyết 64/2023/NQ-HĐND địa bàn học sinh không thể đến trường và về nhà trong ngày Sơn La
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 64/2023/NQ-HĐND Sơn La, ngày 28 tháng 8 năm 2023 NGHỊ QUYẾT QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ KHOẢNG CÁCH VÀ ĐỊA BÀN LÀM CĂN CỨ XÁC ĐỊNH HỌC SINH KHÔNG THỂ ĐI ĐẾN TRƯỜNG VÀ TRỞ VỀ NHÀ TRONG NGÀY ĐƯỢC HƯỞNG CHÍNH SÁCH THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 116/2016/NĐ-CP NGÀY 18/7/2016 CỦA CHÍNH PHỦ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA KHÓA XV, KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ THỨ MƯỜI BA Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11/2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020; Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Căn cứ Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về việc quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn; Xét Tờ trình số 115/TTr-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 555/BC-VHXH ngày 26 tháng 8 năm 2023 của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại Kỳ họp. QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Quy định cụ thể về khoảng cách và địa bàn làm căn cứ xác định học sinh không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày được hưởng chính sách theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ, cụ thể như sau: 1. Quy định về khoảng cách xác định học sinh không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày a) Nhà ở xa trường, khoảng cách từ nhà đến trường từ 04 km trở lên đối với học sinh tiểu học, từ 07 km trở lên đối với học sinh trung học cơ sở, từ 10 km trở lên đối với học sinh trung học phổ thông. b) Nhà ở xa trường, khoảng cách từ nhà đến trường từ 01 km trở lên đến dưới 04 km đối với học sinh tiểu học; từ 02 km trở lên đến dưới 07 km đối với học sinh trung học cơ sở; từ 05 km trở lên đến dưới 10 km đối với học sinh trung học phổ thông do địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: phải qua hồ, sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá có thể gây nguy hiểm, mất an toàn đối với học sinh. 2. Địa bàn làm căn cứ xác định học sinh không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày là các xã khu vực III và các bản đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. (có Phụ lục I, II kèm theo) Điều 2. Tổ chức thực hiện 1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết. 2. Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết. Điều 3. Hiệu lực thi hành Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 40/2022/NQ-HĐND ngày 31 tháng 8 năm 2022 của HĐND tỉnh Sơn La quy định cụ thể về khoảng cách và địa bàn làm căn cứ xác định học sinh không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày được hưởng chính sách theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ. Nghị quyết này được HĐND tỉnh Sơn La khóa XV, Kỳ họp chuyên đề thứ mười ba thông qua ngày 28 tháng 8 năm 2023 và có hiệu lực từ ngày 07 tháng 9 năm 2023./. Nơi nhận: - Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ; - Văn phòng: Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước; - Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; - Các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Tư pháp, Tài chính; - Vụ Pháp chế các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Tài chính; - Cục kiểm tra Văn bản QPPL, Bộ Tư pháp; - Ban Thường vụ tỉnh ủy; - Thường trực: HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh; - Đoàn ĐBQH tỉnh; Đại biểu HĐND tỉnh; - Các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; - Thường trực: Huyện ủy, Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam các huyện, thành phố; - Văn phòng: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, UBND tỉnh; - Trung tâm: Thông tin tỉnh; Lưu trữ lịch sử tỉnh; - Thường trực: Đảng ủy, HĐND, UBND xã, phường, thị trấn; - Lưu: VT, CTHĐNDBắc. CHỦ TỊCH Nguyễn Thái Hưng FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Tỉnh Sơn La", "promulgation_date": "28/08/2023", "sign_number": "64/2023/NQ-HĐND", "signer": "Nguyễn Thái Hưng", "type": "Nghị quyết" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Bao-cao-21-LDTBXH-BTXH-chuan-ngheo-giai-doan-2006-2010-144634.aspx
Báo cáo 21/LĐTBXH-BTXH chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số 21/LĐTBXH-BTXH Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2005 BÁO CÁO CHÍNH PHỦ VỀ CHUẨN NGHÈO GIAI ĐOẠN 2006-2010 I. THỰC TRẠNG NGHÈO CỦA NƯỚC TA 1. Khái niệm về nghèo và chuẩn nghèo Tại hội nghị về chống nghèo đói do uỷ ban kinh tế xã hội khu vực Châu á - Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Bangkok, Thái Lan vào tháng 9 năm 1993, các quốc gia trong khu vực đã thống nhất cao và cho rằng: "Nghèo khổ là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận" Theo khái niệm này không có chuẩn nghèo chung cho mọi quốc gia, chuẩn nghèo cao hay thấp phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia và nó thay đổi theo thời gian và không gian. Chuẩn nghèo là thước đo để phân biệt ai nghèo, ai không nghèo từ đó có chính sách biện pháp trợ giúp phù hợp và đúng đối tượng. Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen Đan Mạch năm 1995 đã đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn về nghèo như sau: "Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn 1 đô la (USD) mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại". Ngân hàng thế giới thì khuyến nghị tính chuẩn nghèo theo 4 nhóm nước là chậm phát triển, đang phát triển, phát triển và các nước công nghiệp phát triển: - Đối với các nước chậm phát triển: các cá nhân bị coi là nghèo khi mà có thu nhập dưới 0,5 USD/ngày. - Đối với nước đang phát triển là 1 USD - 2USD/ngày - Các nước Châu Âu là 4 USD/ngày - Các nước công nghiệp phát triển là 14,4 USD/ngày (chuẩn đô la Mỹ nêu trên là tính theo sức mua tương đương, đối với nước ta 1 USD tương đương với 2800 đồng với thời điểm năm 2004). * Đối với nước ta chuẩn nghèo đã được điều chỉnh theo 4 giai đoạn: - Chuẩn nghèo 1993-1995: Hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người quy theo gạo/tháng dưới 20 kg đối với thành thị, dưới 15 kg đối với khu vực nông thôn. - Chuẩn nghèo 1996-1997: + Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: dưới 15 kg. + Vùng nông thôn, đồng bằng, trung du: dưới 20 kg. + Vùng thành thị: dưới 25 kg. - Chuẩn nghèo 1998-2000: + Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: dưới 15 kg (tương đương 55 ngàn đồng). + Vùng nông thôn, đồng bằng, trung du: dưới 20 kg (tương đương 70 ngàn đồng). + Vùng thành thị: dưới 25 kg (tương đương 90 ngàn đồng). - Chuẩn nghèo 2001-2005: + Vùng nông thôn miền núi, hảo đảo: 80.000 đồng/người/tháng. + Vùng nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/người/tháng. + Vùng thành thị: 150.000 đồng/người/tháng. 2. Thực trạng hộ nghèo Cùng với tốc độ tăng trưởng GDP cao (trên 7%/năm) trong mấy năm qua rất nhiều chính sách, giải pháp XĐGN được triển khai ở tất cả các cấp với nguồn kinh phí huy động từ Chính phủ, cộng đồng và các tổ chức Quốc tế, đã cải thiện đáng kể tình hình nghèo đói ở tất cả các vùng miền trong cả nước. Những thành tựu đó đã góp phần đưa tỷ lệ nghèo đói của cả nước giảm nhanh từ 30% năm 1992 xuống còn 8,3% năm 2004 và ước tính còn dưới 7% vào năm 2005. * Tính đến cuối năm 2004, theo chuẩn nghèo hiện nay: - Có 2 tỉnh/thành phố cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn. - 18 tỉnh tỷ lệ hộ nghèo từ 3-5% - 24 tỉnh tỷ lệ hộ nghèo từ 5-10%. - 15 tỉnh tỷ lệ hộ nghèo từ 10-15%. - 3 tỉnh tỷ lệ hộ nghèo từ 15-20%. - 2 tỉnh tỷ lệ hộ nghèo trên 20%. * Tỷ lệ hộ nghèo theo vùng năm 2004: - Tây Bắc: 14,9%; - Đông Bắc: 10,4%; - Đồng bằng sông Hồng: 6,1%; - Bắc Trung bộ: 13,2%; - Duyên hải Nam Trung bộ: 9,6%; - Tây Nguyên: 11,0%; - Đông Nam bộ: 2,3%; - Đồng bằng sông Cửu Long: 7,4%. 3. Những thành tựu nổi bật về xoá đói giảm nghèo - Tỷ lệ hộ nghèo của cả nước giảm nhanh từ 30% năm 1992 xuống 8,3% năm 2004; xã nghèo, xã ĐBKK thay đổi đáng kể, đặc biệt là hạ tầng cơ sở và phát triển sản xuất; đời sống người dân được nâng cao, đặc biệt là hộ nghèo, đồng bào dân tộc ở miền núi, phụ nữ. - Chính phủ đã có những chính sách ưu tiên đối với các vùng khó khăn, đồng bào DTTS đã giúp tiếp cận được các thành quả của quá trình phát triển kinh tế - xã hội và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng. - XĐGN đã thu hút sự tham gia của đông đảo các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội và cộng đồng quốc tế, mọi người dân nhận thức rằng XĐGN là vấn đề chung của cả nước, của toàn xã hội. Giai đoạn 2001-2004 và dự kiến 2005 tổng nguồn lực của chương trình khoảng 40.950 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương chiếm 37,73%, ngân sách địa phương 13,27%, huy động từ cộng đồng 13,43%, quốc tế hỗ trợ chiếm 7,24%, nguồn tín dụng 28,33%. Ngoài ra còn đóng góp ngày công lao động, quy đổi trị giá trên 1.000 tỷ đồng. - Có sự đổi mới rõ rệt trong quá trình lập kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình XĐGN, nhất là cơ chế phân cấp cho địa phương, cơ sở và có sự tham gia của người dân đã tạo điều kiện cho chính quyền cơ sở chủ động, tự quyết và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả của chương trình. Với việc thực hiện cơ chế dân chủ cơ sở lợi ích của chương trình đến được nhiều người nghèo hơn, bảo đảm tính công khai, dân chủ và công bằng hơn. - Thành tựu XĐGN của Việt Nam không chỉ thể hiện sự cam kết chính trị mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước với cộng đồng quốc tế mà còn tạo vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo được sự đồng thuận cao về mọi mặt; đồng thời cũng thể hiện sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước về xoá đói giảm nghèo, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. II. XÂY DỰNG CHUẨN NGHÈO MỚI 2006 - 2010 1. Sự cần thiết phải xây dựng và ban hành chuẩn nghèo mới a. Về kinh tế - xã hội - Kinh tế tăng trưởng cao và ổn định, GDP bình quân 2001 - 2005 đạt 7,5% năm, trong đó nông nghiệp tăng 4%/năm; công nghiệp, xây dựng tăng 11%/năm; dịch vụ tăng 6,7%/năm. - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Năm 2004 tỷ trọng nông nghiệp trong GDP đạt 22%; công nghiệp, xây dựng đạt 40%; dịch vụ đạt 38%; Cơ cấu lao động tương ứng là 57,9% - 17,4% - 24,7%. - Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm 35 - 36% GDP. - Thu nhập bình quân đầu người năm 2002 là 356 nghìn đồng/tháng, trong đó thành thị 622 nghìn đồng/tháng; nông thôn 275 nghìn đồng/tháng. Đến năm 2004 thu nhập bình quân đầu người là 484 nghìn đồng/tháng, trong đó thành thị là 795 nghìn đồng/tháng; nông thôn 377 nghìn đồng/tháng. Tốc độ tăng thu nhập bình quân thời kỳ 2002 - 2004 là 16,6%/năm, trong đó thành thị tăng 13%, nông thôn tăng 17%. - Chi cho đời sống bình quân nhân khẩu 1 tháng năm 2002 là 269 nghìn đồng, năm 2004 đạt 370 nghìn đồng. Tốc độ cho đời sống tăng bình quân năm thời kỳ 2002 - 2004 là 17,2%. - Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 25,5%, trong đó qua đào tạo nghề là 17,6%. - Tỷ lệ dân số là người lớn biết chữ đạt 95%. - Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống còn 25% năm 2005. - Tuổi thọ bình quân từ 63 tuổi năm 1990 tăng lên 73 tuổi vào năm 2005. b. Về thực tiễn * Do chuẩn nghèo hiện nay của nước ta thấp, 8 tỉnh, thành phố có điều kiện theo quy định đã nâng chuẩn nghèo cao hơn từ 2-3 lần - Thành phố Hồ Chí Minh: 2 mức 290.000 đồng 330.000 đồng. - Thành phố Đà Nẵng: 2 mức 250.000 đồng và 300.000 đồng. - Tỉnh Khánh Hoà: 3 mức 200.000; 250.000 đồng và 300.000 đòng. - Thành phố Hải Phòng: 2 mức 200.000 và 250.000 đồng. - Thành phố Cần Thơ: 2 mức 200.000 và 250.000 đồng. - Tỉnh Long An: 2 mức 200.000 và 250.000 đồng. - Tỉnh Bình Dương: 2 mức 200.000 và 250.000 đồng. - Tỉnh Đồng Nai: 2 mức 150.000 và 250.000 đồng. * Tỷ lệ nghèo theo chuẩn 2001-2005 cả nước còn 8,3% năm 2004, cũng trong năm này Ngân hàng thế giới đánh giá còn khoảng 24%, cao gấp 3 lần. c. Chuẩn nghèo một số nước Chuẩn nghèo hiện nay của các nước vẫn tính theo thu nhập bình quân đầu người/ngày, nhưng quy theo sức mua tương đương. Trung Quốc và Philipin tương ứng 2 USD; Thái Lan và Malaysia trên 3 USD; Lào, Campuchia và Mông Cổ trên 1 USD; các nước Châu Mỹ La tinh trên 2 USD; các nước Châu Âu trên 4 USD; các nước công nghiệp phát triển 14 USD và Mỹ 16 USD. Trong khi đó chuẩn nghèo của nước ta giai đoạn 2001-2005 có 3 mức: 80.000-100.000 và 150.000 đồng, tính theo sức mua tương đương năm 2004 thì tương ứng với 0,95 USD đối với miền núi; 1,2 USD đối với đồng bằng và 1,7 USD đối với thành thị. 2. Phương pháp xác định chuẩn nghèo mới a. Định hướng chung về giảm nghèo Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là: toàn diện hơn, công bằng hơn, bền vững và hội nhập cũng như sự cần thiết nêu trên đòi hỏi chuẩn nghèo trong giai đoạn mới (2006-2010) phải nâng dần để phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức sống của dân cư và từng bước hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới. b. Về phương pháp xác định - Trong quá trình nghiên cứu, Bộ LĐTB&XH đã phối hợp với các Bộ, ngành, tổ chức đoàn thể và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam thống nhất sử dụng phương pháp xác định chuẩn nghèo dựa vào chi tiêu là chính, tức là phải xác định thực trạng hộ nghèo đang sống như thế nào, thu nhập từ nguồn nào. Bên cạnh xác định mức chi tiêu, có tính đến các yếu tố về nhà ở, đất sản xuất, công cụ sản xuất, tài sản hiện có. Phương pháp này dựa trên nhu cầu chi tiêu về lương thực, thực phẩm với rổ hàng hoá trên 40 mặt hàng thiết yếu và chi tiêu cho phi lương thực thực phẩm. Phần chi cho lương thực, thực phẩm bảo đảm năng lượng hàng ngày cho một người là 2100 Kcalo, chiếm khoảng 60% tổng chi tiêu; phần chi cho phi lương thực, thực phẩm (mặc, nhà ở, y tế, giáo dục, văn hoá, đi lại, giao tiếp xã hội) chiếm khoảng 40%. Tổng chi cho lương thực, thực phẩm và phi lương thực, thực phẩm quy ra tiền là chuẩn nghèo. - Dựa vào điều tra trực tiếp hiện trạng về thu nhập, mức sống của hộ nghèo ở 6 tỉnh Bắc Kạn, Thanh Hoá, Quảng Nam, Bắc Giang, Yên Bái, Hà Tây, cho thấy số liệu dự báo với kết quả điều tra thực tế có sự sai lệch không lớn. Thanh Hoá dự báo tỷ lệ nghèo theo chuẩn mới là 35%, kết quả điều tra là 34,3%; 7 huyện của Quảng Nam dự báo là 28%, kết quả điều tra là 25,8%; Bắc Kạn dự báo là 59%, kết quả điều tra 50%. Kết quả điều tra ở 3 tỉnh Yên Bái, Bắc Giang, Hà Tây cũng cho thấy thu nhập trung bình của nhóm hộ có thu nhập bình quân dưới 200 nghìn đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn đạt 140 nghìn đồng/người/tháng năm 2004. Nếu tốc độ tăng thu nhập như giai đoạn 2002-2004 thì năm 2005 sẽ đạt khoảng 160 nghìn đồng/người/tháng, năm 2006 là 187 nghìn, năm 2007 sẽ là 217 nghìn đồng/người/tháng. - Khi tính toán chuẩn nghèo cho cả giai đoạn 2006 - 2010 cũng đã xem xét đến các yếu tố: trượt giá (ước tính trung bình hàng năm cả giai đoạn 7-8%); tăng trưởng kinh tế (7,5 -8%/năm); tăng tiền lương (khoảng 10 - 20%). Trong giai đoạn tới chỉ xác định chuẩn nghèo cho hai khu vực là: nông thôn và thành thị (hiện nay là 3: nông thôn miền núi, nông thôn đồng bằng và thành thị). Việc áp dụng chung một chuẩn nghèo cho khu vực nông thôn sẽ có lợi hơn cho người dân ở vùng miền núi bảo đảm công bằng hơn giữa các vùng và Nhà nước tập trung được nguồn lực cho vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao. Việc sử dụng chuẩn nghèo cho 2 khu vực thành thị và nông thôn cũng phù hợp với xu thế quốc tế. Hiện nay ở Indonesia, ấn Độ, Trung Quốc... cũng chỉ áp dụng chuẩn nghèo hai khu vực là nông thôn và thành thị. 3. Đề xuất phương án chuẩn nghèo Trên cơ sở phương pháp xác định và cách tính chuẩn nghèo trên, Bộ Lao động - Thương binh và XÃ hội trình chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 với 2 phương án như sau: a. Phương án I - Nông thôn: Những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người từ 200.000 đồng/ tháng trở xuống là hộ nghèo. - Thành thị: Những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người từ 260.000 đồng/tháng trở xuống là hộ nghèo. Theo phương án này ước tính tỷ lệ hộ nghèo cả nước vào đầu năm 2006 khoảng 26-27%, trong đó thành thị 12%, nông thôn 31%. Cả nước có khoảng 4,6 triệu hộ nghèo, thành thị 500 nghìn hộ, nông thôn 4,1 triệu hộ. Ước tính theo vùng: - Tây Bắc: 62,3%; - Đông Bắc: 36,1%; - Đồng bằng sông Hồng: 19,8%; - Bắc Trung bộ: 39,7%; - Duyên hải Nam Trung bộ: 23,3%; - Tây Nguyên: 52,2%; - Đông Nam bộ: 10,8%; - Đồng bằng sông Cửu Long: 20,8%. Ước tính cứ 100 hộ nghèo thì có 10 hộ ở thành thị; 42 hộ ở nông thôn đồng bằng; 48 hộ ở nông thôn miền núi (trong đó dân tộc thiểu số khoảng 36 hộ). So sánh với chuẩn nghèo hiện nay (2001-2005) thì tỷ lệ hộ nghèo của cả nước tăng gấp 3 lần. b. Phương án II - Nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người từ 180.000 đồng/ tháng trở xuống là hộ nghèo. - Thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người từ 240.000 đồng/tháng trở xuống là hộ nghèo. Theo phương án này tỷ lệ hộ nghèo của cả nước vào đầu năm 2006 vào khoảng 24%, trong đó thành thị khoảng 9%, nông thông 29%, cả nước có 4 triệu hộ nghèo, thành thị 380 nghìn hộ nghèo, nông thôn 3,62 triệu hộ nghèo. Tương tự như vậy tỷ lệ hộ nghèo của các vùng cũng giảm đi từ 3 - 4%. c. Lựa chọn phương án * Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chính phủ cho áp dụng chuẩn nghèo theo phương án I, vì: - Chuẩn nghèo theo phương án I phù hợp với thu nhập và mức sống của dân cư nói chung và của 20% nhóm hộ nghèo nhất và đã có tính đến các yếu tố thu nhập và chi tiêu thực tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế và trượt giá. - Mặt khác qua thực tiễn cho thấy chuẩn nghèo giai đoạn 2001 - 2005 so với chuẩn nghèo giai đoạn trước cũng tăng gấp 1,5 lần, đến năm 2004 - 2005 đã quá thấp, vì vậy giai đoạn 2006 - 2010 phải tăng gấp 2 lần mới phù hợp (200 nghìn đồng và 260 nghìn đồng/người/tháng). - Với số lượng hộ nghèo như trên, các địa phương vẫn có khả năng cân đối được nguồn lực để thực hiện một số chính sách trợ giúp, ước tính năm 2006 ngân sách Nhà nước chi cho khám chữa bệnh của người nghèo là 1.317 tỷ đồng, tăng 567 tỷ so với 2005 (18,8 triệu người nhân với mức 70.000 đồng) từ năm 2008 chi cho khám chữa bệnh người nghèo giảm xuống còn 1100 tỷ đồng vì người nghèo giảm xuống còn 16 triệu người; giáo dục 300 tỷ, cấp bù lãi suất tín dụng hộ nghèo 150 tỷ; Tổng cộng năm 2006 chi tăng thêm so với năm 2005 là 1.020 tỷ đồng. - Với chuẩn nghèo theo phương án I thì nước ta cũng từng bước tiếp cận với các nước đang phát triển trong khu vực (tương đương 2 USD/người/ngày vào năm 2006 đối với khu vực nông thôn, vì 1 USD tính theo sức mua tương đương tương ứng với 3000 đồng). Đại diện các tổ chức quốc tế ở Việt Nam cũng đồng tình cao với phương án này. - Tuy nhiên, nếu chọn phương án I thì vào năm 2006 số lượng hộ nghèo lớn 4,6 triệu hộ, tỷ lệ hộ nghèo 26 - 27%. * Trong trường hợp chọn phương án II thì có ưu điểm là năm 2006 số lượng hộ nghèo thấp hơn phương án I khoảng 600 ngàn hộ và ngân sách hàng năm tăng thêm cho y tế, giáo dục và tín dụng hộ nghèo thấp hơn một chút (900 tỷ đồng). Nhưng nhược điểm là từ năm 2008 chuẩn nghèo sẽ thấp hơn so với thu nhập và mức sống của 20% nhóm hộ nghèo nhất, cũng như mức sống chung của dân cư. Vì vậy phải điều chỉnh chuẩn nghèo và phải tiến hành điều tra để xác định lại hộ nghèo theo chuẩn mới, như vậy sẽ tốn kém thời gian và công sức. III. Ý KIẾN CỦA CÁC BỘ, NGÀNH VÀ CÁC TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ VỀ CHUẨN NGHÈO MỚI Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có văn bản số 3295/LĐTBXH-BTXH ngày 27/9/2004 kèm theo dự thảo tờ trình và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo giai đoạn 2006 - 2010 xin ý kiến các Bộ, ngành, các tổ chức đoàn thể có liên quan và đã nhận được văn bản góp ý của 11 Bộ, ngành, tổ chức đoàn thể (Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tư pháp, Thuỷ sản, Tổng cục Thống kê, Ngân hàng Chính sách xã hội, Uỷ ban Dân tộc, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam). Về cơ bản các Bộ, ngành, các tổ chức đoàn thể đều nhất trí với phương pháp và cách tính chuẩn nghèo. Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh là dựa vào chuẩn nghèo quốc tế để xác định chuẩn nghèo quốc gia. Chuẩn nghèo theo phương án I quy đổi theo sức mua tương đương 2004: 1USD tương đương 2.800 đồng, năm 2006 ước khoảng 3000 đồng thì đã tiếp cận với các nước trong khu vực. Tổng cục Thống kê trong văn bản số 869/TCTK ngày 7/12/2004 đề nghị chuẩn nghèo nông thôn là 160.000 đồng, thành thị 270.000 đồng. Nếu theo phương án này thì chuẩn nghèo nông thôn quá thấp, vì vậy qua trao đổi lại (ngày 7/4/2005) Tổng cục Thống kê cũng đã đồng ý phương án I là nông thôn 200.000 đồng, thành thị 260.000 đồng. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xin trình Chính phủ./. BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Nguyễn Thị Hằng
{ "issuing_agency": "Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội", "promulgation_date": "25/04/2005", "sign_number": "21/LĐTBXH-BTXH", "signer": "Nguyễn Thị Hằng", "type": "Báo cáo" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Quyet-dinh-312-QD-UBND-HC-2023-bai-bo-Quyet-dinh-1499-QD-UBND-HC-Dong-Thap-561538.aspx
Quyết định 312/QĐ-UBND-HC 2023 bãi bỏ Quyết định 1499/QĐ-UBND-HC Đồng Tháp
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 312/QĐ-UBND-HC Đồng Tháp, ngày 20 tháng 3 năm 2023 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BÃI BỎ QUYẾT ĐỊNH SỐ 1499/QĐ-UBND-HC NGÀY 14/12/2017 CỦA UBND TỈNH ĐỒNG THÁP VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TRIỂN KHAI DỰ ÁN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ THỰC HIỆN TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế; Căn cứ Quyết định số 03/2021/QĐ-UBND ngày 08/01/2021 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc ban hành Quy chế làm việc của UBND tỉnh Đồng Tháp; Theo đề nghị của Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế tại Tờ trình số 185/TTr-KKT ngày 13/02/2023. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Bãi bỏ Quyết định số 1499/QĐ-UBND-HC ngày 14/12/2017 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc ban hành Quy trình về trình tự, thủ tục triển khai dự án của nhà đầu tư thực hiện trong các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Tỉnh; Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế; Thủ trưởng các Sở, ban ngành Tỉnh; Chủ tịch UBND huyện, thành phố nơi có khu công nghiệp, khu kinh tế và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - TT/TU; TT/HĐND Tỉnh; - CT và các PCT/UBND Tỉnh; - Cổng TTĐT Tỉnh; - Lưu: VT, NC/mqv. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Phước Thiện
{ "issuing_agency": "Tỉnh Đồng Tháp", "promulgation_date": "20/03/2023", "sign_number": "312/QĐ-UBND-HC", "signer": "Nguyễn Phước Thiện", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-172-2009-TT-BTC-sua-doi-81-2006-TT-BTC-kiem-soat-chi-don-vi-su-nghiep-cong-lap-93871.aspx
Thông tư 172/2009/TT-BTC sửa đổi 81/2006/TT-BTC kiểm soát chi đơn vị sự nghiệp công lập
BỘ TÀI CHÍNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------------------- Số: 172/2009/TT-BTC Hà Nội, ngày 26 tháng 08 năm 2009 THÔNG TƯ SỬA ĐỔI MỘT SỐ ĐIỂM CỦA THÔNG TƯ SỐ 81/2006/TT-BTC NGÀY 06/09/2006 CỦA BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KIỂM SOÁT CHI ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THỰC HIỆN QUYỀN TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ VÀ TÀI CHÍNH Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Để phù hợp với tình hình thực tế, Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06/9/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính như sau: Điều 1. Sửa đổi gạch đầu dòng thứ 2 và thứ 3 tiết 2.5.2, điểm 2.5, khoản 2 mục II Thông tư số 81/2006/TT-BTC như sau: - Trong năm, căn cứ vào mức chênh lệch thu lớn hơn chi hàng quý xác định được; đơn vị lập giấy rút dự toán ngân sách nhà nước (thanh toán) để chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức trong đơn vị theo quý gửi Kho bạc Nhà nước. Kho bạc Nhà nước thanh toán theo mức thủ trưởng đơn vị đề nghị đảm bảo trong phạm vi dự toán được giao nhưng tối đa không quá 60% số chênh lệch thu lớn hơn chi đơn vị xác định được theo quý và thực hiện hạch toán thực chi mục 6400 (tiểu mục 6404 chi chênh lệch thu nhập thực tế so với lương ngạch bậc, chức vụ). - Kết thúc năm ngân sách, trước ngày 31/01 năm sau, đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính tự xác định số chênh lệch thu lớn hơn chi và kinh phí chi thu nhập tăng thêm của năm trước theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch đề nghị thanh toán tiếp thu nhập tăng thêm cho người lao động. Trên cơ sở văn bản đề nghị của đơn vị, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục thanh toán phần chi thu nhập tăng thêm cho đơn vị đảm bảo không vượt quá mức thu nhập tăng thêm đối với từng loại đơn vị sự nghiệp quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ. Sau khi quyết toán của đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt: - Trường hợp số chênh lệch thu lớn hơn chi dành để chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động cao hơn số đơn vị tự xác định, căn cứ vào quy chế chi tiêu nội bộ và đề nghị của đơn vị, Kho bạc Nhà nước thanh toán tiếp phần chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động của đơn vị và thực hiện hạch toán vào niên độ ngân sách năm sau. - Trường hợp số chênh lệch thu lớn hơn chi dành để chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động thấp hơn số đơn vị tự xác định thì số đã chi trả thu nhập tăng thêm vượt so với số quyết toán được cơ quan có thẩm quyền duyệt, đơn vị phải sử dụng Quỹ dự phòng ổn định thu nhập (nếu có) để bù đắp, trường hợp sau khi dùng quỹ dự phòng ổn định thu nhập để bù đắp vẫn còn thiết hụt thì trừ vào chênh lệch thu lớn hơn chi phần dành để chi trả thu nhập tăng thêm của năm sau, trường hợp năm sau không có chênh lệch thu lớn hơn chi thì trừ vào quỹ tiền lương của đơn vị. Điều 2. Sửa đổi gạch đầu dòng thứ 2, điểm 5, mục II của Thông tư số 81/2006/TT-BTC như sau: - Đối với việc trích lập các quỹ của đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tự chủ theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP: Hàng quý, căn cứ vào kết quả tài chính thực hiện trong quý, đơn vị tự xác định số chênh lệch thu lớn hơn chi trong quý gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch đề nghị trích lập các quỹ theo quy định (đối với quý IV được thực hiện trong tháng 01 của năm sau để phù hợp với việc quyết toán ngân sách nhà nước các cấp). Căn cứ vào Giấy rút dự toán của đơn vị, Kho bạc Nhà nước chuyển tiền từ tài khoản dự toán sang tài khoản tiền gửi các quỹ của đơn vị nhưng tối đa không vượt quá 60% số chênh lệch thu lớn hơn chi còn lại trong quý của đơn vị sau khi đã chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức theo quy định tại điểm 1 của Thông tư này. Kho bạc Nhà nước hạch toán thực chi mục 7950 (tiểu mục 7951 chi lập quỹ dự phòng ổn định thu nhập, tiểu mục 7952 chi lập quỹ phúc lợi, tiểu mục 7953 chi lập quỹ khen thưởng và tiểu mục 7954 chi lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp). Kho bạc Nhà nước không kiểm soát việc sử dụng quỹ của đơn vị. Thủ trưởng đơn vị quyết định việc sử dụng quỹ theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Việc trích lập các quỹ của đơn vị sự nghiệp đối với quý IV được thực hiện trong tháng 01 của năm sau. - Khi quyết toán của đơn vị được cơ quan có thẩm quyền duyệt (thẩm định), trường hợp số chênh lệch thu lớn hơn chi dành để trích lập các quỹ cao hơn số đơn vị tự xác định, căn cứ vào quy chế chi tiêu nội bộ và đề nghị của đơn vị, Kho bạc Nhà nước thực hiện trích tiếp các quỹ cho đơn vị; trường hợp số chênh lệch thu lớn hơn chi dành để trích lập các quỹ nhỏ hơn số đơn vị tự xác định thì số đã trích vượt so với số quyết toán được cơ quan có thẩm quyền duyệt, đơn vị phải sử dụng các quỹ tương ứng để bù đắp, trường hợp sau khi sử dụng các quỹ tương ứng để bù đắp mà vẫn còn thiếu hụt thì trừ vào số chênh lệch thu lớn hơn chi năm sau của đơn vị. Căn cứ vào quyết định của cơ quan có thẩm quyền và đề nghị của đơn vị, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục thu hồi giảm chi ngân sách nhà nước. Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký, thay thế Thông tư số 153/2007/TT-BTC ngày 17/12/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi một số điểm của Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06/09/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính. Những quy định khác tại Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06/09/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính vẫn có hiệu lực thi hành. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./. Nơi nhận: - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - VP TW Đảng và các Ban của Đảng; - VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Cơ quan TW của các Hội, đoàn thể; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Sở Tài chính, KBNN, Cục thuế; - Cục Hải quan các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Cục Kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp; - Công báo; - Website Chính phủ; - Website Bộ Tài chính; - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Lưu: VT, KBNN. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Phạm Sỹ Danh
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "26/08/2009", "sign_number": "172/2009/TT-BTC", "signer": "Phạm Sỹ Danh", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-lien-tich-25-2012-TTLT-BQP-BTC-huong-dan-phoi-hop-thuc-hien-quan-ly-137628.aspx
Thông tư liên tịch 25/2012/TTLT-BQP-BTC hướng dẫn phối hợp thực hiện quản lý
BỘ QUỐC PHÒNG-BỘ TÀI CHÍNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 25/2012/TTLT-BQP-BTC Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2012 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH HƯỚNG DẪN PHỐI HỢP THỰC HIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIỮA BỘ QUỐC PHÒNG VỚI BỘ TÀI CHÍNH VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT BIỂN VÀ VIỆC PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG GIỮA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT BIỂN VỚI LỰC LƯỢNG HẢI QUAN TRÊN CÁC VÙNG BIỂN VÀ THỀM LỤC ĐỊA CỦA NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Căn cứ Nghị định 66/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển và việc phối hợp hoạt động giữa các lực lượng trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Căn cứ Nghị định 104/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng; Căn cứ Nghị định 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính thống nhất hướng dẫn khoản 3 Điều 5, Điều 9 và Điều 20 của Quy chế phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển và việc phối hợp hoạt động giữa các lực lượng trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định số 66/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ (sau đây viết gọn là Quy chế), như sau: Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư liên tịch này hướng dẫn việc phối hợp thực hiện quản lý nhà nước giữa Bộ Quốc phòng với Bộ Tài chính về hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển và việc phối hợp hoạt động giữa lực lượng Cảnh sát biển với lực lượng Hải quan trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 2. Đối tượng áp dụng Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính có liên quan đến các hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Điều 3. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng (hướng dẫn khoản 3 Điều 5 của Quy chế) 1. Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, thuế. 2. Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát biển phối hợp với lực lượng Hải quan và các cơ quan, đơn vị chức năng có liên quan thuộc Bộ Tài chính kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong lĩnh vực phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan, thuế. 3. Phối hợp trong hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới đường biển. 4. Phối hợp trong công tác giáo dục, tuyên truyền chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu; chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 4. Trách nhiệm của Bộ Tài chính (hướng dẫn Điều 9 của Quy chế) Bộ Tài chính chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị chức năng phối hợp với lực lượng Cảnh sát biển trong các hoạt động sau: 1. Nghiên cứu, xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan, thuế có liên quan đến thẩm quyền xử lý vi phạm của lực lượng Cảnh sát biển. 2. Cung cấp cho lực lượng Cảnh sát biển những thông tin của tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về lĩnh vực thuế, hải quan và các loại mẫu hóa đơn, chứng từ liên quan đến hàng hóa do Bộ Tài chính phát hành phải mang theo khi vận chuyển hàng hóa trên biển. 3. Phối hợp với lực lượng Cảnh sát biển tiến hành kiểm tra, kiểm soát, phát hiện ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân khi hoạt động trên biển. 4. Chỉ đạo các Sở Tài chính nơi có trụ sở của lực lượng Cảnh sát biển đóng quân hướng dẫn công tác thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính; xử lý tang vật, tài sản bị tịch thu công quỹ nhà nước. 5. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ hải quan, thuế cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng Cảnh sát biển khi có yêu cầu. Hướng dẫn, hỗ trợ lực lượng Cảnh sát biển về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, quá cảnh; chế độ kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan và xác định các hành vi vi phạm trong lĩnh vực hải quan để làm cơ sở xử lý theo quy định của pháp luật. 6. Phối hợp trong công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật liên quan đến lực lượng Cảnh sát biển về lĩnh vực hải quan cho các tổ chức, cá nhân hoạt động hợp pháp trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 5. Trách nhiệm của lực lượng Cảnh sát biển (hướng dẫn khoản 1 Điều 20) 1. Cung cấp cho Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương các thông tin có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài như: buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tàu, thuyền và phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trái phép; các hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan xảy ra trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Triển khai kịp thời lực lượng, phương tiện để hỗ trợ khi có yêu cầu của lực lượng Hải quan nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về hải quan xảy ra trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 3. Phối hợp với lực lượng Hải quan sử dụng tàu, thuyền tiến hành kiểm tra, kiểm soát trên biển để phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. 4. Bàn giao hồ sơ, đối tượng, phương tiện, vật chứng những vụ vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân do lực lượng Cảnh sát biển bắt giữ nhưng thuộc thẩm quyền xử lý của lực lượng Hải quan. 5. Tiếp nhận hồ sơ, đối tượng, phương tiện và vật chứng những vụ vi phạm pháp luật do lực lượng Hải quan chuyển giao thuộc thẩm quyền xử lý của lực lượng Cảnh sát biển. 6. Khi có yêu cầu, lực lượng Cảnh sát biển hỗ trợ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ hàng hải và tuần tra, kiểm soát trên biển cho cán bộ, nhân viên Hải quan. 7. Cục Cảnh sát biển chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Cục phối hợp hiệp đồng cụ thể với các đơn vị nghiệp vụ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu của Tổng cục Hải quan, các Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chi cục Hải quan cửa khẩu, Đội kiểm soát Hải quan, đơn vị tương đương để thực hiện nhiệm vụ về lĩnh vực hải quan và bố trí lực lượng khi lực lượng Hải quan có yêu cầu để khắc phục sự cố về tàu, thuyền, phương tiện và các tình thế cấp thiết khác. Điều 6. Trách nhiệm của lực lượng Hải quan (hướng dẫn khoản 2 Điều 20) 1. Tổng cục Hải quan thông báo cho Cục Cảnh sát biển những thông tin về tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới như: đối tượng, tuyến hành trình, đặc điểm nhận dạng của các tàu, thuyền và phương tiện; thời gian, tọa độ sang mạn, bốc dỡ, giải tỏa hàng hóa và các thủ đoạn của đối tượng vi phạm pháp luật về hải quan trên biển. 2. Tổng cục Hải quan chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với lực lượng Cảnh sát biển tiến hành kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về hải quan theo quy định của pháp luật. 3. Tàu, thuyền và phương tiện của lực lượng Hải quan tham gia hoạt động phối hợp có trách nhiệm thực hiện việc huy động của lực lượng Cảnh sát biển trong tình thế cấp thiết phải đuổi bắt người và phương tiện vi phạm pháp luật, cấp cứu người bị nạn, ứng phó sự cố môi trường nghiêm trọng xảy ra trên các vùng biển Việt Nam. 4. Tiếp nhận hồ sơ, đối tượng, phương tiện và vật chứng những vụ vi phạm pháp luật do lực lượng Cảnh sát biển chuyển giao thuộc thẩm quyền xử lý của lực lượng Hải quan. 5. Bàn giao hồ sơ, đối tượng, phương tiện, vật chứng những vụ vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân do lực lượng Hải quan bắt giữ nhưng thuộc thẩm quyền xử lý của lực lượng Cảnh sát biển. 6. Tổng cục Hải quan chỉ đạo Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chi cục Hải quan cửa khẩu, Đội kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương phối hợp, hiệp đồng cụ thể với các đơn vị trực thuộc Cảnh sát biển để thực hiện nhiệm vụ về lĩnh vực Hải quan. Điều 7. Tổ chức thực hiện Giao cho Cục Cảnh sát biển, Tổng cục Hải quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính triển khai, tổ chức thực hiện Thông tư liên tịch này và có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc phối hợp, hiệp đồng cụ thể để duy trì pháp luật về lĩnh vực hải quan, thuế trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 8. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Thông tư liên tịch số 233/2003/TTLT-BQP-BTC ngày 16 tháng 9 năm 2003 của Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính hướng dẫn phối hợp thực hiện quản lý nhà nước giữa Bộ Quốc phòng với Bộ Tài chính về hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển và việc phối hợp hoạt động giữa lực lượng Cảnh sát biển với lực lượng Hải quan trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh đề nghị phản ánh về Bộ Quốc phòng để phối hợp với Bộ Tài chính xem xét, giải quyết. KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH THỨ TRƯỞNG Đỗ Hoàng Anh Tuấn KT. BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG THỨ TRƯỞNG Thượng tướng Nguyễn Thành Cung Nơi nhận: - Bộ trưởng BQP, Bộ trưởng BTC (để b/c); - Bộ Quốc phòng; - Bộ Tài chính; - VPCP: Cổng TTĐT, Công báo; - Cục Kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp; - Tổng cục Hải quan; - Cục Cảnh sát biển; - Vụ Pháp chế BQP; - Vụ Pháp chế BTC; - Lưu: VT BQP và VT BTC.
{ "issuing_agency": "Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính", "promulgation_date": "30/03/2012", "sign_number": "25/2012/TTLT-BQP-BTC", "signer": "Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Nguyễn Thành Cung", "type": "Thông tư liên tịch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-2430-QD-UBND-giai-quyet-thu-tuc-hanh-chinh-co-che-mot-cua-mot-cua-lien-thong-Dak-Lak-290000.aspx
Quyết định 2430/QĐ-UBND giải quyết thủ tục hành chính cơ chế một cửa một cửa liên thông Đắk Lắk
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 2430/QĐ-UBND Đắk Lắk, ngày 08 tháng 09 năm 2015 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT HỒ SƠ, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ, về ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 460/TTr-SNV ngày 3/9/2015, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về việc tiếp nhận giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Sở Tài nguyên và Môi trường”. Điều 2. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm: 1. Ban hành Quy chế hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông; quy trình tiếp nhận, chuyển hồ sơ, giải quyết hồ sơ và trả kết quả thực hiện thủ tục hành chính niêm yết công khai các quy định, thủ tục hành chính, giấy tờ hồ sơ, mức thu phí, lệ phí (nếu có) và thời gian giải quyết các loại công việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; quy định trách nhiệm của các bộ phận liên quan và trách nhiệm của công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Sở Tài nguyên và Môi trường. 2. Tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra và báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện Quy định theo định kỳ hàng quý, 6 tháng, 9 tháng năm. Điều 3. Quyết định này thay thế Quyết định số 2529/QĐ-UBND ngày 02/12/2013 của UBND tỉnh, về việc phê duyệt Đề án cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa trong dịch vụ hành chính công tại Sở Tài nguyên và Môi trường. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Bộ TN&MT; - TT Tỉnh ủy; - TT HĐND tỉnh; - CT, các PCT UBND tỉnh; - Như Điều 3; - Công báo tỉnh; - Website tỉnh; Báo Đắk Lắk; - Lãnh đạo VP UBND tỉnh; - Lưu: VT, TH CHỦ TỊCH Phạm Ngọc Nghị QUY ĐỊNH VỀ VIỆC TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT HỒ SƠ, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG (Ban hành kèm theo Quyết định số 2430/QĐ-UBND ngày 08/9/2015 của Ủy ban Nhân dân tỉnh) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Quy định này quy định về quy trình tiếp nhận, xử lý, giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) các lĩnh vực: Quản lý đất đai, đo đạc và bản đồ, địa chất và khoáng sản, tài nguyên nước - khí tượng thủy văn; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, công chức, viên chức có liên quan trong quá trình xử lý, giải quyết hồ sơ, TTHC của tổ chức, cá nhân theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Sở Tài nguyên và Môi trường. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. 2. Công chức, viên chức thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. 3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Điều 3. Nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa 1. Niêm yết công khai, đầy đủ, kịp thời các TTHC tại các Quyết định công bố TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường. 2. Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho cá nhân, tổ chức; việc yêu cầu bổ sung hồ sơ chỉ được thực hiện không quá một lần trong suốt quá trình giải quyết TTHC. 3. Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở trong giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức. 4. Việc thu phí, lệ phí của cá nhân, tổ chức được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Chương II QUY TRÌNH, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THỰC HIỆN THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA Mục 1. QUY TRÌNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA Điều 4. Tiếp nhận hồ sơ 1. Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hoặc nộp qua các hình thức khác như: Dịch vụ bưu chính, nộp trực tuyến đối với những TTHC tiếp nhận, giải quyết thông qua mạng (nếu có). 2. Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ: a) Trường hợp hồ sơ không thuộc phạm vi giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường thì hướng dẫn để cá nhân, tổ chức đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết; b) Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ: Hướng dẫn cụ thể theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy định này; c) Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Thực hiện theo Khoản 3 Điều này. 3. Công chức tiếp nhận hồ sơ nhập vào Sổ theo dõi hồ sơ theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy định này, lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy định này. Điều 5. Chuyển hồ sơ 1. Sau khi tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Khoản 3, Điều 4 của Quy định này, công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả lập Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy định này. 2. Chuyển hồ sơ và Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ cho cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở có liên quan trong ngày để giải quyết; đối với hồ sơ tiếp nhận vào cuối buổi chiều (sau 16 giờ) thì phải chuyển vào đầu giờ của ngày làm việc tiếp theo. Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ được chuyển theo hồ sơ và lưu tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Điều 6. Giải quyết hồ sơ Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở có liên quan phân công công chức giải quyết như sau: 1. Trường hợp không quy định phải thẩm tra, xác minh hồ sơ: Công chức thẩm định, trình lãnh đạo cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở xem xét để trình lãnh đạo Sở quyết định; chuyển kết quả giải quyết hồ sơ (kèm Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ) cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. 2. Trường hợp có quy định phải thẩm tra, xác minh hồ sơ: Công chức báo cáo người có thẩm quyền phương án thẩm tra, xác minh và tổ chức thực hiện. Quá trình thẩm tra, xác minh phải được lập thành hồ sơ và lưu tại cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở. a) Đối với hồ sơ qua thẩm tra, xác minh đủ điều kiện giải quyết: Công chức thẩm định, trình lãnh đạo cơ quan đơn vị thuộc và trực thuộc Sở xem xét để trình lãnh đạo Sở quyết định; chuyển kết quả giải quyết hồ sơ cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; b) Đối với hồ sơ qua thẩm tra, xác minh chưa đủ điều kiện giải quyết: Công chức báo cáo cấp có thẩm quyền trả lại hồ sơ kèm theo thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, nội dung cần bổ sung. Thời gian mà cơ quan, tổ chức đã giải quyết lần đầu được tính trong thời gian giải quyết hồ sơ; c) Đối với các hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định trước khi giải quyết phải lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan bằng văn bản: Thực hiện theo Quyết định số 47/2014/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh, ban hành Quy định về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức trên địa bàn tỉnh. 3. Đối với hồ sơ sau khi thẩm định không đủ điều kiện giải quyết: Công chức báo cáo cấp có thẩm quyền trả lại hồ sơ và thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do không giải quyết hồ sơ. Thời hạn thông báo phải trong thời hạn giải quyết hồ sơ theo quy định. Thông báo được nhập vào mục trả kết quả trong Sổ theo dõi hồ sơ. 4. Các hồ sơ quá hạn giải quyết: Các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở được phân công giải quyết hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả và tham mưu lãnh đạo Sở văn bản xin lỗi cá nhân, tổ chức, trong đó ghi rõ lý do quá hạn, thời hạn trả kết quả lần tiếp theo. Điều 7. Trả kết quả giải quyết hồ sơ Công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhập kết quả giải quyết hồ sơ vào Sổ theo dõi hồ sơ, phần mềm điện tử cụ thể: 1. Các hồ sơ đã giải quyết xong: Trả kết quả giải quyết hồ sơ cho cá nhân, tổ chức và thu phí, lệ phí (nếu có) yêu cầu người nhận ký xác nhận vào Sổ theo dõi hồ sơ; trường hợp cá nhân, tổ chức đã đăng ký nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính thì việc trả kết quả, thu phí, lệ phí (nếu có) và cước phí được thực hiện qua dịch vụ bưu chính; nếu thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 thì việc trả kết quả và thu phí, lệ phí (nếu có) theo quy định. 2. Đối với hồ sơ chưa đủ điều kiện giải quyết: Liên hệ với cá nhân, tổ chức để trả lại hồ sơ kèm theo thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ để giải quyết và văn bản xin lỗi của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (nếu là lỗi của công chức khi tiếp nhận hồ sơ). 3. Đối với hồ sơ không giải quyết: Liên hệ với cá nhân, tổ chức để trả lại hồ sơ kèm theo thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do không giải quyết hồ sơ. Thông báo được nhập vào mục trả kết quả trong Sổ theo dõi hồ sơ. Thời hạn thông báo phải trong thời hạn giải quyết hồ sơ. 4. Đối với hồ sơ quá hạn giải quyết: Thông báo thời hạn trả kết quả lần sau và chuyển văn bản xin lỗi của lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường do cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở tham mưu. 5. Đối với hồ sơ giải quyết xong trước thời hạn trả kết quả: Liên hệ để cá nhân, tổ chức nhận kết quả sớm hơn thời gian hẹn. 6. Trường hợp cá nhân, tổ chức chưa đến nhận hồ sơ theo Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả thì kết quả giải quyết hồ sơ được lưu tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Điều 8. Lưu hồ sơ Hồ sơ sau khi giải quyết xong được lưu tại cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở chủ trì tham mưu giải quyết hồ sơ. Quy trình lưu trữ được thực hiện theo quy định của Luật Lưu trữ và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Mục 2. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA Điều 9. TTHC lĩnh vực Quản lý đất đai 1. Thẩm định nhu cầu sử dụng đất để xem xét giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất; thẩm định điều kiện giao đất, thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao. 2. Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với trường hợp được Nhà nước giao đất để quản lý. 3. Đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp: a) Xóa đăng ký cho thuê, cho thuê lại, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; b) Đăng ký xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề sau khi được cấp Giấy chứng nhận lần đầu và đăng ký thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề; 4. Cấp đổi, cấp lại, đính chính, thu hồi giấy chứng nhận đối với các trường hợp: a) Cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng; b) Cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất; c) Đính chính Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp. 5. Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hoặc thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai. 6. Đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đồng thời là người sử dụng đất, đối với các trường hợp: a) Thế chấp tài sản gắn liền với đất mà tài sản đó đã được chứng nhận trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; b) Thế chấp tài sản gắn liền với đất mà tài sản đó đã hình thành, nhưng chưa được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 7. Đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất, đối với các trường hợp: a) Thế chấp tài sản gắn liền với đất được tạo lập trên đất thuê của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoặc nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất không hình thành pháp nhân mới mà chủ sở hữu tài sản đó đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; b) Thế chấp tài sản gắn liền với đất được tạo lập trên đất thuê của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoặc nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất không hình thành pháp nhân mới mà tài sản đó đã hình thành, nhưng chủ sở hữu tài sản chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 8. Đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai, đối với các trường hợp: a) Đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai không phải là nhà ở của tổ chức, cá nhân mua của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản theo quy định tại Điều 61 Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở (sau đây gọi là Nghị định số 71/2010/NĐ-CP) mà người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất; b) Đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai không phải là nhà ở của tổ chức, cá nhân mua của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản theo quy định tại Điều 61 Nghị định số 71/2010/NĐ-CP mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. 9. Đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký, đối với các trường hợp: a) Đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký; b) Trường hợp khi bên nhận thế chấp trong nhiều hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất có sự thay đổi loại hình doanh nghiệp; c) Trường hợp khi có sự thay đổi tên của bên nhận thế chấp hoặc thay đổi bên nhận thế chấp trong nhiều hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; d) Trường hợp có yêu cầu đăng ký thay đổi tên của bên thế chấp. 10. Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp đã đăng ký thế chấp. 11. Xoá đăng ký thế chấp. 12. Yêu cầu sửa chữa sai sót nội dung đăng ký thế chấp do lỗi của người thực hiện đăng ký. 13. Đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu, đối với các trường hợp: a) Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu; b) Đăng ký đất đai mà chưa có nhu cầu được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; c) Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu không đồng thời là người sử dụng đất; đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận; d) Đăng ký đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất để quản lý; e) Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà ở, công trình xây dựng của tổ chức đầu tư xây dựng để bán được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 72 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP . 14. Đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất đối với các trường hợp: a) Chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; b) Cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trước ngày 01/7/2014 mà bên chuyển quyền đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền; c) Đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; xử lý nợ hợp đồng thế chấp, góp vốn; kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để thi hành án; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập tổ chức, chuyển đổi công ty; d) Đăng ký biến động về sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận (đổi tên hoặc giấy tờ pháp nhân, địa chỉ); giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi về hạn chế quyền sử dụng đất; thay đổi về nghĩa vụ tài chính; thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký, cấp Giấy chứng nhận; e) Chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần hoặc tờ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang thuê đất hoặc từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất; f) Gia hạn sử dụng đất ngoài khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp khi hết thời hạn sử dụng đất; g) Tách thửa hoặc hợp thửa đất. Điều 10. TTHC lĩnh vực Đo đạc và Bản đồ 1. Thẩm định hồ sơ cấp mới giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu. 2. Thẩm định hồ sơ cấp bổ sung nội dung giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu. 3. Thẩm định dự án, đề cương, thiết kế kỹ thuật - dự toán các công trình đo đạc lập bản đồ địa chính. 4. Kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm địa chính. Điều 11. Thành phần, số lượng hồ sơ, thời hạn xử lý, lệ phí (nếu có), kết quả giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa tại Sở Tài nguyên và Môi trường Thực hiện theo Quyết định công bố TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường và quy định của pháp luật hiện hành. Chương III QUY TRÌNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG ĐỐI VỚI THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND TỈNH Mục 1. QUY TRÌNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG Điều 12. Tiếp nhận, chuyển hồ sơ, giải quyết hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường 1. Tiếp nhận hồ sơ thực hiện theo quy định tại Điều 4 Quy định này. 2. Chuyển hồ sơ thực hiện theo quy định tại Điều 5 Quy định này. 3. Giải quyết hồ sơ thực hiện theo quy định tại Điều 6 Quy định này. 4. Sau khi hồ sơ được giải quyết theo thẩm quyền, công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường nhập vào Sổ theo dõi hồ sơ và phần mềm điện tử, chuyển toàn bộ hồ sơ (kèm theo Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ) cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Văn phòng UBND tỉnh. Điều 13. Tiếp nhận kết quả giải quyết hồ sơ từ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Văn phòng UBND tỉnh Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận kết quả giải quyết kèm theo Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ, trường hợp trả kết quả quá thời hạn thì phải có văn bản xin lỗi của lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh để giải thích cho cá nhân, tổ chức từ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Văn phòng UBND tỉnh, vào Sổ theo dõi hồ sơ và phần mềm điện tử. Điều 14. Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường 1. Các hồ sơ đã giải quyết xong: Trả kết quả giải quyết hồ sơ cho cá nhân, tổ chức và thu phí, lệ phí (nếu có); trường hợp cá nhân, tổ chức đã đăng ký nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến thì việc trả kết quả, thu phí, lệ phí (nếu có) và cước phí được thực hiện qua dịch vụ bưu chính; nếu thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 thì việc trả kết quả và thu phí, lệ phí (nếu có) theo quy định. 2. Đối với hồ sơ chưa đủ điều kiện giải quyết: Liên hệ với cá nhân, tổ chức để yêu cầu bổ sung hồ sơ theo thông báo và văn bản xin lỗi của cơ quan giải quyết hồ sơ. 3. Đối với hồ sơ không giải quyết: Liên hệ với cá nhân, tổ chức để trả lại hồ sơ kèm theo thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do không giải quyết hồ sơ. Thông báo được nhập vào mục trả kết quả trong Sổ theo dõi hồ sơ. Thời hạn thông báo phải trong thời hạn giải quyết hồ sơ. 4. Đối với hồ sơ quá hạn giải quyết: Thông báo thời hạn trả kết quả lần sau và chuyển văn bản xin lỗi của cơ quan giải quyết hồ sơ. 5. Đối với hồ sơ giải quyết xong trước thời hạn trả kết quả: Liên hệ để cá nhân, tổ chức nhận kết quả sớm hơn thời gian hẹn. 6. Trường hợp cá nhân, tổ chức chưa đến nhận hồ sơ theo giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả thì kết quả giải quyết hồ sơ được lưu tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường. Mục 2. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THỰC HIỆN THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG Điều 15. TTHC thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh do Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận, xử lý hồ sơ và tham mưu thực hiện theo Quy định về việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, TTHC theo cơ chế một cửa liên thông tại Văn phòng UBND tỉnh do UBND tỉnh ban hành. Chương IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 16. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường 1. Tổ chức tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông đúng Quy định này. 2. Cũng cố, sắp xếp lại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: a) Bố trí công chức có đủ năng lực và phẩm chất, có kỹ năng giao tiếp tốt làm nhiệm vụ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Khi làm việc, công chức phải đeo thẻ, có bảng tên và chức danh để bàn. b) Bố trí phòng làm việc của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại nơi thuận tiện, có diện tích đáp ứng yêu cầu công việc, trong đó có 50% diện tích để bố trí nơi ngồi chờ cho công dân, tổ chức đến giao dịch. Trang bị đủ điều kiện cơ sở vật chất cần thiết như: Bố trí bàn, ghế, nước uống và các thiết bị điện tử hiện đại để phục vụ công dân, tổ chức khi đến giao dịch; ứng dụng công nghệ thông tin để tin học hóa quy trình làm việc; c) Sử dụng đầy đủ và thường xuyên các biểu mẫu theo dõi tình hình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ. 3. Thực hiện niên yết công khai TTHC đúng quy định theo Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND ngày 03/6/2014 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế công bố, công khai thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh. Mở sổ góp ý, bố trí hòm thư góp ý, phiếu khảo sát, hệ thống điện tử lấy ý kiến người dân, niêm yết công khai số điện thoại của lãnh đạo Sở và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở. 4. Thông tin, tuyên truyền Quy định này thông qua Trang thông tin điện tử, Đài Phát thành kiểm tra giám sát việc thực hiện. 5. Thường xuyên tổ chức kiểm tra tình hình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ; rà soát đánh giá tình hình thực hiện công việc theo định kỳ, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm; đề xuất, kiến nghị các vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện. 6. Tổ chức thực hiện đúng quy định về thành phần, số lượng hồ sơ, thời hạn xử lý, lệ phí (nếu có), kết quả thực hiện TTHC theo Quy chế hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông do Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành và theo quy định của pháp luật. 4. Kịp thời tham mưu UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, hủy bỏ TTHC giải quyết theo cơ chế một cửa tại Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định của pháp luật. Điều 17. Khen thưởng, Kỷ luật 1. Công chức, viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được khen thưởng 2. Công chức, viên chức có hành vi nhũng nhiễu, vi phạm quy định của Quy định này và các quy định của pháp luật có liên quan bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật. 3. Thẩm quyền và trình tự xử lý kỷ luật thực hiện theo quy định của pháp luật. Điều 18. Điều khoản thi hành Trong quá trình triển khai thực hiện Quy định này, nếu có vướng mắc, phát sinh, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh xử lý./. PHỤ LỤC MỘT SỐ BIỂU MẪU (Ban hành kèm theo Quy định về việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Sở Tài nguyên và Môi trường tại Quyết định số 2430/QĐ-UBND ngày 08/9/2015 của UBND tỉnh) Mẫu số 01 Phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ Mẫu số 02 Sổ theo dõi hồ sơ Mẫu số 03 Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả Mẫu số 04 Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ Mẫu số 01 SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BỘ PHẬN TIẾP NHẬN VÀ TRẢ KẾT QUẢ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: …./HDHS Đắk lắk, ngày … tháng … năm … PHIẾU HƯỚNG DẪN HOÀN THIỆN HỒ SƠ Hồ sơ của:................................................................................................................... Nội dung yêu cầu giải quyết: Địa chỉ:........................................................................................................................ Số điện thoại ……………………………………..Email:................................................. Yêu cầu hoàn thiện hồ sơ gồm những nội dung sau: 1................................................................................................................................. 2................................................................................................................................. 3................................................................................................................................. 4................................................................................................................................. Trong quá trình hoàn thiện hồ sơ nếu có vướng mắc, ông (bà) liên hệ với……………………… số điện thoại…………………..để được hướng dẫn./. NGƯỜI HƯỚNG DẪN (Ký và ghi rõ họ tên) Mẫu số 02 SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BỘ PHẬN TIẾP NHẬN VÀ TRẢ KẾT QUẢ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- SỔ THEO DÕI HỒ SƠ TT Mã hồ sơ Tên TTHC Số lượng hồ sơ (bộ) Tên cá nhân, tổ chức Địa chỉ, số điện thoại Cơ quan chủ trì giải quyết Ngày, tháng, năm Trả kết quả Ghi chú Nhận hồ sơ Hẹn trả kết quả Chuyển hồ sơ đến cơ quan giải quyết Nhận kết quả từ cơ quan giải quyết Ngày, tháng, năm Ký nhận 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Ghi chú: Sổ theo dõi hồ sơ được lập theo từng lĩnh vực hoặc nhóm lĩnh vực tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Mẫu số 03 SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BỘ PHẬN TIẾP NHẬN VÀ TRẢ KẾT QUẢ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: …./TNHS ….., ngày … tháng … năm … GIẤY TIẾP NHẬN HỒ SƠ VÀ HẸN TRẢ KẾT QUẢ Mã hồ sơ:…… (Liên: Lưu/giao khách hàng) Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả................................................................................... Tiếp nhận hồ sơ của:..................................................................................................... Địa chỉ:.......................................................................................................................... Số điện thoại: ……………………………………Email:................................................... Nội dung yêu cầu giải quyết:......................................................................................... 1. Thành phần hồ sơ nộp gồm: 1. ................................................................................................................................. 2. ................................................................................................................................. 3. ................................................................................................................................. 4. ................................................................................................................................. ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 2. Số lượng hồ sơ:............(bộ) 3. Thời gian giải quyết hồ sơ theo quy định là:………………ngày 4. Thời gian nhận hồ sơ: ....giờ.... phút, ngày ... tháng ...năm.... 5. Thời gian trả kết quả giải quyết hồ sơ:... giờ.... phút, ngày....tháng....năm.... 6. Đăng ký nhận kết quả tại:............... Vào Sổ theo dõi hồ sơ, Quyển số:………………….Số thứ tự………………. NGƯỜI NỘP HỒ SƠ (Ký và ghi rõ họ tên) NGƯỜI TIẾP NHẬN HỒ SƠ (Ký và ghi rõ họ tên) Ghi chú: - Giấy tiếp nhận và hẹn trả kết quả được lập thành 2 liên; một liên chuyển kèm theo Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ và được lưu tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; một liên giao cho cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ; - Cá nhân tổ chức có thể đăng ký nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hoặc tại nhà (trụ sở tổ chức) qua dịch vụ bưu chính. Mẫu số 04 SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BỘ PHẬN TIẾP NHẬN VÀ TRẢ KẾT QUẢ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: …./KSGQHS ….., ngày … tháng … năm … PHIẾU KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT HỒ SƠ Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả số:.................................................................... (Chuyển kèm theo Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ này) Cơ quan (bộ phận) giải quyết hồ sơ:............................................................................... Cơ quan phối hợp giải quyết hồ sơ:............................................................................... TÊN CƠ QUAN THỜI GIAN GIAO, NHẬN HỒ SƠ KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT HỒ SƠ (Trước hạn/đúng hạn/quá hạn) GHI CHÚ 1. Giao: Bộ phận TN&TKQ 2. Nhận:…….. ...giờ...phút, ngày ... tháng ... năm.... Người giao (Ký và ghi rõ họ tên) Người nhận (Ký và ghi rõ họ tên) 1. Giao:……… ...giờ...phút, ngày ... tháng ... năm.... 2. Nhận:……… Người giao (Ký và ghi rõ họ tên) Người nhận (Ký và ghi rõ họ tên) 1.Giao: :……… 2. Nhận: :……… ...giờ...phút, ngày ... tháng ... năm.... Người giao (Ký và ghi rõ họ tên) Người nhận (Ký và ghi rõ họ tên) 1.Giao: :……… 2. Nhận: :……… Bộ phận TN&TKQ ...giờ...phút, ngày ... tháng ... năm.... Người giao (Ký và ghi rõ họ tên) Người nhận (Ký và ghi rõ họ tên) Ghi chú: - Trường hợp hồ sơ được chuyển qua dịch vụ bưu chính thì thời gian giao, nhận hồ sơ và việc ký nhận thể hiện trong hóa đơn của cơ quan Bưu chính; - Kết quả giải quyết hồ sơ do bên nhận ghi khi nhận bàn giao hồ sơ.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Đắk Lắk", "promulgation_date": "08/09/2015", "sign_number": "2430/QĐ-UBND", "signer": "Phạm Ngọc Nghị", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Quyet-dinh-1161-1998-QD-BTC-xac-dinh-gia-tri-doanh-nghiep-thuc-hien-co-phan-hoa-43871.aspx
Quyết định 1161/1998/QĐ-BTC xác định giá trị doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá
BỘ TÀI CHÍNH ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 1161/1998/QĐ-BTC Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 1998 QUYẾT ĐỊNH CỦA SỐ 1461/1998/QĐ-BTC NGÀY 20 THÁNG 10 NĂM 1998 BỘ TÀI CHÍNH VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP THỰC HIỆN CỔ PHẦN HOÁ BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Căn cứ Nghị định số 179/CP ngày 28 tháng 10 năm 1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính; Căn cứ Nghị định số 44/1998/NĐ/CP ngày 29/6/1998 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần và Thông tư số 104/1998/TT-BTC ngày 18 tháng 7 năm 1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn những vấn đề tài chính khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần; Căn cứ ý kiến của Bộ Thuỷ sản tại công văn số 2525/TS-TCKT ngày 05 tháng 10 năm 1998; Căn cứ vào Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp của Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp tại Công ty đồ hộp Hạ Long ngày 29 tháng 9 năm 1998; QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Giá trị doanh nghiệp tại thời điểm 0 h ngày 01 tháng 01 năm 1998 của Công ty đồ hộp Hạ Long để cổ phần hoá như sau: Giá trị thực tế của doanh nghiệp để cổ phần hoá: 56.906.301.719 đồng (năm mươi sáu tỉ, chín trăm linh sáu triệu, ba trăm linh một nghìn, bảy trăm mười chín đồng). Trong đó: Giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp: 12.602.872.133 đồng (mười hai tỉ, sau trăm linh hai triệu, tám trăm bảy mươi hai nghìn, một trăm ba mươi ba đồng). Điều 2. Tài sản không đưa vào cổ phần hoá (tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán): - Tài sản không cần dùng: 605.345.714 đồng (sáu trăm linh năm triệu, ba trăm bốn mươi lăm nghìn, bảy trăm mười bốn đồng). - Tài sản chờ thanh lý: 18.418.210 đồng (mười tám triệu, bốn trăm mười tám nghìn, hai trăm mười đồng). Điều 3. Căn cứ vào giá trị doanh nghiệp được xác định tại Điều 1, Ban cổ phần hoá của Công ty Đồ hộp Hạ Long thực hiện các công việc tiếp theo để cổ phần hoá. Điều 4. Giao cho Giám đốc Công ty Đồ hộp Hạ Long phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức xử lý số tài sản ghi tại Điều 2 Quyết định này theo Thông tư số 104/1998/TT/BTC ngày 18 tháng 7 năm 1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn những vấn đề tài chính khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần. Trong khi chưa xử lý hết số tài sản nói trên, Công ty Đồ hộp Hạ Long có trách nhiệm tiếp tục bảo quản, không để xẩy ra mất mát tài sản của Nhà nước. Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Giám đốc Công ty Đồ hộp Hạ Long, Trưởng ban đổi mới quản lý doanh nghiệp Nhà nước Bộ Thuỷ sản, Trưởng Ban cổ phần hoá Công ty Đồ hộp Hạ Long và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị báo cáo về Bộ Tài chính để xem xét giải quyết. Trần Văn Tá (Đã ký)
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "20/10/1998", "sign_number": "1161/1998/QĐ-BTC", "signer": "Trần Văn Tá", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-01-2024-QD-UBND-chuc-nang-nhiem-vu-Chi-cuc-Chan-nuoi-Thu-y-Nghe-An-596173.aspx
Quyết định 01/2024/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ Chi cục Chăn nuôi Thú y Nghệ An
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 01/2024/QĐ-UBND Nghệ An, ngày 18 tháng 01 năm 2024 QUYẾT ĐỊNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI CỤC CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y TỈNH NGHỆ AN ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Căn cứ Thông tư số 30/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 4474/TTr-SNN-TCCB ngày 09 tháng 11 năm 2023 và Công văn số 44/SNN-TCCB ngày 04 tháng 01 năm 2024. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Vị trí, chức năng 1. Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nghệ An là tổ chức hành chính trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về chăn nuôi, thú y theo quy định của pháp luật về chăn nuôi, thú y; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực chăn nuôi, thú y và các lĩnh vực khác có liên quan theo quy định của pháp luật và sự phân công của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2. Chi cục Chăn nuôi và Thú y chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Chăn nuôi và Cục Thú y trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chi cục Chăn nuôi và Thú y có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. 3. Trụ sở Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nghệ An đặt tại số 55, đường Nguyễn Sinh Sắc, phường Cửa Nam, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn 1. Tham mưu, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền: Các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, chương trình, đề án, dự án về lĩnh vực chăn nuôi và thú y; chiến lược, kế hoạch phát triển chăn nuôi, quy định mật độ chăn nuôi của địa phương; quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh về khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi; quyết định vùng nuôi chim yến và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi; chính sách hỗ trợ, sản xuất, buôn bán, sử dụng thuốc thú y; các quy định, chính sách, hướng dẫn về hoạt động giết mổ, kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y; kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật; chương trình giám sát, khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật, xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật. 2. Tham mưu, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo xây dựng và tổ chức vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật, vùng chăn nuôi, sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi, giết mổ động vật tập trung, sơ chế, chế biến các sản phẩm có nguồn gốc động vật gắn với xử lý chất thải và bảo vệ môi trường; thống kê, đánh giá thiệt hại do dịch bệnh động vật gây ra; thực hiện chính sách hỗ trợ ổn định đời sống, khôi phục chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản sau dịch bệnh động vật; xây dựng cơ sở dữ liệu, cập nhật số liệu, khai thác, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi; cơ sở dữ liệu về giám sát dịch bệnh động vật và thông tin dự báo, cảnh báo dịch bệnh động vật tại địa phương. 3. Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện hoạt động chăn nuôi, hoạt động thú y trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; tổ chức phòng bệnh bằng vắc xin hoặc áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác để khống chế dịch bệnh động vật. 4. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện kiểm dịch nội địa về động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam khi được ủy quyền theo quy định của pháp luật. 5. Quản lý công tác thu thập, lưu trữ, bảo tồn, khai thác nguồn gen giống vật nuôi; quản lý giống vật nuôi; quản lý thức ăn chăn nuôi và các vật tư khác thuộc lĩnh vực chăn nuôi và thú y theo quy định của pháp luật. 6. Quản lý và sử dụng dự trữ địa phương về thuốc thú y, vật tư, hàng hóa thuộc lĩnh vực chăn nuôi, thú y trên địa bàn tỉnh sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. 7. Thực hiện nhiệm vụ quản lý về kiểm soát giết mổ động vật, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y; hành nghề thú y; quản lý thuốc thú y theo quy định của pháp luật. 8. Kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu sau thông quan, thức ăn chăn nuôi sản xuất và lưu hành trong nước trên địa bàn tỉnh; kiểm tra điều kiện, đánh giá giám sát duy trì điều kiện của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi; giám sát việc tiêu hủy đối với thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; kiểm tra điều kiện chăn nuôi của cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ; đánh giá giám sát duy trì điều kiện chăn nuôi đối với cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô lớn theo quy định của pháp luật. 9. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực chăn nuôi và thú y được cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt; chủ trì, phối hợp xây dựng kế hoạch tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật về chăn nuôi và thú y. 10. Tham mưu, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước đối với các hoạt động sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp kết hợp công nghiệp, nông nghiệp kết hợp dịch vụ, tăng trưởng xanh, kinh tế chia sẻ thuộc lĩnh vực chăn nuôi và thú y trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật. 11. Xây dựng và hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong chăn nuôi và thú y theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học trong sản xuất chăn nuôi và thú y theo quy định của pháp luật. 12. Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về giám định, đăng ký, cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận, xác nhận, quyết định công nhận, chứng chỉ hành nghề trong các hoạt động lĩnh vực chăn nuôi và thú y theo quy định của pháp luật. 13. Xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ tư liệu về chăn nuôi và thú y và các hoạt động thông tin, lưu trữ, thống kê khác phục vụ nhiệm vụ quản lý của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật. 14. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các dự án, đề án và mô hình phát triển sản xuất chăn nuôi và thú y thuộc phạm vi quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chịu trách nhiệm thực hiện các chương trình, dự án được giao. 15. Thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Chăn nuôi và Thú y theo quy định của pháp luật và phân công của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 16. Tham mưu, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra đối với tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi và thú y trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; tham mưu, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về các dịch vụ công thuộc lĩnh vực Chi cục Chăn nuôi và Thú y quản lý. 17. Tham mưu, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ lĩnh vực chăn nuôi và thú y đối với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, Phòng Kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã; chức danh chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã; Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ đối với đơn vị phụ trách lĩnh vực chăn nuôi, thú y cấp huyện theo quy định của pháp luật; Kiểm tra việc thực hiện quy chế quản lý, phối hợp công tác, chế độ thông tin, báo cáo về chăn nuôi và thú y theo quy định. 18. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất chăn nuôi và thú y trên địa bàn tỉnh; tham mưu cho Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Chăn nuôi và Thú y theo quy định của pháp luật; tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ về chăn nuôi và thú y cho tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi và thú y trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; quản lý hoạt động chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật. 19. Tổ chức kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và xử lý vi phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Chăn nuôi và Thú y theo quy định của pháp luật hoặc sự phân công của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 20. Tham gia, phối hợp thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực chăn nuôi và thú y theo quy định của pháp luật và sự phân công của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 21. Thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp và phát triển nông thôn theo lĩnh vực quản lý của Chi cục Chăn nuôi và Thú y; triển khai thực hiện chương trình cải cách hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Chăn nuôi và Thú y. 22. Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thường trực về công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn, động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh và nhiệm vụ thường trực công tác khác theo quy định của pháp luật và sự phân công của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 23. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong đơn vị; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và sự phân công, ủy quyền của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức và cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn làm công tác quản lý về chăn nuôi và thú y theo quy định của pháp luật. 24. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 25. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Cục Chăn nuôi và Cục Thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 26. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật, Ủy ban nhân dân tỉnh và Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao. Điều 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy a) Lãnh đạo Chi cục - Lãnh đạo Chi cục gồm Chi cục trưởng và không quá 02 Phó Chi cục trưởng; - Chi cục trưởng là người đứng đầu Chi cục, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục; - Phó Chi cục trưởng là người giúp Chi cục trưởng chỉ đạo một số mặt công tác, chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Chi cục trưởng vắng mặt, một Phó Chi cục trưởng được Chi cục trưởng ủy quyền điều hành các hoạt động của Chi cục; - Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng được thực hiện theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hiện hành. b) Các phòng và tổ chức tương đương thuộc Chi cục - Phòng Hành chính, tổng hợp; - Phòng Chăn nuôi; - Phòng Quản lý dịch bệnh; - Trạm Kiểm dịch động vật Bắc Nghệ An. 2. Biên chế a) Biên chế công chức, số lượng người làm việc của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nghệ An được Ủy ban nhân dân tỉnh giao theo kế hoạch hàng năm trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, định mức biên chế do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, đề án vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức được cấp có thẩm quyền phê duyệt. b) Việc quản lý, tuyển dụng, sử dụng công chức, viên chức và hợp đồng lao động thực hiện theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp hiện hành. Điều 4. Hiệu lực thi hành Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 29 tháng 01 năm 2024 và thay thế Quyết định số 29/2016/QĐ-UBND ngày 16 tháng 3 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An thành lập Chi cục Chăn nuôi và Thú y trên cơ sở sắp tổ chức lại Chi cục Thú y và Phòng Chăn nuôi thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Điều 5. Trách nhiệm thi hành Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ; Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như điều 5; - Bộ Nội vụ; - Bộ Nông nghiệp và PTNT; - Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp; - Thường trực Tỉnh ủy; - Thường trực HĐND tỉnh; - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; - Vụ Pháp chế - Bộ Nông nghiệp và PTNT; - Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; - Các Phó VP UBND tỉnh; - Trung tâm Tin học - Công báo tỉnh; - Cổng Thông tin điện tử tỉnh; - Lưu: VT, TH (Hùng). TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Văn Đệ
{ "issuing_agency": "Tỉnh Nghệ An", "promulgation_date": "18/01/2024", "sign_number": "01/2024/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Văn Đệ", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-17-2022-QD-UBND-han-muc-cong-nhan-dien-tich-toi-thieu-duoc-tach-thua-Thai-Binh-527259.aspx
Quyết định 17/2022/QĐ-UBND hạn mức công nhận diện tích tối thiểu được tách thửa Thái Bình
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 17/2022/QĐ-UBND Thái Bình, ngày 01 tháng 8 năm 2022 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ HẠN MỨC CÔNG NHẬN, HẠN MỨC GIAO ĐẤT, DIỆN TÍCH TỐI THIỂU ĐƯỢC TÁCH THỬA; VIỆC RÀ SOÁT, CÔNG BỐ CÔNG KHAI DANH MỤC CÁC THỬA ĐẤT NHỎ HẸP DO NHÀ NƯỚC TRỰC TIẾP QUẢN LÝ, VIỆC LẤY Ý KIẾN NGƯỜI DÂN VÀ CÔNG KHAI VIỆC GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT ĐỐI VỚI CÁC THỬA ĐẤT NHỎ HẸP TẠI ĐỊA PHƯƠNG ĐỂ SỬ DỤNG VÀO MỤC ĐÍCH CÔNG CỘNG HOẶC GIAO, CHO THUÊ CHO NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT LIỀN KỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015; Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18/6/2020; Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013; Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17/6/2020; Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai; Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 84/TTr-STNMT ngày 10/2/2022, Văn bản số 1669/STNMT-QLĐĐ ngày 04/7/2022. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về hạn mức công nhận, hạn mức giao đất, diện tích tối thiểu được tách thửa; việc rà soát, công bố công khai danh mục các thửa đất nhỏ hẹp do Nhà nước trực tiếp quản lý, việc lấy ý kiến người dân và công khai việc giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp tại địa phương để sử dụng vào mục đích công cộng hoặc giao, cho thuê cho người sử dụng đất liền kề trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 12/8/2022 và thay thế Quyết định số 07/2014/QĐ-UBND ngày 30/6/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về hạn mức công nhận, hạn mức giao đất, diện tích tối thiểu được tách thửa trên địa bàn tỉnh Thái Bình, Quyết định số 08/2018/QĐ-UB ngày 23/8/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về hạn mức công nhận, hạn mức giao đất, diện tích tối thiểu được tách thửa trên địa bàn tỉnh Thái Bình ban hành kèm theo Quyết định số 07/2014/QĐ-UBND ngày 30/6/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; các Giám đốc sở, Thủ trưởng ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Tài nguyên và Môi trường; - Cục Kiểm tra Văn bản QPPL-Bộ Tư pháp; - Thường trực Tỉnh ủy; - Thường trực HĐND tỉnh; - Đoàn ĐBQH tỉnh; - Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; - Như Điều 3; - Công báo Thái Bình; - Báo Thái Bình; - Cổng thông tin điện tử tỉnh; - Lưu: VT, NNTNMT. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Nguyễn Khắc Thận QUY ĐỊNH VỀ HẠN MỨC CÔNG NHẬN, HẠN MỨC GIAO ĐẤT, DIỆN TÍCH TỐI THIỂU ĐƯỢC TÁCH THỬA; VIỆC RÀ SOÁT, CÔNG BỐ CÔNG KHAI DANH MỤC CÁC THỬA ĐẤT NHỎ HẸP DO NHÀ NƯỚC TRỰC TIẾP QUẢN LÝ, VIỆC LẤY Ý KIẾN NGƯỜI DÂN VÀ CÔNG KHAI VIỆC GIAO ĐẤT; CHO THUÊ ĐẤT ĐỐI VỚI CÁC THỬA ĐẤT NHỎ HẸP TẠI ĐỊA PHƯƠNG ĐỂ SỬ DỤNG VÀO MỤC ĐÍCH CÔNG CỘNG HOẶC GIAO, CHO THUÊ CHO NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT LIỀN KỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH (Kèm theo Quyết định số 17/2022/QĐ-UBND ngày 01/8/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình) Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Quy định này quy định cụ thể về hạn mức công nhận đất ở đối với thửa đất ở có vườn, ao; hạn mức công nhận đất nông nghiệp tự khai hoang; hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình cá nhân làm nhà ở; hạn mức giao đất trống, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; diện tích tối thiểu được tách thửa; điều kiện tách thửa đất, điều kiện họp thửa đất theo từng loại đất và quy định cụ thể việc rà soát, công bố công khai danh mục các thửa đất nhỏ hẹp do Nhà nước trực tiếp quản lý, việc lấy ý kiến người dân và công khai việc giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp tại địa phương để sử dụng vào mục đích công cộng hoặc giao, cho thuê cho người sử dụng đất liền kề trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai. 2. Người sử dụng đất theo quy định tại Điều 5 Luật Đất đai. 3. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất đai. Điều 3. Hạn mức công nhận đất ở đối với thửa đất ở có vườn, ao 1. Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ ngày 18/12/1980 đến trước ngày 01/7/2004 và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai mà trong giấy tờ đó không ghi rõ diện tích đất ở thì hạn mức công nhận đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân được xác định theo diện tích đất ở do Ủy ban nhân dân tỉnh đã quy định qua các thời kỳ (Quyết định số 86/QĐ-UB ngày 13/3/1986 hoặc Quyết định số 948/QĐ-UB ngày 25/9/2000 hoặc Quyết định số 41/2006/QĐ-UBND ngày 20/6/2006) mà các địa phương đang sử dụng để quản lý đất đai. 2. Đối với trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai mà đất đã sử dụng ổn định trước ngày 15/10/1993 thì diện tích đất ở được xác định theo mức quy định tại khoản 1 Điều này; trường hợp đất đã sử dụng ổn định kể từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2014 thì diện tích đất ở được xác định theo mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 5 của Quy định này. Điều 4. Hạn mức công nhận đất nông nghiệp tự khai hoang và hạn mức giao đất trống, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối 1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang mà đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, không có tranh chấp thì được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất theo hạn mức sau: a) Trường hợp đang sử dụng đất để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản thì hạn mức công nhận không quá 02 ha/hộ; b) Trường hợp đang sử dụng đất để trồng cây lâu năm, trồng rừng sản xuất thì hạn mức công nhận không quá 05 ha/hộ. 2. Hạn mức giao đất trống, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối theo hạn mức sau: a) Để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, làm muối không quá 02 ha/hộ; b) Để trồng cây lâu năm, trồng rừng sản xuất không quá 05 ha/hộ. 3. Hạn mức quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 129 Luật Đất đai. Điều 5. Hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân làm nhà ở 1. Hạn mức đất giao không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất (trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này) cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở tại đô thị không quá 70 m2; tại nông thôn không quá 150 m2. 2. Hạn mức đất giao mỗi lô đất thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất để xây dựng nhà ở không quá 3 lần hạn mức đất giao không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp diện tích lô quy hoạch lớn hơn diện tích tại quy định này thì phải được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận (Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch hoặc có văn bản chấp thuận để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch theo thẩm quyền). Mỗi hộ gia đình, cá nhân được tham gia đấu giá một lô hoặc nhiều lô đất quy hoạch. 3. Trường hợp giao đất ở để thực hiện việc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở theo quy định tại Điều 79 Luật Đất đai năm 2013 và khoản 1 Điều 6 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ thì hạn mức giao đất (bao gồm diện tích giao đất tái định cư và diện tích bồi thường bằng đất ở) không vượt quá diện tích bị thu hồi đủ điều kiện được bồi thường về đất ở Mỗi hộ gia đình, cá nhân được bồi thường 01 lô hoặc nhiều lô đất tùy theo diện tích đất ở bị thu hồi đủ điều kiện được bồi thường về đất ở và khả năng bố trí quỹ đất của địa phương. 4. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có trách nhiệm quy hoạch các lô đất có mức diện tích khác nhau phù hợp với khả năng chi trả và hạn mức giao đất quy định tại khoản 3 Điều này khi lập quy hoạch khu tái định cư, khu dân cư để thực hiện việc bồi thường về đất ở. Trường hợp theo yêu cầu kiến trúc cảnh quan không thể quy hoạch các lô đất ở để giao đất tái định cư, bồi thường bằng đất ở đảm bảo hạn mức giao đất quy định tại khoản 3 Điều này thì tổng diện tích đất ở giao tái định cư (nếu có) và diện tích đất ở được bồi thường không được vượt quá 10% diện tích đất ở bị thu hồi đủ điều kiện được bồi thường về đất ở. Điều 6. Diện tích tối thiểu được tách thửa 1. Diện tích, kích thước chiều rộng, chiều sâu tối thiểu của thửa đất ở: a) Đất ở tại đô thị: Diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 30 m2; kích thước chiều rộng, chiều sâu: ≥ 3m. b) Đất ở tại nông thôn: Diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 40 m2; kích thước chiều rộng, chiều sâu: ≥ 4m. 2. Diện tích, kích thước chiều rộng, chiều sâu tối thiểu của thửa đất nông nghiệp: a) Đối với đất nông nghiệp trong cùng thửa đất có nhà ở: a.1) Trường hợp tách diện tích đất nông nghiệp cùng với việc tách thửa đất ở: Diện tích, kích thước tối thiểu của các thửa đất ở sau khi tách được xác định theo diện tích, kích thước tối thiểu của thửa đất ở quy định tại khoản 1 Điều này (không quy định về diện tích tối thiểu đối với phần diện tích đất nông nghiệp trong cùng thửa đất có nhà ở). a.2) Trường hợp chỉ tách diện tích đất nông nghiệp để chuyển mục đích sang làm nhà ở thì diện tích, kích thước tối thiểu của các thửa đất sau khi tách thực hiện theo quy định khoản 1 Điều này. b) Đối với thửa đất nông nghiệp trong khu dân cư không trong cùng thửa đất có nhà ở: Diện tích tối thiểu của các thửa đất sau khi tách thửa bằng hạn mức đất giao quy định tại khoản 1 Điều 5 của Quy định này và kích thước chiều rộng, chiều sâu: ≥ 4m. c) Đối với đất nông nghiệp ngoài khu dân cư: Chỉ cho phép thực hiện việc tách thửa theo quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với các thửa đất thực hiện dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, việc tách thửa căn cứ vào từng dự án đầu tư cụ thể đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Đối với các thửa đất thực hiện dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, việc tách thửa phải đảm bảo diện tích, kích thước chiều rộng, chiều sâu tối thiểu của thửa đất sau khi tách theo quy định sau: c.1) Trường hợp thửa đất giáp đường giao thông có chiều rộng nền đường đến 9m (không phải đường gom): Diện tích tối thiểu sau khi tách thửa ≥ 2.000 m2; kích thước chiều rộng, chiều sâu: ≥ 20m. c.2) Trường hợp thửa đất giáp đường giao thông có chiều rộng nền đường lớn hơn 9m: Diện tích tối thiểu sau khi tách thửa ≥ 2.000 m2; kích thước chiều rộng, chiều sâu: ≥ 30m. 3. Diện tích, kích thước chiều rộng, chiều sâu tối thiểu của thửa đất phi nông nghiệp không phải là đất ở: Việc tách thửa đất phi nông nghiệp không phải là đất ở phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng và quy hoạch khác có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với các thửa đất thực hiện dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, việc tách thửa căn cứ vào từng dự án đầu tư cụ thể đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Đối với các thửa đất thực hiện dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, việc tách thửa phải đảm bảo diện tích, kích thước chiều rộng, chiều sâu tối thiểu của thửa đất sau khi tách theo quy định sau: a) Trường hợp thửa đất giáp đường giao thông có chiều rộng nền đường đến 9m (không phải đường gom): a.1) Đối với đất thương mại, dịch vụ: Diện tích tối thiểu sau khi tách thửa ≥500 m2; kích thước chiều rộng, chiều sâu: ≥ 10m. a.2) Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, đất thương mại, dịch vụ: Diện tích tối thiểu sau khi tách thửa ≥ 1.000 m2; kích thước chiều rộng, chiều sâu: ≥ 15m. b) Trường hợp thửa đất giáp đường giao thông có chiều rộng nền đường lớn hơn 9m: b.1) Đối với đất thương mại, dịch vụ: Diện tích tối thiểu sau khi tách thửa ≥ 1.000 m2; kích thước chiều rộng, chiều sâu: ≥ 30m. b.2) Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, đất thương mại, dịch vụ: Diện tích tối thiểu sau khi tách thửa ≥ 1.000 m2; kích thước chiều rộng, chiều sâu: ≥ 30m. 4. Quy định này không áp dụng đối với các trường hợp: a) Hiến tặng cho Nhà nước một phần diện tích đất để thực hiện dự án đầu tư, xây dựng nhà tình thương, tình nghĩa; b) Thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo về đất đai; c) Thực hiện bản án hoặc quyết định của tòa án nhân dân; quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã có hiệu lực pháp luật; d) Các giao dịch về quyền sử dụng đất có tách thửa đã được công chứng, chứng thực hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoặc đã nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ trước ngày 06/5/2011 đối với thửa đất ở hoặc trước ngày 07/9/2018 đối với thửa đất nông nghiệp, thửa đất phi nông nghiệp không phải là đất ở nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Điều 7. Điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất Các thửa đất thực hiện việc tách thửa, hợp thửa đất phải đảm bảo các điều kiện sau: 1. Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (trừ trường hợp tách thửa do phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất hoặc hợp thửa đất do được cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất theo quy định tại Điều 8 Quy định này). 2. Trong thời hạn sử dụng đất. 3. Các thửa đất được hình thành sau tách thửa, hợp thửa phải có lối vào thửa đất. 4. Đất không có tranh chấp; quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án. 5. Thửa đất thực hiện tách thửa, hợp thửa không thuộc khu vực đã có thông báo thu hồi đất hoặc đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 6. Việc tách thửa, hợp thửa đất phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, quy hoạch xây dựng nông thôn mới và các quy hoạch khác có liên quan đã được cấp thẩm quyền phê duyệt. 7. Các thửa đất hình thành sau khi tách thửa có diện tích, kích thước chiều rộng, chiều sâu không được nhỏ hơn diện tích, kích thước chiều rộng, chiều sâu tối thiểu đối với từng loại đất quy định tại Quy định này. Trường hợp thửa đất tách thành nhiều thửa, trong đó có thửa có diện tích, kích thước chiều rộng, chiều sâu nhỏ hơn quy định tại Quy định này nhưng xin hợp thửa với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa mới có diện tích, kích thước chiều rộng, chiều sâu bằng hoặc lớn hơn diện tích, kích thước chiều rộng, chiều sâu tối thiểu quy định thì được phép thực hiện tách thửa; việc tách thửa này phải được thực hiện đồng thời với việc hợp thửa. 8. Các thửa đất có nhu cầu hợp thửa phải có cùng mục đích sử dụng (trừ trường hợp hợp thửa đất ở với thửa đất bao gồm đất ở và đất nông nghiệp trong cùng thửa đất có nhà ở). Trường hợp các thửa đất xin hợp thửa không cùng mục đích sử dụng thì phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất trước khi thực hiện thủ tục hợp thửa. 9. Không thực hiện việc hợp thửa đối với thửa đất nông nghiệp (không phải là đất nông nghiệp trong cùng thửa đất có nhà ở) với phần đất nông nghiệp trong cùng thửa đất có nhà ở. 10. Trường hợp tách thửa đất nông nghiệp để chuyển mục đích sử dụng đất sang làm nhà ở phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì thực hiện thủ tục tách thửa đồng thời với thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất. Điều 8. Quy định việc rà soát, công bố công khai danh mục các thửa đất nhỏ hẹp do Nhà nước trực tiếp quản lý, việc lấy ý kiến người dân và công khai việc giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp tại địa phương để sử dụng vào mục đích công cộng hoặc giao, cho thuê cho người sử dụng đất liền kề 1. Điều kiện, tiêu chí và nguyên tắc giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp do Nhà nước trực tiếp quản lý được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 14a Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai (được bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai). 2. Việc rà soát, công bố công khai danh mục các thửa đất nhỏ hẹp do Nhà nước trực tiếp quản lý, việc lấy ý kiến người dân và công khai việc giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp, cụ thể như sau: a) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn rà soát các thửa đất nhỏ hẹp tại địa phương và dự kiến mục đích sử dụng đất, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, thành phố. b) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản báo cáo của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chỉ đạo các phòng, đơn vị liên quan rà soát các thửa đất nhỏ hẹp theo danh sách do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chuyển đến đáp ứng các tiêu chí theo quy định tại khoản 1 Điều này thống nhất về mục đích sử dụng vào mục đích công cộng hoặc giao, cho thuê cho người sử dụng đất liền kề và gửi Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để thực hiện thông báo công khai, tổ chức lấy ý kiến của người dân và dự kiến phương án giao đất, cho thuê đất. c) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm: - Thông báo danh sách thửa đất nhỏ hẹp (gồm: địa điểm thửa đất, số tờ bản đồ, số thửa, diện tích, mục đích sử dụng đất theo hiện trạng); mục đích sử dụng các thửa đất dự kiến để giao đất, cho thuê đất và danh sách các người sử dụng đất liền kề với thửa đất nhỏ hẹp dự kiến giao đất, cho thuê đất thuộc địa bàn trên phương tiện đài truyền thanh của xã, phường, thị trấn, thực hiện niêm yết công khai danh sách thửa đất nhỏ hẹp, danh sách người sử dụng đất liền kề tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất. - Tổ chức lấy ý kiến người sử dụng đất liền kề về nhu cầu sử dụng thửa đất nhỏ hẹp dự kiến giao, thuê. Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, đại diện cơ sở thôn, tổ dân phố và đại diện các hộ sử dụng đất liền kề. - Dự kiến phương án giao đất, cho thuê đất: Trường hợp có từ 02 người sử dụng đất liền kề trở lên có nhu cầu sử dụng thửa đất nhỏ hẹp thì thực hiện giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất. Trường hợp có 01 người sử dụng đất liền kề có nhu cầu sử dụng thửa đất nhỏ hẹp thì thực hiện giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất. - Tổ chức công khai việc lấy ý kiến người sử dụng đất liền kề về nhu cầu sử dụng thửa đất nhỏ hẹp và phương án giao đất, cho thuê đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất, thời gian công khai là 15 ngày. Việc công khai phải được lập thành biên bản niêm yết và biên bản kết thúc thời gian công khai. - Hết thời hạn công khai, tổng hợp thành văn bản các ý kiến đóng góp, trong đó ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác với phương án giao đất, cho thuê đất; tổ chức đối thoại đối với trường hợp còn ý kiến không đồng ý, ý kiến khác với phương án giao đất, cho thuê đất, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, thành phố. d) Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền tổ chức thực hiện việc giao đất, cho thuê đất theo quy định. Thời hạn sử dụng đất và giá đất để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 14a Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai (được bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ). Điều 9. Xử lý một số trường hợp cụ thể 1. Đối với thửa đất ở có nhà ở nhưng không có vườn, ao được hình thành từ ngày 18/12/1980 đến trước ngày 01/7/2004 và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai mà trong giấy tờ đó không ghi rõ diện tích đất ở hoặc thửa đất ở có nhà ở nhưng không có vườn, ao đã sử dụng ổn định trước ngày 15/10/1993 mà người sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai thì diện tích đất ở được xác định theo mức quy định tại khoản 1 Điều 3 của Quy định này. 2. Đối với trường hợp thửa đất ở đã sử dụng đất ổn định trước khi chuyển thành đất ở đô thị thì hạn mức giao đất ở được xác định là không quá 150 m2/hộ. 3. Diện tích đất vườn, ao trước đây là đất nông nghiệp nay xác định là đất ở thì hộ gia đình cá nhân sử dụng diện tích đất đó không được điều chỉnh, bổ sung thêm diện tích đất nông nghiệp đã chuyển sang đất ở. Điều 10. Điều khoản thi hành Các giao dịch về quyền sử dụng đất có tách thửa đất nông nghiệp không trong cùng thửa đất có nhà ở để chuyển mục đích sử dụng đất sang làm nhà ở hoặc có thực hiện việc hợp thửa đối với thửa đất nông nghiệp (không phải là đất nông nghiệp trong cùng thửa đất có nhà ở) với phần đất nông nghiệp trong cùng thửa đất có nhà ở đã được công chứng, chứng thực hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoặc đã nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ trước ngày Quy định này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục thực hiện không phải điều chỉnh theo quy định tại Quy định này. Trong quá trình tổ chức thực hiện Quy định này nếu phát sinh vướng mắc, các địa phương, đơn vị phản ánh kịp thời về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./
{ "issuing_agency": "Tỉnh Thái Bình", "promulgation_date": "01/08/2022", "sign_number": "17/2022/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Khắc Thận", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-900-QD-UBND-2023-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-linh-vuc-dat-dai-So-Tai-nguyen-Dien-Bien-568609.aspx
Quyết định 900/QĐ-UBND 2023 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai Sở Tài nguyên Điện Biên
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 900/QĐ-UBND Điện Biên, ngày 02 tháng 6 năm 2023 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐIỆN BIÊN CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Quyết định số 1085/QĐ-BTNMT ngày 28 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thủ tục hành chính được bãi bỏ trong lĩnh vực đất đai thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Theo đề nghị của Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đất đai thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên (có danh mục cụ thể kèm theo). Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Cục Kiểm soát TTHC (VPCP); - HTTT giải quyết TTHC tỉnh (Sở TT&TT); - Cổng thông tin điện tử tỉnh; - Lưu: VT, KSTT. CHỦ TỊCH Lê Thành Đô FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Tỉnh Điện Biên", "promulgation_date": "02/06/2023", "sign_number": "900/QĐ-UBND", "signer": "Lê Thành Đô", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Quyet-dinh-16-2007-QD-UBND-Quy-hoach-mang-luoi-sieu-thi-trung-tam-thuong-mai-Nghe-An-2007-2015-288680.aspx
Quyết định 16/2007/QĐ-UBND Quy hoạch mạng lưới siêu thị trung tâm thương mại Nghệ An 2007 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 16/2007/QĐ-UBND Vinh, ngày 12 tháng 02 năm 2007 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2007 - 2015, CÓ TÍNH ĐẾN NĂM 2020 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN Căn cứ Luật Tổ chức HĐND - UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Quyết định số 147/2005/QĐ-TTg ngày 15/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An đến năm 2010; Căn cứ Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 30/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển thành phố Vinh thành trung tâm kinh tế - văn hóa vùng Bắc Trung bộ; Căn cứ Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24 tháng 9 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc ban hành Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thương mại Nghệ An tại Tờ trình số 86/TTr.STM-KHTH ngày 09 tháng 02 năm 2007, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Đề án “Quy hoạch mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2007 - 2015, có tính đến năm 2020” kèm theo quyết định này. Điều 2. Giao cho Sở Thương mại chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành địa phương liên quan tổ chức thực hiện Đề án; trong quá trình thực hiện Đề án nếu xuất hiện những nội dung cần sửa đổi, bổ sung, chủ động tổng hợp báo cáo và đề xuất phương hướng xử lý trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét. Định kỳ 6 tháng, năm báo cáo UBND tỉnh về kết quả và tiến độ thực hiện Đề án. Các Sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, các Sở chuyên ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò căn cứ nội dung liên quan trong Đề án chủ động thực hiện. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký. Điều 4. Ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện nói tại Điều 2 căn cứ Quyết định thi hành./. TM. UỶ BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Văn Hành ĐỀ ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2007 - 2015, CÓ TÍNH ĐẾN NĂM 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-UBND ngày 12 tháng 02 năm 2007 của UBND tỉnh Nghệ An) Phần thứ nhất THỰC TRẠNG VÀ SỰ CẦN THIẾT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI SIÊU THỊ VÀ TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI I. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH Ở NGHỆ AN 1. Các nguồn lực tự nhiên và xã hội tác động đến phát triển thương mại 1.1. Thuận lợi Nghệ An là một tỉnh có điều kiện địa lý, kinh tế tự nhiên đa dạng, có biển, đồng bằng, đô thị và vùng miền núi. Với diện tích tự nhiên 16.487 km2, trong đó có 249.626 ha đất nông nghiệp (13.000 ha đất đỏ bazan) thuận lợi cho việc phát triển các vùng nguyên liệu tập trung như: lúa, lạc, vừng, chè, cà phê, quế, sắn, dứa, cam, mía… Có 906.659 ha đất lâm nghiệp, (trong đó có 811.815 ha đất có rừng, hiện còn 372.104 ha đất chưa sử dụng) với trữ lượng 40 triệu m3 gỗ, trong đó có nhiều loại quý hiếm như: Lim, Lát hoa, Pơ mu, v.v.. và nhiều loại động thực vật quý hiếm khác. Có 511.000 ha đất trống đồi trọc, có khả năng phát triển kinh tế lâm nghiệp. Tài nguyên khoáng sản Nghệ An khá phong phú và đa dạng, nhất là đá vôi các loại, với trữ lượng trên 9 tỷ m3 là lợi thế để phát triển xi măng và vật liệu xây dựng; ngoài ra còn có các loại khoáng sản quý hiếm khác. Bờ biển Nghệ An dài 82 km, với diện tích 4.230 hải lý vuông có nguồn tài nguyên biển lớn, với trữ lượng 8 vạn tấn tôm, cá, mực…Toàn tỉnh có trên 2.000 ha nước mặn lợ có thể phát triển nuôi tôm, của và 1.000 ha có khả năng phát triển nghề muối. Có 6 cửa sông, nhiều bãi tắm đẹp như: Cửa Lò, Nghi Thiết, Diễn Thành, Quỳnh Phương v.v.. cho phép phát triển ngành du lịch biển. Nghệ An có trên 3 triệu người, có 7 dân tộc anh em cùng chung sống. Nguồn lao động Nghệ An dồi dào, hàng năm được bổ sung trên 3 vạn lao động trẻ. Là một tỉnh nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, có đường sắt, đường Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh đi qua và 3 đường Quốc lộ nối thông sang nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Quốc lộ 7, Quốc lộ 48, Quốc lộ 46), có cảng biển Cửa Lò, sân bay Vinh. Nghệ An là cầu nối giữa hai miền Bắc - Nam, là cửa ngõ sang Lào, Đông - Bắc Thái Lan và là trung tâm kinh tế - văn hóa Bắc miền Trung. Một số định hướng và nhiệm vụ chủ yếu đến năm 2010 của tỉnh Nghệ An đã được Trung ương khẳng định tại Kết luận 20-KL/TW của Bộ Chính trị về Nghệ An; Đề án xây dựng thành phố Vinh thành trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ; Đề án phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An và Đề án phát triển kinh tế dọc đường Hồ Chí Minh đã được Chính phủ phê duyệt, theo đó sẽ phát triển đô thị theo quy hoạch đô thị trên địa bàn Nghệ An đến năm 2020. Một số chương trình dự án lớn trong công nghiệp, xây dựng, giao thông trên địa bàn đã được Trung ương đưa vào quy hoạch; nguồn lực tích lũy từ những năm trước đã, đang và tiếp tục phát huy tác dụng sẽ tạo thế và lực mới trong những năm tới. Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), bước vào một “sân chơi” hoàn toàn mới đảm bảo sự bình đẳng trong cạnh tranh giữa các nền kinh tế, nước ta có thêm cơ hội để xây dựng và phát triển trên nhiều lĩnh vực. Thương mại cả nước nói chung, thương mại Nghệ An nói riêng có cơ hội mở rộng thị trường toàn cầu cho mục đích phát triển kinh tế, thương mại và thu hút đầu tư. 1.2. Khó khăn thách thức Nghệ An là một tỉnh có trên 80% diện tích tự nhiên là miền núi, có 10/19 huyện miền núi, có 419 km đường biên giới với CHDCND Lào, có trên 41 vạn đồng bào dân tộc thiểu số. Miền núi Nghệ An địa hình hiểm trở, bị chia cắt bởi nhiều sông suối; cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật chưa phát triển. Tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại nhưng trữ lượng nhỏ, lại nằm ở vùng sâu, vùng xa, khó đầu tư khai thác. Là một tỉnh thường xuyên bị thiên tai đe dọa, tàn phá. Xa cực tăng trưởng của cả nước. Chất lượng tăng trưởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm và chưa vững chắc. Về cơ bản nền kinh tế Nghệ An vẫn là nền kinh tế nông nghiệp, sản xuất hàng hóa chậm phát triển, là tỉnh nghèo, điểm xuất phát thấp. Đời sống nhân dân vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. 2. Những kết quả đã đạt được Trong những năm qua, nền kinh tế của Nghệ An đã có những bước phát triển rất quan trọng, GDP (theo giá so sánh) tăng trưởng bình quân, 1996 - 2005: 8,75%/ năm trong đó giai đoạn 2001 - 2005 là 10,25%/năm. Năm 2005 so với năm 2001: - Cơ cấu kinh tế ngành chuyển dịch đúng hướng: + Ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 18,6% lên 30,4%. + Ngành nông, lâm, ngư giảm từ 44,3 % xuống còn 34,2%. + Ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng 35,4%. - GDP bình quân hàng năm tính theo đầu người: Từ 2, 7 triệu đồng/người /năm tăng lên 5, 6 triệu đồng/người /năm, cao hơn 2 tỉnh Thanh Hóa (5, 0 triệu đồng), Hà Tĩnh (4, 6 triệu đồng), vùng Bắc Trung Bộ (5, 4 triệu đồng). So sánh một số chỉ tiêu cơ bản với các tỉnh lân cận, vùng Bắc Trung Bộ và cả nước, trong năm 2005 thì: - Tỷ trọng GDP chiếm 29,3% so với vùng Bắc Trung Bộ, và 2% so với cả nước. - Tốc độ tăng trưởng GDP /năm (2001 - 2005) của Nghệ An (10,25%/năm) cao hơn 2 tỉnh Thanh Hóa (9,1%/năm), Hà Tĩnh (8,5%/năm), vùng Bắc Trung Bộ (9,5%/năm) và cả nước (7,5%/năm). (Nguồn số liệu: Cục thống kê Nghệ An). 3. Đóng góp của ngành thương mại vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh Nghệ An (2001 - 2005). - Giá trị sản xuất (giá so sánh): từ 790.439 triệu đồng tăng lên 1.199.148 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 10,5%/năm. - Giá trị tăng thêm (giá so sánh): từ 583.205 triệu đồng tăng lên 936.751 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 12,1%/năm. - Đóng góp của ngành thương mại vào tăng trưởng GDP toàn tỉnh (giá so sánh) từ 9,2% tăng lên 10,3% và của cả giai đoạn (2001 - 2005) là 10,2%. Tỷ trọng GDP của ngành thương mại trong ngành dịch vụ từ 23,43 % tăng lên 26,3%. - Kim ngạch xuất khẩu: từ 42, 33 triệu USD tăng lên 120 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân 29,49%/năm. - Kim ngạch nhập khẩu: từ 50, 2 triệu USD tăng lên 94, 1 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân 23,84%/năm. - Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng: từ 5.318 tỷ đồng tăng lên 8.667 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 10,26%/năm. (Nguồn số liệu: Cục Thống kê Nghệ An) II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN NGHỆ AN 1. Tình hình phát triển thương mại Tính đến năm 2005 ngành thương mại có: - 55.152 cơ sở kinh doanh (2.168 doanh nghiệp, 53.984 hộ cá thể). - 83.690 lao động (5,4% lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân). - Tổng nguồn vốn kinh doanh 2.879, 7 tỷ đồng. 2. Mạng lưới kinh doanh thương mại dịch vụ Tính đến năm 2005 ngành thương mại có: - Hệ thống chợ: có 352 chợ các loại (bình quân 1, 34 xã/chợ). Hiện nay đang được quy hoạch theo Quyết định số 01/2004/QĐ-UB ngày 06/01/2004 của UBND tỉnh Nghệ An. - Cửa hàng kinh doanh thương mại và kho bãi: Có 115 cửa hàng kinh doanh (69 cửa hàng kinh doanh tổng hợp, 46 cửa hàng chuyên doanh), với tổng diện tích xây dựng 58.815 m2, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản 60.561 triệu đồng. (Phụ biểu số 4 HT) - Hệ thống kho bãi: có khoảng 100.000 m2 (hệ thống kho bãi chủ yếu tập trung tại thành phố Vinh, Cửa Lò). - Mạng lưới bán lẻ xăng dầu: có 339 cửa hàng kinh doanh xăng dầu (6 cửa hàng loại II, 22 cửa hàng loại III, 197 cửa hàng loại IV và 114 cửa hàng tạm). Hiện nay đang được quy hoạch theo Quyết định số 79/2005/QĐ-UBND ngày 09/9/2005 của UBND tỉnh Nghệ An . 3. Thực trạng phát triển siêu thị và trung tâm th­ương mại 3.1. Siêu thị: Hiện nay hệ thống siêu thị, mới bắt đầu hình thành tại Nghệ An, chủ yếu là ở vùng trung tâm thành phố Vinh. Tại thị xã Cửa Lò và các thị trấn huyện lỵ của các huyện chưa có loại hình kinh doanh siêu thị. Tình hình phát triển siêu thị tại thành phố Vinh như sau: TÊN SIÊU THỊ Địa điểm Diện tích KD (m2) Loại hình Số lượng, tên hàng 1. Siêu thị Maximark 166 Nguyễn Thái Học 1.350 Tổng hợp Trên 2.000 2. Siêu thị INTIMEX Đường Lê Duẩn 10.000 Tổng hợp Trên 3.000 3. Siêu thị Vạn Xuân Đ. Nguyễn Sĩ Sách 400 Ch.doanh Thủy sản chế biến 4. Siêu thị Hương Giang 41 Đường Trần Phú 350 " Điện gia dụng 5. Nhà sách Thành Vinh 59 Đường Trần Phú 300 " Sách, TB trường học 6. Siêu thị Bình Minh Đường Lê Lợi 300 " Trên 2.000 7. Siêu thị Đồ Gỗ Mỹ nghệ Đ. Nguyễn Trãi 600 " Đồ gỗ mỹ nghệ CC§ 8. TTTM Hòa Bình 11 Quang Trung 600 " Điện máy, điện tử 9.CHĐGMN Quang Triều Đ. Mai Hắc Đế 780 " Đồ gỗ mỹ nghệ CC§ 10. TT Sách Bắc miền Trung 33 Lê Mao 1.000 " Sách, TB giáo dục 11. TT sách và TB giáo dục 65 Lê Hồng Phong 1.000 " Sách, TB giáo dục 12. TT sách và TB giáo dục 9 Quang Trung 700 " Sách, TB giáo dục 13. TT TM Ngã tư chợ Vinh 01 Quang Trung 10.000 Tổng hợp Trên 5.000 tên hàng 14. Siêu thị Đồ gỗ DAFUCO Hà Huy Tập 1.000 Ch.doanh Đồ gỗ các loại 15. Siêu thị Đồ gỗ 164 Đường Trần Phú 1.000 Ch.doanh Đồ gỗ các loại 16. Siêu thị Xe máy Huệ Lộc 208 Phan Đình Phùng 1.200 Ch.doanh Xe máy các loại Theo Quy chế của Bộ Thương mại về siêu thị và trung tâm thương mại chỉ có 2 siêu thị tổng hợp MAXIMARK, INTIMEX và Trung tâm sách Bắc miền Trung đạt tiêu chuẩn siêu thị hạng 3. Các siêu thị khác quy mô và điều kiện kinh doanh chỉ đáp ứng loại hình: cửa hàng tiện lợi. 3.2. Trung tâm thương mại Hiện nay trên địa bàn Nghệ An chưa có cơ sở kinh doanh có quy mô, trình độ tổ chức kinh doanh đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản của một trong ba hạng TTTM của Bộ Thương mại. 3.3. Công tác quản lý siêu thị và trung tâm thương mại trên địa bàn 3.3.1. Quản lý siêu thị: Là loại hình kinh doanh hiện đại mới được hình thành tại Nghệ An trong vài năm gần đây, tuy quy mô đang còn nhỏ bé, chưa tương xứng với tiêu chuẩn của Bộ Thương mại, nhưng về cơ bản, công tác quản lý kinh doanh siêu thị chuyên doanh, hoặc tổng hợp của các thương nhân có nhiều tiến bộ, thể hiện: Ưu điểm: + Cơ sở vật chất kinh doanh đã được xây dựng khá bề thế trên các trục đường chính của thành phố, các gian hàng được bố trí tương đối khoa học, chủng loại hàng hóa khá phong phú, mẫu mã đa dạng, chất lượng đảm bảo, điều kiện kinh doanh thuận lợi. + Đã đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu tiêu dùng về số lượng và chất lượng hàng hóa, dịch vụ cần thiết của khách du lịch, của một bộ phận dân cư có thu nhập cao và của người tiêu dùng bình dân trên địa bàn thành phố Vinh, góp phần thay đổi bộ mặt th­ương mại thành phố văn minh, lịch sự hơn. + Phương thức hoạt động kinh doanh tại các siêu thị đã có sự thay đổi đáng kể, khách hàng tự lựa chọn hàng hóa, thanh toán và kiểm soát giá cả hàng hóa bằng hệ thống máy hiện đại, năng suất lao động tăng lên một cách rõ rệt so với phương thức kinh doanh truyền thống. + Việc tổ chức quản lý, khai thác kinh doanh tại các siêu thị hiện có, nhìn chung đảm bảo hiệu quả, phát triển. Tồn tại: Do thiếu quy hoạch, thiếu sự hướng dẫn, quản lý và chưa có tiêu chuẩn thống nhất… nên các loại hình này phát triển còn mang tính tự phát, cách đặt và gọi tên còn lộn xộn, đã xuất hiện không ít khiếm khuyết trong hoạt động kinh doanh ảnh hưởng tới quyền lợi của khách hàng… + Công tác quy hoạch chưa được quan tâm, chủ yếu các doanh nghiệp tự phát xây dựng hoặc cải tạo lại từ các cửa hàng trên các địa điểm kinh doanh hiện có thuộc phạm vi quản lý. + Sự phân bố các siêu thị theo quy hoạch các khu vực dân cư, chưa hợp lý, chưa mang lại tiện ích thực sự và tiết kiệm thời gian mua sắm cho khách hàng. + Phương thức tổ chức hoạt động, quản lý khai thác siêu thị chủ yếu là do doanh nghiệp, các siêu thị phát triển còn đơn lẻ, chưa kết hợp với nhau thành một hệ thống để hỗ trợ cho nhau phát triển.. + Hầu hết các siêu thị còn bám các trục đường giao thông, không đúng quy định của nhà nước về hành lang đường bộ, không có bãi đậu xe hơi, trong khi đó việc khách hàng mua sắm ở siêu thị bằng xe hơi diễn ra ngày càng phổ biến. Diện tích giữ xe hai bánh của các siêu thị còn nhiều hạn chế so với yêu cầu. Vấn đề trật tự xã hội, an toàn giao thông khu vực quanh siêu thị chư­a được đảm bảo tốt. III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI SIÊU THỊ VÀ TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI. 1. Vị trí, vai trò của Nghệ An trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và vùng Bắc Trung Bộ Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước và vùng Bắc Trung Bộ, Nghệ An (mà hạt nhân là thành phố Vinh) được xác định có những vai trò sau: - Đầu tầu tăng trưởng và giải quyết các nhiệm vụ trọng yếu về phát triển kinh tế - xã hội của Bắc Trung Bộ. - Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực và trọng điểm về khoa học - công nghệ, văn hóa - thể thao và y tế của vùng Bắc Trung Bộ. - Trung tâm công nghiệp lớn của vùng Bắc Trung Bộ, có tầm quan trọng ngày càng lớn trong phát triển công nghiệp cả nước. - Là địa phương có các ngành dịch vụ, thương mại, du lịch phát triển, có vị thế ngày càng lớn trong vùng Bắc Trung Bộ. - Đầu mối giao thông, cửa vào - ra quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ, cả nước và quốc tế. Với vị trí, vai trò nêu trên và trên cơ sở dự báo phát triển cả nước và vùng trong thời kỳ 2020, nhiệm vụ của cả nước và vùng Bắc Trung Bộ đặt ra cho Nghệ An là: 1.1. Tăng trưởng nhanh hơn Để thực hiện được những chức năng kể trên đối với cả nước, vùng Bắc Trung Bộ và nhanh chóng thu hẹp khoảng cách phát triển với cả nước, Nghệ An cần đạt một số chỉ tiêu sau: - Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm phải đạt ít nhất 12% trong giai đoạn 2006 - 2010 và xấp xỉ mức này trong giai đoạn 10 năm tiếp theo. - Thu hút được nhiều lao động vào các ngành công nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp phải đạt khoảng 32 - 33% vào năm 2010 và khoảng 50 - 51% vào năm 2020. - Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm phải đạt khoảng 18 - 20% trong giai đoạn quy hoạch. 1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn diện, sâu sắc Để có đóng góp lớn cho tăng trưởng và chuyển dịch kinh tế của vùng, Nghệ An phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mình một cách toàn diện, sâu sắc nhằm khai thác với hiệu quả cao nhất các tiềm năng tăng trưởng và nâng cao chất lượng tăng trưởng của các ngành. Tỷ trọng hai ngành dịch vụ và công nghiệp của tỉnh cần chiếm khoảng 75 - 76% tổng sản phẩm vào năm 2010 và 85 - 86% vào năm 2020. 1.3. Đô thị hóa nhanh hơn. Theo định hướng phát triển đô thị quốc gia đến năm 2020 khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các điểm đô thị kiểu thị trấn, thị tứ sẽ được hình thành làm hạt nhân để chuyển một bộ phận đáng kể nông dân thành thị dân và góp phần hiện đại hóa khu vực nông thôn. Định hướng này cùng với việc thành phố Vinh đã được Nhà nước quyết định nâng cấp lên loại I trước năm 2020, đặt ra yêu cầu cho tỉnh Nghệ An phải tiến hành đô thị hóa với tốc độ nhanh hơn nhiều trong những năm tới. Hơn nữa, yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đi liền với nó là chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp, hiện đại trong thời kỳ đến năm 2020 đòi hỏi tỉnh phải tăng nhanh dân số phi nông nghiệp, phát triển các đô thị mới, các thị tứ, các trung tâm thương mại, du lịch trong tỉnh. Dự kiến tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh cần đạt khoảng 16 - 17% năm 2010 và 36 - 37% vào năm 2020. 2. Những xu hướng ảnh hưởng tích cực đến phát triển siêu thị - TTTM. - Thể chế thị trường định hướng XHCN từng bước được hoàn chỉnh và do đó ngày càng phát huy khả năng tự điều chỉnh của thị trường kết hợp với sự điều tiết vĩ mô hợp lý của Nhà nước (từ trực tiếp sang gián tiếp, thông qua các công cụ tài chính, ngân hàng, đầu tư, mua sắm của Chính phủ, dự trữ quốc gia..), làm cho thị trường trở thành tín hiệu tin cậy, có tác dụng định hướng và quyết định sự phát triển sản xuất và tiêu dùng. - Kinh tế phát triển, thu nhập của người dân từng bước được cải thiện và nâng cao là cơ sở kinh tế để phát triển thương mại nội địa. Tỷ lệ tiêu dùng so với GDP của Việt Nam thuộc loại cao so với các nước trong khu vực (trên 70%) trong khi của Singapore là 55,9%, Malaysia là 58,2% và Thái Lan là 67,7%... Trong giai đoạn 2001 - 2005, tốc độ tiêu dùng tăng cao nhiều lần so với tốc độ tăng dân số (7,7% so với 1,4%) chứng tỏ tiêu dùng bình quân đầu người và mức sống dân cư đã được nâng lên đáng kể. - Xu hướng tiêu dùng chuyển dịch từ nhu cầu “ăn no, mặc ấm” sang nhu cầu “ăn ngon, mặc đẹp” làm cho chất lượng “cầu” cần được nâng lên. Nếu như những năm trước đây, các mặt hàng điều hòa, xe máy, xe hơi, tủ lạnh, máy giặt, các bộ nghe nhìn,.. được xem là đồ dùng cao cấp, đắt tiền thậm chí có ý nghĩa “dự trữ tài sản”, thì nay đã được phổ cập ở thành thị và lan truyền sang cả khu vực nông thôn. Xu hướng mua sắm hàng giá trị cao, chạy theo các “mode” mới đang xuất hiện ở giới trẻ thành phố đã bắt đầu theo kịp xu hướng tiêu dùng của khu vực. - Cơ cấu dân số trẻ, năng động và có học vấn cao với thói quen thích mua sắm hàng hóa ở siêu thị, trung tâm thương mại và cửa hàng tiện lợi là một ưu thế để phát triển hệ thống phân phối hiện đại. Hiện có 57% dân số có độ tuổi dưới 30 và sau 15 năm tỉ lệ này khoảng 50%. - Nhờ kết quả của công cuộc đổi mới và quá trình tự vươn lên của mình, một số doanh nghiệp Việt Nam bước đầu đã tạo lập được chỗ đứng trên thị trường và đang tiếp tục đi trên con đường chuyên nghiệp hóa trong lĩnh vực phân phối. - Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, theo đó sẽ mở cửa thị trường đối với dịch vụ phân phối, cho phép các doanh nghiệp nước ngoài vào hoạt động. Bên cạnh các “chuỗi” siêu thị bán buôn METRO, CASH&CARRY, Siêu thị bán lẻ Big C, Trung tâm mua sắm hàng hiệu Parkson, các hệ thống bán lẻ của Unilever, P&G… sẽ có thêm tên tuổi của nhiều nhà phân phối nước ngoài lớn khác. Với sự xuất hiện các mô hình phân phối tiên tiến này, khả năng tiếp cận với công nghệ mới, phương thức mới trong phân phối và quản lý phân phối, khả năng chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác với nhà phân phối hiện đại sẽ ngày một gia tăng. Đây cũng là nhân tố góp phần làm thay đổi bộ mặt bên ngoài và cấu trúc bên trong của thương mại nội địa. - Sau khi dự án đường sắt và đường bộ cao tốc Bắc - Nam được hoàn thành, Nghệ An sẽ không còn xa cực tăng trưởng của cả nước, có điều kiện và cơ hội để thu hút mạnh hơn luồng vốn đầu tư từ nước ngoài. IV. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG QUY HOẠCH SIÊU THỊ VÀ TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI 1. Các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương: - Kết luận số 20-KL/TW ngày 02/6/2003 của Bộ Chính trị về kết quả sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XV một số chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An đến năm 2005 và 2010. - Quyết định số 147/2005/QĐ-TTg ngày 15/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế xã hội miền Tây Nghệ An đến năm 2010. - Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 30/9/ 2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển thành phố Vinh thành trung tâm kinh tế - văn hóa vùng Bắc Trung Bộ. - Quyết định số 311/QĐ-TTg ngày 20/3/ 2003 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức thị trường trong nước. - Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24/09/2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc ban hành Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại. 2. Những phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế của Nghệ An đến năm 2020: 2.1. Những phương hướng, mục tiêu: - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI. - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Nghệ An đến năm 2020 và các quy hoạch phát triển các ngành: Thương mại, Du lịch, Công nghiệp, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông Vận tải, Bưu chính Viễn thông… đến năm 2020. - Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tỉnh Nghệ An đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010). - Quy hoạch phát triển mạng lưới đô thị Nghệ An đến năm 2010 có tính đến năm 2020 và Quy hoạch phát triển mở rộng thành phố Vinh giai đoạn 2010-2020. - Quy hoạch điều chỉnh kinh tế - xã hội miền núi tỉnh Nghệ An đến 2010 có tính đến 2020. - Quy hoạch xây dựng các thị xã: Hoàng Mai, Thái Hòa, Con Cuông - Quy hoạch phát triển xây dựng các khu công nghiệp: Bắc Vinh, Cửa Lò, Nghĩa Đàn, Hoàng Mai, Nam Cấm, Nghi Hoa, Hưng Tây. - Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp nhỏ tỉnh Nghệ An đến năm 2020. 2.2. Các mục tiêu phát triển kinh tế đến 2020 Mục tiêu kinh tế: - GDP/người tính theo USD (giá hiện hành) đạt khoảng 850 USD vào năm 2010 và trên 3.100USD vào năm 2020. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt bình quân hàng năm khoảng 12%/năm trong cả giai đoạn 2007 - 2020, trong đó khu vực nông - lâm - thủy sản tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 5 - 5,5%; công nghiệp - xây dựng khoảng 15 - 15,5%, dịch vụ khoảng 12,0 - 12,5% trong cả giai đoạn 2007- 2020. - Cơ cấu kinh tế được hình thành theo hướng tăng các ngành phi nông nghiệp, đặc biệt khu vực dịch vụ tăng trưởng nhanh hơn hẳn trong giai đoạn sau 2010. Năm 2010, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP đạt 39%, dịch vụ 37% và nông - lâm - thủy sản khoảng 24%. Năm 2020 tỷ trọng các ngành tương ứng là 45 - 45,5%; 40,5 - 41%; và 14 - 14,5%. - Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 khoảng 350 - 400 triệu USD, năm 2020 khoảng 1.900 triệu USD. Đảm bảo tốc độ tăng xuất khẩu bình quân hàng năm khoảng 20 - 21% trong cả thời kỳ 2006 - 2020. Độ mở của nền kinh tế (kim ngạch xuất khẩu /GDP) cải thiện đáng kể, đạt 17 - 18% năm 2020. - Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân hàng năm khoảng 24 - 25% trong cả thời kỳ 2006 - 2020, năm 2010 đạt khoảng 5.000 tỷ đồng, chiếm 11,5% GDP và đến năm 2020 đạt khoảng 47.400 tỷ đồng, chiếm 18,4%GDP. Mục tiêu xã hội: - Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm trong cả giai đoạn 2006-2020 là 0,97%/năm. Bình quân hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 30 - 31 ngàn lao động trong giai đoạn 2007 - 2010 và khoảng 22 - 23 ngàn lao động từ 2010 - 2020. Đảm bảo khoảng 90% lao động trong độ tuổi có việc làm vào năm 2010 và nâng tỷ lệ này lên 94 - 95% vào năm 2020. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 40% năm 2010 (đào tạo nghề chiếm 25 - 27%) và 60 - 65% năm 2020. - Xoá căn bản hộ đói. Tỷ lệ nghèo theo chuẩn mới giảm còn khoảng 15% vào năm 2010 và 5% năm 2020. Thu hẹp mức độ chênh lệch giữa các vùng, các tầng lớp dân cư trong việc thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản. - Tỷ lệ đô thị hóa lên 15 - 16% vào năm 2010 và 32 - 33% vào năm 2020. - Đảm bảo an toàn xã hội và quốc phòng. Mục tiêu khác: - Đảm bảo môi trường sinh thái xanh sạch đẹp và bền vững cho cả khu vực đô thị và nông thôn trên toàn tỉnh. Phần thứ hai QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SIÊU THỊ VÀ TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2007 - 2015, CÓ TÍNH ĐẾN NĂM 2020 I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI SIÊU THỊ VÀ TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI. 1. Quan điểm phát triển: - Quan điểm tổng thể: Phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại được đặt trong tổng thể sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, các ngành kinh tế dịch vụ khác nói riêng của Nghệ An và cả nước; gắn với việc mở rộng thị trường tới các tỉnh lân cận vùng Bắc Trung Bộ, các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; hội nhập với thị trường khu vực và quốc tế, đặc biệt là với thị trường CHDCND Lào và Thái Lan. - Quan điểm lợi thế so sánh: Lấy các lợi thế so sánh hoạt động thương mại dịch vụ của các vùng, địa phương trong tỉnh làm căn cứ, tạo ra sự ưu tiên để phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại. - Quan điểm xã hội hóa: Phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại trên cơ sở đa dạng hóa các hình thức đầu tư và thu hút mọi thành phần kinh tế trong xã hội cùng tham gia. - Quan điểm hiệu quả: Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội là tiêu chuẩn cơ bản để lựa chọn phương án đầu tư, quy mô và loại hình phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại. - Quan điểm ưu tiên: Phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại nhanh hơn tại thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, các đô thị trung tâm vùng, khu kinh tế và khu công nghiệp tập trung. Đảm bảo khai thác tối đa các cơ sở vật chất hiện có, kết hợp với việc cải tạo nâng cấp và xây dựng mới, nâng cao tối đa hiệu quả đầu tư và kinh doanh, bảo vệ môi trường sinh thái. 2. Mục tiêu quy hoạch 2.1. Mục tiêu tổng quát: Quy hoạch phát triển mạng l­ưới siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh nhằm hoàn thiện hệ thống hạ tầng thương mại, theo hướng hiện đại; xây dựng hình thức phân phối mới đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng hóa của nhân dân, phục vụ và kích thích sản xuất phát triển; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo cơ hội để các địa phương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. 2.2. Mục tiêu cụ thể: - Xây dựng mới trên địa bàn Nghệ An 28 TTTM (hạng I: 01 trung tâm; hạng II: 02 trung tâm; hạng III: 25 trung tâm). - Cải tạo nâng cấp và xây dựng mới 93 siêu thị độc lập hạng III. - Hệ thống siêu thị, TTTM chiếm 55 - 60% tổng mức LCHHBL,75 -80% tổng mức LCHH BB toàn xã hội. II. NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG ĐỂ HÌNH THÀNH SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI ĐẾN NĂM 2020 1. Phát triển đô thị. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đã và sẽ dẫn tới quá trình phát triển các khu vực tập trung dân cư, hình thành những khu đô thị với quy mô ngày càng lớn, tập trung ở thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, các huyện lỵ, thị trấn, các khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp nhỏ được gắn liền với các trục đường giao thông thủy, bộ liên vùng đi qua đô thị. 1.1. Hệ thống cấp loại đô thị của tỉnh. 1.1.1. Đô thị trung tâm cấp quốc gia: Phát triển thành phố Vinh thành đô thị loại I, là trung tâm kinh tế - văn hóa vùng Bắc Trung Bộ, giữ vai trò là cực tăng trưởng chủ đạo, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Nghệ An và của cả vùng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 1.1.2. Đô thị trung tâm cấp tỉnh: Là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, du lịch - dịch vụ, đào tạo, nghiên cứu khoa học thuộc tỉnh quản lý. Loại đô thị này gồm có các thị xã: Cửa Lò, Hoàng Mai, Thái Hoà, Con Cuông. Hình thành một số thị xã quy mô vừa, được bố trí ở địa điểm thích hợp, giữ vai trò là các đô thị trung tâm và là điểm tựa phát triển cho một cụm huyện. 1.1.3. Đô thị trung tâm cấp huyện và trung tâm cụm các khu dân cư nông thôn. Là trung tâm kinh tế, dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của các huyện. Là đô thị vệ tinh làm điểm tựa phát triển kinh tế của các cụm khu dân cư nông thôn, giữ vai trò thúc đẩy quá trình đô thị hóa nông thôn và tăng trưởng để phát triển các đô thị lớn. 1.1.4. Các đô thị mới Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trên địa bàn một số vùng có điều kiện sẽ hình thành những đô thị và khu công nghiệp mới, giữ vai trò là những hạt nhân thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng. Tùy theo vị trí và trình độ phát triển từng bước xây dựng các đô thị mới đó trở thành các đô thị trung tâm chuyên ngành của tỉnh, huyện. 1.2. Không gian hệ thống đô thị trên các vùng lãnh thổ: Dự báo dân số đô thị đạt khoảng 540, 8 nghìn người vào năm 2010 (chiếm 17% dân số toàn tỉnh) và tăng lên 876, 6 nghìn người vào năm 2015 (chiếm 26% dân số toàn tỉnh), và 1.295 nghìn người năm 2020 (chiếm 37% dân số toàn tỉnh) (phụ lục…). Trên cơ sở về điều kiện tự nhiên, tiềm năng kinh tế - xã hội và tập quán sản xuất. Theo quy hoạch hệ thống đô thị, dự kiến phân hai vùng lãnh thổ chủ yếu là vùng đồng bằng ven biển và vùng miền núi (gồm hai tiểu vùng). 1.2.1. Vùng đồng bằng ven biển: Bao gồm 7 huyện Quỳnh lưu, Diễn Châu, Yên Thành, Đô Lương, Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên và 02 đô thị: thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò. Diện tích tự nhiên 274.228 ha, chiếm 16,6% đất tự nhiên toàn tỉnh. Dân số 1.912.436 người, chiếm 63,1% dân số toàn tỉnh. Trong vùng hiện có 10 đô thị gồm: 01 đô thị loại II (thành phố Vinh), 01 thị xã và 08 thị trấn (07 thị trấn huyện lỵ và 01 thị trấn vùng là Hoàng Mai). Dân số khu vực đô thị 268.118 người, chiếm 82,9% dân số đô thị toàn tỉnh. Đây là vùng kinh tế tương đối phát triển và có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng như: giao thông, thủy lợi, điện, mạng lưới bưu chính viễn thông v.v… Định hướng đô thị hóa đối với vùng này: - Thành phố Vinh: sẽ là đô thị trung tâm cấp quốc gia (đô thị loại I), trung tâm kinh tế - văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ, được quy hoạch thành chùm đô thị vùng Vinh, có bán kính ảnh hưởng từ 20 - 25 km, trong đó thành phố Vinh hiện nay là đô thị hạt nhân. Quy hoạch mở rộng quy mô theo hướng Bắc và Đông Bắc nối liền thị xã Cửa Lò nhằm tạo chuỗi đô thị công nghiệp, dịch vụ thương mại và du lịch; mở rộng về hướng Tây theo đường tránh Vinh; hình thành đô thị ven bờ hạ lưu sông Lam. Quy mô dân số thành phố Vinh tới năm 2020 khoảng 65 vạn người. - Các đô thị vệ tinh thành phố Vinh là: Phía Bắc là khu kinh tế Đông Nam Nghệ An, có quy mô dân số tới năm 2020 khoảng 16 - 17 vạn người; phía Tây là cụm đô thị Nam Đàn - Hưng Nguyên có quy mô dân số tới năm 2020 khoảng 2,5 - 3 vạn người. - Thị xã Hoàng Mai: là đô thị mới và trung tâm của vùng trọng điểm phát triển công nghiệp, được quy hoạch có quy mô dân số tới năm 2020 là 16 vạn người, giữ chức năng là trung tâm kinh tế công nghiệp, dịch vụ, du lịch của vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ. - Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, phát triển và mở rộng quy mô đô thị như: Đô Lương, Diễn Châu, Cầu Giát, Nghi Lộc và xây dựng một số thị trấn, thị tứ. - Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An: Được xây dựng trên cơ sở quy hoạch 16 xã của 2 huyện Nghi Lộc, Diễn Châu và 2 phường của thị xã Cửa Lò. Đến năm 2020 vùng đồng bằng ven biển sẽ có 01 đô thị loại I (thành phố Vinh), 01 thị xã (Hoàng Mai), 07 thị trấn huyện lỵ, 07 thị trấn tiểu vùng (Tuần, Sơn Hải, Yên Lý, Diễn An, Thịnh Sơn, Giang Sơn, Nam Trung), 26 thị tứ và một số khu đô thị nằm trong khu kinh tế Đông Nam Nghệ An. Dân số đô thị của vùng đến năm 2020 khoảng 950 - 970 nghìn người, chiếm trên 75% dân số đô thị toàn tỉnh. 1.2.2. Vùng miền núi: (bao gồm 10 huyện thuộc hai tiểu vùng Tây Bắc và Tây Nam) Vùng miền núi Tây Bắc. Bao gồm 5 huyện: Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn và Tân Kỳ, có diện tích tự nhiên 537.420 ha chiếm 32,6% diện tích toàn tỉnh; dân số 564.131 người chiếm 18,6% dân số toàn tỉnh. Trong vùng hiện có 05 đô thị là thị trấn huyện lỵ. Vùng này chủ yếu phát triển các đô thị nhỏ và vừa thuộc 3 cấp: tỉnh, huyện và khu vực được bố trí gắn với các trục giao thông, các vùng khai thác khoáng sản hoặc vùng chuyên canh và trồng cây công nghiệp. Theo định hướng đô thị hóa: đến năm 2020 có 01 đô thị cấp III (thị xã Thái Hoà), 05 thị trấn huyện lỵ, 01 thị trấn tiểu vùng (3/2 Quỳ Hợp), 18 thị tứ (đa số nằm dọc theo đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 48); dân số đô thị đến năm 2020 là 154 nghìn người, chiếm 11,8% dân số đô thị toàn tỉnh. Trong đó thị xã Thái Hoà là đô thị trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội của vùng, được quy hoạch trên cơ sở hạt nhân là thị trấn Thái Hoà, mở rộng thêm về phía Tây và Tây Bắc, dọc hai bên bờ sông Hiếu và phía Nam. Diện tích đến năm 2010 khoảng 1.900 ha và dân số 38, 8 nghìn người, đến năm 2020 khoảng 59 nghìn người. Vùng miền núi Tây Nam Bao gồm 5 huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn và Thanh Chương, có diện tích tự nhiên 837.081 ha chiếm 50% so với toàn tỉnh; dân số 554.354 người chiếm 18,3% toàn tỉnh. Trong vùng hiện có 05 đô thị là thị trấn huyện lỵ. Đây là vùng có địa hình phức tạp, quỹ đất chưa sử dụng khá lớn. Lợi thế của vùng là có tuyến Quốc lộ 7 và tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua. Có 02 cửa khẩu qua nước bạn Lào, được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới (cửa khẩu Nậm Cắn - Kỳ Sơn và Thanh Thủy - Thanh Chương); đã và sẽ xây dựng các nhà máy thủy điện: Bản Vẽ (Tương Dương) công suất 320 MW, Khe Bố công suất 98 MW. Theo định hướng đô thị hóa: đến năm 2020 có 01 đô thị cấp III (thị xã Con Cuông) và 05 thị trấn huyện lỵ, 05 thị trấn tiểu vùng (Thanh Thủy, Chợ Rộ, Chợ Cồn, Cây Chanh), 27 thị tứ; các thị trấn và thị tứ được bố trí chủ yếu dọc đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 46 và Quốc lộ 7. Dân số đô thị đến năm 2020 là 171 nghìn người, chiếm 13,2% dân số đô thị toàn tỉnh. Trong đó thị xã Con Cuông là đô thị trung tâm vùng. 2. Xây dựng khu kinh tế, các khu công nghiệp, khu công nghiệp nhỏ và làng nghề 2.1. Khu kinh tế: Đến năm 2020 khu kinh tế Đông Nam Nghệ An sẽ được hình thành với diện tích tự nhiên là 18.842,49 ha, bằng 1,1% diện tích tự nhiên của tỉnh. 2.2. Các khu công nghiệp: Đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Nghệ An sẽ có 10 khu công nghiệp tập trung, bao gồm 05 khu đã được hình thành trong giai đoạn 2007 - 2010 là: Bắc Vinh, Nam Cấm, Cửa Lò, Hoàng Mai và Phủ Quỳ, giai đoạn 2010 - 2020 sẽ xây dựng thêm 05 khu công nghiệp: Hưng Tây, Nghi Hoa, Đô Lương, Anh Sơn và Thanh Chương. 2.3. Khu công nghiệp nhỏ và làng nghề: - Trong giai đoạn 2007 - 2020, mỗi huyện có ít nhất từ 01 - 02 khu công nghiệp nhỏ, tổng các khu công nghiệp nhỏ sẽ được xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An là 34 khu. - Đến năm 2020 sẽ có 1.000 làng có nghề TTCN, trong đó làng nghề được công nhận khoảng 500 làng. 3. Gia tăng dân số và nguồn nhân lực.( Biểu 6 DB) Dân số Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 - 2010 là 0,97%, dự báo giai đoạn 2011 - 2020 là 0,96% đến năm 2010 dân số toàn tỉnh khoảng 3.181.000 người, năm 2020 khoảng 3.500.000 người. Dân số thành thị đến năm 2010: khoảng 540.800 người (tỷ trọng 17,0%) và năm 2020: khoảng 1.295.000 người (tỷ trọng 37%). Dân số trong độ tuổi lao động dự kiến tăng bình quân 2,07%/năm giai đoạn 2006 - 2010 và 1,27%/năm giai đoạn 2011 - 2020 (phụ lục 10). Cơ cấu dân số theo giới tính vào năm 2010 và 2020 dự kiến không thay đổi nhiều so với năm 2005. Cơ cấu dân số theo độ tuổi sẽ có sự thay đổi theo hướng tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi giảm dần trong khi tỷ trọng nhóm dân cư từ 15 tuổi đến 60 tuổi tăng lên. Nguồn nhân lực Dự kiến số người trong độ tuổi lao động của Nghệ An đến năm 2010 có khoảng 1.933.600 người và năm 2020 có khoảng 2.211.000 người, đáp ứng đủ yêu cầu phát triển của tỉnh. Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động làm việc trong các ngành KTQD của tỉnh sẽ thay đổi. Lao động trong các ngành dịch vụ sẽ tăng từ 12,3% năm 2005 lên 16,9% năm 2010 và 23,8% năm 2020. Lao động ngành công nghiệp - xây dựng tiếp tục tăng nhanh; tỷ trọng lao động ngành này trong tổng lao động làm việc dự kiến tăng từ 8,15% năm 2005 lên 18,3% năm 2010 và gần 27% năm 2020. Tỷ lệ lao động nông - lâm nghiệp - thủy sản sẽ giảm mạnh từ 79,6% năm 2005 xuống 68% năm 2010 và 49% năm 2020. Trình độ thể lực và trí lực của nguồn nhân lực sẽ có những bước tiến lớn. Dự kiến tỷ lệ lao động qua đào tạo sẽ đạt trên 40% vào năm 2010 và trên 70% vào năm 2020. 4. Sự phát triển của ngành thương mại . - Tổng mức LCHHBL trên địa bàn tỉnh đạt 18.000 tỷ đồng vào năm 2010 và 65.000 tỷ đồng vào năm 2020 (trong đó qua các siêu thị và TTTM theo các năm tương ứng sẽ là 2.700 - 3.000 tỷ đồng và 50.000 - 55.000 tỷ đồng), tăng bình quân 15,7%/năm giai đoạn 2007 - 2010 và 19,2%/năm giai đoạn 2011 - 2020. - GTSX thương mại (tính theo giá so sánh 1994) đạt gần 3.200 tỷ đồng vào năm 2010 và 11.500 tỷ đồng vào năm 2020, tăng bình quân 15,7% giai đoạn 2007 - 2010 và 13,2% giai đoạn 2011 - 2020. - GTGT ngành thương mại (tính theo giá so sánh 1994) đạt gần 2.160 tỷ đồng vào năm 2010 và 8.000 tỷ đồng vào năm 2020, tăng bình quân 19,4%/năm giai đoạn 2007 - 2010 và 14,0%/năm giai đoạn 2011 - 2020. - Kim ngạch xuất khẩu đạt 350 - 400 triệu USD vào năm 2010 và 1.900 triệu USD năm 2020, tăng bình quân 23,9%/năm giai đoạn 2007 - 2010 và 18,4%/năm giai đoạn 2011 - 2020. - Kim ngạch nhập khẩu đạt 350 triệu USD vào năm 2010 và 1.800 triệu USD năm 2020, tăng bình quân 30,0%/năm giai đoạn 2006 - 2010 (cao hơn nhiều so với mức bình quân dự kiến của cả nước là 14,7%) và 17,8%/năm giai đoạn 2010 - 2020. (Biểu 8 DB) - Đến năm 2020 số thư­ơng nhân hoạt động tại các chợ, cửa hàng, trung tâm thương mại và siêu thị sẽ có khoảng 70.000 cơ sở, tăng gần 30.000 cơ sở so với năm 2005, bình quân tăng 1.800 - 2.000 cơ sở /năm. Trong đó: lực lượng thương nhân hoạt động tại siêu thị và TTTM chiếm từ 15 - 20%. 5. Năng lực sản xuất hàng hóa của tỉnh Nghệ An. Căn cứ tốc độ tăng trưởng sản xuất giai đoạn 2001 - 2005 và các nhân tố tác động tích cực, dự kiến giá trị sản xuất đến năm 2020 (giá 1994) so với năm 2005 sẽ đạt từ 134.007,4 - 156.395, 7 tỷ đồng, tăng gấp 4,6 - 5, 3 lần. Trong đó: + Ngành công nghiệp xây dựng: 101.222,0 - 118.166, 4 tỷ đồng tăng 5,3 - 6, 2 lần; + Ngành nông lâm thủy sản: 10.979,9 - 11.393, 9 tỷ đồng tăng gấp 2,2 - 2, 3 lần; + Ngành dịch vụ: 21.805,5 - 26.835, 4 tỷ đồng tăng gấp 4,1 - 5, 1 lần. (Nguồn: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An) III. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI SIÊU THỊ VÀ TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI GIAI ĐOẠN 2007 - 2015 CÓ TÍNH ĐẾN 2020. 1. Quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại: 1.1. Quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị: 1.1.1. Tính ưu việt của siêu thị so với các loại hình kinh doanh khác So với các loại hình kinh doanh khác, siêu thị có những đặc tính sau đây: - Hàng hóa kinh doanh trong siêu thị rất đa dạng, phong phú, đảm bảo chất lượng, giá cả được niêm yết rõ ràng. Trong một siêu thị có rất nhiều khu vực kinh doanh khác nhau như khu vực kinh doanh hàng điện tử, khu vực hàng điện lạnh, khu vực hàng thực phẩm công nghệ, khu vực hàng vải sợi may mặc v.v… với rất nhiều chủng loại hàng hóa. Một lần vào siêu thị, có thể mua sắm được nhiều loại hàng hóa từ những hàng hóa sử dụng trong ngày, hàng hóa sử dụng dài ngày và các loại hàng hóa cao cấp nên tiết kiệm thời gian mua sắm cho người tiêu dùng. Hàng hóa tại siêu thị được kiểm tra kỹ lưỡng, do vậy người tiêu dùng không sợ mua phải hàng giả, hàng kém phẩm chất. Trong siêu thị có thể có những khu vực dành cho các nhà sản xuất giới thiệu, bán sản phẩm của mình với chất lượng tốt. - Phương pháp bán hàng trong siêu thị chủ yếu là phương pháp bán hàng tự chọn, ngoài ra có thể có một số gian hàng bán theo phương pháp truyền thống. Bán hàng theo phương pháp tự chọn thể hiện trình độ văn minh thương mại cao, khách hàng có thể tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa để xem xét, đánh giá chất lượng, mẫu mã hàng. Đối với một số mặt hàng đắt tiền có hàm lượng chất xám cao, kỹ thuật hiện đại, cần có người hướng dẫn sử dụng như tivi, tủ lạnh, máy vi tính v.v.. phân khu riêng và bán hàng theo phương pháp truyền thống. Trong siêu thị, hình thức bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn, ngoài ra có thể kết hợp bán buôn nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng và kinh doanh khác. - Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của các siêu thị tương đối hiện đại, trình độ và công nghệ quản lý siêu thị rất cao. Khác với chợ và các cửa hàng, cửa hiệu, ki ốt… siêu thị được đầu tư xây dựng kiên cố và có trang thiết bị hiện đại. Hệ thống kho chứa hàng, phương tiện vận chuyển hàng hóa được chú trọng nhằm phục vụ thuận lợi cho quá trình kinh doanh. Hệ thống tính tiền, bảo vệ và quan sát trong siêu thị được trang bị tương đối đầy đủ để đảm bảo an toàn hàng hóa. - Hệ thống dịch vụ trong các siêu thị tương đối hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Trong các siêu thị lớn, không chỉ có khu vực bán hàng hóa mà còn có các khu vui chơi giải trí, ăn uống và phục vụ các dịch vụ: đổi tiền, bưu chính viễn thông, bãi đỗ xe… 1.1.2. Điều kiện để lựa chọn, bố trí địa điểm quy hoạch siêu thị độc lập (siêu thị nằm ngoài trung tâm thương mại). + Vị trí, địa điểm xây dựng siêu thị phải thuận lợi cho quá trình mua sắm và vận chuyển hàng hóa. Để thu hút khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh, các siêu thị phải được xây dựng ở những vị trí thuận lợi như nằm trên trục phố chính, mật độ người qua lại cao và gần các ngã ba, ngã tư trong thành phố. Tuy nhiên, việc xây dựng các siêu thị phải tính đến các yếu tố an toàn giao thông, không ảnh hưởng đến trật tự mỹ quan đô thị. Khu đất để xây dựng siêu thị phải đủ lớn để có thể dành diện tích làm bãi xe cho khách thuận lợi. + Quy mô của siêu thị phải phù hợp với nhu cầu mua sắm của dân cư trong khu vực phục vụ và khách vãng lai. Bên cạnh loại hình siêu thị còn có hệ thống chợ, cửa hàng, cửa hiệu tại các đường phố chuyên doanh thương mại, khi tính toán quy mô của siêu thị cần phải tính đến nhu cầu mua sắm hàng hóa của các đối tượng dân cư. Trong những năm tới, đối tượng mua hàng thường xuyên tại siêu thị là những người có thu nhập khá trở lên, những người có thu nhập thấp thường mua sắm hàng hóa tại chợ, cửa hàng… ở những vị trí thuận tiện gần cơ quan, công sở và khu vực nhà ở… + Bố trí các gian hàng và các diện tích trong siêu thị phải hợp lý, khoa học, thuận tiện cho việc mua sắm và vận chuyển hàng hóa. Trong siêu thị có nhiều gian bán hàng với các hình thức khác nhau, cần phải bố trí các gian hàng dựa trên tính chất thương phẩm hàng hóa và các mối quan hệ trong tiêu dùng. Việc bố trí các gian hàng phải hợp lý, hệ số sử dụng diện tích từ 40 - 45%. Ngoài diện tích xây dựng các công trình chính, phải có diện tích phụ trợ như bãi đỗ xe, đường đi, cây xanh, v.v… 1.2. Quy hoạch mạng lưới trung tâm thương mại: 1.2.1.Điều kiện lựa chọn, bố trí địa điểm quy hoạch trung tâm thương mại - Đảm bảo đúng định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KTXH của tỉnh, quy hoạch phát triển kinh tế từng ngành và quy hoạch phát triển từng vùng, địa phương trong tỉnh Nghệ An. - Đảm bảo có cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh; ở vị trí gần trung tâm các vùng kinh tế động lực của tỉnh; các đầu mối giao thông Quốc lộ, tỉnh lộ. - Đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của chính các TTTM, đồng thời phát huy chức năng là hạt nhân phát triển thị trường, phát triển kinh tế của vùng và từng địa phương. - Đảm bảo thuận lợi cho các hoạt động giao dịch thương mại có điều kiện mở rộng và phát triển: xuất nhập khẩu, hội nhập với bên ngoài, mở các văn phòng đại diện trong và ngoài nước. Với các điều kiện trên, hệ thống TTTM của Nghệ An sẽ được hình thành trên các tuyến giao thông chính Quốc lộ, tỉnh lộ, trục kinh tế và các vùng động lực kinh tế của tỉnh như sau: + Vinh - Thanh Chương (Quốc lộ 46); + Diễn Châu - Nậm Cắn (Quốc lộ 7); + Diễn Châu - Thông Thụ (Quốc lộ 48); + Vinh - Hoàng Mai (Quốc lộ 1A); + Đường Hồ Chí Minh; + Châu Thôn - Tân Xuân. 2. Phân vùng và lộ trình đầu tư phát triển siêu thị, TTTM 2.1. Phân vùng quy hoạch Vùng IV: thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và các huyện vùng đồng bằng ven biển: a) Trung tâm thương mại: 14 trung tâm. Trong đó: + 01 TTTM hạng I; + 02 TTTM hạng II; + 11 TTTM hạng III. b) Siêu thị độc lập: 56 siêu thị. - Phân theo tiêu chuẩn: + Hạng II: 2 siêu thị; + Hạng III: 54 siêu thị. - Phân theo loại hình kinh doanh: + Tổng hợp: 46 siêu thị; + Chuyên doanh: 10 siêu thị. Vùng II: Các huyện vùng miền núi: a) Trung tâm thương mại: 14 trung tâm. Trong đó: + 14 TTTM hạng III. b) Siêu thị độc lập: 36 Siêu thị hạng III. - Phân theo loại hình kinh doanh: + Tổng hợp: 35 siêu thị; + Chuyên doanh: 01 siêu thị. 2.2. Lộ trình đầu tư xây dựng TTTM và ST từ năm 2007 đến hết năm 2020 (Biểu 9 QHB) 2.2.1. Giai đoạn từ năm 2007 đến hết năm 2010 Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa đột phá, thực hiện những bước chuyển lớn. Tạo điều kiện để hệ thống TTTM và ST trở thành hiện thực, thị trường nội địa tự đổi mới, góp phần thúc đẩy tiêu dùng và sản xuất phát triển. - Đến năm 2010, mức lưu chuyển hàng hóa qua TTTM và ST đạt tỷ trọng khoảng 10 - 15% trong tổng mức LCHHBL xã hội và 60 - 65% tổng mức LCHHBB. 2.2.1.1. Nhiệm vụ giai đoạn này là: - Trên cơ sở quy hoạch tổng thể, UBND cấp huyện phải quy hoạch chi tiết và thực hiện việc cắm mốc dành quỹ đất để phát triển TTTM và ST. - Dự kiến xây dựng các siêu thị, TTTM như sau: Vùng I: a) Số lượng TTTM dự kiến sẽ xây dựng: 03 trung tâm. - TTTM Vinh thành phố Vinh. - TTTM Nghi Hương thị xã Cửa Lò. - TTTM thị trấn Đô Lương huyện Đô Lương. b) Số lượng siêu thị độc lập: 15 siêu thị - Phân theo loại hình kinh doanh: + Tổng hợp: 07 siêu thị; + Chuyên doanh: 09 siêu thị. Vùng II: a) Số lượng TTTM dự kiến sẽ xây dựng: 01 trung tâm. - TTTM thị trấn Thái Hoà huyện Nghĩa Đàn. b) Số lượng siêu thị độc lập: Chưa xây dựng các siêu thị 2.2.1.2. Dự kiến tổng mức đầu tư tối thiểu để xây dựng các siêu thị, TTTM: 570 tỷ đồng. Trong đó: - TTTM: 450 tỷ đồng (vùng I: 390 tỷ đồng, vùng II: 60 tỷ đồng). - Siêu thị độc lập: 120 tỷ đồng (Vùng I: 120 tỷ đồng). 2.2.2. Giai đoạn từ 2011 đến hết năm 2015: Đây là giai đoạn “tăng tốc” để hệ thống TTTM và siêu thị Nghệ An phát triển mạnh cả chiều rộng và chiều sâu, cả quy mô và chất lượng tăng trưởng. Góp phần thúc đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Đây cũng là giai đoạn mà Việt Nam mở cửa sâu lĩnh vực phân phối. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đầu tư mạnh vào lĩnh vực này. Đến cuối năm 2015 đưa mức lưu chuyển hàng hóa qua các mô hình phân phối hiện đại chiếm tỷ trọng khoảng 40 - 45% trong tổng mức LCHHBL xã hội và 65 - 70% tổng mức LCHHBB vào năm 2015. 2.2.2.1. Nhiệm vụ của giai đoạn này là: - Tiếp tục phát triển mạnh hệ thống TTTM, ST tại thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò; tiếp theo tại các thị trấn lớn như Quán Hành, Diễn Châu, Cầu Giát, Hoàng Mai, Nam Đàn, Quỳ Hợp, Con Cuông và Lạt. - Phát triển hệ thống TTTM, ST tại các thị xã, khu công nghiệp tập trung. - Dự kiến xây dựng các siêu thị, TTTM như sau: Vùng I: a) Số lượng TTTM dự kiến sẽ xây dựng: 01 TTTM hạng II và 05 TTTM hạng III. - TTTM Bến Thủy thành phố Vinh . - TTTM thị trấn Hoàng Mai huyện Quỳnh Lưu. - TTTM thị trấn Diễn Châu huyện Diễn Châu. - TTTM thị trấn Quán Hành huyện Nghi Lộc. - TTTM thị trấn Cầu Giát huyện Quỳnh Lưu. - TTTM thị trấn Nam Đàn huyện Nam Đàn. b) Số lượng siêu thị độc lập: 15 siêu thị hạng III - Phân theo loại hình kinh doanh: + Tổng hợp: 14 siêu thị; + Chuyên doanh: 01 siêu thị. Vùng II: a) Số lượng TTTM dự kiến sẽ xây dựng: 03 TTTM hạng III. - TTTM thị trấn Lạt huyện Tân Kỳ. - TTTM thị trấn Quỳ Hợp huyện Quỳ Hợp. - TTTM thị trấn Con Cuông huyện Con Cuông . b) Số lượng siêu thị độc lập: 11 siêu thị hạng III - Phân theo loại hình kinh doanh: + Tổng hợp: 10 siêu thị; + Chuyên doanh: 01 siêu thị. 2.2.2.2. Dự kiến tổng mức đầu tư tối thiểu để xây dựng các siêu thị, TTTM: 602 tỷ đồng. Trong đó: - TTTM: 450 tỷ đồng (vùng I: 320 tỷ đồng, vùng II: 130 tỷ đồng). - Siêu thị độc lập: 152 tỷ đồng (vùng I: 95 tỷ đồng, vùng II: 57 tỷ đồng). 2.2.3. Giai đoạn từ 2016 đến hết năm 2020: Đây là giai đoạn kết thúc Dự án, hệ thống TTTM và ST sẽ được hình thành hoàn chỉnh là cơ sở thúc đẩy phát triển kinh tế và giao lưu. Hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Nghệ An đi vào thực chất và chiều sâu. Đến cuối năm 2020 đưa tỷ trọng hàng bán lẻ qua TTTM và ST chiếm khoảng 55 - 60% trong tổng mức LCHHBL và 75 - 80% tổng mức LCHHBB. 2.2.3.1. Nhiệm vụ của giai đoạn này là: Phát triển và hoàn thiện hệ thống TTTM và ST tại các khu vực thành thị, nhất là tại thành phố Vinh, các thị xã, khu công nghiệp tập trung, các cửa khẩu Nậm Cắn, cửa khẩu Thanh Thủy, các thị trấn và thị tứ còn lại. - Dự kiến xây dựng các siêu thị, TTTM như sau: Vùng I: a) Số lượng TTTM dự kiến sẽ xây dựng mới: 05 TTTM hạng III. - TTTM xã Nghi Ân huyện Nghi Lộc - TTTM thị trấn Yên Thành huyện Yên Thành - TTTM thị trấn Thái Lão huyện Hưng Nguyên. - TTTM thị trấn Nghi Mỹ huyện Nghi Lộc - TTTM xã Hợp Thành huyện Yên Thành b) Số lượng siêu thị độc lập: 25 siêu thị hạng III. - Phân theo loại hình kinh doanh: + Tổng hợp: 25 siêu thị; + Chuyên doanh: Không có. Vùng II: a) Số lượng TTTM dự kiến sẽ xây dựng: 10 TTTM hạng III. - TTTM thị trấn Dùng huyện Thanh Chương. - TTTM thị trấn Phúc Sơn huyện Anh Sơn. - TTTM thị trấn Nghĩa Bình huyện Nghĩa Đàn. - TTTM thị trấn Mường Xén huyện Kỳ Sơn. - TTTM thị trấn Quỳ Châu huyện Quỳ Châu . - TTTM thị trấn Kim Sơn huyện Quế Phong. - TTTM thị trấn Hoà Bình huyện Tương Dương. - TTTM thị trấn Châu Khê huyện Con Cuông. - TTTM cửa khẩu Nậm Cắn huyện Kỳ Sơn. - TTTM cửa khẩu Thanh Thủy huyện Thanh Chương. b) Số lượng siêu thị độc lập: 25 siêu thị hạng III - Phân theo loại hình kinh doanh: + Tổng hợp: 25 siêu thị + Chuyên doanh: Không có 2.2.3.2. Dự kiến tổng mức đầu tư tối thiểu để xây dựng các siêu thị, TTTM: 930 tỷ đồng. Trong đó: - TTTM: 675 tỷ đồng (vùng I: 250 tỷ đồng, vùng II: 425 tỷ đồng). - Siêu thị độc lập: 255 tỷ đồng (vùng I: 130 tỷ đồng, vùng II: 125 tỷ đồng). 3. Hiệu quả kinh tế, xã hội do hoạt động của TTTM và siêu thị mang lại: Khi hệ thống các TTTM, siêu thị.. được hình thành và phát triển một cách đồng bộ, cùng với các loại hình thương mại truyền thống khác, sẽ tạo ra bước đột phá đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả tỉnh Nghệ An. - Về hiệu quả kinh tế: + Hệ thống siêu thị, TTTM góp phần đẩy mạnh việc lưu thông hàng hóa giữa các vùng trong tỉnh và của tỉnh Nghệ An với các khu vực khác trong cả nước; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ sản phẩm cho các ngành sản xuất; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế để Nghệ An “cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XVI của tỉnh Đảng bộ Nghệ An đề ra. + Hệ thống siêu thị, TTTM góp phần đáp ứng ngày càng tốt hơn về nhu cầu hàng hóa, các dịch vụ phục vụ sản xuất và tiêu dùng của nhân dân; làm tăng thu ngân sách địa phương và tăng trưởng GDP chung của cả tỉnh. - Hiệu quả xã hội: + Tạo việc làm cho nhiều ng­ười lao động, góp phần giảm áp lực về mặt xã hội, thay đổi cơ cấu dân cư­ và diện mạo thị trường nội địa. + Kết cấu hạ tầng th­ương mại được củng cố và phát triển, hình thành các trung tâm mua bán, từng bước góp phần chỉnh trang diện mạo đô thị trên địa bàn tỉnh Nghệ An. + Từng bước tạo cho nhân dân tiếp cận với các loại hình phân phối hàng hóa hiện đại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững. Phần thứ ba CÁC GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI I. CÁC GIẢI PHÁP: 1. Giải pháp về quản lý Nhà nước: - Công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về quy hoạch siêu thị, TTTM đã được UBND tỉnh phê duyệt. - Tạo mọi điều kiện cần thiết cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tiếp cận quy hoạch và mời gọi họ đầu tư xây dựng, kinh doanh loại hình này. - Xây dựng quy chế về tổ chức quản lý các loại hình siêu thị, TTTM để thuận lợi trong việc quản lý cũng như tổ chức hoạt động của từng loại hình cụ thể. 2. Giải pháp về kiến trúc không gian: Về vị trí, địa điểm: - Căn cứ định hướng tổ chức không gian đô thị, điều kiện dân cư, giao thông, đặc biệt là quỹ đất dành cho lĩnh vực thương mại đủ để xây dựng siêu thị, TTTM và công trình phụ trợ (bãi đậu xe, đường đấu nối, đường giao thông phương tiện vận tải nội bộ) theo đúng tiêu chuẩn quy định . Về kiến trúc: - Công trình kiến trúc hiện đại, vững chắc theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Xây dựng, phù hợp với cảnh quan đô thị. - Hệ thống hạ tầng kỹ thuật riêng không làm ảnh hưởng tới các khu chức năng lân cận, phù hợp quy hoạch đô thị. 3. Giải pháp huy động vốn để thực hiện quy hoạch. - Công bố các chính sách và giải pháp huy động vốn xây dựng siêu thị, TTTM của từng vùng, từng địa phương. - Thực hiện xã hội hóa việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các siêu thị, TTTM trên cơ sở tự nguyện, cùng có lợi. Huy động nhiều nguồn lực và các hình thức khác nhau như: + Kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia bỏ vốn xây dựng; + Liên doanh liên kết giữa các đối tác trong và ngoài nước đầu tư xây dựng; + Nhà nước và doanh nghiệp cùng làm. 4. Đào tạo cán bộ quản lý kinh doanh chuyên ngành siêu thị, TTTM. Từ nay đến năm 2020, từng bư­ớc hình thành và phát triển đội ngũ thư­ơng nhân có kiến thức, kỹ năng quản trị hiện đại để kinh doanh và quản lý siêu thị, TTTM đáp ứng yêu cầu phát triển thư­ơng mại và hội nhập kinh tế quốc tế. Tùy theo đặc điểm, tính chất nguồn nhân lực có thể lựa chọn, sử dụng các giải pháp đào tạo sau đây: + Mở các lớp đào tạo ngắn hạn tại địa phương, các trường và ở các doanh nghiệp về kinh tế thương mại, về quản trị doanh nghiệp thương mại, về Marketing, về tiếp thị, về nghiệp vụ quản lý khác; + Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác xuất nhập khẩu để có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, sử dụng thành thạo vi tính, am hiểu thị trường thế giới và luật buôn bán quốc tế; + Phát triển hình thức đào tạo từ xa, đáp ứng nhu cầu học tập kiến thức quản lý kinh doanh thương mại, ngoại ngữ…của người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế; + Bổ sung những kiến thức tiên tiến, áp dụng có hiệu quả vào lĩnh vực kinh doanh thương mại (thương mại điện tử, kỹ thuật quảng cáo, nghệ thuật tiếp thị…). II. CHÍNH SÁCH VỀ ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ. 1. Chính sách thu hút đầu tư các doanh nghiệp trong tỉnh, ngoài tỉnh và nước ngoài: - Được hưởng ưu đãi theo Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 đã được Quốc Hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. - Được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định hiện hành của tỉnh Nghệ An. - Được hưởng các quyền lợi và nghĩa vụ như doanh nhân đầu tư vào các khu công nghiệp. - Doanh nhân đầu tư xây dựng TTTM, ST ở vùng miền núi sẽ được hưởng chính sách đặc thù do nhà nước quy định. 2. Chính sách huy động nguồn vốn: - Nguồn vốn của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh. - Nguồn vốn nhà đầu tư thông qua các hình thức đầu tư (BOT, BT, BTO). - Nguồn vốn vay tín dụng và các nguồn vốn hợp pháp khác. - Nguồn ngân sách xã. - Nguồn vốn đầu tư phát triển của nhà nước từ nguồn thu cấp quyền sử dụng đất cho các hộ dân mặt phố tại trung tâm thương mại, siêu thị và nguồn điều tiết hợp pháp khác. Trong đó nguồn vốn của các nhà đầu tư, doanh nghiệp, hộ kinh doanh và nguồn vay tín dụng là chủ yếu. Phần thứ tư TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH Để triển khai thực hiện Đề án Quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị và trung tâm thương mại trên địa bàn Nghệ An giai đoạn 2007 - 2015, có tính đến 2020, phân công trách nhiệm cho các ngành chức năng, các cấp như sau: 1. Sở Thương mại: - Chủ trì phối hợp với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài Nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện tổ chức thực hiện Đề án này. - Chủ trì phối với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài Nguyên và Môi trường chỉ đạo UBND cấp huyện lập Quy hoạch chi tiết, lập Đề án đầu tư xây dựng theo phân kỳ các TTTM và ST, thẩm định trước khi UBND cấp huyện phê duyệt. - Chủ trì phối hợp với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính cụ thể hóa các giải pháp, xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực TTTM và ST theo các nội dung của “phần thứ ba, mục II ” Đề án. - Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Đề án từng năm trình UBND tỉnh. - Lập kinh phí triển khai thực hiện Đề án, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh để bố trí trong kế hoạch chi hàng năm. 2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính. Căn cứ chức năng nhiệm vụ và nội dung cụ thể, phân kì đầu tư của Đề án xây dựng tham mưu cho UBND tỉnh chính sách thu hút đầu tư, chính sách hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách. 3. Sở Tài Nguyên và Môi trường: Phối hợp với Sở Xây dựng, UBND cấp huyện quản lý nhà nước về quỹ đất đã được bố trí để xây dựng TTTM, siêu thị theo Quy hoạch được duyệt; thông báo rộng rãi cho nhân dân biết và xử lý các trường hợp lấn chiếm đất quy hoạch. 4. Sở Xây dựng: Quản lý nhà nước về thiết kế không gian đô thị, cảnh quan môi trường chung quanh TTTM, siêu thị. 5. Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Nghiệp, Thủy sản… Căn cứ địa điểm quy hoạch TTTM, siêu thị chi tiết tại các vùng để quy hoạch phát triển sản xuất dịch vụ của ngành mình, tổ chức sản xuất các mặt hàng, thúc đẩy việc hình thành quá trình giao lưu sản xuất, tiêu dùng trong vùng quy hoạch. 6. UBND các huyện, thành phố và thị xã: Trong năm 2007 - 2008 căn cứ phân kỳ đầu tư phát triển TTTM, ST tại “phần thứ hai, mục III, điểm 2”, (biểu 9 QH) lập quy hoạch chi tiết, sau khi Sở Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường thẩm định, thực hiện việc phê duyệt, cắm mốc chỉ giới, thông báo rộng rãi cho nhân dân địa phương biết và thực hiện quản lý nhà nước về khu đất đã được quy hoạch trung tâm thương mại, siêu thị. PHỤ LỤC QUY HOẠCH CỤ THỂ MỘT SỐ TTTM CHÍNH (Thuộc biểu số 9 QH của Đề án) 1. Trung tâm thương mại thành phố Vinh (2007 - 2010) Thành phố Vinh có chức năng quan trọng đối với tỉnh Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ. Thành phố Vinh cần có các TTTM để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và thương mại, không chỉ trên địa bàn thành phố mà trên phạm vi cả tỉnh Nghệ An, vùng Bắc Trung Bộ và cả nước. Trên cơ sở các TTTM, những dự báo phát triển thương mại và quy hoạch chung phát triển thành phố Vinh đến năm 2020; dự kiến phát triển hệ thống TTTM trên địa bàn thành phố Vinh đến năm 2020, trước hết là Trung tâm thương mại chính, đạt tiêu chuẩn hạng II đến hạng I. Để Trung tâm thương mại Vinh vừa là TTTM vùng Bắc Trung Bộ chúng ta lựa chọn: Địa điểm xây dựng ở khu vực gần ngã tư Chợ Vinh, giao nhau của đường Quang Trung, đường Phan Đình Phùng, đường Trần Phú và đường Hồng Sơn. Ưu điểm của vị trí xây dựng TTTM: - Khu vực này nằm ở vị trí trung tâm của thành phố, có khả năng xây công trình cao tầng, tạo "điểm nhấn" về kiến trúc cho thành phố với quy mô hiện đại. - Xung quanh gần khu vực đã có các cơ sở thương mại, khách sạn, nhà hàng. - Có cơ sở hạ tầng phát triển và điều kiện giao thông thuận lợi. - Đây là khu tập trung đông dân cư… - Gần sân bay Vinh và Khu công nghiệp Bắc Vinh. Chức năng của Trung tâm thương mại Vinh: Là trung tâm giao dịch thương mại của tỉnh và khu vực Bắc Trung Bộ. Tại đây điều phối, liên kết các hoạt động kinh doanh nội địa và xuất nhập khẩu, tạo cơ hội và môi trường kinh doanh thuận lợi cho các hoạt động ngoại thương và đầu tư trên địa bàn Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ. Nhiệm vụ: Trung tâm thương mại Vinh là đầu mối: - Tổ chức xúc tiến thương mại: tiếp thị, triển lãm, quảng cáo, tìm và giới thiệu đối tác, xúc tiến các cuộc thương lượng và ký kết các hợp đồng mua bán, hợp tác sản xuất kinh doanh. - Tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn nâng cao trình độ kinh doanh, xuất nhập khẩu, góp phần đào tạo thương nhân trong tỉnh theo trình độ tiên tiến, hiện đại. - Tổ chức các loại hình dịch vụ phục vụ cho các hoạt động thương mại như bưu chính viễn thông, ngân hàng thương mại, tư vấn thương mại, vận tải hàng hóa, tổ chức ăn ở đi lại, giải trí v.v.. - Tổ chức phục vụ nhu cầu tiêu dùng dân cư trên địa bàn thuận lợi và có hiệu quả theo phương thức hiện đại và văn minh… Quy mô và vốn đầu tư: Trung tâm thương mại Vinh, dự kiến có tổng diện tích sàn 60.000 - 80.000m2, vốn đầu tư tối thiểu khoảng 240 tỷ đồng. TTTM được trang bị các phương tiện làm việc và giao dịch có trình độ tiên tiến và hiện đại như các phương tiện điện tử tin học, viễn thông… Phân khu chức năng: - Văn phòng: Đây là nơi các công ty, các văn phòng đại diện của các công ty trong và ngoài nước thuê. Ngoài ra còn các ngân hàng, công ty… thuê. - Trung tâm thông tin: Trung tâm thông tin được nối mạng Internet, các dịch vụ thông tin và truyền tin được nối liền với các trung tâm thương mại trên thế giới. Ngoài ra, trung tâm thông tin có ngân hàng dữ liệu thương mại, bộ phận nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, phát triển sản phẩm, các ấn phẩm về thương mại, thị trường v.v.. - Trung tâm giao dịch hàng hóa: Tại đây diễn ra các hoạt động giao dịch và môi giới buôn bán hàng hóa. Trung tâm giao dịch hàng hóa được bố trí gần với trung tâm thông tin để thuận lợi trong các hoạt động giao dịch và tư vấn. - Trung tâm hội chợ và triển lãm trong tỉnh và khu vực: Đây là nơi định kỳ tổ chức Hội chợ và triển lãm thành tựu kinh tế khoa học kỹ thuật của tỉnh và khu vực, là nơi diễn ra các hoạt động xúc tiến thương mại tổng hợp, kết hợp giữa truyền thống với hiện đại như tuyên truyền quảng cáo hàng hóa, giới thiệu sản phẩm, khuếch trương thương mại... là nơi thu hút thương nhân, nhà đầu tư nghiên cứu thị trường phát triển sản xuất kinh doanh. Qua trung tâm, các doanh nghiệp Nghệ An và các doanh nghiệp trong và ngoài nước có thể tìm được những cơ hội kinh doanh, mở rộng thị trường, khai thác các tiềm năng lợi thế của thị trường Nghệ An. - Trung tâm thị trường chứng khoán: Đây là nơi huy động vốn cho các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh. - Trung tâm hội nghị, hội thảo: Để đáp ứng quy mô và mục đích các hoạt động hội nghị, hội thảo cũng như các lớp bồi dưỡng kiến thức về thương mại, trong trung tâm thương mại sẽ bố trí: + Phòng hội nghị và phòng họp (gồm các loại phòng lớn và nhỏ); + Hội trường; + Các lớp học nhỏ. - Khu trưng bày giới thiệu sản phẩm: Khu vực này dành cho các công ty trình bày và giới thiệu sản phẩm mới của công ty mình. Đây chính là nơi chào hàng và quảng bá thương hiệu. Sản phẩm của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. - Siêu thị: Siêu thị được tổ chức với quy mô đạt tiêu chuẩn siêu thị tổng hợp hạng I tương ứng với hạng của Trung tâm thương mại, có đủ các mặt hàng để phục vụ cho mọi đối tượng theo yêu cầu. - Khách sạn - Nhà hàng: Đảm bảo phục vụ mọi nhu cầu ăn nghỉ, vui chơi, giải trí, đa dạng loại hình và phương thức phục vụ tạo không khí thoải mái cho mọi người khi làm việc ăn nghỉ tại đây. - Bãi đỗ xe: Trung tâm thương mại Vinh ở khu vực trung tâm thành phố, do vậy ngoài chỗ để phương tiện đi lại của nhân viên làm việc trong trung tâm, phải có chỗ để phương tiện đi lại của người mua hàng tại siêu thị, khách đến giao dịch và khách vãng lai. 2. Trung tâm thương mại Nghi Hương thị xã Cửa Lò (2007 - 2010): Thị xã Cửa Lò cách sân bay Vinh khoảng 10 km, có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương đối phát triển, có cảng biển quan trọng trong chiến lược "hướng ra biển" đối với các hoạt động kinh tế đối ngoại của tỉnh Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ, tạo cho thị xã Cửa Lò thành nơi thu hút, tập kết hàng hóa xuất nhập khẩu. Ngoài ra chung quanh thị xã còn tập trung nhiều khu công nghiệp như Nam Cấm, khu kinh tế Đông Nam Nghệ An… Đồng thời là khu du lịch nổi tiếng của tỉnh Nghệ An và cả nước, hàng năm thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Với vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế, du lịch và các dịch vụ của một thị xã thì việc xây dựng một TTTM tại thị xã Cửa Lò là hết sức cần thiết. TTTM này có các chức năng nhiệm vụ đảm bảo các dịch vụ thương mại như: giao nhận, trung chuyển hàng hóa đi các khu vực, cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho khách du lịch trong nước và quốc tế. TTTM Cửa Lò không chỉ là nơi diễn ra đầu mối giao dịch và bán buôn các mặt hàng thủy hải sản của Nghệ An mà còn là nơi hình thành các kênh thu mua, phân phối, lưu thông thủy hải sản cũng như cung cấp các thông tin tình hình thị trường, các hoạt động xúc tiến thương mại. TTTM Nghi Hương - Cửa Lò sẽ liên kết chặt chẽ với TTTM Vinh và xa hơn là TTTM Cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn, TTTM Con Cuông và TTTM Cửa khẩu Thanh Thủy tạo thành dãy hành lang kinh tế thương mại dọc các trục đường quốc lộ từ Đông sang Tây của tỉnh Nghệ An. Trung tâm thương mại Cửa Lò là điểm nhấn quan trọng trong việc phát triển kinh tế và cảnh quan của thị xã Cửa Lò. Dự kiến các hạng mục công trình TTTM Cửa Lò bao gồm: - Khu văn phòng: 2.000 m2 ; - Khu xúc tiến thương mại: 1.000 m2; - Khu trưng bày và giới thiệu sản phẩm: 1.000 m2; - Khu dịch vụ thương mại: 2.000 m2; - Siêu thị và cửa hàng: 2.500 m2; - Bãi đỗ xe: 10.000 m2. Diện tích quy hoạch của TTTM Nghi Hương - Cửa Lò khoảng 25.000 m2 và được xây dựng vào giai đoạn 2006 - 2010 tại phường Nghi Hương, trung tâm thị xã Cửa Lò, ước tính tổng vốn đầu tư tối thiểu khoảng 80 tỷ đồng. 3. Trung tâm thương mại Thái Hoà (2007 - 2010): Thái Hoà là thị xã mới, nằm ở cửa ngõ đi các huyện vùng Tây Bắc Nghệ An, nơi có hệ thống giao thông thuận lợi, nối các huyện trong khu vực với thành phố Vinh và các khu vực phía Nam tỉnh Thanh Hóa thông qua các Quốc lộ 1A, Quốc lộ 48, đường Hồ Chí Minh… và các tuyến đường sắt Bắc - Nam; Cầu Giát - Nghĩa Đàn. Trong tương lai đây còn là nơi tập trung công nghiệp của vùng Tây Bắc Nghệ An như công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản. Ngoài ra Thái Hoà là nơi tiếp giáp với khu kinh tế Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa, thị xã Hoàng Mai, một trong những khu công nghiệp lớn của vùng Bắc Trung Bộ. Với điều kiện thuận lợi về vị trí, giao thông và sự hình thành các khu công nghiệp và đô thị mới đã tạo cho Thái Hoà sớm trở thành một Trung tâm thương mại nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh v.v.. TTTM Thái Hoà có chức năng là đầu mối các hoạt động thương mại tại khu vực các huyện Tây Bắc; đây là trung tâm phát luồng bán buôn hàng hóa, đặc biệt là các sản phẩm cây công nghiệp, cây ăn quả mà khu vực này có thế mạnh, có sức lan toả, thúc đẩy thị trường các huyện trong khu vực cùng phát triển. Dự kiến các hạng mục công trình TTTM Thái Hoà bao gồm: - Khu văn phòng: 1.200 - 1.500 m2; - Khu xúc tiến thương mại: 1.200 - 1.500 m2; - Khu dịch vụ thương mại: 2.800 - 3.000 m2; - Siêu thị và cửa hàng: 2.800 - 3.000 m2; - Bãi đỗ xe: 1.500 - 2.000 m2. Diện tích quy hoạch của TTTM Thái Hoà khoảng 10.000 - 11.000 m2 và được xây dựng vào giai đoạn 2006 - 2010 tại trung tâm thị xã Nghĩa Đàn, dự kiến tổng mức đầu tư tối thiểu khoảng 60 tỷ đồng. 4. Trung tâm thương mại Đô Lương (2007 - 2010): Nằm ở vị trí trung tâm các huyện phía Tây Nam tỉnh Nghệ An và các trục giao cắt giữa hai Quốc lộ 7 và đường Hồ Chí Minh đã tạo cho thị trấn Đô Lương thành trung tâm kinh tế, giao lưu hàng hóa của cả khu vực. Tại đây hội tụ nhiều luồng hàng hóa với khối lượng hàng hóa lớn, chủng loại phong phú từ các tỉnh trong Nam, ngoài Bắc và từ CHDCND Lào. Với các điều kiện thuận lợi về vị trí và giao thông, cùng với truyền thống kinh doanh vốn có, Đô Lương cần hình thành Trung tâm thương mại với các chức năng là trung tâm điều phối các hoạt động thương mại cho vùng Tây Nam của Nghệ An như phát luồng bán buôn và trung chuyển hàng hóa, các dịch vụ tư vấn thương mại…Ngoài ra TTTM Đô Lương còn là nơi tập kết hàng hóa xuất nhập khẩu sang thị trường Lào và ngược lại, đây cũng là nơi có mối liên kết chặt chẽ với TTTM Vinh, TTTM cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn, TTTM cửa khẩu Quốc gia Thanh Thủy, cùng với TTTM Con Cuông tạo động lực phát triển kinh tế - thương mại vùng Tây Nam tỉnh. Dự kiến các hạng mục công trình: - Khu văn phòng: 1.000 m2; - Khu xúc tiến thương mại: 1.000 m2; - Khu dịch vụ thương mại: 3.000 m2; - Siêu thị và cửa hàng: 3.000 m2; - Bãi đỗ xe: 2.000 m2. Trung tâm thương mại Đô Lương có diện tích khoảng 10.000 m2 - 15.000 m2 sàn, xây dựng cuối giai đoạn 2006 - 2010 với vốn đầu tư tối thiểu khoảng 70 tỷ đồng. 5. Trung tâm thương mại Hoàng Mai (2011 - 2015): Hoàng Mai là thị xã công nghiệp nằm ở cửa ngõ phía Bắc tỉnh Nghệ An, là một trong ba trọng điểm lớn về phát triển kinh tế của tỉnh. Tại đây có khu công nghiệp Hoàng Mai với diện tích 300 ha, nằm trong khu kinh tế Nam Thanh - Bắc Nghệ, có nhiều tiềm năng trong khai thác chế biến vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm hải sản… Với khả năng sản xuất hàng hóa lớn cũng như có mối quan hệ kinh tế - thương mại với các tỉnh, thành phố trong cả nước, đây là nơi có điều kiện rất thuận lợi trong lưu thông hàng hóa thông qua các tuyến giao thông chính như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 48, đường sắt Bắc - Nam, đường biển…; là thị xã mới, càng đòi hỏi tại đây sớm hình thành TTTM Hoàng Mai với các chức năng đầu mối giao dịch, xúc tiến thương mại v.v.. đẩy mạnh sản xuất, mở rộng giao lưu hàng hóa nông sản, thủy sản và vật liệu xây dựng cho các huyện phía Bắc tỉnh Nghệ An và cả vùng. Dự kiến các hạng mục công trình: - Khu văn phòng: 1.200 - 1.500 m2; - Khu xúc tiến thương mại: 800 - 1.000 m2; - Khu dịch vụ thương mại: 2.200 - 2.500 m2; - Siêu thị và cửa hàng: 2.500 - 3.000 m2; - Bãi đỗ xe: 1.800 - 2.000 m2. Trung tâm thương mại Hoàng Mai có diện tích khoảng 8.500 - 10.000 m2 sàn, xây dựng đầu giai đoạn 2011 - 2015 với tổng mức đầu tư tối thiểu khoảng 60 tỷ đồng. 6. Trung tâm thương mại Con Cuông (2011- 2015): Con Cuông đang từng bước đô thị hóa và xây dựng thị xã mới, nằm trên trục Quốc lộ 7A, cách đường Hồ Chí Minh gần 40 km về hướng Đông và cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn gần 130 km về phía Tây; Con Cuông có tiềm năng du lịch rất lớn, là cửa ngõ sang nước bạn Lào, khu động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế miền Tây và Tây Nam Nghệ An. Với điều kiện thuận lợi về vị trí, giao thông và sự hình thành các khu công nghiệp và đô thị mới đã tạo cho Con Cuông sớm trở thành một Trung tâm thương mại nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh v.v… TTTM Con Cuông có chức năng là đầu mối các hoạt động thương mại tại khu vực các huyện miền Tây Nam, đây là trung tâm phát luồng bán buôn hàng hóa, đặc biệt là các sản phẩm cây công nghiệp, cây ăn quả mà khu vực này có thế mạnh, có sức lan toả, thúc đẩy thị trường các huyện trong khu vực cùng phát triển. Dự kiến các hạng mục công trình TTTM Con Cuông bao gồm: - Khu văn phòng: 1.500 m2; - Khu xúc tiến thương mại: 1.000 m2; - Khu dịch vụ thương mại: 3.000 m2; - Siêu thị và cửa hàng: 3.500 m2; - Bãi đỗ xe: 2.000 m2. Diện tích quy hoạch của TTTM Con Cuông khoảng 11.000 m2 - 15.000 m2 và được xây dựng vào giai đoạn 2011 - 2015 tại trung tâm thị xã Con Cuông, ước tính tổng vốn đầu tư tối thiểu khoảng 50 tỷ đồng. FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Tỉnh Nghệ An", "promulgation_date": "12/02/2007", "sign_number": "16/2007/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Văn Hành", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-236-KH-UBND-2024-kiem-tra-kiem-soat-thu-tuc-hanh-chinh-Nghe-An-604451.aspx
Kế hoạch 236/KH-UBND 2024 kiểm tra kiểm soát thủ tục hành chính Nghệ An
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 236/KH-UBND Nghệ An, ngày 28 tháng 3 năm 2024 KẾ HOẠCH KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG VÀ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN MÔI TRƯỜNG ĐIỆN TỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN NĂM 2024 Thực hiện Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ quy định về công tác kiểm soát thủ tục hành chính, Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 về kiểm soát thủ tục hành chính, Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính, Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính, Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 30/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính, Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, Thông tư số 01/2023/TT-VPCP ngày 05/4/2023 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ quy định một số nội dung và biện pháp thi hành trong số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, UBND tỉnh ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính năm 2024 trên địa bàn tỉnh như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ PHẠM VI KIỂM TRA 1. Mục đích a) Kiểm tra việc triển khai thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC), thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và thực hiện TTHC trên môi trường điện tử năm 2023-2024 theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ: Số 20/2008/NĐ-CP , số 63/2010/NĐ-CP , số 48/2013/NĐ-CP , số 92/2017/NĐ-CP , số 61/2018/NĐ-CP , số 45/2020/NĐ-CP , 107/2021/NĐ-CP và các Thông tư: số 02/2017/TT-VPCP ; số 01/2018/TT-VPCP ; số 01/2023/TT-VPCP của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh để hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm soát TTHC, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và thực hiện TTHC trên môi trường điện tử; b) Thông qua kiểm tra, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế trong hoạt động kiểm soát TTHC, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và thực hiện TTHC trên môi trường điện tử; ngăn chặn, xử lý nghiêm những trường hợp tự đặt ra TTHC, các loại hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của pháp luật, chậm trễ trong việc giải quyết TTHC, gây nhũng nhiễu, phiền hà đối với tổ chức, cá nhân trong tiếp nhận, giải quyết TTHC; c) Kịp thời phát hiện các bất cập để tổng hợp, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền xử lý theo đúng quy định; biểu dương, nhân rộng các cách làm hay, có hiệu quả trong hoạt động kiểm soát TTHC và thực hiện TTHC trên môi trường điện tử. 2. Yêu cầu a) Hoạt động kiểm tra phải đảm bảo khách quan, công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật, đảm bảo các nội dung, nguyên tắc, quy trình kiểm tra theo đúng khoản 11 Điều 1 Nghị định 48/2013/NĐ-CP và Mục 2, 3 Chương II Thông tư số 02/2017/TT-VPCP của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; b) Qua kiểm tra, rút ra được những vấn đề trọng tâm trong công tác quản lý đế có giải pháp chỉ đạo, điều hành nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm soát TTHC trong thời gian tới; c) Sau kiểm tra, có kết luận rõ ràng, cụ thể những vấn đề tổ chức triển khai hoạt động kiểm soát TTHC, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và thực hiện TTHC trên môi trường điện tử trong giải quyết TTHC tại cơ quan, đơn vị, địa phương, cũng như những kiến nghị, đề xuất với lãnh đạo các cấp có liên quan. 3. Phạm vi kiểm tra a) Trực tiếp kiểm tra theo định kỳ hoạt động kiểm soát TTHC trên tất cả các lĩnh vực, tình hình thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC và thực hiện TTHC trên môi trường điện tử tại các Sở, Ban, Ngành thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện và UBND cấp xã theo kế hoạch đã đề ra; b) Kiểm tra đột xuất tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương có phản ánh, kiến nghị trong việc tiếp nhận, giải quyết TTHC hoặc qua phản ánh của các cơ quan thông tin báo chí; c) Đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương không thuộc đối tượng kiểm tra theo Kế hoạch này có trách nhiệm tự kiểm tra hoạt động kiểm soát TTHC, tình hình thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC và thực hiện TTHC trên môi trường điện tử của cơ quan, đơn vị, địa phương mình tổng hợp vào nội dung báo cáo công tác kiểm soát TTHC định kỳ của cơ quan, đơn vị gửi về Văn phòng UBND tỉnh (và qua Hệ thống Báo cáo Chính phủ) trước ngày 20/12/2024 để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh. II. NỘI DUNG, CÁCH THỨC KIỂM TRA 1. Nội dung kiểm tra a) Kiểm tra công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện hoạt động kiểm soát TTHC, tình hình thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC và thực hiện TTHC trên môi trường điện tử tại các cơ quan, đơn vị; b) Kiểm tra việc thực hiện đánh giá tác động TTHC và việc tiếp thu, giải trình nội dung tham gia ý kiến về quy định TTHC của cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật (Đối với các Sở, Ban, Ngành thuộc UBND tỉnh); c) Kiểm tra việc tham gia ý kiến và thẩm định đối với quy định TTHC trong lập đề nghị xây dựng và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND, UBND tỉnh (Đối với các Sở, Ban, Ngành thuộc UBND tỉnh); d) Kiểm tra việc thực hiện công bố, công khai TTHC; đ) Kiểm tra kết quả tiếp nhận, giải quyết TTHC của cơ quan, đơn vị (kiểm tra thực tế hồ sơ giải quyết TTHC); e) Kiểm tra việc rà soát, đánh giá TTHC; g) Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính; h) Kiểm tra công tác truyền thông về hoạt động kiểm soát TTHC và việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát TTHC. 2. Cách thức kiểm tra a) Chủ tịch UBND tỉnh thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành do Văn phòng UBND tỉnh chủ trì (01 đồng chí Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực làm Trưởng đoàn); b) Đoàn kiểm tra liên ngành trực tiếp làm việc với cơ quan, đơn vị được kiểm tra, nghiên cứu báo cáo, tài liệu văn bản để đánh giá tình hình, kết quả công tác kiểm soát TTHC của cơ quan, đơn vị làm cơ sở kết luận các nội dung kiểm tra; Đoàn kiểm tra liên ngành có trách nhiệm lập Biên bản và ký xác nhận thông qua Biên bản kiểm tra sau khi kết thúc kiểm tra; c) Sau khi kết thúc đợt điểm tra, thư ký đoàn Dự thảo kết luận kiểm tra trên cơ sở Biên bản kiểm tra trình Trưởng đoàn xem xét; d) Họp thông báo dự thảo kết luận của Đoàn kiểm tra; tổ chức, cá nhân được kiểm tra có ý kiến tiếp thu, giải trình cụ thể đối với các nội dung kiểm tra nêu tại dự thảo kết luận; đ) Trưởng đoàn kiểm tra xem xét và chính thức ký kết luận kiểm tra gửi cơ quan, đơn vị được kiểm tra. III. THÀNH PHẦN VÀ ĐỐI TƯỢNG KIỂM TRA 1. Đơn vị kiểm tra, thời gian kiểm tra a) Tổ chức thực hiện kiểm tra định kỳ tại 07 đơn vị cấp huyện và 02 Sở, Ban, Ngành thuộc UBND tỉnh. Cụ thể như sau: TT Tên cơ quan, đơn vị Hình thức kiểm tra Thời gian kiểm tra Ghi chú 1 UBND Thị xã Cửa Lò Định kỳ Tháng 6 Mỗi đơn vị chọn 2-3 đơn vị cấp xã để kiểm tra 2 UBND thành phố Vinh Định kỳ Tháng 6 3 UBND huyện Tương Dương Định kỳ Tháng 7 4 UBND huyện Tân Kỳ Định kỳ Tháng 7 5 UBND huyện Kỳ Sơn Định kỳ Tháng 8 6 Sở Văn hóa và Thể thao Định kỳ Tháng 8 Kiểm tra tại các đơn vị trực thuộc có tiếp nhận, giải quyết TTHC 7 Ban Quản lý KKT Đông Nam Định kỳ Tháng 9 8 Sở Lao động TB&XH Định kỳ Tháng 9 Lịch trình, thời gian kiểm tra cụ thể, giao Văn phòng UBND tỉnh thông báo đến từng cơ quan, đơn vị có liên quan. b) Ngoài các cơ quan, đơn vị đã được thông báo tại Kế hoạch này, Đoàn kiểm tra có thể tổ chức kiểm tra đột xuất tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương có đơn thư phản ánh, kiến nghị trong việc tiếp nhận, giải quyết TTHC hoặc qua phản ánh của các cơ quan thông tấn, báo chí. 2. Thành phần Đoàn kiểm tra và cơ quan, đơn vị được kiểm tra a) Thành phần Đoàn kiểm tra - Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh; Phòng Kiểm soát TTHC và một số đơn vị liên quan thuộc Văn phòng UBND tỉnh; - Đại diện Sở Tư pháp; - Đại diện Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; - Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường; - Đại diện Sở Công Thương; - Đại diện Sở Xây dựng; - Đại diện Thanh tra tỉnh; - Căn cứ điều kiện cụ thể và nội dung kiểm tra, Trưởng Đoàn kiểm tra được mời một số cơ quan, đơn vị khác và các cơ quan thông tấn, báo chí cử cán bộ tham gia hoạt động của Đoàn kiểm tra. b) Thành phần cơ quan, đơn vị được kiểm tra: Do thủ trưởng cơ quan, đơn vị triệu tập gồm: - Lãnh đạo cơ quan, đơn vị; - Lãnh đạo văn phòng, các phòng, ban liên quan; - Cán bộ đầu mối kiểm soát TTHC và các cán bộ, công chức, viên chức liên quan. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Trách nhiệm của Văn phòng UBND tỉnh a) Tham mưu trình Chủ tịch UBND tỉnh thành lập Đoàn kiểm tra; thông báo thành phần, thời gian, nội dung và yêu cầu của Đoàn kiểm tra cho các cơ quan, đơn vị được kiểm tra, chậm nhất 10 ngày trước khi tiến hành kiểm tra, trừ những trường hợp kiểm tra đột xuất; b) Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị được kiểm tra thực hiện báo cáo để phục vụ công tác kiểm tra; c) Tổng hợp kết quả, chuẩn bị kết luận sau đợt kiểm tra và báo cáo UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh kết quả các đợt kiểm tra; đề xuất các giải pháp thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát TTHC và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC trên địa bàn tỉnh, đề xuất xử lý vi phạm (nếu có); d) Bố trí kinh phí, đảm bảo các phương tiện và các điều kiện cần thiết khác để phục vụ công tác kiểm tra. 2. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị tham gia Đoàn kiểm tra a) Cử thành viên có chuyên môn tham gia Đoàn kiểm tra; phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh thực hiện tốt Kế hoạch này; b) Phối hợp kiểm tra nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của ngành phụ trách. 3. Trách nhiệm của của các cơ quan, đơn vị, địa phương được kiểm tra a) Chuẩn bị đầy đủ báo cáo, cung cấp tài liệu, thông tin theo yêu cầu và trực tiếp báo cáo tại buổi làm việc với Đoàn kiểm tra theo đúng yêu cầu về nội dung kiểm tra; gửi báo cáo phục vụ công tác kiểm tra về Văn phòng UBND tỉnh trước 05 ngày làm việc kể từ ngày Đoàn kiểm tra đến làm việc (trong trường hợp kiểm tra đột xuất, cơ quan, đơn vị, địa phương được kiểm tra không phải gửi báo cáo trước); b) Phối hợp chặt chẽ với Đoàn kiểm tra trong quá trình Đoàn thực hiện kiểm tra tại cơ quan, đơn vị; c) Tổ chức thực hiện nghiêm túc các nội dung kết luận của Đoàn kiểm tra; chấn chỉnh, khắc phục kịp thời các thiếu sót (nếu có) trong công tác kiểm soát thủ tục hành chính tại cơ quan, đơn vị, địa phương và báo cáo kết quả thực hiện kết luận kiểm tra cho Đoàn kiểm tra. 4. Trách nhiệm của các Sở, Ban, Ngành thuộc UBND tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã a) Xây dựng kế hoạch và tự tổ chức kiểm tra tại các phòng, ban chuyên môn và đơn vị trực thuộc (việc kiểm tra phải đảm bảo trên 30% phòng, ban chuyên môn, đơn vị trực thuộc có thực hiện thủ tục hành chính được kiểm tra); b) Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp cán bộ, công chức, viên chức nhũng nhiễu, gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức; c) Báo cáo kết quả kiểm tra công tác kiểm soát TTHC tại cơ quan, đơn vị và đơn vị trực thuộc vào nội dung báo cáo công tác kiểm soát TTHC định kỳ của cơ quan, đơn vị. V. KINH PHÍ THỰC HIỆN Giao Văn phòng UBND tỉnh lập dự toán kinh phí phục vụ kiểm tra hoạt động kiểm soát TTHC theo Kế hoạch này gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh quyết định. Trên đây là Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2024, UBND tỉnh yêu cầu các Sở, Ban, Ngành thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan căn cứ Kế hoạch này để triển khai thực hiện./. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ (Cục KSTTHC); - Chủ tịch UBND tỉnh; - Phó CT TT UBND tỉnh; - Chánh VP UBND tỉnh; - Phó CVP UBND tỉnh (Đ/c Thiền); - Các Sở, Ban, Ngành thuộc UBND tỉnh; - UBND các huyện, thành, thị; - Báo Nghệ An, Đài PT-TH tỉnh; - Cổng Thông tin điện tử tỉnh; - Lưu: VT, KSTT (Kh). TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lê Hồng Vinh
{ "issuing_agency": "Tỉnh Nghệ An", "promulgation_date": "28/03/2024", "sign_number": "236/KH-UBND", "signer": "Lê Hồng Vinh", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-31-2006-QD-UBND-quy-che-lam-viec-ban-thi-dua-khen-thuong-Long-An-198692.aspx
Quyết định 31/2006/QĐ-UBND quy chế làm việc ban thi đua khen thưởng Long An
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 31 /2006/QĐ-UBND Tân An, ngày 20 tháng 7 năm 2006 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA BAN THI ĐUA - KHEN THƯỞNG TỈNH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Nghị định số 122/2005/NĐ-CP ngày 04/10/2005 của Chính phủ quy định tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng; Theo đề nghị của Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh, và ý kiến đề xuất tại văn bản số 246/SNV-TCCC ngày 11/7/2006 của Sở Nội vụ, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế làm việc của Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh Long An. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh, Thủ trưởng các Sở ngành, Đoàn thể tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Cục KTVB-Bộ Tư pháp; - TT.TU, TT.HĐND tỉnh; - CT, các PCT; - Như điều 3; - Phòng NCTH (2b); - Lưu: VT. SNV. Kh. D\QC_BanTDKT TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CHỦ TỊCH Dương Quốc Xuân QUY CHẾ LÀM VIỆC (Ban hành kèm theo Quyết định số 31/2006/QĐ-UBND Ngày 20 /7/2006 của UBND tỉnh) Chương I CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN Điều 1. Vị trí, chức năng: Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh về thi đua, khen thưởng; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo ủy quyền của UBND tỉnh và quy định pháp luật. Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn: 1. Trình UBND tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Ban và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình. 2. Trình UBND tỉnh, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh và chịu trách nhiệm về nội dung trong việc cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh. 3. Làm nhiệm vụ Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh. 4. Xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung thi đua, khen thưởng cho từng thời kỳ và từng lĩnh vực nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh. 5- Trình UBND tỉnh tổ chức phát động các phong trào thi đua yêu nước và thực hiện chính sách khen thưởng trên địa bàn tỉnh. 6. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các ngành, đơn vị, địa phương và cơ sở thực hiện công tác thi đua, khen thưởng. 7. Giúp UBND tỉnh trong việc sơ kết, tổng kết, phát hiện điển hình, đúc rút và phổ biến kinh nghiệm, nhân rộng phong trào thi đua và các điển hình tiên tiến; kiến nghị đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; xem xét, thẩm định đề xuất các hình thức khen thưởng bảo đảm chính xác, kịp thời và đúng quy định pháp luật. 8. Tổ chức bồi dưỡng về các chủ trương, chính sách, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về thi đua, khen thưởng cho cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng. 9. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định về chính sách khen thưởng, tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác thi đua, khen thưởng. 10. Xây dựng và quản lý Quỹ thi đua, khen thưởng theo quy định pháp luật. 11. Quản lý, cấp phát hiện vật khen thưởng theo phân cấp; thực hiện việc tổ chức và trao tặng khen thưởng; làm thủ tục cấp đổi hiện vật khen thưởng bị hư hỏng, thất lạc và xác nhận các hình thức khen thưởng theo quy định pháp luật. 12. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác thi đua, khen thưởng. 13. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao. Chương II CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC, TỔ CHỨC BỘ MÁY Điều 3. Nguyên tắc làm việc: Hoạt động của Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và tuân thủ pháp luật của Nhà nước; quyết định của cơ quan Nhà nước cấp trên; Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và chỉ đạo của UBND tỉnh. Lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng; thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan. Điều 4. Lãnh đạo Ban: Lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh gồm Trưởng Ban và Phó Trưởng Ban. 1. Trưởng Ban: 1.1. Trưởng Ban do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo tiêu chuẩn chức danh và quy định của Nhà nước về phân cấp quản lý cán bộ. 1.2. Trưởng Ban là người đứng đầu Ban, quản lý điều hành mọi hoạt động của Ban và việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức thuộc quyền. Trưởng Ban chịu trách nhiệm toàn diện và báo cáo trước UBND tỉnh, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương; báo cáo công tác trước HĐND tỉnh khi có yêu cầu. 1.3. Trưởng Ban thực hiện chế độ trách nhiệm và quyền hạn của người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước theo quy định hiện hành. 1.4. Trưởng Ban thực hiện nhiệm vụ thành viên trong các Ban, Hội đồng do UBND tỉnh thành lập, liên quan đến lĩnh vực công tác thi đua, khen thưởng. 1.5. Trưởng Ban phân công nhiệm vụ cho các Phó Trưởng Ban và chỉ đạo, kiểm tra công tác của các Phó Trưởng Ban để đảm bảo sự thống nhất quản lý, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Ban. 1.6. Trưởng Ban ủy quyền bằng văn bản cho một Phó Trưởng Ban thay mặt Trưởng Ban khi đi công tác thời gian dài, để quản lý điều hành công việc chung của Ban và được ký những văn bản thuộc quyền của Trưởng Ban trong thời hạn được ủy quyền. 1.7. Trưởng Ban là chủ tài khoản, tổ chức, chỉ đạo, quản lý và chịu trách nhiệm tài chính, tài sản của Ban theo quy định pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh; đồng thời ủy quyền bằng văn bản cho một Phó Trưởng Ban ký thay chủ tài khoản khi cần thiết. 1.8. Trưởng Ban chủ trì các cuộc họp giao ban với các Phó Trưởng Ban và các Trưởng phòng thuộc Ban để kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện công tác đã qua, bàn thống nhất phương hướng nhiệm vụ tới. Ngoài chế độ họp định kỳ, Trưởng Ban có thể triệu tập họp bất thường để giải quyết những công việc cấp bách hoặc mang tính chất chuyên đề khi cần thiết. Trong mỗi cuộc họp, Trưởng Ban (hoặc Phó Trưởng Ban được ủy nhiệm chủ trì) phải có ý kiến kết luận và ghi biên bản để tổ chức thực hiện. Ngoài ra Trưởng Ban còn triệu tập họp sơ kết, tổng kết theo quy định của ngành. 1.9- Trưởng Ban chỉ đạo, tổ chức thực hiện Pháp lệnh cán bộ, công chức; Luật phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động cơ quan và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến cán bộ, công chức đầy đủ, kịp thời, đúng quy định. 2. Các Phó Trưởng Ban: 2.1. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Trưởng Ban do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chức danh và quy định của Nhà nước về phân cấp quản lý cán bộ, trên cơ sở đề nghị của Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh và Giám đốc Sở Nội vụ. 2.2. Phó Trưởng Ban giúp việc cho Trưởng Ban, phụ trách lĩnh vực công tác do Trưởng Ban phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban về nhiệm vụ được giao. 2.3. Quan hệ giữa các Phó Trưởng Ban là quan hệ phối hợp, thông tin giải quyết công việc được phân công. Các Phó Trưởng Ban chủ động giải quyết công việc cụ thể thuộc lĩnh vực phụ trách sau khi có chủ trương thống nhất của lãnh đạo Ban và xem đó là ý kiến của Trưởng Ban. Phó Trưởng Ban không được xử lý các công việc ngoài phạm vi lĩnh vực được phân công. Nếu công việc có liên quan đến lĩnh vực khác thì chủ động trao đổi với Phó Trưởng Ban phụ trách để thống nhất giải quyết, trường hợp không thống nhất thì báo cáo Trưởng Ban quyết định. Đối với công việc mới, chưa có chủ trương hoặc vượt quá thẩm quyền thì xin ý kiến Trưởng Ban hoặc đưa ra cuộc họp lãnh đạo Ban quyết định. 2.4. Phó Trưởng Ban được quyền ký giải quyết những vấn đề đã có chủ trương chung của lãnh đạo Ban thuộc phạm vi phụ trách. Nếu những vấn đề thuộc lĩnh vực phụ trách, nhưng vượt quá thẩm quyền ký, thì Phó Trưởng Ban ghi ý kiến của mình báo cáo Trưởng Ban giải quyết. Khi xét thấy Phó Trưởng Ban ký giải quyết sự việc không hợp lý thì Trưởng Ban yêu cầu Phó Trưởng Ban điều chỉnh hoặc Trưởng Ban trực tiếp điều chỉnh. 2.5. Khi được Trưởng Ban ủy quyền điều hành giải quyết công việc của Ban, Phó Trưởng Ban phải chịu trách nhiệm và báo cáo với Trưởng Ban kết quả công việc được ủy quyền. 2.6. Phó Trưởng Ban thực hiện nhiệm vụ thành viên các Ban, Hội đồng do UBND tỉnh thành lập, khi được Trưởng Ban phân công và được sự đống ý của cấp trên. 2.7. Các Phó Trưởng Ban chịu sự chỉ đạo, điều hành thống nhất của Trưởng Ban, sử dụng quyền hạn của Trưởng Ban, nhân danh Trưởng Ban khi giải quyết công việc thuộc lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban. Để tránh trùng lắp và chồng chéo, nâng cao hiệu quả công việc, các Phó Trưởng Ban báo cáo Trưởng Ban những vấn đề đã xử lý. Đồng thời Trưởng Ban thông báo những việc đã giải quyết cho Phó Trưởng Ban phụ trách lĩnh vực biết. Các Phó Trưởng Ban ngoài nhiệm vụ thuộc lĩnh vực do Trưởng Ban phân công, còn phải tích cực tham gia ý kiến công việc chung của ngành. 3. Khen thưởng, kỷ luật: Việc khen thưởng, kỷ luật Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban thực hiện theo quy định pháp luật. Điều 5. Cơ cấu tổ chức của Ban Thi đua - Khen thưởng: 1. Văn phòng Ban (Phòng Hành chính Tổng hợp). 2. Phòng Nghiệp vụ. Điều 6. Biên chế: Biên chế của Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh được UBND tỉnh giao hàng năm, phù hợp với khối lượng công việc, tính chất và đặc điểm cụ thể về công tác thi đua, khen thưởng của tỉnh. Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh bố trí, sử dụng cán bộ, công chức của Ban phù hợp với tiêu chuẩn chức danh và quy định pháp luật. Cán bộ, công chức của Ban phải đáp ứng các yêu cầu về chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ, cơ cấu ngạch công chức Nhà nước quy định; đảm bảo phẩm chất chính trị, đạo đức, có năng lực đáp ứng yêu cầu công việc. Điều 7. Chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức thuộc Ban: 1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, biên chế nhân sự và quan hệ làm việc của Văn phòng Ban, Phòng Nghiệp vụ do Trưởng Ban quy định. 2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh Văn phòng, Phó Văn phòng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng trực thuộc Ban thực hiện theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức hiện hành. 3- Chánh Văn phòng, Trưởng phòng trực thuộc Ban chịu sự quản lý, chỉ đạo điều hành trực tiếp của Trưởng Ban, các Phó Trưởng Ban được phân công phụ trách và báo cáo kết quả thực hiện theo kế hoạch, nhiệm vụ được giao chính xác, đúng quy định và chịu trách nhiệm về báo cáo đó. Chương III QUAN HỆ CÔNG TÁC Điều 8. Quan hệ giữa Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh với Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương: 1. Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ và báo cáo tình hình hoạt động tại địa phương cho Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương theo quy định. 2. Trưởng Ban tham dự hoặc ủy quyền cho Phó Trưởng Ban tham dự đầy đủ các hội nghị do Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương triệu tập, kịp thời kiến nghị đề xuất các vấn đề bức xúc và có trách nhiệm triển khai các chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương ở địa phương. 3. Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh có mối quan hệ hợp tác, tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan trực thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương và trao đổi kinh nghiệm với các tỉnh bạn về lĩnh vực thi đua, khen thưởng. Điều 9. Quan hệ giữa Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh với HĐND, UBND tỉnh: 1. Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh về quản lý Nhà nước lĩnh vực thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh, thực hiện Quy chế làm việc của UBND tỉnh. 2. Quan hệ giữa Ban Thi đua - Khen thưởng với HĐND tỉnh là quan hệ giữa cơ quan chịu sự giám sát với cơ quan có thẩm quyền giám sát, thực hiện theo quy định pháp luật. Điều 10. Quan hệ giữa Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh với các Sở ngành, Đoàn thể tỉnh và UBND huyện, thị xã: 1. Phối hợp chặt chẽ và chịu sự hướng dẫn của Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ về công tác tổ chức cán bộ của ngành. 2. Phối hợp với các Sở ngành, Đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thị xã để tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, Nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực thi đua, khen thưởng tại địa phương; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện của các cơ quan, đơn vị theo quy định pháp luật. Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 11. Điều khoản thi hành: 1. Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh chịu trách nhiệm triển khai, tổ chức thực hiện Quy chế làm việc cho cán bộ, công chức trong ngành. 2. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế do UBND tỉnh xem xét quyết định theo đề nghị của Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh và Giám đốc Sở Nội vụ./.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Long An", "promulgation_date": "20/07/2006", "sign_number": "31/2006/QĐ-UBND", "signer": "Dương Quốc Xuân", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-273-QD-UBND-2023-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-Lam-nghiep-So-Nong-nghiep-Nam-Dinh-555213.aspx
Quyết định 273/QĐ-UBND 2023 công bố thủ tục hành chính Lâm nghiệp Sở Nông nghiệp Nam Định
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 273/QĐ-UBND Nam Định, ngày 14 tháng 02 năm 2023 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BAN HÀNH MỚI, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, BÃI BỎ TRONG LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP, QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Quyết định số 371/QĐ-BNN-QLCL , ngày 19/01/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý; Quyết định số 374/QĐ-BNN-TCLN ngày 19/01/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung; thủ tục hành chính bãi bỏ lĩnh vực Lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý; Quyết định số 375/QĐ-BNN-TCLN ngày 19/01/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý; Quyết định số 2762/QĐ-BNN-TCLN ngày 22/07/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính thay thế lĩnh vực Lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 243/TTr-SNN ngày 03/02/2023 về việc công bố danh mục thủ tục hành chính ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trong lĩnh vực Lâm nghiệp, Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và PTNT. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này danh mục 03 thủ tục hành chính ban hành mới, 03 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, 01 thủ tục hành chính bãi bỏ trong lĩnh vực Lâm nghiệp, Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã được công bố tại Quyết định số 1888/QĐ-UBND ngày 31/7/2020 và Quyết định 1427/QĐ- UBND ngày 10/7/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh (có danh sách kèm theo). Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Bãi bỏ các nội dung công bố đối với 03 thủ tục hành chính đã được ban hành kèm theo Quyết định số 1888/QĐ-UBND ngày 31/7/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh, gồm: thủ tục Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản; thủ tục Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản (trường hợp trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận ATTP hết hạn); thủ tục Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản (trường hợp Giấy chứng nhận ATTP vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP) do địa phương quản lý. Bãi bỏ các nội dung công bố đối với 01 thủ tục hành chính đã được ban hành kèm theo Quyết định số 1427/QĐ-UBND ngày 10/7/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh, gồm: thủ tục Xác nhận bảng kê lâm sản. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - VPCP (Cục KSTTHC); - Cổng TTĐT tỉnh; Trang TTĐT VPUBND tỉnh; - Lưu VP1, VP11. CHỦ TỊCH Phạm Đình Nghị PHỤ LỤC DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BAN HÀNH MỚI, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, BÃI BỎ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT (Kèm theo Quyết định số: /QĐ-UBND ngày /02/2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định) I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BAN HÀNH MỚI TT Tên thủ tục hành chính Thời hạn giải quyết Địa điểm thực hiện Thẩm quyền quyết định Phí, lệ phí Căn cứ pháp lý Lĩnh vực Lâm nghiệp 1 Phê duyệt phương án trồng rừng thay thế đối với trường hợp chủ dự án tự trồng rừng thay thế. 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ Chi cục Kiểm lâm UBND tỉnh Nam Định Không - Luật Lâm nghiệp năm 2017; - Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. 2 Phê duyệt dự toán, thiết kế Phương án trồng rừng thay thế đối với trường hợp chủ dự án không tự trồng rừng thay thế (1) 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ Chi cục Kiểm lâm UBND tỉnh Nam Định Không - Luật Lâm nghiệp năm 2017; - Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. 3 Quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác 1. Thẩm quyền của Quốc hội - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 05 ngày làm việc. - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: 25 ngày làm việc. - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 25 ngày làm việc. - Thủ tướng Chính phủ: Theo Quy chế làm việc của Chính phủ. - Quốc hội: Theo quy chế làm việc của Quốc hội. 2. Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 05 ngày làm việc. - Ủy ban nhân dân tỉnh: 25 ngày làm việc. - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 25 ngày làm việc. - Thủ tướng Chính phủ: Theo Quy chế làm việc của Chính phủ. 3. Thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 05 ngày làm việc. - Ủy ban nhân dân tỉnh: 40 ngày làm việc. - Hội đồng nhân dân tỉnh: Theo Quy chế làm việc của Hội đồng nhân dân tỉnh. Chi cục Kiểm lâm - Quốc hội; - Thủ tướng Chính phủ; - HĐND tỉnh Nam Định. Không - Luật Lâm nghiệp năm 2017; - Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp. II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI TT Tên thủ tục hành chính Nội dung sửa đổi Thời hạn giải quyết Địa điểm thực hiện Thẩm quyền quyết định Phí, lệ phí Căn cứ pháp lý Lĩnh vực Lâm nghiệp 1 Xác nhận bảng kê lâm sản - Trình tự thực hiện; - Thành phần hồ sơ; - Thời hạn giải quyết; - Cách thức thực hiện; - Bổ sung Mẫu đơn, mẫu tờ khai. - Bổ sung kết quả giải quyết thủ tục hành chính - Trường hợp không phải xác minh: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. - Trường hợp phải xác minh: 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. - Trường hợp xác minh có nhiều nội dung phức tạp: Không quá 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Chi cục Kiểm lâm Không - Điều 5 Thông tư số 26/2022/TT- BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản. Lĩnh vực Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Thủ tục hành chính thẩm quyền chung cho 4 Chi cục: Chi cục Chăn nuôi Thú y, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục Thủy sản, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản 1 Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản - Trình tự thực hiện; - Thành phần hồ sơ; - Thời hạn giải quyết; - Cách thức nộp hồ sơ; - Bỏ các mẫu biểu. 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ - Đối với Chi cục Chăn nuôi Thú y: Trung tâm Phục vụ hành chính công, XTĐT và HTDN. - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật. - Chi cục Thủy sản. - Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản. - Chi cục Chăn nuôi Thú y. - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật. - Chi cục Thủy sản. - Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản 300.000 đồng - Luật An toàn thực phẩm năm 2010; - Thông tư số 38/2018/TT- BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT; - Thông tư số 32/2022/TT- BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT. 2 Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản (trường hợp trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận ATTP hết hạn) - Trình tự thực hiện; - Thành phần hồ sơ; - Thời hạn giải quyết; - Cách thức nộp hồ sơ; - Bỏ các mẫu biểu. 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ 300.000 đồng III. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BÃI BỎ TT Tên thủ tục hành chính Căn cứ pháp lý Lĩnh vực Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản 1 Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản (trường hợp Giấy chứng nhận ATTP vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP) do địa phương quản lý. Quyết định số 371/QĐ-BNN-QLCL ngày 19/01/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT. (1) Thực hiện đối với địa phương chưa thành lập qũy bảo vệ và phát triển rừng.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Nam Định", "promulgation_date": "14/02/2023", "sign_number": "273/QĐ-UBND", "signer": "Phạm Đình Nghị", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-18-2023-TT-BNV-bai-bo-mot-phan-Thong-tu-04-2020-TT-BNV-591573.aspx
Thông tư 18/2023/TT-BNV bãi bỏ một phần Thông tư 04/2020/TT-BNV mới nhất
BỘ NỘI VỤ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 18/2023/TT-BNV Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2023 THÔNG TƯ BÃI BỎ MỘT PHẦN THÔNG TƯ SỐ 04/2020/TT-BNV NGÀY 13 THÁNG 10 NĂM 2020 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 93/2019/NĐ-CP NGÀY 25 THÁNG 11 NĂM 2019 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ XÃ HỘI, QUỸ TỪ THIỆN Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020; Căn cứ Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện; Căn cứ Nghị định số 63/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ; Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Căn cứ Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định về kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ; Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư bãi bỏ một phần Thông tư số 04/2020/TT-BNV ngày 13 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện. Điều 1. Bãi bỏ một phần Thông tư số 04/2020/TT-BNV ngày 13 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện Bãi bỏ Điều 2, Điều 3 Thông tư số 04/2020/TT-BNV ngày 13 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện. Điều 2. Điều khoản thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2024. 2. Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quỹ xã hội, quỹ từ thiện và các cá nhân, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Công báo, Website Chính phủ; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp; - Bộ Nội vụ: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ.; - Các quỹ xã hội, quỹ từ thiện có phạm hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh; - Trang thông tin điện tử Bộ Nội vụ; - Lưu: VT, TCPCP. BỘ TRƯỞNG Phạm Thị Thanh Trà
{ "issuing_agency": "Bộ Nội vụ", "promulgation_date": "08/12/2023", "sign_number": "18/2023/TT-BNV", "signer": "Phạm Thị Thanh Trà", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-1223-KH-UBND-2022-Phong-trao-Vi-nguoi-ngheo-Khong-de-ai-bi-bo-lai-phia-sau-Quang-Binh-523104.aspx
Kế hoạch 1223/KH-UBND 2022 Phong trào Vì người nghèo Không để ai bị bỏ lại phía sau Quảng Bình
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 1223/KH-UBND Quảng Bình, ngày 08 tháng 7 năm 2022 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA “VÌ NGƯỜI NGHÈO - KHÔNG ĐỂ AI BỊ BỎ LẠI PHÍA SAU” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 Căn cứ Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; Quyết định số 666/QĐ-TTg ngày 02/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch số 788/KH-UBND ngày 12/5/2022 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Nhằm tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, sự quan tâm vào cuộc của các cấp, các ngành, các tầng lớp Nhân dân trong công tác giảm nghèo và vì người nghèo, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây gọi là Phong trào thi đua), cụ thể như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích a) Bám sát mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung, giải pháp của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, tiếp tục phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức; khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, phát huy nội lực vươn lên “thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no” của người dân và cộng đồng. b) Vận động các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp chủ động, trách nhiệm, tích cực tham gia thực hiện thắng lợi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. c) Tổ chức Phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu chủ yếu của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, phấn đấu trên 80% số đơn vị cấp huyện, xã có tỷ lệ hộ nghèo dưới 5% theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều duy trì mức giảm bình quân từ 1,0%/năm trở lên; tỷ lệ hộ nghèo hộ đồng bào dân tộc thiểu số các xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi giảm bình quân từ 4,0%/năm trở lên; cơ bản thoát khỏi tình trạng xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển; cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo và các mục tiêu khác của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021 - 2025. 2. Yêu cầu a) Phong trào thi đua tiếp tục là nòng cốt trong các phong trào thi đua của các sở, ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể cấp tỉnh; UBND cấp huyện, cấp xã và các hoạt động của cụm, khối thi đua của tỉnh; đánh giá kết quả Phong trào thi đua phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị và bình xét thi đua hàng năm của các cơ quan, đơn vị, địa phương. b) Phong trào thi đua phải được triển khai sâu rộng từ tỉnh đến cấp cơ sở với nội dung, hình thức phong phú, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, thực chất, tránh chạy theo thành tích và phù hợp với thực tiễn ở từng cơ quan, đơn vị, địa phương; Phong trào thi đua cần phát huy được tinh thần tự nguyện và các nguồn lực trong các tầng lớp Nhân dân. c) Kịp thời phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến, sáng kiến, kinh nghiệm hay, mô hình, cách làm sáng tạo trong thực hiện, chương trình giảm nghèo. Biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân, hộ gia đình có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong thực hiện Phong trào thi đua. II. NỘI DUNG THI ĐUA 1. Thi đua phát huy sáng kiến, đề xuất giải pháp thực hiện mục tiêu giảm nghèo; nâng cao trách nhiệm vì người nghèo và góp phần giảm nghèo; đồng hành cùng người nghèo để hướng tới trong cộng đồng không ai bị bỏ lại phía sau, nhằm huy động các tập thể, cá nhân, hộ gia đình trong và ngoài tỉnh; các doanh nghiệp, hợp tác xã có những việc làm thiết thực tham gia đóng góp công sức, trí tuệ, của cải vật chất để hỗ trợ, giúp đỡ địa phương, cộng đồng và các hộ gia đình nghèo giảm nghèo và thoát nghèo bền vững. 2. Các sở, ban, ngành, Mặt trận, các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ triển khai kịp thời và tổ chức thực hiện có hiệu quả Phong trào thi đua. Tập trung vào các hoạt động nghiên cứu, sáng kiến, cải tiến trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân cũng như trong tham mưu, xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách, giải pháp thực hiện chương trình giảm nghèo. 3. Các huyện, thị xã, thành phố; xã, phường, thị trấn căn cứ tình hình thực tế xây dựng lộ trình và các giải pháp giảm nghèo, bố trí và huy động các nguồn lực giúp các hộ nghèo, cận nghèo thoát nghèo, tăng hộ khá và hạn chế tái nghèo. Trong tổ chức thực hiện giảm nghèo cần gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới. 4. Thôn, bản, tổ dân phố, cộng đồng dân cư đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo và từng bước làm giàu; có các hình thức hỗ trợ, giúp tạo việc làm cho người nghèo phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống và thoát nghèo. 5. Hộ gia đình thi đua vượt khó vươn lên thoát nghèo và giúp đỡ các hộ gia đình khác vươn lên thoát nghèo. III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Các sở, ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể cấp tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội căn cứ chức năng, nhiệm vụ, triển khai kịp thời và tổ chức thực hiện có hiệu quả Phong trào thi đua; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp và các cơ quan, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Phong trào thi đua; tập trung thi đua nghiên cứu, hoàn thiện chính sách giảm nghèo, ban hành chính sách hỗ trợ có điều kiện, tăng cường tín dụng chính sách xã hội cho người nghèo, trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo không có khả năng lao động; khuyến khích doanh nghiệp và hợp tác xã liên kết trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, phát triển đa dạng các mô hình sản xuất có sự tham gia của các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; thi đua phát triển các mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp với người nghèo, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi. Cán bộ làm công tác giảm nghèo thi đua tận tụy, gương mẫu, trách nhiệm, đồng hành cùng người nghèo. Huy động các doanh nghiệp, tập thể, cá nhân trong và ngoài tỉnh có những việc làm thiết thực, tham gia đóng góp công sức, trí tuệ, của cải vật chất hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo, địa bàn nghèo. 2. UBND cấp huyện, cấp xã đề ra nội dung, giải pháp giảm nghèo theo đặc thù của địa phương, bố trí và huy động đa dạng nguồn lực cho xã nghèo, địa bàn nghèo nhằm giảm hộ nghèo, tăng hộ khá, hộ giàu; thi đua xây dựng, nhân rộng các mô hình tốt, sáng kiến hay, dự án hiệu quả về giảm nghèo bền vững. Gắn Phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” với Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, tập trung thi đua đẩy mạnh thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội liên vùng; thi đua hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư ở những địa bàn khó khăn, gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh; vận động các thôn, bản, hộ gia đình thi đua đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và từng bước làm giàu; hỗ trợ người nghèo tham gia lao động, phát triển sản xuất, làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo. 3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia công tác giảm nghèo bền vững và chủ động tham gia giám sát tổ chức thực hiện. Tiếp tục tổ chức các cuộc vận động xã hội, phong trào thi đua yêu nước, trọng tâm là cuộc vận động "Vì người nghèo", cùng với UBND tỉnh thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững. 4. Vận động các doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương thi đua giúp đỡ các huyện nghèo, xã nghèo hoặc thôn, bản đặc biệt khó khăn; vận động các hộ khá giúp đỡ hộ nghèo. Các hộ gia đình thi đua tham gia lao động, phát triển sản xuất, làm kinh tế, thoát nghèo bền vững và giúp đỡ các cá nhân, hộ gia đình khác cùng thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no. IV. TIÊU CHÍ THI ĐUA, HÌNH THỨC VÀ TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG 1. Tiêu chí thi đua a) Đối với các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh - Hoàn thành có chất lượng, đúng thời hạn các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chính sách, chương trình giảm nghèo theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền; có sáng kiến, giải pháp trong xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành, tổ chức thực hiện cơ chế chính sách; hướng dẫn tháo gỡ khó khăn cho cơ sở trong thực hiện giảm nghèo; - Chủ động nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách giảm nghèo phù hợp với yêu cầu thực tế để công tác giảm nghèo đạt mục tiêu đề ra; - Tích cực và có nhiều giải pháp, sáng kiến trong chỉ đạo việc thực hiện công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân, doanh nghiệp tham gia giúp đỡ người nghèo. b) Đối với cấp huyện - Xây dựng và triển khai có hiệu quả chương trình, kế hoạch công tác giảm nghèo bền vững; đề ra được các nội dung, giải pháp thiết thực để giảm nghèo phù hợp với thực tế địa phương; bố trí hợp lý, hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo; - Huyện mới thoát huyện nghèo (Huyện Minh Hoá) giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều bình quân từ 4%/năm trở lên, trong 03 năm liên tục trước khi trình khen thưởng; hoặc quy mô hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều giảm trên 50% so với đầu kỳ; Các huyện còn lại có quy mô hộ nghèo, hộ cận nghèo đa chiều giảm trên 50% so với đầu kỳ. - Chủ động, tích cực huy động được các nguồn lực trong cộng đồng để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; - Sử dụng đúng, quyết toán kịp thời các nguồn kinh phí phục vụ công tác giảm nghèo; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác giảm nghèo theo đúng quy định. c) Đối với cấp xã - Triển khai có hiệu quả chương trình, kế hoạch công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn; đề ra được các nội dung, giải pháp để giảm nghèo thiết thực, phù hợp với thực tế địa phương; sử dụng hiệu quả, thanh quyết toán kịp thời, đúng quy định các nguồn kinh phí phục vụ công tác giảm nghèo; thực hiện đúng, đủ chế độ thông tin, báo cáo; - Xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn trước khi trình khen thưởng; các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi giảm tỷ lệ hộ nghèo hộ đồng bào dân tộc thiểu số bình quân từ 4%/năm trở lên, trong 3 năm liên tục trước khi trình khen thưởng; các xã còn lại quy mô hộ nghèo, hộ cận nghèo đa chiều giảm trên 50% so với đầu kỳ. - Tích cực vận động Nhân dân hưởng ứng Phong trào thi đua bằng những việc làm thiết thực đem lại hiệu quả, làm giảm tỷ lệ hộ nghèo, không tái nghèo tại địa phương; xây dựng được các mô hình giảm nghèo bền vững. d) Đối với thôn, bản, tổ dân phố, khu dân cư - Triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách, chương trình giảm nghèo trên địa bàn. Đoàn kết, giúp đỡ nhau, đặc biệt là các hộ nghèo, cận nghèo nhằm phát triển kinh tế, cải thiện đời sống (hỗ trợ về vốn, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật,...) để thoát nghèo. - Điều kiện sống, thu nhập của người nghèo được cải thiện rõ rệt, tiếp cận ngày càng thuận lợi với các dịch vụ xã hội cơ bản về việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh... - Quy mô hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều giảm trên 50% so với đầu kỳ. đ) Đối với hộ gia đình - Có ý thức trong việc chủ động phát huy nội lực để thoát nghèo, tự nguyện đăng ký thoát nghèo; từng bước phát triển sản xuất, kinh doanh tăng thu nhập; sử dụng các nguồn vốn vay ưu đãi hiệu quả, trả lãi, trả gốc đúng hạn. - Có nhiều đóng góp, hỗ trợ hiệu quả, sáng tạo cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo để phát triển sản xuất, làm kinh tế, thoát nghèo bền vững. e) Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người làm công tác giảm nghèo - Cán bộ, công chức, viên chức tham gia công tác giảm nghèo: Có nhiều nỗ lực trong công tác, bám sát cơ sở, có sáng kiến trong xây dựng, tham mưu ban hành các cơ chế, chính sách, hướng dẫn thực hiện và tháo gõ khó khăn cho cơ sở trong thực hiện chương trình giảm nghèo đạt hiệu quả cao; - Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan trong hệ thống chính trị các cấp, doanh nghiệp, hợp tác xã; cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang: Tích cực tham gia các hoạt động ủng hộ, giúp đỡ người nghèo và chương trình giảm nghèo bền vững. g) Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã - Có đóng góp thiết thực trong thực hiện công tác giảm nghèo tại các địa phương hoặc tích cực tham gia các cuộc vận động ủng hộ người nghèo; - Liên kết, phối hợp sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho người nghèo; giúp thực hiện các mô hình giảm nghèo, dạy nghề, tạo việc làm cho người nghèo. - Ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. 2. Hình thức và tiêu chuẩn khen thưởng a) Hình thức khen thưởng - Huân chương Lao động; - Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; - Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; - Giấy khen. b) Tiêu chuẩn khen thưởng Căn cứ thành tích trong thực hiện Phong trào thi đua, việc xét khen thưởng cho các tập thể, gia đình và cá nhân tiêu biểu, xuất sắc được thực hiện theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng. V. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN 1. Sở Nội vụ trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức, thực hiện Phong trào thi đua giai đoạn 2021 - 2025 trong tháng 7 năm 2022. 2. Các sở, ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch, hướng dẫn tổ chức triển khai phong trào trước ngày 20 tháng 7 năm 2022. 3. Căn cứ tình hình thực tiễn, các sở, ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tiến hành sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm vào năm 2023 và tổng kết Phong trào thi đua vào năm 2025. 4. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh hàng năm tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát tình hình triển khai, thực hiện Phong trào thi đua và tiến hành tổng kết Phong trào thi đua vào năm 2025. VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo Chương trình Mục tiêu quốc gia cùng cấp thống nhất các nội dung và biện pháp triển khai có hiệu quả Phong trào thi đua. 2. Sở Nội vụ - Chủ trì, phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện Phong trào thi đua theo kế hoạch; hàng năm tổng hợp, báo cáo tình hình tổ chức thực hiện Phong trào thi đua về UBND tỉnh để báo cáo Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; - Tham mưu UBND tỉnh tiến hành sơ kết, rút kinh nghiệm và tổng kết Phong trào thi đua vào năm 2025. Đồng thời hướng dẫn, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tham mưu lựa chọn các tập thể, cá nhân, hộ gia đình có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong Phong trào thi đua trình các cấp có thẩm quyền khen thưởng. 3. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Kế hoạch tổ chức Phong trào thi đua xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, địa phương, đảm bảo thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu đề ra; xây dựng điển hình trong từng ngành, từng lĩnh vực, đăng ký danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng, đồng thời thường xuyên tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Phong trào thi đua, qua đó kịp thời biểu dương, khen thưởng xứng đáng. Định kỳ, chậm nhất ngày 25/11 hàng năm gửi báo cáo kết quả thực hiện Phong trào thi đua về Sở Nội vụ để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh. 4. UBND cấp huyện chỉ đạo UBND cấp xã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể, các hội quần chúng tổ chức thực hiện Phong trào thi đua tại cơ sở thiết thực, hiệu quả, phù hợp với địa phương; kịp thời phát hiện những điển hình tiên tiến trong Phong trào thi đua để biểu dương, khen thưởng. 5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, các đoàn thể và các tổ chức xã hội căn cứ nhiệm vụ, nội dung của Phong trào thi đua để phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp, vận động các hội viên và Nhân dân tích cực hưởng ứng và thực hiện có hiệu quả Phong trào thi đua. 6. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Bình và các cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, thông tin và nêu gương điển hình tiên tiến trong tổ chức triển khai thực hiện Phong trào thi đua. Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch, nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh bằng văn bản về Sở Nội vụ để kịp thời báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./. Nơi nhận: - Ban TĐKT TW; Báo cáo - Thường trực Tỉnh ủy; Báo cáo - Thường trực HĐND tỉnh; Báo cáo - Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; - Ủy ban MTTQVN tỉnh; - Đoàn ĐBQH tỉnh; - Các thành viên Hội đồng TĐKT tỉnh; - Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; - Các đơn vị thuộc Khối thi đua tỉnh; - UBND các huyện, TX, TP; - Báo QB, Đài Phát thanh và Truyền hình QB; - Cổng Thông tin điện tử tỉnh; - Lưu: VT, NCVX. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Trần Thắng
{ "issuing_agency": "Tỉnh Quảng Bình", "promulgation_date": "08/07/2022", "sign_number": "1223/KH-UBND", "signer": "Trần Thắng", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-203-QD-UBND-Ke-hoach-phong-chong-dich-benh-Hoa-Binh-2014-227069.aspx
Quyết định 203/QĐ-UBND Kế hoạch phòng chống dịch bệnh Hòa Bình 2014
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 203/QĐ-UBND Hòa Bình, ngày 27 tháng 02 năm 2014 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH NĂM 2014 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 11/TTr-SYT ngày 24 tháng 02 năm 2014, QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh năm 2014” của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng); - Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh; - Chánh, Phó VP/UBND tỉnh; - Lưu: VT, VX (T065b). TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Bùi Văn Cửu KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH NĂM 2014 I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung Giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh dịch truyền nhiễm, khống chế kịp thời dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong địa bàn tỉnh. 2. Mục tiêu cụ thể a) Giám sát chặt chẽ, ngăn chặn kịp thời bệnh dịch truyền nhiễm: dịch cúm A(H5N1), (H7N9); dịch bệnh sởi, đặc biệt là các khu vực giáp ranh, các đầu mối giao thông với các tỉnh lân cận. b) Phát hiện và xử lý kịp thời ca bệnh đầu tiên, giảm số người mắc và tử vong do một số dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh; khống chế kịp thời không để dịch bệnh bùng phát lan rộng. c) Tăng cường năng lực hệ thống giám sát phòng, chống bệnh truyền nhiễm tại các tuyến, tập trung đáp ứng nhanh tại các ổ dịch; tiếp tục duy trì hoạt động giám sát trọng điểm một số bệnh truyền nhiễm gây dịch; ứng dụng công nghệ thông tin để báo cáo kịp thời, đầy đủ tình hình bệnh truyền nhiễm. 3. Các chỉ tiêu - 100% bệnh, dịch mới phát sinh được phát hiện và xử lý kịp thời, đặc biệt là dịch cúm A. - 90% cán bộ làm công tác phòng, chống dịch được trang bị kiến thức mới về giám sát và phòng, chống bệnh dịch truyền nhiễm. - Giảm 5 - 10 % số ca mắc, tử vong do bệnh truyền nhiễm phổ biến so với đoạn 2008 - 2013. II. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Tổ chức, chỉ đạo - Kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh các cấp, thường xuyên nắm thông tin và có biện pháp phòng, chống dịch bệnh kịp thời. - Có kế hoạch kiểm tra, giám sát, đôn đốc chỉ đạo tuyến dưới. - Tăng cường trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác phòng, chống dịch bệnh. - Xã hội hóa công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp ủy Đảng, chính quyền. - Thực hiện chế độ chính sách cho cán bộ tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh theo quy định. 2. Chuyên môn kỹ thuật a) Các giải pháp giảm mắc: - Tăng cường giám sát bệnh chủ động, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh đầu tiên để có biện pháp cách ly, thu dung, điều trị kịp thời. - Duy trì hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm tại tất cả các tuyến từ y tế thôn bản đến tuyến tỉnh; chủ động dự báo các bệnh dịch nguy hiểm xảy ra tại địa phương để có biện pháp phòng, chống hiệu quả; xử lý ca bệnh và ổ dịch triệt để. - Tổ chức chiến dịch tuyên truyền vận động nhân dân thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, ngủ màn, thực hiện ăn chín uống sôi; tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường, thực hiện tốt chỉ tiêu 3 công trình vệ sinh: Nhà tắm, giếng nước và nhà tiêu hợp vệ sinh tại các hộ gia đình. b) Các giải pháp giảm tử vong: - Tăng cường năng lực cho bệnh viện các tuyến; bệnh viện tuyến tỉnh điều trị các trường hợp nặng, có các đội điều trị cấp cứu cơ động để hỗ trợ tuyến dưới. - Trang bị phương tiện chẩn đoán, điều trị, cấp cứu bệnh nhân để đạt mục tiêu giảm tử vong. - Cán bộ y tế luôn được cập nhật về các phác đồ điều trị, hồi sức cấp cứu mới. 3. Truyền thông, giáo dục sức khỏe - Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe, phổ biến kiến thức phòng bệnh, giáo dục vệ sinh tại những nơi có nguy cơ cao, nơi tập trung đông người như: Trường học, khu công nghiệp, chợ, bến xe. - Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hòa Bình phối hợp với ngành y tế để triển khai các hoạt động truyền thông phòng, chống dịch bệnh. - Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh triển khai các nội dung truyền thông theo yêu cầu của công tác phòng, chống dịch bệnh. 4. Phối hợp liên ngành Tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành, đoàn thể với ngành Y tế trong tổ chức và triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh chủ động. III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ 1. Sở Y tế - Là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh tỉnh chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh chủ động trên địa bàn tỉnh. - Ban hành kế hoạch chủ động phòng, chống dịch bệnh của ngành và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp triển khai thực hiện. Chỉ đạo thực hiện Chiến dịch tiêm vắc xin sởi đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. - Tổ chức giám sát chặt chẽ các trường hợp nghi ngờ dịch bệnh tại cộng đồng, tại các cơ sở điều trị, tăng cường khám sàng lọc bệnh nhân, tổ chức thu dung, điều trị, cách ly kịp thời theo quy định. Chỉ đạo các cơ sở điều trị sẵn sàng thu dung và điều trị bệnh nhân, hạn chế thấp nhất tỷ lệ tử vong. - Thực hiện các chế độ thường trực chống dịch và chế độ báo cáo dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định. 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Giám sát chặt chẽ dịch bệnh trên gia cầm, tại các cơ sở chăn nuôi, các cơ sở giết mổ, mua bán, ấp nở gia cầm, nơi có ổ dịch cũ. - Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra việc giết mổ, mua bán, vận chuyển gia cầm, đặc biệt là các loại gia cầm không rõ nguồn gốc. - Phối hợp với ngành y tế xây dựng và triển khai kế hoạch phòng, chống dịch cúm A trên người; không để lây lan dịch bệnh từ gia cầm sang người. 3. Sở Công thương - Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi mua bán, vận chuyển hàng lậu, hàng cấm sản xuất, mua bán hàng giả, hàng kém chất lượng, các hiện tượng đầu cơ ngâm hàng, nâng giá bất hợp lý, gian lận thương mại, nhất là đối với mặt hàng lương thực, thực phẩm thịt gia cầm, hàng vật tư, trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh,... - Phối hợp với các ngành quản lý giá các mặt hàng thiết yếu, chống hàng giả, hàng kém chất lượng và chống tư thương lợi dụng dịch, bệnh để tăng giá các mặt hàng liên quan. 4. Sở Giáo dục và Đào tạo - Chỉ đạo các nhà trường chủ động phối hợp với ngành y tế tuyên truyền và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm cho học sinh và cán bộ giáo viên nhà trường. - Khi có dịch bệnh xảy ra tại nhà trường cần phối hợp với lực lượng y tế thực hiện các biện pháp cách ly, xử lý tại chỗ theo quy định của chuyên môn để hạn chế tối đa sự lây lan. - Cung cấp thông tin kịp thời về trường hợp dịch bệnh trong trường học cho ngành y tế để phối hợp xử lý. 5. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể Theo chức năng, nhiệm vụ chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của ngành, đơn vị mình và phối hợp với ngành Y tế thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả. 6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố - Ban hành Kế hoạch chủ động phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn quản lý; sẵn sàng hỗ trợ địa phương bạn khi cần thiết. - Đảm bảo các nguồn lực sẵn sàng ứng phó và chủ động phòng, chống dịch bệnh của địa phương. IV. ĐẢM BẢO HẬU CẦN - Căn cứ tình hình diễn biến dịch bệnh và chỉ đạo của Bộ Y tế về công tác phòng, chống dịch bệnh, Sở Y tế tổng hợp dự toán chi tiết nhu cầu kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh của tỉnh gửi Sở Tài chính; - Sở Tài chính căn cứ khả năng ngân sách, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành thẩm định trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định. - Khuyến khích thực hiện xã hội hóa các nguồn lực tham gia phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh. Trên đây là Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh năm 2014, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Y tế - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch tỉnh) để tổng hợp./.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Hòa Bình", "promulgation_date": "27/02/2014", "sign_number": "203/QĐ-UBND", "signer": "Bùi Văn Cửu", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-263-QD-QLD-2015-danh-muc-325-thuoc-san-xuat-trong-nuoc-duoc-cap-so-luu-hanh-Dot-150-277290.aspx
Quyết định 263/QĐ-QLD 2015 danh mục 325 thuốc sản xuất trong nước được cấp số lưu hành Đợt 150
BỘ Y TẾ CỤC QUẢN LÝ DƯỢC ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 263/QĐ-QLD Hà Nội, ngày 26 tháng 05 năm 2015 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH DANH MỤC 325 THUỐC SẢN XUẤT TRONG NƯỚC ĐƯỢC CẤP SỐ ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM - ĐỢT 150 CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ DƯỢC Căn cứ Luật Dược ngày 14 tháng 6 năm 2005; Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế; Căn cứ Quyết định số 3861/QĐ-BYT ngày 30/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý Dược thuộc Bộ Y tế; Căn cứ Thông tư số 44/2014/TT-BYT ngày 25/11/2014 của Bộ Y tế quy định việc đăng ký thuốc; Căn cứ ý kiến của Hội đồng tư vấn cấp số đăng ký lưu hành thuốc Bộ Y tế; Xét đề nghị của Trưởng phòng Đăng ký thuốc - Cục Quản lý Dược, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này danh mục 325 thuốc sản xuất trong nước được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam - Đợt 150. Điều 2. Công ty sản xuất và công ty đăng ký có thuốc lưu hành phải in số đăng ký được Bộ Y tế cấp lên nhãn thuốc và phải chấp hành đúng các quy chế có liên quan tới sản xuất và lưu hành thuốc. Các số đăng ký có ký hiệu VD-...-15 có giá trị 05 năm kể từ ngày ký Quyết định. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Điều 4. Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và giám đốc công ty sản xuất và công ty đăng ký có thuốc tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Nơi nhận: - Như Điều 4; - BT. Nguyễn Thị Kim Tiến (để b/c); - TT. Lê Quang Cường (để b/c); - Cục Quân y - Bộ Quốc phòng, Cục Y tế - Bộ CA; - Cục Y tế giao thông vận tải - Bộ GTVT; - Tổng cục Hải quan- Bộ Tài chính; - Bảo hiểm xã hội Việt Nam; - Vụ Pháp chế, Cục Quản lý Y Dược cổ truyền, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế; Thanh tra Bộ Y tế; - Viện KN thuốc TƯ và VKN thuốc TP.HCM; - Tổng Công ty Dược VN; - Các bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc BYT; - Website của Cục QLD, Tạp chí Dược Mỹ phẩm - Cục QLD; - Lưu: VP, KDD, ĐKT (2b). CỤC TRƯỞNG Trương Quốc Cường DANH MỤC 325 THUỐC SẢN XUẤT TRONG NƯỚC ĐƯỢC CẤP SỐ ĐĂNG KÝ HIỆU LỰC 05 NĂM - ĐỢT 150 (Ban hành kèm theo Quyết định số 263/QĐ-QLD ngày 26/5/2015) 1. Công ty đăng ký: Chi nhánh công ty cổ phần Armephaco- Xí nghiệp dược phẩm 120 (Đ/c: 118A Vũ Xuân Thiều, P. Phúc Lợi, Q. Long Biên, TP. Hà Nội - Việt Nam) 1.1. Nhà sản xuất: Chi nhánh công ty cổ phần Armephaco- Xí nghiệp dược phẩm 120 (Đ/c: 118 A Vũ Xuân Thiều, P. Phúc Lợi, Q. Long Biên, TP. Hà Nội - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 1 Cinatropyl Mỗi viên chứa: Piracetam 400mg; Cinnarizin 25mg Viên nang cứng 36 tháng TCCS Hộp 10 vỉ x 10 viên VD-22388-15 2 Nước cất tiêm Nước cất pha tiêm Dung môi pha tiêm 36 tháng DĐVN IV Hộp 2 vỉ, 10 vỉ x 5 ống 5ml; Hộp 50 ống, 100 ống 5ml; Hộp 2 vỉ, 10 vỉ x 5 ống 2ml; Hộp 50 ống, 100 ống 2ml VD-22389-15 2. Công ty đăng ký: Chi nhánh công ty cổ phần Armephaco- Xí nghiệp dược phẩm 150 (Đ/c: 112 Trần Hưng Đạo, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh - Việt Nam) 2.1. Nhà sản xuất: Chi nhánh công ty cổ phần Armephaco- Xí nghiệp dược phẩm 150 (Đ/c: 112 Trần Hưng Đạo, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 3 Kazumi Mỗi viên chứa: Lamivudin 150mg; Nevirapin 200mg; Zidovudin 300mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 6 vỉ x 10 viên; Hộp 1 lọ 60 viên VD-22390-15 3. Công ty đăng ký: Chi nhánh Công ty cổ phần dược phẩm Phong Phú- Nhà máy sản xuất dược phẩm Usarichpharm (Đ/c: 30- 32 Phong Phú, P.12, Q.8, TP. Hồ Chí Minh - Việt Nam) 3.1. Nhà sản xuất: Chi nhánh Công ty cổ phần dược phẩm Phong Phú- Nhà máy sản xuất dược phẩm Usarichpharm (Đ/c: Lô 12, Đường số 8, KCN Tân Tạo, Q. Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 4 Alphausarichsin Betamethason 0,5mg Viên nén 36 tháng TCCS Hộp 10 vỉ, 100 vỉ x 10 viên VD-22391-15 5 Meloxicam 7,5mg Meloxicam 7,5mg Viên nén bao phim 36 tháng DĐVN IV Hộp 5 vỉ, 10 vỉ nhôm/PVC x 10 viên VD-22392-15 6 Testosterone Testosteron undecanoat 40mg Viên nang mềm 36 tháng TCCS Hộp 3 vỉ x 10 viên VD-22393-15 7 Usarclopi 75mg Clopidogrel (dưới dạng Clopidogrel bisulfat) 75mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 3 vỉ, 5 vỉ x 10 viên VD-22394-15 4. Công ty đăng ký: Công ty Cổ phần BV Pharma (Đ/c: Ấp 2, Xã Tân Thạnh Tây-Huyện Củ Chi-Thành phố Hồ Chí Minh - Việt Nam) 4.1. Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần BV Pharma (Đ/c: Ấp 2, Xã Tân Thạnh Tây-Huyện Củ Chi-Thành phố Hồ Chí Minh - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 8 Biviantac Mỗi gói 10 ml chứa: Nhôm hydroxyd (tương đương 400mg nhôm oxyd) 612 mg; Magnesi hydroxyd 800,4 mg; Simethicon (dưới dạng Simethicon nhũ tương 30%) 80 mg Hỗn dịch uống 24 tháng TCCS Hộp 20 gói x 10 ml (gói nhôm) VD-22395-15 9 Bổ thận âm- BVP Mỗi viên chứa 250 mg cao khô toàn phần chiết từ 1250 mg các dược liệu khô: Hòai sơn 200 mg; Sơn thù 200 mg; Mẫu đơn bì 150 mg; Thục địa 400 mg; Trạch tả 150 mg; Phục linh 150 mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 1 chai 100 viên (chai thủy tinh màu nâu); Hộp 4 vỉ x 18 viên (vỉ nhôm - PVC); Hộp 6 vỉ x 10 viên (vỉ nhôm - nhôm) VD-22396-15 10 Cao khô rễ định lăng 8% Cho 1 g cao khô: Rễ đinh lăng 12,5g Nguyên liệu làm thuốc 36 tháng TCCS Chế phẩm 5 kg, 10 kg, 15 kg đựng trong 2 lớp túi: túi PE hàn kín bên trong, túi nhôm bên ngoài. VD-22397-15 11 Lamivudin 150 - BVP Lamivudin 150 mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 3 vỉ, 6 vỉ x 10 viên (vỉ nhôm - PVC), Hộp 1 chai 60 viên (Chai nhựa HDPE) VD-22398-15 5. Công ty đăng ký: Công ty cổ phần dược Danapha (Đ/c: 253 Dũng Sĩ Thanh Khê, TP. Đà Nẵng - Việt Nam) 5.1. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược Danapha (Đ/c: 253 Dũng Sĩ Thanh Khê, TP. Đà Nẵng - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 12 Citicolin 1000 mg/4 ml Citicolin (dưới dạng Citicolin natri) 1000 mg/4 ml Dung dịch tiêm 36 tháng TCCS Hộp 10 ống x 4 ml VD-22399-15 6. Công ty đăng ký: Công ty cổ phần dược Đồng Nai. (Đ/c: 221B Phạm Văn Thuận, p. Tân Tiến, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai - Việt Nam) 6.1. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược Đồng Nai. (Đ/c: 221B Phạm Văn Thuận, p. Tân Tiến, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 13 Alpha Chymotrypsin Alpha Chymotrypsin 4200 UI Viên nén 36 tháng TCCS Hộp 10 vỉ x 10 viên, hộp 20 vỉ x 10 viên, hộp 50 vỉ x 10 viên VD-22400-15 14 Arximuoc Acetylcystein 200 mg Viên nang cứng 36 tháng TCCS Hộp 10 vỉ x 10 viên, chai 100 viên VD-22401-15 15 Benthasone Betamethason 0,5 mg Viên nén 36 tháng TCCS Hộp 10 vỉ x 15 viên; chai 500 viên VD-22402-15 16 Cetirizin 10 mg Cetirizin dihydroclorid 10 mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 10 vỉ x 10 viên, hộp 20 vỉ x 10 viên, chai 200 viên VD-22403-15 17 Diclofenac 75 mg Diclofenac natri 75 mg Viên nén bao phim 36 tháng DĐVN IV Hộp 3 vỉ x 10 viên, hộp 10 vỉ x 10 viên, chai 200 viên VD-22404-15 18 Docnotine Sulpirid 50 mg Viên nang cứng 36 tháng TCCS Hộp 3 vỉ x 10 viên, hộp 10 vỉ x 10 viên; chai 100 viên VD-22405-15 19 Dozalam Diclofenac kali 25 mg Viên nén bao đường 36 tháng TCCS Hộp 1 vỉ x 6 viên, hộp 2 vỉ x 6 viên, hộp 5 vỉ x 6 viên, hộp 1 vỉ x 10 viên, hộp 2 vỉ x 10 viên, hộp 10 vỉ x 10 viên VD-22406-15 20 Godpadol Paracetamol 325 mg; Tramadol HCl 37,5 mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 2 vỉ x 10 viên, hộp 10 vỉ x 10 viên, chai 100 viên VD-22407-15 21 Metronidazol 250 mg Metronidazol 250 mg Viên nén 36 tháng TCCS Hộp 10 vỉ x 10 viên, chai 100 viên VD-22408-15 22 Metronidazol 500 mg Metronidazol 500 mg Viên nang cứng 36 tháng TCCS Hộp 10 vỉ x 10 viên; chai 100 viên, chai 200 viên VD-22409-15 23 Nalidixic acid 500 mg Nalidixic acid 500 mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 10 vỉ x 10 viên VD-22410-15 24 Nystatin 500.000 UI Nystatin 500.000 UI Viên bao đường 36 tháng TCCS Hộp 2 vỉ x 8 viên, hộp 10 vỉ x 8 viên; chai 100 viên VD-22411-15 25 Paracetamol 500 mg Paracetamol 500 mg Viên nang cứng 36 tháng DĐVN IV Hộp 10 vỉ x 10 viên; chai 100 viên, chai 200 viên, chai 500 viên VD-22412-15 26 Prednison Prednison 5 mg Viên nang cứng 36 tháng TCCS Hộp 10 vỉ x 10 viên, chai 200 viên, chai 500 viên VD-22413-15 27 Topernak 150 Tolperison HCl 150 mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 3 vỉ, 10 vỉ x 10 viên. VD-22414-15 28 Topemak 50 Tolperison HCl 50 mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 3 vỉ x 10 viên, hộp 10 vỉ x 10 viên VD-22415-15 7. Công ty đăng ký: Cổng ty cổ phần Dược Hà Tĩnh (Đ/c: 167 Hà Huy Tập, tp. Hà Tĩnh - Việt Nam) 7.1. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh (Đ/c: 167 Hà Huy Tập, tp. Hà Tĩnh - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 29 Goodrizin Cinnarizin 25 mg Viên nén 36 tháng DĐVN IV Hộp 3 vỉ, hộp 10 vỉ x 10 viên; hộp 1 lọ 200 viên VD-22416-15 30 Lohatidin Loratadin 10 mg Viên nén 36 tháng TCCS Hộp 10 vỉ x 10 viên, hộp 2 vỉ x 10 viên VD-22417-15 7.2. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh. (Đ/c: Cụm công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp Bắc Cẩm Xuyên, xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 31 Cao ích mẫu 100ml cao lỏng chứa: Hương phụ 25g; Ích mẫu 80g; Ngải cứu 20g Cao lỏng 36 tháng TCCS Hộp 1 chai 100ml, hộp 1 chai 125ml, hộp 1 chai 200ml VD-22418-15 32 Cốm bổ tỳ 50g cốm chứa: Hòai sơn 6,4g; Đậu ván trắng 6,4g; Ý dĩ 6,4g; Sa nhân 0,64g; Mạch nha 3g; Trần bì 0,64g; Nhục đậu khấu 0,97g; Đảng sâm 6,4g; Liên nhục 3g Thuốc cốm 36 tháng TCCS Hộp 5 gói, 10 gói, 20 gói x 10g; lọ 50g, 80g, 100g VD-22419-15 8. Công ty đăng ký: Công ty cổ phần Dược Hậu Giang (Đ/c: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P. An Hòa, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ - Việt Nam) 8.1. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược Hậu Giang (Đ/c: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P. An Hòa, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 33 Actisô Mỗi 10ml dung dịch chứa: Cao khô actisô 280 mg Dung dịch uống 24 tháng TCCS Hộp 10 ống x 10 ml VD-22420-15 34 Hapenxin 500 Cephalexin (dưới dạng Cephalexin monohydrat) 500 mg Viên nén bao phim 24 tháng DĐVN IV Hộp 10 vỉ x 10 viên; chai 100 viên VD-22421-15 35 Klamentin 1g Amoxicilin (dưới dạng Amoxicilin trihydrat) 875 mg; Acid clavulanic (dưới dạng Kali clavulanat & Avicel) 125 mg Viên nén bao phim 24 tháng TCCS Hộp 2 vỉ x 7 viên VD-22422-15 36 Klamentin 500 Mỗi gói 2g chứa: Amoxicilin (dưới dạng Amoxicilin trihydrat) 500 mg; Acid clavulanic (dưới dạng kali clavulanat & silicon dioxyd) 62,5mg Thuốc bột pha hỗn dịch uống 36 tháng TCCS Hộp 24 gói x 2g VD-22423-15 37 Korcin Mỗi chai 8g chứa: Dexamethason acetat 4 mg; Cloramphenicol 160 mg Kem bôi da 18 tháng TCCS Hộp 1 chai x 8g kem bôi da VD-22424-15 9. Công ty đăng ký: Công ty cổ phần dược Lâm Đồng - LADOPHAR (Đ/c: 6 A Ngô Quyền, Phường 6, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng - Việt Nam) 9.1. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược Lâm Đồng - LADOPHAR (Đ/c: 6 A Ngô Quyền, Phường 6, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 38 Bavegan Cao đặc actiso 100/1 (tương đương 10g lá tươi actiso) 100 mg; Hạt bìm bìm biếc 75 mg; Cao khô rau đắng đất 10/1 (tương đương với 750 mg rau đắng đất) 75 mg Viên nén bao đường 24 tháng TCCS Hộp 2 vỉ x 20 viên; Lọ 60 viên VD-22425-15 10. Công ty đăng ký: Công ty cổ phần Dược Minh Hải (Đ/c: 322 Lý Văn Lâm, Phường 1, Tp. Cà Mau, Tỉnh Cà Mau - Việt Nam) 10.1. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược Minh Hải (Đ/c: 322 Lý Văn Lâm, Phường 1, Tp. Cà Mau, Tỉnh Cà Mau - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 39 Mianpangic Acid mefenamic 250 mg Viên nang cứng 36 tháng TCCS Hộp 20 vỉ x 10 viên VD-22426-15 40 Paracetamol Paracetamol 500mg Viên nén 36 tháng TCCS Hộp 20 vỉ x 10 viên VD-22427-15 41 Solinux Carbocistein 500mg; Salbutamol 2mg Viên nang cứng 36 tháng TCCS Hộp 25 vỉ x 4 viên VD-22428-15 11. Công ty đăng ký: Công ty cổ phần dược phẩm 2/9 - Nadyphar (Đ/c: 299/22 Lý Thường Kiệt, P.15, Q11, TP. Hồ Chí Minh - Việt Nam) 11.1. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm 2/9 - Nadyphar (Đ/c: 930 C4, Đường C, Khu công nghiệp Cát Lái, Cụm 2, phường Thạnh Mỹ Lợi, Q.2, TP HCM. - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 42 Nadybencoz Cobanamid (Dibencozid) 3mg Viên nang cứng 24 tháng TCCS Hộp 10 vỉ x 10 viên VD-22429-15 43 Nadyfer Mỗi 10ml chứa: Sắt (dưới dạng sắt gluconat) 25mg; Mangan (dưới dạng mangan gluconat) 2,47mg; Đồng (dưới dạng đồng gluconat) 0,14mg Dung dịch uống 36 tháng TCCS Hộp 10 ống, 20 ống 10ml VD-22430-15 44 Povidon iod Povidon iod 10g/ 100ml Dung dịch dùng ngoài 24 tháng TCCS Hộp 1 chai 10ml, 20ml; Chai 90ml, 200ml, 500ml; Bình 5 lít VD-22431-15 45 Tetracyclin 500mg Tetracyclin HCl 500mg Viên nang cứng 36 tháng TCCS Hộp 10 vỉ x 10 viên; Hộp 1 chai 60 viên VD-22432-15 12. Công ty đăng ký: Công ty cổ phần dược phẩm 3/2 (Đ/c: 10 Công Trường Quốc Tế, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh - Việt Nam) 12.1. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm 3/2 (Đ/c: Số 930 C2, Đường C, KCN Cát Lái, P. Thạnh Mỹ Lợi, Q2, TP. Hồ Chí Minh - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 46 Amloefti Amlodipin (dưới dạng Amlodipin besilat) 5mg Viên nang cứng 36 tháng TCCS Hộp 3 vỉ, 10 vỉ x 10 viên VD-22433-15 47 Spaswell Phloroglucinol dihydrat 80mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 3 vỉ, 10 vỉ x 10 viên VD-22434-15 48 Zostopain 120 Etoricoxib 120mg Viên nén bao phim 24 tháng TCCS Hộp 3 vỉ x 10 viên VD-22435-15 49 Zostopain 90 Etoricoxib 90mg Viên nén bao phim 24 tháng TCCS Hộp 3 vỉ x 10 viên VD-22436-15 13. Công ty đăng ký: Công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm (Đ/c: 27 Nguyễn Thái Học, P. Mỹ Bình, TP. Long Xuyên, An Giang - Việt Nam) 13.1. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm (Đ/c: Khóm Thạnh An, P. Mỹ Thới, TP. Long Xuyên, An Giang - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 50 Acetab 325 Paracetamol 325mg Viên nén 24 tháng TCCS Hộp 10 vỉ x 10 viên; Chai nhựa HD 40 viên VD-22437-15 51 Agifivit Sắt (II) fumarat 200mg; Acid folic 1mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 5 vỉ x25 viên; Hộp 10 vỉ x 10 viên VD-22438-15 52 Trindifed-DM Mỗi 30ml chứa: Triprolidin HCl 7,5mg; Phenylephrin HCl 30mg; Dextromethorphan HBr 60mg Dung dịch uống 24 tháng TCCS Hộp 1 chai 30ml, 60ml VD-22439-15 14. Công ty đăng ký: Công ty cổ phần dược phẩm Ampharco U.S.A (Đ/c: KCN Nhơn Trạch 3, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai - Việt Nam) 14.1. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Ampharco U.S.A (Đ/c: KCN Nhơn Trạch 3, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 53 Maxxviton 800 Piracetam 800 mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 1 vỉ, 3 vỉ, 6 vỉ, 10 vỉ x 10 viên VD-22440-15 54 Nidal Ketoprofen 375 mg/15 g Gel bôi da 36 tháng TCCS Hộp 1 tuýp 15g, 30g, 60g VD-22441-15 55 Usaneuro 100 Gabapentin 100mg Viên nang cứng 36 tháng TCCS Hộp 1 vỉ, 3 vỉ, 10 vỉ x 10 viên VD-22442-15 56 Usaneuro 300 Gabapentin 300 mg Viên nang cứng 36 tháng TCCS Hộp 1 vỉ, 3 vỉ, 10 vỉ x 10 viên VD-22443-15 57 Usasartim 300 Irbesartan 300 mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 1 vỉ, 3 vỉ, 10 vỉ x 10 viên VD-22444-15 15. Công ty đăng ký: Công ty cổ phần dược phẩm Bến Tre (Đ/c: 6A3 Quốc lộ 60 - phường Phú Tân, Thành phố Bến Tre, Tỉnh Bến Tre - Việt Nam) 15.1. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Bến Tre (Đ/c: 6A3 Quốc lộ 60 - phường Phú Tân, Thành phố Bến Tre, Tỉnh Bến Tre - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 58 Becolugel Gel Aluminium phosphate 20% 12,38 g Hỗn dịch uống 24 tháng TCCS Hộp 26 gói x 20g VD-22445-15 59 Befadol Kid Mỗi 5 ml hỗn dịch chứa: Paracetamol micronized 150 mg Hỗn dịch uống 24 tháng TCCS Hộp 1 chai 60 ml, Hộp 20 gói 5 ml VD-22446-15 16. Công ty đăng ký: Công ty Cổ phần Dược phẩm Cần Giờ (Đ/c: Lầu 2, Khu 2F-C1, tòa nhà Mirae Bussiness Centrer, 268 Tô Hiến Thành, P15, Q10, Tp.HCM - Việt Nam) 16.1. Nhà sản xuất: Công ty TNHH US Pharma USA (Đ/c: Lô B1-10, Đường D2, KCN Tây Bắc, Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 60 Cefpodoxim 100 Cefpodoxim (dưới dạng Cefpodoxim proxetil) 100 mg Thuốc bột uống 36 tháng TCCS Hộp 10 gói, 14 gói, 20 gói x 3 g VD-22447-15 61 Liozin Alphachymotrypsin (tương đương với 4,2 mg) 4200 IU Viên nén 24 tháng TCCS Hộp 5 vỉ x 10 viên VD-22448-15 17. Công ty đăng ký: Công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long (Đ/c: Số 150 đường 14 tháng 9, TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long - Việt Nam) 17.1. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long (Đ/c: Số 150 đường 14 tháng 9, TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 62 Diclofenac K 50 Diclofenac kali 50 mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 3 vỉ, 10 vỉ x 10 viên; Chai 100 viên VD-22449-15 63 Oflid 200 Ofloxacin 200 mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Chai 100 viên, 200 viên. Hộp 2 vỉ, 10 vỉ x 10 viên VD-22450-15 18. Công ty đăng ký: Công ty cổ phần dược phẩm dược liệu Pharmedic (Đ/c: 367 Nguyễn Trãi - Q.1 - TP. Hồ Chí Minh - Việt Nam) 18.1. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm dược liệu Pharmedic (Đ/c: 1/67 Nguyễn Văn Quá, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 64 Lactulose Mỗi 15 ml chứa: Lactulose 10 gam Dung dịch uống 36 tháng TCCS Hộp 10 gói x 15 ml VD-22451-15 65 Sperifar Risperidon 2mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 10 vỉ x 10 viên VD-22452-15 19. Công ty đăng ký: Công ty cổ phần Dược phẩm Euvipharm (Đ/c: ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa hạ, Đức Hòa, Long An - Việt Nam) 19.1. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm Euvipharm (Đ/c: ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa hạ, Đức Hòa, Long An - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 66 Malosic Mỗi 10 ml chứa: Nhôm oxyd (dưới dạng Nhôm hydroxyd gel 14%) 0,45g; Magnesi hydroxyd (dưới dạng Magnesi hydroxyd paste 30%) 0,8004g; Simethicon (dưới dạng Simethicon nhũ tương 30%) 0,08g Hỗn dịch uống 24 tháng TCCS Hộp 10 gói x 10 ml VD-22453-15 20. Công ty đăng ký: Công ty cổ phần dược phẩm Glomed (Đ/c: 35 Đại lộ Tự do, KCN Việt Nam - Singapore, tỉnh Bình Dương - Việt Nam) 20.1. Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần Dược phẩm Glomed (Đ/c: 29A Đại Lộ Tự Do, Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore, Thuận An, Bình Dương - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 67 Glortum 2 g Cefoperazon (dưới dạng Cefoperazon natri) 1g; Sulbactam (dưới dạng sulbactam natri) 1g Thuốc bột pha tiêm 24 tháng TCCS Hộp 1 lọ, 10 lọ, 25 lọ VD-22454-15 20.2. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Glomed (Đ/c: 35 Đại lộ Tự do, KCN Việt Nam - Singapore, tỉnh Bình Dương - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 68 Dazoserc Secnidazol 500 mg Viên nén bao phim 48 tháng TCCS Hộp 1 vỉ, 5 vỉ x 4 viên VD-22455-15 69 Gliovan-Hctz 160/12.5 Valsartan 160 mg; Hydroclorothiazid 12,5 mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 2 vỉ x 14 viên; Hộp 3 vỉ x 10 viên VD-22456-15 70 Gliovan-Hctz 80/12.5 Valsartan 80 mg; Hydroclorothiazid 12,5 mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 2 vỉ x 14 viên. Hộp 3 vỉ x 10 viên VD-22457-15 71 Glomoxif Moxifloxacin (dưới dạng Moxifloxacin hydroclorid) 400 mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 1 vỉ, 2 vỉ x 5 viên. Hộp 1 vỉ x 10 viên VD-22458-15 72 Glotadol 250 Mỗi gói 2,5g chứa: Paracetamol 250 mg Thuốc bột uống 36 tháng TCCS Hộp 12 gói, 20 gói x 2,5g VD-22459-15 73 Sulrimed 50 Sulpirid 50 mg Viên nang cứng 36 tháng TCCS Hộp 3 vỉ, 5 vỉ x 10 viên VD-22460-15 21. Công ty đăng ký: Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây (Đ/c: 10A Quang Trung - Hà Đông - Hà Nội - Việt Nam) 21.1. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây (Đ/c: Tổ dân phố số 4 - Phường La Khê - Quận Hà Đông - Hà Nội - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 74 Ambuxol Ambroxol hydroclorid 30 mg Viên nang cứng 24 tháng TCCS Hộp 10 vỉ x 10 viên VD-22461-15 75 Busalmint Retinyl palmitat 1000 IU Viên nang mềm 36 tháng TCCS Hộp 2 vỉ x 15 viên. Hộp 10 vỉ x 10 viên VD-22462-15 76 Busalpain - Tiêu viêm giảm đau Cao khô huyết giác (tương đương 4g Huyết giác) 0,28g Viên nang cứng 24 tháng TCCS Hộp 2 vỉ x 10 viên VD-22463-15 77 Ciprofloxacin Ciprofloxacin (dưới dạng ciprofloxacin HCl) 500 mg Viên nén bao phim 36 tháng DĐVN IV Hộp 25 vỉ x 10 viên VD-22464-15 78 Forstroke Citicolin natri 500 mg Viên nang cứng 24 tháng TCCS Hộp 3 vỉ, 6 vỉ x 10 viên VD-22465-15 79 Morganin Arginin hydroclorid 500 mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 6 vỉ x 10 viên VD-22466-15 80 Penicilin V Kali Penicilin (dưới dạng Phenoxymethylpenicilin Kali) 400000 IU Viên nén 36 tháng DĐVN IV Hộp 10 vỉ, 50 vỉ x 12 viên. Lọ 400 viên VD-22467-15 81 Periwel 4 Perindopril erbumin 4 mg Viên nang cứng 36 tháng TCCS Hộp 10 vỉ x 10 viên VD-22468-15 82 Ridomaxkit Cao đặc chè dây (từ lá của cây chè dây tỷ lệ 1/10) 1250 mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 1 lọ x 50 viên VD-22469-15 83 Tazando Paracetamol 500 mg; Codein phosphat 15 mg Viên nén 36 tháng TCCS Hộp 10 vỉ x 10 viên VD-22470-15 84 Tobramycin Tobramycin (dưới dạng Tobramycin sulfate) 15 mg/5 ml Thuốc nhỏ mắt 24 tháng TCCS Hộp 1 lọ x 5 ml VD-22471-15 22. Công ty đăng ký: Công ty cổ phần dược phẩm IMEXPHARM (Đ/c: 04- đường 30/4- Tp. Cao Lãnh - Đồng Tháp - Việt Nam) 22.1. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm IMEXPHARM (Đ/c: 04- đường 30/4- Tp. Cao Lãnh - Đồng Tháp - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 85 Andol blue Paracetamol 500 mg Viên nén 48 tháng TCCS Hộp 10 vỉ x 10 viên, chai 200 viên VD-22472-15 23. Công ty đăng ký: Công ty cổ phần dược phẩm Khang Minh. (Đ/c: D19/37K Hương Lộ 80, xã Vĩnh Lộc B, Huyện Bình Chánh, Tp. HCM - Việt Nam) 23.1. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Khang Minh. (Đ/c: D19/37K Hương Lộ 80, xã Vĩnh Lộc B, Huyện Bình Chánh, Tp. HCM - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 86 Khang Minh phong thấp nang Cao khô dược liệu 250mg tương đương: Hy thiêm 600 mg; Lá lốt 400 mg; Ngưu tất 600 mg; Thổ phục linh 600 mg Viên nang cứng 36 tháng TCCS Hộp 1 lọ 60 viên, hộp 10 vỉ x 10 viên VD-22473-15 24. Công ty đăng ký: Công ty cổ phần dược phẩm Khánh Hòa (Đ/c: 74 Thống Nhất, TP. Nha Trang, Khánh Hòa - Việt Nam) 24.1. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Khánh Hòa (Đ/c: Đường 2 tháng 4, P. Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Khánh Hòa - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 87 Bisoprolol Bisoprolol fumarat 5mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 10 vỉ x 10 viên VD-22474-15 88 Doxycyclin Doxycyclin (dưới dạng Doxycyclin hydroclorid) 100 mg Viên nang cứng 36 tháng DĐVN IV Hộp 5 vỉ, 10 vỉ x 10 viên VD-22475-15 89 Fefasdin 120 Fexofenadin hydroclorid 120mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 1 vỉ, 10 vỉ x 10 viên VD-22476-15 90 Hydrocolacyl Prednisolon 5mg Viên nén 36 tháng DĐVN IV Hộp 1 chai 500 viên VD-22477-15 91 Ibuprofen Ibuprofen 400mg Viên nén bao phim 36 tháng DĐVN IV Hộp 5 vỉ, 10 vỉ x 10 viên VD-22478-15 92 Methylprednisolon 4 Methylprednisolon 4mg Viên nén 36 tháng DĐVN IV Hộp 10 vỉ x 10 viên VD-22479-15 25. Công ty đăng ký: Công ty cổ phần dược phẩm Me Di Sun (Đ/c: 521 An Lợi, xã Hòa Lợi, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương - Việt Nam) 25.1. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Me Di Sun (Đ/c: 521 An Lợi, xã Hòa Lợi, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 93 Bambumed 10 Bambuterol HCl 10 mg Viên nén 36 tháng TCCS Hộp 3 vỉ x 10 viên VD-22480-15 94 Bamyrol 150 Mỗi gói 1g chứa: Paracetamol 150 mg Thuốc cốm uống 36 tháng TCCS Hộp 20 gói x 1g VD-22481-15 95 Bibiso Cao khô Bìm bìm 5,25 mg; Cao khô Artiso 100 mg; Cao khô Rau đắng đất 75 mg Viên nang mềm 36 tháng TCCS Hộp 5 vỉ, 10 vỉ x 10 viên VD-22482-15 96 Golcoxib Celecoxib 200 mg Viên nang cứng 36 tháng TCCS Hộp 10 vỉ x 10 viên VD-22483-15 97 Mật ong nghệ - Medi Bột Nghệ 950 mg; Mật ong 250 mg Viên nén nhai 36 tháng TCCS Chai 60 viên, 100 viên VD-22484-15 98 Medi-Sulpirid Sulpirid 50 mg Viên nang cứng 36 tháng TCCS Hộp 10 vỉ x 10 viên VD-22485-15 99 Vinpocetin Vinpocetin 10 mg Viên nang mềm 36 tháng TCCS Hộp 3 vỉ x 10 viên VD-22486-15 26. Công ty đăng ký: Công ty cổ phần dược phẩm Medbolide (Đ/c: Phòng 09, lầu 10, tòa nhà The EverRichs 1, số 968 Đường ba tháng hai, P.15, Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh - Việt Nam) 26.1. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Me Di Sun (Đ/c: 521 An Lợi, xã Hòa Lợi, huyện Bến Cát, tình Bình Dương - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 100 Vocfor Lornoxicam 4 mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 3 vỉ x 10 viên VD-22487-15 27. Công ty đăng ký: Công ty cổ phần dược phẩm Minh Dân (Đ/c: Lô E2, đường N4, KCN Hòa Xá, TP Nam Định - Việt Nam) 27.1. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Minh Dân (Đ/c: Lô E2, đường N4, KCN Hòa Xá, TP Nam Định - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 101 Midagentin 250/31,25 Mỗi gói chứa: Amoxicillin (dưới dạng Amoxicillin trihydrat) 250mg; Acid clavulanic (dưới dạng Kali clavulanat) 31,25mg Bột pha hỗn dịch uống 24 tháng TCCS Hộp 12 gói x 1,5 g VD-22488-15 27.2. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Minh Dân (Đ/c: Lô N8, đường N5, KCN Hòa Xá, TP Nam Định - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 102 Nước cất tiêm 5ml Nước cất pha tiêm 5ml Dung môi pha tiêm 48 tháng DĐVN IV Hộp 50 ống 5ml VD-22489-15 103 Sefonramid 2g Ceftazidim (dưới dạng Ceftazidim pentahydrat) 2g Bột pha tiêm 36 tháng TCCS Hộp 1 lọ VD-22490-15 28. Công ty đăng ký: Công ty cổ phần Dược phẩm OPC. (Đ/c: 1017 Hồng Bàng - quận 6 - TP. Hồ Chí Minh - Việt Nam) 28.1. Nhà sản xuất: Chi nhánh công ty cổ phần dược phẩm OPC tại Bình Dương - Nhà máy dược phẩm OPC (Đ/c: Ấp Tân Hoá, xã Tân Vĩnh Hiệp, huyện Tân Uyên, Bình Dương - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 104 Cao ích mẫu Mỗi 90ml chứa: Ích mẫu 72g; Hương phụ 22,5 g; Ngải cứu 18g Cao lỏng 36 tháng TCCS Hộp 1 chai 90ml; hộp 1 chai 180ml VD-22491-15 105 Dầu gió hiệu con gấu Tinh dầu bạc hà 407,7mg/1,5ml; Eucalyptol 64,61mg/1,5ml; Camphor 75mg/1,5ml Dầu xoa 36 tháng TCCS Hộp 1 chai 1,5ml; 5ml; 15ml VD-22492-15 106 Linh chi đại bổ OPC Mỗi 500ml chứa: Linh chi 7,5g; Nhân sâm 2,5g; Ngũ gia bì chân chim 1,0g; Cỏ tranh 2,5g; Râu ngô 2,5g Rượu thuốc 36 tháng TCCS Hộp 1 bình sứ 500ml + 4ly VD-22493-15 107 Thập toàn đại bổ Mỗi viên chứa: Bạch thược 605mg; Phục linh 605mg; Bạch truật 605mg; Quế nhục 151mg; Cam thảo 303mg; Thục địa 908mg; Đảng sâm 605mg; Xuyên khung 303mg; Đương qui 908mg; Hoàng kỳ 605mg Thuốc hoàn mềm 36 tháng TCCS Hộp 1 vỉ x 6 viên 9g VD-22494-15 29. Công ty đăng ký: Công ty cổ phần dược phẩm OPV (Đ/c: Số 27 đường 3A, KCN Biên Hòa 2, TP. Biên Hòa, Đồng Nai - Việt Nam) 29.1. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm OPV (Đ/c: Số 27 đường 3A, KCN Biên Hòa 2, TP. Biên Hòa, Đồng Nai - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 108 Asthmastop 4 Montelukast (dưới dạng montelukast natri) 4mg Viên nén phân tán trong miệng 36 tháng TCCS Hộp 3 vỉ x 10 viên VD-22495-15 109 Cardicare 10 Enalapril maleat 10mg Viên nén 36 tháng TCCS Hộp 3 vỉ x 10 viên VD-22496-15 110 Cardicare 20 Enalapril maleat 20mg Viên nén 36 tháng TCCS Hộp 3 vỉ x 10 viên VD-22497-15 111 Centocalcium vitamin D Mỗi 2,5g chứa: Calci carbonat (tương đương với 500mg Calci) 1250mg; Vitamin D3 (Colecalciferol) 400IU Thuốc bột uống 36 tháng TCCS Hộp 20 gói x 2,5g VD-22498-15 112 Opecosyl 4 Perindopril tert-Butylamin 4mg Viên nén 36 tháng TCCS Hộp 3 vỉ x 10 viên VD-22499-15 113 Opekinon 500 Ciprofloxacin (dưới dạng Ciprofloxacin HCl.H2O) 500mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 2 vỉ x 7 viên; hộp 1 chai 100 viên VD-22500-15 114 Rofox 90 Etoricoxib 90mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 10 vỉ x 10 viên; hộp 3 vỉ x 10 viên; hộp 1 vỉ x 10 viên VD-22501-15 115 Sibutra Sulfasalazin 500mg Viên nén bao phim tan trong ruột 36 tháng TCCS Hộp 10 vỉ x 10 viên VD-22502-15 116 Star cough relief Dextromethorphan HBr 5mg; Benzocain 7,5mg Viên nén ngậm 36 tháng TCCS Hộp 2 vỉ x 8 viên; hộp 20 vỉ x 8 viên; hộp 10 gói x 20 viên VD-22503-15 117 Tydol cold & flu Paracetamol 500mg; Phenylephrin HCI 5mg; Cafein 25mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 10 vỉ x 10 viên VD-22504-15 118 Ulcerlex 30 Lansoprazol (dưới dạng hạt bao tan trong ruột chứa 8,5% (kl/kl) LansoprazoI) 30mg Viên nang cứng chứa hạt bao tan trong ruột 24 tháng TCCS Hộp 5 vỉ x 6 viên VD-22505-15 30. Công ty đăng ký: Công ty cổ phần Dược phẩm Phương Đông (Đ/c: Lô số 7, đường số 2, KCN. Tân Tạo, P. Tân Tạo A, Q. Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh - Việt Nam) 30.1. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm Phương Đông (Đ/c: Lô số 7, đường số 2, KCN. Tân Tạo, P. Tân Tạo A, Q. Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 119 Bakidol Extra 250/2 Mỗi ống 5 ml chứa: Acetaminophen 250 mg; Clorpheniramin maleat 2 mg Dung dịch uống 36 tháng TCCS Hộp 10 ống, 20 ống, 30 ống, 50 ống x 5 ml VD-22506-15 120 Debomin Magnesi lactat dihydrat 940 mg; Vitamin B6 10 mg Viên nén sủi 36 tháng TCCS Hộp 2 vỉ, 4 vỉ x 4 viên. Hộp 1 tuýp 10 viên, 20 viên VD-22507-15 121 Skdol 500mg Acetaminophen 500mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 3 vỉ, hộp 6 vỉ, hộp 10 vỉ x 10 viên. Chai 100 viên, chai 200 viên, chai 500 viên VD-22508-15 31. Công ty đăng ký: Công ty cổ phần dược phẩm Sao Kim (Đ/c: KCN Quang Minh, huyện Mê Linh, Hà Nội - Việt Nam) 31.1. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Sao Kim (Đ/c: KCN Quang Minh, huyện Mê Linh, Hà Nội - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 122 Cetirizine SK Cetirizin dihydroclorid 10 mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 10 vỉ x 10 viên VD-22509-15 123 Dekasiam Acid acetylsalicylic dưới dạng pellet 13,8% 100mg Thuốc cốm chứa pellet bao tan trong ruột 24 tháng TCCS Hộp 20 gói x 725mg VD-22510-15 124 Trimalact 25/75 sachet Mỗi gói 1g chứa: Artesunat 25mg; Amodiaquin (dưới dạng Amodiaquin HCl) 75mg Thuốc cốm pha hỗn dịch uống 36 tháng TCCS Hộp 3 gói x 1g VD-22511-15 125 Trimalact 50/153 Kiddy Artesunat 50mg; Amodiaquin (dưới dạng Amodiaquin HCl) 153mg Viên nén 36 tháng TCCS Hộp 1 vỉ x 6 viên; Hộp 1 vỉ x 12 viên VD-22512-15 32. Công ty đăng ký: Công ty cổ phần dược phẩm SaVi (Đ/c: Lô Z.01-02-03a KCN trong KCX Tân Thuận, phường Tân Thuận Đông, quận 7, Tp. HCM - Việt Nam) 32.1. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm SaVi (Đ/c: Lô Z.01-02-03a KCN trong KCX Tân Thuận, phường Tân Thuận Đông, quận 7, Tp. HCM - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 126 SaVi Valsartan 80 Valsartan 80 mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 3 vỉ x 10 viên VD-22513-15 33. Công ty đăng ký: Công ty cổ phần dược phẩm Tipharco (Đ/c: 15 Đốc Binh Kiều, phường 2, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang - Việt Nam) 33.1. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Tipharco (Đ/c: 15 Đốc Binh Kiều, phường 2, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 127 Tipharmlor Amlodipin (dưới dạng amlodipin besilate) 5 mg Viên nang cứng 36 tháng TCCS Hộp 10 vỉ x 10 viên; hộp 3 vỉ x 10 viên; hộp 1 chai 100 viên VD-22514-15 34. Công ty đăng ký: Công ty cổ phần dược phẩm trung ương 1 - Pharbaco (Đ/c: 160 - Tôn Đức Thắng - Đống Đa - Hà Nội - Việt Nam) 34.1. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm trung ương 1 - Pharbaco. (Đ/c: Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 128 Banago 20 Tadalafil 20mg Viên nén bao phim 24 tháng TCCS Hộp 2 vỉ x 2 viên VD-22515-15 129 Daripam Nefopam hydroclorid 20mg/2ml Dung dịch tiêm 36 tháng TCCS Hộp 10 ống x 2ml VD-22516-15 130 Fabaclinc Clindamycin (dưới dạng Clindamycin hydroclorid) 150mg Viên nang cứng 36 tháng DĐVN IV Hộp 1 túi nhôm x 2 vỉ x 10 viên VD-22517-15 131 Parazacol Paracetamol 500mg Viên nén 36 tháng DĐVN IV Hộp 10 vỉ x 10 viên, Lọ 1000 viên VD-22518-15 132 Rexoven 25 Rocuronium bromide 25mg/2,5ml Dung dịch tiêm 24 tháng TCCS Hộp 1 lọ x 2,5ml VD-22519-15 133 Rexoven 50 Rocuronium bromide 50mg/5ml Dung dịch tiêm 24 tháng TCCS Hộp 1 lọ x 5ml VD-22520-15 35. Công ty đăng ký: Công ty cổ phần dược phẩm trung ương 2 (Đ/c: Số 9 - Trần Thánh Tông - Hà Nội - Việt Nam) 35.1. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Trung ương 2 (Đ/c: Lô 27, Khu công nghiệp Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 134 Adrenalin 1mg/1ml Adrenalin 1 mg/1 ml Dung dịch tiêm 24 tháng DĐVN IV Hộp 10 ống, 100 ống x 1 ml VD-22521-15 135 Cefadroxil 1g Cefadroxil (dưới dạng cefadroxil monohydrat) 1g Viên nén 36 tháng DĐVN IV Hộp 10 vỉ x 10 viên VD-22522-15 136 Eutaric Atorvastatin (dưới dạng Atorvastatin calci trihydrat) 10 mg Viên nang cứng 36 tháng TCCS Hộp 10 vỉ x 10 viên VD-22523-15 137 Fascapin-10 Nifedipin 10 mg Viên nén bao phim 36 tháng DĐVN IV Hộp 10 vỉ x 10 viên VD-22524-15 138 Kem Promethazin 2% Mỗi tuýp 10 g chứa: Promethazin hydrochlorid 200 mg Kem bôi da 24 tháng TCCS Hộp 1 tuýp 10g VD-22525-15 139 Potriolac Mỗi 15 g thuốc mỡ chứa: Calcipotriol (dưới dạng Calcipotriol monohydrat) 0,75 mg; Betamethason (dưới dạng Betamethason dipropionat) 7,5 mg Thuốc mỡ bôi da 24 tháng TCCS Hộp 1 tuýp 15g VD-22526-15 140 Sapphire Mỗi 5 ml siro chứa: Guaifenesin 10 mg; Dextromethorphan hydrobromid 5 mg; Clorpheniramin maleat 1,335 mg Siro 24 tháng TCCS Hộp 1 lọ 60 ml, 125 ml VD-22527-15 141 Thuốc mỡ Bophapan Mỗi 30g thuốc mỡ chứa: Dexphanthenol 1,5g Thuốc mỡ bôi da 24 tháng TCCS Hộp 1 tuýp x 30g VD-22528-15 142 Topsea 80 Mỗi gói 2g chứa: Paracetamol 80 mg Thuốc bột uống 36 tháng TCCS Hộp 25 gói x 2g VD-22529-15 36. Công ty đăng ký: Công ty cổ phần dược phẩm Trung ương 3 (Đ/c: 16 Lê Đại Hành, Hồng Bàng, Hải Phòng - Việt Nam) 36.1. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Trung ương 3 (Đ/c: 16 Lê Đại Hành, Tp. Hải Phòng - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 143 Dobacitil Citicoline (dưới dạng Citicoline natri) 250mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 5 vỉ x 4 viên, hộp 2 vỉ x 10 viên VD-22530-15 37. Công ty đăng ký: Công ty cổ phần dược phẩm trung ương VIDIPHA (Đ/c: 184/2 Lê Văn Sỹ, Phường 10, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh - Việt Nam) 37.1. Nhà sản xuất: Chi nhánh công ty cổ phần dược phẩm trung ương Vidipha (Đ/c: ấp Tân Bình, xã Tân Hiệp, huyện Tân Uyên, Bình Dương - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 144 Amoxycilin 500mg Amoxicilin (dưới dạng Amoxicilin trihydrat) 500mg Viên nang cứng 36 tháng TCCS Hộp 10 vỉ x 10 viên VD-22531-15 145 Ampicilin 500mg Ampicilin (dưới dạng Ampicilin trihydrat) 500mg Viên nang cứng 36 tháng DĐVN IV Hộp 10 vỉ x 10 viên VD-22532-15 146 Augxicine 625 Amoxicilin (dưới dạng Amoxicilin trihydrat) 500mg; Acid clavulanic (dưới dạng Kali clavulanat kết hợp với microcrystallin cellulose) 125mg Viên nén bao phim 24 tháng TCCS Hộp 2 vỉ x 7 viên; hộp 2 vỉ x 10 viên VD-22533-15 147 Cephalexin 500mg Cephalexin (dưới dạng cephalexin monohydrat) 500mg Viên nang cứng 36 tháng DĐVN IV Hộp 10 vỉ x 10 viên; chai 100 viên; chai 200 viên VD-22534-15 148 Corypadol Paracetamol 400mg; Cafein 40mg; Clorpheniramin maleat 2mg Viên nang cứng 36 tháng TCCS Hộp 10 vỉ x 10 viên; hộp 50 vỉ x 10 viên; chai 100 viên VD-22535-15 149 Dexinacol Mỗi 5ml chứa: Cloramphenicol 20mg; Dexamethason natri phosphat 5mg Dung dịch thuốc nhỏ mắt 24 tháng TCCS Hộp 1 lọ 5ml VD-22536-15 150 Papaverin Papaverin HCl 40mg Viên nén 36 tháng DĐVN IV Hộp 3 vỉ x 10 viên; hộp 10 vỉ x 10 viên; chai 100 viên VD-22537-15 151 Tetracyclin 500mg Tetracyclin HCl 500mg Viên nang cứng 36 tháng DĐVN IV Hộp 10 vỉ x 10 viên VD-22538-15 38. Công ty đăng ký: Công ty cổ phần dược phẩm Trường Thọ (Đ/c: 93 Linh Lang, Ba Đình, Hà Nội - Việt Nam) 38.1. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Trường Thọ (Đ/c: Lô M1, đường N3, KCN Hòa Xá, TP. Nam Định, tỉnh Nam Định - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 152 Bạch thược phiến Phiến sấy khô của rễ bạch thược 0,5kg Nguyên liệu làm thuốc 24 tháng DĐVN IV Túi 0,5kg; 1 kg; 2kg; 5kg; 10kg VD-22539-15 153 Ích mẫu Ích mẫu sấy khô 0,5kg Nguyên liệu làm thuốc 24 tháng DĐVN IV Túi 0,5kg; 1 kg; 2kg; 5kg; 10 kg VD-22540-15 154 Paracetamol 500mg Paracetamol 500mg Viên nén 24 tháng DĐVN IV Hộp 10 vỉ x 10 viên; Lọ 100 viên VD-22541-15 155 Toversin 4mg Perindopril tert-butylamin 4mg Viên nén 36 tháng TCCS Hộp 3 vỉ x 10 viên VD-22542-15 39. Công ty đăng ký: Công ty cổ phần dược phẩm TV. Pharm (Đ/c: 27 Điện Biên Phủ, F. 9, TP. Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh - Việt Nam) 39.1. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm TV. Pharm (Đ/c: 27 Điện Biên Phủ, F. 9, TP. Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 156 Neo- corclion Mỗi viên chứa: Terpin hydrat 100mg; Dextromethorphan HBr 10 mg Viên bao đường 36 tháng TCCS Hộp 10 vỉ, 20 vỉ x 10 viên VD-22543-15 157 Vitraclor 375mg Cefaclor 375mg Viên nén bao phim 36 tháng DĐVN IV Hộp 1 vỉ x 10 viên VD-22544-15 40. Công ty đăng ký: Công ty cổ phần Dược phẩm TW 25 (Đ/c: 120 Hai Bà Trưng, Q. 1, TP. Hồ Chí Minh - Việt Nam) 40.1. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm TW 25 (Đ/c: 448B, Nguyễn Tất Thành, Q. 4, TP. Hồ Chí Minh - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 158 Amoxicilin 500 mg Amoxicilin (dưới dạng amoxicilin trihydrat) 500mg Viên nang cứng (đỏ - vàng) 36 tháng TCCS Hộp 10 vỉ x 10 viên; hộp 1 chai 100 viên, 200 viên, 500 viên VD-22545-15 159 Cefixime Uphace 100 Mỗi gói 2g chứa: Cefixim (dưới dạng Cefixim trihydrat) 100mg Bột pha hỗn dịch uống 24 tháng TCCS Hộp 10 gói x 2 gam VD-22546-15 160 Gentamicin 80mg/2ml Mỗi 2 ml chứa: Gentamicin (dưới dạng Gentamicin sulfat) 80mg Dung dịch tiêm 36 tháng TCCS Hộp 1 vỉ x 10 ống 2 ml; hộp 5 vỉ x 10 ống 2 ml VD-22547-15 161 Spasdipyrin Alverin citrat 40mg Viên nén 36 tháng TCCS Hộp 3 vỉ x 10 viên VD-22548-15 162 Spasdipyrin Alverin citrat 40mg Viên nang cứng 36 tháng TCCS Chai 200 viên VD-22549-15 163 Ufal - Clor 125 Mỗi gói 3g chứa: Cefaclor (dưới dạng Cefaclor monohydrat) 125mg Cốm pha hỗn dịch uống 24 tháng TCCS Hộp 12 gói x 3 gam VD-22550-15 164 Uphaxime 200 mg Cefixim (dưới dạng Cefixim trihydrat) 200mg Viên nang cứng 24 tháng TCCS Hộp 1 vỉ x 10 viên VD-22551-15 41. Công ty đăng ký: Công ty cổ phần dược phẩm Vĩnh Phúc (Đ/c: Số 777 đường Mê Linh, Phường Khai Quang, TP. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc - Việt Nam) 4.1.1. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Vĩnh Phúc (Đ/c: Thôn Mậu Thông-P.Khai Quang- TP. Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 165 Vinxium Esomeprazol (dưới dạng esomeprazol natri) 40mg Thuốc tiêm bột đông khô 24 tháng TCCS Hộp 1 lọ + 1 ống dung môi NaCl 0,9% 5ml; hộp 5 lọ + 5 ống dung môi NaCl 0,9% 5ml; hộp 10 lọ VD-22552-15 42. Công ty đăng ký: Công ty cổ phần dược TW Mediplantex (Đ/c: 358 Giải phóng, P. Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội - Việt Nam) 42.1. Nhà sản xuất: Chi nhánh Công ty cổ phần dược TW Mediplantex (Đ/c: Thôn Trung Hậu, xã Tiền Phong, Mê Linh, Hà Nội - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 166 Cúc hoa vàng Cúc hoa vàng Nguyên liệu làm thuốc 18 tháng TCCS Túi PE 1 kg, 5 kg, 10 kg VD-22553-15 167 Đại hoàng Đại hoàng Nguyên liệu làm thuốc 18 tháng TCCS Túi PE 1 kg, 5 kg, 10 kg VD-22554-15 168 Hạ khô thảo Hạ khô thảo Nguyên liệu làm thuốc 18 tháng TCCS Túi PE 1 kg, 5 kg, 10 kg VD-22555-15 169 Ích mẫu Ích mẫu Nguyên liệu làm thuốc 18 tháng TCCS Túi 1 kg VD-22556-15 170 Quế chi Quế chi Nguyên liệu làm thuốc 18 tháng TCCS Túi PE 1 kg, 5 kg, 10 kg VD-22557-15 42.2. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược TW Mediplantex (Đ/c: Thôn Trung Hậu, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 171 Duckeys Cholin alfoscerat 400mg Viên nang mềm 36 tháng TCCS Hộp 1 vỉ x 14 viên VD-22558-15 172 Robefil Paracetamol 450mg; Orphenadrin citrat 35mg Viên nén 36 tháng TCCS Hộp 10 vỉ x 10 viên VD-22559-15 173 Tenaspec Cholin alfoscerat 800mg Viên nang mềm 36 tháng TCCS Hộp 6 vỉ x 10 viên VD-22560-15 43. Công ty đăng ký: Công ty cổ phần dược và vật tư y tế Bình Thuận (Đ/c: 192- Nguyễn Hội - Phan Thiết - Bình Thuận - Việt Nam) 43.1. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược và vật tư y tế Bình Thuận (Đ/c: 192- Nguyễn Hội - Phan Thiết - Bình Thuận - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 174 Tuspi Paracetamol 500 mg; Cafein 25 mg; Phenylephrin hydroclorid 5 mg Viên nén 36 tháng TCCS Hộp 25 vỉ x 4 viên VD-22561-15 44. Công ty đăng ký: Công ty cổ phần dược Vacopharm (Đ/c: 59 Nguyễn Huệ, TP. Tân An, Long An - Việt Nam) 44.1. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược Vacopharm (Đ/c: Km 1954, quốc lộ 1A, P. Tân Khánh, TP. Tân An, Long An - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 175 Ambron Ambroxol hydroclorid 30mg Viên nang cứng 36 tháng TCCS Hộp 10 vỉ, 20 vỉ, 25 vỉ, 50 vỉ, 100 vỉ x 10 viên; hộp 5 vỉ, 10 vỉ, 25 vỉ, 50 vỉ x 20 viên; chai 100 viên, 200 viên, 500 viên, 1000 viên VD-22562-15 176 Bromhexin 8 Bromhexin hydrodorid 8mg Viên nén màu trắng 48 tháng DĐVN IV Hộp 10 vỉ, 20 vỉ, 50 vỉ, 100 vỉ x 10 viên; hộp 5 vỉ, 10 vỉ, 25 vỉ, 50 vỉ x 20 viên; chai 100 viên, 200 viên, 250 viên, 500 viên, 1000 viên VD-22563-15 177 Bromhexin 8 Bromhexin hydroclorid 8mg Viên nén màu vàng 48 tháng TCCS Hộp 10 vỉ, 20 vỉ, 50 vỉ, 100 vỉ x 10 viên; hộp 10 vỉ, 20 vỉ, 50 vỉ, 100 vỉ x 15 viên; hộp 5 vỉ, 10 vỉ, 25 vỉ, 50 vỉ x 20 viên; chai 100 viên, 200 viên, 250 viên, 500 viên, 1000 viên VD-22564-15 178 Cetazin Cetirizin dihydroclorid 10 mg Viên nén bao phim 36 tháng DĐVN IV Hộp 10 vỉ, 20 vỉ, 50 vỉ, 100 vỉ x 10 viên; hộp 10 vỉ, 20 vỉ, 50 vỉ, 100 vỉ x 15 viên; hộp 5 vỉ, 10 vỉ, 25 vỉ, 50 vỉ x 20 viên; chai 100 viên, 200 viên, 250 viên, 500 viên, 1000 viên VD-22565-15 179 Vaco B-Neurine Thiamin mononitrat 125mg; Pyridoxin hydroclorid 125mg; Cyanocobalamin 125mcg Viên nén bao phim 24 tháng DĐVN IV Hộp 10 vỉ, 20 vỉ, 50 vỉ, 100 vỉ x 10 viên; hộp 5 vỉ, 10 vỉ, 25 vỉ, 50 vỉ x 20 viên; chai 100 viên, 200 viên, 250 viên, 500 viên, 1000 viên. VD-22566-15 180 Vaco Loratadine Loratadin 10 mg Viên nén 48 tháng TCCS Hộp 10 vỉ, 20 vỉ, 50 vỉ, 100 vỉ x 10 viên; hộp 5 vỉ, 10 vỉ, 25 vỉ, 50 vỉ x 20 viên; chai 100 viên, 200 viên, 250 viên, 500 viên, 1000 viên VD-22567-15 181 Vacomuc 100 Mỗi gói 1g chứa: Acetylcystein 10 mg Thuốc cốm uống 24 tháng TCCS Hộp 20 gói, 30 gói, 50 gói, 100 gói, 200 gói, 300 gói, 500 gói, 1000 gói x 1 gam VD-22568-15 182 Vacoverin Alverin citrat 40mg Viên nén 36 tháng TCCS Hộp 10 vỉ, 20 vỉ, 30 vỉ, 50 vỉ, 100 vỉ x 10 viên; hộp 5 vỉ, 10 vỉ, 20 vỉ, 50 vỉ x 15 viên; hộp 5 vỉ, 10 vỉ, 15 vỉ, 25 vỉ, 50 vỉ x 20 viên; chai 100 viên, 200 viên, 250 viên, 500 viên, 1000 viên VD-22569-15 45. Công ty đăng ký: Công ty cổ phần dược vật tư y tế Hải Dương (Đ/c: 102 Chi Lăng, thành phố Hải Dương - Việt Nam) 45.1. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược vật tư y tế Hải Dương (Đ/c: 102 Chi Lăng, thành phố Hải Dương - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 183 Avozzim Natri clorid 34,8mg/12ml Dung dịch nhỏ mắt 24 tháng TCCS Hộp 1 lọ 12ml VD-22570-15 184 Dung dịch thẩm phân máu 1B - HD Natri hydrocarbonat 840g/10 lít Dung dịch thẩm phân máu đậm đặc 36 tháng TCCS Can 10 lít VD-22571-15 185 Hoạt huyết dưỡng não Cao đặc rễ đinh lăng (tương đương với 2000mg rễ đinh lăng) 200 mg; Cao khô lá bạch quả (tương đương với không dưới 6,45mg ginkgo flavonoid toàn phần) 30 mg Viên nang cứng 36 tháng TCCS Hộp 3 vỉ, 5 vỉ x 10 viên VD-22572-15 46. Công ty đăng ký: Công ty cổ phần dược vật tư y tế Nghệ An (Đ/c: 68 Nguyễn Sỹ Sách, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An - Việt Nam) 46.1. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược vật tư y tế Nghệ An (Đ/c: 68 Nguyễn Sỹ Sách, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 186 Berberin Berberin clorid 10 mg Viên nén 24 tháng DĐVN IV Lọ 100 viên, 200 viên VD-22573-15 187 Gerdogyl Acetyl Spiramycin 100.000 IU; Metronidazol 125 mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 2 vỉ x 10 viên VD-22574-15 188 Me2B Vitamin B1 125mg; Vitamin B6 125mg; Vitamin B12 500mcg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 3 vỉ x 10 viên VD-22575-15 47. Công ty đăng ký: Công ty cổ phần dược vật tư y tế Thái Bình (Đ/c: Km 4 đường Hùng Vương - TP. Thái Bình - tỉnh Thái Bình - Việt Nam) 47.1. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược vật tư y tế Thái Bình (Đ/c: Km 4 đường Hùng Vương - TP. Thái Bình - tỉnh Thái Bình - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 189 Paracetamol 500 mg Paracetamol 500 mg Viên nén 24 tháng DĐVN IV Hộp 10 vỉ, 20 vỉ x 10 viên; Lọ 200 viên, 500 viên, 1000 viên VD-22576-15 190 Piracetam Piracetam 400 mg Viên nang cứng 36 tháng DĐVN IV Hộp 10 vỉ x 10 viên VD-22577-15 191 Piracetam Piracetam 800 mg Viên nén 36 tháng TCCS Hộp 5 vỉ, 10 vỉ x 10 viên VD-22578-15 48. Công ty đăng ký: Công ty cổ phần Dược-TTBYT Bình Định (Đ/c: 498 Nguyễn Thái Học, P. Quang Trung, TP. Qui Nhơn, Bình Định - Việt Nam) 48.1. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược-TTBYT Bình Định (Đ/c: 498 Nguyễn Thái Học, P. Quang Trung, TP. Qui Nhơn, Bình Định - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 192 Bidisol Oxymetazolin HCl 7,5mg/15ml Thuốc xịt mũi 36 tháng TCCS Hộp 1 lọ 15ml VD-22579-15 193 a - Chymotrypsin Alpha chymotrypsin 4200 IU Viên nén 24 tháng TCCS Hộp 3 vỉ x 10 viên VD-22580-15 194 Menystin Metronidazol 500mg; Nystatin 100 000 IU; Dexamethason acetat 0,3mg Viên nén đặt âm đạo 36 tháng TCCS Hộp 2 vỉ x 10 viên VD-22581-15 49. Công ty đăng ký: Công ty cổ phần dược-vật tư y tế Thanh Hóa (Đ/c: 232 Trần Phú, Thanh Hóa - Việt Nam) 49.1. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược-vật tư y tế Thanh Hóa (Đ/c: Số 4 Đường Quang Trung - TP. Thanh Hóa - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 195 Atropin sulfat Atropin sulfat monohydrat 0,25 mg/1ml Dung dịch thuốc tiêm 36 tháng DĐVN IV Hộp 100 ống x 1 ml VD-22582-15 196 Cinepark Ofloxacin 400mg Viên nén bao phim 36 tháng DĐVN IV Hộp 2 vỉ x 10 viên, hộp 10 vỉ x 10 viên VD-22583-15 197 Clathepharm 250 Mỗi gói 1,5g chứa: Amoxicilin (dưới dạng Amoxicilin trihydrat) 250 mg; Acid clavulanic (dưới dạng Clavulanate Potassium kết hợp với Microcrystallin cellulose (1:1)) 31,25 mg Thuốc bột uống 24 tháng TCCS Hộp 10 gói x 1,5g VD-22584-15 198 Cloramphenicol 250 Cloramphenicol 250 mg Viên nang cứng 36 tháng DĐVN IV Hộp 10 vỉ x 10 viên, lọ 100 viên, lọ 300 viên lọ 500 viên VD-22585-15 199 Furosemid Furosemid 20mg/2ml Dung dịch tiêm 36 tháng TCCS Hộp 10 ống x 2ml, hộp 50 ống x 2ml VD-22586-15 200 Viên ngậm Vitamin C Acid ascorbic 20 mg Viên nén 24 tháng TCCS Lọ 30 viên VD-22587-15 49.2. Nhà sản xuất: Nhà máy sản xuất thuốc Đông dược Công ty cổ phần Dược - VTYT Thanh Hóa (Đ/c: Lô 4-5-6, KCN Tây Bắc Ga, phường Đông Thọ, Tp. Thanh Hóa - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 201 Bạc hà Tinh dầu bạc hà 3 mg Viên ngậm 24 tháng TCCS Lọ 20 viên, lọ 120 viên, lọ 200 viên VD-22588-15 50. Công ty đăng ký: Công ty Cổ phần Fresenius Kabi Bidiphar (Đ/c: Khu vực 8, Phường Nhơn Phú, TP. Qui Nhơn, tỉnh Bình Định - Việt Nam) 50.1. Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần Fresenius Kabi Bidiphar (Đ/c: Khu vực 8, Phường Nhơn Phú, TP. Qui Nhơn, tỉnh Bình Định - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 202 Diclofenac Kabi 75mg/3ml Diclofenac natri 75mg/3ml Dung dịch tiêm 36 tháng DĐVN IV Hộp 1 vỉ x 10 ống 3ml; hộp 5 vỉ x 10 ống x 3ml VD-22589-15 203 Gentamicin Kabi 40mg/ml Gentamicin (dưới dạng gentamicin sulfat) 40mg/1ml Dung dịch tiêm 36 tháng TCCS Hộp 10 ống tiêm 1ml VD-22590-15 204 Ringer lactate Mỗi 500ml chứa: Natri clorid 3g; Kali clorid 0,2g; Natri lactat 1,6g; Calci cIorid 2H2O 0,135g Dung dịch tiêm truyền 36 tháng BP 2013 Chai nhựa 500ml; chai thủy tinh 500ml VD-22591-15 51. Công ty đăng ký: Công ty cổ phần Hóa dược Việt Nam (Đ/c: 273 phố Tây Sơn, Quận Đống Đa, Hà Nội - Việt Nam) 51.1. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Hóa dược Việt Nam (Đ/c: 192 Phố Đức Giang, quận Long Biên, Hà Nội - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 205 Berberin EX Berberin clorid 5mg; Mộc hương 30mg; Cao khô Ba chẽ 2mg Viên nén 36 tháng TCCS Lọ nhựa 100 viên, 200 viên, 250 viên, 500 viên VD-22592-15 206 Calci lactat pentahydrat Acid lactic; Calci carbonat Bột nguyên liệu 60 tháng DĐVN IV Chai nhựa 500 gam, 1000 gam; túi PE 10 kg, 20 kg VD-22593-15 207 Calci phosphat Calci oxyd; Acid phosphoric Bột nguyên liệu 60 tháng DĐVN IV Túi PE 8 kg, 10 kg, 15 kg, 20 kg VD-22594-15 208 Cao đặc giảo cổ lam 0,5 kg cao đặc Giảo cổ lam tương ứng với 3,5 kg Giảo cổ lam Nguyên liệu làm thuốc 36 tháng TCCS Túi PE 0,5 kg, 5kg VD-22595-15 209 Evitanate D-alpha tocopheryl acetat 400IU Viên nang mềm 24 tháng DĐVN IV Hộp 3 vỉ, 5 vỉ x 10 viên VD-22596-15 210 Nabica Mỗi gói chứa: Natri hydrocarbonat 5g Thuốc bột dùng ngoài 36 tháng TCCS Hộp 10 gói x 5 gam VD-22597-15 211 Rotundin 30 mg Rotundin 30mg Viên nén 36 tháng DĐVN IV Hộp 10 vỉ x 10 viên VD-22598-15 52. Công ty đăng ký: Công ty cổ phần Pymepharco (Đ/c: 166 - 170 Nguyễn Huệ, Tuy Hòa, Phú Yên - Việt Nam) 52.1. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Pymepharco (Đ/c: 166 - 170 Nguyễn Huệ, Tuy Hòa, Phú Yên - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 212 a- Kiisin Alphachymotrypsin 5000 IU Bột đông khô pha tiêm 36 tháng TCCS Hộp 5 lọ bột đông khô pha tiêm kèm 5 ống dung môi 2ml VD-22599-15 213 Amisine 500 Amikacin (dưới dạng Amikacin sulfat) 500 mg/2ml Dung dịch tiêm 36 tháng TCCS Hộp 10 lọ x 2ml VD-22600-15 214 Lanzonium Lansoprazol (dưới dạng vi hạt chứa lansoprazol 12,5%) 30 mg Viên nang cứng 36 tháng TCCS Hộp 3 vỉ x 10 viên VD-22601-15 215 Lyrasil Tobramycin (dưới dạng Tobramycin sulfat 80 mg/2 ml Dung dịch tiêm 24 tháng TCCS Hộp 10 lọ x 2ml VD-22602-15 216 Phentinil Phenytoin 100 mg Viên nén 36 tháng TCCS Hộp 6 vỉ x 10 viên VD-22603-15 217 Pivesyl 4 Perindopril tert-butylamin 4 mg Viên nén 36 tháng TCCS Hộp 1 vỉ x 30 viên VD-22604-15 218 Pivesyl plus Perindopril tert-butylamin 4 mg; Indapamid 1,25 mg Viên nén 36 tháng TCCS Hộp 1 vỉ x 30 viên VD-22605-15 219 Pycip 500 Ciprofloxacin (dưới dạng Ciprofloxacin HCl) 500 mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 3 vỉ, 10 vỉ x 10 viên; hộp 2 vỉ x 10 viên VD-22606-15 220 Pyme ABZ400 Albendazol 400 mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 1 vỉ x 1 viên VD-22607-15 221 Pyme Diapro MR GIiclazid 30 mg Viên nén phóng thích kéo dài 36 tháng TCCS Hộp 3 vỉ x 20 viên, hộp 2 vỉ x 30 viên VD-22608-15 222 Pyme OM20 Omeprazol (dưới dạng vi hạt chứa 8,5% Omeprazol) 20 mg Viên nang cứng 36 tháng TCCS Hộp 3 vỉ x 10 viên, hộp 10 vỉ x 10 viên VD-22609-15 223 Pymeprim 480 Trimethoprim 80 mg; Sulfamethoxazol 400 mg Viên nén 48 tháng TCCS Hộp 2 vỉ x 10 viên, hộp 10 vỉ x 10 viên, hộp 1 vỉ x 20 viên VD-22610-15 224 Pymeroxomil Bromazepam 6 mg Viên nén 36 tháng TCCS Hộp 3 vỉ x 10 viên VD-22611-15 225 Quinacar 20 Quinapril (dưới dạng Quinapril HCl) 20 mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 7 vỉ x 14 viên VD-22612-15 226 Quinacar 5 Quinapril (dưới dạng Quinapril HCl) 5mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 7 vỉ x 14 viên VD-22613-15 227 SCD Cefaclor 250mg Cefaclor (dưới dạng Cefaclor monohydrat) 250mg Viên nang cứng 36 tháng TCCS Hộp 2 vỉ x 10 viên VD-22614-15 228 Tatanol Plus Acetaminophen 500 mg; Cafein 65 mg Viên nén 36 tháng TCCS Hộp 10 vỉ x 10 viên VD-22615-15 229 Tirastam 750 Levetiracetam 750 mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 3 vỉ, hộp 6 vỉ x 10 viên VD-22616-15 230 Vitamin E 400 DL-alpha-Tocopheryl acetat 400 IU Viên nang mềm 24 tháng TCCS Hộp 3 vỉ x 10 viên, hộp 10 vỉ x 10 viên VD-22617-15 53. Công ty đăng ký: Công ty cổ phần sản xuất - thương mại Dược phẩm Đông Nam (Đ/c: Lô 2A, Đường số 1A, KCN. Tân Tạo, Q. Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh - Việt Nam) 53.1. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần sản xuất - thương mại Dược phẩm Đông Nam (Đ/c: Lô 2A, Đường số 1A, KCN. Tân Tạo, Q. Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 231 Dogastrol 40 mg Pantoprazol (dưới dạng Pantoprazol natri sesquihydrat 42,23 mg) 40 mg Viên nén bao phim tan trong ruột 36 tháng TCCS Hộp 3 vỉ, 6 vỉ, 10 vỉ x 10 viên; Chai 100 viên, 200 viên, 250 viên, 500 viên VD-22618-15 232 Doposacon Clopidogrel (dưới dạng Clopidogrel bisulphate) 75 mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 3 vỉ, 6 vỉ, 10 vỉ x 10 viên; Chai 100 viên, 200 viên, 250 viên VD-22619-15 54. Công ty đăng ký: Công ty cổ phần SPM (Đ/c: Lô 51- Đường số 2- KCN Tân Tạo- Q. Bình Tân- TP. HCM - Việt Nam) 54.1. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần SPM (Đ/c: Lô 57- Đường số 2- KCN Tân Tạo- Q. Bình Tân- TP.HCM-Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 233 Myleran 300 Gabapentin 300mg Viên nang cứng 36 tháng TCCS Hộp 3 vỉ x 10 viên VD-22620-15 55. Công ty đăng ký: Công ty cổ phần Sundial Pharma (Đ/c: 837A Tạ Quang Bửu, Phường 5, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh - Việt Nam) 55.1. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược-TTBYT Bình Định (Đ/c: 498 Nguyễn Thái Học, P. Quang Trung, TP. Qui Nhơn, Bình Định - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 234 Notired Mỗi 10 ml chứa: Magnesi gluconat 426mg; Calci glycerophosphat 456mg Dung dịch uống 36 tháng TCCS Hộp 20 ống x 10 ml VD-22621-15 56. Công ty đăng ký: Công ty cổ phần tập đoàn Merap (Đ/c: Thôn Bá Khê, xã Tân Tiến, huyện Văn Giang, Hưng Yên - Việt Nam) 56.1. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần tập đoàn Merap (Đ/c: Thôn Bá Khê, xã Tân Tiến, huyện Văn Giang, Hưng Yên - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 235 Sathom Mỗi 10 g chứa: Sorbitol 5g; Natri citrat 0,72g Gel thụt trực tràng 36 tháng TCCS Hộp 10 tuýp 10 gam VD-22622-15 236 Sathom Mỗi 8g chứa: Sorbitol 4g; Natri citrat 0,576g Gel thụt trực tràng 36 tháng TCCS Hộp 10 tuýp 8 gam VD-22623-15 57. Công ty đăng ký: Công ty cổ phần Traphaco (Đ/c: 75 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội - Việt Nam) 57.1. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần công nghệ cao Traphaco (Đ/c: Xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 237 Hoạt huyết dưỡng não Cao đặc rễ đinh lăng 150mg; Cao khô lá bạch quả 5mg Viên nén bao đường 36 tháng TCCS Hộp 1 vỉ, 2 vỉ, 5 vỉ, 10 vỉ x 10 viên VD-22624-15 58. Công ty đăng ký: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco (Đ/c: 66-Quốc lộ 30-P. Mỹ Phú-TP. Cao Lãnh - Tỉnh Đồng Tháp - Việt Nam) 58.1. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco (Đ/c: 66-Quốc lộ 30-P. Mỹ Phú-TP. Cao Lãnh-Tỉnh Đồng Tháp - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 238 Amoxicillin 500 mg Amoxicillin (dưới dạng Amoxicillin trihydrat compacted) 500mg Viên nang cứng 36 tháng TCCS Hộp 10 vỉ, 20 vỉ x 10 viên VD-22625-15 239 Domitazol Bột hạt malva 250mg; Xanh methylen 25mg; Camphor monobromid 20mg Viên nén bao đường 24 tháng TCCS Hộp 5 vỉ x 10 viên; chai 1000 viên VD-22627-15 240 Dovocin 750 mg Levofloxacin (dưới dạng Levofloxacin hemihydrat) 750mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 1 vỉ, 2 vỉ x 10 viên VD-22628-15 241 Vosfarel MR - Domesco Trimetazidin dihydroclorid 35mg Viên nén bao phim phóng thích chậm 36 tháng TCCS Hộp 6 vỉ x 10 viên VD-22629-15 58.2. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco (Đ/c: Cụm CN. Cần Lố, An Định, An Bình, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 242 Dogarlic - Trà xanh Tỏi 380mg; Nghệ 30mg; Trà xanh 175mg Viên nén bao phim 24 tháng TCCS Hộp 1 chai 100 viên VD-22626-15 59. Công ty đăng ký: Công ty CPDP Gia Nguyễn (Đ/c: Đường YP6, KCN Yên Phong, xã Đông Phong, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh - Việt Nam) 59.1. Nhà sản xuất: Công ty CPDP Gia Nguyễn (Đ/c: Đường YP6, KCN Yên Phong, xã Đông Phong, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 243 Tezkin Terbinafin hydroclorid 1% Dung dịch dùng ngoài 24 tháng TCCS Hộp 1 lọ x 15 ml VD-22630-15 244 Tezkin Terbinafin hydroclorid 100 mg/10 g kem Kem bôi ngoài da 24 tháng TCCS Hộp 1 tuýp 10 g VD-22631-15 60. Công ty đăng ký: Công ty Liên doanh Meyer - BPC. (Đ/c: 6A3-quốc lộ 60, phường Phú Tân, TP. Bến Tre, tỉnh Bến Tre - Việt Nam) 60.1. Nhà sản xuất: Công ty Liên doanh Meyer - BPC. (Đ/c: 6A3-quốc lộ 60, phường Phú Tân, TP. Bến Tre, tỉnh Bến Tre - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 245 Becocystein Acetylcystein 200 mg Viên nang cứng 36 tháng TCCS Hộp 10 vỉ x 10 viên VD-22632-15 246 Futagrel Clopidogrel (dưới dạng Clopidogrel bisulfat) 75 mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 3 vỉ x 10 viên VD-22633-15 247 Lorartan 50 Losartan kali 50 mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 3 vỉ x 10 viên VD-22634-15 248 Losartan 25 Losartan kali 25 mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 3 vỉ x 10 viên VD-22635-15 249 Meyervastin 10 Simvastatin 10 mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 3 vỉ, 10 vỉ x 10 viên VD-22636-15 250 Meyervastin 20 Simvastatin 20 mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 2 vỉ x 10 viên VD-22637-15 61. Công ty đăng ký: Công ty Roussel Việt Nam (Đ/c: 702 Trường Sa, P. 14, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh - Việt Nam) 61.1. Nhà sản xuất: Công ty Roussel Việt Nam (Đ/c: Số 1, đường số 3, KCN Việt Nam Singapore, Thuận An, Bình Dương - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 251 Coltramyl 4mg (SX nhượng quyền của Aventis Pharma S.A, Pháp) Thiocolchicoside 4mg Viên nén 36 tháng TCCS Hộp 1 vỉ x 12 viên VD-22638-15 252 Metsocort 16 Methylprednisolon 16mg Viên nén 36 tháng TCCS Hộp 3 vỉ x 10 viên VD-22639-15 253 Metsocort 4 Methylprednisolon 4mg Viên nén 36 tháng TCCS Hộp 3 vỉ x 10 viên VD-22640-15 254 Skinz Mỗi 10g chứa: CIotrimazol 100mg; Betamethason dipropionat 6,4mg; Gentamicin (dưới dạng gentamicin sulfat) 10.000 IU Kem bôi da 24 tháng TCCS Hộp 1 tuýp 10 g VD-22641-15 62. Công ty đăng ký: Công ty TNHH B. Braun Việt Nam. (Đ/c: Cụm công nghiệp Thanh Oai, Thanh Oai, Hà Nội - Việt Nam) 62.1. Nhà sản xuất: Công ty TNHH B. Braun Việt Nam (Đ/c: 170 đường La Thành, Đống Đa, Hà Nội - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 255 Dịch truyền tĩnh mạch Osmofundin 20% Mannitol 17,5g/100ml Dịch truyền tĩnh mạch 36 tháng TCCS Chai nhựa 250ml VD-22642-15 63. Công ty đăng ký: Công ty TNHH dược phẩm Đạt Vi Phú (Đ/c: Lô M7A-CN, Đường D17, KCN Mỹ Phước, tỉnh Bình Dương - Việt Nam) 63.1. Nhà sản xuất: Công ty TNHH dược phẩm Đạt Vi Phú (Đ/c: Lô M7A-CN, Đường D17, KCN Mỹ Phước, tỉnh Bình Dương - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 256 VilIex-250 Levofloxacin (dưới dạng levofloxacin hemihydrat) 250mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 3 vỉ x 10 viên VD-22643-15 257 Villex-500 Levofloxacin (dưới dạng Levofloxacin hemihydrat) 500mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 3 vỉ x 10 viên VD-22644-15 64. Công ty đăng ký: Công ty TNHH dược phẩm Fito Pharma (Đ/c: 26 Bis/1 ấp Trung, Vĩnh Phú, Thuận An, Bình Dương - Việt Nam) 64.1. Nhà sản xuất: Công ty TNHH dược phẩm Fito Pharma (Đ/c: 26 Bis/1 ấp Trung, Vĩnh Phú, Thuận An, Bình Dương - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 258 Fitôbrain Cao khô lá bạch quả 40mg; Cao khô rễ đinh lăng 75mg Viên nang cứng 36 tháng TCCS Hộp 1 vỉ, 10 vỉ x 10 viên VD-22645-15 65. Công ty đăng ký: Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh (Đ/c: B19, D6 Khu Đô thị mới Cầu Giấy, phường Dịch Vọng; quận Cầu Giấy, Hà Nội - Việt Nam) 65.1. Nhà sản xuất: Nhà máy sản xuất-Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh (Đ/c: Lô B3, Khu công nghiệp Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 259 Thuốc ho Bảo Thanh Mỗi 5 ml siro chứa: Dịch chiết (5:1) Xuyên bối mẫu (tương đương Xuyên bối mẫu 0,4g) 0,08 ml; Cao lỏng (2:1) của hỗn hợp dược liệu (tương đương Tỳ bà diệp 0,5g; Sa sâm 0,1 g; Phục linh 0,1g; Trần bì 0,1g; Cát cánh 0,4g; Bán hạ 0,1g; Ngũ vị tử 0,05g; Qua lâu nhân 0,2g; Viễn chí 0,1g; Khổ hạnh nhân 0,2g; Gừng 0,1 g; Ô mai 0,5g; Cam thảo 0,1 g) 2,125 ml; Tinh dầu bạc hà 0,1 mg; Mật ong 1 g Siro 24 tháng TCCS Hộp 1 chai 90 ml, 125 ml VD-22646-15 66. Công ty đăng ký: Công ty TNHH dược phẩm USA - NIC (USA - NIC Pharma) (Đ/c: Lô 11D đường C, Khu công nghiệp Tân Tạo, quận Bình Tân, tp. Hồ Chí Minh - Việt Nam) 66.1. Nhà sản xuất: Công ty TNHH dược phẩm USA - NIC (USA - NIC Pharma) (Đ/c: Lô 11D đường C, Khu công nghiệp Tân Tạo, quận Bình Tân, tp. Hồ Chí Minh - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 260 Albendazol 400 mg Albendazol 400 mg Viên nén 36 tháng DĐVN IV Hộp 1 vỉ x 1 viên VD-22647-15 261 Alphaseralxin-Nic Dexamethason (dưới dạng Dexamethason acetat) 0,5 mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Chai 100 viên, 500 viên. Hộp 50 vỉ x 10 viên. Hộp 10 vỉ x 30 viên VD-22648-15 262 Argide Arginin HCl 200 mg Viên nang mềm 36 tháng TCCS Hộp 12 vỉ x 5 viên VD-22649-15 263 Cobxid-Nic Celecoxib 200 mg Viên nang cứng 36 tháng TCCS Hộp 3 vỉ x 10 viên VD-22650-15 264 Devirnic Ketoprofen 50 mg Viên nang cứng 36 tháng TCCS Hộp 10 vỉ x 10 viên. Chai 50 viên VD-22651-15 265 Diagestiode Diiodohydroxyquinolin 210 mg Viên nén 36 tháng TCCS Hộp 4 vỉ x 25 viên VD-22652-15 266 E - NIC 400 Vitamin E (Tocopheryl acetat) 400 IU Viên nang mềm 36 tháng TCCS Hộp 3 vỉ x 10 viên. Chai 100 viên VD-22653-15 267 Nystatin Nystatin 25000 IU/1g Thuốc cốm rơ miệng 36 tháng TCCS Hộp 10 gói x 1g VD-22654-15 268 Ofloxacin Ofloxacin 200 mg Viên nén bao phim 36 tháng DĐVN IV Hộp 10 vỉ x 10 viên VD-22655-15 269 Piroxicam 10 mg Piroxicam 10 mg Viên nang cứng 36 tháng TCCS Hộp 10 vỉ, 20 vỉ x 10 viên VD-22656-15 270 Vitamin E 400 IU Vitamin E 400 IU Viên nang mềm 36 tháng TCCS Hộp 3 vỉ x 10 viên. Chai 30 viên VD-22657-15 67. Công ty đăng ký: Công ty TNHH dược phẩm VNP (Đ/c: Ô 54, F3, khu đô thị Đại Kim, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội - Việt Nam) 67.1. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội (Đ/c: Cụm công nghiệp Hà Bình Phương, Thường Tín, Hà Nội - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 271 Fogyma Sắt nguyên tố (dưới dạng Sắt (III) Hydroxyd Polymaltose) 50mg/10ml Dung dịch uống 24 tháng TCCS Hộp 2 vỉ, hộp 4 vỉ, hộp 6 vỉ, hộp 8 vỉ x 5 ống nhựa/vỉ x 10 ml/ống VD-22658-15 68. Công ty đăng ký: Công ty TNHH Ha san-Dermapharm (Đ/c: Đường số 2, Khu Công nghiệp Đồng An, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương - Việt Nam) 68.1. Nhà sản xuất: Công ty TNHH Ha san-Dermapharm (Đ/c: Đường số 2, Khu Công nghiệp Đồng An, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 272 Atorhasan 20 Atorvastatin (dưới dạng Atorvastatin calci trihydrat) 20mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 3 vỉ, hộp 10 vỉ x 10 viên VD-22659-15 273 Calci D-Hasan Calci (dưới dạng Calci carbonat) 500mg; Cholecalciferol (Vitamin D3) 4,40mg (tương đương 440 IU) Viên nén sủi bọt 24 tháng TCCS Hộp 1 tuýp x 18 viên VD-22660-15 274 Efferhasan 150 Mỗi gói 960 mg chứa: Paracetamol 150 mg Thuốc bột sủi bọt 36 tháng TCCS Hộp 12 gói, 30 gói, 50 gói, 100 gói x 960 mg VD-22661-15 275 Efferhasan 250 Mỗi gói 1,6g chứa: Paracetamol 250 mg Thuốc bột sủi bọt 36 tháng TCCS Hộp 12 gói, 30 gói, 50 gói, 100 gói x 1,6g VD-22662-15 276 Hasalfast Fexofenadin HCl 60 mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 1 vỉ, 10 vỉ x 10 viên VD-22663-15 277 Lamivudin Hasan 100 Lamivudin 100 mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 3 vỉ, 10 vỉ x 10 viên VD-22664-15 278 Sufat Mỗi gói 2g chứa: Sucralfat 1000 mg Thuốc bột pha hỗn dịch 36 tháng TCCS Hộp 30 gói x 2g VD-22665-15 279 Tilhazem 60 Diltiazem hydrochlorid 60 mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 3 vỉ, 10 vỉ x 10 viên VD-22666-15 69. Công ty đăng ký: Công ty TNHH LD Stada-Việt Nam. (Đ/c: K63/1 Nguyễn Thị Sóc, ấp Mỹ Hòa 2, xã Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn, Tp. HCM - Việt Nam) 69.1. Nhà sản xuất: Công ty TNHH LD Stada-Việt Nam (Đ/c: Số 40 Đại lộ Tự Do, KCN Việt Nam - Singapore, Thuận An, Bình Dương - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 280 Acetylcystein Stada 200 mg Acetylcystein 200 mg Viên nang cứng 24 tháng TCCS Hộp 10 vỉ x 10 viên, hộp 1 chai 100 viên VD-22667-15 281 Captopril Stada 25 mg Captopril 25 mg Viên nén 36 tháng USP 35 Hộp 10 vỉ x 10 viên VD-22668-15 282 Carvestad 12.5 Carvedilol 12,5 mg Viên nén 36 tháng USP 35 Hộp 3 vỉ x 10 viên, hộp 1 chai 30 viên VD-22669-15 283 EsomeprazoI Stada 40 mg Esomeprazol (dưới dạng vi hạt esomeprazol magnesi dihydrat) 40 mg Viên nang cứng 24 tháng TCCS Hộp 2 vỉ x 10 viên VD-22670-15 284 Itranstad Itraconazol (dưới dạng itraconazol vi hạt 22%) 100 mg Viên nang cứng 36 tháng TCCS Hộp 1 vỉ x 6 viên, hộp 10 vỉ x 10 viên, hộp 1 chai 30 viên VD-22671-15 285 Lisinopril Stada 5 mg Lisinopril (dưới dạng Lisinopril dihydrat 5,445mg) 5 mg Viên nén 36 tháng USP 35 Hộp 10 vỉ x 10 viên VD-22672-15 286 Liverstad 140 Silymarin 140 mg Viên nang cứng 24 tháng TCCS Hộp 6 vỉ x 10 viên, hộp 10 vỉ x 10 viên, hộp 1 chai 100 viên VD-22673-15 287 Nac 200 eff Acetylcystein 200 mg Thuốc cốm sủi bọt 24 tháng TCCS Hộp 10 gói 1g, hộp 20 gói 1g VD-22674-15 288 Pracetam 400 Piracetam 400 mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 6 vỉ x 10 viên, hộp 10 vỉ x 10 viên VD-22675-15 289 Scanax 500 Ciprofloxacin (dưới dạng Ciprofloxacin HCl) 500 mg Viên nén bao phim 48 tháng TCCS Hộp 5 vỉ (nhôm/nhôm) x 10 viên, hộp 5 vỉ (PVC/nhôm) x 10 viên, hộp 1 chai 100 viên, chai 500 viên VD-22676-15 290 Scanneuron Thiamin nitrat (vitamin B1) 100 mg; Pyridoxin HCl (vitamin B6) 200 mg; Cyanocobalamin (vitamin B12) 200 mcg Viên nén bao phim 24 tháng TCCS Hộp 10 vỉ x 10 viên, hộp 1 chai 100 viên; chai 500 viên VD-22677-15 291 Stadloric 200 Celecoxib 200 mg Viên nang cứng 24 tháng TCCS Hộp 3 vỉ x 10 viên, hộp 6 vỉ x 10 viên, hộp 10 vỉ x 10 viên VD-22678-15 292 Telilsartan Stada 40 mg Telmisartan 40 mg Viên nén 24 tháng TCCS Hộp 4 vỉ x 7 viên VD-22679-15 69.2. Nhà sản xuất: Công ty TNHH LD Stada-Việt Nam. (Đ/c: K63/1 Nguyễn Thị Sóc, ấp Mỹ Hòa 2, xã Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn, Tp. HCM - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 293 Cimetidin Stada 400 mg Cimetidin 400 mg Viên nén 60 tháng TCCS Hộp 5 vỉ x 10 viên VD-22680-15 294 Ibuprofen Stada 400 mg Ibuprofen 400 mg Viên nén bao phim 36 tháng DĐVN IV Hộp 2 vỉ x 10 viên, hộp 10 vỉ x 10 viên, hộp 1 chai 100 viên VD-22681-15 295 Metronidazol Stada 400 mg Metronidazol 400 mg Viên nén 60 tháng DĐVN IV Hộp 2 vỉ x 7 viên VD-22682-15 296 Vastad Metronidazol 500 mg; Nystatin 100000 IU; Neomycin sulfat 65000 IU Viên nén đặt âm đạo 24 tháng TCCS Hộp 1 vỉ (nhôm/nhôm) x 10 viên, hộp 1 vỉ (xé) x 10 viên VD-22683-15 70. Công ty đăng ký: Công ty TNHH liên doanh Hasan-Dermapharm (Đ/c: Lô B, đường số 2, KCN Đồng An, Thuận An, Bình Dương - Việt Nam) 70.1. Nhà sản xuất: Công ty TNHH liên doanh Hasan-Dermapharm (Đ/c: Lô B, đường số 2, KCN Đồng An, Thuận An, Bình Dương - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 297 Fexofenaderm 120 mg Fexofenadin hydroclorid 120mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 3 vỉ, hộp 10 vỉ x 10 viên VD-22684-15 298 Fexofenaderm 180 mg Fexofenadin hydroclorid 180mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 3 vỉ, hộp 10 vỉ x 10 viên VD-22685-15 299 Mibalen 10 Acid alendronic (dưới dạng Natri alendronat trihydrat) 10 mg Viên nén 36 tháng TCCS Hộp 5 vỉ, 10 vỉ x 10 viên VD-22686-15 300 Oremute Mỗi gói 4,113g chứa: Natri clorid 520 mg; Natri citrat dihydrrat 580 mg; Kali clorid 300 mg; Glucose khan 2700 mg Thuốc bột 24 tháng TCCS Hộp 10 gói, 20 gói, 30 gói, 50 gói x 4,113g VD-22687-15 72. Công ty đăng ký: Công ty TNHH một thành viên dược phẩm và sinh học y tế (Đ/c: 31 Ngô Thời Nhiệm, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh - Việt Nam) 72.1. Nhà sản xuất: Công ty TNHH một thành viên dược phẩm và sinh học y tế (Đ/c: Lô III - đường số 13, Khu công nghiệp Tân Bình, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 301 Amucap Ambroxol HCl 30mg Viên nang cứng 36 tháng TCCS Hộp 10 vỉ x 10 viên VD-22688-15 302 Piracetam 800mg Piracetam 800mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 10 vỉ x 10 viên VD-22689-15 72. Công ty đăng ký: Công ty TNHH một thành viên Dược Trung ương 3 (Đ/c: 115 Ngô Gia Tự, Quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng - Việt Nam) 72.1. Nhà sản xuất: Công ty TNHH một thành viên Dược Trung ương 3 (Đ/c: 115 Ngô Gia Tự, Quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 303 Ceteco datadol 120 Mỗi gói 1,5g chứa: Paracetamol 120 mg Thuốc bột uống 36 tháng TCCS Hộp 25 gói x 1,5 g VD-22690-15 304 Cetecocenpira 800 Piracetam 800 mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 10 vỉ x 10 viên; Lọ 100 viên, 200 viên. VD-22691-15 305 Prednisnalo 4 Methyl prednisolon 4mg Viên nén 36 tháng TCCS Hộp 3 vỉ, 10 vỉ x 10 viên; Lọ 500 viên VD-22692-15 306 Rethiodin Dextromethorphan HBr 15 mg Viên nén 36 tháng TCCS Lọ 100, 300, 500 viên VD-22693-15 73. Công ty đăng ký: Công ty TNHH MTV dược phẩm Trung ương 1 (Đ/c: 356 A Giải Phóng, quận Thanh Xuân, Hà Nội - Việt Nam) 73.1. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội (Đ/c: Cụm công nghiệp Hà Bình Phương, Thường Tín, Hà Nội - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 307 Magnesi-BFS 15% Magnesi sulfat heptahydrat 750mg/5ml Dung dịch tiêm 24 tháng TCCS Hộp 10 ống, hộp 20 ống, hộp 50 ống nhựa x 5ml VD-22694-15 74. Công ty đăng ký: Công ty TNHH MTV Dược phẩm DHG (Đ/c: KCN Tân Phú Thạnh, Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang - Việt Nam) 74.1. Nhà sản xuất: Công ty TNHH MTV Dược phẩm DHG (Đ/c: KCN Tân Phú Thạnh, Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 308 Atorlip 10 Atorvastatin calcium 10 mg Viên nén 36 tháng TCCS Hộp 3 vỉ x 10 viên VD-22695-15 309 Cotrizol Sulfamethoxazol 400 mg; Trimethoprim 80 mg Viên nén 24 tháng TCCS Chai 100 viên VD-22696-15 310 Cotrizol F Sulfamethoxazol 800 mg; Trimethoprim 160 mg Viên nén 36 tháng TCCS Hộp 10 vỉ x 10 viên VD-22697-15 311 Iboten Trimebutin maleat 100 mg Viên nén 36 tháng TCCS Hộp 2 vỉ, 10 vỉ x 10 viên VD-22698-15 312 Paven Caps Paracetamol 500 mg Viên nang cứng (tím - hồng) 36 tháng DĐVN 4 Hộp 10 vỉ x 10 viên; Chai 100, 200, 500 viên VD-22699-15 313 Paven capsules Paracetamol 500 mg Viên nang cúng (Xanh dương đậm - xanh dương nhạt) 36 tháng DĐVN 4 Hộp 10 vỉ x 10 viên; Chai 100, 200, 500 viên VD-22700-15 314 Spiramycin 1.5M Spiramycin 1.500.000 IU Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 2 vỉ x 8 viên VD-22701-15 315 Venrozin Aspirin 81 mg Viên nén bao phim tan trong ruột 24 tháng TCCS Hộp 10 vỉ x 30 viên VD-22702-15 75. Công ty đăng ký: Công ty TNHH Phil Inter Pharma (Đ/c: Số 25, Đường số 8, Khu CN Việt Nam-Singapore, Thuận An, Bình Dương - Việt Nam) 75.1. Nhà sản xuất: Công ty TNHH Phil Inter Pharma (Đ/c: Số 25, Đường số 8, Khu CN Việt Nam-Singapore, Thuận An, Bình Dương - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 316 Prucell Selen (dưới dạng men khô) 25mcg; Crom (dưới dạng men khô) 50mcg; Acid ascorbic 50mg Viên nang mềm 36 tháng TCCS Hộp 10 vỉ, 20 vỉ x 5 viên VD-22703-15 317 Purecare-S Mỗi 10 g chứa: Tretinoin 2,5g; Erythromycin 400mg Gel bôi ngoài da 36 tháng TCCS Hộp 1 tuýp 10 gam, 20 gam VD-22704-15 76. Công ty đăng ký: Công ty TNHH SX-TM dược phẩm Thành Nam (Đ/c: 3A- Đặng Tất, P. Tân Định, Q.1, TP. Hồ Chí Minh - Việt Nam) 76.1. Nhà sản xuất: Công ty TNHH SX-TM dược phẩm Thành Nam (Đ/c: 60 Đại lộ Độc lập, KCN Việt Nam - Singapore, TX. Thuận An, Bình Dương - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 318 Glucosamin Glucosamin (dưới dạng Glucosamin sulfat kali clorid) 198mg Viên nang cứng 36 tháng TCCS Hộp 10 vỉ x 10 viên VD-22705-15 319 Tacodolgen Mỗi viên chứa: Paracetamol 325mg; Clorpheniramin maleat 2mg Viên nén 36 tháng TCCS Hộp 5 vỉ x 20 viên VD-22706-15 320 Tanacodion Mỗi viên chứa: Terpin hydrat 100mg; Dextromethorphan HBr 10 mg Viên nén bao đường 36 tháng TCCS Hộp 10 vỉ x 10 viên VD-22707-15 321 Tanaldecoltyl Mephenesin 250mg Viên nén bao đường 36 tháng TCCS Hộp 2 vỉ, 10 vỉ x 25 viên VD-22708-15 322 Tanasolene AIimemazin tartrat 5mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 2 vỉ, 10 vỉ x 25 viên VD-22709-15 77. Công ty đăng ký: Công ty TNHH TM-DP Gia Việt (Đ/c: 340/14 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh - Việt Nam) 77.1. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược-TTBYT Bình Định (Đ/c: 498 Nguyễn Thái Học, P. Quang Trung, TP. Qui Nhơn, Bình Định - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 323 Clopivir Clopidogrel (dưới dạng clopidogrel bisulfat) 75mg Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 3 vỉ x 10 viên VD-22710-15 78. Công ty đăng ký: Công ty TNHH US Pharma USA (Đ/c: Lô B1-10, Đường D2, KCN Tây Bắc Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh - Việt Nam) 78.1. Nhà sản xuất: Công ty TNHH US Pharma USA (Đ/c: Lô B1-10, Đường D2, KCN Tây Bắc Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh - Việt Nam) STT Tên thuốc Hoạt chất chính - Hàm lượng Dạng bào chế Tuổi thọ Tiêu chuẩn Quy cách đóng gói Số đăng ký 324 Cefixim 200 - US Mỗi gói 3g chứa: Cefixim (dưới dạng Ceflxim trihydrat) 200 mg Thuốc bột pha hỗn dịch uống 36 tháng TCCS Hộp 10, 14, 20 gói x 3g VD-22711-15 325 Rovalid 3.0 Spiramycin 3.000.000 IU Viên nén bao phim 36 tháng TCCS Hộp 2 vỉ, 10 vỉ x 5 viên VD-22712-15
{ "issuing_agency": "Cục Quản lý dược", "promulgation_date": "26/05/2015", "sign_number": "263/QĐ-QLD", "signer": "Trương Quốc Cường", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Nghi-quyet-07-2023-NQ-HDND-bai-bo-Nghi-quyet-07-2007-NQ-HDND-Ho-Chi-Minh-575167.aspx
Nghị quyết 07/2023/NQ-HĐND bãi bỏ Nghi quyết 07/2007/NQ-HĐND Hồ Chí Minh
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 07/2023/NQ-HĐND Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 7 năm 2023 NGHỊ QUYẾT BÃI BỎ NGHỊ QUYẾT SỐ 07/2007/NQ-HĐND NGÀY 05 THÁNG 7 NĂM 2007 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VỀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ HẠ TẦNG NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VÀ NGHỊ QUYẾT SỐ 12/2018/NQ-HĐND NGÀY 12 THÁNG 7 NĂM 2018 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BAN HÀNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI GIAI ĐOẠN 2018 - 2020 HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA X, KỲ HỌP THỨ MƯỜI Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020; Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước; Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Căn cứ Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Xét Tờ trình số 3048/TTr-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố; Báo cáo thẩm tra số 515/BC-HĐND-BPC ngày 07 tháng 7 năm 2023 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân Thành phố; ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố tại kỳ họp. QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Bãi bỏ toàn bộ các Nghị quyết 1. Nghị quyết số 07/2007/NQ-HĐND ngày 05 tháng 7 năm 2007 của Hội đồng nhân dân Thành phố về chính sách đầu tư hạ tầng nông nghiệp - nông thôn phục vụ chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Thành phố. 2. Nghị quyết số 12/2018/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2018 của Hội đồng nhân dân Thành phố ban hành chính sách hỗ trợ xây dựng công trình xử lý chất thải chăn nuôi giai đoạn 2018 - 2020. Điều 2. Điều khoản thi hành Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Khóa X, Kỳ họp thứ mười thông qua ngày 12 tháng 7 năm 2023 và có hiệu lực từ ngày 22 tháng 7 năm 2023./. Nơi nhận: - Ủy ban Thường vụ Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Ban Công tác đại biểu Quốc hội; - Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản); - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - Thường trực Thành ủy; - Thường trực HĐND Thành phố; - Thường trực UBND Thành phố: CT, các PCT; - Ban Thường trực UB MTTQ VN Thành phố; - Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố; - Đại biểu HĐND Thành phố; - Văn phòng Thành ủy; - Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND Thành phố; - Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố; - Thủ trưởng các sở, ban ngành Thành phố; - Chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức, các quận - huyện; - Chủ tịch HĐND thành phố Thủ Đức, các huyện, xã, thị trấn; - Trung tâm công báo Thành phố; - Lưu: VT. CHỦ TỊCH Nguyễn Thị Lệ
{ "issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh", "promulgation_date": "12/07/2023", "sign_number": "07/2023/NQ-HĐND", "signer": "Nguyễn Thị Lệ", "type": "Nghị quyết" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Quyet-dinh-22-QD-UBND-2020-Ke-hoach-Bao-ve-chat-luong-nuoc-trong-cong-trinh-thuy-loi-Binh-Dinh-443288.aspx
Quyết định 22/QĐ-UBND 2020 Kế hoạch Bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi Bình Định
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 22/QĐ-UBND Bình Định, ngày 03 tháng 01 năm 2020 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRONG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012; Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014; Căn cứ Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi; Căn cứ Quyết định số 344/QĐ-TTg ngày 26/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Thủy lợi; Căn cứ Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi; Căn cứ Quyết định số 3729/QĐ-BNN-TCTL ngày 27/9/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt “Đề án tăng cường bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý”; Xét đề nghị của ở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 2694/SNN-TL ngày 26/12/2019; QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động Bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bình Định. Điều 2. Giao ở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch nêu tại điều 1 đạt hiệu quả. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ở Tài Nguyên và Môi trường, Thông tin và truyền thông, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./. Nơi nhận: - Như điều 3; - Bộ Nông Nghiệp và PTNT (báo cáo); - Tổng cục Thủy lợi; - CT, các PCT UBND tỉnh; - LĐVP UBND tỉnh; - Lưu: VT, K10, K13. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Trần Châu KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRONG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH (Ban hành kèm theo Quyết định số 22/QĐ-UBND ngày 03/01/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh) Thực hiện Quyết định số 3729/QĐ-BNN-TCTL ngày 27/9/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt đề án tăng cường bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động Bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bình định, với các nội dung chủ yếu như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích - Hạn chế, giảm thiểu tối đa những tác động gây ô nhiễm nguồn nước trong công trình thủy lợi, từng bước cải thiện chất lượng nước, tiến tới đảm bảo chất lượng nguồn cấp nước đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông nghiệp, dân sinh. - Quản lý việc cấp phép và kiểm tra việc thực hiện giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi theo quy định tại Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ. - Xác định rõ trách nhiệm cụ thể cho các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch đã đề ra. 2. Yêu cầu - Các cấp, các ngành liên quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý công trình thủy lợi quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Kế hoạch, gắn với việc thực hiện các chủ trương, chính sách đảng, Nhà nước về bảo vệ và phát triển bền vững nguồn nước tại các công trình thủy lợi; theo dõi, giám sát chặt chẽ các hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi của các bệnh viện, khu, cụm công nghiệp, các làng nghề và cơ sở sản xuất chăn nuôi. - Phát hiện và ngăn chặn kịp thời xử lý hoặc đề xuất các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm quy định về xả nước thải vào công trình thủy lợi khi mới phát sinh. - Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành và sự hỗ trợ của Trung ương để triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Kế hoạch. II. NỘI DUNG 1. Triển khai thực hiện pháp luật về thủy lợi a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: - Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về Thủy lợi thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành. - Tổ chức hoàn thiện phân cấp quản lý công trình thủy lợi phục vụ công tác quản lý, bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi. - Tổ chức rà soát, triển khai có hiệu quả sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong công tác phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Bình định, nhằm huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị trong công tác bảo vệ nguồn nước tại công trình thủy lợi. b) UBND các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức, cá nhân, đơn vị khai thác công trình thủy lợi: - Triển khai thực hiện đồng bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thủy lợi. - Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các địa phương, đơn vị trong việc phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý vi phạm, bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi thuộc địa phương mình quản lý. 2. Tổ chức thống kê các nguồn xả thải, thực hiện cấp phép a) UBND các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức, cá nhân được giao quản lý, khai thác công trình thủy lợi: - Tổ chức điều tra, đánh giá hiện trạng và xác định các nguồn xả thải vào công trình thủy lợi được giao quản lý, khai thác; xác định các nguồn thải, các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ và tiềm ẩn xả chất thải gây ô nhiễm môi trường nước cho các công trình thủy lợi để có kế hoạch ưu tiên triển khai thực hiện việc kiểm soát và có biện pháp xử lý phù hợp. - Ký kết, thực hiện hợp đồng dịch vụ tiêu thoát nước, thỏa thuận việc cấp phép và giám sát thực hiện giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi được giao quản lý theo đúng quy định. - Định kỳ 03 tháng một lần gửi báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường và báo cáo đột xuất khi có sự cố phát sinh hoặc khi phát hiện các nguồn nước xả thải mới có mức độ ảnh hưởng lớn hoặc khi phát hiện các hành vi vi phạm của chủ nguồn xả thải. b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tham mưu việc cấp giấy phép và giám sát chặt chẽ việc xả nước thải vào công trình thủy lợi theo quy định tại Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ và các quy định khác có liên quan. 3. Truyền thông nâng cao nhận thức - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan, các địa phương, đơn vị xây dựng đề cương tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tổ chức các lớp tập huấn về bảo vệ nguồn nước tại công trình thủy lợi. - UBND cấp huyện tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục trong nhân dân về thực hiện nghiêm túc quy định về bảo vệ nguồn nước trong các công trình thủy lợi như: phát tờ rơi, phát động phong trào và khuyến khích người dân sử dụng nước tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước.... - Các tổ chức, cá nhân, đơn vị khai thác công trình thủy lợi tổ chức thực hiện thông tin, truyền thông điểm, định kỳ về thực trạng chất lượng nước, tình hình vi phạm và xử lý vi phạm. Công khai hóa các thông tin, dữ liệu liên quan đến tình hình ô nhiễm và các tổ chức, cá nhân có nguồn xả thải vào công trình thủy lợi mà có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết cùng tham gia giám sát. 4. Tăng cường các biện pháp quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm a) Các đơn vị được giao quản lý, khai thác công trình thủy lợi: - Tổ chức quan trắc, giám sát chất lượng nước trong các hệ thống công trình thủy lợi, đặc biệt là tại các điểm tiếp nhận nguồn xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi để kiểm soát tình hình ô nhiễm. - Tăng cường giám sát nguồn thải của các nhà máy, xí nghiệp, làng nghề, cơ sở y tế, các cơ sở kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn; chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và sinh hoạt của các hộ dân, kịp thời phát hiện vi phạm về xả thải vào công trình thủy lợi, thông báo và phối hợp với cấp có thẩm quyền để xử lý. - Thống kê nguồn nước xả thải vào công trình thủy lợi thuộc địa phận quản lý, tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền (Đối với Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi tổng hợp gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các tổ chức thủy lợi cơ sở báo cáo UBND cấp huyện tổng hợp gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). b) UBND các huyện, thị xã, thành phố: - Tăng cường công tác bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi, kiểm soát việc xả nước thải vào công trình thủy lợi được giao quản lý theo quy định tại điều 46 Luật Thủy lợi. - Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai từ khi mới phát sinh; phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai theo Nghị định số 65/2019/NĐ-CP ngày 18/7/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều. - Thường xuyên tổ chức việc thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt của khu đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề trên địa bàn theo quy định. c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: - Chủ trì tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm xả nước thải vào công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh. - Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu về bảo vệ chất lượng nước trong các hệ thống công trình thủy lợi: (i) Hiện trạng chất lượng nước; (ii) Tình hình vi phạm và xử lý vi vi phạm về xả nước thải gây ô nhiễm nguồn nước trong công trình thủy lợi; (iii) Tình hình cấp phép và thực hiện giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. (Có Phụ lục chi tiết kèm theo) III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo mục đích, yêu cầu, nội dung và tiến độ thời gian đã đề ra. Định kỳ tổng hợp báo cáo kết quả tổ chức triển khai thực hiện theo quy định; xây dựng đề cương, dự toán các nội dung được giao, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt. 2. Sở Tài chính thẩm định dự toán kinh phí, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt và bố trí kinh phí để triển khai thực hiện kế hoạch. Kinh phí triển khai thực hiện nhiệm vụ tại Kế hoạch này được bố trí theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành. 3. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm thực hiện nội dung được phân công tại Kế hoạch này. UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương các cấp và các đơn vị có liên quan nghiêm túc tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo đề xuất UBND tỉnh xem xét, giải quyết./. PHỤ LỤC NỘI DUNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRONG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TỈNH BÌNH ĐỊNH (Kèm theo Kế hoạch hành động Bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bình định ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày /01/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh) TT Nội dung thực hiện Cơ quan Chủ trì Cơ quan phối hợp Thời gian thực hiện Sản phẩm I Truyền thông nâng cao nhận thức 1 Tổ chức hội nghị, hội thảo, các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực về quản lý, bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi (ở cấp huyện) UBND cấp huyện Sở Nông nghiệp và PTNT Năm 2020 và các năm tiếp theo Hội nghị triển khai thực hiện 2 Thông tin, truyền thông điểm, định kỳ về thực trạng chất lượng nước, tình hình vi phạm và xử lý vi phạm Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND cấp huyện, Công ty TNHH Khai thác CCTL Sở Thông tin truyền thông; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Năm 2020 Xây dựng phóng sự, in ấn tài liệu giới thiệu, tuyên truyền, phổ biến II Tổng chức thống kê các nguồn nước xả thải vào công trình thủy lợi, giám sát việc thực hiện giấy phép 1 Điều tra, thống kê các nguồn xả thải chủ yếu gây ô nhiễm nguồn nước trong công trình thủy lợi UBND cấp huyện, các tổ chức khai thác công trình thủy lợi Sở Nông nghiệp và PTNT, các đơn vị có liên quan Năm 2020 và các năm tiếp theo Báo cáo 2 Giám sát thực hiện giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi UBND cấp huyện, các tổ chức khai thác công trình thủy lợi UBND các cấp, Sở Nông nghiệp và PTNT Năm 2020 và các năm tiếp theo Báo cáo III Tăng cường quản lý, thanh tra, xử lý vi phạm 1 Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu về bảo vệ chất lượng nước trong các hệ thống công trình thủy lợi Sở Nông nghiệp và PTNT Sở Tài chính, Sở Tư pháp, UBND các cấp Năm 2020 và các năm tiếp theo (sau khi có hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT) Hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành công trình 2 Xây dựng và đưa vào sử dụng thí điểm hệ thống quan trắc tự động Công ty TNHH Khai thác CTTL Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính , Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan Năm 2020 và các năm tiếp theo 3 Công khai hóa các thông tin, dữ liệu liên quan đến tình hình ô nhiễm và các tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm nguồn nước công trình thủy lợi trên các phương tiện thông tin đại chúng Sở Thông tin và Truyền thông Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường, đài Phát thanh và truyền hình tỉnh và UBND cấp huyện Năm 2020 và các năm tiếp theo Cập nhật thông tin lên trang Web của tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT và trên báo, đài, ti vi... 4 Tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm xả nước thải vào công trình thủy lợi Sở Nông nghiệp và PTNT Công an tỉnh, Sở Tài Nguyên và Môi trường, UBND các cấp Năm 2020 và các năm tiếp theo Xử phạt theo quy định 5 Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền UBND các huyện, thị xã, thành phố Sở Nông nghiệp và PTNT, Công ty TNHH Khai thác CTTL, các đơn vị có liên quan Năm 2020 và các năm tiếp theo Xử lý các vi phạm theo thẩm quyền
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bình Định", "promulgation_date": "03/01/2020", "sign_number": "22/QĐ-UBND", "signer": "Trần Châu", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-473-QD-UBND-2017-phe-duyet-Ke-hoach-phat-trien-nha-o-Tuyen-Quang-2017-2021-375367.aspx
Quyết định 473/QĐ-UBND 2017 phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở Tuyên Quang 2017 2021
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 473/QĐ-UBND Tuyên Quang, ngày 29 tháng 12 năm 2017 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2017 - 2021 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Căn cứ Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014; Căn cứ Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở; Căn cứ Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Căn cứ Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở; Căn cứ Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ nhà ở đối hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 – 2015 (chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg giai đoạn 2); Căn cứ Quyết định số 1625/QĐ-TTg ngày 11/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2014 - 2015 và lộ trình đến 2020; Căn cứ Quyết định số 2426/QĐ-TTg ngày 28/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025; Căn cứ Quyết định số 350/QĐ-UBND ngày 20/9/2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang phê duyệt Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 25/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ Căn cứ Quyết định số 280/QĐ-UBND ngày 26/6/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Căn cứ Quyết định số 1040/QĐ-UBND ngày 13/9/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang phê duyệt và giao bổ sung dự toán kinh phí năm 2017 cho Sở Xây dựng để thực hiện Kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017 - 2021. Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 1765/TTr-SXD ngày 28/12/2017 về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017 – 2021. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017 – 2021 (nội dung Kế hoạch kèm theo Quyết định này). Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Thường trực Tỉnh uỷ; (báocáo) - Thường trực HĐND tỉnh; - Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; - Như Điều 2 (thi hành): - Các Phó VP UBND tỉnh; - Chuyên viên: TH, GT, XD, TN&MT; - Lưu VT. (Hiệp-200) TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KT.CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Trần Ngọc Thực KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2017 - 2021 (Ban hành kèm theo Quyết định số: 473/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của UBND tỉnh Tuyên Quang) Thực hiện quy định của Luật Nhà ở ngày 25 tháng 11 năm 2014, Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở; Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; triển khai thực hiện Quyết định số 280/QĐ-UBND ngày 26/6/2014 của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Căn cứ tình hình thực tế phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017 – 2021, với các nội dụng cụ thể sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Hiến pháp năm 2013, Luật Nhà ở năm 2014, Chiến lược phát triển nhà ở Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đảm bảo phù hợp với nguồn lực của nhà nước và xã hội theo từng giai đoạn, đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa phát triển kinh tế, tăng trưởng dân số và xây dựng nhà ở phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nhà ở của tỉnh và đặc điểm của từng địa bàn dân cư, tiến tới mọi người dân có chỗ ở; Cụ thể hóa các mục tiêu phát triển nhà ở (nhà ở do dân tự xây, nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở tái định cư) tại Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 280/QĐ-UBND ngày 26/6/2014; làm cơ sở để triển khai các bước chuẩn bị đầu tư các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh, huy động mọi nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế, tham gia phát triển nhà ở, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh thị trường bất động sản. 2. Yêu cầu Bám sát nội dung Chương trình phát triển nhà ở của tỉnh đã được phê duyệt, nhu cầu thực tế về nhà ở, việc huy động các nguồn vốn, tình hình phát triển nhà ở của địa phương, nhu cầu của thị trường để tổ chức thực hiện Kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017 - 2021. Các dự án phát triển nhà ở trước khi triển khai phải được xem xét, đảm bảo phù hợp với Kế hoạch phát triển nhà ở của tỉnh; Các Sở, Ban, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thành phố Tuyên Quang được giao nhiệm vụ phải nghiêm túc tổ chức triển khai có hiệu quả Kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017 - 2021; Các chủ đầu tư dự án thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo Kế hoạch và quy định của pháp luật hiện hành, tập trung nguồn lực triển khai dự án theo đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng xây dựng công trình thuộc dự án. II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH 1. Các chỉ tiêu về phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017 - 2021 (được phê duyệt trong Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030). 1.1. Chỉ tiêu chung: Diện tích nhà ở bình quân tỉnh Tuyên Quang đến năm 2021 là 21,5m2/người, tỉnh Tuyên Quang phấn đấu đạt chỉ tiêu diện tích nhà ở tối thiểu đến đến năm 2021 là 6,9 m2/người. Năm 2017 (m2/người) Năm 2018 (m2/người) Năm 2019 (m2/người) Năm 2020 (m2/người) Năm 2021 (m2/người) 19,8 20,2 20,6 21,0 21,5 1.2. Chỉ tiêu về diện tích sàn (m2 sàn): STT Loại nhà ở Diện tích nhà ở cần tăng thêm theo từng năm (m2) 2017 2018 2019 2020 2021 1 Nhà ở thương mại - 13.753 44.698 72.205 98.565 2 Nhà ở dân tự xây 348.848 436.060 436.060 261.636 261.636 3 Nhà ở công vụ - - - 3.760 5.140 4 Nhà ở xã hội - - 3.600 5.400 9.000 5 Nhà ở cho người có công với cách mạng 6.016 12.032 18.048 24.064 - 6 Nhà ở cho hộ nghèo 32.620 48.930 48.930 16.310 16.310 7 Nhà ở cho công nhân - - - 7.200 32.800 8 Nhà ở sinh viên - - - 6.000 14.000 9 Nhà ở tái định cư - - 13.873 20.809 34.682 Tổng cộng 387.484,2 510.775,7 565.209,4 417.384,3 472.133,6 1.3. Chỉ tiêu về nguồn vốn (tỷ đồng): STT Loại nhà ở Vốn theo từng năm (tỷ đồng) 2017 2018 2019 2020 2021 1 Nhà ở thương mại - 129,0 419,3 677,3 924,5 2 Nhà ở dân tự xây 2.093,1 2.616,4 2.616,4 1.569,8 1.569,8 3 Nhà ở công vụ - - - 26,1 35,8 4 Nhà ở xã hội - - 33,8 50,6 84,4 5 Nhà ở cho người có công với cách mạng 4,2 8,4 12,6 16,8 - 6 Nhà ở cho hộ nghèo 130,5 195,7 195,7 65,2 65,2 7 Nhà ở cho công nhân - - - 67,5 307,8 8 Nhà ở sinh viên - - - 56,3 131,3 9 Nhà ở tái định cư - - 130,2 195,3 322,5 Tổng cộng 2.227,8 2.949,5 3.407,9 2.725,0 3.441,3 1.4. Danh mục các dự án phát triển nhà ở tỉnh Tuyên Quang dự kiến triển khai trong giai đoạn 2017 - 2021 Stt Tên dự án Địa điểm Quy mô (ha) Diện tích sàn (m2) Căn hộ Nguồn vốn (tỷ đồng) Ghi chú I. Tp Tuyên Quang 1 Khu dân cư Đông Sơn Phường Ỷ La, Hưng Thành 15,7 70.000 684 568 2 Khu đô thị Tân Bình Phương Nông Tiền 12,1 54.000 528 438 3 Khu đô thị Minh Thanh Phường Tân Hà 14,5 60.000 587 486 4 Khu đô thị Thịnh Hưng Phường Ỷ La 3,3 13.567 133 110 5 Khu dân cư An Phú Xã An Tường 11,5 35.000 342 284 6 Khu dân cư Việt Mỹ Xã An Tường 7,5 30.833 301 250 7 Khu dân cư An Mỹ Hưng Xã An Tường 8,9 37.000 362 300 8 Dự án Vincom Shophouse Tuyên Quang Phường Phan Thiết 3,4 10.350 100 9 Dự án nhà ở công nhân khu CN Long Bình An Xã Đội Cấn 10,5 32.000 711 960 10 Dự án khu nhà ở xã hội Tân Phát Phường Ỷ La 2,1 47.000 692 381 diện tích noxh 18.000 195 107 diện tích noct 18.000 176 97 diện tích notm 2. Huyện Na Hang 1 Cụm dân cư tại thị trấn Na Hang Thị trấn Na Hang 6 12.000 60 360 3. Huyện Yên Sơn 1 Cụm dân cư tại thị trấn Tân Bình Thị trấn Tân Bình 1,5 6.000 30 180 4. Huyện Hàm Yên 1 Cụm dân cư tại thị trấn Tân Yên Thị trấn Tân Yên 4 8.000 40 240 5. Huyện Sơn Dương 1 Cụm dân cư Thị trấn Sơn Dương Thị trấn Sơn Dương 5 30.000 150 900 6. Huyện Chiêm Hóa 1 Cụm dân cư thị trấn Vĩnh Lộc Thị trấn Vĩnh Lộc 2,5 7.000 30 210 7. Huyện Lâm Bình 1 Cụm dân cư khu vực trung tâm huyện Lâm Bình Xã Lăng Căn 2 4.000 20 120 2. Các giải pháp thực hiện a) Giải pháp về kiến trúc, quy hoạch - Đẩy nhanh công tác tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu tại các đô thị, đặc biệt là khu vực có đề xuất trong danh mục xây dựng nhà ở. - Rà soát quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng trong đó chú trọng đến diện tích đất phát triển nhà ở. Trong các đồ án quy hoạch phải xác định cụ thể diện tích đất để phát triển cho từng loại nhà ở với tỷ lệ hợp lý theo quy định pháp luật về nhà ở; - Quy hoạch, sắp xếp lại các khu dân cư cũ đồng thời hình thành các khu dân cư mới có quy mô hợp lý để tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; - Đối với dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị mới tại các đô thị từ loại III trở lên, yêu cầu chủ đầu tư phải dành 20% tổng diện tích đất đã được đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; - Đối với các khu trung tâm tại các đô thị ưu tiên quy hoạch phát triển loại nhà chung cư nhằm tiết kiệm quỹ đất và phù hợp với xu hướng phát triển mới của các đô thị hiện đại, đồng thời phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở; - Đối với khu vực nông thôn, quy hoạch khu dân cư phải tuân thủ theo quy hoạch nông thôn mới, đảm bảo gắn với văn hóa vùng miền; hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phải được đầu tư đồng bộ nhằm đảm bảo chỗ ở chất lượng, tiện nghi trong sinh hoạt của người dân; - Lập, phê duyệt thiết kế đô thị và quản lý chặt chẽ sau quy hoạch xây dựng và thiết kế đô thị đối với các tuyến phố chính trong đô thị, đặc biệt tại khu vực trung tâm đô thị. b) Giải pháp về đất đai - Triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt, tổ chức giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch theo quy hoạch để kêu gọi nhà đầu tư triển khai thực hiện các dự án đầu tư phát triển nhà ở năm 2017 và các năm tiếp theo; Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch phát triển nhà ở, xây dựng kế hoạch thu hồi đất hàng năm để tổ chức thực hiện; - Quy định cụ thể những khu vực đô thị được thực hiện chuyển quyền sử dụng đất đã được đầu tư hạ tầng cho người dân tự xây dựng nhà ở theo quy hoạch chi tiết của dự án đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư phát triển đô thị và pháp luật về đất đai. c) Giải pháp về vốn cho phát triển nhà ở - Dành một phần vốn ngân sách để hỗ trợ lãi suất cho chương trình nhà ở hộ nghèo theo Quyết định 33/2015/QĐ-TTg (Chương trình mục tiêu quốc gia). - Huy động các nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội theo hình thức xã hội hóa mà không phải đầu tư từ ngân sách của địa phương theo quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội; Trường hợp dự án nhà ở của Chủ đầu tư có kết nối trực tiếp với tuyến đường giao thông bên ngoài do địa phương phải đầu tư theo quy hoạch thì UBND tỉnh xem xét, lựa chọn Chủ đầu tư dự án nhà ở đồng thời là Chủ đầu tư tuyến đường đó theo hình thức đối tác công tư (PPP) nhằm khai thác có hiệu quả dự án ngay từ khi đưa vào sử dụng. - Hướng dẫn thực hiện vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc từ các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. d) Giải pháp về phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đấu nối với các dự án phát triển nhà ở Đầu tư các dự án khu dân cư, khu đô thị mới phải đảm bảo đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội (bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại, hệ thống cấp thoát nước, đường giao thông, vườn hoa …), đấu nối thuận lợi hệ thống hạ tầng cơ sở của dự án với các khu vực xung quanh, đồng thời khai thác sử dụng cơ sở hạ tầng sẵn có, phù hợp với quy hoạch xây dựng được phê duyệt. đ) Giải pháp phát triển thị trường bất động sản là nhà ở - Rà soát các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới, trên cơ sở cân đối nhu cầu chung về các loại nhà ở trên địa bàn theo Chương trình phát triển nhà ở đã được phê duyệt. - Quản lý chặt chẽ việc sang nhượng đất đai, nhà ở đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, tài sản gắn liền trên đất. - Công khai các dự án trên các phương tiện đại chúng để người dân nắm được nội dung để có thể chủ động, trực tiếp mua nhà ở với các chủ đầu tư, tránh trường hợp mua lại từ nhà đầu cơ, gây thất thu về thuế cho Nhà nước. Nghiên cứu cơ chế hình thành các tổ chức dịch vụ công để nghiên cứu, cung cấp thông tin về quy hoạch phát triển nhà ở và thị trường bất động sản trên địa bàn. e) Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu - Di dời các hộ dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm như bờ sông, sụt lún hoặc lở đất, những nơi xảy ra lốc xoáy, bão lũ, sóng thần; - Thiết kế, áp dụng các mẫu nhà ứng phó với biến đổi khí hậu; thiên tai, lũ lụt. - Xây dựng các công trình công cộng như trụ sở, các cơ sở y tế, giáo dục, văn hóa kết hợp chức năng phòng, chống lũ, lụt để di dời các hộ dân đến ở trong thời gian có lũ, lụt. Xây dựng nhà cộng đồng tại các cụm dân cư, để di dời các hộ dân đến ở trong trường hợp khẩn cấp khi có thiên tai xảy ra. g) Giải pháp về hoàn thiện cơ chế chính sách Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng nhà ở. Thực hiện rà soát các thủ tục hành chính trong lĩnh vực quy hoạch - kiến trúc, quản lý đất đai, quản lý xây dựng để bảo đảm đơn giản, hiệu quả trong quá trình thực hiện xây dựng và quản lý nhà ở phù hợp với quy định của pháp luật, tạo điều kiện để các hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất hợp pháp dễ dàng xin phép và tự tổ chức xây dựng mới hoặc cải tạo nhà ở theo quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cũng như để các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án phát triển nhà ở, tăng nguồn cung cho thị trường. h) Giải pháp về công tác tuyên truyền, vận động - Các cơ quan Báo, Đài phát thanh và truyền hình, các cơ quan truyền thông của tỉnh có trách nhiệm thường xuyên tuyên truyền các cơ chế, chính sách phát triển nhà ở mới được ban hành; - Các cơ quan truyền thông xây dựng các chương trình chuyên biệt để tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp sử dụng lao động tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp việc hỗ trợ nhà ở bằng tiền cho công nhân, người lao động thuộc đối tượng có khó khăn về nhà ở để thuê nhà, mua nhà và tham gia đầu tư phát triển nhà ở cho công nhân; - Tuyên truyền, giới thiệu các mẫu thiết kế, công nghệ thi công, vật liệu xây dựng nhà ở để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham khảo trong việc xây dựng nhà ở xã hội, đảm bảo công năng sử dụng và phát triển bền vững. i) Giải pháp về quản lý nhà ở sau đầu tư xây dựng Ban hành quy định quản lý sử dụng nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014, Nghị định số 99/2015 ngày 20/10/2015 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở./.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Tuyên Quang", "promulgation_date": "29/12/2017", "sign_number": "473/QĐ-UBND", "signer": "Trần Ngọc Thực", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-420-QD-BTP-ke-hoach-thuc-hien-chuong-trinh-phong-chong-mua-ban-nguoi-2016-2020-305431.aspx
Quyết định 420/QĐ-BTP kế hoạch thực hiện chương trình phòng chống mua bán người 2016 2020
BỘ TƯ PHÁP -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 420/QĐ-BTP Hà Nội, ngày 14 tháng 3 năm 2016 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI GIAI ĐOẠN 2016-2020 BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13/3/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp; Căn cứ Quyết định số 2546/QĐ-TTg ngày 31/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020; Căn cứ Kế hoạch số 15/KH-BCĐ ngày 19/01/2016 của Ban chỉ đạo 138/CP triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020; Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020 của Bộ Tư pháp. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục trợ giúp pháp lý, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Cục trưởng Cục Con nuôi, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ và Giám đốc Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3 (để thực hiện); - Bộ trưởng (để b/c); - Các Thứ trưởng (để biết); - Lưu: VT, Vụ PLHSHC (03 bản). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Lê Thành Long KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI GIAI ĐOẠN 2016-2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 420/QĐ-BTP ngày 14 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp) Thực hiện Quyết định số 2546/QĐ-TTg ngày 31/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người (sau đây gọi là Chương trình 130/CP) giai đoạn 2016-2020, ngày 19/01/2016, Ban chỉ đạo 138/CP đã ban hành Kế hoạch số 15/KH-BCĐ về việc triển khai thực hiện Chương trình này. Căn cứ vào nhiệm vụ được phân công tại Quyết định số 2546/QĐ-TTg và Kế hoạch số 15/KH-BCĐ, Bộ Tư pháp ban hành kế hoạch triển khai thực hiện như sau: I. Mục đích, Yêu cầu: Xác định cụ thể các nội dung công việc triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020 của Bộ Tư pháp và tiến độ hoàn thành, bảo đảm thiết thực hiệu quả. Xác định rõ trách nhiệm chủ trì, phối hợp của các đơn vị thuộc Bộ trong việc triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020. II. Nội dung Kế hoạch: 1. Đánh giá tác động của Luật phòng, chống mua bán người sau 5 năm thực hiện - Cơ quan chủ trì: Vụ Pháp luật hình sự - hành chính. - Cơ quan phối hợp: Bộ Công an, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có liên quan. - Thời gian thực hiện: Trong năm 2016. - Kết quả: Báo cáo đánh giá tác động Luật phòng, chống mua bán người. 2. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật 2.1. Phổ biến, đăng tải các quy định của pháp luật về phòng, chống mua bán người trên Trang Thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp. - Cơ quan chủ trì: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật. - Cơ quan phối hợp: Cục Công nghệ thông tin, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính. - Thời gian thực hiện: Hàng năm. 2.2. Biên soạn và phát hành tài liệu pháp luật về phòng, chống mua bán người và kỹ năng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đội ngũ tuyên truyền viên cấp xã, cán bộ Mặt trận, các đoàn thể cấp xã và hòa giải viên (sổ tay tìm hiểu pháp luật, sổ tay kỹ năng phổ biến pháp luật, tờ lịch tuyên truyền, tiểu phẩm, tình huống hỏi-đáp, tờ gấp pháp luật v.v..) - Cơ quan chủ trì: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật - Cơ quan phối hợp: Vụ Pháp luật hình sự - hành chính. - Thời gian thực hiện: Hàng năm. 2.3. Biên soạn một số tài liệu (câu chuyện, tiểu phẩm, tờ gấp pháp luật, video clip…) để tuyên truyền trên mạng xã hội, trang tin phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người, kỹ năng bảo vệ, phòng ngừa mua bán người; phản ánh, nêu gương chấp hành tốt pháp luật về phòng, chống mua bán người… - Cơ quan chủ trì: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật. - Cơ quan phối hợp: Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, các đơn vị có liên quan. - Thời gian thực hiện: Hàng năm. 2.4. Tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật cấp xã, cán bộ Mặt trận, các đoàn thể cấp xã và hòa giải viên tại các địa bàn trọng Điểm cho nhiều vụ, việc về mua bán người như vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.. - Cơ quan chủ trì: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật - Cơ quan phối hợp: Vụ Pháp luật hình sự - hành chính. - Thời gian thực hiện: Quý III/2016 và các năm tiếp theo. 2.5. Tổ chức tuyên truyền pháp luật về tình hình thực hiện pháp luật về phòng, chống mua bán người, tội phạm mua bán người trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống loa truyền thanh cơ sở. - Cơ quan chủ trì: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật. - Cơ quan phối hợp: Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, một số cơ quan đơn vị có liên quan. - Thời gian thực hiện: Hàng năm. 3. Công tác thi hành án dân sự về phòng, chống mua bán người: 3.1. Theo dõi, đôn đốc công tác thi hành án dân sự sau khi bản án mua bán người có hiệu lực pháp luật. - Kết quả: báo cáo tình hình, kết quả thi hành phần dân sự sau khi bản án mua bán người có hiệu lực pháp luật. - Cơ quan chủ trì: Tổng cục Thi hành án dân sự. - Cơ quan phối hợp: Vụ Pháp luật hình sự - hành chính. - Thời gian thực hiện: hàng quý, 6 tháng, năm và đột xuất. 3.2. Tổ chức tập huấn chuyên sâu về Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Bộ luật hình sự 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành hai Bộ luật, tập trung vào các quy định liên quan đến phòng, chống mua bán người cho lực lượng thi hành án dân sự thuộc ngành tư pháp và các đơn vị có liên quan. - Kết quả: Hội nghị tập huấn cho lực lượng thi hành án dân sự. - Cơ quan chủ trì: Tổng cục Thi hành án dân sự. - Cơ quan phối hợp: Vụ Pháp luật hình sự - hành chính. - Thời gian thực hiện: Quý II/2016 và các năm tiếp theo. 4. Công tác quản lý, hướng dẫn kiểm tra hoạt động hỗ trợ kết hôn, cho, nhận con nuôi nhằm phòng, chống việc lợi dụng các hoạt động này để mua bán người: 4.1. Tập huấn, nâng cao năng lực cho công chức làm công tác đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, nhằm phát hiện, ngăn chặn việc kết hôn nhằm Mục đích trục lợi, kết hôn giả… - Đơn vị chủ trì: Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực. - Đơn vị phối hợp: Sở Tư pháp các địa phương. - Thời gian thực hiện: Hàng năm. 4.2. Thanh tra, kiểm tra công tác đăng ký, quản lý hộ tịch có yếu tố nước ngoài, hoạt động của Trung tâm hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại các địa phương có số lượng việc kết hôn có yếu tố nước ngoài lớn. - Đơn vị chủ trì: Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực. - Đơn vị phối hợp: Các đơn vị liên quan thuộc Bộ, Sở Tư pháp, Hội Phụ nữ tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. - Thời gian thực hiện: Hàng năm. 4.3. Tổ chức hội thảo về tăng cường công tác xác minh nguồn gốc của trẻ em được cho làm con nuôi. - Đơn vị chủ trì: Cục Con nuôi. - Đơn vị phối hợp: Công an tỉnh/thành phố thuộc Trung ương, Sở Tư pháp địa phương, Cơ sở nuôi dưỡng. - Kết quả: hội thảo tăng cường công tác xác minh nguồn gốc của trẻ em được cho làm con nuôi. - Thời gian thực hiện: Trong năm 2017. 4.4. Kiểm tra hoạt động đăng ký việc nuôi con nuôi tại các xã biên giới. - Đơn vị chủ trì: Cục Con nuôi. - Đơn vị phối hợp: Sở tư pháp, Công an các tỉnh biên giới. - Thời gian thực hiện: Trong các năm 2018-2019. 5. Công tác trợ giúp pháp lý cho nạn nhân bị mua bán người: 5.1. Tổ chức tập huấn về kiến thức và kỹ năng trợ giúp pháp lý cho nạn nhân bị mua bán người cho đại diện người thực hiện trợ giúp pháp lý (trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên là luật sư) tại một số địa Điểm giáp cửa khẩu biên giới hoặc nơi có số lượng nạn nhân bị mua bán nhiều. - Đơn vị chủ trì: Cục Trợ giúp pháp lý - Đơn vị phối hợp: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Thời gian thực hiện: Hàng năm. 5.2. Xây dựng tài liệu về kỹ năng trợ giúp pháp lý cho nạn nhân bị mua bán người cho người thực hiện trợ giúp pháp lý - Đơn vị chủ trì: Cục Trợ giúp pháp lý. - Đơn vị phối hợp: Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, các đơn vị có liên quan thuộc Bộ. - Thời gian thực hiện: Trong các năm 2017-2018. 5.3. Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và nhu cầu trợ giúp pháp lý của nạn nhân bị mua bán người để tăng cường hiệu quả trợ giúp pháp lý đối với nạn nhân bị mua bán người. - Đơn vị chủ trì: Cục Trợ giúp pháp lý. - Đơn vị phối hợp: Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Thời gian thực hiện: Trong các năm 2017-2018. 5.4. Thực hiện truyền thông về Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi) và các văn bản hướng dẫn thi hành về quyền được trợ giúp pháp lý cho các nạn nhân của tội mua bán người. - Đơn vị chủ trì: Cục Trợ giúp pháp lý. - Đơn vị phối hợp: Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Thời gian thực hiện: Trong các năm 2017-2018 và các năm tiếp theo. 5.5. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cho các nạn nhân mua bán người. - Đơn vị chủ trì: Cục Trợ giúp pháp lý. - Đơn vị phối hợp: Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Thời gian thực hiện: Hàng năm. III. Tổ chức thực hiện 1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này; kịp thời gửi báo cáo về tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch cho Vụ Pháp luật hình sự - hành chính để tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ. 2. Giao Vụ Pháp luật hình sự - hành chính làm nhiệm vụ đơn vị đầu mối thực hiện Kế hoạch này; có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch, kịp thời tổng hợp tình hình thực hiện và đề xuất phương án xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Kế hoạch, báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định. 3. Căn cứ các hoạt động nói trên, hàng năm các đơn vị chủ trì hoạt động chủ động phối hợp với Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Văn phòng Bộ, Vụ Kế hoạch - Tài chính lập Kế hoạch hoạt động và dự toán chi ngân sách đảm bảo hoạt động của Chương trình, trình Lãnh đạo Bộ quyết định. Vụ Kế hoạch - Tài chính và Văn phòng Bộ bảo đảm kinh phí để triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ; hướng dẫn các đơn vị thuộc Bộ trong việc lập dự toán và thực hiện thanh quyết toán theo quy định./.
{ "issuing_agency": "Bộ Tư pháp", "promulgation_date": "14/03/2016", "sign_number": "420/QĐ-BTP", "signer": "Lê Thành Long", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-4211-QD-UBND-Xay-dung-phat-trien-y-te-ky-thuat-cao-Nghe-An-2015-291665.aspx
Quyết định 4211/QĐ-UBND Xây dựng phát triển y tế kỹ thuật cao Nghệ An 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 4211/QĐ-UBND Nghệ An, ngày 21 tháng 09 năm 2015 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN "XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN Y TẾ KỸ THUẬT CAO ĐỂ THÀNH PHỐ VINH TRỞ THÀNH TRUNG TÂM Y TẾ KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ GIAI ĐOẠN 2015 - 2020" ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Nghị quyết số 46/NQ-TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Nghị quyết số 26-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020; Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030; số 620/QĐ-TTg ngày 12/5/2015 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020; số 52/QĐ-TTg ngày 14/01/2015 phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn 2050; Căn cứ Nghị quyết số 10- NQ/TU ngày 04/4/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh phát triển sự nghiệp y tế Nghệ An đến năm 2020; - Căn cứ Quyết định số 97/2010/QĐ-UBND ngày 06/12/2010 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án Quy hoạch mạng lưới khám chữa bệnh tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2020; - Căn cứ Quyết định số 7343/QĐ-UBND ngày 25/12/2014 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Đề án "Phát triển Nghệ An thành trung tâm Khoa học và Công nghệ vùng Bắc Trung bộ giai đoạn 2015 - 2020"; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế Nghệ An tại Tờ trình số 2225/TTr-SYT ngày 03/9/2015, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành Đề án "Xây dựng, phát triển Y tế kỹ thuật cao để thành phố Vinh trở thành trung tâm y tế khu vực Bắc Trung bộ giai đoạn 2015 - 2020" (Có Đề án kèm theo). Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Y tế; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND thành phố Vinh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Đinh Thị Lệ Thanh ĐỀ ÁN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN Y TẾ KỸ THUẬT CAO ĐỂ THÀNH PHỐ VINH TRỞ THÀNH TRUNG TÂM Y TẾ KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 (Kèm theo Quyết định số 4211/QĐ-UBND ngày 21/09/2015 của UBND tỉnh Nghệ An) Phần thứ nhất SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ BAN HÀNH ĐỀ ÁN I. Kết quả thực hiện Đề án Xây dựng Trung tâm Y tế kỹ thuật cao khu vực Bắc Trung bộ tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2007-2014 Khu vực Bắc Trung bộ được xác định trong đề án gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có quá trình phát triển lâu dài về y tế kỹ thuật cao do đây là một trong ba Trung tâm lớn về y tế của cả nước, sau thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây, Bệnh viện Trung ương Huế và Trường Đại học Y Dược Huế đã có từ lâu và là yếu tố quyết định đến sự phát triển về y tế kỹ thuật cao của tỉnh Thừa Thiên Huế. Vì vậy, phạm vi Đề án này hướng đến là Trung tâm Y tế kỹ thuật cao trong khu vực của 5 tỉnh còn lại là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị (gọi tắt là khu vực). Toàn khu vực có 78 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương, 1.681 đơn vị xã, phường, thị trấn, dân số là 9.272.182 người, chiếm hơn 1/10 dân số cả nước. Tính đến nay, toàn khu vực có 21 cơ sở y tế điều trị tuyến tỉnh với 5.208 giường bệnh nội trú, 74 cơ sở tuyến huyện với 6.930 giường bệnh, 1.681 trạm y tế xã với 8.145 giường bệnh dân lập. Triển khai thực hiện Quyết định số 239/2005/QĐ-TTg ngày 30/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung bộ; UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 97/2007/QĐ-UBND ngày 28/8/2007 về việc phê duyệt Đề án xây dựng Trung tâm Y tế kỹ thuật cao khu vực Bắc Trung bộ tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An với mục tiêu đáp ứng hầu hết nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế kỹ thuật cao của người dân trong tỉnh và trong vùng. Sau 7 năm thực hiện Đề án, công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Vinh phát triển khá toàn diện, từng bước đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế kỹ thuật cao của người dân trong tỉnh và trong khu vực: Mạng lưới y tế trên địa bàn thành phố ngày càng được hoàn thiện. Các bệnh viện công lập được phát triển theo hướng chuyên sâu, thành lập thêm các bệnh viện chuyên khoa. Các bệnh viện ngoài công lập được tạo điều kiện thành lập và phát triển đã đóng góp đáng kể trong công tác khám chữa bệnh, giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến tỉnh. Các kỹ thuật cao trong khám chữa bệnh được ưu tiên nghiên cứu, ứng dụng và phát triển. Hệ thống Y tế dự phòng từng bước phát triển đáp ứng yêu cầu kiểm soát dịch bệnh, dự phòng các bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm. Một số kết quả chính đạt được: 1. Một số kết quả chủ yếu (Phụ lục 1) 1.1. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và quy mô tổ chức - Hệ khám chữa bệnh: Có 20 bệnh viện và 5 Trung tâm có giường bệnh với 3.891 giường bệnh, tăng 8 bệnh viện và 1.538 giường bệnh so với năm 2007. - Hệ dự phòng, gồm: 11 Trung tâm Y tế tuyến tỉnh, trong đó 5 Trung tâm có giường bệnh; 02 Chi cục; TTYT TP Vinh. - Hệ đào tạo: Trường đại học Y khoa Vinh đã được thành lập trên cơ sở Trường Cao đẳng y tế Nghệ An, đến nay đã mở được 12 mã ngành đào tạo, trong đó đào tạo Bác sỹ đa khoa và cử nhân Điều dưỡng với qui mô, lưu lượng sinh viên đào tạo 5.500 - 6.000. Ngoài ra còn có Trường trung cấp y tế Bắc Ninh, Trường trung cấp Việt Anh, Việt Úc, Trường dạy nghề số 4 QK4 cùng tham gia đào tạo Trung cấp y, dược. - Cơ sở sản xuất thuốc, vật tư y tế: 02 Công ty Cổ phần (Công ty Cổ phần Dược - Vật tư y tế Nghệ An và Công ty Cổ phần Vật tư y tế - Dược Nghệ An) đã sản xuất được một số loại thuốc đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cao và đảm bảo cung ứng cơ bản thuốc, vật tư y tế phục vụ công tác y tế trên địa bàn. - Về cán bộ: Tổng số cán bộ y tế trên địa bàn thành phố Vinh năm 2014: 3.227 người (tăng 1.015 người), trong đó có 3 PGS (trước đây chưa có), 64 tiến sỹ/chuyên khoa II (tăng 44 người), 322 thạc sỹ/chuyên khoa I (tăng 167 người), 309 bác sỹ (tăng 86 người), 68 dược sỹ đại học (tăng 23 người). Đã thu hút 01 tiến sỹ chuyên ngành về ung thư làm việc tại Bệnh viện Ung bướu từ ngày đầu mới thành lập. - Về đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị: Trong 7 năm qua đầu tư cho các cơ sở y tế nguồn kinh phí đáng kể, trên 1.400 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh cấp trên 750 tỷ đồng. + Cơ sở hạ tầng: Hầu hết các bệnh viện đều được cải tạo, nâng cấp và xây mới (từ ngân sách tỉnh, nguồn trái phiếu Chính phủ, các chương trình, dự án) tổng kinh phí cho xây dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bị được đầu tư trên 1.000 tỷ (1.025,9 tỷ đồng). + Trang thiết bị: Các bệnh viện đã được đầu tư nâng cấp trang thiết bị mới, hiện đại, công nghệ cao, như máy City Scaner, máy XQ kỹ thuật số, máy siêu âm màu 3D, 4D, máy điện não, máy xét nghiệm Gen Xpert, máy xét nghiệm hiện đại,…đáp ứng cơ bản nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. 1.2. Kết quả hoạt động chuyên môn - Chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân Chất lượng khám chữa bệnh được cải thiện đáng kể, chất lượng các dịch vụ y tế ngày càng được nâng cao, cơ bản đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong tỉnh, một số bệnh nhân của tỉnh Hà Tĩnh và nước bạn Lào. Cụ thể: Vượt về chỉ tiêu giường bệnh; chuyên môn kỹ thuật đã giải quyết được cơ bản các kỹ thuật của bệnh viện tuyến tỉnh và thực hiện được một số kỹ thuật của tuyến bệnh viện Trung ương, như: + Áp dụng thành công nhiều phương pháp và kỹ thuật mới, hiện đại vào khám và điều trị, như: Phẫu thuật nội soi, phẫu thuật thần kinh - sọ não, cột sống, thay khớp, phẫu thuật Lasik, phẫu thuật ung thư, can thiệp tim mạch, nút túi phình động mạch não, chụp CT/MRI độ nét cao, chụp mạch số hóa xóa nền DSA, đo tải lượng vi rút viêm gan B/C... + Đến năm 2014, đã triển khai thành công một số kỹ thuật cao, như: mổ tim hở, ghép thận tại Bệnh viện Hữu nghị đa khoa tỉnh, mổ tim hở ở Bệnh viện Sản Nhi; ghép tủy điều trị một số bệnh lý ung thư, phẫu thuật u phổi, u trung thất, u thực quản, u gan lớn, đốt u phổi, u gan, u cơ trơn tử cung bằng sóng cao tần ở bệnh viện Ung bướu Nghệ An; ... Số lần khám bệnh tăng gấp hơn 3 lần, điều trị nội trú tăng gấp 2 lần, số ca phẫu thuật tăng gấp 3 lần,... so với năm 2007. + Công tác xã hội hóa phát triển mạnh, đến nay trên địa bàn thành phố Vinh có 9 bệnh viện tư nhân (1.027 giường bệnh), trong đó Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinh có 90 giường bệnh vừa đi vào hoạt động. - Y dược học cổ truyền và Phục hồi chức năng Bệnh viện Y học Cổ truyền với 320 giường bệnh, các bệnh viện đa khoa có khoa hoặc tổ Y học Cổ truyền; Các tổ chức hội phát triển mạnh như Hội Đông y, Hội Châm cứu với hàng ngàn hội viên và nhiều cơ sở chẩn trị đã đóng góp hiệu quả trong công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trung tâm Chỉnh hình - Phục hồi chức năng (thuộc Sở Lao động - TBXH tỉnh) phát triển đảm bảo nhiệm vụ phục hồi chức năng, làm chân tay giả cho người khuyết tật,... - Y tế dự phòng Công tác y tế dự phòng tiếp tục được củng cố và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Công tác phòng chống dịch bệnh tiếp tục được tăng cường giám sát, phát hiện và khống chế có hiệu quả. + Trong những năm qua không có các vụ dịch lớn, nguy hiểm như cúm A(H5N1, H1N1, H7/N9),... và ngăn chặn kịp thời dịch tiêu chảy cấp, sốt xuất huyết, sốt rét, ... + Phát triển Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh (TTYTDP) trở thành Trung tâm có Labo xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 2. Đến nay đã làm được một số kỹ thuật cơ bản (17/25 kỹ thuật). + Phát triển Trung tâm kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm (TTKNDPMP) thành Trung tâm kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn thực hành kiểm nghiệm tốt theo tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới (GLP - WHO): Cơ bản đã đạt được (thực hiện 6/9 kỹ thuật). - Phát triển ngành dược + UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp dược tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 - 2010. + Hệ thống cung ứng dược và vật tư y tế trên địa bàn đến nay đã có 69 công ty và chi nhánh hoạt động; trong đó có Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Nghệ An (trước đây là doanh nghiệp Nhà nước, nay đã cổ phần hóa 100%) đóng vai trò chủ đạo, Công ty đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP - WHO; Mạng lưới kinh doanh thuốc phát triển mạnh, hiện có 980 cơ sở hành nghề dược đảm bảo cung cấp nhu cầu thuốc thiết yếu cho phòng và chữa bệnh của nhân dân. Bình quân tiền thuốc/người dân năm 2013 là 20 USD/người, tăng hơn 2 lần so với 2007. Công tác lựa chọn nhà thầu cung ứng thuốc đã được giải quyết tập trung tại Sở Y tế, hàng năm đã tiết kiệm được hàng chục tỷ đồng cho ngân sách. + Công ty Cổ phần Dược - Vật tư y tế Nghệ An đã hoàn thành dây chuyền sản xuất thuốc Non-betalactam, đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất thuốc tốt (GMP-WHO) làm tiền đề cho phát triển công nghiệp dược của tỉnh; Kêu gọi đầu tư nhà máy sản xuất trang thiết bị y tế. + Đang xây dựng nhà máy sản xuất thuốc đông dược đạt tiêu chuẩn GMP-WHO. + Lưu thông, phân phối thuốc và vật tư y tế đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh. 2. Tồn tại, hạn chế Nhìn chung việc đầu tư phát triển các nội dung trong đề án chủ yếu mới triển khai, chưa thực sự đi vào chiều sâu. - Triển khai phát triển kỹ thuật mới ở các bệnh viện tuy đã làm được một số kỹ thuật, song phát triển chưa nhiều. - Thái độ phục vụ của một bộ phận cán bộ y tế còn hạn chế; Công tác quản lý hoạt động khám, chữa bệnh và hành nghề y, dược tư nhân chưa chặt chẽ; Tình trạng quá tải ở một số bệnh viện chưa được giải quyết tốt; - Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được quan tâm đầu tư nhân lực và cơ sở vật chất đúng mức. - Quản lý, sử dụng thuốc, trang thiết bị y tế ở một số đơn vị hiệu quả chưa cao; Đầu tư trang thiết bị ở các bệnh viện còn chồng chéo, chưa phát huy hết hiệu quả sử dụng, gây lãng phí. - Thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao, trình độ chuyên sâu. - Vấn đề xử lý chất thải tại các bệnh viện (các cơ sở y tế nói chung) chưa đạt tiêu chuẩn môi trường. - Một số chương trình, dự án chậm tiến độ, như: Dự án xây dựng Bệnh viện Hữu nghị đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản Nhi, Bệnh viện Ung bướu, Bệnh viện Chấn thương - Chỉnh hình. - Chất lượng khám chữa bệnh của một số cơ sở y tế ngoài công lập chưa đáp ứng yêu cầu, tình trạng thiếu bác sỹ, lạm dụng kỷ thuật cận lâm sàng, thuốc diễn ra phổ biến. 3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế 3.1. Nguyên nhân khách quan - Công tác tổ chức, quản lý hệ thống y tế trong nền kinh tế thị trường còn nhiều hạn chế, một số chính sách mang tính giải pháp tình thế, khi thực hiện còn nhiều khó khăn, lúng túng. - Ngân sách đầu tư cho ngành y tế còn nhiều hạn chế, nhất là trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, đặc biệt sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội - Hệ thống y tế công lập chậm đổi mới (cả về tổ chức bộ máy, trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất, năng lực quản lý, thực hiện tự chủ về tài chính…). - Một số cơ chế, chính sách, đối với ngành y tế còn bất cập. 3.2. Nguyên nhân chủ quan - Công tác quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn còn những hạn chế nhất định. Năng lực, kinh nghiệm của cán bộ quản lý, lãnh đạo các đơn vị y tế chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, đặc biệt về lĩnh vực phát triển công nghiệp dược. - Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ. II. Thực trạng triển khai Y tế kỹ thuật cao tại các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ - Kỹ thuật can thiệp tim mạch, mổ tim hở đã được triển khai sâu, rộng tại Bệnh viện Trung ương Huế và gần đây là tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Tại Nghệ An, kỹ thuật can thiệp tim mạch và mổ tim hở cũng đã được hoàn thiện và triển khai khá phổ biến, đến nay đã có 593 bệnh nhân được can thiệp tim mạch, 180 bệnh nhân mổ tim hở. Các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị đến nay vẫn chưa triển khai các kỹ thuật này. - Kỹ thuật ghép thận, ghép tế bào gốc, ghép giác mạc đã được triển khai sâu, rộng tại Bệnh viện Trung ương Huế. Tại Nghệ An, kỹ thuật thuật ghép thận, ghép tế bào gốc bước đầu đã được triển khai thành công (3 ca ghép thận, 12 ca ghép tế bào gốc) và cần được hoàn thiện trong giai đoạn tới. Ngoài ra, Bệnh viện Mắt Nghệ An đã gửi các ê kíp bác sỹ đào tạo phẫu thuật ghép giác mạc tại Bệnh viện Mắt Trung ương để có thể triển khai kỹ thuật này trong năm 2016. Các tỉnh khác trong khu vực đến nay vẫn chưa triển khai các kỹ thuật này. - Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã được triển khai thành công tại Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Phụ Sản tỉnh Thanh Hóa. Tại Nghệ An, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa tỉnh đã cử các ê kíp bác sỹ đào tạo tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương và đang chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị để có thể triển khai kỹ thuật này trong những năm tới. - Kỹ thuật xạ trị và y học hạt nhân đã được triển khai hiệu quả tại Bệnh viện Trung ương Huế và gần đây được triển khai tại Bệnh viện đa khoa Hợp Lực, tỉnh Thanh Hóa. Tại Nghệ An, UBND tỉnh đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình (giai đoạn 1) Trung tâm xạ trị và y học hạt nhân theo Quyết định số 2511/QĐ-UBND.XD ngày 06/6/2014 thuộc dự án "xây dựng Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An". - Các kỹ thuật cao khác như: vi phẫu tạo hình, sàng lọc chẩn đoán trước sinh, sinh học phân tử đã được triển khai tại Bệnh viện Trung ương Huế. Hiện nay, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã gửi các kíp bác sỹ đào tạo tại các bệnh viện Trung ương để có thể triển khai các kỹ thuật này trong những năm tới. TT Tên kỹ thuật Các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ Nghệ An Thanh Hóa Hà Tĩnh Quảng Bình Quảng Trị Thừa Thiên Huế 1 Can thiệp Tim mạch 593 ca Đã triển khai Chưa Chưa Chưa Đã triển khai 2 Mổ tim hở 180 ca Đã triển khai Chưa Chưa Chưa Đã triển khai 3 Ghép thận 3 ca Chưa Chưa Chưa Chưa Đã triển khai 4 Ghép giác mạc Chưa Chưa Chưa Chưa Chưa Đã triển khai 5 Ghép tế bào gốc 12 ca Chưa Chưa Chưa Chưa Đã triển khai 6 Hỗ trợ sinh sản (IVF) Chưa Đã triển khai Chưa Chưa Chưa Đã triển khai 7 Xạ trị và y học hạt nhân Chưa Đã triển khai Chưa Chưa Chưa Đã triển khai 8 Vi phẫu tạo hình Chưa Chưa Chưa Chưa Chưa Đã triển khai 9 Sàng lọc chẩn đoán trước sinh Chưa Chưa Chưa Chưa Chưa Đã triển khai 10 Sinh học phân tử Chưa Chưa Chưa Chưa Chưa Đã triển khai Như vậy, so sánh với 05 tỉnh trong khu vực thì Nghệ An là tỉnh triển khai ứng dụng một số kỹ thuật cao trong y tế tương đối sớm. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều kỹ thuật cao chưa được triển khai và một số kỹ thuật cao cần được hoàn thiện trong thời gian tới. III. Các văn bản là cơ sở xây dựng đề án - Nghị quyết số 46/NQ-TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; - Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 30/7/2013 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020; - Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 15/12/2014 của Chính phủ về một số cơ chế, chính sách phát triển y tế; - Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030. - Quyết định số 620/QĐ-TTg ngày 12/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020; - Quyết định số 52/QĐ-TTg ngày 14/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn 2050; - Quyết định số 957/QĐ-TTg ngày 24/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020; - Chương trình hành động số 24-CTr/TU ngày 08/10/2013 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020; - Nghị quyết số 10- NQ/TU ngày 04/4/2014 của ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh phát triển sự nghiệp y tế Nghệ An đến năm 2020; - Quyết định số 7343/QĐ-UBND ngày 25/12/2014 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Đề án " Phát triển Nghệ An thành trung tâm Khoa học và Công nghệ vùng Bắc Trung bộ giai đoạn 2015 - 2020; - Quyết định số 97/2010/QĐ-UBND ngày 06/12/2010 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án Quy hoạch mạng lưới khám chữa bệnh tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2020. Phần thứ hai MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP I. Mục tiêu 1. Mục tiêu tổng quát Đầu tư xây dựng và phát triển các cơ sở y tế tại thành phố Vinh trở thành trung tâm y tế kỹ thuật cao khu vực Bắc Trung bộ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân cho các tỉnh trong khu vực, góp phần xây dựng thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hội của khu vực Bắc Trung Bộ theo Nghị quyết 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020. 2. Mục tiêu cụ thể 2.1. Lĩnh vực Khám chữa bệnh - Đến năm 2017, các bệnh viện phát triển 100% kỹ thuật tương đương với phân hạng bệnh viện và 30% kỹ thuật của tuyến trên đối với bệnh viện hạng III; 25% kỹ thuật của tuyến trên đối với bệnh viện hạng II và 20% kỹ thuật của tuyến trung ương đối với bệnh viện hạng I. - Đến năm 2020: Các đơn vị hạng III, hạng II đều đủ điều kiện để nâng hạng. - 100% các bệnh viện công lập và ngoài công lập trên địa bàn thành phố thực hiện quản lý chất lượng bệnh viện. - 100% các bệnh viện triển khai đổi mới phong cách thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng người bệnh, trong đó có ít nhất 20% số bệnh viện kiểu mẫu về phong cách thái độ phục vụ. - Phát triển các bệnh viện ngoài công lập theo hướng chuyên sâu mũi nhọn, ứng dụng, triển khai nhiều kỹ thuật cao tuyến Trung ương, đặc biệt là lĩnh vực phụ sản, ngoại chấn thương, ung bướu..., đồng thời là đơn vị kiểu mẫu về đổi mới phong cách phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh. - Tiếp tục hoàn thiện các kỹ thuật cao đã triển khai trong giai đoạn 1: Can thiệp tim mạch, mổ tim hở, ghép tạng, phẫu thuật thần kinh, ứng dụng tế bào gốc trong điều trị, điều trị Basedow...; Phát triển thêm một số kỹ thuật mới lần đầu áp dụng tại Nghệ An: hỗ trợ sinh sản (IVF), xạ trị và y học hạt nhân, vi phẫu tạo hình, phẫu thuật ghép giác mạc, sàng lọc chẩn đoán trước sinh, lọc máu liên tục, ứng dụng công nghệ gen và sinh học phân tử trong chẩn đoán và điều trị. - Phát triển và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại, tăng cường công tác phục hồi chức năng tại cơ sở điều trị và cộng đồng. 2.2. Lĩnh vực y tế dự phòng Được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ: - Labo sinh học phân tử để chẩn đoán xác định các bệnh truyền nhiễm gây dịch. - Labo kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm khu vực Bắc Trung bộ. 2.3. Thuốc, vật tư y tế Xây dựng nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP - WHO, đảm bảo đến năm 2020 cung cấp ít nhất được 20% lượng thuốc cho thị trường trong tỉnh; II. Nội dung, nhiệm vụ: 1. Phát triển kỹ thuật cao ở một số cơ sở khám chữa bệnh: 1.1. Nội dung (Phụ lục 2): Kỹ thuật cao trong lĩnh vực y tế thuộc phạm vi Đề án này được hiểu là áp dụng triển khai thực hiện các kỹ thuật mới, tiên tiến, hiện đại và chuyên sâu tại một số cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Vinh và có khả năng hỗ trợ về chuyên môn cho các tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung bộ. Trong giai đoạn 2015 - 2020 tập trung phát triển 8 nhóm kỹ thuật sau: - Các kỹ thuật tim mạch (phẫu thuật tim hở, nội soi; can thiệp tim mạch) tại Bệnh viện Hữu nghị đa khoa tỉnh; - Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và các kỹ thuật liên quan đến hỗ trợ sinh sản) tại Bệnh viện Hữu nghị đa khoa tỉnh; - Các kỹ thuật ứng dụng tế bào gốc (Hoàn thiện và triển khai ứng dụng tế bào gốc trong điều trị bằng ghép tủy đồng loài, ghép tế bào gốc máu cuống rốn, ghép tế bào gốc điều trị bệnh ung thư) tại Bệnh viện Ung Bướu; - Kỹ thuật xạ trị và y học hạt nhân điều trị ung thư bằng các phương pháp xạ trị khác nhau tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An; - Kỹ thuật phẫu thuật thần kinh và vi phẫu tạo hình các bệnh lý về não và cột sống, nội soi và định vị Navigation; vi phẫu tạo hình răng hàm mặt, chỉnh hình mũi,...vv tại Bệnh viện Chấn thương - Chỉnh hình; - Kỹ thuật sàng lọc chẩn đoán trước sinh, sau sinh và tim bẩm sinh để phát hiện nguy cơ mắc hội chứng Down, các bất thường của hệ thần kinh (vô sọ, thoát vị màng não, não úng thủy,...), hệ tim mạch (dị tật van tim, bất thường mạch máu lớn,...), hệ sinh dục - tiết niệu (thận ứ nước, thận đa nang,…), hệ cơ xương (loạn sản xương, gãy xương, ngắn chi,…) và theo dõi sau sinh, các vấn đề liên quan đến tim bẩm sinh...tại Bệnh viện Sản Nhi; - Ghép thận tại Bệnh viện Hữu nghị đa khoa tỉnh; - Ghép giác mạc tại Bệnh viện Mắt Nghệ An; - Phát triển một số kỹ thuật cao khác phù hợp với sự phát triển của y học hiện đại, phù hợp với các điều kiện của từng đơn vị và quy hoạch phát triển của ngành. 1.2. Nhiệm vụ (phụ lục 3, 4): - Đào tạo theo ê kíp có tính đồng bộ và chuyên sâu theo từng nhóm kỹ thuật; - Thu hút các chuyên gia giỏi về làm việc và giúp tỉnh Nghệ An đào tạo, chuyển giao kỹ thuật. - Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất đủ điều kiện để thực hiện và tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật từ tuyến trên. 2. Phát triển các bệnh viện Lao và bệnh phổi, Tâm thần, Nội tiết và Bệnh viện đa khoa thành phố Vinh: triển khai các kỹ thuật chuyên ngành tuyến tỉnh và một số kỹ thuật tuyến trung ương đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị y tế, tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao bằng nhiều hình thức nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và hoạt động chuyên môn khác theo từng giai đoạn. 3. Triển khai các hoạt động mũi nhọn tại các bệnh viện ngoài công lập Chỉ đạo và tạo điều kiện để các bệnh viện ngoài công lập hoạt động đúng hướng, phát huy tiềm lực, triển khai thành công nhiều kỹ thuật cao về y tế: - Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinh: triển khai kỹ thuật cao về ngoại, sản và 3 chuyên khoa; - Bệnh viện đa khoa 115: triển khai kỹ thuật cao về chuyên khoa chẩn thương - chỉnh hình; - Bệnh viện Thái Thượng Hoàng: triển khai kỹ thuật cao về thẩm mỹ hàm mặt; - Bệnh viện Mắt Sài Gòn - Vinh triển khai các kỹ thuật cao về nhẵn khoa; - Các Bệnh viện ngoài công lập khác: Triển khai các kỹ thuật theo phân hạng bệnh viện và một số kỹ thuật cao của tuyến trên. 4. Phát triển Bệnh viện Y học cổ truyền thành bệnh viện đa khoa Y Dược cổ truyền với các chuyên khoa phối hợp, hỗ trợ trong việc kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại. - Cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế đáp ứng quy mô 500 giường bệnh. - Thành lập thêm một số khoa phòng như: Hồi sức tích cực, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, lão khoa, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng,... đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh y học cổ truyền và y học hiện đại 5. Củng cố, phát triển Trung tâm Y tế dự phòng đạt chuẩn quốc gia về Trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh để triển khai kỹ thuật sinh học phân tử để chẩn đoán xác định hầu hết các bệnh truyền nhiễm gây dịch nguy hiểm như: Sởi, bạch hầu, ho gà, cúm A (H5N1, H7N9, H1N1,...), MERS-CoV...vv. - Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị y tế, đào tạo cán bộ chuyên sâu, chất lượng cao cho Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh để đạt chuẩn quốc gia về Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh. - Triển khai kỹ thuật sinh học phân tử để chẩn đoán xác định hầu hết các bệnh truyền nhiễm gây dịch nguy hiểm như: Sởi, bạch hầu, ho gà, cúm A (H5N1, H7N9, H1N1,...), MERS-CoV...vv. 6. Xây dựng các nhà máy sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng đạt tiêu chuẩn GMP - WHO. - Nâng cấp nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, công suất 50 triệu sản phẩm/năm; sản xuất nguyên liệu 15 tấn cao mềm/năm, 12 tấn cao lỏng/năm. - Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất dược phẩm theo công nghệ nanogen đủ điều kiện xuất khẩu, công suất 50 triệu sản phẩm/năm. - Đầu tư nhà máy sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng vùng Phủ Quỳ, Nghĩa Đàn đạt công suất 70 triệu sản phẩm/năm. - Đầu tư nâng cấp các đơn vị kinh doanh thuốc đạt các tiêu chí GPs, quy mô lớn, cạnh tranh cao. - Kêu gọi nhà đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế. 7. Xây dựng và triển khai các dự án thuộc lĩnh vực Y - Dược đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 7343/QĐ-UBND ngày 25/12/2014 về việc phát triển Nghệ An thành Trung tâm Khoa học và Công nghệ vùng Bắc Trung bộ, giai đoạn 2015 - 2020. - Thành lập Viện nghiên cứu và phát triển Y tế công cộng Bắc Trung bộ tại Khoa Y tế công cộng, Trường Đại học Y khoa Vinh. - Xây dựng Trung tâm tế bào gốc phục vụ nghiên cứu và điều trị tại Đại học Y khoa Vinh. - Xây dựng Trung tâm nghiên cứu chuyển giao tiến bộ kỹ thuật Y - Dược tại Đại học Y khoa Vinh. - Xây dựng Trung tâm kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm và vệ sinh An toàn thực phẩm thành Trung tâm kỹ thuật khu vực Bắc Trung bộ. III. Các nhóm giải pháp 1. Tổ chức quản lý - Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của Thủ trưởng các đơn vị trong toàn ngành. - Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện kế hoạch nâng cao y đức, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh tại tất cả các đơn vị y tế. - Xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Nghệ An đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. Phát triển ngành y tế Nghệ An theo hướng hiện đại, công bằng và hiệu quả đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng cao. - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về các hoạt động dịch vụ y tế, khắc phục tình trạng tiêu cực trong các cơ sở khám chữa bệnh, trong hoạt động hành nghề y dược tư nhân; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân. - Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan để quản lý tốt cũng như nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. - Đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các cơ sở y tế công lập nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo và nâng cao tinh thần trách nhiệm của cơ sở. - Cải cách hành chính trong khám chữa bệnh, tạo điều kiện cho người bệnh được khám chữa bệnh nhanh chóng, kịp thời, giảm phiền hà cho người bệnh; Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo điều hành, kiểm tra giám sát, thanh tra toàn diện các hoạt động của ngành nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của ngành. 2. Phát triển nguồn nhân lực - Xây dựng Trường đại học Y khoa Vinh trở thành trường đại học Y khoa hoàn chỉnh, đầy đủ các bộ môn, đào tạo đại học và sau đại học cung cấp nguồn nhân lực cho các tỉnh Bắc Trung Bộ và một số tỉnh khác. - Đào tạo cán bộ chuyên khoa sâu, cán bộ quản lý bệnh viện, nâng cao trình độ chính trị, ngoại ngữ gắn với nâng cao y đức cho cán bộ các cấp, các đơn vị. Đào tạo theo kế hoạch, theo địa chỉ, kết hợp đào tạo ngắn hạn, dài hạn, đào tạo chuyên khoa mũi nhọn,…trong và ngoài nước; Đối với phát triển kỹ thuật cao, mỗi kỹ thuật có ít nhất 02 kíp đồng bộ và thực hiện thành thạo kỹ thuật và có hiệu quả chất lượng chuyên môn. - Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức quản lý nhà nước và ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ y tế. Nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ phù hợp với các chuẩn mực y đức của người cán bộ y tế. - Tăng cường hợp tác quốc tế, hợp tác với các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành trong hỗ trợ đào tạo cán bộ chuyên khoa sâu để triển khai các kỹ thuật cao. - Tổ chức các cuộc Hội thảo khoa học thuộc các chuyên ngành tương ứng với các kỹ thuật cao được lựa chọn phát triển để thu hút các nhà khoa học đầu ngành tham dự và hợp tác chuyển giao kỹ thuật. 3. Tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật - Tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về kỹ thuật của các bệnh viện tuyến Trung ương theo Đề án 1816, ưu tiên lựa chọn các kỹ thuật được nêu trong đề án và tạo điều kiện để các bệnh viện tiếp nhận. - Triển khai đầy đủ các nội dung của Đề án bệnh viện vệ tinh theo các chuyên ngành của các Bệnh viện tuyến Trung ương: Bạch Mai, Việt Đức, Phụ sản Trung ương, Nội tiết, Ung bướu, Mắt, K, Tim Hà Nội, .. 4. Ứng dụng khoa học công nghệ - Hoàn thiện Đề án Y tế điện tử: Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành hoạt động của các đơn vị và của ngành; kết nối thông tin từ Trạm Y tế xã lên Văn phòng Sở Y tế, kết nối với các ngành, kết nối đến Bộ Y tế các Cục, Vụ, Viện… - Ứng dụng công nghệ thông tin trong hội chẩn, hội nghị, tập huấn nâng cao năng lực, chăm sóc và điều trị. - Ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong chẩn đoán, điều trị và lĩnh vực y học dự phòng. 5. Nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị - Tiếp tục thực hiện các dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt: Dự án xây dựng Khu B (Khu xã hội hóa) thuộc Bệnh viện Hữu nghị đa khoa tỉnh; dự án xây dựng Bệnh viện Ung bướu; Dự án xây dựng Bệnh viện Chấn thương - Chỉnh hình; dự án xây dựng Bệnh viện Mắt; dự án cải tạo, nâng cấp và đầu tư trang thiết bị y tế cho Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An theo hướng đa khoa y dược cổ truyền. - Xây dựng và triển khai các dự án thuộc lĩnh vực Y - Dược đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 7343/QĐ-UBND ngày 25/12/2014 về việc phát triển Nghệ An thành Trung tâm Khoa học và Công nghệ vùng Bắc Trung bộ, giai đoạn 2015 - 2020. - Nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện có, tạo sự đồng bộ giữa các nhà kỹ thuật lâm sàng, cận lâm sàng, nhà điều trị bệnh nhân nhằm phân bổ không gian hợp lý giữa diện tích sử dụng và diện tích cây xanh. - Đầu tư các trang thiết bị y tế kỹ thuật cao phù hợp với từng giai đoạn và yêu cầu phát triển kỹ thuật của mỗi đơn vị. 6. Xã hội hóa, huy động nguồn lực Đa dạng hóa nguồn lực đầu tư cho y tế, đẩy mạnh xã hội hóa y tế và tăng cường hợp tác Quốc tế: - Tăng cường đầu tư cho y tế từ các nguồn kinh phí (ngân sách Trung ương, tỉnh và các nguồn vốn hợp pháp khác); Tăng tỷ lệ chi ngân sách hàng năm cho sự nghiệp y tế; Ưu tiên sử dụng ngân sách cho hoạt động triển khai các kỹ thuật cao mũi nhọn. - Kêu gọi và tạo mọi điều kiện thu hút đầu tư trong và ngoài nước cho các dự án triển khai nghiên cứu và ứng dụng y tế kỹ thuật cao. - Từng bước chuyển việc đầu tư trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho các cơ sở dịch vụ công sang đầu tư trực tiếp cho người hưởng dịch vụ bằng cách mua thẻ BHYT. - Kêu gọi đầu tư xây dựng thêm Bệnh viện đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Nghệ An. - Khuyến khích các nhà đầu tư xã hội hóa vào lĩnh vực phát triển dịch vụ kỹ thuật cao có chất lượng ngang tầm quốc tế. 7. Hợp tác, liên doanh, liên kết giữa các cơ sở khám chữa bệnh: Tăng cường sự phối hợp, liên kết giữa các bệnh viện công - bệnh viện ngoài công lập và các bệnh viện Bộ, ngành đóng trên địa bàn để phát huy cao nhất hiệu quả nguồn lực đầu tư. 8. Cơ chế, chính sách - Xây dựng chính sách hấp dẫn, thu hút các chuyên gia giỏi về làm việc và chuyển giao công nghệ, kỹ thuật cho các cán bộ y tế chuyên khoa của tỉnh Nghệ An. - Xây dựng chính sách thu hút, ưu tiên các cán bộ y tế làm việc tại các bộ phận triển khai y tế kỹ thuật cao như can thiệp tim mạch, mổ tim hở, xạ trị và y học hạt nhân...vv. - Tiếp tục tham mưu điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện các cơ chế, chính sách phát triển về công tác y tế. - Xây dựng chính sách khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực y tế tại các vùng khó khăn. Phần thứ ba TỔ CHỨC THỰC HIỆN I. Lộ trình thực hiện 1. Giai đoạn 2015 -2017 - Đẩy mạnh quá trình đổi mới phong cách phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh. - Củng cố và hoàn thiện các kỹ thuật cao đã được triển khai thành công trong giai đoạn 2007 - 2014, đồng thời chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để triển khai phát triển kỹ thuật mới. - Nâng cấp trang thiết bị phục vụ cho công tác y tế dự phòng, vệ sinh an toàn thực phẩm; kiểm nghiệm dược, mỹ phẩm. - Các đơn vị đảm bảo thực hiện đầy đủ các tiêu chí theo phân hạng đơn vị sự nghiệp Y tế. - Đến năm 2017, các đơn vị phát triển 100% các kỹ thuật tương đương với phân hạng bệnh viện và 30% kỹ thuật của tuyến trên đối với BV hạng III; 25% kỹ thuật của tuyến trên đối với BV hạng II và 20% kỹ thuật của tuyến trung ương đối với BV hạng I. - Tập trung đẩy mạnh tiến độ đầu tư xây dựng khu điều trị xã hội hóa tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa (khu B); khởi công xây dựng Bệnh viện Ung bướu mới, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Chấn thương - Chỉnh hình. - Tập trung chỉ đạo, tạo điều kiện để Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinh đi vào hoạt động ổn định. 2. Giai đoạn 2018 - 2020 - Hoàn thành việc áp dụng thường quy các kỹ thuật triển khai trong giai đoạn 2015-2017. - Tập trung phát triển các kỹ thuật lần đầu tiên áp dụng tại Nghệ An và hoàn thành vào năm 2020. II. Kinh phí thực hiện (phụ lục 3,4,5) 1. Hạng mục kinh phí - Đào tạo và chuyển giao kỹ thuật: 5.508.000.000 đồng; - Đầu tư trang thiết bị: 407.730.000.000 đồng - Cơ sở vật chất: Có các dự án riêng đã được phê duyệt. 2. Phân kỳ đầu tư và nguồn kinh phí (ĐVT: Triệu đồng): Năm Tổng Kinh phí Kinh phí địa phương Nguồn tự chủ Kinh phí Trung ương Trái phiếu Chính phủ Vốn vay và Xã hội hóa Tổ chức Quốc tế (JICA, NGO, ADB) 2016 132.032 39.969 11.863 3.000 65.200 12.000 2017 129.589 35.634 12.455 55.000 500 21.000 5.000 2018 131.109 31.032 13.077 500 83.500 3.000 2019 52.442 20.210 13.732 500 15.000 3.000 2020 33.610 15.793 14.417 400 3.000 Cộng 478.782 142.638 65.544 55.000 4.900 184.700 26.000 (Bốn trăm bảy tám tỷ bảy trăm tám hai triệu đồng chẵn) III. Tổ chức thực hiện 1. Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp với UBND thành phố Vinh và các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án, kiểm tra và tổng hợp kết quả báo cáo UBND tỉnh. 2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu lồng ghép các nguồn vốn đầu tư phát triển, các chương trình dự án để triển khai thực hiện Đề án; Phối hợp với Sở Y tế thực hiện các quy trình về đầu tư xây dựng cơ bản. 3. Sở Tài chính: Chủ trì, tham mưu cho UBND tỉnh bố trí vốn sự nghiệp cho các hoạt động của Đề án. 4. Sở Nội vụ có trách nhiệm phối hợp với Sở Y tế trong việc đào tạo, tiếp nhận, thu hút nhân lực chất lượng cao để thực hiện các nội dung phát triển kỹ thật của Đề án. 5. Sở Khoa học - Công nghệ có trách nhiệm ưu tiên kinh phí nhằm nghiên cứu đánh giá hiệu quả phát triển kỹ thuật cao và ứng dụng tiến bộ khoa học trong lĩnh vực công nghiệp Dược, trang thiết bị Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân. 6. Sở Xây dựng phối hợp với Sở Y tế trong việc tham mưu thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng và thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư, xây dựng các công trình thuộc Đề án theo quy định. 7. Trường Đại học Y khoa Vinh có trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai các nội dung thuộc phạm vi phụ trách, phối hợp với Sở Y tế để thực hiện các nội dung liên quan. 8. UBND thành phố Vinh có trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi về môi trường đầu tư cho các Dự án và cùng với Sở Y tế thực hiện tốt các nội dung Đề án đề ra./. PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2007 - 2014 TT Nội dung Hiện trạng năm 2007 Đến năm 2014 Kế hoạch Kết quả đạt được Đánh giá 1 Số lượng bệnh viện trên địa bàn thành phố Vinh 12 19 20 Đạt >100% 2 Số giường bệnh của các bệnh viện trên địa bàn thành phố Vinh 2353 Tăng số giường bệnh 3891 Tăng 65,4% 3 Xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh quy mô 1000 giường bệnh Bệnh viện cũ 640 giường bệnh Hoàn thành và đưa vào sử dụng bệnh viện mới Đã đưa vào sử dụng Đạt 100% 4 Phát triển Bệnh viện chuyên khoa nhằm giảm tải cho bệnh viện HNĐK, tạo điều kiện phát triển chuyên khoa sâu Chỉ có 4 bệnh viện (Nhi, Lao và bệnh phổi, Tâm thần, YHCT) Phát triển các bệnh viện chuyên khoa Đã thành lập thêm một số bệnh viện chuyên khoa (Ung bướu, Chấn thương Chỉnh hình, Nội tiết, Mắt) Đạt 5 Thành lập một số bệnh viện tư nhân Chưa có Thành lập 7 bệnh viện tư nhân Đã thành lập 8 bệnh viện tư nhân Đạt >100% 6 Số bệnh viện chuyên ngành 2 (Quân Y 4, GTVT) 3 (thêm bệnh viện Công an tỉnh) Tăng 50% 7 Tổng số cán bộ y tế trên địa bàn thành phố Vinh 2212 Tăng lên 3227 Tăng 46% 8 Số lượng cán bộ có trình độ cao: 8.1 Thu hút chuyên gia đầu ngành Chưa có Thu hút 01 PGS, TS về Ung thư 8.2 Phó giáo sư về y học Chưa có Công nhận một số PGS về y học 03 PGS, TS về y học Đạt 8.3 TS/BSCKII 20 Tăng lên 64 Tăng 220% 8.4 Thạc sỹ y học 155 Tăng lên 322 Tăng 108% 9 Triển khai kỹ thuật cao Hạn chế Ứng dụng kỹ thuật cao Ghép tạng, ghép tế bào gốc, can thiệp tim mạch, mổ tim hở... Phát triển mạnh 10 Xây dựng Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh có Labo xét nghiệm đạt an toàn sinh học cấp 2 Labo chưa đạt tiêu chuẩn ATSH cấp 2 Labo được thẩm định và cấp chứng nhận đạt ATSH cấp 2 Đã được chứng nhận ATSH cấp 2 Đạt 100% 11 Phát triển Trung tâm kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm thành Trung tâm kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn thực hành kiểm nghiệm tốt theo tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới (GLP - WHO) Chưa đạt Đạt Đã thực hiện được 6/9 kỹ thuật Cơ bản đã đạt được 12 Phát triển công nghiệp Dược Chưa phát triển Triển khai Đề án phát triển công nghiệp Dược Có 69 Công ty Dược và chi nhánh hoạt động; 980 cơ sở hành nghề Dược; Đấu thầu Dược tập trung tại Sở Y tế; Đang xây dựng nhà máy sản xuất Đông Dược...vv Đạt 13 Xây dựng Truường Đại học Y khoa Vinh Trường Cao đẳng y tế Nâng lên bậc Đại học Thành lập Đại học Y khoa Vinh năm 2010 100% PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ KỸ THUẬT ƯU TIÊN TRIỂN KHAI GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 TT Nội dung Đơn vị triển khai Phân kỳ đầu tư Kinh phí Tổng kinh phí Đào tạo Trang thiết bị 1 Can thiệp tim mạch, mổ tim hở Bệnh viện HNĐK 2015 - 2017 352 3,000 3,352 2 Hỗ trợ sinh sản (IVF) Bệnh viện HNĐK 2015 - 2020 325 15,000 15,325 3 Ghép tạng (đã đầu tư trang thiết bị) Bệnh viện HNĐK 2015 - 2018 157 157 4 Ứng dụng tế bào gốc BV Ung Bướu 2015 - 2020 1,444 38,000 39,444 5 Xạ trị và Y học hạt nhân (Đã có dự án được phê duyệt và bố trí kinh phí). Bệnh viện Ung Bướu 2015 - 2017 840 55,000 55,840 6 Lọc máu liên tục Bệnh viện Sản Nhi 2015 - 2020 210 5,000 5,210 7 Sàng lọc và chẩn đoán trước sinh Bệnh viện Sản Nhi 2015 - 2020 240 10,000 10,240 8 Phẫu thuật thần kinh và vi phẫu tạo hình Bệnh viện CT-CH 2015 - 2020 510 224,300 224,810 9 Phẫu thuật ghép giác mạc BV Mắt Nghệ An 2015 - 2017 90 2,450 2,540 10 Điều trị Basedow Bệnh viện Nội tiết 2015 - 2020 1,040 52,320 53,360 11 Xây dựng Labo sinh học phân tử TT Y tế dự phòng 2016 - 2020 300 2,660 2,960 * Các dự án đã được phê duyệt danh mục tại Quyết định số 7343/QĐ-UBND ngày 25/12/2014 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Đề án Phát triển Nghệ An thành Trung tâm Khoa học và Công nghệ vùng Bắc Trung bộ, giai đoạn 2015 - 2020 12 Xây dựng Trung tâm kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm và ATTP vùng Bắc Trung bộ TT kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm 2016 - 2018 13 Thành lập Viện nghiên cứu và phát triển Y tế công cộng Bắc Trung bộ Đại học Y khoa Vinh 2016 - 2017 14 Xây dựng Trung tâm tế bào gốc phục vụ nghiên cứu và điều trị Đại học Y khoa Vinh 2016 - 2018 15 Xây dựng Trung tâm nghiên cứu chuyển giao tiến bộ kỹ thuật Y - Dược Đại học Y khoa Vinh 2018 - 2020 TỔNG CỘNG 5,508 407,730 413,238 PHỤ LỤC 3: KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TT Nội dung Tổng kinh phí 2016 2017 2018 2019 2020 Số lượng Kinh phí Số lượng Kinh phí Số lượng Kinh phí Số lượng Kinh phí Số lượng Kinh phí 1 Can thiệp tim mạch, mổ tim hở 2 62 3 81 1 27 5 149 1 33 352 2 Hỗ trợ sinh sản (IVF) 4 87 1 35 4 108 2 68 1 27 325 3 Ghép tạng 2 62 1 33 2 62 157 4 Ứng dụng tế bào gốc 8 238 10 295 9 265 12 333 11 313 1,444 5 Xạ trị và y học hạt nhân 8 240 8 240 6 180 5 150 1 30 840 6 Phẫu thuật thần kinh (não, cột sống, tủy sống...) 3 90 2 60 2 60 1 30 1 30 270 7 Vi phẫu tạo hình 3 90 2 60 1 30 1 30 1 30 240 8 Lọc máu liên tục 1 30 2 60 2 60 2 60 210 9 Sàng lọc và chẩn đoán trước sinh 1 30 1 30 2 60 3 90 1 30 240 10 Phẫu thuật ghép giác mạc 3 90 90 11 Điều trị Basedow 4 160 4 160 6 240 6 240 6 240 1,040 12 Kỹ thuật sinh học phân tử 2 60 2 60 2 60 2 60 2 60 300 TỔNG CỘNG 41 1,239 36 1,114 37 1,152 39 1,210 25 793 5,508 PHỤ LỤC 4: DỰ TRÙ BỔ SUNG TRANG THIẾT BỊ Y TẾ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 ĐVT: Triệu đồng TT Nội dung Trang thiết bị đề nghị bổ sung 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng kinh phí 1 Can thiệp tim mạch, mổ tim hở Bộ phẫu thuật mạch vành 500 500 Dàn nội soi mổ tim qua đường mổ nhỏ 1,500 1,500 Bộ dụng cụ phẫu thuật tim qua đường mổ nhỏ 1,000 1,000 2 Hỗ trợ sinh sản (IVF) 15,000 15,000 3 Ghép tạng (Đã có) 4 Ứng dụng tế bào gốc Hệ thống xử lý và lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn tự động. 20,000 20,000 Hệ thống định lượng HLA 6,000 6,000 Các trang thiết bị cần thiết khác 3,000 3,000 2,000 2,000 2,000 12,000 5 Xạ trị và Y học hạt nhân (Đã có dự án được phê duyệt) Hệ thống xạ trị trong mổ (INTERABEAM) 22,000 22,000 1 hệ thống máy chụp mạch 2 bình diện phục vụ nút mạch gan bằng hóa chất 21,000 21,000 1 Hệ thống cấy hạt vi cầu phóng xạ (điều trị Ung thư gan, ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến…vv) 12,000 12,000 6 Phẫu thuật thần kinh (não, cột sống, tủy sống...) Hệ thống trang thiết bị đồng bộ 33,600 64,200 98,000 13,500 15,000 224,300 7 Vi phẫu tạo hình Hệ thống trang thiết bị đồng bộ 8 Lọc máu liên tục Hệ thống trang thiết bị đồng bộ 3,000 600 500 500 400 5,000 9 Sàng lọc và chẩn đoán trước sinh Hệ thống trang thiết bị đồng bộ 4,000 3,000 1,000 1,000 1,000 10,000 10 Phẫu thuật ghép giác mạc Bộ dụng cụ ghép giác mạc 1,900 1,900 Thiết bị, dịch bảo quản giác mạc 350 350 Tiền mua giác mạc ban đầu 200 200 11 Điều trị Basedow toàn diện Hệ thống trang thiết bị 17,320 15,000 20,000 52,320 12 Xây dựng Labo sinh học phân tử Máy PCR 380 380 760 Máy định danh vi khuẩn 500 500 1,000 Hệ thống PCR 900 900 TỔNG CỘNG 118,930 116,020 116,880 37,500 18,400 407,730 PHỤ LỤC 5: DỰ TRÙ NGUỒN TỰ CHỦ CỦA CÁC ĐƠN VỊ DÀNH CHO TRIỂN KHAI KỸ THUẬT CAO GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 ĐVT: Triệu đồng TT Mục tiêu phát triển Tổng kinh phí 2016 2017 2018 2019 2020 1 Bệnh viện HNĐK tỉnh 5,251 5,513 5,789 6,078 6,380 29,011 2 Bệnh viện Sản Nhi 2,766 2,904 3,049 3,202 3,362 15,283 3 Bệnh viện Ung Bướu 1,504 1,580 1,659 1,742 1,829 8,314 4 Bệnh viện Chấn thương và Chỉnh hình 632 663 696 731 768 3,490 5 BV Mắt Nghệ An 368 386 405 426 447 2,032 6 Bệnh viện Nội tiết 630 661 694 729 765 3,479 7 TT Y tế dự phòng 712 748 785 824 866 3,935 TỔNG CỘNG 11,863 12,455 13,077 13,732 14,417 65,544
{ "issuing_agency": "Tỉnh Nghệ An", "promulgation_date": "21/09/2015", "sign_number": "4211/QĐ-UBND", "signer": "Đinh Thị Lệ Thanh", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Nghi-quyet-12-2018-NQ-HDND-muc-chi-quan-ly-chung-nhiem-vu-chi-tai-nguyen-moi-truong-Binh-Dinh-389659.aspx
Nghị quyết 12/2018/NQ-HĐND mức chi quản lý chung nhiệm vụ chi tài nguyên môi trường Bình Định
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 12/2018/NQ-HĐND Bình Định, ngày 19 tháng 7 năm 2018 NGHỊ QUYẾT QUY ĐỊNH MỘT SỐ MỨC CHI VÀ TỶ LỆ CHI PHÍ QUẢN LÝ CHUNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI VỚI CÁC NHIỆM VỤ CHI VỀ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH KHÓA XII KỲ HỌP THỨ 7 Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước; Căn cứ Thông tư số 136/2017/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định lập, quản lý, sử dụng kinh phí chi hoạt động kinh tế đối với các nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường; Xét Tờ trình số 62/TTr-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quy định một số mức chi và tỷ lệ chi phí quản lý chung trong hoạt động kinh tế đối với các nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Định; Báo cáo thẩm tra số 27/BCTT-KTNS ngày 10 tháng 7 năm 2018 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp. QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Nhất trí thông qua Quy định một số mức chi và tỷ lệ chi phí quản lý chung trong hoạt động kinh tế đối với các nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Định, với các nội dung sau đây: 1. Mức chi cụ thể được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này. 2. Tỷ lệ chi phí quản lý chung trong chi phí thực hiện nhiệm vụ, dự án được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị quyết này. Điều 2. Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết. Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định Khóa XII Kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19 tháng 7 năm 2018 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2018./. Nơi nhận: - UBTVQH, Chính phủ (báo cáo); - VPQH, VPCP, Bộ Tài chính, Bộ TN&MT; - Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL); - TT Tỉnh ủy (b/cáo), TT HĐND tỉnh; - UBND tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh, Đại biểu HĐND tỉnh; - UBMTTQVN tỉnh và các đoàn thể chính trị; - Sở Tư pháp, các Sở, ban, ngành liên quan; - VP: Tỉnh ủy, ĐĐBQH, HĐND, UBND tỉnh; - TT HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố; - TT Công báo tỉnh; - Lưu VT, hồ sơ kỳ họp. CHỦ TỊCH Nguyễn Thanh Tùng PHỤ LỤC 1 MỘT SỐ MỨC CHI HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI VỚI CÁC NHIỆM VỤ CHI VỀ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 12/2018/NQ-HĐND ngày 19/7/2018 của HĐND tỉnh Bình Định) Số TT Nội dung chi Đơn vị tính Mức chi (1.000đ) Ghi chú 1 Chi lập đề cương nhiệm vụ, dự án 1,1 Lập đề cương nhiệm vụ nhiệm vụ 1.500 1,2 Lập đề cương dự án dự án Dự án có giá trị < 500 triệu đồng 2.000 Dự án có giá trị từ 500 triệu đồng đến 2.000 triệu đồng 3.000 Dự án có giá trị trên 2.000 triệu đồng 3.500 2 Họp hội đồng xét duyệt đề cương nhiệm vụ, dự án Buổi họp Không tính chi họp hội đồng đối với nhiệm vụ được giao thường xuyên hàng năm Chủ tịch Hội đồng người/buổi 350 Thành viên, thư ký người/buổi 200 Đại biểu được mời tham dự người/buổi 100 Nhận xét đánh giá của ủy viên phản biện Bài viết 350 Theo quy chế của cấp có thẩm quyền quy định có nhận xét đánh giá của ủy viên phản biện và ủy viên hội đồng mới được tính Nhận xét đánh giá của ủy viên hội đồng Bài viết 200 3 Lấy ý kiến thẩm định dự án bằng văn bản của chuyên gia và nhà quản lý (tối đa không quá 5 bài viết) Bài viết 350 Trường hợp không thành lập Hội đồng xét duyệt đề cương 4 Điều tra, khảo sát 4,1 Lập mẫu phiếu điều tra Phiếu mẫu được duyệt 300 4,2 Chi cho đối tượng cung cấp thông tin - Cá nhân Phiếu 30 - Tổ chức Phiếu 70 4,3 Chi cho điều tra viên; công quan trắc, khảo sát, lấy mẫu (trường hợp thuê ngoài theo vụ việc nếu có) Người/ngày công Mức tiền công 1 người/ngày tối đa không quá 150% mức lương cơ sở, tính theo lương ngày do Nhà nước quy định cho đơn vị sự nghiệp công lập tại thời điểm thuê ngoài (22 ngày) 4,4 Chi cho người dẫn đường người/ngày 100 Chỉ áp dụng cho điều tra thuộc vùng núi cao, vùng sâu cần có người địa phương dẫn đường và người phiên dịch cho điều tra viên 4,5 Chi cho người phiên dịch tiếng dân tộc người/ngày 200 5 Báo cáo tổng kết nhiệm vụ, dự án Báo cáo 5,1 Nhiệm vụ 3.500 5,2 Dự án Dự án có giá trị < 500 triệu đồng 4.000 Dự án có giá trị từ 500 triệu đồng đến 2.000 triệu đồng 9.000 Dự án có giá trị trên 2.000 triệu đồng 11.000 6 Hội thảo (nếu có) Người chủ trì người/buổi 350 Thư ký hội thảo 200 Đại biểu được mời tham dự hội thảo 100 Báo cáo tham luận Bài viết 250 7 Hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ, dự án 7,1 Nghiệm thu nhiệm vụ: Chủ tịch hội đồng người/buổi 300 Thành viên, thư ký 150 7,2 Nghiệm thu dự án: Chủ tịch Hội đồng người/buổi 500 Thành viên, thư ký hội đồng 300 Nhận xét đánh giá của ủy viên phản biện bài viết 350 Nhận xét đánh giá của ủy viên hội đồng (nếu có) bài viết 300 Đại biểu được mời tham dự người/buổi 100 PHỤ LỤC 2 TỶ LỆ CHI PHÍ QUẢN LÝ CHUNG TRONG CHI PHÍ THỰC HIỆN DỰ ÁN CHI HOẠT ĐỘNG KINH TẾ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, DỰ ÁN CHI HOẠT ĐỘNG KINH TẾ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CHI VỀ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 12/2018/NQ-HĐND ngày 19/7/2018 của HĐND tỉnh Bình Định ) 1. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và đầu tư, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên, doanh nghiệp tham gia thực hiện nhiệm vụ, dự án, chi phí quản lý chung được xác định theo tỷ lệ phần trăm tính trên chi phí trực tiếp, quy định cho từng nhóm công việc như sau: Nhóm công việc Nhiệm vụ, dự án (hoặc hạng mục công việc có định mức kinh tế kỹ thuật) Nhiệm vụ, dự án (hoặc hạng mục công việc không có định mức kinh tế kỹ thuật) 1. Ngoại nghiệp Nhóm I 20% 16% Nhóm II 18% 13% Nhóm III 14% 11% 2. Nội nghiệp (Nhóm I, II, III) 11% 8% Trong đó: * Ngoại nghiệp: gồm toàn bộ các công việc thực hiện ở thực địa. * Nội nghiệp: gồm toàn bộ các công việc thực hiện trong phòng làm việc. * Các nhóm công việc của nhiệm vụ, dự án: theo quy định tại Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư số 136/2017/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính. 2. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan quản lý nhà nước đã được ngân sách nhà nước cấp kinh phí chi thường xuyên, thực hiện nhiệm vụ, dự án (nếu có): được tính chi phí quản lý chung 18 triệu đồng/năm/nhiệm vụ, dự án, đối với nhiệm vụ, dự án có tổng chi phí trực tiếp đến 5 tỷ đồng; trường hợp nhiệm vụ, dự án có tổng chi phí trực tiếp lớn hơn 5 tỷ đồng thì cứ 1 tỷ đồng tăng thêm được bổ sung 0,003 của phần tăng thêm./.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bình Định", "promulgation_date": "19/07/2018", "sign_number": "12/2018/NQ-HĐND", "signer": "Nguyễn Thanh Tùng", "type": "Nghị quyết" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1006-QD-UBND-HC-bieu-mau-he-thong-chi-tieu-thong-ke-cap-tinh-huyen-xa-Dong-Thap-2015-291957.aspx
Quyết định 1006/QĐ-UBND-HC biểu mẫu hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh huyện xã Đồng Tháp 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 1006/QĐ-UBND-HC Đồng Tháp, ngày 29 tháng 09 năm 2015 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH BIỂU MẪU HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ QUỐC GIA CẤP TỈNH, HUYỆN, XÃ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Quyết định số 312/QĐ-TTg ngày 02/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê; Căn cứ Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu quốc gia; Căn cứ Thông tư số 02/2011/TT-BKHĐT ngày 10/01/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định nội dung Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; danh mục và nội dung Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã; Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Thống kê Đồng Tháp, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này hệ thống biểu mẫu chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã. Hệ thống biểu mẫu chỉ tiêu được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Tỉnh (Mục công báo Đồng Tháp). Điều 2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành Tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thu thập, tổng hợp những chỉ tiêu được phân công trong hệ thống biểu mẫu chỉ tiêu cấp tỉnh, huyện, xã, cung cấp cho Cục Thống kê để tổng hợp, công bố theo quy định. Trung tâm Tin học Tỉnh chủ trì, phối hợp với Cục Thống kê, Sở Tài chính lập kế hoạch xây dựng phần mềm để thực hiệc việc báo cáo trực tuyến hệ thống biểu mẫu chỉ tiêu thống kê ban hành kèm theo Quyết định này. Sau khi hoàn chỉnh phần mềm Báo cáo trực tuyến hệ thống biểu mẫu chỉ tiêu thống kê, Thủ trưởng các sở, ban, ngành Tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thực hiện báo cáo trực tuyến qua phần mềm này. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Điều 4. Chánh Văn phòng UBND Tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành Tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 4; - Bộ KH&ĐT (TCTK); - CT và các PCT/UBND tỉnh; - LĐVP/UBND tỉnh; - Lưu: VT, TH. CT. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Trần Thị Thái FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Tỉnh Đồng Tháp", "promulgation_date": "29/09/2015", "sign_number": "1006/QĐ-UBND-HC", "signer": "Trần Thị Thái", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Chi-thi-09-2011-CT-UBND-tang-cuong-quan-ly-tro-choi-truc-tuyen-tinh-Tien-Giang-190638.aspx
Chỉ thị 09/2011/CT-UBND tăng cường quản lý trò chơi trực tuyến tỉnh Tiền Giang
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 09/2011/CT-UBND Tiền Giang, ngày 21 tháng 6 năm 2011 CHỈ THỊ VỀ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TRÒ CHƠI TRỰC TUYẾN (GAME ONLINE) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh phát triển nhiều doanh nghiệp và đại lý hoạt động cung cấp và kinh doanh dịch vụ trò chơi trực tuyến trên Internet (Game online), đã được các ngành chức năng tỉnh và chính quyền các cấp triển khai tuyên truyền, kiểm tra và hướng dẫn thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, các trò chơi trực tuyến đã phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, tiêu cực như: vẫn còn phổ biến trò chơi kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, trái với thuần phong, mỹ tục; xâm hại truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc do một số điểm cung cấp dịch vụ không chấp hành danh mục trò chơi trực tuyến cấm lưu hành; việc sa đà vào các trò chơi gây ảnh hưởng đến lao động, học tập của người dân, nhất là thanh niên, thiếu niên, học sinh, một số tội phạm hình sự trên địa bàn tỉnh có nguyên nhân sâu xa từ ảnh hưởng tiêu cực của trò chơi trực tuyến. Căn cứ Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng Internet và thông tin điện tử trên Internet; Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ về quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng. Thực hiện Thông tư liên tịch số 60/2006/TTLT-BVHTT-BBCVT-BCA ngày 01/6/2006 c ủa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông), Bộ Công an về quản lý trò chơi trực tuyến; Công văn số 1472/BTTTT-VT ngày 19/5/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông về nghiêm túc triển khai biện pháp kỹ thuật quản lý trò chơi trực tuyến tại các đại lý Internet; Nhằm tăng cường công tác quản lý, khắc phục các tiêu cực như trên và chấn chỉnh hoạt động của các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến chưa đúng theo quy định của pháp luật, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị: 1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công; các doanh nghiệp có liên quan phải quán triệt các quy định của pháp luật về quản lý Internet, quản lý các dịch vụ công cộng, trò chơi trực tuyến cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức biết và chấp hành. Không tham gia phổ biến, kinh doanh hoặc chơi các trò chơi trực tuyến Nhà nước cấm lưu hành; có ý thức tuyên truyền, vận động trong gia đình và nhân dân cùng thực hiện đúng theo pháp luật quy định. 2. Sở Thông tin và Truyền thông a) Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của xã hội đối với những hiệu quả của dịch vụ trò chơi trực tuyến, giúp người dân hiểu rõ và chủ động khai thác, phát huy những mặt tích cực, đồng thời hạn chế những tiêu cực của loại hình dịch vụ này. b) Chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thị xã Gò Công và thành phố Mỹ Tho tăng cường công tác quản lý chuyên môn, kiểm tra đối với hoạt động cung cấp và sử dụng dịch vụ trò chơi trực tuyến. c) Chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến bảo đảm thực hiện tốt các quy định của Nhà nước về quản lý, cung cấp thông tin trong trò chơi trực tuyến; áp dụng, thực hiện nghiêm túc biện pháp kỹ thuật quản lý trò chơi trực tuyến theo Công văn hướng dẫn số 1472/BTTTT-VT ngày 19/5/2011 c ủa Bộ Thông tin và Truyền thông. d) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các sai phạm trong hoạt động cung cấp, kinh doanh dịch vụ trò chơi trực tuyến tại các đại lý Internet trên địa bàn tỉnh. 3. Công an tỉnh a) Chỉ đạo và triển khai công tác phòng, chống các loại tội phạm phát sinh từ hoạt động trò chơi trực tuyến. b) Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, Công an các huyện, thị xã Gò Công và thành phố Mỹ Tho phối hợp với Thanh tra chuyên ngành thông tin và truyền thông thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động cung cấp và kinh doanh dịch vụ trò chơi trực tuyến trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật. c) Bằng biện pháp nghiệp vụ để phát hiện các vụ việc vi phạm lén lút, ngụy trang để vi phạm, qua mặt cơ quan nhà nước và tổ chức xử lý công khai tại địa phương để răn đe, giáo dục chung hoặc truy tố hình sự các vụ việc đúng theo quy định pháp luật. 4. Sở Giáo dục và Đào tạo a) Chỉ đạo hệ thống các trường học, các trung tâm giáo dục thường xuyên tuyên truyền, vận động và hướng dẫn học sinh, sinh viên chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng dịch vụ trò chơi trực tuyến; không chơi các trò chơi kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy. b) Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã Gò Công và thành phố Mỹ Tho hướng dẫn, nhắc nhở học sinh sử dụng dịch vụ trò chơi trực tuyến một cách lành mạnh, hợp lý, có lợi cho thể chất và tinh thần; phối hợp với phụ huynh, gia đình học sinh, các ban ngành, đoàn thể tại địa phương quản lý tốt việc học tập của học sinh; ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học để tham gia các trò chơi trên Internet. 5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Chỉ đạo Trung tâm Văn hóa, Thể thao các huyện, thị xã Gò Công và thành phố Mỹ Tho tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao giúp thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên rèn luyện thể chất và tinh thần, tránh sa đà vào trò chơi trực tuyến, khai thác có hiệu quả những mặt tích cực của trò chơi trực tuyến. 6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Gò Công và thành phố Mỹ Tho a) Chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nâng cao hiệu quả công tác quản lý, tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động cung cấp và sử dụng dịch vụ trò chơi trực tuyến; kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các đại lý Internet cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến trên địa bàn, đặc biệt là việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý người chơi, giờ chơi. b) Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tăng cường tuyên truyền trong nhân dân, học sinh, thanh, thiếu niên các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng dịch vụ trò chơi trực tuyến. c) Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, gia đình và nhà trường trong việc tuyên truyền, giáo dục và hướng dẫn học sinh, thanh, thiếu niên sử dụng các trò chơi trực tuyến có tính chất lành mạnh, phù hợp với quy định pháp luật. d) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Trưởng các khu phố, ấp: - Kết hợp phổ biến chỉ thị này tại các buổi sinh hoạt dân cư, tuyên truyền, vận động, giáo dục để người dân thông hiểu, chấp hành; - Nhắc nhở, kiểm tra các điểm dịch vụ Internet tại địa bàn quản lý về không phục vụ, kinh doanh quá giờ quy định; không phục vụ trò chơi cho các học sinh trong giờ học, phải niêm yết công khai danh mục trò chơi trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành. Lập biên bản hiện trường các trường hợp cố tình vi phạm, xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển biên bản lên cấp trên, xin ý kiến xử lý. đ) Phối hợp với các sở, ban ngành tỉnh thực hiện việc quản lý hoạt động của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến, các đại lý Internet cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến tại địa bàn quản lý. 7. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet khi tham gia cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến: a) Thực hiện việc cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ trò chơi trực tuyến. b) Cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến đúng theo hợp đồng, đúng theo danh mục quy định. c) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến chỉ được cung cấp dịch vụ cho các Đại lý Internet từ 08 giờ đến 22 giờ và sử dụng các biện pháp kỹ thuật khống chế tài khoản người chơi không quá 05 giờ/ngày. 8. Đại lý Internet tham gia cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến: a) Nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định về trò chơi trực tuyến theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành. b) Chỉ được cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến cho người chơi tại địa điểm kinh doanh đại lý Internet từ 08 giờ đến 22 giờ và không cung cấp dịch vụ cho người chơi liên tục quá 05 giờ/ngày. c) Chỉ được cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến ở các địa điểm kinh doanh đại lý Internet cách cổng ra, vào của các trường học trên địa bàn tỉnh (từ tiểu học đến phổ thông trung học) tối thiểu 200 mét. d) Từ chối cung cấp trò chơi trực tuyến cho người chơi mặc đồng phục học sinh từ lớp 1 đến lớp 12, từ 08 giờ đến 17 giờ hàng ngày (trừ những ngày nhà trường nghỉ học theo quy định chung). đ) Từ chối cung cấp dịch vụ trong trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật trong sử dụng trò chơi trực tuyến. e) Từ chối cung cấp dịch vụ truy cập Internet trong trường hợp trò chơi trực tuyến chưa được cấp phép phát hành theo quy định và chỉ được cung cấp trò chơi trực tuyến theo danh mục đã được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành. Tại đại lý Internet, tại điểm cung cấp dịch vụ phải niêm yết công khai danh mục các trò chơi trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành. f) Không để khách hàng lợi dụng, áp dụng kỹ thuật công nghệ thông tin thông qua trò chơi trực tuyến để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, gây mất trật tự an toàn xã hội. g) Hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ trò chơi trực tuyến đúng theo quy định pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan chức năng thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra về cung cấp và sử dụng trò chơi trực tuyến đúng theo quy định của pháp luật; cung cấp các cơ sở dữ liệu để phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra. 9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, tổ chức hội, đoàn thể các cấp phối hợp với ngành chức năng tỉnh và chính quyền các cấp trong tuyên truyền, vận động và giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về quản lý Internet, quản lý các dịch vụ công cộng, trò chơi trực tuyến và thực hiện chỉ thị này trên địa bàn tỉnh. 10. Đề nghị Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tiền Giang a) Chỉ đạo các tổ chức Đoàn trên địa bàn tỉnh tuyên truyền, vận động và hướng dẫn thanh, thiếu niên chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng dịch vụ trò chơi trực tuyến. b) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên tham gia sử dụng trò chơi trực tuyến một cách lành mạnh, hợp lý, có lợi cho thể chất và tinh thần. 11. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; đề nghị Báo Ấp Bắc tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng dịch vụ trò chơi trực tuyến, làm cho nhân dân, các cơ sở cung cấp và người sử dụng dịch vụ trò chơi trực tuyến, nhất là lực lượng học sinh, sinh viên hiểu rõ mặt tích cực và tiêu cực của trò chơi trực tuyến. Từ đó, có hướng cung cấp, khai thác, sử dụng dịch vụ này có hiệu quả. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho và thị xã Gò Công, các tổ chức, cá nhân cung cấp và sử dụng trò chơi trực tuyến trên địa bàn tỉnh chấp hành nghiêm chỉ thị này. Giao Sở Thông tin và Truyền thông theo dõi, đôn đốc thực hiện chỉ thị này và hàng tháng báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện; hàng năm có sơ kết thực hiện chỉ thị. Trong quá trình thực hiện nếu ngành Trung ương có quy định mới thì Sở Thông tin và Truyền thông đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung, sửa đổi chỉ thị này cho phù hợp./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Dương Minh Điều
{ "issuing_agency": "Tỉnh Tiền Giang", "promulgation_date": "21/06/2011", "sign_number": "09/2011/CT-UBND", "signer": "Dương Minh Điều", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-9550-KH-UBND-2021-giao-duc-ly-tuong-cach-mang-loi-song-thanh-thieu-nien-Lam-Dong-502011.aspx
Kế hoạch 9550/KH-UBND 2021 giáo dục lý tưởng cách mạng lối sống thanh thiếu niên Lâm Đồng
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 9550/KH-UBND Lâm Đồng, ngày 29 tháng 12 năm 2021 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH “TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG VÀ KHƠI DẬY KHÁT VỌNG CỐNG HIẾN CHO THANH NIÊN, THIẾU NIÊN, NHI ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2021-2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG Triển khai Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 11/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2021-2030”, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện, với những nội dung chủ yếu như sau: I. MỤC TIÊU CHUNG 1. Tiếp tục tăng cường, tạo chuyển biến tích cực, toàn diện trong hoạt động giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng góp phần xây dựng thế hệ thanh niên, thiếu niên, nhi đồng có đạo đức trong sáng, lối sống văn hóa, tuân thủ pháp luật, bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định lý tưởng cách mạng; có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội, có kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, tay nghề cao. 2. Khơi dậy trong thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tinh thần thi đua học tập, rèn luyện; ước mơ, hoài bão, ý chí, khát vọng vươn lên lập thân, lập nghiệp; đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế. II. MỤC TIÊU CỤ THỂ 1. Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng, gồm các chỉ tiêu sau đây: a) Hàng năm, phấn đấu 100% thanh niên trong lực lượng vũ trang, thanh niên công chức, viên chức, thanh niên học sinh, sinh viên và ít nhất 75% tổng số thanh niên còn lại ở trong tỉnh và ngoài tỉnh được tham gia vào các hoạt động do cơ quan, đơn vị tổ chức tuyên truyền, phổ biến, học tập nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phấn đấu 100% thanh niên học sinh, sinh viên được tham gia các hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, phổ biến kiến thức pháp luật, kỹ năng sống và kỹ năng mềm; phấn đấu 100% thanh niên học sinh, sinh viên và ít nhất 80% thiếu niên, nhi đồng tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động lao động tập thể trong và ngoài nhà trường; 95% hộ gia đình được phổ biến, hướng dẫn và cam kết thực hiện tốt việc giáo dục đạo đức, lối sống, góp phần hướng dẫn học tập cho con em trong gia đình. b) Giới thiệu trên 20 nghìn đoàn viên ưu tú cho Đảng, trong đó đến năm 2025 ít nhất 4 nghìn và đến năm 2030 ít nhất 8 nghìn đoàn viên ưu tú được kết nạp vào Đảng. c) Đến năm 2025 đạt trên 80% thanh niên học sinh, sinh viên ở đô thị, trên 70% thanh niên học sinh, sinh viên ở nông thôn, 60% thanh niên học sinh, sinh viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, hoạt động sinh hoạt cộng đồng tại nơi học tập, làm việc và cư trú; đến năm 2030 đạt trên 85%, trên 75% và 65% các chỉ tiêu tương ứng. d) Đến năm 2025 đạt 70% và đến năm 2030 đạt 90% trở lên hộ gia đình được cung cấp kiến thức, kỹ năng về giáo dục đời sống gia đình, thực hiện bình đẳng giới trong gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình; chăm sóc, bảo vệ, phòng, chống xâm hại trẻ em, bảo đảm quyền tham gia của trẻ em trong gia đình; phụng dưỡng và phát huy vai trò của người cao tuổi trong gia đình. đ) Đến năm 2025 đạt 95% đội ngũ làm công tác giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng được bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; đến năm 2030 đạt 100%. e) Đến năm 2030 đạt 90% trở lên hộ gia đình cam kết thực hiện bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình. 2. Khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên học sinh, sinh viên, gồm các chỉ tiêu sau đây: a) Hàng năm, phấn đấu 100% thanh niên học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được giáo dục hướng nghiệp, trang bị kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng về khởi nghiệp trước khi tốt nghiệp; 100% sinh viên các trường đại học, cao đẳng được trang bị kiến thức về hội nhập quốc tế và chuyển đổi số. 30% ý tưởng, dự án khởi nghiệp của thanh niên học sinh, sinh viên được kết nối với các doanh nghiệp, quỹ đầu tư mạo hiểm hoặc được hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí phù hợp. Phấn đấu 100% thanh niên học sinh, sinh viên hưởng ứng, xung kích, tình nguyện tham gia các hoạt động vì cộng đồng, xã hội; phát triển kinh tế - xã hội; khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ môi trường; giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia. b) Phấn đấu đến năm 2025 đạt 25% thanh niên học sinh, sinh viên được ứng dụng, triển khai ý tưởng sáng tạo, công trình nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất và đời sống, 25% công trình khoa học và công nghệ do thanh niên chủ trì, 20% thanh niên làm việc trong các tổ chức khoa học, công nghệ; phấn đấu đến năm 2030 đạt 30%, 30% và 25% các chỉ tiêu tương ứng. III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP 1. Đa dạng hoá nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng a) Thực hiện nội dung, chương trình giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống bảo đảm phù hợp với từng nhóm đối tượng; liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo; đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện; chú trọng giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại trong bối cảnh hội nhập quốc tế; tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. - Đối với giáo dục mầm non: Tổ chức các hoạt động giáo dục ý thức về bản thân; khả năng nhận biết và thể hiện tình cảm, cảm xúc với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh; phát triển kỹ năng sống, kỹ năng xã hội (chăm ngoan, lễ phép, thực hiện tốt 5 Điều Bác Hồ dạy, mạnh dạn, tự tin, tôn trọng, hợp tác, thân thiện, quan tâm, chia sẻ, thực hiện quy tắc, quy định trong sinh hoạt ở trường, lớp mầm non, gia đình và nơi công cộng, quan tâm đến bảo vệ môi trường,...) để hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, đặt nền tảng cho việc học tập, rèn luyện ở các cấp học tiếp theo. - Đối với giáo dục phổ thông: Thực hiện nội dung dạy học các môn Đạo đức, Giáo dục công dân trong chương trình, sách giáo khoa hiện hành; triển khai hiệu quả các nội dung tích hợp, lồng ghép giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến trong các môn học (Tiếng Việt, Ngữ văn, Lịch sử,...), các hoạt động giáo dục trong đó tập trung vào các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; giáo dục hành vi, chuẩn mực đạo đức, ý thức tuân thủ pháp luật, kỹ năng sống, giá trị sống trong chương trình giáo dục phổ thông mới. - Đối với giáo dục nghề nghiệp: Triển khai hiệu quả chương trình tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; kết hợp công tác giáo dục pháp luật với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, trách nhiệm nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trong bối cảnh hội nhập quốc tế. - Đối với giáo dục đại học: Thực hiện chương trình, giáo trình các môn lý luận chính trị, bồi dưỡng cho sinh viên lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống; kỹ năng, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp; năng lực tự học, sáng tạo và tự đổi mới tri thức; làm chủ khoa học và công nghệ; có tinh thần lập nghiệp; có ý thức phục vụ nhân dân, phấn đấu trở thành công dân học tập trong nền kinh tế số, xã hội số. b) Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học; nâng cao chất lượng môn học Đạo đức, các môn lý luận chính trị và hiệu quả hoạt động giáo dục theo nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn. Phát huy tính tích cực, niềm say mê; khơi dậy ý chí vươn lên, khát vọng cống hiến ở mỗi học sinh, sinh viên. c) Vận dụng các hình thức tổ chức giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho học sinh, sinh viên linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tâm sinh lý lứa tuổi và khả năng của người học. Tổ chức hiệu quả tuần sinh hoạt công dân - học sinh, sinh viên, các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể, lao động, vệ sinh trường, lớp học, hoạt động xã hội; diễn đàn, câu lạc bộ sở thích, tài năng, các phong trào thi đua trong cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học. 2. Tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền; nâng cao nhận thức của thanh niên, thiếu niên, nhi đồng và trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến a) Đổi mới nội dung tuyên truyền: Tập trung tuyên truyền, phổ biến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; gương điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt; giáo dục cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cống hiến vì lợi ích của cộng đồng, xã hội; ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lồng ghép các nội dung tuyên truyền những phẩm chất đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam cho đối tượng thanh niên, thiếu niên, nhi đồng của các cấp học. b) Phát huy hiệu quả các hình thức và phương tiện tuyên truyền: Phát hiện, bồi dưỡng, tuyên dương và nhân rộng mô hình hiệu quả, gương điển hình tiên tiến trong giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên; tổ chức các hoạt động, phong trào thi đua, cuộc thi, hội thi, tọa đàm trực tiếp và trực tuyến bảo đảm phù hợp với điều kiện, đặc điểm, nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của thanh niên, thiếu niên, nhi đồng. Quản lý nội dung và khai thác hiệu quả hệ thống truyền thông, văn hóa, thể thao sẵn có và tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, mạng xã hội để phục vụ công tác tuyên truyền. c) Phát triển mạng lưới cộng tác viên tham gia tuyên truyền, nâng cao nhận thức về lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống của thanh niên, thiếu niên, nhi đồng; phát huy vai trò của các tổ chức, cá nhân có uy tín, có ảnh hưởng xã hội trong việc truyền cảm hứng tích cực cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng; thống nhất nhận thức, hành động của các cấp, các ngành trong hoạt động giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng. d) Tổ chức hội trại, học tập, giao lưu cho thanh niên học sinh, sinh viên để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, tình cảm yêu quê hương, đất nước. 3. Tổ chức hiệu quả các phong trào hành động cách mạng của Đoàn, Hội, đội trong và ngoài nhà trường để giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng a) Triển khai hiệu quả các phong trào do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội đồng Đội Trung ương phát động; tổ chức thực hiện các hoạt động xung kích, tình nguyện vì cộng đồng, công trình, phần việc thanh niên bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội , bảo đảm quốc phòng an ninh và nhiệm vụ chuyên môn tại địa phương, đơn vị theo quy mô 4 cấp của Đoàn. b) Nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động Đoàn, Hội, Đội. Phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức và đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội, Đội trong giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng. c) Khuyến khích, tạo môi trường và điều kiện cho hoạt động sáng tạo văn hoá, nghệ thuật trong thanh niên trí thức trẻ, văn nghệ sĩ trẻ. Đổi mới và nâng cao chất lượng tổ chức trại sáng tác văn học nghệ thuật của Đoàn, Hội, Đội. d) Nghiên cứu, rà soát và đổi mới nội dung, hình thức rèn luyện đội viên, đoàn viên trong và ngoài nhà trường; phát huy tính tiên phong, năng động sáng tạo, tinh thần cống hiến và ý thức trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. đ) Triển khai hiệu quả Chương trình giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trên không gian mạng theo Chương trình, Đề án được duyệt. 4. Tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý và giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống, văn hóa ứng xử cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng a) Phát huy vai trò của cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm, hợp đồng chuyên trách công tác tư vấn tâm lý, cán bộ Đoàn, Hội, Đội, giáo viên chủ nhiệm và các thành viên khác thực hiện công tác tư vấn tâm lý, giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống, văn hóa ứng xử cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trong nhà trường. b) Phối hợp với các chuyên gia, các trung tâm tư vấn tâm lý trong hoạt động hỗ trợ, tư vấn về các vấn đề xã hội, tư vấn tâm lý học đường, giáo dục kỹ năng phòng, chống các bệnh về học đường, tệ nạn xã hội và các kỹ năng cần thiết cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng. c) Chú trọng tư vấn tâm lý về vấn đề dân tộc, giới tính, lứa tuổi, học tập, mối quan hệ xã hội, hướng nghiệp, cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng; tham vấn tâm lý với những trường hợp khó khăn, cần sự trợ giúp can thiệp. d) Kết hợp tư vấn, tham vấn trực tiếp và thiết lập đường dây nóng, chuyên trang, chuyên mục, diễn đàn, hòm thư, mạng xã hội để tiếp nhận thông tin và tư vấn tâm lý cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng. đ) Triển khai hiệu quả chương trình sức khỏe học đường nhằm bảo đảm sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng. 5. Xây dựng và thực hiện hiệu quả cơ chế phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội a) Phát huy vai trò, trách nhiệm của gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng: - Các bậc ông bà, cha mẹ được tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quyền, bổn phận của trẻ em, mục tiêu giáo dục toàn diện và hài hòa về đức, trí, thể, mỹ; phát triển tốt nhất tiềm năng của mỗi thanh niên, thiếu niên, nhi đồng. - Chủ động phối hợp với nhà trường và các đoàn thể trong việc giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng. - Thực hiện cam kết với cơ sở giáo dục về thực hiện đầy đủ nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục và tạo môi trường tốt nhất, góp phần hướng dẫn, quản lý con em học tập, rèn luyện. - Phối hợp với chính quyền địa phương các cấp, các ngành và các tổ chức đoàn thể trong việc hỗ trợ, cảm hóa thanh niên, thiếu niên, nhi đồng chậm tiến. b) Xây dựng môi trường nhà trường dân chủ, lành mạnh, thân thiện: - Nâng cao hiệu quả thực hiện Quy tắc ứng xử văn hóa trong các nhà trường. - Tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập”, “Dạy tốt, học tốt”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” trong các cấp học. - Tạo điều kiện thuận lợi đề thanh niên, thiếu niên, nhi đồng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ và khẳng định năng lực của bản thân. - Các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường trung học phổ thông, trung học cơ sở có bộ phận tư vấn và bố trí cán bộ, giáo viên phụ trách, kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý, hướng nghiệp. c) Tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể: - Xác định công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng là nhiệm vụ chính trị của chính quyền địa phương các cấp trong việc chỉ đạo thực hiện. - Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng, các cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn. - Lãnh đạo chính quyền địa phương các cấp định kỳ hằng năm gặp gỡ, đối thoại, nắm bắt tâm tư, tình cảm, định hướng tư tưởng, giải quyết kịp thời nhu cầu, nguyện vọng chính đáng, chăm lo, bảo vệ quyền lợi và trách nhiệm của thanh niên, thiếu niên, nhi đồng. - Nâng cao hiệu quả của các trung tâm học tập cộng đồng trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của ông bà, cha mẹ học sinh về giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng. - Củng cố, nhân rộng và tổ chức có hiệu quả hoạt động của các mô hình giáo dục pháp luật, cảm hóa thanh niên, thiếu niên chậm tiến. 6. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giáo viên, giảng viên, cộng tác viên phụ trách công tác giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng trong các cơ sở giáo dục, tổ chức Đoàn, Hội, Đội a) Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên giảng dạy môn học Đạo đức, Giáo dục công dân, các môn lý luận chính trị, giáo viên làm công tác tư vấn tâm lý, tổng phụ trách đội, giáo viên làm công tác Đoàn, Hội, Đội, trợ lý thanh niên, giáo viên chủ nhiệm lớp trong các nhà trường. b) Bồi dưỡng, phát huy hiệu quả đội ngũ phụ trách công tác học sinh, sinh viên, cán bộ Đoàn, Hội, Đội. c) Tập huấn, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác xã hội ở cấp xã, phường về công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng. d) Cập nhật, hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo đối với các trường sư phạm, cơ sở giáo dục có khoa sư phạm; bổ sung các chuyên đề nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên tham gia công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng sau khi tốt nghiệp. đ) Để cao vai trò nêu gương và trách nhiệm của người đứng đầu các cơ sở giáo dục; nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và tạo động lực đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trong việc giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng. 7. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng a) Khai thác hiệu quả các trang thông tin điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin và từng bước thực hiện chuyển đổi số trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng. b) Khuyến khích cán bộ, nhà giáo, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục xây dựng, phổ biến tin, bài, bài giảng về giáo dục đạo đức, lối sống phù hợp với từng độ tuổi, từng nhóm đối tượng trên diễn đàn, trang thông tin điện tử, mạng xã hội, nhóm xã hội. c) Phổ biến, giáo dục, nâng cao năng lực khai thác, sử dụng công nghệ thông tin và thiết bị thông minh cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng; phòng, chống tác hại, bảo vệ sự an toàn của thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trên không gian mạng. d) Ứng dụng các phần mềm, công cụ trên không gian mạng (máy tính, điện thoại thông minh) trong khảo sát, nắm bắt tình hình, định hướng dư luận thanh niên; đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch trên các diễn đàn mạng, trang thông tin điện tử. 8. Rà soát, bổ sung, hoàn thiện chính sách hỗ trợ việc thực hiện chương trình giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng a) Nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ đội ngũ làm công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng. b) Nghiên cứu, đề xuất chính sách khuyến khích, ghi nhận, tôn vinh, biểu dương, khen thưởng các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia hỗ trợ các nguồn lực để triển khai hoạt động giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng. 9. Bảo đảm các thiết chế và điều kiện hạ tầng, cơ sở vật chất đáp ứng nhiệm vụ giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng a) Xây dựng chuyên trang tuyên truyền trên các cổng thông tin của sở, ngành, địa phương về nội dung giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng. b) Nâng cao hiệu quả sử dụng sân chơi, các công trình văn hóa, thể thao cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng tại địa phương. Phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở hiện có; xã hội hóa các nguồn lực để nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí lành mạnh của thanh niên, thiếu niên và nhi đồng. c) Củng cố vai trò của hệ thống bảo tàng, phòng truyền thống, thư viện trường học, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng, các thiết chế, công trình văn hóa, lịch sử trong việc giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng. 10. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát a) Đổi mới công tác quản lý trong các nhà trường; nâng cao hiệu quả triển khai lồng ghép quy chế dân chủ trong quản lý các hoạt động giáo dục; bảo đảm thuận lợi cho việc tham gia của người học, gia đình học sinh, sinh viên và xã hội trong các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng. b) Các sở, ngành, địa phương tổ chức hoặc phối hợp tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá các phong trào, chiến dịch, hoạt động triển khai giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng để động viên, khen thưởng, đôn đốc, nhắc nhở và xử lý kịp thời các vi phạm. c) Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước đối với việc kiểm soát, phê duyệt các thông tin, sách báo, ấn phẩm...; thanh tra xử lý sai phạm đối với công tác báo chí, xuất bản phẩm và thông tin trên mạng xã hội liên quan đến hoạt động giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng; tăng cường chỉ đạo, quản lý công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài, các trường tư thục, các chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài. IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN 1. Nguồn kinh phí a) Nguồn ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của các sở, ngành, cơ quan cấp tỉnh và địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành. b) Nguồn kinh phí hợp pháp của các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp c) Tài trợ, viện trợ quốc tế và huy động từ xã hội, cộng đồng. d) Các nguồn hợp pháp khác. 2. Hàng năm, căn cứ nhiệm vụ tại Kế hoạch, các sở, ngành và địa phương xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện, tổng hợp chung vào dự toán ngân sách của sở, ngành và địa phương trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Giáo dục và Đào tạo a) Chủ trì, thường trực giúp UBND tỉnh chỉ đạo thống nhất việc tổ chức thực hiện Kế hoạch. b) Xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể; chủ trì thực hiện nhiệm vụ, giải pháp số 1, 4, 6, 7a, 7b, 8; phối hợp với Tỉnh Đoàn Lâm Đồng, các sở, ngành liên quan điều phối và hướng dẫn tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp của Kế hoạch; triển khai nội dung, tài liệu hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật về công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng. c) Rà soát, bổ sung, hoàn thiện tiêu chí đánh giá việc rèn luyện lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và thể hiện khát vọng cống hiến của học sinh, sinh viên và tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho học sinh, sinh viên. d) Tham gia thực hiện các đề tài khoa học, triển khai thực hiện các bộ tài liệu về giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng, tổ chức các khóa học, lớp bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ thực hiện công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng. đ) Tổng hợp, báo cáo thực hiện các chỉ tiêu thống kê về giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên là học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục. e) Xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể về kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch; định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình thực hiện Kế hoạch. Chủ trì tổ chức sơ kết Kế hoạch vào năm 2025, tổng kết Kế hoạch và đề xuất xây dựng kế hoạch giai đoạn tiếp theo vào năm 2030. 2. Tỉnh Đoàn Lâm Đồng a) Chủ trì triển khai nhiệm vụ số 2c, 3, 7c, 7d và các nội dung, mục tiêu, giải pháp liên quan của Kế hoạch. b) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát, bổ sung, hoàn thiện tiêu chí đánh giá việc rèn luyện lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và thể hiện khát vọng cống hiến của học sinh, sinh viên và tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho học sinh, sinh viên. c) Chỉ đạo hướng dẫn trong hệ thống Đoàn, Hội, Đội triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch; phối hợp các đơn vị báo chí của Đoàn tiếp tục xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, diễn đàn để tuyên truyền về các nhiệm vụ, giải pháp, các nội dung triển khai Kế hoạch. d) Xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể; phối hợp kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm hằng năm về việc triển khai thực hiện Kế hoạch, tổ chức sơ kết Kế hoạch vào năm 2025, tổng kết và xây dựng kế hoạch giai đoạn tiếp theo vào năm 2030. đ) Triển khai hiệu quả Kế hoạch giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trên không gian mạng. 3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội a) Chủ trì triển khai các nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch liên quan đến phạm vi chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp. b) Xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc phạm vi quản lý. c) Phối hợp kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm; tổ chức sơ kết Kế hoạch vào năm 2025 và tổng kết Kế hoạch vào năm 2030; tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện và đề xuất nội dung giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên trong giai đoạn tiếp theo. 4. Sở Tài chính Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các địa phương và cơ quan liên quan tham mưu bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện Kế hoạch theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. 5. Sở Thông tin và Truyền thông a) Chỉ đạo cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông về nội dung, hoạt động của Kế hoạch. b) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc triển khai nhiệm vụ, giải pháp số 2. c) Xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể; tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí tỉnh, địa phương và hệ thống thông tin cơ sở thông tin, tuyên truyền về giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng. Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước đối với việc kiểm soát, thanh tra xử lý sai phạm đối với công tác báo chí, xuất bản phẩm và thông tin trên mạng xã hội. d) Phối hợp tổ chức giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch tổ chức sơ kết, tổng kết gửi báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện và đề xuất nội dung giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên trong giai đoạn tiếp theo. 6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp số 5a, 5c, 9; đẩy mạnh các hoạt động giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, khát vọng sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tại thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, các thiết chế văn hóa thể thao, câu lạc bộ; phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng chương trình, hoạt động để giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, khát vọng sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tại các di tích lịch sử cách mạng. b) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát, bổ sung, hoàn thiện tiêu chí đánh giá việc rèn luyện học sinh, sinh viên và thể hiện khát vọng cống hiến của học sinh, sinh viên và tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho học sinh, sinh viên. c) Xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể; hướng dẫn các sở, ban, ngành chủ động lồng ghép nội dung giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng trong quá trình triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. d) Phối hợp tổ chức giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch; tổ chức sơ kết, tổng kết gửi báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện và đề xuất nội dung giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên trong giai đoạn tiếp theo. 7. Sở Nội vụ a) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trong và ngoài nhà trường; cơ chế chính sách cho đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác thanh niên, thiếu niên, nhi đồng. b) Xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai Kế hoạch và các nhiệm vụ công tác về thanh niên, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. 8. Công an tỉnh a) Xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai Chương trình, chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương tăng cường công tác bảo đảm an ninh trật tự trên các địa bàn; chủ trì tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trong trường học và trên các địa bàn dân cư. b) Phối hợp với Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh tiếp tục triển khai, thực hiện các Nghị quyết liên tịch phối hợp về phòng chống tội phạm, ma túy trong thanh thiếu niên; giáo dục phạm nhân trong độ tuổi thanh niên và giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng; chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp với các tổ chức Đoàn, Hội trên các địa bàn trong hướng dẫn, tổ chức các hoạt động thanh niên tham gia bảo đảm an ninh trật tự trên các địa bàn. c) Phối hợp tổ chức giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch; tổ chức sơ kết, tổng kết gửi báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện và đề xuất nội dung giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên trong giai đoạn tiếp theo. d) Tổ chức giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến trong thanh niên công an. 9. Các sở, ban, ngành, cơ quan thuộc tỉnh a) Xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể; thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp liên quan và chịu trách nhiệm về công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa đối với thế hệ trẻ trong hệ thống các nhà trường theo phân cấp quản lý và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trẻ. b) Tạo điều kiện thuận lợi để hỗ trợ các hoạt động giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, khát vọng sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng; tổ chức biên soạn các tài liệu giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng theo chức năng và nhiệm vụ của từng sở, ngành; phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có liên quan trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch. 10. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh a) Xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo để tuyên truyền và triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện Kế hoạch. b) Tăng cường thời lượng, chất lượng tin, bài nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống và hình thành ước mơ, hoài bão lập thân, lập nghiệp. c) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng, triển khai các chương trình mới về giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên trên nền tảng công nghệ số, tạo sân chơi lành mạnh, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, đem lại những chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành vi và nâng cao kỹ năng sống của thanh niên, thiếu niên, nhi đồng. d) Xây dựng chương trình, chuyên mục phát thanh và phát triển các sản phẩm trên nền tảng số để nâng cao nhận thức, giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng. Xây dựng các phóng sự nêu gương thanh niên, thiếu niên có hoài bão, lý tưởng và nhiều đóng góp cho cộng đồng, khát vọng lập thân lập nghiệp; các chương trình phát thanh hướng dẫn lối sống đẹp cho thanh niên, thiếu niên đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, biên giới hải đảo. 11. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tham gia định hướng chỉ đạo, phối hợp kiểm tra việc xây dựng các chương trình hoạt động, hệ thống tài liệu, sách bồi dưỡng phục vụ cho việc tuyên truyền về giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng do các cơ quan triển khai thực hiện; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch. 12. Đề nghị Trường Chính trị tỉnh Phối hợp triển khai Kế hoạch; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho đối tượng giảng viên lý luận chính trị của trường, các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện. 13. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp và tổ chức xã hội liên quan a) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Phối hợp triển khai Kế hoạch, tăng cường giám sát chuyên đề vô giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng; phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, khát vọng cống hiến cho thanh thiếu nhi; lồng ghép vào hoạt động của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư". b) Liên đoàn Lao động tỉnh Đổi mới nội dung giáo dục chính trị, tư tưởng cho công nhân, viên chức, lao động gắn với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho công nhân, viên chức lao động trẻ. c) Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Phối hợp triển khai Kế hoạch, tổ chức lồng ghép các hoạt động tuyên truyền về giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh thiếu nhi trong các phong trào đang triển khai Tuyên truyền, vận động việc xây dựng gia đình văn hóa, phát huy vai trò nêu gương của ông bà, cha mẹ trong giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên nhi đồng d) Hội Cựu chiến binh tỉnh Phối hợp triển khai Kế hoạch, tham gia tuyên truyền, giáo dục về truyền thống cách mạng cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng; tuyên truyền, vận động xây dựng gia đình văn hóa, phát huy vai trò nêu gương của các hội viên trong gia đình, tại địa phương để giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng. Tham gia trực tiếp các chuyên đề giáo dục, tuyên truyền lịch sử, truyền thống anh hùng của dân tộc tại các cơ sở giáo dục. đ) Hội Nông dân tỉnh Phối hợp triển khai Kế hoạch, tham gia tuyên truyền, giáo dục về truyền thống cách mạng cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng; tuyên truyền, vận động xây dựng gia đình văn hóa, phát huy vai trò nêu gương của các hội viên trong gia đình để giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng. Phối hợp xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, diễn đàn trao đổi trên hệ thống báo chí; xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ở khu vực nông thôn với nội dung trọng tâm nhằm thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch. e) Hội Khuyến học tỉnh Phối hợp triển khai Kế hoạch, lồng ghép các hoạt động tuyên truyền về giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh thiếu nhi trong xây dựng và triển khai Bộ tiêu chí của các mô hình học tập, đặc biệt là Bộ tiêu chí của mô hình “Công dân học tập”; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. 14. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố a) Chỉ đạo xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể ở địa phương; ban hành các quy định, chính sách và chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch. b) Bố trí kinh phí, huy động nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa phù hợp với điều kiện của địa phương để triển khai thực hiện Kế hoạch; quan tâm bố trí cán bộ chuyên trách thực hiện công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh trong các cơ sở giáo dục. c) Theo dõi, đôn đốc, tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch tại địa phương. d) Định kỳ hàng năm, báo cáo tình hình, kết quả thực hiện về Sở Giáo dục và Đào tạo; tổ chức sơ kết, tổng kết và gửi báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo theo Kế hoạch để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này, nếu gặp vấn đề khó khăn, vướng mắc đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố kịp thời kiến nghị, đề xuất UBND tỉnh (qua Sở Giáo dục và Đào tạo) xem xét, giải quyết theo quy định./. Nơi nhận: - Bộ Giáo dục và Đào tạo; - TT TU ,TT HĐND tỉnh; - CT, các PCTUBND tỉnh; - Như mục V; - Lưu: VT, VX1. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Đặng Trí Dũng
{ "issuing_agency": "Tỉnh Lâm Đồng", "promulgation_date": "29/12/2021", "sign_number": "9550/KH-UBND", "signer": "Đặng Trí Dũng", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bao-hiem/Quyet-dinh-07-2022-QD-UBND-cap-phat-the-Bao-hiem-y-te-doi-tuong-duoc-ho-tro-muc-dong-Hoa-Binh-512068.aspx
Quyết định 07/2022/QĐ-UBND cấp phát thẻ Bảo hiểm y tế đối tượng được hỗ trợ mức đóng Hòa Bình
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 07/2022/QĐ-UBND Hòa Bình, ngày 06 tháng 01 năm 2022 QUYẾT ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH QUẢN LÝ, LẬP DANH SÁCH, CẤP PHÁT THẺ BẢO HIỂM Y TẾ CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐÓNG VÀ HỖ TRỢ MỨC ĐÓNG BẢO HIỂM Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 54/2019/QĐ-UBND NGÀY 19 THÁNG 12 NĂM 2019 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18/6/2020; Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008 và Luật số 46/2014/QH13 ngày 13 tháng 6 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế; Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; Căn cứ Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế; Căn cứ Thông tư số 30/2019/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn lập danh sách tham gia bảo hiểm y tế do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 195/TTr-LĐTBXH ngày 30/12/2021. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy định quản lý, lập danh sách, cấp phát thẻ Bảo hiểm y tế cho các đối tượng được ngân sách nhà nước đóng và hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Hòa Bình ban hành kèm theo Quyết định số 54/2019/QĐ-UBND ngày 19/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh như sau: 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 3, Điều 2 như sau: “Đối với người đã hiến bộ phận cơ thể theo quy định của pháp luật, cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ giấy ra viện do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người hiến bộ phận cơ thể cấp cho đối tượng này để cấp thẻ bảo hiểm y tế, hằng quý, bảo hiểm xã hội tỉnh tổng hợp số thẻ bảo hiểm y tế đã cấp làm hồ sơ thanh toán kinh phí”. 2. Sửa đổi điểm b, khoản 6, Điều 2 như sau: “Người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; người dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, người sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: Thẻ BHYT được cấp từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 của năm đó, trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội nhận được danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế kèm theo quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện sau ngày 01/01 thì thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT có giá trị sử dụng được xác định từ ngày 01 tháng sau liền kề của tháng quyết định phê duyệt danh sách của Ủy ban nhân dân huyện đến ngày 31/12 của năm đó” 3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, Điều 5 như sau: “Người bị mất thẻ bảo hiểm y tế, đổi thẻ bảo hiểm y tế phải lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS) ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-BHXH ngày 27/3/2020 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp; Quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017.” Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 31/01/2022. Các nội dung khác thực hiện theo quy định ban hành kèm theo Quyết định số 54/2019/QĐ- UBND ngày 19 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Y tế, Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Bùi Văn Khánh
{ "issuing_agency": "Tỉnh Hòa Bình", "promulgation_date": "06/01/2022", "sign_number": "07/2022/QĐ-UBND", "signer": "Bùi Văn Khánh", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Quyet-dinh-30-2017-QD-UBND-gia-tieu-thu-nuoc-sach-sinh-hoat-cua-Cong-ty-Binh-Tan-Vinh-Long-372375.aspx
Quyết định 30/2017/QĐ-UBND giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt của Công ty Bình Tân Vĩnh Long
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 30/2017/QĐ-UBND Vĩnh Long, ngày 27 tháng 12 năm 2017 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH GIÁ TIÊU THỤ NƯỚC SẠCH SINH HOẠT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG BÌNH TÂN ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 /6/ 2015; Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 /6/ 2015; Căn cứ Nghị định số 34/2016 /NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 /7/2007 của Chính phủ về cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Căn cứ Thông tư liên tịch số 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNN ngày 15/5/2012 của Bộ Tài Chính- Bộ Xây dựng- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại đô thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn; Căn cứ Thông tư số 88/2012/TT-BTC ngày 28 /5/2012 của Bộ Tài chính về việc ban hành khung giá tiêu thụ nước sạch sinh họat; Căn cứ Thông tư số 08/2012/TT-BXD ngày 21/11/2012 của Bộ Xây dựng hướng dẫn đảm bảo cấp nước an toàn; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài Chính, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành đơn giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt năm 2017 của Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Bình Tân như sau: 1. Giá nước sinh hoạt các 1.1 Hộ nghèo có sổ - Tiêu thụ 10m3 đầu tiên/ hộ 3.500 đồng/m3 - Tiêu thụ từ m3 thứ 11 trở trên 7.900 đồng/m3 1.2 Đối với hộ sinh hoạt còn lại 7.900 đồng/m3 2. Giá nước sinh hoạt cho cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp 8.500 đồng/m3 (bao gồm cả trường học, bệnh viện) Mức giá trên đã bao gồm thuế giá trị gia tăng nhưng chưa bao gồm phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là 10% trên giá bán của 1m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (theo Nghị định số 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải). Đối với giá nước sạch bán buôn do Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Bình Tân tự thỏa thuận với cá nhân hoặc tổ chức thực hiện dịch vụ cấp nước bán lẻ. Điều 2. Giao Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Bình Tân kết hợp các ngành chức năng có liên quan tổ chức triển khai thực hiện đúng quy định. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Xây Dựng, Trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp, Giám đốc Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Bình Tân, Thủ trưởng các sở ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND thị xã Bình Minh, Chủ tịch UBND huyện Bình Tân, các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 08/01/2018./. Nơi nhận: - Như điều 3; - Bộ Tài Chính; - Cục kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp); - TT.Tỉnh uỷ; - TT.HĐND; - Đoàn ĐBQH; - TT.UBND tỉnh; - Sở Tư pháp; - Trung tâm Công báo tỉnh; - Báo Vĩnh Long; - Lưu: VT, 6.14.02. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT.CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Trần Hoàng Tựu
{ "issuing_agency": "Tỉnh Vĩnh Long", "promulgation_date": "27/12/2017", "sign_number": "30/2017/QĐ-UBND", "signer": "Trần Hoàng Tựu", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Nghi-quyet-35-NQ-HDND-2019-danh-muc-cong-trinh-du-an-thuc-hien-phai-thu-hoi-dat-tinh-Tien-Giang-438856.aspx
Nghị quyết 35/NQ-HĐND 2019 danh mục công trình dự án thực hiện phải thu hồi đất tỉnh Tiền Giang
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 35/NQ-HĐND Tiền Giang, ngày 06 tháng 12 năm 2019 NGHỊ QUYẾT THÔNG QUA DANH MỤC CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN THỰC HIỆN NĂM 2020 PHẢI THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG KHÓA IX - KỲ HỌP THỨ 11 Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013; Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Nghị định Quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai; Xét Tờ trình số 372/TTr-UBND ngày 30 tháng 10 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết thông qua Danh mục công trình, dự án thực hiện năm 2020 phải thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang; Báo cáo Thẩm tra số 100/BC-HĐND ngày 27 tháng 11 năm 2019 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp, QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Thông qua Danh mục công trình, dự án thực hiện năm 2020 phải thu hồi đất theo quy định tại Khoản 3, Điều 62 Luật Đất đai năm 2013 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, như sau: Tổng số công trình, dự án phải thu hồi đất là 180 công trình, dự án với tổng diện tích đất thu hồi là 1.027,28 ha; trong đó: - Đất trồng lúa: 126,27 ha. - Đất rừng phòng hộ: 53,66 ha. - Các loại đất khác: 847,35 ha. (Đính kèm Danh mục công trình, dự án phải thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang) Điều 2. Tổ chức thực hiện Giao Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết; thực hiện các thủ tục về chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 58 Luật Đất đai năm 2013. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang Khóa IX, Kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 06 tháng 12 năm 2019 và có hiệu lực từ ngày thông qua./. CHỦ TỊCH Nguyễn Văn Danh FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Tỉnh Tiền Giang", "promulgation_date": "06/12/2019", "sign_number": "35/NQ-HĐND", "signer": "Nguyễn Văn Danh", "type": "Nghị quyết" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Thong-bao-7607-TB-TCHQ-phan-loai-nhua-nguyen-sinh-Polyisobutylene-FB-1400-289030.aspx
Thông báo 7607/TB-TCHQ phân loại nhựa nguyên sinh Polyisobutylene FB 1400
BỘ TÀI CHÍNI TỔNG CỤC HẢI QUAN ------ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 7607/TB-TCHQ Hà Nội, ngày 20 tháng 08 năm 2015 THÔNG BÁO VỀ KẾT QUẢ PHÂN LOẠI ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014; Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát, kiểm soát hải quan; Căn cứ Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; Trên cơ sở kết quả phân tích của Trung tâm Phân tích phân loại-Chi nhánh tại TP.Hồ Chí Minh tại thông báo số 1528/TB-PTPLHCM ngày 10/7/2015 và đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế XNK, Tổng cục Hải quan thông báo kết quả phân loại hàng hóa như sau: 1. Tên hàng theo khai báo: Nhựa nguyên sinh Polyisobutylene FB 1400, hàng mới 100% (mục 1 PLTK) 2. Đơn vị nhập khẩu: Công ty TNHH Đại Phát, địa chỉ: ấp Thanh Bình, xã Lộc An, huyện Long Thành, Đồng Nai; Mã số thuế: 3600365128. 3. Số, ngày tờ khai hải quan: 10039712013/A11 ngày 12/5/2015 tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn KV1 - Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh. 4. Tóm tắt mô tả và đặc tính hàng hóa: Polyisobutylene, dạng nguyên sinh, dạng lỏng. 5. Kết quả phân loại: Tên gọi theo cấu, tạo, công dụng: Polyisobutylene, dạng nguyên sinh, dạng lỏng, thuộc nhóm 39.02 “Polyme từ propylene hoặc từ các olefin khác, dạng nguyên sinh”, mã số 3902.20.00 “- Polyisobutylene”, tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. Thông báo này có hiệu lực kể từ ngày ban hành./ Nơi nhận: - Tổng cục trưởng (để b/cáo); - Các Cục HQ tỉnh, thành phố (để t/hiện); - Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn KV1 (Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh); - Trung tâm PTPL HH XNK và các chi nhánh; - Công ty TNHH Đại Phát, địa chỉ: ấp Thanh Bình, xã Lộc An, huyện Long Thành, Đồng Nai; - Website Hải quan; - Lưu: VT, TXNK-PL-Cường (3b). KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG Nguyễn Dương Thái
{ "issuing_agency": "Tổng cục Hải quan", "promulgation_date": "20/08/2015", "sign_number": "7607/TB-TCHQ", "signer": "Nguyễn Dương Thái", "type": "Thông báo" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Nghi-quyet-05-2022-NQ-HDND-sua-doi-Nghi-quyet-24-2021-NQ-HDND-Ninh-Binh-502595.aspx
Nghị quyết 05/2022/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 24/2021/NQ-HĐND Ninh Bình
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 05/2022/NQ-HĐND Ninh Bình, ngày 18 tháng 01 năm 2022 NGHỊ QUYẾT SỬA ĐỔI KHOẢN 2 ĐIỀU 1 NGHỊ QUYẾT SỐ 24/2021/NQ-HĐND NGÀY 25 THÁNG 6 NĂM 2021 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ TRONG PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ 5 Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2007; Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020; Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước; Xét Tờ trình số 07/TTr-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc ban hành Nghị quyết sửa đổi khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 24/2021/NQ-HĐND ngày 25 tháng 6 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình quy định một số chế độ, chính sách đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp. QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Sửa đổi khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 24/2021/NQ-HĐND ngày 25 tháng 6 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình quy định một số chế độ, chính sách đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình như sau: “2. Hỗ trợ tiền ăn đối với người Việt Nam ở trong nước, phải áp dụng biện pháp cách ly y tế để điều trị Covid-19 hoặc phải áp dụng biện pháp cách ly y tế tập trung theo yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh Ninh Bình tại cơ sở do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chọn làm nơi cách ly để điều trị Covid-19 hoặc nơi cách ly y tế tập trung (không áp dụng đối với trường hợp tự lựa chọn nơi điều trị Covid-19, nơi cách ly y tế khác hoặc điều trị Covid-19, cách ly y tế tại gia đình) a) Mức hỗ trợ: 80.000 đồng/người/ngày đối với bệnh nhân và 01 người đi kèm chăm sóc bệnh nhân mắc các bệnh ung thư, chạy thận nhân tạo, suy tim, nhồi máu cơ tim, các bệnh lý về tổn thương có liệt chủ thể, mất khả năng nhìn, xơ gan giai đoạn cuối, bệnh nhân mới phẫu thuật từ trung phẫu trở lên (trong vòng 01 tháng kể từ ngày phẫu thuật); trẻ em từ 6 tuổi trở xuống và 01 người đi kèm chăm sóc; trẻ em từ 6 tuổi trở xuống theo bố (hoặc mẹ) vào sinh hoạt, ăn, nghỉ tại nơi cách ly y tế tập trung. b) Mức hỗ trợ: 80.000 đồng/người/ngày đối với các đối tượng khác, trừ đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đã được hỗ trợ theo quy định tại Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về chi phí cách ly y tế, khám, chữa bệnh và một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19. c) Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ cho các cơ sở cách ly y tế tập trung để thanh toán chi phí tiền ăn cho đối tượng được hưởng (chỉ áp dụng cho đối tượng tự nguyện sử dụng suất ăn do cơ sở điều trị Covid-19 hoặc cơ sở cách ly y tế tập trung cung cấp và cho những ngày thực tế ăn). d) Thời điểm hỗ trợ tính từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022. Điều 2. Tổ chức thực hiện 1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này. 2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình khóa XV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 18 tháng 01 năm 2022 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày được thông qua./. Nơi nhận: - Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ; - Văn phòng: Quốc hội, Chính phủ; - Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp; - Ban Thường vụ Tỉnh ủy; - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; - TTHĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh; - Các Ban của HĐND tỉnh; - Các đại biểu HĐND tỉnh khóa XV; - Văn phòng: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh, UBND tỉnh; - Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; - Ban Thường vụ các Huyện ủy, Thành ủy; - TTHĐND, UBND, UBMTTQVN các huyện, thành phố; - Website Chính phủ, Công báo tỉnh; - Đài PT-TH tỉnh, Báo Ninh Bình; - Lưu: VT, phòng CTHĐND. CHỦ TỊCH Trần Hồng Quảng
{ "issuing_agency": "Tỉnh Ninh Bình", "promulgation_date": "18/01/2022", "sign_number": "05/2022/NQ-HĐND", "signer": "Trần Hồng Quảng", "type": "Nghị quyết" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Quyet-dinh-3205-QD-GDDT-TC-2020-quy-trinh-bo-nhiem-can-bo-lanh-dao-thuoc-So-Giao-duc-Ho-Chi-Minh-459065.aspx
Quyết định 3205/QĐ-GDĐT-TC 2020 quy trình bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo thuộc Sở Giáo dục Hồ Chí Minh
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 3205/QĐ-GDĐT-TC Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 12 năm 2020 QUYẾT ĐỊNH VỀ BAN HÀNH QUY TRÌNH BỔ NHIỆM, BỔ NHIỆM LẠI, LUÂN CHUYỂN, TỪ CHỨC, MIỄN NHIỆM CÁN BỘ CÔNG CHỨC LÃNH ĐẠO, VIÊN CHỨC QUẢN LÝ CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIÁM ĐỐC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Căn cứ Quyết định số 09/2017/QĐ-UBND ngày 22 tháng 02 năm 2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh; Căn cứ Luật số 74/2014/QH143 ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội về ban hành Luật Giáo dục nghề nghiệp; Căn cứ Luật số 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 của Quốc Hội về ban hành Luật Giáo dục; Căn cứ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Căn cứ Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy định về tuyển dụng; sử dụng và quản lý công chức; Căn cứ Quyết định số 364-QĐ/ĐU ngày 071 tháng 5 năm 2020 của Đảng ủy Sở Giáo dục và Đào tạo Ban hành quy chế, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ công chức lãnh đạo, viên chức quản lý và giới thiệu cán bộ ứng cử; Căn cứ chỉ đạo của Ban Thường vụ và Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Theo đề nghị của Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo tại tờ trình số 2739/TTr-TCCB ngày 02 tháng 12 năm 2020. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Nay ban hành quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ công chức lãnh đạo, viên chức quản lý các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh. Điều 2. Căn cứ Quy trình ban hành kèm theo Quyết định này, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ công chức lãnh đạo, viên chức quản lý của đơn vị. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 791/QĐ-GDĐT-TC ngày 22 tháng 5 năm 2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo về ban hành quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm viên chức lãnh đạo của các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo. Điều 3. Các ông (bà) Chánh Văn phòng Sở, Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ, Trưởng phòng ban có liên quan, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Ban Thường vụ Đảng ủy (để b/c); - Ban Giám đốc (để biết); - Thủ trưởng các đơn vị thuộc Sở GD&ĐT; - Như Điều 3; - Lưu VT, TCCB(NgTrang) GIÁM ĐỐC Lê Hồng Sơn QUY TRÌNH BỔ NHIỆM, BỔ NHIỆM LẠI, LUÂN CHUYỂN, TỪ CHỨC, MIỄN NHIỆM ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC LÃNH ĐẠO, VIÊN CHỨC QUẢN LÝ CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (Ban hành kèm theo Quyết định số 3205/QĐ-GDĐT-TC ngày 07 tháng 12 năm 2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo) Căn cứ Quyết định số 09/2017/QĐ-UBND ngày 22 tháng 02 năm 2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh; Căn cứ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Nghị định Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Căn cứ Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Căn cứ Thông tư Liên tịch số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ về Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông công lập; Căn cứ Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Quy định chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông; Căn cứ Quyết định số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2015 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành Điều lệ Trường mầm non; Căn cứ Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Căn cứ Thông tư số 47/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao động Thương binh và Xã Hội ban hành Quy định về Điều lệ Trường Trung cấp; Căn cứ Thông tư số 46/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành Điều lệ Trường Cao đẳng; Căn cứ Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Giáo dục thường xuyên; Căn cứ Quyết định số 44/2008/QĐ-BGDĐT ngày 30 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp - Hướng nghiệp; Căn cứ Quyết định số 364-QĐ/ĐU ngày 07 tháng 5 năm 2020 của Đảng ủy Sở Giáo dục và Đào tạo Ban hành quy chế, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ công chức lãnh đạo, viên chức quản lý và giới thiệu cán bộ ứng cử; Nay Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các đơn vị thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ công chức lãnh đạo, viên chức quản lý các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo như sau: A. VIÊN CHỨC QUẢN LÝ 1. Thời hạn giữ chức vụ 1.1. Thời hạn giữ chức vụ quản lý cho mỗi lần bổ nhiệm là 05 năm, tính từ thời điểm quyết định bổ nhiệm có hiệu lực, trừ trường hợp thời hạn dưới 05 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành. 1.2. Thời hạn viên chức giữ một chức vụ quản lý không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp được thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành. 2. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm 2.1. Bảo đảm tiêu chuẩn chung theo quy định của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn cụ thể của chức vụ bổ nhiệm theo quy định của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền được Quy định tại Điều 56 của Luật Giáo dục số 43/2019/QH14; khoản 2 Điều 14 của Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13; khoản 3 Điều 11 tại Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ; Điều 8 tiêu chuẩn 5 tại Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT và khoản 2 Điều 16 tại Thông tư liên tịch số 23/2005/TTLT- BGDĐT-BNV 2.2. Phải được quy hoạch chức vụ bổ nhiệm nếu là nguồn nhân sự tại chỗ hoặc được quy hoạch chức vụ tương đương nêu là nguồn nhân sự từ nơi khác. Trường hợp đơn vị mới thành lập chưa thực hiện việc phê duyệt quy hoạch thì do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. 2.3. Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác minh, có bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định. 2.4. Điều kiện về tuổi bổ nhiệm: a) Viên chức được đề nghị bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ quản lý hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý cao hơn thì tuổi bổ nhiệm phải còn đủ 05 năm công tác tính từ khi thực hiện quy trình bổ nhiệm; trường hợp đặc biệt báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; b) Viên chức được đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý mà thời hạn giữ chức vụ dưới 05 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành thì tuổi công tác phải đủ một nhiệm kỳ; c) Viên chức được bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định tại điểm a khoản này. 2.5. Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao. 2.6. Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của Đảng và của pháp luật; không đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức quy định tại Điều 56 Luật Viên chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. 3. Trách nhiệm và thẩm quyền trong công tác bổ nhiệm viên chức quản lý 3.1. Người đứng đầu, các thành viên trong cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị có trách nhiệm đề xuất nhân sự và nhận xét, đánh giá đối với nhân sự được đề xuất. 3.2. Tập thể cấp ủy, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận, nhận xét, đánh giá, quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. 3.3. Cá nhân, tập thể đề xuất bổ nhiệm phải chịu trách nhiệm trước cấp có thẩm quyền về ý kiến đề xuất, nhận xét, đánh giá, kết luận tiêu chuẩn chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực công tác, ưu, khuyết điểm đối với nhân sự được đề xuất bổ nhiệm. 3.4. Bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ và các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định, đề xuất nhân sự theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình. 3.5. Tập thể lãnh đạo, người đứng đầu quyết định bổ nhiệm chịu trách nhiệm đối với quyết định của mình; lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về công tác cán bộ. 3.6. Viên chức được đề xuất, xem xét bổ nhiệm phải chịu trách nhiệm về việc kê khai lý lịch, hồ sơ cá nhân, kê khai tài sản, thu nhập của mình, giải trình các nội dung liên quan. 3.7. Thẩm quyền bổ nhiệm viên chức giữ chức vụ quản lý do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp quản lý về công tác cán bộ. Trường hợp có quy định khác về thẩm quyền bổ nhiệm viên chức quản lý thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành. 4. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm viên chức quản lý 4.1. Xin chủ trương bổ nhiệm. a) Các trường trung học phổ thông, đơn vị trực thuộc Sở có nhu cầu bổ nhiệm viên chức quản lý phải trình Sở Giáo dục và Đào tạo bằng văn bản về chủ trương, số lượng, nguồn nhân sự và dự kiến phân công công tác đối với nhân sự được dự kiến bổ nhiệm. b) Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định về chủ trương bổ nhiệm chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của đơn vị sự nghiệp công lập. c) Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày có văn bản đồng ý về chủ trương bổ nhiệm của cấp có thẩm quyền, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải tiến hành quy trình lựa chọn nhân sự theo quy định. 4.2. Thực hiện quy trình bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự tại chỗ. Bước 1: Trên cơ sở chủ trương bổ nhiệm cua Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị và nguồn nhân sự trong quy hoạch, tập thể lãnh đạo thảo luận và đề xuất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự. Thành phần: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và người đứng đầu bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ. Kết quả thảo luận và đề xuất được ghi thành biên bản. (Phụ lục 1 Mẫu 1) Bước 2: Tập thể lãnh đạo mở rộng thảo luận và thống nhất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự và tiến hành giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín. (Phụ lục 1 Mẫu 2) Thành phần: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; thường vụ cấp ủy cùng cấp; người đứng đầu các đơn vị thuộc và trực thuộc. Hội nghị phải có tối thiêu 2/3 số người được triệu tập tham dự. Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên giới thiệu 01 người cho một chức vụ; người nào đạt số phiếu cao nhất, đạt tỷ lệ trên 50% tính trên tổng số người được triệu tập giới thiệu thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% thì chọn 02 người có số phiếu giới thiệu cao nhất từ trên xuống đề giới thiệu ở các bước tiếp theo. Phiếu giới thiệu nhân sự bổ nhiệm do Ban tổ chức hội nghị phát hành, có đóng dấu treo của đơn vị. Kết quả kiểm phiếu được ghi thành biên bản, không công bố tại hội nghị này. Bước 3: Tập thể lãnh đạo, căn cứ vào cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, yêu cầu nhiệm vụ và khả năng đáp ứng của viên chức; trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2, tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín. (Phụ lục 1 Mẫu 3) Thành phần: Thực hiện như quy định ở bước 1. Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên lãnh đạo giới thiệu 01 người cho một chức vụ trong số nhân sự được giới thiệu ở bước 2 hoặc giới thiệu người khác có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định; người nào đạt số phiếu cao nhất, đạt tỷ lệ trên 50% tính trên tổng số thành viên tập thể lãnh đạo giới thiệu thì đựợc lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% thì chọn 02 người có số phiếu giới thiệu cao nhất từ trên xuống để lấy phiếu tín nhiệm tại hội nghị cán bộ chủ chốt. Phiếu giới thiệu nhân sự bổ nhiệm do Ban tổ chức hội nghị phát hành, có đóng dấu treo của đơn vị. Kết quả kiểm phiếu được ghi thành biên bản, được công bố tại hội nghị này. Trường hợp nếu kết quả giới thiệu của tập thể lãnh đạo khác với kết quả phát hiện, giới thiệu nhân sự ở bước 2 thì báo cáo, giải trình rõ với cơ quan, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, cho ý kiến chỉ đạo trước khi tiến hành các bước tiếp theo. Kết quả kiểm phiếu được ghi thành biên bản và lưu trữ trong hồ sơ bổ nhiệm. Bước 4: Tổ chức lấy ý kiến của cán bộ chủ chốt về nhân sự được tập thể lãnh đạo giới thiệu ở bước 3 bằng phiếu kín. (Phụ lục 1 Mẫu 4) Thành phần: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; cấp ủy, trưởng các tổ chức chính trị - xã hội của đơn vị sự nghiệp công lập; người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu các bộ phận chuyên môn và đơn vị thuộc và trực thuộc. Đối với đơn vị có số lượng người làm việc dưới 30 người hoặc đơn vị không có tổ chức cấu thành, thành phần tham dự gồm toàn thể viên chức, người lao động trong biên chế làm việc thường xuyên tại đơn vị. Hội nghị phải có tối thiểu 2/3 số người được triệu tập tham dự. Trình tự lấy ý kiến: Trao đổi, thảo luận về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, yêu cầu và khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của nhân sự; Thông báo danh sách nhân sự do tập thể lãnh đạo giới thiệu (ở bước 3); tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển; dự kiến phân công công tác; Ghi phiếu lấy ý kiến tín nhiệm (có thể ký tên hoặc không ký tên). Phiếu lấy ý kiến tín nhiệm do Ban tổ chức hội nghị phát hành, có đóng dấu treo của đơn vị. Kết quả kiểm phiếu được ghi thành biên bản, không công bố tại hội nghị này. Bước 5: Tập thể lãnh đạo thảo luận và biểu quyết nhân sự. (Phụ lục 1 Mẫu 5) Thành phần: Thực hiện như quy định ở bước 1. Trình tự thực hiện: Phân tích kết quả lấy phiếu ở các hội nghị; xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có); lấy ý kiến bằng văn bản của ban thường vụ đảng ủy hoặc đảng ủy đơn vị (những nơi không có ban thường vụ) về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm; tập thể lãnh đạo thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín. Nguyên tắc lựa chọn: Người đạt số phiếu cao nhất, đạt tỷ lệ trên 50% tính trên tổng số thành viên tập thể lãnh đạo giới thiệu thì được lựa chọn đề nghị bổ nhiệm. Trường hợp cố 02 người có số phiếu ngang nhau (đạt tỷ lệ 50%) thì lựa chọn nhân sự do người đứng đầu giới thiệu để đề nghị bổ nhiệm; đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Phiếu biểu quyết nhân sự bổ nhiệm do Ban tổ chức hội nghị phát hành, có đóng dấu treo của đơn vị. Kết quả kiểm phiếu được ghi thành biên bản. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ra quyết định bổ nhiệm theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét, quyết định. 4.3. Thực hiện quy trình bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự từ nơi khác: a) Trường hợp nhân sự từ nơi khác do đơn vị sự nghiệp công lập đề xuất thì tập thể lãnh đạo đơn vị thảo luận, thống nhất về chủ trương và chỉ đạo tiến hành một số công việc sau: - Gặp người được đề nghị bổ nhiệm để trao đổi ý kiến về yêu cầu nhiệm vụ công tác. (Phụ lục 2 Mẫu 1) - Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo và cấp ủy cơ quan, đơn vị nơi người được đề nghị bổ nhiệm đang công tác về chủ trương bổ nhiệm; lấy nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo và cấp ủy cơ quan, đơn vị đối với nhân sự; nghiên cứu hồ sơ, xác minh lý lịch (bằng văn bản). Thảo luận, nhận xét, đánh giá và biếu quyết nhân sự bằng phiếu kín. Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm phải đạt tỷ lệ trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định; đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. (Phụ lục 2 Mẫu 2) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định. b) Trường hợp nhân sự do cơ quan cấp trên có thẩm quyền dự kiến bổ nhiệm từ nguồn nhân sự ngoài đơn vị, phòng tổ chức cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo dự kiến bổ nhiệm tiến hành một số công việc sau: - Xin chủ trương về việc dự kiến bổ sung nhân sự ngoài đơn vị - Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo và cấp ủy của đơn vị tiếp nhận nhân sự về dự kiến bổ nhiệm. - Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo và cấp ủy nơi nhân sự đang công tác về chủ trương bổ nhiệm và lấy nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo và cấp ủy; nghiên cứu hồ sơ, xác minh lý lịch. - Gặp nhân sự được dự kiến bổ nhiệm để trao đổi ý kiến về yêu cầu nhiệm vụ công tác. - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thẩm định về nhân sự. - Trình lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định. 4.4. Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều này và điều kiện cụ thể của đơn vị sự nghiệp công lập, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức quy định cụ thể thành phần tham dự các bước trong quy trình bổ nhiệm các chức danh viên chức quản lý thuộc phạm vi phụ trách. 5. Bổ nhiệm trong trường hợp khác 5.1. Bổ nhiệm trong trường hợp hợp nhất, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, chuyển đổi mô hình tổ chức: a) Trường hợp hợp nhất, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, chuyển đổi mô hình tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập mà chức vụ viên chức dang giữ ở đơn vị sự nghiệp công lập cũ tương đương hoặc cao hơn chức vụ viên chức dự kiến đảm nhiệm ở đơn vị sự nghiệp công lập mới hoặc trường hợp đổi tên đơn vị sự nghiệp công lập thì tập thể lãnh đạo và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập mới trình cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập xem xét, quyết định chuyển đổi chức vụ theo vị trí việc làm mới tương ứng; b) Trường hợp hợp nhất, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, chuyển đổi mô hình tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập mà chức vụ viên chức đang giữ ở đơn vị sự nghiệp công lập cũ thấp chức vụ viên chức dự kiến đảm nhiệm ở đơn vị sự nghiệp công lập mới thì việc bổ nhiệm được thực hiện theo quy trình bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự từ nơi khác. 5.2. Cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp chủ trì thực hiện quy trình bổ nhiệm đối với các trường hợp sau: a) Bổ nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập mới được thành lập; b) Trường hợp thực hiện quy trình bổ nhiệm mà thời điểm đó đơn vị sự nghiệp công lập chỉ có một lãnh đạo là người đứng đầu hoặc là cấp phó của người đứng đầu; c) Trường hợp thực hiện quy trình bổ nhiệm mà thời điểm đó nội bộ lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công lập mất đoàn kết, nhiều người vi phạm kỷ luật, nếu thực hiện quy trình bổ nhiệm sẽ thiếu khách quan; d) Trường hợp vi thiên lai, tai nạn hoặc vì các lý do bất khả kháng khác mà đơn vị sự nghiệp công lập không còn người lãnh đạo, quản lý. 5.3. Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập chưa kiện toàn người đứng đầu, căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm việc giao quyền hoặc giao phụ trách đơn vị sự nghiệp công lập cho đến khi bổ nhiệm người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. Thời gian giao quyền, giao phụ trách không tính vào thời gian giữ chức vụ khi bổ nhiệm. 5.4. Trường hợp các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thí điểm thi tuyển chức danh viên chức quản lý theo chủ trương của Đảng thì quy trình bổ nhiệm thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về tổ chức thí điểm. 6. Hồ sơ bổ nhiệm Hồ sơ nhân sự bổ nhiệm phải được kê khai trung thực, chính xác, đầy đủ nội dung nêu tại các mục và phải được cấp có thẩm quyền xác nhận hoặc chứng thực theo quy định, bao gồm: 6.1. Tờ trình về việc bổ nhiệm do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ký (đối với trường hợp trình cấp trên có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm) hoặc do người đứng đầu bộ phận phụ trách về công tác tổ chức cán bộ ký (đối với trường hợp người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định); 6.2. Bản tổng hợp kết quả kiểm phiếu kèm theo biên bản kiểm phiếu ở các bước trong quy trình bổ nhiệm; 6.3. Sơ yếu lý lịch viên chức do cá nhân tự khai theo mẫu quy định, được đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp quản lý xác nhận, có dán ảnh màu khổ 4x6, chụp trong thời gian không quá 06 tháng; 6.4. Bản tự kiểm điểm 3 năm công tác gần nhất; 6.5. Nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo đơn vị về phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ, về năng lực công tác, kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong 3 năm gần nhất; 6.6. Nhận xét của chi ủy nơi cư trú đối với bản thân và gia đình. Trường hợp nơi cư trú của bản thân khác với nơi cư trú của gia đình thì phải lấy nhận xét của chi ủy nơi bản thân cư trú và nơi gia đình cư trú; 6.7. Kết luận của cấp ủy có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị; 6.8. Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu quy định; 6.9. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh bổ nhiệm; Trường hợp có văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp hoặc cơ sở đào tạo trong nước liên kết với nước ngoài cấp phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo chứng nhận; 6.10. Phiếu đánh giá chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ theo Quy định tại Thông tư số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV (đối với giáo viên) và Thông tư 14/2018/TTBGDĐT từ Điều 4 đến Điều 8 (đối với Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng) 6.11. Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 06 tháng. 7. Thời điểm, thời hạn và nguyên tắc thực hiện bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ quản lý 7.1. Viên chức quản lý khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm theo quy định thì cơ quan, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm phải tiến hành quy trình xem xét bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ quản lý. Trường hợp chưa thực hiện quy trình bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ quản lý theo quy định tại khoản 5 Điều này thì cơ quan, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm phải có văn bản thông báo để đơn vị và viên chức biết. 7.2. Viên chức quản lý khi hết thời hạn bổ nhiệm, tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 05 năm công tác mà được bổ nhiệm lại thì thời hạn bổ nhiệm được tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định. Trường hợp tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 02 năm công tác, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ quản lý cho đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định. 7.3. Quyết định bổ nhiệm lại hoặc quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ quản lý phải được ban hành trước ngày hết thời hạn bổ nhiệm ít nhất 01 ngày làm việc. 7.4. Trường hợp viên chức quản lý khi hết thời hạn bổ nhiệm mà chưa có quyết định bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ quản lý của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thì không được thực hiện chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền của chức vụ quản lý hiện giữ. Việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền của chức vụ quản lý đó do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định. 7.5. Các trường hợp chưa thực hiện quy trình bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ quản lý: a) Viên chức quản lý đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử; b) Viên chức quản lý đang trong thời gian được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cử đi học tập, công tác ở nước ngoài 03 tháng trở lên; c) Viên chức quản lý đang trong thời gian điều trị nội trú từ 03 tháng trở lên tại các cơ sở y tế hoặc đang trong thời gian nghỉ chế độ thai sản. 8. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm lại 8.1. Hoàn thành nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ quản lý. 8.2. Đáp ứng tiêu chuẩn chức danh quản lý theo quy định của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tại thời điểm bổ nhiệm lại. 8.3. Đơn vị có nhu cầu về vị trí việc làm viên chức quản lý. 8.4. Đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao. 8.5. Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật. 9. Thủ tục bổ nhiệm lại 9.1. Chậm nhất 90 ngày trước ngày hết thời hạn bổ nhiệm, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm phải ra thông báo thực hiện quy trình xem xét bổ nhiệm lại đối với viên chức. 9.2. Viên chức làm báo cáo tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ gửi người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm. 9.3. Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt lấv ý kiến về việc bổ nhiệm lại Thành phần: Thực hiện như quy định tại bước 4 quy trình bổ nhiệm viên chức quản lý. Trình tự thực hiện: Viên chức được xem xét để bổ nhiệm lại báo cáo tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ; hội nghị tham gia góp ý kiến và bỏ phiếu tín nhiệm bằng phiếu kín đối với viên chức được xem xét bổ nhiệm lại. Biên bản hội nghị, biên bản kiểm phiếu tín nhiệm được gửi lên người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm. Kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này. 9.4. Tập thể lãnh đạo đơn vị thảo luận và biểu quyết nhân sự Thành phần: Thực hiện như quy định tại bước 5 quy trình bổ nhiệm viên chức quản lý. Trình tự thực hiện: Phân tích kết quả lấy phiếu ở hội nghị cán bộ chủ chốt. Viên chức được đề nghị bổ nhiệm lại phải đạt tỷ lệ trên 50% tính trên tổng số người được triệu tập tham gia hội nghị cán bộ chủ chốt giới thiệu; Xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có); Lấy ý kiến bằng văn bản của ban thường vụ đảng ủy hoặc đảng ủy đơn vị (những nơi không có ban thường vụ) về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm lại; Tập thể lãnh đạo thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín. Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm lại phải đạt tỷ lệ trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định; đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ra quyết định bổ nhiệm lại theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét, quyết định. 10. Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu 10.1. Chậm nhất 90 ngày trước ngày hết thời hạn bổ nhiệm, cơ quan, đơn vị có thẩm quyển bổ nhiệm phải ra thông báo thực hiện việc xem xét kéo dài thời gian giữ chức vụ quản lý đến tuổi nghỉ hưu đối với viên chức. 10.2. Viên chức làm báo cáo tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ gửi người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm. 10.3. Tập thể lãnh đạo đơn vị tổ chức thảo luận, xem xét, nếu viên chức còn sức khỏe, uy tín, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thì thống nhất biểu quyết bằng phiếu kín việc kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu. Nhân sự được đề nghị kéo dài thời hạn giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu phải đạt tỷ lệ trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định; đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ra quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét, quyết định việc kéo dài thời gian giữ chức vụ quản lý đến tuổi nghỉ hưu đối với viên chức. 11. Hồ sơ bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu 11.1. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại như quy định đối với hồ sơ bổ nhiệm viên chức giữ chức vụ quản lý quy định tại Mục 6 của Quy định này. 11.2. Hồ sơ đề nghị kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu gồm: a) Tờ trình về việc đề nghị kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu do người đứng đầu cơ quan, đơn vị ký (đối với trường hợp trình cấp trên có thẩm quyền quyết định) hoặc do người đứng đầu bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ ký (đối với trường hợp người đứng đầu cơ quan đơn vị quyết định). b) Biên bản họp và kết quá kiểm phiếu đề nghị kéo dài thời gian giữ chức vụ quản lý của tập thể lãnh đạo đơn vị; c) Sơ yếu lý lịch do cá nhân lự khai theo mẫu quy định, được đơn vị trực tiếp quản lý xác nhận, có dán ảnh màu khổ 4x6, chụp trong thời gian không quá 06 tháng; d) Bản tự nhận xét đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ; e) Kết luận của cấp ủy có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị; f) Nhận xét của chi ủy nơi cư trú đối với bản thân và gia đình. Trường hợp nơi cư trú của bản thân khác với nơi cư trú của gia đình thì phải lấy nhận xét của chi ủy nơi bản thân cư trú và nơi gia đình cư trú; g) Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu quy định; h) Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 06 tháng. 12. Thôi giữ chức vụ đối với viên chức quản lý 12.1. Việc xem xét, quyết định cho thôi giữ chức vụ đối với viên chức quản lý được thực hiện trong các trường hợp sau: a) Tự nguyện, chủ động xin thôi giữ chức vụ quản lý; b) Do không đủ sức khỏe, hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; c) Vì các lý do chính đáng khác của viên chức. 12.2. Viên chức quản lý không được thôi giữ chức vụ nếu thuộc một trong các trường hợp sau: a) Đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; đang đảm nhận nhiệm vụ trọng yếu, cơ mật; phòng chống thiên tai, dịch bệnh; nếu thôi giữ chức vụ ngay sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của Đảng và Nhà nước; b) Đang trong thời gian chịu sự thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định của Đảng và pháp luật. 12.3. Quy trình xem xét cho thôi giữ chức vụ: a) Chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày nhận đơn xin thôi giữ chức vụ quản lý của viên chức, bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ hoặc người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập nơi viên chức đang công tác phải trao đổi với viên chức có đơn đề nghị thôi giữ chức vụ. Trường hợp viên chức chức rút đơn thì dừng việc xem xét; trường hợp viên chức không rút đơn thì bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ xem xét, đề xuất với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ; b) Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ có văn bản đề xuất, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị có thẩm quyền phải thảo luật, biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định cho viên chức thôi giữ chức vụ quản lý phải được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định. 12.4. Viên chức quản lý xin thôi giữ chức vụ quản lý nhưng chưa được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cấp có thẩm quyền đồng ý thì vẫn phải tiếp tực thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. 12.5. Hồ sơ xem xét cho viên chức thôi giữ chức vụ quản lý: a) Tờ trình của bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ; b) Các văn bản có liên quan: Quyết định, văn bản kết luận, ý kiến của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền, đơn đề nghị của viên chức; c) Biên bản hội nghị và biên bản kiểm phiếu. 13. Miễn nhiệm đối với viên chức quản lý 13.1. Việc xem xét miễn nhiệm đối với viên chức quản lý được thực hiện trong các trường hợp sau: a) Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ; b) Bị xử lý kỷ luật chưa đến mức cách chức nhưng do yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế; c) Bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo hai lần trong cùng một thời hạn bổ nhiệm; d) Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định của Đảng về bảo vệ chính trị nội bộ; e) Các lý do miễn nhiệm khác theo quy định của Đảng và pháp luật. 13.2. Quy trình xem xét miễn nhiệm đối với viên chức quản lý a) Khi có đủ căn cứ miễn nhiệm đối với viên chức quản lý quy định tại khoản 1 Điều này, người đứng cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng viên chức hoặc bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ đề xuất với cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ; b) Chậm nhất sau 30 ngày kế từ ngày nhận được văn bản đề xuất việc miễn nhiệm, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị có thẩm quyền phải thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định miễn nhiệm đối với viên chức phải được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định. 13.3. Viên chức quản lý sau khi bị miễn nhiệm, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập bố trí công tác phù hợp; viên chức có trách nhiệm chấp hành quyết định phân công của cấp có thẩm quyền. Trường hợp viên chức bị miễn nhiệm do xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong hai năm liên tiếp thì đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền cho thôi việc theo quy định của pháp luật. 13.4. Hồ sơ xem xét miễn nhiệm viên chức quản lý thực hiện như quy định tại phần 12.5 mục 12 quy trình này. B. CÔNG CHỨC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ I. Bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý 1. Thời hạn giữ chức vụ 1.1. Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cho mỗi lần bổ nhiệm là 05 năm, tính từ thời điểm quyết định bổ nhiệm có hiệu lực, trừ trường hợp thời hạn dưới 05 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành. 1.2. Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không được quá hai nhiệm kỳ liên tiếp được thực hiện theo quy định của Đảng và pháp luật chuyên ngành. 2. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm 2.1. Bảo đảm tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn chức danh theo quy định của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn cụ thể của chức vụ bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. 2.2. Phải được quy hoạch chức vự bổ nhiệm nếu là nguồn nhân sự tại chỗ hoặc được quy hoạch chức vụ tương đương nếu là nguồn nhân sự từ nơi khác. Trường hợp cơ quan, tổ chức mới thành lập chưa thực hiện việc phê duyệt quy hoạch thì do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. 2.3. Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác minh, có bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định. 2.4. Điều kiện về độ tuổi bổ nhiệm: a) Công chức được đề nghị bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cao hơn thì tuổi bổ nhiệm phải còn đủ 05 năm công tác tính từ khi thực hiện quy trình bổ nhiệm; trường hợp đặc biệt báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; b) Công chức được đề nghị bổ nhiệm vào chức vụ lãnh đạo, quản lý mà thời hạn mỗi lẩn bổ nhiệm dưới 05 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành và của cơ quan có thẩm quyền thì tuổi bổ nhiệm phải đủ một nhiệm kỳ; c) Công chức được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định tại điểm a khoản này. 2.5. Có đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao. 2.6. Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của Đảng và của pháp luật; không đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật quy định tại Điều 82 của Luật Cán bộ, công chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. 3. Trách nhiệm trong công tác bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý 3.1. Người đứng đầu, các thành viên trong cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đề xuất nhân sự và nhận xét, đánh giá đối với nhân sự được đề xuất. 3.2. Tập thể cấp ủy, tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức thảo luận, nhận xét, đánh giá, quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. 3.3. Cá nhân, tập thể đề xuất bổ nhiệm phải chịu trách nhiệm trước cấp có thẩm quyền về ý kiến đề xuất, nhận xét, đánh giá, kết luận tiêu chuẩn chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực công tác, ưu, khuyết điểm đối với nhân sự được đề xuất bổ nhiệm. 3.4. Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định, đề xuất nhân sự theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình. 3.5. Tập thể lãnh đạo, người đứng đầu quyết định bổ nhiệm chịu trách nhiệm đối với quyết định của mình; lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về công tác cán bộ. 3.6. Công chức được đề xuất, xem xét bổ nhiệm phải chịu trách nhiệm việc kê khai lý lịch, hồ sơ cá nhân, kế khai tài sản, thu nhập của mình, giải trình các nội dung liên quan. 4. Thẩm quyền bổ nhiệm Đối với các chức vụ lãnh đạo, quản lý khác, thẩm quyền bổ nhiệm thực hiện theo quy định vể phân cấp quản lý cán bộ của cấp ủy đảng các cấp. 5. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý 5.1. Xin chủ trương bổ nhiệm: a) Cơ quan, tổ chức có nhu cầu bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý phải trình cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm bằng văn bản về chủ trương, số lượng, nguồn nhân sự và dự kiến phân công công tác đối với nhân sự được dự kiến bổ nhiệm; b) Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định về chủ trương bổ nhiệm chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan, tổ chức; c) Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày có văn bản đồng ý về chủ trương bổ nhiệm của cấp có thẩm quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải tiến hành quy trình lựa chọn nhân sự theo quy định. 5.2. Thực hiện quy trình bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự tại chỗ: a) Bước 1: Trên cơ sở chủ trương, yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức và nguồn nhân sự trong quy hoạch, tập thể lãnh đạo thảo luận và đề xuất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự. Thành phần: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức và người đứng đầu cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ. Kết quả thảo luận và đề xuất được ghi thành biên bản. b) Bước 2: Tập thể lãnh đạo mở rộng thảo luận và thống nhất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự và tiến hành giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín. Thành phần: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức; thường vụ cấp ủy cùng cấp; người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc. Hội nghị phải có tối thiểu 2/3 số người được triệu tập tham dự. Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên giới thiệu 01 người cho một chức vụ; người nào có số phiếu cao nhất, đạt tỷ lệ trên 50% tính trên tổng số người được triệu tập giới thiệu thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% thì chọn 02 người có số phiếu giới thiệu cao nhất từ trên xuống đề giới thiệu ở các bước tiếp theo. Phiếu giới thiệu nhân sự bổ nhiệm do Ban tổ chức hội nghị phát hành, có đóng dấu treo của cơ quan, tổ chức. Kết quả kiểm phiếu được ghi thành biên bản, không công bố tại hội nghị này. c) Bước 3: Tập thể lãnh đạo, căn cứ vào cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, yêu cầu nhiệm vụ và khả năng đáp ứng của công chức; trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2, tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín. Thành phần: Thực hiện như quy định ở bước 1. Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên lãnh đạo giới thiệu 01 người cho một chức vụ trong số nhân sự được giới thiệu ở bước 2 hoặc giới thiệu người khác có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định; người nào đạt số phiếu cao nhất, đạt tỷ lệ trên 50% tính trên tổng số thành viên tập thể lãnh đạo giới thiệu thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% thì chọn 02 người có số phiếu giới thiệu cao nhất từ trên xuống để lấy phiếu tín nhiệm tại hội nghị cán bộ chủ chốt. Phiếu giới thiệu nhân sự bổ nhiệm do Ban tổ chức hội nghị phát hành, có đóng dấu treo của cơ quan, tổ chức. Kết quả kiểm phiếu được ghi thành biên bản, được công bố tại hội nghị này. Trường hợp nếu kết quả giới thiệu của tập thể lãnh đạo khác với kết quả phát hiện, giới thiệu nhân sự ở bước 2 thì báo cáo, giải trình rõ với cơ quan có thẩm quyền xem xét, cho ý kiến chỉ đạo trước khi tiến hành các bước tiếp theo. d) Bước 4: Tổ chức lấy ý kiến của cán bộ chủ chốt về nhân sự được tập thể lãnh đạo giới thiệu ở bước 3 bằng phiếu kín. Thành phần: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức; thường vụ cấp ủy cùng cấp; trường các tổ chức chính trị - xã hội của cơ quan, tổ chức; người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu các cơ quan, tổ chức thuộc và trực thuộc. Đối với cơ quan, tổ chức có dưới 30 người hoặc không có tổ chức cấu thành, thành phần tham dự gồm toàn thể công chức của cơ quan, tổ chức. Hội nghị phải có tối thiểu 2/3 số người được triệu tập tham dự. Trình tự lấy ý kiến: Trao đổi, thảo luận về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, yêu cầu và khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của nhân sự. Thông báo danh sách nhân sự do tập thể lãnh đạo giới thiệu (ở bước 3); tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển; dự kiến phân công công tác. Ghi phiếu lấy ý kiến tín nhiệm (có thể ký tên hoặc không ký tên). Phiếu lấy ý kiến tín nhiệm do Ban tổ chức hội nghị phát hành, có đóng dấu treo của cơ quan, tổ chức. Kết quả kiểm phiếu được ghi thành biên bản, không công bố tại hội nghị này. đ) Bước 5: Tập thể lãnh đạo thảo luận và biểu quyết nhân sự. Thành phần: Thực hiện như quy định ở bước 1. Trình tự thực hiện: Phân tích kết quả lấy phiếu ở các hội nghị; xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có); lấy ý kiến bằng văn bản của ban thường vụ đảng ủy hoặc đảng ủy cơ quan (những nơi không có ban thường vụ) về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm; tập thể lãnh đạo thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự (bằng phiếu kín). Nguyên tắc lựa chọn: Người đạt số phiếu cao nhất, đạt tỷ lệ trên 50% tính trên tổng số thành viên tập thể lãnh đạo giới thiệu thì được lựa chọn đề nghị bổ nhiệm. Trường hợp có 02 người có số phiếu ngang nhau (đạt tỷ lệ 50%) thì lựa chọn nhân sự do người đứng đầu giới thiệu để đề nghị bổ nhiệm; đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Phiếu biểu quyết nhân sự bổ nhiệm do Ban tổ chức hội nghị phát hành, có đóng dấu treo của cơ quan, tổ chức. Kết quả kiểm phiếu được ghi thành biên bản. Ra quyết định bổ nhiệm theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định. 5.3. Thực hiện quy trình bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự từ nơi khác: a) Trường hợp nhân sự do cơ quan, tổ chức đề xuất thì tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức thảo luận, thống nhất về chủ trương và tiến hành một số công việc sau: Gặp nhân sự được đề nghị bổ nhiệm để trao đổi ý kiến về yêu cầu nhiệm vụ công tác. Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo và cấp ủy cơ quan, tổ chức nơi người được đề nghị bổ nhiệm đang công tác về chủ trương điều động; lấy nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo và cấp ủy cơ quan, tổ chức đối với nhân sự; nghiên cứu hồ sơ, xác minh lý lịch. Thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín. Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm phải đạt tỷ lệ trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định; đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Ra quyết định bổ nhiệm theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định. b) Trường hợp nhân sự do cơ quan cấp trên có thẩm quyền dự kiến điều động, bổ nhiệm từ nguồn nhân sự ngoài cơ quan, tổ chức thì cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan cấp trên có thẩm quyền dự kiến điều động, bổ nhiệm tiến hành một số công việc sau: Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo và cấp ủy cơ quan, tổ chức tiếp nhận nhân sự về dự kiến điều động, bổ nhiệm. Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo và cấp ủy cơ quan, tổ chức nơi nhân sự đang công tác về chủ trương điều động, bổ nhiệm và lấy nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo và cấp ủy cơ quan, tổ chức; nghiên cứu hồ sơ, xác minh lý lịch. Gặp nhân sự được dự kiến điều động, bổ nhiệm để trao đổi ý kiến về yêu cầu nhiệm vụ công tác. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định về nhân sự. Ra quyết định bổ nhiệm theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định. 5.4. Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều này và điều kiện cụ thể của cơ quan, tổ chức, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, người đứng đầu tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể thành phần tham dự các bước trong quy trình bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc phạm vi phụ trách. 6. Bổ nhiệm trong trường hợp khác 6.1. Bổ nhiệm trong trường hợp hợp nhất, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, chuyển đổi mô hình tổ chức: a) Trường hợp hợp nhất, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, chuyển đổi mô hình tổ chức của cơ quan, tổ chức mà chức vụ công chức đang giữ ở cơ quan, tổ chức cũ tương đương hoặc cao hơn chức vụ công chức dự kiến đảm nhiệm ở cơ quan, tổ chức mới hoặc trường hợp đổi tên cơ quan, tổ chức thì tập thể lãnh đạo và người đứng đầu cơ quan, tổ chức mới trình Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định chuyển đổi chức vụ theo vị trí việc làm mới tương ứng; b) Trường hợp hợp nhất, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, chuyển đổi mô hình tổ chức của cơ quan, tổ chức mà chức vụ công chức dang giữ ở cơ quan, tổ chức cũ thấp hơn chức vụ công chức dự kiến đảm nhiệm ở cơ quan, tổ chức mới thì việc bổ nhiệm được thực hiện theo quy trình bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự từ nơi khác. 6.2. Cơ quan cấp trên trực tiếp chủ trì thực hiện quy trình bổ nhiệm đối với các trường hợp sau: a) Bổ nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức mới được thành lập; b) Trường hợp thực hiện quy trình bổ nhiệm mà thời điểm đó cơ quan, tổ chức chỉ có một lãnh đạo là người đứng đầu hoặc là cấp phó của người đứng đầu; c) Trường hợp thực hiện quy trình bổ nhiệm mà thời điểm đó nội bộ lãnh đạo cơ quan, tổ chức mất đoàn kết, nhiều người vi phạm kỷ luật, nếu thực hiện quy trình bổ nhiệm sẽ thiếu khách quan; d) Trường hợp vì thiên tai, tai nạn hoặc vì các lý do bất khả kháng khác mà cơ quan, tổ chức không còn người lãnh đạo, quản lý. 6.3. Trường hợp cơ quan, tổ chức chưa kiện toàn người đứng đầu, căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm việc giao quyền hoặc giao phụ trách cơ quan, tổ chức cho đến khi bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức. Thời gian giao quyền, giao phụ trách không tính vào thời gian giữ chức vụ khi được bổ nhiệm. 7. Hồ sơ bổ nhiệm Hồ sơ nhân sự bổ nhiệm phải được kê khai trung thực, chính xác, đầy đủ nội dung nêu tại các mục và phải được cấp có thẩm quyền xác nhận hoặc chứng thực theo quy định, bao gồm: 7.1. Tờ trình về việc bổ nhiệm do người đứng đầu cơ quan, tổ chức ký (đối với trường hợp trình cấp trên có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm); hoặc do người đứng đầu cơ quan phụ trách về công tác tổ chức cán bộ ký (đối với trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định); 7.2. Bản tổng hợp kết quả kiểm phiếu kèm theo biên bản kiểm phiếu ở các bước trong quy trình bổ nhiệm; 7.3. Sơ yếu lý lịch do cá nhân tự khai theo mẫu quy định, được cơ quan trực tiếp quản lý xác nhận, có dán ảnh màu khổ 4x6, chụp trong thời gian không quá 06 tháng; 7.4. Bản tự kiểm điểm 3 năm công tác gần nhất; 7.5. Nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức về phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ, về năng lực công tác, kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong 3 năm gần nhất; 7.6. Nhận xét của chi ủy nơi cư trú đối với bản thân và gia đình. Trường hợp nơi cư trú của bản thân khác với nơi cư trú của gia đình thì phải lấy nhận xét của chi ủy nơi bản thân cư trú và nơi gia đình cư trú; 7.7. Kết luận của cấp ủy có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị; 7.8. Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu quy định; 7.9. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh bổ nhiệm. Trường hợp nhân sự có bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp thì phải được công nhận tại Việt Nam theo quy định; 7.10. Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 06 tháng. II. Bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý 1. Thời điểm, thời hạn và nguyên tắc thực hiện bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý 1.1. Công chức lãnh đạo, quản lý khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm theo quy định thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải tiến hành quy trình xem xét bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Trường hợp chưa thực hiện quy trình bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý theo quy định tại khoản 5 Điều này thì cấp có thẩm quyền bổ nhiệm phải có văn bản thông báo để cơ quan, tổ chức và công chức biết. 1.2. Công chức lãnh đạo, quản lý khi hết thời hạn bổ nhiệm, tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 05 năm công tác mà được bổ nhiệm lại thì thời hạn bổ nhiệm được tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định. Trường hợp tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 02 năm công tác, cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cho đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định. 1.3. Quyết định bổ nhiệm lại hoặc quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải được ban hành trước ngày hết thời hạn bổ nhiệm ít nhất 01 ngày làm việc. 1.4. Trường hợp công chức lãnh đạo, quản lý khi hết thời hạn bổ nhiệm mà chưa có quyết định bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của cấp có thẩm quyền thì không được thực hiện chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền của chức vụ lãnh đạo, quản lý hiện giữ. Việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền của chức vụ lãnh đạo, quản lý đó do cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định. 1.5. Các trường hợp chưa thực hiện quy trình bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: a) Công chức lãnh đạo, quản lý đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử; b) Công chức lãnh đạo, quản lý đang trong thời gian được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cử đi học tập, công tác ở nước ngoài từ 03 tháng trở lên; c) Công chức lãnh đạo, quản lý đang trong thời gian điều trị nội trú từ 03 tháng trở lên tại các cơ sở y tế hoặc đang trong thời gian nghỉ chế độ thai sản. 2. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm lại 2.1. Hoàn thành nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. 2.2. Đáp ứng tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý theo quy định của cơ quan có thẩm quyền tại thời điểm bổ nhiệm lại. 2.3. Cơ quan, tổ chức có nhu cầu về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý. 2.4. Đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao. 2.5. Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật. 3. Thẩm quyền quyết định bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đến tuổi nghỉ hưu Cấp nào có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm thì cấp đó thực hiện việc bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. 4. Thủ tục bổ nhiệm lại 4.1. Chậm nhất 90 ngày trước ngày hết thời hạn bổ nhiệm, cấp có thẩm quyền bổ nhiệm phải ra thông báo thực hiện quy trình xem xét bổ nhiệm lại đối với công chức. 4.2. Công chức làm báo cáo tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ gửi cấp có thẩm quyền bổ nhiệm. 4.3. Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt lấy ý kiến về việc bổ nhiệm lại Thành phần: Thực hiện như quy định tại bước 4 quy trình bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Trình tự thực hiện: Công chức được xem xét để bổ nhiệm lại báo cáo tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ; hội nghị tham gia góp ý kiến và bỏ phiếu tín nhiệm bằng phiếu kín đối với công chức được xem xét bổ nhiệm lại. Biên bản hội nghị, biên bản kiểm phiếu được gửi lên cấp có thẩm quyền bổ nhiệm. Kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này. 4.4. Tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức thảo luận và biểu quyết nhân sự: Thành phần: Thực hiện như quy định tại bước 5 quy trình bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Trình tự thực hiện: Phân tích kết quả lấy phiếu ở hội nghị cán bộ chủ chốt. Công chức được đề nghị bổ nhiệm lại phải đạt tỷ lệ trên 50% tính trên tổng số người được triệu tập tham gia hội nghị cán bộ chủ chốt giới thiệu; Xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có); Lấy ý kiến bằng văn bản của ban thường vụ đảng ủy hoặc đảng ủy cơ quan (những nơi không có ban thường vụ) về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm lại; Tập thể lãnh đạo thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín. Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm lại phải đạt tỷ lệ trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định; đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; Ra quyết định bổ nhiệm lại theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định. 5. Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đến tuổi nghỉ hưu 5.1. Chậm nhất 90 ngày trước ngày hết thời hạn bổ nhiệm, cấp có thẩm quyền kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải ra thông báo thực hiện việc xem xét kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đến tuổi nghỉ hưu đối với công chức. 5.2. Công chức làm báo cáo tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ, gửi cấp có thẩm quyền kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. 5.3. Người đứng đầu và tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức thảo luận, xem xét, nếu công chức còn sức khỏe, uy tín, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thì thống nhất biểu quyết bằng phiếu kín. Nhân sự được đề nghị kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải đạt tỷ lệ trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định; đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức ra quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đến tuổi nghỉ hưu đối với công chức. 6. Hồ sơ bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đến tuổi nghỉ hưu 6.1. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại thực hiện như quy định đối với hồ sơ bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý quy định tại Mục 7 Phần I của Quy trình này. 6.2. Hồ sơ đề nghị kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đến tuổi nghỉ hưu, bao gồm: a) Tờ trình về việc đề nghị kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đến tuổi nghỉ hưu do người đứng đầu cơ quan, tổ chức ký (đối với trường hợp trình cấp trên có thẩm quyền quyết định) hoặc do người đứng đầu cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ ký (đối với trường hợp người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quyết định); b) Biên bản họp và kết quả kiểm phiếu đề nghị kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức; c) Sơ yếu lý lịch do cá nhân tự khai theo mẫu quy định, được cơ quan trực tiếp quản lý xác nhận, có dán ảnh màu khổ 4x6, chụp trong thời gian không quá 06 tháng; d) Bản tự nhận xét đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ; d) Kết luận của cấp ủy có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị; e) Nhận xét của chi ủy nơi cư trú đối với bản thân và gia đình. Trường hợp nơi cư trú của bản thân khác với nơi cư trú của gia đình thì phải lấy nhận xét của chi ủy nơi bản thân cư trú và nơi gia đình cư trú; g) Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu quy định; h) Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 06 tháng. III. Luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý 1. Đối tượng, phạm vi luân chuyển 1.1. Đối tượng luân chuyển: a) Công chức lãnh đạo, quản lý trong quy hoạch của cơ quan, tổ chức; b) Công chức lãnh đạo, quản lý giữ các chức vụ cấp trưởng mà theo quy định không được giữ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp ở một địa phương, cơ quan; c) Công chức lãnh đạo, quản lý mà theo quy định không được bố trí người địa phương. 1.2. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức, công chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội. 1.3. Chức danh bố trí luân chuyển thực hiện theo chủ trương của Đảng và của cấp có thẩm quyền. 2. Tiêu chuẩn, điều kiện luân chuyển 2.1. Có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt. 2.2. Trong quy hoạch, có năng lực và triển vọng phát triển; luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 2.3. Về cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn và điều kiện cụ thể của chức vụ luân chuyển đến. 2.4. Điều kiện về độ tuổi: a) Còn thời gian công tác ít nhất hai nhiệm kỳ (10 năm) tính từ thời điểm đi luân chuyển; b) Riêng công chức lãnh đạo, quản lý luân chuyển để thực hiện quy định không được bố trí người địa phương và để thực hiện quy định không được giữ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp ở một địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị thì phải còn đủ thời gian công tác ít nhất một nhiệm kỳ. 2.5. Có đủ sức khoẻ công tác. 3. Thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện luân chuyển 3.1. Thẩm quyền quyết định luân chuyển thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý của Đảng và của pháp luật. 3.2. Trách nhiệm thực hiện: a) Cấp có thẩm quyền quyết định luân chuyển: Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch luân chuyển; thực hiện quy trình, thủ tục bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch; kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; quản lý, đánh giá, nhận xét, bố trí, phân công công tác đối với công chức sau luân chuyển; sơ kết, tổng kết công tác luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý; b) Cơ quan, tổ chức, dịa phương nơi đi: Nhận xét, đánh giá, đề xuất công chức luân chuyển; phối hợp với cơ quan liên quan trong công tác quản lý, giám sát và giữ mối liên hệ thường xuyên với công chức luân chuyển; có trách nhiệm tiếp nhận, bố trí hoặc đề xuất bố trí công tác đối với công chức sau luân chuyển; c) Cơ quan, tổ chức, địa phương nơi đến: Chấp hành nghiêm quyết định về luân chuyển của cấp có thẩm quyền; có trách nhiệm bố trí công tác, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để công chức luân chuyển phát huy năng lực, sở trường; quản lý, đánh giá công chức luân chuyển; phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất hướng bố trí, sử dụng công chức sau luân chuyển; d) Công chức được luân chuyển: Chấp hành nghiêm các quy định, quy chế, phân công của cấp có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, địa phương nơi đi và nơi đến; tu dưỡng, rèn luyện, nỗ lực, cố gắng, phát huy năng lực, sở trường để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; chịu sự kiểm tra, giám sát, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý; giữ mối liên hệ với cơ quan, tổ chức, địa phương nơi đi; đ) Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, xây dựng kế hoạch luân chuyển; nhận xét, đánh giá, đề xuất bố trí, sắp xếp công chức trước và sau luân chuyển; tham mưu sơ kết, tổng kết về công tác luân chuyển; e) Các cơ quan liên quan: Tham gia thẩm định nhân sự luân chuyển theo chức năng, nhiệm vụ; phối hợp với cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ trong công tác kiểm tra, giám sát và tham gia ý kiến trong việc bố trí, sắp xếp công chức sau luân chuyển. 4. Kế hoạch luân chuyển 4.1. Căn cứ quy hoạch, nhu cầu công tác và năng lực của công chức, cơ quan có thẩm quyền xây dựng kế hoạch luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý thuộc phạm vi quản lý, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Kế hoạch luân chuyển gồm những nội dung sau: a) Nhu cầu, vị trí luân chuyển; b) Hình thức luân chuyển; c) Địa bàn luân chuyển; d) Thời hạn luân chuyển; đ) Chính sách cần thiết bảo đảm thực hiện; e) Dự kiến phương án bố trí sau luân chuyển; g) Thời gian bắt đầu thực hiện kế hoạch luân chuyển. 4.2. Trên cơ sở kế hoạch đã được phê duyệt, lập danh sách công chức lãnh đạo, quản lý luân chuyển, nêu biện pháp thực hiện cụ thể đối với từng trường hợp và thực hiện luân chuyển. 5. Quy trình luân chuyển 5.1. Bước 1: Đề xuất chủ trương: Căn cứ nhu cầu luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ tiến hành rà soát, đánh giá đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý của cơ quan, tổ chức; xây dựng kế hoạch luân chuyển trình cấp có thẩm quyền xem xét, cho chủ trương. 5.2. Bước 2. Đề xuất nhân sự luân chuyển: Căn cứ vào chủ trương của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ thông báo để các địa phương, cơ quan, tổ chức có liên quan đề xuất nhân sự luân chuyển. 5.3. Bước 3: Chuẩn bị nhân sự luân chuyển: a) Cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ tổng hợp đề xuất của các địa phương, cơ quan, tổ chức; tiến hành rà soát tiêu chuẩn, tiêu chí và dự kiến địa bàn, chức danh và nhân sự luân chuyển; lấy ý kiến nhận xét, đánh giá đối với nhân sự dự kiến luân chuyển; b) Cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền và cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức luân chuyển có trách nhiệm nhận xét, đánh giá về phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực công tác và uy tín; quá trình công tác và ưu, khuyết điểm của người được đề xuất luân chuyển; có kết luận về tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Đảng, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định luân chuyển cán bộ. 5.4. Bước 4: Trao đổi với các cơ quan liên quan, công chức được dự kiến luân chuyển: a) Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ gửi văn bản lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan, trao đổi với nơi đi, nơi đến về dự kiến địa bàn, chức danh và nhân sự luân chuyển; tổng hợp kết quả thẩm định của các cơ quan liên quan; b) Tổ chức gặp gỡ với công chức được luân chuyển để quán triệt mục đích, yêu cầu luân chuyển; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và xác định trách nhiệm đối với công chức luân chuyển. 5.5. Bước 5: Tổ chức thực hiện luân chuyển: a) Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định luân chuyển; b) Cơ quan có thẩm quyền lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện quyết định luân chuyển; c) Phối hợp với các cơ quan có liên quan theo dõi, nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện luân chuyển của công chức luân chuyển; d) Phối hợp với các cơ quan có liên quan phân công, bố trí và thực hiện chính sách đối với công chức sau khi luân chuyển. 6. Hồ sơ công chức luân chuyển Hồ sơ công chức luân chuyển thực hiện như quy định đối với hồ sơ bổ nhiệm quy định tại Mục 7 Phần I của Quy trình này. 7. Thời gian luân chuyển Thời gian luân chuyển ít nhất 3 năm (36 tháng) đối với một lần luân chuyển. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. 8. Nhận xét, đánh giá đối với công chức luân chuyển 8.1. Định kỳ 6 tháng, hằng năm hoặc theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền, cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, tổ chức tiến hành nhận xét, đánh giá công chức luân chuyển đến; báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định. 8.2. Khi hết thời gian luân chuyển: a) Công chức luân chuyển tự kiểm điểm về quá trình công tác trong thời gian luân chuyển; b) Tập thể lãnh đạo và cấp ủy cơ quan, tổ chức nhận xét, đánh giá công chức luân chuyển trong thời gian công tác tại địa phương, cơ quan, tổ chức; c) Cấp có thẩm quyền quyết định luân chuyển nhận xét, đánh giá. 9. Bố trí công chức sau luân chuyển Việc xem xét bố trí, phân công công chức sau luân chuyển phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, tình hình thực tế, kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, tổ chức gắn với trách nhiệm cá nhân của công chức được luân chuyển và kết quả nhận xét, đánh giá cán bộ. 10. Chế độ, chính sách đối với công chức luân chuyển 10.1. Công chức luân chuyển đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ đảm nhiệm trước khi luân chuyển thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong thời gian luân chuyển. 10.2. Công chức luân chuyển đến làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật. 10.3. Công chức luân chuyển được hưởng các chính sách về bố trí nhà ở công vụ, hỗ trợ đi lại, sinh hoạt phí và các chính sách khác (nếu có). 10.4. Công chức luân chuyển có thành tích đặc biệt xuất sắc (có sáng kiến, sản phẩm công tác cụ thể được cấp có thẩm quyền công nhận) được xem xét nâng lương trước thời hạn theo quy định của pháp luật; được ưu tiên khi xem xét bố trí công tác sau luân chuyển. IV. Từ chức, miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý 1. Từ chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý 1.1. Việc xem xét từ chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được thực hiện trong các trường hợp sau a) Tự nguyện thôi giữ chức vụ để chuyển giao vị trí lãnh đạo; b) Do tự nhận thấy không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc vị trí công tác không phù hợp; c) Vì các lý do chính đáng khác của công chức. 1.2. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không được từ chức nếu thuộc một trong các trường hợp sau: a) Đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; đang đảm nhận nhiệm vụ trọng yếu, cơ mật; phòng chống thiên tai, dịch bệnh; nếu từ chức ngay sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của Đảng và Nhà nước; b) Đang trong thời gian chịu sự thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định của Đảng và pháp luật. 1.3. Quy trình xem xét cho từ chức: a) Chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày nhận đơn đề nghị từ chức của công chức, cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi công chức đang công tác phải trao đổi với công chức có đơn đề nghị từ chức. Trường hợp công chức rút đơn thì dừng việc xem xét; trường hợp công chức không rút đơn thì cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ xem xét, đề xuất với cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ; b) Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ có văn bản đề xuất, tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định để công chức từ chức phải được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định. 1.4. Khi đơn từ chức chưa được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đồng ý thì công chức có đơn từ chức vẫn phải tiếp tục thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. 2. Miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý 2.1. Việc xem xét miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý được thực hiện trong các trường hợp sau: a) Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ; b) Bị xử lý kỷ luật chưa đến mức cách chức nhưng do yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế; c) Bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo hai lần trong cùng một thời hạn bổ nhiệm; d) Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định của Đảng về bảo vệ chính trị nội bộ; đ) Các lý do miễn nhiệm khác theo quy định của Đảng và pháp luật. 2.2. Quy trình xem xét miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý: a) Khi có đủ căn cứ miễn nhiệm đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý quy định tại Điểm 2.1 Mục 2 Phần IV tại Quy trình này, người đứng cơ quan trực tiếp sử dụng công chức hoặc cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ đề xuất với cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ; b) Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất việc miễn nhiệm, tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định miễn nhiệm đối với công chức phải được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định. 2.3. Công chức lãnh đạo, quản lý sau khi bị miễn nhiệm, người đứng đầu cơ quan, tổ chức bố trí công tác phù hợp; công chức có trách nhiệm chấp hành quyết định phân công của cấp có thẩm quyền. Trường hợp công chức bị miễn nhiệm do xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong hai năm liên tiếp thì cơ quan có thẩm quyền cho thôi việc theo quy định của pháp luật. 3. Hồ sơ xem xét cho từ chức, miễn nhiệm 3.1. Tờ trình của cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ. 3.2. Các văn bản có liên quan: Quyết định, văn bản kết luận, ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, đơn đề nghị của công chức. 3.3. Biên bản hội nghị và biên bản kiểm phiếu. 4. Chế độ, chính sách đối với công chức từ chức, miễn nhiệm và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến miễn nhiệm đối với công chức 4.1. Công chức lãnh đạo, quản lý sau khi có quyết định từ chức được bố trí công tác phù hợp với năng lực, sở trường, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo phù hợp với vị trí việc làm; được bảo lưu phụ cấp chức vụ theo quy định hiện hành đến hết thời hạn giữ chức vụ. 4.2. Công chức lãnh đạo, quản lý bị miễn nhiệm không được hưởng phụ cấp chức vụ kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm. 4.3. Sau khi từ chức, miễn nhiệm nếu công chức tự nguyện xin nghỉ hưu, nghỉ việc thì được giải quyết theo quy định hiện hành. 4.4. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công chức: a) Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý thực hiện theo quy định của Đảng, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo; b) Trong khi chưa có quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo thì các tổ chức, cá nhân có liên quan phải thi hành quyết định miễn nhiệm của cấp có thẩm quyền; c) Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi có đủ cơ sở kết luận việc miễn nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý là sai thì cấp có thẩm quyền phải có quyết định bố trí lại chức vụ và giải quyết các quyền lợi hợp pháp liên quan đến chức vụ cũ của công chức. MẪU 1 (Dùng cho Phụ lục 1) Đơn vị: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------------------------------- Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 20... BIÊN BẢN Thảo luận đề xuất nhân sự Hôm nay vào lúc giờ , ngày tháng năm 20.... tại………………………………. tiến hành thảo luận, đề xuất nhân sự tại chỗ giới thiệu chức danh ………………….. 1. Thành phần gồm: - Người đứng đầu; - Cấp phó người đứng đầu: - Thư ký. 2. Nội dung: ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... 3. Kết luận: (Người chủ trì kết luận các nội dung chính: a). Người được đề xuất; b). họ và tên; c). danh sách đề xuất; d) dự kiến phân công). Nội dung khác (nếu có) ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... Thư ký (Ký, ghi rõ họ tên) Thủ trưởng đơn vị (ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) MẪU 2 (Dùng cho Phụ lục 1) Đơn vị: CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------------- Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 20... BIÊN BẢN Thảo luận lãnh đạo mở rộng về quá trình giới thiệu nhân sự Hôm nay vào lúc giờ , ngày tháng năm 20.... tại ……………………….. tiến hành thảo luận lãnh đạo mở rộng thống nhất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quá trình giới thiệu và tiến hành giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín. I. Thành phần gồm: - Người đứng đầu; - Cấp phó người đứng đầu: - Bí thư: - Phó Bí thư: - Thư ký. II. Nội dung: 1. Thảo luận về cơ cấu ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... 2. Thảo luận về tiêu chuẩn, điều kiện: ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... 3. Quy trình giới thiệu nhân sự và tiến hành giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín (Phiếu do BTC hội nghị (BGH) phát hành có đóng dấu treo của đơn vị, không công bố tại hội nghị này) ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... 4. Kết quả kiểm phiếu (đính kèm biên bản kiểm phiếu do tổ thu phát phiếu thực hiện) III. Kết luận: Thủ trưởng đơn vị kết luận các nội dung chính ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... Thư ký (Ký, ghi rõ họ tên) Thủ trưởng đơn vị (ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) MẪU 3 (Dùng cho Phụ lục 1) Đơn vị: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------------------------- Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 20... BIÊN BẢN Tập thể lãnh đạo thảo luận, bỏ phiếu kín Hôm nay vào lúc giờ , ngày tháng năm 20.... tại ……………………………….. tiến hành thảo luận, đề xuất nhân sự tại chỗ giới thiệu chức danh ………………….. I. Thành phần gồm: - Người đứng đầu; - Cấp phó người đứng đầu: - Thư ký. II. Nội dung:. ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... Kết quả kiểm phiếu được công bố trong hội nghị này (đính kèm biên bản kiểm phiếu do tổ thu phát phiếu thực hiện và lưu trữ trong hồ sơ bổ nhiệm) III. Kết luận: ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... Thư ký (Ký, ghi rõ họ tên) Thủ trưởng đơn vị (ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) MẪU 4 (Dùng cho Phụ lục 1) Đơn vị: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------------------- Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 20... BIÊN BẢN Hội nghị Cán bộ chủ chốt Hôm nay vào lúc giờ , ngày tháng năm 20.... tại ……………………………… tiến hành thảo luận về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quá trình giới thiệu và tiến hành giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín. I. Thành phần gồm: - Người đứng đầu, Cấp phó người đứng đầu; - Bí thư, Phó Bí thư; - Tổ trưởng, tổ phó các tổ chuyên môn; - Chủ tịch Công đoàn; - Trợ lý Thanh niên; - Bí thư Chi đoàn Giáo viên - Thư ký. II. Nội dung: 1. Thảo luận về cơ cấu ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... 2. Thảo luận về tiêu chuẩn, điều kiện: ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... 3. Quy trình giới thiệu nhân sự và tiến hành giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín (Phiếu do BTC hội nghị (BGH) phát hành có đóng dấu treo cúa đơn vị, không công bổ tại hội nghị này) ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... 4. Kết quả kiểm phiếu (đính kèm biên bản kiểm phiếu do tổ thu phát phiếu thực hiện) III. Kết luận: Thủ trưởng đơn vị kết luận các nội dung chính ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... Thư ký (Ký, ghi rõ họ tên) Thủ trưởng đơn vị (ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) MẪU 5 (Dùng cho Phụ lục 1) Đơn vị: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------------ Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 20... BIÊN BẢN Tập thể lãnh thảo luận, biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín Hôm nay vào lúc giờ , ngày tháng năm 20.... tại ………………………………. tiến hành thảo luận, đề xuất nhân sự tại chỗ giới thiệu chức danh ……………………. I. Thành phần gồm: - Người đứng đầu; - Cấp phó người đứng đầu: - Thư ký. II. Nội dung: ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... Kết quả kiểm phiếu được công bố trong hội nghị này (đính kèm biên bán kiểm phiếu do tổ thu phát phiếu thực hiện) III. Kết luận: ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... Thư ký (Ký, ghi rõ họ tên) Thủ trưởng đơn vị (ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) MẪU 1 (Dùng cho Phụ lục 2) Đơn vị: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------------ Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 20... BIÊN BẢN Trao đổi ý kiến với người được đề nghị về yêu cầu, nhiệm vụ Hôm nay vào lúc giờ , ngày tháng năm 20.... tại …………………………… I. Thành phần gồm: - Người đứng đầu; - Cấp phó người đứng đầu: - Người được đề nghị: - Thư ký. II. Nội dung: ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... III. Kết luận: ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... Thư ký (Ký, ghi rõ họ tên) Thủ trưởng đơn vị (ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Người được đề nghị (Ký, ghi rõ họ tên) MẪU 2 (Dùng cho Phụ lục 2) Đơn vị: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------------------- Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 20... BIÊN BẢN Tập thể lãnh đạo thảo luận, nhận xét, đánh giá biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín Hôm nay vào lúc giờ , ngày tháng năm 20.... tại …………………… tiến hành thảo luận, nhận xét, đánh giá. I. Thành phần gồm: - Người đứng đầu; - Cấp phó người đứng đầu: - Thư ký. II. Nội dung: ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... Kết quả kiểm phiếu được công bố trong hội nghị này (đính kèm biên bản kiểm phiếu do tổ thu phát phiếu thực hiện) III. Kết luận: ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... Thư ký (Ký, ghi rõ họ tên) Thủ trưởng đơn vị (ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) MẪU PHIẾU (Dùng cho lấy phiếu phiên họp toàn thể VCQL, GV, NV nhà trường) SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Đơn vị: ……………………... ……………………………….. ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Thành phố Hồ Chí Minh, ngày ……. tháng…….năm……. PHIẾU TÍN NHIỆM Chức danh đề cử:………………………………………………………. Họ và tên Chức danh hiện tại Tín nhiệm Không Tín nhiệm MẪU BIÊN BẢN (Dùng chữ phiên họp toàn thể VCQL, GV, NV nhà trường) SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Đơn vị: ……………………………... ……………………………………….. ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Thành phố Hồ Chí Minh, ngày ……. tháng…….năm……. BIÊN BẢN Hội nghị đề cử viên chức Quản lý 1. Họ tên cán bộ được đề cử:…………………….. Chức danh đề cử: ………………… - Chức vụ và đơn vị công tác hiện nay : • Chính quyền: ............................................................................................................. • Đảng, Đoàn thể: ........................................................................................................ • Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam (chính thức) ......................................................... 2. Nội dung: ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... 3. Nhận xét các tiêu chuẩn cán bộ theo chức danh đề cử: ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... 4. Sự tín nhiệm của Chính quyền: - Tổng số người có mặt trong hội nghị / tổng số CBGV hiện có của đơn vị: ................................................................................................................................... - Số phiếu phát ra :………………………. Số phiếu thu về : ………………………………….. Tất cả phiếu (không kiểm phiếu tại đơn vị) được niêm phong chuyển về Sở Giáo dục và Đào tạo 5. Kiến nghị: ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... Chủ tọa (Ký tên, đóng dấu) Thư ký (ký tên, chức vụ)
{ "issuing_agency": "Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh", "promulgation_date": "07/12/2020", "sign_number": "3205/QĐ-GDĐT-TC", "signer": "Lê Hồng Sơn", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Quyet-dinh-61-2003-QD-UB-Quy-che-phoi-hop-thuc-hien-Nghi-dinh-so-68-2002-ND-CP-quan-he-hon-nhan-gia-dinh-co-yeu-to-nuoc-ngoai-34362.aspx
Quyết định 61/2003/QĐ-UB Quy chế phối hợp thực hiện Nghị định số 68/2002/NĐ-CP quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ****** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 61/2003/QĐ-UB TP.Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 05 năm 2003 QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 68/2002/NĐ-CP NGÀY 10 THÁNG 7 NĂM 2002 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994 ; Căn cứ Luật Hôn nhân và Gia đình ngày 09 tháng 6 năm 2000 ; Căn cứ Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ; Căn cứ Thông tư số 07/2002/TT-BTP ngày 16 tháng 12 năm 2002 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình có yếu tố nước ngoài ; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp thành phố tại Công văn số 846/STP-HT ngày 21 tháng 4 năm 2003 ; QUYẾT ĐỊNH Điều 1.- Nay ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế phối hợp thực hiện Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài”. Điều 2.- Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Điều 3.- Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Tư pháp thành phố, Giám đốc Công an thành phố, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thành phố, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số-Gia đình và Trẻ em thành phố, Giám đốc các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận-huyện, phường-xã, thị trấn có trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận : - Như điều 3 - Bộ Tư pháp - TTUB : CT, các PCT - VPHĐ-UB : PVP/VX, PC - Tổ NC, VX - Lưu (NC/K) TM.ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Thành Tài ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ****** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** QUY CHẾ PHỐI HỢP THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 68/2002/NĐ-CP NGÀY 10 THÁNG 7 NĂM 2002 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI. (Ban hành kèm theo Quyết định số 61 /2003/QĐ-UB ngày 05 tháng 5 năm 2003 của Ủy ban nhân dân thành phố) Chương 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1.- Phạm vi áp dụng : 1. Quy chế này quy định trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp hoạt động của các cơ quan, tổ chức có liên quan của thành phố nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài (sau đây gọi là Nghị định 68/2002/NĐ-CP). 2. Phạm vi áp dụng quy chế này bao gồm : a) Đăng ký kết hôn ; b) Nhận cha, mẹ, con ; c) Nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài thường trú tại Việt Nam với nhau. Điều 2.- Đối tượng thực hiện : Các cơ quan, tổ chức được quy định trong Quy chế này bao gồm : Sở Tư pháp, Công an thành phố, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ ; Ủy ban Dân số-Gia đình và Trẻ em thành phố, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thành phố, các Cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, Ủy ban nhân dân quận-huyện, phường-xã, thị trấn. Điều 3.- Nguyên tắc phối hợp giải quyết hồ sơ : 1. Quy chế này áp dụng giải quyết mối quan hệ giữa các cơ quan, tổ chức một cách đồng bộ, chặt chẽ, thống nhất trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn nhằm đảm bảo thời hạn giải quyết hồ sơ, chế độ quản lý hồ sơ và xác định trách nhiệm cụ thể giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan. 2. Việc phối hợp hoạt động trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, Điều lệ của mỗi cơ quan, tổ chức và các quy định của pháp luật, không làm cản trở đến hoạt động của từng cơ quan, tổ chức và ảnh hưởng đến quyền lợi của nhân dân. 3. Việc phối hợp phải tuân thủ nghiêm chỉnh quy định về trình tự, thủ tục, thời gian giải quyết hồ sơ được quy định tại Nghị định 68/2002/NĐ-CP. 4. Thực hiện kiểm tra, giám sát, trao đổi thông tin kịp thời để phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh xử lý các vi phạm trong đăng ký kết hôn ; nhận cha, mẹ, con ; nuôi con nuôi. 5. Thời hạn giải quyết hồ sơ nêu trong Nghị định là thời hạn tối đa. Trên tinh thần cải cách thủ tục hành chính, các cơ quan, đơn vị có thể rút ngắn thời hạn và không vượt quá thời gian quy định. Chương 2: TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN PHỐI HỢP CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC. Điều 4.- Trách nhiệm của Sở Tư pháp thành phố : 1. Hướng dẫn thủ tục cho người dân có nhu cầu ; 2. Tiếp nhận hồ sơ khi đủ các giấy tờ hợp lệ ; 3. Thu lệ phí theo quy định ; 4. Thực hiện các thủ tục niêm yết theo quy định ; 5. Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ ; 6. Đề nghị Công an thành phố hoặc Công an quận-huyện, phường-xã thẩm tra, xác minh (nếu cần thiết) ; 7. áp dụng các biện pháp nhằm hoàn tất hồ sơ như : xác minh, phỏng vấn, yêu cầu đương sự bổ túc hồ sơ cần thiết ; 8. Thông báo cho đương sự đến hoàn tất thủ tục theo quy định đối với từng loại hồ sơ cụ thể ; 9. Thông báo cho đương sự biết lý do chậm trễ khi hồ sơ giải quyết không đúng thời hạn ; 10. Đề xuất ý kiến trình Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết đối với từng hồ sơ cụ thể ; 11. Tổ chức Lễ đăng ký kết hôn, trao Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con ; tổ chức giao nhận con nuôi ; ghi vào sổ đăng ký các loại và lưu trữ hồ sơ theo quy định của pháp luật ; 12. Cấp các loại bản sao Giấy chứng nhận kết hôn ; Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con ; Quyết định cho nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi ; 13. Tiếp nhận, xem xét hồ sơ đăng ký thành lập Trung tâm hỗ trợ kết hôn và cấp giấy đăng ký hoạt động, gia hạn, thay đổi nội dung, chấm dứt hoạt động của Trung tâm hỗ trợ kết hôn ; phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố theo dõi, quản lý, thanh tra. kiểm tra tình hình hoạt động và thu chi tài chính của Trung tâm. Điều 5.- Trách nhiệm của Công an thành phố : 1. Chỉ đạo, hướng dẫn các phòng nghiệp vụ trực thuộc Công an thành phố, Công an các quận-huyện, phường-xã tiếp nhận yêu cầu xác minh của Sở Tư pháp thành phố ; trả lời kết quả xác minh trong thời gian quy định đối với từng loại hồ sơ. (Trường hợp quá thời hạn thì có thông báo cho Sở Tư pháp thành phố). 2. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa và đấu tranh chống các hành vi lợi dụng việc kết hôn ; nhận cha, mẹ, con ; nuôi con nuôi nhằm mục đích mua bán, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ và trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác. Điều 6.- Trách nhiệm của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố : 1. Tiếp nhận hồ sơ trong phạm vi quy định tại Điều 1 Quy chế này do Sở Tư pháp thành phố chuyển đến. 2. Xem xét, kiểm tra trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ do Sở Tư pháp thành phố đề xuất, trình Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết hoặc từ chối giải quyết. 3. Thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp thành phố biết lý do nếu hồ sơ giải quyết không đúng thời hạn quy định. 4. Soạn thảo văn bản để Ủy ban nhân dân thành phố trả lời cho đương sự trong trường hợp từ chối giải quyết hồ sơ. Văn bản từ chối giải quyết hồ sơ phải gửi cho Sở Tư pháp thành phố một bản để theo dõi. Điều 7.- Trách nhiệm của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thành phố : 1. Phối hợp với Sở Tư pháp thành phố trong việc giới thiệu trẻ em có đủ điều kiện làm con nuôi. 2. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các Cơ sở nuôi dưỡng trẻ em thuộc quyền quản lý trong việc giới thiệu, lập hồ sơ trẻ em được cho làm con nuôi đúng theo quy định. Điều 8.- Trách nhiệm của Cơ sở nuôi dưỡng trẻ em : 1. Bảo đảm trẻ em được giới thiệu làm con nuôi đáp ứng đầy đủ các điều kiện làm con nuôi theo quy định của pháp luật, có nguồn gốc rõ ràng, hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. 2. Lập hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi phải có đầy đủ các giấy tờ theo quy định tại Điều 44 của Nghị định 68/2002/NĐ-CP. 3. Định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và Sở Lao động- Thương binh và Xã hội thành phố về tình hình giới thiệu trẻ em làm con nuôi. Điều 9.- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân phường-xã, thị trấn (gọi chung là cấp xã) : 1. Thực hiện thủ tục niêm yết hồ sơ đăng ký kết hôn ; hồ sơ nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời hạn quy định cho mỗi loại hồ sơ. 2. Trường hợp có khiếu nại, tố cáo về việc kết hôn ; xin nhận cha, mẹ, con… chậm nhất là sau 2 ngày tính từ khi nhận được khiếu nại, tố cáo phải thông báo bằng văn bản đến Sở Tư pháp thành phố. Điều 10.- Trách nhiệm của Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố : 1. Nghiên cứu, khảo sát nhu cầu về kết hôn, nhất là đối với phụ nữ cần được tư vấn, làm quen, hiểu biết và tiến tới hôn nhân với người nước ngoài để thành lập các Trung tâm hỗ trợ kết hôn trên địa bàn thành phố nhằm mục đích hướng hoạt động môi giới kết hôn đi vào quỹ đạo quản lý của Nhà nước, góp phần làm cho quan hệ hôn nhân và gia đình phù hợp với phong tục tập quán của dân tộc, ngăn chặn các hoạt động môi giới kết hôn không lành mạnh và trái quy định của pháp luật. 2. Quản lý, kiểm tra chặt chẽ, thường xuyên về tình hình hoạt động và thu chi tài chính liên quan đến hoạt động hỗ trợ kết hôn của các Trung tâm do mình thành lập. Điều 11.- Trách nhiệm của Ủy ban Dân số-Gia đình và Trẻ em thành phố : Thường xuyên thanh tra, giám sát việc thực hiện Nghị định 68/2002/NĐ-CP để đảm bảo việc cho và nhận trẻ em làm con nuôi người nước ngoài phải dựa trên tinh thần nhân đạo, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em và tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em ; đồng thời, để phát hiện và kịp thời ngăn chặn các trường hợp lợi dụng việc nuôi con nuôi nhằm mục đích kinh doanh, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, mua bán trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác. Điều 12.- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân quận-huyện : 1. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục việc thi hành Nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ và những quy định của pháp luật có liên quan. 2. Chỉ đạo, hướng dẫn nhiệm vụ, thẩm quyền của Ủy ban nhân dân phường-xã, thị trấn trong việc xác nhận ; chứng thực ; niêm yết việc đăng ký kết hôn ; nhận cha, mẹ, con ; phát hiện và kịp thời phản ánh bằng văn bản các trường hợp khiếu nại, tố cáo, các trường hợp vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình. Chương 3: QUAN HỆ CÔNG TÁC Điều 13.- Mối quan hệ phối hợp : 1. Mối quan hệ công tác giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan là quan hệ phối hợp, dựa trên những nguyên tắc phối hợp, tôn trọng lẫn nhau để thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật. 2. Trong những trường hợp cần thiết có thể phối hợp công tác bằng các hình thức như : Hội nghị liên tịch ; ký kết văn bản liên tịch ; thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để giám sát, thanh tra, kiểm tra hoặc khảo sát tình hình tại cơ sở. Điều 14.- Chế độ giao, nhận hồ sơ : 1. Sở Tư pháp thành phố trực tiếp chuyển hồ sơ đến Công an thành phố, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố và nhận về khi có kết quả kiểm tra, xác minh hoặc kết quả giải quyết hồ sơ. 2. Việc giao, nhận, chuyển trả hồ sơ phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về công tác văn thư. Điều 15.- Chế độ thông tin, báo cáo : 1. Sở Tư pháp thành phố thực hiện việc thống kê, báo cáo định kỳ 6 tháng và hằng năm cho Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân thành phố về tình hình giải quyết việc kết hôn ; nhận cha, mẹ, con ; nuôi con nuôi và tình hình thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại thành phố. 2. Các cơ quan, tổ chức khi báo cáo định kỳ hoặc đột xuất những vấn đề có liên quan đến phạm vi áp dụng của Quy chế này cho cơ quan có thẩm quyền thì đồng thời gửi Sở Tư pháp thành phố một bản để theo dõi trong công tác quản lý Nhà nước. Điều 16.- Chế độ giải quyết những vướng mắc : 1. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có những vấn đề khó khăn, vướng mắc làm ảnh hưởng đến tiến độ xử lý hoặc giải quyết hồ sơ thì các cơ quan, tổ chức đang thụ lý hồ sơ phải kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và đề xuất biện pháp thực hiện. 2. Trong quá trình giải quyết hồ sơ, nếu có ý kiến khác nhau giữa các cơ quan, tổ chức thì Sở Tư pháp thành phố có trách nhiệm báo cáo và đề xuất hướng giải quyết trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định. Chương 4: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 17.- 1. Các cơ quan, tổ chức theo trách nhiệm được phân công, tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này và các văn bản pháp luật có liên quan. 2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề chưa phù hợp hoặc mới phát sinh, Giám đốc Sở Tư pháp thành phố có trách nhiệm báo cáo Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân thành phố đề xuất việc bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với thực tế và quy định của pháp luật hiện hành./. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
{ "issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh", "promulgation_date": "05/05/2003", "sign_number": "61/2003/QĐ-UB", "signer": "Nguyễn Thành Tài", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-04-2017-TT-BTP-bai-bo-van-ban-quy-pham-phap-luat-Bo-truong-Bo-Tu-phap-345924.aspx
Thông tư 04/2017/TT-BTP bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật Bộ trưởng Bộ Tư pháp mới nhất
BỘ TƯ PHÁP ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 04/2017/TT-BTP Hà Nội, ngày 12 tháng 04 năm 2017 THÔNG TƯ BÃI BỎ MỘT SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP BAN HÀNH, LIÊN TỊCH BAN HÀNH Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; Sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trương, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, liên tịch ban hành. Điều 1. Bãi bỏ toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật Bãi bỏ toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, liên tịch ban hành sau đây: 1. Quyết định số 483/TCCB-QĐ ngày 26 tháng 7 năm 1993 của Bộ Tư pháp về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ của các ngạch công chức hành chính trong ngành Tư pháp; 2. Thông tư số 339/1998/TT-BTP ngày 19 tháng 3 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ; 3. Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BTP-BNV ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2004 của chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước; 4. Thông tư số 07/2005/TT-BTP ngày 31 tháng 8 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức pháp chế ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước; 5. Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi Trường hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất; 6. Thông tư số 20/2014/TT-BTP ngày 25 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành các biểu mẫu để sử dụng trong quá trình áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, biện pháp thay thế xử lý hành chính quản lý tại gia đình đối với người chưa thành niên theo quy định của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã phường, thị trấn. Điều 2. Bãi bỏ một phần văn bản quy phạm pháp luật Bãi bỏ Điều 7, Điều 8, Điều 11, Điều 18, Điều 19 và Điều 23 của Thông tư số 17/2011/TT-BTP ngày 14 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số quy định của Luật Luật sư, Nghị định quy định chi tiết và hướng dân thi hành một số điều của Luật Luật sư, Nghị định hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Luật sư về tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Luật sư. Điều 3. Tổ chức thực hiện 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 5 năm 2017. 2. Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng Chính phủ; - Các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Văn phòng Trung ương Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tôi cao; - Tổng kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Công báo; Website Chính phủ; Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật; Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp; - Bộ Tư pháp: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các đơn vị thuộc Bộ; - Lưu: VT, Cục KTrVB. BỘ TRƯỞNG Lê Thành Long
{ "issuing_agency": "Bộ Tư pháp", "promulgation_date": "12/04/2017", "sign_number": "04/2017/TT-BTP", "signer": "Lê Thành Long", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-4117-QD-UBND-2023-chap-thuan-dieu-chinh-chi-tieu-su-dung-dat-huyen-Hau-Loc-Thanh-Hoa-585346.aspx
Quyết định 4117/QĐ-UBND 2023 chấp thuận điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất huyện Hậu Lộc Thanh Hóa
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 4117/QĐ-UBND Thanh Hóa, ngày 03 tháng 11 năm 2023 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CHẤP THUẬN ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG CHỈ TIÊU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ CẬP NHẬT KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HẰNG NĂM, HUYỆN HẬU LỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019; Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013; Luật Quy hoạch ngày 24/11/2017, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật liên quan đến quy hoạch ngày 20/11/2018; Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về việc hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 về việc sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai; số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 về việc sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai; Căn cứ các Văn bản của Thủ tướng Chính phủ: Số 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 về việc phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025; số 153/QĐ-TTg ngày 27/02/2023 về việc phê duyệt quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; Căn cứ Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT ngày 12/4/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Căn cứ các Quyết định của UBND tỉnh: Số 2907/QĐ-UBND ngày 26/8/2022 về việc phê duyệt phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất trong Phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện trong quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 cấp huyện; số 2553/QĐ-UBND ngày 17/7/2023 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến thời kỳ 2021 - 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2023, huyện Hậu Lộc; số 2598/QĐ-UBND ngày 20/7/2023 về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung chỉ tiêu sử dụng đất chuyên trồng lúa nước đã được phân bổ tại Quyết định số 2907/QĐ-UBND ngày 26/8/2022 của UBND tỉnh; Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 1372/TTr-STNMT ngày 17/10/2023. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Chấp thuận điều chỉnh, bổ sung chỉ tiêu sử dụng đất và cập nhật kế hoạch sử dụng đất hằng năm, huyện Hậu Lộc với các nội dung chính sau: 1. Điều chỉnh, bổ sung danh mục các công trình, dự án và chỉ tiêu sử dụng đất các loại đất vào khoản 5 Điều 2 và Phụ biểu số 07 ban hành kèm theo Quyết định số 2553/QĐ-UBND ngày 17/7/2023 của UBND tỉnh: Chi tiết theo Phụ biểu số 01 kèm theo. 2. Điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất của các loại đất tại khoản 1 Điều 2 và Phụ biểu số 03.2 của Quyết định số 2553/QĐ-UBND ngày 17/7/2023 của UBND tỉnh, cụ thể: a) Tăng chỉ tiêu sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản (SKS) với diện tích 1,73 ha tại xã Quang Lộc. b) Giảm chỉ tiêu sử dụng các loại đất rừng sản xuất (RSX) với diện tích 1,73 ha tại xã Quang Lộc. (Chi tiết theo các Phụ biểu số 02 kèm theo) 3. Điều chỉnh, bổ sung tăng chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng đất tại khoản 3 Điều 2 và Phụ biểu số 05.2 của Quyết định số 2553/QĐ-UBND ngày 17/7/2023 của UBND tỉnh, cụ thể: Tăng chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng 1,73 ha đất rừng sản xuất (RSX) tại xã Quang Lộc. (Chi tiết theo Phụ biểu số 03 kèm theo) 4. Các nội dung, chỉ tiêu sử dụng đất khác không thay đổi, điều chỉnh tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 2553/QĐ-UBND ngày 17/7/2023 của UBND tỉnh. Điều 2. Trách nhiệm của các đơn vị có liên quan. 1. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước pháp luật và UBND tỉnh về tính chính xác, sự phù hợp của không gian và số liệu diện tích, loại đất, chỉ tiêu sử dụng đất đã được UBND tỉnh phân bổ, phê duyệt tại các Quyết định: Số 2907/QĐ-UBND ngày 26/8/2022, số 2598/QĐ-UBND ngày 20/7/2023, số 2553/QĐ-UBND ngày 17/7/2023; hướng dẫn UBND huyện Hậu Lộc và các đơn vị có liên quan theo dõi, cập nhật chỉ tiêu sử dụng đất vào kế hoạch sử dụng đất hằng năm trình cấp thẩm quyền phê duyệt; hoàn thiện đầy đủ hồ sơ về đầu tư, sử dụng đất, sử dụng rừng, xây dựng, bảo vệ môi trường... mới triển khai dự án theo đúng quy định của pháp luật. 2. UBND huyện Hậu Lộc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn; cập nhật các chỉ tiêu sử dụng đất được bổ sung, điều chỉnh vào hồ sơ kế hoạch sử dụng đất hằng năm trình cấp thẩm quyền phê duyệt; chấp hành thực hiện nghiêm túc chỉ tiêu sử dụng đất đã được UBND tỉnh phân bổ tại các Quyết định: Số 2907/QĐ-UBND ngày 26/8/2022, số 2598/QĐ-UBND ngày 20/7/2023, số 2553/QĐ-UBND ngày 17/7/2023; thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục, hồ sơ về đầu tư, sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng rừng, xây dựng, bảo vệ môi trường và các quy định khác liên quan mới triển khai dự án theo quy định của pháp luật. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Nông nghiệp và PTNT, Công Thương; UBND huyện Hậu Lộc và các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3 QĐ; - Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh (để b/cáo); - Các đơn vị có liên quan; - Lưu: VT, NN. (MC158.10.23) TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lê Đức Giang Phụ biểu số 01: Hạng mục công trình, dự án bổ sung thực hiện trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm, huyện Hậu Lộc (Kèm theo Quyết định số: 4117/QĐ-UBND ngày 03 tháng 11 năm 2023 của UBND tỉnh Thanh Hóa) Đơn vị tính: ha TT Công trình, dự án Địa điểm (đến cấp xã) Diện tích thực hiện kế hoạch Sử dụng vào loại đất Văn bản chủ trương đầu tư; nguồn vốn đầu tư của cơ quan có thẩm quyền Trích lục hoặc trích đo vị trí khu đất Ghi chú I Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản 1 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản (Khai thác mỏ đất làm vật liệu san lấp phục vụ dự án Xử lý khẩn cấp đê Tây Kênh De đoạn từ Km0+00 xã Liên Lộc đến Km3+00 xã Phú Lộc) Xã Quang Lộc 1,73 SKS - Quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật Đất đai năm 2013. - Vị trí, chức năng khu đất phù hợp với điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 của huyện Hậu Lộc được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2553/QĐ-UBND ngày 17/7/2023 Trích lục bản đồ địa chính khu đất số 633/TLBĐ tỷ lệ 1/1000 do Văn phòng Đăng ký đất đai Thanh Hóa thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường lập ngày 05/10/2023. Phụ biểu số 02: Bảng điều chỉnh, bổ sung chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm, huyện Hậu Lộc (Kèm theo Quyết định số: 4117/QĐ-UBND ngày 03 tháng 11 năm 2023 của UBND tỉnh Thanh Hóa) Đơn vị tính: ha TT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Điều chỉnh quy hoạch đến 2030 được duyệt Kế hoạch năm 2023 được duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 điều chỉnh, bổ sung So sánh (tăng (+), giảm (-)) Xã Quang Lộc Kế hoạch năm 2023 được duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 điều chỉnh, bổ sung TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 14.367,08 14.367,08 14.367,08 540,18 540,18 1 Đất nông nghiệp NNP 8.503,56 9.293,85 9.292,12 -1,73 329,00 327,27 1.1 Đất trồng lúa LUA 4.396,89 4.804,64 4.804,64 189,94 189,94 - Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 4.396,88 4.399,94 4.399,94 177,36 177,36 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 404,63 594,03 594,03 67,22 67,22 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 694,29 716,86 716,86 7,48 7,48 1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 601,82 483,87 483,87 1.5 Đất rừng đặc dụng RDD 385,52 398,42 398,42 1.6 Đất rừng sản xuất RSX 581,89 599,67 597,97 -1,73 16,55 14,82 1.7 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 644,81 765,97 765,97 18,76 18,76 1.8 Đất làm muối LMU 0 96,71 96,71 1.9 Đất nông nghiệp khác NKH 793,72 833,68 833,68 29,05 29,05 2 Đất phi nông nghiệp PNN 5.850,53 4.803,18 4.804,91 1,73 200,83 202,56 2.1 Đất quốc phòng CQP 134,89 25,46 25,46 2.2 Đất an ninh CAN 9,78 0,52 0,52 2.3 Đất khu công nghiệp SKK 100 2.4 Đất cụm công nghiệp SKN 285,71 150,2 150,2 2.5 Đất thương mại, dịch vụ TMD 167,76 17,13 17,13 0,2 0,2 2.6 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 230,48 87,36 87,36 2.7 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản SKS 43,89 5,53 7,23 1,73 1,73 2.8 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm SKX 23,13 23,13 23,13 4,19 4,19 2.9 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã DHT 2.285,29 2.224,58 2.224,58 96,14 96,14 - Đất giao thông DGT 1.379,85 1.370,09 1.370,09 51,28 51,28 - Đất thủy lợi DTL 418,22 435,57 435,57 31,03 31,03 - Đất xây dựng cơ sở văn hóa DVH 39,85 37,58 37,58 3,61 3,61 - Đất xây dựng cơ sở y tế DYT 14,63 9,07 9,07 0,2 0,2 - Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo DGD 70 65,88 65,88 1,3 1,3 - Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao DTT 46,48 44,39 44,39 1,03 1,03 - Đất công trình năng lượng DNL 13,65 11,79 11,79 0,57 0,57 - Đất công trình bưu chính, viễn thông DBV 0,88 0,83 0,83 0,03 0,03 - Đất xây dựng kho dự trữ quốc gia DKG 1,5 - Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT 41,53 17,38 17,38 - Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 24,27 13,33 13,33 - Đất cơ sở tôn giáo TON 9,19 8,46 8,46 0,49 0,49 - Đất làm nghĩa trang, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 213,55 200,75 200,75 6,29 6,29 - Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ DKH - Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội DXH - Đất chợ DCH 11,7 9,48 9,48 0,32 0,32 2.10 Đất danh lam thắng cảnh DDL 2.11 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 2.12 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV 49,84 9,83 9,83 0,17 0,17 2.13 Đất ở tại nông thôn ONT 1.366,00 1.445,86 1.445,86 51,86 51,86 2.14 Đất ở tại đô thị ODT 604,94 149,18 149,18 2.15 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 22,82 18,49 18,49 0,6 0,6 2.16 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 5,09 5,09 5,09 2.17 Đất xây dựng cơ sở ngoại giao DNG 2.18 Đất tín ngưỡng TIN 9,31 8,06 8,06 0,03 0,03 2.19 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 510,92 534,64 534,64 47,26 47,26 2.20 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 0,39 97,86 97,86 0,38 0,38 2.21 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,27 0,27 0,27 3 Đất chưa sử dụng CSD 12,99 270,05 270,05 10,36 10,36 Phụ biểu số 03: Bảng điều chỉnh chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm, huyện Hậu Lộc (Kèm theo Quyết định số: 4117/QĐ-UBND ngày 03 tháng 11 năm 2023 của UBND tỉnh Thanh Hóa) Đơn vị tính: ha TT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Tổng diện tích chuyển mục đích kế hoạch 2023 được duyệt Tổng diện tích Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất điều chỉnh, bổ sung So sánh (tăng (+), giảm (-)) Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất xã Quang Lộc Kế hoạch chuyển mục đích năm 2023 được duyệt Kế hoạch chuyển mục đích năm 2023 sau điều chỉnh 1 Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp NNP/PNN 186,34 188,07 1,73 5,48 7,21 1.1 Đất trồng lúa LUA/PNN 106,34 106,34 2,39 2,39 - Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC/PNN 79,37 79,37 2,16 2,16 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK/PNN 44,31 44,31 3,03 3,03 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN/PNN 8,87 8,87 1.4 Đất rừng phòng hộ RPH/PNN 1.5 Đất rừng đặc dụng RDD/PNN 1,02 1,02 1.6 Đất rừng sản xuất RSX/PNN 2,89 4,59 1,73 1,73 1.7 Đất nuôi trồng thủy sản NTS/PNN 6,52 6,52 1.8 Đất làm muối LMU/PNN 14,49 14,49 1.9 Đất nông nghiệp khác NKH/PNN 1,9 1,9 0,06 0,06 2 Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp Trong đó: 2.1 Đất trồng lúa chuyển sang đất trồng cây lâu năm LUA/CLN 2.2 Đất trồng lúa chuyển sang đất trồng rừng LUA/LNP 2.3 Đất trồng lúa chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản LUA/NTS 2.4 Đất trồng lúa chuyển sang đất làm muối LUA/LMU 2.5 Đất trồng cây hàng năm khác chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản HNK/NTS 2.6 Đất trồng cây hàng năm khác chuyển sang đất làm muối HNK/LMU 2.7 Đất rừng phòng hộ chuyển sang đất nông nghiệp không phải là rừng RPH/NKR(a) 2.8 Đất rừng đặc dụng chuyển sang đất nông nghiệp không phải là rừng RDD/NKR(a) 2.9 Đất rừng sản xuất chuyển sang đất nông nghiệp không phải là rừng RSX/NKR(a) - Trong đó: Đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên RSN/NKR(a) 3 Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở PKO/OCT 7,65 7,65 0,11 0,11
{ "issuing_agency": "Tỉnh Thanh Hóa", "promulgation_date": "03/11/2023", "sign_number": "4117/QĐ-UBND", "signer": "Lê Đức Giang", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-2632-QD-CT-2021-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-cap-huyen-Nganh-Tu-phap-tinh-Vinh-Phuc-494445.aspx
Quyết định 2632/QĐ-CT 2021 công bố thủ tục hành chính cấp huyện Ngành Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 2632/QĐ-CT Vĩnh Phúc, ngày 25 tháng 9 năm 2021 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ CHUẨN HÓA DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN; UBND CẤP XÃ THUỘC PHẠM VI, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA NGÀNH TƯ PHÁP CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019; Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Căn cứ Quyết định số 40/QĐ-BTP ngày 08/01/2018 của Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được thay thế, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp; Căn cứ Quyết định số 1024/QĐ-BTP ngày 09/5/2018 của Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi trong lĩnh vực chứng thực thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp; Căn cứ Quyết định số 1442/QĐ-BTP ngày 26/6/2018 của Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được ban hành mới, thủ tục hành chính được thay thế, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực bồi thường nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp; Căn cứ Quyết định số 2338/QĐ-BTP ngày 06/9/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực hòa giải ở cơ sở thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp; Căn cứ Quyết định số 1329/QĐ-BTP ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Bộ Trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực chứng thực thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp; Căn cứ Quyết định số 1872/QĐ-BTP ngày 04/8/2020 của Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch trong nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp; Căn cứ Quyết định số 2394/QĐ-BTP ngày 03/12/2020 của Bộ Tư pháp ban hành danh mục chuẩn hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lỷ của Bộ Tư pháp; Căn cứ Quyết định số 169/QĐ-BTP ngày 04 tháng 02 năm 2021 của Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực nuôi con nuôi thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số: 19/TTr-STP ngày 12 tháng 5 năm 2021. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này danh mục chuẩn hóa 34 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện; Danh mục chuẩn hóa 39 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Ngành Tư pháp (Có phụ lục 01 và phụ lục 02 kèm theo). Sở Tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, xây dựng quy trình nội bộ giải quyết 73 thủ tục hành chính trên, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt theo quy định tại điểm a, khoản 3, điều 8 Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Bãi bỏ các Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh trước đây đã công bố danh mục thủ tục hành chính, thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, UBND cấp xã thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Ngành Tư pháp. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp; UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Vũ Chí Giang FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Tỉnh Vĩnh Phúc", "promulgation_date": "25/09/2021", "sign_number": "2632/QĐ-CT", "signer": "Vũ Chí Giang", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-2621-QD-UBND-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-132690.aspx
Quyết định 2621/QĐ-UBND công bố thủ tục hành chính
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 2621/QĐ-UBND Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 15 tháng 11 năm 2011 QUYẾT ĐỊNH CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC BAN HÀNH MỚI, SỬA ĐỔI BỔ SUNG VÀ BÃI BỎ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Luật Nuôi con nuôi ngày 17 tháng 6 năm 2010; Căn cứ Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi; Căn cứ Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký; Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BTP ngày 25 tháng 8 năm 2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký; Căn cứ Thông tư số 12/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi; Căn cứ Thông tư số 08a/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch; Căn cứ Quyết định số 41/2010/QĐ-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc tổ chức làm việc vào ngày thứ bảy hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Căn cứ Quyết định số 44/2010/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật quy định việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 627/TTr-STP ngày 08 tháng 11 năm 2011, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 01 thủ tục hành chính mới được ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Kèm theo phu lục 1). Điều 2. Công bố kèm theo Quyết định này 37 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Kèm theo phụ lục 2). Điều 3. Công bố kèm theo Quyết định này 03 thủ tục hành chính bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Kèm theo phụ lục 3). Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Tư pháp, Nội vụ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. CHỦ TỊCH Trần Minh Sanh FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu", "promulgation_date": "15/11/2011", "sign_number": "2621/QĐ-UBND", "signer": "Trần Minh Sanh", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Quyet-dinh-3731-QD-BGDDT-2022-lien-ket-to-chuc-thi-cap-chung-chi-tieng-Anh-Linguaskill-539134.aspx
Quyết định 3731/QĐ-BGDĐT 2022 liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh Linguaskill
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 3731/QĐ-BGDĐT Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2022 QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT LIÊN KẾT TỔ CHỨC THI CẤP CHỨNG CHỈ TIẾNG ANH LINGUASKILL GIỮA CÔNG TY CỔ PHẦN NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG VÀ THỰC NGHIỆM CÔNG NGHỆ REAP VÀ TỔNG HIỆU TRƯỞNG, THẠC SĨ VÀ HỌC GIẢ CỦA ĐẠI HỌC CAMBRIDGE HOẠT ĐỘNG THÔNG QUA TỔ CHỨC TRỰC THUỘC NHÀ XUẤT BẢN VÀ HỘI ĐỒNG KHẢO THÍ ĐẠI HỌC CAMBRIDGE BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019; Căn cứ Nghị định số 86/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục; Căn cứ Thông tư số 11/2022/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài; Xét đề nghị của Công ty Cổ phần nghiên cứu, ứng dụng và thực nghiệm công nghệ REAP và Tổng hiệu trưởng, Thạc sĩ và Học giả của Đại học Cambridge hoạt động thông qua tổ chức trực thuộc Nhà Xuất bản và Hội đồng Khảo thí Đại học Cambridge tại Đơn đề nghị phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh Linguaskill ngày 14 tháng 9 năm 2022 và Đề án liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh Linguaskill ngày 14 tháng 11 năm 2022; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh Linguaskill giữa các Bên liên kết gồm: Bên Việt Nam: 1. Công ty Cổ phần nghiên cứu, ứng dụng và thực nghiệm công nghệ REAP - Trụ sở: Số 187B Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. - Điện thoại: +84 906 291 277 - Website: http://reap-hevobooks.org - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0108863315 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 13 tháng 8 năm 2019. 2. Bên nước ngoài: Tổng hiệu trưởng, Thạc sĩ và Học giả của Đại học Cambridge hoạt động thông qua tổ chức trực thuộc Nhà Xuất bản và Hội đồng Khảo thí Đại học Cambridge (Cambridge). - Trụ sở: Shaftesbury Road, Cambridge, CB2 8EA - Điện thoại: +44 1223 553311 - Website: www.cambridge.org - Giấy phép thành lập: VAT number 823847609 Điều 2. Các Bên liên kết có trách nhiệm tuân thủ pháp luật Việt Nam, những cam kết, kế hoạch đảm bảo các điều kiện về liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài quy định tại Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và Thông tư số 11/2022/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài đã trình bày trong Đề án liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh Linguaskill ngày 14 tháng 11 năm 2022 với những nội dung chính sau: 1. Đối tượng dự thi: Người có nhu cầu thi cấp chứng chỉ tiếng Anh Linguaskill. 2. Đề thi, quy trình đăng ký dự thi, quy trình tổ chức thi; cơ sở vật chất, trang thiết bị để tổ chức thi; việc bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật trước, trong và sau khi thi; đội ngũ cán bộ, kỹ thuật viên, nhân viên của các Bên khi tham gia tổ chức thi thực hiện theo quy định của Cambridge và pháp luật của Việt Nam. Cách thức tổ chức thi: Theo quy định của Cambridge và pháp luật của Việt Nam. 3. Địa điểm tổ chức thi: Số 187B Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. 4. Chứng chỉ được cấp: Linguaskill. 5. Tài chính: Lệ phí thi và các loại phí khác (nếu có) thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về giá của Nhà nước Việt Nam. Điều 3. Công ty Cổ phần nghiên cứu, ứng dụng và thực nghiệm công nghệ REAP và Cambridge chịu trách nhiệm gửi báo cáo về các hoạt động liên quan đến việc tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh Linguaskill theo định kỳ 6 tháng một lần (trước ngày 25 tháng 6 và 25 tháng 12 hằng năm) và khi có sự thay đổi khác quy định tại Điều 2 Quyết định này tới Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Cục Quản lý chất lượng); chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có địa điểm thi. Cục Quản lý chất lượng chịu trách nhiệm kiểm tra và phối hợp với các đơn vị có liên quan thanh tra việc liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh Linguaskill của các Bên theo Quyết định này và hồ sơ liên kết của các Bên. Điều 4. Thời hạn hoạt động liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh Linguaskill giữa Công ty Cổ phần nghiên cứu, ứng dụng và thực nghiệm công nghệ REAP và Cambridge là 05 năm tính từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành. Điều 5. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công ty Cổ phần nghiên cứu, ứng dụng và thực nghiệm công nghệ REAP và Cambridge chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 5; - Bộ trưởng (để b/c); - Cổng Thông tin điện tử Bộ GDĐT; - Lưu: VT, QLCL. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Hữu Độ
{ "issuing_agency": "Bộ Giáo dục và Đào tạo", "promulgation_date": "17/11/2022", "sign_number": "3731/QĐ-BGDĐT", "signer": "Nguyễn Hữu Độ", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Quyet-dinh-2559-QD-NHNN-muc-lai-suat-co-ban-bang-dong-Viet-Nam-80911.aspx
Quyết định 2559/QĐ-NHNN mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ------ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------- Số: 2559/QĐ-NHNN Hà Nội, ngày 03 tháng 11 năm 2008 QUYẾT ĐỊNH VỀ MỨC LÃI SUẤT CƠ BẢN BẰNG ĐỒNG VIỆT NAM THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2003; Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2004; Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Quy định mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 12,0%/năm. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 11 năm 2008 và thay thế Quyết định số 2316/QĐ-NHNN ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam. Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Ban lãnh đạo NHNN; - Lưu: VP, Vụ CSTT. THỐNG ĐỐC Nguyễn Văn Giàu
{ "issuing_agency": "Ngân hàng Nhà nước", "promulgation_date": "03/11/2008", "sign_number": "2559/QĐ-NHNN", "signer": "Nguyễn Văn Giàu", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dich-vu-phap-ly/Quyet-dinh-467-QD-UBND-2022-chinh-sach-tro-giup-phap-ly-cho-nguoi-khuyet-tat-Binh-Dinh-510216.aspx
Quyết định 467/QĐ-UBND 2022 chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật Bình Định
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 467/QĐ-UBND Bình Định, ngày 16 tháng 02 năm 2022 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT, NGƯỜI KHUYẾT TẬT CÓ KHÓ KHĂN VỀ TÀI CHÍNH NĂM 2022 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019; Căn cứ Luật Trợ giúp pháp lý ngày 20/6/2017; Căn cứ Quyết định số 1100/QĐ-TTg ngày 21/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của người khuyết tật; Căn cứ Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 01/11/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật; Căn cứ Quyết định số 1190/QĐ-TTg ngày 05/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021 - 2030; Căn cứ Quyết định số 09/QĐ-BTP ngày 07/01/2022 của Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính năm 2022; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 13/ TTr-STP ngày 09/02/2022. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính năm 2022. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ Tư pháp; - CT, PCT Nguyễn Tự Công Hoàng; - PVP TD; - Lưu: VT, K11. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Tự Công Hoàng KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT, NGƯỜI KHUYẾT TẬT CÓ KHÓ KHĂN VỀ TÀI CHÍNH NĂM 2022 (Ban hành kèm theo Quyết định số 467/QĐ-UBND ngày 16 tháng 02 năm 2022 của UBND tỉnh Bình Định) I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU 1. Mục tiêu Nâng cao năng lực người thực hiện trợ giúp pháp lý và chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý, đẩy mạnh công tác phối hợp, các hoạt động truyền thông và kiểm tra, giám sát, đảm bảo người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý. 2. Yêu cầu a) Nội dung các hoạt động cụ thể, phù hợp với đặc thù của người khuyết tật và phù hợp với quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 cũng như các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã được xác định trong các kế hoạch, chương trình, đề án về người khuyết tật (Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của người khuyết tật ban hành kèm theo Quyết định số 1100/QĐ-TTg ngày 21/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉ thị số 39- CT/TW ngày 01/11/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 03/6/2020; Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021 - 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 1190/QĐ- TTg ngày 05/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ). b) Tăng cường sự tham gia, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức có liên quan, nhất là cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan, tổ chức về người khuyết tật. c) Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính có thể lồng ghép với các hoạt động trợ giúp pháp lý khác nhằm đảm bảo tính khả thi, hiệu quả. II. CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT THUỘC DIỆN ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ 1. Nâng cao năng lực cho người thực hiện trợ giúp pháp lý Hoạt động: Xây dựng các chương trình, tài liệu và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý về kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính (cụ thể theo từng dạng tật trong các lĩnh vực pháp luật phù hợp với thực tế của địa phương) ít nhất từ 01 đến 02 lớp/năm. a) Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước). b) Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan. c) Thời gian thực hiện: Từ Quý I đến Quý IV. d) Kết quả đầu ra: Các lớp tập huấn được tổ chức, bảo đảm trên 80% cán bộ làm công tác trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật được tập huấn, nâng cao năng lực. 2. Thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính Hoạt động: Thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính, chú trọng thực hiện tư vấn chính sách đặc thù dành cho người khuyết tật ở các dạng tật khác nhau và vụ việc tham gia tố tụng. a) Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước). b) Đơn vị phối hợp: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ, trại giam, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Hội người khuyết tật, các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở kinh doanh, các tổ chức khác của người khuyết tật. c) Thời gian thực hiện: Từ Quý I đến Quý IV. d) Kết quả đầu ra: Bảo đảm 100% người khuyết tật thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí khi có yêu cầu. 3. Thực hiện truyền thông, tăng cường khả năng tiếp cận trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính Hoạt động 1: Truyền thông về hoạt động trợ giúp pháp lý và quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức truyền thông khác phù hợp với các dạng tật của người khuyết tật; tổ chức điểm truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính ở cơ sở; lồng ghép việc truyền thông trợ giúp pháp lý và quyền được trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính với các chương trình, đề án khác về người khuyết tật ở địa phương, nhất là tại xã, phường, thị trấn nơi người khuyết tật sinh sống; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội trong hoạt động truyền thông để tăng cường khả năng tiếp cận trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính như: nghiên cứu bổ sung nội dung hỗ trợ người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính khi xây dựng các phần mềm về trợ giúp pháp lý. a) Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước). b) Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, đơn vị truyền thông để thực hiện truyền thông trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định; Báo Bình Định; Đài truyền thanh các huyện, thị xã, thành phố; cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ, trại giam; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã; Hội người khuyết tật, các cơ sở trợ giúp xã hội, trường học, cơ sở kinh doanh, các tổ chức khác của người khuyết tật. c) Thời gian thực hiện: Từ Quý I đến Quý IV. d) Kết quả đầu ra: Các sản phẩm truyền thông được thực hiện (xây dựng các chương trình truyền hình, truyền thanh, báo chí; mạng xã hội...); báo cáo về khả năng tiếp cận trợ giúp pháp lý của người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính; nâng cao nhận thức của người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính về hoạt động trợ giúp pháp lý và quyền được trợ giúp pháp lý. Hoạt động 2: Biên soạn và phát hành băng ghi âm, đĩa ghi âm, USB, bảng thông tin, hộp tin, tờ thông tin về trợ giúp pháp lý, tờ gấp pháp luật và các ấn phẩm chuyên dụng khác có nội dung về chính sách trợ giúp pháp lý và quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ và trại giam, Hội Người khuyết tật, các cơ sở trợ giúp xã hội, trường học, cơ sở kinh doanh và các tổ chức khác của người khuyết tật, bảo đảm 100% cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ, trại giam và 80% Hội Người khuyết tật, các cơ sở trợ giúp xã hội, trường học, cơ sở kinh doanh và các tổ chức khác của người khuyết tật được tiếp cận các sản phẩm truyền thông về trợ giúp pháp lý. a) Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước). b) Đơn vị phối hợp: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ và trại giam, Hội Người khuyết tật, các cơ sở trợ giúp xã hội, trường học, cơ sở kinh doanh và các tổ chức khác của người khuyết tật, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã. c) Thời gian thực hiện: Từ Quý I đến Quý IV. d) Kết quả đầu ra: Băng ghi âm, đĩa ghi âm, USB, bảng thông tin, hộp tin, tờ thông tin về trợ giúp pháp lý, tờ gấp pháp luật và các ấn phẩm chuyên dụng khác có nội dung dành cho người khuyết tật để cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ và trại giam, Hội Người khuyết tật, các cơ sở trợ giúp xã hội, trường học, cơ sở kinh doanh và các tổ chức khác của người khuyết tật. Hoạt động 3: Tổ chức các hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý trọng tâm nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam (18/4); Ngày Quốc tế Người khuyết tật (3/12) bằng nhiều hình thức phù hợp. a) Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước) b) Đơn vị phối hợp: Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định; Báo Bình Định; Đài truyền thanh các huyện, thị xã, thành phố; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã; Hội người khuyết tật, các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở kinh doanh, các tổ chức khác của người khuyết tật. c) Thời gian thực hiện: Quý II, Quý IV. d) Kết quả đầu ra: Các sản phẩm truyền thông (các phóng sự, pa nô, băng rôn tuyên truyền, tọa đàm,…) 4. Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính; khảo sát, đánh giá kết quả, nhu cầu thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính Hoạt động: Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. a) Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp. b) Đơn vị phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội người khuyết tật, các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở kinh doanh, các tổ chức khác của người khuyết tật. c) Thời gian thực hiện: Từ Quý I đến Quý IV. d) Kết quả đầu ra: Các văn bản hướng dẫn, kết quả kiểm tra. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Tư pháp có trách nhiệm chỉ đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này; đồng thời giúp UBND tỉnh theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá và báo cáo việc tổ chức thực hiện Kế hoạch này trong phạm vi toàn tỉnh. 2. Các cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc UBND tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Tư pháp trong việc tổ chức thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính. 3. Kinh phí thực hiện: a) Kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính được bố trí trong ngân sách hằng năm của địa phương; các Chương trình mục tiêu quốc gia, các Chương trình, Đề án liên quan khác theo phân cấp của pháp luật về ngân sách nhà nước; đóng góp, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (nếu có). b) Sở Tư pháp lập dự toán kinh phí ngân sách đối với các hoạt động do địa phương chủ trì thực hiện. Việc lập, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính theo Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành./.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bình Định", "promulgation_date": "16/02/2022", "sign_number": "467/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Tự Công Hoàng", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Nghi-quyet-29-2008-NQ-HDND-gia-dat-nam-2009-tren-dia-ban-tinh-Kon-Tum-141218.aspx
Nghị quyết 29/2008/NQ-HĐND giá đất năm 2009 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KON TUM -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 29/2008/NQ-HĐND Kon Tum, ngày 16 tháng 12 năm 2008. NGHỊ QUYẾT VỀ BẢNG GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT NĂM 2009 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KON TUM KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ 11 Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Đất đai năm 2003; Căn cứ Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; Căn cứ Thông tư số 114/2004/TT-BTC ngày 26/11/2004 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; Sau khi xem xét Tờ trình số 88/TTr-UBND ngày 31/10/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về giá đất năm 2008 trên địa bàn tỉnh Kon Tum; báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế và ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến tham gia của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp, QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Ban hành Bảng giá các loại đất năm 2009 trên địa bàn tỉnh Kon Tum kèm theo nghị quyết này. Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định công bố bảng giá các loại đất năm 2009 trên địa bàn tỉnh Kon Tum vào ngày 01/01/2009; Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua./. CHỦ TỊCH Trần Anh Linh
{ "issuing_agency": "Tỉnh Kon Tum", "promulgation_date": "16/12/2008", "sign_number": "29/2008/NQ-HĐND", "signer": "Trần Anh Linh", "type": "Nghị quyết" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Luat-Hon-nhan-va-gia-dinh-1959-2-SL-36857.aspx
Luật Hôn nhân và gia đình 1959 2/SL
LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH Chương 1: NGUYÊN TẮC CHUNG Điều 1 Nhà nước bảo đảm việc thực hiện đầy đủ chế độ hôn nhân tự do và tiến bộ, một vợ một chồng, nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và con cái, nhằm xây dựng những gia đình hạnh phúc, dân chủ và hoà thuận, trong đó mọi người đoàn kết, thương yêu nhau, giúp đỡ nhau tiến bộ. Điều 2 Xoá bỏ những tàn tích còn lại của chế độ hôn nhân phong kiến cưỡng ép, trọng nam khinh nữ, coi rẻ quyền lợi của con cái. Điều 3 Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự do, yêu sách của cải trong việc cưới hỏi, đánh đập hoặc ngược đãi vợ. Cấm lấy vợ lẽ. Chương 2: KẾT HÔN Điều 4 Con trai và con gái đến tuổi, được hoàn toàn tự nguyện quyết định việc kết hôn của mình; không bên nào được ép buộc bên nào, không một ai được cưỡng ép hoặc cản trở. Điều 5 Cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn với người khác. Điều 6 Con gái từ 18 tuổi trở lên, con trai từ 20 tuổi trở lên mới được kết hôn. Điều 7 Việc để tang không cản trở việc kết hôn. Điều 8 Đàn bà goá có quyền tái giá; khi tái giá, quyền lợi của người đàn bà goá về con cái và tài sản được bảo đảm. Điều 9 Cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa cha mẹ nuôi và con nuôi. Cấm kết hôn giữa anh chị em ruột, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. Đối với những người khác có họ trong phạm vi năm đời hoặc có quan hệ thích thuộc về trực hệ, thì việc kết hôn sẽ giải quyết theo phong tục tập quán. Điều 10 Những người sau đây không được kết hôn: bất lực hoàn toàn về sinh lý; mắc một trong các bệnh hủi, hoa liễu, loạn óc, mà chưa chữa khỏi. Điều 11 Việc kết hôn phải được Uỷ ban hành chính cơ sở nơi trú quán của bên người con trai hoặc bên người con gái công nhận và ghi vào sổ kết hôn. Mọi nghi thức kết hôn khác đều không có giá trị về mặt pháp luật. Chương 3: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN LỢI CỦA VỢ CHỒNG Điều 12 Trong gia đình, vợ chồng đều bình đẳng về mọi mặt. Điều 13 Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, quý trọng, săn sóc nhau, giúp đỡ nhau tiến bộ, nuôi dạy con cái, lao động sản xuất, xây dựng gia đình hoà thuận, hành phúc. Điều 14 Vợ và chồng đều có quyền tự do chọn nghề nghiệp, tự do hoạt động chính trị, văn hoá và xã hội. Điều 15 Vợ và chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới. Điều 16 Khi một bên chết trước, nếu tài sản của vợ chồng cần chia, thì chia như quy định ở Điều 29. Vợ và chồng đều có quyền thừa kế tài sản của nhau. Chương 4: QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI Điều 17 Cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, nuôi nấng, giáo dục con cái. Con cái có nghĩa vụ kính yêu, săn sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Điều 18 Cha mẹ không được hành hạ con cái, không được đối xử tàn tệ với con dâu, con nuôi, con riêng. Nghiêm cấm việc vứt bỏ hoặc giết hại trẻ con mới đẻ. Người vứt bỏ hoặc giết hại trẻ con mới đẻ và người gây ra những việc ấy phải chịu trách nhiệm về hình sự. Điều 19 Con trai và con gái có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau trong gia đình. Điều 20 Con đã thành niên còn ở chung với cha mẹ được tự do chọn nghề nghiệp, hoạt động chính trị và xã hội và có của riêng, đồng thời có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình. Điều 21 Cha hoặc mẹ nhận con ngoài giá thú phải khai trước Uỷ ban hành chính cơ sở. Nếu có tranh chấp, Toà án nhân dân sẽ quyết định. Điều 22 Người con ngoài giá thú được xin nhận cha hoặc mẹ trước Toà án nhân dân. Người mẹ cũng có quyền xin nhận cha thay cho đứa trẻ chưa thành niên. Người thay mặt cũng có quyền xin nhận cha hoặc mẹ thay cho đưa trẻ chưa thành niên. Điều 23 Con ngoài giá thú được cha, mẹ nhận hoặc được Toà án nhân dân cho nhận cha, mẹ, có quyền lợi và nghĩa vụ như con chính thức. Điều 24 Con nuôi có quyền lợi và nghĩa vụ như con đẻ. Việc nhận nuôi con nuôi phải được Uỷ ban hành chính cơ sở nơi trú quán của người nuôi hoặc của đứa trẻ công nhận và ghi vào sổ hộ tịch. Toà án nhân dân có thể huỷ bỏ việc công nhận ấy, khi bản thân người con nuôi hoặc bất cứ người nào, tổ chức nào yêu cầu, vì lợi ích của người con nuôi. Chương 5: LY HÔN Điều 25 Khi hai bên vợ chồng xin thuận tình ly hôn, thì sau khi điều tra, nếu xét đúng là hai bên tự nguyện xin lý hôn, Toà án nhân dân sẽ công nhận việc thuận tình ly hôn. Điều 26 Khi một bên vợ hoặc chồng xin ly hôn, cơ quan có thẩm quyền sẽ điều tra và hoà giải. Hoà giải không được, Toà án nhân dân sẽ xét xử. Nếu tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được, thì Toà án nhân dân sẽ cho ly hôn. Điều 27 Trong trường hợp người vợ có thai, chồng chỉ có thể xin ly hôn sau khi vợ đã sinh đẻ được một năm. Điều hạn chế này không áp dụng đối với việc xin ly hôn của người vợ. Điều 28 Khi ly hôn, cấm đòi trả của. Điều 29 Khi ly hôn, việc chia tài sản sẽ căn cứ vào sự đóng góp về công sức của mỗi bên, vào tình hình tài sản và tình trạng cụ thể của gia đình. Lao động trong gia đình được kể như lao động sản xuất. Khi chia phải bảo vệ quyền lợi của người vợ, của con cái và lợi ích của việc sản xuất. Điều 30 Khi ly hôn, nếu một bên túng thiếu yêu cầu cấp dưỡng, thì bên kia phải cấp dưỡng tuỳ theo khả năng của mình. Khoản cấp dưỡng và thời gian cấp dưỡng sẽ do hai bên thoả thuận; trường hợp hai bên không thoả thuận với nhau được thì Toà án nhân dân sẽ quyết định. Khi người được cấp dưỡng lấy vợ, lấy chồng khác thì sẽ không được cấp dưỡng nữa. Điều 31 Vợ chồng đã ly hôn vẫn có mọi nghĩa vụ và quyền lợi đối với con chung. Điều 32 Khi ly hôn, việc giao cho ai trông nom, nuôi nấng và giáo dục con cái chưa thành niên, phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con cái. Về nguyên tắc, con còn bú phải do mẹ phụ trách. Người không giữ con vẫn có quyền thăm nom, săn sóc con. Vợ chồng đã ly hôn phải cùng chịu phí tổn về việc nuôi nấng và giáo dục con, mỗi người tuỳ theo khả năng của mình. Vì lợi ích của con cái, khi cần thiết, có thể thay đổi việc nuôi giữ hoặc việc góp phần vào phí tổn nuôi nấng, giáo dục con cái. Điều 33 Việc trông nom, nuôi nấng và giáo dục con cái, việc góp phần vào phí tổn nuôi nấng và giáo dục con cái sẽ do hai bên thoả thuận giải quyết. Trường hợp hai bên không thoả thuận với nhau được hoặc trong sự thoả thuận xét thấy có chỗ không hợp lý, thì Toà án nhân dân sẽ quyết định. Chương 6: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 34 Những hành vi trái với Luật này sẽ bị xử lý theo pháp luật. Điều 35 Luật này có hiệu lực kể từ ngày công bố. Trong những vùng dân tộc thiểu số, có thể căn cứ vào tình hình cụ thể mà đặt ra những điều khoản riêng biệt đối với Luật này. Những điều khoản riêng biệt ấy phải được Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn. Luật này đã được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà khoá thứ nhất, kỳ họp thứ 11, thông qua trong phiên họp ngày 29 tháng 12 năm 1959. Xuân Thủy (Đã ký)
{ "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "29/12/1959", "sign_number": "2/SL", "signer": "Xuân Thuỷ", "type": "Luật" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Ke-hoach-91-KH-UBND-chinh-sach-phap-luat-ve-ket-hop-kinh-te-quoc-phong-an-ninh-Lang-Son-319885.aspx
Kế hoạch 91/KH-UBND chính sách pháp luật về kết hợp kinh tế quốc phòng an ninh Lạng Sơn
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 91/KH-UBND Lạng Sơn, ngày 08 tháng 8 năm 2016 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ KẾT HỢP KINH TẾ VỚI QUỐC PHÒNG, AN NINH Thực hiện Quyết định số 1022/QĐ-TTg ngày 07/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 1059/NQ-UBTVQH13 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện với các nội dung cụ thể như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU Cụ thể hóa các nội dung kế hoạch tại Quyết định số 1022/QĐ-TTg ngày 07/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ phù hợp với điều kiện của tỉnh để thực hiện tốt chính sách, pháp luật về kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh. Xác định rõ các nội dung, nhiệm vụ để các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố chủ động phối hợp, triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, các tầng lớp nhân dân trong thực hiện chính sách, pháp luật về kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh nhằm phát triển ổn định, bền vững kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia. II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH 1. Công tác thông tin, tuyên truyền a) Tổ chức phổ biến, tuyên truyền Nghị quyết số 1059/NQ-UBTVQH13 của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Quyết định số 1022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật về kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh tới các cấp, ngành, đoàn thể nhân dân nhằm tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Tuyên truyền phản ánh đầy đủ, kịp thời những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đảm bảo quốc phòng, an ninh trong tình hình mới, tình hình kinh tế - xã hội của cả nước và của tỉnh... để thông tin cho nhân dân hiểu rõ, từ đó tạo đồng thuận trong nhân dân thực hiện tốt các mục tiêu trên cơ sở kế hoạch đã đề ra. b) Từng bước đưa các nội dung về kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh vào chương trình giảng dạy, học tập, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho các đối tượng, loại hình học tập theo quy định của Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2013. 2. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý, điều hành của Nhà nước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng phát triển kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh trong tình hình mới a) Tiếp tục thực hiện tốt các chủ trương, Nghị quyết của Trung ương về công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh trong tình hình mới, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI của Ban Chấp hành Trung ương về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”; Nghị quyết số 28/NQ-TW ngày 22/9/2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới; Kết luận số 86-KL/TW ngày 05/11/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường lãnh đạo công tác đảm bảo an ninh quốc gia trong tình hình mới; Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2014 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế đến năm 2020. Đẩy nhanh triển khai có hiệu quả 3 khâu đột phá chiến lược về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng kết cấu hạ tầng. b) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, nâng cao chất lượng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, giải quyết dứt điểm các vụ việc phức tạp, kéo dài, nhất là những vấn đề liên quan đến lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt, cán bộ được quy hoạch vị trí lãnh đạo, cán bộ trẻ có trình độ, năng lực tổ chức quản lý, điều hành để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh. c) Tập trung xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, nhất là ở cơ sở, làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, chủ động nắm chắc tình hình các khu vực, dự án quốc phòng an ninh liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ quốc phòng an ninh. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp phải chịu trách nhiệm về công tác xây dựng và phát triển kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh tại địa bàn được phân công. 3. Phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với đảm bảo quốc phòng, an ninh, giải quyết tốt các vấn đề xã hội a) Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X), Nghị quyết số 22/2008/NQ-CP ngày 23/9/2008 của Chính phủ và Chương trình hành động số 134-CTr/TU ngày 30/3/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Triển khai hệ thống pháp luật về quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh theo hướng xây dựng, củng cố tiềm lực quốc phòng, đảm bảo an ninh trật tự nhằm tạo điều kiện, cơ sở để phát triển kinh tế ổn định, bền vững. Tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung và xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh, vận dụng linh hoạt, sáng tạo để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước trong phát triển kinh tế gắn với quốc phòng, an ninh. Nâng cao chất lượng công tác lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế; sắp xếp, bố trí lực lượng quốc phòng, an ninh trên từng địa bàn phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch phòng thủ bảo vệ tổ quốc. Đồng bộ các quy hoạch trong Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn gắn với các quy hoạch, kế hoạch về phòng thủ và đảm bảo an ninh trên tuyến biên giới. Đẩy mạnh việc phát triển kinh tế kết hợp với việc đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn, đặc biệt là phát triển kinh tế các khu vực cửa khẩu. Triển khai xây dựng các mô hình tổ chức phát triển kinh tế (doanh nghiệp, cộng đồng) gắn với quốc phòng, an ninh tại các khu vực cửa khẩu, khu vực biên giới. Tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội vùng biên giới, tập trung vào hạ tầng giao thông, các cơ sở giáo dục, y tế gắn với chính sách thu hút người dân ra sinh sống ổn định tại khu vực biên giới. Tiếp tục đầu tư xây dựng các căn cứ chiến đấu kiên cố, căn cứ hậu cần kỹ thuật, hậu phương vững chắc, đảm bảo hoạt động lâu dài, có khả năng ứng phó khi chiến tranh xảy ra. b) Xác định rõ các loại đất quốc phòng an ninh được phát triển kinh tế để có cơ chế, chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế vững mạnh gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh. Nâng cao năng lực, trách nhiệm thẩm định các dự án FDI tại các địa bàn, lĩnh vực nhạy cảm về quốc phòng, an ninh. Chủ động tích cực ứng phó với các tác động tiêu cực ảnh hưởng tới phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh. c) Đẩy mạnh thực hiện Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn diện, bền vững; rà soát, hoàn thiện các chế độ, chính sách hỗ trợ cho các hộ dân vùng biên giới. Tập trung thực hiện có hiệu quả Quyết định số 570/QĐ-TTg ngày 17/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình sắp xếp, ổn định dân cư biên giới Việt - Trung giai đoạn 2013- 2017. Điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với quy hoạch bố trí dân cư, phát triển tuyến dân cư biên giới theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới, kết hợp chặt chẽ bố trí dân cư với đảm bảo quốc phòng, an ninh. d) Tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế, phát triển hạ tầng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, nhất là nhân dân khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa, địa bàn chiến lược, các vùng căn cứ cách mạng, kháng chiến cũ theo tinh thần Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/ 2008 về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững từ năm 2011 đến năm 2020 đối với các huyện nghèo, Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững từ năm 2011 đến năm 2020. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ phục vụ phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh. 4. Củng cố vững chắc nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, có sức chiến đấu cao. a) Tập trung nguồn lực để ưu tiên xây dựng các công trình phòng thủ biên giới, địa bàn chiến lược. Đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin trong các chương trình, đề án hiện đại hóa quân đội, công an nhằm tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc và bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới; đảm bảo an toàn hệ thống thông tin trọng yếu, sẵn sàng đối phó các cuộc tấn công mạng. Đẩy mạnh công tác giáo dục, quán triệt nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn dân về xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong tình hình mới. Tăng cường tổ chức, nâng cao chất lượng công tác diễn tập khu vực phòng thủ các cấp gắn với diễn tập phòng chống khủng bố, bạo loạn lật đổ, phòng chống cháy rừng. b) Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhất là các địa bàn chiến lược, trọng điểm. Phát huy sức mạnh của thế trận an ninh nhân dân gắn với phát triển kinh tế. Từng bước nâng cao chất lượng của lực lượng vũ trang nhân dân, dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên. Chủ động nắm tình hình, triển khai đồng bộ, hiệu quả các biện pháp đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc. Tập trung đấu tranh với các loại tội phạm, nhất là tội phạm kinh tế có tổ chức xuyên quốc gia, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm an ninh mạng, các trang mạng độc hại. Khắc phục tình trạng lộ, lọt thông tin bí mật của Đảng, Nhà nước về quốc phòng an ninh. Nâng cao chất lượng công tác điều tra, xử lý tội phạm kinh tế; nâng cao hiệu quả công tác hậu cần, kỹ thuật; hiện đại hóa lực lượng an ninh, tỉnh báo kinh tế. 5. Kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, triển khai đồng bộ, toàn diện các hoạt động đối ngoại; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tạo môi trường thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh để nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; đẩy mạnh hợp tác quốc phòng, an ninh với các quốc gia phục vụ phát triển kinh tế. a) Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, mở rộng đa dạng hoá và triển khai toàn diện các hoạt động đối ngoại. Tiếp tục phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Quảng Tây (Trung Quốc), để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Tăng cường thiết lập quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế và khu vực, cấp địa phương các nước láng giềng, các nước đối tác chiến lược để mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, hợp tác đào tạo nhân lực, hợp tác y tế, khoa học công nghệ... b) Tăng cường công tác đối ngoại đảng và ngoại giao nhân dân; nâng cao hiệu quả công tác ngoại giao văn hóa và thông tin đối ngoại phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Căn cứ Kế hoạch này, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch để cụ thể hóa thành các nhiệm vụ trong kế hoạch công tác hàng năm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu thực tế của từng cơ quan, đơn vị. 2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch; tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh theo quy định./. TM. UỶ BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lý Vinh Quang
{ "issuing_agency": "Tỉnh Lạng Sơn", "promulgation_date": "08/08/2016", "sign_number": "91/KH-UBND", "signer": "Lý Vinh Quang", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Quyet-dinh-06-2010-QD-UBND-Quy-che-to-chuc-Ban-Quan-ly-dau-tu-xay-dung-Quan-4-Ho-Chi-Minh-441225.aspx
Quyết định 06/2010/QĐ-UBND Quy chế tổ chức Ban Quản lý đầu tư xây dựng Quận 4 Hồ Chí Minh
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 4 ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 06/2010/QĐ-UBND Quận 4, ngày 11 tháng 10 năm 2010 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH QUẬN 4. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 4 Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Căn cứ Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26 tháng 3 năm 2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Căn cứ Quyết định số 2001/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về kiện toàn tổ chức bộ máy các Ban Quản lý dự án; Căn cứ Quyết định số …/2009/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy chế (mẫu) về tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình quận - huyện; Căn cứ Quyết định số 1002/QĐ-UBND-NC ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Ủy ban nhân dân quận 4 về thành lập Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình quận 4; Theo đề nghị của Giám đốc Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình quận 4 tại Tờ trình số 492/TTr-QLCT ngày 09 tháng 8 năm 2010 và Báo cáo thẩm định số 183/BC-TP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Trưởng phòng Tư pháp quận 4, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình quận 4. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 07 ngày, kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân quận 4, Trưởng phòng Nội vụ, Giám đốc Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình quận 4, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân 15 phường chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Sở Nội vụ; - Các Sở ngành TP liên quan; - Phòng Kiểm tra văn bản Sở Tư pháp TP; - TT Công báo TP; - TT. Quận ủy 4; - TT.UBND quận 4; - Lưu: Vt.Th. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Nguyễn Tiến Đạt QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH QUẬN 4 (Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2010/QĐ-UBND ngày 11 tháng 10 năm 2010 của Ủy ban nhân dân quận) Chương I VỊ TRÍ CHỨC NĂNG Điều 1. Vị trí và chức năng Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình quận do Ủy ban nhân dân quận thành lập (trên cơ sở chuyển đổi nguyên trạng từ Ban Quản lý dự án khu vực đầu tư xây dựng quận) nhằm giúp cho Ủy ban nhân dân quận trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án do Ủy ban nhân dân quận làm chủ đầu tư; chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân quận, đồng thời chịu sự hướng dẫn nghiệp vụ của các sở - ngành chức năng đối với các hoạt động liên quan. Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình quận là đơn vị sự nghiệp công lập; được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ và Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP . Ban Quản lý đầu tư xây dựng quận có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định. Chương II NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn Ban Quản lý đầu tư xây dựng quận có nhiệm vụ và quyền hạn: 1. Đại diện chủ đầu tư ký kết hợp đồng kinh tế trong xây dựng cơ bản để thực hiện việc xây dựng các công trình do nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chủ đầu tư về quản lý thực hiện dự án kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, lập và trình thẩm định dự án, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng bảo đảm tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và tuân thủ các quy định của pháp luật. 2. Kiểm tra, thẩm định thiết kế, dự toán công trình trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. 3. Tổ chức việc đấu thầu hoặc chọn thầu cung cấp thiết bị và xây lắp công trình. 4. Quản lý thi công xây dựng công trình. 5. Kiểm tra chất lượng thi công, xác nhận tính pháp lý khối lượng hoàn thành và làm các thủ tục thanh toán; trường hợp có khối lượng phát sinh, Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình phải yêu cầu tổ chức thiết kế và tổ chức thi công giải trình để xem xét và kiến nghị với chủ đầu tư giải quyết. 6. Giải quyết các thủ tục về đất đai, phối hợp với các cơ quan chuyên môn thực hiện việc giải phóng mặt bằng và xin cấp giấy phép xây dựng. 7. Lập kế hoạch vốn đầu tư và kế hoạch tài chính cho công trình để chủ đầu tư trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, quản lý sử dụng nguồn vốn đầu tư được giao có hiệu quả. 8. Tổ chức giám định chất lượng xây dựng, nghiệm thu công trình và bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng. 9. Đình chỉ việc thực hiện các công việc xây dựng nếu chất lượng thi công không đúng tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật và không đảm bảo yêu cầu của hồ sơ thiết kế được duyệt. 10. Từ chối nghiệm thu, thanh quyết toán khi khối lượng công việc không đảm bảo chất lượng công trình. 11. Yêu cầu, quản lý, giám sát công tác bảo hành công trình. 12. Thực hiện quyết toán hàng năm và tổng quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. 13. Thực hiện chế độ báo cáo sơ kết định kỳ hàng tháng, hàng quý, sáu tháng, tổng kết năm và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận và các sở - ngành liên quan. 14. Yêu cầu các đơn vị cung cấp thông tin, tài liệu liên quan trong việc đề xuất chủ trương, kế hoạch đầu tư các dự án và tham mưu Ủy ban nhân dân quận giải quyết các vấn đề phát sinh thuộc lĩnh vực chuyên môn. 15. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, do Ủy ban nhân dân thành phố quy định và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận giao hoặc ủy quyền. Chương III TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ BIÊN CHẾ Điều 3. Cơ cấu tổ chức 1. Cán bộ lãnh đạo: Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình quận do Giám đốc phụ trách, có từ 2 đến 3 Phó Giám đốc giúp việc Giám đốc. Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình quận làm việc theo chế độ thủ trưởng. 2. Cơ cấu các tổ chức năng, nghiệp vụ trực thuộc: a) Tùy theo tình hình cụ thể và quy mô hoạt động của đơn vị, Ủy ban nhân dân quận quyết định số lượng các tổ; Tổ có Tổ trưởng và 1 Tổ phó; b) Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình quận được tổ chức thành các Tổ: - Tổ Hành chính quản trị - Tổ Kế toán - Tài vụ; - Tổ Bồi thường - Giải phóng mặt bằng; - Tổ Thẩm định hồ sơ thiết kế dự toán; - Tổ Nghiệp vụ về công tác đấu thầu; - Tổ kỹ thuật. 3. Việc thành lập, sáp nhập và sắp xếp các tổ thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho thôi giữ các chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán, thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận; Tổ trưởng, Tổ phó chức năng, nghiệp vụ thuộc thẩm quyền của Giám đốc. Điều 4. Biên chế Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình quận là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc hệ thống các đơn vị sự nghiệp Nhà nước, được giao định mức biên chế khung và sử dụng một phần kinh phí ngân sách (nếu đơn vị có nguồn thu không đủ trang trải). Tùy theo tình hình, đặc điểm công tác, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận quyết định định mức biên chế trong tổng số biên chế sự nghiệp khác của quận được Ủy ban nhân dân thành phố giao hàng năm. Ngoài định mức biên chế nêu trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận cho phép Giám đốc Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình quận được hợp đồng lao động (theo Bộ Luật Lao động), hợp đồng thuê, khoán công việc đối với những công việc không cần bố trí biên chế thường xuyên để đáp ứng yêu cầu công tác của đơn vị. Chương IV CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH, TIỀN LƯƠNG, CƠ CHẾ TÀI CHÍNH Điều 5. Chế độ chính sách, tiền lương đối với cán bộ, viên chức Chế độ tiền lương của cán bộ, viên chức Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình quận áp dụng theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Quá trình công tác tại Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình quận theo diện hợp đồng của cán bộ, viên chức được tính là thời gian liên tục, để tính mức lương trong việc xét tuyển, bổ nhiệm ngạch. Điều 6. Chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp kế toán 1. Chế độ phụ cấp chức vụ: a) Lãnh đạo Ban: - Giám đốc hưởng phụ cấp chức vụ: 0,40 - Phó Giám đốc hưởng phụ cấp chức vụ: 0,30 b) Cán bộ quản lý tổ chuyên môn: - Tổ trưởng chuyên môn, nghiệp vụ: 0,15 - Tổ phó chuyên môn, nghiệp vụ: 0,10 2. Chế độ phụ cấp kế toán: - Kế toán trưởng được hưởng mức phụ cấp: 0,25 (bằng với phụ cấp chức vụ Tổ trưởng 0,15 + 0,10 = 0,25). - Phụ trách kế toán được hưởng mức phụ cấp: 0,15 (bằng với phụ cấp chức vụ Tổ trưởng). Điều 7. Cơ chế tài chính Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình quận là đơn vị sự nghiệp công lập; áp dụng cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, cơ chế tài chính được thực hiện: - Theo Thông tư số 117/2008/TT-BTC ngày 09 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính Hướng dẫn quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tư của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước (trong trường hợp nguồn thu để lập dự toán trích từ dự án theo đúng định mức quy định đảm bảo đủ kinh phí hoạt động của Ban). - Theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập (trong trường hợp nguồn thu để lập dự toán trích từ dự án theo đúng định mức quy định không đủ đảm bảo kinh phí hoạt động của Ban). Điều 8. Nguồn kinh phí Kinh phí hoạt động của Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình quận từ nguồn được trích từ dự án theo định mức tỷ lệ quy định do Bộ Xây dựng công bố và các nguồn thu khác (nếu có). Trường hợp kinh phí của các dự án trên địa bàn quận không đủ chi, thì Ủy ban nhân dân quận căn cứ vào cân đối ngân sách quận để giải quyết bổ sung kinh phí hoạt động theo quy định. Chương V TUYỂN DỤNG, BỔ NHIỆM NGẠCH, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VIÊN CHỨC Điều 9. Tuyển dụng, bổ nhiệm ngạch, quản lý và sử dụng viên chức Viên chức vào làm việc tại Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình quận được tổ chức xét tuyển, thực hiện chế độ tập sự và bổ nhiệm vào ngạch viên chức hoặc hợp đồng lao động và tổ chức quản lý, sử dụng viên chức theo quy định của Nhà nước. Điều 10. Thẩm quyền xét tuyển và bổ nhiệm ngạch viên chức Giám đốc đề nghị Ủy ban nhân dân quận thành lập Hội đồng và thực hiện việc xét tuyển, sau đó Ủy ban nhân dân quận quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm ngạch hoặc đề nghị Sở Nội vụ bổ nhiệm ngạch theo thẩm quyền. Điều 11. Khen thưởng và xử lý kỷ luật cán bộ, viên chức Cán bộ, viên chức làm việc tại Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình quận được khen thưởng và xét danh hiệu thi đua theo quy định hiện hành và xử lý kỷ luật theo quy định tại Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức và Bộ Luật Lao động. Chương VI PHÂN CÔNG, CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM CỦA GIÁM ĐỐC, PHÓ GIÁM ĐỐC VÀ CÁC TỔ CHỨC NĂNG Điều 12. Phân công, chế độ trách nhiệm 1. Giám đốc - Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận về toàn bộ hoạt động của Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình, đồng thời chịu sự hướng dẫn của các sở - ngành đối với các hoạt động liên quan; - Điều hành hoạt động của Ban; chỉ đạo cán bộ, viên chức, nhân viên của Ban lập, trình duyệt và tổ chức thực hiện các dự án trên địa bàn quận; - Tham gia thành viên Hội đồng bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng của các dự án trên địa bàn quận và thực hiện vai trò tham mưu, giúp việc theo chức năng nhiệm vụ quy định tại Quy chế này; - Giúp Ủy ban nhân dân quận xây dựng và ban hành quyết định đình chỉ việc thực hiện các công việc xây dựng khi chất lượng thi công không đúng tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật và không đảm bảo yêu cầu của hồ sơ thiết kế được duyệt. 2. Các Phó Giám đốc Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo lĩnh vực công tác do Giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, liên đới chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã được giao. Phó Giám đốc được Giám đốc ủy quyền thực hiện một số công việc cụ thể theo quy định. 3. Các Tổ chức năng, nghiệp vụ - Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc hoặc Phó Giám đốc về các lĩnh vực được phân công; - Thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của đơn vị; - Tham mưu cho lãnh đạo giải quyết những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; - Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm cho đơn vị; - Thực hiện các công tác khác theo sự chỉ đạo của lãnh đạo. 4. Cán bộ, viên chức, nhân viên Cán bộ, viên chức, nhân viên làm việc tại Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình quận phải có năng lực, trình độ chuyên môn phù hợp với công việc, là người có phẩm chất, đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan trong thi hành công vụ và chấp hành nghiêm túc sự phân công của lãnh đạo Ban, của tổ. Chương VII CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ QUAN HỆ CÔNG TÁC Điều 13. Chế độ làm việc và hội họp 1. Chế độ làm việc a) Thực hiện theo quy định chung của Nhà nước và của quận. b) Cán bộ, viên chức, nhân viên của Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình quận đều có chức danh, nhiệm vụ cụ thể và đeo thẻ theo quy định. c) Cán bộ, viên chức, nhân viên phải có thái độ, phong cách làm việc lịch sự, hòa nhã, tận tụy, khiêm tốn, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân, cũng như của đồng nghiệp. 2. Chế độ hội họp a) Định kỳ hàng tuần họp giao ban giữa lãnh đạo Ban với các Tổ trưởng để kiểm điểm công tác trong tuần và triển khai công tác tuần tới. b) Hàng tháng họp toàn thể cán bộ, viên chức, nhân viên của đơn vị một lần để kiểm điểm tình hình thực hiện công tác trong tháng và đề ra công tác cho tháng tiếp theo; đồng thời, phổ biến các chủ trương, chính sách, chế độ mới của Nhà nước và nhiệm vụ mới phát sinh ở địa phương và có văn bản báo cáo cho Ủy ban nhân dân quận và sở - ngành liên quan. c) Hàng quý, 6 tháng và cuối năm, báo cáo sơ, tổng kết công tác theo quy định. Ngoài ra, có thể tổ chức họp đột xuất để triển khai các công việc cần thiết và cấp bách theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận. Điều 14. Quan hệ công tác Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình quận có các mối quan hệ công tác như sau: 1. Đối với các sở - ngành liên quan a) Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình quận chịu sự hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lập dự toán, quyết toán công trình theo đúng quy định; hướng dẫn chi tiết về xác định chủ đầu tư; thẩm định dự án; tổ chức quản lý dự án và bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý dự án; giám sát thi công xây dựng; xét tuyển thiết kế kiến trúc xây dựng công trình; lưu trữ hồ sơ thiết kế; phá dỡ công trình xây dựng; các nội dung khác có liên quan. b) Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình quận thực hiện việc báo cáo kết quả công tác định kỳ, đột xuất và chuyên đề theo yêu cầu của các sở - ngành liên quan. 2. Đối với Ủy ban nhân dân quận Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình quận chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp, toàn diện của Ủy ban nhân dân quận. Giám đốc trực tiếp nhận chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận và báo cáo Ủy ban nhân dân quận việc thực hiện những mặt công tác đã được phân công. 3. Đối với các cơ quan khác thuộc Ủy ban nhân dân quận a) Thực hiện tốt mối quan hệ phối hợp và hợp tác bình đẳng trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được quy định. b) Khi phối hợp giải quyết công việc thuộc lĩnh vực mình phụ trách, nếu chưa nhất trí với ý kiến của các cơ quan khác, Giám đốc chủ động tập hợp các ý kiến và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận quyết định. 4. Đối với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và tổ chức xã hội quận a) Phối hợp với các ngành, đoàn thể có liên quan trong việc tuyên truyền, vận động các tổ chức và cá nhân thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật, quy định của Nhà nước để giải phóng mặt bằng, thực hiện dự án đầu tư đã được phê duyệt. b) Khi các tổ chức trên có yêu cầu, kiến nghị những vấn đề thuộc chức năng của Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình quận, Giám đốc có trách nhiệm trình bày, giải quyết hoặc trình Ủy ban nhân dân quận giải quyết các yêu cầu đó theo quy định. 5. Đối với Ủy ban nhân dân 15 phường Khi phối hợp giải quyết công việc thuộc lĩnh vực mình phụ trách, nếu chưa nhất trí với ý kiến của Ủy ban nhân dân phường, Giám đốc tập hợp các ý kiến và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận quyết định. Chương VIII TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 15. Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình quận và các cơ quan liên quan thuộc quận có trách nhiệm thực hiện Quy chế này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc phát sinh, Giám đốc Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình quận đề xuất Ủy ban nhân dân quận xem xét sửa đổi hoặc bổ sung Quy chế cho phù hợp./.
{ "issuing_agency": "Quận 4", "promulgation_date": "11/10/2010", "sign_number": "06/2010/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Tiến Đạt", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Nghi-quyet-so-26-2013-NQ-HDND-sua-doi-10-2012-NQ-HD-kien-co-hoa-kenh-muong-giao-thong-Dak-Nong-223460.aspx
Nghị quyết số 26/2013/NQ-HĐND sửa đổi 10/2012/NQ-HĐ kiên cố hóa kênh mương giao thông Đắk Nông
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số:26/2013/NQ-HĐND Đắk Nông, ngày 19 tháng 12 năm 2013 NGHỊ QUYẾT VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ QUYẾT SỐ 10/2012/NQ-HĐND NGÀY 31/5/2012 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUY ĐỊNH CƠ CẤU NGUỒN VỐN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH KIÊN CỐ HÓA KÊNH MƯƠNG VÀ GIAO THÔNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2012-2015 HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG KHOÁ II, KỲ HỌP THỨ 8 Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004; Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002; Căn Cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19 tháng 6 năm 2009; Sau khi xem xét Tờ trình số 5236/TTr-UBND ngày 26/11/2013 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc đề nghị bổ sung một số nội dung của Nghị quyết 10/2012/NQ-HĐND ngày 31/5/2012 Quy định cơ cấu nguồn vốn thực hiện Chương trình kiên cố hóa kênh mương và giao thông nông thôn giai đoạn 2012-2015; Báo cáo thẩm tra số 240/BC-HĐND ngày 14/12/2013 của Ban Kinh tế -Ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến của các đại biểu HĐND tỉnh, QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung vào Điểm b, Khoản 2, Điều 1, Nghị quyết số 10/2012/NQ-HĐND tỉnh với những nội dung như sau: “Riêng các bon, buôn chưa đạt từ 1 đến 2 km đường nhựa, đường bê tông xi măng và không thể huy động theo cơ cấu nguồn vốn quy định tại điểm b, Khoản 2, Điều này thì được Ngân sách nhà nước đầu tư 100% (kinh phí xây lắp và chi phí khác); còn lại kinh phí đền bù và giải phóng mặt bằng vận động nhân dân đóng góp”. Các nội dung khác không đề cập trong Nghị quyết này vẫn thực hiện theo Nghị quyết số 10/2012/NQ-HĐND ngày 31/5/2012 Quy định cơ cấu nguồn vốn thực hiện Chương trình kiên cố hóa kênh mương và giao thông nông thôn giai đoạn 2012-2015. Điều 2. Tổ chức thực hiện 1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn cụ thể để các huyện, thị xã triển khai thực hiện. 2. Giao thường trực HĐND, các Ban của HĐND và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này. 3. Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày HĐND tỉnh thông qua. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông khóa II, kỳ họp thứ 8 thông qua./. Nơi nhận: - UBTV Quốc hội, Chính phủ; - UB Kinh tế của Quốc hội; - Văn phòng: Quốc hội, Chính phủ; - Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; - Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp; - Ban Công tác đại biểu Quốc hội; - Thường trực Tỉnh ủy; - Thường trực HĐND tỉnh; - UBND tỉnh, UBMTTQ tỉnh; - Đoàn ĐBQH tỉnh; - Các Ban HĐND tỉnh; - Các Đại biểu HĐND tỉnh; - Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; - VP: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH và HĐND, UBND tỉnh; - Thường trực HĐND và UBND các huyện, thị xã; - Báo Đắk Nông, Đài PT-TH, Công báo tỉnh; - Cổng Thông tin điện tử tỉnh, Chi cục Văn thư Lưu trữ; - Lưu: VT, LĐ và CV Phòng CT.HĐND (Bảo). CHỦ TỊCH Điểu K'ré
{ "issuing_agency": "Tỉnh Đắk Nông", "promulgation_date": "19/12/2013", "sign_number": "26/2013/NQ-HĐND", "signer": "Điểu K'ré", "type": "Nghị quyết" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-09-2009-QD-UBND-chuc-nang-nhiem-vu-quyen-han-co-cau-to-chuc-118262.aspx
Quyết định 09/2009/QĐ-UBND chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 09/2009/QĐ-UBND Vinh, ngày 14 tháng 01 năm 2009 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về việc quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Căn cứ Thông tư Liên tịch số 43/2008/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 06 tháng 06 năm 2008 của liên bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch và Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Văn hoá và Thông tin thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 1472/TTr- SVHTTDL ngày 15 tháng 8 năm 2008 và Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 373/ TTr- SNV ngày 25 tháng 9 năm 2008, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nghệ An. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế các quyết định trước đây của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hoá Thông tin, Sở Thể dục - Thể thao và Sở Du lịch. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Thủ trưởng các ngành, các cấp liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. TM. UỶ BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Phan Đình Trạc QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN (Ban hành kèm theo Quyết định số 09/2009/QĐ-UBND ngày 14/01/2009 của UBND tỉnh Nghệ An) Chương I VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN Điều 1. Vị trí và chức năng: 1. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh về: văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo (trừ quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính và xuất bản phẩm), các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật. 2. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Uỷ ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 3. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Trụ sở đóng tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn: 1. Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh: a) Dự thảo quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; đề án, dự án, chương trình phát triển văn hoá, gia đình, thể dục thể thao và du lịch; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước; phân cấp quản lý và xã hội hoá trong lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch ở địa phương; b) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể tiêu chuẩn chức danh đối với Trưởng, Phó các tổ chức, đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Trưởng, Phó Phòng Văn hoá và Thông tin thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện, sau khi phối hợp và thống nhất với Sở Nội vụ và Sở Thông tin và Truyền thông. 2. Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh: a) Dự thảo quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch; b) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Hội đồng chuyên ngành về văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật. 3. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, chương trình sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch. 4. Về di sản văn hoá: a) Tổ chức thực hiện quy chế, giải pháp huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá trên địa bàn tỉnh sau khi được phê duyệt; b) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích thuộc tỉnh quản lý sau khi được phê duyệt; c) Tổ chức điều tra, phát hiện, thống kê, phân loại và lập hồ sơ di sản văn hoá phi vật thể thuộc địa bàn tỉnh; d) Hướng dẫn thủ tục và cấp giấy phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hoá phi vật thể trên địa bàn tỉnh cho tổ chức, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài; đ) Tổ chức thực hiện kiểm kê, phân loại, lập hồ sơ xếp hạng di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh thuộc địa bàn tỉnh; e) Thẩm định dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích cấp tỉnh có khả năng ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường của di tích; g) Tổ chức, chỉ đạo việc thu nhận, bảo quản các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do tổ chức, cá nhân giao nộp và thu giữ ở địa phương theo quy định của pháp luật; h) Đăng ký và tổ chức quản lý di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trong phạm vi tỉnh; cấp giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc bảo tàng tỉnh và sở hữu tư nhân; i) Quản lý, hướng dẫn tổ chức các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá, lễ hội truyền thống, tín ngưỡng gắn với di tích, nhân vật lịch sử trên địa bàn tỉnh. 5. Về nghệ thuật biểu diễn: a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện phương án sắp xếp tổ chức các đơn vị nghệ thuật biểu diễn thuộc phạm vi quản lý của tỉnh phù hợp với quy hoạch phát triển ngành nghệ thuật biểu diễn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; b) Tổ chức thực hiện quy chế tổ chức liên hoan, hội thi, hội diễn về nghệ thuật biểu diễn do địa phương tổ chức trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; c) Thẩm định, cấp phép công diễn chương trình, tiết mục, vở diễn; chương trình biểu diễn thời trang ở trong nước và có yếu tố nước ngoài cho các đối tượng: - Đơn vị nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp, đơn vị có chức năng tổ chức biểu diễn nghệ thuật, biểu diễn thời trang thuộc tỉnh; - Các tổ chức kinh tế xã hội khi tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp không bán vé tại nhà hàng, vũ trường; - Cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội không có chức năng tổ chức biểu diễn nghệ thuật có nhu cầu tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp có doanh thu nhằm mục đích phục vụ công tác xã hội, từ thiện ở địa phương; - Tổ chức kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam đặt trụ sở chính tại tỉnh Nghệ An. d) Cấp giấy tiếp nhận chương trình, vở diễn; giấy phép quảng cáo về biểu diễn nghệ thuật cho đơn vị nghệ thuật biểu diễn, đơn vị có chức năng tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp đã được Cục Nghệ thuật biểu diễn, Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh, thành phố khác cấp giấy phép công diễn đến biểu diễn tại địa phương; đ) Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh cho phép các đoàn nghệ thuật, diễn viên thuộc địa phương quản lý ra nước ngoài biểu diễn, các đoàn nghệ thuật, diễn viên nước ngoài đến biểu diễn nghệ thuật tại địa phương; cấp phép tổ chức các cuộc thi hoa hậu trên địa bàn tỉnh sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; e) Tổ chức thực hiện việc cấp thẻ hành nghề cho nghệ sỹ và diễn viên biểu diễn chuyên nghiệp theo phân cấp của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; g) Tổ chức thực hiện Quy chế quản lý việc sản xuất, phát hành băng, đĩa ca nhạc và vở diễn. 6. Về điện ảnh: a) Tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động chiếu phim tại rạp, chiếu phim lưu động phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội, đối ngoại, phục vụ thiếu nhi, đồng bào dân tộc miền núi, hải đảo và lực lượng vũ trang; b) Thường trực Hội đồng thẩm định kịch bản văn học đối với việc sản xuất phim đặt hàng từ ngân sách nhà nước, Hội đồng thẩm định phim cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về điện ảnh; c) Cấp, thu hồi giấy phép phổ biến phim phóng sự, phim tài liệu, phim khoa học, phim truyện, phim hoạt hình do cơ sở điện ảnh thuộc địa phương sản xuất hoặc nhập khẩu theo quy định của pháp luật về điện ảnh; d) Kiểm tra việc phổ biến phim ở rạp, phim chiếu lưu động, phim phát trên các phương tiện khác tại các điểm hoạt động văn hoá, vui chơi, giải trí công cộng; đ) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy định về kinh doanh băng đĩa phim và các hoạt động điện ảnh khác trên địa bàn toàn tỉnh. 7. Về mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm: a) Thường trực Hội đồng nghệ thuật tượng đài, tranh hoành tráng cấp tỉnh theo Quy chế xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng của Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch; chịu trách nhiệm là Uỷ viên thường trực của Hội đồng; b) Tổ chức thực hiện các hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm quy mô cấp tỉnh; c) Cấp, thu hồi, điều chỉnh giấy phép, kiểm tra và hướng dẫn hoạt động triển lãm mỹ thuật, triển lãm ảnh, nghệ thuật sắp đặt, trình diễn các loại hình nghệ thuật đương đại và các triễn lãm khác thuộc phạm vi quản lý của ngành văn hoá, thể thao và du lịch; tổ chức các cuộc thi ảnh nghệ thuật, liên hoan ảnh; quản lý việc sao chép tác phẩm mỹ thuật trên địa bàn tỉnh theo các quy chế do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành; d) Thẩm định, cấp phép thể hiện phần mỹ thuật đối với các dự án xây dựng hoặc tu bổ, tôn tạo tượng đài, tranh hoành tráng, công trình liên quan đến tôn giáo trên địa bàn tỉnh theo uỷ quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và phân cấp của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. 8. Về quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật: a) Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; b) Tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện trên địa bàn tỉnh các quy định về cung cấp, hợp tác, đặt hàng, sử dụng và đảm bảo quyền tác giả đối với tác phẩm, quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và chế độ nhuận bút, thù lao cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan; c) Thẩm định quyền tác giả, quyền liên quan khi có tranh chấp theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 9. Về thư viện: a) Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông chuyển giao các xuất bản phẩm lưu chiểu tại địa phương cho thư viện cấp tỉnh theo quy định; b) Hướng dẫn việc đăng ký hoạt động thư viện trong tỉnh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đăng ký hoạt động đối với thư viện cấp tỉnh; c) Hướng dẫn các thư viện trong tỉnh xây dựng quy chế tổ chức hoạt động trên cơ sở quy chế mẫu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 10. Về quảng cáo: a) Thẩm định hồ sơ cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo đặt tại địa bàn tỉnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; b) Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép quảng cáo trên bảng, biển, pa-nô, băng rôn, màn hình đặt nơi công cộng, vật phát quang, vật thể trên không, dưới nước, phương tiện giao thông, vật thể di động khác và các hình thức tương tự treo, đặt, dán, dựng ở ngoài trời hoặc nơi công cộng trên địa bàn tỉnh; c) Thanh tra, kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo (trừ báo chí, mạng thông tin máy tính và xuất bản phẩm). 11. Về văn hoá quần chúng, văn hoá dân tộc và tuyên truyền cổ động: a) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy hoạch thiết chế văn hoá cơ sở ở địa phương sau khi được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt; b) Hướng dẫn xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của các thiết chế văn hoá cơ sở trên địa bàn tỉnh trên cơ sở quy chế mẫu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; c) Chỉ đạo và hướng dẫn tổ chức các lễ hội; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; xây dựng gia đình, làng, cơ quan, đơn vị văn hoá trên địa bàn tỉnh; d) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể chỉ đạo và hướng dẫn phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"; chịu trách nhiệm Thường trực Ban chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"; đ) Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện chính sách văn hoá dân tộc, bảo tồn, phát huy, phát triển các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể của cộng đồng các dân tộc cư trú trên địa bàn tỉnh; e) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động tuyên truyền cổ động phục vụ các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và quy hoạch hệ thống cổ động trực quan trên địa bàn tỉnh; g) Tổ chức hội thi, hội diễn nghệ thuật quần chúng, thi sáng tác tranh cổ động, cụm cổ động; cung cấp tài liệu tuyên truyền, tranh cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội trên địa bàn tỉnh; h) Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chế quản lý karaoke, vũ trường, Quy chế tổ chức liên hoan, hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng và các hoạt động văn hoá khác trên địa bàn tỉnh; i) Quản lý hoạt động sáng tác và phổ biến tác phẩm văn học theo quy định của pháp luật. 12. Về gia đình: a) Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến gia đình, đảm bảo quyền bình đẳng và chống bạo lực trong gia đình; b) Tuyên truyền, giáo dục giá trị đạo đức, lối sống, cách ứng xử trong gia đình Việt Nam; c) Tổ chức thu thập, lưu trữ thông tin về gia đình. 13. Về thể dục, thể thao cho mọi người: a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển thể dục, thể thao quần chúng ở địa phương sau khi được phê duyệt; b) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn viên, cộng tác viên trọng tài thể dục, thể thao sau khi được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt; c) Chủ trì, phối hợp với tổ chức xã hội nghề nghiệp về thể thao vận động mọi người tham gia phát triển phong trào thể dục, thể thao; phổ biến, hướng dẫn tập luyện thể dục, thể thao phù hợp với sở thích, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp; d) Xây dựng hệ thống giải thi đấu, kế hoạch thi đấu và chỉ đạo, hướng dẫn các cuộc thi đấu thể thao quần chúng cấp tỉnh; đ) Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước đối với các hoạt động thể thao giải trí trong các điểm vui chơi, khu du lịch, điểm du lịch, khu văn hoá thể thao trên địa bàn tỉnh; e) Chủ trì, phối hợp với các tổ chức, cơ quan liên quan tạo điều kiện, hướng dẫn người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em, thanh thiếu niên và các đối tượng quần chúng khác tham gia hoạt động thể dục, thể thao; g) Tổ chức hướng dẫn tập luyện, biểu diễn và thi đấu các môn thể thao dân tộc, các phương pháp rèn luyện sức khoẻ truyền thống; h) Hướng dẫn, kiểm tra việc công nhận gia đình thể thao trên địa bàn tỉnh; i) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Bộ đội Biên phòng tổ chức thực hiện giáo dục thể chất, thể thao trong nhà trường và thể dục, thể thao trong lực lượng vũ trang tại địa phương. 14. Về thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp: a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển các môn thể thao thành tích cao, tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện vận động viên; kế hoạch thi đấu các đội tuyển thể thao của tỉnh sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; b) Tổ chức thực hiện Đại hội Thể dục Thể thao cấp tỉnh, các giải thi đấu quốc gia, khu vực và quốc tế sau khi được cấp có thẩm quyền giao và phê duyệt; c) Tổ chức thực hiện chế độ đặc thù đối với huấn luyện viên, trọng tài, vận động viên của tỉnh trong các hoạt động thi đấu thể dục, thể thao sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo quy định của pháp luật; d) Tổ chức kiểm tra các điều kiện kinh doanh của câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp và doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao; cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp và doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật; đ) Thực hiện quyết định phong cấp cho vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao thuộc thẩm quyền quản lý của Sở. 15. Về du lịch: a) Tổ chức công bố quy hoạch sau khi được phê duyệt; b) Tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá, phân loại, xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên du lịch của tỉnh theo quy chế của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; c) Thực hiện các biện pháp để bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử dụng hợp lý và phát triển tài nguyên du lịch, môi trường du lịch, khu du lịch, điểm du lịch của tỉnh; d) Tổ chức lập hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch địa phương, điểm du lịch địa phương, tuyến du lịch địa phương; công bố sau khi có quyết định công nhận; đ) Cấp, sửa đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài đặt trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và theo phân cấp, uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh; e) Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; g) Quyết định xếp hạng 1 sao, hạng 2 sao cho khách sạn, làng du lịch; hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh biệt thự, căn hộ du lịch; hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch đối với bãi cắm trại, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, cơ sở lưu trú du lịch khác; h) Thẩm định và cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cho cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch; i) Tổ chức cấp, cấp lại, đổi, thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch; cấp, thu hồi giấy chứng nhận thuyết minh viên theo quy định của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; k). Xây dựng kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch và tổ chức thực hiện chương trình xúc tiến du lịch, sự kiện, hội chợ, hội thảo, triễn lãm du lịch của tỉnh sau khi được phê duyệt. 16. Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống, ngăn chặn các hoạt động vi phạm pháp luật về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch. 17. Thẩm định, tham gia thẩm định các dự án đầu tư, phát triển liên quan đến văn hoá, thể dục, thể thao và du lịch trên địa bàn tỉnh. 18. Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động đối với các hội và tổ chức phi chính phủ về lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật. 19. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập về văn hoá, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật. 20. Tham mưu với Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc tổ chức các lễ hội văn hoá, thể thao, du lịch quy mô cấp tỉnh. 21. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật và sự phân công của Uỷ ban nhân dân tỉnh. 22. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch đối với Phòng Văn hoá và Thông tin thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện. 23. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch. 24. Tổ chức chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch trên địa bàn toàn tỉnh. 25. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và xử lý các vi phạm pháp luật về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật hoặc phân công của Uỷ ban nhân dân tỉnh. 26. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện đối với các tài năng văn hoá nghệ thuật và thể dục thể thao; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch trên địa bàn tỉnh. 27. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của văn phòng, thanh tra, các phòng chuyên môn nghiệp vụ và các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở; quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh. 28. Quản lý tài chính, tài sản được giao và thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh. 29. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định với Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch. 30. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân tỉnh giao và theo quy định của pháp luật. Chương II CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ Điều 3. Cơ cấu tổ chức: 1. Lãnh đạo Sở: a) Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch có Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc. b) Giám đốc là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở. c) Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc Sở, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công; khi Giám đốc vắng mặt, một Phó Giám đốc được uỷ nhiệm điều hành các hoạt động của Sở. d) Việc bổ nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ được Bộ Văn hoá, Thể Thao và Du lịch ban hành. Việc miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật Giám đốc và Phó Giám đốc được thực hiện theo quy định của pháp luật. 2. Cơ cấu tổ chức thuộc Sở: a) Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ: - Phòng Nghiệp vụ Văn hoá - Phòng Xây dựng nếp sống văn hoá và gia đình - Phòng Nghiệp vụ Thể dục, thể thao - Phòng Nghiệp vụ Du lịch - Phòng Quản lý Di sản văn hóa - Phòng Kế hoạch - Tài chính - Phòng Tổ chức Cán bộ - Thanh tra - Văn phòng b) Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc: - Bảo tàng Nghệ An - Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh - Ban Quản lý Di tích và Danh thắng - Ban quản lý Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ - Thư viện tỉnh - Trung tâm Văn hoá tỉnh - Khu di tích Kim Liên - Nhà hát Dân ca - Đoàn ca múa kịch - Trung tâm Phát hành Phim và Chiếu bóng - Trung tâm Đào tạo và Huấn luyện thể dục thể thao - Trung tâm Thi đấu và Dịch vụ thể thao - Câu lạc bộ bóng đá Sông Lam Nghệ An - Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch - Tạp chí Văn hoá Nghệ An Điều 4. Biên chế của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc được giao theo kế hoạch hàng năm của Uỷ ban nhân dân tỉnh. Việc bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, các tổ chức sự nghiệp trực thuộc phải căn cứ vào chức danh, tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức và tuyển dụng cán bộ, viên chức phù hợp với chức danh, tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức theo quy định của pháp luật. Chương III ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 5. Giao Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ và Thủ trưởng các ban ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của qui định này. Căn cứ bản quy định này, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm xây dựng chức năng, nhiệm vụ, tổ chức các bộ phận thuộc Sở; các nội qui, quy chế hoạt động của Sở, mối quan hệ với các đơn vị thuộc Sở và các ngành, các cấp liên quan để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được phân công. Điều 6. Trong quá trình thực hiện quy định này nếu có vấn đề chưa phù hợp hoặc phát sinh, vướng mắc, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan báo cáo với Uỷ ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) để xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Nghệ An", "promulgation_date": "14/01/2009", "sign_number": "09/2009/QĐ-UBND", "signer": "Phan Đình Trạc", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-4560-QD-UBND-2020-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-linh-vuc-Duoc-pham-So-Y-te-Binh-Dinh-457492.aspx
Quyết định 4560/QĐ-UBND 2020 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực Dược phẩm Sở Y tế Bình Định
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 4560/QĐ-UBND Bình Định, ngày 04 tháng 11 năm 2020 QUYẾT ĐỊNH CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC BÃI BỎ TRONG LĨNH VỰC DƯỢC PHẨM THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ Y TẾ TỈNH BÌNH ĐỊNH CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Quyết định số 4500/QĐ-BYT ngày 29 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc công bố thủ tục hành chính được bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 188/TTr-SYT ngày 02 tháng 11 năm 2020. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục 04 thủ tục hành chính được bãi bỏ trong lĩnh vực Dược phẩm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Y tế tỉnh Bình Định theo Quyết định số 4500/QB-BYT ngày 29 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế (Phụ lục I kèm theo). Điều 2. Quyết định này bãi bỏ 04 thủ tục hành chính trong lĩnh vực Kinh doanh dược liệu thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Y tế tỉnh Bình Định đã công bố tại Quyết định số 1121/QĐ-UBND ngày 30 tháng 3 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (Phụ lục II kèm theo). Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký ban hành./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát TTHC); - Bộ Y tế; - TT Tỉnh ủy, TTHĐND tỉnh; - CT, các PCT UBND tỉnh; - LĐVP UBND tỉnh; - Bưu điện tỉnh; - VNPT Bình Định; - Trung tâm Tin học - Công báo; - Lưu: VT, KSTT, K15. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Phi Long PHỤ LỤC I DANH MỤC 04 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC BÃI BỎ TRONG LĨNH VỰC DƯỢC PHẨM THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA SỞ Y TẾ TỈNH BÌNH ĐỊNH (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-UBND ngày / /2020 của Chủ tịch UBND tỉnh) STT Số hồ sơ TTHC Tên thủ tục hành chính Căn cứ pháp lý Thủ tục hành chính được bãi bỏ theo Quyết định số 4500/QĐ-BYT ngày 29/10/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế 1. 1.003924 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cho cơ sở bán buôn dược liệu Thông tư số 03/2018/TT-BYT ngày 09/02/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về thực hành tốt phân phối thuốc và nguyên liệu làm thuốc 2. 1.004005 Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cho cơ sở bán buôn dược liệu Thông tư số 03/2018/TT-BYT ngày 09/02/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về thực hành tốt phân phối thuốc và nguyên liệu làm thuốc 3. 1.004024 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cho cơ sở bán lẻ dược liệu Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược 4. 1.004074 Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cho cơ sở bán lẻ dược liệu Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược Tổng cộng: 04 TTHC PHỤ LỤC II BÃI BỎ 04 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH DƯỢC LIỆU THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ Y TẾ TỈNH BÌNH ĐỊNH (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-UBND ngày / /2020 của Chủ tịch UBND tỉnh) STT Số hồ sơ TTHC Tên thủ tục hành chính Căn cứ pháp lý Thủ tục hành chính đã công bố tại Quyết định 1121/QĐ-UBND ngày 30/3/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh 1. 1.003924.000.00.00.H08 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cho cơ sở bán buôn dược liệu Thông tư số 03/2018/TT-BYT ngày 09/02/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về thực hành tốt phân phối thuốc và nguyên liệu làm thuốc 2. 1.004005.000.00.00.H08 Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cho cơ sở bán buôn dược liệu Thông tư số 03/2018/TT-BYT ngày 09/02/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về thực hành tốt phân phối thuốc và nguyên liệu làm thuốc 3. 1.004024.000.00.00.H08 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cho cơ sở bán lẻ dược liệu Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược 4. 1.004074.000.00.00.H08 Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cho cơ sở bán lẻ dược liệu Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược Tổng cộng: 04 TTHC
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bình Định", "promulgation_date": "04/11/2020", "sign_number": "4560/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Phi Long", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Quyet-dinh-632-QD-UBND-2021-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-ve-Viec-lam-cua-So-Lao-dong-tinh-Lai-Chau-485472.aspx
Quyết định 632/QĐ-UBND 2021 công bố thủ tục hành chính về Việc làm của Sở Lao động tỉnh Lai Châu
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 632/QĐ-UBND Lai Châu, ngày 03 tháng 6 năm 2021 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG; PHÊ DUYỆT QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC VIỆC LÀM THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ LAO ĐỘNG- THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH LAI CHÂU CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ về hướng dẫn nghiệp vụ Kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Văn phòng Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ- CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Căn cứ Quyết định số 572/QĐ-LĐTBXH ngày 17/5/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc công bố các thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung và thay thế trong lĩnh vực việc làm thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 644/TTr-SLĐTBXH ngày 26/5/2021. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung; Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực Việc làm thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Có Phụ lục chi tiết kèm theo). Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các thủ tục hành chính quy định trước đây trái với quyết định này đều bị bãi bỏ. Giao Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ quy trình ban hành kèm theo Quyết định này thiết lập, tin học hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính trên Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh Lai Châu tại địa chỉ: https://dichvucong.laichau.gov.vn Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Cục Kiểm soát TTHC-Văn phòng Chính phủ; - Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c); - Lưu: VT, KSTT. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Tống Thanh Hải PHỤ LỤC DANH MỤC TTHC MỚI BAN HÀNH , SỬA ĐỔI, BỔ SUNG; QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT TTHC LĨNH VỰC VIỆC LÀM THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI (Kèm theo Quyết định số 632/QĐ-UBND ngày 03 tháng 6 năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu) I. DANH MỤC TTHC MỚI BAN HÀNH , SỬA ĐỔI, BỔ SUNG 1. Danh mục TTHC mới ban hành TT Tên thủ tục hành chính Thời hạn giải quyết Địa điểm, thời gian, cách thức thực hiện TTHC Phí, lệ phí (nếu có) (đồng) Căn cứ pháp lý 1 Thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ 1. Địa điểm thực hiện: Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Lai Châu. - Địa chỉ: Tầng 1, tòa nhà số 2, Khu hợp khối các đơn vị sự nghiệp tỉnh Lai Châu, phường Tân Phong, tỉnh Lai Châu. - Điện thoại: 0213.3796.888 2. Thời gian thực hiện: Các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ và ngày lễ, tết theo quy định) - Buổi sáng: Từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút. - Buổi chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ. 3. Cách thức nộp hồ sơ và nhận kết quả: - Nộp trực tuyến mức độ 4 tại Cổng dịch vụ công trực tuyến – Hệ thống một cửa điện tử tỉnh Lai Châu, địa chỉ: https://dichvucong.laichau.gov.vn - Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; - Qua hệ thống bưu chính công ích. Không Nghị định số 23/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều 37 và Điều 39 của Luật Việc làm về trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm. 2 Thủ tục rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ 1. Địa điểm thực hiện: Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Lai Châu. - Địa chỉ: Tầng 1, tòa nhà số 2, Khu hợp khối các đơn vị sự nghiệp tỉnh Lai Châu, phường Tân Phong, tỉnh Lai Châu. - Điện thoại: 0213.3796.888 2. Thời gian thực hiện: Các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ và ngày lễ, tết theo quy định) - Buổi sáng: Từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút. - Buổi chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ. 3. Cách thức nộp hồ sơ và nhận kết quả: - Nộp trực tuyến mức độ 4 tại Cổng dịch vụ công trực tuyến – Hệ thống một cửa điện tử tỉnh Lai Châu, địa chỉ: https://dichvucong.laichau.gov.vn - Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; - Qua hệ thống bưu chính công ích. Không Nghị định số 23/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều 37 và Điều 39 của Luật Việc làm về trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm. 2. Danh mục TTHC sửa đổi, bổ sung TT Tên thủ tục hành chính Thời hạn giải quyết Địa điểm, thời gian, cách thức thực hiện TTHC Phí, lệ phí (nếu có) (đồng) Căn cứ pháp lý 1 Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ 1. Địa điểm thực hiện: Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Lai Châu. - Địa chỉ: Tầng 1, tòa nhà số 2, Khu hợp khối các đơn vị sự nghiệp tỉnh Lai Châu, phường Tân Phong, tỉnh Lai Châu. - Điện thoại: 0213.3796.888 2. Thời gian thực hiện: Các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ và ngày lễ, tết theo quy định) - Buổi sáng: Từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút. - Buổi chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ. 3. Cách thức nộp hồ sơ và nhận kết quả: - Nộp trực tuyến mức độ 4 tại Cổng dịch vụ công trực tuyến - Hệ thống một cửa điện tử tỉnh Lai Châu, địa chỉ: https://dichvucong.laichau.gov.vn. - Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; - Qua hệ thống bưu chính công ích. Không Nghị định số 23/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều 37 và Điều 39 của Luật Việc làm về trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm. 2 Thủ tục gia hạn Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ 1. Địa điểm thực hiện: Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Lai Châu. - Địa chỉ: Tầng 1, tòa nhà số 2, Khu hợp khối các đơn vị sự nghiệp tỉnh Lai Châu, phường Tân Phong, tỉnh Lai Châu. - Điện thoại: 0213.3796.888 2. Thời gian thực hiện: Các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ và ngày lễ, tết theo quy định) - Buổi sáng: Từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút. - Buổi chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ. 3. Cách thức nộp hồ sơ và nhận kết quả: - Nộp trực tuyến mức độ 4 tại Cổng dịch vụ công trực tuyến – Hệ thống một cửa điện tử tỉnh Lai Châu, địa chỉ: https://dichvucong.laichau.gov.vn. - Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; - Qua hệ thống bưu chính công ích. Không Nghị định số 23/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều 37 và Điều 39 của Luật Việc làm về trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm. 3 Thủ tục cấp lại Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ 1. Địa điểm thực hiện: Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Lai Châu. - Địa chỉ: Tầng 1, tòa nhà số 2, Khu hợp khối các đơn vị sự nghiệp tỉnh Lai Châu, phường Tân Phong, tỉnh Lai Châu. - Điện thoại: 0213.3796.888 2. Thời gian thực hiện: Các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ và ngày lễ, tết theo quy định) - Buổi sáng: Từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút. - Buổi chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ. 3. Cách thức nộp hồ sơ và nhận kết quả: - Nộp trực tuyến mức độ 4 tại Cổng dịch vụ công trực tuyến - Hệ thống một cửa điện tử tỉnh Lai Châu, địa chỉ: https://dichvucong.laichau.gov.vn. - Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; - Qua hệ thống bưu chính công ích. Không Nghị định số 23/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều 37 và Điều 39 của Luật Việc làm về trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm. II. QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH Tên thủ tục hành chính Quy trình nội bộ giải quyết TTHC 1. Thủ tục thu hồi Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm (Thời gian thực hiện: 03 ngày làm việc) 2. Thủ tục rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm (Thời gian thực hiện: 07 ngày làm việc)
{ "issuing_agency": "Tỉnh Lai Châu", "promulgation_date": "03/06/2021", "sign_number": "632/QĐ-UBND", "signer": "Tống Thanh Hải", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-164-KH-UBND-quy-hoach-mang-luoi-co-so-cai-nghien-ma-tuy-Yen-Bai-2016-2020-2030-332599.aspx
Kế hoạch 164/KH-UBND quy hoạch mạng lưới cơ sở cai nghiện ma túy Yên Bái 2016 2020 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 164/KH-UBND Yên Bái, ngày 21 tháng 10 năm 2016 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 Ngày 18/8/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1640/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở cai nghiện ma túy đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và tình hình thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái xây dựng Kế hoạch thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở cai nghiện ma túy đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Yên Bái, cụ thể như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Xây dựng mạng lưới cơ sở cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh, đảm bảo người nghiện ma túy khi có quyết định của Tòa án áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc đều có cơ sở cai nghiện để thi hành quyết định. - Đa dạng các loại hình cai nghiện để người nghiện ma túy tiếp cận các dịch vụ cai nghiện ma túy phù hợp. - Các cơ sở cai nghiện tự nguyện, các cơ sở điều trị Methadone phải gắn kết với cộng đồng. II. MỤC TIÊU 1. Đến năm 2020 - Phát triển Trung tâm Chữa bệnh-Giáo dục-Lao động xã hội thành Trung tâm cai nghiện đa chức năng (có cai nghiện bắt buộc, cai nghiện tự nguyện và điều trị thay thế). - Nâng cấp các Cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng Methadone cấp huyện thành các cơ sở cai nghiện tự nguyện. - Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong các cơ sở cai nghiện được đào tạo, cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận theo tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ cai nghiện ma túy theo quy định của pháp luật. 2. Định hướng đến năm 2030 - Trung tâm Chữa bệnh-Giáo dục-Lao động xã hội là Trung tâm cai nghiện đa chức năng hoàn chỉnh, vừa chữa bệnh, vừa giáo dục, vừa lao động, vừa dạy và học nghề, có thái độ ứng xử phù hợp với học viên và bệnh nhân theo đúng chính sách của nhà nước. - Các cơ sở cai nghiện tự nguyện đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện về cai nghiện ma túy theo định của pháp luật. - 100% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong các cơ sở cai nghiện được đào tạo, cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận theo tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ cai nghiện ma túy theo quy định. III. NỘI DUNG 1. Trung tâm Chữa bệnh-Giáo dục-Lao động xã hội - Đến năm 2020, tiếp nhận trên 500 học viên và bệnh nhân vào điều trị. Trong đó: cai nghiện bắt buộc từ 250 - 300 người; cai nghiện tự nguyện từ 200 lượt người; điều trị thay thế từ 100 bệnh nhân. - Đến năm 2030, tiếp nhận từ 500-700 học viên và bệnh nhân vào điều trị. Trong đó: cai nghiện bắt buộc từ 300 - 500 người; cai nghiện tự nguyện từ 200 lượt người; điều trị thay thế từ 100-200 bệnh nhân. 2. Các huyện, thị xã, thành phố - Hoàn chỉnh các cơ sở điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone và phát triển các cơ sở này thành cơ sở cai nghiện tự nguyện. - Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, đối với các huyện, thị xã, thành phố có trên 250 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý thì thành lập Điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ cai nghiện ma túy tại cộng đồng hoặc bổ sung thêm chức năng điều trị, cai nghiện ma túy cho các cơ sở y tế tại địa phương, theo nguyên tắc không phát sinh biên chế. - Đối với 03 huyện: Văn Chấn, Trạm Tấu và Mù Cang Chải, căn cứ điều kiện thực tế của mỗi địa phương, xây dựng điểm điều trị cắt cơn nghiện ma túy tại cộng đồng thuộc cụm liên xã, thị trấn, hoặc gắn với bệnh viện cấp huyện, trạm y tế cấp xã để đảm bảo công tác cai nghiện tại cộng đồng được thuận lợi. 3. Quản lý cơ sở cai nghiện - Giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội trực tiếp quản lý Trung tâm Chữa bệnh-Giáo dục-Lao động xã hội (Trung tâm cai nghiện đa chức năng). - Đối với các cơ sở cai nghiện tự nguyện, có cơ chế tiếp nhận không phân biệt nơi cư trú của người nghiện ma túy. 4. Các tiêu chuẩn, điều kiện của cơ sở cai nghiện Trung tâm Chữa bệnh-Giáo dục-Lao động xã hội duy trì diện tích, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị, cơ sở vật chất cho dạy và học nghề, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, bảo đảm về công tác cai nghiện, an ninh, trật tự và môi trường theo quy định. 5. Danh mục ưu tiên đầu tư a. Đến năm 2020: - Ưu tiên nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị cho Trung tâm Chữa bệnh-Giáo dục-Lao động xã hội. - Đào tạo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng với quan điểm về nghiện, khoa học về điều trị, cai nghiện mới. - Nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động cho Trung tâm Chữa bệnh-Giáo dục-Lao động xã hội theo quy định. b. Định hướng đến năm 2030: Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo các tiêu chuẩn, điều kiện của Trung tâm cai nghiện đa chức năng theo Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật khác có liên quan. 6. Các giải pháp thực hiện a. Về cơ chế, chính sách: - Rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành các quy định về cai nghiện ma túy theo chỉ đạo của Chính phủ. - Áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc đối với người sử dụng ma túy có hành vi nguy hiểm cho xã hội. Khuyến khích cai nghiện ma túy tự nguyện. - Quy định về điều kiện, tiêu chuẩn cán bộ, viên chức làm việc tại Trung tâm Chữa bệnh-Giáo dục-Lao động xã hội. - Quy định quản lý, điều hành và tổ chức hoạt động của Trung tâm Chữa bệnh-Giáo dục-Lao động xã hội. b. Về đầu tư, huy động vốn: - Nhà nước ưu tiên bố trí đầu tư bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Trung tâm Chữa bệnh-Giáo dục-Lao động xã hội để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng cai nghiện ma túy. - Cung cấp các dịch vụ, kỹ thuật điều trị, cai nghiện tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng cai nghiện ma túy. c. Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động: - Xây dựng vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại Trung tâm Chữa bệnh-Giáo dục-Lao động xã hội theo hướng tăng người làm việc trực tiếp, giảm số lượng người lãnh đạo, quản lý cho phù hợp. - Nâng cao chất lượng cho cán bộ công chức, viên chức và người lao động làm công tác y tế, tư vấn, giáo dục, dạy nghề của Trung tâm Chữa bệnh-Giáo dục-Lao động xã hội phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý và khả năng nhận thức của người nghiện ma túy. d. Công tác kiểm tra giám sát: - Thực hiện tốt công tác kiểm tra đánh giá và nâng cao chất lượng cán bộ. - Định kỳ kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác cai nghiện ma túy. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Lao động- Thương binh và Xã hội - Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, tổ chức thực hiện Quy hoạch cơ sở cai nghiện bắt buộc trên địa bàn tỉnh. - Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định của tỉnh về cai nghiện ma túy; tham mưu xây dựng trình Ủy ban nhân dân tỉnh cơ chế, chính sách trong hoạt động cai nghiện ma túy và quản lý sau cai. - Thực hiện các Kế hoạch thanh tra, kiểm tra đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác cai nghiện ma túy. Định kỳ đánh giá, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội; - Tổng hợp, đề xuất nhu cầu kinh phí bảo đảm quy hoạch hàng năm và 5 năm gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt. 2. Sở Kế hoạch và Đầu tư Chủ trì, tổng hợp, bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước theo quy hoạch; phối hợp kiểm tra, giám sát thực hiện Kế hoạch. 3. Sở Tài chính Chủ trì, tổng hợp, bố trí vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước để thực hiện Kế hoạch theo quy định của pháp luật; phối hợp kiểm tra, giám sát thực hiện Kế hoạch. 4. Sở Y tế - Hướng dẫn việc tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ, giấy chứng nhận xác định nghiện ma túy, điều trị cắt cơn nghiện ma túy cho y, bác sỹ tại các cơ sở cai nghiện. - Hướng dẫn việc phòng, chống dịch bệnh, khám bệnh, chữa bệnh và khám sức khỏe định kỳ cho người nghiện ma túy đang trong chương trình điều trị. - Tham mưu phát triển cơ sở điều trị Methadone cấp huyện thành cơ sở cai nghiện tự nguyện (theo hướng dẫn của Trung ương) và mạng lưới cấp phát thuốc Methadone đến tuyến xã. 5. Sở Nội vụ Phối hợp với Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xác định vị trí việc làm của cán bộ, viên chức; hướng dẫn tổ chức, bộ máy tại Trung tâm Chữa bệnh-Giáo dục-Lao động xã hội và các cơ sở cai nghiện. 6. Sở Tài nguyên và môi trường Chủ trì phối hợp với Sở Lao động- Thương binh và Xã hội và các cơ quan, đơn vị có liên quan thường xuyên kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại Trung tâm Chữa bệnh-Giáo dục-Lao động xã hội và các cơ sở cai nghiện tự nguyện trên địa bàn. 7. Các sở, ban, ngành có liên quan Các sở, ban, ngành có liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ của đơn vị mình, có trách nhiệm phối hợp với Sở Lao động- Thương binh và Xã hội trong việc triển khai, thực hiện Kế hoạch này. 8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Thường xuyên hướng dẫn, chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các cơ quan chuyên môn có liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ cai nghiện bắt buộc. Ban hành chính sách hỗ trợ người cai nghiện ma túy và quản lý sau cai tại địa phương; Hỗ trợ tạo điều kiện học nghề, tìm việc làm, ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng cho người sau cai nghiện ma túy. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương triển khai, thực hiện Kế hoạch này; định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả triển khai thực hiện gửi Ủy ban nhân dân tỉnh./. Nơi nhận: - Bộ LĐTBH; - TT. Tỉnh ủy; - TT. HĐND tỉnh; - Lãnh đạo UBND tỉnh; - Công an tỉnh; Tòa án nhân dân tỉnh; - Các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; - UBND các huyện, thành phố, thị xã; - Cổng thông tin điện tử tỉnh; - Chánh, Phó VPUBND tỉnh (NC); - Lưu: VT, NC, VX. CHỦ TỊCH Phạm Thị Thanh Trà
{ "issuing_agency": "Tỉnh Yên Bái", "promulgation_date": "21/10/2016", "sign_number": "164/KH-UBND", "signer": "Phạm Thị Thanh Trà", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Huong-dan-2106-HD-SXD-lap-quan-ly-chi-phi-dau-tu-xay-dung-cong-trinh-128571.aspx
Hướng dẫn 2106/HD-SXD lập quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
UBND TỈNH ĐỒNG NAI SỞ XÂY DỰNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 2106/HD-SXD Biên Hòa, ngày 31 tháng 12 năm 2007 HƯỚNG DẪN LẬP VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 01 năm 2003; Căn cứ Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Căn cứ Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Căn cứ văn bản số 6248/UBND-CNN ngày 10/8/2007 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng. Sau khi thỏa thuận với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và PTNT, Công nghiệp; Sở Xây dựng Đồng Nai hướng dẫn cụ thể việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Đồng Nai như sau: A. NGUYÊN TẮC LẬP VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 1. Chi phí đầu tư xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng công trình xây dựng. Chi phí đầu tư xây dựng công trình được biểu thị qua chỉ tiêu tổng mức đầu tư của dự án ở giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình, dự toán xây dựng công trình ở giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình, giá trị thanh toán, quyết toán vốn đầu tư khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng. 2. Chi phí đầu tư xây dựng công trình được lập theo từng công trình cụ thể, phù hợp với giai đoạn đầu tư xây dựng công trình, các bước thiết kế và quy định của Nhà nước. 3. Việc lập và quản lý chi phí đầu tư công trình phải đảm bảo mục tiêu, hiệu quả đầu tư, đồng thời phải đảm bảo tính khả thi của dự án đầu tư xây dựng công trình, đảm bảo tính đúng, tính đủ, hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế và yêu cầu khách quan của cơ chế thị trường. 4. Chủ đầu tư xây dựng công trình chịu trách nhiệm toàn diện việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng. 5. Hướng dẫn này quy định việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước, bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là vốn ODA), vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước,vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh và vốn đầu tư khác của Nhà nước. Đối với các dự án sử dụng vốn khác, chủ đầu tư quyết định việc vận dụng những quy định của hướng dẫn này. Riêng đối với dự án sử dụng vốn ODA, nếu Điều ước quốc tế mà cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có những quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình khác với quy định của Thông tư này thì thực hiện theo các quy định tại Điều ước quốc tế đó. B. LẬP TỔNG MỨC ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN VÀ DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH. I. LẬP TỔNG MỨC ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (gọi tắt là tổng mức đầu tư). 1. Tổng mức đầu tư: là toàn bộ chi phí dự tính để đầu tư xây dựng công trình được ghi trong quyết định đầu tư và là cơ sở để Chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình. Tổng mức đầu tư được tính toán xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với nội dung dự án và thiết kế cơ sở, đối với trường hợp chỉ lập các kinh tế - kỹ thuật, tổng mức đầu tư được xác định phù hợp với thiết kế bản vẽ thi công. Tổng mức đầu tư bao gồm: Chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác; chi phí dự phòng. Trong đó: 1.1. Chi phí xây dựng bao gồm: Chi phí xây dựng các công trình, hạ tầng công trình; chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ; chi phí san lấp mặt bằng xây dựng; chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công. 1.2. Chi phí thiết bị bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (kể cả thiết bị công nghệ phi tiêu chuẩn cần sản xuất gia công); chi phí đào tạo chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí vận chuyển; chi phí bảo hiểm thiết bị; thuế và các loại phí có liên quan. 1.3. Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư bao gồm: chi phí bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất,…; chi phí thực hiện tái định cư có liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án; chi phí tổ chức bồi thường giải phóng mặt bằng; chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng; chi phí trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã đầu tư. 1.4. Chi phí quản lý dự án bao gồm: Các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng gồm: - Chi phí tổ chức lập báo cáo đầu tư, chi phí tổ chức lập dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật; - Chi phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư; - Chi phí tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trúc; - Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư, báo cáo kinh tế - kỹ thuật, tổng mức đầu tư, chi phí tổ chức thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình; - Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; - Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ và quản lý chi phí xây dựng công trình; - Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường của công trình; - Chi phí tổ chức lập định mức, đơn giá xây dựng công trình; - Chi phí tổ chức kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư; - Chi phí tổ chức kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình; - Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình; - Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình; - Chi phí khởi công, khánh thành, tuyên truyền quảng cáo; - Chi phí tổ chức thực hiện một số công việc quản lý khác. Trong trường hợp chủ đầu tư chưa đủ căn cứ để xác định chi phí quản lý dự án (chưa thể xác định được tổng mức đầu tư của dự án) nhưng cần triển khai các công việc chuẩn bị dự án thì chủ đầu tư lập dự toán chi phí cho công việc này để trình người quyết định đầu tư phê duyệt làm cơ sở dự trù kế hoạch vốn và triển khai thực hiện công việc. Các chi phí trên sẽ được tính trong chi phí quản lý dự án của tổng mức đầu tư. 1.5. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm: - Chi phí khảo sát xây dựng; - Chi phí lập báo cáo đầu tư (nếu có), chi phí lập dự án hoặc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật; - Chi phí thi tuyển thiết kế kiến trúc; - Chi phí thiết kế xây dựng công trình; - Chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình; - Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp vật tư thiết bị, tổng thầu xây dựng; - Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp đặt thiết bị; - Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; - Chi phí lập định mức, đơn giá xây dựng công trình; - Chi phí quản lý chi phí đầu tư xây dựng: tổng mức đầu tư, dự toán, định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình, hợp đồng… - Chi phí tư vấn quản lý dự án; - Chi phí kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư; - Chi phí kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình; - Chi phí quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình đối với dự án có thời gian thực hiện trên 3 năm; - Chi phí thực hiện các công việc tư vấn khác. 1.6. Chi phí khác là: các chi phí cần thiết không thuộc chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng nói trên, bao gồm: - Chi phí thẩm tra tổng mức đầu tư; - Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ; - Chi phí bảo hiểm công trình; - Chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến công trường; - Chi phí đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình; - Chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công các công trình; - Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư; - Các khoản phí và lệ phí theo quy định; - Chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan dự án; vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao trừ giá trị sản phẩm thu hồi được; - Một số chi phí khác. Một số chi phí khác của dự án nếu chưa có quy định hoặc chưa tính được ngay thì được tạm tính để đưa vào tổng mức đầu tư. 1.7. Chi phí dự phòng bao gồm: chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh chưa lường trước được khi lập dự án và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án. - Đối với các dự án có thời gian thực hiện đến 2 năm: chi phí dự phòng được tính bằng 10% trên tổng chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác. - Đối với các dự án có thời gian thực hiện trên 2 năm, chi phí dự phòng được xác định bằng 2 yếu tố: + Dự phòng chi phí cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính bằng 5% tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác. + Dự phòng chi phí cho yếu tố trượt giá được tính theo thời gian thực hiện dự án và chỉ số giá xây dựng đối với từng loại công trình theo từng khu vực xây dựng. Chỉ số giá xây dựng dùng để tính chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính bình quân của không ít hơn 3 năm gần nhất và phải kể đến khả năng biến động của các yếu tố chi phí, giá cả trong khu vực và quốc tế. Thời gian để tính chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá là thời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình. Phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng thực hiện theo công văn số 1599/BXD-VP ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng hoặc tham khảo chỉ số giá xây dựng của Bộ Xây dựng và các tổ chức tư vấn có năng lực kinh nghiệm công bố. 2. Phương pháp xác định tổng mức đầu tư: Tổng mức đầu tư được xác định theo một trong các phương pháp sau đây: 2.1. Tính theo thiết kế cơ sở của dự án. Trong đó, chi phí xây dựng được tính theo khối lượng chủ yếu từ thiết kế cơ sở, các khối lượng khác dự tính và giá xây dựng phù hợp với thị trường; chi phí thiết bị được tính theo số lượng, chủng loại thiết bị phù hợp với thiết kế công nghệ, giá thiết bị trên thị trường và các yếu tố khác, nếu có; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư được tính theo khối lượng phải đền bù, tái định cư của dự án và các chế độ của nhà nước có liên quan; chi phí khác được xác định bằng cách lập dự toán hoặc tạm tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị; chi phí dự phòng được xác định theo điểm 1.7 nêu trên; 2.2. Tính theo diện tích hoặc công suất sử dụng của công trình và giá xây dựng tổng hợp theo bộ phận kết cấu, theo diện tích, công năng sử dụng (sau đây gọi là giá xây dựng tổng hợp), suất vốn đầu tư xây dựng công trình tương ứng tại thời điểm lập dự án có điều chỉnh, bổ sung những chi phí chưa tính trong giá xây dựng tổng hợp và suất vốn đầu tư để xác định tổng mức đầu tư. (Suất vốn đầu tư được Bộ xây dựng công bố theo văn bản số 1600/BXD-VP ngày 25/7/2007); 2.3. Tính trên cơ sở số liệu của các dự án có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã thực hiện. Khi áp dụng phương pháp này phải tính quy đổi các số liệu của dự án tương tự về thời điểm lập dự án và điều chỉnh các khoản mục chi phí chưa xác định trong tổng mức đầu tư; 2.4. Kết hợp các phương pháp theo quy định trên. 2.5. Đối với các công trình phải lập báo cáo đầu tư và các công trình áp dụng hình thức hợp đồng chìa khóa trao tay thì sơ bộ tổng mức đầu tư được ước tính trên cơ sở suất vốn đầu tư hoặc chi phí các công trình tương tự đã thực hiện và các yếu tố chi phí ảnh hưởng tới tổng mức đầu tư theo độ dài thời gian xây dựng công trình. (Biểu xác định tổng mức đầu tư xem phụ lục số 1 của Hướng dẫn này) II. DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 1. Nội dung dự toán xây dựng công trình Dự toán xây dựng công trình (sau đây gọi là dự toán công trình) được lập cho từng công trình, hạng mục công trình xây dựng. Dự toán công trình bao gồm: Chi phí xây dựng; Chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác; chi phí dự phòng của công trình. (Dự toán công trình được lập theo Phụ lục số 2 của hướng dẫn này) 2. Phương pháp xác định dự toán công trình 2.1. Chi phí xây dựng Chi phí xây dựng trong dự toán công trình được lập cho công trình, hạng mục công trình, công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công hoặc bộ phận, phần việc, công tác của công trình, hạng mục công trình. Chi phí xây dựng được xác định bằng cách lập dự toán. Đối với các công trình phụ trợ, các công trình tạm phục vụ thi công hoặc các công trình đơn giản, thông dụng thì dự toán chi phí xây dựng có thể được xác định bằng suất chi phí xây dựng trong suất vốn đầu tư xây dựng công trình hoặc bằng định mức chi phí tính theo tỷ lệ phần trăm (%) (sau đây gọi là định mức tỷ lệ). Trường hợp chi phí xây dựng được tính cho từng bộ phận, phần việc, công tác của công trình, hạng mục công trình thì chi phí xây dựng trong dự toán công trình, hạng mục công trình là tổng cộng chi phí của từng bộ phận, phần việc, công tác nêu trên. Dự toán chi phí xây dựng bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng và chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công. Dự toán chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình được lập theo Phụ lục số 2 của hướng dẫn này. 2.1.1. Chi phí trực tiếp: Chi phí trực tiếp bao gồm chi phí vật liệu (kể cả vật liệu do chủ đầu tư cấp), chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí trực tiếp khác. a. Chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong chi phí trực tiếp được xác định bằng một trong các phương pháp sau đây: - Theo khối lượng và đơn giá xây dựng tổng hợp. - Theo khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết. - Kết hợp các phương pháp trên. a.1. Xác định chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công theo khối lượng và đơn giá xây dựng tổng hợp. a.1.1. Xác định khối lượng: Khối lượng công tác xây dựng được xác định từ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình, hạng mục công trình và được tổng hợp từ một nhóm các công tác xây lắp để tạo thành một đơn vị kết cấu hoặc bộ phận của công trình a.1.2. Xác định đơn giá xây dựng tổng hợp: Đơn giá xây dựng tổng hợp được lập phải tương ứng với danh mục và nội dung của khối lượng công tác xây dựng nêu ở mục a.1.1 nêu trên. Đơn giá xây dựng tổng hợp được lập trên cơ sở đơn giá xây dựng chi tiết. Đơn giá xây dựng tổng hợp có thể chỉ bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công hoặc tổng hợp đầy đủ cả chi phí trực tiếp khác, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước. Phương pháp lập đơn giá tổng hợp theo hướng dẫn tại Phụ lục số 4 của hướng dẫn này. Đơn giá xây dựng chi tiết dùng để xác định đơn giá xây dựng tổng hợp được xác định như mục a.2.2 dưới đây. a.2. Xác định chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công theo khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết a.2.1. Xác định khối lượng: Khối lượng các công tác xây dựng được xác định từ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình, hạng mục công trình phù hợp với danh mục và nội dung công tác xây dựng trong đơn giá xây dựng chi tiết. a.2.2. Xác định đơn giá xây dựng chi tiết: Đơn giá xây dựng chi tiết được lập theo hướng dẫn tại Phụ lục số 4 của hướng dẫn này, bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí máy thi công được xác định trên cơ sở định mức hao phí cần thiết và giá vật liệu, giá nhân công, giá máy thi công tương ứng. Đơn giá xây dựng chi tiết có thể chỉ bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công hoặc tổng hợp đầy đủ cả chi phí trực tiếp khác, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước. - Giá vật liệu: là giá vật liệu đến hiện trường xây dựng, được xác định phù hợp với công trình và gắn với vị trí nơi xây dựng công trình. Giá vật liệu phải hợp lý và phù hợp với mặt bằng giá thị trường nơi xây dựng công trình, xác định trên cơ sở báo giá của các nhà sản xuất, thông tin giá của nhà cung cấp hoặc giá đã được áp dụng cho công trình khác có cùng tiêu chuẩn về chất lượng hoặc giá do liên Sở Tài chính – Xây dựng công bố nhưng phải đảm bảo tính cạnh tranh. Trong trường hợp vật liệu chưa có trên thị trường hoặc các nhà thầu tự sản xuất vật liệu xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư thì giá vật liệu được lấy theo mức giá hợp lý với điều kiện đáp ứng được yêu cầu đặt ra về chủng loại, chất lượng, số lượng, tiến độ cung ứng,…và đảm bảo tính cạnh tranh. Đối với các vật liệu cần phải tính chi phí vận chuyển thì thực hiện theo Quyết định số 90/2005/QĐ-UBT ngày 13/01/2005 của UBND tỉnh Đồng Nai. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm xác định cự ly vận chuyển vật liệu. Đối với một số công trình mà cự ly vận chuyển vật liệu tại hiện trường ngoài 30m thì được tính thêm chi phí vận chuyển tiếp bằng xe thô sơ, hoặc gánh bộ, quy định theo trong bộ đơn sửa chữa trong XDCB theo văn bản số: 10385/UBND-CNN ngày 20/12/2007 về việc công bố hệ thống đơn giá công tác xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Khi lập đơn giá xây dựng công trình phải thực hiện kiểm tra về sự phù hợp giữa giá và chủng loại vật liệu sử dụng vào công trình theo thiết kế. - Giá nhân công: được tính đúng, tính đủ tiền lương, các khoản lương phụ và phụ cấp lương (kể cả các khoản hỗ trợ lương) trên cơ sở mức tiền lương tối thiểu được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố để đảm bảo tiền lương của người lao động có tính đến mặt bằng giá của thị trường lao động phổ biến của từng khu vực theo từng loại thợ và điều kiện lao động cụ thể của công trình, khả năng nguồn vốn và khả năng chi trả của chủ đầu tư. - Giá máy thi công (kể cả giá thuê máy): được sử dụng và vận dụng bảng giá ca máy theo văn bản số: 10385/UBND-CNN ngày 20/12/2007 về việc công bố hệ thống đơn giá công tác xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai để áp dụng cho công trình. Đối với công trình có yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công mà không sử dụng được bảng giá ca máy để áp dụng thì thực hiện theo hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công tại Thông tư số 07/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng. b. Chi phí trực tiếp khác: là chi phí cho những công tác cần thiết phục vụ trực tiếp việc thi công xây dựng công trình như di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ công trường, an toàn lao động, bảo vệ môi trường cho người lao động và môi trường xung quanh, chi phí bơm nước, vét bùn, thí nghiệm vật liệu… không xác định được khối lượng từ thiết kế. Chi phí trực tiếp khác được tính bằng 1,5% trên tổng chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công. Riêng các công tác xây dựng trong hầm giao thông, hầm thủy điện, hầm lò thì chi phí trực tiếp khác (kể cả chi phí vận hành, chi phí sửa chữa thường xuyên hệ thống cấp nước, thoát nước, cấp gió, cấp điện phục vụ thi công trong hầm) được tính bằng 6,5% tổng chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công. Trường hợp nếu chi phí trực tiếp khác tính theo tỷ lệ quy định không phù hợp thì căn cứ vào điều kiện thực tế để xem xét điều chỉnh mức tỷ lệ cho phù hợp. 2.1.2. Chi phí chung: Chi phí chung bao gồm: chi phí quản lý của doanh nghiệp, chi phí điều hành sản xuất tại công trường, chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công tại công trường và một số chi phí khác. Chi phí chung được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp hoặc bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí nhân công trong dự toán theo quy định đối với từng loại công trình. Đối với các hạng mục công trình tương ứng với từng loại công trình thì mỗi hạng mục công trình đó được coi như một công trình độc lập và được áp dụng định mức tỷ lệ chi phí chung theo loại hình công trình phù hợp. Định mức chi phí chung được thực hiện theo Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng (xem bảng 2.4 phụ lục số 2) 2.1.3. Thu nhập chịu thuế tính trước: Thu nhập chịu thuế tính trước được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp và chi phí chung theo quy định đối với từng loại công trình. Định mức thu nhập chịu thuế tính trước được thực hiện theo Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng (xem bảng 2.4 phụ lục số 2) 2.1.4. Thuế giá trị gia tăng: Thuế giá trị gia tăng cho công tác xây dựng áp dụng theo quy định tại Thông tư số 32/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính. 2.1.5. Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công: Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công được tính bằng 2% trên tổng chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước đối với các công trình đi theo tuyến ngoài đô thị và vùng dân cư như đường dây tải điện, đường dây thông tin bưu điện, đường giao thông, kênh mương, đường ống, các công trình thi công dạng tuyến khác và bằng 1% đối với các công trình còn lại. Đối với các trường hợp đặc biệt khác (ví dụ như công trình có quy mô lớn, phức tạp, các công trình ngoài hải đảo,…) nếu khoản mục chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công tính theo tỷ lệ trên không phù hợp thì chủ đầu tư căn cứ điều kiện thực tế, lập dự toán xác định chi phí này cho phù hợp và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Đối với trường hợp đấu thầu thì khoản mục chi phí này phải tính trong giá gói thầu, giá dự thầu và được thanh toán theo giá hợp đồng đã được ký kết. Nhà thầu thi công xây dựng công trình có thể dùng khoản chi phí này để xây dựng mới, thuê nhà tại hiện trường hoặc thuê xe đưa đón cán bộ công nhân,… tùy thuộc điều kiện cụ thể của công trình. 2.2. Chi phí thiết bị Chi phí thiết bị trong dự toán công trình bao gồm chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (kể cả thiết bị công nghệ phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công); chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh. Chi phí mua sắm thiết bị bao gồm: giá mua (gồm cả chi phí thiết kế và giám sát chế tạo), chi phí vận chuyển từ cảng hoặc nơi mua đến công trình, chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu Container tại cảng Việt Nam (đối với các thiết bị nhập khẩu), chi phí bảo quản, bảo dưỡng tại kho bãi ở hiện trường, thuế và phí bảo hiểm thiết bị công trình. Chi phí mua sắm thiết bị được xác định theo một trong hai cách dưới đây: - Đối với những thiết bị đã xác định được giá có thể tính theo số lượng, chủng loại từng loại thiết bị hoặc toàn bộ dây chuyền công nghệ và giá một tấn, một cái hoặc toàn bộ dây chuyền thiết bị tương ứng. - Đối với những thiết bị chưa xác định được giá có thể tạm tính theo báo giá của nhà cung cấp, nhà sản xuất hoặc giá những thiết bị tương tự trên thị trường tại thời điểm tính toán hoặc của công trình có thiết bị tương tự đã thực hiện. Đối với các thiết bị công nghệ phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công thì chi phí này được xác định trên cơ sở khối lượng thiết bị cần sản xuất, gia công và giá sản xuất, gia công một tấn (hoặc một đơn vị tính) phù hợp với tính chất, chủng loại thiết bị theo hợp đồng sản xuất, gia công đã được ký kết hoặc căn cứ và báo giá gia công sản phẩm của nhà sản xuất được chủ đầu tư lựa chọn hoặc giá sản xuất, gia công thiết bị tương tự của công trình đã thực hiện. Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ được xác định bằng lập dự toán tùy theo yêu cầu cụ thể của từng công trình. Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh được lập dự toán như đối với dự toán chi phí xây dựng. Trường hợp thiết bị được lựa chọn thông qua đấu thầu thì chi phí thiết bị bao gồm giá trúng thầu và các khoản chi phí theo các nội dung nêu trên được ghi trong hợp đồng. Chi phí thiết bị của công trình được lập theo hướng dẫn tại (Bảng 2.5 Phụ lục số 2). 2.3. Chi phí quản lý dự án Chi phí quản lý dự án trong dự toán công trình bao gồm các chi phí cần thiết để chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án được quy định tại mục 1.4 phần B của Hướng dẫn này. Chi phí quản lý dự án được tính theo định mức tỷ lệ quy định tại văn bản số 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 của Bộ Xây dựng hoặc bằng cách lập dự toán đối với các công việc có yêu cầu phải lập dự toán. 2.4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng trong dự toán công trình bao gồm các chi phí quy định tại mục 1.5 phần B của Hướng dẫn này. Đối với các dự án có nhiều công trình thì chi phí lập báo cáo đầu tư, chi phí lập dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật không tính trong chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình của dự toán công trình. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình được tính theo định mức tỷ lệ quy định tại văn bản số 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 của Bộ Xây dựng hoặc bằng cách lập dự toán đối với các công việc tư vấn có yêu cầu phải lập dự toán. 2.5. Chi phí khác Chi phí khác trong dự toán công trình bao gồm các chi phí quy định tại mục 1.6 phần B của Hướng dẫn này, được xác định bằng định mức tỷ lệ (%) hoặc bằng cách lập dự toán. Đối với các dự án có nhiều công trình thì chi phí thẩm tra tổng mức đầu tư; chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan dự án; vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao (trừ giá trị sản phẩm thu hồi được) và các khoản phí và lệ phí không tính trong chi phí khác của dự toán công trình. Đối với một số công trình xây dựng chuyên ngành có các yếu tố chi phí đặc thù, công trình sử dụng vốn ODA, ngoài các chi phí quy định tại các mục 2.3, 2.4 và 2.5 nêu trên nếu còn có các chi phí khác có liên quan thì được bổ sung các chi phí này. Chủ đầu tư quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trường hợp các công trình của dự án phải thuê tư vấn nước ngoài thực hiện thì chi phí tư vấn được lập dự toán theo quy định tại Thông tư số 09/2007/TT-BXD ngày 02/11/2007 của Bộ Xây dựng hoặc giá trị hợp đồng tư vấn đã ký kết để ghi vào dự toán. Đối với một số chi phí khác được xác định như sau: - Chi phí rà soát bom mìn, vật nổ thực hiện theo Định mức dự toán dò tìm xử lý bom mìn – vật nổ ban hành kèm theo Quyết định số 813/1999/QĐ-BQP ngày 05/6/1999 của Bộ Quốc phòng, văn bản thỏa thuận số 2022/BXD-VKT ngày 08/7/1999 của Bộ Xây dựng. - Chi phí bảo hiểm công trình, thực hiện theo Quyết định số: 33/2004/QĐ-BTC ngày 12/4/2004 của Bộ Tài chính. - Chi phí kiểm toán, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư, thực hiện theo Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính. - Lệ phí thẩm định dự án đầu tư, thẩm định thiết kế cơ sở, thực hiện theo Thông tư số 109/2000/TT-BTC ngày 13/11/2000 của Bộ Tài chính và văn bản số 4784/UBND-PPLT ngày 27/7/2006 của UBND tỉnh (Xem phụ lục số 5) - Lệ phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu được tính bằng 0,01% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 500.000,00đ (theo quy định tại Nghị định số 111/2006/NĐ-CP của Chính phủ). 2.6. Chi phí dự phòng Chi phí dự phòng là khoản chi phí để dự trù cho khối lượng công việc phát sinh và các yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình. Đối với các công trình có thời gian thực hiện đến 2 năm: chi phí dự phòng được tính bằng 10% trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác. Đối với các công trình có thời gian thực hiện trên 2 năm, chi phí dự phòng được xác định bằng 2 yếu tố: - Dự phòng chi phí cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính bằng 5% tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác. - Dự phòng chi phí cho yếu tố trượt giá được tính theo chỉ số giá xây dựng của từng loại công trình xây dựng theo khu vực và thời gian xây dựng. Thời gian để tính trượt giá là thời gian xây dựng công trình theo tiến độ xây dựng công trình được phê duyệt. Đối với dự án có nhiều công trình, chủ đầu tư có thể xác định tổng dự toán của dự án để phục vụ cho việc quản lý chi phí dự án. Tổng dự toán của dự án được xác định bằng cách cộng dự toán của các công trình thuộc dự án và một số khoản mục chi phí thuộc chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác chưa tính trong dự toán công trình của dự án. C. QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH I. QUẢN LÝ TỔNG MỨC ĐẦU TƯ, DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 1. Quản lý tổng mức đầu tư 1.1. Khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình hay lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối với trường hợp không phải lập dự án, chủ đầu tư phải xác định tổng mức đầu tư để tính toán hiệu quả đầu tư xây dựng. Tổng mức đầu tư đã được phê duyệt là chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu tư xây dựng công trình và là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình. 1.2. Tổng mức đầu tư được điều chỉnh trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 99/2007/NĐ-CP cụ thể như sau: a. Xuất hiện các yếu tố bất khả kháng: động đất, bão, lũ, lụt, lốc, sóng thần, lở đất; chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh và có tác động trực tiếp đến công trình xây dựng; b. Khi quy hoạch đã phê duyệt được điều chỉnh có ảnh hưởng trực tiếp tới tổng mức đầu tư xây dựng công trình; c. Do người quyết định đầu tư thay đổi, điều chỉnh quy mô công trình khi thấy xuất hiện các yếu tố mới đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn. Đối với các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, trường hợp tổng mức đầu tư điều chỉnh không vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt, kể cả thay đổi cơ cấu các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư (bao gồm cả sử dụng chi phí dự phòng) thì chủ đầu tư tự điểu chỉnh, sau đó phải báo cáo người quyết định đầu tư về kết quả điều chỉnh; Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trường hợp tổng mức đầu tư điều chỉnh vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư cho phép trước khi thực hiện việc điều chỉnh. Đối với công trình sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư khác của Nhà nước thì chủ đầu tư tự quyết định và chịu trách nhiệm về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư. Phần tổng mức đầu tư điều chỉnh thay đổi so với tổng mức đầu tư đã được phê duyệt phải được tổ chức thẩm định theo quy định tại Điều 6 Nghị định 99/2007/NĐ-CP. 1.3. Chi phí quản lý dự án do chủ đầu tư xác định để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án. Đối với những dự án quy mô nhỏ, đơn giản có tổng mức đầu tư dưới một tỷ đồng, nếu chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án mà sử dụng các đơn vị chuyên môn của mình để quản lý thì chủ đầu tư sử dụng nguồn kinh phí quản lý dự án để chi cho các hoạt động quản lý dự án, chi làm thêm giờ cho các cán bộ kiêm nhiệm quản lý dự án theo quy định hiện hành. Đối với các dự án áp dụng hình thức tổng thầu thiết kế, cung cấp vật tư, thiết bị và thi công xây dựng công trình (tổng thầu EPC), tổng thầu được hưởng một phần chi phí quản lý dự án tương ứng khối lượng công việc quản lý dự án do tổng thầu thực hiện. Chi phí quản lý dự án của tổng thầu do hai bên thỏa thuận và được quy định trong hợp đồng. Trường hợp Ban quản lý dự án có đủ năng lực để thực hiện một số công việc tư vấn đầu tư xây dựng thì Ban quản lý dự án được hưởng chi phí thực hiện các công việc tư vấn đầu tư xây dựng. Khi thuê tư vấn quản lý dự án thì chi phí thuê tư vấn xác định bằng dự toán trên cơ sở nội dung, khối lượng công việc quản lý do chủ đầu tư thuê và các chế độ chính sách theo quy định. Trường hợp thuê tư vấn nước ngoài thì thực hiện theo quy định của Chính phủ. 2. Quản lý dự toán công trình 2.1. Dự toán công trình trước khi phê duyệt phải được thẩm tra. Dự toán công trình, hạng mục công trình phải được tính đủ các yếu tố chi phí theo quy định. Chủ đầu tư tổ chức thẩm tra dự toán công trình bao gồm các nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 99/2007/NĐ-CP cụ thể như sau: a. Kiểm tra sự phù hợp giữa khối lượng dự toán chủ yếu với khối lượng thiết kế; b. Kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng đơn giá xây dựng công trình, định mức tỷ lệ, dự toán chi phí tư vấn và dự toán các khoản mục chi phí khác trong dự toán công trình; c. Xác định giá trị dự toán công trình. 2.2. Trường hợp chủ đầu tư không đủ năng lực thẩm tra thì thuê các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực, kinh nghiệm thẩm tra dự toán công trình. Tổ chức, cá nhân thẩm tra dự toán công trình chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về kết quả thẩm tra của mình. Chi phí thẩm tra dự toán công trình do chủ đầu tư quyết định. 2.3. Chủ đầu tư phê duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả phê duyệt dự toán công trình sau khi đã thẩm tra làm cơ sở xác định giá gói thầu, giá thành xây dựng và là căn cứ để đàm phán ký kết hợp đồng, thanh toán với nhà thầu trong trường hợp chỉ định thầu. 2.4. Dự toán công trình được điều chỉnh trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 99/2007/NĐ-CP cụ thể như sau: a. Các trường hợp quy định tại điểm 1.2 mục I phần C của Hướng dẫn này. b. Các trường hợp được phép thay đổi, bổ sung thiết kế không trái với thiết kế cơ sở hoặc thay đổi cơ cấu chi phí trong dự toán nhưng không vượt dự toán công trình đã được phê duyệt, kể cả chi phí dự phòng. Chủ đầu tư tổ chức thẩm tra, phê duyệt dự toán điều chỉnh. II. QUẢN LÝ ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG, GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VÀ CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG 1. Quản lý định mức xây dựng 1.1. Định mức xây dựng bao gồm định mức kinh tế - kỹ thuật và định mức tỷ lệ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 99/2007/NĐ-CP cụ thể như sau: a. Định mức xây dựng bao gồm định mức kinh tế - kỹ thuật và định mức tỷ lệ. b. Định mức kinh tế - kỹ thuật là căn cứ để lập đơn giá xây dựng công trình, giá xây dựng tổng hợp. c. Định mức tỷ lệ dùng để xác định chi phí của một số loại công việc, chi phí trong đầu tư xây dựng bao gồm: tư vấn đầu tư xây dựng, công trình phụ trợ, chuẩn bị công trường, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước và một số công việc, chi phí khác. 1.2. Một số các định mức dự toán được công bố để áp dụng sau: - Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng theo văn bản số 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 của Bộ Xây dựng. - Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần xây dựng theo văn bản số 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng. - Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần lắp đặt theo văn bản số 1777/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng. - Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần khảo sát xây dựng theo văn bản số 1779/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng. - Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần lắp đặt máy, thiết bị công nghệ theo văn bản số 1782/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng. - Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần thí nghiệm điện đường dây và trạm biến áp theo văn bản số 1781/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng. - Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần thí nghiệm vật liệu cấu kiện và kết cấu xây dựng kèm theo văn bản số 1780/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng. - Định mức dự toán công tác sửa chữa công trình xây dựng theo văn bản số 1778/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng. - Định mức vật tư trong xây dựng theo văn bản số 1784/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng. 1.3. Riêng đối với các định mức dự toán chuyên ngành đường dây tải điện và lắp đặt trạm biến áp do Bộ Công nghiệp ban hành, chủ đầu tư tạm thời căn cứ vào các định mức này để áp dụng trong quá trình xác định giá xây dựng công trình cho đến khi có công bố của Bộ Công nghiệp. Bao gồm các định mức dự toán như sau: - Định mức dự toán chuyên ngành xây lắp đường dây tải điện ban hành kèm theo Quyết định số 2005/QĐ-KHĐT ngày 7/9/1999 của Bộ Công nghiệp; - Định mức dự toán chuyên ngành xây lắp đường dây tải điện 500 KV phần xây lắp móng ban hành kèm theo Quyết định số 51/2002/QĐ-BCN ngày 25/11/2002 của Bộ Công nghiệp; - Định mức dự toán chuyên ngành xây lắp đường dây tải điện 500 KV phần lắp dựng cột thép, lắp sứ, phụ kiện, kéo rải căng dây ban hành kèm theo Quyết định số 168/2002/QĐ-NLDK ngày 03/02/2004 của Bộ Công nghiệp; - Định mức dự toán chuyên ngành lắp đặt trạm biến áp ban hành kèm theo Quyết định số 1852/QĐ-KHĐT ngày 12/8/1999 của Bộ Công nghiệp. 1.4. Đối với các định mức xây dựng đã có trong hệ thống định mức xây dựng được công bố nhưng chưa phù hợp với biện pháp, điều kiện thi công hoặc yêu cầu kỹ thuật của công trình thì chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp hoặc vận dụng các định mức xây dựng tương tự đã sử dụng ở công trình khác, thống nhất với Sở quản lý xây dựng chuyên ngành để gửi Sở Xây dựng trình người quyết định đầu tư quyết định áp dụng. 1.5. Đối với các định mức xây dựng chưa có trong hệ thống định mức xây dựng đã được công bố quy định trong mục 1.2 và 1.3 nêu trên thì chủ đầu tư căn cứ theo yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công và phương pháp xây dựng định mức quy định tại Phụ lục số 3 của hướng dẫn này để tổ chức xây dựng các định mức đó hoặc vận dụng các định mức xây dựng tương tự đã sử dụng ở các công trình khác, thống nhất với Sở quản lý xây dựng chuyên ngành để gửi Sở Xây dựng trình người quyết định đầu tư Quyết định. Riêng công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thì Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định. 1.6. Chủ đầu tư tự tổ chức hoặc thuê các tổ chức có năng lực, kinh nghiệm để hướng dẫn lập, điều chỉnh định mức xây dựng như nội dung trong mục 1.4 và 1.5 nêu trên. Tổ chức tư vấn chịu trách nhiệm về tính hợp lý, chính xác của các định mức do mình xây dựng. 1.7. Chủ đầu tư quyết định việc áp dụng, vận dụng định mức xây dựng được công bố hoặc điều chỉnh để lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng xây dựng công trình. 2. Quản lý giá xây dựng công trình 2.1. Chủ đầu tư căn cứ tính chất, điều kiện đặc thù của công trình, hệ thống định mức như nội dung tại mục 1 phần B nêu trên và phương pháp lập đơn giá xây dựng công trình theo hướng dẫn tại Phụ lục số 4 của hướng dẫn này để xây dựng và áp dụng đơn giá của công trình làm cơ sở xác định dự toán, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. 2.2. Đối với các dự án sử dụng vốn ODA có yêu cầu sử dụng lao động nước ngoài, vật tư, vật liệu nhập khẩu, thiết bị thi công nhập khẩu và các yêu cầu đặc thù khác thì đơn giá xây dựng được lập bổ sung các chi phí này theo điều kiện thực tế và đặc thù công trình. 2.3. Chủ đầu tư xây dựng công trình được thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn chuyên môn có năng lực, kinh nghiệm thực hiện các công việc hoặc phần công việc liên quan tới việc lập đơn giá xây dựng công trình. Tổ chức, cá nhân tư vấn chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật trong việc đảm bảo tính hợp lý, chính xác của các đơn giá xây dựng công trình do mình lập. 2.4. Chủ đầu tư căn cứ vào đơn giá xây dựng, giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng được các Bộ công bố, UBND tỉnh công bố và giá vật liệu thông báo hàng quý, của liên Sở Tài chính – Xây dựng,… để áp dụng trong quá trình xác định giá xây dựng công trình. 2.4.1. Các bộ đơn giá xây dựng, giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng đã được UBND tỉnh công bố áp dụng theo văn bản số: 10385/UBND-CNN ngày 20/12/2007 về việc công bố hệ thống đơn giá công tác xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai bao gồm: - Đơn giá xây dựng công trình - Phần xây dựng; - Đơn giá xây dựng công trình - Phần lắp đặt; - Đơn giá xây dựng công trình - Phần khảo sát xây dựng; - Đơn giá công tác sửa chữa trong xây dựng cơ bản; - Đơn giá chuyên ngành vệ sinh môi trường đô thị tập I (bao gồm các công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác); - Đơn giá chuyên ngành vệ sinh môi trường đô thị tập II (công tác sản xuất và duy trì cây xanh đô thị); - Đơn giá công tác lắp đặt và bảo trì hệ thống chiếu sáng đô thị; - Đơn giá công tác lắp đặt máy và thiết bị trong xây dựng; - Bảng giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng tỉnh Đồng Nai. 2.4.2. Riêng đối với các đơn giá xây dựng cơ bản chuyên ngành đường dây tải điện và lắp đặt trạm biến áp được ban hành kèm theo Quyết định số 285, 286/QĐ-NLDK ngày 23/2/2004 của Bộ Công nghiệp (Tập III khu vực III) Chủ đầu tư tạm thời căn cứ vào đơn giá này để áp dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong quá trình xác định giá xây dựng công trình cho đến khi có công bố của Bộ Công nghiệp. 3. Quản lý chỉ số giá xây dựng 3.1. Chỉ số giá xây dựng gồm: chỉ số giá tính cho một nhóm hoặc một loại công trình xây dựng; chỉ số giá theo cơ cấu chi phí; chi số giá theo yếu tố vật liệu, nhân công, máy thi công. Chỉ số giá xây dựng là một trong các căn cứ để xác định tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình, dự toán xây dựng công trình, giá gói thầu và giá thanh toán theo hợp đồng xây dựng. 3.2. Bộ Xây dựng công bố phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng theo công văn số 1599/BXD-VP ngày 25/7/2007 và định kỳ công bố chỉ số giá xây dựng để chủ đầu tư tham khảo áp dụng. Chủ đầu tư, nhà thầu cũng có thể tham khảo áp dụng chỉ số giá xây dựng do các tổ chức tư vấn có năng lực, kinh nghiệm công bố. 3.3. Chủ đầu tư căn cứ xu hướng biến động giá và đặc thù công trình để quyết định chỉ số giá xây dựng cho phù hợp. D. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Kể từ ngày 01/01/2008, tất cả các dự án đầu tư và xây dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đều phải áp dụng việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo hướng dẫn này. 1. Những quy định trước đây trái với hướng dẫn này đều không còn hiệu lực áp dụng. 2. Dự án đầu tư xây dựng công trình đã có Quyết định phê duyệt nhưng chưa triển khai thực hiện hoặc đang thực hiện các bước tiếp theo thì thực hiện theo các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/2/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ. Đối với chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình, hợp đồng trong hoạt động xây dựng của các dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt, nếu chưa ký hợp đồng hoặc chưa thực hiện thì Chủ đầu tư căn cứ Công bố về định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình ban hành kèm theo văn bản số 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 và Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng để điều chỉnh và áp dụng. Trường hợp cần thiết điều chỉnh tổng mức đầu tư theo quy định tại Nghị định 99/2007/NĐ-CP thì người quyết định đầu tư sẽ xem xét quyết định điều chỉnh và phải bảo đảm không làm gián đoạn các công việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Sở Xây dựng để tổng hợp và nghiên cứu giải quyết./. Nơi nhận: - UBND tỉnh (báo cáo); - Các sở, ban, ngành trong tỉnh; - Kho bạc Nhà nước tỉnh; - UBND các huyện, thị xã Long Khánh, TP.Biên Hòa; - Các Ban QLDA trong tỉnh; - Cty Cổ phần tư vấn XD ĐN; - TT. Tỉnh ủy (báo cáo) - TT. HĐND Tỉnh (báo cáo); - Bộ Xây dựng (báo cáo); - Ban Giám đốc Sở; - Lưu: VT, TĐ. KT. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Tạ Huy Hoàng
{ "issuing_agency": "Tỉnh Đồng Nai", "promulgation_date": "31/12/2007", "sign_number": "2106/HD-SXD", "signer": "Tạ Huy Hoàng", "type": "Hướng dẫn" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-359-QD-UB-thanh-lap-To-cong-tac-kiem-tra-tai-san-vang-chu-tren-dia-ban-thanh-pho-88856.aspx
Quyết định 359/QĐ-UB thành lập Tổ công tác kiểm tra tài sản vắng chủ trên địa bàn thành phố
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ---------- Số: 359/QĐ-UB TP. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 10 năm 1990 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP TỔ CÔNG TÁC KIỂM TRA TÀI SẢN VẮNG CHỦ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 30 tháng 6 năm 1989; - Căn cứ vào Thông tri số 81/TT-TU ngày 7-9-1990 của Ban Thường vụ Thành ủy về việc kiểm tra thực hiện các kết luận của Thành ủy về một số vấn đề kinh tế xã hội cấp bách; - Theo đề nghị của Ban chỉ đạo thực hiện Thông tri 81/TT-TU của Thành ủy; QUYẾT ĐỊNH Điều 1.- Nay thành lập Tổ kiểm tra tài sản vắng chủ trên địa bàn thành phố được tổ chức từ ngày 10-10-1990 đến ngày 01-01-1991 gồm các thành viên: 1- Đ//c Trang Tấn Khương, Trưởng ban cải tạo CTN.TP – Tổ trưởng 2- Đ/c Phạm Đức Kính, Phó Ban cải tạo CTN thành phố – Tổ phó/TT. 3- Đ/c Cao Chơn Hưng, Trưởng Ban Vật giá thành phố - Tổ phó 4- Đ/c Phạm Minh, chuyên viên Ban Kinh tế Thành ủy – Tổ viên 5- Đ/c Trần Quang Dũng, Phó phòng XDCB Ủy ban KH.TP – Tổ viên 6- Đ/c Ngô Văn Phèn, Phó phòng tài sản Sở Tài chánh – Tổ viên. 7- Đ/c Lê Minh Thạnh, Phó ban 311 Sở Nhà đất TP – Tổ viên. 8- Đ/c Trương Vĩnh Thọ, chuyên viên Ban Vật giá TP – Tổ viên. Tài sản vắng chủ nói trong quyết định này là nhà ở, nhà sản xuất, máy móc thiết bị chủ cơ sở bỏ trốn đi nước ngoài từ ngày giải phóng thành phố đến nay mà quận huyện đã tạm giao cho hợp tác xã TTCN, tổ hợp sản xuất, tư nhân, cá thể dùng để sản xuất, hoặc tư nhân chiếm ở bất hợp pháp. Khi Tổ công tác kiểm tra tài sản vắng chủ đến công tác quận huyện nào thì Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch và Trưởng phòng nhà đất, Trưởng phòng công nghiệp TTCN, Trưởng phòng tài chánh và tổ trưởng cải tạo CTN quận huyện tham gia. Điều 2.- Nhiệm vụ của Tổ công tác kiểm tra tài sản vắng chủ là kiểm tra các loại tài sản (nhà ở, nhà xưởng sản xuất, máy móc thiết bị) của Nhà nước giao lại cho các cơ sở sản xuất ngoài quốc doanh (hợp tác xã TTCN, tổ hợp tác sản xuất, TTCN, tư nhân, cá thể… để lập hồ sơ thủ tục đề nghị Ủy ban Nhân dân thành phố xử lý và thu lại vốn cho ngân sách. Điều 3.- Ban Cải tạo CTN thành phố được bố trí phần lớn cán bộ cùng với tổ kiểm tra thực hiện công tác đột xuất này và tổ chức nhiều nhóm công tác đi kiểm tra từng quận, trước hết kiểm tra tài sản vắng chủ tại quận 5 và quận 6, rút kinh nghiệm kiểm tra tiếp các quận, huyện khác trên địa bàn thành phố. Điều 4.- Tổ kiểm tra tài sản vắng chủcó chế độ giao ban hang tuần, biên bản giao ban được gởi Ủy ban Nhân dân thành phố và Ban chỉ đạo thực hiện Thông tri 81/TT-TU của Ban Thường vụ Thành ủy Điều 5.- Trường hợp có dấu hiệu vi phạm hình sự, hồ sơ được chuyển cho Công an thành phố để tiến hành thủ tục điều tra, xét xử theo pháp luật. Điều 6.- Các đồng chíChánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch ủy ban nhân dân các quận, huyện, Trưởng các Sở, Ban, Ngành có liên quan và các đồng chí có tên trong danh sách Tổ kiểm tra tài sản vắng chủ theo điều 1 trên đây chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.­- TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ KT.CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Vương Hữu Nhơn
{ "issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh", "promulgation_date": "16/10/1990", "sign_number": "359/QĐ-UB", "signer": "Vương Hữu Nhơn", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-dinh-76-2004-ND-CP-phe-chuan-so-luong-danh-sach-don-vi-bau-cu-dai-bieu-duoc-bau-Hoi-dong-nhan-dan-tinh-Ha-Tinh-nhiem-ky-2004-2009-6013.aspx
Nghị định 76/2004/NĐ-CP phê chuẩn số lượng, danh sách đơn vị bầu cử đại biểu được bầu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2004 - 2009 mới nhất
CHÍNH PHỦ ****** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 76/2004/NĐ-CP Hà Nội, ngày 21 tháng 02 năm 2004 NGHỊ ĐỊNH PHÊ CHUẨN SỐ LƯỢNG, DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ BẦU CỬ VÀ SỐ ĐẠI BIỂU ĐƯỢC BẦU Ở MỖI ĐƠN VỊ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH NHIỆM KỲ 2004 - 2009 CHÍNH PHỦ Căn cứ Điều 9, Điều 10 và Điều 11 của Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Nghị quyết số 429/2003/NQ-UBTVQH của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 23 tháng 12 năm 2003 về ấn định ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004 - 2009; Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và Bộ trưởng Bộ Nội vụ, NGHỊ ĐỊNH: Điều 1. Phê chuẩn số lượng 15 (mười lăm) đơn vị bầu cử, 56 (năm mươi sáu) đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và số đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2004 - 2009 (có danh sách kèm theo). Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Điều 3. Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. Nơi nhận : - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ, - HĐND và UBND tỉnh Hà Tĩnh, - Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, - Ban Tổ chức Trung ương, - Ban Nội chính Trung ương, - Văn phòng Quốc hội, - Bộ Nội vụ, - Công báo, - VPCP: BTCN, các PCN, TBNC, Các Vụ: TH, PC, TCCB, - Lưu: V.III (5b), Văn thư. TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Phan Văn Khải DANH SÁCH ĐƠN VỊ BẦU CỬ VÀ SỐ ĐẠI BIỂU ĐƯỢC BẦU Ở MỖI ĐƠN VỊ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU HĐND TỈNH HÀ TĨNH NHIỆM KỲ 2004 – 2009 TT ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH ĐƠN VỊ BẦU CỬ SỐ ĐẠI BIỂU ĐƯ­ỢC BẦU Ở MỖI ĐƠN VỊ 1. Huyện Kỳ Anh Đơn vị bầu cử số 01 Đơn vị bầu cử số 02 03 đại biểu 03 đại biểu 2. Huyện Cẩm Xuyên Đơn vị bầu cử số 03 Đơn vị bầu cử số 04 03 đại biểu 03 đại biểu 3. Thị xã Hà Tĩnh Đơn vị bầu cử số 05 04 đại biểu 4. Huyện Thạch Hà Đơn vị bầu cử số 06 Đơn vị bầu cử số 07 04 đại biểu 04 đại biểu 5. Huyện Can Lộc Đơn vị bầu cử số 08 Đơn vị bầu cử số 09 03 đại biểu 04 đại biểu 6. Thị xã Hồng Lĩnh Đơn vị bầu cử số 10 03 đại biểu 7. Huyện Nghi Xuân Đơn vị bầu cử số 11 04 đại biểu 8. Huyện Đức Thọ Đơn vị bầu cử số 12 05 đại biểu 9. Huyện Hương Sơn Đơn vị bầu cử số 13 05 đại biểu 10. Huyện Vũ Quang Đơn vị bầu cử số 14 03 đại biểu 11. Huyện Hương Khê Đơn vị bầu cử số 15 05 đại biểu
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "21/02/2004", "sign_number": "76/2004/NĐ-CP", "signer": "Phan Văn Khải", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-31-2010-TT-BGDDT-sua-doi-Quy-che-thi-chon-hoc-sinh-gioi-114820.aspx
Thông tư 31/2010/TT-BGDĐT sửa đổi Quy chế thi chọn học sinh giỏi
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------- Số: 31/2010/TT-BGDĐT Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2010 THÔNG TƯ VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 52/2006/QĐ-BGDĐT NGÀY 29 THÁNG 12 NĂM 2006 VÀ ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TẠI QUYẾT ĐỊNH SỐ 68/2007/QĐ-BGDĐT NGÀY 06 THÁNG 11 NĂM 2007, QUYẾT ĐỊNH SỐ 70/2008/QĐ-BGDĐT NGÀY 22 THÁNG 12 NĂM 2008, THÔNG TƯ SỐ 04/2010/TT-BGDĐT NGÀY 11 THÁNG 02 NĂM 2010 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quyết định: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi chọn học sinh giỏi ban hành kèm theo Quyết định số 52/2006/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 12 năm 2006 và được sửa đổi bổ sung tại Quyết định số 68/2007/QĐ-BGDĐT ngày 06 tháng 11 năm 2007, Quyết định số 70/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 12 năm 2008 và Thông tư số 04/2010/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, như sau: 1. Khoản 3 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau: “3. Đối với các kỳ thi cấp quốc gia, ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 của Điều này, thành viên Ban đề thi, chấm thi, phúc khảo còn phải là những người có năng lực chuyên môn giỏi; giám thị không coi thi ở nơi có người học của đơn vị mình dự thi”. 2. Điểm a khoản 2 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau: “a) Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia có 02 buổi thi đối với các môn Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tin học và 01 buổi thi đối với các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp và Tiếng Trung Quốc; thời gian làm bài thi mỗi buổi thi là 180 phút đối với mỗi môn thi tự luận, 90 phút đối với mỗi môn thi trắc nghiệm, 90 phút tự luận và 45 phút trắc nghiệm đối với môn thi có cả tự luận và trắc nghiệm.” 3. Khoản 1 Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau: “1. Nội dung đề thi phải nằm trong phạm vi nội dung chương trình thi được quy định cho từng kỳ thi; phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, phân loại được trình độ thí sinh. Đề thi và đáp án của kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia và kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế được công bố trên Website Bộ Giáo dục và Đào tạo ngay sau khi chấm thi xong.” Điều 2. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2011. Các quy định trước đây trái với quy định tại Thông tư này đều bị bãi bỏ. Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo; Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội; Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; Hiệu trưởng các trường đại học có trường trung học phổ thông chuyên và Hiệu trưởng các trường phổ thông dân tộc nội trú thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Ủy ban VHGDTNTNNĐ của Quốc hội; - Ban Tuyên giáo TƯ; - Kiểm toán Nhà nước; - Cục KTVBQPPL (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Như Điều 3; - Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng; - Website Chính phủ; - Website Bộ GDĐT; - Lưu: VT, Vụ PC, Cục KTKĐCLGD. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Vinh Hiển
{ "issuing_agency": "Bộ Giáo dục và Đào tạo", "promulgation_date": "18/11/2010", "sign_number": "31/2010/TT-BGDĐT", "signer": "Nguyễn Vinh Hiển", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-207-KH-UBND-2016-thuc-hien-Luat-To-chuc-chinh-quyen-dia-phuong-Nha-Be-Ho-Chi-Minh-536807.aspx
Kế hoạch 207/KH-UBND 2016 thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương Nhà Bè Hồ Chí Minh
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN NHÀ BÈ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 207/KH-UBND Nhà Bè, ngày 27 tháng 01 năm 2016 KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Thực hiện Quyết định số 02/QĐ-UBND ngày 04 tháng 01 năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân Huyện xây dựng Kế hoạch thực hiện như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích Xác định những nhiệm vụ trọng tâm, thời gian triển khai phổ biến, quán triệt đến cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa Huyện và tổ chức thực hiện những quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp Thứ 9 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2015. 2. Yêu cầu Phát huy vai trò, trách nhiệm, sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị trong việc triển khai, đảm bảo hiệu quả thi hành của Luật Tổ chức chính quyền địa phương; đôn đốc, hướng dẫn, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương. II. NỘI DUNG THỰC HIỆN 1. Tuyên truyền, quán triệt Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân với các hình thức phù hợp với tình hình thực tế của địa phương 1.1. Cơ quan, đơn vị thực hiện: - Phòng Tư pháp phối hợp Phòng Nội vụ tổ chức hội nghị phổ biến, quán triệt trong cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang của Huyện. - Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến trong hệ thống chính trị và trên Trạm truyền thanh của xã, thị trấn. - Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung Tâm văn hóa Huyện, Đài Truyền thanh Huyện phổ biến những điểm mới của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân trên Đài phát thanh của Huyện, Bản tin Nhà Bè và bằng Pano tại các điểm sinh hoạt cộng đồng dân cư, trụ sở làm việc của Huyện, xã, thị trấn. 1.2. Thời gian thực hiện: Trong tháng 02 năm 2015 và thực hiện thường xuyên đến sau bầu cử. 2. Công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016 - 2021 2.1. Cơ quan, đơn vị thực hiện: - Phòng Nội vụ Huyện tham mưu Ủy ban nhân dân Huyện ban hành Kế hoạch bầu cử và triển khai, phổ biến đến các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Huyện, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn. Phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch bầu cử. Sau bầu cử tham mưu kiện toàn tổ chức và hoạt động Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, thị trấn theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương. - Trên cơ sở Kế hoạch bầu cử của Huyện, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn xây dựng Kế hoạch, tổ chức thực hiện tốt công tác vận động nhân dân tích cực tham gia bầu cử đạt kết quả. 2.2. Thời gian thực hiện: Từ tháng 02 đến hết tháng 5 năm 2016. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN - Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn chủ động tổ chức thực hiện, tích cực tham gia, phối hợp thực hiện có chất lượng, đạt yêu cầu của Kế hoạch; báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân Huyện (thông qua Phòng Nội vụ). - Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định dự toán của các cơ quan, đơn vị, đề xuất Ủy ban nhân dân Huyện bố trí kinh phí tổ chức thực hiện Kế hoạch. - Phòng Nội vụ phối hợp triển khai Kế hoạch này; theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện; kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân Huyện tình hình thực hiện và những khó khăn, vướng mắc để chỉ đạo tháo gở đảm bảo tiến độ, thời gian Kế hoạch. Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương của Ủy ban nhân dân Huyện, đề nghị Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn nghiêm túc thực hiện./. Nơi nhận: - TT Huyện ủy, UBND Huyện; - TT UBMTTQ VN Huyện; - Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị của Huyện; - UBND các xã, thị trấn; - Lưu: VT, Nv. CHỦ TỊCH Nguyễn Văn Lưu
{ "issuing_agency": "Huyện Nhà Bè", "promulgation_date": "27/01/2016", "sign_number": "207/KH-UBND", "signer": "Nguyễn Văn Lưu", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-65-QD-UBND-2020-ke-hoach-von-tai-10-xa-dang-ky-dat-chuan-nong-thon-moi-Tuyen-Quang-442037.aspx
Quyết định 65/QĐ-UBND 2020 kế hoạch vốn tại 10 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới Tuyên Quang
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 65/QĐ-UBND Tuyên Quang, ngày 12 tháng 3 năm 2020 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH VỐN TẠI 10 XÃ ĐĂNG KÝ HOÀN THÀNH ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NĂM 2020 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước; Căn cứ Nghị quyết số 27-NQ/TU ngày 23/11/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020; Căn cứ Thông báo số 1142-TB/TU ngày 27/12/2019 của Thường trực Tỉnh ủy về kế hoạch vốn tại 10 xã đăng ký hoàn thành đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020; Căn cứ Kế hoạch số 14/KH-UBND ngày 10/02/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Tuyên Quang, năm 2020; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 27/TTr-SKH ngày 09/3/2020 về việc phê duyệt kế hoạch và nhu cầu vốn tại 10 xã đăng ký hoàn thành đạt chuẩn nông thôn mới tỉnh Tuyên Quang, năm 2020, QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Phê duyệt kế hoạch, nhu cầu vốn thực hiện tại 10 xã đăng ký hoàn thành đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020, cụ thể như sau: 1. Tổng kinh phí thực hiện: 212.175,3 triệu đồng, trong đó: 1.1. Vốn ngân sách nhà nước: 135.848,3 triệu đồng, trong đó: - Vốn ngân sách tỉnh: 98.340 triệu đồng, cụ thể: + Vốn hỗ trợ theo Nghị quyết số 03/2016/NQ-HĐND ngày 13/7/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh: 7.540 triệu đồng. + Quỹ bảo vệ môi trường tỉnh năm 2020: 1.235 triệu đồng. + Vốn thu từ xổ số kiến thiết: 3.300 triệu đồng. + Vốn ngân sách tỉnh khác: 86.265 triệu đồng (đã được giao tại Quyết định 468/QĐ-UBND ngày 16/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh: 36.855 triệu đồng; dự kiến tạm ứng từ ngân sách tỉnh: 16.500 triệu đồng; vốn ngân sách tỉnh bổ sung: 32.910 triệu đồng). - Vốn ngân sách cấp huyện: 24.214 triệu đồng. - Vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới: 13.294,3 triệu đồng. 1.2. Vốn Quỹ vì người nghèo tỉnh, huyện; nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện hỗ trợ xóa nhà tạm, dột nát cho hộ nghèo: 6.290 triệu đồng. 1.3. Hộ gia đình vay vốn được hỗ trợ lãi suất theo chính sách của tỉnh (vốn tín dụng): 5.879,5 triệu đồng. 1.4. Vốn lồng ghép, tài trợ: 50.757 triệu đồng. 1.5. Vốn nhân dân đóng góp: 13.400,5 triệu đồng. 2. Kế hoạch, nhu cầu vốn thực hiện theo từng tiêu chí - Tiêu chí về Quy hoạch: Hỗ trợ 07 xã, gồm: Xã Trung Hòa, xã Nhân Lý (huyện Chiêm Hóa); xã Thắng Quân, xã Tứ Quận và xã Tiến Bộ (huyện Yên Sơn); xã Hợp Thành, xã Thiện Kế (huyện Sơn Dương) triển khai rà soát, điều chỉnh quy hoạch. Kinh phí thực hiện: 615,3 triệu đồng. - Tiêu chí về Giao thông: Nhựa hóa, bê tông hóa 50,9 km, gồm: Xã Thanh Tương (huyện Na Hang): 6,63 km; xã Nhân Lý (huyện Chiêm Hóa): 01 km; xã Phù Lưu: 6,8 km, xã Minh Dân: 4,2 km (huyện Hàm Yên); xã Thắng Quân: 4,88 km, xã Tứ Quận: 07 km, xã Tiến Bộ: 13,48 km (huyện Yên Sơn); xã Thiện Kế (huyện Sơn Dương): 6,9 km. Trong đó: Đường trục xã, liên xã: 23,7 km; đường trục thôn, xóm: 1,1 km ; đường ngõ, xóm: 7,2 km; đường giao thông nội đồng: 18,9 km. Kinh phí thực hiện: 55.336 triệu đồng. - Tiêu chí về Điện : Xây dựng 04 công trình hạ tầng lưới điện (Trạm biến áp, đường dây trung áp và hạ áp; công trình chống quá tải, quá tải, giảm tổn thất điện năng lưới điện khu vực nông thôn) tại 03 xã, gồm: Xã Thanh Tương (huyện Na Hang), Tiến Bộ (huyện Yên Sơn) và xã Thiện Kế (huyện Sơn Dương). Kinh phí thực hiện: 25.100 triệu đồng. - Tiêu chí về Trường học: Xây dựng mới, nâng cấp sửa chữa 20 công trình trường học các cấp tại 10 xã, trong đó: Trường Mầm non: 08 công trình; Trường Tiểu học 08 công trình; Trường Trung học cơ sở 04 công trình. Kinh phí thực hiện: 56.900 triệu đồng. - Tiêu chí Cơ sở vật chất văn hóa: Xây dựng, nâng cấp cải tạo 06 nhà văn hóa xã, gồm: Xã Trung Hòa, Nhân Lý (huyện Chiêm Hóa); xã Phù Lưu, Minh Dân (huyện Hàm Yên); xã Thắng Quân, Tứ Quận (huyện Yên Sơn) và 06 sân thể thao xã, gồm: Xã Thanh Tương (huyện Na Hang); xã Nhân Lý (huyện Chiêm Hóa); xã Minh Dân (huyện Hàm Yên); xã Tiến Bộ (huyện Yên Sơn); xã Hợp Thành, xã Thiện Kế (huyện Sơn Dương). Xây dựng 16 nhà và hỗ trợ trang thiết bị cho 135 nhà văn hóa thôn. Kinh phí thực hiện: 22.280 triệu đồng. - Tiêu chí Thông tin và Truyền thông: Sửa chữa, nâng cấp công trình hệ thống truyền thanh cơ sở tại 03 xã, gồm: Xã Trung Hòa, xã Nhân Lý (huyện Chiêm Hóa); xã Minh Dân (huyện Hàm Yên). Kinh phí thực hiện: 1.050 triệu đồng. - Tiêu chí về Nhà ở dân cư: Xóa 213 nhà tạm tại 04 xã, gồm: Xã Thanh Tương (huyện Na Hang) 27 nhà; xã Nhân Lý (huyện Chiêm Hóa) 24 nhà; xã Phù Lưu 39 nhà, xã Minh Dân 24 nhà (huyện Hàm Yên); xã Thắng Quân 43 nhà, xã Tứ Quận 46 nhà (huyện Yên Sơn); xã Hợp Thành 09 nhà, xã Thiện Kế 01 nhà (huyện Sơn Dương). Kinh phí thực hiện: 10.650 triệu đồng. - Tiêu chí về Y tế: Xây dựng mới Trạm Y tế của 07 xã, gồm: Xã Trung Hòa (huyện Chiêm Hóa); xã Phù Lưu (huyện Hàm Yên); xã Thắng Quân, xã Tứ Quận và xã Tiến Bộ (huyện Yên Sơn); xã Hợp Thành, xã Thiện Kế (huyện Sơn Dương). Kinh phí thực hiện: 29.457 triệu đồng. - Tiêu chí về Môi trường và An toàn thực phẩm: Xây dựng 02 công trình cấp nước sinh hoạt tại: Xã Thanh Tương (huyện Na Hang) và xã Minh Dân (huyện Hàm Yên); bãi rác thải tập trung tại 03 xã, gồm: Xã Trung Hòa, xã Nhân Lý (huyện Chiêm Hóa); xã Thiện Kế (huyện Sơn Dương); xây 10 nghĩa trang theo quy hoạch tại 08 xã, gồm: Xã Nhân Lý (huyện Chiêm Hóa); xã Phù Lưu, xã Minh Dân (huyện Hàm Yên); xã Thắng Quân, xã Tứ Quận và xã Tiến Bộ (huyện Yên Sơn); xã Hợp Thành, xã Thiện Kế (huyện Sơn Dương); 281 nhà tắm và 1.069 nhà tiêu tại 04 xã, gồm: Xã Phù Lưu (huyện Hàm Yên); xã Tứ Quận, xã Tiến Bộ (huyện Yên Sơn); xã Hợp Thành (huyện Sơn Dương). Kinh phí thực hiện: 10.787 triệu đồng. (Chi tiết có biểu kèm theo) Điều 2. Giao trách nhiệm 1. Các ngành chức năng, các đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện có xã đăng ký hoàn thành đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020, căn cứ Kế hoạch này xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của ngành, đơn vị, địa phương mình; định kỳ hàng tháng báo cáo kết quả thực hiện với Ủy ban nhân dân tỉnh. 2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu đề xuất bố trí vốn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh bảo đảm theo tiến độ thực hiện kế hoạch. 3. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cân đối, bố trí nguồn vốn từ Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh để hỗ trợ 10 xã đăng ký hoàn thành đạt chuẩn xã nông thôn mới trong năm 2020 thực hiện tiêu chí môi trường theo kế hoạch. 4. Ủy ban nhân dân các huyện có xã đăng ký hoàn thành đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020: Cân đối, bố trí nguồn vốn theo kế hoạch để đầu tư, hỗ trợ thực hiện tại các xã; xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức thực hiện đảm bảo hiệu quả, đúng tiến độ đã đề ra, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định. 5. Đối với nguồn vốn xây dựng 02 công trình điện sử dụng nguồn vốn ngân sách tỉnh: - Giao Ủy ban nhân dân huyện Na Hang làm chủ đầu tư xây dựng 7,5 km đường điện và 01 trạm biến áp đi thôn Bản Bung, xã Thanh Tương, huyện Na Hang. - Giao Ủy ban nhân dân huyện Yên Sơn làm chủ đầu tư hệ thống điện (đường trung áp, hạ áp và trạm biến áp) thôn Ngòi Cái, xã Tiến Bộ, huyện Yên Sơn. - Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tham mưu bổ sung 02 dự án nêu trên vào kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020, kế hoạch đầu tư năm 2020 và cân đối, bố trí vốn cho dự án trong giai đoạn 2021-2025. 6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan Thường trực Chương trình, chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tình hình, định kỳ hàng tháng báo cáo, đề xuất biện pháp chỉ đạo việc thực hiện Kế hoạch này với Ủy ban nhân dân tỉnh. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng ỦY BAN nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở, ban, ngành của tỉnh; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Tuyên Quang; Chủ tịch ỦY BAN nhân dân huyện: Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương và thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Bộ Nông nghiệp và PTNT; (Báo cáo) - Văn phòng điều phối TW; (Báo cáo) - Thường trực Tỉnh ủy; (Báo cáo) - Thường trực HĐND tỉnh; (Báo cáo) - Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; - Các Ban HĐND tỉnh; - Như Điều 3; - Các Phó CVP UBND tỉnh; - Trưởng Phòng: KT, TH, VX; - Lưu VT, NLN (Toản). TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Phạm Minh Huấn Biểu số 01 KẾT QUẢ THỰC HIỆN TIÊU CHÍ CỦA 10 XÃ THEO BỘ TIÊU CHÍ XÃ NÔNG THÔN MỚI NĂM 2019 VÀ DỰ KIẾN KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NĂM 2020 (Kèm theo Quyết định số 65/QĐ-UBND ngày 12/3/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh) TT Tên xã Tiêu chí Tổng số tiêu chí đạt Quy hoạch Giao thông Thủy lợi Điện Trường học Cơ sở vật chất văn hoá Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn Thông tin và truyên thông Nhà ở dân cư Thu nhập Hộ nghèo Lao động có việc làm Tổ chức sản xuất Giáo dục và đào tạo Y tế Văn hoá Môi trường và An toàn thực phẩm Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật Quốc phòng và An ninh A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 1 Thanh Tương, Na Hang Đạt 2020 Đạt 2020 2020 2020 Đạt Đạt 2020 2020 2020 Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 2020 Đạt Đạt 11 2 Phù Lưu, Hàm Yên Đạt 2020 Đạt Đạt 2020 2020 Đạt Đạt 2020 Đạt 2020 Đạt Đạt Đạt 2020 Đạt 2020 Đạt Đạt 13 3 Thắng Quân, Yên Sơn Đạt 2020 Đạt Đạt Đạt 2020 Đạt Đạt 2020 2020 Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 2020 Đạt Đạt 14 4 Hợp Thành, Sơn Dương Đạt 2020 Đạt Đạt 2020 2020 2020 Đạt 2020 Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 2020 Đạt Đạt 13 5 Trung Hòa, Chiêm Hóa Đạt Đạt Đạt Đạt 2020 2020 Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 2020 Đạt 2020 Đạt Đạt 15 6 Minh Dân, Hàm Yên Đạt 2020 Đạt Đạt 2020 2020 Đạt Đạt 2020 Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 2020 Đạt Đạt 14 7 Tứ Quận, Yên Sơn Đạt 2020 Đạt Đạt 2020 2020 Đạt Đạt 2020 Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 2020 Đạt Đạt 14 8 Thiện Kế, Sơn Dương Đạt 2020 Đạt Đạt Đạt 2020 Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 2020 Đạt 2020 Đạt 2020 Đạt Đạt 14 9 Nhân Lý, Chiêm Hóa Đạt 2020 Đạt Đạt 2020 2020 Đạt Đạt 2020 2020 Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 2020 Đạt Đạt 13 10 Tiến Bộ, Yên Sơn Đạt 2020 Đạt 2020 2020 2020 Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt 2020 Đạt Đạt 14 TỔNG HỢP, CHI TIẾT KẾ HOẠCH VỐN TẠI 10 XÃ ĐĂNG KÝ HOÀN THÀNH ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NĂM 2020 (Kèm theo Quyết định số 65/QĐ-UBND ngày 12/3/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh) TT Nội dung xây dựng ĐVT Khối lượng Tổng cộng (Triệu đồng) Chia nguồn kinh phí thực hiện (Triệu đồng) Ngân sách nhà nước Vốn Quỹ vì người nghèo tỉnh, huyện; nguồn vốn hợp pháp khác;... (hỗ trợ xóa nhà tạm, dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo) Hộ gia đình vay được hỗ trợ lãi suất theo chính sách của tỉnh (Vốn tín dụng) Vốn lồng ghép Nhân dân đóng góp Cộng Ngân sách tỉnh Ngân sách cấp huyện Vốn Chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2020 Tổng số Vốn hỗ trợ theo Nghị quyết số 03/2016/NQ-HĐND Quỹ bảo vệ môi trường Vốn xổ số kiến thiết năm 2020 Ngân sách tỉnh khác Trong đó Tổng số Điện lực Tuyên Quang Dự án Cấp điện nông thôn từ lưới điện Quốc gia 2020 - EU tài trợ Chương trình ĐTPT mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn, sử dụng vốn ADB Vốn phát triển hạ tầng du lịch Đã giao cho huyện tại QĐ số 468 Dự kiến tạm ứng ngân sách tỉnh Ngân sách tỉnh còn phải bổ sung 1 2 3 4 5 6 7 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 26 CỘNG TỔNG Trđ 212,175.3 135,848.3 98,340.0 7,540.0 1,235.0 3,300.0 86,265.0 36,855.0 16,500.0 32,910.0 24,214.0 13,294.3 6,290.0 5,879.5 50,757.0 1,400.0 7,200.0 26,157.0 16,000.0 13,400.5 1 Rà soát, điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới Tổng 7.0 615.3 615 - - - - - - - - - 615 - - - - - - - - 2 Giao thông Trđ 55,336.0 32,477 30,360 4,740 - - 25,620 8,000 - 17,620 1,794 323 - - 16,000 - - - 16,000 6,859 - Xây dựng đường trục xã Km 23.7 41,620.0 25,620 25,620 - - - 25,620 8,000 - 17,620 - - - - 16,000 - - - 16,000 - - Xây dựng đường trục thôn, liên thôn Km 1.1 648.0 323 - - - - - - - - - 323 - - - - - - - 325 - Xây dựng đường ngõ xóm Km 7.2 1,728.0 864.0 - - - - - - - - 864.0 - - - - - - - - 864.0 - Xây dựng đường giao thông nội đồng Km 18.9 11,340.0 5,670 4,740 4,740 - - - - - - 930 - - - - - - - - 5,670 3 Điện CT 4.0 25,100.0 16,500.0 16,500.0 - - - 16,500.0 - 16,500.0 - - - - - 8,600.0 1,400.0 7,200.0 - - - 4 Trường học Tr.đ 56,900.0 56,900 36,465 - - - 36,465 23,255 - 13,210 14,330 6,105 - - - - - - - - - Xây dựng trường Mầm non CT 8.0 23,800.0 23,800.0 13,895.0 - - - 13,895.0 8,095.0 - 5,800.0 6,240.0 3,665.0 - - - - - - - - - Xây dựng trường Tiểu học CT 8.0 19,400.0 19,400.0 11,970.0 - - - 11,970.0 8,660.0 - 3,310.0 4,990.0 2,440.0 - - - - - - - - - Xây dựng trường Trung học cơ sở CT 4.0 13,700.0 13,700.0 10,600.0 - - - 10,600.0 6,500.0 - 4,100.0 3,100.0 - - - - - - - - - 5 Cơ sở vật chất văn hóa Tr.đ 22,280.0 20,520 10,480 2,800 - - 7,680 5,600 - 2,080 5,790 4,250 - - - - - - - 1,760 - Xây dựng mới nhà văn hóa trung tâm xã CT 2.0 6,000.0 6,000.0 4,800.0 - - - 4,800.0 4,000.0 - 800.0 1,200.0 - - - - - - - - - - Nâng cấp nhà văn hóa trung tâm xã CT 4.0 3,600.0 3,600.0 2,880.0 - - - 2,880.0 1,600.0 - 1,280.0 720.0 - - - - - - - - - - Xây dựng sân thể thao xã CT 6.0 1,200.0 1,200.0 - - - - - - - - 1,000.0 200.0 - - - - - - - - - Xây dựng mới nhà văn hóa thôn CT 16.0 6,080.0 4,320.0 2,800.0 2,800.0 - - - - - - 1,520.0 - - - - - - - - 1,760.0 - Hỗ trợ trang thiết bị nhà văn hóa thôn CT 135.0 5,400.0 5,400.0 - - - - - - - - 1,350.0 4,050.0 - - - - - - - - 6 Sửa chữa, nâng cấp hệ thống Đài Truyền thanh không dây của xã CT 4.0 1,050.0 1,050 - - - - - - - - - 1,050 - - - - - - - - 7 Xóa nhà tạm, dột nát (hộ nghèo, cận nghèo) Nhà 213.0 10,650.0 - - - - - - - - - - - 6,290.0 - - - - - - 4,360.0 8 Xây dựng trạm Y tế xã CT 7.0 29,457.0 3,300 3,300 - - 3,300 - - - - - - - - 26,157 - - 26,157 - - 9 Môi trường Trđ 10,787.0 4,486 1,235 - 1,235 - - - - - 2,300 951 - 5,880 - - - - - 422 - Xây dựng, nâng cấp công trình cấp nước sinh hoạt CT 2.0 951.0 951.0 - - - - - - - - - 951.0 - - - - - - - - - Xây dựng bãi rác cụm xã CT 3.0 900.0 900.0 600.0 - 600.0 - - - - - 300.0 - - - - - - - - - - Xây dựng nghĩa trang theo quy hoạch CT 10.0 2,000.0 2,000.0 - - - - - - - - 2,000.0 - - - - - - - - - - Xây dựng công trình nhà tắm hợp vệ sinh CT 281.0 421.5 - - - - - - - - - - - - - - - - - - 421.5 - Xây dựng công trình nhà tiêu hợp vệ sinh CT 1,069.0 6,514.5 635.0 635.0 - 635.0 - - - - - - - - 5,879.5 - - - - - - CHI TIẾT KẾ HOẠCH VỐN TẠI 10 XÃ I Xã Thanh Tương, huyện Na Hang Trđ 36,230.0 18,680.0 12,875.0 0.0 0.0 12,875.0 4,655.0 7,500.0 720.0 2,580.0 3,225.0 810.0 0.0 16,000.0 0.0 0.0 0.0 16,000.0 740.0 1 Giao thông Trđ 16,000 - - - - - - - - - - - 16,000 - - - 16,000 - - Xây dựng đường trục xã: Đoạn từ tràn Nà Lộc đi thôn Bản Bung CT 6.63 16,000 - - - 16,000 16,000 2 Điện Trđ 7,500 7,500 7,500 - - 7,500 - 7,500 - - - - - - - - - - - - Xây dựng 7,5 km đường điện, 01 trạm biến áp đi thôn Bản Bung CT 1.0 7,500 7,500 7,500 7,500 7,500 - - 3 Trường học Trđ 9,500 9,500 5,375 - - 5,375 4,655 720 2,260 1,865 - - - - - - - - - Xây dựng Trường mầm non (điểm trường chính và 03 điểm trường: Bản Bung, Cổ Yểng, Bắc Danh): 14 phòng học, phòng chức năng và 04 bếp ăn. CT 1.0 5,000 5,000 2,135 2,135 1,655 480 1,000 1,865 - - Xây dựng trường Tiểu học: 16 phòng học, phòng chức năng; phòng bảo vệ và công trình phụ trợ CT 1.0 4,500 4,500 3,240 3,240 3,000 240 1,260 - 4 Cơ sở vật chất văn hóa Trđ 1,080 880 - - - - - - 320 560 - - - - - - - 200 - Xây dựng sân thể thao xã CT 1.0 200 200 - 200 - - Xây dựng nhà văn hóa thôn Bản Bung CT 1.0 400 200 - 200 - 200 - Hỗ trợ trang thiết bị nhà văn hóa thôn Nhà 12.0 480 480 - 120 360 - 5 Sửa chữa, nâng cấp hệ thống Đài Truyền thanh không dây của xã CT 1.0 - - - 6 Nhà ở dân cư Trđ 1,350 - - - - - - - - - 810 - - - - - - 540 Xóa nhà tạm, dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo Nhà 27.0 1,350 - - 810 - 540 7 Môi trường và an toàn thực phẩm Trđ 800 800 - - - - - - - 800 - - - - - - - - - Xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt Phiêng Hẻo (Bản Bung) CT 1.0 800 800 - 800 - II Xã Trung Hòa, huyện Chiêm Hóa Trđ 11,572.9 11,572.9 9,060.0 0.0 300.0 3,300.0 5,460.0 4,300.0 1,160.0 1,840.0 672.9 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 1 Rà soát, điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới Tổng 1.0 88 88 - - 88 - 2 Trường học Trđ 6,200 6,200 4,660 - - 4,660 3,500 1,160 1,540 - - - - - - - - - - Xây dựng trường mầm non (điểm trường chính và điểm trường Soi Chinh): 10 phòng học, phòng chức năng, 01 bếp ăn và hạng mục phụ trợ. CT 1.0 3,600 3,600 2,580 2,580 2,000 580 1,020 - - Xây dựng trường tiểu học: 08 phòng học, phòng chức năng và hạng mục phụ trợ. CT 1.0 2,600 2,600 2,080 2,080 1,500 580 520 - 3 Cơ sở vật chất văn hóa Tr.đ 1,400 1,400 800 - - 800 800 - 300 300 - - - - - - - - - Nâng cấp nhà văn hóa trung tâm xã CT 1.0 1,000 1,000 800 800 800 - 200 - - Hỗ trợ trang thiết bị nhà văn hóa thôn CT 10.0 400 400 - - 100 300 - 4 Sửa chữa, nâng cấp hệ thống Đài Truyền thanh không dây của xã CT 1.0 285 285 - - 285 - 5 Xây dựng trạm Y tế xã CT 1.0 3,300 3,300 3,300 3,300 - - 6 Môi trường và an toàn thực phẩm Trđ 300 300 300 - 300 - - - - - - - - - - - - - Xây dựng bãi rác cụm xã CT 1.0 300 300 300 300 - - III Xã Nhân Lý, huyện Chiêm Hóa Trđ 14,317.9 12,817.9 8,830.0 300.0 0.0 8,530.0 7,500.0 1,030.0 3,260.0 727.9 720.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 780.0 1 Rà soát, điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới Tổng 1.0 88 88 - - 88 - 2 Giao thông Trđ 600 300 300 300 - - - - - - - - - - - - - 300 Xây dựng đường giao thông nội đồng Km 1.0 600 300 300 300 - - 300 3 Trường học Trđ 8,000 8,000 6,130 - - 6,130 5,500 630 1,870 - - - - - - - - - - Xây dựng trường mầm non (điểm trường chính và điểm trường Soi Chinh): 11 phòng học, phòng chức năng và hạng mục phụ trợ. CT 1.0 3,500 3,500 2,530 2,530 2,000 530 970 - - Xây dựng trường trung học cơ sở: 15 phòng học, phòng chức năng. CT 1.0 4,500 4,500 3,600 3,600 3,500 100 900 - 4 Cơ sở vật chất văn hóa Tr.đ 3,560 3,560 2,400 - - 2,400 2,000 400 890 270 - - - - - - - - - Xây dựng mới nhà văn hóa trung tâm xã CT 1.0 3,000 3,000 2,400 2,400 2,000 400 600 - - Xây dựng sân thể thao xã CT 1.0 200 200 - - 200 - - Hỗ trợ trang thiết bị nhà văn hóa thôn CT 9.0 360 360 - - 90 270 - 5 Sửa chữa, nâng cấp hệ thống Đài Truyền thanh không dây của xã Tổng 1.0 370 370 - 370 - 6 Nhà ở dân cư Trđ 1,200 - - - - - - - - - 720 - - - - - - 480 Xóa nhà tạm, dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo Nhà 24.0 1,200 - - - 720 - 480 7 Môi trường và an toàn thực phẩm Trđ 500 500 - - - - - - 500 - - - - - - - - - Xây dựng bãi rác cụm xã CT 1.0 300 300 - - 300 - Xây dựng nghĩa trang theo quy hoạch CT 1.0 200 200 - - 200 - IV Xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên Trđ 30,170.8 21,158.8 16,378.8 2,080.0 118.8 14,180.0 7,000.0 7,180.0 4,120.0 660.0 1,170.0 1,100.0 5,002.0 0.0 0.0 5,002.0 0.0 1,740.0 1 Giao thông Trđ 7,320 6,360 6,360 960 - 5,400 2,000 3,400 - - - - - - - - - 960 - Xây dựng đường trục xã: Đoạn từ thôn Trò đi thôn Ma Long cũ Km 1.30 1,950 1,950 1,950 1,950 1,950 - - - Xây dựng đường trục xã: Đoạn từ thôn Nà Luộc đi thôn Khuổi Nọi Km 0.80 1,200 1,200 1,200 1,200 50 1,150 - - Xây dựng đường trục xã: Đoạn từ thôn Quang đi thôn Thọ Km 0.60 900 900 900 900 900 - - Xây dựng đường trục xã: Đoạn từ thôn Nà Luộc đi thôn Nà Có cũ Km 0.90 1,350 1,350 1,350 1,350 1,350 - - Xây dựng đường giao thông nội đồng Km 3.20 1,920 960 960 960 - - 960 2 Trường học Trđ 8,800 8,800 6,380 - - 6,380 3,000 3,380 2,420 - - - - - - - - - - Xây dựng trường mầm non (điểm trường chính và 07 điểm trường): 08 phòng học, phòng chức năng, 07 bếp ăn và 05 công trình vệ sinh. CT 1.0 4,800 4,800 3,180 3,180 3,180 1,620 - - Xây dựng trườngTHCS: 12 phòng học, phòng chức năng và 02 công trình vệ sinh CT 1.0 4,000 4,000 3,200 3,200 3,000 200 800 - 3 Cơ sở vật chất văn hóa Tr.đ 5,480 5,480 3,520 1,120 - 2,400 2,000 400 1,300 660 - - - - - - - - - Xây dựng mới nhà văn hóa trung tâm xã CT 1.0 3,000 3,000 2,400 2,400 2,000 400 600 - - Xây dựng nhà văn hóa thôn CT 4.0 1,600 1,600 1,120 1,120 - 480 - - Hỗ trợ trang thiết bị nhà văn hóa thôn CT 22.0 880 880 - - 220 660 - 4 Nhà ở dân cư Trđ 1,950 - - - - - - - - - 1,170 - - - - - - 780 Xóa nhà tạm, dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo Nhà 39.0 1,950 - - - 1,170 - 780 5 Xây dựng trạm Y tế xã CT 1.0 5,002 - - - 5,002 5,002 6 Môi trường và an toàn thực phẩm Trđ 1,619 519 119 - 119 - - - 400 - - 1,100 - - - - - - Xây dựng nghĩa trang theo quy hoạch CT 2.0 400 400 - - 400 - - Xây dựng công trình nhà tiêu hợp vệ sinh CT 200.0 1,219 119 119 119 - 1,100 - V Xã Minh Dân, huyện Hàm Yên Trđ 12,714.0 10,650.0 6,320.0 280.0 0.0 6,040.0 3,200.0 2,840.0 3,424.0 906.0 720.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 1,344.0 1 Giao thông Trđ 1,008 504 - - - - - - 504 - - - - - - - - 504 Xây dựng đường ngõ xóm Km 4.2 1,008 504 - - 504 - 504 2 Trường học Trđ 7,000 7,000 5,240 - - 5,240 2,400 2,840 1,760 - - - - - - - - - - Xây dựng trường tiểu học: 10 phòng học, phòng chức năng. CT 1.0 3,000 3,000 2,400 2,400 2,400 - 600 - - Xây dựng trường trung học cơ sở: Nhà 2 tầng 10 phòng học. CT 1.0 4,000 4,000 2,840 2,840 2,840 1,160 - 3 Cơ sở vật chất văn hóa Tr.đ 2,560 2,200 1,080 280 - 800 800 - 760 360 - - - - - - - 360 - Nâng cấp nhà văn hóa trung tâm xã CT 1.0 1,000 1,000 800 800 800 - 200 - - Xây dựng sân thể thao xã CT 1.0 200 200 - - 200 - - - Xây dựng nhà văn hóa thôn CT 3.0 880 520 280 280 - 240 - 360 - Hỗ trợ trang thiết bị nhà văn hóa thôn CT 12.0 480 480 - - 120 360 - 4 Sửa chữa, nâng cấp hệ thống Đài Truyền thanh không dây của xã Tổng 1.0 395 395 - - 395 - 5 Nhà ở dân cư Trđ 1,200 - - - - - - - - - 720 - - - - - - 480 Xóa nhà tạm, dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo Nhà 24.0 1,200 - - - 720 - 480 6 Môi trường và an toàn thực phẩm Trđ 551 551 - - - - - - 400 151 - - - - - - - - Nâng cấp công trình cấp nước tập trung thôn trung tâm CT 1.0 151 151 - - 151 - Xây dựng nghĩa trang theo quy hoạch CT 2.0 400 400 - - 400 - VI Xã Thắng Quân, huyện Yên Sơn Trđ 14,617.9 5,750.9 3,070.0 1,310.0 0.0 1,760.0 0.0 1,760.0 1,790.0 890.9 1,290.0 0.0 5,012.0 0.0 0.0 5,012.0 0.0 2,565.0 1 Rà soát, điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới Tổng 1.0 88 88 - - 88 - 2 Giao thông Trđ 2,928 1,463 750 750 - - - - 390 323 - - - - - - - 1,465 Xây dựng đường trục thôn, liên thôn Km 1.080 648 323 - - 323 - 325 Xây dựng đường giao thông nội đồng Km 3.8 2,280 1,140 750 750 - 390 - 1,140 3 Trường học Trđ 1,800 1,800 960 - - 960 - 960 840 - - - - - - - - - Xây dựng trường Tiểu học: 06 phòng học, phòng chức năng CT 1.0 1,800 1,800 960 960 960 840 - 4 Cơ sở vật chất văn hóa Trđ 2,440 2,200 1,360 560 - 800 - 800 360 480 - - - - - - - 240 - Nâng cấp nhà văn hóa trung tâm xã CT 1.0 1,000 1,000 800 800 800 200 - - Xây dựng mới nhà văn hóa thôn CT 2.0 800 560 560 560 - - 240 - Hỗ trợ trang thiết bị nhà văn hóa thôn CT 16.0 640 640 - - 160 480 - 5 Nhà ở dân cư Trđ 2,150 - - - - - - - - - 1,290 - - - - - - 860 Xóa nhà tạm, dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo Nhà 43.0 2,150 - - - 1,290 - 860 6 Xây dựng trạm Y tế xã CT 1.0 5,012 - - - 5,012 5,012 7 Môi trường và an toàn thực phẩm Trđ 200 200 - - - - - - 200 - - - - - - - - - Xây dựng nghĩa trang theo quy hoạch CT 1.0 200 200 - - 200 - VII Xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn Trđ 17,279.0 6,698.0 4,030.1 1,590.0 190.1 2,250.0 1,440.0 810.0 2,190.0 477.9 1,380.0 1,760.0 4,601.0 0.0 0.0 4,601.0 0.0 2,840.0 1 Rà soát, điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới Tổng 1.0 88 88 - - 88 - 2 Giao thông Trđ 3,120 1,560 750 750 - - - - 810 - - - - - - - - 1,560 Xây dựng đường ngõ xóm Km 3.0 720 360 - - 360 - 360 Xây dựng đường giao thông nội đồng Km 4.0 2,400 1,200 750 750 - 450 - 1,200 3 Trường học Trđ 2,700 2,700 1,770 - - 1,770 1,440 330 930 - - - - - - - - - Xây dựng Trường mầm non: 06 phòng học, phòng chức năng và công trình phụ trợ CT 1.0 1,800 1,800 1,440 1,440 1,440 - 360 - Xây dựng Trường tiểu học: 02 phòng học, phòng chức năng và công trình phụ trợ CT 1.0 900 900 330 330 330 570 - 4 Cơ sở vật chất văn hóa Trđ 2,320 1,960 1,320 840 - 480 - 480 250 390 - - - - - - - 360 - Nâng cấp nhà văn hóa trung tâm xã CT 1.0 600 600 480 480 480 120 - - Xây dựng mới nhà văn hóa thôn CT 3.0 1,200 840 840 840 - - 360 - Hỗ trợ trang thiết bị nhà văn hóa thôn CT 13.0 520 520 - - 130 390 - 5 Nhà ở dân cư Trđ 2,300 - - - - - - - - - 1,380 - - - - - - 920 Xóa nhà tạm, dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo Nhà 46.0 2,300 - - - 1,380 - 920 6 Xây dựng trạm Y tế xã CT 1.0 4,601 - - - 4,601 4,601 7 Môi trường và an toàn thực phẩm Trđ 2,150 390 190 - 190 - - - 200 - - 1,760 - - - - - - Xây dựng nghĩa trang theo quy hoạch CT 1.0 200 200 - - 200 - Xây dựng công trình nhà tiêu hợp vệ sinh CT 320.0 1,950 190 190 190 - 1,760 - VIII Xã Tiến Bộ, huyện Yên Sơn Trđ 47,555.4 33,357.4 31,569.5 0.0 249.5 31,320.0 6,000.0 9,000.0 16,320.0 1,400.0 387.9 0.0 2,310.0 11,888.0 0.0 7,200.0 4,688.0 0.0 0.0 1 Rà soát, điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới Tổng 1.0 88 88 - - 88 - 2 Giao thông Trđ 20,220 20,220 20,220 - - 20,220 6,000 14,220 - - - - - - - - - - Xây dựng đường trục xã, liên xã, đoạn: Đèo Tượng - Đèo Trám (6,98km); Phúc Ninh - Ngòi Cái (6,5km) Km 13.48 20,220 20,220 20,220 20,220 6,000 14,220 - 3 Điện Trđ 16,200 9,000 9,000 - - 9,000 - 9,000 - - - - - 7,200 - 7,200 - - - - Xây dựng 4,83km đường trung áp, 5,437km đường đây hạ áp , 01 trạm biến áp thôn Đèo Trám và Đèo Tượng CT 1.0 7,200 - - - 7,200 7,200 - Xây dựng hệ thống điện: đường trung áp, hạ áp và trạm biến áp thôn Ngòi Cái CT 1.0 9,000 9,000 9,000 9,000 9,000 - - 4 Trường học Trđ 3,000 3,000 2,100 - - 2,100 - 2,100 900 - - - - - - - - - Xây dựng Trường mầm non: 05 phòng học, phòng chức năng CT 1.0 1,500 1,500 900 900 900 600 - Xây dựng Trường tiểu học: 05 phòng học, phòng chức năng CT 1.0 1,500 1,500 1,200 1,200 1,200 300 - 5 Cơ sở vật chất văn hóa Trđ 600 600 - - - - - - 300 300 - - - - - - - - - Xây dựng sân thể thao xã CT 1.0 200 200 - - 200 - - Hỗ trợ trang thiết bị nhà văn hóa thôn CT 10.0 400 400 - - 100 300 - 6 Sửa chữa, nâng cấp hệ thống Đài Truyền thanh không dây của xã Tổng - - 6 Xây dựng trạm Y tế xã CT 1.0 4,688 - - - 4,688 4,688 7 Môi trường và an toàn thực phẩm Trđ 2,759 449 249 - 249 - - - 200 - - 2,310 - - - - - - Xây dựng nghĩa trang theo quy hoạch CT 1.0 200 200 - - 200 - - Xây dựng công trình nhà tiêu hợp vệ sinh CT 420.0 2,559 249 249 249 - 2,310 IX Xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương Trđ 12,641.5 6,344.5 336.6 0.0 76.6 260.0 260.0 0.0 1,170.0 4,837.9 180.0 709.5 4,116.0 0.0 0.0 4,116.0 0.0 1,291.5 1 Rà soát, điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới Tổng 1.0 88 88 - - 88 - 2 Trường học Trđ 4,500 4,500 260 - - 260 260 - - 4,240 - - - - - - - - Xây dựng Trường mầm non: 06 phòng học, phòng chức năng CT 1.0 1,800 1,800 - - 1,800 - Xây dựng Trường tiểu học: 09 phòng học, phòng chức năng CT 1.0 2,700 2,700 260 260 260 - 2,440 - 3 Cơ sở vật chất văn hóa Trđ 2,080 1,480 - - - - - - 970 510 - - - - - - - 600 - Xây dựng sân thể thao xã CT 1.0 200 200 - - - 200 - - Xây dựng nhà văn hóa thôn CT 3.0 1,200 600 - - 600 - 600 - Hỗ trợ trang thiết bị nhà văn hóa thôn CT 17.0 680 680 - - 170 510 - 4 Nhà ở dân cư Trđ 450 - - - - - - - - - 180 - - - - - 270 Xóa nhà tạm, dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo Nhà 9.0 450 - - - 180 - 270 5 Xây dựng trạm Y tế xã CT 1.0 4,116 - - - 4,116 4,116 6 Môi trường và an toàn thực phẩm Trđ 1,408 277 77 - 77 - - - 200 - - 710 - - - - - 422 Xây dựng nghĩa trang theo quy hoạch CT 1.0 200 200 - - 200 - - Xây dựng công trình nhà tiêu hợp vệ sinh CT 129.0 786 77 77 77 - 710 - Xây dựng công trình nhà tắm hợp vệ sinh CT 281.0 422 - 422 X Xã Thiện Kế, huyện Sơn Dương Trđ 15,075.9 8,817.9 5,870.0 1,980.0 300.0 3,590.0 2,500.0 1,090.0 2,440.0 507.9 20.0 0.0 4,138.0 1,400.0 0.0 2,738.0 0.0 2,100.0 1 Rà soát, điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới Tổng 1.0 88 88 - - 88 - 2 Giao thông Trđ 4,140 2,070 1,980 1,980 - - - - 90 - - - - - - - - 2,070 Xây dựng đường giao thông nội đồng Km 6.9 4,140 2,070 1,980 1,980 - 90 - 2,070 3 Điện Trđ 1,400 - - - - - - - - - - - 1,400 1,400 - - - - - Xây dựng hệ thống điện: đường trung áp, hạ áp và trạm biến áp thôn Xóm Đá và Thiện Tân CT 1.0 1,400 - - - 1,400 1,400 4 Trường học Trđ 5,400 5,400 3,590 - - 3,590 2,500 1,090 1,810 - - - - - - - - - Xây dựng Trường mầm non: 06 phòng học, phòng chức năng CT 1.0 1,800 1,800 1,130 1,130 1,000 130 670 - Xây dựng Trường tiểu học: 08 phòng học, phòng chức năng CT 1.0 2,400 2,400 1,500 1,500 1,500 - 900 - Xây dựng Trường trung học cơ sở: 04 phòng học, phòng chức năng CT 1.0 1,200 1,200 960 960 960 240 - 5 Cơ sở vật chất văn hóa Trđ 760 760 - - - - - - 340 420 - - - - - - - - - Xây dựng sân thể thao xã CT 1.0 200 200 - - 200 - - Hỗ trợ trang thiết bị nhà văn hóa thôn CT 14.0 560 560 - - 140 420 - 6 Nhà ở dân cư Trđ 50 - - - - - - - - - 20 - - - - - - 30 Xóa nhà tạm, dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo Nhà 1.0 50 - - - 20 - 30 7 Xây dựng trạm Y tế xã CT 1.0 2,738 - - - 2,738 2,738 8 Môi trường và an toàn thực phẩm Trđ 500 500 300 - 300 - - - 200 - - - - - - - - - Xây dựng bãi rác cụm xã CT 1 300 300 300 300 - - Xây dựng nghĩa trang theo quy hoạch CT 1.0 200 200 - 200 -
{ "issuing_agency": "Tỉnh Tuyên Quang", "promulgation_date": "12/03/2020", "sign_number": "65/QĐ-UBND", "signer": "Phạm Minh Huấn", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Cong-dien-1403-CD-TTg-2023-nang-cao-dieu-hanh-tang-truong-tin-dung-phuc-vu-tang-truong-kinh-te-592183.aspx
Công điện 1403/CĐ-TTg 2023 nâng cao điều hành tăng trưởng tín dụng phục vụ tăng trưởng kinh tế
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 1403/CĐ-TTg Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2023 CÔNG ĐIỆN VỀ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐIỀU HÀNH TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG PHỤC VỤ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ điện: - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; - Bộ trưởng Bộ Công an; - Tổng Thanh tra Chính phủ. Tiếp theo Công điện số 1224/CĐ-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về điều hành chính sách tiền tệ những tháng cuối năm 2023 và Thông báo số 527/TB-VPCP ngày 18 tháng 12 năm 2023 thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị giải pháp tháo gỡ khó khăn về tín dụng cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô, để tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước và nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: 1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: a) Khẩn trương thực hiện ngay các nhiệm vụ được giao tại Công điện số 1224/CĐ-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ và Thông báo số 527/TB-VPCP ngày 18 tháng 12 năm 2023 của Văn phòng Chính phủ, tập trung điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, khả thi, khoa học, đúng quy định, sát tình hình, tuyệt đối không và dứt khoát không để phát sinh cơ chế xin - cho, lợi ích nhóm, tiêu cực, tham nhũng... trong việc tăng trưởng tín dụng, bảo đảm cung cấp đủ vốn tín dụng lành mạnh, có trọng tâm, trọng điểm phục vụ nền kinh tế và an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, không để tắc nghẽn, ách tắc, chậm trễ, không đúng thời điểm hoặc tăng trưởng tín dụng không lành mạnh, phục vụ lợi ích nhóm, sân sau... b) Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo sử dụng các công cụ theo quy định đẩy mạnh tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc sử dụng hạn mức tăng trưởng tín dụng được giao của các tổ chức tín dụng, bảo đảm dòng vốn tín dụng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, quan trọng, các động lực tăng trưởng của nền kinh tế (tiêu dùng, xuất khẩu, đầu tư), phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh an toàn, lành mạnh, bền vững nhưng thiếu vốn. Nghiêm cấm việc cấp tín dụng không đúng quy định pháp luật, không đúng đối tượng, việc cấp tín dụng cho ban lãnh đạo, ban điều hành và người có liên quan của các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái, doanh nghiệp sân sau... với lãi suất ưu đãi trong khi người dân, doanh nghiệp có nhu cầu chính đáng, hợp pháp lại gặp khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng. Đồng thời thực hiện các công cụ kiểm soát lạm phát và giảm thiểu, hạn chế gia tăng nợ xấu đối với các tổ chức tín dụng yếu kém và có nguy cơ nợ xấu tăng. c) Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan xử lý nghiêm theo quy định việc tư vấn, giới thiệu khách hàng đầu tư, mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành, việc tư vấn, bán bảo hiểm tại các tổ chức tín dụng không đúng quy định, gây thiệt hại tài sản cho khách hàng. 2. Yêu cầu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tập trung chỉ đạo chuẩn bị kỹ, thực hiện tốt các biện pháp bảo đảm tăng trưởng tín dụng năm 2024, trong đó chú trọng rà soát, hoàn thiện tiêu chí, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, thủ tục, bảo đảm công khai, minh bạch, lành mạnh, bền vững, tăng khả năng tiếp cận tín dụng của người dân, doanh nghiệp và tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, bảo đảm chất lượng tín dụng, sử dụng vốn tín dụng đúng mục đích, hiệu quả, không để nợ xấu phát sinh. 3. Thanh tra Chính phủ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện nhiệm vụ được giao tại văn bản số 9444/VPCP-V.I ngày 01 tháng 12 năm 2023 của Văn phòng Chính phủ về thanh tra việc điều hành tăng trưởng tín dụng. 4. Bộ Công an theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao phối hợp với các cơ quan liên quan nắm tình hình, triển khai các biện pháp công tác, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật liên quan đến phát hành trái phiếu doanh nghiệp, tăng trưởng tín dụng và cấp hạn mức tăng tín dụng trái các quy định, thiếu minh bạch, công khai, có tiêu cực, nhất là việc “xin - cho” trong việc cấp hạn mức tín dụng và tiêu cực trong môi giới, tư vấn bán bảo hiểm tại các tổ chức tín dụng. 5. Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao; báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền./. Nơi nhận: - Như trên; - TTgCP, các Phó TTgCP; - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; - Các Bộ: TC, CA, KHĐT; - Thanh tra Chính phủ; - VPCP: BTCN, PCN Mai Thị Thu Vân, các Vụ TH, TKBT, Cổng TTĐTCP; - Lưu: VT, KTTH (2). THỦ TƯỚNG Phạm Minh Chính
{ "issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ", "promulgation_date": "22/12/2023", "sign_number": "1403/CĐ-TTg", "signer": "Phạm Minh Chính", "type": "Công điện" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Quyet-dinh-4190-QD-BKHCN-2018-cong-bo-Tieu-chuan-quoc-gia-ve-ong-bang-chat-deo-421560.aspx
Quyết định 4190/QĐ-BKHCN 2018 công bố Tiêu chuẩn quốc gia về ống bằng chất dẻo
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 4190/QĐ-BKHCN Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2018 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN QUỐC GIA BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006; Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Căn cứ Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Căn cứ Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16/8/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ; Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố 06 Tiêu chuẩn quốc gia sau đây: 1. TCVN 12304 :2018 ISO 8772:2006 Hệ thống ống bằng chất dẻo để thoát nước và nước thải, đặt ngầm, không chịu áp - Polyethylene (PE) 2. TCVN 12305 :2018 ISO 8773:2006 Hệ thống ống bằng chất dẻo để thoát nước và nước thải, đặt ngầm, không chịu áp - Polypropylen (PP) 3. TCVN 12306:2018 ISO 12091:1995 Ống nhựa nhiệt dẻo có thành kết cấu - Phép thử bằng tủ sấy 4. TCVN 12307:2018 ISO 13951:2015 Hệ thống ống bằng chất dẻo - Phương pháp thử độ bền kéo của tổ hợp ống/ống hoặc ống/phụ tùng bằng chất dẻo 5. TCVN 12308:2018 ISO 13955:1997 Ống và phụ tùng bằng chất dẻo - Phép thử tách kết dính nội của tổ hợp polyetylen (PE) nung chảy bằng điện 6 TCVN 12309:2018 ISO 13967:2009 Phụ tùng cho ống nhựa nhiệt dẻo - Xác định độ cứng vòng Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./. Nơi nhận: - Vụ PC; - Lưu: VT, PC, TĐC. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trần Văn Tùng
{ "issuing_agency": "Bộ Khoa học và Công nghệ", "promulgation_date": "28/12/2018", "sign_number": "4190/QĐ-BKHCN", "signer": "Trần Văn Tùng", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1517-QD-UBND-HC-2020-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-Cong-Dich-vu-cong-tinh-Dong-Thap-462907.aspx
Quyết định 1517/QĐ-UBND-HC 2020 công bố thủ tục hành chính Cổng Dịch vụ công tỉnh Đồng Tháp
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------- Số: 1517/QĐ-UBND-HC Đồng Tháp, ngày 01 tháng 10 năm 2020 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TIẾP NHẬN TRỰC TUYẾN TRÊN CỔNG DỊCH VỤ CÔNG TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2020 VÀ LỘ TRÌNH ĐẾN NĂM 2025 CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015, được sửa đổi, bổ sung ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC); Căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 – 2020, định hướng đến 2025; Căn cứ Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Danh mục dịch vụ công tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công Quốc gia năm 2020; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố Danh mục thủ tục hành chính tiếp nhận trực tuyến (Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4) trên Cổng Dịch vụ công tỉnh Đồng Tháp năm 2020 và lộ trình đến năm 2025 (kèm Phụ lục). Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ngành Tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Văn phòng Chính phủ; - Bộ TT&TT; - TT/TU, TT/HĐND Tỉnh; - Các PCT/UBND Tỉnh; - Lưu: VT. CHỦ TỊCH Nguyễn Văn Dương FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Tỉnh Đồng Tháp", "promulgation_date": "01/10/2020", "sign_number": "1517/QĐ-UBND-HC", "signer": "Nguyễn Văn Dương", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1290-QD-CTUBND-2006-Quy-che-Ban-chi-dao-chat-luong-ve-sinh-an-toan-thuc-pham-Binh-Dinh-270075.aspx
Quyết định 1290/QĐ-CTUBND 2006 Quy chế Ban chỉ đạo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm Bình Định
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 1290/QĐ-CTUBND Quy Nhơn, ngày 05 tháng 6 năm 2006 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA BAN CHỈ ĐẠO MỤC TIÊU BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG, VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TỈNH BÌNH ĐỊNH CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Quyết định số 3222/QĐ-BYT ngày 05/9/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm; Căn cứ Quyết định số 753/QĐ-CTUB ngày 01/4/2005 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc kiện toàn Ban chỉ đạo mục tiêu bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Bình Định; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 65/TT-SYT ngày 12/4/2006, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo mục tiêu bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh. Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở Y tế, thành viên Ban chỉ đạo mục tiêu bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh và Thủ trưởng các sở, ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký ./. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Thị Thanh Bình QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA BAN CHỈ ĐẠO MỤC TIÊU BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG, VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TỈNH BÌNH ĐỊNH (Ban hành kèm theo Quyết định số 1290/QĐ-CTUBND ngày 05/6/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh) Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Quy chế này quy định về chế độ làm việc của Ban chỉ đạo và Tổ Thư ký giúp việc cho Ban chỉ đạo mục tiêu bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Bình Định (sau đây gọi tắt là Ban chỉ đạo và Tổ Thư ký). Điều 2. Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo 1. Nghiên cứu, đề xuất với Chủ tịch UBND tỉnh những chủ trương, cơ chế, chính sách, giải pháp trong quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh theo các quy định của luật pháp và phù hợp với thực tế ở địa phương. 2. Giúp Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo hoạt động của các sở, ngành có liên quan trong quản lý liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm. 3. Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra và đôn đốc các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều 3. 1. Văn phòng thường trực của Ban chỉ đạo đặt tại Trung tâm Y tế dự phòng và dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng Ban chỉ đạo. 2. Kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo và Tổ Thư ký do ngân sách nhà nước cấp hàng năm và được cân đối vào dự toán chi ngân sách của Sở Y tế. 3. Trưởng ban, các Phó Trưởng ban, Ủy viên Ban chỉ đạo, Tổ trưởng Tổ Thư ký và thành viên Tổ Thư ký hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Chương II TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG BAN CHỈ ĐẠO Điều 4. Tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo 1. Các căn cứ pháp lý để Ban chỉ đạo hoạt động: a) Quyết định số 753/QĐ-CTUB ngày 01/4/2005 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc kiện toàn Ban chỉ đạo mục tiêu bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Bình Định. b) Quyết định số 2432/QĐ-CTUB ngày 09/8/2005 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thay đổi thành viên Ban chỉ đạo mục tiêu bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Bình Định. 2. Thành viên Ban chỉ đạo đi công tác, học tập 6 tháng trở lên hoặc có thay đổi về nhân sự thì cơ quan chủ quản phải thông báo và cử người thay thế bằng văn bản cho Trưởng ban. Điều 5. Trách nhiệm của Trưởng ban, các Phó Trưởng ban và Ủy viên Ban chỉ đạo 1. Trưởng ban chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về việc thực hiện các nhiệm vụ sau: a) Phê duyệt danh sách thành viên Ban chỉ đạo và Tổ Thư ký. b) Phân công nhiệm vụ cho các thành viên và chủ trì các phiên họp của Ban chỉ đạo. c) Chỉ đạo, điều hành việc triển khai các kế hoạch hoạt động đã được Ban chỉ đạo thông qua. 2. Các Phó Trưởng ban chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và có các nhiệm vụ sau: a) Giúp việc cho Trưởng ban trong chỉ đạo, điều hành triển khai kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo ở những phần việc được Trưởng ban phân công. b) Thay mặt Trưởng ban điều hành công việc khi được ủy quyền. 3. Ủy viên Ban chỉ đạo có các nhiệm vụ sau: a) Giúp Trưởng ban trong việc chỉ đạo, triển khai thực hiện kế hoạch về vệ sinh an toàn thực phẩm theo sự phân công; b) Trực tiếp chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, đôn đốc các hoạt động bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực ngành mình phụ trách theo quy định tại Nghị định 163/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm và các quy định khác của Nhà nước có liên quan. Đề xuất các biện pháp nhằm bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; c) Phối hợp chặt chẽ với các thành viên khác trong việc tổ chức, triển khai các hoạt động cụ thể liên quan trực tiếp tới ngành mình; d) Xây dựng đề án, dự án, chương trình, kế hoạch công tác về vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực ngành mình phụ trách; e) Tổ chức triển khai các đề án, dự án, chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt trong phạm vi quản lý của mình để đạt được hiệu quả. Lồng ghép các nhiệm vụ về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm với nhiệm vụ thường xuyên của đơn vị mình; g) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của ngành mình trong việc triển khai nhiệm vụ vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổ chức sơ kết, tổng kết, làm tốt công tác thi đua khen thưởng về vệ sinh an toàn thực phẩm; h) Kiểm tra, giám sát việc phân bổ và sử dụng kinh phí của ngành mình về vệ sinh an toàn thực phẩm đã được phê duyệt hàng năm. Định kỳ báo cáo công tác về Văn phòng Ban chỉ đạo; i) Tham dự đầy đủ và báo cáo công việc được phân công phụ trách, tham gia ý kiến về những vấn đề được thảo luận tại các phiên họp của Ban chỉ đạo và các vấn đề do Trưởng ban đề xuất. Điều 6. Chế độ làm việc của Ban chỉ đạo 1. Ban Chỉ đạo họp toàn thể 6 tháng một lần, tùy theo yêu cầu công tác có thể họp bất thường hoặc họp nhóm một số thành viên có liên quan khi cần thiết để thảo luận, thông qua và thống nhất những chủ trương, biện pháp để chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ. 2. Ban chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc dân chủ tập trung, quyết định theo đa số. Chương III TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ THƯ KÝ Điều 7. Tổ chức và hoạt động của Tổ Thư ký 1. Giúp việc Ban chỉ đạo có Tổ Thư ký, Tổ Thư ký do Trưởng ban chỉ đạo ra quyết định thành lập. Tổ trưởng Tổ Thư ký là Trưởng Phòng Nghiệp vụ Y- Sở Y tế. Thành viên Tổ Thư ký gồm có cán bộ của Trung tâm Y tế dự phòng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thủy sản, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thương mại. 2. Thành viên Tổ Thư ký đi công tác, học tập 03 tháng trở lên hoặc có thay đổi nhân sự thì cơ quan chủ quản phải thông báo và cử người thay thế bằng văn bản cho Trưởng ban và Tổ trưởng Tổ Thư ký . Điều 8. Nhiệm vụ của Tổ Thư ký 1. Giúp Ban chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 2 của Quy chế này. 2. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị liên quan, các huyện, thành phố triển khai nhiệm vụ trong quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiến nghị những vấn đề phải xử lý, giải quyết. Điều 9. Trách nhiệm của Tổ trưởng và thành viên Tổ Thư ký 1. Tổ trưởng có trách nhiệm: a) Chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về các hoạt động của Tổ Thư ký và chủ trì các cuộc họp của tổ theo nhiệm vụ được giao. Duy trì thường xuyên các mối quan hệ công tác với các thành viên trong tổ, cập nhật thông tin cần phối hợp để trình Trưởng ban giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; b) Đôn đốc thực hiện chương trình, kế hoạch, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm của các sở, ngành liên quan, định kỳ báo cáo hoạt động với Ban chỉ đạo; c) Theo dõi và tổ chức triển khai kế hoạch về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng mục tiêu, tiến độ và nhiệm vụ đột xuất khác khi được Trưởng ban giao; 2. Thành viên Tổ Thư ký có trách nhiệm: a) Đề xuất ý kiến trong điều hành thực hiện công tác vệ sinh an toàn thực phẩm; b) Hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc thực hiện các hoạt động bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc sở, ngành trong chức năng nhiệm vụ được phân công. Báo cáo định kỳ hoạt động bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc sở, ngành trong chức năng, nhiệm vụ được phân công về văn phòng Ban chỉ đạo và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu; c) Tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành và thông tin kịp thời về các hoạt động liên quan đến công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều 10. Chế độ làm việc của Tổ thư ký Tổ Thư ký họp định kỳ mỗi quý một lần (thời gian họp do Tổ trưởng quyết định) để đánh giá kết quả thực hiện chương trình, kế hoạch và đề ra phương hướng, nhiệm vụ. Đối với những vấn đề cần phải giải quyết gấp nhưng không triệu tập họp toàn thể được thì có thể tổ chức họp nhóm là thành viên của sở, ngành liên quan thống nhất ý kiến để Tổ trưởng tổng hợp trình Trưởng ban./.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bình Định", "promulgation_date": "05/06/2006", "sign_number": "1290/QĐ-CTUBND", "signer": "Nguyễn Thị Thanh Bình", "type": "Quyết định" }